Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT FPOLYTECHNIC

BỘ MÔN: ĐIỆN – CƠ KHÍ

ASSIGNMENT

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ


ĐỘNG HÓA

MÔN: KỸ THUẬT CẢM BIẾN


ĐỀ TÀI: MÁY ẤP TRỨNG TỰ ĐỘNG

GVHD: Tạ Xuân Hậu


Họ và tên: Đào Chí Thiện
Bùi Trọng Tiến
Trần Đức Hải
Đào Ngọc Đức

Lớp: AC18102– AUT110

1
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, máy tính và tự động hóa sản xuất đang thâm nhập vào rất nhiều lĩnh vực.
Không chỉ trong công nghiệp, nông nghiệp của nước ta cũng đã bắt đầu xuất hiện các
hệ thống chuồng trại, nhà máy, máy móc thiết bị yêu cầu tính tự động ngày càng cao.
Hình ảnh một nền nông nghiệp với “ con trâu đi trước cái cày theo sau” không lâu nữa sẽ
được thay thế.
Xu thế tất yếu của một nền nông nghiệp cần phải có sản lượng lớn và giá cả cạnh tranh
hơn chính là ứng dụng các sản phẩm của khoa học công nghệ. Ngay cả một ngành
truyền thống lâu này là ngành chăn nuôi gia cầm cũng đang từng bước có nhiều thay
đổi.
Máy ấp trứng với qui mô vài trăm trứng tới vài ngàn trứng đang thay thế dần phương
pháp ấp truyền thống vốn có qui mô không lớn.
Từ những vần đề trên, với vốn kiến thức đã được học tại trường và sự hướng dẫn tận
tình của thầy Lê Thanh Đạo, nhóm sinh viên quyết định thực hiện đề tài “HỆ THỐNG TỰ
ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN MÁY ẤP TRỨNG”.
Tuy nhiên vì thời gian có hạn và kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên trong quá trình
thực hiện đồ án không thể tránh những thiếu sót nhất định. Những người thực hiện rất
mong sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp của quý thầy cô cùng tất cả các bạn để đồ án tốt
nghiệp này được hoàn thiện hơn.

2
MỤC LỤC
CHƯƠNG I : TÌM HIỂU CHUNG VỀ CẢM BIẾN........................................................................................4

Cảm biến là gì..........................................................................................................................................4

Phân loại cảm biến..................................................................................................................................4

1) Các loại cảm biến thông dụng..........................................................................................................5

2) Tìm hiểu công dụng của một số loại cảm biến.................................................................................6

...........................................................................................................................................................10

Chương II : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.................................................................................................18

1) Tổng quan về máy ấp trứng..........................................................................................................18

2) Tìm hiểu sơ bộ về các loại máy ấp trứng....................................................................................18

3) Sơ đồ khối.....................................................................................................................................20

4) Sơ đồ nguyên lý............................................................................................................................20

5) Các phần tử trên sơ đồ................................................................................................................21

Chương III: Phương án thiết kế:............................................................................................................22

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN....................................................................................................................23

3
CHƯƠNG I : Tổng quan về các Hệ thống điều khiển tự động
1.1) Giới thiệu tổng quan về hệ thống điều khiển tự động

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KHIỂN


Trong mọi hoạt động của con người, ở bất cứ lĩnh vực nào đều liên quan tới điều khiển. Khái
niệm điều khiển được được hiểu là tập hợp tất cả các tác động mang tính tổ chức của một quá
trình nào đó nhằm đạt được mục đích mong muốn của quá trình đó. Hệ thống điều khiển mà
không có sự tham gia trực tiếp của con người trong quá trình điều khiển được gọi là điều khiển
tự động.
Điều chỉnh là khái niệm hẹp hơn của điều khiển. Điều chỉnh là tập hợp tất cả các tác động nhằm
giữ cho một tham số nào đó của quá trình ổn định hay thay đổi theo một quy luật mong muốn
của người sử dụng. Các thông số đó có thể là nhiệt độ, áp suất, tốc độ quay, vị trí, lực ép, lực
kẹp, hành trình…Các tham số này là các tham số cần điều chỉnh.

