Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Tranh dân gian Việt Nam

Tranh dân gian Việt Nam


Bởi:
Wiki Pedia

Lịch sử

Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, đã từng có thời gian phát triển rất mạnh
mẽ, ngày nay nó có phần giảm sút nhưng vẫn còn được giữ gìn bảo tồn trong một số
làng nghề và một số gia đình làm tranh. Về cơ bản có hai loại tranh chính là tranh Tết
và tranh thờ. Sở dĩ tranh dân gian Việt Nam xuất hiện rất sớm là bởi vì nó với hai loại
chính là tranh tết và tranh thờ xuất hiện gần như cùng lúc với tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt và việc thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên.

Vào thời nhà Lý (thế kỷ 12) đã bắt đầu xuất hiện những gia đình hay thậm chí là cả một
làng chuyên làm khắc ván, làm tranh. Đến cuối đời nhà Trần nhiều nơi đã in được tiền
giấy (là một cách thể hiện của tranh dân gian) và sang đời nhà Hồ tiền giấy đã được phát
triển mạnh.

Tời thời kỳ Lê sơ việc in khắc tranh đã được tiếp thu thêm kỹ thuật khắc ván in của
Trung Quốc và sau khi vào Việt Nam đã được cải tiến thêm cho phù hợp. Cùng với đó
là sự phân hoá của tranh dân gian xuất hiện ngày càng rõ nét.

Đến đời nhà Mạc (thế kỷ 16) một thay đổi đặc biệt đã xảy ra, tranh dân gian không còn
là sản phẩm riêng của những người nông dân nghèo khó nữa, mà đã được cả tầng lớp
quý tộc ở kinh thành Thăng Long ưa thích, thường sử dụng vào dịp Tết Nguyên Đán.

Sang thế kỷ 18 - 19, tranh dân gian đã dần đi vào giai đoạn ổn định và phát triển mạnh
mẽ. Nghề làm tranh đã lan truyền rộng rãi hầu khắp cả nước. Cùng với đó là sự phân
hóa, những dòng tranh mới xuất hiện, được gọi tên theo địa danh nơi sản xuất, đã có
những phong cách riêng của mình. Nét riêng của mỗi dòng tranh được thể hiện ngay từ
quy trình làm tranh cũng như trong mỗi đường nét của tranh. Đó là sự khác biệt giữa kỹ
thuật khắc ván in, kỹ thuật vẽ, nguyên liệu làm tranh, cách pha chế tạo màu sắc riêng...

Đặc điểm

Tranh dân gian Việt Nam dù có nhiều dòng tranh khác nhau nhưng nhìn chung đều được
dựng hình theo kiểu lấy các nét khoanh, lấy các mảng màu và bao lại toàn hình. Các
thành phần trong tranh không có một điểm nhìn cố định mà hầu hết được thiết kế để

1/7
Tranh dân gian Việt Nam

có thể quan sát di động, từ nhiều góc độ khác nhau. Cách tạo màu cũng vậy, tất cả đều
nhằm làm cho bức tranh thật dễ nhìn.

Cách vẽ, in ấn

Do đặc điểm của tranh dân gian là để phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân,
phục vụ việc thờ cúng, trang hoàng cho ngày Tết cho nên cần phải có số lượng lớn mà
giá cả không được đắt. Vì thế mà người làm tranh đã sử dụng phương pháp khắc ván rồi
từ đó sao in ra nhiều bức tranh.

Nhìn chung cách in tranh chủ yếu là sử dụng ván khắc. Các bản ván khắc chủ yếu làm
từ gỗ. Đầu tiên nghệ nhân sẽ khắc lên bản gỗ đường nổi thể hiện những đường nét chính
của tranh, sau này khi in tranh ra giấy, người làm tranh lại tiếp tục tô vẽ để hoàn thiện
bức tranh đó, còn đối với một số tranh đơn giản thì người thợ không cần tô vẽ thêm nữa
mà tranh được đưa ra khi in xong. Nghệ thuật in tranh qua các bản gỗ khắc nổi xuát hiện
từ xa xưa, được lưu truyền từ đời nay qua đời khác.

Ngoài các dòng tranh sử dụng phương pháp khắc thì còn có những bức tranh vẽ tay của
các nghệ nhân. Phương pháp vẽ tranh trực tiếp này chủ yếu được dùng ở vùng các dân
tộc thiểu số ở vùng núi miền Bắc như người: Tày, Nùng, Dao...

