Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Bài tập lớn


Học phần: NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ

CHỦ ĐỀ: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA


SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hoàng Thanh Huyền
Nhóm môn học : ACT11A-09
Nhóm thực hiện : Nhóm 3

1. Ngô Minh Hoàng


2. Ngô Thị Ngọc Trà
3. Vũ Thanh Thùy
4. Đào Ngọc Cường
5. Phan Tiến Đạt
6. Nông Thị Khánh Huyền
7. Nguyễn Thu Trang

Hà nội, ngày 6 tháng 10 năm 2020


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

Mục lục
MỤC LỤC………………………………………………………………………. 1
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………... 2
I. THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA
1. Tên cuộc điều tra…………………………………………………………….. 3
2. Mục đích cuộc điều tra………………………………………………………. 3
3. Đối tượng, phạm vi, đơn vị điều tra………………………………………… 3
4. Phương pháp điều 3
tra………………………………………………………...
5. Nội dung điều tra…………………………………………………………….. 4
6. Phương pháp thu thập và tổng hợp thống 5
kê……………………………….
7. Phương pháp xử lý số liệu…………………………………………………... 6
II. XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
1. Nhận xét khái 6
quát……………………………………………………………
2. Xử lý và tổng hợp số liệu…………………………………………………….. 6
III. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
1. 1. Giới tính của bạn là gì? ……………………………………………………... 10
2. 2. Hiện tại bạn là sinh viên năm mấy? ………………………………………... 10
3. 3. Số ca bạn đi học trong tuần? ……………………………………………….. 11
4. 4. Bạn đã từng đi học muộn chưa? …………………………………………… 12
5. 5. Trong năm vừa qua bạn đã đi học muộn bao nhiêu lần? ………………… 13
6. 6. Hãy tự đánh giá mức độ đi học muộn của bạn? …………………………... 15
7. 7. Bạn thường đi học muộn vào những ca nào? ……………………………... 16
8. Lý do khách quan dẫn đến việc đi học muộn……………………………… 16
9. Lý do chủ quan dẫn đến việc đi học muộn…………………………………. 18
10. Bạn thường vào muộn bao nhiêu phút? ………………………………….. 19
11. Những ảnh hưởng tiêu cực của việc đi học muộn………………………… 21
12. Bạn cảm thấy như thế nào về việc đi học muộn? ………………………... 22
13. Phân tích mối quan hệ giữa thời gian thời gian đi học muộn và năm học 22
14. Phân tích mối quan hệ giữa giới tính và mức độ đi học muộn…………... 24
KẾT LUẬN
Đánh giá – Giải pháp…………………………………………………………… 25

1
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống hiện nay, luôn tồn tại những vấn đề xã hội đáng quan tâm. Và việc đi trễ
luôn là chủ đề cần quan tâm nhiều nhất. Cụ thể là vấn đề sinh viên đi học muộn ở các
trường đại học ngày càng phổ biến lên đến mức báo động.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến đi muộn trở thành một thói quen xấu của nhiều người
trong xã hội. Cho dù lí do là gì đi chăng nữa thì việc đi muộn vẫn là một thói quen
không tốt để lại nhiều hậu quả và ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống của chúng
ta.
Nước ta luôn đặt chất lượng giáo dục lên hàng đầu, vậy có đáng lo ngại hay không khi
luôn luôn xảy ra những tình trạng sinh viên đi học muộn? Đáng báo động, ở nhiều nơi
sinh viên còn đi học muộn như một thói quen, nhiều trường có số học sinh đi học muộn
chiếm một nửa. Đi trễ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và về lâu về dài sẽ gây rất nhiều
ảnh hưởng nghiêm trọng cho việc giáo dục cũng như xã hội. Vậy vấn đề đặt ra là nguyên
nhân do đâu? Và cách khắc phục như thế nào? Là những học sinh học tại Học viện Ngân
hàng, một trong những trường đại học top 1 Việt Nam, chúng em luôn quan tâm đến vấn
đề này.
Vì vậy, nhóm chúng em đã chọn đề tài “ Khảo sát tình trạng đi học muộn của sinh viên
Học viện Ngân hàng” để hoàn thành bài tập lớn “Nghiên cứu thống kê cho một hiện
tượng kinh tế xã hội”. Qua đó tìm hiểu nguyên nhân, phân tích đánh giá và tìm ra giải
pháp khắc phục hiện trạng này để góp phần phát triển môi trường giáo dục đạt chất
lượng cao.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới Ths. Hoàng Thanh Huyền người đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện bài tập lớn.
Kính chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc
sống.

