Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 170

ĐỀ 1: FDI và ảnh hưởng FDI

1.1. Cơ sở lý luận chung về FDI


Khái niệm về FDI đã được nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và một số quốc gia
phát triển trên thế giới đưa ra nhằm nhằm mục đích giúp các quốc gia hoạch định
chính sách kinh tế vĩ mô về FDI, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tự do hoá thương
mại và đầu tư quốc tế.
Tuy nhiên, về cơ bản, FDI là một trong ba hình thức đầu tư trong đầu tư tư
nhân quốc tế. FDI là khi một nhà đầu tư ở một nước mua tài sản có ở một nước khác
với mục đích quản lý nó. Trong trường hợp này, quyền kiểm soát, tức quyền tham gia
vào việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến chiến lược và các chính sách
phát triển của công ty là điểm khác biệt cơ bản giúp nhận biết, phân biệt giữa FDI và
các hình thức đầu tư khác. FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư
của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án/doanh nghiệp
ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án/doanh
nghiệp đó. Ngoài ra nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể thành lập doanh nghiệp mới ở
nước nhận đầu tư.
1.1.2. Đặc điểm FDI
FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận
theo cách phân loại đầu tư nước ngoài của nhiều tài liệu và theo quy định của luật
pháp nhiều nước, FDI là đầu tư tư nhân. 
Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn
pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền
kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. 
Tỷ lệ góp vốn của các chủ đầu tư sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên,
đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này.
Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu
trách nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không
có những ràng buộc về chính trị.
Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức.
FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư
thông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát mình, sáng chế, bí quyềt kỹ thuật,
cán bộ quản lý,... vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án.
1.1.3. Sự hình thành FDI
Có nhiều yếu tố là nguồn gốc thúc đẩy sự hình thành FDI, nhưng về cơ bản,
FDI hình thành dựa trên nhu cầu và lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế. Nó dựa
trên quy luật tự nhiên, vốn chảy từ nơi có nhiều vốn đến nơi có ít vốn, tìm kiếm lợi
nhuận, còn nơi ít vốn đón nhận dòng vốn ấy như một ngoại lực thúc đẩy hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình. Có nhiều cách để dòng vốn ấy luân chuyển và FDI là
một trong số đó.
2.1. Tác động tích cực
FDI giúp tăng cường Hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế
- FDI là động lực cho Hội nhập kinh tế quốc tế. FDI là nguồn bổ sung vốn đầu
tư và đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của các nước tham gia (đặc biệt là các nước
đang phát triển), từ đó gia tăng tiềm lực kinh tế quốc gia, giúp các quốc gia dễ dàng
tham gia hội nhập kinh tế. Một quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh sẽ dễ dàng đạt được
các liên kết, thỏa thuận hợp tác, hội nhập đến từ các quốc gia, khu vực khác.
- Gia tăng FDI cũng là gia tăng xu hướng mở cửa nền kinh tế của các quốc gia
và cùng với tự do hóa thương mại là 2 bước đệm giúp Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra
thuận lợi và sâu rộng. FDI là một hình thức luân chuyển vốn đầu tư giữa các quốc gia,
FDI được chú trọng phát triển đồng nghĩa với việc quốc gia đi đầu tư hay nhận đầu tư
đều có xu hướng mở cửa nền kinh tế, đón nhận nguồn vốn đầu tư và lợi ích từ nguồn
vốn đầu tư ấy để phát triển kinh tế quốc gia. Việc mở cửa đó sẽ là một nền tảng vững
chắc để hội nhập KTQT sâu rộng cũng như tạo điều kiện thành lập các liên kết khu
vực, liên kết quốc tế.
- FDI thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Nguồn vốn FDI là
nguồn vốn liên quan trực tiếp tới nước nhận đầu tư và nước đi đầu tư. Việc thuận lợi
trong phát triển nguồn vốn này sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 2 quốc gia,
từ đó dễ dàng hội nhập, thành lập các liên kết quốc tế.
- FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là bước đệm cho hội nhập
kinh tế quốc tế. Một quốc gia nhận nhiều nguồn vốn đầu tư FDI thường là những quốc
gia đang phát triển. Những quốc gia này đã và đang trong quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế một cách mạnh mẽ và nhờ FDI, quá trình xảy ra nhanh hơn, thuận lợi hơn
bởi FDI thường nhắm tới các lĩnh vực công nghiệp dịch vụ nhằm tạo nguồn lợi lớn
cho nước đi đầu tư, qua đó thúc đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với
những quốc gia có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực (tỷ lệ phụ thuộc
nông nghiệp của nền kinh tế thấp, công nghiệp – dịch vụ phát triển), công tác hội nhập
kinh tế quốc tế và tham gia các liên kết kinh tế quốc tế cũng trở nên thuận lợi và dễ
dàng hơn bởi mọi quốc gia đều muốn hợp tác, liên kết với những quốc gia mạnh về
công nghiệp dịch vụ nhằm hưởng lợi từ công nghệ, lao động, năng lực sản xuất từ các
quốc gia đó, từ đó tạo ra lợi ích kinh tế lớn lao.
- FDI giúp lan tỏa công nghệ, gia tăng năng suất lao động là bước đệm của hội
nhập, liên kết kinh tế quốc tế. Nguồn vốn FDI đã tạo ra tác động lan tỏa công nghệ,
góp phần nâng cao trình độ công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ và chuyển
giao kỹ năng quản lý cho nước nhận đầu tư, tạo sức ép cạnh tranh, đổi mới công nghệ
đối với các doanh nghiệp nội địa nước đó. FDI có mối quan hệ 2 chiều đối với năng
suất lao động, phát triển FDI làm gia tăng năng suất lao động và ngược lại. Từ các yếu
tố đó, cả nước đi đầu tư và nhận đầu tư đều sẽ được hưởng lợi từ việc gia tăng năng
lực sản xuất và đột phá công nghệ, là tiền đề to lớn cho hội nhập, liên kết kinh tế quốc
tế bởi công nghệ và năng lực sản xuất là 2 yếu tố quyết định giúp cho hội nhập và liên
kết quốc tế diễn ra mạnh mẽ.

2.2. Tác động tiêu cực


Vì FDI và hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế là mối quan hệ hai chiều nên mặt
trái của hội nhập cũng là những tác động xấu của FDI tới hội nhập kinh tế và hình
thành các liên kết khu vực, liên kết quốc tế:
- FDI làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền KT, từ đó việc hội nhập
không đem lại sự phát triển tích cực cho nền kinh tế. Các quốc gia có chính sách mở
rộng hội nhập và mở rộng đầu tư FDI đều sẽ tạo nên một liên kết với một số quốc gia,
dần dần trở thành quan hệ hợp tác lâu dài, hay là tạo nên một liên kết khu vực, liên kết
quốc tế bền vững. Nếu việc hợp tác suôn sẻ, các liên kết khu vực, quốc tế tạo ra nguồn
lợi lớn cho nước tham gia thì nền kinh tế sẽ phát triển tốt, ngược lại nếu một nước bị
phụ thuộc quá nhiều vào những thứ đó, sẽ mang lại nhiều tác hại hơn là lợi ích. Nước
đó sẽ bị phụ thuộc kinh tế, mất tự chủ, nhẹ hơn là bị ảnh hưởng ít nhiều nếu quốc gia
hợp tác gặp ảnh hưởng về chính trị, kinh tế - xã hội hay các liên kết kinh tế gặp xung
đột, khủng hoảng.
- FDI làm tăng sức ép cạnh tranh giữa các thành viên khi tham gia hội nhập,
liên kết khu vực khiến nhiều doanh nghiệp, ngành nghề có thể lâm vào tình trạng khó
khăn, thậm chí phá sản. Điều này cũng không lạ lẫm bởi khi các quốc gia nhận nguồn
vốn FDI đồng nghĩa với các doanh nghiệp nội địa sẽ phải cạnh tranh khốc liệt để tồn
tại. Sự cạnh tranh đó có thể là nguồn động lực to lớn giúp phát triển nền kinh tế nhưng
cũng có thể là làn sương suy thoái phủ kín các doanh nghiệp, các ngành nghề vì họ
không đủ năng lực cạnh tranh, từ đó nền kinh tế tụt dốc và điều này đi ngược lại mục
đích của hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế. Vĩ mô hơn nữa đó là sự cạnh tranh cao
giữa các nước, các khu vực với nhau sẽ không tạo thúc đẩy hội nhập và tạo ra thêm
liên kết quốc tế.
- FDI có thể để lại hậu quả là các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với
nguy cơ trở thành “bãi rác” công nghệ của các nước công nghiệp phát triển trên thế
giới và từ đó giảm, làm chậm quá trình hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế. Nước
nhận đầu tư trong đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tiếp nhận những công nghệ, năng lực
sản xuất của nước đi đầu tư. Điều đó đồng nghĩa với nguy cơ nước nhận đầu tư sẽ tiếp
nhận những công nghệ lạc hậu, lỗi thời, còn cả nguy cơ về ô nhiễm môi trường bởi
các rác thải công nghiệp. Điều này rõ ràng ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình hội nhập
và phát triển của các nước chậm, đang phát triển mà sẽ làm những quốc gia đó ngày
càng nghèo đi.
- Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài không sát sao, hiệu quả có thể
gây ra khủng hoảng về an ninh, nguy cơ gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế, buôn
lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh,… Nếu các nước tiếp nhận đầu tư để các
nguồn lực lớn của quốc gia (lĩnh vực an ninh, quyền khai thác những tài nguyên quý
hiếm, lĩnh vực truyền thông,…) vào tay các tư nhân nước ngoài thì vấn đề an ninh
quốc gia đó sẽ bị đe dọa rất lớn. Cùng với đó các tiêu cực như buôn lậu, khủng bố, tội
phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh cũng có thể xảy ra, gây thiệt hại không nhỏ tới nền
kinh tế và từ đó việc hội nhập hay liên kết kinh tế quốc tế trở nên khó khăn hơn nhiều.

3.1. FDI tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam
Sự tham gia của khu vực FDI trong nhiều ngành, lĩnh vực, đặc biệt là sự tập
trung vốn FDI trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và một số ngành công
nghiệp khác, là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
hiện đại, góp phần xây dựng môi trường kinh tế năng động và gia tăng năng lực sản
xuất các sản phẩm chứa hàm lượng chất xám cao trong nền kinh tế. FDI góp phần
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng nông
sản xuất khẩu. 
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã góp phần không nhỏ giúp chúng ta ký kết
nhiều hiệp định thương mại với các đối tác nước ngoài. Nền kinh tế có sự chuyển
hướng mạnh mẽ từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ là 1 điểm cộng
khi các quốc gia khác có ý định hợp tác thương mại với Việt Nam. Chúng ta luôn
hướng đến các Hiệp định có giá trị thúc đẩy các ngành công nghiệp, vốn là trụ cột
trong 1 nền kinh tế.

3.2. FDI góp phần tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và tỷ trọng xuất khẩu hàng
hóa
FDI giúp đẩy mạnh xuất khẩu, đóng góp vào thặng dư cán cân thương mại của
Việt Nam, từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP. Những đóng góp này ngày càng được
nâng cao. Giá trị xuất khẩu hàng hoá của khu vực doanh nghiệp FDI chiếm 27% vào
năm 1995 và tăng gấp gần 3 lần lên tới 71,7% kim ngạch xuất khẩu cả nước vào năm
2020.
Mặc dù, nhập khẩu của khu vực FDI đạt 168,8 tỷ USD, chiếm tới 64,3% kim
ngạch nhập khẩu của cả nước nhưng tính chung cho năm 2020, khu vực FDI đã xuất
siêu 33 tỷ USD không kể dầu thô, giúp bù đắp 15,6 tỷ USD nhập siêu của khu vực
doanh nghiệp trong nước (Tổng cục Thống kê, 2020), từ đó, đảo ngược cán cân
thương mại của Việt Nam về kết quả xuất siêu 19,1 tỷ USD.
Sự tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu cũng là 1 yếu tố quan trọng thúc
đẩy quá trình hội nhập kinh tế. Chúng ta “nhập khẩu” vốn FDI, sau đó các nguồn vốn
tạo ra hàng hóa đem đi xuất khẩu. Những sự lưu chuyển vốn và hàng hóa đã tạo ra
môi trường thuận lợi hơn để ký kết các Hiệp định thương mại, vốn là các công cụ để
thực hiện việc lưu chuyển vốn, hàng hóa và phân công lao động quốc tế dễ dàng hơn. 

3.3. FDI là cơ sở để tiến tới những sự hợp tác quốc tế 


FTA thực chất là thỏa thuận mở cửa thị trường với sự tham gia của ít nhất hai
thành viên, và với mục đích cắt giảm hoặc loại bỏ hàng rào thuế quan, dịch vụ và đầu
tư tạo thuận lợi cho thương mại. Vì vậy, trong những năm gần đây, thế giới chứng
kiến sự gia tăng nhanh chóng của các FTA để thiết lập các Khu vực thương mại tự do.
Nhằm phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới và khu vực, Việt
Nam cũng đàm phán và ký kết các FTA với các tổ chức quốc tế và khu vực. 
FDI đã vào nước ta từ năm 1988, đến hiện tại đã được hơn 30 năm. Những tác
động tích cực của FDI tới nền kinh tế và sự phát triển nói chung của đất nước là
không thể phủ nhận. Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo đã tạo sức ép, buộc các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ,
cải thiện sản xuất, gia tăng tìm hiểu thị trường xuất khẩu, tăng cường liên kết thương
mại. Các FDI giống như bước đệm khởi đầu cho quá trình hội nhập sâu rộng sau này.
Trong quá trình khai thác tiềm năng của nguồn vốn này, các chính sách được đưa ra
nhằm loại bỏ các hàng rào thuế quan lẫn phi thuế quan, tạo ra những điều kiện thuận
lợi để thu hút thêm nhiều vốn lẫn sử dụng nguồn vốn 1 cách hiệu quả. Đây cũng là
những điều mà các FTA hướng đến. Hơn nữa, việc quen thuộc với các điều kiện của
FDI đã giúp Việt Nam có thêm kinh nghiệm với các hoạt động thương mại và đầu tư
quốc tế, từ đó Việt Nam ngày càng chủ động đàm phán, ký kết và tìm các đối tác hợp
tác, thay vì tham gia ký kết bị động các Hiệp định như khi mới mở cửa và hội nhập. 
Đề 2: Công ty đa quốc gia (MNCs), vai trò và tầm quan trọng của MNCs với sự
hội nhập, liên kết và phát triển KTQT của KV, TG và Việt Nam
1.1. Sự ra đời của các công ty đa quốc gia
Từ thập niên 80, cùng với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, các công ty
quốc gia tiến hành sáp nhập với nhau tạo thành công ty đa quốc gia, nhằm mục đích.
Phục vụ mục tiêu lớn nhất là tối đa hóa giá trị tài sản công ty nhờ việc khai thác các
tiềm năng tại chỗ như: không ngừng tìm kiếm các nguồn nguyên liệu và nhân công
với giá cả so sánh, tìm kiếm những ưu đãi về thuế, bảo vệ tính độc quyền đối với công
nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do mở
rộng khu vực sản xuất.
Sự liên kết giữa các công ty quốc gia nhằm tăng khả năng bảo vệ trước những
rủi ro. Ví dụ, rủi ro trong mua bán hàng hóa như vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung
cầu,… Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyền
địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá lạm phát, chính sách, quản lý ngoại hối, thuế,
khủng hoảng nợ… Giảm thiểu sự không ổn định của chu kỳ kinh doanh nội địa, chống
lại chính sách bảo hộ mậu dịch ở các nước, bảo vệ thị phần, giảm chi phí trung gian
đáp ứng nhanh nhu cầu người tiêu dùng.
1.2. Khái niệm
Công ty đa quốc gia - Multinational Corporation (MNC) hoặc Multinational
Enterprises (MNE) là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít
nhất hai quốc gia. Một số MNC lớn thậm chí có nguồn vốn lớn hơn nhiều lần ngân
sách của một quốc gia trên thế giới. Các MNC có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ
quốc tế và nền kinh tế của các quốc gia. Các MNC cũng đóng một vai trò quan trọng
trong quá trình toàn cầu hóa. Một số người cho rằng một dạng mới của MNC đang
hình thành tương ứng với toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu.
1.3. Cơ cấu tổ chức
Về cơ bản, có thể xếp các MNCs vào 3 nhóm lớn theo cấu trúc phương tiện sản
xuất như sau:
Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” là các công ty đa quốc gia mà có hoạt
động sản xuất kinh doanh các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự tại các quốc gia mà
công ty này có mặt. Một công ty điển hình với cấu trúc này là công ty McDonald’s.
Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” là công ty có các cơ sở sản xuất hay các
chi nhánh, công ty con tại một số quốc gia sản xuất ra các sản phẩm mà các sản phẩm
này lại là đầu vào để sản xuất ra sản phẩm của các công ty con hay các chi nhánh tại
các quốc gia khác. Một ví dụ điển hình cho loại hình cấu trúc công ty “theo chiều
dọc” là công ty Adidas.
Công ty đa quốc gia “đa chiều” là công ty có nhiều chi nhánh hay công ty con
tại nhiều quốc gia khác nhau mà các công ty này phát triển và hợp tác với nhau cả
chiều ngang lẫn chiều dọc. Một ví dụ điển hình cho loại hình công ty đa quốc gia có
cấu trúc như trên là Microsoft.
1.4. Đặc trưng của công ty đa quốc gia
1.4.1. Quy mô, doanh thu và phạm vi hoạt động lớn
Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong công ty đa quốc gia nhằm mục tiêu
quan trọng nhất là giải quyết những khó khăn về vốn phục vụ kinh doanh. Vì vậy sau
khi thành lập công ty đa quốc gia, các công ty thành viên phát triển nhanh hơn, tài sản
có quyền sở hữu cũng tăng lên khá nhanh, từ đó tổng tài sản cũng tăng lên đáng kể.
Các công ty đa quốc gia thường sở hữu các yếu tố có tính cốt lõi và quyết định
đối với quy trình sản xuất: vốn đầu tư, bí quyết công nghệ, các kỹ năng quản trị và
mạng lưới hoạt động toàn cầu. Do đó, tạo khả năng sinh lợi rất lớn và mang tính tiên
phong nhằm tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ.
1.4.2. Các công ty đa quốc gia là công ty đa ngành
Hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm, nghiên cứu ứng dụng về khoa học công nghệ…là xu hướng có tính quy luật
cùng với sự phát triển của các công ty đa quốc gia. Ví dụ, Mitsubishi ban đầu chỉ hoạt
động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo nhưng nay đã hoạt động trong các lĩnh vực như
khai khoáng, luyện kim, hóa chất, luyện kim, ngân hàng,…
1.4.3. Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sở hữu vốn
Về cơ cấu tổ chức, các công ty đa quốc gia được hình thành theo nguyên tắc tự
nguyện và hiệp thương. Cần nhấn mạnh, công ty đa quốc gia không phải là một doanh
nghiệp, không có tư cách pháp nhân độc lập. Do đó các mệnh lệnh hành chính không
được sử dụng trong điều hành các công ty đa quốc gia. Các doanh nghiệp là thành
viên của công ty đa quốc gia đều có pháp nhân độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất
như hội đồng thành viên, đại hội cổ đông.
Sở hữu vốn của công ty đa quốc gia cũng rất đa dạng. Trước hết vốn trong công
ty đa quốc gia là do các công ty thành viên làm chủ sở hữu, bao gồm cả vốn tư nhân
và vốn nhà nước. Quyền sở hữu vốn trong công ty đa quốc gia cũng tùy thuộc vào
mức độ phụ thuộc của các công ty thành viên vào công ty mẹ.
1.4.4. Đặc điểm xu hướng phát triển
Thay đổi trong lĩnh vực đầu tư: trong hoạt động đầu tư của mình có sự chuyển
dịch từ công nghiệp khai thác tài nguyên sang công nghiệp chế biến sản phẩm, đem
lại giá trị cao hơn; từ công nghiệp thâm dụng lao động nhiều chuyển sang đầu tư vào
các ngành sử dụng nhiều kỹ thuật và công nghệ mới và sang các ngành dịch vụ điện
tử, dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục…
Mở rộng các hình thức liên kết kinh tế để tăng cường khả năng cạnh tranh : Để
mở rộng phạm vi thế lực, tăng sức cạnh tranh phù hợp với bước phát triển mới của
kinh tế và kĩ thuật, cùng với chiến lược sáp nhập, các công ty đa quốc gia lớn còn đẩy
mạnh hoạt động liên hợp. Đó là sự thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai hoặc nhiều công
ty đa quốc gia ngang sức cùng hoặc khác quốc tịch nhằm thực hiện mục tiêu nào đó.
Đa dạng hóa và chuyên môn hóa cao độ là một xu hướng chiến lược mới của
mỗi công ty đa quốc gia: Các công ty thông qua sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm
hoặc thỏa mãn nhiều lĩnh vực dịch vụ khác nhau để giảm bớt rủi ro, tìm kiếm cơ hội
kinh doanh mới, đối phó với tình trạng kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, nhu cầu thị
trường giảm sút. Một số khác lại “ thu hẹp chiến tuyến”, loại bỏ các hoạt động sản
xuất “ngoại vi”, dốc toàn lực phát huy thế mạnh chuyên môn của mình.
CHƯƠNG II. VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MNCS VỚI SỰ HỘI
NHẬP, LIÊN KẾT VÀ PHÁT TRIỂN KTQT CỦA THẾ GIỚI
Vai trò và tầm quan trọng của MNCs với sự hội nhập, liên kết và phát triển
KTQT của Thế giới
2.2.1 Đối với thương mại quốc tế
2.2.1.1 Thúc đẩy hoạt động thương mại thế giới phát triển
Các công ty đa quốc gia thúc đẩy thương mại phát triển với ba dòng lưu thông hàng
hoá cơ bản là: hàng hoá xuất nhập khẩu từ công ty mẹ, hàng hoá bán ra từ các chi
nhánh ở nước ngoài và hàng hoá trao đổi giữa các công ty trong cùng một tập đoàn.
Các công ty đa quốc gia chi phối hầu hết chu chuyển hàng hoá giữa các quốc gia bởi
các kênh lưu thông xuyên quốc gia của mình.
Trong những năm gần đây các công ty đa quốc gia chiếm khoảng 40% giá trị nhập
khẩu và 60% xuất khẩu của toàn thế giới. Với các hoạt động hướng về xuất khẩu, các
công ty đa quốc gia hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu của các quốc
gia, đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu Á. 
2.2.1.2 Làm thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế
a)  Thay đổi trong cơ cấu hàng hoá
Chiến lược phát triển của các công ty đa quốc gia gắn liền với các hoạt động
thương mại, xuất nhập khẩu, qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu hàng hoá xuất
khẩu.
Trong những năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận trong ngành dịch vụ tăng cao còn
trong ngành nông nghiệp và công nghiệp giảm dần. Do đó, các công ty nói chung và
các công ty đa quốc gia nói riêng cũng chuyển mạnh sang đầu tư vào các ngành dịch
vụ và thúc đẩy giá trị xuất khẩu của hàng hoá dịch vụ tăng cao.
Nguyên nhân của xu hướng này xuất phát từ chiến lược tập trung phát triển các
ngành có trình độ công nghệ cao của các công ty đa quốc gia nhằm duy trì khả năng
cạnh tranh cao và thu lợi nhuận tối đa. Điều này được thể hiện qua tỉ trọng hàng xuất
khẩu của hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao trong nội bộ các công ty đa quốc gia
chiếm tới hơn 50% tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu. Như vậy, sự thay đổi trong chiến
lược toàn cầu của các công ty đa quốc gia tác động trực tiếp tới cơ cấu hàng hoá xuất
khẩu của nhiều nước trên thế giới
b)  Thay đổi trong cơ cấu đối tác
Cùng với sự thay đổi trong cơ cấu hàng hoá thì cơ cấu đối tác trong thương mại
thế giới hiện nay cũng đang dần thay đổi. Tỷ trọng của hàng hoá xuất khẩu của các
nước đang phát triển ngày càng cao, đặc biệt là các nước mới công nghiệp.  Sự thay
đổi chiến lược của các công ty đa quốc gia và hệ thống sản xuất quốc tế của chúng mở
ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi tham gia
vào các hoạt động hướng về xuất khẩu.
2.2.2 Vai trò của các công ty đa quốc gia đối với đầu tư quốc tế
2.2.2.1 Thúc đẩy lưu thông dòng vốn đầu tư trên toàn thế giới
Dưới giác độ tổ chức sản xuất, công ty đa quốc gia (MNCs - multinational
corporation) được hiểu là chủ thể của quá trình sản xuất mang tính quốc tế, khi quá
trình này có thể diễn ra ở một nước, nhưng lại do một công ty có trụ sở ở nước khác
kiểm soát. Theo cách hiểu đó, công ty đa quốc gia còn được gọi là công ty xuyên quốc
gia (MNCs - transnational corporation). Nói rộng hơn, công ty đa quốc gia là công ty
có trụ sở ở một nước nhưng kiểm soát cả các tài sản và các hoạt động sản xuất ở một
hoặc nhiều nước khác bên ngoài. Ngày nay, với quá trình toàn cầu hóa đang ngày
càng mở rộng, khi các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) diễn ra hết sức mạnh mẽ
và đa dạng, công ty đa quốc gia đã trở thành một hình thái sở hữu và tổ chức sản xuất
phổ biến trên thế giới. Theo số liệu thống kê quốc tế do UNCTAD công bố, trên thế
giới hiện có tới 60.000 công ty MNCs (công ty mẹ) với khoảng trên 500.000 chi
nhánh (công ty con) trên khắp các châu lục.
Trong quá trình quốc tế hóa đó, nổi lên vai trò đặc biệt của các MNCs và tác động của
chúng đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu.. Theo báo cáo
đầu tư thế giới của UNCTAD, đầu tư của MNCs chiếm đến 90% lượng FDI của thế
giới. Năm 2011 đầu tư của MNCs là 1524 tỷ USD. Với lợi thế của mình về nhiều vốn
kỹ thuật hiện đại quản lý tiên tiến và mạng lưới thị trường rộng lớn các MNCs luôn
tích cực đầu tư ra nước ngoài nhằm tối đa hoá lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Xu
hướng gia tăng việc sát nhập và thôn tính các công ty ngoại quốc của MNCs trong đó
chủ yếu ở Mỹ và Tây Âu là một trong những nguyên nhân quan trọng gây bùng nổ
đầu tư nước ngoài. Với sự phát triển mạnh của thị trường tài chính quốc tế, MNCs
thúc đẩy nhanh tiến trình tự do hoá đầu tư nước ngoài thông qua tham gia sâu rộng
vào quá trình quốc tế hoá sản xuất. Các MNCs chiếm khoảng 25% tổng giá trị sản
xuất toàn thế giới.
Trước hết, nhờ tiềm lực tài chính hùng mạnh, các dự án do công ty MNCs triển
khai thường là những dự án có quy mô vốn lớn, đi liền với công nghệ cao. Người ta
cũng nói nhiều đến tác động lan tỏa của công ty MNCs đối với doanh nghiệp nước
chủ nhà, thông qua các mối liên kết. Theo các học giả, tác động lan tỏa này được thể
hiện trên ba khía cạnh. Thứ nhất và quan trọng nhất là chuyển giao công nghệ. Ngoài
vốn, các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và MNCs nói riêng còn mang đến công
nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý tiên tiến hơn hẳn, mà từ đó các doanh nghiệp trong
nước có thể học tập và tiếp thu. Thứ hai, bản thân các công nghệ sản xuất và kinh
nghiệm chuyên gia do các nhà đầu tư nước ngoài đưa tới đòi hỏi có những người lao
động phù hợp, qua đó sẽ giúp nâng cao trình độ mọi mặt của người lao động trong
nước. Thứ ba, các MNCs và hoạt động FDI là nhân tố tạo ra và thúc đẩy mối liên kết
ngược (backward linkage) giữa các nhà cung ứng trong nước với các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài. Mối liên kết này thường được thể hiện ở hai dạng: nguyên liệu
thô đầu vào tại địa phương và nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng từ các doanh nghiệp
sở tại (thường được nói đến dưới thuật ngữ "công nghiệp phụ trợ").
Vì những lợi ích rõ rệt nêu trên, nhiều quốc gia thuộc nhóm các nước đang phát
triển hết sức quan tâm và có nhiều biện pháp đặc biệt ưu tiên thu hút đầu tư từ các
MNCs. Thực tiễn phát triển ở châu Á những thập niên gần đây cho thấy, Ấn Độ đã rất
thành công trong việc thu hút các công ty lớn đến đầu tư, tiến hành hoạt động sản
xuất, kinh doanh ở nước mình. Số liệu thống kê chỉ ra rằng, phần lớn dòng vốn FDI
chảy vào quốc gia này đều từ các MNCs lớn trên thế giới. Theo thống kê, có hơn 100
trong số 500 công ty lớn nhất thế giới (thuộc nhóm Fortune 500) đã có mặt tại Ấn Độ.
2.2.2.2 Làm tăng tích luỹ vốn của nước chủ nhà
Với thế mạnh về vốn, các công ty đa quốc gia đóng vai trò là động lực thúc đẩy
tích luỹ vốn của nước chủ nhà. Thông qua kênh công ty đa quốc gia, nước chủ nhà có
thể tăng cường thu hút vốn FDI đầu tư vào nước mình. Vai trò này của các công ty đa
quốc gia được thể hiện qua một số khía cạnh sau:
Thứ nhất: Bản thân các công ty đa quốc gia khi đến hoạt động ở các quốc gia
đều mang đến cho nước này một số lượng vốn nào đó. Hơn nữa, trong quá trình hoạt
động, các công ty đa quốc gia cũng đóng cho ngân sách của nước chủ nhà qua các
khoản như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, chi phí về viễn thông,
điện nước… 
Thứ hai: Ngoài việc vốn ban đầu để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh, các công ty đa quốc gia còn thực hiện các biện pháp huy động thêm vốn từ
Công ty mẹ, từ các chi nhánh thành viên của tập đoàn, từ các đối tác, các tổ chức tài
chính và tín dụng thế giới… Đây chính là hình thức thu hút đầu tư của các nước đang
phát triển hiện nay.
Thứ ba: Các công ty đa quốc gia góp phần cải thiện cán cân thanh toán của các
nước thông qua việc  tích lũy ngoại hối nhờ các hoạt động xuất khẩu. Như đã phân
tích ở trên, hoạt động xuất khẩu của các công ty đa quốc gia chiếm một tỷ trọng đáng
kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước. Điều đó không chỉ thể hiện ở vai trò
thúc đẩy thương mại thế giới  của các công ty đa quốc gia mà còn đem lại một nguồn
ngoại tệ quan trọng, góp phần tạo thế cân bằng  cho cán cân thanh toán của nước chủ
nhà.
Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, dòng vốn
FDI đã bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. Theo báo cáo từ Hội nghị Liên Hợp Quốc
về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), các nỗ lực giảm thiểu đại dịch và việc giãn
cách xã hội trên toàn thế giới sẽ có tác động nặng nề đối với tất cả các nền kinh tế”.
UNCTAD dự đoán đại dịch có thể khiến dòng vốn FDI toàn cầu giảm mạnh, lên tới -
30 đến -40% trong giai đoạn 2020-2021. Tương tự, thu nhập của các MNCs được dự
báo sẽ giảm. UNCTAD ước tính rằng, “ trung bình, 5000 MNE hàng đầu, chiếm tỷ
trọng đáng kể trong FDI toàn cầu, hiện đã chứng kiến sự điều chỉnh giảm của ước tính
thu nhập năm 2020 là 30% do Covid-19 và xu hướng có thể tiếp tục".
2.2.3 Vai trò của các công ty đa quốc gia đối với hoạt động phát triển và chuyển
giao công nghệ
2.2.3.1 Chủ thể chính trong phát triển công nghệ thế giới
MNCs là chủ thể chính và góp phần quan trọng trong việc phát triển và chuyển
giao công nghệ trên thế giới. Các công ty này chuyển giao công nghệ trong nội bộ
thông qua FDI cho các công ty con nước ngoài hoặc cho công ty khác thông qua nhiều
phương thức. Nắm giữ hơn 80% số bằng phát minh sáng chế, với năng lực tài chính
và khoa học mạnh, MNCs luôn dùng vốn, công nghệ mới…để giảm thiểu chi phí,
chuyển giao những công nghệ cũ, sang các nước đang phát triển.Bước chuyển quan
trọng trong chính sách hoạt động R&D của công ty đã có những thay đổi căn bản. Nếu
trước đây các công ty đầu tư cao cho công tác R&D tại công ty mẹ thì nay đang thực
hiện chính sách phi tập trung hoá do một số lý do sau:
Thứ nhất:  tiềm năng về tri thức không chỉ bó hẹp trong một vài công ty hoặc
một nước nào đó. Như vậy, để tiếp cận với tiềm năng này các công ty phải thiết lập
thêm nhiều cơ sở hoạt động R&D mới. Tại những khu vực đó, các công ty có thể làm
giầu thêm nguồn tri thức bằng việc mở rộng hoạt động R&D, đồng thời tiếp thu thành
quả từ các đối thủ cạnh tranh.
Thứ hai: Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu để chiếm lĩnh thị trường các công ty
buộc phải đưa sản phẩm ra thị trường càng nhanh càng tốt nên buộc các công ty đa
quốc gia phải thực hiện R&D ở nước ngoài. Ví dụ: Trong năm 2013, tổng đầu tư của
các doanh nghiệp và chính phủ trên toàn thế giới cho lĩnh vực R&D là 1,5 nghìn tỷ
USD. Trong đó Mỹ đứng vị trí hàng đầu về chi cho nghiên cứu và phát triển với 423
tỷ USD. Các hoạt động R&D thường tập trung tại những khu vực dồi dào nguồn tri
thức.
2.2.3.2 Các công ty đa quốc gia với hoạt động chuyển giao công nghệ
a)  Phương thức chuyển giao
Phương thức chuyển giao của các công ty đa quốc gia thường phân làm nhiều
cấp độ, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Các công nghệ hiện đại nhất:
Đối tượng chuyển giao công nghệ này thường là các chi nhánh trong nội bộ hệ
thống các công ty đa quốc gia tại các nước phát triển. Các chi nhánh này có đủ điều
kiện về trình độ công nghệ, cơ sở vật chất và nhân sự để tiếp thu và khai thác có hiệu
quả công nghệ hiện đại. Mặt khác, mặt bằng công nghệ của đối thủ cạnh tranh tại các
nước phát triển ở mức cao. Do đó, chỉ với công nghệ tiên tiến nhất, các công ty đa
quốc gia mới có thể chiếm được lợi thế cạnh tranh. Với chính sách này, công nghệ
mới được khai thác triệt để nhằm thiết lập vị trí độc quyền cho toàn bộ hệ thống các
công ty đa quốc gia trên khắp các thị trường. Đồng thời công nghệ hiện đại được kiểm
soát chặt chẽ, tránh được nguy cơ rò rỉ.
Thứ hai: Công nghệ hạng hai: Những công nghệ hạng hai không còn mới,
không còn đem lại lợi thế cạnh tranh cho các công ty đa quốc gia thường được chuyển
giao cho các công ty liên doanh hoặc các công ty nằm ngoài hệ thống các công ty đa
quốc gia tại các nước đang phát triển. Lý do mà các công ty đa quốc gia chuyển giao
công nghệ hạng hai này cho các nước đang phát triển không chỉ bắt nguồn từ chiến
lược của các công ty đa quốc gia trong việc khai thác lợi ích của công nghệ mà còn vì
các công nghệ đó phù hợp với khả năng tài chính và trình độ của  các nước này. Ngay
cả khi các công ty đa quốc gia có công nghệ hiện đại để chuyển giao thì nhiều nước
đang phát triển này cũng không có khả năng khai thác hiệu quả công nghệ đó. Hơn
nữa, do mặt bằng công nghệ của các đối thủ cạnh tranh  tại các quốc gia này chưa cao
nên cũng không đòi hỏi công nghệ hàng đầu.
b)  Các kênh chuyển giao công nghệ:
Các công ty đa quốc gia thường chuyển giao công nghệ qua các kênh chính
sau:
Đầu tư trực tiếp: FDI chính là công cụ quan trọng nhất phục vụ cho hoạt động
chuyển giao công nghệ bởi nó cho phép các công ty đa quốc gia thực hiện chuyển
giao công nghệ ở mọi cấp độ một cách hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo được quyền
kiểm soát công nghệ. Chuyển giao công nghệ thông qua việc xây dựng các công ty
liên doanh với nước ngoài là một trong những phương thức tồn tại của các công ty đa
quốc gia.
Đầu tư phi cổ phần: Các hình thức như cấp phép, hoạt động quản lý và
marketing… cho phép các công ty đa quốc gia khai thác công nghệ mà không cần
phải tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất, đồng thời bên nhận công nghệ có được
công nghệ mà không ảnh hưởng đến quyền điều hành hoạt động sản xuất.
Liên minh liên kết: Các công ty đã thiết lập quan hệ hợp tác với các công ty
nằm ngoài hệ thống sản xuất của mình để nghiên cứu, triển khai và chuyển giao công
nghệ.
2.2.4 Vai trò của các công ty đa quốc gia trong việc thúc đẩy sự phân công lao
động, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm
Chiến lược phát triển nguồn lực của các công ty đa quốc gia luôn gắn liền với chiến
lược phát triển chung của công ty. Mỗi một chiến lược phát triển khác nhau sẽ có sự
đầu tư khác nhau đối với nguồn lực. Khác với các công ty nội địa, các công ty đa quốc
gia phân bổ nguồn lực của mình trên quy mô quốc tế theo sự phân công lao động giữa
các chi nhánh. Sự phân bổ lao động tại các chi nhánh theo trình độ cao thấp, số lượng
nhiều ít lại tuỳ vào chiến lược phát triển chi nhánh của công ty đa quốc gia.
CHƯƠNG III. VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MNCS VỚI SỰ HỘI
NHẬP, LIÊN KẾT VÀ PHÁT TRIỂN KTQT CỦA VIỆT NAM
3.1. Vai trò của MNCs với sự hội nhập, liên kết và phát triển KTQT của Việt
Nam
3.1.1 Thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển
Tại Việt Nam, các công ty đa quốc gia đến đầu tư và khai thác nền kinh tế với
số lượng rất lớn, từ các mặt hàng thực phẩm, may mặc, thời trang, xe cộ đến những
mặt hàng kỹ thuật, số hóa, máy tính, máy ảnh, điện thoại, linh kiện điện tử, các hình
thức nhượng quyền thương hiệu mỹ phẩm...Ví dụ như vào thị trường thực phẩm:
Lotteria, Masan, KFC, Jollibee... Đồ uống: Coca-cola, Pepsi... May mặc: Adidas...
Quan hệ quốc tế, thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, nhưng Việt Nam
không chỉ đợi nước ngoài đến đầu tư ở nước mình mà còn đầu tư ra nước ngoài rất
nhiều.
Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 14 lĩnh vực. Trong đó công
nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu, với 11 dự án cấp mới và 7 lượt điều chỉnh vốn, tổng
vốn đăng ký 228,2 triệu USD, chiếm 38,7% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực sản xuất phân
phối điện đứng thứ 2, với tổng vốn đầu tư 92,6 triệu USD, chiếm 15,7%; tiếp theo là
các lĩnh vực tài chính ngân hàng; bán buôn bán lẻ và hoạt động chuyên môn, khoa học
công nghệ.
Có 29 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong năm 2020. Dẫn đầu là
Lào. Úc đứng thứ hai, Tiếp theo là Đức, Hoa Kỳ, Myanmar,…
3.1.2 Đối với đầu tư quốc tế 
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (ĐTNN), tính đến nay đã có 106
trong tổng số 500 công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới (theo xếp hạng của tạp chí nổi
tiếng Fortune) có mặt tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư trên 11 tỷ USD, chiếm 20%
tổng vốn ĐTNN đăng ký vào Việt Nam. Các công ty này có mặt trong hầu hết các
lĩnh vực như dầu khí, điện, năng lượng, điện tử, viễn thông, công nghiệp thực phẩm,
tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, giao thông vận tải.
3.1.3 Đối với hoạt động phát triển và chuyển giao công nghệ 
Các công ty đa quốc gia chuyển giao công nghệ cho chúng ta bằng nhiều
phương thức, có thể kể đến những công nghệ hạng nhất, công nghệ hạng hai… thông
qua các hình thức đầu tư liên kết, liên minh cổ phần, hay FDI… công nghệ của các
công ty sẽ về với Việt Nam và từ đó chúng ta có thể tiếp thu và phát triển những công
nghệ này phát triển xa hơn.
3.1.4 Đối với phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm
Unilever là một trong các công ty đa quốc gia đã có mặt tại thị trường Việt Nam từ
rất lâu. Doanh nghiệp này chủ yếu sản xuất các mặt hàng tiêu dùng nhanh dành cho
người dùng. Hiện nay, tập đoàn đa quốc gia này đăng có trong tay số lượng nhân sự
rất lớn với trên 200.000 nhân viên tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả
Việt Nam.
3.2. Đánh giá ảnh hưởng của công ty đa quốc gia trong nền kinh tế Việt Nam 
3.2.1 Những ảnh hưởng tích cực
Sự hiện diện của các công ty đa quốc gia đồng nghĩa với việc cung cấp một
nguồn vốn quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa của đất nước. Hơn thế, sự đầu
tư của các công ty nước ngoài không chỉ giải quyết cho Việt Nam những vấn đề về
vốn mà cả công nghệ, trang thiết bị, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý…lâu nay còn yếu
kém.
Các  công ty đa quốc gia đã góp phần tích cực trong việc thực hiện sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Các công ty đa quốc gia không chỉ mang đến cơ hội việc làm cho người lao
động mà còn tạo điều kiện cho lao động Việt Nam tiếp cận kỹ năng, công nghệ và
kinh nghiệm quản lý tiên tiến, giúp lao động trong nước có điều kiện được đào tạo
nâng cao tay nghề ngay tại doanh nghiệp hoặc gửi đi đào tạo ở nước ngoài.
3.2.2 Một số ảnh hưởng tiêu cực
Thứ nhất, các công ty đa quốc gia gặt hái nhiều lợi nhuận ở các nước đang phát
triển nhờ vị trí siêu độc quyền của họ trong các nền kinh tế này. Tuy nhiên phần lớn
các khoản lợi nhuận này được chuyển ra nước ngoài cho công ty mẹ chứ không được
tái đầu tư ở nước chủ nhà. Các công ty lớn như Intel, Vina Group, Electrolux, philip,
Samsung, Intell, Acer, IBM… phần lớn đã đầu tư sinh lợi nhuận rồi chuyển hết về các
công ty gốc để phát triển những dây chuyền mới, hiện đại hơn, từ đó không gia tăng
phát triển tại nước ta.
Thứ hai, các công ty đa quốc gia còn tính giá phí quá cao khi chuyển giao công
nghệ cho công ty con. Các công ty con phải phụ thuộc nhiều vào máy móc, thiết bị,
linh phụ kiện hơn so với các công ty trong nước. Các công ty đa quốc gia làm tăng sự
phụ thuộc của nền kinh tế các nước đang phát triển vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới
tiêu thụ hàng hóa của các công ty này. 
Thứ ba, các công ty đa quốc gia thường được vay ưu đãi từ ngân hàng ở nước
chủ nhà nhiều hơn so với các công ty trong nước. Đây cũng được coi là một trong
những nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh của công ty trong nước luôn kém
hơn các công ty đa quốc gia này. Một khía cạnh khác nữa là đầu tư vào các nước đang
phát triển của các công ty đa quốc gia có thể xảy ra tình trạng khiến các công ty nội
địa đi tới phá sản do các công ty đa quốc gia có thế mạnh về tài chính, kỹ thuật và đôi
khi còn được hưởng những ưu đãi lớn hơn so với công ty nội địa.
Thứ tư, nhiều công ty đa quốc gia còn không góp phần thúc đẩy kỹ năng kinh
doanh ở nước chủ nhà, bởi lẽ họ thâm nhập vào thị trường các nước đang phát triển
bằng con đường mua lại doanh nghiệp trong nước hoặc sử dụng nguồn lực vượt trội
của mình để loại bỏ đối thủ cạnh tranh trong nước.
Thứ năm, nhiều nhà máy khai thác tài nguyên thuộc các công ty đa quốc gia
còn gây ô nhiễm môi trường cho các nước đang phát triển...Sự hiện diện của nhiều
công ty đa quốc gia ở Việt Nam đã và đang làm môi trường chúng ta lâm vào ô
nhiễm. Hoạt động của các nhà máy xi măng, chế biến thực phẩm đa quốc gia làm ô
nhiễm không khí, xả thải ồ ạt xuống các dòng sông, lòng hồ đã và đang tác động tiêu
cực đến nền môi trường nước ta.
Thứ sáu, tình trạng phân phối thu nhập không đều ở các nước nhận đầu tư cũng
là một tác động tiêu cực cần phải nhắc tới ở đây. Thường tiền lương của nhân công,
lao đông làm trong các công ty liên doanh bao giờ cũng cao hơn mức trung bình ở địa
phương. Chúng ta nhận thu nhập từ các công ty đa quốc gia không cao, đó là một thực
tế, lương công nhân không xứng đáng với những gì bỏ ra.
Thứ bảy, các công ty đa quốc gia còn có ảnh hưởng tới cơ cấu xã hội của   nước
nhận đầu tư. Khi các công ty đa quốc gia đầu tư vào một nước thì sẽ tạo ra việc làm,
thu nhập cho số đông người dân nước đó, những người đó có thu nhập và địa vị ổn
định trong xã hội, còn lại một phần lớn những người không hòa nhập vào xã hội công
nghiệp và do đó tạo ra sự phân cấp trong xã hội khá rõ rệt
ĐỀ 3: Covid 19 và tác động
TỔNG QUAN VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19
Covid-19 là bệnh gây ra do virus có tên Sars-CoV-2, được phát hiện vào tháng
12/2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc. Covid -19 gây ra các triệu chứng hô hấp với các
biểu hiện giống như bệnh cảm lạnh, cúm hay viêm phổi. Những người cao tuổi và
người có bệnh mãn tính có nguy cơ cao tử vong khi mắc Covid-19. Đồng thời, dịch
bệnh này đã làm cuộc sống của người dân toàn cầu bị đảo lộn bởi tính chất nguy hiểm
và tốc độ lây lan. Covid-19 biến đổi theo thời gian và liên tục thể hiện mức độ nguy
hiểm, các chuyên gia đang liên tục theo dõi các biến thể mới của Covid-19.
Có 5 biến thể virus corona đáng lưu ý, gồm:
Biến thể Delta
Biến thể Alpha
Biến thể Gamma
Biến thể Beta
Biến thể Omicron
Việt Nam ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên cuối tháng 1-2020, là 2 cha con
người Trung Quốc. Thời điểm đó, dịch mới bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc và lẻ tẻ
ở một số quốc gia, Covid-19 vẫn là căn bệnh "lạ" với cả ngành y tế, người dân. Tính
đến ngày 14/6/2022, Việt Nam có 10,7 triệu ca nhiễm và 43.083 ca tử vong.
Tại Việt Nam, Covid-19 là dịch bệnh lạ nhất, kéo dài nhất, nhiều biến chủng
nhất trong những đợt dịch mới nổi xuất hiện gần đây
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 ĐẾN SỰ HỘI NHẬP
VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA KHU VỰC, THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM
2.1. Ảnh hưởng của Covid đến sự hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế trên thế giới
3.1.1. Những thách thức đặt ra
Toàn cầu hóa luôn là một chủ đề được tranh luận bởi các chuyên gia quốc tế. Nhìn
những diễn biến nổi bật gần đây, cụ thể là sự cạnh tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất
thế giới và đại dịch COVID-19, chúng ta có thể nhận xét xu hướng toàn cầu hóa đang
chậm lại. Cụ thể là dòng lưu chuyển một số hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia bị
ảnh hưởng
vấn đề đại dịch Covid còn bị “chính trị hóa”, lợi dụng mưu cầu lợi ích riêng của
một số nước trong quan hệ quốc tế và giữa một số nước. Đại dịch Covid đã tác động
tiêu cực đến quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các nước và đối tác trên thế giới, nhất
là giữa các nước lớn. Lợi dụng tác động của đại dịch, một số nước lớn đẩy mạnh hơn
gây sức ép trong cạnh tranh chiến lược (đẩy mạnh cạnh tranh công nghệ, ngoại giao
“khẩu trang”, ngoại giao “ghi sổ nợ”, “thâu tóm” các doanh nghiệp chiến lược ở nước
ngoài, tái cấu trúc các chuỗi cung ứng, cạnh tranh địa chiến lược, liên kết thành các
liên minh để tạo ảnh hưởng và sức ép với các “đối tác” không cùng chí hướng…).
Cũng do các giải pháp “cách ly” trên toàn cầu, nên quan hệ giữa các nước và hoạt
động của các thể chế quốc tế và khu vực bị gặp nhiều trở ngại, nếu diễn ra phải tổ
chức “trực tuyến” qua mạng, hiệu quả có mặt hạn chế, việc đạt được sự đồng thuận và
phối hợp hành động khó khăn hơn.
3.1.2. Cơ hội hội nhập, liên kết trên thế giới từ đại dịch Covid-19
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song các nước vẫn đẩy mạnh nỗ lực hợp tác và liên
kết kinh tế. Nổi bật là ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA), thúc
đẩy thương lượng, ký kết hiệp định về những vấn đề mới như kinh tế số, thương mại
điện tử…, xây dựng và thông qua những định hướng dài hạn như Tầm nhìn ASEAN
sau năm 2025, Tầm nhìn của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
(APEC) đến năm 2040…
Trong năm 2020, chúng ta chứng kiến sự hình thành FTA có quy mô lớn nhất thế
giới - Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), nhiều FTA và thỏa thuận
kinh tế song phương quy mô lớn như FTA Nhật Bản – Anh, Australia - Indonesia, EU
– Việt Nam, Trung Quốc – Campuchia, Thỏa thuận kinh tế và thương mại Trung
Quốc – Hoa Kỳ, Hiệp định thương mại và hợp tác EU – Anh... Thế giới cũng ghi nhận
hơn 30 sáng kiến đa phương và nhiều bên về phục hồi và kết nối các chuỗi cung ứng,
thuận lợi hóa thương mại, an ninh lương thực, hỗ trợ doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu
nhỏ... Lần đầu tiên, các hiệp định kinh tế số được ký kết giữa Singapore – Australia,
Singapore – Chile – New Zealand, song song với xu thế nâng cấp các FTA hiện hành
để bao hàm những vấn đề kinh tế số, thương mại số.
Là cơ chế có vai trò hàng đầu tại châu Á – Thái Bình Dương, APEC thông qua
Tầm nhìn đến năm 2040 với định hướng chiến lược về xây dựng một cộng đồng châu
Á- Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình, trên cơ sở thúc đẩy
thương mại, đầu tư, đổi mới, số hóa, tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng, an toàn, bền
vững và bao trùm.
Với các FTA "thế hệ mới", quy mô lớn, các khuôn khổ hợp tác đầu tiên trên thế
giới về kinh tế số cùng với mạng lưới khoảng 250 FTA và các cơ chế kết nối đan xen,
châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực đi đầu, động lực chính thúc đẩy phục
hồi, phát triển, đổi mới sáng tạo và liên kết kinh tế toàn cầu.
3.2. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến sự hội nhập, liên kết và phát triển
kinh tế quốc tế ở Khu vực Đông Nam Á
Hơn hai năm sau khi COVID-19 xuất hiện, các quốc gia ASEAN đang dần phục
hồi, nhưng cũng sẽ đối mặt với những thách thức không nhỏ. Đó là những hạn chế về
đi lại và gián đoạn chuỗi cung ứng gây cản trở thương mại toàn cầu. Các Hiệp định
Thương mại mới cũng có thể giúp tái thiết nền kinh tế Đông Nam Á, nổi bật nhất là
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), có hiệu lực từ tháng 01 năm
2022 RCEP, bao gồm 10 nước ASEAN cộng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Australia và New Zealand, là FTA lớn nhất thế giới, chiếm 30% GDP toàn cầu ,2 30%
dân số thế giới, và 25% giá trị thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu, góp phần đa
phương hóa các Hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối
tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi
ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng
cố các chuỗi cung ứng khu vực và phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
3.3. Tình hình hội nhập, liên kết và phát triển kinh tế quốc tế trong bối cảnh đại
dịch Covid-19 ở Việt Nam
3.3.1. Tác động của đại dịch Covid-19 đến hội nhập, liên kết và phát triển kinh tế
quốc tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Việt Nam
Cơ hội:
Bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, năm 2020 cũng được đánh
dấu là năm thành công trong việc thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng sâu rộng của Đảng và Nhà nước khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam
và Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020 và Hiệp định Đối tác
kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết vào tháng 11/2020. Tăng trưởng xuất
khẩu với các thị trường mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do FTA và
đa dạng hóa thị trường là những kết quả không thể phủ nhận từ những bước đi hiệu
quả trong các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế nói trên. Tính đến tháng 11/2021,
Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Các Hiệp định FTA được
đàm phán và ký kết giữa các quốc gia, khu vực đã khiến hàng rào thuế quan dần được
hạ xuống, giúp thuận lợi cho thương mại song phương và đa phương, giúp dòng chảy
thương mại lưu thông thuận lợi.
Thách thức:
Sau những thành công bước đầu hết sức khả quan và tích cực trong thực thi các
FTA, chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới khó khăn hơn, thách thức hơn dưới
áp lực chưa từng có của dịch bệnh ở Việt Nam, cũng như trên thế giới. Những ngày
này, nhân dân Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp EU
tại Việt Nam, đang phải trải qua những thời khắc vô cùng khó khăn, với dịch bệnh
diễn biến đặc biệt phức tạp. Các doanh nghiệp ở nhiều khu vực trên cả nước đang phải
đối mặt với những tác động và thiệt hại nghiêm trọng. Từ góc độ sản xuất, dịch bệnh
khiến chuỗi sản xuất bị đứt gãy nghiêm trọng, từ việc thiếu lao động, đến phải ngừng
sản xuất do không đáp ứng được điều kiện làm việc trong giãn cách, từ việc thiếu hụt
nguồn đầu vào đến việc không thể giải phóng nguồn đầu ra do ách tắc trong khâu vận
chuyển liên tỉnh.
ĐỀ TÀI 4:
Hãy trình bày những hiểu biết của em về EVFTA? Phân tích vai trò và ảnh
hưởng của EVFTA với sự HN, LK và phát triển KTQT của KV, Thế giới và Việt
Nam
1.Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)
1.1.Định nghĩa
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một hiệp định thương
mại tự do (FTA) thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU.
EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai FTA
có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
Những mốc thời gian chính:
Tháng 10 năm 2010: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đã đồng ý
khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.
Tháng 6 năm 2012: Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU
đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.
Tháng 12 năm 2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu rà soát pháp lý để chuẩn bị cho
việc ký kết Hiệp định.
Tháng 6 năm 2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật
Tháng 9 năm 2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ
đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi
Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới liên
quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từng
nước thành viên. Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định riêng
biệt, bao gồm:
- Hiệp định Thương mại tự do bao gồm toàn bộ nội dung EVFTA hiện nay nhưng
phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với Hiệp định này,
EU có quyền phê chuẩn và đưa vào thực thi tạm thời.
- Hiệp định Bảo hộ đầu tư (Hiệp định IPA) bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải
quyết tranh chấp đầu tư. Hiệp định IPA này phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện
Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên thì mới có thể thực thi.
Tháng 6 năm 2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng
EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU
(EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà
soát pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định
IPA.
Tháng 8 năm 2018: Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA.
Ngày 17 tháng 10 năm 2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và
IPA.
Ngày 25 tháng 6 năm 2019: Hội đồng châu Âu đã phê duyệt cho phép ký Hiệp
định.
Ngày 30 tháng 6 năm 2019: Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA và IPA.
Ngày 21 tháng 1 năm 2020: Ủy ban Thương mại Quốc tế Liên minh châu Âu
thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA.
Ngày 30 tháng 3 năm 2020: Hội đồng châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA
Ngày 08 tháng 6 năm 2020: Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định EVFTA và
EVIPA
1.2. Nội dung hiệp định EVFTA
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả
Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO).
Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo
với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận
lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ
thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ, đầu tư, phòng vệ thương mại,
cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương
mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế.
1.2.1.Thương mại hàng hóa
- Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ
thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ
xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam
kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là
0%.
- Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi
Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu).
Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ
EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là
khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng
1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn
10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.
1.2.2.Thương mại dịch vụ và đầu tư
Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi
trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam kết
của Việt Nam có đi xa hơn cam kết trong WTO. Cam kết của EU cao hơn trong cam
kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những Hiệp
định FTA gần đây của EU.
Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số
dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ
phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư,
đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.
Một số nét chính trong các cam kết một số ngành dịch vụ như sau:
- Dịch vụ ngân hàng: Trong vòng 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt
Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức
nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 02 ngân hàng thương mại cổ
phần của Việt Nam. Tuy nhiên, cam kết này không áp dụng với 04 ngân hàng thương
mại cổ phần mà nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank,
Vietcombank và Agribank.
- Dịch vụ bảo hiểm: Việt Nam cam kết cho phép nhượng tái bảo hiểm qua biên
giới, cam kết dịch vụ bảo hiểm y tế tự nguyện theo luật Việt Nam. Riêng đối với yêu
cầu cho phép thành lập chi nhánh công ty tái bảo hiểm, ta chỉ cho phép sau một giai
đoạn quá độ.
- Dịch vụ viễn thông: Ta chấp nhận mức cam kết tương đương trong Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đặc biệt đối với dịch
vụ viễn thông giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng, ta cho phép EU được lập doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài sau một giai đoạn quá độ.
- Dịch vụ phân phối: Ta đồng ý bỏ yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế sau 05 năm kể
từ khi Hiệp định có hiệu lực, tuy nhiên ta bảo lưu quyền thực hiện quy hoạch hệ thống
phân phối trên cơ sở không phân biệt đối xử. Ta cũng đồng ý không phân biệt đối xử
trong sản xuất, nhập khẩu và phân phối rượu, cho phép các doanh nghiệp EU được
bảo lưu điều kiện hoạt động theo các giấy phép hiện hành và chỉ cần một giấy phép để
thực hiện các hoạt động nhập khẩu, phân phối, bán buôn và bán lẻ.
1.2.3.Mua sắm của Chính phủ
Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của
Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập
cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ trình để
thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa
vụ này.
Về diện cam kết, ta cam kết mở cửa mua sắm của các Bộ, ngành trung ương, một
số đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (đối với các hàng hóa và dịch vụ mua sắm thông
thường không phục vụ mục tiêu an ninh – quốc phòng), thành phố Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng công ty đường sắt Việt Nam, 34
bệnh viện thuộc Bộ Y tế, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh và một số Viện thuộc trung ương. Về ngưỡng mở cửa thị trường, ta có lộ
trình 15 năm để mở cửa dần các hoạt động mua sắm.
Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói
thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước trong vòng 18 năm kể từ
khi Hiệp định có hiệu lực.
Đối với dược phẩm, Việt Nam cam kết cho phép các doanh nghiệp EU được tham
gia đấu thầu mua sắm dược phẩm của Bộ Y tế và bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế
với một số điều kiện và lộ trình nhất định.
1.2.4.Sở hữu trí tuệ
Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết
liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý, v.v. Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí
tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Một số nét chính
trong các cam kết sở hữu trí tuệ như sau:
- Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn
địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt
Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo
điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định
thương hiệu của mình tại thị trường EU.
- Về nhãn hiệu: Hai bên cam kết áp dụng thủ tục đăng ký thuận lợi, minh bạch, bao
gồm việc phải có cơ sở dữ liệu điện tử về đơn nhãn hiệu đã được công bố và nhãn
hiệu đã được đăng ký để công chúng tiếp cận, đồng thời cho phép chấm dứt hiệu lực
nhãn hiệu đã đăng ký nhưng không sử dụng một cách thực sự trong vòng 5 năm.
- Về thực thi: Hiệp định có quy định về biện pháp kiểm soát tại biên giới đối với
hàng xuất khẩu nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Cam kết về đối xử tối huệ quốc (MFN): Cam kết về nguyên tắc tối huệ quốc
trong Hiệp định này đảm bảo dành cho các tổ chức, cá nhân của EU được hưởng
những lợi ích về tiêu chuẩn bảo hộ cao không chỉ với các đối tượng quyền sở hữu trí
tuệ theo Hiệp định của WTO về Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền
sở hữu trí tuệ (TRIPs) mà còn cả các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ trong
các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia (như Hiệp định CPTPP).
1.2.9.Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)
Quy định về DNNN trong Hiệp định EVFTA nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh
bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Cam kết cũng tính đến vai trò quan trọng của
các DNNN trong việc thực hiện các mục tiêu chính sách công, ổn định kinh tế vĩ mô
và đảm bảo an ninh – quốc phòng. Bởi vậy, Hiệp định EVFTA chỉ điều chỉnh hoạt
động thương mại của các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát và doanh
nghiệp độc quyền có quy mô hoạt động thương mại đủ lớn đến mức có ý nghĩa trong
cạnh tranh.
Các nghĩa vụ chính của Chương DNNN là: (i) hoạt động theo cơ chế thị trường,
nghĩa là doanh nghiệp có quyền tự quyết định trong hoạt động kinh doanh và không
có sự can thiệp hành chính của Nhà nước, ngoại trừ trường hợp thực hiện mục tiêu
chính sách công; (ii) không có sự phân biệt đối xử trong mua bán hàng hóa, dịch vụ
đối với những ngành, lĩnh vực đã mở cửa; (iii) minh bạch hóa các thông tin cơ bản
của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
1.2.5.Thương mại điện tử
Để phát triển thương mại điện tử giữa Việt Nam và EU, hai bên cam kết không
đánh thuế nhập khẩu đối với giao dịch điện tử. Hai bên cũng cam kết hợp tác thông
qua việc duy trì đối thoại về các vấn đề quản lý được đặt ra trong thương mại điện tử,
bao gồm:
- Trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian trong việc truyền dẫn hay
lưu trữ thông tin;
- Ứng xử với các hình thức liên lạc điện tử trong thương mại không được sự cho
phép của người nhận (như thư điện tử chào hàng, quảng cáo…);
- Bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia giao dịch điện tử.
Hai bên cũng sẽ hợp tác trao đổi thông tin về quy định pháp luật trong nước và các
vấn đề thực thi liên quan.
1.2.6.Minh bạch hóa
Xuất phát từ thực tiễn môi trường pháp lý trong nước có ảnh hưởng lớn đến
thương mại, Hiệp định EVFTA dành một chương riêng về minh bạch hóa với các yêu
cầu chung nhất để đảm bảo một môi trường pháp lý hiệu quả và có thể dự đoán được
cho các chủ thể kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.2.7.Thương mại và phát triển bền vững
Hai bên khẳng định cam kết theo đuổi phát triển bền vững, bao gồm phát triển
kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Về vấn đề lao động, với tư cách là
thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hai bên cam kết tôn trọng, thúc đẩy
và thực hiện Tuyên bố 1998 của ILO về những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao
động, bao gồm việc thúc đẩy phê chuẩn và thực thi có hiệu quả các Công ước cơ bản
của ILO. Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác thông qua cơ chế chia sẻ
thông tin và kinh nghiệm về thúc đẩy việc phê chuẩn và thực thi các công ước về lao
động và môi trường trong một số lĩnh vực như biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học,
quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản…
1.2.8.Các nội dung khác của Hiệp định EVFTA
Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới hợp tác và xây dựng
năng lực, pháp lý - thể chế, chính sách cạnh tranh và trợ cấp. Các nội dung này phù
hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên tăng
cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai Bên.
1.3. Tác động của hiệp định EVFTA
1.3.1.Tác động của Hiệp định EVFTA đối với Việt Nam
- Về chính trị, an ninh quốc gia và chiến lược đối ngoại
Đưa quan hệ với các đối tác của nc ta với các nc lớn, trong đó có EU, đi vào chiều
sâu, tăng cường đan xen lợi ích chiến lược, góp phần giữ vững môi trường hòa bình,
nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, chính
trị, đối ngoại nhiều mặt của Việt Nam hiện nay.
- Về kinh tế
Theo nghiên cứu của Bộ KHĐT, EVFTA sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
(bình quân từ 2,18% đến 3,25% cho 5 năm đầu thực hiện và khoảng 4,57% đến 5,3%
cho 5 năm tiếp theo) và trao đổi thương mại hai chiều (xuất khẩu sang EU tăng
khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 trong khi nhập khẩu từ EU
tăng khoảng 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030).
Các cam kết trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư giúp Việt Nam thu hút vốn đầu tư
chất lượng cao của nước ngoài, đặc biệt là EU; thúc đẩy quá trình đổi mới cơ cấu kinh
tế, hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, Hiệp định EVFTA giúp bù đắp
sự suy giảm của nền kinh tế trong và sau giai đoạn dịch bệnh. Từ phía doanh nghiệp,
EVFTA còn mang đến cơ hội thị trường đa dạng hơn, giúp doanh nghiệp lấy lại đà
phục hồi trong giai đoạn khó khăn này.
- Về pháp luật, thể chế
EVFTA là cơ hội để tiếp tục cải cách thể chế - pháp luật, hoàn thiện môi trường
kinh doanh, tăng cường bảo vệ quyền SHTT, thúc đẩy hoạt động sáng tạo và thu hút
công nghệ cao của nước ngoài.
- Về lao động, việc làm, an sinh, xã hội
Theo nghiên cứu của Bộ KHĐT, EVFTA giúp tăng thêm 146.000 việc làm/năm
trong những ngành thâm dụng lao động và có tốc độ xuất khẩu cao sang thị trường EU
nhưng một số ngành sẽ chịu tác động giảm việc làm như ngành lâm nghiệp, khai
khoáng, sản xuất lúa gạo với mức giảm từ 0,26 đến 0,36%/năm.
1.3.2. Tác động của Hiệp định EVFTA đối với Khu vực
Trong năm Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, EVFTA sẽ góp phần củng cố thêm vị
thế của quốc gia Đông Nam Á này trên trường quốc tế. EVFTA đánh dấu một chương
mới trong quan hệ Việt Nam-EU và cùng với FTA EU-Singapore mở đường cho
nhiều hiệp định thương mại tự do hơn với các nước thành viên khác của ASEAN và
EU, hoặc thậm chí một FTA đa phương ASEAN-EU.
Xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á sang Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone)
đã không ngừng tăng lên trong những năm gần đây, tổng cộng đạt 42,5 tỷ USD vào
năm 2018 với tốc độ tăng trưởng hàng năm 11%. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu bao gồm thiết bị viễn thông, điện tử, dệt may và các sản phẩm lương thực như
cà phê, gạo và hải sản.
1.3.3 Tác động của Hiệp định EVFTA và sự hội nhập của Việt Nam vào chuỗi giá
trị toàn cầu
- Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu giúp thu hút FDI tốt hơn
Ngày 1/8/2020 EVFTA có hiệu lực, có tỷ lệ dòng thuế nhất định được cắt giảm
ngay lập tức. EVFTA cho thấy kết quả mang lại cả lợi ích hữu hình và nhiều lợi ích
kinh tế khác, không đơn thuần là giảm thuế cho các đơn vị xuất nhập khẩu và có lợi
cho túi tiền của người dân.
Ngoài ra, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là phần nội dung quan
trọng của EVFTA. EU muốn tăng cường hơn nữa FDI với Việt Nam, nếu không tham
gia các chuỗi cung ứng toàn cầu và hoạt động thương mại toàn cầu là bất lợi rất lớn.
Vì vậy, cần có sự hiểu biết sâu sắc về các chuỗi giá trị toàn cầu, những cơ hội và thách
thức để làm sao có thể tăng cường được vị thế của Việt Nam, giúp Việt Nam hội nhập
sâu hơn vào chuỗi giá trị này.
EVFTA là nền tảng quan trọng để Việt Nam và EU chung tay với nhau xây dựng
chuỗi cung ứng có trách nhiệm và an toàn. Trong bối cảnh hiện nay, theo quan điểm
của VCCI, thu hút FDI quan trọng nhất chính là công nghiệp hỗ trợ. Đây là tiềm năng,
cơ hội vừa sức với chất lượng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực của Việt Nam hiện tại…
-Thúc đẩy doanh nghiệp Việt hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu
Dù dung lượng thị trường lớn nhưng DN Việt Nam ít có cơ hội để tham gia chuỗi
cung ứng điện tử. DN Việt Nam đang ở khu vực linh kiện điện tử, sản xuất cung ứng
linh kiện điện và điện tử không nhiều. Bên cạnh đó, tỷ lệ nội địa của công nghiệp phụ
trợ Việt Nam cũng thấp. Đơn cử như đối với chuỗi cung ứng ngành điện tử tại Việt
Nam, có tới 88% linh kiện nhập khẩu nhập khẩu, con số này với chuỗi cung ứng trong
ngành ô tô là 73,5%...
Vì vậy, ngoài nỗ lực tự thân DN thì rất cần sự hỗ trợ từ Chính phủ. Chính phủ cần
có chính sách hỗ trợ DN chế tạo để tham gia chuỗi cung ứng thông qua việc giảm chi
phí như giúp tiếp cận tín dụng (vay ưu đãi, bảo lãnh không thế chấp); ổn định chi phí
và nguồn nhân công; giảm thủ tục hành chính và chi phí không chính thức. …
EVFTA là con đường cao tốc nối Việt Nam- EU. Các DN Việt sẽ có cơ hội trưởng
thành và hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
2. EVFTA với sự hội nhập liên kết và phát triển kinh tế quốc tế của Việt Nam
2.1. Cơ hội
2.1.1. Thị trường
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) được coi là một
điểm sáng trong lộ trình phục hồi kinh tế Việt Nam. Hiệp định này sẽ loại bỏ gần như
toàn bộ thuế quan, đồng thời mở ra các lĩnh vực mới cho đầu tư. EVFTA sẽ xóa bỏ
gần 99% các dòng thuế và rào cản thương mại giữa Việt Nam và EU. Các doanh
nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa khi nhập khẩu
vào khu vực thị trường quan trọng này
EVFTA cũng góp phần thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam và đưa quốc gia này trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư Châu Âu,
Châu Á
2.1.2. Nhập khẩu
Hàng hóa của Việt Nam nhập từ các thành viên EU cũng đa dạng. Điển hình như
năm 2019, nước ta nhập khẩu mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ
Iceland với trị giá đến gần 2,3 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dược phẩm; hàng tiêu dùng; ô tô nguyên chiếc;
mặt hàng thực phẩm: Trứng, sữa, mật ong, thịt gà, thịt bò, rau củ xứ lạnh… từ các
thành viên EU.
Với việc xóa bỏ ngay lập tức 85,6% dòng thuế giữa Việt Nam với EU, nhiều
ngành hàng của Việt nam sẽ có lợi thế vì giảm được chi phí nhập khẩu nguyên liệu
sản xuất. Đặc biệt, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận với nguồn máy móc,
thiết bị, công nghệ/kỹ thuật cao từ các nước EU, qua đó để nâng cao năng suất và cải
thiện chất lượng sản phẩm của mình.
2.1.3. Cạnh tranh
Hiệp định EVFTA là một minh chứng cho thấy, Việt Nam là một trong những đối
tác hứa hẹn nhất dành cho EU trong thương mại quốc tế. Việt Nam hiện đang đóng
vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng thông qua tất cả các FTA thế hệ mới như
EVFTA và CPTPP. Hiệp định EVFTA sẽ mang đến doanh thu cao hơn trong xuất
khẩu của Việt Nam sang EU cho một số mặt hàng như điện thoại, linh kiện điện tử -
những mặt hàng chiếm hơn một phần ba tổng doanh thu xuất khẩu của Việt Nam
(12,36 tỷ USD); máy tính, sản phẩm điện tử (5,06 tỷ USD) cũng như dệt may, giày
dép…
2.2. Thách thức
2.2.1. Các cam kết trong Hiệp định EVFTA cũng sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh lớn
hơn cho ta trong một số ngành
- Ngành dược phẩm: Cam kết của EVFTA về thuế quan đối với dược phẩm có thể
không tạo ra thay đổi gì lớn trong tương lai gần đối với việc xuất, nhập khẩu dược
phẩm giữa Việt Nam và EU. Đối với các sản phẩm thuốc thông thường, thuốc generic
mà Việt Nam đã sản xuất được, các tác động không quá lớn.
- Ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm: EVFTA mở ra cơ hội cho việc
thúc đẩy tự do hóa ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm của Việt Nam. Tuy
nhiên, áp lực cạnh tranh là rất lớn, đồng thời, áp lực ổn định vĩ mô cũng lớn hơn do
mở cửa dịch vụ này làm cho Việt Nam dễ nhạy cảm hơn với các cú sốc từ bên ngoài.
- Ngành logistics: EVFTA có thể ảnh hưởng đến triển vọng phát triển ngành
logistics ở 2 góc độ: (1) cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và EU trong lĩnh
vực vận tải và phục vụ vận tải; (2) cam kết trong các lĩnh vực ảnh hưởng đến dung
lượng thị trường dịch vụ logistics trên các góc độ quy mô, chất lượng dịch vụ, nhu cầu
mở rộng công suất, thực hiện dịch vụ.
2.2.2. DN có thể gặp phải khó khăn khi đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ
trong Hiệp định EVFTA.
2.2.3. EU là một thị trường khó tính
EU là một thị trường khó tính, yêu cầu cao và khắt khe khó đáp ứng về chất lượng
sản phẩm. EVFTA bao gồm những quy định, quy tắc chặt chẽ về thủ tục đầu tư, hải
quan, thuận lợi hóa thương mại, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động,
thực vật, sở hữu trí tuệ, mua sắm của Chính phủ, phát triển bền vững, v.v... Thực hiện
đầy đủ các quy định này đòi hỏi cải cách hệ thống pháp lý của ta.
2.2.4. Vấn đề Anh rời khỏi EU và mối quan hệ với EVFTA
Hiện nay, Anh là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại thị trường châu
Âu với tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại bình quân là 17,8%/năm.
Do không muốn gián đoạn quan hệ thương mại sau khi chấm dứt giai đoạn chuyển
tiếp, Anh đã và đang thúc đẩy việc đàm phán hiệp định song phương với Việt Nam
trên cơ sở kế thừa Hiệp định EVFTA với những điều chỉnh, sửa đổi phù hợp về kỹ
thuật và cân bằng lợi ích cho cả hai bên để áp dụng thay thế cho Hiệp định EVFTA
khi giai đoạn chuyển đổi kết thúc.
2.3. Kiến nghị
2.3.1. Chính phủ
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý, cải thiện môi trường kinh doanh,
đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
- Xác định các ngành xuất khẩu mũi nhọn và quy hoạch phát triển các ngành, nông
nghiệp, công nghiệp phụ trợ như: sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thủy hải sản; dệt
may, giày dép và lắp ráp...
- Có chiến lược để chủ động tiếp cận, nắm bắt kịp thời xu thế phát triển của thời
đại. Đặc biệt nắm bắt các loại sản phẩm đặc trưng như: trí tuệ nhân tạo robot thông
minh, công nghệ 5G…
- Có chính sách đầu tư, khuyến khích đầu tư mạnh hơn nữa để phát triển công
nghiệp phụ trợ nhằm đảm bảo thỏa mãn yêu cầu về xuất xứ: Nhà nước cần xác định
về các ngành xuất khẩu mũi nhọn và quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp phụ
trợ.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung một số đạo luật quan trọng như: Luật Đầu tư, Luật DN,
Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Bộ luật Lao động và một số
Luật về thuế... tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường và thực hiện hoạt
động đầu tư, kinh doanh của người dân, DN.
2.3.2. Doanh nghiệp
- Phải nỗ lực, nâng cấp nền tảng năng lực cạnh tranh của chính mình về mô hình
kinh doanh, về chiến lược, quản trị, nhân lực, chất lượng hàng hóa và dịch vụ theo
tiêu chuẩn châu Âu… Nỗ lực vươn lên đương đầu với cạnh tranh sòng phẳng phải là
tâm thế của DN thời hội nhập, mà không phải là tiếp tục trông chờ vào bảo hộ.
- Thay đổi nhận thức, không buôn bán theo kiểu bán lẻ, bán sỉ mà phải thích ứng
theo tiêu chuẩn mà thị trường đòi hỏi và coi nhu cầu của thị trường. Tích cực tiếp cận
thông tin, học hỏi những bài học kinh nghiệm của các nước và của chính Việt Nam.
- Chấp nhận và nâng cao khả năng thích ứng với những rào cản về vệ sinh an toàn
thực phẩm, chống bán phá giá, những rào cản kỹ thuật khác của các thị trường văn
minh. Không để bị động, DN cần chủ động ứng phó ngay từ đầu để có thể kiểm soát
được sản phẩm của mình.
- Chủ động đầu tư cho con người, máy móc và công nghệ hướng tới hoạt động
nghiên cứu phát triển, thiết kế sản phẩm và nâng cao năng suất và cắt giảm chi phí
đến mức tối đa.
ĐỀ TÀI 5:
Hãy trình bày những hiểu biết của bản thân về CP–TPP. Phân tích vai trò và
tác động của CP-TPP với sự hội nhập, liên kết của khu vực, thế giới và Việt Nam.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CP-TPP
1.1. Hiệp định thương mại tự do (FTA)
1.1.1. Khái niệm
Hiệp định thương mại tự do (FTA - Free Trade Agreement) là một hình thức liên
kết quốc tế giữa các quốc gia mà ở đó các hàng rào về thuế quan và phi thuế quan đều
sẽ bị giảm hoặc xóa bỏ. Nhờ có các hiệp định thương mại tự do mà các quốc gia trên
thế giới có thể từng bước hình thành một thị trường buôn bán thống nhất về hàng hóa
và dịch vụ.
1.1.2. Nội dung chính của một FTA
- Quy định về việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan
- Quy định về danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan
- Quy định lộ trình cắt giảm thuế quan, khoảng thời gian cắt giảm thuế quan
- Quy tắc xuất xứ của hàng hoá
1.1.3. Đặc trưng của FTA
- Giữa các quốc gia thành viên, thuế quan hay hạn ngạch được giảm hoặc xóa bỏ
- Đẩy mạnh hợp tác giữa các nước thành viên
- Cho phép đẩy mạnh chuyên môn hóa thế mạnh của từng thành viên
- Cần có các quy tắc để FTA có thể vận hành, ví dụ như: mỗi nước cần làm các thủ
tục thuế quan nào, các loại thuế nào sẽ giảm và loại nào sẽ bị xóa, quyền sở hữu trí tuệ
được bảo vệ ra sao,...
- Luôn cố gắng cân bằng lợi ích giữa các bên hợp tác
- Tạo ra các cơ hội phát triển mới cho các nước thành viên
1.1.4. Phân loại các FTA
Theo như thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã có khoảng 200
hiệp định thương mại tự do có hiệu lực được chia thành bốn nhóm chính.
Theo tiêu chí số lượng và khu vực địa lý của các nền kinh tế thành viên, có các loại
FTA sau:
- FTA song phương: Đây là bản ký kết giữa hai nước, ví dụ Hiệp định Đối tác kinh
tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA),…
- FTA đa phương: Hiệp định được ký kết giữa nhiều quốc gia khác nhau, ví dụ như
TPP.
- FTA khu vực: Hiệp định tự do thương mại được ký kết giữa các nước trong cùng
một tổ chức khu vực, ví dụ AFTA.
- FTA được ký giữa một tổ chức với một nước: Có thể hiểu đây là bản giao kết
giữa một tổ chức với một quốc như, một số ví dụ điển hình như AIFTA, EVFTA,...
Theo tiêu chí về phạm vi và nội dung cam kết, có các loại FTA sau:
- FTA truyền thống: Là các FTA được đàm phán, ký kết trong giai đoạn đầu,
thường có phạm vi hẹp, mức độ tự do hóa hạn chế.
- FTA thế hệ mới: Là các FTA được đàm phán, ký kết trong thời gian gần đây, có
phạm vi rộng, mức độ tự do hóa mạnh.
1.2. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP-TPP)
1.2.1. Khái niệm
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp
định CP-TPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước
thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New
Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 03 năm 2018 tại thành phố Santiago,
Chile, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước
đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore,
New Zealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày
14 tháng 01 năm 2019.
1.2.2. Quá trình hình thành
Năm 2002, ba nước Chile, New Zealand và Singapore khởi xướng và đàm phán 1
Hiệp định thương mại tự do của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2005, thêm
Brunei tham gia đàm phán. Bốn nước này đã ký kết một Hiệp định được gọi là
Pacific-4 (P4), và được gọi là những nước sáng lập.
Ngày 22 tháng 09 năm 2008, Hoa Kỳ tuyên bố tham gia vào P4, các bên sẽ đàm
phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngay sau đó, các nước
Australia và Peru cũng tuyên bố tham gia TPP.
Năm 2009, Việt Nam tham gia TPP với tư cách là quan sát viên đặc biệt. Ngày 13
- 14/11/2010, nhân Hội nghị Cấp cao Apec tổ chức tại thành phố Yokohama (Nhật
Bản) và sau 3 lần đàm phán, Việt Nam chính thức tham gia hiệp định TPP.
Cùng với quá trình đàm phán, TPP đã tiếp nhận thêm các thành viên mới là
Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản, nâng tổng số nước tham gia lên thành 12.
Ngày 04 tháng 02 năm 2016, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định TPP đã
tham dự Lễ ký để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, New Zealand.
Tuy nhiên, vào ngày 30 tháng 01 năm 2017, Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố rút
khỏi Hiệp định TPP.
Tháng 11 năm 2017, tại Đà Nẵng, Việt Nam, 11 nước còn lại đã thống nhất đổi tên
Hiệp định TPP thành Hiệp định CP-TPP với những nội dung cốt lõi.
Ngày 08 tháng 3 năm 2018, các Bộ trưởng của 11 nước tham gia Hiệp định CP-
TPP đã chính thức ký kết Hiệp định CP-TPP tại thành phố Santiago, Chile.
1.2.3. Nội dung chính
Hiệp định CP-TPP gồm 07 Điều và 01 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp
định TPP đã được 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam ký ngày 06 tháng 2
năm 2016 tại New Zealand; cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu
lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CP-TPP.
Về cơ bản, Hiệp định CP-TPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30
chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa
vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong
bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP. 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm
11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương
Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải
quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới,
Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng.
Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được
giữ nguyên trong Hiệp định CP-TPP.
1.2.4. Sự khác nhau giữa TPP và CP-TPP
a, Về nội dung
Hiệp định CP-TPP cơ bản giữ nguyên các cam kết chính của Hiệp định TPP, đặc
biệt là các cam kết mở cửa thị trường nhưng cho phép các nước tạm hoãn thực thi
khoảng 20 nghĩa vụ.
CP-TPP cũng đình chỉ quy định về gia hạn thời hạn bản quyền trong những trường
hợp nhất định. Ngoài ra, các nước thành viên của Hiệp định mới sẽ không cần phải gia
hạn thời gian bảo hộ bản quyền từ 50 năm lên 70 năm.
Các điều khoản bị hoãn còn lại thuộc lĩnh vực đầu tư.
b, Về số lượng thành viên và quy mô kinh tế
Hiệp định CP-TPP có 11 thành viên còn Hiệp định TPP có 12 thành viên gồm 11
thành viên của CP-TPP và Hoa Kỳ. Tuy nhiên CT-TPP có quy mô kinh tế chiếm
khoảng 13,5% GDP và 15,2% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu, thấp hơn khá
nhiều so với quy mô của TPP khi còn có Hoa Kỳ (38,2% GDP và 26,5% kim ngạch
thương mại toàn cầu).
c, Về hiệu lực của Hiệp định
Theo quy định của TPP cũ, để Hiệp định có hiệu lực thì tổng GDP của các nước
triển khai phải bằng 85% tổng GDP của 12 nước đã ký từ năm 2013. Như vậy, với
tình huống Hòa Kỳ, quốc gia chiếm tới 60% GDP toàn khối, rút lui khỏi TPP, thì 11
nước còn lại sẽ phải thay đổi điều khoản hiệu lực để CP-TPP có thể bắt đầu. Theo đó,
chỉ cần ít nhất 6 quốc gia thành viên ký phê chuẩn thì Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60
ngày kể từ ngày ký.
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CP-TPP VỚI SỰ HỘI NHẬP,
LIÊN KẾT CỦA KHU VỰC, THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1. Vai trò và tác động của CP-TPP với sự hội nhập, liên kết của khu vực
Trong bối cảnh làn sóng bảo hộ thương mại đang trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều nơi
trên thế giới, có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, CP-TPP sẽ phá vỡ
các rào cản xung quanh, giải phóng mặt bằng, tạo ra một khuôn khổ thương mại điện
tử mới, thiết lập các quy tắc tiêu chuẩn cao trong khu vực thương mại. Thỏa thuận này
sẽ mở ra nhiều thuận lợi cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao
đời sống của người dân, và tăng cường hợp tác giữa các nước trong khối.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP-TPP) đã
vượt ra ngoài khung khổ một hiệp định thương mại tự do giữa các nước thành viên vì
các lý do sau:
Thứ nhất, CP-TPP hướng vào tương lai, bắt nhịp và phản ánh các xu hướng mới
trong các vấn đề thương mại, đầu tư, dịch chuyển nguồn lực. CP-TPP có thể là khuôn
mẫu cho các thỏa thuận, hiệp định tiếp theo về tăng cường liên kết, hội nhập, mở cửa,
tự do hóa thương mại, đầu tư.
Thứ hai, CP-TPP đi sâu vào thực chất, loại trừ những rào cản làm tăng thêm chi
phí giao dịch, gắn với chính sách sau đường biên giới.
Dự báo CP-TPP sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực, giúp các nền kinh tế
Ðông Nam Á như Malaysia, Singapore, Brunei và Việt Nam tăng trưởng thêm hơn
2% GDP vào năm 2030. Các quốc gia New Zealand, Nhật Bản, Canada, Mexico,
Chile và Australia cũng sẽ tăng khoảng 1% GDP.
Như vậy, có thể thấy rằng CP-TPP có vai trò và tác động lớn đến sự hội nhập và
liên kết của các nước trong khu vực. Cụ thể:
Thứ nhất, thúc đẩy xuất khẩu giữa các nước trong khu vực
Việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản và Canada giảm thuế
nhập khẩu cho các loại hàng hóa sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy
kim ngạch xuất khẩu.
Thứ hai, các nước tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu
Các nước tham gia CP-TPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch
thương mại hơn 10.000 tỷ USD, bao gồm các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada,
Australia sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Tham gia CP-
TPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều kiện quan trọng
để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế.
Thứ ba, các nước trong khu vực có lợi ích về cải cách thể chế
Là cơ hội để các nước trong khu vực tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế,
có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh
bạch và dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, từ đó thúc đẩy cả
đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, tạo ra cơ hội việc làm và giúp phát triển kinh tế cho các nước trong khu
vực
Tham gia CP-TPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng. Vì vậy,
về mặt xã hội, hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần
xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt, do Hiệp định CP-TPP bao gồm cả các cam kết về bảo
vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được
thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp kinh tế của các nước trong
khu vực tăng trưởng bền vững hơn.
Thứ năm, CP-TPP sẽ giúp các quốc gia trong khu vực có thêm năng lực đàm phán
Cụ thể đó là năng lực đàm phán đối với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu
vực (RCEP) cũng như là bàn đạp cho Canada và Mexico tiến tới NAFTA. Một khi
hoàn thành, CP-TPP sẽ hỗ trợ các nước thành viên đạt được những điều khoản tiến bộ
và yêu cầu cao hơn với các FTA nói trên. Bên cạnh đó, CP-TPP có thể trở thành một
bản lề cho các FTA đang thành hình, bao gồm cả RCEP và NAFTA.
2.2. Vai trò và tác động của CP-TPP với sự hội nhập, liên kết của thế giới
Sau khi Hiệp định chính thức có hiệu lực, CP-TPP không có Mỹ vẫn tạo ra được
một trong những khối thương mại tự do lớn nhất thế giới, một thị trường có quy mô
dân số lên tới 499 triệu người và tổng giá trị sản phẩm nội khối (GDP) vào khoảng
10.100 tỷ USD, chiếm 13,5% GDP toàn cầu. Điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống
của người dân các quốc gia thành viên.
Với một bộ quy tắc chung, CP-TPP cho phép các doanh nghiệp tích lũy đầu vào từ
bất kỳ quốc gia thành viên nào; cho phép xóa bỏ các hàng rào với dòng chảy tự do
hàng hóa, dịch vụ và vốn đầu tư trong khu vực, tạo động lực mới cho sự hợp tác và
liên kết kinh tế - thương mại của khu vực.
2.3. Vai trò và tác động của CP-TPP với sự hội nhập, liên kết của Việt Nam
Tác động tích cực
Thứ nhất, tham gia CP-TPP sẽ giúp tăng cường vai trò và vị thế địa - chính trị
quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á - Thái Bình
Dương.
Thứ hai, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thương mại cũng như thu hút vốn đầu tư từ
nước ngoài.
Nếu xét về triển vọng kinh tế, Việt Nam là quốc gia được đánh giá sẽ đạt được lợi
ích lớn nhất từ CP-TPP so với các thành viên khác. Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, CP-
TPP có thể giúp GDP của nước ta tăng thêm 1,32%, tương đương với 1,7 tỷ USD và
có thể tăng tới 2,01% nếu Việt Nam thực hiện đồng thời cắt giảm thuế quan và tự do
hóa dịch vụ theo kịch bản mở cửa dịch vụ.
Mặt khác, giúp Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ hấp dẫn về đầu tư, có
thể thu hút được dòng FDI với giá trị lớn hơn và công nghệ cao hơn. Việt Nam dễ
dàng tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu qua đó tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho Việt Nam thu hút FDI từ các đối tác.
Thông qua việc tham gia CP-TPP, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu quan tâm,
chú ý nhiều hơn đến thị trường Việt Nam, qua đó mở ra triển vọng hợp tác đầu tư,
kinh doanh giữa Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, Hiệp định sẽ góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico…, cũng như
thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành và lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu
phát triển.
Trong tương lai, Việt Nam có thể tăng tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 4%
(tương đương 4,09 tỷ USD). Cấu trúc kinh tế của Việt Nam được điều chỉnh toàn
diện. Xuất khẩu và đầu tư cũng có vai trò quyết định trong tạo việc làm, nâng cao đời
sống người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Năm 2021 ghi nhận tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ước đạt 668,5 tỷ USD.
Con số này giúp đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại
quốc tế. Sang năm 2022, các hiệp định thương mại tự do có thể sẽ tiếp tục mở ra
những ưu đãi về thuế quan, tạo động lực thu hút đầu tư để tăng năng lực sản xuất và
khiến các doanh nghiệp xuất khẩu trở nên chuyên nghiệp hơn trên trường quốc tế.
Thứ tư, đối với các doanh nghiệp trong nước, việc Việt Nam tham gia CP-TPP là
cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng hàng hóa dịch vụ và phát
triển khả năng sản xuất của nền kinh tế để bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, từ
đó tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thứ năm, CP-TPP giúp Việt Nam đẩy nhanh cải cách thể chế trong nước để vận
hành nền kinh tế thị trường một cách toàn diện và triệt để, tạo môi trường đầu tư -
kinh doanh thông thoáng, minh bạch. CP-TPP sẽ thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền
kinh tế theo hướng cân bằng hơn và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam.
Đây mới là các lợi ích mang tính lâu dài.
Thứ sáu, CPTTP có tính mở nên khi có nước khác tham gia Hiệp định thì lợi ích
với Việt Nam cũng sẽ tăng lên. Là nước tham gia từ đầu, Việt Nam sẽ có lợi thế hơn
trong việc bảo vệ các lợi ích của mình.
Tuy nhiên, CP-TPP lại có đem đến một số hạn chế đối với sự hội nhập và liên kết
của Việt Nam.
Thứ nhất, Hiệp định CP-TPP đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch
hóa, các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh
chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ.
Thứ hai, cạnh tranh sẽ diễn ra quyết liệt không chỉ ở thị trường các nước tham gia
hiệp định mà ngay tại thị trường trong nước trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh
nghiệp và quốc gia.
Thứ ba, những tác động tiêu cực từ các yêu cầu phải mở cửa thị trường mua sắm
công, thuế nhập khẩu hay thiếu chiến lược đầu tư hiệu quả… có thể khiến cho lợi ích
tổng thể của nền kinh tế bị suy giảm. Trong khi đó, quá trình cải cách thể chế trong
nước chậm chạp có thể không bắt kịp với tiến trình chuyển đổi nhanh chóng khi nền
kinh tế Việt Nam hội nhập trong CP-TPP, cản trở Việt Nam khai thác những cơ hội
mà CP-TPP mang lại.
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
3.1. Những cơ hội khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định CP-TPP
Thứ nhất, CP-TPP sẽ thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện môi trường kinh doanh
cho doanh nghiệp
Cải cách thể chế sẽ giúp cho toàn xã hội thúc đẩy được khả năng cạnh tranh, huy
động và sử dụng tốt nhất những nguồn lực sẵn có ở trong nước và tận dụng tốt hơn
các nguồn lực bên ngoài.
Thứ hai, CP-TPP sẽ tạo động lực tăng trưởng kinh tế
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, với CP-TPP Việt Nam sẽ đạt được
lợi ích không nhỏ từ xuất khẩu với tổng mức tăng thêm về kim ngạch hơn 4%, tương
đương khoảng 4 tỷ USD. Việc tăng xuất khẩu sẽ chủ yếu ở nội khối với tốc độ tăng
xuất khẩu sang các nước trong CP-TPP thêm 14,3% (giả định lũy tiến đến năm 2035),
tương đương 2,61 tỷ USD, trong khi xuất khẩu sang các quốc gia ngoài CP-TPP sẽ
tăng thêm 1,7% (tương đương 1,4 tỷ USD). Như vậy, thực thi CP-TPP khiến thị
trường xuất khẩu của Việt Nam mở rộng và tận dụng được lợi thế với các thị trường
mà trước đây Việt Nam chưa có thỏa thuận Hiệp định thương mại tự do (FTA) như
Canada, Mexico, Peru.
Thứ ba, CP-TPP sẽ tạo cơ hội kinh doanh mới và mở rộng thị trường cho doanh
nghiệp Việt Nam
Ngay sau khi CP-TPP có hiệu lực, các nước thành viên đã xóa 66% mặt hàng thuế
nhập khẩu đưa về 0% và 86,5% mặt hàng về 0% sau 3 năm theo lộ trình. Điều này sẽ
tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng
hóa sang các thị trường khổng lồ các nước nội khối như: Nhật Bản, Australia, New
Zealand, Canada… Với mức độ cam kết sâu về cắt giảm thuế quan, CP-TPP sẽ mang
lại lợi ích cho nhiều ngành sản xuất của Việt Nam, nhất là cho ngành dệt may và da
giày.
3.2. Những thách thức khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định CP-TPP
Thứ nhất, về khuôn khổ pháp luật, thể chế
Hệ thống các quy định của Việt Nam nhìn chung chưa phát triển bằng những hệ
thống quy định của các nước khác là thành viên CP-TPP.
mấu chốt là vấn đề vận hành, yếu tố con người để thay đổi thể chế thực sự, chứ
không phải là hình thức cắt giảm đơn thuần.
Thứ hai, về cạnh tranh, thương mại hàng hoá
Với việc tham gia CP-TPP, nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu sức ép cạnh tranh rất lớn,
bởi hàng hóa của 10 nước còn lại, nhất là những sản phẩm công nghệ cao của các
nước Nhật Bản, Australia, Canada. Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục phụ thuộc vào nguồn
nhập khẩu từ một số nước truyền thống như Trung Quốc và Hàn Quốc  Việt Nam sẽ
không được hưởng lợi nhiều vì quy định nguồn gốc xuất xứ trong CP-TPP.
Thứ ba, về thu ngân sách, hoạt động của hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu doanh
nghiệp nhà nước
Về thu ngân sách nhà nước (NSNN), trong các năm vừa qua đã có những chuyển
biến tích cực, tuy nhiên, cơ cấu thu NSNN chưa thực sự bền vững.
Thời gian vừa qua, việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam còn chậm chạp,
vấn đề quản trị rủi ro tại các ngân hàng trong nước tồn tại nhiều bất cập. Một số ngân
hàng có năng lực quản lý yếu kém, vi phạm các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp và
quản trị rủi ro.
Thứ tư, về mở cửa thị trường mua sắm công
Đối với Việt Nam, việc mở cửa thị trường mua sắm công (hay mua sắm Chính
phủ) là hoàn toàn mới, chỉ đến thời điểm tham gia đàm phán và ký kết CP-TPP và
FTA với Liên minh Châu Âu (EU) mới xuất hiện.
Theo CP-TPP, các quy tắc và quy trình trong quá trình lựa chọn nhà thầu phải ở
mức độ yêu cầu cao về tính công bằng, công khai, minh bạch. Đối với các doanh
nghiệp Việt Nam, việc mở cửa thị trường mua sắm công sẽ gây ra những tác động bất
lợi do sự thâm nhập của các nhà thầu nước ngoài khiến các nhà thầu nội địa không
cạnh tranh nổi do hạn chế về năng lực cạnh tranh. Thách thức lớn nhất hiện nay là tình
trạng nhà thầu Việt Nam phải cạnh tranh sòng phẳng, làm ăn chân chính.
Thứ năm, về doanh nghiệp
CP-TPP yêu cầu các Chính phủ phải đối xử công bằng, không được phân biệt đối
xử với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo sân chơi bình đẳng cho các loại hình doanh
nghiệp. Cộng đồng doanh nghiệp phải đối mặt với hàng loạt sức ép (như bảo đảm các
yêu cầu về xuất xứ nội khối và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; giảm mức thuế; vượt các
hàng rào kỹ thuật và hệ thống vệ sinh và kiểm dịch thực vật; cạnh tranh và thu hẹp thị
phần ngay trên sân nhà). Những ngành hàng xuất khẩu mà doanh nghiệp Việt Nam
thực sự gặp khó khăn được cho là: thịt bò, thịt lợn, đường, thực phẩm chế biến, hóa
phẩm tiêu dùng và ô tô.
Ngoài ra, nhân lực cũng là vấn đề tạo khó khăn cho doanh nghiệp. Quá trình thu
hút đầu tư nước ngoài vào đầu tư, sản xuất tại Việt Nam sẽ tạo áp lực cạnh tranh ngày
càng khốc liệt.
3.3. Đề xuất giải pháp
3.3.1. Đối với Nhà nước
Một là, Nhà nước cần đẩy mạnh công tác rà soát tính tương thích và chuẩn bị cho
việc xây dựng các quy định pháp luật phù hợp với các cam kết thể chế trong CP-TPP.
Hai là, Nhà nước cần đẩy mạnh thực hiện các cam kết cải cách, tái cơ cấu nền kinh
tế, tập trung vào ba lĩnh vực trọng tâm: đầu tư công, tài chính, doanh nghiệp và tái cơ
cấu nông nghiệp.
Ba là, Nhà nước cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến về CP-TPP tới các
doanh nghiệp, người dân trong từng ngành, từng lĩnh vực, để họ có nhận thức rõ và
đầy đủ những nội dung đã được cam kết trong CP-TPP.
Bốn là, Nhà nước cần có những giải pháp ứng phó với các tác động tiêu cực của
CP-TPP, cần chú trọng những ngành chủ lực, dễ bị ảnh hưởng nhất.
3.3.2. Đối với doanh nghiệp
Một là, các doanh nghiệp Việt Nam cần tự đánh giá lại mình để tìm ra những ưu,
khuyết điểm đã bộc lộ trong thời gian qua, đối chiếu với các điều kiện, tiêu chuẩn của
CP-TPP mà xác định rõ những vấn đề cần phải phát triển hoặc thu hẹp hoạt động một
cách linh hoạt, phù hợp với từng doanh nghiệp, từng mặt hàng cụ thể.
Hai là, các doanh nghiệp cần chú trọng phát triển và đào tạo nguồn nhân lực; tiếp
thu công nghệ khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước khác.
Chủ động tìm kiếm thông tin về các cam kết liên quan đến ngành và lĩnh vực hoạt
động của mình, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, cải tiến
và nâng cao chất lượng sản phẩm một cách hiệu quả nhất.
Ba là, doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu; nâng cao sức cạnh tranh và
khả năng phát triển thị trường; xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa.
Bốn là, doanh nghiệp Việt Nam chủ động tìm kiếm cơ hội, thay đổi tư duy kinh
doanh trong bối cảnh mới, sao cho phù hợp với xu thế của thời đại.

