Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

GỢI Ý ÔN TẬP CHI TIẾT HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2022 – 2023


MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 9

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


Chủ đề 1: Địa lí dân cư
Bài 2. Dân số và gia tăng dân số:
o Số dân:
- Năm 2022, dân số Việt Nam là 99 triệu người, đứng thứ 15 trên thế giới.
o Gia tăng dân số:
- Hiện tượng “bùng nổ dân số” ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào những năm cuối
thế kỉ XX.
- Tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người mỗi năm.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng: thành thị và các khu công nghiệp thấp hơn
nhiều so với nông thôn và miền núi.
o Cơ cấu dân số:
- Cơ cấu dân số trẻ, đang thay đổi theo hướng: Nhóm tuổi 0 – 14 tuổi có xu hướng giảm, nhóm 15 – 59
tuổi và 60 tuổi trở lên có xu hướng tăng.
- Tỉ số giới tính mất cân đối nhưng đang tiến tới cân bằng.
Bài 3. Phân bố dân cư:
o Mật độ dân số và phân bố dân cư:
- Mật độ dân số cao: 246 người/km2 năm 2003.
- Vùng đông dân: đồng bằng, ven biển và các đô thị. (Hà Nội, TPHCM)
- Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn (74% dân số sống ở nông thôn, 26% dân số sống ở thành thị)
năm 2003.
o Đô thị hóa:
- Đô thị hóa thể hiện ở việc: mở rộng quy mô các thành phố và lan tỏa lối sống thành thị.
- Trình độ đô thị hóa nước ta còn thấp nhưng đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.
- Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.
Bài 4. Lao động và việc làm:
o Nguồn lao động và sử dụng lao động:
- Dồi dào và tăng nhanh, bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.
- Ưu điểm:
+ Nhiều kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.
+ Có khả năng tiếp thu khao học kĩ thuật.
+ Chất lượng ngày càng được nâng cao.
- Hạn chế:
+ Thể lực.
+ Trình độ chuyên môn.
- Sử dụng nguồn lao động: Cơ cấu sử dụng lao động đang thay đổi theo hướng tích cực:
+ Lao động ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng đang có xu hướng giảm.
+ Lao động ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trong nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng.
o Vấn đề việc làm:
- Thiếu việc làm.
Chủ đề 2: Địa lí kinh tế
Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam:
o Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành:
- Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
- Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng.
- Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động.
o Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ:
- Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo
nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
o Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế:
- Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
Bài 7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp:
o Các nhân tố tự nhiên:
- Đất: là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp; gồm đất phù sa và đất feralit.
- Khí hậu: phân hóa theo chiều bắc – nam, theo mùa, theo độ cao tạo nên cơ cấu đa dạng; khó khăn là
thiên tai như rét đậm, sương muối,...
- Nước: sông ngòi, ao hồ, nước ngầm dày đặc cung cấp nước tưới tiêu, thủy lợi; khó khăn là lũ lụt vào
mùa mưa, hạn hán vào mùa khô.
- Sinh vật: phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, nhân mới giống cây trồng, vật nuôi.
o Các nhân tố kinh tế – xã hội:
- Dân cư và lao động nông thôn: 74% dân số sống ở nông thôn, 60% lao động làm việc trong lĩnh vực
nông nghiệp; giàu kinh nghiệm, cần cù, sáng tạo.
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật: hệ thống thủy lợi, dịch vụ trồng trọt, dịch vụ chăn nuôi và các cơ sở vật chất
– kĩ thuật khác ngày càng được hoàn thiện.
- Chính sách phát triển nông nghiệp: là cơ sở động viên nhân dân vươn lên làm giàu, thúc đẩy sự phát
triển nông nghiệp; Ví dụ: kinh tế hộ gia đình, trang trại, hướng ra xuất khẩu.
- Thị trường trong và ngoài nước: ngày càng mở rộng; thị trường biến động.
Bài 8. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp:
o Ngành trồng trọt:
- Cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn
+ Lúa là cây trồng chính, xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới.
+ Hai vùng trọng điểm lúa: Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
