Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 60

Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

NGUYỄN VĂN BÉ

KỸ NĂNG
ĐỌC HIỂU BẢN VẼ
KỸ THUẬT CƠ KHÍ

Vaduni Academy 1
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

ĐÔI NÉT VỀ TÔI

Chào bạn, tôi là Văn Bé đây!


Tôi không biết vì sao bạn lại ở đây và đang đọc
quyển sách này của tôi, nhưng tôi biết chắc rằng, bạn là
người rất ham học hỏi và khao khát tìm cho mình một
công thức để học tập hiệu quả hơn.

Rất có thể đây là lần đầu tiên chúng ta gặp nhau, nên
bạn cho tôi vài phút để giới thiệu về bản thân mình nhé.
Tôi tên họ đầy đủ là Nguyễn Văn Bé, hiện tại tôi đang sinh sống và làm
việc tại Tp. HCM, công việc hiện tại của tôi là Kỹ sư Cơ khí. Ngoài ra tôi cũng
là Founder của HỌC VIỆN AUTOCAD ONLINE nơi chia sẽ kiến thức về
AutoCAD Mechanical và Cơ khí. Co - Founder VADUNI.VN, Website chia sẻ
kiến thức CAD/CAM/CNC.
Bạn biết không tôi không phải là chuyên gia hay nhà đào tạo gì cả, tôi chỉ
là một người bình thường như bạn thôi, nhưng được cái là tôi có những trải
nghiệm thực tế (có thể là nhiều hơn bạn hoặc ít hơn) cộng với niềm đam mê là
chia sẻ kiến thức đến cho mọi người nên hôm nay tôi và bạn mới duyên gặp
nhau. Hãy xem tôi như một người bạn của bạn, chúng ta cùng nhau trao dồi và
học tập lấn nhau để cùng nhau tiến bộ hơn nhé.
Liên hệ với tôi: Youtube: https://www.youtube.com/c/VanBeChannel
Facebook: TẠI ĐÂY
Email: support@vaduni.vn
Website: www.vaduni.vn

Vaduni Academy 2
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

VÌ SAO TÔI VIẾT QUYỂN SÁCH NÀY


Cho dù bạn là một kỹ sư hay là một công nhân thì việc đọc hiểu bản vẽ là
rất quan trọng trọng.
Nếu bạn đang là một Kỹ sư thì việc đọc hiểu bản vẽ sẽ giúp bạn thiết kế
được những bản vẽ hoàn chỉnh, để từ đó người thợ có thể dễ dàng hiểu được
những ý tưởng của bạn qua bản vẽ thiết kế.
Còn nếu bạn đang là công nhân hoặc là một người thợ thì yêu cầu đọc
hiểu bản vẽ là rất cần thiết, bởi vì chỉ có đọc hiểu bản vẽ thì bạn mới hiểu và gia
công được. Trong kỹ thuật bản vẽ là ngôn ngữ thứ ba kết nối giữa người thiết kế
và người thợ, do đó nếu như bạn không đọc được bản vẽ thì xem như công việc
của bạn đã thất bại.
Dù biết kỹ năng “Đọc hiểu bản vẽ” là rất quan trọng nhưng dường như
các sinh viên hiện tại không tập trung nhiều vào chủ đề này. Lý do đầu tiên là vì
những kiến thức về đọc hiểu bản vẽ rất ít được chia sẻ trên Internet, nếu có thì
nó rất chung chung và không chi tiết nên các bạn không để ý tới, chỉ tới khi đi
làm gặp trường hợp cụ thể thì mới đi tìm hiểu thì đã quá muộn. Lý do thứ hai là
kỹ năng đọc hiểu bản vẽ không được dạy chuyên sâu trên giảng đường, do đó
hầu hết sinh viên mới ra trường điều rất yếu về kỹ năng này, thậm chí có một số
bạn cầm bản vẽ trên tay mà không hiểu gì về nó.
Thấu hiểu được đều này, nên tôi đã cố gắng tổng hợp lại những kiến thức
của mình về kỹ năng đọc bản vẽ cũng như là những kiến thức tham khảo trong
sách để cho ra mắt quyển sách này. Nội dung trong quyển sách này được tôi rút
ngắn tối đa và đi sâu vào trọng tâm, giúp bạn áp dụng được ngay sau khi đọc nó.

Phần lớn kiến thức trong sách là dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của tôi
đút kết lại trong quá trình tôi tự học và đi làm, do đó nó rất thực tế. Tôi tin chắc

Vaduni Academy 3
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

rằng sau khi bạn đọc xong quyển sách này thì kỹ năng đọc hiểu bản vẽ của bạn
sẽ tăng lên một cách đáng kể.
Vì đây là quyển sách đầu tay của tôi nên trong quá trình biên tập không
thể tránh khỏi những sai sót hy vọng các bạn bỏ qua.
Nếu sau khi đọc xong quyển sách này, bạn thấy nó hay và hữu ích cho
bạn thì đừng quên giới thiệu quyển sách này đến bạn bè và nhiều người khác để
cùng tôi lan tỏa giá trị nhé.
Bạn của bạn!

HCM, Ngày…tháng…năm 2020

*Chú ý:
1. Vì lý do bản quyền nên bạn không được tự ý chia sẽ quyển sách
lên Internet mà chưa được sự cho phép của tôi. Mọi vấn đề liên
quan đến bản quyền bạn phải tự chịu trách nhiệm trước pháp
luật nếu như vi phạm.
2. Chỉ có duy nhất Vaduni.vn là đơn vị phân phối sản phẩm này,
do đó mọi hoạt động phân phối sản phẩm này với bất cứ mục
đích gì điều là giả mạo.
3. Sau khi bạn nhận được sách thì hãy liên hệ với tôi qua
Facebook đề nhận link tải video hướng dẫn.

Vaduni Academy 4
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Ghi chú: Quyển Ebook này sẽ liên tục được Update


kiến thức mới trong thời gian tới.

PHẦN 1
KIẾN THỨC CƠ BẢN
(Để đọc, hiểu được bản vẽ nhanh và chính xác nhất thì bạn
cần phải nắm rõ tất cả các kiến thức này…Đây là bí mật để
bạn có thể đọc hiểu bản vẽ trong 5 phút)

Vaduni Academy 5
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

CHƯƠNG 1
ĐỌC HIỂU BẢN VẼ LẮP

Bản vẽ lắp là tài liệu kỹ thuật, trên đó thể hiện kết cấu nguyên lý làm việc
của nhóm, bộ phận hay sản phẩm thể hiện hình dạng và quan hệ lắp ráp giữa các
chi tiết. Dù thiết kế theo mẫu, hay thiết kế mới một sản phẩm, sau khi đã hoàn
thành các tính toán về động học, động lực học, tính kinh tế sản phẩm, bản vẽ
được hình thành trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật này và nó là cơ sở để xây dựng
bản vẽ chi tiết.
Trong bản vẽ lắp bao gồm 4 nội dung chính:
1. Hình biểu diễn: Gồm hình chiếu và hình cắt, diễn tả hình dạng, kết
cấu và vị trí của các chi tiết với nhau…
2. Kích thước: Gồm kích thước chung của sản phẩm, kích thước lắp
ghép giữa các chi tiết và dung sai lắp ghép…
3. Bảng kê: Gồm số thứ tự chi tiết, tên gọi chi tiết, số lượng, vật liệu…
4. Khung tên: Gồm tên sản phẩm, ký hiệu bản vẽ, tỷ lệ bản vẽ…

