Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 226

TRCTONG DAI HOC VAN HOA THANH PHO HO CHI MINH

NGtfT. NGUYEN D'lNH THANH


(Chu bien)

disrin vfin non


d a o t 6h vn rara tri £n
B ộ VĂN H Ó A , T H Ế TH A O V À D ư LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP HÒ CHÍ MINH

Di Sản Văn Hoá


Bảo Tồn Và Phát Triển

NHÀ XUÁT BẢN ĐẠI



HỌC

CÔNG NGHIỆP

TP HỒ CHÍ MINH
Ban biên tập:

- N G Ư T . TS. Trần Văn Ánh (Trưởng Ban)

- N G Ư T. TS. Đỗ Ngọc Anh

- Phạm Lan H ương

- Bùi Thị Thu

- T rương Thị Hiếu

3
LỜI GIỚI THIỆU

Trên cơ sở điều kiện khí hậu, môi trường và kinh tế - xã hội, các
công trình kiến trúc ờ Việt Nam có những bản sắc riêng biệt: có tính
dân tộc và tính địa phương phong phú, phong cách giản dị, bố cục cân
xứng, hài hòa, có sự kết hợp chặt chẽ với cảnh quan thiên nhiên, giàu
tính dân gian... Các công trình này đã góp phần tạo ra sự đa dạng của
di sản nước nhà.

Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di sản ở Việt Nam ngày
càng được xã hội quan tâm. Bên cạnh những di sản văn hóa phi vật thể
và các di sản vật thể khác, kiến trúc và các di tích được chú trọng đầu
tư trùng tu, bảo tồn. Tuy nhiên, thực tế công tác bảo tồn và phát huy
giá trị các di sản này còn nhiều vấn đề bất cập cần có những biện pháp
khả thi và kế hoạch lâu dài.

Thời gian gần đây, trên thực tế nhu cầu của xã hội cũng như sự
giao lun, trao đổi với các nước trong khu vực và trên thế giới, ngành di
sản văn hóa đã nhận được nhiều nguồn tài liệu liên quan đến công tác
bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa nói chung, các di sản
kiến trúc và di tích nói riêng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, các cán bộ, đặc
biệt là sinh viên các Trường cao đẳng, đại học trong ngành vẫn chưa có
nhiều điều kiện tiếp cận các tài liệu chuyên ngành này. Ờ trong nước,
trước nay đã có một số công trình nghiên cứu về di sàn văn hóa cũng
như về công tác bảo tồn và phát huy di sàn văn hóa. Nhưng nhìn chung
các công trình nghiên cứu chưa đầy đủ, phong phú và đa dạng.

Cuốn sách “Di sản Văn hóa: Bảo tồn và Phát triểrì' chuyên đồ
Kiến trúc là công trình tập họp những bài nghiên cứu của một số giáo
sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Nội dung cuốn sách nhàm
giới thiệu về một số di sản kiến trúc cũng như hoạt động bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa của các di sản này; về việc tiếp cận một sổ
kinh nghiệm bảo tồn di sản kiến trúc của một số quốc gia trên thế giới.

Mặc dù còn một sổ vấn đề khoa học cần được tiếp tục nghiên cứu
và bổ sung, nhưng với những gì có được, cuốn sách 11Di sản Văn Hóa:
Bảo tồn và Phát triển” chuyên đề kiến trúc là một đóng góp mới t-ong

4
sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam. Cuốn
sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích đối với những cán bộ, giảng viên
và sinh viên ngành văn hóa, ngành kiến trúc.

Bên cạnh đó, cuôn sách còn là món quà nhân dịp kỷ niệm 35 năm
thành lập Trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh - một địa
chỉ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học trong
lĩnh vực văn hóa - thông tin và khoa học xã hội nhân văn.

Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

TM. Ban Biên tập


Hiệu trưỏng
Trưòng Đại học Văn hóa TP. HCM

NGƯT. TS. Trần Văn Ánh

5
M ỤC LỤC
Trang

1. Võ X u â n Đàn
Nét đặc thù của di sản kiến trúc Việt N am .............................................. 09
2. Trinh Thi Hòa
• •

Một số vấn đề về di sản kiến trúc ở Việt Nam qua cácvănbản pháp
luật hiện hành............................................................................................... 18
3. Nguyễn Thịnh
Đặc điểm di tích kiến trúc Việt Nam và vấn đề bảo tồn di tích
kiến trú c ........................................................................................................ 31
4. Phan Thanh H ải
Quy hoạch và cấu trúc kinh thành Huế thời Nguyễn.............................. 44
5. L ư u H ùng
Yeu tố phi vật thể gắn những công trình kiến trúc Tây nguyên thể hiện
ờ Bảo tàng Dân tộc học Việt N am ............................................................ 67
6. Phạm Lan H ương
Di tích đình Vẽ (xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà N ộ i)................... 74
7. Nguyễn Thái Hòa
Chùa Diên Thọ - Ngôi chùa làng tiêu biểu ở Quảng T r ị........................85
8. Vỗ Văn H oàng
Tam quan chùa Bà Mụ - Đối mặt cùng thời g ia n ................................... 95
9. Vũ H oài A n
Thành Điện Hải..........................................................................................102
10. Đinh Thị Thanh Thủy
v ề di tích đường hầm Dinh Gia L ong.................................................... 112
11. H oàng A n h Tuấn
Nhà cổ dân gian truyền thống trong bối cảnh đô thị hóa ở Thành phố
Hồ Chí Minh ............................................................................................. 118
12. Trương Thị Hiếu
Di tích chùa Hội Sơn - Thành phố Hồ Chí M inh...................................125
13. L âm Nhăn
Kiến trúc nhà ở cổ truyền của người Chơ ro ở Đồng N ai.................... 137
14. Nguyễn Đình Thanh
Địa đạo An Thới - Công trình kiến trúc quân sự đặc biệt.................... 149
6
15. Pltcim Văn Lơi
• •

Nhà ở của người Triêng - Xu hướng biến đồi và phát triển............... 157
16. B ùi Thị H ồng Loan - Nguyễn Tlìị Kim Hoàng
Chùa Vĩnh Tràng ở Thành phố Mỹ T h o ...............................................172
17. Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Đình Tân Thạch - Di tích kiến trúc nghệ thuật ở Ben T re................. 178
18. Nguyễn X uân Hoanh
Không gian văn hóa ngôi nhà Việt cổ truyền ở Vĩnh Long............... 183
29. Phạm Quốc Quân
Từ những ngôi làng cổ ở Giang Tây (Trung Quốc) nhìn về một vài
làng cổ Việt N am ...........................................................................’........ 190
20. Trần Đức A nh Sơn
Lăng mộ của vương triều silla ờ Hàn Q uốc......................................... 198
21. Trân Huyền
Người Đức trùng tu thánh đường Frauenkirche - một kinh nghiệm hay
về trùng tu di sản kiến trúc..................................................................... 205
Phụ lục: Danh m ục nhà xua, nhà cồ ở Vĩnh Long
Phụ lục ảnh

7
NÉ T Đ Ậ C T H Ù CỦA DI SẢN KIÉN T R Ú C VIỆT NAM

PGS. TS. Võ X uân Đàn*

Kiến trúc là một ngành khoa học nghệ thuật, ư u việt của kiến
trúc là sự phản ánh đậm và rõ nét bộ mặt xã hội cùa cộng đồng dân cư.
Kiến trúc thể hiện lối sống, nền văn hóa và môi trường sống của một
cộng đồng và được xem như nghệ thuật tổ chức không gian sinh hoạt
con người.
Kiến trúc Việt Nam có lịch sử phát triển và tồn tại lâu dài, phong
phú trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
Có thể phân chia lịch sử kiến trúc Việt làm ba thòi kỳ lớn, mang
tính bao quát rộng về thời gian và không gian với những nét đặc thù
cùa mồi thời kỳ:
1. Kiến trúc Việt Nam thời dựng nước
- Kiến trúc giai đoạn Nhà nước Âu Lạc
- Kiến trúc thời đấu tranh của nhân dân chấm dứt chế độ đô hộ
cúa phương Bắc từ thế kỷ I đến cuối thế kỷ thứ IX.
2. Kiến trúc Việt Nam thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, xây
dựng và bảo vệ Quốc gia phong kiến độc lập.
Thời kỳ này có thể phân thành năm giai đoạn phát triển của kiến
trúc Việt Nam, tương ứng với năm thời kỳ lịch sử huy hoàng của dân

a) Kiến trúc thời Lý từ thế kỷ XI đến thế kỷ XII.


b) Kiến trúc thòi Trần - Hồ từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XV.
c) Kiến trúc thời Hậu Lê từ thế kỳ XV đến thế kỷ XVII.
d) Kiến trúc giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến nừa đầu thế kỷ XIX.
3. Kiến trúc Việt Nam giai đoạn đấu tranh chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng
đất nước.

♦ PGS. TS - Trường Đại học Ngoại ngừ - Tin học Tp. Hồ Chí Minh.

9
Di sản kiến trúc Việt Nam đều mang dấu ấn lịch sử, để lại những
nét đặc điểm riêng của mỗi thời kỳ phát triển, mỗi giai đoạn, mỗi triều
đại đã tồn tại trong lịch sử dân tộc. Song cũng có những nét đặc thù
của di sản kiên trúc Việt Nam vừa mang tính khái quát, tông hạp
chung của kiến trúc Việt Nam lại vừa phản ánh được nét đặc thù của
kiến trúc các vùng miền mang dấu ấn riêng của từng thời kỳ lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Chúng ta có thể điểm qua các nét đặc thù của di sản kiến trúc
Việt Nam như sau:
M ột là: Có nét đặc thù chung của kiến trúc Đông Nam Á. Các
quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam là cái nôi xuất hiện loài
người, là một khu vực văn hóa cổ, là trung tâm nông nghiệp lúa nước
lớn. Trước khi tiếp biến văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc và Tây phương,
Đông Nam Á đã có nền văn hóa riêng của mình với sức sống mãnh
liệt, rực rỡ và với sức mạnh đặc biệt ấy nó có thể đồng hóa được tất cả
những cái gì từ bên ngoài vào để thành sở hữu của chính mình, thành
sắc thái của khu vực và của mỗi quốc gia. Trước khi xuất hiện văn hóa
Án Độ, vùng Đông Nam Á đã có nhiều công trình kiến trúc tại mỗi
quốc gia. Thời gian, khí hậu đã cướp đi gần hết, chỉ còn lại đến ngày
nay một số ít công trình cự thạch rải rác trong vùng Đông Nam Á, thế
hiện được ý niệm về kiến trúc như bố cục hướng tâm và tính hoành
tráng mặc dù chưa thật nghệ thuật. Trải qua nhiều thế kỷ ở mồi quốc
gia với truyền thống kiến trúc của quá khứ, với tài năng sáng tạo phi
thường đã xuất hiện những trường phái, những mẫu hình kiến trúc hiện
đại, vừa mang nét chung của khu vực Đông Nam Á, vừa mang sắc thái
riêng của mỗi quốc gia, của dân tộc mình.
H ai là: Dấu ẩn tôn giáo trong di sản kiến trúc Việt Nam. Các tôn
giáo cổ như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo từ Ẩn Độ, Trung Hoa được
truyền vào nước ta từ đầu công nguyên có xu thế phát triển ngày càng
mạnh mẽ, để lại dấu ấn sâu sắc trong cộng đồng dân tộc. Phật giáo,
Nho giáo đã từng giữ vai trò là ý thức hệ của nhiều triều đại phong
kiến Việt Nam.
Trong di sản kiến trúc Việt Nam, các tôn giáo đã để lại nhiều dấu
ấn của mình trong các công trình kiến trúc như chùa tháp, văn miếu,

10
cung quán tại khắp các vùng miền, thành thị, nông thôn, nhiều nhất là
các công trình mang dấu án Phật giáo đặc biệt ở các triều đại Đinh, Lê,
Lý, Trần. Đáng chú ý nhất là loại hình kiến trúc chùa tháp của đạo Phật
thời Lý - Trần còn lưu lại đến ngày nay. Ngoài ra, di tích, dấu vết còn
lại của các cung điện, kinh thành, phủ đệ cho ta thấy vật liệu, kỹ thuật,
kct cấu nền móng, khung nhà có nhiều đặc điểm gần gũi với kiến trúc
tôn giáo đương thời như Kinh đô Hoa Lư, Kinh thành Thăng Long,
Đông Kinh, Lam Kinh, Tây đô, Kinh thành Huế...
Ba là: Tính cách dân tộc và tính cách địa phương vùng miền
phong phú phù hợp với phong cách sinh hoạt, tập quán và khí hậu của
con người trên đất nước Việt Nam.
Các công trình kiến trúc quốc gia đều được xây dựng ở những
vùng trung tâm thể hiện sự cố kết của cộng đồng dân tộc, thể hiện sự
trường tồn, bền vừng của triều đại, dân tộc, đất nước. Toàn dân có sự
đóng góp công sức, tiền của để xây dựng, tìmg địa phương vùng miền
mang dậm bản sắc của địa phương, tạo thành những quần the văn hóa -
môi trường tự nhiên có sắc thái riêng. “Ngoài việc biết tận dụng địa
hình trong trường hợp đồng bằng cũng như trong trường hợp dốc núi
hay sử dụng những yếu tố thiên nhiên như đá, nước, cây xanh, tố tiên
chúng ta thời kỳ này còn thành thục trong việc biết làm cho môi trường
kiến trúc phù hợp với khí hậu, biết chú ý đến hướng nhà và thiết kế
hành lang để đón gió và chống mưa nắng, làm mái lớn che lấp một
phần không gian nhà để tránh bức xạ nhiệt, thiết kế sân thượng để cải
tạo khí hậu” 1. Lịch sử kiến trúc Việt Nam qua các thời đại đã để lại
trên mặt đất hay dưới lòng đất một nền nghệ thuật kiến trúc độc đáo
với nhiều công trình đồ sộ như lâu đài, cung điện, thành quách và chùa
tháp với quy mô lớn trong đó có những công trình được công nhận là
di sàn văn hóa thế giới như Kinh thành Huế, Kinh thành Thăng Long,
thành An Tôn. Đã có học giả nhận xét về thành An Tôn “Công trình
này là một trong những kiến trúc đẹp nhất của kiến trúc An Nam”2.

Ị . f)ặn g Thái Hoàng (1977), Nhìn lại quá trình phát triên cùa kiến trúc Việt Nam làu đời vờ phong phú -
nghiên cứu lịch sù, số 5 (176), Viện Sừ học, Hà Nội, 1977, tr.79.
2. l-ouis Bezacier “ La citadellc des Hồ” Indochinc iddustré - NO 78-79-12/1942.

11
Bốn là: Loại hình kiến trúc, trang trí phong phú, đa dạng, có tính
thống nhất và hài hòa.
Di sản kiến trúc Việt Nam từ thể kỷ XI đến giữa thế kỷ XX thời
kỳ nào cũng vậy, thời sau phong phú, đa dạng, hài hòa hơn thời kỳ
trước nhưng đều mang tính thống nhất xuyên suốt. Những hình mẫu
kiến trúc tiêu biểu thường quy về các dạng:
- Di sản kiến trúc kinh thành: nếu tính từ trước thế kỷ XI có kinh
thành Cổ Loa, Hoa Lư rồi đến Thăng Long là thủ đô của nhà nước
phong kiến độc lập của nhiều triều đại. Các thành Thăng Long, Tây
Đô, Huế, Sài Gòn - Gia Định là loại thành có kiến trúc kiên cố, vững
chắc, nghệ thuật thơ mộng nhất của nước Việt Nam, trong đó Tây Đô
(thành Nhà Hồ) là loại thành đá kiên cố vào bậc nhất trong lịch sử xây
dựng thành quách ở Việt Nam. Mỗi dạng kiến trúc kinh thành tuy có
nét riêng về sự hoành tráng, kiên cố, phong phú, trang trí... nhưng vẫn
mang đậm bản sắc dân tộc, tính thống nhất trên nhiều khía cạnh của
mỗi công trình kiến trúc thành quách Việt Nam.
- Di sản kiến trúc tôn giáo: là loại hình kiến trúc đa dạng, phong
phú, có mặt ở khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam, từ vùng núi xa xôi hẻo
lánh đến vùng Trung du, đồng bằng, miền biển và hải đảo, từ đầu nước
đến cuối nước. Tiêu biểu là các loại hình kiến trúc: chùa, tháp, đình,
thánh thất, lăng tẩm, mộ táng. Mồi tôn giáo đều có nơi thờ phụng
riêng, tồn tại trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, phản ảnh tính đa
thần giáo của Việt Nam, tiêu biểu là Phật, Nho, Đạo giáo, Thiên chúa
giáo, đạo Tin lành, Hồi giáo và các tôn giáo bản địa như Cao Đài, Hòa
Hảo...
Nổi bật nhất trong di sản kiến trúc tôn giáo ờ Việt Nam là kiến
trúc các chùa, tháp của Phật giáo. Ngày nay trên các vùng miền đất
nước ta còn lưu lại những kiến trúc Phật giáo từ nhiều thế kỷ trước đây
như chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh), chùa Một Cột (Hà Nội), tháp Báo
Thiên (Hà Nội) , tháp Sùng Thiện Diên Linh (chùa Đọi - Hà Nam),
tháp Chương Sơn (Hà Nam), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc), tháp Phổ
Minh (Nam Định), chùa Thiên Mụ (Huế).
- Di sản kiến trúc lăng mộ: có bước phát triển từ đơn giản đến sự
phân biệt đẳng cấp trong xã hội, đến những lăng tẩm đồ sộ, nguy nga,

12
hoành tráng dành cho các bậc vua chúa mà đỉnh cao của di sản kiến
trúc này là các lăng tẩm của vua chúa nhà Nguyễn tại Thành phố Huế
như các lăng tẩm vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Đồng Khánh...
đèn nay vẫn còn như nguyên vẹn. “Khu vực được chọn làm lăng
thường có địa hình rộng rãi, thoáng đãng. Mỗi lăng mộ là một tổ hợp
các kiến trúc gồm mộ phần (nơi đặt thi thể) và các miếu điện để phục
vụ việc thờ cúng tế lễ” 1.
- Di sản kiến trúc cung điện, phủ đệ và nhà ở trong lịch sừ, phát
triển của dân tộc Việt Nam mang dấu ấn cùa kiến trúc truyền thống
dân tộc như hài hòa với thiên nhiên, môi trường, gần gũi với những
yếu tố Phật giáo, với tín ngưỡng dân gian như yếu tổ phong thủy,
hướng xây dựng và yếu tố địa lý, khí hậu... Quy mô, hình dáng, kiểu
cách có sự khác nhau do tính chất phân tầng của xã hội từ đó mà nhu
cầu sử dụng vật liệu, kỹ thuật, kết cấu nền móng, kiểu dáng có nhiều
điểm khác nhau, tạo được nét phong phú, đa dạng về mặt xã hội và
nghệ thuật trong xây dựng cung điện, phủ đệ và nhà ở trong mỗi thời
đại lịch sử, mỗi triều đại trong chế độ phong kiến và chế độ dân chủ xã
hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
N ăm là: Qua di sản kiến trúc Việt Nam ta thấy có sự tiếp cận,
tiếp biến với văn hóa kiến trúc Trung Hoa, Nam Á và phương Tây tạo
nên tính đa dạng, rộng mở của kiến trúc Việt Nam vừa mang tính dân
tộc sâu sắc vừa mang tính thời đại trong mỗi thời kỳ lịch sừ mà dân tộc
ta đã trải qua.
Di sản kiến trúc Việt Nam thể hiện sự tiếp biến có chọn lọc nền
văn hóa kiến trúc nhân loại với những nét mới phù họp với phong cách
dân tộc để tiếp nhận và phát triển trong quá trình di lên, mang tính
sáng tạo, rộng mở. Nét văn hóa kiến trúc Trung Hoa, Nam Á, phương
Tây còn nguyên giá trị trong kiến trúc Thăng Long - Hà Nội, trong
Kinh thành Huế, Đà Nằng, Hội An, Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí
Minh.

1 . Hà Văn Tấn (2002), Khảo cổ học Việt Nam tập ỊII, khào cổ học lịch sử Việt Nam, Nxb. Khoa học Xà
h ội, Hà Nội, tr. 144.

13
Di sản kiến trúc Việt Nam cho chúng ta thấy đang tiếp cận, đi tới
một nền kiến trúc hoàn mỹ trong nền kiến trúc của nhân loại nói chung
và trong khu vực Đông Nam Á nói riêng.
Sáu là: có sự kết họp các yếu tố chính trị, quân sự. xã hội trong
các trung tâm - công trình kiến trúc tiêu biểu trong quá trình xây dựng
nền kiến trúc Việt Nam.
- Công trình kiến trúc Thăng Long - Hà Nội được xây dựng vào
đầu năm 1010 dưới triều nhà Lý, vùng đất được chọn đáp ứng được
mọi yêu cầu phát triển của một kinh đô của một nước đang phát triển
của thời kỳ độc lập tự chủ. v ề vị thế của Thăng Long, trong chiếu dời
đô từ Hoa Lư ra Thăng Long Lý Công uẩn viết: “ ...Ở chính giữa bờ
cối đất nước, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi, vị trí thích trung với bốn
phương Đông, Tây, Nam, Bắc, tiện cho chiều hướng thuận nghịch của
núi sông. Ở đó, địa thế vừa rộng vừa phang, vùng đất vừa cao vừa
sáng, dân cư không lo nạn lụt lội, đắm đuối, muôn vật cũng rất phong
phú, tốt tươi. Ngắm khắp nước Việt ta, dụng đó là thắng địa, thậl là nơi
then chốt của bốn phương hội lại và cũng là nơi đô thành bậc nhất của
đế vương muôn đời” 1.
- Trải qua hàng ngàn năm mặc dù có những bước thăng trầm của
lịch sử, Thăng Long vẫn là quần thể kiến trúc tiêu biểu, rộng mờ, được
nhiều đời kế tiếp nhau xây dựng, chỉnh trang, quy hoạch ngày càng
hoành tráng thể hiện được khả năng phòng thủ trước sự tấn công của
quân xâm lược, bảo vệ vương triều, tạo được điều kiện cho sự phát
triển toàn diện trong suốt một ngàn năm tồn tại đúng như Lý Công uẩn
đã viết trong chiếu dời đô “là thắng địa, nơi then chốt của bổn phương
hội lại và cũng là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời”.
- Kinh thành Huế: Khi được giao vào trấn thủ vùng Thuận Hóa,
vùng đất “phía Bắc có núi ngang và sông Gianh hiểm trở, phía Nam có
núi Hải Vân và núi đá bia vững bền. Núi sẵn vàng, biển có cá, muối,
thật là đất dụng võ của người anh hùng. Neu biết dạy dân, luyện binh

1. Nguyễn Phan Ọ uang - Võ Xuân Đàn (2000), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884, Nxb. Thánh
phố Hồ Chí Minh, tr.4 3 1.

14
đc chông chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời” 1.
Năm 1538, khi vào đến Thuận Quảng rồi sau đó đến các đời chúa
Nguyễn Phúc Trân, Nguyễn Phúc Chu và sau cùng là chúa Nguyễn
Phúc Khoát mới định được kinh đô nhà chúa ở Đàng trong là Phú
Xuân và đây cũng là cơ sờ để Nguyễn Ánh tiếp tục xây dựng Kinh
thành Huế và trở thành thủ đô của vương triều Nguyễn tồn tại từ năm
1802 và đến năm 1945 trở thành c ố đô Huế - Thành phố Huế thuộc
tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay. Kinh thành Huế có lối kiến trúc vừa
mang tính dân tộc rõ rệt, vừa có ảnh hưởng của kiến trúc ngoại nhập
qua các bước phát triển khác nhau trong thời gian từ năm 1802 đến
năm 1945. Phòng thành xây dựng theo kiểu Vauban do ảnh hưởng của
kỹ thuật phòng thủ phương Tây. Yeu tố quân sự của Kinh thành Huế
thể hiện khá rõ rệt đặc biệt là hệ thống pháo phòng thủ cứ cách 50m có
một khẩu pháo và pháo ở các pháo đài quanh thành để bảo vệ kinh
thành. Tại Đại nội Huế có khoảng 150 kiến trúc lớn nhỏ làm nổi bật
nét kiến trúc nghệ thuật Huế. Trải qua hơn hai thế kỷ, một số kiến trúc
tiêu biểu vẫn còn tồn tại như Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Hiển Lâm các,
Thái Bình thư lầu như những chứng nhân của một thời huy hoàng của
Kinh thành Huế, là những kỷ niệm bằng vật thể cho muôn đời con
cháu chiêm ngưỡng và kính phục.
- Thành Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: thành Gia
Định được xây dựng từ năm 1689, ban đầu là phủ Gia Định - phiên
trấn Dinh, là vị trí phòng thủ chiến lược, bảo vệ an ninh từ Phan Thiết
đến Rạch Giá. Năm 1790, Nguyễn Ánh xây dựng thành Gia Định với
quy mô lớn, nhưng sau đó cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi và cuộc
xâm lược của thực dân Pháp đã tàn phá thành Gia Định.
- Pháp chiếm Sài Gòn đã biến một đô thị cổ thành một thành phố
phục vụ cho hoạt động kinh tế, thương nghiệp, là tổng hành dinh để
phục vụ cho mục đích lấn chiếm cả Đông Dương. Hình thái kiến trúc
theo mô hình đô thị của Pháp như mẫu mực về đường phố, có sự cân
bàng giữa bề rộng lòng đường và chiều cao các khối nhà, hệ thống cây
xanh, kỹ thuật xây cất hiện đại sừ dụng đến xi măng, bê tông, tường

1. Hà Văn Tấn (2002), K hảo cổ học Việt Nam tập ///, Khảo cổ học lịch sừ Việt N am , Nxb. Khoa học Xã

hợi, 1ỉà Nội, tr.265.

15
chịu lực, kính, sắt thép, cửa cuốn... Trong xây cất có chú trọng tìm sự
hài hòa với cảnh quan chung, với những nét thanh tú nhất định của
kiến trúc trong bối cảnh thiên nhiên.
Thời gian Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam trong đó có Sài
Gòn, Mỹ đã đổ nhiều tiền bạc xây dựng Sài Gòn dưới danh nghĩa là
thủ đô của Việt Nam Cộng hòa nên được tăng cường thêm nhiều yếu tố
tạo thành nền kiến trúc của Sài Gòn có tầm cỡ quốc tế hiện đại, được
xếp vào hàng các thành phố phát triển nhanh, có trang bị hiện đại trong
thời kỳ trước 19751.
Từ năm 1975 đến nay, Sài Gòn được mang tên Chủ tịch Hồ Chí
Minh và sau 35 năm thành phố tiếp thu, kế thừa những thành quả kiến
trúc của gần 300 năm trước, tiếp bước có chọn lọc những giá trị quý
báu của di sản kiến trúc thời trước để hoàn chỉnh trước mắt và trong
tương lai một thành phố có nền kiến trúc văn minh, hiện đại. Thành
phố Hồ Chí Minh đã tiếp cận được những giá trị của những tiêu chí
kiến trúc mà nhân loại đã đưa ra như: giá trị sừ dụng, vững chắc, đẹp,
bền vừng mang tính nhân văn và môi trường nhưng vẫn giữ vững bản
sắc văn hóa kiến trúc của dân tộc.
Thăng Long - Huế - Sài Gòn là nơi hội tụ đủ những nét đặc thù
của di sản kiến trúc Việt Nam: Thăng Long ngàn năm văn hiến, Huế
thành phố bài thơ, Sài Gòn viên ngọc Viễn Đông thành đồng tổ quốc,
một chuỗi dài phát triển nền kiến trúc Việt Nam mang đậm đà bản sắc
dân tộc nhưng không bao giờ từ bỏ những giá trị văn hóa kiến trúc của
nhân loại, luôn tiếp biến để bổ sung và làm phong phú thêm kho tàng
di sản văn hóa kiến trúc của cộng đồng dân tộc Việt Nam với nhiều sắc
tộc tạo nên những nét đặc thù của di sản kiến trúc Việt Nam.

1. Trằn Văn Giàu - Trần Bạch Đằng (chù biên) (1998), Địa chí văn hỏa thành phố HÒ C hí Minh, tập III,
Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr.469-516.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Thái Hoàng (1977), Nhìn lại quả trình phủi triển của
kiến trúc Việt Nam lâu đời và phong phủ - nghiên cứu lịch sử, số 5
(1 76), Viện Sử học, Hà Nội.
2. Hà Văn Tấn (2002), Kháo cổ học Việt Nam tập III, khảo cổ
học lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3. Louis Bezacier “La citadelle des Hồ” Indochine iddustré - N°
78-79-12/1942.
4. Nguyễn Phan Quang - Võ Xuân Đàn (2000), Lịch sử Việt Nam
từ nguồn gốc đến năm 1884, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Trần Văn Giàu - Trần Bạch Đằng (chủ biên - 1998), Địa chí
văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập III, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.

17
M Ộ T SỐ V Ấ N Đ È VÈ DI SẢN KIÉN T R Ú C Ở VIỆT NAM
Q U A C Á C V Ă N BẢN PH Á P L UẬT H IỆN H ÀNH

TS. Trịnh Thị Hòa

Trước hết, có thể khẳng định rằng, từ sau khi Cách mạnh thúng
Tám thành công, nhà nước Việt Nam đã quan tâm ngay đến việc hảo
vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa (DSVH), luôn coi các DSVH là
những tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời
là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Một trong những băng
chúng để chứng minh cho nhận định trên là việc nhà nước Việt Nam
đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động trên mà
trong số các văn bản hiện hành có liên quan đến các di tích kiến trúc,
theo tôi, có một số văn bản quan trọng sau đây:
- Luật di sản văn hóa, công bố theo Lệnh sổ 09/2001/
L-CTN ngày 12-7-2001 của Chủ tịch nước.
- Nghị định sổ 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa.
- Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24-7-2001 của Bộ
trưởng Bộ văn hóa thông tin Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và
phát huy giá trị di tích lịch sừ-văn hóa và danh lam thắng cành đến
năm 2020.
- Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử-văn hoá và
danh lam thắng cảnh1.
- Luật sừa đổi, bổ sung một sổ điều của Luật di sản văn hỏa, còng
bố theo Lệnh sổ 08/2009/L-CTN ngày 29/6/2009 của Chủ tịch nước.
Có thể nói, tất cả những văn bản kể trên thông qua nội dung và
những quy định trong đó đều nhằm tạo cơ sở pháp lý và khoa học cho
các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị của DSVH Việt Nam. Tuy
nhiên, DSVH Việt Nam là một khái niệm rộng, gồm nhiều loại hình

♦ Nguyên Giám đốc Bào tàng Lịch sử Việt Nam - TP. Hố Chí Minh.
1. Theo Quyết định số 05/2003/Q Đ -BVHTT ngày 06/2/2003 cùa Bộ trường Bộ Văn hóa - Thông tin.

18
kliác nhau, vì vậy, trong khuôn khổ của bài viết này, tôi chỉ đề cập đến
một số vấn đề liên quan đến loại hình di sàn kiến trúc ở Việt Nam thể
hiện qua các văn bản pháp luật hiện hành, cụ thể gồm các vấn đề sau:
1. Vấn đề khái niệm, tiêu chí và phân loại
'['heo quan niệm của Việt Nam, các di sàn văn hóa gồm có hai
lĩnh vực: Di sản văn hóa vật thể và Di sản văn hóa phi vật thể (tất
nhiên, sự phân chia như vậy chỉ mang tính tương đối). Khái niệm di
sàn kiến trúc mà tôi đề cập trong bài này có thể hiểu là các di tích kiến
trúc - nghệ thuật (cụm từ này thường được sử dụng trong các văn bản
pháp luật cũng như chuyên môn), bời các di tích kiến trúc - nghệ
thuật trước hết chính là các di sản có giá trị về mặt kiến trúc (ở Việt
Nam, thêm hai chữ nghệ thuật để chỉ những di tích là công trình kiến
trúc có các yếu tố nghệ thuật như: các tác phẩm điêu khắc, chạm trổ,
các đồ vật được sơn son thếp vàng hay khảm xà c ừ ... là những yếu tố
cấu thành nên di tích hoặc chúng được tồn tại cùng di tích để sử dụng
cho các nhu cầu về tín ngưỡng, tôn giáo...). Và, ở góc độ nào đó, cũng
có thể hiểu theo cách “Kiến trúc là nghệ thuật thiết kế và xây dựng các
cóng trình, tổ chức các môi trường không gian, phục vụ cho cuộc sổng
vờ hoạt động cùa con người” .
Hiện nay, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất ở Việt Nam liên
quan trực tiếp đến các di sản kiến trúc với việc sử dụng cụm từ “Di tích
kiến trúc - nghệ thuật”, đó là “Luật di sản văn hóa” (Luật DSVH)
được công bố theo Lệnh số 09/2001/L-CTN của Chủ tịch nước vào
ngày 12/7/2001. Cụ thể là, theo điều 28 của bộ luật trên, di tích kiến
trúc - nghệ th uật là “quần thế các cóng trình kiến trúc hoặc công trình
kiến trúc đơn lẻ có giả trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một
hoặc nhiều giai đoạn lịch sử"2. Như vậy, có thể hiểu, các di sản kiến
trúc cần được bảo tồn có thể là một quần thể, cũng có thể chỉ là một
công trình riêng lẻ và tiêu chí của loại di sản này là phải có giá trị tiêu
biểu về mặt kiến trúc, nghệ thuật, tuy nhiên, di sản đó có thể chi liên

1. T ừ điền bách khoa Việt Nam-Tập 2.


2. O iều 28 - khoản 1 - mục đ, Luật Di sản văn hóa.

19
quan đến một giai đoạn và cũng có thể nhiều giai đoạn lịch sử của dân
tộc Việt Nam.
Sau Luật DSVH, ngày 11/11/2002, Nhà nước ta đã ban hành
Nghị định số 92/2002/NĐ-CP của Chính phú quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật di sản văn hóa, trong đó, khái niệm di tích kiến
trúc-nghệ thuật đã có sự sửa đổi, bổ sung, thể hiện qua việc xác định
“các di tích kiến trúc nghệ thuật không chỉ là những công trình kiến
trúc, nghệ thuật, mà còn bao gồm cả tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị
có giá trị trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật” 1. Hiện
nay, theo quy định trong “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
di sản văn hóa” (ban hành ngày 29/6/2009) lại có sự sửa đổi và bổ
sung thêm với việc xác định các di tích kiến trúc nghệ thuật là “Công
trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị
và địa điếm cư trú có giá trị tiêu biêu của một hoặc nhiều giai đoạn
phái triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam"2.
Qua đó, có thể thấy, khái niệm di tích kiến trúc - nghệ thuật từ
sau khi ban hành Nghị định số 92/2002/NĐ-CP và “Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật di sản văn hóa” đã được mở rộng và hoàn
chỉnh hơn cho phù hợp với thực tiễn, bởi “Nếu như trước đây, đối
tượng di tích kiến trúc chi là các công trình kiến trúc, các tòa nhà riêng
biệt thì giờ đây đối tượng đã bao gồm cả các quần thể kiến trúc, môi
trường thiên nhiên và kiến trúc bao quanh di tích đó”3, đồng thời,
“Trong khái niệm mới về di tích kiến trúc có cả một cơ cấu kiến trúc
đô thị, trong đó không phải từng ngôi nhà riêng biệt mà là cả một
đường phố với sự biến đổi năng động cùa nó, cả một quảng trường
hoặc toàn bộ cơ cấu của một vùng dân cư đã trờ thành đối tượng cần
được nghiên cứu và bảo vệ”4
v ề tiêu chí của một di sản kiến trúc, trong các văn bản pháp luật
trên đều đề cập đến cụm từ “có giá trị tiêu biểu”, điều đó chứng tỏ,

1. Điều 14, Nghị định số 92/2002/NĐ-CP cùa Chính phù quy định chi tict thi hành một số điều của Luât di

sản văn hỏa.


2. Điều 1 - mục 10, Luật sửa đồi, bồ sung một số điều cùa Luật di sản văn hóa.
3. Nguyễn Khởi (2002), Báo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc, Nxb. Xây dựng, Hà Nội, tr. 105.
4. Nguyễn Khởi (2002), Sđd, tr. 105.

20
không phải di sản kiến trúc nào cũng cần giữ lại, hay nói cách khác,
việc giữ lại các di sản văn hóa nói chung, di sản kiến trúc nói riêng phụ
thuộc vào giá trị của nó.
v ề việc phân loại, trong chương III (điều 13) của “Nghị định số
92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật di sản văn hóa” với tiêu đề: “Bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa vật thể”, các di sản văn hóa vật thể dưới dạng
di tích được chia ra 4 loại hình, gồm: Di tích lịch sử, di tích kiến trúc -
nghệ thuật, di tích khảo cố, danh lam thắng cảnh. Như vậy, di tích kiến
trúc - nghệ thuật là một loại hình của di sản văn hóa vật thể, đồng thời
là một trong các thành tố cấu tạo nên khái niệm “Di sản văn hóa Việt
Nam ”. Riêng di tích kiến trúc - nghệ thuật lại được chia ra các loại: Di
tích tín ngưỡng tôn giáo; Di tích thành quách, lăng mộ; Di tích đô thị
cổ, khu phố cổ, dinh thự, nhà ở dân dụng, vườn cảnh.. . 1
2. Vấn đề xếp hạng và xác định phạm vi các khu vực bảo vệ
di tích
Xét từ góc độ quản lý, trong cả 3 văn bản đề cập ở phần trên đều
quy định các di sản văn hóa vật thể dưới dạng di tích (trong đó có các
di tích kiến trúc - nghệ thuật) được chia ra 3 cấp độ, hay nói cách khác,
được xếp hạng theo 3 cấp, gồm: Di tích cấp tỉnh, Di tích cấp quốc gia,
Di tích cấp quốc gia đặc biệt. Cụ thể đối với loại hình di tích kiến trúc
nghệ thuật, theo quy định mới trong “Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật di sản văn hóa” thì những công trình kiến trúc, nghệ
thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có
giá trị tiêu biểu trong phạm vi địa phương sẽ được xếp hạng di tích cấp
tỉnh theo quyết định xếp hạng của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh2/
nếu di tích đó có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến
trúc nghệ thuật Việt Nam sẽ được xếp hạng di tích quốc gia theo quyết
định xếp hạng của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch3; Còn

]. Phần 2 - mục 2.2, Q uyết định số 1706/2001/ỌĐ-BVHTT ngày 24/7/2001cùa Bộ trưởng Bộ Văn hóa -
Thômg tin phê duyệt Q uy hoạch tồng thề bào tồn và phát huy giá trị đi tích lịch sữ - văn hóa và danh lam
th ả n g cánh đến năm 2020.
2. Đnều 1 - mục 10 -1 .b, Luật sữa đổi, bổ sung một số điều cùa Luật di sàn văn hỏa.
3. Điiều 1- mục 10 -2.b, Luật sửa đồi, bồ sung một số điều của Luật di sàn vãn hóa.

21
nếu di tích đó có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến
trúc nghệ thuật Việt Nam sẽ được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt
theo quyết định xếp hạng của Thủ tướng Chính phủ1.
Ngoài ba loại di sản kiến trúc được phân chia như trên xét từ góc
độ quản lý, từ thực tế, ta thấy còn có một loại nữa, đó lả những di tích
có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia và có giá trị nổi bật toàn cầu
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, mà tính đến nay,
Việt Nam đã có 9 di sản văn hóa thế giới gồm: 4 di sản văn hóa vật thể
(Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Khu tháp Mỹ Sơn, Hoàng Thành Thăng
Long) và 5 di sản văn hóa phi vật thể (Nhã nhạc cung đình Huế,
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc
Ninh, Ca trù, Hội Gióng). Ngoài ra, còn có 2 di sản thiên nhiên được
UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long,
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và 2 di sản tư liệu thế giới là Bia
tiến sĩ -Văn Miếu Quốc Tử Giám và Mộc bản triều Nguyễn.
Trong số 4 di sản văn hóa vật thể của chúng ta được UNESCO
công nhận là di sản văn hóa thế giới như vừa đề cập ở trên, có 3 di tích
thuộc loại hình di tích kiến trúc - nghệ thuật (di sàn kiến trúc) đã được
xếp hạng “Di tích quốc gia đặc biệt” theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/8/2009, đó là Quần thể kiến trúc c ố
đô Huế, Khu đền Tháp Mỹ Son và Độ thị cổ Hội An (Điều ỉ-M ục
2,3,4).
Cùng với việc xếp hạng di tích, trong các văn bản pháp luật hiện
hành đều có đề cập đến việc quy định khu vực bảo vệ di tích, theo đó,
mỗi di tích, trong đó có các di tích kiến trúc - nghệ thuật, có 2 khu vực
bảo vệ, gồm:
a) Khu vực bảo vệ ỉ là vùng có các yếu tố gốc cẩu thành di tích
b) Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực
bảo vệ I
Nếu trong trường hợp không xác định được khu vực bảo vệ II thì
việc xác định chi có khu vực bảo vệ I đối với di tích cấp tỉnh do Chủ
tịch ủ y ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, đổi với di tích quốc gia do

1. Điều 1 - mục 10-3.b, Luật sửa đồi bồ sung một sổ điều cùa Luật Di sản văn hóa.

22
Bộ trưưno Bộ Văn hóa. Thê thao và Du lich quvêt định, đôi với di tích
quôc gia đặc biệt do Thú tướng Chinh phủ quyêt định1.
Diều cỉáne lưu ý là việc quy định các khu vực báo vệ như vậy
phai dược các cơ quan nhà mrớc có thấm quyền xác định trên Bàn đồ
địa chính, trong biên ban khoanh vùng bao vệ của hồ sơ di tích và phái
được cam mốc giới trên thực địa. Dồng thời, phai thực hiện theo
nguyêntăc:
- Khu vực bào vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bàng
và khónu gian. Trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công trình
trực tiòp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di lích, việc xây dựnu
phải dược sự đồng ý bàng văn bản của người có tham quyền xếp hạng
di tích đó.
- Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ớ
khu vực bảo vệ II đối với di tích cấp tỉnh phái được sự đồng ý bằng
vấn bán của Chú tịch ủ y ban nhân dân cấp tỉnh, đối với di tích quốc
gia và di tích quôc gia đặc biệt phái được sự đông ý băng văn bàn cúa
Bộ trướng Bộ Văn hóa, Thê thao và Du lịch. Tuy nhiên, cần nhớ rằng,
việc xây dựng công trình không được làm ảnh hường đến yêu tố gốc
cấu thành di tích, cánh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái cúa
di tích.
Riêng "Đối với di tích là quần thể các công trình kiến trúc nghệ
thuật hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ thì việc xác định khu vực bảo vệ
1 phải bảo đảm giữ nguyên trạng các công trình vốn có của di tích bao
gồm sân, vườn, ao, hồ và cả các yếu tố khác liên quan đến di tích”2.
3. Vấn đề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
Có thể nói, các điều khoản liên quan đến vấn đề bảo quản, tu bổ,
phục hồi di tích giữa “Luật di sản văn hóa” (điều 34) và “Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật di sàn văn hóa” (điều ỉ-m ục 15,) không
có sự khác biệt về nội dung mà chỉ là sự chuyển đổi vị trí và rút gọn
câu từ, trong đó, theo tôi, có một vấn đề rất quan trọng là đề cập đến

1 Diều 32. I.uật I)i sán văn hỏa vả Diều I - mục 13, Luật sứa dồi, bổ sung một số diều cũa l.uật Di sân
v # n ỉiỏ ii

2 Điều 16 - khoán 1 - phần c, Nehi định số 92/2002/NĐ-CP cùa Chinh phù quy định chi tiết thi hành một

sò điều cùa Luật di sản vãn hóa.


các yêu cầu cần phải bảo đảm khi bào quản, tu bổ, phục hồi di tích nói
chung, di tích kiến trúc nghệ thuật nói riêng, cụ thể là:
a) Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích;
b) Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố
gốc cấu thành di tích. Đổi với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý
bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du
lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, phải
được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa. Thể thao và
Du lịch;
c) Công bổ công khai quy hoạch, dự án đã được phê duyệt tại địa
phương nơi có di tích.
(Điều I - mục 15, Luật sửa đổi, bô sung mộl sổ điều cùa Luật
Di sản văn hóa ).
Đồng thời, quy định việc lập ke hoạch, dự án hoặc thi công, giám
sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích có thể do một tổ
chức hay một cá nhân chủ trì, song, phải có giấy chứng nhận có đủ
điều kiện hành nghề đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề đối với cá
nhân. Và, điều đặc biệt nữa là, khi tiến hành các công việc trên, phải
bảo đảm các nguyên tắc được quy định trong điều 5 - Chương I cùa
“Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử-văn hoá và danh
lam thắng cảnh (Theo Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày
6/2/2003 của Bộ trưởng Bộ văn hoá thông tin), bao gồm những nguyên
tăc sau:
- Chỉ tiến hành bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trong trường hợp
cần thiết và phải lập thành dự án và dự án cùng với hồ sơ thiếl kế kỹ
thuật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Bảo đảm tính nguyên gốc, tính chân xác, tính toàn vẹn và sự
bền vững của di tích.
- Ưu tiên cho các hoạt động bào quản, gia cố di tích trước khi áp
dụng các biện pháp kỹ thuật tu bổ và phục hồi.

24
- Việc thay thế kỹ thuật hay chất liệu bàng kỳ thuật hay chất liệu
mới phải được thí nghiệm trước để bảo đảm kết quả chính xác khi áp
dụng vào di tích.
- Chi thay thế một bộ phận cũ bằng một bộ phận mới của di tích
khi có đủ chứng cứ khoa học chuẩn xác và phải có sự phân biệt rõ ràng
giữa bộ phận mới thay thế với những bộ phận gốc.
- Bảo đảm an toàn cho bản thân công trình và khách tham quan.
Ngoài một số nguyên tắc chung áp dụng cho tất cả các loại hình
di tích như trên, trong phần IV, mục 2 của “Quyết định số
1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ trưởng Bộ văn hóa
thông tin Phê duyệt Quy hoạch lổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di
tích lịch sử-văn hóa và danh lam thẳng cảnh đến năm 2020” của Bộ
trưởng Bộ văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)
còn đê cập đến cả những định hướng rất cụ thế cho từng loại hình di
tích, theo đó, vấn đề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích loại hình kiến
trúc - nghệ thuật dưới dạng di tích tín ngưỡng tôn giáo được hiểu như
sau:
- Ưu tiên cho việc tu bổ và bảo quản hiện trạng của di tích. Mọi
sự thay thế các thành phần gốc phải được cân nhắc thận trọng. Trong
trường hợp thực sự cần thiết phải tiến hành công việc trên thì phải sử
dựng vật liệu cùng chất liệu với vật liệu gốc.
- Các di vật gắn với di tích như: các pho tượng, đồ thờ cúng phải
bảo quản chu đáo, tránh việc sơn phủ bằng loại SCO! mới làm mất màu
thời gian. Trường hợp đặc biệt phải sơn thếp lại thì phái áp dụng công
nghệ và kỹ thuật truyền thống.
- Giữ gìn các cây cổ thụ trong khu di tích.
- Không xây dựng nhà trưng bày bổ sung tại di tích, đồng thời,
phải hạn chế tối đa các công trình tôn tạo trong khu vực bảo vệ di tích,
tránh làm tổn hại đến cảnh quan khu di tích.
Đối với các di tích kiến trúc - nghệ thuật dưới dạng thành quách,
lăng mộ thì phải:
- Đảm bảo khoảng cách giữa thành với các công trình xây dựng
khác.

25
- Bảo tồn hiện trạng các vòng thành, cổng thành, hào thành, các
di chỉ khảo cổ học.
- Tiến hành gia cố những chỗ bị hư hỏng, đồng thời có thể khôi
phục một số đoạn hào, cổng thành theo dủng kiến trúc vốn có của di
tích.
Còn với các di tích dưới dạng đô thị cổ, khu phố cổ, dinh thự,
nhà ở dân dụng, vườn cảnh..., những định hướng cụ thể trong công
việc trên gồm:
- Đảm bảo sự cân bằng giữa vấn đề bảo tồn di sản văn hoá và
phát triển đô thị cũng như giữa khu đô thị cổ và đô thị mới để có thể
vừa bảo tồn các mặt giá trị đô thị cổ, vừa đáp ứng được các nhu cầu về
điều kiện sống hiện đại cho cư dân trong đô thị đó. Mặt khác, phong
cách kiến trúc và độ cao của các công trình xây mới trong khu vực tiếp
giáp di tích cần hài hòa với di tích.
- Bảo tồn nguyên vẹn về mặt kiến trúc đối với các phố và khu
phố mang đậm các giá trị kiến trúc cổ. Trong quá trình thực hiện việc
giãn dân thì không xây dựng mới các công trình có kiến trúc khác biệt,
các phố và khu phố khác thì gìn giữ các công trình kiến trúc cổ tiêu
biểu.
- Việc cải tạo nội thất và trang bị kỹ thuật hiện đại không được
gây ảnh hưởng đến nội thất vốn có của di tích, đồng thời, các công
trình hạ tầng, dịch vụ trong khu phố cổ không được phá vỡ cảnh quan
vốn có và gây ô nhiễm môi trường.
- Trong quá trình bảo tồn di tích phải duy trì các truyền thống văn
hóa và môi trường sống đô thị, phát triển du lịch và bảo tồn, phái huy
giá trị văn hóa phi vật thể như lối sống, lễ hội, các nghề thủ công
truyền thống...
Từ nội dung của các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan
đến các di sản văn hóa nói chung, di sản kiến trúc của dân tộc nói
riêng, tôi có một vài suy nghĩ sau:
T hứ nhất: Cho đến nay, chúng ta đã có một hệ thống văn bản
pháp lý liên quan đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của các DSVH
dân tộc, trong dó có các di sản kiến trúc, tạo điều kiện thuận lợi cho

26
việc thực thi công việc trên. Đặc biệt, các văn bản pháp luật càng ngày
càng được hoàn thiện, do vậy, đáp ímg thiết thực hơn nhu cầu của thực
tiễn. Điêu đó chứng tỏ sự quan tâm của nhà nước ta đối với sự nghiệp
bao tồn và phát huy giá trị DSVH của nước nhà. Chính nhờ có hệ
thông văn bản pháp luật đó cùng với sự cố gắng của đội ngũ làm công
tác quản lý cũng như chuyên môn trong hoạt động bảo tồn DSVH mà
hiện nay, chúng ta mới có được một neuồn DSVH phong phú và đa
dạng với 3042 di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc
gia (gồm: 1416 di tích lịch sử, 1430 di tích kiến trúc - nghệ thuật, 76 di
tích khảo cổ, 120 danh lam thắng cảnh) và 5347 di tích cấp tỉnh; Gần 3
triệu di sản dưới dạng hiện vật đang lưu giữ tại 119 bảo tàng công lập
(bảo tàng nhà nước) và khoảng 1000 đơn vị di sản văn hóa phi vật thể
hiện lưu giữ trong các bảơ tàng, các di tích, các cộng đồng..., chưa kể
số di sản có trong các sưu tâp tư nhân (theo thống kê của Cục DSVH
tỉnh đến tháng ỉ 1/2009).
T h ứ hai: Trong quá trình ban hành và thực thi pháp luật, khi thấy
có những vấn đề bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn cùa hoạt
đồng bảo tồn và phát huy giá tri DSVH, trong đó có các di sản kiến
trúc, nhà nước ta đã có sự sửa đổi và bổ sung nhằm đem lại hiệu quả
thiết thực hơn cho công việc trên. Điều đó thể hiện qua việc ban hành
“Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa”, trong đó
có việc đưa vào văn bản pháp luật trên những khái niệm, những nội
dung mới liên quan đến các di sản kiến trúc. Qua đó, cho thấy sự đổi
mới tư duy của nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng các văn bàn
pháp luật.
Thử ba: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tham khảo và
nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành, tôi thấy còn có vài điều
phân vân như sau:
- Có sự chưa nhất quán về vấn đề phân loại di tích giữa các văn
bản, cụ thể là trong chương III của Nghị định 92, ở điều 13, di tích
được phân ra 4 loại hình, gồm: Di tích lịch sử, di tích kiến trúc- nghệ
thuật, di tích khảo cỗ, danh lam thắng cảnh, nhưng ở điều 4 với tiêu đề
“Phân loại di tích” trong “Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày
24-7-2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin Phê duyệt Quy hoạch

27
tông thê bảo tôn và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa và danh lam
thắng cảnh đế năm 2020” thì lại phân di tích ra 4 loại hình: Di tích lịch
sử-văn hóa, di tích kiến trúc-nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam
thắng cành. Theo tôi, điều trên vừa không nhất quán, vừa không hợp
lý, bởi trong khái niệm “Di tích lịch sử-văn hóa” đã có loại hình di tích
lịch sử, di tích kiến trúc- nghệ thuật và di tích khảo cổ.
- Trong các văn bản pháp luật đề cập đến khái niệm “Danh lam
thắng cảnh ” đều xác định “Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên
nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với
công trình kiến trúc có giả trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa h ọ c”. Theo tôi,
chỉ nên gọi là danh lam thắng cảnh khi ở đó vừa có cảnh quan thiên
nhiên có giá trị thẩm mỹ (cảnh đẹp nổi tiếng) hoặc có giá trị khoa học
(địa chất, địa mạo; đa dạng về sinh học; nơi có sự tiến hóa của hệ sinh
thái), vừa có công trình kiến trúc có giá trị lịch sử như: Động Hương
Tích (Hà Nội) có chùa Long Vân, chùa Thiên Trù, chùa Tuyết Sơn;
Động Tam Thanh (Lạng Sơn) có chùa Tiên; Yên Tử (Quảng Ninh) có
chùa Đồng... Còn những nơi không có công trình kiến trúc (thường là
ngôi chùa nổi tiếng vì danh lam có nghĩa là ngôi chùa nổi tiếng) thì chỉ
nên gọi là thắng cảnh như: Vịnh Hạ Long (Quãng Ninh), Hồ Xuân
Hương (Lâm Đồng), Biển Hồ (Pleiku), Núi Bà Đen (Tây Ninh)...
UNESCO đã phân chia di sản ra 3 loại rõ ràng, gồm: Di sản văn hóa
(nhân tạo); Di sản thiên nhiên (thiên tạo); Di sản hồn hợp (vừa thiên
tạo, vừa nhân tạo). Phải chăng, khái niệm “danh lam thắng cảnh” của
Việt Nam thuộc loại “Di sản hỗn họp” theo quan niệm của UNESCO ?
T hứ tư: Tôi cho rằng, các văn bản pháp luật ban hành là để mọi
tầng lớp nhân dân biết mà làm theo, do vậy, những từ ngữ, khái niệm
phải dễ hiểu, tuy nhiên, chỉ riêng về lĩnh vực các di sản kiến trúc, tôi
thấy có những từ ngữ, khái niệm mà chỉ có những nhà chuyên rriôn
hoặc những người làm công tác quản lý loại di sản trên mới hiểu được,
chẳng hạn, các cụm từ “Công trình kiến trúc, nghệ thuật”, “quần thể
kiến trúc”, “tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú”1... Vì vậy,
theo tôi, sau khi có “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản

1. Điều 1-mục 9, Luật sửa đổi, bồ sung một số điều của Luật di sàn văn hóa, số 08/2009/L-CTN ngày

29/6/2009 của Chủ tịch nước.


ván hóa” nên có một văn bản dưới luật nào đó để giải thích rõ các từ
ngừ, khái niệm sử dụng trong văn bản đó, đồng thời, hướng dẫn cụ thể
về việc thi hành các điều khoản. Và, điều quan trọng nữa là cần phải
tuyên truyền, phổ biến sâu rộng để mọi người dân biết, hiểu và thực
hiện.
Thứ năm: Đối với việc bảo tồn các DSVH nói chung, di sản kiến
trúc nói riêng, vấn đề xây dựng và ban hành một hệ thống các văn bản
pháp luật là vô cùng cần thiết, song, nếu chỉ có khung pháp lý thì chưa
đù mà cùng với điều kiện đó, các cấp lãnh đạo cần quan tâm đến việc
đầu tư nguồn kinh phí thỏa đáng và đặc biệt là lun tâm đến vấn đề đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công việc trên, làm sao để có
được đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, nhất là trong
việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, bởi trình độ chuyên môn kém sẽ
dẫn đến việc làm hư hỏng, thậm chí, hủy hoại di tích, một sai lầm mà
bản thân những người đó sẽ không bao giờ có cơ hội sửa chữa.
Tóm lại, các DSVH nói chung, di sản kiến trúc nói riêng là
nguồn sử liệu quý giá mà bao thế hệ tiền nhân đã bỏ nhiều công sức,
tiền của và cả xương máu để sáng tạo ra, gìn giữ và trao truyền cho thế
hệ chúng ta. Nguồn sử liệu đó có tính xác thực và sức thuyết phục cao,
góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu, nghiên cứu bản sắc văn hóa
của dân tộc ta, do vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị các di
sán nói trên không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng như
vừa trình bày ở phần trên, mà của cả các tổ chức và các cá nhân thuộc
mọi thành phần trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nếu xác định
và làm được như vậy, tin chắc ràng, các DSVHVN, trong đó có di sản
kiến trúc, sẽ trường tồn và phục vụ thiết thực cho xã hội hiện tại cũng
như mai sau.

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24-7-2001 của Bộ
trưởng Bộ văn hóa thông tin Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và
phát huy giá trị di tích lịch sừ - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến
năm 2020.
2. Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử-văn hoá và
danh lam thắng cảnh (Theo quyết định số/2003/QĐ-BVHTT ngày
6/2/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin)
3. Luật di sản văn hóa, theo Lệnh số 09/2001/L-CTN ngày 12-7-
2001 của Chủ tịch nước về việc công bố Luật di sản văn hóa.
4. Luật sửa đổi, bổ sung một sổ điều của Luật di sản văn hóa, số
08/2009/L-CTN ngày 29/6/2009 của Chủ tịch nước.
5. Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa.
6. Nguyễn Khởi (2002), Bảo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc,
Nxb. Xây dựng, Hà Nội.

30
Đ Ặ C ĐIÉM DI TÍCH KIÉN T R Ủ C V IỆ T NAM
VÀ VẮN ĐÈ BẢO TÒN Dí TÍCH K IÉN T R Ú C

N guyễn Thịnh

Hơn lúc nào hết, khi đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, vấn đề bào tồn di sản kiến trúc được
đặt ra nhiều câu hỏi và cần một đáp án chính xác. Hàng ngày, thường
thấy các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, nào là, ờ đâu đó đã
“biến một di tích trăm tuổi thành di tích một tuổi”, hay ở di tích khác là
“phục hồi một kiến trúc di tích kiến trúc bằng những vật liệu mới”...
Đe góp phần đi tìm lời giải cho những vấn đề trên, bài viết xin đề cập
đen việc tìm hiểu một số vấn đề về đặc điềm di tích kiến trúc của nước
ta và những nguyên tắc bào tồn những di tích ấy. Từ đặc điểm và
nguyên tắc tìm ra những biện pháp, phương án cụ thể cho từng di tích,
cụ thể là các di sản, di tích kiến trúc.
Di sản là khái niệm rộng, bao gồm di sản thiên nhiên và di sản
văn hóa. Di sản văn hóa bao gồm di sàn văn hóa phi vật thể và di sản
vật thể. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng
cánh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia1.
- Đại hội lần thứ 17 của UNESCO đã thông qua “Công ước về
Bảo vệ di sản Văn hóa và thiên nhiên”, di sản được hiểu:
Di sản Văn hóa bao gồm các loại hình như sau:
- Di sản kiến trúc (monuments) là các công trình kiến trúc và hội
họa kiến trúc, các bộ phận hoặc kết cấu có tính khảo cổ học, các bia
ký, các hang động cư trú và các bộ phận kết hợp, mà xét theo quan
điểm lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học là có giá trị toàn cầu;
- Nhóm công trình xây dựng (groups of buildings) là các nhóm
công trình hoặc liên kết mà, do tính chất kiến trúc, tính chất đồng nhất

* Nguyên giảng viên Trường Đại học Vãn hóa Hà Nội.


1. Điẻu 4 - M ục 2, Luật Di sàn văn hóa.

31
hoặc vị thế của chúng trong cảnh quan, xét theo quan điểm lịch sử,
nghệ thuật hoặc khoa học là có giá trị toàn cầu;
- Các di chỉ (sites) là các công trình của con người hoặc công
trình kết họp giữa con người và thiên nhiên, cũng như các khu vực các
di chỉ khảo cổ học, mà xét theo quan điểm lịch sừ, thẩm mỹ, dân tộc
hoặc nhân học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu;
Di sản thiên nhiên bao gồm các loại hình:
- Các cấu tạo địa chất, địa văn (geological and /ormations) và
khu vực được khoanh vùng chính xác, làm nơi cư trú cho các loài động
vật và thảo mộc bị đe dọa mà, xét theo quan điểm về bảo tồn là có giá
trị nổi tiếng toàn cầu;
- Các di chỉ (cảnh vật) tự nhiên (natural sité) hoặc các khu vực tự
nhiên đã được khoanh vùng cụ thể (có ranh giới được xác định) mà,
xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn vẻ đẹp thiên nhiên là có giá
trị nổi tiếng toàn cầu” 1.
Di tích là những đối tượng thể hiện kết quả hoạt động trực tiếp
của con người còn sót lại, còn nguyên vẹn và không nguyên vẹn của
quá khứ, có quy mô to nhỏ và chức năng khác nhau, nó phản ánh văn
hóa và lịch sừ của một thời đại nhất định. Phàm những gì không di
chuyển đi được đều gọi là di tích.
Di tích được Hội đồng quốc tế về di tích và di chi (ICOMOS)
định nghĩa trong Hiến chương Venice (1964), như sau: “Các di tích
lịch sử của các thế hệ con người, thấm đượm một thông điệp từ thời
quá khứ, đến ngày nay còn như nhân chứng sống của những truyền
thống lâu đời cổ xưa. Nhân loại ngày càng ý thức rõ ràng tính thống
nhất của các giá trị con người và coi các di tích như một .di sản chung.
Con người tự nhận thức có trách nhiệm chung phải gìn giữ bảo vệ các
di tích đó. Bổn phận của chúng ta ngày nay là phải chuyển giao cho

1. Hội đồng quốc tế về di tích và di chì (International coucil on monumets and sites . Icomos), 2001, Các
văn bàn hiến chương và công ước quốc tế vé bảo tồn và trùng tu (ỉnternationaỉ charters conservation
a n d restoration), ICOMOS xuất bản, Paris, Trung tàm Di sàn c ố đô Huế dịch (2002), Huế.

32
các thế hệ mai sau muôn ngàn di tích đó với đầy đủ vẻ rực rỡ huv
hoàng đích thực của chúng” 1 .
Khái niệm di tích lịch sừ không những chỉ một công trình đơn lẻ
mà còn chỉ cả những khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có chứng tích
một nen văn minh riêng, một phát triển có ý nghĩa hoặc một sự kiện
lịc h sử. Khái niệm này không những áp dụng với các công trình nghệ
thuật to lớn mà còn áp dụng cả với những công trình khiêm tốn hơn,
vốn đã cùng thời gian, thâu nạp được một ý nghĩa văn hóa.
Chúng ta hiểu theo Luật Di sản Văn hóa: “Di tích lịch sử - văn
hóa là những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo
vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa,
khou học” .
Di tích lịch sử bao gồm: di tích khảo cổ, di tích lịch sử (di tích
lịch sử lưu niệm sự kiện lịch sử và di tích lưu niệm danh nhân), di tích
kiến trúc - nghệ thuật.
Theo nhà văn hóa Đào Duy Anh: “Kiến trúc là xây đắp nhà cửa,
thành lũy (constructive). Kiến trúc, trong từ Hán Việt ỉ i ^ ĩ được ghép
bởi từ “kiến ỈỀ” nghĩa là dựng lên và “trúc ỉ a ” là làm việc thợ đất,
hoặc thợ gỗ”2. Kiến trúc là tổng hợp nghệ thuật và khoa học của việc
xây dựng bối cảnh đời sống xã hội nhân loại. Nghệ thuật là chỉ tài năng
và cách làm. “Đặc điểm của nghệ thuật là phản ánh, là tái tạo lại hiện
thực dưới hình thức những hình ảnh nghệ thuật mà giác quan có thể
tiếp thu được. Như mọi hệ tư tưởng, nghệ thuật là do cơ sở kinh tế của
xã hội quyết định”3.
Có thể hiểu kiến trúc là sự kết hợp kỹ thuật, nghệ thuật và bổi
cảnh nhằm đáp ứng sinh hoạt đời sống của nhân loại. Bản chất của
kiến trúc có hai yếu tố, đó là nội dung và hình thức. Nội dung kiến trúc
chỉ công năng của kiến trúc, hình thức kiến trúc là chỉ nghệ thuật.
Công năng là chỉ giá trị sừ dụng của kiến trúc.

1. Hội đồng quốc tế về di tích và di chi: Các vân bàn hiển chương và còng ước quốc tê về bảo tôn và
trùng tu, Paris, sđd.
2. p à o Duy Anh (2005), Từ điển Hàn Viêty Nxb, Văn hóa - Thông tin, TP. HÒ Chí Minh, tr.379, 928.

3. M .Rôdentan và p. Iuđin (1976), Từ điển triết học, Tái bản lấn thứ ba, Hà Nội, tr.6 18.

33
Các yếu tố nghiên cứu kiến trúc thường đề cập đến: địa điểm và
cảnh quan, mặt bằng, mặt đứng và chiều cao, kết cấu (xà, cột, tưòng
vách và nền) cùng với vật liệu xây dựng.
Di tích kiến trúc được hiểu theo Luật Di sản Văn hóa: “Là quần
thể các công trình kiến trúc hoặc những công trình kiến trúc đưn lẻ có
giá trị tiêu biểu về kiến trúc, của một hay nhiều giai đoạn lịch sử”.
Vì vậy, để tìm hiểu đặc điểm di tích kiến trúc nước ta, trirớc hết
cần nhận rõ bối cảnh địa lý - lịch sử - văn hóa đất nước, đó được xem
như điều kiện, hằng số của giá trị di tích kiến trúc Việt Nam.
Việt Nam: điều kiện địa lý “m ở”.
Trên bản đồ thế giới rộng lớn, Việt Nam chỉ là một nưTC nhỏ,
giống hình chữ “S”, nằm khiêm tốn ở rìa bán đảo Đông Dương, thuộc
Đông Nam Á lục địa, tựa lưng vững chắc vào lục địa châu A mênh
mông về phía Tây Bắc và nhìn ra Thái Bình Dương với chiều dài bờ
biển trên 3.000 km về phía Đông Nam. Diện tích lãnh thổ chỉ cỡ trung
bình (331.700 km2), còn kém Indonêxia, Mianma và Thái Lan. nhung
dân số lại tương đối cao (trên 80 triệu người), đứng thứ hai khu vực.
Ở phía ngoài lãnh thổ đất liền, còn thềm lục địa với vô số các đảo
nhỏ và quần đảo lớn nhỏ bao bọc; gần nhất là các đảo của Vịnh Hạ
Long, xa nhất là các quần đảo Hoàng Sa và Tnrờng Sa trong biển
Đông, cũng như các đảo Phú Quốc và Thổ Chu ở Vịnh Thái Lan.
Lãnh thổ đất liền khoảng 2/3 diện tích là đồi núi nhưng cũng có
những đồng bằng châu thổ rộng lớn phì nhiêu, hai vựa lúa ở hai đầu
đất nước là đồng bàng châu thổ sông Hồng ở phía Bắc và đồng bang
sông Cửu Long ở phía Nam. Giữa hai châu thổ đó là một chuỗi đồng
bằng nhỏ phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ Thanh Hóa đến
Phan Thiết - như đòn gánh hai vựa lúa ờ hai đầu đất nước.
Việt Nam là một bán đảo nhỏ trong bán đảo Đông Nam Á lục
địa, những khối núi và cao nguyên ở Việt Nam hoặc là liên tục những
mạch núi từ Hoa Nam, Bắc Lào, hoặc ngược lại lan ra trên rrọt phần
lãnh thổ của những nước kế cận. “Điều đó làm cho Việt Nam từ trước

34
đón nay vẫn là một lãnh thổ tương đối “mở” ra các nước lân cận,
không kể về phía biển” 1.
Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm: mùa
đông tương đối khô và mát, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều do sự xâm
nhập cùa tín phong bán cầu Nam đổi hướng khi lên đến Bẳc bán cầu, là
vùng đất cùa các cơn bão lụt và rừng thưa. Một mạng lưới sông suối
chănti chịt dã chia cắt từ hàng chục triệu năm với sự tiếp tay của khí
hậu nhiệt ẩm làm cho đá dễ bị phong hóa và làm cho đường đi lối lại
không đến nỗi khó khăn, kể cà trên dãy Trường Sơn.
Việt Nam - ngã tư đường gặp gỡ của các dân tộc và các nền
vàn hóa.
- Với điều kiện địa lý đó, Việt Nam đã trở thành ngã tư những
luồng di dân từ những thời kỳ xa xưa và gặp gỡ cửa nhiều luồng văn
hóa từ cổ đại đen cả thời cận đại.
Những phát hiện của khảo cổ học từ đầu thập kỷ 60 của thế kỷ
XX ở miền Bắc đã nêu ra giả thuyết về sự tồn tại của con người trên
dải đất này từ 25 vạn năm về trước. Những chứng cứ xác thực hơn thu
thập được trong các di chỉ thuộc nền văn hóa trước văn hóa Hoà Bình
và gần kề với Hòa Bình (hậu kỳ Pleistoxen đầu Holoxen), phát triển
liên tục sang thời đại đá mới và sơ kỳ đồ đồng từ nhiều di chỉ ở vùng
Phú Thọ, Thanh Hóa, Quảng Ninh cho ta thấy đó là văn hóa bản địa.
Vào thời Hùng Vương (vài thế kỷ trước Công nguyên cho đến
đầu Công nguyên), tức là vào thời kỳ nền văn hóa Đông Sơn, những
người Việt cổ này ngoài việc săn bắt, hái lượm, còn biết làm ruộng
nước và nương rẫy, làm mảng hay thuyền để đánh cá ở sông nước và ở
biển. Những tiền đề để hình thành Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ra đời
ở vùng trung châu Bắc Bộ.
Sự pha trộn các tộc người xảy ra mạnh mẽ bắt đầu từ thế kỳ I-II,
khi những cuộc xâm lược liên tiếp kéo dài của các thế lực phong kiến
phương Bắc (bắt đầu từ nhà Tây Hán đến đời Ngũ Quý), tạo điều kiện
cho nhiều luồng di cư từ phương Bắc đến, mặc dù bị đứt quãng do

1. I .ê Bá Thào (2002), Việt Nam lãnh thồ và các vung địa ỉý, tái bàn ẳn thứ hai, Nxb. Thế giới, Hà Nội,

35
nhiều cuộc khởi nghĩa của các anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng
năm 40 - 43, Bà Triệu năm 248, Lý Nam Đế năm 544-602 (kể chung
cho nhà Tiền Lý).
Trong khi đó, ở miền Nam, cũng bẳt đầu từ thế kỷ I - II, sự xum
nhập của nền văn hóa Ấn Độ được thông qua hàng loạt cuộc nhập cư
của các dòng người từ phía Tây đến và của những tộc người nguồn gốc
Malayo - Polynêdiên, mang theo kỹ thuật chế tác đá, nghề đi hiển và
một số nghề thủ công.
Như vậy, Việt Nam là một ngã tư gặp gỡ của nhiều luồng văn
hóa, trong đó quan trọng nhất là hai luồng văn hóa Trung Hoa và A n
Độ.
Vào thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII, với sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản Châu Âu, nhiều thương nhân Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp
đã đến thương cảng Hội An và phố Hiến. Chữ viết của Việt Nam, lúc
đó đã có do sự mượn của chữ Hán để chuyển thành chữ Nôm, thì được
thay thế bằng chữ La Tinh hóa. Đen cuối thế kỷ XIX, khi thực dân
Pháp hoàn thành việc xâm lược bằng quân sự ở Việt Nam, nó trở íhành
chừ Quốc ngữ, đồng thời, có sự tiếp nhận văn hóa Tây Âu thông qua
văn hóa Pháp với trên 80 năm đô hộ của chính quyền thực dân Pháp tại
Việt Nam.
Cũng phải kể thêm đến sự tuyên truyền của lối sống Mỹ ờ miền
Nam Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ XX tại các thành thị,
nhưng ảnh hưởng này không mấy sâu sắc.
Sự gặp gỡ nhiều luồng văn hóa trên lãnh thố Việt Nam trong thực
tế đã mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực. Trong đó, những
ảnh hưởng tích cực chiếm ưu thế. Tuy nhiên, nền văn hóa hàn địa
không vì thế mà bị đồng hóa hoặc biến dạng, trái lại nó còn được
phong phú thêm nhờ sự tiếp nhận có chọn lọc. Đó cũng là sự diễn tiến
tiếp biến văn hóa mà những di sản, di tích kiến trúc phong phú còn thể
hiện trên đất nước ta.
Tính thống nhất và đa dạng văn hóa của quốc gia đa dân tộc.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em, các dân
tộc sống xen kẽ và không có lãnh thổ tộc người riêng biệt. Mỗi dân tộc
còn giữ được những nét văn hóa riêng thể hiện trong ngôn ngữ, cách
36
pliát âm, phương thức quần cư và cách thiết kế nhà ở, các phong tục
tập quán, lễ nghi và các thao tác trong sản xuất.
Từ góc độ nhóm ngôn ngữ tộc neười, ở Việt Nam đã phần nào
thê hiện được tính đa dạng của cả khu vực Đông Nam Á. Trên cái nền
vàn hóa bản địa, ta thấy các mảng văn hóa khác nhau: văn hóa lúa
nước ở đồng bàng châu thố (Việt - Mường), văn hóa thung lũng của
các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày Thái, văn hóa nương rẫy ở núi cao và
cao nguyên của các dân tộc của cư dân Môn - Khmer, sắc thái văn hóa
biên của cư dân Nam Đảo. Trên cái nên bản địa ây, còn có thêm sắc
thái vùng Trung nguyên, văn hóa Tạng - Mianma mang hơi hướng du
mục của cư dân Trung Á, văn hóa Mông Dao từ vùng trung tâm Châu
Á, chúng thâm nhập, đan kết, tiếp biến giữa các yếu tổ bản địa và
ngoại lai, tạo nên bức tranh đa sắc vô cùng phong phú của văn hóa các
dan tộc Việt Nam” 1.
Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng phác họa ra các “vùng văn
hóa”, nhưng trong bức tranh đa sắc tộc cư trú xen kẽ ở Việt Nam,
chúng ta cũng dễ dàng cảm nhận được “cảnh quan văn hóa” ờ Việt
Nam, có cả đặc điểm tự nhiên như địa hình, khí hậu, thủy văn, động
thực vật... và những công trình do con người sáng tạo ra như kiến trúc,
nhà cửa, đồng ruộng, kênh máng, giao thông cùng những phong tục tập
quán...
Từ cái nhìn đó, chúng ta thấy có 7 vùng cảnh quan văn hóa: Cảnh
quan văn hóa Trung du đồng bằng Bắc Bộ, cảnh quan văn hóa Việt
Bấc, cảnh quan văn hóa Tây Bắc, cảnh quan đồng bằng duyên hải Bắc
Trung Bộ, cảnh quan văn hóa Nam Trung Bộ, cảnh quan văn hóa
Trường Sơn - Tây Nguyên, cảnh quan văn hóa Nam Bộ.
Với điều kiện địa lý - lịch sử - văn hóa trên nó quy định nên
những đặc trưng, đặc điểm của di sản, di tích kiến trúc Việt Nam.
Di tích kiến trúc có những đặc điểm sau:
Di tích kiến trúc là những sản phẩm của các thế hệ người trải
qua thời gian còn tồn tại đến ngày nay, nó là kết tinh của một quá trình

1. Phan Hữu Dật (1999), s ắ c thái văn hóa địa phương và tộc người trong chiến lược p h á i triên đất nước,

N xb. Khoa học - Xã hội, Hà Nội, tr.25.

