Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

TÊN: NGUYỄN LÊ XUÂN ĐĂNG

LỚP: 12TN1

KIỂM TRA GIỮA KÌ 1

MÔN : NGỮ VĂN

TÂY TIẾN khổ 3

BÀI LÀM

“Tây Tiến” là một tác phẩm xuất sắc mà đã được nhà phê bình văn học Nguyễn Xuân
Nguyên không tiếc lời khen ngợi “Một bài thơ kỉ diệu có một vị trí đặc biệt trong lòng
công chúng, một bài thơ làm sống dậy cả một trung đoàn, khiến địa danh Tây Tiến trường
tồn trong lịch sử và kí ức mỗi người. Nó như một viên ngọc sáng trong tâm hồn Việt, tấm
lòng Việt và thơ ca Việt”. Tác phẩm thành công và để lại trong dấu ấn người đọc một ấn
tượng về hình ảnh Việt Nam trong những năm tháng chiến đấu gian khổ và quyết liệt. Và
hình những người lính Tây Tiến chính là hình tượng nổi bật làm nên giá trị và sức sống
của tác phẩm.Và có lẽ đoạn thơ dưới đây đã thể hiện thành công trọn vẹn hình tượng
người lính mang vẻ đẹp bi tráng trong cảm hứng lãng mạn và ngợi ca hào sảng trong bài
thơ, góp phần vào sự thể hiện chủ đề chung của tác phẩm:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc


Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới


Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ


Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất,


Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

Khi nhắc đến tên tuổi của nhà thơ Quang Dũng, từ trong tiềm thức của mỗi người yêu
văn chương đều biết ông luôn nhìn sự vật , hiên tượng thông qua lăng kính lãng mạn với
phong cách thơ rất độc đáo. Bên cạnh đó, Quang Dũng được thừa nhận như là một sự
khác biệt hoàn toàn trong phong trào thơ mới những năm 1932-1945. Một trong những
kiệt tác của Quang Dũng phải kể đến bài thơ “Tây Tiến” in trong tập “Mây dầu ô” năm
1948, được tác giả viết trong một chiều mưa ở Phù Lưu Chanh. Bài Thơ viết về những
năm tháng kháng chiến chống Pháp gian khổ và khó khăn. Toàn bộ bài thơ là khúc vĩ
thanh về nỗi nhớ sâu sắc cuộc sống gian khổ của người lính Tây Tiến. Bởi vậy nên ban
đầi tác phẩm được đặt tên là “Nhớ Tây Tiến” nhưng được đổi lại thành “Tây Tiến”.

