Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Bộ môn Vi Sinh Tài liệu chuyên khoa

LẤY VÀ CHUYỂN BỆNH PHẨM


Võ Thị Chi Mai
Mục tiêu:
1/ Mô tả kỹ thuật thích đáng để thu thập các loại bệnh phẩm khác nhau.
2/ Ghi nhớ những bệnh phẩm không dùng nuôi cấy kỵ khí.
3/ Biết cách bảo quản và chuyển các loại bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm.
4/ Thực hiện đúng đắn các kỹ thuật đơn giản lấy và gởi bệnh phẩm máu, đàm, mủ, phân,
nước tiểu đến xét nghiệm vi sinh.

MỞ ĐẦU
Phẩm chất của bệnh phẩm quyết định thông tin chẩn đoán.
Hậu quả của việc thu thập và chuyển bệnh phẩm không đúng cách:
• không phân lập được tác nhân gây bệnh
• phân lập vi khuẩn tạp nhiễm hoặc vi khuẩn thường trú
cho thuốc không đúng.

HƯỚNG DẪN LẤY BỆNH PHẨM


• Lấy bệnh phẩm lúc bệnh ở giai đoạn cấp tính và trước khi cho kháng sinh.
• Cẩn thận không làm nhiễm bề mặt vật chứa và phiếu xét nghiệm.
• Vật chứa phải thích hợp, đã tiệt trùng, có nút/nắp đậy, không được rò rỉ.
• Tránh tạp nhiễm vi khuẩn thường trú. Dùng dụng cụ và kỹ thuật vô khuẩn để không đưa
vi sinh vật bên ngoài vào cơ quan khi làm những thủ thuật can thiệp.
Vùng da lành: lau sạch trước với cồn 70o vùng da rộng, sau đó bôi povidone iodine
khoảng 3cm tập trung ở chỗ chích rút bệnh phẩm (rút máu, ổ áp xe). Chờ khô thuốc sát
trùng mới lấy bệnh phẩm. Lau lại với cồn sau khi lấy bệnh phẩm.
• Lấy đủ chất thử.
• Ghi nhãn lọ bệnh phẩm: họ tên, tuổi và giới của bệnh nhân; số nhập viện; ngày giờ lấy
chất thử; khoa gửi bệnh phẩm.
Ghi phiếu xét nghiệm: như trên + loại chất thử; chẩn đoán; yêu cầu xét nghiệm; tên bác
sĩ yêu cầu; kháng sinh bệnh nhân đã dùng (nếu có).

CHỌN LỰA CHẤT THỬ


Tốt nhất là lấy bệnh phẩm trước khi dùng kháng sinh.
Bệnh phẩm tốt nhất là mẫu mô/mẫu sinh thiết, dịch hút, đối với các loại tổn thương như
- vết phỏng
- loét do nằm lâu, loét do dãn tĩnh mạch
- áp-xe quanh hậu môn
- tổn thương hoại tử, tổn thương nha chu
Nếu dùng que gòn thì nhất thiết phải thấm đẫm dịch tiết/mủ.
Không nuôi cấy: chất tiết mở thông đại tràng, sản dịch, chất nôn, đầu ống thông Foley.
Không nuôi cấy kỵ khí: phết ngoáy mũi hầu, họng
dịch súc rửa phế quản-phế nang (không bảo vệ)
chất hút qua nội khí quản hay mở thông khí quản
đàm ho khạc
phết niệu đạo
nước tiểu do tiểu bình thường hoặc đặt ống thông
phân hay bệnh phẩm trong trực tràng
sản dịch, phết âm hộ, phết cổ tử cung
dịch tuyến tiền liệt, tinh dịch
Chọn vị trí thích hợp để lấy bệnh phẩm cấy kỵ khí. Tốt nhất là mẫu mô/mẫu sinh thiết, đặt
trong môi trường chuyên chở kỵ khí. Hoặc dùng ống tiêm rút dịch, cho vào ống nghiệm
Bộ môn Vi Sinh Tài liệu chuyên khoa 2