I. 9 BƯỚC ĐỂ ĐỌC HIỂU MỘT BẢN VẼ LẮP


1.1. ĐỌC KHUNG TÊN
Câu hỏi đặt ra ở đây là khung tên của bản vẽ cung cấp cho bạn
những thông tin gì?
+ Tên gọi của cơ cấu
+ Vật liệu dùng chế tạo là gì
+ Số lượng là bao nhiêu
+ Ai là người thiết kế bản vẽ này
+ Ai là người kiểm tra bản vẽ này
+ Thời gian bản vẽ được duyệt là khi nào
+ Tỉ lệ của bản vẽ là bao nhiêu
+ Bản vẽ được thể hiện ở phương pháp chiều nào?
Vaduni Academy 6
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Từ những nội dung được cung cấp ở trên, có nội dung nào bạn chưa nắm
rõ hay chưa hiểu không? Nếu có thì chúc mừng bạn, bạn đã có thời gian để ôn
lại kiến thức đó một lần nữa.
Ở đây, tôi sẽ cung cấp lại cho bạn những kiến thức như: Tỉ lệ bản vẽ là
gì? Có những loại tỉ lệ bản vẽ nào? Ký hiệu ra sao…và các phương pháp chiều
cơ bản được dùng trong bản vẽ kỹ thuật.
 Đầu tiên là định nghĩa về tỉ lệ của bản vẽ
Tỉ lệ bản vẽ là tỉ số giữa kích thước đo được trên bản vẽ so với kích
thước thật của chi tiết. Ví dụ: Nếu bạn đo kích thước của chi tiết trên bản vẽ có
chiều dài là 100mm và kích thước thật tế của chi tiết cũng có chiều dài là 100mm
thì điều đó cho biết bản vẽ của bạn đang được thể hiện ở tỉ lệ 1 : 1.
Để hiều được tỉ lệ bản vẽ thì đòi hỏi bạn phải biết trình bày và quản
lý bản vẽ. Đây lại là một chủ đề lớn khác, tôi sẽ chia sẻ nó trong những quyển
ebook tiếp theo. Nếu bạn quan tâm chủ đề này thì hãy kết bạn và Follow tôi trên
Facebook để khi tôi hoàn thành xong nó thì bạn sẽ là người được tặng đầu tiên.
Bên cạnh đó, bạn hãy xem thật kỹ các ví dụ mà tôi đưa ra trong
quyển sách này cũng như trong khóa học này để bạn có được cái nhìn tổng quan
hơn nhé.
Tóm lại, trong bản vẽ kỹ thuật có 2 kiểu tỉ lệ, đó là tỉ lệ phóng to
(ví dụ như: 2:1, 4:1, 5:1, 10:1…) và tỉ lệ thu nhỏ (ví dụ: 1:2, 1:4, !;5:, 1:10…)

Vaduni Academy 7
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

 Các phương pháp chiếu


Thông thường bản vẽ kỹ thuật sẽ được trình bày ở một trong hai
kiểu phương pháp chiếu sau:
+ Thứ nhất: Phương pháp chiếu góc phần tư thứ nhất.

Phướng pháp chiếu góc phần tư thứ nhất quy định vật thể sẽ được
nằm ở giữa người quan sát và mặt phẵng chiếu.
Phương pháp chiếu này được dùng ở Việt Nam.
Từ phương pháp chiếu này chúng ta thu được các hình chiếu như
sau (xem hình minh họa bên dưới)

Vaduni Academy 8
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Để phân biệt phương pháp chiếu góc phần tư thứ nhất với các
phương pháp chiếu góc khác người ta dùng ký hiệu bên dưới

Ký hiệu phương pháp chiếu góc phần tư thứ nhất

*CHÚ Ý: Với những bản vẽ không có ký hiệu phương pháp chiếu ở dưới
khung tên thì chúng ta mặc định bản vẽ đó đang được trình bày ở phương pháp
chiếu góc phần tư thứ nhất.
+ Thứ hai: Phương pháp chiếu góc phần tư thứ ba.

Phương pháp chiếu góc phần tư thứ ba quy định mặt phẵng chiếu
nằm ở giữa vật thể và người quan sát.
Phương pháp chiều này thường được các nước Âu – Mỹ áp dụng.
Từ phương pháp chiếu này chúng ta thu được các hình chiếu như
sau (xem hình minh họa bên dưới)

Vaduni Academy 9
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Để phân biệt phương pháp chiếu góc phần tư thứ nhất với các
phương pháp chiếu góc khác người ta dùng ký hiệu bên dưới

Ký hiệu phương pháp chiếu góc phần tư thứ ba


 Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu sơ qua nội dung đầu tiên của quy
trình 9 bước đọc hiểu một bản vẽ lắp. Qua bước đầu tiên này, tôi tin
bạn đã hiểu được sơ bộ nội dung của bản vẽ rồi. Bây giờ, chúng ta
cùng đi qua bước tiếp theo nhé.
 Ví dụ: Đọc khung tên bản vẽ

Vaduni Academy 10
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

1.2. ĐỌC CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾU


a. Hình chiếu là hình biểu diễn các phần thấy của vật thể đối với
người quan sát. Các phần khuất được thể hiện bằng nét đứt.

b. Hình cắt là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể sau khi đã tưởng
tượng cắt bỏ phần vật thể ở giữa mặt phẳng cắt và người quan sát.

 Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng
cắt gọi là mặt cắt.

 Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt
phẳng cắt gọi là hình cắt.

Vaduni Academy 11
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

a. Mặt cắt b. Hình cắt

Đây là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quy trình đọc hiểu
bản vẽ. Vì sao vậy? Vì để hiểu được bản vẽ cũng như là nguyên lý hoạt động
của từng cơ cấu thì việc đầu tiên bạn cần làm là xác định được hình dạng của
từng chi tiết trong bản vẽ.
Vậy xác định hình dạng cảu vật thể như thế nào?
Câu hỏi rất hay.
Đó chính là đọc được các hình chiều của bản vẽ.
Trên mỗi hình chiếu sẽ chỉ ra cho bạn thấy được kích thước cũng như hình
dạng của các chi tiết.
Đó là lý do vì sao bạn phải hiểu rõ về phương pháp chiều đầu tiên.

Vaduni Academy 12
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Bây giờ bạn cảm thấy thế nào? Bạn đã thật sự nắm rõ được các phương
pháp chiếu mà tôi đã nói ở phần đầu tiên của quyển sách chưa?
Nếu câu trả lời là chưa thì tôi đề nghị bạn nên dừng quyển sách lại ở đây
và quay trở lại phần đầu tiên và tham khảo tài liệu để nắm vững nó.
*Ví dụ:

Vaduni Academy 13
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

1.3. ĐỌC BẢNG KÊ CHI TIẾT

Bảng kê theo TCVN 3824 -83 gồm có những nội sau:


 Đầu tiên bản kê này cung cấp cho chúng ta các cột “Vị trí”, “Tên
goi”, “Số lượng” và “Vật liệu”.
 Thứ hai là trong bảng kê có chia ra làm 3 phần:
+ Phần 1 là “đơn vị lắp”
+ Phần 2 là nhóm “các chi tiết tiêu chuẩn”, cụ thể là các chi tiết
chốt, bulong, đai ốc, vòng đệm, ổ lăn…đây là những chi tiết có thể dễ dàng mua
được ngoài mà không cần phải gia công. Mục đích của phần này là giúp cho
chúng ta thấy được cái nhìn tổng quan về các chi tiết tiêu chuẩn có trong sản
phẩm của mình, để từ đó giúp cho việc lên vật tư được dễ dàng và nhanh chóng.
+ Phần 3 là nhóm “các chi tiết không theo tiêu chuẩn” cụ thể là
“Thân treo càng”, “Càng móc”, “Trục vít cảo”, “ Đầu tỳ”, “Chốt”, “Tay
quay”… . Đây là nhóm chi tiết chúng ta cần phải gia công, mục đích của phần
này là giúp cho người thiết kế (bóc tách bản vẽ) dễ dàng biết được những chi tiết
nào cần triển khai ra bản vẽ chi tiết để gia công. Do đó quá trình triển khai bản
vẽ chi tiết sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.

Vaduni Academy 14
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

1.4. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA CÁC CHI TIẾT TRONG BẢNG VẼ
Bước này khá quan trọng, vì sao vậy? Vì trong bước này bạn sẽ biết
được sơ bộ vị trí tương đối của từng chi tiết. Các chi tiết được lắp ghép với nhau
như thế nào, kiểu lắp ghép ra sao. Từ đó bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về cơ cấu
cũng như hình dung được thứ tự lắp ghép của các chi tiết với nhua.
Cái khó của người mới bắt đầu đọc bản vẽ là không biết tên gọi
cũng như chức năng của các chi tiết trong bản vẽ dùng để làm gì. Thứ hai là
không hình dung ra được hình dáng và cấu tạo của các chi tiết có trong bản vẽ.
Nên việc bạn xác định được vị trí của các chi tiết đã góp phần giúp bạn hiểu rõ
hơn về chi tiết đó.
Để giỏi kỹ năng này đòi hỏi bạn phải thực hành nhiều, bạn phải đọc
bản vẽ nhiều, bạn phải tiếp xúc thật nhiều cơ cấu. Chỉ có như thế bạn mới nhanh
tiến bộ được.
Hiện tại có rất nhiều nguồn để bạn có thể tự tìm cho mình những
bản vẽ lắp để thực hành đọc bản vẽ. Bạn phải chủ động đi tìm nó, và học nó ngay
bây giờ. Nếu bạn cảm thấy quá khó khăn trong việc tìm kiếm bản vẽ để thực
hành thì bạn có thể liên hệ với tôi, để tôi cung cấp cho bạn nguồn để bạn tìm
nhé.
Chúng ta sẽ có những bài tập thực hành ở cuối quyển sách này. Khi
đó những kiến thức mà bạn đang đọc ở đây sẽ được chuyễn hóa thành thực tế.
Hãy làm chủ kỹ năng này trước khi chúng ta đi qua bước tiếp theo nhé.

