Bài 6. Khám PH I

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐẾM NHỊP HÔ HẤP – NGHE PHỔI

1. Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên tắc khi đếm nhịp hô hấp và nghe phổi
- Thực hiện được kỹ năng đếm nhịp thở và nghe phổi
- Mô tả được đặc điểm sau khi đếm nhịp hô hấp và nghe phổi
2. Nội dung cụ thể:
Đếm nhịp hô hấp và nghe phổi là hai kỹ năng quan trọng khi thăm khám đánh giá
chức năng hệ hô hấp.
2.1. Đếm nhịp hô hấp
2.1.1. Nguyên tắc
Mỗi lần hít vào và thở ra được coi là một nhịp thở. Đếm nhịp hô hấp tức là đếm
nhịp thở trong vòng 1 phút. Đồng thời quan sát biên độ nhịp thở và kiểu thở của người
bệnh.
2.1.2. Phương tiện
Đồng hồ bấm giây
2.1.3. Cách tiến hành:
- Người được đếm cần nghỉ ngơi ít nhất 10-15 phút trước khi thăm khám, tránh hoạt động
mạnh.
- Tư thế: Người được đếm nằm hoặc ngồi thoải mái, vén áo để lộ phần ngực và phần
bụng
- Người đếm quan sát bằng mắt hoặc dùng lòng bàn tay áp vào thành ngực hoặc bụng
người bệnh để theo dõi cử động của bụng và ngực người bệnh.
- Môi lần hít vào thở ra thành ngực sẽ phập phồng theo nhịp thở. Khi hít vào lồng ngực
giãn nở to đưa thành ngực ra trước. Khi thở ra lồng ngực và thành bụng thu nhỏ lại, thành
ngực hạ thấp và thành bụng lõm vào.
- Dùng đồng hồ đếm số nhịp thở trong 1 phút.
- Quan sát biên độ thở tức là quan sát xem bệnh nhân thở nông hay thở sâu, thở đều hay
không.
- Quan sát kiểu thở tức là quan sát xem cử động phần bụng hay phần ngực là chủ yếu khi
thở.
2.1.4. Đánh giá kết quả:

 Về tần số thở:
Số nhịp thở trong 1 phút thay đổi tùy theo độ tuổi.
- Sơ sinh: 40-60 lần/ phút
- < 6 tháng: 35-40 lần/ phút
- 7-12 tháng: 30-35 lần/ phút
- 2-4 tuổi: 25-30 lần/ phút
- 5-6 tuổi: 20-25 lần/ phút
- 7-15 tuổi: 18-22 lần/ phút
- Người lớn: 16-20 lần/ phút
Thay đổi tần số thở thường gặp trong các trường hợp:
- Thở chậm thường gặp trong 1 số trường hợp như suy hô hấp, suy giáp, hạ thân nhiệt,
tăng áp lực nội sọ, kiềm chuyển hóa, dùng thuốc gây ngủ, gây nghiện, an thần như
opiates, benzodiazepines, barbiturates, thuốc gây mê… Vận động viên có thể có tần số
thở giảm hơn so với bình thường.
- Thở nhanh gặp trong các trường hợp như viêm phổi, lao kê ở phổi, tràn dịch nhiều
màng phổi…
 Về biên độ thở:
Thở nông gặp trong giãn phế nang. Thở không đều gặp trong rối loạn ở hành não
như hôn mê đái tháo đường, tăng ure máu…
 Về kiểu thở:
- Thở ngực: chủ yếu gặp ở phụ nữ do phần trên lồng ngực hoạt động manh hơn.
- Kiểu sườn: chủ yếu gặp ở thiếu niên do xương sườn mềm, dễ co giãn và lồng ngực giãn
nở rõ theo chiều ngang.
- Kiểu hoành (thở bụng): chủ yếu ở trẻ em và nam giới trưởng thành do cơ hoành đóng
vai trò chủy yếu trong hô hấp.
Một số trường hợp bệnh lý làm thay đổi kiểu thở:
- Đau thần kinh liên sườn trên khiến phụ nữ thở chủy yếu bằng kiểu bụng.
- Trong tràn dịch màng phổi nam giới thở chủ yếu bằng kiểu ngực hoặc chỉ thở bằng phổi
lành.
Một số rối loạn nhịp thở đặc biệt:
- Nhịp thở Cheyne – Stokes: thường gặp trong bệnh lý xuất huyết não, u não, nhiễm độc,
ure huyết cao… Người bệnh khó thở và tạm ngừng thở luân chuyển nối tiếp nhau có chu
kỳ, biên độ bắt đầu thở nông, nhẹ, dần dần trở nên nhanh, sâu và mạnh. Sau đó lại chuyển
thành nhẹ, nông rồi lại ngừng lại để bắt đầu một chu kỳ khác.
- Nhịp thở Kussmaul: thường gặp ở các bệnh nhân bị hôn mê do bệnh tiểu đường nặng.
Người bệnh hít vào sâu, ngừng thở ngắn, thở ra nhanh, sau đó ngừng thở kéo dài hơn rồi
lại tiếp chu kỳ khác.
- Nhịp thở kiểu Biot: nhịp thở không đều, lúc nhanh, lúc chậm, lúc nông, lúc sâu, không

chu kỳ, gặp trong viêm màng não.

2.2. Nghe phổi


2.1.1. Nguyên tắc
Dùng ống nghe áp lên vùng ngực và lưng tương ứng với hai lá phổi để nghe những
tiếng do quá trình hô hấp phát ra.
2.1.2. Phương tiện
Ống nghe tim phổi.
2.1.3. Cách tiến hành:
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa, nằm nghiêng, nhưng tốt nhất là tư thế ngồi.
- Nghe phổi ở các vùng đỉnh, rốn và đáy phổi. Nghe từ trên xuống dưới, trước ra
sau, đối xứng 2 bên, đủ 2 thì.
2.1.4. Đánh giá kết quả:

 Tiếng thở bình thường:


- Tiếng rì rào phế nang: nghe êm dịu, âm độ cao, âm sắc như tiếng gió thổi nhẹ
qua lá cây. Tiếng này nghe được liên tục trong toàn bộ thì hô hấp, thể hiện sự lưu chuyển
không khí vào phế nang và sự rung các thành phế nang bị căng ra. Tiếng này nghe rõ hơn
ở thì hít vào do áp lực không khí vào phế nang ở thì hít vào lớn hơn thở ra.
- Tiếng thổi thnah khí quản: có cường độ mạnh, âm độ cao, nghe rõ ở vùng thanh
khí quản, vùng xương ức, cạnh ức và khoảng liên bả cột sống. Đó là tiếng cọ không khí
đi qua thanh quản, khí quản và phế quản lớn tạo ra.
Tiếng hô hấp bệnh lý:
- Các tiếng thổi bệnh lý như tiếng thổi hang, tiếng thổi màng phổi…
- Các tiếng ran phế quản, ran nhu mô phổi…
3. Yêu cầu
- Sinh viên chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2-3 sinh viên, thực hành khám phổi trên
sinh viên.
- Sinh viên mô tả đặc điểm sau khi đếm nhịp hô hấp và nghe phổi.
- Sinh viên viết báo cáo thí nghiệm và nộp lại cho giảng viên.

You might also like