Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 785

Thiền viện Viên Chiếu dịch

Trưởng Lão Thiền Sư Pháp Minh chú giải


Nguyên tác: "Buddhist Legends",
Eugène Watson Burlingame

Tích
Truyeän
Phaùp
Cuù
Vaø
øChuù
Giaûi Q12
1
2
Mục lục

Contents
Lời Nói Ðầu .............................................................................................. 9
Dẫn Nhập .................................................................................................. 9
Lời Tựa..................................................................................................... 10
Lời mở đầu .............................................................................................. 12
Giới thiệu Kinh Pháp Cú Dhammapada ........................................... 18
I. Phẩm Song Yếu .................................................................................. 23
1. Nếu Con Mắt Ngươi L|m Hại Ngươi, Hãy Móc Bỏ Nó Ði ........ 23
2. Khóc Ðòi Những Chuyện Trên Trời ............................................... 48
3. Chàng Mập Tissa ............................................................................... 68
4. Không Lấy Oán Trả Oán................................................................... 78
5. Những Vị Tỳ Kheo Hay Cãi Cọ Ở Xứ Câu Thâm (Kosambi) ..... 96
6. Mahā Kāḷa v| Culla Kāḷa ................................................................ 108
7. Devadatta Ðắp Y Không Tương Xứng ......................................... 119
8. Những Ðại Ðệ Tử ............................................................................ 127
9. Trưởng Lão Nan Ðà ........................................................................ 164
10. Cunda - Ðồ Tể Mổ Heo ................................................................. 178
11. Cư Sĩ Hiền Thiện ............................................................................ 183
12. Nghiệp Của Devadatta ................................................................. 188
13 . B| Sumanā...................................................................................... 212
14. Chuyện Hai Huynh Ðệ ................................................................. 216
II. Phẩm Không Phóng Dật ............................................................... 225
1. Những Chuyện Luân Hồi Quanh Vua Udena ( hay Udayna) . 225
2. Tiếng Nói Của Một Người Giàu .................................................... 276
3. Cūḷapanthaka (Châu-lợi-bàn-đặc) ................................................ 282
4. Ngày Lễ Của Kẻ Ngu ...................................................................... 295
5. Mahā Kassapa (Ðại Ca Diếp) ......................................................... 299

3
6.- Hai Huynh Ðệ ................................................................................. 302
7. Magha Trở Thành Trời Sakka (Đế-thích) ..................................... 305
8. Một Tỳ Kheo Chứng A-La-Hán ..................................................... 316
9. Tissa Ở Phố Chợ ............................................................................... 318
III. Phẩm Tâm ...................................................................................... 323
1. Trưởng Lão Meghiya....................................................................... 323
2. Người Ðọc Ðược Tâm ..................................................................... 327
3. Một Tỳ Kheo Bất Mãn ..................................................................... 333
4. Saṅgharakkhita ................................................................................. 336
5. Trưởng Lão Ciitahattha .................................................................. 341
6. Tỳ Kheo Và Thần Cây ..................................................................... 348
7. Vì Bạo Ác Nổi Mụn Nhọt ............................................................... 353
8. Nanda Chăn Bò ................................................................................ 357
9. Vừa Là Cha Vừa Là Mẹ................................................................... 360
IV. Phẩm Hoa ....................................................................................... 367
1. Ðất Của Tâm ..................................................................................... 367
2. Một Tỳ Kheo Chứng A-La-Hán ..................................................... 370
3. Vua Viḍūḍabha (Lưu Ly) Trả Thù Họ Sakya............................... 373
4. Người Tôn Vinh Chồng .................................................................. 389
5. Kosiya Keo Kiệt ................................................................................ 393
6. Ẩn Sĩ Lõa Thể Pāthika. .................................................................... 400
7. Vua Và Vua Các Vua ....................................................................... 403
8. Ð{m Cưới Bà Tỳ X{ Khư. ............................................................... 408
9. Câu Hỏi Của Trưởng Lão A Nan .................................................. 430
10. Đế-thích Cúng Dường Mahā Kassapa ........................................ 434
11. Godhica Chứng Niết-bàn ............................................................. 440
12. Sirigutta Và Garahadinna ............................................................. 446
Quán Phi Ngã Cái Ta, Của Ta............................................................ 455
V. Phẩm Ngu ........................................................................................ 457
1. Nh| Vua v| Người Nghèo Có Vợ Ðẹp......................................... 457
2. Một Sa-di Khó Dạy .......................................................................... 469
3. Kẻ Vận Rủi Trong Nhà.................................................................... 475
4
4. Kẻ Móc Túi ........................................................................................ 479
5. Trí Ngu .............................................................................................. 481
6. Từ Trụy Lạc Tới Ðức Hạnh ............................................................ 484
7. Một Người Cùi Bị Thử Thách Phủ Nhận Niềm Tin ................... 486
8. Một Nông Dân Bị Kết Tội Oan ...................................................... 490
9. Sumana - Người L|m Vườn ........................................................... 493
10. Upplavaṇṇā Bị Cưỡng Bức ........................................................... 498
11. Ðạo Sĩ Lõa Thể Jambuka............................................................... 502
12. Quỷ Rắn Và Quỷ Quạ ................................................................... 511
13. Quỷ Búa Tạ ..................................................................................... 516
14. Citta Và Sudhamma ...................................................................... 521
15. Sa Di Bảy Tuổi Ðược Lòng Mọi Người ...................................... 529
VI. Phẩm Hiền Trí............................................................................... 545
1. Một Người Ðược Kho Báu Tinh Thần .......................................... 545
2. Những Tỳ Kheo Ương Ngạnh ....................................................... 551
3. Trưởng Lão Chanda ........................................................................ 553
4. Trưởng Lão Ðại Kappina ................................................................ 556
5. Sa-Di Pandita .................................................................................... 564
6. Vững V|ng Như Ð{ Tảng .............................................................. 573
7. Yên Lặng Sau Cơn Bão .................................................................... 576
8. Một Lũ Lang Thang. ........................................................................ 579
9. Chồng Và Vợ .................................................................................... 583
10. Ít Người Ðến Bờ Kia ...................................................................... 586
11. Từ Bỏ Ðen Tối................................................................................. 589
VII. Phẩm A-La-Hán........................................................................... 595
1. Ðấng Như Lai Không Ðau Khổ ..................................................... 595
2. Thoát Khỏi Trói Buộc ...................................................................... 598
3. Một Tỳ Kheo Trữ Thức Ăn ............................................................. 601
4. Tỳ Kheo Và Nữ Thần ...................................................................... 604
5. Đế-thích Lễ Kính Một Tỳ Kheo ..................................................... 607
6. Tưởng Mình Bị Khi Dễ .................................................................... 610
7. Mất Một Mắt ..................................................................................... 614
5
8. Không Tin Vào Ai Khác .................................................................. 618
9. Trưởng Lão Revata Trong Rừng Heo ........................................... 621
10. Một Kỹ Nữ Cám Dỗ Một Tỳ Kheo .............................................. 629
VIII. Phẩm Ngàn ................................................................................. 633
1. Tên Ðao Phủ ..................................................................................... 633
2. Sự Chuyển Hóa Của Bāhiya Dārucīriya ...................................... 637
3. Cô Gái Lấy Tên Cướp...................................................................... 643
4. Ðược Và Mất ..................................................................................... 651
5. Chú Của Xá Lợi Phất ....................................................................... 656
6. Cháu Của Xá Lợi Phất ..................................................................... 658
7. Bạn Của Xá Lợi Phất........................................................................ 661
8. Ch|ng Trai Tăng Tuổi Thọ ............................................................. 663
9. Sa-Di Samkicca ................................................................................. 666
10. Tỳ Kheo Và Kẻ Cướp .................................................................... 674
11. Lưỡi Dao Cạo.................................................................................. 676
12. Patācārā Bị Mất Cả Gia Ðình ....................................................... 680
13. Kisā Gotamī - Hạt Cải Trị Bệnh Cho Ðứa Con Ðã Chết. ......... 687
14. Góa Phụ Bahuputtikā Và Những Ðứa Con Bất Hiếu. ............. 691
IX. Phẩm Ác .......................................................................................... 695
1. Bà-la-môn Tiểu Nhất Y ................................................................... 695
2. Một Tỳ Kheo Bất Mãn ..................................................................... 698
3. Thiên Nữ Với Tỳ Kheo .................................................................... 701
4. Anāthapiṇdika Và Nữ Thần ........................................................... 704
5. Tỳ Kheo Không Giữ Gìn Tốt Ðồ Dùng ........................................ 709
6. Chưởng Khố Chân Mèo .................................................................. 712
7. Thương Gia Ðại Phú ....................................................................... 715
8. Người Thợ Săn Bắn Mê Muội ........................................................ 717
9. Thợ Săn Bị Bầy Chó Của Mình Nuốt Sống .................................. 723
10. Thợ Kim Hoàn, Tỳ Kheo Và Con Ngỗng ................................... 726
11. Ba Nhóm Tỳ Kheo ......................................................................... 730
12. Suppabbuddha Lăng Nhục Ðạo Sư ............................................ 735
X. Phẩm Hình Phạt ............................................................................. 739
6
1. Lục Quần Tỳ Kheo ........................................................................... 739
2. Lục Quần Tỳ Kheo ........................................................................... 741
3. Một Bầy Trẻ ...................................................................................... 743
4. Tỳ Kheo Và Con Ma ........................................................................ 745
5. Visākhā Và Quyến Thuộc Giữ Bát Quan Trai ............................. 750
6. Ngạ Quỷ Hình Trăn ........................................................................ 753
7. Mahā Moggallāna nhập Niết-bàn ................................................. 756
8. Tỳ Kheo Lắm Của ............................................................................ 763
9. Santati, Quan Ðại Thần Của Vua .................................................. 769
10. Tỳ Kheo Và Bộ Ðồ Rách ................................................................ 774
11. Sa-Di Sukha..................................................................................... 778

7
8
Lời Nói Ðầu

Tập "Tích Truyện Ph{p Cú" n|y được dịch theo bản Anh ngữ
"Buddhist Legends" của học giả Eugène Watson Burlingame. Nhà học giả
n|y đã căn cứ trên nguyên tác Pháp Cú Sớ Giải (Dhammapada
Commentary) bằng tiếng Pāli. Tương truyền Pháp Cú Sớ Giải là công trình
của ngài Buddhaghosa (Phật Âm), sống khoảng thế kỷ thứ V Tây lịch.
Nhận thấy sự lợi ích rộng lớn của nó, chúng tôi phụng dịch để đóng
góp vào nền Phật học nước nhà. Tuy cố gắng hết sức, nhưng không sao
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong chư vị Cao Túc thương tình tha
thứ cho.
Chúng con cũng xin tri }n Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí
Minh đã giúp đỡ cho việc in ấn dịch phẩm.
Kính ghi,
Thiền viện Viên Chiếu
Cuối năm Ất Hợi, 1995.


Dẫn Nhập

Kính lạy đức Thế Tôn Phật Ð|, đấng Toàn Thiện Toàn Giác.
Con xin cúi đầu đảnh lễ Phật, đảnh lễ Ph{p, đảnh lễ Tăng.
Cả thế gian chìm trong đêm tối d|y đặc của vô minh phiền não. Ngài
cũng ở thế gian mà quét sạch được nó. Với năng lực siêu phàm chứng
đạt được, Ng|i đã thắp sáng ngọn đèn Ch{nh ph{p.
Ngài là bậc Toàn Trí, phân biệt rành mạch chân ngụy trong mọi vấn
đề. Ðấng Ðạo sư đã thuyết nói chánh pháp, vì lòng từ vô lượng đã giảng
9
giải gi{o ph{p theo căn cứ, khiến trời người đều được an vui, mãn
nguyện.
"Một bản chú giải thật sinh động được lưu truyền qua bao thế hệ
trên đảo Tích Lan. Nhưng vì t{c phẩm viết bằng thổ ngữ địa phương nên
sự lợi lạc chẳng đến được các xứ xa xôi. Không chừng tác phẩm sẽ góp
phần đắc lực trong việc mang lại an lạc cho hết thảy nhân loại".
Ðấy l| ước nguyện của Trưởng lão Kumāra Kassapa đã thổ lộ với tôi,
vị Trưởng lão đã khéo tự điều phục được mình, hằng sống với tâm an
tịnh, chí nguyện luôn kiên trì. Ngài chân tình khuyến thỉnh tôi, do lòng
mong muốn Ch{nh ph{p được trường tồn.
Vì vậy, tôi sẽ thay thế thổ ngữ đầy những lối diễn đạt dài dòng này,
phiên dịch tác phẩm qua thứ tiếng thông dụng, êm ái, dễ nghe của kinh
điển. Những điểm nào khó hiểu, chưa rõ nghĩa trong c{c c}u kệ, dù chữ
hay lời, tôi xin sẽ làm sáng tỏ. Phần còn lại, tôi sẽ trình bày bằng tiếng
Pāli, phù hợp với tinh thần các câu kệ. Như thế, tôi mong sẽ đem đến an
vui, mãn nguyện cho tâm bậc hiền trí về cả hai mặt đạo v| đời.
Tác giả bản Pāli.


Lời Tựa

Kinh Pháp Cú là một bộ sƣu tập Ðá Quý và hẳn là kim chỉ nam cho mỗi
Phật tử. Nội dung bản kinh nên đƣợc đọc đi, đọc lại, nghiên cứu, quán triệt và,
trên hết, là phải áp dụng hằng ngày.
Những câu danh ngôn vàng ngọc đƣợc thể hiện trong bản Kinh này đã
minh chứng hùng hồn những lời dạy đạo đức và triết học của Ðức Phật.
Ðộc giả sẽ nhận thấy sự so sánh giản dị đƣợc Ðức Phật ứng dụng trong
Kinh Pháp Cú mà ngay cả một em nhỏ cũng có thể hiểu đƣợc. Ví dụ nhƣ so sánh
bánh xe bò, bóng ngƣời, căn nhà lợp vụng, ngôi làng đang ngủ, hồ nƣớc sâu
thẳm v.v... Sự vĩ đại của Ðức Phật là ở chỗ Ngài trình bày những sự thật uyên
thâm bằng những ngôn từ giản dị.
10
Trong Kinh Pháp Cú có nhiều trƣờng hợp cho thấy Ðức Phật không những
thuyết giảng cho giới trí thức và hàng trƣởng lão, mà còn giáo dục trẻ em bằng
ngôn ngữ của riêng chúng.
Bản văn Pāli đây đã đƣợc in theo kiểu chữ Roman để độc giả có thể thuộc
đƣợc những câu Kệ (Gāthās) trong lúc nhàn rỗi và thán phục vẻ đẹp, vẻ phong
phú của ngôn từ nguyên thủy.
Trong khi chuẩn bị bản soạn này, tôi đã tham khảo tất cả những bản soạn
có giá trị, và tôi phải thừa nhận rằng chúng vô cùng ích lợi cho tôi.
Nārada Mahathera
Tháng 7 ngày 14 năm 1962
Tu viện Vajirārāma, Colombo, Sri Lanka

11
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Thành kính đảnh lễ Ðức Thế Tôn, Ngài là bậc Ứng Cúng, Ðấng
Chánh Biến Tri



Lời mở đầu

Phật giáo thích hợp cho cả hai hạng người, đại chúng và trí thức.
Phật giáo có sữa cho trẻ em m| cũng có thức ăn đầy đủ cho người khỏe
mạnh. Phật giáo cung ứng một lối sống cho những Hội viên của Giáo hội
Tăng gi| v| một lối sống kh{c cho người tại gia cư sĩ. Trên tất cả, Phật
giáo truyền b{ con đường Giác ngộ duy nhất.
Bao nhiêu những đặc điểm trên được diễn đạt đầy đủ trong quyển
Kinh Pháp cú (Dhammapada) một trong ba mươi mốt quyển hợp thành
Tam Tạng (Tipitaka) tức là ba cái giỏ chứa đựng tinh hoa của giáo lý nhà
Phật.
Mỗi ai đi tìm ch}n lý, dầu theo tín ngưỡng n|o, đều có thể thấy hứng
thú và bổ ích khi đọc quyển sách Trí Tuệ n|y. Thường xuyên suy niệm
về những lời vàng ngọc chứa đựng trong ấy v| đem ra thực hành trong
đời sống hằng ng|y, người nhiệt t}m hướng về đạo pháp có thể thâu
hoạch một niềm vui tinh thần vượt lên cao hơn tất cả những hạnh phúc
trên thế gian và có thể đạt đến trạng th{i t}m cao thượng để, duyên theo
đó, tự thanh lọc thân tâm mình và cố gắng rọi s{ng, l|m cho người khác
trở nên trong sạch, bằng gương l|nh v| lời khuyên dạy thích nghi.
Kinh Pháp cú không phải l| s{ch để đọc tho{ng qua như một thiên
tiểu thuyết, rồi kính cẩn xếp lại, để qua một bên. Phải đọc đi, đọc lại, và
xem nó như người bạn cố tri, luôn luôn ở bên cạnh để đem lại cho ta
nguồn cảm hứng, nguồn an ủi, để n}ng đỡ, hộ trì, và cải thiện tâm linh
ta, mỗi khi cần đến.

12
Ðức Phật không giảng kinh Ph{p Cú dưới hình thức ta thấy ngày
nay. Ba tháng sau khi Ngài nhập Niết-b|n, chư Thanh Văn A-La-Hán tụ
hợp trong kỳ triệu tập đầu tiên để nghe đọc lại những lời giáo huấn của
Ngài, rồi kết tập lại th|nh chương những kim ngôn mỹ từ đầy thi vị mà
Ng|i đã truyền dạy trong nhiều trường hợp khác nhau, và gọi là
Dhammapāda, Pháp Cú Kinh.
Phạn ngữ Dhamma, Bắc phạn Dharma, là một danh từ khó phiên dịch
ra ngôn ngữ khác, bởi vì có rất nhiều ý nghĩa. Ta phải hiểu theo đoạn
văn. Ở đ}y - trong chữ Dhammapāda - Dhamma là Phật ngôn, hay giáo
huấn của Ðức Phật. Pada bao h|m ý nghĩa tiết mục, đoạn, phần, hay
đường lối. Vậy, Dhammapāda có thể được hiểu là "những đoạn, hay
những phần của Gi{o Ph{p", "Ðường lối của Gi{o Ph{p". Cũng có v|i
học giả dịch l| "Con đường của chân lý", "Chánh tịnh đạo", "Con đường
đạo hạnh".
Kinh Pháp Cú (Dhammapāda) gồm 423 câu Pāli êm dịu mà Ðức Phật
đã đọc lên trong khoảng 300 trường hợp, trên đường hoằng pháp kéo dài
bốn mươi lăm năm, để thích hợp với những tâm tánh khác nhau của
người nghe. Bản chú giải đồ sộ của Ðại đức Buddhaghosa trình b|y đầy
đủ c{c trường hợp nào Ðức Phật đã dạy những lời cao quý ấy dưới hình
thức câu chuyện dẫn tích, dài hay ngắn, cùng với lối giải thích cổ truyền
bản văn Pāli và các danh từ chuyên môn.
Bản chú giải quý b{u n|y được ông E. M.Burlinghame phiên dịch ra
Anh ngữ cho loại s{ch Harward Oriental Series. Cũng nên ghi nhận rằng
những câu chuyện dẫn tích ấy giúp người đọc thấu hiểu câu kệ dễ dàng
và minh bạch hơn.
Ch}n lý cao thượng nằm trong những câu Pháp cú thể hiện rõ ràng
giáo huấn có tánh cách luân lý và triết học của Phật giáo.
Ngay hai c}u đầu tiên đã vắn tắt trình bày hệ thống luân lý triết học
của Phật giáo. Tầm quan trọng của Tâm - lấy t}m l|m khuôn v|ng thước
ngọc để đo lường giá trị luân lý - định luật Nhân quả (nghiệp báo) trong

13
Phật giáo, vấn đề đau khổ và hạnh phúc, trách nhiệm cá nhân v.v... cùng
với hai thí dụ lấy ngay trong đời sống quen thuộc hằng ngày, tất cả bấy
nhiêu được diễn đạt trong hai câu song yếu. Tiếp theo là hai tích chuyện
thích đ{ng để làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Ở h|ng đầu của hai câu song
yếu đầu tiên có v|i điểm khó hiểu, đặt biệt là danh từ Dhamma mà bản
chú giải đã d|i dòng ph}n t{ch. Nhờ hai tích chuyện đi liền theo sau
người đọc thông hiểu rõ ràng hơn.
Những c}u có liên quan đến tâm sân và sự dập tắt lòng sân hận có
một ý nghĩa đặc biệt giữa thời đại nguyên tử này. Sức mạnh chắc chắn
phải đương đầu với sức mạnh. Bom đạn sẽ gặp bom đạn. Hận thù sẽ đối
diện với hận thù. Báo oán, trả thù, không bao giờ đưa đến hòa bình, an
tịnh. Lời Ðức Phật khuyên dạy h|ng tín đồ bất bạo động của Ngài là:
"Sân hận không bao giờ dập tắt sân hận, chỉ có tình thƣơng mới diệt tâm
sân". Metta, tâm Từ, là giải đ{p duy nhất trước bom đạn của thời hiện
đại.
Trình độ luân lý cao thượng mà Ðức Phật ước mong những tín đồ lý
tưởng của Ngài sẽ đạt đến cũng được mô tả trong vài câu. Hai câu cuối
cùng của chương đầu cho thấy rõ th{i độ của Ðức Phật đối với lối học từ
chương v| ph{p h|nh thực tiễn. Như vậy, Gi{o Ph{p được ví như chiếc
thuyền để độ chúng sanh vượt qua đại dương của vòng luân hồi. Chỉ
riêng câu cuối cùng cũng đủ cho trọn đời một thầy Tỳ-kheo lý tưởng.
Câu chuyện hoàng tử Nanda, người em cùng cha khác mẹ với Ðức
Phật, hiển nhiên cho thấy làm cách nào Ðức Phật dùng oai lực thần
thông để biến đổi một thầy Tỳ-kheo có tinh thần ươn yếu, đang ôm ấp
tham dục tai hại, trở thành một cá tánh trong sạch, một tinh thần tráng
kiện.
Vì nặng lòng tôn kính Ðức Phật, mặc dầu không vui, hoàng tử thọ lễ
xuất gia ngay trong ngày lễ cưới của mình. Nhưng Tỳ-kheo Nanda luôn
luôn tưởng nhớ vị t}n nương của mình và không cố gắng tu hành. Thay
vì áp dụng phương ph{p răn dạy trực tiếp, Ðức Phật sắp đặt một
phương kế thực tiễn và hữu hiệu để đưa sự chú tâm của Tỳ-kheo Nanda
14
về một đối tượng tương tợ, tho{ng qua hình như đ{ng ưa thích hơn, v|
thành công làm cho vị n|y đắc quả A-La-Hán. Xem câu 13-14.
Hai chương đầu đề cập đến phần luân lý trong Phật gi{o v| được
xem l| đồng quan trọng cho cả hai đời sống, xuất gia và tại gia.
Chương hai l| c}u giải đ{p hùng biện những lời chỉ trích Phật giáo là
một "bàn tay chết", một tôn giáo thụ động, tiêu cực. Appamāda, một Phạn
ngữ bao h|m ý nghĩa chú t}m, cẩn mật, thận trọng, trang nghiêm chuyên
cần, giác tỉnh v.v... là tựa của chương 2.
Chính c}u đầu tiên của chương n|y đã đổi hẳn tâm tánh vua A-Dục
(Asoka), vị minh qu}n, trước kia có tên l| Asoka con người tội lỗi, vì
những h|nh động tàn bạo v| {c độc của ông khi chưa biết Phật Pháp.
Ðôi khi chỉ một câu nói giản dị như vừa kể trên, hay một hàng chữ
đơn độc như "không nên tìm thỏa thích trong hƣơng vị của thế gian mà phải
trau dồi đời sống ẩn dật", hay chỉ vỏn vẹn một chữ có nhiều ý nghĩa như
"chuyên cần", cũng đủ cho trọn một kiếp sống.
C}u 24, đề cập đến những nguyên nhân tạo nên tiến bộ vật chất, cho
thấy rằng Phật giáo không hoàn toàn xuất thế, không đứng ngoài thế
gian vật chất, như có v|i lời chỉ trích vội vã có khuynh hướng làm cho
người ta nghĩ như vậy.
Chương 3 có một ý nghĩa đặc biệt giúp ta thấu hiểu quan niệm của
Phật giáo về tâm và tầm quan trọng của việc kiểm soát tâm.
Những chương Th}n Ái, Hạnh Phúc, Khổ Cảnh, Ác, Thế Gian, Hoa,
Cuồng Dại, Bậc Thiện Trí, Ái Dục v.v... tỏ ra rất hữu ích cho những ai còn
say đắm dục lạc. Bản chất vô thường tạm bợ của khoái lạc vật chất và
nếp sống phải có của ta trong một thế gian tương tợ cũng được chỉ dẫn
trong chương n|y.
Những chương Phật, A-La-Hán, Bà-La-Môn sẽ đặc biệt thích hợp với
những người có trình độ tinh thần cao. C{c chương n|y mô tả tâm trạng
của những nhân vật thật sự giác ngộ.

15
Tuy nhiên, khi đã đọc qua những Phật ngôn vàng ngọc này, ta
không nên tự mãn, cho đó l| đủ. Phải đọc đi, đọc lại, suy niệm, cân nhắc
cặn kẽ những câu kệ cũng như tích chuyện và rút tỉa những bài học thích
đ{ng. Những chuyện tích hứng thú và xây dựng ấy mô tả rõ ràng tánh
c{ch vĩ đại của Ðức Phật, xem như vị giáo chủ bi, trí, dũng, luôn luôn sẵn
sàng tế độ, phục vụ tất cả. Những kim ngôn mỹ từ ấy phải được áp dụng
thật sự v|o đời sống hằng ngày. Và chỉ đến chừng ấy ta mới có thể, một
cách chân thành và hữu lý, nói lên lời dạy trong kinh Pháp Cú: "Ngƣời
thấm nhuần Giáo Pháp sống hạnh phúc".
Người đọc sẽ ghi nhận rằng Ðức Phật dùng những chuyện ngụ ngôn
rất giản dị để cho mọi người, chí đến c{c em bé, đều hiểu được. Như thí
dụ c{i b{nh xe lăn theo ch}n con bò kéo xe, bóng theo người, mái nhà
khéo lợp, một l|ng đang say ngủ, ao hồ sâu thẳm và trong veo, hoa có
hương thơm, ong hút mật v.v... Trí tuệ của Ðức Phật đã tỏ rạng trong
cách trình bày chân lý cao thâm với những danh từ thông thường, dễ
hiểu, không rườm rà phiền phức.
Không có câu nào trong kinh Ph{p Cú m| người cư sĩ không thể
hiểu được.
Ðức Phật thường áp dụng phương ph{p giảng dạy trực tiếp. Ðôi khi
Ng|i cũng dùng oai lực thần thông - không phải phép lạ - để rọi sáng cho
những người kém trí tuệ hay cụ thể chứng minh một chân lý. Xem
những câu 146, 147, 148.
Ðối với một ngư phủ tên Ariya, có nghĩa cao quý, chỉ bậc thánh
nhân, mà Ðức Phật gặp trong khi ông ấy đang đ{nh c{, Ng|i dạy: "Ngƣời
sát hại sanh linh ắt không phải là bậc Ariya". Ngư phủ Ariya liền nhận thức
h|nh động thấp hèn của mình và về sau trở th|nh Th{nh nh}n, đúng
theo ý nghĩa của danh từ Ariya, tên mình. Xem câu 270.
Trong kinh Pháp Cú có nhiều thí dụ cho thấy rằng không phải Ðức
Phật chỉ thuyết Pháp cho hàng trí thức m| cũng giảng dạy giáo lý cho các
em nhỏ v| trong trường hợp này, Ngài dùng những lời lẽ của chúng nó.

16
Tất cả mọi người đều hiểu được Ngài. Xem câu 131.
Trong khi soạn thảo bản dịch này tôi có tham khảo - với nhiều lợi ích
- những bài viết uyên thâm về kinh Pháp Cú của vị thầy tế độ khả kính
của tôi, Ðại đức P. Siri Vajiranāna Mahā Nāyaka Thera, bản dịch ra tiếng cổ
Tích Lan và hầu hết tất cả các bản dịch ra Anh văn có thể thâu thập được.
Tôi đã đặc biệt thận trọng để không tách rời khỏi bản chú giải cổ truyền.
Bản dịch kinh Ph{p Cú được xuất bản lần đầu tiên v|o năm 1940 với
lời tựa của B{c sĩ Cassius A. Pereira (nay l| Ðại đức Kassapa Thera). Về
sau, hội "Mahabodi Society" ở Ấn có ấn hành hai lần bản duyệt lại. Một
bản duyệt lại kh{c được loại sách "Wisdom of the East Series" phát hành
với lời giới thiệu của Tiến sĩ E.J. Thomas v|o năm 1954 v| t{i bản năm
1959. Trong bản in hiện tại đã có nhiều cải tiến, nhiều chú thích được
thêm v|o để giúp cho những ai chưa quen thuộc với gi{o lý căn bản, và
nhiều câu chuyện dẫn tích cũng được trình bày vắn tắt hầu làm cho câu
Phật ngôn được s{ng nghĩa hơn.
Tôi lấy làm cảm tạ ông S.W. Wijayatilaka, nguyên Hiệu trưởng
trường Ānanda College, Colombo, đã cẩn thận xem lại bản thảo của tôi và
đã gợi cho tôi nhiều đề nghị quý giá.
Tôi cũng ghi ơn hai người đệ tử Việt Nam của tôi là cô Lê Thị Sanh
(Jhāyīnī) và cô Cao Thị Cúc (Citrā) đã đ{nh m{y bản thảo này.
Tôi cũng có lời t{n dương ông Trương Ðình Dzu, một luật sư Phật tử
Việt Nam lỗi lạc, nguyên là Thống Ðốc Ðông Nam Á của Hội Rotary đã
phát tâm bố thí trong sạch, gánh chịu tất cả tổn phí để ấn hành quyển
sách Phật giáo cổ điển này.
Ước mong h|nh động tạo nhiều phước b{u n|y đem lại cho Ông
hạnh phúc trường cửu.
NĀRADA
Jetavara Vihāra - Kỳ Viên Tự
Sài Gòn, 14-7-1963.

17
Giới thiệu Kinh Pháp Cú
Dhammapada

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu


Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pāli (Suttanta Pitaka). Ðây là
một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất v| đã được dịch ra rất nhiều
thứ tiếng trên thế giới. Pháp (Dhamma) có nghĩa l| đạo lý, chân lý, lời dạy
của Ðức Phật; Cú (Pada) là lời nói, câu kệ. Ngoài ra, trong ngữ văn Pāli,
"Pada" còn có nghĩa l| con đường. Do đó, Dhammapada thường được
dịch l| Con đường Chân lý (Path of Truth), Con đường Phật Pháp (Path of
the Buddha's Teaching).
Dhammapada là tập hợp 423 bài kệ do đức Phật nói ra trong nhiều
dịp khác nhau, trong suốt 45 năm hoằng dương Ch{nh Ph{p của Ngài.
Các bài kệ nầy được sắp xếp trong 26 phẩm, do các vị đại đệ tử thu xếp
và tụng đọc trong Ðại hội Kết tập Kinh điển lần đầu tiên sau khi Ðức
Phật nhập diệt. Mỗi bài kệ chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và
phong phú, không thể nào chỉ đọc một lần mà hiểu hết đƣợc. Cần phải đọc đi đọc
lại nhiều lần, tra cứu các bản chú giải, và suy nghiệm từ các tu chứng tự thân
thì mới mong thông ngộ và thấu đạt ý nghĩa của các lời dạy cao quý đó. Mỗi bài
kệ là một nguồn cảm hứng cao đẹp, một lối đi mới lạ, một sức mạnh kỳ diệu
giúp chúng ta có một niềm tin vững chắc hơn trên con đƣờng tu học để tiến đến
giác ngộ, giải thoát.
Bình Anson,
Perth, Western Australia

Kinh Pháp cú là một th{nh điển mang bức thông điệp vượt thời
gian, với hy vọng và niềm hân hoan hạnh phúc cho những người chán
nản, buồn bã, một bức thông điệp đầy trí tuệ cho người vô minh, một
bức thông điệp cảnh báo cho những người không cảnh giác, ý thức, một

18
bức thông điệp hướng dẫn cho những con người mang đầy tội lỗi ý thức
về những h|nh động đã phạm phải, và một bức thông điệp với sự trân
trong và khích lệ đối với những ai đã v| đang bước đi trên con đường
ch}n chính đưa đến Niết Bàn. Trong khi vạch ra những sự hiểm nguy
của một đời sống giải đãi vô đạo, ý kinh l|m thăng hoa cuộc sống và vẽ
ra một bức tranh trong s{ng v| sinh động với nét đẹp huy hoàng cho
những con người có sự tu tập t}m. Gi{o sư Sarvapalli Radhakrishnan,
gi{o sư bộ môn Tôn gi{o v| Đạo đức học Đông phương thuộc trường đại
học Oxford, Lu}n Đôn, Anh Quốc, phát biểu: "Giới hạnh con ngƣời, hành
vi chân chánh, sự quán chiếu về tự ngã và thiền định thì quan trọng hơn là một
chuỗi dây chuyền những suy cứu về thuyết tiên nghiệm. Dhammapada mang
một sự hấp dẫn đối với thế giới tân tiến hiện thời đang sụp đổ dƣới sự ảnh
hƣởng của tội lỗi xấu xa về mặt đạo đức".
Đức Phật dạy:
Tham ái sanh sầu ƣu;
Tham ái sanh sợ hãi;
Ai giải thoát tham ái
Không sầu, không sợ hãi.
(Pháp cú, câu 216)
Tiến sĩ Casius A. Pereira, sau n|y xuất gia và thọ đại giới với pháp
danh là Kasapa, phát biểu: "Nếu tôi phải chọn lựa bất kỳ cuốn kinh nào trong
toàn bộ đại tạng kinh thì tôi sẽ chọn bản kinh Pháp cú mà không có một sự chần
chừ nào hết. Bởi vì đó là bản kinh tốt nhất duy nhất trong toàn bộ hệ văn học
trên thế giới này mang lại niềm khuây khoải cho những con ngƣời đang bị khổ
đau hay bất hạnh. Ngƣời ta không bao giờ mất thời gian một cách vô ích để
nghiên cứu giá trị vô cùng cao quý của những bài thi kệ này, hoặc là để tìm
kiếm những lời khuyên cho cuộc sống hoặc là để giảm bớt khổ đau, mà là để tìm
đƣợc nguồn an lạc, hân hoan và trí tuệ thể nhập".
(Dịch theo Lakehouse) ...


19
Kinh Pháp Cú còn, Giáo Pháp còn
Giáo Pháp còn, kinh Pháp Cú còn.
Kinh Lời Vàng - (Minh Đức - Triều Tâm Ảnh)


"Ph{p" có nghĩa l| đạo lý, chân lý, giáo lý. "Cú" là lời nói, câu kệ.
"Pháp Cú" là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật
nên "Kinh Ph{p Cú" còn được gọi là "Kinh Lời Vàng" hoặc "Lời Phật
Dạy".
<
Kinh Pháp Cú tóm thâu tinh hoa giáo lý của đức Phật. Đọc những
bài kệ trong kinh n|y người đọc cảm thấy như chính mình được trực tiếp
nghe lời Phật dạy từ hơn 2500 năm trước vọng lại. Mỗi bài kệ có thể xem
là chứa đựng một cách súc tích và trung thành nhất những lời dạy,
những gi{o lý căn bản nguyên thủy của đức Phật.
Mỗi phẩm trong Kinh Ph{p Cú đặt trọng tâm vào một đề tài chính.
Mỗi bài kệ trong từng phẩm đều chứa đựng một nội dung tu học rất sâu
sắc và phong phú. Nhiều b|i đơn giản và dễ hiểu nhưng nhiều bài không
thể nào chỉ đọc một lần mà hiểu ngay hết được. Cần phải đọc đi đọc lại
nhiều lần, đọc thêm các tích truyện đi kèm v| tra cứu thêm các bản chú
giải.
Người đọc nếu sẵn nhiệt t}m hướng về đạo pháp nên nghiền ngẫm
v| thường xuyên suy niệm về những lời vàng ngọc chứa đựng trong
kinh rồi đem ra thực hành, áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của mình.
Chắc chắn người đọc có thể thâu hoạch được một niềm vui về tinh thần
vượt lên cao hơn tất cả những thứ hạnh phúc khác trên thế gian, sẽ gặt
h{i được nhiều lợi ích cho chính bản thân mình ngay trong hiện tại cũng
như trong tương lai. Lời kinh khơi nguồn cảm hứng cao đẹp và mở ra
một lối đi đầy hương hoa, tạo ra một sức mạnh diệu kỳ giúp cho người
đọc có một niềm tin vững chắc hơn trên con đường tu học để tiến đến
20
bến bờ giác ngộ và nhờ đó m| được giải thoát.
Nhiều học giả quốc tế chuyên về tôn giáo và thần học đã từng nói
đại ý rằng: "Kinh điển của Phật Giáo thật quả là nhiều, nhƣng nếu giả dụ một
ngày nào đó tất cả các kinh điển này bị thất lạc hay bị thiêu hủy đi hết mà chỉ
còn lƣu giữ lại đƣợc một cuốn Kinh Pháp Cú này thôi thì chúng ta cũng tạm coi
nhƣ có đủ những gì cần thiết để noi theo giáo lý của đức Phật".
Trong Kinh Ph{p Cú người đọc sẽ thấy những lời dạy về triết lý và
luân lý cho cả hai giới xuất gia và tại gia. Những lời dạy cho hàng xuất
gia tất nhiên không bao hàm hàng tại gia, nhưng những lời dạy cho hàng
tại gia đương nhiên có thể áp dụng cho cả hàng xuất gia. Do đó dù ở
cương vị n|o người đọc cuốn kinh n|y cũng thu nhập được nhiều lợi ích
thanh cao. Hơn nữa những người muốn đi tìm ch}n lý, dầu theo tín
ngưỡng n|o chăng nữa, đều có thể thấy hứng thú và bổ ích khi đọc cuốn
Kinh Ph{p Cú n|y, vì nói chung kinh điển Phật gi{o thường chỉ nêu ra
chân lý cho toàn thể nhân loại chứ không mang tính chất gi{o điều.
Đức Phật đã từng tuyên bố rõ ràng rằng Ngài chỉ l| người dẫn
đường chỉ nẻo chứ Ngài không thể "cứu rỗi" hay tu thay cho ai được cả,
v| con người phải tự mình tu để giải tho{t cho chính mình. Ước mong
sao những lời dạy của đức Phật trong tập Kinh Pháp Cú sẽ là ngọn đuốc
rực rỡ soi sáng dẫn đường, là ngón tay chỉ hướng cho mọi h|nh động,
ngôn ngữ, t}m tư của người đọc v| do đó đem lại an lạc và hạnh phúc.
Tự mình nghe theo lời Phật dạy mà tu sửa, rồi tự mình sẽ giác ngộ và sự
giác ngộ đó sẽ giúp cho mình được giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử
đầy khổ đau.
Diệu Phương
Virginia - USA
(Mùa Phật Đản, tháng 4 năm 2003)

Tâm thức khởi xƣớng đƣa đến tất cả mọi hiện tƣợng,
Tất cả mọi hiện tƣợng đều bị chi phối bởi tâm thức, tạo dựng bởi tâm thức.

21
Nếu một ngƣời nói năng và hành động không tinh khiết,
Thì khổ đau tất sẽ theo mình tƣơng tự nhƣ cái bánh xe,
Lăn theo vết chân của con bò kéo xe.
(Kinh Pháp Cú)
Chiến tranh phát sinh bên trong tâm thức con người. Vì thế khả năng
bảo vệ hòa bình, cũng phải được vun xới từ bên trong tâm thức con
người.
(UNESCO)

22
I. Phẩm Song Yếu



1. Nếu Con Mắt Ngươi Làm Hại Ngươi, Hãy


Móc Bỏ Nó Ði

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 01)

“Manopubbaṅgamā dhammā,
Manoseṭṭhā manomayā;
Manasā ce paduṭṭhena,
Bhāsati vā karoti vā,
Tato naṃ dukkham anveti,
Cakkaṃ’va vahato padaṃ”.
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo.
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau
Như xe, chân vật kéo.

Phật dạy Pháp Cú này tại đ}u?
- Tại Sāvatthī.
- Cho ai?
- Cho Trưởng lão Cakkhupāla.

Tôi nghe như vầy: Tại Sāvatthī có một Trưởng giả tên là Ðại Phú
(Mahā Suvanna). Ông ta rất giàu, có nhiều của cải v| đủ trò vui chơi giải

23
trí, nhưng lại chẳng có con.
Ngày nọ trên đường đi tắm trở về nhà, ông trông thấy bên vệ đường
một cây rừng thật lớn, tán lá to rộng. Nghĩ rằng đ}y chắc là chỗ ở của
một vị thần đầy uy lực, Trưởng giả ra lệnh cho dọn sạch miếng đất dưới
gốc c}y, r|o tường chung quanh và rải cát bên trong, rồi cho trang hoàng
đủ loại cờ xí và nguyện: "Nếu có một đứa con, ta sẽ tạ ơn thần xứng
đ{ng".
Chẳng bao lâu vợ ông mang thai. Bà lập tức báo tin cho chồng. Ông
liền tổ chức lễ Bảo thai cho b|. Sau mười tháng bà hạ sinh một bé trai, và
ông đặt tên con là Pāla, có nghĩa l| người Bảo Trợ, vì nhờ sự bảo vệ và
chăm sóc cội cây mới sinh được đứa bé. Ít l}u sau, ông có thêm đứa con
nữa, bèn đặt tên là Culla Pāla (Bảo Trợ em), đứa lớn là Mahā Pāla (Bảo Trợ
anh). Ðến tuổi trưởng th|nh ông b| cưới vợ cho hai con. Thời gian sau,
cả hai ông b| đều qua đời, để lại cho hai anh em toàn bộ gia sản.
Lúc bấy giờ đức Phật đang chuyển Pháp Luân. Sau khi du hành từ
nơi n|y đến nơi nọ, Ngài trú tại Tinh Xá Jatavana do Trưởng Giả
Anāthapiṇdika xây cất, trị gi{ năm trăm bốn chục triệu đồng.
Suốt thời gian ngụ tại Jatavana, đức Phật dạy về pháp sanh thiên,
pháp giải thoát (Ðức Thế Tôn chỉ ở lại một mùa an cƣ tại ngôi tịnh xá do hai
nhánh thân tộc Ngài xây dựng, một nhánh gồm tám vạn gia đình bên ngoại và
một nhánh gồm tám vạn gia đình bên nội. Ngài trú tại Jatavana suốt mƣời chín
hạ, và sáu hạ tại Pubbārāma, một tịnh xá do bà Visākhā, một nữ cƣ sĩ lỗi lạc xây
cất, trị giá hai trăm bảy chục triệu đồng. Do công đức lớn lao của hai gia đình
Anāthapiṇdika và Visākhā, đức Phật đã an cƣ gần Sāvatthī trong suốt hai mƣơi
lăm hạ).
Ông Anāthapiṇdika và bà Visākhā mỗi ng|y đều đặn đi đến Thế Tôn
hai lần. Họ không bao giờ đi tay không vì biết rằng các thầy Sa-di trẻ
đang chờ họ để b{t. Trước ngọ, họ dâng thức ăn loại cứng và loại mềm.
Sau ngọ, họ cúng năm thứ dược liệu và tám thức uống. Ngoài ra họ luôn
dành sẵn chỗ tại nhà cho hai ngàn Tỳ kheo. Bất cứ vị nào cần thức ăn,

24
nước uống hay thuốc men liền được cung cấp như ý muốn.
Trưởng giả Anāthapiṇdika không hề thưa hỏi Phật. Người ta nói rằng
sở dĩ ông không d{m thưa hỏi vì Quá kính mến Phật. Ông nghĩ rằng đức
Thế Tôn là một vị Phật cao quý và là một thái tử phong nhã. Sở dĩ Thế
Tôn thuyết ph{p cho ai vì nghĩ đó l| thí chủ của Ngài. Nếu bây giờ phải
thuyết pháp cho ta, Ngài sẽ nhọc mệt thêm. Vì lý do đó, Trưởng giả
Anāthapiṇdika không hề thưa hỏi Phật. Nhưng khi ông vừa ngồi xuống,
đức Phật đã nghĩ: "Trưởng giả này bảo trợ cho Ta khi Ta không cần bảo
trợ. Ta đã trải qua bốn a-tăng-kỳ v| trăm ng|n kiếp để thành tựu đạo
quả. M{i tóc đeo đầy trang sức Ta đã cắt bỏ, đôi mắt Ta đã vứt đi, m{u
thịt tim Ta cũng nhổ bỏ tận gốc. Con Ta, vợ Ta thân thiết như chính
mạng sống, Ta cũng từ bỏ, chỉ vì muốn đem ch{nh ph{p đến cho chúng
sanh. Người này bảo trợ cho Ta khi Ta không cần bảo trợ". Rồi đức Phật
thuyết một bài pháp.
Lúc ấy có năm mươi triệu trong số bảy mươi triệu cư d}n th|nh
Sāvatthī nghe xong liền xin l|m đệ tử tại gia của Phật. Còn lại hai mươi
triệu chưa tin đạo. C{c cư sĩ đệ tử của Phật có hai nhiệm vụ: trước ngọ để
b{t cho chư Tăng, sau ngọ cầm hương hoa v| cùng với tôi tớ mang y
phục, thuốc men, thức uống đi đến đức Phật nghe pháp.
Một ngày nọ, Mahā Pāla trông thấy các cư sĩ đi đến tịnh xá với hương
hoa trên tay, anh ta bèn hỏi:
- Các vị đi đ}u vậy?
V| được trả lời:
- Ði nghe pháp.
- Cho tôi đi với.
Rồi anh ta đi theo họ đến đảnh lễ đức Phật và ngồi bên ngoài vòng
pháp hội.
Khi chư Phật thuyết pháp, các Ngài luôn tùy theo căn cơ của thính
chúng từng người một, xem người nào thích hợp để quy y, để thọ giới

25
hoặc xuất gia. Ngày hôm ấy, đức Phật để ý đến căn cơ Mahā Pāla và
thuyết pháp cho anh ta. Ngài giải thích rành rẽ, theo thứ lớp từng vấn đề
về trí tuệ, bố thí, giới luật, sự sanh thiên, nghiệp báo, sự ngu si và uế
trược của dục lạc, và về phước lành của hạnh xuất gia.
Gia chủ Mahā Pāla chú tâm lắng nghe. Anh nhận định khi con người
từ giã cõi đời sang bên kia thế giới, chẳng có thể đem theo con c{i hay t|i
sản; hơn nữa, cả th}n n|y cũng chẳng đi theo được, vậy sống đời tục gia
có lợi gì? V| anh định xuất gia. Vì thế cuối thời pháp, Mahā Pāla đến bên
đức Phật xin gia nhập Tăng đo|n.
Ðức Phật hỏi:
- Con còn th}n nh}n n|o không, để việc xuất gia được đúng ph{p?
- Bạch Thế Tôn! Con còn một em trai.
- Vậy thì hãy báo tin cho em con.
Mahā Pāla hoan hỷ thưa:
- Xin vâng.
Rồi chào Phật trở về nhà, gọi em đến bảo:
- Này chú! Mọi tài sản trong nh|, động sản và bất động sản, anh giao
hết cho chú, hãy bảo quản.
Người em ngạc nhiên hỏi:
- Còn anh thì sao?
- Anh sẽ theo Phật, gia nhập Tăng đo|n.
- Anh nói gì vậy, anh thân yêu? Khi mẹ mất anh chăm lo cho em như
mẹ, đến cha mất anh lại thay cha. Nh| anh đầy của cải, chắc chắn anh sẽ
l|m được việc thiện dù sống đời tại gia. Xin anh đừng xuất gia.
- Này chú, sau khi nghe Phật thuyết pháp, anh không muốn sống đời
tại gia nữa. Ðức Phật đã giảng rất hay trong phần đầu, phần giữa và
phần cuối. Ng|i đã nêu lên một c{ch chính x{c v| đúng đắn ba tính chất
của c{c ph{p: vô thường, khổ và vô ngã. Anh không thể hành trì trọn vẹn

26
giáo pháp nếu còn bận bịu việc nhà. Anh phải xuất gia em à!
- Anh ơi! Anh còn trẻ lắm, để lúc gi| hãy đi tu.
- Ðợi đến gi| để thành lão khọm à! Tay chân lụm khụm, không làm
gì được theo ý mình, lại thêm con ch{u đùm đề. Không, anh không thể
nghe lời chú được. Anh sẽ làm tròn bổn phận Tỳ-kheo.
“Jarājajjaritā honti,
Hatthapadā anassavā;
Yassa so vihatatthāmo,
Kathaṃ dhammaṃ carissati”.
‚Tuổi già làm suy yếu,
Tay chân khó dạy bảo,
Ngƣời lực kiệt sức cùng,
Lấy chi hành pháp diệu‛.
(Tuổi già tay yếu run chân
Tu sao đƣợc nữa khi thân mỏi mòn?)

Anh sẽ đi tu, dù chú cản trở cách gì.


Mặc người em than khóc, Mahā Pāla đi đến gặp Phật và xin xuất gia
v|o Tăng đo|n. Ðược thu nhận và tu học, Mahā Pāla trải qua năm mùa hạ
với thầy Tế độ và Giáo thọ. Mãn hạ thứ năm v| l|m lễ giải hạ xong, thấy
đến chỗ Phật, đảnh lễ v| thưa hỏi:
- Bạch Thế Tôn! Nương theo Thế Tôn con có bao nhiêu bổn phận tu
tập phải thọ trì?
- Này Tỳ-kheo! Chỉ có hai là Pháp học và Pháp thiền.
- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Pháp học? Và thế nào là Pháp thiền?
- Pháp học là hiểu biết Phật ngôn tùy theo căn cơ mỗi người, phải
thông suốt một hoặc hai bộ hay toàn bộ Tam Tạng kinh điển, thuộc lòng,
đọc tụng và giảng dạy. Còn Pháp thiền sẽ dẫn đến quả vị A-la-hán. Thiền
định đòi hỏi một đời sống đạm bạc, ưa thích ở nơi vắng, luôn chuyên
niệm về lão và tử, và khai triển Minh sát tuệ bằng sự nỗ lực bền bỉ.

27
- Bạch Thế Tôn! Vì con đã lớn tuổi mới xuất gia, con không thể làm
tròn bổn phận đối với Pháp học, nhưng con có thể làm tròn bổn phận đối
với Pháp thiền. Xin dạy cho con thiền định.
Phật dạy cho thầy pháp tu dẫn đến quả vị A-la-hán. Thầy đảnh lễ
đức Phật v| tìm được s{u mươi vị Tỳ-kheo cùng đi với mình. Thầy đi
khoảng hai mươi dặm (t{m mươi c}y số), đến một làng rộng lớn gần biên
giới, và cả đo|n vào làng khất thực. Dân làng thấy các vị oai nghi chỉnh
tề, làm tròn bổn phận tăng sĩ v| lại dễ thân cận nên sanh lòng quý kính.
Họ mời các thầy ngồi, dâng những thức ăn ngon.
Rồi họ hỏi:
- Thưa chư Tôn giả, các vị đi đ}u?
- N|y chư thiên tín, chúng ta đi đến một chỗ ẩn cư thích hợp.
Dân làng khôn ngoan tự hiểu rằng những vị Tỳ-kheo đ{ng kính
đang tìm chỗ an cư trong mùa hạ. Họ thỉnh cầu:
- Nếu chư Tôn giả bằng lòng ở đ}y suốt ba tháng hạ, chúng con xin
quy y và thọ giới.
Nghĩ rằng nhờ những thí chủ này trợ giúp để tu ra khỏi sanh tử luân
hồi, các thầy ưng thuận ở lại. Dân làng dựng ngay một tịnh xá, xây khu
vực ban đêm v| khu vực ban ng|y, d}ng cúng lên chư Tăng. C{c Tỳ-
kheo chỉ có việc đều đặn vào làng khất thực. Có một y sĩ ph{t t}m đến
tịnh xá chữa bệnh, ông đã trình lên chư Tăng nguyện vọng của mình:
- Chư Tôn giả! Chỗ n|o đông người đều không tránh khỏi bệnh tật.
Nếu có người bệnh, xin nhắn tôi đến chữa trị.
Ng|y đầu hạ, Trưởng lão Mahā Pāla đã gọi tất cả Tỳ-kheo lại hỏi:
- C{c huynh đệ, suốt ba tháng hạ các vị sẽ tu trong mấy oai nghi?
- Trong bốn oai nghi, bạch Ðại đức.
- Nhưng có thích hợp không, c{c huynh đệ?
Chúng ta phải thật chánh niệm, chính vì đức Phật chỉ dạy Pháp thiền

28
m| chúng ta đến đ}y h|nh trì. Sở dĩ chúng ta được chư Phật gia hộ chẳng
do nhờ dối trá hai mặt, mà chính do hạnh tinh tấn tu tập. Bốn thứ khổ
sanh, lão, bệnh, tử đang chờ người giải đải t{n t}m, đó l| cảnh giới họ ra
vào quen thuộc như nh| riêng của mình. Vì thế, c{c huynh đệ hãy chánh
niệm.
- Còn Ng|i, thưa Ðại đức?
- Tôi chỉ dùng ba oai nghi. Tôi sẽ không đặt lưng nằm.
- Tốt lắm! Thưa Ðại đức, hãy chánh niệm!
Sau tháng thứ nhất Trưởng lão Mahā Pāla, người tự nguyện không
ngủ, bắt đầu thấy nhức mắt. Nước mắt chảy ra từ mắt thầy giống như từ
chiếc bình bể. Suốt đêm d|i, thầy dốc hết thân tâm ngồi thiền, và chỉ đến
sáng thầy mới vào liêu ngồi nghỉ. Ðến giờ đi b{t, chư Tăng đến chỗ
Trưởng lão thưa:
- Bạch Trưởng lão! Ðã đến giờ đi khất thực.
- Tốt lắm, huynh đệ, hãy lấy y và bát.
Bảo họ lấy y bát rồi, chính thầy cũng lên đường. Các Tỳ-kheo thấy
thầy chảy nước mắt, hỏi:
- Có việc gì vậy, thưa Ðại đức?
- Gió làm xốn mắt tôi.
- Sao ta chẳng mời y sĩ, thưa Ðại đức? Chúng ta sẽ nhắn ông ta đến.
- Tốt lắm.
Các Tỳ-kheo b{o tin cho y sĩ. Ông chế một thứ thuốc gửi đến.
Trưởng lão thoa thuốc mỡ v|o mũi v| vẫn ngồi như thường lệ. Rồi Ngài
v|o l|ng. Y sĩ gặp Ngài hỏi thăm:
- Thưa Tôn giả, con nghe nói gió làm Ngài bị đau mắt?
- Ðúng thế, thiện tín ạ.
- Thưa Tôn giả, Ng|i có thoa v|o mũi thuốc con đã chế và gửi đến
không?

29
- Có, thiện tín ạ.
- Bây giờ Tôn giả thấy thế nào?
- Vẫn đau nhức như trước.
Y sĩ b{n tín b{n nghi, thuốc mình gửi đến chỉ thoa một lần là khỏi
bệnh, vì sao Tôn giả không hết đau? Ông bèn hỏi tiếp:
- Khi thoa thuốc Ngài ngồi hay nằm?
Trưởng lão im lặng. Mặc cho y sĩ hỏi đôi ba phen, Ngài vẫn không
nói một lời. Y sĩ không biết l|m sao để giải quyết, chỉ còn cách chào Ngài
v| đến tịnh xá xem xét chỗ ở.
Liêu của Trưởng lão chỉ có lối kinh hành và một chỗ ngồi, không có
chỗ nằm. Y sĩ thắc mắc:
- Thưa Tôn giả, khi thoa thuốc Ng|i đã ngồi hay nằm?
Trưởng lão vẫn im lặng.
- Thưa Tôn giả, xin Ng|i đừng làm vậy. Việc tu tập chỉ có thể tiến
hành khi nào thân thể được chăm sóc cẩn thận. Ngài có nằm khi thoa
thuốc không?
Y sĩ hỏi đôi ba lần, Trưởng lão mới trả lời:
- Hãy về đi, Y sĩ. Tôi sẽ hội ý lại và quyết định việc này.
Trưởng lão không có ai thân thích ở đó cả, vậy thì Ngài hội ý với ai?
Ngài chỉ bàn với chính mình: "Này Pālita, thầy quý con mắt hay quý Phật
đạo? Trong vòng luân hồi không manh mối, biết bao lần thầy không
được sáng mắt. Trong vô số muôn ng|n đức Phật đã ra đời, thầy đã
không gặp được một vị nào. Giờ đ}y trong mùa hạ này, thầy đã quyết
không nằm suốt ba tháng. Vậy cứ để cho đôi mắt bị hư. Chỉ lo giữ giới
luật, đừng giữ con mắt".
V| để khiển tr{ch th}n, Ng|i đọc bài kệ sau:
“Cakkhūni hāyantu mamāyitāni,
Sotāni hāyantu tatheva kāyo;

30
Sabbampidaṃ hāyatu dehanissitaṃ,
Kiṃ kāraṇā pālita tvaṃ pamajjasi”.
“Cakkhūni jīrantu mamāyitāni,
Sotāni jīrantu tatheva kāyo;
Sabbampidaṃ hāyatu dehanissitaṃ,
Kiṃ kāraṇā pālita tvaṃ pamajjasi”.
“Cakkhūni bhijjantu mamāyitāni,
Sotāni bhijjantu tatheva kāyo;
Sabbampidaṃ hāyatu dehanissitaṃ,
Kiṃ kāraṇā pālita tvaṃ pamajjasi”.
(1) Mắt tai nay đã hỏng rồi,
Cả thân này nữa cũng thôi không còn.
Ðó là chuyện mỏi mòn thân ấy,
Pālita, sao vẫn tán tâm?
Mắt tai này đã hết mong,
Cả thân này nữa chẳng trông lâu dài.
Ðó là chuyện hoại hƣ thân ấy,
Pālita, sao vẫn tán tâm?
Mắt tai nay đã tiêu tan,
Cả thân này nữa tan hoang còn nào!
Ðó là chuyện hƣ hao thân ấy,
Pālita, sao vẫn tán tâm?

(2) ‚Mắt ta dù có đui mù,
Tai ta dù điếc, thân dầu bất an.
Trong thân tất cả cơ quan,
Dầu tê liệt hết, há màng chi sao.
Pālita! Đừng vịn cớ chi?
Buông lơi mối đạo, lãng xao Pháp hành‛.
‚Mắt ta dầu có quáng manh,
Tai ta dầu nặng, thân đành bất an.

31
Trong thân tất cả cơ quan,
Dầu hƣ hoại hết, há màng chi sao!
Pālita! Đừng vịn cớ nào?
Buông lơi mối đạo, lãng xao Pháp hành‛.
‚Mắt ta dầu có tan tành,
Tai ta dầu lủng, thân đành bất an.
Trong thân tất cả cơ quan,
Dầu tiêu tán hết há màng chi sao!
Pālita! Đừng vịn cớ nào?
Buông lơi mối đạo, lãng xao Pháp hành‛.
Tự khiển trách mình với ba câu kệ xong, Trưởng lão thoa thuốc lên
mũi, lại tiếp tục ngồi như trước, rồi Ngài vào làng khất thực. Y sĩ trông
thấy hỏi:
- Thưa Tôn giả, Ngài có thoa thuốc v|o mũi?
- Có.
- Ngài thấy thế nào?
- Vẫn đau như trước.
- Thưa Tôn giả, Ngài có ngồi khi thoa thuốc hay nằm xuống?
Trưởng lão im lặng. Y sĩ hỏi lại mấy lần, Trưởng lão vẫn không nói
một lời. Y sĩ bảo:
- Ngài không chịu l|m điều phải l|m để lành bệnh. Vì vậy Ngài
không nên xin thuốc, v| tôi cũng sẽ không chế thuốc cho Ngài. Tôi
không còn c{ch n|o hơn.
Bị y sĩ từ chối chữa bệnh, Trưởng lão trở về tịnh xá, tự dặn dò: "Tỳ-
kheo, dầu cho thầy bị y sĩ từ bỏ, chớ từ bỏ tư thế ngồi của mình".
“Paṭikkhitto tikicchāya,
Vejjenāpi vivajjito;
Niyato maccurājassa,
Kiṃ pālita pamajjasi?”.

32
Nhƣ con bệnh nan y,
Y sĩ thôi chữa trị,
Chắc chắn gặp tử thần,
Pālita, sao còn tán tâm?

‚Diệu dƣợc vô phƣơng chữa trị rồi,
Lƣơng y bất lực cũng đành lui,
Giờ đây có nƣớc chờ Diêm Chúa,
Hộ hỡi làm sao dám dễ duôi?‛.
Tự khiển trách mình với bài kệ trên, Trưởng lão lại tiếp tục thiền
định. Vào cuối đêm đôi mắt Ngài mù hẳn, các lậu đồng thời hết sạch.
Ngài chứng A-la-hán an trú trong an lạc của Minh sát tuệ. Rồi Ngài vào
liêu ngồi nghỉ. Ðến giờ khất thực, các Tỳ-kheo đến bên Trưởng lão thưa:
- Bạch Tôn giả, đã đến giờ chúng ta đi b{t.
- Ðến giờ rồi ư, chư hiền hữu?
- Thưa v}ng.
- Thế thì các thầy hãy đi.
- Còn Ng|i, thưa Tôn giả?
- Mắt tôi đã mù.
Họ nhìn vào mắt Ngài và mắt họ đẫm lệ:
- Ðừng lo ngại, chúng con sẽ săn sóc Ng|i.
Họ an ủi Trưởng lão, và sau khi xong bổn phận hành thiền, họ vào
làng khất thực.
Không thấy Trưởng lão, dân làng hỏi thăm:
- Bạch quý thầy, Tôn giả Trưởng lão của chúng con đ}u?
Khi rõ sự việc, họ gửi cháo về cúng dường Ng|i. Sau đó, từng người
một đem thức ăn đến đảnh lễ Trưởng lão, lăn mình dưới chân Ngài,
không ngớt than khóc. Rồi họ an ủi Ngài:

33
- Thưa Tôn giả, xin đừng lo lắng, chúng con sẽ săn sóc Ng|i.
Từ đó, d}n l|ng đều đặn gửi ch{o đến tịnh x{. Trưởng lão thường
răn nhắc s{u mươi Tỳ-kheo, và các Tỳ-kheo đều tuân hành theo lời Ngài,
nghiêm chỉnh đến nỗi vào ngày giải hạ tất cả đều chứng A-la-h{n v| đắc
thần thông.
Cuối mùa an cư, vì muốn gặp Phật, các Tỳ-kheo thưa với Trưởng lão
xin đi. Trưởng lão không tránh khỏi đăm chiêu: "Ta nay sức yếu, trên
đường về lại đi qua khu rừng có nhiều ma quỷ. Nếu ta cùng đi, c{c thầy
sẽ nhọc công và không thể khất thực. Ta sẽ để họ đi trước".
Và Ngài bảo:
- Các thầy hãy đi trước.
Các Tỳ-kheo thắc mắc:
- Nhưng còn Tôn giả?
- Tôi ốm yếu, đường đi phải băng qua khu rừng có nhiều ma quỷ,
nếu tôi cùng đi c{c thầy sẽ nhọc công. Các thầy hãy đi trước.
- Không được, thưa Tôn giả. Chúng con chỉ đi cùng Ng|i.
- Xin các thầy đừng làm thế, tôi chẳng vui lòng. Nếu em tôi gặp các
thầy và hỏi thăm tôi, hãy bảo là tôi mù mắt, nó sẽ gửi người đến và dẫn
tôi về. Hãy nhân danh tôi chào mừng đấng Thập Lực v| t{m mươi vị Ðại
Trưởng lão.
Nói xong, Tôn giả bảo họ ra đi. Bắt buộc phải lên đường, các Tỳ-
kheo đ|nh xin phép Trưởng lão vào làng khất thực rồi lên đường.
Dân làng mời ngồi, dâng thức ăn, năn nỉ ở lại; nhưng biết các Tỳ-
kheo phải về gặp Phật, họ đ|nh khóc lóc tiễn đưa. Du h|nh một thời
gian, các thầy đến Jatavana v| nh}n danh Trưởng lão chào mừng Ðạo sư
cùng t{m mươi vị Ðại Trưởng lão. Xong các thầy đi khất thực, qua nhà
gia chủ em của Trưởng lão. Gia chủ nhận ra các thầy ngay, thân mật đón
tiếp, mời ngồi và hỏi thăm Trưởng lão.
Các Tỳ-kheo kể lại những gì đã xảy ra. Người em lăn mình trên đất,
34
than khóc mếu máo, không biết phải làm sao bây giờ.
Các Tỳ-kheo vỗ về:
- Trưởng lão muốn có ai đến đưa Ng|i về.
- Thưa, đ}y l| Pālita, con của chị con. Xin gửi nó đi!.
- Ðể nó đi không ổn vì đường nhiều nguy hiểm. Nếu cho nó xuất gia
thì an to|n hơn.
Người em bằng lòng.
Thế là các thầy làm lễ xuất gia cho chàng trai, dạy anh ta cách thức
đắp y v.v.. trong vòng hai tuần, rồi chỉ đường cho anh ta đi.
Băng qua nhiều làng mạc, một hôm thầy Sa-di trẻ gặp một cụ già tại
cổng l|ng đó v| hỏi thăm:
- Chào cụ, cụ có biết một tu viện ẩn cư n|o gần đ}y không?
- Thưa Tôn giả, có.
- Ai sống ở đó?
- Có một Trưởng lão tên Pālita.
- Hãy chỉ cho tôi đường đến đó.
- Tôn giả là ai?
- Tôi là con của em gái vị ấy.
Cụ già liền dẫn thầy đến nơi ẩn cư. Thầy tới đảnh lễ Trưởng lão, và
trong hai tuần l|m đủ bổn phận từ việc lớn đến việc nhỏ đối với Trưởng
lão, chăm sóc Ng|i thật tận tụy. Rồi thầy đề nghị với Trưởng lão:
- Thưa Tôn giả, cậu của con mong được gặp Ngài.
Chúng ta hãy trở về.
- Tốt lắm, hãy nắm lấy gậy của ta.
V| như thế tay không rời gậy, cả hai người một già một trẻ đi v|o
làng. Dân làng tìm hết cách thuyết phục Trưởng lão ở lại nhưng vô hiệu,
họ đ|nh khóc lóc đưa đi một đoạn đường. Họ đi đến ngôi làng kế cận ở

35
ven rừng tên là Katthanagara, và lần bước ra khỏi làng.
Bỗng từ xa cất tiếng hát của một cô g{i đang gom củi. Thầy Sa-di
chợt cảm thấy yêu mến ngay tiếng hát trong trẻo (Ðức Thế Tôn đã từng
dạy: "Này các Tỳ-kheo! Chƣa từng có âm thanh nào khác thâu nhiếp con tim
ngƣời nam bằng tiếng ngƣời nữ"). Và quá xao xuyến thầy liền buông đầu
gậy ra thưa với Trưởng lão:
- Thưa Tôn giả, chờ con một lát. Con bận một chút việc.
Nói xong thầy tất tả đi về hướng cô gái. Trông thấy thầy, nàng
ngừng hát và thầy phạm giới tà hạnh với cô g{i. Trưởng lão đợi thầy Sa-
di hồi l}u chưa thấy trở lại, đo{n ngay có điều bất thường, có tiếng hát
phụ nữ và chú Sa-di lại đi l}u qu{, chắc đã phạm giới rồi.
Thầy Sa-di sau đó trở về bên Trưởng lão, hối hả giục Ngài tiếp tục
lên đường:
- Thôi ta đi, thưa Tôn giả.
Trưởng lão nghiêm giọng:
- Này Sa-di, con đã phạm tội phải không?
Thầy im lặng, v| dù được hỏi lần nữa thầy vẫn nín khe. Trưởng lão
răn tiếp:
- Một kẻ tội lỗi như chú không bao giờ được nắm đầu gậy của ta.
Thầy Sa-di qu{ ăn năn, cởi chiếc y vàng, khoác áo thế tục, cúi đầu
nhận lỗi:
- Thưa Tôn giả, trước đ}y con l| thầy tu, nay trở lại l|m cư sĩ. Con đi
tu chẳng phải do tín tâm, chỉ vì sợ những bất trắc dọc đường. Giờ thì
chúng ta đi thôi.
Trưởng lão vẫn không đổi ý:
- Một kẻ xấu ác, dù là bậc xuất gia hay tại gia vẫn là kẻ xấu ác. Khi là
Sa-di chú không giữ được phạm hạnh, thì liệu chú có l| người tốt khi làm
cư sĩ không ? Một kẻ tội lỗi như chú không bao giờ được nắm đầu gậy

36
của ta.
- Tôn giả ! Ðường đầy ma qủy, Ngài lại mù, làm sao Ngài lại ở đ}y
được ?
- Chú đừng lo việc ấy. Ta có nằm chết ở đ}y hay đi đ}u chăng nữa,
cũng không có gì quan trọng. Ta không đi với chú.
Nói xong, Trưởng lão ng}m đoạn kệ sau:
“Handāhaṃ hatacakkhusmi,
Kantāraddhānamāgato;
Seyyamāno na gacchāmi,
Natthi bāle sahāyatā”.
Handāhaṃ hatacakkhusmi,
Kantāraddhānamāgato;
Marissāmi no gamissāmi,
Natthi bāle sahāyatā”.
Ôi! Ánh sáng mắt ta đã mất!
Con đƣờng dài mệt mỏi xiết chi.
Ði cùng với kẻ ngu si,
Thà rằng nằm xuống chẳng đi, không màng.
Ôi ánh sáng mắt ta đã mất!
Con đƣờng dài mệt mỏi xiết chi.
Ði cùng với kẻ ngu si,
Thà rằng phải chết, chẳng đi, không màng.

‚Than ôi! Mắt đã bị mù!
Đƣờng còn xa vắng âm u lạnh lùng.
Thà nằm giữa chốn mông lung,
Quyết không kết bạn, đi cùng đứa ngu‛.
Than ôi! Mắt đã bị mù!
Đƣờng còn xa vắng âm u lạnh lùng.
Đành liều thân, chịu mạng chung,

37
Quyết không kết bạn, đi cùng đứa ngu‛.
Chú nghe những lời này, hối hận, nghẹn ngào, cất tiếng than:
- Con đã phạm một tội ghê gớm, một lỗi lầm kinh khủng.
Rồi khóc lóc vặn vẹo đôi tay, chú lao v|o rừng mất dạng.
Ðức hạnh của Trưởng lão làm cho ngai vàng Đế-thích d|i s{u mươi
dặm, rộng năm mươi dặm, d|y mười lăm dặm, rực rỡ màu hoa hồng đỏ,
tự động hạ thấp khi Đế-thích ngồi, vương cao khi Đế-thích đứng, bỗng
nhiên nóng bỏng lên. Đế-thích giật mình không hiểu ai có thể hắt Ngài ra
khỏi ngai như thế này, và quan sát thế gian, với thiên Nhãn Ngài thấy
Trưởng lão. Người xưa kể rằng:
“Sahassanetto devindo,
Dibbacakkhuṃ visodhayi;
Pāpagarahī ayaṃ Pālo,
Ājīvaṃ parisodhayi”.
Sahassanetto devindo,
Dibbacakkhuṃ visodhayi;
Dhammagaruko ayaṃ Pālo,
Nisinno sāsane ratoti”.
Đế-thích có ngàn mắt,
Làm thanh tịnh mắt thần.
Pāla ghét tội lỗi,
Làm thanh tịnh tâm thân.
Đế-thích có ngàn mắt,
Làm thanh tịnh mắt thần.
Pāla sùng giới luật,
An lạc trong đạo tâm.

‚Vua trời ngàn con mắt,
Giữ ‚mắt thần‛ trong sạch.
Thánh Hộ lánh tội tình,

38
Sống đời tu khiết bạch‛
Chúa Trời ngàn con mắt,
Gìn Thiên nhãn trong sạch.
Sƣ Hộ trong giáo điều,
Vui đạo ngồi tự đắc‛.
Đế-thích tự nhủ: "Nếu ta không đến giúp một Trưởng lão ghê tởm
tội lỗi và tôn sùng giới luật như vậy, thì đầu ta sẽ bể làm bảy mảnh. Ta sẽ
đến giúp Ngài".
Vậy là:
“Sahassanetto devindo,
Devarajjasirindharo;
Taṅkhaṇena āgantvāna,
Cakkhupālaṃ upāgami”.
Đế-thích có ngàn mắt,
Thống lãnh hết chƣ thiên,
Ðến ngay trong khoảnh khắc,
Bên Cakkhupāla.

‚Ngọc Đế ngàn con mắt,
Cao sang nhất cõi trời.
Phút chốc đến tận nơi
Sƣ Hộ mù đôi mắt‛.
Và Đế-thích bay đến Trưởng lão. Khi đến gần, Ngài kéo lê chân..
Trưởng lão bèn hỏi:
- Ai đó?
- Tôi, một bộ hành.
- Này thiện tín, ngươi đi đ}u vậy?
- Ðến Sāvatthī, thưa Tôn giả.
- Hãy tiếp tục lộ trình.

39
- Nhưng thưa Tôn giả, Ng|i đi đ}u?
- Tôi cũng đến đó.
- Tốt quá, vậy thì chúng ta cùng đi.
- Này bạn, tôi ốm yếu, đi với tôi bạn sẽ chậm trễ.
- Tôi không có việc gì gấp. Hơn nữa nếu đi với Ngài, tôi sẽ được
công đức vì đã l|m một trong mười điều thiện. Ta hãy cùng đi, thưa Tôn
giả!
Nghĩ rằng đ}y l| một người ngoan đạo, Trưởng lão bằng lòng:
- Tốt lắm, hãy nắm lấy đầu gậy của tôi.
Đế-thích y lời và làm phép thâu ngắn đoạn đường để họ đến Jatavana
kịp trong chiều ấy. Và rồi tiếng kèn, trống và những nhạc cụ khác nổi lên
bên tai, Trưởng lão ngạc nhiên:
- Tiếng ấy ở đ}u?
- Ở Sāvatthī.
- Này thiện tín, lần trước tôi đi l}u lắm mới đến, sao kỳ này nhanh
vậy?
- Thưa Tôn giả, tôi biết một lối đi tắt.
Trưởng lão hiểu ngay đ}y không phải l| người thường mà là một vị
trời.
“Sahassanetto devindo,
Devarajjasirindharo;
Saṅkhipitvāna taṃ maggaṃ,
Khippaṃ Sāvatthimāgami”.
Phạm thiên có ngàn mắt,
Thống lãnh hết chƣ thiên,
Thâu ngắn đi khoảng cách,
Ðến Sāvatthī thật nhanh.


40
‚Đế-thích ngàn con mắt,
Cao sang nhất cõi Trời.
Thâu đƣờng ngàn dặm khơi,
Đến Vệ Thành tức khắc‛.
Rồi Đế-thích dẫn Trưởng lão đến một túp lều bằng lá và cỏ, nơi
người em của Trưởng lão dựng riêng cho anh mình ở tạm, để Trưởng lão
ngồi trên giường, và hóa thành anh bạn đến thăm người em. Anh bạn
n|y kêu lên khi đến nhà:
- Bạn Pāla!
Pāla chào bạn:
- Gì vậy bạn?
- Anh có biết Trưởng lão đã về chưa?
- Chưa! Ng|i về thật sao?
- Quả vậy, tôi vừa từ nơi ẩn cư về, thấy Trưởng lão đang ngồi trong
lều của anh.
Nói xong anh bạn ra đi.
Vị gia chủ bèn đi đến lều cỏ. Vừa trông thấy Trưởng lão, anh gieo
mình xuống ch}n Ng|i, lăn trên đất khóc lóc:
- Con biết m|, Trưởng lão! Vì thế con không muốn để người đi tu.
H|n huyên thăm hỏi xong, gia chủ bèn trả tự do cho hai nô lệ, cho
chúng xuất gia l|m đệ tử Trưởng lão để trông nom Ngài. Anh dặn dò:
- Nhớ về làng lấy cháo và thức ăn, chăm lo săn sóc Trưởng lão.
Hai tân Sa-di chăm sóc Trưởng lão hết sức tận tụy, l|m đủ các bổn
phận từ việc lớn đến việc nhỏ.
Ngày nọ, một nhóm thầy Tỳ-kheo ở xứ kh{c đến kính viếng Phật.
Sau khi lễ Phật v| thăm t{m mươi Ðại Trưởng lão, họ đi tham quan tịnh
xá. Ðến thất của Trưởng lão Cakkhupāla họ b|n nhau đến vấn an Ngài.
Chiều hôm đó họ định v|o thăm, nhưng một cơn bão dữ dội nổi lên, họ

41
đ|nh quay về và hẹn sáng hôm sau trở lại. Cơn mưa lớn kéo dài suốt
canh một, đến canh hai thì dứt. Trưởng lão, một con người giàu nghị lực
đã quen kinh h|nh, lần xuống hàng hiên vào canh năm, v| vô tình giẫm
chết rất nhiều côn trùng bò lổn ngổn trên nền đất ẩm. Các thầy Tỳ-kheo
ngụ tại đó không quét dọn sớm, nên khi các thầy Tỳ-kheo ở xa đến thăm
Trưởng lão, thấy đủ loại côn trùng nằm chết rải rác ngoài hàng hiên. Họ
kinh ngạc lên tiếng:
- Ai đã bước đi trên lối này?
V| được trả lời:
- Thưa Tôn giả, Thầy chúng tôi.
Họ bực bội nói:
- Xem một Tỳ-kheo kìa! Khi ông ấy sáng mắt thì nằm ngủ và không
tạo tội. Còn bây giờ mù mắt lại nghĩ: "Tôi sẽ kinh h|nh". V| đã giết
chừng ấy côn trùng. Ông ấy nghĩ mình l|m đúng, nhưng thật chẳng
đúng tí n|o.
Rồi họ bỏ đi v| bạch với Phật:
- Bạch Thế Tôn! Trưởng lão Cakkhupāla nghĩ "Tôi sẽ kinh hành", và
đã giết hại nhiều côn trùng.
Thế Tôn gạn hỏi lại:
- Nhưng c{c ông có thấy ông ấy giết không?
- Thưa không thấy.
- Thực sự các ông không thấy ông ấy giết, cũng vậy, ông ấy không
thấy côn trùng. Này Tỳ-kheo! Người giải thoát các lậu hoặc, không còn ý
sát sanh.
- Bạch Thế Tôn, vị ấy chắc chứng A-la-hán, vậy do đ}u m| bị mù?
- Này các Tỳ-kheo, đó l| vì lỗi lầm trong một kiếp quá khứ.
- Sao thế, bạch Thế Tôn, vị ấy đã l|m gì?
- Các ông hãy lắng nghe!

42
Chuyện quá khứ
1-A. Người Ðàn Bà Và Ông Thầy Thuốc Ðộc Ác.

Thưở xưa, khi vua Kāsi lên ngôi ở Bāranasī, có một thầy thuốc đi dạo
xóm làng chữa bệnh. Gặp một người đ|n b| đau mắt, ông hỏi:
- Bà sao vậy?
- Tôi không thấy rõ.
- Tôi sẽ chữa cho bà.
- Xin thầy l|m ơn chữa giùm.
- Bà sẽ trả công cho tôi thế nào?
- Nếu thầy chữa được cho tôi mắt sáng và khỏe mạnh lại như xưa,
tôi và luôn cả con trai con gái tôi sẽ hầu hạ thầy.
- Tốt lắm.
Rồi ông kê toa cho thuốc. Chỉ sau một lần dùng thuốc, đôi mắt của
người đ|n b| s{ng lại. Hạnh phúc vừa đến nhưng lại kèm theo nỗi lo âu
mãi lởn vởn trong đầu: "Mình hứa làm nô lệ cho ông thầy, cả các con
mình cũng phải l|m. Nhưng xem ra lão ấy chẳng tử tế đ}u. Ch|! L|m sao
bây giờ đ}y? Phải tìm c{ch để gạt lão mới được". Kịp đến lúc thầy thuốc
trở lại hỏi thăm bệnh tình, bà làm ra vẻ khổ sở:
- Trước đ}y mắt tôi đau ít, nay lại đau dữ dội hơn bao giờ.
Ông thầy đo{n ngay l| b| ta muốn lừa mình để quỵt tiền công chữa
bệnh. Ông tức giận lầm bầm: "Ðược rồi, ta chẳng cần mụ trả công, ta sẽ
cho mụ mù luôn". Và ông bỏ đi ngay không nói một lời, trước cặp mắt
ngơ ng{c của người đ|n b| thất hứa.
Ông thầy thuốc về nhà, kể lại cho bà vợ nghe cho hả tức. Vợ ông
lặng thinh, còn ông thì tức tốc bào chế một thứ thuốc mỡ kh{c, mang đến
cho người đ|n b| v| dặn thoa vào mắt. Người đ|n b| l|m theo chẳng
chút nghi ngờ v| {nh s{ng đôi mắt vụt tắt.
Ông thầy thuốc đó chính l| Cakkhupāla.

43
(Hết Chuyện Quá Khứ)
- Này các Tỳ-kheo! Ðệ tử ta làm ác nên bị ác nghiệp theo đuổi mãi
mãi, vì việc {c đi theo người l|m {c như b{nh xe lăn theo ch}n con bò
kéo xe.
Kể chuyện xong, đấng Ph{p Vương, như một vị vua đóng dấu ấn
bằng con triện hoàng gia lên sắc dụ đã được niêm phong, tuyên đọc bài
kệ sau:
“Manopubbaṅgamā dhammā,
Manoseṭṭhā manomayā;
Manasā ce paduṭṭhena,
Bhāsati vā karoti vā;
Tato naṃ dukkham anveti,
Cakkaṃ’va vahato padaṃ”.
(1) Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo.
Nếu với ý nhiễm ô,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau
Như xe, chân vật kéo.
‚Tâm đi trƣớc thọ, tƣởng, hành,
Tâm là chủ pháp, tâm thành nghiệp duyên.
Ai mà tâm dục (chẳng hiền),
Nói làm chi cũng lụy phiền theo sau.
Chân con vật kéo nơi nào,
Bánh xe lăn cũng theo sau đành rành‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Tâm(1) đi trước(2) các pháp(3),


Tâm chủ(4) duy tâm tác(5);
Nếu bằng tâm nhơ đục(6),

44
Nói năng hoặc hành vi(7),
Khổ sẽ theo người(8) như,
Bánh xe chân bò giật(9).
1- Tâm hay ý (mano) trong kệ ngôn này chính là tâm (citta) trong
Thắng Pháp tập yếu (Abhidhammatthasaṅgaha), theo đó ph}n loại thì có
Tứ địa tâm(Catubbhūmikacitta), là tâm trong bốn giới, nhất là Dục giới bất
thiện tâm(Kāmāvacara-akusalacitta) nếu y cứ theo tâm của vị y sĩ, ph{t sinh
lên trong lúc tạo nghiệp {c m| định nghĩa cho ph}n minh chính xác, thì
chữ tâm trong câu Pháp Cú này là tâm Câu hữu ưu tương ưng hận
(domanassasahagataṃ paṭighasampayuttacittaṃ).
2- Đi trước (pubbaṅgamā), nghĩa l| dẫn đầu v| đi chung một thể.
3- Các pháp (Dhammā), căn cứ trên đặc tánh không phải là chúng
sinh (Nissatta) không có mạng sống (Nijjīva). Theo nghĩa tổng quát trong
Kinh Tạng thì có bốn pháp tất cả là: Pháp (Dhamma – thiện tâm), phi
pháp (Adhamma – bất thiện tâm) và hai Dị thục quả tâm (Vipākacitta). Có
Phật ngôn giải về đặc tính c{c ph{p như sau:
“Na hi dhammo adhammo ca,
Ubho samavipākino;
Adhammo nirayaṃ neti,
Dhammo pāpeti sugatin’ ti’’.
‚Pháp cùng phi pháp chẳng đồng,
Thì Tâm dị thục cũng không ngang hàng.
Pháp đƣa lên cõi thiên đàng,
Phi pháp dắt xuống suối vàng âm ti‛.
Ngoài ra chữ Pháp có nhiều nghĩa khác nhau nữa, chẳng hạn như:
Trong kinh có chỗ Đức Phật nói: “Này chư Tỳ-kheo, Như Lai sắp thuyết
cho các ông nghe thời pháp tuyệt diệu cả đoạn đầu<”. Thì chữ Pháp chỗ
đó có nghĩa l| b|i thuyết pháp.
Ở một chỗ kh{c Đức Phật nói: “Này các Tỳ-kheo, nơi đ}y có một số
con nhà gia giáo (kulaputta) đã học thuộc lòng ph{p<”. Thì chữ Pháp ở

45
đ}y có nghĩa l| Phật ngôn, Kinh kệ, gọi chung là Pháp bảo vậy.
Cũng có chỗ Đức Phật nói: “Có những Pháp, có những uẩn<”. Thì
những pháp ấy gọi là phi chúng sinh Pháp (Nissattadhammo). Những
pháp vô sinh mạng (Nijjīvadhammo) cũng đồng một nghĩa lí như thế.
Giải rộng ra thêm nữa, thì những ph{p có hai đặc tính trên đ}y gồm
có ba Vô sắc uẩn là: Thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn.
Tâm (tức là thức uẩn) dẫn đầu tất cả những Tâm sở kia, cho nên có
tiếng nói l| t}m đi trước các pháp.
Vì sao đồng đi chung với các sở hữu tâm (Cetasika), đồng một vật
(Vatthu), đồng một cảnh (Ārammaṇa), đồng sinh lên trong một sát na
(Ekakhaṇa) mà gọi l| t}m đi trước.
Vì do tâm làm chuyên sinh khởi các pháp vậy, cũng ví như có nhiều
kẻ cướp đồng một lượt xông vào giết hại cướp bóc trong làng xã chẳng
hạn, thì thử hỏi:
“Ai l| kẻ cầm đầu bọn cướp lúc đó?”. Cố nhiên kẻ làm duyên khởi
cho chúng nương theo m| tạo nghiệp cướp bóc ấy, kẻ ấy dù là bạn hay
cái gì cũng có thể gọi là kẻ cầu đầu. Ta nên trả lời câu hỏi trên đ}y một
c{ch đầy đủ như vậy.
Do lẽ làm duyên khởi cho các Pháp sinh lên mà gọi l| t}m đi trước
các Pháp. Quả thật không bao giờ có pháp sinh lên khi t}m chưa sinh,
nhưng tr{i lại tâm vẫn sinh lên được mặt dù có một vài nhóm sở hữu
t}m chưa sinh.
4- Tâm chủ (Manoseṭṭhā): Do vì tâm làm chủ các pháp Vô sắc nên nói
là tâm chủ. Theo ví dụ trên, tên đầu đảng của bọn cướp là chủ tướng, là
chủ của bọn chúng như thế n|o, thì nơi đ}y l| t}m {c chỉ các pháp (ác)
cũng như thế.
5- Duy tâm tác (Manomayā): Khi ta dùng gỗ chẳng hạn, để sản xuất
các thứ đồ mộc kh{c nhau, nhưng tựu trung cũng chỉ là của gỗ là bản
chất, ta quen nói c{c món đồ gỗ ấy làm bằng gỗ (dārumayā) cũng đồng

46
một c{ch như thế, các pháp Vô sắc đều do tâm mà sinh ra, có tâm là bản
thể, ta cũng gọi là pháp làm bằng tâm hay duy tâm tác.
6- Nếu bằng t}m nhơ đục (Manasā ca paduṭṭhena): là tâm vừa mới bị
những sở hữu t}m kh{c như tham, s}n chẳng hạn xâm nhập, làm cho
nhiều chỗ nhiễm ô, nhơ đục.
Quả nhiên, tâm bình thường (Pakatimano) tức là Hữu phần tâm
(Bhavaṅnagacitta), tự tánh vốn trong sạch chưa bị nhiễm ô (tánh vốn
thiện), nhưng một khi đã s}n hận (Dosa), nhất là tham lam (Abhijjhā) gia
nhập làm cho trở nên nhơ đục, không còn là tâm bình tĩnh, nhất là Hữu
phần như trước, chẳng khác nào là một dòng nước trong bị hòa tan với
những màu, nhất là màu chàm mới vừa hòa vào làm cho nước đổi sắc,
th|nh ra nước xanh chàm (Nīlodaka) không còn l| nước thuần chất, cũng
không còn trong sạch như thưở ban đầu vậy.
Đức Thế Tôn có dạy rằng: ‚Pabhassaramidaṃ, bhikkhave, cittaṃ, tañca
kho āgantukehi upakkilesehi upakkilitthanti‛.
‚Này các Tỳ-kheo! Tâm này bản chất tịnh quang sáng suốt, nhƣng bị các
pháp mới ô nhiễm xâm nhập, làm cho trở nên nhơ đục‛. Từ ngữ “bằng tâm
nhơ đục” có ý nghĩa như thế.
7- Nói năng hoặc hành vi (Bhāsati vā karoti vā) kẻ có sẵn tâm ác, hễ
mở miệng nói ra lời là phạm nhằm bốn tội về khẩu ác hạnh
(Vacīduccarita), bằng như ra tay h|nh động thì phạm nhằm ba tội về thân
ác hạnh (Kāyaduccarita) nhược bằng làm thanh không nói, không l|m đi
nữa cũng phạm ba tội về ác ý ác hạnh (Manoduccarita), tất cả các tội ác
chung quy cũng đều do nơi t}m đã bị tham lam, oán thù, tà kiến làm cho
nhơ đục mà ra. Lộ trình của mười nghiệp bất thiện (Dasa akusala kamma
pathā) trải đi tròn đủ ba cửa thân, khẩu, ý l| như thế.
8- Khổ sẽ theo người: (Tato naṃ, dukkhamanveti), kẻ thủ phạm tạo ba
ác hạnh từ lúc nào thì sự khổ bắt đầu theo dõi kẻ ấy từ lúc đó, do năng
lực của ác hạnh, kẻ ấy sẽ sa xuống bốn {c đạo (Apāya), hoặc trở lại làm
người thế gian, nhưng trong đời kiếp n|o, th}n căn v| cả c{c căn kh{c

47
tức là những sở hữu tâm liên hệ với th}n căn đã giải rành mạch trên đ}y
của kẻ ấy cũng bị quả khổ theo sát một bên.
9- Như b{nh xe theo ch}n bò kéo (Cakkaṃ vā vahato padaṃ). Thường
thường bò tơ mới tập kéo xe, thì thay th{o trút, t{nh còn hung hăng, khi
bị ách mắc vào cổ thì chạy vụt đi, lôi cả chiếc xe chở đồ nặng, ý muốn tự
do như trước, nhưng n|o có được, con bò ấy dầu cho kéo một ngày, hai
ng|y, năm ng|y, mười ngày hay nửa th{ng cũng không thể nào tách rời
ra chiếc b{nh xe đang lăn phía sau, mỗi khi con bò muốn vươn mình tới
trước thì bị c{i {ch đè nặng trên cổ, không cho vượt qua, còn muốn thụt
về phía sau thì bị b{nh xe đụng cọ vào thịt đùi không cho lùi lại, thành
thử ra do hai lẽ ấy m| con bò đ|nh chịu để cho hai bánh xe cứ mãi theo
sát hai bên chân của nó vậy.
Con người có t}m nhơ đục, đã l|m tất cả ba ác hạnh rồi, nhất định
phải sa v|o {c đạo như địa ngục chẳng hạn, l| nơi m| vì gốc ác hạnh, cả
thân tâm của người ấy đều bị tội khổ đuổi theo.

