thuyết trình lịch sử

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

SLIDE 1: Chào mừng mọi người đến với buổi thuyết trình của tổ 3!

Mình tên là… xin đại diện cho nhóm lên


thuyết trình lịch sử.
SLIDE 2,3: Sau đây mình sẽ (tiêu đề).
SLIDE 4: Khi nghe xong phần thuyết trình của nhóm mình, các bạn sẽ được biết hoặc hiểu hơn về những thành
tựu cơ bản của đất nước láng giềng. Cụ thể là về tư tưởng tôn giáo, chữ viết cx như văn học của Trung Hoa.
SLIDE 5: Đầu tiên là về Tư tưởng, tôn giáo
- Các học thuyết tư tưởng và tôn giáo của Trung Hoa hình thành từ rất sớm để giải thích về thế giới và đề
xướng các biện pháp cai trị đất nước.
SLIDE 6:
Các bạn có thể đoán xem bức tranh trên đang nói về nội dung hay là tư tưởng, tôn giáo nào ko?
-> Nho giáo
* Nho giaó:
+ Khổng Tử (là ông trong hình Nho giáo lúc nãy) sáng lập bao hàm các nội dung về triết học, đạo đức, đường
lối trị nước và giáo dục.
+ Sau Khổng Tử, các nhà tư tưởng xuất sắc thời Chiến quốc (Mạnh Tử, Tuân Tử) đã bổ sung và phát triển học
thuyết này. Từ thời Hán Vũ Đế, học thuyết Nho gia trở thành tư tưởng chính thống của chế độ quân chủ chuyên chế ở
Trung Quốc kéo dài hơn 2000 năm.
SLIDE 7:
* Đạo gia và đạo giáo:
+ Lão tử là người khởi xướng tư tưởng Đạo gia. Tác phẩm nối tiếng của ông là Đạo đức kinh.
+ Thời Đông Hán, trên cơ sở các hình thức tín ngưỡng dân gian kết hợp với học thuyết của Đạo gia, Đạo giáo
hình thành. Thời Nam - Bắc triều, Đường và Tống, Đạo giáo phát triển, thờ cúng lão tử và các vị thần tiên khác với
mục đích tu luyện để trở nên trường sinh bất tử.
SLIDE 8:
* Mặc gia:
+ Người sáng lập Mặc gia là Mặc Tử.
+ Mặc tử đề xuất thuyết Kiêm ái, phản đối chiến tranh xâm lược. Ông chủ trương người làm quan phải là
người có tài đức, không kể dòng dõi và nguồn gốc xuất thân.
SLIDE 9:
* Pháp gia:
+ Tư tưởng Pháp gia được khởi xướng bởi Quản Trọng - tướng quốc nước Tề. Trong thời Xuân thu - Chiến
quốc, nhiều người tham gia phát triển học thuyết này, nổi bật nhất là Thương Ưởng và Hàn Phi.
+ Chủ trương của Pháp gia là dùng pháp luật để quản trị đất nước, chủ trọng đến các biện pháp làm cho đất
nước giàu, binh mạnh.
+ Tiêu biểu cho phái Pháp gia là Hàn Phi Tử, một kẻ sĩ thời Tần Thuỷ Hoàng.
SLIDE 10:
* Các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành:
+ Người Trung Quốc cổ đại đã tìm cách giai thích nguôn gốc của thế giới, đúc kết thành các thuyết Âm dương,
Bát quái, Ngũ hành.
+ Các thuyết âm dương, bát quái, ngũ hành đều dùng những yếu tố vật chất để giải thích thế giới và sự biến
động của sự vật.
SLIDE 11:
- Nho giáo, đaọ giáo, mặc gia, pháp gia và các thuyết âm dương, bát quái, Ngũ hành từ thời kỳ cổ đại đã
trở thành nền tảng quan trọng về tư tưởng, thế giới quan của người Trung Hoa. Đồng thời có ảnh hưởng đến
nhiều quốc gia khác như: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,…
- Còn Phật giáo thì được du nhập vào Trung Hoa khoảng những thế kỷ đầu công nguyên, được cải biến và
phát triển rực rỡ, sau đó lan tỏa, ảnh hưởng ra các quốc gia khác trong khu vực.
SLIDE 12: Tiếp theo là về Chữ viết
Ai là người sáng tạo ra chữ Hán?
-> Hiện vẫn chưa biết ai là người sáng chế ra loại chữ viết độc đáo này. Nhưng người Trung Quốc lưu hành
truyền thuyết “Thương Hiệt - sử quan của Hoàng Đế, đầu rồng, 4 mắt sáng như đèn, miệng to như cái chậu, nhìn vết
chân chim muông, thấy phân biệt được giống loài, liền theo đó mà tạo ra chữ viết. Lúc Thương Hiệt tạo ra chữ viết,
thóc lúa từ trên trời tuôn xuống như mưa, đêm đêm quỷ khóc mưa kêu…”
SLIDE 13: Từ những loại hình chữ viết cổ nhất xuất hiện trong thời kỳ nhà Thương, bao gồm chữ khắc
trên mai rùa, xương thú như chữ giáp cốt và khắc trên đồng hồ như Kim văn, chữ viết của Trung Hoa đã
nhiều lần được chỉnh lý và phát triển thành chữ Hán ngày nay
SLIDE 14: Cuối cùng là về văn học
SLIDE 15:
- Trung Quốc có kho tàng văn học rất phong phú với nhiều thể loại: thơ, phú, từ, kịch, tiểu thuyết,
* Thơ Đường là đỉnh cao của nghệ thuật thơ ca Trung Quốc. Trong gần 30 năm tồn tại, thời Đường đã để lại tên
tuổi của hơn 2000 nhà thơ với gần 50.000 tác phẩm.
- Không những có số lượng rất lớn mà thơ Đường còn có giá trị rất cao về tư tưởng và nghệ thuật.
SLIDE 16: Đây là (tiêu đề)
Các bạn còn nhớ 2 tác phẩm thơ này ko?
-> Đây là bài thơ XNTNL của Lý Bạch và bài TH của Đỗ Phủ mà chúng ta vừa được học gần đây.
- Một số tác giả nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị
- Thơ Đường đặt cơ sở cho nghệ thuật, phong cách cho nền thi ca Trung Quốc các thời kỳ sau này. Thơ Đường
cũng có ảnh hưởng rất lớn đến thơ ca Việt Nam thời trung đại.
- Ngoài Đương thi ra thì văn học Trung Hoa cx thành công với kịch hay tiểu thyết.
* Tiểu thuyết Minh – Thanh: Là thể loại văn học bắt đầu xuất hiện và phát triển nhất ở thời Minh – Thanh. Được
hình thành dựa trên cơ sở những câu chuyện kể rong, sau đó được các nhà văn tập hợp lại viết thành tiểu thuyết có
chương, có hồi.
SLIDE 17: Và đây là (tiêu đề)
- Những tác phẩm nổi tiếng như: Thuỷ Hử (Thi Nại Am), Tam Quốc chí (La Quán Trung), Tây Du Ký
(Ngô Thừa Ân), Nho lâm ngoại sử (Ngô Kính Tử), Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần), v.v…
=> Chữ viết và văn học của văn minh Trung Hoa đã được truyền bá đến một số nước trong khu vực và
cũng để lại dấu ấn sâu sắc trong văn hóa Triều Tiên Nhật Bản và Việt Nam.
SLIDE 18: Bài thuyết trình của mình đến đây là kết thúc. Thay mặt tổ 3 mình xin cảm ơn cô giáo và các bạn đã
lắng nghe.
SLIDE 19:

You might also like