chân không hay môi trường chuyên chở kỵ khí. Nếu dùng que gòn phải thấm đẫm dịch
tiết/mủ rồi cắm ngay vào môi trường chuyên chở kỵ khí.
HƯỚNG DẪN LẤY BỆNH PHẨM
1. Máu :
1a. Thời gian và số lần:
Sốt thường theo sau nhiễm khuẩn huyết 30 – 90 phút, vì thế thời gian lấy máu tốt nhất là
lúc xuất hiện cơn lạnh run; hoặc ngay khi bắt đầu tăng thân nhiệt. Riêng đối với những trường
hợp sốt liên tục (như viêm nội tâm mạc, viêm nội mạch, nhiễm khuẩn không kiểm soát được,
giai đoạn sớm của sốt thương hàn, nhiễm brucella) thì thời điểm lấy máu không quan trọng.
Cấy máu một lần hiếm khi là đủ. Ít nhất nên cấy máu 2 lần để loại trừ hay xác định chẩn
đoán nhiễm khuẩn huyết. Cấy máu nhiều hơn 3 lần không cung cấp thêm nhiều thông tin hơn.
Nếu đủ điều kiện mỗi lần lấy máu nên cấy hiếu khí và kỵ khí.
+ Nhiễm khuẩn huyết cấp tính: 2-3 lần ở những vị trí khác nhau.
+ Viêm nội tâm mạc cấp tính: 3 lần cách nhau 1-2 giờ ở những vị trí khác nhau.
+ Viêm nội tâm mạc bán cấp: như viêm nội tâm mạc cấp tính. Nếu sau 24 giờ 3 mẫu đầu
âm tính thì cấy thêm 3 mẫu khác.
+ Viêm nội tâm mạc đã dùng kháng sinh trước khi nhập viện 1–2 tuần: 2 mẫu máu mỗi ngày
trong 3 ngày.
1b. Lượng máu: tỉ lệ máu/môi trưòng là 1/5 – 1/10.
• Trẻ nhỏ và trẻ em 1-5 mL
• Người lớn 10-30 mL
Có thể dùng canh cấy máu tự chế 50 mL mỗi chai (tryptic soy broth hay brain heart infusion,
thêm 0,025% Sodium Polyanethol Sulfonate) hoặc chai cấy máu bán sẵn.
Lưu ý: SPS có thể ức chế vài cầu khuẩn như Neisseria spp., …
Chai cấy máu bán trên thị trường như Bactec, Bact/Alert ngoài môi trường nuôi cấy bổ
dưỡng còn chứa chất hấp phụ kháng sinh đã dùng.
1c. Cách lấy máu:
Sát khuẩn da chỗ lấy máu. Nếu dùng canh cấy máu tự chế thì cần sát trùng nắp cao su
chai cấy máu. Chờ khô. Chích lấy máu tĩnh mạch hay động mạch.
2. Hệ thần kinh trung ương:
2a. Dịch não tủy:
Do bác sĩ chuyên khoa chọc hút giữa đốt sống lưng L3 và L4. Đảm bảo thao tác vô trùng.
Ở bệnh nhân người lớn, rút ≈ 5 mL dịch não tủy cho vào 3-4 lọ và gởi lọ đục nhất đến xét
nghiệm vi sinh ngay. Các lọ kia để thử sinh hóa và tế bào. Nếu được lượng dịch không đủ,
bác sĩ điều trị phải cân nhắc theo thứ tự ưu tiên của xét nghiệm. Xử lý mẫu quá ít thường dẫn
đến kết quả âm giả và điều này có hại hơn là chọc hút lại cho có đủ thể tích.
Phòng xét nghiệm thường cần  1mL để cấy vi khuẩn, virus.  2 mL để cấy vi nấm và vi
khuẩn lao.
2b. Áp-xe não, mô sinh thiết:
Lấy mẫu khi phẫu thuật. Nên yêu cầu cấy hiếu khí và kỵ khí.
3. Ống tiêu hóa:
3a. Phân:
Lấy khoảng 1mL phân hay cỡ hạt bắp vào lọ khô, sạch hay lọ vô trùng có nắp đậy. Chọn
chỗ phân dính cả đàm nhầy lẫn máu, nếu có.
Trường hợp không gửi ngay được: < 1 giờ, giữ ở nhiệt độ phòng. < 24 giờ, giữ ở 4oC. Nếu
lâu hơn, cho phân vào môi trường chuyên chở để ở nhiệt độ phòng.
Không gửi cấy phân nếu bệnh nhân đã nằm viện trên 3 ngày và không có chẩn đoán viêm
dạ dày-ruột.
Nên nghĩ đến viêm ruột do Clostridioides difficile khi bệnh nhân nội trú tiêu lỏng hoặc phân
mềm > 5 lần trong 24 giờ.
3b. Ngoáy trực tràng:
Cho đầu que gòn vào qua khỏi cơ thắt hậu môn 1 cm, xoay que gòn để lấy mẫu ở các khe
Bộ môn Vi Sinh Tài liệu chuyên khoa 3

