Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

TRUYỆN KIỀU

Sau mười lăm năm lưu lạc, Thuý Kiều đã trở về đoàn viên với gia đình. Nhưng nàng chính là người
sợ việc đoàn viên hơn ai cả. Trong việc tái ngộ này, Thuý Vân chính là người đầu tiên đã lên tiếng
vun vào cho chị. Nhưng trong đêm gặp lại ấy, Thuý Kiều đã tâm sự với Kim Trọng:
“Thân tàn gạn đục khơi trong
Là nhờ quân tử khác lòng người ta...”
Nàng ghi nhận tấm lòng của Kim Trọng nhưng tự thấy mình không còn xứng đáng với chàng
nữa. Tuy từ chối việc kết hôn với Kim Trọng, song Kiều nguyện rằng hai người sẽ trở thành bạn tri
kỷ nơi câu thơ tiếng đàn, " chẳng trong chăn gối, cũng ngoài cầm thơ".
Nguyễn Du đã gửi gắm toàn bộ thế giới quan của mình về xã hội phong kiến lúc đó qua các
câu thơ nhận xét về cuộc đời lưu lạc của Thuý Kiều:

“Ngẫm hay muôn sự tại trời,


Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai,
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Lời quê chắp nhặt dông dài,
Mua vui cũng được một vài trống canh.”
Hàng trăm năm qua, Truyện Kiều vẫn luôn tồn tại trong đời sống của dân tộc Việt. Từ đó, lẩy
Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... đã phát sinh trong cộng đồng người Việt. Bên cạnh đó,
một số nhân vật trong truyện cũng trở thành nhân vật điển hình, như:

Sở Khanh: chỉ những người đàn ông phụ tình.

Tú bà: chỉ những người dùng phụ nữ để mại dâm, và thu lợi về mình.

Hoạn Thư: chỉ những người phụ nữ có máu ghen thái quá,...

You might also like