Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Trên cơ sở nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã nhận thức sâu sắc bản chất của chế độ thực dân: “Chế độ thực
dân, tự bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu
rồi”[3]. Thực tiễn đã chứng minh điều đó, năm 1858, thực dân Pháp đã dùng bạo
lực phản cách mạng để xâm lược nước ta, chúng dùng quân đội - “một công cụ
to dùng để áp bức” với hạm đội, tàu chiến, binh lính tinh nhuệ và các loại vũ khí
hiện đại thời bấy giờ để uy hiếp, xâm lược một triều đình phong kiến với vài khẩu
súng thần công và những anh lính khố. Sau khi chiếm được nước ta, chúng tiếp
tục dùng bạo lực phản cách mạng để bóc lột nhân dân ta tới tận xương tủy,
không những thế chúng còn đàn áp đẫm máu những phong trào đấu tranh của
nhân dân ta dù cho đó có là đấu tranh theo phương pháp hòa bình hay dấy binh
khởi nghĩa. Bác đã nhận rõ bản chất của bọn xâm lược, “lũ giặc cướp nước,
chết thì chết, nết không chừa. Càng gần thất bại thì chúng càng hung ác”[4].
Trong bản Tuyên ngôn độc lập Bác đã từng chỉ rõ: “Ngày 9 tháng 3 năm nay,
Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy hoặc
đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại, trong 5
năm, chúng dã man bán nước ta hai lần cho Nhật. Trước ngày mồng 9 tháng 3,
biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực
dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm
chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên
Bái và Cao Bằng”[5]. Cho nên Người khẳng định: “Độc lập tự do không thể cầu
xin mà có được”. Vì vậy, để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cũng
như cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ chủ nghĩa xã hội, tất yếu
phải “Dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy
chính quyền và bảo vệ chính quyền”. Đó là quan điểm mấu chốt trong tư tưởng
quân sự Hồ Chí Minh, đã được thể hiện trong Khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
cũng như trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bạo lực cách mạng ở Việt Nam là
sức mạnh của quần chúng nhân dân dân được giác ngộ và tổ chức thành hai lực
lượng: Lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, hai hình thức đấu tranh: Đấu
tranh chính trị và đấu tranh quân sự, kết hợp khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh
cách mạng. Vì vậy, khởi nghĩa vũ trang là cuộc nổi dậy to lớn của quần chúng
với sự kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, dùng vũ
khí để đánh đuổi bọn cướp nước, giành chính quyền. Người nói: Tùy tình hình
cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp, sử dụng
đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để
giành thắng lợi cho cách mạng. Quán triệt quan điểm: Cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng, Người đã chỉ rõ, bạo lực cách mạng ở đây là bạo lực cách
mạng của quần chúng, nghĩa là toàn dân vùng dậy đánh đuổi quân xâm lược.

Tuy đề cao vai trò của bạo lực cách mạng nhưng Hồ Chí Minh không tuyệt đối
hóa vai trò của bạo lực, của đấu tranh vũ trang trong chiến tranh cách mạng. Với
người đấu tranh vũ trang chỉ là một trong những phương pháp để thực hiện mục
tiêu chính trị của cách mạng. Với tinh thần ấy, sau khi về nước chuẩn bị cho
công tác giành chính quyền. Tháng 12 năm 1944, sau khi nghiên cứu kỹ tình
hình cách mạng trong nước và trên thế giới, Bác ra chỉ thị thành lập đội “Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân”. Với lời căn dặn: “Chính trị trọng hơn quân
sự”, “tuyên truyền trọng hơn tác chiến”, “người trước, súng sau”. Chỉ thị thành
lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Bác tuy ngắn nhưng rất súc
tích bao gồm các vấn đề chủ yếu về đường lối quân sự của Đảng ta, đó là các
vấn đề về kháng chiến toàn dân, động viên và vũ trang toàn dân. Chỉ thị còn nói
rõ về nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, phương châm xây
dựng ba thứ quân, phương thức hoạt động kết hợp quân sự với chính trị của lực
lượng vũ trang, nguyên tắc tác chiến và chiến thuật du kích của lực lượng vũ
trang.

You might also like