Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ĐẤT NƯỚC

( Nguyễn Khoa Điềm)

I. Tìm hiểu chung:


1. Tác giả:
-Cùng với Thanh Thảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy thì Nguyễn Khoa Điềm thuộc
thế hệ những nhà thơ trẻ thời chống Mĩ.
-Thơ NKĐ hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu
lắng của người tri thức về đất nước và con người Việt Nam.
2. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ “ Đất Nước” được trích ở phần đầu chương V của trường ca “ Mặt
đường khát vọng”, được NKĐ sáng tác ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971 và in lần
đầu năm 1974. Tác phẩm viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị miền Nam vùng
tạm chiếm, nhận thức rõ bộ mặt của kẻ thù xâm lược và xuống đường đấu tranh
hòa nhịp với cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đây là tác phẩm đặc sắc viết về đề tài
Đất Nước.

3. Chủ đề:
Bài thơ “ Đất Nước” là lời định nghĩa về Đất Nước. Đất nước
gắn với lịch sử, văn hóa lâu đời; làm rõ tư tưởng Đất Nước của Nhân
Dân và xác định trách nhiệm của mỗi người đối với ĐN.

II. Đọc và tìm hiểu văn bản:


-(dẫn) Trong những tác phẩm viết về đề tài ĐN trước đây, các nhà thơ, nhà văn
thường cảm nhận ĐN có phần kì vĩ, trừu tượng, họ chủ yếu cảm nhận trên phương
diện lãnh thổ hoặc trên phương diện lịch sử hào hùng của dân tộc. Bài thơ ĐN của
NKĐ lại cảm nhận ĐN rất bình dị, gần gũi thân thuộc. ĐN của NKĐ được cảm
nhận trên ba phương diện: chiều dài lịch sử 4000 năm, chiều rộng địa lí và chiều
sâu của văn hóa dân tộc. Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng đậm đặc tạo nên
một mĩ cảm cho bài thơ và góp phần làm rõ tư tưởng “ Đất Nước của Nhân Dân”.
-Nói về vai trò của nhân dân cho Đất Nước trong văn học Việt Nam thì tư tưởng
này không phải xuất hiện sớm, nó có tính lịch sử và sự kế thừa. Từ xưa, với thuyết
“ Thiên mệnh” trong Nho giáo nên vai trò của nhân dân dân chưa được đề cao. Đất
Nước vẫn được xem là sở hữu của “ Thiên tử” ( Nam quốc sơn hà nam đế cư).
Trong “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn vai trò của nhân dân vẫn chưa rõ ràng,
bởi lẽ ông kêu gọi tướng sĩ dưới quyền đánh giặc chưa phải là bảo vệ nhân dân mà
để rửa nhục cho chủ tướng ( các ngươi thấy chủ nhục mà không biết lo), hệ lụy của
ngoại xâm không phải tác động đến nhân dân mà là sĩ diện của vua, của chủ tướng,
triều đình (kẻ thù “chửi mắng triều đình”, “bắt nạt tế phụ”). Đến “ Đại cáo bình
Ngô” đã có sự phát triển hơn. Những mất mát, hệ lụy của chiến tranh không chỉ
cho “ chủ tướng” , “ triều đình” mà là nhân dân:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Tuy vậy, dù rằng nhận thức mục đích của nhân nghĩa là “ yên dân” nhưng Nguyễn
Trãi chưa nhận thấy rõ sự vĩ đại, to lớn của nhân dân khi vẫn cho nhân dân là một
đối tượng để chăm sóc và bảo vệ.
Nhân Dân trong thơ NKĐ thì hoàn toàn khác. Nhân Dân sở hữu ĐN, họ làm ra
ĐN. Họ đã chiến đấu, hi sinh xương máu bảo vệ độc lập của dân tộc, làm nên lịch
