Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CHƯƠNG V: LÝ SINH HỆ TUẦN HOÀN

Tim và mạng lưới mạch máu tạo nên hệ tuần hoàn. Chức năng chủ yếu của
hệ tuần hoàn là vận chuyển máu, oxy, và chất dinh dưỡng đến tất cả các tế bào và
lấy đi các sản phẩm thải của quá trình trao đổi chất ở tế bào.
Lý sinh hệ tuần hoàn nghiên cứu khía cạnh vật lý trong hoạt động của tim và
vận chuyển máu trong hệ mạch.

5.1 Phân tích hoạt động của tim


5.1.1 Cấu tạo của tim.
Quả tim là một khối cơ rỗng có 4 buồng (khoang): 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất.
Giữa hai tâm nhĩ và 2 tâm thất có vách ngăn kín. Giữa tâm nhĩ Phải (Trái) và tâm
thất Phải (Trái) có lỗ nhĩ thất và van nhĩ thất đóng mở. Tác dụng của van nhĩ thất
chỉ cho máu từ tâm nhĩ sang tâm thất. Động mạch chủ xuất phát từ tâm thất Trái,
động mạch phổi xuất phát từ tâm thất Phải, chỗ xuất phát gọi là lỗ động mạch. Lỗ
động mạch đóng mở nhờ van tổ chim. Van tổ chim chỉ cho máu từ tim đổ vào động
mạch. Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đổ vào tâm nhĩ Phải, tĩnh mạch
phổi đổ vào tâm nhĩ Trái. Chỗ đổ vào tim của các tĩnh mạch gọi là lỗ tĩnh mạch. Lỗ
tĩnh mạch không có van đóng mở.

Phổi Vòng tuần hoàn nhỏ


- Vòng tuần hoàn lớn :máu từ tâm thất Trái qua
động mạch chủ, tiểu động mạch, mao mạch,
Phải Trái Tâm nhĩ tiểu tĩnh mạch, tĩnh mạch chủ về tâm nhĩ Phải
- Vòng tuần hoàn nhỏ: máu từ tâm thất Phải, qua
Phải Trái động mạch phổi, mao mạch phổi, tĩnh mạch
Tâm thất
phổi về tâm nhĩ Trái.

Vòng tuần hoàn lớn


Cơ thể

5.1.2 Hoạt động của tim


Máu là một chất lỏng thực ( có độ nhớt  khá lớn ) muốn chuyển động được
cần phải tồn tại một hiệu áp suất ở hai đầu các đoạn mạch khác nhau của hệ tuần
hoàn. Máu cần nhận được một cơ năng để thắng lực nội ma sát và để có được một
vận tốc nào đó. Năng lượng này do tim cung cấp là chủ yếu. Năng lượng tim cung
cấp cho máu phải nhịp nhàng, đều đặn theo từng chu kỳ tuần hoàn. Tim đóng vai
trò như một chiếc bơm hoạt động một cách tuần hoàn

1
Tim có khả năng co giãn nhịp nhàng, đều đặn. Sự co bóp của tim gọi là tâm
thu, còn giãn ra gọi là tâm trương. Các hiện tượng liên tiếp nhau xảy ra qua mỗi lần
co giãn riêng biệt gọi là chu chuyển ( chu trình ) tim: Tâm nhĩ thu (0,1 sec), tâm
thất thu ( 0,3) sec, tâm trương (0,4 sec)
-Thời gian thực hiện một chu chuyển tim gọi là chu kỳ tim T
-Tần số nhịp tim f là số chu chuyển tim trong 1 phút.
-Lưu lượng tâm thu (VT) là thể tích máu do tâm thất đẩy vào động mạch trong 1
chu kỳ tim ( 1 lần co bóp)
-Lưu lượng phút của tim (Vp) là thể tích máu do tâm thất đẩy vào động mạch trong
1 phút.
Vp = VT .f Lưu lượng tâm thu khoảng 40-70ml
1
f= Lưu lượng phút của tim khoảng 4-6l/phút
T(min)