Thành phần cơ bản của hệ thống điều chỉnh tự động


Một hệ thống điều chỉnh tự động gồm hai thành phần cơ bản là đối tượng điều chỉnh ĐTĐC và
thiết bị điều chỉnh TBĐC. ĐTĐC là thành phần tồn tại khách quan có tín hiệu ra là đại lượng cần
điều chỉnh và nhiệm vụ cơ bản của điều chỉnh là phải tác động lên đầu vào của ĐTĐC sao cho
đại lượng cần điều chỉnh đạt được giá trị mong muốn. TBĐC là tập hợp tất cả các phần tử của hệ
thống nhằm mục đích tạo ra giá trị điều chỉnh tác động lên đối tượng. Giá trị này được gọi là tác
động điều chỉnh.
Đại lượng cần điều chỉnh hay còn gọi là các đại lượng ra của hệ thống điều chỉnh tự động.
Những tác động từ bên ngoài lên hệ thống được gọi là tác động nhiễu.
Phương pháp để TBĐC tạo ra tín hiệu điều chỉnh gọi là phương thức điều chỉnh (điều khiển). Có
3 phương thức điều chỉnh là:

 Phương thức đều chỉnh theo chương trình


 Phương thức bù nhiễu
 Phương thức điều chỉnh theo sai lệch

Trong phương thức điều chỉnh theo chương trình, tín hiệu điều chỉnh được phát ra do một
chương trình định sẵn trong TBĐC.
Với phương thức bù nhiễu, tín hiệu điều chỉnh được hình thành khi xuất hiện nhiễu loạn tác động
lên hệ thống. Tín hiệu điều chỉnh phát ra nhằm bù lại sự tác động của nhiễu loạn để giữ cho giá
trị ra của đại lượng cần điều chỉnh không đổi. Vì vậy hệ thống bù nhiễu còn được gọi là hệ thống
điều khiển bất biến.
Trong kỹ thuật thường sử dụng kỹ thuật điều khiển theo sai lệch. Tín hiệu điều khiển ở đây được
hình thành do có sự sai lệch giữa giá trị mong muốn và giá trị đo được của đại lượng cần điều
chỉnh. Sơ đồ cấu trúc hệ thống điều chỉnh tự động tác động theo phương thức sai lệch được mô tả
theo hình dưới đây.

4
Trong đó:
TBCĐ – thiết bị đặt giá trị chủ đạo x, là giá trị mong muốn của đại lượng cần điều chỉnh.
TBSS – thiết bị so sánh gái trị chủ đạo x và giá trị đo được y của đại lượng cần điều chỉnh để xác
định giá trị sai lệch e=x-y. Giá trị x còn được gọi là giá trị nhiễu đặt trước.
KCN – khối chức năng nhằm tạo ra tín hiệu điều chỉnh U theo giá trị sai lệch e: U=f(e)
CCCH – cơ cấu chấp hành thực hiện tác động điều chỉnh U lên ĐTĐC
TBCN – thiết bị công nghệ có tín hiệu ra là đại lượng cần điều chỉnh.
TBĐ – thiết bị đo để xác định giá trị y của đại lượng cần điều chỉnh
Z – tác động nhiễu phụ tải là những tác động từ ngoài lên hệ thống mà chúng ta không mong
muốn.

ư
Hệ thống điều chỉnh tự động có thể mô tả bằng hai thành phần chính là ĐTĐC và TBĐC. Khi
khảo sát hệ thống chúng ta chỉ khảo sát cho một nhiễu cụ thể còn các nhiễu khác tính bằng 0.

Hình 1 : Sơ đồ cấu trúc hệ thống điều khiển tự động

Hình 2 mô tả hệ thống điều chỉnh tự động với các tác động nhiễu khác nhau.

a-Nhiễu đặt trước b- nhiễu phụ tải

5
Hình 2 mô tả hệ thống điều chỉnh tự động cho những tác động nhiễu khác nhau. Hình 2a mô tả
hệ thống điều chỉnh tự động chịu tác động của nhiễu đặt trước x còn hình 2b mô tả nhiễu phụ tải
z.
Hệ thống điều chỉnh tự động luôn luôn tồn tại ở một trong hai trạng thái: trạng thái xác lập
( trạng thái tĩnh) và trạng thái quá độ (trạng thái động). Trạng thái xác lập là trạng thái mà tất cả
các đại lượng của hệ thống đều đạt được giá trị không đổi. Trạng thái quá độ là trạng thái kể từ
thời điểm có tác động nhiễu cho đến khi hệ thống đạt được trạng thái xác lập mới. Lý thuyết điều
khiển tự động tập trung cơ bản mô tả và phân tích trạng thái quá độ của hệ thống. Trạng thái xác
lập đánh giá độ chính xác của quá trình điều chỉnh.
Nếu ở trạng thái xác lập vẫn còn tông tại sai lệch giữa tín hiệu chủ đạo và tín hiệu đo được thì giá
trị sai lệch này được gọi là sai lệch dư(hay còn gọi là sai lệch tĩnh) và được ký hiệu là ə, còn hệ
thống được gọi là hệ thống có sai lệch dư. Nếu ə=0 thì hệ thống được gọi là hệ thống không có
sai lệch dư.
1.2. Các phần tử cơ bản của hệ thống điều khiển tự động
1.2.1. Các phần tử cơ bản Sơ đồ tổng quát của hệ thống điều khiển tự động