2
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

I. THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA


1. Tên cuộc điều tra: “KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.”
2. Mục đích cuộc điều tra
- Tiến hành điều tra thống kê tình hình đi học muộn của sinh viên Học viện Ngân hàng
giúp chúng ta có cái nhìn khách quan nhất về tình hình học tập, từ đó có thể cùng các
bạn sinh viên và nhà trường đề xuất những giải pháp khắc phục thực trạng giảm thiểu
tình trạng đi học muộn.
- Đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình đi học muộn của sinh viên Học viện Ngân
Hàng. Từ quá trình khảo sát, đưa ra được vấn đề để có những giải pháp thiết thực nhất
giúp các bạn sinh viên có một thời gian biểu học tập khoa học và mang lại hiệu quả cao
nhất
- Qua việc thực hiện đề tài, các thành viên trong nhóm có thể áp dụng và thực hành kiến
thức về những phương pháp thống kê căn bản đã được học ở bộ môn “Nguyên lý thống
kê kinh tế” vào thực tiễn qua việc thu thập, phân tích số liệu; đồng thời hoàn thiện khả
năng đánh giá và có cách nhìn đa chiều trong mọi vấn đề.
3. Đối tượng, phạm vi, đơn vị điều tra
- Đối tượng điều tra: Là sinh viên đại học chính quy, cao đẳng, liên thông đại học đang
học tập và nghiên cứu tại HVNH.
- Đơn vị điều tra: Học viện Ngân hàng.
- Quy mô mẫu: 110 sinh viên.
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 9, tháng 10 năm 2020
4. Phương pháp điều tra
- Điều tra chọn mẫu: Việc chọn ngẫu nhiên 110 sinh viên trong trường Học viện Ngân
Hàng để điều tra hoàn toàn ngẫu nhiên nên từ kết quả điều tra có thể suy rộng ra các đặc
điểm của tổng thể sinh viên Học viện Ngân Hàng.
- Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn gián tiếp thông qua điền phiếu trả lời trên
Google biểu mẫu. Đây là phương pháp ngời được hỏi tự điền thông tin của mình vào
phiếu điều tra để gửi lại bên điều tra. Đặc điểm của phương pháp này là hai bên không
trực tiếp gặp nhau, hỏi và trả lời thông qua trung gian đó là phiếu điều tra mang lại kết
quả điều tra một các nhanh gọn, chính xác nhất.

3
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

5. Nội dung điều tra


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN
NGÂN HÀNG
1. Họ và tên của bạn là gì?
……………………………………………………………………………………..
2. Mã sinh viên của bạn?
……………………………………………………………………………………..
3. Giới tính của bạn?
□ Nam □ Nữ
4. Hiện tại bạn đang là sinh viên:
□ Năm nhất □ Năm hai
□ Năm ba □ Năm tư
5. Số ca bạn học trong một tuần:
□ 4 ca □ 6 ca
□ 8 ca □ 10 ca
6. Bạn đã từng đi học muộn chưa:
□ Đã từng □ Chưa từng
7. Trong năm vừa qua bạn đã đi học muộn bao nhiêu lần:
……………………………………………………………………………………..
8. Bạn hãy tự đánh giá mức độ đi học muộn của bạn
□ Hiếm khi □ Thường xuyên
□ Thình thoảng
9. Bạn thường đi học muộn vào những ca nào:
□ Ca 1 □ Ca 2
□ Ca 3 □ Ca 4
10. Lý do khách quan dẫn đến bạn đi học muộn:
□ Xe bus đến muộn □ Xe hỏng
□ Nhà xa □ Tắc đường
□ Gửi xe không kịp giờ vào lớp □ Khác
11. Lý do chủ quan dẫn đến bạn đi học muộn:
□ Môn học không thú vị □ Ngủ dậy muộn
□ Giáo viên điểm danh muộn (hoặc □ La cà dọc đường

4
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

không điểm danh


□ Khác
12. Bạn thường đến muộn bao nhiêu phút:
□ Dưới 10 phút □ Từ 10 – 15 phút
□ Từ 15 – 20 phút □ Trên 20 phút
13. Bạn cảm thấy như thế nào về đi học muộn?
□ Không tốt □ Bình thường
□ Tốt
14. Theo bạn những ảnh hưởng tiêu cực của việc đi học muộn là gì?
□ Kết quả học tập không cao □ Bỏ lỡ kiến thức quan trọng
□ Điểm chuyên cần thấp □ Bị thầy cô phê bình
□ Làm ảnh hưởng đến lớp học □ Khác
15. Giải pháp để không đi học muộn:
□ Thay đổi thói quen của bản thân □ Đăng ký ca học phù hợp
□ Mong muốn nhà trường đổi giờ học □ Khác
6. Phương pháp thu thập và tổng hợp thống kê
- Sắp xếp sô liệu
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp phân tổ theo tiêu thức số lượng, phân tổ theo thuộc tính, phân tổ giản
đơn, phân tổ kết hợp
- Phương pháp sử dụng bảng thống kê
- Phương pháp sử dụng đồ thị thống kê
- Các tham số đo lường thống kê ( Số bình quân, mốt, số trung vị, khoảng biến thiên,
phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên)
+ Số bình quân: Số bình quân là mức độ biểu hiện trị số đại biểu theo 1 tiêu thức nào đó
của 1 tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.
+ Mốt: Giúp nhanh chóng nhận biết giá trị lớn nhất trong bảng tần số.
+ Số trung vị: tách giữa nửa lớn hơn và nửa bé hơn của một mẫu.
+ Khoảng biến thiên: Trị số của chỉ tiêu tính ra càng nhỏ thì tổng thể càng đồng đều,
SBQ càng có tính chất đại biểu cao và ngược lại. Do khỏang biến thiên chỉ phụ thuộc
vào hai lượng biến nhỏ nhất và lớn nhất trong dãy số nên không phản ánh được sự sai
khác hay tính chất đồng đều giữa các đơn vị trong tổng thể.
+ Độ lệch tuyệt đối bình quân: Trị số của độ lệch tuyệt đối bình quân tính ra càng nhỏ
thì tiêu thức càng ít biến thiên, tính đại biểu của SBQ càng cao và ngược lại. Độ lệch
tuyệt đối bình quân có thể phản ánh độ biến thiên của tiêu thức một cách chặt chẽ hơn vì