Nguyên liệu và cách tạo màu cho tranh

Tranh thường được in hoặc vẽ trực tiếp lên giấy. Loại giấy phổ biến thường được các
dòng tranh dùng hơn cả là giấy dó. Từ loại giấy này có thể làm ra giấy điệp, loại giấy mà
tranh Đông Hồ sử dụng in hình. Đặc điểm của loại giấy này là độ bền rất cao, mà lại xốp
nhẹ, không nhoè khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc gòn gẫy, ẩm nát. Với đặc tính chống ẩm
rất cao, giấy dó giúp cho các bức tranh không bị ẩm mốc, trường tồn cùng thời gian.

Mỗi dòng tranh thường có cách tạo màu, pha chế màu sắc riêng, nhưng nhìn chung thì
màu sắc cho những bức tranh thường được tạo nên từ những nguyên liệu đơn giản, dân
dã bằng rất nhiều phương pháp khác nhau.

Ví dụ như trong tranh Đông Hồ, thường chỉ có 3 đến 4 màu mà thôi, màu sắc được tạo
nên từ:

* Than xoan tạo màu đen,

* Rỉ đồng tạo màu xanh,

* Hoa hòe tạo màu đỏ,

* Lá chàm tạo màu xanh mát,

2/7
Tranh dân gian Việt Nam

* Màu vàng ấm lấy từ hoa hoè hay quả dành dành,

* Màu trắng óng ánh thì dùng vỏ trai điệp ở biển nghiền mịn

* Màu đen của tranh được làm từ tro rơm nếp hay tro lá tre được đốt và ủ kỹ,

* Màu vàng cũng tạo nên từ hoa hoè,

* Màu chàm từ các nguyên liệu của rừng núi,

* Màu son của sỏi đồi tán nhuyễn.

Những màu sắc đó lại được pha với dung dịch hồ nếp cổ truyền tạo cho tranh Đông Hồ
một vẻ óng ả và trong trẻo mà các loại màu hiện đại không thể nào có được. + màu sắc
trong tranh Hàng Trống: thường chỉ có 3 đến 5 màu, màu sắc dùng phẩm màu để vẽ.

Bố cục của tranh

Hầu hết tranh dân gian được vẽ theo quan niệm "sống" hơn "giống". Đường nét của mỗi
bức tranh hết sức gạn lọc, thuần khiết, cốt sao rung cảm thẩm mỹ cho người xem hơn là
vẽ đúng luật. Các thành phần trong tranh không có một điểm nhìn cố định mà hầu hết
được thiết kế để có thể quan sát di động, từ nhiều góc độ khác nhau.

Đề tài và nội dung của tranh dân gian

Do ra đời để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân, gắn bó chặt chẽ với đời
sống thường nhật của người dân nơi thôn dã cho nên đề tài của tranh hết sức phong phú.
Tranh phản ánh từ những gì gần gũi, thân thiết nhất với người dân cho đến những điều
thiêng liêng cao quý trong các tranh thờ.

Những truyện Nôm như Truyện Kiều và Nhị Độ Mai cũng được dùng làm đề tài tranh.
Truyện Kiều thì có cảnh ba chị em đi tảo mộ gặp Kim trọng. Nhị Đọ Mai thì vẽ cảnh
Hạnh Nguyên đi cống Hồ.

Những đề tài dân dã như: cóc, chuột, đàn gà, hái dừa, đánh ghen, khiêng trống, đánh
vật... Cùng tồn tại với những đề tài như: Phú Quý, Tố Nữ, ...

Lịch sử Việt Nam cũng là một đề tài được tranh dân gian đề cập đến rất nhiều, như: bà
Trưng Trắc cưỡi voi xung trận, Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, Đinh Bộ Lĩnh cờ lau
tập trận... rồi sang thời kỳ lịch sử hiện đại có Việt Nam độc lập, bình dân học vụ, bắt
sống giặc lái máy bay, Bác Hồ về thăm làng...

Nội dung của tranh cũng hết sức phong phú, đa dạng. Mỗi bức tranh đều mang một ý
nghĩa nhân sinh riêng, biểu hiện nhiều góc độ tâm trạng của con người, mang trong nó

3/7
Tranh dân gian Việt Nam

là cả những ước vọng của người dân, từ những ước mong giản dị cho tới những điều cao
quý. Đó có thể là mong ước về một cuộc sống no ấm của nhà nông với sự thể hiện của
tranh "Mẹ con đàn lợn", hay sự thể hiện ý chí kiên cường bất khuất của đấng nam nhi
với "Tranh gà trống" sặc sỡ và oai vệ, và nó cũng thể hiện cho 5 đức tính quý của con
người: văn (vẻ đẹp – mào gà), vũ (cứng rắn – cựa gà), nhân (lòng thương yêu đồng loại
– khi kiếm được mồi luôn gọi đàn đến cùng ăn), dũng (sức mạnh – gặp kẻ thù thì kiên
quyết chống lại), tín (hàng ngày báo giờ rất đúng). Tranh gà đẹp và ý nghĩa như thế, nên
nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã viết trong bài thơ Chợ têt: "Lũ trẻ còn mải ngắm bức tranh gà/
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi".

