Đáp Án QPAN 3 VÀ 4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

CÂU HỎI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

GDQP VÀ AN 3
Câu 1. Anh (Chị) hãy cho biết các chế độ nề nếp chính quy trong quân đội? Trình bày
nội dung chế độ trực ban, trực nhật? Liên hệ thực tế và trách nhiệm của sinh viên trong
thực hiện nội dung trên?
 Các chế độ nề nếp chính quy trong quân đội: Có 4 chế độ, cụ thể như sau:
+ Hội hợp
+ Trực ban, trực nhật
+ Báo đông luyện tập
+ Phòng gian, giữ bí mật
 Nội dung chế độ trực ban, trực nhật
1. Trực ban nội vụ: Trực ban nội vụ được tổ chức trong từng cơ quan, đơn vị, để giúp người
chỉ huy duy trì kỷ luật, trật tự nội vụ, vệ sinh và duy trì thời gian làm việc trong đơn vị.
- Tổ chức trực ban nội vụ: Đơn vị từ cấp Đại đội, Tiểu đoàn và tương đương; các cơ quan từ
cấp Trung đoàn, Lữ đoàn, Sư đoàn, Quân đoàn, Binh chủng, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng,
cơ quan bộ chỉ huy quân sự, Bộ đội Biên phòng tỉnh (thành phố); Ban Chỉ huy quân sự huyện
(quận); cơ quan Quân khu, học viện, trường, bệnh viện, xí nghiệp và tương đương phải tổ
chức trực ban nội vụ.
- Trách nhiệm của chỉ huy và thời gian trực ban nội vụ:
+ Người chỉ huy từng cấp có trách nhiệm chỉ định quân nhân làm trực ban nội vụ và phải
thông báo đến từng người thực hiện trước một tuần.
+ Thời gian làm trực ban nội vụ là một ngày đêm. Trực ban vào ngày nghỉ được nghỉ bù.
- Yêu cầu trực ban nội vụ:
+ Quân nhân làm trực ban nội vụ phải nắm được chức trách và chuẩn bị cá nhân đầy đủ để
bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được liên tục trong suốt phiên trực
+ Quân nhân làm nhiệm vụ trực ban trang phục phải chỉnh tề, đeo biển trực ban. Sau khi hết
nhiệm vụ phải bàn giao cho trực ban mới trước người chỉ huy hoặc người được ủy quyền.
- Trực ban nội vụ đơn vị:
+ Trực ban nội vụ Tiểu đoàn do sĩ quan trong Tiểu đoàn từ Trung đội trưởng đến phó Đại đội
trưởng và chính trị viên phó Đại đội luân phiên đảm nhiệm.
+ Trực ban nội vụ Đại đội do phó Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng và quân nhân chuyên
nghiệp trong đại đội luân phiên đảm nhiệm.
- Chức trách của trực ban nội vụ ở đơn vị:

1
+ Nắm vững lịch công tác hàng ngày của các phân đội kịp thời chuyển đến các phân đội
những mệnh lệnh và chỉ thị của người chỉ huy.
+ Phát hiệu lệnh về tg làm việc, đôn đốc các đơn vị hoạt động theo thời gian biểu đã quy
định.
+ Duy trì trật tự nội vụ trong đơn vị, nhắc nhở mọi người chấp hành các quy định về trang
phục, lễ tiết, tác phong, quy định về vệ sinh trong doanh trại, các quy định về phòng gian giữ
bí mật, bảo đảm an toàn. Kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụcủa trực ban khu trang bị kỹ thuật
(nếu có), trực ban nghiệp vụ, phân đội canh phòng.
+ Nắm tình hình quân số, vũ khí trang bị của các phân đội, báo cáo chỉ huy và trực ban nội vụ
cấp trên. Tiếp đón, hướng dẫn khách đến đơn vị công tác.
+ TH xảy ra cháy nổ, thiên tai, thảm họa, tai nạn hoặc có việc bất trắc, phải nhanh chóng phát
lệnh báo động, đồng thời báo cáo ngay với chỉ huy và trực ban nội vụ cấp trên để xử trí.
+ Kiểm tra việc bảo đảm ăn uống trong ngày của đơn vị, đôn đốc quân y chăm sóc bữa ăn cho
người đau ốm tại trại.
+ Ghi nhật ký trực ban về tình hình đơn vị theo mẫu quy định để bàn giao trực ban mới.
- Trực ban nội vụ cơ quan: Trực ban nội vụ cơ quan do người chỉ huy cơ quan chỉ định sĩ
quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quyền luân phiên đảm nhiệm.
- Chức trách trực ban cơ quan:
+ Đôn đốc nhắc nhở mọi người chấp hành các quy định về trật tự nội vụ, lễ tiết tác phong,
thời gian làm việc, phòng gian, giữ bí mật, bảo đảm an toàn cơ quan.
+ Tiếp nhận và chuyển giao những công điện thông báo đến các đơn vị và cơ quan. Làm xong
báo cáo người chỉ huy.
+ Nắm tình hình quân số, các việc đột xuất trong ngày báo cáo chỉ huy cơ quan.
+ Kiểm tra việc canh phòng bảo vệ cơ quan (nếu cơ quan đóng quân riêng lẻ).
+ Trường hợp xảy ra cháy nổ, thiên tai, thảm họa, tai nạn, có việc bất trắc xảy ra phải báo cáo
ngay cho người chỉ huy cơ quan và áp dụng mọi biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất
thiệt hại về người, tổn thất tài liệu, tài sản của cơ quan.
+ Tổng hợp tình hình cơ quan theo mẫu quy định để bàn giao trực ban mới.
2. Trực nhật
Trực nhật được tổ chức ở cấp Trung đội hoặc Tiểu đội và tương đương, nhằm giúp người chỉ
huy duy trì trật tự nội vụ, vệ sinh trong phạm vi Trung đội, Tiểu đội của mình. Trực nhật do
các chiến sĩ trong Trung đội, Tiểu đội luân phiên đảm nhiệm theo sự phân công của chỉ huy
Trung đội, Tiểu đội, dưới quyền của trực ban nội vụ Đại đội. Thời gian làm nhiệm vụ trực
nhật là một ngày đêm. Trong thời gian làm trực nhật phải tham gia học tập, công tác.