Nếu như ở những đoạn thơ đầu, hình ảnh đoàn quân mới hiện lên qua nét vẽ gián tiếp,
nói đến gian khổ, hi sinh và địa bàn hoạt động thì ở đây, đoàn quân ấy đã hiện lên với
những nét vẽ cụ thể, gân guốc, rạch ròi. Đã thành khuôn sáo khi đề cập đến sự can trường
của các chiến binh. Ở đay, ta tưởng như gặp một lối hành văn như thế:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Nhà thơ Quang Dũng gọi tên hay miêu tả chân dung một đồng đội nào mà gọi tên, khắc
tạc chân dung cả binh đoàn một tập thể đồng đội khá thú vị “Đoàn binh không mọc tóc”.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đã từn gọi khá thú vị “Đoàn binh không mọc tóc”. Nhà thơ
Phạm Tiến Duật cũng đã từng gọi tiểu đội của mình cái tên bắt nguồn từ hiện thực thiếu
thốn khắc nghiệt “Tiểu đội xe không kính”, qua đó ta thấy được tinh thần lạc quan và chất
lính dí dỏm hài hước. Nhưng, trước hết, đây là những câu thơ tả thực, thực một cách trần
trụi: Chiến sĩ Tây Tiến hồi ấy hoạt động ở những vùng núi rừng hiểm trở, ma thiêng nước
độc, chết trận thì ít mà chết vì bệnh tật thì nhiều, có những con suối rửa chân rụng lông,
gội đầu rụng tóc. Câu thơ cũng mang đến một đến một nét nghĩa nữa là người lính Tây
Tiến họ tự cạo trọc đều để trở thành những anh “Vệ trọc” để giữ vệ sinh trong cuộc kháng
chiến thiếu thốn trăm bề và cũng dễ thuận lượi trong việc đánh giáp la cả. Câu thơ thứ hai
tạo ra hai vế đối lập : “Quân xanh màu lá” với “dữ oai hùm”, một bên là cái thiếu thốn
khó khăn gian khổ, một bên là khí phách anh hùng của những người lính Tây Tiến. Ba
tiếng “dữ oai hùm” tạo nên một âm hưởng mạnh mec hùng tráng cho câu thơ, người đọc
cảm nhận được khí thế của đoàn quân ra trận, câu thơ ngắt nhịp mạnh tô đậm nét hùng
dũng. “Quân xanh màu lá” ở đây có thể hiểu là xanh màu áo, xanh lá ngụy trang và xanh
da làn da vì thiếu máu. Những hình ảnh rất thực đó, vào bài thơ, với giọng điệu và cách
diễn tả lãng mạn của Quang Dũng đã như mang nghĩa tượng trưng, rất có khí phách.
Mười bốn chữ thơ mà chạm khắc vào lịch sử hình ảnh một đoàn quân phi thường , độc
đáo, có một không hai trong cuộc đời cũng như trong thơ ca. Những người lính Tây Tiến
mang một ngoại hình rất kì lạ: Đầu không mọc tóc, da xanh như màu lá. Trên thực tế, lính
Tây Tiến là nạn nhân bi thảm của hoàn cảnh. Căn bệnh sốt rét rừng đã hoành hành dữ dội
khiến cho người chiến sĩ “chết trận thì ít, chết vì bệnh tật thì nhiều hơn”; (Theo Trần Lê
Văn).Nhà thơ nói đến điều đó nhưng ý thơ lại được nâng đỡ bởi bút pháp lãng mạn.
Quang Dũng đã khắc họá chân dung người lính hết sức lẫm liệt, oai hùng. Tác giả dùng
hai chữ “đoàn binh” mà không dùng “đoàn quân” . Cái “dữ oai hùm” khiến ta nhớ đến
câu thơ hừng hực “hào khí Đông A”của Phạm Ngũ Lão: “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”.
Thơ ca kháng chiến đã từng ghi lại những hình ảnh thật cảm động về sự tiểu tụy của
người chiến sĩ vì sự hoành hành của bệnh sốt rét:

Anh với tôi biểt từng cơn ởn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

(“Đồng chí” - Chính Hữu)

Nhưng dưới ngòi bút lãng mạng của Quang Dũng, các chiến sĩ Tây Tiến không còn là
nạn nhân mà trở nên thật chủ động, ngạo nghễ: Đầu không mọc tóc, da xanh xao để thích
nghi với hoàn cảnh chiến đấu. Nhà thơ Vũ Quần Phương có nhận xét: Quang Dũng miêu
tả lính Tây Tiến ốm mà không yếu. Đầu không mọc tóc không phải là hình ảnh gây cười,
hay nói chính xác hơn là cười mà xót xa, mà không cầm được nước mắt, bởi răng với tóc
là gốc con người, ai cũng muốn chăm sóc cho vé đẹp ngoại hình của mình. Từ việc Hà
thành ra đi chiến đấu khi mái tóc hãy còn xanh, da còn hồng hào. Vậy mà giờ đây, họ đã
chấp nhận hi sinh mái tóc xanh, tuổi thanh xuân của mình để góp phần làm nên mùa xuân
vĩnh viễn của Tổ quốc.

Vì vậy, khó khăn, gian khổ là th, nhưng các chiến binh Tây Tiến vẫn không nguôi, vơi
đi những tình cảm lãng mạn:

”Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”