sử hào hùng. Nhân dân đã khai khẩn đất đai, mở mang lãnh thổ, “ đắp đập be bờ”
để con cháu “trồng cây hái trái” và chính họ cũng sáng tạo, lưu truyền những giá trị
văn hóa để làm nên ĐN.
-Thể thơ tự do, như lời độc thoại, đối thoại thủ thỉ, tâm tình, nhắn nhủ sâu lắng,
nhẹ nhàng, sâu sắc. Cách xưng hô “ anh, em” ( như chàng trai nói với người yêu,
như dặn lòng mình, như lời nói với đồng bào, với thế hệ trẻ, như với thế hệ mai
sau…). “Anh” và “em” là “chúng ta”, mọi thế hệ nhân dân Việt Nam trong “bốn
nghìn lớp người giống ta lứa tuổi”.
1. Đoạn 1 (từ đầu ---đến--- “ngày đó”)
Đất Nước có từ bao giờ?
- ĐN có từ lâu lắm rồi (khi… đã có rồi)
- “Ngày xửa …xưa” => thời gian rất dài; tự hào lịch sử 4000 năm dựng nước
và giữ nước. “Ngày xửa ngày xưa” là công thức cố định, lời mở đầu của
những câu chuyện dân gian mà ẩn chứa trong đó là tâm hồn, là lời dạy, nhắn
nhủ của cha ông về tình nghĩa, những giá trị tốt đẹp ( gợi văn hóa lâu đời của
lâu đời).
(liên hệ:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
( Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi)
- Tác giả đã “bình dị hóa” ĐN, Đất Nước rất gần gũi, thân thuộc qua hình ảnh
“miếng trầu bà ăn”, trong câu chuyện “ Thánh Gióng”, trong hình ảnh “tóc
mẹ bới sau đầu”, trong tình cảm yêu thương, tình nghĩa của cha mẹ, (“gừng
cay muối mặn”) qua hình ảnh “cái kèo, cái cột”, hình ảnh hạt gạo mà người
nông vất vả làm ra…..
+ chất liệu văn hóa dân gian được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ
thuật. Tác giả không kể một chuyện cổ, không nhắc toàn bộ một câu ca dao
nào nhưng người đọc vẫn hình dung ra qua một vài hình ảnh.
*Miếng trầu bà ăn: gợi “ Sự tích trầu cau” (ca ngợi tình anh em, tình vợ
chồng => gia đình)
* “trồng tre đánh giặc”: Truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân ( sức
mạnh đoàn kết của nhân dân, kho tàng văn hóa dân gian, gợi lịch sử chống
ngoại xâm của cha ông ta)
* Đất Nước có trong thuần phong mĩ tục như hình ảnh “tóc mẹ bới bới sau
đầu”.
* “gừng cay muối mặn” => tình nghĩa vợ chồng keo sơn, gắn bó, thủy
chung. Lấy ý từ bài ca dao:

Muối ba năm muối đương còn mặn


Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa
*cái kèo , cái cột: liên tưởng đến ngôi nhà=> gia đình=> các mối quan hệ
( ông bà –cháu; cha mẹ - con; chị- em; anh – em, vợ- chồng…)
*Đất Nước có trong hạt gạo ta ăn hằng ngày và chính việc người nông dân
cần cù, chịu thương chịu khó khi làm ra hạt gạo cũng góp phần hình thành
phẩm chất, văn hóa Việt => làm ra Đất Nước; câu thơ cũng gợi về văn hóa
nông nghiệp lúa nước lâu đời của dân tộc.
-Những thành ngữ như “một nắng hai sương” + động từ “ xay, giã,
giần,sàng” => cơ cực, khó nhọc, sự chăm chỉ của người nông dân.
- Đất Nước có từ ngày đó… => ĐN có từ lâu lắm rồi, ĐN có trong những điều
gần gũi, bình dị, thân thương nhưng vô cùng thiêng liêng và cao quý.
2. Đoạn 2 ( Đất là nơi…. => giỗ Tổ): Mạch ngầm văn bản như để trả lời
cho câu hỏi “ Đất Nước là gì?”
- Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm

+ Tác giả tách khái niệm ĐN thành hai bình diện “ Đất” và “ Nước”
(sáng tạo, mới mẻ)

+ ĐN gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, đó là con đường chúng ta đến
trường, những kỉ niệm tuổi thơ gắn với thời chăn trâu , cắt cỏ, tắm mát ở
những dòng sông, con suối.
- Vị trí ta hò hẹn (nơi nảy nở tình yêu, “không gian thiêng”) = tạo nên tình yêu
ĐN.
- ĐN là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm = đều tạo nên tình yêu
ĐN ( Chất liệu văn hóa dân gian: liên hệ bài ca dao “ Khăn thương nhơ ai”
=> giọng điệu sâu lắng, ngọt ngào
- Đất là ….chim phượng hoàng….núi
- Nước là…con cá ngư ông ….biển khơi
+ sử dụng câu hò Bình Trị Thiên (văn hóa), tác giả muốn thể hiện sự rộng
lớn, trù phú, đẹp giàu của Đất Nước. Không gian sinh tồn mở rộng từ vùng
núi, trung du, vùng đồng bằng, ven biển, hải đảo và vùng biển khơi rộng lớn
+ “con chim phượng hoàng”, “cá ngư ông” ( chim phượng hoàng nằm trong
tứ linh “ long- li –quy –phụng) còn cá ngư ông cũng là linh vật của những
ngư dân Việt Nam
 Đất Nước VN tươi đẹp, đó là lí do những con vật cao quý chọn để ở (
đất lành chim đậu)
 ĐN được cảm nhận trên bình diện địa lí và văn hóa => thể hiện tư tưởng
ĐN của Nhân Dân.
- Thời gian đằng đẵng : gợi chiều dài lịch sử +vất vả, khó nhọc trong quá
trình dựng nước, giữ nước suốt 4000 nghìn năm lịch sử của dân tộc. ( biêt
bao nhiêu thế hệ nhân dân đã hi sinh xương máu trong các cuộc đấu tranh)
- Không gian mênh mông: Chiều rộng của địa lí, vẻ đẹp của sông núi, của
không gian sinh tồn, là công sức của biết bao thế hệ nhân dân đã “đắp đập
be bờ” để cho cháu con “trồng cây hái trái”.
- ĐN là nơi dân mình đoàn tụ: hình dung về thời sơ khai dựng nước, những
người đầu tiên quy tụ lại tạo nên cộng đồng => Đất Nước.
-
- Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
…..
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
 Đó là niềm tự hòa về tổ tiên, giống nòi ( con Lạc cháu Hồng; con Rồng
cháu Tiên)
- “Những ai đã khuất
Những giờ.....mai sau
......
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
+ có một sợi dây kết nối bền chặt, thủy chung từ quá khứ -hiện tại –tương lai
( những người đã khuất cũng đã từng sáng tạo, đã từng lao động, từng chiến
đấu, truyền cho thế hệ sau những điều tốt đẹp, đến lượt chúng ta lại tiếp tục
có trách nhiệm bảo tồn, lưu giữ, sáng tạo thêm những giá trị mới để truyền
cho thế hệ sau
 Mỗi thế hệ người dân VN đều phải có trách nhiệm lớn lao (gánh vác),
cao cả là bảo tồn, lưu giữ “phần người” (những giá trị tốt đẹp về văn
hóa) và “dặn dò” (giáo dục) thế hệ sau để không đánh mất giá trị
truyền thống. Một trong những giá trị tốt đẹp đó là truyền thống “ uống
nước nhớ nguồn” và tục lệ thờ cúng ông bà, tổ tiên ( cũng biết cúi đầu
nhớ ngày giỗ Tổ)
 Ca dao:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba

3. Đoạn 3: Sự gắn bó mật thiết, mối quan hệ cá nhân với ĐN; Trách
nhiệm của mỗi người đối với ĐN. ( Trong anh và em..... làm nên ĐN
muôn đời)
- Mối quan hệ giữa cá nhân và Đất Nước
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
+ Trong mỗi người dân VN, mỗi chúng ta (anh và em) đều có “một
phần” Đất Nước => ĐN có trong mỗi người dân VN.
+ Mỗi người đều thừa hưởng những giá trị vật chất (trong máu,
xương) và tinh thần (vẻ đẹp văn hóa.)
+ “một phần” dù nhỏ bé nhưng vô cùng thiêng, cao quý bởi nó là di
sản văn hóa, là những điều tốt đẹp mà chúng ta có quyền tự hào.
- Mối quan hệ giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu Đất Nước.
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
+hài hòa giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu ĐN
+Hai đứa cầm tay: tình yêu thăng hoa => tình yêu ĐN (thống nhất giữa riêng
– chung, cá nhân – cộng đồng)
- Từ tình yêu đôi lứa hài hòa với tình yêu ĐN, tác giả đã thể hiện tình cảm
cộng đồng, sự đoàn kết dân tộc.
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
+ “Cầm tay mọi người”: biểu tượng của sự đoàn kết, sự yêu thương,
kết nối cộng đồng, Đoàn kết tạo nên sức mạnh ( kề vai sát cánh/ một
cây làm chẳng lên non/ ba cây chụm lại thành hòn núi cao…)
+ Trong lao động và đặc biệt là trong chiến tranh vệ quốc, dân tộc ta
luôn có tinh thần đoàn kết.
+ “vẹn tròn, to lớn” = sự vững bền của ĐN
- Từ đó tác giả thể hiện niềm tin, hi vọng về tương lai của Đất Nước:
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
+ Trong tác phẩm, tác giả đã chú ý thể hiện quá trình tiếp nối của mỗi
người với ĐN ( lớn lên/ đi học/ trưởng thành/ yêu nhau/ sinh con đẻ
cái/ con ta lớn)
+mai này: tương lai của dân tộc, mong ước vào thế hệ sau.
+con ta lớn lên: sự trưởng thành của thế hệ sau của cả dân tộc
+ mang ĐN đi xa, đến những tháng ngày mơ mộng => làm cho ĐN
giàu đẹp,phát triển bền vững, sánh vai với các cường quốc năm châu;
một hình ảnh ĐN trong mơ ước, phải khác với hiện tại, giàu đẹp hơn,
huy hoàng, xán lạn.
- Bốn câu cuối của đoạn thơ, tác giả đã nhắc nhở trách nhiệm của mỗi người
dân đối với ĐN
(Liên hệ)+Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
+ Em ơi em…. của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời
+ cách xưng hô: giọng điệu tâm tình,trìu mến, nhắn nhủ tha thiết, hô gọi,
thủ thỉ,tâm tình,mang tính đối thoại rất gần gũi…
+ ĐN là máu xương của mình=> gắn bó mật thiết với mỗi người dân VN.
+ Điệp ngữ “phải biết”: nhắc nhở, đối thoại, nhấn mạnh điều tác giả muốn
diễn đạt: phải có ý thức đúng đắn về trách nhiệm của chúng ta đối với Đất
Nước
+ gắn bó: gần gũi, quan tâm, yêu mến
+san sẻ: chia sẻ trách nhiệm
+ hóa thân ( đòi hỏi cao hơn so với hi sinh): vun đắp cho Đất Nước, còn
sống thì hi sinh tuổi xuân cho ĐN, kể cả khi mất đi cũng phải “ hóa thân
cho dáng hình xứ sở” .