2
- Chức trách trực nhật:
+ Hàng ngày vào giờ thể dục, thể thao, làm vệ sinh nơi công cộng, lấy nước uống, chăm sóc
người ốm đau trong Trung đội, Tiểu đội.
+ Nhắc nhở mọi người trong Trung đội, Tiểu đội, chấp hành các quy định về trật tự nội vụ, vệ
sinh, trang phục, dâu, tóc đúng quy định, giữ gìn vũ khí trang bị và các tài sản khác, chấp
hành thời gian sinh hoạt, học tập công tác theo thời gian biểu.
 Liên hệ thực tiễn và trách nhiệm bản thân giống câu 2
Câu 2. Anh (Chị) hãy cho biết nội dung bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại? Liên hệ
thực tế và trách nhiệm của sinh viên trong thực hiện nội dung trên?
 Bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại bao gồm những nội dung sau:
1. Hệ thống biển, bảng.
+ Doanh trại đóng quân phải có các loại biển tên, các loại bảng thống nhất từ cổng doanh trại
đến từng loại nhà (nhà ở, nhà làm việc, nhà học tập, nhà ăn...).
+ Bộ Tổng Tham mưu quy địh thống I kích thước,quy cách,vị trí treo của các loại biển, bảng.
2. Nhà ngủ.
+ Nhà ngủ là nơi ở và sinh hoạt hàng ngày ngoài giờ làm việc, huấn luyện của quân nhân
trong thời gian tại ngũ. Nhà ngủ phải thoáng mát, hợp vệ sinh, có biện pháp chống nóng,
chống rét, chống dột. Sắp xếp nhà ngủ cho phân đội, phòng ngủ cho từng quân nhân phải theo
tiêu chuẩn thống nhất quy định cho từng đối tượng.
+ Trong phòng ngủ của hạ sĩ quan phải có đủ giường nằm, đồ dùng, tiện nghi s.hoat. Việc sắp
xếp trong phòng ngủ phải căn cứ tình hình thực tế để quy định thống I, gọn gàng, thuận tiện.
+ Bố trí nhà ở của bộ đội phải có dây phơi quần áo, dây phơi khăn mặt, dây mắc màn, giá để
ba lô, mũ, giá để giày, dép, giá (tủ) súng...
+ Các loại bảg, biển theo quy định của Bộ Tổng tham mưu và phải thống nhất cho từg loại
nhà.
+ Giường phải kê thẳng hàng, có biển tên quân nhân, có lối ra vào thuận tiện. Vũ khí, trang bị
cá nhân phải để trên giá súng hoặc trong tủ súng, đặt ở nơi quy định, thuận tiện cho bảo quản
và sử dụng.
+ Tại vị trí để súng có biển tên và số súng của quân nhân giữ súng; vũ khí, khí tài mang vác
tập thể phải để đúng nơi quy định. Nơi ngủ của sĩ quan được bố trí riêng, đồ dùng, tiện nghi
sinh hoạt phải sắp xếp gọn gàng, trật tự.
+ Nhà học tập, làm việc; trong doanh trại phải có nhà làm việc của chỉ huy, củacơ quan và
nhà học tập của từng đơn vị. Cơ quan từ cấp Trung đoàn trở lên phải có nhà làm việc riêng.