Hình 1.2: Sơ đồ tổng quát hệ thống điều khiển tự động

Hình 1.2: Sơ đồ tổng quát hệ thống điều khiển tự động


Mọi hệ thống điều khiển tự động đều bao gồm 3 bộ phận cơ bản :
- Thiết bị điều khiển C (Controller device).
- Đối tượng điều khiển (Object device).
- Thiết bị đo lường (Measuring device).
Trong đó: u(t) tín hiệu vào ; r(t)
e(t) Sai lệch điều khiển ;
x(t) Tín hiệu điều khiển ;
y(t) Tín hiệu ra ; c(t)
z(t) Tín hiệu phản hồi (hồi tiếp)

6
1.3 Các phần tử trên hệ thống điều khiển tự động dùng trong đề tài
-
LM35 là một cảm biến nhiệt độ tương tự, điện áp ở đầu ra của cảm biến tỷ lệ với
nhiệt độ tức thời và có thể dễ dàng được xử lý để có được giá trị nhiệt độ
bằng oC.

Ưu điểm của LM35 so với cặp nhiệt điện là nó không yêu cầu bất kỳ hiệu chuẩn
bên ngoài nào. Lớp vỏ cũng bảo vệ nó khỏi bị quá nhiệt. Chi phí thấp và độ
chính xác cao đã khiến cho loại cảm biến này trở thành một lựa chọn đối với
những người yêu thích chế tạo mạch điện tử, người làm mạch tự chế và các bạn
sinh viên.

Vì có nhiều ưu điểm nêu trên nên cảm biến nhiệt độ LM35 đã được sử dụng
trong nhiều sản phẩm đơn giản, giá thành thấp. Đã hơn 15 năm kể từ lần ra
mắt đầu tiên nhưng cảm biến này vẫn tồn tại và được sử dụng trong nhiều sản
phẩm và ứng dụng đã cho thấy giá trị của loại cảm biến này.

Sơ đồ chân của cảm biến nhiệt độ LM35

Số
Tên chân Chức năng
chân

1 VCC hay +VS Chân cấp nguồn với điện áp từ 4V đến 30V

Chân lấy điện áp ra, điện áp ở chân này thay đổi


2 VOUT
10mV/oC

3 GND Chân nối đất

7
Thông số kỹ thuật của cảm biến LM35
 Hiệu chuẩn trực tiếp theo oC
 Điện áp hoạt động: 4-30VDC
 Dòng điện tiêu thụ: khoảng 60uA
 Nhiệt độ thay đổi tuyến tính: 10mV/°C
 Khoảng nhiệt độ đo được: -55°C đến 150°C
 Điện áp thay đổi tuyến tính theo nhiệt độ: 10mV/°C
 Độ tự gia nhiệt thấp, 0,08oC trong không khí tĩnh
 Sai số: 0,25°C
 Trở kháng ngõ ra nhỏ, 0,2Ω với dòng tải 1mA
 Kiểu chân: TO92
 Kích thước: 4.3 × 4.3mm

8
9
10
11
12
13
1.1. Cảm biến chủ động và cảm biến thụ động

– Cảm biến chủ động: không cần sử dụng điện năng bổ sung để chuyển tín hiệu thu được
sang tín hiệu điện. Điện hình là các cảm biến làm bằng vật liệu gốm, chuyển áp suất
thành điện tích bề mặt. Các antenna cũng được xem là cảm biến chủ động
– Cảm biến thụ động: cần sử dụng điện áp bổ sung để chuyển hóa tín hiệu thành  tín hiệu
điện. Điển hình là các photodiode khi có ánh sáng chiếu vào thì có sự thay đổi của điện
trở tiếp giáp p-n được phân cực ngược. Các cảm biến bằng điện trở thường là cảm biến bị
động

Hình 2.1.1 : Cảm biến tiếp xúc và cảm biến không tiếp xúc

1) Các loại cảm biến thông dụng

Chắc hẳn sau khi tìm hiểu qua về các thông tin trên, bạn cũng nhận thấy có nhiều loại
cảm biến đến mức nào phải không. Để tiện cho bạn có thể tìm hiểu, Lidinco sẽ liệt kê một
số loại cảm biến được sử dụng khá rộng rãi trong công nghiệp và trong đời sống hiện nay

