LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Lý thuyết trò chơi là một cách tiếp cận để hiểu và phân tích hành vi hay quyết định
của mỗi cá nhân và các nhóm cá nhân trong một tình huống mâu thuẫn. Bắt nguồn
từ cơ sở toán học ứng dụng và sau đó là ngành kinh tế, lý thuyết trò chơi theo đuổi
hai giả định căn bản. Thứ nhất, nó giả định mỗi cá nhân hay các nhóm cá nhân là
một người tham gia trong một cuộc chơi và mục tiêu của họ là làm thế nào để giành
lợi ích (có thể là chiến thắng hay giảm sự thiệt hại). Thứ hai, nó xem mỗi hành động
của con người được dẫn dắt dựa trên nguyên tắc lý tính theo ý nghĩa là trước mỗi
quyết định, cá nhân đều cố gắng tính toán xem lợi ích/thiệt hại của bản thân mình
khi đưa ra quyết định đó như thế nào.

Các loại trò chơi

Phân loại các loại trò chơi thường được dựa vào ba yếu tố là (i) số lượng người
chơi, (ii) chiến lược mà các người chơi lựa chọn, (iii) cơ chế quyết định kết quả
của cuộc chơi. Dựa trên ba điểm trên có ba loại trò chơi chính: a) Trò chơi hai
người có tổng bằng không, b) Trò chơi hai người với tổng khác không, c) Trò
người nhiều người với tổng khác không. Trong khi trò chơi có tổng bằng không
hàm ý rằng lợi ích của người này đồng nghĩa với thiệt hại của người khác, thì loại
trò chơi với tổng khác không nhấn mạnh đến khả năng cùng thắng giữa các đối
thủ trong một cuộc chơi, lợi ích của người này không nhất thiết là thiệt hại của
người khác, mà ngược lại: mọi người tham gia cuộc chơi đều có thể giành được
lợi ích tương đối cho bản thân.

Trong quá trình người chơi tham gia cuộc chơi, chúng ta có thể phân ra hai loại chiến
lược: chiến lược hoàn hảo và chiến lược thông minh. Chiến lược hoàn hảo là chiến
lược mà sẽ đem lại lợi ích cao nhất cho người tham gia cuộc chơi, không phụ thuộc
vào hành động phản ứng của đối phương. Nói đơn giản là cho dù đối thủ có làm gì
đi nữa, thì phần thắng vẫn thuộc về mình. Ngược lại, chiến lược thông minh hướng
tới mục tiêu giảm thiểu mức độ rủi ro cho người tham gia cuộc chơi. Nói đơn giản
là chiến lược này giúp người chơi chọn đường đi nào tới đích an toàn với rủi ro thấp
nhất.
Cần nhắc lại rằng giả định quan trọng nhất của lý thuyết trò chơi là sự duy lý của
mỗi cá nhân trong quá trình hành động. Cụ thể hơn, các tác giả phân ra hai hình thức
duy lý. Thứ nhất là “duy lý cá nhân”. Theo đó, mỗi người người tham gia cuộc chơi
sẽ cố gắng giành lợi ích tuyệt đối về bản thân mình, và hoàn toàn không chú ý tới
việc liệu có một giải pháp “tất cả cùng thắng” (win-win situation) cùng những người
chơi khác hay không. Trong ý nghĩ đó, người chơi A sẽ làm mọi thứ để giành chiến
thắng, hoặc ít nhất không để cho các người chơi B, C, D không giành được lợi ích.
Logic này được thể hiện rõ nhất trong trò chơi “Thế lưỡng nan của tù nhân” (xem
hộp phía dưới), một trò chơi được biết đến nhiều nhất trong việc áp dụng lý thuyết
trò chơi vào quan hệ quốc tế.