3
+ Nhà ăn, nhà bếp; phải bố trí nơi cao ráo, hợp vệ sinh, tiện nguồn nước. Phải sắp xếp trật tự,
ngăn nắp, sạch sẽ, có biện pháp tích cực phòng chống ruồi, muỗi, côn trùng, dán, chuột, mối,
mọt và các loại côn trùng khác gây bệnh.
+ Ánh sáng ban đêm: Trong doanh trại phải có ánh sáng ban đêm, bảo đảm cho sinh hoạt, học
tập của quân nhân.
+ Phải có đủ đèn cho nhà ngủ, nhà làm việc, nơi sinh hoạt công cộng; nhà trực ban, nhà của
đội canh phòng và những nơi cần thiết phải duy trì ánh sáng trong đêm.
+ Mọi quân nhân phải có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng tiết kiệm phương tiện và nguồn ánh
sáng trong doanh trại.
+ Cấm tự tiện móc nối lấy điện sử dụng riêng ngoài quy định chung của đơn vị.
3. Tiếp khách.
+ Quân nhân có người nhà, bạn bè đến thăm phải báo cáo người chỉ huy trực tiếp và được
đón tiếp ở nơi quy định, không được đưa vào doanh trại.
+ Không tiếp người nhà, bạn bè trong giờ làm việc. Trường hợp cần thiết phải được phép của
người chỉ huy.
 Quân nhân có khách đến thăm thì cấp trên trực tiếp phải:
+ Kịp thời thông báo cho quân nhân biết và tạo điều kiện cho quân nhân sớm được gặp
khách.
+ Tự mình hoặc cử cán bộ ra thăm hỏi gia đình, người thân của quân nhân thuộc quyền.
+ Đảm bảo những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu để quân nhân tiếp người nhà, bạn bè đến thăm
chu đáo, thân tình.
+ Cán bộ, nhân viên ở trạm đón tiếp khách phải vui vẻ chu đáo, nhanh chóng thu xếp nơi ăn,
ở, sinh hoạt cho khách; phổ biến tiêu chuẩn, chế độ, thủ tục, nội quy nhà khách và hướng dẫn
khách thực hiện
+ Khi khách rời khỏi trạm phải thanh toán đầy đủ, thu lại những đồ dùng sinh hoạt đã cho
mượn, giải quyết chu đáo mọi việc cần thiết khác.
 Trách nhiệm của sinh viên học GDQP&AN
- Không ngừng quan sát học tập và rèn luyện
- Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện.
- Tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn, cùng mọi người thực hiện
- Tự giác chấp hành nghiêm quy định của doanh trại
- Kiên quyết đấu tranh với những nhận thức sai trái
- Tham gia học tập, sinh hoạt đầy đủ, đúng giờ

4
- Gương mẫu trong việc sắp xếp trật tự nội vụ của bản thân và của phòng ở ký túc xá. Nêu
cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung để đảm bảo sức khỏe cho mình và mọi người
- Nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện chế độ phòng gian, giữ bí mật.
Câu 3. Anh (Chị) hãy cho biết các chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày trong
tuần? Phân tích chế độ treo Quốc kỳ?
 Các chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày: 11 Chế độ
1. Treo quốc kỳ 7. Lau vũ khí ( bảo quản vũ khí ), khí
2. Thức dậy tài, trang bị.
3. Thể dục buổi sáng 8. Thể thao, tăng gia sản xuất
4. Kiểm tra sáng 9. Đọc báo, nghe tin
5. Học tập 10. Điểm danh, điểm quân số
6. Ăn sáng 11. Ngủ nghỉ
 Các chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong tuần:
1. Chào cờ, duyệt đội ngũ.
2. Thông báo chính trị.
3. Tổng vệ sinh doanh trại.
 Treo Quốc kỳ
Các đơn vị từ cấp Trung đoàn và tương đương trở lên, khi đóng quân cùng một
doanh trại phải tổ chức treo hàng ngày ở một vị trí trang trọng nhất. Các Đại đội,
Tiểu đoàn và tương đương khi đống quân độc lập thì tổ chức treo Quốc kỳ trên sân
chào cờ, duyệt đội ngũ của đơn vị. Thời gian treo Quốc kỳ lúc 06 giờ, thời gian hạ
lúc 18 giờ hàng ngày.
Câu 4. Anh (Chị) hãy cho biết ý nghĩa, trường hợp vận dụng, khẩu lệnh, các cử động
của động tác “MANG SÚNG”?
Động tác mang súng, xuống súng thường dùng trong hành quân, di chuyển vị trí, tuần tra
canh gác, luyện tập… nhằm đảm bảo thống nhất.
 Khẩu lệnh, các cử động
- Khẩu lệnh: “MANG SÚNG” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
Khi nghe dứt động lệnh “MANG SÚNG”, quân nhân thực hiện 3 cử động sau:
- Cử động 1: Đang ở tư thế xách súng, tay phải đưa súng lên trước, súng nằm dọc theo chính
giữa và cách thân người 20 cm. Mặt cắt nòng súng ngang tầm nhìn của mắt, bụng súng quay
sang trái, đồng thời tay trái đưa lên nắm ốp lót tay dưới tay phải;
- Cử động 2: Tay phải vuốt nhẹ theo thân súng xuống nắm cổ tròn báng súng (nắm cả dây
súng), tay trái hơi lỏng ra. Kết hợp hai tay quay nòng súng sang trái xuống dưới 180 0; tay