5
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

nó xét đến tất cả mọi lượng biến trong dãy số. Do sử dụng trị số tuyệt đối nên không
phản ánh được độ sai lệch khác về dấu giữa các độ lệch.
+ Phương sai: Phương sai có trị số càng nhỏ thì tổng thể nghiên cứu càng đồng đều, tính
chất đại biểu của SBQ càng cao và ngược lại.
+ Độ lệch chuẩn: Độ lệch tiêu chuẩn là chỉ tiêu hoàn thiện nhất. Đo mức độ phân tán của
một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số
+ Hệ số biến thiên: là một chỉ tiêu dùng để đánh giá tính chất đại biểu của số bình quân.
Hệ số biến thiên càng lớn tính chất đại biểu của SBQ càng thấp và ngược lại.
7. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm excel
- Vận dụng các công thức thống kê cơ bản trong chương 2,3,4 môn học Nguyên lý thống
kê kinh tế
II. XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
1. Nhận xét khái quát
- Phiếu điều tra gồm các câu hỏi định tính, định lượng và câu hỏi mở.
- Các câu hỏi cần trả lời bằng cách lựa chọn đáp án phù hợp nhất với bản thân người
được khảo sát.
- Các câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu và đi sâu vào trọng tâm cần nghiên cứu
2. Xử lý và tổng hợp số liệu
Giới tính của bạn là gì?
Giới tính Tần số (sinh viên) Tần suất (%)
Nam 36 32,7
Nữ 74 67,3
Tổng 110 100
Hiện tại bạn là sinh viên năm mấy?
Tần số (sinh viên) Tần suất (%)
Năm nhất 0 0
Năm hai 96 87,3
Năm ba 10 9,1
Năm tư 4 3,6
Số ca bạn đi học trong tuần?
Số ca học của sinh viên Tần số (sinh viên) Tần suất (%)
trong một tuần (ca)
4 5 4,5
6 45 40,9

6
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

8 44 40
10 16 14,6
Tổng 110 100

Bạn đã từng đi học muộn chưa?


Số sinh viên( người) Tần số(%)
Đã từng 101 91,8
Chưa từng 9 8,2
Tổng 110 100
Trong năm vừa qua bạn đã đi học muộn bao nhiêu lần?
Số lần đi Số sinh viên Trị số giữa Tần suất Tần số tích
học muộn (người) ( %) lũy
0-2 40 1 36,36 40
2-4 21 3 19,09 61
4-6 21 5 19,09 82
6-8 11 7 10 93
8 – 10 17 9 15,46 110
Tổng 110 100
Hãy tự đánh giá mức độ đi học muộn của bạn?
Mức độ đi học muộn Số sinh viên( người) Tần số( %)
Thường xuyên 15 13,6
Thỉnh thoảng 47 42.7
Hiếm khi 48 43,7
Tổng 110 100
Bạn thường đi học muộn vào những ca nào:

Ca học Số SV (người) Tần suất (%)

1 89 80.9
2 17 15.5
3 4 3.6
4 0 0
Lý do khách quan dẫn đến việc đi học muộn:
Lý do Số lựa chọn Tần suất (%)

7
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

Tắc đường 74 37
Nhà xa 49 24.5
Gửi xe không kịp giờ vào lớp 26 13
Xe bus đến muộn 23 11.5
Xe hỏng 21 10.5
Khác 7 3.5
Tổng 200 100
Lý do chủ quan dẫn đến việc đi học muộn
Lý do Số lựa chọn Tần suất (%)
Ngủ dậy muộn 97 65,54
Môn học không thú vị 24 16.21
Giáo viên không điểm danh 11 7.43
(điểm danh muộn)
La cà dọc đường 10 6,76
Khác 6 4.06
Tổng số lực chọn 148 3.5
Thời gian đi học muộn
Thời gian đi muộn Số sinh viên Trị số
|x i− X| |x i− X|. f i 2
( x i−X ) . f i
(phút) - x i (người) - f i giữa
Dưới 10 125 7.5 2.45 176.4 432.18
10-15 57 12.5 2.55 68.85 175.5675
15-20 12 17.5 7.55 45.3 342.015
Trên 20 10 22.5 12.55 62.75 787.5125
Những ảnh hưởng tiêu cực của việc đi học muộn:
Ảnh hưởng tiêu Số sinh viên Tần số tích lũy
Tấn suất (%)
cực (người) tiến (người)
Kết quả học tập 51 21.79 51
không cao
Bỏ lỡ kiến thức 72 30.77 123
quan trọng
Điểm chuyên cần 73 31.20 196
thấp
Bị thầy cô phê bình 35 14.96 231
Mục khác 3 1.28 234

8
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

Thái độ đối với đi học muộn

Ca học Số SV (người) Tần suất (%)

Bình thường 50 45,45


Tốt 60 54,55
Không tốt 0 0
Phân tích mối quan hệ giữa thời gian thời gian đi học muộn và năm học
Sinh viên năm Thời gian đi học muộn
mấy Dưới 10 phút 10 - 15 phút 15 - 20 phút Trên 20 phút
1 0 0 0 0
2 64 23 5 4
3 6 3 1 0
4 2 1 0 1
Phân tích mối quan hệ giữa giới tính và mức độ đi học muộn :
Giới tính Mức độ đi học muộn
Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên
Nam 10 23 3
Nữ 38 24 12