Dòch Giaû Caån Ñeà
Vì tâm niệm ác lúc chƣa tu,
Thánh Hộ đời nay phải chịu mù.
Chế thuốc cho ngƣời công chẳng thí.
Dùng mƣu hại chúng tội đành mù.
Nhân gieo ý chí vui vài phút.
Quả hái thân còn cực mấy thu.
Sớm biết hồi đầu lo giải thoát,
Răn lòng, chẳng trễ buổi công phu.


2. Khóc Ðòi Những Chuyện Trên Trời

(Maṭṭhakuṇḍalivatthu)

48
KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 02)

“Manopubbaṅgamādhammā,
Manoseṭṭhā manomayā;
Manasā ce pasannena,
Bhāsati vākaroti vā;
Tato naṃ sukkhamanveti,
Chāyāva anupāyīnīti”.
‚Tâm đi trƣớc các pháp, tâm chủ, duy tâm tác. Nếu bằng tâm trong sạch,
nói năng hoặc hành vi. Phúc lạc sẽ theo ngƣời, nhƣ bóng theo hình thật‛.
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo.
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng không rời hình.
Do Phật dạy tại thành Sāvatthī, từ câu chuyện Matthakunddali.

Tôi nghe như vầy: Tại Sāvatthī có một Bà-la-môn tên là
Adinnapubbaka, có nghĩa l| "không cho", vì ông ta không hề cho ai vật gì.
Ông có một đứa con trai duy nhất hết sức cưng quý. Ông muốn cho con
một món đồ trang sức, nhưng biết rằng hễ giao thợ bạc chạm trổ thì phải
trả tiền công, nên ông tự tay đập mỏng miếng vàng, gò thành một đôi
hoa tai s{ng bóng đeo cho con. Do đ}y m| con ông có tên l|
Matthakundali, nghĩa l| Hoa Tai S{ng Bóng.
Lên mười sáu tuổi, con ông bị bệnh vàng da. Bà mẹ trông thấy nóng
ruột, hối ông mời thầy thuốc đến chữa bệnh. Tuy thương con ông vẫn
lừng khừng, không muốn đi, nên tìm c{ch thối thác với bà vợ:
- Bà à! Nếu gọi thầy thuốc đến, tôi phải trả công bằng lúa gạo, kho
lẫm sẽ hao hụt. B| sao không để ý đến việc bảo quản tài sản cho tôi chút
nào!
49
Bà mẹ vẫn một mực lo lắng cho con:
- Vậy thì phải làm sao? Ông phải tính sao cho con tôi chớ?
- Yên chí! Tôi sẽ sắp xếp sao cho chẳng tốn xu nào.
Thế l| ông đi đến từng thầy thuốc, tìm cách hỏi đon hỏi để cho ra
phương thuốc trị bệnh cho con ông:
- Này ông anh, nếu gặp một người bị bệnh như vầy.. như vầy...,
thường thì ông trị liệu ra sao, cho uống thuốc gì?
Họ liền kể ra các thứ vỏ cây, tên cây, tên khác< Thế l| ông đi kiếm
đủ thứ vỏ cây, lá rừng< mang về sao chế thuốc cho con. Nhưng dầu làm
hết cách, bệnh trạng đứa con càng ngày càng tệ. Cuối cùng hết phương
cứu chữa, ông mời hẳn một thầy thuốc đến. Nhìn thấy chàng trai quá
yếu, thầy thuốc khéo léo từ chối:
- Tôi đang bận một việc quan trọng, xin mời một vị kh{c đến chữa
trị. Tôi rất tiếc.
Và ông vội vàng rời khỏi nhà.
Thấy con mình gần chết, tuy có đau buồn nhưng vẫn không quên
tính keo kiệt, bo bo giữ của, ông ra lệnh mang con ra khỏi nh|, đặt nằm
trên thềm, vì sợ những người đến thăm con mình sẽ dòm ngó luôn tài
sản trong nhà.
Hôm ấy, từ sáng sớm, đức Thế Tôn đã xuất định Ðại Bi, v| để tìm
xem những ai có lập nguyện trong đời chư Phật trước, những người căn
l|nh tròn đầy, những đạo hữu có thể xuất gia, Ngài quán sát với Phật
nhãn mở rộng đến mười phương thế giới, và thấy Matthakundali đang
nằm hấp hối ngoài thềm nhà. Ðấng Ðạo sư biết ngay là anh ta vừa từ
trong nh| được khiêng ra đặt nằm đó, v| cũng biết rằng anh ta có nhân
duyên với Phật, đặt niềm tin nơi Phật, sẽ chết và sẽ tái sinh lên cõi trời
thứ ba mươi ba, sống trong l}u đ|i bằng vàng, có một ngàn thiên nữ theo
hầu. Bà-la-môn sẽ thiêu xác con, rồi đi quanh bãi thiêu khóc lóc. Vị trời sẽ
tự ngắm mình thân cao ba dặm, được trang điểm với sáu mươi xe đầy ắp

50
đồ trang sức, có ngàn thiên nữ vây quanh. Vị ấy thắc mắc không biết do
công đức gì m| được quả báo thù thắng như thế, và rồi vị ấy biết là do
tín tâm. Rồi vị ấy thấy cha mình trước đ}y không chịu lo thuốc thang cho
mình, nay đang đi trong bãi thiêu than khóc. Vị ấy liền quyết định sẽ làm
cho cha thay đổi tâm tánh.
Vị trời xúc động vì cha, sẽ hóa hình thành Matthakundali đi đến bãi
thiêu, gieo mình xuống đất khóc lóc. Ông Bà-la-môn sẽ hỏi:
- Người là ai?
Vị trời sẽ trả lời:
- Là Matthakundali, con của cha.
- Con tái sinh ở đ}u?
- Ở tầng trời thứ ba mươi ba.
Ông Bà-la-môn sẽ hỏi tiếp:
- Con l|m công đức gì m| được?
- Nhờ tin Phật.
Người Bà-la-môn chưa tin hẳn, sẽ hỏi lại Thế Tôn:
- Có ai do tin Phật m| được sanh thiên không?
Thế Tôn sẽ đ{p:
- Chẳng phải có hằng trăm, hằng ngàn hay hằng trăm ng|n m| vô số
người đều được.
Rồi Thế Tôn sẽ đọc một đoạn Pháp Cú. Cuối đoạn Pháp Cú sẽ có tám
vạn bốn ng|n người được Pháp nhãn thanh tịnh. Matthakundali sẽ chứng
quả Dự lưu, cả Bà-la-môn Adinnapubbaka cũng chứng quả ấy. Như vậy
nhờ ch|ng trai ưu tú n|y m| nhiều người được Pháp nhãn thanh tịnh.
Ðức Phật biết rõ như đã kể trên, nên hôm sau vệ sinh xong, Ng|i đi
giữa một đo|n Tỳ-kheo vào thành Sāvatthī khất thực, v| trên đường đi
Phật ghé nh| người Bà-la-môn. Lúc ấy Matthakundali đang nằm quay mặt
vào nhà. Phật biết anh ta không trông thấy Ngài, bèn phóng một luồng

51
hào quang. Chàng trai ngạc nhiên không biết là ánh sáng gì, quay mặt ra
định hỏi thì nhìn thấy đức Phật, liền thưa thỉnh:
- Vì ông cha ngu xuẩn nên con không được ân huệ đến với đức Phật
tôn quý, cũng không được hầu hạ Ng|i, để bát hoặc nghe pháp. Giờ đ}y
tay con cũng không nhúc nhích được, con chẳng l|m gì được nữa!.
Nói vậy rồi anh ta đặt trọn lòng tin nơi Phật.
Ðức Ðạo sư hoan hỷ bảo:
- Vậy l| đủ!
Và Ng|i bước đi.
Khi đức Phật xa dần khỏi tầm mắt, chàng trai tắt thở trong tín tâm.
V| như vừa ngủ dậy, chàng tái sinh vào cõi trời, y như Phật đã thấy biết
trước. V| khi người Bà-la-môn gặp lại ch|ng đứng khóc tại bãi thiêu, đã
đọc kệ hỏi lý do:
“Alaṅkato maṭṭhakuṇḍalī,
Mālābhārī haricandanussado;
Bāhā paggayha kandasi,
Vanamajjhe kiṃ dukkhito tuvanti?”.
Trang sức sang trọng, bông tai đeo vàng chói,
Mang vòng hoa có khảm gỗ đàn hƣơng,
Vặn bàn tay và khóc lóc thảm thƣơng,
Sao anh khổ giữa rừng sâu nhƣ thế?

‚Hỡi cậu tai đeo kim hoàn,
Mình đầy hoa với huỳnh đàn thơm tho
Khoanh tay rên rỉ nhỏ to,
Giữa rừng than khóc nguyên do khổ gì?‛.
Ch|ng trai đ{p:
“Sovaṇṇamayo pabhassaro,
Uppanno rathapañjaro mama;

52
Tassa cakkayugaṇ na vindāni,
Tena dukkhena jahissāmi jīvitanti”.
Chiếc xe ngựa quý - thân tôi
Sáng chói bằng vàng nguyên khối,
Bánh xe tìm không ra nổi,
Ðau buồn tôi sẽ chết thôi!

‚Tôi vừa mới đƣợc tức thì,
Chiếc xe không bánh vàng y sáng ngời,
Tôi tìm hai bánh hết hơi,
Khổ thân tôi phải lìa đời chết đi‛.
Người Bà-la-môn:
“Sovaṇṇamayaṃ maṇimayaṃ,
Lohamayaṃ attha rūpiyamayam;
Ācikkhame bhaddamāṇava,
Cakkayugaṃ paṭilābhayāmi teti”.
Bánh xe ấy bằng vàng hay bạc?
Bánh đồng hay ngọc quý kim cƣơng?
Nói cho ta nghe thật rõ ràng,
Ta sẽ kiếm cho chàng đầy đủ.

‚Bằng vàng, bằng ngọc ma ni,
Bằng đồng, bằng bạc, bằng gì nói ra.
Hỡi chàng son trẻ tài hoa,
Bánh xe đủ cặp, để ta cho chàng‛.
Chàng trai lạ lùng vì th{i độ của ông Bà-la-môn, lúc trước con đau
thì bỏn xẻn không dám mời thầy thuốc đến chữa trị, nay thấy mình
giống con ông ấy thì không ngại tốn kém, hứa kiếm bánh xe cho mình dù
bằng v|ng, kim cương hay bạc đồng; do đó vì muốn trên chọc ông ta,
anh hỏi:

53
- Cặp bánh ông làm cho xe tôi lớn chừng nào?
- Lớn như ngươi muốn.
- Tôi muốn được mặt trời và mặt trăng l|m b{nh xe, hãy cho tôi đi!
Chàng bảo Ba-la-môn:
“So māṇavo tassa pāvadi,
Candasūriyā ubhayettha dissare;
Sovaṇṇamayo ratho mama,
Tena cakkayugena sobhatīti”.
Ôi!
Trăng trời là cặp sinh đôi giữa ngàn.
Xe tôi nguyên khối bằng vàng,
Có thêm đôi cánh rỡ ràng biết bao!

‚Thiếu niên đáp lại vội vàng,
Mặt nguyệt, mặt nhật hai chàng sinh đôi,
Lấy làm hai bánh cho tôi,
Lấy xe vàng nọ, sáng ôi chi bằng‛.
Người Bà-la-môn trả lời:
“Bālo kho tvamasi māṇava,
Yo tvaṃ paṭṭhayase apaṭṭhiyaṃ;
Maññāmi tuvaṃ marissasi,
Na hi tvaṃ lacchasi candasuriyeti”.
Ngƣơi thật là một kẻ ngu
Ði kiếm thứ ở xa mù
Ta e rằng ngƣơi sẽ chết
Trời trăng há dễ đƣợc ru?

‚Rõ em khờ dại nghĩ rằng,
Em đòi những vật lăng xăng khó lòng.

54
‚Qua‛ nghi em sẽ mạng cùng,
Trời, trăng không thể đèo bồng một hai‛.
Nhưng ch|ng trai vặn lại:
- Nhưng ai ngu hơn? Người khóc đòi thứ hiện hữu hay người khóc
đòi thứ không hiện hữu?
“Gamanāgamanampi dissati,
Vaṇṇadhātu ubhayattha vīthiyā;
Peto kālakato na dissati,
Ko nīdha kandataṃ bālyataroti?”
Trời trăng rạng rỡ đến đi,
Ðây kia đều thấy chẳng khi nào lầm.
Con ông chết chẳng còn trông,
Ai ngƣời ngu ngốc khóc mong suốt ngày?

‚Chúng còn hình bóng vãng lai,
Sắc màu còn thấy rọi hai bên đƣờng,
Vọng mơ đâu thấy chán chƣờng,
Khóc là ngu dại ai nhƣờng hơn ai?
Nghe xong, người Bà-la-môn như bừng tỉnh, thấy chàng trai có lý,
ông kết luận:
“Saccaṃ kho vadesi māṇava,
Ahameva kandataṃ bālyataro;
Candaṃ vaya dārako rudaṃ,
Puttaṃ kālakatābhipaṭṭhayanti”.
Trong hai kẻ khóc than thảm thiết
Ta, ngƣời ngu khôn xiết chẳng sai
Trăng kia, trẻ mãi khóc đòi
Nhƣ ta mong gặp con trai chết rồi.


55
‚Lời em quả thật chánh nhân,
Chính ta khóc dại khờ hơn em à!
Nhƣ đòi trăng, trẻ khóc la,
Ta đòi con đã ra ma mất rồi‛.
Hết cả đau buồn nhờ chàng trai giải thích nên người Bà-la-môn khen
ngợi:
“Ādittaṃ vata maṃ santaṃ,
Ghatasittam va pāvakaṃ;
Vārinā vija osiñciṃ,
Sabbaṃ nibbāpaye daraṃ.
Abbahī vata me sallaṃ,
Sokaṃ hadayanissitaṃ;
Yo me sokaparetassa,
Puttalokaṃ apānudi.
Svāhaṃ abbūḷhasallosmi,
Sītibhūtosmi nibbuto;
Na socāmi na rodāmi,
Tava sutvāna māṇavāti”.
Tôi nhƣ ngọn lửa cháy hừng
Tƣới thêm dầu mỡ có ngƣng đƣợc nào
Ngƣời nhƣ một trận mƣa rào
Tiêu tan sầu khổ lòng nào vui hơn?
Mũi tên đau đáu sầu thƣơng
Nhờ ngƣời nhổ bỏ hết vƣơng lụy phiền
Tôi nay vui vẻ an nhiên
Không còn buồn khóc, lời khuyên ghi lòng.

‚Lúc trƣớc tâm ta tợ lửa lò,
Còn châm dầu cháy thêm to nữa,
Em đem nƣớc tƣới lên lò lửa,
Lửa tắt: lòng ta hết khổ lo,
56
Em nhổ giùm ta mũi tên trù,
Cho lòng ta trắng hận ngàn thu,
Cho ta hết khổ sầu con chết,
Chẳng thế ta nào sống đƣợc ru.
Tên khổ trong tâm nhổ sạch rồi,
Giờ ta hạnh phúc biết an vui,
Nhờ nghe giác đắc lời trai trẻ,
Thôi dứt sầu thƣơng, khóc cũng thôi‛.
Rồi người Bà-la-môn hỏi:
“Devatā nusi gandhabbo,
Ādū sakko purindado;
Ko vā tvaṃ kassavā putto,
Kathaṃ jānemu taṃ mayanti”?
- Anh là ai?
Là trời, Càn-thát-bà,
Hay Đế-thích thù thắng?
Là ai? Con của ai?
Làm sao tôi biết đặng?

‚Cậu em là Càn Thát Bà,
Là vua Đế Thích hay chƣ Thiên.
Là ai? Con kẻ lạ, quen?
Làm sao cho lão biết tên thử nào?‛.
Ch|ng trai đ{p:
“Yañca kandasi yañca rodasi,
Puttaṃ āḷāhane sayaṃ ḍahitvā;
Svāhaṃ kusalaṃ karitvāna kammaṃ,
Tidasānaṃ sahabyataṃ gatoti”.
Tôi là ngƣời ông khóc than,
Là con ông, đã cháy tan nơi này.

57
Nhờ làm việc phƣớc, quý thay!
Dứt hơi liền đã sanh ngay cõi trời.

‚Chính con ông khóc ông gào,
Ông đem thiêu xác bỏ vào rừng hoang.
Con nhờ thiện nghiệp thế gian,
Sinh lên Đao Lợi dự hàng chƣ Thiên‛.
Bây giờ người Bà-la-môn hiểu hết tự sự, nhưng vẫn còn một điểm
thắc mắc:
“Appaṃ vā bahuṃ vā nāddasāma,
Dānaṃ dadantassa sake agāre;
Uposatthakammaṃ vā tādisaṃ
Tena kammena gatoti devalokanti?”.
Lúc con còn ở tại nhà
Tí ti cũng chẳng bỏ ra cúng dƣờng
Ăn chay cũng chẳng có luôn
Công đức nào đƣợc khiến con lên trời?

‚Ta không thấy trẻ chuyên cần,
Cúng dƣờng nhiều ít làm duyên tại nhà,
Bát quan trai chẳng giữ qua,
Sinh lên thiên giới đƣợc là do đâu?‛.
Chàng trai trả lời:
“Ābādhikohaṃ dukkhito gilāno,
Ātūrarūpomhi sake nivesane;
Buddhaṃ vigatarajaṃ vitiṇṇakaṅkhaṃ,
Addakkhiṃ sugataṃ anomapaññaṃ;
Svāhaṃ muditamano pasannacitto,
Añjaliṃ ākariṃ tathāgatassa;
Tāhaṃ kusalaṃ karitvaṃ kammaṃ;

58
Tidasānaṃ sahabyataṃ gatoti”.
Khi tôi nằm ở tại nhà
Ðau nhức vì bệnh trầm kha
May mắn đƣợc trông thấy Phật
Ngƣời không dục vọng, nghi ngờ
An vui, trí tuệ cao cùng tột.
Lòng tin trong tôi phát ra
Cúi đầu chắp tay quy ngƣỡng.
Sanh ngay cõi trời ba mƣơi ba.

‚Nghĩ thân bệnh hoạn khổ sầu,
Nằm nhà còn những lo âu não phiền.
Thấy Phật vô nhiễm, vô khiên,
Thiện Thệ diệu trí hóa duyên qua đƣờng,
Tâm con phấn khởi lạ thƣờng,
Chắp tay tƣởng Phật, cúng dƣờng đức tin.
Tâm thành là nghiệp siêu sinh,
Bạn cùng Đao Lợi, thiên đình quốc vƣơng‛.
Nghe ch|ng nói, người Bà-la-môn thân tâm tràn ngập vui sướng,
nên cất tiếng tán thán:
“Acchariyaṃ vata abbhutaṃ,
Añjalikammassa ayamīdiso vipāko;
Ahampi muditamano pāsannacitto,
Ajjeva buddhaṃ saranaṃ vajāmīti”.
Kỳ diệu thay! Mầu nhiệm thay!
Kính lễ đƣợc quả báo này
Hoan hỷ và đầy tin tƣởng
Tôi quy y Phật hôm nay.

‚Thật là huyền diệu phi thƣờng,

59
Chắp tay là nghiệp, quả dƣờng thế ƣ?
Tôi cũng đem hết tâm tƣ,
Quy y Phật Bảo kể từ hôm nay‛.
Ch|ng trai đ{p từ:
- Hôm nay quy y Phật, Ph{p, Tăng với tín tâm, ông hãy lãnh thọ năm
giới, giữ gìn nguyên vẹn không sai sót:
* Không đƣợc giết sinh mạng kể từ phút này.
* Không lấy của không cho
* Không uống rƣợu
* Không nói dối
* Chung thủy với vợ mình
Người Bà-la-môn ưng thuận và nói bài kệ:
“Ajjeva buddhaṃ saranaṃ vajāhi,
Dhammañca saṅghañca pasannacitto;
Tatheva sikkhāpadāni pañca,
Akhaṇḍaphullāni samādiyassu.
Pānātipātā viramassu khippaṃ,
Loke adinnaṃ parivajjayassu;
Amajjapo no ca musā bhaṇāhi,
Sakena dārena ca hoti tuṭṭhoti”.
Này Phạm thiên cao quý,
Ngƣời mong tôi an vui,
Ngƣời mong tôi hạnh phúc,
Tôi xin vâng lời ngƣời.
Ngƣời là thầy của tôi,
Tôi xin quy y Phật,
Quy y Pháp và Tăng.
Từ nay thôi giết hại,
Không lấy của không cho,
Không uống rƣợu, nói dối,

60
Chung thủy với vợ mình.

‚Hôm nay ông có tâm thành thật,
Hãy quy y cùng Phật, Pháp, Tăng.
Năm điều học, Phật cấm ngăn.
Gọi là ngũ giới, chớ hằng đơn sai.
Tội sát sinh chừa ngay tức khắc,
Của trong đời hoạnh đắc không tham
Rƣợu say, nói dối không làm,
Vợ nhà tri túc, chớ nên dâm tà‛.
Vị trời, trước khi từ giã ngâm kệ và ngỏ ý khuyên bảo:
“Atthakāmosi me yakkha,
Hitakāmosi devatā;
Karomi tuyhaṃ vacanaṃ,
Tvamasi ācariyo mama.
Upemi saraṇaṃ buddhaṃ,
Dhammañcāpi anuttaraṃ;
Saṅghañca naradevassa,
Gacchāmi saraṇaṃ ahaṃ.
Pānātipātā viramāmi khippaṃ,
Loke adinnaṃ parivajjayāmi;
Amajjapo no ca musā bhaṇāmi,
Sakena dārena ca homi tuṭṭhoti”.
‚Chƣ thiên hoặc Dạ xoa, ngƣời hỡi!
Muốn an lành lợi ích cho ta,
Tôn ngƣời làm thầy, làm cha,
Lời ngƣời ta sẽ hành qua y kỳ,
Nay tôi nguyện y Đức Phật,
Và quy y Pháp thật cao siêu,
Quy y Sangharakkhitai đủ điều,
Thanh Văn đệ tử hàng triều Sakya.
61
Tội sát sinh nguyện xa tức khắc,
Của trong đời hoạnh đắc không tham,
Rƣợu say, nói dối không làm,
Vợ nhà tri túc chẳng ham dâm tà‛.
- Này Bà-la-môn, ông có nhiều của cải. Hãy đến đức Ðạo sư, cúng
dường, nghe ph{p v| thưa hỏi.
Rồi biến mất.
Người Bà-la-môn lòng vui mừng hớn hở về nhà dặn vợ:
- Bà à! Tôi sẽ thỉnh Sa-môn Gotama đến nh| v| thưa hỏi. Hãy chuẩn
bị tiếp đón.
Ðoạn ông ta đi đến tịnh xá. Không lễ Phật v| cũng chẳng bày tỏ sự
vui mừng được gặp Ng|i, ông đứng một bên thưa:
- Ngài Gotama, xin Ng|i v| chúng Tăng nhận lời thỉnh thọ trai tại nhà
tôi hôm nay.
Ðức Ðạo sư nhận lời. Ông liền nhanh chóng trở về chuẩn bị tại nhà
các thức ăn loại cứng và mềm.
Ðức Ðạo sư cùng chúng Tăng đến nhà ông, ngồi nơi chỗ đã d|nh
sẵn, v| được ông cung kính hầu hạ. Một đ{m đông không mời gọi đã tu
tập không chậm trễ. Khi một ngoại đạo thỉnh Phật, sẽ có hai hạng người
tụ đến. Những kẻ tà kiến sẽ tụ đến với ý nghĩ hôm nay chúng ta sẽ thấy
Sa-môn Gotama bối rối vì những câu hỏi bủa vây. Còn những người
chánh kiến sẽ nghĩ hôm nay chúng ta sẽ thấy oai lực và sự thù thắng của
đức Phật.
Ðức Thế Tôn thọ thực xong, ông đến bên Ngài, ngồi xuống chỗ thấp
và hỏi:
- Ngài Gotama, có ai được sanh thiên chẳng phải vì cúng dường Ngài
hay xưng t{n Ng|i, cũng chẳng vì nghe ph{p hay ăn chay, m| chỉ do một
h|nh vi đầy lòng tín tâm?
- Này Bà-la-môn, tại sao ông hỏi Ta? Chẳng phải con trai

62
ông Matthakundali đã nói cho ông nghe rằng anh ta được sanh thiên nhờ
kính tin Ta sao?
- Hồi nào, Ngài Gotama?
- Chứ chẳng phải hôm nay ông đã đi đến bãi thiêu, v| khi đang khóc
lóc ông trông thấy một ch|ng trai cũng vật vã than khóc. V| ông đã
chẳng hỏi:
Trang sức sang trọng, bông tai đeo vàng chói
Mang vòng hoa có khảm gỗ đàn hƣơng.
Rồi đức Ðạo sư tiếp tục kể rõ ràng chi tiết cuộc đối đ{p giữa hai cha
con và trọn vẹn câu chuyện của Matthakundali.
Do đ}y m| đức Phật nói lên đoạn kinh:
- Này Bà-la-môn, chẳng phải là một trăm hay hai trăm, m| có vô số
người do đặt niềm tin nơi Ta m| được sanh thiên.
Thấy đ{m đông chưa hết nghi ngờ, đấng Ðạo sư ra lệnh:
- Phạm thiên Matthakundali, hãy đến đ}y với l}u đ|i của ngươi!
Tức thì Matthakundali hiện ra, thân cao gần một dặm với nhiều đồ
trang sức cõi trời. Từ l}u đ|i bước xuống, Phạm thiên đảnh lễ đức Ðạo sư
rồi cung kính đứng một bên.
Ðức Phật hỏi:
- Ngươi đã tạo lập công đức gì m| được phước báo thế này?
Phạm thiên với dung nhan thù thắng.
Chiếu sáng bốn phƣơng nhƣ sao trời,
Hỡi vị trời oai lực phi thƣờng,
Sinh thời làm công đức gì thế?
“Abhikkantena vaṇṇena,
Yā tvaṃ tiṭṭhasi devate;
Obhāsentī disā sabbā,
Osadhī viya tārakā;
Pucchāmi tvaṃ deva mahānubhāvaṃ,

63
Manussabhūto kimakāsi puññanti”.
‚Chƣ thiên đứng nơi kia,
Dung nhan đẹp quán thế,
Sáng dƣờng sao một thể,
Nghe Nhƣ Lai hỏi đây,
Hỡi vị trời oai vệ,
Tạo phƣớc gì đáng kể?‛.
Phật nói kệ xong, Phạm thiên đ{p:
- Bạch Thế Tôn, con được phước báo thù thắng này do kính tin Ngài.
- Ngươi được phước báo sanh thiên nhờ kính tin Ta?
- Thưa v}ng, bạch Thế Tôn!
Ð{m đông chiêm ngưỡng vị trờ v| đồng vui mừng thốt lên:
- Oai lực của chư Phật thật là kỳ diệu! Con trai Ba-la-
môn Adinnapubbaka được phước b{o như thế này chỉ do kính tin Phật,
chẳng phải do công đức nào khác!
Ðức Ðạo sư bèn thuyết giảng:
- Tâm ý là gốc của h|nh động, cả tốt lẫn xấu. Chính t}m ý điều khiển
h|nh động. Bởi vì việc l|m do lòng tin theo người đi trong nhân thiên
như bóng theo hình.
Ðấng Ph{p Vương, như một vị vua đóng dấu ấn bằng con triện
hoàng gia lên sắc dụ đã được niêm phong, tiếp tục đọc Pháp Cú sau:
“Manopubbaṅgamādhammā,
Manoseṭṭhā manomayā;
Manasā ce pasannena,
Bhāsati vākaroti vā;
Tato naṃ sukkhamanveti,
Chāyāva anupāyīnīti”.
(2) Ý dẫn đầu các Pháp,
Ý làm chủ, ý tạo,

64
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng không rời hình.

‚Tâm đi trƣớc thọ, tƣởng, hành,
Tâm là chủ pháp, tâm là nghiệp duyên.
Ai mà tâm sạch lành hiền,
Nói làm chi cũng yên vui theo mình.
Ví nhƣ bóng nọ tùy hình,
Hình đâu bóng đó nhƣ in hẳn hòi‛.
Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Tâm(1) đi trƣớc(2) các Pháp(3)


Tâm chủ(4) duy tâm tác(5)
Nếu bằng tâm trong sạch(6)
Nói năng hoặc hành vi(7)
Phúc lạc sẽ theo ngƣời(8)
Nhƣ bóng theo hình thật(9)
1. Tâm hay ý (Mano) tức là tâm (citta) theo cách phân loại tổng quát
thì có tất cả Tứ địa tâm (catubbhūmikacitta), nghĩa l| t}m trong bối cõi:
Dục, Sắc, Vô Sắc và Siêu thế. Theo ý nghĩa trong kệ ngôn này mà phân
định cho chính x{c, thì đ}y chỉ nói riêng về tám thiện tâm ở cõi Dục mà
thôi. Còn theo chuyện tích này, tâm của cậu Maṭṭhakuṇḍali là tâm câu
hữu hỷ tương ưng trí (Somanassasahagataṃ ñāṇasamyuttaṃ).
2. Đi trước (Pubbaṅgamā), là dẫn đầu v| đi chung một thể.
3. Các Pháp (Dhamma), chỉ thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn.
Do lẽ tâm câu hữu với hỷ tương ưng trí l|m duyên sinh khởi cho các
uẩn kia, nên gọi l| t}m đi trước. Ví như có nhiều người đồng l|m phước

65
một lượt trong một cuộc lễ d}ng y, đặt bát, dâng vật dụng đến chư Tỳ-
kheo Tăng, hoặc chưng đèn, dọn hương, treo hoa kết lụa để cúng dường
cao thượng ở một nơi thuyết pháp công cộng, thì thử hỏi: “Ai l| người
dẫn đầu trong nhóm ấy?”, cố nhiên ta phải trả lời rằng: “Người mà ai
nấy đều nương theo để làm chung cuộc phước ấy, dầu là ông Giáp, ông
Ất chi cũng gọi l| người cầm đầu”.
Do lẽ tâm làm duyên khởi cho các pháp sinh lên mà gọi l| t}m đi
trước dẫn đầu, quả nhiên không bao giờ các pháp sinh lên mà không có
tâm sinh, trái lại khi tâm sinh rồi thì cũng có một vài nhóm tâm sở không
cùng sinh.
4. Tâm chủ (Manoseṭṭhā) vì tâm là chúa tể các pháp, nên gọi là tâm là
chủ ph{p, cũng vì thủ lãnh của một đảng được tôn xưng l| chúa đảng,
hoặc vị chủ tịch trong cuộc nhóm họp thì được gọi là hội chủ. Nơi đ}y
nói tâm là chủ cũng y như thế.
5. Tâm tác (Manomayā): Ví như ta lấy vàng làm nguyên liệu, để chế ra
nhiều món đồ kim loại, ta thường nói c{c món đồ ấy làm bằng vàng
(suvaṇṇamayā), nghĩa l| do v|ng mà làm ra (duy kim tác), các pháp do tâm
làm nguyên liệu hay bản thể mà sinh ra nên gọi l| duy t}m t{c cũng
đồng một lý như thế.
6. Nếu bằng tâm trong sạch (Manasā ce pasannena) là bằng tâm thuần
thiện, không bị tham, sân, si, tà kiến làm cho nhiễm ô, nhơ đục.
7. Nói năng hoặc hành vi (bhāsati vā karoti vā): Người có tâm trong
sạch như thế nói ra toàn là 4 thứ lời lành (không vọng ngữ, lưỡng thiệt,
thô ngữ, ỷ ngữ), thuộc về khẩu thiện hạnh, còn l|m chi cũng trong ba
nghiệp lành (không sát sinh, trộm cắp, tà dâm) thuộc về thân thiện hạnh,
nhược bằng không nói, không làm chi hết cũng có đầy đủ ba nghiệp lành
(không tham, sân, si) thuộc về ý thiện hạnh. Lộ trình của thập thiện
nghiệp trải qua ba cửa thân, khẩu, ý tròn đủ như thế.
8. Phúc lạc sẽ theo người (Tato sukhamanveti): Hễ con người tạo thiện
nghiệp qua thân, khẩu, ý từ giờ nào thì phúc lạc sẽ theo bên người từ giờ

66
đó, do mười nghiệp quả ba cửa đã giải trên đ}y, con người được siêu
sinh về nhàn cảnh để hưởng sự an vui hạnh phúc vì nơi ấy th}n căn v|
các căn tùy thuộc gọi l| th}n căn t}m sở của người ấy, hằng có quả an vui
theo sát một bên (hỷ thần tùy chí) chẳng khi nào rời.
9. Như bóng theo hình thật (Chāya vā anupāyinīti), l| như bóng rọi
của thân mình luôn luôn dính liền theo th}n, th}n đi thì bóng cũng đi,
th}n đứng bóng cũng đứng, thân ngồi bóng cũng ngồi, không thể dùng
biện pháp dịu dàng hay thô bạo hoặc mềm mỏng hay cứng rắn mà tách
rời ra được. Chẳng hạn như nói nhỏ nhẹ “Bóng ơi! Hãy đi chỗ kh{c”
hoặc đ{nh đập, la hét “Tại sao bóng cứ theo ta mãi vậy” cũng chẳng ly
khai bóng với hình cho được.
Cũng như thế ấy, trên lộ trình của người, thiện nghiệp này con
người đã có sẵn thiện tâm, dầu đã thực h|nh hay chưa thực hành, khi
sinh về cõi nào nhất là cõi Dục giới thì th}n căn v| c{c thiện căn t}m sở
tùy thuộc đều có quả an vui theo dính một bên, như bóng với hình
không rời nhau vậy.
Kệ ngôn vừa dứt, tám muôn bốn ngàn chúng sinh được tỏ ngộ
Chánh Pháp. Thiên tử Maṭṭhakuṇḍali chứng quả Dự Lưu, cả ông Bà-la-
môn Adiṇṇapubbaka cũng vậy. Ông này về sau đem cả gia sản khổng lồ
của mình ra gieo trồng v|o phước điền ở trong Phật giáo.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Nhờ tâm niệm thiện chí chân thành,
Khiến cậu Kim Hoàn đƣợc vãng sinh,
Cha đã thƣơng tiền liều mạng trẻ,
Phật còn nhớ nguyện độc căn lành,
Lâm chung một niệm, nhân dầu chậm,
Phƣớc báu ngàn xuân, quả khá nhanh!
Chẳng đợi cúng dƣờng cùng thọ giới,
Thiên đƣờng, Kìm ốc cũng thơm danh.

67


3. Chàng Mập Tissa

(Tissatheravatthu)
KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 03-04)

“Akkocchi maṃ avadhi maṃ,


Ajini maṃ ahāsi me;
Ye ca taṃ upanayhanti,
Veraṃ tesaṃ na sammati”.
“Akkocchi maṃ avadhi maṃ,
Ajini maṃ ahāsi me;
Ye ca taṃ nūpanayhanti,
Veraṃ tesūpasammatīti”.

“Nó mắng tôi, đánh tôi,
Áp chế tôi, cướp tôi,
Người cố chấp niệm ấy,
Hận lòng người chẳng nguôi”.
“Nó mắng tôi, đánh tôi,
Áp chế tôi, cướp tôi,
Người không chấp niệm ấy,
Hận lòng tự khắc nguôi”.
Lời giáo huấn n|y đức Ðạo sư dạy Trưởng lão Tissa lúc Ngài trú tại
tịnh xá Jatavana.

Hình như Ðại đức Tissa l| con trai người cô của Phật. Xuất gia khi đã
lớn tuổi, lại thêm d{ng người mập mạp, Tissa ưa thích lợi dưỡng và sự
tôn kính riêng cho Phật. Y áo của Ðại đức lúc n|o cũng giặt ủi láng bóng,
và ông luôn luôn ngồi giữa giảng đường tinh xá.

68
Một hôm, v|i du tăng đến viếng Thế Tôn v| tưởng Tissa là một Ðại
Trưởng lão, họ xin được đặc ân hầu hạ, chùi chân cho Tissa v.v.. Ðại đức
im lặng.
Lúc ấy một thầy tăng trẻ tuổi hỏi:
- Ng|i được mấy hạ?
Tissa trả lời:
- Chưa có hạ nào cả. Tôi già rồi mới xin xuất gia.
Thầy tăng buột miệng:
- Ông Tỳ-kheo tồi! Ông cứ tưởng mình là quan trọng. Gặp các vị Ðại
Trưởng lão n|y, ông cư xử chẳng lễ độ một chút nào. Khi họ xin hầu hạ
ông các thứ, ông im lặng nhận lời. Ông lại không tỏ ra một chút ân hận
về tư c{ch tồi tệ của mình!
Nói rồi, vị tăng búng tay c{i t{ch.
Lòng kiêu hãnh của một người thuộc giai cấp chiến sĩ nổi dậy, Tissa
gắt gỏng:
- C{c ông đến gặp ai?
- Chúng tôi đến thăm đấng Ðạo sư.
- Nhưng đối với ta, c{c ông cũng phải tìm hiểu xem người này là ai
chứ? Ta sẽ giết tiệt dòng họ các ông!
Nói một mạch cho hả hơi, rồi Tissa đi đến chỗ Phật buồn rầu khóc
lóc. Ðấng Ðạo sư thấy vậy mới hỏi:
- Tissa, sao vậy? Sao ông đến đ}y tèm lem nước mắt, sầu khổ thế kia?
C{c du tăng trước đ}y có b|n với nhau không d{m để Tissa đi một
mình e gây nhiều chuyện rắc rối, nên đi theo Tissa, đến đảnh lễ đức Ðạo
sư v| cung kính ngồi một bên.
Tissa nghe Phật hỏi liền đ{p:
- Bạch Thế Tôn, những Sa-môn n|y lăng mạ con.

69
- Nhưng ông đang ngồi ở đ}u?
- Ở giữa giảng đường tinh xá, bạch Thế Tôn!
- Khi những Sa-môn n|y đến, ông có thấy họ không?
- Con có thấy họ, bạch Thế Tôn!
- Ông có đứng dậy chào họ không?
- Thưa Thế Tôn, không.
- Ông có đỡ giùm đồ đạc giúp họ không?
- Bạch Thế Tôn, không. Con không đỡ giùm đồ đạc cho họ.
- Ông có sẵn lòng phục vụ họ không? Và mời nước uống không?
- Không, bạch Thế Tôn! Con không phục vụ cũng chẳng mời nước
uống.
- Ông có đem tọa cụ đến mời ngồi và chùi chân cho họ không?
- Thưa không, Thế Tôn!
- Tissa, ông nên làm các việc trên đối với những Sa-môn lớn tuổi, vì
ai không làm thế sẽ không được quyền ngồi giữa tịnh xá. Chỉ có ông là
đ{ng bị rầy. Hãy xin lỗi những Sa-môn n|y đi!
- Nhưng họ đã lăng mạ con, Thế Tôn! Con sẽ không xin lỗi họ.
- Tissa, chớ l|m như vậy. Chỉ có ông mới đ{ng bị rầy. Xin lỗi họ đi!
- Con không xin lỗi họ, Thế Tôn!
Các Sa-môn bạch Phật:
- Ông ấy thật là cứng đầu, thưa Thế Tôn!
Ðức Ðạo sư trả lời:
- Này các Sa-môn, đ}y chẳng phải là lần thứ nhất ông ấy cứng đầu.
Kiếp trước ông ấy cũng đã bướng bỉnh như thế.
- Chúng con đã rõ tính ương ngạnh của ông ấy trong hiện tại, bạch
Thế Tôn. Nhưng còn kiếp trước ông đã l|m gì?

70
- Này các Sa-môn hãy lắng nghe!
V| đức Phật kể câu chuyện.
Chuyện quá khứ
3A. Devala và Nārada

Vào thưở nọ, dưới triều một vị vua ở Bāranasī, có một nhà tu khổ
hạnh tên là Devala sau tám tháng ở Himalaya về thành kiếm muối và
giấm. Ông cũng muốn về ở gần thành phố trong bốn th{ng mùa mưa.
Gặp hai chú bé nơi cổng thành, ông hỏi:
- Các Sa-môn đến thành phố thường ngủ đêm tại đ}u?
- Nơi nh| người thợ gốm, thưa Tôn giả.
Thế là Devala đi đến nh| người thợ gốm, đứng trước cửa hỏi:
- Gia chủ! Nếu người bằng lòng, tôi sẽ nghỉ lại một đêm trong nh|
người.
Thợ gốm mở rộng cửa mời:
- Ban đêm tôi không l|m việc, nhà lại rộng: xin Tôn giả cứ ngủ tại
đ}y.
Devala vừa vào nhà và ngồi xuống thì có một ẩn sĩ kh{c tên
Nārada cũng từ Himalaya đến xin tá túc. Người thợ gốm, với lòng tử tế
và hiếu kh{ch đối với các Sa-môn, lo lắng không biết vị ẩn sĩ đến trước có
chịu ngủ chung với vị mới đến hay không, nên khéo léo bảo Nārada:
- Nếu vị ẩn sĩ đến trước đồng ý thì xin mời Ngài.
Và Nārada Nārada đến gặp Devala nói:
- Thưa thầy, nếu thầy đồng lòng, tôi xin ngủ lại đ}y một đêm.
Devala hoan hỷ:
- Nhà còn rộng, xin mời thầy vào và ngủ lại một bên này.
Rồi Nārada bước vào, ngồi phía sau Devala. Họ chào hỏi nhau một
cách thân thiện. Ðến giờ ngủ, trước khi nằm xuống, Nārada cẩn thận ghi

71
nhớ chỗ của Devala và vị trí cửa ra v|o. Nhưng Devala, thay vì ngủ đúng
chỗ của mình, lại nằm ngay giữa lối đi. Hậu quả là khi Nārada bước ra
ngo|i ban đêm, ông đạp nhằm bím tóc của Devala. Tức thì nhà khổ hạnh
la toáng lên:
- Ối! Ai dẫm lên bím tóc ta?
Nārada từ tốn trả lời:
- Thưa thầy, tôi.
Devala, giọng nóng nảy tiếp tục la:
- Ðồ đạo đức giả! Ngươi l| đồ rừng rú. Ngươi đã đạp lên tóc ta!
- Thưa thầy, tôi không biết thầy nằm ở đ}y. Xin thứ lỗi cho tôi!.
Rồi Nārada bước ra, để lại Devala một mình khóc lóc như bị ai bóp vỡ
tim.
Chưa hết. Sau đó, Devala xoay ngược người lại, nằm xuống, đặt đầu
vào chỗ ban nãy đã để chân, cố ý để Nārada giẫm lên mình.
Nārada bước vào, lòng dặn lòng hồi nãy mình đã lỡ xúc phạm vị đạo
sĩ, lần này mình sẽ đi mé dưới ch}n người.
Tất nhiên là khi vừa bước vào, Nārada dẫm ngay lên cổ Devala. Tức
thì Devala hét ầm lên:
- Trời! Ai đó?
Nārada vội vàng nói:
- Thưa thầy, tôi.
Devala lần này càng kêu to:
- Ðồ đạo đức giả! Lần đầu ngươi dẫm lên tóc ta, lần n|y ngươi đạp
lên cổ ta. Ta sẽ nguyền rủa ngươi!
- Thưa thầy, tôi không đ{ng bị khiển trách. Tôi không biết thầy nằm
ở phía n|y. Khi bước v|o tôi đã hết sức dè dặt, tự nhắc nhở phải cẩn
thận, đi phía dưới ch}n đạo sĩ, tr{nh xúc phạm người. Xin thầy thứ lỗi
cho tôi!
72
Devala vẫn la oai oái:
- Ðồ đạo đức giả! Ta sẽ nguyền rủa ngươi.
- Ðừng làm vậy, thưa thầy!
Mặc những lời thiết tha xin lỗi của Nārada, Devala vẫn rủa tiếp:
- Mặt trời có ng|n tia s{ng, có trăm {nh lửa xua tan bóng tối. Sáng
mai vào lúc mặt trời mọc, đầu ngươi sẽ vỡ làm bảy mảnh.
“Sahassaraṃsi satatejo,
Suriyo tamavinodano;
Pāto udayanto suriye,
Muddhā te phalatu sattadhāti”.
‚Với nghìn tia sáng, trăm ngọn lửa,
Mặt trời quét sạch cảnh u minh.
Cho đầu ngƣơi nứt ra bảy mảnh,
Lúc mặt trời mai ló dạng hình‛.
Nārada đ{p:
- Thầy, tôi đã giải bày hết lời là không phải lỗi tại tôi, thầy vẫn chẳng
chịu nghe. Ðầu kẻ có lỗi sẽ vỡ làm bảy mảnh chớ không phải đầu người
vô tội.
Tức thì Nārada đọc lời nguyền sau:
- Mặt trời có ng|n tia s{ng, có trăm {nh lửa xua ta bóng tối. Sáng mai
vào lúc mặt trời mọc, đầu người sẽ vỡ làm bảy mảnh.
“Sahassaraṃsi satatejo,
Suriyo tamavinodano;
Pāto udayanto suriye,
Muddhā te phalatu sattadhāti”.
‚Với nghìn tia sáng, trăm ngọn lửa,
Mặt trời quét sạch cảnh u minh.
Cho đầu ngƣơi nứt ra bảy mảnh,
Lúc mặt trời mai ló dạng hình‛.

73
Ẩn sĩ Nārada có đại thần thông, có thể thấy suốt t{m mươi tiểu kiếp:
bốn mươi tiểu kiếp quá khứ và bốn mươi tiểu kiếp tương lai. Vì vậy ông
thấy lời nguyền sẽ rớt trúng ngay ông thầy khổ hạnh bạn mình. Ông cảm
thấy thương xót, và vì vậy làm phép không cho mặt trời mọc.
Không thấy mặt trời mọc, dân chúng tụ tập trước cổng cung vua, rên
rỉ:
- Tâu Ðại vương, mặt trời không mọc nữa! Ngài là vua, làm sao cho
mặt trời mọc giùm chúng tôi với!
Nhà vua xét lại những h|nh động, lời nói và ý nghĩ của mình, thấy
chẳng có điều gì sai trái, nên không hiểu nguyên nhân nào mặt trời
không mọc. Nh| vua suy đo{n rằng đ}y có thể l| do tu sĩ cãi cọ bất hòa
với nhau nên hỏi thăm, v| liền cầm đuốc đi đến nhà thợ gốm cúi
chào Nārada, cung kính ngồi xuống một bên và nói:
- Bạch ngài Nārada, dân xứ Diêm-phù-đề không thể sinh hoạt như
bình thường. Tại sao bóng đêm bao trùm thế giới? Xin trả lời câu hỏi của
tôi.
“Kammantā nappavattanti,
Jambūdīpassa nārada;
Kena loko tamobhūto,
Taṃ me akkhāhi pucchitoti”.
‚Kính bạch Na La Đa đạo sĩ,
Cõi Diêm Phù bởi lý do chi,
Bóng đêm bao phủ khắp tứ vi,
Khiến cho dân chúng không đi ăn làm.
Chắc có lẽ Ngài am hiểu đạo,
Trẫm xin Ngài chỉ giáo phân minh‛.
Nārada kể lại toàn bộ câu chuyện và hậu quả của lời nguyền.
Vua hỏi tiếp:
- Nhưng thưa Tôn giả, làm sao ông ta có thể thoát chết?

74
- Ông ấy sẽ thoát chết nếu xin lỗi tôi.
Vua bắt Devala phải xin lỗi Nārada. Nhưng Devala một mực ngoan cố:
- Tâu Ðại vương, ông bạn n|y đã dẫm lên tóc tôi v| đạp lên cổ tôi.
Không đời nào tôi thèm xin lỗi đồ đạo đức giả đó!
Vua vẫn khẩn thiết yêu cầu Devala:
- Xin lỗi đi, Tôn giả! Ðừng l|m như vậy!
- Ðại vương, tôi không thèm xin lỗi.
- Ðầu Ngài sẽ bể làm bảy mảnh!
- Mặc kệ! Tôi cũng không xin lỗi.
Lần này vua gằn giọng:
- Ông vẫn không chịu xin lỗi phải không?
Thế rồi nhà vua nắm lấy tay, chân, bụng và cổ nhà ẩn sĩ, bắt cúi đầu
dưới chân Nārada. Nārada lòng cởi mở:
- Hãy đứng lên thầy! Tôi đã tha lỗi cho thầy!
Rồi Nārada tâu với vua:
- Ðại vương, ẩn sĩ n|y không chịu xin lỗi tôi. Hãy đem ông ta đến
một cái hồ gần th|nh, đặt một cục đất sét trên đầu ông, bắt ông ta đứng
dưới nước ngập cổ.
Vua y lời. Nārada còn dặn thêm khi ông làm phép cho mặt trời mọc
trở lại, Devala hãy lặn xuống nước và trồi lên nơi kh{c rồi đi đi!
Quả đúng như rằng, ngay khi ánh mặt trời lóe lên thì chạm vào cục
đất sét làm vỡ thành bảy mảnh. Tức thì Devala lặn xuống nước, trồi lên
nơi kh{c v| đi mất.
Thế Tôn kết thúc câu chuyện:
- Này các Tỳ-kheo! Nhà vua lúc ấy là Ānanda, Devala là Tissa, còn
Nārada chính là Ta. Thưở đó Tissa cũng cứng đầu như vậy.
Rồi đức Ðạo sư dạy Trưởng lão Tissa như sau:

75
- Tissa! Nếu một Tỳ-kheo cho phép mình nghĩ rằng người n|y người
kia mắng tôi, người n|y người kia đ{nh đập tôi, người n|y người kia
đ{nh bại tôi, cướp giật của tôi, ông ấy sẽ hận thù không nguôi. Nhưng
nếu Ty-kheo ấy không ôm ấp những ý nghĩ như vậy, thù hận sẽ nguôi
ngoai.
Nói xong Phật đọc Pháp Cú:
(3) Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi,
Ai ôm biềm bận ấy,
Hận thù không thể nguôi.
(4) Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi,
Không ôm biềm bận ấy,
Hận thù được tự nguôi.
“Akkocchi maṃ avadhi maṃ,
Ajini maṃ ahāsi me;
Ye ca taṃ upanayhanti,
Veraṃ tesaṃ na sammati”.
“Akkocchi maṃ avadhi maṃ,
Ajini maṃ ahāsi me;
Ye ca taṃ nūpanayhanti,
Veraṃ tesūpasammatīti”.
‚Nó mắng tôi, nó đánh tôi,
Áp chế tôi, cƣớp giật tôi kia mà.
Ngƣời còn cố chấp phiền hà,
Hận lòng ngƣời ấy chắc là khôn nguôi‛.
Nó mắng tôi, nó đánh tôi,
Áp chế tôi, cƣớp giật tôi kia mà.
Ngƣời không cố chấp phiền hà,
Hận lòng ngƣời ấy chắc là chóng tan‛.


76
Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Nó mắng(1) tôi, đ{nh(2) tôi,


Áp chế(3) tôi, cướp(4) tôi.
Người(5) cố chấp niệm ấy(6),
Hận lòng người ấy chẳng nguôi(7)
................................
Người không chấp niệm ấy(8),
Hận lòng người sẽ nguôi(9).
1. Nó mắng (Akkocchi), đ}y l| nhiếc mắng, chửi rủa.
2. Đ{nh (Avadhi) l| đ{nh đập.
3. Áp chế (Ajini) là bắt phải khuất phục bằng lời nói xuôi ngược,
hoặc việc làm cao thấp để đè ép.
4. Cướp (Ahāsi) là giật lấy, sang đoạt của cải, tài vật, nhất là y của
nh| sư.
5. Người (Ye): Là bất luận ai, kể cả chư thiên v| nh}n loại, tại gia
hoặc xuất gia.
6. Cố chấp niệm ấy (Taṃ upanayhanti): Là cứ ôm ấp, chất chứa trong
tâm rằng:
“Nó đ{nh tôi, nó mắng tôi” rồi hờn giận mãi, chẳng kh{c n|o người
lấy nhiều nước cỏ thơm (kusa) che đậy mớ c{ ươn, chở trên một chiếc xe
bò.
7. Hận lòng người chẳng nguôi (Veraṃ tesaṃ na sammati): Ở những
người cố chấp như trên, hễ có sự căm hờn nổi lên ắt là không nguôi
ngoai, không lắng dịu được.
8. Người không chấp niệm ấy (Ye ca taṃ nūpanayhanti): Là không nhớ
tường, không lưu t}m để ý, hoặc là biết suy nghĩ về nghiệp quả , nên dù
có bị mắng, bị đ{nh, bị {p đảo, bị cướp bóc cũng không hờn giận: “Hồi
trước chắc mình có mắng người, có đ{nh người, có {p đảo người, có
cướp bóc người, nên nay người mới trả đũa lại, nghĩ như vậy nên không

77
cựu thù, chuốc o{n”.
9. Hận lòng người sẽ nguôi (Veraṃ tesūpasammati): Người sau này có
dể duôi quên mình, để cho sự sân hận sinh lên, thì mối căm thù tự khắc
cũng nguôi ngoai tan rã, nhờ không cố chấp, cũng như lửa không gặp
bổi (nhiên liệu) hay dầu vậy.

Thời pháp vừa dứt, một trăm ng|n vị Tỳ-kheo đắc Thánh quả Tu Đ|
Hoàn, kỳ dư đại chúng thính ph{p đều được hưởng sự lợi ích và số
người bướng bỉnh, ương ngạnh nhờ đó trở nên mềm mỏng dễ dạy.

Dòch Giaû Caån Ñeà


Thấy lỗi ngƣời, không thấy lỗi mình,
Hận lòng, Trƣởng lão khó làm thinh.
Quyết đƣa cả nhóm ra hỏi tội,
Nào nhận riêng ta đáng phạt hình.
Mãn cậy thân già, dòng dõi quý,
Mà quên hạ nhỏ, bạn bè khinh.
Lắng nghe Phật thuyết nhân tiền nghiệp,
Giải đƣợc tâm thù hận chúng sinh.


4. Không Lấy Oán Trả Oán


KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 05)

“Na hi verena verāni,


Sammantīdha kudācanaṃ;
Averena ca sammanti,
Esa dhammo sanantanoti”.
“Đời này hận rửa hận,
78
Muôn thưở chẳng sạch thù.
Từ bi rửa sạch hận,
Là định luật thiên thu”.
Phật dạy Pháp Cú này cho một người hiếm muộn, lúc Ngài ngụ tại
tinh xá Jātavāna.

Một người kia, sau khi cha chết, một mình lo liệu gánh vác tất cả việc
nhà cửa ruộng vườn, lại còn chăm sóc b| mẹ.
Mẹ bảo anh:
- Con ạ, mẹ sẽ kiếm cho con một cô vợ trẻ.
Người con hiếu thảo bèn thưa:
- Mẹ th}n yêu, đừng nói thế. Ước ao duy nhất của con l| được phụng
dưỡng mẹ suốt đời.
- Con ơi, mẹ không muốn một mình con phải gánh vác hết mọi việc
trong nhà ngoài ruộng, hãy để mẹ kiếm vợ cho con.
Anh ta từ chối đôi ba phen, rồi đ|nh im lặng bằng lòng. Bà mẹ hớn
hở rời khỏi nh|, định đi đến một nhà nọ kiếm con d}u đem về.
Anh ta bèn hỏi mẹ:
- Mẹ định đến nhà ai vậy?
B| lão giơ tay chỉ:
- Ðến nhà kia kìa!
Anh ta không để mẹ đi đến nhà theo dự định, mà chỉ cho bà một nhà
khác anh thích hơn. Vậy l| b| đến nhà con mình thích, chọn nàng dâu rồi
lựa ngày làm lễ cưới. Rủi thay lại gặp một n|ng d}u không sinh đẻ. Bà
mẹ nóng lòng bế cháu nên vội vã bảo anh con trai:
- Con ạ, con đã bảo mẹ đem về người vợ do con tự chọn, nhưng cô
ấy lại chẳng sinh đẻ. Gia đình không con c{i sẽ lụn bại, giống dòng sẽ
tuyệt tự. Con hãy để cho mẹ kiếm một nàng dâu khác nghe con!

79
Anh con trai có vẻ không bằng lòng nên lắc đầu:
- Xin mẹ đừng nói nữa!
Nhưng b| mẹ vẫn nhai đi nhai lại điệp khúc cũ nên lọt vào tai cô vợ
hiếm muộn. Lòng cô ngổn ngang trăm mối. Chắc chắn là con phải vâng
lời mẹ thôi, nếu bà già kiếm được một người dễ sinh nở thì cô sẽ bị nhà
chồng xem thường, coi như đầy tớ. Chi bằng chính cô chọn vợ cho
chồng.
Thế l| người đ|n b| hiếm muộn đi đến nhà nọ kiếm một cô gái cho
chồng. Nhưng vừa hở môi b| đã gặp sự chống đối của cha mẹ cô gái. Họ
hỏi gặng lại bà:
- Này, bà nói cái gì thế?
Người đ|n b| không con trả lời:
- Thú thật ông b| thương, tôi chẳng may xấu số không sinh đẻ, mà
gia đình không con sẽ tuyệt tự. Nếu con gái ông bà về nh| tôi sinh được
con trai, cô ấy sẽ là bà chủ quán xuyến hết cả gia sản. Xin ông bà hãy cho
tôi cưới cô nhà về cho chồng tôi.
Cuối cùng người đ|n b| đã thuyết phục được cha mẹ cô g{i v| rước
cô về nh|. Dù đã l|m được theo ý mình, người đ|n b| hiếm con vẫn
không an tâm, cứ lo sợ đối thủ sinh con, sẽ là bà chủ trong nhà. Rồi bà
đến nói với đối thủ của mình:
- Nè em! Hễ em có thai thì cho chị biết nhé!
Cô kia ngoan ngoãn trả lời:
- Dạ.
V| như lời hứa, ngay khi mang thai cô đến báo cho người vợ cả biết.
Hằng ngày vợ cả thường tự tay nấu ch{o cho đối thủ mình ăn. Thế là từ
hôm đó b| bỏ vào cháo một ít thuốc phá thai. Kết quả đối thủ của bà bị
sẩy thai. Lần thứ hai, người vợ sau cũng lại báo tin cho vợ cả khi mang
thai. Vợ cả l|m như lần trước và cô này lại sẩy thai nữa. Các bà hàng xóm
thấy cô vợ sau ng}y thơ, nên vừa thương tình vừa tò mò mới hỏi thăm:

80
- Có phải đối thủ của chị thọc gậy bánh xe chị không?
Và khi nghe kể lại sự vụ, họ bảo:
- Ðồ ngốc, sao chị dại dột như vậy? Bả sợ chị chiếm ưu thế trong gia
đình nên trộn thuốc phá thai cho chị ăn. Lần sau đừng có nói cho bả biết
nữa nghe chưa!
Lần thứ ba người vợ sau không nói gì cả, nhưng b| hiếm con thấy
bụng người vợ sau ngày càng to liền hỏi:
- Sao em có thai mà không nói cho chị biết?
Bà vợ sau thật th| nghĩ sao nói vậy:
- Chính chị mang tôi về đ}y, vậy mà hai lần rồi chị l|m tôi hư thai.
Tại sao tôi phải nói với chị kia chứ?
Bà không con thất vọng: "Hỏng, thế là ta thua rồi!". Từ đó b| theo
dõi, chờ cơ hội đối thủ thiếu cảnh giác lại ra tay, vì bà vẫn chưa chịu
thua.
Khi đứa bé trong bụng mẹ đã th|nh hình, b| cả thừa một dịp nọ trộn
thuốc cho bà vợ sau ăn, nhưng vì hình thể đã đầy đủ nên thai nhi không
bị hư, m| lại kẹt ngang cổ tử cung. Ngay sau đó b| mẹ đau bụng dữ dội
và cảm thấy giờ chết đến nơi. B| la hoảng lên:
- Mày giết tao! Chính mày mang tao về v| cũng chính m|y giết ba
đứa con của tao. Giờ tao sắp chết, kiếp sau tao sẽ thành quỷ dạ xoa ăn
thịt con mày!
Nguyền rủa rồi bà tắt hơi v| lại sanh vào nhà ấy thành một con mèo.
Còn ông chồng lúc ấy tóm bà vợ không con, nạt nộ:
- Chính m|y l|m tan n{t gia đình tao.
Rồi ông dùng cùi chỏ, đầu gối.. đ{nh đập bà tàn nhẫn. Sau trận đòn,
người vợ cả ốm nặng rồi chết, lại cũng sinh v|o nh| ấy thành một con gà
mái.
Như vậy bà vợ sau tái sinh là con mèo, vợ cả l| con g|. Khi g| m{i đẻ

81
trứng, mèo đến ăn sạch hết. Ba lần như vậy gà mái cất tiếng:
- Ðã ba lần m|y ăn trứng con tao, bây giờ mày còn chực ăn luôn cả
tao. Kiếp sau tao sẽ ăn thịt mày và con mày.
Nguyền như vậy rồi nó chết và sinh làm con beo cái. Còn mèo sinh
làm con nai cái. Ba lần nai cái sinh con, ba lần beo đến nuốt tươi. Khi sắp
chết, nai cái lại nguyền rủa:
- Ba phen ác thú này nuốt sống con ta và giờ nó định nhai luôn cả ta
nữa. Kiếp sau ta sẽ nhai nuốt nó và con nó! Rồi nai cái tái sinh là quỷ Dạ-
xoa và beo chết đi đầu thai thành một cô gái dòng tôn quý ở Sāvatthī. Lớn
lên, cô gái lập gia đình sống bên nhà chồng tại một khu xóm nhỏ gần
cổng thành. Một thời gian sau cô có con. Quỷ Dạ-xoa biến thành một
người bạn th}n đến thăm cô g{i và hỏi người nhà:
- Bạn tôi đ}u?
- Ở phòng trong, cô ấy vừa sinh hạ một đứa bé.
Da-xoa hớn hở hỏi tiếp:
- Con trai hay con gái vậy? Tôi muốn thăm chị ấy.
Rồi tất tả bước vào trong, giả vờ nhìn ngắm đứa bé và nhanh tay
chộp lấy nhai nuốt xong đi ra. Lần thứ hai, quỷ cũng nuốt tươi con của
người vợ trẻ như vậy. Ðến lần thứ ba, thấy bụng đã lớn cô vợ trẻ thủ thỉ
với chồng:
- Anh à, tại đ}y có một con quỷ Dạ-xoa đã nuốt chết hai đứa con của
chúng ta và trốn thoát. Lần n|y tôi định trở về nh| để sinh nở.
Lúc bấy giờ đến phiên quỷ Dạ-xoa đi kéo nước (Da-xoa thay phiên
nhau kéo nước từ hồ Anottatta đổ lên nguồn, mãn hạn bốn hay năm
th{ng chúng được thả về, nếu không bị chết vì kiệt sức). Ngay khi vừa
được thả ra, quỷ Da-xoa liền chạy đến gặp người vợ trẻ hỏi:
- Bạn tôi đ}u rồi?
Người trong nh| đ{p:

82
- Chị chẳng gặp cô ấy đ}u. Có một con quỷ Dạ-xoa đã ăn thịt những
đứa con cô ấy sinh ra trong nhà này. Vì vậy cô ấy đi về nhà cha mẹ ruột
rồi.
Quỷ lầm bầm:
- Dù có chạy đằng trời, nó cũng không tho{t khỏi tay ta!
Nôn nóng vì thù hận, Dạ-xoa tức tốc đi v|o th|nh.
Ðến ngày lễ đặt tên, bà mẹ tắm rửa v| đặt tên cho đứa bé xong, thưa
với chồng:
- Ông à, bây giờ chúng ta hãy trở về nhà.
Cô vợ ẵm con đi bên cạnh chồng. Trên con đường băng ngang tinh
x{, khi đến hồ nước của tinh x{, người vợ trẻ giao con cho chồng và
xuống hồ tắm. Cô tắm xong, đến phiên chồng, và cô ngồi đợi gần đó v|
cho con bú. Ngày lúc ấy quỷ Dạ-xoa xuất hiện. Cô vợ trông thấy nhận ra
nó, lập tức la lên:
- Ông ơi! Ðến đ}y mau! Con quỷ đ}y nè!
Sợ chồng đến không kịp, cô xoay người đ}m đầu chạy vào tinh xá.
Lúc ấy đức Ðạo sư đang thuyết pháp giữa chúng hội. Người vợ trẻ đặt
con dưới chân Phật thưa:
- Con xin cúng dường Ng|i đứa bé này. Xin hãy cứu lấy nó!
Quỷ cũng rượt theo tới nơi. Thiên thần Sumana khi đó đang trú tại
hốc cửa bên trên cổng tinh xá, liền ngăn quỷ Dạ-xoa lại không cho vào.
Ðức Ðạo sư bảo Trưởng lão Ānanda:
- Ānanda, ngươi hãy ra gọi quỷ Dạ-xoa v|o đ}y!
Trưởng lão y lệnh. Người vợ vừa thấy quỷ lo sợ, kêu lên thất thanh:
- Nó đó, thưa Thế Tôn.
Ðức Ðạo sư dạy:
- Hãy để nó vào. Ðừng làm ồn!
Dạ-xoa bước v|o, đứng trước Phật. Phật hỏi:
83
- Sao ngươi l|m như vậy? Nếu không gặp một vị Phật như Ta, ngươi
sẽ ôm ấp mối hận đến ng|n đời, không khác gì con Rắn và con Cáo run
rẩy giận dữ, như Quạ v| Cú. Sao ngươi lấy oán trả oán? Chỉ có tình
thương mới dập tắt được hận thù.
V| đức Phật đọc Pháp Cú:
“Na hi verena verāni,
Sammantīdha kudācanaṃ;
Averena ca sammanti,
Esa dhammo sanantanoti”.
(5) Với hận diệt hận thù,
Ðời này không có được,
Không hận diệt hận thù,
Là định luật ngàn thu.
Khắp cùng trên cõi nhân gian,
Có đâu thù hận dẹp tan hận thù.
Từ bi cởi mở hận thù,
Đó là định luật thiên thu lƣu truyền‛.
Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

‚Đời này hận rửa hận‛


– Muôn thƣở chẳng sạch thù
(Na hi verena verāni, sammantīdha kudācanaṃ): Chẳng khác nào ta lấy
nước dơ như nước bọt, nước mũi chẳng hạn, để rửa chỗ dính phẩn uế,
thì không chỗ nào sạch sẽ thơm tho được, trái lại chỗ rửa ấy c|ng nhơ
nhớp hôi thối lên. Cũng như thế khi bị người mắng, mắng lại người, khi
bị người đ{nh, đ{nh lại người, để mong trả thù rửa hận thì mối oan trái
đó sẽ không giải tỏa, mà còn thắt chặt thêm và hận thù cũng chẳng được
trấn an nên ng|y c|ng tăng trưởng.
‚Từ bi rửa sạch hận thù‛ (Averena ca sammanti): Chẳng khác nào lấy
nước trong sạch để tẩy rửa vết nước miếng, nước mũi, phẩn uế, thì chỗ
rửa ấy mới được sạch sẽ, hết mùi hôi thối.
84
Cũng y như thế vết nhơ hận thù nhờ thứ nước nhẫn nhục, từ bi tẩy
sạch được, người biết lưu t}m chiêm nghiệm, thấu triệt được chân lý thì
tự khắc bao nhiêu hận lòng cố kết, cũng đều tan rã.
‚Là định luật thiên thu‛ (Esa dhammo sannantanoti):
Ph{p dùng nước từ bi để tẩy sạch hận thù là một pháp hoàn toàn bất
di bất dịch, đã có từ ng|n xưa m| tất cả chư Phật Độc Giác và Thanh Văn
Gi{c đều công nhận.

Nghe dứt bài kệ, Dạ-xoa liền đắc quả Dự lưu. Phật bảo người đ|n b|
đưa đứa bé cho Dạ-xoa. Người đ|n b| vẫn còn sợ, không d{m đưa.
Nhưng sau khi Phật cho biết là không cần phải đề phòng, bà ta mới dám
trao. Dạ-xoa nhận đứa bé trong tay, ôm hôn âu yếm rồi trả lại cho mẹ nó,
xong bắt đầu khóc. Nghe Phật hỏi tại sao, Dạ-xoa liền thưa:
- Thưa Thế Tôn! trước đ}y con hết sứ xoay sở mà chẳng đủ ăn. Giờ
con không biết sẽ sống ra sao.
Phật an ủi Dạ-xoa, rồi quay sang người mẹ, Ngài dạy:
- Hãy cho Dạ-xoa ở trong nhà con và nuôi bằng loại cháo ngon nhất.
Người đ|n b| v}ng lện đưa Dạ-xoa về nhà, cho ở trên cây kèo giữa
và nuôi bằng loại ch{o ngon. Khi đến mùa đập lúa, m{y đập vọt lên vọt
xuống, Dạ-xoa sợ m{y đập v|o đầu nên nói với bạn không thể ở đ}y
thêm, v| xin đi nơi kh{c. Dạ-xoa lần lượt được cho ở trong chòi để máy
đập lúa, chỗ giếng nước, lò b{nh mì, kho ph}n, đống tro và cổng làng,
nhưng không chịu ở đ}u hết, luôn cằn nhằn: chỗ thì m{y đập lúa nâng
lên e rằng chẻ đầu ra làm hai, chỗ thì tụi nhóc tiểu bậy, chỗ thì đ|n chó
nằm dài, hoặc bầy trẻ phóng uế, có khi liệng rác, chỗ thì trai l|ng đến
xem bói. Vì thế cô ta đưa Dạ-xoa về một nơi yên tĩnh ngo|i l|ng, mỗi
ng|y đều mang ch{o ngon đến cho ăn.
Một hôm Dạ-xoa nói với bạn mình:
- Năm nay trời sẽ mưa nhiều, nên trồng lúa ở nơi khô r{o.

85
Có khi Dạ-xoa cho biết:
- Năm nay hạn hán, nên trồng lúa nơi ẩm thấp.
Lúa của người khác bị hư vì lúc úng lúc hạn, nhưng lúa của người
đ|n b| trẻ thì bội thu. Dân làng ngạc nhiên đến hỏi cô:
- Này chị, lúa của chị chẳng bị úng, chẳng bị hạn. Chị làm mùa
dường như biết trước thời tiết. Phải vậy không?
Cô ta đ{p:
- Tôi có người bạn là Dạ-xoa cho tôi biết trước sự thay đổi thời tiết,
và tôi trồng lúa trên đất cao hay đất thấp tùy theo sự chỉ dẫn của chị ấy.
Các bạn không thấy sao, ng|y n|o tôi cũng mang ch{o ngon và các loại
thức ăn đến cho chị ấy. Nếu các bạn l|m như tôi cũng sẽ được trúng
mùa.
Dân làng lập tức tôn vinh Dạ-xoa. Và từ đó Dạ-xoa chăm sóc mùa
màng cho mọi người, nhận được nhiều quà biếu v| được nhiều người
tôn kính. Dạ-xoa tạo nên thông lệ bữa ăn t{m món, còn được duy trì mãi
đến nay.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Tranh chấp tranh quyền nghịch lẫn nhau,
Giết con tình địch họa càng sâu.
Gà beo, lộn kiếp hai đời khổ,
Chằng, thú, bàng sinh mấy đọa sầu.
Có oán nào từng vui đến trƣớc,
Thâm thù chỉ để hận về sau.
Vâng lời Phật dạy: Từ, bi, xả,
Cùng sống nƣơng theo lý đạo mầu.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:
I- Ngài Buddhaghosa, tác giả bộ Chú Giải Pháp Cú Kinh, là một Tỳ-
86
kheo ở xứ Thaton, dòng dõi Bà-la-môn xuất gia theo Phật giáo vào thế kỷ
thứ V, Ngài rất thông suốt Tam Tạng v| được Phật giáo Nam Tông xem
là một vị Th{nh Tăng, đã có công chấn chỉnh Phật gi{o suy đồi ở Tích
Lan, hủy bỏ những kinh điển mà Ngài cho l| không đúng đường lối của
Đức Phật và có viết lại bằng Pāli những Bộ Chú Giải, nhất là bộ
Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo) m| chư Tăng ng|y nay lấy làm kinh
ch{nh để tu học về GIỚI – ĐỊNH – TUỆ.
Tuy nhiên, gần đ}y có một số chư Tăng ở Thái Lan bắt đầu ngờ vực
những công trình của Ngài. Vì lẽ, dòng dõi Bà-la-môn của Ngài bao giờ
cũng có chủ tâm dẹp bỏ Phật giáo, hay ít nhất cũng hạ bệ Phật và sắp
Ngài v|o h|ng dưới Phạm Thiên của họ, biết đ}u chừng những kinh
chính thống Phật gi{o đã bị thiêu đốt và thay thế bằng những giáo lý pha
tạp đạo Bà-la-môn?
(Lúc Đức Phật còn tại thế, Ngài không cho ghi chép kinh vì sợ tam
sao thất bản. Mấy tổ về sau giỏi chữ nghĩa văn chương nhất là các vị Bà-
la-môn sẽ có thể thêm bớt làm sai lệch nguyên bản, Ngài chỉ thuyết bằng
tiếng Pāli, tiếng bình dân xứ Magadha, không có chữ Nam Phạn, chữ Bắc
Phạn (Sanskrit) là của đạo Bà-la-môn, tuy hơi giống như tiếng Pāli,
nhưng không phải là một thứ tiếng như tiếng Việt Nam ở hai miền Nam,
Bắc của xứ ta).
Trong quyển Legénde de Gautama, trang 372, có đoạn nói về Ngài,
xin trích dịch ra dưới đ}y:
Người đầu tiên có công sưu tập một bản sao của Tam Tạng là Ngài
Buddhaghosa, tu sĩ xứ Thaton, dòng Bà-la-môn, người này xuống thuyền
ở Thaton, lúc bấy giờ ở ven biển gần đó, địa phương này nằm ở trong xứ
Ramagnia và dân bản xứ gọi l| người Moun. Ngài đã đ{p thuyền buồm
đi Tích Lan trong khoảng 400 năm sau Dương Lịch. Dưới triều đại của
vua Mahānāma. Ngài ở lại đảo ba năm viết (chép) Tam Tạng bằng chữ
Miến Điện trên lá bối (lá buôn) theo các bản viết chữ Tích Lan. Ở một bản
kinh kh{c, chúng tôi đọc thấy Ngài viết ra tiếng Pāli những bản kinh
bằng tiếng Tích Lan. Ngài Buddhaghosa lưu lại xứ Tích Lan ba năm để
87
ho|n th|nh công trình đã dự định. Trong thời gian Ngài ở đảo này, dân
chúng rất hâm mộ kính mến Ngài, nên khi Ngài từ giã, họ dâng cúng
Ngài rất nhiều vật dụng quý giá, Ngài mang về xứ Suvaṇṇabhūmi (Kim
Thành), ở xứ Ramagnia nguyên bộ Tam Tạng.
II- Những phước b{u d|nh cho tín đồ sau khi qua đời, đúng theo tỉ
lệ của các việc l|m phước thiện của họ lúc còn sống. Các cõi trời tiếp theo
cõi người, nhưng ở dưới mười sáu cõi dành cho các Phạm Thiên Hữu
sắc, được mở ra tiếp đón c{c thiền tín tu, các dục lạc ở cõi chư thiên ho|n
toàn thuộc loại cảm quan. Tất cả những gì con người có thể tưởng ra để
làm thỏa mãn ngũ quan, được dồn trên các nhàn cảnh ấy v| chư thiên ở
cõi đó tha hồ m| hưởng thụ một cách tự do, rộng rãi. Thú vui bằng Ngũ
trần thì không thể nào tả hết cho được, ta chỉ cần biết là: Ở cõi trời Dục
giới phái tính vẫn còn. Trong hai cõi thấp nhất là Tứ Đại Thiên v| Đao
Lợi, sự hành dâm vẫn có giữa hai ph{i tính nhưng không có sự chửa đẻ,
trong cõi Dạ Ma chư thiên nam v| nữ chỉ ôm nhau l| đủ thỏa mãn tình
dục, trong cõi Đ}u suất hai bên chỉ nắm tay nhau, trong cõi Hóa Lạc vợ
chồng chỉ nhìn mặt nhau. Và trong cõi Tha Hóa Tự Tại, hai người chỉ cần
gặp nhau ở một nơi n|o đó. Về phái tính trong Dục giới thiên, chúng ta
có thể nhận thấy hai điểm:
A- Là dục lạc càng mất vẻ thô tục và càng trở nên thanh cao, tế nhị
khi càng lên cõi cao hơn. Hễ lúc còn sống, thiện tín l|m phước càng
thanh cao to lớn, thì sau đó sẽ được sinh lên cõi c|ng thanh cao v| hưởng
thụ được những cảnh vui tế nhị. Do đó, Đức Phật Gotama của chúng ta,
trong tiền kiếp đã tạo nhiều giới đức tối cao nên được sinh lên cõi trời
Đ}u Suất (Tusita) là cõi trời dục thứ tư.
B- Thời gian thụ hưởng dục lạc cứ tăng gấp đôi từ cõi dưới thấp lên
cõi trên kế tiếp. Nghĩa l| những thú vui ở cõi Đao Lợi được xem như thọ
hưởng l}u hơn gấp đôi cõi Tứ Đại Thiên, cõi Dạ Ma thì gấp đôi cõi Đao
Lợi, cứ như thế tăng dần cho đến cõi trời thứ sáu.
Trong c{c b|i ph{p m| chư Tỳ-kheo thuyết cho quần chúng nghe để
khuyến khích họ tinh tấn, nhất là về hạnh bố thí, c{c Sư hết sức rộng rãi
88
trong các lời hứa hẹn về phước báu ở trên nhàn cảnh, lấy đó l|m một
phương tiện mạnh mẽ để duy trì sự tinh tấn bố thí cúng dường của chư
thiện tín, chư Tăng đã thành công rực rỡ trong c{c chương trình đã dự
định. Đối với đại đa số thính giả, người ta không thể phủ nhận rằng:
“Những Phật gi{o đồ là những nạn nhân của sự gạt gẫm này”, đã trọn
tin những lời thuyết của Ph{p sư. Về vấn đề cõi trời Dục giới đó l| đức
tin chung trong đại chúng Phật gi{o đồ, thỉnh thoảng người ta có thể gặp
một số ít người phủ nhận các truyện ngụ ngôn ấy. Nhưng số ít này
không được quan t}m lưu ý vì phần chính thống của Giáo hội xem họ
như những người tự do tư tưởng, thuần lí luận (Vie de gandama trang
281).
Trường hợp cậu Maṭṭhakuṇḍali được vãng sinh lên cung trời Đao
Lợi, không phải do l|m phước hay giữ giới, mà chỉ giữ tâm trong sạch
hướng đến Đức Phật l| được như vậy.
Điều này mới nghe qua, như phản lại lời c{c Ph{p sư thường ca tụng
về pháp Bố thí và Trì giới, nhưng chính Đức Phật đã x{c nhận và vị chư
thiên Maṭṭhakuṇḍali là một bằng chứng: Chỉ bằng tâm trong sạch, dầu
nói hoặc làm, hoặc nghĩ cũng được phước cả. Nguyên nhân tạo nghiệp là
ý (mano). Ở nơi kh{c, Đức Phật còn dạy rằng tâm (tác ý) tức là nghiệp.
Như cố Đại đức Hộ Tông đã từng giải bày thứ quả của t|i thí đều do tâm
cả, xin nhắc lại là:
1- Bố thí với sự mong mỏi phước báu thì sẽ được sinh lên cõi trời
thấp nhất ( Tứ Đại Thiên).
2- Bố thí v| nghĩ đến việc làm thiện thì sinh lên cõi trời thứ hai (Đao
Lợi).
3- Bố thí vì phong tục tập quán sẽ sinh lên cõi trời thứ ba là Dạ Ma.
4- Bố thí theo Phật giáo thì sẽ được sinh lên cõi trời thứ tư l| Đ}u
Suất.
5- Bố thí bằng tâm vui thích thì sẽ sinh lên cõi trời thứ năm l| Hóa
Lạc.

89
6- Bố thí bằng t}m giúp cho người được an vui đầy đủ thì được sinh
lên cõi trời thứ sáu là Tha Hóa Tự Tại.
7- Bố thí không cầu mong hưởng quả, chỉ để xả ly tham, sân, si, nhất
là lòng bỏn xẻn thì được sinh lên cõi Phạm Thiên (vì đã hết dục vọng).
Phần nhiều thiện tín không thích quả phước vô lậu của cách bố thí
với tâm xả ly để sớm đạt được đạo quả Niết-bàn, mà chỉ bố thí để hồi
hướng cho người đã qu{ vãng v| để dành cho mình kiếp sau được
hưởng quả. Ít người hiểu biết r|nh vì không được chư Tăng giảng giải
rành mạch, tận tường, l| mình đã bố thí hết cả phần phước của mình
trong khi đọc b|i Phước căn< không chừa lại chút gì cả, m| còn đọc tiếp
lời nguyện xả ly những phiền não tức là những dục vọng ham muốn,
hưởng dục lạc ngũ trần trong ngày vị lai. Một lẽ nữa, là chư thiện tín
hiểu lầm Niết-bàn là cõi tịch diệt, trống không rỗng tuếch, đoạn diệt tất
cả nên ngán sợ Niết-bàn.
Trong số chư Tăng có vị chưa nhận thức rằng, một Thánh nhân bậc
thấp nhất, tuy nghèo xơ x{c về mặt vật chất cũng không phải l| người vô
sản cùng đinh. Do lẽ đó, Đức Phật đã từng khuyên các hành giả: “Vị Tỳ-
kheo nên ở chỗ nào pháp dễ phát sinh mặc dù thiếu thốn vật thực” v|
Ngài cũng nhắc nhở c{c đệ tử: “Hãy l| người thừa tự pháp, chớ đừng
l|m người thừa tự vật thực của Như Lai”.
Nhiều vị cư sĩ muốn xuất gia mà ngại thiếu thốn vật thực vật chất,
không thể tu được nên r{ng l|m phước để dành làm hậu bị thực. Các vị
quá sợ khổ như vậy, không thể nào dám Minh sát Khổ và nếu ráng học
nhiều pháp thì chỉ biết cái khổ bằng lí thuyết suông. Vả lại đem hết tài
sản bố thí cúng dường lớn lao trọng đại như ông Anāthapiṇḍika hay bà
Visākhā, phước báu chẳng hơn gì người thợ h|ng hoa Sumana được Phật
thọ ký là Phật Độc Giác sau này.
Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Đức Phật có giải về phước hữu lậu của
Ngài đã l|m trong kiếp còn là Bồ T{t Velāma nhiều vô số kể, nhưng so ra
chẳng bằng một phần mười sáu của hành giả thấy Pháp Sinh Diệt, tức là

90
Minh sát Khổ cho tới khi hết khổ, không còn tái sinh cái khổ, tức là
chứng được pháp Vô Sinh (của cái khổ).
Sự tích cậu Maṭṭhakuṇḍali về lý thì giống như ph{p niệm Phật A Di
Đ| của phái Tịnh Độ, nghĩa l| nhờ tha lực bằng đức tin mãnh liệt nơi
Đức Phật v|o lúc l}m chung m| được siêu sinh, tuy nhiên chẳng phải dễ
gì niệm tưởng Đức Phật trong khi từ giã cõi đời được, nếu không có sự
trợ duyên.
Trong sách Quần Nghi Luận có kể mười trường hợp lâm chung
không thể niệm Phật, xin chép ra đ}y:
1- Không gặp người trí thức nên không đi khuyên niệm Phật.
2- Nghiệp khổ buộc trong thân, không rảnh trí mà niệm Phật.
3- Trúng gió tắt tiếng, không xưng niệm hiệu Phật được.
4- Cuồng tâm loạn trí không thể niệm Phật được.
5- Chết chìm, chết thiêu không thể niệm Phật được.
6- Gặp nạn hùm, gấu mà không có ai nhắc niệm Phật được.
7- Gặp bạn {c khuyên điều tà, không tin Phật nên chẳng niệm được.
8- Ăn no qu{ độ rồi bị hôn mê mà chết nên không thể niệm Phật
được.
9- Chết trong trận giặc không thể niệm Phật được.
10- Té xuống từ núi cao mà chết, không niệm Phật được.
Hành giả Minh sát Khổ thường xuyên giác ngộ lý Tứ Đế không sợ
mê muội vào lúc lâm chung, dù không niệm Phật nhưng vẫn chánh
niệm, giác tỉnh thì không bao giờ sa đọa xuống khổ cảnh. Nhưng h|nh
giả không nên giải đãi dễ duôi, mà phải bắt đầu cho sớm thành thói
quen, đừng đợi tuổi già mới Minh sát Khổ.
Mạc đại lão lai phƣơng quán khổ
Cô phần đa thị thiếu niên nhân.
III- Xã hội Ấn Độ trước thời Đức Phật, đã ph}n ra l|m bốn giai cấp.