1.5. ĐỌC CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT, BẢNG ĐẶC TÍNH


Bảng yêu cầu kỹ thuật là một trong những nội dung quan trọng nhất
trong bản vẽ kỹ thuật.
Tại đây, bạn sẽ được cung cấp đầy đủ tất cả những thông tin về cơ
cấu hay dung sai của chi tiết.
Để biết được cơ cấu máy có đạt chuẩn hay không thì người ta sẽ
kiểm tra dựa trên bảng đặc tính và các thông số cho trong bảng yêu cầu kỹ thuật.

Vaduni Academy 15
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Do đó, bạn phải chú ý thật là kỹ những nội dung này, đặc biệt là
hãy nắm thật vững nó. Nếu không rất dễ gia công bị sai, làm tăng chi phí sản
suất.
 Ví dụ:

1.6. ĐỌC KÍCH THƯỚC BAO, KÍCH THƯỚC LẮP GHÉP


a. Kích thước tổng thể của sản phẩm
Ví dụ:

Vaduni Academy 16
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Trong ví dụ trên, chúng ta dễ dàng biết được kích thước tổng thể của
“Bánh xe” lần lượt là 110 x 130 x 100.
b. Kích thước lắp ghép.
*Định nghĩa kích thước
 Kích thước là giá trị bằng số của đại lượng đo chiều dài
(đường kính, chiều dài…) theo đơn vị đo được chọn.
 Trong công nghệ chế tạo cơ khí, đơn vị đo thường dùng là
milimeter và qui ước không ghi chữ “mm” trên bản vẽ.
* Kích thước danh nghĩa

 Kích thước danh nghĩa là kích thước được xác định bằng tính
toán dựa vào chức năng chi tiết, sau đó quy tròn (về phía lớn lên) với chỉ số gần
nhất của kích thước có trong bảng tiêu chuẩn. Kích thước danh nghĩa dùng để
xác định các kích thước giới hạn và tính sai lệch.
* Kích thước thực
 Kích thước thực là kích thước nhận được từ kết quả đo với
sai số cho phép.
c. Dung sai lắp ghép
Dung sai là gì? Dung sai là phạm vi cho phép của sai số. Trị số
dung sai bằng hiệu số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn
nhỏ nhất. Hoặc bằng hiệu đại số giữa sai lệch giới hạn trên và sai lệch giới hạn
dưới.
Có 2 hệ thống lắp ghép:
 Lắp ghép theo hệ thống lỗ cơ bản: Trong hệ thống lắp ghép
này chi tiết lỗ là chi tiết cơ sở. Chi tiết lỗ cơ sở được ký hiệu là H.
𝑯𝟕 𝑯𝟕 𝑯𝟕 𝑯𝟖 𝑯𝟖 𝑯𝟗
Ví dụ : , , , , , …
𝒆𝟖 𝒇𝟕 𝒉𝟖 𝒉𝟕 𝒉𝟗 𝒅𝟗

 Lắp ghép theo hệ thống trục cơ bản: Trong hệ thống lắp


ghép này chi tiết trục là chi tiết cơ sở. Chi tiết trục cơ sở được ký hiệu là h.
𝑭𝟖 𝑯𝟕 𝑬𝟗 𝑯𝟖 𝑯𝟖 𝑯𝟏𝟏
Ví dụ : , , , , , …
𝒉𝟔 𝒉𝟔 𝒉𝟖 𝒉𝟖 𝒉𝟕 𝒉𝟏𝟏
Vaduni Academy 17
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Các kiểu lắp ghép


1. Lắp có độ hở: Công dụng là tạo ra các mối ghép động. Thường
dùng các kiểu lắp ưu tiên sau đây.
𝑯𝟕 𝑯𝟕 𝑯𝟕 𝑯𝟖 𝑯𝟖 𝑯𝟗
+ Trong hệ thống lỗ: , , , , , …
𝒆𝟖 𝒇𝟕 𝒉𝟖 𝒉𝟕 𝒉𝟗 𝒅𝟗
𝑭𝟖 𝑯𝟕 𝑬𝟗 𝑯𝟖 𝑯𝟖 𝑯𝟏𝟏
+ Trong hệ thống trục: , , , , , …
𝒉𝟔 𝒉𝟔 𝒉𝟖 𝒉𝟖 𝒉𝟕 𝒉𝟏𝟏
2. Lắp trung gian: Công dụng là tạo ra mối ghép có độ hở hoặc có độ
dôi. Lắp trung gian được dùng đề ghép cố định các chi tiết với nhau nhưng các
chi tiết này nhất thiết phải được cố định thêm bằng then, bulông, vít, chốt, vòng
hãm…Thường dùng các kiểu lắp ưu tiên sau đây:
𝑯𝟕 𝑯𝟕 𝑯𝟕
+ Trong hệ thống lỗ: , , …
𝒌𝟔 𝒏𝟔 𝒋𝒔𝟔
𝑱𝒔𝟕 𝑲𝟕 𝑵𝟕
+ Trong hệ thống trục: , , …
𝒉𝟔 𝒉𝟔 𝒉𝟔
3. Lắp có độ dôi: Công dụng tạo ra các mối ghép giúp cho các chi tiết
ghép cố định chặt lại với nhau và không cần dùng các biện pháp kẹp chặt phụ
thêm. Thường dùng các mối ghép ưu tiên sau:
𝑯𝟕 𝑯𝟕 𝑯𝟕
+ Trong hệ thống lỗ: , , …
𝒑𝟔 𝒓𝟔 𝒔𝟔
𝑷𝟕
+ Trong hệ thống trục: ,
𝒉𝟔
4. Các kiểu lắp thường dùng và công dụng
𝑯𝟕
+ : Dùng cho các mối ghép có độ hở lớn, các chi tiết được ghép
𝒆𝟖
dịch chuyễn tương đối với nhau, các mối ghép không chính xác, trục dễ bị
nghiêng, làm việc với ổ có chiều rộng lớn.
𝑯𝟕
+ : Dùng cho các mối ghép không yêu cầu tháo lắp thường
𝒌𝟔
xuyên, tháo lắp không thuận tiện hoặc có thể gây hư hại các chi tiết được ghép.

Vaduni Academy 18
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

5. Bài tập ứng dụng

Áp dụng những kiến thức ở trên chúng ta tiến hành đọc bản vẽ này như
sau:
H7
+ Dung sai lắp ghép của trục với bánh răng lần lược là: ∅55 ,
k6
H7 H7
∅38 , ∅28 . Đây là ký hiệu của mối ghép trung gian và được lắp theo hệ
k6 k6
thống lỗ.
K7
+ Dung sai lắp ghép của ổ lăn với gối đỡ là: ∅110K7 ≈ ∅110 .
h6
Đây là ký hiệu của mối ghép trung gian và được lắp theo hệ thống trục.
H7
+ Dung sai lắp ghép của ổ lăn với trục là: ∅50k6 ≈ ∅50 ,
k6

∅35k6, ∅25k6. Đây là ký hiệu của mối ghép trung gian và được lắp theo hệ
thống lỗ.
+ Kích thước tiếp theo bạn cần phải biết trong bản vẽ trên là khoảng
cách giữa các trục lần lượt là 170 và 136.