ĐỀ TÀI 6: Hãy trình bày những hiểu biết của em về RCEP? Phân tích vai trò
và ảnh hưởng của RCEP với sự HN, LK và phát triển KTQT của KV, Thế giới
và Việt Nam
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ RCEP
1.1. Bối cảnh hình thành RCEP
RCEP là một hiệp định thương mại tự do đang trong thời gian đàm phán giữa 10
nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do
là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Ý tưởng xây
dựng RCEP ra đời trong bối cảnh hội nhập trong ASEAN và giữa ASEAN với các
nước trong và ngoài khu vực Đông Á đang được tích cực đẩy mạnh. Bên cạnh đó là
sự xuất hiện nhu cầu thống nhất các khu vực thương mại tự do giữa ASEAN và một
số đối tác, làm sâu sắc hơn nữa quá trình tự do hóa thương mại trong các nước thành
viên.
Hội nhập trong ASEAN
Quá trình hội nhập trong ASEAN được bắt đầu với việc thỏa thuận về Khu vực
thương mại tự do ASEAN (AFTA) vào năm 1992. AFTA hoạt động dựa trên Hiệp
định về cơ chế ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) - một công cụ cắt giảm
thuế theo lộ trình. Hiệp định chia sản phẩm thành các nhóm khác nhau dựa trên mức
độ nhạy cảm của từng sản phẩm để cho Chính phủ dư địa về chính sách. CEPT chia
sản phẩm thành danh mục cắt giảm chung, loại trừ tạm thời và danh mục nhạy cảm.
Từ năm 2010, tất cả thuế áp dụng cho ASEAN6 giảm xuống 0%, trong khi đối với
Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam mục tiêu này phải thực hiện vào năm 2015.
Cùng với việc thực hiện các nội dung trong khuôn khổ AFTA, các nền kinh tế
ASEAN đang thúc đẩy hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế trong khu vực với việc xây
dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Đây là bước tiến cao nhất trong hội nhập
kinh tế ASEAN cho tới hiện tại.
1.2. Cơ sở hình thành RCEP
Có thể nêu ra các cơ sở hình thành đề xuất này như sau:
Thứ nhất, các hiệp định FTA ASEAN+1 dù quan trọng nhưng bản thân chúng
không thể thay thế được cho các hiệp định đa phương. Các FTA này chỉ nhằm thúc
đẩy thương mại và cơ hội liên quan giữa những nhóm nhỏ của các nền kinh tế, trong
khi đó chưa thể đảm bảo được những lợi ích trực tiếp như cải thiện việc tiếp cận thị
trường và giảm nguy cơ dễ bị tổn thương trước những thay đổi bất lợi trong cơ chế
thương mại đầu tư nước ngoài, lẫn những lợi ích gián tiếp khác như dẫn tới những cải
cách trong nước và thuận lợi hóa thương mại. Bên cạnh đó, các FTA ASEAN+1 cũng
không thực thi được những quy tắc, đặc biệt là quy tắc về chống bán phá giá, chống
trợ cấp nông nghiệp,…
Thứ hai, sự tồn tại của nhiều FTA ASEAN+1 dẫn đến tình trạng gia tăng hiệu ứng
quan hệ chồng chéo giữa các FTA (được gọi là “hội chứng bát mỳ”), làm tăng chi phí
giao dịch, cản trở việc sử dụng những hệ thống ưu đãi thương mại, từ đó làm giảm
hiệu quả của các FTA hiện tại. Hiện nay, xét về việc xây dựng biểu thuế thương mại
hàng hóa, những nước ASEAN+6 sử dụng phân loại thuế quan khác nhau cho ưu đãi
thuế của họ. Không chỉ những quốc gia khác nhau sử dụng biểu thuế khác nhau, mà
các quốc gia giống nhau cũng sử dụng biểu thuế khác nhau cho các FTA với những
nước khác nhau. Ngoài ra, khung thời gian và ưu đãi thuế của cùng một quốc gia cũng
khác nhau tùy theo các FTA, và tỷ lệ loại bỏ thuế quan cũng khác nhau đối với các
FTA ASEAN + 1.
Bên cạnh đó, mức cắt giảm thuế quan trong ASEAN nói riêng và khu vực Đông Á
nói chung tuy đã tăng nhưng cũng chưa đạt đến tỷ lệ hiệu quả 4 . Điều đó có nghĩa là
nhiều hàng hóa, là những mặt hàng được bảo hộ cao trong các nước thành viên không
bị cắt giảm thuế quan hoặc chỉ được cắt giảm từng phần.
RCEP sắp tới được kỳ vọng sẽ tạo ra một hệ thống các quy tắc hài hòa, với một
biểu cam kết đối với tất cả các nước thành viên ASEAN (như khả năng áp dụng
phương pháp “gói cam kết tổng thể” được hình thành bởi một tập hợp các hiệp định
liên quan, đơn giản hơn về thiết kế, với các định dạng khác nhau và có thể đạt được
tại các thời điểm khác nhau phù hợp với quá trình hội nhập không ngừng của khu
vực).
Thứ ba, việc thiết lập RCEP giúp ASEAN duy trì vai trò trung tâm mạng lưới hợp
tác kinh tế khu vực Đông Á, xa hơn là khu vực Châu Á Thái Bình Dương – nơi chứa
đựng nhiều cơ hội cũng như rủi ro tiềm tàng từ các sáng kiến cạnh tranh trong khu
vực như Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc (CJKFTA)
được Trung Quốc ưa chuộng, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được
Mỹ ủng hộ hay Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA) do Nhật Bản
khởi xướng. Bên cạnh đó RCEP cũng giúp ASEAN nói riêng và khu vực Đông Á nói
chung giảm bớt sự phụ thuộc vào các nền kinh tế phương Tây hiện đang gặp nhiều
khó khăn trong phục hồi tăng trưởng.
Thứ tư, trên quan điểm của 6 nước bên ngoài ASEAN tham gia vào RCEP, họ đều
được lợi nếu ủng hộ và thúc đẩy việc hình thành RCEP. Australia và New Zealand
được RCEP dành cho cơ hội vượt ra ngoài những kết quả có thể đạt được qua đường
song phương. Đối với Trung Quốc, RCEP không chỉ tiếp tục gây áp lực lên các quá
trình cải cách mà còn gắn kết chặt chẽ những quá trình này với một khu vực rộng,
đồng thời tạo nên đối trọng với Mỹ khi Trung Quốc không có mặt trong TPP. Ấn Độ
không đủ điều kiện để trở thành một thành viên của TPP nên RCEP là cuộc chơi khu
vực chính của Ấn Độ. Còn với Nhật Bản, động cơ chính của họ là sử dụng RCEP để
đạt được những cải cách lớn hơn trong nước. Ngoài ra, ba nước Đông Bắc Á là Trung
Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng nhận thấy việc đàm phán trong diễn đàn của
RCEP dễ dàng và có lợi hơn là đàm phán FTA riêng giữa ba nước này.
1.3. Các nguyên tắc, nội dung và tiến trình đàm phán RCEP
a) Các nguyên tắc và nội dung của RCEP
RCEP được nhìn nhận như một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đem lại lợi
ích kinh tế cho tất cả các bên tham gia với các nguyên tắc cơ bản như sau:
(1) Thống nhất với các nguyên tắc của WTO;
(2) Có mức độ can dự sâu và rộng hơn với những cải thiện đáng kể so với các hiệp
định ASEAN+1 hiện nay;
(3) Có những điều khoản nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư và tăng
cường tính minh bạch trong các mối liên hệ thương mại và đầu tư giữa các nước thành
viên;
(4) Tính đến trình độ phát triển khác nhau giữa các nước thành viên và sẽ có các
biện pháp đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước thành viên kém phát triển trong
ASEAN nhất quán với các khu vực thương mại tự do ASEAN+1 hiện có;
(5) Các khu vực thương mại tự do ASEAN+1 và các khu vực thương mại tự do
song phương và đa phương giữa các nước thành viên sẽ tiếp tục tồn tại;
(6) Có điều khoản mở cho phép các nước đối tác của ASEAN chưa tham gia vào
RCEP cũng như bất kỳ một nước đối tác khác tham gia vào RCEP với sự đồng ý của
các nước thành viên khác;
(7) RCEP sẽ hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực cho các nước thành viên kém
phát triển và đang phát triển;
(8) Thương lượng về thương mại hàng hóa, dịch vụ và thương lượng trong các lĩnh
vực khác sẽ diễn ra đồng thời để đảm bảo kết quả cân bằng, toàn diện.
Bản hướng dẫn cũng đề cập đến bảy lĩnh vực đàm phán chính, lần lượt là thương
mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, sở hữu trí tuệ,
cạnh tranh, giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, một số vấn đề khác cũng sẽ được bổ
sung trong quá trình thương lượng.
b) Tiến trình đàm phán RCEP
Bắt đầu từ năm 2013, các nhà lãnh đạo ASEAN cùng 6 đối tác đã tiến hành các
vòng đàm phán đề hình thành RCEP. Tính đến tháng 2/2016 đã có 11 vòng đàm phán
được tổ chức. Nhiều vấn đề khác nhau đã được thảo luận trong các vòng đàm phán
này, bắt đầu từ việc xác định thời hạn hoàn tất Hiệp định vào cuối năm 2015 (về sau
rời tới cuối năm 2016) và thống nhất Bản hướng dẫn Các mục tiêu và nguyên tắc đàm
phán RCEP (Guiding Principles and Objectives for Negotiating the Regional
Comprehensive Economic Partnership). Trên cơ sở đó, các nội dung về tự do hóa
thương mại hàng hóa, tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư, cũng như các vấn đề
cụ thể về hợp tác kinh tế và kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, thủ tục hải
quan và thuận lợi hóa thương mại, quy tắc xuất xứ, các hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm và cơ chế giải quyết tranh chấp dần được đưa vào thảo
luận, đi đến thống nhất.
Các nước thành viên cũng đã thành lập các Nhóm công tác về Thương mại hàng
hóa, Thương mại dịch vụ và Đầu tư (tại vòng đàm phán thứ nhất), về Sở hữu trí tuệ,
Cạnh tranh, Hợp tác kinh tế và kỹ thuật, Giải quyết tranh chấp (tại vòng đàm phán thứ
ba), về Thương mại điện tử (tại vòng đàm phán thứ bảy), về Viễn thông và Dịch vụ tài
chính (tại vòng đàm phán thứ chín) nhằm thúc đẩy tiến trình đàm phán.
Thương lượng về tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa,
thương mại dịch vụ và đầu tư đã đạt được một số kết quả trong các vòng đàm phán
gần đây. Các vòng đàm phán ban đầu chỉ dừng lại ở việc thảo luận về phương thức
cam kết cắt giảm thuế quan và tự do hóa thương mại, dịch vụ. Thương lượng về tự do
hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư chỉ mới bắt đầu trong các vòng đàm phán
gần đây.

PHẦN 2: VAI TRÒ CỦA RCEP VỚI SỰ HỘI NHẬP, LIÊN KẾT VÀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ KHU VỰC, THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1. Đối với Khu vực
Một là, RCEP là FTA duy nhất hội tụ đa dạng, không đồng nhất từ các nền kinh tế
lớn nhất thế giới (Trung Quốc và Nhật Bản), các nền kinh tế có thu nhập bình quân
đầu người cao (Singapore, New Zealand, Brunei, Australia), các nền kinh tế công
nghiệp hóa (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc), các nền kinh tế có thu
nhập trung bình với nguồn tài nguyên thiên nhiên rộng lớn (Malaysia, Indonesia, Thái
Lan, Philippines, Việt Nam) và các nền kinh tế có thu nhập thấp, kém phát triển
(Campuchia, Lào, Myanmar).
Hai là, ASEAN là trung tâm của RCEP. Trong khi các thành viên không thuộc
ASEAN của RCEP được kết nối với ASEAN thông qua các FTA ASEAN + 1. Tương
lai, RCEP sẽ thay thế tất cả các FTA ASEAN+1. RCEP là triển vọng sáng sủa đối với
ASEAN và Trung Quốc. Hiện ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung
Quốc. Khi RCEP được ký kết vào năm 2020, thương mại và đầu tư giữa ASEAN -
Trung Quốc sẽ tăng nhanh và ảnh hưởng tích cực đến chuỗi giá trị khu vực.
Ba là, RCEP có phạm vi mở rộng hơn. So với các FTA ASEAN + 1, thì RCEP có
khả năng tiếp cận lớn hơn nhiều. RCEP loại bỏ thuế quan đối với gần 90% hàng hóa
giao dịch; quy tắc xuất xứ có giá trị trong toàn bộ khu vực địa lý RCEP; quy định rõ
ràng hơn về thương mại dịch vụ và đầu tư nước ngoài xuyên biên giới; nhiều quy tắc
mới về tạo thuận lợi cho thương mại điện tử.
2.2. Đối với Thế giới
Một khi được thực thi đầy đủ, hiệp định toàn diện và chất lượng cao như RCEP sẽ
tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới, trong đó 15 thành viên của
RCEP chiếm hơn 45% dân số thế giới, đóng góp khoảng 1/3 Tổng sản phẩm (GDP)
toàn cầu, 29,1% thương mại thế giới và 32,5% đầu tư toàn cầu. Ước tính, việc dỡ bỏ
các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong khuôn khổ RCEP sẽ làm tăng GDP của
khu vực châu Á-Thái Bình Dương thêm 2,1% và GDP thế giới lên 1,4%.
Sự đồng thuận trong việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan cũng như những cam kết về
mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hải
quan, quy tắc xuất xứ sẽ tạo cơ hội để các nước thành viên tham gia vào chuỗi giá trị
khu vực, mở ra tiềm năng tiếp cận các thị trường mới, gắn kết vững chắc hơn trong
một khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, thay vì chỉ tập trung vào việc mở cửa thị
trường song phương với các đối tác chủ chốt.
RCEP còn được cho là có sức ảnh hưởng đến động thái của các khối thương mại
quan trọng khác. Chẳng hạn như, Liên minh châu Âu và Trung Quốc gần đây đã ký
một thỏa thuận mang tính bước ngoặt về Chỉ dẫn địa lý và đang nỗ lực để ký kết thỏa
thuận thương mại song phương quan trọng nhất giữa hai bên từ trước đến nay, Hiệp
định Toàn diện EU-Trung Quốc về Đầu tư (CAI).
2.3. Đối với Việt Nam
Thứ nhất, tiếp cận dễ dàng hơn tới các thị trường đầu tư và xuất khẩu của ASEAN
và các đối tác. RCEP là khu vực có quy mô thị trường lớn nhất từ trước đến nay mà
Việt Nam đã tham gia. Các doanh nghiệp kỳ vọng RCEP sẽ tạo ra một thị trường
“khổng lồ”. Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường với sự đa dạng về nhu cầu đối với
hàng hóa và dịch vụ. Đặc biệt là được tiếp cận với thị trường mua sắm chính phủ.
Tham gia RCEP, Việt Nam có cơ hội tăng thêm từ 2 - 4% GDP (2020) so với trường
hợp không tham gia. RCEP chiếm 32,5% luồng vốn đầu tư toàn cầu, ký kết RCEP
giúp cho các nhà đầu tư được đối xử công bằng, bình đẳng, được bảo hộ an toàn và
đầy đủ.
Thứ hai, mở cơ hội đẩy mạnh xuất - nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn và máy móc thiết
bị có công nghệ hiện đại phù hợp. Khi RCEP được ký kết và có hiệu lực, nguồn
nguyên liệu sản xuất doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ các nước trong khối
ASEAN + 6 sẽ được xem như là nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam khi xuất
khẩu sản phẩm sang các nước có ký kết hiệp định song phương, đa phương với Việt
Nam. Nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn như thép của Trung Quốc, sản phẩm nhựa của Hàn
Quốc và Nhật Bản. RCEP tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị
hiện đại phù hợp từ Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước ASEAN với mức thuế quan
hợp lý.
Thứ ba, tham gia vào mạng lưới chuỗi giá trị và sản xuất khu vực. RCEP thúc đẩy,
hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua đó giúp tận dụng cơ hội trong chuỗi giá trị.
RCEP bao trùm toàn bộ chuỗi sản xuất một số loại hàng hóa của Việt Nam. Ví dụ,
trong lĩnh vực dệt - may, do CPTPP không có Trung Quốc tham gia, nên Việt Nam
khó tận dụng ưu đãi thuế quan bởi nguyên liệu dệt - may chủ yếu nhập từ Trung
Quốc, Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng nhờ Trung Quốc tham gia RCEP. Chính
điều này tạo ra sự khác biệt rất lớn giữa RCEP và các hiệp định thương mại tự do
khác.
Thứ tư, cắt giảm chi phí giao dịch và hưởng môi trường kinh doanh thân thiện hơn.
RCEP là thị trường có mức độ phát triển kinh tế mạnh nên nhu cầu rất lớn. Đặc điểm
của người tiêu dùng trong RCEP (16 nước) không đòi hỏi quá cao về chất lượng sản
phẩm. Thị trường RCEP có nhu cầu lớn với sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh như
điện thoại, sản phẩm điện tử, dệt - may, giày - dép... Bên cạnh đó, các quy trình về hải
quan sẽ được thống nhất, tạo thuận lợi thương mại. RCEP có đàm phán mở cửa tốt
hơn cho ngành dịch vụ hậu cần logistics, viễn thông...; nền tảng thương mại điện tử
tốt hơn, môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, cạnh tranh hơn
Nhấn mạnh vai trò của RCEP trong việc phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID 19
Ngày 27 tháng 8 năm 2020, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế RCEP lần thứ 8 đã được
tổ chức tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh
nhằm thảo luận và thúc đẩy đàm phán RCEP, hướng tới khả năng ký kết Hiệp định
vào cuối năm 2020 theo chỉ đạo của các nhà Lãnh đạo RCEP. Vai trò của RCEP trong
việc phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, góp phần quan trọng cho sự tăng
trưởng ổn định của nền kinh tế thế giới và khu vực.