91
Theo Luật Đức Bàn Cổ (Mano) đã ấn định bốn cách này căn cứ vào bốn
dòng dõi, tuy sống chung trong một xứ nhưng mỗi dòng chỉ kết hôn với
người đồng dòng với mình thôi, chứ không chịu thứ con lai hai dòng.
Cấp Bà-la-môn là cấp tu sĩ, cao nhất vì tự cho mình là quý phái, trong
sạch, thánh thiện, được phép làm chủ các việc tế tự. Đức trời Phạm Thiên
l| đấng tạo hóa ra mọi loài vạn vật. Cấp thứ hai là cấp chiến sĩ hay vua
chúa, gọi là Khattiya (Bắc phạn l| Ksatrya), T|u }m l| S{t Đế Lỵ. Đức
Sakya thuộc dòng chiến sĩ, nhưng Ngài đã c{ch mạng, phá bỏ hàng rào
giai cấp, nghĩa l| lập ra giai cấp A-la-hán, hay đúng hơn l| định nghĩa lại
tiếng Bà-la-môn, là bậc có giới đức đ{ng được lãnh đạo, chứ không phải
là do cha mẹ Bà-la-môn sinh ra m| được tôn trọng là Bà-la-môn (cấp tối
cao). Theo Ngài, hai giai cấp sau là Phệ X{ (thương buôn, thợ thuyền) và
cấp Thủ Đ| La (cùng đinh, du mục), nếu tu h|nh đúng đắn thì cũng
được gọi là Bà-la-môn.
Theo Phật sử thì Đức Phạm Thiên (m| tu sĩ Bà-la-môn cho l| đấng
Tạo hóa tối tôn) còn nhỏ hơn Đức Phật v| không đủ khả năng bằng Ngài,
nên đã ba lượt yêu cầu Ngài ra đi hoằng ph{p độ sinh sau khi Ngài đắc
đạo. Do đó, dòng Sakya được Đức Phật làm nổi bật lên (chính danh hiệu
Sakya – Sakya – nghĩa l| Thắng nh}n) đã kiêu căng c|ng thêm ngã mạn,
như trường hợp Đại Đức Tissa hay Trưởng lão Channa (Xa Nặc) v| Đại
Đức Ānanda(?). Hai Ngài này, sau khi Đức Phật Niết-bàn rồi, mới chịu bỏ
tánh tự tôn v| đắc quả A-la-hán.
Để phá bỏ sự chấp ngã mà Phật gọi là một tà kiến, Ngài đã thuyết
minh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇasutta) cho năm vị Kiều Trần Như
nghe v| năm vị đệ tử đầu tiên đã lần lượt đắc quả A-la-hán, nhờ giác ngộ
rằng Ngũ uẩn không phải là ta, ta không phải l| Ngũ uẩn... Tiếng Anatta
chính Đức Phật đã giải thích rằng: ‚N’etaṃ mama nesohamasmivana me so
atta‛ như đã dịch ở trên, nhưng ng|y xưa c{c Ngài Đại đức thông Hán tự
nên dịch là Vô Ngã, khiến cho lắm Phật tử hiểu lầm là không có cái ngã.
Vả lại, c{c Ph{p sư nhất là luật sư dùng thuyết Vô Ngã để chống lại chủ
trương Bà-la-môn giáo: Họ cho con người là một Tiểu ngã, sau khi hết

92
luân hồi sẽ trở về nhập c{i Đại Ngã (Mahā – atmaṃ) tức l| Đấng tạo hóa,
Phạm Thiên, đ}y chỉ là một phương tiện huyền ảo, một thứ khí giới để
thắng phục địch thủ giỏi biện luận, một phương thuốc đặc biệt để trị
bệnh ngã chấp của giai cấp Bà-la-môn và nhiều nhóm ngoại đạo khác
chuyên môn lí luận. Đ}y không phải là môn thuốc trị bách bệnh hoặc
món thuốc hay nhất của vị Y vương, nếu uống không nhằm bệnh người
Phật tử vô ý sẽ phát khùng, cho rằng Đức Phật khẳng định rằng tất cả
c{c Ph{p l| Vô Ngã (Anattā), hiểu sai như vậy thì hết muốn tu hành vì có
ai đ}u nhập Niết-bàn v| có ai đ}u sa địa ngục.
Quý bạn tinh ý nên đọc qua đoạn đầu Tạng Luật, chỗ Đức Phật đính
chính, những tiếng đồn về Ngài l| người chủ trương ph{p Vô vi l| hiểu
đừng làm cái chi cả và thuyết Hư vô (Nevayiko) nghĩa l| tất cả đều
không.
Tinh hoa của Đạo Phật là Tứ Diệu Đế hay bốn chân lý của Bậc Thánh
Nhân. Tiếng Phật chỉ định người đã gi{c ngộ Tứ đế v| đem ra dạy lại
người khác. Tiếng Vô minh chỉ sự không thông hiểu về Tứ đế, nên không
biết lối n|o để thoát khổ và tiếng Giải thoát tri kiến chỉ sự thấy, biết con
đường đi đến sự diệt khổ. Sau khi đã h|nh qua ph{p Minh s{t Khổ,
nghĩa l| với sự ghi nhớ của mình, ngồi quan sát rõ ràng sự diễn tiến của
cái khổ từ khi sinh tới khi diệt, hay nói cách khác với trí Bát Nhã (hay
tâm không chấp trước) bình tĩnh trải qua bốn giai đoạn Tứ đế (Khổ, Tập,
Diệt, Đạo).
Phần đông nh}n loại vẫn còn ở trong trạng thái vô minh, nên chỉ
nhìn Đức Phật v| đạo Phật một cách siêu hình, thần thánh không chút gì
thiết thực cả v| chưa bỏ được tánh ỷ lại thần quyền như d}n tộc cổ sơ,
nên đi lạc vào tà kiến ngoại đạo mà không ngờ, cứ tự phụ cho mình là
chánh kiến và vẫn còn nơm nớp lo sợ lắm chuyện vu vơ.
Câu chuyện tiền kiếp của Trưởng lão Tissa chỉ là một thứ ngụ ngôn,
nhưng Đức Phật đã khéo dùng đúng lúc vui vui, khiến cho ai đọc đến
kết cuộc cũng bật cười cho sự bướng bỉnh của đạo sĩ Devila. Đại đức
Tissa và tiền kiếp của Ngài có thật hay không? Không thành vấn đề, điều
93
quan trọng là phần giáo lý thực tiễn, chứa đựng trong sự tích làm cho
hiểu rõ thêm nghĩa v| nhớ dai. Hai câu Pháp Cú 3-4 nếu gặp trường hợp
như vậy, ta hãy đem trí tuệ mà thuyết phục cái tánh ngã mạn vô lối của
ta thì ta l| người thấu triệt chân lý ẩn trong câu chuyện cổ tích này.
IV- Yakkha (Dạ Xoa) là một trong Bát bộ được kể dưới đ}y (theo t|i
liệu Từ Bi Âm số 28.. năm 1935)
1- Càn Thát Bà (Gandhabba) Tàu dịch l| Hương Âm, nghĩa l| dùng
các thứ mùi hương m| thọ dụng.
2- Tỳ Xá Xà (Pisaca) Tàu dịch l| Đạm tinh khí, nghĩa l| ăn uống
những đồ tinh khí của người và các giống bắp đậu.
3- Cưu B|n Tr| (Kumbhaṇḍa), Tàu dịch l| Ưng hình, nghĩa l| nam
căn giống như c{i vò vậy.
4- Chư Long (Nāga) nghĩa l| c{c thứ Rồng.
5- Bích Lệ (Peta), Tàu dịch là Ngạ quỷ, nghĩa l| thứ quỷ đói kh{t.
6- Phú Đơn Na (Pūtana) T|u dịch là Xú ngạ quỷ, nghĩa l| thứ ngạ
quỷ đói m| th}n thể rất hôi thối.
7- Dạ Xoa (Yakkha) Tàu dịch là Dòng Kiện quỷ, nghĩa l| thứ quỷ rất
mạnh bạo.
8- La Sát (Rasasa) Tàu dịch là Bạo {c, nghĩa l| thứ quỷ rất dữ tợn,
hay ăn thịt người ta.
Tám bộ quỷ thần trên đ}y, có ph{t t}m hộ trì chánh pháp, cho nên
Phật thuyết ph{p đến đ}u thì cũng có c{c bộ này đến hộ vệ và nghe pháp
cả. Những chúng sinh này, Phật giáo Nam Tông gọi l| chư thiên cõi thấp
ở bốn cõi trời Tứ Đại Vương.
V- Cõi Tứ Đại Thiên là cõi trời thấp nhất trong sáu cõi trời Dục giới
(sáu cõi này còn có vợ chồng, có dâm dục, có ăn uống như nh}n gian,
nên gọi là trời Dục giới như đã giải ở trên).
Theo chú giải kinh Bắc Tông (Từ Bi Âm) thì bắt đầu từ dưới chân núi
Sinezu, tính là bốn muôn hai ngàn do tuần, mỗi do tuần l| s{u mươi km,
94
đó l| chỗ ở của trời Tứ Đại Thiên.
(Theo pāli một do tuần l| mười sáu km, ở đ}y có lẽ dịch lộn mười
s{u th|nh s{u mươi do chữ tánh là Chaddasa).
Bốn cõi Thiên Vương trấn bốn phương trời, một ông là Dhatarattha
(Trì Quốc Thiên Vương), đất nơi đó to|n bằng bạc trắng, thành của ông
kêu l| th|nh Thượng Hiền. Ông lãnh một bộ thần Càn Thát Bà và một bộ
quỷ Tì Xá Xà, ở phía đông núi Sineru, hộ người Đông Thắng Thần Châu.
Một ông tên là Viruḷhaka (Tăng Trưởng Thiên Vương), th|nh của
ông ở tên là Sudassana (Thiện kiến), đất nơi đó bằng ngọc Viḍūḍabha
xanh, ông lãnh coi Cưu B|n Tr| v| một bộ quỷ đói, ở phía nam núi
Sineru, hộ người Nam Thiện Bộ Châu.
Một ông tên Vessavana (Đa Văn Thiên Vương) hay Kuvera, có ba
thành là: Thành Khả Úy, Th|nh Thiên Kính v| Th|nh Chúng Quy, đất
nơi đó bằng vàng, ông lãnh bộ quỷ Dạ Xoa và La Sát, ở phía Bắc núi Tu
Di, hộ người Bắc Cưu Lưu Ch}u. Tên vị Trời này Trung Hoa âm dịch là
Tỳ Sa Môn, theo trong tích Nữ Dạ Xoa Kāli, m| chúng ta có nói đến.
Bốn vị vua Trời này, mỗi ông có ba mươi hai vị Tướng quân và chín
mươi mốt vị Thái tử. Vị n|o cũng đủ oai lực ủng hộ mười phương, ng|y
đêm nơi cõi này bằng ở cõi người năm mươi năm.
Thân của bốn vị Trời ấy đều cao bảy mươi mốt trượng (mỗi trượng
d|i mười thước), còn tuổi thọ thì l}u đến năm trăm cõi ấy, bằng chín
triệu năm ở cõi người.
Tại sao bốn cõi Trời ấy hưởng phước được như vậy? Vì kiếp trước ở
cõi người, bốn Trời ấy tu đủ mười nghiệp l|nh thượng phẩm, hoặc là giữ
một giới sát sinh không phạm tới hay giữ Bát quan trai trong một ngày
một đêm rất tinh th|nh, nên hưởng được phước b{u như thế.
Tại từng trời ấy, mặt trời, mặt trăng đi quanh theo m| soi bốn hướng
ở bốn phía núi Sineru.


95
5. Những Vị Tỳ Kheo Hay Cãi Cọ Ở Xứ Câu
Thâm (Kosambi)

(Kosambakavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 06)

“Pare ca na vijānanti,
Mayam’ettha yamāmase;
Ye ca tattha vijānanti,
Tato sammanti medhagā”.
“Nhóm kia không hiểu biết,
Nơi đây ta tự diệt.
Người am hiểu lẽ này,
Từ nay thôi biện thuyết”.
Ðức Phật thuyết bài pháp này cho các Tỳ-kheo ở Kosambi khi Ngài
ngụ tại Jatavana.

5A. Các Tỳ Kheo Cãi Nhau

Tại Kosambi, trong tinh xá Ghosita có hai Tỳ-kheo trú ngụ, một vị là
luật sư, vị kia l| ph{p sư, mỗi vị dẫn đầu năm trăm tăng. Một hôm, vị
ph{p sư sau khi tắm xong đã chừa lại một ít nước trong bồn tắm v| đi ra.
Kế đó, vị luật sư đi v|o thấy nước dư, lúc trở ra ngoài ông hỏi bạn:
- Này huynh, có phải huynh đã chừa nước lại không?
Vị ph{p sư đ{p:
- Vâng, huynh ạ!
- Nhưng huynh không biết l| đã phạm lỗi sao?
- Thật ra tôi không biết.
96
-N|y huynh, đó l| một lỗi.
- Như thế, tôi sẽ sám hối về lỗi ấy.
- Dĩ nhiên, n|y huynh! Nếu huynh không cố ý làm, vô tâm thì không
gọi là lỗi.
Nghe vị luật sư bảo thế, vị pháp sư yên trí xem như không có lỗi. Ấy
thế mà vị luật sư lại nói với học chúng của mình:
- Vị ph{p sư dù đã phạm lỗi vẫn không thấy lỗi.
Và nhóm học chúng này khi gặp nhóm học chúng của vị ph{p sư
liền kháo nhau:
- Thầy của c{c anh đã phạm lỗi mà không nhận lỗi.
Học chúng của vị ph{p sư về kể lại với thầy mình. Vị ph{p sư nghe
qua liền đ{p:
- Vị luật sư n|y trước đó đã nói l| không lỗi, bây giờ nói có lỗi. Ông
ta l| người dối trá.
Học chúng của hai bên gặp nhau, rồi lời qua tiếng lại:
- Thầy của các huynh là người dối trá!
Họ tranh cãi nhau. Và vị luật sư thừa cơ hội tuyên án tẩn xuất vị
ph{p sư vì đã không nhận lỗi. Từ đó, ngay đến những thí chủ cúng
dường cho họ cũng chia l|m hai phe, ngay cả những cô ni được họ dạy,
cả thiện thần hộ pháp, bạn bè và những người th}n tín, chư thiên trên
trời, lan đến Phạm thiên đều như thế. Mọi người, ngay cả những người
chưa quy y cũng chia l|m hai phe. Sự tranh cãi lan rộng từ trời Tứ thiên
vương cho đến trời Đế-thích.
Ðến mức độ thì có một Tỳ-Kheo tới gần thế Tôn thưa kể tự sự:
"Những người tuyên án tẩn xuất thì giữ quan điểm rằng ph{p sư bị tẩn
xuất l| đúng luật, ngược lại những người bênh vực thì cho rằng trái luật,
và tụ họp lại để ủng hộ ph{p sư mặc dù những người tuyên bố tẩn xuất
cấm họ l|m như vậy". Ðã hai lần Thế Tôn nhắn hai bên Tỳ-Kheo hãy
đo|n kết, v| đều nhận được câu trả lời:
97
- Bạch Thế Tôn! Họ không chịu đo|n kết.
Lần thứ ba, Thế Tôn bảo:
- Tăng đo|n đã bị chia rẽ!
Nói xong, Phật đến chỗ các Tỳ-kheo và chỉ cho nhóm vị Tỳ-kheo luật
sư, người tuyên bố tẩn xuất, sự sai lầm trong quyết định ấy, v| đối với
nhóm vị Tỳ-kheo ph{p sư, người không nhận lỗi, Ng|i cũng chỉ sự sai
lầm trong h|nh động ấy. Một lần nữa, Phật bắt các Tỳ-kheo kiết trai và
khiến họ hành sám ngay tại chỗ, trong khu vực giới hạn. Ng|i đặt luật
cho các Tỳ-kheo, nếu gây gỗ trong phòng ăn hoặc c{c nơi kh{c, họ bắt
buộc phải ngồi chỗ riêng biệt trong trai đường.
Nhưng c{c Tỳ-kheo vẫn không ngừng g}y nhau, đức Phật lại đi đến
nơi v| khuyên răn:
- Ðủ rồi, các Tỳ-kheo! Ðừng gây gỗ nữa! Gây gỗ, đấu tranh, tranh
chấp, tranh cãi, mọi thứ n|y đều nguy hại. Bởi lẽ vì tranh cãi một con
chim bé bỏng cũng l|m một con voi quý phải chết.
V| đức Phật kể chuyện Bổn Sanh "Con Chim Nhỏ". Ngài dạy tiếp:
- Các Tỳ-kheo, hãy đo|n kết! Hãy dừng tranh cãi, vì sự tranh cãi mà
hàng ngàn con chim nhỏ đã mất mạng.
Và Ngài kể chuyện Bổn Sanh "Những Con Chim". Nhưng dù vậy họ
vẫn không nghe lời Phật, và một ngoại đạo muốn Phật bớt phiền nhiễu,
thưa rằng:
- Bạch Ng|i, đấng Thế Tôn, đấng Ph{p Vương! Hãy ở nhà! Ðấng Thế
Tôn! Ngài hãy sống một đời vô sự và tự tại ở cõi này. Chúng con có gây
gỗ, đấu tranh, tranh chấp, tranh cãi nhau mới làm sáng tỏ ai phải ai trái.
Liền đó, đức Phật kể chuyện Bổn Sanh như sau: "Có một lần, này các
Tỳ-kheo, Brahmadatta trị vì Bāranasī, là vua xứ Kāsi. Brahmadatta gây chiến
với vua Dīghati Kosala, đ{nh chiếm vương quốc và giết vua khi đang cãi
trang. Con trai của Dīghati là hoàng tử Dīghāvu, mặc dù biết rằng
Brahmadatta là kẻ giết cha mình, vẫn tha mạng kẻ thù. Do đó họ sống hòa

98
bình với nhau".
Và Ngài huấn thị các Tỳ-kheo:
- Này các Tỳ-kheo, lòng kiên nhẫn v| tư c{ch phong nhã của những
ông vua hay sử dụng dao gậy cao đẹp thế đó. Tỳ-kheo, các ông là những
kẻ xuất gia được giáo huấn bằng Pháp và Luật chu đ{o như thế, phải làm
sao chiếu sáng thế gian hơn với lòng kiên nhẫn v| tư c{ch cao nhã của
các ông chứ.
Dù đã được khuyên nhủ như thế, các Tỳ-kheo vẫn không đo|n kết
theo lời Phật. Không vui vì phải sống trong cảnh ồn náo, không thoải mái
vì bị quấy rầy, hơn nữa các Tỳ-kheo n|y không đếm xỉa đến lời Phật dạy,
nên Thế Tôn quyết định sống độc cư tr{nh xa đ{m người chộn rộn. Sau
khi đi khất thực ở Câu-thâm, không từ giã Tăng đo|n, đức Phật đắc y,
ôm bát, một mình đi đến Bālaka, chỗ bán muối, tại đ}y Ng|i thuyết pháp
cho Trưởng lão Bhagu về đời sống độc cư. Rồi Ng|i đến Ðông Trúc Lộc
Giã, và thuyết pháp cho ba chàng trai gia thế về hạnh phúc an lành của
sự hòa hợp. Và từ đó, Ng|i đến Pārileyyaka. Ở đó, dưới gốc cây Sala đẹp
đẽ, trong rừng Bảo Hộ, đức Thế Tôn đã trải qua một mùa hạ an vui, có
voi Pārileyyaka phục vụ.
Khi nhóm cư sĩ ở Câu-th}m đến tinh xá và không gặp đấng Ðạo sư,
họ hỏi các Tỳ-kheo:
- Thưa chư Tôn giả, đấng Ðạo sư đi đ}u?
Các Tỳ-kheo đ{p:
- Vào rừng Pārileyyaka.
- Tại sao thế?
- Ngài cố gắng hòa hợp chúng tôi, nhưng chúng tôi không hòa hợp
được.
- N|y chư Tôn giả, có phải các vị, sau khi được chấp nhận là Tỳ-kheo
dưới sự lãnh đạo của Ðạo sư, lại cãi lời Ngài lúc Ngài yêu cầu các vị hòa
hợp?

99
- Ðúng thế, đạo hữu.
Rồi có người nói tiếp:
- Những vị Tỳ-kheo n|y, sau khi được thu nhận làm Tỳ-kheo dưới
sự lãnh đạo của Ðạo sư, lại không muốn hàn gắn những rạn nứt theo lời
yêu cần của Ngài. Ðây hoàn toàn do lỗi của họ m| chúng ta không được
gặp Phật. Ðối với những Tỳ-kheo này, chúng ta nhất quyết sẽ không mời
ngồi v| cũng không bao giờ kính lễ hoặc cúng dường nữa.
Và từ đó họ không thèm cúng kính các Tỳ-kheo nữa. Hậu quả là các
Tỳ-kheo bị thiếu vật thực và gần chết đói, nên chỉ sau vài ngày các Tỳ-
kheo đã biết phục thiện. Rồi họ sám hối nhau, xin được tha thứ. Họ bảo
c{c cư sĩ:
- Ðạo hữu! Chúng tôi đã hòa hợp. Xin đối với chúng tôi như xưa.
- Thưa chư Tôn giả, các vị xin sám hối với đức Thế Tôn chưa?
- Chưa, đạo hữu.
- Vậy thì hãy xin sám hối Thế Tôn. V| ngay khi được Phật tha lỗi,
chúng tôi sẽ trở lại với các vị như trước.
Nhưng vì đang giữa mùa an cư, c{c Tỳ-kheo không thể đến gặp
Phật, và họ kiết hạ trong sự thiếu thốn, trong khi Phật thì an vui, được
voi hầu hạ. Con voi n|y l| voi đầu đ|n đã rời bầy và vào rừng với lý do
độc nhất là muốn được an vui. Nó nói:
5B. Ðức Phật, Voi và Khỉ.

- Tôi sống ở đ}y bị voi cái, voi con, voi trẻ làm phiền nhiễu. Ðầu
ngọn cỏ tôi thường ăn bị chúng nhai n{t, chúng ăn hết nhánh cây này
đến nhánh nọ khi tôi vừa bẻ xuống, chúng quấy đục nước tôi uống. Khi
tôi xuống nước và lên bờ, voi c{i đến cọ xát vào thân tôi. Có lẽ tôi nên rời
đ|n v| sống một mình.
Rồi con voi đầu đ|n bỏ bầy, đến gần Pàerileyyaka, vào rừng Bảo Hộ,
dưới gốc cây Sala đẹp đẽ, ngay nơi Thế Tôn ngụ, thân cận với Ngài. Ðến
trước Thế Tôn, nó đảnh lễ Ngài, rồi nhìn quanh quất tìm chổi, không
100
thấy chổi, nó bèn đạp cây Sala phía dưới và dùng vòi quật phía trên cho
ngã xuống rồi lấy một nh{nh c}y quét đất. Sau đó, nó lấy vòi quấn bình
nước mang đi lấy nước. Vài khi cần đến nước nóng, nó nấu nước nóng
(Sao có thể được chứ?). Ðầu tiên nó dùng vòi kéo dùi lửa cho bật lửa ra
và nhen củi chà vào. Nó nhóm lửa như thế và nung những hòn đ{ nhỏ
rồi dùng một cây gậy lăn v|o một lõm đ{ (có nước). Xong nó hạ vòi xem
nước đủ nóng chưa, rồi đến cúi đầu trước Phật. Thấy voi đến, đức Phật
hỏi:
- Nước nóng chưa, Pārileyyaka?
Và phật đến đó tắm. Sau đó voi d}ng Phật những loại trái cây rừng.
Ðến giờ Phật vào làng khất thực, voi lấy y bát của Phật đặt lên đỉnh
đầu v| đi theo Ng|i. Ðến ven làng, Phật bảo voi đưa trả y bát:
- Pārileyyaka! Chú không đi xa hơn được! Hãy giao y bát cho Ta.
Phật vào làng v| voi đứng đó đợi Ngài trở lại, tiến tới đón Ng|i, để y
b{t lên đầu như lúc trước v| đem về chỗ Phật ngụ, hầu hạ Ng|i như
thường lệ rồi quạt hầu Phật với một nh{nh c}y. Ban đêm, để ngừa thú
dữ, nó dùng vòi nắm một cây gậy lớn tự nhủ: "Ta sẽ bảo hộ Phật". V| đi
tới lui trong khu rừng cho tới khi mặt trời mọc. (Từ đó khu rừng được
gọi là rừng Bảo Hộ). Buổi sáng, mặt trời lên, voi lấy nước cho Phật rửa
mặt, v| theo c{ch như đã nói trên, nó l|m tròn mọi bổn phận khác.
Bấy giờ, một con khỉ thấy cử chỉ v| h|nh động mỗi ngày của voi, làm
những bổn phận nhỏ nhặt hầu Phật, bèn phát tâm sẽ làm giống như vậy.
Một hôm, trong lúc chạy nhảy tình cờ nó gặp một tổ mật trên cây không
có ong. Nó bẻ cành cây xuống, cầm tổ mật còn nguyên trên cành cây, hái
một lá chuối, đặt tổ ong trên lá và mang dâng Phật. Ðức Phật nhận lấy.
Khỉ trố mắt xem Phật có dùng không và ngạc nhiên thấy Phật không ăn.
Khỉ thắc mắc không biết có chuyện gì đ}y, bèn lật qua lật lại tổ ong, vừa
xem xét cẩn thận, và khám phá có vài trứng sâu. Nhẹ nhàng lấy trứng
sâu ra, khỉ lại dâng tổ mật lên Phật và Ngài hoan hỷ độ. Khỉ vui sướng
chuyền từ cành này sang cành khác và nhảy nhót hân hoan vô kể. Nhưng

101
đ}u ngờ những nhánh cây khỉ vừa nắm v| đạp lên bỗng gẫy lìa. Khỉ rơi
xuống một cọc cây, bị đ}m xuyên người và chết tức khắc. Vì đặt niềm tin
trọn vẹn vào Phật, nó được tái sinh vào cõi trời Ba mươi ba, trong một
cung điện bằng v|ng cao ba mươi dặm với một đo|n gồm một ngàn
thiên nữ hầu cận.
Cả vùng Diêm-phù-đề đều biết rằng đức Phật đang ngụ trong rừng
Bảo Hộ, được voi đầu đ|n phụng sự. Từ thành Sāvatthī, ông
Anāthapiṇdika và bà Visākhā - một tín nữ lỗi lạc - cùng một số nhân vật
tiếng tăm kh{c đã gửi lời thỉnh nguyện đến ngài Ānanda xin được đặc ân
gặp đức Thế Tôn. Năm trăm Tỳ-kheo ngụ ở ngo|i th|nh mãn mùa an cư
cũng thỉnh cầu được nghe pháp từ kim khẩu Thế Tôn lâu nay vắng tiếng.
Trưởng lão Ānanda bèn hướng dẫn các Tỳ-kheo đến rừng Bảo Hộ.
Với đức tính chu đ{o của một thị giả, Ng|i không d{m đến gặp Phật với
đ{m đông Tỳ-kheo vì biết Như Lai đã độc cư suốt ba tháng. Vì thế, Ngài
để các Tỳ-kheo chờ ở bên ngoài và một mình đi đến gặp Phật. Khi
voi Pārileyyaka thấy Trưởng lão, nó quấn gậy xông tới. Ðức Phật quay
nhìn và bảo voi:
- Trở lại! Pārileyyaka! Ðừng rượt ông ta. Ðó là thị giả của Như Lai.
Voi lập tức ném gậy đi và thỉnh Trưởng lão đưa y b{t, Trưởng lão từ
chối. Voi thầm nghĩ nếu ông ta biết luật sẽ không đặt pháp cụ của mình
trên tảng đ{ Phật thường ngồi. Voi đã qu{ lo xa vì Trưởng lão Ānanda đã
đặt y b{t trên đất (những người biết luật không bao giờ đặt pháp cụ cá
nhân lên chỗ ngồi hoặc giường của bậc tôn túc). Rồi Trưởng lão đảnh lễ
Phật, ngồi xuống một bên. Phật hỏi:
- Ông đến một mình thôi sao?
- Bạch Thế Tôn, con đến với năm trăm Tỳ-kheo.
- Họ ở đ}u?
- Con chưa hiểu ý Phật thế n|o, nên để họ đứng ngoài và vào đ}y
một mình.

102
- Bảo họ vào!
Trưởng lão y lời. Ðức Phật đ{p lại lời chào hỏi của các Tỳ-kheo một
cách thân tình. Các Tỳ-kheo thưa:
- Bạch Thế Tôn, Ngài là một vị Phật quý phái, một ông hoàng mảnh
mai. Chắc Ng|i đã chịu đựng nhiều gian khổ, đứng và ngồi ở đ}y một
mình suốt ba tháng trời. Dĩ nhiên không có ai hầu Phật những việc chánh
và phụ, không có ai d}ng nước rửa mặt hay làm mọi việc khác cho Ngài.
Ðức Phật trả lời:
- Này các Tỳ-kheo! Voi Pārileyyaka đã l|m hết những việc ấy cho Ta.
Nếu ai có được bạn đồng h|nh như nó thì cuộc sống độc cư tốt đẹp. Nếu
như không có được, thì cuộc sống độc cư vẫn tốt đẹp hơn.
Nói xong, Thế Tôn đọc ba câu Pháp Cú sau trong phẩm Voi:
“Sace labhetha nipakaṃ sahāyaṃ,
Saddhiṃ caraṃ sādhuvihāri-dhīraṃ;
Abhibhuyya sabbāni parissayāni,
Careyya ten’attamano satīmā.
No ce labhetha nipakaṃ sahāyaṃ,
Saddhiṃ caraṃ sādhuvihāridhīraṃ;
Rājāva raṭṭhaṃ vijitaṃ pahāya,
Eko care mātaṅgaraññeva nāgo.
Ekassa caritaṃ seyyo,
Natthi bāle sahāyatā;
Eko care na ca pāpāni kayirā,
Appossukko mātaṅgaraññeva nāgoti”.
Nếu được bạn hiền trí
Ðáng sống chung, hạnh lành,
Nhiếp phục mọi hiểm nguy,
Hoan hỷ sống chánh niệm.
Không gặp bạn hiền trí,
Ðáng sống chung, hạnh lành,

103
Như vua bỏ nước bại,
Hãy sống riêng cô độc,
Như voi sống rừng voi.
Tốt hơn sống một mình,
Không người ngu kết bạn,
Ðộc thân, không ác hạnh,
Sống vô tư, vô lự,
Như voi sống rừng voi.

‚Nếu may gặp bạn đồng hành,
Hiền minh chân chánh hiểu rành lối đi.
Tinh tƣờng thắng phục gian nguy,
Hãy nên hoan hỷ, nhớ ghi kết tình.
Nếu không gặp bạn đồng hành,
Hiền minh chân chánh, hiểu rành lối đi.
Nhƣ vua bỏ nƣớc vong suy,
Nhƣ voi rừng thẳm thà đi một mình.
Thà rằng chiếc bóng độc hành,
Không cùng đứa dại kết tình thâm giao.
Độc cƣ chẳng phạm lỗi nào,
Thanh nhàn nhƣ tƣợng ra vào rừng sâu‛.
Ngay khi Thế Tôn kết thúc bài kệ, năm trăm Tỳ-kheo đắc quả A-la-
hán.
Trưởng lão Ānanda bèn đưa lời thỉnh cầu của ông Anāthapiṇdika và
những người khác.
- Bạch Phật, năm mươi triệu th{nh đệ tử do Anāthapiṇdika dẫn đầu
mong mỏi Phật trở về.
Phật chuẩn y:
- Tốt lắm! Hãy mang y bát.
Và Phật đi ra khỏi rừng. Voi thấy thế liền đến v| đứng chéo chân

104
giữa đường. Các Tỳ-kheo thấy lạ nên hỏi, v| được Phật đ{p:
- Này các Tỳ-kheo, nó muốn cúng dường c{c ông. L}u nay nó đã
phục vụ Ta, không nên làm tổn thương tình cảm của nó, hãy trở lại các
Tỳ-kheo!
Phật và các Tỳ-kheo trở lại. Voi vào rừng h{i lượm chuối và những
trái cây khác gom lại, và ngày hôm sau dâng lên các Tỳ-kheo. Năm trăm
Tỳ-kheo không thể nào dùng hết. Thọ thực xong đức Phật ôm y b{t đi ra
khỏi rừng. Voi lại xen vào giữa các Tỳ-kheo v| đứng chéo ch}n trước
Phật. Các Tỳ-kheo không thể đo{n được ý nghĩa, liền hỏi Phật v| được
trả lời: - Các Tỳ-kheo! Sau khi chào từ giã các ông nó muốn Ta trở lại.
V| hướng về voi, Phật bảo:
- Này Pārileyyaka! Ta sẽ đi b}y giờ, không trở lại nữa! Trong kiếp
n|y, ngươi không có hy vọng v|o được các tầng thiền, hay đạt đến trí
tuệ, hay chứng Thánh quả. Hãy dừng lại!
Voi nghe Thế Tôn nói rút vòi vào miệng, từ từ lùi ra sau, vừa đi vừa
khóc (nếu nó thỉnh được Phật ở lại, nó sẽ săn sóc Phật như trước đ}y cho
đến hết đời). Ðức Thế Tôn tiếp tục đi, đến ven làng Ngài dừng lại bảo
voi:
- Pārileyyaka! Ði xa hơn nữa ngươi sẽ không được an th}n. D}n cư rất
nguy hiểm cho ngươi. Hãy dừng lại!
Voi dừng lại nơi đó v| khóc. Ðức Phật bước đi, v| khi vừa khuất tầm
mắt, voi vỡ tim và chết. Vì đặt hết niềm tin v|o Như Lai, voi được tái
sinh vào cõi trời ba mươi ba, trong một cung điện bằng vàng lớn ba mươi
dặm, có ngàn thiên nữ hầu cận. Voi tên là trời Pārileyyaka.
Dọc đường, Phật ghé vào Jatavana. Các Tỳ-kheo xứ Câu-thâm nghe
Phật về Sāvatthī liền đến sám hối. Vua Kosala nghe tin cũng đến chỗ Phật
v| thưa:
- Bạch Thế Tôn, con sẽ không cho các Tỳ-kheo n|y v|o nước con.
Phật khuyên ngăn vua:

105
- Ðại vương, những Tỳ-kheo n|y l| người tốt, chỉ vì họ tranh cãi lẫn
nhau nên không vâng lời Ta. Giờ đ}y họ đến để sám hối. Hãy cho họ
v|o, đại vương!.
Ông Anāthapiṇdika cũng bạch với Phật là không cho các Tỳ-kheo xứ
Câu-th}m v|o tinh x{. Nhưng Phật không đồng ý v| ông ta đ|nh im
lặng. Bấy giờ, các Tỳ-kheo ấy đến Sāvatthī. Thế Tôn ra lệnh chuẩn bị chỗ
ở riêng biệt cho họ. Những Tỳ-kheo kh{c không đứng hay ngồi chung
với họ, lần lượt từng người đến hỏi Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn! Những Tỳ-kheo xứ Câu-th}m hay tranh cãi đang ở
đ}u?
Thế Tôn chỉ họ và nói:
- Họ đó! Họ đó!
Những Tỳ-kheo từng người chỉ về phía họ và bàn tán với nhau đến
nỗi họ xấu hổ không dám ngẩng đầu lên. Rồi họ gieo mình dưới chân
Phật xin sám hối. Phật dạy:
- Này các Tỳ-kheo! Tội lỗi c{c ông đã phạm nặng nề biết bao! Sau khi
được nhận làm Tỳ-kheo dưới sự lãnh đạo của một vị Phật, lại cãi lời mặc
dù Ta đã cố khuyên giải đủ điều. Ngay cả bậc trí giả vẫn nghe kỹ lời dạy
bảo của cha mẹ trước khi chết. Họ không dám cãi lời khi cha mẹ từ giã
cuộc đời, v| sau đó họ được giao quyền lãnh đạo cả hai vương quốc.
Rồi đức Phật lặp lại chuyện Bổn Sanh Kosambika một lần nữa, và kết
luận:
- Này các Tỳ-kheo! Hoàng tử Dīghavu, ngay khi cha mẹ mất mạng,
ông vẫn không dám cãi lời dạy bảo, sau đó ông cưới con gái của vua
Brahmadatta rồi trị vì cả hai vương quốc Kāsi và Kosala. Còn các ông vì
không vâng lời Ta nên đã phạm lỗi nặng.
V| đức Phật nói câu Pháp Cú:
“Pare ca na vijānanti,
Mayam’ettha yamāmase;

106
Ye ca tattha vijānanti,
Tato sammanti medhagāti”.
(6) Và người khác không biết,
Chúng ta đây bị bại.
Chỗ ấy ai hiểu được,
Tranh luận được lắng êm.

‚Nhóm kia tranh luận đảo điên,
Không ngờ: Mình tự tìm niềm diệt vong.
Nhóm này lý nọ hiểu thông,
Ta đây dứt sự lòng vòng hơn thua‛.
Nghe xong Pháp Cú này, các Tỳ-kheo ở đó liền đắc quả Dự lưu.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Pare ca: Theo nghĩa thông thường là ‚những ngƣời khác‛ nhưng ở
đ}y không có nghĩa l| người ngoài cuộc, mà ám chỉ những người đang
tranh chấp. Gây sự xáo trộn trong đo|n thể, là những người thiếu sự
hiểu biết, tương đối với nhóm này là nhóm hiểu biết, không tranh chấp.
Hoặc giả chỉ nhóm Tăng m| Như Lai đã khuyến giới: “Này các Tỳ-kheo,
đừng nên chia rẽ nhau”< m| chẳng chịu nghe lời, lại còn đ{p rằng: “Vì
chúng tôi còn tham s}n<”.
Na vijānanti: Nghĩa l| không hiểu biết, tức là không hiểu biết rằng:
Đo|n kết là sống, chia rẽ là chết. Hoặc giả là dốt n{t đảo điên, chấp theo
tà kiến, gắng l|m tăng trưởng mầm sống chia rẽ tranh chấp với hi vọng
rằng: “Việc n|y hãy để tự chúng con giải quyết”.
Mayam’ettha: Nghĩa l| chúng ta nơi đây, ý nói trong việc tranh chấp,
chia rẽ này, hoặc là ở nơi đ}y có sự chia rẽ này.
Yamāmase: Sự tiêu diệt, chư Tăng đang hòa hợp sống chung, bỗng
nhiên sinh ra tranh giành, cãi vã, bất hòa, ấy là tự mình chặn đứng bước

107
tiến của mình, tự mình tiêu diệt mình, tự mình đưa nhau đến chỗ suy
vong mà không tự biết.
Ya ca tattha: Nghĩa l| những ngƣời ở tại đây, chỉ nhóm người không
tranh chấp, đối lại với nhóm kia ở câu kệ trên.
Hoặc giả chỉ những Tỳ-kheo tranh chấp, nhưng sớm biết ăn năn tự
hối, nhờ có sự lưu t}m, suy xét, ph}n vân lợi hại.
Vijānanti: Nghĩa l| hiểu biết, tức là hiểu biết sự tai hại của sự chia rẽ
và sức mạnh của sự đo|n kết to lớn dường nào.
Tato: Từ đây hay là do đây, từ đ}y l| kể từ lúc người hiền trí nhờ lưu
tâm quán xét thống thấu được rằng: Sự tranh chấp chia rẽ l| con đường
đưa đến chỗ diệt vong.
Còn nói do đ}y, là do những người sớm biết lưu t}m qu{n xét tự
nhận tội lỗi để cùng nhau hợp hòa trở lại, do người như vậy l|m gương
cho người khác noi theo.
Samanti medhagāti: Các sự tranh chấp, tranh cãi hiện thuyết hơn
thua, phải quấy thảy đều yên lặng chấm dứt, không còn kéo dài nữa.
Đến cuối câu kệ, chư Tỳ-kheo đều đắc quả nhất là quả Tu-đ|-hoàn.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Hai nhóm Tỳ-kheo Kiều Thƣởng Di,
Nghịch nhau bởi cớ chẳng ra gì.
Nƣớc thừa, lại phá Tăng hòa hiệp,
Giới nhỏ sao làm chúng đoạn ly.
Phật dạy không nghe lời quý ích,
Thầy chung sẽ đƣợc tiếng cao kỳ.
Từ Tôn vắng bóng còn ai hộ.
Bụng đói thì thôi hết thị phi.


108
6. Mahā Kāḷa và Culla Kāḷa

(Cullakāḷamahākaḷa vatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 07-08)

07. “Subhānupassiṃ viharantaṃ,


Indriyesu asaṃvutaṃ;
Bhojanamhi amattaññuṃ,
Kusītaṃ hīnavīriyaṃ;
Taṃ ve pasahati māro,
Vāto rukkhaṃ’va dubbalaṃ”.
08. “Asubhānupassiṃ viharantaṃ,
Indriyesu susaṃvutaṃ;
Bhojanamhi ca mattaññuṃ,
Saddhaṃ āraddhavīriyaṃ;
Taṃ ve nappasahati māro,
Vāto selaṃ’va pabbatanti”.
7. “Ai sống theo thị dục,
Các căn chẳng thu thúc,
Ăn uống vô độ điều,
Biếng lười không tận lực,
Ma thắng người ấy như,
Gió đè cây yếu sức.”
8. “Ai bất tịnh quán tu,
Các căn khéo nhiếp thu,
Ăn uống có tiết độ,
Chánh tín và cần cù,
Ma chẳng thắng người ấy.
Như gió thổi sơn dầu”.
C}u Ph{p Cú n|y được đức Phật nói khi ngụ gần thành phố Setavya,
dành Culla Kāḷa (Tiểu Hắc) và Mahā Kāḷa (Đại Hắc).
109

Culla Kāḷa, Majjihima Kāla (Trung Hắc) và Mahā Kāḷa là ba gia chủ anh
em sống ở Setavya. Culla Kāḷa và Mahā Kāḷa, tức người em út v| người anh
cả, thường đi qua xứ khác với một đo|n năm trăm xe bò chở đầy đồ gia
dụng để bán, còn Trung Hắc thì ở nhà bán hàng hóa do họ mang về.
Có một dịp, hai anh em mang đủ loại h|ng hóa trên năm trăm xe bò
rời khỏi Sāvatthī. Giữa đường Sāvatthī và Jatavana họ dừng lại, tháo yên
cương c{c xe. Chiều xuống, Mahā Kāḷa thấy các Phật tử ở Sāvatthī cầm
hoa hương lũ lượt đi về hướng tinh xá. Ông tò mò bèn chận một người
lại để hỏi thăm. Ðược biết họ đi nghe ph{p, ông cũng đồng tình muốn đi.
Dặn dò cậu em để ý coi chừng đo|n xe, ông ra đi.
Ðến tinh x{, ông đảnh lễ Như Lai rồi ngồi xuống bên vòng ngoài hội
chúng. Hôm ấy, Phật thuyết nhiều bài pháp tuần tự theo căn cơ của Mahā
Kāḷa; Ngài nhấn mạnh về khổ uẩn với những kinh nói về tội lỗi, sự điên
đảo cùng sự nguy hiểm của dục lạc.
Mahā Kāḷa nghe ph{p xong, trong lòng băn khoăn: "Ai cũng phải rời
bỏ mọi vật sở hữu khi qua đời, sang bên kia thế giới sẽ không có tài sản
hay thân quyến n|o đi theo được, vậy tại sao ta lại sống đời thế tục?". Và
ông phát tâm xuất gia.
Ông xin Phật gia nhập Tăng đo|n. Phật hỏi:
- Ông có còn thân quyến phải xin phép không?
- Con có một đứa em, bạch Thế Tôn!
- Hãy hỏi ý hắn!
- Vâng, bạch Thế Tôn!
Rồi Mahā Kāḷa đến gặp Culla Kāḷa, bảo em hãy nhận hết tài sản.
Culla Kāḷa ngạc nhiên không hiểu tại sao, và khi biết được ý định
xuất gia theo Phật của anh, không tránh khỏi b|ng ho|ng. Ông tìm đủ
cách thuyết phục anh từ bỏ ý định xuất gia, nhưng vô hiệu. Cuối cùng
Culla Kāḷa đ|nh tùy thuận.

110
Mahā Kāḷa ra đi theo Phật và trở thành Tỳ-kheo. Và thật lạ lùng, Culla
Kāḷa cũng xuất gia theo anh, nhưng với một ý định khác hẳn, tức là chỉ đi
tu một thời gian rồi sẽ hoàn tục, v| lúc đó sẽ kéo ông anh theo.
Ít lâu sau, mãn hạn tập sự, Mahā Kāḷa đến chỗ Phật thưa thỉnh:
- Bạch Thế Tôn, có bao nhiêu bổn phận tu tập trong giáo pháp?
Ðức Phật cho biết là có hai, pháp học và pháp thiền. Mahā Kāḷa thưa
tiếp:
- Bạch Thế Tôn, con xuất gia khi đã lớn tuổi, con không thể làm tròn
pháp học. Nhưng con có thể vâng giữ pháp thiền.
V| ông được Phật chỉ dạy chuyên tu hạnh thanh tịnh bằng c{ch đến
bãi thiêu để tu, nhắm đến quả vị A-la-hán.
Cuối thời thiền qu{n đầu hôm, khi mọi người đều ngủ, ông đến bãi
thiêu xác. Hừng đông, khi chưa ai thức dậy, ông trở về tinh xá. Bấy giờ,
người giữ bãi thiêu là một phụ nữ tên là Kālì, có trách nhiệm hỏa thiêu
xác chết. Thấy Trưởng lão này cứ đứng lên, ngồi xuống v| bước quanh,
bà không khỏi thắc mắc và muốn tìm cho ra xem người đó l| ai. Nhưng
bà không biết được gì về Trưởng lão, nên một đêm b| thắp đèn trong
chòi ở bãi thiêu, cùng con trai con gái núp vào một góc rình xem. Khi
thấy Trưởng lão đến, bà tới gần đảnh lễ, hỏi:
- Thưa Tôn giả, bậc Tỳ-kheo tôn quý lại ở đ}y sao?
- Ðúng vậy, bà chị.
- Thưa Tôn giả, ai đến ở bãi thiêu này cần phải chấp hành một số
điều lệ.
Thay vì nói "Chị nghĩ rằng tôi phải v}ng theo điều lệ của chị sao?"
Trưởng lão lại nói:
- Tôi phải l|m gì, đạo hữu?
- Thưa Tôn giả, người đến ở bãi thiêu bắt buộc phải thông b{o trước
cho người giữ bãi, với Trưởng lão Thượng thủ của tinh xá và với thôn
trưởng.
111
- Sao vậy?
- Những tên trộm, khi bị chủ nh}n truy nã thường chạy trốn vào bãi
thiêu và bỏ tang vật lại đ}y. Rồi chủ nhân mất của đến đe dọa và gây hại
cho người cư ngụ nơi n|y. Nhưng nếu nhà cầm quyền được báo tin một
c{ch chính đ{ng, thì sẽ tránh khỏi phiền phức bằng cách xác nhận vị Tỳ-
kheo tôn quý đã cư ngụ ở đ}y một thời gian.. Ông ta không phải là kẻ
trộm. Vì vậy, Ngài bắt buộc phải cho nhà cầm quyền biết ý định của
Ngài. Mahā Kāḷa hỏi tiếp:
- Tôi còn phải làm gì nữa?
- Thưa Tôn giả, khi nào Ngài còn ở trong bãi thiêu thì Ngài phải
kiêng ăn c{, thịt, mè, bột, dầu và mật. Ng|i không được ngủ ngày, không
được hôn trầm. Ngài phải sống tinh tấn cao độ, sử dụng hết năng lực ý
chí, tr{nh nói hai lưỡi, dối trá. Chiều tối khi mọi người đã ngủ, Ngài phải
rời tinh x{ đến đ}y. Hừng đông, trước khi mọi người thức dậy, Ngài
phải trở về.
Thưa Tôn giả, trường hợp Ngài ngụ trong bãi thiêu n|y v| đạt được
cứu c{nh đạo quả, và nếu có người mang x{c đến vứt đi, tôi sẽ đặt xác
trên giàn hỏa và cúng lễ như thường lệ với hương hoa, l|m đúng theo
nghi thức thiêu x{c. Nhưng nếu Ng|i không đạt đạo, tôi sẽ châm lửa trên
giàn hỏa, kéo xác chết với một cây cọc để ở ngoài giàn hỏa, chặt từng
khúc bằng rìu rồi ném vào lửa thiêu hết.
- Tốt lắm, bà chị. Nhưng trường hợp chị thấy một tử thi có thể làm
đề mục thích hợp cho tôi thiền quán về sắc tướng, xin mở lòng tốt cho tôi
biết.
- Vâng, tôi xin hứa.
Theo đúng ý nguyện, Trưởng lão Mahā Kāḷa thiền quán trong bãi
thiêu. Còn Trưởng lão Culla Kāḷa thì bận rộn, lăng xăng vì luôn luôn nghĩ
đến đời sống gia đình, nhớ con, nhớ vợ, cứ nghĩ l| anh mình đã dấn thân
vào một việc làm hết sức khó khăn.
Bấy giờ, có một phụ nữ trẻ con nhà thế gia vọng tộc bị bệnh và chết
112
vào chiều hôm ấy, nhan sắc còn mặn mà. Thân quyến và bạn bè đưa xác
cô vào bãi thiêu với củi, dầu và những món cần thiết khác. Họ nói với
người giữ bãi hãy thiêu xác này.
Rồi họ thanh toán giá cả, giao tử thi và ra về. Người giữ bãi cơiû y
phục cô g{i, chú ý đến thân thể đẹp đẽ vàng chói, chợt thân này thích
hợp l|m đề mục thiền quán cho Tôn giả. Rồi b| đến chỗ Trưởng lão thưa
cho biết và thỉnh Ng|i đến. Trưởng lão đến nơi, yêu cầu bỏ áo che thân
tử thi v| đứng quán sát từ ch}n tơ kẽ tóc. Ngài dặn bà giữ bãi hãy ném
tấm th}n v|ng chói đẹp đẽ này vào lửa, và khi ngọn lửa cháy bén, cho
Ngài hay. Xong Ngài về chỗ riêng của mình và ngồi xuống. Người gác
làm theo lời dặn rồi đến b{o. Trưởng lão đến lò thiêu và quán sát tử thi.
Chỗ thịt bị lửa táp, da của cô gái giống da con bò vằn vện, bàn chân lòi ra
và thòng xuống, bàn tay co quắp, trán bị lột da. Trưởng lão nghĩ thầm:
"Ai nhìn thấy thân này bây giờ mà không bỏ hết những lời tán tụng, một
thi thể đã thối rữa, đã hoại diệt". Và Ngài về chỗ riêng của mình ngồi
xuống, nhận thức rõ ràng về Hoại và Diệt:
Các hành vô thƣờng,
Là pháp sanh diệt.
Sanh diệt diệt rồi,
Tịch diệt là vui.
“Aniccā vata saṅkhārā
Uppādavayadhammino
Uppajjitvā nirujjhanti
Tesaṃ vūpasamo sukhoti”.

‚Hữu vi quả thật chẳng miên trƣờng,
Sinh diệt xƣa nay vẫn sự thƣờng.
Các pháp tự sinh rồi tự diệt,
Diệt sinh tịch tịnh mới an khang‛.
Ðọc Pháp Cú này xong, Mahā Kāḷa khai mở Minh-sát-tuệ v| đắc quả
A-la-hán cùng các thần thông.
113
Khi Trưởng lão Mahā Kāḷa đắc quả A-la-h{n, đấng Ðạo sư đang du
hành với chúng Tỳ-kheo v}y quanh. Ng|i đến Setavya và vào
rừng Simsapà. Những bà vợ của Culla Kāḷa nghe tin đức Phật đã đến đều
mưu toan gi|nh lại chồng mình. Họ sai người đi thỉnh Phật. Trong khi
chờ đợi Phật đến, theo lệ thường họ phải sửa soạn chỗ ngồi không hạn
chế, v| để đảm bảo sự sắp xếp được chu đ{o, một Tỳ-kheo được phái
đến trước, chuẩn bị Phật tòa đặt ở giữa, bên phải là chỗ ngồi của Trưởng
lão Sāriputta, bên tr{i l| Trưởng lão Moggallāna, và kế đó ở hai bên phải
xếp đặt chỗ cho chúng Tỳ-kheo. Do đó, Trưởng lão Mahā Kāḷa l| người có
trách nhiệm giữ y bát của chúng Tăng, gọi Culla Kāḷa lại bảo:
- Ông hãy đến trước v| điều khiển việc xếp chỗ ngồi.
Ngày từ lúc gặp lại Culla Kāḷa, các phu nhân giễu cợt ông. Họ đặt
những tòa thấp ở phía đầu cho chúng Trưởng lão ngồi và tòa cao cho các
tân Tỳ-kheo ngồi. Culla Kāḷa dặn họ sửa đổi lại:
- Ðừng có đặt như thế, đừng để tòa thấp ở trên và tòa cao ở dưới.
Nhưng mấy bà không muốn nghe lời ông, họ còn hùng hổ:
- Ông đi tới đi lui l|m gì ở đ}y? Ông lấy quyền gì ra lệnh xếp chỗ?
Ông đã bỏ ai đi tu? Ai xuất gia cho ông? Ông đến đ}y để làm gì?
Nhạo báng ông hết lời rồi, họ xé toạc y thượng và hạ của ông, khoác
bộ đồ trắng thế tục v|o, đặt một vòng hoa lên đầu v| đẩy ông ra ngoài,
tặng thêm một câu:
- Hãy đi m| tìm Phật, để chúng tôi sẽ xếp đặt chỗ ngồi!
Vào thời đó, những người mới thọ Tỳ-kheo trong thời gian ngắn,
chưa từng an cư kiết hạ, nếu hoàn tục thì không có gì phải xấu hổ. Do đó
Culla Kāḷa không phiền hà gì về y phục của mình. Ông đến đảnh lễ Phật
và thỉnh Phật cùng Tăng đo|n của Phật xong về nhà.
Khi đức Phật v| chư Tăng thọ trai xong, các bà vợ của Mahā Kāḷa
thấy vậy cũng toan tính gi|nh lại chồng. Thế là họ lại thỉnh đức Phật vào
ng|y sau. Nhưng lần này một Tỳ-kheo lại được ph{i đến sắp xếp chỗ

114
ngồi, v| như thế các bà vợ của Mahā Kāḷa mất cơ hội gây phiền toái cho
Ngài. Dọn xong chỗ ngồi cho chúng Tăng, c{c b| d}ng thực phẩm.
Những vị tăng muốn thọ thực ngồi xuống v| độ ngọ, những vị tăng
muốn ra ngo|i đứng lên v| đi ra. Ðức Phật ngồi xuống và thọ thực. Ðợi
Ngài thọ thực xong, các bà vợ liền thưa:
- Bạch Thế Tôn! Ngài Mahā Kāḷa sẽ hồi hướng công đức rồi trở về
sau, thỉnh Thế Tôn về trước.
Phật chuẩn y:
- Tốt lắm!
Phật về đến cổng l|ng, chúng Tăng bất bình nói với nhau:
- Chao ôi! H|nh động của Ðạo sư quả là khó ổn. Không biết Ngài có
để ý hay không. Hôm qua Culla Kāḷa đến trước để sắp chỗ thì đ|nh chấm
dứt đời sống phạm hạnh. Còn hôm nay một vị tăng kh{c được ph{i đến
thì không việc gì xảy ra.
Nhưng đức Phật vẫn để Mahā Kāḷa ở lại và tiếp tục lên đường. Các
Tỳ-kheo lại bàn tán:
- Tỳ-kheo Mahā Kāḷa đức hạnh v| cao thượng, không biết các bà vợ
có khiến Ngài chấm dứt đời sống phạm hạnh?
Nghe xôn xao, đức Phật dừng lại và hỏi họ:
- C{c ông đang b|n gì thế?
Họ kể lại, Ngài bảo:
- Nhưng n|y c{c Tỳ-kheo, c{c ông không nghĩ l| Mahā Kāḷa giống
Culla Kāḷa chứ?
- Vâng, bạch Thế Tôn, Culla Kāḷa có hai vợ, nhưng Mahā Kāḷa có tới
tám. Nếu bị tám bà này vây quanh và bắt lấy thì không biết Ngài sẽ xoay
trở ra sao, thưa Thế Tôn?
- Các Tỳ-kheo, đừng nói thế! Culla Kāḷa sống bận rộn lăng xăng, để
t}m tham đắm trong những thú vui. Còn Mahā Kāḷa, con của Ta, trái hẳn,

115
không chạy theo dục lạc, không lay động như một ngọn núi đ{.
Rồi Phật nói Pháp Cú sau:
“Subhānupassiṃ viharantaṃ,
Indriyesu asaṃvutaṃ;
Bhojanamhi amattaññuṃ,
Kusītaṃ hīnavīriyaṃ;
Taṃ ve pasahati māro,
Vāto rukkhaṃ’va dubbalaṃ”.
“Asubhānupassiṃ viharantaṃ,
Indriyesu asaṃvutaṃ;
Bhojanamhi ca mattaññuṃ,
Saddhaṃ āraddhavīriyaṃ;
Taṃ ve nappasahati māro,
Vāto selaṃ’va pabbatanti”.
(7) Ai sống nhìn tịnh tướng,
Không bộ trì các căn,
Ăn uống thiếu tiết độ,
Biếng nhác chẳng tinh cần,
Ma uy hiếp kẻ ấy,
Như cây yếu trước gió.
(8) Ai sống quán bất tịnh,
Khéo bộ trì các căn,
Ăn uống có tiết độ,
Có lòng tin, tinh cần,
Ma không uy hiếp được,
Như núi đá trước gió.

‚Ngƣời ham khoái lạc vui đùa,
Lục căn chẳng giữ lại ƣa ăn nhiều.
Biếng lƣời phận sự bỏ liều,
Ma vƣơng mới dễ dắt dìu khiến sai.
116
Cây mềm gió lốc dễ bay,
Ngƣời hèn khó thoát khỏi tay dục tình‛.
‚Lục căn khôn khéo giữ gìn,
Uống ăn tiết độ vững tin pháp thiền.
Thanh bần giữ một lời nguyền,
Quán thân bất tịnh, tinh chuyên tu hành.
Nhƣ dông đụng núi đá xanh,
Ma Vƣơng muốn thắng cũng đành bó tay‛.
Các bà vợ cũ của Mahā Kāḷa vây quanh Tôn giả, hè nhau kể lể:
- Ai đã cho phép ông đi tu? B}y giờ ông có chịu trở lại làm gia chủ
không?
Nói xong, và mạnh bạo hơn lần trước, các bà tìm cách lột y vàng của
Ngài. Nhưng Tôn giả đã đo{n trước, dùng thần thông bay xuyên qua nóc
nhà, rồi bay đến chỗ Phật, hạ xuống đất ngay lúc Thế Tôn kết thúc Pháp
Cú. Tôn giả ca ngợi kim thân Phật v| đảnh lễ dưới chân Ngài.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Subhānupassiṃ (theo thị dục): l| ưa thích sự khoái lạc về thể xác, ở


đ}y có nghĩa l| buông thả tâm hồn, tư tưởng cho chạy theo đối tượng là
người nữ (itthārammaṇa).
Viharantaṃ (sống): l| nương v|o, l| cần phải có, người nam nào
đang ấp ủ một bóng sắc m| mình say mê, đang nắm giữ những nét kiều
diễm m| mình đắm đuối, luôn miệng trầm trồ: “Móng tay đẹp quá, ngón
tay đẹp qu{”< hai tay, hai ch}n, bắp chuối chân, ngực, háng, bụng, vú,
cổ, môi, răng, miệng, mũi, mắt, tai, m|y, tr{n, tóc đẹp quá, rồi lấy tay rờ
rẫm, cầm vuốt ve< tóc, răng, móng, da đẹp rồi lấy tay rờ< m|u da đẹp,
dung nhan đẹp< rồi chiếm hữu giữ gìn. Như vậy gọi là chạy theo khoái
lạc.
C}u “Ai sống theo thị dục” chỉ hạng người như thế.

117
Indriyesu (các căn): là Lục căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý.
Asaṃvutaṃ (chẳng thu thúc): là không gìn giữ s{u căn: Mắt, tai, mũi,
lưỡi, thân và ý.
Amattaññuṃ (vô độ lƣợng): là không biết tri túc, không có chừng mực
trong sự tìm kiếm, trong sự thọ lãnh, trong sự dùng xài.
Bhojanamhi amattaññuṃ (ăn uống vô độ): Là trong sự ăn uống không
biết qu{n tưởng, không biết từ chối, không biết phân biệt rằng: Món thực
phẩm này hợp lẽ đạo (dhammiko), món thực phẩm kia không hợp lẽ đạo
(adhammiko).
Kusītaṃ (biếng lƣời): là biếng lời trong sự suy xét để thấy rõ tội lỗi ác
hại của Ngũ trần dục lạc.
Hīnavīriyaṃ (kém tinh tấn): là không tấn lực, không cố gắng, thiếu sự
tinh cần dũng mãnh h|nh trì trong bốn oai nghi.
Pasahati māro (Ma thắng): l| ma vương th}u phục, lấn {p, đè nén.
Vāto rukkhaṃ’va dubbalanti (nhƣ gió đè cây yếu): l| như dông to gió
lớn thổi rạp những cây yếu ớt mọc ở bờ sông, dông gió ấy làm cho bông
tr{i, l{ đọt phải rơi rụng, nhánh nhỏ phải đứt đoạn, nhánh lớn phải gãy
lìa, gốc rễ tróc bật lên, cả cây phải nằm chỏng gọng, gốc trở lên trời, ngọn
cắm xuống đất.
Con người tu hành mà yếu đuối nhu nhược, cũng bị phiền não Ma
vương quật ngã như thế ấy, những giới nhỏ của Tỳ-kheo như t{c {c, {c
khẩu, Ưng học ph{p ví như bông tr{i, l{, đọt, của cây, những giới vừa là
Ưng xả đối trị v| Ưng đối trị ví như nh{nh nhỏ, mười ba giới Tăng t|ng
ví như những nhánh lớn. Còn bốn giới Bất cộng trụ ví như gốc rễ của
c}y. Người tu mà yếu hèn chịu nằm bẹp dưới quyền lực của phiền não
Ma vương để cho dục tình chi phối sai sử rồi thì bao nhiêu giới nhỏ, lớn
cũng đều phạm và cuối cùng phải hư hỏng phạm hạnh, sa ngã l| người
cư sĩ bạch y, không còn dự hàng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật nữa.
Asubhānupassiṃ (Bất tịnh quán): là quán niệm một trong mười đề

118
bất tịnh (tử thi) hoặc niệm ba mươi hai thể trược, niệm thuận khởi đầu từ
tóc là vật bất tịnh rồi đến lông, móng, răng, da, tất cả hình hài này là vật
bất tịnh.
Viharantaṃ (tu): là tinh tấn quán niệm như trên.
Indriyesu (các căn): l| s{u căn đã giải.
Susaṃvutaṃ (khéo nhiếp thu): là dứt được say mê nữ sắc, đóng chặt
các cửa, không cho tâm tiếp xúc với Lục trần là sắc, thanh, hương vị, xúc,
pháp.
Bhojanamhi ca mattaññuṃ (Ăn uống có tiết độ): l| ăn uống có chừng
mực, nghịch hẳn với sự vô tiết độ.
Saddhaṃ (Chánh tín): l| có đức tin nơi nghiệp quả tương quan, đức
tin của phàm nhân gọi là phàm tín (lokiyassaddha) nhờ sự suy xét hành
thiền và nhận thức được tin có ba cõi Dục, Sắc và Vô sắc. Đức tin của bậc
Thánh nhân là Thánh tín (Lokuttarassaddha) nhờ được giải thoát mà tin
nơi đạo quả và Niết-bàn.
Āraddhavīriyaṃ (Cần cù): là có sự tinh tấn bền bỉ, dẻo dai có nhiều
nghị lực chịu được gian khổ.
Taṃ ve (Ngƣời ấy): l| người giới hạnh như vậy.
Nappasahati māro (Ma không thắng): l| Ma vương không thể lấn áp,
thâu phục.
Vāto selaṃ’va pabbatanti (nhƣ gió thổi núi đá): l| như gió, dầu cho
mạnh đến bậc n|o cũng không lay chuyển, đ|n {p được khối đ{ to mà
vững chắc như núi. Cũng như thế, phiền não Ma vương không thể đ|n
áp, lay huyển đối với tâm tánh của người có giới đức kiên cố được.


7. Devadatta Ðắp Y Không Tương Xứng

(Devadattassa Kāsāvalabha vatthu)



119
KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 09-10)

“Anikkasāvo kāsāvaṃ,
Yo vatthaṃ paridahessati;
Apeto damasaccena,
Na so kāsāvam arahati”.
“Yo ca vantakāsāv’assa,
Sīlesu susamāhito;
Upeto damasaccena,
Sa ve kāsāvam arahati”.
“Ai muốn đắp huỳnh y,
Phiền trược chưa đoạn ly.
Không chân thật tự chủ,
Y, người chẳng thích nghi”.
“Ai phiền trược đoạn ly,
Giới luật khéo tu trì.
Tự chủ cách chân thật,
Người ấy xứng huỳnh y”.
Lời dạy n|y được thuyết khi Phật ngụ tại Jatavana, dành cho buổi lễ
thọ y vàng của Devadatta tại Rājagaha.

Vào dịp hai đệ tử Phật, mỗi người dẫn đầu năm trăm Tỳ-kheo, từ
biệt Phật đi từ Jatavana đến Rājagaha, dân Rājagaha - nhóm từ hai, ba
người hoặc đông hơn - cúng dường theo nghi thức dâng cúng cho khách
tăng.
Một hôm, Tôn giả Sāriputta, trong phần hồi hướng công đức nói:
"N|y c{c cư sĩ, có người chính mình bố thí nhưng không dạy người khác
bố thí, người ấy được phước báo giàu có nhiều đời liên tiếp nhưng
không có phước báo về thân bằng quyến thuộc. Một người khác dạy láng
giềng mình bố thí nhưng chính mình thì không, người ấy có phước báo
về thân bằng quyến thuộc trong nhiều đời nhưng không có phước báo về

120
tài sản. Người khác tự mình không cho cũng không dạy người khác bố
thí, trong nhiều đời liên tiếp người ấy không có cơm ch{o no bụng mà
còn bị cô quạnh và thiếu thốn. Lại nữa, một người vừa tự mình bố thí và
dạy người khác bố thí, người đó nhiều đời liên tiếp, trong trăm đời ngàn
đời, trong trăm ng|n đời, vừa được phước báo về tài sản vừa có nhiều
thân bằng quyến thuộc".
Tôn giả Sāriputta đã thuyết ph{p như thế.
Một trí giả nghe xong tự nghĩ: "Thưa Ngài, bài thuyết pháp này thật
kỳ diệu, giải thích ý nghĩa của hạnh phúc. Ta phải tạo công đức đối với
hai giác giả này".
Rồi ông ta mời Trưởng lão đến thọ thực, ông thưa:
- Bạch Tôn giả, xin Ng|i cho tôi được phụng sự, cúng dường vào
ngày mai.
- Cư sĩ, ông mời bao nhiêu Tỳ-kheo?
- Ðoàn tùy tùng của Ngài gồm bao nhiêu Tỳ-kheo, thưa Tôn giả?
- Một ngàn Tỳ-kheo, cư sĩ ạ!
- Xin dẫn theo toàn thể Tỳ-kheo của Ngài vào ngày mai và cho tôi
được phụng sự, cúng dường vào ngày mai.
Tôn giả nhận lời.
Rồi cư sĩ đi khắp đường phố, khuyên những người khác cúng
dường.
- C{c ông, c{c b|! Tôi đã thỉnh một ngàn vị Tỳ-kheo. Quý vị có thể
dâng vật thực cho bao nhiêu Tỳ-kheo? Quý vị có khả năng bao nhiêu?
D}n cư hứa dâng vật thực, mỗi người tùy phương tiện của mình, họ
nói:
- Chúng tôi sẽ d}ng cho mười vị.
- Chúng tôi sẽ d}ng cho hai mươi vị.
- Chúng tôi sẽ dâng cho một trăm vị.

121
Cư sĩ hướng dẫn họ đem vật thực đến một nơi v| bảo:
- Chúng ta hãy gom vật thực tại một chỗ và nấu nướng chung. Tất cả
c{c ông b| hãy mang đến mè, gạo, bơ, sữa lỏng, mật và những loại khác.
Bấy giờ một gia chủ dâng một bộ y v|ng ướp hương đ{ng gi{ một
trăm ng|n đồng tiền, nói:
- Nếu những vật thực cúng dường góp lại m| không đủ, hãy bán bộ
y này lấy tiền bù vào chỗ thiếu. Nếu vật thực đã đủ, các ông bà có thể
cúng bộ y này cho bất cứ vị Tỳ-kheo nào mà quý vị đồng ý.
Vật thực góp lại đầy đủ theo ý của gia chủ, không còn thiếu gì nữa.
Do đó, cư sĩ nói với những người đ|n ông:
- Này quý ông! Lá y vàng này do một gia chủ cúng, vì mục đích như
đã kể, nay dư thừa. Vậy chúng ta nên dâng cho ai?
V|i người nói:
- Chúng ta nên d}ng cho Trưởng lão Sāriputta.
Người khác lại bảo:
- Trưởng lão Sāriputta chỉ tới lui khi mùa xong lúa chín. Còn
Devadatta đến với chúng ta thường xuyên, ng|y mùa cũng như ng|y
thường, và lúc n|o cũng sẵn s|ng như c{i bình đựng nước. Chúng ta hãy
dâng cúng cho Ngài.
Sau một hồi l}u b|n cãi, phe đa số hơn được bốn người đã quyết
định dâng y cho Devadatta. Rồi họ dâng cho Devadatta. Devadatta cắt y
ra làm hai, may, nhuộm, để một phần l|m thượng y và phần kia làm hạ
y; rồi mặc y v|o khi đi ra. D}n chúng lại bàn tán khi thấy ông đắp y mới:
- Y n|y không tương xứng với Devadatta, m| tương xứng với Tôn
giả Sāriputta. Devadatta đã đắp với bộ thượng y và hạ y không tương
xứng với ông ta.
Bấy giờ, có một Tỳ-kheo ở phương xa đi từ Rājagaha đến Sāvatthī,
ông ta đến đảnh lễ đức Phật và bày tỏ niềm hoan hỉ được gặp Ngài. Ðức
Phật hỏi ông về sự phúc lợi của hai Ðại đệ tử. Vị Tỳ-kheo liền kể cho
122
Ngài nghe toàn bộ câu chuyện về bộ y từ đầu đến cuối.
Ðức Phật nói:
- Này các Tỳ-kheo! Ðây không phải là lần đầu Devadatta đã đắp bộ y
mà ông không xứng đ{ng. Ở kiếp trước ông ta cũng đã đắp y không
tương xứng.
Nói xong, Ngài bèn kể câu chuyện sau:
7A. Thợ Săn và Voi Chúa

Thưở xưa một lần, khi vua Brahmadatta (Phạm-ma-đạt ) cai trị
Bāranasī, có một thợ săn voi sinh sống bằng nghề giết voi, đem ng|,
móng, bộ đồ lòng và thịt chặt ra chợ bán. Bấy giờ trong một khu rừng có
hằng ng|n con voi đang kiếm cỏ. Một hôm, vào rừng chúng gặp một vài
vị Phật Ðộc giác. Kể từ hôm đó, cả lượt đi v| về, chúng đều quỳ gối trước
Phật Ðộc giác rồi mới tiến bước tiếp.
Người thợ săn thấy h|nh động của bầy voi, ông ta không khỏi thắc
mắc: "Giết bầy thú này thật l| khó khăn, lần n|o đến v| đi chúng đều
đảnh lễ những vị Phật Ðộc giác. Chúng thấy cái gì m| đảnh lễ vậy kìa?".
Ði đến kết luận rằng đó l| vì chiếc y vàng, hắn bèn quyết định: "Ta cũng
phải đắp một y vàng lập tức". Rồi hắn đi đến c{i ao nơi vị Phật Ðộc giác
thường đến. Trong khi Ng|i đang tắm, l{ y để trên bờ, hắn trộm y của
Ngài. Rồi hắn đi săn, ngồi chờ trên con đường có đ|n voi thường qua lại,
với cái giáo trong tay và lá y phủ trên đầu. Ðàn voi thấy hắn, tưởng là
Phật Ðộc giác, dừng lại đảnh lễ hắn v| bước đi. Con voi đến đảnh lễ cuối
cùng tức voi đầu đ|n bị giết với một nhát giáo. Lấy xong cặp ngà với
những phần có giá trị khác, chôn xác còn lại xuống đất, hắn bỏ đi.
Ít lâu sau, Bồ-t{t t{i sanh l|m voi, sau đó trở th|nh voi đầu đ|n của
đ|n voi ấy. Lúc đó, người săn vẫn tiếp tục mưu chước cũ. Voi chúa nhìn
thấy số voi trong bầy sút giảm liền hỏi:
- Chúng voi đi đ}u mất vậy kìa, bầy chúng ta còn quá ít?
- Chúng con không biết, thưa Ng|i.

123
Voi chúa tự nghĩ: "Chúng không thể đi đ}u khi không được phép
của ta". Rồi mối nghi hiện ra trong đầu voi: "Cái gã ngồi ở chỗ nọ với tấm
y trùm đầu, hẳn là nguyên nhân gây ra lộn xộn, ta phải theo dõi hắn".
Rồi voi đầu đ|n để những con voi kh{c đi trước v| chính nó đi cuối
cùng, bước thật chậm. Khi những con voi cuối đảnh lễ xong v| đi qua, gã
thợ săn thấy voi chúa đến, lập tức hắn cuộn y lại và phóng ngọn giáo.
Voi chúa đã đề phòng khi đến gần, nên bước lui tr{nh mũi gi{o. Biết
ngay l| người đã giết voi của mình, voi chúa lập tức phóng tới để tóm
hắn. Nhưng gã thợ săn đã nhanh nhẹn nhảy qua và núp sau một cội cây.
Voi chúa dự định sẽ lấy vòi quấn cả gã thợ săn với cội cây, tóm lấy gã và
quật gã xuống đất. Ngay lúc đó, gã thợ săn nhanh trí chìa tấm y vàng ra
cho voi trông thấy. Thấy lá y, voi khựng lại có vẻ đắn đo: "Nếu ta tấn
công người này, lòng quý trọng m| h|ng ng|n chư Phật, Phật Ðộc giác
và A-la-h{n đã dành cho ta tất nhiên sẽ mất hết", voi đ|nh dằn lòng, hỏi
thợ săn:
- Có phải anh đã giết hết những thân quyến kia của ta không?
Thợ săn trả lời:
- V}ng, thưa Ng|i.
- Tại sao anh h|nh động xấu xa thế? Anh đã kho{c tấm y dành cho
những vị đã tho{t khỏi tham dục, nhưng không xứng hợp với anh. Khi
l|m như thế, anh đã phạm tội nặng.
Nói xong, voi lại khiển trách hắn lần cuối:
Ai mặc áo ca-sa,
Tâm chƣa rời uế trƣợc,
Không tự chế, không thực,
Không xứng áo ca-sa.
Ai rời bỏ uế trƣợc,
Giới luật khéo nghiêm trì,
Tự chế, sống chân thật,
Thật xứng áo ca-sa

124

‚Cà sa mặc ở bên ngoài,
Tâm còn ô nhiễm cũng hoài lá y,
Buông lung giả dối hay gì?
Thà rằng không mặc, mới y hợp thời.
Trong tâm tẩy sạch bụi đời,
Chân thành khắc kỷ, chẳng rời luật nghi,
Ngƣời tu y với lá y,
Cà sa Tăng và từ bi khách thiền‛.
- Anh đã h|nh động không xứng đ{ng.
Con voi nói như thế.
Khi đấng đạo sư chấm dứt bài học n|y, Ng|i đồng nhất những nhân
vật trong truyện Bổn Sanh như sau:
- Người thợ săn lúc ấy là Devadatta, voi chúa đã quở trách hắn chính
là Ta. Này các Tỳ-kheo! Ðây không phải là lần đầu Devadatta đã kho{c
tấm y mà hắn không xứng đ{ng, hắn đã l|m như thế trong kiếp trước
rồi.
Nói xong, Ng|i đọc những Pháp Cú sau:
“Anikkasāvo kāsāvaṃ,
Yo vatthaṃ paridahessati;
Apeto damasaccena,
Na so kāsāvam arahati”.
“Yo ca vantakāsāv’assa,
Sīlesu susamāhito;
Upeto damasaccena,
Sa ve kāsāvam arahatīti”.
(9) Ai mặc áo ca-sa,
Tâm chưa rời uế trược,
Không tự chế, không thực,
Không xứng áo ca-sa.

125
(10) Ai rời bỏ uế trược,
Giới luật khéo nghiêm trì,
Tự chế, sống chân thật,
Thật xứng áo ca-sa.
Bài kệ vừa dứt vị Tỳ-kheo du h|nh đắc quả Tu Đ| Hoàn, nhiều vị
kh{c cũng chứng đắc đạo quả nhất là quả Nhập Lưu. Kỳ dư thính chúng
đều hưởng sự lợi ích.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Anikkasāvo (Chƣa dứt triền phƣợc): l| chưa tẩy sạch phiền não trong
tâm là tham, sân, si.
Kāsāvaṃ: là y cà sa, tức là y vàng của Tỳ-kheo.
Paridahessati (sẽ đắp): là sẽ vận mặc, trùm phủ khoác lên mình.
Apeto damasaccena (không chân thật tự chủ): là không chế ngự được
lục căn, không nói lời chân thật, đúng theo chân lý Th{nh Đế.
Na so kāsāvam arahati: là kẻ kém đức thiếu t|i, như vậy không
xứng đ{ng mặc y vàng cà sa.
Vantakāsāv’assa (đã dứt triền phƣợc): l| đã dứt bỏ, đã xa lìa những ô
nhiễm phiền não, noi theo bốn Th{nh Đạo.
Sīlesu (trong Giới luật): là Tứ thanh tịnh giới: thu thúc trong giới bổn,
thu thúc lục căn, thu thúc theo ch{nh mạng, thu thúc theo qu{n tưởng tứ
vật dụng.
Susamāhito (khéo tu trì): là khéo thọ, khéo giữ và hành theo cách
chắc chắn.
Upeto damassaccena (có sự tự chủ chân thật): là thật sự thu thúc sáu
căn, có lời nói chân thật.
Sa ve kāsāvam arahati: người giới hạnh như vậy xứng đ{ng mặc bộ
y vàng.

126


Dòch Giaû Caån Ñeà


Dịp may dong ruổi khiến Đề Bà,
Vớ đƣợc y vàng mặc nhởn nha!
Giới hạnh không bì ngƣời lạ xứ,
Tài năng chỉ cậy chỗ quen nhà.
Gặp thời vênh váo quên điều phải,
Đắc thế kiêu kỳ chấp cái ta.
Đƣờng cũ ngựa quen từ kiếp trƣớc,
Săn voi cũng lạm đắp cà sa.


8. Những Ðại Ðệ Tử

(Sañjayassānāganavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú 11-12)

“Asāre sāramatino,
Sāre cāsāradassino;
Te sāraṃ nādhigacchanti,
Micchāsaṅkappagocarā”.
“Việc không cần tưởng cần,
Việc cần thấy không cần.
Người tư duy tà vạy,
Không đạt thấy lí chân”.
“Sārañ ca sārato ñatvā,
Asārañ ca asārato;
Te sāraṃ adhigacchanti,
Sammasaṅkappagocarā”.
“Việc cần biết là cần,

127
Không cần biết không cần.
Người tư duy đúng đắn
Hằng đạt thấy lý chân”.
Gi{o lý n|y được đức Phật thuyết khi Ngài ngụ tại tinh xá Veḷuvana,
v| liên quan đến việc những đại đệ tử Phật tường trình rằng ngoại
đạo Sañjaya chối từ không đến quy y Phật.

Ðầu đuôi c}u chuyện như sau:
8A. Ðời Sống Của Phật

Bốn A-tăng-kỳ và một trăm ng|n kiếp quá khứ, đấng Ðạo sư của
chúng ta sanh làm một hoàng tử Bà-la-môn trong thành Amaravatī
là Sumedha (Siêu thuật). Sau khi đã thông đạt mọi xảo thuật, Ngài từ bỏ
di sản lên đến vô số triệu của cha mẹ để lại, xuất gia, sống đời ẩn sĩ, ngụ
trong vùng Himalaya, và ở đó tự mình thiền định đắc được thần thông.
Một hôm Phật Nhiên Ðăng, đấng Thập lực, rời tinh xá Sadassana đến
thành Ramma, d}n chúng đi trước dọn đường. Sumedha hôm đó bay trên
không, thấy con đường đã được dọn sạch, Sumadha chọn một đoạn
đường chưa sạch, đợi đức Phật đến, lấy thân mình làm cầu, trải áo bằng
da hươu trên bùn, nằm lên trên v| nói: "Xin đừng để đức Phật v| Tăng
chúng bước trên bùn, xin Ng|i hãy bước trên th}n con, để tiếp tục cuộc
hành trình".
Khi Phật thấy Sumedha, Ngài nói: "Ông hoàng kia là một vị Phật
tương lai. Bốn a-tăng-kỳ và một trăm ng|n kiếp sau này ông ta sẽ thành
Phật tên Gotama". Ðó là lời của Phật Nhiên Ðăng thọ ký cho ông hoàng
Bà-la-môn Sumedha. Sau khi Phật Nhiên Ðăng đến những vị Phật
sau: Kodanna, Māngala, Sumana, Revata, Sobhita, Anomadassī, Paduma,
Narāda, Padumuttara, Sumedha, Sujāta, Piyadassī Atthadassī, Dhammadassī
Siddhattha, Tissa, Phussa, Vipassī(Tỳ-bà-thi), Sikhī(Thi-khí), Vessabhū (Tỳ-
xá-phù), Kakusandha (Câu-lưu-tôn), Konāgamana (Câu-na-hàm-mâu-ni) và
Kassapa (Ca diếp). Lần lượt hai mươi bốn vị Phật ra đời và soi sáng thế

128
gian. Và từ mỗi vị Phật, ông hoàng Bà-la-môn Sumedha đều nhận được
lời thọ ký sẽ thành Phật. Bấy giờ sau khi Sumedha đã viên mãn 10 ba-la-
mật, 10 ba-la-mật bậc hạ và 10 ba-la-mật bậc thượng, tất cả là 30 ba-la-
mật, Ng|i được tái sanh là thái tử Vessantara và trong kiếp làm thái
tử Vessantara, Ng|i h|nh c{c ph{p đại thí, hy sinh cả vợ và con làm chấn
động quả đất. Mạng chung, Ngài tái sanh vào cõi trời Ðâu suất, cũng
trong kiếp sống đó, c{c vị trời của mười ngàn thế giới tụ họp lại xưng t{n
Ngài:
“Kāloyan te mahāvīra,
Uppajja mātu kucchiyaṃ;
Sadevakaṃ tārayanto,
Bujjhassa amataṃ padanti”.
Thời đã đến, hỡi bậc Ðại Lực,
Hãy giáng sanh thai mẹ đi thôi,
Cứu nhân thiên chìm đắm nổi trôi,
Và khám phá con đƣờng bất tử.

‚Bậc Đại Hùng, giờ thiêng đã điểm,
Cung thỉnh Ngài lãnh nhiệm đầu thai.
Gót vàng giã biệt thiên giai,
Mở đƣờng bất tử, Phật đài ngự yên‛.
Ngay sau đó Ng|i tư duy năm điều đại quán. (Mahāvilokanāni).
Chư thiên lại nhắc rằng:
“Kālaṃ desaññe dīpañca,
Kulaṃ māterameva ca;
Ime pañca viloketvā,
Upajjanti mahāyasāti”.
‚Chọn thời, xứ, chọn luôn châu nữa,
Lựa dòng sang, rồi lựa mẹ hiền.
Năm điều đại quán đủ duyên,

129
Xin cung thỉnh Đại hoàng thiên lâm phàm‛.
Và qua kiếp đó Ng|i sanh v|o dòng vua Sakya, được nuôi dưỡng
trong nhung lụa hoàng gia. Suốt thời gian này, Ngài tận hưởng tuổi xuân
tốt lành, ở ba l}u đ|i tùy theo mùa trong năm, hưởng thụ nếp sống huy
ho|ng đế vương có thể sánh ngang cõi trời. Thời gian trôi qua, một hôm
liên tiếp trong 8 ng|y, Ng|i đến khu vườn để giải trí thì gặp ba thiên sứ,
đó l| một người già, một người bệnh và một người chết. Trong ba ngày
đó, Ng|i trở về hoàng cung lòng chấn động khôn tả.
Vào ngày thứ tư Ng|i gặp một người xuất gia, sống đời tu sĩ. Một ý
tưởng bừng nở trong tâm trí: "Tốt hơn hết, ta nên từ bỏ thế gian, sống đời
tu sĩ".
Ôm ấp trong đầu ước mơ về đời sống tu hành, Ngài tiếp tục đến khu
vườn, suốt ngày ngồi trên bờ hồ trong hoàng cung. Khi Ngài ngồi đó,
trời Vissakamma đến, dưới dạng người thợ cạo và mặc vào Ngài y phục
quý gi{, trang điểm Ngài với mọi thứ trang sức. Ở đó Ng|i nhận được
tin hoàng tử Rāhula vừa ra đời. Cảm thấy lòng thương con mạnh mẽ trỗi
dậy, Ngài sáng suốt nhận định: "Ta phải cắt đứt ngay sự ràng buộc này,
nếu không sẽ lớn mạnh thêm nữa". Chiều đó Ng|i trở về hoàng
cung, Kisā Gotamī con gái của b| b{c Ng|i, đọc câu kệ sau đ}y:
“Nibbutā nūna sā mātā
Nibbuto nūna so pitā
Nibbutā nūsa sā nārī
Yassāyaṃ īdiso patīti”.
Hạnh phúc thay ngƣời mẹ,
Hạnh phúc thay ngƣời cha,
Hạnh phúc thay ngƣời vợ,
Có ngƣời chồng nhƣ Ngài.

‚Hạnh phúc thay mẹ chàng tuổi trẻ,
Hạnh phúc thay cha đẻ chàng ta,

130
Hạnh phúc thay bạn quần thoa.
Có chồng anh tuấn hào hoa nhƣ chàng‛.
Kisā Gotamī đọc câu kệ trên khiến Ngài phải buột miệng: "Gotamī đã
nói cho ta biết đ}u l| ch}n hạnh phúc để tìm"
Rồi Ngài lấy một chuỗi ngọc gửi tặng cô.
Trở về cung, khi nằm xuống long sàng. Ngài thấy rõ diện mạo dơ
xấu của những cung nữ đang ngủ. Ghê tởm, Ng|i đ{nh thức người coi
ngựa Chanda(Xa-nặc), bảo đem ngựa Kiền-trắc đến, v| Ng|i cưỡi Kiền-
trắc mang theo Chanda làm bạn đồng h|nh, có chư thiên mười ngàn cõi
giới v}y quanh. Ng|i ra đi, thực hiện một cuộc xả ly vĩ đại.
Phi ngựa đến bờ sông Anomā, Ngài rời bỏ thế gian và sống đời tu sĩ.
Sống đời tu sĩ, Ng|i tiếp tục đến Rājagaha v| đi v|o th|nh khất thực.
Rồi Ngài rút lui vào núi Pandava, ngồi tu trong hang. Vua nước Magadha
đến nơi d}ng một nửa vương quốc cho Ng|i nhưng Ng|i liền từ chối.
Ngài hứa với vua là sẽ đến thăm vương quốc ngay khi Ngài chứng đạo.
Rồi Ng|i đến với Alāra và Uddaka. Nhưng sau khi tu theo giới pháp của
hai vị này. Ngài không chứng được đạo quả (A-la-h{n). Sau đó Ng|i dấn
thân vào cuộc đại chiến trong s{u năm.
Một sáng sớm ngày rằm của tháng Visīkhā, Ngài dùng bát cháo
do Sujātā dâng cúng, thả cho b{t v|ng trôi ngược trên sông Ni-liên, rồi
suốt ngày trong rừng Mahāna (Ðại Lâm) Ngài nhập định vào các tầng
thiền. Buổi chiều Ngài lắng nghe long vương Kāla t{n th{n đức hạnh cao
quý của Ng|i. Ng|i bước lên tòa Bồ-đề, nhận bó cỏ của Sotthiya dâng, rải
ra trước mặt mình và phát lời thệ nguyện: "Ta sẽ không rời khỏi tòa ngồi
n|y cho đến khi Ta hoàn toàn dứt tham đắm ngũ dục thế gian và tâm Ta
hoàn toàn giải thoát hết lậu hoặc".
Sau đó Ng|i ngồi quay mặt về hướng Đông và chiến thắng Ma
vương trước khi mặt trời lặn. Trong canh một Ngài chứng Túc mạng
minh, canh hai Ngài chứng Thiên nhãn minh, cuối canh năm Ng|i chứng
Lậu tận minh, đạt đến To|n Gi{c v| đắc Thập lực, Tứ vô ngại giải và tất

131
cả đức hạnh cao thượng, Ngài ngồi trên tòa Bồ-đề suốt bảy tuần. Vào
tuần thứ tám, Ngài ngồi dưới cội đa của người chăn dê (c}y-bồ-đề) và
qu{n tưởng về sự thậm thâm vi diệu của pháp, cuối cùng Ng|i đ}m ra e
ngại không có khả năng thuyết ph{p độ sanh.
Ngay lập tức, Phạm thiên Sahampati cùng với chư thiên mười ngàn
cõi giới trong đó Ðại Phạm thiên thường đi theo, đến gặp Ngài và thỉnh
cầu Ngài thuyết pháp. Quan sát thế gian với Phật nhãn, Ngài nhận lời
thỉnh cầu của Phạm thiên. Ng|i nghĩ tiếp:
- Ta sẽ thuyết ph{p cho ai trước tiên?
Nhìn quanh thế giới, Ngài thấy Alāra và Uddaka đã qua đời, nhưng
nhớ lại năm Tỳ-kheo đã từng tận tình phục vụ mình, Ng|i đứng lên v| đi
đến Kāsipura, và gặp Upaka trên đường và nói chuyện với ông ta.
Vào ngày rằm tháng Āsalha, Ng|i đến Isipatana trong vườn Lộc
Uyển, nơi năm Tỳ-kheo cư ngụ. Năm Tỳ-kheo xưng hô với Ngài không
đúng c{ch, Ng|i dạy họ c{ch xưng hô đúng. Rồi Ngài bắt đầu chuyển
Ph{p lu}n, ban nước bất tử đến một trăm t{m mươi triệu chư thiên,
nhưng trên hết cho Tỳ-kheo Annā-Koñḍanna (A-nhã Kiều-trần-như). Sau
khi đã chuyển bánh xe pháp, vào ngày thứ năm của nửa th{ng, Ng|i độ
năm Tỳ-kheo trên, tất cả đều chứng A-la-h{n. Cũng v|o ng|y ấy, Ngài
thấy rằng chàng vọng tộc trẻ tuổi Yasa đã đủ nhân duyên xuất gia, và
khi Yasa rời khỏi căn nh|, lòng nhờm tởm những gì đã thấy trong đêm,
Ngài nhìn thấy anh gọi lại:
- Ðến đ}y, Yasa!
Và cho anh xuất gia. Cũng trong đêm đó Ng|i độ cho Yasa chứng
quả Dự lưu, v| ng|y tiếp theo chứng A-la-h{n. Sau đó Ng|i độ cho năm
mươi bốn bạn hữu của Yasa xuất gia.
Ngài gọi họ:
- Hãy đến đ}y, Tỳ-kheo!
Họ liền trở thành Tỳ-kheo, rồi Ng|i độ họ chứng A-la-hán.

