Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Câu 1: Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đa ngành,

trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, địa phương X đã phát đi thông báo,
kêu gọi các nhà khoa học trong và ngoài nước đăng ký các đề tài nghiên cứu
liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tính đến cuối năm 2015,
tỉnh đã nhận được hơn 5 công trình nghiên cứu của các nhà khoa học gửi về.
Sau khi nghiệm thu, các công trình này đã được chuyển giao cho Sở khoa học
và công nghệ của tỉnh, làm cơ sở để địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi
cơ cấu kinh tế theo hướng đa ngành. Đến cuối năm 2020, tỷ trọng các ngành
công nghiệp, thương mại, dịch vụ của tỉnh đã tăng hơn 30% so với thời điểm
cuối năm 2015 và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo.
Tốc độ tăng trưởng khá nhanh của các ngành đã làm bộc lộ những hạn chế,
tồn tại trong công tác quản lý và thực hiện chính sách công. Vì vậy, trong năm
2021, tỉnh tiếp tục thực hiện triển khai đấu thầu các đề tài nghiên cứu liên
quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế đa ngành trong điều kiện mới.
Hỏi:
- Anh/Chị hãy cho biết, những thông tin trên thể hiện những vai trò nào của
thực tiễn đối với nhận thức?
- Anh/Chị hãy phân tích những vai trò đó của thực tiễn đối với nhận thức trên
cơ sở những thông tin trong đoạn văn.
- Từ những thông tin trong đoạn văn nói trên, anh/chị có suy nghĩ như thế nào
về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn?

Bài làm:

Với thông báo, kêu gọi các nhà khoa học trong và ngoài nước đăng ký các đề tài
nghiên cứu liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh tại địa phương X đã
góp phần thể hiện một số vai trò của thực tiễn đối với nhận thức như sau:
– Thực tiễn lời kêu gọi của tỉnh X chính là nguồn gốc, cơ sở (điểm xuất phát) đối
với nhận thức của mọi người:

Thông qua hoạt động thực tiễn ấy, các nhà khoa học trong và ngoài nước đăng ký
các đề tài nghiên cứu liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đã tích cực
hưởng ứng cũng như tham gia tích cực vào phong trào chuyển đổi cơ cấu kinh tế
theo hướng đa ngành. Thực tiễn lời kêu gọi chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó cũng
đồng thời đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát
triển của nhận thức người dân, các nhà khoa học trong và ngoài nước. Chính nhu
cầu muốn được đóng góp, nhận thức và đưa ra các công trình nghiên cứu nhằm
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đã buộc toàn thể người dân hành. Chính sự tác
động đó đã làm cho các đối tượng là nhân dân cũng như các nhà nghiên cứu khoa
học đem tới những công trình nghiên cứu đặc và đem lại cho tỉnh X.

Do đó, nếu xa rời thực tiễn bấy giờ ở tỉnh X, không dựa vào thực tiễn thì nhận thức
sẽ xa rời cơ sở hiện thực nuôi dưỡng sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mình.
Cũng vì thế, con người ở đó sẽ không thể có được những tri thức đúng đắn và sâu
sắc về thế giới nếu nó xa rời thực tiễn. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức con
người, đòi hỏi phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu
cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dừa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào
thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải
liên hệ với thực tiễn, từ lý thuyết phải được vận dụng vào thực tế. Nếu xa rời thực
tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc. Như
vậy, nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận phải là nguyên tắc cơ bản
trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận; lý luận mà không có thực tiễn làm
cơ sở và tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của nó thì đó chỉ là lý luận suông,
ngược lại, thực tiễn mà không có lý luận khoa học, cách mạng soi sáng thì nhất
định sẽ biến thành thực tiễn mù quáng. Cũng tại tình huống trên của tỉnh X, từ sự
vận dụng thực tiễn vào nhận thức mà sau khi nghiệm thu, các công trình này đã
được chuyển giao cho Sở khoa học và công nghệ của tỉnh, làm cơ sở để địa
phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đa ngành. Đến
cuối năm 2020, tỷ trọng các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ của tỉnh đã
tăng hơn 30% so với thời điểm cuối năm 2015 và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng lên
trong những năm tiếp theo

– Thực tiễn lời vận động cũng như sự đóng góp các công trình nghiên cứu là động
lực đối mọi người, đồng thời là động lực cho sự chuyển dịch kinh tế.

Hoạt động thực tiễn của tỉnh X góp phần hoàn thiện và tạo ra khả năng phản ánh
nhạy bén, chính xác, nhanh nhạy đối với mọi người từ đó thúc đẩy mọi người tham
gia vào quá trình nghiên cứu. Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn đem lại
động lực kích thích quá trình nghiên cứu các công trình tiếp theo.

Thực tiễn việc nghiên cứu các liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh
đối với nhận thức trong tình huống trên là vô cùng quan trọng. Nó là cơ sở, nguồn
gốc, động lực cho sự phát triển kinh tế của địa phương X. Song, đây còn là mục
đích của việc nghiên cứu các công trình nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả.

- Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn


Từ những thông tin trong đoạn văn nói trên cho ta thấy được mối quan hệ mật thiết
giữa lý luận và thực tiễn. Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ trao đổi, tác
động lẫn nhau để hình thành nên hoạt động sản xuất vật chất, phản ánh mặt tinh
thần và thực tiễn xã hội. Có thể nhận thấy, thực tiễn là cơ sở, động lực của lý luận.
Hay nói cách khác, thực tiễn là cung cấp cho lý luận những mục tiêu, chuẩn hoá lý
luận. Song, thực tiễn cung cấp chất liệu để hoàn thành lý luận, thông qua thực tiễn,
lý luận được hoàn thiện, sinh động hoá – hiện thực hoá hơn.
Về vai trò của thực tiễn đối với lý luận:
 Thực tiễn là cơ sở của lý luận: thông qua hoạt động thực tiễn những thuộc
tính, quan hệ, tính chất, cấu trúc của sự vật được phản ánh, hình thành tri
thức kinh nghiệm. Từ tri thức kinh nghiệm tích luỹ được con người hệ thống
hoá, khái quát hoá hình thành nên lý luận.
 Thực tiễn còn là mục đích của lý luận: Lý luận không chỉ đáp ứng nhu cầu
nhận thức mà còn góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động thực
tiễn của con người, lý luận chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng
vào thực tiễn và cải tạo thực tiễn. Vì vậy, thực tiễn là mục tiêu hướng tới của
hoạt động lý luận.
 Thực tiễn còn là động lực chủ yếu và trực tiếp của lý luận: Nhu cầu thực tiễn
thúc đẩy sự ra đời và phát triển của lý luận, thông qua thực tiễn những bế tắc
của lý luận sẽ phát triển; thực tiễn làm cho xã hội ngày càng phát triển, năng
lực trí tuệ ngày càng cao hơn, khả năng nhận thức và khái quát lý luận ngày
càng tốt hơn, qua đó mỗi hệ thống lý luận ngày càng hoàn thiện và phát
triển.
 Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra sự phù hợp hay không phù hợp của lý
luận: Thông qua thực tiễn để đánh giá tính mục đích và tính hiệu quả của lý
luận có thực hiện được hay không. Vì vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm
tra tính đúng đắn của lý luận.

Câu 2: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước, trong
những năm vừa qua, nền kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam đã đạt được
những thành tựu to lớn. Vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế được phát
huy mạnh mẽ, đặc biệt là vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước.
Tuy nhiên, để giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất của toàn bộ nền kinh tế, hệ
thống chính trị các cấp ở nước ta hiện nay cần phải được cải cách, tinh gọn và
hiệu quả hơn.

Bài làm:

Nội dung trong đoạn văn trên phản ánh cơ sở lý luận: Quan hệ biện chứng giữa cơ
sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng.
Đối với cơ sở hạ tầng

Ở đây, yếu tố cơ bản cơ sở hạ tầng là nền kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam.
Đây chính là phương thức sản xuất tồn tại chủ đạo, đồng thời cũng là quan hệ sản
xuất của phương thức sản xuất tương lai.

Tại cơ sở hạ tầng như vậy có nhiều thành phần kinh tế, nhiều kiểu quan hệ sản xuất
thì thành phần kinh tế nhà nước thống trị giữ vai trò chủ đạo, chi phối các kiểu
quan hệ sản xuất khác và các thành phần kinh tế bởi nó quy định tính chất của cơ
sở hạ tầng. Sự đối kháng giai cấp và tính chất của sự đối kháng đó bắt nguồn từ cơ
sở hạ tầng. Các yếu tố của cơ sở hạ tầng – hệ thống các quan hệ sản xuất của nền
kinh tế nhiều thành phần, trong quan hệ đối với lực lượng sản xuất, giữ vai trò là
hình thức kinh tế cho sự duy trì, phát huy và phát triển lực lượng sản xuất đang tồn
tại; mặt khác- trong quan hệ đối với các quan hệ chính trị – xã hội, giữ vai trò là cơ
sở hình thành kết cấu kinh tế – cơ sở cho sự thiết lập kiến trúc thượng tầng của xã
hội.

Đối với kiến trúc thượng tầng.


Kiến trúc thượng tầng ở đây là những chính sách, quan điểm lãnh đạo của Đảng và
vai trò quản lý của Nhà nước đối với phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của
Việt Nam nhằm đạt được những thành tựu to lớn. Trong đó đặc biệt phát huy vai
trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Song, để giải phóng mạnh mẽ sức sản
xuất của toàn bộ nền kinh tế, hệ thống chính trị các cấp ở nước ta hiện nay cần phải
được cải cách, tinh gọn và hiệu quả hơn. Có như vậy thì sự tác động trở lại của
kiến trúc thượng tần đối với cơ sở hạ tầng mới mang tính chất tích cực, hiệu quả.

You might also like