9
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

III. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA


8. Giới tính của bạn là gì?
Giới tính Tần số (sinh viên) Tần suất (%)
Nam 36 32,7
Nữ 74 67,3
Tổng 110 100

Tỉ lệ giới tính tham gia khảo sát

32,7%

67,3%

Nam Nữ

Nhận xét:
- Số lượng sinh viên nữ chiếm tỉ lệ nhiều nhất 74/110 (SV), chiếm 67,3%
- Sinh viên nam chiếm 32,7% trong tổng số sinh viên
Tính toán:
- Mốt (Mo)
- Ta có: f(max)= 74
Kết luận: Số lượng sinh viên nữ đi học muộn nhiều hơn sinh viên nam.
9. Hiện tại bạn là sinh viên năm mấy?
Tần số (sinh viên) Tần suất (%)
Năm nhất 0 0
Năm hai 96 87,3

10
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

Năm ba 10 9,1
Năm tư 4 3,6
Tổng 110 100

Tỉ lệ các khóa sinh viên tham gia khảo sát


3,6%
9,1%

Năm nhất
Năm hai
Năm ba
Năm tư

87,3%
Nhận xét:
- Số sinh viên năm hai tham gia khảo sát chiếm tỉ lệ cao nhất với 87,3% (96/110)
- Sinh viên năm ba cao thứ 2 chiếm 9,1% và năm tư chiếm 3,6%.
- Vì trong thời gian khảo sát sinh viên năm nhất chưa nhập học nên chỉ có sinh viên năm
hai, năm ba và năm tư tham gia khảo sát.
Tính toán:
- Mốt (Mo)
- Có: f(max)=96
Kết luận: Sinh viên năm hai tham gia khảo sát nhiều nhất (96/110) và ít nhất là sinh viên
năm tư (4/110).
10.Số ca bạn đi học trong tuần?

Số ca học của sinh viên Tần số (sinh viên) Tần suất (%)
trong một tuần (ca)
4 5 4,5
6 45 40,9
8 44 40
10 16 14,6

11
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

Tổng 110 100

Tỉ lệ số ca học của sinh viên trong một tuần


4.5%
14,6%

4 ca
6 ca
40.9% 8 ca
10 ca

40%

Nhận xét:
- Trong một tuần, sinh viên học 6 ca chiếm tỉ lệ cao nhất (45/110) vói 40,9%
- Sinh viên học 8 ca chiếm 40% (44/110), 10 ca chiếm 14,6% (16/110) và thấp nhất là 4
ca là 4,5% (5/110)
Tính toán:
- Mốt (Mo)
- Có: f(max)=45
Kết luận: Phần lớn sinh viên học trung bình từ 6-8 ca một tuần, 4 ca/tuần chiếm tỉ lệ nhỏ
nhất.
11.Bạn đã từng đi học muộn chưa?
Số sinh viên( người) Tần số(%)
Đã từng 101 91,8
Chưa từng 9 8,2
Tổng 110 100

12
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

Số sinh viên từng đi học muộn

Chưa từng
Đã từng
8,2%
91,8%

Đã từng Chưa từng


Nhận xét:
Qua số liệu khảo sát có thể thấy rằng số sinh viên đã từng đi học muộn chiếm đến 91,8%, trong
khi đó số sinh viên chưa từng đi học muộn chỉ chiếm có 8,2%. Qua đó, rút ra nhận xét: Sinh
viên vẫn chưa ý thức được việc đi học đúng giờ, thậm chí còn cho rằng sinh viên Đại học đi
học muộn là bình thường, không quan trọng lắm. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường
xuyên thì không chỉ ảnh hưởng đến bản thân sinh viên mà còn ảnh hưởng đến tập thể
12.Trong năm vừa qua bạn đã đi học muộn bao nhiêu lần?
Số lần đi Số sinh viên Trị số giữa Tần suất Tần số tích
học muộn (người) ( %) lũy
0-2 40 1 36,36 40
2-4 21 3 19,09 61
4-6 21 5 19,09 82
6-8 11 7 10 93
8 – 10 17 9 15,46 110
Tổng 110 100

13
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

Số sinh viên đi học muộn (người)

8 - 10
0-2
15,46%
36,36%
6-8
10%

4-6 2-4
19,09% 19,09%

0-2 2-4 4-6 6-8 8 - 10


Nhận xét:
Ta thấy đây là dãy số lượng biến có khoảng cách tổ và tổ có Mốt là tổ 0 – 2, vì tổ này có tần số
lớn nhất là 40
- Giá trị Mốt về số lần đi học muộn của sinh viên:

f M 0−f ( M 0 −1 )
M 0=x M 0 min +h M 0
[ f M 0 −f ( M 0−1) ] +[ f M 0−f (M 0 +1) ]

40
¿ 0+2 × = 1,356 ( lần )
40+(40−21)
Nhận xét:
Tổ có số trung vị là tổ 2 – 4 vì tổ này có tần số tích lũy ( Si = 61) vượt một nửa tổng tần số tích
lũy
- Trung vị về số lần đi học muộn của sinh viên:
∑fi
−S (Me−1)
2
M e =x Memin +h Me
f Me
55−40
= 2+2 × = 3,43 ( lần )
21