5.1.3 Lực tâm thu, công của tim


Lực tác dụng lên máu, đẩy máu vào động mạch khi tim co bóp gọi là lực tâm thu F
F = p.S P: áp suất trong tâm thất
S: diện tích xung quanh khoang tâm thất.
cho rằng khoang tâm thất hình cầu ,có bán kính r thì:
S = 4r2 và V = 4/3 r3 V : thể tích
-Đầu thì tâm co V= 85ml, p = 70mmHg (1mmHg = 1,3 .102 N/m2)
Cuối thì tâm co V= 25ml, p= 120mmHg
-Người ta tính được đầu thì tâm co F = 89N, cuối thì tâm co F = 67N
-Như vậy thể tích khoang tâm thất lớn thì lực tâm thu lớn, thể tích khoàng tâm thất
nhỏ thì lực tâm thu nhỏ.
-Cơ chế chủ yếu để tăng lưu lượng phút của tim là tăng lực tâm thu.
-Cơ chế này do Starling tìm ra nên gọi là định luật Starling và nội dung là: lực tâm
thu tỉ lệ với độ dài ban đầu của sợi cơ tim
-Theo qui luật hoạt động chung của các sợi cơ thì lực co cơ tỉ lệ với độ dài ban đầu
của sợi cơ.
Ta xét mối quan hệ giữa áp suất p, sức căng T ( trương lực cơ) và bán kính r của
khoang tâm thất, ta cần đến công thức Laplace
P=T (1r1 + r21 )
r1, r2 : là bán kính của mặt cong ở 2 trục vuông góc nhau
Với tâm thất ta có thể coi là một mặt cầu r1 = r2 = r. Ta có
2T
P=
r
Ta thấy cùng một sức căng nhưng với những thể tích khác nhau của khoàng tâm
thất, cơ tim có khả năng sinh ra những áp lực khác nhau. Năng lượng của dòng

2
máu chủ yếu do tim cung cấp . Tại tim, hoá năng ( tiềm trữ trong ATP) có thể biến
đổi trực tiếp thành cơ năng, nhờ đó tim có thể co lại và sinh công. Công của tim
chủ yếu là công của tâm thất trái ( gấp 5,6 lần công của tâm thất phải). Công này
chia làm 2 thành phần.
-Thành phần tĩnh A1, dùng để nén máu chống lại áp suất trong động mạch chủ. A1
là thế năng áp suất
A1 = pVT p : là áp suất trung bình trong động mạch chủ
-Thành phần động A2 dùng để tạo cho máu vận tốc v, A2 động năng.
A2 = ½ mv2 = 1/2 ρ v2VT m: là khối lượng tương ứng với thể tích VT
ρ : là khối lượng riêng, v: vận tốc trung bình trong động
mạch.
Thay các trị số p = 100mmHg = 1,3.104 N/m2 VT = 600ml = 6.10-5m3
ρ = 6,105.103kg/m3 v = 0,5 m/s
Ta được A = 0,8 + 0,008  0.81J
Nếu cộng thêm công của tâm thất phải thì công toàn phần sinh ra trong một lần co
bóp khoảng 1J, trong đó thành phần động chỉ chiếm khoảng 1%.
(Người ta tính ra rằng công do tim thực hiện trong một ngày đêm (24h) bằng công
nâng một vật 1000kg lên cao 10m)

5.2 Sự vận chuyển máu trong hệ mạch


Hệ thống mạch máu phân bố trên toàn bộ cơ thể. Về mặt vật lý có thể coi
chúng là những đoạn ống đàn hồi được ghép với nhau theo cách nối tiếp, song
song, hoặc tổ hợp cả hai. Thành các mạch máu được cấu tạo chủ yếu từ cơ liên kết,
cơ sợi đàn hồi và thớ cơ trơn. Bán kính tiết diện của thành mạch có thể thay đổi
được nhờ tín hiệu điều khiển của hệ thần kinh thực vật và nội tiết tố. Để đảm bảo
cho dòng máu chỉ chảy theo một chiều trong mạch còn có cả hệ thống van.

5.2.1 Phương trình Bécnuli (Bernoulli)


Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng đối với dòng chất lỏng không có nội ma sát
( chất lỏng lí tưởng) chảy trong ống nằm ngang ta có phương trình Bécnuli

v: vận tốc
v1
P1 v2 P2 P: áp suất S: tiết diện

S2
S1
PV + 1/2mv2 = const P: áp suất tĩnh
Chia 2 vế cho V ta có:
3
1 2
P+ v =const 1/2 ρ v2 : áp suất động
2

mở rộng nếu ống có chiều cao thay đổi:


1
P+ 2 ρ v2 + ρ gh = const ρ gh: áp suất thuỷ tĩnh
P +1/2 ρ v2 + ρ gh : áp suất toàn phần
1 1
Ý nghĩa : P1+ 2 ρv21 = P2 + 2 ρv22
Tại nơi v lớn (S bé) thì P nhỏ
Tại nơi v bé (S lớn) thì P lớn

P1 v1

P2

S1
V2
Tuy nhiên máu là chất lỏng thực có nội ma sát ( 0) nên khi vận dụng
phương trình Bécnuli ta phải tính đến phần năng lượng khắc phục lực ma sát nên
một phần năng lượng chuyển thành nhiệt.Thế năng áp suất (P giảm) không phải chỉ
để tăng động năng riêng ( v tăng)
Để giải thích lượng giảm áp (P) dọc theo dòng chảy của máu ta phải đề cập đến
phương trình Hagen – Poadoi
Hình dưới cho ta biết sự thay đổi áp suất ( đường a) và vận tốc chảy ( đường b)
trong hệ mạch.

120

80

40 b

a
0
Động mạch lớn Tiểu Mao Tĩnh
động mạch mạch
mạch

4
Vận tốc máu ở động mạch chủ 0,5 m/s giảm xuống đến 0,0003 – 0,0005 m/s ở mao
mạch.Nhờ tốc độ ở mao mạch nhỏ nên quá trình trao đổi chất thực hiện một cách
thuận lợi.

5.2.2 Phương trình Hagen-Poadoi ( Poiseuidle)


Xét một chất lỏng chảy qua một ống hình trụ nằm ngang, bán kính r, chiều dài l với
vận tốc đủ bé, chúng sẽ chảy thành lớp và cường độ dòng thuỷ động I được tính
theo phương trình Hagen – Poadoi:
π r 4 (P1 −P2)
I=
8l S
P1 P2
: hệ số nhớt ( độ nhớt, số nội ma sát)
Ta viết lại l
4
πr ∆P
I= với P = P1 – P2
8l

U
So sánh với định luật ôm cho dòng điện I= R U: hiệu điện thê
R: điện trở
Ta thấy P có vai trò như U. Ta viết lại phương trình Hagen – Poadoi
∆P 8l
I=
ω
với ω=
πr
4 gọi là trở thuỷ động.
Giống như điện trở R, trở thuỷ động  áp dụng cho các đoạn mạch mắc nối tiếp và
song song
Mắc nối tiếp  = 1 + 2 + .... + n
1 1 1 1
Mắc song song = + +…+
1 2 n

Ta viết lại phương trình Hagen – Poadoi cho hệ mạch


Po−P ∆ P
I= = → ∆ P=Iω Po : áp suất tại tâm thất
ω ω
P : áp suất tại điểm khảo sát
Độ giảm áp P tỉ lệ với trở thuỷ động 
Khi máu chảy từ động mạch chủ tới mao mạch thì áp suất giảm dần và giảm nhiều
nhất ở tiểu động mạch. Khoảng 70-80 % trở thuỷ động của hệ mạch tập trung ở
tiểu động mạch và mao mạch , trong đó ¾ ở tiểu động mạch , ¼ ở mao mạch.
Chỉ tiêu để nhận biết dòng phẳng hay dòng rối là hệ số Rơ nôn ( Reynolds) Re
r: bán kính
2ρrv
R e=
❑ : độ nhớt

5
v: vận tốc trung bình
ρ : khối lượng riêng
Re < 2300 : dòng phẳng
Re > 2300 : dòng rối
Thực nghiệm chứng tỏ Re của máu khoảng 1000 nên dòng máu trong hệ mạch có
thể coi là dòng phẳng
Phân bố vận tốc với dòng phẳng dạng Paraboloit (Parabolicquay)

r vtb

V(r) = P (ro2-r2) ro
4l Trục ống
0 Vmax
I P.r o
2
v(tb) = r 2 =¿
P.ro2 8l
1
v(max) = →vtb = vmax
4l 2

Hiệu ứng Skimming: phần tế bào máu chuyển động ở trục của dòng, ở mạch nhánh
mật độ tế bào máu giảm xuống