hậu môn. Không dùng ngoáy trực tràng để soi tươi tìm vi khuẩn dịch tả.
3c. Hút dịch dạ dày.
3d. Nước súc rửa dạ dày để tìm vi khuẩn lao:
Làm thủ thuật sáng sớm sau khi thức dậy.
Luồn ống thông dạ dày đã bôi trơn qua miệng hay mũi xuống tới dạ dày và rửa với 25–50
mL nước cất vô trùng để lạnh.
3e. Hút tá tràng tìm Giardia, ấu trùng giun đũa và ấu trùng giun lươn.
3f. Sinh thiết thực quản tìm Candida, CMV, HSV; sinh thiết dạ dày tìm H. pylori; sinh thiết tá
tràng, ruột non tìm Giardia, Cryptosporidium, Microsporidium, sinh thiết trực tràng tìm
Entamoeba histolytica, Balantidium coli, HSV.

4. Sinh dục nữ:


Chủ yếu để định bệnh lây qua đường tình dục, như N. gonorrhoeae, Chlamydia trachomatis,
liên cầu nhóm B, nấm Candida. Nếu nghĩ nhiễm khuẩn không do những tác nhân trên thì cần
phải cấy kỵ khí.
4a. Dịch ối:
Hút qua thủ thuật chọc ối / mổ lấy thai / ống thông tử cung.
4b. Nang Bartholin: sát khuẩn da và hút qua ống tuyến.
4c. Cổ ngoài:
Không dùng chất bôi trơn khi đặt mỏ vịt.
Lau sạch chất tiết và chất nhày.
Xoay que gòn vô trùng để lấy chất tiết từ cổ trong.
Nếu không thấy chất tiết thì đưa que qua ống cổ trong tử cung.
4d. Nội mạc (endometrium):
Lấy chất hút qua cổ tử cung hay sinh thiết nội mạc bằng đường nội soi hoặc nạo hút. Gửi
cấy kỵ khí.
4e. Âm đạo:
Dùng mỏ vịt không bôi trơn hoặc dùng nước cất vô trùng rửa sạch chất tiết, rồi mới dùng 2
que vô trùng lấy chất tiết ở niêm mạc vòm âm đạo để cấy và soi.
4f. Niệu đạo:
Chỉ lấy bệnh phẩm sau khi bệnh nhân đi tiểu 1 giờ hay hơn.
5. Sinh dục nam:
5a. Mào tinh hoàn: dùng kim và ống tiêm để chọc hút.
5b. Tuyến tiền liệt:
Rửa quy đầu với xà bông và nước.
Xoa tuyến qua đường trực tràng.
Lấy chất tiết bằng ống nghiệm hoặc que gòn vô trùng.
Đồng thời lấy nước tiểu ngay trước và sau khi xoa tuyến.
5c. Niệu đạo:
Lấy bệnh phẩm sau khi bệnh nhân đi tiểu 1 giờ hay hơn. Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài
như khi lấy nước tiểu.
Đưa que lấy bệnh phẫm niệu-sinh dục vào trong niệu đạo 2-4 cm.
Xoay và giữ trong 2 giây rồi rút ra.
5d. Tổn thương sinh dục: sang thương dương vật và âm hộ
Rửa sạch bề mặt bằng nước muối sinh lý.
Cạo sang thương cho đến khi xuất hiện thanh dịch.
Dùng gạc lau dịch và chất cặn.
Ấn nền sang thương cho đến khi dịch trong chảy ra. Hút dịch với kim cỡ 25-27.
Dùng que vô trùng chà mạnh nền sang thương (tìm Herpesvirus, Haemophilus ducreyi).
6. Mắt: có thể do bác sĩ chuyên khoa lấy mẫu.
Bộ môn Vi Sinh Tài liệu chuyên khoa 4