Vaduni Academy 19
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

1.7. PHÂN TÍCH CƠ CẤU, TÌM HIỂU NGUYÊN LÝ HOẠT


ĐỘNG CHUNG?
Trong giai đoạn thiết kế chế tạo, người ta cần dựa theo bản vẽ chung để
vẽ các bản vẽ chế tạo chi tiết, công việc đó gọi là vẽ tách chi tiết. Muốn vẽ tách
chi tiết trước hết phải đọc thành thạo bạn sẽ lắp. Việc đọc bản vẽ lắp và vẽ tách
chi tiết có ý nghĩa rất lớn đối với việc học tập ở trường cũng như đối với sản
xuất
Khi đọc bản vẽ lắp nên đọc theo một trình tự nhất định, thường có những
bước sau:
+ Bước 1: Tìm hiểu chung
Trước hết đọc nội dung khung tên, phần thuyết minh và các yêu
cầu kỹ thuật để có khái niệm sơ bộ về đơn vị lắp, về nguyên lý làm việc và công
dụng của đơn vị lắp.
+ Bước 2: Phân tích hình biểu diễn
Để đi sâu vào nội dung bản vẽ, cần nghiên cứu các hình chiếu trên
bản vẽ lắp, hiểu rõ tên các hình chiếu cơ bản, vị trí của các mặt phẳng cắt của
các hình cắt và mặt cắt, phương chiếu của các hình chiếu phụ và hình
chiếu riêng phần, sự liên hệ giữa các phần biểu diễn. Trong bước này ta phải
biết được một cách tổng quát hình dạng đặc điểm và kết cấu của đơn vị lắp.
+ Bước 3: Phân tích chi tiết
Lần lượt phân tích từng chi tiết máy một. Bắt đầu từ chi tiết chủ
yếu đến chi tiết thứ yếu, từ chi tiết lớn đến chi tiết nhỏ.Ta có thể đọc từng hàng
trong bảng kê rồi đối chiếu với chữ số chỉ vị trí trên hình vẽ để xác định vị trí
của chi tiết, sau đó căn cứ theo đường bao và đường gạch gạch mà xác định
phạm vi của chi tiết. Qua sự phân tích chi tiết cần hiểu rõ kết cấu và công dụng
của chi tiết, quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết với nhau.
+ Bước 4: Tổng hợp
Sau khi đã phân tích các bước trên, bước cuối cùng tổng hợp lại để
hiểu rõ toàn bộ đơn vị lắp.

Vaduni Academy 20
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Áp dụng những kiến thức đã học phía trên để thực hành đọc bản vẽ
sau:
Bài tập 1

Các bước đọc bản vẽ:


+ Bước 1: Tìm hiểu chung
 Đọc khung tên: Tên sản phẩm là “Bánh Xe”, Tỉ lệ bản vẽ “1
: 1”, vật liệu chế tạo là CT3. Đơn vị vẽ “Vaduni.com”
 Đọc bảng kê: Sản phẩm có 8 chi tiết được lắp ghép với nhau
(Xem trong bảng kê), các chi tiết được đánh số thứ tự trên bản vẽ theo thứ tự từ
1 đến 8.
 Nguyên lý làm việc: Đế “1” sẽ được giữa cố định khi lắp
ghép với một thiết bị khác (ví dụ như chân bàn, tủ kéo, của…). khi di chuyễn

Vaduni Academy 21
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

bánh xe “3” sẽ chuyễn động quay quanh trục “8” thông qua ổ lăn “2”. Trục “8”
sẽ được giữ cố định nhờ đai ốc “7” và long đền “6”.
+ Bước 2: Phân tích hình biểu diễn
 Tìm hiểu hình chiếu: Bản vẽ được thể hiện qua 2 hình chiếu,
hình chiếu thứ nhất là hình cắt đứng qua mặt cắt “A –A” và hình chiếu thứ hai
là hình chiếu cạnh. Từ hai hình chiếu năỳ chúng ta có thể nhìn thấy được hình
dạng của các chi tiết, kích thước tổng thể của sản phẩm và các kích thước lắp
ghép của các chi tiết với nhau. Cụ thể, ta thấy trục “8” lắp với ổ lăn “2” theo hệ
H7
thống lỗ với mới lắp trung gian, ký hiệu ∅20k6 ≈ ∅20 . Ổ lăn “2” lắp với
k6
K7
bánh xe “3” theo kiểu lắp trung gian có kí hiệu ∅47K7 ≈ ∅47 , đây là kiểu
h6

lắp theo hệ thống trục.


 Kích thước tổng thể của sản phẩm: 110 x 130 x 100mm
+ Bước 3: Phân tích chi tiết
 Chức năng của từng chi tiết
Chi tiết “1” có chức năng là đế đở cố định của bánh xe. Chi
tiết “2” là bánh xe, bánh xe sẽ quay quanh trực “8” khi có ngoại lực tác động
vào. Trong quá trình làm việc, vòng đệm “5” sẽ tạo ra khe hở giữa bánh xe và
đế “1”, đồng thời chặn ổ lăn “3” ở vị trí cố định.
Bước 3 này là bước rất quan trọng vì qua bước này bạn sẽ
hiểu được chức năng, hình dạng cũng như vị trí lắp ghép của tất cả chi tiết có
trong bản vẽ. Đây là tiền đề để quá trình vẽ tách chi tiết diễn ra dễ dàng và nhanh
chống hơn.
=> Đã đọc xong bản vẽ lắp

Vaduni Academy 22
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Bài tập 2

Vaduni Academy 23
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Các bước đọc bản vẽ:


+ Bước 1: Tìm hiểu chung
 Đọc khung tên: Tên sản phẩm là “Trục quạt”, Tỉ lệ bản vẽ
“1 : 1”, vật liệu chế tạo là CT3. Đơn vị vẽ “Vaduni.com”
 Đọc bảng kê: Sản phẩm có 15 chi tiết được lắp ghép với nhau
(Xem trong bảng kê), các chi tiết được đánh số thứ tự trên bản vẽ theo thứ tự từ
1 đến 15.
 Nguyên lý làm việc: Vỏ thân hộp “12” sẽ được giữa cố định
bằng mối ghép hàn với đế đỡ “11”, đế đỡ “11” sẽ được hàn vào thành vỏ (Xem
bản vẽ chi tiết ở phần phụ lục). Tiếp theo thân hộp “10” sẽ được lắp cố định vào
vỏ thân hộp “12” và được chặn hai đầu bời hai nắp chặn “1”. Khi có lực bên
ngoài tác động vào mâm cánh quạt “15” (ví dụ như gió, lực đẩy…) thì trục “9”
sẽ quay, do trực “9” liên kết với mâm cánh “15” bằng mối ghép bulong “14”.
Trục “9” được giữ ở vị trí cố định nhờ vào đai ốc “4” và chốt chẽ “5”.

+ Bước 2: Phân tích hình biểu diễn


 Tìm hiểu hình chiếu: Do trong ví dụ này tôi tập trung vào
hướng dẫn cho bạn cách phân tích một bản vẽ lắp nên tôi chỉ thể hiện một hình
cắt (bạn có thể xem bản vẽ đầy đủ ở phía dưới phần phụ lục. Từ hình cắt này
chúng ta có thể nhìn thấy được hình dạng của các chi tiết chính trong bộ lắp
ghép, kích thước tổng thể của sản phẩm và các kích thước lắp ghép của các chi
tiết với nhau. Cụ thể, ta thấy trục “9” lắp với ổ lăn “13” và ổ lăn “8” theo hệ
H7
thống lỗ với mới lắp trung gian, lần lượt có ký hiệu ký hiệu ∅35k6 ≈ ∅35
k6
H7
và ∅30k6 ≈ ∅30 . Ổ lăn “13” và “8” lắp với thân hộp “10” theo kiểu lắp
k6
K7
trung gian có kí hiệu ∅62K7 ≈ ∅62 , đây là kiểu lắp theo hệ thống trục.
h6
 Kích thước tổng thể của sản phẩm: 700 x 700 x 294mm

