Tiểu đội

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

*KHÁI NIỆM:

Trật tự, an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình
thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao
thông vận tải công cộng, nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông
thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao
thông.
*HIỆN TRẠNG:
Về tai nạn giao thông, tính từ ngày 15/12/2020 đến 14/12/2021, toàn
quốc xảy ra 11.495 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 5.799
người, bị thương 8.018 người

*NGUYÊN NHÂN:
- Quản lý nhà nước về hoạt động giao thông còn nhiều yếu kém, hạn
chế.
- Sự không tương thích giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hoạt động
giao thông vận tải quốc gia.
- Tác động tiêu cực của các yếu tố thiên nhiên, môi trường đối với
người tham gia giao thông.
1/ Yếu tố tự nhiên:
Hiện nay, các thiên tai đang xảy ra ngày càng nhiều. Ở Việt Nam,
bão, lũ, lốc xoáy… diễn ra hàng năm gây nhiều khó khăn trong đời
sống của người dân, đặc biệt là thiệt hại về vấn đề bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông.
Những tác động tiêu cực của các yếu tố thiên nhiên đối với tình hình
giao thông hiện nay đáng phải kể đến như: cây cối ngã gây ùn tắc giao
thông, sạt lở đường, cầu đường bị cuốn trôi, ngập lụt do bão lũ dẫn
đến ách tắt đường xá, làm nhiều phương tiện bị hư hại, tệ hơn là nguy
hiểm đến tính mạng con người... Hiện nay vẫn còn rất nhiều trường
hợp tai nạn giao thông xảy ra do những tác động của thiên nhiên, làm
thiệt hại đến người và của.
Ví dụ: Mới nhất, hoàn lưu bão Noru vừa qua đã làm 9 người tử vong
do lũ quét khi đang tham gia giao thông đường bộ và đường thủy. Bên
cạnh đó, cơn bão cũng gây ngập lụt, tắt nghẽn nhiều con đường tại
TP.HCM và các tỉnh miền Trung...
Có thể thấy, những thiệt hại do tác động tiêu cực của thiên nhiên gây
ra cho vấn đề an toàn giao thông là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, Nhà
nước và Chính quyền địa phương vẫn đã và đang tiếp tục khắc phục
những hậu quả mà thiên nhiên đã để lại cho giao thông hiện nay, để
phần nào giúp cho việc tham gia giao thông của người dân được cải
thiện một cách tốt nhất.
2/ Yếu tố môi trường:
Gồm 2 loại: môi trường xã hội và môi trường giao thông
a/ Môi trường xã hội:
Yeu tố con người là rất quan trọng, là tác nhân gây tai nạn giao thông
nhiều nhất .Vì vậy, phải làm cho mọi thành phần tham gia giao thông
có ý thức, nắm vững và chấp hành pháp luật giao thông.
 Trạng thái sinh lý của người điều khiển phương tiện giao thông
là yếu tố quyết định chủ yếu đến tình trạng an toàn khi lái xe,
bao gồm: như sự mệt mỏi, tình trạng bệnh tật, tình trạng tâm lý
bị kích động, khi sử dụng các chất kích thích (rượu, bia..)
Sử dụng rượu bia và các chất kích thích cũng ảnh hưởng tiêu cực đến
quá trình điều khiển phương tiện giao thông. Các chất có cồn và các
chất kích thích khi tác động vào cơ thể sẽ làm tê liệt hoạt động của
não, làm suy giảm khả năng nhận thức, phân tích và phán đoán tình
huống của người lái xe.
VD: Nghiên cứu của các nhà khoa học Nga đã chỉ ra rằng khi nồng độ
cồn trong máu đạt từ 0,3- 0,5% thì nguy cơ để xảy ra tai nạn giao
thông tăng gấp 7 lần, còn khi đạt mức từ 1,0- 1,4% thì nguy cơ tăng
lên đến 30 lần.
 Một yếu tố quan trọng không thể không nhắc đến chính là ý thức
của người tham gia giao thông: nói nôm na đây chính là văn hóa
giao thông của phần đông người dân hiện nay. Sự coi thường
pháp luật, coi thường tính mạng, tài sản đã trở thành thói quen
cố hữu của nhiều người. Những việc bình thường như: dừng
trước vạch sơn, nhường người đi bộ, qua đường đúng lúc, đúng
nơi, đúng chỗ… trở thành bất bình thường. Trong khi những
việc không bình thường như: vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu,
không đội mũ bảo hiểm, uống rượu bia khi lái xe… lại trở nên
bình thường, thậm chí là hiển nhiên với một bộ phận không nhỏ
người tham gia giao thông.

VD: Theo thống kê của Tổng cục VII, Bộ Công an, 80% nguyên nhân
các vụ tai nạn giao thông thuộc về người điều khiển phương tiện,
trong đó các lỗi phổ biến như: Chạy quá tốc độ quy định (10,4%); đi
không đúng phần đường, làn đường (29,07%); tránh vượt sai quy định
(12,07%); chuyển hướng sai quy định (8,55%).

b/ Môi trường giao thông:


- Cơ sở hạ tầng:
•Hiện nay, ở nước ta công tác quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng giao
thông chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn, hiện tồn tại một
thực tế là sự mất cân đối giữa số lượng phương tiện giao thông lưu
thông trên đường và hạ tầng kỹ thuật giao thông, nhất là ở các thành
phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Trên mỗi con đường có
thể có nhiều đoạn có tình trạng kỹ thuật hoặc giao thông khác nhau,
có ảnh hưởng khác nhau đến việc chạy xe.