Cảm biến hình ảnh    Cảm biến nhiệt độ    Cảm biến bức xạ      Cảm biến tiệm cận   

Cảm biến áp suất      Cảm biến vị trí      Cảm biến quang Cảm biến hạt     
điện     

Cảm biến chuyển Cảm biến kim loại    Cảm biến cường độ  Cảm biến rò ri     
động     

Cảm biến độ ẩm      Cảm biến khí và hóa Cảm biến lực      Cảm biến dòng
chất      chảy     

Cảm biến khuyết tật  Cảm biến ngọn lửa  Cảm biến biến dạng  Cảm biến tiếp xúc   

14
Cảm biến không tiếp Cảm biến gia tốc         
xúc     

2) Tìm hiểu công dụng của một số loại cảm biến

Cảm biến hình ảnh và tầm nhìn


Cảm biến hình ảnh hay cảm biến thị giác là thiết bị điện tử giúp bạn phát hiện sự hiện
diện của các đối tượng hoặc màu sắc trong phạm vi tầm nhìn của chúng và chuyển đổi
thông tin này thành hình ảnh hiển thị để người dùng có thể quan sát. Các thông số kỹ
thuật chính của loại này bao gồm loại cảm biến hình ảnh, ứng dụng cần quan sát, một số
tính năng cụ thể của bộ chuyển đổi

Hình 4.1 : Cảm biến hình ảnh và tầm nhìn

15
Cảm biến nhiệt độ
Loại này thường được thiết kế dưới dạng đầu dò nhiệt độ, nó giúp phát hiện các thông số
nhiệt và truyền tín hiệu đến đầu vào của thiết bị đo nhiệt độ. Cảm biến nhiệt độ thường
dựa vào RTD hoặc điện trở nhiệt để thu nhận nhiệt độ và đi qua thiết bị đo để chuyển nó
thành giá trị nhiệt mà bạn có thể theo dõi trên màn hinh

Các thông số kỹ thuật của loại này bao gồm, dải đo nhiệt độ tối đa và tối thiểu, đường
kính, chiều dài của cảm biến. Cảm biến nhiệt độ thường được sử dụng để đo các đặc tính
nhiệt của khí, chất lỏng và chất rắn trong nhiều ngành công nghiệp chế biến, thông số
môi trường

Hình 4.2 : Cảm biến nhiệt độ

16
Cảm biến gia tốc
Cảm biến gia tốc hay còn gọi là accelerometer loại này biến các tín hiệu gia tốc vật lý
hoặc độ rung của các vật thể và chuyển đổi thành tín hiệu điện. Bạn có thể bắt gặp loại
gia tốc kế này trong các máy đo độ rung, bộ thu thập dữ liệu độ rung.

Các thông số cần quan tâm của cảm biến gia tốc là giá trị đo, hệ số, trục đo…

Cảm biến bức xạ Hình 4.3 : Cảm biến gia tốc

17
Cảm biến đo bức xạ sẽ cảm nhận sự hiện diện, mật độ của các hạt alpha, beta hoặc
gamma và cung cấp tín hiệu đến và hiển thị trên các máy đo bức xạ. Các thông số kỹ
thuật chính bao gồm loại cảm biến và năng lượng bức xạ tối đa và tối thiểu có thể phát

hiện

Cảm biến tiệm cận


Cảm biến tiệm cận là loại cảm biến được sử dụng khá phổ biến, công dụng chính là để
phát hiện sự hiện diện của các vật thể gần đó mà không cần phải tiếp túc. Cảm biến tiệm
cận có thể phát hiện sự hiện diện của các đối tượng trong phạm vi vài mm. Khi có vật thể
tiến đến gần, cảm biến tạo ra tín hiệu vào báo về bộ điều khiển

Cảm biến tiệm cận nói chung là một


Hìnhthiết
4.3 : bị
Cảmgiúp
biếnphát hiện ở tầm ngắn, tuy nhiên các nhà
bức xạ
khoa học cũng đã có những cải tiến tối ưu giúp thiết bị có thể cảm nhận được ở phạm vi
đến vài cm. Nhờ vào ứng dụng đặc biệt hữu ích này, cảm biến tiệm cận được sử dụng
trong vô số hoạt động sản xuất và rất nhiều thiết bị ngày nay

Thông số kỹ thuật chính bao gồm loại cảm biến, khoảng cách phát hiện tối đa, nhiệt độ
hoạt động tối thiểu và tối đa, kích thước đường kính và chiều dài.