132
Vậy l| có s{u mươi mốt A-la-hán trên thế gian. An cư trong mùa
mưa v| l|m lễ tự tứ xong. Ng|i ph{i s{u mươi Tỳ-kheo đi khắp nơi:
- Hãy đi, các Tỳ-kheo! Hãy thuyết giảng!
Còn chính Ng|i đến Uruvelā. Trên đường đi tại khu rừng Kappāsika,
Ngài thuyết gi{o cho ba mươi ch|ng trai thuộc nhóm Bhaddavaggya.
Những người kém nhất trong nhóm chứng Sơ quả (Dự lưu) v| những
người ưu việt nhất chứng Tam quả (A-na-hàm). Tất cả những chàng trai
n|y được nhận v|o Tăng đo|n chỉ với lời gọi "Ðến đ}y, Tỳ-kheo!" Xong,
Ngài phái họ đi khắp nơi. Ðến Uruvelā, Ngài thi triển ba ng|n năm trăm
phép thần thông và xuất gia cho Uruvelā-Kassapa, Nadī Kassapa và Gayā-
Kassapa. Ðó là ba anh em Kassapa, những vị khổ hạnh bện tóc, có một
ng|n đệ tử. Ngài dạy pháp cho những vị khổ hạnh này xong, nhận họ
v|o Tăng đo|n chỉ với lời nói: "Ðến đ}y, Tỳ-kheo!" Tại Gayāsi, Ng|i độ họ
chứng quả A-la-h{n đi theo, Ng|i đến vườn Latthivana gần thành
Rājagaha, định thực hiện lời hứa với vua Bimbisāra (Bình-sa-vƣơng) nước
Magadha.
"Ðấng Ðạo sư đã đến!" Người ta kêu vang rân. Nghe tin báo, vua
Bimbisāra đã đến cùng rất đông gia trưởng Bà-la-môn theo hầu, v| đức
Phật đã hoan hỉ thuyết pháp cho vua, độ vua và gần hết số Bà-la-môn đó
chứng quả dự lưu, v| quy y cho c{c B|-la-môn còn lại. Ngày sau Phật
lắng nghe vua trời Đế-thích, dưới dạng một Bà-la-môn trẻ, đến thành
Rājagaha t{n th{n công đức cao quý của Ng|i, sau đó Ng|i v|o th|nh
Rājagaha. Thọ thực trong hoàng cung xong, Ngài nhận lời vua cúng tinh
xá Veḷuvana (Trúc Lâm) và ngụ ở đấy. Và tại đ}y, Sāriputta (Xá-lợi-phất),
Moggallāna (Mục-kiền-liên) đã đến với Ngài.
8B. Cuộc Ðời của Upatissa (Sarīputta ) và Kolita
(Moggallāna)

Trước khi Phật xuất thế, có hai làng Bà-la-môn không xa Rājagaha
tên Upatissa và Kolita.
Một hôm, vợ một người Bà-la-môn tên Rūpasāri sống ở làng Upatissa

133
biết mình thọ thai, cũng cùng ng|y đó vợ của Bà-la-môn tên Moggalī
sống ở làng Kolita cũng biết mình thọ thai. Nghe kể rằng trong bảy thế
hệ, hai gia đình ấy đã kết tình thân hữu chặt chẽ và gắn bó mật thiết với
nhau. Họ tổ chức lễ Bảo-thai cho hai bà mẹ có mang trong ng|y đó.
Sau mười tháng âm lịch, cả hai b| đều hạ sanh. V|o ng|y đặt tên cho
hai trẻ, họ đặt tên Upatissa cho đứa con bà vợ Bà-la-môn Sāri, vì cậu bé là
con của trưởng tộc trong làng Upatissa; v| đứa bé kia, vì là con của
trưởng tộc trong làng Kolita nên được tên là Kolita. Lớn lên, cả hai trẻ đều
tài giỏi hơn ai hết trong mọi xảo thuật và học thuật. Mỗi khi chàng
Upatissa đi ra sông hay vườn để du ngọan, có năm trăm kiệu vàng hộ
tống, còn Kolita có năm trăm xe ngựa thuần chủng hộ tống. Hai chàng
trai trẻ mỗi người có năm trăm gia nh}n theo hầu.
Bấy giờ có một cuộc lễ h|ng năm tại Rājagaha tên là hội Ðỉnh Núi.
Một c{i giường dành cho hai chàng kê ở một nơi, v| hai ch|ng ngồi
chung chứng kiến lễ hội. Ðến dịp cười, họ cười vang, có dịp khóc, họ
khóc thảm thiết, tới lúc bố thí họ bố thí. Như thế, họ dự hội nhiều ngày.
Nhưng một hôm, tuổi khôn lớn, họ không cười vào những dịp ng|y xưa
họ cười, không có giọt nước mắt nào khi gặp cảnh ng|y xưa họ khóc và
họ không bố thí khi được yêu cầu.
Người ta kể rằng, hai chàng khởi tưởng như sau: "Tại sao chúng ta
lại xem những thứ n|y? Trước khi một trăm năm trôi qua, tất cả mọi
người này sẽ mất đi v| không còn ai trong thấy họ nữa. Tốt hơn chúng ta
nên đi tìm con đường giải thoát". Họ ôm ấp ý tưởng đó, rồi Kolita bảo
Upatissa:
- Bạn Upatissa! Bạn có vẻ không h|i lòng v| không thích thú như
ng|y trước. Hơn thế nữa, bạn ưu sầu phiền muộn. Bạn nghĩ gì thế?
- Bạn Kolita, tôi cảm thấy chẳng có gì toại ý lâu bền khi ngắm nhìn
đ{m d}n n|y, những cái này thật hết sức vô ích; tốt hơn tôi nên đi tìm
con đường giải tho{t cho chính mình. Nhưng tại sao bạn cũng phiền
muộn?

134
Kolita cũng nói thế. Khi Upatissa khám phá ra Kolita đồng tâm trạng
với mình, anh đi đến quyết định:
- Cả hai chúng ta đều có một ho|i bão cao đẹp. Cả hai chúng ta cần
phải đi tìm con đường giải thoát và cùng nhau rời bỏ thế gian. Chúng ta
sẽ xuất gia với Ðạo sư n|o đ}y?
Lúc bấy giờ, có một du sĩ khổ hạnh tên Sañjaya đến thành Rājagaha
với đông đảo du sĩ khổ hạnh tùy tùng. Upsatissa và Kolita cùng nhất trí:
- Ta sẽ xuất gia v| đi tu dưới sự lãnh đạo của Sañjaya.
Rồi cả hai người bạn đồng giải t{n năm trăm người hầu và ra lệnh
cho họ:
- Hãy lấy kiệu và xe ngựa rồi đi đi!
Với năm trăm người còn lại, họ cùng nhau xuất gia v| đi tu
theo Sañjaya. Từ ngày hai chàng trai trẻ xuất gia v| đi tu, Sañjaya đã tiến
tới tuyệt đỉnh của danh lợi. Nhưng trong v|i ng|y, sự thông hiểu của họ
vượt qua khả năng giảng dạy của Sañjaya. Do đó, họ thưa với ông:
- Thưa thầy, đ}y có phải là toàn thể chân lý mà thầy biết, hay ngoài
ra còn có những gì cao hơn nữa?
- Ðây là tất cả, c{c con đã biết hết rồi.
Upatissa và Kolita đều băn khoăn: "Nếu như thế, thật vô ích cho
chúng ta khi ở lại làm học trò vị thầy này thêm nữa. Con đường giải
thoát mà chúng ta tìm kiếm khi từ bỏ thế gian, chắc chắn không thể đạt
được từ vị thầy n|y. Nhưng vùng Diêm-phù-đề là một xứ to rộng, chúng
ta hãy du hành qua thôn xóm, thành thị, hoàng thành. Chắc chắn chúng
ta sẽ tìm được bậc thầy chỉ dạy chúng ta con đường giải thoát".
Kể từ hôm đó, bất cứ nơi n|o nghe có tu sĩ hay B|-la-môn uyên bác,
họ đều tìm đến v| đ|m luận. Những vấn đề Upatissa và Kolita nêu ra các
vị ấy đều không thể trả lời; nhưng mọi vấn đề các vị ấy hỏi đến, Upatissa
và Kolita đều trả lời trôi chảy.
Cứ như thế, họ du hành khắp vùng Diêm-phù-đề, rồi họ quay bước

135
trở về nhà riêng của mình. Trước khi từ giã, Upatissa giao ước với Kolita:
- Bạn Kolita, ai trong chúng ta đạt đến sự bất tử trước xin báo cho
người kia.
Rồi họ chia tay.
Trong thời gian hai người bạn sống giao ước như thế, đấng Ðạo sư
sau khi du hành từ nơi n|y đến nơi kh{c, như đã kể ở trên, đến Rājagaha.
Ðức Phật đã nhận cúng tinh xá Veḷuvana và ở lại đó.
Sau đó đức Phật đã ph{i s{u mươi mốt A-la-h{n đi rao giảng công
đức của Tam Bảo.
- Hãy đi, n|y c{c Tỳ-kheo! Hãy giảng và dạy!
Một trong nhóm năm Tỳ-kheo, Ðại Trưởng lão Assaji, quay lại về
Rājagaha, và vào sáng sớm hôm sau, đắp y ôm bát vào thành khất thực.
Cũng trong ng|y đó s{ng sớm, du sĩ khổ hạnh Upatissa ăn s{ng xong đi
đến khu ẩn dật của những du sĩ khổ hạnh. Hình d{ng Trưởng lão lọt vào
mắt Upatissa. Lòng đầy kinh ngạc pha lẫn thán phục, Upatissa chăm chú
nhìn Trưởng lão:
- Trước đ}y ta chưa hề thấy một tu sĩ n|o như vị này. Ông phải là
một trong những tu sĩ đã đắc A-la-hán trên thế gian, nếu không cũng l|
người đã bước v|o con đường đưa đến Thánh quả A-la-hán, ta hãy thử
đến gặp tu sĩ v| hỏi Ng|i: "Vì ai, thưa hiền hữu, mà hiền hữu tử bỏ thế
gian? Ai là bậc thầy của hiền hữu? và hiền hữu truyền giáo pháp của ai?"
Nhưng ch|ng dằn lại vì dè dặt, sợ mình qu{ đường đột:
"Thật không đúng lúc để hỏi tu sĩ những c}u như thế, vì ông đang đi
khất thực từng nh|. Ta có nên theo s{t bước của tu sĩ, như người ta vẫn
thường l|m để thỉnh cầu ân huệ một vị n|o đó?"
Upatissa bước theo Trưởng lão Assaji(Ác –bệ). Trưởng lão đã nhận
xong một phần khuất thực. Trên đường đi tiếp đến một nơi n|o đó, thấy
rằng Trưởng lão muốn ngồi xuống, chàng liền đặt tọa cụ của mình trên
đất và d}ng cho Trưởng lão. Tu sĩ thọ thực xong, ch|ng rót nước trong

136
bình của mình mời Ngài. Làm xong bổn phận của một đệ tử đối với thầy,
v| khi trưởng lão thọ thực xong, chàng lễ độ chào hỏi Trưởng lão, rồi
thưa:
- Thưa hiền hữu, c{c căn của Ngài thật thanh tịnh, nước da của Ngài
thật sáng bóng và trong trẻo. Vì ai, thưa hiền hữu, Ng|i đã từ bỏ thế
gian? Ai là thầy của Ngài? Và Ngài truyền bá giáo lý của ai?
Trưởng lão thầm nghĩ: "Những du sĩ khổ hạnh hay chống đối tôn
gi{o ta theo, do đó ta sẽ chỉ cho tu sĩ n|y sự thậm thâm của đạo ta".
Nhưng trước hết Ngài giải thích rằng Ngài chỉ là một sơ cơ. Ng|i
nói:
- Này hiền hữu! Tôi chỉ là một sơ cơ, tôi đi tu chưa bao l}u, tôi mới
đến với Pháp và luật này, ngay bây giờ tôi không có nhiều lời để thuyết
pháp.
Ch|ng tu sĩ khổ hạnh thầm nhủ: "Tôi là Upatissa, xin nói nhiều hay ít
theo khả năng của Ngài, tôi nhất quyết sẽ tìm hiểu ý nghĩa bằng trăm
ngàn cách".
Do đó ch|ng nói:
“Appaṃ vā bahuṃ vā bhāsassu,
Atthaññeva me brūhi;
Attheneva me attho,
Kiṃ kāhassi byañjanaṃ bahunti”.
Hãy nói ít hoặc nhiều,
Nhưng nói điều cốt yếu,
Tôi chỉ cần cốt yếu,
Sao phải thốt nhiều lời?

‚Ít nhiều xin nói ngay,
Điều cốt yếu chỉ bày;
Tôi chỉ cần cốt yếu,
Lắm lời cũng không hay‛.
137
Ðể trả lời, Trưởng lão dùng ngay dòng đầu của Pháp Cú:
“Ye dhammā hetuppabhavā,
Yesaṃ hetuṃ tathāgato;
Tất cả pháp từ nhân duyên sanh,
Nhân duyên ấy, Nhƣ Lai đã chỉ.

“Những pháp nào có nhân,
Nhân pháp Đức Như Lai,
Ngay dòng đầu tiên, ch|ng du sĩ khổ hạnh đắc quả Dự lưu, hiểu hết
ý nghĩa bằng cả một ngàn cách. Chàng vừa đắc quả Dự lưu xong, trưởng
lão đọc nốt dòng thứ hai:
Tesañca yo nirodho ca,
Evaṃ vadī mahāsamaṇoti”.
Và cũng dạy thế nào chấm dứt.
Ðây, giáo huấn của Ðại Sa-môn.

Pháp với nhân nào diệt,
Đức phật dạy không sai‛.
Chàng không chứng được quả vị cao hơn, ch|ng nghĩ l| phải có một
lý do n|o đó, vì thế ch|ng trình Trưởng lão:
- Xin Ng|i đừng thuyết ph{p cao hơn nữa, đã đủ! Ðạo sư của chúng
ta hiện ngụ ở đ}u?
- Tại Veḷuvana, hiền hữu!
- Vậy thì, thưa Tôn giả! Xin ng|i đi trước đi. Tôi có một người bạn,
anh ta v| tôi đã giao ước với nhau: "Ai trong chúng ta đạt đến sự bất tử
trước tiên phải b{o cho người kia". Tôi phải giữ lời hứa n|y trước đã. Tôi
sẽ rủ bạn tôi cùng đến đấng Ðạo sư, đi theo con đường của Ngài.
Nói xong, Upatissa phủ phục năm vóc dưới chân Trưởng lão, đi
nhiễu bên phải ba vòng và từ giã Ng|i, đi đến gặp du sĩ khổ hạnh bạn

138
chàng.
Nh| du sĩ khổ hạnh Kolita thấy chàng từ xa, không khỏi mừng thầm:
"Hôm nay, vẻ mặt bạn ta kh{c thường, chắc anh đã đến sự bất tử".
Kolita nôn nóng hỏi ngay bạn mình:
- Bạn đã đạt được bất tử phải không?
Upatissa trả lời:
- V}ng, n|y huynh! Tôi đã đạt đến bất tử.
Nói xong, ch|ng nói Ph{p Cú như Tôn giả Assaji đã nói. Ngay khi
kết thúc bài kệ, Kolita chứng quả Dự lưu. Rồi Kolita hỏi tiếp:
- Này bạn, đấng Ðạo sư ở đ}u?
- Tại Veḷuvana, bạn ạ. Trưởng Lão Assaji, thầy chúng ta đã cho tôi
biết.
_ Tốt lắm, này bạn! Chúng ta hãy đi, hãy đến gặp đức Phật.
Trưởng lão Sāriputta có một nét đặc biệt là luôn kính trọng s}u đậm
vị thầy của mình. Do đó, Ng|i bảo bạn:
- Này bạn, chúng ta hãy báo cho thầy mình, du sĩ khổ hạnh Sañjaya
rằng chúng ta đã đạt được đến bất tử, như thế tâm ông sẽ thức tỉnh và trí
ông sẽ hiểu biết. Dù ông có thiếu sự hiểu biết đi chăng nữa chắc chắn ông
vẫn tin chúng ta không nói dối, v| ngay khi được nghe Phật thuyết pháp,
ông sẽ đạt đạo quả.
Hai du sĩ khổ hạnh liền đi đến Sañjaya.
Gặp lại họ Sañjaya hỏi ngay:
- C{c đạo hữu! Các ông có thành công trong việc tìm người chỉ cho
con đường bất tử không?
- V}ng, thưa Thầy, chúng tôi đã tìm được người như thế. Ðức Phật
đã hiện trên thế gian, Ph{p đã xuất hiện, Tăng đã xuất hiện. Còn Ngài,
Ng|i đi trong hư huyễn phi thực. Hãy đến đ}y, thưa Ng|i, đi đến đấng
Ðạo sư với chúng tôi.

139
- Các ông có thể đi. Ta không đi được!
- Tại sao?
- Trước đ}y, ta đã l| một bậc thầy của nhiều người. Ðối với ta, trở lại
thành một người đệ tử cũng vô lý như một tên nhếch nh{c được phép đi
đến giếng nước. Ta không thể sống cuộc đời người đệ tử.
- Ðừng làm vậy, Thầy ạ!
- Không sao, các bạn! Các bạn có thể đi, còn ta thì không đi được.
- Thưa Thầy! Từ khi Phật xuất hiện trên thế gian, dân chúng mang
hương hoa v| c{c thứ trong tay họ, đi đến và tôn kính một mình Ngài
thôi. Chúng ta hãy đi đến đó. Thầy định làm gì?
- N|y đạo hữu! Ai chiếm đa số trên thế gian n|y, người ngu hay
người trí?
- Thưa Thầy, người ngu thì nhiều, người trí thì ít.
- Tốt lắm, đạo hữu! Hãy để người trí đến với tu sĩ trí tuệ Gotama, và
hãy để người ngu đến với ngu phu là ta. Các anh có thể đi, còn ta không
đi.
- Thầy sẽ trở thành một người nổi tiếng, thầy ạ.
Hai đệ tử cũ nói thế v| lên đường. Khi họ đi rồi, gi{o đo|n của
Sañjaya tan rã, và khu rừng trở nên vắng vẻ. Sañjaya không chịu nổi trước
cánh rừng vắng vẻ, ông buồn tức hộc m{u tươi. Năm trăm du sĩ khổ
hạnh tháp tùng Kolita và Upatissa một đoạn đường. Sau đó, hai trăm năm
mươi người còn trung thành với Sajaya trở về, còn lại hai trăm năm mươi
người, hai vị thu nhận họ l|m đệ tử và cho họ đi theo đến Veḷuvana.
Ðức Phật đang ngồi giữa tứ chúng thuyết pháp, thấy hai du sĩ khổ
hạnh từ xa đến, Ngài liền bảo các Tỳ-kheo:
- Này các Tỳ-kheo, có hai đạo hữu đến đ}y l| Kolita và Upatissa. Họ
sẽ l| đôi đệ tử của ta, đôi đại đệ tử cao quý.
Hai du sĩ khổ hạnh đảnh lễ Phật, cung kính ngồi xuống một bên và

140
thưa:
- Bạch Thế Tôn, chúng con xin được thu nhận v|o Tăng đo|n theo
Phật, chúng con xin quy y và xuất gia.
Ðức Phật bảo:
- Hãy đến Tỳ-kheo! Pháp sẽ được thuyết, hãy sống đời phạm hạnh
cho đến lúc l}m chung để mọi đau khổ dứt hẳn.
Ngay tức khắc, nhờ thần thông, họ tự nhiên được y bát, và trở thành
những vị Tỳ-kheo Trưởng lão một trăm hạ lạp.
Bằng vào sự thuyết pháp của hội chúng đệ tử, đức Phật gia tăng việc
thuyết giảng pháp. Trừ hai vị Ðại đệ tử ra, mọi người đều đắc quả A-la-
hán. Lạ lùng thay, hai vị Ðại đệ tử vẫn không thành tựu thiền định dẫn
đến ba quả vị cao hơn (Lý do gì như thế? Vì trí tuệ ba-la-mật của bậc Ðại
đệ tử Phật có một tầm quan trọng).
Lúc bấy giờ Tôn giả Mahā Moggallāna, ngụ gần làng Kallavāla trong
vương quốc Magadha, rơi v|o trạng thái hôn trầm dã dượi vào ngày thứ
bảy sau ng|y được thu nhận v|o Tăng đo|n. Nhưng được đức Phật đ{nh
thức, Ngài trừ khỏi hôn trầm dã dượi và áp dụng đề mục thiền quán về
c{c đại m| đức Phật đã trao cho Ng|i. Ng|i th|nh tựu thiền định dẫn
đến ba quả vị cao hơn v| đạt được cứu cánh của trí tuệ ba-la-mật của bậc
Ðại đệ tử.
Còn Trưởng lão Sāriputta, hai tuần lễ ở với đức Phật, từ ng|y được
thu nhận v|o Tăng đo|n, ngụ tại hang Sukarakhata cũng gần thành
Rājagaha. Khi nghe con của người chị Ngài, Ðạo sĩ Dīghanakha đọc lại bài
kinh Vedanā pariggaha, Ngài chú tâm vào bài kinh, và giống như một
người ăn được cơm nấu cho người kh{c, Ng|i đạt được cứu cánh của trí
tuệ ba-la-mật của bậc Ðại đệ tử.
(Chắc chắn Tôn giả Sāriputta là một ngƣời đại trí tuệ. Vậy thì tại sao Ngài
cần đến một thời gian lâu hơn Mahā Moggallāna để đạt dến cứu cánh của trí
tuệ ba-la-mật của bậc Ðại đệ tử? Bởi vì đối với Ngài những việc chuẩn bị cần
phải tỉ mỉ. Chúng ta nên hiểu rằng đây là trƣờng hợp tƣơng tự với một vị vua,
141
khi muốn ra ngoài du hành, cần phải chuẩn bị nhiều thứ, nhƣ sắp xếp những
tấm phủ lên lƣng những con voi sẽ cõi... Còn đối với một ngƣời nghèo, dù muốn
đi đâu, anh ta đi đƣợc ngay không cần thêm gì lắm).
Ngay hôm Sāriputta và Moggallāna được nhận v|o Tăng đo|n, khi
trời gần tối, đức Ðạo sư triệu tập những đệ tử tại Veḷuvana, đề cử địa vị
Ðại đệ tử cho hai vị mới v|o Tăng đo|n, v| đọc giới bổn Pātimokkha. Các
Tỳ-kheo bất bình bàn tán với nhau:
- Ðức Thế Tôn tỏ ra thiên vị trong việc trọng vọng này. Ðịa vị Ðại đệ
tử, Ngài phải ưu tiên cho những ai từ bỏ thế gian đầu tiên, tức là nhóm
năm vị Koñḍanna. Nếu Ng|i không đếm xỉa đến sự thỉnh cầu của họ,
Ngài phải d|nh ưu tiên cho Trưởng lão Yasa v| năm mươi bốn bạn đồng
hành của ông. Nếu Ngài không cho những vị này làm Ðại đệ tử, Ngài
phải d|nh ưu tiên cho nhóm ba mươi thanh niên. Nếu Ngài bác bỏ nhóm
này thì phải d|nh ưu tiên cho ba anh em Uruvela-Kassapa, Nadī-Kassapa và
Gayā-Kassapa. Khi bác bỏ tất cả những Tỳ-kheo đến trước v| d|nh địa vị
Ðại đệ tử cho những người từ bỏ thế gian sau hết, đức Ðạo sư đã tỏ ra
thiên vị.
Phật hỏi họ:
- Này các Tỳ-kheo! C{c ông đang tranh luận vấn đề gì?
Nghe họ kể lại, Phật nói:
- Này các Tỳ-kheo! ta không tỏ ra thiên vị trong việc trọng vọng này.
Trái lại, ta dành cho các Tỳ-kheo này và cho tất cả những Tỳ-kheo khác
những gì mỗi người mong ước khi phát lời thệ nguyện. Còn Añña
Koñḍana có cúng dường những thành quả đầu mùa chín lần, nhưng
không có thệ nguyện làm Ðại đệ tử. Trái lại, lúc cúng dường, ông thệ
nguyện rằng ông phải l| người đầu tiên đạt đến quả vị tối thượng, đó l|
A-la-hán quả.
- Bạch Thế Tôn, khi nào vậy?
- Hãy lắng nghe, các Tỳ-kheo!

142
- Vâng, Thế Tôn!
Sau đó, Thế Tôn kể:
Chuyện quá khứ
8C. Culla Kāḷa và Mahā Kāḷa

Này các Tỳ-kheo! Chín mươi mốt kiếp quá khứ, đức Phật Vipassī
xuất hiện ở đời. Lúc đó có hai anh em Mahā Kāḷa và Culla Kāḷa, cả hai gia
chủ này cai quản một c{nh đồng rộng lớn trồng lúa. Môt hôm Culla Kāḷa
đến ruộng lúa bóc vỏ lúa v| ăn, thấy ngọt kh{c thường.
Sau đó không l}u, ông muốn dâng một món quà bằng lúa non lên
Tăng chúng do Phật lãnh đạo. Vì thế ông đến ngỏ ý cùng anh mình:
- Nè anh! Chúng ta hãy bóc vỏ lúa non và nấu nướng thích hợp để
cúng dường những vị Phật.
Em nói gì thế, hở em? Chưa hề có người nào bóc vỏ lúa non cúng
dường, cũng không ai thích l|m như thế trong tương lai, đừng có làm
hỏng mùa màng.
Người em lặp lại ý kiến của mình nhiều lần. Cuối cùng người anh
dứt khoát:
- Thôi được, hãy chia ruộng làm hai phần. Ðừng có đụng đến phần
của anh, nhưng hãy l|m những gì em thích trên phần ruộng của em.
Culla Kāḷa nói:
- Tốt lắm.
Rồi người em chia ruộng làm hai, thuê một số lớn nông d}n lao động
lột vỏ lúa non và nấu với rất nhiều sữa, thêm bơ lỏng, mật, đường và
d}ng món cơm chín đến Tăng đo|n do Phật lãnh đạo.
Bữa ăn chấm dứt, Culla Kāḷa thưa:
- Bạch Thế Tôn, do công đức cúng dường thành quả đầu mùa này,
cho con được l|m người đầu tiên đạt đến quả vị tối thượng là A-la-hán
quả.

143
- Sẽ được vậy.
Rồi đức Ðạo sư hồi hướng công đức cho thí chủ.
Khi người em trở về, nhìn lại c{nh đồng, ông ta thấy toàn bộ cánh
đồng đầy những nhánh lúa nảy chồi, đan v|o nhau như được buộc thành
bó. Cảnh tượng này khiến ông cảm nhận được năm niềm vui. Ông hân
hoan: "Ta thật là may mắn". Khi lúa trổ bông, ông cúng dường những
bông lúa đầu tiên. Cùng với dân làng thành quả đầu tiên gặt được. Khi
lúa được bó lại, ông dâng những bó lúa đầu tiên. Khi lúa gom thành
đống, ông d}ng lúa đầu tiên trong đống. Khi lúa chất thành ụ, ông dâng
lúa đầu tiên trong ụ. Khi đập lúa, ông dâng những lúa đầu tiên xay xong.
Khi đong, ông d}ng phần lúa đong đầu tiên. Khi chất vào kho, ông dâng
lúa đầu tiên vào kho lẫm. Như thế, ông dâng thành quả đầu tiên của vụ
mùa đến chín lần để cúng dường. Bất cứ thứ gì ông đem d}ng được bù
đắp lại, và ông có một vụ mùa bội thu. Phước đức đến với người biết làm
phước.
Do đó, đức Thế Tôn nói:
- Thật vậy, Ðại đức! Ðạo đức bảo hộ người biết giữ gìn đạo đức,
sống đạo đức đưa đến hạnh phúc. Ðây là lợi lạc của cuộc sống đạo đức,
người nào sống trong đạo đức sẽ không bao giờ đi đến tình trạng đau
khổ.
“Dhammo have rakkhati dhammacāriṃ,
Dhammo suciṇṇo sukhamāvahāti;
Esānisaṃso dhamme suciṇṇe,
Na duggatiṃ gacchati dhammacārīti”.
‚Chánh pháp hộ trì ngƣời nƣơng chánh pháp
Nƣơng pháp thì an lạc biết bao,
Phƣớc báu nƣơng pháp thanh tao,
Nƣơng pháp khởi đọa trần lao, thoát nàn‛.
Vì thế, trong thời kỳ của Phật Vipassī, Koñḍanna đã cúng dường
thành quả đầu tiên tới chín lần, thệ nguyện l|m người đầu tiên đạt được

144
quả vị tối thượng. Cũng thế, trong thời kỳ của Phật Padumuttara, một
trăm ng|n kiếp về quá khứ, trong thành Hamsavatī, ông đã cúng dường
dồi dào, và phủ nhục dưới ch}n đức Phật, thệ nguyện l|m người đầu
tiên đạt được quả vị tối thượng A-la-hán quả. Vì vậy, Ta đã d|nh cho
ông ta địa vị theo đúng thệ nguyện. Ta không tỏ ra thiên vị trong sự
trọng vọng này.
Chuyện quá khứ
8D. Yasa (Da-xá) và Năm Mươi Bốn Bạn Hữu

- Bạch Thế Tôn, năm mươi lăm thanh niên do Yasa cầm đầu tạo
những công đức gì?
- Họ đã thệ nguyện dưới chân một vị Phật được đạt quả vị A-la-hán,
v| đã tạo nhiều công đức. Trước khi Phật hiện tại xuất hiện ở đời, họ đã
kết bạn với nhau để thành tựu những công đức, và hết lòng lo việc thiêu
xác chết của người nghèo khó. Một hôm, thấy xác chết của một phụ nữ
mang thai, họ đem x{c chết nghĩa trang để thiêu. Yasa và bốn người bạn
được chỉ định việc thiêu xác, những người còn lại trở về làng.
Khi Yasa thiêu xác, chàng dùng cây xiên xuyên suốt thân xác chết, lật
qua lật lại, và thấu rõ sự bất tịnh của thân xác. Ðể chia xẻ sự hiểu biết này
với bốn bạn mình, chàng bày tỏ: "các bạn, hãy nhìn th}n n|y. Ð}y đó da
dẻ nứt nẻ, không khác gì da của con bò đốm, bất tịnh, nhơ nhớp và gớm
ghiếc."
Ngay đó, bốn bạn ch|ng cũng thấu triệt sự bất tịnh của thân xác.
Năm người bạn quay về làng và truyền đạt lại cho những người kia.
Về phần Yasa chàng về nh| v| cũng truyền đạt cho cha mẹ và vợ, họ đều
thấu triệt sự bất tịnh.
Ð}y l| công đức mà họ đã tạo trong kiếp trước. Và do chính công
đức này, Yasa chứng nghiệm được sự bất tịnh của thân xác khi ở trong
phòng nhìn các mỹ nữ ngủ. Thêm v|o đó, căn cơ họ đã đến lúc thuần
thục, cho nên tất cả c{c ch|ng trai đều đạt quả th{nh. Như thế, những

145
chàng trẻ tuổi n|y đạt được điều mong muốn đúng theo họ thệ nguyện.
Ta không tỏ ra thiên vị trong việc trọng vọng này.
Chuyện quá khứ
8 E. Ba Mươi Chàng Vọng Tộc

- Nhưng, bạch Thế Tôn! Ba mươi vị vọng tộc trẻ tuổi n|y đã tạo công
đức gì?
Họ cũng thệ nguyện dưới ch}n chư Phật quá khứ đạt thành quả vị
A-la-h{n v| đã tạo lập những công đức. Trước khi Phật hiện tại xuất hiện
ở đời, họ t{i sanh l|m ba mươi kẻ {c, nhưng nghe lời khuyên dạy dành
cho ông Tudila, họ giữ năm giới suốt s{u mươi ng|n năm. Rồi những
người n|y cũng chứng đạt đúng theo họ thệ nguyện. Ta không tỏ ra
thiên vị trong việc trọng vọng này.
Chuyện quá khứ
8F. Anh Em Ca Diếp

- Nhưng, bạch Thế Tôn! Ba anh em Kassapa là Uruvela Kassapa, Nadī-


Kassapa, Gayā-Kassapa (Ưu-lâu-tần-loa Kassapa, Na-đề Kassapa, Gia-da
Kassapa) tạo dựng những công đức nào?
- Họ cũng tạo dựng những công đức và thệ nguyện đạt thành quả vị
A-la-h{n. Chín mươi hai kiếp quá khứ, hai đức Phật Tissa và Phussa cùng
một lúc xuất hiện trên thế gian. Cha của Ngài Phussa là vua Mahinda. Khi
Ngài Phussa giác ngộ thì người con út của vua trở thành Ðại đệ tử của
Ngài và con của vị tư tế trở th|nh đệ tử thứ hai. Nh| vua đến chỗ Phật và
bạch:
- Người con cả của tôi là Phật, người con út của tôi là Ðại đệ tử, và
người con của vị tư tế của tôi là Ðại đệ tử thứ hai của Phật.
Và nhìn cả ba, vua hoan hỉ:
- Ðức Phật là của chính tôi, Pháp là của chính tôi, Tăng l| của chính
tôi.

146
Và ông long trọng xưng tụng ba lần:
- Xin tán thán Ngài là bậc Thế Tôn, Ứng Cúng, Toàn Giác.
Rồi ông gieo mình dưới ch}n đức Ðạo sư thưa:
- Bạch Thế Tôn, bây giờ vào cuối cuộc đời kéo d|i chín mươi ng|n
năm, dường như đã đến lúc để tôi ngồi nhắm mắt ngủ yên. Lúc nào tôi
còn sống, xin đừng đến nh| người khác, hãy nhận tứ sự cúng dường của
mình tôi thôi.
Nhận được sự ưng thuận của Phật, nh| vua đều đặn cúng dường
cho Ngài.
Bây giờ nh| vua có ba người con khác. Người lớn nhất có năm trăm
lính tùy tùng, người giữa ba trăm v| người trẻ nhất hai trăm. Một hôm,
họ xin phép cha được cúng dường người anh cả l| đức Phật Phussa,
nhưng bị từ chối. Việc này xảy ra nhiều lần, ít lâu sau, một cuộc nổi loạn
bùng nổ ở biên giới v| ba anh em được vua cha ph{i đi dẹp giặc. Thành
công, trong việc khôi phục ở biên giới, họ trở về hoàng cung, vua cha ôm
lấy họ, hôn lên tóc, ngợi khen v| tưởng thưởng:
- Các con yêu của cha, cha sẽ cho những gì các con muốn.
Họ vâng lệnh:
- Tâu phụ vương! Chúng con xin nhận ân huệ của cha.
Sau vài ngày, khi cha họ nhắc lại:
- Các con yêu, ta sẽ cho bất cứ điều gì các con muốn.
Họ liền ngỏ ý:
_ Tâu phụ vương! Chúng con không cần gì khác ngoài việc từ nay
trở đi chúng con xin được cúng dường anh cả của chúng con, hãy ban
cho chúng con ân huệ này!
- Ta không ban cho các con ân huệ n|y được, các con yêu!
- Nếu cha không muốn ban cho chúng con đặc }n n|y thường xuyên,
thì hãy ban cho chúng con bảy năm.

147
- Ta không muốn thế, con yêu!
- Thế thì hãy ban đặc ân cho chúng con s{u năm hay năm năm, bốn,
ba hay hai năm, hay một năm, hoặc là bảy th{ng, hay s{u, năm, bốn, ba
hay hai tháng hoặc một tháng.
- Ta không muốn thế, các con yêu!
- Thế thì tâu phụ vương! Hãy cho mỗi đứa con một th{ng, ban ơn
cho chúng con tất cả ba tháng!
- Thôi được, c{c con yêu! Hãy cúng dường anh các con trong ba
tháng.
Bây giờ cả ba anh em chỉ có một thủ khố và một quản gia. Viên quản
gia có đến một trăm hai mươi ng|n người phụ việc.
Ba anh em cho vời thủ khố và quản gia lại chỉ thị:
- Trong vòng ba tháng tới, chúng tôi sẽ thọ giữ mười giới, đắp y
v|ng v| an cư với đấng Ðạo sư. Khi chúng tôi vắng mặt, bổn phận các
anh phải coi sóc lương thực cúng dường, mỗi ngày các anh phải cung
cấp đầy đủ thức ăn, cả cứng và mềm, cho chín mươi ng|n Tỳ-kheo và
một ngàn lính. Từ nay trở đi chúng ta sẽ không dặn dò gì nữa.
Rồi ba anh em đem theo một ngàn lính tùy tùng tuân giữ mười giới,
đắp y vàng và bắt đầu an cư trong tinh x{.
Người thủ khố và quản gia hợp lực thay phiên nhau hoàn tất bổn
phận cúng dường, lấy lương thực từ kho của ba anh em để cúng dường.
Nhưng khi đ{m con của những người phục vụ đòi món ch{o yến mạch
và những thức ăn chúng đòi, trước cả lúc Tăng đo|n đến. Hậu quả là
Tăng đo|n chỉ nhận được thức ăn thừa v| không được cung cấp thức ăn
nào mới nguyên. Cuối cùng, người thủ khố và viên quản gia cũng thèm
ăn đến nỗi họ lấy bớt thức ăn, rồi làm ra vẻ như đưa cho đ{m trẻ, nhưng
thực họ ăn hết. Thấy thức ăn ngon không nhịn thèm được, họ và nhóm
t{m mươi bốn ng|n người của họ đã ăn thực phẩm mà họ có bổn phận
phải d}ng cho Tăng đo|n, nên khi chết và thân bị tan rã, họ tái sanh vào

148
loài ngạ quỷ.
Khi mạng chung, ba anh em và một ng|n người tùy tùng được sanh
lên thiên giới và sống chín mươi hai kiếp qua lại từ cõi trời n|y đến cõi
trời khác. Ðó là những công đức m| ba anh em đã tạo dựng trong thời
gian đó vì lập nguyện thành tựu quả vị A-la-hán. Những gì họ nhận
được chỉ là do lời thệ nguyện của họ. Ta không tỏ ra thiên vị trong việc
ban cho điều gì cần ban. Viên quản gia bây giờ là Bimbisāra, thủ khố là cư
sĩ nữ Visākha (Tỳ-xá-khư) và ba hoàng tử là ba nhà khổ hạnh bên tóc.
Những gia nhân phục vụ của họ tái sanh trong loài ngạ quỷ. Một
thời gian sau khi trải qua từ kiếp n|y đến kiếp khác, cả tốt và xấu, họ
được tái sanh trong tiểu kiếp này ở cõi ngạ quỷ suốt bốn đời đức Phật.
Trong tiểu kiếp n|y, đầu tiên họ đến gặp vị Phật Kakusandha, trụ thế bốn
mươi ng|n năm, v| hỏi Ngài:
- Xin Phật nói cho chúng con biết khi nào chúng con nhận được thức
ăn?
Ðức Phật đ{p:
- C{c người sẽ không có gì để ăn trong thời kỳ hóa độ của Ta, nhưng
sau Ta đại địa sẽ được nâng cao một dặm, v| đức Phật Konāgamana sẽ
xuất hiện, tốt nhất c{c ngươi hãy hỏi Ngài.
Họ chờ đợi suốt thời gian đó, v| khi đức Phật Konāgamana xuất hiện,
họ liền hỏi v| được Ngài trả lời:
- C{c ngươi sẽ không có gì để ăn trong thời kỳ hóa độ của Ta, nhưng
sau Ta, đại địa sẽ nâng cao một dặm, v| đức Phật Kassapa sẽ xuất hiện,
tốt nhất c{c người hãy hỏi Ngài.
Họ chờ đợi suốt thời gian đó, v| khi nghe đức Phật Kassapa xuất
hiện, lại đến thưa hỏi và lại được nghe:
- C{c ngươi sẽ không nhận được gì để ăn trong thời kỳ của Ta,
nhưng sau Ta, đại địa sẽ được nâng cao một dặm, v| đức Phật Gotama sẽ
xuất hiện. Vào thời đó, th}n quyến của các anh là Bimbisāra sẽ làm vua,

149
ông ta sẽ cúng dường đức Ðạo sư v| sẽ hồi hướng công đức tạo được cho
c{c ngươi, v| lúc đó c{c ngươi sẽ nhận được thức ăn.
Thời kỳ giữa hai đức Phật sau n|y đối với chúng cũng nhanh giống
như hôm nay qua ng|y hôm sau. Khi Như Lai xuất hiện ở thế gian và
vua Bimbisāra cúng dường ngày thứ nhất, chúng không nhận được thức
ăn. Chúng chờ đến đêm, v| tạo một tiếng ồn đ{ng sợ và hiện ra trước
vua. Nh| vua đến Veḷuvana vào ngày hôm sau, và thuật lại tình tiết cho
Như Lai. Ðức Ðạo sư giải thích:
- Ðại vương, chín mươi hai kiếp trong quá khứ, dưới thời Phật
Phussa, những ngạ quỷ ấy là thân quyến của đại vương. Họ lén ăn thực
phẩm mà họ có bổn phận d}ng đến Tăng đo|n, họ đã hỏi Phật
Kakusandha, Konāganama, và Kassapa khi nào họ được ăn v| chư Phật đã
nói với họ như thế, như thế. Suốt thời gian này, họ rất muốn nhận sự bố
thí của đại vương. Sở dĩ họ làm ồn đêm hôm qua vì đại vương có bố thí
nhưng họ không nhận được phước báo bố thí đó.
- Nhưng bạch Thế Tôn! Trong trường hợp con bố thí bây giờ, họ có
nhận được không?
- Sẽ nhận được, Ðại vương!
Ngày hôm sau, vua thỉnh Tăng đoàn do Phật lãnh đạo, dâng thức ăn
dồi d|o v| thưa:
- Bạch Thế Tôn, từ nay trở đi vật ẩm thực từ cõi trời xin cho những
ngạ quỷ này có phần.
Và khi vua hồi hướng đến những ngạ quỷ công đức cúng dường của
ông, chúng nhận được vật ẩm thực từ cõi trời.
Ngày hôm sau, những ngạ quỷ lại xuất hiện trần truồng. Ðức vua
trình lên Phật:
- Hôm nay, bạch Thế Tôn, những ngạ quỷ này lại xuất hiện trần
truồng, con không biết phải làm gì?
Ðức Phật giải thích:

150
- Ðại vương, vì ông không cho họ quần áo.
Ngày hôm sau, nhà vua d}ng y đến Tăng đo|n do Phật lãnh đạo và
cũng nguyện từ nay trở đi mong họ được quần áo từ cõi trời.
Và khi vua hồi hướng công đức cúng dường của ông cho họ như thế,
lập tức họ được quần áo từ cõi trời, ngay lúc ấy họ bỏ thân ngạ quỷ và
nhận th}n chư thiên.
Khi đức Phật hồi hướng công đức, Ng|i đọc bài kinh chú nguyện:
"Ngạ quỷ đứng ngoài vách nhà"
Khi ngài kết thúc phần hồi hướng công đức, t{m mươi bốn ngàn
chúng sanh đạt được Pháp nhãn thanh tịnh.
Trên đ}y đức Phật đã giảng pháp, thuật lại chuyện của ba anh em
bện tóc.
Chuyện quá khứ
8G. Sarada và Sirivaddha

Nhưng, bạch Thế Tôn! Các Ðại đệ tử đã th|nh tựu công đức gì?
- Họ đã thệ nguyện đạt đến địa vị Ðại đệ tử. Trong một a-tăng-kỳ
kiếp thêm một trăm ng|n kiếp quá khứ, Sāriputta được tái sanh vào một
gia đình Bà-la-môn giàu có, là ông hoàng Sarada. Moggallāna được sanh
trong gia đình trưởng giả giàu có, tên là Sirivaddha. Hai chàng trai trẻ làm
bạn với nhau từ khi còn nghịch đất.
Ông hoàng Sarada được hưởng của thừa kế to tát khi cha chết. Một
hôm, ở một mình, anh băn khoăn: "Ta chỉ biết một ít về đời sống của thế
giới này thôi, ta chẳng biết gì về đời sống của thế giới bên kia. Ai sinh ra
đều chắc chắn phải chết. Ta phải từ bỏ thế gian, gia nhập Tăng đo|n v|
đi tìm con đường giải thoát". Do đó, anh đến gặp bạn và tâm sự:
- Bạn Sirivaddha, tôi dự định rời bỏ thế gian v| đi tìm con đường giải
thoát. Anh có thể rời bỏ thế gian với tôi hay không?
- Này bạn, tôi không thể rời bỏ thế gian, bạn hãy ra đi một mình.

151
Bạn từ chối, ông hoàng Sarada vẫn không thay đổi ý định, và lập
luận rằng:
- Không ai đi đến đời sau với những người đồng hành hay thân
quyến hay bạn bè. Ta muốn làm gì phải làm một mình.
Vì vậy, anh mở cửa kho và bố thí rộng rãi cho người nghèo khổ, du
sĩ v| ăn m|y. Xong, anh rút v|o ch}n núi v| sống đời ẩn sĩ... Ðầu tiên
một, rồi hai, rồi ba, rồi nhiều người kh{c theo gương anh chọn đời sống
tu hành. Cuối cùng, ẩn sĩ bện tóc lên đến bảy mươi bốn ngàn, Sarada
chứng được ngũ thông v| b{t định, và dạy những người ẩn sĩ bện tóc
n|y phương thức tụ tập thiền định. Tất cả đều chứng ngũ thông v| b{t
định.
Lúc ấy, Phật Anomadassī xuất hiện ở đời. Thành của Ngài tên
Candavatī Cha là Yasavanta thuộc giai cấp chiến sĩ, v| mẹ là bà Yasodharā.
C}y th|nh đạo của Ngài là cây Ajjuna. Nisabha và Anoma là Ðại đệ tử của
Ngài, Varuna là thí chủ, và Sundarā và Sumanā là nữ cư sĩ nòng cốt. Ngài
trụ thế một trăm năm, vóc d{ng cao năm mươi t{m cubits, v| ph{t h|o
quang từ th}n xa đến mười hai dặm (năm mươi c}y số). Ngài có một
trăm ng|n Tỳ-kheo nương học.
Một hôm, bình minh vừa ló dạng, sau khi xuất định Ðại bi, Ngài
quan sát thế gian và thấy ẩn sĩ Sarada và nhận ra rằng: "Hôm nay, khi Ta
đến gặp ẩn sĩ Sarada, sẽ có một buổi đại thuyết pháp. Sarada sẽ lập
nguyện đạt đến địa vị Ðại đệ tử, và bạn ông ta, trưởng giả Sirivaddha sẽ
lập nguyện đạt địa vị Ðại đệ tử thứ hai. Cuối bài thuyết pháp, bảy mươi
bốn ngàn ẩn sĩ bện tóc nương học sẽ chứng quả A-la-hán. Vì vậy Ta phải
đến đó"
Rồi đức Phật Anomadassī đắp y ôm bát, không nói một lời với ai, độc
h|nh như một con sư tử, với ý định hiển hiện để cho Sarada biết mình là
một vị Phật.
V| trong khi môn đệ của ẩn sĩ Sarada vắng mặt vì đi tìm c{c loại trái
c}y, đức Phật từ trên trời hạ xuống đất ngay trước mắt Sarada.

152
Khi ẩn sĩ Sarada thấy thần thông v| tướng hảo của Phật, ông thầm
nhớ lại những câu thơ liên quan đến đặc tính của một bậc đại nhân. Ông
biết rằng một người được phú cho những hình tướng như thế, nếu sống
tại gia là một ông vua, một bậc chuyển lu}n th{nh vương, sống đời xuất
gia sẽ l| người tận diệt tham dục, là một vị Phật toàn giác. Vì thế, Sarada
đo{n chắc người này là một vị Phật không nghi ngờ gì nữa.
Do đó, ông đến gặp Phật, năm vóc đảnh lễ, sửa soạn một chỗ ngồi
d}ng Ng|i, đức Phật ngồi vào chỗ đã được sửa soạn, và ẩn sĩ Sarada chọn
chỗ ngồi thích hợp, kính cẩn ngồi xuống một bên.
Bảy mươi bốn ngàn ẩn sĩ bện tóc lúc nãy vắng mặt vì đã đi tìm c{c
loại trái cây ngọt và nhiều nước, bây giờ vừa trở về với thầy họ. Thấy
đức Phật ngồi giữa và thầy họ ngồi kế bên, họ nói:
- Thưa Thầy, chúng tôi thường đi khắp nơi v| đều cho rằng không
có ai cao cả hơn thầy. Nhưng với vị này, chúng tôi cả quyết rằng Ngài
cao cả hơn thầy.
- Ðạo hữu! Các ông nói gì thế? Có phải ý c{c ông đang so s{nh một
hột cải với núi Tu-di cao s{u mươi t{m ng|n dặm không? Hỡi những
đứa con ng}y thơ! Ðừng so sánh ta với một vị Phật toàn giác.
Những ẩn sĩ đều đồng ý rằng: "Nếu đ}y l| một người tầm thường,
thầy chúng ta sẽ không so s{nh như thế. Vị này quả thật cao cả làm sao!"
lập tức họ phủ phục trước chân Phật.
Rồi thầy họ, ẩn sĩ Sarada bảo họ rằng:
- Các bạn, chúng ta không có một phẩm vật xứng đ{ng d}ng lên chư
Phật ở đ}y, v| đấng Ðạo sư đã đến đ}y đúng lúc chúng ta thường đi
khất thực. Chúng ta hãy dâng Ngài phẩm vật theo khả năng của chúng
ta. Tìm v| mang đến đ}y tất cả những loại trái cây hảo hạng.
Vì vậy, họ đi kiểm trái cây, ẩn sĩ Sarada rửa tay v| đích th}n đặt trái
cây vào bình bát của Như Lai. Ngay khi đấng Ðạo sư vừa cầm đến
những tr{i c}y cúng dường Ng|i, chư thiên gia thêm hương vị của cõi
trời vào những tr{i c}y đó. Ẩn sĩ Sarada cũng đích th}n lọc nước dâng lên
153
Phật.
Sau bữa ăn, khi đấng Ðạo sư vẫn còn ngồi tại chỗ, Sarada kêu gọi tất
cả c{c môn đệ vào ngồi xuống, hoan hỉ đ|m luận với đấng Ðạo sư.
V| đấng Ðạo sư thầm nghĩ: "Hai Ðại đệ tử và chúng Tỳ-kheo hãy
đến đ}y". Ngay lập tức, hai Ðại đệ tử cùng với một trăm ngàn A-la-hán
tháp tùng hiện đến, đảnh lễ đấng Ðạo sư v| kính cẩn ngồi một bên. Rồi
ẩn sĩ Sarada nói với môn đệ mình như sau:
- Các bạn, chỗ ngồi của Phật thì thấp và không có chỗ ngồi cho một
trăm ng|n Tỳ-kheo. Hôm nay các bạn hãy lễ kính đức Phật. Hãy đi tìm ở
chân núi mang về đ}y những bông hoa màu sắc rực rỡ v| hương thơm
ngào ngạt.
Có câu nói rằng thời gian bỏ ra để nói bàn chỉ phí phạm thôi, người
có thần thông thì phạm vi thần lực không thể tưởng tượng được. Do đó,
trong thoáng chốc những ẩn sĩ đem về những bông hoa màu sắc rực rỡ,
hương thơm ng|o ngạt và họ kết thành một nệm hoa dài một dặm (gần
năm km) cho Phật. Rồi họ kết tiếp một nệm hoa đ|i ba phần tư dặm cho
hai Ðại đệ tử. Những nệm hoa cho những Tỳ-kheo còn lại dài nửa dặm
hay ngắn hơn, nệm dành cho tân Sa-môn dài một usabha (120 cubit).
Không nên thắc mắc tại sao những chỗ ngồi có kích thước vĩ đại như thế
lại được xếp gọn vào tu viện khổ hạnh này. Sở dĩ có thể được do bởi
năng lực huyền nhiệm. Khi chỗ ngồi đã sẵn sàng, ẩn sĩ Sarada đứng trước
Thế Tôn và chắp tay cung kính thưa:
- Bạch Thế Tôn, xin hãy lên nệm hoa n|y để con được cứu độ và ân
triêm công đức.
Do đó người ta kể rằng:
“Nānāpupphañca gandhañca,
Sannipātetvāna ekato;
Pupphāsanaṃ paññāpetvā,
Idaṃ vacamabraviṃ;
Idaṃ me āsanaṃ vīra,

154
Paññattaṃ tavanucchaviṃ”.
“Mama cittaṃ pasādento,
Nisīdi pupphamāsane;
Sattarattindivaṃ buddho,
Nisīdi pupphamāsane;
Mama cittaṃ pasādetvā,
Hāsayitvā sadevaketi”.
Ông góp nhiều loại hƣơng hoa
Sửa soạn giƣờng tòa, cung kính thỉnh thƣa:
"Ðây con đã soạn sẵn sàng,
Chỗ ngồi thích hợp kết bằng hƣơng hoa.
Thế Tôn, xin ngự vào tòa
Xin cho con đƣợc tâm hòa lòng an.
Bảy ngày đêm, Phật ngồi trên
Nệm hoa con kết và liền cho con
Tâm bình tịch lặng an nhiên
Từ ngƣời cho đến chƣ thiên đều mừng".

‚Hƣơng hoa nhiều thứ gộp chung,
Kết xong bảo tọa, cúc cung bạch rằng:
Bạch Đại Hùng nên chăng bảo tọa?
Tôi vì Ngài kết đã thành công;
Thỉnh Ngài lên bảo tọa bông,
Cho tâm tôi sạch, cho lòng tôi vui.
Trên đài hoa, Phật ngồi bảy bữa,
Khiến tâm tôi sạch rửa trần ai.
Chƣ thiên dỉ chí muôn loài,
Chúng tôi hỷ dạ Phật oai nhiệm mầu‛.
Khi đức Phật ngồi rồi, hai Ðại đệ tử và những Tỳ-kheo mỗi người
ngồi vào chỗ dành cho mình. Ẩn sĩ Sarada lấy một lọng hoa lớn che trên
đầu Như Lai. Ðấng Ðạo sư bảo:

155
- Nguyện cho những ẩn sĩ bện tóc dâng vinh dự này cho ta sẽ gặt
được quả báo tốt lành. Và lập tức, Ngài nhập vào Diệt tận định. Nhận
thấy đức Ðạo sư đã nhập Diệt tận định, hai Ðại đệ tử cũng nhập định và
vào Diệt tận định. Trong bảy ng|y đức Ðạo sư ngồi đó, hưởng niềm an
lạc của Diệt tận định. Khi đến giờ đi tìm thức ăn, môn đệ của Sarada đi
vào rừng và dùng những trái cây dại và nhiều thứ trái khác. Thời gian
còn lại, họ đứng chấp tay cung kính trước Phật. Ẩn sĩ Sarada không đi
tìm thức ăn, nhưng trong bảy ngày liên tục cầm lọng hoa che đức Phật,
đã tìm được niềm vui và hạnh phúc sung mãn.
Khi đức Ðạo sư xuất định, Ngài nói với vị Ðại đệ tử, Trưởng lão
Nisabha, ngồi bên tay phải Ngài.
- Nisabha! Hãy hồi hướng công đức cho những ẩn sĩ đã d}ng chúng
ta hoa và chỗ ngồi.
Sau đó, Trưởng lão, như một dũng tướng vừa nhậm chức vị cao
trọng từ tay Chuyển lu}n Th{nh vương, lòng tr|n đầy niềm hân hoan,
hiển bày trí tuệ ba-la-mật của bậc Ðại đệ tử, bắt đầu bài hồi hướng. Khi
Ngài chấm dứt, đức Phật bảo Ðại đệ tử thứ nhì như sau:
- Con cũng hãy thuyết pháp cho các Tỳ-kheo!
Vâng lời Phật dạy, Trưởng lão Anoma suy nghiệm đến Tam tạng
kinh điển, lời dạy của chư Phật, rồi thuyết ph{p. Nhưng dù hai Ðại đệ tử
đã thuyết pháp, không có một Tỳ-kheo n|o đạt được Pháp nhãn thanh
tịnh. Rồi đức Ðạo sư hiển lộ năng lực vô biên của Phật, bắt đầu thuyết
pháp. Khi bài giảng kết thúc, tất cả bảy mươi bốn ngàn ẩn sĩ bện tóc đắc
A-la-hán trừ ẩn sĩ Sarada. Ðạo sư khi đó duỗi tay ra và cất tiếng:
- Hãy đến, Tỳ-kheo!
Lập tức râu tóc họ rụng mất, và tám món cần thiết được khoác vào
người họ.
Ðộc giả có thắc mắc vì sao ẩn sĩ Sarada không chứng A-la-hán
không? Bởi vì ông t{n t}m. Người ta kể rằng trong khi vị Ðại đệ tử ngồi
tòa thứ hai kế bên Phật hiển bày trí tuệ ba-la-mật của bậc Ðại đệ tử đang
156
thuyết pháp, ngay lúc ẩn sĩ bắt đầu lắng nghe b|i ph{p, ông đã khởi
niệm: "Ồ! ước mong sao, vào một lúc n|o đó ở tương lai, trong Gi{o đo|n
của một vị Phật tương lai, ta được nhận trọng trách mà vị đệ tử n|y đã
nhận!" Vì lẽ đó, ông không thể chứng đạo quả.
Sarada, tuy thế vẫn đảnh lễ Như Lai, v| đứng đối diện với Ngài,
bạch:
- Bạch Thế Tôn! Vị Tỳ-kheo ngồi tòa cạnh Ngài mang danh hiệu gì
trong Gi{o đo|n của Ngài?
- Ðó l| người theo Ta trong buổi đầu Chuyển ph{p lu}n, đó l| người
đã đạt đến tột đỉnh của trí tuệ ba-la-mật của bậc Ðại đệ tử, đó l| người
đã hiểu thấu mười sáu thể của Tri thức. Do đó, ông ta được gọi là Ðại đệ
tử trong Gi{o đo|n của Ta.
- Bạch Thế Tôn! Ở đ}y, trong bảy ng|y con đã đứng cầm lọng hoa
che Ngài, bằng cách ấy dâng vinh dự lên Ngài. Quả báo của công đức
này, con không mong cầu đời sau làm Đế-thích hay Phạm thiên, nhưng
trong tương lai, con nguyện được trở thành Ðại đệ tử của một đức Phật,
giống như Trưởng lão Nisabha hiện tại.
Sarada lập nguyện xong, đức Ðạo sư muốn biết ước nguyện của
người này có thành tựu không, Ngài bèn phóng thiên nhãn và quan sát
những thời kỳ tương lai, thấy sau một a-tăng-kỳ kiếp cộng thêm một
trăm ng|n kiếp, ước nguyện của Sarada sẽ thành tựu. Ngài cho ẩn sĩ
Sarada biết:
- Ước nguyện này của ông sẽ không viển vông. Cuối một a-tăng-kỳ
kiếp cộng thêm một trăm ng|n kiếp nữa, Phật Gotama sẽ xuất hiện trên
thế gian. Mẹ của Ngài là hoàng hậu Mahā māya, cha Ngài là vua
Shudhodana, con Ngài là Rāhula, thị giả Ngài là Ānanda, và Ðại đệ tử thứ
hai của Ngài là Moggallāna, và ông sẽ là Ðại đệ tử nguyên soái của niềm
tin, và tên ông là Sāriputta.
Sau khi đức Ðạo sư thọ ký cho ẩn sĩ, Ng|i thuyết pháp, và rồi cùng
Tăng chúng v}y quanh, Ng|i bay lên không m| đi. Ẩn sĩ Sarada tìm môn

157
đệ v| c{c trưởng lão của mình, nhờ họ nhắn tin cho bạn l| trưởng
giả Sirivaddha rằng: "Bạn ông, ẩn sĩ Sarada đã phủ phục dưới chân Phật
Anomadassī v| ước nguyện được địa vị Ðại đệ tử trong Gi{o đo|n của
Phật Gotama, người sẽ xuất hiện sau này của thế gian. Ông hãy ước
nguyện được ở địa vị Ðại đệ tử thứ hai".
Xong, ông đi trước những Trưởng lão bằng một đường kh{c v| đến
đứng tại cửa nhà Sirivadha.
Gặp lại người bạn cũ, Sirivaddha hân hoan chào mừng:
- Cuối cùng, sau một thời gian dài vắng bóng, người bạn quý của tôi
đã trở về.
Và lập tức Sirivaddha mời bạn ngồi tòa, và tự mình ngồi một ghế
thấp hơn, thăm hỏi:
- Nhưng, n|y ông Tôn giả! ông không có môn đệ và những người
cận sự?
- Có chứ, này bạn! đức Phật Anomadassī đã đến tu viện của chúng tôi,
v| chúng tôi đã tôn kính Ng|i trong phạm vi quyền năng của chúng tôi.
Ðức Ðạo sư thuyết pháp cho mọi người, và cuối bài giảng, tất cả số hội
chứng trừ tôi đều đắc quả A-la-h{n v| đều gia nhập Tăng đo|n. Trông
thấy vị Ðại đệ tử của đức Ðạo sư l| Trưởng lão Nisabha, tôi ước nguyện
được địa vị Ðại đệ tử dưới Gi{o đo|n của Phật Gotama, Người sẽ ra đời
sau này. Anh cũng nên ước nguyện được địa vị Ðại đệ tử thứ hai trong
Gi{o đo|n của Phật.
- Nhưng, Tôn giả! Tôi không có những quan hệ thân thiện với Phật.
- Tôi sẽ gánh vác trọng tr{ch thưa với Phật, anh hãy chuẩn bị một
quyết t}m vĩ đại.
Nghe lời như mở tấc lòng, Sirivsaddha liền về trang hoàng một
khoảng rộng tám karisas (tám mẫu) trước cửa nhà mình thật long trọng
xứng với một vị vua, rải c{t, tung năm loại hoa, có cả hoa lāja, dựng một
lều che mái lợp toàn bằng hoa sen xanh, khiến dọn sẵn toà của Phật, và

158
tòa của các Tỳ-kheo cũng được sửa soạn. Và biết bao phẩm vật được
chuẩn bị chu đ{o. Xong ch|ng nhờ ẩn sĩ Sarada đến thỉnh Phật và A-la-
h{n. Vui lòng đẹp dạ, ẩn sĩ Sarada đưa Tăng đo|n do Phật lãnh đạo cùng
đi đến nh| người bạn tâm giao. Sirivaddha ra trước nhà để gặp Tăng
đo|n, đỡ bình bát từ tay Như Lai, hướng dẫn đo|n v|o lều, mời ngồi trên
to| đã d|nh sẵn, d}ng nước và cung cấp những thức ăn chọn lọc.
Cuối bữa ăn, ch|ng d}ng y đắt gia lên Tăng đo|n, v| bạch đức Ðạo
sư:
- Bạch Thế Tôn, chúng con cúng dường vì lập nguyện đạt đến địa vị
không tầm thường. Xin Ngài rủ lòng từ bi ở lại đ}y trong bảy ng|y như
thế.
Ðức Ðạo sư thuận ở lại. Trong bảy ngày Sirivaddha dâng phẩm vật
dồi d|o như đã kể. Cuộc lễ cúng dường viên mãn, Sirivaddha đảnh lễ đức
Ðạo sư, v| đứng trước chắp tay cung kinh bạch:
- Bạch Thế Tôn, bạn con, ẩn sĩ Sarada ước nguyện trở thành Ðại đệ tử
của một vị Phật. Con cũng nguyện xin trở thành Ðệ nhị Ðại đệ tử của
một vị Phật ấy.
Ðức Ðạo sư qu{n s{t tương lai, v| thấy chàng sẽ được mãn nguyện.
Ngài bèn thọ ký như sau:
- Cuối một a-tăng-kỳ kiếp và cộng thêm một trăm ng|n kiếp, ông sẽ
trở thành Ðệ nhị Ðại đệ tử của Phật Gotama.
Nghe lời thọ ký của Phật, Sirivaddha tr|n đầy sung sướng, mãn
nguyện. Ðức Ðạo sư hồi hướng công đức về sự cúng dường thức ăn rồi
cùng Tăng chúng trở về tinh xá.
Và Phật kết luận:
- Này các Tỳ-kheo! Ð}y l| ước nguyện của c{c đệ tử Ta lúc ấy. Họ đã
thọ nhận đúng với ước nguyện của họ. Khi Ta ban bố một điều gì, Ta
không thiên vị người nào.
(Chấm Dứt Chuyện Quá Khứ)

159
Ðức Ðạo sư thuật xong, hai vị Ðại đệ tử cùng đảnh lễ Ng|i v| thưa
thỉnh:
- Bạch Thế Tôn, khi chúng con còn là gia chủ, chúng con đã đến xem
lễ Ðỉnh Núi.
Hai vị kể lại toàn bộ câu chuyện đã xảy ra, cho đến khi chứng được
thánh quả Dự lưu ngay lời đầu tiên Trưởng lão Assaji thuyết pháp. Rồi
họ thưa tiếp:
- Bạch Thế Tôn, chúng con đến gặp vị thầy cũ của chúng con, cốt
hướng dẫn ông ấy nương theo Phật, và chỉ cho ông ấy thoát ra khỏi bóng
tối của tư kiến, không quên nhấn mạnh đến lợi lạc tốt lành nếu như ông
ấy chịu đến đ}y. Nhưng ông ấy bảo với chúng con: "Ðối với ta, bây giờ
sống cuộc đời một môn sinh thì thật l| vô lý, như kẻ quen ở dơ lại đi đến
giếng nước. Ta không thể sống nổi cuộc đời một môn sinh". Chúng con
cố giải b|y: "Thưa Thầy, dân chúng hiện giờ tay ôm hương hoa v| c{c
thứ đến d}ng cúng riêng cho đấng Ðạo sư. Vậy Thầy định sao?" Ông ấy
hỏi ngược lại chúng con. "Trong thế gian n|y người ngu v| người khôn
ai đông hơn?" Chúng con đ{p: "Thưa Thầy, người ngu thì nhiều kẻ khôn
thì ít". Ông liền dứt khoát: "Vậy thì người khôn hãy đi đến vị Tỳ-kheo trí
tuệ là Gotama, v| người ngu hãy đến với ta là kẻ ngu. Còn c{c ông, hãy đi
đến chỗ c{c ông ưa thích". Với lời lẽ như thế, bạch Thế Tôn, ông ấy đã từ
chối đến đ}y.
Ðức Ðạo sư nghe thế liền dạy các Tỳ-kheo:
- Này các Tỳ-kheo, do chấp thủ tà kiến, Sañjaya đã lầm lẫn cho hư
vọng l| ch}n lý v| cho ch}n lý l| hư vọng. Nhưng c{c ông, do trí tuệ
riêng của mỗi người, đã ph}n biệt đúng đắn cái gì là chân thật trong tính
chân thật v| c{i gì hư vọng trong tính hư vọng. C{c ông đã s{ng suốt loại
trừ điều gì hư vọng và chấp nhận điều gì chân thật.
Rồi Ngài nói Pháp Cú sau:
“Asāre sāramatino,
Sāre cāsāradassino;

160
Te sāraṃ nādhigacchanti,
Micchāsaṅkappagocarā”.
“Sārañ ca sārato ñatvā,
Asārañ ca asārato;
Te sāraṃ adhigacchanti,
Sammasaṅkappagocarāti”.
(11) Không chân, tưởng chân thật,
Chân thật thấy không chân.
Chúng không đạt chân thật,
Do tà tư tà hạnh.
(12) Chân thật, biết chân thật,
Không chân, biết không chân,
Chúng đạt được chân thật,
Do chánh tư, chánh hạnh.

‚Việc không cần cứ cần chuyên,
Việc cần yếu lại chẳng siêng tu hành.
Tƣ duy tà kiến đã đành,
Ngƣời nhƣ thế chẳng đạt thành lý chân‛.
‚Việc cần thì biết là cần,
Việc không cần yếu cũng phân biết rành.
Tƣ duy chánh kiến tu hành,
Ngƣời nhƣ thế sẽ đạt thành lý chân‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trong hai bài kệ trên đ}y, đoạn đầu: ‚Asāre sāramatino sare
cāsāradassino‛, (việc không cần tƣởng cần việc cần thấy không cần), đề cập tới
hạng người chấp theo mười thứ tà kiến (dasa vatthukāmicchādiṭṭhi), rồi do
sự suy nghĩ sai lầm trong những điều không cần yếu (asāre) như tứ vật
dụng (cattāro paccayā): (Thức ăn, y phục, chỗ ở, thuốc men), lại nhận thấy

161
là cần yếu, quan trọng thiết thực (Sāradassino).
Ngược lại, trong những điều cần yếu (sāra) cho sự tu hành giải thoát
như mười thứ Chánh kiến (dasavatthukā sammādiṭṭhi) và Giới (sīla), Định
(samādhi), Tuệ (paññā), Giải thoát (vimutti), Giải thoát tri kiến
(vimuttiññāṇa dassana), Th{nh đế (paramattha) và Niết-bàn (Nibbāna) thì lại
thấy là không cần yếu quan trọng thiết thực (asāre dassino).
Mười thứ tà kiến này là Thập vô tướng kiến (dasa natthilakkhaṇa
diṭṭhi), là cho rằng:
1- Bố thí không có phước.
2- Cúng dường không có phước.
3- Báo hiếu, đ{p }n không có phước.
4- Không có nhân quả tốt xấu.
5- Đời nay không thật có.
6- Đời sau sẽ không có.
7- Mẹ không phải mẹ.
8- Cha không phải thật cha.
9- Hạng hóa sinh vô hình không có.
10- Không ai chứng đắc thần thông, đạo quả.
Đoạn kệ: ‚Te sāraṃ nādhigacchanti; micchā saṅkappa gocarā‛ (ngƣời tƣ
duy tà vạy không đạt thấu chân lý). Kết luận bài kệ trên đ}y, quả quyết rằng
họ (là những người chấp cứng theo tà kiến vì nhận thức sai lầm mà chỉ lo
theo đuổi ngũ trần dục lạc (Kāma vitakka), phù phiếm vô căn (asāraṃ) để
người tận hưởng thú vui tạm bợ trong một kiếp rồi thả t}m theo t| tư
duy (micchāsaṅkappa gocara), không khi n|o suy tư đến những điều quan
yếu thiết thực, cho nên họ không đạt thấu lý ch}n như (sāraṃ
nādhigacchanti), không đắc Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến,
Th{nh đế và Niết-bàn.
Trong bài kệ sau, đoạn đầu: ‚Sārañca sārato ñatvā, asārañca asārato‛
(việc cần biết là cần, không cần biết không cần), đề cập đến hạng người tu
hành chín chắn, nương theo mười thứ Chánh kiến, nghịch với mười thứ

162
tà kiến đã kể trên, biết nhận thức đúng đắn thấy Giới, Định, Tuệ< l| chủ
yếu (sārañca asārato ñatavā), còn tứ vật dụng là phụ thuộc, không mấy
quan trọng trong đạo giải thoát (asārañca asārato).
Đoạn kết luận ‚Te sāraṃ adhigacchanti sammāsaṅkappa gocarāti‛ quả
quyết rằng họ (te) là những bậc hiền trí giữ mình nương theo Ch{nh kiến
hằng niệm tưởng sự ly dục (nekkhamma) để t}m trong Ch{nh tư duy
(sammāsaṅkappa gocara).
Những người như thế mới khả dĩ đạt đến mục đích, cứu cánh của
đời tu hành là chân lý, là giải thoát Niết-bàn vậy.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Gặp Phật ra đời có dễ đâu?
Thƣơng ông Sañjaya chẳng hồi đầu!
Ham gom lễ vật, lo gìn giữ,
Tránh gặp Bổn Sƣ sợ lạy hầu.
Ác kiến hồ tƣ ngu hóa trí,
Si tâm loạn tƣởng đá thành châu!
Tham lam tự chuốc thêm hờn giận,
Đến chết chƣa thông lý đạo mầu<
Xả kiến tƣ tài để xuất gia,
Ƣu Ba Đề Xá dạo Ta-bà,
Hai câu kệ ngắn thay niềm tục,
Nửa dặm đƣờng xa bỏ nẻo tà!
Vắng bạn không quên lời hẹn cũ,
Lìa thầy vẫn nhớ lễ con nhà<
Chân thành đại nguyện từ bao thƣở,
Mới đƣợc ngồi bên Đức Thích-ca.
Nhắn khách tầm tu dứt tử sinh,
Xả thân cầu đạo, chẳng cầu danh!
Sải con, sải cả đừng câu chấp,

163
Mâm nhỏ, mâm to chớ giật giành!
Cảnh vắng an lòng ly thế tục,
Đồ ngon nhịn miệng tụng chân kinh!
Trƣớc sau giữ vẹn niềm nguyên thủy,
Tròn đủ nhân duyên gặp bạn lành.


9. Trưởng Lão Nan Ðà

(Nandathera vatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 13-14)

“Yathā’gāraṃ ducchannaṃ,
Vuṭṭhi samativijjhati;
Evaṃ abhāvitaṃ cittaṃ,
Rāgo samativijjhati”.
“Yathā’gāraṃ succhannaṃ,
Vuṭṭhi na samativijjhati;
Evaṃ subhāvitaṃ cittaṃ,
Rāgo na samativijjhati”.
“Như nhà mái lợp thưa,
Dễ bị dột nước mưa.
Tâm không tu luyện kỹ,
Tham dục vào có thừa”.
“Như nhà lợp kín tốt,
Nước mưa không thể dột.
Tâm tu luyện kỹ càng,
Tham dục vào chẳng lọt”.
Gi{o lý n|y đức Thế Tôn đã dạy cho Ðại đức Nanda khi Ngài ngụ tại
Jatavana.


164
9A. Nan Ðà Trở Thành Một Tỳ Kheo Bất Ðắc Dĩ

Sau khi bắt đầu chuyển pháp luân, Thế Tôn rời Rājagaha v| đến ngụ
tại Veḷuvana. Ngay sau đó, cha Ng|i, Ðại vương Suddhodana gửi sứ giả
đến, người này tiếp người nọ, mỗi người mang theo một ngàn tuỳ tùng
với lời dặn dò:
- Hãy tìm con trai ta v| rước mời về trước mặt ta.
Chín sứ giả đã đến nơi, chứng A-la-hán và không trở về, sau cùng
Trưởng lão Kāla Udāyi đến v| cũng chứng A-la-hán. Biết rằng đã đến lúc
Ðạo sư lên đường, Trưởng lão mô tả những c{i hay c{i đẹp trong cuộc
h|nh trình v| hướng dẫn đức Phật cùng hai mươi ng|n A-la-h{n đi
Kapilapura. Tại đ}y, giữa thân tộc v}y quanh, đức Ðạo sư đã lấy trận mưa
r|o l|m đề tài giảng pháp, và kể chuyện bổn sanh Bồ- tát Vessantara, tiền
thân Ngài.
Ngày hôm sau, Ngài vào thành khất thực. Với bài kệ bắt đầu bằng
câu:
“Uttiṭṭhe nappamajjeyya,
Dhammaṃ sucaritaṃ care;
Dhammacārī sukhaṃ setī,
Asmiṃ loke paramhi ca”.
‚Pháp môn khất thực chớ khinh thƣờng,
Chánh hạnh Tỳ-kheo pháp đáng nƣơng.
Kẻ y chánh pháp hằng an lạc,
Kiếp trƣớc đời sau vạn kiết trƣờng‛.
Đức Phật độ vua Suddhodana chứng quả Dự lưu. v| với câu:
“Dhammañcare sucaritaṃ,
Na naṃ duccaritaṃ care;
Dhammacārī sukhaṃ seti,
Asmiṃ loke paramhica”.
“Hãy khéo sống chánh hạnh..."
‚Chánh hạnh hành theo pháp đáng thƣơng,

165
Tà hạnh đừng nên giữ lệ thƣờng.
Kẻ y chánh pháp hằng an lạc,
Kiếp trƣớc đời sau vạn kiết trƣờng‛.
Ng|i độ Mahā Pājapatī đắc Sơ quả, và vua Suddhodana đắc Nhị quả.
Cuối bữa ăn, Phật thuật lại truyện Bổn Sanh Canda Kinnara vì }n nghĩa
của mẹ Rāhula đối với Ngài.
Ngày hôm sau, trong khi nghi lễ Qu{n đảnh v| đ{m cưới của hoàng
tử Nanda đang tiến h|nh, đức Ðạo sư bước vào nhà khất thực, đặt bình
bát vào tay Nanda và chúc phúc. Rồi từ chỗ ngồi đứng lên, đức Ðạo sư ra
đi không lấy lại bình bát trong tay Nanda không dám hở môi "Bạch Thế
Tôn, xin Ngài lấy lại bình bát", mà tự an ủi "Thế Tôn sẽ lấy lại bình bát ở
đầu thềm". Nhưng khi đến đầu thềm, Thế Tôn đã không lấy bình bát.
Nanda lại nuôi hy vọng" Thế Tôn sẽ lấy lại bình bát ở chân thềm". Nhưng
Ðạo sư vẫn không lấy bình bát. Nanda lại nghĩ "Thế Tôn sẽ lấy bình bát ở
s}n cung điện". Nhưng Ðạo sư cũng không lấy bình bát. Hoàng tử Nanda
tuy rất muốn trở lại với cô d}u nhưng phải bấm bụng đi theo Ðạo sư. Vì
lòng quý kính Ðạo sư qu{ s}u đậm chàng không dám nói "Thế Tôn hãy
nhận bình bát", m| đ|nh tiếp tục bước theo, trong lòng vẫn chưa tắt hy
vọng: "Thế Tôn sẽ lấy bình bát ở đ}y, Thế Tôn sẽ lấy bình bát ở đó, Thế
Tôn sẽ lấy bình bát ở kia".
Lúc ấy người ta nhắn với cô dâu mới "giai nhân của xứ sở" Janapada-
Kalyānī:
- Thưa công nương, Thế Tôn đã đem ho|ng tử Nanda đi với Ngài,
mục đích của Ngài là chia uyên rẽ thúy.
Lập tức Janapada-Kalyānì, khuôn mặt đầm đìa nước mắt v| đầu tóc
chưa chải xong, tung mình lao theo vị hôn phu khẩn khoản:
- Công tử, xin trở lại ngay!
Lời của nàng làm tim Nanda chấn động. Nhưng đấng Ðạo sư vẫn
không lấy lại bình bát, dẫn chàng về tinh xá và bảo:
- Nanda, ông có muốn đi tu không?
166
Vì lòng tôn kính Phật của Nanda qu{ s}u đậm nên chàng cố nín để
đừng thốt: "Con không muốn tu", thay v|o đó ch|ng thưa:
- Vâng, con muốn đi tu.
Ðấng Ðạo sư ưng thuận ngay:
- Tốt lắm, hãy xuất gia cho Nanda!
Thế là, vào ngày thứ ba sau khi Phật đến Kapilavatthu, Ng|i đã tạo
duyên cho Nanda thành Tỳ-kheo.
Vào ngày thứ bảy, mẹ của Rāhula trang điểm cho cậu hoàng con và
gửi đến Thế Tôn, bà dặn dò:
- Con cưng, hãy đến xem vị Sa-môn n|y, người có hai ng|n tăng sĩ
tùy tùng, có một thân hình vàng óng, có một d{ng vóc đẹp đẽ của Ðại
Phạm thiên. Sa-môn này là cha của con. Ng|y xưa Ng|i đã sở hữu những
kho tài sản vĩ đại. Từ lúc Ngài xuất gia, chúng ta không được gặp Ngài.
hãy đòi Ng|i gia t|i của con, hãy nói: "Cha thân yêu, con là hoàng thái tử,
và ngay khi nhận lễ Qu{n đảnh, con sẽ trở thành Chuyển Luân Thánh
Vương. Con cần có tài sản, cha hãy ban của cải cho con, vì một người con
có quyền hưởng tài sản của cha để lại".
Hoàng tử Rāhula vâng lời đi đến Thế Tôn. Khi thấy ngài, cậu ta cảm
thấy một tình cảm nồng ấm của cha dành cho mình, trong lòng sanh tâm
hoan hỷ nên thỏ thẻ: "Bạch Thế Tôn, dưới bóng mát của Thế Tôn con thật
hạnh phúc". Và cậu còn nói nhiều nữa, với những lời ng}y thơ của trẻ
con ở lứa tuổi ấy.
Thế Tôn thọ thực xong, hồi hướng công đức và từ chỗ ngồi đứng lên,
bước đi. Ho|ng tử Rāhula nối bước theo Thế Tôn, thưa:
- Bạch Thế Tôn, hãy cho con gia t|i m| con được thừa hưởng! Bạch
Thế Tôn hãy cho con gia t|i m| con được thừa hưởng!
Ðức Thế Tôn im lặng, ngay cả chư Tăng cũng để mặc không ngăn
cậu bé theo Thế Tôn.
Cứ thế, hoàng tử theo Thế Tôn đến khu rừng. Rồi một tư tưởng nảy

167
sanh trong trí Thế Tôn: "Gia tài của cha mà cậu bé đòi sẽ không tránh
khỏi hậu quả l| mang đến sự hủy diệt. À, Ta sẽ ban cho nó bảy thánh tài
m| Ta đã nhận được dưới cội Bồ-đề. Ta sẽ khiến Rāhula làm chủ một gia
tài xuất thế gian".
Thế rồi, Thế Tôn bảo Tôn giả Sāriputta:
- Sāriputta, ông hãy xuất gia cho Rāhula.
Nhưng khi hoàng tử Rāhula gia nhập tăng đo|n, vua Suddhodana
(ông nội) rất sầu muộn. Không chịu đựng nổi sự buồn rầu, ông bày tỏ
với Thế Tôn và thỉnh cầu:
- Bạch Thế Tôn, sẽ phải lẽ hơn nếu chư Tăng đừng nhận những
người vị th|nh niên v|o Tăng đo|n khi cha mẹ không cho phép.
Ðức Thế Tôn chấp nhận lời thỉnh cầu này. Lại một hôm, đức Thế
Tôn ngồi trong hoàng cung sau bữa ăn s{ng, đức vua cung kính ngồi một
bên bạch:
- Bạch Thế Tôn, trong khi Ng|i đang h|nh trì khổ hạnh, một vị trời
đến và nói với tôi: "Con ông đã chết". Nhưng ta không tin và trả lời: "Con
tôi sẽ không chết cho đến khi giác ngộ:.
Ðức Thế Tôn nói:
- Phụ vương tin chuyện này không? Trong một kiếp trước đ}y, khi
một vị trời chỉ một nắm xương v| bảo phụ vương: "Con ông đã chết" phụ
vương cũng đã không tin.
Và Ngài thuật lại truyện Bổn Sanh Mahā Dhammapāla, liên quan đến
câu chuyện. Sau khi câu chuyện chấm dứt, nh| vua đắc quả A-na-hàm.
9B. Nanda Và Những Thiên Nữ

Thế Tôn độ cho cha Ng|i đắc Tam quả xong, Ngài lại trở về Rājagaha
cùng với Tăng đo|n. Bấy giờ Ng|i đã hứa với ông Anāthapiṇdika đến
thăm Sāvatthī, ngay khi đại tinh xá Kỳ Ho|n được hoàn thành. Chẳng
bao lâu, Ngài nhận được lời b{o: "Tinh x{ đã ho|n th|nh". Ng|i liền đến
Jatavana cư ngụ. Ðại đức Nanda lúc đó trở nên bất mãn, tỏ sự buồn phiền
168
của mình với các Tỳ-kheo:
- Chư huynh, tôi bất mãn. Tôi đang sống đời xuất gia, nhưng tôi
không thể chịu đựng l}u hơn nữa. Tôi dự định xả bỏ những giới luật cao
cả và trở về đời sống thấp hơn, đời sống của một cư sĩ thế tục?
Thế Tôn nghe được việc này, cho gọi Tôn giả Nanda đến bảo:
- Nanda, có phải thật sự ông đã nói với nhiều Tỳ-kheo rằng: "Chư
huynh, tôi bất mãn. Tôi đang sống đời xuất gia nhưng tôi không thể chịu
đựng l}u hơn nữa. Tôi dự định xả bỏ những giới luật cao cả và trở về đời
sống thấp hơn, đời sống của một cư sĩ thế tục".
- Bạch Thế Tôn, ho|n to|n đúng thế.
- Nhưng Nanda, tại sao ông bất mãn với cuộc sống đạo hạnh mà ông
đang sống? Tại sao ông không thể chịu đựng l}u hơn? Tại sao ông định
xả bỏ những giới luật cao đẹp và trở về đời sống thấp hơn, đời sống của
cư sĩ thế tục?
- Bạch Thế Tôn! Khi con rời nhà vị hôn thê yêu quý Janapada
Kalyānī của con, với đầu tóc rối bời, từ giã con và khẩn khoản: "Công tử,
xin hãy mau trở về!" Bạch Thế Tôn, vì con vẫn nhớ nàng nên con bất mãn
đời sống xuất gia hiện con đang sống. Con không thể chịu đựng cuộc
sống n|y l}u hơn, v| con dự định xả bỏ những giới luật cao cả để trở về
cuộc sống thấp hơn, cuộc sống của cư sĩ thế tục.
Khi ấy, đức Thế Tôn nắm tay Ðại đức Nanda, dùng thần lực đưa
ch|ng đến cõi trời Ba mươi ba. Trên đường đi, đức Thế Tôn chỉ cho Tôn
giả Nanda thấy trên một c{nh đồng bị lửa rụi, một con khỉ h{u ăn đang
ngồi trên một gốc c}y đã ch{y rụi và lửa cũng đã thiêu đốt tai, mũi v|
đuôi của nó. Ðến cõi trời ba mươi ba, Ng|i chỉ năm trăm thiên nữ gót son
đang hầu hạ Sakka, vua của chư thiên (thiên chủ). Khi Thế Tôn cho thấy
hai cảnh tượng đó rồi, Ngài hỏi Nanda:
- Nanda, ông thấy ai đẹp đẽ, ưa nhìn v| duyên d{ng hơn? Cô vợ
quý Janapada Kalyānī của ông hay năm trăm thiên nữ gót son này?

169
- Bạch Thế Tôn, Nanda đ{p, thật Janapada Kalyānī kém xa, giống như
con khỉ h{u ăn đã mất tai, mũi v| đuôi. Bạch Thế Tôn, cô vợ quý
Janapada Kalyānī đối với năm trăm thiên nữ n|y, n|ng còn kém xa hơn
nhiều. So sánh với những thiên nữ này, vị hôn thê của con chẳng đ{ng
kể, cô ta không bằng một phần nhỏ của họ, không bằng một phần nhỏ
của một phần nhỏ của một phần nhỏ của họ. Ngược lại, năm trăm thiên
nữ gót son n|y đẹp đẽ, ưa nhìn v| duyên d{ng vô cùng.
- Hãy vui lên, Nanda! - Ðức Thế Tôn trả lời - Ta bảo đảm ông sẽ được
năm trăm thiên nữ gót son này.
Ðại đức Nanda thưa:
- Bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn bảo đảm con sẽ được năm trăm thiên
nữ gót son n|y, thì trong trường hợp đó, bạch Thế Tôn, con sẽ sung
sướng vô cùng để sống cuộc sống cao thượng của người xuất gia.
Rồi Thế Tôn đem Ðại Nanda theo Ngài, biến mất khỏi cõi trời ba
mươi ba v| hiện ra tại Jatavana. Không bao lâu, những Tỳ-kheo được
nghe kể như sau:
- Vì mong muốn được các thiên nữ mà Ðại đức Nanda, em đức Thế
Tôn, con bà Di mẫu, tiếp tục sống đời tu sĩ. Ðức Thế Tôn đã bảo đảm
rằng ông ta sẽ được năm trăm thiên nữ gót son.
Kết quả là những Tỳ-kheo huynh đệ của Ðại đức Nanda đã xem
ch|ng như một người đi tu mướn, như người đã bị mua chuộc và họ nói
về Ngài:
- Ðại đức Nanda là một người đi tu mướn, Tôn giả Nanda là một
người bị mua chuộc, vì hy vọng được các thiên nữ mà ông ta sống đời tu
sĩ, Thế Tôn đã bảo đảm rằng ông ta sẽ được năm trăm thiên nữ gót son.
Ðại đức Nanda, mặc dù bị các bạn đồng tu xem thường, xấu hổ vì
chàng và làm khổ chàng khi gọi ch|ng l| "người tu mướn" và "bị mua
chuộc", Ðại đức vẫn sống độc cư, xuất ly, chánh niệm, tinh tấn, dõng
mãnh. Không bao l}u, ngay trong đời này, chính Nanda an trú trong tuệ
trí giác ngộ v| đạt được đạo quả tối thượng của đời sống tu h|nh, đạo
170
quả mà vì nó biết bao thanh niên thiện tín đã vĩnh viễn từ bỏ đời sống
thế tục sống đời xuất gia. Ðại đức đã biết: "Sanh tử đã tận, phạm hạnh đã
lập, việc l|m đã xong, ta không còn trở lại đời này nữa". Vậy là thêm một
Ðại đức Trưởng lão nhập v|o h|ng ngũ A-la-hán.
Bấy giờ, một vị trời đến chỗ Thế Tôn v|o ban đêm, chiếu sáng cả
Jatavana, cúi đầu đảnh lễ Thế Tôn bạch rằng:
- Bạch Thế Tôn! Ðại đức Nanda, con trai bà Di mẫu của Phật đã lậu
tận; ngay trong đời này, chính Ðại đức đã an trụ trong ch{nh trí, đã được
giải thoát khỏi dục lậu, tâm giải thoát tuệ giải thoát.
Thế Tôn cũng đã biết như thế. Trong đêm ấy, Tôn giả Nanda cũng
đến chỗ Thế Tôn đảnh lễ v| thưa:
- Bạch Thế Tôn, con xin bãi bỏ lời hứa của Thế Tôn bảo đảm con sẽ
được năm trăm thiên nữ gót son.
Thế Tôn trả lời:
- Nanda, chính t}m Ta đã thấu hiểu tâm ông và thấy do lậu tận, ngay
trong đời n|y, chính ông đã an trú trong ch{nh trí, được giải thoát khỏi
dục lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Một vị trời cũng đã đến cho ta hay
điều đó. Do đó, n|y Nanda, khi ông không còn tham đắm v|o ngũ dục
thế gian, tâm ông thoát khỏi dục lậu, ngay lúc ấy Ta không còn bị ràng
buộc bởi lời hứa cũ.
Rồi Thế Tôn, thấu rõ ý nghĩa th}m s{u thực sự của việc n|y đã tuyên
đọc Thánh ngôn sau:
“Yassa tiṇṇo kāmapaṅko,
Maddito kāmakaṇṭako;
Mohakkhayamanuppatto,
Sukhadukkhe na vedhatīti”.
‚Vũng bùn dục lạc đã băng qua,
Gai ngũ trần kia đã đạp chà.
Ai dứt bỏ si mê thì giác ngộ,
Khổ vui chẳng động đến tâm mà‛.