37
sáng tạo của con người. Vì vậy, nó là chứng cứ vật chất xác thực về
quá trình phát triển của lịch sử mỗi cộng đồng dân tộc và nhân loại.
Khái niệm xác thực (Authentique) được hiểu bao gồm: ‘"Tùy theo
tính chất của di sản văn hóa, bối cảnh văn hóa của di sản đó, và sự biến
chuyển của nó trong thời gian mà phán xét về tính xác thực với một
loạt các nguồn thông tin khác nhau. Các dạng thông tin có thể bao gồm
hình thức và thiết kế, vật liệu và chất liệu, cách sử dụng và chức năng,
truyền thống và kỹ thuật, vị trí và nơi dựng lập, tinh thần và cách thể
hiện (tâm linh và tình cảm), những yếu tố bên trong và bên ngoài của
di sản. Việc sử dụng những nguồn thông tin đó sẽ cho phép dựng lên
được các chiều kích nghệ thuật, lịch sử, xã hội và khoa học của di sản
văn hóa được khảo sát” 1. Vì vậy, di tích chẳng những là tư liệu để
nghiên cứu quá khứ, hiểu về quá khứ mà nó còn là nguồn cảm xúc
mạnh mẽ về quá khứ. Nó vô ngôn, không tự nói về mình, do đó, có thể
kiểm tra bất cứ lúc nào nếu ai muốn.
Mỗi di tích kiến trúc đều gắn với một địa điểm nhất định, gắn với
một cộng đồng văn hóa nhất định, một thời điểm lịch sử nhất định.
Nghĩa là di tích tồn tại ở chính nơi đã sinh ra nó cùng cảnh quan thiên
nhiên và văn hóa, phong tục, lễ hội ở đó.
Mỗi di tích kiến trúc đều gắn với nhiều “lớp” văn hóa qua thời
gian, nhiều khi không còn sừ dụng như chức năng mục đích ban đầu
của nó. Nói cách khác có nhiều ý nghĩa trên một di tích.
Mồi di tích kiến trúc được xây dựng bằng nhiều chất liệu, vật
liệu khác nhau; tổng họp về giá trị: giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá
trị kiến trúc nghệ thuật.
Di tích kiến trúc nước ta đa dạng về hình thức, phong phú về sự
tồn tại, về quy mô và về tính toàn vẹn.
Với điều kiện trên, di tích kiến trúc Việt Nam rất phong phủ, đa
dạng về loại hình cũng như sự hiện tồn của nó.
- Căn cứ vào chủ thể sáng tạo, chúng ta thấy di tích kiến trúc Việt
Nam rất đa dạng và phong phú, thể hiện di tích kiến trúc của nhiều dân

1. Các văn bản hiến chương và công ước quốc tế về bào tồn và trùng tu, Vân kiện Nara vẽ tỉnh xác thvr.

( ỉ 994), sđd.

38
tộc, mồi dân tộc có những di tích kiến trúc riêng, tạo ra bức tranh di
tkh đa dạng và phong phú.
- Căn cứ vào niên đại khởi dựng, chúng ta thấy di tích kiến trúc
kí' 0 dài qua nhiều thời đại, từ cố đại đến thời cận kim.
- Căn cứ vào chức năng của di tích, có thể chia di tích kiến trúc ra
làm các loại sau: Di tích kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng, di tích kiến trúc
thành lũy, di tích kiến trúc lăng mộ, di tích kiến trúc dân gian, di tích
kiến trúc cung điện dinh thự và di tích kiến trúc đô thị.
- Căn cứ vào sự hiện tồn của di tích, có thể chia di tích kiến trúc
ra làm 2 loại sau: Di tích kiến trúc bị hư hại hoàn toàn chỉ còn phế tích
tròn địa điểm và di tích còn nguyên vẹn nhưng đã qua tu sửa nhiều lần.
- Căn cứ vào vật liệu xây dựng, có thể chia di tích kiến trúc ra
làm 3 loại sau: Di tích kiến trúc đá, di lích kiến trúc gạch và di tích
kiến trúc gỗ.
Tóm lại, di tích kiến trúc là hiện trường của lịch sừ, hiện trường
của lịch sử không thê tải sinh, vì chỉ nó là duy nhât. Chỉ có thê đên di
tích, người ta mới có cảm xúc trực tiếp thông qua việc xem xét hiện
trường, người ta mới gần gũi cảm thụ cảnh vật. Thời gian và không
gian của di tích là một thế thống nhất, là cái có thể nhận biết bàng cảm
xúc, có thể sờ mó đến thực thể của lịch sử. Có thổ nói, đứng trước di
tích là để suy tưởng hình ảnh cùa lịch sử qua thời gian. Nó cung cấp
cho ta tính tưởng tượng, sự liên tưởng kỳ diệu vượt qua rất nhiều cái
trước mắt là di tích. Sự hoang phế hay đổ nát, những sót lại của di tích
làm cho sự liên tường, sự tưởng tượng đến xa xăm một cách vô hạn về
thời gian và không gian. Như P.Ănghen đã phân tích từ trực giác đến
tu duy trừu tượng khoa học như sau: “Trước hêt người ta tạo ra mội sự
trừu tượng vể những sự vật cảm giác được, và sau đó. người ta muốn
trỏng thấy thời gian và ngửi thấy không giarì'x. Vì thế, cần nhấn mạnh,
đây là thuộc tính cơ bản nhất của di tích.
Sự còn lại của di tích kiến trúc ở nước ta đến nay không còn
nhiều so với những điều mà chúng ta biết được qua tư liệu sử sách. Ví
dụ, khi nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc thời Lý Trần, tư liệu trong

]. Phơriđơrich Ánghen (1976), Biện chứng cùa tự nhiên, Từ diên triết học, tr.967.

39
Thiền Uyển Tập Anh có ghi: Ở Thăng Long có 72 chùa lớn hay trong
Tâm tổ Thưc Lục ghi tới 147 chùa mà nay tại những địa chỉ và di tích
ấy chỉ còn vài chùa.
Nhìn chung những di tích kiến trúc, từ sự tồn tại của bản thân
kiến trúc, chúng ta có thể chia làm hai loại:
- Một số ít công trình còn lại trên mặt đất, số di tích này còn rất ít
từ thế kỷ XIV, XV như vết tích chùa Thái Lạc, Chùa Dâu (Bắc Ninh),
chùa Bối Khê (Thanh Oai, Hà Nội). Thế kỷ XVI, như đình Tây Đằng.
Thế kỷ XVII, còn nhiều hơn một chút.
- Phần nhiều di tích bị hủy hoại hoàn toàn, chỉ còn lại phế tích
gạch đá là những vật liệu bền chắc.
Nhìn lại một số đặc điểm di tích kiến trúc gạch đá qua các di vật
của các phế tích cho thấy:
- Thời Bắc thuộc, các di tích đã phát hiện như: Khu di tích Hoa
Lư (Ninh Bình), Luy Lâu (Bắc Ninh), tháp Nhạn (Hồng Long, Nam
Đàn, Nghệ An).
v ế vật liệu: gạch đa số là màu xám, màu đỏ nhạt và thường có
hoa văn ở rìa cạnh, hình khối chữ nhật, kích thước lớn, có một số có
ghi chữ Giang Tây Quân (Ỷ X H ặ), thời nhà Đường. Các di tích này
hoàn toàn đổ nát.
- Thế kỷ X: Phát hiện chủ yếu ở khu di tích Hoa Lư như tường
thành, tường gạch, các nền móng cung điện.
Đặc điểm vật liệu: gạch lát nền có kích thước lớn (74cm X 47cm),
độ nung thấp, mềm, dễ bị mùn, có một số chữ Đại Việt Quốc Quân
Thành Chuyên .
- Thời Lý: Các di tích đã phát hiện gồm: chùa Phật tích (chùa
Vạn Phúc, xã Phượng Hoàng, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh), Tháp
Tường Long (thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng), tháp Chương Sơn (xã Yên
Lợi, huyện Ý Yên, Nam Định), chùa Lạng, chùa Hương Lãng (xã
Minh Hải, huyện Văn Lâm, Hải Dương).
Đặc điểm vật liệu: vật liệu đất nung được kết hợp song song với
vật liệu đá. Gạch chủ yếu là gạch bìa, có kích thước cỡ trung bỉnh
40cm X 25cm X 5cm. Một số gạch có chữ:
40
fĨÈí ỉrfn Jk "Ỹ: ^L1<F-ìn Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo (1058).
v ỉ l1tl-! )n, ỈỀ l_'r'í"ìu Chương Thánh Gia Khánh thất niên tạo
(1066).
JL Ít''ị:-ìẾ Lý gia đệ tam đế Long Phù Nguyên
Hóa niên tạo.
^ MW> ^ ì a Lý gia đệ tam đế Chương Thánh
Gia Khánh niên tạo (1065).
- Thời Trần: Đã phát hiện di tích gạch đá ở khu di tích Kiếp Bạc
(Hải Dương), chùa Phổ Minh (Nam Định), chùa Lấm (Đảo Thừa
Cống, huyện cẩm Phả, Quảng Ninh), chùa Hồ (xã Hà Đông, huyện Hà
Trung, Thanh Hóa).
Kiến trúc gạch đá: Thành Tây Đô (thành Nhà Hồ, xã Tây Giai,
huyện Vĩnh Lộc).
Kiến trúc lăng mộ: có lăng mộ Trần Anh Tông ở Tam Đường,
Yên Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh).
Đặc điểm vật liệu: phổ biến là gạch hình chữ nhật, có kích cỡ:
41 cm X 2 0 cm X 6cm.

Đặc điểm về liên kết: Sự liên kết các vật liệu chủ yếu là xây xếp
liền sít vào nhau như thời Lý. Không thấy có vết tích vữa bùn (hầu hết
ở sân nền).
Các tháp cao tầng có liên kết đặc biệt: Các khối đá để cố định các
góc, gạch có mộng chốt, có trổ lỗ để xâu dây, chất kết dính gồm các
thành phần: vôi + mật mía + giấy dó.
- Thời Lê: Các di tích đã phát hiện ờ khu Hoàng thành Thăng
long: Điện Kính Thiên là nơi thiết triều của vua Lê, được xây dựng từ
thời Lê sơ. Tòa này được xây dựng trên nền cũ của điện Thiên An và
điện Càn Nguyên của thời Lý Trần. Phần lớn kiến trúc này đã bị phá
húy từ thế kỷ XIX, nhung nền móng vẫn còn giữ nguyên vẹn. Đoan
Môn ỈM p*] là cửa chính đi vào trung tâm cấm thành. Các di tích còn lại,
qua khai quật năm 2000 đã làm rõ nền móng, đường nền lát gạch vồ và
sán lát gạch vuông. Hậu Lâu và Bắc Môn cũng tìm thấy nền kiến trúc.

41
Đặc điểm kỳ thuật liên kết: hiện chưa thấy sự kết dính, kỳ thuật
kết dính đơn giản, chỉ là sự chồng xếp sao cho khít và cân đối.
Vấn đề bảo tồn di tích lịch sử văn hóa được cộng đồng thế giới
đặc biệt quan tâm, nhất là sau hai lần đại thế chiến ở thế kỷ XX. Các
nguyên tắc và phương pháp bảo tồn di tích dược phản ánh trong nhiều
hiến chương, công ước như:
- Hiến chương Athens về trùng tu di tích lịch sử (1931).
- Hiến chương Quốc tế về Bảo tồn, trùng tu Di tích và Di chỉ
(1964), được thông qua tại Đại hội Quốc tế lần thứ hai các kiến trúc sư
và kỹ thuật gia về di tích lịch sử, Venice (1964), được ICOMOS chấp
nhận năm 1965. Trên cơ sở Hiến chương Venice, nhiều Hiến chương
tiếp sau đã bổ sung và mở rộng như: Hiến chương Burra (ở N;ưn
Auxtrâylia), về việc bảo vệ các địa điểm di sản có giá trị văn hóa
(1979, sửa đổi 1981, 1988, 1989); Hiến chương về bảo tồn các Hoa
viên lịch sử (Hiến chương Florence, 1981); Hiến chương về bảo vệ
thành phố và khu vực đô thị lịch sử (thường được gọi là Hiến chương
Washington, 1987); Văn kiện Nara (Nhật Bản) về tính xác thực
(1994); Nguyên tắc bảo tồn các kiến trúc lịch sử bằng gỗ (1999).
Nguyên tắc của việc bảo vệ là: Các địa điểm có ý nghĩa văn hóa
cần được bảo vệ. Mục tiêu của bảo vệ là giữ lại các ý nghĩa văn hóa
của địa điểm. Bảo quản là nền tảng cho bảo vệ, đó là tất cả mọi quá
trình có thể sừ dụng để trông coi địa điểm nhằm lưu giữ ý nghĩa văn
hóa của nó.
Phương pháp phục nguyên nguyên trạng là việc triển khai khôi
phục diện mạo ban đầu mà hiện vật được đặc định trong bôi cảnh, tức
là việc đưa những hiện vật trở về vị trí của nó. Những hiện vật này là
bộ phận hữu cơ của di tích, nó có quan hệ nội tại với bối cảnh của di
tích, chính mối quan hệ đó mới có khả năng phản ánh chân thực tại đó
các giá trị lịch sử, nghệ thuật và khoa học. Đưa hiện vật trở về vị trí
của nó, tức là theo vị trí ban đầu của nó, xếp đặt lại trạng thái tĩnh,
khiến di tích khôi phục được tính hoàn chỉnh trong quan hệ không gian
của di tích, đưa lại cảm xúc chân thực mạnh mẽ.
Có ba phương pháp phục nguyên nguyên trạng di tích là:

42
- Phục nguyên hiện trường: Hình thức này thích hợp với các di
tích khảo cồ như: Các di chỉ, mộ táng cổ, loại di tích này không hoàn
toàn bi hư hoại (detruire), phần nhiều ở dưới đất, qua phát quật khảo cồ
và xử lý mới phát lộ ra, mới nhận rõ quang cành xưa. Các di tích này,
diện mạo khi phát quật đưa hiện vật ra khỏi lòng đất cần được xem như
là nguyên trạng, bảo tồn ở trạng thái tự nó, đó chính là sự hấp dẫn đối
với khách tham quan.
- Phục nguyên diện mạo tại một thời điêm lịch sử: Hình thức này
phù họfp với loại hình kiến trúc hang động. Đó là kiến trúc cổ, hang đá,
nó được bảo quản vững chắc, diện mạo thực tại và diện mạo lịch sử
không khác xa nhau bao nhiêu, hoặc hiện còn là trạng thái giống như
cơ bản diện mạo lịch sử, chỉ cần đưa nó về tình trạng đã biết trước kia
bàng cách đưa các hiện vật “có thể bao gồm những vật liệu thu hồi ở
địa điểm khác được xử lý lại. Việc này không được làm tổn hại đến bất
cứ môt địa điểm có ý nghĩa văn hóa” 1.
- Phục nguyên bộ phận: Hình thức này thực tế là hình thức thứ
nhất, ứng dụng vào trường họp cụ thể khi không phục nguyên được
toàn bộ.
Ket hợp với phục nguyên là việc cần thiết phải có bản thuyết
minh, sơ đồ chỉ dẫn các thiết bị hỗ trợ khác được bố trí hợp lý để hỗ
trợ khách tham quan lý giải biểu tượng và nội hàm của di tích.
Điều cần làm rõ là, dù hình thức phục nguyên nào cũng đều là
khoa học phục nguyên, tất phải tuân theo nguyên tắc là không làm tổn
hại, không làm thay đôi nguyên trạng thái của các văn vật và di tích
như khi mới phát hiện. Không nên điều chỉnh, phỏng đoán làm giảm
b(Vt tính chản thực cua di tích.

1 . Hiến chương Burras Các hiến chương quốc tế về bào tòn và trùng tu, sđd.

43
Q U Y H O ẠCH VÀ CÁU T R Ú C
K IN H T H À N H HUÉ THỜI N G U Y Ề N

TS. Phan Thanh H ải’


Dần nháp
Cách đây đúng 15 năm, UNESCO đã đưa Quần thể di tích cố đô
Huế vào Danh mục di sản thế giới với một sự công nhận đặc biệt:
“Quần thể di tích Huế: Kinh đô đầu tiên của nước Việt Nam
thống nhất, thành phố đã được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX dựa theo
các triết lý Đông phương và truyền thống Việt Nam. Sự hòa quyện vào
môi trường thiên nhiên, vẻ đẹp của kiến trúc đặc biệt và các công trình
có trang trí là một phản ánh độc đáo của nền đế chế Việt Nam ngày
xưa vào thời đạt đến đỉnh cao của nó”.
Giá trị văn hóa của Huế đã được thừa nhận còn vì đây là nơi duy
nhất tại Việt Nam còn bảo lun được một cách khá hoàn hảo diện mạo
của một kinh đô thời kỳ quân chủ phong kiến. Bởi vậy, đối với giới
nghiên cứu, để tìm hiểu về kiến trúc quy hoạch đô thị truyền thống
Việt Nam người ta không thể không đề cập đến Huế.
1. Khái lược về lịch sử xây dựng Kinh thành Huế
Khái niệm Kinh thành Huế thường được sừ dụng với 3 ý nghĩa
có nội hàm tương đối khác nhau. Theo nghĩa rộng nhất, khái niệm này
dùng để chỉ tổng thể kiến trúc của Kinh đô Huế, bao gồm cả Kinh
thành cùng toàn bộ các kiến trúc bên trong nó, hệ thống lăng tẩm, đàn
miếu, chùa quán, hành cung, chợ búa, cảng khẩu, hệ thống phòng thủ
bao quanh... Tức là khái niệm Kinh thành tương đương với khái niệm
Kinh đô. Theo nghĩa hẹp hơn, Kinh thành Huế dùng để chỉ hộ thống
kiến trúc được giới hạn từ vòng tường thành ngoài cùng của Kinh đô
Huế trở vào, tức gồm 3 lớp thành: Kinh thành, Hoàng thành, Tử cấm
thành và các kiến trúc bên trong. Còn theo nghĩa hẹp nhất, Kinh thành
chỉ có nghĩa là lớp thành quách ngoài cùng mang chức năng phòng thủ
của Kinh đô Huế.

* Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế.

44
Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng khái niệm Kinh thành Huế
theo nghĩa rộng nhất, tức tưong đương khái niệm Kinh đô. Thời
Nguyễn, thường gọi là Kinh sư1.
Thực ra, những cơ sở đầu tiên cho việc xây dựng Kinh đô Huế đã
được thiết lập từ thế kỷ XVII với vai trò nổi bật của các chúa Nguyễn.
Năm 1636, chúa Nguyễn Phước Lan đã chọn vùng đất Kim Long
(thuộc phường Kim Long, Thành phố Huế ngày nay) để xây dựng thủ
phủ của Đàng Trong, đồng thời mở cảng Thanh Hà để tiếp nhận hàng
hóa từ Hội An. Một đô thị bên bờ sông Hương với các ý tưởng quy
hoạch khá rõ ràng đã được thực hiện.
Năm 1687, sau 51 năm xây dựng thủ phủ tại vùng đất Kim Long,
vị chúa Nguyễn đời thứ 5 là Nguyễn Phước Thái đã quyết định dời đô
về đất làng Phú Xuân, cách vị trí cũ 5 dặm về phía hạ lưu. Chính ông
là người đã nhìn nhận ra vai trò đặc biệt của vùng đất nằm giữa sông
Hương và sông Kim Long với các yếu tố phong thủy hoàn hảo như núi
Ngự Bình làm Tiền án, cồ n Hến, cồn Dã Viên trên sông Hương làm
thế tay ngai “tả long hữu hổ” ... Việc xây dựng thủ phủ Phú Xuân đã
được tiến hành ngay sau đó với các hoạt động: “ ...đắp tường thành,
xây cung điện, trước mặt đào hồ lớn, trồng hoa cỏ cây cối, thể chế rất
tráng lệ”2.
Đen năm 1738, sau khi lên ngôi, chúa Nguyễn Phước Khoát
một lần nữa tái quy hoạch vùng đất Phú Xuân để xây dựng Đô thành
của vương quốc Đàng Trong. Theo ghi nhận của nhiều nhân chứng
lịch sử, Đô thành Phú Xuân của họ Nguyễn lúc bấy giờ đã là một đô
thị khá hoàn bị về mọi mặt: Kinh thành nằm ở bờ Bắc sông Hương,
hướng theo trục “Càn - Tốn” (Tây Bắc - Đông Nam), quy mô to lớn,
kiến trúc hoành tráng; các khu vực đền miếu lăng tẩm bố trí ở phía
Tây và Tây Nam; các khu vực buôn bán, chợ búa bố trí tại phía Đông

1. Trong bộ Đại Nam nhắt thống ch í cùa Quốc Sử Quán triều Nguyễn, khải niệm Kinh sư thường sử dụng
để chi kinh đô Huế, nhung đôi khi khái niệm này cũng có 2 nghĩa khác, tương tự như hai nghĩa hẹp hơn
m à chúng tôi đã nêu. Khi mô tà về 3 vòng tường thành cùa kinh đô Huế, người ta đã sử dụng các khái
nùậm: Kinh sư thành, H oàng thành và Từ cam thành.
2. Quốc Sử Quán triều Nguyễn - Bản dịch cùa Viện Sừ học (2004), Đợi Nam thực lục, tập 1, Nxb. Giáo
dự'C, Hà Nội, tr.98.

45
nối kết từ Bao Vinh - Thanh Hà đến tận cảng khẩu quốc tế Hội An
(Quảng Nam). Đây là một mô hỉnh đô thị đặc biệt và rất hiếm thấy
trong lịch sử Việt N am 1.
Suốt cả thời kỳ quân Trịnh chiếm đóng cho đến hết triều đại Tây
Sơn, đất Phú Xuân vẫn giữ vai trò là đô thị trung tâm của Đàng Trong,
rồi kinh đô của cả nước thống nhất. Tuy nhiên, thời kỳ này hầu như
không có thêm sự xây dựng bổ sung đáng kể nào2.
Ngay sau khi thống nhất đất nước và thành lập vương triều
Nguyễn, vua Gia Long đã quyết định chọn Phú Xuân để xây dựng
Kinh đô cho nước Việt Nam (sau là Đại Nam) thống nhất.
Công việc này được bắt đầu từ năm 1804, kéo dài qua suốt thời
Gia Long (1802-1820), qua gần hết thời Minh Mạng (1820-1840) mới
cơ bản hoàn chỉnh.
Vua Gia Long đã cho xây dựng Hoàng thành (từ 1804), rồi Kinh
thành cùng các công trình kiến trúc liên quan (từ 1805), xây dựng đàn
Nam Giao (1806), đàn Xã Tắc (1806), Kỳ Đài (1807), Văn Miếu
(1808), trùng kiến lăng các chúa Nguyễn (1807-1808), quy hoạch và
xây dựng Thiên Thọ lăng (tức lăng Gia Long)...
Vua Minh Mạng quy hoạch lại Hoàng thành và Tử cấm thành (từ
1821 với việc xây dựng Thế Miếu), xây dựng Ngọ Môn (1833), hoàn
chính việc xây tường gạch cho Kinh thành, xây dựng các vọng lâu trên
cửa thành (1829-1831), đào hoàn chính sông Ngự Hà bên trong Kinh

1. Khi phân tích về cuộc đất này, Lê Quý Đôn đã hết lời ca ngợi: “Đất rộng bàng như lòng bàn tay, rộng
độ hơn mười dặm , ở trong đất cao, bốn bề đều thấp, tức là chỗ nồi bật giữa đất bằng ngồi vị càn (Tây -

Bẳc), trông hướng tốn (Đ ông - Nam), dựa ngang sống đất, trông xuống bến sông; đằng trước lá quằn :;ơn,
chầu về la liệt, toàn thu nước ở bên hữu, vật lực thịnh giàu”. Nhìn trên toàn cục thì: “D inh Phú Xuân có
năm lần hô thuỳ (nước về p h ía hữu) ỏm đằng trước: một là nguôỉì Hữu - trạch chày xuống là Aỏng Phú -
xuân, hai là sông nhỏ An - nông, ba là ngồn H im g - bình chày vào đầm Hà -trung, bổn là nguôn Phú - cáu
chày qua Cao - đôi m à vào p h ả Hà - trung, năm là nước tự đèo Mệt - mỏi chày xuống đèo Cành - dương.
Có ba lần long sa (cáí ờ bẽn tả) ngân bên tả: m ột là pho Thanh - hà ở bên tà sông cầu ỈMC - nò, hai là các
xă Thuận - phư ớc Thuận - hòa ở bên tả thượng Imt sông con ngã ba Sênh, ba là các xã Bình - Trị. Thai -
dương ở bèn tả hạ lu v p h á Tam - giang thẳng đến cửa Eo".
2. Xem thêm Phan Thanh Hài: “T ừ Đô thành Phú Xuân thời chúa Nguyền đến kinh đô Phú Xuân thời Tây
Sơn - Diện mạo và những điểm khác biệt”. Kỷ yếu hội thào Tày Sơn - Thuận Hoá và anh hùnẹ dân tộc
Nguyễn Huệ - Q uang Trung, Uý ban Nhân dân tình - Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, 6/2008.

46
thành (1825) cùng hệ thống hào, sông hộ thành bên ngoài, xây dựng
Hố Quyền (1830), Võ Miếu, quy hoạch và xây dụng Hiếu lăng (tức
lăng Minh Mạng, từ 1840)...
Đốn thời vua Thiệu Trị (1841-1847) và vua Tự Đức (1848-1883),
Kinh thành Huế vẫn được xây dựng bổ sung một số công trình, đáng
kẻ nhất là Xương lăng (lăng Thiệu Trị) và Khiêm lăng (lăng Tự Đức),
một sổ khu vườn hoàng gia bên trong và ngoài Kinh thành cùng một số
biệt cung, hành cung khác. Có thể nói, bốn vị vua đầu triều Nguyễn đã
tạo nên một Kinh đô Huế hoàn bị và vẫn mang đậm bản sắc văn hóa
phưong Đông truyền thống.
Nhưng từ thời vua Đồng Khánh (1885-1888) đến thời các vua
Khải Định (1916-1925) và Bảo Đại (1926-1945), do ảnh hưởng của
vàn minh phương Tây, một số công trình đã sử dụng vật liệu mới, thậm
chí mang phong cách châu Âu được xây dựng thêm hoặc thay thế công
trinh cũ ở cả bên trong và bên ngoài Kinh thành, như lăng Đồng
Khánh, lăng Khải Định, cung An Định, lầu Kiến Trung. Điều đó khiến
diện mạo kiến trúc của kinh đô Huế càng thêm phong phú, đa dạng.
Như vậy, việc xây dựng Kinh đô Huế đã được đặt cơ sở từ thời
chúa Nguyễn, nhưng các vua Nguyễn mới thực sự là những người kiến
tạo và hoàn chỉnh về mọi mặt, từ quy hoạch đến cấu trúc đô thị. Ở
phần viết dưới đây tôi sẽ phân tích kỹ hơn về quy hoạch và cấu trúc
Kinh đô Huế.
2. Quy hoạch và cấu trúc Kinh đô Huế
Rõ ràng là việc quy hoạch Kinh đô Huế thời Nguyễn đã có sự kế
thừa những ý tưởng quy hoạch đô thị có từ thời chúa Nguyễn. Năm
1981, ngài Tổng giám đốc UNESCO khi đánh giá về di sản Huế đã
nhận ra điều này:
"Những người đầu tiên xây dựng Huế đã có dụng ỷ đỏng khung
Huế trong phong cành kỳ diệu từ núi Ngự Bình đến đồi Vọng Cảnh,
đến phá Tam Giang và cầ u Hai. Và chính nhờ thế, họ đã sáng tạo ra
một kiến trúc tinh vi, trong đó moi nhân tố bắt nguồn từ cảm hứng

AI
thiên nhiên gần gũi. Thành phố Huế, chính là nghệ thuật được vẻ đẹp
của thiển nhiên bổ sung, tô điếm thêm”].
Đầu thế kỷ XIX, khi bắt tay vào xây dựng Kinh đô của cả nước
thống nhất, vua Gia Long đã xây dựng Kinh thành ngay trên đất của
Đô thành Phú Xuân cũ nhưng mở rộng quy mô ra cả 4 hướng. Kinh đô
Huế được quy hoạch dựa trên các nguyên tắc của khoa học phương
Đông về xây dựng thành trì vốn được người Việt Nam tích lũy qua
hàng ngàn năm. Các yếu tố phong thủy, các nguyên tắc của Ngũ hành
được nghiên cứu và áp dụng hết sức tinh tế.
v ề tổng thể, Kinh đô Huế được bố trí trong một không gian thật
hoành tráng:
“Kinh sư là nơi miền núi, miền biến đều họp về, đứng giữa miền
Nam miền Bắc, đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng; đường thủy thì
có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm; đường bộ thì có Hoành Sơn,
ải Hái Vân chặn ngăn: sông lớn giăng phía trước; núi cao giữ phía
sau, rồng cuộn hổ ngồi, hình thế vững chãi, ấy là do trời đất xếp dặt,
thật là thượng đô của nhà vua ” 2.
Các tác giả bộ Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử Quán triều
Nguyễn khi mô tả về Kinh đô Huế lúc bấy giờ đã phân chia tổng thể
kiến trúc Huế thành 9 hệ thống: Thành trì, Đùn miếu, Sơn lủng, Uyển
hựu, Đài tạ, Phù đệ, Quan thự - đồn lũy, Đền thờ và Chùa quán. Dưới
đây, tôi cũng sẽ dựa trên sự phân loại này để phân tích quy hoạch và
cấu trúc của Kinh đô Huế thời Nguyễn, tuy nhiên để đảm bảo tính tổng
thể và tính logic, tôi tạm chia thành các phần sau: Thành trì, đài tạ và
hệ thống phòng thủ; Đàn miếu và chùa quán; Lăng tẩm; Hệ thống
vườn ngự; Phố thị và chợ búa; Hệ thống phủ đệ, Hệ thống hành cung
và một số công trình khác.
2.1. Kinh thành và hệ thống phòng thủ

1. AMADOU M ahtar M ’bow (2003), “Vì công cuộc bảo vệ, giừ gìn, tu sửa và tôn tạo di sản văn hóa cùa
thành phố Huế” . In trong tập Di sản văn hóa Huế - 20 năm bảo tồn và phát huy giả trị, Trung tâm Bào tồn
Di tích Cố đô Huế xuất bàn, Huế, tr.9.
2. Quốc sử quán triều N guyễn, Bàn dịch cùa Viện Sừ học (1969), Đợi Nam nhất thống chí, Nxb. Khoa học

xã hội, Hà Nội, tr.l 1.

48
Nhìn một cách tổng thể, thành trì thời Nguyễn bao gồm cả 3
vòng thành bảo vệ kinh đô (Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm
thành) và hệ thống phòng thủ từ xa bên ngoài. Như sách Đại Nam nhất
thông chí đã nói rõ, triều Nguyễn dựa vào sự “sâu hiểm” của cửa
Thuận An, Tư Hiền để giữ mặt biển cùng sự hiểm trở của Hoành Son
(dèo Ngang) và Hải Vân Son để phòng thủ đường bộ. Trên đường bộ,
có hệ thống đồn lũy xây dựng ngay trên đỉnh đèo Hải Vân và đèo
Ngang chắn giữ. Ờ đường biển thì có cả một hệ thống đồn lũy khá dày
đạc từ cửa Tư Hiền qua cửa Thuận An, dọc theo sông Hương đến tận
Kinh thành mà nổi bật là Trấn Hải Thành trấn giữ ngay trước cửa
Thuận An và Trấn Bình Đài (đồn Mang Cá Nhỏ) trấn giữ ở góc Đông
Bắc Kinh thành.
Tuy nhiên, quan trọng và trực tiếp nhất vẫn là Kinh thành Huế
cùng các vòng thành bên trong. Xét về mặt phong thủy, Kinh thành
Huế nằm sát bờ Bắc sông Hương, trên chính nền cũ của Đô Thành Phú
Xuân được mở rộng về 4 phía và vẫn trên trục “tọa Càn, hướng Tốn”,
lấy Ngự Bình làm tiền án, hai hòn đảo cồ n Hến (Bộc Thanh) và Dã
Viên làm thế tay ngai “tả long hữu hổ”. Ngoài hướng chính là Tây Bắc
- Đông Nam, Kinh thành còn có một hướng nữa - hướng Chính Nam -
đố liên kết giữa Kinh thành và đàn Nam Giao, đàn tế quan trọng nhất
của vương triều nằm cách Kỳ Đài 3km về phía Nam. Sông Hương
ngoài vai trò là “hoành thủy” (dòng nước chảy ngang trước mặt) còn là
trục liên kết mềm giữa Kinh thành với các hệ lăng tẩm, đền miếu ở
phía Tây và Tây Nam và các cảng thị, chợ búa ở phía Đông.
Phần “thành” trong “Thành trì” của kinh đô Huế chủ yếu là 3 lớp
thành lồng vào nhau:
- Kinh thành (hay Kinh Sư thành): Hình dạng gần như vuông,
mỗi cạnh dài hơn 2,2km, chu vi xấp xỉ lOkm, chiều cao mặt ngoài hơn
6m, chiều dày tại chân thành 21m. Kinh thành có 10 cửa đường bộ
(mặt Nam 4 cửa, các mặt còn lại đều 2 cửa), 2 cửa đường thủy đặt ở
phía Tây và phía Đông; ngoài ra còn có 1 cửa phụ nối thông qua Trấn
Bình Đài ở phía Đông Bắc. Vòng tường thành này bao bọc lấy một khu
vực có diện tích đến 5.200.000m2. v ề mặt cấu trúc, Kinh thành được
xây dựng theo phong cách pha trộn giữa kiểu thành Vauban và thành

49
Việt Nam truyền thống. Kinh thành có 24 pháo đài xây lồi ra phía
ngoài1, phía trên tường thành có trổ các lỗ châu mai, có tường bắn
cùng 355 xưởng súng, điếm canh bổ trí ở cả 4 mặt để bảo vệ. Các cổng
thành xây kiểu vọng lâu, cửa chính nằm trong thân thành (ám môn),
hai tầng vọng lâu bên trên xây gạch hoàn toàn theo kiểu truyền thống.
- Hoàng thành: Hình chữ nhật, mặt Nam và Bắc dài 640m, mặt
Đông và Tây dài 568m, chu vi 2416m2, cao hơn 4m, chiều dày him
lm , bao bọc lấy một khu vực rộng hon 360.000m2. Hoàng thành có 4
cửa bổ trí tại 4 mặt (Ngọ Môn phía Nam, Hòa Bình phía Bắc, Hiển
Nhân phía Đông, Chương Đức phía Tây), nguyên có 4 khuyết đài xây
lồi ra ở chính giữa của 4 mặt, năm 1833, vua Minh Mạng triệt bỏ Nam
khuyết đài để xây cửa Ngọ Môn.
- Tử cấm thành: hình chữ nhật, chiều dài cạnh Đông và Tây là
308m, cạnh Nam và Bắc là 342m, chu vi 1,300m, tường thành cao hom
3m, dày 0,6m, bao bọc lấy một khu vực rộng hơn 90.000m2. Tử cấm
thành nguyên có 10 cửa trong đó quan trọng nhất là Đại Cung môn ở
mặt Nam (mặt Đông nguyên có 4 cửa nay chỉ còn 3 là: Duyệt Thị,
Hưng Khánh, cấm Uyển; mặt Bắc có 3 cửa: Văn Phòng, Tường Loan,
Nghi Phụng; mặt Tây có 2 cửa: Tây An và Gia Tường).
Ngoài ra, ở góc Đông Bắc Kinh thành còn gắn liền một pháo đài
nhỏ là Trấn Bình Đài. Căn cứ vào tư liệu của triều Nguyễn có thể biết,
chu vi mặt ngoài vòng thành là 1.048,648m, cao 5,lm , thân dày
14,88m, trên dày 1,19m, dưới dày l,828m. Mặt trong chu vi 84,17m,
cao 2,848m, trên dày 0,595m, dưới dày 0,8925m3. Thực ra, Trấn Bình
Đài là một thành phụ của Kinh thành, có hình lục giác không đều, tựa

1. Đ ại Nam nhất thắng chí cho biết: “Bổn phía trên mặt thành cỏ 24 pháo đài " và cho biết tôn cùa các
pháo đài theo các hướng: Hướng Nam (mặt tiển) gồm các pháo đài: Nam Minh, Nam Himg, Nam Thẳng,
Nam Chính, Nam Xương, Nam Hanh. Hướng đông (mặt tả) gồm các pháo đài: Đông Thái, Đông Trường,
Đông Gia, Đông Phụ, Đông Vĩnh, Đông Binh.Hướng tây (mặt hừu) gồm các pháo đài: Tây Thành, Tây
Tuy, Tây Tĩnh, Tây Dực, Tây An, Tây Trinh. Hướng Bắc (mặt hậu) gồm các pháo đài: Bấc Định, Bấc
Hoà, Bắc Thanh, Băc Trung, Bắc Thuận, Bắc Điện.
2. Các số đo của Hoàng thành và Tử cấm thành đều lấy từ kết quả khảo sát thực tế của nhóm nghiên cứu
phối hợp Trung tâm BTDTCĐ Huế (HMCC) và Viện Di sàn thế giới-Đại học W aseda (HW).
3. Nội Các triều Nguyễn - , bản dịch của Viện Sừ học (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 13:

Bộ Công, Nxb. Thuận Hóa, Huế, tr.321.

50
nhr hình một chiếc vươníi miện, 0 mặt Tây, 7 rấn Bình Đài nối với
Kiih thành bằng một cây cầu bằng gạch bắc qua hào, rồi có cửa Trấn
Bìih môn trổ xuyên qua thân thành. Trấn Bình đài cũng được xây
the.) kiểu Vauban với tường bắn, pháo nhãn, phòng lộ, hào, thành
gia... tạo thành một cứ điểm kiên cố để bảo vệ cho Kinh thành trên
đưmg thủy nối ra biển.
Ngay trên tường thành mặt Nam của Kinh thành có 2 công trình
khi độc đáo được xếp vào phần “Đài tạ” cùa sách Đại Nam nhất thống
ché. đó là:
- Kỳ đài (đài cờ): Nằm chính giữa mặt Nam Kinh thành, xây năm
18(7 với 3 tầng bệ cao 17,5m trước làm bằng gỗ. sau xây bê tông, trên
có :ột cờ. Kỳ đài là một dạng kiến trúc đặc biệt khác hẳn với kiến trúc
tru'ền thống, tuy nhiên, về mặt ý nghĩa và phương pháp xây dựng, nó
vẫi là một kiến trúc hoàn toàn kiểu Việt Nam 1.
- Quan Tượng đài (hay Nam đài - đài xem thiên văn, khí tượng):
Nằn ở góc Tây Nam của Kinh thành, được xây năm 1836, dưới xây bệ
gạch hình vuông, cao 4m, trên có đình bát giác cắm cờ ở cả 8 hướng.
Đâ' là công trình dự báo khí tượng thủy văn cổ duy nhất còn lại ở
mrrc ta.
Phần “trì” trong “Thành trì” của Huế tạo thành một hệ thống - hệ
thủ/ đạo2 với những nét rất đặc trưng: bao bọc các lớp thành từ bên
ngcài và liên kết với nhau từ bên trong để đóng nhiều vai trò cả phòng
thủ về phong thủy, về điều hòa môi trường và cấp thoát nước. Hệ thủy
đạc của Kinh thành ấy đã được xây dựng và điều chỉnh, tạo cho địa
cuộc Kinh thành cái thế “Tứ thủy triều quy” - bổn mặt đều là nước vây
bọc. Sông Kim Long từ đầu thòi Gia Long đã bị lấp hẳn ở phần phía

1. CíU trúc Kỳ đài kiêu 3 cấp tượng trưng cho Thiên- Địa-Nhân. Kỳ đài lại đóng vai trò là bình phong trực
tiếp the chẳn cho Hoàng thành và có mối liên hệ mật thiết với các công trình trẽn trục Dũng đạo cùa Kinh
thànl: N gự Bình sơn - Phu Văn lâu - Kỳ đài - Ngọ Môn - điện Thái H òa... Ca dao cồ cùa Huế cũng có
càu: Ngọ M ôn 5 cửa 9 lầu, Kỳ đài 3 cấp, Phu Văn lâu 2 tầng” phản ánh rõ mối quan hệ trèn.
2. C ị thể, hệ thủy đạo của Kinh thành bao gồm: hệ thống sông hộ thành (Hộ Thành hà) bao bọc phía ngoài
Kinh thành, hệ thống hào bào vệ sát chân thành, một con sông Ngự Hà chày xuyên qua giữa lòng Kinh
thànl, và gán kết với nó là cả một hệ thống hồ, ao, kônh, hào, cống, rãnh... tạo nên một mạng lưới thống
nhất 'ới nhiều công năng: cấp và thoát nước, điều hòa khí hậu môi trường trong Kinh thành, đóng vai trò
về plong thủy...

51
tây để triệt tiêu cái họa “tà lưu thủy” gây bất an cho chủ nhân Kinh
thành, nhưng một phần dòng sông chảy bên trong đất Kinh thành thì
được cải tạo lại thành các ao hồ và một đoạn của Ngự Hà. Từ năm
1825, do nhu cầu giao thông và cấp thoát nước, vua Minh Mạng cho
đào thêm đoạn Ngự Hà ở phía Tây, nối thông ra bên ngoài (qua Tây
Thành Thủy Quan), khiến cho hệ thoát nước của Kinh thành trở nên
hoàn hảo.
v ề quy hoạch bố trí bên trong Kinh thành, từ giữa thế kỷ XIX,
triều Nguyễn đã chia Kinh thành thành nhiều khu vực, trong đó có 95
phường có dân cư sinh sống. Tuy nhiên, bố trí cụ thể của 95 phường
đó như thế nào và tình trạng dân cư phân bố ra sao thì không thấy sử
liệu của vương triều này đề cập đầy đủ. Đến đầu thế kỷ XX, trong
khảo cứu “La Citadelỉe de Huê - Onomastique” (Kinh thành Huế - Địa
danh), linh mục L. Cadière mới thống kê được một số phường trong số
307 địa danh bên trong và kề cận Kinh thành1. Năm 2001, trong còng
trình Địa danh Thành phố Huế, Trần Thanh Tâm và Huỳnh Đình Kết
có thống kê được 66 đơn vị phường cũ của Kinh thành. Các phường đó
gồm: Đại Đồng, Hàm Thanh, Hòa Thái, Khang Thái, Lí Cát, Linh
ửng, Liêm Năng, Long Bình, Minh Thiện, Mộc Đức, Nam An, Nam
Cường, Nam Minh, Nam Thọ, Ninh Bắc, Ninh Mật, Ninh Viễn, Nghĩa
Tích, Nguyên Thanh, Ngưng Hi, Ngưng Tích, Ngưỡng Trị, Nhân Cơ,
Nhân Hậu, Nhân Tiệm, Nhiêu Dụ, Nhuận Đức, Nhuận Óc, Nhuận
Trạch, Phong Doanh, Phủ Thứ, Phú Vãn, Phục Lễ, Quy Hậu, Quy
Thiện, Sư Trinh, Tây Lộc, Tây Ninh, Tây Thành, Tích Khánh, Tích
Thiện, Tỉnh Nhất, Tuân Đạo, Túc Vũ, Tuyên Hóa, Tư Trung, Tứ Dịch,
Thái Trạch, Thận cần, Thuận Cát, Thừa Đức, Thừa Thanh, Thừa
Thiên, Thường Dụ, Thông Thiện, Tráng cổ, Trinh Cát, Trọng Đức,
Trung Thuận, Vệ Quốc, Vĩnh An, Vĩnh Tuy, Vô Trụ, Vô uổng, Vụ lìản,
Xử Nhơn.
Mặc dù tìm ra được tên gọi của 66 phường như trên nhưng phần
khảo cứu về diên cách, lịch sử các phường này còn quá sơ sài.

1. Ví dụ, phường Tây Lộc đầu thế kỷ XX (khi trong Kinh thành có 10 phường) bao gồm các phường: Do
Nghĩa, Thừa Thanh, M ộc Đức, Hậu Sanh, An Trạch và có thể có thêm 3 phường: Định Bấc, Bào Cư, Phục
Lề (Cadicre), tr.87-88.

52
Đen đầu thế kỷ XX, theo bán đồ và miêu tả cùa L.Cadièrc, ờ
Thành nội chỉ còn lại 10 phường, tính từ Tày sang Đông và từ Bẩc
xuống Nam là: Tây Lộc, Tây Linh, Tri Vụ, Trung Hậu, Phú Nhơn, Vĩnh
An, Thuận Cát, Huệ An, Trung Tích và Thái Trạch. Cho đến nay thì chỉ
còn lại 4 phường: Thuận Hòa, Thuận Thành, Thuận Lộc và Tây Lộc.
v ề dân cư sinh sống bên trong Kinh thành thì có sự thay đổi rất
nhiều qua các thời kỳ lịch sử. Nguyên đất Kinh thành là lấy của 8 làng,
trong đó làng Phú Xuân là chủ yếu. Sau khi Kinh thành được xây
dựng, bên trong chủ yếu là hoàng gia, quan lại, nhân viên của triều
đình làm việc tại các công sở, thợ thủ công hoạt động trong các quan
xưởng và đội ngũ phục vụ. v ề sau dân cư ngày càng phát triển và việc
định cư được mở rộng. Sau năm 1945 thì dân cư phát triển ồ ạt gần
như không thể kiểm soát.
Căn cứ vào chức năng của các cụm công trình, có thể chia Kinh
thành ra các khu vực nhu sau:
1- Khu vực Hoàng thành - Tử cấm thành nằm ở trục trung tâm,
sát về phía mặt Nam. Nếu chia mặt bằng Kinh thành làm 9 ô đều nhau
thì khu vực trên nằm trọn trong ô thứ nhất ở giữa. Đây là khu vực quan
trọng nhất, nơi diễn ra các hoạt động chính của triều đình và hoàng gia.
2- Khu vực phía Đông Kinh thành: Là nơi tập trung các cơ quan,
nha thự của triều đỉnh, gồm: Lục bộ (6 bộ với cơ cấu từ Thượng thư
đến Tham tri, Thị lang), Tôn Nhân phủ, Cơ Mật viện, Quốc Sử quán,
Đô Sát viện, Hàn Lâm viện, Quốc Tử giám (giai đoạn muộn), trường
Anh Danh - Giáo Dưỡng trường (trường huấn luyện võ bị cho con em
các võ quan)... Ngoài ra tại khu vực này cũng có một số phủ đệ của
các hơàiig tử và quan lớn của triều đình, như Hoàng Công phủ của vua
Hàm Nghi, phủ Thái Quốc Công, Phúc Thiện đường của vua Tự Đức,
Chánh Mông đường của vua Đồng Khánh, phủ của các đại thần
Trương Đăng Đản, Trương Như Cương, Quảng Thiện đường (nơi học
tập của các hoàng tử, công chúa)...
3- Khu vực phía Tây Kinh thành là nơi bổ trí các đàn tế, miếu thờ
cùng một số cơ quan khác, như: Đô Thành Hoàng miếu, đàn Xã Tắc,
Âm Hồn đàn, Linh Hựu quán, đàn Tiên Nông và Tịch Điền, Trường
Thi, Lý Thiện ty, Khâm Thiên giám, Tân Miếu (từ cuối thế kỷ XIX)...

53
4- Khu vực phía Bắc Kinh thành (từ Đông Bắc qua Tây Bắc) là
nơi bố trí hệ thống vườn ngự, kho tàng và một số cơ quan phục vụ của
triều đình như hồ Tịnh Tâm, cung Khánh Ninh, cung Bảo Định, vườn
Thư Quang, vườn Thường Mậu, vườn Thường Thanh, vườn Phong
Trạch, Kinh Thương (kho thóc gạo), Võ Khố (kho chứa đồ võ bị),
Tàng Thơ lâu (kho chứa tài liệu, sổ sách), Hỏa Dược - Diêm Tiêu khố
(kho thuốc súng), nha Hộ Thành...
5- Góc Đông Bắc của Kinh thành, giáp với Trấn Bình đài là khu
vực dành cho quan chức đứng đầu phủ Thừa Thiên, khu vực này có
tường giới hạn, trong có 3 tòa công sở dành cho quan Phủ Doãn, Đề
đốc và Phủ Thừa1.
6- Bố trí dọc theo bên trong vòng tường Kinh thành, đặc biệt là
gần vị trí các cửa thành là các đơn vị binh lính của triều đình làm
nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ Kinh thành và có cả những đội lính thợ
được trưng tập từ toàn quốc về kinh đô để sản xuất, chế tác những mặt
hàng cần thiết phục vụ triều đình và hoàng gia.
7- Ngay trong Kinh thành có một so chợ để phục vụ nhu cầu trao
đổi, buôn bán hàng hóa của quan chức và binh lính làm việc trong
Kinh thành như chợ Tây Linh nằm phía Tây Bắc Kinh thành (sau đổi
thành chợ Tây Lộc nay vẫn còn), chợ Thừa Thiên nằm ở góc Đòng
Bắc Kinh thành (ngoài cửa phủ Thừa Thiên), chợ cầ u Đất ở phía Tây
của Hoàng thành (bên ngoài cửa Chương Đức)...
Bên trong Kinh thành, trừ khu vực Hoàng thành và các quan thự,
công sở, kho tàng, vườn ngự, trại lính... của triều dinh và hoàng gia là
các khu vực dân cư với 95 phường như đã kể. Nguồn gốc của số cư
dân Thành nội là gia đình người thân của quan chức về làm việc ở kinh
đô, thợ thủ công từ các tỉnh được chiêu tập về làm việc trong các tưựng
cục rồi lập gia đình và định cư luôn ở đấy. Trong các khu dân cư này
còn có hệ thống chùa, đình, am miếu do dân chúng lập nên, chỉ đặc

1. Năm 1885, khi Pháp đánh chiếm Kinh thành, phù Thừa Thiên tạm thời dời vào chùa Diệu Đế, sau đó
chuyển về vị trí cũ cùa Đô Sát viện (1890), đến nãm 1899 thì dời qua vị trí bờ Nam sông Hương đối diện
với Kinh thành (tức vị trí ủ y Ban Nhân Dân tình Thừa Thiên Huế hiện nay). Xem Cadière, Kinh thành
H uế - địa danh, tr.96.

54
biệt có đình Phú Xuân là ngôi đình cổ có từ trước được triều đình cho
phép giữ lại.
Bèn ngoài Kinh thành với chu vi hơn lOkm là hệ thống phòng lộ,
hào hộ thành và sông hộ thành; ớ khu vực nảy không cho cư dân sinh
sống. Riêng ở mặt Đông, bên ngoài hào hộ thành nhung trong sông hộ
thành (sông Đông Ba), triều đình cho dựng chợ Đông Hoa (sau đổi
thành Đông Gia, rồi gọi trại thành Đông Ba; đến năm 1899 mới dời ra
vị trí hiện nay) cùng hơn 200 gian hàng phục vụ giao thương buôn bán.
v ề sau, khu vực này phát triển lên thành khu vực dân cư phồn thịnh.
v ề cấu trúc cúa Hoàng thành, CO' bản bao gồm 2 phần chính:
Ngoại triều và Nội đình, diện tích toàn bộ hơn 36ha. Hoàng thành là
nơi tổ chức các nghi lễ triều hội và thờ cúng của triều đình, nơi sinh
sống của nhà vua cùng cung phi, thái giám và bính lính bảo vệ; không
có dân cư sinh sống trong khu vực này.
+ Ngoại triều: Nằm ở phía Nam, bên ngoài Tử cấm thành, được
tính từ Ngọ Môn đến hết điện Thái Hòa, tức bao gồm gần một nửa phía
Nam cùa Hoàng thành. Ngoại triều chia thành 3 trục:
Trục chính giữa cổng Ngọ Môn 2 tầng (là cửa chính mặt Nam
kiêm chức năng lễ đài), tiếp đến là 3 tầng sân Đại triều nghi, và sau
cùng là điện Thái Hòa đặt trên thềm rồng cao, bên trong là ngai vàng
biểu tượng quyền lực của triều Nguyễn.
Trục phía tả (phía Đông) là 2 ngôi miếu thờ: Phía trước là Triệu
TỔ miếu thờ Triệu tổ của họ Nguyễn là Nguyễn Kim; sau là Thái Tổ
miếu thờ các đời chúa Nguyễn (từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc
Thuần).
Trục phía hữu (phía Tây) là 2 miếu thờ: Phía trước là Hưng Tổ
miếu thờ Nguyễn Phúc Luân, thân sinh vua Gia Long; phía sau là Thế
Tổ miếu, thờ các đời vua Nguyễn từ Gia Long đến Khải Định.
Bốn miếu thờ tổ này được bố trí đăng đối với nhau, ngoài các
miếu chính còn có một số kiến trúc phụ thuộc, tiêu biếu nhất là Hiến
Lâm các (Thế miếu), Tuy Thành các (Thái miếu), các nhà tả - hữu vu,
nhà thờ Thổ công...

55
Nêu trục chính là nơi cử hành các hoạt động triều hội, thì hai trục
Đông - Tây là nơi cử hành các nghi lễ thờ cúng của triều Nguyễn1.
+ Nội đình:
Khu vực này gồm Tử cấm thành ờ trung tâm, Phụng Tiên miếu,
Diên Thọ cung, Trường Sanh cung ở phía Tây; Nội Vụ phủ, Cơ Hạ
viên và Hậu hồ ở phía Đông và phía Bắc. Nội đình chiếm hơn 1/2 diện
tích của cả Hoàng thành.
Tử Cấm thành nằm ở trung tâm, rộng hơn 9 ha, gồm 2 cung điện
chính là cung Càn Thành và cung Khôn Thái. Mỗi cung ngoài điẹn
chính còn có nhiều công trình phụ thuộc và có hệ thống hành lang nối
kết với nhau. Cung Càn Thành vẫn kiêm một phần chức năng “ngoại
triều”, còn cung Khôn Thái thỉ thuần túy chỉ có tính chất “nội đình” 1.
Ngoài ra, ở phía Đông của Tử cấm thành còn có nhà hát Duyệt
Thị đường (phía trước), vườn Thiệu Phương và Ngự viên ở phía sau; ở
phía Tây của Tử cấm thành phía trước có khu chợ để cung cấp hàng
hóa cho Nội đình, phía sau là Lục viện, nơi sinh sống của các cung phi
mỹ nữ.
Ớ trục phía Tây, phía trước là Phụng Tiên miếu, miếu thờ tổ của
hoàng gia, nơi phụ nữ có thể tham dự trong các ngày lễ. Tiếp đến là
Diên Thọ cung, nơi sinh sống của Hoàng thái hậu. Sau cùng !à Trường
Sanh cung, vốn xưa là một ngự viên, sau cải tạo thành nơi ở của hà
Thái hoàng thái hậu. Các miếu thờ, cung điện này đều là những tổ hợp
kiến trúc khép kín với điện chính và nhiều công trình liên quan.
Ở trục phía Đông, phía trước là Nội Vụ phủ, là kho tàng chửa
châu báu, gấm vóc và các vật quý của triều Nguyễn. Tiếp đó là Cơ Hạ
viên và Hậu hồ, hai khu vườn ngự nối tiếp nhau chạy vòng lên bao bọc
cả phía Bắc Tử Cấm thành, nối tiếp với Trường Sanh cung ở mặt Tây.
2.2. Hệ thống đàn miếu, chùa quán
Theo đúng nguyên tắc Ngũ Hành và các nguyên tắc bố trí của
thành trì phương Đông truyền thống, hệ thống đàn miếu, chùa quán

1. Nếu không tính khu vực 4 miếu thờ ờ hai trục Đông - Tây, thì kich thước khu vực trung tâm không lớn
ỉám, khoâng 72 trượng X 60 trượng (305m x254m), trong khi đó, khu Nội đinh được Đại Nam nhất (hổng
chỉ tính là bao gồm cả T ử cấm thành, với kich thước khoảng 81 trượng X 72 trượng (343,5m X 305m).

56
chù yếu được bố trí ở phía Nam, Tây Nam và phía Tây Kinh thành, cả
ở bên trong và bên ngoài. Chính hệ thống đàn miếu, chùa quán này là
yếu tố giúp giữ yên mặt tây của Kinh thành và nồi kết giữa phần dương
cơ (Kinh thành và các kiến trúc dành cho người đang sống) với thế
giới âm phần (miền lăng tẩm) ở phía Tây.
'I heo thứ bậc về tầm quan trọng, triều Nguyễn xếp việc thờ cúng
tế tự ở các miếu đàn thành 3 bậc: Đại tự, Trung tự và Quần tự. Theo sự
phân loại này, 4 miếu thờ tổ trong Hoànu thành cùng đàn Nam Giao
được xếp vào bậc thứ nhất (đứng đầu của hàng Đại tự), rồi mới đến
đàn Xã Tắc (bậc 2 của Đại tự); sau đó là Văn Miếu, Võ Miếu, Khải
Thánh từ, miếu Lịch Đại Đe vương, miếu Lê Thánh Tôn, miếu Đô
Thành Hoàng, miếu Trung Himg Công Thần, miếu Trung tiết Công
thần, chùa Thiên Mụ, điện Huệ Nam, đàn Sơn Xuyên, đàn Âm Hồn,
đền Hiền Lương, đền Trung Nghĩa,...
- Bổn tòa miếu chính của triều Nguyễn gồm Triệu Miếu (thờ
Nguyễn Kim), Thái Miếu (thờ các đời chúa Nguyễn), Hưng Miếu (thờ
Nguyễn Phúc Luân) và Thế Miếu được bố trí hai bên của phần Ngoại
triều chứ không theo nguyên tắc “Tả Tổ, Hữu Xã” của thành trì
phưomg Đông truyền thống1. Đây là nét khác biệt đồng thời thể hiện
việc đặc biệt coi trọng tổ tiên của triều Nguyễn.
- Đàn Nam Giao: Nằm ở ngoại ô phía Nam cùa Kinh thành, ngay
trốn hướng Chính Nam, gồm đàn tế chính 3 tầng tượng trưng cho
Thiên - Địa - Nhân, Trai Cung và các công trình phụ thuộc, trong một
khuôn viên rộng hơn lOO.OOOm2. Đây là đàn tế quan trọng nhất của
triều Nguyễn.
- Đàn Xã Tăc: Năm ở phía Tây Hoàng thành, gôm đàn tê chính
với 2 tầng đàn cùng các công trình phụ thuộc, nằm trong khuôn viên
rộng hơn 3,6 ha. Lễ tế tại đây được tổ chức hàng năm và chỉ xếp sau lễ
tế ở đàn Nam Giao.

Ị. T ức là bên trái thờ tồ tièn (thường là Thái Miếu), bên phải là đàn Xà Tâc. Nguyên tẳc này xuất hiện từ

thời Thương - Chu ờ Trung Q uốc, được ghi trong sách Kháo công ký.

57
- Văn M iếu1, Võ Miếu2, Khải Thánh từ, Quốc Tử giám là một
cụm kiến trúc phục vụ việc đề cao Nho giáo, đào tạo nhân tài theo hệ
thông đào tạo của Nho học. Cụm kiên trúc này liên kết với điện Hòn
Chén3 ở phía thượng nguồn sông Hương và chùa Thiên Mụ4, đền Hiền
Lương5 ở phía dưới để tạo nên một cụm kién trúc tâm linh có quy mô
rất lớn.
- Miếu Lịch Đại Đế vương: nằm ở phía Nam Kinh thành (sau
lưng Nhà ga Huế hiện nay), được dựng năm 1823, là nơi thờ các vị
minh quân trong lịch sử Trung Quổc và Việt Nam. Phía Đông miếu
này là miếu thờ Lê Thánh Tôn (Tông), được dựng năm 1809.
- Miếu Đô Thành Hoàng: Nằm bên trong Kinh thành, gần vị trí
của đàn Xã Tắc, được dựng đầu thời Gia Long. Đây là nơi thờ Thành
Hoàng của Kinh đô.
- Linh Hựu quán: Nằm phía Tây bắc của Hoàng thành, ở bờ bắc
Ngự Hà. Đây là quán thờ của đạo Lão, được dựng năm 1829, quy mô
to lớn, được vua Thiệu Trị xếp vào một trong 20 thắng cảnh của kinh
đô. Năm 1885, quán bị thực dân Pháp chiếm đóng, sau đó bị dỡ bỏ.
- Hệ thống chùa Phật Giáo đại đa số được xây dựng ở phía Tây
và Tây Nam Huế, đa số được xây dựng trong thời chúa Nguyễn và vua

1. Văn Miếu được xây dựng năm 1808 gần vị trí Vãn Miếu cũ thời chúa Nguyễn (lập từ năm 1776) là nơi
thờ Khổng Từ và tôn vinh các tiến sĩ (bất đẩu mờ khoa thi từ năm 1822). Tại Vãn Miếu Huế hiện nay vẫn
còn 32 tấm bia khác tên 293 vị Tiền sT Văn của thời Nguyền.
2. Vồ Miếu được xây dựng năm 1835 thời vua Minh Mạng, nằm phía dưới Vãn Miếu, là nơi thở các vỗ
tướng nồi tiếng trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam. Hiện Vậì di tích này vẫn còn 3 tấm bia Võ Công Bi

Ký, Vồ C ông T ả Bi và Võ C ông Hữu Bi cùng 2 tấm bia khác tên 10 vị Tiến sĩ Võ được tuyển trong 3 kỷ
thi thời T ự Đức, các năm 1865, 1868 và 1869.
3. Điện Hòn Chén, tên chừ là điện Huệ Nam (đặt năm 1886 thời Dồng Khánh), vốn là đèn thờ nừ thần Pô-
Nư-Ga cùa người Champa, sau được Việt hóa thành nừ thần ThiCn Y A Na và đều được các vua Ngiiyễn
phong là Thượng Đẳng Thần. Đây là đền thờ Mầu rất độc đáo cùa Huẻ. Lễ hội tại điện Hòn Chén lược
triều Nguyễn thừa nhận và cho phép tồ chức rất linh đình.
4. C hùa Thiên Mụ được Nguyễn Hoàng dựng năm 1601, là ngôi chùa gán liền với vận m ệnh cùa dòrg họ
Nguyễn. Suốt trong thời chúa Nguyễn và vua Nguyền, chùa Thiên Mụ luôn được xem là quốc tự, được đầu
tư chăm sóc, tu bổ thường xuyên.
5. Đền Hiền Lương (Hiền Lương từ) được đụng năm 1858 ờ phía Đông chùa Thiên Mụ, bên trong 40
vị lương thần cùa triều N guyền từ thời G ia Long đến thời Tự Đức. Nay di tích này không còn.

58
Nguyễn1. Đây là một hệ thống kiến trúc cảnh quan mang phong cách
Huế rất đặc trưng, góp phần quan trọng làm nên diện mạo kiên trúc đặc
sác của kinh đô Huế.
2.3. Hệ íhônạ lăng lâm
Tức thế giới âm tồn tại song song với thế giới của những người
dang sống. Đối với các kinh đô của Trung Quốc và Việt Nam trong
lịch sử, việc quy hoạch khu vực lăng tẩm dành cho vua chúa luôn là
vấn đề cực kỳ quan trọng.
Hệ thống lăng tẩm của Huế đều nằm ở phía Tây-Tây Nam của
Kinh thành, có dòng sông Hương, vừa đóng vai trò là tuyến giao thông
quan trọng vừa đóng vai trò là trục liên kết mềm, nối giữa thế giới
dưưng cơ và âm phần với phần trung gian là hệ thống đền miếu, chùa
quán ở phía Tây như ở trên đã phân tích.

Bản đỏ quy hoạch lăng Gia Long của bộ Công

1 Ngoài chùa Thiên Mụ bên bờ sòng Hương, Huể còn có không ít chùa nổi tiếng được xây dựng bời các
danh tăng người Minh Hương và người Việt trong thế kỷ XVIl-XVHI, như Báo Quốc, Từ Đàm, Linh
Quang, Thiền Lâm, Thuyền T ôn... Dưới triều Nguyễn, các chùa này đều được trùng tu và mở rộng quy
mò, dồng thời nhiều ngôi chùa mới được xây dựng thèm khiến hệ thống chùa Huế thêm phong phú, đặc

59
Bản đồ quy hoạch lăng Minh Mạng cùa bộ Công

Từ thời chúa Nguyễn, khi chọn Huế làm kinh đô, lăng mộ các
chúa đã được quy hoạch ở phía Tây - Tây Nam Huế, bên cạnh sông
Hương1. Sau khi xây dựng kinh đô thống nhất của đất nước đầu thế kỷ
XIX, vua Gia Long đã dành rất nhiều thời gian công sức cho việc lựa
chọn khu lăng tẩm cho mình và hoàng tộc. Người tìm ra cuộc đất này
lại chính là Lê Quý Thanh, con trai Lê Quý Đôn. Theo tôi, Thiên Thọ
lăng là khu vực mà vị hoàng đế đầu triều đã chuẩn bị cho cả dòng họ,
một vùng đất rộng đến hcm 2.800 ha, có đầy đủ các yếu tố của một
cuộc đất “vạn niên cát địa”. Từ tên gọi đến cách thức bố trí, khu lăng
Thiên Thọ có khá nhiều điểm tương đồng với khu Thập Tam Lăng thời
Minh ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Vua Minh Mạng lại muốn thay đổi. Để tìm được một cuộc đất
ưng ý cho việc xây dựng Hiếu lăng, ông đã mất đến 14 năm ròng rã
(1826-1840), nhưng bù lại, vùng đất dưới chân núi cẩm Kê quả là
tuyệt hảo về phong thủy. Và quan trọng hơn, ông đã mở ra một hướng
quy hoạch mới cho các lăng tẩm của vua chúa đời sau. Vua Tự Đức đã
chọn lựa khu đất cho phụ thân ông (lăng Thiệu Trị - Xương lăng) và
cho bản thân ông (Khiêm lăng) cũng theo cách nhìn của vua Minh
Mạng.