-Số làn xe chạy, việc tách dòng xe ngược chiều và bề rộng phần
đường xe chạy
Trên các mặt đường hẹp hoặc là nhiều làn xe khi xe tránh nhau
và vượt nhau, khoảng cách giữa các xe cũng như khoảng cách
giữa các bánh xe với mép lề không đủ an toàn. Vì vậy số tai nạn
giao thông tăng theo mức độ giảm bề rộng phần xe chạy.
-Ảnh hưởng của tầm nhìn
Tầm nhìn là một trong những nhân tố quan trọng nhất đảm bảo
an toàn giao thông đường bộ. Tầm nhìn đủ giúp cho lái xe thấy
được các chướng ngại vật từ xa và có đủ thời gian để xử lý. Tuy
nhiên, bù lại ở những nơi có tầm nhìn bị thu hẹp thì lái xe lại
tăng cường chú ý hơn. Tầm nhìn bị rút ngắn trong các trường
hợp khi vượt nhau: Trong dòng xe hỗn hợp, người lái xe có tốc
độ lớn thường có xu hướng vượt lên trước mà lúc này tầm nhìn
hẹp nên rất nguy hiểm hoặc khi vào đường cong có nhiều vật
che chắn, tầm nhìn bị giảm đi rất nhiều.

-Yếu tố giao nhau đường cùng mức


Ở những nơi giao nhau cùng mức, việc đánh giá an toàn chạy xe
phức tạp hơn những đoạn đường khác, vì sự giao cắt giữa các
dòng và sự đổi hướng làm tăng xác suất tai nạn giao thông. Tại
chỗ giao nhau có lưu lượng xe cao đến từ các hướng thường gây
nên xung đột.
Khi đó đòi hỏi lái xe phải tập trung chú ý để đưa ra giải pháp điều
khiển xe kịp thời và an toàn. Giải pháp quan trọng nhất là thay đổi tốc
độ cho phù hợp với từng đoạn đường, từng điều kiện giao thông cụ
thể.

Trách nhiệm sinh viên:


Thực trạng tình hình trật tự ATGT của sinh viên ngày nay:
Hiện nay, an toàn giao thông đang là mối quan tâm lớn của toàn xã
hội. Khi các phương tiện giao thông ngày càng nhiều, việc ý thức
tham gia giao thông lại ngày càng kém, đặc biệt là ở học sinh, sinh
viên.
80% người điều khiển xe máy nằm trong độ tuổi từ 16 đến 25 bị xử
lý, có đến gần 80% người tham gia giao thông chưa có bằng lái, trong
đó đa số là học sinh, sinh viên. Những con số này cho thấy các em
học sinh, sinh viên ý thức tham gia giao thông còn quá kém.
Ví dụ:
+ Vụ tai nạn giao thông tại đường bờ kè phía bắc sông Trà
(Quảng Ngãi), làm một phụ nữ 56 tuổi đi xe đạp tử vong tại
chỗ. Đối tượng gây ra vụ tai nạn trên chính là một số thanh
niên ở độ tuổi sinh viên đã điều khiển xe máy với tốc độ cao
và va chạm với người phụ nữ.

* Ý thức tự giác khi tham gia giao thông


 Tuân thủ các quy định cơ bản như quy định về nồng độ cồn
khi tham gia giao thông.
 Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy.
 Quy định về tránh, vượt, làn đường và quy định áp dụng cho
người đi bộ...
Phương pháp: sử dụng thông điệp bằng panô, áp phích, băng rôn,
khẩu hiệu, video clip và tuyên truyền trên hệ thống loa phát
thanh, nói chuyện về ATGT… có trách nhiệm xây dựng nếp sống
văn hóa, văn minh khi tham gia giao thông.

* Tham gia tích cực trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
+ Chấp hành tốt luật giao thông
+ Tích cực tuyên truyền thông tin về an toàn giao thông
+ Nâng cao nhận thức của người dân về an toàn giao thông
+ Đề cao vai trò của báo chí trong việc giáo dục người dân về an
toàn giao thông
+ Tổ chức những cuộc thi chung tay vì an toàn giao thông
* Ý thức trách nhiệm, nhận thức rõ nét các yếu tố môi trường,
thiên nhiên: Khi tham gia giao thông cần:
+ Chủ động nhường đường cho các loại xe chuyên dụng.
+ Chạy chậm trên những cung đường ngoằn ngoèo, nhỏ hẹp
hoặc địa hình gồ ghề.
+ Khi gặp thời tiết xấu như mưa, bão: chú ý quan sát,di chuyển
với tốc độ chậm, hoặc hạn chế ra đường khi tình hình thời tiết
phức tạp.
-> Yếu tố môi trường, thời tiết rất quan trọng, ảnh hưởng trực
tiếp đến việc ăn toàn khi tham gia giao thông.
=> Là sinh viên, chúng ta cần có ý thức tuân thủ luật giao thông
khi tham gia giao thông, tuyên truyền, vận động mọi người xung
quanh tham gia giao thông một cách an toàn, văn minh, và đặc
biệt khi chúng ta là sinh viên khoa ngoại ngữ, việc tiếp thu một
ngôn ngữ mới, một nền văn hoá mới tân tiến, hiện đại, chúng ta
có thể học tập và mang những nét văn hoá khi tham gia giao
thông của các nước cho những người xung quanh ta, và ngược
lại.

You might also like