171
Một hôm, các Tỳ-kheo đến gặp Tôn giả Nanda và hỏi Ngài:
- Sư huynh Nanda! Lúc trước huynh nói: "Tôi bất mãn", bây giờ
huynh có nói như thế không?
- Chư huynh, tôi chẳng còn ưa thích đời sống thế tục.
Khi các Tỳ-kheo nghe Ngài trả lời, họ nói:
- Tôn giả Nan-giả nói không thật, ho|n to|n nói l{o. Ng|y trước ông
ta nói: "Tôi bất mãn". Nhưng b}y giờ ông ta nói: "Tôi chẳng còn ưa thích
đời sống thế tục".
Và lập tức họ đến và trình lại câu chuyện với Thế Tôn. Thế Tôn đ{p:
- Này Tỳ-kheo! Ng|y trước nhân cách của Nanda như một nhà lợp
vụng, nhưng nay giống như một nhà lợp kín. Từ ngày ông ấy thấy
những thiên nữ, ông ấy đã cố gắng hành trì để đạt đến cứu cánh của đạo
nghiệp và bây giờ ông ta đã đạt được.
Nói xong, Ng|i đọc những Pháp Cú sau:
“Yathā’gāraṃ ducchannaṃ,
Vuṭṭhi samativijjhati;
Evaṃ abhāvitaṃ cittaṃ,
Rāgo samativijjhati”.
“Yathā’gāraṃ succhannaṃ,
Vuṭṭhi na samativijjhati;
Evaṃ subhāvitaṃ cittaṃ,
Rāgo na samativijjhati”.
(13) Như mái nhà vụng lợp,
Mưa tiền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.
(14) Như ngôi nhà khéo lợp,
Mưa không xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm khéo tu,
Tham dục không xâm nhập.

172

‚Mái thƣa mƣa thấm dột lần.
Tâm không tu luyện dục tham lọt vào.
Mái dầy ngăn giọt mƣa rào,
Tâm tu luyện kỹ, tham nào lọt vô‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Chữ Agāraṃ trên đ}y nghĩa l| gian nh|, bất cứ là nhà nào.
Ducchannaṃ: nghĩa l| che lợp thưa thớt trống trải (Viralacchannaṃ)
có nhiều kẽ hoặc lỗ hở (chiddāvacchaddaṃ)
Samativijjhati (dột): l| nước mưa xuyên qua được.
Abhāvitaṃ (không tu luyện): ví như gian nhà mái lợp thưa trống thì
nước mưa dột được. T}m người không tu luyện bằng thiền định thì tham
dục mới có thể lọt vào, chẳng phải hoàn toàn chỉ có tham dục mà thôi.
Ngoài ra còn có nhiều thứ phiền não khác nữa như s}n hận, si mê, ngã
mạn< dễ xâm chiếm được cái tâm không tu luyện ấy.
Subhāvita (tu luyện kỹ): là tu luyện đúng bằng thiền Chỉ quán
(samatha vipassanā bhāvanāni). T}m được tu luyện đúng đắn kỹ c|ng như
thế, thì các thứ phiền não nhất là tham dục (rāga) không thể lọt vào, y
như gian nh| m{i lợp đầy đặn kín đ{o, thì nước mưa không thể dột được
như vậy.

Các Tỳ-kheo bắt đầu bàn tán chuyện trên trong Ph{p đường:
- Chư huynh! Chư Phật thật kỳ diệu! Ðại đức Nanda đã bất mãn đời
tu sĩ vì cô Janapada Kalyānī, nhưng đấng Ðạo sư dùng những thiên nữ
làm mồi, khiến ông ta vâng phục hoàn toàn.
Ðức Phật đi đến và hỏi họ:
- Các Tỳ-kheo! Các ông ngồi đ}y b|n t{n chuyện gì?

173
Nghe họ kể xong, Ngài nói:
- Này các Tỳ-kheo! Ðây không phải lần đầu tiên Nanda đã v}ng phục
bởi mồi nhử bằng người khác phái, kiếp trước cũng xảy ra tương tự như
thế.
Nói xong, Ngài kể như sau:
Chuyện quá khứ
9C. Kappata và Con Lừa

Ng|y xưa, khi Brahmadatta (Phạm-ma-đạt) trị vì Benāres. Có một con


lừa chở đồ gốm cho ông và mỗi ng|y ông thường đi bảy dặm. Vào một
dịp nọ, Kappata chất một lô đồ gốm lên lưng lừa v| đi đến Takkasilā
(thành Hoa Thị).
Trong khi ông bận sắp xếp hàng hoá, ông cho lừa chạy rong. Chàng
lừa ta bèn lang thang dọc theo bờ mương, bỗng thấy một nàng lừa liền
chạy thẳng đến. Nàng lừa chào hỏi thân mật và mở đầu câu chuyện:
- Anh từ đ}u đến?
- Từ Benāres.
- Mục đích gì?
- Buôn bán.
- Anh mang hàng gì nhiều thế?
- Một lô đồ gốm thật nhiều.
- Anh đi bao nhiêu dặm mà mang số hàng nhiều thế?
- Bảy dặm.
- Trong những nơi anh đi qua, có ai xoa bóp ch}n v| lưng anh
không?
- Không!
- Nếu thế, anh phải chịu đường dài khắc nghiệt kinh khủng!
(Dĩ nhiên loài vật không ai xoa bóp chân và lƣng, cô lừa nói chỉ vì để kết

174
mối thân tình với anh lừa).
Lời cô lừa khiến chàng lừa trở nên bất mãn. Sau khi nh| buôn đã xếp
đặt hàng hóa xong, ông chạy đến chàng lừa và nói:
- Nào, chúng ta đi!
- Ông đi đi, tôi không đi!
Nhà buôn cố gắng lặp đi lặp lại với những lời lẽ dịu d|ng để thuyết
phục nó đi. Mặc dù ông dỗ hết sức, lừa ta vẫn dở chứng, ông bèn trút hết
lời chửi rủa nó. Cuối cùng ông nghĩ: Ta sẽ biết c{ch l|m cho nó đi, v| nói
kệ sau:
“Patodante karissāmi,
Soḷasaṅgulikaṇtakaṃ;
Sañchindissāmi te kāyaṃ,
Evaṃ jānāhi gadrabhāti”.
Ta sẽ làm cây gậy
Có mũi nhọn thật dài
Sẽ đâm xẻ thân này
Nhớ đó nghe, lừa hỡi!

‚Ta sẽ làm đót nhọn,
Mũi dài mƣời sáu phân.
Đâm lủng nát thây lừa,
Biết thân thì lựa chọn‛.
Lừa đ{p:
- Nếu vậy, tôi biết ngay phải làm gì với ông.
Rồi nó đọc kệ:
“Patodante karissāmi,
Soḷasaṅgulikaṇtakaṃ;
Purato patiṭṭhahitvāna,
Uddharitvāna pacchato;

175
Bhaṇḍaṃ te pātayissāmi,
Evaṃ jānāhi kappakāti”<
Ông bảo sẽ làm gậy
Có mũi nhọn thật dài
Tốt thôi! Tôi cũng sẽ
Chân trước bấm chặt sâu
Tung vó hai chân sau
Ðá cho răng ông gãy
Nhớ nghe, Kappaka!

‚Ông cứ làm đót nhọn,
Mũi dài mƣời sáu ngón.
Cẳng trƣớc tôi đứng yên,
Giò sau tôi búng gọn.
Liệu hồn, đừng xăm xỏn<‛.
Khi nhà buôn nghe thế, ông thắc mắc không biết lý do gì khiến nó
nói thế. Ông ta nhìn lại con đường và cuối cùng bắt gặp con lừa cái. À ra
thế! Ông hiểu ngay. Cô ả đã dạy chàng lừa nhà ta mấy trò n|y đ}y. Ta sẽ
hứa mang về nhà một con lừa c{i như thế cho nó. Như vậy, dùng con lừa
cái làm mồi, ta sẽ khiến nó phải đi.
Ông bèn đọc kệ:
“Catuppadiṃ saṅkhamukhiṃ,
Nāriṃ sabbaṅgasobhiniṃ;
Bhariyaṃ te ānayissāmi,
Evaṃ jānāhi gadrabhāti”.
Một lừa cái bốn chân
Mặt như dáng vỏ trai
Ðầy đủ muôn vẻ đẹp
Sẽ đi mua cho mày
Nghe ra chưa lừa hỡi?
‚Một kiều nữ tứ túc,
176
Mặt ngọc, dáng ngoại mục.
Ta sẽ cƣới cho lừa,
Mặt dạ đẹp lòng chƣa?‛.
Nghe thế, tim chàng lừa rộn rã và trả lời:
“Catuppadiṃ saṅkhamukhiṃ,
Nāriṃ sabbaṅgasobhiniṃ;
Bhariyaṃ me ānayissasi,
Evaṃ jānāhi kappaka;
Kappaka bhiyyo gamissāmi,
Yojanāni catuddasāti”.
Một lừa cái bốn chân,
Mặt như dáng vỏ trai,
Ðầy đủ muôn vẻ đẹp,
Ông hứa mua cho liền.
Xưa đi ngày bảy dặm
Nay tôi chạy gấp đôi!

‚Một kiều nữ tứ túc,
Mặt ngọc dáng ngoạn mục.
Nếu ông cƣới cho lừa,
Lừa nguyện sẽ tiếp tục.
Kéo xe nặng đàng xa,
Mƣời bốn dặm mỗi lúc‛.
Kappata nói:
- Vậy thì tốt, đi!
Và ông dắt lừa lại chỗ để xe.
Vài ngày sau con lừa nói với ông ta:
- Chẳng phải ông đã nói với tôi là sẽ đem cho tôi một cô bạn ư?
Thương gia trả lời:

177
- Phải, ta đã nói thế, và ta không nuốt lời. Ta sẽ cho mi một cô bạn về
nh|. Nhưng ta chỉ cung cấp thức ăn cho mi thôi. Không biết có đủ hay
không cho cả mi và cô ả, nhưng việc đó mi giải quyết một mình. Sau khi
hai đứa mi sống với nhau, sẽ sinh những chú lừa con. Thức ăn ta sẽ cho
mi, không biết có đủ cho mi, bạn mi và những lừa con nữa hay không,
việc này mi tự giải quyết lấy.
Thương gia nói rồi, con lừa hết mơ ước hy vọng.
Ðạo sư chấm dứt bài học này:
- Lúc đó, c{c Tỳ-kheo! Con lừa cái là Janapada Kalyānī, con lừa đực là
Nanda v| người thương gia chính l| Ta. Khi xưa Nanda cũng đã chịu
vâng phục vì miếng mồi khác phái.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Một đấng quân vƣơng nặng chữ tình,
Nan Đà hạnh đắc quả Vô sinh!
Áo vua bỏ lại gìn y bát,
Tay vợ lìa ra giữ kệ kinh!
Chẳng thiết hoa khôi hiền thế tục,
Không ham ngọc nữ chốn thiên đình!
Nƣơng cùng Chánh Giác hành chân đạo,
Nhƣ thƣở còn mang khổ nhục hình!


10. Cunda - Ðồ Tể Mổ Heo

(Cundasūkarikavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 15)

“Idha socati pecca socati,


Pāpakāri ubhayattha socati;
178
So socati so vihaññati, disvā
Kammakiliṭṭhamattano”.
“Sống khổ, chết cũng khổ,
Kẻ ác hai đường khổ,
Đã khổ càng thêm sầu,
Thấy nghiệp mình lem ố”.
Gi{o ph{p n|y đức Ðạo sư dạy khi Ng|i cư ngụ tại Veḷuvana (tinh xá
Kỳ viên) nhắm đến Cunda, người đồ tể mổ heo.

Chuyện kể rằng trong năm mươi lăm năm Cunda sống bằng nghề
mổ heo để ăn hay b{n. Nhằm lúc đói kém, ông ta đi về nông thôn với
chiếc xe đầy nhóc gạo và trở về đầy ắp heo con, mua trong các làng, với
giá mỗi con chỉ nửa lít hoặc một lít gạo. Sau nhà, ông ta có một miếng đất
rào lại thành một chuồng heo, và ông ta nuôi heo với tất cả các loại cây cỏ
và phân. Khi nào ông ta muốn giết heo, ông ta trói heo thật chắc chắn
vào một cây cột và nện nó bằng một c}y ch|y vuông để làm thịt nó sưng
phồng lên và mềm đi. Rồi, banh hàm heo và lồng vào miệng nó một cái
nêm nhỏ, ông ta rót nước thật nóng từ một nồi đồng đổ xuống họng nó.
Nước nóng thấm vào dạ dày heo, làm lỏng phân, và tống ra ngoài hậu
môn phân nóng với nước. Nếu còn một cục phân nhỏ sót lại trong bao tử
heo, thì nước chảy ra biến m|u v| đục, nhưng khi bao tử heo đã sạch,
nước chảy ra sẽ trong và sạch. Chỗ nước còn lại ông ta đổ lên lưng heo,
v| nước sẽ làm tuột da, lột lớp da đen. Rồi ông ta thui lớp lông cứng
bằng một c}y đuốc. Cuối cùng ông cắt đầu heo bằng một thanh kiếm
nhọn. Khi máu phun ra, ông ta hứng v|o dĩa, rồi ông quay heo, bôi máu
hứng được lên da. Và ông ta ngồi vào bàn cùng vợ con ăn thịt heo quay.
Thịt còn lại, ông ta b{n. Theo c{ch n|y, ông ta đã sinh sống trong năm
mươi lăm năm. Dù đức Ðạo sư ở tinh xá bên cạnh mà không có một ngày
nào Cunda cúng dường Ngài, dù là một nắm hoa hay một muỗng cơm,
cũng không l|m một việc công đức nào cả.
Một hôm ông mắc bệnh, và dù ông ta vẫn còn sống, ngọn lửa của đại
179
địa ngục A-tỳ đã bốc ch{y trước mặt. (Ngọn lửa A-tỳ là một cực hình có sức
thiêu đốt kinh khủng có thể phá huỷ mắt ngƣời nào nhìn cách một trăm dặm).
Do đó có c}u kệ:
“Samantā yojanasataṃ;
Pharitvā tiṭṭhati sabhadāti”.
‚Nóng xa hàng trăm do tuần
Lửa A tỳ cháy tƣng bừng ngày đêm‛.
Thật ra, ngọn lửa ấy được mô tả như sau: "Ngọn lửa luôn luôn phụt
ngọn liên tục vào mọi phía, xa đến một trăm dặm". Trưởng lão
Nāgasena (Tỳ-kheo Na-tiên) đã dùng lối so s{nh sau để chỉ sức nóng
mãnh liệt biết bao so với ngọn lửa thường: "Ðại vương! Hãy nghĩ xem,
một khối đ{ to bằng một ngôi chùa đưa v|o ngọn lửa địa ngục sẽ tan
chảy chỉ trong chốc lát. Tuy nhiên, chúng sanh bị tái sanh ở đó, vì quả
báo của việc làm quá khứ, không bị chết tiêu mà cảm thấy như đang nằm
trong thai mẹ".
Khi cực hình của đại địa ngục A-tỳ giáng xuống đồ tể mổ heo Cunda,
h|nh động của ông ta thay đổi tương xứng với nghiệp quá khứ. Dù còn ở
trong nhà, ông ta bắt đầu kêu ủn ỉn như heo v| bò bằng tay v| đầu gối,
bỏ ra trước nhà rồi bò đến phía sau. Những người trong gia đình {p đảo
và bịt miệng ông ta. Nhưng dù họ l|m đủ cách (bởi không ai có thể ngăn
đƣợc quả báo xảy đến cho một ngƣời do hành động quá khứ của chính ngƣời
đó), ông ta vẫn bò lui và kêu ủn ỉn liên tục như một con heo.
Bảy nhà xung quanh không ai có thể ngủ được. Thân quyến của ông
ta khủng khiếp vì sợ chết, không có cách nào khác có thể ngăn ông ta đi
ra, họ chặn các cửa và nhốt ông ta ở trong nhà. Xong, họ bao vây nhà và
đứng canh Cunda bò tới bò lui trong nhà suốt bảy ngày, chịu sự đau khổ
cùng cực của địa ngục, kêu ủn ỉn và rống eng éc như heo.
Qua bảy ng|y bò như thế, ông ta chết và bị đọa v|o đại địa ngục A-
tỳ.
Vài Tỳ-kheo đi ngang qua cửa nhà ông, nghe tiếng eng éc ồn ào, chỉ

180
nghĩ l| tiếng của những con heo, họ đi về tinh xá, ngồi một bên đức Ðạo
sư v| bạch:
- Bạch Thế Tôn, trong bảy ngày cửa nh| đồ tể Cunda đóng kín, v|
suốt bảy ngày vẫn tiếp tục giết heo, chắc chắn ông ta định làm tiệc chiêu
đãi. Thế Tôn nghĩ xem, bao nhiêu heo bị giết! Hiển nhiên ông ta không có
một chút từ bi và hoàn toàn thiếu lòng trắc ẩn. Thật từ trước tới giờ
chúng tôi chưa thấy ai độc ác và man rợ như thế!
Ðức Ðạo sư nói:
- Này các Tỳ-kheo! Ông ta không giết heo trong bảy ngày qua. Sự
trừng phạt phù hợp với việc làm quá khứ của ông ta đã xảy đến bất ngờ
đối với ông ta. Ngay khi ông ta còn sống, cực hình của đại địa ngục A-Tỳ
đã hiển hiện. Vì cực hình này, ông ta bò tới lui trong nhà suốt bảy ngày,
kêu la eng éc như một con heo. Hôm nay ông ta chết và bị đọa vào ngục
A-tỳ.
Khi đức Phật nói xong, các Tỳ-kheo thưa:
- Bạch Thế Tôn! Ðã đau khổ ở đ}y trong thế gian này, ông ta lại đi
đến chỗ đau khổ nữa và tái sanh ở đó.
- Ðúng thế, các Tỳ-kheo!
Ðức Thế Tôn nói tiếp:
- Người nào sống buông lung, dù cư sĩ hay tu sĩ, đều bị đau khổ ở cả
hai nơi.
Nói xong, Ng|i đọc Pháp Cú:
“Idha socati pecca socati,
Pāpakāri ubhayattha socati;
So socati so vihaññati,
Disvā kammakiliṭṭhamattano”.
(15) Nay sầu, đời sau sầu,
Kẻ ác hai đời sầu,
Nó sầu, nó ưu não,

181
Thấy nghiệp uế mình làm.

‚Những tay bạo ác hung đồ,
Dù cho thác xuống dƣới mồ chƣa yên.
Kiếp này đau khổ triền miên,
Kiếp sau vƣơng vấn hận phiền không thôi.
Thấy mình ác nghiệp gieo rồi,
Cả trong hai kiếp ngậm ngùi ăn năn‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Chữ Pāpakārī trong bài kệ trên đ}y chỉ kẻ tạo nghiệp ác bằng nhiều
đường lối, đến khi lâm chung, hồi tưởng lại lúc mình sinh tiền, thấy
rằng: “Quả thật ta chưa từng làm việc lành nào cả, ta chỉ có làm việc ác
không mà thôi”. Thế rồi, kẻ ấy ăn năn hối hận, âu sầu, khổ não.
Đó l| nghiệp khổ trong đời này (idha).
Còn quả khổ kế tiếp sau là: Sau khi chết rồi, kẻ ác tái sinh vào khổ
cảnh vào cảnh giới kh{c cũng còn phải chịu ảnh hưởng của sự buồn rầu,
sầu khổ trong hiện kiếp ấy nữa.
Vì là kẻ ác phải chịu đau khổ trong hai cảnh giới như thế, nên lão
Cunda đồ tể, đã khổ trong khi còn sống mà còn khổ thêm sau khi thác rồi
nữa.
Disvā kammakiliṭṭhamattano (thấy nghiệp mình lem ố): Sau khi nhìn
thấy tự mình đã tạo nghiệp xấu xa, nhơ nhớp thì kẻ ác sinh tâm buồn
rầu, càng than van rên rỉ, lại c|ng ăn năn hối tiếc.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Giết lợn nuôi mình với vợ con,
Năm lăm năm chẵn, nghiệp vuông tròn!
Một cơn nóng sảng mơ thành thú,
182
Bảy bữa rên la tƣởng bị đòn!
Ngọn lửa A Tỳ cao ngất núi,
Tội ông đồ tể lớn tày non!
Ác lai ác báo mau cùng chậm,
Sống chết hai nơi khổ vẫn còn.


11. Cư Sĩ Hiền Thiện

(Dhammika upāsaka vatthu)



KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 16)

“Idha modati pecca modati,


Katapuñño ubhayattha modati;
So modati so pamodati, disvā
Kammavisuddhimattano”.
“Sống vui thác cũng vui,
Người thiện hai đời vui,
Đã vui càng hoan hỷ,
Thấy nghiệp mình sạch rồi”.
Gi{o lý n|y được Thế Tôn dạy cho một cư sĩ hiền thiện khi Ngài ngụ
ở Jatavana.

Chúng ta nghe kể ở Sāvatthī có năm trăm thiện tín sinh sống, mỗi
người có năm trăm cư sĩ tuỳ tùng. Người thiện tín lớn nhất có bảy con
trai và bảy con gái. Mỗi đứa con thường xuyên cúng dường theo lối rút
thăm để d}ng món ch{o đặc và các thức ăn kh{c, ngo|i ra còn cúng thức
ăn, thức ăn cuối tháng, thức ăn đầu tháng, thức ăn chiêu đãi, thức ăn
ngày chay, thức ăn cho kh{ch viếng thăm, v| thức ăn mùa mưa (hạ). Tất
cả những người con đó đều là "thế hệ sau', cho nên thiện tín cùng vợ và
mười bốn con duy trì mười s{u c{ch cúng dường. Và vị thiện tín đức
183
hạnh, chính trực cùng với vợ con đều hoan hỷ trong việc sắp đặt bố thí.
Sau một thời gian, vị thiện tín mắc bệnh và sức khoẻ suy sụp. Mong
muốn được nghe pháp, ông gửi lời đến Thế Tôn xin cử t{m hay mười
sáu Tỳ-kheo đến. Ðức Thế Tôn gửi các Tỳ-kheo và họ đi ngay đến vây
quanh giường ông ta, rồi ngồi xuống chỗ được dành sẵn.
Vị thiện tín nói:
- Chư Tôn giả! Bây giờ muốn thấy các Ngài khó lắm vì tôi yếu quá,
xin tụng lại cho tôi nghe một bài kinh thôi.
- Ông thích nghe kinh gì hở thiện tín?
- Kinh Tứ Niệm Xứ, phổ cập đối với tất cả chư Phật.
Thế l| chư Tăng bắt đầu tụng bài kinh, mở đầu bằng những lời: "Chỉ
có đường này, này các Tỳ-kheo, con đường duy nhất này dẫn đến sự cứu
độ chúng sanh".
Vào lúc ấy từ sáu cõi trời hiện đến sáu chiếc xe dài một trăm năm
mươi dặm do một ngàn con ngựa Sindh thuần chủng kéo, trang hoàng
với đủ loại trang sức rực rỡ. Trên mỗi chiếc xe ngựa có một vị trời đứng,
và mỗi vị trời nói:
- Cho phép chúng tôi chở Ngài về thiên giới của chúng tôi.
Và họ nói tiếp:
- Giống như ta đập bể một bình đất và thay bằng một bình vàng,
cũng như thế chúng sanh sanh thiên sẽ được hạnh phúc trên cõi trời của
chúng tôi.
Vị cư sĩ không muốn bị ngắt quãng trong khi nghe pháp, liền van
xin:
- Hãy khoan! Hãy khoan!
Các Tỳ-kheo nghĩ rằng ông ta nói với mình nên dừng tụng pháp.
Con trai và con gái của ông khóc thét:
- Trước kia cha chúng tôi không bao giờ cho rằng mình đã được

184
nghe ph{p đầy đủ, mà nay sau khi thỉnh các Tỳ-kheo đến và yêu cầu
tụng ph{p, chính ông ngăn họ lại. Rốt cuộc không ai mà không sợ chết.
Các Tỳ-kheo bàn với nhau:
- Không phải lúc ở lại.
Và lập tức họ đứng lên ra đi.
Sau một lúc, thiện tín tỉnh lại và hỏi các con:
- Tại sao các con khóc?
Họ đ{p:
- Cha thân yêu, cha mời các Tỳ-kheo lại, v| ngay khi đang nghe
ph{p, chính cha ngăn họ tụng pháp. Chúng con khóc vì nghĩ rằng rốt
cuộc không ai là không sợ chết.
- Nhưng c{c vị Tỳ-kheo quý kính đ}u rồi?
- Các Tỳ-kheo đã bảo nhau: "Ðây không phải là lúc nên ở lại", và lập
tức họ từ chỗ ngồi đứng lên ra đi.
- Các con yêu, ta không phải nói với các Tỳ-kheo quý kính như vậy.
- Vậy thì cha nói với ai, cha thân yêu?
- Từ sáu cõi trời có sáu vị trời hiện đến trong sáu xe ngựa trang
hoàng lộng lẫy, v| đứng trên xe ngựa lơ lửng trên không, họ nói với cha:
"Hãy hưởng hạnh phúc trên thiên giới của chúng tôi". V| cha đã trả lời
với họ: "Hãy khoan! Hãy khoan!"
- Cha thân yêu, những xe ngựa ở đ}u, sao chúng con không thấy?
- Ta có vòng hoa nào không?
- Có, thưa cha.
- Cõi trời n|o vui sướng nhất?
- Cha th}n yêu! Vui sướng nhất là cõi trời Tusitā nơi cha mẹ chư Phật
cư trú, cùng với tất cả các vị Phật tương lai.
- Tốt lắm, vậy hãy ném lên không một vòng hoa mà nói: "Hãy khiến

185
vòng hoa này mắc vào chiếc xe ngựa của cõi trời Tusitā".
Những người con của của vị thiện tín ném lên và vòng hoa mắc vào
gọng xe ngựa treo lơ lửng trên không. Ðám con thấy vòng hoa lơ lửng
trên không, nhưng không thấy xe ngựa. Vị thiện tín hỏi:
- Các con có thấy vòng hoa không?
- Vâng, chúng con thấy.
- Vòng hoa n|y treo lơ lửng nơi chiếc xe ngựa đến từ cõi trời Tusitā.
Cha sắp đi đến cõi trời Tusitā, đừng lo lắng. Nếu các con muốn tái sanh
theo cha, hãy làm những công đức như cha đã l|m.
Khi dứt lời, ông chết v| đặt chân lên chiếc xe ngựa, lập tức ông tái
sanh thành một vị trời thân cao ba phần tư dặm, được trang điểm với sáu
mươi xe đồ trang sức. Ông có một ngàn thiên nữ theo hầu và ở trong
cung điện bằng vàng rộng hai mươi lăm dặm.
Khi những Tỳ-kheo về đến tinh x{, đức Phật hỏi họ:
- Các Tỳ-kheo, vị thiện tín có nghe tụng đọc pháp không?
- Có, bạch Thế Tôn! Nhưng nửa chừng ông ta kêu lên: "Hãy khoan!
Hãy khoan!" v| ngăn chúng con lại. Rồi con trai và con gái ông ta bắt đầu
khóc. Lập tức, chúng con bảo nhau: "Ðây không phải là lúc nên ở lại", và
chúng con ttuừ chỗ ngồi đứng lên ra đi.
- Các Tỳ-kheo! Ông ấy không nói với các ông. Từ sáu tầng trời có sáu
vị trời đến trên sáu chiếc xe ngựa lộng lẫy, và họ gọi vị thiện tín ấy đi với
họ; nhưng thiện tín không muốn b|i ph{p đang đọc bị ngắt quãng nên
nói với sáu vị trời như thế.
- Thật vậy sao, Thế Tôn?
- Ðó là sự thật, các Tỳ-kheo ạ!
- Bạch Thế Tôn, bây giờ ông ấy t{i sinh nơi n|o?
- Trên cõi trời Tusitā, các Tỳ-kheo!
- Bạch Thế Tôn, nhưng gần đ}y ông sống rất vui sướng giữa các thân

186
tộc của mình, và bây giờ ông ấy cũng đi t{i sanh một nơi vui thú.
- Ðúng vậy, các Tỳ-kheo! Ông l| người giác tỉnh. Dù cư sĩ hay tu sĩ,
ông được sung sướng cả hai nơi như nhau.
Nói xong, Ng|i đọc Pháp cú:
“Idha modati pecca modati,
Katapuñño ubhayattha modati;
So modati so pamodati,
Disvā kammavisuddhimattano”.
(16) Nay vui, đời sau vui,
Làm phước, hai đời vui,
Nó vui, nó an vui,
Thấy ngiệp tịnh mình làm.

‚Những ngƣời đã sẵn thiện căn,
Kiếp này, kiếp nữa, lòng hằng an vui.
Thấy mình phúc nghiệp gieo rồi,
Cả trong hai kiếp đều vui sƣớng hoài‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trong câu kệ Phạn ngữ, chữ Katapuñña chỉ cho người tạo thiện
nghiệp bằng nhiều đường lối, khi lâm chung xét thấy rằng: Quả thật, ta
chưa từng làm việc quấy ác, ta chỉ làm những việc thuần thiện m| thôi<
Nhờ đó m| y được an vui với nghiệp l|nh trong đời hiện tại.
Sau khi chết, y cũng còn nhờ ảnh hưởng của quả lành, tiếp tục theo
m| được an vui kiếp sau nữa, nên mới gọi l| hai đời vui (ubhayattha
modati).
Kammavisuddhiṃ: nghiệp sạch, như cận sự nam Dhammika. Sau khi
xét thấy tự mình đã tạo nhiều nghiệp trong sạch (thuần thiện), tự mình
đầy đủ phước nghiệp (kammapuñña) rồi, đến khi l}m chung cũng hưởng

187
được sự an vui trong kiếp hiện tại và sau khi mệnh chung lại được thọ
sinh vào cảnh giới khác lại c|ng hưởng nhiều thiên phúc lạc hơn nữa.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Suốt cả đời tu, hƣởng phƣớc điền,
Chánh tâm sùng đạo, cảm chƣ Thiên,
Sáu xe túc trực, chờ tôn khách,
Ngàn ngựa bôn phi đón đại hiền?
Tăng tụng kinh dài, ai khiến nghỉ?
Con lo bố khổ, dạ sao yên?
Trấn an, may có vòng hoa lạ,
Lơ lửng trên không việc nhãn tiền.


12. Nghiệp Của Devadatta

(Devadatta vatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 17)

“Idha tappati pecca tappati,


Pāpakārī ubhayattha tappati;
“Pāpaṃ me katan”ti tappati,
Bhiyyo tappati duggatiṃ gatoti”.
“Sống than, chết cũng than,
Kẻ ác hai đời than.
Than “mình lỡ tạo ác”,
Càng than khi đọa lạc”.
Gi{o lý n|y do đức Ðạo sư dạy khi ở tại Jatavana, liên quan đến
Devadatta.


188
Chuyện của Devadatta, từ lúc trở thành Tỳ-kheo đến lúc mặt đất nứt
ra và nuốt ông ta, đều có trong mọi chuyện Bổn Sanh.
Sau đ}y l| tóm tắt câu chuyện:
Khi Thế Tôn ngụ tại vườn xoài Anupiya, gần Anupiya, một thị trấn
của thị tộc Mallā, t{m mươi ng|n quyến thuộc của ngài một hôm bỗng
nhận ra những đặc điểm của đấng Như Lai nơi Ng|i, v| t{m mươi ng|n
chàng trai con của họ đồng tình rằng Ngài là vua hay một vị Phật, Ngài
cũng sẽ sống với một đo|n tùy tùng gồm những ông hoàng dòng Sát-đế-
lợi. Sau đó trừ sáu ông hoàng trẻ tất cả đều xuất ly thế gian và trở thành
Tỳ-kheo.
Thấy sáu ông hoàng trẻ họ Thích này là vua Bhaddiya, và các ông
hoàng Anuruddha, Ānanda, Bhayu, Kimbila và Devadatta chưa xuất thế,
hoàng tộc họ Thích thảo luận với nhau:
- Chúng ta chỉ cho chính con của chúng ta v|o Tăng đo|n. Còn s{u
ông hoàng họ thích này chắc không phải quyến thuộc của Phật nên
không xuất gia làm Tỳ-kheo.
Vì vậy, một hôm, ông hoàng họ Thích tên Mahanama đến gặp em là
Anuruddha (A-lậu-nâu-đ|), tâm sự:
- N|y em, trong gia đình ta chưa có ai xuất gia, em hãy xuất gia trở
thành Tỳ-kheo và anh sẽ theo gương em.
Thưở đó, Anuruddha l| người được nuôi dưỡng trong nhung lụa và
sự cưng chìu, ch|ng chưa bao giờ nghe tiếng "không có". Thí dụ, một
hôm sáu ông hoàng họ Thích n|y chơi bắn bi. Anuruddha lấy bánh ra
đ{nh cuộc. Khi thua, chàng nhắn về nh| đòi b{nh. Mẹ chàng làm bánh
đưa cho họ. Mấy ông ho|ng ăn b{nh xong tiếp tục chơi. Anuruddha thua
liên tiếp. Ba lần mẹ chàng phải gửi bánh tới. Lần thứ tư b| nhắn:
- Không có b{nh để gửi.
Trước đó Anuruddha chưa hề nghe chữ "không có". Do đó ch|ng nghĩ
rằng đó l| một loại bánh khác, chàng nhắn bảo tên tiểu đồng về nhà:

189
- Hãy gửi cho tôi mấy cái bánh không có.
Khi mẹ chàng nhận được tin "Mẹ ơi! Hãy gửi cho con mấy cái bánh
không có", bà tự nghĩ:
- Từ trước con ta chưa hề nghe chữ không có, vậy thì ta sẽ dạy cho
nó biết nghĩa ấy.
Rồi bà lấy một bát vàng rỗng chụp lên một bát vàng khác và gửi cho
con trai.
Chư thiên bảo vệ thành biết được khi xưa Anuruddha là Annabhara đã
bố thí thức ăn phần mình cho Phật Ðộc Giác Uparritha v| ước nguyện:
"Không bao giờ bị nghe tiếng 'không có', không bao giờ cần biết thức ăn
từ đ}u đến". Bây giờ nếu để Anuruddha thấy bát rỗng, các vị trời sẽ
không bao giờ dự được hội trời, ngoài ra có thể đầu bị bể làm bảy mảnh
nữa.
Vì thế chư thiên bỏ đầy bánh trời v|o b{t. Ngay khi b{t được đặt
xuống trên chiếc đĩa tròn và mở ra, mùi b{nh thơm tỏa khắp th|nh. Hơn
nữa, lúc miếng b{nh đuợc đặt vào miệng, bảy ngàn thần kinh vị giác
rung lên. Anuruddha thưởng thức xong liền kết luận:
- Mẹ ta chẳng thương ta, mọi khi mẹ chẳng hề chiên bánh không có
này cho ta. Từ đ}y trở đi ta sẽ không ăn loại bánh nào khác.
Rồi chàng về nhà hỏi mẹ:
- Mẹ, mẹ có thương con hay không?
- Con cưng của mẹ, con ví như con mắt quý báu của một người chỉ
có một con mắt, v| cũng giống như tr{i tim mẹ yêu quý con còn hơn thế
nữa.
- Vậy thì mẹ thương, tại sao mấy lần trước mẹ không chiên bánh
"không có" cho con?
Người mẹ hỏi chú tiểu đồng:
- Nhỏ, không có gì trong bát chứ?

190
- Thưa b|, chiếc đĩa tr|n đầy bánh, và thứ b{nh n|y tôi chưa hề thấy
trước kia.
Người mẹ liền hiểu: "Thật l| con ta có công đức lớn. Chắc là nó có
một ước nguyện. Những vị trời chắc đã bỏ bánh dầy đĩa v| gửi cho nó".
Ðứa con nói tiếp với mẹ:
- Từ nay con sẽ không ăn loại b{nh n|o kh{c hơn.
Từ nay về sau xin mẹ hãy chỉ chiên bánh "không có" cho con.
Từ lần đó, khi con b| nói "Con muốn ăn b{nh" b| liền gửi một bát
không, đậy bằng một bát khác, và suốt thời gian chàng sống ở nhà,
những vị trời gửi bánh trời cho chàng. Vì Anuruddha qu{ ng}y thơ với
mọi sự như thế làm sao chàng có thể nghĩ ra để hiểu ý nghĩ của từ ngữ
"trở thành một Tỳ-kheo".
Vì lý do đó ch|ng hỏi anh mình:
- Trở thành một Tỳ-kheo là sao?
Anh chàng trả lời:
- Ðời sống của một Tỳ-kheo gồm cạo bỏ râu tóc, ngủ trong bụi gai
cũng bình thường như y trong giường đẹp v| đi khắp nơi khất thực.
Anuruddha bày tỏ ý mình:
- N|y anh, em qu{ sung sướng, em sẽ không bao giờ có thể thành
một Tỳ-kheo.
- Tốt lắm, em thân yêu, vậy hãy học nghề nông và sống đời sống của
một gia chủ. Nhưng ít nhất, một trong hai anh em chúng ta phải trở
thành Tỳ-kheo.
Anuruddha nói:
- Làm nông là sao?
Làm sao có thể trông mong một chàng trai biết được ý nghĩ của chữ
nông nghiệp khi anh ta không biết được thức ăn từ đ}u đến? Như một
ngày nọ, ba ông hoàng Kimbila, Bhaddiya và Anuruddha bàn lận với nhau

191
về thức ăn từ đ}u đến.
Kimbila nói:
- Nó đến từ kho lúa.
Bhaddiya nói với chàng:
- Anh không biết thức ăn từ đ}u đến, nó đến từ cái nồi.
Anuruddha nói:
- Cả hai anh đúng l| chẳng biết thức ăn đến từ đ}u cả. Nó đến từ
một b{t v|ng đậy nắp ngọc.
Người ta kể rằng: Một hôm Kimbila thấy gạo được chuyển ra từ kho
thóc, và lập tức ch|ng nghĩ "những hạt gạo được sản xuất trong kho".
Cũng vậy, một hôm Bhaddiya thấy thức ăn được múc ra từ một cái nồi, và
chàng cho rằng "nó có được từ trong nồi".
Anuruddha chưa hề thấy người ta chứa gạo, nấu cơm hay múc ra
khỏi nồi, nhưng chỉ thấy sau khi đã múc ra khỏi nồi v| đặt trước chàng.
Vì vậy chàng cho rằng khi người ta muốn ăn, thức ăn xuất hiện ngay
trong một bát vàng. Ðó là sự ngu dốt của cả ba ông hoàng về việc thức
ăn đến từ đ}u.
Bấy giờ trở lại khi Anuruddha hỏi:
- L|m nông nghĩa l| sao?
Chàng nhận được câu trả lời sau:
- Trước hết c{nh đồng phải được c|y lên, v| sau đó những việc khác
như thế, như thế phải làm. Và những việc ấy phải làm từ năm n|y đến
năm kh{c.
Chàng tự nhủ:
- Những bổn phận ràng buộc với nghề nông như thế thì đến bao giờ
mới hết. Bao giờ chúng ta mới có thời gian vui hưởng tài sản của mình
một cách an nhàn?
Và vì cho rằng những bổn phận ràng buộc v|o đồng áng không bao

192
giờ hết và không bao giờ dừng, chàng liền đổi ý:
- Thôi thì, nếu như vậy anh phải sống đời sống của một gia chủ; còn
em, em không sống như vậy.
Sau đó, ch|ng đến nói với mẹ:
- Mẹ! Hãy cho phép con! con muốn xuất gia trở thành một Tỳ-kheo.
Ba phen ch|ng đòi mẹ cho phép trở thành Tỳ-kheo và ba lần bà từ chối.
Cuối cùng bà nói với chàng:
- Nếu Bhaddiya, bạn con xuất gia, con có thể xuất gia với anh ta.
Sau đó, ch|ng đến Bhaddiya bạn mình và nói:
- Này bạn, tôi có xuất gia được hay không với điều kiện là bạn xuất
gia đấy!
Anuruddha thúc giục bạn Bhaddiya bằng mọi lý lẽ khiến anh cùng đi
xuất gia. Và cuối cùng, vào ngày thứ bảy Bhaddiya hứa khả.
Rồi sáu ông hoàng thuộc giai cấp Sát-đế-lợi - Bhaddiya, vua của
những người họ Thích (Sakya), Anuruddha, Ānanda, Bhagu, Kimbila và
Devadatta - kèm thêm người hớt tóc là Upāli thành bảy người, sau bảy
ng|y vui hưởng hạnh phúc thần tiên như những vị trời, bắt đầu ra đi với
trang phục nhiều gấp bốn lần, như thể trên đường đến vườn giải trí. Khi
họ tới lãnh thổ nước khác, họ ra lệnh quân lính trở về. Họ cởi những đồ
trang sức, gói lại v| đưa cho Upāli, nói:
- Này Upāli, bây giờ hãy trở về. Tất cả tài sản này sẽ đủ cung cấp cho
anh sanh nhai.
Upāli gieo mình xuống chân họ, lặn lộn trên đất và khóc thảm thiết.
Nhưng không gi{m cãi lệnh, đứng lên và trở về. Giờ chia tay rừng rủ lá,
đất rung động.
Não nùng theo cảnh chia phôi,
Rừng cây ủ dột, núi đồi tang thƣơng.
Upāli đi được một quãng ngắn không an lòng vì nghĩ rằng những
người Sakya họ Thích ác nghiệt và tàn bạo có thể giết mình vì nghĩ rằng
193
mình đã giết anh em họ. Những ông hoàng họ Sakya n|y đã từ bỏ nếp
sống lộng lẫy xa hoa, đã lột bỏ những trang sức vô gi{ xem như một
đống đờm dãi và dự định xuất gia trở thành Tỳ-kheo. Sao mình lại
không?
Rồi ông mở gói, treo những đồ trang sức trên c}y để mặc, ai muốn
hãy đến lấy!
Xong, ông đến chỗ những ông hoàng. Họ ngạc nhiên hỏi ông tại sao
ở lại, ông kể với họ toàn bộ câu chuyện. Như vậy s{u ông ho|ng đem
theo người thợ cạo Upāli đến Thế Tôn và bạch:
- Bạch Thế Tôn, chúng con là những người họ Thích kiêu hãnh.
Người thợ cạo n|y l| người phục vụ chúng con từ lâu. Xin thu nạp ông
ta v|o Tăng đo|n trước, vì để ông ta v|o trước chúng con sẽ cung kính
ông ta, do sự kiêu hãnh của chúng con sẽ được giảm bớt.
Vậy l| trước tiên họ đã xin cho thợ cạo Upāli xuất gia trước v| sau đó
chính họ xin v|o Tăng đo|n.
Trong sáu ông hoàng họ Sakya này, Tôn giả Bhaddiya chứng Tam
minh ngay mùa hạ đầu. Tôn giả Anuruddha chứng Thiên nhãn thông, và
sau nghe b|i kinh đầu đề "Những điều suy niệm của một bậc đại nhân",
Ngài chứng A-la-hán. Tôn giả Ānanda chừng quả Dự lưu, Trưởng lão
Bhaya v| Trưởng lão Kimbila sau đó khai mở Minh-sát-tuệ và chứng A-la-
hán. Devadatta chứng thần thông thấp hơn.
Sau một thời gian, khi Thế Tôn ngụ tại Kossambi, của cải và tiếng tăm
đều dồn về Thế Tôn v| chúng đệ tử của Ngài. Mọi người đến tinh xá
thường mang trong tay y phục, thuốc men và những vật cúng dường
khác, và hỏi:
- Ðức Ðạo sư ở đ}u?
- Trưởng lão Sāriputta đ}u?
- Trưởng lão Moggallāna đ}u?
- Trưởng lão Kassapa đ}u?

194
- Trưởng lão Bhaddiya đ}u?
- Trưởng lão Anuruddha đ}u?
- Trưởng lão Ānanda đ}u?
- Trưởng lão Bhagu đ}u?
- Trưởng lão Kimbila đ}u?
Nói xong, họ đi tìm chỗ ngồi của t{m mươi vị Ðại đệ tử.
12A. Những Hành Ðộng Ác Của Devadatta.

Nhưng chẳng ai hỏi đến Devadatta. Từ đó ông sanh lòng bất mãn:
"Ta đi tu cùng lúc với những Tỳ-kheo kia, cũng thuộc giai cấp chiến sĩ
như họ. Vậy mà các thí chủ mang phẩm vật cúng dường kia chỉ đến tìm
những Tỳ-kheo ấy, chẳng ai nhắc đến tên ta. Ta sẽ về phe ai, thâu phục
cảm tình ai để có được lợi dưỡng và sự tôn kính?" Và ông toan tính ly
khai. Sau đó ông nghĩ tiếp: "Vua Bimbisāra ngay hôm đầu gặp Phật cùng
mười một vạn tùy tùng, đã chứng quả Dự lưu, ta không thể về phe ông.
Ta cũng không thể theo phe vua Kosala, nhưng ta sẽ đến với hoàng tử
Ajātasatta, kẻ không biết nhìn người".
Từ Kosambi, Devadatta đi đến Rājagaha, tự biến thành một chàng trai,
với bốn con rắn ở tay chân, một con quanh cổ, một con cuộn tròn trên
đầu như búi nệm, một con vắt trên vai. Trang điểm đầy rắn như thế ông
từ không trung bay xuống ngồi ngay trong lòng Ajātasattu hết hồn hỏi:
- Người là ai?
- Tôi là Devadatta.
Ðể Ajātasattu hết sợ, Devadatta biến nguyên hình trở lại là một Tỳ-
kheo, đắp y mang bát và ông chiếm được cảm tình của Ajātasattu cùng
lợi dưỡng và sự tôn kính.
Ðược lợi dưỡng và sự tôn kính rồi, Devadatta quyết định: "Ta phải là
người lãnh đạo Tăng đo|n". Vừa khởi ác niệm, Devadatta mất hết thần
thông. Bấy giờ đức Ðạo sư đang thuyết ph{p cho Tăng chúng ở Veḷuvana

195
tinh x{, cũng có nhà vua trong chúng hội. Giữa thời pháp Devadatta đảnh
lễ Phật, từ chỗ ngồi đứng dậy chấp tay thỉnh cầu:
- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn nay đã gi| yếu, mệt mỏi, hãy sống an nhàn
không lo lắng. Tôi sẽ lãnh đạo Tăng đo|n, hãy giao phó Tăng đo|n cho
tôi.
Ðức Ðạo sư, thay vì chấp nhận sự sắp xếp của Devadatta, đã từ chối
lời thỉnh cầu và gọi ông là hạng người ăn đờm dãi. Devadatta căm phẫn
tột độ ra đi. Ð}y l| lần thứ nhất ông oán hận đức Ðạo sư. Ðức Phật cho
công bố câu chuyện Devadatta tại Rājagaha.
Devadatta hận thù không nguôi vì bị đức Phật khai trừ nên rắp tâm
phá Phật. Ông đến gặp Ajātasattu bày kế:
- Này chàng tuổi trẻ, con người trước đ}y sống l}u, nhưng nay chết
sớm. Một ông ho|ng như anh chẳng bao l}u cũng sẽ chết. Vậy thì, anh
hãy giết cha rồi lên làm vua, còn ta sẽ giết đức Thế Tôn và lên làm Phật.
Mưu kế thành tựu, Ajātasattu giết cha rồi lên ngôi, còn Devadatta
không bỏ cuộc, tự th}n leo lên đỉnh núi lòng dặn lòng: "Một mình ta sẽ
dứt đời Sa-môn Gotama". Rồi ông lăn đ{ xuống, nhưng chỉ làm thân Phật
chảy máu. Thất bại lần nữa trong việc giết Phật, ông lại tính keo khác là
thả voi Nālāgiri hại Phật. Khi voi đến gần, Ðại đức Ānanda đứng mũi chịu
sào hy sinh cản đường cứu Phật. Ðức Ðạo sư nhiếp phục được voi và rời
thành trở về tinh xá. Sau khi dự buổi thọ trai do hằng ngàn thiện tín cúng
dường, đức Ðạo sư đúng thời nói ph{p cho cư d}n Rājagaha, đông đến
một trăm t{m mươi triệu người. Có t{m mươi bốn ng|n người được
Pháp nhãn thanh tịnh. Các Tỳ-kheo lúc đó không ngớt tán thán Ānanda:
- Ðại đức Ānanda thật cao thượng! Khi con voi hung tợn chạy đến,
người dám hy sinh mạng sống đứng chắn cho đức Ðạo sư.
Ðức Phật nghe các Tỳ-kheo khen vậy liền bảo:
- Các thầy, đ}y chẳng phải là lần đầu Ānanda hy sinh vì ta. Trong
kiếp quá khứ, ông ấy cũng l|m như vậy.

196
V| đ{p lời thỉnh cầu của các Tỳ-kheo, Phật kể chuyện tiền thân Culla
Hamsa và Kakkata.
Qua việc b|y mưu giết vua, mướn người giết Phật, lăn đ{, tính {c
độc của Devadatta chưa g}y chấn động dư luận như lần thả voi hại Phật.
Dân chúng biết chuyện xôn xao bàn tán: "Devadatta một mình đã giết
vua, mướn kẻ s{t nh}n ném đ{, nay còn thả voi Nālāgiri. Nh| vua đang
thân cận một kẻ {c độc đến thế!" Nh| vua nghe được bèn bãi bỏ năm
trăm nồi nấu thức ăn cho Devadatta và từ đó không cung cấp, đ{p ứng
các nhu cầu của Devadatta nữa. D}n chúng cũng vậy, khi ông đến nhà
khất thực, họ vẫn không cúng dường.
Danh và lợi đều mất, Devadatta lại giở trò quỷ quyệt. Ông đi đến đức
Phật đưa ra năm điểm nhưng đức Ðạo sư b{c bỏ:
- Ðủ rồi, Devadatta! Ai muốn như vậy, hãy làm một nhà khổ hạnh ở
trong rừng.
Devadatta quay sang các Tỳ-kheo:
- Chư huynh đệ, lời dạy n|o cao thượng hơn, lời Phật hay lời tôi vừa
nói? Ðược rồi, Thế Tôn. Sa-môn suốt đời nên sống trong rừng, đi khất
thực, mặc áo bằng giẻ rách lấy từ đống rác, ở dưới gốc c}y, không ăn c{
thịt. Ai muốn giải tho{t đau khổ, hãy để người ấy đến với tôi.
Nói rồi, Devadatta ra đi.
Một vài Sa-môn vừa mới xuất gia, thiếu trí, nghe những lời n|y nghĩ
là Devadatta nói đúng. Rồi họ đi theo Devadatta cùng năm trăm Tỳ-kheo
bằng mọi cách thuyết phục mọi người từ người dễ tin đến người dày
dạn, chấp thuận năm điểm, và sống bằng cách khất thực từ nhiều gia
đình. Ðồng thời Devadatta vẫn tìm cách tạo sự chia rẽ trong Gi{o đo|n.
Ðức Thế Tôn nghe ra bèn bảo:
- Devadatta, có đúng như người ta nói, ông đang cố tình gây chia rẽ
Tăng đo|n không?
Devadatta trả lời:

197
- Ðúng!
Phật dạy:
- Devadatta, chia rẽ Tăng đo|n l| một tội ác ghê gớm.
Ðức Ðạo sư tiếp tục răn nhắc Devadatta. Nhưng ông không để ý đến
lời Phật dạy. Devadatta ra đi, gặp Ðại đức Ānanda đang đi khất thực trong
thành Rājagaha, ông nói:
- Sư huynh Ānanda, kể từ hôm nay tôi sẽ làm lễ phát lồ v| tăng sự
riêng biệt, không cần Tăng đo|n, không cần Thế Tôn.
Ðại đức Ānanda kể lại cho đức Phật nghe, bậc Ðạo sư đã phẫn nộ
một c{ch chính đ{ng, v| biết rằng Devadatta làm như vậy là tự đóng cửa
nhân-thiên, sẽ phải chịu đau khổ nơi đại ngục A-tỳ.
V| Ng|i suy nghĩ như vầy:
“Sukarāni asādhūni,
Attano ahitāni ca;
Yaṃ ve hitañca sādhuñca,
Taṃ ve paramadukkaranti!”.
Dễ làm thay việc ác,
Việc chỉ gây tai hại.
Những việc lành đem lại
Hạnh phúc, rất khó làm.

‚Dễ làm việc bất lƣơng,
Và tự chịu tai ƣơng,
Còn việc phƣớc việc thiện,
Lại khó làm phi thƣờng‛.
Rồi, đức Ðạo sư lại nói lên câu kinh sau:
“Sukaraṃ sādhunā sādhu,
Sādhu pāpena dukkaraṃ;
Pāpaṃ papena sukaraṃ,

198
Pāpamariyehi dukkaranti”.
Dễ thay cho người lành,
Làm những việc thiện tốt.
Khó thay cho người ác,
Làm những việc thiện lành.
Người ác khó làm lành,
Người lành khó làm ác.

‚Thiện nhân hành thiện dễ dàng thay!
Ác nhân hành thiện khó chi tày!
Ác nhân hành ác nhƣ chơi giỡn.
Thánh nhân hành ác chẳng quen tay‛.
Vào ngày phát lồ, Devadatta ngồi về một phía với những người theo
ông, nói:
- Ai đồng ý năm điểm hãy lấy một lá phiếu.
Năm trăm ho|ng tử Yasa, những Sa-di ít lòng biết ơn, lấy phiếu.
Devadatta đem những thầy n|y đến Gayāsīsa. Ðức Ðạo sư biết tin họ đến
đó, liền ph{i hai đại đệ tử đi dẫn họ về. Hai vị đến đó, trổ hết thần thông
thuyết pháp khiến năm trăm vị Tỳ-kheo nếm được vị Niết-bàn, liền theo
hai vị bay về tinh xá hầu Phật.
Tỳ-kheo Kokālika, người cùng }m mưu với Devadatta, thấy vậy, đã
v|o đ{nh thức ông dậy:
- Dậy đi huynh Devadatta, Sāriputta và Moggallāna đã đoạt hết các Tỳ-
kheo của anh rồi, anh chẳng nhớ tôi đã nói l| đừng tin Sāriputta và
Moggallāna sao?
Devadatta nói:
- Sāriputta và Moggallāna ôm lòng {c độc.
Vừa nói lên câu ấy, đầu gối Devadatta đã dộng trúng tim mình và
miệng hộc m{u tươi ra.

199
Các Tỳ-kheo trông thấy Tôn giả Sāriputta bay trong không giữa một
đo|n Sa-môn tùy tùng, báo tin cho Phật:
- Bạch Thế Tôn! Ðại đức Sāriputta đi chỉ với một người mà trở về huy
hoàng với cả đ{m đông.
Ðức Ðạo sư đ{p:
- Các Tỳ-kheo, đ}y không phải lần đầu xảy ra sự việc này. Khi
Sāriputta sinh trong th}n thú, ông cũng đã trở về với Ta huy ho|ng như
vậy.
Và Phật nói bài kệ chuyện tiền thân Lakkhana (Tiền thân của Sāriputta
đã bảo vệ được năm trăm con nai trong đ|n an to|n trở về sau mùa săn.
Còn nai Kāla, tiền thân của Devadatta không bảo vệ được đ|n mình, để
năm trăm con nai bị chết hết).
“Hoti sīlavataṃ attho,
Paṭisaṇṭhāra vuttinaṃ;
Lakkhaṇaṃ passa āyataṃ,
Ñātisaṅghapurakkhataṃ;
Atha passasinaṃ kālaṃ,
Suvihīnaṃva ñātibhīti”.
Người đạo đức, thân thiện,
Mọi sự đều tốt lành.
Kìa, Lakkhana xuất hiện!
Dắt theo đủ bà con.
Và kìa, xem Kāla,
Chẳng bà con nào còn!

‚Kẻ giới đức tính tình thân thiện,
Sống một đời vinh hiển cao sang.
Hãy xem con Tƣớng huy hoàng,
Dẫn đầu quyến thuộc hiên ngang trở về.
Rồi nhìn lại ê chề buồn bã.

200
Con thời kia mất cả thân bằng‛.
Các Tỳ-kheo lại kể tiếp:
- Bạch Thế Tôn, người ta đồn rằng Devadatta cũng đặt hai vị Ðại đệ
tử ngồi hai bên và bắt chước Thế Tôn nói: "Ta sẽ thuyết ph{p như Phật".
Ðức Ðạo sư nói:
- Này các Tỳ-kheo, đ}y không phải là lần đầu ông ấy l|m như vậy.
Trong một kiếp quá khứ ông ấy cũng bắt chước ta, nhưng đã thất bại.
“Api vīraka passesi,
Sakuṇaṃ mañjubhāṇakaṃ;
Mayūragīvasaṅkāsaṃ,
Patiṃ mayhaṃ saviṭṭhakaṃ.
Udakathalacarassa pakkhino,
Niccaṃ āmakamacchabhojino;
Tassānukaraṃ saviṭṭhako,
Sevāle paliguṇṭhito mato’ti”.
Vīraka! Có thấy
Chồng tôi, Savitthaka (1), đâu không?
Tiếng chàng thanh dịu ngọt
Cổ rực rỡ như công?
Savitthaka ham bắt chước
Vĩraka, quạ nước
Lặn bắt cá trong hồ
Vướng rong rêu, đã chết.


‚Quạ hùng ơi! Ngƣời đi đâu đó,
Có gặp chim, cầm cố giống công,

1
Quạ Savitthaka - tiền thân của Devadatta - muốn bắt chứơc con quạ nước Vĩraka
(tiền thân của Phật) lặn xuống hồ bắt cá, bị mắc giữa đ{m rong v| chết.

201
Tiếng kêu lảnh lót đẹp lòng,
Tên Xa Biệt Thác là chồng của ta,
Dầu dƣới nƣớc hay là trên bộ,
Thấy chim kia hăng độ cá tƣơi,
Chồng cô bắt chƣớc nhƣ ngƣời,
Không may vƣớng rễ rong tƣơi chết chìm‛.
Ðể kể hết câu chuyện, đức Thế Tôn thuật chuyện tiền thân Vīraka.
Mấy hôm sau, cũng với đề tài này, Ngài kể các chuyện tiền thân
Kandagalaka và Virokana:
“Acāri vatāyaṃ vitudaṃ vanāni,
Kaṭṭhaṅgarukkhesu asārakesu;
Athāsadā khadiraṃ jālasāraṃ,
Yatthābhidā raruḷo uttamaṅganti ca,
Lasī ca te nipphalitā,
Katthako ca vidālito;
Sabbā te phāsuka bhaggā,
Dāni samma virocasīti”.
Chim gõ mõ (2) bay trong rừng mổ
Cây cành mềm, hư đổ, kiếm ăn.
Cây keo gỗ chắc một khi
Hắn lầm mổ phải đầu thì bể ngay
Óc não mày nát chảy,(3)
Ðầu thì vỡ tan hoang,
Bao xương sườn gãy vụn,
Thật thảm thương kinh hoàng.”


Chim gõ mõ Kandagalaka, tiền thân của Devadatta bắt chước chim bạn-tiền thân của
2

Phật mổ cây leo kiếm s}u ăn. Vì kh{c lo|i, không đủ khả năng nó bị gãy mỏ, mắt lồi ra, đầu
bể.
Dã can (tiền thân của Devadatta) sống nhờ ăn đồ thừa của sư tử - tiền thân Phật- một
3

hôm dã can bắt chước sư tử, giết voi, bị voi đạp n{t xương thịt rồi đi đại tiểu tiện lên.

202
‚Đi khắp rừng tung hoành khoét đục,
Những cây mềm nhánh mục gãy tan.
Gặp keo lõi cứng mổ càn,
Ô hô! Kim sí vỡ toang cả đầu.
Đại bàng nay còn đâu,
Óc ngƣời văng tứ phía,
Sọ ngƣời nứt hai đầu,
Sƣờn ngƣời đều gãy lọi,
Trông ngƣời thật đáng sầu‛.
Một ngày nọ, nghe lời nhận xét "Devadatta là kẻ bội ơn", đức Ðạo sư
kể lại chuyện tiền thân Java Sakuna:
“Akaramhā va te kiccaṃ,
Yaṃ balaṃ ahuvamha se;
Migarāja namo tyatthu,
Api kiñci lābhamha se.
Māma lohitabhakkhassa,
Niccaṃ luddāni kubbato;
Dantantaragato santo,
Taṃ bahuṃ yampi jīvasīti”.
Chúng tôi đã hết lòng phục vụ.
Và vô cùng tôn kính chúa công.
Vậy nay xin được cầu mong,
Chúa ban ơn huệ mở lòng tha cho.
Ta đã ngặm chắc ngươi trong mõm,
Ta sống bằng uống máu ăn tươi.
Thói ưa giết chóc ta nuôi.
Quá lâu ngươi đã sống rồi, tiếc chi!

‚Lộc vƣơng con việc chi cứ bảo,
Thân hết lòng nguyện báo ơn Ngài,
Trung thành chẳng dám đơn sai,

203
Ơn trên xuống phƣớc một hai chàng nào?
Ta cần uống máu đào để sống,
Và luôn luôn bạo động mà thôi,
Răng ta đã ngậm miếng mồi,
Nãy giờ ngƣời sống nhiều rồi còn chi?‛.
Phật lại kể chuyện tiền thân Kurunga, cho thấy Devadatta đi đ}y đi
kia chỉ để sát hại:
“Ñātametaṃ kuruṅgassa,
Yaṃ tvaṃ sepaṇṇi seyyasi;
Aññaṃ sepaṇṇiṃ gacchāmi,
Na me te ruccate phalanti”.
Con nai biết quá rõ,
Chính ngươi (4) thả trái rơi:
"Ta mau đến cây khác
Cây không thích, nên rời."

‚Hoẵng đã biết việc này đích thật,
Trái Xê ban, ngƣơi vất xuống mà,
Cây kia ta hãy băng qua,
Cây này quả chẳng ƣa ta chút nào‛.
Lại nữa, khi người ta bàn bạc: "Devadatta mất cả lợi dưỡng danh dự
v| địa vị tôn quý của một Sa-môn", đức Ðạo sư nói:
- Các Tỳ-kheo, đ}y chẳng phải là lần đầu ông ấy mất hết, trong một
kiếp quá khứ cũng vậy; và Phật kể chuyện tiền thân Ubhataobhattha:
“Akkhī bhinnā paṭo naṭṭho.
Sakhīgehe ca bhaṇḍanaṃ;
Ubhato paduṭṭhakammantā.

4
Người thợ săn ch|i lưới (tiền thân Devadatta) liệng trái cây nhử nai (tiền thân Phật)
để giết nhưng không th|nh công.

204
Udakamhi thalamhi cati”.
Mắt hư, áo bị mất (5),
Cãi vã đến trong nhà,
Việc làm ăn hỏng cả
Dưới nước lẫn trên bờ.

‚Mặt bị nổ, áo quần tiêu hết,
Vợ lăng loàn gia thất rã tan,
Hai nơi sự nghiệp tiêu tan,
Dƣới sông cũng hỏng, trên ngàn cũng hƣ‛.
Trong lúc đức Ðạo sư ngự tại Rājagaha, Ng|i đã kể chuyện tiền thân
của Devadatta như vậy. Rồi Ng|i đến Sāvatthī ở tại Jatavana.
Devadatta bị đau trong chín th{ng. Sau cùng, muốn gặp đức Phật,
ông nói với đệ tử của ông:
- Ta muốn gặp đức Ðạo sư, hãy giúp ta đến gặp Người:
Họ trả lời:
- Khi còn sức khỏe, thầy đã đối xử thù nghịch với đức Ðạo sư, chúng
tôi sẽ không dẫn thầy đến gặp Phật.
Devadatta nói:
- Xin đừng hại tôi! Tôi thật có lòng thù hận đức Thế Tôn, nhưng
Ngài không hề ghét tôi dầu chỉ mảy lông.
Và thật vậy:
“Vadhake devadattamhi,
Core aṅgulimālake;
Dhanapāle Rāhule ca,
Sabbattha samamanasoti”.

5
Một người chài lưới (tiền thân Devadatta) câu nhằm khúc c}y tưởng là cá lớn, cởi áo
lặn xuống bắt, bị va vào khúc cây mù hai mắt áo trên bờ bị lấy cắp. Vợ người ấy ở nhà sợ
phải chia phần cá, cãi vã với hàng xóm và bị phạt vạ.

205
Kẻ sát nhân Devadatta
Và kẻ cướp Angulimāla.
Voi Dhanapāla hay Rāhula
Với ai Phật cũng ôn hòa điềm nhiên.

‚Với sát nhân Đề Bà,
Hoặc tƣớng cƣớp Vô Não,
Hộ tài Ra Hầu La,
Ngài hằng bình đẳng đạo‛.
- Cho tôi gặp đức Thế Tôn.
Devadatta năn nỉ mãi.
Sau cùng họ để Devadatta trên c{i c{ng khiêng đi. C{c Sa-môn nghe
Devadatta đến, thông báo với Phật:
- Bạch Thế Tôn, Devadatta đang đến gặp Thế Tôn.
Phật dạy:
- Ông ấy sẽ không gặp Ta trong kiếp này nữa.
(Ngƣời ta nói rằng, kể từ lúc các Sa-môn đƣa ra năm điều, họ đã không còn
gặp Phật đƣợc nữa).
- Bạch Thế Tôn, họ đã đến nơi đó... nơi đó... rồi.
- Ông ấy l|m gì thì l|m, cũng chẳng bao giờ gặp lại Ta.
- Bạch Thế Tôn, hiện ông ấy chỉ còn cách một dặm, chỉ còn cách nửa
dặm, chỉ còn cách một khoảng... ông ấy đến hồ sen.
- Dầu cho ông ấy v|o đến Jatavana, cũng không gặp được Ta.
Những người khiêng Devadatta đến hồ sen tinh x{, đặt cáng và
xuống tắm trước khi vào hầu Phật. Devadatta ngồi dậy, bỏ chân xuống
đất, và bị lún xuống đất, và bị lún ngay tại đó. Ông bị lún từ từ, ban đầu
là mắt cá, rồi đến đầu gối, hông, ngực, rồi đến cổ... Sau cùng, khi làm sát
đất, ông đọc đoạn kệ sau:

206
“Imehi aṭṭhīhi tamaggapuggalaṃ,
Devātidevaṃ naradammasārathiṃ;
Samantacakkhuṃ satapuññalakkhaṇaṃ,
Pāṇehi buddhaṃ saraṇaṃ gatosmīti”.
Với xương và thịt này
Cùng với hơi thở còn
Con xin quy y Phật
Thiên Nhân Sư, Thế Tôn
Ðiều Ngự, đấng Toàn Giác
Ðức hạnh hằng tỏa rạng
Trăm hảo tướng chói ngời.

‚Bằng hơi sót với xƣơng tàn trên đất,
Con quy y cùng Đức Phật tuyệt luân.
Chúa chƣ Thiên, thầy huấn luyện nhân quần,
Bậc Phổ Nhãn, có tƣớng thuần trăm đức‛.
Theo truyền thuyết, khi đức Phật thấy sự việc như vậy, Ngài lại xuất
gia cho Devadatta làm Sa-môn, vì Phật biết nếu Devadatta là một cư sĩ,
chưa được xuất gia, với chừng ấy tội {c đã tạo, ông sẽ không thể còn có
hy vọng, tin tưởng gì ở kiếp tương lai. Nhưng nếu ông là một Sa-môn thì
dầu có phạm tội ghê gớm mức nào, vẫn có thể vững lòng tin vào kiếp
tương lai. (Sau trăm ngàn kiếp Devadatta sẽ thành Phật Ðộc Giác hiệu
là Atthissara-Thiên Vƣơng Nhƣ Lai, cõi nƣớc tên là Thiện Ðạo).
Sau khi chết lún trong đất, Devadatta đọa v|o địa ngục A-Tỳ. "Vì ông
phạm tội với một đức Phật thường hằng, hãy để ông chịu cực hình
không gi{n đoạn". V| đó l| sự đau đớn Devadatta phải chịu. Vì ngục A-tỳ
rộng lớn một trăm dặm nên thân ông cao một trăm dặm. Cả đầu đến lỗ
tai ông bị ở trong một cáo sọ sắt v| ch}n lún đến mắt cá nằm trong mặt
nền bằng sắt. Một cọc sắt to bằng thân cây thốt nốt từ vách phía tây của
chiếc ngục sắt đ}m ngang thắt lưng, suốt qua ngực và xuyên qua vách
sắt phía đông. Một cọc sắt khác từ vách sắt phía bắc. Một cọc khác từ

207
đỉnh sọ sắt, đ}m qua sọ của Devadatta, suốt xuống phần dưới và xuyên
đến mặt nền bằng sắt. Devadatta chịu sự đau đớn trong tư thế không thể
nhúc nhích này.
Các Tỳ-kheo bắt đầu bàn bạc: "Devadatta từ xa đến nhưng không gặp
được đức Ðạo sư, lại bị chôn sống".
Ðức Phật dạy:
- Ðây không phải là lần đầu Devadatta phạm tội với Ta và bị chôn
sống. Trong một kiếp trước ông cũng bị chôn sống như vậy.
Ðể minh chứng, Ngài kể câu chuyện đã xảy ra trong một tiền thân
của Ngài làm voi chúa. Có một người bị lạc đường, voi để anh ta ngồi
trên lưng v| chở về nơi an to|n. Sau đó người ấy trở lại chỗ voi ba lần
liên tiếp cưa lấy phần đầu, phần giữa và phần gốc ngà của voi. Vừa đi
khuất tầm mắt voi chúa, anh ta liền bị đất chôn sống.
V| đức Ðạo sư kết thúc câu chuyện tiền thân Sīlava Nāga:
“Akataññussa posassa,
Niccaṃ vivaradassino;
Sabbañce paṭhaviṃ dajjā
Neva naṃ abhirādhayeti”.
Một người ưa bội bạc
Và luôn tìm cơ hội
Dầu cho cả quả đất
Cũng không thấy thỏa lòng.
Mọi người bàn tán mãi chuyện này.

‚Đối với phƣờng vong ân phản phúc,
Thƣờng chớ khi nƣớc đục thả câu,
Dẫu đem tất cả địa cầu,
Tặng y, y cũng tóm thâu chƣa vừa‛.
Vì thế đức Phật kể lại câu chuyện Kalāburājā (tiền thân Devadatta) bị
đất nứt chôn sống vì làm hại Khantivādi (tiền th}n đức Phật). Rồi đức Ðạo
208
sư lại kể chuyện Mahāpatāparājā (tiền thân Devadatta) bị đất chôn sống vì
làm hại Culla Dhammapāla (tiền thân Phật).
Giờ đ}y khi Devadatta đã bị đất nuốt, dân chúng vui mừng, treo cờ,
dựng cây chuối rẻ quạt, bày những lu hũ đầy nước, mở hội lớn: "Cái chết
của hắn quả là thắng lợi lớn đối với chúng ta".
Khi các Tỳ-kheo bạch lại chuyện n|y cho đức Ðạo sư, Ng|i dạy:
- Ðây không phải là lần đầu dân chúng vui mừng vì Devadatta chết.
Trong quá khứ họ cũng vui mừng như vậy. Rồi Ngài kể câu chuyện tiền
thân Pingala vua xứ Ba-la-nai, bị d}n chúng o{n ghét vì qu{ {c độc. Họ
rất vui mừng khi vua chết:
“Sabbo jano hiṃsito piṅgalena,
Tasmiṃ mate paccayaṃ vedayanti;
Piyo na te āsi akaṇhanetto,
Kasmā tvaṃ rodasi dvārapāla.
Na me piyo āsi akaṇhanetto,
Bhāyāmi paccāgamanāyā tassa;
Ito gato hiṃseyya maccurājaṃ,
So hiṃsito āneyya naṃ puna idhāti”.
Chính vua Pingala,
Làm hại khắp mọi người.
Nay vua kia đã chết,
Ai cũng an vui cười.
Này, anh chàng gác cổng!
Có phải ngươi khóc than
Vì lòng ngươi thương tiếc
Lão vua cặp mắt vàng?
Chẳng phải thương tiếc chi
Lão vua mắt vàng đó
Tôi khó vì lo sợ
Lão trở lại nơi này.
Lão đi đến cõi chết

209
Hại đến cả thần chết
Thần chết ngán ắt quẳng
Lão trở lại cõi này!

‚Triều Cát Huỳnh triệu sinh linh đồ thán,
Bạo chúa băng, dân thoát nạn âu ca.
Môn quan ơi! Ngài khóc phải chăng là,
Vì mến tiếc chúa băng hà huỳnh mục.
Ta với hắn không chút tình cốt nhục,
Ta chỉ e hắn bình phục hồi sinh,
Đây hắn đi khủng bố chúa Diêm Đình,
Ngƣời sợ họa, hoàn hồn linh hắn lại‛.
Sau cùng, các Tỳ-kheo hỏi Phật:
- Bây giờ, bạch Thế Tôn, hãy cho chúng con biết Devadatta tái sanh
nơi n|o?
- Ông ấy ở nơi địa ngục A-tỳ.
- Bạch Thế Tôn, lúc sống, ông ấy chịu khổ, và khi chết đi, t{i sinh ở
cảnh khổ.
- Ðúng vậy, Tỳ-kheo. Người không chánh niệm, dù l| tu sĩ hay cư sĩ,
chịu khổ cả hai nơi.
V| đức Phật đọc câu kệ:
“Idha tappati pecca tappati,
Pāpakārī ubhayattha tappati;
“Pāpaṃ me katan”ti tappati,
Bhiyyo tappati duggatiṃ gatoti”.
(17) Nay than, đời sau than,
Kẻ ác, hại đời than,
Nó than: "Ta làm ác"
Ðọa cõi dữ, than hơn.

210

‚Sống than, chết cũng than,
Kẻ ác hai đời than.
Than ‚mình lỡ tạo ác‛,
Càng than khi đọa lạc‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trong bài kệ Phạn ngữ:


Idha tappati (Ở đây than): nghĩa l| còn sống trong kiếp hiện tại đ}y,
kẻ {c đã phải ưu bi sầu khổ vì nghiệp (Kammatappati).
Pecca (Sau khi thác): là nói sau khi qua cảnh giới khác, kẻ {c cũng còn
than thở vì ảnh hưởng của việc làm ác quá khứ. Gọi là than thở vì quả
(vipāka tappati) và lại than thở hơn khi bị sa v|o {c đạo, để chịu nhiều thứ
khổ hình nặng nề ác liệt nữa.
Pāpakārī (Kẻ làm ác): là chỉ kẻ đã tạo nghiệp ác bằng nhiều đường lối
khác nhau.
Ubhayattha (Ở hai nơi): là khi còn sống và sau khi chết như đã giải.
(Xem tích đồ tể Cunda).
Pāpaṃ me katanti (Ta đã làm ác): là khi than thở vì nghiệp, kẻ ác chỉ
thở than chút ít thôi, đến lúc than thở vì quả thì kẻ ác lại than thở nhiều
hơn chút nữa v| đến khi đọa sinh vào khổ cảnh địa ngục thì kẻ ác còn
than thở gấp bội, than thở nhiều hơn bao giờ hết, than thở tới mức cùng
cực tối đa.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Luật Tạng còn ghi tội rẽ Tăng,
Đề Bà phản Phật bởi tham xằng,
Ba phen ám toán không thành tựu,
Ngàn thƣở điêu linh khó thƣợng thăng!
211
Dƣơng thế đất dầy còn sụp lún,
Âm ty sắt đỏ mới cân bằng!
Càng gây oan trái càng thêm hận,
Hỷ, xả, từ, bi phải sƣớng chăng?


13 . Bà Sumanā

(Sumanādevīvatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 18)

“Idha nandati pecca nandati,


Katapuñño ubhayattha nandati;
Puññaṃ me katan”ti nandati,
Bhiyyo nandati sugatiṃ gatoti”.
“Sống sướng, chết cũng sướng,
Kẻ thiện hai đời sướng.
Sướng thấy mình làm lành,
Càng sướng khi vãng sinh”.
Ph{p Cú n|y đức Ðạo sư nói lúc ở tại Jatavana tinh x{, liên quan đến
bà Sumanaqa.

Mỗi ngày có hai ngàn Tỳ-kheo thọ thực tại nh| Trưởng giả
Anāthapiṇdika ở Sāvatthī, và hai ngàn vị tại nh| b| đại thí chủ Visākhā.
Tại Sāvatthī, ai muốn cúng dường, trước hết đều tìm đến hai thiện tín
này. Bạn có thắc mắc lý do không? Gi{ như có ai hỏi bạn: "Liệu ông
Anāthapiṇdika và bà Visākhā cúng dường có được nhiều bằng của bạn
không?" Và nếu bạn trả lời không bằng, thì bạn có thể để ra một trăm
ng|n đồng tiền để lo cúng dường, và dầu vậy, các Tỳ-kheo cũng không
hoan hỷ, sẽ thầm thì: "Cúng dường kiểu gì vậy?" Sự thật là cả hai vị thí

212
chủ trên biết tường tận khẩu vị của chư Tăng v| biết chính xác việc gì
phải làm. Vì vậy, tất cả những ai muốn cúng dường đều mời hai vị này
cùng đi. V| nếu thỉnh chư Tăng về nhà riêng thì các thí chủ chẳng thể tự
mình lo chu đ{o được bằng họ.
Gặp những trường hợp này, Visākhā đ}m ra lo lắng không biết ai sẽ
thay bà hộ cho chư Tăng. B| trông thấy đứa cháu nội và chỉ định cô ta
thay thế bà. Từ đó, ch{u g{i b| Visākhā hộ cho chư Tăng tại nhà bà. Còn
ông Anāthapiṇdika thì chỉ định cô con gái lớn Mahā Subhaddā, cô gái này
chăm sóc chúng Tăng như lệ thường, lắng nghe ph{p, v| sau đó chứng
quả Dự lưu. Rồi cô ta kết hôn v| đến sống với gia đình chồng. Ông
Anāthapiṇdika chỉ định cô em là Cullā Subhaddā, v| cũng như chị cô chứng
quả Dự lưu, v| sau đó lấy chồng v| đến sống bên nhà chồng. Cuối cùng
ông chỉ định cô em út Sumanā. Cô này chứng quả Tư-đ|-h|m, nhưng vẫn
độc thân. Thất vọng vì không gặp được một người chồng, cô nhịn ăn. V|
vì muốn gặp cha, cô cho người mời ông đến.
Ông Anāthapiṇdika đang ở trong phòng ăn khi nhận được lời nhắn tin
của con g{i. Ông đi đến ngay và hỏi:
- Chuyện gì vậy, con g{i cưng Sumanā?
Sumanā bảo:
- Em nhỏ hỏi gì?
- Con nói chuyện thật lộn xộn.
- Này em nhỏ, tôi không nói lộn xộn.
- Con sợ hả, con g{i cưng?
- Tôi không sợ, em nhỏ.
Cô không nói nữa, chết ngay.
Dầu đã chứng quả Dự lưu, ông Trưởng giả cũng không chịu nổi sự
buồn phiền. Nên vừa chôn cất con xong, ông liền đến Phật khóc lóc.
Ðức Phật bảo:

213
- Này gia chủ, sao ông đến Ta buồn rầu, đầy nước mắt như vậy?
- Bạch Thế Tôn, con gái Sumanā của con đã chết.
- Rồi tại sao ông khóc? Cái chết không đến với mọi người sao?
- Con biết, bạch Thế Tôn. Nhưng con g{i con qu{ hiền l|nh lương
thiện, vậy mà khi chết nó không tỉnh táo, lại nói mê sảng. Thật qu{ đỗi
đau buồn!
- Nhưng n|y Trưởng giả, con gái út của ông đã nói gì?
- Bạch Thế Tôn, con gọi nó "con cưng Sumanā" và nó trả lời "em nói
gì, em nhỏ"; rồi con bảo nó "con nói thật lộn xộn" và nó trả lời "tôi không
nói lộn xộn, em nhỏ"... Rồi nó không nói nữa, nó chết.
- N|y ông Trưởng giả, con ông không nói nhảm đ}u?
- Nhưng tại sao nó trả lời như vậy?
- Chỉ vì ông là "em nhỏ của cô ấy". Này gia chủ, con gái ông lớn về
quả vị tu chứng. Trong khi ông chỉ chứng quả Dự lưu, con ông đã chứng
Tứ-đ|-hàm. Con gái ông lớn về quả vị tu chứng nên nói như vậy.
- Lý do là vậy sao, bạch Thế Tôn?
- Lý do là Thế, gia chủ.
- Bạch Thế Tôn, giờ nó tái sanh ở đ}y?
- Ở cõi trời Tusitā.
- Bạch Thế Tôn, khi con gái còn sống ở đ}y với anh em thân thuộc,
nó đi lại vui vẻ, v| khi ra đi, nó lại t{i sinh cõi phước lạc, an vui.
Ðức Ðạo sư bảo ông Anāthapiṇdika:
- Ðúng như vậy, gia chủ! Người chánh niệm, dù tại gia hay xuất gia,
đều an vui đời n|y v| đời sau.
Phật đọc bài kệ:
“Idha nandati pecca nandati,
Katapuñño ubhayattha nandati;

214
“Puññaṃ me katan”ti nandati,
Bhiyyo nandati sugatiṃ gatoti”.
(18) Nay sướng, đời sau sướng,
Làm phước, hai đời sướng.
Nó sướng: "Ta làm thiện".
Sanh cõi lành sướng hơn.
‚Kiếp này hoan hỷ bao nhiêu,
Kiếp sau cũng vẫn còn nhiều hỷ hoan.
Nghĩ mình phúc nghiệp vẹn toàn,
Cả trong hai kiếp đều hoan hỷ hoài.
Lại càng hoan hỷ lâu dài,
Khi sinh lên cõi Bồng Lai thiên đƣờng‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Chữ Idha (nơi đây): nghĩa l| trong đời kiếp này thì hoan hỷ với
nghiệp hỷ (kammĀnandana).
Pecca (sau khi chết): nghĩa l| trong đời sau thì hoan hỷ với quả hỷ
(vipāka nandati).
Katapuñño (kẻ thiện): chỉ người làm việc thiện việc lành việc phước
bằng nhiều đường lối khác nhau.
Ubhayattha (hai nơi): khi còn sống ở đời này, hay xét rằng: “Ta chỉ
làm việc lành, ta không từng làm việc ác rồi phát tâm hoan hỷ” chết rồi
thọ sinh ở cảnh giới kh{c, cũng nhờ ảnh hưởng quả của nghiệp mà hoan
hỷ thêm nữa.
Puññaṃ me (ta làm lành): người thiện đang vui vẻ trong kiếp hiện tại
là nhờ có nghĩ: “Ta đã l|m việc lành, sự vui này chưa có bao nhiêu vì chỉ
căn cứ trên nghiệp hỷ, càng vui vẻ hơn l| khi do quả hỷ m| được siêu
sinh về nhàn cảnh”.

Sugatiṃ: Tuổi thọ l}u đến năm trăm bảy mươi s{u triệu năm (satta

215
paññā savassa koṭiyo satthiñca vassa sata sahassāni), tuổi hưởng phước
lộc của chư thiên nơi cung trời Đ}u Suất thì càng hoan hỷ vô cùng tận.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Con gái mà xƣng chị với cha,
Tố Tâm nƣơng tử khéo thay là!
Tiến cung Đâu Suất lên thềm ngọc,
Rời chốn trần lao bỏ kiếp hoa!
Thính pháp bất ngờ lên Nhị quả,
Hộ Tăng đâu tính dạo thiên hà?
Lòng trinh một tấm dầu chƣa tỏ,
Trƣởng giả cầu ân Phật Thích Ca.


14. Chuyện Hai Huynh Ðệ

(Dvesahāyakabhikkhuvatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 19-20)

“Bahumpi ce sahitaṃ bhāsamāno,


Na takkaro hoti naro pamatto;
Gopo’va gāvo gaṇayaṃ paresaṃ,
Na bhāgavā sāmaññassa hoti”.
“Appampi ce sahitaṃ bhāsamāno,
Dhammassa hoti anudhammacārī;
Rāgañca dosañca pahāyamohaṃ,
Sammappajāno suvimuttacitto;
Anupādiyāno idha vā huraṃ vā,
Sa bhāgavā sāmaññassa hoti”.
“Kinh nhiều năng thuyết tụng,

216
Pháp không hành, phóng túng;
Như giữ đếm bò người,
Chẳng hưởng Sa môn dụng”.
“Kinh nhiều ít thuyết tụng,
Chánh pháp hành trì đúng,
Trí minh, tâm giải phóng,
Tất hưởng Sa môn dụng”.
Pháp Cú này Phật dạy lúc trú tại Jatavana liên hệ đến hai vị Tỳ-kheo
đồng tu.

Tại Sāvatthī có hai chàng trai thuộc hạng khá giả vốn là bạn thân
thiết không rời. Một dịp nọ, họ đến tinh xá nghe Phật nói pháp, liền bỏ
hết dục lạc thế gian dấn thân vào phật đạo và trở thành Sa-môn. Sau năm
năm an cư với các vị thầy hướng dẫn, họ đến gặp đức Ðạo sư v| hỏi về
bổn phận tu tập. Sau khi được nghe trình bày chi tiết về pháp thiền và
pháp học, một người nói:
- Bạch Thế Tôn, vì con xuất gia khi đã lớn tuổi, con không thể làm
tròn pháp học nhưng có thể làm tròn pháp thiền.
Vị n|y được đức Ðạo sư hướng dẫn thiền định hướng đến quả vị A-
la-h{n v| ông đã cố gắng phấn đấu, đạt quả vị này cùng với các thần
thông.
Còn người kia nói:
- Con sẽ làm tròn pháp học.
Dần dà vị này thuộc hết Tam tạng kinh điển, Phật ngôn. Ði đến đ}u
ông cũng giảng ph{p v| đọc tụng. Ông du hành thuyết ph{p cho năm
trăm Sa-môn, và làm thầy giáo thọ của mười tám hội chúng.
Bấy giờ một nhóm Tỳ-kheo được Phật chỉ dạy thiền định đi đến trú
xứ của vị sư gi| chuyên tu thiền định nói trên. Và nhờ tinh tấn tu tập
theo lời chỉ bảo của vị ấy họ đã chứng quả A-la-hán.