1. Xem bản đồ Giáp Ngọ niên Bình nam đồ cùa Bùi Thế Đạt vỗ năm 1774 chúng ta đã thấy các địa danh
“Đoan Công mộ” (mộ N guyền Hoàng), “Thụy Quận mộ” (mộ Nguyễn Phúc Nguyên), “Nhân Quận mộ”
(mộ Nguyền Phúc Lan) có trên bàn đồ, đúng trên vị trí hiện có cùa các di tích này.

60
Có thể nói, lăng Thiệu Trị (Xương I.ăng í là một mẫu hình về sự
kêt hạp các dòng nước giữa một vùng đồng bằng ít núi non. Tuy nhiên
núi Thuận Đạo (chủ sơn của lăng) thấp nhỏ. không đủ điều kiện để
“tàng phong” - đảm bảo sự lâu bền cho cuộc đất.
Lăng Tự Đức (Hiếu Lăng) cũng là một mẫu mực của một cuộc
đất tốt với đầy đủ các yếu tổ tiền án, hậu chẩm, tả long, hữu hổ. Lăng
dựa vào mạch núi chính kéo tới đồi Vọng Cảnh (điểm vào “Thiên - Địa
trục”), xung quanh có các dãy núi nhỏ vây bọc che chở. Trước mặt
nước tụ về đủ sức tạo nên hồ nước lớn mà quanh năm vẫn lưu thông
(Lưu Khiêm hồ), xứng đáng với câu ngợi ca:
Tứ bể núi phủ máy phong,
Mành trăng thiên cô bóng tùng Vạn Miên.
Các khu lăng Dục Đức (An lăng), Đồng Khánh (Tư lăng), lăng
Khải Định (ứ n g lăng) do điều kiện lịch sử nên không được chọn lựa
công phu như 4 khu lăng đầu triều, tuy nhiên chúng vẫn có phong cách
riêng và góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của kiến trúc lăng
tẩm thời Nguyễn.
2.4. Hệ thong vườn Ngự
Đa số vườn N gự1 hay vườn hoàng gia đều nằm bên trong phạm
vi Kinh thành.
Hầu hết các vườn Ngự đều được xây dựng trong thời kỳ trị vì của
3 vị vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức (1820-1883). Đây là thời kỳ
hàng loạt Ngự viên được xây dựng, dạng thức cũng rất phong phú, có
loại vườn Ngự mang dạng hoa viên chốn cung cấm (cung uyển), như
vườn Thiệu Phương, vườn Cơ Hạ, Doanh Châu, N gự Viên, Trường
Ninh cung; có loại mang tính chất biệt cung - hoa viên như hồ Tịnh
Tâm, cung Khánh Ninh, cung Bảo Định, vườn Thường Mậu, vườn Thư

1 . về khái niệm vườn Ngự hay N gự viên, theo chúng tôi, có nội hàm tương đối rộng. Dù trong các sử sách
cũa triều Nguyền đã dành nhừng phần riêng khi chép về dạng kiến trúc dặc biệt này (Khâm định Dại Nam
Hội điển sự lệ xếp vào mục “Viên hồ”, Dại Nam nhất thống chí xếp vào mục “Uyển hựiT..), nhưng khái
niệm vườn N gự có lẽ không đơn thuần chì là các ‘Cung uyểrT mà còn bao gồm cà các biệt cung, li cung,
tlìậm chí cả lăng tẩm (như lăng T ự Đức)..mang chức năng như các hoa viên đặc biệt cùa bậc vua chúa. Ở
các nước Trung Quốc, Nhật Bàn, Hàn Quốc, vườn hoàng gia (Royal garden) được xem như một loại hình
kiến trúc riêng biệt như các loại hình cung điện, lăng tẩm, chùa quán...

61
Quang, vườn Thường Thanh, có loại vườn mang tính chất một trang trại
dân dã như Dữ Dã viên trên cồn Dà V iên... Theo thống kê của tôi, trong
thời Nguyễn có khoảng 30 Ngự viên với nhiều loại hình khác nhau.
v ề quy hoạch, các Ngự viên của triều Nguyễn được bố trí chủ
yếu ở phía Đông và Đông bắc trong Hoàng thành và Tử cấm thành
(loại cung uyển); ở bên ngoài thì bố trí men theo bờ sông Ngự Hà, chủ
yếu là phía Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc của Hoàng thành. Riêng Dữ Dã
viên trên c ồ n Dã Viên là một khu vườn đặc biệt, tựa như một hành
cung nằm bên ngoài, phía Nam của Kinh thành.
v ề mặt cấu trúc, Ngự viên thời Nguyễn có hai đặc điểm nổi bật:
- Yếu tố mặt nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây
dựng và cấu trúc các Ngự viên. Tất cả các Ngự viên đều có diện tích
mặt nước rất đáng kể dưới nhiều hình thức khác nhau: hồ, ao, khe,
ngòi... Yếu tố mặt nước thường được sử dụng làm nền hoặc phối cảnh
cho các công trình kiến trúc, tạo nên vẻ mềm mại, thơ mộng đặc biệt
của cảnh quan. Thế hiện nổi bật nhất là trường họp của các Ngự viên
Doanh Châu, Cơ Hạ, Tịnh Tâm. Ở các Ngự viên này, nghệ thuật kểt
họp giữa kiến trúc với yếu tố mặt nước theo thủ pháp “Bồng Lai tam
đảo” có thể nói là rất thành công1.
Bên cạnh đó, sự kết hợp sơn-thủy thông qua sự phối trí giữa dòng
nước với các non bộ, giả sơn cũng hết sức phổ biến và đạt đến trình độ
tinh tế.

1. “Bồng Lai tam đảo” được xem là một trong những thù pháp đặc sác cùa nghệ thuật cấu trúc viên lâin.
Theo truyền thuyết T rung Hoa, 3 ngọn núi Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu là 3 ngọn núi cùa
tiên giới nồi trên mặt biển. Tần Thủy Hoàng khi xây dựng lâm uyển đã cho đào hồ lớn, trên đắp núi Bồng
Lai. Hán Võ Đê khi xây dựng Chương Cung cũng cho đào hồ Thái Dịch, trong hồ đắp 3 ngọn núi Bồng
Lai, Phương Trượng, Doanh Châu..Đ iều này một mặt phản ánh khát vọng đi tìm tiên cảnh trên trần gian
của con người, mặt khác cũng phản ánh sự tìm tòi để sáng tạo ra một kiểu bổ cục mới của nghệ thuật tqo
vườn. Bởi nước là một bộ phận khó có thề tách rời của kiến trúc viôn lâm. Không có nước thì rất khó tạo
vườn, nhưng chỉ có m ặt nước không thi cũng không thể tạo nên cảm xúc. “ Bồng Lai tam đào” chinh là thù
pháp giải quyết được một cách tuyệt vời mâu thuẩn trên. Trên mặt nước có 3 hòn đào, trên đảo lại cỏ các
công trinh điện đường, lầu các..rõ ràng là mang ý vị cùa chốn thần tiên. Các Ngự viên nồi tiếng nhất cùa
Trung Hoa đều ứng dụng thù pháp này.

62
- Quy mô các Ngự viên triều Nguyễn nhìn chung đều khá khiêm
tốn (trừ các lăng tẩm của vua chúa) nhưng các loại hình kiến trúc rất đa
dạng.
Các Ngự viên thường chỉ có quy mô vài ba mẫu, Tịnh Tâm Hồ
thuộc hàng lớn nhất cũng chỉ đạt đến 20 mẫu (10 ha), tuy nhiên các công
trình kiến trúc trong Ngự viên lại rất phong phú về thể loại và đa dạng
về hình thức, v ề thể loại thì có điện, đường, lâu, các, tạ, quán, tự, trai,
đìiih. hiên, lang, kiều, cống... v ề hình thức, thì có loại 1 gian, 3 gian, 5
gian, một tầng, 2 tầng, 3 tầng...; bình diện hình vuông, tròn, lục giác, bát
giác...; mái lợp ngói ống, ngói âm dương, ngói liệt, men vàng, men
xanh...; lang thì có trường lang, dực lang, vạn tự hồi lang... Các công
trìiih này hầu hết đều có quy mô khiêm tốn, kết cấu có thể đơn giản
nhưng rất tinh xảo và trang nhã, được bố trí hài hòa với cảnh trí chung.
Vườn Thiệu Phương và hồ Tịnh Tâm, các ngự viên nổi tiếng
của triều Nguyễn
2.5. Hệ thống phố thị và chợ búa
v ẫn tuân theo nguyên tắc quy hoạch có từ thời chúa Nguyễn: bố
trí cảng thị, khu buôn bán, chợ búa ở phía Đông, trong đó trung tâm là
khu Bao Vinh - Gia Hội - Chợ Dinh- chợ Đông Ba. Toàn bộ khu này
chiếm trọn các khu đất dọc theo sông Đông Ba, sông Hương từ phía
Đông Bắc đến Đông Nam (chủ yếu men theo các trục đường Bạch
Đằng, Chi Lăng, Gia Hội hiện nay), v ề cuối triều Nguyễn, phố thị
“xâm chiếm” cả vào bên trong Kinh thành, nhưng vẫn nằm ở phía
Đông (đường Mai Thúc Loan hiện nay). Có thể thấy nguyên tắc “Tây
miếu, Đông thị” (phía Tây là miếu, đền, phía Đông là chợ búa) đã
được triều Nguyễn áp dụng một cách quán nhất.
2.6. Hệ thống phủ đệ
Tức các Phủ (ban cho hoàng tử sau khi lấy vợ) và Đệ (ban cho
công chúa sau khi lẩy chồng). Hầu hết hệ thống phủ đệ đều được bổ trí
bên ngoài Kinh thành, dọc theo bờ sông Hương và các phụ lưu, chi lưu
của nó như sông Kim Long, Bạch Yến, sông An Cựu, sông Như Ý...
Các phủ đệ đều có diện tích rất lớn (từ vài mẫu đến vài chục mẫu),
được xây dựng theo kiểu nhà vườn rất đặc trưng kiểu Huế. Theo thống
kê, thời cực thịnh, tại kinh đô có khoảng 85 phủ đệ. Hệ thống kiến trúc
này vừa làm phong phú vừa tạo thêm nét độc đáo cho tổng thế kiến
trúc Huế.
2.7. Hệ thống hành cung và các công trình phục vụ giải trí khác
Tại Kinh đô, triều Nguyễn đã cho xây dựng một số hành cung,
chủ yếu dọc theo sông Hương và ở các điểm danh thắng để phục vụ
nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của nhà vua. Tiêu biểu là hành cung Hương
Giang, hành cung cồ n Hến, hành cung Thuận An, hành cung Thần
Phù, hành cung Thúy Vân (dưới chân núi Thúy Vân). Các hành cung
này đa số được xây dựng bằng vật liệu nhẹ, lợp tranh hoặc vở cây đờm.
Triều Nguyễn cũng cho xây dựng một số công trình phục vụ nhu
cầu giải trí khác, tiêu biểu nhất là Hổ Quyền, trường đấu dành cho voi
và hổ. Công trình này nằm ở địa phận thôn Trường Đá, xã Thủy Biều
huyện Hương Thủy (nay thuộc Thành phố Huế).

64
***

Huế là Kinh đô cuối cùng cua chế độ quân chủ phong kiến Việt
Nam, nên dĩ nhiên ngoài những yếu tố đặc trưni>, Huế vẫn là hiện thân
của sự kế thừa, phát triển của các kinh đô trước đó về quy hoạch và
cấu trúc mà đặc biệt là kinh đô Thăng Long của các triều Lý, Trần, Lê.
Đáng tiếc là chỉ có Huế, với tư cách là một di sản văn hóa dân tộc là đã
được công nhận chính thức và được bảo tồn một cách toàn vẹn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Amadou Mahtar M ’Bow (1999), “Vì công cuộc bảo vệ, giữ
gìn, tu sửa và tôn tạo di sản văn hóa cùa Thành phố Huế”, in trong
sách Huế - Di sản Ván hóa thế giới, Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô
Huế xuất bản, Huế.
2. Lê Quý Đôn (1977), Phù biên tạp lục (Lê Quý Đôn toàn tập -
tập I), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Léopold Cadière (1996), La Ciíadelle de Huê Onomaslique
(Kinh thành Huế - Địa danh), Nxb. Đà Nằng.
4. Nội Các triều Lê - Trịnh - Viện Khoa học xã hội Việt Nam
(1993), Đại Việt sử kỷ toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Nội các triều Nguyễn - Bản dịch của Viện Sử học (1993),
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 13: Bộ Công, Nxb. Thuận Hóa,
Huế.
6. Phan Thanh Hải (2004), Tìm hiểu nguỗn gốc đô thị Huế từ việc
khảo sát hệ thong thủ phù thời các chúa Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu
lịch sử, sổ 9-10.
7. Phan Thanh Hải (2007), Phong íhùy trong quy hoạch đô thị
Huế, một cái nhìn lịch sử, Tạp chí Huế, Xưa và Nay, số 83 (9-10),
Huế.
8. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất nhổng chí,
Tập I: Kinh sư, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
9. Quốc Sử Quán triều Nguyễn - Bàn dịch Viện Sử học (2004),
Đại Nam thực lục, Tập I, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

65
10. Trần Thanh Tâm - Huỳnh Đình Kết (2001), Địa danh Thành
phổ Huế, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
11. Trần Đức Anh Sơn (1996/ Tư lưỡng quy hoạch Kinh thành
Huế thời Gia Long (1802-1820). Báo cáo khoa học kỷ niệm 690 năm
Thuận Hóa - Thừa Thiên Huế (1306 - 1996), Hội Khoa học Lịch sử
Thừa Thiên Huế, Huế.

66
YÉU TÓ PHI VẶT THẺ GẢN VỚI
N H Ữ N G CÔ NG TRÌNH KIÉN TRÚC T Â Y N G U Y Ê N
TH Ẻ H IỆN Ở BẢO TÀNG DÂN

Tộc H Ọ C
• •
V IỆ T NAM*

L ư u Hùng**

Trong số 10 công trình kiến trúc dân gian trưng bày ở khu ngoài
trời của Bảo tàng Dân tôc học Việt Nam, có 3 níỊÔi nhà đến từ văn hoá
bản địa Tây Nguyên: nhà mồ người Gia-rai (dựng năm 1998), nhà dài
người Ê-đê (2000) và nhà rông người Ba-na (2003).
Nói đen trưng bày nhà cửa ờ bảo tàng nói chung, thông thường
hẳn nhiều người chủ yếu quan tâm tới (thậm chí chỉ nghĩ tới) khía cạnh
kicn trúc, khía cạnh vật thể của ngôi nhà. Nhưng ở Bảo tàng Dân tôc
học Việt Nam, quan điểm trưng bày chung là: “Bảo tàng chú trọng đưa
nhữnẹ thông tin cho công chúng từ các hiện vật, các ngôi nhà dãn
gian... Trước hết ngôi nhà dân gian trưng bày ở Bảo tàng không phải
chí là cái vỏ kiến trúc, mà ngôi nhà còn phải thể hiện được toàn bộ các
sinh hoạt văn hoá gắn liền với nó. Đó là không gian văn hoá được sử
dụng khúc nhau trong mỗi dân tộc... Đó là lịch sử của mỗi ngôi nhà
với hoàn cành sinh tồn, các thế hệ sinh ra và lớn lên ở ngôi nhà này
như thế n à o " \ Tại đây, mỗi công trình kiến trúc dân gian không chỉ
nhàm giới thiệu với khách tham quan về một kiểu loại kiến trúc cổ
truyền, mà còn đồng thời giúp công chúng hiểu biết cả về phần phi vật
thể chứa đựng theo, vốn thuộc về những cộng đồng chủ nhân của nó ớ
các làng quê và vùng miền khác nhau, thuộc các dân tộc khác nhau.
Khi còn ở làng, ngôi nhà không có sự tách rời giữa “văn hoá vật
thể” và “văn hoá phi vật thể”, bởi trong cuộc sống của người dân, nó

* BAÌ viết hội thào do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Cục Di sàn Văn hóa tồ chức tại 1là Nội nhân
ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5/2004.

* * Bào tàng Dân tộc học Việt Nam.

1. pGS-TS Nguyễn Văn Huy (2002) - “Một số quan điểm tiếp cận ca bản cho các hoạt động cùa Bào tàng
Dân tộc học Việt N am ”, trong cuốn Dổi mới tiếp cận dân tộc học trong các bảo tàng, Nxb. Văn hoá -
Thông tin, Hà Nội, tr.30.

67
luôn bao gồm, kết hợp nhuần nhuyễn 2 phần ấy một cách sinh động và
tự nhiên. Trở thành trưng bày ở bảo tàng, khó tránh khỏi tình trạng mất
đi sự hài hoà và sống động ấy, đặc biệt nếu do thiếu vắng phần phi vật
thể. Bảo tàng Dân tôc học Việt Nam đã phàn nào tránh được điều này
trong trưng bày, bằng cách không lãng quên những yếu tố phi vật thể
gắn liền với kiến trúc, cố gắng không “đánh mất” phần phi vật thể gắn
với các ngôi nhà của các dân tộc.
1. Trong quá trình làm nhà
Có thể nói, đã diễn ra hình thức “bảo tồn sống” ở những người
thợ tham gia tạo dựng mỗi ngôi nhà dân gian nói chung, 3 kiến trúc
Tây Nguyên nói riêng, cho trung bày của Bảo tàng Dân tôc học Việt
Nam. Công trình nhà mồ được tạo dựng bời 5 người Gia-rai làng
Mrông Ngọ, xã la Mnông, huyện Chư Pả, tỉnh Gia Lai; ngôi nhà dài -
16 người Ê-đê buôn Ky, phường Thành Nhất, thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đák Lắk; ngôi nhà rông - 42 người Ba-na làng Kon Rbàng,
xã Vinh Quang, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Việc Bảo tàng mời họ
tạo dựng ngôi nhà của chính cộng đồng họ không chỉ là tôn trọng chủ
thể văn hoá, đề cao tính khoa học và yêu cầu trung thực trong trưng
bày, đồng thời phát triển mối quan hệ giữa Bảo tàng với các cộng
đồng, mà còn tạo điều kiện khai thác và thể hiện những yếu tố phi vật
thể của ngôi nhà. Chắc rằng nếu sử dụng thợ người Kinh thì Bảo tàng
không thể tạo được nhà mồ có “hồn” Gia-rai, nhà dài toát ra “chất” Ê-
đê, nhà rông mang “thần thái” Ba-na.
Những ngôi nhà này được họ làm bằng công cụ của mình, theo
phong cách địa phương mình, với kỹ thuật, kinh nghiệm, kỳ năng và cả
tập quán cổ truyền (ở chừng mực nhất định) của cộng đồng mình. May
nói cách khác, ngôi nhà bao hàm/chứa đựng những yếu tố ấy; người
Gia-rai, Ê-đê, Ba-na thể hiện những yếu tố ấy vào công trình kiến trúc
mà họ tạo ra và trưng bày tại Bảo tàng. Bảo tàng Dân tôc học Việt
Nam đã hiểu được tác dụng cùng sự cần thiết như vậy và coi đó là một
phương châm tổ chức thực hiện các trưng bày ở khu ngoài trời nói
chung.
Cho nên, chẳng hạn người Ba-na đến từ làng Kon Rbàng đã thể
hiện kinh nghiệm, sở trường vốn có trong việc làm nhà rông, như:

68
dùng con lăn để vận chuyển gồ đến chỗ thi công; tháo lưỡi rìu ra, lẳp
cán dài và thẳng vào để đục lỗ ở những cây cột lớn mà rìu và đục
thông thường không phát huy tác dụní> được nữa; giàn giáo thì dựng áp
theo chiều nghiêng và ở phía trên của mái nhà; rồi cách thức đưa
những cây đà dọc mái hoặc những cây “kèo” gỗ đều dài trên một chục
mét lên cao, hay cách thức tạo dáng mái chính lượn cong nhịp nhàng
với đường vông mép trên của vách và đường cong của cạnh sàn... Ở
ngôi nhà dài, ví dụ như tập quán dựng 2 vách dọc nhà theo thế nghiêng
ra phía ngoài và làm 2 đầu nóc nhô ra theo chiều vươn của cây đòn
nóc, tạo dáng nhà hình thuyền, hav kỹ thuật đặc biệt khi lọp mái của
người Ê-đê: lọp từng nắm cỏ tranh một, bẻ gập phần gốc cỏ xuống và
kẹp chặt vào giữa cây mè và cây nẹp, do đó lợp về đêm có sương cho
cỏ tranh khỏi gẫy... Ở ngôi nhà mồ, ví dụ như kỹ năng điêu khắc tượng
và tạc thủng trên gỗ, hay kỹ thuật đan và vẽ nên bức trang trí lớn trải
vừa khắp mỗi mái nhà, với sự tham gia cùng lúc của nhiều người...
Bảo tàng cũng tôn trọng cả việc lấy hướng nhà theo tập quán cổ
truyền của mỗi dân tộc. Người Ê-đê quay đầu hồi có cửa chính của
ngôi nhà dài về phía bắc. Người Ba-na vùng Kon Tum thường để mặt
trước cùa nhà rông nhìn về hướng nam hoặc gần như vậy. Người Gia-
rai Aráp dựng nhà mồ mặt trước quay về đàng đông, cũng là hướng
chân người chết chôn dưới mộ. Những người thợ đã thảo luận với cán
bộ nghiên círu của Bảo tàng để đi tới quyết định giữ hướng như vậy
cho các kiến trúc được trưng bày.
Đó chính là những yếu tố phi vật thổ trong truyền thống văn hoá
Ba-na, Ê-đê, Gia-rai, được họ thể hiện khi làm những ngôi nhà kể trên.
Đó là tri thức dân gian, kỳ năng, kỹ thuật, kinh nghiệm, tập quán, trong
đó có phần bao hàm sâu xa cả quan niệm mang tính tâm linh hoặc lịch
sử lâu đời của họ. Chẳng hạn, nét đặc tnmg nổi bật của nhà rông là nóc
vươn cao khác thường, gần 19 m, được người Ba-na giải thích gắn với
việc mọi người dựng ngôi nhà cao “gần tới dưới chân nhà của ông
Trời” để ở chung từ thuở còn chưa chia ra thành các dân tộc Ba-na,
Kinh, Gia-rai, M nông... như ngày nay1. Trong khi đó, ngôi nhà mồ với

1. T rong truyện cổ Ba-na về nguồn gốc các dân tộc.

69
hệ thống tượng cùng các đồ án trang trí phong phú liên quan chặt chẽ
tới quan niệm của người Gia-rai về cái chết và cõi chết.
Những yếu tố kể trên được sáng tạo, hình thành, trao truyền và
phát triển qua các thế hệ trong cộng đồng của họ. Tất cả đều hợp lý với
họ, thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể và hoàn cảnh sống ở
miền sơn nguyên của họ. Tất cả đều được trình diễn tự nhiên tại Bảo
tàng trong suốt thời gian dài họ làm ngôi nhà của mình1, cũng vì vậy
du khách có cơ hội trực tiếp quan sát và tìm hiểu nhiều điều. Ngay đối
với chính các nhóm thợ đến Bảo tàng dựng nhà, đó cũng là dịp người
chưa biết làm được học tập từ người biết, người chưa từng trải được
người có kinh nghiệm chỉ bảo, người già dạy người trẻ. Đã từ lâu, ở
buôn làng của họ, việc dựng nhà rông, nhà ờ, nhà mồ kiếu cổ truyền ít
có cơ hội được thực hành, nhất là đối với lớp trẻ, bởi các hình thức
kiến trúc ấy đã và đang bị thay thế. Trong nhóm người Ê-đê ra Hà Nội
làm ngôi nhà dài, anh Y Boah Knul (sinh năm 1973) tâm sự: “Trước
kia ông bà mình cũng ở nhà sàn nhưng đơn sơ. Bây giờ mình mới thấy
ngôi nhà dài làm như thế này”; hoặc theo ông Ama Chi (47 tuổi), một
trong số thợ chính: “Đây chính là kiểu nhà xưa kia của người Ẽ-đê
mình. Ở Đắk Lắk giờ không còn kiểu nhà này nữa”. Cho nên, qua quá
trình thực tế thi công ở Bảo tàng, khi trở về quê hương, họ như đã
được qua một khoá đào tạo và trở thành những người thợ làm nhà
rông, hay nhà dài, nhà mồ. A Phis, chàng thanh niên Ba-na sinh năm
1977 ở làng Kon Rbàng, đã bộc bạch sau khi tham gia làm nhà rông tại
Bảo tàng: “Đục đẽo thì ở làng cháu đã làm quen rồi, nhưng giờ cháu
mới biết đục đẽo để dựng nhà rông thì phải làm thế nào, kích thước cây
rui, cây cột, cây xà và những bộ phận khác phải làm thế nào. Giờ thì
cháu học được rồi” . Cùng trong nhóm, anh A Tuất (sinh năm 1972)
cũng thừa nhận: “Cháu chưa từng làm nhà rông bao giờ. Nay thì tuy
chưa làm giỏi, làm khéo như mấy người lớn tuổi, nhưng cháu cũng đã
biết làm theo chỉ dẫn rồi”.
Không chỉ thế, nhân các dịp đó, Bảo tàng đã thu nhận và lun giữ
lại tư liệu phi vật thể thuộc về ngôi nhà mà những người Ba-na, Ê-đê,
Gia-rai thể hiện. Đặc biệt, cán bộ Bảo tàng có được cơ hội trực quan

1. Lâu nhất là nhà rông Ba-na: 3,5 tháng, thứ đến nhà dài Ê-đê: 2,5 tháng.

70
suôt quá trình làm nhà, khai thác \ à ghi chép tư liệu; toàn bộ quá trình
làm nhà đã được ghi lại trung thực bằng phim video và ảnh; đồng thời
bàng ghi âm phỏng vấn cũng ghi lại được những thông tin, chuyện kể,
những điều lý giải hay tâm sự... của những người thợ làm nhà tại Bảo
tàng.
Thêm nữa, trong thời gian lưu lại Bảo tàng, họ còn truyền dạy cả
âm nhạc dân tộc cho nhau. Có một thực tế là, không ít thanh niên ở
làng ngày nay không biết tấu cồng chiêng, thậm chí một số người
không thích âm nhạc cồng chiêng như ông cha họ nữa. Nhưng khi đến
đày, những người thợ được khơi dậy không khí sinh hoạt văn nghệ
cộng dồng. Lúc rảnh rỗi họ chơi cồng chiêng, gảy đàn, thổi sáo; nhũng
người chưa biết thì tập. Bằng hình thức phát triển như vậy, những
người Ba-na làng Kon Rbàng đã hình thành một đội nhạc công cồng
chiêng từ những tháng ngày làm việc ở Bảo tàng Dân tôc học Việt
Nam, và 30 người dân làng Kon Rbàng đã đóng góp một chương trình
vấn nghệ của mình trong cuộc trình diễn văn nghệ mừng xuân Nhâm
Ngọ - 2002 tại Bảo tàng. Cũng chính những người thợ Ba-na đã cống
hiến cho ngày khánh thành ngôi nhà rông những sắc thái văn hoá - văn
nghệ Ba-na đầy ấn tượng (ngày 4/6/2003). Tương tự, chính những
người thợ Ê-đê đã tham gia trình diễn âm nhạc cồng chiêng cùng sắc
thái văn hoá - văn nghệ hấp dẫn của cộng đồng mình trong những ngày
hoá Ê-đê sôi nổi tại Bảo tàng nhân dịp khánh thành ngôi nhà dài
V íln

(ngày 9 và 10/12/2000). Đó cũng là những dịp du khách tại Bảo tàng


được tiếp xúc nhiều yếu tố phi vật thể trong truyền thống văn hoá
phong phú của người Ba-na và Ê-đê.
2. Trong trưng bày
Một phần rất quan trọng khác là trưng bày nội thất ngôi nhà.
Cùng với việc hoàn thành cái vỏ kiến trúc, Bảo tàng luôn chú trọng
đến nội dung trưng bày để giới thiệu về văn hóa, bao gồm cả những
khía cạnh phi vật thể, của các cộng đồng dân cu liên quan.
Có thể tìm thấy những khía cạnh văn hoá phi vật thể được thể
hiện thông qua hệ thống hiện vật, bài viết, tài liệu và hình ảnh được sử
dựng, tờ rơi và catalogue, kết hợp với vai trò của thuyết minh viên (khi
cần). Các hình thức khác nhau đó đều nhằm cung cấp thông tin, đáp

71
ứng nhu cầu tìm hiếu của khách tham quan về lối sống, tập tục, nếp
sinh hoạt, ý nghĩa biểu tượng... liên quan từng ngôi nhà, đặc biệt là ỏ- 2
ngôi nhà của người sống: nhà dài và nhà rông.
Ngôi nhà dài, với 360 hiện vật cùng những nguồn thông tin đa
dạng, chủ ý phản ánh một số đặc điểm và giá trị văn hoá cổ truyền Ê-
đê, như: chế độ mẫu hệ, lối sống đại gia đình, tập quán phân chia và sử
dụng các không gian sinh hoạt trong nhà, quan niệm về của cải, biểu
hiện giàu sang, kỹ năng chế tác các đồ gỗ kích cỡ lớn, nghệ thuật tạo
hình và trang trí...
Trong khi đó, người ta tiếp nhận được ở nhà rông ý nghĩa biểu
tượng của nó đối với nội bộ cộng đồng cũng như đối với bên ngoài ờ
xã hội Ba-na, tập quán sinh hoạt văn hoá của làng gắn với nó, vai trò
trung tâm của nó trong đời sống xã hội làng cổ truyền. Thêm nữa, dặc
biệt trưng bày cũng cho người xem thấy được nhiều hình ảnh thi công
và có giới thiệu một số nét về kỹ thuật làm ngôi nhà này tại Bảo tàng,
giúp hiểu biết về việc tạo dựng ngôi nhà đặc biệt này theo truyền thống
Ba-na.
Riêng với ngôi nhà mồ, đây là loại công trình kiến trúc và trang
trí dựng trong nghĩa trang của làng người Gia-rai và chỉ để phục vụ
cho lễ bỏ mả. Cho nên, nó phải được gẳn với lễ bỏ mả, một hình thức
sinh hoạt văn hóa tổng hợp mang tính phong tục và tín ngưỡng, chứa
đựng đậm đặc nhiều di sản phi vật thể Gia-rai, diễn ra ngay quanh nhà
mồ. Bởi vậy, cùng với việc tổ chức trưng bày nhà mồ, Bảo tàng đã
quay phim video và chụp nhiều ảnh tư liệu về lễ bỏ mả ở chính quê
hương của ngôi nhà mồ này.
Ngay từ đầu, việc trưng bày nhà cửa cùa các dân tộc đã đưực Bảo
tàng Dân tôc học Việt Nam định hướng là để vừa giới thiệu những đặc
điểm kiến trúc dân gian, vừa giới thiệu về cuộc sống của chủ nhân các
kiến trúc ấy. Trong thực tế, Bảo tàng đã chủ động chú ý đến phần phi
vật thể của mỗi ngôi nhà, cố gắng để “Các yếu tố văn hoá vật thể và
phi vật thể liên quan cùng được giới thiệu tổng hợp trong mỗi ngôi
nhà” 1. Tuy nhiên, còn những việc vẫn chưa thực hiện được, ví dụ như

1. Lưu Hùng (2002) - ãtVài n ét về trưng bày ngoài trời cùa Bào tàng Dân tộc học Việt Nam ”, trong cuốn

Đ ồi mới tiếp cận dàn tộc học trong các bào tàng, đã dần, tr. 157.

72
việc sử dụng phim video gắn với trưng bày các ngôi nhà này... Nói
cách khác, đê gia tăng thêm phần phi vật thể cho từng ngôi nhà nói
tròn, vẫn cần tiếp tục hoàn thiện thêm các trưng bày này, nhàm tạo điều
kiện cho khách tham quan tiếp cận một cách tốt hơn, đầy đù hơn và
hiệu quả cao hơn đoi với những gì mà Bảo tàng muốn chuyển tải qua
trưng bày về kiến trúc của các dân tộc.

73
DI TÍCH Đ ÌN H VẼ
(X Ã Đ Ô N G N G Ạ C , HUY ỆN T Ừ LIÊM , HÀ NỘI)

Phạm Lan Hương*

Làng Đông Ngạc, còn có tên Nôm là làng Vẽ, là một trong 3 làng
của xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 10
km về phía Tây Bắc. Đình Vẽ hiện nay toạ lạc trên một khu đất rộng
thoáng, sát bờ đê sông Hồng, ở rìa làng Vẽ. Dinh Vẽ là di tích kiến trúc
cổ và mang giá trị nghệ thuật cao. Mọi sự sắp đặt từ ngoại thất đến nội
thất đều hài hoà cân đối.
Đình nằm trên khu đất thoáng, lưng dựa vào núi đất, mặt trước
đình là sông Hồng. Theo quan niệm của người Việt Nam thì đây là thế
đất tụ linh tụ phúc. Môi trường và di tích trở thành hợp thể của ùm
dương đối đãi.
1. Niên đại xây dựng đình Vẽ
Theo lời kể của các cụ già trong làng thì ngôi đình có tiền thân từ
một ngôi miếu cổ, được xây dựng từ thời nhà Đường. Vì xây gần bờ
sông, bị nước xói lở nên ngôi miếu cổ được chuyển về đầu xóm 3 ngõ
Vẽ. Theo tấm bia còn lưu giữ trong đình niên đại Dương Hoà nguyên
niên (1635) thời vua Lê Thần Tông cho biết thì đình được xây vào thời
gian đã này. Theo gia phả họ Phạm thì năm 1635 ông Phạm Thọ Lý đã
cúng gần một mẫu đất cho làng để xây đ ình'.
Sau đó, ông Phạm Quang Dung, đỗ tiến sĩ năm Bính Tuất (1706)
cùng vợ đứng ra trùng tu ngôi đình, riêng gia đình ông cúng toàn bộ gỗ
lim để làm đình. Việc trùng tu hoàn thành vào năm Mậu Tuất (1718)
đời Lê Dụ Tông niên hiệu Vĩnh Thịnh XIII. ô n g Dung đã từng lam
chính sứ Trung Quốc năm Nhâm Tý (1732), làm quan tới chức Công
bộ Thượng thư lệ Quận Công. Hai ông bà được phụ thờ ở đình vì có
công với làng.
Đình còn được trùng tu, sửa chữa vào năm... đời Lê Cảnh Hưng,
năm 1836 (đời vua Minh Mạng) và năm 1941. Từ đó đến nay ngôi

* Trường Đại học Văn hóa TP. Mồ Chí Minh.


1. Hồ sơ di tích đình Vẽ, Ban Quàn lý di tích Hà Nôi, tr 1

74
đinh thường xuyên được chính quyền và nhân dân tu bổ tôn tạo, bảo vệ
tôt. Theo Quyết định số 937 QĐ/BT do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông
tin Trân Hoàn ký ngày 23/7/1993, đình Vẽ được Nhà nước công nhận
là di tích lịch sử văn hoá.
2. Kiến trúc của đình
Di tích đình Vẽ là một tổng thể kiến trúc đặc sắc với quy mô bề
thế, đồ sộ trên một diện tích gần một mẫu đất.
Xung quanh đình là những cây muỗm cổ, cây thị, nhãn, roi, mít...
cao, to, cảnh lá xum xuê tạo nên khung cảnh cổ kính trang nghiêm. Ờ
phía trước sân đình trồng nhiều loại cây như cây ruối, cây đại, cây si,
cày hoa giấy và một số cây cảnh nhỏ khác.
Đình Vẽ, cũng như các ngôi đình làng khác của người Việt, là
những công trình kiến trúc cổ truyền bảo tồn khá trọn vẹn những đặc
điếm nghệ thuật kiến trúc dân tộc độc đáo, phong phú, đậm đà sắc thái
dàn gian và ít chịu ảnh hưởng ngoại lai hơn tất cả các loại hình kiến trúc
cò Việt Nam khác được xây dựng trong xã hội phong kiến xưa.
2.1. Hệ thống nghi môn
* Thứ nhất là nghi môn trụ, ở phía ngoài, cách xa đường đê trên
dưới 50m. Kiến trúc được xây bằng gạch, với bốn trụ, hai trụ lớn ở
giữa còn hai trụ nhỏ ở hai bên. Đây là một nghi môn thông thường,
giống như những nghi môn của những ngôi đình đền xây dựng vào thể
ký XIX - đầu thế kỷ XX. Trên đỉnh nghi môn được kết bởi phượng lá
lật, tượng trưng cho bầu trời và bốn phương hội tụ; lân tượng trimg cho
trí tuệ và sức mạnh tầng trên... nhắc nhở con người giữ tâm trong sạch
trước khi vào lễ.
* Nghi môn ngoại (ở sát bờ đê, phía trong của đường đi):
Đây là toà nhà ba gian bít đốc, được tạo dựng bằng gỗ và có ba
hàng chân. Hiện tượng ba hàng chân là ảnh hường từ Trung Hoa, ở
Việt Nam hiện tượng này có sớm nhất là ở đền vua Đinh, vua Lê (Hoa
Lư - Ninh Bình), muộn hơn có ở chùa Bút Tháp. Ở đây, nghi môn với
ba hàng chân được làm vào thế kỷ XVIII, thích hợp với bộ nóc chồng
rường cánh, với một hệ thống bốn cột cái chạy giữa và hai hàng cột
quân chạy hai bên. Hệ thống cột cái ở giữa là để gánh bộ vì.

75
Trong kiến trúc này có hệ thống xà. Xà ở cột cái có xà thượng và
xà hạ. Xà thượng ở cùng vị trí với con rường thứ nhất. Đó là một xà
lớn nằm ngay sát gần thượng lương. Ngăn cách giữa thượng lương và
xà lớn là một ván nong nhỏ, dày. Xà thượng lương không được trang
trí, chủ yếu chỉ được bào soi vò măng ở hai bên, còn lưng và bụng
được bào phang. Giữa xà thượng và xà hạ, cách nhau khoảng 60cm,
được lắp ván đố bưng kín và bao lấy ván đố này là một hệ thống
khung. Viền khung phía dưới được coi như một chiếc xà nhỏ bào soi
vỏ măng và ăn mộng vào cột cái. Dưới hệ thống ván đố là xà hạ. Xà hạ
cũng ăn mộng vào cột cái song cùng vị trí và thấp hơn xà nách. Dưới
hệ thống xà hạ là cửa. Đây là cừa bức bàn lớn. Cửa này ăn chốt vào xà
hạ, chốt dưới đứng trên lưng của một cối cửa được tạc hình con lân.
Vào thời nhà Nguyễn (cuối thế kỷ XIX - đầu thể kỷ XX) người ta đã
đưa bàn thờ của hai ông quan trấn cửa vào hai gian tả hữu và lấy ván
bịt kín phía mặt trước ở vị trí cột quân. Ván này là ván bức bàn, nhưng
phía ngoài được chạm nổi thành hai khung chữ nhật với những hình
rồng, hoa lá thể hiện đơn giản và mộc mạc. Ở giữa khung hình chữ
nhật hai bên trên nền ván bưng đó khắc hai chữ Hán, một bên là chữ
“Thiện”, một bên là chữ “Ác”.
v ề kiến trúc, toà nghi môn ngoại này có hai mái, mái trùm hăn ra
ngoài ngay ở đầu đốc. Thượng lương cũng như các hoành chạy nhô ra,
làm cho mái rộng hơn khung để che mưa che nắng. Mái được lợp bằng
ngói vẩy hến. Bao hai bên của đốc, trên góc mái có hệ thống vỉ ruồi. Vỉ
ruồi gỗ nằm ở dưới hai bên bờ dải, được trang trí những vân xoắn và
đao cách điệu. Theo các nhà nghiên cứu nghệ thuật, đây là sản phẩm
nghệ thuật của thế kỷ XVIII.
Hai tường hồi, sát với bộ vì, ở hai đầu được lát ván đố. Nghệ
thuật ở đây chủ yếu được thể hiện ở các đầu của con rường trên vì nóc.
Những trang trí nổi khối đó có đường nét mạnh mẽ, chắc khoẻ lớn, với
đề tài là vân xoắn các dạng và những lá cúc cách điệu. Đôi khi ở đầu
bẩy được thể hiện những đao dưới dạng lá cúc hoá thân thành rồng há
mõm đỡ lấy tàu mái. Kiến trúc này được trang trí đơn giản. Trong các
ô chữ nhật gắn với những bộ vì nằm trên xà nách, ở các đầu đốc là
những ván trang trí hình triện gắn chữ Vạn (ở gian giữa hầu như đã
mất). Trang trí phía bên dưới chủ yếu là bào trơn đóng bén, nổi lên là
76
một đôi lân côi cửa. Đôi lân này gần giống như con sư tử và đã chịu
ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Hoa trong một sổ chi tiết.
Lân mặt ngửng lên chầu vào giữa với mặt quỷ, mũi sư tử, trán lạc
đà. Bao xung quanh căm và trán là những vân dấu hỏi, có tóc chải, râu
chải nhung được xoắn lại. Có lẽ hiện tượng xoắn này vẫn gắn với biểu
tượng liên quan đến nguồn nước. Thân lân nhò hơn đầu, đuôi chui vào
phía trong và chân quỳ xuống. Trên lưng lân khoét lỗ làm cối cửa.
Đuôi lân xoắn và toả ra những lông lớn diễn theo xoắn tròn. Một biểu
hiện linh thiêng khác gắn với lân còn được thể hiện ở bắp đùi, bắp
chân của lân. Đó là những vân xoan nối với những đao lượn sóng nhỏ
bay ra sau. Nhìn chung, đôi lân tạo được nét sinh động cho bộ cửa.
Điều đáng quan tâm ờ nghi môn ngoại này chính là những hiện
vật gắn với việc thờ hai ông tả hữu môn quan (tướng canh cửa). Đó là
bát hương bằng đá, những đài nến, mâm bồng nhỏ... Đặc biệt là những
đồ chấp kích gắn trên giá. Những hiện vật này được tạo tác đẹp và còn
dược tỉa tách từng chi tiết. Đại đao có rồng há miệng ngậm đến lưỡi
đao lớn. Những quà chùy được chia làm tám mặt, mỗi mặt được kết hổ
phù và những đao mác, những hoa văn kỷ hà cách điệu, những hoa
cánh sen vuông... Những hiện vật này có niên đại vào khoảng đầu thế
kỷ XVIII.
* Liền hồi với nghi môn ngoại này là hai cổng nhờ kiểu cuốn
vòm, phần mái lợp giả ngói ống. Nối tiếp là bức tường bao với nhà
xích hậu tả hĩru. Liên tiếp với nhà xích hậu tả hữu là hệ thống tường
bao khép kín ngôi dinh trong một khuôn viên rộng.
Như phần trên đã nói hệ thống nghi môn ngoại của đình Vẽ được
dựng theo dạng “Tam sơn”, song ở đây ý tưởng dựng tam sơn không
phải có từ đầu, bởi vì hai toà nhà và hai cửa vòm cuốn hai bên được
xây dựng muộn về sau này. Hiện nay hai toà nhà ở hai bên đã bị người
dân biến thành những cửa hàng, tuy nhiên những dấu vết của nó vẫn
còn. Nghi môn ngoại, cùng với hai cồng vòm cuốn, hai toà nhà xích
hậu hai bên đã tạo thành hệ thống ngũ môn vô cùng khang trang, làm
cho ngôi đình trở nên mạnh mẽ và uy nghiêm hơn.
* Nghi môn nội

77
Nghi môn trên thực tế nội cũng tương tự như nghi môn ngoại,
song nhỏ hơn, chỉ có một gian. Nghi môn nội cũng có kết cấu theo
kiểu chồng rường cánh, ba hàng chân, và cũng có hai mái trước - sau.
Bờ nóc có đấu nắm cơm và bờ dải chạy thẳng tuột xuống không tạo
nên góc đao công. Ớ nghi môn này cũng có một số nét chịu ảnh hưởng
của nghệ thuật Trung Hoa. Nghi môn nội nhỏ hơn do không có hai
gian bên, tuy nhiên độ cao của nó vẫn ngang với độ cao của nghi môn
ngoại (tính từ mặt đất đến nóc). Đôi cánh cửa bức bàn lớn, chiếm cả
gian tương tự như nghi môn ở phía trước nó. Ở hai bên nghi môn này,
có hai cửa phụ để thường xuyên ra vào, nhưng bao giờ cũng chỉ mở
cửa bên phải, còn cửa bên trái do nhìn thẳng vào điện thờ nên không
được mở. Hai cửa này cũng có mái theo kiểu đơn giản, cũng có đấu
nắm cơm và được lợp bằng ngói ri. Nối với hai cửa phụ là hai tường
bao chạy thẳng sang hai bên đến các toà nhà tả hữu vu. Hai tường bao
này được để gạch mộc, có mũ tường, là những hàng gạch dật cấp
xuống dần và được mở rộng ra theo kết cấu kiểu hình tháp.
2.2. Khu kiến trúc chính của đình
Khu kiến trúc chính của đình có quy mô lớn, là một tổng thể kiến
trúc hình chữ “đinh” với toà đại bái và toà hậu cung. Khối kiến trúc
này được xây trên một nền đất cao hon mặt sân 30cm. Xung quanh nền
bó vỉa gạch, phía hiên hè bó vỉa bằng những phiến đá xanh hạt mịn.
* Toà đại bái
Đây là nơi hành lễ sinh hoạt cộng đồng và hành chính công vụ
nên đòi hỏi một diện tích và không gian khá lớn, trang trọng bề thế,
gắn liền với hậu cung nhưng mặt khác lại có thể mở rộng ra với không
gian rộng lớn và thiêng liêng bên ngoài. Toà đại bái đình Vẽ được bố
cục thành hai tòa xểp hình chữ nhị. Hai toà nhà này liên kết với nhau
bằng hệ thống máng nước chạy suốt từ hồi này sang hồi kia, tạo nên
một không gian thống nhất, sâu thẳm làm cho ngôi đình càng trở nên
thâm nghiêm. Cả hai toà đều có nét tương tự nhau về mặt kết cấu và
kiểu dáng ở một số gian,.
Toà ngoại là một nếp nhà 7 gian 2 dĩ, mặt bằng có 8, chân cột đặt
trên tảng đá xanh, kiểu tiện, trên tròn dưới vuông. Có người cho rằng ở
đây quan niệm âm dương đã bị thay đổi khi để cho dưới vuông trên

78
tròn hai cấp. Toà nhà này có vì kèo làm theo kiểu “thượng chồng
rường - hạ kẻ chuyền”, nền nhà lát gạch vuông, mở tám cửa ra vào,
cánh cửa làm kiểu cửa pa nô. Toà ngoại được tạo dựng hầu hết bằng
gỗ, xung quanh hồi nhà không xây tường mà đóng kín bằng các tấm
cửa bức bàn. Riêng hai cột hiên phía trước đỡ hai đao mái được xây
băng gạch Bát Tràng cổ, để mộc không trát.
Toà nhà có kiến trúc cao. Đầu kẻ ờ ngoài hiên đã cao trên 2m,
khi bước vào đây không còn bị vướng, chạm đầu. Đây là một hiện
tượng đã được thay đổi từ khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII
trờ về sau. Trên nóc tiền bái, bờ nóc được để trên hai đầu kìm đắp hai
rồng. Những rồng này ít nhiều mang dáng nét của con lân. Mái đình
được lợp bằng ngói ri.
Nhìn chung kiến trúc ở đây tương đối đơn giản và mang nhiều
nét chung giống như nhiều ngôi đình làng khác. Bộ vì nóc của toà này
được the hiện dưới dạng giá chiêng chồng rường con nhị, nhưng hiện
tượng giá chiêng chỉ có tính chất tượng trưng. Ở trên bộ vì nóc, từ
thượng lương xuống đến đầu cột cái được thể hiện bốn khoảng hoành.
Từ đầu cột cái ra đến đầu cột quân được thể hiện năm khoảng hoành.
Và từ cột quân ra đến tàu mái là hai khoảng hoành. Như trên đã nói
kiến trúc này đơn giản, theo phong cách truyền thống; tuy nhiên có hai
đặc điểm riêng ít thấy ở di tích khác: đó là nối giữa hai CỘI cái cùng
gian có một chiếc xà đặt dưới câu đầu khoảng lm. Chiếc xà này ăn
mộng vào cột cái, giữ cho nó ít bị xô lệch đồng thời làm cho mối liên
kết chắc chắn hơn. Ở đầu cột cái nổi các gian với nhau còn có một hệ
thống xà khác, đó là xà thượng đặt ở đúng đầu cột cái, cùng ăn mộng ờ
một chỗ với chiếc kẻ. cỏ n phía dưới cách độ 60em là chiếc xà hạ nối
các gian với nhau. Với các xà này kiến trúc của đình trở nên bền vững
hơn.
Toà nội có nhiều nét tương tự như toà tiền bái ngoài, song phần
nào vẫn còn giữ được kết cấu cổ truyền, vẫn có một xà phụ nằm cách
đỉnh câu đầu khoảng trên lm. Bộ vì nóc mang nét chạm gồ ghề, to lớn
và chắc chắn. Hiện tượng giá chiêng chồng rường con nhị không còn,
m à kết cấu bộ vì là kiểu vì chồng rường với rường thứ nhất, thứ hai,
thử ba tương tự nhau, kê trên nhau và kê trên câu đầu. Những con

79
rường này chỉ được trang trí ở phần đầu, không có hiện tượng rường
cụt. Tại toà trong, ở gian giữa đã được làm ván trần có biểu tượng của
bầu trời với mặt trời ở trung tâm và xung quanh là mây cùng nhị thập
bát tú. Đây là một hiện tượng tương đối phổ biến của nghệ thuật thời
Nguyễn thể hiện thế giới của thần linh là thế giới tầng trên gắn với bầu
trời, đồng thời cũng thể hiện sự quần tụ của triều đình với vua là mặt
trời ở giữa và xung quanh là các quan dưới hình tượng nhị thập bát tú
(phần trần chéo ở gian giữa phía trong cũng được thể hiện tương tự
như thế).
Nhìn chung, nét chạm của toà nội có phần ấm cúng, chắc mạnh
hơn toà ngoài. Kiến trúc nơi đây ít nhiều giữ được những nét cổ truyền
hơn, bởi vì toà ngoài có một vài bộ phận đã được tu sửa dưới thời
Nguyễn cuối thế kỷ XIX đầu XX.
* Toà hậu cung
Đây là nơi thờ thần Thành hoàng làng và giữ các vật thiêng liêng,
đồ thờ củng. Không gian của toà hậu cung không lớn nhưng ở vị trí
trung tâm kín đáo, tạo nên không khí thần bí, trang nghiêm. Trong kiến
trúc đình làng, đây là một dạng không gian quây kín được bố cục riông
biệt, một toà nhà ở phía sau nối tiếp với toà đại bái.
Toà nhà chạy dọc về phía sau được chia thành hai nếp, nếp ngoài
là trung cung và nếp sau là hậu cung.
Trung cung nối tiếp với toà đại bái bằng hai cầu nối ở hai bên gọi
là hành lang. Khoảng giữa hai toà hậu cung và đại bái tạo thành “cửa
trời”. Khoảng không gian này thay cho ô cửa sổ lớn để ánh sáng thiên
nhiên lọt vào nội thất bên trong đình. Trên mặt đất có các chậu hoa cây
cảnh quý hiếm như Mộc Lan... tạo cho khung cảnh bên trong nhà một
sự tươi mát, sáng sủa và sinh động.
Kiểu bố cục độc đáo này làm cho tổng thể kiến trúc thành một
tổng thể thống nhất bền vững.
Bên trong toà trung cung, về phía cửa vào toà hậu cung được kết
cấu một bộ vì nóc đặc biệt, chủ yếu là những mảnh chạm. Chính giữa
do phần trần mà chúng ta không nhìn thấy được kết cấu ở bên trên,
song có lẽ đó là lối kiến trúc theo kiểu vì kèo trụ trốn để trơn và piần
mái trần. Phần trang trí căn bản đã được thể hiện ở phía dưới của mái
80
trân, tức là dưới hệ thông xà đai. Ờ chính giữa là đôi rồng chầu mặt
trời. Hai bên của hình tượng mặt trời có hai lá sòi trổ thủng. Trong
khung chứa mặt trời và hai lá sòi viền hai lá cách điệu, những mép lá
cũng toả đao bay ra. Tại hai cốn ở trên cừa nhỏ đi vào hậu cung làm
theo kiểu chồng rường. Hiện tượng chồng rường không có đầu ngăn
này đã tạo nên một bề mặt lớn để trang trí. Rường trên cùng là đuôi
cùa con rồng đầu dư được thể hiện rất rõ, đỡ chiếc hoành cốn thứ nhất.
Rường thứ hai được chạm một đôi rồng, rồng trước là do con cá hoá
thành.
ơ hàng thứ 3 cũng là rông đao mác với các đao lớn bay ra cả phía
trước lẫn phía sau, mắt nhìn ra ngoài. Và hàng thứ 4 cũng tương tự như
vậy.
Toà trung cung này được kết cấu bởi hai gian chính. Tại quá
giang ở gian giữa có hiện tượng chạm dưới bụng xà. Có hai đầu dư
chầu vào bộ phận trang trí ấy. Trung tâm của phần trang trí này là một
vân xoắn cách điệu nhiều vòng, bao xung quanh là một hình chữ nhật,
bốn phía là lá cúc (những vân xoắn và đao ở đây nhìn rất gần gũi với
kiểu đao trên những khám ờ chùa Bút Tháp). Đây là sản phẩm nghệ
thuật của thế kỷ XVIII, có thể liên quan đến hiện tượng cầu nguồn
nước, ít nhiều có gắn với thần Độc Cước.
Hậu cung là nếp nhà ba gian chạy dọc về phía sau. Nội thất bốn
hàng chân, các chân cột gỗ làm kiểu “thượng thu - hạ thách”, đặt trên
các chân tảng đá xanh. Chân tảng làm kiểu trên tròn dưới vuông.
Đưòng kính chân tảng là 50cm, đường kính cột cái là 40cm. Nền lát
gạch vuông. Kiến trúc íoà hậu cung được làm theo kiểu vì kèo trụ trốn,
chù yêu là bào ừưn dỏng bén. Hai bên cột trôn, nay đã làm theo kiêu
ván dầy, vuông thành sắc cạnh, hai bên của nó được bưng bàng ván
bưng bổ dọc. Trong hậu cung, ở trên xà được bưng kín bàng ván đố
lụa. Điểm nổi bật trong toà này là ờ cửa hậu cung, nối giữa phần ống
muống với toà trong là một hệ thống cửa trổ thủng được làm vào thời
Nguyễn, khoảng giữa thế kỷ XIX. Những cửa này đều được chạm
thủng với một nghệ thuật tinh tế và khéo léo. Phía trên là rồng, phía
dưới là lân. Những con rồng đuôi cá như đang bay với những vây đã
biến thành cánh trong một tư thế “động” rất đặc biệt. Phía dưới là

81
những con lân đang trong tư thế lộn xuống. Tất cả các hình tượng vừa
được chạm nổi vừa được chạm thủng. Đây là một hiện tượng ít tìm
thấy ở nơi khác. Những con lân này theo kiểu sư tử hí cầu, gần giống
như tam sư và độc sư của Trung Hoa. Phía trên của cửa cùng với chiếc
xà là hiện tượng vừa chạm lộng vừa chạm bong hình thức rồng mẫu tử
chầu mặt trời. Đôi rồng lớn chạy từ cột cái vào giữa, chân đạp ra phía
sau. Từ trong chân này có một hạt tròn nhỏ nối với đao và chân trước
nam lấy một cụm vân xoắn ốc như tóc phật. Ở chính giữa là một đôi
rồng nhỏ bám cuộn quanh mép của một chiếc lá sòi theo kiểu lá đề.
Đuôi rồng đưa lên phía trước cuộn ba vòng quanh vây lá đề. Dưới xà
có chạm rồng này là một ván dày, nối giữa xà và bậu cửa là hai u tròn
nổi gọi là mặt cửa, ở chính giữa lõm vào. Hiện tượng này có ý nghĩa
như nguồn sữa mẹ (gần giống của người Chàm).
Nhìn chung bố cục của đình Vẽ là bề thế và khang trang. Mặt
bằng của nó với các kiến trúc như kể trên đã tạo ra cho di tích một
dáng dấp gần gũi với những kiến trúc cung điện. Song nó mang tính
chất đền nhiều hơn đình. Các vị thần được thờ trong đình không thuần
tuý giống như các vị thành hoàng ở một số ngôi đình làng khác, mà ở
đây các vị có vẻ giống như các vị thần được thờ trong đền. Đặc biệt là
hiện tượng thần Độc Cước gắn với cư dân sông nước, làng chài ven
biển.
3. Các vị thần thờ trong đình
Theo các thư tịch, sắc phong, thần phả, câu đối, văn bia và truyền
thuyết dân gian liên quan thì đình làng Vẽ được xây dựng để thờ 3 vị
phúc thần: thần Độc Cước (thiên thần), thần Lê Khôi (nhân thần) và
thần Thổ địa (thổ thần). Ba vị thành hoàng mà mỗi vị đại diện cho một
thế lực riêng trong xã hội loài người, đã tạo nên cho đình Vẽ một nét
đặc sắc và khác biệt so với một số ngôi đình khác trong vùng. Có thể
các cụ xưa đã có lý khi chọn thờ 3 vị Thành hoàng này, bởi vì “Thiên
- Địa - Nhân nhất thể” sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển và sức toả sáng.
1. Vị thần thứ nhất - Thiên thần: Thiên thần có sắc phong, bài vị
thờ tại đình. Thần là Hoả quang tiên sơn tiêu đại thánh (dân địa phương
thường gọi là Thần Độc Cước). Còn trong các sắc phong từ đời Lê đến
thời Nguyễn còn giữ lại được ở trong đình thì gọi là Cương Nghị siêu

82
dũng cường quả thuần chính Độc Cước chi thần. Đồn thờ chính của thần
ở Cửa Roi - Nghệ An và sầm Sem - Thanh Hoá.
2. V/ thần thứ hai - Nhân thần
Thần là con người anh thứ hai của vua Lê Thái Tổ, tước công
huý khôi, làm nhập nội tư mã bình chương quân quốc trọng sự, quan
tước chính danh đã có ở trong quốc sử. Thần có công phò giúp Lê Lợi
trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Theo cuốn "Lịch triều hiến chương loại c h í” (nhân vật chí) của
Phan Huy Chú thì Lê Khôi còn có công bình Chiêm và trị nước khi
làm trấn thủ Châu Hoan. Năm thứ tư đời vua Lê Nhân Tông tức năm
Bính Dần (1416), ông làm tướng tiên phong cho đô đốc Lê Khả đem
quán đánh Chiêm Thành vì vua nước này là Bì Cai xâm lược và chiếm
đấi Châu - Hoá. Sau khi thắng trận trở về, ông bị cảm chết đột ngột ở
chân núi Long Ngâm (cửa biển Hà Tĩnh). Đến đời vua Lê Thánh Tông
năm Quang Thuận thứ tư (1463) vua truy phong ông là Chiêu Trưng
đại vương, cho lập đền thờ ở xã Trào Khẩu (Hưng Nguyên - Nghệ An).
Ông được tặng phong nhập nội đô đốc tên thụy là Trung Hiển. (Nhưng
trong ngọc phả ở đình Đông Ngạc lại chép sai rằng: Lê Khôi đi đốc
vận lương cùng văn thần Nguyễn Phục bị chậm trễ nên bị chết chém
đời Hồng Đức)1.
Ngọc phả ở đình cho biết một vị tướng quê Đông Ngạc là đô đốc
Đồng Tri Đồng Xuyên Hầu khi đem quân đi đánh Chiêm Thành qua Cửa
Rào (Nghệ An) đã rước thần về đình làng để thờ, vì thần có công phụ giúp
ông vận chuyển lương thảo qua Nghệ An đánh Chiêm Thành.
3. Vị thần thứ ba - Thổ thần
Bản xã Thổ thần (trong các sắc phong còn giữ được đều ghi là
Bảo Vệ Chương Hoà đôn ngưng thổ địa hiển trưng chi thần). Thần trừ
tai chống hạn cầu cúng linh ứng. Từ khi bản xã có dân đến ở thì thần
đã là Thành Hoàng. Các triều đại đều có sắc phong, sự tích đã bị mai
một nay không còn nhớ rõ.

1. Nguyền Phương Hằng (1996), Di tích đình Đông Ngạc, Luận vân tốt nghiệp Đại học,
Đại học Văn hóa, tr.34.

83
Ngoài tam vị Thành Hoàng kể trên, đình làng Vẽ còn phụ thờ
ông nghè Phạm Quang Dung (còn gọi là khách) đỗ tiến sĩ khoa Bính
Tuất (1706) làm quan Công Bộ Thượng Thư, người đã có công xây
dựng nên ngôi đình này năm Vĩnh Thịnh thứ 16 (1718) và thờ Mạc
quận công, vị tướng thời Hùng Vương ở nội bái đường. Bên nhà tả vu
còn thờ ông Phạm Thọ Lý là người đã cung tiến gần một mẫu đất để
làm ngôi đình lần đầu năm 1635.
Đình còn lưu giữ 45 đạo sắc phong: sớm nhất là sắc phong năm
1670, muộn nhất là năm 1924, trong đó, 7 sắc phong đời Lê, 3 sắc
phong đời Quang Trung và 35 sắc phong đời Nguyễn1.
Đình Đông Ngạc là di tích tôn giáo tín ngưỡng thờ thần hoàng
làng. Bên cạnh giá trị lịch sử, ngôi đình còn mang giá trị lớn về kiến
trúc nghệ thuật. Theo cách phân loại khoa học thì đình Đông Ngạc là
di tích tôn giáo tín ngưỡng truyền thống . Đình Vẽ với hệ thống kiến
trúc đặc sắc và các di vật vô cùng quý báu là tư liệu quý giá giúp
chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử làng Vẽ cổ xưa, tìm hiểu về
phong tục tập quán của một vùng đất cổ phía Tây Bắc Thăng Long.
Việc bảo vệ, tôn tạo và phát huy tác dụng di tích đã được địa phương
lưu tâm. Từ nhiều năm nay, xã đã thành lập một ban quản lý di tích.
Năm 2004, tổng thể di tích đình Vẽ đã được chính quyền và nhân dân
tu sửa. Để phát huy tốt hơn tác dụng của di tích thu hút được nhiều
khách tham quan, nên chăng chúng ta cần giới thiệu về đình Vẽ, về
lịch sử một làng cổ ven đô trên các phương tiện thông tin đại chúng.

1. HỒ Sơ di tích đình Vẽ, Ban Quàn lý di tích Hà Nôi, tr.6.


2. Hồ sơ di tích đình Vẽ, Ban Quàn lý di tích Hà Nòi, tr.7.

84
CHÙA DIÊN THỌ
N G Ô I CH Ừ A LÀNG TIÊU BIẺU Ỏ Q U Ả N G TRỊ

Nguyễn Thái Hòa*

Chùa tọa lạc ở thôn 1, làng Diên Sanh - xã Hải Thọ - huyện Hải
Lăng và cách quốc lộ 1A 3 km.
Đen nay, dù không còn một tư liệu thành văn nào cho biết rõ về
buôi ban sơ của ngôi chùa cũng như thời gian tạo dựng, nhimg có thể
suy đoán rằng ngôi chùa làng Diên Thọ ngày nay đã ra đời trong
khoảng thế kỷ XIV - XV khi cư dân Đại Việt đến khai phá vùng đất
này.
Dấu tích ban đầu nay đã không còn, nhung chác hẳn rằng ở buổi
đầu tạo dựng, Diên Thọ là một ngôi chùa nhỏ nhà tranh vách đất và
được dụng nên trên nền móng của một ngôi đền Chăm, v ế t tích còn lại
của nó ngày nay là tượng phật và bệ thờ của người Chăm mà người
dân đã đào được. Còn việc nâng cấp, mở rộng ngôi chùa như hiện
trạng chỉ được bắt đầu từ thế kỷ XVIII khi mà gạch ngói từ miền
Trong đã được đưa về Thuận Hóa để xây dựng Dinh phủ và bước đầu
được sản xuất tại nơi này.
Hiện nay, viết về lịch sử ngôi chùa làng Diên Thọ, về những
người đã có công trong việc khởi xướng, tạo dựng cũng như về ngôi
chùa qua các cuộc trùng tu, sửa chửa quả là một công việc khó khăn.
Bới sách vở của người xưa không thấy đề cập, tư liệu ghi chép ở chùa
cũng đã mất đi. Nguồn tư liệu duy nhất còn lại là bức Hoành phi cùng
những lời truyền kể.
Căn cứ vào bức hoành phi gắn ở tiền đường (trước đây gắn ở
gian giữa chánh điện) ghi ba chữ Hán lớn “Diên Thọ Tự” với các dòng
lạc khoản: “ Tuế tại Kỷ Mão quý hạ cốc đán” và “Nội lệnh sử ty Huấn
đạo Nguyễn Ngọc Quỳnh pháp danh Liễu Giác, thê Nguyễn Thị Huyền
pháp danh Liễu Diệu phụng cúng”, cùng những lời tương truyền thì
chùa được xây dựng từ thời chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát

* Trườna ỉ)ại học Văn hỏa TP. Hồ Chi Minh.

85
(1739 - 1765) và vào tháng 6 năm Kỷ Mão (1759) thì vợ chồng ông
Quỳnh cúng bức Hoành phi ấy.
Chùa được xây dựng trên một đồi cát ở phía Đông Bắc của làng
thuộc giáp An là một trong bốn giáp: An, Bình, Chính, Phước của làng
(vì thế chùa Diên Thọ còn có tên gọi khác là chùa Diên An). Mặt chùa
quay về hướng Tây trên một khu đất rộng với diện tích 5000 m2 và có
một cảnh quan lý tưởng theo cách nhìn của Phong thủy học: phía trước
chùa là ruộng lúa, hồ sen - một vùng đất trũng luôn luôn có nước bất
kể nắng mưa. Đây có lẽ là “minh đường”. Bên trái chùa là đất rộng
trống, bên phải là rú với cây cối um tùm, đằng sau là khu dân cư đông
đúc.
Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của thiên
nhiên và con người, chùa đã bị thiệt hại và thay đổi nhiều về không
gian và một số kết cấu kiến trúc vốn có của nó, đặc biệt là trong cuộc
đại trùng tu năm 2002. Tuy vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận
rằng, chùa Diên Thọ hiện nay là một trong số ít những ngôi chùa làng
cổ và đẹp nhất của tỉnh Quảng Trị.
Nhìn tổng thể, mặt bằng chùa bao gồm: cổng Tam quan, đài
Quan Âm, Tiền đường, Chánh điện và nhà Tăng - theo hướng từ ngoài
vào trong.
Tiền đường và chánh điện chùa được kết cấu theo kiểu hai ngôi
nhà ghép theo hình chữ nhị (=), có mái chồng diêm với hai tầng mái và
tám đầu đao mỗi nhà. Diện tích mặt bằng chùa là 300 m2. Song, lối
ghép này không như kiểu “Trùng thiềm điệp ốc”. Bởi thực chất của nó
là sự ghép hai công trình riêng lẻ với nhau, “chứ không phải là một bộ
khung thống nhất ” 1 như những đền đài, cung điện ở Huế. Nhưng cái
hay ở đây là người thợ đã biết kết hợp một cách khéo léo để tạo nên
một công trình chung thật hoàn thiện, làm cho không gian nội thất của
chùa được vuông vắn, diện tích sừ dụng lại rộng rãi, tiện dụng hơn.
Nhìn từ đài Quan Âm, ta sẽ thấy nóc chánh điện nhỉnh hơn so với
nóc tiền đường. Bờ nóc, bờ quyết thẳng chứ không có đầu đao uốn
cong lên như đình, chùa, miếu vũ ở miền Bắc. Phía trước mái, kể cả

1. Nguyễn Tiến Cảnh (chủ biên) (1992), M ỹ thuật Huế, Viện mỹ thuật, Trung tâm bào tồn đi tích Huế,

tr.30.

