Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Giải quyết vấn đề về mạng nhiều khi đem lại khó khăn và phiền phức đối với mọi

người
dùng máy tính. Các công cụ kiểm tra kết nối mạng phổ thông hiện nay như Windows Network
Diagnostic không thể khắc phục hết các lỗi gặp phải. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể tự
giải quyết chúng bằng tay thông qua các dòng lệnh trong cmd

Một số ưu điểm của việc sử dụng các dòng lệnh:

- Có thể kiểm tra từng mục riêng và phân loại những phần gây ra lỗi.

- Có nhiều lựa chọn để thử nghiệm cho hệ thống.

- Có thể sử dụng các script để các tiến trình diễn ra một cách tự động.

Trong bài viết sau chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng công cụ Command line để xác
định và khắc phục một số lỗi về mạng trong hệ điều hành Windows 7.

Trước tiên bạn phải đăng nhập vào hệ thống với quyền quản trị Administrator.

Xác định giao thức kết nối

Để kiểm tra các vấn đề liên quan tới cáp kết nối mạng của mình bạn có thể sử dụng công cụ
ipconfig. Windows sẽ hiển thị một danh sách các giao diện và cho biết các giao diện này có
được kết nối hay không.
Xác định cổng đang làm việc

Các thiết bị ngoại vi như router có chức năng kết nối máy tính tới các mạng khác và mạng
internet, nếu máy tính không thể kết nối được với thiết bị này đồng nghĩa với việc bạn không
thể truy cập được vào mạng internet.

Điều đầu tiên bạn phải biết địa chỉ IP của router, bạn có thể sử dụng Ipconfig để xem thông
tin mặc định của các cổng được kết nối.

Sau đó bạn có thể sử dụng câu lệnh Ping để kiểm tra phản hồi từ các cổng khác. Công cụ này
sẽ có thông báo nếu địa chỉ IP của thiết bị nào đó có trả lời. Đây là một cách đơn giản để biết
được các card mạng, cáp và bộ định tuyến đều được kết nối đúng.
Xác định DNS đang hoạt động

Máy chủ DNS cho chúng ta biết địa chỉ IP của một website qua tên của nó (ví dụ website
http://www.google.com.vn có IP là 74.125.71.104). Địa chỉ này dùng để kết với các máy tính
trong mạng internet, nếu không internet sẽ không hoạt động được.

Trong trường hợp này địa chỉ IP của router và DNS đều là 192.168.1.1

Để kiểm tra DNS bạn có thể sử dụng lệnh nslookup. Lệnh này sẽ tạo ra một truy vấn tới máy
chủ như hình bên dưới:
Xác định các kết nối đang được mở

Mỗi khi một chương trình cần sử dụng tới internet hoặc các máy khác, nó sẽ tự động tạo các
kết nối mới trong khi khả năng xử lý của router chỉ có hạn. Vì vậy nếu chương trình nào đó
đang mở quá nhiều kết nối không cần thiết thì bạn có thể khóa lại bằng lệnh netstat với các
thông số “a” và “b”.

netstat -a -b

 
Bạn có thể nhìn thấy những chương trình đang sử dụng cùng một kết nối. Trong trường hợp
này bạn sẽ thấy một chương trình có tên “Filezilla Server” thuộc cổng 21.

Kiểm tra tường lửa

Tưởng lửa nếu bị cấu hình sai cũng là nguyên nhân gây ra sự cố về mạng. Một cấu hình của
tưởng lửa có ảnh hưởng khá nhiều tới việc truy cập internet. Mặc định các thiết lập này được
ẩn đi và bạn không thể nhìn thấy chúng trên màn hình. Chúng ta có thể chèn thêm các thông
tin vào hệ thống của tường lửa bằng một tập tin với tên firewallrules.txt có nội dung như sau:

netsh advfirewall firewall show rule name=all > firewallrules.txt

notepad firewallrules.txt
Dòng lệnh đầu tiên sẽ truy cập vào cấu hình của tường lửa, còn lệnh thứ hai sẽ mở file này
trong một cửa sổ notepad mới.

Tiện ích netsh sẽ cho chúng ta biết có rule nào ngăn chặn việc sử dụng lệnh này hay không:

netsh advfirewall firewall show rule name | find “Block”

Tuy nhiên, nó lại không hiển thị chương trình này bị chặn như thế nào bởi rule đó.