Loại cảm biến tiệm cận thường được sử dụng là cảm biến tiệm cận điện dung. Nó sử
dụng sự thay đổi điện dung do giảm khoảng cách tách biệt giữa các bản của tụ điện. Một
bản tụ điện được gắn cố định vào đối tượng đang được giám sát, để làm phương tiện xác
định chuyển động và vị trí của đối tượng từ vị trí gắn cảm biến

18
Hình 4.4 : Cảm biến tiệm cận

Cảm biến áp suất


Cảm biến áp suất là thiết bị cơ điện gúp phát hiện lực trên một đơn vị diện tích trong chất
khí, chất lỏng. Tín hiệu thu được sẽ được truyền đến đầu vào của thiết bị điều khiển và
hiển thị gọi là máy đo áp suất

Cảm biến/đầu dò áp suất thường sử dụng màng ngăn và cầu đo biến dạng để đo lực tác
động lên một đơn vị diện tích.

Các thông số kỹ thuật chính bao gồm chức năng cảm biến, áp suất làm việc tối thiểu và
tối đa, độ chính xác và một số chức năng cho những ứng dụng riêng. Cảm biến áp suất
được sử dụng ở bất cứ nơi nào cần thông tin về áp suất của chất khí hoặc chất lỏng để
kiểm soát hoặc đo lường

Hình 4.5 : Cảm biến áp suất


19
a) Cảm biến vị trí
Cảm biến vị trí/đầu dò vị trí là thiết bị điện tử được sử dụng để cảm nhận vị trí của van,
cửa, van tiết lưu, v.v. Loại cảm biến này thường  được sử dụng ở bất cứ nơi nào cần
thông tin vị trí trong vô số các ứng dụng điều khiển. Một bộ chuyển đổi vị trí phổ biến là
cái gọi là dây-nồi, hoặc dây chiết áp

Các thông số kỹ thuật chính bao gồm loại cảm biến, chức năng cảm biến, phạm vi đo và
các tính năng dành riêng cho loại cảm biến.

 
Hình 4.6 : Cảm biến vị trí

Cảm biến quang điện


Cảm biến quang điện giúp cảm nhận các vật thể đi qua trong trường phát hiện của chúng,
Loại này cũng có thể dùng phát hiện màu sắc, độ sạch và vị trí nếu cần.

Các cảm biến này hoạt động dựa vào việc đo lường những thay đổi trong ánh sáng mà
chúng phát ra bằng cách sử dụng bộ phát và bộ thu

Hình 4.7 : Cảm biến quang điện

20
Cảm biến kim loại
Thường xuất hiện dưới dạng máy dò kim loại là thiết bị điện tử hoặc cơ điện sử dụng để
cảm nhận sự hiện diện của kim loại trong nhiều tình huống khác nhau. Cảm biến kim loại
được tích hợp với nam châm điện là một đôi khá hiệu quả

Các ứng dụng cụ thể mà bạn có thể thấy sự xuất hiện của loại cảm biến này như việc dò
kim loại trong hoàng hóa hoặc cơ thể người ở sân bay, máy dò vàng, dò kim loại trong
thực phẩm, dùng trong xưởng cưa hoặc đúc phun…

Các thông số kỹ thuật chính cần lưu ý khi chọn thiết bị bao gồm ứng dụng dự kiến,
khoảng cách phát hiện tối đa và các tính năng cần thiết nhất định.

Hình 4.8 : Cảm biến kim loại

Cảm biến mức


Cảm biến hay còn gọi là cảm biến mực nước thường được sử dụng để xác định chiều cao
của chất khí, chất lỏng hoặc chất rắn trong bể hoặc thùng có đạt đến ngưỡng cho phép
hay chưa, nếu đã chạm mức cảnh báo tín hiệu sẽ được cảm biến truyền về thiết bị điều
khiển

Cảm biến mức điển hình sử dụng phương tiện siêu âm, điện dung, rung hoặc cơ học để
xác định chiều cao sản phẩm. Các thông số kỹ thuật chính bao gồm loại cảm biến, chức
năng cảm biến và khoảng cách phát hiện tối đa. Cảm biến / máy dò mức có thể là loại tiếp
xúc hoặc không tiếp xúc

21
Hình 4.9 : Cảm biến mức

Cảm biến độ ẩm
Cảm biến/đầu dò độ ẩm là công cụ sử dụng để đo lượng nước trong không khí, sau đó
chúng sẽ chuyển các tín hiệu này đến máy đo độ ẩm và hiển thị dữ liệu cho người dùng

Các thông số kỹ thuật chính bao gồm thời gian đáp ứng, nhiệt độ hoạt động tối thiểu và
tối đa

Hình 5.0 : Cảm biến độ ẩm

22
Cảm biến lực
Cảm biến lực thường xuất hiện trong các máy đo lực căng, kéo nén là thiết bị đo giúp
kiểm tra các thông số khác nhau liên quan đến lực như trọng lượng, mô-men xoắn, tải,
v.v..