Loại hình duy lý thứ hai được biết với tên gọi “chủ nghĩa duy lý tập thể”. Theo đó,
A cố gắng đạt lợi ích, nhưng cũng đồng thời suy nghĩ đến việc liệu có một đáp số
cùng thắng cho cả B, C và D hay không. Theo đuổi một giải pháp đôi bên cùng có
lợi không chỉ giúp A đảm bảo lợi ích, mà còn giảm thiểu khả năng giải pháp của A
bị các đối tác khác phản đối.

Loại hình duy lý tập thể được các học giả nghiên cứu quan hệ quốc tế quan tâm trong
việc tìm hiểu lý do tại sao các quốc gia chấp nhận hợp tác với nhau. Trong trò chơi
có tổng khác không, các học giả thuộc trường phái chủ nghĩa tự do thể chế (hay còn
được gọi là chủ nghĩa tân tự do) lập luận rằng “chủ nghĩa duy lý tập thể” là một lý
do quan trọng thúc đẩy các quốc gia tổ chức và tham gia các định chế khu vực và
quốc tế vì nó giúp giảm chi phí và tăng hiệu năng trong việc giải quyết các vấn đề
chung. Mặt khác nó cũng đưa ra những khuôn khổ giúp giới hạn những hành động
cá nhân đơn lẻ gây phương hại đến lợi ích tập thể.

Ngoài ra, lý thuyết trò chơi còn được sử dụng nhiều trong việc phân tích và quản trị
mâu thuẫn. Việc tính toán ra các lựa chọn của đối thủ sẽ giúp người chơi hoạch định
những giải pháp phù hợp để đối phó, cũng như tìm cách thức hợp lý nhất để thúc
đẩy các giải pháp hợp tác với nhau. Một trong những tác phẩm kinh điển của trường
phái này là Chiến lược của mâu thuẫn xuất bản năm 1960 của tác giả Thomas
Schelling, người từng đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2005.

Dù có nhiều ưu điểm về phương pháp, cũng như được đánh giá là một công cụ nghiên
cứu hiệu quả để phân tích các hệ quả của hành động, lý thuyết trò chơi cũng gặp
nhiều ý kiến phê bình. Một trong số đó là giả định cho rằng kết quả của chính trị
quốc tế dựa trên logic của chủ nghĩa duy lý, xem động lực của mỗi người đều tập
trung vào lợi ích/thiệt hại của bản thân. Lịch sử và nhiều trường hợp thực tế đã phần
nào đi ngược lại giả định này. Trong nhiều trường hợp, kết quả cuối cùng lại phụ
thuộc vào các yếu tố khác (thường được xem là những lý do “phi lý tính”) như thành
kiến, tự ái, thể diện quốc gia, hay nhận thức về đối phương.

THẾ LƯỠNG NAN CỦA TÙ NHÂN

Trò chơi “Thế lưỡng nan của tù nhân” có thể được tóm tắt như sau: Giả sử cảnh sát
bắt được hai người phạm tội tàng trữ một lượng nhỏ ma tuý, với án phạt có thể là một
năm tù giam. Cảnh sát có lý do để tin rằng cả hai là những tên buôn ma túy thực thụ,
song lại không có đủ bằng chứng để buộc tội họ. Nếu bị chứng minh là những tay
buôn ma tuý thực thụ thì cả hai có thể chịu mức án lên đến 25 năm tù giam. Cảnh sát
biết rằng chỉ cần lời khai của một tên chống lại tên còn lại là đã đủ kết án tên còn lại
mức án của tội buôn ma tuý. Cảnh sát cho biết sẽ tha bổng cho bất cứ ai trong hai
người nếu người đó cung cấp chứng cứ buộc tội người còn lại phạm tội buôn ma túy.
Trong trường hợp cả hai cùng cung cấp chứng cứ chống lại nhau thì cả hai đều nhận
mức án giống nhau là 10 năm tù. Cảnh sát đưa ra phương án này vì muốn giam giữ
cả hai trong vòng 10 năm, nếu không cả hai sẽ bị tống giam chỉ một năm và sẽ nhanh
chóng ra tù tiếp tục tham gia buôn bán ma túy.