86
tầng mái trên lẫn tầng mái dưới, quanh bốn phía đều được viền hình lá
đồ cách điệu bàng gồ chạm. Giữa hai tầng mái là dải cổ diêm chạy
quanh bốn mặt của mỗi tòa nhà. Dải cổ diêm được phân khoảng ra
thành từng ô hộc. Theo các nhà nghiên cửu. bộ mái được phân ra thành
hai tầng như vật là để tránh đi sự nặng nề của một tòa nhà, đồng thời
đè tạo ra ảo giác chiều cao cho một tòa nhà vốn thấp. Trên nóc và các
góc mái của tiền đường, chánh điện được trang trí theo mô típ “Lưỡng
long triều nhật”, Hổ phù và các con vật trong tứ linh (Long- Lân- Quy-
Phụníí). Mái chùa trước đây lợp ngói liệt, nhưng hiện nay đã được thay
bàng ngói móc.
Chùa được kết cấu bởi bộ khung chịu lực nhà rường - một loại
nhà rất phổ biến ở miền Trung, có tường gạch bao quanh ba phía. Cột
nhà cao hơn thì có đường kính lớn hơn, hợp lý vê chịu lực, hài hòa về
kiến trúc. Tất cả đều đứng trên đá tảng. Theo các nhà nghiên cứu, ưu
điểm của kiểu nhà này là rất chắc chắn vì có nhiều xà dọc đế giằng giữ
các cột, sức nặng của mái lại tán đều trên diện tích toàn nhà nên độ
vững được lâu dài. Nhưng về mặt thấm mỹ thì có phần kém vì chốt
mộng của nó cứ nhô ra ngoài, tầm nhìn lại bị hạn chế vì bị che chắn
bời hệ thống các xà và cột .
Mái sau của tiền đường được nối với mái trước của chánh điện
không phải bàng một hệ thống vì kèo thứ ba (gọi chung là trần vỏ cua)
như những cung điện ở Huế, mà đơn giản chỉ có một máng xối bằng
tôn dùng để hứng nước mưa từ mái sau của nhà trước và mái trước của
nhà sau đồ xuống.
Từ bên ngoài đi vào tiền đường là một hệ thống tầng cấp năm bậc
bằng bêtông, kéo dài cả ba gian mặt trước. Hai chái và hai gian bên
đều có tường xây bít, đắp hình chữ Thọ cách điệu và Long Mã phù hà
đồ lướt trên hoa văn thủy ba. Có ba hàng cửa thượng song hạ bản.
Hiên tiền đường có tất cả bốn câu đổi và được khắc chìm vào các vách
ngăn. Bên trong tiền đường để thông thoáng với chánh điện, phía trên
không đóng trần mà để cao lên tận mái. Nen lót gạch hoa với gian giữa

1 Nguyền Tiến Cảnh (chù bièn) (1992), Mỹ thuật Huế, Viện mỹ thuật, Trung tâm bảo tồn di tích Huế,

tr 32

87
thờ tượng Di Lặc tương đối lớn, hai gian chái phía tả thờ tượng Hộ
Pháp, phía hữu thờ tượng Tiêu Diện.
Tiền đường là một ngôi nhà 5 gian 2 chái, với chiều dài đo được
15m chiều rộng chiếm hon 6,75m, có kết cầu theo kiểu vài chồng - cột
nóc. Đây là kiểu nhà bằng gỗ từ xưa còn giữ lại. Toàn bộ nhà có sáu
vài chính cho năm gian. Sáu vài này được cấu trúc hoàn toàn giống
nhau.
Mỗi vài chỉ có hai loại cột: cột cái và cột con, mồi đầu cột chỉ cỉỡ
một đuôi kèo. Hai kèo thượng gác chéo nhau theo chiều dốc mặt mái,
ăn mộng với nhau ở đỉnh, đỡ xà nóc rồi chạy hai đầu cột cái. Hai bên
thân kèo là những đường gân nổi, riêng ở bụng mới chạm trổ hoa văn
hình hoa cúc bốn cách ở giữa và trang trí uốn lượn ở hai đầu. Còn kèo
hạ liên kết cột con với cột cái ra bổn phía, nhưng không ở đầu cột mà ở
một vị trí thấp hon. Và nếu như kèo thượng chỉ được trang trí hoa văn
ở phần bụng, thì kèo hạ được trang trí hoa văn rất tỉ mỉ, công phu ở cả
ba mặt, trừ mặt trên để đỡ các đòn tay. Kèo hạ được ghép mộng trên
đầu cột con rất sít sao và chắc. Phần đầu kèo dư được chạm hình đầu
rồng, trên đầu rồng có một ván nong dày để đỡ đòn tay, ván nong này,
nếu ở mái sau của tiền đường thì để nguyên không chạm trổ, nhưng ở
phía trước thì chạm trổ hết sức tinh vi cả hai mặt với nhiều đề tài: hoa
sen, lan, mai, trúc, cúc.
Riêng hai cột cái, ngoài việc đỡ đuôi hai kèo thượng giao nhau ở
đỉnh nóc còn có một xà ngang (còn gọi là trển hay quá giang) nối hai
cột với nhau ở gần phía đầu cột. Hai đầu xà ngang xuyên qua cột một
đoạn để chèn con chêm áp sát cột, làm cho cột chắc chắn không bị xê
dịch. Hai bên thân xà ngang đều có những đưừng gân nổi chính giữa,
còn ở bụng có chạy đường chỉ bao quanh và chạm hoa văn hoa thị.
Phía trên xà ngang, đoạn chính giữa đặt một khối gỗ vừa, tác
thành hình xoắn trôn ốc ở hai đầu và cong xuống ờ giữa, và gọi là con
tôm. Phía trên con tôm dựng một trụ tiêu với hai đầu hơi thót, bụng
phình đứng thẳng. Trụ không chống thẳng vào hai kèo mà đội một đòn
ngang cũng được chạm trổ gọi là ấp quả để đỡ bụng hai kèo thượng.
Hai kèo này bắt chéo nhau ở nóc, có con xỏ (khúc gỗ hình trụ tròn, có
đường kính khoảng 3 cm) gọi là giao nguyên. Trên thân kèo (phần

88
đuôi kèo ăn mộng vào cột cái) đỡ một ván nong dài có khoét các ổ làm
cho đứng cho các đòn tay.
Những vài trên được liên kết với nhau bằng hệ thống xà dọc chạy
song song giữa hai hàng cột cái. Mỗi đầu xà gắn vào có chèn con chêm
hình rồng, được chạm thủng cả hai mặt. Có hai loại xà dọc: xà thượng
và xà hạ.
Xà thượng là thanh gỗ nằm dưới đuôi kèo thượng, còn xà hạ nằm
đoạn sát dưới xà ngang (có người gọi là xà lăn). Giữa hai tầng xà này
là đô bảng hình vuông, nằm trong các khung được bào xoi và đóng
mộng rất khít.
Trang trí trong đố bảng theo kiểu “nhất thi nhất họa” với những
đường nét chạm trổ tinh vi, sống động. Tiếc rằng, ở các ô chữ Hán đã
có phần bị mục nên rất khó trong việc tra cứu, riêng các ô còn lại là đề
tài bát bửu thể hiện tinh thần tam giáo đồng qui (Nho - Phật - Lão).
Đặc biệt hơn, để thêm phần vững chắc, chùa Diên Thọ còn được
đặt thêm một xà dọc (còn gọi là xà cò) phía trên, song song với xà nóc,
nối hai vì với nhau ở đoạn giao của trụ tiêu và ấp quả. Xà này cũng
được chạm nổi hoa cúc hay chạy chỉ uốn mềm mại. Ở hai đầu xà ăn
mộng vào trụ tiêu, có chèn những con chêm hình đầu dơi rất đẹp.
Quanh cả bốn mái sườn nhà có hai loại đòn tay, đòn tay tròn và
vuông. Nhưng nhiều nhất vẫn là đòn tay vuông. Tất cả những đòn tay
và hàng trăm thanh rui đều có chạy chỉ viền mỹ thuật.
Trong tổng thể, các gian ở tiền đường không phải đều có “lòng
căn” giống nhau, mà trái lại, gian giữa rộng nhất: 2,92m; hai gian
ngoài cùng lại hẹp hơn: 2,20m; đến hai chái, mỗi chái chỉ rộng bằng
phân nửa gian giữa.
Tất cả các cột, kèo, xà khung đố bảng đều để nguyên màu gỗ,
không sơn.
Nói chung, ngôi tiền đường chùa Diên Thọ thật đặc biệt, người
xưa đã phối hợp được cái cũ và cái mới trong phần thờ tự và ngay cả
trong kết cấu kiến trúc của công trình. Nơi đây, lại có nhiều khoảng
trống, yên lặng nhưng cũng không kém phần cổ kính, trang nghiêm.

89
Trước đây, phải qua hàng cửa thượng song hạ bản có chạm khắc
của ba gian giữa và hai cửa cuốn ở hai đầu hồi, sẽ bước vào chánh
điện. Nhưng trong cuộc đại trùng tu vừa qua, hệ thống cửa ở đây đã
không còn. Nếu ở tiền đường, bộ khung gỗ chia thành 5 gian 2 chái với
bốn hàng cột thì ở chánh điện gồm 3 gian 2 chái với sáu hàng cột.
Song nhờ nghệ thuật sử dụng chái kép nên quy mô ờ đây vẫn không
nhỏ so với tiền đường.
Nen của chánh điện cũng được lót gạch hoa, chiều dài đo được
15m, chiều rộng là 8,25m. Cả ba gian chính tạo nên một phòng lớn
bằng hệ thống tường đố bảng kéo dài từ cột cái trước đến cột con sau.
Làm cho nơi đây nổi bật thông thoáng với ba gian thờ và tạo thành hai
hành lang hai bên và một hậu liêu (hậu điện) giữa hai lớp tường đố
bảng và tường gạch.
Kết cấu bên trong của chánh điện cũng theo kiểu vài chồng - cột
nóc, cũng đầy đủ các bộ phận xà dọc, xà ngang, xà cò, tôm ấp quả...
như ở tiền đường. Mặc dù trước đây, qua các cuộc trùng tu, người ta đã
thay một số cột, kèo bị hư nát. Song nhìn chung, vẫn giữ nguyên kết
cấu ban đầu. Nhưng nếu ở tiền đường chì có hai loại cột: cột cái và cột
con thì ở chánh điện lại có thêm hàng cột hiên (cột ba). Vì thế mà hệ
thống mộng mẹo ở đây lại phức tạp hơn rất nhiều. Song, vẫn đảm bảo
độ bền chắc và thẩm mỹ của nó.
Bốn cột cái ở hai đầu, ngoài việc đõ đuôi kèo thượng, còn ăn
mộng đỡ đầu của hai kèo mái và một kèo quyết. Kèo quyết này chính
là đường phân giác tạo nên một góc vuông giữa hai mái. Yeu tố này
tạo nên tầng mái thứ nhất. Còn mái thứ hai bắt đầu từ cột quyết (cột đỡ
kèo quyết) nhưng không ở đầu cột mà ở lưng chừng. Từ cột quyết này
cũng có ba kèo ăn mộng như trên và kéo dài ra đến hàng cột ba. Riêng
kèo quyết được đỡ bời cột quyết và đứng ở góc vuông của nền nhà.
Đây chính là tầng mái thứ hai để tạo nên kiểu nhà chái kép.
Ở chỗ phần kèo mái và kèo quyết, có ba con chêm (cũng có
người gọi là “co« ốọ”) đóng cho mỗi cột (cột cái và cột quyết) để đỡ
dưới cho mỗi kèo.
Phức tạp như vậy, nhưng việc vào mộng lại rất sít sao và đúng,
“qua mộng giữa cột, bốn mang kèo ôm lấy cột tròn rất khít và chính

90
xác. Cách vào mộng này cho ta ấn tượng hai lần vào mộng lồng nhau:
mộng giữa đoạn gồ đầu kèo vào chính giữa long đầu cột; và cột nhà
tuồng như chui qua vòng tròn do bốn mang kèo hai bên tạo thành. Tất
ca không có khoảng hở nào. Thực tài tình đến mức tuyệt luận” 1.
Quanh cả hai sườn nhà có hai loại đòn tay, đòn tay tròn vả
vuông, nhưng nhiều nhất vẫn là đòn tay tròn.
Bôn vài của ba gian thờ chính được nối với nhau bởi một tầng
xuyên, chạy song song giữa hai hàng cột cái. Bên trên các xuyên này
cỏ đóng trần. Dưới các xuyên có ba bao lam (có người gọi là công văn)
cho cả ba gian, được chạm thủng với đề tài: trúc hóa long; đầu rồng
ngậm chữ Thọ. Những chi tiết này vừa được làm lại gần đây, vì màu
gỗ còn rất mới, đường nét lại có phần thô cứng. Song dẫu sao, phần
nào đó nó làm giảm đi sự đơn điệu khi mà các liên ba thành vọng
khônu còn.
Còn các cột con được nối với nhau bằng hai tầng xuyên. Giữa hai
tầng xuyên là đố bảng hình vuông không chạm khắc, được soi bào và
đóng mộng rất khít. Nhưng, chỉ còn rất ít đó bảng nguyên vẹn. Ngày
trước, các cột này đều có liên ba thành vọng, nhưng do bị mục nát nên
phải tháo gỡ, hình dấu các mộng trám ở hai bên các cột đã biểu lộ điều
này.
Ở chánh điện, có rất ít cửa ra vào. Vì vậy mà ở đây có rất ít ánh
sáng. Nếu gặp những ngày đại lễ, các gian thờ đốt nến cháy lung linh,
khói hương trầm bốc tỏa thì quang cảnh nơi đây trở nên vô cùng trang
trọng, uy nghi. Chính cái không khí này đã làm cho người ta trở nên lễ
độ và thành tâm trước đức Phật.
Phần trang trí chạm khắc ở chánh điện trước đây tập trung ở cửa
bán khoa và các bộ phận cấu thành (con nằm, con đứng, ngạch). Và có
thể nói rằng, đó là một tác phẩm nghệ thuật hiếm hoi còn sót lại. Nó
thể hiện rõ nhất trình độ chạm khắc của nghề mộc Quảng Trị xưa (bộ
cứa này nay được sử dụng ở tiền đường).

1. I là Xuân Dương (1999), Kiến trúc chùa Thiên Mụ, Nxb Đà Năng, tr.144.

91
Toàn bộ có 18 cánh cửa, được chia đều cho ba gian. Mỗi gian sáu
cánh. Khi mở thì mồi bên có ba cánh và xếp với nhau. Mỗi cánh cửa
đều có ba phần, phần thứ nhất gọi là ô. Có ba ô cho mồi cửa và được
trải đều từ trên xuống dưới; Phần thứ hai là buồng khoa với các song
thẳng (song bài Thừa Thiên) và có bốn song cho mỗi buồng; Phần thứ
ba gọi là bản. Trong ba phần này, thì phần thứ nhất và thứ ba là hai
phần chính cho các mảng đề tài trang trí. Trong đó, đặc biệt là phần
thứ ba (bản) vì nó có kích thước khá lớn so với ô nên người thợ đã mặc
sức tung hoàng nhát đục của mình mà không sợ phải gò bó, gượng ép
vì khuôn khổ. Thế giới cảnh vật ở đây như sâu hơn, rộng hơn qua cách
thể hiện tài tình, sống động trong: Ngư long hí thủy; Chim ưng sần
mồi; Mãnh long quá giang; mai, lan, trúc, cúc... đượm chất dân gian.
Ngoài cửa bản khoa, thì hai cửa cuốn ở hai đầu hồi cũng được
trang trí hoa văn hoa lá và những đường chỉ nổi. Riêng con nằm ở gian
giữa, được chạm nổi “Lưỡng long triều nhật” hết sức tinh vi, mềm mại
mang đầy tính nghệ thuật.
Trước đây, trong năm gian của chánh điện thờ rất nhiều tranh,
tượng các vị Phật, Bồ Tát, Thập bát La Hán và thờ các vị thánh. Trong
đó, chùa dành một gian để thờ Quan Thánh Đe quân. Năm 1950, quân
Pháp chiếm chùa để đóng đồn đã phá hủy một số kết cấu kiến trúc cùa
di tích, phá hủy nhiều tranh, tượng và các đồ thờ trước khi làng được
phép đến nghinh thỉnh đi nơi khác thờ tạm.
Hiện nay, số tượng Phật cũ và một số đồ thờ còn giữ lại được
cùng bổ sung những tượng mới được sắp xếp thờ như sau:
- Ở gian giữa: trên bệ cao đặt khám thờ bộ tượng Tam Thế, ở bệ
thấp hon thờ tượng Phật Thích Ca ngồi thiền.
- Ở gian bên tả, thờ tượng Quan Thế Âm và phía sau đặt khám
thờ vọng các ngài thủy tổ của 12 dòng họ.
- Gian bên hữu: thờ tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát và phía sau
đặt khám thờ vọng các ngài thủy tổ của ba dòng họ vô tự
- Hậu liêu: Đối ứng với gian giữa chánh điện thờ tượng tổ Bồ Đề
Đạt Ma, hai bên tả, hữu thờ các Phật tử ký tự.

92
Nhìn chung, tượng pháp chùa Diên Thọ còn lại không nhiều,
nhưng đáng chú ý nhất là bộ tượng gỗ Tam Thế gồm có ba pho ngồi
thiền định trên tòa sen, tóc nổi bụt ốc, mắt hiền từ nhìn xuống; và
tượng Hộ pháp cao 1,2m, đứng trên bệ gỗ chạm trổ có hình hồ sen, tay
trái bắt ấn, tay phải cầm gậy trừ Long xà. Đó là các pho tượng được
các nghệ nhân chạm trổ rất tinh xảo, có tính chất nghệ thuật cao và
sinh động.
Chùa Diên Thọ, ngoài những giá trị về mặt kiến trúc và nghệ
thuật nói trên thì hiện nay, chùa vẫn còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị.
Dỏ là 5 sắc phong của các triều vua nhà Nguyễn, đều sắc cho xã Diên
Sanh theo trước đây mà phụng thờ Quan Thánh Đế Quân.
Sắc phong Quan Thánh Đe Quân được viết trên tờ giấy lụa mòng
màu vàng nhạt, dai và bền; kích thước khoảng l,20m X 0,5m. Hình nền
của sắc phong là hoạ tiết long ẩn vân. Năm chữ thọ hình vuông bố trí ở
hon góc và chính giữa sắc phong cùng với nhiều hạt châu, xung quanh
viền hoa văn hình kỷ hà. Hình rồng được đặt cân đối giữa sắc phong,
nội dung của sắc phong ghi ở phần đuôi rồng; còn ngày tháng năm cấp
sắc, niên hiệu hoàng đế phong tặng và ấn sắc mạng chi bào nằm ở vị
trí hình đầu rồng. Đó là những sắc phong:
1. Sắc Quan Thánh Đế Quân Hộ Quốc Tý Dân, cấp ngày 16
tháng 04 năm Tự Đức thứ 7 (1854).
2. Sắc Quan Thánh Đế Quân Bảo An Chánh Trực Hựu Thiện
J)ôn Ngưng Thành Hoàng chi thần, phong tặng theo chiếu lễ Đàm Ân,
cấp ngày 24 tháng 11 năm Tự Đức thứ 33 (1880).
3. Sắc Dực Bảo Trung Hưng Đế Ọuân, cấp ngày 01 tháng 07 năm
Đồng Khánh thứ 2 (1887).
4. Sắc Dực Bào Trung Hưng Quan Thánh Đe Quân Bảo An
Chánh Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Thành
Hoàng chi thần, phong tặng theo chiếu lễ Đàm Ân, cấp ngày 11 tháng
08 năm Duy Tân thứ 3 (1909).
5. Sắc Dực Bảo Trung Hưng Quan Thánh Đe Quân, phong tặng
theo chiếu lễ Đàm Ân, cấp ngày 25 tháng 07 năm Khải Định thứ 9
(1924).

93
Cùng một số di vật khác.
Có thể nói rằng, vị trí và kiến trúc chùa Diên Thọ tiêu biểu cho
những ngôi chùa làng ở Quảng Trị nói riêng và vùng Thuận Hỏa nói
chung. Đó là ngôi chùa được xây dựng trên đồi cao, có địa thế phù
họp, kiến trúc lại không cao vút, cách biệt mà hài hòa với cảnh quan
bao quanh. Phần trang trí chạm khắc ở đây - nơi các tay kèo, xà ngang,
tôm ấp quả, đố bảng, cửa bản khoa và các hệ thống con nằm, con đứng
có thể được xem là đỉnh cao về nghệ thuật trang trí của một ngôi chùa
làng mà cho đến nay hiếm có một ngôi chùa nào ở Quảng Trị còn giữ
được. Đó cũng là niềm tự hào của người dân Diên Sanh nói riêng và
Quảng Trị nói chung, sẽ mãi mãi góp phần giữ gìn những nét đẹp
truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

94
TAM QUAN CHÙA BÀ MỤ
ĐÓI MẶT CÙNG THỜI GIAN

Võ Văn Hoàng*

Chùa Bà Mụ còn gọi là Chùa Ông Chú; cẩ m - Hải nhị cung,


được xây dựng vào năm 1626, do cộng đồng cư dân người Minh
Hương ở Hội An dựng nên. Chùa nằm trong một khuôn viên rộng lớn,
phía trước có hồ nước trong xanh, bên cạnh là chùa Pháp Bảo. Hiện
nay chùa tọa lạc ở phía tây nam khu phố cổ Hội An, tại sổ 81 Phan
Chu Trinh, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
1. Đôi nét về quá trình hình thành chùa Bà Mụ:
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trước khi chùa Bà Mụ được xây
dựng làm cơ sở tôn giáo tín ngưỡng của người Minh Hương thì khu
vực này từng tồn tại một thương điếm của người Nhật Bản (gọi là Nhật
Ban nhân thương quán) do thương nhân Shichicobei Eikichi dựng lên
vào năm 1631 dùng làm nơi giao dịch mua bán hàng hóa. Vì cuối thế
kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII là thời kỳ tướng quân Tôkugavva thiết lập chế
độ Mạc Phủ ở Edo (Nhật Bản) và cho phép thuyền buôn Nhật vượt
bién đi giao thương với các nước trong vùng châu Á - Thái Bình
Dương, một số thương nhân Nhật đã đến Hội An. Hằng năm, các
thương nhân Nhật đến Hội An buôn bán thường phải lưu trú lại đây
trong một thời gian dài, bởi thời kỳ này việc buôn bán trên biển chủ
yếu bằng thuyền buồm nên phải phụ thuộc vào chế độ gió mùa. Đây
chính là thời kỳ mà họ đẩy mạnh việc giao tiếp, mua bán hàng hóa với
người Việt, nhiều người trong số họ đã lấy vợ người Việt và ở hẳn lại
Hội An. Họ được chúa Nguyễn cho phép mua đất cất nhà, xây dựng
phố xá, chùa chiền... và sống theo phong tục riêng của mình. Đến giữa
thế kỷ XVII, người Nhật buộc phải về nước theo lệnh của chính phủ
Nhật, việc buôn bán của họ ở Hội An thưa dần và chỉ còn lại một số ít
người ở lại Hội An sinh sống.

* Viện Nghiên cứu phát triền Kinh tể - xã hội Đà Nằng.

95
Trước sự suy yếu của người Nhật ở Hội An và do sự gia tăng dân
số của mình mà người Hoa ở đây đã bỏ tiền ra mua đất, thành lập lùng
mới, mở rộng buôn bán trên đất của phố Nhật. Đen năm 1686, làng
Minh Hương đã ổn định, họ bèn dời Tổ Đình mang tên cẩm Hà cung
được xây dựng từ năm 1626 tại địa giới của hai làng cẩm Phổ và
Thanh Hà về đặt trong thương quán của người Nhật trước kia, xây
dựng nên cẩ m - Hải nhị cung. Theo thời gian, người ta gán năm xây
dựng Chùa Bà Mụ trùng với năm xây dựng Tổ Đình cẩm Hà cung
(1626), mà thực ra đến năm 1686 chùa Bà Mụ mới được xây dụng
hoàn chỉnh ở khu vực trên.
Qua những người lớn tuổi gốc Hội An và qua Hội An kim tích
của ông Diệp Truyền Hoa do Hội Quán Trung Hoa xuất bản năm 1997,
cùng với tấm bia đá cũ của chùa được tìm thấy năm 1972 do Thuấn
Phu Trương Đồng Hiệp - Hàn lâm viện Thị Giảng của Triều Nguyễn
biên soạn mà chúng ta biết được thời điểm xây dựng chùa và công
trình do tú tài Trương Chí Thi vẽ kiểu, đốc công với sự đóng góp tiền
của của bà con người Minh Hương và khách thập phương dâng cúng.
2. Kiến trúc chùa Bà Mụ:
Mặt bằng tổng thể của chùa Bà Mụ gồm hai phần: Kiến trúc
Chùa Bà Mụ và Kiến trúc Tam Quan chùa Bà Mụ. Chúng ta có thể
thấy đi từ ngoài vào trong có: cổng tam quan rồi đến sân chùa và cuối
cùng là khu vực thờ chính. Khu vực thờ chính này gồm có Miếu nương
nương nằm chính giữa, hai bên là cẩm Hà cung và Hải Bình cung, đối
xứng qua khu vực thờ chính này là hai giếng nước, chúng đều nằm trên
một trục ngang tạo thành hình chữ nhất (-).
Cẩm Hà cung, còn được gọi là Chùa Ong Chủ, nam bên tả Miếu
nương nương, bên trong thờ vị thần chính là Huyền Thiên đại đế cùng
hai vị thần khác là Thái Thượng lão quân và Khương Tử Nha. Ngoài
ba vị thần kể trên còn có phối ngẫu tam thập lục tướng, tức 36 vị thần
khác mà đại đa số là những nhân vật trong lịch sử Trung Hoa và những
người đã có công sáng lập ra Minh Hương, từng có vai trò đối với
cộng đồng cư dân Minh Hương ở Hội An gồm: Triệu Công Minh,
Quan Công, Hưng Vương, Điền Ba, Trương Kiện, Quảng Trạch, Tạ Sĩ
Vinh, Châu Ngạn Phu, Đảng Quy, Khương Tịch, Bàng Kiều, Cao

96
Viên, Lưỡng Điền, Đặng Thanh Phán, Tần Giang Phi, Trương An, Lưu
Hậu, Lôi Quỳnh, Vương Thiết, Cao Đồng, Mạnh Sơn, Dương Bưu, Lý
Sư, Phó Ung, Ân Cao, Vương Ác, Thiết Đầu Hòa Thượng, Mã
Nguyên Súy, Lã Tướng quân, Thôi Tướng quân, Ly Lâu Đại Hiền, Sư
Khoán Đại Hiền, Lôi Công, Thạch Thần, Châu Bội Nương và Châu
Bột Nương.
Hải Bình cung, còn được gọi là Tổ Đình Bà Mụ, tọa lạc bên hữu
Miếu nương nương thờ Thiên Hậu Thánh Mầu - vị thần bảo trợ của cư
dân sông hiển vùng Nam Trung Hoa và Sanh Thai thập nhị tiên nương
(tức mười hai bà mụ). Sự tích của các vị thần này gắn liền với tín
ngưỡng dân gian và phong tục tập quán của cư dân Minh Hương.
Trong đó Thiên Hậu Thánh Mầu được thờ rất trang trọng ở nhiều đền
miếu của người Hoa ở Hội An từ thưở xa xưa, điển hình là Hội Quán
Phức Kiến và Trung Hoa Hội Quán.
Còn Tam Quan chùa dài 60m, cao khoảng 6,7m, được xây chủ
yếu bằng: gỗ, gạch, đá... Toàn bộ tam quan được xây gấp khúc như
bức bình phong hình cuốn thư. Chính giữa tam quan là một vòng tròn
lớn xuyên suốt, xung quanh vòng tròn là các gờ chỉ được đắp nổi, gờ
phía trong cùng được trang trí 37 hình móc xích, mồi móc xích gồm
hai vòng tròn móc vào với nhau được đắp bằng vôi vữa. Dưới vòng
tròn được đắp cách điệu bức phù điêu hình hai con lân ngửa mặt lên
trời đang nâng khối vòng tròn đó mà người ta gọi là “lưỡng long tranh
châu".
Hai bên khối tròn đó là hai khối cổng lớn được xây dựng rất kiên
cổ, mỗi khối cổng lớn là một tam quan nhỏ. Mỗi tam quan nhỏ được
chia thành ba phần, phần chính là cửa ra vào có bậc tam cấp và được
gắn hai cánh cửa gỗ, trên hai cánh cửa có gắn núm cửa trang trí mặt hổ
phù. Trên mỗi cổng ra vào được treo tấm hoành bàng gỗ khắc chữ Hán
(nhưng nay đã bị rơi xuống và được Trung tâm Quản lý Bảo tồn di tích
Hội An đem về bảo quản). Hai bên của mỗi cổng tam quan nhỏ có
trang trí hai câu đối chữ Hán được khắc bằng đá trắng, bên cạnh câu
đối còn có dòng chữ “Tự Đức nguyên niên” (1848). Trên bức tường
hai bên của mỗi tam quan nhỏ được thể hiện ô cửa sổ mà song cửa là
hình quả đào, quả phật thủ, quả lựu, quả dưa giống như hình trang trí ở

97
hai đầu cầu “Cầu Nhật Bản”, phía trên cùng hai cổng tam quan nhó là
hình bốn ngọn bút lông vươn cao lên nền trời. Đối xứng với hai khối
cổng lớn là hai khối cổng nhỏ có lối đi vào xây hình cong, trên lọp
ngói và trang trí hoa văn.
Phẩn trên của cổng tam quan được trang trí khá độc đáo, các
nghệ nhân đã dùng gạch hoa hình chữ nhật khuyết bốn góc đắp một
viên nằm ngang, một viên dựng đứng tạo thành các dải băng mềm mại.
Trên các cửa ra vào được lợp bằng ngói ống, tạo thành các nếp cuộn
nổi tiếp nhau. Phần trên cùng trang trí đóa hoa cúc đang hé nở nằm ở
chính giữa, đối xứng hai bên là dải hoa lá cách điệu một cách tinh tế
được đắp nổi bàng xi măng, tạo cho hệ mái của tam quan trở nên mềm
mại và sinh động. Trước đây, trước cổng tam quan là một hồ nước
rộng lớn in bóng công trình xuống mặt nước trong xanh nhưng nay hồ
nước đã bị san lấp để làm nhà ờ của cư dân.
3. Đối mặt cùng thòi gian:
Trước năm 1930, Chùa Bà Mụ đã được Viện Viễn Đông Bác c ổ
của Pháp xếp hạng là một trong ba di tích nổi tiếng ở Hội An thời bấy
giờ, gồm: Cầu Nhật Bản (Pont Japonais); Chùa Bà Mụ (Pagode de la
Maternité hay Temple - Bà Mụ) và Chùa Triều Châu (Triều Châu Hội
Quán). Đến năm 1930, do nhu cầu đi lại của cư dân địa phương, Pháp
đã cắt một phần đất của khuôn viên chùa Bà Mụ để làm đường Phan
Chu Trinh.
Năm 1963, dưới chế độ hà khắc của Ngô Đinh Diệm, phong trào
đấu tranh của quần chúng nhân dân diễn ra khắp nơi, đặc biệt là phong
trào đấu tranh của Phật giáo ở miền Trung, chùa Bà Mụ trở thành nơi
hoạt động của Hội Phật giáo chống Diệm. Trước tình hình đó, chính
quyền Ngụy ở Quảng Nam đã cho lính đến chiếm giữ chùa, bọn chúng
phá phách làm sụp đổ các bức tường và chặt bỏ cây cối trong khuôn
viên chùa, làm cho chùa ngày càng hư hại nặng, chùa Bà Mụ bị xuống
cấp trầm trọng, lại không có người trông nom chăm sóc nên trở thành
hoang tàn đổ nát. Làng Minh Hương lúc này cũng không đủ kinh phí
để trùng tu nên Minh Hương tam bảo vụ đã nhượng lại cho Tỉnh Hội
Phật giáo toàn bộ ngôi chùa để xây cất trường học Bồ Đe (nay là

98
trường trung học cơ sở Nguyễn Duy Hiệu), đòng thời làm nơi tổ chức
các hoạt động Phật giáo.
Đầu những năm 70 của thế kỷ XX, do chiến tranh nên những cư
dân ở vùng ven Hội An chạy về khu vực chùa trú ngụ ngày càng đông.
Họ lấy đất trước cổng tam quan chùa xây dựng nhà cứa làm nơi cư trú
cùa mình. Trải theo thời gian, dân cư ngày càng sinh sôi phát triển,
công tam quan dần dần trở thành bức vách của nhà dân cùng với nhiều
công trình phụ như: nhà bếp, toilet, rãnh thoát nước, nơi chăn nuôi gà
vịt... cũng xây dựng lên, xâm chiếm cổng tam quan. Thêm vào đó, các
ngôi nhà chủ yếu là nhà một tầng, mái lọp tôn, một số ít lợp ngói, làm
ảnh hưởng đến cảnh quan chung của di tích. Nhiều nhà nghiên cứu,
nhiều du khách trong nước và quốc tế khi tìm đến di tích chỉ biết đứng
xa mà nhìn vì toàn bộ di tích đã bị nhà dân che khuất.
Thêm vào đó, di tích ít được sự quan tâm chăm sóc bảo quản
thường xuyên của các ngành chức năng ở Hội An, các loại cây như:
sanh, si, bồ đề, râu rồng, sống đời, rêu... mọc tràn lan trên hệ mái của
di tích. Rễ các loại cây này ăn sâu vào tường gây nứt tường, hư hỏng
mái và gây ẩm ướt, hứng gió bão, mưa, gây nên những chấn động
mạnh làm cho di tích ngày càng xuống cấp trầm trọng.
Hơn 10 năm về trước, tam quan Chùa Bà Mụ đã được ủ y ban
Nhân dân thị xã Hội An (nay là thành phố Hội An) quan tâm lập kế
hoạch trùng tu với ý đồ thiết kế bảo tồn và tôn tạo khu di tích. Kế
hoạch đề ra là di dời toàn bộ các hộ dân đang sinh sống trước cổng tam
quan, biến nơi đây thành một công viên cây xanh nhằm cải tạo môi
trường và làm nơi vui chơi giải trí đồng thời là điểm tham quan di tích,
thắng cảnh trong quần thể khu phố cổ Hội An. Tuy nhiên, nhiều năm
trôi qua kế hoạch trên vẫn chưa được thực hiện còn di tích thì ngày
càng hư hại nặng.
Trước tình hình này, thiết nghĩ các ngành chức năng ở Hội An
cần có một quyết định dứt khoát và rõ ràng nhằm cứu vãn di tích đang
trỗn đà sụp đổ. Neu như chúng ta chưa có kinh phí để giải tỏa toàn bộ
các hộ dân đang sống trước khu vực tam quan chùa và biến nơi đây
thành công viên cây xanh như dự định thì trước mắt phải giải phóng
các công trinh phụ của nhà dân đang lấn chiếm cổng tam quan, nhàm

99
tạo ra sự thông thoáng cho du khách khi đến viếng di tích và giảm bớt
sự hư hại của di tích. Bên cạnh đó cơ quan chức năng cần cho người
phát quang làm sạch cây cối đang mọc dày đặc trên di tích. Đặc biệt
cần phải trùng tu, tu bổ những phần kiến trúc, chi tiết trang trí trên di
tích đang bị hư hại. Có như vậy chúng ta mới có thể gìn giữ di tích
được lâu dài hơn, đừng để đến một ngày di tích hoàn toàn sụp đổ, khi
đó chúng ta có nuối tiếc cũng đã muộn màng.
4. Đôi lòi kết:
Chùa Bà Mụ là một công trình kiến trúc độc đáo, với nhiều tên
gọi khác nhau, khởi thủy là Nhật Bản nhân thương quán, về sau nó trở
thành Tổ Đình của người Minh Hương, rồi Miếu nương nương, chùa...
Trên cùng một khu vực mà lại có sự hòa hợp của nhiều loại hình tôn
giáo tín ngưỡng khác nhau, từ một thương quán của người Nhật rồi
thành ngôi chùa cùa người Hoa và sau này người Việt tiếp nhận thì thật
hiếm thấy.
Trong suốt quá trình tồn tại của mình, hằng năm vào ngày mông
2 tháng 2 âm lịch, tại chùa diễn ra lễ vía Sanh Thai thập nhị tiên nương
(mồng 1 tháng 2 cúng chay, mùng 2 tháng 2 cúng mặn). Lễ hội này
được tổ chức khá lớn, thu hút đông đảo bà con người Hoa lẫn người
Việt ở Hội An. Lễ hội truyền thống này nhằm tường niệm các nữ thần
có quyền lực trong sinh sản, phồn thực và bảo vệ giống nòi của cộng
đồng, đồng thời thể hiện mong ước sự bình an, mong cho làng xã thái
bình, gia đình tộc họ kế tục nhau cùng phát triển.
Chùa Bà Mụ là một công trình kiến trúc về tôn giáo tín ngưỡng
của cộng đồng người Minh Hương ở Hội An, có giá trị đặc sắc về lịch
sử, văn hóa và nghệ thuật nhưng hiện nay đã bị phá hủy hoàn toàn chỉ
còn Tam Quan chùa đang hiện hữu. Đây là một công trình kiến trúc có
giá trị về lịch sử và nghệ thuật độc đáo nhưng hiện nay đang xuống cấp
trầm trọng bởi sự tàn phá của bàn tay con người và điều kiện thiên
nhiên khắc nghiệt ở Hội An.
Kiến trúc và những họa tiết trang trí trên tam quan chùa đã thể
hiện sự khéo léo tài hoa của các nghệ nhân xưa ở Hội An và cũng mở
ra cho ta những góc nhìn về lịch sừ, văn hóa, nghệ thuật, thẩm mĩ, kiến

100
trúc... thời bấy giờ. Tam quan chua Bà Mụ là một công trình kiến trúc,
tôn giáo tín ngưỡng có giá trị, cần được bảo tồn và gìn giữ cho đời sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Kikuchi Seiichi, Sự hình thành và phát triển khu phổ cô Hội
An (Qua tư liệu văn bia, thư tịch và khảo cô hục), Nghiên cứu lịch sử
số 6(319)/2002, tr.47-54.
2. Trương Duy Hy, Sự hình thành và đóng góp cùa lùng Minh
Hương cô trong Đô thị cố Hội An ngày nay, Hội thảo Vai trò lịch sử
cùa xã Minh Hương, ở thương củn% Hội An thế kỷ XVII-X1X,
TTQLBTDT Hội An, tháng 4/1999.
3. Nguyễn Bá Đang - Nguyễn Ngọc Quỳnh, Tam quan Chùa Bà
Mụ thị xã Hội An - một dì tích kiến trúc có giá trị cần được bảo tồn,
T/c Xây dựng số 6/1998, tr.28-29.
4. Tạ Thị Hoàng Vân (2000), Sự hình thành đô thị Hội An trong
lịch sử, Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sừ, ĐHQG Hà Nội.

101
T H À N H ĐIỆN HẢI

Vũ Hoài An*

Thành Điện Hải là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, nằm ở bờ
tây sông Hàn, trong khuôn viên số 24 đường Trần Phú thuộc phường
Thạch Thang, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nằng.
Lịch sử di tích thành Điện Hải:
Tiền thân của thành Điện Hải vốn là đồn Điện Hải, được xây
dựng vào mùa xuân năm Quý Dậu, niên hiệu Gia Long thứ 12 (1813),
và nằm gần cửa biển Đà Nằng. Sau khi đồn xây xong, tháng 5 năm

1813, vua Gia Long tuần du Quảng Nam, đã đen Đà Nang để xem xét
việc bố phòng ở đồn Điện Hải. Sau đó ông ra lệnh nạo vét sông Hà
Thân (sông Hàn), cừ Nguyễn Văn Như làm Án thủ cửa biển Đà Nang
và sai quân đóng 35 chiếc thuyền tam bản đế phòng thủ. Năm sau
(1814), nhà vua lại cho tu sửa đồn Điện Hải, những dân phu đến đày
làm đều được phát mồi người 1 quan tiền và 2 bát gạo mồi ngày.
Đồn Điện Hải được xây dựng gần sát bờ biển để kiểm soát tàu
thuyền ra vào và trấn giữ Đà Nằng. Mặc dù đồn này được cắm cọc, kè
đá nhưng do kỹ thuật xây dựng lúc bấy giờ chưa phát triển, lại nằm sát
mép biển nên bị sóng biển dội vào ngày đêm làm cho đồn bị sụt lở dần.
Mười năm sau (1823), đồn Điện Hải được dời đến một gò đất cao nằm
sâu trong đấl liền và được xây bằng gạch (vị trí hiện nay). Vua Minh
Mạng nhận thấy “đồn đó là để giữ vững bờ biển, làm mạnh thế nước”
nên không sợ vất vả, chẳng tiếc tiền của, quyết tâm xây dựng đồn mới.
Rút kinh nghiệm của tiên triều, vua sai người đo đạc hình thế, nghiôn
cứu địa hình kỹ lưỡng rồi dời đồn Điện Hải lùi về phía nam khoảng 50
trượng, chọn chỗ đất cao rộng xây đồn để tránh sự xâm thực của biên.
Nhà vua giao cho Phó đô Thống chế Tả dinh quân thần sách là Nguyễn
Văn Trí và Tham tri Bộ Binh Nguyễn Khoa Minh trông coi. Mỗi dân
phu xây đài một tháng được trả 3 quan tiền và 1 phương gạo, cứ 51
dân phu cắt cử một viên đầu mục mỗi tháng được nhận 3,5 quan tiên 1

* Hội viên Hội dân tộc học TP. Hồ Chí Minh.

102
phương gạo và cứ 500 dân phu cất cử một người quản lĩnh, mồi tháng
cấp cho 5 quan tiền 1 phưcmg gạo. Vua còn hạ chỉ rằng, pháo đài Điện
Hải, trừ những đá từ thềm, đá lát còn lại từ trước đã cho tải đến để xây,
sổ còn thiếu thì cho phép quan dinh liệu bắt lấy một trăm dân phu cùng
với thợ đá đi đào lấy đá về xây dựnu. Bắt đầu từ ngày khởi công, mỗi
người, mồi tháng được phát cho 1 quan tiền, 1 phương gạo. Dồn Điện
Hải lần này được xây kiên cố hơn, cao 12 thước, ngoài quách cao 7
thước, có một kỳ đài, 7 đại bác, trong đài có dựng nhà quân trú phòng
và kho thuôc đạn. Vua còn cấp cho viên quan giữ đài 3 lá cờ vàng để
treo vào các tiết Thánh thọ, Vạn thọ, Nguyên Đán, Đoan dương và
ngày mồng một, ngày rằm. Trừ thuyền buôn qua lại không kể, phàm
khi trông thấy tàu thuyền của các thành dinh trấn đi vận tải của công
cùng là tàu thuyền của Tây Dương hoặc đi qua ngoài biển, hoặc đậu ở
bến sông đều nên treo cờ để trông vào cho oai. Điều này cho phàm lệ
vĩnh viễn1.
Đến năm Minh Mạng thứ 15 (1835), đồn được đổi tên là thành
Điện Hải. Năm 1840, Tham tri Bộ Công Nguyễn Công Trứ được triều
đình cử vào xem xét hệ thống phòng thủ ờ cửa biển Đà Nang. Sau khi
trở về, ông đã đề nghị triều đình cho tăng cường hệ thống phòng thủ ở
các thành Điện Hải và An Hải. Đến năm 1847 (Thiệu Trị năm thứ 7),
thành Điện Hải được mở rộng, có chu vi 139 trượng, cao 11 trượng 2
thước, hào sâu 7 thước, có 2 cửa, cửa chính nhìn xuống sông Hàn, cửa
phụ ờ phía Nam, 1 kỳ đài, các kho chứa lương thực, đạn dược, thuốc
súng, xưởng đúc súng, nhà nghỉ cho quan, quân và được trang bị 30 ụ
súng thần công cỡ lớn. Thành được xây bằng gạch, do kỹ sư Olivier
Puymanuel người Pháp, thiết kế theo kiểu Vauban. Thành xây hình
vuông có bốn góc lồi, được bao bọc bởi hai lóp tường, giữa có hào sâu,
muốn vào thành phải đi qua chiếc cầu bằng gạch bắc ngang qua hào.
Trong nhật ký của một sĩ quan Pháp tham chiến trong trận đánh Đà
Nằng, ghi ngày 20-11-1858 có nói về thành Điện Hải như sau: “Pháo
đài phía Tây và các công sự khác được sửa chữa lại khá hoàn hảo.
Pháo đài này từng được trang bị đại bác cỡ lớn bằng sắt và bằng đồng.
Đại bác bàng đồng được đặt trên giá súng cao. Trang bị pháo binh của

1. Quôc Sử quán triều Nguyền, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập V, tr.545

103
họ rất hoàn chỉnh và tốt hon nhiều so với gì tôi thấy ở Trung Hoa.
Pháo đài phía Tây gồm một xưởng pháo binh lục chiến, những đại hác
bàng đồng cỡ 6 và 9, giá súng đặt trên những bánh xe cao rất phù hợp
với đường sá gồ ghề của xứ này... Cách bố trí hào luỹ và súng ống nói
trên chứng tỏ chính quyền An Nam chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc
chiến sẽ phải xảy ra...” .
Chiều ngày 31-8-1858, mượn cớ vua Tự Đức sát hại và ngược
đãi các giáo sĩ để xâm chiếm nước ta, liên quân Pháp và Tây Ban Nha
với 14 tàu chiến được trang bị vũ khí tối tân, trong đó có chiếc E1 Cano
của Tây Ban Nha chạy bàng hơi nước và các chiến hạm của Pháp như
Némésis, Fusée, Dordonge, Plégeton, Mitraille, Alarme,
Dragonne,Avalanche, Prigent,... và 'trên 2.000 quân lính dưới quyền
chỉ huy của Phó Đô đốc Rigault de Genouilly trên soái thuyền Némẻsis
đã tiến đến cửa Hàn. Pháp đánh Đà Nằng, thành Điện Hải cũng như
các căn cứ phòng thủ của quân ta tại Đà Nằng đã nằm trong mục tiêu
pháo kích của địch. Trong 2 lần liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh
Đà Nằng, chúng đã có 3 đợt tấn công thành Điện Hải:
Đ ợt 1: Sáng ngày 1-9-1858, Rigault de Genouilly gửi tối hậu thư
cho quan Trấn thủ Đà Nang đòi phải đầu hàng và nộp các đồn luỹ của
ta cho Pháp và hạn trong 2 giờ đồng hồ phải phúc đáp. Bên ta không
trả lời bởi viên trấn thủ không đủ thẩm quyền, còn xin lệnh từ triều
đình Huế thì thời gian 2 giờ không thể nào liên lạc được. Kỳ hạn đã
hết, Rigault de Genouilly ra lệnh pháo kích vào các cơ sở phòng thủ
của quân ta quanh vịnh Đà Nang. Các thành Điện Hải, An Hải bị đại
bác của địch từ các chiến hạm bắn vào. Sau nừa giờ bị bắn phá dữ dội,
các pháo đài của ta đã im tiếng, quân Pháp - Tây Ban Nha từ các tàu
Némésis, Phlégéton, Primauguet và một nửa số quân của đội công binh
Pháp dưới sự chỉ huy của đại tá Reynaud đổ bộ lên bờ. Mặc dù quân ta
kháng cự manh mẽ nhưng lần lượt thành An Hải cùng các pháo đài
Phòng Hải, Trấn Dương cùng các đồn Nhất, Nhì, Ba, Tư lọt vào tay
quân Pháp. Đến chiều ngày 1-9-1858, Pháp đã chiếm giữ bán đảo Sơn

1. Nguyễn Phan Quang, Cuộc viễn chinh đến Cochinchine, Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 60-1999,

tr.29.

104
Trà và thành An Hải, còn thành Điện Hải bị hư hại một phần nhưng
quân ta vẫn làm chủ.
Đọt 2: Sáng ngày 2-9-1858, lực lượng viễn chinh Pháp - Tây
Ban Nha sử dụng chiến hạm E1 Cano và 5 pháo hạm Alarrne,
Avalanche, Kusée, Dragonne, Mitraille do đại tá Reynauđ chỉ huy,
đòng loạt nã pháo tấn công thành Điện Hải làm sập một góc thành, kho
thuốc súng bị nổ. Sau nửa giờ chống trả quyết liệt, quân ta buộc phải
nít lui vì thành bị hư hại nặng và vũ khí thô sơ, lạc hậu không chống
noi vũ khí tối tân của địch. Thiếu tá Jauréguiberry chỉ huy một đoàn
tàu tiến vào sông Hàn, cho quân đổ bộ chiếm thành Điện Hải và các
đồn phụ cận. Chúng phá huỷ các kho tàng, khí giới, thu gom 450 đại
bác bằng đồng và gang mà chúng cho là đẹp và tốt hơn loại đại bác của
Trung Quốc đã bị chúng tịch thu và phá hủy ở Quảng Đông, bắt hơn
100 tù binh của quân ta cùng 3 viên võ quan Việt Nam rồi rút về căn
cứ Son Trà, không dám ở lại vì sợ quân ta phản công bất ngờ.
Biến cố ở Đà Nằng xảy ra chớp nhoáng làm cho triều đình Huế
hoảng hốt. Vua Tự Đức bèn sai Đào Trí cấp tốc vào Đà Nằng hợp cùng
Tổng đốc Nam - Ngãi là Trần Hoằng gọi ngay 200 lính đang nghỉ phép
về Đà Nằng cứu ứng. Viện binh đến nơi thì Đà Nằng coi như đã bị
khống chế. Vua cách chức Tổng đốc Trần Hoang, cho Đào Trí tạm
thay, rồi lại sai Hữu quân Đô thống Lê Đình Lý làm Thống chế, sai
Tham tri Bộ Binh Phan Khắc Thận làm Tham tán quân vụ đem 2.000
quân tinh nhuệ thuộc Vệ cấm binh vào Đà Nằng tiếp ứng1. Khi Thống
chế Lê Đình Lý dẫn 2.000 cấm binh tiếp viện vượt đèo Hải Vân đến
Đà Nang thì thành An Hải và thành Điện Hải đã bị mất, ông đặt sờ chỉ
huy tại làng Nghi An, huyện Hòa Vang. Ngày 6-10-1858,
Jauréguiberry chi huy một đoàn tàu ngược sông Hàn tấn công vào các
cứ điểm của ta ở hữu ngạn, vây hãm đồn Mỹ Thị. Thống chế Lê Đình
Lý dẫn quân chống địch ở làng cẩm Lệ. Quân ta chiến đấu dũng cảm
nhưng không thể đương đầu nổi với vũ khí tối tân của địch, nhiều binh
sĩ bị trúng đạn. Thống chế Lê Đình Lý cũng trúng đạn bị thương được
quân cận vệ đưa về Quảng Nam, vài ngày sau thì ông mất. Sự kiện này
được ghi trong sách Quốc triều chính biên toát yếu như sau: “Tháng 7

1 Vồ Vãn Dật (2007), Lịch sử Đà Nằng (1Ỉ06-Ì975). Nxb. Sao Việt, Mỷ, tr.219.

105
năm Mậu Ngọ có 12 chiếc tàu Pháp vào cùa Hàn, bắn phá các bào
đài...”; “Pháp lại vây nốt hai thành An Hải và Điện Hải...”; “Lê Đình
Lý cự đánh tại làng cẩm Lệ, bị thương nặng lui về Quảng Nam trị
bệnh rồi mất”. Tình hình ở Đà Nằng ngày càng khó khăn hơn nên
tháng 10 năm 1858, vua Tự Đức bèn cử Nguyễn Tri Phương đang làm
Kinh lược sứ ở Lục tỉnh Nam kỳ về làm Thống chế quân vụ Quảng
Nam, Tống Phước Minh làm Đề Đốc quân vụ và điều Tổng đốc Phạm
Thế Hiển ở Định Tường (nay là tỉnh Tiền Giang) về Đà Nằng làm
Tham tá quân vụ. Thống chế Nguyễn Tri Phương cho xây đắp thành
luỹ kiên cố để ngăn chặn quân địch từ phía biển và cùng Tham tá quân
vụ Phạm Thế Hiển cho đắp phòng tuyến Liên Trì vào tháng 12 năm
1858, gồm một hệ thống đồn, luỹ dài 3km dọc hữu ngạn và tả ngạn
sông Hàn, trên đó đặt các vọng lâu và xích hậu để ứng cứu cho nhanh
chóng, kịp thời. Sau khi đồn Liên Trì được xây vào tháng 1 năm 1859,
Thống chế Nguyễn Tri Phương cho đắp một luỹ đất chạy từ thành Điện
Hải bao quanh các đồn Hải Châu, Phước Ninh, Thạc Gián, bên ngoài
luỹ là những hố sâu đào theo kiểu chữ phấm, cắm đầy chông tre vót
nhọn, trên đậy bằng vĩ tre phủ đất và trồng cỏ ngụy trang, phía sau luỹ
có quân mai phục, sẵn sàng chiến đấu.
Dưới quyền chỉ huy của Thống chế Nguyễn Tri Phương, phòng
tuyến Đà Nằng được giữ vững, địch không thể mở rộng thêm vùng
chiếm đóng. Quân Pháp - Tây Ban Nha sau năm tháng chiếm bán đảo
Sơn Trà và mấy làng ven biển không người ở, đã phải đối mặt với một
thực tế vô cùng khắc nghiệt: thời tiết nắng nóng, các làng đã bị phá
sạch, dân chúng đã tản cư, quân sĩ phải căng lều mà ở, cuộc sống thiếu
thốn, nhiều chứng bệnh nguy hiểm lan tràn như bệnh kiết lỵ, sốt rét,
nhất là bệnh tả, thêm vào đó, giáo dân không nổi dậy tiếp tay cho Pháp
như Giám mục Pellerin - cổ vấn chính trị và quân sự của Pháp - đã báo
cáo khiến mâu thuẫn giữa Phó Đô đốc Rigault de Genouilly với Giám
mục Pellerin đến mức không thể giải quyết được làm cho Rigault de
Genouilly càng thất vọng. Trước tình hình đó, ngày 2-2-1859, Rigault
de Genouilly rời Đà Nằng đem quân vào Nam để đánh chiếm thành
Gia Định, chỉ để lại một sổ ít quân và vài chiến hạm giao cho đại tá
Hải quân Faucon ở lại Sơn Trà để giữ vùng đất đã chiếm được. Lợi
dụng thời cơ, Thống chế Nguyễn Tri Phương và Tham tán Phạm Thế
106
Hiên ra sức củng cổ lại phòng tuyến nhất là thành Điện Hải. Phòng
tuyến này kéo dài 3 km từ thành Diện Hải đốn đồn Nại Hiên. Ngày 18-
2-1859. Pháp chiếm được thành Gia Định, Rigault de Genouilly để lại
một lực lượng nhỏ giao cho trung tá Hải quân Jauréguiberry trấn giữ
rồi trở ra Đà Nang ngày 15-4-1859, sau đó liên tiếp mờ những đợt tấn
công quân ta.
Đ ọt 3: Ngày 20-4-1859, Rigault de Genouilly cho quân đổ bộ lên
tả ngạn sông Hàn, tấn công dừ dội thành Điện Hải. Quân ta dưới sự chỉ
huy cùa Thông chê Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chiến đấu nhưng
hỏa lực của địch quá mạnh, quân ta phải rút lui. Quân địch chiếm
thành Điện Hải, đặt tại đây 5 khấu đại bác 30 ly để làm bàn đạp đánh
chiếm các phòng tuyến của ta.
Ba năm thực dân Pháp đánh chiếm Đà Nằng (1858-1860), nhưng
vấp phải sự chiến đấu dũng cảm của quân dân ta, thực dân Pháp chẳng
những không thực hiện được kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” Đà
Nang nhăm mở đường ra Huế mà còn bị hao tổn lực lượng, quân lính
phần chết trận, phần chết dịch rất nhiều, cuối cùng phải rút khỏi Đà
Nằng ngày 23-3-1860 và để lại trên bán đảo Sem Trà một nghĩa trang
với ngót một nghìn ngôi m ộ1. Nhưng nghĩa quân cũng hy sinh hơn
2.500 người, được mai táng tại nghĩa trang Nam Dương và nghĩa trang
Khuê Trung (Đà Nằng). Sau khi quân Pháp rút khỏi Đà Nằng, vua Tự
Đức đã ra lệnh sửa sang lại thành Điện Hải và đổi tên là Đồn Điện Hải.
Sau ngày Đà Nằng trở thành nhượng địa, Pháp đã cho xây ở
thành Điện Hải một nhà thờ nhỏ để cho binh lính cầu nguyện, lấy một
phần lớn thành Điện Hải để làm trường học. Sau đó dưới thời chính
quyền Việt Nam Cộng hòa (Sài Gòn) đã sử dụng làm trường tiểu học.
Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (1975), nơi đây được dùng
làm cơ sở sản xuất dược phẩm. Cứ một lần thay đổi công năng thì một
lần thành Điện Hải bị thay đổi về hình dáng và trông tiều tuỵ hon. Tuy
vậy, mấy chục mét tường thành (phía trong) còn khá nguyên vẹn, cùng
với khuôn viên của thành.
Hơn 150 năm đã qua, dấu tích của thành Điện Hải vẫn còn hiện
diện trên mảnh đất Đà Nang cho dù bị tàn phá bởi thiên nhiên, chiến

1. Nay đối diện với cồng Tiên Sa, người dân ở đây quen gọi là nghTa địa Pháp - Y Pha Nho.

107
tranh lẫn bàn tay con người. Đây là nơi ghi dấu truyền thống đấu tranh
chống Pháp của quân và dân Đà Nang quyết tâm giữ vững nền độc lập
dân tộc, bảo vệ lãnh thổ. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần
đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nằng những năm
1858 - 1860. Tại thành Điện Hải, tượng đài của Thống chế Nguyễn Tri
Phương đã được dựng lên để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng
của thành phố. Thành Điện Hải đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp
hạng là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia vào ngày 16-11-1988 và
được gắn bia di tích ngày 25-8-1998.
Những phát hiện tại di tích thành Điện Hải:
Những năm qua, trong quá trình thi công một số hạng mục kiến
trúc tại khu vực I và II của di tích thành Điện Hải, tại đây đã phát hiện
rất nhiều di tích, di vật có liên quan đến thành Điện Hải xưa kia còn
nằm sâu trong lòng đất. Điển hình là vào năm 2004, trong khi san lấp
mặt bàng khu đất tái định cư ở số 55 đường Nguyễn Chí Thanh nằm ở
phía tây của thành Điện Hải, những công nhân trong quá trình thi công
đã phát hiện một đoạn móng được xây bằng gạch nằm cách mặt đất
khoảng lm , có bề dày 2,4m, chạy theo hướng Bắc Nam, song song với
đường Nguyễn Chí Thanh. Nhiều nhà nghiên cứu căn cứ vào chất liệu
gạch và vôi vữa xây dựng đã cho rằng: “Đây chính là một đoạn thành
hào ngoài cùng phía tây của Thành Điện Hải được xây dựng từ năm
Minh Mạng thứ 4 (1823)”. Sau đó, tại khu vực này còn phát hiện thêm
một đoạn thành hào khác nằm cách đoạn thành hào kể trên khoảng
12,5m về phía Tây. Đoạn thành hào này có bề rộng khoảng l,2m, cũng
chạy theo hướng Bắc Nam. Theo nhận định của các nhà khoa học thì
nếu không kể cố đô Huế thì thành Điện Hải là di tích duy nhất về thành
lũy quân sự cổ còn sót lại ở miền Trung.
Đến năm 2005, tại cửa nam của thành Điện Hải, trong khi xây
dựng Trung tâm phần mềm Soítech (còn gọi Công viên phần mềm),
người ta đã phát hiện 3 khẩu súng thần công nằm sâu dưới lòng đất.
Đến ngày 12-4-2008, trong lúc thi công nâng cấp, tu bổ, tôn tạo Di tích
lịch sử thành Điện Hải, các công nhân đã phát hiện một khẩu thần công
có chiều dài 2,8m, đường kính phần đầu 23cm và phần đuôi 42cm nằm
sâu dưới lòng đất. Ngoài ra còn tìm thấy 4 quả đạn và một dây xích sắt

108
dài khoảng 0,5m đã bị hoen rỉ lớp sắt bên ngoài. Cuối tháng 7 năm
2008, trong quá trình xây dựng Bảo tàng Đà Nằng trong khuôn viên di
tích thành Điện Hải lại phát hiện thêm một khẩu súng thần công. Có
thồ nói, những khẩu thần công này là vũ khí quan trọng nhất thể hiện
sức mạnh của quân đội nhà Nguyễn thời đó, thậm chí còn được đối
phương nhận xét: “Trang bị pháo binh của họ rất hoàn chỉnh và tốt hơn
nhiều so với những gì tôi nhìn thấy ờ Trung Hoa”. Những khẩu thần
công ở thành Điện Hải chính là những chứng tích vô cùng quý giá để
những thế hệ người dân Đà Nằng tự hào về mảnh đất của mình.
Thành Điện Hải bị xâm thực:
Những phát hiện về dấu tích kiến trúc (móng của tường thành) và
súng thần công cùng những di vật khác còn sót lại trong khuôn viên
của di tích thành Điện Hải chímg tò rằng, ngoài những di tích, di vật đã
được phát hiện thì còn có nhiều di vật khác bị chôn vùi tại khu di tích
lịch sừ quốc gia này và cần có một cuộc thăm dò khảo co học quy mô
lớn. Thế nhưng, những cuộc khai quật khảo cổ học để phát lộ rõ diện
mạo kiến trúc của thành Điện Hải xưa kia không hề được thực hiện,
trong khi đó nhiều công trình kiến trúc hiện đại thi nhau mọc lên trong
khu vực bảo vệ của di tích, nhấn chìm trong lòng đất tất cả những di
tích, di vật liên quan đến thành Điện Hải còn tiềm ẩn.
Những năm qua, chính quyền Thành phố Đà Nang đã đầu tư
khoảng 20 tỉ đồng để tu bổ, tôn tạo di tích thành Điện Hải, xây nhà bảo
tàng, khôi phục hệ thống tường thành, kè xây gạch vồ; tu bổ cầu cống
và phục hồi cổng thành; tôn tạo hệ thống đường dạo trên thành; phục
hồi các pháo đài, súng thần công và vọng lâu, lắp đặt hệ thống chiếu
sáng,... Thế nhưng, trong quá trình “đô thị hóa” hiện nay, di tích này
đang tiếp tục bị xâm hại. Cách đây vài năm, tại khu vực bảo vệ của
thành Điện Hải, công trình viễn thông quốc tế Intersat cùng một trung
tâm thể thao đã xây dựng hoàn chinh áp sát tường thành phía đông và
đông nam của di tích. Bên cạnh đó, Trung tâm phần mềm Softech Đà
Nang (còn gọi Công viên phần mềm) được xây dựng đã chắn cửa nam
của thành. Ngoài ra, phần tường thành phía tây đang bị một số hộ dân
xâm phạm nghiêm trọng bằng việc xây dựng nhà ở ngay cạnh vành đai
di tích...

109
Hiện nay, thành phố Đà Nằng đang triển khai xây dựng Trung
tâm hành chính Đà Nằng có vốn đầu tư từ 50 đến 60 triệu USD ngay
trong khu vực bảo vệ I và II của di tích. Văn bản thông báo kết luận
của lãnh đạo thành phổ ký ngày 5-4-2007 về việc xây dựng tòa nhà
này, cho biết: “ ...Thống nhất phương án mở rộng hội trường lớn theo
hướng mà đơn vị tư vấn đã đưa ra, hình dáng hội trường vuông vắn,
diện tích trong hội trường khoảng 1,200m2. Phải bố trí bục sân khấu để
thuận tiện trong quá trình sử dụng. Cho phép nếu cần thiết có thể
nghiên cứu nắn bớt Thành Điện Hải để mở rộng thêm diện tích”. Như
vậy, việc triển khai của nó sẽ tiếp tục vi phạm Luật Di sản văn hóa và
Nghị định 92/2002 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện luật trên1.
Trung tâm hành chính Đà Nang và nhiều công trình khác được
xây dựng trong khu vực bảo vệ của di tích lịch sử thành Điện Hải. Như
vậy, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia này đã và đang bị xâm hại
nghiêm trọng. Cho dù báo chí đã lên tiếng phản ứng mạnh mẽ, nhung
tất cả đều chìm trong im lặng, còn di tích này ngày càng bị thu hẹp lại
bời những công trình bàng bêtông, cốt thép cao chọc trời đã và đang
mọc lên.
Ngày nay, đứng trên trung tâm phần mềm Soữech nhìn xuống,
thành Điện Hải trông thật nhỏ nhoi trước những công trình kiên cố
xung quanh. Nhìn thành Điện Hải, ai cũng không tránh khỏi nỗi xót xa
cho một di tích lịch sử cấp quốc gia đang bị “bào mòn” dần. Rồi mai
đây, thành Điện Hải kia có bị thu nhỏ lại nữa hay không? Hoặc sẽ biến
mất đi? Liệu có đúng với hai câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du
không? “Thiên niên cự thất thành quan đạo/ Nhất phiến tân thành một
cố cung (Những ngôi nhà đồ sộ ngày xưa nay đã thành đường cái
quan/ Dãi thành mới làm mất cung điện xưa). Chẳng ai có thể nào biết
trước được!!!

1. Nguyễn Sông Hàn. Di tích quốc gia thàrỉh Điện Hải bị xâm hại, trên http://vietbao.vn.

110
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Văn Dật (2007), Lịch sử Dù Nang (1306-1975), Nxb. Sao
Việt. Mỹ.
2. Nguyễn Sông Hàn, Di tích quốc ẹiii thành Điện Hùi bị xúm
hụi, liltp: v ie tb a o .v n.

3. Nguyễn Phan Quanẹ (1999), Cuộc viễn chinh đến


Cochinchine, Tạp chí Khoa học và Phút triển, số 60-1999.
4. Quốc Sử quán triều Nguyễn. Khâm định Đại Nam hội điến sự
lệ, Tập V.

111
VÈ DI T ÍC H Đ Ư Ờ N G HẦM DINH GIA LO NG

ThS. Đinh Thị Thanh Thủy

Sự kiện xây hầm bí mật trong Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng
Thành phố Hồ Chí Minh) đã làm tốn hao rất nhiều giấy mực của các
nhà báo những năm 60 thế kỷ XX và các nhà nghiên cứu sử học. Đến
nay vẫn còn có rất nhiều ý kiến, nhiều tư liệu được đưa ra, tập trung
quanh việc thời gian xây dựng đường hầm.
1. Từ những tài liệu viết về hầm bí mật:
Sau đêm đảo chánh lật đổ gia đình họ Ngô ngày 01/11/1963, báo
giới bấy giờ đồng loạt đưa tin về cái chết của hai anh em Diệm - Nhu
và thêu dệt về sự bí ẩn của căn hầm trong Dinh Tổng thống.
Ly kỳ nhất về việc xây dựng đường hầm là tiểu thuyết “Đệ nhất
phu nhân”. Câu chuyện thiết kế đường hầm gắn với cái tên Võ Đức
Diên (giám đốc Nha Thiết kế). Tiểu thuyết kể ông Diên đã vẽ đồ án
theo ý kiến của Lê Quang Tung với ba con đường thoát ra ngoài:
đường thứ nhất từ Dinh Gia Long đâm ra sông Sài Gòn, đường thứ hai
từ Dinh ra Nhà thờ Đức Bà rồi luồn thẳng đến trường Nhà trắng (nay
là trường Trung học Sư phạm Mầu giáo), đường thứ ba từ Dinh chạy ra
Chợ Lớn trổ ra Nhà thờ Cha Tam. Võ Đức Diên vẽ xong bản đồ thì
Nhu thưởng tiền, mời một ly ca phê và đã chết sau đó 24 tiếng đồng
hồ. Hoàn tất ngày 28/10/1963 thì hai ngày sau, tức ngày 01/11/1963,
xảy ra đảo chánh.
Bài phóng sự “Sau khi thám hiểm đường hầm trở lên” trên báo
Buổi sáng ngày 16/11/1963 có đoạn viết: “Hầm dưới Dinh Gia Long
kể ra cũng vững chác vì toàn bàng xi măng, chắc hẳn bên trong phải có
cốt sắt. Dưới đất vẫn còn vết tích của gần hai tuần không được săn sóc,
rác rến ngổn ngang, thỉnh thoảng có miểng kiếng và vỏ đạn. Cái phòng
đầu tiên ghé vào là phòng vô tuyến điện, còn thấy hai ba máy nhỏ nằm
lăn kềnh ra. Đi một đoạn khác có ngõ rẽ tay trái mà đứng đầu là cái
phòng nhỏ cũng có cửa sắt cẩn thận, nhưng bên trong lại trống rỗng.

* Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.

112
(...) Dưới hầm trổ lên là ngay miếng vườn nhỏ ở cạnh đường Lê
Thánh Tôn. Có hai ngõ trổ lên vườn (gọi là vườn Song Thọ vì cỏ cắt
xén rải sạn trắng thành hai chữ “Thọ”); mỗi ngõ đều có xây lô cốt kiên
cố. Điểm đặc biệt là mỗi lô cốt đều có lỗ chĩa súng ra n g o ài...”
Báo Tiếng chuông ngày 16/11/1963 viết: “Từ cửa hầm nơi phòng
ông Diệm, chúng tôi xuống đường hầm trổ lên miệng hầm, trong vòng
rào Dinh Gia Long, cạnh phía đường Công Lý, trước khi đụng sân
quần vợt sát đường Lê Thánh Tôn. Một sĩ quan cho tôi biết là tuy hiện
giờ còn lắm ngách chưa đi, nhưng chắc chấn không có đường hầm nào
ăn thông đến sở Ba Son”.
Trên tờ báo Buổi sáng ngày 19/11/1963, một ký giả Hoa Kỳ cho
rằng khoảng 8 giờ 30 phút đêm 01/11/1963, Diệm và Nhu trốn khỏi
Dinh Gia Long không phải theo đường hầm mà là lên bộ ra ngoài, chui
vào ô tô loại Deux Chevaux và thoát khỏi Dinh theo đường Pasteur,
chạy vào biệt thự của Mã Tuyên ờ Chợ Lớn. Sáng hôm sau, Diệm -
Nhu đến Nhà thờ St Francois Xavier (Nhà thờ Cha Tam) lúc 8 giờ 45
phút. Ngay sau đó quân đảo chính ập vào bắt hai người lên xe M.l 13.
Và thế là chấm dứt cuộc đời Diệm - Nhu.
Theo “Nhật ký Đỗ Thọ” (cận vệ của Ngô Đình Diệm) thì hầm có
hai cửa nhưng có năm lối vào. Một lối đi ăn thông với phòng ngủ của
Diệm ờ trên lầu. Một lối đi cũng như thế ăn thông với phòng vợ chồng
Nhu qua hành lang (phía đường Pasteur). Tầng dưới Dinh cũng có hai
cửa đi vào hầm được. Còn một cửa ở trên cỏ dùng cho lính cận vệ ra
vào. Trên mặt hầm có hai trụ thông hơi, ở đó có đặt súng đại liên bảo
vệ hẩm ...). Hầm ăn thông với nhau qua những cánh cửa nhỏ. Phía bên
Ông Diệm có một phòng khách, một phòng ngủ, và một phòng tắm.
Phòng khách đặt chiếc bàn tròn, một cái ghế bành, sát tường một chiếc
ghế tràng kỷ. Phía ông Nhu cũng có ba phòng, một lớn hai nhỏ nhưng
còn trống rỗng, không có dụng cụ nào cả.
Với những tài liệu trên, năm 1989, Bảo tàng Cách mạng (tên gọi
trước của Bảo tàng Thành phố) đã có báo cáo khảo sát thực tế cấu trúc
của hầm và đường xuống hầm. Thông tin về thời gian xây dựng đường
hầm được nhận định là từ năm 1962 đến trước tháng 11/1963, sau sự
kiện hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử ném bom Dinh

113
Độc Lập ngày 27/02/1962, buộc tổng thồng Ngô Đình Diệm phải
chuyển sang Dinh Gia Long và trước sự kiện đảo chính ngày
01/11/1963.
2. Đen các cứ liệu mói về hầm trong Dinh Gia Long:
Năm 1999, tại buổi tọa đàm về Dinh Khâm sai (tên gọi khác của
Dinh Gia Long) trong Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Sài Gòn, nhà
văn Phạm Tường Hạnh có đề cập đến vấn đề đường hầm trong tòa nhà
này. Năm 1944, ông cùng bạn là Vương Trọng Tôn - là những hưởng
đạo sinh - thường phải đến Dinh Gia Long phục vụ mỗi khi có báo
động. Các ông được Dinh Thống đốc cấp cho băng đeo tay và giấy
chúng nhận để ra vào.
Theo trí nhớ của nhà văn Phạm Tường Hạnh, đường hầm có bốn
cửa, có đường dẫn từ phòng của thống đốc xuống hầm và đường để
thoát ra. Bấv giờ có hai đường hầm xây bên ngoài rất tiệp với kiến trúc
ngôi nhà, một hầm đi xuống và một hầm đi lên; có hai cửa hầm nữa
dành cho bồi bếp và phục vụ (hướng ra đường Lê Thánh Tôn). Những
hướng đạo sinh phục vụ ngồi ở cửa hầm bên đường Pasteur. Khi có
báo động, mọi người lánh xuống hầm, còn những hướng đạo sinh lănh
mật lệnh, công văn từ Dinh Thống đốc mang đến cơ quan nào đó, rồi
nhận biên nhận đem về nộp. Ông Hạnh cho biết tài liệu năm 1941 -
1942 ông không có, nhưng khi Mỹ bắt đầu ném bom Sài Gòn năm
1944 thì đã có đường hầm này rồi. ông Hạnh khẳng định đường hầm
này xây từ thời Pháp, đến thời Ngô Đình Diệm thì cho tu bổ lại với
mục đích phòng biến.
Những nhân vật lịch sử tham gia cắm cờ ở Dinh Khâm sai đêm
24/8/1945 như ông Cao Đăng Chiếm - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ,
ông Lê Thanh Vân - nguyên Giám đốc Sở Công an Thành pho; và ông
Huỳnh Văn Tiểng - nguyên Phó Chủ tịch ủ y ban Kháng chiến Nam Bộ
làm việc nơi đây vài ngày sau Cách mạng Tháng Tám cũng xác nhận
có nhìn thấy đường hầm theo kiểu trancheé trong Dinh.
Trí nhớ và thoáng thấy, tất cả chưa đủ sức thuyết phục mọi người
so với những tài liệu trước nay đã biết. Nểu như nhà văn Phạm Tường
Hạnh từng nói không có tài liệu năm 1941-1942, thì văn bản bằng
tiếng Pháp số 458 DN/Coch của Văn phòng Thống đốc thuộc Dinh

114
Thông đốc Nam Kỳ ngày 30/01/1942 về hiệu lệnh báo động, được lưu
giữ tại Cục Lưu trữ Trung ương II đã hoàn toàn làm sáng tỏ vấn đề
thời gian xây dựng của đường hầm trong Dinh Gia Long. Văn bản này
quy định tín hiệu báo động, báo yên và quy định lối lên, xuống hầm
theo trật tự đối với những người có mặt trong Dinh.
Văn bản lược dịch như sau:
- Tín hiệu báo động: còi hụ từng hồi cao thấp, kéo dài trong 4
phút, chuông đổ liên hồi trong 4 phút.
- Tín hiệu báo yên: còi hụ không cao thấp trong 3 phút, chuông
ngân đều trong nhiều phút.
- Báo động ban ngày: khi nghe báo động, toàn thể nhân viên văn
phòng phải đóng tất cả cửa cái, cửa sổ, cửa phòng làm việc; sau đó
xuống hẩm trú ẩn một cách trật tự. Lái xe và người giúp việc của văn
phòng phải vào hầm trú ẩn; phụ nữ và trẻ em vào các hầm trú riêng
được đào cạnh các thảm cỏ bên phía Tây của Dinh. Các lái xe phải mở
các lưới sắt che chẳn thông ra sân của garage.
- Báo động ban đêm: cách bố trí như báo động ban ngày, nhưng
mọi việc phải bắt đầu từ sau khi tắt tất cả đèn trong tòa nhà. Tuyệt đối
cấm sừ dụng đèn pin, diêm quẹt và tất cả các nguồn phát sáng khác.
- Trường hợp hỏa hoạn: khi có báo động, toán phòng cháy chữa
cháy (gồm các thành viên đã phân công tại văn bản này) phải có mặt
ngay ở hầm trú ẩn phía Tây của Dinh; và sẽ được giao một số dụng cụ
cứu hỏa ban đầu như: bình chữa lửa, nước, xô, xẻng, c á t...
Với văn bản này, có thể nhận định đường hầm trong Dinh Gia
Long năm 1942 đã có và do Pháp xây (lựng. Một số ý kiến cho rằng
Nhật xây là không chính xác vì tòa nhà chỉ là của viên thống đốc Nhật
Minoda trong khoảng từ tháng 3/1945 đến cuối tháng 7/1945 (sau đó
giao cho khâm sai Nguyễn Văn Sâm). Thiêt kế đường hầm hiện nay có
thể được Diệm cho sửa chữa, cải tạo thêm trên nền đường hầm đã có
từ trước.