217
Sau đó, họ đến xá chào Tôn giả Trưởng lão thầy họ và nói:
- Chúng con muốn gặp đức Ðạo sư.
- Hãy đi, c{c huynh đệ. Cho tôi kính lời thăm hỏi đức Thế Tôn, tám
mươi vị Ðại Trưởng lão v| sư đệ tôi, nói rằng: "Thưa Tôn giả, thầy chúng
con xin kính chào".
Các Tỳ-kheo đi đến tinh x{, đảnh lễ đức Ðạo Sư v| c{c Trưởng lão:
"Thưa Tôn giả, thầy chúng con xin kính chào". Khi họ đến chào Tôn giả
huynh đệ của thầy họ chuyên về pháp học, vị này nói:
- Thầy chư hiền giả là ai?
- Thưa Tôn giả, l| huynh đệ của Ngài.
- Nhưng chư vị học được gì từ ông ấy? có học được kinh nào trong
Trường Bộ kinh và các kinh bộ khác? Có học được tạng nào trong ba tạng
kinh không?
Và Tôn giả này tự nghĩ: "Ông ấy chẳng biết ngay cả bài kệ bốn câu.
Vừa xuất gia liền mặc áo giẻ rách, vào rừng rồi tụ tập đông đảo đồ
chúng. Khi ông ấy trở về đ}y mình phải hỏi vài câu mới được."
Chẳng bao lâu, vị sư già về thăm đức Phật. Tôn giả gửi y b{t nơi
người huynh đệ, đi gặp đức Ðạo sư v| t{m mươi đại Trưởng lão rồi trở
lại trú xứ của vị huynh đệ. Tỳ-kheo trẻ tuổi này tiếp đón }n cần như
thông lệ, mời ngồi tòa tương đương, v| khi đã ngồi nhủ thầm: "Mình sẽ
hỏi ông ấy một câu".
Ðức Ðạo sư biết trước "nếu Tỳ-kheo này quấy rầy con của Phật, ông
ấy sẽ rơi v|o địa ngục". Vì lòng từ, đức Ðạo sư giả vờ đi kinh h|nh
quanh x{, đến nơi hai huynh đệ đang ngồi và Phật ngồi vào ghế dành
sẵn (bất cứ nơi n|o, trước khi ngồi, các Tỳ-kheo đều dành sẵn một chỗ
cho đức Phật).
Khi đã an tọa, đức Phật hỏi Tôn giả chuyên học tập một câu hỏi về
Sơ thiền, vị này trả lời đúng. Ðức Phật hỏi tiếp về Nhị thiền, về B{t định,
về sắc giới và vô sắc giới... thầy đều đ{p đúng cả. Ðến lúc đức Phật hỏi

218
về quả Dự lưu, thầy không đ{p được. Ngài liền hỏi vị sư gi| đã chứng A-
la-hán và vị n|y đ{p đúng ngay.
- Tốt lắm! Tốt lắm! Ðức Ðạo sư t{n th{n một cách hoan hỷ.
Rồi Ngài hỏi về các quả vị tiếp theo, Tôn giả chuyên học không đ{p
được lấy một câu, trong khi vị sư gi| đã chứng A-la-hán trả lời thông
suốt. Ðức Ðạo sư đều khen ngợi sau mỗi câu trả lời đúng. Nghe lời khen
của Phật, tất cả chư thiên từ địa thần đến Phạm thiên, luôn cả long
vương v| kim xí điểu đều tán thán vang dội.
Nghe tiếng tán thán, những đệ tử của Tôn giả trẻ bất bình đức Phật.
Họ nói với nhau:
- Tại sao đức Thế Tôn l|m như vậy? Ngài khen ngợi sau mỗi câu trả
lời của ông sư gi| chẳng biết gì! Còn đối với thầy chúng ta, thuộc lòng
toàn bộ kinh điển v| đang lãnh đạo năm trăm chúng, Ng|i chẳng khen
một lời.
Ðức Ðạo sư hỏi họ:
- Tỳ-kheo, c{c ông đang nói gì?
Khi họ trả lời, đức Phật dạy:
- Trong đạo của Ta, thầy c{c ông như kẻ chăn bò mướn, còn con của
Ta như ông chủ được thọ hưởng năm sản phẩm của bò.
Rồi Phật nói bài kệ sau:
“Bahumpi ce sahitaṃ bhāsamāno,
Na takkaro hoti naro pamatto;
Gopo’va gāvo gaṇayaṃ paresaṃ,
Na bhāgavā sāmaññassa hoti”.
(19) Nếu người nói nhiều kinh,
Không hành trì, phóng dật.
Như kẻ chăn bò người,
Không phần Sa-môn hạnh.
“Appampi ce sahitaṃ bhāsamāno,

219
Dhammassa hoti anudhammacārī;
Rāgañca dosañca pahāyamohaṃ,
Sammappajāno suvimuttacitto;
Anupādiyāno idha vā huraṃ vā,
Sa bhāgavā sāmaññassa hoti”.
(20) Dầu nói ít kinh điển,
Nhưng hành pháp, tùy pháp,
Từ bỏ tham, sân si,
Tỉnh giác, tâm giải thoát,
Không chấp thủ hai đời,
Dự phần Sa-môn hạnh.

‚Tụng kinh thuyết pháp thƣờng thƣờng,
Mà lòng khinh xuất chẳng nƣơng Pháp hành.
Ngƣời còn dính mắc lợi danh,
Không chi hƣởng đƣợc quả lành Sa môn.
Khác nào mục tử cô thôn,
Vì ngƣời chuyên có một môn đếm bò‛.
‚Kinh dù tụng chẳng mấy pho,
Nhƣng y giáo pháp đắn đo hành trì.
Diệt trừ tham với sân, si,
Hiểu biết chân chánh tâm ly dục trần.
Đời này đời nữa không cần,
Ắt là hƣởng đƣợc phƣớc phần Sa môn‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Chữ Sahitaṃ trong hai bài kệ trên đ}y chỉ những Phật ngôn ghi chép
trong Tam Tạng kinh điển Pāli (Tipiṭaka). Tỳ-kheo theo lời thầy A Xà Lê
(ācāriya) học hiểu rành rẽ rồi đem ra thuyết giảng đọc tụng cho người
khác nghe. Dầu cho có thuyết giảng thật nhiều m| người không vâng giữ

220
hành theo những lời chỉ dạy của Đức Phật thì đến ng|y vô thường (aniccā
divasa) trong khoảng khắc ngắn ngủi bằng con gà trống vỗ c{nh, người
ấy cũng không sao giữ được bình tĩnh s{ng suốt để tránh khỏi bị sa đọa.
Bao giờ cũng vậy, kẻ chăn bò c{i mướn, đến hết ngày thì lùa gom bò,
đếm cho đủ số giao lại cho chủ rồi nhận lãnh chút ít tiền công, chứ không
được tùy thích thọ hưởng năm thứ phẩm vị của bò cái (sữa tươi, sữa
chua, lạc, sinh tô, đề hồ). Cũng y như thế vị Ph{p sư năng thuyết bất
năng h|nh cùng với toàn thể nhóm Tỳ-kheo đệ tử của mình chia nhau
làm công việc lớn nhỏ, rồi chia nhau hưởng lợi lộc vật chất (m| Đức Phật
cho là không cần yếu) chớ không được chia hưởng phần phước cao quý
của bậc Sa môn đắc đạo quả.
Trái lại, người chủ bò, bao giờ cũng có thể tùy theo sở thích, thọ
dụng năm thứ phẩm vị của bầy bò mà kẻ chăn giữ đem về giao lại cho
mình.
Cũng y như thế, người nghe thuyết pháp rồi, ráng vâng giữ hành
theo cho đúng đắn, lần lượt chứng nhập từ các bậc thiền từ Sơ thiền trở
lên, hoặc l| tăng tiến pháp hành Minh Sát chứng đắc đạo quả tức l| được
chia hưởng phần phước cao quý của quả vị Sa môn, như người chủ bò
được hưởng năm thứ vị của bò cái vậy.
Trong bài kệ đầu, Đức Phật không nói động đến người phá giới
(dussīla), Ngài chỉ đề cập đến vị Tỳ-kheo giới đức (Sīlasampanna), quảng
kiến, đa văn (bahussuta), nhưng có t{nh dễ duôi khinh suất (pamāda) đến
ng|y vô thường còn giữ được tâm trí bình thản nên không bị sa đọa.
Kệ thứ nhì: Đề cập đến người dầu không nghe nhiều, học rộng,
nhưng rất cẩn thận, luôn luôn lưu ý đến nghiệp mình đang làm.
Trong kệ này, appampi ce đề cập đến người, dầu cho chỉ biết chút ít,
như chừng một hai phẩm kinh chi đó, m| thôi.
Dhammassa anudhammacārī (Chánh pháp trì hành đúng), để rõ được
nghĩa kinh, thông được lý pháp, Tỳ-kheo hành trì các pháp thích nghi
đưa đến pháp siêu Thế (Nava lokuttara dhamma), gọi l| giai đoạn đầu của

221
con đường tu (pubba bhāga paṭipadā), gồm có Tứ thanh tịnh giới: Thu thúc
giới bổn, qu{n tưởng, chánh mạng, hạnh đầu đ|: mười ba Ph{p đầu đ|,
nhất là mặc y phấn tảo, đi b{t m| ăn, ngụ ở trong rừng< Thiền quán bất
tịnh (mười đề mục tử thi). Như thế mới l| người hành theo chánh pháp
(anudhammcārī).
Ví như hôm nay hoặc hôm nào chẳng hạn vị ấy nguyện giải nghĩa lý
thâm sâu vi diệu của Phật ngôn và bắt đầu h|nh đạo theo chánh pháp,
nhờ sự thực hành đúng đắn, từ bỏ tham, sân, si làm cái nhân chân thật vị
ấy giác ngộ chứng pháp cần giác ngộ, tẩy sạch mọi thứ phiền não ngủ
ngầm trong t}m do theo năm lối: là do Minh sát tuệ (vikkhambhana), do
Th{nh đạo (samuccheda), do Thánh quả (paṭi passaddhi), do nhập Niết-
bàn tức l| được giải thoát (nissaddhi), do nhập Niết-bàn tức l| được giải
thoát (nissaraṇa).
Anupādiyāno idha vā huraṃ vā (không chấp đây hoặc kia là) nghĩa l|
không chấp trước ngoại cảnh hay nội tâm (ajjhatta bāhirā), không chấp
trước các uẩn, căn và chất (khandhāyatanadhātu), không chấp bốn cái thủ
(cố chấp trong ngũ trần, kiến thức, giới cấm thủ, bản ngã), nhờ đó m|
hành giả chứng được bậc Đại Lậu Tận (Mahā khīṇāsava) đạt đến con
đường có tên l| Sa môn đạo, để đắc Sa môn quả l| như thế, tức là chia
hưởng được phần phước của Sa môn, thọ dụng năm môn của bậc Vô học
(asekkha dhammakkhandha) như l| ngôi nh| được cơi lên một cái gác
nhọn (ratanakūṭa), bậc hành giả chân chánh, nhờ nghe thuyết pháp rồi
ráng vâng giữ h|nh theo m| đạt đến quả vị tối cao là A-la-hán vậy.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Học để độ ngƣời chẳng độ mình,
Cậy tài hoạt bát trí thông minh.
Muốn ai cũng biết qua nhiều pháp,
Cƣời kẻ không rành, thuộc ít kinh.
Tham dục còn, thì chƣa bất tử,

222
Sân si hết, mới thật vô sinh.
Thuyết hay, hay thuyết, đều vô bổ,
Nếu chẳng kèm thêm chút Pháp hành!
Pháp học không kham giữ Pháp hành,
Cần tu hạnh đắc quả vô sinh.
Ngƣời hay cứ thuyết cho nhiều pháp,
Ta dở cam đành thuộc ít kinh,
Phiền não thanh yên, còn giác tuệ,
Sân si giũ sạch, hết vô minh.
Trần ai, ai biết ta cũng chẳng,
Muốn độ tha nhân, trƣớc độ mình.


223
224
II. Phẩm Không Phóng Dật

(APPAMĀDA VAGGA)


1. Những Chuyện Luân Hồi Quanh


Vua Udena ( hay Udayna)

(Sāmāvatī vatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú 21-22-23)

“Appamādo amataṃ padaṃ,


Pamādo maccuno padaṃ;
Appamattā na mīyanti,
Ye pamattā yathā matā”.
“Chuyên cần đường bất tử,
Giải đãi lộ tiêu vong;
Người chuyên cần chẳng chết,
Kẻ biếng sống như không”.
“Etaṃ visesato ñatvā,
Appamādamhi paṇḍitā;
Appamāde pamodanti,
Ariyānaṃ gocare ratā”.
“Nhờ tri giác như thế,
Bậc trí chẳng buông lung;
Hoan hỷ chuyên cần mãi,
Tôi, Thánh được thung dung”.
“Te jhāyino sātatikā,
Niccaṃ daḷhaparakkamā;

225
Phusanti dhīrā nibhānaṃ,
Yogakkhemaṃnuttaranti”.
“Người chuyên cầu thiền định,
Hằng tinh tấn dụng công;
Bậc trí thoát triền phược,
Chứng Niết-bàn vô song”.
Ph{p Cú n|y do đức Ðạo sư nói tại tinh xá Ghosita gần Kosambi, liên
hệ đến cái chết của bà Sāmāvatī với năm trăm tỳ nữ và bà Māgandiyā cùng
năm trăm th}n thuộc.

Phần 1: Thời Niên Thiếu Của Udena

Một thưở nọ, vua Allakappa cai trị vương quốc Allakappa và vua
Vethadīpaka cai trị vương quốc Vrthadīpaka. Họ là bạn thân từ thưở bé,
cùng học một thầy. Sau khi phụ ho|ng băng h|, họ nối ngôi cai trị vương
quốc rộng hơn mười dặm.
Họ gặp nhau thường xuyên, ăn cùng m}m ngủ cùng giường. Nhận
thấy con người cứ sinh ra rồi lại chết đi, cả hai cùng kết luận rằng sau khi
chết ta chẳng đem theo được gì, kể cả xác thân, vậy thì có ích lợi gì nếu
sống đời tại gia, ta nên xuất gia.
Vì vậy hai vua nhường ngôi cho vợ con v| đi tu, sống đời khổ hạnh
trong dãy Himalaya. Rồi họ nghĩ từ bỏ ngai vàng, sống đời xuất gia cũng
chẳng khó khăn gì, nhưng nếu sống chung thì chưa phải là nếp sống khổ
hạnh. Do đó họ sống riêng biệt ở hai ngọn núi, cứ hai tuần vào ngày phát
lồ họ lại gặp nhau. Tuy không thường xuyên liên lạc với nhau, họ vẫn
biết được bạn mình sống hay chết nhờ mỗi người đều đốt ngọn lửa trên
núi cho người kia thấy.
Một thời gian sau, tu sĩ Vethadīpaka chết, tái sinh làm con trai Phạm
thiên có quyền năng phi thường. Hai tuần sau, Allakappa không thấy
ngọn lửa trên núi, biết rằng bạn mình đã chết. Vethadīpaka vừa được tái
sinh liền quan sát, tầng trời của mình, xét lại việc l|m đời trước, những

226
sự khổ hạnh từ ngày xuất gia, và muốn đi thăm bạn mình. Ngài bỏ lớp
trời, hoá thành một bộ h|nh đi đến gặp Allakappa, đảnh lễ rồi cung kính
đứng một bên.
Allakappa hỏi:
- Ông từ đ}u đến?
- Tôi là một bộ hành từ xa đến. Nhưng thưa tôn giả, Ngài ở đ}y có
một mình sao?
- Tôi chỉ có một người bạn.
- Người ấy đ}u rồi?
- Ông ta ở trên ngọn núi kia, không thấy đốt lửa vào ngày phát lồ, tôi
biết ông ta đã chết.
- Tôi chính là bạn Ng|i, thưa tôn giả.
- Bạn tái sinh ở đ}u?
- Ở cõi trời, là con trai Phạm thiên có quyền năng phi thường. Tôi trở
lại đ}y để thăm Ng|i. Ng|i sống ở đ}y có an ổn không, hay bị quấy rầy?
- Tôi rất bậc lũ voi.
- Tôn giả, chúng quấy rầy gì Ngài?
- Tôn vừa quét dọn xong chúng đã đến ị đầy, rồi lại dậm chân tung
bụi mù. Phần hốt phân, phần dọn đất, tôi mệt lử.
- Vậy Ngài có muốn đuổi chúng đi không?
- Muốn!
- Ðược rồi. Tôi sẽ giúp Ngài.
Vethadīpaka cho Allakappa một c}y đ|n ba d}y v| chỉ c{ch đọc ba câu
chú để mê hoặc lũ voi:
- Ðánh dây thứ nhất v| đọc thần chú n|y lũ voi sẽ bỏ chạy, không
dám nhìn Ngài một chút nào. Ðánh dây thứ hai v| đọc thần chú này,
chúng cũng sẽ bỏ chạy, mỗi bước mỗi nhìn Ngài. Ðánh dây thứ ba và

227
đọc thần chú n|y, voi đầu đ|n sẽ chạy đến cho Ng|i cưỡi. Ðây, hãy sử
dụng theo ý muốn.
Nói rồi, Vethadīpaka ra đi. Từ đó vị ẩn sĩ sống yên ổn.
Thưở ấy vua xứ Kosambi là Parantapa. Một sáng nọ, vua ngồi phơi
nắng sớm với hoàng hậu đang mang thai. Ho|ng hậu khoác chiếc long
b|o đỏ tía của vua đ{ng gi{ một trăm ng|n đồng tiền, v| đang khi trò
chuyện bà tháo ngọc ấn nơi ngón tay vua đ{ng gi{ một trăm ng|n đồng
v|ng, đeo v|o tay mình.
Ngay lúc ấy, một qu{i điểu mỏ lớn như vòi voi hay liệng trên không,
trông thấy hoàng hậu và lầm bà là một miếng thịt tươi nên dang rộng
cánh nhào xuống. Nghe tiếng chim sà xuống, nhà vua bật dậy lao vào
cung. Còn hoàng hậu, vừa có thai, vừa chậm chạp yếu đuối không chạy
nhanh được, bị chim đ}m bổ xuống, dùng vuốt quắp lấy rồi bay vút lên
không (Giống chim này mạnh bằng năm con voi, có thể quắp mồi bay đi đến nơi
nào tùy ý rồi ăn thịt). Tuy khiếp hãi hoàng hậu vẫn tỉnh táo. Biết rằng nếu
la lên, chim sợ tiếng người sẽ buông ra ngay, nhưng lại nguy hiểm cho
mình v| đứa con trong bụng. Cho nên bà kiên nhẫn chịu đựng, chờ khi
chim đ{p xuống sẽ la lớn cho nó sợ bay đi.
Qu{i điểu như thường lệ mang hoàng hậu đặt trên nh{nh chĩa ba
một c}y đa kh{ l}u năm, có t{n che rộng trong dãy Himalaya, vừa trông
chừng dưới đất. (Ngƣời ta nói loài chim này có thói quen trông chừng con
đƣờng dẫn đến cây nó đang ở).
Biết đã đến lúc, hoàng hậu đưa tay lên vỗ, hét lớn đuổi chim đi.
Ðến chiều, trong lúc giông bão nổi lên bốn phía, bà chuyển dạ, yếu
quá, gần ngất đi vì đau đớn, chẳng có ai bên cạnh để an ủi.
‚Rừng khuya tân khổ cơ hàn
Ai ngƣời bầu bạn trấn an cho mình‛.
Suốt đêm b| không ngủ. Khi trời sáng dần, m}y tan, đứa trẻ ra đời.
Vì sinh giữa cơn bão trên đỉnh núi lúc mặt trời mọc, b| đặt tên con
là Udena. C{ch đó không xa l| trú xứ của ẩn sĩ Allakappa. Vào những

228
ng|y mưa ẩn sĩ không v|o rừng hái vì sợ lạnh, m| thường đi đến gốc cây
đa nhặt những mẫu xương thừa của chim, giã nhỏ và nấu nước xúp
uống. Hôm ấy, Alakappa đi đến gốc c}y lượm xương, nghe tiếng trẻ khóc
trên cành và nhìn lên thấy hoàng hậu, Ngài hỏi:
- Ai đó?
- Tôi là một phụ nữ.
- Sao bà ở trên ấy?
- Con qu{i điểu mang tôi đến.
- Xuống đi!
- Thưa ng|i, tôi không d{m xuống vì sợ khác giai cấp.
- Bà thuộc giai cấp nào?
- Giai cấp chiến sĩ.
- Tôi cũng vậy.
- Ng|i hãy đọc khẩu lệnh của giai cấp chiến sĩ.
Ẩn sĩ đọc lên, hoàng hậu đồng ý cho ng|i leo lên c}y đem đứa bé
xuống. Vâng lệnh hoàng hậu không được chạm đến bà, Ngài ẵm đứa bé
rồi đặt xuống đất, để hoàng hậu tự leo xuống.
Ẩn sĩ dẫn hoàng hậu về túp lều của mình. Ng|i săn sóc và phục vụ
bà với mật ong, nấu xúp và cháo với lúa đã trồng, mà không phạm giới
cấm. Thời gian trôi qua, vì lo sợ bị ẩn sĩ bỏ rơi, phần vì không biết đường
đến cả đường về, nên hoàng hậu nảy sinh ý định quyến rũ ẩn sĩ. V| ẩn sĩ
đã phạm giới với bà, từ đó hai người chung sống với nhau.
Một hôm xem thiên văn, ẩn sĩ thấy sao chiếu mệnh của Parantapa
vua xứ Kosambi mờ đi, bèn nói với hoàng hậu:
- Này bà, vua xứ Kosambi đã chết.
- Tôn giả, sao ngươi nói vậy? Sao ngươi có {c t}m với nhà vua?
- Tôi không có ác tâm. Tôi nói vậy vì thấy ngôi sao của vua mờ đi.

229
Hoàng hậu bật khóc. Ẩn sĩ ngạc nhiên hỏi:
- Sao bà khóc?
Lúc đó ho|ng hậu mới cho biết vua Paratapa chính là chồng bà. Ẩn sĩ
an ủi:
- Ðừng khóc. Ai sinh ra cũng đều phải chết.
- Tôi biết.
- Vậy sao bà vẫn khóc?
- Tôi khóc vì buồn cho con tôi, đ{ng lý phải được nối ngôi, được che
lọng trắng. Giờ đ}y nó chỉ l| thường dân.
- Không sao, b| đừng lo. Nếu bà muốn nó làm vua, tôi sẽ có cách.
Allakappa bèn cho chú bé c}y đ|n v| dạy các câu chú mê hoặc voi. Ngày
thứ nhất, chú bé búng sợi d}y đ|n thứ nhất v| đọc c}u chú đầu tiên, bầy
voi đang tụ tập quan gốc c}y đa bỗng chạy hết, không dám nhìn lại một
chút nào. Qua ngày hôm sau, chú búng sợi d}y đ|n thứ hai và câu chú
thứ hai, bầy voi chạy đi mỗi bước mỗi nhìn chú bé. v| trước khi chỉ dạy
câu chú thứ ba, ẩn sĩ bảo hoàng hậu dạy chú bé thông điệp lên ngôi vua:
"Con phải nói con là con trai vua Parantapa xứ Kosambi, bị một qu{i điểu
bắt đem đi, rồi con đọc tên tổng tư lệnh qu}n đội v| c{c đại tướng. Nếu
người ta vẫn chưa tin, con sẽ cho họ xem chiếc áo choàng này và chiếc
nhẫn ngọc ấn này của cha con". Ðến ngày thứ ba, chú bé theo lời ẩn sĩ
ngồi trên nh{nh c}y đa thấp nhất, búng sợi d}y đ|n v| đọc câu chú thứ
ba, voi đấu đ|n chạy đến cho chú cưỡi lên, chú thì thầm bên tai voi:
- Tôi là con trai vua xứ Kosambi. Hãy mang tôi đến ngai vàng của cha
tôi.
Voi đầu đ|n liền rống lên:
- Ngàn voi, tập hợp!
Hàng ngàn voi tụ lại. Voi rống lần thứ hai:
- Các voi già yếu ở lại!

230
Các voi già yếu bèn rút lui.
Voi rống lần thứ ba:
- Các voi con ở lại.
Các voi con bèn rút lui.
Như thế, chú bé ra đi giữa h|ng ng|n voi dũng sĩ. Ðến một làng biên
giới, chú tuyên bố:
- Ta là con trai của đức vua, ai muốn ấm no thịnh vượng hãy đến với
ta!
Rồi chú tiến lên, tuyển thêm quân, bao vây thành phố và gửi thông
điệp "Hoặc đ{nh nhau, hoặc trao ngai vàng". Dân chúng trả lời:
- Cả hai là không. Hoàng hậu của chúng tôi bị qu{i điểu bắt mang đi
khi đang có thai. Chúng tôi không biết bà còn sống hay đã chết. Chúng
tôi không đ{nh nhau hay trao ngôi vua cho đến bao giờ được tin tức
hoàng hậu.
Chú bé liền nói:
- Chính ta là con của hoàng hậu.
Rồi chú đọc tên vị tổng tư lệnh, tên c{c đại tướng. Thấy dân chúng
chưa tin, chú đưa ra {o cho|ng v| chiếc nhẫn. Dân chúng nhận ra, liền
mở cổng thành, tung hô chú bé lên ngôi vua.
Phần 2. Thời Niên Thiếu Của Ghosaka
Câu chuyện tiền thân - Kotuuhalaka Vứt Con

Một thưở nọ, tại vương quốc Ajita xảy ra nạn đói. Một người
tên Kotūhalaka không đủ ăn, định đến Kosambi để kiếm sống. Ông cùng
con trai nhỏ Kapi và vợ Kali ra đi với một ít lương thực. (Cũng có ngƣời nói
ông bỏ nhà đi vì dân ở đó đang chết vì bệnh dịch tả).
Họ đi mãi cho đến lúc hết lương thực. Sau cùng, đói qu{ họ không
bồng nổi đứa con. Người chồng bảo vợ:
- Này bà, nếu chúng ta còn sống thì sẽ có đứa con khác. Hãy bỏ đứa
231
nhỏ lại để đi tiếp.
Lòng mẹ lúc n|o cũng từ {i nên người vợ trả lời:
- Tôi không bao giờ vứt bỏ đứa con còn sống.
- Vậy ta phải làm sao?
- Thay phiên nhau ẵm nó.
Phiên bà mẹ bồng thì b| đỡ đứa bé như n}ng một vòng hoa, ôm vào
lòng hoặc mang bên hông. Ðến phiên người cha, ông bồng kiểu n|o cũng
thấy nặng nhọc, khổ sở còn hơn cả cơn đói. Ông cứ lặp đi lặp lại mãi
điệp khúc: "Này bà, nếu chúng ta còn sống sẽ có đứa con khác, vứt đứa
nhỏ n|y đi!" Nhưng người mẹ nhất quyết không chịu. Ðứa bé bị bồng tới
bồng lui tới một lúc thì quá mệt nên ngủ thiếp trên tay người cha.
Kotuhalaka bèn chậm ch}n để người mẹ đi trước, rồi lén đặt đứa bé trên
đệm l{ dưới một cây, và lập tức đi tiếp. Ði một đoạn bà mẹ bỗng quay
lại, không thấy đứa bé liền hỏi:
- Ông! Con tôi đ}u rồi?
- Bỏ nó dưới bụi cây rồi!
- Trời! Ông đừng có giết tôi thiếu nó tôi sống sao nổi. Trả con lại cho
tôi!
Thấy b| đấm ngực khóc lóc, ông chồng phải đi lui tìm đứa bé trao lại
cho vợ. (Do một lần vứt con này mà kiếp sau đó, Kotuhalaka bị cha mẹ vứt bỏ
bảy lần. Ta chớ có xem thƣờng việc ác và bảo rằng chỉ là việc nhỏ).
Tiếp tục cuộc hành trình, họ đến nh| người chăn nuôi gia súc. Hôm
ấy có con bò c{i đẻ nên chủ nó làm tiệc ăn mừng. Sau khi cúng dường vị
Bích Chi Phật thường đến khất thực, ông nấu đãi rất nhiều cháo và xúp.
Trông thấy hai người khách lỡ đường v| thương xót cho ho|n cảnh của
họ, ông bố thì cháo và nhiều bơ sữa. Bà vợ thì đặt bơ sữa lỏng và bánh
sữa trước mặt, nhường cho chồng ăn uống thỏa thích sau những ngày
đói khổ, còn mình thì ăn chút ít. Ông chồng thì ăn ngốn ăn nghiến vẫn
chưa thấy no vì đã nhịn đói s{u bảy ng|y trước. Thấy người chăn bò

232
đang dùng bữa, thỉnh thoảng cho con chó cái nằm chực dưới ghế vài
muỗng cháo, ông chồng lại khởi tâm thèm muốn, bảo con chó tốt phước
được ăn ngon l|nh v| no đủ. Tối đến, ông chồng bị đầy bụng v| qua đời,
thác sinh vào bụng con chó cái.
Người vợ chôn cất chồng xong, ở lại làm thuê cho ấy luôn. Ðược trả
công nửa lít gạo, bà nấu cơm để b{t cúng dường vị Bích Chi Phật, hồi
hướng phước b{o cho con mình. Nghĩ rằng dù có cúng dường hay
không, cũng được đặc }n đảnh lễ và hầu hạ vị Bích Chi Phật mỗi ngày,
do đó sẽ được phước lành an lạc, bà bèn quyết định ở lại đ}y luôn.
Sáu, bảy tháng sau, con chó cái xinh một chú chó con. Người chủ
nhà dành riêng sữa một con bò cho nó. Chẳng bao lâu nó lớn thành một
con chó to khỏe. Còn vị Bích Chi Phật mỗi khi thọ thực đều dành cho nó
một phần cháo nên nó cứ quấn quýt bên Ngài.
Mỗi ng|y người chăn bò đều đến viếng thăm vị Bích Chi Phật với
con chó theo sau. Trên đường đi, đến một hang thú ông ta thường đập
gậy vào bụi cây và dộng gậy xuống đất, kêu lên ba lần "su,su" cho thú sợ.
Ngày kia, ông ta bạch với Phật rằng khi n|o không đến được sẽ gửi con
chó đến tìm, và xin Phật hiểu cho l| ông đang mong Ng|i đến. Quả
nhiên vài ngày sau, ông thấy khó chịu trong mình nên để con chó đến
thỉnh Phật. Nghe lệnh chủ, con chó chạy đi. Ngang qua nơi hang thú,
chú ta sủa ba lần rồi mới đi tiếp. Sáng sớm, đi vệ sinh xong chú mới vào
lều tranh sủa ba tiếng ra mắt vị Bích Chi Phật, rồi nằm về một bên. Biết
đã đến lúc, Ng|i đứng dạy lên đường. Chú chó chạy phía trước sủa từng
chặp. Nhiều lần vị Bích Chi Phật vờ đi nhầm đường để thử chú, nhưng
lần n|o chú cũng biết, đứng chặn lại sủa vang, ra dấu cho Phật đi đường
khác. Một hôm, chú cũng cản lại khi Phật đi nhầm đường, nhưng lần này
Phật không trở lui, chỉ lấy ch}n đẩy nó ra rồi đi tiếp. Chú chó liền cắn tà
áo trong của Phật và kéo trở lui cho đến khi Ng|i đi đúng đường. Chú
quả là trung thành và nhiệt tình với Phật.
Rồi đến một ngày y Phật r{ch, người chăn bò cúng dường vải để
may y mới, và Phật phải đi đến chỗ kh{c để nhờ may giúp. Ngài bay lên
233
không về hướng Gandhamadana. Chú chó sủa v| chu lên cho đến khi
bóng Ngài khuất dần, rồi vỡ tim ngay đó. (Ngƣời ta thƣờng nói loài vật
sống chân chất không biết lừa dối, còn con ngƣời tâm một đƣờng miệng một
nẻo. Vì vậy Thế Tôn có dậy một Sa-môn: "Lòng ngƣời khó lƣờng còn loài thú lại
đơn giản").
Chú chó chết đi, do lòng ngay thẳng trung hậu, tái sinh lên cõi trời
ba mươi ba với một ngàn thiên nữ tùy tùng, hưởng phúc lạc vô kể. Vị
trời này chỉ cần thì thầm }m thanh đã vang xa mười sáu dặm. Khi nói
năng bình thường khắp cõi trời rộng ngàn dặm đều nghe (Ðó là do thân
chó kiếp trƣớc đã sủa và chu vì thƣơng mến vị Bích Chi Phật).
Ở tầng trời ba mươi ba không còn l}u, vị này mạng chung (Chƣ thiên
mạng chung do bốn nguyên nhân: mạng tận, phƣớc tận, thực phẩm tận và sân
hận. Nếu nhiều phƣớc, ở tầng trời này đủ hạn kỳ rồi sanh thiên cao hơn nữa, đó
là "mạng tận". Nếu ít phƣớc, giống nhƣ một, hai lít gạo bỏ vào kho chẳng nhằm
đâu cả, không bao lâu sẽ chết, gọi là "phƣớc tận". Trƣờng hợp thứ ba, vị trời
ham hƣởng lạc, quên cả ăn uống, sức khoẻ suy sụp và chết, đó là "thực phẩm
tận". Thứ tƣ là do ganh tỵ với sự sáng chói của vị khác, sân hận mà chết).
Câu chuyện hiện tại
- Bảy Lần Ghosaka Bị Vứt Bỏ

Ghosaka, tiền kiếp là chú chó, ở cõi trời Ba mươi ba thụ hưởng lạc thú
quên cả uống nên mạng chung, thác sinh làm con một kỹ nữ ở Kosambi.
Vừa lâm bồn, cô ta đã hỏi ngay nàng hầu là trai hay gái. Biết là con trai
cô ra lệnh bỏ đứa bé trong cái giỏ cũ, đem vất ngo|i đống rác. (Kỹ nữ chỉ
nuôi con gái vì sẽ kế nghiệp họ). Qụa v| chó xúm quanh nhưng do phước
báo kiếp trước, chẳng con nào làm hại đứa bé. Lúc đó có người đi đến,
thấy chuyện lạ, tiến lại xem, gặp đứa bé trai liền thương ngay v| nhặt lên
mang về nuôi.
Hôm đó viên chưởng khố ở Kosambi vào cung vua gặp thầy tế lễ xem
thiên văn cho biết là một bé trai ra đời hôm nay sẽ thành vị chưởng khố
trọng yếu. Lúc bấy giờ vợ viên chưởng khố đang có mang gần ngày sinh,

234
nhưng hôm đó thì chưa sinh. Viên chưởng khố bèn gọi một bà nô lệ
tên Kākī cho một ng|n đồng tiền, bảo đi lùng khắp th|nh tìm đứa bé vừa
mới sinh ra hôm nay đem về gấp. Bà nô lệ sục sạo khắp nơi. Khi đến nhà
đứa bé vừa được lượm về, bà liền trả giá, từ một xu rồi tăng dần đến một
ngàn đồng tiền thì xin được đứa bé mang về cho viên chưởng khố. Ông
ta nuôi đứa bé trong nh|, định bụng nếu sau này con mình là gái sẽ cho
nó làm rễ để nối nghiệp chưởng khố, nếu là trai sẽ giết đứa bé đi.
Ít ngày sau vợ ông hạ sinh một bé trai. Ông bèn bảo Kālī mang đứa
bé nuôi để ngay lối vào chuồng bò vào giờ bò đi ăn, để chúng giẫm chết
nó và còn dặn thêm xem kỹ nó chết rồi hãy về báo cho ông. Người nô lệ
làm y theo lời ông dặn. Ngay khi cửa chuồng vừa mở, con bò đực đầu
đ|n xông ra trước tiên, khác với thường lệ l| nó đi sau rốt. Ðến chỗ đứa
bé, nó dùng bốn chân che kín lại v| đứng yên ở đó. H|ng trăm con bò lần
lượt đi ra hai bên, chạm s{t v|o sườn nó. Quanh cảnh này không lọt khỏi
cặp mắt người chăn bò đang đứng gần đấy. Ông đi đến gần, ngạc nhiên
thấy đứa trẻ nằm ngay chân bò. Ông thấy thương nó ngay v| liền mang
về nuôi.
Kālī thấy hết từ đầu đến cuối, trở về kể rõ tự sự cho viên chưởng
khố. Ông lại bảo Kālī đi gặp thằng chăn bò, cho một ng|n đồng tiền để
bắt đứa bé lại. Tiếp theo ông ra lệnh cho Kālī mang đứa bé đặt nơi b{nh
xe bò, vì biết rằng s{ng mai năm trăm cỗ xe này sẽ lên đường đi một
chuyến buôn xa, mấy con bò không dậm chết nó thì b{nh xe cũng nghiến
nát nó. Và ông không quên dặn Kālī phải xem thằng bé chết ra sao rồi
mới về báo cho ông. Sáng sớm trưởng đo|n buôn đến tròng ách vào cổ
bò v| thúc chúng bước đi. Nhưng chúng vùng ra không chịu đi. Mấy lần
như thế cũng không được, ông vật lộn đ|n bò cho đến mặt trời mọc. Ông
thắc mắc không hiểu tại sao, chợt nhìn xuống đường thấy đứa bé nằm ở
đó. Ông bế lên, lòng vui mừng vì được một đứa con trai. Kālī vẫn theo
dõi từ nãy giờ, lúc này mới trở về b{o tin cho viên chưởng khố. Ông lại
bảo Kālī đến gặp trưởng đo|n buôn đưa một ng|n đồng tiền để chuộc lại
thằng bé, rồi quăng nó trong lùm c}y nơi bãi thiêu cho chim thú ăn thịt

235
hay ma quỷ giết nó. Kālī lại mang đứa bé đi, nhưng chẳng có con thú hay
ma quỷ nào làm hại đứa bé vì quả b{o đời trước đã che chở cho nó. Chợt
có một đ|n dê đi qua bãi thiêu. Một chị dê đi len trong lùm bụi ăn l{ cỏ,
thấy đứa trẻ liền quỳ xuống cho bú. Người chăn dê gọi mãi chị ta vẫn
không chui ra. Cuối cùng chủ nó phải cầm gậy xông vào và bắt gặp đứa
trẻ, hớn hở đem về. Ðến lần n|y đứa trẻ vẫn chưa yên vì viên chưởng
khố vẫn chưa chịu thua. Kālī lại được lệnh chuộc nó từ người chăn dê và
leo lên ngọn Dốc Ð{ Cướp ném nó xuống sườn núi, nó sẽ va v|o v{ch đ{
rồi rớt xuống khe núi tan x{c. Nhưng dọc sườn núi lại có một bụi tre dày
và trên chót núi nhiều bụi gunjā bao phủ. Ðứa bé rơi xuống ngay giữa
đ{m tre như trên một nệm lông dê. Ngày hôm đó, người trưởng nhóm
đ{nh tre vừa nhận một mối bán tre hời. Và khi ông cùng con trai lia dao
vào bụi tre định chặt thì đứa bé bị tre lay động bật khóc. Ông ngạc nhiên
nghe sao giống tiếng trẻ khóc, vội trèo lên xem thì thấy ngay một đứa
con trai. Ông lại hân hoan mang về nhà. Kālī lại đi chuộc đứa bé một lần
nữa. Cho đến lần n|y đứa bé vẫn sống mạnh khỏe đến lớn, tên nó là
Ghosaka, nhưng cũng còn l| c{i gai trước mắt viên chưởng khố. Ông vẫn
tìm mọi c{ch để giết cậu bé. Lần n|y ông đích th}n đến gặp người bạn
làm nghề gốm, đưa trước một ng|n đồng tiền và dặn dò như sau:
- Tôi có một đứa con tư sinh v| sẽ gửi nó đến cho anh. Cho nó vào
một phòng kín lấy búa bén băm nó ra th|nh từng mảnh rồi thảy vào lò
nung đốt hết. Ðây là một ng|n đồng tiền như đã giao hẹn. Việc xong tôi
sẽ thưởng thêm cho anh xứng đ{ng.
Thợ gốm đồng ý. Về nh|, viên chưởng khố gọi Ghosaka sai đến thợ
gốm.
- Hôm qua ta có nhờ thợ gốm làm một ít việc cho ta. Hãy đến bảo
ông ấy hoàn tất công việc cha tôi đã giao hôm qua.
- Thưa v}ng.
Và Ghosaka lên đường. Rời khỏi nhà một quãng anh ta gặp con trai
viên chưởng khố đang chơi bắn bi với chúng bạn. Nó chặn Ghosaka lại

236
hỏi.
- M|y đi đ}u vậy?
- Tôi mang lời cha đến cho người thợ gốm.
- Ðể tao đi! Mấy đứa n|y ăn hết tiền của tao, m|y đ{nh ăn lại cho
tao.
- Tôi sợ cha lắm!
- Ðừng sợ, tao sẽ nói cho. Tao đã thua nhiều tiền rồi, m|y chơi cho
đến lúc tao trở về, r{ng ăn lại số tiền của tao.
Ghosaka bắn bi rất giỏi nên anh nuôi nó cứ nài nỉ mãi. Cuối cùng
Ghosaka bằng lòng. Vậy l| chính con đẻ của chưởng khố chuyển lời đến
thợ gốm, v| đúng như lệnh giao hẹn anh ta giết người đưa tin rồi ném
thây vào lò nung.
Ghosaka chơi bi suốt ngày, chiều mới về. Viên chưởng khố ngạc
nhiên hỏi ngay:
- Mày về đó ư?
Ghosaka liền kể lại tự sự. Chưởng khố tái nhợt như mất hết máu, gầm
lên;
- Trời ơi! Khổ tôi chưa!
Rồi ông tức tốc đi đến thợ gốm, vặn vẹo đôi tay rên rỉ:
- Thợ gốm ơi! Ông giết tôi mất rồi! Tôi chết mất! Tôi chết mất!
Thợ gốm thấy ông hốt hoảng như vậy vội trấn tĩnh ông;
- Thưa Ng|i, đừng làm ồn. Công việc xong rồi.
Ðau buồn như một trái núi úp chụp xuống, viên chưởng khố phải
gánh chịu sự đau khổ cùng cực như tất cả những ai đã l|m hại người vô
tội.
Vì vậy đức Thế Tôn dạy:
“Yo daṇḍena adaṇḍesu,

237
Appaduṭṭhesu dussati;
Dasannaṃ aññataraṃ ṭhānaṃ,
Khippameva nigacchati”.
(137) Dùng trượng phạt không trượng,
Làm ác, người không ác.
Trong mười loại khổ đau,
Chịu gấp một loại khổ.
“Vedanaṃ pharusaṃ jāniṃ,
Sarīrassa ca bhadanaṃ;
Garukaṃ vāpi ābādhaṃ,
Cittakkhepaṃ va pāpuṇe”.
(138) Hoặc khổ thọ khốc liệt,
Thân thể bị thương vong,
Hoặc thọ bệnh kịch liệt,
Hay loạn ý tán tâm
“Rājato vā upassaggaṃ;
Abbhakkhānaṃ va dāruṇaṃ;
Parikkhayaṃ va ñātīnaṃ,
Bhogānaṃ va pabhaṅguṇaṃ”.
(139) Hoặc tai vạ từ vua,
Hay bị vu trọng tội,
Bà con phải ly tán,
Tài sản bị nát tan.
“Atha v’āssa agārāni,
Aggi ḍahati pāvako;
Kāyassa bhedā duppañño;
Nirayaṃ so’papajjati”.
(140) Hoặc phòng ốc nhà cửa,
Bị hỏa tai thiên đốt.
Khi thân hoại mạnh chung,
Ác tuệ sanh địa ngục.

238

‚Cầm đao trƣợng đối tay không,
Ác nhân muốn hại ngƣời trong sạch thì,
Quả kia sẽ trả cấp kỳ,
Trong mƣời điều khổ, thọ y một điều:
Tâm thần đau đớn trăm chiều,
Hoặc thân ngộ nạn nát tiêu, rã rời,
Hoặc lâm bệnh nặng khổ đời,
Hoặc cuồng tâm, hóa ra ngƣời khùng điên,
Hoặc vua hình phạt, cùm xiềng,
Hoặc ngƣời vu cáo oan khiên tội tình,
Hoặc ly tán cả gia đình,
Hoặc là tài sản tan tành hƣ hao,
Hoặc là cửa rộng nhà cao,
Lửa hồng một ngọn cháy ào tan hoang.
Rã thây rồi, kẻ ngu ngoan,
Còn sa địa ngục chịu toàn khổ đau‛.
Viên chưởng khố không thể nào nguôi ngoai nổi khi thấy mặt
Ghosaka, nên cứ phải tìm cách giết cậu ta. Lần này ông sai cậu mang lá
thư đến người quản lý trăm ngôi l|ng của ông, trong thư ông dặn giết
cậu ta rồi liệng xuống hầm ph}n. L{ thư được cột nơi viền áo của
Ghosaka. Cậu ta không biết chữ vì từ khi ch|o đời đến khôn lớn viên
chưởng khố luôn }m mưu giết cậu, nên cậu không được đi học. Và với
lệnh giết mình, cậu xin cha lương thực để lên đường. Người cha ác
nghiệt của cậu bảo rằng trên đường đi, ở l|ng đó l|ng đó có người bạn
của ông cũng l|m quản khố, v| hãy ăn ở đó rồi đi tiếp.
Ðến l|ng đó, Ghosaka hỏi nh| người quản khố và gặp được bà vợ.
Biết đó l| con trai của bạn mình, bà có cảm tình ngay với chàng trai. Viên
quản khố này có cô con gái chừng mười lăm mười sáu tuổi, xinh đẹp
tuyệt vời. Ðể giữ tiếng tốt và an toàn cho con, hai ông bà cho cô ở trên
tầng cao nhất trong to| l}u đ|i bảy tầng, cung vi lộng lẫy như trong

239
hoàng cung với một nàng hầu.
Hôm đó, cô g{i sai n|ng hầu đi chợ. Giữa đường nàng hầu gặp bà
mẹ v| được bà nhờ trải chỗ ngồi cho Ghosaka, rửa chân và xức dầu rồi
trải giường cho chàng. Nàng hầu đi chợ về trễ, bị cô chủ rầy, phải kể lại
việc hầu hạ Ghosaka. Nghe đến tên ch|ng trai, cô g{i thương ngay thấu
tận xương tủy tim gan. Cô chính là vợ của Kotūhalaka kiếp trước, nhờ
cúng dường vị Bích Chi Phật được phước báo sanh vào nhà viên quản
khố gi|u có. Do đó lòng luyến ái kiếp trước sống lại. Ðức Thế Tôn có
dạy;
“Pubbevasannivāsena,
Paccuppannahitena vā;
Evantaṃ jāyate pemaṃ,
Uppalaṃ va yathodaketi”.
“Do liên hệ đời trước,
Hay lợi lộc hôm nay,
Lòng mến thương bừng dậy,
Như hoa vươn mặt hồ.”

‚Xƣa từng chung chạ ra vào,
Giờ nay tái ngộ, lòng nào chẳng lay.
Men tình vừa nhắp đã say,
Bèo xanh gặp nƣớc ngày ngày gia tăng‛.
Cô hân hoan hỏi thăm về ch|ng trai. Khi được biết ch|ng trai đang
nằm ngủ với l{ thư nơi viền {o, cô lén đi xuống gỡ lấy l{ thư mang về
phòng, đóng cửa lớn, mở cửa sổ v| đọc thư.
Xem xong cô gái buột miệng:
- Ố! Anh chàng ngốc, ra đi với lệnh giết mình buộc nơi {o. Nếu mình
không lén đọc thư trước chắc hẳn anh ta sẽ bị giết.
Rồi cô xé phăng l{ thư, viết một cái khác, nhại giọng viên chưởng
khố: "Ðây là Ghosaka con tôi. Hãy kiếm lễ vật từ trăm ngôi l|ng của ta cho

240
nó. Sửa soạn lễ cưới cho nó với con gái viên quản khố vùng này. Xây một
ngôi nhà hai tầng ngay giữa làng cho hai vợ chồng mới ở, có tường vách
bao quanh v| người canh gác bảo vệ cẩn thận. Xong việc, hãy báo tin cho
ta rằng đã l|m đúng như vậy, ta sẽ hậu thưởng xứng đ{ng". Xong, buộc
l{ thư v|o viền {o ch|ng trai như cũ.
Ngủ nguyên một ngày, Ghosaka thức dậy, ăn uống, lấy lại sức rồi đi
tiếp. Sáng hôm sau ch|ng đến ngôi l|ng nơi viên quản lý trăm ngôi l|ng
của cha nuôi cư ngụ. Chào hỏi xong, chàng trao ngay bức thư của viên
chưởng khố. Viên quản lý xem thư xong reo lên mừng rỡ, và ra lệnh cho
gia nhân chở gỗ và các vật liệu xây dựng kh{c đến cất một ngôi nhà hai
tầng ngay giữa l|ng như lời dặn trong thư. Rồi ông mang lễ vật của trăm
ngôi l|ng đến nhà viên quản khố c{ch đó không xa để xin làm lễ cưới.
Ðồng thời ông cũng b{o tin cho viên chưởng khố thành phố biết l| đã
l|m đúng như vậy.
Viên chưởng khố nhận được tin x}y nh| v| cưới vợ cho Ghosaka
muốn bật ngửa, chỉ còn biết than thầm: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại
thiên!" Phần rầu buồn vì con chết, phần đau tức kế mưu sụp đổ, lòng ông
lúc n|o cũng như lửa đốt, và còn sinh ra chứng tiêu chảy. Ông vẫn
không hạ được cơn tức tối về Ghosaka: "Bằng mọi gi{ ta không để cho
thằng khốn nạn này thừa kế gia sản". V| ông sai viên thư lại ph{i người
đi gọi Ghosaka về.
Cô gái viên quản khố, bây giờ là vợ của Ghosaka, đã dặn trước đ{m
gia nhân khi có ai từ viên chưởng khố thành phố đến, hãy báo cho cô ta
biết trước khi nói với Ghosaka. Vì thế khi người của viên thư lại đến, cô
liền chặn lại hỏi thăm. Người này thật thà cho biết l| viên chưởng khố
bệnh tình chưa trầm trọng, ăn uống cũng còn được, và xin gặp Ghosaka
để chuyển lời cha chàng bị bệnh muốn gặp chàng. Cô vợ không để cho
Ghosaka biết, ra lệnh cung cấp cho người này chỗ ở và tiền công, và bảo
y ở lại đi, khi n|o cô ta sai y hãy đi.
Viên chưởng khố đợi mãi chẳng thấy người nhắn tin về, hỏi viên thư
lại, cũng không có tin tức gì, bèn ph{i thêm người đi nữa. Cô vợ làm y
241
như trước. Khi người thứ ba đến, biết tin rằng viên chưởng khố bệnh đã
nặng, không ăn uống nằm liệt giường, phải đổ bô luôn, cô liền cho
Ghosaka hay và khuyên chàng mang phẩm vật từ trăm ngôi l|ng về thăm
cha. Nhưng khi phẩm vật được chở tới quá nhiều, nếu chất hết mọi thứ
lên xe cùng đi e chậm trễ, do đó cô g{i bảo chồng nên để lại nhà, chỉ có
hai vợ chồng đi, v| không quên dặn rằng: "Anh nhớ đứng đằng chân
cha, còn em sẽ đứng bên gối nằm của ông". Và khi vào nhà cô ra lệnh cho
gia nhân của mình đứng canh cả phía trước và phía sau nhà.
Viên chưởng khố đang nằm trên giường bệnh, có viên thư lại chà xát
b|n ch}n, v| b{o cho ông l| con trai v| d}u đã về. Khi biết rằng Ghosaka
đang đứng dưới chân mình, ông gọi viên thủ quỹ đọc cho ông nghe số
tài sản và lợi tức của mình như sau: "Tiền mặt là bốn trăm triệu đồng.
Còn dụng cụ v| đồ giải trí, những ngôi l|ng, đất ruộng, người hầu, súc
vật, xe bò, xe ngựa, tổng cộng là chừng ấy, chừng ấy..." Viên chưởng khố
nghe qua, định nói:
- Tất cả tài sản này ta không cho con trai ta Ghosaka.
Nhưng lại nói:
- Ta cho.
Cô vợ Ghosaka nghe xong, nghĩ rằng nếu để ông ta nói lại lần nữa, e
sẽ kh{c đi. Vì thế cô giả vờ như qu{ đau buồn, bứt tóc kêu khóc:
- Cha thân yêu, cha nói thật chứ? Dù vậy chúng con cũng thật là bất
hạnh khi nghe những lời của cha.
Rồi với vẻ sầu khổ cùng cực cô ngã lên người ông, đập đầu vào ngực
ông, lại lăn đầu ngay giữa ngực ông khiến ông không thể nói thêm được
nữa. Viên chưởng khố chết trong lúc ấy.
Người ta đi b{o tin cho vua Udena biết. Vua tổ chức tang lễ xong liền
hỏi về con cái của viên chưởng khố. Biết ông ta có một người con trai
là Ghosaka v| đã giao hết tài sản, vua triệu anh ta đến. Ghosaka vào cung.
Vua nhìn anh qua cửa sổ, thấy anh nhảy qua c{c vũng nước. Rồi vua an
ủi anh và ban chức chưởng khố thành phố cho anh. Anh cảm tạ vua rồi
242
ra về. Vua lại đứng nhìn anh rời cung điện. Lần này, anh không nhảy
qua vũng nước mà lội qua một cách tề chỉnh. Vua ngạc nhiên, truyền gọi
anh ta lại hỏi;
- Này Ghosaka! Có đúng l| khi đến đ}y ngươi nhảy qua vũng nước,
còn lúc trở về thì nghiêm chỉnh bước qua?
- Tâu bệ hạ, quả như vậy.
- Tại sao vậy?
- Tâu bệ hạ, khi bước vào hạ thần vẫn còn là một chú thanh niên ham
chơi, nhưng b}y giờ đã được bệ hạ ban cho chức tước, thần phải dẹp bỏ
những ưa thích cũ v| phải cư xử nhã nhặn, đ|ng ho|ng.
Vua nghe nói, đẹp dạ, liền phong chức cho anh ta ngay. Anh được
thừa hưởng gia sản trước đ}y của cha nuôi với địa vị chưởng khố và
trăm ngôi l|ng.
Sau này, một dịp nọ, cô vợ Ghosaka mới tiết lộ cho bà vú Kālī về việc
tr{o l{ thư để cứu mạng Ghosaka, và từ đó mới có được vinh quang như
hôm nay. Sẵn dịp đó, vú Kālī mới khai ra Ghosaka đã bị cha nuôi mưu hại
bảy lần như thế nào. Khi chồng về, cô vợ thuật lại hết câu chuyện, nhưng
anh ta không tin bèn đi hỏi bà vú. Nghe kể lại tự sự, Ghosaka bàng hoàng
cả người và thấy mình quả có phước đức mới thoát khỏi bảy lần chết
khủng khiếp. Do đó anh ta tự hứa với lòng là sẽ không sống đời phóng
dật nữa, mà cố gắng chuyên tâm chánh niệm. Anh không quên bố thí cho
người nghèo khó mù loà một ng|n đồng mỗi ng|y, v| giao cho người
quản lý thưở trước việc đó.
Phần 3: Thời Niên Thiếu Của Sāmāvatī

Tại thành phố Bhaddavatī có viên chưởng khố tên là Bhaddavatiya, vốn
là bạn chưởng khố Ghosaka. Họ chưa hề gặp mặt, chỉ kết bạn vì nghe
thương buôn qua lại giữa hai thành phố ca tụng tuổi tác và tài sản hai
bên, và từ đó họ trao tặng phẩm vật cho nhau.
Về sau, bệnh dịch tả hoành hành trong nhà Bhaddavatiya. Trước hết

243
là ruồi, côn trùng chết, rồi lần lượt chuột, gà vịt, heo bò, nô lệ trai và gái,
cuối cùng l| người trong gia đình. Bhaddavatiya cùng vợ và con gái, nhờ
ph{ tường chạy trốn nên thoát chết. Họ nhắm hướng Kosambi định tìm
đến Ghosaka. Dọc đường lương thực khô cạn, họ kiệt sức vì đói kh{t v|
phải phơi mình dưới nắng gió. Vất vả lắm họ mới đến được Kosambi. Sau
khi tắm xong trong một hồ nước họ thấy dễ chịu, rồi vào nghỉ trong nhà
trạm ở cổng th|nh. Viên chưởng khố kể cho vợ con biết là bạn của ông,
viên chưởng khố tại đ}y, mỗi ng|y đều phân phát một ng|n đồng tiền
cho kẻ nghèo khó mù loà, và ông quyết định ở lại đ}y v|i ng|y, cho con
g{i đến chỗ bố thí xin thức ăn về, lấy lại sức rồi mới đi gặp bạn.
Thế là cô gái nhà giàu, hết cả kiêu hãnh trong cơn hoạn nạn, cố giấu
xấu hổ, cầm b{t đi với đ{m d}n nghèo xin ăn. Người ta hỏi cô xin mấy
phần. Lúc đầu cô xin ba phần, ngày hôm sau cô xin hai phần, và hôm sau
nữa chỉ còn có một phần. Ng|y đầu tiên cha cô được mẹ cô an ủi và nài
nỉ mãi mới chịu ăn của bố thí đó, nhưng vẫn không tiêu nổi, do đó s{ng
sớm hôm sau ông qua đời. Rồi hôm sau đến lượt mẹ cô cũng bỏ cô m| đi
theo cha. Còn lại một mình, cô gái nằm lăn khóc lóc than van cho số phận
bất hạnh và cảnh đời bất trắc của mình. Nhưng cơn đói c|o cấu ruột gan
đã khiến cô ngồi dậy, vừa khóc vừa đi theo đo|n ăn m|y xin cơm.
Người quản lý Mitta nhớ rằng cô g{i đã nhận thức ăn ba ng|y liên
tiếp, nên nạt đùa:
- Hỏng! Thứ đ|n b| tồi! Rốt cuộc hôm nay m|y đã biết cái bụng mày
chứa được bao nhiêu chưa?
Vốn con nhà thế phiệt, lại hiền l|nh nhút nh{t, cô nghe như bị kim
châm muối xát. Cô chỉ biết nghẹn ngào hỏi:
- Thưa Ng|i, vậy nghĩa l| sao?
- Hôm kia mày lấy ba phần, hôm qua lấy hai, còn hôm nay chỉ lấy
một. Vậy l| đến hôm nay mày mới biết bụng mày chứa được bao nhiêu
cơm.
- Thưa Ng|i, không phải tôi lấy những phần ấy cho tôi.

244
- Vậy tại sao mày lấy?
- Hôm kia tôi có ba người, hôm qua có hai, bây giờ chỉ còn một mình
tôi.
- Cô gái kể lại câu chuyện từ đầu đến cuối. Mitta nghe xong không
cầm được nước mắt. Ông bảo cô g{i, lòng đầy trắc ẩn:
- Con th}n yêu, trước đ}y con l| con g{i của Bhaddavatiya, nhưng từ
nay trở đi con l| con g{i của ta.
Một hôm cô nhận thấy chỗ phân phát thức ăn luôn ồn náo, bèn góp ý
với cha nuôi làm lối đi từ hai cổng ra v|o đến chỗ phát thức ăn, có h|ng
r|o bao quanh. Người ta sẽ vào bằng cửa này, lãnh thức ăn xong ra bằng
cửa kia lần lượt theo lối đi, như vậy sẽ trật tự và êm thắm. Cha cô bằng
lòng và cho thi hành. Từ đấy cô gái vốn tên là Sāmā, nay thêm Vatī nghĩa
là hàng rào.
Chưởng khố Ghosaka l}u nay đã nghe quen tiếng ồn n{o nơi ph}n
phát thức ăn, v| cũng thích thú xem đó l| sinh hoạt trong nh| ăn của
mình. Hôm nay lại im lặng, ông ngạc nhiên hỏi quản lý Mitta, và nhờ đó
được biết con gái mồ côi của Bhaddavatiya bạn mình. Ghosaka liền nhận cô
gái làm con nuôi.
Vào ngày lễ hội trong thành, các tiểu thư con nh| vọng tộc được
phép ra ngoài tắm sông. Và khi Sāmāvatī, con gái nuôi của Ghosaka cùng
năm trăm tỳ nữ đi tắm, ngang qua cung điện, lọt vào mắt vua Udena, nên
được lệnh tiến cung. Ban đầu Ghosaka không tuân lệnh vì sợ mang tiếng
là bạc đãi con g{i nuôi, nhưng sau bị vua niêm phong hết nhà cửa và
chính Sāmāvatī bằng lòng, ông mới vâng lệnh thánh chỉ. Từ đó n|ng trở
thành hoàng hậu.
Phần 4: Udena Ðược Vāsuladattā

Vua Udena còn có một thứ phi khác là Vāsuladattā con gái của vua
Canda Pajjota xứ Ujjeni. Câu chuyện như sau:
Một hôm, từ hoa viên trở về, vua Canda Pajjota nhìn ngắm vẻ đẹp rực

245
rỡ của mình rồi hỏi đ{m cận thần:
- Còn có ai đẹp đẽ rực rỡ như ta chăng?
Họ đ{p:
- Vua Udena xứ Kosambi rực rỡ hơn bội phần.
- Vậy thì hãy bắt ông ta làm tù binh.
- Không bắt hắn được đ}u, t}u bệ hạ.
- Sao vậy?
- Vì ông ta biết cách dẫn dụ loài voi. Có thể đuổi voi đi hay bắt voi
lại tuỳ ý bằng c{ch đọc chú v| chơi đ|n. Không ai có nhiều voi cưỡi
như Udena.
- Vậy là không thể bắt được ông ta sao?
- Nếu bệ hạ nhất quyết muốn bắt, hãy làm một con voi bằng gỗ, đưa
đến gần vua Udena, lại tạo thêm tiếng ngựa hí, vua sẽ đi ra xa để xem là
voi hay ngựa, và sẽ bị bao v}y, lúc đó Ng|i có thể bắt vua.
- Quả là diệu kế!
Rồi vua cho làm một con voi máy bằng gỗ, bọc vải v| sơn thật khéo,
xong mang đặt trên bờ hồ gần xứ của kẻ thù mình. Trong bụng voi có
s{u mươi người đi tới lui. Thỉnh thoảng họ xúc những xẻng ph}n voi đổ
ra ngoài. Một tiều phu trông thấy voi, liền tâu lên vua Udena. Vua và
đ{m tuỳ tùng liền theo tiều phu đi xem voi. Ðường đi của họ đều bị gián
điệp theo dõi và báo tin cho vua Canda Pajjota, và một to{n qu}n được
ph{i đến sát bên Udena, nhưng không để cho vua biết. Rồi Udena gảy đ|n
v| đọc thần chú thâu phục voi, nhưng không kết quả. Voi được những
người núp trong bụng điều khiển, chạy như vũ bão như không hề nghe
bùa phép. Vua thúc ngựa phi nước đại để cố theo kịp voi, nên quân lính
bị rớt lại đằng sau xa lắc. Khi chỉ còn một mình, người của Canda Pajjota,
mai phục sẵn hai bên, ùa ra bắt Udena. Quân lính của Udena thấy vua
mình bị sa vào tay kẻ thù, bèn xây một doanh trại ngay bên ngoài
xứ ujjeni và ở lại đó.

246
Canda Pajjota bắt sống và bắt giam kẻ thù xong, mở tiệc ăn mừng ba
ngày. Udena nằm trong ngục tối đến ngày thứ ba đ{nh bạo hỏi người gác
ngục.
- Này anh, vua của anh ở đ}u?
- Ðang chè chén say sưa thì bắt được kẻ thù.
- Vua của anh h|nh động chẳng kh{c gì đ|n b|. Hắn đã bắt được ta
một là tha hai là giết đi, lẽ n|o đã l|m nhục ta m| chè chén say sưa nữa!
Gác ngục đi b{o v| nh| vua liền đến hỏi Udena:
- Có phải mi đã nói... như thế, như thế?
- V}ng, đại vương.
- Tốt lắm, ta sẽ tha ngươi nếu như ngươi chịu trao bùa chú cho ta.
- Ðồng ý, nhưng khi Ng|i nhận bùa chú, ngài có chịu lễ kính ta
không?
- Lễ kính ngươi |, không!
- Thế thì ta sẽ trao cho Ngài.
- Ta sẽ h|nh hình ngươi.
- Ta không sợ, vì Ngài chỉ làm chủ thân xác ta chứ không làm chủ
tâm hồn ta.
Nghe Udena trả lời bướng bỉnh như thế, nhà vua bối rối không biết
l|m sao để đoạt được phù phép. Bỗng vua nghĩ ra một kế, liền bảo:
- Người bảo ta sẽ tiết lộ b|i chú cho người nào lễ kính ngươi phải
không?
- V}ng đại vương.
- Tốt lắm. Trong nhà ta có một mụ lưng gù. B| ta sẽ ngồi sau bức
m|n để nghe ngươi dạy thần chú.
- Gù hay què gì cũng được, miễn là lễ kính ta thì ta dạy thần chú.
Rồi nh| vua đến gặp công chúa Vāsuladattā.

247
- Con cưng, có một người cùi biết được câu thần chú linh nghiệm và
quý báu. Con hãy ngồi bên trong bức m|n để hắn dạy con thần chú. Con
nên học với hắn vì cha không muốn ai khác biết, rồi cha sẽ học lại với
con.
Sở dĩ nh| vua phải bịa ra gù lưng v| cùi hủi vì sợ hai người yêu
nhau.
Một hôm, đến một c}u chú sao đó m| Vāsuladattā không thể đọc lại
cho đúng, dù Udena đã lặp đi lặp lại nhiều lần. Tức quá Udena la lên:
- Ðồ gù đần độn! Môi d|y mo, m{ chư bự! Mi đ{ng nhận mấy cái tát!
Vāsuladattā cũng giận dữ không kém:
- Ðồ hủi hung tợn! Mi nói gì? Dám gọi ta l| đồ gù hả?
Udena ngạc nhiên, vén màn lên và hỏi:
- Cô là ai?
- Tôi là công chúa Vāsuladattā.
- Cha cô bảo với tôi cô l| người gù lưng.
- Còn ông, vua nói là bị cùi.
Rồi cả hai đồng nói một lượt:
- Vua nói thế vì sợ chúng ta yêu nhau.
Và quả như thế, tình yêu đến, nên từ đó trở đi họ hết học hết dạy.
Nhà vua không biết, thỉnh thoảng lại hỏi con gái:
- N|y con, con đang học bài hả?
Công chúa tỉnh bơ đ{p:
- V}ng thưa cha.
Ngày kia, Udena bảo với người yêu rằng một người chồng có thể làm
được những việc mà cha, mẹ, anh, chị không l|m được, và nếu nàng cứu
được Udena thì sẽ được ban năm trăm người tùy tùng và phong làm
hoàng hậu. Công chúa bằng lòng v| đến gặp cha xin mở cửa và một con

248
voi để cưỡi vì cần đi ra ngo|i ban đêm, theo sự chỉ dẫn của các tinh tú,
tìm một lo|i dược thảo dùng trong chú thuật. Vua thuận cho, và họ được
phép đi lúc n|o tùy ý. Lúc bấy giờ vua có năm vật chuyên chở: một voi
cái tên Bhaddavatī có thể đi năm mươi dặm một ngày, một nô lệ tên
Kāka có thể đi s{u mươi dặm một ngày, hai ngựa cái Celakanthī và
Munjakesī có thể đi một trăm dặm một ngày và một voi tên Nālāgiri có thể
đi một trăm hai mươi dặm một ngày.
Chuyện quá khứ
- Canda Pajjota Ðược Năm Vật Chuyên chở

Hình như trước khi Phật hiện tại ra đời nh| vua đã l| nô lệ cho một
Trưởng giả. Có lần trưởng giả đi ra ngo|i th|nh tắm, trở về gặp một vị
Phật Ðộc Giác khất thực trong thành trở ra, với bình bát sạch như lau,
bèn hỏi:
- Bạch Tôn giả! Ngài có nhận được gì không?
- Tôi đã đi một vòng và giờ ra khỏi th|nh, đạo hữu ạ.
Ngài không trả lời ngay câu hỏi m| nói ra điều không hỏi, nhưng
vẫn có nghĩa l| không nhận được thức ăn. Nhìn v|o bình b{t, thấy trống
không, Trưởng giả thỉnh Ng|i đợi một lát rồi vội vã về nhà. Lúc bấy giờ
áp lực xấu ác của Marā trùm khắp thành, nó còn giả dạng đến hỏi Ngài
sao không nhận được thức ăn v| khuyên Ng|i trở lui. Nhưng Ng|i đã
quyết chí không trở lui, vì biết rằng một lần nữa Marā sẽ dùng quyền lực
sai khiến d}n cư reo hò v| chọc phá Ngài.
Thấy nhà có thức ăn sẵn, Trưởng giả vội bảo tên hầu chạy hết sức
mình đến gặp Phật và lấy bình bát mang về gấp. Trưởng giả để thực
phẩm đầy bát xong, lại bảo tên hầu tức tốc mang bát giao lại cho Phật,
với lời hứa rằng sẽ nhường cho anh ta công đức này.
Tên hầu đi v| về mau như tên bắn, v| khi đưa b{t cho Phật đã bạch
rằng:
- Bạch Tôn giả, trong thời gian ngắn con đã đi v| về nhanh hết sức

249
mình. Do phước báo của sự nhanh nhẹn này, con mong rằng sẽ được
năm vật chuyên chở có thể đi năm mươi, s{u mươi, một trăm v| một
trăm hai mươi dặm một ngày. Thời gian đi v| về đó th}n con hun nóng
dưới tia nắng mặt trời. Do phước báo việc làm này con mong rằng dù tái
sanh ở nơi n|o, con cũng sẽ được quyền lực bằng sức mạnh những tia
nắng mặt trời. Chủ con đã nhường công đức của sự cúng dường này, do
phước b{o đó con mong được dự phần v|o gi{o ph{p Ng|i đã ngộ.
Phật hứa khả:
- Sẽ được vậy.
Và Ngài nói kệ:
“Icchitaṃ patthitaṃ tuyhaṃ,
Khippameva samijjhatu;
Sabbe pūrentu saṅkappā,
Cando paṇṇaraso yathā”.
“Icchitaṃ patthitaṃ tuyhaṃ,
Khippameva samijjhatu;
Sabbe pūrentu saṅkappā,
Maṇi joti raso yathā”.
Mong mọi sở nguyện thí chủ
Ðược thành tựu tốt đẹp
Mong mọi sở nguyện thí chủ
Viên mãn như trăng rằm
Mong mọi sở nguyện thí chủ
Ðược thành tựu tốt đẹp
Mong mọi sở nguyện thí chủ
Viên mãn như ngọc lộ quang.

‚Cầu cho bao nhiêu phƣớc đã ƣớc nguyền,
Của thí chủ mau kết quả nhãn tiền.
Bao nhiêu tƣ duy đạt thành viên mãn,

250
Nhƣ tối rằm, trăng chiếu sáng khắp miền.
Cầu cho bao nhiêu phƣớc đã ƣớc nguyền,
Của thí chủ mau kết quả nhãn tiền.
Bao nhiêu tƣ duy đạt thành viên mãn,
Nhƣ ngọc Ma ni, nhƣ ý chân truyền‛.
Ðó là việc làm của vua Canda Pajjota trong kiếp trước, v| do phước
b{o n|y vua có năm vật chuyên chở.
(Hết Chuyện Quá Khứ)
Một hôm nhân lúc vua Canda Pajjota dạo chơi vườn thượng uyển,
Udena bỏ trốn. Ông nhét đầy tiền vàng và bạc vào nhiều túi da lớn, xong
đặt lên lưng voi c{i, rồi đỡ Vāsuladattā lên yên và họ ra đi. Qu}n thị vệ
trông thấy liền phi báo cho vua. Vua sai lính tức tốc đuổi theo. Udena bèn
mở túi vàng rải tiền vàng xuống đường. Quân truy nã dừng lại nhặt
vàng rồi mới đuổi tiếp. Ông lại mở túi bạc rải xuống đất. Quân truy nã vì
cứ mãi ngừng lại để nhặt bạc nên chậm trễ, để Udena chạy thoát về
doanh trại dựng ngoài thành. Quân lính của Udena trông thấy ông nhiệt
liệt đón mừng và hộ tống ông về Kosambi. Sau đó ông tổ chức lễ cưới và
tấn phong Vāsuladattā lên ngôi thứ phi.
Phần 5: Ðức Phật Từ Chối Māgandiyā

Một thứ phi khác của vua Udena là Migandiyā nguyên là con gái của
Bà-la-môn tên là Māgandiyā, sống ở xứ Kuru. Mẹ cô và cả chú út, em của
cha cô, cũng tên là Māgandiyā. Cô ta đẹp như thiên nữ nên ông Bà-la-môn
khó tính không thấy ai, kể cả những chàng trai vọng tộc nhất trong xứ đã
đến cầu hôn, xứng đ{ng l|m rể đông s|ng.
Ngày kia, sáng sớm đức Ðạo sư quan s{t thế gian, nhận thấy Bà-la-
môn Māgandiyā và vợ ông có đủ duyên lành chứng quả A-na-hàm. Ngài
đắp y ôm b{t đến vùng ven phố thị nơi B|-la-môn đang tế thần lửa. Ông
ta ngắm nhìn th}n Như Lai thấy toàn hảo, thầm nghĩ không ai trên thế
gian có thể so bì với người này, ta sẽ gả con g{i cho ông để n}ng khăn
sửa túi. Ông ta nói với đức Ðạo sư:

251
- Này, Tỳ-kheo! Tôi có cô con g{i độc nhất v| chưa thấy ai xứng với
nó trừ ông. Ông phải có một người vợ và nó phải có một người chồng.
Tôi sẽ gả nó cho ông. Hãy đứng đợi tại đ}y cho đến khi tôi trở lại.
Ðức Ðạo sư đứng yên, không nói một lời. Người Bà-la-môn vội vã
về nhà, hớn hở bảo với bà vợ: - B| ơi! tôi đã gặp một người xứng với con
gái ta. Mau lên! Mặc cho nó bộ đẹp đẽ vào!
Rồi ông dẫn vợ con vào gặp đức Ðạo sư. Cả thành xôn xao:
- Một khi lão n|y chê bai đủ kiểu người n|o đến cầu hôn con gái lão.
Nhưng nghe đồn rằng hôm nay lão ta gặp một người môn đăng hậu đối
rồi. Không biết mặt mũi anh ch|ng n|y ra sao m| lão chấm đậu vậy?
Rồi họ theo ông đi xem anh ch|ng tốt số. Trong thời gian đó, đức
Ðạo sư thay vì đứng yên chờ đợi, Ngài bỏ đi, để lại một dầu chân. (Dầu
chân Phật chỉ xuất hiện trên chỗ đã bƣớc, không có chỗ nào khác, và chỉ ngƣời
nào đủ phƣớc duyên mới thấy đƣợc. Dù voi rừng hay thú hoang có giẫm lên hay
mƣa bão dữ dội, gió giông gào thét thổi đến, cũng không xóa đƣợc dấu chân của
Phật). Ðến nơi cũ, người Bà-la-môn ngạc nhiên không thấy Phật. Nhìn
quanh quất một hồi ông phát hiện dấu chân. Vợ người Bà-la-môn thuộc
lòng ba bộ Vệ-đ|, luôn cả những b|i thơ liên quan đến tướng số. Bà lẩm
bẩm đọc lại và xem xét tỉ mỉ hình nét dấu ch}n trước mặt. Cuối cùng bà
kết luận:
- Ông ơi! Ð}y không phải dầu chân của người chạy theo ngũ dục.
Rồi b| đọc kệ:
“Rattassa hi ukkuṭikaṃ padaṃ bhave,
Duṭṭhassa hoti sahasānupīḷitaṃ;
Mūḷhassa hoti avakaḍḍhitaṃ padanti,
Vivaṭṭachadassa idamīdisaṃ padanti”.
Dấu chân người tham dục cạn cợt,
Của ác nhân, lún mạnh xuống đường.
Người ngu si, dấu thường lết bết.
Ðây, dấu chân người hết dục tham.

252

‚Đầu chân túm ngƣời đầy tham dục,
Dấu lõm sâu phàm tục xấu xa,
Dấu kéo lê, tánh la cà,
Dấu này hiển lộ, quả là chánh tâm‛.
Người Bà-la-môn không tin lời vợ nên nạt đùa:
- Khéo tưởng tượng! B| lúc n|o cũng thấy cá sấu trong chậu nước, ăn
trộm núp trong nh|! Hãy im đi!
Bà vợ vẫn một mực đoán chắc:
- Ông ưa nói gì thì nói. Nhưng đ}y không phải dấu ch}n người chạy
theo ngũ dục.
Người Bà-la-môn vẫn đi lòng vòng tìm kiếm, chợt thấy đức Ðạo sư
liền mừng rỡ reo lên:
- Ông ta đ}y rồi!
V| ông thưa với Phật:
- Tỳ-kheo! Tôi gả con g{i cho ông để n}ng khăn sửa túi.
Ðức Ðạo sư thay vì trả lời ưng thuận hay không, lại bảo:
- Bà-la-môn! Ta có vài việc để nói với ông.
Và ông ta lắng nghe đức Ðạo sư kể chuyện Ma vương đã theo đuổi
Ng|i như thế nào, từ lúc xuất gia tới khi ngồi dưới cội Bồ đề, cuối cùng
chính Ma vương ngồi dưới cây Bồ đề, thiểu não buồn rầu vì thấy quyền
lực của mình không làm gì Phật được. Con g{i Ma vương bèn đến an ủi
cha, rồi biến thành thiếu nữ trẻ v| đ|n b| đứng tuổi để cố quyến rũ Phật.
Ðức Ðạo sư lúc đó nói rằng:
“Disvāna taṇhaṃ aratiñca rāgaṃ,
Nā hosi chando api methunasmiṃ;
Kimevidaṃ muttakarīsapuṇṇaṃ,
Pādāpimaṃ samphusitaṃ na iccheti”.
Ðã thấy rõ Khát ái, Sầu buồn, Dục lạc
253
Ta đâu còn ưa hạnh phúc tình yêu
Tấm thân kia, chứa các thứ tiểu, tiêu.
Ta không muốn, dù dùng chân chạm đến.

‚Khát vọng, tật đố, dục tình,
Đã từng bạo dạng trêu hình mà chơi.
Chán chƣờng bƣớm lả ong lơi,
Xá chỉ phẩn uế đầy ngƣời thế a.
Chớ mong đây đó hiệp hòa,
Dầu đƣa chân đụng cũng là chẳng ƣng‛.
Ngay khi Phật kết thúc bài kệ, người Bà-la-môn và vợ chứng A-na-
hàm. Còn Māgandiyā tự nhủ: "Nếu ông này không cần ta, kể cũng đúng,
nhưng nói người ta chứa đầy phần tiểu thì thật quá lắm. Ðược rồi! Với
dòng dõi, địa vị xã hội, tài sản và sức quyến rũ của tuổi thanh xuân sẵn
có, ta sẽ được một tấm chồng xứng đ{ng, v| rồi ta sẽ biết l|m gì đối với
Sa-môn Gotama". Từ đó cô nuôi lòng căm ghét đức Phật (Ðức Phật biết cô
căm ghét Ngài, nhƣng Ngài vẫn đọc kệ vì lợi ích cho hai ngƣời kia, để họ chứng
Thánh quả, chớ không quan tâm đến lòng thù hận trực tiếp chống lại mình)
Cha mẹ cô gửi cô cho chú Culla Māgandiyā biết cháu mình chỉ xứng
đ{ng làm vợ vua, nên trang điểm cho n|ng đủ món trang sức rồi đưa
đến Kosambi dâng cho vua Udena. Vua hài lòng, làm lễ đăng quang cho
nàng lên ngôi thứ phi với năm trăm thị nữ.
Vậy là vua Udena có ba bà vợ với một ng|n năm trăm thị nữ.
Phần 6: Cái Chết Của Sāmāvati và Māgandiyā,
Các Chưởng Khố, Các Tỳ Kheo Và Vị Thần Cây.

Có ba vị chưởng khố cùng ở Kosambi là Ghosaka, Kukkuta và Pāvāriya.


Mùa mưa gần đến, năm trăm ẩn sĩ từ Himalaya về thành khất thực. Cả
ba vị chuởng khố hoan hỷ cung cấp tọa cụ v| cúng dường thức ăn, v|
còn dâng cúng phòng ốc trong nhà mình suốt bốn th{ng mưa khi c{c vị
ẩn sĩ chịu ở lại. Từ đó, thường thường sau tám tháng trong Himalaya, các
254
ẩn sĩ về ngụ bốn th{ng mưa nơi ba chưởng khố.
Một lần từ Himalaya trở về thành, các ẩn sĩ ngồi nghỉ dưới gốc một
c}y đa to trong rừng vắng. Vị già nhất vừa nghĩ đến xin nước uống nơi vị
thần cây - chắc là một vị đại lực thần vương - thì lập tức họ được nước
uống. Nghĩ đến thức ăn thì cũng được thức ăn, rồi muốn nhìn thấy cây
thần c}y cũng được nhìn thấy. Thần cây tách khỏi thân cây chui ra. Các
vị ẩn sĩ đến gần ông và hỏi làm thế n|o ông được đại thần lực như vậy.
Vị thần khiêm tốn, thấy công đức mình nhỏ nhoi không muốn nói,
nhưng vì bị nài nỉ mãi đ|nh phải kể lại chuyện Quá khứ.
Việc Làm Của Thần Cây

Thần cây xưa l| người nghèo, sinh sống nhờ tìm được việc làm với
ông Anāthapiṇdika. Vào ngày Bát quan trai, từ tinh xá trở về nhà,
Anāthapiṇdika hỏi gia nh}n có cho người làm này biết hôm nay là ngày
trai giới không. Họ chưa cho biết. Ông liền bảo nấu cho anh ta phần ăn
tối. Nhưng khi dọn cơm lên, anh ta đã từ chối không ăn, dù đã l|m việc
cực nhọc suốt ngày trong rừng. Sở dĩ ông ta nhịn ăn vì được hôm nay là
ngày trai giới. Chiều nay thật là im lìm, khác với mọi chiều tiếng ồn vang
dội, n|o l| cho tôi cơm, cho tôi nước xúp, cāri... Mọi người đều giữ giới
không ăn chiều, ngay cả đứa bé còn ẵm ngửa; sau khi súc miệng họ chỉ
ngậm bốn viên kẹo. Một đèn dầu thơm thắp sáng cả phòng, và già trẻ
đều đọc lên ba mươi hai yếu tố của thân. Riêng anh vì hay tin trễ, mới
bắt đầu ngày trai chiều nay nên được hưởng nửa công đức. Ðến tối anh
bắt đầu thấy khó chịu vì qu{ đói. Anh nịt một sợi dây quanh mình, và
nắm đuôi d}y nịt trong tay anh cứ siết thêm mãi. Trưởng giả hay được,
cầm đuốc đến chỗ anh và lấy bốn viên kẹo cho anh, nhưng anh vẫn
không ăn vì không muốn mất luôn nửa công đức ngày trai. Anh kiên trì
giữ giới như thế cho đến khi mặt trời mọc thì lìa đời như một vòng hoa
héo, v| t{i sanh v|o c}y đa n|y.
Phần kết: Chuyện chưởng khố, Tỳ kheo và thần cây.

Rồi thần cây kết luận: "Trưởng giả đã cúng dường Phật, cúng dường

255
Ph{p, cúng dường Tăng. V| nhờ ông ta, tôi hưởng được phước báo nửa
ngày trai giới nên mới có đại thần lực này".
Năm trăm ẩn sĩ nghe đến danh hiệu Phật liền chỗi dậy, dang tay ra
trong th{i độ tôn kính và khẩn cầu vị thần cây hãy nói "Phật đ|". Họ yêu
cầu thần cây nói lên niềm tin của mình bằng cách lặp lại ba lần "Phật đ|"
rồi họ trịnh trọng tuyên bố:
- Rất khó m| nghe được danh hiệu này trên thế gian!
Và kết luận:
- Thần nh}n! Ông đã cho chúng tôi nghe được một âm thanh mà biết
bao trăm ng|n kiếp chúng tôi không hề nghe.
Rồi c{c môn đệ ngỏ ý với thầy họ muốn đi đến Ðức đạo sư. V| tất cả
đều đồng ý là ngày mai, sau khi nhận thức ăn nơi ba vị chưởng khố, nói
cho ba vị ấy biết ý định rồi sẽ lên đường. Cả ba, sau khi dâng tọa cụ và
cúng dường ch{o đặc tại nh| mình, được biết đo|n ẩn sĩ sẽ đi ngay thì
không tránh khỏi ngạc nhiên nên hỏi:
- Chư Tôn giả! Không phải các Ngài đã hứa ở lại với chúng tôi bốn
th{ng mưa sao? B}y giờ c{c Ng|i đi đ}u?
- Ðức Phật đã xuất hiện trên thế gian, Ph{p đã ra đời, Tăng đã ra đời.
Do đó chúng tôi đi gặp Ðạo sư.
- Nhưng chỉ có các Ngài mới xứng đ{ng đi đến đức Ðạo sư sao?
- Không ngăn cấm ai hết, đạo hữu ạ.
- Vậy thì chúng tôi cùng đi.
Vì phải chuẩn bị nên ba vị chưởng khố để đo|n ẩn sĩ đi trước. Họ
đến Thế Tôn, xưng t{n, đảnh lễ Ngài và cung kính ngồi xuống một bên.
Thế Tôn thuyết pháp tuần tự cho họ, và ngay khi kết thúc bài pháp, tất cả
đều chứng A-la-hán cùng các thứ thần thông. Rồi họ xin gia nhập Tăng
đo|n, Phật bảo: "Hãy đến, các Tỳ-kheo!" Họ liền trở thành Tỳ-kheo có
đầy đủ y bát do thần lực tạo ra.
Phần ba chưởng khố thì sắm những thứ cúng dường cần thiết gồm y
256
phục, ngọa cụ, bơ, mật, ... chở mỗi thứ năm trăm xe đi đến Sāvatthī. Gặp
Phật, họ đảnh lễ, nghe pháp và cuối bài pháp chứng quả Dự lưu. Họ ở lại
với Thế Tôn hai tuần, cúng dường và thỉnh Phật đến Kosambi.
Trở về xứ, chưởng khố Ghosaka xây tinh xá Ghosita, Kukkuta xây tinh
xá Kukkuta, Pāvāriya cất tinh xá Pāvāriya. Xong họ thỉnh Phật đến và lần
lượt hầu hạ Ðức Phật ở mỗi tinh xá một ngày và thọ thực tại đó. Cả ba
chưởng khố có người hầu là Sumana l|m vườn, phục vụ họ đã l}u. Anh
ta xin cúng dường Phật v| được dành cho ngày mai.
Khujjuttarā Chuyển Hóa Sāmāvatī

Anh l|m vườn Sumana vẫn thường bán hoa cho Khujjuttarā, nữ tỳ
hoàng hậu Sāmāvatī. Nhưng hôm đó anh không cắt hoa giao cho hoàng
cung m| d|nh để dâng Phật vì anh đã thỉnh Phật về nh| cúng dường.
Ngoài những lời xin lỗi Khujjuttarā, anh còn mời nàng ở lại.
- Xin cô đợi tôi hầu Phật v| nghe ph{p. Sau đó cô có thể lấy hết số
hoa còn lại.
Cô đồng ý.
Khi Phật dẫn đầu Tăng đo|n đến nhà, Sumana đỡ lấy bình bát và
được Phật hồi hướng công đức. Những lời n|y đã khiến Khujjuttarā
chứng quả Dự lưu.
Từ trước đến giờ, trong số tiền t{m đồng của vua Udena dành cho
hoàng hậu Sāmāvātī mua hoa, cô thường cất riêng bốn đồng cho mình và
chỉ mua bốn đồng hoa. Hoàng hậu ngạc nhiên thấy số hoa gấp đôi mọi
ngày, hỏi ra mới biết tự sự, và lý do nhờ nghe bài thuyết pháp của đấng
Giác Ngộ Tối Thượng. Thay vì nổi giận nhiếc mắng cô tỳ nữ v| đòi lại số
tiền cô đã bớt xén bà lại sanh tâm hoan hỷ muốn được uống dòng pháp
bất tử đó. V| trước khi trùng tuyên bài pháp của Như Lai, Khujjuttarā
được hoàng hậu tắm cho với mười s{u b{t nước thơm, được mặc vào y
phục đẹp bằng vải mịn, từ đồ lót đến {o kho{c vai, v| cũng được dọn sẵn
một chỗ ngồi. Cô đã thuyết ph{p cho năm trăm cung nữ nghe y như Thế
Tôn đã thuyết, ngồi pháp tòa tay cầm chiếc quạt có hình vẽ. Mọi người
257
nghe xong đều vui mừng bảo cô:
- Này bạn, từ nay trở đi đừng làm việc tội lỗi. Hãy làm một bà mẹ và
một đạo sư của chúng tôi. Hãy đến Thế Tôn nghe đủ hết ph{p đã giảng
và về đ}y trùng tuyên lại cho chúng tôi.
Cô đã thi h|nh thật trung thực lời dặn dò đến nỗi sau đó cô thuộc
lòng hết Tam tạng, v| đức Phật cũng đã x{c nhận l| trong h|ng cư sĩ nữ,
người đã học thuộc th{nh điển và có thể giảng giải ph{p đệ nhất là
Khujjuttarā.
Năm trăm cung nữ, sau những thời pháp của Khujjuttarā đều phấn
khởi và mong muốn gặp Thế Tôn. Nhưng với luật lệ cung cấm, cung nữ
không thể tự do đi ra ngo|i, vì vậy Khujjuttarā bảo họ hãy đục lỗ trên
tường, mang sẵn hương hoa để đó, khi Thế Tôn đến cửa nh| ba chưởng
khố, từ trong phòng mỗi người nhìn qua lỗ tường sẽ thấy được Ng|i để
đảnh lễ v| xưng t{n.
Māgandiyā Âm Mưu Chống Lại Sāmāvatī và Ðức Phật

Một hôm, Māgandiyā rời cung điện đi bộ đến dãy phòng cung nữ, và
ngạc nhiên khi thấy những lỗ hổng trên tường, hỏi ra mới biết là vì các
cung nữ muốn chiêm ngưỡng và cung tán Phật. Bà muốn mưu hại
Sāmāvatī và Phật nên tâu với vua Udena là Sāmāvatī v| đ{m cung nữ tùy
tùng sẽ phản bội vua, và trong vài hôm nữa sẽ hại mạng vua. Nhưng vua
không tin. Bà cứ tâu tới t}u lui bên tai nhưng vua vẫn không tin. Bà bèn
thỉnh vua đến khu vực của Sāmāvatī chỉ những lỗ hổng trên tường. Vua
hỏi tại sao và khi hiểu được lý do vua không nói lời nào, chỉ truyền lấp
hết lỗ hổng và cho làm cửa sổ có một khoảng hở ở trên, tại tất cả các
phòng. Người ta nói loại cửa sổ hở bên trên ra đời từ đó. Không bôi nhọ
được Sāmāvatī cùng các cung nữ, Māgandiyā quay sang tìm c{ch lăng
nhục đức Phật. bà xúi giục những tên côn đồ đi sau Phật mắng nhiếc và
nhục mạ Ngài với đủ lời lẽ nặng nề:
- Mi là một tên trộm, đồ ngu ngốc, đồ điên, đồ lạc đ|, bò tót, đồ lừa,
đồ ở địa ngục, đồ thú vật, mi không có hy vọng được giải thoát. Những

258
trừng phạt sẽ đến với mi.
Tôn giả Ānanda nghe những lời chửi bới quá thậm tệ, không chịu
nổi, bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Dân ở đ}y mắng nhiếc và nhục mạ chúng ta. Chúng
ta hãy đi nơi kh{c!
- Ta sẽ đi đ}u Ānanda?
- Ðến thành phố kh{c, thưa Thế Tôn.
- Nêú ở đó người ta cũng chửi mình thì sẽ đi đ}u, Ānanda?
- Sẽ đi chỗ khác nữa, thưa Thế Tôn.
- Nếu ở đó người ta cũng chửi mình nữa thì sao?
- Chúng ta lại đi đến chỗ kh{c, thưa Thế Tôn.
- Ānanda đừng nói thế. Ở đ}u có khó khăn thì giải quyết ở đó. Ổn
thỏa rồi mới được phép đi nơi kh{c. Nhưng ai chửi ông, Ānanda?
- Bạch Thế Tôn! Mọi người đều mắng nhiếc chúng ta, bọn côn đồ và
cả đ{m d}n kia.
- Ānanda, Ta như con voi xông ra trận. Bổn phận của voi xông trận là
hứng chịu những mũi tên từ bốn phía. Ðúng thế, bổn phận của ta là
kham nhẫn những lời nói độc ác.
Rồi Phật thuyết pháp về chính Ngài với ba ph{p cú như sau trong
phẩm Voi:
“Ahaṃ nāgo va saṅgāme,
Cāpāto patitaṃ saraṃ;
Ativākyaṃ titikkhissaṃ,
Dussīlo hi bahujjano”.
(320) Ta như voi giữa trận,
Hứng chịu cung tên rơi,
Chịu đựng mọi phỉ báng,
Ác giới rất nhiều người.