“Mộng” và “mơ” ; của người lính được gửi về hai phương trời: Biên cương, nơi còn đầy
bóng giặc, mộng giết giặc lập công và Hà Nội, quê hương yêu dấu, mơ những bóng dáng
thân yêu. “Dáng kiều thơm” ấy là vầng sáng lung linh trong kí ức, “tố cáo”nét đa tình của
người lính khi nhớ về những thiếu nữ Hà Thành với vẻ đẹp “sắc nước hương trời” .
Nhưng với các chiến sĩ Tây Tiến, nỗi nhớ ấy là sự cân bằng, thư thái trong tâm hồn sau
mỗi chặng hành binh vất vả, chứ không phải để thối chí nản lòng. Vậy mà một thời, câu
thơ “đẹp một cách lãng mạn” này đã khiến cho tác giả của nó và chính bài thơ phải “trải
bao gió dập, sóng dồi”.
Đã một thời, với cái nhìn ấu trĩ, người ta phê phán thói tiểu tư sản, thực ra nhờ vẻ đẹp
ấy của tâm hồn mà người lính có sức mạnh vượt qua mọi gian khổ, người lính trở thành
một biểu tượng cho vẻ đẹp của con người Việt Nam. Quang Dũng đã tạo nên một tương
phản hết sức đặc sắc, những con người chiến đấu kiên cường với ý chí sắt thép cũng chính
là con người có một đời sống tâm hồn phong phú. Người lính Tây Tiến không chi biết
cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà còn rất hào hoa, giữa bao nhiêu gian
khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động trong một nỗi nhớ về một dáng kiều thơm, nhớ
về vẻ đẹp của Hà Nội - Thăng Long xưa. Bức tượng đài người lính Tây Tiến đã được
khắc tạc bằng những nguồn ánh sáng tương phản lẫn nhau, vừa hiện thực vừa lãng mạn.
Từng đường nét đều như nổi bật và tạo được những ấn tượng mạnh mẽ. Đây cũng là đặc
trưng của thơ Quang Dũng. Những câu thơ này có thời đã từng bị phê phán nặng nề, bị
gán cho màu sắc tiểu tư sản, không có lợi cho cách mạng, điều này có lẽ quá bất công với
Quang Dũng. Tại sao lại cấm những người chiến sĩ xuất thân từ thành thị sống với những
tâm tình riêng của mình, trong khi những người lính xuất thân từ nông thôn thì được phép
nhớ giếng nước, nhớ gốc đa, nhớ người thân. Vấn đề là nỗi nhớ ấy có ảnh hưởng đến ý
chí và tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ hay không, hay họ vẫn đang hiên ngang
chấp tay súng tiêu diệt kẻ thù. Nỗi nhớ của người lính họ đang tuổi hoa mộng nên rất đẹp
và đáng trọng, nó khác với nỗi nhớ của người lính xuất thân từ nông dân trong bài “Đồng
chí” của Chính Hữu là nhớ “nước mặn, đồng chua, cây đa, giếng nước, sân đình” hay nhớ
về người vợ trẻ mòn chân bên cối gạo canh khuya trong bài “Nhớ” – Nguyên Hồng.

Và trong những năm khói lửa của cuộc chiến tranh ác liệt, người chiến sĩ thời ấy cũng
có những sợi tơ lòng dễ rung, mong manh trước chi một làn gió nhẹ và không giấu những
nỗi nhớ, nỗi buồn. Và đó là nỗi nhớ của tình yêu gắn chặt, hòa quyện với lí tưởng của tình
yêu tổ quốc thiêng liêng, cao quý làm nên một sức mạnh để chiến thắng kẻ thù. Người
chiến sĩ mang theo lòng yêu nước, mang theo tình yêu mà ra trận. Để rồi trên đường hành
quân đi đánh giặc, những người lính luôn nghĩ về hòa bình, về nụ mầm sự sống với sự lạc
quan và lòng yêu đời.

Vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng thể hiện rõ nét qua tư thế lên đường vì lí tưởng, Quang Dũng
không né tránh hiện thực, né tránh những đau thương mất mát mà nhìn thẳng vào bi
thương để viết nên những vần thơ của mình thật sâu sắc:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi thẳng tiếc đời xanh


Áo bào thay chiếu , an về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Có thể thấy câu thơ : “Rải rác biên cương mồ biên cương mồ viễn xứ” nếu tách riêng ra
rất dễ gây cảm giác nặng nề bởi đó là câu thơ và cái chết, về nằm mồ của người lính Tây
Tiến ở nơi “viễn xứ” . Từng chữ từng chữ dường như mỗi lúc một nhấn thêm nốt nhạc
buồn cuả khúc hát hồn tử sĩ. Chẳng phải thế sao? Nói về những nằm mồ. Quang Dũng lại
dùng phép đảo và đưa từ láy “rải rác” lên đầu câu để nhấn mạnh sự ít ỏi, thưa thớt, gợi sự
hoang lạnh những người lính họ ngã xuống trên đường hành quân hay trong những trận
đánh lại được yên nghỉ đâu đó trên những chặng đường hành quân, ở đỉnh đè, góc núi,
dưới tầng sâu đất lạnh. Quang Dũng muốn nói tới nơi yên nghỉ của những người đồng
đội.