115
3. Xác định thòi điểm xây dựng đường hầm:
Cũng tại Cục Lưu trữ Trung ương II, các văn bản liên quan đốn
việc xây dựng đường hầm trong Dinh Gia Long đã xác định được thời
điểm triển khai việc xây cất gồm:
- Công điện số 2836 DN/Coch ngày 27/8/1943 của viên thống
đốc Hoeffiel gởi cho ông kỹ sư Giám đốc Sở Công chánh, bộ phận nhà
ờ dân sự, thông báo về việc yêu cầu xây dựng công trình phòng thủ thụ
động, bảo vệ đường dây điện thoại ngầm với tổng đài điện thoại hầm
trú ẩn của cơ quan chỉ huy phòng thủ địa phương và văn phòng Dinh.
- Công văn số 1712 S/D ngày 15/9/1943 của Giám đốc Sở Công
chánh trinh phúc đáp thống đốc Nam Kỳ, báo cáo dự toán chi phí công
trình trên là 1.500$.
- Công điện số 33 ffu BN/Coch ngày 07/10/1943 của thống đốc
Hoeffiel trả lời ông Giám đổc Sở Công chánh về việc đồng ý duyệt chi
số tiền theo dự toán đã trình.
- Công văn số 5030 D ngày 12/11/1943 của kỹ sư Phó Vụ trưởng
Vụ Kiểm soát - Sở Công chánh Nam Kỳ trình thống đốc Hoeffíel về
việc phân tích, chọn lựa một trong năm nhà thầu Sài Gòn; dự toán kinh
phí xây dựng công trình phòng thủ thụ động khu vực Dinh Thống đốc
là 4.900$; và xin thời gian bàn giao công trình co giãn trong 2 tháng.
- Công văn số 41 D/S ngày 12/02/1944 của Phó Giám đốc Sở
Kiểm soát gởi thống đốc Nam Kỳ bản vẽ hầm trú ẩn trong Dinh và
đồng thời báo cáo với thống đốc về việc đã lệnh cho Công ty Brossard
Mopin chịu trách nhiệm xây cất - khởi công xây dựng.
Như vậy, đối chiếu lời kể của nhà văn Phạm Tường Hạnh với các
công văn lưu trữ hành chính của nhà cầm quyền Đông Dương xung
quanh việc xây dựng công trình đường hầm phòng thủ thụ động Dinh
Gia Long, đã có cơ sở kết luận về thời điểm xây dựng đường hầm: cuối
năm 1943, đầu năm 1944. Còn văn bàn ngày 30/01/1942 cho phép
nhìn nhận đường hầm đầu tiên có thể là dạng hầm trú dã chiến.
4. Xác lập hồ sơ di tích:
Đường hầm Dinh Gia Long trong khuôn viên của Bảo tàng
Thành phố Hồ Chí Minh với bản vẽ kiến trúc đã có và những tài liệu

116
có giá trị lịch sử sưu tầm được qua nhiều năm, đã hội đủ điều kiện để
những nhà quàn lý nhà nước về di sản văn hóa xem xét, lập hồ sơ xếp
hạng di tích.
Đây là kiểu di tích nằm trong di tích - di tích đường hầm Dinh
(ìia Long trong di tích tòa nhà Bảo tàng Thành phổ. x ếp hai di tích
này vào dạng di tích kiến trúc nghệ thuật hoặc di tích lịch sử đều có giá
trị riêng của nó.
Kiến nghị Thành phố Hồ Chí Minh xác lập hồ sơ xếp hạng di tích
Đường hầm Dinh Gia Long để có kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị
di sản, đưa di tích độc đáo này vào chương trình tham quan, du lịch đối
với khách trong và ngoài nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. No 485-DN/Coch: Consigne d ’ Alerte, Cabinet du Gouvemeur
- Gouvemement de la Cochinchine, Saigon, le 30 Janvier 1942.
2. No 2836 DN/Coch: Défense Passive Protection des Standards
Téléphoniques, Gouverneur à Ingénieur en Chef des Trauvaux Publics,
Saigon, le 27 Aout 1943.
3. No 1712 S/D: Protection des Standards Téléphoniques,
Travaux Publics - Cir/conscription de Cochinchine, Saigon, le 15
Septembre 1943.
4. No 33 ffu BN/Coch: Defense Passive Protection du Standard
du Cabinet, Saigon, le 7 Octobre 1943.
5. No 5030 D: Protection du Standard du Cabinet du Gouvemeur,
Travaux Publics de Cochinchine - Arrondissement Technique, Saigon,
le 12 Novembre 194.
6. No 41 D/S: Abri pour Standard du Goucoch, Travaux Publics
de Cochinchine - Arrondissement Technique, Saigon, le 2 Févier 1944.
7. Trần Tấn Nghi (1989), Hầm bí mật trong Dinh Gia Long của
Ngô Đình Diệm, Báo cáo của Bảo tàng Cách mạng TP. Hồ Chí Minh.
8. Tài liệu ghi âm buổi tọa đàm Dinh Khâm sai tại Bảo tàng Cách
mạng Thành phố Hồ Chí Minh ngày 05/6/1999 (do Đinh Thị Thanh
Thủy ghi lại từ băng).
117
NHÀ C Ỏ DÂN GIAN T R U Y Ẻ N T H Ó N G
T R O N G BỐI CẢN H ĐÔ THỊ H O Á CỦA
T H À N H PHÓ HÒ CH Í M INH

H oàng A nh Tuấn*

Với hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn - Thành
phố Hồ Chí Minh, bộ mặt kiến trúc thành phố khá đa dạng. Từ kiến
trúc truyền thống trong buổi đầu mới hình thành đô thị cho đến giai
đoạn du nhập kiến trúc Phương Tây qua các thời kỳ tạm chiếm cùa
Pháp, Mỹ kiến trúc thành phố thể hiện khá phong phú.
Trong 300 năm hình thành và phát triển, khá nhiều những công
trình kiến trúc tôn giáo và văn hoá đã được xây dựng trên mảnh đất Sài
Gòn - Gia Định này. Chỉ riêng về nhà ở dân dụng, thành phổ là nơi quy
tụ khá nhiều các kiến trúc của các bộ phận dân tộc đến sinh sống và cư
trú trên vùng đất mới này như Khmer, Hoa, Ẩn Đ ộ ... Nhiều công trình
kiến trúc đã được công nhận là những di sản kiến trúc có giá trị về lịch
sừ và văn hoá.
Nhà cổ tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một bộ phận của di
sản kiến trúc đó. Theo thống kê sơ bộ của Phòng Di sản văn hoá và Sở
Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay thành phố còn
10 căn nhà đang trong danh sách khảo sát và đề nghị có phương án bảo
tồn. Trong đó số căn nhà của cố học giả Vương Hồng sển không
những được công nhận là một di tích kiến trúc cổ mà sắp tới khi những
cổ vật trong bộ sưu tập của ông được đưa về đây thì căn nhà còn trở
thành một bảo tàng cổ vật.
1. Nguồn gốc ra đòi
Những di tích kiến trúc cổ nhất còn sót lại ở Thành phố Hồ Chí
Minh cũng chỉ được xây dựng vào thời Nguyễn. Có thể lý giải điều đó
khá đơn giản là vì tuổi đời của thành phố cũng còn quá trẻ, chưa có bề
dày lịch sừ như Hà Nội, Huế, mặt khác do chiến tranh tàn phá nặng nề
khiến cho nhiều kiến trúc đã bị phá huỷ. Nhà cổ dân gian truyền thống

* Phó Giám đốc - Bào tàng Thành phố Hồ Chí Minh.

118
ở thành phố cũng vậy, phần nhiều được xây dựng vào thế kỷ XIX và
đầu thế kỷ XX với vật liệu chủ yếu bàng gồ: khung nhà, cột, kèo...
2. Chủ nhân của những kiến trúc này
Chủ nhân đầu tiên của những ngôi nhà cổ thường là những điền
chú, quan lại, công chức, thương nhân. Trong số đó nhiều người vốn
xuất thân từ miền Trung vào miền đất phương Nam khởi nghiệp do
vậy trong kiến trúc những kiểu nhà miền Trung được lấy làm mẫu
mực. trên cư sở đó cải biến cho phù hợp.
3.Đặc điểm của nhà cổ dân gian truyền thống ở Thành phố
Ho Chí Minh
a. về m ặt
• kiến trúc

Điều kiện về kinh tế, địa lý Nam Bộ cũng có những tác động
mang đến đặc trưng riêng của nhà cổ vùng đất mới này. Mặc dù khi đó
đất rộng người thưa nhưng không gian đô thị cũng không quá rộng như
ở miền Đông hoặc miền Tây Nam Bộ, nhà cổ dân gian truyền thống ở
thành phố thường hẹp về bề ngang mà phát triển theo chiều sâu. Tuy
nhiên, hầu hết các ngôi nhà cổ ở Thành phố Hồ Chí Minh đều được đặt
trong một cảnh quan sân vườn xinh xắn: có sân trong, hòn non bộ, bể
cá vườn kiểng... hài hoà giữa thiên nhiên và cuộc sống thường nhật.
Với điều kiện kinh tế khá vững vàng, không gian rộng, nhà cổ Nam Bộ
thường rộng rãi, thoáng đạt hơn so với nhà cổ dân gian truyền thống ở
miền Trung. Bên cạnh đó, khí hậu ôn hoà, không khắc nghiệt như miền
Trung nên nhà ở thường không phải che chắn kỹ lưỡng. Kiến trúc nhà
cổ ở thành phố cũng như ở Nam Bộ không quá chặt chẽ với việc chọn
hướng theo kiểu mê tín dị đoan. Quan niệm “ Lấy vợ hiền hoà, làm nhà
hướng Nam” đơn giản là chọn cho mình một hướng nhà thoáng mát,
tiện cho việc ăn ở và làm việc.
Kiến trúc nhà cổ ở Thành phố Hồ Chí Minh mang đậm dấu ấn
của kiến trúc truyền thống. Các kiểu nhà phổ biến ở thành phố nói
riêng và Nam Bộ nói chung như nhà “xuyên trinh”, nhà “«ọc ngựa”
(hay còn gọi nhà cột cái) đều là những kiểu thức kiến trúc cổ truyền
Trung Bắc với tên gọi nhà “rường”, “rọ/” được kiến tạo trên vùng đất
mới. Lối kiến trúc này phổ biến ở miền Trung và ảnh hưởng nhiều đến
kiến trúc nhà cửa của một bộ phận lưu dân gốc Trung Bộ trong quá
119
trình di dân khai phá vùng đất Nam Bộ dưới thời các Chúa Nguyễn, v ề
mặt kỹ thuật có thể thấy nhiều ngôi nhà cổ được dựng bởi những nhóm
thợ từ miền Trung vào, một số ít sau này được tạo dựng bởi nhừng
dòng thợ địa phương.
Nhà cổ ở Thành phố Hồ Chí Minh thường làm theo kiểu nhà ba
gian hai chái (có khi là 5 gian 2 chái), phổ biến nhất là kiểu nhà unối
ã ọ ĩ\ hay còn gọi là “sắp đọi” nhà trước nối liền nhà sau, giữa có sân
thiên tỉnh ( giếng trời) có nơi còn gọi là sân tương{ sân nước). Một
dạng nữa là nhà “5ứ/ dầrì’ loại nhà này có quy mô lớn hơn, hoàn chỉnh
hơn so với nhà “nổi đ ọ ĩ\ Nhà cổ ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng như
ở Nam Bộ thường vừa là nơi ở, vừa là nơi thờ tự của cả một dòng họ,
nếu như người chủ của căn nhà là con trưởng.
Ket cấu chính của nhà trước kiểu nhà rội (nhà nọc ngựa hay còn
gọi là nhà cột giữa) gồm 3 gian 2 chái theo kiểu “ngoại khách nội tự”
(gian ngoài là phòng khách, gian trong là phòng thờ). Kiểu nhà rội
cũng như kiểu nhà rường thường được ưa chuộng ở Nam Bộ, nó thích
nghi vói việc phòng chống lũ. Nhà rội trong mỗi vì có 3 cột chôn
xuống đất, cột giữa nhô cao đến tận đỉnh nóc, tạo kiểu vì kèo chữ thập
(tức vì kèo ba cột xa xưa) chống đỡ trực tiếp nóc mái đảm bảo một kết
cấu vững chắc trước bão tố1. Trong kiến trúc nhà cổ ở thành phố và
Nam Bộ hàng cột cái thường cao hơn, mái nhà hiên trước cũng không
còn thấp như nhà ở Trung Bộ, nơi luôn phải chịu ảnh hưởng khí hậu
mưa nắng khắc nghiệt. Hai gian phía trước (ngăn cách bởi hai hàng cột
giữa) được bài trí bàn, ghế tiếp khách; gian phía sau là nơi đặt bàn thờ
tổ tiên. Hai chái hai bên là phòng nghỉ, bên trái là nam bên phải là nữ
theo nguyên tắc “nam tả, nữ hữu Phía sau vách ngăn (vách lụa) là
nơi sinh hoạt. Trong bố trí về nội thất, gian thờ tự và tiếp khách thường
được chăm chút hơn cả. Những nơi này rộng rãi, thoáng mát, bài trí
trang trọng. Vật dụng dùng trong sinh hoạt, bài trí như tủ, bàn ghế,
tranh... đều là những đồ mỹ thuật ứng dụng mang tính thẩm mỹ cao vói
kỹ thuật chạm khắc tinh tế, thể hiện sự tài khéo của thợ thủ công Việt
Nam. Nơi sinh hoạt riêng của gia đình như buồng ngủ... thường đơn
giản, ít được chăm chút hơn.

1. Chu Q uang Trứ (2002), K iến trúc dàn gian truyền thống Việt Nam, Nxb. Mỹ thuật, tr.33.

120
Nội thất của nhà cổ Nam Bộ rộng rãi và thoáng đãng, vật liệu
kiên trúc đều là gỗ quý, kết cấu gắn với nhau bàng ngàm, mộng.
Những cấu kiện kiến trúc như cây xuyên, trinh, kèo, cửa ra vào, khuôn
đô... hoặc những trang trí gắn với kiến trúc như bao lam, lá gió, hoành
phi, câu đối... hầu hết được chạm trổ khá cầu kỳ. Toàn bộ kiến trúc
không hề sử dụng đến một cây đinh sắt mà vẫn chắc chắn, cân đối, chi
tiết hoàn thiện đến mức độ tinh xảo thể hiện một trình độ tay nghề
vững vàng, điêu luyện của phường thợ và nghệ nhân tạo dựng nên nó.
Nhà chính thường có từ 24 đến 32 cột phân bố thành 4 hàng cột
dọc, mỗi hàng có 6 đến 8 cột. Đường kính mỗi cột lên tới 60cm, hầu
hết được làm bằng gỗ căm xe, gỗ, lim loại gỗ phổ biến ở Nam Bộ.
Nhà sau được nối với nhà trước bằng hai nhà cầu, kết cấu kiểu
nhà rường (nhà trinh xuyên lãng) gồm hai mái, hai chái. Khung sườn
nhà không sử dụng hàng cột cái ở chính giữa. Kết cấu này khiến cho
khoảng giữa nhà được nới rộng hơn (còn gọi là rộng lòng căn) nhờ hai
bàng cột cái của nhà dời qua hai bên, thuận tiện cho việc sinh hoạt, nấu
nướng. Nhà sau có 8 hoặc 12 cột chia làm hai hàng, chân đế mỗi cột
được kê bằng đá xanh, tiện tròn.Từng cặp cột cái được nối liền vói
nhau theo chiều ngang nhà và được niêm cứng bởi một cây gỗ xuyên
ngang qua gọi là cây trinh. Giữa cây trinh được gắn thẳng góc với cây
trụ ngắn gọi là cây trổng. Đầu trổng nối liền với bộ phận cánh dơi để
cây trổng đỡ đầu vào đòn dong ở góc nhà. Nơi tiếp giáp giữa cây trinh
và trổng là bộ chày cối tượng trưng cho âm dương hòa hợp do vậy nhà
dạng này còn được gọi là nhà trinh trổng hay nhà chày cối1.
b. Nghệ thuật trang trí:
Có thể thấy kiến trúc nhà cổ dân gian truyền thống là nơi tập
trung nhiều nhất các công trình mỹ thuật. Ở đây, nghệ thuật kiến trúc
và nghệ thuật điêu khắc đã kết họp khá nhuần nhị. Tương tự như trong
kiến trúc đình làng, thật khó phân biệt được đâu là điểm dừng của kiến
trúc và nơi bắt đầu của nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc nhà cổ dân
gian truyền thống ở thành phố...

1. Phan Thị Yến T u y ết ( ỉ 993), N hà ờ, trang p h ụ c â n uống cùa cá c dân tộ c vù n g đ ồ n g b ằ n g sông

C ừ u Long, N xb. K hoa h ọ c - Xã hội.

121
Đề tài trang trí trên cấu kiện kiến trúc và trong kiến trúc khá
phong phú, đa dạng trong cách thể hiện, cả đề tài cổ điển lẫn đề tài dân
gian, đặc biệt là đề tài mang đậm dấu ấn địa phương thông qua sản vật,
động thực vật. Cũng là những mô típ trang trí cổ điển như uTứ linh”,
“Bát bửu”, “Tứ thời” nhưng cách thể hiện không câu nệ, khuôn sáo. Ví
dụ như đề tài chim phượng; có nơi thể hiện dạng đề tài cách điệu như
“dây lá hoá 'phượng”, có chỗ lại là đề tài tả thực như: phưcmg và
giỏ hoa” hoặc “/?oa cúc và chim p h ư ợ n g Riêng các đề tài dạng cặp
đôi cảnh vật như “//oứ điểu” có mặt hầu hết trên các tác phẩm chạm
khắc gỗ, được thể hiện khá phong phú, đó là mô tip trúc tước, sen le,
cúc trĩ, mai điểu, mẫu đơn trĩ, cò sen... Các nghệ nhân cũng mạnh dạn
địa phương hoá một cách sáng tạo các đồ án miêu tả cảnh vật thiên
nhiên Nam Bộ như: chim ăn xoài, chim và trái điều, sen le, cua cốm,
sen và chim bói cá, sóc giác... Các đề tài dân gian chiếm tỷ lệ cao hơn,
tuy nhiên, nhiều đồ án vẫn xoay quanh quan niệm ílNgũ phúc” của
người xưa trong cuộc sống như: Chim phượng, Dơi, Mầu đơn, Phật
Thủ (tượng trưng cho phú quý), Tùng lộc (Trường thọ và giàu có), Lân,
sư tử (tượng trưng cho sự thành đạt), Trúc và chim sẻ (chức tước),
Phật thủ (phú quý), đào (trường thọ), lựu, bí, mướp (đông con)...
Những câu chúc tụng bàng chữ Hán trên hoành phi, cuốn thư gắn trong
kiến trúc thể hiện sự mong ước một cuộc sống phú quý, trường thọ,
con cháu học hành đỗ đạt. Ngoài tác phẩm gỗ chạm còn có sự hiện
diện của những tác phẩm gỗ cẩn ốc như: liễn đối, tủ thờ, trang trí trên
cây xuyên, khung bao lam. Cùng với các hoành phi, cuốn thư son thếp
vàng, các tác phẩm này cũng làm đa dạng thêm loại hình sản phẩm mỹ
thuật thủ công trong các ngôi nhà cổ thành phố. v ề kỹ thuật chạm khắc
gỗ trên các công trình kiến trúc, đã thể hiện một bề dày kinh nghiệm
cũng như tài năng sáng tạo của các nghệ nhân chạm khắc gỗ; là sự
phối họp khá đa dạng, nhuần nhị các kỹ thuật chạm độc, chạm ém mí,
chạm lộng, tỉa tách... với thủ pháp điêu luyện, chắc tay.
v ề những tác phẩm chạm khắc gỗ gắn vào chi tiết kiến trúc và
chi tiết cấu thành kiến trúc, từ phong cách nghệ thuật và thủ pháp kỹ
thuật cho thấy dấu ấn của các nhóm nghệ nhân thợ chạm khắc gỗ khá
nổi tiếng Thủ Dầu Một (Bình Dương), cầ n Đước (Tỉnh Long An)...
mà tác phẩm nghệ thuật của họ còn được lưu giữ ở khá nhiều công
122
trình kiến trúc cổ tại Thành phố Hồ Chí Minh như chùa Giác Lâm,
chùa Giác Viên, Nghĩa Nhuận hội quán... Những công trình kiến trúc
gỗ, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc, cho thấy một
trình độ bậc thầy của những người thợ mộc miền Trung, của những thợ
chạm gỗ Nam Bộ trong xử lý kết cấu kiến trúc, xử lý kỹ thuật, bố cục
đề tài, cũng như cách trình bày đa dạng và sinh động.
Những căn nhà cổ dân gian truyền thống tại thành phố thực sự là
những di tích kiến trúc nghệ thuật, mang đậm dấu ẩn nghệ thuật truyền
thong của dân tộc. Nó phản ánh một giai đoạn phát triển của kiến trúc
dân gian truyền thống, nghệ thuật điêu khắc với những đặc trưng riêng
trên vùng đất Nam Bộ.
4. Nhà cổ Thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình đô thị hoá
Trong gần hai mươi năm trở lại đây, trong tiến trình đô thị hoá,
số lượng các ngôi nhà cổ ban đầu của thành phố với khoảng vài chục
căn đã giảm xuống con số ít ỏi như hiện nay. Có thể kể đến một số tác
nhân dẫn đến sự biến mất cuả những di sản quý báu đó:
- Sự thay đổi chủ sở hữu: có căn nhà sau khi thay đổi chủ sờ hữu
đã được tháo rời ra bán cho những nhà sưu tập, hoặc bán từng phần
cho những người trang trí nội th ấ t.
- Sự thay đổi về kiến trúc: chủ nhân cũ hoặc mới của căn nhà phá
kiến trúc cũ đế xây mới.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm, mối mọt cũng làm hư hại các kiến trúc
đó.
- Quá trình đô thị hoá mạnh mẽ: sự thay đổi về kết cấu hạ tầng
như đường sá, cầu cống, việc xây dựng những khu đô thị mới cũng làm
ảrìh hưởng đến di tích.
Sẽ không ngạc nhiên khi một ngày nào đó thành phố sẽ không
còn những ngôi nhà cổ nếu như không có những biện pháp thích ứng
để giải quyết mâu thuẫn trong tiến trình quy hoạch đô thị và bảo tồn
những di sản đó.
Những vẩn đề đặt ra trong quá trình bảo tồn và tôn tạo nhà cổ
dân gian truyền thống tại thành phố:

123
Những di tích này cần được Nhà nước xcm xét, xác lập nhCmg
tiêu chí nhất định về mặt kiến trúc và nghệ thuật, sớm tiến hành việc
đánh giá xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật để có điều kiện bảo quản
và tôn tạo.
Đối với những di tích được xếp hạng nên có sự đầu tư thỏa đáng
đế tôn tạo, bảo tồn.và phát huy giá trị lịch sử văn hoá của nó. Trong
quá trình xét xếp hạng nên có sự quan tâm động viên những chủ sở
hữu để di tích được bảo quản tốt.
Đối với những ngôi nhà nằm trong quy hoạch xây dựng, chỉnh
trang đô thị mới nên có kế hoạch di dời, thậm chí chuyển về bảo tàng
của thành phố để trưng bày. Những ngôi nhà bị hư hỏng xuống cấp
phải có những biện pháp bảo quản, tu sửa, tôn tạo ... hết sức tỉ mỉ, khoa
học. Nên có những nghiên cứu để bảo quản và phát huy tốt giá trị của
di tích làm cho mọi người hiểu và trân trọng hơn đối với những giá trị
về văn hoá mà cha ông ta đã sáng tạo nên.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ưorng
Đảng khoá 8 tháng 7/1998 đã nêu rõ: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá,
gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để
sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Het sức coi trọng bảo
tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống (bác học và
dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật
thể".
Do đó, nên xem di tích nhà cổ dân gian truyền thống là một bộ
phận của di sản văn hoá dân tộc, không nên phân biệt là chủ sở hữu,
chính kiến. Nó xứng đáng được bảo tồn toàn diện không chỉ là kiến
trúc, nghệ thuật... (di sản văn hoá vật thể) mà còn cả cảnh quan, bài trí
và sinh hoạt tinh thần diễn ra ở đây (di sản văn hoá phi vật thể).

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Chu Quang Trứ (2002), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt
Nam. Nxb. Mỹ thuật.
2. Phan Thị Yến Tuyết (1993), Nhà ở, trang phục ăn uống của
các dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Khoa học - Xã hội.

124
DI T ÍC H C H Ù A HỘI SƠN - T H À N H PHÓ H Ò CHÍ M INH

Trương Thị H iểu*

Mở đầu Luật Di sản văn hóa khẳng định: “Di sản văn hóa là tài
sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận
cùa di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước của nhãn dân ta... Bảo vệ và phát huy giá trị di sản
vãn hóa, đáp ứng nhu cầu về vàn hóa ngày càng cao của nhân dân,
góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bàn sắc dân tộ c ’’.
Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hóa rộng rãi
giữa các nước trên thế giới như hiện nay, thì tiếng nói và ảnh hưởng
của một quốc gia đối với thế giới được quyết định phần nhiều bời yếu
tố văn hóa - trong đó có sự đóng góp quan trọng của di sản văn hóa.
Chùa Hội Sơn - Thành phố Hồ Chí Minh - một giá trị di sản văn
hóa của cộng đồng là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Trải hơn
200 năm hình thành và phát triển, công trình kiến trúc Phật giáo này
không chỉ mang tính tôn giáo và tín ngưỡng bản địa mà còn là nơi sinh
hoạt văn hóa cộng đồng, nơi giải tỏa tâm lý cho người dân trong cuộc
sống đầy áp lực, nơi tham quan viếng cảnh của thanh niên và là nơi
nghiên cứu lịch sử, văn hóa, xã hội của các nhà khoa học.
1. Sơ lươc
• lich
• sử hình thành chùa Hôi
• Sơn

Chùa Hội Sơn nằm ở phía Bắc phần cuối của dãy núi Châu Thới,
xưa thuộc địa phận phường Long Tuy, huyện Long Thành, trân Biên
Hòa. Hiện nay chùa thuộc địa phận ấp cầu ông Táng, đường Nguyễn
Xiển, phường Long Bình, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chùa Hội Sơn do Hòa thượng Đạo Thành hiệu Khánh Long, tổ
thứ 38 của thiền phái Lâm Tế, dòng đạo Liễu Quán, khai sơn từ cuối
thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX với tên gọi là Hội Sơn.

* T rường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

125
Với cảnh quan thiên nhiên, địa thế, kiến trúc xinh đẹp chùa Hội
Sơn đã được Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí nhắc đến
như một thắng cảnh “(7 cuối hòn núi Cháu Thỏi (còn trụi ìà Chiêu
Thúi) vé phía Bắc tại ngã ba chè ra một nhánh chạy đến địa phận thôn
Long Tuy thì LÌừrtịỉ, rói hông nôi ihành íỉỏ cao hanự phăm' rộm[ rãi; (>■
hên núi có hang hô và khe suôi, dân núi ơ ven quanh, trên ĩỉó có chùa
Hội Son /à chó thiên sư Khánh Loniỉ c/ựniỊ if ậ y lu hành, núi trônự
xuống sông lớn, hành khách leo lên thủm, có cam tưàng như liêu .sái
thoát / Ị / c ” 1.
Trong Đại Nam nhất thống chí có nói Chùa là nơi Thiền sư
Khánh Long hóa.
Theo những tài liệu hiện nay và qua tìm hiểu thực tế, không thấy
tài liệu nào nói về việc đổi tên chùa. Chỉ biết rằng, Trịnh Hoài Đức đã
nhắc đến chùa Hội Sơn trong Gia Định Thành thông chí vào khoảng
đầu những năm 20 của thế kỷ XIX. Như vậy, tên Hội Sơn phải có từ
trước đó và đây phải là một ngôi chùa có tiếng tại vùng đất Sài Gòn -
Gia Định lúc bấy giờ. Theo Tự điển Hán Việt (Thiều Chửu), thì Hội
Sơn ( # |1 |) là nơi nhũng ngọn núi gặp nhau, cũng có tài liệu giải thích
“hội sơn” là hội tụ ở trên núi. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cách giải
thích đầu tiên họp lý hom, người dân cũng như các thế hệ trụ trì kế thế
Hòa thượng Khánh Long đã dựa vào địa thế (một chi của dãy núi Châu
Thới, đột khởi từ sự hợp thành của 3 dãy núi) mà gọi tên chùa là Hội
Son. Cũng có giai đoạn chùa Hội Sơn được gọi với nhiều tên gọi khác
nhau như: từ năm 1920 - 1930, chùa được gọi là chùa x ẻo Quít (hay
Xã Quít) đây là giai đoạn chùa không có vị tu sĩ nào tu hành và được
ông hương cả trong làng là Xã Quít trông nom. Đến thời gian ni sư
Như Tiên trụ trì, chùa được gọi một cách dân dã là chùa Cô B a... Hiện
nay, chùa được nhiều người dân biết đến với tên gọi là Hội Sơn.
Chùa Hội Sơn từ khi xây dựng đến nay đã trải 13 đời trụ trì và
nhiều đợt trùng tu, trong đó hai đợt trùng tu quan trọng nhất là dưới
thời Thiền sư Huệ Tấn với việc trùng tu, mở rộng chánh điện cùng kết
cấu thờ tự và sừa chữa tháp mộ của Hòa thượng Khánh Long. Năm

1. T rịnh H oài Đ ức (L ý V iệt D ùng dịch, H uỳnh Văn Tởi hiệu đính, 2005), G ia Đ ịnh th à n h th ô n g chí,

N xb. T ồ n g hợp Đ ồng N ai, Đ ồ n g N ai, tr.24.

126
1933, dưới sự trụ trì của Sư cô Như Thanh và sự giúp sức của ông
Nguyễn Minh Giác, chùa được xây dựng thêm tăng đường, nhà túc,
sửa chửa lại chánh điện, trùng tu các mộ tháp.
2. Kiến trúc
Chùa Hội Sơn được xây dựng trên vùng đất đồi bàng phảng cao
khoảng 15m so với mặt nước biển, mặt chùa hướng ra sông Đồng Nai -
tức hướng Đông Nam. Người xưa khi chọn hướng chùa Hội Sơn đã gửi
gắm tình cảm và mong muốn sao cho dân chúng dễ dàng thăm viếng,
vừa hợp với ý thần Phật lại thể hiện được vũ trụ quan và nhân sinh
quan của mình. Theo truyền thống của người Việt, hướng Nam là
hướng của trí tuệ, hướng của Bát Nhã, nhờ có trí tuệ chúng sinh mới
đến bến bờ giải thoát1; đối với Phật giáo, hướng Nam là hướng mà các
đức Phật và Bồ Tát ngồi để nghe lời kêu cứu của chúng sinh trong đời
tục lụy, đặng dùng pháp lực vô biên qua tứ đại vô lượng tâm (từ, bi,
hỷ, xả) mà cứu vớt chúng sinh. Còn hướng Đông là hướng của các
thần2. Từ việc chọn hướng, có thể thấy thâm ý sâu sắc của người xưa
khi dựng chùa Hội Sơn.
v ề tổng thể kiến trúc, chùa được bố trí theo dạng chữ tam - là
dạng kết cấu phổ biến tại Nam Bộ. Chùa Việt Nam nói chung và chùa
miền Nam nói riêng đều là tổng thể của các công trình kiến trúc liên
kết với nhau nhờ ý nghĩa thờ tự cũng như công năng sử dụng. Miền
Nam vốn được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều phù sa, màu mỡ, đất
đai bằng phẳng, ít đồi núi “cảm quan của người miền Nam cũng ưa
thích sự trải rộng, hòa mình vào thiên nhiên”3 nên kiến trúc chùa miền
Nam không đồ sộ, cao lớn với đầu đao cong vút như các ngôi chùa ở
miền Bắc mà rất thích họp với tình hình sinh hoạt, điều kiện khí hậu
của địa phương với mái chùa có độ dốc, thấp dần về phía các đầu góc
mái, lợp ngói âm dương, các góc mái được trang trí hình lân, long, vừa
có tác dụng thẩm mỹ, vừa là nơi thoát nước mưa.
Nhìn chung, chùa Hội Sơn có bố cục tổng thể hợp lý, hài hòa
mang phong thái của người miền Nam - ưa thích sự phóng khoáng, trải

1. Bùii Văn T iến (2000), C h ù a B ú t Tháp, N xb K hoa học Xã hội, Hà N ội, tr.35.

2. T rầ n Lâm Biền (1996), C hùa Việt, N xb Văn hóa - Thông tin, Hà N ội, tr.63-64.

3. Lâim Nhân (2000), Chùa G iác Viên, luận vãn thạc sĩ, tr.29.

127
rộng. Toàn bộ không gian kiến trúc của chùa kết hợp dung hòa với cỏ
cây hoa lá, địa thế núi sông ôm bọc tạo nên vẻ đẹp mộc mạc, thanh
tịnh, đồng điệu giữa những khối kiến trúc cứng cáp và thiên nhiên
mềm mại, nhẹ nhàng.
Các công trình kiến trúc của chùa Hội Sơn được xây dựng với sự
kết hợp giữa chất liệu truyền thống và hiện đại như gỗ, đá, vôi, xi
măng, gạch ngói... được bố trí theo lối truyền thống: cổng tam quan,
tiền đường, chánh điện, nhà tổ, giảng đường, khu mộ tháp, nhà trù, nhà
tăng...
Cổng tam quan của chùa có kết cấu khung gỗ tròn và mái ngói,
định vị giữa con đường dốc thoải hướng bên phải chùa. Tam quan có
nghĩa là ba điều nhìn, xem, quan sát (gồm: không quan - nhìn vào sự
vật, thật ra cái gì cũng là không; đà quan - sự vật gì cũng có biến hóa,
có đủ cả, cái gì cũng là có; trung quan - không phải là không mà cũng
không phải là có. Nó là giữa, vừa có, vừa không. Con đường đi vào
cửa Phật là đi vào cái chân thật ấy)1. Với chùa Hội Sơn, tam quan là
gạch nối liên kết giữa đời sống trần tục và chốn thiền môn. cổng tam
quan ở đây không kín cửa, cao tường mà luôn rộng mở (không có cửa)
như tính dung hòa giữa đạo và đời. ở đây có bức hoành đề "Ểr Ịil
# ” (Hội Sơn cổ tự). Dòng chữ Hán được chạm khắc thanh thoát, cỡ
chữ to, đậm. Bên cạnh là các dòng lạc khoản và đề từ viết, nhỏ hơn,
biên năm Kỷ Mùi (năm 1979). Toàn bộ các chữ đều được khắc nổi và
sơn son trên nền gỗ đã bạc màu. Thông thường, đi cùng với hoành phi
ỉà câu đối được treo hai bên dọc theo chân trụ của tam quan, tuy nhiên
ở chùa Hội Sơn lại không thấy thể thức này.
Ngoài cổng tam quan trên, chùa Hội sơn còn hai cong khác, một
cổng sau được xây dựng khoảng năm 2000 với chất liệu bê tông cốt
thép, sơn màu vàng, cửa bằng gỗ chắc chắn, cổng này thường đóng
kín và chỉ mở vào những ngày lễ lớn; một cổng khác ở đối diện với lối
vào chánh điện, hướng thẳng xuống sông Đồng Nai. Theo nhận định
của chúng tôi, đây mới là cổng chính nguyên thủy của chùa. Có thể lý
giải nhận định này như sau: trong văn hóa dân gian Nam Bộ, dòng

1. VÙ Ngọc Khánh (chù biên) (2006), Chùa cỗ Việt Nam, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội, tr.24.

128
sông c ó một vị trí rất quan trọng, là một đặc trưng của môi trường
thiên nhiên ở đây. Đối với văn hóa vật chất của người dân, dòng sông
là nơi cung câp nước, phù sa cho ruộng vườn, là ranh giới địa phương
và cũng là con đường giao thông huyết mạch. Cửa ngõ sông chính là
nơi họp chợ, nhiều cư dân sinh sống trên sông và cất nhà ven sông. Đối
với đời sống tinh thần, nhiều loại hình văn hóa dân gian, nhiều lễ hội,
nhiều tín ngưỡng và một số loại hình nghệ thuật dân gian hình thành từ
môi trường sông nước. Do đó, có thể nói rằng chùa Hội Sơn khi được
xây dựng cũng đã dựa vào đặc điểm trên. Hơn nữa, con đường đất dẫn
vào chùa hiện tại, trước đây rất heo hút, khó đi lại, hai bên toàn rừng
cây rậm rạp, cỏ mọc chen cả lối đi. Ngoài ra, cổng này được xây dựng
công phu, lối đi lát đá rất tỉ mỉ và có dấu hiệu của sự tu sửa nhiều lần.
Từ những yếu tố trên, có thể khẳng định cổng này là cổng tam quan
chính của chùa Hội Sơn. Hiện nay, cổng này vẫn là hướng đi của
khách du ngoạn bằng đường thủy.
Tiền đường có dạng kết cấu của một ngôi nhà rường miền Trung
với 3 gian hai chái. Hệ thống vì kèo của ngôi nhà này liên kết theo kiểu
thức truyền thống bằng mộng, tạo độ sít vừa phải nhưng vô cùng chắc
chắn. Từ trước ra sau hàng cột dọc có 4 vì kèo. Từng vì kèo đều gồm
những chiếc kèo thẳng liên kết theo kiểu kèo chồng, đuôi của kèo sau
chồng lên đầu của kèo trước. Các cột cái, cột quân và cột hiên trong
cùng một vì được nối với nhau từng đôi một bằng những chiếc kèo
theo cấu trúc trên. Vì vậy, từ dưới nhìn lên ta chỉ thấy các đầu kèo
được chạm khắc công phu, che đi đuôi kèo và những khuyết điểm của
sự liên kết. Chiếc kèo dưới cùng (kèo nối từ cột quân ra cột hiên) có
thân uốn cong hướng lên phía trên nâng đỡ mái đua (thuật ngữ dân
gian gọi là kẻ). Trong khi đó, hai cột cái lại được nối với nhau bằng hai
lần kèo, ngoài hai chiếc kèo trên cùng được nối với nhau nhờ con xỏ
(được gọi là giao nguyên) còn có xà ngang (gọi là trếnh) được nối ở
lưng chừng cột, mang chức năng là chiếc quá giang. Có tất cả 4 trếnh
đều được chạm khắc công phu mô típ “long ẩn vân” ở thân và đầu
rồng uốn lượn ở hai đầu trếnh. Tại các trếnh ở chùa không có áp quả
hay con tôm như kết cấu khung nhà rường của miền Trung, mà đã
được lược bỏ đi một số chi tiết cho phù hợp với không gian của một
ngôi chùa thờ Phật.
129
Trước cửa hành lang và tiền đường có bức hoành đề # |-L| # -
Hội Sơn tự, được làm bằng xi măng đắp nổi, các nét chữ và màu sơn
đã sờn bạc, viền xung quanh của hoành phi nổi lên tạo chiều sâu cho
bức hoành. Đối diện qua trục giữa của hoành phi này là 3 câu đối, tất
cả đều được viết bằng chữ Hán, từng cặp một đối xứng nhau. Hai bên
hông của hành lang này còn một cặp câu đối, cũng đối nhau qua trục
giữa của cửa ra vào. Toàn bộ được viết trên nền xi măng sơn màu xám,
chữ trắng nổi lên rất rõ ràng.
Bên trong nhà tiền đường, đối xứng qua trục giữa, từ ngoài vào
bố trí bên phải là chuông, trống, bên trái là mõ, phách. Cạnh đó đặt các
tủ đựng kinh kệ và nhang đèn cho khách hành hương sử dụng khi chầu

Thông thường, trước tiền đường, các ngôi chùa bài trí bàn Ihờ
Tiêu Diện và Hộ Pháp. Tuy nhiên, tại chùa Hội Sơn, cửa chính vào
tiền đường được mở thường xuyên, cách bài trí tượng thờ cũng thay
đổi, do đó, bàn thờ Tiêu Diện và Hộ Pháp đối xứng nhau, gần cửa ra
vào. Trên bàn thờ Hộ Pháp có đặt tượng Hộ Pháp đứng, mình mặt áo
xanh, mắt trừng hung dữ. Trước tượng Hộ Pháp là tượng Địa Tạng
ngồi trên tòa sen, tay cầm Tích trượng.
Chánh điện là phần kiến trúc quan trọng của một ngôi chùa. Ờ
chùa Hội Sơn, chánh điện được kết cấu theo kiểu “tứ trụ” hay còn gọi
là “tứ tượng” - là kết cáu phổ biến thường gặp ở các ngôi đình, chùa cổ
Nam Bộ. Tứ trụ - tức bốn trụ cái ở giữa rồi mở rộng ra xung quanh nhờ
8 kèo đấm và 8 kèo quyết. Bốn cây đại trụ ở chánh điện của chùa được
làm bàng gồ quý, có đường kính khoảng 30cm đặc biệt trên thân có đôi
câu đối chữ và hoa văn chạm liền một khối. Đôi câu đổi khấc bàng chữ
Hán, được phiên âm và dịch nghĩa như sau:
Di Đà kinh trung, Hồng Danh kinh trung; kinh kinh nguyện âm
siêu dương thịnh.
Lãng Nghiêm hội thượng, Đại Bi hội thượng; hội hội cầu quốc
thái dân an.
(Trong kinh Di Đà, trong kinh Hồng Danh; kinh nào cùng
nguyện cho âm siêu dương thịnh

130
1rên hội Lăng Nghiêm, trôn hội Đại Bi; hội nào cũng cầu cho
nước thịnh dân an).
Giữa chánh điện là bức hoành phi bàng chữ Hán với nội dung:
'i% H ’' (Vạn Đức Hồng Danh) và trang trí bằng bao lam chạm
lộng đề tài La Hán.
Chùa được bài trí theo nguyên tắc “tiền Phật hậu Tổ”. Trên bàn
thờ chánh điện, theo hàng ngang: tầng cao nhất thờ bộ tượng Tây
Phương tam thánh gồm: Di Đà, Quan Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát;
tầng giữa thờ tượng Thích Ca Mâu Ni mang dáng dấp và ảnh hưởng
của Khmer, Địa Tạng Vương Bồ Tát và Quan Âm Bồ Tát; tầng dưới
cùng thờ tượng Phật Di Lặc. Theo hàng dọc thì trục chính là bộ tượng
Tam Thế Phật.
Hai bên bên chánh điện là hai án thờ đặt các bộ tượng Thập Bát
La Hán, Thập Điện Diêm Vương và một số vị như: Thiện Hữu, Ác
Hữu, Thái Thượng Lão Quân, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Quan
Âm Tống Tử...
Màu sắc và ánh sáng trong chánh điện được phối hợp với kiến
trúc hòa thành một tổng thể nghệ thuật. Ánh sáng chiếu vào chánh điện
chủ yếu là ánh khúc xạ và phản xạ. Tất cả các tượng thờ, bệ thờ đều
được sơn son thiếp vàng. Trong không gian ấy kết họp với khói nhang
càng nổi lên rất rõ chỗ mờ chỗ tỏ, chỗ nhạt chỗ đậm, chỗ sáng chồ
tố i... thể hiện triết lý “sắc sắc không không” của nhà Phật.
N hà tổ ở phía sau chánh điện là gian thờ các vị tổ sư có công
trong việc gìn giữ và phát triển chùa Hội Sơn. Trong gian thờ này, ở
giữa đặt tượng Đạt Ma sư tổ và các vị tổ sư khác, hai bên thờ các vị Ni
sư Thích Nữ Như Thanh và Ni sư Thích Nữ Như Tiên. Đổi diện với
bàn thờ các vị tổ sư trên là bàn thờ Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn.
Toàn bộ không gian nhà tổ nằm trong kết cấu kiến trúc chung của
ngôi nhà chánh điện.
K hai sơn đường cách chính điện bởi sân thiên tĩnh. Ngôi nhà này
được kết cấu theo dạng thức của ngôi nhà tiền đường với ba gian hai
chái, liên kết với nhau nhờ hệ thống vì kèo và mộng. Khai Sơn đường
là nơi thờ tổ Khánh Long và giảng kinh.

131
Cả ba ngôi nhà tiền đường, chánh điện và khai sơn đường, đều
nằm trên một trục dọc liên kết với nhau theo cách gọi của dân gian là
“sẳp đọi”, tức là các dãy nhà xếp liền kề, từ trước ra sau nổi với nhau
bởi hai hành lang hai bên gọi là tây lang và đông lang. Chùa Hội Sơn
trước đây vẫn có 2 hành lang này, nhưng đến năm 2001, để m ở rộng
không gian thờ tự và nội thất, nhà chùa đã cho xây tường từ lan can
của hành lang.
Ngoài các công trình kiến trúc kể trên, chùa Hội Sơn còn rất
nhiều công trình phụ khác như: trung nghĩa đường, nhà khách, nhà túc,
hóa đường, nhà trai, tòa bát giác thờ Chuẩn Đề, Phật Đản sanh và khu
mộ tháp trong đó có tháp của thiền sư Khánh Long.
3. Giá tri• của di tích chùa
• Hôi Sơn

* Giá trị lịch sử:


Vị trí tọa lạc của chùa Hội Sơn hiện nay là địa bàn sinh sống của
cư dân lưu vực sông Đồng Nai thuộc thời đại kim khí có niên đại
khoảng 3000 - 4000 năm. Di chỉ khảo cổ học được phát hiện tại bến
đò, dưới chân chùa Hội Sơn đã củng cố thêm sự tồn tại và phát triển
lâu đời của con người trên vùng đất Gia Định xưa và khu vực Nam Bộ.
Chùa Hội Sơn là một trong những ngôi chùa có mặtsớm tại vùng
đất Gia Định, với niên đại khoảng hơn 200 năm. Chùa do Hòa thượng
Khánh Long khai sơn từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Chùa
đã trải 13 đời truyền thừa. Trong quá trình phát triển, Chùa Hội Sơn đã
tích lũy các giá trị truyền thống và để lại nhiều dấu ấn qua những lần
trùng tu.
Lịch sừ hình thành và phát triển của ngôi chùa cũng gắn liền với
lịch sử pháp triển của vùng đất Sài Gòn - Gia Định.
* Giả trị nghệ thuật của chùa Hội Sơn được thể hiện qua các
mảng trang trí với nhiều chất liệu và hệ thống tượng thờ bài trí trong
toàn khuôn viên.
Ngoài phong cách trang trí truyền thống của người Việt, chùa
còn mang phong cách trang trí hiện đại của châu Âu. Những màng
trang trí từ nội thất cho đến ngoại thất hội tụ hai yếu tố truyền thống và
hiện đại thể hiện nét độc đáo riêng của ngôi danh tự này.

132
Các bộ mái trang trí nhiều đề tài như ngư hóa long, lưỡng long
triêu nhật ở nóc mái; long hý thủy ở các góc mái; hình lá đề ở diềm
mái... ơ các gờ cột, ô cửa sổ, tường hành lang trang trí hoa văn hiện
đại và con tiện theo phong cách phương tây. Các tảng đá kê chân cột
trong chánh điện và tiền đường trang trí lá sen cách điệu...
Trang trí trong nội thất có nhiều loại hình như: bao lam, phù
điổu. hoành phi, câu đối, liễn đối, tượng thờ và nhiều hình thức trang
trí khác ngoài việc trang trí còn mang tính lịch sử thể hiện qua phong
cách và nội dung, đó là những minh chứng cho sự ảnh hưởng của các
luồng tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo và tâm thức người
Việt ở vùng đất phương Nam. Từ các đề tài và cung cách thể hiện phần
nào thấy được tâm tư, tình cảm của người dân nơi đây với lòng yêu
thiên nhiên, con người, và quê hương đất nước.
Bao lam ở chùa Hội Sơn được chạm khắc công phu với nhiều kỹ
thuật khác nhau, thể hiện nhiều đề tài phong phú về đời sống dân gian
và Phật tích. Đặc biệt là bao lam chư Phật chạm lộng hai mặt ở chánh
điện, được chạm khác theo hai dạng, phần trên chạm lộng kéo dài ra
thành bức rèm giữa chánh điện, phần dưới liên kết với cột cái tạo nên
một cặp câu đối chữ và hoa văn đi liền một khối hết sức độc đáo. Hay
bao lam “La Hán thượng kỳ thú” kết hợp với các loại hoa, dây hoa ở
nhà tổ. Đây là một trong những bao lam lớn nhất ở Hội Sơn, bao lam
này liên kết với các cột quân tạo thành một bức liễn dài từ đầu hồi này
sang đến đầu kia của nhà tổ. Các hoa văn trang trí và những nét chạm
khắc kéo dài từ đầu cột xuống đến gần chân cột đề tài hoa dây, các 0
hoa dây quấn quýt, bao phủ lấy nhau không cụ thể một loại hoa nào.
Các đề tài, các hoa văn trang trí trên được chạm, đục tinh tế trở ncn
thanh mảnh, nhẹ nhàng và sống động.
H oành p h i và câu đối: chùa Hội Sơn có nhiều hoành phi và câu
đối phân bố rải rác khắp chánh điện, tiền đường, nhà tổ, khai sơn
đường, nhà túc, nhà trù ... Đa số các hoành phi và câu đối của chùa Hội
Sơn đều được chạm khắc trên gỗ và viết bằng chữ Hán. Các hoành phi
và câu đối ở chùa thường đi liền với nhau thành bộ chứa đựng ý nghĩa
sâu sắc trong việc giáo dục con người và thể hiện triết lý Phật giáo.
Trang trí trên hoành phi và câu đối là các đề tài phúc đáo, chữ Vạn

133
cách điệu, long ẩn vân, phù đồ, bát bửu...!.'rong các hoành phi và câu
đối, đặc biệt nhất phải kể đến bức hoành phi “Vạn đức hồng danh” do
vua Khải Định tặng, bức “tông phong vĩnh chấn” do thiền sư Huệ Đạt
tặng và hơn hết là cặp câu đối chạm liền một khối hoa và chữ ở đại
hùng bửu điện.
H ệ thống tượng thờ: Hơn 200 năm tồn tại và phát triển, chùa
Hội Sơn có hệ thống tượng thờ tương đối phong phú, đặc biệt là bộ
tượng thờ bằng gỗ có tuổi đời khá cao. Qua từng giai đoạn, các bộ
tượng và cách bài trí tuy có sự thay đổi nhất định nhưng không đáng kể
và ngày càng bổ sung nhiều hơn với các chất liệu mới là thạch cao và
xi măng.
Hệ thống tượng tròn được bố trí rộng khắp ngôi chùa, trong nhà
và cả ngoài trời, nhiều nhất vẫn là trong chánh điện với các bộ tượng
Di Đà tam tôn, Tam thế Phật, thập bát La Hán, thập điện Diêm Vương,
tượng Kim Cang, tượng Địa Tạng, Hộ Pháp, Quan Âm tống tử, Bồ Tát
Đại Thế C hí... Đáng chú ý nhất là bộ tượng Di Đà tam tôn: gồm ba
bức Di Đà, Quan Âm và Đại Thế Chí đều được tạo tác trong tư thế đẹp
và mang phong thái đặc sắc, có niên đại từ đầu đến giữa thế kỷ XIX.
Bên cạnh đó, phải kể đến tượng Di Đà được vớt lên từ sông Đồng Nai,
với các đường nét chạm trổ mộc mạc, thô sơ mang dáng dấp của một
pho tượng Phật Khmer.
Nhìn chung hệ thống tượng thờ của chùa Hội Sơn vô cùng phong
phú được bổ sung, chế tác qua nhiều giai đoạn khác nhau. Cùng những
nét tương đồng với phong cách tượng thờ ở Nam Bộ, những tượng thờ
ở đây còn thể hiện một cái nhìn riêng về nghệ thuật và cách thể hiện
riêng về đề tài Phật giáo. Hệ thống tượng thờ chính là một phần giá trị
nghệ thuật mà chùa Hội Sơn hiện đang gìn giữ, bảo tồn.
Ngoài hệ thống tượng thời, chùa Hội Sơn còn lưu giữ hệ thống
các di vật khác như bàn thờ, đồ pháp khí... với sự đa dạng về kiểu
dáng và loại hình, độc đáo về chạm khắc và hoa văn trang trí.
* Giá tri văn hóa
0

Với lịch sử lâu đời, chùa Hội Sơn đã đi vào đời sống của người
dân thông qua vẻ đẹp tự nhiên và các hình thức sinh hoạt Phật giáo.

134
Tại chùa Hội Sơn, các ngày lễ được tổ chức thường xuyên nhưng
gián lược một số nghi thức góp phần tiết kiệm thời gian, tiền của cùa
nhân dân. Các buôi lễ có tính chất định kỳ hàng ngày, hàng tháng,
hàng năm hay theo mùa dành cho các tu sĩ trong chùa, các Phật tử và
cộng đồng như: Lễ chúc tán, Lễ bố tát, các ngày vía Quan Âm, vía tổ
khai son; các đại lề Phật Đản, Vu Lan, thượng nguyên, hạ nguyên,
trung nguyên, mùa an cư kiết hạ, lễ cầu siêu... vẫn dược tiến hành đều
đặn. nghiêm túc. Ngoài các iễ hội, chùa Hội Son còn đi vào đời sống
của người dân thông qua các hoạt động từ thiện xã hội như: chẩn tế,
khám chữa bệnh miễn phí... cho người dân nghèo.
Những hoạt động đó là sợi dây gắn kết iíiáo lý nhà Phật với cuộc
sống của con người hiện đại, thể hiện tinh thần nhập thế sâu sắc của
Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Nam Bộ nói riêng.
Tóm lại, chùa Hội Sơn không chỉ là một không gian thờ Phật,
một nơi tu hành của các tăng sĩ mà còn là nơi hội tụ nhiều giá trị về
lịch sử, văn hóa, đặc biệt là kiến trúc nghệ thuật. Với vẻ đẹp tự thân và
qua thời gian bồi tụ, những giá trị ấy thực sự góp phần hình thành nên
bán sắc văn hóa, truyền thống của vùng đất Nam Bộ và của dân tộc
Việt Nam.
***

Với những giá trị đã nêu, Chùa Hội Sơn xứng đáng là di tích lịch
sử - văn hóa cấp quốc gia cần thiết phải được bảo tồn và phát triển.
Ngày 07/01/1993, Chùa Hội Sơn đã được Bộ Văn hóa - Thông
tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch
sử - văn hóa cấp quốc gia tại Quyết định sổ 43/QĐ-BVHTT.
Việc công nhận di tích cấp quốc gia đối với chùa là một tác động
tích cực trong việc bảo tồn và phát huy di tích. Tuy nhiên để góp phần
giúp di tích “sống” trong sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện
đại, cần tiến hành một số biện pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị
của di tích như:
- Xây dựng hồ sơ khoa học sâu và đầy đủ về di tích, nhằm phục
vụ công tác bảo quản, gia cố và phục hồi nguyên trạng di tích.

135
- Nghiên cứu và đánh giá toàn diện về di tích nhàm giúp di tích
được gìn giữ một cách khoa học và toàn vẹn.
- Đào tạo và tư vấn chuyên môn cho tàng sĩ cũng như ban trụ trì
chùa Hội Sơn nhằm giúp họ hiểu và bảo vệ di tích tốt hơn.
Ngoài việc bảo tồn, gìn giữ, tu bổ di tích, thì sử dụng, khai thác
và phát huy giá trị di tích được xem là một trong những phương pháp
hữu hiệu nhất để bảo vệ di tích.
Việc phát huy di tích cần có sự phối hợp giữa ban quản lý chùa
Hội Son, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và cộng đồng để
phát huy di tích tốt nhất và giúp người dân yêu quí, tôn trọng di tích.
Khai thác giá trị kinh tế từ di tích thông qua hoạt động du lịch là
cần thiết vừa mang tính giáo dục, giải trí vừa đem lại cho di tích nguồn
kinh phí để trùng tu di tích.
Phát huy tinh thần tốt đẹp của Phật giáo thông qua các lễ hội, các
hình thức sinh hoạt nhằm giáo dục đạo đức con người nhất là các thế
hệ thanh, thiếu niên.
Thiết nghĩ, vấn đề bảo tồn, gìn giữ, tu bổ di tích chùa Hội Sơn
không chỉ là trách nhiệm của các cấp chính quyền, các cơ quan chức
năng mà còn là mối quan tâm chung của cả cộng đồng. Bên cạnh đó,
để di tích thực sự tồn tại và phát huy hết những giá trị nội lực, cần có
sự phối họp hài hòa giữa nhiều yếu tố trong đó có việc giáo dục ý thức
tôn trọng và yêu quý các giá trị truyền thống của nhân dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin,
Hà Nội.
2. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) (2006), Chùa cổ Việt Nam, Nxb
Thanh Niên, Hà Nội.
3. Lâm Nhân (2000), Chùa Giác Viên, Luận văn thạc sĩ.
4. Nguyễn Quảng Tuân - Huỳnh Lứa - Trần Hồng Liên (1993),
Những ngôi chùa ở Thành phố Hồ Chỉ Minh, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.
5. Trương Ngọc Tường - Võ Văn Tường (2006), Những ngôi
chùa nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chỉ Minh, Nxb. Trẻ.
136
KIÉN T R Ú C NHÀ Ở CỎ T R U Y Ề N
C Ủ A N G Ư Ờ I C H Ơ RO Ở Đ Ỏ N G NAI

Lâm N hăn*

1. Giói thiêu é

Dân tộc Chơ Ro ở Việt Nam hiện nay có hơn 26.530 người
(Thông tấn xã Việt Nam. 2006, tr. 38), sống tập trung đông nhất ở tỉnh
Đồng Nai, một số cư trú ở tỉnh Bình Phước và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tên tự gọi của dân tộc Chơ Ro là Chrau - Jro, trong đó Chrau có
nghĩa là Người hay Nhỏm người, Tập đoàn người, còn Jro là một danh
từ riêng chỉ cộng đồng của họ (Viện Dân tộc học. 1984, tr. 205). Ngoài
ra, người Chơ Ro còn được gọi bằng các danh từ có âm gần như vậy:
Châu Ro, Chro, Chrau, Jơ Ro, Dơ Ro..., hay bàng một danh từ phiếm
chỉ: người Thượng. Trong các tài liệu, sách báo từ sau năm 1975, tộc
danh Chơ Ro được sử dụng chính thức. Người Chơ Ro là lớp cư dân
cư trú từ xa xưa ở miền núi Nam Đông Dương, thuộc nhóm ngôn ngữ
Môn - Khơ me, thuộc chi miền núi phía Nam. Trước khi có mặt trên
những địa bàn cư trú hiện nay, người Chơ Ro phân bố chủ yếu ở vùng
đồi núi thấp, về phía Đông Nam của tỉnh Đồng Nai. Dựa trên một số
kết quả nghiên cứu khảo cổ học ở Đông Nam bộ, đồng thời liên kết với
những dấu vết nhân chủng và ngôn ngữ, tộc người Chơ Ro (cùng với
một số tộc người Mạ, Xtiêng...) là hậu duệ của cư dân cổ Môn - Khơ
me và là dân bản địa sinh sống lâu đời ở Đông Nam bộ ngày nay. Cuộc
Sống của các cư dân này đã có ít nhiều liên kết chặt chẽ, nhằm quản lý
khu vực sinh sống rộng lớn của mình.
Tại Đồng Nai, địa bàn sinh sống của người Chơ Ro chủ yếu ở 5
huyện, thị: Long Khánh (chủ yếu ở các xã Xuân Vinh, Xuân Bình),
Xuân Lộc (xã Xuân Trường, xã Xuân Phú, xã Xuân Thọ), Định Quán
(xã Túc Trưng), Vĩnh Cừu (xã Phú Lý), Long Thành (xã Phước Thái).
Người Chơ Ro ở Đồng Nai có 15.145 người, xếp thứ ba sau người

* Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

137
Kinh và người Hoa (Báo cáo tổng kết của Ban Dân tộc và Tôn giáo
tỉnh Đồng Nai. 2005).
Kinh tế truyền thống của người Chơ Ro ở Đồng Nai là kinh tế
nương rẫy. Nguồn sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp. Xưa kia, họ khai thác vùng đồi núi - nơi cư trú của mình - để
trồng trọt theo lối du canh du cư, do đó, cuộc sống của họ nghèo khó
và không ổn định. Sau này, họ đã biết biến rẫy thành đất định canh và
cải tạo nương rẫy thành ruộng nước. Vì vậy, đời sống của họ có phần
khá hơn.
Cùng với nông nghiệp nương rẫy và ruộng nước, việc làm vườn,
chăn nuôi, săn bắt, đánh cá, hái lượm... là những hoạt động kinh tế bổ
trợ. Hai nghề thủ công chính của người Chơ Ro là đan lát và dệt vải.
Tuy nhiên, chỉ có nghề đan lát bằng tre mây nứa là phổ biến. Nghề dệt
vải dần dần bị mai một và hiện nay đã mất hẳn.
Vốn văn nghệ dân gian của người Chơ Ro khá phong phú, với
nhiều thể loại: truyện kể, thơ ca trữ tình, múa, hát đối đáp... Các câu
tục ngữ, phương ngôn đúc kết những kinh nghiệm sản xuất nông
nghiệp, kinh nghiệm về ứng xử với thiên nhiên và cuộc sống xã hội
của họ.
Người Chơ Ro tin mọi vật đều có linh hồn và tin vào sự chi phối
con người của các thần linh. Đó chính là nguyên nhân của các kiêng kỵ
và các lễ cúng tế. Họ quan niệm có hai thế giới tồn tại. Thế giới thứ
nhất là cuộc sống của con người và vạn vật trên trái đất mà họ cảm
nhận được. Thế giới thứ hai là của những lực lượng siêu nhiên, ma
quỷ, các vị thần... Chính thế giới thứ hai mới thiêng liêng và quyết
định cuộc sống loài người. Thầy bóng là cầu nổi giữa con người với
các đấng thần linh. Người Chơ Ro có tín ngưỡng đa thần, mà điển hình
là với các loại: thần lúa (ỵang va), thần rừng (yang bri), thần suối
(yang dai), thần rẫy iyang mir), thần mộng {yang mờ)...
2. Khái quát tình hình nghiên cửu
So với một số các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, thì số lượng
các công trình nghiên cứu và khảo sát của các tác giả người Pháp về
người Chơ Ro không nhiều. Tiêu biểu có một số tác giả p. De
Barthélémy, p. Raulin, J. Doumes, Bemard Bourotte... trong một số
138
công trinh nghiên cứu cùa các tác giả này có nhấc đến người Chơ Ro
hoặc làm đối tượng so sánh với tộc người Stiêng - một tộc ntíười bản
địa. sinh sống trên cùng địa bàn. Những bài viết đó nghiêng về việc
miêu tả các phong tục tập quán một số khía cạnh kinh tế, văn hóa, kỹ
thuật, và cảnh quan địa lí... về vùng Chơ Ro và con người Chơ Ro.
Nhũng tài liệu này có giá trị để tìm hiểu nhiều mặt về người Chơ Ro
trong thời điểm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. v ề khách quan,
không ít những công trình bài viết trên đây đã giúp cho người Pháp có
thêm những hiểu biết về vùng đất, con người ở Đông Nam Bộ, nơi mà
họ bắt đầu công cuộc bình định thực dân trong những năm đầu thế kỷ
XX.
Người Chơ Ro còn được nhắc đến trong các tài liệu nghiên cứu
từ giữa thế kỷ XX, do một số học giả người Pháp khác. Tuy nhiên, các
tài liệu này không trực tiếp nghiên cứu về người Chơ Ro, mà chỉ lấy
người Chơ Ro là đối tượng so sánh với dân tộc Mạ sống cùng địa bàn.
Tiêu biểu là cuốn sách Xứ người Mạ lãnh thổ của thần linh của tác giả
J. Boulbet, dịch giả Đỗ Vân Anh, Phân Viện Văn hoá thông tin tại TP.
Hồ Chí Minh, NXB Đồng Nai 1999.
Các tác giả người Mỹ, một mặt kế thừa những công trình nghiên
cứu của người Pháp trước đó về người Chơ Ro, mặt khác, những cuộc
khảo sát các nhóm người Chơ Ro nằm về phía Tây bắc Sài Gòn thuộc
vùng do quân đội Mỹ và Sài Gòn kiểm soát trong tập sách dày nhiều
chương, do các tác giả: L.Joan Schrock, William Stockton, J.Elaine
(] 966), Minority groups in the Republic o f Viet Nam, Headquaters,
Department of the Army. Cuốn sách này được biên soạn theo đơn đặt
hàng của Dộ Quốc phòng Hoa kỳ, xuất bản năm 1966, có dành một
chương riêng để giới thiệu tổng quan về môi trường sống, cấu trúc xã
hội, luật tục, phương pháp canh tác, tín ngưỡng, phong tục tập quán...
về người Chơ Ro ở Việt Nam.
Tác giả Joachim Schliesinger có nhắc đến người Chơ Ro trong
hai công trình nghiên cứu của ông: Hill Tribes o f Viet Nam
Introduction and Overview, (Các sắc tộc ở Việt Nam - giới thiệu và
tổng quan), tập 1, và tác phẩm Hỉll Tribes o f Viet Nam - Pro/ìle o f the
existing hill tribes group (Các sắc tộc ờ Việt Nam - Miêu tả sơ lược về

139
cuộc sống của các nhóm tộc người), tập 2, nhà xuất bản White Lotus,
Bangkok, Thailand, xuất bản năm 1997. Trong 2 tác phẩm này, tác giả
Joachim Schliesinger không nghiên cứu chuyên sâu về tộc người nào,
ông giới thiệu tổng quan về các tộc người ở Việt Nam, sự phân loại
của các nhóm tộc người ở Việt Nam trong lịch sử, giới thiệu tổng quan
về môi trường sống, cấu trúc xã hội, luật tục, giáo dục, y tế, phương
pháp canh tác, đặc điểm văn hóa tín ngưỡng và phong tục tập quán...
của các tộc người trải qua các thời kỳ.
Từ sau năm 1975, do nhu cầu của đất nước, ngay sau khi miền
Nam được giải phóng, các học giả trong nước đã bước đầu nghiên círu
về người Chơ Ro trên các lĩnh vực như: kỹ thuật trồng trọt, tín ngưỡng
dân gian, văn nghệ dân gian, cưới xin, ma chay, kiến trúc, ngành nghề
thủ công... Trong những công trình nghiên cứu này, phải kế đến hai tập
sách: Những vấn đề về dân tộc học Miền Nam Việt Nam, Ban Dân tộc
học - Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm
1978 và Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), Viện
Dân tộc học - Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam xuất bản năm 1984.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến “Tây Nguyên Tiềm năng và Triển vọng”
của Ngô Văn Lý và Nguyễn Văn Diệu (1992).
Tiếp theo là một số công trình nghiên cứu tổng quan về người
Chơ Ro trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam như: “Việt Nam - hình
ảnh cộng đồng 54 dân tộc” của Thông tấn xã Việt Nam xuất bản năm
2006; “Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam” do Nguyễn Văn Huy
chủ biên, xuất bẳn năm 1997. Báo cáo về “Các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam thế kỷ X X ’ của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2000 đã
dành một phần giới thiệu về người Chơ Ro với vai trò là dân tộc bản
địa ở hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra, một vài công
trình nghiên cứu khác về kiến trúc hay văn nghệ dân gian của người
Chơ Ro cũng được xuất bản như: “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt
Nam” của Nguyễn Khắc Tụng (1994); “Bản sắc dân tộc và văn hóa
Đồng Nai” của Huỳnh Văn Tới (1998). Đặc biệt, “Người Châu Ro ở
Đồng Nai” của Chi hội Văn nghệ Dân gian Đồng Nai xuất bản nàm
1998 là tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về người Chơ Ro trên địa bàn
của tỉnh.

