Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 MÔN ĐỊA 12

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận định nào là đúng về diện tích và sản lượng
lúa cả nước qua các năm?

A. Diện tích tăng, sản lượng tăng. B. Diện tích giảm, sản lượng giảm
C. Diện tích giảm, sản lượng tăng. D. Diện tích tăng, sản lượng giảm.
Câu 2. Đường sắt Thống Nhất chạy từ
A. tỉnh Hà Giang đến thành phố Hồ Chí Minh. B. thành phố Hà Nội đến tỉnh Cà Mau.
C. tỉnh Lạng Sơn đến thành phố Cần Thơ. D. thành phố Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển nào không thuộc vùng Bắc
Trung Bộ?
A. Chu Lai. B. Hòn La. C. Vũng Áng. D. Nghi Sơn.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?
A. Phân bố đô thị đều theo vùng. B. Tỉ lệ dân thành thị tăng.
C. Cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại. D. Trình độ đô thị hóa cao.
Câu 5. Quá trình phân công lao động xã hội ở nước ta chậm chuyển biến, chủ yếu là do
A. năng suất và thu nhập của lao động còn thấp.
B. cơ sở hạ tầng kinh tế chưa phát triển đồng bộ.
C. chưa sử dụng triệt để quỹ thời gian lao động.
D. tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao.
Câu 6. Chăn nuôi bò sữa ở nước ta hiện nay có xu hướng phát triển mạnh ở khu vực nào sau đây?
A. Đồng bằng duyên hải. B. Các đồng bằng ven sông.
C. Ven các thành phố lớn. D. Các cao nguyên badan.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp Thanh Hóa không có
ngành nào sau đây?
A. Sản xuất ô tô. B. Cơ khí.
C. Sản xuất giấy, xenlulô. D. Chế biến nông sản.
Câu 8. Đặc điểm kinh tế - xã hội nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng?
A. Có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm. B. Sản lượng lúa lớn nhất cả nước.
C. Năng suất lúa cao nhất cả nước. D. Dân số tập trung đông nhất cả nước.
Câu 9. Thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc tỉnh?
A. Cần Thơ. B. Cao Lãnh. C. Tân An. D. Rạch Giá.
Câu 10. Trụcđườngbộxuyênquốcgiacó ýnghĩathúcđẩysựphát triển kinhtế - xãhộicủaphíatâynước ta