PHẦN 3: ẢNH HƯỞNG CỦA RCEP VỚI SỰ HỘI NHẬP, LIÊN KẾT VÀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ KHU VỰC, THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
3.1. Đối với Khu vực
3.1.1. Ảnh hưởng tích cực
a) Làm tăng GDP của các thành viên trong khu vực
Hiệp định có hiệu lực cho tới năm 2030, bởi vì các nước Trung Quốc, Nhật Bản và
Hàn Quốc đều dành cho ASEAN mức độ mở cửa thị trường cao hơn mức mà các
nước này dành cho nhau. Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc dành cho ASEAN tỷ lệ
tự do hóa thuế quan lần lượt là 90,4%, 90,7% và 90,5% sau 20 năm và xóa bỏ ngay ở
mức tương ứng là 75,6%, 64,1% và 67,9% số dòng thuế khi RCEP có hiệu lực, trong
khi Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ dành cho Trung Quốc tỷ lệ tự do hóa thuế quan lần
lượt là 88% và 86% sau 20 năm (trong đó, chỉ xóa bỏ ngay ở mức tương ứng là 57%
và 50,4% số dòng thuế khi RCEP có hiệu lực) và Trung Quốc chỉ dành cho Nhật Bản,
Hàn Quốc tỷ lệ tự do hóa thuế quan là 86% sau 20 năm, chỉ xóa bỏ ngay ở mức tương
ứng là 25% và 38,6% khi RCEP có hiệu lực. Như vậy, ASEAN sẽ giành được thêm
quyền tiếp cận thị trường thương mại hàng hóa khổng lồ ở Trung Quốc, Nhật Bản và
Hàn Quốc
b) Mở ra cơ hội kết nối chuỗi sản xuất khu vực
RCEP tạo ra khuôn khổ để đơn giản hóa thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất
xứ tạo thuận lợi cho thương mại. Nhờ đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng thị
trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng
cường thu hút đầu tư nước ngoài. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ mở ra cơ hội mới
cho các sản phẩm từ các lĩnh vực nổi bật như viễn thông, công nghệ thông tin, dệt
may, giày dép và nông nghiệp.
Cùng đó, trong lĩnh vực quy tắc xuất xứ, với những đối tác lớn trong ngành sản
xuất của Việt Nam, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có điều kiện thuận lợi
đảm bảo được lợi ích tối đa của khu vực doanh nghiệp và các ngành sản xuất trong
các chuỗi cung ứng. Các cam kết cũng giúp khai thác tốt các thị trường, từ thị trường
Trung Quốc, Úc, Nhật Bản,… cho những sản phẩm của công nghiệp điện tử, dệt may,
da giày...
c) Tác động đến thương mại Á-Âu
EU có mối quan hệ thương mại ngày càng tăng với các nước ký kết RCEP. Trung
Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc không phải là những nước duy nhất trong số mười đối
tác thương mại hàng đầu của EU. Ngoài ra, EU đã ký các hiệp định thương mại tự do
với 4 nước ký kết và đang đàm phán với 5 nước khác. Hiệp định toàn diện về đầu tư
giữa EU và Trung Quốc đã được ký kết vào ngày 30 tháng 12 năm 2020. Theo dữ liệu
thương mại Eurostat 2019, xét về giá trị (Euro), các nước ký kết RCEP trên toàn cầu
chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu ngoài khối của EU và 31% tổng kim ngạch nhập
khẩu ngoài khối của EU. Về khối lượng, các nước thành viên RCEP chiếm 12% tổng
khối lượng xuất khẩu ngoài EU (kg) và 7% tổng khối lượng nhập khẩu ngoài EU.
Mặt khác, các công ty châu Âu có chuỗi cung ứng nội Á được thành lập hoặc các
công ty con ở châu Á có thể hưởng lợi từ việc giảm chi phí theo Quy tắc xuất xứ hài
hòa và giảm thuế quan giữa các quốc gia RCEP. Ví dụ, vào năm 2019, 69% nhà cung
cấp của Adidas nằm ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
3.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Cụ thể, với ASEAN, việc loại bỏ thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu giữa các
nước thành viên theo RCEP có thể sẽ làm xói mòn những ưu đãi thương mại của
ASEAN bởi RCEP sẽ chồng lấn với nhiều FTA khác của ASEAN. Các nước ASEAN
sẽ phải đối mặt với sự suy giảm lợi thế cạnh tranh mà một số nhà xuất khẩu được
hưởng ở các thị trường nước ngoài do các FTA mang lại giữa các nước thành viên
ASEAN với nhau và giữa ASEAN với tư cách là một khối với các đối tác.
Sử dụng dữ liệu xuất khẩu năm 2018 của Trung tâm thương mại quốc tế, phân tích
5 điểm đến xuất khẩu hàng đầu của 10 nước ASEAN cho thấy các nước ASEAN sẽ có
những mức độ thiệt hại về xuất khẩu khác nhau.
3.2. Đối với Việt Nam
3.2.1. Ảnh hưởng tích cực
a. RCEP mở ra cơ hội tăng trưởng xuất khẩu
RCEP là khu vực có quy mô thị trường lớn nhất từ trước đến nay mà Việt Nam đã
tham gia. Các doanh nghiệp kỳ vọng RCEP sẽ tạo ra một thị trường “khổng lồ”.
Bên cạnh đó, hành vi tiêu dùng của khu vực RCEP vẫn đang tích cực nhờ sự tương
tác giữa các yếu tố như: (i) sự gia tăng của tầng lớp thu nhập trung bình; (ii) sự phát
triển của các mô hình kinh doanh mới, vừa có tính thử nghiệm và tính thích ứng cao
(như thương mại điện tử); và (iii) đà tăng trưởng kinh tế nhìn chung tương đối năng
động. Chính điều này đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu và
mở rộng thị trường đặc biệt là các loại mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như gạo, cà
phê, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, v.v.
Nhìn chung, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2019, thay đổi theo
hướng giảm tỷ trọng hàng nông lâm nghiệp và thủy sản (NLTS, từ 19,9% còn 9,9%)
và tăng tỷ trọng hàng công nghiệp (từ 80,1% lên 90,1%). Cơ cấu xuất khẩu sang các
nước RCEP cũng dịch chuyển theo hướng giảm dần tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp và
tăng tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp.
b. Gia tăng đầu vào từ nhập khẩu có chất lượng cho tiêu dùng và sản xuất xuất
khẩu
Ngay cả với nhập khẩu, Việt Nam cũng có thể được hưởng lợi từ việc gia tăng chất
lượng hàng nhập khẩu cho tiêu dùng. Theo báo cáo, hiệp định thương mại RCEP sẽ
giúp gia tăng nhập khẩu. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng các chi tiết/phụ
kiện vải, bằng vật liệu dệt, dệt kim phục vụ sản xuất hàng may mặc có mức tăng lớn
nhất, 803%.
Hiệp định RCEP mở ra cơ hội cho Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn với các thị
trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đa dạng cả về loại hình và giá cả của các nước
đối tác. Các quy định về xóa bỏ và cắt giảm thuế quan sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam
có cơ hội nhập 41 khẩu nguyên vật liệu và máy móc từ các nước có trình độ khoa học
kỹ thuật cao, với mức giá thấp hơn.
c. Tham gia vào chuỗi giá trị
RCEP sẽ giảm các rào cản thương mại và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường đối
với hàng hóa và dịch vụ, thu hút các công ty nước ngoài tham gia vào một thị trường
ASEAN hội nhập hơn. Các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là từ các nước phát triển, sẽ
đem lại các tác động lan tỏa tích cực, bao gồm chuyển giao công nghệ, bí quyết kinh
doanh, kỹ năng quản lý và cơ hội tiếp cận thị trường, vốn là những yếu tố doanh
nghiệp Việt Nam còn yếu. Theo đó, doanh nghiệp sẽ dần phát triển và tăng cường
năng lực tham gia vào chuỗi giá trị ở mức cao hơn, có giá trị gia tăng cao hơn khi
tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngoài ra, các doanh nghiệp khi được tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt
là khi được liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia, sẽ có động lực cũng
như áp lực phải không ngừng thay đổi và cải thiện để đáp ứng yêu cầu của đối tác.
d. Nâng cao năng lực thể chế
Đây là một nội dung liên quan đến RCEP sẽ còn gây tranh cãi. Quan sát cho thấy
song song với quá trình đàm phán và và tham gia RCEP, Việt Nam đã có những nỗ
lực hoàn thiện thể chế kinh tế ở Việt Nam, cụ thể: (i) tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
khung pháp lý; (ii) củng cố năng lực của bộ máy tổ chức; và (iii) tiếp tục xây dựng và
hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ theo hướng đảm bảo cạnh tranh bình
đẳng và Chính phủ chỉ can thiệp khi cần khắc phục những thất bại của thị trường. Dù
vậy, rất khó để phủ nhận rằng RCEP không có tác động thúc đẩy cải cách thể chế.
Ngoài ra, quy định về cạnh tranh và hàng rào kỹ thuật dường như cũng không ngặt
nghèo như CPTPP. RCEP cũng có nỗ lực đưa vào một số lĩnh vực tương đối mới hơn
như cạnh tranh, mua sắm công, thương mại điện tử, v.v.
3.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực
RCEP có thể tạo ra nguy cơ chuyển hướng thương mại, cụ thể hơn là gia tăng cạnh
tranh với Trung Quốc. Hiện nay, Việt Nam đang có ưu thế cạnh tranh một cách tương
đối so với Trung Quốc nhờ Hiệp định Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Việt Nam –
Hàn Quốc (VKFTA), và các Hiệp định ASEAN+1. Với RCEP, Trung Quốc có thêm
ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào các thị trường này và sẽ gia tăng cạnh tranh hơn
nữa với Việt Nam và các nước ASEAN.
Ngoài ra, quy mô xuất nhập khẩu của Việt Nam với các quốc gia trong hiệp định
RCEP nhìn chung giữ xu hướng tăng. Cụ thể, tỷ trọng xuất khẩu sang các nước RCEP
tăng từ 44,0% năm 2010 lên 44,1% năm 2018, sau đó giảm còn 41,8% năm 2019.
Đề tài 7: Chuyển giá MNCs. Thái độ và hành động của CP các QG. Liên hệ VN
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm về công ty đa quốc gia (MNCs)
Trong những năm 1960, thuật ngữ về công ty đa quốc gia (Multinational
Corporation/Enterprise-MNC/MNE) chưa được phân biệt với thuật ngữ công ty quốc
tế (International Enterprise/Firm). Đặc điểm cơ bản của công ty quốc tế hoặc đa quốc
gia là quy mô lớn, sở hữu đa quốc tịch và có phạm vi hoạt động ở nhiều nước. Tuy
nhiên, khi xét ở cách tiếp cận, thuật ngữ thứ nhất xem xét công ty từ giác độ kinh
doanh quốc tế, trong khi thuật ngữ thứ hai đề cập đến cả tính sở hữu đa quốc gia của
công ty (Richard E. Caves, 1986). Vì thế đã phản ánh đầy đủ hơn đặc điểm của
MNCs.
Đầu những năm 1970, thuật ngữ MNC được sử dụng nhiều hơn và có ý phân
biệt với khái niệm công ty quốc tế. Trong thời kỳ này, cơ cấu tổ chức và các hoạt
động của MNCs chuyển sang cơ chế phi tập trung, kinh doanh đa dạng hơn trước.
Quá trình ra quyết định các hoạt động của công ty không còn độc quyền từ một chủ sở
hữu ở chính quốc, mà người nước ngoài cũng được tham gia quản lý các chi nhánh
của công ty hoạt động ở nước họ. Hơn nữa, họ còn có quyền điều chỉnh tỷ lệ góp vốn
và quyết định hình thức hợp tác (FDI) với MNCs ở nước chủ nhà. Bởi vậy, cơ cấu tổ
chức và hoạt động của MNCs không chỉ có tính quốc tế mà còn mang đậm nét đa
quốc gia.
Cuối những năm 1980, do sự nới lỏng các quy chế đầu tư nước ngoài ở các
nước đang phát triển và xu hướng tự do hóa thị trường vốn quốc tế, MNCs đã tăng
trưởng mạnh mẽ. Trào lưu các công ty mẹ (parent firms) mở rộng các chi nhánh ra
nhiều nước (transnationals) đã trở thành đặc điểm nổi bật trong những năm cuối của
những năm 1980. Bởi vậy, trong thời kỳ này, thuật ngữ MNCs không còn được sử
dụng nhiều thay vào đó là thuật ngữ TNCs. Theo Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về
thương mại và phát triển (UNCTAD) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: TNCs bao
gồm các công ty mẹ và các công ty con của chúng ở các nước trên thế giới.
Trước xu hướng phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa, nhiều quốc gia mở cửa
thu hút TNCs, các hoạt động của TNCs không còn giới hạn ở một số lĩnh vực chuyên
doanh nữa mà đã chuyển sang kinh doanh đa ngành có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu.
Bởi thế, đã xuất hiện thuật ngữ công ty toàn cầu.
Về bản chất, các thuật ngữ về công ty đa quốc gia không có sự khác biệt đáng
kể. Chúng có đặc điểm chung là quy mô lớn, sở hữu đa quốc gia và kiểm soát các hoạt
động sản xuất, kinh doanh ở nhiều nước. Sự khác biệt chủ yếu là tên gọi, phản ánh đặc
điểm nổi bật của công ty đa quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử phát triển hoặc thói
quen sử dụng từ ngữ của các học giả
1.2. Khái niệm chuyển giá
Có nhiều kniệm khác nhau về chuyển giá. Sau đây là một vài quan điểm điền
hình:
* Quan điểm 1: Chuyển giá là thuật ngữ ám chỉ hành vi đặt giá của các công ty
đa quốc gia khác với giá cả theo nguyên tắc thị trường nhằm thực hiện mục đích nào
đó. Công ty đa quốc gia có thể chuyển giá nhằm tránh thuế, chiếm lĩnh thị phần, biến
liên doanh thành công ty 100% vốn nước ngoài…
* Quan điểm 2: Chuyển giá là hoạt động mang tính chủ quan, cố ý của các tập
đoàn đa quốc gia nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp bằng cách ấn định giá mua bán
sản phẩm, nguyên vật liệu… giữa các công ty trong cùng một tập đoàn, không theo
giá thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao nhất.
* Quan điểm 3: Chuyển giá là một hành vi thông đồng giữa các công ty của
cùng một tập đoàn để thực hiện dàn xếp áp đặt về mặt giá cả giữa các công ty không
dựa trên giá thị trường nhằm chuyển lợi nhuận từ nước này sang nước khác, tránh nộp
thuế đầy đủ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của cả tập đoàn.
* Quan điểm 4: Chuyển giá là việc định giá hàng hóa dịch vụ chuyển giao giữa
các công ty liên kết đóng ở các quốc gia khác nhau nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của tập
đoàn.
Hiểu theo nghĩa rộng, chuyển giá doanh nghiệp là việc tối đa hóa lợi nhuận của
doanh nghiệp bằng cách tối giản hóa nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước. Theo
thông lệ quốc tế, chuyển giá được hiểu là “việc thực hiện chính sách giá, “pricing
policy”, đối với hàng hóa, dịch vụ giữa các thành viên trong cùng nhóm (hoặc tập
đoàn) qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp vào
ngân sách nhà nước nhận đầu tư trên toàn cầu. Như vậy, cần hiểu hành vi chuyển giá
theo một nghĩa rộng hơn, đó là hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện bằng cách
thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết nhằm tối
thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của các đối tác liên kết.
1.3. Nguyên nhân của hiện tượng chuyển giá của MNCs
- Động cơ tối đa hoá lợi nhuận: Doanh nghiệp nói chung, các tập đoàn đa quốc
gia nói riêng, không bao giờ từ bỏ các cơ hội, các biện pháp nhằm tối đa hoá lợi
nhuận, kể cả các hành vi chuyển giá, gian lận giá, gian lận thương mại,… Chuyển giá
thông qua các giao dịch hàng hoá, dịch vụ, vốn đầu tư qua biên giới sẽ khó bị phát
hiện hơn so với các gian lận khác và kể cả trong trường hợp bị phát hiện thì việc xử lý
cũng không hề đơn giản bởi chính phủ của mỗi nước thường có thiên hướng bảo vệ
DN của mình vì lợi ích quốc gia.
- Quyền tự do định đoạt trong kinh doanh thương mại và đầu tư: Quyền này đã
tạo cơ hội cho các DN được quyền quyết định giá trong các giao dịch. Do đó, trong
quan hệ với các bên liên kết, các DN được toàn quyền định mua, bán, trao đổi những
hàng hoá hoặc dịch vụ theo mức giá họ mong muốn và được thể hiện trong các văn
kiện, hợp đồng được luật pháp quốc tế bảo hộ.
- Mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa các nhóm liên kết: Vừa thuận lợi
trong điều hành ở phạm vi rộng lớn, vừa có được lợi ích kinh tế nhiều hơn. Sự khác
biệt về mức giá giao dịch được thực hiện giữa các bên so với giá chung của thị trường
sẽ đưa đến kết quả là một bên có thể được lợi ít hơn hoặc thiệt hại, trong khi bên kia
được lợi nhiều hơn nhưng xét về tổng thể lợi ích của toàn cục họ sẽ được nhiều.
Chuyển giá mang lại lợi ích toàn cục được nhiều hơn do “né thuế”. Do đó, các DN có
mối quan hệ liên kết không thể bỏ qua hành vi này.
- Sự khác biệt về môi trường đầu tư, kinh doanh; sự khác biệt về chính sách,
pháp luật, thể chế giữa các quốc gia: Vừa tạo ra động cơ, đồng thời cũng tạo ra
những điều kiện để các tập đoàn đa quốc gia xây dựng và triển khai thực hiện được
chiến lược chuyển giá của họ. Sự khác biệt trong chính sách thuế, đặc biệt là các ưu
đãi thuế là bức tranh phổ biến và rõ nét trong thời gian vừa qua, có thể nói rất nhiều,
gần như đại đa số các nước đang phát triển đều sử dụng các chính sách ưu đãi thuế là
một trong những công cụ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, các yếu tố
về chính trị, về chính sách đối ngoại của những nơi, những khu vực bị “lép vế” hơn so
với các khu vực khác cũng làm nảy sinh hành vi chuyển giá và nó được triển khai
thực hiện vòng vèo hơn, qua các nước trung gian khác.
1.4. Các hình thức chuyển giá trong đầu tư quốc tế
1.4.1. Định giá yếu tố đầu vào cao hơn thị trường
- Các yếu tố đầu vào được định giá cao từ trong giai đoạn đầu của quá trình đầu
tư (như kê khai vốn góp bằng tài sản vô hình cũng như vô hình để góp vốn kinh
doanh) đến khi dự án trong giai đoạn triển khai (như chi phí nhập nguyên phụ liệu, chi
phí tư vấn, làm quảng cáo ở nước ngoài…).
- Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn: là nhà đầu
tư, bất cứ ai cũng muốn phần vốn của mình chiếm giá trị lớn trong tổng số vốn pháp
định, nên dù đầu tư bằng hình thức liên doanh hay 100% vốn đầu tư nước ngoài, đều
tìm mọi cách để nâng cao trị giá phần vốn góp của mình. Việc làm này mang lại lợi
ích to lớn và cụ thể, như đầu tư dưới dạng liên doanh, sẽ giúp gia tăng quyền chi phối
các quyết định liên quan đến hoạt động của dự án, tăng mức lợi nhuận được chia, tỷ lệ
trị giá tài sản được chia sau khi kết thúc dự án cũng được tăng. Hoặc đối với công ty
100% vốn nước ngoài, việc tăng tài sản góp vốn ảnh hưởng đến việc khấu hao tài sản
cố định. Chủ đầu tư sẽ mau hoàn vốn, giảm rủi ro và giảm mức thuế thu nhập doanh
nghiệp do chi cao.
- Chuyển giá bằng cách nâng khống trị giá công nghệ, thương hiệu…: quản lý,
sở hữu và sử dụng tài sản vô hình đã khó, việc định giá các tài sản vô hình này lại còn
phức tạp hơn nhiều. Vì vậy, mặc dù lợi ích của việc chuyển giao/ góp vốn bằng tài sản
vô hình dễ dàng nhận thấy cho nhà tiếp nhận, nhưng đây cũng là một kẽ hở mà các
nhà đầu tư thường hay lợi dụng, bằng cách định giá cao phần vốn góp này.
- Nhập khẩu nguyên phụ liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài hoặc từ công ty đối
tác trong liên doanh với giá cao: Hành động này nhằm hai mục đích, một là thông qua
việc thanh toán tiền hàng nhập khẩu, vô hình chung đã chuyển một phần lợi nhuận ra
nước ngoài. Hai là, khi mua hàng nhập khẩu với giá đắt, chi phí được hạch toán tăng
lên, thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp giảm xuống, làm cho tổng lợi nhuận sau
thuế tăng.
- Làm quảng cáo ở nước ngoài với chi phí cao: tương tự, việc thuê các công ty
nước ngoài (hầu hết các trường hợp, công ty này là công ty con trong cùng một tập
đoàn) với chi phí quảng cáo rất cao, thậm chí là cao ở mức bất thường cũng là một
hình thức chuyển lợi nhuận sang cho tập đoàn mẹ. Việc này đồng thời gây thất thu
nguồn thuế đáng kể cho quốc gia tiếp nhận đầu tư, do chi phí quảng cáo nằm trong
khoản mục chi phí kinh doanh, chi phí tăng cao kéo theo lợi nhuận chịu thuế giảm.
- Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản
lý: thông qua các hợp đồng tư vấn, thuê chuyên gia, thuê quản lý từ công ty mẹ hoặc
công ty con khác trong cùng một tập đoàn; hoặc cử chuyên viên, công nhân sang thực
tập, tham gia các khóa huấn luyện tại công ty mẹ với chi phí cao, các công ty có vốn
FDI đã thực hiện hành vi chuyển giá để chuyển lợi nhuận về nước.
1.4.2. Định giá yếu tố đầu ra thấp hơn thị trường
Một số doanh nghiệp FDI (chủ yếu là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài)
khi xuất hàng ra khỏi lãnh thổ nước tiếp nhận đầu tư thường xuất về công ty mẹ hoặc
công ty con khác tại các nước có thuế suất thuế thu nhập công ty thấp, với hóa đơn
xuất bán thấp hơn nhiều so với giá thành; hoặc có tình trạng một số dịch vụ thu tiền ở
nước ngoài không được phản ánh đúng doanh thu để giảm số thuế phải nộp tại các
nước này. Việc này nhằm mục đích giảm đi lợi tức phải kê khai ở nước tiếp nhận đầu
tư, trong khi số lợi tức này trên sổ sách của đơn vị được hiểu ngầm rằng đã được bù
trừ bởi số “lãi đầu vào” thu được từ việc khai khống các yếu tố đầu vào của doanh
nghiệp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI được thành lập từ một công ty mẹ ở chính
quốc, hoạt động trên thị trường nội địa cũng có chính sách tương tự như trên: tiêu thụ
hàng hóa với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường.
1.4.3. Chuyển giá thông qua hoạt động tài trợ
Hoạt động tài trợ gồm có tài trợ bằng nghiệp vụ vay và tài trợ bằng cách cung
cấp thiết bị, máy móc, dịch vụ tư vấn… cho nước được tài trợ vốn (ODA). Công ty
mẹ tài trợ vốn cho công ty con nhưng không phải với mục đích tăng vốn góp chủ sở
hữu, mà tài trợ cho các tài sản cố định làm cho chi phí hoạt động tài chính tăng cao
như chi phí chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay… và chuyển một phần lợi nhuận về nước
dưới dạng lãi vay và chi phí bảo lãnh vay vốn để tránh thuế thu nhập doanh nghiệp,
tránh lỗ do chênh lệch tỷ giá về sau. Bên cạnh đó, khi tài trợ cung cấp máy móc thiết
bị, nguyên vật liệu, dịch vụ tư vấn cho nước được tài trợ vốn, nhiều nhà cung cấp ở
nước tài trợ nâng giá thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ lên cao đẩy giá đầu
tư lên cao có lợi cho nước tài trợ.
1.4.4. Chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất
Lợi dụng sự chênh lệch về thuế suất thuế lợi tức và thuế quan giữa hai quốc gia
mà các công ty MNCs thực hiện hành vi chuyển giá. Cụ thể là về thuế lợi tức, nhằm
tối thiểu hóa tổng số thuế lợi tức hay thuế quan phải nộp, một MNCs sẽ tối đa hóa chi
phí tại một nước có thuế suất cao và tối đa hóa thu nhập ở nước có thuế suất thấp. Thủ
thuật của hành vi chuyển giá của MNCs tại một nước có thuế suất cao là định giá cao
ở các đầu vào nhập khẩu và định giá thấp ở các đầu ra xuất khẩu. Mặt khác, sự khác
biệt về thuế quan cũng là động cơ của chuyển giá. Nếu thuế suất nhập khẩu ở nước
tiếp nhận đầu tư cao hơn, công ty mẹ ở nước ngoài sẽ định giá thấp hàng nhập khẩu
vào công ty con để giảm thuế phải nộp. Tương tự, nếu thuế suất thuế xuất khẩu ở
nước tiếp nhận đầu tư thấp hơn, các công ty con này sẽ định giá thấp hàng xuất khẩu
cho công ty mẹ.
1.5. Tác động của hoạt động chuyển giá
1.5.1. Đối với quốc gia xuất khẩu vốn đầu tư
- Vai trò: Thu được ngoại tệ nhiều hơn nhờ đó góp phần cải thiện cán cân
thương mại, cán cân thanh toán quốc tế. Sự hoạt động của các công ty mẹ tốt hơn về
hình thức cũng tác động tốt hơn đến hiệu quả kinh tế xã hội: đóng góp nhiều thuế hơn
cho nhà nước, tác động tốt tới tăng trưởng GNP của nước xuất khẩu vốn đầu tư, đồng
thời sẽ tác động tích cực đến sự phát triển các lĩnh vực, ngành nghề phục vụ cho mục
đích chuyển giá như: đào tạo, phát triển khoa học công nghệ …
- Hậu quả: Thất thu một khoản thuế nhất định: khoản thuế thất thu này bắt
nguồn từ việc chênh lệch thuế suất giữa nước xuất khẩu vốn và nước tiếp nhận vốn.
Khi các khoản thuế này ở nước xuất khẩu vốn cao hơn nước tiếp nhận thì các khoản
lợi nhuận núp bóng dưới nhiều hình thức sẽ chạy từ công ty mẹ ra nước ngoài sang
các công ty con, để công ty mẹ có thể tối thiểu hóa số thuế phải nộp. Từ đó, quốc gia
xuất khẩu vốn thất thu một khoản thuế do hoạt động chuyển giá của các tập đoàn có
trụ sở tại nước mình gây ra.
1.5.2. Đối với quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư
- Vai trò: Quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư thường có mức thuế thu nhập thấp để
thu hút đầu tư, do đó xảy ra hoạt động chuyển giá ngược, tức là thông qua hình thức
trả các chi phí cao, như chi phí mua hàng, chi phí tư vấn…lợi nhuận sẽ được chuyển
từ công ty mẹ sang công ty con. Việc làm này giúp cho công ty mẹ tránh được các
mức thuế thu nhập cao hơn tại nước mình, đồng thời các quốc gia tiếp nhận đầu tư sẽ
có thêm nguồn thu về thuế, có nguồn ngoại tệ nhiều hơn, dễ dàng thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, giải quyết được ngay các khó khăn trước mắt như: khó khăn về vốn, về
lao động, tiếp thu khoa học công nghệ mới, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển,
bổ trợ nguyên vật liệu và hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng… Tạo động lực thúc đẩy
sự phát triển của quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư nói riêng và của nền kinh tế thế giới
nói chung vì hoạt động chuyển giá sẽ tạo ra được động lực tăng lợi nhuận, gia tăng
tổng thu nhập cho toàn cầu và hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh.
- Hậu quả
+ Tuy nhiên, cơ cấu vốn của nền kinh tế ở quốc gia tiếp nhận vốn sẽ bị đột ngột
thay đổi do việc thực hiện hành vi chuyển giá của MNCs làm các luồng vốn chảy vào
nhanh mạnh, sau đó lại có xu hướng chảy ra trong thời gian ngắn.
+ Đối với các quốc gia được coi là thiên đường về thuế, họ là những người
hưởng lợi từ hoạt động chuyển giá trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, họ phải
đương đầu với các khó khăn tài chính khi MNCs thoái vốn do các thu nhập không bền
vững trước đây trong ngắn hạn không phản ánh chính xác sức mạnh của nền kinh tế.
+ Việc MNCs chuyển giá thông qua việc góp vốn bằng tài sản, nhập khẩu các
máy móc thiết bị cũ – đã qua sử dụng, lạc hậu đã làm cho quốc gia tiếp nhận đầu tư
không thực hiện được mục tiêu đã đề ra, bởi khi thực hiện các chính sách ưu đãi về
đầu tư đối với MNCs, thì có thể nói các quốc gia tiếp nhận đầu tư luôn kỳ vọng nhận
được các máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại, được tiếp thu nền tảng khoa học công
nghệ mới để dẫn dắt nền kinh tế phát triển.
+ Ngoài ra, khi mới tham gia vào thị trường, MNCs sẽ tiến hành các chiêu thức
quảng cáo hoặc khuyến mãi nhằm giành lấy thị phần. Vì vậy, trong ngắn hạn, người
tiêu dùng tại quốc gia này được hưởng lợi khi mua hàng giá rẻ, tuy nhiên, về lâu dài,
nó sẽ gây lũng đoạn thị trường nước tiếp nhận đầu tư. Các doanh nghiệp trong nước
không đủ tiềm lực để cạnh tranh sẽ dần dần bị mất thị trường, có thể bị thua lỗ, bị phá
sản hoặc buộc phải chuyển sang kinh doanh ngành khác. MNCs sẽ dần trở nên độc
quyền và thao túng thị trường trong nước, kiểm soát giá cả và mất dần tính tự do cạnh
tranh của thị trường tự do, điều này, sẽ gây khó khăn cho Chính phủ của quốc gia tiếp
nhận đầu tư trong việc hoạch định chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô.
+ Khi MNCs thực hiện hành vi chuyển giá sẽ làm cho kết quả kinh doanh của
các công ty con thua lỗ kéo dài, dẫn đến việc mất cân đối tài chính của doanh nghiệp
và bắt buộc phải tăng vốn góp, nếu các đối tác trong nước không đủ khả năng tài
chính để tiếp tục tham gia liên doanh thì sẽ phải bán lại phần góp vốn của mình, như
vậy là từ công ty liên doanh chuyển thành công ty 100% vốn nước ngoài và cho thấy
kế hoạch thôn tính doanh nghiệp trong nước của MNCs đã thành công. Mặt khác việc
chuyển giá làm cho doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, do đó không chịu tăng tiền lương
cho người lao động, không chịu cải thiện môi trường làm việc và thực hiện các chính
sách an sinh xã hội đối với người lao động, dẫn đến người lao động mất niềm tin vào
các chính sách đầu tư của nhà nước, gây bất ổn xã hội.
+ Chuyển giá sẽ tạo ra bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa MNCs với doanh
nghiệp trong nước. Chẳng hạn, một MNCs sử dụng công cụ chuyển giá để tối ưu hóa
lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài trong khi đó báo cáo thua lỗ tại quốc gia đang
kinh doanh để khỏi đóng thuế và nhiều trường hợp được hoàn thuế, như vậy MNCs sẽ
có nhiều nguồn lực về tài chính hơn để đầu tư vào các hoạt động tiếp thị, quảng cáo,
nhờ lợi thế này doanh nghiệp FDI có thể hạ giá bán hoặc bán phá giá để cạnh tranh
với doanh nghiệp trong nước. Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước luôn khó khăn
về nguồn vốn, phải thực hiện nghĩa vụ thuế nghiêm túc hơn nên ít nhiều sẽ thua thiệt
so với MNCs, tạo ra sự cách biệt trong ưu thế cạnh tranh, từ đó dẫn đến sự cạnh tranh
không bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
+ Hoạt động chuyển giá sẽ phá vỡ cán cân thanh toán quốc tế và các kế hoạch
kinh tế của các quốc gia tiếp nhận đầu tư, chính vì thế nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn
tới lệ thuộc vào nền kinh tế của chính quốc, về lâu dài có thể dẫn tới lệ thuộc về chính
trị.
Chương 2: Thực trạng hoạt động chuyển giá
2.1. Thực trạng chung của thế giới
2.1.1. Mỹ
Hành vi chuyển giá ở Mỹ diễn ra phổ biến đến mức Ủy ban Điều tra Thương
viện Hoa Kỳ (PSOI) trong một báo cáo công bố vào tháng 9/2012 đã khẳng định, hầu
như tất cả tập đoàn đa quốc gia hoạt động ở Mỹ đều dùng các thủ thuật chuyển giá để
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Sau đây là một số trường hợp chuyển giá điển hình ở Mỹ:
Thứ nhất, Enron là một công ty năng lượng khổng lồ của Mỹ bằng cách thiết kế
các chính sách chuyển giá thích hợp, Enron đã chuyển thu nhập đến các nơi “trú ẩn”
thuế như quần đảo Turks và Caicos, Bermuda, Mauritius. Nhờ vậy, trong 5 năm 1996
- 2000, mặc dù lợi nhuận đạt 1.785 tỷ USD nhưng Enron không phải chịu một đồng
thuế nào.
Thứ hai, công ty World Com - tập đoàn viễn thông lớn của Mỹ có trụ sở chính
tại bang Mississippi (Hoa Kỳ), đã tạo ra tài sản “quản lý tầm nhìn xa”, bí mật kinh
doanh, thương hiệu, nhãn hiệu dịch vụ, sở hữu trí tuệ - một loại tài sản vô hình - để
thực hiện chuyển giá. Người ta đã chứng minh, trong giai đoạn 1996 - 2001, tiền bản
quyền chiếm đến 80 - 90% thu nhập ròng của công ty con, thậm chí vượt xa thu nhập
ròng của tổng công ty hằng năm.
Thứ ba, Thứ ba, Microsoft - một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ đặt trụ sở chính
tại Washington (Hoa Kỳ) để phục vụ cho việc chuyển giá, vào năm 2001 Microsoft
thành lập một công ty con ở Dublin có tên là Round Island One Limited. Ba năm sau,
Round Island One Limited đã kiểm soát 16 tỷ USD của Microsoft với lợi nhuận gộp
gần 9 tỷ USD, xấp xỉ 22% lợi nhuận toàn cầu của công ty. Phần lớn thu nhập của
Round Island One Limited đến từ tiền bản quyền và phí cấp giấy phép cho các mã
phần mềm có bản quyền được sản xuất tại Mỹ. Nhờ hình thức chuyển lợi nhuận này
mà Microsoft giảm được ít nhất 500 triệu USD tiền thuế mỗi năm.
2.1.2. Anh
Hình thức chuyển giá phổ biến nhất mà các công ty đa quốc gia hoạt động ở
Anh áp dụng là chuyên lợi nhuận đến doanh nghiệp liên kết đóng ở ngoài nước Anh,
nơi có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp. Chẳng hạn, Tập đoàn Starbucks
(Anh) đã dùng thủ thuật này để chuyển lợi nhuận đến một công ty liên kết ở Hà Lan,
thông qua các hợp đồng vay vốn với lãi suất rất cao và tiến bản quyền cao. Nhờ thực
hiện chuyển giá, thường xuyên báo lỗ nên tổng số tiền thuế mà công ty này nộp trong
14 năm đó chỉ là 8,6 triệu bảng Anh (13,7 triệu USD). Một trường hợp điển hình khác
là Tập đoàn e.Bay, đã thực hiện các thủ thuật chuyên giá để giảm lợi nhuận xuống còn
4.3 triệu bảng nên chỉ phải đóng khoảng 1,2 triệu bảng tiền thuế trong năm 2010.
Ngoài Starbucks, eBay, các tập đoàn khác như Amazon, Google...,
2.1.3. Trung Quốc
Trung bình mỗi năm Trung Quốc thu hút khoảng 80 - 100 tỉ USD từ các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với việc gia tăng số lượng doanh nghiệp FDI
đầu tư vào Trung Quốc thì tình hình chuyển giá ở nước này cũng trở nên rất phức tạp.
Hệ quả là tình trạng các doanh nghiệp FDI báo cáo thua lỗ diễn ra một cách
phổ biến. Các doanh nghiệp FDI không những không rút vốn khỏi Trung Quốc mà
còn mở rộng kinh doanh, tăng doanh thu bán hàng. Bảng khảo sát của Cục Thống kê
quốc gia Trung Quốc năm 2007 cho thấy, có gần 2/3 doanh nghiệp nước ngoài báo
cáo thua lỗ đã đưa ra các báo cáo sai lệch và sử dụng hình thức chuyển giá nhằm tránh
phải nộp khoản tiền thuế lên đến 30 tỷ nhân dân tệ (tương đương 4,39 tỉ USD). Để
thực hiện chuyển giá các doanh nghiệp FDI ở Trung Quốc đã điều chỉnh giá xuất,
nhập nhập khẩu thiết bị, hàng hóa một cách phù hợp, qua đó chuyển lợi nhuận sang
một doanh nghiệp liên kết ở quốc gia có thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn.
2.2. Thực trạng tại Việt Nam
Trong 16.718 DN FDI có báo cáo năm 2017, có 8.646 DN kê khai lỗ (chiếm
52% DN) với trị giá lỗ là 86.180 tỷ đồng, có 10.582 DN lỗ lũy kế (chiếm 63%) với trị
giá lỗ lũy kế là 397.996 tỷ đồng và có 2.673 DN lỗ mất vốn (chiếm 16% DN) với trị
giá vốn chủ sở hữu là âm (-) 85.604 tỷ đồng. Trong 2.673 DN lỗ mất vốn năm 2017
có đến 1.590 DN lỗ mất vốn nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh.
Mặc dù doanh thu và lợi nhuận trước thuế của DN FDI tăng đều qua các năm,
nhưng tỷ lệ DN báo lỗ, lỗ lũy kế và lỗ mất vốn qua các năm tăng cao và chưa có dấu
hiệu giảm. Số liệu phân tích báo cáo tài chính DN FDI giai đoạn 2012-2017 cho thấy,
số lượng DN FDI báo lỗ hàng năm là từ 44% đến 52% cho thấy tình trạng chuyển giá
của khu vực DN FDI ngày càng gia tăng, phức tạp.
Trong đó, cách thức chuyển giá điển hình mà các DN FDI thường áp dụng là
thông qua kê khai cao giá hàng hóa, nguyên vật liệu và cung ứng các dịch vụ hành
chính, kỹ thuật, pháp lý trong nội bộ tập đoàn (trường hợp của Adidas, Coca – Cola
Vietnam, Pepsi Vietnam…), hoặc chuyển giá thông qua các khoản vay từ công ty mẹ,
công ty liên kết với chi phí lãi vay luôn vượt quá định mức thông thường để có thể
chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (trường hợp của Công ty Trà Đài Loan, Công ty trà
Kinh Lộ, Keangnam Vina...). Dưới đây là một số trường hợp điển hình được ghi nhận:
- Adidas AG: từ cuối năm 2012, Adidas Việt Nam hoạt động theo giấy phép
đăng ký kinh doanh là quyền phân phối bán buôn, nhưng danh mục chi phí của DN
này lại xuất hiện nhiều chi phí của một DN bán lẻ Adidas Việt Nam không phải là nhà
sản xuất, nhưng phát sinh khoản tiền bản quyền. Bên cạnh đó, theo hợp đồng dịch vụ
Đông Nam Á giữa Adidas Singapore và Adidas Việt Nam, Adidas Singapore và các
công ty con địa phương, trong đó có Adidas Việt Nam cung cấp một dịch vụ và thỏa
thuận việc thu các khoản phí liên quan. Với việc phát sinh quá nhiều chi phí trung
gian đầu vào đã khiến cho giá thành nhập khẩu các sản phẩm Adidas tại thị trường
Việt Nam bị đội giá lớn, làm cho Adidas Việt Nam luôn rơi vào tình trạng thua lỗ và
không phải nộp thu nhập DN (TNDN).
- Công ty TNHH một thành viên Keangnam – Vina: tháng 10/2007, Công ty
Keangnam - Vina đã ký hợp đồng chìa khóa trao tay với Công ty Keangnam
Enterprise. Năm 2008, khoản phí tư vấn tài chính đã được chủ đầu tư Keangnam Vina
chi trả cho Keangnam Enterprise Hàn Quốc lên tới 30 triệu USD. Phí dịch vụ sắp xếp
nguồn vay lên tới 20 triệu USD và các chi phí khác. Do những khoản chi phí đó,
Keangnam Vina liên tục báo lỗ và do vậy không nộp thuế TNDN. Khoản lỗ này
chuyển thành khoản lãi của Keangnam Enterprise ở Hàn Quốc. Trong khi đó,
Keangnam Enterprise chỉ phải nộp thuế nhà thầu cho Việt Nam với mức thuế suất
thấp hơn nhiều so với thuế TNDN,Việt Nam.
- Công ty 3A Nutrition khi mới thành lập vào năm 2010, dù không phải nộp
thuế vì chưa có doanh thu, nhưng sang năm 2011, doanh thu của 3A Nutrition đạt
1.200 tỷ đồng mà chỉ nộp thuế TNDN hơn 2 tỷ đồng. Nguyên nhân, DN này khai tỷ
suất lợi nhuận chỉ có 1,3% nên tỷ suất nộp thuế trên thu nhập chỉ 0,2%. Năm 2012 -
2013, doanh số tăng lên gần 7.000 tỷ đồng/năm, với tỷ suất lợi nhuận chỉ 3,8% thì số
thuế TNDN phải nộp cũng chỉ có 46 - 48 tỷ đồng (với tỷ suất thuế trên doanh thu chỉ
hơn 0,6%).
Ngoài ra, còn có hiện tượng chuyển giá giữa các DN FDI trong nước có quan
hệ liên kết và được hưởng các mức ưu đãi thuế TNDN khác nhau. Ví dụ như: Dự án
Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tại Bắc Ninh và Thái Nguyên có hiệu
quả hoạt động rất cao (ROE năm 2015 lần lượt là 30,1% và 61,4%, năm 2016 là 26%
và 49%), trong khi các dự án sản xuất phụ trợ đi cùng lại có hiệu quả kinh tế thấp.
Chương 3: Thái độ và hành động
3.1. Thái độ và hành động của chính phủ các nước
3.1.1. Mỹ
Các quy định về giá chuyển giao đã trở thành một phần trong luật thuế của Mỹ
từ thời điểm chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Khởi đầu là phần 482 của Luật Thu
nhập nội bộ (IRC) ban hành năm 1968. Điều khoản 482 này được xây dựng nhằm cải
thiện tình hình thất thu thuế của cơ quan Thuế.
Tháng 10/1988, Cơ quan Thuế nội địa Mỹ (IRS) đề nghị hai phương pháp
nhằm thiết lập tiêu chuẩn cân xứng với thu nhập. Một là dựa trên phân tích các giao
dịch có thể so sánh; hai là dựa trên việc tách lợi nhuận giữa các bên có liên kết.
Tháng 1/1992, IRS ban hành quy định giới thiệu ba phương pháp định giá mới,
tất cả dựa trên việc đối chiếu các tài liệu về kết quả giao dịch. Tháng 1/1993, IRS ban
hành quy định tạm thời. Ngày 1/7/1994 quy định chính thức được ban hành, có hiệu
lực từ ngày 8/7/1994 cho đến nay.
Quy định yêu cầu giá chuyển giao tài sản vô hình phải được xác định theo một
trong bốn phương pháp sau: Phương pháp giao dịch không liên kết có thể so sánh
(CUT); Phương pháp lợi nhuận có thể so sánh (CPM); Phương pháp tách lợi nhuận;
và các phương pháp khác không định rõ. Về hình thức xử phạt, số tiền phạt vi phạm
về giá chuyển giao dao dộng từ 20-40% số thuế khai thiếu.
3.1.2. OECD
Ngày 8/7/1994, OECD đưa ra dự thảo “Hướng dẫn giá chuyển giao đối với các
công ty đa quốc gia và các cơ quan quản lý thuế ”. OECD hướng dẫn cho các công ty
đa quốc gia và các cơ quan quản lý thuế dựa trên nguyên tắc “định giá công bằng”.
Tháng 7/1995 OECD bản hướng dẫn chính thức được ban hành. Trong đó
chương 6 của bản hướng dẫn là “Những xem xét đặc biệt đối với quyền sở hữu tài sản
vô hình” được ban hành vào tháng 3/1996.
3.1.3. Anh
Luật về chuyển giá đã ban hành vào tháng 08/1998 tại Anh, các văn bản hướng
dẫn và xử phạt cũng được ban hành sau đó 2 tháng. Luật của Anh cũng thống nhất với
các nguyên tắc của OECD, chỉ ra rằng các giao dịch nội bộ phải theo nguyên tắc tiêu
chuẩn thị trường. Phương pháp áp dụng: Không quy định phương pháp cụ thể để xác
định giá chuyển giao phù hợp, mặc dù yêu cầu nguyên tắc giá giao dịch sòng phẳng
được áp dụng phù hợp với hướng dẫn của OECD. Trong thực tế, Cục Thu nội địa Anh
ưu tiên phương pháp nào hợp lý nhất, nói chung các phương pháp dựa vào giao dịch
được ưu tiên hơn các phương pháp dựa vào lợi tức.
3.1.4. Trung Quốc
Luật chống chuyển giá của Trung Quốc được tham khảo từ nhiều chuyên gia,
được xây dựng năm 1998 dựa theo hướng dẫn của OECD, sử dụng nguyên tắc giá thị
trường và các phương pháp định giá chuyển giao tương tự của Hoa kỳ và các nước
thuộc OECD.
So với luật của Hoa kỳ, Luật chống chuyển giá của Trung Quốc được tăng
cường hơn ở nhiều điểm như: Cơ chế hạch toán thuế đối với các nhà đầu tư nước
ngoài không thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ, điều này cho phép Trung Quốc sử dụng
các công cụ chống chuyển giá để điều tiết việc thu hút vốn FDI; Trung Quốc thường
sử dụng phương pháp chiết tách lợi nhuận để định giá chuyển giao nhằm phát hiện
hoạt động chuyển giá; bên cạnh đó, nước này cũng sử dụng các biện pháp về thuế để
hạn chế hoạt động này; ngoài ra, Trung Quốc còn thực hiện kiểm toán mang tính bắt
buộc và thường xuyên đối với các đối tượng có khả năng vi phạm; để góp phần vào
việc phát hiện và xử lý hành vi chuyển giá, các cơ quan thuế còn được hỗ trợ bằng các
công cụ công nghệ thông tin.
3.1.5. Singapore
Không có luật riêng để quản lý hoạt động chuyển giá. Các quy định liên quan
đến hoạt động chuyển giá nằm trong luật chung về thuế:
IRAS (Inland Revenue Authority of Singapore) phát hành hướng dẫn về hoạt
động chuyển giá ngày 23/2/2006.
Singapore Transfer Pricing Guidelines: Hướng dẫn về chuyển giá của
Singapore dựa trên và thống nhất với hướng dẫn của OECD.
3.2. Thái độ và hành động của Việt Nam
3.2.1. Các biện pháp đã thực hiện
- Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ra
đời, trong đó có nội dung: “Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế”
xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính
thuế theo giá thị trường tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ hơn cũng như ngăn ngừa việc trốn
lậu thuế thu nhập cho một thời hạn nhất định”.
- Ngày 21/5/2012, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1250/QĐ-BTC phê
duyệt chương trình hành động kiểm soát hoạt động chuyển giá giai đoạn 2012 - 2015
nhằm thực hiện Chiến lược cải cách Hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020 theo Quyết
định số 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 và thực hiện Thông báo số 48/TB-VPCP ngày
16/02/2012 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ đối
với việc “tăng cường công tác quản lý chống việc chuyển giá của công ty có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam”.
- Hay gần đây nhất, tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ
Chính trị có nêu: “Nghiên cứu, xây dựng các quy định khắc phục tình trạng “vốn
mỏng”, chuyển giá”; “Hoàn thiện, bổ sung các quy định chặt chẽ trong pháp luật về
thuế... để kiểm soát, quản lý, ngăn chặn chuyển giá”.
Đến ngày 5/11, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy
định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (thay thế Nghị định số
20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017).
3.2.2. Giải pháp khắc phục hạn chế
Một số hạn chế còn tồn tại dẫn tới tình trạng chuyển giá:
Thứ nhất, hành lang pháp lý về chống chuyển giá ở Việt Nam vẫn thiếu đồng
bộ, hiệu lực thấp; mức ưu đãi cao, diện ưu đãi rộng và dàn trải.
Thứ hai, sự cạnh tranh ngầm giữa các địa phương thông qua ban hành nhiều
chính sách, cơ chế ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài dẫn đến các dự án có
vốn đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn địa bàn có chính sách ưu đãi tốt nhất để đầu tư.
Thứ ba, cơ chế kiểm soát, giám sát hđộng đtư của MNCs còn nhiều tồn tại,
thường xuyên lỗ, lỗ mất vốn nhưng vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng để được hưởng ưu đãi
thuế.
Giải pháp tương ứng:
Một là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chống chuyển giá một cách căn cơ.
Hai là, xây dựng chế tài trong chuyển giá theo hướng tăng mức phạt và hình
thức phạt so với quy định hiện tại để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Ba là, cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp có giao dịch liên kết áp
dụng phương pháp APA (cơ chế thỏa thuận trước về xác định giá) thay vì việc để các
doanh nghiệp tự nguyện đăng ký. Biện pháp này đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều
nước (Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia...).
Đề tài 8: Trình bày hiểu biết về quản lý tài chính của công ty đa quốc gia. Phân
tích vài trò và tác động của hoạt động quản lý tài chính đối với sự phát triển của
các công ty đa quốc gia. Liên hệ với Việt Nam.
Chương 1: Hoạt động tài chính của MNCs
1.1. Vai trò của quản lý tài chính công ty đa quốc gia
Các nhà điều hành tài chính trong các công ty đa quốc gia đối mặt với nhiều
khó khăn đến từ yếu tố “đa quốc gia” của nó. Những khó khăn này bao gồm rủi ro
ngoại hối, rủi ro lạm phát, những khác biệt giữa các nước; các thị trường tiền tệ
quốc tế, cùng với khả năng tiếp cận hạn chế; sự kiểm soát tiền tệ, và rủi ro chính trị
như sự tước đoạt từ từ và bất ngờ.
Vì hoạt động ở các nước khác nhau, MNC có thể thâm nhập các thị trường
tài chính khác nhau để làm giảm tổng chi phí vốn chung, di chuyển lợi nhuận để
giảm thuế phải nộp, và tận dụng lợi thế của đa dạng hóa quốc tế về thị trường và
địa điểm sản xuất để giảm rủi ro của thu nhập. Các công ty đa quốc gia tuân thủ
ngạn ngữ “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ” trong lập luận của họ.
1.2. Nội dung quản lý tài chính công ty đa quốc gia
1.2.1. Quyết định đầu tư
a) Đầu tư trực tiếp
Các MNC tiến hành FDI thông qua liên doanh với các công ty nước ngoài,
mua lại các công ty nước ngoài, và hình thành các chi nhánh mới ở nước ngoài. Bất
kỳ dạng nào của FDI cũng có thể sinh ra thu nhập cao khi được quản lý tốt. Tuy
nhiên, FDI đòi hỏi một mức đầu tư đáng kể và do đó có thể đặt một lượng vốn lớn
vào rủi ro.
Hơn nữa khi việc đầu tư không hoạt động như mong đợi, các MNC không dễ
dàng bán các dự án ở nước ngoài mà nó đã tạo ra. Do những đặc trưng về thu nhập
và rủi ro này của FDI, các MNC có xu hướng phân tích cẩn thận các lợi ích và chi
phí tiềm tàng trước khi thực hiện bất kỳ một dự án FDI nào.
b) Đầu tư gián tiếp
Hệ thống kinh doanh chứng khoán được mở rộng trên phạm vi quốc tế tạo ra
khả năng đạt được sự đánh đổi rủi ro, hay nói cách khác là lợi tức cao hơn so với
việc chỉ đầu tư vào các chứng khoán một nước.
Điều này có nghĩa là mở rộng hệ thống các tài sản sẵn có cho hoạt động đầu tư
sẽ tạo ra lợi tức cao hơn với cùng một mức rủi ro, hoặc chịu rủi ro thấp hơn cho cùng
một mức lợi tức kỳ vọng. Quan hệ này phát sinh từ nguyên tắc cơ bản của đa dạng
hóa danh mục đầu tư: Đa dạng hóa càng rộng thu nhập càng ổn định và rủi ro càng
khuếch tán rộng.
Bên cạnh việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, các nhà quản lý công ty đa quốc
gia cũng thường nghĩ đến việc đầu tư vào các thị trường mới nổi. Đó là thị trường
chứng khoán tại các nước đang phát triển trong đó có các nước công nghiệp mới.
Tại đó thị trường chứng khoán còn non trẻ với một mức lợi tức kỳ vọng cao hơn tại
các nước phát triển. Mức lợi tức có thể đạt từ 30-40%/năm.
1.2.2. Quyết định tài trợ
a) Quyết định liên quan kết cấu vốn chủ sở hữu/ vốn vay của một công ty đa
quốc gia
Các MNC cần nhận thức được mức cân bằng giữa sử dụng nợ và sử dụng
vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động của mình. Lợi thế của sử dụng nợ và vốn
chủ sở hữu sẽ tùy thuộc vào đặc trưng của MNC và đất nước mà MNC thiết lập chi
nhánh.
Đó là tính ổn định của luồng tiền mặt của MNC, rủi ro tín dụng của MNC, thu
nhập của MNC; các hạn chế về cổ phiếu ở nước chủ nhà, lãi suất ở nước chủ nhà,
sức mạnh của đồng tiền nước chủ nhà, luật thuế của nước chủ nhà. Các MNC có thể
ưa thích sử dụng nhiều nợ khi chi nhánh nước ngoài của họ có lãi suất địa phương
thấp, đồng tiền địa phương có xu hướng yếu đi, mức rủi ro quốc gia cao và thuế
cao.
Bởi vì các đặc trưng rất khác nhau giữa các nước, một số chi nhánh của một
MNC có thể có lợi từ một mức độ đòn bẩy tài chính cao, trong khi các chi nhánh
khác có thể không. Một MNC có thể phân tán kết cấu vốn theo từng nước nhưng vẫn
đạt được kết cấu tư bản mục tiêu của nó trên một nền tảng vững chắc.
Ví dụ sau đây, trong những điều kiện nhất định ở nước ngoài, các công ty đa
quốc gia phải có những quyết định phù hợp với động cơ phân tán kết cấu tư bản
mục tiêu ở địa phương trong khi vẫn thỏa mãn kết cấu tư bản mục tiêu toàn cầu.
Trước hết hãy xem xét ở nước A không cho phép các MNC có trụ sở ở nơi
khác được niêm yết cổ phiếu của họ ở Sở giao dịch địa phương. Trong điều kiện này,
một MNC sẽ quyết định vay vốn thông qua việc phát hành trái phiếu hoặc vay ngân
hàng thay vì phát hành cổ phiếu ở nước này.
Bởi vì buộc phải sử dụng tài trợ bằng nợ ở đây, MNC có thể phân tán kết cấu
tư bản mục tiêu của nó trong đó bao gồm việc tăng tổng chi phí tư bản của nó. MNC
có thể bù đắp việc tập trung vào nợ này bằng cách dùng tài trợ toàn bộ bằng vốn chủ
sở hữu ở một số nước chủ nhà khác mà cho phép cổ phiếu của công ty được yết tại Sở
giao dịch địa phương.
b) Quyết định huy động vốn dài hạn
Các công ty đa quốc gia thường sử dụng các nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho
các dự án dài hạn. Họ có quyền tiếp cận các nguồn vốn trong nước và ngoài nước.
Các MNC phải cân nhắc tất cả các dạng có thể của tài trợ trước khi đưa ra quyết định
cuối cùng của họ.
Để đưa ra quyết định tài trợ dài hạn, MNC phải xác định lượng tiền đang cần,
dự báo giá tại đó nó có thể phát hành trái phiếu và dự báo giá trị tỷ giá định kỳ đối
với đồng tiền ghi trên trái phiếu. Các thông tin này có thể được sử dụng để xác định
chi phí tài trợ bằng trái phiếu, nó có thể được so sánh với chi phí tài trợ công ty phải
gánh chịu khi dùng đồng tiền bản địa của nó.
1.2.3. Quyết định tài chính ngắn hạn
a) Quản lý tiền mặt quốc tế
Các nhà quản lý tiền tệ quốc tế cố gắng đạt được các mục tiêu quản lý quỹ tiền
mặt quốc nội trên cơ sở toàn cầu: (1) đảm bảo quỹ tiền mặt của công ty nằm trong
tầm kiểm soát một cách nhanh chóng và hiệu quả; và (2) đạt được khả năng hòa vốn
và sử dụng các nguồn quỹ này một cách tối ưu nhất.
Để thực hiện mục tiêu đầu tiên đòi hỏi phải thiết lập các hệ thống dự báo,
báo cáo chính xác và kịp thời, cải tiến hoạt động thu chi tiền mặt, và giảm chi phí
luân chuyển quỹ giữa các chi nhánh. Mục tiêu thứ hai đạt được bằng cách tối thiểu
hóa số dư tiền mặt cần thiết, chuẩn bị tiền sẵn sàng đúng lúc và đúng nơi khi cần,
đồng thời tăng doanh thu đã điều chỉnh rủi ro đối với các quỹ có thể đầu tư.
Quản lý tiền mặt trong các công ty đa quốc gia có thể được chia thành hai
chức năng: tối đa hóa sự vận động luồng tiền mặt và đầu tư tiền mặt dư thừa.
Luồng tiền mặt vào có thể được tối ưu hóa bằng các cách:
- Đẩy nhanh hơn luồng tiền vào
- Tối thiểu hóa chi phí chuyển đổi tiền tệ
- Tối thiểu hóa thuế đối với luồng tiền mặt
b) Quản lý khoản phải thu
Các công ty cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng trong nước và quốc
tế, bởi vì họ hy vọng việc đầu tư vào các khoản phải thu này có thể sinh lời hoặc mở
rộng doanh số bán hoặc duy trì được các thương vụ nếu không có thể bị rơi vào tay
các đối thủ cạnh tranh. Hơn thế, một số công ty cũng thu được lợi nhuận từ phí tài trợ
qua việc tính vào hàng bán với điều kiện tín dụng.
c) Quản lý hàng tồn kho
Các công ty đa quốc gia với nhiều hoạt động ở nước ngoài đang phải đối mặt
với rất nhiều vấn đề về quản lý hàng tồn kho,. Ví dụ, các công ty đa quốc gia nhận
thấy khó khăn hơn trong việc kiểm soát hàng tồn kho và thực hiện các mục tiêu về
tốc độ chu chuyển hàng tồn kho trong các hoạt động ở nước ngoài so với trong
nước.
Quản lý hàng tồn kho thường quan tâm nhiều đến địa điểm sản xuất và kiểm
soát tồn kho. Nhiều công ty đã chuyển sản xuất trong nước ra nước ngoài để tận
dụng lợi thế về lao động rẻ và cơ hội được miễn giảm thuế, các khoản vay lãi suất
thấp và các ưu đãi khác của Chính phủ nước sở tại.
Tuy nhiên một số hãng sản xuất đã nhận thấy rằng chi phí sản xuất thấp không
phải là tất cả. Sự chậm trễ trong chuyên chở đường biển quốc tế, gián đoạn nguồn
cung cấp tiềm tàng, các hãng sản xuất ở nước ngoài đặc biệt thường duy trì khối
lượng lớn hơn về sản xuất dở dang và dự trữ thành phẩm so với các doanh nghiệp
trong nước. Kết quả là chi phí dự trữ cao hơn.
d) Tài trợ ngắn hạn
Yêu cầu về vốn lưu động của các công ty đa quốc gia đặt ra một vấn đề quyết
định và hết sức phức tạp. Sự phức tạp này là do có nhiều lựa chọn tài trợ sẵn có
khác nhau đối với một MNC. Các công ty mẹ của MNC và các chi nhánh của
chúng sử dụng các phương pháp khác nhau để có nguồn ngân quỹ ngắn hạn nhằm
thỏa mãn sự cần thiết về tính lỏng của nó.
1.3.2.4. Quản lý rủi ro tài chính
Các công ty chỉ hoạt động ở thị trường trong nước thường không phải chú ý
nhiều đến các rủi ro tài chính, đặc biệt là rủi ro ngoại hối. Nhưng đây lại là vấn đề hết
sức quan trọng đối với quản lý tài chính trong các công ty đa quốc gia do đặc thù về
sự đa dạng trong các giao dịch cũng như trong việc sử dụng nhiều đồng tiền khác
nhau.
Quản lý rủi ro tài chính bao gồm rất nhiều lĩnh vực: rủi ro ngoại hối, rủi ro
lãi suất, rủi ro chính trị – kinh tế đến từ các quốc gia mà công ty đặt chi nhánh.
Chương 2: Thực tiễn ở 1 số MNCs điển hình
2.1. Kinh nghiệm của Nestlé trong việc ra quyết định đầu tư.
2.1.1. Kiểm soát tài chính tập trung
Các công ty con rất lớn của Nestlé (vì hầu như thuộc sở hữu toàn bộ của nó)
được phân quyền hoạt động. Tuy nhiên, các vấn đề tài chính được tập trung ở
Vevey, Thụy Sỹ. Chỉ có 12 người nhưng phòng tài chính thực hiện tất cả các quyết
định tài trợ, quản lý rủi ro, xác định lợi tức, tính toán cấu trúc nợ/ vốn cổ phần toàn
cầu và đánh giá kết quả hoạt động của tất cả các công ty con.
Chức năng tài chính tập trung của Nestlé có một vai trò then chốt trong
mạng lưới phức tạp bao gồm hoạt động chuyển tiền từ chi nhánh về đại bản doanh
và các dòng vốn đầu tư từ đại bản doanh tới các chi nhánh của tập đoàn. Lợi nhuận
và tiền nhàn rỗi được tập hợp bởi Phòng tài chính ở Vevey, sau đó được rót trở lại
cho các công ty con dưới dạng vốn cổ phần và các đầu tư nợ. Nestlé cho rằng đây
là một giải pháp đầu tư tốt nhất có thể đối với giá trị của tập đoàn.
Còn với vốn hoạt động thì được tài trợ từ các thị trường bản địa và thông qua
việc phát hành hối phiếu thương mại hoặc tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, Nestlé
điều chỉnh giải pháp chung này cho phù hợp với mỗi nước. Trong một số nước nhất
định, Nestlé tài trợ phần vốn hoạt động từ Vevey thay cho việc sử dụng tín dụng
ngân hàng.
Kiểm soát tập trung đối với các cấu trúc vốn chi nhánh được hỗ trợ bởi chính
sách bắt buộc các giám đốc các chi nhánh phải chia gần như 100% lợi nhuận của họ
cho công ty mẹ. Cấu trúc vốn cụ thể đối với mỗi một chi nhánh phụ thuộc vào các
mục tiêu và yếu tố khác nhau, bao gồm thuế, rủi ro chính trị và rủi ro tiền tệ.
Để đảm bảo rằng có thể vay với chi phí thấp nhất có thể, Nestlé cẩn thận
trong việc cấu trúc cơ sở vốn của mình nhằm duy trì được uy tín tín dụng dẫn đầu.
Mong muốn về một cấu trúc vốn rủi ro thấp còn phù hợp với chiến lược kinh doanh
của Nestlé. Theo Phó chủ tịch thứ nhất về tài chính, Daniel Regolatti, “Chiến lược
cơ bản của chúng ta là Nestlé phải là một công ty công nghiệp, chúng ta có nhiều
rủi ro ở nhiều nước, vì vậy không thể tăng thêm các rủi ro tài chính lớn”.
2.1.2. Bài học rút ra
Quyết định tài trợ được coi là vấn đề quan trọng bậc nhất đối với bất kỳ công
ty nào có hoạt động kinh doanh quốc tế. Các công ty thường quan tâm không phải là
huy động vốn từ nguồn nào mà là việc quyết định cấu trúc vốn nợ trên vốn chủ sở
hữu một cách hợp lý nhất cũng như làm thế nào để giảm thiểu chi phí vốn của một
dự án đầu tư. Nó được coi là một trong những nội dung phức tạp nhất trong quản lý
tài chính quốc tế.
Khi xem xét trường hợp của Nestlé, ta thấy công ty đa quốc gia này đã áp dụng
một chính sách quản lý vốn vô cùng chặt chẽ nhằm mục đích cuối cùng là đạt được
một cấu trúc vốn rủi ro thấp. Mục đích này là dễ hiểu vì các công ty đa quốc gia đã có
đủ những rủi ro phải đối mặt nên không cần thiết phải thêm các rủi ro tài chính lớn.
Nestlé đã tiến hành quản lý vốn tập trung tại một địa điểm duy nhất là công ty mẹ. Tại
đây phòng tài chính thực hiện tất cả các quyết định tài trợ cũng như điều hành hệ
thống phức tạp bao gồm hoạt động chuyển tiền từ chi nhánh về công ty mẹ và các
dòng vốn đầu tư từ công ty mẹ tới các chi nhánh của tập đoàn. Tất cả thu nhập và tiền
nhàn rỗi được tập hợp về công ty mẹ. Các chi nhánh sau khi chuyển gần như 100%
lợi nhuận của họ về đây được nhận lại nguồn đầu tư dưới dạng vốn cổ phần. Một
phần vốn hoạt động của chúng được huy động từ thị trường bản địa và thường thông
qua phát hành hối phiếu thương mại hoặc tín dụng ngân hàng.
2.2. Kinh nghiệm của Novo Industri trong việc ra quyết định đầu tư.
2.2.1. Phát hành chứng khoán ở thị trường nước ngoài
Vào năm 1977, Novo bắt đầu thực hiện một chiến lược đầy tham vọng nhằm
quốc tế hóa chi phí vốn của mình để có được vị thế có thể cạnh tranh tốt hơn với các
đối thủ đa quốc gia như Eli Lilly (Mỹ), Miles Laboratory (đặt ở Mỹ, nhưng là một
công ty con của tập đoàn hóa chất khổng lồ Bayer đại bản doanh ở Đức) và Gist
Brocades (Hà Lan).
Khi đã có danh tiếng minh bạch đáng kể trong lòng các nhà đầu tư cả ở Luân
Đôn và New York, Novo đã chuẩn bị sẵn sàng thực hiện bước cuối cùng và khó khăn
nhất: thực hiện một đợt phát hành cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán New York.
Dưới sự chỉ đạo của giám đốc tài chính, một chiến dịch quảng cáo đã được chuẩn bị
để phát hành chứng khoán Mỹ và niêm yết trên NYSE. Vào ngày 18 tháng 7 năm
1981, Novo trở thành công ty Scandinavian đầu tiên bán chứng khoán thành công
thông qua một đợt phát hành công khai ở Mỹ.
Và giá cổ phiếu của Novo đã tăng rất mạnh kể từ khi phát hành trái phiếu
chuyển đổi châu Âu (1978) đến đợt phát hành ổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán
New York (1981). Thành công về giá cả cổ phiếu này có tương quan chặt chẽ và có
thể là kết quả của việc mua cổ phiếu tăng mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài.
2.2.2. Bài học rút ra
Khác với Nestlé, các quyết định tài trợ của Novo Industri lại nhằm một mục
đích khác. Đó là quốc tế hóa chi phí vốn của nó hay nói cách khác là huy động vốn
từ thị trường quốc tế. Chi phí vốn đôi khi được coi là thước đo cơ bản về hoạt động
tài chính. Một quyết định đầu tư nước ngoài không thể thực hiện hợp lý nếu không
có kiến thức về chi phí vốn hợp lý. Trừ phi hoạt động đầu tư tạo ra đủ quỹ để trả lại
cho những người cung cấp, nếu không giá trị của doanh nghiệp sẽ bị tổn hại.
Từ ví dụ của Novo Industri ta thấy rằng bất cứ một công ty nào muốn hoạt
động trên thị trường quốc tế phải quan tâm đúng mức đến vấn đề chi phí vốn. Có rất
nhiều cách khác nhau để một công ty tiếp cận nguồn vốn nhưng nó phải đủ cung cấp
cho quá trình hoạt động trong khi đảm bảo một chi phí vốn tối ưu không làm ảnh
hưởng đến lợi nhuận của cả hệ thống.
2.3. Kinh nghiệm của American Express trong việc ra quyết định tài chính
ngắn hạn.
2.3.1. Phát triển hệ thống quản lý tiền tệ quốc tế với chi phí thấp
Đầu năm 1980 Amex đã hoàn thành một cuộc nghiên cứu 8 tháng về chu kỳ
tiền mặt của việc kinh doanh séc du lịch và thẻ tín dụng trong 7 nước châu Âu. Dựa
vào kết quả của cuộc nghiên cứu này, Amex đã phát triển một hệ thống quản lý tiền
tệ quốc tế với kỳ vọng sẽ tạo ra được các khoản lãi tiền tệ, tức là các khoản đầu tư
tăng hoặc lượng vốn vay giảm, khoảng 35 triệu USD chỉ tính riêng cho châu Âu.
Khoảng một nửa khoản tiết kiệm này dự tính có được từ các khoản thu từ việc đẩy
mạnh và kiểm soát giải ngân tốt hơn. Một nửa còn lại dự tính có được từ việc kiểm
soát số dư ngân hàng tốt hơn, chi phí ngân hàng giảm, việc xác định thời gian tính
lãi được cải thiện và kiểm soát việc trao đổi ngoại tệ tốt hơn.
Phương pháp thu chi tiền tệ thuận lợi nhất cho mọi đơn vị hoạt động ở mỗi
nước được thiết lập bởi việc phân tích thời gian cho nghiệp vụ thư tín và thời gian
cần thiết để xử lý các nghiệp vụ thu chi cần thiết.
Tiếp theo, Amex tập trung việc quản lý tất cả các tài khoản ngân hàng của nó ở
châu Âu trên cơ sở một khu vực. Việc cho phép mỗi công ty con thiết lập tài khoản
ngân hàng độc lập của riêng mình mang lại sự đơn giản đáng kể nhưng dẫn tới sự gia
tăng nhanh về chi phí của các quỹ chung khác nhau. Amex đã tiến hành tái cấu trúc
các tài khoản ngân hàng của nó bằng cách loại bỏ một số tài khoản và đảm bảo cho
các nguồn quỹ được tự do di chuyển giữa các tài khoản còn lại. Bằng việc tập trung
các nguồn quỹ dư thừa, Amex có thể đầu tư chúng với các thời kỳ dài hơn và đồng
thời giảm được tình trạng một công ty con phải vay tiền trong khi một công ty con
khác lại có quỹ dư thừa. Trong trường hợp phải đi vay, thông qua việc kết hợp các
nhu cầu vay của các hoạt động khác nhau, Amex có thể sử dụng tài trợ có kỳ hạn 60
và không phải rút trội quá số dư ngân hàng với chi phí cao hơn. Việc giảm số tài
khoản làm cho việc quản lý tiền tệ bớt phức tạp hơn và đồng thời giảm được phí ngân
hàng.
2.3.2. Kiểm soát những rủi ro trong quản lý tiền tệ
Quản lý ngoại hối trong hệ thống quản lý tiền tệ quốc tế của Amex tập trung
vào rủi ro giao dịch hối đoái của nó. Loại rủi ro này, do việc sử dụng đa đồng tiền
của các séc du lịch và thẻ tín dụng, thay đổi hàng ngày.
Để giải quyết vấn đề công nợ lẫn nhau giữa các đơn vị. Amex sử dụng
phương thức thanh toán nội bộ.
2.3.3. Bài học rút ra
Trong các quyết định liên quan đến tài chính ngắn hạn, quản lý tiền mặt là lĩnh
vực được các công ty chú ý nhiều nhất. Đối với American Express, công ty này đã
xây dựng một hệ thống quản lý tiền tệ quốc tế với kỳ vọng sẽ tạo ra được các khoản
lãi tiền tệ từ việc đẩy mạnh kiểm soát giải ngân và kiểm soát số dư ngân hàng, giảm
chi phí ngân hàng cũng như kiểm soát tốt hơn việc trao đổi ngoại hối. Đây là một
nhận thức rất đáng giá bởi vì hầu hết các công ty đa quốc gia phải đối mặt với chi phí
ngân hàng, chi phí cho các nghiệp vụ thu – chi nhưng không phải công ty nào cũng
nhận ra vấn đề phải quản lý để giảm thiểu những chi phí này. Điều đó sẽ giúp họ
quản lý lượng tiền mặt tốt hơn.
Một giải pháp khác mà ta cũng nên học tập ở Amex, đó là cách giải quyết vấn
đề công nợ giữa các chi nhánh và giữa chi nhánh với công ty mẹ. Amex sử dụng
phương thức thanh toán nội bộ, hay nói cách khác, đó là nghiệp vụ bù trừ được điều
khiển bởi một văn phòng duy nhất. Như thế công ty này giảm được đáng kể chi phí
thanh toán và cũng làm đơn giản hóa nghiệp vụ quản lý tiền mặt của toàn hệ thống.
Giải pháp này hoàn toàn không phức tạp nhưng lại có thể sử dụng ở bất kỳ công ty
nào có hoạt động kinh doanh rộng mở.
2.4. Kinh nghiệm của Rolls-Royce trong việc quản lý rủi ro tài chính
2.4.1. Đưa điều khoản rủi ro hối đoái vào hợp đồng mua bán
Rolls-Royce ký được một vài hợp đồng khổng lồ vào năm 1978 và 1979, định
giá sản phẩm bằng đồng Đô la Mỹ. Mặt khác chi phí hoạt động phát sinh của Rolls-
Royce lại phần lớn được tính bằng đồng Bảng Anh. Tất cả những hợp đồng này đều
xác định tỷ giá hối đoái cố định là 1.80USD/1GBP, và các quan chức của Rolls-
Royce, trên thực tế người ta dự đoán rằng đồng Bảng Anh sẽ mất giá xuống còn
1.65USD. Vì vậy, họ không đưa điều khoản rủi ro hối đoái vào hợp đồng. Nếu các
quan chức của Rolls-Royce đúng, và trên thực tế nếu đồng Đô la Mỹ tăng giá, thì
Rolls-Royce sẽ có một vụ mùa bội thu. Nhưng khi đồng Đô la Mỹ giảm giá, thì hậu
quả kết hợp của việc doanh thu tính theo Đô la Mỹ trong khi mọi chi phí tính theo
đồng Bảng Anh đã gây nên các khoản thua lỗ do tỷ giá hối đoái. Cụ thể các hợp đồng
của năm 1979 đã khiến cho Rolls-Royce bị thua lỗ đến 200 triệu Đô la Mỹ, theo ước
tính của Nhật báo phố Wall vào 11/3/1980. Thêm vào đó, cũng theo tờ báo này, thì
Rolls-Royce càng sản xuất và bán được nhiều động cơ theo các hợp đồng với các
điều khoản như cũ thì Rolls-Royce sẽ càng bị thua lỗ đậm hơn.
2.4.2. Bài học rút ra
Nghiên cứu thất bại của Rolls-Royce, chúng ta có thể nhận được bài học về sự
thận trọng khi ký các hợp đồng cung cấp mà đồng tiền thanh toán không phải là nội
tệ. Tỷ giá có thể thay đổi không theo như dự đoán của nhà quản lý và hậu quả là
những thiệt hại rất lớn về mặt lợi nhuận của công ty. Rolls-Royce định giá sản phẩm
của nó bằng đồng Đô la Mỹ trong khi chi trả các chi phí hoạt động của nó bằng đồng
Bảng Anh. Nhưng vấn đề ở chỗ các hợp đồng bán sản phẩm của công ty này lại xác
định một tỷ giá hối đoái cố định. Đây chính là sai lầm rất lớn của nó. Theo những dự
đoán của các nhà quản lý tài chính tại Rolls-Royce, đồng Bảng Anh sẽ mất giá trong
thời gian đó, do đó họ không đưa điều khoản rủi ro hối đoái vào hợp đồng. Nhưng
thực tế lại không như vậy, đồng Đô la giảm giá gây ra khoản thua lỗ nặng nề cho
công ty. Trong thế giới kinh doanh toàn cầu, những rủi ro, biến động là liên tục và
không lường trước được. Vì thế các nhà quản lý nên thận trọng thay vì quá tin tưởng
vào phán đoán của mình.
Chương 3: Khả năng áp dụng kinh nghiệm quản lý tài chính của các MNCs tại
VN.
3.1. Thực trạng quản lý tài chính của doanh nghiệp Việt Nam
Hiện nay, việc thành lập các tập đoàn kinh tế và mô hình "Công ty mẹ - Công
ty con" đang diễn ra khá sôi động ở nước ta. Trên thực tế, Việt Nam đã có những
nhóm DN mạnh, có mối liên kết và hoạt động dưới một sự điều hành chung, một
thương hiệu chung... Đây có thể xem là những mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân Việt
Nam như FPT, Kinh Đô, Hòa Phát, Đồng Tâm... Điểm chung của các tập đoàn này là
có vốn góp, cổ phần chi phối lẫn nhau ở các công ty con, có DN liên kết... và đang có
xu hướng mở rộng quy mô và ngành nghề thông qua phát triển nội sinh, mua bán sáp
nhập hay liên kết.
Một vài số liệu thống kê cho thấy một phần nào đó xu hướng phát triển của
các doanh nghiệp Việt Nam, họ không còn là những doanh nghiệp nội địa làm ăn
nhỏ lẻ, họ đang mở rộng hoạt động của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Dự
báo trong tương lai họ sẽ trở thành những công ty, những tập đoàn có doanh thu lớn,
lợi nhuận cao, tiến hành hoạt động trên các thị trường khác nhau. Hiện nay các
doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhất là khi luật Doanh nghiệp 2020
được đưa vào thực thi và ngày càng được được hoàn thiện và là khi các doanh nghiệp
Việt Nam có những đánh giá đúng về tầm quan trọng của quản lý tài chính trong
doanh nghiệp. Từ đó, họ có thể phân bổ nguồn vốn hợp lý và đưa ra các quyết định
đầu tư mang tính toàn diện hơn.
3.2. Khả năng áp dụng
Tại các công ty đa quốc gia trên thế giới, quản lý tài chính được tách rời đối
với công tác kế toán thống kê. Quản lý tài chính trong những công ty này là tổng
hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về tài chính và đưa ra những quyết định về mặt tài
chính ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp. Đó là phương thức cần đưa vào
áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam. Bộ phận quản lý tài chính phải dựa vào các
báo cáo kế toán, báo cáo doanh thu, chi phí, báo cáo nhân sự và tiền lương,... do các
bộ phận kế toán tài chính, kế toán quản lý, thống kê cung cấp, kết hợp với những yếu
tố khách quan để tiến hành phân loại, tổng, hợp, phân tích và đánh giá tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng là phải kết hợp với bộ phận quản lý
khác đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn cũng như huy động được nguồn
vốn cần thiết cho các hoạt động đầu tư đó.
Việc quản lý tài chính của các công ty cần được chú trọng thực tốt việc phân
phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. Kiểm soát thường
xuyên tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, thực hiện tốt việc phân tích
tài chính. Thực hiện tốt việc kế hoạch hoá tài chính; Xây dựng các quy chế quản lý
tài chính: quản lý quỹ tiền mặt, quản lý tài sản, tổ chức công tác bồi dưỡng nghiệp
vụ, hướng dẫn nghề nghiệp cho nhân viên trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Đồng thời quản lý sử dụng tốt đội ngũ nhân viên kế toán và nâng cao trình độ
chuyên môn của cán bộ tài chính kế toán.
Những quyết định đầu tư cần có tiền đề là sự thẩm định kĩ càng trước khi đi
vào thực hiện cả về mặt tài chính và kinh tế - xã hội bởi đây là một trong những
quyết định tài chính quan trọng vì sai lầm không thể sửa chữa được. Đi cùng với
thẩm định là quản lý rủi ro của doanh nghiệp nói chung và rủi ro của các danh mục
đầu tư nói riêng. Nhà quản lý tài chính cần cân nhắc các phương án để đối mặt với
rủi ro giúp doanh nghiệp có những quyết định đầu tư hiệu quả với khả năng sinh lời