140
Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu trên đã giới thiệu
khái quát văn hoá của người Chơ Ro ở một số phương diện: văn hoá
vật thể và văn hoá phi vật thể bàng các phương pháp tiếp cận và các
mục đích nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi
sâu nghiên cứu lĩnh vực: “Kiến trúc nhà ở cổ truyền của người Chơ Ro
ở Đồng Nai".
3. Tập quán cư trú và kiến trúc nhà ở cổ truyền của ngưòi
Cho' Ro ở Đồng Nai
3.1. Làng (plây)
Làng là đơn vị cư trú của người Chơ Ro, giống như thôn xóm của
người Việt. Mỗi làng thường có từ 10 đến 15 nóc nhà dài. Mỗi nhà
thường dài khoảng từ 40m - 50m; thậm chí có nhà dài đến lOOm, gồm
nhiều gia đình sống chung trong một nhà. Các gia đình trong làng
thuộc nhiều dòng họ khác nhau, nhưng phần lớn có quan hệ họ hàng
với nhau. Xã hội cổ truyền của người Chơ Ro chưa có sự phân hoá giai
cấp rõ rệt, không có tranh chấp đất đai giữa làng này với làng khác.
Trước đây, mỗi làng có tên gọi riêng, thường được gọi theo đặc điểm
địa hình, sông suối, cây cối, động vật... Đã từ lâu, tên làng của người
Chơ Ro được gọi theo tiếng Việt. Trong những năm kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, nhiều làng phải di cư, tránh giặc. Một số
làng phải sống tập trung trong các ấp chiến lược cùa Mỹ - Ngụy.
Cẩu trúc gia đình truyền thống của người Chơ Ro gồm nhiều thế
hộ, chung sống trong một nhà dài. Mỗi cặp vợ chồng sau khi lấy nhau,
họ lại nối phía sau căn nhà dài thêm một hoặc hai gian cho gia đình
mới. Mỗi gia đình lớn thường có một ông đầu nhang (trưởng họ) để
phụ trách việc nghi thức, nghi lễ cũng như quyết định các công việc
chung. Khi ông đầu nhang mất, con trai trưởng sẽ thay thế vị trí của
ông ta. Gần đây, hình thức tiểu gia đình được xác lập và ngày càng trở
nôn phổ biến; theo đó là sự hình thành các ngôi nhà sàn với quy mô và
diện tích nhỏ hon.
3.2. Nhà sàn
Công việc quan trọng trước khi dựng nhà là chọn đất và hướng
nhà. Theo quan niệm của người Chơ Ro, việc này có ảnh hưởng lớn
đến cuộc sống trong tương lai của gia đình và dòng họ. Khu đất dựng
141
nhà thường do nam giới lớn tuổi trong gia đình tìm chọn. Đất được
chọn thường là nơi gần suối, tiện cho việc sinh hoạt thường ngày của
gia đình sau này. Theo tục lệ, trước khi dựng nhà, ông đầu nhang vạch
một đường thẳng nhò, rồi xếp bảy hạt gạo trên đường thẳng đó và úp
một cái bát lên trên. Sáng hôm sau, nếu bảy hạt gạo còn nguyên vẹn và
không bị xê dịch, đất đó được coi là tốt cho việc dựng nhà. Trong
trường hợp này, người Chơ Ro cho rằng đất ở đó yên ổn, không bị côn
trùng (như mối mọt) gây hại và là điềm báo sự đồng ỷ của thần linh.
Tục lệ này không chỉ có ở người Chơ Ro mà còn ở một số dân tộc
thiểu số vùng Trường Sơn Tây Nguyên, chẳng hạn như tục bói tìm đất
của người Gia rai.
Việc dựng một ngôi nhà sàn dài đòi hỏi không ít thời gian và
nhân công, đặc biệt là khâu chuẩn bị nguyên vật liệu. Nguyên liệu dể
làm nhà là các loại gỗ rừng, tre, nứa, lồ ô, cỏ tranh, lá trung quân, díìy
mây... Các loại gỗ rừng được dùng làm cột nhà phải nguyên cây và vẫn
còn vỏ; các loại tre, nứa, lồ ô... được dùng để làm vách và sàn nhà; lá
trung quân, cỏ tranh được dùng để lọp mái; dây mây để buộc. Đặc biệt,
về nguyên liệu, gỗ làm cột nhà phải tròn, thẳng và không có các loại
dây leo bám trên thân cây. Những người già ở ấp Đức Thẳng (xã Túc
Trưng, huyện Định Quán) giải thích ràng “chọn cây có dây leo bám
xung quanh để làm cột nhà thì cuộc sống gia đình sau này sẽ không
thoải mái, hay bị ràng buộc”. Dụng cụ làm nhà của người Chơ Ro
tương đối đơn giản, chỉ gồm các loại chà gạc, dao côi, búa...
Thời gian tiến hành dựng nhà thường vào mùa khô. Đây là lúc
thời tiết nắng ráo, thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển nguyên liệu.
Hon nữa, vào mùa mưa, nguycn liệu bị ướt nên việc buộc dây mây sẽ
không được chắc chắn. Công việc dựng nhà thường kéo dài trong
khoảng 4 tuần.
Khi làm nhà, người Chơ Ro cần sự chung sức giúp đõ của tất cả
các thành viên trong gia đình, họ hàng và những người xóm giềng. Họ
làm đổi công cho nhau, gọi là vần công. Thông thường, thay vì trả tiền
công cho những người đến giúp đỡ, gia chủ lo cơm nước cho họ. Khi
các gia đình khác dựng nhà, họ lại sang làm giúp.

142
Khi dựng nhà dài, người Chơ Ro đào bốn hố đất và chôn ở đó
bôn cây cột. Sau đỏ, ông đầu nhang hoặc già làng khấn thần đất và
dùng dây mây do hai đường chéo của bốn cột gỗ đó. Nếu hai đường
chéo bàng nhau là được; nếu hai đường này không khớp nhau, họ nhổ
cột lên rồi chôn lại và tiếp tục đo. Trường hạp cột phải nhổ lên và chôn
lại ba lần mà hai đường chéo vẫn không bằng nhau, chủ nhà sẽ bỏ khu
đat đó, tìm nơi khác dựng nhà. Theo quan niệm của họ, việc hai đường
chéo của bốn góc nhà không bàng nhau chứng tỏ thần đất không hùi
lòng khi họ dựng nhà. Và nếu chủ nhà vẫn cố dựng nhà trên khu đất
đó, sau này con cái sẽ ốm đau, bệnh tật, làm ăn không thuận lợi và
không hạnh phúc...
Nhà dài của người Chơ Ro được bố trí theo trục hướng bắc -
nam. Cửa chính thường quay về hướng nam. Nhà dài được bố trí sao
cho vuông góc với hướng di chuyển của mặt trời, để hàng ngày, mặt
trời đi ngang qua nóc nhà. Người Chơ Ro không làm cửa hướng tây
hoặc hướng dông vì họ quan niệm rằng nếu mặt tròi sẽ đi dọc theo
chiều dài căn nhà thì các thành viên trong gia đình sẽ bị nóng bức và
đau ốm thường xuyên...
Đe làm một ngôi nhà, cần phải dựng khung và mái nhà. Khi dụng
bộ khung mái nhà, người dân dùng cây tre thẳng làm thành những vì
kèo, rồi cột chúng lại bằng dây mây chằng khít, chặt và đẹp. Phương
pháp cột bằng dây mây của người Chơ Ro cũng rất độc đáo, theo kiểu
quấn và rút. Ngoài việc đảm bảo độ chắc chắn, còn có yếu tố thẩm mỹ.
Trước khi cột dây, người ta ngâm mây vào nước để dây mềm, nhờ vậy,
sẽ dễ cột và rút. Kèo trên mái nhà phải được buộc đều theo cùng một
phía: hoặc cùng bên phải, hoặc cùng bên trái; nếu không, theo quan
niệm, mọi người trong gia đình hay mâu thuẫn, số lượng lớp lá lợp
mái phải là số chẵn. Theo quan niệm về cặp đôi của người Chơ Ro,
mọi thứ đều phải có cặp, như bộ chiêng gồm có 6 chiếc, ba cặp; trỉa
lúa, trỉa bắp khi gieo hạt phải là 4 hạt hoặc 6 hạt (hai cặp hoặc ba cặp).
Vì vậy, số lượng lớp mái phải tránh số chẵn. Sau đó là việc lắp ráp bộ
khung nhà trên nền đất bằng phẳng. Tiếp theo, kèo của mái nhà được
đặt khớp với các đầu cột đã được dựng sẵn. Khi khung nhà đã tương
đối hoàn chỉnh, người ta tiến hành hoàn thiện các phần còn lại của ngôi
nhà. Sàn nhà được làm bằng thân tre đập dập, trải ngang đều trên
143
khung sàn nhà và được buộc chắc chắn bằng dây mây. Trên sàn nhà
dài, ngoài các đà ngang, dọc đã được dựng sẵn, người ta đặt một thanh
gỗ lớn có bề ngang khoảng 20 - 25cm, phẳng lệch về phía tây, dọc theo
suốt chiều dài của căn nhà. Mọi người trong dòng họ và gia đình đi lại
trên thanh gỗ này để tránh tiếng động, làm phiền người khác. Vách nhà
cũng được làm bằng thân tre đập dập và cột bằng dây mây rùng. Vách
nhà của người Chơ Ro khá độc đáo, thường được đặt nghiêng khoảng
15 độ. Theo lời giải thích của các già làng, làm như vậy để tạo chỗ dựa
lưng khi ngồi và căn nhà sẽ rộng rãi, thoáng hơn. Trên nhà sàn cùa
người Chơ Ro không có bàn ghế; họ dựa lưng vào vách nhà để ngồi
nói chuyện, uống nước. Đồng thời, dọc theo vách ngang tầm mắt người
ngồi được để hở để đón nhận ánh sáng, lưu thông không khí và dễ
dàng quan sát phía ngoài.
Thông thường, đầu nhà dài được làm cố định. Gian đầu tiên sẽ
dành cho già làng hoặc ông đầu nhang. Phần phía sau cứ tiếp tục nối
dài từng gian một theo sự phát triển của các gia đình trong dòng họ.
Mỗi khi có con gái trong gia đình cưới, người ta làm thêm m ột gian
mới tiếp nối với ngôi nhà theo hướng bắc. Khi không thể nối dài hon
được nữa, họ tiếp tục làm một nhà dài khác song song với ngôi nhà cũ.
Bàn thờ thần thường được bố trí ờ giữa ngôi nhà dài, theo hướng
mặt trời mọc. Trước bàn thờ, họ đặt các đầu nhang của các gia đình
lớn trong dòng họ và chỉ có những ông đầu nhang mới được phép cúng
thần trên bàn thờ trong các dịp lễ. Bếp của mỗi gian nhà (mỗi gia đình)
được đặt ở góc bên trái, phía tây. Khi ngủ gần bếp, họ kiêng nàm
vuông góc với bếp hoặc quay chân về phía bếp vì sợ gia đình sẽ không
mạnh khoè, dễ bị bệnh tiêu chảy. Nếu họ nằm quay đầu về phía bếp,
người nhà cảm thấy nóng bức, khó chịu trong cơ thể. Khi ngủ, chi nên
nằm song song với bếp. Phía cửa ra vào của mỗi ngôi nhà thường treo
tổ ong vò vẽ khô (không còn ong). Theo quan niệm của người dân, họ
làm vậy là để nếu có con ma vào nhà quấy phá gia đình, nó sẽ nhìn
thấy tổ ong đầu tiên. Con ma sẽ đếm, các lỗ của tổ ong nhưng khó thực
hiện vì tổ ong có nhiều lỗ nên đếm nhầm và phải đếm đi đếm lại nhiều
lần, đến khi trời sáng vẫn chưa đếm xong. Bời vậy, ma sẽ không vào
được nhà để quấy phá gia đình.

144
3.3. Kho thóc
Kho thóc của người Chơ Ro được làm sau khi đã hoàn thành ngôi
nhà dài. Mỗi gia đình đều làm một kho thóc gầr.1 nhà ở. Lúa là cây
lương thực chính được người Chơ Ro coi trọng. Họ không để lúa
chung với con người vì sợ làm ô uế thần lúa. Kho được làm lớn hoặc
nhó tuỳ theo lượng sàn phẩm thu hoạch và sổ nhân khẩu trong gia
đình. Thông thường kho thóc của đồng bào có diện tích là 6m2 (2m X
3m). Kho được thiết kế theo dạng nhà sàn, có bốn cột, sàn cao khoảng
l,5m. Hướng của kho ngược lại hoàn toàn so với hướng của ngôi nhà
dài; cửa kho quay về hướng mặt trời mọc. Theo quan niệm của người
Chơ Ro, chiều dài của kho thóc phải song song với hướng di chuyển
của mặt trời để ánh nắng sưởi ấm lương thực của họ. Ở phía dưới sàn,
nơi tiếp giáp giữa cột và sàn kho, người ta dùng các mảnh gỗ là tiết
diện của thân cây gồ tròn (dày khoảng lOcm, đường kính 50 - 70cm),
được cắt làm đôi và khoét lỗ ờ giữa sao cho khi lắp ghép, mảnh gỗ này
vừa khít với thân cột nhằm ngăn cản các loại thú (chuột, sóc...) leo lên
kho ăn lúa.
Trong suốt quá trình làm nhà, gia chủ thường tổ chức hai lần
cúng thần đất và tổ tiên. Lần thứ nhất là khi chọn đất làm nhà; lần thứ
hai - khi khánh thành nhà. Lễ vật (thông thường là gà, lợn, dê, rượu,
bánh, trái...) nhiều hay ít là tùy khả năng kinh tế của gia đình, dòng họ.
Sau này, nhà sàn dài của nhiều gia đình cùng dòng họ đã dần dần
bị thay thế bằng các nhà sàn nhỏ của từng gia đình. Các ngôi nhà nhỏ
nằm cận kề nhau, tập trung khoảng 10 đến 15 nóc nhà thành từng ấp.
Mỗi ngôi nhà khoảng 30 - 40m2, sàn cao 1,2 - l,5m , cầu thang lên ở
phía đầu hồi. Phần giữa nhà là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình.
Phía cuối nhà là nơi ngủ, được ngăn cách bằng các vách liếp và trải
chiếu lùng (đan từ cây lùng). Các ngôi nhà thuộc tiểu gia đinh này vẫn
tuân thủ nguyên tắc hướng nhà như đã trình bày ở trên.
Tại ấp Lý Lịch (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai),
hiện nay, một số hộ nghèo người Chơ Ro được UBND tỉnh, huyện và
các hội từ thiện hỗ trợ xây nhà tình thương. Các ngôi nhà tình thương
này thường có hướng quay ra mặt đường, vì vậy, không tuân thủ theo
hướng*nhà mà người Chơ Ro từng lựa chọn. Qua khảo sát của chúng

145
tôi, người Chơ Ro chủ yếu dùng những ngôi nhà tình thương này để
tiếp khách chứ không ở. Họ làm một ngôi nhà sàn nhỏ khác bôn cạnh
và theo người dân, họ vẫn thích ở nhà sàn hon nhà gạch. Đây cũng là
nơi duy nhất người dân Chơ Ro còn ở nhà sàn. Ở các khu vực sinh
sống khác của người Chơ Ro ở tỉnh Đồng Nai, nhà gạch đã thay thế
nhà sàn.
4. Kết luân

Hiện nay, hầu hết người Chơ Ro ở nhà trệt như người Việt. Các
ngôi nhà sàn theo thời gian và do ảnh hưởng của chiến tranh dần dần bị
hư hại. Nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm cũng hạn chế nhiều việc
dựng lại nhà sàn mới. Trong nhiều ấp và xã có đông người Chơ Ro ở
các huyện Định Quán, Xuân Lộc, Long Thành, các ngôi nhà trệt tường
gạch mái tôn gần như thay thế nhà sàn. Do nhiều nguyên nhân (như sự
gia tăng dân số, suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng của
kinh tế, xã hội), văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đà và
đang có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ. Đối với lĩnh vực tập
quán cư trú và nhà cửa, sự biến đổi này vừa mang yếu tố vật chất
(nguyên vật liệu, công cụ làm nhà...), vừa mang yếu tố tinh thần (các
nghi lễ). Đặc biệt, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, cuộc sống của người dân Chơ Ro ngày càng ổn định và thu nhập
ngày càng cao, khiển cho đồ dùng sinh hoạt hàng ngày cùa họ cũng
phong phú và tiện nghi hơn. Người dân xây dựng những ngôi nhà
gạch, mái ngói, sắm đồ dùng đắt tiền như giường, tủ, karaokê, ti vi, xe
máy...
Tuy nhiên, về nội lực, thế hệ trẻ người Chơ Ro rất mong gìn giữ
bản sắc văn hoá dân tộc mình. Nhiều người dân Chơ Ro ở ấp Đồng
Xoài, xã Túc Trưng, huyện Định Quán mong muốn bảo tồn nếp sinh
hoạt trên ngôi nhà sàn. Ấp Lý Lịch (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu) là
nơi còn khá nhiều nhà sàn. Nhà nước đã giúp đỡ xây dựng nhiều ngôi
nhà tình thương với nguyên liệu mới là gạch và mái ngói để thay cho
một số nhà sàn cũ nát. Tuy nhiên, người dân Chơ Ro vẫn có thói quen
sống trong nhà sàn; do vậy, hàng ngày họ sinh hoạt ở đó, còn ngôi nhà
mái ngói chỉ là nơi ngủ đêm hoặc là dành cho khách đến choi. Già làng
Văn Lương và những người dân Chơ Ro trong ấp Trung Sơn (xã Xuân

146
Trường, huyện Xuân Lộc) phấn khởi vì họ đã dược Nhà nước cho phép
xây dựng lại ngôi nhà rông theo kiểu truvền thống tại giữa ấp. Những
người dân ở đây cũng mong cán bộ văn hoá của xã, huyện, tỉnh giúp
đỡ họ tổ chức các sinh hoạt cộng đồng theo phong tục cổ truyền để
ngôi nhà rông phát huy tác dụng, đồnu thời cũng là biện pháp tuyên
truyền giáo dục những nét văn hoá đẹp của người Chơ Ro.
Chính vỉ vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu kiến trúc nhà ở cổ truyền
cùa người Chơ Ro nói riêng, các dân tộc ở Việt Nam nói riêng, cả
trong lĩnh vực vật chất và lĩnh vực tâm linh, nhằm tim ra nhũng yếu tố
cổ truyền còn phù hợp cần được phát huy và những yếu tố đã lồi thời
cần thay đổi là việc làm cần thiết và có ý nghĩa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Dân tộc học - Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí
Minh (1978), Những vấn để về dân tộc học Miền Nam Việt Nam , Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Báo cáo tổng kết của Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Đồng Nai
(2005).
3. Các dân tộc thiểu sổ ở Việt Nam thể kỳ X X (2000), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
4. Chi hội Văn nghệ Dân gian Đồng Nai (1998), Người Châu Ro
ở Đồng Nai, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai.
5. Nguyễn Văn Huy (chủ biên) (1997), Bức tranh văn hoú các
dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Diệu (1992), Tây Nguyên Tiềm
năng và Triển vọng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí
Minh.
7. Phân viện Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật tại Thành phố Hồ
Chí Minh, Dịch giả Đỗ Vân Anh (1999), Xứ người Mạ lãnh thổ của
thần linh, Nggar Maá, Nggar Yaang, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai.
8. Tổng cục Thống kê (1999), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt
hỉam ì 999 - kết quả điểu tra toàn bộ, Nxb Thống kê, Hà Nội.

147
9. Thông tấn xã Việt Nam (2006), Việt Nam - ỈTinh ảnh cộng
đồng 54 dân tộc, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
10. Huỳnh Văn Tới (1998), Bản sắc dân tộc và vãn hóa Đồng
Nai, Nxb. Đồng Nai, Đồng Nai.
11. Nguyễn Khắc Tụng (1994), Nhà ở cơ truyền các dãn tộc Việt
Nam, Tập 1, Nxb. Xây dựng, Hà Nội.
12. Viện Dân tộc học (1984), Các dân tộc ít người ở Việt Nam
(các tỉnh phía Nam), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

148
ĐỊA ĐẠO AN THỚI
M ỘT C Ô N G T R ÌN H KIẾN TRÚC Q U Â N s ự Đ Ặ C BIỆT

NGƯT. N guyễn Đình Thanh*

“Địa đạo củng cố sức sống và sức chiến đấu của các ấp chúng ta.
Chúng tạo cho các lực lượng vũ trang, cho quân du kích và nhân dân
một nền an ninh tương đổi, nhưng chúng chỉ có giá trị nếu chúng giúp
ích cho bộ đội trong cuộc chiến đấu. Chỉ coi địa đạo là hầm trú ẩn thì
bỏ mất nhiều thuận lợi lớn lao của chúng” 1. Trong suốt những năm
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều địa đạo đã được hình
thành và trở thành nghệ thuật chiến tranh du kích của nhân dân Việt
Nam. Địa đạo là “hệ thống công trình phòng thủ được đào sâu trong
lòng đất, gồm một số đường hầm, nối liền các trận địa ờ những hướng
khác nhau, để trú ẩn và cơ động chiến đấu. Trong địa đạo có dự trữ
nước, lương thực, vũ khí và có nơi ăn, ở, sinh hoạt”2. Góp phần cho
chiến thắng của toàn dân tộc và sau này là một đơn vị trong hệ thống di
tích chiến tranh hầm ngầm5, địa đạo An Thới - bót Việt Cộng luôn là
niềm tự hào của người dân Tây Ninh.
Địa đạo An Thới nằm trên địa bàn ấp An Thới, xã An Tịnh,
huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Di tích địa đạo này gắn liền với
cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam và được công
nhận Di tích Lịch sử Văn hoá cấp quốc gia năm 1993.
1. Vài nét về xã An Tinh

Xã An Tịnh - tên gốc Bình Tịnh, là vùng đất được khai phá đầu
tiên ở Tây Ninh (năm Gia Long thứ 8,1809) và là xã được thành lập
sớm nhất của tỉnh Tây Ninh. Bình Tịnh được phong hiệu đặt tên chính
thức thuộc tổng Bình Cách, huyện Thuận An, phủ Tân Bình, tỉnh Gia
Định. Năm 1818, dân làng Bình Tịnh nhường một số đất cho ông Đặng

* Trường Đại học Vãn hóa TP. Hồ Chí Minh


1. John Penycate và Tom M angold (1988), Hầm Cù Chi, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM, tr.75.
2. Hội đồng Quốc gia chi đạo biên soạn (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập ỉ (A - Đ), Trung tâm
biên soạn T ừ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, tr. 780.
3. John Penycate và Tom Mangold (1988), Hầm Củ Chi, Nxb. Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh, tr.308.

149
Văn Trước - người miền Trung vào lập nghiệp, tách thành làng Phước
Lộc. Năm 1836, Bình Tịnh và Phước Lộc được đổi tên là An Tịnh và
Gia Lộc thuộc tổng Hàm Ninh Hạ, Huyện Quan Hoá, tỉnh Tây Ninh.
Năm 1872, An Tịnh được tách ra để lập thêm một làng mới là làng An
Hoà (nay là xã An Hoà). Năm 1890, An Tịnh thuộc quận Trảng Bàng
tỉnh Tây Ninh; năm 1959 thuộc quận Phú Đức, tỉnh Tây Ninh; năm
1963 thuộc quận Phú Đức, tỉnh Hậu Nghĩa, nay thuộc huyện Trảng
Bàng tỉnh Tây N inh1.
Phía Đông và Nam xã An Tịnh giáp thành phố Hồ Chí Minh,
phía Tây giáp xã An Hoà, xã Gia Lộc và thị trấn Trảng Bàng, phía Bac
giáp xã Lộc Hưng. Xã An Tịnh gồm có 8 ấp: An Thành, An Phú, An
Bình, An Thới, An Khương, An Đước, Suối Sâu, Bàu Mây.
Khí hậu ở xã An Tịnh nói riêng cũng như toàn tỉnh Tây Ninh nói
chung tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng tư năm sau và tương phản
rất rõ với mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Chế độ bức xạ dồi dào,
nhiệt độ cao và ổn định. Mặt khác, xã An Tịnh nằm sâu trong lục địa,
ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác. Nhiệt độ trung
bình năm ở xã An Tịnh là 27,4 0 c , lượng ánh sáng quanh năm nhiều,
mỗi ngày trung bình có 6 giờ nắng.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 - 2200 mm, độ ẩm
trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%, tổc độ gió l,7m /s và thổi
điều hoà trong năm. An Tịnh chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu
là gió Tây - Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc - Đông Bẳc vào mùa
khô.
Từ khi thực dân Pháp đặt chân đến Tây Ninh, nơi đây đã diễn ra
các cuộc chiến đấu tiêu biểu của Trương Quyền, lãnh binh Tòng và
phong trào Thiên Địa hội. Trong 9 năm kháng chiến chổng Pháp, quân
dân An Tịnh đã tiêu diệt gần 2.000 tên địch, bắt sống 600 tên, gọi hàng
400 tên và thu 300 súng các loại. Trong 15 năm đánh Mỹ, quân dân An
Tịnh đã diệt 5.627 tên địch, bắt sống 900 tên, gọi hàng 800 tên, thu 864
súng các loại, phá huỷ 368 xe cơ giới, 3 máy bay2.

1. Sở Văn hoá Tây Ninh, Bảo tàng Tây Ninh (2001), Táy Ninh Di tích Lịch sừ, tr. 16, 17.
2. Sở Vãn hoá Tây N inh, Bảo tàng Tây Ninh, Hồ sơ Di tich địa đạo An Thới, tr.6.

150
Nam ở địa đầu của tỉnh trên quốc lộ 1, An Thới - An Tịnh phải
đổi phó với nhiều cuộc càn quét lớn nhò của địch. Để chuẩn bị cho các
cuộc hành quân. Mỳ thường đổ quân chốt chặn (bàng trực thăng) hoặc
bằng hành quân cơ giới (MI 13 - M48), trong đó An Thới thường
xuyên là một trong những điểm tập trung đánh phá của Mỹ.
Do điều kiện tự nhiên kết hợp với truyền thống yêu nước của
nhũn dân xã An Tịnh và tính chất chiến lược của vùng đất này nên
Huyện uỷ Trảng Bàng đã quyết định đào địa đạo tại An Thới để làm
nơi trú ấn và chiến đấu chống đế quốc Mỹ.
2. Địa đạo An Thứi
An Thới nằm sát quốc lộ 1, sát chi khu căn cứ Trảng Bàng, nằm
ở trung điểm căn cứ Đồng Dù - Địa đạo Ben Dược, Củ Chi, vùng tam
giác sắt và căn cứ địa Bời Lời; phía Tây giáp thị trấn Trảng Bàng, phía
Đông giáp rừng Rong (ấp Lợi Hoà Đông) phía Nam giáp ấp An Bình,
phía Bắc giáp xã Lộc Hưng.
An Thới có độ cao trung bình (10-15m) so với mặt nước biển.
Đường đi đến địa đạo đều dễ dàng thuận tiện:
Từ Tp. Hồ Chí Minh theo quốc lộ 22 đến suối Sâu - địa đầu tỉnh
Tây Ninh (50km), từ suối Sâu đến ngã tư An Bình (2km) rẽ phải 2,5
km tới An Thới; hoặc từ thị trấn Trảng Bàng xuống (2km) gặp ngã tư
An Bình (quốc lộ 22) rẽ trái 2.5 km tới địa đạo An Thới.
Phần trên mặt đất của di tích gồm các hàng tầm vông, các luỹ tre
gai lâu đời trong khu dân cư thuộc ấp An Thới. Phần địa đạo được
khoét sâu trong lòng đất, cách mặt đất từ 5-7m; chiều cao trung bình
l,6m; chiều ngang trung hình l,2m. Toàn hộ địa đạo được hố trí theo
hình chữ z , hiện tại còn lại chiều dài 750m gồm 2 đoạn:
Đoạn thứ nhất: 361 m có bổn cửa lên xuống, bốn ụ chiến đấu, một
số lỗ thông hơi. Khu vực này trước đây có bố trí bãi mìn, hầm chông,
hào giao thông, công sự để phối hợp, vận động chiến đấu.
Đoạn thứ 2: 369m có ba cửa lên xuống, bốn ụ chiến đấu, cùng
với hệ thống phòng ngự như bãi mìn, hầm chông, hào giao thông.
Nối liền giữa hai địa đạo là những hàng tre, hàng tầm vông và
hào giao thông được bố trí theo ý định tác chiến lúc bấy giờ. Toàn bộ

151
địa hình trên mặt đất, ngoài những luỹ tre và tầm vông là các bụi cây
rậm, một số cây cổ thụ, những ụ mối cao tạo thành không gian tự
nhiên. Sự bố trí này vừa bảo đảm bí mật, vừa vận động tác chiến trên
địa hình quen thuộc của du kích, dù địch càn quét nhiều lần nhimg
không thể nào phát hiện được địa đạo An Thới. Lòng địa đạo được
khoét kiểu mái vòm (n ), tạo sự vững chắc. Phía trên là lóp đất dày (2-
5m) được các luỹ tre kết cấu với đất, hạn chế tác động của bom pháo
địch. Một số “ngách” được khoét lõm vào (so với chiều ngang 1,2m)
đế làm hầm nghỉ, kho tích luỹ lương thực, đạn dược, thuốc men, nước
uống.
2.1. Quá trình đào địa đạo
Sau chiến thắng Tua Hai và phong trào đồng khởi võ trang, An
Thới là một trong những địa bàn thành lập và đứng chân của tiểu đoàn
14 tỉnh Tây Ninh. Đe đổi phó với phong trào đồng khởi, địch thực hiện
chính sách “cào nhà gom dân, lập ấp chiến lược” nhằm cô lập lực
lượng cách mạng. Trước tình hình này, quân dân An Tịnh đã thực
hiện: “bám trụ, chống cào nhà, gom dân, một tấc không đi một ly
không rời”.
Việc xây dựng ấp tự vệ chiến đấu được đặt ra với các hầm bí
mật, công sự chiến đấu, hào giao thông, tổ chức cắm chông và bãi mìn
để đánh địch. Những năm 1961-1965, địch phản ứng bằng nhiều thủ
đoạn chiến tranh: bắn pháo, dùng xe tăng, xe lội nước cào nhà, gom
dân, mở hàng loạt cuộc hành quân càn quét, san ủi mặt đất thành bình
địa, thành vành đai trắng. Do bám trụ chiến đấu nên quân và dân An
Thới phải đào địa đạo ngầm trong lòng đất để trú quân, tích luỹ đạn
dược, lương thực và chiến đấu.
Sơ khởi của địa đạo có từ năm 1961, qua quá trình chiến đấu, đầu
năm 1965, huyện uỷ Trảng Bàng chỉ đạo tập trung lực lượng tổ chức
xây dựng địa đạo liên hoàn tại ấp An Thới, các năm (1966-1968) địa
đạo được phát triển dài thêm.
2.2. Địa đạo An Thởi trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Tháng 6 năm 1965, Mỹ mở cuộc càn quét, quy mô cấp sư đoàn
vào khu căn cứ Bời Lòi, trong đó có một lữ đoàn đánh vào An Thới và
Lộc Hưng (Tây Ninh). Trong suốt 20 ngày bám trụ chiến đấu, du kích
152
ầp An Thới cùng đại đội 33 đã dựa vào công sự, địa đạo đánh tiêu hao
sinh lực địch, bắn cháy xe tăng, diệt hàng trăm tên địch, giữ vững địa
đạo buộc Mỹ phải rút quân.
Tháng 5 và tháng 10 năm 1966 Mỹ tiến hành 2 cuộc càn quét lớn
vào địa đạo (đổ bộ trực thăng và hành quân cơ giới). Du kích huyện
Trảng Bàng đã phục kích và tập kích vào đội hình địch, diệt nhiều sinh
lực địch, thu nhiều chiến lợi phẩm.
Tháng 4 năm 1967, một trận đánh ác liệt diễn ra giữa lực lượng
du kích An Thới và một đại đội Mỹ - có máy bay và pháo binh yểm
trợ với ý đồ “cày nát An Thới”, “nhổ bót Việt cộng”. Nhưng địch đã bị
thất bại, phải rút quân - địa đạo An Thới vẫn được giữ vững.
Từ năm 1968 đến 1975 ở An Thới đã diễn ra nhiều trận đánh
chống lại những cuộc càn quét của Mỹ - nguỵ. Trên mảnh đất nóng
bỏng chiến tranh, một ấp chiến đấu, một căn cứ cụ thể của cách mạng
vẫn hiên ngang đối mặt với kẻ thù.
2.3. Giá trị• của địa
• đạo
• An Thời
- Địa đạo là nhân chứng của lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước,
tình đoàn kết quân dân, bởi chiến tranh nhân dân là sáng tạo muôn
hình muôn vẻ, lấy thô sơ thắng hiện đại. Cuộc kháng chiến của toàn
dân tộc ta thắng lợi có sự đóng góp của từng địa phương nhỏ mà An
7'hới - An Tịnh là một địa phương tiêu biểu xứng đáng được ghi nhận.
Những chiến công của An Thới - An Tịnh là minh chứng sắc nét
chứng minh đường lối kháng chiến sáng suốt, đúng đắn, toàn dân, toàn
diện, trường kỳ cùa Đảng. Quân và dân An Thới - An Tịnh đồng lòng
quyết chí, nhất tề đi theo kháng chiến, không phân hiệt già, trẻ, gái,
trai. An Thới - An Tịnh xứng đáng được ghi nhận các thành tích trong
những trang sử oai hùng của dân tộc. Cũng như các địa đạo khác trên
lãnh thổ Việt Nam, địa đạo An Thới là một biểu tượng của chủ nghĩa
yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam.
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân ta,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã để lại biết bao tấm
gương sáng, biết bao hình thức sống động của nghệ thuật chiến tranh
nhân dân. Từ hầm chông, tầm vông, giàn thun, ong vò vẽ, cách đánh tự
tạo đến đặc công, đánh hiện đại (xe tăng, pháo binh...); dù bằng nghệ
153
thuật chiến tranh nào thì đất Việt Nam vẫn là lá chắn vững chắc cho
những người giữ đất quê hương. Do vị trí chiến lược và chiến thuật mà
địa đạo An Thới vừa là nơi trú quân vừa là nơi chiến đấu và là nơi bám
trụ vững chắc nhất của Huyện uỷ Trảng Bàng và nhiều cơ quan tỉnh,
huyện đến ngày thống nhất đất nước 30/4/1975.
- Địa đạo là một kỳ quan quân sự, một sáng tạo của chiến tranh
nhân dân. Suốt 30 năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ (1945 - 1975),
nhân dân ta đã tiến hành tháng lợi cuộc chiến tranh giải phóng dưới sự
lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta. Đó là “một cuộc chiến tranh
nhân dân, toàn dân, toàn diện, với phương châm kết hợp đấu tranh vũ
trang với đấu tranh chính trị, kết họp ba mũi giáp công trên cả ba vùng
chiến lược, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, tiến
công và nổi dậy, phát huy được sức mạnh tổng họp của chiến tranh
nhân dân” 1.
Một trong những nguyên nhân thắng lợi của hai cuộc kháng
chiến là “do có hình thức và phương pháp tiến hành chiến tranh thích
hợp, có nghệ thuật quân sự đúng đắn trên cơ sở phát huy trí tuệ của
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân”2.
- Một giá trị khác của địa đạo là giá trị khoa học. Những người
sáng tạo ra địa đạo đã ứng dụng tình hình thực tế, điều kiện chiến
tranh, tương quan lực lượng, và chọn được lợi thế chiến tranh nhân
dần, kể cả yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” để trụ lại bám dân,
bám đất và phát động kháng chiến.
Chọn thế đất tức cấu trúc địa chất, địa tầng, độ cao, độ ấm, độ
thẩm thấu... để tạo địa đạo luôn khô ráo, hơn nữa biết dựa vào bề mật
bên trên (cổ thụ, Ịuỹ tre...) như một mái pháo chống sụt lở, chống bom
pháo. Từ địa đạo và công sự chiến đấu đã bố trí liên hoàn hầm chông,
bãi mìn trên địa bàn dân cư, khi giặc đến thì tổ chức chiến đấu, giặc rút
thì chạy thì tổ chức bám trụ sản xuất và giữ gìn làng xóm.

1. Nguyễn Viết Tá (chù biên) (1993), Miền Đông Nam bộ kháng chiến (1945 - 1975), Tập 2, Nxb. Quân

đội nhân dân, Hà Nội, tr. 621, 622.


2. Nguyễn Viết Tá (chủ biên), Sdd, tr. 634.

154
3. Bảo q u ản , tu sửa và phát huy giá trị di tích
Hiện nay, lòng địa đạo cơ bản vẫn giữ nguyên được trạng thái
ban dầu. Tuy nhiên cỏ đoạn bị sụt lở, hơn nữa trong điều kiện khí hậu
nhiệt đới 6 tháng mùa mưa liên tiếp hàng năm sẽ gây ảnh hưởng không
nhỏ đến độ bền vững của địa đạo.
Tháng 6 năm 1998, khu di tích địa đạo An Thới mở cửa đón
khách tham quan, bao gồm khu địa đạo I (12.000 m2), bia tưởng niệm
và Phòng truyền thống địa đạo An Thới. Trong khu vực này, địa đạo
An Thới được phục chế một đoạn 300m bàng bêtông hoá địa đạo (giả
đấl) gồm: cửa xuống, cửa lên, lỗ thông hơi, hầm nghỉ, hầm chứa lương
thực, đạn dược, các ụ chiến đấu. Phòng truyền thống trưng bày 37 hình
ảnh, gần 50 hiện vật liên quan đến địa đạo, quân và dân xã An Tịnh
trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Khu địa đạo II đã được khoanh
vùng 3 hecta, nhưng chưa cải tạo, sử lý.
Trong sổ lưu niệm lưu giữ tại Phòniì truyền thống của địa đạo An
Thới, ông Nguyễn Văn Ốm, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân,
nguyên bí thư xã uỷ An Tịnh, nguyên bí thư huyện uỷ Trảng Bàng ghi
lại: “Quê hương An Tịnh có nhiều trang lịch sừ oai hùng. Địa đạo An
Thới là công sức của quân và dân. Đó là biểu tượng sáng ngời của trí
thông minh và sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân”.
Hàng năm, di tích địa đạo An Thới đón tiếp nhiều khách tham
quan trong và ngoài nước. Theo thống kê số liệu khách tham quan của
Bảo tàng Tây Ninh, năm 2006, có gần 1.000 khách tham quan địa đạo
An Thới. Chiếm đa số trong lượng khách tham quan kể trên là học sinh
trong tỉnh. Ngoài ra, phải kể đến các doàn thể trong 'toàn quốc qua
chương trình “v ề nguồn”, các hội viên Hội Văn hoá Nghệ thuật tỉnh
Tây Ninh và người dân trong huyện Trảng Bàng.
Tuy nhiên, do các dịch vụ gắn với di tích chưa phát triển, di tích
địa đạo An Thới chưa kết hợp sát sao với một số di tích và danh lam
thắng cảnh trong huyện để tạo thành khu du lịch và biện pháp tuyên
truyền, quảng cáo chưa hiệu quả nên số lượng khách tham quan đến
với di tích còn ít. Bên cạnh đó, các bảng chỉ dẫn đến di tích cũng như
các bảng sơ đồ mặt cắt và sơ đồ tham quan địa đạo chưa khoa học;
phần trưng bày trong Phòng Truyền thống chưa thực sự hấp dẫn cũng
155
ảnh hưởng phần nào đến việc thu hút khách tham quan. Để phát huy
hơn nữa giá trị di tích, Bảo tàng Tây Ninh nên chú ý tuyên truyền, xây
dựng các chương trình tham quan, học tập tại di tích cho các câu lạc
bộ, các hội (hội Cựu Chiển binh, Hội Phụ nữ...), các đoàn thể và các
trường họ c...

156
N H À Ở CỦA NGƯỜI TRIÊNG
XU H Ư Ớ N G BIÉN Đ ố i VÀ PHÁT T R IỂ N

Phạm Văn L ợ i*

Do sức ép của sự gia tăng dân số; do tác động từ những biến đổi
trong môi trường sinh thái, suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên,...
văn hóa của các dân tộc trên đất nước Việt Nam nói chung, các dân tộc
ở Trường Sơn - Tây Nguyên nói riêng, đã, đang và sẽ tiếp tục có
những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ. Sự biến đổi thường xẩy ra ít
và chậm hơn ở các yếu tố thuộc lĩnh vực văn hoá tinh thần; nhanh và
nhiều hơn đối với các thành tố thuộc phạm trù văn hoá vật chất, trong
đó có ngôi nhà ở.
Nhìn một cách tổng thể, ngôi nhà ở của cư dân các dân tộc trên
đất nước ta đã và đang biến đổi theo một xu hướng chung: từ nhà dài
(của các đại gia đình phụ hệ và mẫu hệ) sang nhà ngắn (của một hoặc
một vài gia đình hạt nhân - tiểu gia đình), từ nhà sàn xuống nhà đất /
nhà trệt và từ ngôi nhà bàng gỗ, tranh, tre, nứa, lá,... gần gũi với thiên
nhiên đến ngôi nhà của xã hội hiện đại, được xây dựng bàng các vật
liệu mới như bê tông, gạch, ngói, tôn, tấm lợp íibrôximăng, sắt, thép...
Sự biến đổi đó diễn ra nhanh, chậm khác nhau ở các dân tộc, các nhóm
cư dân khác nhau tùy thuộc vào các điều kiện chủ quan và khách quan
cụ thể của từng dân tộc, từng nhóm cư dân.
Bài viết này không chi đề cập đen thực trạng biến đổi về nhà ờ
của người Triêng ờ Việt Nam trong thời điêm hiện nay mà còn thử
nhìn nliận xu hướng phát triển, biến đổi của Ỉ1Ó trong tưưng lai và bưức
đầu tìm cách lý giải về nguyên nhân của những biến đổi đó.
***

Ở Việt Nam, người Triêng là một nhóm địa phương thuộc dân
tộc Giẻ - Triêng, cư trú tập trung tại huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum và

* Bào tàng Dân tộc học Việt Nam.

157
huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam 1. Tại huyện Ngọc Hồi, đa số
người Triêng sống ở hai xã Đắc Dục và Đắc Nông; số ít còn lại ờ xã
Bờ Y và thị trấn Plây cần. Ở huyện Nam Giang, phần đông họ định cư
tại hai xã La Dê và La Ê; số ít sống tại thị trấn Thạch Mỹ. Địa bàn cư
trú của họ nằm rải ra bao quanh đỉnh Ngọc Linh, ngọn núi cao nhất
trên dãy Trường Sơn, địa hình phức tạp với núi cao, dốc đứng, mặt đất
bị chia cắt nhiều bởi sông, suối. Theo số liệu thống kê, năm 2000,
người Triêng có khoảng 7.000 khẩu2, là một trong những nhóm cư dân
trên Trường Sơn - Tây Nguyên có truyền thống cư trú trong những
ngôi nhà sàn ngán (của một hoặc một vài gia đình hạt nhân), nóc mái
hình mui rùa với hai thanh đầu đốc bằng sừng trâu hoặc được đẽo bàng
gỗ hình sừng trâu.
Người Triêng ở Việt Nam ghi nhớ họ đến khu vực cư trú hiện
nay từ bên kia biên giới Việt - Lào và cho đến thời điểm hiện nay, họ
vẫn duy trì các mối quan hệ với những người đồng tộc ở nơi quê cũ.
Với người Triêng ở Quảng Nam, họ vốn là dân của hai làng Đẳc Ốc và
Đắc Xua nằm sâu trong lãnh thổ nước Lào. Qua nhiều lần di chuyển,
đầu những năm 50 của thế kỷ XX, họ bắt đầu đến với khu vực cư trú
hiện nay. Toàn bộ số người Triêng ở Kon Tum đến cư trú tại địa điểm
hiện nay vào năm 1977. Trước đó, họ sinh sống rải rác quanh khu vực
sông Xê Ca Máng, nằm ở phía Tây huyện Nam Giang, tỉnh Quáng
Nam ngày nay. Sau năm 1975, khi hai nước Việt Nam, Lào tiến hành
phân định đường biên giới, khu vực cư trú của họ thuộc về nước Lào.
Do có quá trình gắn bó lâu dài với cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam, họ xin chuyển sang cư
trú ở Việt Nam và nhận được sự đồng ý của cả hai Nhà nước.
Người Triêng thôn Đắc Răng (xã Đắc Dục) khẳng định cho đến
trước khi chuyển về sống tại Hú Răng, vị trí làng Đắc Hú (xã Đắc Dục)
bây giờ, vào năm 1977, tất cả đều đang ở trong những ngôi nhà sàn.

1. Viện dân tộc học (1984), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tình phía Nam), Nxb. Khoa học Xã hội,
Hà Nội, tr.306.
2. Tháng 6/2000, tại xã La Dê, người Triêng có 1.485 người; tháng 5/2000, tại xà Đẩc Dục, người Triêng
có 3.711 người; tháng 2/2000, tại xã Đắc Nông, người Triêng có 1.674 người. Đó là chưa kể số người
Triêng ở xã La Ê và thị trấn Thạch Mỹ (huyện Nam Giang), xã Bờ Y và thị trấn Plây c ẩ n (huyện Kon

Tum).

158
Suốt thời gian sống ờ Hú Răng, từ năm 1977 - 1987, họ vẫn tiếp tục
dựng và ở nhà sàn. Trong thời gian đó, riêng người dân thôn Đẳc Răng
dã ở trong 13 ngôi nhà sàn dựng vào khoảng từ 1978 - 1979, bao gồm
các ngôi nhà ở của gia đình các ône Brôl Đức Vây, Bloong Mờ,
Chrưm Pôn, Brôl Đưm, Mạc Dế Quá, Xiêng Lăng Kha, Brôl Dốt,
Xiêng Lăng Pông, Xiêng Lăng Nam, Bloong Mo, Xiêng Lăng Nghĩa
và Brôl Đức Nghỉ. Tháng 12-1987, khi chuyển từ Hú Răng về cư trú
tại thôn Đấc Răng, vị trí họ sống từ đó cho đến năm 2001, trong làng
bắt đầu xuất hiện nhà đất. Đầu tiên là các ngôi nhà của gia đình Brôl
Dức Vây, Brôl Đưm, Bloong Lệ, Xiêng Lăng Nghêr, Brôl Bứu, Kriêng
Bôn, Bloong Thái, Chrưm Nguốp, Y Bóc Huệ và Brôl Đức Nghỉ. Tuy
nhiên, khi đó nhà sàn còn khá nhiều, bao gồm các ngôi nhà cùa gia
đình Brôl Đức Ngải, Mạc Dc Quá, Xiêng Lăng Kha, Xiêng Lăng Nam,
Bloong Mở, Bloong Mức, Brôl Viu. Đến cuối năm 2000, trong số 39
ngôi nhà ờ của cư dân thôn Đẳc Răng chỉ có 3 ngôi nhà sàn, số còn lại
đều là nhà đất. Trong đó có 2 ngôi có người ở - ngôi nhà của bà Y Bóc
Đỡ và ông Xiêng Lăng Kha; ngôi nhà sàn thứ 3 vừa nhỏ, vừa cũ và
quan trọng hơn nó đã trở thành nhà bếp từ khá lâu. Tháng 2/2003, khi
đã chuyển ra cư trú giáp hai bên con đường nối từ quốc lộ 14 vào, số
nhà ở trong làng tăng lên thành 41 ngôi, trong đó có 37 ngôi nhà đất, 4
ngôi nhà sàn, không kể hai ngôi nhà sàn của bà Y Bóc Đỡ và ông
Xiêng Lăng Kha đang bị bỏ lại tại khu vực cư trú cũ của làng, mặc cho
nắng mưa tàn phá. Như vậy, vào thời điểm đó, người dân thôn Đắc
Ràng đã dựng thêm 4 ngôi nhà sàn, những ngôi nhà sàn kiểu mới sử
dụng nhiều nguyên vật liệu mới và một bộ nóc mái kiểu mới: hai mái
chính hình chữ nhật, hai mái phụ (chái) hình thang cân tạo với mái hai
mái chính một khoảng trông rộng.
Cũng tương tự như vậy, vào thời điểm tháng 2/2000, thôn Nông
Con (xã Đắc Dục), chỉ còn 5 ngôi nhà sàn của gia đình các ông Bloong
Chêm, Bloong Mú, Bloong Huy, Karinh Vớt và Hiêng Lăng Dêm.
Trong số đó cũng chỉ có 4 ngôi nhà ờ, một ngôi đã trờ thành nhà bếp
(ngôi nhà của Karinh Vớt). Ba trong 4 ngôi nhà ờ đó là nơi sinh sống
của các cụ già. Chỉ có duy nhất một ngôi nhà có chủ nhân thuộc về lớp
trẻ - Bloong Chêm. Tuy nhiên, khi đó ngôi nhà của anh Chêm cũng đã
hư hỏng quá nhiều. Vợ chồng anh đang chuẩn bị gỗ để dựng một ngôi
159
nhà đất mới. Ông Bloong Huy, chủ nhân của một trong 5 ngôi nhà sàn
- nhà ờ kể trên, đã chết vào tháng 1/2000 và ngôi nhà ở của ông cũng
bị bỏ hoang kể từ thời điểm đó. Những người còn lại trong gia đình
ông đang dụng nhà đất mới thay thế cho ngôi nhà sàn truyền thống
này. Chỉ còn duy nhất ngôi nhà sàn của gia đình ông Hiêng Lăng Dêm
là khá sáng sủa, đẹp đẽ vì nó mới được các con ông sửa chữa, trang
hoàng lại. Tuy nhiên, ngôi nhà ở của ông chắc chắn cũng sẽ trở thành
nhà bếp của gia đình trong một tương lai gần, khi con trai ông dựng
xong ngôi nhà đất mới, bên quốc lộ 14, ngay phía trước ngôi nhà sàn
hiện nay. Ngôi nhà của ông Bloong Mú cũng đã rách nát và sẽ bị phá
bỏ trong thời gian không xa. Điều đó cho thấy xu hướng thịnh hành
của nhà đất và sự mất dần của nhà sàn truyền thống như là một điều
không thể tránh khỏi. Đây cũng là xu hướng biến đổi chung về loại
hình nhà ở của các làng Triêng tại hai xã Đắc Dục và Đắc Nông, huyện
Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum hiện nay.
Theo số liệu thống kê của Uỷ ban Nhân dân xã Đắc Dục, vào
ngày 22/5/2001, trên địa bàn xã có tất cả 760 hộ dân sống trong 666
ngôi nhà, trong đó có 44 ngôi nhà xây, 542 ngôi nhà ngói, 22 ngôi nhà
tôn và 58 ngôi nhà tranh nứa. Trước đó gần một năm, ngày
28/02/2000, số liệu thống kê của Uỷ ban Nhân dân xã Đắc Nông cho
thấy cả xã có 379 ngôi nhà ở, bao gồm 20 ngôi nhà xây, 213 nhà ngói,
15 nhà tôn và 131 nhà tranh nứa. Do được phân loại theo các tiêu chí
khác nhau nên rất khó sử dụng số liệu này để khẳng định sự phát triển
của nhà đất so với nhà sàn. Tuy nhiên, qua quan sát thực tế, có thể
khẳng định toàn bộ các loại hình nhà xây, nhà ngói và nhà tôn ở đây
đều là nhà đất. Ngay trong loại hình nhà tranh nứa theo cách phân loại
nhà trong 2 số liệu thống kê trên cũng bao gồm cả nhà sàn và nhà đất.
Đối với làng Đắc Răng, trong thực tế chỉ có 2 ngôi nhà sàn - nhà ở
(ngôi nhà bếp không được thống kê), nhưng số liệu này cho thấy làng
có 8 ngôi nhà tranh nứa. Thực tế thôn Nông Con chỉ còn 5 ngôi nhà
sàn nhưng số liệu thống kê cho thấy có 10 ngôi nhà tranh nứa. Như
vậy, nếu cứ tính số lượng nhà sàn trong thực tế chiếm 50% số lượng
nhà tranh nứa trong 2 bản thống kê trên, vào thời điểm những năm
2000-2001, tại 2 xã Đắc Dục và Đắc Nông cũng chỉ còn khoảng 95
ngôi nhà sàn, chiếm 9,99% tổng số nhà ở của cư dân hai vã. Tron." khi
160
đỏ, xu hướng ngói hoá đồng nghĩa với xu hưónu suy giảm của các ngôi
nhà sàn trên địa bàn diễn ra với tốc độ khá cao. Cũng theo số liệu
thống kê của Uỷ ban Nhân dân xã Đắc Dục, năm 1997 toàn xã có 407
ngôi nhà lợp ngói và 121 ngôi nhà lợp bànií tranh hoặc nứa. Năm 1998
số lượng đó là 442 và 89; năm 1999 là 455 và 82; năm 2001 là 586 và
80 nhà. Diều đó cho thấy trong thời gian tới, số lượng các ngôi nhà
tranh nứa trên địa bàn hai xã Đắc Dục, Đấc Nông sẽ tiếp tục giảm
xuông và ngôi nhà sàn truyền thống của người Triêng ở đây sẽ dần đi
vào quên lãng.
v ề quá trình hiến đổi của các loại hình nhà ở của người Triêng
tinh Quảng Nam lại có những điểm khác biệt. Cũng như người Triêng
ờ K.0 1 1 Tum, khi mới từ vùng đất ở phía bèn kia biên giới Việt - Lào
sang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, 100% các ngôi nhà ở của người
Triêng ở Quảng Nam là nhà sàn. Khoảng năm 1987 - 1988, tại thôn
Đắc Ốc (xã La Dê) đã có một số gia đình người Triêng dựng nhà đất
để ở nhưng đến năm 1994 - 1995 số nhà đất đó đã bị loại bỏ. Riêng
thôn Côngtơrơn (xã La Dê), một thôn cư trú xen kẽ giữa người Triêng
và người Cơ-tu, vào những năm 1987-1988, đã có 100% số cư dân ở
nhà đất, nhưng đến năm 1994 - 1995, 100% số gia đình người Triêng ở
đây đã trờ lại sống trong những ngôi nhà sàn.
Gần đây, tại khu vực cư trú của người Triêng ở Quảng Nam lại
bắt đầu xuất hiện xu hướng làm và ở nhà đất. Tháng 12/2000, tại thôn
Đắc Ốc (xã La Dê) có tất cả 47 ngôi nhà ở. Trong số đó, có duy nhất
một ngôi nhà đất đã hoàn thiện và đang có người ờ, nằm tại khu vực
Dẳc Ốc ngoài. Đó là ngôi nhà được dựng năm 1997, của một người
thầy giáo 37 tuổi, tên là Ta-ngôl Vực. Ngoài ra, tại khu vực Đắc ố c
giữa có thêm 2 ngôi nhà đất đang được dựng, chưa hoàn thiện, một
ngôi cùa gia đình ông Ploong Diu - Bí thư Đảng uỷ xã; ngôi còn lại
của gia đình ông Hiên Doanh, Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã. Thực
ra còn một ngôi nhà đất khác ờ khu vực Đắc Ốc ngoài. Tuy nhiên, đó
là nhà ờ của vợ và các con của một anh bộ đội đang làm nhiệm vụ tại
Đồn Biên phòng đóng trên địa bàn xã. Cà hai vợ chồng anh đều là
người Xơ-đăng, trước sống ờ xã Zuôih (huyện Nam Giang), mới
chuyển đến Đẳc Ốc được một vài năm. Tất nhiên, đó là chưa kể đến
những ngôi nhà đất dùng làm Trạm xá, Uỷ ban Nhân dân xã; 3 ngôi
161
nhà ở của các gia đình người Kinh lên đây buôn bán và một dẫy lán
của nhóm thợ mộc người Kinh đang hành nghề trèn địa bàn.
Vân đề đặt ra là trong tương lai, trên địa bàn cư trú của người
Triêng huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, có diễn ra xu hướng trở lại với
ngôi nhà sàn truyền thống, như số người Trièng ở thôn Côngtơrơn hay
không và tại địa bàn cư trú của người Triêng ờ huyện Nam Giang, tỉnh
Quảne Nam xu hướng bỏ nhà sàn xuống nhà đất sẽ diễn ra như thế
nào, với tốc độ ra sao? Những câu hỏi đó đều đang cần có câu trả lời
để có thể hiểu được xu hướng biến đổi về nhà ở của người Triêng ở
Việt Nam.
Trong công trình “Nhập môn nghiên cứu cư trú nhà sàn ở Đông
Nam Á”, sau khi trình bày sơ lược về nhà sàn của một số dân tộc sống
tại khu vực này, tác giả đặt vấn đề: “Vì lẽ ngày nay nhà sàn còn chiốm
một diện tích rộng đến như thế, nên người ta có thể tự hỏi những
nguyên nhân tồn tại của nó là gì?”. Và tác giả đã đưa ra câu trả lời:
“Những nguyên nhân ấy là vô tận, có liên quan đến thiên nhiên, lối
sống và cách thức tổ chức xã hội”1. Liên quan đến thiên nhiên, tác giả
cho là nhà sàn được dựng lên ở những chỗ quá ẩm ướt hoặc quá dốc
không thuận lợi cho việc xây cất nhà trên mặt đất, nơi cư dân phải
chống chọi với lượng nước mưa khổng lồ, những trận lũ bất ngờ và
gây tai hoạ, nơi dễ dàng tìm được gỗ với giá rẻ2, v ề lối sống, tác giả
chỉ ra, đó là những cư dân sống giữa rừng, thường xuyên trong tư Ihế
phòng vệ chống thủ dữ và chống cả con người - những người láng
giềng của họ. Chủ nhân của ngôi nhà sàn là những cư dân du cư hoặc
bán du cư, không muốn mất nhiều thời gian cho việc khai thác đất
hoang làm nhà để rồi sau vài ha năm lại bỏ đất mà đi. Nhà sàn tiết
kiệm đất, súc vật nuôi dưới gầm sàn được thừa hưởng những thức ăn
của con người rơi vãi xuống3. Với cách thức tổ chức xã hội mục đích
chính là đảm bảo hoàn toàn cho việc giữ gìn sự cách biệt giữa nam và

1. Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cửu vân hoá Việt N am , tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội (Chủ biên: GS. Hà Vãn Tấn; sun tầm và biên tập:PGS.TS. Nguyền Văn Huy; dịch: Trần Đinh, Đồ
Trọng Quang và Phạm Thuỷ Ba; người hiệu đính: GS. Hà Văn Tấn và Diệu Binh), tr.263.
2. Nguyễn Văn Huyên (1995), sđd, tập 1, tr.263.
3. Nguyễn Văn Huyên (1995), sđd, tập 1. tr.263-264.

162
nữ' và vấn đề bình đẳng giữa các thành viên trong việc phân chia lợi ích,
ích, tiện nghi mà ngôi nhà đem lại.
Phai chăng những nguyên nhân hay cơ sở tồn tại của ngôi nhà
sàn của người Triêng ở Việt Nam. đặc biệt là khu vực cư trú của họ ở
Kon Tum, đã không còn nữa? Điều này là không hoàn toàn dứng với
các điều kiện liên quan đến thiên nhiên. Rõ ràng các xã Đắc Dục, Đắc
Nóng (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum); La Dê, La Ê (huyện Nam
Giang, tỉnh Quảng Nam) nằm trong khu vực có độ dốc lớn. độ ẩm cao,
lượng mưa trung bình năm nằm trong mức từ 150 - 300cm mà tác giả
công trình nghiên cứu trên đưa ra2, v ề trữ lượng gồ ở Kon Tum và
Quảng Nam trong thời gian gần đây đã ít nhiều suy giảm. Thêm nữa,
chính sách bảo vệ rừng của Nhà nước dường như đã hạn chế khả năng
khai thác gỗ phục vụ việc làm và dụng nhà của cư dân. Tuy nhiên, nếu
đi sâu xem xét, sẽ thấy kết luận đó là không hoàn toàn có cơ sở bởi dù
chuyển xuống làm và ở nhà đất, người Triêng vẫn sử dụng gỗ để tạo
dựng bộ khung nhà. Toàn bộ số nhà tôn, nhà ngói, nhà xây trong số
liệu thống kê về nhà cửa của 2 xã Đắc Dục, Đắc Nông kể trên, bộ
khung vẫn được làm bàng gồ. Thậm chí, toàn bộ số cột, kèo, xà...
trong các ngôi nhà đó đều có thiết diện hình chữ nhật hoặc hình vuông
nên yêu cầu về gỗ cho các ngôi nhà kiểu mới đôi khi còn cao hơn
những ngôi nhà sàn truyền thống được dựng lên từ những khúc gồ
tròn. Như vậy, rõ ràng những lý do liên quan đến thiên nhiên không
phái là cơ bản, không mang tính quyết định đối với sự tồn tại hay mất
đi của ngôi nhà sàn. Điều này cũng đã được chính tác giả công trình
nghiên cứu trên thừa nhận3. Tuy nhiên, nhũng nguyên nhân liên quan
đến lối sống và cách thức tồ chức xã hội lại có thể có những tác động
mang tính quyết định đối với sự mất đi của ngôi nhà sàn truyền thống.
v ề lối sống, rõ ràng từ mấy chục năm trở lại đây, dưới sự lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước ta, tục săn máu, trả đầu đã hoàn toàn được
loại khỏi đời sống của cư dân các dân tộc trong khu vực. Với chính
sách định canh định cư, về cơ bản người Triêng đã có cuộc sống ổn

1 Nguyền Văn Huyên (1995), sđd, tập 1. tr.265.


2. Nguyền Văn Huyên (1995), sđd, tập 1. tr.263.
3. Nguyền Vãn Huyên (1995), sđd. tập 1. tr.263.

163
định hơn tại những vị trí gân đường giao thông... Cuộc sống cùa người
Triêng nói riêng, của các dân tộc trên Trường Sơn - Tày Nguyên nói
chung, hiện không phải luôn ớ Ironti tư thế phòng vệ chong thú dữ và
chống cả nhũng người láng giềng như trước nữa. Đảng và Nhà nước ta
cũng đã và đang vận động cư dân các dân tộc không nuôi nhốt hoặc thá
rông súc vật dưới gầm sàn nhà ở và dã đạt được những thành quả dáng
khích lệ, làm hình thành nên ờ vùng này nlùrng kiến trúc phụ trợ phục
vụ cho việc chăn nuôi gia súc. gia cầm, như: chuồng trâu, chuồng lợn.
chuồng gà... Thêm nữa. xu hướng mỗi ngôi nhà ớ chi là nơi sinh sông
của một gia đình hạt nhân đã chiếm tỷ lệ tuyệt đối thì việc đám bảo
hoàn toàn sự cách biệt nam nữ; sự bình đăng giữa các thành viên cùa
ngôi nhà trong việc phân chia diện tích ở không còn là yêu cầu cần
phải đặt ra. Như vậy, rõ ràng các điều kiện liên quan đến lối sống và
cách thức tổ chức xã hội cho sự tồn tại của ngôi nhà sàn ờ vùng cư trú
của người Triêng nói riêng, trên Trường Sơn - Tây Nguyên nói chung,
về cơ bản đã không còn tồn tại. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: tại sao xu
hưcýng từ bỏ ngôi nhà sàn. làm và ớ nhà đất lại chi diễn ra mạnh mẽ và
nhanh chóng với số người Triêng ở Kon Tum, trong khi lại diễn ra yếu
và chậm hơn với người Triêng ớ Quảng Nam. Thậm chí, có những dân
tộc như người Ba-na trong thị xã Kon Tum, người Gia-rai sinh sống
xung quanh thành phố Pleiku, người Ê-đê, Mnông ờ ngoại vi thành
phố Buôn Ma Thuột,... nơi những điều kiện về tự nhiên, lối sống và
cách thức tố chức xã hội cho sự tồn tại của ngôi nhà sàn, theo quan
niệm cùa tác giả Nguyễn Văn Huyên, hầu như không còn mà ngôi nhà
sàn của họ vẫn tồn tại với các mức độ khác nhau. Năm 2001, tại thôn
Kon Rờ Bàng (xã Vinh Quang, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum) vẫn
còn tới 117 ngôi nhà sàn trong tổng số 318 ngôi nhà ở, chicm 36,79%'.
Đối với dân tộc Ê-đê “Đầu tiên phải kể đến một số buôn nằm cạnh
thành phố Buôn Ma Thuột, có hướng phát triển thành buôn du lịch,
trong đó vẫn là các ngôi nhà (sàn) dài nằm kề n h au...”2. Cách thành
phố Buôn Ma Thuột xa hơn một chút về phía Nam “các buôn của

1. SỐ liệu do tác già bài vièt thống kè và thu thập tại thôn Kon Rờ Bàng, xã Vinh Quang, thị xa Kon 1 um,
tinh Kon Tum vào năm 200 í .
2. Phạm Văn Lợi (2000). Ngirời Ẻđè và M nỏng ơ Đắc Lắc. những biển (iòỉ so với truyền thong, Nghiên
cửu Dỏng Nam Ả. 5 (44), tr.74.

164
nyươi Mnônu Rlàm ờ ven hồ I.ắc. nơi người dân sinh sống chủ yếu
dựa vào nguồn thu nhập từ cây lúa nước, ngôi nhà sàn vẫn chiếm đa
sô... "1 .
'

Rõ ràng đó chi là nhĩrnu điều kiện, những nguyên nhân dẫn đến
sự xuát hiện và báo dam cho sự tồn tại trong hàng ngàn năm nay của
ngôi nhà sàn còn sự mất di của nó và sự xuất hiện một loại hình nhà ở
mới lại phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá. xã hội
khác. Trone phần tong kết những gì đã trình bày trong han 600 trang
sách khỏ lớn. tác giả cuốn "Nhà ớ cô truyền cúc dân tộc Việt Nam"
khang định tác động vào quá trình biến đổi về loại hình nhà ở có nhiều
nguyên nhân: "Sự thay đôi vê môi trường sống, vê sự phát triên kinh tế
- xã hội, về sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộ c ...”2. Trong 3 yếu tố
này, khác biệt chính so với quan điểm cùa tác giả Nguyễn Văn Huyên
là sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc. Trong thực tế. đây cũng là
khác biệt lớn nhất giữa người Triêng ở Kon Tum và Quảng Nam. Dặc
biệt cần quan tâm đến quá trình giao lưu văn hoá với người Kinh, dân
tộc chủ the của đất nước. Người Triêng ở Kon Tum cư trú giáp hai bên
quốc lộ 14. cách thị xã Kon Tum chừng 60 km, các làng đều có đường
ô tô đến lận nơi. Nhất là hiện nav, khi quốc lộ 14 đã được hoàn thiện,
điều kiện đê cho họ giao lưu với người Kinh ngày càng rộng mở. Với
người Triêng ớ Quảng Nam, nơi cư trú của họ cách Thành phố Đà
N;ĩng khoảng 160 km, trong đó có hơn 80 km, từ thị trấn Thạch Mỹ
xuống bản ô tô chi đi được trong mùa khô. Vào mùa mưa, muốn đến
với các thôn bản ớ đây chi có thể đi bàng xe ôm hoặc đi bộ. Có thể lấy
số lượng người Kinh sinh sống tại xã Đắc Dục (Kon Tum) và La Dê
(Ọuàng Nam), để chứng minh thêm cho vấn đề này: Theo số liệu thống
kê cùa Uỷ ban Nhân dân xã Đắc Dục, tháng 1/2000 cả xã có 3.904
khẩu, trong đó có 193 người Kinh. Trong khi đó, vào tháng 6/2000.
trong tổng số 1.883 nhân khẩu của xã La Dê không có một người Kinh
nào. Tuy nhiên, đây có lẽ cũng chưa phải là nguyên nhân chính, có tính
quyết định tới việc mất đi cùa ngôi nhà sàn và sự phát triển ngôi nhà

1. phạm Văn Lợi (2000). Người Eđẻ và M nỏng ờ Dắc Lắc. những biền CỈÒI so vớ/ truyền thong. Nghiên
cứu Đỏng Nam Ả, sđd, tr.73.
2. Nguyền Khác Tụng (1996), Nhà ở co truyền các dàn lộc Việt Nam, 'Fập 2, Nxb. Xây Dựng, Hả Nội,
tr 225.

165
đất. Minh chứng cho điều này là các dân tộc Ba-na, Gia-rai, Ê-đê ở thị
xã K.OI1 Tum, Thành phố Plây Ku và Thành phố Buôn Ma Thuột đã có
hơn 100 năm mở rộng giao lưu văn hoá với các dân tộc khác, đặc biệt
là với người Kinh, người Pháp và người Mỹ, nhưng ngôi nhà sàn của
họ vẫn tồn tại.
Điều đó cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dần đến sự biến đổi
ngôi nhà ở của các dân tộc, nhóm người, liên quan đến thiên nhiên, lối
sống và cách thức tổ chức xã hội; bao gồm cả những thay đoi về môi
trường sống, về kinh tế - xã hội và giao lưu văn hoá giữa các dân tộ c...
Tuy nhiên, việc một dân tộc, một nhóm người lựa chọn yếu tố văn hoá
này hay yếu tố văn hoá khác cho quá trình biến đổi và phát triển lại
phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể của chính họ. Theo GS. TS.
Phạm Quang Hoan, có 3 câu hỏi nhỏ cần có câu trả lời cho câu hỏi lớn
kể trên. Thứ nhất: cần xét xem ýếu tố văn hoá mới có mâu thuẫn với
những giá trị văn hoá truyền thống của cư dân hay không; thứ hai: yếu
tố văn hoá mới có lợi hơn yếu tố văn hoá họ đang có hay không; và Ihứ
3: yếu tố văn hoá mới có được sự tác động, ủng hộ của những người có
uy tín, có ảnh hưởng trong cộng đồng hay không1. Trong trường hợp
của người Triêng ở Việt Nam hiện nay, yếu tố văn hoá mới “nhà đất”
hoàn toàn không có gì mâu thuẫn với yếu tố văn hoá cũ của hụ - nhà
sàn. Vì thực chất “nhà đất không phải là một phát minh gì mới, mà chỉ
là nhà sàn cắt ngắn cột đi và mặt sàn được thay bằng mặt đất”2, v ề câu
hỏi thứ 2: yếu tố văn hoá mới có lợi hơn yếu tố văn hoá họ đang có hay
không? Thật khó có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, nếu xét dưới góc
độ ngôi nhà ở là nơi chứa các phương tiện kỳ thuật cao phục vụ cuộc
sống sinh hoạt của con người sống trong đó, như: ti vi, đài, cassette,
đầu video, xe đạp, xe máy, giường, tủ, bàn ghế... thì ngôi nhà đất
đương nhiên có lợi thế hơn rất nhiều so với ngôi nhà sàn. Thêm nữa,
những phương tiện sinh hoạt chất lượng cao kể trên không chỉ là niềm
mong ước của lớp trẻ người Kinh mà còn là niềm mong ước chung của
lớp trẻ các dân tộc, trong đó có người Triêng. Cuối cùng, với người

1. Phạm Quang Hoan, Phát triển bển vững miền núi Việt Nam, Bài giàng cho lớp Nghièn cứu sinh cùa
Viện Dàn tộc học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
2. Nguyền Khẳc Tụng (1996), sđd, tr.225.