Còn tranh "Đám cưới chuột" lại là một minh chứng sống động và hóm hỉnh cho quan hệ
mạnh hiếp yếu trong xã hội. Chuột làm đám cưới phải lo lễ vật cống cho mèo, cầu xin
mèo để yên cho đám cưới được tiến hành.

Dù được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tranh dân gian của các dòng
tranh đều có điểm giống nhau là luôn đề cao cái đẹp, đề cao đạo lý làm người, giáo dục
những phẩm chất tốt và cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Về nội dung, tranh dân gian Việt Nam có thể chia 4 nhóm:

1. Tranh thờ: được các trung tâm làm tranh dân gian dành một tỉ lệ lớn. Sử dụng ở các
chùa, đền, điện, phủ và nhà dân để canh gác, trừ tà, yểm quỷ (“Vũ Đình - Thiên Ất”,
“Tiến Tài - Tiến Lộc”, “Táo quân - Thổ công”, “Ngũ Hổ”...). Tranh làng Sình (Huế), Đồ
Thế (Nam Bộ) - theo mê tín để đốt thế mạng cho người sống;

2. Tranh chúc tụng: chủ yếu là tranh Tết (“Gà - Lợn”, “Thất Đồng”, “Tam Đa”...);

3. Tranh sinh hoạt: phong phú, vui vẻ, đôi khi có tính châm biếm nhẹ nhàng (“Tứ quý”,
“Tứ dân”, “Đánh ghen”, “Hứng dừa”...);

4. Tranh minh hoạ - lịch sử: được chọn lọc để miêu tả lí thú (“Truyện Kiều”, “Trê -
Cóc”, “Bà Triệu cưỡi voi”, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo ...).

Những dòng tranh chính

Cùng với những đổi thay của đất nước, tranh dân gian cũng vậy, có nhiều dòng tranh
xuất hiện. Có dòng tranh thì phát triển mạnh mẽ nhưng cũng có những dòng tranh nhanh
chóng biến mất. Ngày nay, dù thời gian đã làm mai một đi, các dòng tranh dân gian hiện
không còn ở thời kỳ cực thịnh, nhưng những giá trị to lớn của mỗi dòng tranh vẫn còn
đó, như là một chứng tích của xã hội Việt Nam một thời, nó sẽ vãn mãi là di sản của dân
tộc Việt Nam.

4/7
Tranh dân gian Việt Nam

Có một số dòng tranh dân gian chính đã một thời cực thịnh và ngày nay còn lưu giữ
được một phần, như:

* Tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh)

* Tranh Hàng Trống (Hà Nội)

* Tranh Kim Hoàng (Hà Tây)

* Tranh làng Sình (Huế)

Dòng tranh dân gian Đông Hồ

Nhắc tới tranh dân gian Việt Nam không thể không nói tới dòng tranh khắc gỗ Đông
Hồ. Dòng tranh này ra đời từ khoảng thế kỷ 17 và phát triển cho đến nửa đầu thế kỷ 20
sau đó suy tàn dần. Mang trong mình những nét tinh túy riêng với những giá trị văn hóa
to lớn. Những khác biệt của dòng tranh này so với cách dòng tranh khác được thể hiện
từ những khâu như vẽ mẫu, khác bản in, sản xuất và chế biến màu cho đến in vẽ tranh.
Đây là dòng tranh khắc ván, sử dụng ván gỗ để in tranh, tranh có bao nhiêu màu thì có
bấy lần in.

Dòng tranh này có đề tài rất phong phú, nó phản ảnh hầu như tất cả những gì diễn ra
trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày cũng như những mối quan hệ xã hội ở miền
nông thôn Bắc Bộ. Từ những gì dân dã nhất như hái dừa, đánh ghen, gà trống,... cho tới
những bức tranh thờ: Phú Quý, Nhân Nghĩa...

Do đề tài gần gũi tranh Đông Hồ đã được người dân đón nhận và sớm đi vào đời sống
văn hoá của họ. Mỗi khi Tết đến dường như hầu hết các gia đình ở nông thôn miền Bắc
đều có treo một vài tờ tranh Đông Hồ. Cùng với thời gian, với sức mạnh mang trong
mình, tranh Đông Hồ ngày càng lan tỏa ra các vùng xung quanh, để rồi nó đã trở thành
một phần không thể thiếu của đời sông văn hóa tinh thần của người dân.