cao và rủi ro là ít nhất. Ngoài ra, yếu tố lãi suất chiết khấu của dự án và chi phí cơ hội
khi đầu tư dự án cũng cần được tính toán kĩ càng, phù hợp với từng dự án để có thể
đề ra phương án tài trợ vốn hợp lí nhất.
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu
vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp
cũng như cho đầu tư phát triển. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể
hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh
nghiệp trong
từng thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy
động vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động
của doanh nghiệp. Trên thị trường vốn, có khá nhiều phương thức khác nhau để tiếp
cận các nguồn vốn đầu tư, tuy nhiên, điều khó khăn đối với đa số các công ty là họ
không hội đủ các điều kiện cần thiết để vay vốn, hay không nhận được sự tin tưởng từ
phía các nhà tài trợ. Vì thế, việc nâng cao năng lực kinh doanh, cũng như đẩy mạnh
uy tín của công ty trong con mắt các nhà tài trợ là rất cần thiết để công ty có thể tiếp
cận các nguồn vốn một cách dễ dàng. Trước mỗi quyết định tài trợ vốn, các nhà tài
trợ thường căn cứ vào độ tin cậy và uy tín của công ty. Nếu công ty muốn sớm nhận
được quyết định tài trợ vốn, thì một bộ tài liệu chứng minh độ tin cậy của công ty sẽ
là rất cần thiết. Văn bản này càng trung thực và rõ ràng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Các nhà tài trợ sẽ tiến hành xác minh, nếu phát hiện có chi tiết thiếu trung thực, lập
tức họ sẽ đặt dấu hỏi về độ tin cậy của công ty. Bởi vậy, những yếu tố cần thiết như
xây dựng bộ máy kế toán tài chính hiệu quả, chủ động huy động vốn và xây dựng
cam kết tài chính với các hoạt động kinh doanh sẽ giúp tăng mức độ tin cậy của công
ty trên thị trường vốn.
Đồng thời, việc tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả cũng vô
cùng cần thiết bởi việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có
thể giảm bớt và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm bớt
được nhu cầu vay vốn, từ đó giảm được các khoản tiền trả lãi vay. Việc hình thành
và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức
thưởng phạt vật chất một cách hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy người lao
động gắn bó với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật,
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, các quyết định tài chính ngắn hạn bao gồm việc quản lý tiền mặt,
quản lý khoản phải thu, quản lý hàng tồn kho và các quyết định tài trợ ngắn hạn, hay
còn gọi là các quyết định liên quan nguồn vốn lưu động đòi hỏi phải có sự kết hợp
đồng bộ giữa bộ phận quản lý tài chính và các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Để
có thể hoạch định và kiểm soát các loại chiến lược của công ty, đòi hỏi các nhà quản
lý tài chính phải có các phân tích hợp lí thông qua việc giám sát, kiểm tra thường
xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có
thể đưa ra các quyết định để điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế
kinh doanh.
Các giải pháp quản lý rủi ro cũng cần được đề cao, đặc biệt trong việc đưa ra
các quyết định đầu tư và quyết định tài trợ của doanh nghiệp. Việc xây dựng khung
quản lý rủi ro cho doanh nghiệp cần được triển khai bài bản và phù hợp cho từng
doanh nghiệp. Để làm được điều này, việc đo lường và xác định rủi ro cụ thể trong
doanh nghiệp, xác suất xảy ra rủi ro và lịch sử rủi ro chung của doanh nghiệp cần
được xem xét kỹ lưỡng. Rủi ro tài chính là sự không tránh khỏi, nhất là đối với các
công ty đa quốc gia bởi sự biến động của tỉ giá trên thị trường, việc trích lập các quỹ
dự phòng nhằm hiểu tổn thất khi có sự biến động bất lợi của thị trường là vô cùng
cần thiết.
Chủ đề 9: trình bày hiểu biết về hoạt động quản lý nhân sự của MNCs. Phân tích
vai trò của hoạt động quản lý nhân sự đối với sự phát triển và ảnh hưởng của các
MNCs? Liên hệ thực tiễn VN
Chương 1. Quản lý nhân sự tại công ty đa quốc gia
1.1. Định nghĩa quản trị nhân sự của MNCs
Quản trị nhân sự của MNCs là hệ thống những chính sách, hoạt động quản trị
để đảm bảo cho tổ chức, công ty đạt được những thành công, mục tiêu thông qua việc
sử dụng và quản lý con người, nâng cao tính hiệu quả và năng lực của tổ chức, công ty
bằng việc sử dụng tốt nhất những nguồn lực con người sẵn có trong môi trường kinh
doanh quốc tế
1.2. Đặc thù của quản trị nhân sự tại MNCs
Sự khác biệt về môi trường có ảnh hưởng khác nhau đối với chức năng của
quản trị nhân sự. Sau đây là một vài ví dụ:
⮚ Tuyển chọn phải phù hợp với luật lao động của nước sở tại. Luật lao
động ở các quốc gia khác nhau vì vậy ở Mỹ có luật không phân biệt đối xử đối với các
nhân công thuộc chủng tộc khác nhau, nên trong tuyển trọng nhân sự công ty cần lưu
ý để không vi phạm.
⮚ Đào tạo và phát triển: Chương trình đào tạo tay nghề và phát triển kỹ
năng cần phải được thiết kế phù hợp với tình hình thực tiễn ở các quốc gia khác nhau.
⮚ Chính sách thu nhập: Mức thù lao lao động là hết sức khác nhau giữa các
quốc gia khác nhau. Các công ty đa quốc gia cần có chính sách nhân sự nhất để tận
dụng triệt để sự chênh lệch về mức thu nhập nhằm giảm chi phí sản xuất và kinh
doanh để có lợi thế cạnh tranh. Mức thù lao trung bình ở một số quốc gia chỉ rõ sự
chênh lệch lớn trong mức trả lương trên thế giới.
Chương 2: Chức năng, vai trò và tác động của hoạt động quản lý nhân sự đối với
sự phát triển và ảnh hưởng của các MNCs.
2.1. Chức năng và vai trò tác động của quản lý nhân sự đối với sự phát triển và
ảnh hưởng của công ty đa quốc gia
Quản trị nhân sự là một phần trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, chịu
trách  nhiệm các vấn đề liên quan đến con người. Theo DeCenzo, Robbins và
Verhulst  (2013) quản trị nhân sự có thể được xem xét ở một trong hai khía cạnh sau.
Thứ nhất, quản trị nhân sự có chức năng hỗ trợ, vai trò của quản trị nhân sự là
hỗ trợ những vấn đề nhân sự cho các nhân viên trực tiếp hoặc những người trực tiếp
tham  gia vào quá trình sản xuất tạo ra hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
Thứ hai, quản  trị nhân sự là chức năng của tất cả các vị trí lãnh đạo dù người
đó có làm việc ở phòng nhân sự hay không, vì rõ ràng rằng, nhiệm vụ của những
người quản lý là  phải quản lý nhân viên một cách hiệu quả, và vì vậy, cũng cần phải
nắm rõ những  hoạt động quản trị nhân sự.
Hoạt động quản trị nhân sự trong công ty đa quốc gia về cơ bản cũng bao gồm
các hoạt động giống như trong quản trị nhân sự trong nước, được chia thành bốn
nhóm chức năng nhóm chức năng chính, bao gồm : (1) sắp xếp  nhân sự, (2) đào tạo
và phát triển, (3) Đãi ngộ và khuyến khích (4) Duy trì và hỗ trợ . Tuy nhiên, do đặc
thù sử dụng cả lao động quốc tế nên hoạt quản trị nhân sự trong mỗi hoạt động này có
những khác biệt nhất định 
2.1.1. Chức năng sắp xếp nhân sự
Sắp xếp nhân sự được coi là chức năng đầu tiên trong những chức năng của  
quản trị nhân sự, bao gồm: (1) hoạt động lập kế hoạch chiến lược nhân sự; (2) hoạt 
động tuyển dụng; và (3) lựa chọn nhân sự. Cấu trúc nhân sự mới  hiện nay thường đòi
hỏi tìm kiếm và tuyển dụng những cá nhân có kỹ năng đáp ứng  với chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp.
a. Lập kế hoạch và tuyển dụng 
Những nhân sự này phải được đào tạo đầy đủ để có những kỹ năng như yêu 
cầu để thực hiện công việc hiệu quả và hành xử phù hợp với văn hóa công ty. Chế  độ
lương thưởng phải tạo ra những động lực để nhân sự làm việc và hành xử tuân  theo
chiến lược của công ty, hệ thống khen thưởng được sử dụng để đo lường, đánh  giá
hành vi, việc làm của nhân sự mà công ty muốn tăng cường, khuyến khích.
Đối với các vị trí quản lý cấp cao, và nhân sự quốc tế, các công ty đa quốc gia  
có thể tuyển dụng qua hệ thống tuyển dụng nội bộ hoặc qua các công ty tuyển dụng 
trung gian. Các công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng thuê sẽ chịu trách nhiệm tuyển 
dụng, thẩm tra hồ sơ, kiểm tra và lựa chọn những ứng viên nước ngoài đáp ứng các 
yêu cầu của các công ty về kinh nghiệm, kiến thức và các yêu cầu khác. 
Cách thức tuyển dụng trong các công ty ĐQG có thể theo định hướng vị chủng,
đa tâm, địa tâm, hay tuyển dụng theo vùng. Như đã đề cập, chiến lược tuyển dụng 
theo từng định hướng đều có những lợi ích và bất lợi riêng. Quyết định sử dụng  chiến
lược tuyển dụng nào trong bốn loại trên phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm và  thái độ
của những người lãnh đạo đứng đầu trong công ty ĐQG.
b. Lựa chọn ứng viên 
Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình lựa chọn ứng viên đảm nhiệm các vị
trí công việc ở nước ngoài cần dựa trên các tiêu chí sau  
⮚ Có năng lực chuyên môn tốt trong lĩnh vực của mình 
⮚ Có khả năng giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ tốt khi ở nước ngoài -
Linh hoạt, khả năng ứng biến cao và nhạy cảm với sự khác biệt văn hóa 
⮚ Mong muốn thành công và thử thách bản thân 
⮚ Sẵn sàng học hỏi về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán nước ngoài -
Có sự ủng hộ từ các thành viên trong gia đình 
Quá trình lựa chọn ứng viên thông thường có 8 bước như sau: (1) phỏng vấn 
ban đầu, (2) hoàn thành đơn xin việc, (3) thực hiện những bài kiểm tra tiền tuyển 
dụng, (4) phỏng vấn sâu, (5) lựa chọn nhân sự đạt yêu cầu kèm điều kiện, (6) thẩm  tra
năng lực và hồ sơ, (7) kiểm tra sức khỏe y tế và thể chất, (8) quyết định lựa chọn 
nhân sự đáp ứng các điều kiện
Các công ty ĐQG khi  lựa chọn ứng viên, trong một số bước, hình thức thức
thực hiện được tùy biến để phù hợp với điều kiện về khoảng cách địa lý hoặc đặc thù
công việc. Các tiêu chí  lựa chọn đối với nhân sự quốc tế cũng sẽ nhiều hơn nhân sự
trong nước, tất cả các  vấn đề như tính cách, sự chín chắn, khả năng linh hoạt và thích
nghi với môi trường  làm việc đa quốc gia, với sự khác biệt về văn hóa, thông lệ kinh
doanh, phong cách  quản lý hay các vấn đề về gia đình, vợ chồng, con cái đều là
những yêu cầu trong  tiêu chí lựa chọn. 
2.1.2. Chức năng đào tạo và phát triển nhân sự
Chức năng đào tạo và phát triển bao gồm  những hoạt động chính: (1) hoạt
động định hướng, trong giai đoạn bắt đầu, nhân  viên cần được giới thiệu các quy
định, quy tắc, mục tiêu và văn hóa của doanh  nghiệp, phòng ban và đơn vị mình làm
việc. (2) hoạt động đào tạo nhân viên, khi  nhân viên cảm thấy đã thích nghi được với
môi trường mới, lúc này sẽ tiến hành  những đào tạo sâu hơn về công việc; (3) phát
triển nhân sự; và (4) phát triển nghề nghiệp cho nhân sự việc (DeCenzo/Robbins…
2013).
a. Đào tạo 
Quá trình đào tạo và phát triển nhân sự là quá trình bao gồm những hoạt động 
giúp nhân viên mới hòa nhập, hoạt động định hướng, hoạt động đào tạo và phát  triển
nhân sự.  
⮚ Hoạt động hoà nhập 
Hoạt động hòa nhập(socialization) là quá trình công ty giúp nhân  sự mới quen
với công việc mới và thích nghi với văn hóa doanh nghiệp. Đối với  nhân sự nước
ngoài, hoạt động này giúp họ làm quen, tìm hiểu văn hoá của quốc gia  nơi họ sẽ đến
làm việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để trở thành thành viên của công  ty.
Giai đoạn đầu là giai đoạn mà nhân sự tìm hiểu về công ty  trước khi đến làm
việc về văn hoá bản địa, văn hoá công ty, văn hoá con người, các  quy tắc, chính sách
quy định của công ty.
Giai đoạn hai là giai đoạn nhân sự được hiểu rõ hơn về công ty khi đã được  bắt
đầu làm việc, đây là giai đoạn mà nhân sự thấy được thực tế cộng việc có thể khác với
những mong đợi của họ, thông qua giai đoạn thứ ba là giai đoạn mà nhân  sự sẽ có
những thay đổi sau khi vượt qua được những vấn đề mà họ gặp ở giai đoạn hai để phù
hợp với công việc mới. Hoạt động hòa nhập, nếu thực hiện tốt, sẽ giúp tăng khả năng
thích nghi với sự khác biệt về văn hóa của quốc gia nước ngoài. 
⮚ Hoạt động định hướng 
Hoạt động định hướng nhân viên mới bao gồm những hoạt động giới thiệu 
nhân viên mới với tổ chức và với những cá nhân trong nhóm làm việc của họ, giúp  
nhân sự mới giảm những lo lắng thường có trước khi bắt đầu một công việc mới,  đặc
biệt đối với nhân sự nước ngoài, khi họ đến nhận nhiệm vụ tại một quốc gia   mới có
văn hoá và phong cách làm việc hoàn toàn khác so với nước họ. Thông thường, các
công  ty lớn đều biên soạn cuốn cẩm nang nhân viên để phục vụ không chỉ nhân viên
mới  mà tất cả các nhân viên đang làm việc. Nội dung cuốn cẩm nang bao gồm những 
thông tin cần thiết về công ty như tầm nhìn, nhiệm vụ, lịch sử phát triển, chính sách 
và lợi ích của nhân viên. Nhân viên sẽ tìm hiểu công ty qua cuốn cẩm nang và có  thể
tìm được câu trả lời cho những băn khoăn của mình.  
⮚ Hoạt động đào tạo 
Hoạt động đào tạo nhân viên là quá trình làm việc tích lũy kinh nghiệm để nâng
cao hiệu quả làm việc. Đào tạo bao gồm đào tạo kỹ năng và kiến thức mới,  thái độ,
hành vi để giúp nhân viên thay đổi cách họ làm việc, thái độ đối với công  việc, với
đồng nghiệp, với người quản lý và với doanh nghiệp.  
Đối với đào tạo nhân viên, lãnh đạo công ty và bộ phận nhân sự sẽ xác định
nhu  cầu đào tạo để quyết định khi nào cần có những hoạt động đào tạo cho nhân sự
và  xác định hình thức đào tạo phù hợp với nhu cầu. Có một số hình thức đào tạo phổ
biến mà doanh nghiệp thường áp dụng, đó là:  
Phương pháp đào tạo thông qua làm việc (on-the-job training methods) là 
phương pháp phổ biến nhất. Đối với phương pháp này, công ty có thể thực hiện hoán
đổi vị trí công việc của nhân sự để nhân sự được làm nhiều nhiệm  vụ khác nhau. Bên
cạnh đó, có thể áp dụng hình thức học việc (apprenticeships) kết  hợp giữa hướng dẫn
trên lớp và làm việc cùng với những người dày dạn kinh  nghiệm, huấn luyện viên.
Phương pháp đào tạo qua các hình thức khác không qua làm việc. Phương 
pháp này áp dụng với những vị trí công việc đòi hỏi nhân viên phải có một số những
kỹ năng nhất định trước khi bắt đầu để tránh những lỗi gây nguy hiểm hoặc chi phí
cao, hoặc những công việc đòi hỏi tính chính xác cao cần phải tích lũy thông  tin trước
khi có thể làm việc độc lập.
b. Phát triển nghề nghiệp  
Phát triển nhân sự không đơn thuần với mục đích cụ thể là đào tạo hay truyền 
đạt những một số những kỹ năng cụ thể để nhân viên thực hiện nhiệm vụ công việc, 
mà còn bao gồm các hoạt động đào tạo giúp nhân viên nâng cao khả hiểu và sử dụng
kiến thức.
2.1.3. Chức năng khen thưởng
Chức năng khen thưởng được coi là một trong những chức năng quan trọng 
nhất trong quản trị nhân sự. Việc  tạo động lực cho nhân viên nên được xem là một
quá trình nhiều mặt, liên quan đến  cá nhân, quản lý và tổ chức.
a. Các chế độ đãi ngộ
Chế độ đãi ngộ, tiền lương cho thường phức tạp hợp chế độ dành cho các nhân 
sự trong nước. Các công ty đa quốc gia luôn phải xây dựng chế độ lương
(pay structure) riêng cho nhân sự quốc tế, và phải xác định áp dụng quy định của
quốc  gia nào đối với chế độ đãi ngộ đó, theo quốc gia mẹ, quốc gia sở tại hay quốc
gia  thứ ba.
Chế độ đãi ngộ cho nhân sự quốc tế thường bao gồm những khoản sau : (1)
lương cơ bản, (2) các khoản chi trả cho phát sinh  khác biệt về chi phí cuộc sống, tỷ
giá, mức độ ít an toàn và khó khăn nơi làm việc,  chi trả trường học, điều kiện nhà ở
chưa tốt, chăm sóc sức khỏe, (3) khoản hỗ trợ công tác nước ngoài (cho nhà cửa, ô tô,
lái xe, và các khoản tiền hỗ trợ khác), (4)  các chương trình hỗ trợ để ổn định cuộc
sống ở nước ngoài (hỗ trợ gia đình, con cái,  bảo vệ tài sản và tính mạng, an toàn lao
động), (5) các phúc lợi khác (nghỉ được trả lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ,
bảo hiểm thất nghiệp, chi phí y tế, hỗ trợ tai nạn nghề nghiệp, chế độ lương hưu. 
b. Quản lý hiệu quả làm việc và khen thưởng
Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân sự là hoạt động thường được các công ty  
thực hiện hàng năm, và có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức. Kết quả của 
những đánh giá này có tác động trực tiếp đến nhân sự, là cơ sở cho việc tăng lương, 
thăng tiến, hay có những tiến hiệu để nhân sự thấy họ làm việc chưa đạt tiêu chuẩn,  
hay cần thêm hỗ trợ đào tạo. Quá trình đánh giá và quản lý hiệu quả làm việc của  
nhân sự đối với các công ty ở quy mô lớn và đa quốc gia thường không đơn giản,  đòi
hỏi công ty phải có hệ thống với những tiêu chuẩn được xây dựng để đánh giá  nỗ lực
của nhân sự đối với công việc gắn với hệ thống các mức độ khen thưởng. 
2.1.4 Chức năng duy trì và hỗ trợ
Chức năng duy trì trong quản trị nhân sự cần phải: (1) đảm bảo một môi
trường  làm việc an toàn và lành mạnh cho nhân viên, (2) quan tâm đến đời sống của
nhân  viên, duy trì kênh giao tiếp thường xuyên với nhân viên để kịp thời phát hiện
những vấn đề mà nhân viên phải đối mặt trong cuộc sống và có ảnh hưởng đến chất
lượng  công việc. Thực hiện chức năng này cần cố những chương trình hỗ trợ để giúp
người lao động giải quyết những tình huống khó khăn trong cuộc sống và công
việc như tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, chăm sóc con nhỏ, bố mẹ già, sự thất
vọng  hay những vấn đề trong các mối quan hệ.
2.2. Tác động quản lý nhân sự với sự phát triển và ảnh hưởng của công ty đa
quốc gia
2.2.1. Tác động tích cực khi quản trị nhân lực hiệu quả
Thứ nhất, khi công ty đa quốc gia có những cách quản lý nhân sự thật sự hiệu
quả thì nó sẽ là điều kiện tiên quyết quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty.
Thứ hai, quản trị nguồn nhân lực tốt tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty đa quốc
đa quốc gia.
Thứ ba, đảm bảo tính tổ chức và kỷ luật trong doanh nghiệp.
2.2.2. Tác động tiêu cực khi quản trị nhân lực không hiệu quả
Thứ nhất, dư thừa hoặc thiếu hụt nhân sự ta tài năng, làm giảm khả năng cạnh
tranh của công ty.
Thứ hai, không đảm bảo tính tổ chức và kỷ luật trong doanh nghiệp.
Thứ ba, quản trị nhân sự quốc tế có mức độ rủi ro cao hơn.
Thứ tư, dễ chịu nhiều tác động từ ngoại cảnh hơn. 
Chương 3. Liên hệ thực tiễn Việt Nam
3.1. Tổng quan về các công ty đa quốc gia tại Việt Nam
3.1.1. Quản lý nhân sự tại công ty đa quốc gia châu Á
Bên cạnh xu hướng kết hợp sử dụng người lao động là người Việt Nam, các
công ty châu Á cũng có những đổi nhất định trong chiến lược tuyển dụng, đó là các
công ty tại Việt Nam tuyển dụng nhân sự nước ngoài là người của quốc gia công ty
mẹ đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam trong nhóm SIEs. Đầu tư nước ngoài từ
các quốc gia châu Á này ở Việt Nam là tương đối lớn, với số lượng rất nhiều dự án
đầu tư, nhu cầu đối với nhân sự sẽ rất cao. Đây chính là nguyên nhân cho việc ngày
càng nhiều người châu Á, đặc biệt là người Hàn và Nhật đến Việt Nam.
Lý do đầu tiên cho sự thay đổi đó là mối quan hệ giữa các công ty chi nhánh
với công ty mẹ đã chuyển sang trạng thái tương đối độc lập. Các công ty được tự chủ
trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, chỉ phụ thuộc với công ty mẹ về các
thủ tục liên quan đến tài chính. Mọi chi phí hoạt động do công ty tại Việt Nam chi trả
nên việc sử dụng PCNs sẽ mất nhiều chi phí hơn. Công ty mẹ chỉ cử những vị trí
PCNs ở các cấp cao nhất sang quản lý công ty, còn những vị trí khác sẽ được tuyển
dụng tại Việt Nam.
Lý do thứ hai dẫn đến xu hướng thay đổi chiến lược sử dụng trong các công ty
ĐQG châu Á là do, tại Việt Nam hiện nay, số lượng người Đài Loan, Hàn, Nhật và
nhân sự đến từ các quốc gia châu Á khác trong nhóm ‘chuyên gia tự do – SIEs’ khá
nhiều. Những nhân sự thuộc nhóm SIEs là những người đã từng sinh sống và làm việc
tại Việt Nam, hết nhiệm kỳ hay thời giạn làm việc, họ quyết định ở lại hoặc quay lại
Việt Nam để sống và làm việc.
3.1.2. Quản lý nhân sự tại các công ty đa quốc gia phương Tây
Hiện nay các công ty đa quốc gia đang hoạt động rất mạnh mẽ tại thị trường
Việt Nam và đang có dấu hiệu mở rộng quy mô. Có thể kể đến là sự xâm lấn thị
trường của Samsung và Intel. Samsung đã công bố kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào Bắc
Ninh thông qua dự án Samsung Display. Về phía Intel cũng đã công bố kế hoạch mở
rộng dây chuyền sản xuất tại TP.HCM.
Để nói về những công ty đa quốc gia có chính sách quản lý nhân sự hiệu quả tại
Việt Nam thì không thể không kể đến những công ty sau:
⮚ P&G (Procter and Gamble): đây là một tập đoàn hóa mỹ phẩm có trụ sở
chính ở Mỹ. Công ty có sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của những tài năng trẻ ở
Việt Nam bằng phương pháp tạo ra cho người lao động một môi trường làm việc tốt
nhất để sớm mang lại thành công. P&G luôn chú trọng vào việc xây dựng văn hóa
doanh nghiệp, mang lại môi trường làm việc năng động lý tưởng để nhân viên có thể
phát huy được hết khả năng sáng tạo của mình.
⮚ IBM (International Business Machines): đây là tập đoàn công nghệ máy
tính đa quốc gia của Mỹ có trụ sở ở Armonk, New York. IBM rất quan tâm đến việc
bảo đảm lợi ích công bằng của các nhân viên, kể cả nhân viên có chức vụ thấp nhất.
Doanh nghiệp này cũng mạnh dạn đầu tư khoảng 1700USD để đào tạo các kỹ năng
trong công việc của mỗi nhân viên mới.
3.2. Vai trò và tác động của quản lý nhân sự tại các công ty MNCs tại Việt Nam:
Thứ nhất, quản lý nhân sự hiệu quả giúp nâng cao chất lượng và năng suất
lao động tại Việt Nam
Việc đầu tư vào Việt Nam của các công ty đa quốc gia giúp giải quyết vấn đề
lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động. Bất kỳ
doanh nghiệp đa quốc gia nào cũng cần những nhân sự được đào tạo, có kinh nghiệm
và có khả năng thích ứng cao để đảm nhận những vị trí công việc khác nhau. Do tính
chất phức tạp của các nhiệm vụ quốc tế, việc đào tạo và phát triển nhân sự tại Việt
Nam cũng đòi hòi nhiều công sức và đầu tư hơn. Tại các công ty đa quốc gia, nhân sự
trong nước sẽ được đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài, nâng cao trình độ của công
nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý, bên cạnh đó, chất lượng lao động cũng được tăng
lên nhờ hiệu ứng lan tỏa lao động.
Thứ hai, quản lý nhân sự tốt góp phần tạo nên hình ảnh đẹp cho công ty
trong mắt công chúng.
Bên cạnh những ghi nhận rộng rãi không chỉ bởi kết quả kinh doanh xuất sắc
mà rất nhiều công ty đa quốc gia còn được biết đến là nơi có môi trường làm việc cực
kỳ tốt. Từ việc xây dựng lên hình ảnh đẹp, nhiều công ty không chỉ thu hút được
nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn chiếm được sự tin tưởng trong mắt người tiêu
dùng.
Được nhiều lần bình chọn là Nơi làm việc tốt nhất và Nhà tuyển dụng được yêu
thích nhất Việt Nam, Unilever Việt Nam hiện có hơn 1.600 nhân viên trên toàn quốc
và gián tiếp tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động thông qua các bên thứ
ba, các nhà cung cấp và đại lý phân phối. Các nhãn hàng nổi tiếng của Unilever như
OMO, Lifebuoy, Sunsilk, Clear, Pond’s, P/S, Lipton, Knorr, VISO, VIM, Sunlight
thuộc các ngành hàng: chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực phẩm… đã trở
nên quen thuộc, không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của các gia đình Việt
Nam. Trung bình mỗi ngày có khoảng 35 triệu sản phẩm của Unilever được đến tay
và sử dụng bởi người tiêu dùng trên toàn quốc thông qua mạng lưới phân phối và bán
hàng rộng khắp cả nước bao gồm hơn 150 đại lý phân phối và 300.000 cửa hàng bán
lẻ.
Thứ ba, việc quản lý nhân sự giúp các công ty đa quốc gia phá vỡ rào cản
văn hóa khi gia nhập thị trường tại Việt Nam.
Rất nhiều công ty đã thiết kế các chương trình đặc biệt để giải quyết các rào
cản về văn hóa và ngôn ngữ cản trở các nhà điều hành bản địa khi họ phải làm việc ở
cấp độ toàn cầu. Nhiều công ty đã đưa ra những chương trình có thể giúp nhân viên
địa phương tương tác thoải mái hơn và hiệu quả với các đối tác của họ trên toàn thế
giới chứ không riêng ở Việt Nam, với sự tập trung vào việc nâng cao các kỹ năng giao
tiếp đa văn hóa. Cụ thể như Samsung, Canon hay Honda.. liên tục cử nhân viên đi học
tập tại các công ty nước ngoài. Ví dụ nhân viên Honda Việt Nam có thể được sang
công ty Honda ở Thái hoặc đến trụ sở chính tại Nhật Bản để học hỏi văn hóa cũng
như phát triển năng lực.
Thứ tư, quản lý nhân sự góp phần lớn đến sự phát triển bền vững của công
ty đa quốc gia
Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri
thức và trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực, đặc biệt
là nguồn nhân lực chất lượng cao càng ngày càng cho thấy vai trò quyết định. Nhất là
đối với công ty đa quốc gia với quy mô sản xuất lớn, máy móc công nghệ hiện đại..
thì việc đào tạo, quản lý và sử dụng nhân lực hiệu quả chính là động lực quan trọng
nhất để có thể giúp công ty tồn tại và phát triển. Tại Unilever, khi bắt đầu nghiên cứu
về kế hoạch và mục tiêu phát triển bền vững trong năm 2010, ban quản trị đã điều tra
ý kiến của nhân viên và các bên liên quan bên ngoài về những gì họ đang làm và nơi
họ nên bắt đầu. Và chính nhân viên của Unilever là động lực thúc đẩy và phát triển
công ty khi giai đoạn đó Unilever đang được coi là ở một vị thế không thoải mái do có
quá nhiều kỳ vọng từ bên ngoài. Có thể nói, hầu hết những dự án đều dựa trên quan
điểm, đóng góp của nhân lực cũng như những dự án độc lập trong lĩnh vực phát triển
bền vững.
3.3. Những hạn chế trong việc quản lý nhân sự tại các công ty đa quốc gia:
Thứ nhất, thiếu nguồn nhân lực cấp cao
Báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho
thấy lao động không chính thức và phổ thông vẫn chiếm chủ yếu tại Việt Nam. Lực
lượng đã qua đào tạo, có chứng chỉ, bằng cấp còn thấp, khoảng 24,5% năm 2020.
Trong khi nhân sự đã qua đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Kỹ năng của
lao động Việt cũng bị đánh giá còn nhiều hạn chế, với 46/100 điểm (xếp thứ 103 trên
thế giới), chỉ cao hơn Indonesia, Lào và kém rất xa so với nhóm ASEAN-4.
Từ tháng 8/2020 dưới tác động tích cực của Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam - EU (EVFTA), các ngành nghề, đặc biệt là sản xuất càng "khát" nhân sự cấp
cao. Họ không ngừng "đãi cát tìm vàng" và triển khai nhiều cách thức chiêu mộ, giữ
chân nhân tài.
Thứ hai, chưa có chính sách đào tạo và lương thưởng phù hợp cho nhân sự
Hiện tại, có khá nhiều công ty đa quốc gia tại Việt Nam chưa có chương trình
đào tạo chuyên môn và phát triển cá nhân cụ thể cho nhân sự, dẫn đến rất nhiều người
phải rời bỏ công ty do không nhìn thấy lộ tình phát triển sự nghiệp bản thân. Mức
lương trung bình của các công ty trong nước thấp hơn 26% so với các công ty nước
ngoài, đâu đó chỉ bằng 1/4. Nếu xét từng cấp bậc thì nhân viên và quản lí giữa hai
nhóm doanh nghiệp này có tỉ lệ chênh lệch lần lượt là 14% và 25%. Trong khi đó,
nhóm các công ty Việt Nam là 8,9%, chênh lệch 0,3%. Khảo sát cũng cho biết top 3
ngành có tỉ lệ tăng lương nhiều nhất là công nghệ (10,2%), hoá học (9%) và thương
mại (8,6%). Điều này được cho là phù hợp khi thời gian qua, các doanh nghiệp đang
"bắt tay" vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và ngày càng hội nhập với nền kinh tế
thế giới.
Thứ ba, bộ máy nhân sự thiếu sự thống nhất
Theo kết quả điều tra, trong giai đoạn đầu mới hoạt động tại Việt Nam, mối
quan hệ giữa công ty mẹ tại Hàn Quốc/Nhật Bản và các chi nhánh tại Việt Nam chủ
yếu là mối quan hệ phụ thuộc. Toàn bộ hoạt động tuyển dụng, điều động sang các chi
nhánh ở Việt Nam được thực hiện bởi công ty mẹ. Do đặc thù về mối quan hệ và cơ
cấu tổ chức theo hình thức tập trung quyền lực, công ty mẹ sẽ quyết định toàn bộ, chi
nhánh Việt Nam thực hiện theo yêu cầu, và không tham gia công tác xây dựng kế
hoạch hay sắp xếp nhân sự. Đối tượng được phỏng vấn trong nghiên cứu thực nghiệm
lại là những quản lý làm việc tại chi nhánh Việt Nam, vì vậy thông tin được cung cấp
về cách mà công ty mẹ tuyển dụng và lựa chọn nhân sự nước ngoài như thế nào không
thực sự rõ ràng do các quản lý ở chi nhánh Việt Nam cũng không nắm rõ được chi tiết
các quy trình và cách thức thực hiện cụ thể
Thứ tư, tồn tại môi trường làm việc thiếu lành mạnh và hà khắc
Các công ty đa quốc gia đều có nét văn hóa riêng. Do vậy dù có hòa hợp với
môi trường chung như công ty cũng có ít nhiều điều cấm kị hay nguyên tắc đặt ra cho
nhân viên dù không quy định bằng văn bản. Có nhiều công ty đa quốc gia áp dụng
những chính sách thiếu linh động, quá áp lực và không phù hợp với văn hóa lao động
tại Việt Nam. Điều này dẫn đến rất nhiều những hệ lụy không mong muốn.
Thực tế, rất nhiều người lao động họ mong muốn làm việc tại một môi trường
lành mạnh, nhất là tại một công ty đa quốc gia, nơi giao thoa với nhiều nền văn hóa
thì việc tạo ra môi trường làm việc tốt chính là góp phần giúp người lao động gắn bó
lâu dài với công ty. Từ việc gắn bó lâu dài đó thì mới tạo ra sự phát triển bền vững
cho doanh nghiệp.
3.3. Giải pháp cho những hạn chế còn tồn tại:
Thứ nhất, xây dựng các chương trình đào tạo đa dạng
Thứ hai, điều chỉnh các chính sách đào tạo, lương thưởng
Thứ ba, thay đổi văn hóa công ty để phù hợp với người lao động
Thứ tư, thống nhất lại cơ cấu tổ chức bộ máy và xóa bỏ rào cản giữa các nhân
sự
⮚ Tạo dựng niềm tin với nhân viên
⮚ Tôn trọng ý kiến của mỗi cá nhân
⮚ Giao tiếp nhiều hơn
⮚ Tạo tinh thần đoàn kết trong môi trường làm việc
ĐỀ TÀI (NHÓM 10): Trình bày những hiểu biết của em về Chiến dịch đặc biệt
của Nga tại Ukraine? Phân tích vai trò và tác động của cuộc chiến này tới Hội
nhập, liên kết của khu vực, thế giới và Việt Nam.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP, LIÊN KẾT KHU
VỰC
1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1. Khái niệm
Hội nhập kinh tế quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác quốc tế về kinh
tế, là hoạt động của các chủ thể có quan hệ quốc tế cùng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau vì
mục đích kinh tế. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển
cùng với sự phát triển của quá trình tự do hóa thương mại và xu hướng mở cửa nền
kinh tế của các quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề chủ yếu
như: đàm phán cắt giảm các hàng rào thuế quan; đàm phán cắt giảm các hàng rào phi
thuế quan; giảm thiểu các hạn chế đối với hoạt động dịch vụ và các trở ngại đối với
hoạt động đầu tư quốc tế; giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động dĩ chuyển sức lao
động quốc tế; điều chỉnh các công cụ, quy định của chính sách thương mại quốc tế
khác.
1.1.2. Vai trò
Thực chất của hội nhập kinh tế quốc tế là việc thực hiện quá trình quốc tế hóa
kinh tế trên cơ sở các nước tự nguyện tham gia và chấp nhận thực hiện những điều
khoản, nguyên tắc đã được thỏa thuận thống nhất trên nguyên tắc bình đẳng cùng có
lợi.
* Tác động tích cực:
- Trên cơ sở các hiệp định đã ký kết, các chương trình phát triển kinh tế, khoa học kĩ
thuật, văn hóa, xã hội... được phối hợp thực hiện giữa các nước thành viên; từng quốc
gia thành viên có cơ hội và điều kiện thuận lợi để khai thác tối ưu lợi thế quốc gia
trong phân công lao động quốc tế, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu
xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quả hơn; tạo điều kiện và tăng cường phát triển các
quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu và
nhập khẩu.
- Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt trong việc
phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy việc tạo
dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và phát triển các quan hệ song phương, khu vực,
và đa phương.
- Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô, nguồn lực phát
triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xã hội.
- Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi
mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước
tiên tiến.
- Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự thế giới
mới, giúp tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hoà bình, ổn định và
phát triển ở phạm vi khu vực và thế giới.
- Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợp với luật
pháp, thông lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế quốc
tế.
* Tác động tiêu cực:
- Tạo ra sức ép cạnh tranh giữa các thành viên khi tham gia hội nhập, khiến nhiều
doanh nghiệp, ngành nghề có thể lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản.
- Làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường khu vực và thế giới.
Điều này khiến một quốc gia dễ bị sa lầy vào các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
hay khu vực.
- Các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với nguy cơ trở thành “bãi rác” công
nghiệp của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước theo
quan niệm truyền thống.
- Làm tăng nguy cơ bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị xói mòn, lấn át bởi văn
hóa nước ngoài.
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng tình trạng khủng
bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, di dân, nhập cư bất hợp
pháp.
- Hội nhập không phân phối công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và nhóm nước
khác nhau trong xã hội. Do đó, dễ làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tụt hậu giữa các
quốc gia hay tầng lớp dân cư trong xã hội.
1.1.3. Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế
- Hợp tác kinh tế song phương: Hợp tác kinh tế song phương có thể tồn tại dưới dạng
một thoả thuận, một hiệp định kinh tế, thương mại, đầu tư hay hiệp định tránh đánh
thuế hai lần, các thoả thuận thương mại tự do (FTAs) song phương... Loại hình hội
nhập này thường hình thành rất sớm từ khi mỗi quốc gia có chủ trương hội nhập kinh
tế quốc tế.
- Hội nhập kinh tế khu vực: Xu hướng khu vực hóa xuất hiện từ khoảng những năm 50
của thế kỉ XX và phát triển cho đến ngày nay. Sự phân loại và khái niệm về các loại
hình hội nhập kinh tế khu vực có sự thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế thế
giới. Theo kinh nghiệm hội nhập kinh tế khu vực của Tây Âu, các học giả phân loại
hội nhập kinh tế khu vực thành các cấp độ từ thấp đến cao: Khu vực Mậu dịch tự do
(FTA), Liên minh Hải quan (CU), Thị trường chung (CM), Liên minh Kinh tế và tiền
tệ (EMU).
- Hội nhập kinh tế toàn cầu: Nếu như hợp tác kinh tế song phưong là sự hợp tác của
nhóm gồm chỉ hai nước với nhau, thông qua các hiệp định kinh tế song phương được
thiết lập bởi hai nước thì hội nhập kinh tế khu vực tiếp tục phát triển rộng hơn về
phạm vi hội nhập, đó là giữa một nhóm các nước trong cùng khu vực hoặc liên khu
vực với nhau, thông qua các hiệp định kinh tế đa phương được thiết lập bởi những tổ
chức kinh tế có tính khu vực; Đen hội nhập kinh tế toàn cầu phạm vi hội nhập giữa
các nước đã được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới, thông qua các hiệp định kinh tế
đa phương hoặc đa biên được thiết lập bởi những tổ chức kinh tế có tính toàn cầu.
1.2. Liên kết kinh tế quốc tế
1.2.1. Khái niệm
Liên kết kinh tế quốc tế là quá trình hợp nhất các nền kinh tế của các quốc gia
trong một hệ thống kinh tế thống nhất với các mối quan hệ kinh tế; là liên kết giữa các
quốc gia thông qua các hiệp ước hiệp định để hình thành tổ chức liên kết kinh tế quốc
tế mang tính chất khu vực hoặc toàn cầu với các cơ chế, nguyên tắc điều chỉnh hoạt
động các nước thành viên.
Liên kết kinh tế quốc tế là sự thống nhất một hoặc nhiều chính sách về kinh tế
quốc tế như: thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, trợ giá, đầu tư, tài chính, chuyển giao công
nghệ, môi trường, an ninh, … của nhiều quốc gia nhằm giúp các quốc gia có thể đạt
được lợi ích kinh tế tối ưu trong tổng thể lợi ích của liên kết.
1.2.2. Vai trò
Một là, liên kết kinh tế quốc tế tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi cho các quan
hệ thương mại quốc tế, tài chính ngân hàng.
Hai là, tạo sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu trên cơ sở ứng dụng
nhanh chóng và hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật. Từ đó phát huy thế mạnh từng
khu vực, từng quốc gia; giúp chuyển dịch cơ cấu sản xuất, xuất nhập khẩu, thay đổi cơ
cấu kinh tế; hình thành cơ cấu kinh tế có tính khu vực.
Ba là, giải quyết vấn đề việc làm, tận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng
suất và tiết kiệm thời gian
Bốn là, tạo nên sự ổn định tương đối và phản ứng linh hoạt trong việc phát triển
các quan hệ kinh tế quốc tế, thúc đẩy việc xây dựng các chính sách lâu dàu cho các
quan hệ song phương và đa phương
CHƯƠNG 2: CHIẾN DỊCH ĐẶC BIỆT CỦA NGA TẠI UKRAINE
2.1. Thông tin chung về Nga
Nga (Liên bang Nga) là quốc gia cộng hòa liên bang nằm ở phía Bắc lục địa Á –
Âu, có diện tích lớn nhất thế giới (17,098,246 km²) bao phủ gần 1/9 diện tích lục địa
Trái Đất, là nước đông dân thứ 9 thế giới với 145,8 triệu người (2020), bao gồm 11
múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường, địa hình. Nga có trữ lượng khoáng sản và
năng lượng lớn nhất thế giới - một trong những siêu cường năng lượng. Nga cũng có
diện tích rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ 25% - tức 1/4 lượng
nước ngọt không đóng băng của thế giới.
Nga đã thiết lập tầm ảnh hưởng trên khắp thế giới từ thời Đế quốc Nga. Dưới
thời kỳ Liên bang Xô viết, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, Liên Xô
được công nhận là một trong hai siêu cường trên thế giới thời đó cùng với Hoa Kỳ,
đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong thắng lợi của khối Đồng Minh trong Thế chiến
II. Liên bang Nga được thành lập kể từ sau sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô cùng khối
phía Đông vào năm 1991 và được công nhận là sự kế tục pháp lý của Nhà nước Xô
viết.
Năm 2020, Liên bang Nga có quy mô nền kinh tế đứng thứ 11 thế giới với GDP
đạt được 1,467 nghìn tỷ USD. Cũng theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, thu nhập bình quân đầu
người của Nga ước tính theo danh nghĩa năm 2020 là 9,972 USD/người xếp hạng 61
trên thế giới. Nga là quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn thứ 11 thế giới năm 2021.
Đây là một trong những nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận và đồng
thời sở hữu kho vũ khí hủy diệt hàng loạt lớn nhất thế giới. Nga là thành viên thường
trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, G20, APEC, SCO, EurAsEC và lãnh đạo
của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập. Nga cũng như tiền thân Liên Xô có truyền
thống lâu đời trong nhiều lĩnh vực khoa học, văn hóa, nghệ thuật, bao gồm những
thành tựu quan trọng đầu tiên về công nghệ hạt nhân, vũ trụ. Nga là một cường quốc
quân sự.
Mặc dù vậy, Nga hiện nay cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, thách
thức như phát triển chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng (không còn duy trì được
sức phát triển cùng vị thế siêu cường thế giới như thời Liên Xô, nước Nga hiện đại dù
cho là một cường quốc cũng như siêu cường tiềm năng tuy nhiên vẫn là một nước
đang phát triển), tỷ lệ tội phạm cao, tỷ lệ tự sát cao, chủ nghĩa khủng bố, xung đột sắc
tộc, sụt giảm dân số do chênh lệch giới tính cùng tỷ lệ sinh giảm, tình trạng nghiện
rượu của nam giới, nạn tham nhũng trong giới lãnh đạo cũng như tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính năm 2014 và các lệnh trừng phạt, cấm vận, cô lập kinh tế, quân
sự, ngoại giao từ phía Hoa Kỳ, NATO, đồng minh cùng Liên minh châu Âu.
2.2. Thông tin chung về Ukraine
Ukraine là một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu, phía Đông giáp với Nga.
Ukraina bao gồm 24 tỉnh, một nước cộng hòa tự trị (Krym) và hai thành phố có địa vị
pháp lý đặc biệt là thủ đô Kiev và Sevastopol. Ukraine theo thể chế cộng hòa tổng
thống.
Lịch sử Ukraina bắt đầu từ khoảng thế kỷ IX của Công Nguyên khi vùng đất này
trở thành trung tâm của nền văn minh Đông Slav với quốc gia Rus Kyiv hùng mạnh
tồn tại đến thế kỷ XII. Khi đế quốc Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn trỗi dậy và bành
trướng, Rus Kiev bị Mông Cổ chinh phục và chịu cảnh nô lệ trong suốt nhiều thế kỷ.
Sau khi Mông Cổ suy yếu, lãnh thổ của Ukraine lại bị phân chia giữa nhiều thế
lực khác nhau tại châu Âu, cụ thể là Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Đến thế kỷ
XIX, khi Nga bành trướng và đánh bại hai địch thủ còn lại, hầu hết lãnh thổ của
Ukraine nằm trong Đế quốc Nga. Năm 1922, Ukraine trở thành một nước đồng sáng
lập Liên bang Xô viết đồng thời trở thành một nhà nước cộng hòa theo thể chế xã hội
chủ nghĩa nằm trong Liên Xô. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ và Ukraine lại trở thành
một quốc gia độc lập. Từ đó đến nay, Ukraine tiến hành mở cửa, xây dựng nền kinh tế
thị trường và trở thành quốc gia có trình độ phát triển cao ở Đông Âu. Tuy nhiên
những năm gần đây, khủng hoảng chính trị cùng chiến tranh với Nga đã làm Ukraine
mất quyền kiểm soát ở một số vùng lãnh thổ trọng yếu, khiến cho tình hình đất nước
đi xuống trầm trọng.
2.3. Chiến dịch đặc biệt của Nga tại Ukraine
2.3.1. Bối cảnh
Cả Nga và phương Tây đều coi trọng vị trí địa chiến lược của Ukraine, và đều
muốn tận dụng nước này để làm “đòn bẩy” đối trọng với bên còn lại :
- Đối với Nga: Ukraine là một quốc gia láng giềng, chia sẻ những điểm tương đồng về
văn hóa và lịch sử trải dài qua nhiều thế kỷ. Ukraine còn từng là một phần quan trọng
của Liên bang Xô Viết. Năm 2014, khi chính quyền thân Nga của cựu Tổng thống
Viktor Yanukovych bị thay thế bởi một chính quyền mới được cho là thân phương
Tây, Moskva đã “đứng ngồi không yên”.
Trong bối cảnh hàng loạt quốc gia Liên Xô cũ đã gia nhập Liên minh châu Âu
(EU) hoặc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), việc Ukraine muốn gia
nhập NATO, rời xa khỏi sự ảnh hưởng của Nga là điều Moscow không thể chấp nhận
được. Trong 8 năm gần đây, Nga bị cáo buộc hỗ trợ lực lượng ly khai ở Donbass và
tăng cường gây sức ép với Ukraine. Căng thẳng trên thực địa gia tăng từ cuối năm
ngoái, khi Nga được cho là đã tập trung hơn 150.000 binh sĩ cùng các khí tài ngay sát
Ukraine. Mỹ và các đồng minh phương Tây từ đầu tháng 2 liên tục cáo buộc Nga
chuẩn bị "chiến dịch tạo cớ tấn công Ukraine".
- Đối với châu Âu và Mỹ: Ukraine là phần không thể thiếu trong kế hoạch ngăn chặn
ảnh hưởng của Moskva ở phần còn lại của châu Âu. Dù Ukraine không phải là thành
viên của EU hay NATO, nhưng Kiev lại nhận được sự hỗ trợ đáng kể về cả tài chính
lẫn quân sự từ phương Tây. Giữa bối cảnh tình hình biên giới Ukraine ngày càng căng
thẳng, NATO đã tăng cường khả năng sẵn sàng của lực lượng phản ứng nhanh, triển
khai các tiểu đoàn, máy bay và tàu chiến để bảo vệ những quốc gia thuộc NATO trong
khu vực.
2.3.2. Nguyên nhân
- Về phía Nga, Tổng thống Nga V. Putin khẳng định với nước Nga và toàn thế giới
rằng, Ukraine không chỉ là một đất nước láng giềng mà còn là một phần không thể
tách rời của lịch sử, văn hóa và không gian tinh thần Nga. Nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến cuộc xung đột hiện nay là do phương Tây và Ukraine không nhìn thấy hết và đáp
ứng các quan ngại của Nga về an ninh quốc gia, không thấu hiểu lợi ích chiến lược
của nhau và lập trường của hai bên quá xa nhau về vấn đề Ukraine. Về sâu xa, tính
toán và mục tiêu của nước Nga thông qua chiến dịch quân sự tại Ukraine lần này có
thể thấy nổi lên mấy điểm chính sau:
Một là, về mặt lịch sử văn hóa, các quốc gia hiện đại ngày nay, như Nga,
Ukraine và Belarus đều có nguồn gốc hình thành từ Nhà nước Kievan Rus. 
Hai là, về mặt chính trị - an ninh - quân sự, chính quyền của Tổng thống Nga
V. Putin cho rằng, hơn 30 năm qua kể từ khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga đã bị Mỹ và
các nước phương Tây đối xử không công bằng dưới nhiều hình thức, từ việc luôn
mang tư tưởng thù địch với Nga, không đặt Nga ở một vị trí quan trọng trong cấu trúc
an ninh mới của toàn châu Âu sau Chiến tranh lạnh, đến các vòng mở rộng NATO đe
dọa không gian an ninh.
- Về phía Mỹ và phương Tây, kể từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, NATO luôn xem
Nga là mối đe dọa an ninh số một; còn Mỹ coi Nga và Trung Quốc là những “đối thủ
cạnh tranh chiến lược” hàng đầu. Mỹ và phương Tây luôn muốn dập tắt những hy
vọng của Nga trong việc phục hồi vị thế cường quốc toàn cầu của Liên Xô như trước
đây thông qua quá trình “Đông tiến” của NATO. Mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và
phương Tây đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm giữa đối đầu và hòa hoãn, tuy khác
nhau về mức độ nhưng bản chất vẫn là cạnh tranh chiến lược và đối kháng lợi ích, sự
mở rộng ảnh hưởng của bên này, trong cách tiếp cận của bên còn lại, sẽ thu hẹp lợi ích
của bên kia. Về tổng thể, Mỹ có mục tiêu chiến lược không đổi là duy trì vai trò lãnh
đạo toàn cầu và một trật tự quốc tế có lợi cho Mỹ, kiềm chế và không để Nga nổi lên
thách thức vị thế của Mỹ.
Cụ thể, trong cuộc khủng hoảng chính trị Nga - Ukraine, trước khi xung đột nổ
ra, Mỹ và phương Tây được cho là đều có tính toán trong việc thực hiện cuộc chiến
tranh thông tin, đẩy thêm căng thẳng giữa Nga với Ukraine để dễ dàng hiện thực hóa
kế hoạch “phương Tây hóa Ukraine”, lôi kéo các nước có xu hướng thân Nga dựa hẳn
vào Mỹ và phương Tây… Khi chiến sự bùng nổ, Mỹ và phương Tây không trực tiếp
tham chiến nhưng tăng cường trợ giúp Ukraine các trang thiết bị vũ khí hiện đại, áp
đặt các biện pháp cấm vận kinh tế ngặt nghèo đối với Nga… Đối với Mỹ, bất kể cuộc
xung đột vũ trang nào cũng là cơ hội giúp Mỹ thu được những khoản lợi nhuận khổng
lồ từ việc buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến và liên quan.
2.3.3. Diễn biến cuộc chiến
- 6:00 (UTC+3 – giờ Moskva) ngày 24/02/2022: Tổng thống Nga Putin đưa ra thông
báo quyết định khởi động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở miền Đông Ukraine. Mục
đích tiến hành chiến dịch là nhằm bảo vệ người dân khu vực Donbass phải chịu nhiều
thiệt hại do xung đột gây ra trong những năm qua. Vài phút sau thông báo của tổng
thống Nga Putin, các vụ nổ đã diễn ra ở Kiev, Kharkiv, Odessa và Donbas. Mục tiêu
ban đầu của Nga là nhanh chóng giành quyền kiểm soát trên không của Ukraine.
- 7:00 (UTC+2 – giờ Đông Âu), tức 8:00 UTC+3 ngày 24/02/2022: Tổng thống
Ukraine Zelensky thông báo về việc áp dụng thiết quân luật ở Ukraine và đưa ra thông
báo cắt đứt quan hệ với Nga. Ukraina cũng đóng cửa không gian cho các chuyến bay
dân sự.
- 26/02: Nga chiếm được Berdyansk – thành phố cảng ở Đông Nam Ukraine và đe dọa
bao vây Mariupol.
- 28/02: vòng đàm phán đầu tiên của Nga và Ukraine tại biên giới Belarus và Ukraine,
các bên đã lắng nghe lẫn nhau và cùng đàm phán về vấn đề ngừng bắn và phi quân sự
hóa.
- 01/03: NATO kêu gọi Nga ngay lập tức chấm dứt cuộc giao tranh và rút toàn bộ
quân ở Ukraine. Mỹ và các đồng minh NATO sẽ hỗ trợ vũ khí, khí tài cho Ukraine tuy
nhiên sẽ không triển khai quân hoặc máy bay chiến đấu đến hỗ trợ Kiev bởi không
muốn trở thành một phần của cuộc xung đột.
- 02/03: các lực lượng Nga bắt đầu bao vây thành phố cảng Mariupol ở Đông Nam
Ukraine. Thành phố này có ý nghĩa quan trọng đối với nỗ lực của Moskva nhằm kết
nối khu vực phía Đông Donbass với Crimea - bán đảo trên Biển Đen sáp nhập Nga từ
năm 2014. Quân đội Nga tiến vào Kherson - đô thị lớn đầu tiên mà Ukraine mất
quyền kiểm soát.
- 03/03: vòng đàm phán thứ 2 diễn ra tại vùng Brest, Belarus, giáp biên giới Ba Lan.
Hai nước đạt được thỏa thuận ngừng bắn tạm thời để mở hành lang nhân đạo sơ tán
dân thường.
- 04/03: Lực lượng Nga kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất châu
Âu.
- 13/03: Nga mở rộng chiến dịch sang khu vực phía Tây Ukraine, phóng tên lửa nhằm
vào một căn cứ gần biên giới Ukraine - Ba Lan (vốn là một quốc gia thành viên
NATO).
- 02/04: Nga rút quân khỏi Kiev và Chernihiv
- 10/05: Ukraine giành lại các ngôi làng ở phía Bắc và Đông Bắc Kharkiv trong một
chiến dịch phản công.
- 28/5: Nga tuyên bố thành phố Lyman ở miền Đông Ukraine đã hoàn toàn nằm dưới
quyền kiểm soát của quân đội Nga và lực lượng ly khai Donbass.
- 15/06: Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố các lực lượng Nga đã phá hủy một kho chứa vũ
khí do NATO cung cấp ở miền tây Ukraine.
- 16/06 (ngày thứ 112 của cuộc chiến): Ukraine phớt lờ yêu cầu của Nga về việc hạ vũ
khí đầu hàng ở thành phố miền đông Severodonetsk, trong khi NATO kêu gọi tiếp tục
bơm vũ khí cho Kiev. Thị trưởng Severodonetsk Oleksandr Stryuk cho biết các lực
lượng Nga đang cố gắng tấn công thành phố từ nhiều hướng, song binh sĩ Ukraine vẫn
tiếp tục bảo vệ thành phố, quân đội Ukraine sẽ tiếp tục bảo vệ Severodonetsk dù tình
hình ngày một khó khăn.
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN TỚI HỘI NHẬP,
LIÊN KẾT CỦA KHU VỰC, THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
3.1. Vai trò và tác động của cuộc chiến tới hội nhập, liên kết khu vực
Cuộc chiến chưa có hồi kết giữa Nga và Ukraine đã tác động đến Nga trong các cơ
chế đa phương, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Nga và các đối tác trong diễn đàn
song và đa phương, trong bối cảnh Mỹ và phương Tây cùng các đồng minh áp đặt
lệnh cấm vận hết sức ngặt nghèo.
3.1.1. Hội đồng bảo an Liên hợp Quốc
Cuộc xung đột ở Ukraine có tác động lâu dài đối với LHQ. Nếu cuộc xung đột
kéo dài, Nga và Mỹ sẽ rất khó hợp tác trong các cuộc khủng hoảng khác thông qua
HĐBA. Mỹ, Anh và Pháp - những đại diện cho ba trong số năm ghế ủy viên thường
trực có quyền phủ quyết trong HĐBA LHQ sẽ phải tìm hiểu xem liệu một số vấn đề,
ví dụ chương trình hạt nhân của Iran và Triều Tiên, họ có thể tiếp tục phối hợp với
Nga hay không. Nga là một trong năm thành viên thường trực của HĐBA LHQ, mọi
nghị quyết của HĐBA chỉ được thông qua khi có sự nhất trí của cả 5 nước thành viên
thường trực, vậy nên các hợp tác trong khuôn khổ các cơ chế LHQ, vị thế của Nga có
bị ảnh hưởng nhưng không đáng kể do Nga là thành viên thường trực HĐBA và có
quyền phủ quyết.
Trong tình hình hiện nay, các nhà ngoại giao Mỹ và châu Âu sẽ khó hợp tác với
Nga nếu xung đột kéo dài ở Ukraine. Các nhà ngoại giao Mỹ lo ngại rằng bất đồng về
vấn đề Ukraine sẽ khiến các cuộc đàm phán khác trở nên khó khăn hoặc không thể
thực hiện được.
Nga và Mỹ đã ký vào một tuyên bố ủng hộ việc tiếp tục giúp đỡ nhân đạo cho
Syria, mặc dù cuối cùng Pháp đã chặn việc này. Bên cạnh đó, Mỹ và Nga đã cố gắng
tiếp tục phối hợp trong các cuộc đàm phán ở Vienna về việc khôi phục thỏa thuận hạt
nhân Iran. Nhưng các thành viên trong HĐBA thừa nhận rằng sẽ rất khó khăn để duy
trì hoạt động hợp tác như bình thường trong thời gian dài nữa. Các nhà ngoại giao Mỹ
và châu Âu sẽ khó có thể thảo luận một cách xây dựng với những người đồng cấp Nga
trong khi cuộc xung đột ở Ukraine vẫn tiếp diễn, đặc biệt là nếu phương Tây duy trì
các biện pháp trừng phạt đối với Moskva. Ngay cả khi Nga rút khỏi Ukraine thì cũng
phải mất nhiều thời gian để các bên lấy lại niềm tin lẫn nhau.
3.1.2. Các nước trung lập, đặc biệt là nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc và Nam Phi)
Trước tình hình căng thẳng ở Ukraine, chính quyền Tổng thống Biden đã nỗ lực
lôi kéo các nước mà Washington cho là trung lập trong cuộc xung đột gồm Ấn Độ,
Brazil, Israel và các nước vùng Vịnh để tham gia vào chiến dịch trừng phạt kinh tế, hỗ
trợ quân sự cho Ukraine và gây sức ép ngoại giao với Nga nhưng hầu như rất ít quốc
gia sẵn sàng tham gia vào kế hoạch này của Mỹ.
Ấn Độ và Nam Phi đều bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc. Ấn
Độ có mối quan hệ đối tác chiến lược kéo dài hàng thập kỷ với Nga và phụ thuộc vào
Moskva về dầu mỏ, phân bón và thiết bị quân sự.
3.1.3 Tại các diễn đàn hợp tác trong “không gian hậu Xô viết”
Đó là các diễn đàn hợp tác Nga đóng vai trò chi phối như Tổ chức Hiệp ước an
ninh tập thể (CSTO), Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), Liên minh Kinh tế Á -
Âu (EAEU)... thì Nga thậm chí còn thắt chặt quan hệ với các nước thành viên trong
các tổ chức này hơn trước.
Liên minh Kinh tế Á Âu (Eurasian Economic Union, viết tắt EAEU hoặc EEU) là một
liên minh kinh tế đã chính thức hoạt động vào đầu năm 2015 giữa các quốc gia
Armenia, Belarus, Kazakhstan, Nga, và Kyrgyzstan (tháng 5 năm 2015) - những nước
trước đó thuộc Liên Xô cũ. Đối với chiến dịch quân sự đặc biệt này của Nga, việc giải
quyết các nhiệm vụ của chiến dịch sẽ củng cố uy tín địa chính trị của Nga. Nga, quốc
gia có nguồn dự trữ lượng năng lượng và nguồn thực phẩm lớn nhất thế giới, chiếm
khoảng 20% nguồn cung lúa mì toàn cầu, vốn cần thiết cho nền kinh tế thế giới. Việc
áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga và Belarus, với tư cách là những nhà sản
xuất phân bón giá rẻ lớn nhất thế giới, trong bối cảnh giá khí đốt tăng vọt sẽ phá hoại
mùa màng thế giới trong những năm tới. Trong khi đó, thị trường thế giới đầu năm
2022 đã chứng kiến sự thiếu hụt chưa từng có về tài nguyên năng lượng và kim loại,
cũng như sự gia tăng lạm phát ở mức cao nhất ở Mỹ trong 40 năm qua. Tiềm năng
tích luỹ, bao gồm cả kinh nghiệm vượt qua các lệnh trừng phạt, từ năm 2014 sẽ cho
phép nền kinh tế Nga nhanh chóng thích ứng với các biện pháp trừng phạt và cuộc
khủng hoảng toàn cầu. Trong những năm tới, Nga sẽ trải qua một giai đoạn cần nhiều
lao động để hoàn thành việc xây dựng nền tảng công nghiệp quốc phòng, kỹ thuật
công nghệ cao và lĩnh vực công nghệ thông tin. Nga sẽ mở rộng việc thanh toán bằng
đồng ruble đối với các khoản vay và các gói cung cấp năng lượng. Việc chuyển sang
thanh toán bằng đồng ruble đối với các sản phẩm năng lượng giúp các nước EAEU
nhập khẩu với giá thấp hơn. Do đó, bằng cách duy trì tỷ lệ thanh toán khí đốt cố định
ở mức 75 ruble/1 USD, Belarus sẽ tiết kiệm được 0,5 tỷ USD vào năm 2022. Nhìn
chung, khoản tiết kiệm mà Minsk có được nhờ giá khí đốt thấp (128,5 USD/1.000 m3)
so với giá của EU vào năm 2021 sẽ lên tới khoảng 5 tỷ USD/năm.
Việc tiếp tục cải tổ nền kinh tế Nga và sự rút lui của các thương hiệu phương Tây sẽ
mở ra cơ hội cho các nước đối tác EAEU tăng cường xuất khẩu dịch vụ, thực phẩm và
các sản phẩm kỹ thuật. Các ngách mới bị bỏ trống trên thị trường Nga sẽ là nơi các
quốc gia EAEU có đặc quyền tiếp cận. Đồng thời, việc giảm căng thẳng kinh tế-xã hội
ở các nước láng giềng cũng sẽ phụ thuộc vào việc xuất khẩu lao động sang Nga.
Nga sẽ tăng cường nhập khẩu từ các nước láng giềng để thay thế nguồn cung từ các
quốc gia không thân thiện. Nguồn lực từ các thị trường phương Tây sẽ được chuyển
hướng sang Nga và các nước lân cận. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông dọc
tuyến Tây-Đông và Bắc-Nam sẽ được đẩy mạnh. Sự phát triển của mối quan hệ giữa
Nga và Trung Quốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự trỗi dậy đã được tiên lượng của
Trung Á.
3.2. Vai trò và tác động của cuộc chiến đối với thế giới
3.2.1. Làm rung chuyển toàn bộ an toàn của thế giới:
- Thế giới chia làm 2 phe:
+ Các nước ủng hộ Nga: Triều Tiên, Ấn Độ, Trung Quốc, Israel, Thổ Nhĩ Kì,
Cuba,...
+ Các nước ủng hộ Mĩ: Anh, Pháp, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Hà Lan,...
- Các lệnh trừng phạt của Mĩ và phương Tây đến Nga
+ Ngân hàng: Mỹ đã áp đặt “trừng phạt ngăn chặn hoàn toàn” đối với Sberbank,
ngân hàng nắm giữ khoảng 1/3 tổng tài sản ngân hàng của Nga và Alfabank, thể
chế tài chính lớn thứ 4 của Nga.Các công dân Mỹ sẽ không thể giao dịch với các
ngân hàng của Nga, trong khi bất cứ tài sản nào của các ngân hàng Nga trong hệ
thống tài chính Mỹ đều bị đóng băng.
+ Loại Nga khỏi SWIFT: Mỹ, Anh, châu Âu và Canada cuối tháng 2, đầu tháng
3 vừa qua đã loại Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, chặn các ngân hàng Nga
thực hiện phần lớn các giao dịch tài chính trên thế giới
+ Nợ chính phủ: Cuối tháng 2/2022, Anh, Liên minh châu Âu và Mỹ đã đưa ra
những hạn chế mới đối với việc xử lý các khoản nợ chính phủ của Nga.
+ Năng lượng: Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8/3 đã áp đặt lệnh cấm ngay lập
tức đối với nhập khẩu dầu mỏ của Nga. Anh cũng cho biết đến cuối năm 2022 sẽ
loại bỏ dần việc nhập khẩu năng lượng Nga. EU cũng đã có các biện pháp trừng
phạt nhằm vào lĩnh vực năng lượng và quốc phòng của Nga.
+ Công nghệ: Các biện pháp trừng phạt do Liên minh châu Âu đề xuất ngày 5/4
dự kiến cấm nhập khẩu hàng hóa của Nga trị giá 9 tỷ euro (9,8 tỷ USD) và xuất
khẩu sang Nga trị giá 10 tỷ euro, bao gồm chất bán dẫn và máy tính, đồng thời
chặn tàu Nga cập các cảng của EU
- Trong khi đó, Nga đáp trả các lệnh trừng phạt bằng cách:
+ Sử dụng hệ thống thanh toán quốc gia Mir thay thế hệ thống thanh toán quốc tế
SWIFT.
+ Thúc đẩy sử dụng đồng ruble và mở rộng các điểm xuất khẩu mới.
+ Bán phá giá đồng USD.
+ Cấm xuất khẩu để bảo đảm nguồn cung trong nước.
+ Thanh toán nợ bằng đồng ruble.
+ Hỗ trợ công dân, các doanh nghiệp.
+ Khuyến khích các nhà xuất khẩu chuyển hướng sang thị trường nội địa, giữ
chân những doanh nghiêp nước ngoài.
+ Đáp trả lệnh trừng phạt: Cấm các hãng hàng không của 36 quốc gia, trong đó
có Anh, Đức, Tây Ban Nha, Italy và Canada, sử dụng không phận; Từ chối
phóng vệ tinh internet; Đặt lệnh trừng phạt với một số quan chức Mĩ;...
3.2.2. Giá dầu leo thang, an ninh năng lượng thách thức nghiêm trọng đến sự
phát triển kinh tế thế giới thời hậu Covid
Chiến tranh Nga-Ukraine khiến giá dầu tăng vọt vượt ngưỡng cao nhất kể từ năm
2014. Tuyên bố của OPEC cho biết, những biến động hiện nay trên thị trường dầu thô
xuất phát từ những thay đổi của tình hình địa chính trị, hơn là những thay đổi về
nguyên tắc cơ bản của thị trường và sự cân bằng cung cầu trên thị trường hiện nay.
Đây là lần thứ 3 trong lịch sử giá dầu vượt ngưỡng 100USD/thùng
Kinh tế thế giới chao đảo, lạm phát tăng nhanh ở hầu hết các quốc gia, nhất là Mỹ. An
ninh năng lượng trong điều kiện châu Âu sử dụng 40% dầu mỏ, khí đốt và than đá từ
Nga là bài toán không dễ giải đáp. Tuy nhiên, dưới một góc nhìn khác, người được
hưởng lợi từ giá dầu leo thang chính là các nước sản xuất dầu lớn, đặc biệt là Mỹ.
3.2.3. Đe dọa an ninh lương thực đối với châu Âu và nhiều quốc gia khác
Xung đột Nga-Ukraine đe dọa an ninh lương thực của nhiều quốc gia trên thế
giới, bởi hai bên tham chiến là nguồn xuất khẩu 30% lúa mỳ, 20% ngô và lúa mạch,
cung cấp đến 80% dầu ăn cho thế giới. Nếu như Ukraine được mệnh danh là “kho
lương thực của châu Âu”, thì Nga là “ông vua” trong ngành phân bón. Chiến tranh nổ
ra khiến vật giá leo thang khiến giá lương thực, thực phẩm có thể tăng từ 8-20%.
Thế giới đang đứng trước một nghịch lý: Vì chiến sự, hàng chục triệu tấn nông sản bị
kẹt ở Biển Đen, trong lúc một phần dân số thế giới không được đáp ứng đủ nhu cầu
lương thực theo ngày.
Trước tình hình này, Liên hiệp quốc đề nghị các nước không dừng xuất khẩu ngũ cốc,
đồng thời cảnh báo nguy cơ 2 tỷ người rơi vào thiếu đói nếu thị trường xuất khẩu
lương thực vẫn ảm đạm như hiện nay
3.2.4. Gây khủng hoảng nhân đạo trên thế giới
Chiến tranh Nga- Ukraine gây mất mát về vật chất, tinh thần và đặc biệt là về
tính mạng con người. Ngoài ra, theo nhiều chuyên gia, cuộc chiến gây ra sự tị nạn dài
hạn đối với các nước láng giềng
3.3. Vai trò và tác động của cuộc chiến đối với Việt Nam
3.3.1.Vai trò
Cả Nga và Ukraine đều là những đối tác thương mại truyền thống và quan trọng
của Việt Nam. Khủng hoảng Nga-Ukraine làm kinh tế Việt Nam không tránh khỏi hệ
lụy. Bởi cả Nga và Ukraine đều là những đối tác thương mại truyền thống và quan
trọng của Việt Nam tại khu vực Á-Âu.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam với Nga và Ukraine năm 2021 vào
khoảng 7,6 tỉ USD, chiếm 1,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, trong
đó kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga đạt 7,14 tỉ USD tăng 25,9% so
với năm 2020, đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại chính của Nga. Việt Nam
là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong khu vực ASEAN, đối tác lớn thứ 5 trong
các nền kinh tế APEC. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
Nga đạt 4,89 tỉ USD, tăng 20,9% so với năm 2020. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa
của Việt Nam từ Nga đạt 2,25 tỷ USD, tăng 38,3%. Việt Nam xuất siêu sang Nga 2,64
tỷ USD.
Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nga điện thoại các loại và linh kiện; máy
vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may. Ba nhóm hàng này chiếm
khoảng 57% kim ngạch xuất khẩu sang Nga, đây sẽ là các nhóm hàng bị tác động
nhiều nhất trong thời gian tới. Kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm nông nghiệp và
thủy sản chiếm khoảng 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, là nhóm sản phẩm cũng sẽ
bị ảnh hưởng, mặc dù Nga không phải là thị trường lớn của các mặt hàng này. Việt
Nam xuất sang thị trường Nga và Ukraine lượng hàng hoá không lớn nhưng có sự lan
tỏa ra khu vực liên minh Á-Âu là thị trường Việt Nam đã ký FTA. Do đó, sự đứt gãy
hoạt động thương mại sẽ tác động đến cả những thị trường liên quan khác.
Việt Nam nhập khẩu từ Nga và Ukraine chủ yếu là lúa mỳ, hải sản, phân bón, gỗ và
sản phẩm gỗ. Kim ngạch nhập khẩu gỗ trực tiếp từ Nga không lớn chỉ khoảng 2%
tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ. Tuy vậy Việt Nam nhập khẩu gỗ khá lớn từ châu Âu
với nguyên liệu gỗ của Nga.
3.3.2. Tác động
* Tác động tiêu cực:
- Thiếu hụt nguồn cung
Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra chưa được
khắc phục thì khủng hoảng Nga-Ukraine càng làm trầm trọng hơn. Điều này ảnh
hưởng nặng nề tới nguồn cung nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất của nước ta,
tác động trực tiếp đến lạm phát và tăng trưởng.
Khủng hoảng Nga-Ukraine còn làm chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn,
ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhất là đối với kim ngạch xuất
khẩu các mặt hàng điện, điện tử vì cả Nga và Ukraine là 2 nhà cung cấp lớn những vật
liệu quan trọng để sản xuất các nguyên phụ liệu cấu thành các thiết bị điện tử như
nickel, palladium.
Trong những năm gần đây, nước ta nhập siêu khoảng 6 tỷ USD đối với mặt
hàng xăng dầu. Khi giá xăng dầu tăng cao, giá trị nhập siêu mặt hàng này cũng sẽ
tăng. Mặt khác, khủng hoảng Nga-Ukraine cùng với cấm vận sẽ khiến việc giao -
nhận hàng xuất, nhập khẩu của Việt Nam với Nga bị chậm, chi phí vận chuyển tăng
cao, làm tăng chi phí. Ngoài ra, khi đồng rub mất giá cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn
thu và ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
- Gia tăng áp lực lạm phát
Sản lượng sản xuất và thị phần xuất khẩu một số mặt hàng nguyên, nhiên vật
liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng như: Xăng dầu, khí đốt, lúa mì, nhôm, nickel,
ngô… của Nga và Ukraine rất lớn. Vì vậy nếu cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine kéo
dài có thể gây khó khăn về nguồn cung các loại nguyên, nhiên vật liệu này trong thời
gian tới, ảnh hưởng tới quá trình phục hồi và phát triển kinh tế nước ta.
Chỉ riêng mặt hàng xăng dầu trong nước bình quân quý I/2022 tăng 48,81%
so với cùng kỳ năm trước, đóng góp tới 1,76 điểm phần trăm trong mức lạm phát bình
quân 1,92% của 3 tháng đầu năm nay. Song song với đó, giá gas trong nước biến động
theo giá xăng dầu và giá gas thế giới, bình quân quý I/2022 giá gas tăng 21,04% so
với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,31 điểm phần trăm.
Khủng hoảng Nga-Ukraine làm giá nhập khẩu một số nguyên, nhiên vật liệu
đầu vào cho sản xuất trong nước quý I/2022 so với cùng kỳ năm trước tăng cao như:
Giá nhập khẩu sắt thép tăng 43,87%; giá xăng dầu tăng 40,44%; giá thức ăn gia súc và
nguyên liệu tăng 27,73%.
Bên cạnh đó, khủng hoảng Nga-Ukraine cũng tác động tới đầu tư của Nga và
các đối tác liên quan tại Việt Nam. Nga có nhiều dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam,
chủ yếu trong lĩnh vực dầu khí và điện. Chẳng hạn dự án nhiệt điện Long Phú 1 do
Power Machines (PM) của Nga làm tổng thầu bị chậm kế hoạch 2 năm do công ty PM
bị liệt vào danh sách cấm vận của Mỹ.
- Du lịch quốc tế phục hồi chậm
Năm 2019, trước khi xảy ra dịch COVID-19, Việt Nam đón khoảng 4,5 triệu
lượt khách Nga, chiếm 25% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Do khủng hoảng
Nga-Ukraine, để đảm bảo an ninh, an toàn hàng không các hãng hàng không phải bay
vòng khiến thời gian bay và giá vé tăng cao cũng là trở ngại và ảnh hưởng không nhỏ
tới du lịch Việt Nam. Đồng rub mất giá, lạm phát tăng cao, nền kinh tế Nga đang đối
mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng tới quyết định đi du lịch của
người Nga.
- Tác động tới Việt Nam khi Nga bị loại khỏi SWIFT
Việc Nga bị loại khỏi hệ thống của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân
hàng toàn cầu (SWIFT) đã và đang có những tác động nhất định tới kinh tế và hoạt
động giao thương của Việt Nam. Trước mắt sẽ không ảnh hưởng nhiều tới kim ngạch
xuất khẩu nhưng về lâu dài, điều này sẽ tác động tới tâm lý và giao dịch thương mại
của doanh nghiệp.
Khi Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, các khách hàng có
hoạt động đầu tư, giao thương với Nga, trong đó có cả Việt Nam sẽ chịu tác động nhất
định. Bị ngắt kết nối với SWIFT thì giao dịch thanh toán giữa Việt Nam với Nga về
cơ bản sẽ không thực hiện qua mạng này được, nên việc thực hiện qua trung gian
thanh toán có thể mất thêm thời gian và tốn chi phí.
Việc Nga bị loại ra khỏi hệ thống SWIFT sẽ khiến các hoạt động giao dịch
thương mại, chuyển và rút tiền giữa doanh nghiệp và đối tác phía Nga gặp khó khăn.
Việc tìm những cách thức thanh toán khác để thay thế và không làm gián đoạn hoạt
động giao thương chắc chắn sẽ được các doanh nghiệp tính đến.
* Tác động tích cực
Khi căng thẳng Nga và phương Tây nổ ra, thị trường tại các nước này tiềm ẩn
rủi ro, nhiều nhà đầu tư sẽ đẩy nhanh hơn quá trình đa dạng hóa, chuyển dịch chuỗi
cung ứng, dòng vốn đầu tư, tìm kiếm địa chỉ an toàn hơn. Đây là điểm thuận lợi cho
Việt Nam với tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khá, môi trường đầu tư,
kinh doanh ngày càng được cải thiện.
Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp nước ngoài rời khỏi thị trường Nga, bỏ lại
thị phần để doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận. Việt Nam có cơ hội tốt để tăng
cường thâm nhập thị trường EU, chủ yếu trong lĩnh vực nông phẩm và lương thực
thay thế hàng từ Nga và Ukraine.
Nhìn rộng hơn, Việt Nam có cơ hội hưởng lợi từ việc EU có thể dời hoạt
động kinh doanh tại khu vực bất ổn địa chính trị, đến nơi có chính sách hợp lý và
chính trị ổn định. Vì vậy, thời gian tới, FDI có thể sẽ chuyển hướng vào khu vực như
Đông Nam Á, Đông Bắc Á.