- Số lần đi học muộn bình quân¿


∑ Số lần đi muộn
∑ Số sinh viên
Sử dụng số bình quân cộng gia quyền: X =
∑ X i f i = 1× 40+3 ×21+5 × 21+7 × 11+ 9 ×17 =
∑fi 40+ 21+ 21+ 11+ 17
3,982 ( lần)
14
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

xi fi xi f i | x i−x | | x i−x | f i 2
(x ¿¿ i−x) f i ¿
1 40 40 2,982 119,28 355,693
3 21 63 0,982 20,622 20,25
5 21 105 1,098 21,378 21,763
7 11 77 3,018 33,198 100,19
9 17 153 5,018 85,306 428,065
Tổng 110 438 279,784 925,961

- Khoảng biến thiên: R=x Max −x Min = 9 – 1 = 8 ( lần)


∑|x i− X|. f i = 279,784 =2,54( lần)
- Độ lệch tuyệt đối bình quân: e=
∑ fi 110

- Phương sai: σ =
2 ∑ 2
(x i−X ) . f i 925,961
= =8,418(lần)
∑fi 110
- Độ lệch tiêu chuẩn: σ =√ σ 2= √8,418=2,9(lần)
- Hệ số biến thiên:
e 2,54
V e= × 100= ×100=63,79(% )
X 3,982
σ 2,9
V σ = × 100= ×100=72,83(% )
X 3,982
13. Hãy tự đánh giá mức độ đi học muộn của bạn?
Mức độ đi học muộn Số sinh viên( người) Tần số( %)
Thường xuyên 15 13,6
Thỉnh thoảng 47 42.7
Hiếm khi 48 43,7
Tổng 110 100

Nhận xét:
Từ bảng số liệu khảo sát, ta thấy rằng nhóm sinh viên hiếm khi đi học muộn chiếm tỷ trọng cao
nhất là 43,7%, nhóm sinh viên thỉnh thoảng thấp hơn một chút là 42,7% và nhóm sinh viên
thường xuyên đi học muộn chiếm 13,6%, điều này cho thấy sinh viên vẫn chưa có biện pháp tốt
để khắc phục tình trạng đi học muộn (một vài gợi ý dành cho sinh viên là đặt báo thức, đi ngủ
sớm hơn, có mục tiêu học tập,... để có động lực dậy sớm đi học đúng giờ).

15
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

14.Bạn thường đi học muộn vào những ca nào?

Ca học Số SV (người) Tần suất (%)

1 89 80.9
2 17 15.5
3 4 3.6
4 0 0
Nhận xét:
Ca 1 chiếm tỷ trọng sinh viên đi muộn cao nhất chiếm 80.9%, tiếp đến là ca 2 với
15.5%. Thực tế khoảng thời gian ca 1, ca 2 là khoảng thời gian cao điểm tắc đường nhất
trên con đường Chùa Bộc. Ngoài ra, do sinh viên có thói quen thức khuya nên việc dậy
sớm rất khó khăn gây ảnh hưởng tới việc đi học đúng giờ.
Khi được hỏi, câu trả lời của sinh viên là việc thức khuya hàng đêm (một trong những
thói quen của sinh viên hiện nay) làm cho nhiều bạn thiếu ngủ dẫn đến tình trạng mệt
mỏi, uể oải, không thể dậy để đi học sớm vào sáng mai. Một số câu trả lời khác cũng
chiếm phần lớn đó chính là việc tắc đường trong quá trình di chuyển tới trường. Số còn
lại là một số lý do hỏng xe, xe bus đến muộn, giáo viên dễ tính hoặc ít điểm danh….
Thấy được ca 3 và ca 4 chiếm 3.6%, tỉ lệ số sinh viên đi học muộn rất thấp so với ca 1
và ca 2 thông thường vào những giờ bắt đầu của 2 ca học này ít khi xẩy ra hiện tượng
tắc đường, giao thông sẽ thuận lợi cho việc di chuyển của các bạn sinh viên, ngoài ra
một phần là do các bạn sinh viên không rơi vào trạng thái buồn ngủ bởi việc thức khuya
mỗi đêm.
8. Lý do khách quan dẫn đến việc đi học muộn:
Lý do Số lựa chọn Tần suất (%)
Tắc đường 74 37
Nhà xa 49 24.5
Gửi xe không kịp giờ vào lớp 26 13
Xe bus đến muộn 23 11.5
Xe hỏng 21 10.5
Khác 7 3.5
Tổng 200 100

16
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

Lý do khách quan

Xe hỏng
10,5% Khác
Xe bus đến muộn 3,5%
11,5% Tắc đường
37%
Gửi xe không kịp giờ Nhà xa
vào lớp 24,5%
13%

