Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Tình hình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Dịch Covid xuất hiện ở Việt Nam vào đầu tháng 3/2020, đã mang lại rất nhiều ảnh hưởng và diễn biến hết
sức khó khăn cho đến ngày hôm nay nhất là nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Dẫn chứng là theo nhiều
bài báo nghiên cứu những đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 liên tiếp xảy ra đã khiến ngành Du lịch Việt
Nam là bị ảnh hưởng trực tiếp đầu tiên và chịu nhiều thiệt hại nặng nề nhất. Các công ty du lịch phải
ngưng mọi hoạt động lại, các tour du lịch bị hoãn dừng và hủy bỏ liên tục không có ngày cụ thể. Dù cho
nhà nước ta đã đưa ra các chính sách để nhanh chóng phục hồi, cứu vãn tình hình song những đợt dịch
liên tục bùng lại đã làm mất đi cơ hội hồi phục này của các công ty, doanh nghiệp. Xét chung, đã ảnh
hưởng rất nghiêm trọng đối với tất cả các doanh nghiệp du lịch.
Theo Tiến sĩ Đặng Hà Giang năm 2020 phân tích Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng thương mại Việt Nam, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế chỉ
tăng 1,96% đây là mức thấp nhất trong mười mấy năm trở lại đây. Mặc dù, Chính phủ Việt Nam được
quốc tế đánh giá là kiểm soát dịch bệnh rất tốt, song các doanh nghiệp và hộ gia đình kinh doanh vẫn còn
nhiều khó khăn. Đây là tình hình chung và các ngân hàng thương mại không thể hạ thấp tiêu chuẩn tín
dụng (vì khi tiêu chuẩn bị hạ thấp sẽ gây rủi ro cho hệ thống ngân hàng, rủi ro cho nền kinh tế, nợ xấu gia
tăng). Không những vậy, lợi nhuận sau thuế, lãi cận biên, thu nhập lãi thuần, cơ cấu thu nhập các ngân
hàng thương mại của ngân hàng cũng đều giảm xuống. Đặc biệt, các nợ xấu các ngân hàng thương mại ở
mức tăng rất cao.
Nhưng nhìn chung, đây là tình huống chung trên thế giới không chỉ riêng ở Việt Nam. Trong hội diễn đàn
Việt Nam và thế giới năm 2020 về chủ đề: “Đại dịch COVID-19 và những tác động cơ bản đối với thế
giới”., GS.TS Đặng Nguyên Anh chỉ rõ, sự gián đoạn đột ngột của kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid -19
đã khiến cho nhu cầu hàng hóa và dịch vụ giảm mạnh, dẫn đến suy thoái kinh tế tại nhiều khu vực và
quốc gia trên thế giới. Nhận diện cục diện thế giới hậu Covid-19, PGS.TS Cù Chí Lợi, Viện Nghiên cứu
châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cũng cho hay, đại dịch Covid-19 đã, đang và sẽ để lại
những hậu quả rất to lớn với thế giới. Cùng với những tác động về dịch tễ và y tế, các ảnh hưởng chính trị
và kinh tế toàn cầu sẽ rất sâu sắc. Vì vậy, nhiều nước cùng chung tay hỗ trợ lẫn nhau, cung cấp các chính
sách hỗ trợ trong nước,
Đại dịch Covid ảnh hưởng rất sâu đối với các quốc gia trên thế giới, theo OECD, thương mại toàn cầu
giảm 10,2% năm 2020 và đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 40%, gây ra sự gián đoạn lớn trong chuỗi
cung ứng. Sự cắt giảm lớn trong tiêu dùng tư nhân dẫn đến tình trạng vỡ nợ doanh nghiệp tăng năm 2021
(mà trong năm 2020 đã bị đình trệ do sự hỗ trợ chưa từng có của chính phủ), đặc biệt là trong các lĩnh vực
bị ảnh hưởng nặng nề bởi các đợt đóng cửa mới. Thị trường lao động cũng chịu áp lực đáng kể trong năm
2020. Ở hầu hết các quốc gia, tỷ lệ thất nghiệp đang tăng lên. Mức độ ảnh hưởng khác nhau giữa các quốc
gia. Các doanh nghiệp Việt Nam thường bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các doanh nghiệp lớn trong cuộc
khủng hoảng COVID-19, do họ dễ bị tổn thương hơn. Do, thứ nhất các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất
là thương mại bán buôn và bán lẻ, vận tải hàng không, dịch vụ lưu trú và ăn uống, bất động sản, dịch vụ
chuyên nghiệp và các dịch vụ cá nhân khác bởi vì tỉ lệ các doanh nghiệp làm việc này có trung bình rất.
Thừ hai, là, các công ty nhỏ hơn thường yếu về mặt tài chính và có dự trữ tiền mặt nhỏ hơn các công ty
lớn. Thứ ba, là các công ty nhỏ có năng lực chuỗi cung ứng yếu hơn các công ty lớn.

You might also like