A. quốc lộ 26. B. quốc lộ 9. C. đường14C. D. đường HồChíMinh.
Câu 11. Sông có trữ năng thủy điện lớn nhất của vùng là:
A. sông Chảy. B. sông Lô. C. sông Đà. D. sông Gâm.
Câu 12. Ranh giới tự nhiên giữa vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. sông Gianh. B. sông Bến Hải.
C. dãy núi Bạch Mã. D. dãy núi Hoành Sơn.
Câu 13. Đất badan ở Tây Nguyên không thích hợp để phát triển loại cây nào sau đây?
A. Cà phê. B. Lúa nước. C. Cao su. D. Hồ tiêu.
Câu 14. Thành phố nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long là thành phố trực thuộc trung ương?
A. Bến Tre. B. Mỹ Tho. C. Cần Thơ. D. Cà Mau.
Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây
ở Đồng bằng sông Hồng có ngành đóng tàu?
A. Nam Định. B. Hưng Yên. C. Hải Dương. D. Hải Phòng.
Câu 16. Cho bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng cao su và cà phê ở nước ta qua các năm (Đơn vị: nghìn ha)
Năm 2010 2013 2014 2015
Cao su 748,7 958,8 978,9 985,6
Cà phê 554,8 637,0 641,2 643,3
(Nguồn: Niên gián thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nộ, 2017)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh sự thay đổi diện tích gieo trồng cao su và
cà phê ở nước ta giai đoạn 2010 – 2015?
A. Diện tích cao su tăng nhanh hơn cà phê. B. Diện tích cao su tăng chậm hơn cà phê.
C. Diện tích cao su tăng liên tục. D. Diện tích cà phê tăng liên tục.
Câu 17. Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Đông Nam Bộ.
Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết gia súc nào sau đây được nuôi phổ biến
nhất ở Đồng bằng sông Hồng?
A. Lợn. B. Trâu. C. Gà. D. Bò.
Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo thuộc
tỉnh nào sau đây của Bắc Trung Bộ?
A. Thanh Hóa. B. Quảng Trị. C. Hà Tĩnh. D. Quảng Bình.
Câu 20. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây là trung tâm quốc
gia?
A. Lạng Sơn. B. Hà Nội. C. Hạ Long. D. Hải Phòng.
Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết khu kinh tế ven biển Chu Lai thuộc tỉnh
nào sau đây ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Quảng Ngãi. B. Bình Định. C. Khánh Hòa. D. Quảng Nam.
Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn nằm ở
tỉnh nào sau đây của Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Quảng Nam. B. Bình Định. C. Phú Yên. D. Ninh Thuận.
Câu 23. Vùng chuyên canh cà phê lớn nhất của nước ta là
A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng Bằng Sông Hồng.
C. Duyên Hải Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh nào sau đây ở Tây Nguyên không
trồng cao su?
A. Kon Tum. B. Gia Lai. C. Lâm Đồng. D. Đắk Nông.
Câu 25. Hiện nay, ngành nào sau đây chiếm gần 75% giá trị sản xuất nông nghiệp?
A. trồng trọt. B. chế biến. C. dịch vụ. D. Chăn nuôi.
Câu 26. Thế mạnh nào sau đây không phải là của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Gia súc lớn, cây công nghiệp hằng năm, gia cầm.
B. Cây dược liệu, cây công nghiệp lâu năm.
C. Cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới, thủy điện.
D. Chăn nuôi gia súc lớn, thủy điện, du lịch biển.
Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết quốc lộ 19 nối Tây Nguyên với cảng biển nào
sau đây?
A. Nha Trang. B. Đà Nẵng. C. Dung Quất. D. Quy Nhơn.
Câu 28. Phát biểu nào cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp?
A. Số lượng đô thị đặc biệt còn ít. B. Cơ sở hạ tầng đô thị còn hạn chế.
C. Tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng. D. Mạng lưới đô thị phân bố không đều.
Câu 29. Phát biểu nào sau đây đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta hiện
nay?
A. Tốc độ chuyển dịch diễn ra còn chậm. B. Nhà nước quản lí các ngành then chốt.
C. Đáp ứng đầy đủ sự phát triển đất nước. D. Còn chưa theo hướng công nghiệp hóa.
Câu 30. Ngành công nghiệp chế biến thủy sản nước ta tập trung chủ yếu tại
A. vùng nguyên liệu. B. các đô thị lớn.
C. cảng biển lớn. D. khu vực đông dân.
Câu 21. Nhân tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng loại hình du lịch ở nước ta hiện nay?
A. Tài nguyên du lịch và nhu cầu của du khách trong, ngoài nước.
B. Nhu cầu của du khách trong, ngoài nước và điều kiện phục vụ.
C. Định hướng ưu tiên phát triển du lịch và các nguồn vốn đầu tư.
D. Lao động làm du lịch và cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng.
Câu 32. Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp nặng là nhờ vào
A. nguồn năng lượng và khoáng sản dồi dào. B. nguồn thủy sản và lâm sản rất lớn.
C. nguồn lương thực, thực phẩm phong phú. D. sản phẩm cây công nghiệp đa dạng.
Câu 33. Ngành kinh tế nào sau đây có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển ở Duyên hài Nam Trung
Bộ?
A. Trồng trọt. B. Chăn nuôi. C. Thủy sản. D. Khai khoáng.
Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi
trồng lớn nhất?
A. Đồng Tháp. B. An Giang. C. Cà Mau. D. BạcLiêu.
Câu 35. Nhà máy thủy điện Yaly được xây dựng trên sông
A. Đồng Nai. B. Thu Bồn. C. Xê Xan. D. Xrê Pôk.
Câu 36. Trong giai đoạn từ 1990 đến nay,cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịchtheo hướng:
A. Giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III.
B. Giảm tỉ trọng khu vực I, khu vực II không đổi, tăng tỉ trọng khu vực III.
C. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II, khu vực III khá cao nhưng chưa ổn định.
D. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
Câu 37. Thành phố nào sau đây của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là thành phố trực thuộc Trung ương?
A. Quy Nhơn. B. Tuy Hòa. C. Đà Nẵng. D. Nha Trang.
Câu 38. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí là
A. Lan Đỏ và Vịnh Bắc Bộ. B. Cửu Long và Nam Côn Sơn.
C. Na Dương và Tri Tôn. D. Nam Côn Sơn và Tư Chính.
Câu 39. Hiện nay cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển ở Bắc Trung Bộ đang có sự thay đổi rõ nét, chủ yếu nhờ
vào việc phát triển
A. nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn. B. nghề thủ công truyền thống.
C. công nghiệp khai khoáng. D. đánh bắt thủy hải sản.
Câu 40. Cho biểu đồ:
CƠ CẤU SẢN LƯỢNG LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 2005 - 2016
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo mùa
vụ của nước ta, giai đoạn 2005 - 2016?
A. Lúa đông xuân giảm, lúa mùa tăng.
B. Lúa đông xuân giảm, lúa hè thu và thu đông tăng.
C. Lúa hè thu và thu đông giảm, lúa đông xuân tăng.
D. Lúa đông xuân tăng, lúa mùa giảm.
Câu 41. Ý nghĩa quan trọng nhất của rừng ngập mặn ở Đông Nam Bộ là
A. bảo tồn sự đa dạng sinh học. B. có giá trị du lịch sinh thái cao.
C. bảo tồn những di tích lịch sử. D. diện tích nuôi trồng thủy sản.
Câu 42. Ngành khai thác thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì có
A. ba mặt giáp biển, ngư trường lớn. B. nhiều vùng trũng ngập nước.
C. nhiều bãi triều và rừng ngập mặn. D. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc.
Câu 43. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết điều ở Đông Nam Bộ không được trồng
ở tỉnh nào sau đây?
A. Tây Ninh. B. Bình Phước. C. Bình Dương. D. Đồng Nai.
Câu 44. Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢT HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN PHÂN THEO NGÀNH VẬN TẢI TỪ 2010 - 2018
(Đơn vị: triệu lượt người)
Chia ra
Năm Tổng số
Đường sắt Đường bộ Đường thủy Đường hàng không