Vaduni Academy 24
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

+ Bước 3: Phân tích chi tiết


 Chức năng của từng chi tiết
Chi tiết “1” có chức năng cố định thân hộp “10”. Trong quá
trình làm việc, trục “9” sẽ được giữa cố định bằng mối ghép ren thông qua đai
ốc “4”. Để hạn chế khả năng tự tháo trong quá trình làm việc của trục “9” người
ta dùng thêm lòn đền vênh. Bạc chặn “6” có chức năng vừa cố định ổ lăn vừa
làm chỗ tựa cho đai ốc “4”. Để lót kín ổ và bảo vệ ổ bi, người ta dùng phốt chặn
“7” và nỉ “3”, phốt chặn và nỉ sẽ bảo vệ không cho các chất lỏng bên ngoài xâm
nhập vào ổ lăn để làm hư hại ổ lăn.Chốt chẻ “5” giúp cho đai ốc “4” không tự
tháo ra được.
=> Đã đọc xong bản vẽ
Tạm thời ở đây tôi chỉ đưa ra 2 ví dụ cho bạn hiểu được được từng bước
để đọc được một bản vẽ lắp. Sau khi bạn đã đọc qua phần này và nắm hết được
kiến thức ở trong đây thì bạn hãy xem đến phần mực lục để tiến hành đọc các
bản tôi đã đính kèm vào đó. Đây là lúc kiểm tra xem kiến thức của bạn đã được
nâng lên tới Level sau khi đọc xong quyển sách này.
Lúc đầu có thể bạn phải mất một ít thời gian để phân tích bản vẽ, không
sao cả, bạn hãy kiên trì thực hành nhiều vào, vì chỉ có thực hành thì mới rèn
luyện cho tư duy của bạn nhanh lên được.
Tôi tin chăc răng nếu bạn thực sự nghiêm túc học hỏi và làm theo những
gì tôi chia sẻ trong quyển sách này thì tốc độ đọc bản vẽ của bạn sẽ tăng lên một
cách rõ rệch. Thậm chí bạn chỉ cần mất 5 phút để đọc xong một bản vẽ phức tạp.

1.8. Phân tích, tìm hiểu chức năng từng chi tiết
Từ bước đọc bản vẽ lắp ở trên phần nào bạn đã biết được nguyên
lý hoạt động và chức năng của từng chi tiết rồi. Bước này chúng ta chỉ rà soát
lại một lần nữa để chuẩn bị cho bước cuối cùng là bóc tách chi tiết. Nào chúng
ta cùng đi qua bước cuối cùng trong quy trình 9 bước đọc bản vẽ lắp ngay thôi.

Vaduni Academy 25
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

1.9. BÓC TÁCH CHI TIẾT.


Rất nhanh, như vậy là chúng ta đã đi đến bước cuối cùng trong quy
trình 9 bước đọc hiểu một bản vẽ lắp rồi.
Và đây cũng là bước quan trọng nhất trong 9 bước.
Vì sao?
Bởi vì cốt lõi của việc đọc bản vẽ là để hiểu và gia công được chi
tiết. Nếu chúng ta chỉ mới đọc được bản vẽ thôi thì chưa đủ, chúng ta cần phải
có kỹ năng vẽ tách chi tiết và trình bày chi tiết thành bản vẽ cụ thể.
Quan trọng nhất vẫn là gia công.
Nếu bạn không biết cách trình bày bản vẽ thì làm sao người thợ có
thể gia công được. Đó là lý do vì sao ngay bây giờ bạn phải trang bị cho mình
kiến thức VẼ KỸ THUẬT& TRÌNH BÀY BẢN VẼ.
Ở phần 2 của quyển sách này tôi sẽ chia sẽ cho bạn cách để bạn
có thể vẽ tách và trình bày bản vẽ chi tiết nhé.

Vaduni Academy 26
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

CHƯƠNG 2
ĐỌC HIỂU BẢN VẼ CHI TIẾT

Bản vẽ chi tiết là bản vẽ biểu diễn các chi tiết đơn lẻ, nó thể hiện hình
dạng, kích thước, dung sai, vật liệu... của các chi tiết một cách cụ thể phục vụ
quá trình chế tạo sản xuất.
Thông thường, mỗi chi tiết được biểu diễn trên một bản vẽ riêng. Nếu chi
tiết quá lớn thì có thể biểu diễn trên nhiều bản vẽ. Nếu các chi tiết nhỏ thì biểu
diễn nhiều chi tiết trên một bản vẽ.

2.1. TỈ LỆ BẢN VẼ
Tỉ lệ bản vẽ là tỉ số giữa kích thước đo được ở trên bản vẽ so với
kích thước thật của vật thể (chi tiết).
Một số tỉ lệ tiêu chuẩn thường dùng trong bản vẽ kỹ thuật
 Tỉ lệ thu nhỏ: (1:2), (1:4), (1:5), (1:10), (1: 50)…
 Tỉ lệ phóng to: (2:1), (4:1), (5:1), (10:1), (50:1)…
2.2. TIÊU CHUẨN ĐƯỜNG NÉT
Trong bản vẽ kỹ thuật các hình biểu diễn vật thể được tạo thành bởi
các nét vẽ có tính chất khác nhau. Dưới đây là một số kiểu đường nét thường
dùng nhất trong bản vẽ kỹ thuật.

Vaduni Academy 27
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Mỗi nét vẽ sẽ có một chiều dày tương ứng, trong đó tỉ lệ giữa chiều
dày nét đậm với các nét khác không được nhỏ hơn 2:1. Sau đây là một số loại
chiều dày nét vẽ thường dùng nhất trong bản vẽ kỹ thuật.
Nét đậm: 0.35, 0.5, 0.75, 1… ( tùy theo khỗ giấy )
Các nét còn lại: 0.18, 0.25… ( tùy theo khỗ giấy )

2.3. TIÊU CHUẨN KIỂU CHỮ


Chữ viết trong bản vẽ kỹ thuật phải được thống nhất với nhau
(cùng phông chữ). Kiểu chữ phải rõ ràng, dễ đọc và không gây hiểu nhầm.
Chiều cao chữ: Trong một bản vẽ kỹ thuật sẽ có nhiều loại
“TEXT” có chiều cao chữ khác nhau, nhưng chiều cao chữ phải theo tiêu chuẩn
sau; 2.5, 3.5, 7, 10, 14, 20, 28, 40… Chiều cao chữ được tính theo đơn vị “mm”.
2.4. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG THIẾT KẾ CƠ KHÍ
a. Độ dốc là gì?
Độ dốc là đặc trưng cho độ nghiêng giữa đường thẵng này với
đường thẵng kia.

Trong ví dụ trên độ dốc “S” của đường thẵng OB đối với đường thẵng
OA được tính như sau:
𝑂𝐴 𝑎
𝑆= = tan ∝
𝑂𝐵 𝑏
Độ dốc là vẽ góc theo tang của góc.
Độ dốc được tính theo phần trăm hoặc tỉ lệ.

Vaduni Academy 28
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

b. Độ côn là gì?
Độ côn là tỉ số giữa hiệu số đường kính hai mặt cắt vuông góc của
hình côn tròn xoay với khoảng cách giữa hai mặt cắt đó.

Trong ví dụ trên độ côn “K” được tính như sau:


𝐷−𝑑
𝐾= = 2 tan ∝
𝑎
Những độ côn thông dụng: 1:5, 1:7, 1:8, 1:10, 1:12, 1:15, 1;20: 1;30:,
1:50…
c. Hình trích
Hình trích là hình biểu diễn (phóng to) trích ra từ một hình biểu
diễn đã có trên bản vẽ.

Vaduni Academy 29
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

d. Mối hép ren


Ghép bằng ren là loại ghép tháo được được dùng nhiều nhất trong
máy móc. Các chi tiết ghép là các chi tiết được tiêu chuẩn hóa.
Cách vẽ lỗ ren (Xem hình bên dưới)

Cách vẽ mối ghép ren. Các kích thước của mối ghép ren được trình
bày qua hình bên dưới.

Vaduni Academy 30
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

 Vòng đệm lò xo (đệm vênh): Hạn chế tình trạng tự tháo của
mối ghép ren. Đây là chi tiết tiêu chuẩn, có hình dạng như hình bên dưới.

 Chốt chẻ: Khi lắp, chốt chẻ được xâu qua lỗ hay rãnh của
đai ốc và bulong, sau đó bẻ gặp hai nhánh của chốt lại để khóa chặt đai ốc, không
cho đai ốc lỏng ra vì chấn động. Ảnh minh họa bên dưới.