- Cây công nghiệp: hằng năm (lạc, đậu tương, mía, bông, dâu tằm, thuốc lá), lâu năm (cà phê, cao su, hồ
tiêu, điều, dừa, chè)
+ Có giá trị xuất khẩu.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Tận dụng tài nguyên.
+ Phá thế độc canh trong nông nghiệp.
+ Bảo vệ môi trường.
- Cây ăn quả:
+ Nhiều loại quả ngon do phân hóa khí hậu và đất.
+ Vùng trồng nhiều nhất: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
o Ngành chăn nuôi:
- Trâu, bò:
+ Trâu: lấy sức kéo, Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
+ Bò: lấy thịt, sữa, sức kéo, Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Bò sữa đang phát triển ở ven các thành phố lớn.
- Lợn:
+ Tăng nhanh.
+ Tập trung ở vùng có nhiều hoa màu, lương thực hoặc đông dân như Đồng bằng sông Hồng, Đồng
bằng sông Cửu Long.
- Gia cầm: phát triển nhanh ở đồng bằng.
Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản:
o Ngành lâm nghiệp:
- Tài nguyên rừng:
+ Rừng sản xuất: cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu.
+ Rừng phòng hộ: đầu nguồn các con sông, chắn cát bay, rừng ngập mặn.
+ Rừng đặc dụng: vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên.
- Sự phát triển và phân bố rừng:
+ Trồng rừng, tăng tỷ lệ che phủ rừng.
+ Mô hình nông – lâm kết hợp: bảo vệ rừng và nâng cao đời sống cho nhân dân.
o Ngành thủy sản:
- Nguồn lợi thủy sản:
+ 28/63 tỉnh giáp biển
+ Nghề các ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển mạnh.
- Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản:
+ Khai thác: Sản lượng tăng nhanh, dẫn đầu: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.
+ Nuôi trồng: Phát triển nhanh nuôi tôm, cá; dẫn đầu: Cà Mau, An Giang, Bến Tre.
+ Xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc.
+ Khai thác chiếm tỉ trọng lớn, nuôi trồng còn chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có tốc độ tăng nhanh.
Bài 11. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển công nghiệp:
o Các nhân tố tự nhiên:
- Là cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
- Trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
- Bao gồm:
+ Khoáng sản: nhiên liệu, kim loại, phi kim loại, vật liệu xây dựng => Công nghiệp hóa chất, năng
lượng, luyện kim, vật liệu xây dựng.
+ Thủy năng của sông suối => Công nghiệp năng lượng (thủy điện).
+ Tài nguyên khác: đất, nước, khí hậu, rừng, sinh vật biển => Nông nghiệp => Công nghiệp chế biến.
o Các nhân tố kinh tế – xã hội:
- Dân cư và lao động: Dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật và cơ sở hạ tầng: trình độ còn thấp, chưa đồng bộ, đang từng bước cải thiện.
- Chính sách phát triển công nghiệp: chính sách công nghiệp hóa, gắn với phát triển kinh tế nhiều thành
phần, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, đổi mới quản lí, chính sách kinh tế đối ngoại.
- Thị trường: khá rộng lớn nhưng bị cạnh tranh quyết liệt, hạn chế về mẫu mã, chất lượng.
Bài 12. Sự phát triển và phân bố công nghiệp:
o Các ngành công nghiệp trọng điểm:
- Công nghiệp khai thác nhiên liệu:
+ Than: Quảng Ninh.
+ Mỏ dầu khí: thềm lục địa phía Nam.
- Công nghiệp điện:
+ Thủy điện: Sơn La, Hòa Bình, Y-a-ly,...
+ Nhiệt điện: Phú Mỹ, Phả Lại,...
- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: Là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị
sản xuất công nghiệp; tập trung: TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt.
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
+ Chế biến thủy sản.
- Công nghiệp dệt may: Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, tập trung:
TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định,...
o Các trung tâm công nghiệp lớn: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng, TPHCM và Hà Nội là 2 trung
tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
Bài 13. Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ:
o Cơ cấu và vai trò của dịch vụ:
- Cơ cấu: 3 nhóm
+ Dịch vụ tiêu dùng: Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa; Khách sạn, nhà hàng; Dịch vụ cá nhân và cộng
đồng.
+ Dịch vụ sản xuất: Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông; Tài chính, tín dụng; Kinh doanh tài sản,
tư vấn.
+ Dịch vụ công cộng: KHCN, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao; Quản lí nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm
bắt buộc.
- Vai trò:
+ Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho nông và công nghiệp.
+ Tạo mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, trong và ngoài nước.
+ Tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống, nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.
o Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ:
- Đặc điểm phát triển:
+ Mới chiếm 25% lao động nhưng chiếm tỉ trọng lớn trong GDP.
+ Phát triển khá nhanh và có nhiều cơ hội vươn lên.
+ Thu hút đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, du lịch, giáo dục
đại học,...
+ Phát triển dịch vụ cần dựa trên trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt.
- Đặc điểm phân bố:
+ Phụ thuộc vào sự phân bố dân cư.
+ Nơi tập trung đông dân cư, nhiều ngành sản xuất thì có nhiều hoạt động dịch vụ.
+ Vùng núi, dân cư thưa thớt, tự cấp, tự túc thì hoạt động dịch vụ nghèo nàn.
+ TPHCM và Hà Nội là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất cả nước.
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH
- Nhận xét bảng số liệu;
- Nhận xét, giải thích biểu đồ;
- Sử dụng Atlat.
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MINH HỌA
Mức độ nhận biết: từ câu 1 đến câu 8
Mức độ thông hiểu: từ câu 9 đến câu 28
Mức độ vận dụng: từ câu 29 đến câu 40
Câu 1: Bình quân mỗi năm nước ta có thêm bao nhiêu lao động?
A. Hơn 1 triệu người. C. Hơn 2 triệu người.
B. Hơn 3 triệu người. D. Hơn 4 triệu người.
Câu 2: Người lao động Việt Nam có kinh nghiệm trong
A. sản xuất công nghiệp. C. sản xuất nông nghiệp.
B. sản xuất máy móc. D. ngành dịch vụ.
Câu 3: Đâu không phải là hạn chế của người lao động ở nước ta?
A. Thể lực. C. Số lượng chưa qua đào tạo còn nhiều.
B. Trình độ chuyên môn. D. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
Câu 4: Khó khăn lớn nhất trong vấn đề việc làm của nước ta hiện nay là
A. thu nhập thấp. C. khoa học kĩ thuật kém phát triển.
B. thiếu việc làm. D. tay nghề chưa cao.
Câu 5: Loại cây lương thực chủ đạo ở nước ta là
A. khoai. C.sắn.
B. ngô. D.lúa.
Câu 6: Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất ở nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 7: Hai vùng trồng cây công nghiệp lớn nhất ở nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 8: Hai vùng trồng cây ăn quả lớn nhất ở nước ta đó là
A. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 9: Hệ thống công nghiệp của nước ta hiện nay gồm có các cơ sở
A. ngoài nhà nước và nhà nước.
B. nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.
C. vốn đầu tư nước ngoài và tự kinh doanh.
D. nhà nước, ngoài nhà nước và cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 10: Ngành nào dưới đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm?
A. Dệt may. C. Luyện kim.
B. Năng lượng. D. Chế biến lương thực, thực phẩm.
Câu 11: Ngành nào dưới đây là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp Việt
Nam?
A. Dệt may. C. Cơ khí, điện tử.
B. Năng lượng. D. Vật liệu xây dựng.
Câu 12: Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam dựa trên ưu thế
A. nguồn lao động giá rẻ.
B. nguồn nguyên liệu dồi dào.
C. cơ sở vật chất – kĩ thuật phát triển.
D. nhu cầu phân khúc thị trường cao cấp nhiều.
Câu 13: Ngành công nghiệp khai thác than ở nước ta chủ yếu phân bố ở đâu?
A. Quảng Ninh. C. Quy Nhơn.
B. Khánh Hoà. D. Bà Rịa – Vũng Tàu.
Câu 14: Đâu không phải là đặc điểm nguồn lao động nước ta?
A. Dồi dào và tăng nhanh.
B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
C. Chất lượng đang ngày càng được nâng cao.
D. Lực lượng lao động qua đào tạo chiếm phần lớn.
Câu 15: Tài nguyên đất có ý nghĩa gì đối với sản xuất nông nghiệp?
A. Là tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
B. Ảnh hưởng không nhiều đến sự sinh trưởng của cây trồng.
C. Ảnh hưởng lớn đến giống vật nuôi.
D. Quyết định hoàn toàn đến năng suất cây trồng và vật nuôi.
Câu 16: Đâu không phải là ngư trường trọng điểm của nước ta?
A. Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang.
B. Ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
C. Ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh.
D. Ngư trường Nghệ An – Hà Tĩnh.
Câu 17: Dựa vào biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo của nước ta năm
2017 (%), nhận xét nào dưới đây chưa chính xác?

A. Cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị chiếm tỉ lệ nhỏ nhất.
B. Cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị và nông thôn có tỉ lệ tương đồng nhau.
C. Cơ cấu lực lượng lao động chưa qua đào tạo ở nước ta chiếm tỉ lệ cao.
D. Cơ cấu lực lượng lao động qua đào tạo ở nước ta chiếm tỉ lệ thấp.
Câu 18: Dựa vào biểu đồ cơ cấu sử dụng lao động theo ngành của nước ta năm 2005 và 2017 (%), nhận xét nào dưới
đây chưa chính xác?

A. Năm 2005, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất.
B. Năm 2005, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất.
C. Năm 2017, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất.
D. Năm 2017, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành dịch vụ chiếm tỉ lệ lớn nhất
Câu 19: Dựa vào bảng số liệu thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế của nước ta qua các năm,
nhận xét nào dưới đây chính xác nhất?

A. Từ năm 2000 – 2017, cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm liên tục.
B. Từ năm 2000 – 2017, cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng tăng liên
tục.
C. Từ năm 2000 – 2017, cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu
hướng giảm liên tục.
D. Từ năm 2000 – 2017, cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu
hướng tăng liên tục.
Câu 20: Dựa vào biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành của nước ta qua các năm (%), nhận xét nào dưới
đây chưa chính xác?

A. Trong giai đoạn 1991 – 2017, chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành nông – lâm – ngư nghiệp có xu
hướng giảm liên tục.
B. Trong giai đoạn 1991 – 2017, chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành nông – lâm – ngư nghiệp có xu
hướng biến động (tăng/giảm không đồng đều).
C. Trong giai đoạn 1991 – 2017, chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành công nghiệp – xây dựng có xu
hướng biến động (tăng/giảm không đồng đều).
D. Trong giai đoạn 1991 – 2017, chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành dịch vụ có xu hướng biến động
(tăng/giảm không đồng đều).
Câu 21: Dựa vào bảng số liệu cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế) của nước ta qua các năm, nhận
xét nào dưới đây chưa chính xác?

A. Từ năm 1995 – 2017, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm liên tục.
B. Từ năm 1995 – 2017, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng biến động (tăng/giảm
không đồng đều).
C. Từ năm 1995 – 2017, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng biến động
(tăng/giảm không đồng đều).
D. Từ năm 1995 – 2017, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng
liên tục.
Câu 22: Công thức tính năng suất nào sau đây chính xác nhất?
A. sản lượng/diện tích. C. sản lượng x diện tích.
B. diện tích/sản lượng. D. sản lượng + diện tích.
Câu 23: Cho bảng số liệu:
Diện tích và sản lượng lúa ở nước ta qua các năm.
Năm 1980 1990 2000 2010 2017
Diện tích (nghìn ha) 5 600 6 043 7 666 7 489 7 705,2
Sản lượng (triệu tấn) 11,6 19,2 32,5 40 42,7
Hãy tính năng suất lúa của nước ta vào năm 2017 đạt bao nhiêu tấn/ha?
A. 3,3 tấn/ha. C. 1,8 tấn/ha.
B. 5,5 tấn/ha. D. 7,7 tấn/ha.
Câu 24: Dựa vào bảng số liệu một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của nước ta qua các năm, nhận xét nào dưới đây
chưa chính xác?