Đề tài (Nhóm 11): Trình bày những hiểu biết về Hoa Kỳ? Phân tích vai trò và
ảnh hưởng của Hoa Kỳ tới sự hội nhập, liên kết và phát triển kinh tế quốc tế của
khu vực, thế giới và Việt Nam
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP, LIÊN KẾT VÀ PHÁT
TRIỂN
KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế (xem nhóm 10)
1.1.1. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế
1.1.1.1. Khu vực mậu dịch tự do (FTA – Free Trade Area)
Khu vực mậu dịch tự do là khu vực trong đó một nhóm các quốc gia đã kí hiệp
định thương mại tự do và duy trì ít hoặc không có rào cản thuế quan hoặc hạn ngạch
với nhau. Các khu vực mậu dịch tự do tạo điều kiện cho thương mại quốc tế và những
lợi ích liên quan từ thương mại, đi kèm với sự phân bổ lao động và chuyên môn hóa
quốc tế.
Đặc điểm:
- Giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế về số lượng đối
với một phần các loại sản phẩm và dịch vụ khi buôn bán với nhau.
- Tiến đến hình thành một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.
- Các nước thành viên vẫn giữ được quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn
bán với các nước thành viên ngoài khu vực.  Việt Nam cũng có tham gia Khu
vực mậu dịch tư do ASEAN (AFTA), ngoài ra còn những liên minh khác như:
NAFTA gồm 3 nước Bắc Mỹ; ….
1.1.1.2. Liên minh về thuế quan (Custom Union)
Liên minh về thuế quan là hình thức liên kết kinh tế giữa các nước, trong đó áp
dụng các biện pháp xoá bỏ thuế quan và những rào cản phi thuế quan đối với phần lớn
hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ buôn bán giữa các nước thành viên, đồng thời thiết
lập và áp dụng một biểu thuế quan chung của các nước thành viên với các nước khác.
Đặc điểm:
- Các nước tham gia bị mất quyền tự chủ trong quan hệ mua bán với các nước
ngoài khối.
- Lập ra biểu thuế quan chung áp dụng cho toàn khối khi buôn bán hàng hóa với
các nước ngoài khối.
- Thỏa thuận lập ra chính sách ngoại thương thống nhất khi quan hệ buôn bán
với các nước ngoài khối
Liên minh thuế quan Nam Phi (the Southern African Customs Union-SACU), bao
gồm các nước: Botswana, Lesotho, Namibia, South Africa and Swaziland.
1.1.1.3. Thị trường chung (Common Market)
Thị trường chung là khu vực gồm nhiều nước trong đó tất cả các nước đều có
thể buôn bán trên cơ sở bình đẳng. Trong khu vực này yêu cầu cần phải có một liên
minh thuế quan với hệ thống thuế quan đối ngoại thống nhất, quyền tự do di chuyển
của nhân tố sản xuất, hàng hóa và dich vụ, cũng như sự thống nhất đáng kể về chính
sách thuế và các chính sách khác, lập ra chính sách ngoại thương thống nhất khi quan
hệ với các nước ngoài khối.
Đặc điểm:
- Xóa bỏ những trở ngại liên quan đến quá trình buôn bán: thuế quan, hạn ngạch,
giấy phép,…..
- Xóa bỏ những trở ngại cho quá trình tự do di chuyển tư bản, sức lao động,….
- Lập ra chính sách ngoại thương thống nhất khi quan hệ với các nước ngoài
khối.
Trên thế giới hiện nay đã hình thành một số thị trường chung như: thị trường
chung Châu Âu EC/EEC; thị trường chung Ả Rập; thị trường chung Trung Mỹ.
1.1.1.4. Liên minh về kinh tế (Economic Union)
Liên minh kinh tế (economic union) là hình thức hợp tác giữa các nước, không
chỉ giới hạn ở những đặc điểm của thị trường chung như thương mại và sự di chuyển
nhân tố sản xuất một cách tự do, mà còn thống nhất mục tiêu kinh tế chung của các
nước thành viên về tăng trưởng kinh tế, việc làm ... và phối hợp chặt chẽ với nhau
trong quá trình hoạch định và thực thì chính sách tiền tệ, tài chính và các chính sách
khác.
Đặc điểm:
- Xây dựng chính sách phát triển kinh tế chung cho các nước hội viên của khối,
xóa bỏ kinh tế riêng của mỗi nước
- Liên minh kinh tế còn hình thành những thể chế mang tính siêu quốc gia - nơi
đưa ra những quyết định có tính ràng buộc đối với các quốc gia thành viên. 
Các liên minh kinh tế hiện nay có thể kể đến như: Liên minh Châu Âu - EU; Thị
trường chung và cộng đồng Caribe – CARICOM,..
1.1.1.5. Liên minh về tiền tệ (Moneytary Union)
Liên minh tiền tệ là hình thức liên kết kinh tế về lĩnh vực tài chính, tiền tệ mà
trong đó các nước thành viên áp dụng các biện pháp nhằm tiến tới việc phát hành và
sử dụng một đồng tiền chung cho các nước thành viên; là thỏa thuận giữa hai hoặc
nhiều quốc gia tạo ra một khu vực tiền tệ duy nhất.
Đặc điểm:
- Xây dựng chính sách kinh tế chung.
- Xây dựng chính sách ngoại thương chung.
- Hình thành một đồng tiền chung thống nhất.
- Quy định chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất.
- Xây dựng ngân hàng chung thay thế ngân hàng thế giới của mỗi thành viên
- Xây dựng quỹ tiền tệ chung
- Xây dựng chính sách quan hệ tài chính tiền tệ chung đối với các nước ngoài
đồng minh và các tổ chức tài chính quốc tế.
- Tiến tới thực hiện liên minh về chính trị.
Liên minh tiền tệ còn tồn tại có thể kể đến Cộng đồng Châu Âu EC gồm 28 nước
thành viên.
1.2. Phát triển kinh tế quốc tế
Phát triển kinh tế là sự tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm cả sự
thay đổi cả về chất và lượng, cùng với sự phát triển về văn hóa tiến tới công bằng xã
hội ở mỗi quốc gia.
Phát triển kinh tế bao gồm 3 nội dung: Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự gia tăng
tổng thu nhập của nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người trong dài hạn; Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hợp lí; Các vấn đề xã hội được giải quyết theo
hướng tốt hơn: Thay đổi cơ cấu xã hội theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng cuộc
dống của người dân, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm công bằng xã hội.
Kinh tế quốc tế là hoạt động phân phối và sử dụng tài nguyên giữa các nền
kinh tế thông qua con đường thương mại, nhằm đạt được cân bằng giữa cung – cầu về
hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ trong phạm vi mỗi nước và trên tổng thể nền kinh tế toàn
cầu.
Quan hệ kinh tế quốc tế là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ về kinh tế giữa
từ hai quốc gia trên thế giới với nhau. Không một quốc gia nào trên thế giới tồn tại,
phát triển có hiệu quả mà không có mối quan hệ nào với các quốc gia khác trên thế
giới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.
Quan hệ kinh tế quốc tế là yếu tố cơ bản giúp hình thành và phát triển nền kinh
tế thế giới. Quan hệ kinh tế quốc tế phản ánh yêu cầu khách quan của sự phát triển lực
lượng sản xuất trong nền kinh tế thế giới. Quan hệ kinh tế quốc tế là những mối quan
hệ tất yếu phát sinh trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể của
quan hệ kinh tế quốc tế.
Nền kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới,
có mối quan hệ phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau thông qua các quan hệ kinh tế
quốc tế. Nhờ có các quan hệ kinh tế quốc tế mà nền kinh tế các quốc gia có thể liên
kết với nhau, hình thành một chỉnh thể có tính thống nhất.
=> Phát triển kinh tế quốc tế là hoạt động thúc đẩy theo hướng tiến bộ về mọi
mặt của kinh tế cả về lượng và về chất, đồng thời hoàn thiện xã hội không chỉ trong
quy mô quốc gia mà trên toàn thế giới thông qua các quan hệ kinh tế quốc tế, học hỏi,
tận dụng những chính sách phù hợp với từng quốc gia, từ đó tiến tới sự phát triển toàn
diện và bền vững giữa toàn khối kinh tế thế giới.
Để đạt được sự phát triển kinh tế quốc tế bền vững cần đảm bảo 3 yếu tố:
- Duy trì tăng trưởng GDP ở mức cao một cách lâu dài và có hiệu quả. Bền vững
trong phát triển kinh tế chỉ đạt được khi tăng trưởng kinh tế cao nhưng phải có
hiệu quả, vay nợ thấp và tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội ngày càng lớn.
- Mức độ tăng tăng trưởng kinh tế cao, tuy nhiên phải đảm bảo cấu trúc tăng
trưởng GDP và cơ cấu ngành kinh tế hợp lý
- Tiến bộ xã hội thông qua sự công bằng xã hội, ở mức sống của con người tăng
lên, sự phân hóa giàu nghèo ít và sự chênh lệch nhỏ về trình độ phát triển giữa
các khu vực, thất nghiệp ít hoặc được loại trừ, các loại phúc lợi xã hội, dân trí,
v.v. tăng lên.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VAI TRÒ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HOA KỲ TỚI SỰ
HỘI NHẬP, LIÊN KẾT VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA KHU
VỰC, THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1. Những thông tin chung về Hoa Kỳ
2.1.1. Thông tin chung
Hoa Kỳ hay Mỹ, tên đầy đủ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, là một quốc gia cộng
hòa lập hiến liên bang thuộc châu Mỹ. Quốc gia này nằm tại Tây bán cầu, lãnh thổ
bao gồm 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang, thủ đô là Washington D.C., thành phố
lớn nhất là New York. Với diện tích 3,8 triệu dặm vuông (9,8 triệu km²) và dân số hơn
331 triệu người, Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ 3 hoặc 4 về tổng diện tích và đứng thứ 3
về quy mô dân số trên thế giới.
Hệ thống chính phủ là một quốc gia cộng hòa lập hiến liên bang thuộc châu
Mỹ, với nguyên thủ quốc gia - người đứng đầu chính phủ là tổng thống. Đất nước
rộng lớn này nổi tiếng khắp thế giới và có dấu ấn văn hóa được thúc đẩy bởi sự đổi
mới công nghệ, các bộ phim nổi tiếng, truyền hình và âm nhạc. Hoa Kỳ có một nền
kinh tế hỗn hợp tiên tiến, trong đó có nhiều quyền tự do tư nhân, kết hợp với kế hoạch
kinh tế tập trung và sự điều tiết của chính phủ.
2.1.2. Vị trí địa lí
Hoa Kỳ nằm giữa Bắc Mỹ, giáp biển Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây
Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và México ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm
trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông và Liên bang
Nga ở phía tây qua eo biển Bering. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ cũng có 14 vùng lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong
vùng biển Caribe và Thái Bình Dương cùng 326 biệt khu thổ dân châu Mỹ. Địa lý của
Hoa Kỳ rất đa dạng với núi ở phía tây, đồng bằng trung tâm rộng và núi thấp ở phía
đông; những ngọn núi hiểm trở và thung lũng sông rộng ở Alaska; địa hình núi lửa gồ
ghề ở Hawaii.
2.1.3. Du lịch và Văn hóa, Giải trí
Ở Hoa Kỳ, du lịch đã trở thành một ngành công nghiệp không khói, trị giá
nghìn tỷ đô la. Hoa Kỳ nhận hơn một tỷ chuyến đi mỗi năm và ngành công nghiệp du
lịch trực tiếp đóng góp một lượng lớn thu nhập và doanh thu trên khắp đất nước. Hoa
Kỳ được tạo thành từ nhiều nhóm sắc tộc đa dạng và nền văn hóa của nó rất khác
nhau. Dấu ấn văn hóa của Mỹ trải dài khắp thế giới, phần lớn được dẫn dắt bởi văn
hóa đại chúng thể hiện trong âm nhạc, phim ảnh và truyền hình.
2.1.4. Kinh tế
Kinh tế Hoa Kỳ là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn hợp với kỹ nghệ, mức
độ công nghiệp hóa và trình độ phát triển cao. Đây không chỉ là một nền kinh tế phát
triển mà còn là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới tính theo giá trị GDP danh nghĩa và
lớn thứ hai thế giới tính theo ngang giá sức mua (PPP). Mỹ có GDP bình quân đầu
người đứng thứ 7 thế giới tính theo giá trị danh nghĩa và thứ 11 thế giới tính theo PPP
năm 2016. Theo Ngân hàng Thế giới (2019), Hoa Kỳ đứng đầu thế giới với GDP danh
nghĩa là 21427700 triệu USD. Đồng đô la Mỹ (USD) là đồng tiền được sử dụng nhiều
nhất trong các giao dịch quốc tế và là đồng tiền dự trữ phổ biến nhất thế giới. Các mặt
hàng xuất khẩu quan trọng nhất của nước này là máy tính và máy móc điện tử, xe cộ,
sản phẩm hóa chất, thực phẩm và thiết bị quân sự. Mỹ cũng có trữ lượng than lớn nhất
thế giới. Mỹ thường đóng vai trò lãnh đạo trong các tổ chức quốc tế và là lực lượng
sáng lập đằng sau các tổ chức như Liên hợp quốc, NATO và Ngân hàng Thế giới.
2.2. Vai trò của Hoa Kỳ tới sự hội nhập, liên kết và phát triển kinh tế quốc tế
của thế giới, khu vực và Việt Nam.
2.2.1. Vai trò của Hoa Kỳ tới sự hội nhập, liên kết và phát triển kinh tế quốc tế của
thế giới
Châu Á tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ. Bài kiểm tra quan trọng nhất
đối với nền pháp chế của Mỹ là quản lý sự cạnh tranh với Trung Quốc, đặt nó bằng sự
hợp tác song phương ở bất cứ nơi nào lợi ích trùng khớp và một mạng lưới các liên
minh và thể chế khu vực giúp khuếch đại đòn bẩy. Các nền kinh tế của khối liên minh
gắn bó với nhau sâu sắc, nhưng bản thân điều đó không phải là bảo đảm chống lại
xung đột.
Việc Mỹ tập trung sâu hơn vào châu Á làm cho quan hệ đối tác xuyên Đại Tây
Dương trở nên quan trọng hơn. Nó ngụ ý một sự phân công lao động chiến lược mới
với các đồng minh châu Âu, nơi họ đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn đối với trật tự
trên lục địa của họ và làm nhiều hơn nữa để đóng góp vào khả năng cho trật tự lâu dài
hơn ở Trung Đông, trong khi Hoa Kỳ cống hiến tương đối nhiều hơn nguồn lực và sự
quan tâm đến Châu Á. Bây giờ là thời điểm cho một chủ nghĩa Đại Tây Dương đổi
mới, được xây dựng dựa trên những lợi ích và giá trị chung trong một thế giới mà ở
đó một Trung Quốc đang trỗi dậy - cũng như một nước Nga đang trỗi dậy và các vấn
đề dai dẳng ở Trung Đông - phải củng cố một cách tiếp cận chung.
Nhìn chung, vai trò của Hoa Kỳ đối với sự hội nhập, liên kết và phát triển kinh
tế quốc tế của thế giới là không thể phủ nhận. Một quốc gia khi được Mỹ công nhận là
quốc gia có nền kinh tế thị trường, cùng hợp tác phát triển với Mỹ thì sẽ có “ con
đường rộng mở”, cánh cửa hội nhập sâu rộng với toàn cầu sẽ dễ dàng hơn, bởi thế Mỹ
như là một nút thắt quan trọng trong cuộc chơi. Còn với một quốc gia khi bị Mỹ cấm
vận, trừng phạt thì sẽ đối mặt với rất nhiều hậu quả, thiệt hại kinh tế nặng nề, việc
giao lưu hợp tác với các nước khác trên thế giới cũng trở nên khó khăn hơn.
2.2.2. Vai trò của Hoa Kỳ tới sự hội nhập, liên kết và phát triển kinh tế quốc tế của
khu vực
Hội nhập khu vực có thể đã đóng một vai trò quan trọng bằng cách tạo thêm
sức nặng cho các đối tác thương mại ngoài Hoa Kỳ về mức độ nhạy cảm của các nền
kinh tế khác nhau đối với môi trường quốc tế của họ.
Nhắc đến khu vực Bắc Mỹ, chắc hẳn người ta sẽ nghĩ ngay đến Mỹ. Một siêu
cường quốc công nghiệp với nền kinh tế phát triển. Điều này đóng vai trò to lớn, và
góp phần đưa nền kinh tế khu vực cũng phát triển mạnh theo. Điển hình là với hiệp
định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa ba bên Canada , Mexico , và Hoa Kỳ
đã tạo ra một khối thương mại lớn nhất thế giới.
2.2.3. Vai trò của Hoa Kỳ tới sự hội nhập, liên kết và phát triển kinh tế quốc tế của
Việt Nam.
Về quan hệ Việt - Hoa Kỳ trong kinh tế - thương mại. Điều này nằm trong chủ
trương, chính sách của Việt Nam khi bắt đầu xúc tiến các quan hệ với Hoa Kì là lấy
nội dung hợp tác kinh tế - thương mại làm trọng điểm, trọng tâm của các mối quan hệ
Việt - Hoa Kì. Trên thực tế từ sau khi bình thường hoá quan hệ, các quan hệ kinh tế -
thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kì bắt đầu phát triển khá nhanh. Đặc biệt,
sau nhiều vòng đàm phán, thương thảo, ngày 13/7/2000, hai nước Việt - Hoa Kì đã
chính thức ký Hiệp định thương mại song phương (BTA). BTA được ký là sự kiện rất
đáng chú ý và rất quan trọng trong quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Hoa Kì, bởi
đây là khung pháp lý cần thiết và rõ ràng, tạo cơ sở nền tảng để xúc tiến quan hệ hợp
tác kinh tế - thương mại Việt - Hoa Kì đi vào chiều sâu và đảm bảo hài hoà lợi ích của
hai bên. Những sự kiện quan trọng tiếp sau là việc Việt Nam gia nhập WTO (tháng
11/2006) và việc Hoa Kì công bố cấp cho Việt Nam Quy chế thương mại bình thường
vĩnh viễn (PNTR – 11/2006)
2.3. Ảnh hưởng của Hoa Kỳ tới sự hội nhập, liên kết và phát triển kinh tế quốc
tế của thế giới, khu vực và Việt Nam.
2.3.1. Ảnh hưởng của Hoa Kỳ tới sự hội nhập, liên kết và phát triển kinh tế quốc
tế của thế giới
Năm 2020, nền kinh tế Hoa Kỳ có quy mô lớn nhất thế giới theo GDP danh
nghĩa (20807269 triệu USD theo ước tính của IMF) , xếp thứ 2 (sau Trung Quốc) theo
sức mua tương đương (20807269 triệu USD); thu nhập bình quân đầu người theo cả
danh nghĩa và sức mua đều đồng đạt mức trung bình 63 nghìn USD/người, lần lượt
xếp hạng 5 và 7 toàn cầu; chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức rất cao, giữ hạng
17 toàn cầu, hạng 28 thế giới về chỉ số tiến bộ xã hội; đứng số 1 trên thế giới về tổng
giá trị thương hiệu quốc gia, trong đó, hàng hóa Mỹ xếp hạng 10 thế giới về chỉ số
thương hiệu, hạng 2 thế giới (chỉ sau Singapore) trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu,
hạng 17 thế giới về chỉ số tự do kinh tế; đứng số 1 thế giới về sức mạnh quân sự tổng
hợp cũng như tổng mức ngân sách chi cho quốc phòng (ước tính năm 2021 là 740,5 tỷ
USD). Người dân Mỹ sở hữu hộ chiếu quyền lực hạng 7 trên thế giới.
Hoa Kỳ một trong những thị trường kinh doanh, tài chính, tiêu dùng lớn, tự do
nhất và có sức ảnh hưởng nhất trên toàn cầu. Thị trường chứng khoán New York
(NYSE) hiện đang là thị trường chứng khoán có mức vốn hoá lớn nhất thế giới, Chính
phủ Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới trong các khoản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt
là cho các nước đang phát triển, cũng như tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa
học, học thuật và phát triển công nghệ. Mỹ đã thu hút được 134 tỷ USD, trở thành
nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ 2 trong năm 2020, khi đại dịch
COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới. Ở những năm 2012, các khoản đầu tư nước
ngoài tại Mỹ đạt 2,4 nghìn tỷ đô la, trong khi những khoản đầu tư của Mỹ ra nước
ngoài vượt 3,3 nghìn tỷ đô la. Thị trường lao động Mỹ đã thu hút người nhập cư từ
khắp nơi trên thế giới và tỷ lệ nhập cư ròng tại đây luôn nằm trong mức cao nhất thế
giới.
2.3.2. Ảnh hưởng của Hoa Kỳ tới sự hội nhập, liên kết và phát triển kinh tế quốc
tế của khu vực
Hoa Kỳ là quốc gia trao đổi thương mại lớn thứ 2 thế giới, ảnh hưởng lớn đến
sự hội nhập, liên kết và phát triển kinh tế quốc tế khu vực. Luôn có một lượng tiền
USD khổng lồ lưu chuyển liên tục khắp hành tinh; khoảng 60% các quỹ dự trữ sử
dụng trong thương mại quốc tế là đồng USD. Đồng đô la cũng được sử dụng là đơn vị
tiền tệ tiêu chuẩn ở các thị trường hàng hóa quốc tế như vàng và dầu mỏ.
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) là một thỏa thuận có chữ ký của
Canada , Mexico , và Hoa Kỳ đã tạo ra một khối thương mại ba bên ở Bắc Mỹ. Khối
thương mại NAFTA đã hình thành một trong những khối thương mại lớn nhất trên thế
giới tính theo tổng sản phẩm quốc nội. Điều này cho thấy tầm ảnh hưởng lớn của khu
vực Bắc Mỹ đối với thế giới nói chung và ảnh hưởng lớn chủa Hoa Kỳ đến khu vực
nói riêng như một phần lớn không thể thiếu trong sự thành công của khu vực.
Vào tháng 9 năm 2018, Hoa Kỳ, Mexico và Canada đã đạt được thỏa thuận
thay thế NAFTA bằng Hiệp định Hoa Kỳ - Mexico - Canada (USMCA) và cả ba quốc
gia đã phê chuẩn vào tháng 3 năm 2020. NAFTA vẫn có hiệu lực cho đến khi
USMCA được thực thi . Vào tháng 4 năm 2020, Canada và Mexico thông báo với Mỹ
rằng họ đã sẵn sàng thực hiện thỏa thuận. USMCA có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7
năm 2020, thay thế NAFTA. Luật mới chỉ có những thay đổi nhỏ.
2.3.3. Ảnh hưởng của Hoa Kỳ tới sự hội nhập, liên kết và phát triển kinh tế quốc
tế của Việt Nam.
* Về kinh tế
(1) Xuất - nhập khẩu tăng trưởng mạnh
Từ tháng 02-1994, khi Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố gỡ bỏ lệnh
cấm vận thương mại đối với Việt Nam, một trang mới trong quan hệ thương mại giữa
hai nước đã bắt đầu. Trong nhiều năm liên tục, Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu
lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu có mức
tăng trưởng cao nhất của Hoa Kỳ.
Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào năm 2007, giá trị xuất nhập
khẩu song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đến năm 2018 con số này đã lên đến
hơn 60 tỷ USD, gấp 5 lần thời điểm 2007. Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 47,52
tỷ USD, gấp 5 lần và trong khi kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Hoa Kỳ
đạt tới 12,75 tỷ USD, gấp tới 8 lần. Với tốc độ tăng trưởng ở mức cao, Hoa Kỳ duy trì
vị thế là đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20% trong tổng trị giá
xuất khẩu
Tính chung về quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu, Hoa Kỳ đứng vị trí thứ 3
trong số hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ ngoại thương với Việt Nam (sau
Trung Quốc và Hàn Quốc).
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong những tháng đầu năm 2019 vẫn tiếp đà tăng. Từ
đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2019
đã đạt hơn 5,151 tỷ USD, tăng tới 42,1% so với cùng kỳ năm 2018. Tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ cao hơn 4,7 lần tốc độ bình quân của tất cả
các thị trường khác.
Xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ được dự báo sẽ có những vận hội mới, có
thể đạt kim ngạch đến 56,1 tỷ USD trong năm 2022. Cả Việt Nam và Hoa Kỳ đang nỗ
lực để gỡ bỏ các rào cản liên quan đến hàng rào kỹ thuật, khâu thủ tục để có được
thương mại công bằng và mở rộng thị trường cho cả hai bên.
(2) Thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào
chuỗi cung ứng toàn cầu
Theo thống kê của Bộ KH&ĐT, Hoa Kỳ đứng thứ 11/138 quốc gia và vùng
lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 1.000 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đầu
tư đăng ký gần 9,4 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như kinh doanh dịch
vụ khách sạn và ăn uống (chiếm 46% tổng vốn đầu tư); công nghiệp chế biến, chế tạo
(chiếm 31% tổng vốn đầu tư). Ngoài ra, một số tập đoàn công nghệ lớn của Hoa Kỳ
như Apple, Google, Dell... đều đầu tư vào Việt Nam thông qua các doanh nghiệp sản
xuất ODM/OEM thuộc chuỗi cung ứng của mình.
Hoa Kỳ còn là một trong các nhà tài trợ vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam. Các
chương trình, dự án ODA của Hoa Kỳ đã được triển khai hiệu quả, góp phần thúc đẩy
và thắt chặt hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, Hoa Kỳ hiện thuộc top 10 trong số 81
quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư. Việt Nam có gần 200 dự án đầu tư còn hiệu
lực tại Hoa Kỳ với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 750 triệu USD. Các dự án tiêu biểu có
thể kể đến là đầu tư của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), CTCP Vingroup
Investment Việt Nam, ...
* Về chính trị
Quan hệ chính trị - ngoại giao của 2 nước từng bước mở rộng. Trao đổi đoàn
cấp cao song phương diễn ra thường xuyên và liên tục. Về phía Hoa Kỳ, các Tổng
thống đương nhiệm đều đã ghé thăm Việt Nam, riêng Tổng thống Donald Trump đã
thăm Việt Nam hai lần vào năm 2017 và 2019. Mỗi chuyến thăm của cả lãnh đạo 2
bên đều để lại những dấu mốc mới, mở ra những giai đoạn mới cho quan hệ 2 nước.
Cụ thể, qua các chuyến thăm, hai bên đã thông qua 8 Tuyên bố chung. Đặc biệt,
Tuyên bố chung năm 2013 đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
với 9 lĩnh vực hợp tác trọng tâm, trong đó lần đầu tiên xác định nguyên tắc hợp tác
cùng có lợi, bình đẳng, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của nhau.
* Về y tế:
Trên thực tế, Việt Nam đã làm tốt việc này, bạn bè, đối tác quốc tế đã tích cực
ủng hộ, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ về trang thiết bị y tế, vaccine khi Việt Nam kêu
gọi. Tới nay, Việt Nam đã nhận được gần 220 triệu liều vaccine, khoảng một nửa
trong số đó đến từ các nguồn tài trợ, trong đó có khoảng 29 triệu liều từ Hoa Kỳ. Các
doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng tích cực chia sẻ với Việt Nam về phương tiện, trang thiết
bị phòng, chống dịch. Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris sang thăm Việt Nam
trong những ngày khó khăn do dịch bệnh.
* Về luật pháp - quốc phòng: Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực
thực thi pháp luật, hợp tác xuyên biên giới trong khu vực, và thực hiện các công ước
và tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam là một đối tác trong các cơ chế chống phổ biến vũ khí
hạt nhân, bao gồm Sáng kiến Toàn cầu Chống Khủng bố Hạt nhân.
3.2 Những rào cản trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
Thứ nhất, Việt Nam phải giữ được thế cân bằng trong quan hệ với Trung
Quốc và Mỹ. Việt Nam dường như e sợ là nếu phát triển quan hệ với Mỹ, đặc biệt
trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng quá nhanh, quá xa, thì có thể làm mất cân bằng
chiến lược với Mỹ và Trung Quốc, và có thể tạo ra những lý do để Trung Quốc có cớ
để gia tăng sức ép lên Việt Nam, đặc biệt là trên hồ sơ Biển Đông.
Thứ hai, sự khác biệt về ý thức thế hệ: trong thời gian dài, một số thành phần
trong Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn coi Mỹ là một mối đe dọa không phải đối với an
ninh quốc gia, mà đối với an ninh của chế độ. Vẫn có lập luận về diễn biến hòa bình
từ các “thế lực thù địch”. Nhiều người vẫn hiểu đó là đến từ Hoa Kỳ.
Thứ ba, về vấn đề nhân quyền: Từ phía Mỹ có sự không nhất quán. Một mặt,
phía chính quyền thường xuyên thúc đẩy quan hệ, và có xu hướng xem nhẹ vấn đề
nhân quyền. Tuy nhiên, phía Quốc hội lại nhấn mạnh hơn tới vấn đề nhân quyền. Cho
nên vấn đề nhân quyền có tác động tới đâu trong quan hệ song phương còn tùy thuộc
nhiều hơn vào tiếng nói của Quốc hội.
3.3 Giải pháp thúc đẩy mối quan hệ song phương giữa Việt Nam - Hoa Kỳ
Thứ nhất: đối với nhóm giải pháp trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam
và Hoa Kỳ: Phát triển chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hình thành
những ngành xuất khẩu chủ lực, mũi nhọn quan trọng vào thị trường Hoa Kỳ; Hỗ trợ,
tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện xuất khẩu hàng
hóa sang thị trường Hoa Kỳ; Việt Nam cần cải thiện cơ chế, chính sách, hoàn thiện
môi trường pháp lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý vĩ mô của Nhà nước
trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ; Trong pháp luật thương mại, cần bổ sung thêm
các quy định rõ ràng hơn về quản lý nhập khẩu. Sử dụng hợp lý các công cụ phi thuế
quan như hàng rào kỹ thuật, hạn ngạch, thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế chống phá
giá....Giảm dần tỷ trọng của thuế nhập khẩu trong cơ cấu nguồn thu ngân sách; Cơ cấu
mặt hàng xuất nhập khẩu luôn thể hiện trình độ phát triển và hiệu quả thương mại
quốc tế của một quốc gia.
Thứ hai: đối với nhóm giải pháp trong thu hút đầu tư của Hoa Kỳ: Tiếp tục
hoàn thiện môi trường đầu tư; Tiếp tục cải cách hành chính và hoàn thiện môi trường
pháp lý; Phát triển kết cấu hạ tầng; Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ; Đổi mới
công tác quảng bá và xúc tiến đầu tư đối với nhà đầu tư Hoa Kỳ; Cần giới thiệu nhiều
hơn hình ảnh Việt Nam trên các phương tiện truyền thông ở Hoa Kỳ
Thứ ba, đối với nhóm giải pháp trong huy động và sử dụng ODA của Hoa Kỳ
cho Việt Nam: Nâng cao công tác thông tin và theo dõi dự án ODA; Tăng cường công
tác kiểm tra, kiểm soát các dự án ODA; Tăng cường công tác đào tạo và điều phối bố
trí cán bộ trong quản lý và sử dụng ODA.
Thứ tư, các vấn đề khác
Thúc đẩy hợp tác giáo dục: Lựa chọn những thanh niên xuất sắc, có tư duy đổi
mới ở hai nước và thực hiện việc trao đổi với nhau để học tập, sau khi tốt nghiệp,
những thanh niên đó sẽ đem những kiến thức mình được trang bị để góp phần hỗ trợ
phát triển mối quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ; xây dựng các dự án Tiếng anh
cộng đồng…
Tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại tại khu vực nhằm nâng cao hình
ảnh về đất nước, con người, nền kinh tế, môi trường kinh doanh và đầu tư của Việt
Nam để quảng bá.
Đề tài (nhóm 12): TRÌNH BÀY NHỮNG HIỂU BIẾT CỦA EM VỀ EU? PHÂN
TÍCH VAI TRÒ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA EU TỚI SỰ HỘI NHẬP, LIÊN KẾT
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA KHU VỰC, THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
1.1. Khái niệm và đặc điểm (xem nhóm 10)
1.2. Tổng quan về Liên minh châu Âu (EU).
1.2.1 Liên minh châu Âu (EU)
European Union (EU) là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu. Từ
6 thành viên ban đầu, hiện nay có 28 quốc gia thành viên. Liên minh được thành lập
với tên gọi hiện nay theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu năm 1992, thường gọi là
Hiệp ước Maastricht. Tuy nhiên, nhiều phương diện của Liên minh châu Âu đã có từ
trước, kể từ thập niên 1950, thông qua một loạt các tổ chức tiền thân. Liên minh châu
Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Trước ngày 1 tháng 11 năm 1993 tổ
chức này được gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC).
Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo
năm gia nhập:
1957 Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan
1973 Đan Mạch, Ireland, Anh
1981 Hy Lạp
1986 Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
1995 Áo, Phần Lan, Thụy Điển
1/5/2004 Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia,
Malta, Cộng hòa Séc
1/1/2007 Romania, Bulgaria.
Quá trình thành lập của Liên minh châu Âu (EU)
Hiệp ước Paris:Hiệp ước Paris (1951) đưa đến việc thành lậpCộng đồng Than
Thép châu Âu (ECSC).
Hiệp ước Roma: Hiệp ước Roma (1957) đưa dến việc thành lập Cộng đồng
Nguyên tử lượng (Euratom) và thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).
Hội đồng châu Âu: Từ năm1967cơ quan điều hành của các cộng đồng trên
được hợp nhất và gọi là Hội đồng châu Âu.
Thị trường chung châu Âu: Năm1987, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng
"Thị trường nội địa thống nhất Châu Âu" .
Hiệp ước Maastricht: Hiệp ước Liên hiệp châu Âu, hay còn gọi là Hiệp ước
Maastricht, ký tháng 12 năm 1991 thảo luận tại Maastricht Hà Lan (do sách lịch sử
các nước cung cấp), nhằm mục đích:
● Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuốithập niên 1990, với một đơn vị
tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập,
● Thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối
ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường
hợp tác về cảnh sát và luật pháp.
Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu.
Liên minh chính trị:
● Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú
trong lãnh thổ của các nước thành viên.
● Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu
tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú.
● Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên
chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh
vực này.
● Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu.
● Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội,
nghiên cứu...
● Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền
cư trú và thị thực.
Liên minh kinh tế và tiền tệ
Được chia làm 3 giai đoạn, từ1 tháng 7năm 1990 tới 1 tháng 1 năm 1999, và
kết thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, lập Ngân hàng Trung ương châu Âu
(ECB).
Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ (còn gọi là những tiêu
chí hội nhập) là:
● Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức
lạm phát thấp nhất;
● Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP;
● Nợ nhà nước dưới 60% GDP và biên độ giao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn
định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM);
● Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2%
so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất.
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong
12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần
Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước đứng
ngoài là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có tỉ giá hối đoái
cao hơn đồng đô la Mỹ.
Hiệp ước Amsterdam: Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht
sửa đổi, ký ngày 2 tháng 10 năm 1997 tại Amsterdam) đã có một số sửa đổi và bổ
sung trong một số lĩnh vực chính như:
1. Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử
2. Tư pháp và đối nội
3. Chính sách xã hội và việc làm
4. Chính sách đối ngoại và an ninh chung.
Hiệp ước Schengen: Ngày 19 tháng 6 năm 1990, Hiệp ước Schengen được thoả
thuận xong. Đến ngày 27 tháng 11 năm 1990, 6 nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà
Lan và Ý chính thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
ký ngày 25 tháng 6 năm 1991. Ngày 26 tháng 3 năm 1995, hiệp ước này mới có hiệu
lực tại 7 nước thành viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước
thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước trên là
được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Hiện nay, 14 trong 25 nước thành
viên EU đã tham gia khu vực Schengen (ngoại trừ cảVương quốc Liên hiệp Anh và
Bắc Ireland).
Hiệp ước Nice: Hiệp ước Nice (11 tháng 12 năm 2000) tập trung vào vấn đề cải
cách thể chế để đón nhận các thành viên mới đồng thời tăng cường vai trò của Nghị
viện châu Âu, thành lập Lực lượng phản ứng nhanh (RRF).
Theo luật của EU, Hiệp ước Nice cần được nghị viện của tất cả các nước thành
viên thông qua mới có hiệu lực. Hiện nay, quá trình này đang được tiến hành trong
các quốc gia thành viên.
1.2.4. Cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu (EU)
EU có bốn cơ quan chính là:
Hội đồng Bộ trưởng: Chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU,
bao gồm các Bộ trưởng đại diện cho các thành viên. Các nước luân phiên làm Chủ
tịch với nhiệm kỳ 6 tháng. Giúp việc cho Hội đồng có Uỷ ban Đại diện Thường trực
và Ban Tổng Thư ký.Từ năm 1975, người đứng đầu nhà nước, hoặc đứng đầu chính
phủ, các ngoại trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu có các cuộc họp
thường kỳ để bàn quyết định những vấn đề lớn của EU. Cơ chế này gọi là Hội đồng
châu Âu hay Hội nghị Thượng đỉnh EU.Hội đồng Bộ trưởng chính là cơ quan lãnh
đạo tối cao của Liên minh châu Âu.
Uỷ ban Châu Âu: Là cơ quan điều hành gồm 20 uỷ viên, nhiệm kỳ 5 năm do
các chính phủ nhất trí cử và chỉ bị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện Châu Âu.
Chủ tịch hiện nay là Romano Prodi, cựu Thủ tướng Ý (được bầu tại cuộc họp Thượng
đỉnh EU bất thường ngày 23 tháng 3 năm 1999 tại Berlin). Dưới các uỷ viên là các
Tổng Vụ trưởng chuyên trách từng vấn đề, từng khu vực.
Nghị viện Châu Âu: Gồm 732 Nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên
tắc phổ thông đầu phiếu. Trong Nghị viện các Nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác
nhau, không theo quốc tịch. Nhiệm vụ: thông qua ngân sách, cùng Hội đồng Châu Âu
quyết định trong một số lĩnh vực, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của
EU, có quyền bãi miễn các chức vụ uỷ viên Uỷ ban châu Âu.
Toà án Châu Âu: Đặt trụ sở tại Luxembourg, gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sư,
do các chính phủ thoả thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm. Toà án có vai trò độc lập, có
quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Uỷ ban châu Âu, văn phòng chính
phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU.
1.2.5. Mục đích của Liên minh châu Âu (EU)
Mục đích của liên minh Châu Âu là nhằm thiết lập và hoàn thiện thị trường nội
bộ thống nhất thông qua việc phát hành một đồng tiền thống nhất xóa bỏ hàng rào
thuế quan giữa các nước thành viên xây dựng một hàng rào thuế quan thống nhất đối
với hàng hoá nhập từ ngoài vào ,xoá bỏ những hạn chế đối với việc tự do di chuyển
vốn sức lao động hàng hoá dịch vụ … nhằm tăng cường hợp tác , liên kết giữa các
quốc gia thành viên xây dựng Châu Âu thành một cực mạnh trong nền kinh tế thế giới
.
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA EU TỚI LIÊN KẾT, HỘI
NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI
2.1. Vai trò của EU tới liên kết, hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế của khu
vực và thế giới
Liên minh châu Âu đóng vai trò quan trọng trong ngoại giao, thúc đẩy nhân
quyền, thương mại, phát triển và viện trợ nhân đạo và làm việc với các tổ chức đa
phương. Vai trò của EEAS là cố gắng mang lại sự gắn kết và phối hợp với vai trò
quốc tế của Liên minh Châu Âu.
Vào tháng 7 năm 2015, sau nhiều năm ngoại giao do EU lãnh đạo, một  thỏa
thuận quốc tế lịch sử đã đạt được về chương trình hạt nhân của Iran . EU, cùng với
Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, đã làm môi giới cho thỏa
thuận này. Iran cam kết trong mọi trường hợp sẽ không bao giờ tìm kiếm, phát triển
hoặc mua vũ khí hạt nhân. EU hiện chủ trì Ủy ban giám sát việc thực hiện thỏa thuận
này.
Tại Colombia, EU đang hỗ trợ các cuộc đàm phán hòa bình giữa Chính phủ và
phong trào FARC nhằm chấm dứt nhiều thập kỷ nội chiến thông qua việc bổ nhiệm
một đặc phái viên hòa bình - Bộ trưởng Ngoại giao Ireland Eamon Gilmore.
Liên minh châu Âu phản ứng một cách phối hợp đối với tất cả các trường hợp
khẩn cấp quốc tế, chẳng hạn như trận động đất ở Ecuador, hoặc những người tị nạn
chạy trốn khỏi chiến tranh ở Syria, nơi EU là nhà tài trợ nhân đạo lớn nhất cho các
nạn nhân của cuộc xung đột ở Xy-ri. Năm 2015, EU đã cung cấp thực phẩm, nơi
ở, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe  và nước sạch   cho hơn 120 triệu người bị ảnh hưởng
bởi thiên tai hoặc xung đột tại hơn 80 quốc gia.
● Vận động hành động về biến đổi khí hậu
EU đã đi đầu trong các nỗ lực quốc tế nhằm chống lại biến đổi khí hậu và là
công cụ để đảm bảo thỏa thuận khí hậu toàn cầu mang tính ràng buộc pháp lý đầu tiên
được thông qua tại hội nghị khí hậu Paris (COP21) vào tháng 12 năm 2015. EU lôi
kéo các nước đối tác chiến lược tham gia đối thoại và hợp tác để đảm bảo thực hiện
đầy tham vọng các cam kết Paris. Ngoài ra, EU và các nước thành viên cùng là nước
đóng góp lớn nhất về tài chính khí hậu cho các nước đang phát triển.
● Khối thương mại
Liên minh châu Âu là khối thương mại lớn nhất thế giới. Thương mại là một
chính sách chung, có nghĩa là các hiệp định thương mại quốc tế được đàm phán và ký
kết bởi EU chứ không phải bởi các quốc gia thành viên riêng lẻ. Điều này cho phép
EU có một tiếng nói duy nhất với các đối tác quốc tế vì nó hoạt động để thúc đẩy một
hệ thống thương mại quốc tế tự do và công bằng hơn.
● Một liên minh mở rộng
Kể từ năm 1957, khi tiền thân của EU hình thành với sáu quốc gia, EU đã mở
rộng đáng kể, với mức tăng lớn nhất xảy ra sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở
Trung và Đông Âu. Sức hấp dẫn của tư cách thành viên EU và sự ổn định chính trị và
kinh tế mà nó mang lại đã có nghĩa là nhiều quốc gia muốn gia nhập - mặc dù trước
tiên họ phải vượt qua các bài kiểm tra tư cách thành viên EU khó khăn, bao gồm cả về
dân chủ và pháp quyền.
2.2. Ảnh hưởng của EU tới sự liên kết, hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế của
khu vực và thế giới.
2.2.1. Đối với khu vực
a. Về hội nhập, liên kết:
Hội nhập EU đã thúc đẩy sự hợp tác giữa các chính phủ và các cơ quan chính
phủ vượt xa những gì thậm chí là hợp lý từ một thế hệ trước. Vẫn còn một chặng
đường dài phía trước để tiến tới hội nhập kinh tế toàn diện, một 'Hợp chủng quốc của
Châu Âu'. Những lợi ích có thể đạt được bằng sự tích hợp này sẽ lớn hơn một bậc so
với những lợi ích đạt được cho đến nay.
Ngày 31/01/2020, Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) được cho là mở ra
hướng đi mới cho cả Anh và EU, tuy nhiên cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng sâu sắc
đối với tình hình kinh tế, chính trị của hai bên. Đánh giá một năm sau Brexit, giới
chuyên gia cho rằng, những tác động đối với Anh và EU chưa thực sự rõ nét, nhất là
trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra nghiêm trọng trong suốt năm 2020.
Năm 2020, kinh tế EU đã phải đối mặt với nhiều thách thức như Brexit,
Eurozone cũng suy giảm kỷ lục là 12,1% so với quý I-2020, mức giảm mạnh nhất kể
từ năm 1995. Trong quý III-2020, kinh tế EU có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Nguyên
nhân của sự khởi sắc này là các nước bắt đầu mở cửa, khôi phục việc đi lại; các cửa
hàng, chuỗi cung ứng dần trở lại trạng thái bình thường. Hơn nữa, các gói cứu trợ bắt
đầu phát huy tác dụng. Cùng với sự khởi sắc của kinh tế EU, GDP của Eurozone đạt
12,7%. Con số này tuy vẫn giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng là dấu hiệu
tích cực trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Về quan hệ kinh tế Anh - EU, những ngày đầu sau khi Anh rời EU, đàm phán
thương mại giữa hai bên rất căng thẳng. EU nhấn mạnh Anh cần bảo đảm cạnh tranh
công bằng, nếu muốn tiếp cận với thị trường 450 triệu dân mà không có thuế quan và
hạn ngạch. Ngược lại, Anh cũng khẳng định sẽ rời khỏi đàm phán, nếu EU kiên quyết
đưa ra các yêu cầu đối với nước này.
2.2.2. Đối với thế giới
a. EU đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
EU là nhà đầu tư và nhà cung cấp hỗ trợ phát triển hàng đầu cho Ấn Độ Dương
- Thái Bình Dương, và là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của khu vực.
Đến năm 2030, phần lớn (90%) trong số 2,4 tỷ thành viên mới của tầng lớp trung lưu
sẽ đến từ khu vực này. Tuy vậy, giữa tất cả những sự năng động này, sự ổn định của
khu vực đang ngày càng bị thách thức: tranh chấp trên biển và đất liền, các cuộc
khủng hoảng và xung đột nội bộ, và cạnh tranh địa-chính trị Mỹ-Trung ngày càng gay
gắt.
EU sẽ hợp tác với các đối tác của mình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để
ứng phó với những động lực mới nổi đang ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực.
b. EU đối với khu vực ASEAN
EU đã khởi động quan hệ Đối tác Chiến lược EU-ASEAN. Đó là một dấu mốc
cho thấy cả hai bên đều muốn mở rộng quy mô và định hướng lại sự hợp tác của hai
khu vực. Hai bên không chỉ hợp tác về thương mại, đầu tư và phát triển bền vững,
mặc dù đây đều là những lĩnh vực quan trọng.
Việc hoàn tất Hiệp định Vận tải Hàng không Toàn diện (CATA), sắp được triển
khai, là một cột mốc quan trọng khác trong lĩnh vực này và trong kết nối hàng không.
Bất chấp tác động của đại dịch, ASEAN có một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất
trên thế giới. Tổng GDP của ASEAN là 3 nghìn tỷ Đô-la và dự kiến sẽ tăng 6% trong
năm nay.
c. EU với các quốc gia khác trên thế giới
EU là nhà đầu tư toàn cầu lớn nhất, với tổng nguồn vốn đạt 11,6 nghìn tỷ Euro,
so với Mỹ với 6,8 nghìn tỷ Euro, Trung Quốc 1,9 nghìn tỷ Euro và 1,5 nghìn tỷ Euro
đối với Nhật Bản
EU ủng hộ chủ nghĩa đa phương về vắc-xin và tin rằng Cơ chế COVAX là cách
tốt nhất để đảm bảo cho việc tiếp cận vắc-xin của các nước đối tác có thu nhập thấp và
trung bình trong khu vực này. Chúng tôi cung cấp tiền ở những nơi cần tới và EU hiện
là đối tác đóng góp lớn thứ hai cho COVAX với hơn 2,4 tỷ euro.
2.3. Đánh giá tác động EU đến hội nhập, liên kết và phát triển kinh tế quốc tế của
khu vực và thế giới
2.3.1. Tác động tích cực
❖ Trong khu vực:
● Sáng tạo thương mại: Các hiệp định được ký kết đã tạo ra nhiều cơ hội hơn cho
các quốc gia giao thương với nhau bằng cách dỡ bỏ các rào cản đối với thương
mại và đầu tư. Do việc cắt giảm hoặc dỡ bỏ thuế quan, sự hợp tác dẫn đến giá
cả rẻ hơn cho người tiêu dùng trong các nước trong khối. Các nghiên cứu chỉ ra
rằng hội nhập kinh tế khu vực góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng tương
đối cao ở các nước kém phát triển.
● Cơ hội việc làm: Bằng cách loại bỏ các hạn chế về dịch chuyển lao động, hội
nhập kinh tế có thể giúp mở rộng cơ hội việc làm.
● Đồng thuận và hợp tác: Các quốc gia thành viên có thể dễ dàng đồng ý hơn với
số lượng quốc gia nhỏ hơn. Sự hiểu biết khu vực và những điểm tương đồng
cũng có thể tạo điều kiện cho sự hợp tác chính trị chặt chẽ hơn.
❖ Trên thế giới:
EU hiện nay là nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu. EU là thị trường toàn cầu lớn
nhất và là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu ở hầu hết các nơi trên thế giới.
Giúp nhiều nước lân cận và các khu vực khác phát triển nền kinh tế nước nhà
qua các nguồn vốn FDI lớn.
Trong đại dịch covid, hỗ trợ vắc- xin kịp thời cho 90 quốc gia.
2.3.2. Tác động tiêu cực
● Chuyển hướng thương mại: Mặt trái của việc tạo ra thương mại là chuyển
hướng thương mại. Các quốc gia thành viên có thể trao đổi với nhau nhiều hơn
so với các quốc gia không phải là thành viên.
● Thay đổi và cắt giảm việc làm: Các nước có thể chuyển sản xuất sang các thị
trường lao động rẻ hơn ở các nước thành viên. Tương tự, người lao động có thể
di chuyển để tiếp cận với công việc và mức lương tốt hơn. Sự thay đổi đột ngột
trong việc làm có thể đánh thuế tài nguyên của các nước thành viên. Thị trường
lao động của Liên minh đang phải chịu đựng sự cứng nhắc, quy định và cấu
trúc thuế đã góp phần dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao và khả năng đáp ứng việc
làm thấp đối với tăng trưởng kinh tế
● Mất chủ quyền quốc gia: Với mỗi vòng thảo luận và thỏa thuận mới trong một
khối khu vực, các quốc gia có thể thấy rằng họ phải từ bỏ nhiều quyền chính trị
và kinh tế của mình hơn. Trong bài tập tình huống mở đầu, bạn đã biết được
cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp đang đe dọa không chỉ EU nói chung mà
còn cả quyền của Hy Lạp và các quốc gia thành viên khác trong việc xác định
các chính sách kinh tế trong nước của mình như thế nào.
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA EU TỚI LIÊN KẾT, HỘI
NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
3.1. Vai trò của EU tới liên kết, hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế của Việt
Nam
Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên công bố kế hoạch về quan hệ với
EU và EU cũng là đối tác đầu tiên mà Việt Nam có một chiến lược tổng thể. Như vậy,
có thể khẳng định, EU là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu do có vị trí và
vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của Việt Nam.
● Về hỗ trợ hoàn thiện thể chế và hội nhập quốc tế:
Các dự án của EU hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện thể chế, từ đó có thể hội nhập
quốc tế, đã có từ rất sớm. Chương trình Hỗ trợ của châu Âu dành cho Việt Nam đã
giúp Việt Nam đạt được những tiêu chuẩn cần thiết để hội nhập quốc tế, từ đó xây
dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý kế toán và kiểm toán thống nhất cho cả nước, góp
phần hiện đại hóa các hệ thống quản lý tài chính của Việt Nam, hỗ trợ kỹ thuật, trang
bị cho các cơ quan, tổ chức của Việt Nam những năng lực cần thiết để quản lý một
nền kinh tế thị trường và tận dụng được những mối quan hệ mới từ bên ngoài.
●  Về hỗ trợ phát triển
EU là nhà cung cấp viện trợ phát triển không hoàn lại lớn nhất của Việt Nam.
Các dự án hỗ trợ của EU luôn hỗ trợ hiệu quả và tích cực cho các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam.
● Về phát triển kinh tế 
EU luôn là một trong ba đối tác thương mại hàng đầu (sau Trung Quốc và Mỹ)
và là một trong hai thị trường xuất khẩu quan trọng nhất (sau Mỹ) của Việt Nam.
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, EU là một trong năm nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài lớn nhất vào Việt Nam (cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản, Xin-ga-po và vùng lãnh
thổ Đài Loan (Trung Quốc). Các nhà đầu tư châu Âu có ưu thế về công nghệ, vì vậy
đã góp phần tích cực trong việc chuyển giao công nghệ, tạo ra một số ngành, nghề
mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao, tạo thêm nhiều việc làm mới…
3.2. Phân tích ảnh hưởng của EU tới sự liên kết, hội nhập và phát triển kinh tế
quốc tế của Việt Nam
3.3.1. Tác động tích cực
a, Tiếp cận thị trường 
Tiếp cận thị trường EVFTA cho hàng hóa
Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 48,5% số dòng thuế, tương
đương 64,5% hàng hóa xuất khẩu của EU ngay sau khi EVFTA có hiệu lực vào ngày
1/8/2020. Đối với một số sản phẩm như xe máy trên 1.500cc, phụ tùng ô tô và khoảng
một nửa số sản phẩm thuốc xuất khẩu của EU, cơ chế giảm thuế sẽ được áp dụng sau
7 năm kể từ ngày có hiệu lực. Đối với các dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ có lộ trình
trên 10 năm hoặc ưu đãi cho EU trên cơ sở hạn ngạch thuế quan. Đây được coi là cam
kết cắt giảm thuế sâu chưa từng có đối với một quốc gia đang phát triển như Việt
Nam, thể hiện tham vọng hội nhập sâu rộng và tăng cường quan hệ thương mại với
EU. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7%
vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.
Tiếp cận thị trường cho các dịch vụ
Mặc dù các cam kết của Việt Nam trong WTO được sử dụng làm cơ sở để đàm
phán các cam kết trong EVFTA, nhưng Việt Nam không chỉ mở thêm các ngành /
phân ngành cho các nhà cung cấp dịch vụ EU mà còn đưa ra các cam kết cao hơn so
với các cam kết trong WTO, dẫn đến việc các nhà đầu tư EU bị được tiếp cận tốt nhất
với thị trường Việt Nam. Các lĩnh vực / phân ngành mà Việt Nam không cam kết theo
WTO, nhưng mở cửa cho các nhà đầu tư EU bao gồm, nhưng không giới hạn: dịch vụ
Nghiên cứu & Phát triển (R&D) liên ngành; dịch vụ điều dưỡng, vật lý trị liệu và nhân
viên y tế; dịch vụ đóng gói; dịch vụ hội chợ, triển lãm và dịch vụ vệ sinh tòa nhà.
b, Giải quyết tranh chấp
Đối với bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến đầu tư (tức là tước quyền sở hữu
mà không có bồi thường, phân biệt đối xử đầu tư), nhà đầu tư được phép đưa tranh
chấp đó ra Tòa án đầu tư để giải quyết (Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư-
nhà nước-ISDS). Phán quyết trọng tài cuối cùng có giá trị ràng buộc và có hiệu lực thi
hành mà không cần sự xem xét của các tòa án địa phương về tính hợp lệ của nó. Bên
cạnh đó, những cam kết về quản trị nhà nước sẽ đảm bảo một môi trường kinh doanh
và pháp lý ổn định, thông thoáng cho nhà đầu tư của cả hai bên nói chung và các
doanh nghiệp, nhà đầu tư từ EU nói riêng.
c, Mua sắm Chính phủ
Việt Nam có tỷ lệ đầu tư công trên GDP cao nhất thế giới (39% hàng năm từ
năm 1995). Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa đồng ý việc mua sắm chính
phủ nằm trong Hiệp định Mua sắm Chính phủ (GPA) của WTO. Đây là lần đầu tiên
Việt Nam cam kết thực hiện điều này trong EVFTA với EU. Các nhà đầu tư của các
quốc gia thành viên chắc chắn sẽ được tiếp cận thị trường mua sắm chính phủ rộng
lớn với nhiều ưu đãi và thuận lợi.
Ngoài ra, những cam kết về dịch vụ - đầu tư, mua sắm chính phủ cũng như
những quy định cụ thể về mở cửa thị trường và biện pháp kỹ thuật trong một số lĩnh
vực cụ thể cũng sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của
EU tiếp cận được thuận lợi hơn thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam, đồng thời
giúp người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận nguồn cung các sản phẩm và dịch vụ
chất lượng cao từ EU trong các lĩnh vực như dược phẩm, chăm sóc sức khỏe, xây
dựng hạ tầng và giao thông công cộng…
3.3.2. Tác động tiêu cực
a, Tiếp cận thị trường
Tiếp cận thị trường cho hàng hóa
Ngành sản xuất của Việt Nam hiện phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu
từ các nước ngoài EU do giá trị gia tăng tạo ra từ nước ngoài cao hơn trong nước. Nếu
tình trạng này không được cải thiện, hàng hóa Việt Nam sẽ khó đáp ứng các quy tắc
xuất xứ khắt khe trong hai hiệp định này.
Bên cạnh đó, về cơ chế chứng nhận xuất xứ, khi EVFTA và pháp luật Việt
Nam quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ thì CPTPP yêu
cầu áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ - các nhà nhập khẩu, xuất khẩu và sản xuất
có thể tự chứng nhận xuất xứ.  Điều này gây trở ngại cho Việt Nam vì Việt Nam chỉ
cho phép thí điểm một số trường hợp tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN. Hơn nữa,
bản thân doanh nghiệp cũng không linh hoạt, chủ động trong việc xác định xuất xứ
hàng hóa, có thể dẫn đến việc hoãn ưu đãi thuế quan.
Tiếp cận thị trường đối với dịch vụ
Việc hợp tác với EU thông qua các Hiệp định được coi là đã tạo ra nhiều lĩnh
vực dịch vụ hơn so với WTO. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp vẫn gặp khó
khăn khi thực hiện đầu tư tại Việt Nam, cụ thể như sau:
● Đăng ký doanh nghiệp: Các thủ tục sau cấp phép như đăng ký bảo hiểm xã hội,
đăng ký con dấu, mở tài khoản ngân hàng, thanh toán chi phí cấp phép,……
còn rườm rà, mất thời gian của doanh nghiệp.
● Cơ sở hạ tầng về điện, giao thông: Chính phủ cần xem xét phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông, đảm bảo cảng biển và sân bay có thể tiếp cận được với người
dân nhưng không quá gần khu dân cư để tránh ùn tắc.
● Tham nhũng: Chính phủ cần ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các
thủ tục hành chính (như nộp hồ sơ trực tuyến, lắp đặt camera giám sát cán bộ
hành chính tại quầy làm thủ tục, v.v.) cũng như tiến hành các cuộc thanh tra
ngoài kế hoạch thường xuyên hơn để kiểm soát bất các vấn đề tiêu cực.
Đăng ký và quản lý đất đai: Nhà đầu tư khó tiếp cận cơ sở dữ liệu đất đai của
Việt Nam. Thông tin công khai, minh bạch về bất động sản còn hạn chế. Do đó,
các nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn khi phát triển dự án, nhất là những dự án
cần tiêu thụ diện tích đất lớn.
b, Giải quyết tranh chấp
Quan hệ Việt Nam - EU cũng phụ thuộc vào sự phát triển của EU. Chính vì vậy,
những khó khăn gần đây trong nội khối EU, như khủng hoảng về di cư, xu thế dân
túy, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, việc nước Anh rời EU (Brexit),... cũng có những tác
động nhất định đến việc thúc đẩy quan hệ giữa hai bên. Nếu EU tiếp tục phát triển
theo hướng nhất thể hóa, trở thành một chủ thể thống nhất trên tất cả các lĩnh vực, có
tiếng nói trọng lượng hơn trên trường quốc tế... sẽ góp phần mạnh mẽ vào việc thúc
đẩy chủ nghĩa đa phương, hòa bình và ổn định ở châu Âu cũng như trên thế giới.
c, Mua sắm Chính phủ
Hiệp định ký kết yêu cầu công khai thông tin đấu thầu và minh bạch trong lựa
chọn nhà thầu, tuy nhiên, trên thực tế thời gian đấu thầu kéo dài, tính công khai, minh
bạch trong thông tin đấu thầu còn hạn chế, nhiều gói thầu chỉ được mời hình thức,
đánh giá hồ sơ dự thầu không dựa trên tiêu chí của hồ sơ mời thầu. Nếu tình trạng này
tiếp diễn, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ ngại tham gia đấu thầu tại Việt Nam.
3.4. Bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao sự liên kết, hội nhập và phát triển kinh
tế quốc tế của Việt Nam.
3.4.1. Về phía nhà nước
Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về hội nhập
quốc tế của Việt Nam nói chung và các cam kết với EU nói riêng, nâng cao nhận thức
của toàn xã hội: Việc tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về quá trình hội
nhập của như các cam kết quốc tế của Việt Nam cần được thực hiện linh hoạt, chủ
động, qua nhiều kênh thông tin khác nhau, đồng bộ và có tính định hướng cao.
Thứ hai, hình thành một hệ thống các trung tâm chuyên trách tại các địa
phương để cung cấp thông tin và xử lý các vấn đề có liên quan tới việc thực hiện các
cam kết của Việt Nam: Để bảo đảm xử lý có hiệu quả và kịp thời mọi vấn đề phát sinh
xung quanh các Hiệp định. Trước mắt, Việt Nam có thể thí điểm hình thành các Trung
tâm này ở một số trung tâm kinh tế thương mại lớn có chức năng thông tin, tư vấn và
hoạt động dưới dạng đơn vị sự nghiệp có thu hoặc hạch toán kinh tế độc lập.
Thứ ba, ngành sản xuất của Việt Nam hiện phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu
nhập khẩu từ các nước ngoài EU do giá trị gia tăng tạo ra từ nước ngoài cao hơn trong
nước. Nếu tình trạng này không được cải thiện, hàng hóa Việt Nam sẽ khó đáp ứng
các quy tắc xuất xứ khắt khe trong hai hiệp định này. Do đó, Chính phủ cần ban hành
các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, giảm
chi phí thương mại, đơn giản hóa thủ tục hải quan, minh bạch hóa các chính sách phi
thuế quan.
Thứ tư, mặc dù không yêu cầu Việt Nam phải thực hiện ngay cơ chế tự chứng
nhận nhưng một số nước nhập khẩu của EU có thể đã hoặc sẽ áp dụng cơ chế này. Do
đó, Chính phủ Việt Nam cần ban hành các quy định về tự chứng nhận xuất xứ càng
sớm càng tốt và tham khảo ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp về cách thức cấu trúc
doanh nghiệp và tối đa hóa lợi ích.
Thứ năm, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện khung khổ chính sách, hành lang pháp lý
tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho DN phát triển.
Thứ sáu, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp thông qua công tác đào tạo, phổ
biến, tuyên truyền về các khía cạnh, lĩnh vực cam kết của các Hiệp định TPP và các