5
phải đưa về nắm dây súng (ngón cái nằm dọc theo thân súng, bốn ngón con khép lại nằm phía
ngoài), ngón tay trỏ cách khuy đeo dây súng ở báng súng khoảng 30 cm kéo căng dây súng
vào người;
- Cử động 3: Dùng sức đẩy của tay trái và sức xoay của tay phải đưa súng ra phía sau, quàng
dây súng vào vai phải, cánh tay trên tay phải áp sát sườn giữ cho súng nằm dọc theo thân
người, nòng súng hướng xuống, ngón tay trỏ cao ngang mép trên nắp túi áo ngực, tay trái đưa
về tư thế đứng nghiêm.
Những điểm chú ý khi thực hiện đông tác
- Khi đưa súng lên, cánh tay trên (tay phải) khép sát sườn, không hở nách.
- Khi đưa súng về sau không được nghiêng vai đỡ súng. Khi đặt súng xuống không động đế
báng súng mạnh xuống đất.
Câu 5. Anh (Chị) hãy cho biết ý nghĩa, trường hợp vận dụng, khẩu lệnh và các cử động
của động tác “NGHIÊM” khi mang súng AK?
Để rèn luyện cho mọi người tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh khẩn trương, đức tính
bình tĩnh, nhẫn nại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức, kỉ luật thống nhất và tập trung, sẵn
sàng chấp hành mệnh lệnh. Nghiêm là động tác cơ bản của quân nhân, làm cơ sở cho mọi
động tác khác.
 Khẩu lệnh và các cử động
- Khẩu lệnh: “NGHIÊM” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
Khi nghe dứt động lệnh “NGHIÊM”, quân nhân thực hiện các cử động sau:
Súng mang trên vai, tay phải nắm dây súng, ngón trỏ cao ngang mép trên nắp túi áo ngực,
ngón tay cái ở bên trong dọc theo dây súng, bốn ngón con ở bên ngoài khép lại; cánh tay phải
khép lại giữ cho súng nằm dọc theo thân người phía sau bên phải, nòng súng hướng xuống
dưới, mặt súng quay sang phải.
Hai gót chân đặt sát nhau, hai bàn chân mở rộng 450, hai đầu gối thẳng sức nặng toàn thân
dồn đều vào hai bàn chân, ngực nở, bụng hơi thóp lại.
Tay trái buông thẳng, năm ngón tay khép lại và cong tự nhiên, đầu ngón tay cái đặt vào giửa
đốt thứ nhầt và đốt thứ hai của ngón trỏ, đầu ngón tay giữa đặt đúng theo đường chỉ quần.
Miệng ngậm, cằm thu, mắt nhìn thẳng, quân dung tươi tỉnh.
Điểm chú ý khi thực hiện động tác : Người không động đậy, không lệch vai, Mắt nhìn
thẳng, nét mặt tươi vui, nghiêm túc
Câu 6. Anh (Chị) hãy cho biết ý nghĩa, trường hợp vận dụng, khẩu lệnh và các cử động
của động tác “QUAY TẠI CHỖ” khi mang súng AK?
Để đổi hướng được nhanh chóng, chính xác, giữ được vị trí đứng, duy trì trật tự đội hình