Tắc đường Nhà xa


Gửi xe không kịp giờ vào lớp Xe bus đến muộn
Xe hỏng Khác
Nhận xét:
Đa số các bạn sinh viên của mỗi trường là người ở các tỉnh tập trung ra thành phố để học
tập và làm việc. Học viện ngân hàng cũng vậy, thông thường những bạn sinh viên này sẽ
có xu hướng sống ở những nơi gần trường, xung quanh trường do vậy các khu vực gần
trường mỗi giờ cao điểm sẽ xảy ra tắc đường. Ta thấy lý do “Tắc Đường” chiếm tỉ trọng
cao nhất chiếm tới 37%. Để có thể đi học đến trường, hầu hết các bạn phải đi qua phố
Chùa Bộc vốn đông đúc, nhất là vào những giờ cao điểm như giờ tan làm nên việc tắc
đường là khó có thể tránh khỏi. Nhưng không chỉ vậy, hiện tại nhiều tuyến đường ở Hà
Nội cũng xảy ra hiện tượng tương tự, vốn dân số đông, đất đai chật hẹp do đó tắc đường
trở thành chuyện hàng ngày. Một số nguyên nhân khác như “Nhà xa” chiếm 24.5%,
“Gửi xe không kịp giờ vào lớp” chiếm 13% cũng là lý do khách quan của nhiều sinh
viên đến việc đi học muộn này. Ngoài ra “Xe bus đến muộn” hay “Xe Hỏng” cũng
chiếm tỉ trọng khá cao 11.5% và 10.5%. Số còn lại là một số lý do khác do sinh viên bổ
sung chính là những thói quen mà một số bạn cũng hay gặp phải.

17
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

9. Lý do chủ quan dẫn đến việc đi học muộn


Lý do Số lựa chọn Tần suất (%)
Ngủ dậy muộn 97 65,54
Môn học không thú vị 24 16.21
Giáo viên không điểm danh 11 7.43
(điểm danh muộn)
La cà dọc đường 10 6,76
Khác 6 4.06
Tổng số lực chọn 148 3.5

Lý do chủ quan

La cà dọc đường
6,76% Khác
4,06%
Giáo viên không điểm
Ngủ dậy muộn
danh
65,54%
7,43%

Môn học không thú vị


16,21%
Ngủ dậy muộn Môn học không thú vị
Giáo viên không điểm danh (điểm danh muộn)
La cà dọc đường Khác
Nhận xét:
Lý do đi học muộn chiếm tỉ trọng cao nhất 65.54% với 97/148 lựa chọn, cao nhất gấp
gần 4 lần tỉ trọng chiếm thứ 2 “Môn học không thú vị” chiếm 16,21%. Qua đó cho
chúng ta thấy được rằng sinh viên tại Học viện ngân hàng chưa chú trọng tới phân bổ
thời gian biểu hợp lý, sắp xếp chưa có khoa học. Điều này xảy ra nhiều do thói quen
thức khuya do học muộn đang trở thành một vấn đề lan rộng trong sinh viên nên việc
phân bổ thời gian sao cho hợp lí, phù hợp với sinh viên rất quan trọng. Ngoài ra, hầu hết
các bạn sinh viên Học viện Ngân Hàng đều có xu hướng thuê nơi ở của mình xung
quanh trường hoặc gần trường nên có suy nghĩ như là : “Từng này thời gian là đủ đến
trường kịp giờ nên ngủ thêm một chút vẫn không sao”. Đó là những thói quen xấu nên
cần bỏ đi. Những lý do như “Giáo viên không điểm danh (điểm danh muộn)” chiếm
7.43%, “La cà dọc đường” chiếm 6.76% và một số lý do khác được sinh viên bổ sung

18
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

chiếm 4.06% cũng cho thấy những thói quen xấu của các bạn sinh viên, những thói quen
xấu này ảnh hưởng tới giờ giấc sinh hoạt từ đó gây ra tình trạng đi học muộn.
10. Bạn thường vào muộn bao nhiêu phút?
Thời gian đi muộn Số sinh viên Trị số
|x i− X| |x i− X| . f i (x i−X )2 . f i
(phút) - x i (người) - f i giữa
Dưới 10 125 7.5 2.45 176.4 432.18
10-15 57 12.5 2.55 68.85 175.5675
15-20 12 17.5 7.55 45.3 342.015
Trên 20 10 22.5 12.55 62.75 787.5125

Thời gian đi học muộn


5.50% 4.50%

24.50%
65.50%

Dưới 10 phút Từ 10 - 15 phút


Từ 15 - 20 phút Trên 20 phút

- Ta thấy nhóm chứa Mốt là nhóm dưới 10 phút với 72 lượt chọn (chiếm 65.5%). Trong
đó, Mốt về thời gian đi muộn của sinh viên là:
f Mo−f (Mo−1)
M o=x Momin +h Mo
[ f Mo −f ( Mo−1 ) ]+[f Mo−f ( Mo+1 )]
72
¿ 5+5 × =7.105( phút )
72+(72+27)
- Tính trung vị:
Ta thấy
∑ f =55=¿Tổ có số trung vị là “Dưới 10” vì có S = 72
2
∑ f −S
(Me−1 )
2 55
M e =x Memin +h Me =5+ 5× =8.819( phút )
f Me 72
- Tính thời gian đi muộn bình quân:

19
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

X=
∑ ( Khoảng thời gian đi muộn× số sinh viên)
∑ Số sinh viên
7.5× 72+ 12.5× 27+17.5 ×6+ 22.5× 5
¿ =9.95( phút )
110

- Độ lệch khoảng biến thiên : R=xmax −x min =25−5=20 ( phút )


- Độ lệch tuyệt đối bình quân:
e=
∑|x i− X| . f i = 176.4 +68.85+45.3+ 62.75 =3.21( phút)
∑ fi 110