O O O   
O O O
 
O    
 O  O 
   
O
O

5.2.3 Trương lực của mạch máu, sóng mạch đập


5.2.3.1 Trương lực của mạch máu- huyết áp động mạch
Quá trình máu lưu thông trong hệ tuần hoàn luôn có 3 loại áp suất: áp suất tĩnh, áp
suất động và áp suất thủy tĩnh. Vì dòng chảy song song với thành mạch nên ở đó
áp suất từ lòng mạch tác động lên thành mạch chủ yếu là thành phần tĩnh của áp
suất ( áp suất tĩnh và áp suất thủy tĩnh). Dưới tác dụng của áp suất này, thành mạch
giãn ra. Nếu không có áp suất tác dụng ngược lại thì thành mạch giãn nở tối đa, có
thể vỡ mạch. Có lực chống lại đó là nhờ cấu trúc của thành mạch và các yếu tố sinh
học khác , gọi chung là áp lực của mô. Tuy nhiên ở động mạch bao giờ cũng tồn tại
sự chênh lệch giữa hai giá trị đó để cho máu lưu thông:
P = Pi – Pe >0 Pi : áp suất từ trong lòng mạch ra
Pe: áp suất từ ngoài vào

6
Ở trạng thái cân bằng, thành mạch phải có một lực chống lại áp suất P đó. P được
gọi là áp suất thành mạch và là nguồn gốc trương lực của mạch máu . Mạch máu
có dạng hình trụ, bán kính r và nếu xét trên một đơn vị chiều dài thì lực từ trong ra
ngoài tác dụng lên toàn bộ thành mạch của đoạn mạch đó là Fi = 2rPi ,lực tác
dụng từ ngoài vào là Fe = 2rPe và giá trị lực của thành mạch sẽ là :
2rP = 2r(Pi – Pe)
Lúc đó do các sợi cơ đàn hồi và tổ chức liên kết trong thành mạch gây nên. Ở đây
cần phải dung đến khái niệm trương lực của thành mạch T được đo bằng đơn vị
N/m.
F E dE
T=
1
hoặc T= hoặc T=
S dS
E: năng lượng F: lực
S: diện tích l: chiều dài
Trên một đơn vị chiều đài diện tích trước 2r, diện tích sau 2 (r + dr) do đó
dS = 2dr dE = TdS = T2dr
Cân bằng đạt được khi giá trị năng lượng của lực căng đó cân bằng với giá trị năng
lượng của lực co cơ
dE 2πprdr
T= = =pr
2πdr 2πdr

(
( Có thể tìm mối quan hệ này bằng công thức Laplace p=T r + r
1 2
1 1
) vì là ống mạch
T
nên một bán kính r = nên ta có p= r và T=pr)

T biểu thị huyết áp động mạch. Theo công thức trên, huyết áp của một động
mạch nào đó là tích số của áp suất thành mạch ở đó nhân với bán kính r của nó. Do
đó với một giá trị T xác định, bán kính r càng bé thì áp suất thành ống càng lớn,
nghĩa là chất lỏng chảy với áp suất lớn. Những ống bé ( bán kính bé) chịu đựng tốt
hơn các ống lớn.

5.2.3.2 Sóng mạch đập


Nhờ tính đàn hồi của thành mạch và quá trình co bóp tuần hoàn của tim mà
thành mạch bị dao động này được lan truyền theo chiều dòng máu. Sự lan truyền
dao động đó được gọi là sóng đàn hồi thành mạch hay sóng mạch đập. Vận tốc
truyền sóng mạch đập được xác định bằng công thức:
E: modul đàn hồi, d: độ dày
v=K
√ Ed
2 ρr
r: bán kính
K: hằng số thực nghiệm
ρ : khối lượng riêng của máu

Dựa vào công thức này xác định v bằng thực nghiệm có thể tính được modul
đàn hồi của thành mạch

7
Cần phân biệt tốc độ sóng mạch đập với tốc độ của dòng máu. Tốc độ sóng
mạch đập ở động mạch chủ khoảng 4-5 m/s.
Sóng đàn hồi thành mạch được gọi là sóng mạch đập vì có thể cảm giác
được dưới tay bằng cách bắt mạch sẽ nhận biết được sóng này.
Sóng mạch đập thể hiện tình trạng đàn hồi của mạch và quan trọng hơn , nó
thể hiện tình trạng làm việc của tim.
Biên độ sóng mạch đập phụ thuộc vào lực tâm thu. Tần số mạch đập trùng
với nhịp tim, như vậy sóng mạch đập ( hình dạng sóng, biên độ, tần số) là những
thông số rất quan trọng cho biết tình trạng tuần hoàn của máu trong cơ thể.

You might also like