259
“Dantaṃ nayanti samitiṃ,
Dantaṃ rājābhirūhati;
Danto seṭṭho manussesu,
Yoti vākyaṃ titikkhati”.
(321) Voi luyện đưa dự bội,
Ngựa luyện được vua cưỡi.
Người luyện, bậc tối thượng,
Chịu đựng mọi phỉ báng.
“Varamassatarā dantā,
Ājānīyā ca sindhavā;
Kuñjarā ca mahānāgā,
Attadanto tato varanti”.
(322) Tốt thay con la thuần,
Thuần chủng loài ngựa Sindh [6].
Ðại tượng, voi có ngà,
Tự điều mới tối thượng.

‚Nhƣ voi xuất trận gan lì,
Hứng tên cung bắn vào bì chẳng nao.
Nhƣ Lai hứng chịu biết bao,
Những lời phỉ báng thấp cao tục tằn‛.
‚Thế gian lắm kẻ làm nhăn,
Phá hƣ giới hạnh thiện căn của mình.
Voi thuần đƣợc đến hội đình,
Voi thuần đƣợc chúa thích tình ngự du.
Cao hơn nhân loại ngƣời tu,
Nhịn lời phỉ báng phàm phu tục tằn‛.
‚Quý thay là giống la thuần!
Quý thay ngựa tuấn ngƣời hằng khéo nuôi!

6
Loài ngựa đẹp ở vùng sông Sindha, Ấn Ðộ

260
Quý thay tƣợng chúa đàn voi!
Ngƣời tự điều chế hẳn hòi quý hơn‛.
B|i ph{p đã đem lại lợi ích cho những người lúc ấy đang tụ tập
chung quanh. Rồi đức Phật khuyên Ānanda:
- Ānanda, đừng phiền muộn. Những người này chỉ mắng nhiếc ông
trong bảy ng|y, đến ngày thứ tám họ sẽ yên lặng. Khó khăn đến với Phật
không kéo dài quá bảy ngày.
Māgandiyā tuy thất bại trong }m mưu đẩy Phật rời khỏi thành, vẫn
không lùi bước. Bà lập kế hại bọn cung nữ kính tín Phật. Bà dặn chú của
bà là thầy Tư Tế trong cung mang theo tám con gà sống và tám con gà
chết vào hầu vua, lúc đó đang uống rượu với b|. Người chú vào cung,
đến bậc thềm cao nhất thì đứng ở đó, không muốn vào chốn ngự ẩm. Bà
liền bảo tiểu đồng đến đó lấy tám con gà sống dâng vua và xúi vua ra
lệnh cho cung nữ của Sāmāvatī nấu nướng dâng lên vua. Vua chuẩn tấu.
Tiểu đồng y lệnh ra đi rồi trở về tâu lời của các cung nữ.
- Chúng ta không giết hại sinh vật.
Māgandiyā lại tiếp tục ton hót:
- Ðại vương! Muốn biết họ có thật sự giết hại sinh vật hay không, xin
bệ hạ cứ bảo nấu nướng gửi đến Sa-môn Gotama.
Vua nghe theo, lại sai tiểu đồng đi đến các cung nữ lần nữa. Nhưng
lần này chú mang tám con gà sống đến thầy Tư tế trước để đổi lấy tám
con gà chết rồi mới giao lệnh vua đến các cung nữ.
- Vua ra lệnh nấu những con g| n|y d}ng đức Phật.
Lần này họ nhận lời.
- Dĩ nhiên, đ}y l| bổn phận của chúng tôi.
Tiểu đồng trở về tâu lại đúng như vậy. Māgandiyā không bỏ lỡ dịp
gièm pha với vua.
- Ðại vương thấy chưa! Họ không làm theo ý Ngài, mà chỉ hướng về
người khác.
261
Nhưng vua vẫn giữ yên lặng, tha thứ cho họ. Māgandiyā tức tối
nhưng không biết l|m gì hơn đ|nh cố nuốt hận chờ dịp khác.
Nh| vua có thói quen đến với mỗi hoàng hậu bảy ngày. Biết rằng
ngày hôm sau vua sẽ đến cung của Sāmāvatī, Māgandiyā nhắn người chú
gửi cho bà một con rắn độc đã bẻ răng và lấy đi chất độc. Ði đ}u
vua Udena vẫn mang theo c}y đ|n dùng chú thuật lũ voi, trong bao đ|n
có thủng một lỗ, v| b| đã bỏ con rắn v|o đó song bít lại với một bông
hoa.
Khi vua sắp đi đến cung Sāmāvatīi, bà bèn kể cơn mộng dữ và xin
can vua đừng đến đó. Vua không nghe. B| lại đòi đi theo, dù nh| vua
không đồng ý lắm. Ðược Sāmāvatī và cung nữ hầu cận mặc y phục, xông
ướp hương hoa v| trang sức xong, vua ăn uống thân mật v| lên giường,
để đ|n bên gối. Māgandiyā giả vờ đi tới lui, thừa lúc không ai để y rút bó
hoa trong c}y đ|n ra. Con rắn đã bị bỏ đói trước đó mấy ng|y, trườn
ngay khỏi lỗ thủng, ngóc đầu và rít lên, cuốn mình trên đầu giường.
Māgandiyā l|m như bất ngờ thấy con rắn hoảng hốt la lên:
- Ồ! Ðại vương, con rắn kìa!
Và bà càm ràm, trách móc:
- Ông vua dại dột, xui xẻo này chẳng chịu nghe ta nói gì cả. Những
tên vô lại này thật không biết hổ thẹn, chúng l|m như không nhận được
ân huệ gì của vua mà còn muốn vua chết để sống sung sướng. Nhưng
khi nào vua còn sống thì chúng sẽ còn chật vật. Ðại vương, thiếp đã b{o
động về cơn {c mộng v| đã can Ng|i đừng đến cung Sāmāvatī, mà Ngài
n|o có nghe đ}u!
Nhà vua thấy rắn sợ chết khiếp, lửa giận phừng phừng, ông gầm
lên:
- Chúng đã cả gan làm việc tày trời như vậy! Thật là tội lỗi! Ta đã
không nghe Māgandiyā khi nàng kể ra nết xấu tật hư của chúng, nào là
đục lỗ trên tường nh| để ngồi nhìn ở đó, bảo nấu gà cho ta thì chúng trả
lại và hôm nay bỏ rắn lên giường ta.

262
Trong khi đó Sāmāvatī hết lời khuyên giải năm trăm cung nữ của
nàng.
- Các bạn, chúng ta không còn nơi nương tựa nào khác. Hãy thật tình
yêu mến vua và hoàng hậu như thương chính mình. Ðừng giận dữ bất
cứ ai.
Rồi nhà vua ra lệnh mang chiếc cung của mình, một cây cung khổng
lồ phải mười viên lực sĩ mới khiêng nổi. Ðể Sāmāvatī đứng trước còn tất
cả cung nữ đứng nhắm ngay ngực Sāmāvatī, nhưng nhờ thần lực xuất
phát từ lòng từ bi của b|, mũi tên quay ngược lại theo con đường đã đến,
nhắm ngay tim nhà vua.
Vua thầm nghĩ: "Mũi tên n|y có thể xuyên qua cả tảng đ{ v| không
có vật gì trong trời đất này khiến nó quay mũi lại. Giờ đ}y nó đã quay
trở lại khi gặp Sāmāvatī. Tuy vô tri giác và không có sự sống, nó vẫn
biết Sāmāvatī l| con người hiền thiện, thế mà một vị vua, một con người
như ta, lại không biết được". Vua ném cung đi, quỳ xuống trước
Sāmāvatī, hai tay dang ra, cung kính nói kệ:
“Sammuyhāmi pamuyhāmi,
Sabbā muyhanti me disā;
Sāmāvatī maṃ tāyassu,
Tvañca me saraṇaṃ bhavāti”.
Ta quá sức hoang mang bối rối
Bốn phương trời đảo lộn trong tâm
Sāmāvatī hỡi, xin nàng che chở
Hãy làm nơi nương tựa cho ta.

‚Trẫm quên, trẫm lạc mất đƣờng,
Trẫm không còn nhớ hƣớng phƣơng đi về.
Ô Nhi Ly hãy phá mê,
Cho trẫm nƣơng tựa cận cề đƣợc chăng?‛.
Sāmāvatī, đệ tử của đấng Ðại Gi{c cũng đ{p lại bằng bài kệ:

263
“Idaṃ vatvā sāmāvatī,
Sammāsambuddhasāvikā;
Mā maṃ tvaṃ saraṇam gaccha,
Yamahaṃ saraṇam gatā.
Esa buddho mahārāja,
Esa buddho anuttaro;
Saraṇaṃ gaccha taṃ buddhaṃ,
Tvañcame saraṇaṃ bhavāti”.
Ðừng tìm nương tựa nơi tôi,
Hãy tìm nương tựa ở nơi Phật-đà
Ðấng Vô Thượng; Ngài chính là
Người tâm tôi hướng tới mà náu nương.
Ðại vương nương đấng pháp vương
Tôi xin nương tựa đại vương một lòng.
‚Ô Nhi Ly nữ Thanh Văn.
Của Đức Toàn Giác đáp rằng: Chúa ơi!
Chúa đừng quy ngƣỡng theo tôi,
Hãy quy ngƣỡng Phật đang ngồi từ bi.
Mà tôi cũng đã quy y,
Phật đó cao thƣợng không chi sánh bằng.
Phật đó, Đại vƣơng nhớ chăng?
Để tôi nƣơng tựa hầu gần Đại vƣơng‛.
Nhưng nỗi sợ hãi của vua cứ gia tăng khiến vua phải lặp lại kệ xin
nương tựa nơi Sāmāvatī. B| cương quyết từ chối. Cuối cùng vua bằng
lòng.
- Vậy thì, ta xin nương tựa nơi n|ng v| nơi đức Ðạo sư, ta sẽ ban ơn
cho nàng.
Đoạn vua lại ngâm kệ rằng:
“Esa bhiyyo pamuyhāmi,
Sabbā muyhanti me disā;
Sāmāvati maṃ tāyassu,

264
Tvañca me saraṇaṃ bhavāti”.
‚Phật càng làm trẫm lạc đƣờng,
Trẫm không còn nhớ hƣớng phƣơng đi về;
Ô Nhi Ly hãy phá mê,
Cho trẫm nƣơng tựa cận kề ái khanh‛.
Bà hoan hỷ:
- Tôi xin nhận.
Nh| vua đến chỗ Phật xin quy y và thỉnh Phật nhận cúng dường
rộng rãi trong bảy ngày. Rồi quay sang Sāmāvatī, vua bảo:
- Hãy đứng lên và chọn gì tuỳ ý.
- Ðại vương, tôi không cần vàng bạc, nhưng chúng tôi xin đặc ân
này. Xin Ngài sắp xếp sao cho Thế Tôn có thể đến đ}y mỗi ngày cùng với
năm trăm Tỳ-kheo để tôi được nghe pháp.
Nhà vua quay lại đảnh lễ Phật và cung thỉnh Phật cùng với năm
trăm Tỳ-kheo. Khi được thọ thỉnh đức Phật không đến một chỗ liên tục
vì trong khi đó còn nhiều nơi cần Ngài, nên Ngài gửi Trưởng lão Ānanda
đến hoàng cung mỗi ngày.
Hôm đó, như thường lệ, họ dâng thức ăn v| lắng nghe Trưởng lão
thuyết ph{p. Lòng tr|n đầy an lạc, họ d}ng lên Trưởng lão năm trăm bộ
y v|ng đang kho{c trên vai, mỗi bộ trị gi{ năm trăm đồng tiền. Ở đ}y,
sau khi được nhận với số y nhiều và có giá trị như vậy, Māgandhya nói
với nhà vua: ‚Các vị đệ tử Gotama đã cho mình giữ hạnh tri túc rồi mà vẫn
còn tham không biết hổ thẹn khi nhận số y nhiều và giá trị đến nhƣ vậy.‛ Câu
nói này làm nhà vua rất tức giận. Hôm sau, nhà vua muốn làm cho ra
nhẽ việc này, nên khi nhà vua không thấy họ khoác y vàng, liền đến
Trưởng lão Ānanda hỏi tiếp:
- Bạch Tôn giả! Ngài làm gì với số y nhiều thế?
- Tất cả số đã nhận hôm qua đã được trao cho những vị đã r{ch y.
- Tôn giả không giữ lại cho mình một tấm y nào sao?

265
- Không thưa Đại vương, tôi đã đủ số y cần thiết.
- Vậy khi nhận được y mới thì những vị đó sẽ làm gì với y rách?
- L|m khăn trải giường.
- Còn khăn trải giường cũ rồi thì sao?
- Làm thảm chùi chân.
- Còn tấm thảm cũ rồi thì thế nào nữa?
- Sẽ l|m khăn lau ch}n.
- Vậy làm rẻ lau chân không sử dụng nữa thì sẽ bỏ đi hay sao?
- Không, thưa Đại vương, nó sẽ được cắt ra từng mảnh v| được giã
nhỏ trộn với hồ để trét vách tường bị hổng.
- Thật hay thay l| đệ tử của Gotama. Những gì mà người khác cho là
đã bỏ đi m| vẫn còn giá trị sử dụng.
- Ho|n to|n đúng vậy, thưa Đại vương.
Nh| vua h|i lòng đến nỗi truyền đem thêm năm trăm y đặt dưới
ch}n Trưởng lão. (Tục truyền rằng Trƣởng lão đã từng nhận một ngàn chiếc y
trị giá năm trăm đồng tiền đến một ngàn đồng, một ngàn chiếc y trị giá một
ngàn đồng tiền đến mƣời ngàn đồng, một ngàn chiếc y trị giá mƣời ngàn đồng
tiền đến một trăm ngàn đồng. Với số y lẻ tẻ, từ một, hai... đến mƣời cúng đến
Ngài thì nhận không kể siết. Ðến khi đức Phật nhập diệt, trƣởng lão Ānanda du
hành khắp xứ Diêm-phù-đề, và Ngài vẫn giữ hạnh tặng Tỳ-kheo trong các tinh
xá y bát của chính Ngài.)
Sāmāvatī Bị Thiêu Và Māgandiyā Bị Trừng Phạt

Nhân một dịp vua Udani có việc ra ngoại thành, Māgandiyā thấy rằng
bất cứ mưu tính n|o đưa ra hậu quả đều ngược với sự mong đợi của bà.
Lần này bà cho tiến hành một kế hoạch khác. Bà ra lệnh cho người chú và
những người thân tín đến cung điện, mở cửa kho lấy vải nhúng dầu rồi
nhúng vào cột nhà của Sāmāvatī. Khi đó c{c cung nữ đều ở trong cung
đang h|nh thiền, Māgandhiyā cho khóa ngoài tất cả các cửa lại không cho

266
một ai có thể thoát ra ngoài, rồi châm lửa đốt. Trong đ{m lửa đang ch{y
lan thật nhanh, ôi với sức và vóc dáng của các cung nữ thì sao mà có thể
mở cửa được khi tất cả đã khóa chặt bên ngoài. Sāmāvatī khuyên nhắc các
tỳ nữ:
- Dù với trí tuệ của Phật cũng khó x{c định được trong vòng luân hồi
từ vô thủy, th}n x{c chúng ta đã bị thiêu đốt bao nhiêu lần. Vậy, các em
hãy nên chánh niệm.
Trong khi lửa đang ch{y và lan ra thật nhanh, Sāmāvatī và các cung
nữ chuyên tâm thiền định về đề mục "sự khổ" và họ đã chứng các tầng
Thánh quả.
Thế Tôn, khi nghe các Tỳ kheo kể chuyện Sāmāvatī v| năm trăm
cung nữ bị mất mạng, để giải đ{p c}u hỏi về số phận của họ trong kiếp
sau, Ngài đã cho biết l| có người chứng Sơ quả, có người chứng Nhị quả,
có người chứng Tam quả do phước báo của việc làm quá khứ và Ngài
nói kệ:
“Mohasambandhano loko,
Bhabbarūpova dissati;
Upadhibandhano bālo,
Tamasā parivārito;
Sassatī viya khāyati,
Passato natthi kiñcananti”.
Với xiềng xích vô minh vọng tưởng
Thấy thế gian như đẹp như bền
Do vô minh, nhân duyên buộc ràng
Kẻ ngu cho thế gian trường tồn
Người khôn nghe thấy như thật biết
Chẳng có gì hơn thoát tử sanh.

‚Thế gian liên kết bởi vô minh,
Chỉ thấy nhãn tiền cảnh sắc thinh,

267
Kẻ dại đắm chìm trong biển tối,
Vì mang thủ chấp buộc theo mình,
Cho rằng thế giới lƣu tồn mãi,
Ngƣời thấy không gì thoát tử sinh‛.
Rồi Phật thuyết pháp:
- Này các Tỳ-kheo! Trong vòng luân hồi, chúng sanh không phải lúc
n|o cũng chuyên niệm nhất t}m, đôi khi họ đã phạm ác hạnh, do đó họ
kinh qua cả hai lạc và khổ
Lúc bấy giờ nh| vua đang ở vườn giải trí. Nghe tiếng la cung của
Sāmāvatī bị cháy, ông vội trở về, nhưng tất cả đã bị cháy rụi. Ông ngồi
xuống bậc thềm triều thần v}y quanh, vô cùng thương tiếc Sāmāvatī khi
nhớ lại đức hạnh của nàng. Ông thắc mắc không biết ai có thể gây ra việc
đau thương n|y v| nghĩ ngay đến Māgandiyā. Ông muốn dùng mẹo dò
hỏi bà ta nên nói với những người tùy tùng:
- Thế cũng xong! B}y giờ ta hết bị lôi kéo hay bận rộn nữa.
Sāmāvatī luôn luôn tìm cớ giết ta khiến ta sợ hãi và ngờ vực. Nhưng giờ
đ}y t}m ta sẽ yên ổn và ta có thể nằm ngủ yên lành.
- Ai đã l|m việc n|y, đại vương?
- Người mà thật sự yêu ta nhất đã l|m.
Māgandiyā tình cờ đứng gần đó nghe thế liền hãnh diện nhận ngay
mình là thủ phạm cùng với người chú. Vua vẫn bình tĩnh khen rằng
không ai thật sự yêu vua bằng bà và sẽ ban cho bà cùng với quyến thuộc
một ân huệ. Bà nhắn tin thân quyến gần xa đến hoàng cung, ngay cả
những kẻ không họ hàng nghe chuyện cũng đút lót để được làm bà con.
Khi đã tập trung họ, vua ra lệnh đ|o hố s}u đến thắt lưng, bỏ họ xuống
trải rơm lên trên rồi đốt. Khi lửa đốt da thịt họ đến giòn rụm, vua cho
cày sắt cày thân thể họ vụn ra. Ðối với Māgandiyā, vua cho dùng dao
nhọn xẻ những chỗ thịt rắn chắc trên người bà ra từng mảnh, bỏ vào
thùng dầu đặt trên lò than, chiên như b{nh v| bắt b| ăn.
Trong Ph{p đường, đức Phật nghe các Tỳ-kheo thắc mắc bàn tán về
268
cái chết của Sāmāvatī với năm trăm cung nữ, nên kể:
Chuyện quá khứ
- Sāmāvati Âm Mưu Ðốt Một Vị Bích Chi Phật

Ng|y xưa, khi vua Brahmadatta cai trị Bāranasī, có tám vị Bích Chi
Phật thường được cúng dường thức ăn trong ho|ng cung với trăm cung
nữ hầu hạ. Bảy vị trở về Himalaya, còn lại một vị ngồi nhập định trên bờ
sông nơi đ{m cỏ rối.
Một dịp theo vua đi tắm chơi, c{c cung nữ đã nô đùa suốt ngày
trong nước, bây giờ lên bờ và run lên vì lạnh. Họ tìm chỗ đốt lửa để sưởi
ấm. Thấy đ{m cỏ họ chẳng buồn ngó trước xem sau vội châm lửa và xúm
xít quanh. Khi cỏ cháy xẹp xuống, họ phát giác vị Bích Chi Phật, hoảng
hốt không biết tính sao. Cuối cùng vì sợ nhà vua truy ra bắt tội, họ muốn
phi tang hẳn xác của Phật nên đem củi đến từ mọi ngả, chất đóng th|nh
một giàn thiêu lớn, đổ dầu và châm lửa. Xong họ bỏ đi.
H|nh động đầu tiên của các cung nữ thì vô t}m. Nhưng sau đó họ
phạm lỗi nặng vì có tính toán kỹ, do đó bị quả b{o đau khổ. Riêng vị
Bích Chi Phật đang đắm mình trong thiền định thì dù có một trăm ng|n
xe củi với dầu đốt lên, Ng|i cũng không thấy nóng. Vì vậy, vào ngày thứ
bảy Phật xuất định v| đi đến nơi Ng|i thích.
Những cung nữ này, không những bị nung nấu nhiều trăm ng|n
năm trong địa ngục, mà nhà họ còn bị đốt và họ chết cháy trong nhà
mình suốt một trăm kiếp liên tiếp.
Ðức Phật kể xong chuyện thì các Tỳ-kheo hỏi tiếp:
- Nhưng bạch Thế Tôn! Tại sao Khujjuttā trở thành một người gù?
Sao cô ta lại thông minh thế? Sao cô ta chứng quả Dự lưu v| sao lại thành
một tỳ nữ?
Ðức Phật kể tiếp:
Chuyện quá khứ:

269
Những Việc Làm Kiếp Trước Của Khujjuttarā

Này các Tỳ-kheo, cũng trong triều đại của vị vua Brahmadatta trị vì
Bāranasī, có một Phật Ðộc Gi{c hơi gù. Một tỳ nữ trông thấy Ngài bèn
quấn một cái mền trên vai và tay ôm một bình bằng v|ng, lưng còng
xuống y như một người gù, rồi chậm rãi vừa bước đi vừa nói:
- Ông Phật Ðộc Gi{c đi như thế n|y đ}y!
Vì cô nhại tướng đi của Ng|i nên cô ta th|nh gù lưng.
Tuy nhiên, ng|y đầu tiên cô đã d}ng lên c{c vị Phật Ðộc Giác chỗ
ngồi trong hoàng cung, lấy bình b{t múc đầy ch{o đặc cúng dường. Phật
nhận lãnh, nhưng vì ch{o qu{ nóng nên phải chuyền bình bát từ tay này
sang tay khác. Cô thấy vậy bèn dâng tám vòng tay bằng ng| lót dưới
bình bát. Xong Phật nhìn cô, lập tức cô thưa:
- Chư Tôn giả! Chúng tôi không dùng những vòng này nữa, xin các
Ngài nhận cho, xem như một món quà của chúng tôi d}ng cúng trước
khi lên đường.
Các vị Phật Ðộc Giác mang những chiếc vòng này về hang núi
Nandamūla, v| đến ngày nay vẫn còn nguyên vẹn. Nhờ phước báo của
việc làm này, cô thuộc lòng Tam tạng kinh điển và trí huệ uyên bác, và
cũng do đó cô chứng quả Dự lưu. Ðó l| việc làm của cô trong thời kỳ
giữa hai vị Phật.

Trong một đời sống kh{c, dưới thời Phật Kassapa, có cô con gái viên
chưởng khố ở Bāranasī, một hôm khi bóng chiều đổ xuống, lấy gương ra
soi và trang điểm. Một ni cô bạn thân của cô, người đã dứt hết dục lạc,
đến thăm. (Thƣờng những ni cô đã dứt hết dục lạc, hay đến thăm gia chủ ủng
hộ mình vào xế chiều). Lúc đó c{c n|ng hầu của cô vắng mặt nên cô bảo vị
ni lấy giùm giỏ trang điểm. Nếu không làm theo ý cô, có thể cô nổi sân
v| như thế sẽ t{i sanh v|o địa ngục, nhưng nếu nghe lời cô sai bảo thì cô
sẽ l|m người hầu ở kiếp sau. L|m người hầu dù sao cũng không khổ

270
bằng ở địa ngục, nên vị ni lấy giỏ trang điểm đưa cho cô. Do đó cô trở
thành nàng hầu.
Lại một hôm các Tỳ-kheo b|n cãi trong Ph{p đường:
- Sāmāvatī v| năm trăm cung nữ bị thiêu ngay trong nhà mình.
Còn Māgandiyā và quyến thuộc thân bị lửa rơm đốt, bị cày sắt cày nát
nhừ, riêng Māgandiyā bị nấu trong dầu sôi. Như vậy ai sống và ai chết?
Ðức Phật nghe qua, đ{p rằng:
- Này các Tỳ-kheo, những người phóng dật buông lung dù sống một
trăm năm cũng như chết. Những người sống chú tâm chuyên niệm, dù
chết hay sống vẫn l| đang sống. Này các Tỳ-kheo, có chú tâm chánh
niệm thì không bao giờ chết cả.
Rồi đức Phật đọc Pháp Cú sau:
“Appamādo amataṃ padaṃ,
Pamādo maccuno padaṃ;
Appamattā na mīyanti,
Ye pamattā yathā matā”.
(21) Không phóng dật, đường sống,
Phóng dật là đường chết.
Không phóng dật, không chết,
Phóng dật như chết rồi.
“Etaṃ visesato ñatvā,
Appamādamhi paṇḍitā;
Appamāde pamodanti,
Ariyānaṃ gocare ratā”.
(22) Biết rõ sai biệt ấy,
Người trí không phóng dật,
Hoan hỷ, không phóng dật,
An vui hạnh bậc Thánh.
“Te jhāyino sātatikā,
Niccaṃ daḷhaparakkamā;

271
Phusanti dhīrā nibbānaṃ,
Yogakkhemaṃ anuttaranti”.
(23) Người hằng tu thiền định,
Thường kiên trì tinh tấn,
Bậc trí hưởng Niết-bàn,
Ắt thanh tịnh vô thượng.
(xem tiếp Phần 2b)
‚Chuyên cần là lộ trƣờng tồn,
Buông lung là lộ đƣa hồn âm cung.
Ngƣời cần chuyên sống vô cùng,
Kẻ buông lung sống, lâm chung khác nào.
Hiền nhân biết rõ thấp cao,
Cần chuyên thủ phận dám nào buông lung.
Cần chuyên ngày tháng thung dung,
An vui tự tại sánh cùng Thánh nhân,
Nhờ tu thiền định tinh cần,
Ngày đêm tinh tấn, trí nhân siêu phàm,
Chứng ngay vô thƣợng Niết-bàn,
Não phiền giũ sạch, tịnh an cõi lòng‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Appamādo: Sự chuyên cần, không buông lung. Trong câu kệ này, Đức
Thế Tôn nêu rõ sự lợi ích lớn lao m| người tu tập chuyên cần hằng đạt
được và một khi đạt được sự lợi ích lớn lao (tức là Niết-bàn) ấy rồi, hành
giả hằng trú vững trong đó.
Quả thật dầu cho ai có dầy công học hết Phật ngôn trong toàn bộ
Tam tạng, rồi đem ra thuyết giảng cũng không được sự lợi ích bằng
người chuyên cần tu tập, bởi thế Đức Phật có dạy rằng: “Này các Tỳ-
kheo! Ví như ta đem dấu chân voi mà so sánh với bất cứ dấu chân nào
khác của các giống thú rừng, thì ta thấy dấu chân voi bao giờ cũng to lớn
vượt bậc, lấn át tất cả các dấu khác.
272
Cũng như thế! Này các Tỳ-kheo, nếu ta đem ph{p chuyên cần mà so
sánh với bất cứ những thiện pháp nào chẳng hạn thì bao giờ chuyên cần
(appamādo) cũng có sự lợi ích to lớn vượt bậc, lớn hơn những thiện pháp
khác.(7)
Người mà không xa lìa pháp ghi nhớ đến sự lợi ích ấy, có tâm
thường trú trong chánh niệm, gọi l| người chuyên cần vậy.
Amataṃ padaṃ (Con đƣờng bất tử): Đức Thế Tôn dùng danh từ bất
tử (amataṃ) để ám chỉ Niết-bàn là cõi Vô sinh (Ajatatta) vì nơi đó không
có sự sống, chết cho nên gọi là cõi bất tử. Đức Thế Tôn gọi l| con đường
bất tử (amataṃ padaṃ).
Pamādo (Giải đãi): Là sự lười biếng, sự phóng dật, sự buông lung dễ
duôi, tiếng này chỉ trạng thái của người bỏ mất pháp ghi nhớ, thường
hay quên, mà ta quen gọi là lãng trí (muṭṭhāsacca).
Maccuno padaṃ (Lộ suy vong): Maccu là cõi chết, chỗ tử vong, padaṃ
là con đường lối đi, đạo lộ.
Quả nhiên giải đãi (Pamatto) không vượt qua khỏi biển luân hồi, chỉ
luẩn quẩn trong vòng sinh tử, sinh ra để mà chết mãi vậy thôi.
Con đường đưa kẻ giải đãi đến chỗ suy vong gọi là lộ suy vong
(maccuno padaṃ).
Appamattā (Những ngƣời chuyên cần): Tức là những người có chánh
niệm, luôn luôn có đầy đủ pháp ghi nhớ đến điều lợi ích lớn lao.
Na mīyanti (Chẳng biết): Ta chẳng nên nghĩ tưởng là họ chẳng già,
không chết vì thật ra chẳng có chúng sinh nào không già, không chết cả.
Những người dễ duôi thì bất chấp thiện {c, h|nh động của họ không có
giới hạn, họ không có chánh kiến, cho nên họ không thoát khỏi con
đường sinh tử triền miên. Dầu họ đang còn sống thì cũng kể như họ đã

7
-- Chư Hiền giả, ví như tất cả dấu chân của mọi loại động vật đều thâu nhiếp trong
dấu chân voi, vì dấu ch}n n|y được xem là lớn nhất trong tất cả dấu chân về phương diện
to lớn. Cũng vậy, chư Hiền giả, tất cả các Thiện ph{p đều tập trung trong Bốn Thánh đế.

273
chết rồi vậy. Còn những người chuyên cần, gia công nỗ lực, chứng đắc
đạo quả một cách mau chóng, thì khỏi phải tái sinh kiếp thứ nhì thứ ba<
Cho nên dầu họ đang còn sống hay đã chết cũng đ{ng gọi là chẳng chết
vậy.
Ye pamattā yathā matā (Những kẻ biếng nhƣ đã chết): Những chúng
sinh nào lười biếng, giải đãi thì sống cũng như không, ta có thể xem họ
như đã chết vì lười, cũng như x{c chết vì đã đứt mạng căn, như khúc củi
mục, không có tâm thức, nếu l| người tại gia họ chẳng hề khi nào có ý
nghĩ khắc kỷ lợi tha, chẳng hạn như: “Ta sẽ bố thí vợ con, ta sẽ thọ trì
Ngũ giới, Bát quan trai giới<”.
Nếu l| người xuất gia, họ chẳng hề phát tâm nhẫn nại, cầu tiến,
chẳng hạn như: “Ta sẽ hầu hạ thầy tế độ, thầy tiếp dẫn, hoặc c{c Đại đức
Cao Tăng, ta sẽ giữ hạnh Đầu đ|, ta sẽ hành thiền<” Do c{c lý đã nêu,
Đức Thế Tôn mới thuyết câu kệ ngôn trên đ}y vậy.
Etaṃ visesato ñatvā (Nhờ giác tri nhƣ thế): nghĩa l| biết rõ rằng: Kẻ
giải đãi không thể nào thoát khỏi vòng sinh tử, còn người chuyên cần thì
chắc chắn là sẽ thoát khỏi biển luân hồi.
Appamādamhi paṇḍitā (Các bậc trí chẳng buông lung): Hiền nhân hay
trí giả là những bậc thông minh trí tuệ, tự mình kiềm chế lấy mình, đã
không dám buông lung mà còn tinh cần thêm lên mãi mãi, các bậc ấy
biết rõ hai con đường sinh và tử đã nêu trong hai c}u kệ đầu (1 và 2).
Appamāde pamodanti (Mãi chuyên cần hoan hỷ): Là các bậc hiền trí
biết rõ lý trên, hằng hoan hỷ vui thích thỏa mãn trong sự chuyên cần.
Ariyānaṃ gocare ratā (Cõi Thánh đƣợc thung dung): Các vị hoan hỷ
trong sự chuyên cần, càng ngày càng tinh tấn thêm, ắt được hưởng sự an
vui tịnh lạc, tự tại ung dung trong cảnh giới thiền định đạo quả của bậc
Thánh nhân, gọi là cõi Thánh của hàng Thanh Văn đệ tử Phật Độc Giác
v| chư Ch{nh Đẳng Giác, gồm có bốn chỗ niệm, ba mươi bảy pháp trợ
đạo và chín pháp siêu thế<
Te jhāyino (Ngƣời tu thiền định) chỉ các bậc hiền trí hằng tu tập theo

274
hai pháp hành Thiền định (Samādhi) và Chỉ quán (Samātha vipassanā) để
đắc thiền định v| đạo quả, bằng c{ch định t}m trên đối tượng gọi là Bát
thiền (aṭṭhasamāpatti) v| ph{p quan s{t ba tướng (Vô thường, Khổ não,
Phi ngã), gọi là Minh sát (vipassanā).
Sātatikā (Chuyên): Từ khi xuất gia về sau, hành giả cứ một mực tinh
tấn, chuyên cần rèn luyện t}m mãi cho đến bao giờ chứng đạt A-la-hán
quả mới thôi.
Niccaṃ daḷhaparakkamā (Hằng tinh tấn dụng công): Pháp nào mà ta
cần nên chứng đắc với sức mạnh với sự hăng h{i với sự cố gắng của một
người nam. Nếu chưa chứng đắc pháp ấy, ta nhất định chưa đình chỉ sự
tinh tấn, nhờ quyết t}m như thế, bậc hiền trí không thối chuyển trên
đường h|nh đạo và hằng tinh tấn nỗ lực, không bỏ dở sự công phu.
Phusanti (Chứng đạt): Trong Phật giáo có hai danh từ dùng để chỉ sự
chứng đắc đạo quả là: Tuệ chứng (ñāṇaphusana) và Dị thục quả
(vipākaphusana).
Nói về bốn đạo (Cattāri magga) thì gọi là Tuệ chứng, nói về bốn quả
là Dị thục chứng (cattāri phalāni: bốn quả). Nơi đ}y Đức Phật thuyết về Dị
thục quả.
C}u nói: “C{c bậc trí tuệ (dhīrā) hằng làm cho thấu rõ Niết-bàn bằng
Thánh quả (Ariyāphalena nibbānaṃ sacchikarontā) đồng nghĩa với câu do
nơi Dị thục quả (Vipākaphusanāya) của Thánh quả ấy mà các bậc hiền trí
(dhīrā paṇḍita) làm cho thấu rõ Niết-bàn.
Yogakkhemaṃ anuttaranti (Thoát phiền trƣợc vô thƣợng): Yoga nơi
đ}y chỉ cho bốn cái ách mà chúng sinh bị trói chặt vào, càng làm cho họ
chìm đắm mãi trong biển sinh tử, là nguyên nhân của mọi phiền não
nhiễm ô: Đó l| dục ách (Kāmāyoga), hữu ách (Bhavayoga), kiến ách
(Diṭṭhiyoga) và vô minh (avijjāyogo).
Khemaṃ là an toàn, tự tại, không còn lo sợ vì đã tho{t khỏi bốn ách.
Anuttaraṃ l| vô thượng vô song vì Niết-bàn l| ph{p cao thượng quý
b{u hơn tất cả các pháp thế gian (phàm) và siêu thế gian (Thánh).
275


Dòch Giaû Caån Ñeà


Sinh tử hai đƣờng, hệ ở đâu?
Mƣu cao chỉ lắm họa càng sâu!
Khổ vui nhớ xét nhân tiền nghiệp,
Lành dữ chờ xem quả đáo đầu.
Trắng cỡ Ma Phi sao Phật gớm?
Đen nhƣ Ô Hậu lại vua cầu?
Ai ngƣời trí tuệ ham thinh sắc?
Thánh Đức miên trƣờng, mặc bể dâu.


2. Tiếng Nói Của Một Người Giàu

(Kumbhaghosaka vatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú 24)

“Uṭṭhānavato satimato,
Sucikammassa nisammakārino;
Saññatassa ca dhammajīvino,
Appamattassa yasobhivaḍḍhatīti”.
“Người chánh niệm nhiệt thành,
Tịnh nghiệp hiệp tri hành,
Giữ mình sống phải đạo,
Không buông lung thô tháo,
Hằng lừng lẫy thanh danh”.
Gi{o lý n|y được đức Phật nói khi Ngài ngụ tại Veḷuvana, liên quan
đến Kumbhaghosaka.

Ng|y xưa, một trận dịch hạch hoành hành tại Rājagaha, ngay trong

276
ngôi nhà của vị chưởng khố. Thú vật, ruồi rồi đến gia súc chết đầu tiên,
tiếp theo l| đ{m gia nh}n v| vợ chồng quản gia. Cuối cùng bệnh dịch tấn
công viên chưởng khố và vợ ông ta. Biết rằng đã mắc bệnh, hai ông bà
nhìn đứa con trai đang đứng gần, mắt đẫm lệ bảo nó hãy đạp đổ bức
tường và trốn đi, đừng quan t}m đến cha mẹ mà hãy cứu mạng mình, rồi
sau đó trở về nh| đ|o kho t|ng bốn tỷ tại nơi đó, nơi đó... để sinh sống.
Người con trai nghe nói vậy khóc sướt mướt, giã biệt cha mẹ, đạp đổ bức
tường và trốn đi. Anh v|o rừng tìm nơi ẩn náu, ở đó suốt mười hai năm
rồi về nhà.
Khi ra đi anh chỉ là một đứa bé, giờ trở về tóc và râu mọc dài, không
ai nhận ra anh. Anh tìm được kho tàng và thấy còn nguyên, nhưng anh
không dám lấy ra xài sợ làng xóm nghi kỵ quấy nhiễu hoặc bắt bớ mình.
Vì vậy anh tìm chỗ l|m thuê để kiếm sống. Anh ăn mặc r{ch rưới đến
khu những người lao dộng và hỏi thăm xem có ai cần người làm không.
Họ trả lời anh:
- Nếu anh làm một phần việc của chúng tôi, chúng tôi sẽ trả gạo cho
anh.
- Làm việc gì thế các bạn ?
- Ra lệnh v| điều khiển công việc của chúng tôi. Anh phải dậy thật
sớm, đi quanh những người làm và ra lệnh cho họ: "Các ông, thức dậy đi,
đem xe ra, thắng {ch v|o bò, đã đến giờ cho voi ngựa đi ăn cỏ! C{c b| ơi,
dậy đi, lo nấu cơm, nấu nước!".
- Hay quá !
Và anh nhà giàu nhận việc. Họ cho anh nhà ở và anh làm việc đều
đặn thật hết lòng.
Một hôm vua Bimbisāra, người có thể nhận dạng mọi người qua tiếng
nói, nghe tiếng của anh ông nói ngay:
- Ðây là tiếng nói của một người giàu có.
Một tỳ nữ đứng gần vua nghe thế nghĩ rằng không thể xảy ra một

277
chuyện như vậy được, và cô ta muốn điều tra nên ph{i người đi dò hỏi,
biết đó l| một người nghèo làm việc cho những người hầu. Nhà vua
nghe b{o c{o không nói gì thêm, nhưng mấy ngày sau nghe tiếng anh cất
lên vẫn đoan chắc là giọng nói của một nh| gi|u. Năm lần bảy lượt hỏi
tới hỏi lui, dò xét đủ kiểu, cô tỳ nữ tâu với vua anh ch|ng đó l| một
người nghèo, vua vẫn không tin. Cô nghĩ chắc l| vua nói đúng nên cô
thấy mình có bổn phận phải tìm hiểu sự thật. Cô xin vua cho một ngàn
đồng, sẽ đem con g{i mình đến gặp người đ|n ông n|y, v| hứa sẽ đem
kho tàng về hoàng cung.
Rồi hai mẹ con ăn mặc r{ch rưới đến khu lao động xin tá túc vài
ng|y trước khi đi xa. Những người tại đó chỉ nhà của Kumbhaghosaka,
Ban đầu anh ta không chịu cho ở, sau hai mẹ con cứ nằn nì mãi anh buộc
lòng phải chấp nhận. Cô tỳ nữ l|m đủ c{ch để lấy lòng anh ta, nào là nấu
cơm hảo hạng theo hoàng gia với nước sốt và cà-ri ... Cuối cùng cô ta cắt
d}y giường nệm, mỗi ngày một ít trong ba ngày liên tiếp. Kumbhaghosaka
cáu kỉnh trách móc thì cô ta cứ trả lời là không thể ngăn tụi nhóc nhảy
tưng tưng lên đó. Rồi đến một hôm toàn bộ tấm nệm rơi xuống đất vì đã
đứt hết dây. Lần này anh không kiềm chế, nổi giận đùng đùng vì không
còn giường để nằm nữa. Anh ta rên rỉ:
- Trời! Tôi biết đi đ}u b}y giờ đ}y?
Cô tỳ nữ không bỏ lỡ dịp, đ{p ngay:
- Anh bạn! Tôi biết làm sao, tôi không thể đuổi bọn trẻ hàng xóm cứ
đến chơi giỡn và nhảy tưng lên giường. Xin đừng phiền, xem nào, tôi có
thể l|m gì được cho anh, | được rồi!
Rồi quay sang cô con gái, bà mẹ ngọt ngào bảo:
- Con g{i cưng, dọn chỗ cho anh con nằm.
Cô con gái vâng lời, nằm lăn qua một bên và anh ta qua nằm kế.
Ðêm đó họ thành thân với nhau. Hôm sau cô con gái khóc kể tự sự với
mẹ. Bà mẹ an ủi con:
- Ồ, có sao đ}u! Con rồi cũng phải có chồng, anh ta phải có vợ.
278
Rồi bà nhận anh ta làm rể. Bà tiếp tục kế hoạch của mình bằng cách
cho người về tâu với vua xin ra lệnh cho nghỉ việc tại khu lao động, ai
bất tuân sẽ bị xử phạt. Vua chuẩn y. Bà mẹ vợ bối rối bàn với chàng rể
phải làm sao vì nghỉ làm sẽ không có lương, m| lệnh vua thì không dám
cãi. Cuối cùng bà xúi chàng rể đi vay nợ để ăn v|o ng|y nghỉ đó. Anh ta
không còn cách nào khác. Ðành phải trở về nơi chôn dấu kho tàng lấy
đúng một đồng cho mẹ vợ. Bà nhận tiền nhưng đem gửi cho vua và lấy
tiền riêng của mình chi tiêu trong nhà.
Sau đó v|i ng|y, b| lại xin vua truyền lệnh như thế một lần nữa.
Anh ta phải trở lại kho tàng lấy thêm ba đồng nữa đem về.
Phần chót kế hoạch của bà là xin vua cho mời Kumbhaghosaka về
triều. Anh ta không chịu đi nên bị qu}n lính {p đảo, nắm tay ch}n lôi đi.
Bà trấn an anh ta, bảo cứ đi; khi gặp vua bà sẽ tâu với vua để xử phạt
những kẻ đã d{m bắt lôi rể bà. Rồi b| cùng cô con g{i đi trước. Ðến
hoàng cung, bà cởi bỏ lớp r{ch rưới, mặc y phục sang trọng với đầy đồ
trang sức lấp l{nh, đứng một bên vua. Rồi Kumbhaghosaka bị điệu đến
trước bệ rồng để đối đ{p những lời chất vấn của vua:
- Ngươi l| Kumbhaghosaka
- Tâu vâng.
- Tại sao ngươi dối trá khi tiêu pha tài sản kếch sù của mình?
- Tài sản của tôi? Ở đ}u, đại vương? Tôi sống bằng sự làm thuê.
- Không phải thế. Sao ngươi lừa dối ta?
- T}u đại vương, tôi không dối Ngài. Tôi không có tài sản.
Vua chỉ những đồng tiền do mẹ vợ anh gửi đến và hỏi anh:
- Thế những đồng tiền này của ai?
Kumbhaghosaka nhận ra đồng tiền của mình, sợ hãi đến chết cứng.
Anh nhìn về phía vua, thấy hai người đ|n b| kia trang điểm lộng lẫy mới
vỡ lẽ tại sao đồng tiền của mình lại lọt v|o tay vua. Thì ra đ}y l| một âm
mưu đã được chuẩn bị kỹ lưỡng v| kín đ{o, v| hai người đ|n b| n|y đã

279
bị nhà vua mua chuộc. Anh sững sờ, đứng chết lặng, không biết phải ăn
nói ra sao. Nh| vua đo{n biết hỏi dồn anh:
- Nói đi! Tại sao anh làm thế?
Anh run rẩy trả lời:
- Tôi không có người bảo vệ, Đại vương!
- Không ai bảo vệ anh bằng ta.
- Tâu Đại vương, tôi rất sung sướng được Đại vương bảo vệ.
- Ta bảo vệ anh. Tài sản của anh lớn lao đến mức nào?
- Bốn trăm triệu đồng tiền, tâu Đại vương.
- Ðược rồi, ta sẽ cho chở tài sản của anh đến đ}y. Nhưng bằng cách
nào?
- Dạ, bằng xe, tâu Đại vương.
Khi cả gia tài của Kumgbaghosaka chất đống trước hoàng cung, vua
tập hợp dân chúng trong thành Rājagaha hỏi có ai trong th|nh có được tài
sản nhiều như thế n|y không? Không ai đ{p được, và mọi người đồng
thỉnh cầu vua ban cho anh ta chức vị. Vua đồng ý và bổ nhiệm cho anh ta
làm chưởng khố rồi gả công chúa cho anh. Sau đó vua dẫn anh đến đảnh
lễ đức Phật đồng thời ca ngợi hạnh tốt của anh, không ỷ lại tài sản lớn
lao để hưởng thụ, chịu khó l|m người nghèo sống bằng sức lao động của
mình.
Phật nghe xong hoan hỷ dạy rằng:
- Một người sống như thế, này Đại vương, l| một người sống chân
chánh. Trộm cắp và những hành vi xấu ác khác sẽ đè bẹp chúng ta không
những ở đời n|y m| còn g}y đau khổ cho kiếp sau. Ngược lại, một người
như thế nỗ lực hết sức mình, luôn luôn chánh niệm, thân khẩu ý đều
thanh tịnh, biết dè dặt từng cử chỉ h|nh động, biết chế ngự thân hành,
khẩu hành và ý hành, sống chân chánh, sống chân chánh, không bao giờ
buông lung, người như thế c|ng ng|y c|ng dũng mãnh.

280
Và kết thúc bằng Pháp Cú:
“Uṭṭhānavato satimato,
Sucikammassa nisammakārino;
Saññatassa ca dhammajīvino,
Appamattassa yasobhivaḍḍhatīti”.
(24) Nỗ lực, giữ chánh niệm,
Tịnh hạnh, hành thận trọng,
Tự điều, sống theo pháp,
Ai sống không phóng dật,
Tiếng lành ngày tăng trưởng.

‚Nhiệt thành chánh niệm song song,
Thân, tâm, khẩu nghiệp sạch trong phải đƣờng.
Trí năng cân nhắc tỏ tƣờng,
Sống theo đạo lý, luân thƣờng chẳng quên‛.
Sau khi bài kệ chấm dứt, Thiên hộ Kumbhaghosaka đắc quả Nhập
Lưu, ngo|i ra còn có nhiều người đắc Thánh quả, nhất l| Sơ quả do nhờ
thính pháp của Đức Phật, h|ng đại chúng hưởng được lợi ích như thế.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trên đ}y, tiếng Uṭṭhānavato chỉ người có lòng nhiệt thành, tinh tấn
hăng h{i, chuyên cần.
Satimato: Người có đầy đủ sự ghi nhớ hay pháp chánh niệm.
Sukikammassa: (là người) tịnh nghiệp, nghĩa l| tam nghiệp (thân,
khẩu, ý) đều thanh tịnh, trong sạch vô tội.
Nisammakārino: L| người có trách nhiệm nhận thức đúng đắn và
h|nh động phù hợp với kiến thức chân xác của mình. Hễ ý nghĩ hay lời
nói làm sao thì việc l|m cũng vậy, hoặc l| người suy xét kỹ lưỡng, nghĩ
đến nguyên nhân và hậu quả các nghiệp mình tạo do thân, khẩu, ý trong

281
sạch vô tội rồi mới h|nh động.
Saññatassa: là biết rõ ràng trí tuệ các thánh hạnh của mình, biết tam
nghiệp mình vô tội.
Dhammajīvino: L| người sống hợp theo lý đạo, nuôi mạng chân
ch{nh, như tại gia thì không lường thăng tr{o đấu, mua cân già bán cân
non, điêu ngoa gian xảo< còn xuất gia tu h|nh thì không l|m hai mươi
mốt pháp tà mạng, như cho thuốc, đi thơ< chỉ sống tự túc và tri túc
bằng cách trì bình khất thực qua ngày.
Appamattassa: Là không buông lung, không phóng dật, không quên
lãng sự thu thức, chánh niệm.
Yasobhivaḍḍhati: Thanh danh tăng trưởng, là quyền tước chức vụ,
tên tuổi< càng ngày càng lừng lẫy, c|ng được nhiều người mến phục.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Chánh niệm, chuyên cần, nhẫn biết bao!
Tấm gƣơng Kumbha sáng hùng hào!
Giá nghề ti tiện thân hèn hạ,
Thật kế châu toàn của quý cao!
Nếu chẳng Tần Vƣơng nghe tiếng mách,
Thì không hoàng tộc bƣớc chân vào,
Đức dày phƣớc lớn càng tăng trƣởng,
Bỏ lúc trần ai chịu khổ lao!


3. Cūḷapanthaka (Châu-lợi-bàn-đặc)

(Cūḷapanthakattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú 25)

282
“Uṭṭhānenappamādena,
Saññamena damena ca;
Dīpaṃ kayirātha medhāvī,
Yaṃ ogho nābhikīratīti”.
“Nhiệt thành không giải đãi,
Giới căn thu thúc mãi.
Người trí đắp cù lao,
Khỏi ngọn triều khổ hại”.
Gi{o ph{p n|y được Phật nói tại Veḷuvana, liên quan đến Trưởng lão
Cūḷapanthaka.

3A. Cūḷapanthaka Ra Ðời

Một thương gia gi|u có ở Rājagaha có cô con g{i đến tuổi dậy thì. Hai
ông bà cho cô ở tầng lầu cao nhất của tòa l}u đ|i bảy tầng v| được gìn
giữ chu đ{o. Nhưng dù vậy, cô không kiềm chế được nhiệt tình của tuổi
thanh xu}n nên đã lầm lỡ với người nô lệ của mình, có thể bị cha mẹ cho
xé xác mình, cô gái bảo anh nô lệ cùng nhau trốn đi.
Thâm nghiêm kín cổng cao tƣờng,
Cạn dòng lá thắm, bặt đƣờng chim xanh.
Họ lấy theo vài món cần thiết v| ra đi bằng cửa chính, và từ đó
chung sống với nhau. Khi đứa con trong bụng đã lớn, lo sợ khi phải sanh
con ở nơi xa xôi không b| con th}n thuộc, cô vợ khuyên anh chồng nên
trở về nhà cha mẹ. Nhưng anh chồng vẫn còn e ngại ông bà chủ có thể
giết mình nên cứ hẹn lần hẹn lữa, hết mai rồi mốt. Cô vợ chờ mãi sốt ruột
v| cũng biết anh chồng ngốc của mình nhận biết tội lỗi của hai người sợ
không dám về, nên một hôm cô gác lại việc bếp núc, báo cho hàng xóm
biết là trở về nhà cha mẹ, xong lên đường. Anh chồng về nhà thấy vắng
vẻ, hỏi thăm h|ng xóm rồi tức tốc rượt theo và bắt kịp giữa đường, ngay
lúc cô ta lâm bồn. Anh chàng hối hả hỏi vợ:
- Gì thế em?

283
- Một đứa con trai, anh ạ.
- Chúng ta phải làm gì bây giờ?
- Sở dĩ tôi muốn trở về nhà cha mẹ là vì con, nay hắn đã ra đời giữa
đường, vậy chúng ta không cần đi nữa, hãy trở về nhà mình.
Vì đứa con sanh ra giữa đường nên được đặt tên là Cūḷapanthaka. Rồi
đến đứa con thứ hai cũng lại diễn tiến như trước và mang tên Cūḷa
Panthaka, còn đứa lớn là Mahā Panthaka.
Lớn lên, Mahā Panthaka nghe bè bạn kháo với nhau về chú bác ông
bà của mình, bèn hỏi mẹ xem nhà mình có bà con họ hàng không. Và khi
được biết ông ngoại là một thương gia gi|u có đang ở tại Rājagaha, thân
bằng quyến thuộc cũng ở cả đó, Mahā Panthaka đòi đến thăm. B| mẹ bối
rồi hỏi ý kiến chồng, cả hai khổ sở không biết tính sao vì họ vẫn còn sợ
sệt, cuối cùng họ chiều ý đứa nhỏ đi đến Rājagaha, trọ tại một nhà gần
cổng thành rồi nhắn tin về nh|. Hai ông b| thương gia trong nhiều kiếp
luân hồi đã không có con trai con g{i, nên vui mừng nhận cháu ngoại,
còn hai vợ chồng thì được cho tiền để đi nơi kh{c sinh sống.
Cūḷapanthaka lúc đó còn nhỏ, Mahā Panthaka đã lớn khôn nên thường
đi theo ông ngoại nghe Phật thuyết pháp, và lòng chàng muốn từ bỏ thế
gian. Ông thương gia nghe ch{u nhỏ trình h|y ý định như vậy, vô cùng
hoan hỷ và dẫn ch|ng đến Ðức Phật.
3B- Cūḷapanthaka Thành Tỳ Kheo

Ðức Phật chấp nhận cho Mahā Panthaka xuất gia, nhập Tăng đo|n,
giao chàng cho một Trưởng lão. Chàng nhận từ Trưởng lão đề mục thiên
quán về "Năm yếu tố đầu tiền cấu tạo thân". Thuộc lòng hết Phật ngôn,
an cư suốt mùa mưa, miên mật tu hành, và do chuyên cần tinh tấn hành
thiền của ch|ng đắc A-la-h{n, được hưởng nguồn hỷ lạc của thiền định,
cũng như niềm an lạc của Thánh quả. Mahā panthaka nghĩ rằng em mình
cũng có khả năng chứng nhiệm được pháp lạc này, nên trở về nhà ông
ngoại xin cho Cūḷapanthaka đi xuất gia. Ông ngoại cũng rất tin vào Tam
Bảo và cảm thấy hổ thẹn khi ai hỏi về hai đứa cháu ngoại, con của cô gái
284
bỏ nhà trốn đi, vì hai lý do đó ông rất vui mừng cho phép chúng đi tu.
Cūḷapanthaka được gia nhập Tăng đo|n v| thọ giới. Nhưng anh
chàng quả l| đần độn, bốn tháng trời trôi qua cũng không thuộc nổi bài
kệ:
“Padmaṃ yathā kokanudaṃ sugandhaṃ,
Pāto siyā phullamavītagandhaṃ;
Aṅgīrasaṃ passa virocamānaṃ,
Tapantamādiccamivatalikkheti”.
Như hoa sen thắm đượm,
Tròn nở sáng tinh sương,
Ngào ngạt trinh nguyên hương,
Kìa, xin mời chiêm ngưỡng,
Ðấng Thế Tôn chói lọi,
Như mặt trời lừng không.

‚Nhƣ đóa sen hồng là thứ sen thơm ngát,
Lúc rạng đông nở bừng hƣơng ngào ngạt.
Kìa đấng Chí Tôn, Ngài rực rỡ quang vinh,
Tợ vừng thái dƣơng trên trời sáng bình minh‛.
Vào thời Phật Kassapa, Cūḷapanthaka rất thông minh, nhưng khi vào
Tăng chúng, ông đã chế nhạo v| đùa cợt một Tỳ-kheo kém trí. Vị này vì
bị l|m trò cười nên không học thuộc, thậm chí không lặp lại được lời
kinh. Do quả b{o n|y ông t{i sanh th|nh người đần độn. Vừa học xong
một c}u sau thì c}u trước đã quên mất. Bốn tháng trôi qua, ông vẫn
không thuộc nổi bài kệ. Mahā Panthaka thấy em mình như vậy, nghĩ rằng
không thể đạt cứu cánh tối thượng của Ðạo, nên đuổi em ra khỏi Tăng
đo|n. Nhưng Cūḷapanthaka rất tha thiết với giáo lý Phật-đ|. Rời khỏi
Tăng đo|n trở về đời sống thế tục l| điều ông không muốn nhất trong cõi
đời.
Lúc bấy giờ Jīvaka Komarābhacca mang thật nhiều hương hoa đến

285
vườn xoài của mình cúng dường Phật, nghe Ph{p xong, ông đảnh lễ đức
Thế Tôn, rồi tiến đến vị quản chúng là Mahā Panthaka xin thỉnh chúng
Tỳ-kheo đến thọ thực tại nh|. Trưởng lão Mahā Panthaka nhận lời mời cả
chúng Tỳ-kheo trừ vị Tỳ-kheo đần độn không thuộc kinh kệ.
Cūḷapanthaka thấy anh mình quả không đo{i ho|i đến em một chút nào,
không ích lợi gì m| kéo d|i đời tu sĩ, nên quyết định rời Tăng đoàn, về
nhà hành hạnh bố thí v| c{c công đức khác. Sáng hôm sau ông rời tinh xá
rất sớm. Cũng s{ng sớm đó, Thế Tôn quan sát thế gian, thấy rõ việc này,
đến trước cổng chờ Cūḷapanthaka.
Khi ông đến, thấy Phật bèn đảnh lễ. Ðược Phật hỏi ông đi đ}u v|o
giờ này, ông kể tự sự, Phật bảo ông:
- Chính Ta thu nhận ông v|o Tăng đo|n. Nay anh ông đuổi đi, tại
sao ông không đến Ta? Ðến đ}y! Ông ho|n tục thì l|m được gì? Hãy ở lại
với Ta.
Phật xoa đầu ông, với lòng b|n tay mang đường chỉ bánh xe Pháp,
và dẫn ông đến ngồi cạnh hương thất. Xong Ngài dùng thần lực tạo ra
một miếng vải thật sạch đưa cho ông, bảo:
- Cūḷapanthaka, ông hãy ngồi tại đ}y, quay mặt về hướng Đông, vừa
lau khăn n|y vừa nói: "Tẩy sạch dơ bẩn, tẩy sạch dơ bẩn!"
Ðúng lúc ấy giờ thọ thực được báo. Ðức Phật hướng dẫn Tăng
chúng đến nhà Jīvaka và ngồi xuống chỗ đã d|nh sẵn.
Về phần Cūḷapanthaka, ông vâng lời Thế Tôn, vừa lau tay vào miếng
vải vừa bảo: "Tẩy sạch dơ bẩn, tầy sạch dơ bẩn!". Chiếc khăn ban đầu
sạch, bây giờ nhớp nhúa. Từ đó ông nhận ra, vì thân n|y m| khăn đã mất
hết sự sạch sẽ tinh khiết ban đầu và trở thành nhiễm ô cáu bẩn, nên thốt
lên: "C{c ph{p l| vô thường". Và chuyên chú vào kiến giải sinh diệt này,
ông khai mở tuệ giác. Ðấng đạo sư biết ông đã khai mở tuệ giác liền bảo:
"Cūḷapanthaka, đừng nghĩ rằng chỉ mảnh vải ấy trở thành cáu bẩn mà
ngay trong tâm ông tham ái, bất tịnh và những cấu uế kh{c cũng đầy rẫy;
ông hãy tẩy sạch chúng". Rồi Ngài phóng hào quang hiện th}n đến ngồi

286
trước mặt ông đọc Pháp Cú:
“Rāgo rajo na ca pana reṇu vuccati,
Rāgassetaṃ adhivacanaṃ rajoti;
Etaṃ rajaṃ vippajahitvā bhikkhavo,
Viharanti te vigatarajassa sāsane”.
“Doso rajo na ca pana reṇu vuccati,
Dosassetaṃ adhivacanaṃ rajoti;
Etaṃ rajaṃ vippajahitvā bhikkhavo,
Viharanti te vigatarajassa sāsanne”.
“Moho rajo na ca pana reṇu vuccati,
Mohassetaṃ adhivacanaṃ rajoti;
Etaṃ rajaṃ vippajahitvā bhikkhavo,
Viharanti te vigatarajassa sāsane ti”.
Tham ô nhiễm, chẳng phải là bụi bẩn.
Ô nhiễm chính dùng để chỉ lòng tham.
Các Tỳ-kheo, hãy tẩy sạch tham lam.
Và sống đúng giáo pháp bậc vô nhiễm
Sân ô nhiễm, chẳng phải là bụi bẩn.
Ô nhiễm chính để dùng chỉ bận sân.
Các Tỳ-kheo, hãy tẩy sạch lòng sân.
Và sống đúng giáp pháp bậc vô hận.
Si ô nhiễm, chẳng phải là bụi bẩn.
Ô nhiễm chính dùng để chỉ ám si.
Các Tỳ-kheo, hãy tẩy sạch si đi,
Giáo pháp bậc không si, nên theo đúng.

‚Tham cấu uế, còn bụi không gọi thế,
Tham chính là cấu uế, đúng nhƣ tên.
Này chƣ Tăng! Xa uế đó mới nên,
Trong giáo pháp trú vững bền vô uế‛.
‚Sân cấu uế, còn bụi không gọi thế,

287
Sân chính là cấu uế, đúng nhƣ tên.
Này chƣ Tăng! Xa uế ấy mới nên,
Trong giáo pháp trú vững bền vô uế‛.
‚Si cấu uế, còn bụi không gọi thế,
Si chính là cấu uế, đúng nhƣ tên.
Này chƣ Tăng, xa uế đó mới nên,
Trong giáo pháp trú vững bền vô uế‛.
Dứt bài kệ, Cūḷapanthaka chứng A-la-hán và các thứ thần thông, và
cùng với thần thông, ông thông suốt cả ba tạng kinh điển.
Trong một kiếp trước, Cūḷapanthaka là một vị vua. Có lần trong một
buổi lễ đi diễn quanh thành, mồ hôi tươm ướt trán, ông lau trán với một
chiếc khăn sạch v| sau đó khăn th|nh lem luốt. Ông nhận ra thân thể
nhơ bẩn của mình đã khiến chiếc khăn trước sạch sau dơ, v| sau đó biết
c{c ph{p l| vô thường. Hiểu rõ tính vô thường nên ở kiếp sau tẩy sạch ô
nhiễm đã giúp ông giải thoát.
(Trong buổi trai Tăng tại nhà)
Jīvaka Komārabhacca dâng nước lên đấng Thập Lực. Ngài lấy tay đậy
bình bát và hỏi:
- Jīvaka, không còn Tỳ-kheo nào ở tinh xá sao?
Mahā Panthaka đ{p:
- Bạch Thế Tôn, không còn Tỳ-kheo nào trong tinh xá.
Phật bảo:
- Này Jīvaka, có đấy!
Jīvaka thưa:
- Dạ được.
Rồi ông cho người đến tinh xá xem còn vị Tỳ-kheo nào không.
Do thần thông, Cūḷapanthaka nghe anh mình trả lời như thế bèn hiển
lộng thần thông biến ra hằng ngàn tỳ-kheo đông d|y trong vườn xoài,

288
người may y, kẻ nhuộm y, người kh{c đang tụng đọc kinh, chẳng người
nào giống người nào. Khi gia nhân của Jīvaka thấy các Tỳ-kheo, ông liền
quay về, nói:
- Thưa gia chủ, các thầy Tỳ-kheo ở vườn xoài rất đông.
Tại vườn xo|i, Trưởng lão Cūḷapanthaka:
“Sahassakkhattumattānaṃ,
Niminivāna panthako;
Nisīdi ambavane ramme,
Yāva kālappavedanāti”.
Hóa thân ngàn vị xong thì
Vườn xoài tịnh tọa đến khi được mời.

‚Một mình hóa hiện ngàn thân,
Bàn Đặc sử dụng phép thần đã xong
Bèn ngồi tịnh tọa thong dong,
Giữa vƣờn xoài phó mặc dòng thời gian‛.
Ðức Phật bảo gia nhân trở lại tinh xá nói Thế Tôn cho đòi
Cūḷapanthaka. Nhưng khi ông nói đến câu ấy, cả ngàn miệng các Tỳ-kheo
đồng thanh la lên "Ta là Cūḷapanthaka". Ông ta ra về thưa lại, đức Phật
bảo hãy trở về tinh xá lần nữa và nắm tay người đầu tiên nói "Ta là
Cūḷapanthaka" mời đi, những người còn lại sẽ biến mất tức khắc. Sự việc
xảy ra như vậy, và ông ta trở về với Cūḷapanthaka.
Cuối buổi thọ thực, đức Phật dạy Jīvaka giữ bình bát của
Cūḷapanthaka hồi hướng công đức cúng dường. Cūḷapanthaka khi ấy như
một con sư tử con rống tiếng rống của lo|i sư tử, hồi hướng công đức
xuyên suốt Tam tạng kinh điển. Rồi Phật từ chỗ ngồi đứng lên, với Tăng
chúng vây quanh cùng trở về tinh x{. Sau khi được các Tỳ-kheo chăm sóc
như thường lệ, Phật trở về hương thất, ban cho các Tỳ-kheo lời khuyên
dạy của một đấng An Lạc, cho đề mục thiên quán và giải t{n Tăng
chúng. Thế Tôn vào nghỉ trong hương thất, nằm xuống, nghiêng mình

289
bên phải như sư tử.
Chiều đến, các Tỳ-kheo từ bốn phía tụ đến, giống như những tấm
m|n đỏ thắm di động, ngồi xuống trong Ph{p đường, tán thán công
hạnh của đức Ðạo sư, đấng To|n Gi{c, Ph{p Vương Tối Hậu, chỉ trong
khoảng bữa ăn đã độ cho một người đần độn, bốn tháng trời không
thuộc nổi một câu kệ, chứng A-la-hán cùng các thần thông và thông suốt
luôn cả ba tạng kinh điển. Ðức Phật biết các Tỳ-kheo đang thảo luận như
thế bèn rời tòa b{u, đắp thượng và hạ y nhuộm màu rực rỡ hào quang,
thắt lưng nhẹ như chớp hiện, và khoác trên vai chiếc đại y, giống như
chiếc mền đỏ thắm của bậc An Lạc, rời hương thất. Ra khỏi chiếc thất tỏa
mùi hương quý, Phật bước đi như voi chúa, d{ng trang nghiêm khó s{nh
của một vị Phật, đến Ph{p đường. Ng|i bước lên Pháp tòa uy nghi lộng
lẫy, từ th}n phóng hòa quang s{u m|u như vầng th{i dương vừa mọc
trên đỉnh núi Yugandhara l|m rung động tận đ{y biển sâu, và ngồi xuống
ngay giữa.
Lúc Thế Tôn đến, cả hội chúng ngừng chuyện lặng im. Ngài nhìn
khắp hội chúng với lòng trìu mến, tự nghĩ: "Hội chúng này làm Ta mãn
nguyện vô cùng. Ð}u yên đó, không một bàn tay, một bàn chân lộn xộn,
không một tiếng ho hen, không một tiếng hắt hơi. To|n chúng Tỳ-kheo
này tôn kính Ta với lòng tôn kính rất mực dành cho một vị Phật, thuần
thục Ta vì sự oai nghiêm của Như Lai. Dù ta có ngồi đ}y im lặng suốt
một kiếp thì họ cũng sẽ làm thinh không dám cất tiếng trước, ngay cả hé
môi cũng không. Chỉ có Ta mới quyết định khi n|o nói đúng thời. Vì vậy
Ta sẽ nói trước tiên."
Và với giọng nói ngọt ngào của Ðại Phạm thiên, Ngài hỏi:
- Này các Tỳ-kheo, các ông tụ hội ở đ}y b|n luận việc gì? Các ông
đang nói gì m| ngưng ngang ?
Nghe các Tỳ-kheo kể xong, Ngài dạy rằng:
- Các Tỳ-kheo, đ}y không phải lần đầu tiên Cūḷapanthaka tỏ ra đần
độn v| cũng đã nương tựa vào Ta, trong một kiếp trước ông đã l| một

290
người đần độn v| cũng đã nương tựa Ta. Nhưng ở kiếp đó Ta khiến ông
ấy làm chủ tài sản thế gian, còn bây giờ Ta độ ông ấy làm chủ tài sản
xuất thế gian.
Các Tỳ-kheo muốn nghe chuyện này, Phật kể.
Chuyện quá khứ
3C - Vị Thầy Lỗi Lạc Chàng Trẻ Tuổi Và Vua Bāranasī(Ba La
Nại)

Ng|y xưa, một chàng trẻ tuổi ở Bāranasī đi đến Takkasilā (thành Hoa
Thị) để học nghề với một vị thầy rất lỗi lạc có năm trăm học trò dưới tay.
Anh làm hết mọi việc lặt vặt, đỡ đần cho thầy nhiều nhất, từ việc rửa và
sức dầu thơm ch}n thầy, anh đều làm một cách tận tụy. Nhưng anh lại
đần độn, không thuộc nhớ một điều gì. Dù vị thầy thấy anh rất đắc lực,
cố gắng dạy nghề cho anh nhưng chỉ mất công vô ích. Thời gian đã l}u
mà anh ta vẫn không thuộc nổi một câu kệ nào, chán nản anh muốn rời
thầy về nhà.
Vị thầy thấy anh ta hết lòng hầu hạ mình, nên cũng muốn dạy cho
anh ta thành một nh| thông th{i nhưng không được. Do đó, để đền ơn
phần nào, ông dạy cho anh ta một câu chú. Ông dẫn anh ta vào rừng và
bắt học thuộc câu:
Ghaṭesi ghaṭesi kiṃ kāraṇā ghaṭesi
Ahampi taṃ jānāmi jānāmīti.
"Ngƣơi đang âm mƣu, ngƣơi đang âm mƣu!
Tại sao ngƣơi âm mƣu? Ta biết rồi!"
Tuy anh ta phải vất vả lắm mới học thuộc hết, nhưng một khi đã
thuộc rồi thì không bao giờ quên nữa. Rồi ông cho chàng một số tiền làm
lộ phí và dặn dò:
- Bây giờ anh hãy đi kiếm sống bằng b|i chú n|y. Nhưng điều kiện
bắt buộc l| anh không được quên, phải lặp đi lặp lại hoài hoài.
V| anh lên đường trở về Bāranasī. Mẹ anh gặp lại con mừng rỡ vì

291
nghĩ con đã học thành tài, và mở tiệc ăn khao.
Lúc bấy giờ vua Bāranasī đang trong thời kỳ chú tâm xem xét từng
h|nh động của thân khẩu ý, hầu phát hiện lỗi lầm của mình. Ông tự tìm
mà không thấy lỗi. Sau, ông tự nghĩ mình sẽ không thấy được lỗi của
mình và phải nhờ người khác. Vì thế ông đi khắp ho|ng th|nh để lắng
nghe thiên hạ phê bình vua. Ông biết rằng thói thường khi đã no bụng
người ta ưa ngồi lê đôi m{ch đủ thứ truyện trên cõi đời, và nếu vua cai
trị bất công họ sẽ kể lể n|o l| đời sống suy sụp vì sưu cao thuế nặng, bị
hôn quân áp bức, còn vua cai trị công minh sẽ được tán thán về đức tính
cao quý v| được tung hô vạn tuế.
Do đó đêm xuống, vua cải trang ra khỏi cung điện, đi đến nhà dân.
Nhằm lúc có bọn trộm đang đ|o một đường hầm giữa hai nh| để chui
vào. Một là nhà của chàng trẻ tuổi vừa học nghề về. Bọn trộm v|o được
nhà và bắt đầu dòm ngó đồ đạc. Vừa đúng lúc, ch|ng trai thức giấc,
miệng lẩm nhẩm câu chú:
Ghaṭesi ghaṭesi kiṃ kāraṇā ghaṭesi
Ahampi taṃ jānāmi jānāmīti.
"Ngƣơi đang âm mƣu, ngƣơi đang âm mƣu! Tại sao ngƣơi làm thế? Ta
biết rồi! "
Bọn trộm nghe qua thất kinh hồn vía, tưởng l| đã bị phát giác, sợ
nguy đến tính mạng liền tháo chạy xuống đường hầm bất kể phương
hướng, quăng lại bộ quần {o trên người. Vua đang ở gần đó, thấy bọn
trộm chạy v| nghe ch|ng trai đọc thần chú, ông đi tiếp đến khi trời gần
sáng sớm mới về hoàng cung, và ra lệnh đòi ch|ng trai đến để bắt truyền
dạy c}u chú. Anh ta đồng ý và dạy xong được vua ban một ng|n đồng.
Viên tướng thống lãnh qu}n đội thời đó muốn soán ngôi nên âm
mưu với anh thợ cạo cắt cổ vua, thành công thì chức thống lãnh qu}n đội
sẽ dành cho anh ta. Ðến ngày cạo râu cho vua, anh thợ cạo vào cung
thấm ướt râu vua với nước hoa, mài dao và áp vào cằm vua. Cứa cổ vua
tốt nhất chỉ với một nh{t dao nhưng thấy con dao hơi lụt nên anh ta mài

292
dao thêm một lần nữa. Nhà vua bỗng nhớ đến câu chú muốn đọc lại:
Ghaṭesi ghaṭesi kiṃ kāraṇā ghaṭesi, Ahampi taṃ jānāmi jānāmīti.
"Ngƣơi đang âm mƣu, ngƣơi đang âm mƣu! Tại sao ngƣơi làm thế? Ta
biết rồi!"
Anh thợ cạo hết hồn, mồ hôi ướt trán từng giọt vì tưởng rằng vua đã
biết toan tính của mình. Anh ta ném dao, quỳ mọp sát chân vua run rẩy.
Vua đo{n ngay việc gì xảy ra nên giận dữ bảo:
- Tên vô lại! Mi nghĩ rằng vua không biết gì ư?
- Tâu bệ hạ, xin tha mạng cho thần!
- Thôi được, đừng sợ. Nói hết đầu đuôi cho ta nghe.
Nghe xong, vua gọi viên tướng lãnh đến trục xuất khỏi vương quốc
và giao chức thống lãnh qu}n đội cho ch|ng trai để đền ơn.
Thế Tôn kết thúc câu chuyện:
- Chàng trai chính là Cūḷapanthaka và vị thầy lỗi lạc là Ta.
Lại một hôm, các Tỳ-kheo bảo Thế Tôn l| nơi nương tựa cho
Cūḷapanthaka. Phật kể thêm chuyện quá khứ Culla Setthi trong Bổn sanh:
“Appakena pi medhāvī,
Pābhatena vicakkhaṇo;
Samuṭṭhāpeti attānaṃ,
Aṇuṃ aggaṃva sandhananti”.
Người khôn ngoan thông minh,
Có thể nâng đời mình,
Lên địa vị cao sang
Bằng chút ít tài sản,
Như thổi ngọn lửa nhỏ,
Gây nên đám lửa to.

‚Trí nhân đƣợc chút đỉnh quà,
Tự mình tăng tiến cũng là nên danh;
293
Nơi ngƣời vật mọn trở thành,
Kho tàng quý báu cao thanh nhất đời‛.
Và bảo các Tỳ-kheo:
- Lúc đó học trò là Cūḷapanthaka, còn thương gia l| Ta.
Một hôm khác, các Tỳ-kheo nhắc lại chuyện Cūḷapanthaka:
- Trong bốn tháng Cūḷapanthaka không thuộc nổi một câu kệ. Nhưng
vì trong tâm ông vẫn nung nấu ý nguyện không hề lơi lỏng nên ông ta đã
chứng A-la-hán, và giờ đ}y đang l|m chủ tài sản xuất thế gian.
Phật đến, nghe kể lại bèn dạy rằng:
- Này các Tỳ-kheo! Một Tỳ-kheo khi nỗ lực hết sức mình tuân giữ
giới luật thì không thể nào không làm chủ tài sản xuất thế gian.
Và nói Pháp Cú sau:
“Uṭṭhānenappamādena,
Saññamena damena ca;
Dīpaṃ kayirātha medhāvī,
Yaṃ ogho nābhikīratīti”.
(25) Nỗ lực, không phóng dật
Tự điều, khéo chế ngự,
Bậc trí xây hòn đảo,
Nước lụt khó ngập tràn.

‚Nhiệt thành, chánh niệm không ngừng,
Sáu căn, bốn giới giữ gìn chẳng lơi;
Đắp hòn đảo giữa biển khơi,
Vƣợt dòng nƣớc lũ, thật ngƣời trí minh‛.
Lúc bài kệ chấm dứt, nhiều Tỳ-kheo đắc chứng Thánh quả nhất là
Tu-đ|-hoàn quả. Toàn thể Tăng chúng đều hưởng lợi ích nhờ nghe lời
pháp của Đức Phật.


294
Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trong bài kệ trên đ}y, th|nh ngữ Dīpaṃ kayirātha nghĩa l| kiến tạo,
xây dựng đắp một hòn đảo, nhưng đ}y không phải là một hòn đảo
thường, m| l| hòn đảo A-la-hán quả mà bậc trí giả hiền minh có thể xây
đắp bằng cái gọi là pháp Tinh tấn, bằng cái gọi là pháp bất ly phấn chấn,
Chánh niệm bằng cái gọi là pháp chuyên cần thọ trì Tứ thanh tịnh giới và
bằng ph{p thu thúc điều ngự lục căn. Với bốn pháp này làm vật liệu
cứng chắc, bậc Hiền trí giác ngộ được Chánh Pháp hoàn toàn, một công
tác hết sức khó khăn l| tự tạo cho mình một hòn đảo kiên cố nhô lên khỏi
ngọn triều dục lạc của biển luân hồi sâu thẳm ngàn trùng.
Yaṃ ogho nābhikīrati (mà dòng nƣớc lũ không ngập qua): Hòn đảo mà
bốn dòng nước lũ (dục, hữu, kiến, vô minh) là phiền não không thể tràn
qua nhận chìm được. Quả thật bậc A-la-hán đã vượt lên khỏi biển luân
hồi, không thể bị dòng nước là phiền não mà nhấn chìm được.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Chớ nghĩ mình ngu, mãi chịu khờ!
Xem Ngài Châu-lợi mới trí cơ:
Bốn hàng kệ học gần năm tháng,
Ba Tạng kinh thông chỉ nửa giờ!
Trƣớc bởi còn dƣ nhân nghiệp chƣớng,
Sau do hết sạch bụi trần nhơ.
Chuyên cần giữ đạo, đừng suy suyển,
Có lúc làm nên chuyện bất ngờ!


4. Ngày Lễ Của Kẻ Ngu

(Bālanakkhattavatthu)


295
KỆ NGÔN: (Pháp Cú 26-27)

“Pamādamanuyañjanti,
Bālā dummedhino janā;
Appamādañca medhāvī,
Dhanaṃ seṭṭhaṃ va rakkhati”.
“Kẻ vô trí bất nhân,
Đắm mình trong phóng dật;
Trí giả giữ chuyên cần,
Như kho tàng quý nhất”.
“Mā pamādamanuyuñjetha,
Mā kāmaratisanthavaṃ;
Appamatto hi jhāyanto,
Pappoti vipulaṃ sukhanti”.
“Chớ tham cấu phóng dật,
Dục lạc chớ nên gần;
Người tu thiền chuyên nhất,
Đắc quả phúc chẳng mất”.
Phật nói câu Pháp Cú này lúc ở Jatavana liên quan đến ngày lễ của kẻ
ngu, Bālanakkhatta.

Một thưở nọ, tại Sāvatthī có một ngày lễ của những tên ngu kéo dài
trong bảy ng|y. Chúng trét tro ph}n đầy mình và tha hồ nói đủ kiểu thô
tục. Nếu chúng gặp thân quyến bè bạn hay người tu nào, chúng sẽ chẳng
nể nang gì, có thể đứng tại cửa lăng mạ với những lời lẽ thô tục. Ai
không chịu nổi thì phải trả cho chúng một đồng, một nữa hay một phần
tư tuỳ theo túi tiền. Có tiền rồi, chúng mới chịu đi tới chỗ khác.
Năm mươi triệu th{nh đệ tử Phật tại Sāvatthī lúc đó bèn gửi lời xin
Thế Tôn cùng Tăng chúng chớ vào thành trong bảy ngày lễ này, và họ
gửi thực phẩm đến tận tinh x{ cúng dường, và chính họ cũng không d{m
ra khỏi nhà.

296
Ðến ngày thứ tám khi cuộc lễ kết thúc, họ cung thỉnh Phật v| Tăng
đo|n đến cúng dường đầy đủ, xong kính cẩn ngồi một bên thưa:
- Bạch Thế Tôn! Chúng con đã trải qua bảy ngày thật khó chịu. Lỗ tai
chúng con muốn nổ tung khi nghe những câu nói tục tĩu của lũ điên.
Không ai tôn trọng ai hết. Vì thế chúng con không d{m để Thế Tôn vào
th|nh. Chính chúng con cũng không ra khỏi nhà.
Phật nghe xong bảo họ:
- Kẻ ngu cư xử điên rồ như thế. Còn người khôn giữ gìn chánh niệm
xem như kho t|ng quý b{u nhất, v| do h|nh động như thế sẽ đạt đến Bất
Tử và Niết-bàn.
Và Phật đọc Pháp Cú:
“Pamādamanuyañjanti,
Bālā dummedhino janā;
Appamādañca medhāvī,
Dhanaṃ seṭṭhaṃ va rakkhati”.
(26) Chúng ngu si thiếu trí,
Chuyên sống đời phóng dật,
Người trí, không phóng dật.
Như giữ tài sản quý.
“Mā pamādamanuyuñjetha,
Mā kāmaratisanthavaṃ;
Appamatto hi jhāyanto,
Pappoti vipulaṃ sukhanti”.
(27) Chớ đời sống phóng dật
Chờ mê sau dục lục,
Không phóng dật, thiền định,
Ðạt được an lạc lớn.

‚Kẻ ngu vô trí đắm mình,
Trong vòng phóng dật mặc tình đảo điên;

297
Nhƣ gìn kho báu ƣu tiên,
Ngƣời trí giữ hạnh cần chuyên làm đầu‛.
‚Chớ nên phóng dật tham cầu,
Chớ tìm dục lạc ngõ hầu vui chơi;
Ngƣời tu thiền định chẳng lơi,
Chứng phƣơng quảng phúc vui chơi Niết-bàn‛.
Khi bài kệ chấm dứt, nhiều Tỳ-kheo đắc chứng Thánh quả, nhất là
quả Dự Lưu.
Kỳ dư đại chúng thính ph{p đều hưởng được nhiều lợi ích.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Tiếng Bālā trên đ}y chỉ những kẻ ngu si, khờ khạo, ngây ngô, không
hiểu biết sự lợi ích đời này v| đời vị lai.
Dummedhino là kẻ vô trí, không có trí tuệ vì không thấy tội lỗi trong
sự phóng dật, họ đắm mình trong dục lạc buông lung. Phung phí thời
giờ của họ một cách cẩu thả.
Medhāvī là những bậc hiền minh, có trí Bát nhã, nhờ nếm hương vị
chánh pháp, hằng giữ gìn hạnh chuyên cần như kho t|ng thất bảo ưu
thắng của tổ phụ di truyền.
Thật vậy, cũng như người được sự phước lợi của kho tàng vô giá, ta
sẽ được hưởng thụ ngũ trần dục lạc, ta sẽ cấp dưỡng cho con ta đầy đủ.
Ta sẽ quét sạch sẽ con đường cho vợ con ta đầy đủ, sẽ đưa ta sang thế
giới khác, rồi chăm lo kho t|ng như thế n|o. Cũng như thế ấy, bậc hiền
trí thấy được sự phước lợi của hạnh chuyên cần thì nghĩ rằng: “Người
chuyên cần tu tập hằng đắc từ Sơ thiền đến Bát thiền, từ Sơ đến Tứ quả,
có đủ Tam minh, Lục thông<”.
Mā pamādaṃ: Bởi cớ ấy, các ông chớ nên tham cầu, phóng dật, chớ
nên phung phí thời giờ.
Mā kāmaratisanthavaṃ: Chớ nên vui theo dục lạc ngũ trần: sắc,

298
thanh, hương vị, xúc là những vật ô nhiễm, l| món ăn của ái dục (taṇhā).
Mā anuyuñjetha: Chớ tham cầu, là chớ mong mỏi đua đòi, chớ tìm
kiếm hưởng thụ.
Appamatto: Người chuyên cần l| người có đầy đủ pháp ghi nhớ
chánh niệm kiên cố, người chuyên cần tu thiền định, giác ngộ được Niết-
bàn tịnh lạc, quảng đại vô lượng vô biên.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Ngƣời ngu ăn tết cũng ngu kỳ!
Thác loạn, điên khùng nghĩa lý chi?
Mình trét phân tro, tay nhám nhớp,
Miệng văng tục tỉu, mặt chai lỳ.
Đƣợc tiền xá nghĩ do ngƣời trọng,
Mất đức nào lo bị chúng khi!
Bảy bữa tung hoành trong Sāvatthī,
Ngàn năm tiếng xấu vẫn còn ghi!


5. Mahā Kassapa (Ðại Ca Diếp)

(Mahākassapattheravatthu)
KỆ NGÔN (Pháp Cú số 28)

“Pamādaṃ appamādena,
Yadā nudati paṇḍito;
Paññā pāsādamāruyha,
Asoko sokiniṃ pajaṃ;
Pabbataṭṭho va bhummaṭṭhe,
Dhīro bāle avekkhatīti”.
“Trí giả lấy chuyên cần,
Đuổi tống nết phóng dật;

299
Lầu Bát nhã tiến thân,
Ung dung nhìn xuống đất;
Khác nào bậc siêu nhân,
Đứng trên đỉnh cao nhất,
Nhìn xuống đám ngu dân,
Đang đau khổ chật vật”.
Thế Tôn nói Pháp Cú này khi ngụ tại Jatavana, liên quan đến Trưởng
lão Mahā Kassapa.

Khi Trưởng lão còn ở trong hang Pipphali, một hôm vào thành
Rājagaha khất thực xong, trở về độ ngọ, rồi Ngài ngồi xuống khai mở Tuệ
giác, dùng Thiên nhãn xem xét chúng sanh, kẻ buông lung, người chánh
niệm, chúng sanh trong nước trên đất, trên núi và khắp mọi nơi, kẻ ra
đời người quá vãng.
Bấy giờ đấng Ðạo sư tại Jatavana cũng dùng Thiên nhãn xem xét, v|
thấy đệ tử Ngài là Mahā Kassapa đang qu{n s{t chúng sanh trong vòng
sanh tử. Chúng sanh trôi lăn từ kiếp sống n|y đến kiếp sống khác, và thọ
mạng trong bào thai của mẹ mình mà không hề biết gì cả cha lẫn mẹ. Biết
rằng Ngài Kassapa chưa đủ năng lực để thấu triệt điều này, chỉ có chư
Phật mới thông suốt toàn bộ vòng luân hồi sanh tử của chúng sanh, nên
Thế Tôn nói cho Tôn giả hay điều đó, v| phóng quang {nh kim th}n Phật
ngồi trước mặt Kassapa, đọc câu Pháp Cú:
“Pamādaṃ appamādena,
Yadā nudati paṇḍito;
Paññā pāsādamāruyha,
Asoko sokiniṃ pajaṃ;
Pabbataṭṭho va bhummaṭṭhe,
Dhīro bāle avekkhatīti”.
(28) Người trí dẹp phóng dật,
Với hạnh không phóng dật,
Leo lầu cao trí tuệ,
300
Không sầu nhìn khổ sầu,
Bậc trí đứng núi cao,
Nhìn kẻ ngu đất bằng.