2.5. CÁC KÍ HIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG THIẾT KẾ


a. Kí hiệu độ nhám bề mặt
Nhám bề mặt là tập hợp những mấp mô có bước tương đối nhỏ trên
bề mặt của chi tiết được xét trong phạm vi dài chuẩn.
Nhám bề mặt được ký hiệu theo Ra và Rz tương ứng với 14 cấp độ
nhám.
Nhám bề mặt được ghi trực tiếp trên các bề mặt khác nhau, độ
nhám nư nhau của các bề mặt sòn lại được ghi ở góc trên bên phải vẽ bằng kí
hiệu kèm theo dấu ngoặc đơn.
Với các bề mặt có cùng kích thước danh nghĩa nhưng có độ nhám
bề mặt khác nhau (hoặc lắp ghép khác nhau) thì dùng nét mãnh ngăn cách các
phần bề mặt này và ghi độ nhám trên mỗi phần.
Nếu trên bản vẽ chế tạo bánh răng, then hoa…, không vẽ profin
răng thì kí hiệu độ nhám của bề mặt làm việc của răng được ghi trên đường dóng
của chi tiết.

Vaduni Academy 31
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

* Các ký hiệu ghi độ nhám bề mặt

+ Kí hiệu a: Dùng cho trường hợp không quy định phương pháp
gia công bề mặt lần cuối.
+ Kí hiệu b: Dùng cho trường hợp bề mặt được gia công bằng
phương pháp tách bỏ lớp vật liệu, ví dụ: Tiện, phay, bào…
+ Ký hiệu c: Dùng cho bề mặt được gia công bằng phương pháp
không tách bỏ lớp vật liệu, ví dụn: Rèn, dập, đúc…
* Vị trí các thông số nhám

+ Vị trí A’: Chỉ số độ nhám theo Ra hoặc Rz. Nếu là độ nhám Ra


thì không cần ghi Ra, ví dụ: Ra1.25 thì ghi 1.25. Ngược lại, nếu độ nhám là Rz
thì ghi luôn Rz, ví dụ: Rz40…

Vaduni Academy 32
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

+ Vị trí B’: Ghi phương pháp gia công hoặc các chỉ dẫn khác.
* Ví dụ:

* Độ nhám bề mặt của trục với ổ lăn và hộp ổ lăn


Ra(µm) khi đường kính doanh
Cấp chính
Bề mặt lắp ghép của nghĩa, mm
xác của ổ lăn
Đến 80 Trên 80 đến 500

Trục 0 1.25 2.5


6;5 0.63 1.25
4 0.32 0.63
Lỗ hộp (lỗ cốc lót) 0 1.25 2.5
6;5;4 0.63 1.25
Mạt mút vai trục và vành 0 2.5 2.5
tì lỗ hộp 6;5;4 1.25 2.5

b. Kí hiệu dung sai hình dạng và vị trí bề mặt


Để đảm bảo tính lắp lẫn của chi tiết, ngoài yêu cầu về độ chính xác
kích thước ra còn có độ chính xác hình dạng hình hộp và độ chính xác vị trí bề
mặt của chi tiết độ chính xác hình dạng và vị trí tìm được biểu thị bằng dung sai
hình dạng và vị trí lắp ghép.
Dung sai vị trí và dung sai vị trí danh nghĩa của bề mặt chi tiết (đường
kính trục hai mặt phẳng đối xứng) so với chuẩn hay dung sai vị trí định nghĩa
giữa các bề mặt của chi tiết. Vị trí danh nghĩa được xác định bởi kích thước danh
nghĩa giữa các bề mặt được khảo sát.

Vaduni Academy 33
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Dung sai hình dạng là dung sai của bề mặt thực của chi tiết so với bề
mặt hình học lý tưởng (bề mặt xác định bởi các kích thước trên bản vẽ).

* Các ký hiệu dung sai hình dạng

Các đặt trưng cần ghi dung sai Kí hiệu

Độ thẵng

Độ phẵng

Độ tròn
Dung sai hình dạng
Độ trụ

Profin của đường

Profin của mặt

Độ song song

Dung sai hướng Độ vuông góc

Độ nghiêng

Vị trí

Độ đồng tâm hay độ đồng


Dung sai vị trí
trục

Độ đối xứng

Đơn
Dung sai độ đảo
Toàn phần

Vaduni Academy 34
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

* Các chỉ dẫn trên bản vẽ

+ Ô thứ nhất: Ghi kí hiệu dung sai vị trí


+ Ô thứ hai: Ghi trị số dung sai “0.01”
+ Ô thứ ba: Kí hiệu chuẩn “A”
* Ví dụ

Vaduni Academy 35
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

*Mối ghép hàn

Trong bản vẽ cơ khí ,với vai trò là một người làm kỹ thuật hàn, Kỹ
thuật cắt, kỹ thuật CNC thì khi đưa cho bạn bản vẽ bạn phải biết đọc các mối
hàn khác nhau ,các góc khác nhau, hàn đứt quãng hay hàn liền mạch, hàn trong
hay hàn ngoài... có rất nhiều các tiêu chuẩn khác nhau. Với một thợ hàn ban đầu
thì có lẽ chưa thể biết hết được các ký hiệu này. Nhưng trong quá trình làm việc
cũng như yêu cầu của mỗi sản phẩm, bắt buộc các bạn phải đọc được những ký
hiệu này truóc khi bắt tay vào làm sản phẩm.
Hơn nữa chính trong bản vẽ đã cho ta biết rằng vật liệu đó là chất liệu gì
sắt, thép, nhôm….tùy vật liệu dày hay mỏng ta sẽ có các phương pháp hàn khác
nhau: Hàn liền, hàn chấm ngắt, Hàn ngoáy hay hàn đi tay theo kiểu cầm
bút…vv.. Cùng với đó là các vật liệu hàn tương ứng.
Trong kỹ thuật hàn không đươc phép cho mặt trong của vật liệu bì sùi, bị
chảy, biến dang…Do đó để làm tốt tránh hư hỏng vật liệu và lãng phí tiền
bạc.Các bạn phải đọc thật kỹ các ký hiệu mối hàn .Bạn vào đây để xem chi tiết
các loại vật liệu hàn.

Vaduni Academy 36
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

*Sau đây là một số hình ảnh về mối hàn

Vaduni Academy 37
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Vaduni Academy 38
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

*Quy ước kỹ hiệu các mối hàn trên bản vẽ


Để cung cấp các thông số của mối hàn, phải có thêm các kí hiệu phụ. Các
kí hiệu này hoặc nằm trên hoặc quanh đường dóng chỉ mối hàn như quy ước
dưới đây.

*Ký hiệu phương pháp hàn, dạng hàn


+ T: Hàn hồ quang tay.
+ Đ: Hàn tự động dưới lớp thuốc, không dùng tấm lót đệm thuốc
hay hàn đính trước.
+ B: Hàn bán tự động dưới lớp thuốc, không dùng tấm lót đệm
thuốc hay hàn đính trước.
+ Bt: Hàn bán tự động dưới lớp thuốc có tấm lót thép.

*Kí hiệu kiểu mối hàn, liên kết hàn, nếu cho phía phụ thì ghi phía dưới
nét ngang.
+ m: Liên kết hàn giáp mối
+ t: Liên kết hàn chữ T
+ g : Liên kết hàn góc
+ c : Liên kết hàn chồng
+ d : Liên kết hàn đính

Kí hiệu Delta và chữ số bên cạnh là chiều cao cạnh mối hàn K của liên
kết hàn chữ T và hàn góc.
Chiều dài phần hàn gián đoạn, kí hiệu “/” hay “Z” kèm chữ số chỉ bước
hàn.

Vaduni Academy 39
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

2.6. DUNG SAI KÍCH THƯỚC


Dung sai kích thước là sai lệch kích thước cho phép của sản phẩm
thực tế sau khi gia công so với kích thước lý tưởng trên bản vẽ.

Ví dụ 1:
Trong bản vẽ trên chúng ta dễ dàng nhận ra các kích thước có ghi
dung sai, cụ thể là ∅62-0.01 và 100±0.1… Các kích thước này có ý nghĩa như sau:
+ Kích thước ∅62-0.01
 Trong đó ∅62 là kích thước danh nghĩa.
 Kích thước cho phép của sản phẩm sau khi gia công nằm
trong khoảng ∅62 ≤ D ≤ ∅62.01, khi đó Dmax = ∅62.01 và Dmin = ∅62.
Chú ý: Tất cả các bản vẽ chế tạo điều phải có dung sai kích thước thì
người thợ mới có thể gia công được và mới đúng tiêu chuẩn.