Cả hai kẻ tình nghi bị nhốt vào những buồng giam riêng biệt và không được liên lạc
với nhau. Mỗi tù nhân đều có những tình huống lưỡng nan giống nhau: nếu tố cáo
tên kia thì tên kia sẽ phải ngồi tù 25 năm còn mình sẽ được tự do, hoặc không tố cáo
và giữ im lặng thì sẽ ngồi tù một năm. Nhưng nếu cả hai đều tố cáo nhau thì cả hai
sẽ phải ngồi tù 10 năm. Mỗi tên đều nghĩ “Tốt hơn hết là mình nên tố cáo. Nếu tên
kia không tố cáo và mình cũng im lặng, thì cả hai ở tù 1 năm. Nhưng liệu nó tố cáo
thì sao? Trong trường hợp đó nếu mình cũng tố cáo thì mình phải ngồi tù 10 năm,
nhưng nếu mình im lặng thì nó tự do còn mình bóc lịch những 25 năm. Mình sẽ là kẻ
giơ đầu chịu báng. Nếu mình giúp nó bằng cách giữ im lặng thì chắc gì nó lại không
tố cáo mình?”

Đây là một ví dụ tiêu biểu cho tình trạng tiến thoái lưỡng nan gây nên bởi các hành
vi độc lập mang tính duy lý. Kết quả tốt nhất cho một bên là tố cáo bên còn lại và
được tự do. Kết quả tốt thứ hai là cả hai cùng im lặng và hưởng án tù 1 năm. Kết quả
tệ hơn là cả hai cùng tố cáo nhau và rồi lãnh án 10 năm tù. Nhưng tệ nhất vẫn là bị
đâm sau lưng trong trường hợp giữ im lặng trong khi bên còn lại tố cáo, và sau đó kẻ
giữ im lặng phải ngồi tù 25 năm. Nếu mỗi bên lựa chọn giải pháp tốt nhất cho mình
thì cả hai sẽ phải hứng chịu một kết quả xấu. Chọn phương án tốt nhất, tức là tự do,
đồng nghĩa với một lựa chọn duy lý, song nếu cả hai đều đơn phương chọn phương
án tốt nhất cho mình thì cả hai lại phải cùng gánh chịu một hậu quả xấu. Khi không
có giao tiếp thì việc hợp tác trở nên khó khăn. Nếu có thể nói chuyện với nhau, hai
bên có thể thoả thuận cùng giữ im lặng và sẽ cùng ngồi tù chỉ trong một năm.

Tuy nhiên, ngay cả khi có thể giao tiếp với nhau thì vẫn nảy sinh những vấn đề không
dễ giải quyết: đó là lòng tin và mức độ đáng tin cậy. Trong câu chuyện lưỡng nan của
người tù, mỗi nghi phạm có thể tự nhủ rằng: “Chúng ta đều là những tên buôn ma
tuý. Ta đã chứng kiến cách làm ăn của hắn. Sau khi thoả thuận cùng im lặng, ta làm
sao biết liệu hắn có phủi tay mà nói: “À ha, ta đã thuyết phục được hắn giữ im lặng.
Giờ ta sẽ chọn cho mình giải pháp tốt nhất mà không sợ bị ngồi tù nữa.” Tương tự
như vậy, trong chính trị quốc tế, thiếu trao đổi và lòng tin sẽ khiến các quốc gia phải
tự lo cho an ninh của mình dù biết rằng nếu làm như vậy cuối cùng sẽ khiến an ninh
chung của các quốc gia cùng suy yếu. Nói cách khác, một quốc gia có thể lên tiếng
rằng: “Anh đừng có tăng cường vũ trang nhé, tôi cũng sẽ không tăng cường vũ trang
và chúng ta sẽ cùng chung sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.” Nhưng quốc gia còn
lại sẽ phải tự hỏi liệu mình có dám tin những gì quốc gia đầu tiên nói hay không.

-Theo Joseph Nye, Understanding International Conflicts, trang 16-17–

You might also like