2010 2315,2 11,2 2132,3 157,5 14,2


2012 2676,5 12,2 2504,3 145,0 15,0
2014 3056,8 12,0 2863,5 156,9 24,4
2016 3623,2 9,8 3401,9 172,9 38,6
2018 4291,5 8,7 4004,7 229,0 49,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết từ năm 2010 đến năm 2018 ngành vận tải nào sau đây có số lượt
hành khách vận chuyển giảm?
A. Đường sắt. B. Đường bộ. C. Đường thủy. D. Đường hàng không.
Câu 45. Điều kiện quan trọng nhất để nước ta phát triển ngành khai thác thủy sản là
A. đường bờ biển dài. B. nguồn lao động dồi dào.
C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. D. nguồn lợi thủy sản khá phong phú.
Câu 46. Cho biểu đồ về than, dầu và điện của nước ta giai đoạn 2005 - 2016:

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây ?


A. Quy mô và cơ cấu sản lượng than, dầu và điện.
B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu và điện.
C. Cơ cấu sản lượng than, dầu và điện.
D. Sản lượng than, dầu và điện.
Câu 47. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về khó khăn trong kinh tế - xã hội của
Tây Nguyên?
A. Cơ sở hạ tầng kém phát triển. B. Mức sống người dân thấp.
C. Công nghiêp ở giai đoạn mới hình thành. D. Lao động lành nghề, trình độ cao.
Câu 48. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Tây Nguyên?
A. Gia Lai. B. Kon Tum. C. Khánh Hòa. D. Lâm Đồng.
Câu 49. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào có số lượng đàn bò lớn nhất trong các
tỉnh sau đây?
A. Quảng Trị. B. Quảng Bình. C. Hà Tĩnh. D. Nghệ An.
Câu 50. Thời gian diễn ra các lễ hội lớn ở nước ta thường tập trung vào
A. mùa đông. B. mùa xuân. C. mùa hạ. D. mùa thu.
Câu 51. Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ là
A. dãy núi Hoành Sơn. B. dãy núi Bạch Mã.
C. dãy núi Trường Sơn Bắc. D. dãy núi Trường Sơn Nam.
Câu 52. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công suất
trên 1000MW?
A. Bà Rịa, Phả Lại, Uông Bí. B. Na Dương, Phả Lại, Phú Mỹ.
C. Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau. D. Phả Lại, Phú Mỹ, Trà Nóc.
Câu 53. Cho bảng số liệu:
Sản lượng điện phát ra theo thành phần kinh tế nước ta
(Đơn vị: triệu kwh)
Năm 2010 2014 2015 2017
Nhà nước 67 678 123 291 133 081 165 548
Ngoài Nhà nước 1 721 5 941 7 333 12 622
Đầu tư nước ngoài 22 323 12 018 17 535 13 423
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng điện phân theo thành phần kinh tế của nước ta
giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột. B. Tròn. C. Miền. D. Đường.
Câu 54. : Cho biểu đồ:
SẢN LƯỢNG KHAI THÁC, NUÔI TRỒNG VÀ TỈ TRỌNG SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NUÔI TRỒNG
CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2019