6a. Lưu ý: Lấy mẫu tìm virus và Chlamydia trước khi bôi tê tại chỗ. Tìm Chlamydia, dùng que
alginate calcium. Tìm virus, dùng que gòn/đầu Dacron (không dùng que có cán bằng gỗ). Cấy
lên môi trường thích hợp và làm phết tại giừơng rồi gửi ngay đến phòng xét nghiệm.
6b. Kết mạc:
Lấy mẫu cả bên lành để phân biệt vi khuẩn gây bệnh với vi khuẩn thường trú.
Dùng 2 que đã thấm nước muối sinh lý vô trùng lăn trên 2 kết mạc.
Cấy ngay lập tức lên thạch máu / thạch nâu. Làm phết trên lam.
6c. Cạo kết mạc:
Bôi gây tê tại chỗ. Dùng dao bay Kimura vô trùng. Cấy và làm phết.
6d. Cạo giác mạc:
Thực hiện như làm phết kết mạc. Bôi tê tại chỗ. Giữ mí mắt mở.
Cạo nhiều chỗ loét. Cấy ngay và làm phết nhuộm.
6e. Dịch nội nhãn: dùng kim hút. Cấy ngay và làm phết nhuộm.
7. Đường hô hấp:
Liên hệ với phòng xét nghiệm trước khi thu thập bệnh phẩm vì cần cách xử lý và môi trường
đặc biệt nếu để tìm Corynebacterium diphtheriae, Arcanobacterium haemolyticum, Bordetella
pertussis, Neisseria gonorrhoeae, Legionella, Chlamydia, Mycoplasma.
7a. Đường hô hấp dưới:
7a1. Đàm khạc: dặn bệnh nhân súc miệng sạch với nước. Hướng dẫn bệnh nhân nghiệm pháp
hít thở 3 thì: hít sâu-thở chậm; hít sâu-thở mạnh; hít sâu-ho. Nếu cần, giúp long đàm bằng
cách vỗ lưng bệnh nhân. Trường hợp bệnh nhi/người không tự ho được, phải hút đàm.
Bệnh phẩm tốt: mỗi quang trường < 10 tế bào vảy,  25 bạch cầu đa nhân trung tính, đọc
ở vật kính x10 (tương đương độ phóng đại x100).
7a2. Đàm gây ho: chải sạch niêm mạc miệng, lưỡi, lợi; súc kỹ với nước.
Hít khoảng 25 mL nước muối ưu trương (3-10%) qua khí dung kế.
7a3. Hút từ thủ thuật mở thông khí quản / ống nội khí quản.
7a4. Bệnh phẩm từ nội soi phế quản: do bác sĩ chuyên khoa lấy.
Rửa, chải phế quản. Súc rửa phế quản-phế nang. Sinh thiết qua phế quản.
Súc rửa phế quản-phế nang:
+ Bơm vào từng lượt 5-20 mL nứơc muối không chứa chất kìm khuẩn.
+ Hút nước muối vào vật chứa trước khi bơm lượt khác. Giữ các lượt nước muối ở cùng vị
trí chung trong một lọ.
Chải phế quản: Bác sĩ điều trị luồn ống thông 2 nòng (nòng ngoài đậy bằng nút Carbowax)
vào ống nội soi phế quản. Bàn chải được đưa qua khỏi đầu nòng trong để gom chất tiết (0,001-
0,01 mL) từ tiểu phế quản xa. Cho bàn chải vào vật chứa có 1 mL nước muối vô trùng / dung
dịch lactate Ringer.
Sinh thiết qua phế quản: lấy bệnh phẩm bằng kìm qua kênh sinh thiết của ống nội soi phế
quản. Cho bệnh phẩm vào lọ có một ít nước muối sinh lý.
7a5. Chất hút ở phổi: dùng kim và ống tiêm dưới hướng dẫn của kỹ thuật chụp cắt lớp.
7a6. Sinh thiết phổi: lấy lúc mổ khoảng 1-3 cm2 mô, đựng trong lọ vô trùng không có formalin.
Tìm nấm ở phổi tốt nhất bằng mô sinh thiết / chất hút. Hoặc thu thập 3 mẫu đàm 3-5 mL vào
sáng sớm.
7b. Đường hô hấp trên:
7b1. Miệng: lấy hết chất tiết và cặn bã trên bề mặt sang thương bỏ đi; dùng que gòn thứ nhì
chà mạnh trên sang thương, tránh chỗ mô lành.
7b2. Phết mũi: que gòn thấm nước muối sinh lý lấy chất nhày trong lỗ mũi (đưa vào 2 cm).
Tìm người lành mang MRSA và streptococci.
7b3. Súc mũi: cấy virus. Ngửa cổ bệnh nhân. Nhỏ nước muối sinh lý vào mỗi lỗ mũi. Hút lấy
nước rửa.
7b4. Ngoáy mũi-hầu: tìm N. meningitidis và B. pertussis.
Bộ môn Vi Sinh Tài liệu chuyên khoa 5