6
 Khẩu lệnh và cử động
- Khẩu lệnh: “BÊN PHẢI (TRÁI, ĐẰNG SAU) - QUAY” có động lệnh và dự lệnh: “Bên
phải (trái, đằng sau)” là dự lệnh, “QUAY” là động lệnh.
Nghe dứt động lệnh “QUAY”, quân nhân thực hiện 2 cử động
+ Cử động 1: Súng mang trên vai, tay phải giữ súng, tay trái ở tư thế đứng nghiêm, hai
gối thẳng tự nhiên; lấy gót chân phải (trái) và mũi bàn chân trái (phải) làm trụ (quay về
bên nào thì dùng gót chân bên ấy và mũi bàn chân kia làm trụ), phối hợp với sức xoay
của người quay toàn thân sang phải (trái) 90 0 hoặc 180 về bên trái đối với đằng sau quay,
sức nặng toàn thân dồn vào chân phải (trái).
+ Cử động 2: Đưa chân trái (phải) lên thành tư thế đứng nghiêm
- Khi nghe dứt động lệnh người không chuẩn bị đà trước để quay
- Khi đưa chân phải (trái) lên không đưa ngang để đập gót
- Quay sang hướng mới sức nặng toàn thân dồn vào chân làm trụ để người đứng vững
ngay ngắn.
- Khi quay hai tay ở tư thế đứng nghiêm.
Câu 7. Anh (Chị) hãy cho biết ý nghĩa, trường hợp vận dụng, khẩu lệnh và các cử
động của động tác “KHÁM SÚNG VÀ KHÁM SÚNG XONG” khi mang súng AK?
Là để chấp hành quy tắc bảo đảo bảo an toàn tuyệt đối trong việc giữ gìn vũ khí, trang bị
đối với mọi trường hợp huấn luyện, sinh hoạt công tác, hành trú quân chiến đấu và đảm
bảo an toàn trước và sau khi dùng súng.
Là một động tác cần thiết của mọi quân nhân nhằm đảm bảo an toàn cho người giữ súng
và những người xung quanh
 Khẩu lệnh và các cử động
- Khẩu lệnh: “KHÁM SÚNG” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
Khi nghe dứt động lệnh: “KHÁM SÚNG” quân nhân thực hiện 3 cử động:
+ Cử động 1: Tay phải vuốt nhẹ theo dây súng đưa về nắm ốp lót tay, đồng thời chân trái
bước lên 1/2 bước theo hướng trước mặt, đặt mũi bàn chân chếch sang phải 150. Lấy mũi
bàn chân phải làm trụ, xoay gót lên, người chếch về bên phải 450, tay phải đưa súng lên,
cánh tay cong tư nhiên, đồng thời tay trái đưa lên nắm ốp lót tay, dưới thước ngắm (nắm
cả dây súng). Nòng súng chếch lên 450, báng súng sát hông phải.
+ Cử động 2: Tay phải rời ốp lóp tay đưa về nắm hộp tiếp đạn lòng bàn tay quay về
trước, hộ khẩu tay nắm sau sống hộp tiếp đạn, bốn ngón con khép lại nắm bên phải hộp
tiếp đạn, dùng ngón con khép lại nắm bên phải hộp tiếp đạn, dùng ngón tay cái (hoặc hộ
khẩu tay) ấn giữ lẫy hộp tiếp đạn rồi tháo hộp tiếp đạn ra, chuyển sang tay trái giữ hộp
tiếp đạn ra chuyển sang tay trái giữ hộp tiếp đạn. Tay trái vẫn giữ ốp lót tay, dùng ngón

7
tay giữa và ngón tay thứ tư (cạnh ngón út) kẹp hộp tiếp đạn vào bên phải ốp lót tay,
miệng hộp tiếp đạn hướng vào người, sống hộp tiếp đạn hướng xuống dưới.Tay phải gạt
cần điều khiển bắn về vị trí bắn rồi đưa về nắm lấy tay cầm.
+ Cử động 3: Khi người kiểm tra đến bên phải phía sau, kết hợp 2 tay đưa súng lên tỳ
báng súng vào thắt lưng bên phải, trước bụng. Tay phải đưa lên nắm tay kéo bệ khóa
nòng của súng (dùng ngón tay cái hơi co lại tỳ vào kéo khóa nòng, bốn ngón con khép lại
dọc theo bên phải thân súng), kéo khóa nòng về sau hết cỡ, đồng thời hơi nghiêng mặt
súng sang trái. Khi nghe người kiểm tra hô “ĐƯỢC”, tay phải thả khóa nòng về trước,
bóp chết cò, gạt cần điều khiển bắn về vị trí khóa an toàn, lấy hộp tiếp đạn lắp vào súng
rồi đưa về nắm tay cầm, phối hợp hai tay đưa báng súng về sát hông bên phải.
Trường hợp không có người kiểm tra thì cán bộ, chiến sĩ tự động thực hiện các cử động
khám súng, thực hiện xong chờ lệnh người chỉ huy
Những điểm chú ý khi thực hiện đông tác
- Khi khám súng, nòng súng phải chếch lên trên về phía trước 450; không được quay
ngang, không được hướng súng vào người khác
- Động tác khám súng, kiểm tra súng phải tỉ mỉ, chuẩn xác để bảo đảm an toàn, phải nhìn
kỹ vào buồng đạn, hộp tiếp đạn xem có đạn trong đó không. Không được làm động tác
khám súng tượng trưng.
Câu 8: Trình bày khái niệm, ý nghĩa của bản đồ, phân loại bản đồ địa hình. Làm rõ
bản đồ cấp chiến thuật?
Khái niệm bản đồ : Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ, khái quát hoá một phần bề mặt Trái Đất
lên mặt phẳng theo những quy luật toán học nhất định. Trên bản đồ các yếu tố về tự
nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội được thể hiện bằng hệ thống các kí hiệu. Những yếu tố
này được phân loại, lựa chọn, tổng hợp tương ứng từng bản đồ và từng tỉ lệ. .
Ý nghĩa của bản đồ: Bản đồ địa hình trong đời sống xã hội có một ý nghĩa rất to lớn
trong việc giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn, những vấn đề có liên quan đến
việc nghiên cứu địa hình, lợi dụng địa hình, tiến hành thiết kế, xây dựng các công trình
trên thực địa...
Nghiên cứu địa hình trên bản đồ quân sự giúp cho người chỉ huy nắm chắc các yếu tố về
địa hình để chỉ đạo tác chiến trên đất liền, trên biển, trên không và thực hiện nhiệm vụ
khác. Thực tế không phải lúc nào cũng ra ngoài thực địa được, hơn nữa việc nghiên cứu
ngoài thực địa có thuận lợi là độ chính xác cao, song tầm nhìn hạn chế bởi tính chất địa
hình, tình hình địch nên thiếu tính tổng quát. Vì vậy bản đồ địa hình là phương tiện
không thể thiếu trong hoạt động của người chỉ huy trong chiến đấu và công tác.
Phân loại bản đồ địa hình:
-Bản đồ cấp chiến thuật.
-Bản đồ cấp chiến dịch.