Cảm biến hoạt động dựa trên động cơ áp điện có điện trở thay đổi khi tải biến dạng. Các
phương pháp khác có thể được tích hợp để đo mô-men xoắn và biến dạng.

Các thông số kỹ thuật chính bao gồm chức năng cảm biến, số lượng trục, tải tối thiểu và
tối đa (hoặc mômen), nhiệt độ hoạt động tối thiểu và tối đa, kích thước của cảm biến.

Hình 5.1 : Cảm biến lực

Cảm biến ngọn lửa


Cảm biến ngọn lửa hay còn gọi là đầu báo cháy, là thiết bị quang điện tử được sử dụng để
cảm nhận sự hiện diện và chất lượng của ngọn lửa. Đầu báo cháy hoạt động trên nguyên
lý phát hiện tia cực tím hoặc tia hồng ngoại về sự hiện diện của ngọn lửa và được sử dụng
trong nhiều ứng dụng kiểm soát quá trình đốt cháy như đầu đốt.

Thiết bị phát hiện ngọn lửa cũng tìm thấy trong các ứng dụng kiểm tra an toàn, chẳng hạn
như trong hệ thống dập lửa dưới mui xe

23
Hình 5.2 : cảm biến ngọn lửa

Cảm biến điện


Cảm biến điện/Que đo điện là loại phụ kiện dùng để cảm nhận dòng điện, điện áp, v.v. và
cung cấp tín hiệu đến đầu vào của thiết bị cơ bản nhất là các đồng hồ vạn năng, đến các
bị đo lường điện nâng cao, thiết bị giám sát chất lượng điện.

Loại này được sử dụng ở bất cứ nơi nào cần thông tin về trạng thái của hệ thống điện và
được sử dụng trong mọi thứ từ hệ thống đường sắt đến giám sát quạt, máy bơm và lò
sưởi…

Các thông số kỹ thuật chính khi chọ mua que đo hoặc cảm biến điện là chức năng đo,
phạm vi đo tối thiểu, tối đa,phạm vi nhiệt độ hoạt động.

Cảm biến tiếp xúc là tên gọi chung để đề cập đến bất kỳ loại thiết bị cảm biến nào có
chức năng nhận tín hiệu bằng cách dựa vào chạm hoặc tiếp xúc vật lý giữa cảm biến và
đối tượng cần được theo dõi theo dõi

Hình 5.3 : Cảm biến điện

24
Cảm biến tiếp xúc

Một loại cảm biến tiếp xúc đơn giản được sử dụng trong các hệ thống báo động để giám
sát cửa ra vào, cửa sổ hoặc cửa khác. Khi cửa ra vào hoặc cửa sổ bị đóng lại, cảm biến sẽ
nhận tín hiệu và truyền đến công tắc từ hoặc thiết bị điều khiến tín hiệu cửa đã được đóng

Tương tự, khi cửa hoặc cửa sổ được mở, cảm biến tiếp xúc sẽ cảnh báo cho bộ điều khiển về trạng
thái tại điểm đó và có thể kích hoạt một hành động chẳng hạn như còi báo động âm thanh.

Hình 5.4 : Cảm biến tiếp xúc

25
Cảm biến không tiếp xúc
Ngược lại với cảm biến tiếp xúc, cảm biến không tiếp xúc là thiết bị không yêu cầu chạm
vật lý giữa cảm biến và đối tượng được giám sát.

Một ví dụ quen thuộc của loại cảm biến này là máy dò chuyển động được sử dụng trong
đèn an ninh. Việc phát hiện các đối tượng trong phạm vi của máy dò chuyển động được
thực hiện bằng cách sử dụng các phương tiện như  hồng ngoại, vi sóng, radar v.v.

