Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH QUÁ TRÌNH

2.1. Nêu rõ và phân tích các mục đích mô hình hóa trong
lĩnh vực điều khiển quá trình.
Mô hình là một hình thức mô tả khoa học và cô đọng các
khía cạnh thiết yếu của một hệ thống thực, có thể có sẵn hoặc
cần phải xây dựng. Một mô hình phản ánh hệ thống thực từ
một góc nhìn nào đó phục vụ hữu ích cho mục đích sử dụng.
Mô hình hóa giúp con người:\
 Hiểu rõ hơn về quá trình
 Thiết kế cấu trúc, sách lược điều khiển và lựa chọn kiểu
bộ điều khiển
 Tính toán chỉnh định các tham số của bộ điều khiển
 Xác định điểm làm việc tối ưu cho hệ thống
 Mô phỏng, đào tạo cho người vận hành

2.2. Nêu các dạng mô tả toán học thông dụng của các quá
trình công nghệ?
 Mô hình tuyến tính, mô hình phi tuyến
 Mô hình đơn biến, đa biến
 Mô hình tham số hằng, tham số biến thiên
 Mô hình tham số tập trung, tham số rải
 Mô hình liên tục, gián đoạn
2.3. Nêu các phương pháp xây dựng mô hình toán học và
phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp?
Có 2 phương pháp xây dựng mô hình toán học:
1. Mô hình hóa bằng lí thuyết
 Là mô hình đi từ các định luật cơ bản của vật lý và
hóa học kết hợp với các thông số kỹ thuật của thiết
bị công nghệ, kết quả nhận được là các phương
trình vi phân và phương trình đại số.
 Ưu điểm: cho ta hiểu sâu các quan hệ bên trong của
quá trình liên quan trực tiếp tới các hiện tượng vật lý,
hóa học hoặc sinh học; có thể cho ta xác định tương
đối chính xác cấu trúc của mô hình.
 Nhược điểm: khó xác định được tham số chính xác
của mô hình; rất khó xác định cho mô hình nhiễu.

2. Mô hình hóa bằng thực nghiệm


 Là mô hình dựa trên thông tin ban đầu về quá trình,
quan sát tín hiệu vào – ra thực nghiệm và phân tích
các số liệu thu được để xác định cấu trúc và các
tham số mô hình từ một lớp các mô hình thích hợp.
 Ưu điểm: cho phép xác định tương đối chính xác các
tham số mô hình trong trường hợp cấu trúc mô hình
được biết trước; các công cụ phần mềm hiện đại hỗ
trợ rất mạnh chức năng nhận dạng trực tuyến cũng
như ngoại tuyến.
 Nhược điểm: phụ thuộc vào công việc tiến hành lấy
các số liệu thực nghiệm.
2.4. Lựa chọn phương pháp xây dựng mô hình phù
hợp, nếu mục đích sử dụng của mô hình tương
ứng như sau:
 Giúp hiểu rõ quá trình công nghệ: mô hình hóa
bằng lí thuyết
 Cơ sở cho thiết kế sách lược điều chỉnh: mô hình
hóa bằng lý thuyết.
 Cơ sở cho lựa chọn luật điều chỉnh: mô hình hóa
bằng lý thuyết.
 Phục vụ tính toán tham số của bộ điều khiển: mô
hình hóa bằng thực nghiệm.
 Mô phỏng quá trình: mô hình hóa bằng thực
nghiệm.
 Chỉnh định trực tuyến các tham số của bộ điều
khiển: mô hình hóa bằng thực nghiệm.

2.5. Cơ sở của phương pháp lý thuyết trong xây dựng


mô hình toán học là gì? Nêu các bước tiến hành?
Cơ sở của phương pháp lý thuyết trong xây dựng mô
hình toán học là các định luật cơ bản của vật lý và hóa học
kết hợp với các thông số kỹ thuật của thiết bị công nghệ.
Các bước tiến hành:
 Viết các phương trình cân bằng và các phương trình
cấu thành
 Đơn giản hóa mô hình bằng cách thay thế, rút gọn và
đưa về dạng phương trình vi phân chuẩn tắc.
 Tính toán các tham số của mô hình dựa trên các thông
số công nghệ đã được đặc tả.

You might also like