A. Từ năm 2000 – 2017, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng có xu hướng tăng liên tục.
B. Từ năm 2000 – 2017, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng có xu hướng tăng liên tục.
C. Từ năm 2000 – 2017, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng có xu hướng tăng liên tục.
D. Từ năm 2000 – 2017, sản lượng kén tằm có xu hướng tăng liên tục.
Câu 25: Cho bảng số liệu cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (Đơn vị: %)
Sản phẩm Phụ phẩm
Năm Tổng số Gia súc Gia cầm
trứng, sữa chăn nuôi
1990 100 63,9 19,3 12,9 3,9
2002 100 62,8 17,5 17,3 2,4
Vẽ loại biểu đồ nào thích hợp để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi ở nước ta trong năm 1990 và
2002?
A. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ đường.
B. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ miền.
Câu 26: Công nghiệp khai thác than ở nước ta, mỗi năm sản xuất khoảng được bao nhiêu triệu tấn?
A. 5 đến 10 triệu tấn. C. 15 đến 20 triệu tấn.
B. 10 đến 15 triệu tấn. D. 20 đến 25 triệu tấn.
Câu 27: Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than lớn nhất ở nước ta đó là
A. Phả Lại. B. Cẩm Phả. C. Y-a-ly. D. Trị An.
Câu 28: Các mỏ dầu khí hiện nay ở nước ta được phát hiện và khai thác chủ yếu ở đâu?
A. Vùng thềm lục địa phía Nam. C. Vùng thềm lục địa phía Bắc.
B. Vùng duyên hải miền Trung. D. Các đảo ven bờ.
Câu 29: Hai trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn nhất ở nước ta phân bố ở đâu?
A. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. C. Thành phố Biên Hòa và Cần Thơ.
B. Thành phố Nha Trang và Vũng Tàu. D. Thành phố Đà Lạt và Quy Nhơn.
Câu 30: Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so
với các ngành khác?
A. Công nghiệp điện tử. C. Công nghiệp cơ khí, điện tử.
B. Công nghiệp năng lượng. D. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Câu 31: Lợn được nuôi nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long do nguyên nhân
nào sau đây?
A. Vì đây là 02 vùng trọng điểm lương thực nên nguồn phụ phẩm thức ăn cho chăn nuôi lợn lớn (ngô, sắn, lúa,…)
B. Vì đây là 02 vùng trọng điểm cây công nghiệp lâu năm nên nguồn phụ phẩm thức ăn cho chăn nuôi lợn lớn
(cao su, cà phê, tiêu,…)
C. Vì đây là 02 vùng trọng điểm cây ăn quả nên nguồn phụ phẩm thức ăn cho chăn nuôi lợn lớn (chôm chôm,
xoài, nhãn,…)
D. Đây là 02 vùng trọng điểm cây công nghiệp ngắn ngày nên nguồn phụ phẩm thức ăn cho chăn nuôi lợn lớn (lạc,
đậu tương, mía,…)
Câu 32: Lựa chọn đáp án chưa chính xác dựa vào câu hỏi sau: “Tại sao tỉ lệ chênh lệch giới tính nam và nữ ở nước ta
ngày càng tăng?”
A. Vì còn tồn tại nhiều phong tục cổ hủ, lạc hậu (trọng nam khinh nữ, nối dõi tông đường).
B. Vì sử dụng các biện pháp khoa học can thiệp trong quá trình sinh sản.
C. Vì dân số nước ta có cơ cấu dân số trẻ, nên tỉ lệ sinh đẻ nam giới cao hơn nữ giới.
D. Vì tác động của chiến tranh kéo dài.
Câu 33: Trâu được nuôi nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ do nguyên nhân nào sau đây?
A. Vì vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều nguồn lợi thức ăn nhất cả nước ta.
B. Vì vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tuân thủ quy định trong dự án quy hoạch vùng chăn nuôi theo chính