Đưa que alginate calcium vào trong vùng hầu sau qua đường mũi. Xoay que 5 giây. Cấy ngay
lập tức/ cho vào môi trường chuyên chở.
7b5. Hút mũi-hầu: tìm Streptococcus nhóm A, N. meningitidis, C. diphtheriae và B. pertussis.
7b6. Chất hút xoang: rút bằng ống tiêm chất hút từ xoang hàm, trán, nơi khác.
7b7. Dịch chọc màng nhĩ: để chẩn đoán nhiễm khuẩn tai giữa, chỉ thực hiện khi điều trị thất
bại.
+ Lau sạch tai ngoài với chất tẩy nhẹ.
+ Dùng ống tiêm hút chất thử qua trống tai.
+ Nếu trống vỡ, lấy chất tiết bằng que vô trùng qua mỏ vịt.
7b8. Họng: tìm Streptococcus nhóm A, N. gonorrhoeae, A. haemolyticum.
Đè lưỡi. Lấy mẫu bằng que gòn ở vùng hầu sau, hạch hạnh nhân và vùng viêm loét. Tránh
má, lưỡi, lưỡi gà và môi.
8. Các dịch vô trùng: như dịch ổ bụng, nước báng, mật, khớp, màng ngoài tim, màng bụng,
màng phổi và bao khớp.
Tìm vi khuẩn: 1-5 mL. Tìm vi khuẩn lao, vi nấm: > 10 mL.
9. Da và mô mềm:
9a. Phỏng: sinh thiết mô sâu và lấy nhiều chỗ.
9b. Vết thương nông: dùng kim lấy chất hút ở chỗ sâu nhất của sang thương tốt hơn que gòn.
9c. Nấm da: rửa sạch vùng nhiễm bằng nước vô trùng. Cạo bề mặt da ở bờ sang thương.
Không rút máu.
9d. Loét / nốt nổi cục:
+ Sát trùng da, bỏ cặn bã.
+ Nạo đáy chỗ loét hay nốt nổi cục.
10. Vết thương sâu:
10a. Vết cắn / chấn thương: hút mủ vết thương.
10b. Xương: lấy bệnh phẩm khi mổ.
10c. Vết thương sâu / Ap xe: dùng kim hút phần sâu nhất của sang thương, tránh tạp nhiễm
bề mặt vết thương.
11. Nước tiểu:
11a. Dặn bệnh nhân rửa lỗ tiểu với xà phòng và nước. Lấy nước tiểu giữa dòng lần tiểu đầu
tiên sáng sớm.
11b. Rút nước tiểu trên xương mu.
11c. Nội soi bàng quang / niệu quản:
• Bệnh nhân uống nhiều nước đến khi bàng quang đầy.
• Rửa sạch lỗ tiểu với xà phòng và nước.
• Luồn ống nội soi bàng quang.
• Lấy 5-10 mL nước tiểu. Ghi nhãn “nước tiểu lấy qua ống thông”.
• Dùng nước muối sinh lý kích thích bàng quang. Hút nước rửa và ghi nhãn “nước rửa
bàng quang”.
• Đưa ống thông đến giữa 2 niệu quản hay đến 2 bể thận.
• Mở khóa ống nội soi. Bỏ đi 5-10 mL đầu tiên. Lấy 4 mẫu kế tiếp ở 2 bên (5-10 mL mỗi
mẫu). Ghi nhãn: nước tiểu thận trái / thận phải 1, 2, 3, 4.
12. Những chất thử khác:
12a. Ống thông tĩnh mạch: lấy 5 cm đầu xa của ống thông.
12b. Nha khoa: viêm họng Vincent, viêm quanh chóp, viêm nha chu, viêm lợi.
+ Lau sạch bờ lợi và bề mặt răng trên lợi.
+ Lấy chất thử ở sang thương dưới lợi bằng dụng cụ nạo cao răng.
Bộ môn Vi Sinh Tài liệu chuyên khoa 6

