Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

I.

Khái niệm hợp đồng thuê tài sản


 Khái niệm
Điều 472 Bộ luật dân sự năm 2015
Hợp đồng thuê tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, bên cho thuê giao tài
sản cho bên thuê sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê.
 Nội dung cơ bản của hợp đồng

1. Thông tin các bên: Các bên tham gia bao gồm bên thuê và bên cho thuê. Tùy
từng hợp đồng mà có thể có thêm bên thứ ba bảo đảm cho bên thuê như bên bảo
lãnh hoặc bên thể chấp. Thông tin các bên thông thường là thông tin cá nhân,
địa chỉ. Nếu chủ thể là tổ chức thì phải ghi nhận thông tin của người đại diện
theo pháp luật.
2. Thông tin về tài sản thuê: Mô tả cụ thể các chi tiết về tài sản thuê và giấy tờ
chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền thuê của bên thuê đối với tài
sản thuê.
3. Mục đích thuê: Bên thuê nêu rõ mục đích thuê đối với tài sản thuê.
4. Giá thuê và phương thức thanh toán: Hai bên thảo thuận cụ thể gái thuê (có
thể theo tháng hoặc giá tổng thời gian thuê). Phương thức thanh toán có thể là
trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
5. Thời gian và phương thức giao, trả tài sản: Quy định rõ ngày giao, trả tài sản
thuê; Phương thức giao, trả tài sản và địa điểm giao, trả.
6. Quyền và nghĩa vụ của các bên: Các bên tự do thỏa thuận quyền và nghĩa vụ
cho mình cũng như bên còn lai, tuy nhiên cần lưu ý một số quyền và nghĩa vụ
đã được pháp luật dân sự quy định như: Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của
tài sản thuê; Nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê; Nghĩa vụ
bảo quản tài sản thuê; Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích;

7. Các điều khoản khác:

Các bên có thể thỏa thuận một số điều khoản khác như:
– Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng;
– Các trường hợp chấm dứt hợp đồng;
– Bất khả kháng;
– Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại;
– Phương thức và cơ quan giải quyết tranh chấp;
– Sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
II. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng thuê tài sản
- Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng có đền bù
Khoản tiền mà bên thuê tài sản phải trả cho bên có tài sản cho thuê là khoản đền bù.
Khoản tiền thuê tài sản nhiều hay ít do sự thoả thuận của các bên và thường dựa trên
căn cứ thời hạn thuê, vật thuê và giá trị sử dụng của vật.
- Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng song vụ
Bên thuê tài sản có nghĩa vụ trả lại tài sản thuê và tiền thuê như đã thoả thuận. Bên
thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê giao tài sản để sử dụng. Bên cho thuê có quyền
yêu cầu bên thuê sử dụng tài sản thuê đúng mục đích, công dụng, thời hạn, phương
thức và trả lại tài sản thuê, tiền thuê.
III. Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản

1. HĐ thuê tài sản thường được sử dụng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Trong
HĐ thuê tài sản, bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong
một thời gian nhất định. Hết hạn hợp đồng, bên thuê phải trả lại tài sản mình đã
thuê. (Thuyết trình thôi, không cần thêm vào slide)
 Đối tượng của HĐ thuê tài sản là vật đặc định, không tiêu hao.
+ Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm
riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Ví dụ bức tranh
cổ của một họa sĩ, chiếc xe máy từ khi sản xuất đã được đánh số máy, số
khung…
+ Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ
được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ như ngôi nhà,
cuốn sách,…
- Trong trường hợp tài sản thuê bị mất mát hoặc tiêu hủy, thì bên thuê tài sản
phải bồi thường bằng tiền đối với giá trị của tài sản thuê. Khi muốn đưa vật cùng loại
vào cho thuê thì bên cho thuê phải đặc định hóa vật cùng loại đó.
Lưu ý: Tiền, giấy tờ có giá không phải là đối tượng của hợp đồng thuê.
2. Đối tượng của HĐ thuê tài sản bao gồm:
 Tư liệu sản xuất.
 Tư liệu tiêu dùng (bất động sản hoặc động sản).
 Quyền sử dụng đất (đối với cá nhân, tổ chức).
 Đối tượng là đất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và các cơ sở sản xuất
kinh doanh khác. Trường hợp này, đất thuộc sở hữu nhà nước cho nên, Nhà
nước cho các doanh nghiệp thuê đất để sản xuất, kinh doanh.
IV. Ý nghĩa của hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản là căn cứ pháp lí phát sinh quyền chiếm hữu, sử dụng tài
sản của bên thuê. Quyền khai thác tài sản thuê của bên thuê không khác biệt so với
quyền của chủ sở hữu tài sản đó. Thông qua hợp đồng thuê tài sản, chủ sở hữu tài sản
cho thuê đã thực hiện quyền năng sử dụng tài sản của mình thông qua hành vi của
người thuê.
Hợp đồng thuê tài sản là căn cứ hợp pháp cho các bên khai thác triệt để những tư
liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng chưa khai thác hết tiềm năng, công suất, tránh lãng phí.
Hợp đồng thuê tài sản là phương tiện pháp lí nhằm khắc phục tình hạng nhà sản xuất
kinh doanh không có đủ tư liệu sản xuất vẫn có thể tiến hành sản xuất, kinh doanh qua
việc sử dụng tài sản thuê.
IV. CÁC ĐIỀU LUẬT CỦA HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN

1.Các quy định về đối tượng


Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là tài sản nhưng phải là vật đặc định và
không tiêu hao. Bởi lẽ, hợp đồng thuê tài sản có mục đích là bên thuê sẽ được sử dụng
tài sản thuê trong một thời hạn nhất định, khi hết thời hạn đó, bên thuê phải trả lại cho
bên thuê chính tài sản đã thuê nên đối tượng của hợp đồng này phải là vật đặc định và
không tiêu hao. Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc
điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Ví dụ bức tranh
cổ của một họa sĩ, chiếc xe máy từ khi sản xuất đã được đánh số máy, số khung…Vật
không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất,
hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ như ngôi nhà, cuốn sách,…
Khi hết thời hạn thuê, bên thuê phải trả lại bên cho thuê chính những tài sản đã
thuê. Trong trường hợp tài sản thuê bị mất mát, tiêu hủy, thì bên thuê phải bồi thường
bằng tiền đối với giá trị của tài sản thuê. Ví dụ A khi thuê B một chiếc xe máy có số
máy, số khung, có chứng nhận quyền sở hữu,… đối với chiếc xe đó nhưng do sơ xuất
A đã làm mất. Trường hợp này A phải bồi thường cho B một khoản tiền tương ứng với
giá trị của chiếc xe đó.
Khi muốn đưa một vật cùng loại vào cho thuê thì bên cho thuê phải đặc định hóa
vật cùng loại đó. Ví dụ bên cho thuê cho bên thuê thuê bát, đĩa thì phải ghi tên hoặc
đánh dấu kí hiệu riêng biệt vào bát, đĩa đó để phân biệt.
Lưu ý: Tiền, giấy tờ có giá không phải là đối tượng của hợp đồng thuê.
2. Các quy định về hình thức:
Hợp đồng thuê tài sản có thể có các hình thức sau:
- Bằng miệng;
- Bẳng văn bản;
- Nếu pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận thì hợp đồng còn phải được
chứng nhận của Phòng công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân có thâm
quyền.
3. Các quy định về giá thuê: Căn cứ Điều 473 Bộ luật hình sự năm 2015, giá thuê
được quy định như sau:
- Giá thuê do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của
các bên. Nếu pháp luật có quy định về khung giá thuê thì các bên chỉ được thỏa thuận
trong phạm vi khung giá đó.
- Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì xác định theo
giá thị trường tại thời điểm, địa điểm giao kết hợp đồng.
4. Các quy định về thời hạn thuê:Căn cứ Điều 474 Bộ luật hình sự năm 2015 quy
định:
- Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận.
- Nếu không có thỏa thuận thì thời hạn thuê được xác định dựa vào mục đích thuê.
Ví dụ khi thuê trang phục để biểu diễn, khi đã biểu diễn xong tức là hoàn thành được
mục đích, như vậy thời gian biểu diễn xong là thời hạn thuê.
- Nếu không có thỏa thuận và cũng không xác định được theo mục đích thuê thì các
bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, tuy nhiên phải có sự thông báo cho
bên kia trước một thời gian hợp lý.
5. Các quy định về vấn đề chịu rủi ro:
- Trong thời hạn thuê nếu có rủi ro xảy ra đối với tài sản thì chủ sở hữu phải chịu,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Nếu bên thuê chậm trả tài sản thuê khi đến thời hạn thì phải chịu rủi ro.
6. Các quy định về việc cho thuê lại: Căn cứ Điều 475 Bộ luật dân sự năm 2015:
- Bên thuê không được tự ý cho người thứ ba thuê tài sản thuê. - Bên thuê chỉ được
cho thuê lại nếu được bên cho thuê đồng ý.
7. Các quy định về địa điểm hoàn trả tài sản thuê:
-Nếu đối tượng của hợp đồng là động sản, thì địa điểm hoàn trả tài sản thuê là nơi
cư trú hoặc trụ sở của bên cho thuê, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác trong
hợp đồng.
8. Các quy định về nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê:
Điều 477. Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê
1. Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thoả thuận, phù hợp
với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết
tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.
2. Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì
bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Sửa chữa tài sản;
b) Giảm giá thuê;
c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi
thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản
thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.
3. Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa
không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng
phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa
chữa.

You might also like