sách của nhà nước.
C. Vì trâu là loài trong nhóm chăn nuôi gia súc mang lại giá trị kinh tế cao nhất.
D. Vì trâu là loài có sức khỏe tốt, ưa khí hậu ẩm, chịu được lạnh rét và thích nghi được với điều kiện chăn thả ở
các vùng đồi, núi.
Câu 34: Tại sao cơ cấu mùa vụ ở nước ta có nhiều thay đổi: Có vụ lúa chín sớm, lúa chín vụ và lúa chín muộn?
A. Do trồng nhiều giống mới. C. Do lạm dụng thuốc trừ sâu.
B. Do thời tiết thất thường. D. Do nguồn nước thiếu thốn.
Câu 35: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về vai trò của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp?
A. Tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu.
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
C. Phá thế độc canh trong nông nghiệp.
D. Đảm bảo an ninh lương thực trong nước và xuất khẩu.
Câu 36: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về nguyên nhân khiến cho sản phẩm cây ăn quả ở nước ta rất đa
dạng?
A. Vì cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao nhất trong ngành nông nghiệp của nước ta.
B. Vì nước ta áp dụng được nhiều biện pháp khoa học kĩ thuật vào trong trồng trọt.
C. Vì nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ vốn cho người dân.
D. Vì nước ta có điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật) thuận lợi.
Câu 37: Lựa chọn đáp án chưa chính xác dựa vào câu hỏi sau: “Tại sao ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu ở
nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển?”
A. Vì nước ta nghèo nàn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. Vì nguồn lao động nước ta chưa qua đào tạo còn chiếm phần lớn.
C. Vì địa hình nước ta ¾ là đồi núi, hiểm trở, gây khó khăn trong quá trình khai thác.
D. Vì chưa áp dụng được nhiều công nghệ kỹ thuật hiện đại trong quá trình khai thác.
Câu 38: Lựa chọn đáp án chưa chính xác dựa vào câu hỏi sau: “Tại sao muốn phát triển kinh tế thì ngành công
nghiệp điện phải đi trước một bước?”
A. Vì cung ứng nhu cầu sử dụng điện cho các ngành sản xuất khác.
B. Vì nước ta là nước xuất khẩu điện lớn nhất trên thế giới.
C. Vì là ngành cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng.
D. Vì có nguồn tài nguyên năng lượng phong phú, đa dạng.
Câu 39: Tại sao nhiều người dân ở nước ta hiện nay vẫn chưa được tiếp cận (sử dụng) nguồn điện?
A. Vì phụ thuộc vào vị trí phân bố của điểm dân cư, điều kiện tự nhiên chi phối (địa hình, khí hậu, …)
B. Vì người dân có xu hướng sử dụng nguồn năng lượng mới: ánh sáng mặt mời, gió và sóng để tạo ra nguồn
điện.
C. Vì các nhà máy nhiệt điện và thủy điện ở nước ta hiện nay chỉ được xây dựng và hoạt động với quy mô nhỏ và
rất nhỏ.
D. Vì nước ta chỉ tập trung phát triển vào các ngành công nghiệp khác, nên giá trị nguồn điện tạo ra rất ít.
Câu 40: Lựa chọn đáp án chưa chính xác dựa vào câu hỏi sau: “Tại sao ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm ở nước ta chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn?”
A. Vì có nguồn lao động dồi dào. C. Vì thuận tiện trong giao thương.
B. Vì có thị trường tiêu thụ rộng lớn. D. Vì thực hiện theo quy định của nhà nước.

----- HẾT -----

You might also like