8
-Bản đồ cấp chiến lược.
Bản đồ cấp chiến thuật : Là bản đồ địa hình có tỉ lệ 1:25.000, 1:50.000 dùng cho tác
chiến ở vùng đồng bằng và trung du; 1:100.000 đối với vùng núi là bản đồ địa hình có tỉ
lệ lớn dùng cho cấp chỉ huy tham mưu từ cấp đại đội ÷ sư đoàn.
Bản đồ địa hình có tỉ lệ 1:50.000 ÷ 1:100.000 mức độ chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ kém hơn so
với bản đồ tỉ lệ 1:25.000. Tuy nhiên, được xác định là loại bản đồ chiến thuật cơ bản của
quân đội ta; dùng để nghiên cứu địa hình ở phạm vi lớn hơn; đánh giá, phân tích ý nghĩa
chiến thuật của yếu tố địa hình, tác dụng của chúng để lập kế hoạch tác chiến, chỉ huy
chiến đấu trong tất cả các hình thức chiến thuật.

9
CÂU HỎI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
GDQP VÀ AN 4
Câu 1. Nêu tính năng chiến đấu của súng tiểu liên AK?
- Súng trang bị cho một người sử dụng dùng hỏa lực, lưỡi lê, báng súng để tiêu diệt sinh lực địch.
Súng cấu tạo gọn nhẹ, bắn được liên thanh và phát một. Bắn liên thanh là hình thức chủ yếu.
- Súng sử dụng kiểu đạn 1943 do Liên Xô sản xuất và kiểu 1956 do Trung Quốc sản xuất. Có các loại
đầu đạn: Đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn xuyên cháy, đầu đạn cháy. Hộp tiếp đạn chứa
được 30 viên.
- Tầm bắn ghi trên thước ngắm từ 100m đến 800m, riêng AKM và AKMS đến 1000m, vạch Π tương
ứng với thước ngắm 3.
- Tầm bắn hiệu quả là 400 m. Hỏa lực tập trung bắn mục tiêu mặt đất đến 800 m, bắn máy bay, quân
nhảy dù 500 m.
- Tầm bắn thẳng: với mục tiêu cao 0,5 m là 350 m, mục tiêu cao 1,5 m là 525m.
- Tốc độ đầu của đạn: AK là 710 m/s, AK cải tiến là 715m/s.
- Tốc độ bắn lý thuyết : khoảng 600 phát/phút.
- Tốc độ bắn chiến đấu:
Bắn liên thanh là 100 phát/phút.
Bắn phát một là 40 phát/phút.
- Trọng lượng của súng: AK: 3,8 kg, AKM: 3,1 kg, AKMS: 3,3 kg.
Khi lắp đủ 30 viên đạn, trọng lượng của súng tăng thêm 0,5 kg.
Câu 2. Nêu các bộ phận chính của súng tiểu liên AK. Làm rõ tác dụng, cấu tạo của nòng súng?
Các bộ phận chính của súng: (11 bộ phận).
+ Nòng súng. + Bộ phận đẩy về.
+ Bộ phận ngắm. + Ống dẫn thoi và ốp lót tay
+ Hộp khóa nòng, nắp hộp khóa nòng. + Báng súng và tay cầm.
+ Bệ khóa nòng và thoi đẩy. + Hộp tiếp đạn.
+ Khóa nòng. + Lê
+ Bộ phận cò.

