Đề thi HSG tỉnh Quảng Bình 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2021 - 2022

VÀ CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN DỰ THI CHỌN HSG


ĐỀ THI CHÍNH THỨC QUỐC GIA NĂM HỌC 2022 - 2023
Khóa ngày 25 tháng 4 năm 2022
Môn thi: VẬT LÍ
VÒNG 2
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
SỐ BÁO DANH: ……………….
Đề gồm có 2 trang và 5 câu
Câu I (2,0 điểm)
Một ô tô chuyển động nhanh dần đều trên một đoạn đường nằm ngang với vận tốc ban đầu bằng
không. Hệ số ma sát trượt gần bằng hệ số ma sát nghỉ cực đại và bằng 𝜇 = 0,3 còn hệ số ma sát lăn
không đáng kể. Ô tô có thể đạt vận tốc tối đa bằng bao nhiêu ở cuối đoạn đường mà không bị trượt?
Xét hai trường hợp:
1) Đoạn đường thẳng, dài 100 m.
2) Đoạn đường là một cung tròn bán kính 𝑅 = 100 m, góc ở tâm là 𝛼 = 30o .
Câu II (1,5 điểm)
Người ta làm lạnh 3 mol khí lí tưởng đơn nguyên tử theo một quá trình mà nhiệt dung mol của khối
𝑅
khí này phụ thuộc tuyến tính vào nhiệt độ tuyệt đối 𝑇 theo biểu thức 𝐶 = 𝑇, trong đó 𝑅 là hằng
150
số khí lí tưởng.
1) Tính nhiệt lượng mà khối khí tỏa ra trong quá trình nhiệt độ của nó giảm từ 300 K đến 250 K.
2) Khối khí được làm lạnh từ nhiệt độ 300 K đến nhiệt độ 𝑇1 sao cho công mà khối khí nhận được
có độ lớn cực đại 𝐴max . Tính 𝑇1 và 𝐴max .
Câu III (2,5 điểm)
Trong sơ đồ mạch điện như hình vẽ bên (Hình 1), các tụ điện có
điện dung 𝐶1 = 𝐶2 = 0,5 μF và 𝐶3 = 2 μF, các điện trở 𝑅1 = 1 kΩ,
𝑅2 = 2 kΩ, 𝑅3 = 3 kΩ, nguồn điện có suất điện động 𝐸 = 6 V và
điện trở trong không đáng kể. Bỏ qua điện trở của ampe kế, điện trở
của các dây dẫn và điện trở của khóa K. Ban đầu các tụ điện chưa
tích điện, khóa K đóng ở chốt (2).
1) Chuyển khóa K sang chốt (1) rồi lại chuyển về chốt (2). Tính độ
lớn điện lượng qua 𝑅3 và độ lớn điện lượng qua ampe kế.
2) Tính tổng điện lượng qua 𝑅3 sau rất nhiều lần nạp điện như trên.
Đến lúc đó, tổng nhiệt lượng tỏa ra trên 𝑅1 bằng bao nhiêu?
Câu IV (2,0 điểm)
Hệ thống quang học gồm một thấu kính mỏng có tiêu cự 𝑓, một
gương phẳng, nguồn sáng S đặt giữa thấu kính và gương. Nguồn
sáng bị che phía thấu kính sao cho ánh sáng từ nguồn S chỉ có
thể đi vào thấu kính sau khi phản xạ khỏi gương (Hình 2). Gương
nằm vuông góc với quang trục chính 𝑂𝑂1 của thấu kính. Nguồn
3𝑓
S đặt cách trục 𝑂𝑂1 một khoảng bằng và cách mặt phẳng thấu
4
𝑓
kính một khoảng . Thấu kính và nguồn đứng yên, còn gương
2
chuyển động tịnh tiến với vận tốc v dọc theo trục 𝑂𝑂1 . Tại một thời điểm nào đó, gương quay về
phía thấu kính và cách thấu kính một khoảng 𝑓.
1) Ảnh của nguồn sáng S qua hệ lúc này cách thấu kính một khoảng bằng bao nhiêu?
2) Lúc đó ảnh chuyển động theo hướng hợp với trục 𝑂𝑂1 một góc 𝛼 bằng bao nhiêu?
3) Tìm tốc độ của ảnh của S qua hệ tại thời điểm đó.

Trang 1/2
Câu V (2,0 điểm)
Trên hai thanh dẫn nằm ngang song song, cách nhau một
khoảng l, có hai thanh kim loại AB và CD cùng khối lượng 𝑚
và cùng điện trở 𝑅, có thể trượt tịnh tiến không ma sát trên hai
thanh dẫn và luôn vuông góc với hai thanh dẫn như hình vẽ
bên (Hình 3). Hệ thống đặt trong một từ trường đều có cảm
⃗ hướng vuông góc với mặt phẳng của các thanh dẫn.
ứng từ 𝐵
Tại thời điểm ban đầu, các thanh AB và CD nằm cách nhau
một khoảng 𝑑. Thanh CD đứng yên và thanh AB được truyền
một vận tốc 𝑣0 , song song với thanh dẫn, theo hướng ra xa CD.
Bỏ qua điện trở của các thanh dẫn. Hãy tính:
1) Khoảng cách lớn nhất giữa hai thanh AB và CD.
2) Nhiệt lượng tỏa ra trong hệ này.

--------------------- HẾT ---------------------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu.


Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Trang 2/2

You might also like