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Căn cứ vào biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đều tăng.
B. Sản lượng thủy sản nuôi trồng luôn cao hơn khai thác.
C. Tỉ trọng thủy sản nuôi trồng thấp và đang giảm xuống.
D. Sản lượng khai thác tăng và luôn thấp hơn nuôi trồng.
Câu 55: Cho biểu đồ:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (%)

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?


A. Tỉ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
B. Kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên.
C. Tỉ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ nhất nhưng đang có xu hướng tăng.
Câu 56. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây của Đồng bằng
sông Hồng có quy mô trên 15 đến 100 nghìn tỉ đồng?
A. Nam Định. B. Hải Phòng. C. Thái Nguyên. D. Hà Nội.
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 1 (1 điểm) : Các hạn chế về tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế- xã hội
ở đồng bằng sông Hồng ?
Các hạn chế về tự nhiên đã ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội ở Đồng
bằng sông Hồng như sau:
- Các thiên tai (bão, lũ lụt, bạn hán...), rét đậm rét hại đã ảnh hưởng lớn sản xuất
và đời sống, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, độ ẩm lớn (nhất là cuối mùa đông)
tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển phá hoại mùa màng và làm cho máy móc sản
xuất dễ bị han rỉ, hư hỏng, khó khăn trong bảo dưỡng.
- Vùng hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công
nghiệp, phải nhập nguyên liệu từ vùng khác đến.
- Một số tài nguyên (đất, nước trên mặt...) bị ô nhiễm, suy thoái do khai thác quá
mức đã ảnh hưởng đến khả năng phát triển cũng như việc nâng cao năng suất cây
trồng, vật nuôi

Câu 2 (1 điểm) : Cho bảng liệu:


CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ, NĂM 2012
Đơn vị: %
Vùng Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Đồng bằng sông Hồng 40,7 29,8 29,5

Đồng bằng sông Cửu Long 52,1 16,6 31,3


(Niên giám thống kê Việt Nam 2013)
- Nhận xét cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế năm 2012.
Câu 3 (1 điểm) : Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và
điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng?
Thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy:

-  Tài nguyên nước của các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai... đang được sử dụng ngày
càng có hiệu quả hơn.

-  Trước đây đã xây dựng các nhà máy thủy điện Đa Nhim trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông
Đồng Nai), Đrây H linh trên sông Xrê Pôk.

-   Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX trở lại đây, hàng loạt công trình thủy điện lớn đã và đang được xây
dựng:

+ Trên hệ thống sông Xê Xan: thủy điện Yaly (720MW), Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 (ở hạ lưu
của thủy điện Yaly) và Plây Krông (ở thượng lưu của Yaly) nâng tổng công suất trên sông Xê Xan
lên 1500 MW.

+ Trên hệ thống sông Xrê Pôk: thủy điện Buôn Kuôp (280MW), Buôn Tua Srah (85MW), Xrê Pôk 3
(137MW), Xrê Pôk 4 (33MW), Đức Xuyên (58MW), Đrây H’ling (28MW).
+ Trên hệ thống sông Đồng Nai: thủy điện Đại Ninh (300MW), Đồng Nai 3 (180MW), Đồng Nai 4
(340MVV) đang được xây dựng.

b)   Ý nghĩa của việc xây dựng các công trình thủy điện ở Tây Nguyên:

-  Các ngành công nghiệp của vùng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển (trên cơ sở nguồn
điện rẻ, dồi dào), trong đó có việc khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn bôxit rất lớn của Tây
Nguyên.