- Phương sai:
σ 2
=
∑ ( x i−X )2 . f i 432.18+175.5675+342.015+787.5125
= =15.793( phút 2 )
∑ i f 110
- Độ lệch tiêu chuẩn:
σ =√ σ = √15.793=3.974( phút)
2

- Hệ số biến thiên:
e 3.21
V e= × 100= × 100=32.26 %
X 9.95
σ 3.974
V σ = × 100= ×100=39.94 %
X 9.95
* Nhận xét: Với thời gian đi muộn bình quân là 9.55 phút và mốt hơn 7 phút cho thấy
thời gian sinh viên đi muộn khá nhiều. Cụ thể số sinh viên đi muộn dưới 10 phút chiếm
65.5%, tiếp sau là 10-15 phút với 24.5%, 15-20 phút với 5.5% và trên 20 phút với 4.5%.

11. Những ảnh hưởng tiêu cực của việc đi học muộn:
Ảnh hưởng tiêu Số sinh viên Tấn suất (%) Tần số tích lũy

20
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

cực (người) tiến (người)


Kết quả học tập 51 21.79 51
không cao
Bỏ lỡ kiến thức 72 30.77 123
quan trọng
Điểm chuyên cần 73 31.20 196
thấp
Bị thầy cô phê bình 35 14.96 231
Mục khác 3 1.28 234

Ảnh hưởng tiêu cực của việc đi học muộn


1.28%

14.96%
21.79%

31.20%
30.77%

Kết quả học tập không cao Bỏ lỡ kiến thức quan trọng Điểm chuyên cần thấp
Bị thầy cô phê bình Mục khác

- Mốt về ảnh hưởng tiêu cực khi đi học muộn là: M o=x ¿). Vậy ta thấy nhóm chứa Mốt là
nhóm điểm chuyên cần thấp với 73 lượt chọn (chiếm 31.2%).
Nhận xét:
Dựa vào sự bình chọn của sinh viên thì vấn đề điểm chuyên cần được sinh viên cho là
ảnh hưởng tiêu cực nhất với 73 lượt chọn (chiếm 31.2%). Ảnh hưởng tiêu cực khác được
sinh viên quan tâm chiếm tỉ lệ thấp nhất với 3 lượt chọn (chiếm 1.28%).

12. Bạn cảm thấy như thế nào về việc đi học muộn?

21
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

Nhận xét:
- Số sinh viên cảm thấy đi học muộn là bình thường chiếm tới 45,5% ( 50 sinh viên trên
tổng số 110 sinh viên tham gia khảo sát )
- Số sinh viên cảm thấy đi học muộn là không tốt chiếm tới 54,5% ( 60 sinh viên trên tổng
số 110 sinh viên tham gia khảo sát )
 Tình trạng đi học muộn của sinh viên vẫn phổ biến và đã trở thành thói quen khó bỏ
13.Phân tích mối quan hệ giữa thời gian thời gian đi học muộn và năm học:
Từ kết quả điều tra ta có bảng số liệu:
Sinh viên năm Thời gian đi học muộn
mấy Dưới 10 phút 10 - 15 phút 15 - 20 phút Trên 20 phút
1 0 0 0 0
2 64 23 5 4
3 6 3 1 0
4 2 1 0 1

 Tính toán:
 Số bình quân:
5+10 20+ 25
∗64+12,5∗23+17,5∗5+ ∗4
- Sinh viên năm 2: x = 2 2 = 9,84375 (h/sv)
64 +23+5+ 4

5+10 20+25
∗6+12,5∗3+17,5∗1+ ∗0
- Sinh viên năm 3: x = 2 2 = 10 (h/sv)
6+ 3+1+0

5+10 20+25
∗2+ 12,5∗1+17,5∗0+ ∗1
- Sinh viên năm 4: x = 2 2 = 12,5 (h/sv)
2+1+0+ 1

22
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

 Mốt(M0):
- Thời gian đi học muộn dưới 10 phút : M01=64
- Thời gian đi học muộn từ 10 – 15 phút : M02=23
- Thời gian đi học muộn từ 15 – 20 phút :M03=5
- Thời gian đi học muộn trên 20 phút : M04=4

 Khoảng biến thiên:R=xmax-xmin


Giả sử biến nghiên cứu là sinh viên năm mấy:
 R1= 4 - 1= 3
Giả sử biến nghiên cứu là thời gian đi học muộn :
 R2= 22,5 – 7,5 = 15

∑ |xi−x|fi
 Độ lệch tuyệt đối bình quân: e =
∑ fi
Giả sử biến nghiên cứu là thời gian đi học muộn :
- Sinh viên năm 2:
( 7,5−9,84375 )+ ( 12,5−9,84375 ) + ( 17,5−9,84375 ) +(22,5−9,84375) 55
e= = 256
96
- Sinh viên năm 3:
( 7,5−10 ) + ( 12,5−10 ) + ( 17,5−10 ) +(22,5−10)
e= =2
10
- Sinh viên năm 4:
( 7,5−12,5 ) + ( 12,5−12,5 )+ ( 17,5−12,5 ) +(22,5−12,5) 5
e= =2
4

 Phương sai và độ lệch chuẩn:


- Sinh viên năm 2:σ 2= 2,40987σ = 1,5524
- Sinh viên năm 3:σ 2= 22,5 σ = 4,7434
- Sinh viên năm 4:σ 2= 37,5 σ = 6,1237
 Nhận xét:
- Sinh viên năm 4 có thời gian trung bình đi học muộn là nhiều nhất.
- Sinh viên năm nhất có thời gian đi học muộn ít nhất.
- Sinh viên năm 2 ,3 đi học muộn nhiều nhất.
- Thời gian chủ yếu sinh viên đi học muộn là dưới 10 phút và từ
10 – 15 phút .