Ppppppppppppppppppppppppp

Các lệnh kiểm tra mạng

K hi ráp mạng cho MS Windows ta cần những lệnh làm công cụ để kiểm tra xem các cạt
mạng (adapters), network drivers hay đường dây nối có gắn hay cài đặt đúng không. Sau đây
là những chương trình thông dụng.

Ping

Lệnh Ping được dùng để thử xem mạng TCP/IP có trở ngại gì giữa các computers không.
Muốn thử xem có thể liên lạc được với computer nào thì ta Ping IP Address của computer đó.
Nếu không móc nối được với computer ấy thì Ping sẽ hiển thị sứ điệp Request timed out. Ta
cũng có thể Ping Loopback Address (127.0.0.1) để kiểm tra xem TCP/IP có được cài đặt và
configured đúng trên chính computer ta đang dùng không.

Nếu Loopback Ping thất bại, thống kê của Ping sẽ cho thấy số bọc (package) nhận được ít
hơn số bọc gởi đi. Lý do có thể là Driver đã bị hư hại, cạt mạng không chạy hay có một dịch
vụ mềm nào khác can thiệp (interfere) với IP.

Time-To-Live (TTL) Thời hạn sống

Khi một nơi gởi một bọc có chứa dữ liệu với TTL đến nơi nào khác, nơi nhận sẽ chỉ dùng dữ
liệu ấy trong thời hạn TTL rồi sẽ hủy bỏ. TTL thường thường có giá trị từ 1 đến 255 giây
đồng hồ và đuợc chứa trong 1 byte.
Ðể Ping computer tên Sadec với IP Address 192.168.0.100 ta dùng lệnh Ping trong DOS
windows như sau:

Hoặc là ta Ping chính tên Sadec của computer như sau:

Trong hình trên ta thấy Domain Name của Sadec là Sadec.Vovisoft.Com và IP Address của
nó là 169.254.164.100. Tại sao ở đây IP Address của computer Sadec dường như không còn
là 192.168.0.100 nữa? Cái IP Address 169.254.164.100 là do APIPA (Automatic Private IP
Address) cung cấp. Hể IP Address nào có dạng 169.254.x.y là do APIPA phát hành. Việc
nầy xãy ra là vì computer Sadec không thể nhận được một IP Address từ DHCP (Dynamic
Host Configuration Protocol) server. Hoặc là DHCP server đã ngừng, hoặc là nó không
đuợc configured đúng, hoặc là Sadec không thể liên lạc với nó được. Ðể giải quyết vấn đề
nầy, bạn enable hay configure lại DHCP server, rồi khởi động Sadec host trở lại.

Nếu IP Address của Sadec được hiển thị là 0.0.0.0 thì phần mềm Microsoft MediaSense
override (chạy chồng lên) đã khởi động vì cạt mạng khám phá ra là nó không được nối vô
mạng. Ðể sửa chửa vấn đề nầy, tắt MediaSense bằng cách kiểm tra lại xem cạt mạng có được
gắn chắc và sợi dây mạng được nối vào trong hub. Nếu dây mạng có vẻ nối chắc chắn thì
dùng một cạt mạng mới và cài đặt lại driver của cạt.

Bạn có thể Ping IP Address của Default Gateway để kiểm tra xem nó có hoạt động tốt và
xem computer của bạn có thể nói chuyện với nó không.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các cách dùng khác của lệnh Ping bằng cách đánh ping /?.

IPConfig

Ta dùng lệnh IPConfig khi cần biết trạng thái của TCP/IP configuration của computer. Khi
dùng lệnh IPConfig với /all switch, chương trình sẽ hiển thị một báo cáo chi tiết về
configuration của tất cả cạt mạng, kể cả các miniports mạng rộng (Wide Area Network) nào
hiện diện, thường dùng cho remote access hay các móc nối Virtual Private Network (VPN).
Với DNS dynamics update bạn cũng có thể dùng IPConfig để đăng ký computer vào dịch vụ
DNS.

Ðể xem chi tiết của TCP/IP configuration

1. Ðánh vào câu lệnh ipconfig /all


2. Ðọc qua kết quả để kiểm tra xem:
- Có một IP Address không?
- Có một Default Gateway không?
- Có một DHCP server không?
Hình trên cho thấy:

 Hostname là Sadec
 DNS suffix (chữ theo sau Sadec) là Vovisoft.com
 Sadec có hai móc nối qua hai cạt mạng có tên là ICS và Local Area
Connection.