Súng bắn tố độ được cơ quan thực thi pháp luật sử dụng để theo dõi tốc độ của xe cộ là
một ví dụ về dạng cảm biến không tiếp xúc

Ngoài ra, còn rất nhiều loại cảm biến khác được sử dụng tùy vào trường hợp cụ thể như
cảm biến đo rung, cảm biến đo độ ồn, cảm biến đo biến dạng….

Thế giới cảm biến ngày nay được phát triển ra đa dạng nhiều chủng loại, nếu được hãy
được hiểu thêm các bài viết chi tiết về chúng. Trong khuôn khổ bài viết này, Lidinco chỉ
có thể giới thiệu sơ bộ để bạn có thể nắm được những kiến thức cơ bản về cảm biến

Hình 5.5 : Cảm biến không tiếp xúc

26
Chương II : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1) Tổng quan về máy ấp trứng

Nhiệt độ ấp trứng gà là 37,4 - 37,8 độ C nên dải nhiệt của máy ta chọn sẽ là
37,5 độ C, và có thể cài đặt và điều khiển được thông qua mạch điều khiển -
Ta cần có hệ thống lò, cảm biến và mạch điều khiển ( tốt nhất là dùng hệ
thống linh kiện điện tử ) để có thể giữ được nhiệt độ ổn định và nằm trong
khoảng nhiệt cho phép để trứng có thể nở ra con khỏe mạnh và tỉ lệ nở cao. -
trong khi ấp hệ thống của ta cần phải cung cấp cả không khí lẫn độ ẩm để
trứng đủ điều kiện nở tốt nhất. - trong máy ấp ta nên thiết kế khay để trứng có
tác dụng đảo đồng loạt trứng trong quá trình ấp II. MÔ HÌNH HỆ THỐNG,
CÁC THIẾT BỊ VÀ CHỨC NĂNG: MÔ HÌNH HỆ THỐNG LÒ ẤP : Để chế
tạo máy ấp trứng gà thì hệ thống của ta cần : - Vỏ máy. - Hệ thống phát nhiệt.
- Hệ thống cảm biến đo và điều khiển nhiệt độ lò. - Mạch điều khiển. - Hệ
thống tuần hoàn cung cấp không khí, độ ẩm và đảo trứng. - Hệ thống báo động
quá nhiệt trong những ngày nóng. Nguyên lí hoạt động của hệ thống: Hệ
thống phát nhiệt sẽ tạo ra nhiệt lượng ở trong lò, khi đó cảm biến nhiệt sẽ nhận
tín hiệu đầu vào là nhiệt độ trong lò và sẽ đưa ra ở đầu ra là tín hiệu điện áp,
tín hiệu điện áp này sẽ được đưa đến mạch điều khiển tại đây nó sẽ được bộ
xử lí trung tâm (vi xử lí) đã được lập trình nhận làm tín hiệu vào và đầu ra sẽ
là điện áp điều khiển cho triac đóng cắt nguồn cho hệ thống phát nhiệt để đảm
bảo duy trì nhiệt độ trong lò ở nhiệt độ cho phép.
2) Tìm hiểu sơ bộ về các loại máy ấp trứng

2.1 Lò ấp trứng thủ công. 


 Thực chất là việc sắp các kệ trứng xen kẽ giữa các bóng đèn, trong một không
gian rộng.
 Ưu điểm:
- Giá rẻ , dễ áp dụng. Chi phí ban đầu thấp.
- Có thể thay đổi quy mô tùy ý theo người sử dụng
- Làm việc được ở điện áp 220V 
 Nhược điểm:
- Hoàn toàn không có khả năng tự động
- Khả năng trứng nở phụ thuộc vào kinh nghiệm người làm việc
- Sử dụng nhiều nhân công khi ấp trứng.
2.2       Lò ấp trứng bán thủ công.
 Biên độ nhiệt: trong khoảng tăng 0,1 độ C  -  giảm 0,1 độ C. Nhiệt độ được
điều khiển tự động, ổn định bằng vi xử lý, tạo độ ẩm tự động, đảo trứng tự
động. Có thể ấp theo chế độ đa kỳ (mỗi tuần vào trứng một lần) hoặc đơn
kỳ (vào trứng một lần).
 Ưu điểm:

27
- Hệ thống nhỏ gọn dễ lắp đặt.
- Giá thành rẻ, dễ chế tạo.
- Làm việc liên tục nhiều ngày
- Làm việc được ở điện áp 220V
- Công suất tiêu thụ thấp, giảm được một lượng lớn nhân công
- Có khả năng tự động hóa 1 phần. Người sử dụng có thể cài các
chế độ tự động theo một số phần mềm định sẵn.
 Nhược điểm:
- Không có khả năng báo lỗi và hoạt động khi mất điện.
- Hoạt động trong một một quy mô nhỏ khoảng 1000 trứng.
- Cần người giám sát khi hệ thống hoạt đông.
.2.3 Lò ấp trứng công nghiệp:
 Đây là một hệ thống hoàn toàn tự động. Tất cả các thông số được nhập
vào một lần và sẽ được xử lý trong suốt quá trình làm việc:
 Ưu điểm:
- Hệ thống tự động hoàn toàn.
- Hoạt động liên tục.
- Có thông báo khi có xự cố.
- Khả năng tự xử lý xự cố.
o Khả năng chống bị phá hoại cao.
- Hệ thống bền, tái xử dụng cao.
- Sử dụng điện 380V hoặc 220V.
 Nhược điểm:
- Hệ thống khá đắt.
- Sử dụng ở quy mô sản xuất lớn.
 Một số máy ấp trứng sau :
- Máy ấp trứng GTL -1000 : Tự động hoàn toàn 100% , công xuất
tối đa 1000 trứng, đảo trứng tự động (chế độ hẹn giờ), phun
ẩm và nhiệt độ tùy chình tự động đóng khi quá con số quy định
- Điện áp : 220V AC
- Công suất tiêu thụ: 10kw / 1 kỳ ấp
- Phun ẩm: Tuỳ chỉnh , tự động đóng ngắt khi quá % quy định
- Hệ thống cung cấp nhiệt: bóng nhiệt halozen chuyên dùng cho ấp
trứng
- Đảo Trứng: Tự chọn hẹn giờ từ 30 Phút - 120 Giờ
- Nhiệt độ được điều khiển tự động,ổn định bằng vi xử lý.
- Tạo độ ấm tự động
- Đảo trứng tự động (có thể tuỳ chọn thời gian đảo từ 1 giờ - 120 giờ )
- Có thể ấp theo chế độ đa kỳ(mỗi tuần vào trứng một lần) hoặc đơn
kỳ

28
3) Sơ đồ khối

MẠCH ĐIỀU KHIỂN


NHIỆT ĐỘ
CẢM BIẾN KHỐI XỬ
NHIỆT LÝ TRUNG
TÂM
LCD ĐIỀU KHIỂN
NHIỆT ĐỘ

4) Sơ đồ nguyên lý

29
5) Các phần tử trên sơ đồ
6) AT Mega 8A-PU
7) LCD 1602
8) Nút nhấn 2 chấn
9) Biến trở tam giác 10k
10) Jumer cái 2.54
11) LED đơn
12) Jack DC cái 5.5
13) Trở cắm 100 ôm 1/2W
14) Trở cắm 330 ôm 1/4W
15) Tranzito A1015
16) Di ot 1N4007
17) Relay 12V-10A
18) Cảm biến nhiệt độ LM35
19) EDG 5.08 cong
20)

30
Chương III: Phương án thiết kế:
 Từ những tiêu chí và thiết kế trên, em đã rút ra những yêu cầu và ràng
buộc cho thiết kế sản phẩm của mình.
 Yêu cầu
 Mạch ổn định nhiệt độ cho lò ấp trứng như trong hình 4 phải đảm bảo
được các yêu cầu bắt buộc về nhiệt độ, độ ẩm, khả năng thoáng khí... Cụ
thể như sau:
 Nhiệt độ ổn định trong khoảng từ 37 0C - 380C với sai số cho phép khoảng
3%.
 Trong giai đoạn ấp (7 ngày đầu) độ ẩm thích hợp khoảng 70-75%, giai
đoạn hai (từ ngày 8 đến 15) độ ẩm 50-55%, giai đoạn nở ( từ ngày 15 trở
đi) độ ẩm khoảng 65-70%.
 Đảo trứng từ 1-3 lần/ngày trong trường hợp cần thiết. Từ ngày 18 trở đi thì
thôi.
 Luôn tạo được độ thoáng gió.

31
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
1. Đã làm được mấy ấp trứng theo như sơ đồ, các thành viên trong nhóm tích cực
tham gia xây dựng ý kiến, cùng nhau hợp tác hoàn thành công việc được giao.
2. Điểm hạn chế
Tuy nhiên vì thời gian có hạn và kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên
trong quá trình thực hiện đồ án không thể tránh những thiếu sót nhất
định. Những người thực hiện rất mong sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp của
quý thầy cô cùng tất cả các bạn để đồ án tốt nghiệp này được hoàn
thiện hơn.

32
33

You might also like