- Cung cấp nguồn điện vô cùng quan trọng cho đời sống xã hội của vùng đồng bào dân tộc miền
núi, nâng cao chất lượng đời sống nơi đây.

-  Đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô và có thể khai thác cho mục đích du lịch,
nuôi trồng thủy sản.

Câu 4: (1điểm) Phân tích nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông
Hồng?
a) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng:

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ
trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng)
và khu vực III (dịch vụ).

- Trong cơ cấu kinh tế theo ngành (năm 2005): nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 25,1%; công
nghiệp - xây dựng chiếm 29,9%; khu vực dịch vụ chiếm 45,0%.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng hằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực
nhưng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.

b) Các định hướng chính:

- Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng
của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng
kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi
trường.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành:

+ Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng cùa ngành chăn nuôi và thủy
sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng tỉ trọng của cây
công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

+ Đối với khu vực II,  hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực - thực
phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kĩ thuật điện -
điện tử.

+ Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng.  Các ngành dịch vụ khác như tài chính,
ngân hàng, giáo dục - đào tạo... cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế
Câu 5: (1điểm) So sánh sự khác nhau về trồng cây công nghiệp lâu năm giữa Tây Nguyên với Trung du và
miền núi Bắc Bộ.
Điều kiện phát triển
– Địa hình:
+ Tây Nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng, mặt bằng rộng và tương đối phẳng, thích hợp xây dựng
các vùng chuyên canh cây công nghiệp có quy mô lớn.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ: trung du và miền núi, bị chia cắt mạnh,ảnh hưởng tới mức độ tập trung
hóa và quy mô các vùng chuyên canh.
– Đất trồng:
+ Tây Nguyên: đất đỏ ba dan, diện tích lớn, có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, thích hợp phát
triển cây công nghiệp lâu năm, nhất là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều…
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: đất feralit trên đá phiến và đá vôi, thích hợp với các cây chè, trẩu,sở…
– Khí hậu:
+ Tây Nguyên , nóng quanh năm, phân thành hai mùa: mưa và khô rõ rệt,phân hóa theo độ cao, nên
có thể phát triển cả cây công nghiệp cận nhiệt (chè…). Khó khăn lớn nhất là thiếu nước vào mùa khô.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh lại có sự phân
hóa theo độ cao địa hình, nên có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận
nhiệt và ôn đới (tiêu biểu là cây chè). Khó khăn của vùng là sương muối, rét hại vào mùa đông.
– Dân cư và nguồn lao động:
+ Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất và là vùng nhập cư lớn nhất cả nước, trình độ lao động cũng thấp
hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Người dân Trung du và miền núi Bắc Bộ có kinh nghiệm trồng và chế biến chè, còn người dân Tây
Nguyên có kinh nghiệm trồng và chế biến cà phê, cao su, hồ tiêu…
– Cơ sở vật chất – kĩ thuật và kết cấu hạ tầng:
Nhìn chung, Tây Nguyên còn gặp khó khăn hơn so với Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 6:(1điểm)Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) phân theo thành phần kinh tế của nước ta qua các năm
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)

Thành phần kinh tế 1996 2005 2010 2013

Nhà nước 74,2 249,1 567,1 891,7

Ngoài Nhà nước 35,7 308,9 1150,9 1834,9

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 39,6 433,1 1245,5 2742,6

Nhận xét giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế qua các năm.

- Giá trị sản xuất công nghiệp giữa các thành phần kinh tế có sự chênh lệch và thay
đổi qua các năm.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ tăng từ 50.508 tỉ đồng (1995)
lên 199.622 tỉ đồng (2005), tăng gấp 3,95 lần.
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất và có
xu hướng tăng mạnh, tăng từ 20.959 tỉ đồng (1995) lên 104.826 tỉ đồng (2005), gấp
5,0 lần và cao hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.

+ Khu vực ngoài Nhà nước có giá trị sản xuất công nghiệp thấp nhất nhưng có xu
hướng tăng khá nhanh, tăng từ 9.942 tỉ đồng (1995) lên 46.738 tỉ đồng năm (2005),
tăng gấp 4,7 lần và cao hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng (3,95
lần).

+ Khu vực Nhà nước tăng, từ 19.607 tỉ đồng (1995) lên 48.58 tỉ đồng (2005), gấp
2,45 lần và thấp hơn mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.

You might also like