166
Triêng ờ Quáng Nam hiện nay, ngôi nhà đất - yếu tố văn hoá mới. đã
nhận được sự tác động, ùng hộ cùa những người có uy tín. có ảnh
hường trong cộng đồng. Đó là Bí thư Đảng uv xã, Chủ tịch Uỷ ban
Nliân dân xã và 2 thày giáo người dân tộc dang giảng dạy tại trường
phô thông cơ sở cùa xã. Điều đó cho thấy, trong thời gian tới khó có
tình trạng trở lại với ngôi nhà sàn đôi với người Triêng ớ Kon Tum và
xu hướng chuyên sang sinh sống trong những ngôi nhà đât sẽ diễn ra
mạnh mẽ, nhanh chóng tại khu vực cư trú cùa người Triêng ở Quảng
Nam.
Ớ đày. có lẽ cần phải đề cập đến vấn đề thứ 4. Đó là vếu tố văn
hoá mới có phù hợp với thị hiếu của lớp trẻ trong cộnu đồng hay
không? Bởi ở hầu hết các dân tộc trên đất nước ta hiện nay. lớp trẻ
chiếm một ti lệ khá đông, là những người tiếp cận sớm nhất, nhanh
nhất với các tiến bộ về khoa học kỳ thuật; về văn hóa xã hội của đất
nước và nhân loại. Lớp trẻ là tương lai của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc
và cả quốc gia. Họ rất nhậy bén trước các yếu tố văn hoá mới. Trong
các làng của người Triêng ớ Việt Nam hiện nay, lớp trẻ chính là những
người đầu tiên làm và ở nhà đất. Các ngôi nhà ở mới dược làm ra cũng
chú yếu dành cho các cặp vạ chồng trẻ. Đương nhiên cần phải kết hợp
được cả 3 yêu cầu trên nếu không lớp trẻ sẽ rất dễ xa rời nền văn hoá
truyền thống do cha ông tạo dựng.
Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất. Văn hoá
của các dân tộc, nhóm người, trong đó có ngôi nhà ở luôn có những
thay đôi và phát triển là điều tất nhiên, hợp quy luật, cần phải được
chấp nhận và ủng hộ. Tuy nhiên, biến đổi, phát triển như thế nào đối
vứi những hiện tượng văn hoa cụ thể lại là một vấn dề cần quan tâm
xem xét. Mồi nét, mỗi hiện tượng văn hoá xuất hiện và tồn tại đều dựa
trên những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội... cụ thể. Khi những điều
kiện đó mất đi, những điều kiện mới xuất hiện thì hiện tượng văn hoá
cũ cũng sẽ dần mất đi và được thay thế bởi những hiện tượng văn hoá
mới phù hợp vói các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội mới. Tuy
nhiên, cái cũ mất đi không có nghĩa là mất han và cái mới cũng không
thổ ra đời từ con số không. Cái mới ra đời phải và luôn phải là sự kế
thừa từ cái cũ nhưng trên một trình độ cao hơn.

167
Ngôi nhà sàn - nhà ở cùa người Triêng nói riêng, của các dân tộc
trên đất nước Việt Nam hay khu vực Đông Nam Ả nói chung đều dưực
ra đời và tồn tại dựa trên một số điều kiện thiên nhiên, lối song và cách
thức tổ chức xã hội1. Khi những điều kiện đó mất đi thì cơ sở tồn tại
của ngôi nhà sàn không còn nữa và một loại hình nhà ờ mới sẽ xuất
hiện - nhà đất hoặc nhà nửa sàn, nửa đất. Tuy nhiên, loại hình nhà mới
đó không thể là sự dập khuôn hoàn toàn ớ một dân tộc, một khu vực
khác nào khác mà nó cần thể hiện được sự kế thừa những nét tiêu biểu
trong ngôi nhà sàn mà người dân - chủ nhân của ngôi nhà, đã sáng tạo
ra.
Như trên đã đề cập, khu vực cư trú của người Triêng ở Việt Nam,
các điều kiện liên quan đến thiên nhiên cho sự tồn tại cùa ngôi nhà sàn
chưa hoàn toàn mất hẳn, đặc biệt là ở Quảng Nam. Điều đó cho thấy
vào thời điểm hiện nay, nhà sàn vẫn chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong khu
vực cư trú của người Triêng ở Quảng Nam cũng có tính hợp lý của nó
và ngôi nhà đất đang tăng nhanh trên địa bàn cư trú của người Triêng ở
Kon Tum có nguyên nhân chính là quá trình giao lưu văn hoá với các
dân tộc khác, trong đó có người Kinh, cầ n phải thấy loại hình nhà sàn
“với tư cách là một vật kiến trúc” không thể là nguyên nhân của sự lạc
hậu, cổ hủ cần phải tiêu diệt, thanh toán... . Thêm nữa, ngôi nhà sàn
đã gẳn bó máu thịt với cách sống, với văn hoá ở cùa người Triêng,
không dễ gì loại bỏ. Điều này đã được chứng minh trong quá trình thực
hiện chính sách định canh, định cư và tái định cư cho các dân tộc thiểu
số, của Đảng và Nhà nước ta trong mấy chục năm vừa qua. Vì vậy,
người Triêng ở Quảng Nam nên tiếp tục gắn bó với ngôi nhà sàn
truyền thống và đặc biệt, cần tiếp tục gìn giữ bộ nóc nhà hình mai rùa,
một kiểu nóc phổ biến, tiêu biểu cho các dân tộc Môn - Khmer3, nhưng
hiện chỉ còn lại rất ít ở một số dân tộc, như: Bru - Vân Kiều, Cơ-tu và
Giẻ - Triêng. Ngay trong dân tộc Giẻ - Triêng, nhà với nóc nhà hình
mai rùa cũng chỉ còn tồn tại trên địa bàn cư trú của người Triêng và
người Ve, 2 trong 4 nhóm địa phương của dân tộc này.

1. Nguyễn Vãn Huyên (1995), sđd, tập 1, tr.263.


2. Nguyền Khắc Tụng (1996), sdd, tr.230.
3 Nguyễn Khác Tụng (1996), sdd, tr.221.

168
Ngôi nhà ớ có nóc mái hình mai rùa cua người Thái den. nmrời
Hmòng ở Sơn La... có t h ê dã được tiếp thu từ các dân tộc Mòn -
Khmer1. Ớ đày, chúng tôi chưa cỏ tư liệu về kỏt cấu bộ khung chái
trong ngôi nhà ơ của người Thái và llmông kê trên. Tuy nhiên, qua
ảnh cũng có thê nhận thấy bộ nóc mái ngôi nhà cua họ vẫn có những
khác biệt khá rõ. khá xa so với bộ nóc mái ngôi nhà ở co truyền của
người Triêng. Chái nhà cua người Triêng là 1/2 (hay gần 1/2) hình nón
tiếp giáp với hai mái chính từ trên đỉnh chái, nơi lắp thanh đầu đốc
(loong VƠHÌỊ - tiếng Triêng) tới chân chái và thanh đầu đốc rất có thể có
nguồn gốc từ thanh cột chong nóc kéo dài. Trong khi đó, với ngôi nhà
của người Thái đen và Hmông ớ Sem La phần đinh nhọn của chái nằm
tháp hơn. tách khôi 2 mái chính, tạo điều kiện cho sự tồn tại cùa loại
thanh đầu đổc “khau cút - tiếng Thái” có nguồn gốc từ 2 thanh tre hay
gồ bắt chéo . Trong khi ở người Thái đen "khau cút" dã trơ thành dấu
hiệu cho biết dịa vị xã hội của gia chú thì mọi gia đình người Triêng
đều có thê và có quyền làm loong vong với cặp sừng trâu úp bên trên.
Van đề là ở chồ chi có một số gia đình khá già mới có dử điều kiện
kinh tế dùng trâu làm lễ vật cúng thần. Do vậy, chỉ có những gia đình
đó mới cỏ sừng trâu để úp lên thanh đầu đốc. Các gia dinh không có
trâu cúng thần đành chấp nhận với chiếc loong vơng bằng gồ đẽo hình
sừng trâu. Bên cạnh việc sừ dụng sừng trâu để làm loong vưnỊỊ, người
Triêng còn treo trong ngôi nhà ở của mình toàn bộ số sừng của những
con trâu mà gia đình đã làm lễ cúng thần và phía trên cửa ra vào ngôi
nhà cộng đồng mới dựng ờ làng Đắc Ba (xã Đắc Dục) cũng được trang
trí bàng những cặp sừng trâu gỗ. Chưa thế nói gì đến tục thờ trâu
nhưng rõ ràng việc sử dụng các mô típ trang trí sừng trâu trong ngôi
nhà ở và nhà cộng đồng cùa người Triêng phản ánh tầm quan trọng đặc
biệt của con trâu trong xã hội, nơi mà con trâu là một biểu tượng quan
trọng của sự giầu có và hiến sinh trâu thường là nét đặc trưng trung
tâm cùa các nghi lễ tín ngưỡng, như đánh giá của Roxana Waterson,
tác giả cuồn The living house, an anlhropology o f architecture in

1 Nguyễn Khác Tụng (1 9 % ), sđd, tr.221.


2 Nguyền k h ẩ c Tụng (1994), Nhà ơ cỏ truvẻn các dân tộc Việt Nam, Tập 1, Nxb Xây Dựng, I là Nội,
tr.1 9 0 - 191 và 244.

169
South East Asia1. Vì vậy, việc gìn giữ nét đặc trưng này là cần thiết đối
với người Triêng và dân tộc Giẻ - Triêng. Điều quan trọng là có thể
đưa vào ngôi nhà truyền thống của họ những yốu tổ của xã hội hiện
đại, như: kỳ thuật lắp ráp sử dụng mộng, đặc biệt là mộng thắt và kết
cấu vì kèo, tạo điều kiện loại bỏ hình thức cột chôn, sử dụng cột kê cho
ngôi nhà có độ vững chắc cao hơn. Sự kết hợp giữa truyền thống và
biến đổi hay giữa tính dân tộc và tính hiện đại2 như vừa kể đã xuất hiện
trong ngôi nhà của anh Blúp Vớt ở thôn Đắc Ốc (xã La Dê). Tuy
nhiên, mái cùa ngôi nhà này vẫn lợp bằng cỏ tranh trong khi người dân
muốn lọp ngói cho mái nhà đạt độ bền chắc cao hơn. Đe làm được điều
này rất cần SỊT giúp đỡ của các cơ sở sản xuất ngói. Bởi 2 chái nhà của
người Triêng phải uốn cong tạo hình mai rùa cho bộ nóc nên sẽ không
thể “ngói hoá" nếu không có một hình thức ngói cong nào đó. Hv vọng
trong một tương lai không xa người Triêng ờ Quảng Nam có thể dựng
được cho mình những ngôi nhà sàn có kết cấu vì kèo, cột kê chắc chắn
với 4 mái lợp ngói đỏ, vừa tiết kiệm được gồ, tranh, tre, nứa, lá... bảo
vệ môi trường, vừa đám bảo độ bền chắc cho ngôi nhà, tạo điều kiện
thuận lợi cho cuộc sống, sinh hoạt. Và, một điều không kém phần quan
trọng: lưu giữ được hình thức bộ nóc mái nhà hình mai rùa truyền
thống, độc đáo.
• k -k -k

Sự biến đối trong ngôi nhà ở của người Triêng ở Việt Nam dầu
tiên và quan trọng nhất là biến đổi về loại hình, v ố n là chủ nhân của
nhũng ngôi nhà sàn nhưng vào thời điểm hiện nay, gần như toàn bộ số
người Triêng ở Kon Tum, chiếm hơn 3/4 dân số người Triêng ở Việt
Nam, đã chuyển sang sống trong những ngôi nhà đất. Tại khu vực cư
trú của người Triêng ở Quảng Nam cũng đã bắt đầu xuất hiện nhà đất.
Chủ nhân của chúng là lớp trẻ và những người có uy tín trong cộng
đồng. Điều đó cho thấy xu hướng tăng dần các ngôi nhà đất của người
Triêng ở Quảng Nam là hiện tượng đã được báo trước.

1. Roxana W aterson (1991), The living house. an anthropology ọ f architecture in South East Asici.
Singapore O xíòxd University press, Oxíoxd Nevv York, tr.8.
2. Tạ Mỳ Duật (1979). Thế hiện tính hiện đại và tính dàn tộc trong kiến trúc, Dân tộc học, tr.2, 25 - 28. 38.

170
Biến đối là một tất yếu cùa cuộc sống, riụrc tế cho thấy để có
được phương thức ứng xử phù hợp cần tìm ra nguyên nhân của những
biến đổi ở ngay từng dân tộc. từng cộng đồng cư dân cụ thể, dù đó là
những nguyên nhân thuộc về môi trường tự nhiên, lối sống, cách thức
tố chức xã hội hay sự ảnh hường, tác động qua lại giữa các dân tộc.
Cân vận động và hướng dẫn để người Triêng ờ Quảng Nam tiếp tục
dimg và sinh sống trong các ngôi nhà sản với bộ nóc hình mai rùa
truyền thống, nhưng được làm ra từ những nguyên vật liệu mới, sử
dụng kỹ thuật lãp ráp hiện đại. với kết cấu vì kèo. sàn lát bang gạch, gồ
hoặc bằng bê tông cốt thép; nơi có the đưa vào các phương tiện sống
của xã hội hiện đại, từng bước góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống cho cư dân. Trong quá trình biến đối và phát triển của ngôi nhà ờ
nói riêng, của văn hóa các dân tộc nói chung, chúng ta không chi quan
tâm đên việc so sánh yếu tố văn hoá mới với yếu tố văn hoá cũ, đến
lớp người có uy tín trong cộng đồng mà còn phái quan tâm đến thế hệ
tre, lớp người thực sự tạo ra và sống trong các yếu tổ văn hoá mới.

171
C H Ù A VĨNH T R À N G Ỏ T H ÀNH PHÓ MỸ TH O

B ùi Thị Hồng Loan *


Nguyễn Thị Kim Hoàng**

Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa cổ kính được xây dựng sớm nhất
tại tỉnh Tiền Giang. Sau bao mưa nắng dãi dầu. sự tàn phá của bom
đạn chiến tranh, ngôi chùa vẫn đứng sừng sừng với vỏ đẹp lộng lầy của
mình. Ngôi cố tự này còn được bà con quanh vùng gọi dưới nhiều tèn
gọi như: “Chùa ông Huyện”, chùa Vĩnh Trường... Ngôi cô tự nàv tọa
lạc trong một khuôn viên rộng hơn 20.000m , thuộc ấp Mỹ An. xã Mỹ
Phong, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Chùa Vĩnh Tràng nằm về hướng
Đông Bắc TP.Mỹ Tho, ven tỉnh lộ 22 cách TP. Hồ Chí Minh hom 70
krn. Đây ià ngôi chùa cổ với lối kiến trúc rất phong phu và đa dạng.
Ban đầu, chùa Vĩnh Tràng chỉ là một am tự nhỏ bang lá cua ông
Bùi Công Dạt, nguyên tri huyện thành Gia Định (1820 - 1840). Sau khi
cáo quan, ông về quê tại làng Mỹ Phong, tong Thanh Phong, tỉnh Định
Tường (nay là ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho) mua lại khư dất
cùa một người bạn đồng liêu là ông huyện Tuyết. Và ông dựng lên một
am lá để tu hành. Chính vì thế, bà con trong vùng gọi am lá này với cái
tên “Chùa ông H u y ệ n ”.
Lúc bấy giờ, ông bà huyện có một người con trai là Bùi Công
Lập tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất thông minh và có chí iớn. Thương con,
ông cho mời một đại sư pháp danh Huệ Đăng - vị tổ thứ 38 dòng Lâm
Tế ở chùa Giác Lâm (Chợ Lớn) về trụ trì, đồng thời dạy đạo lý cho con
trai. Mặc dù gần 10 năm cùng thầy học đạo, nhưng Lập vẫn nuôi chí
tung hoành. Nhưng ngặt nỗi, cha mẹ già yếu nên ông không đành lòng
ra đi. Sau khi ông bà huyện Đạt qua đời, ông từ giã sư phụ Huệ Đăng
và thực hiện ý nguyện hằng ấp ủ bấy lâu cùa mình.
Đại sư Huệ Đăng đêm ngày chăm lo công quả, bồi đắp am tụ,
trau dồi đạo hạnh, cho nên bà con trong vùng ai ai cũng kính trọng.

* Trường Dại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

♦* Bảo tàng Tiền Giang.

172
Nám Kv Dậu (1849). ông đã vận động phật tư thập phương kẻ góp
công người góp của xây dựng lại am lá thành một ngôi chùa lớn khang
trang, theo lối kiến trúc của chùa Giác Lâm nhưng to lớn han với 178
cột. 2 sân thiên tĩnh và 5 lớp nhà. Ngôi chùa mới này lấy hiệu là Vĩnh
Trường xuất phát từ 2 câu thơ do chính nhà sư Huệ Đăng sáng tác:
“ Vĩnh cữ u đối sơn hà - Trường tồn tế thiên địa ” với ý nghĩa chùa sẽ
được bền vững, trường tồn sánh cùng với sông núi, trời đất và đại sư
Huệ Đăng được tôn lên làm hoà thượng. Sau này, chùa được đổi tên là
Vĩnh Tràng cho đến nay.
Một điểm khác biệt giữa chùa Vĩnh Tràng và các ngôi chùa
truyền thống là chùa không có cồng tam quan, mà thay thế bàng 2 cổng
ra vào theo kiểu cổ lầu. Phía trên cổng có tượng của hai vị hòa thượng
Minh Đàn và Trà Chánh Hậu. cổng được lát bằng vô số những mảnh
sành, sứ (Việt Nam và Trung Quốc) với nhiều màu sắc khác nhau. Các
mảnh sứ dưới bàn tay điêu luyện của nghệ nhân đã biến thành các vật
linh như: Long - lân - qui - phụng, Ngư - tiều - canh - mục, các câu
đối... Dưới ánh nắng mặt trời, màu sắc của những mảnh ghép trông
thật luno linh huyền ảo rất đẹp mắt. Bốn mặt của 2 cống đều có chạm
hình người, vật, hoa lá, điểu, cuốn thư, điển tích Phật giáo và các điển
tích dân gian khác nhau. Những cảnh vật chạm khắc trên cổng được
thể hiện thật sinh động vui tươi
Năm 1861, Pháp chiếm tỉnh Định Tường. Vì lo sợ ngôi chùa sẽ
trở thành căn cứ của nghĩa quân, thực dân Pháp đã cho lính phá chùa
và cướp đi một tượng phật Quan Âm bằng đồng. Năm 1864, hòa
thượng Huệ Đăng viên tịch. Hòa thượng Minh Đe về thay thế và năm
1872 chùa được trùng tu. Nhiều tượng được đúc thcm trong đó có bộ
thập điện Diêm Vương (10 tượng) bằng đất nung rất độc đáo.
Sau khi hòa thượng Minh Đề mất, chùa rơi vào cảnh hoang phế.
Mãi đến năm 1895, hòa thượng Trà Chánh Hậu về trụ trì và đã cho
khởi công xây dựng lại chùa. Năm 1904, chùa bị hư hỏng nặng bởi cơn
bão Giáp Thìn. Đến năm 1907, hòa thượng cho sửa lại những nơi bị
xuổng cấp đồng thời xây dựng thêm một số phần mới trong đó có tâng
1 của gian chánh điện. Đến năm 1930, chùa được trùng tu toàn diện
theo kiến trúc Âu - Á theo sáng kiến của hòa thượng Tục Thông. Chùa

173
đã xây dụng hoàn tất thêm 3 gian nhà và tầng 2 của chánh điện. Nă.m
1933, chùa cho xây dựng 2 cổng “cổ lầu” và tường rào xung quanh.
Sư thầy ở chùa Vĩnh Tràng tu theo hệ phái Bẳc Tông (Đại Thừa).
Từ khi thành lập đến nay, chùa Vĩnh Tràng đă trải qua các đời trụ trì:
1. Hòa thượng Huệ Đăng
2. Hòa thượng Minh Đề (Minh Đàn)
3. Hoà thượng Quảng An
4. Hoà thượng Minh Truyện
5. Hoà thượng Trà Chánh Hậu (Quảng Ân)
6. Hòa thượng Tục Thông (Bửu Thông, Lê Ngọc Xuyên)
7. Hòa thượng Hoàng Thông
8. Hòa thượng Thích Trí Long
9. Hòa thượng Hoàng Từ
10. Hòa thượng Thích Nhật Long
11. Trưởng ban trị sự Thích Huệ Minh (Từ năm 2002 cho đôn
nay)
Hòa thượng Trà Chánh Hậu là người có công trạng lớn nhất trong
việc trùng tu tôn tạo chùa Vĩnh Tràng. Từ khi thành lập đến nay chùa
Vĩnh Tràng đã trải qua 3 lần trùng tu.
Lần 1: Vào năm 1907 Hoà thượng Trà Chánh Hậu cho xây dựng
lại tầng thứ nhất của gian chánh điện.
Lần 2: Vào năm 1930, Hòa thượng Lê Ngọc Xuyên tức Tục
Thông cho chinh sửa lại nóc chùa và “mặt dựng” 4 phía. Đồng thừi
ông cho xây dựng thêm 3 gian và tầng thứ 2 của gian chính điện. Đên
năn 1933 ông cho xây dựng hai cổng và xây tường rào xung quanh
chùa.
Lần 3: Vào năm 1992, Hoà thượng trụ trì cho sửa sang lại ngôi
chùa nhưng tính chất gốc hầu như không bị thay đổi.
Qua thời gian, hai cổng chùa nặng hàng chục tấn đã bị lún và có
nguy cơ ngã đổ. Bởi vì, cổng chùa được xây dựng không có sắt thép và
không có chân móng. Năm 2004, Ban trị sự chùa Vĩnh Tràng đã mời

174
"thân đèn" Lương Thành Lũy (Chợ Mới - An Giang) đến gia cố lại
công chùa theo nguyên trạng ban đầu.
Năm 2007, chùa cho đúc một pho tượng đức Phật A Di Đà đặt ở
giữa khoảng sân rộng phía trước. Tượng Phật được làm bằng xi măng,
cao 18m đặt trên đế cao 6m đã làm tăng thêm vẻ tôn nghiêm chốn Phật
đường.
Chùa Vĩnh Tràng thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật.
Chùa được xây đựng theo dạng chữ Quốc với 4 gian nhà nối tiếp nhau
(tiên đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu). Mặt trước của tiền đường
được xây dựng theo kiến trúc dung hòa giữa Á - Âu với những hàng
cột thanh mảnh, vòm cong với hoa văn nhiều màu sắc. Trên nóc có 5
mái nhô cao tượng trưng cho ngũ hành theo quan niệm của phương
Đòng. Vật liệu xây dựng chùa chủ vếu là là gỗ quí. Nen chùa được đúc
bê tông cao lm, rất kiên cố.
Chánh điện có kiến trúc giống như của Trung Quốc nhưng vẫn
giữ những nét theo kiểu cung đình Huế (hoa văn hình học, khung trên
các bao lam được tiện tròn). Kỹ thuật điêu khắc, trang trí trong gian
này rất độc dáo. Các bao lam đều được chạm lộng rất tinh xảo với các
chủ đề trang trí như :
- Long - phụng tranh châu
- Bát tiên cưỡi thú (rồng, phụng, rùa, lân, nai, sư ...)
- Đơn - trĩ (hoa mẫu đơn)
- Mai - điểu
- Lân - trúc - tước
- Mai - tùng - lộc
Đặc biệt, những đôi long trụ trong gian chánh điện. Đó là những
cột tròn to, bằng gồ quí được chạm trổ rất tinh vi và sẳcxảovới các
chủ đề: Ngư - long hí thủy, Long - Lân - Qui - Phụng.
Các ô hộc phía trên bao lam được chạm nổi hoa vănvới các chủ
đề: Tùng - lộc, Đào - lựu, Cúc - trĩ...
Khi bước chân vào chánh điện, ta có một cảm giác giống như lạc
vào một lâu đài vừa cổ kính vừa hiện đại nguy nga tráng lệ. Vào từng
gian, chúng ta sẽ thấy một màu vàng óng ánh được thếp trên các hình
175
chạm, trên những pho tượng. Giữa chánh điện và nhà tổ là sàn thiên
tĩnh hình vuông có hồ nước to, có hòn non bộ ở giữa. Trên hòn non bộ,
cây cối mọc xum xuê phác họa lại cảnh vật thiên nhiên thật sinh động.
Nếu đứng trên hòn non bộ nhìn xung quanh (chánh điện + nhà tổ) sẽ
bẳt gặp lối kiến trúc xây dựng theo châu Âu (Pháp) với những hàng đá
hoa màu sắc sặc sỡ được trang trí trên thành nóc, trên những cột xây
bằng xi măng kiểu cách.
Ở chùa Vĩnh Tràng các tượng Phật và bao lam đều được sơn son
thếp vàng rất đẹp. Trong chùa có trên 60 tượng Phật, đa số là tượng gỗ.
Ngoài ra còn có các tượng được đúc bàng đồng, tượng đất nung và
tượng xi măng. Các tượng này hầu hết được làm giữa thế kỷ 19 và đầu
thế kỷ 20. Riêng 3 tượng đồng (Di Đà, Quan Âm, Thế Chí) được đúc
giữa thế kỷ 19, những tượng này đều cao trên 90cm. Hầu hết các tượng
gỗ (Phật và La hán) đều được chạm trổ hết sức tinh vi, các đường nét
rất sắc bén, vừa mềm mại uyển chuyển vừa cứng cáp. Đặc biệt, những
tượng La Hán rất sinh động trông không khác người thật với những nét
mặt hoan hỉ, trầm tư... Đây là bộ tượng được chạm khắc theo mô thức
“cảm hứng” dân gian. Chính điều này thể hiện sự uyển chuyển và
phóng khoáng vượt qua những chuẩn mực và qui luật gò bó cùa các
chủng loại tượng tôn giáo nói chung. Qua đó, chúng ta có thể thấy
được sự sáng tạo độc đáo về mặt nghệ thuật của các nghệ nhân tài hoa
ở Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu XX.
Ngoài những pho tượng, phải kể đến chiếc Đại hồng chung, còn
được gọi là Pháp bảo chuông cao 102cm nặng 150 kg đúc vào tháng 5
năm 1854. Hiện nay Pháp bảo chuông không còn được sử dụng (vì bị
hỏng). Bên cạnh đó, chùa còn giữ lại 20 bức tranh sơn thủy giá trị, tuy
ảnh hưởng tranh vẽ Trung Quốc nhưng vẫn mang đậm nét dân gian
Việt Nam với các chủ đề: mai, lan, cúc, trúc và phong cảnh rất nên thơ
của Việt Nam. Đây là công trình của Long Giang cư sĩ phác họa
(2004). Ngoài ra, chùa còn có một đèn dược sư bàng đồng, 7 bộ bao
lam được thếp vàng chạm hình “Bát tiên”, “Thần mặt trời”, “Thần mặt
trăng”... rất đẹp.
Đáng chú ý là khu vườn Tháp. Ở đây có 3 tháp đá trông rất cổ
kính được chạm trổ rất tinh xảo với các loại hoa, quả, rồng... Bên cạnh

176
còn có một số tháp mới. Đặc biệt nhất là tháp cùa Hoà thượng Lê Ngọc
Xuyên (Tục Thông), chân hình lục giác cao 8m, tầng thứ nhất là nền
cao l,2m , tầng thứ 2 có một cửa vuông cạnh lm có đường thông vào
ngôi mộ (trước kia dùng để đưa quan tài vào).
Xung quanh chùa là vườn cây cảnh rất phong phú và đa dạng về
chủng loại có cả cây ăn trái. Bên cạnh là hồ sen thơm ngát hương hoa
dưới bóng của những cội cổ thụ sum xuê tạo nên một bức tranh tuyệt
đẹp. Nằm giữa không gian ấy, chùa Vĩnh Tràng càng trở nên cổ kính
và thâm nghiêm.
Chùa Vĩnh Tràng vẫn được bảo vệ rất tốt. Các sư thầy trong chùa
rất chú trọng đến việc bảo quản chùa. Bổn đạo và Phật tử khắp nơi vẫn
thường xuyên đến thăm viếng và đóng góp tiền của cho việc sửa chửa
chùa. Hiện nay, di tích chùa Vĩnh Tràng được bảo quản rất tốt.
Chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa cổ ở Nam Bộ.
Chùa đã được Bộ Văn hoá công nhận là di tích lịch sử văn hoá loại
hình kiến trúc - nghệ thụât theo Quyết định số 114/VHQĐ ngày 30
tháng 08 năm 1984. Không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo và nghệ thuật,
chùa Vĩnh Tràng còn là nơi đã từng nuôi giấu nhiều nhà cách mạng
yêu nước và tích cực cung cấp lương thực cho lực lượng kháng chiến,
góp phần vào công cuộc giải phóng đất nước.
Thật đáng trân trọng công sức của các vị sư kế thừa đã từng bước
thực hiện và hoàn thành công việc bảo vệ ngôi chùa mà các sư thầy trụ
trì trước kia khi còn sống chưa kịp thực hiện. Và nơi đây cũng là điểm
dừng chân đầy thú vị của Phật tử, khách du lịch trong và ngoài nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tài liệu của chùa Vĩnh Tràng.
2. Hồ sơ di tích chùa Vĩnh Tràng.

177
ĐINH TAN THẠCH
DI TÍCH KI ÉN TRÚC NGHỆ THUẬT Ở BÉN TRE

N guyễn Thị Ngọc Diệp

1. Đình Tân Thạch là một trong 3 ngôi đình cổ còn hiện diện trên
mảnh đất Bến Tre. Đình Tân Thạch xưa kia tọa lạc tại một làng ở vùng
Rạch Miễu có tên là đình Thạch Hồ, thuộc thôn Thạch Hồ, tổng Hòa
Bình, trấn Vĩnh Tường, tỉnh Định Tường (nay là tính Tiền Giang).
Theo những nguồn tài liệu hiện còn cho biết, đình được khởi công xây
dựng năm 1841, do ông Nguyễn Quý Bằng hiến đất và vận động nhân
dân trong vùng tham gia đóng góp.
Là một trong những ngôi đình cổ xưa ở Ben Tre, chứa đựng
những giá trị thẩm mỹ nghệ thuật cao, mang đặc điểm chung của đình
làng Nam bộ. Hiện nay, đình Tân Thạch còn lưu giữ 6 sắc phong thần
của triều đình nhà Nguyễn cho thôn Thạch Hồ và những bộ lư trầm
được chế tác bằng đồng, có hình dáng mắt tre khá độc đáo, cùng nhiều
hiện vật gỗ như: bao lam, hoành phi, câu đối, bàn hương án... được
sơn son thếp vàng, chạm trổ công phu, thể hiện tư duy sáng tạo nghệ
thuật phong phú của các nghệ nhân thời bấy giờ. Vì vậy, đình Tân
Thạch được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch) công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia ngày
28/12/2001.
2. Đình Tân Thạch hiện nay tọa lạc tại ấp 9, xã Tân Thạch, huyện
Châu Thành, cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng 12,5 km về
hướng đông nam. Đình được xây dựng trong một khuôn viên rộng lớn
với tổng diện tích hơn 6.400m2, trong đó, diện tích mặt bằng của ngôi
đình khoảng 1.250 m2.
Cổng tam quan của đình được xây dựng bằng gạch và xi măng
khá chắc chắn, mái lọp ngói, trang trí trên hệ mái là hình hai con rồng
với hồ lô được chế tác bằng gốm tráng men màu xanh. Hệ mái được đỡ
bởi bốn mảng tường làm bằng bê tông cốt thép kiên cố, tạo thành ba

* Đài Phát thanh - Truyền hinh tinh Ben Tre.

178
lối cửa ra vào gồm cửa chính ở giữa và hai cửa phụ hai bên. Hai bên hệ
mái cửa phụ trang trí hai con lân được làm bàng gốm men xanh trắng
trong tư thế chầu rất dữ tợn. Hai bên cổng ra vào có đẳp nổi 2 câu đối,
câu thứ nhất ghi: “Cản bằng phong vũ/ mang gió mùa biển cả/ ổn định
xã Thạch Ho”, câu thứ hai: “7>ợ sức thiên nhiên/ đem châu thổ sông
Tiền/ đắp bồi vùng Rạch M i ề u Xung quanh tường rào được kè bởi
những tảng đá xanh, phía trên trang trí chấn song hình con tiện tạo nên
sự mềm mại nhưng vững chắc cho ngôi đình.
Trước sân đình có bức bình phong bằng đá cao khoảng 3 m, trên
đó chạm nổi hình con Rồng đang bay lượn ở trên, bên dưới là con Hổ,
xung quanh là những dải hoa văn hình mây, núi, cây cảnh khá độc đáo
theo môtíp trang trí truyền thống “Long bàn Hổ cứ” để chỉ nơi đây là
vùng đất tốt, ở địa thế Rồng cuộn Hổ ngồi. Hai bên có hai câu đối bằng
chữ Hán: ‘7/Ô cư sơn lâm phù xã tắc ” và "Long du nguyệt điện tráng
sơn hà Câu đối trên thể hiện khá sâu sắc thế giới giới quan và nhân
sinh quan trong quan niệm sống của người phương Đông. Con hổ được
xem là vị thần có khả năng trừ tà ma, thần hổ sống trong núi cũng ra để
giúp yên cho xã tắc. Còn con Rồng biểu tượng cho sự thăng hoa, nên
rồng từ trên trời cũng xuống giúp cho đời sống của người dân được
bình yên, thịnh vượng. Bức bình phong của đình vừa là một tác phẩm
nghệ thuật, lại vừa thể hiện triết lý của người phương Đông trong tín
ngưỡng thờ thần, đồng thời có chức năng che chắn không cho người
bên ngoài nhìn vào không gian thờ tự chính của đình.
Bên trái của bức bình phong là miếu thờ “Sơn quân”, bên trong
thờ Thần Hổ. Thần Hổ được xem như vị thần hộ vệ, giữ cửa, ngăn
chặn tà ma. Đồng thời, miếu thờ San quân còn góp phần ổn định tâm
lý của người dân buổi đầu đi khai hoang lập ấp trước loại thú dữ này.
Bên phải của bức bình phong là miếu thờ thần Thổ địa và thần Hà bá,
bên trong có bài vị ghi “Long thần Thổ địa, Hà bá thủy quan tôn thần”.
Đây là hai vị thần, một vị cai quản đất đai, một vị cai quản vùng sông
nước. Đặc biệt trong miếu còn thờ 3 hòn đá, thể hiện tín ngưỡng thờ
Neak Tà (tức ông Tà) của người Khmer mà chúng ta thường thấy trong
rất nhiều đình miếu ở Nam bộ. Điều đó thể hiện sự giao lưu và tiếp
biến văn hóa lẫn nhau giữa các cộng đồng tộc người trong quá trình tụ
cư, chung sống trên vùng đất mới.
179
Bố cục mặt bằng của đình có cấu trúc hình chừ Tam. với các kiến
trúc gian võ ca, võ quy và chính điện được xây dựng liền nhau. Mái
đình lợp ngói âm dương, hệ mái trang trí hình lưỡng long tranh chau,
cá hóa long và bát tiên. Cột được làm bằng gỗ lim, nền lót gạch tàu,
các cột, kèo, đòn tay được kết dính với nhau bàng kỹ thuật mộng chốt.
Các chân cột được kê trên những táng cổ bông, đây là sự khác biệt của
đình Tân Thạch so với những ngôi đình khác ở Ben Tre. Võ ca là một
gian trống trải, thoáng mát với ba căn, hai chái. Đây là nơi diễn ra hoạt
động xây chầu đại bội vào các dịp cúng Kỳ Yên. Võ quy gồm năm căn,
hai chái, các thanh xà ngang được nối xuyên qua từng đôi cột cái với
nhau nên người ta gọi là kiểu nhà xuyên trinh. Không gian nơi đây khá
thông thoáng và rộng rãi, dùng làm nơi hành văn lễ tế thần. Tại đây có
đặt thêm bàn một bàn hương án thờ Phật.
Phía trước gian Chính điện, trên bàn thờ bên phải có hai bài vị
ghi: “Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Thần” và “Thủy Đức nương nương”,
còn bàn thờ bên trái có 2 bài vị ghi: “Chúa xứ Thánh Mầu nưcrng
nương” và “Thái giám Bạch mã mộc trụ ngũ phương tôn thần”. Bài vị
thờ “Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Thần” tức cá ông, hay còn gọi là cá
voi mà ngư dân ven biển từ miền Trung vào tận đến Cà Mau thờ tự và
tế lễ rất nhiều. Cá ông được xem là vị thần phò trợ cho họ trong quá
trình hành nghề trên biển. Còn Bà chúa xứ thì phản ánh một dạng thờ
mẫu của cư dân Nam bộ, vị thần này có chức năng cai quản xứ sở, vừa
có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt kết hợp với bà mẹ
xứ sở của người Chăm để hình thành nên bà chúa xứ như là vị chủ đất
của vùng đất mới. Sự thờ tự bà nhằm cầu mong mẹ đất hay vị chủ đất
phù hộ đất đai trong ngoài yên ấm của người dân Nam bộ, trong đó có
làng Tân Thạch.
Chính điện là tòa nhà trung tâm của đinh, được xây theo kiểu nhà
3 căn, hai chái rộng rãi. Giữa nhà chính điện thờ Quốc tổ Hùng Vương,
kế đến là tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Gian cuối cùng có khánh thờ
thần Thành hoàng được sơn son thiếp vàng, bên trong có chữ Thần
( # ) được viết theo lối đại tự khá sắc sảo. Hai bên tả ban và hữu ban
đều có đặt bàn thờ và khuôn thành vọng thờ tiền hiền, hậu hiền. Ngoài
ra, bên cạnh Tả ban có đặt một bàn thờ “Đông trù tư mệnh thù thần

180
quân”. Nối liền với chính điện là ngói nhà trù, tiếp theo là nhà tiền
vãng. Đây cũng là nơi cúng phối tiền vãng trong những kỳ lễ cúng Kỳ
Yũn. Do bị hư hại nên nhà tiền vãng được xây dựng lại sau ngày miền
Nam hoàn toàn giai phóng. Nhà được xâv kiên cố, mái lợp ngói vảy
cá. Trong nhà tiên vãng có 3 khánh thờ, ờ giữa có khánh thờ ghi "Tiên
vãng trinh linh”. Nhà tiền vãng là một đặc điểm của đình làng Nam bộ
dùng để thờ các bậc tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ.
Trong nội thất của đình, chúng ta bắt gặp 13 bao lam thành vọne
được trang trí trên cột chính ở gian võ ca. võ quy và chính điện. Các
bao lam này có những niên đại khác nhau do đình đã qua nhiều lần
trùny tu, sửa chữa. Đôi bao lam ở gian Võ quy bên phải có hàng chữ
ghi niên đại “Bính Tý niên mạnh thu Tủn Thạch thôn" (tức thôn Tân
Thạch làm vào tháng 7 năm Bính Tý 1876). hay đôi bao lam ở gian trái
có niên đại 1877. Một đôi bao lam khác ở gian giữa chính điện có niên
đại muộn hơn thứ Đình Sửu niên mạnh đông cát nhật tạo" nghĩa
là đình được làm vào ngày tốt tháng 9 năm Đinh Sửu năm 1937. Các
bao lam được trang trí với các câu đối, chạm lộng các đề tài như: cúc -
trĩ, nho - sóc, mai - điểu, tùng - lộc,... với kỹ thuật chạm nổi, chạm
thủng, chạm lộng boong kênh khá sắc sảo đến từng chi tiết nhỏ. Trên
những mảng đề tài trang trí này, dưới bàn tay tài hoa của những nghệ
nhân thời bấy giờ, những môtif trang trí trên các bao lam như chim
chóc, hoa lá không bị khô cứng, đông đặc trên từng thớ gỗ mà trở nên
mồm mại, uyển chuyến và vô cùng sinh động trong tùng tư thế bay
lượn khác nhau. Ngoài ra. đình còn được trang trí với 13 bức hoành
phi được chạm nôi, sơn son thếp vàng độc đáo. Các bức hoành phi, câu
đối trong đình có nội dung ca ngợi công đức của thần và thẻ hiện tấm
lòng ngưỡng vọng của người dân từ bao đời nay đối những vị thần đã
phù trợ, bảo hộ họ trong cuộc sống.
Hằng năm, vào dịp Lễ Kỳ yên ở đình Tân Thạch vào trung tuần
tháng 7 Âm lịch, được ban quý tế của đình và người dân tham gia tổ
chức với quy mô lớn. Vào những ngày này, người dân khắp nơi trong
vùng cùng tề tụ về đây thắp hương cầu mong sự che chở, bảo trợ của
thần trong cuộc sống, và cũng để tưởng vọng các bậc tiền hiền, hậu
hiền, những người đã có công tạo nên cuộc sống ấm no như ngày nay.

181
Hiện nay, đình Tân Thạch còn lưu giữ 6 sắc phong do các vua
triều Nguyễn ban cho. Có thể nói, đình Tân Thạch là nơi lưu giữ nhiều
sắc phong nhất và có niên đại lâu đời nhất trong tất cả các ngôi đình
trong tỉnh, trong đó có 4 sắc phong thời Thiệu Trị ngũ niên tức nãm
1845, với hai đợt khác nhau trong năm này, 2 sẳc phong thời Tự Đức
tam niên năm 1850. Mỗi đợt phong sắc đều có 2 bản, mỗi bản với tên
hiệu của 2 vị thần khác nhau. Người dân làng Tân Thạch thờ thần
Thành hoàng với sự tích hợp vị thần trên.
3. Như vậy, tín ngưỡng thờ thần đình Tân Thạch phản ánh được
đặc điểm của tín ngưỡng của người dân Nam bộ từ bao đời nay. Tại
đây, người ta không chỉ thờ thần Thành hoàng của làng mà còn kết họp
nhiều vị nhiên thần, nhân thần trong tín ngưỡng dân gian của mình,
đưa vào điện thờ với tất cả tấm lòng thành kính sâu xa. Điều đó đã thể
hiện các đặc điểm về văn hóa, môi trường tự nhiên sinh thái mà chỉ tại
nơi đây mới có, nó phản ánh được nguồn gốc, cuộc sống của cư dân
làng Tân Thạch xưa và nay một cách cụ thể nhất. Những vị thần được
thờ tự tại đình đã cho thấy sự tiếp biến và giao lưu văn hóa giữa các
tộc người trong quá trình chung sống tại nơi đây. Cũng như những
môtíp trang trí đã thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của con
người phương Đông khá sâu sắc. Đình Tân Thạch là một công trình
kiến trúc tín ngưỡng dân gian chứa đựng những giá trị về mặt nghệ
thuật khá độc đáo, cần được bảo tồn và gìn giữ cho muôn đời sau.

182
K H Ô N G GIAN VĂN HÓ A
NGÔI N H À VIỆT CỒ T R U Y Ề N Ó VĨNH LO NG

Nguyễn X uân Hoanh*

Đôi nét về vùng đất Vĩnh Long


Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu
Long: sông Tiền và sông Hậu, thuộc vĩ tuyến từ 9°52 40” đến
10° 19 48 vĩ Bắc, kinh tuyến 105°41 18 đến 106°17 03 kinh Đông.
Tính lỵ Vĩnh Long cách Thành phố Hồ Chí Minh 135 km về phía Bắc
theo quốc lộ I, phía Nam cách Thành phố cần Thơ 33 km theo quốc
lộ I.
Hiện nay, Vĩnh Long được phân chia thành 8 đơn vị hành chánh:
Thành phố Vĩnh Long và và 07 huyện (Long Hồ, Mang Thít,
Tam Bình, Vũng Liêm, Bình Minh, Trà Ôn và Bình Tân); gồm có 107
đơn vị xã, phường, thị trấn và 846 khóm, ấp. Diện tích tự nhiên
148.737 ha (1.487,37 km2), trong đó có 114.528 ha trồng lúa và cây ăn
trái. Trải qua các thời kỳ lịch sử, tỉnh Vĩnh Long nhiều lần thay đổi tên
gọi và địa giới hành chánh. Năm 1732, chúa đời thứ 7 thời Nguyễn là
Nguyễn Phúc Trú (1696 - 1738) lập đơn vị hành chánh đầu tiên của
tỉnh là Châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Thời chúa Nguyễn, Vĩnh Long
bao gồm các phần đất tỉnh cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền
Giang, Ben Tre và Trà V inh1.
Trải qua lịch sử gần 300 đấu tranh, xây dựng và phát triển với địa
thể nằm ở trung tâm đồng bàng sông Cửu Long các thế hệ nối tiếp
nhau ở Vĩnh Long đã tạo dựng nên diện mạo văn hóa mang nét đặc thù
của vùng châu thổ sông nước Cừu Long. Góp phần làm nên diện mạo
văn hóa ấy thì việc chọn nơi cư trú cùng các công trình kiến trúc nhà ở
của cư dân Vĩnh Long qua các thời kỳ lịch sử có vị trí quan trọng. Hiện
nay trên toàn tỉnh Vĩnh Long còn hơn 85 ngôi nhà xưa, nhà cổ được

* Báo tàng tinh VTnh Long.

1, Ban Tuyên giáo Tinh ùy Vĩnh Long (2002), Lịch sử tinh Vĩnh Long (1732-2000). Hà Nội, Nxb. Chính
trị quốc gia.

183
xây dựng trên dưới 100 năm, được làm bàng gỗ quí, mái lợp ngói, nen
lát gạch tàu, vách bổ kho hoặc xây bằng gạch. Nội thất các ngôi nhà
trang trí nhiều hoành phi, câu đối, đại tự, bao lam, khánh thờ, tù, ngựa,
bàn, ghế, đồ tự khí, gốm sứ ... quí giá. Có thể nói ngôi nhà gỗ truyền
thống ở Vĩnh Long là di sản văn hóa của không chỉ riêng Vĩnh Long
mà nói rộng ra là cùa đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước.
Xung quanh ngôi nhà cổ, nhà xưa cụ Mai Phùng Võ cho biết:
“Nhà là chỗ ờ của người sống, nơi thờ người chết, thờ các vị gia thần,
tổ sư nghề nghiệp, nơi tiếp khách và có thể kiêm thêm chức năng là nơi
giao dịch mua bán” 1 . Cũng theo cụ Võ, thi, nhà cổ là nhà làm theo
truyền thống (không phải là nhà hộp ở phố, có nhà lá thô sơ, có nhà
ngói của địa chủ, phủ nông).
Trước kia, ở Vĩnh Long ai có tiền thì làm nhà theo ý muốn ke cả
là nhà theo kiểu chữ công nhưng không được làm nhà kết cấu tứ trụ, vi
theo quan niệm dân gian thi nhà tứ trụ là nơi thờ thần thánh. Năm
1867, khi thực dân Pháp đặt ách thống trị lên vùng đất Vĩnh Long thì
lúc đó số lượng nhà giàu có ở đây còn thưa thớt. Trong khi đó thì thời
nhà Nguyễn người dân không dám làm nhà to lớn. Đen thập niên 80
thế kỷ XIX trở đi thì Vĩnh Long rộ lên phong trào cất nhà, xây dựng
đình chùa, nhà thờ họ, nhà từ đường. Nhà xưa Vĩnh Long có nhiều
kiểu khác nhau. Như nhà chữ đinh, nhà chữ nhị, nhà ba gian hai chái,
nhà năm gian hai chái nhưng chiếm đa số là nhà ba gian hai chái. Vĩnh
Long là có/còn nhiều nhà xưa, nhà cổ, điều này thể hiện rõ qua số liệu
thống kê do bảo tàng Vĩnh Long tiến hành năm 2008 và số liệu thống
kê về nhà xưa, nhà cổ của một số tỉnh lân cận Vĩnh Long.
BẢNG THỐNG KÊ NHÀ XƯA, NHÀ CÔ
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG c ử u LONG2

stt Tỉnh/Thành phố Sổ lượng nhà xưa, nhà cổ


1 Long An 69
2 Đồng Tháp 79

1. Cụ Mai Phùng Vồ 93 tuồi, Hội trường Hội hương đình Long Thanh, phường 5, Thành phố Vĩnh Long
2. Một số tình ờ đồng bàng sồng C ửu Long chưa kiểm kê nhà xưa, nhà cổ trên địa bàn.

184
3 Cần Thơ 72
4 Vĩnh Long 87
5 Trà Vinh 50
(Nguồn: Bảo tàng Vĩnh Long)

Bố cục ngôi nhà truyền thống Vĩnh Long


Loại hình kiến trúc nhà ở là yếu tố hết sức quan trọng góp phần
tạo nên sấc thái văn hóa vùng đất. Vĩnh Long là địa phương mang nét
đặc thù văn hóa miệt vườn sông nước Nam Bộ, nhà ở nơi đây cũng
mang những nét riêng đồng thời có sự nối dài cùa văn hóa truyền
thong Việt thể hiện qua kiến trúc nhà ờ. Tìm hiểu về nhà ớ một vùng
đất là đề tài rộng lớn. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ xin đề
cập đến vấn đề không gian văn hóa ngôi nhà Việt ở Vĩnh Long.
v ề tông thê ngôi nhà Việt truyền thống ở Vĩnh Long được phân
bố như sau:
1. Ngoại th ất
1.1. Cổng
Qua các ngôi nhà xưa, nhà cổ còn tồn tại ở Vĩnh Long cho thấy
nhiều ngôi nhà có cống làm kiên cố bằng bê tông cốt thép hoặc xây
bằng gạch, cổ n g nhà đều dược làm lệch một bên chứ không đi thẳng
vào cửa chính cửa ngôi nhà vì theo quan niệm làm để tránh người
ngoài nhìn thẳng vào không gian thiêng của ngôi nhà.
1.2. Sân
Do đặc điểm của xứ miệt vườn sông nước nên tuyệt đại đa số nhà
đều hướng ra bờ sông, trước mồi ngôi nhà ở Vĩnh Long đều có khoảng
sân rộng. Sân phần lớn được xây gạch tàu, tráng xi măng. Nơi đây
dùng làm nơi phơi thóc lúa sau mỗi vụ thu hoạch, dùng làm sân chơi
cho cà nhà. Khi cần có thể dựng nhà khách để đãi tiệc khi nhà có việc
hiếu hỉ. Đặc biệt là quanh sân thì nhà nào cũng có trồng các loài hoa,
cây kiểng. Nhà trồng nhiều thì hàng trăm gốc kiểng, ít thì cũng vài cặp
mai vàng, mai xiêm, kim quít... tạo ra một không gian mát mẻ, hữu
tình, có chiều sâu văn hoá. Ngay cà nhiều ngôi nhà tọa lạc tại thành
phố Vĩnh Long thì chủ nhân cũng cố gắng tạo ra cảnh quan riêng với

185
việc thiết trí không gian sân vườn hài hòa, tô điểm bởi vài chậu kiểng
cổ, mai vàng, mai chiếu thủy. Như Mai Phủ Đường phường 5, nhà ông
Nguyễn Văn Hai ở phường 3, nhà ông Nguyễn Văn Hối ờ phường 2 ...
từ lâu có tiếng với nhiều loại hoa kiểng có giá trị cao.
1.3. Vườn
Tiếp giáp với khoảng sân nhà và xung quanh ngôi nhà truyền
thống hầu hết đều có khoảng vườn rộng. Đây là nơi trồng các loại cây
ăn trái như xoài, mận, ổi, nhãn... mục đích việc trồng các loại cây này
vừa làm kinh tế gia đình đồng thời tạo ra bóng mát, góp phần chắn gió,
lọc gió cho ngôi nhà. Việc trồng cây ăn trái còn có ý nghĩa là quanh
năm đều có trái cây quanh nhà để con cháu trong nhà, nhất là con cháu
ở xa về có sẵn trái cây để ăn. Vì vậy, việc trồng cây ăn trái quanh ngôi
nhà gia chủ không đặt nặng vấn đề kinh tế. Khu vườn quanh nhà ờ
Vĩnh Long góp phần tạo nên nét đẹp, sự hấp dẫn của nơi cư trú.
1.4. Rào
Để tạo ra giới hạn của khu vực cư trú một số ngôi nhà đi liền vái
cổng là hàng rào bê tông xây dựng kiên cố. Phần lớn chủ nhân các ngòi
nhà này xưa kia là địa chủ, quan lại nên luôn kín cổng, cao tường cách
biệt với xung quanh. Phần còn lại đa số nhà xưa đều tạo ra ranh giới
mềm bằng cách trồng các loại cây kiểng, cây xanh. Như có những
hàng rào trồng toàn cây kim quít, mai vàng, bông bụp, cây lá m àu...
các loại cây này được cắt tỉa thường xuyên, công phu. Hàng rào bàng
cây một mặt cũng tạo ra được khoảng không gian riêng cần thiết cùa
một ngôi nhà lại vừa có sự hài hòa, thân thiện với láng giềng và mọi
người xung quanh.
2. Nội thất
2.1. Khu vực thờ phượng:
Tuy loại hình kiến trúc, hoàn cảnh kinh tế có thể khác nhau
nhưng về cơ bản không gian sử dụng trong ngôi nhà của người Việt ở
Vĩnh Long được phân chia thành hai khu vực chính là: nhà trên và nhà
dưới.
Nhà trên chiếm diện tích vừa rộng lớn vừa đẹp và kiên cố nhất
của ngôi nhà. Nơi đây là trung tâm ngôi nhà và được dành cho việc thờ

186
phượng Phật, tô tiên ông bà và các vị gia thân. Đây là không gian
thiêng của từng ngôi nhà, mang tính “bất khả xâm phạm”. Như đã nói,
kiểu nhà pho biến nhất ờ Vĩnh Long là ba gian hai chái thì. gian giữa
thường là nơi thiết trí bàn thờ Phật, tran thờ các vị thần bổn mạng của
gia chủ. Gian bên phải thờ tổ tiên, gian bên trái thờ ông bà, cha mẹ.
Trên giường thờ tồ tiên, ông bà, cha mẹ bày biện nhiều loại đồ tự khí,
đồ gốm cổ. Phổ biến nhất là lư đồng, lục bình, ghế nghi, bài vị, thần
chủ... Gần đây, để đám bảo an toàn nên nhiều nhà đã thay thế các loại
đồ cổ trên bàn thờ bằng đồ mới, chỉ đưa đồ cổ ra bày biện vào các
ngày giỗ chạp, ngày tết, đám tiệc. Bài vị cũng được thay dần bàng ảnh
thờ. Đe tạo ra không gian trang nghiêm nơi thờ tự, bên trên bàn thờ
thường có các tẩm hoành phi, đại tự bằng chữ Hán, sơn son, thếp vàng.
Vách buồng, phên lụa nơi tựa lưng của các giường thờ, tran thờ có
tranh thờ vẽ thủy mặc hoặc tranh kiếng. Trên các cột chính trong gian
nhà trên có bao lam thành vọng, câu đối được làm công phu, tỉ mỉ.
Đáng chú ý, để tạo không gian thiêng nên khu vực thờ tự luôn bố trí ít
đèn thắp sáng. Vì vậy, nơi đây luôn giữ vẽ u huyền trầm mặc, đậm mùi
hương khói.
2.2. Khu vực tiếp khách
Theo truyền thống, ở nhà trên, thì trước các bàn thờ mỗi gian đều
có đặt ba bộ ngựa bàng gỗ. Nếu nhà giàu có thì ngựa bằng gõ, bằng
bên; nhà nghèo thì ngựa bàng cây vườn, như cây còng, cây gáo... về
sau, nhiều nhà thay thế các bộ ngựa bằng bàn ghế. Nhà giàu thì bày
ghế sa lon, ghế cẩn các loại; Nhà nghèo hơn thì đơn giản chi đặt bộ bàn
tròn, ghế đấu. Dù nghèo hay giàu nhưng đây vẫn là nơi trang trọng
dành dê tiêp khách. Nêu là khách quí thì mới được tiếp ờ ngựa giữa /
bàn giữa. Neu khách thường thường thì ngồi ngựa / bàn bên phải; đàn
bà, con gái thì ngồi ngựa / bàn bên trái trò chuyện đồng thời tiện việc
lên xuống nhà dưới lo việc bếp núc trong nhà.
Ngày bình thường nhà trên ít khi mở cửa, chỉ khi có khách đến
thăm nhà hoặc có hiếu hỉ thì tùy sự kiện mà gia chủ mở cửa chính hay
mở toang các cừa. Neu tiếp khách thường thường chỉ mở cửa chính
còn nếu là cưới hỏi thì bàn ghế, các bộ ngựa có thể được sắp xếp lại.
Neu có tang ma thi nhà trên là nơi đặt quan tài người quá cổ. Lúc đó

187
tùy vào vị thế, tuổi tác người quá cố mà người có thẩm quyền trong
nhà sẽ quyết định việc sắp xếp, bày biện của khu vực tiếp khách sao
cho phù hợp với từng sự kiện.
Khu vực tiếp kháeh của mồi ngôi nhà là khu vực đặc biệt, kiêm
nhiều chức năng. Tuy khu vực này ít khi sử dụng nhưng gia chủ luôn
lưu tâm bài biện, giữ gìn sạch sẽ, trang nghiêm dự phòng khi có khách
đến hoặc khi hữu sự. Và, hon nữa đây là nơi nằm kề khu vực thờ tự tôn
nghiêm nên trẻ con, người lạ không được phép tự tiện đi vào.
2.3. Khu vực phòng ngủ
Khác với kết cấu kiến trúc ngôi nhà Việt Bắc bộ thường xây
dựng theo hình chữ nhất, ngôi nhà Việt truyền thống ở Vĩnh Long cơ
bản là ngôi nhà hình vuông. Phía sau khu vực tiếp khách, khu vực thờ
tự là buồng the, buồng gói. Chức năng chính của khu vực này dùng
làm nơi chứa đồ đạc, nơi phân bố chồ nghỉ ngơi của cả nhà. Vì vậy,
trong khu vực này thường đặt các chiếc giường hộp, rương xe, íủ áo,
bàn trang điểm ... trường hợp nhà đông người thì bố trí thêm chỗ ngủ ở
nhà ngoài, nhà dưới.
2.4. Nhà dưới:
Nhà dưới là nơi nấu ăn, dự trữ lương thực, chén bát, nồi niêu,
chứa củi, nước, nơi đặt bàn ăn cơm... của cả nhà. Dù có chức năng
quan trọng, đảm bảo sự sống hàng ngày cho cả nhà nhưng nhà dưứi
vẫn được xem là công trình phụ trợ. Nên không gian nhà dưới thường
chật hẹp, hoàn toàn mất ưu thế so với nhà trên. Nhà dưới thường được
xây cất tạm bợ, sơ sài so với nhà trên. Ở nhiều nhà, thì nhà trên cất
bằng gỗ quí, bài trí công phu trong khi nhà dước cất bàng gồ tạp, lạp lá
dừa nước. Điều nghịch lý là hầu hết sinh hoạt hàng ngày cúa từng gia
đình lại diễn ra tại nhà dưới.
KÉT LUẬN •

Việc phân bố không gian của ngôi nhà Việt truyền thống ở Vĩnh
Long mang mẫu số chung là luôn ưu tiên cho không gian thờ tự mà ít
chú trọng đến tiện nghi sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Điều này thể
hiện tinh thần của người dân nơi đây xem việc thờ cúng Phật, thần, tổ
tiên ông bà lên hàng tối quan trọng trong nhà. Tiếp theo là việc tiếp đãi
khách khứa, tiệc tùng, hiếu hỉ luôn là mối bận tâm của gia chủ. Chính
188
\ì vậy, sinh hoạt hàng ngày của gia đình xuống hàng thứ yếu. Qua đó
ta có thể thấy rõ tinh thần uống nước nhớ nguồn, tôn kính các bậc bề
trên những người đã khuất của người dân. Sự hiếu khách của gia chù
cũng là điều đáng ghi nhận. Nói cách khác, sự thiên lệch quá mức về
không gian thiêng mà có phần xem nhẹ nơi sinh hoạt hàng ngày đang
bộc lộ dần sự bât hợp lý. Việc bào tồn và phát huy giá trị nhà xưa, nhà
cô ờ Vĩnh Long đang chịu nhiều áp lực, trong đó việc phân bố không
gian sinh hoạt cũng đang tạo ra cho chù nhân nhiều di sàn sự lựa chọn
giữa việc bảo tồn nguyên trạng hay sang bán nhà cửa của tổ tiên để xây
dựng ngôi nhà mới tiện nghi hơn trên nền nhà cũ!
(Xem thêm Phụ lục: Danh mục nhà xưa, nhà cổ ở Vĩnh Long)

189
T Ừ N H Ữ N G N G Ô I LÀNG CỎ Ỏ GIANG TÂY (TRUNG
Q U Ố C ) N H ÌN VÈ M Ộ T VÀI LÀNG CỎ VIỆT NAM

TS. Phạm Quốc Quân *

Trong chuyến viếng thăm và khai mạc trưng bày giữa Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Khu tự trị Dân tộc Choang tỉnh Quáng
Tây - Trung Quốc về “Con đường tơ lụa trên biển - Đồ gốm sứ khai
quật từ những con tàu cổ tại vùng biển Việt Nam”, đoàn cán bộ Bảo
tàng được bạn mời đến thăm tỉnh Giang Tây - quê hương của đồ gốm
sứ nổi tiếng, đồng thời cũng là tỉnh có những ngôi làng được xếp hạng
di sản văn hóa Quốc gia, mà theo tôi, thông tin về những ngôi làng ấy
sẽ giúp ích nhiều cho các nhà quy hoạch, tôn tạo, bảo tồn, bảo tàng có
được thêm kinh nghiệm, áp dụng cho Việt Nam, khi thực tiễn ấy ờ ta
còn quá nhiều sự bất cập, cần điều chỉnh đế có được sự phát triến bên
vững hơn.
i. Từ ba ngôi làng cổ của Trung Quốc.
1/ Ngôi làng đầu tiên chúng tôi đến thăm là Thôn Lý, thuộc
huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây. Đó là một ngôi làng lấy con suối
rộng làm trục trung tâm. Tuy nhiên, chỉ một bên là có đường hẹp và
hướng các ngôi nhà cổ đều quay ra mặt đường này. Chủ các ngôi nhà
đều mở các cửa hàng bán cổ vật, đồ lưu niệm, thuốc bắc... Giữa con
đường, đồng thời cũng là trung tâm làng còn lại một ngôi đình kiến
trúc gỗ, có niên đại thời Minh, là nơi hội họp. Đình có bình đồ vuông,
hai lớp mái, không giống như đình làng Việt, không phải nơi thờ
Thành hoàng, mà chức năng chủ yếu là nơi họp và phân xử những vấn
đề vi phạm hương ước của những người dân trong làng. Phía bên kia,
cũng là những ngôi nhà quay mặt ra suối, nhưng không mở cửa hàng vì
không có đường xá, đồng thời có những lối ngõ xương cá, và các ngôi
nhà cổ quay mặt ra những lối ngõ hẹp ấy. Dường như địa hình núi chỉ
cho phép làng được mở rộng không gian về phía này, theo đó, những

* Giám đốc Bảo tàng Cách m ạng Việt Nam.

190
ngôi nhà trong ngõ không được hướng lợi ích buôn bán. Nối hai bờ
suôi là những cây cầu nhỏ bàng đá hoặc gỗ, không cổ xưa như những
ngôi nhà. Suối dù là mùa cạn nhưng nước vẫn đầy, sạch và trong, dân
vẫn giặt giũ ở đôi bờ, cho dù. mồi hộ gia đình đều có nước giếng
khoan. Trên mặt nước có một số con thuyền nhò, dường như là phương
tiện cho khách du lịch vãn cảnh chứ không phải là phương tiện giao
thông của làng.
Nhà ờ Thôn Lý chủ yếu có niên đại thời Thanh muộn. Duy chỉ
còn một ngôi, có quy mô khá lớn, do một quan lại hồi hưu về làng xây
dựng, hưởng tuoi già vào những năm cuối đời, có niên đại Thanh sớm.
Kiến trúc còn khá nguyên vẹn. nhưng nội thất không còn nhiều. Mặc
dù vậy, người đến thăm vẫn cảm nhận về một kiến trúc nhà Quan.
Đầu làng có một cây Trương (Đinh Hương) cổ thụ có gắn dao và
kéo, mách bảo trong làng có một trẻ sơ sinh mới ra đời. Đây là một
phong tục xa xưa được bảo lưu đến tận hôm nay.
Dường như gần 200 năm, ngôi làng không hề có một sự thay đổi
nào về không gian và kiến trúc, bởi, áp lực tăng dân số đã được giải
quyết bằng một quỹ đất, nằm cách xa vài ba cây số. Hai dãy phố giãn
dân, có kiến trúc hai tầng, nhưng phong cách giống như nhà cổ, nay đã
gần như một Thị Tứ.
Nam giữa làng cổ và khu Thị Tứ (giãn dân) là một bãi đỗ xe, một
văn phòng của công ty du lịch làng, một cửa hàng lưu niệm, một hội
trường tiếp đón khách. Công ty du lịch có trách nhiệm đưa đón từ bãi
đỗ xe vào làng bằng xe điện và điều tiết ãn nghỉ của khách lữ hành vào
các hộ, sao cho công bàng và hợp lý, với giá 30 Nhân Dân Tệ ăn, nghi
trong một ngày. Công ty du lịch làng còn làm thêm nhiều dịch vụ khác
nữa để điều phối lợi ích giữa các nhà mặt đường và trong ngõ, theo đó,
mỗi hộ trong cộng đồng làng cổ đều có trách nhiệm gìn giữ bản sắc
văn hóa truyền thống của làng, kể cả vật thể và phi vật thể.
Khoảng cách giữa Thị Tứ, công ty du lịch và làng cổ vừa đủ để
thuận tiện cho khách tham quan, nhưng không phá vỡ cảnh quan, sinh
thái, môi trường làng cổ.

191
Rõ ràng, vấn đề quy hoạch và đặc biệt là đặt chủ thể cộng đồng
dân cư quản lý, phát huy đế đem lại lợi ích cho chính họ dường như là
một bài học hay nhất từ ngôi làng cô này.
2/ Thôn Giang Loan, cùng huyện lại có một quan điểm bảo tồn,
tôn tạo khác. Neu như Thôn Lý bảo tồn nguyên gốc, thì Giang Loan bồ
sung nhiều yếu tố mới. Đây là một ngôi làng có xuất xứ eốc nguồn từ
dòng họ nhiều đời của Chủ tịch Giang Trạch Dân. Năm 2002, ông về
thăm trường tiểu học của thôn, đồng thời thăm quê hương, theo đó,
nhiều địa danh nơi ông đến đã được xây dựng nhiều kiến trúc mới. Đó
là sân khấu, kỳ đài, đền thờ, nhà lưu niệm có phong cách kiến trúc
giống với làng cổ quê ông, nam kề cận. Tuy nhiên, tất cả những công
trình ấy, giờ đây đã trờ thành nơi sinh hoạt của cộng đồng dân cư, theo
đó, đem lại lợi ích thiết thực cho chính cộng đồng nhỏ ấy, chứ không
phải là nơi khói lạnh hương tàn, xuân thu nhị kỳ mới có người đến
thăm viếng.
Cùng một dãy phố như Thị Tứ nằm giữa đền thờ, nhà lưu niộm
và ngôi làng cổ, nhưng cùng một phong cách kiến trúc được xây dựng
vừa là để giãn dân, nhưng cũng là để tăng thêm sức hấp dẫn cho ngôi
làng bàng hàng loạt các cửa hàng lun niệm và dịch vụ nhỏ - điều mà
làng gốc ở đây không có lợi thế như Thôn Lý.
Các ngõ, hẻm của Giang Loan rất hẹp, nhưng những ngôi nha ở
đây không kém gì Thôn Lý về sự cổ kính và hấp dẫn. Tuy nhiên, quần
thể kiến trúc đại gia họ Giang hôm nay chỉ còn là một khu đất trống
với một biển đề “Đây là ngôi nhà của dòng họ Chủ tịch Giang Trạch
Dân”, cùng một bình đồ tầng tầng, lớp lớp kiến trúc, mới bị sập đổ
năm 1982, vẫn còn nguycn tài liệu, có thể phục dựng lại được. Vậy
nhung, các nhà bảo tồn bảo tàng Trung ương cũng như của tỉnh khóng
thực hiện việc phục dựng này. Đó có thể là ý chi của Chủ tịch, nhưng
cũng có thể là quan điểm bảo tồn Trung Quốc, khi mà có thêm ngôi
nhà ấy, không làm tăng thêm nhiều giá trị của ngôi làng cổ. Theo '.ôi,
đây là một bài học rất đáng rút tỉa từ thực tế quần thể kiến trúc họ
Giang, khi mà kiến trúc được cất lên, không có linh hồn, không có ỉức
hấp dẫn, chi bằng để bia biển tưởng niệm, khiến khách viếng thăm
thỏa trí tưởng tượng về một dòng họ nổi danh.