23
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

14. Phân tích mối quan hệ giữa giới tính và mức độ đi học muộn :
* Bảng số liệu:
Giới tính Mức độ đi học muộn
Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên
Nam 10 23 3
Nữ 38 24 12

 Biểu đồ

 Nhận xét:
- Các bạn nam có xu hướng thấy việc đi học muộn là không tốt so với các bạn nữ :
 Ở trường hợp hiếm khi đi học muộn số nam là 10, số nữ là 38
 Ở trường hợp thỉnh thoảng đi học muộn số nam là 23, số nữ là 24
 Ở trường hợp thường xuyên đi học muộn số nam là 3 , số nữ là 12

24
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

KẾT LUẬN
Đánh giá.
- Qua các số liệu thống kê trên tổng số 110 sinh viên tham gia khảo sát, ta nhận thấy tỉ lệ
sinh viên đi học muộn của Học viện Ngân hàng ở mức đáng báo động. Tỷ lệ sinh viên đi
học muộn là rất lớn, lên tới 91,8 % trong tổng số 110 sinh viên trong khảo sát. Tỷ lệ sinh
viên đi học muộn thường xuyên cao (42,7 %) và hầu hết là đi muộn ca 1 (80,9%). Lý do
đi muộn chủ yếu do tắc đường (67,3%) nên phần lớn sinh viên thường vào muộn 10 phút
(65,5%)
- Việc đi học muộn của sinh viên bắt nguồn từ nhiều lí do như: xe bus đến muộn, gửi xe
không kịp,… nhưng quan trọng là ở ý thức cá nhân mỗi sinh viên nên hiểu và thay đổi
thói quen hàng ngày.
- Khi sinh viên đi học trễ, thường thì bị nghe thiếu kiến thức, giảm khả năng tiếp thu, bị
phân tâm sẽ gây khó khăn trong quá trình học, dễ gây cảm giác chán nản trong học tập.
Không những ảnh hưởng cho cá nhân, mà khi vào lớp muộn làm ngắt quãng bài giảng
của cô giáo và cả lớp, nhiều bạn sinh viên sẽ bị phân tâm, ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả
mọi người trong lớp.
Giải pháp
- Để giải quyết vấn đề đi học muộn không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở các nước trên thế
giới, luôn có những giải pháp được đưa ra. Ở Việt Nam, cụ thể là Học viện Ngân hàng,
lí do đi muộn luôn là do việc tắc đường, kẹt xe… Với những trường hợp này, cần có giải
pháp tinh tế từ chính phủ về việc tắc nghẽn giao thông trên những cung đường đông
phương tiện đi lại. Không chỉ thế, giải pháp đưa ra từ các trường đại học cũng rất cần
thiết như: thay đổi thời gian vào lớp của từng ca, để tránh tình trạng học sinh đi lại quá
đông, gây ùn tắc, vì số lượng sinh viên từ các trường đại học là rất lớn.
- Ngoài những nguyên nhân khách quan, quan trọng nhất là sinh viên nên tự trang bị ý
thức tự giác, thói quen lành mạnh cho bản thân như: điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt hợp lí,
thực hiện sát theo đúng tiến độ kế hoạch đề ra. Cụ thể, đi học nên bắt đầu đi sớm sơn
một chút, chọn lịch học phù hợp tránh những giờ cao điểm. Tìm động lực bằng nhiều
cách để hứng thú trong học tập, ngủ sớm, dậy sớm, tỉnh táo trong những giờ lên lớp, và
hơn hết là ý thức trách nhiệm của bản thân để đạt hiệu quả cao. Đối với những sinh viên
Học viện Ngân hàng, tuyến đường Chùa Bộc luôn luôn là bài toán khó, phải đi học sớm
hơn nữa để có thể đến đúng giờ. Ngoài ra, lí do đi học muộn cũng do suy nghĩ “điểm
danh”, nhà trường và các thầy cô giáo nên thắt chặt việc điểm danh bằng nhiều hình thức
như điểm danh vân tay, quét mã QR hay điểm danh nhìn mặt trực tiếp… hay có những
quy định xử phạt rõ ràng về việc đi muộn.

25
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG.

- Nếu không áp dụng các biện pháp chặt chẽ thì tình hình sinh viên đi học muộn còn tiếp
diễn, gây ra hậu quả khó lường . Nhất là trong thời điểm sau dịch COVID-19 kéo dài,
sinh viên quay trở lại trường học chưa quen, còn tư tưởng dậy muộn, ngủ nướng, học
chểnh mảng… nên cần áp dụng ngay lập tức những biện pháp phù hợp.
- Trên đây là những giải pháp nhóm em đưa ra nhằm khắc phục tình trạng đi học muộn
của sinh viên học viện ngân hàng, mong rằng sẽ giúp cải thiện phần nào vấn đề này.

26

You might also like