Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Buổi 4:

a. *Cấu trúc ý thức theo chiều ngang gồm:


+ đời sống tinh thần
+ tình cảm, ước mơ, hoài bão, lý tưởng, ý chí
+ tri thức (quan trọng nhất) vì: thiếu tri thức thì mọi ước mơ của con người
sẽ ko thực hiện được (trở nên vô nghĩa)
Bộ phận nào quan trọng nhất trong ý thức con người? -> tri thức. vì thiếu
tri thức thì mọi ước mơ của con người sẽ trở nên vô nghĩa (ko thực hiện được)

Muốn có tri thức thì con người phải học. Tri thức được đúc kết từ 2
trường:
+ trường đời (có tri thức kinh nghiệm đúc kết qua qua sát học hỏi nhưng
nó ko chính xác hoàn toàn. Vd: “chuồn chuồn bay thấp thì mưa” ko
đúng vì có lúc chuồn chuồn bay thấp trời ko mưa. Vd: trước khi đi thi
nên ăn các loại đậu, ko nên ăn trứng, nhưng ko chắc như vậy đã đậu.)
+ trường học: tri thức từ trường học chính xác vì đã được chứng minh
trường học và trường đời đều tốn thời gian và tiền bạc, trường đời còn
tốn thêm máu

 Tri thức là nd cốt lõi của ý thức, thiếu tri thức thì ý thức là cái vỏ trống
rỗng, vô hồn. Tri thức còn dc coi là chỉ số để đo con người (chỉ số IQ – chỉ
số thông minh)

Tri thức, ý thức cấu trúc theo chiều ngang chỉ dc coi là phần nổi của tảng băng chìm (tảng
băng 3 nổi 7 chìm) -> theo chiều ngang chỉ 3 phần

*Cấu trúc theo chiều dọc gồm: (các cấp độ của ý thức) – đây là phần tiềm ẩn
bên trong con người, con người ít khi nói ra.
+ tự ý thức: con người tự nhận thức, tự đánh giá bản thân mình để thấy dc điểm
mạnh điểm yếu của mình, tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp với thế giới.
Có 3 cực khi đánh giá về bản thân: tự tin/ tự hào – tự cao tự đại – tự ti

+ tiềm thức: là ý thức con người chìm ẩn dưới các tầng sâu của bộ não, có lúc
xuất hiện bằng những giấc mơ
Nhiều loại giấc mơ: giấc mơ sai sự thật và đúng sự thật, giấc mơ thiên tài,
giấc mơ xấu (ác mộng) và giấc mơ đẹp
Giá trị của giấc mơ: giải tỏa tâm lý con người (theo kiểu cầu được ước
thấy, cái gì ngoài đời thường ko đạt thì trong giấc mơ sẽ đạt)
+ vô thức: là những hoạt động mang tính bản năng, vô điều kiện, ko thể tránh
khỏi. vd: đói phải ăn, khát phải uống, buồn ngủ thì có hành vi ngáp, cảm cúm
có hành vi hắt xì hơi,… -> ngáp, hắt xì hơi có văn hóa (có ý thức) và ngáp, hắt
xì hơi vô văn hóa

Trong cuộc sống, có khi đói nhưng chúng ta ko ăn, no nhưu chúng ta phải ăn.

Lý tưởng mạnh hơn cái chết, ko phải lúc nào cái chết cũng thắng tất cả (vd
trong chiến tranh)

b. Bản chất của ý thức:


- ý thức là hình ảnh chủ quan của con người về thế giới khách quan (thế giới vật
chất) -> muốn phản ánh đúng vc thì phải làm cho ý thức con người phù hợp với
vc, ko được bắt vc phụ thuộc vào ý thức.
- ý thức là cái vật chất dc di chuyển vào óc người và dc cải biến lại trong đó (cải
biến có thể là tích cực hoặc tiêu cực) vd: nhìn thấy con chim bay, con người
nghĩ đến việc chế tạo máy bay, nghĩ đến cá bơi con người nghĩ đến chế tạo tàu
thuyền -> tích cực; nhìn gà hóa quốc (tiêu cực)
- ý thức là sự phản ánh chủ động và sáng tạo về thế giới. khi con người ko chủ
động phản ánh thì ko có hình ảnh về sự vật. vd: khi chúng ta đang ngồi học mà
nói chuyện buồn thì sẽ khó học vào.

c. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức


- 2 quan niệm sai: duy tâm (đề cao quá mức vai trò của ý thức, đến mức coi ý
thức là cái sinh ra và qdinh vc), duy vật tầm thường (bgio cũng coi vc là cái
quyết định, coi thường vai trò của ý thức)
- quan niệm đúng đắn: duy vật biện chứng: cho rằng vật chất quyết định ý thức
Biểu hiện bằng các ý:
+ vc nào thì quy định ý thức ấy
+ vc biến đổi thì ý thức cũng biến đổi theo
+ vc cũ mất đi thì ý thức cũ cũng mất theo
+ vc mới ra đời thì ý thức mới cũng ra đời

4 ý trên được lặp lại với các cặp phạm trù sau đây:
1. nội dung quyết định hình thức
2. lực lượng sx qdinh quan hệ sx
3. cơ sở hạ tầng qdinh kiến trúc thượng tầng
4. tồn tại xã hội qdinh ý thức xã hội
Vd: so sánh cặp vật chất ý thức với cặp nd hình thức
+ nd nào thì quy định hình thức ấy
+ nd biến đổi thì hình thức cũng biến đổi theo
+ nd cũ mất đi thì hình thức cũ cũng mất theo
+ nd mới ra đời thì hình thức mới cũng ra đời

cặp phạm trù nào nói lên quan hệ giữa cái tồn tại hiện thực khách quan và
cái tồn tại hiện thực chủ quan -> cặp phạm trù vật chất và ý thức

- Vai trò của ý thức đối với vật chất


(sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất)
Cùng 1 điều kiện vật chất như nhau, nhưng:
+ Ý thức nếu phản ánh đúng vật chất, dựa vào đó con người đề ra
phương án, hành động đúng thì sẽ cho kết quả cao.
+ Nếu ý thức phản ánh sai vật chất, con người ko thể đưa ra dc phương
án đúng -> kết quả thấp hoặc thất bại.
Vd: cùng 1 thầy dạy, cùng 1 cơ sở vật chất như nhau nhưng khi thi sv sẽ
có kq khác nhau (có giỏi, khá, trung bình) -> vai trò của ý thức

Về mối quan hệ này, Mac đã nói: lực lượng vc chỉ có thể bị đánh bại bởi
lực lượng vc, song lí luận (ý thức) đúng khi thâm nhập vào quần chúng
nhân dân (quần chúng ndân là vc) sẽ biến thành lực lượng vật chất to
lớn, đánh bại lực lượng vật chất khác.
 gthich vì sao VN là đất nước nhỏ mà đánh bại dc những nước có vũ
khí mạnh hơn như Mỹ,...

You might also like