192
3/ Thôn Hiếu Khởi cũng thuộc huyện Vụ Nguyên, lại là một mô
hình khác nữa cùa bảo tồn, mà ngay từ khi du khách bước chân vào
đầu thôn, đã cảm nhận được ngay, vì phải vượt qua một con dốc nhỏ
lên một quả gò thấp, toàn là những cây cối và bụi rậm um tùm - chứng
tích cùa một khu rừng tự nhiên còn sót lại. Con đường nhỏ, độc đạo
vào thôn, băng qua cũng một cánh đồng nhỏ, đệm giữa làng và rừng, là
Hiếu Khởi, với quy hoạch không thật là hay, giống như một chiếc thập
ác. Nhà ở đây không đẹp và không cổ. Đường làng hẹp nhưng cũng có
đôi ba cửa hàng bán cổ vật, ăn uống, làm đồ gỗ... xem ra không mấy
sầm uất như hai làng nêu trên. Cuối trục chính của làng, có hai lối rẽ
phải và trái, dường như đó là xu thế phát triển chính cho các hộ dân cư,
khiến cho chiều ngang - chiều thập ác, dài hơn chiều dọc. Trục ngang,
một bên nhà dựa vào đồi, bên kia là tường dựa tường, tạo nên một quy
hoạch có vẻ như thiếu trật tự, ngăn nắp. Phía trái của trục ngang, người
dân mới dựng một ngôi nhà gỗ dài, cao, dùng làm “chợ” bán hàng lưu
niệm. Chợ chiều, chỉ còn sót lại đôi hàng, bán những đồ chơi sản xuất
từ gỗ Trương và những lát gỗ Trương có mùi thơm hắc cho du khách
đem về như là một kỷ vật mang tính đặc sản của Hiếu Khởi.
Đúng là đặc sản, bởi vượt qua chợ này là một rừng cây Trương,
có tuổi vài trăm năm. Cây được bảo vệ nghiêm ngặt nhất, trên etiket
ghi 1.000 năm, được bao quanh rào sắt thấp, lát cuội tròn, có ghế đá
cho du khách hóng mát và chiêm ngắm. Vậy là, những nhà bảo tồn
Trung Quốc muốn “thăng hoa” ngôi làng để cư dân ờ đó bảo vệ rừng
Trương cổ thụ. Tôi có thể khẳng định như vậy, bởi di tích cổ xưa nhất
của làng thuộc thời Minh, thế kỷ XV, XVI là hai khẩu giếng đá nằm
liền kề nhau, một để rửa gầu, một là để cấp nước. Giếng hiện nay vẫn
dùng, dù dân đã có giếng khoan. Vậy là, để bảo tồn một khu rừng cổ,
người ta đã phải đặt cộng đồng dân cư liền kề khai thác cái họ sở hữu
(nhà và làng), không nhiều giá trị văn hóa, di sản và tôn vinh nó như
một điểm đến của du lịch, giúp nguồn thu cho dân khỏi phá rừng, lấy

Khi chúng tôi đến thăm làng, một vài hạng mục được xây dựng
theo quy hoạch trước, đang bị dỡ bỏ, hoặc làm lại, vì sự thiếu thận
trọng và bất cập. Đó là một thái độ nghiêm túc, cầu thị của những
người quản lý và những người làm quy hoạch.
193
Có thể nói, cách ứng xừ với ba ngôi làng ở Giang Tây, đây đó
trong chi tiết, sẽ còn nhiều điều phải bàn, song, xét về hiệu quả, theo
tôi, đó là những mẫu hình thành công. Sự thành công, định lượng băng
số khách tham quan đông và định tính bằng những thông tin của người
viết, cố chắt lọc sự tinh túy và họp lý trong ứng xử của người làm bảo
tồn Trung Quốc với ba ngôi làng, dù rằng, tài năng miêu thuật của
người viết chắc chưa thể lột tả hết sự mềm dẻo, tài khéo của những
người xử lý từ thực tiễn ba ngôi làng chắc còn có nhiều bài học sinh
động hơn thế nhiều.
III. Đen ba ngôi làng ở Miền Bắc Việt Nam
1/ Thổ Hà, thuộc Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là một ngôi làng cổ,
nằm cạnh con sông cầ u thơ mộng, huyết mạch giao thông chủ yếu thời
xưa. Nhưng, ngày nay, hành trình về làng nghề Thổ Hà, bằng đò, xuôi
ngược trên sông c ầ u chắc chắn vẫn đem lại cho du khách một cảm
giác lãng mạn hơn bất kể phương tiện nào.
Thổ Hà xưa là một làng gốm cổ truyền. Gốm ở đây không men,
gọi là sành, được coi là đặc trưng nhất của làng gốm châu thổ Bắc Bộ,
nhưng giờ đây đã thất truyền, ngoi ngóp với đôi ba “đốm lửa” muốn
trở về với nguồn cội, nhưng xem ra còn vất vả lắm, khi chưa phải là
định hướng ưu tiên của địa phương.
Có thể nói, Thổ Hà là một trong những ngôi làng cổ còn lại đến
hôm nay ở Miền Bắc với một phức hợp khá hoàn hảo: cổng làng -
chùa - đình - đền - miếu và làng với những ngôi nhà san sát bám vào
triền sông, tỏa vào các lối ngõ, theo quy hoạch truyền thống làng ven
sông. Di tích cổ nhất là Đình, có niên đại thế kỷ XVI, XVII, thờ tổ
nghề gốm, còn lại đều vào thời cuối Nguyễn, nhưng xem ra, nó chưa
hề có một bàn tay can thiệp từ các nhà quy hoạch để có một định
hướng phát triển du lịch. Nó vẫn đang tự phát, dù cho kinh phí Trung
ương, tỉnh đã đổ vào tôn tạo chùa, đình, hẳn là chưa đủ cho một điểm
đến của du khách. Đã có một dự án mang tên “Hành trình về làng nghề
truyền thống”, trong đó, Thổ Hà là một làng được quan tâm, nhưng
dường như, tôi chưa thấy một cách giải quyết tổng thể cho ngôi làng
này, cho dù, những người thực hiện là các chuyên gia Âu Châu và Việt
Nam hàng đầu. Có lẽ, kinh phí cộng với mục tiêu của dự án trcn,

194
không đu và không phải nhàm giải quyết tổng thể, nhưng với tình trạng
như hiện nay của Thổ Hà, hành trình về đây để làm gì?
Tôi về Thố Hà vào ngày mưa xuân ẩm ướt. Đình làng trống trơn,
không cừa. không đồ thờ tự. Đường làng, ngõ xóm đầy phân chó và
bùn lầy. Vào các lối ngõ, xông ra mùi hôi nồng nặc phân lợn và nước
thái của bột dong diềng, bột gạo, bởi cơ cấu làng nghề ở đây chuyển từ
gốm sang làm miến và bánh đa nem không biết từ khi nào. Anh bạn
tôi, cán bộ Bảo tàng Bắc Giang bảo rằng, khi về làng làm hồ sơ di tích,
ở một tuần, sút 5kg, do không ăn, không ngủ được vì ô nhiễm. Vậy thì
khách du lịch ăn ở sao đây, nếu cộng đồng làng muốn làm du lịch lữ
hành?
Thế nhưng, Thổ Hà chỉ cần có một cái nhìn tổng thể về quy
hoạch, về bảo tồn, bảo tàng, về làng nghề truyền thống, về cộng đồng
dân cư trong mối quan hệ với di sản, về sự phát triển bền vững, cùng
với định hướng và đầu tư tốt từ địa phương và Trung ương, tôi chắc
chắn sẽ không kém gì Thôn Lý, Giang Tây. Nếu không sớm làm, Thổ
Hà sẽ mất đi nhiều giá trị truyền thống mà khó tiền của nào có thể mua
lại được.
2/ Làng Đường Lâm, trước thuộc Hà Tây, nay là Hà Nội, là một
ngôi làng cố, còn giữ lại được nhiều nét truyền thống với sự pha trộn
giữa trung du và đồng bằng Bắc Bộ, sớm được can thiệp từ bàn tay của
các nhà bảo tồn bảo tàng trong nước và quốc tế, với nhiều dự án đầu
tư, không thật lớn, theo tôi biết, nhưng cũng đủ để nó không bị phá vợ
quy hoạch do sức ép tăng dân số hay tâm lý đô thị hóa ồ ạt của các
làng xóm thời mở cửa. Tuy nhiên, ở Đường Lâm, tôi vẫn thấy một sự
phát huy kém hiệu quả, thiếu bền vững. Chưa thấy cộng đồng dân cư
được hưởng lợi nhiều qua ngôi làng mà chính họ là chủ thể. Nông
nghiệp, tương chưa đủ để cho họ yên tâm với việc gìn giữ di sản, mà
rất có thể, họ phải ra đi kiếm kế sinh nhai nơi đất khách. Như thế, thay
vào họ, là những người ngụ cư, không thể hiểu hết để bảo vệ giá trị
văn hóa truyền thống làng.
Có chủ ngôi nhà cổ cách đây 200 năm nói với tôi ràng, ngôi nhà
5 gian hai chái hiện không đủ cho ba gia đinh nội tộc sinh sống, rất
muốn thay thế nhà tầng để giải quyết sức ép này. Vậy địa phương sẽ

195
giải quyết ra sao, khi quỹ đất giãn dân không có, hoặc chưa có quy
hoạch. Chủ một ngôi nhà khác không biết thu nhập thêm ở đâu, khi sàn
lượng nông nghiệp không đủ cung cấp cho ] 0 miệng ăn. Chính quyền
địa phương đã có lời giải chưa cho một định hướng làng cô phát triển
du lịch, tạo thêm thu nhập, cân đối hài hòa giữa người mặt đường và
những hộ trong ngõ hẻm. Làm tương hay phát triển một nghề phụ mới
ở Đường Lâm để bảo vệ môi trường, cảnh quan. Neu Đường Lâm trở
thành một điểm đến của du lịch nay mai, nên chăng phải đa dạng hóa
các hoạt động kinh tế, hướng tới phục vụ du khách, giống như Giang
Loan, tôi đã thấy người xếp hàng chờ lấy một đồ gốm có in hình của
mình phần mặt ngoài, hay Thôn Lý, cho những người trong ngõ được
nhận khách lữ hành ăn nghỉ với giá phải chăng.
Những cách làm, sao cho chủ thể di sản phải được hưởng lợi từ
tài nguyên cha ông họ truyền lại, tác động lại, họ sẽ chính là người gìn
giữ và bảo vệ di sản. Đó chính là sự phát triển bền vững.
Đường Lâm có thể làm được tốt cho sự phát triển bền vững, bởi
tiềm năng của nó còn nguyên sơ, chưa bị phá vỡ, cần được khơi dậy và
định hướng tốt, chủ trương hay và sự đầu tư đúng tầm, đúng chỗ.
3/ Làng Tổng bí thư Trần Phú ở Hà Tĩnh, có vẻ hao hao giống
với Giang Loan của Chủ tịch Giang Trạch Dân về tính chất. Tôi đã
được đồng nghiệp bảo tàng địa phương đưa đến đây thăm viếng. Một
đường rộng thênh thang, bê tông dầy 10 phân, đèn cao áp san sát,
giống như đường dẫn tới một Quảng trường của một tân đô thị sắp
được xây dựng. Nhà lưu niệm của ông khang trang nhưng không đủ
hấp dẫn vì tài liệu nghèo nàn, khiến khách đến tham quan phải vào cho
đúng lễ nghi và lễ nghĩa. Kề cận là ngôi nhà ông, thuở thiếu thời,
dường như duy nhất là di tích gốc, không còn gì trong nội thất, nhưng
cũng gợi cho du khách một sự rung động, giống như sự rung động khi
đến tư gia của bao danh nhân khác. Khu mộ ông, ngoài phần mộ khiêm
tốn, còn bao quanh được công viên hóa với ý tường thô thiển, chẳng ăn
nhập gì nơi linh thiêng trong khi cảnh quan bến thuyền xưa cũ của làng
vẫn còn đó lại gợi trong tôi suy tư về thuở thiếu thời của vị cố Tổng Bí
thư đầu tiên của Đảng, dù chưa hề có một sự gia công gì về tôn tạo.
Một khách sạn bốn tầng nằm trơ vơ nơi cánh đồng, đang xuống cấp,

196
không có khách, như một chứng tích thuyết phục về dự án đầu tư thiếu
tính toán, thiếu đồng bộ. Đó là tất cả những gì giành cho ngôi làng của
cố Tổng Bí thư đầu tiên và dườníĩ như người dân sở tại không biết làm
gi đê biến nó thành di sản mà họ là người sở hữu. Làng vẫn nghèo, vẫn
lấy đồng ruộng là neuồn sống chính, nhưng di sản của một vị danh
nhân thì không thể khai thác, mà lẽ ra, họ có thể làm được điều ấy, nếu
những ý tưởng đầu tư bám sát vào cộng đồng, nhàm biến họ trở thành
những người quảng bá, tuyên truyền cho truyền thống và cách mạng,
thông qua di tích của vị tổng Bí thư vĩ đại. Mục đích của đầu tư, tôn
tạo nhám đê phát huy, chứ không chỉ là công trình thê hiện lòng biêt
ơn cùa cháu con đối với các vị tiên liệt. Neu chỉ có thế, có lẽ không thể
làm hài lòng người Cách mạng Cộng sản.
Quả là khó để có thể điều chỉnh dự án như ở thôn Hiếu Khởi,
Giang Tây, khi mục đích ban đầu đặt ra ít hướng tới phục vụ cộng
đồng. Do đó, tôi không dám bình luận gì hơn và chỉ mong các nhà kiến
trúc, quy hoạch trăn trở với những ý tưởng, tránh được những điều
đáng tiếc không dễ gì khắc phục.
***

Đưa ra sáu ví dụ về những ngôi làng, lẽ ra, ở phần cuối này tôi
cần có một đôi điều tông kết để rút ra cái hay, cái dở, cái được và cái
chưa được, đặng làm bài học cho những người làm công tác quản lý,
bảo tồn, quy hoạch, kiến trúc. Nhưng, do là một người ngoại đạo, nên
khó có thể nhận ra sự đúng, sai trong phương pháp cũng như thực tiễn
rút tỉa từ sáu ngôi làng ấy, do vậy, chí dám nêu hiện tượng, với đôi ba
điều phẩm bình, phân tích chủ quan, mong được những người quan
tâm góp bàn đê di sản của chúng ta tránh dược những nguy cơ do sai
lầm từ con người, khi mà thiên nhiên và chiến tranh đã phá hủy khá
nặng nề và nghiệt ngã. Tôi cũng mong mọi ý tưởng, mọi dự án trước di
sản cần phải được cân nhắc, để tránh những sai lầm, tận dụng được lợi
thế của người đi sau, do sự phát triển của đất nước còn chậm, còn
nghèo.

197
LĂNG M ộ C Ủ A V Ư Ơ N G TRIÈ U S1LLA Ở HÀN QUÓC

TS. Trần Đức A n h So'n

1. Trong lịch sử Hàn Quốc, có một giai đoạn rất quan trọng, được
các sử gia gọi là thời kỳ Tam quốc, (53 - 668). Vào thời kỳ này, trên
bán đảo Triều Tiên xuất hiện ba vương quốc: Koguryo (Cao cầ u Lệ),
Paekche (Bách Tế) và Silla (Tân La). Đây là ba quốc gia hình thành
trên cơ sở chinh phục và thống nhất các “tiểu quốc - bộ lạc” đang sinh
sống trên bán đảo này.
v ề mặt địa lý, Koguryo kiểm soát phần đất phía Bắc; Paekche cai
trị vùng đất phía Tây Nam; và Silla nắm giữ vùng lãnh thổ phía Đông
Nam của bán đảo. Koguryo lập quốc vào năm 53, trở thành một cường
quốc trong khu vực, tranh chấp quyền kiểm soát khu vực Mãn Châu
với Trung Hoa cổ. Paekche ra đời năm 246 và sau cùng là Silla, hình
thành năm 342, sau khi liên minh với một bộ tộc ở phía Đông sông
Naktong.
Trong ba vương quốc trên, Silla tuy “sinh sau, đẻ muộn” nhưng
nhanh chóng vươn lên trở thành một thế lực hùng mạnh, không chỉ
cạnh tranh với Koguryo và Paekche, mà còn đủ sức gây hấn với Đại
Đường (Trung Quốc) và kiểm soát một phần quan trọng “con đường tơ
lụa”, nối vùng Trung Á với các “quốc gia - thành bang” trong vùng
Tây Bắc Thái Bình Dương. Để rồi sau cùng, Silla tiêu diệt cả Koguryo
và Paekche, lập nên vương quốc Silla thống nhất, thống trị toàn bộ bán
đảo Triều Tiên trong suốt 224 năm (668 - 891), trước khi bị thay thế
bởi vương triều Koryo (Cao Ly).
Là một vương quốc không chỉ mạnh về quân sự và kinh tế, Silla
còn có một nền văn hóa rực rỡ, dựa trên nền tảng Phật giáo kết hợp với
các tôn giáo nguyên thủy như Shaman giáo, Totem giáo... Vương triều
Silla đã chọn vùng đất Kyongju để xây dựng thành một kinh đô tráng
lệ, mà dấu tích chính là những cung điện, chùa tháp, lăng m ộ... nổi

* Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Năng.

198
tiếng hiện vẫn tồn tại ở cố đô của Hàn Quốc. Vì thế, năm 1995,
UN 1.8CO đã công nhận cố đô Kyongju là Di sản Văn hóa Thế giới.
2. Lăng mộ của vương triều Silla tọa lạc trong một thung lũng
xanh mát ở phía Nam cố đô Kyongju, được đặt tên là Daereungwun
(Đại lăng uyển), nghĩa là "khu vườn của những ngôi mộ lớn”. Trong
khuôn viên của Daereungvvon hiện có 23 ngôi mộ của các thành viên
hoàng gia vương triều Silla. Đó là những nấm mồ hình tròn, đường
kính khoảng 35 - 50m, trông xa như những quả đồi phủ kín cỏ xanh.
Trong số đó, có nhiều ngôi mộ đã được khai quật, như Hwangnamdae-
chong (Hoàng nam đại trũng); Michuwangneung (Vị Châu Vương
lăng); Cheonmachong (Thiên mã trũng); Geumgwan-chong (Kim quan
trũng); Seobongchong (Thụy phụng trũng); Geunỳungchong (Kim
chung trũng)... Việc khai quật các ngôi mộ này đã phát hiện nhiều
món đồ tùy táng bằng vàng bạc, đá quý, đồ đồng, đồ gốm ,... mở ra
những bí ẩn đầy kinh ngạc về lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng, đặc biệt
là kỹ nghệ chế tác kim hoàn của thời đại Silla.
Việc phát hiện và khai quật các ngôi mộ cố ở đây bắt đầu bằng
một sự việc rất ngẫu nhiên: Năm 1921, một nhóm học sinh tiếu học
tình cờ nhặt được những hạt chuồi bằng ngọc bích trong khi đi dã
ngoại trên những ngọn đồi bên trong Daereungwon. Một viên cảnh sát
địa phương hay tin này dã trình báo cho cơ quan chức năng và người ta
bắt đầu quá trình tìm kiếm và khai quật các ngôi mộ cổ này. Trong lần
khai quật thứ nhất, người ta phát hiện trong một ngôi mộ cố chiếc
vương miện bằng vàng, cao 44cm, đường kính 19cm. Đây là lần đẩu
tiên người ta biết đến những chiếc vương miện làm bằng vàng ròng,
sang trọng và lộng lẫy, biểu trưng cho quyền uy và sự giàu đó của
vương triều Silla. Vì thế, ngôi mộ được đặt tên là Geumgwanchong
(Kim quan trũng), nghĩa là “ngôi mộ của chiếc vương miện bằng
vàng” (Tháng 12/1962, chiếc vương miện này được công nhận là Quốc
báo số 87 của Hàn Quốc). Ngoài chiếc vương miện trên, các nhà khảo
cổ học còn tìm thấy hơn 40.000 hiện vật, phần lớn là đồ tùy táng, ở bên
trong Geumgwanchong. Đó là những bình, lọ làm bằng vàng, bạc và
đồng; những vũ khí cũng chế tác bằng vàng bạc; chiếc áo giáp bàng
đồng mạ vàng; bộ yên cương và hàm thiếc của ngựa làm bằng đồng,

199
20.000 hạt chuỗi bàng ngọc bích và rất nhiều đồ gốm. Tất cả đều có
niên đại cách ngày nay hơn 1.500 năm.
Sau khi chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) kết thúc, do bận rộn
với quá trình tái thiết đất nước nên Hàn Quốc tạm dừng việc khám phá
những bí ẩn trong các ngôi mộ cổ của vương triều Silla ở Kyongịu.
Mãi đến tháng 6.1973, chính phủ Hàn Quốc mới tiếp tục đầu tư tiền
của và công sức cho việc khai quật, trùng tu và bảo tồn các lăng mộ
của vương triều Silla trong Daereungwon.
Theo kế hoạch, các nhà khảo cổ học Hàn Quốc sẽ khai quật một
ngôi mộ đôi, là ngôi mộ lớn nhất trong Daereung-won với tổng chiều
dài 120m, rộng 80m. Tuy nhiên, trước khi tiến hành khai quật ngôi mộ
đôi, các nhà khảo cổ học Hàn Quốc đã khai quật thí điểm một ngôi mộ
nhỏ hon (đường kính 47m, cao 12,7m) ở bên cạnh ngôi mộ đôi để tích
lũy kinh nghiệm. Và điều bất ngờ đã xảy ra: người ta tìm thấy 11.526
di vật, là đồ tùy táng trong ngôi mộ này, trong đó có nhiều hiện vật quý
báu, xứng đáng liệt hạng quốc bảo của Hàn Quốc. Đáng chú ý là một
chiếc hộp bằng vàng nằm cạnh thi hài của người quá cố, bên trong có
một chiếc yếm ngựa làm bằng da thuộc. Đây là chiếc yếm mà giới
quyền quý Silla thường treo trước ức ngựa để ngăn không cho nưóc
hay bùn bẩn bắn vào người cưỡi mỗi khi ngựa đi qua những nơi ẩm
ướt. Trên yếm vẽ hình một con ngựa màu trắng đang bay. Các nhà
khảo cổ học gọi chiếc yếm có hình vẽ con ngựa trắng này là
Cheonmado (Thiên mã đồ) và gọi tên ngôi mộ theo tên bức vẽ -
Cheonmachong (Thiên mã trũng), nghĩa là “ngôi mộ của thiên mã”.
Theo các nhà nghiên cứu, bức vẽ tương tự những hình vẽ xuất hiện
trên tường của các lăng mộ hoàng gia Koguryo. Tổ tiên của người Hàn
Quốc vốn là dân du mục ở Trung Á, những người suốt ngày sống ở
trên lưng ngựa. Vì thế ngựa là đề tài trang trí ưa thích, không chỉ cùa
người Silla, mà của cả cư dân các vương quốc Koguryo và Paekche.
Cuộc khai quật Cheonmachong đã mở ra kỷ nguyên khám phá
văn minh Silla ở cố đô Kyongịu. Theo các báo cáo khai quật, sau nhiều
tháng đào bới tỉ mỉ và cẩn trọng, người ta đã phát hiện một chiếc quan
tài, bên ừong chứa vô số vàng bạc và ngọc bích. Hiện vật quan trọng
nhất trong Cheonma-chong chính là chiếc vương miện bằng vàng,

200
được coi là chiếc vương miện bàng vàng lớn nhất và lộng lẫy nhất mà
các nhà khảo cổ học trên thế giới từng tìm thấv trong các di chỉ khảo
cồ học; và là chiếc vương miện điển hỉnh nhất của nền văn minh Silla.
Vương miện cao 40cm, đường kính 23cm, có gẳn 58 viên ngọc bích,
người Triều Tiên gọi là gogok (cổ ngọc). Đó là những hạt chuỗi bằng
ngọc bích, tạo dáng hình “dấu phẩy” (comma - shaped), một kiểu thức
tạo hỉnh trên đá quý rất phổ biến trong các cộng đồng cư dân ở Sibia,
Nhật Bản và Triều Tiên cổ xưa. Theo các nhà khảo cổ học, đây có thể
vương miện của vua Soji hoặc của vua Jijeung, những người được cho
là chủ nhân của Cheonma-chong. Chiếc vương miện này là thành tựu
nồi bật của kỹ nghệ chế tác kim hoàn thời đại Silla, đồng thời là biểu
tượng cho sự kết hợp giữa Phật giáo với Shaman giáo (một tôn giáo
nguyên thủy của cư dân trên bán đảo Triều Tiên, hiện vẫn con in đậm
dấu vết trong văn hóa Hàn Quốc hiện nay) trong kỷ nguyên Silla.
Ngoài chiếc vương miện nổi tiếng này, người ta còn tìm thấy
trong Cheonmachong một chiếc mũ, được cho là mũ lót bên trong
vương miện, cũng được làm từ các tấm vàng chạm trổ rất tinh xảo. Đi
kèm với chiếc mũ lót còn có hai vật trang trí hình cánh chim, cũng làm
bằng vàng ròng, dùng để gắn lên chiếc mũ đội trong các dịp tế lễ.
Ngoài ra, còn có một chiếc thắt lưng bằng vàng dài 125cm với rất
nhiều tua làm bàng vàng lá, chạm trổ rất tinh xảo; một thanh kiếm
bằng vàng dài 98cm; một đôi giày cũng bằng vàng và chiếc bình gốm
hình đầu rồng, nhưng phần thân tạo dáng tựa một con rùa, được cho là
một cây đèn của thời Silla; cùng nhiều di vật bằng đồng, bằng gốm và
những trang phục làm bàng da và sợi dệt rất tinh xảo; cả một bình
đồng ba chân có nguồn gốc từ Trung Hoa.
Ngoài những vật tùy táng bàng kim loại quý, người ta còn tìm
thấy trong Cheonmachong một bộ yên cương và bàn đạp, hàm thiếc và
lục lạc của ngựa làm bằng gỗ và đồng. Kiểu thức chế tác và hoa văn
thể hiện trên bộ yên cương này tương tự những bộ yên cương được tìm
thấy ở trong ngôi mộ vua Muryeong của vương quốc Paekche.
Sau khi khai quật và tôn tạo Cheonmachong thành công, các nhà
khảo cổ học Hàn Quốc tiến hành khai quật ngôi mộ đôi. Theo sử liệu,
đây là ngôi mộ song táng một vị vua và hoàng hậu của vương quốc

201
Silla, có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ V - đầu thế kỷ VI. Ngôi mộ
đôi gồm hai nấm mộ: mộ phía Nam cao 22,2m; mộ phía Bắc cao 23m.
Việc khai quật diễn ra trong 3 năm và người ta đã thu được hơn 59
ngàn hiện vật tùy táng trong mộ. Các nhà khảo cổ học Hàn Quốc đã
đặt tên cho ngôi mộ là Hwangnamdaechong, nghĩa là “ngôi mộ lớn của
vương triêu phía Nam”. Vương triêu phía Nam ám chỉ Silla, đê phân
biệt với Koguryo, một lân bang hùng mạnh ở phía Bắc Silla.
Những di vật phát hiện trong Hwangnamdaechong đã làm rõ
nhiều vấn đề liên quan đến tôn giáo, phong tục và nghi thức tang lễ cùa
người Silla, cũng như góp phần chứng minh mối quan hệ trao đổi hàng
hóa, thông qua "con đường tơ lụa ”, giữa các bộ lạc ở Trung Á với các
cộng đồng cư dân cổ đại sống trên bán đảo Triều Tiên từ đầu Công
nguyên đến các thế kỷ V - VI.
Trong các vật tùy táng tìm thấy trong Hwangnamdae-chong có
một chiếc thắt lưng bàng vàng rất đặc biệt, được coi là một biếu tượng
quan trọng khác của triều đình Silla, vì những thắt lưng loại này rất
hiếm, chỉ tìm thấy trong các ngôi mộ của hoàng gia Silla mà thôi. Đày
là chiếc thắt lưng bằng vàng dài nhất được phát hiện trong các cổ mộ ở
Triều Tiên. Thắt lưng dài khoảng 2m, tạo thành từ sự kết nối 39 miếng
vàng được chạm trổ công phu. Trên thắt lưng chính còn có rất nhiều
dãi tua, cũng làm bàng vàng lá, thể hiện các quan niệm về vũ trụ, nhân
sinh và tôn giáo tín ngưỡng cùa người Silla. Ngoài ra, còn có một chiếc
vương miện bằng vàng có hình dáng và kiểu thức trang trí tương tự
như chiếc vương miện có trong Cheonmachong. Theo các nhà nghiên
cứu, trong số 10 chiếc vương miện cổ làm bàng vàng được biết đến
trên thế giới, thì có 8 cái được tìm thấy ở bán đảo Triều Tiên, và 6
trong số đó thuộc về vương triều Silla, 2 cái còn lại thuộc về vương
triều Kaya, một tiểu quốc nằm ở phía Nam Silla và bị Silla thôn tính
vào năm 562.
Các vương miện của Silla tuy có vẻ mảnh mai nhưng thường
nặng trên lkg vàng và thường gắn hàng chục viên ngọc bích rất lớn. Vì
thế, các nhà nghiên cứu cho rằng, có lẽ, các vị vua Silla không thường
xuyên đội vương miện này, mà chỉ sừ dụng vương miện trong các dịp
lễ lạt quan trọng. Thậm chí, có người còn cho rằng những chiếc vương

202
miện này chưa hề được đội, mà chỉ là vật tùy táng, chôn theo người
chết mà thôi.
Tiếp sau Hvvangnamdaechong, nhiều ngôi mộ cổ trong
Daercungvvon được khai quật như: MichinvuniỊneung; Seobongchong;
(jeumjungchong... Tuy nhiên, đen giữa thập niên 1980 thì Hàn Quốc
tạm ngưng khai quật các ngôi mộ cổ, do khuynh hướng “không muốn
quấy rầy nơi yên nghỉ của người quá cố” gia tăng. Điều này đã tạo nên
sức ép buộc chính phủ Hàn Quốc tạm dừng việc khám phá bí ẩn trong
các ngôi mộ cố. Chính phủ Hàn Quốc tập trung gia cố, bảo tồn và công
nhận các ngôi mộ đã được khai quật là di tích quốc gia như:
Cheonmachong (di tích số 155); Hvvangnamđacchong (di tích số 98);
Michuvvangneung (di tích số 175)... Hàn Quốc cũng công nhận toàn
bộ khu Daereungwon là di sản quốc gia số 40, tiến hành tôn tạo cảnh
quan và mở cửa di sản này để đón du khách đến tham quan.
3. Chuyến hành hương vào khu lăng mộ đầy bí ẩn của vương
quốc Silla của chúng tôi do Tổng cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc sắp
xếp. Hành trình khám phám bắt đầu bàng con đường đi xuyên qua
rìrng cô tùng. Thấp thoáng phía trước là những nấm mồ xanh mướt và
căng tròn như bầu ngực của những nàng tiên nữ, nổi bật trên nền trời
trong veo của cố đô Kyongịu. Ồng Park Jung-il, cán bộ của Tổng cục
Di sản Văn hóa Hàn Quốc giải thích cho chúng tôi lịch sử, tên gọi và
quá trình khai quật các ngôi mộ cổ trong Daereungvvon, nhưng chí có
một nơi duy nhất du khách được phép đi vào lòng mộ để tham quan.
Đó là Cheonmachong. Sau khi khai quật di tích này, các chuyên gia
bảo tồn di tích của Hàn Quốc đã đưa phần lớn đất đá ra khỏi ngôi mộ
và dùng đả cuội gia cố Chconmachong thành một hầm mộ rỗng lòng,
đổ du khách có thể vào sâu bên trong, tận mắt chứng kiến những gì
tàng ẩn trong Cheonmachong. Phần lớn hiện vật thu được từ
Cheonmachong được trưng bày ngay tại hầm mộ này, chỉ những bảo
vật quốc gia thực sự quý hiếm mới được đưa về bảo quản và trimg bày
trong Bảo tàng Quốc gia Kyongju. Tuy nhiên, du khách vẫn có thể
chiêm ngưỡng bản sao các bảo vật này - với chất liệu, hình dáng và
kích thước đúng như thật - được trưng bày bên trong Cheonmachong.

203
Du khách cũng có thể “diện kiến” chủ nhân của Cheonmachong
đang yên nghỉ trong chiếc quan tài cải táng bàng kính đặt chính giữa
hầm mộ. Đây quả là một trải nghiệm tuyệt vời cho những ai yêu thích
lịch sử và đam mê khảo cổ học, bởi họ được dịp “đối diện” với “nhân
chứng” và những “vật chứng” của 1.500 năm trước. Và tôi là một
trong những người may mắn có được trải nghiệm tuyệt vời đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hàn Quốc - Lịch sử và Văn hóa (1995), Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
2. http://www.orientalarchilecture.com
3. http://en.wikipedia.org
4. h t t p : / /m v A V .li f c in k o r e a .c o m

204
NG Ư Ờ I Đ Ú C TRÙNG TU T H Á N H Đ Ư Ờ N G
F R A U E N K I R C H E - MỘT KINH NGHIỆM HAY VÈ
T R Ù N G TU DI SẢN KIÉN TRÚC

Trân Huyền *

1. Dresden là thủ phủ bang Sachsen ở miền Đông nước Đức.


Nguyên xưa nơi đây được vua Friedrich Augustus I chọn làm kinh đô
của vương triều Sachsen. Vị vua này đã cho xây dựng nhiều công trình
kiến trúc nguy nga, lộng lẫy, biến Dresden từ một bãi bồi bên dòng
sông Elbe thành một thành phố biểu trưng của nền nghệ thuật và kiến
trúc thời kỳ Baroque. Vì thế, Dresden được tôn vinh bởi rất nhiều mỹ
danh: Frorence on the Elbe (Florence bên dòng Elbe); the Venice o f
the East (Venice của phương Đông); unmatched collection ofbaroque
architecture (Sưu tập kiến trúc Baroque không nơi nào sánh kịp), Stadt
der Wissenschaften (Thành phố của khoa học)... Năm 2002, Dresden
được ghi nhận là one o f Europe ’s greenest cities (một trong những
thành phố Xanh nhất châu Ẩu). Năm 2004, UNESCO công nhận
Dresden và vùng phụ cận ven dòng sông Elbe là Di sản văn hóa thế
giới.
Trước khi bị bom đạn hủy diệt trong Thế chiến II, Dresden nổi
danh là nơi bảo lưu những công trình kiến trúc Baroque hàng đầu thế
giới và được tôn xưng là thành phố đẹp nhất châu Âu. Khi Augustus I
(1670 - 1733) cai trị Sachsen, trường phái kiến trúc Baroque được
Augustus I ưa chuộng và chiếm ưu thế tuyệt đối ở Dresden, Nhiều
công trình được xây dựng theo lệnh của Augustus I như: Zwinger
Palace; Semper Opera Haus; Frauenkirche... được thừa nhận như
những mẫu mực của trường phái Baroque. Do vậy mà Augustus I được
mệnh danh là Dresden Baroque.
Một trong những kiến trúc tiêu biểu của Dresden là thánh đường
Frauenkirche, tức Nhà thờ Đức Bà Dresden, được coi là một thành tựu
nghệ thuật vĩ đại của thời kỳ Baroque, niềm tự hào của kiến trúc châu

♦ Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Năng.

205
Âu và là ngôi nhà thờ Tin Lành quan trọng bậc nhất ở nước Đức. Tòa
thánh đường hình quả chuông cao 93m, do kiến trúc sư George Băhr
thiết kế và được xây dựng trong 17 năm trời (1726 - 1743), trên nền
một ngôi nhà thờ cũ đã tồn tại nơi đây từ thế kỷ XI. Trong suốt 200
năm, của tòa thánh đường với dáng vẻ vững chãi và yêu kiều, đã vượt
lên tất cả những kiến trúc khác của Dresden cổ kính, in bóng lên nền
trời của “kiệt tác đô thị bên dòng Elbe” và trở thành biểu tượng của
thành phố xinh đẹp bậc nhất châu Âu này. Trung thành với nguyên lý:
nhà thờ là nơi của sự nương tựa và gặp gỡ, Frauenkirche dường như
được kiến tạo cho sự trường tồn bất diệt và vì thế, đã trở thành biểu
tượng của thành phố Dresden trong suốt 200 năm.
2. Đêm 13/2/1945, không quân Anh và Mỹ tiến hành cuộc tập
kích đường không lớn nhất trong lịch sử Thế chiến 2 vào thành phố
Dresden. Những trận mưa bom trong cái đêm kinh hoàng ấy đã giết
chết hơn 35 ngàn người dân Dresden và biến thành phố thành một biển
lửa, thiêu hủy nhiều công trình lịch sử của thành phố. Frauenkirche,
kiến trúc nổi tiếng nhất của Dresden bị cháy rụi và đổ sụp vào ngày
15/2/1745, chỉ còn lại hai mảng tường cao khoảng 20m. Từ cái đêm
khủng khiếp ấy, hình ảnh tòa thánh đường Frauenkirche nguy nga và
lộng lẫy không còn kiêu hãnh vươn cao trên nền trời Dresden, nhưng
nó đã được khắc sâu vào trái tim của người dân Dresden và người Đức
nói chung như một hình ảnh bi thương của chiến tranh. Gerhard
Hauptmann, một danh nhân người Đức đã nói: “Nếu như có ai đã quên
đi cảm xúc đau xót là như thế nào, thì hãy học lại điều ẩy từ sự hủy
diệt của Dresden Sau chiến tranh Frauenkirche chỉ còn là đống đổ
nát và trở thành nơi tưởng niệm những nạn nhân của trận bom kinh
hoàng ấy, đồng thời cũng là biểu tượng chống chiến tranh. Hàng năm,
vào ngày 13/2, người dân Dresden lại tụ tập tại ngôi nhà thờ đổ nát ấy
để tượng niệm ngày thành phố bị tàn phá, với một ý nghĩ luôn nung
nấu trong mỗi lòng người dân Dresden: “Frauenkirche phải được phục
h ư ng”. Và họ tìm mọi cách để làm được điều đó.
3. Sau khi nước Đức tái thống nhất, ngày 13/2/1990, cuộc vận
động phục hưng Frauenkirche mang tên “ Tiếng gọi lừ Dresden ”, được
phát đi từ thành phố Dresden nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành phố
cổ kính này bị hủy hoại. Thông điệp này đuợc gửi đến mọi miền cùa
206
nước Đức và nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhằm kêu gọi các tổ
chức và cá nhân ủng hộ tiền của và trí lực cho công cuộc phục hưng
nhà thờ Prauenkirchc. Tổ chức Hiệp hội Dân tộc Đức do Tổng thống
nước Đức làm Chủ tịch danh dự được thành lập để xúc tiến việc trùng
tu Prauenkirche. Sau 45 năm chờ đợi, giờ dây người dân Dresden và
những người yêu mến thành phố này ở khắp thế giới có dịp bày tỏ tấm
lòng với Prauenkirche bàng việc đóng góp tiền bạc và trí tuệ cho dự án
trùng tu thánh đường này. Năm 1991, Hiệp hội xúc tiến trừng tu
Frauenkirche ra đời quy tụ hơn 6.400 thành viên ở Đức và ở hơn 20
quốc gia khác nhau. Cuộc vận động vận động tài chính để trùng tu
thánh đường Prauenkirche nhanh chóng lan ra các quốc gia khác và
được đánh giá là thành công nhất từ trước đến nay trong việc huy động
nguồn kinh phí phi chính phù cho một dự án trùng tu di tích. Anh quốc
thành lập tô chức Trách nhiệm Dresden do Công tước Kent và Tổng
Giám mục Coventry là những người bảo trợ; Mỹ có Hội những nạưừi
bạn của Dresden với những nhân vật tiếng tăm trong chính trường,
giới kinh doanh và giới khoa học Mỹ như TS. Henry Kissinger, David
Rockefeller và GS. Guenter Blobel, người đoạt giải thưởng Nobel, là
những thành viên chủ chốt (Hội này đã ủng hộ dự án trùng tu
Frauenkirche 820 ngàn euros); Pháp có Hiệp hội Frouenkirche Paris
và Thụy Sĩ lập Hội những người bạn Frauenkirche Dresden... Tất cả
đều phối hợp với Hiệp hội xúc tiến trùng tu Frauenkirche tiến hành
cuộc vận động tài chính, kỹ thuật và nhân lực cho dự án trùng tu
Frauenkirche. Kinh phí thu được từ cuộc vận động được chuyển đến
Quỹ Frauenkirche Dresden, cơ quan trực tiếp điều hành việc nghiên
cứu, khảo cổ và phục nguyên thánh đường Frauenkirche.
4. Theo dự toán, để trùng tu hoàn chinh Frauenkirche phải cần
đến 130 triệu euro. Đó là một ngân khoản khổng lồ, mà nếu không có
những sáng kiến siêu việt trong việc quyên góp tiền tài trợ, thì dự án
khó có thể thành công. Những người Đức ở Dresden đã làm được điều
đó. Ngoài những tài trợ của những các tổ chức và cá nhân hảo tâm,
những người điều hành dự án đã nghĩ ra những chiêu thức quyên tiền
rất thông minh và độc đáo. Họ đề ra chiến dịch “một viên đá cho
Frauenkirche ”, theo đó, cá nhân đóng góp tiền cho dự án đến 250 euro
sẽ được Quỹ Frauenkirche Dresden cấp Chứng nhận quyên góp hạng
207
Dồng (Bronze Donor Letter); đóng góp đến 750 euro sẽ được cấp
Chứng nhận quyên góp hạng Bạc (Silver Donor Letter); đóng góp đến
1.500 euro sẽ được cấp Chứng nhận quyên góp hạng Vàng (Golden
Donor Letter) và đóng góp đến 10.000 euro sẽ được cấp Chứng nhận
quyên góp hạng Bạch kim (Platinum Donor Letter). Trên giấy chứng
nhận có chữ ký của 4 vị chủ tịch các hội quốc gia và địa phương tham
gia điều hành dự án trùng tu Frauenkirche. số tiền này được gọi là tiền
“nuôi dưỡng một viên đá” (adopt a stone), tức là dùng để mua các viên
đá trùng tu nhà thờ. Vì thế, những cá nhân đóng góp hạng Vàng và
hạng Bạch kim, ngoài giấy Chứng nhận, còn được trao tặng bản vẽ tòa
thánh đường sau khi phục hưng, trên đó có ghi dấu vị trí viên đá mà họ
“nuôi dưỡng”. Nhờ lối quyên tiền độc đáo này, đến tháng 9/2003, dự
án đã quyên được 59 triệu euro “tiền nuôi dưỡng một viên đá”.
Một sáng kiến khác cũng rất độc đáo và thú vị: Quỹ
Frauenkirche Dresden hợp tác với hãng Steine von Gestern, hãng đồng
hồ danh tiếng của Đức, ra đời từ năm 1821, chế tạo những chiếc đồng
hồ trên đó có gắn những mẫu đá nhỏ thu hồi từ đống đổ nát của thánh
đường Frauenkirche, để bán cho du khách đến thăm Dresden. Người ta
trích từ 20% đến 30% tiền bán mỗi chiếc đồng hồ (giá từ 50 euro/chiếc
đến 1.000 euro/chiếc), để chuyển cho dự án trùng tu thánh đường
Frauenkirche. Tính đến tháng 9/2001, đã có 5 triệu euro trích từ tiền
bán những chiếc đồng hồ độc đáo này được chuyển đến dự án trùng tu
thánh đường Frauenkirche.
Tất cả quá trình trùng tu, từ khi khai quật khảo cổ nền móng nhà
thờ (khởi công vào tháng 5/1994) đến khi lắp những chiếc chuông vào
gác chuông (tháng 12/2003), ban điều hành dự án đều quay phim, sau
đó, in sao thành băng video, VCD và DVD bán cho du khách (mỗi bộ
2 volume, giá 24 euro/bộ). Ngoài ra, hàng chục loại sản phẩm khác
nhau in biểu tượng thánh đường Frauenkirche như áo pull, khăn tay,
mũ, huy hiệu, đồ sứ, đồ thủy tinh, đồ trang sức... được sản xuất để bán
cho du khách. Tiền thu từ việc bán các mặt hàng này cũng được trích
để góp vào dự án.
Từ các nguồn thu đa dạng như trên, Quỹ Frauenkirche Dresden
đã gom đủ số tiền cho việc trùng tu Frauenkirche. Công cuộc trùng tu

208
kéo dài hơn 10 năm. Người ta đã dọn dẹp cái đống đổ nát trong suốt 45
năm ấy, chọn lọc và định vị từng viên đá của nhà thờ cũ theo đúng như
vị trí nguyên thủy của nó. Khoảng 1/3 số đá của nhà thờ cũ đã được sử
dụng trong công cuộc tái thiết Frauenkirche. Tháng 3/1999, việc trùng
tu phần nền móng và tường nhà thánh đường được hoàn tất. Tháng
10/2002, hoàn tất trùng tu vòm mái chính và 4 vòm mái phụ. Tháng
6/2004, trùng tu xong phần gác chuông và lắp đặt cây thánh giá bằng
vàng trên đỉnh tháp chuông. Nguyên cây thánh giá bàng vàng của nhà
thờ cũ đã bị rơi từ trên đinh nhà thờ cao hơn 90m xuống và bị vùi lấp
trong hơn 45 năm dưới đống đất đá đổ sụp của nhà thờ. Mãi đến khi
khởi công trùng tu phần móng của nhà thờ, người ta mới phát hiện cây
thánh giá cũ, tuy bị méo mó nhưng chưa hề sứt gãy. Cây thánh giá này
được đưa vào bảo quản và trưng bày bên trong nhà thờ mới trùng tu.
Tháng 2/2000, thông qua tổ chức Trách nhiệm Dresden, chính quyền
thành phố Coventry (Anh) đã tài trợ toàn bộ kinh phí phục chế cây
thánh giá bằng vàng này theo đúng nguyên mẫu. Thành phố Coventry
là nơi bị bom của Đức Quốc xã thiêu rụi trong Thế chiến 2. Người Anh
coi việc này như là để chuộc lại một phần lỗi lầm của quá khứ. Có một
điều thật thú vị là Alan Smith, người phục chế cây thánh giá mới này ở
London, lại là con trai của viên phi công người Anh đã ném bom
xuống Dresden vào đêm 13/12/1945. Vì thế, cây thánh giá này chính là
biểu tượng cho sự hòa giải của hai dân tộc Anh và Đức. Đích thân Nữ
hoàng Elizabeth II đã đến dự lễ tiễn biệt cây thánh giá này khi nó được
đưa lên tàu để chuyển tới Dresden.
Tháng 6/2004, hàng vạn người dân Dresden đổ về quảng trường
nhà thờ trong ngày lắp đặt chiếc thánh giá bằng vàng lên đinh nhà thờ.
Hầu như tất cả họ đều bật khóc khi tiếng chuông ngân lên báo hiệu
việc lắp đặt đã thành công. Phần trùng tu ngoại thất đã hoàn thành.
Hình ảnh nguy nga của thánh đường Frauenkirche đã trở lại trên nền
trời Dresden.
Theo kế hoạch, Frauenkirche sẽ chính thức khánh thành trùng tu
vào năm 2006, nhân dịp kỷ niệm Dresden tròn 800 năm tuổi. Tuy
nhiên, đến ngày 31/10/2005, việc trùng tu nhà thờ đã hoàn tất, sớm hơn
dự kiến ban đầu. Từ đó đến nay, mỗi năm, Frauenkirche đón hơn 2,5
triệu lượt khách viếng thăm nhà thờ. Họ đến đây không chỉ để hành lễ,
209
để tham quan ngôi nhà thờ lộng lẫy và nguy nga, để thường thức các
buổi hòa nhạc của Dàn nhạc giao hưởng Dresden, mà còn để bày tỏ
lòng ngưỡng mộ đối với một biểu tượng của sự hòa giải và của ước
vọng hòa bình. Đó mới chính là điều mà những người tham gia vào
quá trình trùng tu Frauenkirche mong muốn dâng tặng cho thế giới
này, cho dù họ là ai? ở đâu? thuộc quốc tịch? và có là giáo dân Tin
Lành hay không?

210
fN
£ £ £ r •) <N
s
m E £ s
-n
-w ọ ọ
\ọ o o
v<c«
to
ọ ọ o
oo (N ọ
c o Ọ ÕN
m ^sO
J= -C vo íN <N
CJ c-t £
>-* s
ọ ọ ọ oo
c c Ọ vo cs
«y <Q> o o o r- ỜN
(N
a Q

X X X ><
c ỒX) X >< >< X
cs r>>
‘3d Sá M ƠN r^'»
id p m

'«D ọ 00 CN CN
:s ƠN x: 00 '<a> ÒN ÒN
<«L) GN

pfl <03

4—» -fí
■4—» -*
— »

H * 3
LONG

'<c3 '<cd r<cp '<cd


Q Q ẩ Q
CN
00 <N
c c
MỤC NHÀ XƯA, NHÀ CỒ Ở VĨNH

ai "<<L>
WD cu ^ỉ* cuC' I #N
>>
c #> 0 h
h Ã
Ọ o< Ồ > r\ < 4> -

m 1 ọp ơ< • *-H3 h
Ớ s
J=
CN
DOH c CN g <o
><
-q 00 0D >cd 5b
CJ
i ĩ — > z CM OX)
> 5 oọ cú
■6 > DJ) CÙ
PHỤ LỤC

*<o #\ 3 5
ã Ôn «u •*ơrs Xỉ
c. r- r\
'<o #N •6 •♦ơ#N
x: un
c/5 k<o ọ " m < N
c v<ọ «ọ r<ọ VÕ cs
C/3 C/D (N c/3 ^<Ọ s<ọ <<ọ
pis '<ọ
GO
(/> co c/)
H CO

cx c ^<ĨD cd
vỈ-I
r—< «ụ.
c ‘•<D >< H •§ < b Ế
<0J < 1 0D H
pC 2 43
•*—» u z
e £-^
•r •g >
r2 9 X • r-H*
2 op
DANH

tjạ
'3 H g CO 2 H <9 c ỒO
«ụ E yC
u Ị-J
<ctf
«D o H
D u h 3

c'ộ
x> «u I
H

'Cd
-C
-08 o o
-C • r —<

c cx Dh cx cti cx cd Oh

3 iă J2 i:
Dh h cx
O
00 i3
'C^

cd cu G i2
0h
Ỏ3 • f—
^
03 Dh

2 bò ỒO

c2 m

(Z> (N ir> r-* oo ƠN


CN
(N <N <N rs <N (N CN <N <N rs tN
e o
10 o o 0E 0s B
0 06 0 0 s
0 0 0
o o o 0 0 0 0 0 0 0 0 0
ON o (N m 0 10
<N m
(N <N <N m
<N (N CN
CN CA
<N^ õr~"
s s 6 B s B
s s £
o o Osr\ 0 m 0 0 0 0 0 0
o (N 0 (N 0 <N 0 0 0 r- 0
(N (N 00 m N m cn (N (N m cn
<N

X
><
o ON
00
r^
oo PỈỔ 00 00 r-
r—
H
V«D r- os <N 0
M
m
O s 00 õo 00 00 ON -<(D Os ON
T—
^ ,5■4—
* r-H t—
H
'<cd '<cpd .ã -<c3d
s Q ữ Q
w\ »0
Ờ ù
m m
ir> iTì Kf-H KrH CÚ
2 Ì3 #s
§ cũ
fs
CLi
pl; CÙ u 0 m 10 ữn
> #\ #N mC\ ■H c 00 CÙ
ơ ù
c«s
00
m
00 00 ruB
V»-H ĩ«u IT) ồtì rô rn
H H 00 DO ỒO 3^ -h
P s
00
bo
<N bí) _r
củ
X
ỒD PÙ
o *
<a <§. Ỉ«G
D n*^ £ -s * i *6
'§ '§ r» 3
2 •N 2 «0 <§ * ơ p «5 PÍ J O n rv b
(N 00" #N ơù <
ợ H (N m t 3#N
«5 ON 00 vo z § £ (N 00
r\ rò (N ÒN ^<0 <0
(N
N '<o v<o *<o v<o *<0 oó' '<o v<o CN 00 co
G0 c/3 00 00 v<o ứ ì CO
*<0 </) <<o
(Z) 00 c/í

ỒO «cL>- 0cử c
■s «u "S*
+ -*
&3 "o £ 6 -8 Q h ã
<OT« *-Õ s w s 13 0
<5
K 0 0
'>cd 0
> 0 J5
PL,
•FH«
15 o-
H ồfi •rH* õ- H > 5b 1 *
«tf. 2 £ 2 5b
X H J3 btì H z H c
Ỉ«D ĩ<có) 00
00 iO H Ỉ«C DJ <0> í
•w-4 *'<ỈH
c3 >> ì
2 > >% cd 5b
b
5b 5
J3
h
1 H s
00 H 1 2 2 H
O. Ễ

•'•c|H
tí ‘•3 “Cd ^-4 •
‘■3 ’“S ••—
*
;cd
o 0 p0d iă
0 p2
0
iă0
0
•»"H«
*3 -ã •^
c-d4 •3 ’3 •^-4
cd cd «3
•& «ơ J2 J2 £ 1 1 J3
ừ a ỒO pS
ễ •H •Ìh IB
•H •M
5b 0 ỒO ỒO ỒO u V ồù 5b « 3)
C3 cd cd cứ a Cd
m n Ổ m PQ « Ổ

o (N cn vo 00 os 0 r*H
- (N <N
rs| ÍN <N <N CN r-ỉ ncc C
N
Í
"6oo oo 0
£ 0 0
B
0 0
s 00 0 <N
0 0 0 0 0
v or> o 0 ÌT) 0
r^ 0
0
0
vo Ó
0 0 0
(N
CN" fN fN rsCN
vo <N <N rs^tc <N ÒT"~ <E
N £r-
CTn vọ
ooB oo£ 0
e 0 VO 0
r- 0
c OsN E
(N 0in ^ (N
m 0
m CN (N m 0 0
r-
m (N
X
>< M
lyn or^ 0
CN rn
CN
J 0 0
(N % X ON
oo 00r' ( Qn Òn Òs Os *•2
«u os ÒN
0 -
4* i
— i
H—
» sd
)C
D
'<C3 =
u3 2
Q
ơi 'O03 cd •ỈCif <ccd
Nguyễn Trung Chánh Ẩp Tân Thuận, xã Tân Hòa

'O 'O Bb
2
cctf
K
ccd 2 H ỈC
X d airv
< <
H
ỈC 3 H H
*Xcd H <ccd >
^• <ể «3 a; <0c ^c H-csd
X#N ỈC3
>< ỈCG
><cs 1 * Ẵ X vo Q ỒO c
dỉ ws ỒO 'Oaj <s •rĩ < c^ s 1 5 >
cr3 <
c )Cd
á Ễ Ễ Ễ cz ^ ỉãojb H0 ^
H
Cd 'O Ớ£ H
ỈC
3
«h-u5
1> *< <&
ođ z << >< H ^ 'O s
H H H N
<o.
< <<
cu Q, CU -<N

o
00

cBdb Ồ
tí30
bco ✓<s 0c0 ‘3 2cỒ dÓ '§ 'C
-*-5
3 b z «0
•2Ò2» '<o > H
2•HrH* <5 í »H -c0d
H •H
0 0
>G sc *p“ctì3 f
-
H« ^<0 JC
i<GỊD >
ctf -1 ỉ<0J H ŨO H Ỡ3 cx 03
'<o 35b § ỉ-4 '3& í<că) B
X
ỒO Ế 'Cd Ja< D 'G
X 0 H 00 £

"3
J3 '3 ;a
iỉ0ỉ ’-03 '£"3 *iỉ-c3
0
■ỗ cd •0ca 3 •
cd •f*4 £Gí
0
•s •0cđ
•6 H J3 ’5b J3 ỒO c •O iỉ
a a c3d •ồÍ-H •in cQd ca ừ
u u ‘5b Ờ õb ữ 00 P 5b 0
•0Ìh0
C3 ccSa c d cd
CQ cS OQ cCSd c2a j
(N
(N (N (N <N v<N
o r^
(N (N O
00
<NN 0 m (N

<N <N <N <N rs fN ÍN CN
(N
oe o
s oe o o o o oo
o o o o o o o o
o o o o o o o o
00 00 (N oT—
H l/~
rH> o o o CN
<N ÍN <N (N <N
CN^ CN rs <N ÓT" <N^
B o
o
o
o
o o o6 o o o oa o
m CN o o o o o o
CN CN m m

X X X
X >< ->* X X
M o M ƠN •Ỉổ '2+-* X M oo
o CN '«D >—H Os -Ka)
oo ÒN X: — x oo ƠN
•*—
> •><0 *-CJ»
*—
r<303 '<c<3 '<cd u '«& '«cd
Q ữ Q Q Q

p!3 o o
tí c 2 '5
3
Khóm Lê Văn Tám, p.l

o 3 5 J5 s
s s s •8 £ pC Qh Oh
• LONG HỒ

q 3 Dh cu co
< < _r ^Cu HH. £1 cd Cd 'O W)
c
ỉcd ỉcd ỈCd 03 ~ ~ Dh 'O o K o
X >< * 'O
HH ^ •S 3 K
bồ #N •§ ri
00 ỒO
ỉ * £ Ễ •§ •§ s
C Q §
Ễ Ễ Ễ 2
ầ -Ẽ 1 i
1 £ s #N ẫ r» t►

—HH ỒO
HUYÊN

c G z
<2 < < icd ỉcd < < o
X >< <
p< cx Dh J5 -13 o s§
s< << << Dh CU X -S
0h cu

■§ ỒD ỒO ỒD
•»H 0fi c
Nhà truyển thống

<o «u- •ã c
s L tí •r-H o 3-
Q ỒO H o H X □ £
« 1 <o- 0h
Bảo tàng

•tí •*H
H H c ^ J3
o
3 'ỗ H
CJ > "í>% >
i«D ơ p ỉ<cõj c
i<0) ‘ị 1 X
5 ỉ<c&) «g
>> Ể i<ỗ b ẫ) 2
5b h 3 o i bbù 5b z
z ỒD 5b > b
2 z 2 £

-cd ’vc3
ò o
Odh ■s ■s 13 •s § •r-H
cd
^C to •tơ Dh t3 ■•Ơ Pk ỒX) pCJ
«3 ừ X ỈÌ3 a
Dh CL, £ 5 CU
u u u u 2 00 5b
cd cd
CQ CQ

m NM
HH
CN m *r> vo r- oo ON o
m m m m m m ro m
<
N <N fN (N CN C
N rs
E £ £ £ £ c £ £ £ c
o o o ọ o ọ o ọ o o
o ọ ọ ọ o o o o
o o o o
(N ọ ọ
o\
o
O N
(N
r^s
Tì r- o
<
N ÍN ÍN (N
<
N (N ÍN C
N
£ £ £ s c £ s
ọ r^) o o ọ ọ s o
Ọ o o tr> ọ
o o ÒS
CN
(N o
(N
o
m o ọ
(N rn

CN Ọ
o\ Ò s r-
r- r- Os
o CN (N c rn «cu ;0
c ^■+-* >X
QN Òs
1 1
On
T—^
Cn «HD
4-* T3 1 ÒN ĩn v-l
T3
3 «D s
H T
U v<o X
^I
—(

'ỌỊ '03 'J2


£
(N
ĩỆ s £ễ iể u

o o o o o o o o o
'S '5 '5 '5 '5
3 3 3
-S J3 -5
3
J5
5 5
•C
o
cu -5 •S 5
Oh O h CLh cu cu CU Cu ÍX
op ọp op op ọp ọp ŨỌ ồp bp Ph
5 £ c g c G c g c
ọ o O o q o o q o
>-3 h3
<
r* r» c\ #> r\ c ^
3
<
G G
< < < C
Q 56 X<c^’
ữ ơù
<OỊ. <cd- <03-
5b
^3
Ồ 0 z
3 3 5 3 3
H H H
3
p tí
H
yH5 H
£
H 0
2 o
'5
o
ũù ồp ọp op C Ị) ạp op 5
c c c c g g c 1 s cu
ọ o o O o o o
h-3 h-5 h3 h3 0h 0h


Ọ c
ợ <0) ạ* K
<cd
o Xí 'O
p2 3

• »H«
Q
CJ
2 X
c D
Ĩ3
-5
h
H
H
xi o- ọ ọ '«D
5b 00 Õ - í*
H ẵ) H <
£ 2 2 > e
Ui <o '<3
u- i
H Vh H H H
H H C
Q
í
'Cd Hữ
43
o o o
I
• PH cd cđ •s ■ỗ cd
ỉt3
&
JS bi) iă <o to J3
cu Oh a
i: ã a!
X a
-13
u Ổ
u D
U W) u u òò
cd cd
P
Q O
Q m

(N rọ 'Ọ r- oo p
^r
ÍN <
N <
N <
N (N
<
N
6
o o
e ọ
£ s s
o o o o£ o
o
o
o
o ọ o ọ o
(N o o vo 00
rs"~ r^T" rs~" (N <
N
JE s 6 p
s s
lo o
s
o o o *0 o o
*0
(N

m (N <N

p
c>> *<g r>>
M o H ><
—< Ò s •Sí

ON
*o
00
00
m ^■*-» iX Ch X '% X
oo 00 Os —< «H
D r>> -4—* i—(
*<o v§ '<o X
'C3 V«Ị> T3
Ũ 43 .2 'C3 Ũ
z * rổ

o ọ Ọ ỉ>% ỉ>%
<o- <o*
5 3 s 2
iCd ic3 hH s
Oh X >< g § §
< co hJ
o ỉcd ỉcd
§ rO
3 ợ j2 cd >< ><
§ â «0 z £
5ỒO È2 Ho 2 Ho X '5 <
fN #N
> H o o
2 **o '5 G0 00
o
-5
5 3
iã 'W*
z
3
•S
Dh
cx
0L,
ạ, p cx
5 •<<
Oh << << 55 s
<

5P
c£ Ị
*
■<
• iH
> 5 ọp
u Ọ
H ỒO u • »-M «D
• r-H
tí 2
e <Q H c5
2 Õ c 43
c «!> Ỉ«L) ocd-
ỹ •«
tỊ
—>
4 h
"p* s 5b H
Ể 2

'Cd
Ị3 -2 Xo
o o o
3
• »H
cd I
•H cd ’S
JS & íd
Ph ỈĨ3
•^Ồ £
DO O u ơù 00
cd cd cd
m c2 CQ CQ

(N m IT)
ín irĩ in m
<N (N (N fN ÍN
6
o
íN

p
£ 0
s 0
B
0
s o
c £
o
jE
o o
e
o 0 0 0 o o o ọ
o o 0 0 0 ọ <N
co
H
00
O
<Nn 00
(N <N H
p
r-~
ÍN (N (N CN <N
6 s CE B 6
o6 £ 6
ON
ọ 0 ọ ọ
o
o
<N
(N 'O
(N N 0
(N (N
CN
^r

p>>

^ 0 p
X CN ocn
0
Os ÒN +-» ►
—«
G N Ò N
— X ON ÒN ÒN ÒN
' 1
r— H
v<o
ũ

H CQ
kM ỉa* r\
o X CQ 0 o- 0 o
H ■& '5
3
rs ọ
<ọ.
'5
5
r- VS
3
'5
5
H .c
y o Oh
o CL, 0 a. Oh op
><
3
,5
•Í- - I2 '5 1 -§ ọp
c

o
H Ph 3 .3 o h3
ề Oh
CQ o
£ s CL, s hJ ỉcd
Oh Ọ- icd
£
0« ỉcd ỈCd X
X 3 >< *<< X <<
•<<
PL,
&
X <<

ỒX)
ồtì
^5 ọp
cẩ- tí9
<5o 3 c c

£9
'd
I ọp
'Cd
c/5 <o
H
o
'03 ĩ
ỒD 2 c '«D H

'ọ >
c
'<ctf
p
H
*
i—<
>
Ê2 1H5 J3
£ u
'<o
c
Ỉ< < D
o
ố ỉ° H
‘•3 í u >
ổ§
ố Q
-d
H Q 5bo

'Ọí “C3
CJ o o o o
•ã •»H
cq § '3
•I—H
cd
to •S -S òò bò
ỈĨ3 ừ c^j cd
x: s • Ìh
u u 5b ỒO bỉ) bò
« PQ ỒX)
ạỊ cd cd
CQ « Ổ m cS

oo On ọ CN
in l/~> vo VO 'O ^0 'O
<N CN <N fN rs| fN
<N (N
s £ 6 s s o
o o o o o o o o
o o o o o o o
r- o o r- <N (N oc
in <N oo in <N
(N <N <N ÍN <n'"‘ <N (N rs
8 s B
ous~> oe s s
m o ÍT ) o o o
om (N o r-
(N (N (N (N

vo ->* o r- VO
<N “Jầ
■+ X—Ì -«
-» H
M
o 00 'S X oc
Os D ƠN 00 •*-* *— *
oc
•- X
-<o v‘<o ^
p p
ũ '<cd u
Q

ỉcd
<o* >< *>>
X #N

rs
BÌNH MINH

o *c3 *cf DO 0X)


c "D c
s õ <o 5 <o
s u Dh rọ •& a Q ơ Q
00 Íơ3 •
—J cti
DJ0 g X i>> K ^ Ổ c 5
c #
N ẳ ^ s s '5s2 < ãcd
c J3 . 5 pS
ỉd
'<ctf CM o« H H H H
cu * Q K<cd Cl. ỈC3 D- icy
"<-o
+>
'D •<< > <
HUYÊN

M
< r. 00 ><
2 in
Oh VO
■«£ 00

00
i<s tí cd
Đào Tiến Khiêm

V*-H '<o 3
'O Ì5
ỒO H Ồũ
u X H
2 • ỒO
o
15 Q
•|H» •tí o-
O '
00 H
H
H c a "o z c
i<D '0 6 i<õji
<o í ỉ<õ) >* 1
ỗb >% •+-> «u «u
h
bù 'Cd hJ & ỒO
2 ỒO
z

•r-H
"Cữ vcd ^cd *'S 'Cd
o
ptì 43
o 43
o o o o o
c
a
•03 cd cd cd cd cd cd
J=j Ồ0 ^3 ^3 J3 S l 43
cd §
•H n •H •Í-H •T—
«
ỒD ỒO 00 ỒD 00 ơù ƠD
cd cd cd cd cd a cd
CQ PQ CQ CQ CQ CO CQ

vo 00 ƠN NH o ?-H (N m
vo vo vo VO > c^* r- r- r-
Ẩp Tân Thuận,

o
o

B
oE
Ba gian hai chái Hà Văn Muôn 1901

CN
xã Tân Quới

s
rs

o
o
o
ÍN
os

r-
c

H
H

<<
ac
B

Ba gian hai chái Võ Hồng Phi

<G
-G

ỉcd

cd
1897

<cC3
><
#N

cx
<ctf-
Ấp Tân Phước,
o
o
o
o
o

c
CNc

r^
£

Chữ nhị Nguyễn Viết Thanh


(N

1878

VO
xã Tân Bình

Cuối thế kỷ
rs

£
o
o
o
o

ÍN
os

H
H

<<
E

Tt-

Pháp Võ Hiếu Nghĩa

ỉcd
X

<ccd
<ccd

r\
<ơj-

Dh
XIX

Ấp Thành Ninh,
o
o
o
(N
£

00
E

Ba gian hai chái Trần Bá Đại Đầu thế kỷ XX


(N
C^T"
ƠN

xã Thành Lợi

Áp Thành Trí,

r-
^ 0 0 0 9 /^ S c t’
Pháp Trần Thị Thanh Trúc 1920

ON
xã Thành Lợi

Ấp Thành Nhân, Cuối thế kỷ

o
o
o

fN
ÍN

oo
oE
B

Chữ Nhị Lê Thị Ba


ON
ON

xã Thành Lợi XIX

Ấp Thành Nhân,
o
o
o

e
<N
CN

oo
B

vo
oo

IT)

Ba gian hai chái Nguyễn Hữu Thuận 1942


xã Thành Lợi
<N <N <N
6 B
0 0
s
0 0
0 0
0 m 0
m (N
(N <N ÍN
B
10
(N
£ s
t3_
<N r~~'

( N
C N
0
( N

c4
Ò s Ò \ ÒN
r"<
’ 1

c
<Q
< u 'Sề
'Cti 0
ỈH
sbí)
i,p mQ
3P
ỒX)
CJ
yS ^
H tí

ì
H
ỉcd
*
-s:

g <0 H
cd
rv
1
<0 Q •ẵ 1 z 95b to
^ ỈC3 Oh \r* 'W*
P h X "< ỈCG '3
<< X 'Cti
b Vh 0
5 H
cq
'< sf
'<ọ

1
£
«D
H


o- £
So <<(D H 0
2
• r-H

s c
i<<u 041
o >>
> b
43 ỒO
Oh
z

-2
5Ỉ
o o
Cứ 3
•2 ồtì iă
ạ?
ỒD òõ
Ơ3
m cS

CN m
00 00 00
Cửa Nam thành Điện Hai - Dà Nằn.tí
Anh: lo Vàn Ỉloả/ỈÍỊ

Tam quan chùa Bà Mụ 1930 - Ánh Vĩnh Tâm.


Nguỏn: Vù Hoài An
Toàn cảnh chùa Diên Thọ - Quảng Trị
Anh: Nguvễn Thúi Hòa

Toàn cảnh chùa Hội Sơn - TP. Hồ Chí Minh.


Anh: Trương Thị Hiếu
Tiền đường chùa Vĩnh Tràng - Tiền Giang.
Anh: Bùi Thị Hỏng Loan

Nội thất đinh Tân Thạch - Ben Tre.


Anh: Nguyên Thị Ngọc Diệp
Dài tưởng niệm ơ địa đạo An Thới
Anh: Nguyễn Đình Thinh

Nhà dài Ê-đê trưng bày ngoài trời ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Anh: Báo tàng Dàn tộc học Việt yìam
Ngôi nhà truyên thông của người Triẻnẹ, Ngọc Hồi - Kon Tum
Anh: Phạm Vãn Lợi

Ngôi nhà truyền thống của dân tộc Chơ-ro, Vĩnh Cửu - Đồng Nai.
Anh: Lâm Nhân
Ngôi nhà kiếu ba gian hai chái của ông Trương Văn Phân
Long Phước - Long Hồ - Vĩnh Long.
Anh: Nguyễn Xuár. Hoanìì

Nội thất ngôi nhà Việt truyền thống ở VTnh Long.


Anh: Nguvễn Xuâi Hoanh
DI SAN VAN HOA
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
N G ư T Nguyễn Đình Thanh

NHÀ XUẤT BẢN


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HÒ CHÍ MINH
12 Nguyễn Văn Bảo, P.4. Q. Gò vấp. Tp. HCM
ĐT: (08) 3994 0390-816 ; Fax: (08) 3994 0650
Email: nhaxualban@hui.edu.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản: TS PHẠM HỮU LỘC


NGUYỄN TỈẾN NAM
Biên tập: VIỆT HÒNG
Sửa bản in: DIỆU HẤNG
Trình bày bìa: THANH TÂM

l ỉ l -074
-------- NT.TK.037-10ÍT)
ĐHCN.HCM-10

In 1.000 cuốn khổ 16 X 24 cm theo Quyết định xuất bàn số: 312/QĐ
ĐHCNTPHCM ngày 21/12/2010, xác nhận đãng ký KHXB số 1236
20 10/CXB/09-76/ĐHCNTPHCM ngày 20/12/2010
In tại Công ty XNK Ngành in TP HCM. Nộp lưu chiểu tháng 01/2011.

You might also like