Vaduni Academy 40
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Ví dụ 2:

Có một số trường hợp trong bản vẽ chế tạo bạn sẽ bắt gặp kích
thước được ghi dung sai theo kiểu ∅62k6, vậy trong trường hợp này thì kích
thước này có ý nghĩa gì? Và người thợ gia công lúc này có hiểu được ký hiệu
này không? Đây là những câu hỏi khi bạn đọc bản vẽ này. Nếu người thợ đủ
kiến thức chuyên ngành thì có thể đọc được bản vẽ này do đó nếu như bạn là
người thiết kế bản vẽ thì tránh trường hợp này.
Quay lại ví dụ trên kích thước ∅62k6 được hiểu như sau:
 Kích thước ∅62 là kích thước danh nghĩa.
 k6 là sai lệch cơ bản.
+0.021
 Trong trường hợp này ∅62k6 được ghi như sau ∅62 .
+0.002

Vaduni Academy 41
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

2.7. QUY TRÌNH ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT


Ví dụ 1:

Do bản vẽ chi tiết là bản vẽ dùng để gia công nên việc đọc hiểu được bản
vẽ là rất quan trọng, bạn phải nắm vững được những gì thể hiện trong bản vẽ chi
tiết để hạn chế sai sót đến mức thấp nhất.
Sau đây tôi sẽ gợi ý cho bạn từng bước để bạn có thể nắm rõ toàn bộ thông
tin của bản vẽ chi tiết chỉ sau 5 phút.
+ Bước 1: Đọc khung tên bản vẽ.
 Tên bản vẽ: Nắp ổ, vật liệu chế tạo “CT3”, tỉ lệ bản vẽ “1:1”,
người vẽ và ngày vẽ.
+ Bước 2: Phân tích hình
 Bản vẽ được thể hiện thông qua hai hình chiếu, một hình cắt
đứng thông qua mặt cắt “C – C” và một hình chiếu cạnh. Từ hai hình chiếu này
chúng ta có thể nhận ra được hình dạng của chi tiết này là một khối tròn xoay.

Vaduni Academy 42
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

 Phương pháp gia công: Vì đây là khối tròn xoay nên chi tiết
sẽ được gia công theo phương pháp tiện sau đó là khoan lỗ.
 Kích thước tổng thể của chi tiết là ∅114 x 22mm. Mục đích
xác định kích thước tổng thể là chuẩn bị phôi => Phôi cần chuẩn bị là ∅120 x
25mm.
 Các kích thước dung sai có trong bản vẽ lần lượt là:
- Kích thước ∅62 -0.01 => Kích thước cho phép của chi tiết đo
được sau khi gia công phải nằm trong khoảng ∅61.99 ≤ D ≤ ∅62.
+ Bước 3: Các kí hiệu trên bản vẽ
Kí hiệu độ nhám bề mặt: Trong bản vẽ trên độ nhám bề mặt
được thể hiện qua Ra = 1.5. Kí hiệu dùng cho trường hợp không quy định phương
pháp gia công bề mặt lần cuối.
 Kí hiệu dung sai vị trí:
- Dung sai độ đồng tâm của bề mặt là 0.05 so với mặt chuẩn
“A”.
- Dung sai độ đảo mặt mút của bề mặt so với mặt chuẩn “A”
là 0.01.
- Kí hiệu dung sai Rz40 ở phía trên bên phải có ý nghĩa là
các bề mặt còn lại không ghi dung sai trên bản vẽ sẽ có độ nhám bề mặt là Rz40.
- Các kích thước không ghi dung sai sẽ có sai lệch là ±IT14/2.
Ý nghĩa của con số này là sai lệch giới hạn của chiều dài kích thước sẽ bằng ±
½ dung sai của cấp chính xác IT14.
* Chú ý: Trị số dung sai (IT) được quy định theo TCVN 2245 – 77, bạn
có thể tham khảo nội dung này trong quyển sách “Thiết kế hệ dẫn động cơ khí
tập 2”.

Vaduni Academy 43
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Ví dụ 2:

+ Bước 1: Đọc khung tên bản vẽ.


 Tên bản vẽ: “ỐNG LÓT”, vật liệu chế tạo “CT3”, tỉ lệ bản
vẽ “1:1”, người vẽ và ngày vẽ.
+ Bước 2: Phân tích hình
 Bản vẽ được thể hiện thông qua hai hình chiếu, một hình cắt
đứng thông qua mặt cắt “D – D” và một hình chiếu cạnh. Từ hai hình chiếu này
chúng ta có thể nhận ra được hình dạng của chi tiết này là một khối tròn xoay.
 Phương pháp gia công: Vì đây là khối tròn xoay nên chi tiết
sẽ được gia công theo phương pháp tiện sau đó là khoan lỗ.
 Kích thước tổng thể của chi tiết là ∅120 x 60mm. Mục đích
xác định kích thước tổng thể là chuẩn bị phôi => Phôi cần chuẩn bị là ∅125 x
65mm.
 Các kích thước dung sai có trong bản vẽ lần lượt là:

Vaduni Academy 44
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

- Kích thước ∅72 +0.02


=> Kích thước cho phép của chi tiết
đo được sau khi gia công phải nằm trong khoảng ∅72 ≤ D ≤ ∅72.02
- Kích thước ∅85 ± 0.2 => => Kích thước cho phép của chi
tiết đo được sau khi gia công phải nằm trong khoảng ∅84.8 ≤ D ≤ ∅85.2
- Kích thước 55 ± 0.15 => => Kích thước cho phép của chi
tiết đo được sau khi gia công phải nằm trong khoảng 54.85 ≤ D ≤ 55.15
 Hình trích: Hình trích ở đây có kí hiệu là “A” với tỉ lệ 5:1.
Đây là góc thoát dao.
+ Bước 3: Các kí hiệu trên bản vẽ
Kí hiệu độ nhám bề mặt: Trong bản vẽ trên độ nhám bề mặt
được thể hiện qua Ra lần lượt là 1.5, 1.6, 3.2, 1.8. Kí hiệu dùng cho trường hợp
không quy định phương pháp gia công bề mặt lần cuối.
 Kí hiệu dung sai vị trí:
- Dung sai độ vuông góc của bề mặt là 0.02 so với mặt chuẩn
“C”.
- Dung sai độ song song của bề mặt là 0.025 so với mặt chuẩn
“C”.
- Dung sai độ trụ của bề mặt lần lượt là 0.01 và 0.006.
- Dung sai độ đồng tâm của bề mặt là 0.012 so với mặt chuẩn
“A”.
- Kí hiệu dung sai Rz40 ở phía trên bên phải có ý nghĩa là
các bề mặt còn lại không ghi dung sai trên bản vẽ sẽ có độ nhám bề mặt là Rz40.
- Các kích thước không ghi dung sai sẽ có sai lệch là ±IT14/2.
Ý nghĩa của con số này là sai lệch giới hạn của chiều dài kích thước sẽ bằng ±
½ dung sai của cấp chính xác IT14.

Vaduni Academy 45
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

PHẦN 2
KỸ NĂNG VẼ TÁCH CHI
TIẾT SIÊU NHANH
(Bật mí công thức bóc tách bản vẽ, vật tư và tính toán
khối lượng sản phẩm)

Vaduni Academy 46
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

CHƯƠNG 3
KỸ NĂNG VẼ TÁCH CHI TIẾT

3.1. KHÁI NIỆM VỀ TÁCH CHI TIẾT


Trong một bản vẽ lắp sẽ có nhiều chi tiết được lắp ghép với nhau, để hiểu
được hình dạng kích thước, yêu cầu kỹ thuật cụ thể của từng chi tiết thì phải có
bản vẽ chi tiết. Công đoạn tạo ra một bản vẽ chi tiết hoàn chỉnh đuộc được gọi
là VẼ TÁCH CHI TIẾT.
Đây là một trong những công đoạn quan trọng trong thiết kế.
Hai trường hợp trong công đoạn vẽ tách chi tiết:
+ Trường hợp 1: Tự thiết kế bản vẽ lắp.
+ Trường hợp 2: Nhận bản vẽ từ đơn vị khác.
3.2. PHÂN TÍCH TỪNG TRƯỜNG HỢP
a. Trường hợp 1: Tự thiết kế bản vẽ lắp.
Trường hợp bạn tự nghĩ ra ý tưởng và thể hiện ý tưởng đó bằng bản vẽ kỹ
thuật, nên bạn hoàn toàn chủ động trong quản lí và trình bày bản vẽ.
Dưới đây là những thủ thuật quản lí bản vẽ chuyên nghiệp mà bạn có thể
sử dụng khi sử dụng phần mềm AutoCAD Mechanical để vẽ tách chi tiết.
+ Thủ thuật tạo và quản lí LAYER trong bản vẽ.
+ Thủ thuật tạo và quản BLOCK trong bản vẽ.
+ Ứng dụng thư viện AutoCAD Mechanical.
+ Ứng dụng hộp thoại PROPERTIES
+ Ứng dụng ghi kích thước thông minh
Yêu cầu:
Để tạo ra được một bản vẽ chế tạo hoàn chỉnh thì đòi hỏi bạn phải có
được một lượng kiến thức đủ nhiều về cơ khí. Ví dụ như là cách ghi độ nhám bề
mặt chi tiết như nào là hợp lý cho từng phương pháp gia công và từng bề mặt