10
Tác dụng của nòng súng:
- Làm buồng đốt và chịu áp lực khí thuốc.
- Định hướng bay cho đầu đạn.
- Tạo cho đầu đạn có tốc độ đầu nhất định.
- Làm cho đầu đạn xoay tròn quanh trục của nó khi vận động.
Cấu tạo của nòng súng:
Ống thép hình trụ bên trong có 4 rãnh và đường xoắn lượn từ trái lên trên sang phải, khoảng cách giữa
2 đường xoắn đối nhau là 7,62 mm .
Đầu nòng súng có ren để lắp vòng bảo vệ ren đầu nòng và lắp đầu bắn đạn hơi. Bên ngoài nòng súng
có khâu truyền khí thuốc lỗ truyền khí thuốc, khâu lắp ốp lót tay và bệ thước ngắm. Buồng đạn (không
có rãnh xoắn) để chứa đạn và chịu áp lực khí thuốc
Câu 3. Nêu đặc điểm đường đạn trong không khí. Các yếu tố ảnh hưởng đến đường đạn?
Đặc điểm:
1- Đường đạn trong không khí là đường cong không cân đối.
2- Góc phóng nhỏ hơn góc rơi.
3- Tốc độ đầu lớn hơn tốc độ rơi (cuối).
4- Đoạn lên căng và dài hơn đoạn xuống.
5- Đỉnh đường đạn gần điểm rơi hơn điểm phóng.
Các yếu tố ảnh hưởng:
1. Trọng lực.
2. Sức cản không khí: Đầu đạn chuyển động trong không khí bị sức cản không khí làm cho tốc độ
bay của đầu đạn càng về sau càng chậm dần. Mặt khác, lực hút trái đất làm cho đầu đạn rơi
xuống càng về sau càng nhanh dần. Vì vậy càng xa miệng nòng súng đường đạn càng cong
xuống.
3. Góc bắn: Cùng một điều kiện bắn (súng, đạn, thời tiết...)góc bắn có tầm bắn xa nhất là từ (32 -
35°). Khi bắn ở góc nhỏ hơn góc có tầm bắn xa nhất thì góc bắn càng nhỏ, tầm bắn càng gần,
đường đạn càng căng; góc bắn càng lớn tầm bắn càng xa, đường đạn càng cong. Khi bắn ở góc
lớn hơn góc có tầm bắn xa nhất thì góc bắn càng lớn, tầm bắn càng gần, đường đạn càng cong;
góc bắn càng nhỏ tầm bắn càng xa, đường đạn càng căng.

11
4. Sơ tốc đầu đạn.

Câu 4. Nêu nhiệm vụ, yêu cầu chiến thuật từng người trong chiến đấu tiến công?
 Nhiệm vụ : Trong chiến đấu tiến công, từng người có thể tự mình hoặc cùng với tổ đánh chiếm một
số mục tiêu:
- Đánh địch trong ụ súng, lô cốt, chiến hào, giao thông hào, căn nhà.
- Đánh xe tăng xe bọc thép của địch.
- Đánh tên địch, tốp địch ngoài công sự.
 Yêu cầu chiến thuật: (Gồm 6 yêu cầu)
- Bí mật, bất ngờ, tinh khôn mưu mẹo.
- Dũng cảm, linh hoạt, kịp thời.
- Biết phát hiện và lợi dụng nơi sơ hở, hiểm yếu của địch, tiếp cận đến gần tiêu diệt địch.
- Độc lập chiến đấu, chủ động hiệp đồng, liên tục chiến đấu.
- Phát huy cao độ hiệu quả của vũ khí trang bị để tiêu diệt địch, tiết kiệm đạn.
- Đánh nhanh, sục sạo kỹ, vừa đánh vừa địch vận.
Câu 5. Trình bày nội dung hiểu rõ nhiệm vụ của từng người trong chiến đấu tiến công?
Nội dung:
+ Mục tiêu phải đánh chiếm là loại mục tiêu gì? (Ụ súng, lô cốt, xe tăng, tên địch, tốp địch,…). Vị trí
và tính chất mục tiêu (ở đâu, trong công sự hay ngoài công sự, xe tăng có bộ binh đi kèm không…),
những mục tiêu có liên quan.
+ Nhiệm vụ (hiệp đồng với ai, đánh chiếm mục tiêu nào, ở đâu, đánh chiếm mục tiêu xong phải làm
gì?). Cách đánh (thứ tự, phương pháp tiêu diệt mục tiêu).
+ Ký hiệu, tín hiệu, ám hiệu liên lạc báo cáo.
+ Bạn có liên quan: Bên phải, bên trái, phía sau là ai, làm nhiệm vụ gì?
Câu 6. Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu chiến thuật của từg người trog chiến đấu phòng ngự?
 Nhiệm vụ: Trong chiến đấu phòng ngự, chiến sĩ có nhiệm vụ cùng với tổ, tiểu đội đảm nhiệm các
nhiệm vụ sau:
- Dựa vào công sự trận địa tiêu diệt và đánh bại địch tiến công ở phía trước, bên sườn, phía sau trận địa
phòng ngự trong mọi tình huống.
- Đánh địch đột nhập trận địa.
12
- Tham gia làm nhiệm vụ đánh địch vòng ngoài.
- Ngoài ra còn tham gia làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác, cảnh giới trong phạm vi trận địa phòng ngự.
 Yêu cầu chiến thuật:
- Có quyết tâm chiến đấu cao. Chuẩn bị mọi mặt chu đáo, bảo đảm đánh địch dài ngày.
- Xây dựng công sự chiến đấu vững chắc, ngày càng kiên cố, ngụy trang bí mật.
- Thiết bị bắn chu đáo, phát huy được hỏa lực, ngăn chặn và tiêu diệt địch trên các hướng.
- Hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội tạo thành thế liên hoàn đánh địch.
- Kiên cường, mưu trí, dũng cảm, chủ động, kiên quyết giữ vững trận địa đến cùng.
- Chuẩn bị mọi mặt, chu đáo, bảo đảm đánh địch dài ngày.
Câu 7. Trình bày chức trách người gác, tư thế tác phong, hành động của người gác?
Chức trách người gác
1. Nắm vững tình hình, hiểu rõ nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu được giao.
2. Khi chưa có lệnh rút gác của người chỉ huy có thẩm quyền, hoặc chưa có người thay thế, thì không
được rời vọng gác.
3. Theo giỏi nắm chắc tình hình, phát hiện kịp thời những hiện tượng nghi vấn.
4. Kiểm tra người, phương tiện ra, vào mục tiêu theo đúng quy định; duy trì kỷ luật, trật tự ở vọng gác.
5. Khi ở vọng gác có việc bất trắc, hoặc gần vọng gác có xảy ra phá rối trật tự có ảnh hưởng đến an
toàn mục tiêu phải xử trí và báo ngay cho đội trưởng hoặc người đốc gác.
6. Sử dụng thành thạo vũ khí, trang bị và các phương tiện chữa cháy, thông tin...có ở vọng gác.
7. Chào các sĩ quan, các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quân đội và những người ra, vào
vọng gác. Động tác chào đúng động tác đội ngũ. Đối với người mà mình kiểm tra người gác phải chào
trước rồi mới kiểm tra.
 Tư thế tác phong, hành động của người gác
Trượng hợp ở vọng gác 1 người: Người gác ở vọng gác 1 người phải làm cả nhiệm vụ kiểm tra giấy
tờ. Khi kiểm tra phải quan sát người mình kiểm tra để đối chiếu, nếu đúng quy định thì trao lại giấy tờ
để họp ra, vào; nếu không đúng quy định phải giữ người và giấy tờ và báo người đốc gác hoặc đội
trưởng, trực ban đơn vị phái ra đội canh phòng để giải quyết.
Trượng hợp ở vọng gác 2 người: Người gác ở vọng gác 2 người, có người gác chính và người gác
phụ; Việc kiểm tra giấy tờ do người gác chính đảm nhiệm; khi cần, người gác phụ giúp người gác
chính kiểm tra người và hàng hoá.