FTA, tổ chức biên soạn các cẩm nang hướng dẫn doanh nghiệp về các cam kết trong
những hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết.
Thứ bảy, nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đánh giá đầy đủ, hiệu quả về việc hỗ
trợ và phát triển doanh nghiệp đối với các cơ quan Chính phủ, các địa phương có chỉ
số yếu kém, chậm phát triển. Trên cơ sở đó, cải thiện chất lượng phát triển doanh
nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, đáp ứng được xu hướng hội nhập quốc tế.
Thứ tám, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển khoa học công
nghệ để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cho
doanh nghiệp.
3.4.2. Về phía các doanh nghiệp
Để tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế, các doanh nghiệp cần:
Một là, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức, chủ động trang bị kiến thức, tìm
hiểu sâu các quy định của EU, các cam kết trong các Hiệp định FTA, từ đó tận dụng
cơ hội, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển.
Hai là, DN Việt Nam đang phát triển theo chiều rộng (tăng về số doanh nghiệp,
lao động, vốn), nhưng chưa cải thiện nhiều về chất lượng và chiều sâu. Vì vậy doanh
nghiệp cần chú trọng vào chất lượng, chiều sâu và công nghệ.
Ba là, thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước đang tràn ngập các mặt hàng
nhập khẩu có chất lượng, thương hiệu và giá cả cạnh tranh hơn từ các nước đối tác
FTA. Đây là thách thức lớn đối với các nhà sản xuất trong nước. Hàng hóa Việt Nam
chưa có nhiều thương hiệu hấp dẫn khách hàng và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn
chất lượng của các thị trường của EU vì vậy cần chú trọng vào nguồn gốc xuất xứ,
tiêu chuẩn, hàm lượng các chất trong sản phẩm.
Bốn là, môi trường kinh doanh của Việt Nam dù đã được cải thiện đáng kể,
nhưng chưa đủ minh bạch, thông thoáng và còn thiếu một hệ thống pháp luật đồng bộ,
hiệu quả. Trong khi đó, việc cải cách khung thể chế kinh tế. Chính vì vậy bản thân các
doanh nghiệp phải tái cấu trúc cách tổ chức hoạt động, cách sử dụng các nguồn lực,
cũng như hệ thống công nghệ hiện đại… Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể tồn tại
trong môi trường kinh doanh thay đổi.
Năm là, nguồn lực của doanh nghiệp Việt Nam (nguồn vốn, chất lượng lao
động, đầu tư phát triển khoa học công nghệ, marketing, môi trường kinh doanh…) còn
nhiều hạn chế, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam nhìn chung còn ở mức thấp. Vì vậy, doanh nghiệp cần nâng cao trình độ
của đội ngũ lao động thông qua đào đào và cần học hỏi tìm tòi những tiến bộ khoa học
giúp tăng năng suất, giảm chi phí và đạt hiệu quả.
NHÓM 13:
Đề tài: Trình bày những hiểu biết của em về ASEAN? Phân tích vai trò và tác
động của ASEAN tới sự hội nhập, liên kết và phát triển kinh tế quốc tế của khu
vực, thế giới và Việt Nam
II. Vai trò và tác động của ASEAN đối với kinh tế quốc tế thế giới
2.1. Vai trò của ASEAN đối với kinh tế quốc tế thế giới
2.1.1. Đối với sự hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, ASEAN có vai trò to lớn trong việc giải quyết các vấn đề, đặc biệt là
hội nhập kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác giữa
nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế quốc gia khác hay tổ chức kinh tế khu vực và
toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá
trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. ASEAN đã đóng góp một
phần không nhỏ những nỗ lực nhằm đưa nền kinh tế khu vực hội nhập với nền kinh tế
thế giới, đặc biệt là các tổ chức kinh tế.
Thứ hai. Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối
tác có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển và an ninh của đất nước, đưa
khuôn khổ quan hệ đã xác lập đi vào thực chất, tạo sự đan xen gắn kết lợi ích giữa
nước ta với các đối tác
Thứ ba, ASEAN giữ vai trò trung tâm, nhằm tăng cường đoàn kết, gia tăng liên
kết nội khối, củng cố quan hệ hợp tác với các bên đối thoại của ASEAN, thúc đẩy xu
thế hòa bình, hợp tác và phát triển trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.
2.1.2. Đối với sự liên kết kinh tế quốc tế
ASEAN có vai trò cầu nối giữa các nước thành viên với các quốc gia, tổ chức
kinh tế thế giới. ASEAN với mục tiêu mở rộng liên kết khu vực, sau 8 năm, đã kết
thúc đàm phán và thành công ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
(RCEP) với 5 nước đối tác: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ốtx-trây-lia và Niu
Di-lân vào ngày 15 tháng 11 năm 2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37
do Việt Nam làm Chủ tịch, thể hiện vai trò trung tâm của ASEAN trong quá trình hội
nhập sâu rộng hơn trong khu vực.
2.1.3 Đối với sự phát triển kinh tế quốc tế
ASEAN, với vị thế của mình, đã cho phép các quốc gia trong khu vực thực hiện
nhiều hoạt động thương mại hàng hóa và dịch vụ hơn; cung cấp các loại mặt hàng giá
rẻ; làm cầu nối giữa các quốc gia thành viên với các tổ chức kinh tế trong phối hợp
nhằm nâng cao trình độ phát triển công nghê, cơ sở hạ tầng thiết bị; phổ cập các gói
đầu tư và gói đào tạo kinh tế, đào tạo con người thông qua các hiệp định với các quốc
gia và tổ chức xã hội, kinh tế trên thế giới, điển hình như Hoa Kỳ, Nhật Bản , EU…
2.2. Tác động của ASEAN đối với kinh tế quốc tế thế giới
2.2.1. Đối với hội nhập
ASEAN đã tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt
trong việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên, thúc
đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và phát triển các quan hệ song
phương, khu vực, và đa phương; Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành
tựu khoa học công nghệ, đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh
nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến.
2.2.2. Đối với sự liên kết kinh tế quốc tế
ASEAN với mục tiêu mở rộng liên kết kinh tế quốc tế , sau 8 năm, đã kết thúc
đàm phán và thành công ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
với 5 nước đối tác: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ốtx-trây-lia và Niu Di-lân vào
ngày 15 tháng 11 năm 2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam
làm Chủ tịch, thể hiện vai trò trung tâm của ASEAN trong quá trình hội nhập sâu rộng
hơn trong khu vực. Hiệp định RCEP, một hiệp định hiện đại, toàn diện, chất lượng
cao và cân bằng về lợi ích, khi được 15 nước thực thi, sẽ tạo nên khu vực thương mại
tự do lớn nhất thế giới với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm 30% dân số thế giới
và GDP 26,2 nghìn tỉ USD.
Hiện nay, ASEAN đang tiến hành đàm phán nâng cấp 03 FTA với các đối tác
ngoại khối bao gồm: FTA ASEAN – Trung Quốc, FTA ASEAN – Hàn Quốc và FTA
ASEAN - Ốtx-trây-lia - Niu Di-lân. Ngoài ra, ASEAN cũng đang cân nhắc về khả
năng đàm phán FTA ASEAN – Ca-na-đa và FTA ASEAN – Liên minh châu Âu (EU).
2.2.3. Đối với sự phát triển kinh tế quốc tế
Về tự do hóa thương mại dịch vụ, trong khuôn khổ Hiệp định khung về Dịch vụ
ASEAN (AFAS), ASEAN đã có chín trong số 10 Gói cam kết về thương mại dịch vụ
chung, bảy Gói cam kết về dịch vụ tài chính, chín Gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng
không với phạm vi rộng hơn và mức độ sâu hơn so với các cam kết trong khuôn khổ
WTO.
Thực hiện chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và
vừa (MSMEs), ASEAN đã xây dựng các Kế hoạch hành động chiến lược phát triển
MSMEs cho từng giai đoạn; triển khai công tác thu hẹp khoảng cách phát triển thông
qua Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) với mục tiêu thúc đẩy liên kết kinh tế ASEAN
thông qua việc các nước ASEAN-6 hỗ trợ các nước CLMV hội nhập khu vực và thu
hẹp khoảng cách phát triển, hướng tới một ASEAN thống nhất và phát triển đồng đều
(đến nay đã có hai Kế hoạch công tác IAI được triển khai với tổng số 615 dự án trị giá
103,1 triệu USD, Kế hoạch công tác giai đoạn III được thông qua tại Hội nghị Cấp
cao ASEAN lần thứ 29).
III. Vai trò và tác động của ASEAN tới sự hội nhập, liên kết và phát triển kinh tế
quốc tế của khu vực
3.1. Vai trò của ASEAN tới kinh tế quốc tế của khu vực
3.1.1. Đối với sự hội nhập kinh tế quốc tế
Thúc đẩy xây dựng thị trường chung thông qua tự do di chuyển hàng hóa, dịch
vụ, đầu tư. Về tự do hóa thương mại hàng hóa, trên cơ sở Hiệp định Thương mại hàng
hóa ASEAN (ATIGA), tự do hóa thương mại  ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn
Quốc, ASEAN - Úc - Niu Di-lân đạt tỷ lệ cao, khoảng 90% vào năm 2019, các Hiệp
định đạt tỷ lệ tự do hóa trung bình khoảng 60% trong năm 2019 như ASEAN - Nhật
Bản, ASEAN - Ấn Độ,
Về tự do hóa thương mại dịch vụ, trong khuôn khổ Hiệp định khung về Dịch vụ
ASEAN, ASEAN đã có chín trong số 10 Gói cam kết về thương mại dịch vụ chung,
bảy Gói cam kết về dịch vụ tài chính, chín Gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng không
với phạm vi rộng hơn và mức độ sâu hơn so với các cam kết trong khuôn khổ WTO.
Về tự do lưu chuyển dòng đầu tư, các thành viên ASEAN đã nỗ lực loại bỏ dần
các biện pháp bảo lưu trong Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) ký vào năm
2009, hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn với các biện pháp, sáng
kiến xúc tiến, thúc đẩy, bảo hộ và thuận lợi hóa đầu tư. Về tự do hơn nữa lưu chuyển
của dòng vốn, các thành viên ASEAN đã hoàn thành xây dựng khuôn khổ ASEAN về
hội nhập ngân hàng với các biện pháp hài hòa hóa quy định và tiêu chuẩn ngân hàng,
tăng cường kết nối các thị trường chứng khoán trong và ngoài khu vực.
3.1.2. Vai trò của ASEAN trong liên kết kinh tế quốc tế
Thứ nhất, ASEAN có vai trò to lớn trong giải quyết tranh chấp Biển đông. Sự
kiện xảy ra tranh chấp trên biển Hoa Đông và Biển Đông: Tại Biển Hoa Đông có
những vụ tranh chấp giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc về
phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của mỗi quốc gia., ASEAN đã thể hiện rõ lập trường
và cách thức giải quyết xung đột theo những thoả thuận mà ASEAN và Trung Quốc
đã cam kết
Thứ hai, thực hiện chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ,
nhỏ và vừa (MSMEs), ASEAN đã xây dựng các Kế hoạch hành động chiến lược phát
triển MSMEs cho từng giai đoạn; triển khai công tác thu hẹp khoảng cách phát triển
thông qua Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) với mục tiêu thúc đẩy liên kết kinh tế
ASEAN thông qua việc các nước ASEAN-6 hỗ trợ các nước CLMV hội nhập khu vực
và thu hẹp khoảng cách phát triển, hướng tới một ASEAN thống nhất và phát triển
đồng đều.
Thứ ba, hợp tác về sự gắn kết cộng đồng và lợi ích cho người dân: Hợp tác
trong lĩnh vực văn hoá- xã hội ngày càng được mở rộng với rất nhiều chương trình/dự
án khác nhau trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ, môi
trường, y tế, phòng chống ma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em, HIV/AIDS, bệnh
dịch…
Thứ tư, mở rộng quan hệ đối ngoại: Quan hệ đối ngoại của ASEAN phát triển
mạnh, thông qua đó ASEAN đã tranh thủ được sự hợp tác và hỗ trợ thiết thực từ các
đối tác bên ngoài, phục vụ mục tiêu an ninh và phát triển của Hiệp hội, đồng thời góp
phần quan trọng thúc đẩy và kết nối các mối liên kết khu vực với nhiều tầng nấc khác
nhau ở Châu Á- Thái Bình Dương.
Thứ năm, ASEAN đã tạo dựng được quan hệ hợp tác nhiều mặt với nhiều đối
tác quan trọng trên thế giới thông qua khuôn khổ ASEAN+1 với 12 đối tác quan trọng
bên ngoài, đồng thời khởi xướng thành công và giữ vai trò chủ đạo trong một số
khuôn khổ hợp tác khu vực ở Châu Á- Thái Bình Dương như ASEAN+3, Cấp cao
Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Ngoài ra, ASEAN còn là nhân
tố quan trọng của các khuôn khổ hợp tác khu vực và liên khu vực khác như Diễn đàn
hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Á-Âu (ASEM) và Diễn
đàn Hợp tác Đông Á- Mỹ La Tinh (FEALAC).
3.1.3. Vai trò của ASEAN với sự phát triển kinh tế quốc tế
Thúc đẩy tăng trưởng và bền vững kinh tế khu vực, hợp tác vì mục tiêu phát
triển kinh tế bền vững là một trong những định hướng ưu tiên của ASEAN. Đến nay,
ASEAN đã cơ bản hoàn tất các cam kết về hình thành Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (gọi tắt là AFTA), với hầu hết các dòng thuế đã được giảm xuống mức 0-5%.
Tiếp đó, ASEAN đã xác định 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập sớm để đẩy mạnh hơn nữa
thương mại nội khối. Kim ngạch thương mại nội khối hiện đạt khoảng 300 tỷ USD và
chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN.
3.2. Tác động của ASEAN tới kinh tế quốc tế của khu vực
3.2.1. Tác động của Asean tới sự hội nhập kinh tế quốc tế
Các hoạt động hợp tác gắn kết cộng đồng và lợi ích cho người dân đã hỗ trợ
cho các nước thành viên nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề liên quan, đồng thời
giúp tạp dựng thói quen hợp tác khu vực, nâng cao nhận thức và ý thức cộng đồng
ASEAN. ASEAN đang phấn đấu xây dựng một cộng đồng các dân tộc hài hoà đoàn
kết, sống đùm bọc và chia sẻ. Đảm bảo sự “thống nhất trong đa dạng” trở thành một
đặc thù riêng có của ASEAN, một bản sắc khu vực mà các nước ASEAN luôn trân
trọng giữ gìn.
3.2.2. Tác động của Asean tới sự liên kết kinh tế quốc tế
ASEAN vẫn là một hiệp hội chưa chặt chẽ, tính liên kết khu vực còn thấp; sự
đa dạng vẫn còn lớn, nhất là về chế độ chính trị- xã hội và trình độ phát triển giữa các
nước thành viên. ASEAN đề ra nhiều chương trình và kế hoạch hợp tác nhưng kết quả
thực hiện còn hạn chế; tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động cồng kềnh, kém
hiệu quả, nhất là việc tổ chức và giám sát thực hiện cam kết.
Các hoạt động liên kết kinh tế trên thực tế cũng cho thấy điều này. Thương mại
nội khối ASEAN trong thập kỷ qua cũng chỉ chiếm 24% tổng kim ngạch thương mại
của khối, kém xa mức 60% của EU. Các lĩnh vực nhạy cảm về chính trị như bảo hộ
nông nghiệp, ô tô, sắt thép vẫn chưa được đề cập, giải quyết.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chi phí giao thương nội khối ASEAN
vẫn cao do vấn đề thủ tục hải quan. Nếu so với mức thời gian chi phí cho một giao
dịch xuất, nhập khẩu ở Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) trung bình là
10,7 ngày, thì chi phí này ở Campuchia là 22 ngày, Indonesia là 21 ngày, Philippine là
16 ngày và Việt Nam là 24 ngày.
3.2.3. Tác động của Asean tới sự phát triển kinh tế quốc tế
Các nước thành viên trong ASEAN có lực lượng lao động dồi dào, cung cấp
nguồn lao động cho khu vực, là động lực thúc đẩy kinh tế và là nền tảng quan trọng
cho những sáng kiến đổi mới, giúp phát triển khu vực.
IV. Vai trò và tác động của ASEAN đối với tới sự hội nhập, liên kết và phát triển
kinh tế quốc tế Việt Nam
4.1. Vai trò của ASEAN đối với tới sự hội nhập, liên kết và phát triển kinh tế
quốc tế Việt Nam
4.1.1. Đối với sự hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, gia nhập ASEAN giúp kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế khu
vực và toàn cầu. Theo PGS.,TS. Nguyễn Huy Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam), kể từ khi gia nhập ASEAN
(năm 1995), ASEAN được coi là bệ phóng giúp Việt Nam hội nhập sân chơi kinh tế
quốc tế khu vực và toàn cầu. Từ đó, Việt Nam tham gia rất nhiều cơ chế hợp tác khu
vực, từ ASEAN+ đến các hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực mà ASEAN là
trung tâm... Đến nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với hầu hết các nước trên thế
giới, có độ mở kinh tế rất lớn với tỷ lệ kim ngạch thương mại/GDP hơn 200%.
Thứ hai, gia nhập ASEAN cũng là bệ phóng giúp Việt Nam hiện thực hóa
mong muốn hội nhập khu vực và thế giới, mở rộng quan hệ thương mại và thu hút đầu
tư nước ngoài, từ đó phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện cuộc sống người dân. Những
cơ chế hợp tác này có lợi cho Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng
quan hệ thương mại. 
Ngoài ra, Việt Nam đã đảm nhiệm rất thành công các nhiệm vụ luân phiên;
tham gia rất nhiều đề xuất sáng kiến hợp tác thiết thực hướng tới người dân. Khi đề
xuất thành lập Cộng đồng ASEAN, các quan chức ASEAN ban đầu chủ yếu tập trung
cho việc xây dựng 2 cộng đồng chính, gồm Cộng đồng An ninh - Chính trị và Cộng
đồng Kinh tế, còn Cộng đồng Văn hóa - Xã hội về sau mới được xây dựng với đóng
góp lớn từ Việt Nam, bởi Việt Nam đề xuất nhiều sáng kiến về phúc lợi xã hội, giáo
dục, y tế và gắn kết người dân ASEAN.
Chúng ta cũng chủ động thúc đẩy nhiều sáng kiến quan trọng trong ASEAN về
ứng phó với COVID-19, phục hồi chuỗi cung ứng khu vực, liên kết nội khối gắn với
phát triển bền vững, đẩy mạnh các khuôn khổ hợp tác Mekong… Phát huy vai trò Chủ
tịch ASEAN 2020, chúng ta đã cùng chủ nhà APEC 2020 - Malaysia - triển khai
thành công ý tưởng do Việt Nam khởi xướng từ năm APEC 2017 và đạt kết quả có ý
nghĩa chiến lược là thông qua Tầm nhìn APEC đến năm 2040.
4.1.2. Vai trò trong liên kết kinh tế quốc tế
Có thể khẳng định, liên kết kinh tế quốc tế của Việt Nam tiếp tục được thúc đẩy sâu
rộng, trên các tầng nấc, phản ánh cục diện quốc tế trong quá trình điều chỉnh, định
hình. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song Việt Nam và các quốc gia vẫn đẩy mạnh nỗ
lực hợp tác và liên kết kinh tế. Nổi bật là ký kết và thực thi các Hiệp định Thương mại
tự do (FTA), xây dựng và thông qua những định hướng dài hạn như Tầm nhìn
ASEAN sau năm 2025… Đây là những tiến triển tích cực, phản ánh nhu cầu gia tăng
hợp tác, thúc đẩy các “sợi dây liên kết” nhằm bảo đảm sự bền vững của thị trường và
các chuỗi cung ứng, ứng phó với các thách thức toàn cầu và phục hồi kinh tế của Việt
Nam
Thứ hai, nội hàm hợp tác và liên kết kinh tế được điều chỉnh sâu sắc, gắn với
phát triển bền vững, bao trùm và quá trình số hóa.
Thứ ba, xu hướng điều chỉnh các chuỗi cung ứng, dịch chuyển các hoạt động
đầu tư, kinh doanh được đẩy mạnh hơn song không đơn giản và dễ dàng.
Tình hình kinh tế thế giới và liên kết kinh tế quốc tế năm 2020 tác động nhiều
chiều đến Việt Nam, nhất là khi nước ta bước vào giai đoạn hội nhập và liên kết sâu
rộng. Việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch AIPA 2020 và Ủy viên
không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020 - 2021 giúp chúng ta phát
huy tiếng nói trong các khuôn khổ đa phương, cùng các đối tác tham gia quá trình
định hình các cấu trúc, xây dựng luật lệ kinh tế - thương mại phù hợp với lợi ích
chung.
4.1.3. Vai trò trong phát triển kinh tế quốc tế
Các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam nhiều và ngược lại các nước cũng đầu
tư vào Việt Nam. Những dự án của các nước ASEAN có mặt trong nhiều ngành nghề,
lĩnh vực như khai thác dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực
phẩm, nông lâm thủy sản, khách sạn, du lịch, ngân hàng, ,tài chính. Các dự án này giải
quyết hàng vạn công ăn việc làm cho người lao động.
Quá trình hợp tác, liên kết kinh tế Việt Nam – ASEAN cũng là một quá trình
tạo ra những thay đổi nhất định đối với phương thức vận hành và cách thức hoạt động
của nền kinh tế Việt Nam.
Một là, góp phần định hướng lại mô hình tăng trưởng, chuyển sang mô hình
cạnh tranh trên thị trường mở, thực chất là hưởng ngoại dựa trên xuất khẩu và lợi thế
so sánh.
Hai là, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện các thể chế và các nguyên tắc cơ bản của
hệ thống kinh tế thị trường nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng và minh bạch, thúc
đẩy quá trình hình thành các thể chế thị trường hiện đại.
Ba là, đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chống độc
quyền doanh nghiệp.
Bốn là, thúc đẩy đầu tư tư nhân, góp phần quan trọng tạo thêm nhiều việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động.
Năm là, góp phần thúc đẩy quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, tăng cường
hiệu lực điều hành và quản lý nhà nước, lấy yêu cầu hội nhập làm chuẩn để đặt ra mục
tiêu, lộ trình cải cách.
Nhìn chung, Hợp tác liên kết Việt Nam – ASEAN đã và đang góp phần giúp
Việt Nam tích lũy thêm kinh nghiệm tham gia có hiệu quả vào các cơ chế lớn như
APEC, WTO. Tuy nhiên, việc Việt Nam là một thành viên mới, lại có trình độ phát
triển kinh tế còn lạc hậu hơn so với các thành viên khác, khả năng cạnh tranh của các
doanh nhiệp còn yếu, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, các thủ tục còn rườm rà đã
ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam trong liên kết với ASEAN trong những năm qua..
4.2. Tác động của ASEAN đối với sự hội nhập, liên kết và phát triển kinh tế quốc
tế Việt Nam
4.2.1. đối với sự hội nhập quốc tế Việt Nam
Tham gia ASEAN giúp chúng ta hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, huy động các
nguồn lực phục vụ phát triển và nâng cao sức mạnh tổng hợp. Tiếp sau quá trình tham
gia ASEAN, Việt Nam đã chủ động tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái
Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), các FTAs thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)
giúp Việt Nam đẩy mạnh cải cách, mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu, thu hút
đầu tư, ODA, qua đó giúp cho kinh tế tăng trưởng cao trong nhiều năm.
4.2.2. đối với liên kết kinh tế quốc tế Việt Nam
Trong lĩnh vực thương mại, trong những năm qua CEPT – AFTA góp phần thắt
chặt hơn mối quan hệ thương mại của Việt Nam với ASEAN, Việt Nam đã cùng các
nước ASEAN xây dựng Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp và được ký kết
tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN tháng 11 năm 1996 làm cơ sở cho việc giải
quyết các tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện các hiệp định kinh tế ASEAN.
Tổng cục Hải quan đã triển khai áp dụng Hành lang xanh cho các hàng hóa CEPT –
AFTA. Việc làm này góp phần làm thông thoáng lưu thông hàng hóa hai chiều giữa
Việt Nam với các nước ASEAN khác, làm tăng sức sống cho nền kinh tế các nước
tham gia.
Nông sản là sản phẩm được tiêu thụ lớn ở thị trường ASEAN, nhất là gạo.
Đồng thời, ASEAN cũng cung cấp máy móc thiết bị cho Việt Nam. Tác động lớn nhất
của cam kết CEPT đối với kinh tế Việt Nam đó là bước đầu hình thành một số nhóm
mặt hàng có sự liên kết nhất định ở cấp khu vực như hàng dệt may, điện tử và một số
mặt hàng tiêu dùng như đò gỗ, đồ gỗ, đồ nhựa và hóa mỹ phẩm các loại.
4.2.3. Đối với phát triển kinh tế quốc tế Việt Nam
Sau 26 năm gia nhập ASEAN, kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi vượt bậc
về mọi mặt. Nếu như năm 1995, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 289
USD thì đến năm 2020 con số này đã là 3.520 USD, tăng hơn 12 lần so với năm 1995.
Quy mô nền kinh tế tăng gần 17 lần từ 20,8 tỷ USD vào năm 1995 lên khoảng 343 tỷ
USD vào năm 2020, đứng thứ tư trong khu vực ASEAN (chỉ sau Indonesia, Thái Lan
và Philippines). Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng từ 5,2 tỷ USD vào
năm 1995 lên 283 tỷ USD vào năm 2020. Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế và tham
gia vào các tổ chức trong khu vực và trên thế giới, nguồn vốn nước ngoài đầu tư (FDI)
vào Việt Nam tăng mạnh qua các năm, đạt 29 tỷ USD vào năm 2020. Một số khuôn
khổ và đối tác có thể kể đến như
Thứ nhất, ASEAN+3 với Việt Nam
ASEAN + 3 thúc đẩy quá trình phát triển hợp tác kinh tế giữa các nước, Việt
Nam và các nền kinh tế Đông Á nói chung, các nước Đông Bắc Á nói riêng.
Thành tựu nổi bật nhất trong lĩnh vực tài chính tiền tệ của hợp tác ASEAN + 3
là việc triển khai Sáng kiến Chiangmai Initiative. Theo đó, có 16 thỏa thuận song
phương được kí kết giữa các nước Đông Á, trị giá hàng chục tỷ USD. Đây là các thỏa
thuận hoán đổi song phương giữa các nước ASEAN với ba đối tác lớn là Nhật Bản,
Trung Quốc, Hàn Quốc. Mục đích là nhằm cũng cấp vốn ngắn hạn dưới hình thức
hoán đổi tiền tệ cho các nước tham gia khi gặp phải khó khăn về cán cân thanh toán
hoặc về khả năng thanh toán trong thời gian ngắn hạn, giúp các nước ASEAN nói
chung và Việt Nam nói riêng giảm bớt sự phụ thuộc tài chính vào các nguồnvốn từ
Mỹ và EU.
Ba nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hiện đều là các đối
tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam.
Thứ hai, GMS với Việt Nam
Chương trình hợp tác phát triển tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) mang lại
nhiều lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực cho Việt Nam. Trong tiểu vùng Mê Công mở
rộng đã có những sáng kiến hợp tác với nhiều cơ chế hợp tác đa phương có ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển Việt Nam. GMS được thành lập từ năm 1992 gồm 6 nước
Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Từ năm 2000, chiến
lược hợp tác kinh tế Agiadady – Chao raya – Mê Kông gồm 5 nước Cam pu chia,
Thái Lan, Lào, Mianma, Việt Nam từ năm 2003
Tham gia GMS Việt Nam phát huy được cạnh tranh, tạo không gian hợp tác đa
dạng, thu hút quốc tế đầu tư phát triển. Tạo lập hành lang phát triển kết nối các vùng
lãnh thổ và quốc gia. Các hành lang phát triển được coi là giải pháp tận dụng các yếu
tố địa chiến lược, địa chính trị, địa an ninh và quan hệ quốc tế, kết nối sâu rộng Việt
Nam với Đông Nam Á – Đông Bắc Á- Nam Á. Nói rộng hơn, qua GMS, sự đồng
thuận lợi ích kinh tế giữa Việt Nam với các nước trong khu vực tăng lên, từ đó thúc
đẩy hợp tác an ninh, chính trị, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường.
Thứ ba, ACFTA với Việt Nam
ACFTA là viết tắt của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc
(ACFTA) .Khi ACFTA hình thành sẽ góp phần làm thông thoáng hoạt động hoạt
động mậu biên với mức thuế suất giảm dần tới không. Khi ACFTA được thực hiện,
Việt Nam có cơ hội là nơi trung chuyển hàng hóa giữa Trung Quốc với ASEAN,như
vậy một số tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn sẽ có cơ hội phát triển.
Bên cạnh những mặt tác động tích cực, không thể phủ nhận vẫn còn tồn tại một
số hạn chế trong quá trình hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN. Sự hội nhập, liên kể
giữa các quốc gia với nhau trong khuôn khổ hiệp định thương mại có thể tiềm ẩn
nhiều nguy cơ, trong đó có khủng hoảng về tài chính. Khi một tổ chức kinh tế hay một
AMS cụ thể chịu ảnh hưởng bởi một cuộc khủng hoảng, trong khuôn khổ của một nền
kinh tế thị trường hội nhập, có thể lan truyền ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Cụ thể
như khủng hoảng tài chính châu Á 1997. Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ
mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá
tài sản ở một số nước châu Á. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu
người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998. Những nước bị
ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan. Còn Đại lục Trung Hoa,
Đài Loan, Singapore và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nhưng không quá lớn.
Bên cạnh đó, việc chịu ảnh hưởng từ các dòng vốn nước ngoài như FDI, ODA
và sự trợ giúp của các tổ chức đối tác ASEAN cũng không chỉ đặt quốc gia thành viên
vào tình trạng lệ thuộc kinh tế mà còn lệ thuộc về chính trị, xã hội. Một số dự án nước
ngoài còn ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội và dư
luận, điển hình như vụ xả thải Formosa năm 2016.
Nhóm 14: Đề bài: Vai trò và sự ảnh hưởng của Nga tới sự hội nhập, liên kết của
khu vực, quốc tế và Việt Nam
CHƯƠNG II: VAI TRÒ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NGA ĐẾN SỰ HỘI NHẬP VÀ
LIÊN KẾT CỦA KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI
1. Vai trò của Nga đến sự hội nhập và liên kết của Khu vực và Thế giới
Nhiều chuyên gia Nga tin rằng tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao và các chính sách
kinh tế vĩ mô được thực hiện sẽ giúp đưa Nga trở thành một trong 6 nền kinh tế lớn
nhất thế giới vào thập kỷ tới. Điều đáng chú ý là những nhiệm vụ được Tổng thống
Putin đề ra vào đầu năm 2008: Tích cực tiến hành chuyển đổi thị trường và dân chủ,
đưa Nga từ một nền kinh tế phát triển trì trệ dựa vào xuất khẩu năng lượng và nguyên
liệu thô sang con đường đổi mới. Những nhiệm vụ này được cụ thể hoá trong chiến
lược của Tổng thống về phát triển kinh tế-xã hội Nga đưa ra tại một kỳ họp của Hội
đồng Nhà nước. Việc thực hiện chiến lược này sẽ dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội của đất nước do chính phủ xây dựng.
Trái ngược với những chiến lược trước đó dựa vào những ý tưởng mơ hồ về bản
chất kỳ diệu của các cơ chế tự tổ chức của thị trường, chiến lược hiện nay có điểm
khác biệt là sự nhận thức tinh khôn về tình hình phức tạp của nền kinh tế Nga. Chiến
lược này xác định những định hướng cơ bản của sự phát triển kinh tế-xã hội Nga tới
năm 2020. Sự trỗi dậy trở lại của Nga trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về
công nghệ của thế giới, năng suất lao động tăng gấp 4 lần trong các ngành chủ chốt
của nền kinh tế Nga, tầng lớp trung gian sẽ tiến tới chiếm 60-70% dân số, giảm nửa tỉ
lệ tử vong và tăng tuổi thọ trung bình lên 75 tuổi.
Chiến lược này tập trung giải quyết ba vấn đề then chốt: tạo ra cơ hội đồng đều
cho nhân dân, hình thành một động lực cho hành vi đổi mới và nâng cao rõ rệt hiệu
quả kinh tế chủ yếu dựa trên gia tăng năng suất lao động. Các ưu tiên trong chính sách
nhà nước cũng được xác định : đầu tư vào nguồn nhân lực, phát triển giáo dục, kinh
tế, y tế công cộng, thiết lập một hệ thống công nghệ mới quốc gia, phát triển các lợi
thế tự nhiên và hiện đại hoá nền kinh tế, phát triển các ngành có năng lực cạnh tranh
mới trong lĩnh vực công nghệ cao của nền kinh tế tri thức, xây dựng lại và mở rộng cơ
sở hạ tầng sản xuất, xã hội và tài chính.
Một kịch bản như vậy cho nền kinh tế Nga bảo đảm sự tăng trưởng ổn định và
tạo đà để tiến lên. Về tổng thể, cho đến hôm nay, triển vọng kịch bản như vậy trở
thành hiện thực đang thành hình thuận lợi.
Cũng có hàng loạt những nguồn gốc bên ngoài thúc đẩy sự phục hồi vai trò của
Nga là một trong những tác nhân hàng đầu, trong đời sống chính trị thế giới, đó là:
- Vai trò ngày càng cao của nhân tố năng lượng trong quan hệ quốc tế và sự
chuyển đổi của Nga thành “cường quốc hyđrôcácbon”, duy nhất sở hữu vũ khí hạt
nhân trên thực tế đã đưa Nga trở lại địa vị cường quốc, cùng với nó là sức mạnh quốc
tế của một “tác nhân” có tầm cỡ toàn cầu.
- Sự thay đổi trong tình hình chính trị-quân sự thế giới theo hướng có lợi cho sự
phục hồi sức mạnh trước đây của Nga. Đối đầu hai cực kết thúc mở ra những cơ hội
mới cho sự hợp tác mang tính xây dựng của Nga với các nước khác ở cấp độ khu vực
và toàn cầu. Nga không có những kẻ thù rõ ràng, do vậy không có nhu cầu đặt biệt
phải uổng phí các nguồn lực về tài nguyên thô và tài chính lớn dành cho quân sự hoá,
đồng thời khiến nước này bị kiệt quệ cùng với tiến trình quân sự hoá.
- Bối cảnh quốc tế xung quanh Nga thay đổi nhanh chóng - do sự phát triển năng
động của một loạt các nước và khu vực. Tiềm năng kinh tế của những trung tâm tăng
trưởng mới của thế giới, trong đó Ấn Độ và Trung Quốc đứng ở vị trí nổi bật, đang
được chuyển thành ảnh hưởng chính trị của các nước này trong thế giới đa cực đang
hình thành. Điều này mang lại cho Nga những cơ hội không nhỏ, khi lợi ích của các
nước châu Á trong hợp tác đa phương đang tăng lên không chỉ với các nước phát triển
có nền dân chủ thị trường mà cả đối với Nga.
Tất cả điều này đặt ra cho Nga nhiệm vụ to lớn - đưa đến một dự án điều chỉnh
chính sách đối ngoại không chỉ tương xứng với vai trò mới của Nga và những cơ hội
trong môi trường đối ngoại đang thay đổi mà còn thích hợp với việc tìm kiếm sự cân
bằng thích hợp giữa các lợi ích cơ bản của các chủ thể trong quan hệ quốc tế. Tương
tự nhiệm vụ to lớn này phải bảo vệ và củng cố mũi nhọn hiện đại hoá trong chính sách
đối ngoại của Liên bang Nga, nâng cao tính cạnh tranh của Nga, đây là điều phải đạt
được bằng cách tận dụng địa vị của Nga về nguyên liệu thô hay chất lượng vũ khí hạt
nhân.
2. Ảnh hưởng của Nga đến sự hội nhập và liên kết của Khu vực và Thế giới
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây với Nga có thể làm GDP của
Nga sụt giảm 6%. Tuy vậy, các đòn trừng phạt kinh tế Nga gây cho kinh tế thế giới
phải hứng chịu nhiều hệ luỵ khó có thể xử lý trong một sớm một chiều.
Nền kinh tế Nga có khả năng hồi phục đáng kinh ngạc
Liên bang Nga (Nga) có quy mô kinh tế lớn, với GDP đạt 1.500 tỷ USD, đứng
thứ 11 thế giới. Tính theo sức mua tương đương, nền kinh tế Nga đứng thứ 2 châu Âu
và thứ 6 thế giới, với quy mô GDP đạt 4.021 tỷ USD, cung cấp 16,67% tổng lượng
hàng hóa toàn cầu.
Liên bang Nga rất giàu các loại tài nguyên thiên nhiên và năng lượng như dầu
mỏ, khí đốt, than và quặng thép.
Đặc biệt, Nga có nguồn năng lượng lớn nhất thế giới, chiếm tới 13% tổng trữ
lượng dầu mỏ và 34% trữ lượng khí đốt thế giới đã được phát hiện. Nước Nga sản
xuất 10% lượng dầu toàn cầu, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu dầu mỏ, đứng đầu thế
giới về xuất khẩu khí đốt, cung cấp 40% lượng khí đốt cho châu Âu.
Đây là lợi thế cạnh tranh xuất khẩu rất lớn của Liên bang Nga khi có thể xuất
khẩu năng lượng liên tục với giá rẻ cho nhiều khách hàng lớn như châu Âu và Trung
Quốc. Sản lượng điện của Nga chiếm 12% tổng sản lượng điện toàn cầu.
Bên cạnh đó, Liên bang Nga còn có ngành nông nghiệp phong phú. Nga cũng là
nước xuất khẩu phân bón và lúa mỳ quan trọng. Nếu thị trường thế giới thiếu hụt hai
mặt hàng này có thể làm tăng giá lương thực toàn cầu, gây nên áp lực lạm phát thêm
trầm trọng.
Liên bang Nga còn là quốc gia sản xuất nickel và palladium hàng đầu thế giới.
Nước Nga xuất khẩu thép và than đá lớn thứ 3, xuất khẩu gỗ lớn thứ 5, xuất khẩu ngũ
cốc lớn nhất thế giới,.. Nền kinh tế nước Nga có khả năng hồi phục đáng kinh ngạc.
Theo Oxford Economics, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây với
Nga có thể làm GDP của Nga sụt giảm 6%. Tuy vậy, các đòn trừng phạt kinh tế Nga
gây cho kinh tế thế giới phải hứng chịu nhiều hệ luỵ khó có thể xử lý trong một sớm
một chiều.
Giá dầu lập kỷ lục trong gần 1 thập kỷ
Giá năng lượng và lạm phát cao, làm giảm hiệu quả chương trình phục hồi và
phát triển kinh tế của các quốc gia.
Giá dầu tăng cao nhất trong gần một thập kỷ qua sau các lệnh trừng phạt của Mỹ
và phương Tây nhằm vào Nga.
Ngày 4/3, giá dầu Brent đã tăng 7% lên 118,11 USD/thùng - đây cũng là mức
đóng cửa cao nhất kể từ tháng 2/2013. Giá dầu thô Mỹ tăng thêm 7,4%, khép lại tuần
đầy biến động ở mức 115,68 USD/thùng, khiến giá dầu thô đắt hơn gần 26% so với
ngay trước thời điểm xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine.
Gián đoạn nguồn cung khí đốt từ Nga khiến người dân châu Âu thiếu nhiên liệu
để sưởi ấm và phí sưởi ấm tăng. Hiện nay, Nga cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt
tiêu thụ ở các nước châu Âu và 45% lượng khí đốt nhập khẩu trên thế giới. Nếu Nga
cắt khí đốt vào châu Âu, kinh tế các nước châu Âu sẽ bị thiệt hại, phải chi phí tốn kém
hơn để tìm kiếm và nhập khẩu nguồn năng lượng thay thế.
Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu đã tăng tới 62%. Giá khí đốt tăng kéo theo giá
điện tăng, khiến chỉ số lạm phát của các nước châu Âu liên tục lập những đỉnh mới
trong những tháng vừa qua. Theo dữ liệu từ sàn giao dịch London ICE,  ngày
7/3/2022, lần đầu tiên trong lịch sử giá khí đốt tại châu Âu lên tới 3.600
USD/1.000m3, phá kỷ lục mọi thời đại.
Lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu trong tháng 3/2022 tăng lên mức
kỷ lục 7,5%, Ngân hàng Trung ương châu Âu hiện đang rơi vào tình trạng tiến thoái
lưỡng nan khi phải đưa lạm phát về mức 2%, song các biện pháp siết chặt tiền tệ sẽ
tác động đến tăng trưởng kinh tế hiện đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng Nga-
Ukraine.
Giá lương thực thế giới tăng lên mức cao nhất trong 6 thập kỷ
Giá lương thực tăng cao, khủng hoảng thiếu lương thực cục bộ, gia tăng nghèo
đói. Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, chiếm hơn 18% lượng hàng xuất
khẩu quốc tế. Nga và Ukraine nắm giữ khoảng 30% nguồn cung lúa mì toàn cầu và
được gọi là giỏ bánh mỳ của thế giới.
Khủng hoảng Nga-Ukraine khiến xuất khẩu ngũ cốc của Nga giảm hơn một nửa
do các tuyến vận tải biển và đường sông bị phong tỏa. Ngày 2/3, Hiệp hội ngũ cốc
Nga thông báo, trước tình hình hiện nay xuất khẩu ngũ cốc của Nga đã giảm 60%.
Các chuyến tàu xuất khẩu ngũ cốc của Nga chỉ còn chở 40.000 tấn/ngày. Ukraine đã
ngừng các chuyến tàu xuất khẩu ngũ cốc.
Khủng hoảng Nga-Ukraine và đứt gãy chuỗi cung ứng khiến giá lương thực thế
giới tăng lên mức cao nhất trong 6 thập kỷ gần đây kể từ khi Tổ chức Lương Nông
Liên hợp quốc (FAO) tính và công bố Chỉ số giá lương thực. Trong tháng 2/2022, Chỉ
số giá lương thực của FAO đã đạt mức 140,7 điểm, cao hơn 3,9% so với tháng trước
và cao hơn 24,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trừng phạt kinh tế Nga gây thiếu hụt, tăng giá các kim loại công nghiệp
thiết yếu
Khủng hoảng Nga-Ukraine tác động rất lớn đến giá kim loại công nghiệp như
nickel, đồng, nhôm, palladium vì Nga và Ukraine là hai nhà cung cấp lớn.
Do xung đột leo thang ở Ukraine và các lệnh trừng phạt Nga làm gián đoạn
nguồn cung, ngày 8/3/2022 giá nickel - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga tăng hơn
17%, ở mức 33.820 USD/tấn, sau khi đạt 34.120 USD/tấn - tăng gấp đôi, đạt mức cao
nhất kể từ tháng 3/2008. Các chuyên gia trong lĩnh vực này đã gọi đó là mức giá "điên
rồ".
Giá nhôm tăng 2,1% đạt mức 3.930 USD/tấn, trước đó giá nhôm đã tăng lên mức
kỷ lục 4.000 USD/tấn. Palladium- mặt hàng sử dụng trong điện thoại di động, hệ
thống xả ô tô cũng tăng vọt.
Sự thiếu hụt và tăng giá mạnh của các mặt hàng kim loại này sẽ ảnh hưởng đến
nhiều ngành như xây dựng, bao bì, ô tô và pin xe điện.
Trong thời gian đại dịch COVID-19, thế giới đã chứng kiến chỉ một gián đoạn
nhỏ tại một khu vực cũng có thể gây ra thách thức lớn đối với kinh tế toàn cầu. Từ sự
việc đơn lẻ như thiếu hụt chíp bán dẫn cũng dẫn đến những tác động bao trùm lên toàn
bộ kinh tế thế giới.
Vì vậy, khi Mỹ và phương Tây trừng phạt kinh tế Nga sẽ gây thiếu hụt và giá
tăng cao của nhiều kim loại công nghiệp quan trọng càng làm kinh tế thế giới phải đối
mặt với các khó khăn trầm trọng hơn.
Gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng toàn cầu
Trừng phạt kinh tế Nga còn làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt với đứt
gãy nghiêm trọng và chi phí tăng cao khi vận tải hàng không và đường biển bị tác
động bởi các lệnh cấm không phận và đường biển giữa Nga với các nước phương Tây.
Hiện nay, khủng hoảng  Nga-Ukraine đã cắt đứt nhiều tuyến đường vận chuyển
quan trọng, buộc các công ty vận tải phải tạm ngừng cung cấp dịch vụ.
Vận tải hàng hóa bị tắc nghẽn, ứ đọng hàng và đội phí, giá cước hàng không
đang tăng vọt gây gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng toàn cầu.
Rối loạn hệ thống tài chính, tăng trưởng toàn cầu suy giảm
Các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây có thể gây nên tình trạng hỗn loạn
tài chính ở Nga, làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu và đẩy giá năng lượng
tăng cao.
Việc loại Nga ra khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng toàn cầu
(SWIFT) chỉ làm tăng nặng hình phạt chứ không phải là yếu tố thay đổi cục diện,
nhưng sẽ khiến nhiều doanh nghiệp châu Âu gặp khó khăn trong hoạt động thanh toán
khi giao dịch với Nga.
Trưởng nhóm kinh tế Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Philip Lane khi
trao đổi với các nhà hoạch định chính sách thừa nhận xung đột Nga-Ukraine có thể
khiến GDP năm 2022 của khu vực đồng tiền chung châu Âu giảm từ 0,3- 0,4%, từ
mức dự báo tăng 4,3% vào tháng 11/2021 xuống mức 4%, ngay cả mức dự báo 4%
cũng trở nên bấp bênh. ECB dự báo quý 1/2022, kinh tế của cộng đồng chung châu
Âu có mức tăng trưởng dương, tuy nhiên sang quý 2 sẽ không có tăng trưởng.
Tại Mỹ, do lạm phát tăng cao, FED quyết định tăng lãi xuất 0,25% và sẽ tăng 7
lần trong năm 2022; dự báo lạm phát tháng 3 năm nay của Mỹ có thể trên 8%, khi đó
FED có thể sẽ "mạnh tay" tăng 0,5% lãi xuất trong kỳ điều hành tới.
Trong bối cảnh này, FED dự báo kinh tế Mỹ tăng khoảng 2,8% khi đã tính đến
ảnh hưởng của khủng hoảng Nga-Ukraine. Nếu giá xăng dầu và các kim loại công
nghiệp không hạ nhiệt, Ngân hàng Goldman Sachs dự báo năm 2022 tăng trưởng kinh
tế Mỹ khoảng 1,7% và có thể suy thoái trong năm 2023 sau khi đạt mức tăng kỷ lục
5,7% trong gần 40 năm qua.
Khủng hoảng Nga-Ukraine sẽ gây ra những tác động KTXH sâu rộng
Theo Chủ tịch Ngân hàng thế giới David Malpass, khủng hoảng Nga-Ukraine sẽ
gây ra những tác động kinh tế-xã hội sâu rộng. Làn sóng tăng giá đối với các mặt hàng
xuất khẩu chủ chốt của Nga sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát đang gia tăng
và sản xuất ngừng trệ do đại dịch COVID-19, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chiến
lược, chính sách tiền tệ của các quốc gia.
Ngày 18/3/2022, Quỹ tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và các chủ nợ khác
trên toàn cầu vừa đưa ra cảnh báo về tác động kinh tế sâu rộng từ căng thẳng giữa
Nga-Ukraine. Theo đó, nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
này thông qua tăng trưởng giảm tốc, gián đoạn hoạt động thương mại và lạm phát tăng
cao.
Tổ chức OECD đã hạ mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 4,5% xuống 3,5%;
lạm phát toàn cầu tăng lên mức 7,5%; đặc biệt, khu vực đồng tiền chung châu Âu bị
ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế từ cuộc xung đột, với mức tăng trưởng thấp
hơn 1,4 điểm phần trăm so với dự kiến chỉ dưới 3%.
Có thể thấy cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine mang lại những rủi ro rất lớn cho
kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau cú sốc đại dịch. Giá cả tăng cao, sức
ép lạm phát và chứng khoán sụt giảm là những vấn đề đang xảy đến với kinh tế thế
giới. Hiện nay, đa số các quốc gia vẫn đang chật vật phục hồi từ cú sốc đại dịch. Do
vậy, dư chấn từ cuộc khủng hoảng Nga- Ukraine sẽ làm trầm trọng hơn những "vết
thương kinh tế" do đại dịch COVID-19 gây ra.
Chương III : Vai trò và ảnh hưởng của Nga đến sự hội nhập liên kết của Việt
Nam
3.1 Vai trò và ảnh hưởng của Nga thông qua vai trò hợp tác gắn bó Nga - Việt
Nam
3.1.1 Về kinh tế :
* Trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, nhờ “lực đẩy” của hợp tác chính trị - ngoại
giao, quan hệ kinh tế Việt Nam - Nga ngày càng có những thay đổi tích cực, nhất là
những năm gần đây đã ghi nhận những bước tiến về chất.
Về thương mại, nếu như năm 2000, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam -
Nga chỉ đạt hơn 363 triệu USD, năm 2010 tăng lên gần 2 tỷ USD, thì trong 5 năm gần
đây tăng nhanh.
Đáng chú ý là từ một nước nhập siêu, kể từ năm 2011, Việt Nam luôn xuất siêu
sang Nga, và những năm gần đây, cán cân thương mại đã được thu hẹp. Tuy nhiên,
cho dù sau khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh kinh
tế Á - u (EAEU) có hiệu lực ngày 5-10-2016, kim ngạch thương mại hai chiều Việt
Nam - Nga trong hai năm 2017 - 2018 đã tăng xấp xỉ 30%/năm. Bước sang năm 2019
khi có dấu hiệu chững lại với 10 tháng đầu năm 2019 đạt khoảng 3,77 tỷ USD (giảm
1,93% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó Việt Nam xuất khẩu 2,3 tỷ USD (tăng
12,5%), nhập khẩu 1,47 tỷ USD (giảm 18,3%)(6).
Về đầu tư, điểm mới đáng chú ý là đầu tư của Việt Nam vào Nga trong những
năm gần đây tăng nhanh. Nếu tính đến tháng 10-2019, Nga có 123 dự án đầu tư trực
tiếp ở Việt Nam (trừ dầu khí) với tổng mức đầu tư trên 1 tỷ USD, thì tổng số vốn đầu
tư của Việt Nam vào Nga lên tới gần 3 tỷ USD với 22 dự án(7), nổi bật là đầu tư khai
thác các mỏ dầu khí của Nga, hoạt động của Trung tâm đa chức năng Hà Nội - Mát-
xcơ-va, đặc biệt là Tập đoàn TH True Milk đang thực hiện thành công Dự án chăn
nuôi bò sữa và chế biến sữa khổng lồ sử dụng công nghệ cao tại khu vực Mát-xcơ-va,
Ka-lu-ga và một số khu vực khác của Nga với tổng số vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD.
Ngoài ra có hơn 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ với 100% vốn của người Việt Nam
đang hoạt động sản xuất, kinh doanh khá hiệu quả tại Nga.
Năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống, được coi là hiệu quả nhất trong
nhiều thập niên qua, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách hai nước, hiện được coi là
lĩnh vực then chốt, có ý nghĩa chiến lược đối với cả Việt Nam và Nga, đặc biệt là dầu
khí. Điều đáng nói là giờ đây hợp tác dầu khí Việt Nam  - Nga đã có sự phát triển
mang tính đột phá về quy mô và lĩnh vực, địa bàn hoạt động.
3.1.2 : Về Chính trị
Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, có thể nói quan hệ Việt Nam - Nga trên
lĩnh vực này đặc biệt ấn tượng, là điểm sáng với sự tin cậy lẫn nhau rất cao và ngày
càng được củng cố thông qua các chuyến thăm các cấp, nhất là cấp cao cũng như
thông qua các cơ chế tham vấn, đối thoại chiến lược thường niên, như Đối thoại chiến
lược Ngoại giao  - Quốc phòng - An ninh cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đối thoại
chiến lược Quốc phòng cấp Thứ trưởng... Việt Nam và Nga phát triển quan hệ trên tất
cả các kênh và các lĩnh vực, từ kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội đến hợp tác giữa các
tỉnh, thành và ngoại giao nhân dân. Các chuyến thăm cấp cao được hai nước thực hiện
khá thường xuyên, tạo ra những chuyển biến quan trọng trên các lĩnh vực khác. Chỉ
trong ba năm 2017 - 2019, hai nước đã tiến hành 7 chuyến thăm lẫn nhau ở cấp cao
nhất.
Trong chuyến thăm Nga vào tháng 5-2019 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,
đã diễn ra Lễ khai mạc Năm Chéo giữa hai nước Việt Nam và Nga nhân kỷ niệm 25
năm ký kết “Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga” (16-6-1994 - 16-6-2019) và 70
năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Liên bang Nga. Năm Chéo Việt Nam -
Nga là một sự kiện lớn, nổi bật với hơn 200 hoạt động diễn ra trong hai năm 2019 -
2020 tại hai nước. Đây không chỉ là những hoạt động giao lưu văn hóa - nghệ thuật,
giao lưu nhân dân, mà còn là trao đổi các chuyến thăm của các đoàn cấp cao, tổ chức
các diễn đàn, các cuộc hội thảo khoa học và thực tiễn, các hoạt động xúc tiến thương
mại, du lịch, đầu tư... Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Nga Đ. Mét-vê-đép nhấn
mạnh: “Sáng kiến tuyệt vời này khẳng định tính chất đặc biệt, nhiều mặt của hợp tác
Nga - Việt Nam và quyết tâm của cả hai nước thắt chặt và củng cố mối quan hệ đó
bằng mọi biện pháp”.
Ngoài vấn đề quan hệ song phương, lãnh đạo hai nước còn bàn thảo nhiều vấn
đề chính trị - an ninh quốc tế mà hai bên cùng quan tâm thông qua các cuộc gặp chính
thức tại mỗi nước và bên lề các hội nghị, diễn đàn, các tổ chức quốc tế..., tạo nên sự
đồng thuận cao trong nhiều vấn đề quốc tế.
3.1.3 Về các mặt khác
Lĩnh vực an ninh - quốc phòng là lĩnh vực hợp tác có bề dày truyền thống giữa
hai nước, được đánh giá là ổn định, vững chắc, ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực
và đạt hiệu quả cao. Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục coi Nga là đối tác chiến lược
quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực này. Tại Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt
Nam - Nga lần thứ tư tổ chức tại Mát-xcơ-va (tháng 12-2018), lãnh đạo Bộ Quốc
phòng hai nước thống nhất nhận định quan hệ hợp tác quốc phòng tiếp tục là trụ cột
và là hướng ưu tiên phát triển vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên cơ sở
quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga. Một
trong những kết quả mới về chất trong hợp tác kỹ thuật quân sự là việc Việt Nam
đang triển khai sản xuất các trang thiết bị kỹ thuật quân sự tiên tiến với sự tham gia
của các công ty Nga. Quan hệ thương mại quân sự giữa hai nước được xúc tiến mạnh
mẽ, góp phần nâng cao sức mạnh quốc phòng của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi
cho một số xí nghiệp quốc phòng Nga trong những thời điểm khó khăn. Nga cũng
cam kết tiếp tục mở rộng việc đào tạo quân nhân và các cán bộ quân sự cấp cao cho
Việt Nam tại các trường quân sự Nga.
Quan hệ Việt Nam - Nga trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hóa - giáo
dục, cũng ngày càng đạt kết quả cao hơn. Hợp tác song phương trong lĩnh vực khoa
học - công nghệ phát triển khá năng động, trở thành một trong những trụ cột của quan
hệ Việt Nam - Nga. Điểm sáng nổi bật của sự hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và Nga
trong lĩnh vực này là Trung tâm Nhiệt đới Việt Nam - Nga - cơ sở nghiên cứu khoa
học - công nghệ hỗn hợp đa ngành về nhiệt đới - được triển khai theo hướng kết hợp
nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, đáp ứng lợi ích của cả hai nước và phục
vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Hai nước cũng đang xúc
tiến việc thành lập tại Việt Nam Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân với số
vốn đầu tư 350 triệu USD. Đây là một dự án lớn, một biểu tượng mới trong hợp tác đi
vào chiều sâu của quan hệ Việt Nam - Nga.
Trong những năm gần đây, mỗi năm, Nga cấp học bổng cho gần 1.000 sinh viên
Việt Nam sang học tập tại các trường đại học của Nga, số lượng cao hơn cả thời Liên
Xô. Các hoạt động giao lưu văn hóa - học thuật giữa hai nước diễn ra hằng năm và
luân phiên, để lại những ấn tượng và dư âm rất tốt đẹp trong lòng nhân dân hai nước.
Cộng đồng người Việt Nam tại Nga cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối
hai nền văn hóa Việt Nam - Nga.
Hợp tác trong lĩnh vực du lịch cũng mang lại những kết quả rất tích cực khi
lượng khách Nga sang Việt Nam tăng trung bình hằng năm hơn 30%. Nga tiếp tục là
một trong mười thị trường tăng trưởng hàng đầu về du lịch của Việt Nam. Năm 2018,
Việt Nam đón 606.637 lượt khách Nga, tăng 5,7% so với năm 2017. Tính đến tháng
11-2019, Việt Nam đã đón 585.600 lượt khách Nga (tăng 6,1% so với cùng kỳ năm
2018). Ở chiều ngược lại, có hàng chục nghìn người Việt Nam đã sang Nga du lịch
trong hai năm trở lại đây.
Những kết quả trên là nỗ lực của cả hai nước trong việc gìn giữ, vun đắp cho mối
quan hệ Việt Nam - Nga ngày càng phát triển. Đối với Việt Nam, “quan hệ Việt Nam
- Nga là quan hệ hữu nghị anh em thân thiết, thủy chung, sâu sắc, đã trải qua bao
thăng trầm của lịch sử từ những năm tháng khó khăn của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
cho đến xây dựng đất nước phát triển thịnh vượng, như lời khẳng định của Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (10). Quan điểm nhất quán của Việt Nam là luôn coi
Nga là một trong những đối tác quan trọng, tin cậy hàng đầu của Việt Nam và mong
muốn củng cố, thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga.
Điều làm nên sự gắn bó lâu dài của quan hệ hữu nghị Việt - Nga chính là sự
đồng điệu về tâm hồn và tình cảm, là sự tương đồng về cốt cách dân tộc mạnh mẽ và
bản lĩnh kiên cường, là ý chí và khả năng vượt qua những thách thức nghiệt ngã,
không chịu khuất phục trước cường quyền, đặc biệt là những điểm song trùng về lợi
ích quốc gia - dân tộc. Tình hữu nghị giữa hai dân tộc được xây đắp trong những năm
tháng cam go đấu tranh giành độc lập, chủ quyền của Việt Nam, được thử thách qua
những biến thiên, thăng trầm của bối cảnh thế giới và khu vực cũng như của hai nước.
Tự hào nhìn lại chặng đường 70 năm quan hệ hợp tác hữu nghị, chúng ta tin tưởng
rằng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga tiếp tục phát triển, vượt qua mọi
thách thức và khó khăn, xứng đáng với truyền thống hữu nghị gắn bó lâu đời giữa hai
đất nước, hai dân tộc.
CHương IV : Khuyễn nghị giải pháp hội nhập, liên kết cho Việt Nam
2. Một số bài học kinh nghiệm về hội nhập quốc tế của Việt Nam
Từ thực tiễn xây dựng, triển khai đường lối, chính sách đối ngoại và hội nhập
quốc tế, từ những thành tựu, hạn chế của hội nhập quốc tế thời gian qua, có thể chỉ ra
một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, luôn có tư duy nhận thức về thế giới một cách khách quan, biện chứng,
khoa học. Thực tiễn thế giới luôn vận động, thay đổi, do đó tư duy nhận thức phải
thay đổi linh hoạt, thậm chí phải dự báo được sự thay đổi đó để có được những chiến
lược, sách lược, bước đi hội nhập phù hợp, hiệu quả.
Hai là, quá trình hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực cần xuất phát từ yêu cầu bên
trong của đất nước, phù hợp với sự chuẩn bị và mức độ sẵn sàng của các chủ thể trên
từng lĩnh vực khi tham gia hội nhập. Tham gia hội nhập không để rơi vào bị động,
chạy theo.
Ba là, cần có sự thống nhất về quan điểm, nhận thức trong việc đề ra chủ trương,
mục tiêu hội nhập và cách thức hành động. Xây dựng các căn cứ khoa học, pháp lý và
thực tiễn về việc hội nhập quốc tế trên từng lĩnh vực và phương thức hội nhập nhằm
đảm bảo được tầm nhìn chiến lược dài hạn về mục tiêu theo từng lĩnh vực hội nhập
quốc tế.
Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin nhằm nâng cao nhận
thức của toàn xã hội về hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung và các cam kết hội
nhập ở từng lĩnh vực, với từng chủ thể hội nhập nói riêng. Việc tuyên truyền cần được
thực hiện linh hoạt, chủ động, phù hợp qua nhiều kênh thông tin khác nhau, đồng bộ
và phải có tính định hướng cao. Các đối tượng khác nhau (cơ quan nhà nước, doanh
nghiệp, người dân...) cần được cung cấp những thông tin theo những cách phù hợp
khác nhau để đảm bảo hiệu quả của công tác tuyên truyền.
Năm là, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi mức độ cam kết
tham gia hội nhập ngày càng cao cả về phạm vi và mức độ hội nhập. Vì vậy, phải chủ
động xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện khuôn khổ hành lang pháp lý trong nước để
đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước, đồng thời hỗ trợ và tận dụng tốt nhất các cơ
hội, điều kiện quốc tế mà tiến trình hội nhập quốc tế đem lại.
Sáu là, huy động và củng cố sức mạnh vật chất với huy động và phát huy sức
mạnh tinh thần; kết hợp sức mạnh tự thân, nội lực, sức mạnh dân tộc với sự đồng tình,
củng cố của bạn bè quốc tế, sức mạnh thời đại để thực hiện việc hội nhập thực chất,
hiệu quả. Đặc biệt, cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực tham gia hội nhập cả về
chuyên môn, luật pháp, ngoại ngữ, văn hóa.
Bảy là, nắm vững và tận dụng tốt thời cơ, giành thắng lợi trên từng mặt trận hội
nhập. Quá trình hội nhập cần đi vững chắc theo từng cấp độ từ nhỏ đến lớn, đưa các
mối quan hệ đi vào chiều sâu và nâng cấp các khuôn khổ hợp tác một cách bền vững.
Thực tế cho thấy, trong quá trình hội nhập của Việt Nam, từ việc gia nhập ASEAN
(1995), gia nhập ASEM (1996), APEC (1998), WTO (2002), với hội nhập kinh tế
quốc tế… giờ đây Việt Nam đã, đang mở rộng hội nhập trong các lĩnh vực khác từ
chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục đến an ninh, quốc phòng, khoa học, công nghệ.
Tám là, ứng xử khôn khéo, linh hoạt giữa hai mặt hợp tác và đấu tranh trong hội
nhập quốc tế theo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Kiên
định về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, mọi chủ trương, hoạt động hội nhập phải
kiên trì, kiên định nguyên tắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặt lợi ích dân tộc
lên trên hết. Đồng thời, phải linh hoạt, mềm dẻo trong đàm phán, giải quyết các vấn
đề bất đồng, những nội dung chưa tạo được tiếng nói chung.
Chín là, hội nhập vừa theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, song phải có tính
chọn lọc cao. Nghĩa là, bất cứ lĩnh vực nào có lợi cho quốc gia, nhân dân thì cần khai
thác triệt để. Tuy nhiên, cần có sự lựa chọn lĩnh vực, mặt hàng, sản phẩm thích hợp
với nhu cầu của thị trường thế giới và lợi thế so sánh của Việt Nam để việc hội nhập,
hợp tác đạt được lợi ích nhiều nhất cho quốc gia.
Mười là, hội nhập quốc tế phải gắn liền với việc xây dựng một xã hội văn minh,
dưới sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và luôn đảm bảo sự lãnh
đạo tập trung thống nhất của Đảng. Trong quá trình hội nhập cần có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các hình thức, phương thức hội nhập, tạo thành mặt trận hội nhập, hợp tác,
toàn diện, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ.
ĐỀ TÀI 15: Trình bày những hiểu biết của em về Hiệp định đầu tư quốc tế?
Phân tích vai trò và tác động của Hiệp định đầu tư quốc tế tới sự hội nhập, liên
kết của khu vực, thế giới và Việt Nam?

I - TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ


1.1 Tổng quan về IIAs
1.1.1 Khái niệm
Hiệp định đầu tư Quốc tế - IIAs (International Investment Agreements) là các
thỏa thuận giữa các nước đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến đầu tư quốc tế và
điều chỉnh hoạt động này, trong đó có FDI. Hiệp định Đầu tư Quốc tế thường được áp
dụng đối với hoạt động đầu tư trên lãnh thổ của một quốc gia do các nhà đầu tư của
quốc gia khác tiến hành, các quy định mà chúng thiết lập có ảnh hưởng đến nhà đầu tư
khi tiến hành đầu tư tại quốc gia khác, nước chủ đầu tư và nước chủ nhà nơi hoạt động
đầu tư diễn ra.
Hiệp định Đầu tư Quốc tế thường tập trung vào những nội dung như đãi ngộ,
xúc tiến và bảo hộ đầu tư quốc tế, đặc biệt là FDI. Mặc dù vậy, các thỏa thuận có thể
khác nhau về các khía cạnh này, tùy thuộc vào từng loại hình và mục đích của thỏa
thuận.
1.1.2 Mục đích, vai trò, xu hướng của việc ký kết IIAs
a. Mục đích
Việc ký kết các hiệp định đầu tư quốc tế giúp cho các nước tiếp nhận đầu tư có
khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đây là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến việc thúc đẩy dòng vốn FDI.
Các hiệp định đầu tư này phù hợp với bối cảnh hiện nay về hội nhập kinh tế
quốc tế cùng như quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư trong phạm vi khu vực và
toàn cầu. 
Xu hướng hình thành các hiệp định đầu tư quốc tế xuất phát từ chính sách tự do
hóa đầu tư gắn liền với nhu cầu hoàn thiện môi trường đầu tư tại nước tiếp nhận đầu
tư. Đây là nhân tố quan trọng nhằm tạo nên môi trường đầu tư thông thoáng, có sức
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
b. Vai trò
  Một là, tạo lập khung pháp lý liên quan đến hoạt động FDI hoàn thiện hơn, từ
đó tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Đối với các chủ đầu tư nước ngoài, IIAs
chủ yếu tạo ra những quy định minh bạch, ổn định hơn, dễ tiên liệu và an toàn hơn đối
với hoạt động FDI tại nước nhận đầu tư, giảm sự cản trở đối với dòng vốn FDI trong
tương lai.
Hai là, tạo lập được sự tin tưởng của các doanh nghiệp nước ngoài khi tiến
hành đầu tư tại nước tiếp nhận, đây chính là yếu tố tâm lý quan trọng đối với những
quyết định đầu tư.
Ba là, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư nước ngoài thông qua những
khuyến khích hay ưu đãi đầu tư. 
c. Xu hướng
Số lượng IIAs đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Tốc độ tăng của các hiệp
định này một phần do hai thay đổi quan trọng về chất diễn ra trong suốt những năm
1990.
Một là, những hiệp định này trước đây được sử dụng chủ yếu bởi các quốc gia
có trình độ phát triển tương đương, bắt đầu được ký kết giữa các quốc gia phát triển
và đang phát triển.
Hai là, đã có sự tăng vọt về số lượng các hiệp định loại này giữa các quốc gia
đang phát triển kể từ những năm 1990. Việc nở rộ của những thỏa thuận này là một
trong những phát triển cơ bản trong các quan hệ kinh tế quốc tế thời gian gần đây để
phù hợp với việc các quốc gia đang phải đối mặt với cạnh tranh toàn cầu ngày càng
tăng về các nguồn lực và thị trường.
  Hiện nay, IIAs ngày càng đa dạng hơn nhiều về quy mô, cách tiếp cận và nội
dung. Hơn thế, IIAs ngày càng điều chỉnh nhiều giao dịch kinh tế hơn, Càng điều
chỉnh nhiều vấn đề, các thỏa thuận càng phức tạp và càng có nhiều nguy cơ chồng
chéo và không thống nhất giữa các điều khoản. Cùng với đó, sự đan dạng của các thỏa
thuận này thể hiện cơ hội thực hiện chúng bằng những phương pháp khác nhau nhằm
tăng cường các dòng chảy đầu tư quốc tế. Điều này phản ánh tốt hơn những điều kiện
cụ thể của các quốc gia với các mức độ phát triển kinh tế khác nhau và tại các khu vực
khác nhau.
 Số lượng các hiệp định đầu tư song phương (BITs) cũng như hiệp định tránh
đánh thuế trùng (DTTs) tiếp tục được mở rộng. Bên cạnh đó, các quy định đầu tư
quốc tế đang ngày càng được thể hiện như một phần của các thỏa thuận điều chỉnh các
vấn đề rộng hơn (bao gồm thương mại hàng hoá dịch vụ và các nhân tố sản xuất khác)
1.1.3 Phân loại 
 1.1.3.1. Hiệp định đầu tư đa phương (Multilateral Agreement on Investment -
MAI) 
Hiệp định đầu tư đa phương là hiệp định được ký kết giữa các chính phủ của
một nhóm nước với nhau. Nó không giới hạn cho các nước hay khu vực cụ thể nào và
có thể kết nạp tất cả các bên với điều kiện chấp nhận các quy định của thỏa
thuận. Hiệp định đầu tư đa phương tạo thuận lợi cho việc hình thành và áp dụng các
"quy tắc chung", được tất cả các quốc gia hoặc đa số các quốc gia thừa nhận và áp
dụng.
1.1.3.2. Hiệp định đầu tư khu vực (Regional Investment Agreements)   
Hiệp định đầu tư khu vực là hiệp định được ký kết giữa một số nước trong cùng
một khu vực. Các hiệp định đầu tư khu vực thường gắn liền với tiến trình hội nhập
kinh tế ở các khu vực do đó các hiệp định này thưởng đạt được sự thống nhất và hợp
tác rất cao giữa các thành viên.  
Hiệp định với mục đích nhằm tạo ra khuôn khổ thương mại và đầu tư thuận lợi
hơn, không chỉ thông qua tự do hóa thương mại ở cấp độ khu vực mà cũng là những
quy định đối với FDI thông qua cắt giảm, hạn chế hoạt động nhằm tăng cường dòng
thương mại và đầu tư trong khu vực.
1.1.3.3. Hiệp định đầu tư song phương (Bilateral Investment Treaties - BITs) 
Khái niệm: Hiệp định đầu tư song phương là điều ước quốc tế giữa hai nước
liên quan đến các điều khoản cho đầu tư tư nhân nước ngoài của các công dân của một
quốc gia trong một quốc gia khác.  
Mục đích: Nhằm mục đích khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng cách
đảm bảo các điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm bồi thường cho việc
trưng thu các khoản đầu tư nước ngoài, bảo vệ chống lại sự đối xử bất công và bất
bình đẳng của các nhà đầu tư nước ngoài, và bảo vệ chống lại phân biệt đối xử và
thiếu sự bảo vệ và an ninh đầy đủ.
1.2 Nội dung Hiệp định đầu tư quốc tế
Về nội dung, các điều khoản của IIAs phải được soạn thảo phù hợp với chính
sách và pháp luật của các nước ký kết.  Những điều khoản của IIAs tập trung vào hai
vấn đề cơ bản sau đây:
 Một là, những điều khoản nhằm mục đích tự do hoá đầu tư. Việc áp dụng
nhóm điều khoản này kéo theo việc giảm hoặc loại bỏ dần các biện pháp hạn chế hoạt
động của các doanh nghiệp FDI, xoá bỏ sự phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp
nước ngoài và thúc đẩy sự vận hành đúng hướng của thị trường. 
Hai là, những điều khoản nhằm mục đích bảo hộ các nhà đầu tư nước ngoài và
các hoạt động đầu tư chống lại các biện pháp của nước tiếp nhận đầu tư gây thiệt hại
một cách vô lý cho chúng. Bên cạnh đó, một số IIA còn đề cập những vấn đề không
được coi là trọng tâm nhưng có liên quan đến hoạt động FDI, ví dụ như vấn đề đánh
thuế, môi trường, việc làm và lao động v.v…
1.2.1 Tự do hóa đầu tư
1.2.1.1 Quy định áp dụng tối huệ quốc (MFN)
Chế độ MFN được hiểu là nước tiếp nhận đầu tư phải dành cho các nhà đầu tư
của một nước khác sự đối xử ngang bằng như sự đối xử dành cho các nhà đầu tư đến
từ một nước thứ ba trong các trường hợp tương tự. Chế độ MFN nhằm đảm bảo sự
không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch khác nhau trong
hoạt động FDI ở nước tiếp nhận đầu tư. Chế độ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong việc thiết lập sự bình đẳng về các cơ hội cạnh tranh giữa các nhà đầu tư đến từ
nhiều quốc gia khác nhau.
Phạm vi áp dụng MFN là khá rộng, nó được áp dụng cho tất cả các loại hình
hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, chế độ này không có nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài
phải được đối xử bình đẳng trong bất kỳ hoạt động cụ thể nào tại nước tiếp nhận đầu
tư. Sự đối xử khác nhau sẽ được áp dụng , trong các hoàn cảnh khách quan khác nhau.
Như vậy, chế độ MFN không cản trở các nước tiếp nhận đầu tư giành sự đối xử khác
nhau trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau hoặc giữa các doanh nghiệp có quy mô
khác nhau.
1.2.1.2 Quy định đối xử quốc gia (NT)
Trong thực tiễn, chế độ đối xử quốc gia đã được sử dụng rộng rãi trong các
hiệp định thương mại quốc tế. Trong thời gian gần đay, nó được đưa vào các hiệp
định đầu tư quốc tế và pháp luật quốc gia.
Đãi ngộ quốc gia có ý nghĩa và là yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư
nước ngoài. Nguyên tắc này được định nghĩa là việc nước tiếp nhận đầu tư mở rộng
đãi ngộ  hay ứng xử đối với các nhà đầu tư nước ngoài ít nhất như những thuận lợi mà
giành cho các nhà đầu tư trong nước. Nói cách khác, NT là nguyên tắc theo đó nước
tiếp nhận đầu tư dành cho nhà đầu tư nước ngoài sự đối xử ít nhất là thuận lợi ngang
với sự đối xử dành cho các nhà đầu tư nước mình trong hoàn cảnh tương tự. Như vậy,
chế độ NT nhằm mục đích đảm bảo sự đối xử công bằng giữa các nhà đầu tư nước
ngoài và các nhà đầu tư trong nước. Định nghĩa này là trung tâm đối với các chiến
lược hoạt động trên toàn thế giới của TNCs.
Thái độ của các nước đối với việc áp dụng NT là không giống nhau. Theo quan
điểm của nhiều nước, chế độ NT được sử dụng để thúc đẩy cạnh tranh, từ đó tăng
cường hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Một số quốc gia khác, đặc biệt là các nước
đang phát triển lại cho rằng trong điều kiện nước tiếp nhận đầu tư cần thúc đẩy các
ngành công nghiệp trong nước thì một sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nước
ngoài, có sức cạnh tranh với các doanh nghiệp “non trẻ” trong nước là thực sự cần
thiết nhằm đạt được sự công bằng tương đối.
Về phạm vi áp dụng, NT thường được áp dụng ở giai đoạn sau khi thành lập dự
án đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, theo quy định của một số IIAs, NT được áp dụng ở
cả giai đoạn trước khi thành lập dự án đầu tư lẫn giai đoạn sau khi thành lập dự án đầu
tư.
Trong lĩnh vực đầu tư được áp dụng NT có thể chỉ giới hạn ở những hoàn cảnh
“giống hệt”, “tương tự” hoặc “hoàn toàn tương tự”. Theo đó, NT chỉ được áp dụng
trong một phạm vi hẹp, bởi vì việc chứng minh tính “tương tự” không luôn luôn dễ
dàng.
1.2.1.3 Quy định đối xử công bằng thỏa đáng
Đây là một chuẩn mực mới so với các chuẩn mực MFN và NT và nó đang trở
thành phổ biến trong hầu hết IIAs hiện nay. Việc ghi nhận chuẩn mực này thường là
có lợi cho các nước tiếp nhận đầu tư lẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Một mặt, một sự
đảm bảo về “đối xử công bằng và thỏa đáng” có nghĩa là dành cho các nhà đầu tư
nước ngoài một sự an toàn tối thiểu trong hoạt động đầu tư, ngoài các đảm bảo về đối
xử MFN và NT. Mặt khác, nó không đặt ra trách nhiệm quá nặng nề đối với các nước
tiếp nhận đầu tư trong khi cố gắng đối xử với các doanh nghiệp nước ngoài một cách
công bằng và thỏa đáng.
Do chế độ này không được định nghĩa trong các hiệp định nên ý nghĩa của nó
không hoàn toàn rõ ràng. Nó chỉ dựa vào nghĩa đen của các từ ngữ “ công bằng” và
”thoả đáng” thì việc giải thích chúng có thể là không giống nhau, tuỳ theo quan điểm
của nước tiếp nhận đầu tư và quan điểm của nước chủ đầu tư. Điều này sẽ rất đúng
trong tình huống mà các bên liên quan có văn hoá pháp luật khác nhau và truyền
thống pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, chế độ này đang dần có được nội dung cụ thể
hơn thông qua thực tiễn ngoại giao và án lệ.
1.2.2 Bảo hộ các nhà đầu tư nước ngoài
1.2.2.1 Điều khoản quốc hữu hóa và trưng thu tài sản
Đây là điều khoản liên quan đến vấn đề tước đoạt quyền sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài. Hành vi tước đoạt quyền sở hữu không đi kèm với việc bồi thường đã dẫn
đến mâu thuẫn giữa nước tiếp nhận đầu tư và nước chủ đầu tư. Bằng cách thiết lập
một số tiêu chuẩn, điều khoản này giới hạn quyền lực của nhà nước trong việc tước
đoạt quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài.
Có hai biện pháp mà chính phủ nước tiếp nhận đầu tư áp dụng để tước đoạt
quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Đó là tước đoạt trực tiếp và tước đoạt gián
tiếp. 
Tước đoạt trực tiếp là việc tước đoạt triệt để quyền sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài đối với mọi tài sản thuộc thành phần kinh tế tư nhân hoặc của một ngành công
nghiệp hoặc của một doanh nghiệp cụ thể. Các hành vi tước đoạt trực tiếp từ lâu đã là
đối tượng điều chỉnh của pháp luật quốc tế. Biện pháp tước đoạt trực tiếp bao gồm
hành vi quốc hữu hoá và hành vi trưng thu tài sản.
Tước đoạt gián tiếp: Bên cạnh biện pháp tước đoạt trực tiếp là biện pháp tước
đoạt gián tiếp, nó bao gồm các hành vi chính phủ nước tiếp nhận đầu tư can thiệp vào
hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, làm mất quyền kiểm soát, sử dụng hoặc quản lý
hoặc làm giảm nghiêm trọng giá trị tài sản của nhà đầu tư nước ngoài. Các hành vi
tước đoạt gián tiếp hiện đang đặt ra các vấn đề pháp luật mới và phức tạp trong pháp
luật quốc tế. 
Hiện nay, khi đề cập đến khái niệm tước đoạt quyền sở hữu, IIAs có xu hướng
đưa ra khái niệm rộng bao hàm cả tước đoạt trực tiếp và tước đoạt gián tiếp. Tuy
nhiên, các hành vi tước đoạt gián tiếp thể hiện sự can thiệp của nước tiếp nhận đầu tư
vào hoạt động FDI, là vấn đề rất nhạy cảm trong chính sách kinh tế của tất cả các
nước, kể cả các nước công nghiệp phát triển lẫn các quốc gia đang phát triển. Cho
nên, các nước có thể thu hẹp khái niệm về tước đoạt quyền sở hữu trong IIAs, cụ thể
là hạn chế việc đưa các hành vi tước đoạt gián tiếp vào khái niệm.
Điều kiện để một hành vi tước đoạt quyền sở hữu được coi là hợp pháp theo
luật pháp quốc tế phải thoả mãn 4 điều kiện: việc tước đoạt quyền sở hữu vì mục đích
công cộng; không phân biệt đối xử; có bồi thường và việc tước đoạt quyền sở hữu
phải tuân theo “thủ tục hợp lệ”
Như vậy, các nước có thể tước đoạt quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước
ngoài, với điều kiện hành động này phù hợp với luật pháp quốc tế. Bên cạnh đó, cần
nhấn mạnh rằng các đạo luật về quốc hữu hoá không có hiệu ở ngoài lãnh thổ.
1.2.2.2 Điều khoản về chuyển tiền ra nước ngoài
Trong các hiệp định đầu tư quốc tế, có điều khoản liên quan đến việc nhà đầu
tư nước ngoài chuyển tiền ra khỏi nước tiếp nhận đầu tư. Tiền được chuyển ra nước
ngoài có thể là lợi nhuận, vốn, tiền bản quyền thu được từ hoạt động chuyển giao công
nghệ hoặc các khoản thanh toán khác. Điều khoản này trong IIAs đảm bảo cho nhà
đầu tư nước ngoài được hưởng lợi nhuận từ thành công của hoạt động đầu tư.
Tất cả các hiệp định đa phương hiện hành đều có điều khoản chuyển tiền nhưng
tại mỗi hiệp định, điều khoản này lại có các đặc điểm riêng, phụ thuộc vào mục đích
và phạm vi của hiệp định. 
1.2.2.3 Điều khoản về giải quyết tranh chấp
Trong quan hệ đầu tư quốc tế, thường xuất hiện các loại tranh chấp sau đây:
Một là, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và một bên tư nhân khác. Loại
tranh chấp này thường được giải quyết tại cơ quan tài phán của nước tiếp nhận đầu tư
hoặc cơ quan trọng tài do các bên thoả thuận (trọng tài thương mại). Do đó, một hệ
thống cơ quan tài phán quốc gia tốt là yếu tố quan trọng của môi trường đầu tư. Các
nguyên tắc của luật quốc tế cổ điển thường không quan tâm trực tiếp đến các tranh
chấp giữa các bên tư nhân. Tuy nhiên, các hiệp định đầu tư quốc tế đã cố gắng xử lý
vấn đề này theo cách tạo thuận lợi cho việc thi hành các phán quyết của trọng tài.
Hai là, tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng
IIAs. Loại tranh chấp này được giải quyết theo cơ chế toà án quốc tế hoặc trọng tài
quốc tế.
Ba là, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư. Cơ chế
giải quyết loại tranh chấp này được quan tâm nghiên cứu đặc biệt trong những năm
qua. Đây là loại tranh chấp rất phức tạp.

II- THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA IIAs ĐỐI VỚI THẾ GIỚI - KHU VỰC -
VIỆT NAM
2.1 Vai trò và tác động của IIAs đối với hội nhập và liên kết của khu vực và thế giới
2.1.1 Vai trò của IIAs đối với khu vực và thế giới
Hiệp định đầu tư quốc tế (IIAs) là một công cụ quan trọng trong chiến lược thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của hầu hết các quốc gia.
Vai trò của các hiệp định là một trong số các yếu tố quyết định tổng thể của
nước chủ nhà đối với FDI. Khi ngày càng có nhiều nước đang phát triển trở thành nhà
xuất khẩu FDI, họ xem xét lại vai trò của IIA không chỉ là một công cụ nhằm kích
thích FDI vào từ các nước phát triển, mà còn là một phương tiện để khuyến khích và
bảo vệ FDI ra nước ngoài của họ ở các nước phát triển và đang phát triển.
IIAs bổ sung một số thành phần quan trọng vào các yếu tố quyết định chính
sách và thể chế đối với FDI, và do đó góp phần nâng cao sức hấp dẫn của các quốc
gia. Đặc biệt, chúng cải thiện khả năng bảo vệ đầu tư và tăng thêm tính bảo mật, minh
bạch, ổn định và khả năng dự đoán của khuôn khổ đầu tư. IIAs cũng cải thiện một yếu
tố kinh tế quan trọng quyết định đến đầu tư nước ngoài - quy mô thị trường.
2.1.2 Tác động
2.1.2.1 Tác động tích cực 
Phần lớn các IIA, đặc biệt là phần lớn các BIT, thúc đẩy đầu tư nước ngoài
bằng cách bảo vệ các nhà đầu tư nước ngoài trước những rủi ro chính trị nhất định ở
nước sở tại. IIAs có thể tác động đến dòng vốn FDI thông qua việc cải thiện các thành
phần riêng lẻ của khuôn khổ chính sách và thể chế đối với FDI ở nước sở tại, do đó
góp phần cải thiện môi trường đầu tư. IIA góp phần giảm thiểu rủi ro liên quan đến
đầu tư vào các nước đang phát triển. Ngoài ra, IIA của một số quốc gia - đặc biệt là
Canada, Nhật Bản và Hoa Kỳ - cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài các quyền nhất
định liên quan đến việc thành lập của họ ở nước sở tại. Cụ thể về từng cơ chế nhằm
đánh giá tác động của IIA đối với việc thu hút FDI: 
● IIA tìm cách thúc đẩy FDI bằng cách góp phần tạo ra môi trường pháp
lý ổn định và thuận lợi cho đầu tư.
● Tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực. IIA là việc cho phép các nhà đầu tư
nước ngoài cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng với các nhà đầu tư trong nước, từ
đó có thể dẫn đến các quyết định phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn trong thị trường sản
phẩm và dịch vụ tại quốc gia nhận đầu tư. Trong trường hợp này, FDI sẽ tạo ra lợi ích
ròng.
● IIA có thể giải quyết cụ thể vấn đề “cản trở thương lượng”. nguy cơ
“cản trở thương lượng” đã được nhiều người công nhận là một yếu tố tiềm ẩn lớn
ngăn cản đầu tư mới vào các nước đang phát triển, đặc biệt là vào tài nguyên thiên
nhiên và cơ sở hạ tầng.
●  Phi chính trị hóa các tranh chấp đầu tư. Trong trường hợp không có
một thỏa thuận đầu tư, quốc gia đi đầu tư sẽ phải tham gia vào các tranh chấp với
quốc gia nhận đầu tư để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư của họ. Điều khoản ISDS
trong IIA cho phép các nhà đầu tư giải quyết tranh chấp với nước sở tại thông qua một
cơ chế pháp lý trong đó quốc gia của nhà đầu tư không cần đóng vai trò gì.
● “Hiệp định đánh thuế hai lần” (DTT) - giải quyết mối lo ngại của các
nhà đầu tư nước ngoài rằng họ có thể bị đánh thuế đối với cùng một khoản thu nhập.
Lợi thế quan trọng nhất duy nhất của hiệp ước thuế là tính chắc chắn pháp lý tương
đối mà hiệp ước thuế mang lại cho các nhà đầu tư đối với vị trí thuế của họ ở cả quốc
gia nguồn và quốc gia cư trú. Do đó, DTT cũng có thể có tác động tích cực đến dòng
vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc đóng góp vào việc cải thiện môi trường đầu tư
2.1.2.2 Tác động tiêu cực
● Các quốc gia có nhận thức sai lầm về vai trò của IIA trong việc thu hút
FDI. Sự tồn tại của IIA cho đến nay không phải yếu tố quyết định duy nhất quyết định
liệu FDI có diễn ra hay không. Các yếu tố khác, chẳng hạn như sức hấp dẫn kinh tế
của quốc gia sở tại, quy mô thị trường, lực lượng lao động hoặc khả năng tài nguyên
thiên nhiên của quốc gia đó có thể quan trọng hơn nhiều.
● Chi phí giải quyết tranh chấp từ các IIA có thể là gánh nặng cho các
quốc gia. Sự xuất hiện của điều khoản ISDS một mặt giúp phi chính trị hóa các tranh
chấp liên quan tới đầu tư quốc tế nhưng mặt khác lại tạo thêm những gánh nặng chi
phí cho các quốc gia bị đơn để giải quyết tranh chấp.
● Không gian chính sách bị thu hẹp. Các IIA có ảnh hưởng rất lớn đối với
không gian chính sách đối nội của một quốc gia, chi phối hành vi của tất cả các cấp và
các chức năng của chính phủ.
● Rủi ro về trách nhiệm pháp lý. Tính chất bảo hộ của IIA có khả năng
củng cố vị thế của các nhà đầu tư nước ngoài, khiến họ sẵn sàng sử dụng các công cụ
pháp lý đối đầu với chính phủ sở tại khi mâu thuẫn nảy sinh. Tuy việc nhận diện rủi ro
là tương đối rõ ràng nhưng để đo lường cụ thể mức độ tác động của loại rủi ro này vẫn
là một thách thức.
2.2  Vai trò và tác động của IIAs đối với hội nhập và liên kết của Việt nam
2.2.1 Vai trò
Việc ký kết các hiệp định đầu tư quốc tế giúp cho Việt Nam có khả năng thu
hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là yếu tố
quan trọng có tính quyết định đến việc thúc đẩy dòng vốn FDI.
Các hiệp định đầu tư này phù hợp với bối cảnh hiện nay về hội nhập kinh tế
quốc tế cùng như quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư trong phạm vi khu vực và
toàn cầu. 
Xu hướng hình thành các hiệp định đầu tư quốc tế xuất phát từ chính sách tự do
hóa đầu tư gắn liền với nhu cầu hoàn thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam. Đây là
nhân tố quan trọng nhằm tạo nên môi trường đầu tư thông thoáng, có sức hấp dẫn đối
với các nhà đầu tư nước ngoài.
2.2.2 Tác động
2.2.2.1 Tác động tích cực 
Kể từ khi Việt Nam hội nhập với thế giới thì việc ký kết các hiệp định IIAs trở
nên rất phổ biến. Các TNCs lớn như Honda, Cocacola, Nestle, Unilever,
Samsung,...cũng lần lượt đầu tư vào Việt Nam. Cũng chính vì điều đó mà nó thúc đẩy
hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển. Xóa bỏ rào cản với hoạt động
đầu tư nước ngoài, tạo ra hành trang cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh cho môi trường đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài
vào các ngành sản xuất, chế biến các sản phẩm mang lợi thế xuất khẩu của nước ta.
Tận dụng được sự phát triển của khoa học công nghệ để hiện đại hóa chuỗi cung ứng,
giảm thiểu chi phí, tăng giá trị. Cụ thể: 
- Phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa. Trước chiến tranh thế giới thứ II, chủ yếu đầu tư đổ vào các ngành khai thác tài
nguyên. Nhưng sau chiến tranh đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ
gia tăng. Việt Nam: Khu vực hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 37% giá trị sản
xuất công nghiệp, một số ngành có tỷ trọng chiếm tới 100% như ngành dầu khí (dự án
đầu tiên là VietsoPetrol; và bây giờ dự án thu hút vốn nước ngoài trực tiếp cao nhất ở
VN là dự án khai thác khí đốt ở Nam Côn Sơn); Ngành ô tô đã từng là ngành có vốn
đầu tư trực tiếp chiếm 100%.
- Tạo việc làm, nâng cao thu nhập người lao động và phát triển nguồn nhân
lực. 
- Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập quốc dân và tăng thu ngân sách. Như ở
Việt Nam khu vực vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đóng góp khoảng 15% GDP,
riêng giai đoạn 1996 – 2002 đóng góp trực tiếp vào ngân sách trung bình là 6% nếu
tính cả dầu thô thì tỷ trọng ước tính khoảng 20%.
- Tiếp nhận công nghệ mới, kỹ năng – kinh nghiệm quản lý của nước ngoài.
- Phát triển và mở rộng các hình thức kinh tế đối ngoại khác, đặc biệt là thương
mại quốc tế.
2.2.2.2 Tác động tiêu cực
Bên cạnh đó, Việt Nam còn gặp những thách thức khi tiếp nhận các nguồn vốn
này. Đơn giản bởi vì, Việt Nam là nước đang phát triển, mới hội nhập nên chưa nhiều
kinh nghiệm cũng như uy lực đàm phán với các TNCs. Hơn nữa hệ thống pháp luật
còn nhiều thứ cần điều chỉnh để phù hợp với luật pháp quốc tế. Chính vì vậy mà trên
bàn đàm phán Việt Nam còn phải nhượng bộ, ưu đãi khá nhiều cho nhà đầu tư.
Không thể thực hiện các chương trình nội địa hóa bắt buộc để bảo hộ ngành
công nghiệp trong nước phải đối mặt với mức độ cạnh tranh cao, đã khó khăn này còn
khó khăn gấp bội.
Nền kinh tế có thể rơi vào tình trạng phát triển lệch lạc, mất cân đối. Sự mất
cân đối thể hiện về mất cân đối cơ cấu ngành cũng như mất cân đối về cơ cấu lãnh
thổ. Cơ cấu lãnh thổ thu hút đầu tư rất mất cân đối ví dụ như ở VN chỉ có một vài tỉnh
là có thể thu hút được các nhà đầu tư như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương,
Đồng Nai (4 tỉnh này thu hút tới 69% đầu tư trực tiếp nước ngoài)
Việt Nam có thể trở thành bãi rác thải công nghệ.
Tác động khác như đình công, sa thải nhân công, chảy máu chất xám, lối sống
xã hội v.v….
III- GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA IIAs
3.1 Đối với khu vực và thế giới
- Các quốc gia cần tập trung vào cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát
huy năng lực nội tại và tận dụng lợi thế cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế của nước nhà. 
- Phát triển hệ sinh thái về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, hiện đại
hóa và đa dạng hóa công tác xúc tiến đầu tư để nâng cao cạnh tranh trong thu hút
dòng vốn đầu tư nước ngoài.
- Nâng cao hiệu quả của hội nhập liên kết kinh tế quốc tế và vị thế quốc gia trên
trên trường quốc tế. Xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa các nước trong cùng khu
vực và trên thế giới, hòa giải tranh chấp pháp lý trên phương diện đôi bên cùng có
lợi. 
- Định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đánh giá, lựa chọn và tiếp nhận
công nghệ được chuyển giao từ doanh nghiệp ĐTNN, đảm bảo tính tương thích, đồng
bộ và phù hợp với mục tiêu phát triển công nghệ quốc gia trong từng giai đoạn.
3.2 Đối với Việt Nam
- Đối với nhà nước:
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính trên lĩnh
vực, đặc biệt là đầu tư, xây dựng, hải quan,… gắn với việc thực hiện các cam kết hội
nhập, nhằm nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng vốn đầu tư, cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh. 
Chú trọng hướng phát triển bền vững để giảm thiểu tác động tiêu cực; Tăng
cường công tác kiểm soát các doanh nghiệp FDI, nhất là các doanh nghiệp thường báo
lỗ để tránh các hiện tượng chuyển giá.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các cam kết, hiệp định mà Việt Nam tham gia
đến từng ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân.
- Đối với doanh nghiệp:
Tăng cường liên kết với nhau, tạo những cơ hội đầu tư nhằm tăng sức mạnh
cạnh tranh; chủ động xây dựng năng lực sản xuất, kinh doanh, cải thiện chất lượng,
mẫu mã sản phẩm; tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, đầu tư vào các
vùng trồng nguyên liệu. 
Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đáp ứng yêu cầu đối tác nước ngoài nói
riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. Doanh nghiệp cần xác định đúng đắn
chiến lược đầu tư phát triển của mình phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế. Chú
trọng phát triển nguồn nhân lực, đầu tư máy móc, thiết bị tạo bước đột phá về chất
lượng và mức giá cả cạnh tranh
Đổi mới hoạt động quản trị doanh nghiệp và công nghệ thông tin, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng cường quảng bá thương hiệu. Cần có cơ chế đầu tư nguồn nhân
lực sớm, có chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần thỏa đáng cho người lao động
để tạo ra lợi thế cạnh tranh khi hội nhập.
- Ngoài ra, còn cần một số giải pháp liên quan đến hoàn thiện cơ sở hạ tầng, và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 
Tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật để tạo thuận lợi trong giao
thương. Phát triển các khu công nghệ và công nghệ cao để góp phần thu hút đầu tư
nước ngoài tập trung, chuyên nghiệp, hiệu quả.
Đề bài: Trình bày những hiểu biết của em về Chiến tranh thương mại Mỹ -
Trung? Phân tích vai trò và ảnh hưởng của cuộc chiến này tới thương mại, đầu

I. Giới thiệu chung về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung
Khái niệm chiến tranh thương mại
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc chính thức nổ ra từ ngày 22/3/2018,
khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa
Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ (để ngăn chặn hành vi thương mại không công bằng và
hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ từ Trung Quốc). Đáp trả hành động của Mỹ, ngày
2/4/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ...
Nguyên nhân
Nguyên nhân trực tiếp của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Khi phát động chiến
tranh thương mại với Trung Quốc vào đầu năm 2018, chính quyền Trump đã chỉ ra
hai nguyên nhân chính là: (1) thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ với Trung Quốc;
(2) chính sách thao túng tiền tệ của Trung Quốc để duy trì khả năng cạnh tranh.
Nguyên nhân sâu xa của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Thứ nhất, cuộc chiến này là hệ quả của sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc
trong gần hai thập kỷ vừa qua. Sự trỗi dậy này bao hàm cả về mặt kinh tế, quân sự,
tài chính quốc tế và đe dọa vị thế dẫn đầu của Mỹ trên trường quốc tế.
Thứ hai, đằng sau cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là cuộc chiến
về mặt công nghệ, đặc biệt là công nghệ số. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, tri thức và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Các quốc
gia đều đang nỗ lực chạy đua xây dựng hạ tầng công nghệ và năng lực sản xuất cho
tương lai. Từ một kẻ bắt chước vĩ đại, Trung Quốc đang dần chuyển mình thành một
quốc gia sở hữu những công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay. Chính vì vậy, việc sử
dụng công cụ thuế quan thương mại có thể giúp kìm hãm sự phát triển công nghệ của
Trung Quốc, hoặc ít nhất cũng giúp bảo hộ các doanh nghiệp công nghệ nội địa của
Mỹ phát triển. Mỹ đã đưa ra những rào cản thương mại cho sản phẩm công nghệ như
pin năng lượng mặt trời, thiết bị thông minh và vật liệu bán dẫn đối với Trung Quốc.
Đó là áp thuế suất tự vệ đối với 8,5 tỷ USD pin năng lượng mặt trời nhập khẩu
(1/2018); giới hạn khả năng tiếp cận hàng hóa sản xuất tại Mỹ đối với tập đoàn
Huawei dựa trên cáo buộc rửa tiền và vi phạm lệnh cấm vận (3/2019); giới hạn xuất
khẩu các thiết kế, phần mềm, thiết bị bán dẫn của Mỹ đối với tập đoàn
SMIC( 12/2020).
Thứ ba, phát động một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sẽ giúp tạo thêm
nguồn thu cho ngân sách Mỹ, vốn đang ở tình trạng thâm hụt sâu.
III. Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tới thương mại và đầu

1. Ảnh hưởng trong khu vực
Về phía đồng minh của Mỹ, các đồng minh có nhiều phản ứng đối với lệnh trừng
phạt của Mỹ. Hungary tránh đứng về bất cứ bên nào trong cuộc chiến thương mại Mỹ
- Trung. Một số đồng minh của Mỹ ở châu Á và các nơi khác không đồng ý từ bỏ các
mối liên kết kinh tế với Trung Quốc mà họ đã thiết lập trong những năm qua. Các
nước này không cho rằng Trung Quốc không coi là mối đe dọa trực tiếp; họ quá phụ
thuộc vào thị trường và lao động giá rẻ, hay thậm chí cả hai. Chẳng hạn, Thủ tướng
Đức Angela Merkel đã tuyên bố rằng bà không muốn bị lôi kéo vào một cuộc chiến
tranh lạnh với Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu. Về phần mình, Hàn Quốc không muốn
làm Tập Cận Bình phật ý vì họ cho rằng Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng
trong một thỏa thuận hòa bình với Triều Tiên. Trong khi đó vẫn có một số quốc gia
hưởng ứng Mỹ như Anh, Nhật…vì họ có thể tìm được cơ hội phát triển hoặc đã có
bất hoà với Trung Quốc từ trước.
Ngoài ra, các đồng minh Mỹ cũng hứng một số thiệt hại nghiêm trọng ngoài dự
kiến vì cuộc chiến áp thuế của Trump. Một số đòn thuế Mỹ nhằm vào Bắc Kinh, ví
dụ thuế nhập khẩu sắt và nhôm, dựa trên lý do "an ninh quốc gia", cũng gây thiệt hại
lớn cho các đồng minh bởi những nước cung cấp nhôm, thép chính cho Mỹ là Canada,
Nhật, Brazil và một số thành viên NATO như Đức, các thành viên của EU và nhiều
quốc gia khác
Hậu quả chính của cuộc chiến thương mại sẽ là định hình lại thương mại toàn cầu,
cụ thể là các chuỗi cung ứng. Chính quyền Hoa Kỳ liên tục kêu gọi các công ty của
mình trở lại và thực hiện một số cải cách kinh tế, bao gồm cả việc giảm thuế đáng kể.
Việc giảm giá khiến nền kinh tế Mỹ dễ bị tổn thương và phụ thuộc vào nguồn cung
của Trung Quốc, vốn có thể bị ảnh hưởng bởi các quyết định chính trị và căng thẳng.
Nhiều khả năng các tập đoàn Mỹ sẽ chuyển hoạt động sản xuất sang các nền kinh tế
châu Á khác, nơi có thể tiến hành các hiệp định thương mại mới hoặc các nhượng bộ
đơn phương sẽ được đưa ra.
Một số ảnh hưởng thương mại tiêu cực có thể sẽ xảy ra đối với các quốc gia có
mức độ mở cửa cao và có mối quan hệ thương mại với Trung Quốc và Mỹ. Các hàng
hoá Trung Quốc sẽ chuyển hướng từ Mỹ sang các quốc gia khác, chèn ép các doanh
nghiệp nội địa. Chính Trung Quốc cũng phải tiêu thụ các hàng hoá nội địa nên có thể
việc xuất khẩu của các quốc gia khác sang Trung Quốc sẽ khó khăn hơn. Mặt khác,
vẫn có các ảnh hưởng tích cực xảy ra: Mỹ sẽ cần nhập khẩu các mặt hàng thay thế từ
các quốc gia khác, đặc biệt là từ thị trường châu Á, Đông Nam Á. Các mặt hàng Mỹ
cần nhập khẩu rất đa dạng, từ các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao tới các mặt
hàng nông, lâm, thủy sản có chất lượng khá tương đồng với hàng nhập khẩu từ Trung
Quốc. Ngược lại, khi Bắc Kinh đáp trả bằng việc áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
từ Mỹ, trước hết là các mặt hàng nông sản và thủy sản, Trung Quốc sẽ gia tăng nhập
khẩu các mặt hàng này từ các nước Đông Nam Á. Trên thực tế, thị trường tiêu dùng
của Trung Quốc rất ưa chuộng các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của các nước Đông
Nam Á. Vì vậy, những năm tới, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ gia tăng nhập khẩu
nhiều hơn nữa các mặt hàng này. Đối với thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới này, các
nước khác có thể tìm thấy cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc khi chiến tranh thương
mại xảy ra. Đây là những tác động hai chiều và khá khó để xác định chính xác.
Ngoài ra cuộc chiến này ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính và tiền tệ của
Mỹ- Trung Quốc. Tỷ giá đồng USD và Nhân dân tệ suy giảm, trong đó Nhân dân tệ
giảm mạnh hơn. Các đồng tiền dự trữ, như yen Nhật và franc Thụy Sĩ, được săn lùng
còn những đồng tiền gắn chặt với tăng trưởng, bao gồm của Úc, New Zealand và
Canada, sẽ chịu rất nhiều áp lực.
2. Ảnh hưởng toàn cầu
Cũng do sự áp thuế, các lệnh trừng phạt của Mỹ với Trung Quốc cùng với sự ảnh
hưởng của dịch Covid, nhiều công ty nước ngoài đã dịch chuyển nhà máy, rút vốn
khỏi Trung Quốc cũng như lên kế hoạch thực hiện điều đó trong một vài năm tới.
Điều này khiến quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc diễn ra nhanh
hơn, nhưng cũng hứa hẹn sẽ tạo điều kiện phát triển sản xuất, thu hút FDI cho các
quốc gia khác khi điểm đến thay thế sẽ là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á,
Châu Á..
Đối với đầu tư, chiến tranh thương mại làm đối hướng các dòng vốn FDI. Mặt tích
cực là sẽ phân bổ nguồn vốn FDI tới các quốc gia đang thiếu nguồn vốn này nhưng lại
có nguy cơ làm giảm hiệu quả đầu tư nước ngoài của một số doanh nghiệp khi phải từ
bỏ thị trường lớn và nhân công giá rẻ của Trung Quốc. Cuộc chiến này ảnh hưởng tới
thị trường chứng khoán nhiều hơn do sự thay đổi, đứt đoạn của các chuỗi cung ứng sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Đối với Việt Nam
Để tránh mức thuế cao, cả các công ty của Trung Quốc và Mỹ đã giảm nhập khẩu
một số hàng hóa từ nước khác và bắt đầu tìm kiếm nguồn cung từ Việt Nam, khả năng
cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng lên và mở ra nhu cầu cao đối với
hàng hóa, đặc biệt là hàng dệt may.
Đối với các nhà đầu tư, Việt Nam cũng có thể là một lựa chọn khác thay vì Trung
Quốc. Việt Nam đang hưởng lợi từ chiến lược +1 của Trung Quốc, trong đó các nhà
đầu tư ở Trung Quốc chuyển nhượng và mở rộng sang các nước khác để tăng khả
năng tiếp cận thị trường, đa dạng hóa rủi ro và giảm chi phí lao động. Cuộc chiến
thương mại không ngừng mở rộng này sẽ chỉ thúc đẩy chuyển giao đầu tư, đặc biệt
đối với các mặt hàng tiêu dùng thâm dụng lao động như quần áo, giày dép và điện tử.
Nhìn vào mặt tích cực, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đẩy
mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ do hàng Trung Quốc bị hạn chế. Tuy nhiên, ảnh
hưởng của chiến tranh thương mại trong dài hạn sẽ làm suy giảm kinh tế thế giới,
giảm cầu nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam. Sự gián đoạn các chuỗi cung ứng
toàn cầu cũng tác động tới các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp
FDI. Các công ty Trung Quốc bị hạn chế xuất khẩu sang thị trường Mỹ, có thể là
nguyên nhân cho việc xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc
giảm đi do Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với các mặt
hàng như linh kiện điện tử, thiết bị máy tính và nông sản và nguyên vật liệu.
Một khía cạnh khác cần quan tâm là việc tăng xuất khẩu sang Mỹ cũng đồng nghĩa
với việc làm gia tăng thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam. Điều đó sẽ khiến
hàng hóa Việt Nam rơi vào tầm ngắm của việc kiểm tra của Mỹ, ảnh hưởng đến các
doanh nghiệp xuất khẩu. Mỹ đã đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đối với
những quốc gia thao túng tiền tệ, việc bị coi là nước “thao túng tiền tệ” có thể dẫn
đến việc hàng hóa Việt Nam bị đánh thuế khi bán vào thị trường Mỹ, gây tổn hại cho
nền kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng làm nguy cơ thâm hụt
thương mại với Trung Quốc gia tăng trong thời gian ngắn. Do vị trí địa lý nên lượng
hàng Trung Quốc dư thừa sẽ đổ về thị trường Việt Nam, gây sức ép cạnh tranh về giá
đối với các doanh nghiệp Việt Nam (đồng NDT mất giá mạnh khiến giá hàng hóa
Trung Quốc rẻ hơn). Mặt khác, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ
khó khăn hơn vì Trung Quốc tăng cường thực thi biện pháp bảo vệ thị trường nội địa.
Ngoài các tác động đối với nền kinh tế Việt Nam, căng thẳng thương mại Mỹ -
Trung Quốc cũng tác động mạnh tới thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam. Chiến
tranh thương mại tuy không trực tiếp tác động lên lãi suất tại Việt Nam nhưng có thể
tác động gián tiếp thông qua biến động tỷ giá và áp lực lạm phát.
NHẬT BẢN
Nhật Bản là quốc gia hải đảo hình vòng cung, nằm ở phía Đông của châu Á, phía
Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành bao gồm:
• Quần đảo Kuril (Chishima).
• Quần đảo Nhật Bản.
• Quần đảo Ryukyu.
• Quần đảo Izu-Ogasawara.
Vì là đảo quốc nên nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển, hoàn toàn không tiếp
giáp với quốc gia hay vùng lãnh thổ nào trên đất liền, được bao bọc bởi các vùng biển
Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, chỉ bao gồm một lượng
nhỏ các loại khoáng sản như than đá, đồng, sắt, dầu khí và một vài loại khoáng sản
khác. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự khó khăn trong việc phát triển ngành công
nghiệp ở quốc gia này. Để phát triển công nghiệp thì bắt buộc Nhật Bản phải nhập
khẩu khoáng sản từ các quốc gia khác ở trên thế giới. Địa hình và khí hậu Nhật Bản
cũng khiến cho người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì ở Nhật Bản chỉ trồng
cấy được một số cây trồng như lúa gạo nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập
khẩu từ nước ngoài.
1. Vai trò và ảnh hưởng của Nhật Bản tới sự hội nhập, liên kết và phát triển
kinh tế quốc tế của thế giới:
Nhật Bản nắm vai trò chính trị quan trọng, có tầm ảnh hưởng Trên các diễn đàn
quốc tế và khu vực, Nhật Bản đang từng bước xây dựng hình ảnh cường quốc trách
nhiệm, có vai trò chính trị xứng đáng với tiềm lực kinh tế sẵn có. Về mặt khách quan,
chủ trương ứng cử vào vị trí Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (đại
diện cho khu vực châu Á) của Nhật Bản là nguyện vọng chính đáng, hoàn toàn tương
xứng với những đóng góp to lớn của quốc gia này trong Liên hợp quốc và phù hợp
với xu thế phát triển của tình hình thế giới hiện nay. Nhật Bản rất coi trọng các thỏa
thuận đa phương. Trong khi Mỹ rút khỏi TPP, thì Tokyo liền chớp thời cơ, nắm giữ
vai trò dẫn dắt, thông qua việc chuyển đổi TPP thành CPTPP. CPTPP hiện nay có
tổng kim ngạch thương mại khoảng 10 nghìn tỷ USD, chiếm 15% giá trị hoạt động
thương mại toàn cầu. Nhật Bản góp phần giúp xây dựng hệ thống thương mại ổn định
“Ngoại giao tầm nhìn toàn cầu” là một trong những khẩu hiệu ngoại giao quan trọng
mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra kể từ khi quay lại cầm quyền năm 2012.
Tính đến cuối năm 2019, ông Abe đã công du hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, tham
dự hơn 180 hội nghị quốc tế bao gồm cả những hội nghị do Nhật Bản chủ trì để thúc
đẩy chiến lược này.
Về FTA , Nhật Bản đã nhanh chóng tiếp cận các FTA chuyển từ đa phương sang
song phương và khu vực, từ các nước phát triển cho tới nước đang phát triển với
mong muốn thông qua các FTA.Các nước đối tác được Nhật Bản chọn lựa là những
quốc gia, khu vực có quan hệ kinh tế chặt chẽ, có cán cân thương mại lớn đối với
nước này hoặc có rào cản thương mại tương đối cao gây trở ngại cho việc mở rộng
nền kinh tế Nhật Bản. Sự ổn định về chính trị và kinh tế cũng là một trong những tiêu
chí quan trọng để Nhật Bản xây dựng một hệ thống thương mại khu vực.
2. Vai trò và ảnh hưởng của Nhật Bản tới sự hội nhập, liên kết và phát triển
kinh tế quốc tế của khu vực:
a. Đông Á:
Nhiều năm qua, thương mại và đầu tư nội khối có liên quan trực tiếp đến sự tăng
trưởng của Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia Đông Á khác. Trong khi tiến hành
đầu tư vào nhiều ngành công nghiệp chế tạo, các công ty Nhật Bản đồng thời cũng
chuyển dịch công nghệ và phương thức sản xuất, mô hình phát triển tiên tiến sang các
nước Đông Á. Theo lý thuyết “Đàn nhạn bay” thì Nhật Bản được ví như “con chim
đầu đàn” kéo các nước Đông Á cùng phát triển, đóng góp tích cực đối với sự ra đời
những con hổ, con rồng Đông Á, dẫn đến “Phép màu Đông Á”, giúp giảm bớt
khoảng cách phát triển giữa các nước. Hội nhập kinh tế trên phương diện thực tế đã
khích lệ tăng trưởng, mặt khác sự tăng trưởng năng động này lại càng khuyến khích
hoạt động đầu tư trực tiếp sôi động hơn. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, các công ty
Nhật với chiến lược phân mảnh đã tiến hành đầu tư vào các cứ điểm sản xuất đặt tại
các nước Đông Á khác nhau, thúc đẩy sự hình thành một mạng lưới sản xuất dày đặc
chưa từng xuất hiện ở khu vực nào khác trên thế giới, ở đó hàng hóa trung gian và các
bộ phận sản phẩm được luân chuyển giữa các cơ sở sản xuất bố trí ở các nước, điểm
dừng của hàng hóa cuối cùng chủ yếu là các thị trường Âu Mỹ và Nhật Bản. Nền
kinh tế chất lượng cao như Nhật Bản nắm giữ vai trò cung cấp công nghệ nguồn, các
kết cấu sản phẩm trọng yếu kỹ thuật cao cho các nước như Trung Quốc, Thái Lan,
Việt Nam,…, hợp lý hóa việc phân công lao động khu vực, thúc đẩy việc tham gia
của các quốc gia Đông Á vào mạng sản xuất khu vực và tạo sự kết nối với mạng lưới
sản xuất và phân phối toàn cầu, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ liên kết kinh tế khu vực
trên phương diện thực tế.
b. ASEAN:
Trong khuôn khổ hợp tác khu vực, Nhật Bản đặc biệt coi trọng cơ chế ASEAN+1
không chỉ bởi hiệu quả thực chất của diễn đàn này mà đối với Nhật Bản, quan hệ với
ASEAN còn được coi như “hạt nhân của Hợp tác khu vực Đông Á”.
Trên lĩnh vực kinh tế, Nhật Bản là một trong những nguồn đầu tư trực tiếp nước
ngoài và cung cấp viện trợ ODA lớn nhất cho ASEAN. Những thành quả đạt được
phần nhiều nhờ vào những đóng góp, hỗ trợ cả về kinh phí và vật lực của Chính phủ
Nhật Bản đối với sự phát triển của ASEAN dưới dạng các gói tài trợ lớn.
Giúp phát triển cân đối nền kinh tế ASEAN
Nhật Bản cung cấp viện trợ nước ngoài cho các nước CLMV nhằm thu hẹp sự
chênh lệch về thu nhập giữa các thành viên ASEAN. Đặc biệt, Nhật Bản tập trung
vào 6 lĩnh vực: hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, thiết lập sự hợp tác về công nghệ, tổ
chức các cuộc hội thảo, triển khai các chương trình huấn luyện, đẩy mạnh các mối
quan hệ lao động hài hòa và hỗ trợ cho các chính phủ địa phương.
3. Vai trò và ảnh hưởng của Nhật Bản tới sự hội nhập, liên kết và phát triển
kinh tế quốc tế của Việt Nam:
Nhật Bản là bạn, là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hai bên
cam kết tăng cường phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế
như Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác
kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)... nhằm đóng góp tích cực vào việc duy trì
hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản giúp giảm thiếu sức ảnh hưởng của Trung Quốc đến
sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á. Dựa vào những lợi thế của từng nước,
Việt Nam và Nhật Bản từng bước xây dựng quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, hiệu
quả. Nếu Việt Nam hướng tới Nhật Bản để “đi tắt, đón đầu” những thành tựu từ lĩnh
vực khoa học - công nghệ tiên tiến, đặc biệt là khoa học ứng dụng giá trị cao, thì
ngược lại, Nhật Bản tìm thấy ở Việt Nam lợi thế sẵn có là thị trường lao động tiềm
năng, nguồn nhân lực trẻ, năng động và có kỹ thuật tốt, phù hợp với các ngành lao
động phổ thông, như dịch vụ chăm sóc y tế cho người già… do quá trình già hóa dân
số tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, hội nhập quốc tế cũng có những tác động tiêu
cực đối với giữ vững độc lập, tự chủ của đất nước. Một là, hội nhập quốc tế làm gia
tăng sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước, gây khó khăn trong giữ vững độc lập, tự
chủ, nhất là đối với các nước nhỏ có tiềm lực yếu trước các nước lớn có tiềm lực
mạnh; trước hết là phụ thuộc về kinh tế do sự chi phối, áp đặt từ bên ngoài. Hai là,
hội nhập quốc tế tác động sâu sắc tới giữ gìn bản sắc dân tộc. Bản sắc dân tộc bao
gồm những tinh hoa, cốt cách, giá trị bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
được vun đắp qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Việc tiếp cận, giao
lưu văn hóa với Nhật Bản mang đến nhiều nguồn tri thức mới, văn hóa mới mặt khác,
quá trình này dễ dẫn đến tình trạng bị lai căng, đồng hóa, chứa đựng nguy cơ băng
hoại những giá trị truyền thống, tiềm ẩn những bất ổn về an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội.
TRUNG QUỐC
Trung Quốc nằm ở Đông Á, giáp Mông Cổ, Nga, Triều Tiên, Thái Bình Dương,
Việt Nam, Lào, Mianma, Bu-tan, Nê-pan, Ấn Độ, Pakixtan, Áp-ga-ni-xtan, Tát-gi-ki-
xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Ca-dắc-xtan.
Địa lý Trung Quốc kéo dài khoảng 5.026 km ngang qua theo khối lục địa Đông Á
giáp với biển Đông Trung Hoa, vịnh Triều Tiên, Hoàng Hải, và Biển Đông, giữa Bắc
Triều Tiên và Việt Nam trong một hình dạng thay đổi của các đồng bằng rộng lớn,
các sa mạc mênh mông và các dãy núi cao chót vót, bao gồm các khu vực rộng lớn
đất không thể ở được.
Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định có 3 cấp hành chính: tỉnh,
huyện và hương. Nhưng trên thực tế Trung Quốc được chia thành 5 cấp đơn vị hành
chính là: tỉnh, địa khu, huyện, hương và thôn. Trong đó, địa khu được định nghĩa là
chi nhánh của chính quyền tỉnh, còn cấp thôn không phải là cấp chính quyền chính
thức. Trung Quốc có 22 tỉnh, 664 thành phố, 4 thành phố trực thuộc trung ương, 2
vùng lãnh thổ là Hồng Koong và Macao, 5 khu tự trị.
Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới (1,42 tỉ người) và chiếm khoảng 18,5%
dân số thế giới hiện nay.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đang dần vươn lên trở thành nước có nền
kinh tế phát triển nhất thế giới. Trung Quốc là nền kinh tế sản xuất và xuất khẩu hàng
hóa lớn nhất thế giới. Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ hàng hóa có tốc độ phát
triển nhanh nhất và quốc gia nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc là nước nhập
khẩu ròng các sản phẩm dịch vụ và là quốc gia thương mại lớn nhất trên thế giới,
đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. GDP
3.1. Ảnh hưởng của Trung Quốc tới sự hội nhập, liên kết và phát triển kinh
tế quốc tế trên thế giới
3.1.1. Yếu tố sức mạnh kinh tế tạo nên sức ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn
cầu.
3.1.2. Địa vị của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu
Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, triển vọng vượt mặt Mỹ trong thập kỷ tiếp theo
Không thể phủ nhận, Trung Quốc ngày càng đóng vai trò như nhà cung cấp không
thể thay thế với nhiều mặt hàng công nghiệp và tiêu dùng thiết yếu. Khảo sát của
Nikkei Asian Review với 3.800 sản phẩm phổ biến trong quốc tế giao dịch chỉ ra
rằng có tới 320 sản phẩm mà Trung Quốc chiếm hơn 50% thị phần. Ví dụ, Trung
Quốc hiện sử dụng 2/3 phần trên thị trường xuất khẩu máy tính mini, hơn 50% phần
thị trường màn hình có thể trung bình, không khí, thiết bị vệ sinh ... Ngay cả khi hàng
loạt chính phủ như Mỹ, Nhật Bản kêu gọi các doanh nghiệp chuyển sản xuất về nước
hoặc đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc thì nền kinh tế lớn thứ hai thế
giới vẫn ít bị ảnh hưởng bởi các sóng này. Nhiều doanh nghiệp sau khi cân bằng rủi
ro và chi phí khi chuyển sản xuất đến các trường khác nhau đã được chọn ở lại Trung
Quốc, có thị trường lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ mạnh với 1,4 tỷ dân.
3.2. Ảnh hưởng của Trung Quốc tới sự hội nhập, liên kết và phát triển kinh
tế quốc tế của khu vực
Bằng sự trỗi dậy của mình, Trung Quốc ngày càng có vị thế quan trọng, không thể
thiếu trong các mối quan hệ quốc tế và khu vực. Trung Quốc đã thiết lập hệ thống
ngoại giao với 38 quốc gia Đông Á, Đông Nam á, Nam á và Tây á. Các mối quan hệ
này ngày càng được gia tăng lòng tin về chính trị và hợp tác toàn diện, chặt chẽ về
kinh tế.
Sau gần 30 năm mở cửa, Trung Quốc đã ký với các nước châu Á trên 50 cơ chế
đối thoại, tọa đàm kinh tế thương mại đa phương tiện và song phương.
Trung Quốc ngày càng có vai trò và ảnh hưởng to lớn trong hợp tác kinh tế khu
vực. Hầu hết các quốc gia châu Á đều tìm kiếm cơ hội thiết lập và mở ra quan hệ
kinh tế thương mại với Trung Quốc. Bởi Trung Quốc không chỉ có ưu thế nổi trội về
thị trường, mà còn có tiềm lực phát triển mạnh mẽ, đầy triển vọng, sau những thành
quả đạt được trong cuộc cải tiến mở nền kinh tế đất Trung Quốc cùng ngày càng ý
thức rõ ràng hơn về vị trí và giá trị của mình trong đời sống kinh tế khu vực nói riêng,
đời sống kinh tế thế giới nói chung.
3.3. Ảnh hưởng của Trung Quốc tới sự hội nhập, liên kết và phát triển kinh
tế quốc tế của Việt Nam
TQ vừa là nguồn nhập khẩu lớn nhất vừa là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam. Lợi ích thương mại song phương mang lại cho 2 nước là điều dễ dàng nhìn thấy.
Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam chủ yếu gồm dầu thô, than đá và
một số nông sản nhiệt đới. Sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu có máy móc
thiết bị, thép, sản phẩm hóa chất, thiết bị vận tải, linh kiện điện tử, điện thoại, nguyên
phụ kiện dệt may, da giày, phân bón, vật tư nông nghiệp, và hàng tiêu dùng.
Việt Nam vẫn dựa vào xuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu thô và nông sản là chủ
yếu trong đó có xuất khẩu bauxite sang Trung Quốc theo thỏa thuận hợp tác kinh tế
giữa hai quốc gia; còn nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là nguyên liệu đầu vào cho
sản xuất, hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng do khả năng cạnh tranh của hàng Việt
Nam so với Trung Quốc còn yếu, nhiều mặt hàng Việt Nam chưa tự sản xuất được
nên phải nhập khẩu từ Trung QuốcCác doanh nghiệp Trung Quốc cũng tham gia đầu
tư nhiều dự án lớn tại Việt Nam. Nhiều dự án lớn được các nhà thầu Trung Quốc
thắng thầu và triển khai. Trong các dự án nhiệt điện, cơ sở hạ tầng, vốn vay của
Trung Quốc ngày càng tăng trong tổng lượng vốn vay của Việt Nam.Sự tham gia của
Trung Quốc trong một số dự án như trồng rừng ở biên giới, dự án khai thác bô xít ở
Tây Nguyên gây ra dư luận lo ngại sự hiện diện của họ tại các địa điểm này có thể
ảnh hưởng đến an ninh - quốc phòng của Việt Nam.
Trung Quốc và Việt Nam tăng cường phối hợp trong các vấn đề đa phương, kiên
trì thực hiện chủ nghĩa đa phương, kiên định giữ vững lập trường coi các nguyên tắc
cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc là nền tảng cơ bản của quan hệ quốc tế, kiên
quyết bảo vệ công bằng và chính nghĩa quốc tế cũng như lợi ích của các quốc gia
đang phát triển. Hai nước tích cực thúc đẩy xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn
diện giữa Trung Quốc và ASEAN, đảm bảo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu
vực (RCEP) có hiệu lực đúng thời hạn, mang lại lợi ích mới cho phát triển kinh tế
khu vực
 Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc lớn vào Trung Quốc
Trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam luôn là nước bị thâm
hụt thương mại ngày càng nghiêm trọng.
NHÓM 20 VAI TRÒ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LHQ TỚI HỘI NHẬP, LIÊN
KẾT KHU VỰC ASEAN NÓI RIÊNG VÀ THẾ GIỚI
Với những thành tựu quan trọng đã đạt được, LHQ đã được cộng đồng
quốc tế thừa nhận là tổ chức toàn cầu có vai trò hết sức quan trọng trong đời
sống chính trị
quốc tế và là nền tảng không thể thiếu cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng
và công bằng.
Có thể nói, sau 75 năm tồn tại và phát triển, LHQ đã trải qua nhiều thăng
trầm của lịch sử, có thất bại nhưng thành tựu của LHQ là nổi bật. LHQ ngày
càng chứng tỏ là một tổ chức không thể thiếu trong nền chính trị thế giới. Sự
lớn mạnh của LHQ chính là nhờ ở mục tiêu đúng đắn của tổ chức phù hợp với
nguyện vọng hòa bình, độc lập, phát triển và tiến bộ xã hội của các dân tộc.
2.1. Ảnh hưởng tích cực
2.1.1. Về kinh tế
Ngoài việc duy trì hòa bình, LHQ còn hướng tới việc bảo vệ nhân quyền
và hỗ trợ nhân đạo khi cần thiết. Năm 1948, Đại hội đồng đã thông qua Tuyên
ngôn Quốc tế về Quyền con người như một tiêu chuẩn cho các hoạt động
nhân quyền của mình. LHQ hiện đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong các cuộc
bầu cử, giúp cải thiện cấu trúc tư pháp và dự thảo hiến pháp đào tạo các quan
chức nhân quyền và cung cấp thực phẩm, nước uống, nơi ở và các dịch vụ
nhân đạo khác cho những người phải di tản vì đói kém, chiến tranh và thiên
tai.
Trong lĩnh vực phát triển, LHQ với hệ thống các chương trình, quỹ trực
thuộc, các tổ chức chuyên môn và các tổ chức liên chính phủ gắn với LHQ đã
đạt được nhiều thành tựu trong việc nâng cao đời sống của người dân và tạo
điều kiện thuận lợi cho những tiến bộ về kinh tế và xã hội trên toàn thế giới.
Trong lĩnh vực tăng cường luật pháp quốc tế, LHQ đã có những đóng
góp to lớn trong việc pháp điển hóa và phát triển luật pháp quốc tế, đưa ra
khuyến nghị định hướng cho các chủ đề của luật pháp quốc tế và xây dựng
chuẩn mực cho các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Hơn 500 điều ước quốc
tế đa phương quan trọng trong nhiều lĩnh vực đã được ký kết, tạo khuôn khổ
chung cho việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội.
2.1.2 Về chính trị - quốc phòng
Đóng góp lớn nhất của LHQ trong 75 năm qua là đã góp phần ngăn
chặn không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới, hỗ trợ giải quyết
nhiều cuộc xung đột và tranh chấp quốc tế mà minh chứng rõ nét là LHQ đã
triển khai
LHQ cũng đã thành công trong việc thúc đẩy quá trình phi thực dân hóa.
Hiến chương LHQ ngay từ đầu đã đề ra những nguyên tắc định hướng cho
những nỗ lực phi thực dân hóa của LHQ, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng
quyền tự quyết của các dân tộc, và thành lập Hội đồng Quản thác để theo dõi
các vùng lãnh thổ không tự quản. Năm 1960, Đại hội đồng LHQ đã thông qua
Tuyên bố về việc trao độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa, năm
1962 thành lập Ủy ban đặc biệt về Phi thực dân hóa để giám sát việc thực hiện
Tuyên bố, năm 1990 quyết định giai đoạn 1990-2000 là Thập kỷ quốc tế về
xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, và tiếp đó năm 2001 thông qua giai đoạn 2001-
2010 là Thập kỷ quốc tế thứ hai về xóa bỏ chủ nghĩa thực dân. Nhờ những nỗ
lực đó, 750 triệu người – chiếm gần 1/3 dân số thế giới – sống ở các vùng
lãnh thổ không tự quản vào năm 1945 khi LHQ được thành lập đến nay đã trở
thành 80 quốc gia độc lập. Chính những nỗ lực phi thực dân hóa này đã làm
thay đổi LHQ với sự gia tăng đáng kể số lượng thành viên từ 51 nước ban đầu
lên 193 nước hiện nay.
Trong lĩnh vực bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, thông qua các nỗ
lực của LHQ, các quốc gia đã xây dựng và ký kết nhiều điều ước quốc tế quan
trọng nhằm xây dựng một thế giới an toàn hơn và công bằng hơn cho tất cả
mọi người. Năm 1948, Đại hội đồng LHQ thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền,
đưa ra những quyền và tự do cơ bản của con người. Văn kiện này đã làm cơ
sở cho việc ra đời hơn 80 công ước và tuyên bố quốc tế về quyền con người,
trong đó Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và Công ước về quyền
dân sự và chính trị. LHQ cũng chú trọng việc bảo đảm thực hiện những quyền
cơ bản này của người dân trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp, vấn đề nhân quyền bị chính trị hóa, lợi dụng cho các mục đích can thiệp
công việc nội bộ của các quốc gia.
2.1.3 Về văn hóa - Xã hội
LHQ đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự đồng thuận
quốc tế trong những nỗ lực thúc đẩy phát triển. Từ năm 1960, Ðại hội đồng
LHQ đề ra các chiến lược phát triển cho từng thập kỷ nhằm huy động hợp tác
quốc tế cho các mục tiêu phát triển chung, nhất là ở các nước đang phát triển;
bên cạnh đó, các tổ chức LHQ đã có sự hỗ trợ trực tiếp về vốn, tri thức cho
các nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế của các nước
này. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ (9/2000), các nhà lãnh đạo
thông qua các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ nhằm xóa bỏ đói nghèo, thúc
đẩy giáo dục, bình đẳng giới, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, cải thiện sức khỏe bà
mẹ, phòng chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác, bảo đảm bền
vững về môi trường, và tăng cường quan hệ đối tác phát triển.
Với việc lãnh đạo các nước thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự
phát triển bền vững và các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) vào tháng
9/2015, cộng đồng quốc tế đã đề ra một khuôn khổ hợp tác phát triển cho đến
năm 2030 (thay cho các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ) có tính bao trùm
và toàn diện hơn, lấy phát triển bền vững là định hướng xuyên suốt gồm ba
trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường.
Hệ thống sản xuất lương thực thực phẩm, hướng tới mục tiêu để người
dân trên thế giới có được những bữa ăn lành mạnh, đảm bảo sức khỏe mà quy
trình sản xuất lương thực, thực phẩm mới sẽ giảm thiểu tác hại với môi
trường.
LHQ đóng một phần không thể thiếu trong phát triển kinh tế và xã hội
thông qua Chương trình Phát triển LHQ. Đây là nguồn viện trợ không hoàn
lại kỹ thuật lớn nhất trên thế giới. Ngoài ra, Tổ chức Y tế Thế giới; UNAIDS;
Quỹ Toàn cầu chống AIDS, Lao và Sốt rét; Quỹ Dân số Liên hợp quốc; và
Nhóm Ngân hàng Thế giới, có thể kể đến một số ít, đóng một vai trò thiết yếu
trong khía cạnh này của LHQ. Tổ chức mẹ cũng công bố Chỉ số Phát triển
Con người hàng năm để xếp hạng các quốc gia về mức độ nghèo đói, biết đọc
biết viết, trình độ học vấn và tuổi thọ.
2.2 Ảnh hưởng tiêu cực
Tuy nhiên, do quá trình hình thành và phát triển của LHQ phản ánh bối
cảnh và so sánh lực lượng trên thế giới, chịu tác động của lợi ích các quốc gia,
bên cạnh đó là những khó khăn về tài chính và huy động nguồn lực, nên hiệu
quả hoạt động của LHQ trên nhiều lĩnh vực còn hạn chế, chưa đáp ứng được
với những thay đổi và thách thức toàn cầu mới cũng như những biến chuyển
về so sánh lực lượng bên trong LHQ, nhất là việc gia tăng số lượng thành
viên, trong một số trường hợp hoạt động không hiệu quả, thiếu minh bạch, bị
lợi dụng và áp dụng tiêu chuẩn kép để gây sức ép và can thiệp. Những thách
thức chính LHQ đang gặp phải là:
2.2.1. Về kinh tế
Các hệ thống sản xuất lương thực, thực phẩm của thế giới đang tồn tại
hiện nay thải ra môi trường khoảng 1/3 tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu,
gây ra tình trạng mất rừng và phá hủy tới 80% sự đa dạng sinh học, chưa kể
có tới 1/3 lượng lương thực, thực phẩm bị hao hụt, mất mát trong quá trình
sản xuất. Lãnh đạo LHQ và các nước cho rằng bằng cách thay đổi các hệ
thống sản xuất, con người sẽ đồng thời giải quyết được các thách thức khác
như đói nghèo, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng
10
Khủng hoảng khí hậu không chỉ liên quan vấn đề môi trường mà thực chất
thiệt hại do nó gây ra ảnh hưởng tới mọi mặt kinh tế, xã hội, thậm chí cả hệ
thống chính trị của nhiều quốc gia. LHQ chỉ rõ tình trạng thiên tai, hạn hán
chính là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến xung đột, mà một ví dụ điển hình là cuộc
xung đột dai dẳng ở khu vực Sahel, Bắc Phi, hậu quả là hàng triệu người dân
nơi đây phải tha hương, nghèo đói
2.2.2. Về chính trị - quốc phòng
Cuộc chiến ở Nam Tư năm 1999 và cuộc chiến I-rắc năm 2003 phần nào
cho thấy sự bất lực của LHQ trong vai trò giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.
Những hành động đơn phương của một số nước, phớt lờ những nguyên tắc cơ
bản của Hiến chương LHQ đã làm cho vai trò của tổ chức này bị suy giảm
nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những bê bối liên quan đến chương trình “đổi dầu
lấy lương thực” và những vụ việc lạm dụng tình dục và buôn bán trẻ em của
một số lính gìn giữ hòa bình LHQ đã tác động tiêu cực đối với uy tín và hoạt
động của tổ chức này.
Thách thức trong thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế
sau chiến tranh lạnh. Môi trường quốc tế có sự đan xen giữa mối đe dọa an
ninh truyền thống và phi truyền thống, phạm vi và sự liên quan của các mối
đe dọa cũng ngày càng rộng và khó tách biệt. Đến nay, nhiều điểm nóng vẫn
diễn biến phức tạp. Trong khi đó, vấn đề chạy đua vũ trang và phổ biến vũ khí
giết người hàng loạt, vấn đề an ninh phi truyền thống như hoạt động khủng
bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa ly khai, cực
đoan... ngày càng gia tăng, đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh thế giới.
Vấn đề đại dịch COVID-19, ứng phó biến đổi khí hậu cũng như thách
thức an ninh toàn cầu, tình hình Afghanistan và chương trình hạt nhân của
Iran.Bất bình đẳng hiện diện trong nhiều lĩnh vực, chưa kể các vấn đề khác
như an ninh mạng và kỹ thuật số, vũ khí hạt nhân và vũ khí sinh học vẫn đang
là câu hỏi nhức nhối
2.2.3 Về văn hóa - Xã hội
Hiệu quả hoạt động của LHQ không như kỳ vọng do cùng lúc phải giải
quyết nhiều cuộc khủng hoảng lớn; thiếu nguồn lực cần thiết (do các nước lớn
cắt giảm đóng góp) cho các hoạt động phát triển, trong khi các thách thức phải
giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu như đói nghèo, nợ nần, chênh
lệch phát triển, suy thoái môi trường sống, bùng nổ dân số, các loại bệnh, dịch
nguy hiểm, hoạt động tội phạm xuyên quốc gia... ngày càng lớn. Liên hợp
quốc với tư cách là tổ chức đa phương lớn nhất thế giới cần phát huy vai trò
của mình trong việc giải quyết những thách thức đó nhằm thúc đẩy hòa bình,
ổn định và phát triển tiến bộ trên toàn cầu.
Trước tình hình đó, việc cải tổ Liên hợp quốc một cách toàn diện và có
hệ thống, phù hợp với tình hình quốc tế mới là một yêu cầu cấp thiết khách
quan. Cho đến nay, các thành viên đều nhất trí là LHQ cần được cải tổ nhằm
tăng cường vai trò, hiệu quả và dân chủ hoá. Cải tổ LHQ bao gồm 3 nội dung
chính: Cải tổ bộ máy LHQ (ĐHĐ, HĐBA, Hội đồng Kinh tế Xã hội -
ECOSOC...); Cải tổ Ban Thư ký và phương thức làm việc của LHQ; Cải tổ hệ
thống phát triển LHQ.
Về cải tổ bộ máy của LHQ: Đa số các nước, nhất là các nước đang phát
triển, muốn cải tổ để cân bằng hơn quyền lực của các cơ quan chính của LHQ,
qua đó có sự cân bằng hơn trong việc xác định ưu tiên giữa các mục tiêu của
LHQ với các nội dung cụ thể là: Làm sống động vai trò của Đại hội đồng; Cải
tổ hoạt động của Ủy ban Kinh tế - Xã hội; và Cải tổ Hội đồng Bảo an. Cải tổ
HĐBA là vấn đề phức tạp nhất, được thảo luận nhiều nhất nhưng đến nay đạt
ít kết quả nhất. Các nước đã thống nhất cần cải tổ HĐBA để tăng tính dân
chủ, tính đại diện, thể hiện tương quan lực lượng hiện tại song còn nhiều khác
biệt về hai vấn đề cốt lõi là mở rộng thành viên thường trực và quyền phủ
quyết.
Cải tổ Ban Thư ký, phương thức làm việc của LHQ: Mục tiêu là khắc
phục tình trạng quan liêu, cồng kềnh, kém hiệu quả, tham nhũng... trong hoạt
động của LHQ. Báo cáo tháng 11/2006 (Delivering as one) của Nhóm tư vấn
cấp cao của TTK về cải tổ hệ thống LHQ đã được nhiều nước ủng hộ. Bên
cạnh đó, từ năm 2005, Chi-lê, Nam Phi, Thuỵ Điển và Thái Lan đã triển khai
Sáng kiến 4 nước (4NI) về tăng cường năng lực quản lý của LHQ, đặc biệt là
Ban Thư ký.
“Tái định vị hệ thống phát triển LHQ” là sáng kiến của Tổng Thư ký đưa
ra và được các nước đồng thuận thông qua tại Đại hội đồng LHQ (2018)
nhằm cải tổ Hệ thống phát triển LHQ, tăng cường năng lực của LHQ nhằm hỗ
trợ các nước thành viên trong các hoạt động phát triển, đặc biệt là thực hiện
các Mục tiêu phát triển vững (SDGs), trong đó đáng chú ý có việc tăng cường
vai trò của hệ thống Điều phối viên thường trú LHQ tại các nước và cải tổ
cách tiếp cận khu vực.
III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI VIỆT NAM
3.2 Tác động tích cực của LHQ đối với sự hội nhập của Việt
Nam 3.2.1 Về mặt kinh tế
Về mặt Thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế. Đầu tiên là thương mại
quốc tế tức là các dòng hàng hóa và dịch vụ, việc có sự tham gia của LHQ ban
đầu chỉ có 51 quốc gia sau thành 193 quốc gia và các nước đều chung mục
tiêu vì sự đoàn kết, hòa bình và đảm bảo an ninh thế giới cùng với đó là phát
triển kinh tế, thương mại làm cho các quốc gia có mối liên kết thân mật với
nhau hơn, điều này là tiền đề cho sự xóa bỏ các rào cản chung về hàng hóa và
dịch vụ giữa các nước và khu vực nói chung, mà một khi các rào cản ngày
càng một ít đi, xu thế tự do hóa thương mại lên ngôi thì việc hội nhập ở đây
được coi là tốt và sâu rộng. tức là LHQ là một nhân tố gián tiếp thúc đẩy tính
hữu nghị giữa các quốc gia và làm cho xu thế tự do hóa thương mại, xóa bảo
các hàng rào thuế quan, phi thuế quan diễn ra trở nên nhanh hơn.
Về đầu tư quốc tế tức là các dòng vốn FDI, việc thúc đẩy các nước thành
viên cùng nhau phát triển cũng là một thông điệp của LHQ. Tuy không phải là
một nhân tố trực tiếp ảnh hưởng tới việc di chuyển các dòng vốn FDI giữa các
quốc gia như: lao động, chính sách ưu đãi,.. thế nhưng LHQ lại là tổ chức tạo
điều kiện và ủng hộ việc này và nó cũng gián tiếp giúp dòng vốn FDI dịch
chuyển mạnh hơn, điển hình là Việt Nam- một quốc gia đang phát triển và
định hướng nền kinh tế mở cửa thì nhận được khá nhiều dòng vốn đầu tư FDI
từ các nước trên thế giới.
Về tiến bộ Khoa học công nghệ, rõ ràng tiến bộ công nghệ có vai trò rất
quan trọng đối với hội nhập kinh tế quốc tế. Những thế kỷ qua đã chứng kiến
những tiến bộ kỹ thuật mang tính cách mạng trong việc sản xuất các phương
tiện vận tải. Tiến bộ công nghệ đã tạo ra những thay đổi sâu sắc về phương
thức vận tải, với nhiều loại hình vận tải mới như vận chuyển bằng máy bay,
tàu hỏa, vận chuyển bằng lững tàu viễn dương, tàu công ten nơ hiện đại, thay
thế vận chuyển bằng các thuyền buồm vượt đại dương hay những tàu sắt với
động cơ hơi nước,... Nhờ đó đã gia tăng nhanh chóng khối lượng vận tải, giảm
chi phí và thời gian vận chuyển.Tất nhiên là tiến bộ công nghệ có tác động lớn
tới quá trình hội nhập của Việt Nam nói riêng và LHQ lại là một tổ chức quốc
tế, Việt Nam vì luôn muốn đạt được nhiều sự công nhận từ LHQ và học hỏi
nhiều từ các quốc gia khác cho nên điều tiên quyết là phải có một trình độ
công nghệ đủ tốt và đây cũng chính là nỗ lực, là động lực cho Việt Nam
khuyến khích phát triển máy móc công nghệ, CNH-HĐH nhiều hơn. Ta có thể
khẳng định, LHQ là một nhân tố thúc đẩy quá trình phát triển KH&CN của
Việt Nam nhanh hơn và giúp quá trình hội nhập Việt Nam diễn ra tốt hơn.
Về mức độ thị trường hóa nền kinh tế,thị trường hóa nền kinh tế, hay
nền kinh tế thị trường của một quốc gia phải phát triển đến một mức độ nhất
định mới có thể hội nhập kinh tế quốc tế được. Thực tế và lý luận đều chứng
minh rằng: Nền kinh tế đóng cửa, hướng nội và độc quyền không thể là nền
kinh tế có thể hội nhập.c quyền không thể là nền kinh tế có thể hội nhập. Hẳn
là như vậy, ở đây LHQ có vai trò định hướng việc đổi mới và mở cửa của nền
kinh tế Việt Nam, giúp Việt Nam từ một nền kinh tế bao cấp, đóng cửa
chuyển sang nền kinh tế mở cửa- tiền đề cho sự hội nhập quốc tế.
3.2.2 Về chính trị-quốc phòng
Trong lĩnh vực tăng cường luật pháp quốc tế, LHQ đã có những đóng
góp to lớn trong việc pháp điển hóa và phát triển luật pháp quốc tế, đưa ra
khuyến nghị định hướng cho các chủ đề của luật pháp quốc tế và xây dựng
chuẩn mực cho các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Việc đưa ra bộ khung
pháp lý chung quốc tế của LHQ giúp Việt Nam định hướng lại và thay đổi, cải
cách một số chính sách trong thời kỳ đổi mới, các chính sách này của Việt
Nam định hướng việc mở cửa, hội nhập là xu thế chính trong những năm tới
và nhờ có định hướng đúng đó mà Việt Nam luôn nỗ lực để có thể hội nhập
tốt hơn, mạnh hơn về nhiều khía cạnh hơn hơn nữa, đồng thời Việt Nam cũng
khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, tiến bộ khoa học kĩ thuật để giúp quá
trình hội nhập dễ dàng hơn và có thể tiếp thu những thành tựu của các nước
tiến bộ hơn
LHQ đã soạn thảo và xây dựng được một hệ thống các công ước quốc
tế về giải trừ quân bị, trong đó có Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân
(1968), Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (1996), Công ước cấm vũ khí
hóa học (1992) và Công ước cấm vũ khí sinh học (1972), Công ước cấm vũ
khí hạt nhân (2017) tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc ngăn chặn phổ biến vũ
khí hủy diệt hàng loạt, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các loại vũ khí này. Tuy nỗ
lực về giải trừ quân bị đôi khi vẫn gặp nhiều khó khăn trong lấy sự đồng thuận
của các nước, do các nước vẫn phải chạy đua vũ trang để làm bảo hộ cho bản
thân và đôi khi để nâng cao vị thế chính trị của mình. Thế nhưng, việc ngăn
chặn và phản đối sử dụng các vũ khí hạt nhân và lực lượng vũ trang phần nào
giúp các nước cũng giảm đi một phần kinh phí vào quân đội-quốc phòng, vũ
khí mà thay vào đó tập trung vào kinh tế, thương mại, hàng hóa xuất khẩu,..
như vậy cũng là gián tiếp giúp quá trình hội nhập quốc tế diễn ra nhanh hơn,
Việt Nam nhờ thế mà cũng có thể giao lưu và thương mại hóa sôi nổi và năng
động hơn với nhiều quốc gia và ngày càng phát triển mạnh hơn và hội nhập
sâu rộng hơn.
3.2.3 Về mặt văn hóa- xã hội
Trong lĩnh vực hòa bình và an ninh quốc tế, LHQ đã góp phần ngăn
chặn một cuộc chiến tranh thế giới mới, hỗ trợ giải quyết nhiều cuộc xung đột
và tranh chấp quốc tế. Từ khi thành lập, LHQ đã triển khai tổng cộng 71 phái
bộ gìn giữ hòa bình để giúp chấm dứt xung đột, khôi phục hòa bình, hỗ trợ
công cuộc tái thiết ở nhiều quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam. Vốn là
một đất nước luôn có chủ kiến là “ giải quyết tranh chấp bằng hòa bình” cho
nên điều này sẽ giúp quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế, khu vực tốt hơn.
Trong lĩnh vực bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, LHQ cũng chú
trọng việc bảo đảm thực hiện những quyền cơ bản như: quyền tự do, quyền
được sống, quyền được hưởng hạnh phúc, quyền tự do ngôn luận và quyền
dám đứng lên để nói,…Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vấn đề quyền con
người vẫn bị chính trị hóa, lợi dụng để can thiệp công việc nội bộ của các
quốc gia. Tuy nhiên dù ít thì nhiều thì điều này vẫn có một chút ảnh hưởng,
khi cùng chung quan điểm văn hóa, xã hội, chung về quyền cơ bản thì việc
giao lưu văn hóa hội nhập giữa các quốc gia sẽ tốt hơn.
3.3. Tác động tiêu cực
Nhìn chung, Việt Nam gia nhập được Liên Hợp Quốc là một bước tiến
mới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Sự gia nhập LHQ cũng
là một nhân tố thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam ra quốc tế ngày càng
sâu rộng và mạnh mẽ hơn. Nói chung đa phần đều là các ảnh hưởng tích cực,
tuy nhiên cái gì hẳn cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những tác động tích cực
còn có một số hạn chế như sau. Ví dụ như việc tham gia vào các tổ chức quốc
tế khiến Việt Nam hằng năm phải trích một phần ngân sách ra để đóng góp
cho các tổ chức hoạt động như bao quốc gia khác. Nếu phí hoạt động quá
nhiều thì Việt Nam thì Việt Nam có thể mất cơ hội tài trợ đầu tư phát triển
kinh tế trong nước.
Thứ hai, việc tham gia các tổ chức quốc tế quá nhiều có thể khiến gây
loãng cho Việt Nam tập trung mục tiêu vào củng cố và xây dựng tiềm lực đất
nước mạnh mẽ.
Tuy nhiên thì nhìn chung, việc tham gia vào Liên hợp quốc nói chung
đem lại nhiều ảnh hưởng tốt hơn là những ảnh hưởng xấu.
3.4 Sự chủ động trong chính sách để hội nhập của Việt
Nam
3.4.1 Sự chủ động trong thay đổi quan điểm chính sách
1. Hội nhập hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh xã
hội công bằng dân chủ, văn minh, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân.
2. Hội nhập nhằm phục vụ sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ. Nguồn
lực con người, năng lực khoa học và công nghệ kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh
tế, quốc phòng an ninh được tăng cường.
3. Mở rộng quan hệ quốc tế. hợp tác nhiều mặt. Đa dạng hóa và đa phương
hóa quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế và khu vực trên
nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi. Thông qua
thương lượng để tìm những giải pháp phù hợp giải quyết các văn dễ tồn tại và
các tranh chấp, bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển.
4. Thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa và
đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong
cộng đồng thế giới.
5. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế với phương châm “chủ động, linh
hoạt, sáng tạo và hiệu quả”, có lộ trình với bước đi tích cực, vững chắc. Nâng
cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế
vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực,
tranh thủ ngoại lực cho phát triển. Bảo đảm độc lập tự chủ và định hưởng xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc, bảo vệ môi trường.
6. Không ngừng đổi mới thể chế kinh tế, rà soát lại các văn bản pháp quy, sửa
đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán,
ổn định và minh bạch.
7. Về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và chính trị, ở giai đoạn đầu, lấy đổi mới
kinh tế làm trọng tâm, phát huy mọi tiềm năng nhằm giải phóng lực lượng sản
xuất, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. đáp ứng nhu cầu bức thiết của đời sống
nhân dân. Đồng thời với đối mới kinh tế, thực hiện đổi mới từng bước hệ
thống chính trị.
8. Ở giai đoạn hiện nay, hội nhập cần phục vụ đắc lực cho định hướng chiến
lược trong thời kỳ tới là: Đôi nơi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh
tế, nâng cao chất lượng, hi
Ở giai đoạn hiện nay, hội nhập cần phục vụ đắc lực cho định hướng
chiến lược trong thời kỳ tới là: “Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại
nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bên vùng.
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang
phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú
trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả. linh bền vững. Tiếp tục chi thiện môi
trường đầu tư, kinh doanh, áp dụng các hình thức thu hút đầu tư đa dạng hấp
dẫn để huy công và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần
kinh tế trong nước và nước ngoài.
9. Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và
sự quan tâm của Nhà nước. Trong quá trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm
năng và nguồn lực của mọi thành phần kinh tế của toàn xã hội.
10. Với hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm cần đi trước một bước để tạo cơ
sở để hội nhập trên các lĩnh vực khác dẫn đến mở rộng hội nhập trên quy mô
toàn diện về: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng-an ninh. Kết hợp
chặt chẽ quá trình hội nhập với yêu cầu giữ vững an ninh, củng cố chủ quyền
quốc gia.
3.4.2 Các hoạt động minh chứng cho sự chủ động hội nhập
của VN ● Đóng góp trong nhiệm vụ giữ gìn hòa bình LHQ:
+ Đến nay, Việt Nam đã cử 243 lượt sĩ quan quân đội theo các suất đơn
lẻ làm nhiệm vụ tại các Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ ở Nam Sudan,
Cộng hòa Trung Phi và Cục gìn giữ hòa bình tại trụ sở LHQ.
+ Triển khai 3 lượt bệnh viện dã chiến cấp 2 tại Phái bộ hòa bình LHQ
ở Nam Sudan.
+ Là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia cao nhất trong các
nước cử quận 12%.
● Nỗ lực vì mục tiêu chung:
+ Về hòa bình an ninh: Việt Nam kiên trì nhất quán ủng hộ giải pháp
hòa bình cho các cuộc xung đột, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ
quyền, giải trừ quân bị, ngăn ngừa chạy đua vũ trang.
+ Về phát triển: Việt Nam vươn lên từ một nước nghèo bị bao vây cấm
vận thành một trong số ít các quốc gia hoàn thành trước mục tiêu thiên
niên kỷ, đi đầu trong khai sáng một LHQ thành công.
+Về thúc đẩy quyền con người, Việt Nam ủng hộ và thúc đẩy đối thoại
trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng; hoàn thành và bảo vệ thành công báo
cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát tại Hội đồng Nhân
quyền Liên hợp quốc.
Trong 44 năm tham gia LHQ, Việt Nam luôn thể hiện và chứng tỏ được
mình là thành viên tích cực, chủ động, cởi mở, thân thiện và đặc biệt hoàn
thành xuất sắc các cương vị của mình. Với những biểu hiện nêu trên, Chính
phủ Việt Nam đã được cộng động quốc tế công nhận và giao hơn nhiều trọng
trách quan trọng.

You might also like