Dù đã có thời gian đi vào lãng quên, nhưng ngày nay dòng tranh này vẫn còn giữ được
những giá trị to lớn của nó. Tranh Đông Hồ vẫn tồn tại như là một biểu tượng văn hoá
của người dân Việt.

Các tác phẩm : Gà mái , Bà Triệu , Thạch Sanh , Hứng dừa , Gà Đại Cát , Đám cưới
chuột

Dòng tranh Hàng Trống

Tranh Hàng Trống là một dòng tranh dân gian được làm chủ yếu ở các phố Hàng Trống,
Hàng Nón... của Hà Nội. Dòng tranh này có nhiều điểm riêng biệt so với các dòng tranh
dân gian khác.

5/7
Tranh dân gian Việt Nam

Nhìn chung thì tranh Hàng Trống có phần nổi trội hơn về thể loại tranh thờ, do ảnh
hưởng Phật giáo và Đạo giáo, với hình tượng tương đối giản dị mà thể hiện khả công
phu, không bao giờ thiếu sắc thái uy vệ về ý nghĩa.

Tranh được tạo hình không giống tranh hiện đại mà cũng không giống tranh cổ điển.
Với các gam màu chủ yếu là lam, hồng, đôi lúc có thêm lục, đỏ, da cam, vàng... Tỷ lệ
được tạo không hề đúng với công thức chuẩn mà chỉ sao cho thật thuận mắt và ưa nhìn.

Khác với dòng tranh Đông Hồ, nó không được in tất cả bằng ván khắc mà chỉ in "một
nửa", in những đường nét chính sau đó lại tô vẽ lại, cụ thể kỹ thuật tranh Hàng Trống
kết hợp đường nét in đen từ bản khắc gỗ, với việc tô màu phẩm bằng tay, dùng bút mềm
quệt phẩm nước, luôn luôn tạo được những chuyển sắc đậm nhạt tinh tế làm cho màu
sắc rất uyển chuyển. Nhờ vậy, mà nó đáp ứng được đòi hỏi của khách mua tranh chốn
kinh kỳ.

Các tác phẩm : Ngũ Hổ , Bịt mắt bắt dê , chợ quê , Phật Bà Quan Âm

Tranh Kim Hoàng

Tranh Kim Hoàng là sản phẩm tranh ra đời từ sự hợp nhất 2 làng Kim Bảng và Hoàng
Bảng vào năm Chính Hòa thứ 22 (1701). Dân làng thường làm tranh từ Rằm tháng 11
âm lịch cho tới Tết Nguyên Đán.

Điểm khác biệt của dòng tranh này là nó không sử dụng giấy in quyét điệp như tranh
Đông Hồ mà cũng không sử dụng giấy xuyên như tranh Hàng Trống mà in trên giấy Đỏ,
giấy Hồng Điều hay giấy Tàu vàng.

Tranh làng Sình

Nghề làm tranh tại làng Sình (nằm ven bờ sông Hương, Huế) đã ra đời không biết từ bao
giờ, và tranh của làng đa phần phục vụ cho việc thờ cúng của người dân khắp vùng.

Tranh làng Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng. Với khoảng hơn 50 đề tài tranh
phản ảnh tín ngưỡng cổ sơ, người dân thờ tranh cầu mong người yên, vật thịnh ... Tranh
có nhiều cỡ khác nhau, ứng với nó là kiểu in vẽ cũng khác nhau. In tranh khổ lớn thì đặt
bản khắc nằm ngửa dưới đất, dùng một chiếc phết là một mảnh vỏ dừa khô đập dập một
đầu, quét màu đen lên trên ván in. Sau đó phủ giấy lên trên, dùng miếng xơ mướp xoa
đều cho ăn màu rồi bóc giấy ra. Với tranh nhỏ thì đặt giấy từng tập xuống dưới rồi lấy
ván in dập lên.

Bản in đen chờ cho khô thì đem tô màu. Màu tô của tranh làng Sình tuy không được
tỉa tót và vờn đậm nhạt như tranh Hàng Trống, nhưng mỗi màu đều có chỗ cố định trên
tranh, tạo nên sự hòa sắc phù hợp với ý nghĩa từng tranh.

6/7
Tranh dân gian Việt Nam

Điểm nổi bật ở tranh làng Sình là đường nét và bố cục còn mang tính thô sơ chất phác
một cách hồn nhiên. Nhưng nét độc đáo nhất của nó lại là ở chỗ tô màu. Khi đó nghệ
nhân mới được thả mình theo sự tưởng tượng tự nhiên.

7/7

You might also like