“Áo bào thay chiếu , an về đất”

Cách nói này vừa ước lệ, vừa tả thực để làm mờ hóa đi cái sự thiếu thốn, gian khổ người
lính Tây Tiến phải chịu đựng. Cách nói “Áo bào thay chiếu” có thể hiểu là chiếu không có
nhưng có áo bào vì theo ý kiến của Quang Dũng:” Tôi muốn nói thêm cải phần gian khổ,
thiếu thốn của miền Tây. Khi nằm xuống, người chiến sĩ không có manh chiếu để liệm.
Nói “Áo bào thay chiếu" là cách nói của người linh chúng tôi, cách ước lệ để an ủi
đồng chi của mình đã nằm xuống.” Cách nói “Áo bào thay chiếu” có thể hiểu là theo Trần
Lê Văn thực ra thì đồng bào thấy chiến sĩ Tây Tiến rét đã cho chiếu để đắp và khi chết
dùng để chôn luôn. “Áo bào” là một từ Hán Việt ,thực ra đó là tám áo choàng bên ngoài
của lính Tây Tiến qua cái nhìn lãng mạn của nhà thơ, dù nó đã bạc, sờn hay rách vì bom
đạn của giặc nhưng nó vẫn trở thành những chiếc áo bào sang trọng tiễn đưa anh về nơi
an nghỉ cuối cùng. Cách dùng từ “áo bào” làm câu thơ trở nên cổ kính hơn, làm tăng
không khí cổ kính trang trọng cho cái chết của người lính.

“Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Sông Mã là thiên nhiên rừng núi Tây Bắc, là quê hương đất nước là chứng tráng sĩ Tây
Tiến. Sông Mã “gầm” lên khúc độc hành bi phẫn, đau thương làm rung động cả một chốn
hoang sơ. Câu thơ có cái không khí chiến trậncủa bản anh hùng ca thời cổ. Câu thơ đề cập
đến mất mát đau thương mà vẫn hùng tráng.Sông Mã “gầm lên” đây là âm vang của sông
núi, là điệu khèn vĩnh quyết, là khúc ca bi tráng của thiên nhiên miền Tây và quê hương
đất nước đang quặn lòng, nghiêng mình tiễn đưa anh về nơi yên nghi cuối cùng. Và sông
Mã oai hùng qua biện pháp nhân hóa đã trở thành một sinh thể biết đớn đau, như thay cho
cả dân tộc kịp tấu lên những âm thanh bi tráng, để tiễn đưa những anh hùng dân tộc.
Không hề có tiếng khóc của giọt nước mắt tang thương. Người lính Tây Tiến ra đi nhưng
hình ảnh của anh không bao giờ mờ phai trong tâm trí con người. Hình ảnh người lính và
những kỷ niệm đậm mãi trong lòng Quang Dũng và mỗi chúng ta. Từ sự kết hợp một cách
hài hoà giữa cái nhìn hiện thực với cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã dựng lên bức
chân dung, một bức tượng đài người lính cách mạng vừa chân thực vừa có sức khái quát,
tiêu biểu cho vẻ đẹp sức mạnh dân tộc ta trong thời đại mới, thời đại cả dân tộc đứng lên
làm cuộc kháng chiến vệ quốc thần kỳ chống thực dân Pháp. Đó là bức tượng đài được
kết tinh từ âm hưởng bi tráng của cuộc kháng chiến ấy. Đó là bức tượng đài được khắc tạc
bằng cả tình yêu của Quang Dũng đổi với những người đồng đội, đối với đất nước của
mình. Vì thế từ bức tượng đài đã vút lên khúc hát ngợi ca của nhà thơ cũng như của cả đất
nước về những người con anh hùng ấy.

Đi dọc theo suốt mạch cảm hứng của bài thơ, băng qua các chặng đường hành quân
gian khổ, chìm đắm trong thiên nhiên hùng vĩ miền Tây ta thấy được con người Tây Tiến,
núi rừng Tây Tiến đã khắc sâu nơi tâm tưởng của Quang Dũng để rồi cứ thế đến với
người đọc thật tự nhiên. Đó là cái vừa đa tình, vừa lãng mạn lại đầy bi tráng, là cái lạ để
người đọc có thể cảm nhận hết vẻ đẹp của toàn bài. Nhưng có lẽ, vẻ đẹp của Tây Tiến một
lần nữa vang vọng lại chính là thời đại của và dân tộc của nó, bởi hình ảnh về bức tượng
đài những người lính Tây Tiến “người đi không hẹn ước” đã làm nên sức mạnh của dân
tộc ta trong cuộc cuộc kháng chiến về cường quốc thần kì chống thực dân Pháp. Đây
chính là âm hưởng của thời đại, là tình đòng chí , đồng đội, là tình yêu quê hương đất
nước tha thiết của những con người.

You might also like