CHUYỂN BỆNH PHẨM


Tốt nhất là gởi bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm ngay lập tức.
Hoặc càng sớm càng tốt, trong khoảng 2-4 giờ sau khi lấy bệnh phẩm.
Nếu không gửi ngay được, giữ bệnh phẩm ở 2-8oC. Ngoại trừ:
• chai cấy máu, để ở 35-37oC.
• bệnh phẩm tìm Neisseria, tìm vi khuẩn kỵ khí: để ở nhiệt độ phòng.
• dịch não tủy: để ở nhiệt độ phòng.
• phân: cho vào môi trưòng chuyên chở nếu để gởi cấy tìm vi khuẩn.
cho vào chất bảo quản nếu gởi tìm ký sinh trùng.

Môi trường chuyên chở Giữ ở 4oC Giữ ở nhiệt độ phòng


Không cần chất bảo quản Mô tử thiết, Rửa phế quản, Dịch não tủy tìm vi khuẩn, Dịch
Thông tĩnh mạch, Dịch não tủy khớp
tìm virus, Sinh thiết phổi, Dịch
màng tim, Đàm, Nước tiểu
thông / giữa dòng
Cấy trực tiếp lên môi Cạo giác mạc, Cấy máu,
trường Bordetella spp., Bệnh phẩm tìm
lậu cầu, Dịch thủy tinh thể
Môi trường chuyên chở Sinh thiết vết phỏng, Bệnh Tủy xương, Que cổ tử cung,
Stuart’s, Amies, Cary-Blair phẩm tai ngoài, Bệnh phẩm tìm Que kết mạc, Que tai trong,
Campylobacter spp., Shigella Bệnh phẩm cơ quan sinh dục,
spp., Vibrio spp., Yersinia spp. Que mũi-hầu, Bệnh phẩm hô
hấp trên, Bệnh phẩm tìm
Bordetella spp.,
Corynebacterium spp.,
Neisseria spp., Salmonella spp.
Chuyên chở kỵ khí Dịch bụng, Dịch ối, túi cùng,
Mật, Tổn thương sâu, Mô phẫu
thuật, Chất hút ở phổi, xoang,
nội khí quản, Nước tiểu rút trên
xương mu, Bệnh phẩm tìm
Actinomyces spp.

You might also like