4. Đoạn 4: Làm rõ tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân. (từ “ Những
người vợ… đến “ hóa núi sông ta”.
- Trên phương diện địa lí
+Trong đoạn thơ này , NKĐ nhắc đến khá nhiều địa danh trên Đất Nước ta.
Nói chung, những nhà thơ tài năng luôn biết biến những địa danh với nghĩa
“định danh”, “nơi đất ở” thành không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, góp
phần thể hiện chủ đề, tư tưởng và cảm hứng sáng tạo của chính họ. Chúng ta
đã cảm nhận được sự xa xôi, heo hút, vắng vẻ qua Sài Khao, Mường Lát,
Pha Luông trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng; cảm nhận được niềm
hân hoan, tự hào, phấn khởi qua những thắng lợi của “Hòa Bình”, “Tây
Bắc”, “Điện Biên”… trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Trong bài thơ,
NKĐ cũng sử dụng những địa danh với mục đích khắc họa địa bàn sinh
sống, nơi cư trú của người Việt từ Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, Hòn Trống
Mái ở Thanh Hóa, Núi Bút, Non Nghiên ở Quảng Ngãi, Ông Đốc, Bà Đen,
Bà Điểm… ở Nam Bộ. Việc khắc họa đó giúp cho chúng ta hình dung vẻ
đẹp của ĐN từ địa đầu tổ quốc đến đất Mũi Cà Mau. Đó là vẻ đẹp ĐN trên
phương diện địa lí. Nhưng cái tầm triết luận và cảm xúc chân thành thăng
hoa đã giúp ông diễn đạt được rõ ràng tư tưởng : Chính Nhân Dân đã làm
nên sự trù phú, rộng lớn, tạo ra không gian sinh tồn cho con cháu.
+ “Gương mặt Nhân Dân” ở đây ngày một “rõ ràng” hơn trong cảm nhận
của người đọc. “Họ” là “vợ”, là “chồng”, là “người học trò nghèo”, là “Bà
Đen, Bà Điểm”… Họ từ Nhân Dân mà ra và họ đã kí thác, hóa thân tạo nên
sông núi, tạo nên dáng hình xứ sở.
+ Để có một ĐN rộng lớn với đồng ruộng thẳng cánh cò bay, với vẻ đẹp của
đồi chè xanh tươi ngào ngạt, với Sông Hồng, sông Cửu Long cuộn chảy như
hôm nay là công sức của bao thế hệ Nhân Dân đã “chém sấu đoạn kình”, đã
mang gươm đi mở cõi; đã phải sống “cuộc đời dân ấp dân lân” khi khai
hoang lập địa. Những khó khăn là muôn vàn, những thử thách là trời biển
nhưng với bản chất cần cù, chịu thương chịu khó, với ý thức vì cháu con, vì
dân tộc họ đã đứng vững, vượt qua và mở ra một không gian sinh tồn cho
Đất Nước thêm gấm hoa, trù phú, cho “không gian mênh mông”.
+Nhân Dân đã hóa thân thành tên núi, tên sông, hóa thân thành tên xã, tên
làng, và cũng vì tên xã tên làng gần gũi, thân thuộc mà thiêng liêng, cao quý
nên họ đã “Gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân”.Vậy nên,
mỗi địa danh đâu chỉ đơn thuần là tên gọi mà nó là máu xương, là linh hồn
mà Nhân Dân đã “góp”, đã vun đắp, kí thác một cách âm thầm, bền bỉ cho
sự vẹn tròn của Đất Nước. Cũng chính vì thế mà:
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.
- Trên phương diện lịch sử:
+ Tác giả giúp cho người đọc hình dung về lịch sử 4000 năm của ĐN. Nó
bắt đầu từ thời bình nguyên dựng nước, giữ nước qua truyền thuyết Thánh
Gióng thời Hùng Vương đến thời của Bà Đen , Bà Điểm.
+ Nhân Dân không những tạo nên dáng hình xứ sở mà còn xây dựng, bảo vệ
tổ quốc suốt bốn nghìn năm qua. Trong tác phẩm, tác giả không liệt kê các