Cạt ICS:

 Hiệu của cạt mạng là NETGEAR


 Ðịa chỉ thật (MAC Address)
 IP Address của cạt được configured tự động
 Hiện giờ IP Address của cạt là 169.254.164.100. Ðiều nầy có nghĩa là
DHCP không chạy tốt hay đã ngừng.
 Không có Gateway
 Cạt có 3 DNS servers

Cạt Local area Connection:

 Hiệu của cạt mạng là Realtec.


 Ðịa chỉ thật (MAC Address)
 Cạt có một static IP Address - DHCP không được enabled.
 Không có Gateway
 DNS server có cùng một IP Address. Ðiều ấy có nghĩa là Sadec là
DNS server.
 WINS server có cùng một IP Address. Ðiều ấy có nghĩa là Sadec cũng
là WINS server.

Có một số switches khác của lệnh IPConfig cũng rất thông dụng:

Switch Công dụng

/flushdns Xóa bỏ cache chứa tên trong DNS

Làm mới lại tất cả Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP) leases
/registerdns và đăng ký lại tất cả tên DNS. Một lease là một hợp đồng mà DHCP cho
phép một computer được dùng một IP Address trong thời hạn bao lâu.

/displaydns Hiển thị cache của DNS resolver

/release <cạt Hủy bỏ lease về một IP Address cho một cạt. Nếu không nói rõ tên cạt
(adapter)> nào thì DHCP hủy bỏ mọi leases

/renew <cạt Phát hành một lease mới với IP Address cho một cạt. Nếu không nói rõ
(adapter)> tên cạt nào thì DHCP phát hành lease mới cho mọi cạt.

Bạn nên thận trọng khi dùng lệnh IPConfig trên client computer. Có nhiều features tân tiến
của IPConfig tuy hay nhưng không nên dùng trên một máy client nếu không được sự trợ giúp
của một administrator về mạng. Dùng lệnh nầy sai lạc có thể làm cho client computer mất
móc nối với server.

Ðể biết thêm về các switches của IPConfig hãy đánh IPConfig /?.
NSLookup

NSLookup là một công cụ tiện dụng để giải quyết những khó khăn về DNS, chẳng hạn như
host name resolution (tìm IP Address của một computer) bằng cách đọc những records trong
DNS database. Ta dùng NSLookup bằng cách đánh nslookup <name> <server> , trong đó
name là host name của record mà bạn đang tìm, và server là tên của server mà bạn muốn
hỏi. Nếu server không được cung cấp thì default server sẽ đuợc dùng.

Kết quả trong hình trên cho biết DNS server không thể tìm ra tên host hay IP Address trong
authoritative domain. Cái authoritative domain có thể nằm trên DNS server ấy hay một DNS
server khác mà DNS server nầy liên lạc được.

Khi bạn khởi động NSLookup, nó hiển thị host name và IP Address của DNS server đã được
configured cho hệ thống địa phương, rồi hiển thị một command prompt để cho bạn tiếp tục
hỏi.
Một câu hỏi có kết quả tốt sẽ có dạng như dưới đây:

Bạn có thể hỏi nhiều thứ cùng một lúc với command-line parameter -d2 khi dùng verbose
debugging enabled. Verbose debugging cho phép bạn kiểm tra các bọc hỏi và đáp giữa
computer hỏi (resolver) và server..

Muốn biết thêm về cách dùng NSLookup chỉ cần đánh ? hay help.

Tracert

Tracert hiển thị đường đi giữa nguồn (source host) và đích (destination). Chỉ đánh Tracert sẽ
hiển thị chỉ dẩn như sau:

Trong hình dưới đây, Tracert hiển thị các routers phát hiện dọc đường từ host cho đến đích;
sau hai routers thì trace đã đến nơi.
Trong trường hợp trace không đi đến đích được, thì kết quả là một dấu hoa thị (*) nằm ở
những cột thường dùng để hiển thị thời gian đi giáp vòng, và có hiển thị sứ điệp Request
time out, hay sứ điệp lỗi nào khác trong cột bên phải, nơi domain name hay IP Address
thường được hiển thị.

You might also like