13
Câu 8. Anh (Chị) hãy cho biết tính năng, tác dụng, cấu tạo, số liệu kỹ thuật và chuyển động của
lựu đạn LĐ-01 VN?
 Tính năng và số liệu kỹ thuật:
- Khối lượng toàn bộ: 365 - 400g
- Khối lượng thuốc nổ: 125 - 135g
- Chiều cao lựu đạn :88mm
- Đường kính thân lựu đạn: 57mm
- Thời gian cháy chậm: 3,2 – 4,2 giây
- Bán kính sát thương: 5-6m
 T.dụng:
Lựu đạn LĐ-01được trang bị cho từng người trong chiến đấu, dùng để sát thương sinh lực địch = uy
lực của thuốc nổ kết hợp với các mảnh văng.
 Cấu tạo
- Thân lựu đạn
+ Tác dụng: Để chứa bộ phận gây nổ và thuốc nổ, khi nổ tạo thành mảnh văng sát thương sinh lực
địch. .
+ Cấu tạo: Vỏ bằng thép bề dày 2,5mm , gồm 2 nửa khối hình cầu ghép và hàn lại với nhau, mặt ngoài
trơn nhẵn, sơn màu xanh quân sự , mặt trong có khía để khi nổ tạo nhiều mảnh văng, bên trong rỗng để
nhồi thuốc nổ. Đầu có ren để liên kết bộ phận gây nổ.
- Thuốc nổ
+ Tác dụng: khi nổ tạo thành sức ép khí thuốc phá vỡ vỏ lựu đạn thành những mãnh nhỏ, tiêu diệt phá
huỷ mục tiêu
+ Cấu tạo: là hỗn hợp thuốc nổ được đúc theo tỷ lệ 40% TNT và 60% glyxerin.
- Bộ phận gây nổ
+ Tác dụng: để giữ an toàn và gây nổ lựu đạn
+ Cấu tạo:
* Thân bộ phận gây nổ: để chứa đầu cần bẩy, kim hoả, lò xo kim hoả, chốt an toàn, phía dưới có vòng
ren để liên kết với thân lựu đạn.
* Kim hoả, Lò xo kim hoả : Để đập vào hạt lửa phát lửa gây nổ kíp

14
* Kíp nổ
* Hạt lửa
* Thuốc cháy chậm
* Cần bẩy (mỏ vịt)
* Chốt an toàn , vòng kéo chốt an toàn
 Chuyển động :
- Lúc bình thường kim hỏa nằm ngửa được mặt trên của cần mỏ vịt ép chặt. Mỏ vịt được giữ chặt với
thân ngòi bằng chốt an toàn, chốt cài, vòng kéo để giữ an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển.
- Khi rút chốt an toàn, cần bẩy bung ra, kim hỏa được giải phóng chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt
cháy liều giữ chậm, liều giữ chậm cháy từ 3,2 - 4,2 giây lửa phụt vào kíp gây nổ lựu đạn.

15

You might also like