Vaduni Academy 47
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

làm viêc. Các chỉ số sai lệch vị trí được thể hiện như thế nào hay là cách để kiểm
tra sản phẩm sau khi gia công có đặt yêu cầu hay không.
Đây là những kiến thức cơ bản bạn cần phải biết trước khi bắt đầu vẽ
tách chi tiết.
Do bạn là người tự mình vẽ ra bản vẽ lắp, nên chắc chắn bạn đã hiểu
được công dụng, hình dạng cũng như kích thước của từng chi tiết. Do đó, việc
vẽ tách từng chi tiết ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào kỹ năng quản lý bản vẽ
của bạn. Bạn quản lý bản vẽ tốt thì bạn sẽ vẽ tách chi tiết rất nhanh và ngược lại.
Riêng phần này, tôi sẽ hướng dẫn cho bạn qua Video kèm theo quyển
sách này. Hãy liên hệ với Fanpage để nhận ngay video hướng dẫn.
Dưới đây là một số ví dụ về vẽ tách chi tiết bạn có thể tham khảo
*VÍ DỤ 1: Vẽ tách chi tiết “3” và chi tiết “8”

Vaduni Academy 48
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Bản vẽ chi tiết số 8 “trục ren”

Bản vẽ chi tiết số 3 “bánh xe”

Vaduni Academy 49
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

b. Trường hợp 2: Nhận bản vẽ từ đơn vị khác.


Trong một số trường hợp bạn sẽ nhận được một bản vẽ lắp từ một đơn
vị đối tác khác, công việc của bạn lúc này là nhìn vào bản vẽ lắp có sẵn đó và vẽ
tách những chi tiết ra thành những bản vẽ chi tiết hoàn chỉnh. Những bản vẽ này
sẽ được giao cho người thợ để gia công, và làm cơ sở để kiểm tra chất lượng của
sản phẩm sau khi hoàn thành.
Do đây là bản vẽ của đơn vị khác nên đôi khi có một số trường hợp họ
quản lý bản vẽ không tốt, điều này sẽ làm bạn mất khá nhiều thời gian để vẽ tách
chi tiết từ bản vẽ đó.
Để khác phục được tình trạng này và nâng cao kỹ năng vẽ tách lên thì
bạn nên áp dụng quy trình sau:
Quy trình vẽ tách chi tiết từ bản vẽ có sẵn:
+ Bước 1: Khi bạn nhận được bản vẽ của đối tác, ngay lập tức bạn tiến
hành kiểm tra đơn vị, tỉ lệ và tiêu chuẩn của bản vẽ đó. Tiếp theo chuyển tất cả
các tiêu chuẩn củ về tiêu ISO, đơn vị là Milimeter và tỉ lệ bản vẽ là 1:1.
+ Bước 2: Xem bản vẽ có được quản lý lớp chuyên nghiệp hay không?
Nếu không thì nạn cần phải quản lý lớp (Layer) lại cho chuyên nghiệp. Việc
quản lý lớp và vô cùng quan trọng, nó không chỉ giúp các thao tác vẽ của bạn
được nhanh hơn mà còn ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ sau khi in ra giấy. Nếu bạn
đang dùng phần mềm AutoCAD Mechanical thì bạn có thể quản lý lớp trực tiếp
trong hộp thoại layer luôn mà không cần tạo thêm layer mới.
+ Bước 3: Tiến hành tiềm hiểu và đọc bản vẽ lắp. Cách đọc bản vẽ lắp
đã được tôi chia sẻ cho bạn trong phần trước, bạn có thể xem lại để nắm rõ hơn.
Nếu tới bước này mà khả năng đọc bản vẽ lắp của bạn còn quá kém thì chắc
chắn bạn sẽ không vẽ tách được chi tiết.
+ Bước 4: Tìm hiểu nguyên lý hoạt động và chức năng cụ thể của từng
chi tiết, hình dung ra hình dạng của chi tiết nhờ vào các hình biểu diễn của bản
vẽ lắp. Hãy học cách tư duy khi nhìn hình và đọc bản vẽ.

Vaduni Academy 50
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

+ Bước 5: Nếu các chi tiết trong bản vẽ lắp không được BLOCK lại
với nhau thì việc của bạn là tiến hành block nó thành những khối riêng biệt. Mục
đích của việc này là làm cho các tiết được tách rời với nhau trong bản vẽ lắp. Từ
đó bạn có thể dễ dàng chỉnh sữa những chi tiết đó mà sợ ảnh hưởng đến các chi
tiết khác (phần này được tôi chia sẻ rất chi tiết trong video kèm theo, hãy xem
nó thật kỹ).
+ Bước 6: Tiến hành vẽ tách tất cả chi tiết được chế tạo có trong bản
vẽ lắp.
+ Bước 7: Xác định phương pháp gia công cho từng chi tiết
*VÍ DỤ 2: Bản vẽ hộp giảm tốc

Vaduni Academy 51
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

*VÍ DỤ 3: Bản vẽ trục quay

Vaduni Academy 52
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Bản vẽ chi tiết số 9 “Trục ”

Bản vẽ chi tiết “Nắp ổ”

Vaduni Academy 53
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

3.3. TRÌNH BÀY BẢN VẼ CHI TIẾT


Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì bản vẽ chi tiết phải chứa đầy đủ
những thông tin sau:
+ Hình biểu diễn vật thể (Hình chiếu, hình cắt, hình cắt riêng phần,
hình trích hoặc mặt cắt). Những thông tin này giúp người đọc bản vẽ hình dung
được hình dạng của chi tiết máy.
+ Kích thước: Bản vẽ chi tiết phải thể hiện được đầy đủ tất cả các
kích thước của chi tiết. Dễ dàng xác định được góc kích thước của chi tiết.
+ Độ nhám bề mặt: Các trị số độ nhám bề mặt có thể được cho theo
kinh nghiệm thự tế của người thiết kế hoặc được tra trong sách (Thiết kế chi tiết
máy) theo tùy nguyên công và phương pháp gia công cụ thể.
+ Dung sai vị trí
+ Yêu cầu kỹ thuật: Ví dụ như độ bóng, nhiệt luyêtn…

3.4. LÊN VẬT TƯ VÀ DỰ TRÙ CHI PHÍ


Sau khi bạn đã có được những bản vẽ chi tiết hoàn chỉnh thì bước tiếp
theo bạn phải làm là lên danh sách vật tư (chuẩn bị phôi).
Bước này khá đơn giản, nhưng cực kỳ quan trọng. Phôi bạn mua phải
có lượng dư để gia công chứ không phải mua phôi đúng như kích thước trên bản
vẽ.
Sau khi bạn đã lên được danh sách vật tư xong thì bước cuối cùng
trong giai đoạn này là tính chi phí để mua vật tư.
Các bước này sẽ được tôi chia sẻ cho bạn rõ hơn ở trong video của
khóa học, vì nó khá dài nên tôi không tiện liệt kê nó vào đây.

Vaduni Academy 54
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Bài tập 1

Vaduni Academy 55
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Bài tập 2

Vaduni Academy 56
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Bài tập 3

Vaduni Academy 57
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Bài tập 4

Vaduni Academy 58
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Bài tập 5

Vaduni Academy 59
www.vaduni.vn
Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật cơ khí A - Z

Bài tập 6

Vaduni Academy 60
www.vaduni.vn

You might also like