chiến công oai hùng, không nêu gương một cá nhân kiệt xuất nào mà bằng
sức gợi của “thời gian đằng đẵng” đã giúp cho người đọc hình dung về sự
đóng góp của “bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi” cho ĐN thân yêu.
+Từ thời Vua Hùng dựng nước, giữ nước qua truyền thuyết Thánh Gióng
đánh giặc Ân cho đến thời của những anh hùng tạo nên vùng đất mới như
Ông Đốc, Bà Đen… là hàng ngàn năm lịch sử hào hùng. Trong suốt thời
gian “đằng đẵng” đó, lịch sử đã ghi công biết bao anh hùng nhân dân đã
quên mình, đã xả thân vì độc lập của dân tộc. Lịch sử cũng ghi dấu bao trận
chiến oanh liệt, hào hùng; bao nỗi nhục nhã, ê chề của quân xâm lược.
+ Việt Nam là một đất nước hòa hiếu, trọng tình nghĩa, yêu chuộng hòa bình
nhưng khi “có ngoại xâm thì chống ngoại xâm”, “có nội thù” thì sẵn sàng
“vùng lên đánh bại”. Tiếng nói đầu tiên của cậu bé xuất thân từ Nhân Dân là
tiếng nói đánh giặc. Từ một cậu bé lên ba không biết nói biết cười nhưng khi
nghe ĐN có giặc ngoại xâm đã “vươn vai đứng dậy, lớn nhanh như thổi”…
Sự lớn mạnh đó là do đâu? Vị cha già kính yêu của dân tộc ta từng nói : “
Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu
của dân tộc ta. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy càng sôi nổi…”
Phải chăng Nhân Dân là Phù Đổng Thiên Vương và khi tổ quốc cần, Nhân
Dân đoàn kết lại như một “làn sóng vô cùng mạnh mẽ” để nhấn chìm lũ bán
nước và cướp nước? Nhân Dân đoàn kết sẽ “nổi gió to quét sạch lá khô –
Thông tổ kiến phá toang đê vỡ”? Hạt gạo phải “một nắng hai sương xay,
giã, giần, sàng”, những người nông dân vẫn lam lũ, chịu thương chịu khó,
vẫn “cui cút làm ăn” nhưng họ vẫn biết “mến việc nghĩa mà làm quân chiêu
mộ”. Nhân Dân biết trắng đen, phải trái, họ biết có “một khối xa thư đồ sộ”,
biết nỗi nhục của phận nô lệ:
Một khối xa thư đồ sộ há để ai chém rắn đuổi hươu
Hai vầng nhật nguyệt chói lòa đâu dung lũ treo dê bán chó
( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – NĐC)
+Không mơ hồ, trừu tượng, không quá xa xôi, kì vĩ, ĐN của NKĐ là “ Đất
Nước của Nhân Dân”, là “ ĐN của ca dao thần thoại”. Lời thơ thủ thỉ, tâm
tình, nhẹ nhàng, đầy suy nghiệm nhưng vô cùng triết lí. Tác giả đã diễn tả sự
hi sinh âm thầm, bền bỉ, không “đợi ai đòi ai bắt”, không cần ghi công, khắc
ghi tên tuổi mà họ tự nguyện, dẫn thân như một lẽ thường tình, như một đạo
lí, như một điều họ cho là lẽ phải. Khi có giặc thì người con trai ra trận để
bảo vệ quê hương, người con gái làm hậu phương vững chắc, chi viện cho
tiền tuyến và “ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”.
+Nhân Dân biết yêu, biết căm hờn và biết phải hi sinh. Ruộng nương họ
“gửi bạn thân cày” để “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, họ “xếp bút
nghiên theo việc đao cung” dù biết “chiến tranh đâu phải trò đùa” nhưng
vẫn ra đi “chẳng tiếc đời xanh”. Họ là người nông dân chân lấm tay bùn,
“ngoài cật có một manh áo vải”; họ là những chàng trai Hà Thành hào hoa,
đa tình; họ là những chị dân công hỏa tuyến, những cô gái mở đường; họ là
những người mẹ Việt Nam “ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ”…

You might also like