‚Trí giả lấy hạnh chuyên cần,
Đuổi hết phóng dật bƣớc chân lên lầu.
Trên đài Bát nhã vô sầu,
Nhìn xem nhân loại lo âu dƣới trần.
Siêu nhân ngắm đám ngu dân,
Nhƣ ngƣời trên núi nhìn dân dƣới đồng‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Tiếng Nudati trên đ}y nghĩa l| tống đi, cũng như lớp nước từ trên
núi chảy xuống ao hồ, làm xáo trộn lớp nước cũ không cho ở yên, như
lấy đầu đụng đầu, đuổi tống lớp cũ chạy đi như thế n|o. Cũng như thế
ấy, bậc hiền trí sau khi phát triển chuyên cần, không cho nết phóng dật ở
yên. Lúc bấy giờ mới dùng hạnh chuyên cần khử trục nết phóng dật chạy
đi cho lẹ. Noi theo sự h|nh ch{nh đạo rốt ráo viên mãn, là cái cầu thang.
Người tiến bước lên đ|i B{t nhã, l| có trí tuệ ph{t huy c{i được gọi là
Thiên nhãn thuần tịnh, bẻ gãy mũi nhọn của sầu tư m| th|nh bậc Vô sầu
(Asoko), rồi dùng Thiên nhãn nhìn xem nhân loại đang đau khổ vì chưa
nhổ được c{i gai ưu tư, thấy những nhóm ph|m linh đang chết đi v|
những nhóm kh{c đang sinh trở lại.
Pabbataṭṭho’va bhummaṭṭhe: là ví dụ như người đứng trên dãy núi
nhìn xuống người đứng dưới núi, hay đất bằng, nhìn xuống người đứng
tầng trệt, thì có thể quan sát dễ d|ng không khó khăn gì cả. Bậc siêu
nh}n cũng thế, Ngài là bậc Đại lậu tận, là bậc trí tuệ, không còn lưu trữ
hạt giống luân hồi. Cho nên quan sát những chúng sinh hữu tình trong
vòng tử sinh không thấy khó khăn gì cả.


301
Dòch Giaû Caån Ñeà
Trí Thanh Văn giác có bao mà,
Đại đức toan nhìn rõ thật ra!
Muốn biết phàm linh qua tử lộ,
Mong đem Thiên nhãn rọi sinh hà.
Phải lên nóc thƣợng lầu Bát nhã,
Mới đắc minh cao có Phật Đà,
Nguyện lớp viên thành Tam Thập độ,
Trong trần nào dễ mấy ai a?


6.- Hai Huynh Ðệ

(Dvesahāyakabhikkhuvatthu)
KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 29)

“Appamatto pamattesu,
Suttesu bahujāgaro;
Abalassaṃ’va sīghasso,
Hitvā yāti sumedhasoti”.
“Tinh cần giữa phóng dật,
Giác tỉnh giữa quần mê.
Kẻ trí, ngựa hay nhất,
Thắng bỏ ngựa gầy hèn”.
Phật nói Pháp Cú này khi ngụ tại Jatavana, liên quan đến hai huynh
đệ.

Có hai Tỳ-kheo nhận đề mục thiền quán từ Phật xong, lui vào rừng
ẩn cư. S{ng sớm người thứ nhất lo mang củi, nhúm lò than và suốt canh
một ngồi tán gẫu với các cận sự và Sa-di. Người kia thì tinh cần chánh
niệm lo tọa thiền, khuyên bạn chớ nên buông lung vì tứ khổ luôn chực

302
sẵn ở đó chờ người buông lung như ngôi nh| của mình vậy, và không
thể được ân huệ của chư Phật với lòng tráo trở. Nhưng vị Tỳ-kheo lười
biếng không nghe. Thấy không thể khuyên nhắc gì bạn mình, vị kia vẫn
hết mình an trú trong chánh niệm, tiếp tục ngồi thiền.
Vị Tỳ-kheo lười ngồi sưởi hết canh một, rồi đứng dậy trở về tinh xá
cùng lúc với vị kia vừa kinh hành xong trở về liêu. Ðã vậy ông còn lên
giọng răn dạy vị huynh đệ của mình:
- Anh thực là biếng nhác, lui vào rừng chỉ để nằm dài và ngủ khì.
Nhận đề mục thiền quán từ Thế Tôn đ{ng lý anh phải thức dậy và nỗ lực
tọa thiền mới đúng chứ!
Buông ra những lời dạy khôn xong, ông ta v|o liêu đến chỗ mình
điềm nhiên nằm xuống và ngủ liền. Còn vị kia, sau khi kinh hành suốt
canh một, nghỉ trong canh hai thức dậy vào canh cuối và dốc hết sức tọa
thiền. Sống chánh niệm như thế chẳng bao lâu vị Tỳ-kheo tinh cần chứng
A-la-hán cùng các thần thông. Còn vị lười biếng kia phí hết thì giờ trong
sự buông lung.
Mãn thời gian an cư, cả hai đi đến Thế Tôn, đảnh lễ cung kính và
ngồi xuống một bên. Phật thăm hỏi họ và bảo:
- Ta tin c{c ông đã sống tinh cần chánh niệm, miên mật hành thiền.
Chắc c{c ông đạt được quả thánh ?
Tỳ-kheo lười lẹ miệng thưa:
- Bạch Thế Tôn, ông kia chẳng tinh cần chút nào cả. Từ lúc rời Phật
chỉ có nằm và ngủ.
- Còn ông thì sao ?
- Bạch Thế Tôn, vừa sáng sớm con đã mang củi nhúm lò than và ngồi
sưởi trong canh một. Con không phí thì giờ để ngủ.
- Ông đã phí thời giờ sống buông lung mà còn dám bảo là mình
siêng năng. Ông đã sai quấy sống buông lung thay vì sống tinh cần
chánh niệm. So với con của ta như con tuấn mã, ông như con ngựa hèn

303
yếu.
Rồi Thế Tôn đọc Pháp Cú:
“Appamatto pamattesu,
Suttesu bahujāgaro;
Abalassaṃ’va sīghasso,
Hitvā yāti sumedhasoti”.
(29) Tinh cần giữa phóng dật,
Tỉnh thức giữa quần mê,
Người trí như tuấn mã,
Bỏ sau con ngựa hèn.

‚Chuyên cần giữa đám buông lung,
Kẻ trí tỉnh thức trong vùng mộng mơ.
Nhƣ con tuấn mã trƣờng đồ,
Bôn phi bỏ dứt ngựa thô gầy hèn‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trong bài kệ, Phạn ngữ Appamatto l| người chuyên cần, ám chỉ bậc
Lậu tận đã đắc pháp chánh niệm, quảng b{c v| có đầy đủ chánh niệm và
sự chuyên cần.
Pamattesu: Chỉ những chúng sinh đã buông bỏ chánh niệm.
Suttesu: Chỉ những người không giữ trạng thái tỉnh giác trong tứ oai
nghi, cũng giống như người nằm ngủ mà thôi.
Bahujāgaro: L| người luôn luôn có sự tỉnh giác quảng bác sự chánh
niệm vĩ đại.
Abalassaṃ’va: Ví như con ngựa cùn, chậm lụt yếu sức đem thi đua
với con tuấn mã là giống ngựa bay, gốc từ miền Sindha (Tín độ) của xứ
Ấn Độ.
Sumedhasoti: Là bậc trí thượng đỉnh, đã đạt đến mức độ sáng suốt

304
m| thường nh}n chưa đạt được.
Cho nên ăn đứt họ, chẳng hạn như một người tối dạ học một bài
kinh dù là tận lực cũng thua bậc trí tuệ học trọn phẩm. Người tối dạ
trong chỗ hành thiền ban ngày hoặc ban đêm, sau khi thọ gi{o đề mục
rồi, dầu cho ráng hết sức mình luyện tập, cũng thua bậc trí tuệ, chấp cho
bạn mình trước một canh đầu, đến canh kế vào chỗ hành thiền ban đêm
hoặc chỗ h|nh ban ng|y. Sau khi qu{n thông đề mục dứt tận phiền não,
liền đắc pháp siêu thế. Cũng giống như trong cuộc chạy đua trong vòng
luân hồi, bậc trí tuệ vượt qua, thắng bỏ người tối dạ ấy m| đi đến mức
giải tho{t trước vậy.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Ngƣời trí cần chuyên ấy hạnh đầu,
Ngu thì giải đãi hóa ra lâu.
Ai tu nấy đắc, khôn chờ bạn,
Đó xuống đây lên khó bắc cầu.
Dặm thẳng chỉ nghe lòng quá ngại,
Đƣờng dài há nản ngựa Long câu?
Tỉnh rồi một giấc Nam Kha mộng,
Thiên hạ thùy miên vạn khổ sầu.


7. Magha Trở Thành Trời Sakka (Đế-thích)

(Sakkavatthu)
KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 30)

“Appamādena maghavā,
Devānaṃ seṭṭhataṃ gato;
Appamādaṃ pasaṃsanti,
Pamādo garahito sadāti”.

305
“Nhờ chuyên cần Ma già,
Thành vua trời Đao Lợi.
Chuyên cần được ngợi khen,
Phóng dật thường bị la”.
Thế Tôn dạy Pháp Cú này trong tinh xá mùa hè gần Vesāli liên quan
đến vua trời Đế-thích.

Chuyện hiện tại.
7A. Câu Hỏi Của Mahāli

Một ông hoàng dòng Licchavī (Lệ-xá) tên Mahāli Vesāli, nghe Thế Tôn
đọc bài kinh tựa đề là "Đế-thích Vấn Đạo" (Sakkhapañha), trong đó Ng|i
nói những sự tốt đẹp huy hoàng của Đế-thích, ông đem lòng thắc mắc
không hiểu Ngài có trông thấy hay quen biết với Đế-thích không. Và ông
ta đến gần Thế Tôn, ngồi xuống một bên thưa hỏi. Thế Tôn giải đ{p rằng
trong một tiền kiếp, vua trời Đế-thích đã từng l|m người là ông hoàng
Magha nên được gọi l| đức Maghavā; một kiếp khác là một người cúng
dường nên tên là Purindada; một kiếp nữa l| người ham bố thí nên tên
là Sakka; l| người có thể nghĩ đến ngàn việc trong một lúc tên là
Sahassakkha, có vợ A-tu-la nên tên là Sujampati; đã từng thống lãnh các vị
trời cõi ba mươi ba nên được gọi là vua trời. Ngoài những công đức này,
đức Phật giải thích thêm, trong một tiền kiếp khác vua trời Đế-thích đã
làm tròn bảy điều thệ nguyện là suốt đời:
1) Phụng dƣỡng cha mẹ,
2) Lễ kính bậc trƣởng thƣợng,
3) Nói những lời hòa nhã,
4) Không bao giờ nói xấu ai sau lƣng,
5) Làm gia chủ với tâm không tham lam keo kiệt, tay rộng mở buông
xả những gì thuộc về mình, hoan hỷ rộng lƣợng, ân cần với ngƣời
cầu xin, hoan hỷ trong sự bố thí,
6) Nói sự thật,

306
7) Dứt bỏ sân hận, nếu sân hận nổi lên xin mau buông bỏ.
Ðó là những việc làm của Đế-thích khi ông là ông hoàng Magha xử
sự ra sao, nên Mahāli thỉnh cầu Thế Tôn kể chuyện quá khứ. Ngài kể:
7B. Magha Trở Thành Vua Trời Sakka

Xưa có một ông hoàng tên Magha sống trong làng Macala thuộc
vương quốc Magadha. Một hôm ông đến chỗ buôn bán thị tứ, lấy chân
gạt sạch bụi đất để có một chỗ đứng thoải m{i. Nhưng một người khác
lại đến đẩy ông ra chiếm chỗ. Thay vì giận người ấy, ông kiếm một chỗ
khác dọn sạch để đứng. Lại một người cũng đến đẩy ông ra chiếm chỗ.
Ông dặn lòng đừng giận và lại tìm chỗ khác. Rồi hết người n|y đến
người nọ tiếp tục đuổi ông đi. Ông nghĩ rằng những người n|y dường
như kho{i chí, việc làm của ông mang đến niềm vui cho họ, quả là một
việc đ{ng l|m. Hôm sau ông mang cuốc dẹp dọn một khoảng đất rộng
bằng s}n phơi lúa, tức thì thiên hạ đến chiếm chỗ. Mùa lạnh ông đốt lò
sưởi ấm họ, vì thế đ}y l| nơi mọi người thích đến. Rồi ông thấy có bổn
phận phải làm một con đường bằng phẳng dễ đi, nên s{ng sớm ông bắt
đầu l|m đường, chặt bỏ hết những c|nh c}y vướng víu. Ông đã d|nh thì
giờ để làm những việc như thế.
Có người thấy vậy bèn hỏi ông:
- Thưa Ng|i, Ng|i đang l|m gì thế?
- Tôi đang bước trên đường dẫn đến cõi trời.
- Cho tôi cùng đi với.
- Thưa Ng|i, hãy đi với tôi; thiên đường l| nơi an lạc cho nhiều
người.
Thấy hai người đang l|m việc, người thứ ba đến, v| tương tự như
trước, xin gia nhập. Rồi người thứ tư, thứ năm, cuối cùng l| đến người
thứ ba mươi ba. Họ dùng cuốc và rìu làm một con đường dễ đi v| bằng
phẳng dài chừng một hai dặm. Thôn trưởng nghe tin đến xem xét việc họ
làm và tỏ vẻ bực bội vì không kiếm ch{c gì được cho riêng mình. Ông

307
thuyết phục họ đừng làm nữa vì không phải là việc của người tại gia, và
ông khuyên họ đi c}u c{, săn thú rừng, hoặc chè chén say sưa, hoặc vui
chơi thỏa thích. Nhưng họ không nghe ông, vẫn một mực l|m con đường
dẫn lên cõi trời. Thôn trưởng tức giận muốn phá họ bèn tâu dối vua đó l|
một bọn cướp. Vua truyền lệnh bắt ba mươi ba ch|ng trai cho voi ch|.
Trước cơn nguy khốn, Magha nhắn nhủ đồng bọn:
- Các bạn, chúng ta không còn chỗ n|o để ẩn náu ngoài lòng từ bi.
Hãy để t}m an tĩnh. Hãy yêu thương, đừng sân giận bất cứ ai. Nên rải
tâm từ đến nh| vua, thôn trưởng v| đến cả con voi sắp giẫm chân lên
chúng ta.
Ba mươi ba ch|ng trai v}ng lời thủ lãnh của họ. Sức mạnh của tình
thương đã khiến con voi không d{m đến gần họ.
Vua nghe b{o tưởng rằng vì nhiều người nên voi không d{m đến,
nên ra lệnh phủ lên người họ tấm thảm d|y. Nhưng từ xa voi đã thối lui.
Vua đo{n biết chắc l| có lý do gì đ}y, nên gọi họ lại xem có phải bọn họ
l| băng ăn cướp len lỏi trong rừng hay không, được biết họ bị thôn
trưởng vu oan. Vua ra lệnh bắt thôn trưởng cùng với vợ con làm nô lệ
cho họ, tặng một con voi để cưỡi và cả ngôi làng ấy để tùy nghi sử dụng.
Ba mươi ba ch|ng trai thấy rõ công đức mang đến lợi lạc ngay đời này,
họ càng thêm phấn khởi, nên khi cưỡi voi về làng họ bàn tính sẽ làm
thêm nhiều công đức nữa. Cuối cùng họ nhất trí xây dựng một nhà
khách cho dân chúng tại ngã tư đường lớn, một tòa nhà an toàn và kiên
cố. Họ mời chủ thầu đến giao việc, và không cho phụ nữ dự phần vào, vì
họ đã dứt được lòng tham dục đối với phụ nữ.
Lúc bấy giờ có bốn bà ở trong nhà Magha là Hoan Hỷ, Trầm Tư,
Thiện Tánh và Thiện Sanh. Thiện Tánh bí mật đến gặp chủ thầu hối lộ để
ông ta chạm c}u "Căn nh| n|y của Thiện Tánh" vào tháp nhọn trên mái
nhà. Chủ thầu vớ được món bở, đồng ý ngay và cho hạ một cây khô. rồi
đẽo, bào, khoan thành một tháp nhọn, xong quấn vải cất lại.
Khi căn nh| đã ho|n th|nh, đến ngày dựng tháp chủ thầu giả bộ

308
hoảng hốt tìm ba mươi ba ch|ng trai b{o tin l| còn thiếu cây tháp. Họ hối
phải l|m ngay, nhưng không thể làm với c}y tươi được. Chủ thầu lúc đó
bảo họ tốt nhất l| đi tìm nh| n|o đã l|m sẵn th{p để bán. Họ tìm kiếm
khắp nơi v| chỉ trong nhà Thiện Tánh là có sẵn tháp. Họ chịu mua với
giá một ng|n đồng, nhưng Thiện Tánh không bán mà chỉ muốn góp
phần vào công trình xây dựng. C{c ch|ng trai ban đầu từ chối viện dẫn
không muốn cho phụ nữ tham gia, nhưng sau bị chủ thầu thuyết phục là
chỉ có cõi Phạm Thiên mới loại trừ đ|n b|, nên họ nhận th{p để công
trình sớm hoàn tất. Rồi họ chia căn nh| ra ba phòng, một dành cho vua,
một cho người nghèo và một cho người bệnh.
Họ xây tiếp ba mươi ba chỗ ngồi, dặn con voi khi có kh{ch đến ngồi
vào chỗ nào thì mời kh{ch đến nơi vị chủ của chỗ ngồi đó, để chủ làm
bổn phận với kh{ch như xoa bóp ch}n v| lưng kh{ch, d}ng thức ăn cứng
và mềm dọn chỗ ở, tức là làm tốt mọi việc phục vụ khách.
Magha trồng một cây mun gần tòa nhà và xây một ghế đ{ dưới gốc
cây. Khách vào tòa nhà. Nhìn tháp nhọn đọc tên của Thiện T{nh đã khắc
chạm v|o đó, m| không thấy tên ba mươi ba ch|ng trai đ}u cả.
Hoan Hỷ thấy Thiện Tánh khéo góp phần v|o, trong khi mình chưa
có gì hết, bèn nghĩ c{ch đ|o một hồ nước, để cung cấp nước uống và
nước tắm cho khách. Ðến lượt Trầm Tư cũng vậy, biết rằng ai đã bước
vào tòa nhà, sau khi uống nước và tắm đều trang điểm vòng hoa trước
khi đi ra, nên cho trồng một vườn hoa tráng lệ với nhiều hoa đẹp và trái
quý đến nỗi không ai bảo bông trái này chắc chắn là từ vườn hoa của
Trầm Tư. Riêng phần Thiện Sanh là em họ v| cũng l| vợ của Magha nên
nghĩ rằng công đức của Magha nàng sẽ được hưởng l}y. Cũng như công
đức của nàng Magha vẫn hưởng chung, do đó n|ng chẳng làm gì cả, chỉ
lo trang điểm.
1. Hạnh nguyện suốt đời phụng dƣỡng song thân.
2. Suốt đời tôn kính các bậc trƣởng thƣợng.
3. Hạnh nguyện suốt đời nói lời chân thật.

309
4. Hạnh nguyện suốt đời không nói lời đâm thọc.
5. Hạnh nguyện suốt đời rửa lòng thật sạch bợn nhơ bỏn xẻn, là
ngƣời tại gia cƣ sĩ mà xả bỏ của cải bố thí không chút luyến tiếc, để
đáp ứng nhu cầu của kẻ đến xin.
6. Hạnh nguyện suốt đời nói lời dịu ngọt.
7. Hạnh nguyện suốt đời không phẫn nộ, nếu có sân hận nổi lên thì
mau dập tắt.

Như vậy, Magha người phụng dưỡng cha mẹ, tôn kính bậc trưởng
thượng, nói sự thật, không lỗ mãng, không nói sau lưng, bỏ lòng tham,
không nổi sân, tức l| đã l|m tròn bảy giới luật nên được làm vua trời cõi
ba mươi ba sau khi t{i sanh. C{c bạn đồng h|nh cũng đều sanh thiên nơi
đó. Còn người chủ thầu thì làm trời Vissakamma.
“Mātāpettibharaṃ jantuṃ,
Kule jeṭṭhāpacāyinaṃ;
Saṇhaṃ sakhilasambhāsaṃ,
Pesuṇeyyappahāyinaṃ.
Maccheravinaye yuttaṃ,
Saccaṃ kodhābhibhuṃ naraṃ;
Taṃ ve devā tāvatiṃsā,
Āhu sappuriso itīti”.
‚Nuôi song thân trọn niềm hiếu đạo.
Biết kính nhƣờng Trƣởng thƣợng trong nhà.
Nói năng êm ái dịu hòa.
Những thói đâm thọc, điêu ngoa chẳng dùng.
Hằng dứt bỏ đƣợc lòng bỏn xẻn.
Lời chánh chân, tánh nóng dẹp yên.
Ngƣời có Đao Lợi chƣ Thiên,
Tôn xƣng quân tử đại hiền trƣợng phu‛.
Khoảng thời gian đó còn lo|i A-tu-la sống ở cõi trời ba mươi ba, v|
khi họ biết có những vị trời mới sinh lên đó bèn chuẩn bị tiệc rượu cho

310
họ. Nhưng vua trời Đế-thích cấm nhóm bạn mình không được uống
nước đó. C{c A-tu-la thì uống thỏa thuê và say nhè. Đế-thích không
muốn cho A-tu-la sống chung với mình nên ra hiệu cho nhóm bạn mình
đ{ họ rơi xuống biển. Nhờ có công đức nên dưới chân núi Tu-di mọc lên
tòa l}u đ|i cho A-tu-la và cây hoa Kèn nhiều màu.
Cuộc xung đột giữa chư thiên v| A-tu-la kết thúc, phần thắng về chư
thiên. Từ đó th|nh lập cung trời ba mươi ba. Khoảng cách từ cổng Ðông
sang cổng T}y l| mười ngàn dặm, từ cổng Bắc đến cổng Nam cũng vậy.
Cung trời có một ng|n công tô điểm với vườn cảnh và hồ nước. Do quả
báo từ việc xây cất nhà khách, nổi lên ngay giữa cung một điện các tên là
Chiến Thắng. Cao bảy trăm dặm, cờ phướn d|i ba trăm dặm treo la liệt.
Trên cột vàng treo cờ ngọc, trên cột ngọc treo cờ vàng, trên cột san hô
treo cờ hổ phách, trên cột hổ phách treo cờ san hô, trên cột bằng bảy loại
đ{ quý treo cờ bằng bảy loại đ{ quý.
Quả báo việc trồng cây mun khiến mọc lên cây san hô ôm một trăm
dặm. Quả báo của việc xây chỗ ngồi dưới gốc cây khiến hiện ra dưới gốc
san hô một ngai bằng đ{ v|ng, m|u v|ng ửng đỏ giống như hoa L|i, d|i
s{u mươi dặm, rộng năm mươi dặm và d|y mười lăm dặm. Khi Đế-thích
ngồi lên ngai thì bị lún xuống một nửa, nếu đứng dậy thì trồi lên hết, vì
được tái sanh làm trời Erāvana. Vì cõi trời không có loài vật nên muốn
đến vườn giải trí voi phải bỏ thân trời hiện tướng voi trở lại, cao lớn cỡ
một trăm năm mươi dặm. Voi Erāvana l|m ra ba mươi ba vại nước cho ba
mươi ba ch|ng trai, mỗi cái chu vi ba phần tư dặm. Ðúng ngay trung tâm
voi tạo một bồn nước tên là Mỹ Lệ dành cho trời Đế-thích, chu vi ba
mươi dặm, bên trên có che một vòm làm toàn bằng ngọc quý rộng mười
hai dặm. Quanh vòm cách khoảng đều treo những lá cờ dài một dặm
bằng bảy báu. Một h|ng chuông leng keng dính v|o biên dưới lá cờ, mỗi
khi gió thổi rung lên một điệu nhạc êm dịu như }m thanh ph{t ra từ năm
loại nhạc cụ hay tiếng hòa của chư thiên. Giữa lầu c{c đặt sẵn một
giường bằng ngọc dài một dặm cho Đế-thích tựa mình trang trọng.
Trong ba mươi ba vại nước của ba mươi ba vị trời, mỗi vại mọc lên bảy

311
ngà voi, mỗi c{i d|i năm mươi dặm và chứa bảy hồ sen, mỗi hồ sen nhô
lên bảy cọng sen, mỗi cọng sen nở bảy hoa sen, mỗi hoa có bảy nhánh và
trên bảy nhánh có bảy thiếu nữ đang múa. Như thế trong phạm vi năm
mươi dặm ở mọi phía đều có hội chúng nhảy múa lơ lửng trên vô số ngà
voi. Vua Đế-thích đã thụ hưởng lạc thú sung mãn như vậy.
Thiện Tánh qua đời cũng t{i sanh về cõi trời, đồng thời xuất hiện
giảng đường Thiện Tánh, nhà luận nghị của chư thiên rộng chín trăm
dặm đẹp không nơi n|o bì kịp, và tại đó v|o ng|y thứ tám hàng tháng có
thuyết pháp. Từ đó trở đi ai trông thấy nơi n|o lộng lẫy cũng nói giống
nhà nghị luận của chư thiên tức giảng đường Thiện Tánh.
Hoan Hỷ và Trầm Tư đều sanh thiên, đồng thời hiện ra một hồ sen
tên Hoan Hỷ rộng năm trăm dặm và một khu rừng dây leo tên Trầm Tư
rộng năm trăm dặm. Nhưng riêng Thiện Sanh tái sanh thành một con sếu
ở trong hang núi.
Nhận biết tình trạng những người vợ cũ mình như thế, Đế-thích tìm
cách giúp cho Thiện Sanh có cơ hội tạo lập công đức. Ông cởi bỏ lớp trời
đến bên Sếu trò chuyện. Ông phải xưng tên l| Magha vì Sếu không nhận
ra và kể cho nàng biết là bạn bè đều sanh thiên, hỏi nàng muốn gặp họ
không, n|ng ưng thuận. Ông đặt nàng trong lòng bàn tay mang lên trời
đến bên hồ sen Hoan Hỷ rồi gọi những b| kia đến. Họ thấy Sếu, chế
nhạo một hồi, nào là mỏ nàng, bàn chân rồi đến cặp chân, kết luận một
câu:
- Hãy xem quả báo của quý nương, người chỉ dành thời giờ để tô son
chuốt phấn cho riêng mình!
Xong kéo đi hết.
Đế-thích mang nàng trở về chỗ cũ trên mặt nước và dọ ý xem nàng
có thích cõi trời hay không. Nàng rất ưa thích vì thấy trên đó vui sướng
đẹp đẽ. Ông dạy cho n|ng năm giới. Ba lần Đế-thích hóa làm cá giả như
chết để thử nàng, khi nàng lấy mỏ quắp cá vẫy đuôi, n|ng liền không ăn.
Nàng Sếu giữ giới không ăn c{ sống, chỉ ăn c{ đã chết rồi hoặc không ăn

312
gì hết, chẳng bao lâu nàng héo mòn và chết. Do phước báo của việc giữ
giới n|y n|ng t{i sanh l|m con g{i người thợ gốm ở Bāranasī. Khi cô gái
lên mười lăm, mười sáu tuổi, Đế-thích bỏ lốt trời, lấy bảy b{u đã hóa
th|nh dưa chuột chất đầy xe đẩy vào thành Bāranasī rao b{n. Người ta
cầm tiền đến mua, giá nào ông cũng không b{n. Có người thắc mắc hỏi
tới, ông đ{p l| chỉ cho người nào giữ giới, họ lại hỏi tiếp giới là gì, không
giữ giới, nên ông đẩy xe đi. Có người chỉ cho ông con gái thợ gốm
thường nói "Tôi giữ giới", ông đ{nh xe đến nhà cô và giao cho cô kho báu
của trời trong lớp dưa chuột không hề mất mát.
Qua kiếp này cô gái tái sanh làm con của vua A-tu-la là Vepacitti. Vì
giữ giới trong hai kiếp liên tiếp nên cô rất duyên dáng mỹ miều từ thân
hình đến nước da m|u v|ng chưa từng thấy. Cha cô rất kén rể, ai cũng
không vừa ý, cuối cùng ông mời hết A-tu-la đến, đặt tay vào con gái một
vòng hoa bảo nàng tự chọn người chồng vừa ý. Đế-thích biết được biến
thành một A-tu-la lọm khọm đứng vòng ngoài các chàng trai. Cô gái vì ở
một kiếp trước đã từng làm vợ Đế-thích nên khi thấy ông mãnh lực ái
tình tuôn tràn, nàng liệng vòng hoa lên đầu ông và la lên:
- Ông ta là chồng tôi!
Các chàng trai A-tu-la buồn bã bảo nhau:
- Ðúng là già kén kẹn hom, ch|ng phò mã n|y đ{ng ông nội cô ta!
Lúc đó Đế-thích hiện nguyên hình trời, nắm tay cô gái bay lên không
la lên:
- Ta là Đế-thích!
Các A-tu-la đồng thanh hô lớn:
- Lão Đế-thích này lừa chúng ta rồi!
Và họ rượt đuổi theo.
Người đ{nh xe Mātali đem xe chiến thắng đến ngừng giữa đường
rước Đế-thích và cô dâu chạy về cung trời. Ðến rừng c}y Bông v| Tơ bầy
chim non Garuda (Kim Xí Ðiểu) nghe tiếng bánh xe sợ bị nghiến nát kêu

313
cứu inh ỏi. Đế-thích liền ra lệnh cho Mātali quất roi khiến ngàn tuấn
mã Sindh quay đầu chạy trở lại. Các A-tu-la thấy vậy nghĩ rằng Đế-thích
đã có viện binh nên cũng trở lui về thành bằng con đường cũ, v| không
bao giờ d{m ló đầu ra nữa. Từ đó cô g{i A-tu-la Thiện Sanh được tấn
phong lên cầm đầu hai mươi lăm triệu thiên nữ. Nàng chỉ có một mình
trên thiên giới, không cha mẹ, anh em ... nên thường xin đi theo Đế-thích.
Thời gian sau khi cây hoa Kèn nhiều màu nở hoa, các A-tu-la reo lên
là cây san hô trên thiên giới trổ bông và họ xông lên tấn công Đế-thích.
Vua trời bèn đặt trạm g{c để ngăn chặn giúp loài rồng Nāgas dưới biển
và cho bảo vệ chim thần Supannas v| chư thiên Kumbhandas, trời Dạ-xoa
(Yakkhas) và cả Tứ Thiên Vương. Ðể ngăn ngừa tai họa, ông đặt trước
cổng thành ảnh Đế-thích tay cầm lưỡi tầm sét. A-tu-la đ{nh thắng loài
rồng Nāgas và các phi nhân khác xong tiến đến cổng thiên giới họ thấy
ảnh Đế-thích hô hoán lên "Đế-thích xông ra kia kìa!" và vội bỏ chạy.
Thế Tôn kết luận:
- Này Mahāli ! Ông hoàng Magha đã chọn con đường tinh cần chánh
niệm thế đó, v| đạt đến ngôi vị tối cao cai quản hai thiên giới. Tinh cần
chánh niệm được chư Phật và mọi người tán thán, nhờ thế sẽ đạt quả vị
cao tột thế gian và xuất thế gian.
Rồi Ng|i đọc Pháp Cú:
“Appamādena maghavā,
Devānaṃ seṭṭhataṃ gato;
Appamādaṃ pasaṃsanti,
Pamādo garahito sadāti”.
(30) Đế-thích không phóng dật,
Ðạt ngôi vị thiên chủ.
Không phóng dật được khen,
Phóng dật thường bị trách.

‚Ma già ngự cõi chƣ Thiên,

314
Cũng nhờ giữ hạnh cần chuyên vững bền.
Chuyên cần Phật, Thánh đều khen,
Luôn luôn giải đãi ƣơn hèn bị chê<‛.
Khi bài kệ chấm dứt vương tử Mahāli dòng Licchavī chứng đạt Dự
Lưu quả. Đồ chúng câu hội thính pháp, nhiều người cũng đạt Thánh
quả, nhất là Dự Lưu.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trong bài kệ, Phạn ngữ Appamāda nghĩa l|: Do sự chuyên cần, tức là
sự siêng năng cần cù, quét dọn đất đai, kiến tạo phòng ốc, làm việc
phước thiện trong làng Acalagāma vậy.
Maghavā, đức Ma Gi| được tôn xưng như thế, sau khi từ cõi nhân
gian là thanh niên Magha m| lên l|m Chúa chư Thiên, thống trị cả hai
Thiên cảnh.
Pasaṃsanti (ca tụng, ngợi khen) những bậc trí tuệ nhất l| chư Phật
hằng tán dương, đề cao, khen ngợi hạnh chuyên cần, là bởi vì sao? Là bởi
vì nhờ nó mà chứng đạt tất cả các pháp siêu thế quý b{u cao thượng.
Pamādo garahito sadā: Người buông lung, phóng dật dễ duôi, giải
đãi thì thường bị các bậc Thánh ấy rầy la quở trách, là bởi vì sao? Là bởi
nết buông lung là nguồn cội của tất cả nết hư tật xấu.
Quả thật các tội lỗi m| người đời gây tạo, c{c {c đạo mà họ bị đe dọa
đều do căn bản là buông lung cả thảy.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Ngọc Hoàng kiếp trƣớc cũng nhƣ ta,
Tích đức tu nhân mới đƣợc là!
Bố thí, không lo ngƣời tốt xấu,
Trung hoàng, chẳng ngại chỗ gần xa.
Đƣờng trời đắp thấu nhờ kiên nhẫn,
315
Nghĩa bạn gây nên bởi cộng hòa.
Hiếu, Để, Từ, Chân đều đủ cả,
Muôn đời ngự trị cõi Băm Ba.


8. Một Tỳ Kheo Chứng A-La-Hán

(Aññatarabhikkhuvatthu)

KỆ NGÔN (Pháp Cú 31)

“Appamādarato bhikkhu,
Pamāde bhayadassi vā;
Saññojanaṃ aṇuṃ thūlaṃ,
Ḍahaṃ aggīva gacchatīti”.
“Tỳ-kheo mến chuyên cần,
Hoặc thấy sợ phóng dật.
Như lửa cháy lan truyền,
Kiết sử nhỏ lớn mất”.
Giáo lý này Thế Tôn nói trong khi ngụ ở Jatavana liên quan đến một
Tỳ-kheo.

Một Tỳ-kheo nhận đề tài thiền quán từ Thế Tôn xong lui vô rừng. Dù
cố gắng hết sức mình ông vẫn không chứng được quả A-la-hán. Ông rời
nơi an cư trở về chỗ Thế Tôn định xin đổi đề tài thiền quán khác. Trên
đường đi ngang một khu rừng lớn đang cháy dữ dội, ông trèo lên đỉnh
một ngọn núi trọc và ngồi xuống ngắm ngọn lửa bừng ch{y đang thiêu
đốt mọi vật lớn và nhỏ. Ông cũng muốn tất cả những chướng ngại lớn và
nhỏ sẽ được ngọn lửa trí tuệ của Th{nh đạo đốt cháy hết.
Ðức Phật ngồi trong hương thất thấy hết diễn biến tư tưởng của Tỳ-
kheo liền phóng quang đến trước mặt Tỳ-kheo nói kệ:

316
“Appamādarato bhikkhu,
Pamāde bhayadassi vā;
Saññojanaṃ aṇuṃ thūlaṃ,
ḍahaṃ aggīva gacchatīti”.
(31) Vui thích không phóng dật,
Tỳ-kheo sợ phóng dật
Bước tới như lửa bừng,
Thiêu kiết sử lớn nhỏ.
‚Tỳ-kheo nào giữ thƣờng lệ,
Thích không phóng dật, sợ ghê buông tuồng.
Tiến mau nhƣ ngọn lửa cuồng,
Kiết sử lớn nhỏ, tiêu luôn chẳng chừa‛.
Dứt câu kệ, vẫn ngồi tại chỗ, Tỳ-kheo thiêu đốt hết mọi trói buộc và
chứng A-la-hán cùng những thần thông Sau đó ông bay lên không đến
gặp Thế Tôn, tán thán và ca ngợi kim thân Phật.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trong bài kệ, Phạn ngữ Appamādarato: nghĩa l| người hoan hỷ, thỏa
thích trong hạnh chuyên cần, người luôn luôn giữ mình không phóng
dật.
Pamāde bhayadassi vā: Nghĩa l| người thấy sợ thay cho những
người phóng dật sẽ phải sa đọa khổ cảnh như địa ngục chẳng hạn, hoặc
là thấy sợ phóng dật vì đó l| căn nguyên sa đọa của những người ấy.
Saññojanaṃ: Đ}y l| triền phược, là kiết sử, nghĩa l| mười sợi dây
trói buộc chúng sinh trong vòng tái sinh.
Aṇuṃ thūlaṃ: Nghĩa l| nhỏ nhen và lớn lao. Kiết sử được chia thành
hai phần: Hạ phần có năm l|: Th}n kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái
v| s}n. Thượng phần kiết sử là sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử và vô minh.
Ḍahaṃ aggīva gacchati: Cũng như ngọn lửa này bắt cháy những

317
nhiên liệu lớn và nhỏ ấy m| đi tới. Vị Tỳ-kheo l| người ưa thích nết hạnh
chuyên cần, nhờ ngọn lửa trí tuệ, chuyên cần tăng tiến ph{p h|nh cũng
bắt cháy những kiết sử lớn nhỏ, lan truyền đi tới đốt thiêu tất cả, không
còn có thể tái sinh vậy.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Ngọn lửa thiên nhiên cứ cháy tràn,
Rừng xanh cây lá cũng tiêu tan.
Ngƣời tu trí nhạy dƣờng nhƣ lửa,
Kiết Sử nào đâu chẳng rụi tàn?
Cần chuyên hăng hái nhiệt tâm thành,
Bỏ ngủ, quên nằm tuệ giác sinh.
Mỗi phút, giờ qua đừng chểnh mảng,
Lo chi đạo quả chậm viên thành?


9. Tissa Ở Phố Chợ

(Nigamavāsitissattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 32)

“Appamādarato bhikkhu,
Pamāde bhayadasi vā;
Abhabbo parihāya,
Nibbānasseva santiketi”.
“Tỳ-kheo mến chuyên cần,
Hoặc thấy sợ phóng dật.
Không thể bị sa chân,
Niết-bàn đến gần thật”.
Giáo lý này Thế Tôn dạy khi ngụ tại Jatavana liên quan đến Trưởng

318
lão Tissa ở phố chợ, tức Nigamavāsī Tissa.

Một ch|ng trai có địa vị sinh sống tại phố thị không xa Sāvatthī, một
hôm xuất gia thành Tỳ-kheo trong gi{o đo|n của Phật. Nhờ làm tròn bổn
phận ông thường được gọi là Tissa ở phố chợ. Ông nổi tiếng sống thanh
đạm, trí túc, trong sạch và kiên quyết. Ông hay đi khất thực trong làng có
thân quyến cư ngụ mà không bao giờ đến Sāvatthī ở gần bên, dù ông
Anāthapiṇdika và những cư sĩ kh{c kể cả vua Pasenadi(Ba-tƣ-nặc) thường
dâng cúng nhiều phẩm vật thượng hạng.
Các Tỳ-kheo bàn tán về ông, cho rằng ông chỉ giao thiệp thân mật
với quyến thuộc mà chớ hề đến Sāvatthī nơi được cúng dường dồi dào.
Chuyện đến tai Phật, ông được gọi đến. Phật hỏi:
- Tỳ-kheo, có thật ông đã sống như người ta báo không?
Tissa đ{p:
- Bạch Thế Tôn, không đúng sự thật khi nói con giao thiệp thân thiết
với họ hàng. Con chỉ nhận nơi họ thức ăn vừa đủ. Chỉ vì nhu cầu gìn giũ
mạng sống, nên dù ngon dù dở, con thấy rằng không cần phải trở về tinh
x{ để tìm vật thực nữa. Con không giao thiệp thân mật với quyến thuộc,
bạch Thế Tôn!
Phật biết được tâm ý của Tỳ-kheo liền khen:
- Lành thay! Lành thay! Tỳ-kheo! Không có gì lạ, l| đệ tử của Ta tất
nhiên ông phải biết sống thiểu dục. Thiểu dục l| ý hướng và thói quen
của Ta.
Chuyện quá khứ
9A. Sakka Và Con Vẹt

Ng|y xưa mấy ngàn con vẹt sống ở rừng cây sung xứ Himalaya trên
bờ sông Gangā. Khi những trái trên c}y nơi con vẹt chúa đậu rụng hết, nó
bèn ăn những gì tìm được dù chồi non, lá xanh hay cỏ cây, ống nước
sông Gangā và rất hạnh phúc mãn nguyện ở lại nơi ấy. Vẹt hạnh phúc và
319
mãn nguyện đến nỗi cung trời của Đế-thích (Sakka) rúng động. Đế-thích
tìm lý do, thấy là vì chim vẹt liền quyết định thử thách nó. Ông dùng
thần lực giáng xuống c}y sung l|m c|nh l{ đổ la liệt, chỉ còn gốc c}y đầy
lỗ hổng và vết nứt. Khi tiếng ầm vang lên từ bên trong cây bụi tuôn mù
mịt, v| đó l| nguồn thức ăn của chim vẹt cùng với nước sông Gangā, nó
không đi đ}u kh{c, nó vẫn đậu trên cây sung chẳng ngại gì nắng gió.
Đế-thích thấy vẹt vẫn hạnh phúc và mãn nguyện, bèn biến thành
ngỗng chúa có Thiện Sanh trong hình dáng nữ thần Asura dẫn đường
đến rừng c}y sung. Ông đậu xuống một cây gần chỗ của vẹt và mở đầu
câu chuyện bằng bài kệ:
“Santi rukkhā haritapattā,
Dumāneka phalā bahū;
Kasmā nu sukkhe kolāpe,
Suvassa nirato manoti”.
Có những cây lá xanh
Những cây nặng trĩu trái
Tại sao vẹt lại thích
Ở trên cây bị đốn ngã trơ trọi?

‚Có những cây xanh lá,
Vô số cây nhiều quả.
Xá chỉ cội mục khô,
Mà chúa két mến lạ‛.
Kể đến đ}y đức Phật nói tiếp:
- Lúc ấy Đế-thích là Ānanda là vẹt chúa chính là Ta. Vì thế này các
Tỳ-kheo, thiểu dục l| ý hướng và thói quen của Ta. Do đó không có gì lạ
khi đệ tử của Ta là Nigamavāsī Tissa biết sống hạnh phúc và mãn nguyện
không bị sa đọa, không những thế còn gần đến Niết-bàn.
Ðức Phật nói tiếp Pháp Cú sau:
“Appamādarato bhikkhu,

320
Pamāde bhayadasi vā;
Abhabbo parihānāya,
Nibbānasseva santiketi”.
(32) Vui thích không phóng dật,
Tỳ-kheo sợ phóng dật,
Không thể bị thối đọa,
Nhất định gần Niết-bàn.

‚Tỳ-kheo nào đã mến ƣa,
Hạnh không phóng dật, sợ chừa buông lung.
Khỏi lo sa đọa kỳ cùng,
Gần đây sẽ chứng viên dung Niết-bàn‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Abhabbo parihānāya (Ngƣời không thể xa lìa): là Tỳ-kheo giữ nết


hạnh thiểu dục như thế. Không thể xa lìa các pháp hành Chỉ và Quán
(Samathavipassanā) hoặc l| Đạo quả (Maggaphala), cũng không thể xa lìa
c{c Ph{p đã chứng đắc v| không đạt đến c{c Ph{p chưa chứng đắc ấy.
Nibbānasseva santike (gần Niết-bàn): là gần tắt hết lửa phiền não và
chứng Hữu Dư Niết-bàn cũng như gần tận diệt các pháp chấp thủ
(upādāna) và chứng Vô dư Niết-bàn. Sau khi mạng chung không còn tái
sinh nữa.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Nào phải ăn là việc tối cần,
Mà Ngài Tissa cậy gia nhân!
Trai Tăng, đại lễ không ra mắt,
Bố thí vô song chẳng dự phần.
Tri túc xả thân tìm giác ngộ,

321
Độc cƣ cầu đạo thoát mê tân,
Hành trì nết hạnh theo gƣơng Phật,
Nên Niết-bàn xa cũng hóa gần.


322
III. Phẩm Tâm

CITTA VAGGA


1. Trưởng Lão Meghiya

(Meghiyattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 33 – 34)

“Phandanaṃ capalaṃ cittaṃ,


Durakkhaṃ dunnivārayaṃ;
Ujuṃ karoti medhāvī,
Usukāro’va tejanaṃ”.
“Vārijo’va thale khitto,
Okamokata ubbhato;
Pariphandati’daṃ cittaṃ,
Māradheyyaṃ pahātaveti”.
“Tâm xao động không yêu,
Khó giữ, khó kiểm định.
Người trí điều chỉnh tâm,
Như thợ khéo uốn tên”.
“Như thủy tộc bị vớt,
Bỏ lên bờ xa nước.
Tâm này run lạ thường,
Hãy thoát cảnh Ma vương”.
Thế Tôn dạy giáo lý này khi ngụ trên núi Cālikā liên quan đến Tôn
giả Meghiya.

323
Trưởng lão Meghiya bị tam độc tham sân si quấy nhiễu không thể
hành thiền tinh tấn trong khu rừng xoài, nên trở về chỗ Thế Tôn.
Thế Tôn dạy ông:
- Meghiya, ông đã phạm một lỗi lớn. Ta đã bảo rằng Ta chỉ một mình,
ông nên ở lại đợi đến khi có Tỳ-kheo kh{c đến hãy đi. Nhưng ông không
đếm xỉa đến lời Ta, cứ làm theo ý mình. Một Tỳ-kheo không bao giờ nên
bỏ Ta m| đi khi Ta yêu cầu ở lại. Một Tỳ-kheo không bao giờ nên để tâm
ý dẫn dắt như thế. Khi t}m ý giao động, ta phải luôn luôn biết chế ngự.
Và Thế Tôn nói hai câu Pháp Cú sau:
“Phandanaṃ capalaṃ cittaṃ,
Durakkhaṃ dunnivārayaṃ;
Ujuṃ karoti medhāvī,
Usukāro’va tejanaṃ”.
(33) Tâm hoảng hốt giao động,
Khó bộ trì, khó nhiếp,
Người trí làm tâm thẳng,
Như thợ tên, làm tên.
‚Tâm phàm xao xuyến rộn ràng,
Rất khó kiểm soát, khó hàng phục thay!
Ngƣời trí uốn nắn tâm ngay,
Dễ dàng nhƣ thợ có tài uốn tên‛.
“Vārijo’va thale khitto,
Okamokata ubbhato;
Pariphandati’daṃ cittaṃ,
Māradheyyaṃ pahātaveti”.
(34) Như cá quăng lên bờ,
Vất ra ngoài thủy giới,
Tâm này vùng vẫy mạnh,
Hãy đoạn thế lực ma.
‚Nhƣ thủy tộc nằm vứt trên,
Xa bờ cách nƣớc, vẫy lên hãi hùng.

324
Tâm này run rẩy hãi hùng,
Hãy mau chóng thoát khỏi vùng ác ma‛.
Ngay khi Thế Tôn dứt c}u, Trưởng lão Meghiya chứng quả Dự lưu
và nhiều người khác chứng Nhị quả và Tam quả.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trong bài kệ Phạn ngữ, tiếng Phandanaṃ nghĩa l| xao xuyến, rung
động khi tiếp xúc với cảnh (đối tượng) l| Ngũ trần (Sắc, Thanh, Khí, Vị,
Xúc).
Capalaṃ: Rộn ràng, không trú vững trong một đối tượng, giống như
trẻ con ở miền quê, không giữ được một oai nghi.
Cittaṃ: Tâm là thức (viññāṇa) đ}y nói về tứ đại t}m, l| t}m nương
theo đối tượng ở bốn cõi: Dục, Sắc, Vô sắc và Siêu thế.
Durakkhaṃ: Khó gìn giữ t}m không cho nó đeo níu theo Ngũ trần là
đối tượng m| nó ưa thích mỗi khi có sự tiếp xúc. Cũng như khó giữ gìn
một con bò không cho nó ăn lúa, khi thả nó tự do đi trong đồng lúa chín.
Dunnivārayaṃ: Khó kiểm soát, khó giữ gìn, khó ngăn chặn không
cho tâm chạy theo đối tượng khác với đề mục đã chọn.
Usukāro’va tejanaṃ: Cũng như người thợ chuốt tên khi vô rừng
chọn một khúc cây rễ chắc đem về, đẽo vót th|nh mũi tên, cho nó trở nên
mềm dịu, dễ uốn nắn, đoạn buộc ép nó vào một cây cột thật chặt ngay
thẳng, hoàn thành một mũi tên không lệch lạc, m| người ấy dùng bắn
một sợi tóc ở đ|ng xa, với mũi tên ấy, người thợ vào triều biểu diễn tài
nghệ bắn cung cho đức vua và bá quán xem, ắt được ban thưởng trọng
hậu như thế n|o, thì cũng như thế ấy, một nam tử hiền minh có đủ trí tuệ
trước hết trọ trì hạnh Đầu đà ngụ nơi rừng vắng để cho phàm tâm của
mình bớt xao xuyến rộn r|ng. Như người thợ chuốt tên đẽo vót các phiền
não thô sơ bên ngo|i c{i ph|m t}m, tẩm nó bằng thứ dầu yêu mến đức
tin nơi Ch{nh Ph{p. Hơ nó lên ngọn lửa nóng là sự nhiệt thành tinh tấn

325
cả thân t}m, đem nó lên buộc ép trên cây cột Chỉ, Quán (Samatha-
vipassanā) làm cho nó trở nên ngay thẳng, phẳng phiu, rồi ắt sẽ thấu triệt
các pháp hữu vi, phá vỡ cái khối vô minh vĩ đại, chứng đắc Tam minh,
Lục thông, Cửu Chánh Pháp. Khi làm chủ được các pháp siêu nhân ấy
rồi, người trở nên là bậc Ứng Cúng tối thượng rất đ{ng thọ dụng các vật
dâng cúng của tín thí vậy.
Vārijo’va: Như l| lo|i thủy tộc, giống vật sống dưới nước như c{.
Thale khitto (bị vứt lên bờ): Là bị người ta dùng tay ch}n, lưới, chài,
hoặc phương tiện nào khác bắt được bỏ nằm trên bờ.
Okamokata ubbhato: Trong thành ngữ này, chữ Oka có đủ cả hai
nghĩa: một là nước, như nói okapuṇṇehicīvarehi (với những li đầy nước);
hai là chỗ ở như đã nói: Okaṃ pahāya aniketasārī (bỏ nhà làm kẻ lang
thang không nhà). Loài thủy tộc sinh trưởng dưới nước, thì nước là chỗ
trú của nó vậy. Ubbhato là bị vớt lên, bị kéo lên khỏi chỗ ở.
Pariphandatidaṃ cittaṃ: Cũng như con c{ bị vớt lên khỏi nước là
chỗ ở thường xuyên của nó, bị bỏ nằm trên khô, nó hằng vùng vẫy như
thế n|o, thì c{i ph|m t}m n|y cũng thế; khi nó bị kéo lôi ra khỏi gian nhà
ngũ dục mà nó hằng vui say thỏa thích, bị đặt lên đề mục niệm Minh Sát,
lúc mà hành giả thân tâm tinh tấn, cần tu nhiệt tâm tinh cần để mau
thoát khỏi cái vòng luân hồi, gọi là cảnh giới của {c ma thì nó cũng run
rẩy, vẫy vùng không chịu yên lặng. Tuy nhiên là kẻ nam tử, là bậc trí tuệ
cũng không vì thấy khó mà bỏ qua hay là xao lãng phận sự rèn luyện
tâm mình, uốn nắn nó trở nên chân chánh và dễ sử dụng. Hoặc là: Cái
phàm tâm này, vì còn bị trói buộc trong vòng luân hồi khổ não, còn ở
dưới quyền thao túng của Ma vương cho nên nó run rẩy hãi hùng như
loài thủy tộc bị vớt lên khỏi nước vậy. Hãy mau thoát khỏi cảnh giới của
ác ma, thoát ra cái gọi là vòng luân hồi khổ não hằng làm cho tâm phàm
run rẩy hãi hùng.


326
Dòch Giaû Caån Ñeà
Ngài Maghiya quyết tu thiền,
Ngặt nỗi tâm phàm khó định yên!
Thầy dạy: Hãy khoan chờ thị giả!
Trò xin: Cho gấp đến lâm tuyền!
Rừng sâu tƣởng chứa nhiều pháp tịnh,
Cảnh vắng càng sinh lắm sự phiền!
Rốt cuộc lui về nƣơng bóng Phật,
Buổi này, chƣa hiệp đủ nhân duyên.


2. Người Ðọc Ðược Tâm

(Aññatarabhikkhavatthu)
KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 35)

“Dunniggahassa lahuno,
Yatthakāmanipātino;
Cittassa damatho sādhu,
Cittaṃ dantaṃ sukhāvahanti”.
“Lanh lẹ khó kiểm thúc,
Mê say theo ngũ dục.
Lành thay điều phục tâm,
Tâm điều dưỡng hạnh phúc”.
Ðức Phật dạy câu này khi ở Sāvatthī, liên quan đến một Tỳ-kheo.

Trong xứ của vua Pasenadi, dưới chân một ngọn núi, có một làng an
cư lạc nghiệp tên Mātika. Sau khi nhận đề tài thiền quán từ Phật, một
hôm s{u mươi Tỳ-kheo đến làng khất thực. Mẹ của thôn trưởng Mātika
trông thấy liền mời các Tỳ-kheo ngồi, d}ng cúng ch{o đặc nấu thật ngon
với gia vị chọn lọc, và hỏi thăm. Biết các Tỳ-kheo tìm một chỗ thích hợp

327
để an cư trong mùa mưa, b| gieo mình xuống chân họ thưa thỉnh:
- Xin chư Tỳ-kheo ở đ}y an cư trong ba th{ng hạ, tôi sẽ tuân giữ Tam
quy v| Ngũ giới, và sẽ làm tròn bổn phận người cư sĩ.
Các Tỳ-kheo chấp nhận. Với sự giúp đỡ của bà họ sẽ khỏi lo lắng về
ăn uống, và có thể tu chứng giải thoát sanh tử.
Mẹ của Mātika xây cất tinh xá xong, thỉnh các Tỳ-kheo đến ở. Họ
nhắc nhở lẫn nhau:
- Chư huynh đệ! Chúng ta không nên sống phóng dật, vì trước mặt
chúng ta là tám cửa địa ngục sừng sững luôn rộng mở như cửa nhà
chúng ta. Chúng ta đã nhận đề tài thiền quán từ Thế Tôn v| đã đến đ}y.
Ân huệ của chư Phật không thể đến với người dối trá, dù hắn có bước
theo dấu chân của các Ngài. Chỉ khi n|o h|nh theo ý chư Phật dạy mới
được ân huệ của các Ngài. Vì vậy chúng ta phải chú tâm tỉnh giác. Hai
Tỳ-kheo không được đứng hay ngồi chung một chỗ. Chúng ta chỉ phải
gặp nhau vào buổi chiều để hầu hạ Trưởng lão và sáng sớm trước khi đi
khất thực. Những lúc kh{c, chúng ta không được tụ tập hai người. Nếu
có Tỳ-kheo mắc bệnh, hãy đưa ông ta đến trước sân tinh xá v| đ{nh
chuông, lúc đó chúng ta sẽ tụ đến lo chữa trị.
Tất cả đều đồng ý.
Một buổi chiều, bà mẹ của Mātika mang bơ, mật mía và những thức
ăn kh{c cùng đ{m người hầu đến tinh xá. Không thấy bóng dáng các Tỳ-
kheo, bà ngạc nhiên hỏi thăm v| được biết các Tỳ-kheo đã quy định với
nhau như thế, v| b| đã được khuyên hãy đ{nh chuông nếu muốn gặp
họ. Khi tiếng chuông vang lên, tưởng rằng có người bị bệnh. Các Tỳ-
kheo từ chỗ riêng của mình đến họp trước sân tinh xá, không có hai Tỳ-
kheo đến cùng một đường. B| cư sĩ thấy vậy lại đo{n họ cãi nhau, nên
đảnh lễ Tăng chúng xong b| liền hỏi thăm:
- C{c Ng|i đã cãi nhau phải không, chư Tôn giả?
- Không đ}u, cư sĩ.

328
- Thế tại sao khi đến nh| chúng tôi, c{c Ng|i đi chung m| b}y giờ
mỗi người từ chỗ riêng của mình đến từng người một?
- Cư sĩ! Chúng tôi đang h|nh thiền ở thất riêng.
- Hành thiền l| sao, chư Tôn giả?
- Chúng tôi tu tập ba mươi hai yếu tố của thân, từ đó nhận thức rõ
ràng sự hoại diệt nằm trong thân.
- Chư Tôn giả, chỉ có các Ngài mới được phép tu tập, còn chúng tôi
có được phép không?
- Pháp tu này không cấm cản ai, cư sĩ ạ!
- Vậy xin chư Tôn giả giảng dạy cho tôi.
- Tốt lắm !
Học xong bà bắt đầu ngay tu tập về ba mươi hai yếu tố của thân. Kết
quả l|, trước cả các Tỳ-kheo, bà chứng quả A-na-h|m đạt tứ thông và
những thần thông kh{c cao hơn.
Từ niềm an lạc của đạo quả, vì muốn biết lúc nào những đứa con trai
của mình (bà quý trọng các Tỳ-kheo và xem họ nhƣ con) chứng đạo, bà dùng
Thiên nhãn xem xét và thấy rằng họ vẫn còn bị trói buộc trong tham sân
si, tuy có hành thiền nhưng vẫn chưa đạt Minh sát tuệ. Bà thắc mắc
không biết họ có đủ khả năng chứng A-la-hán không và thấy rằng họ có.
Chỗ ở có thích hợp hay không? Thính hợp. Bạn đồng tu có xứng đ{ng
hay không? Có. Thức ăn có đủ hay không? Không đủ.
Từ đó b| cung cấp cho những Tỳ-kheo nhiều loại ch{o đặc vớt tất cả
thức ăn cứng và mềm, nêm nếm bằng nhiều loại gia vị chọn lọc. Các Tỳ-
kheo thọ nhận thức ăn tốt lành, tâm trở nên yên tĩnh, v| do tĩnh t}m họ
khai mở Minh sát tuệ, chứng A-la-hán cùng những thần thông.
Hết thời gian an cư, h|nh lễ Tự Tứ xong, các Tỳ-kheo từ giã bà
Mātika về thăm Thế Tôn. B| đưa tiễn một đoạn đường và thỉnh cầu họ
mùa an cư năm sau trở lại.
Ðến Sāvatthī, các Tỳ-kheo đảnh lễ thế Tôn và kính cẩn ngồi một bên.
329
Phật hỏi thăm:
- Các Tỳ-kheo Trông các ông có vẻ khỏe mạnh, được bồi dưỡng đầy
đủ, không lo lắng về ăn uống.
Các Tỳ-kheo thưa:
- Chúng con được khỏe mạnh, bạch Thế Tôn, được bồi dưỡng đầy
đủ và khỏi bận tâm về ăn uống là nhờ mẹ của Mātika biết được tâm ý của
chúng con. Bà ta nấu đúng món ăn chúng con nghĩ đến.
Một Tỳ-kheo nghe huynh đệ mình ca ngợi những đặc tính của b| cư
sĩ thí chủ, muốn đến nơi đó. Ông nhận đề tài thiền quán từ Thế Tôn và
xin đi. Rời Jetavana, ông đến làng Mātika. Bước vào tinh xá, ông khởi nghĩ
b| cư sĩ n|y biết được t}m người khác chắc sẽ hiểu rằng ta đi đường mệt
mỏi không thể quét dọn được, và chắc chắn bà sẽ cho người tạp dịch.
Quả nhiên b| cho người đến. Và cứ thế Tỳ-kheo n|y nghĩa đến nước
uống thì có nước uống, nghĩ đến ch{o đặc với nhiều bơ cùng thức ăn
ngon liền có ngay, muốn có thức ăn cứng cũng có, thậm chí muốn gặp bà
cư sĩ cùng thức ăn mềm nêm nếm với gia vị chọn lọc thì b| đích th}n
mang tới ngay. Khi ăn xong, Tỳ-kheo hỏi bà:
- Cư sĩ, b| l| mẹ Mātika?
- Phải con ạ.
- Bà biết được t}m ý người khác phải không?
- Tại sao con hỏi ta như thế?
- Vì b| đã mang đến cho tôi mọi thứ tôi mong muốn.
- Có nhiều Tỳ-kheo biết được t}m ý người khác con ạ.
- Tôi không hỏi người khác, tôi hỏi bà.
Bà Mātika tránh không xác nhận l| mình đọc được tư tưởng người
kh{c, thay v|o đó b| bảo:
- Những ai không biết tư tưởng người khác mới làm vậy, con ạ.
Vị Tỳ-kheo cảm thấy bối rối. Ông nghĩ: "Người chưa chứng quả đều

330
có những ý tưởng thầm kín có thể cao quý hoặc ti tiện. Nếu ta khởi nghĩ
một tư tưởng tội lỗi nào, chắc chắn b| ta như đi guốc trong bụng ta, sẽ
nắm chóp ta ngay, tóm gọn cả bao lẫn bị như chộp bắt một tên trộm, ôi
thôi tai hại! Ba mươi s{u kế chỉ có chuồn đi l| tốt nhất."
Ông liền từ giã b| cư sĩ trở về Thế Tôn, và kể lại tự sự. Thế Tôn
khuyên:
- Tỳ-kheo, chỉ nơi ấy l| nơi ông cần phải ở lại.
- Con không thể, bạch Thế Tôn! Con không muốn ở lại đó nữa.
- Vậy Tỳ-kheo! Ông có canh chừng được một việc duy nhất hay
không?
- Nghĩa l| gì, bạch Thế Tôn?
- Chỉ canh chừng tâm của ông. Tâm ý rất khó kiểm soát. Ðừng nghĩ
thêm việc gì khác, hãy chế ngự t}m mình vì t}m thường chao động.
Và Ngài nói Pháp Cú:
“Dunniggahassa lahuno,
Yatthakāmanipātino;
Cittassa damatho sādhu,
Cittaṃ dantaṃ sukhāvahanti”.
(35) Khó nắm giữ, khinh động,
Theo các dục quay cuồng,
Lành thay, điều phục tâm,
Tâm điều, an lạc đến.

‚Tâm phàm ngũ dục mê say,
Biến hóa lanh lẹ khó thay phục điều!
Ngƣời thu thúc đƣợc tâm này,
Mới là thong thả tháng ngày yên vui‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

331
Dunniggahaṃ: Khó giữ, khó kềm chế cái tâm phàm lắm.
Lahuno: Lanh lẹ, là nói về tốc độ sinh diệt của tâm trong từng sát na
(Khaṇa), vì lẽ tâm sinh diệt liền liền, biến đổi luôn luôn nên khó mà nắm
giữ kiềm chế nó được.
Yatthakāmanipātino: Hễ ưa thích chỗ n|o thì sa đọa theo chỗ ấy,
không kể gì giới hạnh. Quả thật tâm phàm không biết chỗ nào nên, chỗ
n|o hư, chỗ nào phải, chỗ nào quấy. Không phân biệt giai cấp, tông tộc
chi cả, hễ ưa thích chỗ nào thì nó bám chấp theo chỗ ấy mà thôi.
Citassa damatho sādhu: Lành thay, nếu tâm phàm ấy được điều
phục bằng bốn Th{nh đạo. Lành thay! Nếu tâm phàm ấy được bình tịnh
hóa, (cittaṃ dantaṃ sukhāvahaṃ) vì sao? Quả nhiên, vì người điều phục
t}m hưởng được hạnh phúc, nhờ t}m định tĩnh, người sẽ hưởng thụ
được sự an lạc của đạo quả và sự an lạc tối đại Niết-bàn chẳng sai.

Rồi Thế Tôn dạy Tỳ-kheo hãy tiếp tục trở lại chỗ cũ, v| không nên lo
nghĩ gì kh{c ngo|i việc canh chừng tâm ý của mình. B| cư sĩ biết trước
Tỳ-kheo sắp trở lại, nên chuẩn bị sẵn thức ăn ngon d}ng cúng, v| chỉ
trong vài ngày ông chứng quả A-na-hàm. Nếm được pháp lạc của đạo
quả và một lòng biết ơn b| cư sĩ, ông muốn biết xem trong quá khứ bà có
từng giúp đỡ mình hay không. Ông nhớ lại được chín mươi chín kiếp
trước và thấy b| đã từng là vợ ông, nhưng lại dành tình cảm cho người
đ|n ông kh{c, v| b| đã khiến ông mất mạng. Thật độc ác làm sao!
B| cư sĩ ngồi tại nhà quan sát thấy Tỳ-kheo đã đạt đến cứu c{nh đạo
quả, v| cũng biết l| ông đã nhớ lại chín mươi chín kiếp trước v| đã biết
t}m độc ác của bà trong quá khứ. Bà bèn nhớ lại tới kiếp thứ một trăm b|
cũng l| vợ ông, và trong hoàn cảnh phải giết chồng, b| đã tha mạng ông.
Bà liền bảo vị Tỳ-kheo hãy nhớ đến tiền kiếp xa hơn v| quan s{t sự việc.
Nhờ thiên nhĩ thông, vị Tỳ-kheo nghe được lời bà và làm theo. Ông nhận
ra quả b| cư sĩ đã giúp đỡ ông nhiều. Ông giải đ{p cho b| cư sĩ những
vấn đề liên quan đến A-la-hán quả. Sau đó, bà chứng đắc A-la-hán và

332
nhập Vô dư y Niết-bàn.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Hai chuyến đi về bến Thủy Lƣu,
Cầu mong tín nữ hộ Tỳ-kheo,
Nhờ cơm thích hợp thành công lớn,
Mƣợn cảnh tƣơng nghì, đạt pháp mầu!
Ân trƣớc há đành tâm bội bạc?
Thù sau chi để đạt ƣu sầu?
Ngƣợc dòng đời, lƣớt qua dòng đạo,
Nƣớc chảy thuyền xuôi mãi tận đâu!


3. Một Tỳ Kheo Bất Mãn

(Ukkhaṇṭhitabhikkhuvatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 36)

“Sududdasaṃ sunipuṇaṃ,
Yatthakāmanipātinaṃ;
Cittaṃ rakkhetha medhāvī,
Cittaṃ guttaṃ sukhāvahanti”.
“Vi tế khéo lẩn lút,
Đắm chìm trong ngũ dục.
Kẻ trí hộ trì tâm,
Tâm hộ hưởng hạnh phúc”.
Phật dạy câu này khi ngụ tại Jetavana vì một Tỳ-kheo bất mãn.

Tại Sāvatthī, con của một chưởng khố đến vị Trưởng lão thường khất
thực tại nhà mình, xin dạy con đường giải thoát phiền não. Trưởng lão
333
khuyên anh ta hãy bố thí những thứ như thức ăn chia theo phiếu, thức
ăn ng|y rằm v| ba mươi, phòng x{ trong mùa mưa đến an cư, y b{t v|
những nhu cầu khác. Ngài còn dạy thêm nên chia tài sản ra làm ba, một
phần để l|m ăn sinh sống, một phần dành cấp dưỡng cho vợ con và
phần thứ ba cúng dường Tam Bảo.
Anh ta thi h|nh đúng lời dạy, rồi đến gặp lại Trưởng lão, hỏi xem
còn phải l|m điều gì nữa. Ngài dạy anh tuân giữ Tam quy, Ngũ giới. Và
anh hỏi tiếp thì được khuyên giữ mười giới, cứ thế anh hoàn tất từ từ
việc công đức n|y đến công đức kh{c nên được gọi là Anupubla. Anh lại
tiếp tục hỏi Trưởng lão v| được dạy là nên xuất gia. Lập tức anh từ bỏ
thế gian đi tu, v| dưới quyền dạy dỗ của một Giáo thọ sư thông thuộc
tạng Luận và một Giám luật thông thuộc tạng Luật. Sau khi làm tròn bổn
phận anh đến vị Giáo thọ thưa thỉnh v| được dạy bảo theo tạng Luận:
- Trong giáo lý Phật đ| điều n|y đúng ph{p, điều kia không đúng
pháp.
Nếu thưa thỉnh với vị Giám luật thì cũng được dạy bảo theo tạng
Luật:
- Trong giáo lý Phật đ| điều n|y chính đ{ng, điều kia không chính
đ{ng.
Thời gian trôi qua, anh chán nản vì cảm thấy khó nhọc với nhiệm vụ
tu sĩ. Anh muốn giải thoát mà giờ đ}y ngay cả chỗ để duỗi thẳng tay
cũng không có. Sống đời cư sĩ có khi cũng được giải thoát phiền não. Vì
thế anh có ý định hoàn tục.
Từ đó anh bất mãn và khó chịu trong lòng, thôi không tu tập ba
mươi hai yếu tố thân nữa, v| cũng không nghe lời dạy bảo nữa. Mặt anh
trở nên hốc hác, da dẻ nhăn nheo, nổi gân xanh, mệt nhọc đè nặng, ghẻ
chóc đầy người. Những người tu tập và Sa-di hỏi thăm, anh cũng kể thật
l| đang bất mãn. Họ cho vị Giáo thọ và Giám luật của anh hay, và hai vị
n|y đưa anh đến Thế Tôn. Anh thuật lại t}m tư mình cùng ý định hoàn
tục, Phật bảo:

334
- Tỳ-kheo! Nếu ông chỉ canh chừng được một việc mà thôi, thì khỏi
phải cần để ý đến những việc khác.
- Việc đó l| gì, thưa Thế Tôn?
- Ông có thể canh chừng tâm ý của ông chăng?
- Dạ được, bạch Thế Tôn.
- Vây thì ông chỉ canh chừng tâm của ông.
Rồi Thế Tôn nói Pháp Cú:
“Sududdasaṃ sunipuṇaṃ;
Yatthakāmanipātinaṃ;
Cittaṃ rakkhetha medhāvī,
Cittaṃ guttaṃ sukhāvahanti”.
(36) Tâm khó thấy, tế nhị,
Theo các dục cuồng quay,
Người trí phòng hộ tâm,
Tâm hộ, an lạc đến.

‚Tâm phàm bị ngũ dục cuốn lôi,
Vi tế, u uẩn, ngƣợc xuôi khó nhìn.
Ngƣời khôn phòng hộ tâm mình,
Yên vui nhờ khéo giữ gìn bản thân‛.
Khi bài kệ vừa dứt, Tỳ-kheo bất mãn phát tâm hoan hỷ chứng đắc
Dự Lưu quả. Nhiều vị kh{c cũng chứng đắc Thánh quả. Kỳ dư đại chúng
thính ph{p đều hưởng được sự lợi ích.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Sududdasaṃ: Do hai tiếng Suṭṭhu và duddasaṃ ghép lại, nghĩa l| rất


khó thấy, khó biết.
Sunipuṇaṃ: (suṭṭhu nipuṇaṃ) nghĩa l| rất mềm, uyển chuyển hết sức
vi tế, u ẩn.
335
Yatthakāmanipātinaṃ: Vui đ}u trút đó, cứ để cho ngũ dục cuốn lôi,
không kể giai cấp, tông tộc, tuổi t{c< Cho cả về mặt giới luật thì bất
chấp nên hư, phải quấy cho nên nói l| thích đ}u l| bám chấp đó.
Cittaṃ rakkhetha medhāvī: Đối với kẻ ngu si, đần độn thì sự phòng
hộ bản tâm không thể có được, còn bậc hiền minh trí tuệ, sau khi làm chủ
được t}m, đạt đến mức bình thản vô hại thì có thể phòng hộ bản tâm,
cho nên ông hãy phòng giữ t}m như thế ấy. Quả thật, t}m được phòng
hộ thì đem chủ nó đến nơi an lạc, l| đạo quả Niết-bàn an lạc vậy.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Công tử đi tu chỉ thích nhàn,
Thấy nhiều Kinh Luật phát bi quan.
Pháp môn bốn vạn chia đầy lối,
Học giới vài trăm rẽ đủ đàng!
Chẳng ở tiếng đời chê bạc nhƣợc,
Không về cửa đạo chúng gian nan!
May nhờ Phật dạy dùng tâm hộ,
Vào đƣợc dòng xuôi đến Niết-bàn.


4. Saṅgharakkhita

(Bhāgineyyasaṅgharakkhitattheravatthu)
KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 37)

“Dūraṅgamaṃ ekacaraṃ,
Asarīraṃ guhāsayaṃ;
Ye cittaṃ saññamessanti,
Mokkhanti mārabandhanā”.
“Tâm đi xa một mình,
Ẩn hang sâu vô hình.

336
Ai bình tâm khéo giữ,
Thoát vòng Ma kiết sử”.
Thế Tôn dạy lời này khi ở Sāvatthī liên quan đến ngài Sangharakkhita
(Tăng-Hộ).

Thành Sāvatthī có một chàng trai thuộc gia đình kh{ giả, sau khi
nghe Thế Tôn thuyết ph{p, đã từ bỏ thế gian, được nhận v|o Tăng đo|n,
làm tròn bổn phận, và chỉ trong mấy ng|y đắc quả A-la-hán. Ðó là
Trưởng lão Sangharakkhita.
Người em gái út của Trưởng lão sanh bé trai cũng đặt tên là
Sangharakkhita, tức Sangharakkhita cháu. Ðến tuổi trưởng thành
Sangharakkhita cháu gia nhập Tăng đo|n theo Trưởng lão, và khi làm tròn
bổn phận, ông an cư suốt mùa hạ trong tinh xá một làng nọ. Nhận được
hai bộ y dành cho Tỳ-kheo mặc trong mùa mưa, một cái dài bảy cubits,
một cái dài tám cubits, ông chọn chiếc d|i định dâng cúng cho vị thân
gi{o sư của mình và giữa lại chiếc ngắn, Mãn hạ, ông rời tinh xá về thăm
thầy, vừa đi, vừa khất thực. Ðến nơi ông quét dọn, lấy nước rửa chân,
sửa soạn chỗ ngồi cho Trưởng lão rồi ngồi ngắm con đường Trưởng lão
sẽ đi qua. Ông Trưởng lão đến, ông x{ ch|o, đỡ y bát và mời ngồi. Rồi
ông lấy cây quạt lá cọ quạt cho trưởng lão, d}ng nước uống, nước rửa
chân, cuối cùng d}ng y, đặt dưới ch}n Trưởng lão thưa:
- Tôn giả! Xin đắp y này!
- Sangharakkhita! Ta đủ y rồi, ông cứ mặc y n|y đi!
- Bạch Tôn giả, từ lúc nhận y con đã định dâng cho Ngài. Xin Ngài
nhận cho.
- Ðừng bận tâm, Sangharakkhita, ta đã đủ y.
- Tôn giả, xin đừng từ chối. Ngài nhận y con sẽ được phước báo lớn.
Dù Sangharakkhita cháu lặp đi lặp lại lời thỉnh cầu nhiều lần, Trưởng
lão vẫn từ chối chiếc y tặng. Ông vừa quạt cho Trưởng lão lòng ngổn

337
ngang trăm mối: "Lúc còn cư sĩ ta l| ch{u, xuất gia thì cùng ở chung,
nhưng Trưởng lão vẫn không muốn với cương vị thầy nhận cho ta cúng
dường. Như vậy ta còn ở lại đ}y tu nữa làm gì, ta nên hoàn tục." Nhưng
ông lại lo là không biết trở lại làm gia chủ sẽ sống ra sao. À, ta sẽ bán
chiếc y d|i t{m cubits n|y để mua một con dê cái. Có dê cái nhiều rồi ta
bán dê con, cứ thế túi tiền sẽ to dần, chẳng mấy chốc gi|u sang đến nơi.
Rồi ta sẽ tìm một cô vợ, vợ ta sẽ sinh cho ta một đứa con. Thế rồi những
hình ảnh kế tiếp lần lượt xuất hiện trong đầu ông. Ông và vợ đẩy đứa bé
trong xe đi thăm người chú, vừa đi vừa trò chuyện:
- N|y, đưa con cho tôi bế một tí nào!
- Lắm chuyện, bế nó làm chi. Ðến đ}y m| đẩy cái xe này!
Miệng nói tay bế, khốn khổ cô vợ luýnh quýnh thế nào làm rớt tọt
đứa bé xuống đường ngay dưới bánh xe. Ông ta giận dữ giáng một cây
gậy v|o lưng cô ta, đồng thời chiến quạt lá cọ cũng bay xuống đầu
Trưởng lão. Trưởng lão quán sát và hiểu hết chuyện, bảo:
- Sangharakkhita ! Ông không đ{nh trúng vợ của ông đ}u, nhưng một
Trưởng lão già như ta đã l|m gì để đ{ng bị ăn một gậy vậy?
Vị tăng trẻ hoảng hốt:
- Ôi! Chết ta rồi! Thầy ta đã hiểu biết hết mọi ý nghĩa của ta. Làm sao
dám ở lại tu nữa?
Ông ném quạt đi v| bỏ chạy. Những người tập tu và Sa-di đuổi theo,
bắt ông dẫn đến Phật kể hết mọi chuyện, Phật dạy:
- Tỳ-kheo! Tại sao ông lại phạm lỗi nặng như thế? Ông không phải là
đệ tử của một vị Phật có thần lực vô hạn hay sao? Ðã từ bỏ thế gian sống
trong Gi{o đo|n của Phật, mà ông lại quên không tự điều phục mình
hướng đến Sơ quả, Nhị quả, Tam quả hay A-la-hán. Tại sao ông lại phạm
lỗi trầm trọng như thế?
- Bạch Thế Tôn, con bất mãn.
- Tại sao ông bất mãn?

338
Sangharakkhita cháu thuật lại toàn bộ câu chuyện, từ ngày nhận y nơi
an cư đến lúc đập quạt lên đầu Trưởng lão, v| ông thưa tiếp:
- Bạch Thế Tôn, đó l| lý do tại sao con muốn bỏ đi không tu nữa.
Phật dạy:
- Này, Tỳ-kheo! Ðừng bối rối. T}m thường chạy theo những chuyện
dẫn đi rất xa. Ta phải cố gắng thoát khỏi sự trói buộc của tham sân, si.
Và Ngài nói Pháp Cú:
“Dūraṅgamaṃ ekacaraṃ,
Asarīraṃ guhāsayaṃ;
Ye cittaṃ saññamessanti,
Mokkhanti mārabandhanā”.
(37) Chạy xa, sống một mình,
Không thân, ẩn hang sâu,
Ai điều phục được tâm,
Thoát khỏi ma trói buộc.

‚Tâm phàm lén lút âm thầm,
Ra đi biệt tích vắng tăm một mình.
Hang sâu nhƣ ẩn dạng hình,
Ngƣời nào điều phục tâm bình mới hay.
Vòng Ma đã thoát ra ngoài,
Không còn trăn trối miệt mài trần lao‛.
Bài kệ vừa dứt, Tỳ-kheo Sangharakkhita chứng đắc Tu-đ|-hoàn quả.
Nhiều vị kh{c cũng chứng đắc Thánh quả, nhất l| Sơ quả, kỳ dư thính
chúng đều hưởng được sự lợi ích.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Dūraṅgamaṃ: Đi xa. Thật vậy, dù không có những chỉ tơ mảnh mai


như tơ nhện, ph{t đi tứ hướng đông, t}y, nam, bắc để liên lạc với cảnh,

339
nhưng hễ có cảnh vừa lòng, dẫu xa cách mấy, t}m cũng nhận bắt được
cho nên gọi l| t}m đi xa.
Ekacaraṃ (đi một mình): Không bao giờ có bảy hay tám tâm nhập
chung lại một bó, đồng phát sinh trong một sát-na. Lúc sinh thì tâm sinh
từng cái một, lúc diệt thì t}m cũng diệt từng cái một, cho nên gọi là tâm
đi một mình.
Asarīraṃ (vô hình): Tâm thì không có hình ảnh màu sắc chi cả.
Guhā (hang động): Là tứ đại đất, nước, lửa, gió. Nơi đ}y chỉ cho sắc
trái tim (hadayarūpa), là chỗ t}m nương g{ v| ph{t sinh.
Ye cittaṃ (ngƣời nào): Chỉ những người nam nữ, tại gia hay xuất gia
mà giữ không cho Tùy phiền não phát sinh lên được, dứt trừ được phiền
não đã ph{t sinh, vì sự mất trí hay đã lãng quên.
Saññamessanti: Có ý thức giữ được tâm bình thản, không điên đảo
rộn ràng.
Mokkhanti mārabandhanā: Được giải thoát khỏi vòng luân hồi
trong tam giới, khỏi cái gọi l| Ma phược (Mārabandhanā), là tất cả những
dây trói buộc của phiền não Ma vương.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Một lá y choàng chửa bán ra,
Mà Sangharakkhita đã tính non già!
Mua dê, để giống gom tiền bạc,
Cƣới vợ sinh con viếng Bác nhà.
Quạt đó, nhƣng quên Thầy tế độ,
Gậy đâu, lại nhớ bạn quần thoa?
Tỉnh rồi mới biết tâm đi lạc,
Đắc quả nhờ nghe pháp Phật Đà.


340
5. Trưởng Lão Ciitahattha

(Cittahatthattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 38-39)

“Anavaṭṭhitacittassa,
Saddhammaṃ avijānato;
Pariplavapasādassa,
Paññā na paripūrati”.
“Anavassutacittassa,
Ananvāhatacetaso;
Puññapāpapahīnassa,
Natthi jāgarato bhayaṃ”
“Người chưa có định tâm,
Hiểu chánh pháp sai lầm,
Tín đức chẳng kiên cố,
Chẳng đắc tuệ cao thâm”.
“Người hết tâm tham ái,
Không còn ý não hại,
Phước tội đều dứt trừ,
Giác tỉnh không sợ hãi”.
Lúc ngụ tại Sāvatthī, Phật đã dạy Trưởng lão Cittahattha, người-bị-
tâm-sai-sử câu kệ trên.

Một chàng trai thuộc gia đình khả kính sống ở Sāvatthī vào rừng
kiếm con bò bị lạc. Giữa trưa anh tìm thấy v| đưa nó về bầy. Nhưng đói
khát quá, anh vào tinh xá gặp các Tỳ-kheo cúi ch|o v| đứng cung kính
một bên. Thấy anh quá kiệt sức, các Tỳ-kheo chỉ thức ăn thừa trong bình,
bảo anh lấy ăn (khi Phật còn hiện đời luôn luôn có cháo đƣợc cùng dƣờng dồi
dào cùng với nhiều thứ nƣớc sốt và cà ri). Ch|ng trai ăn uống no nê xong

341
rửa tay, chào các Tỳ-kheo và hỏi:
- Chư Tôn giả! Chắc hôm nay nhà nào mới thỉnh các Ngài?
- Không cư sĩ ạ! Các Tỳ-kheo thường xuyên nhận được thức ăn như
thế.
Chàng trai thấy rằng dù làm lụng tích cực vất vả liên tục ngày và
đêm cũng không bao giờ được cháo ngon như vậy. Trong khi các Tỳ-
kheo, theo lời họ, vẫn được ăn liên miên. Thế tại sao ta cứ sống đời cư sĩ?
Ta sẽ xuất gia. Anh đến các Tỳ-kheo xin v| được nhận v|o Tăng đo|n.
Sau khi làm tròn bổn phận chính và phụ chỉ trong v|i ng|y được chia
phần trong số phẩm vật cúng dường, anh tròn trịa v| phương phi hẳn ra,
nhưng rồi anh hết thích đời sống khất thực nên hoàn tục. Trở về nhà làm
việc chỉ vài ngày thân hình anh lại tiều tụy. Anh lại xuất gia, rồi bất mãn,
rồi lại về nhà. Thời gian ở chung, anh hay giúp đỡ các Tỳ-kheo nên về
nhà rồi xin tu trở lại, họ nghĩ tình chấp nhận. Cứ như thế anh ra v|o đến
sáu lần liên tiếp. Các Tỳ-kheo đặt tên anh là Cittahattha, tức người bị tâm
sai sử.
Ra vào lui tới như thế, vợ anh mang thai. Lần thứ bảy anh từ rừng
trở về mang theo nông cụ. Cất nông cụ xong anh bước vào phòng, lòng
phân vân ray rứt muốn khoác y trở lại. Bấy giờ vợ anh đang ngủ, quần
áo trong tuột ra, nước miếng nhễ nhại, miệng mở toang hoác, ngáy vang
trời, trông chẳng khác nào một tử thi trương phình lên. Anh thấy rõ
trong thế gian này tất cả đều vô thường và khổ não. Liền đó anh nhận ra
suốt thời gian đi tu chỉ vì nghĩ đến cô ta mà anh thối tâm nản chí. Tay
nắm viền chiếc y vàng vừa anh quấn vào bụng vừa chạy ra khỏi nhà.
Mẹ vợ anh chợt thấy anh phóng vụt qua, kêu lên thất thanh, nhưng
anh chẳng thèm nghe, một mực chạy thẳng. Bà chỉ còn biết lầm bầm:
- Cái gã phản bội này, vừa mới từ rừng về, lại bỏ nhà, mình quấn y
mà chạy vào tinh xá. Thế là sao?
Bước vào nhà thấy con gái nằm ngủ, bà hiểu ngay lý do. Bà lay con
gái dậy mắng:

342
- Dậy đi, đồ phù thủy! Chồng mày thấy mày nằm ngủ, nó gớm ghiếc
quá nên bỏ đi rồi. Mày không còn chồng nữa kể từ đ}y!
Cô gái dịu mắt, giọng lè nhè:
- Ði đi, mẹ! Anh ta đi hay ở có gì quan trọng đ}u! V|i bữa nữa anh ta
lại về.
Trên đường, Cittahattha ôn đi ôn lại câu "Các pháp trong thế gian
đều vô thường, trói buộc trong đau khổ", và anh chứng quả Dự lưu. Ðến
gặp các Tỳ-kheo anh cúi ch|o v| xin v|o Tăng đo|n. Lần này anh bị từ
chối quyết liệt:
- Không! Chúng tôi không thể nhận anh. Tại sao anh đi tu nữa? Ðầu
anh cứng như cục đ{ m|i.
Anh khẩn khoản:
- Chư Tôn giả! Hãy nhận con v|o Tăng đo|n một lần nữa thôi!
Và chỉ sau vài ngày ông chứng quả A-la-hán cùng các thần thông.
Các Tỳ-kheo không hiểu tại sao lần này ông ở l}u, được các ông giải
thích l| trước đ}y ông còn quyến luyến thế gian nên rời bỏ Tăng đo|n,
nay đã cắt hết mọi trói buộc nên không bỏ đi nữa. Các Tỳ-kheo không
tin, thưa lại với Thế Tôn câu chuyện. Phật bảo:
- Ðúng vậy, các Tỳ-kheo! Ðệ tử của Ta khi t}m không kiên định, khi
không biết ph{p l|nh thì đi tu cứ hay về nh|. Nhưng b}y giờ ông ta đã
buông bỏ cả thiện và ác.
Và Ngài nói Pháp Cú:
“Anavaṭṭhitacittassa,
Saddhammaṃ avijānato;
Pariplavapasādassa,
Paññā na paripūrati”.
(38) Ai tâm không an trú,
Không biết chân diệu pháp,
Tịnh tín bị rúng động,

343
Trí tuệ không viên thành.

‚Ngƣời tâm bất định xôn xao,
Không thông Chánh pháp tối cao lạ thƣờng.
Đức tin chẳng đƣợc kiên cƣờng,
Trì thí Bát nhã không phƣơng viên thành‛.
----------------------
“Anavassutacittassa,
Ananvāhatacetaso;
Puññapāpapahīnassa,
Natthi jāgarato bhayaṃ”.
(39) Tâm không đầy tràn dục
Tâm không (bận) công phá,
Ðoạn tuyệt mọi thiện ác,
Kẻ tỉnh không sợ hãi.

‚Ngƣời mà tâm đã tịnh thanh,
Không còn tham ái, gian manh thù hằn.
Phƣớc tội đều dứt tận căn,
Giác tỉnh chẳng sợ lẽ hằng tử sinh‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Anavaṭṭhitacitassa (Ngƣời tâm bất định): Tâm phàm là không có chút


gì chân thường, hay là bất biến. Nó dao động luôn luôn không khi nào
đứng yên, cũng như tr{i bí đặt trên lưng ngựa, như c}y đòn xóc dựng
trên đống trấu, cũng như bông Kadamba để trên đầu trọc vậy. Người nào
lúc thì làm nô lệ, lúc thì l|m tu sĩ ngoại đạo Ājīvaka, lúc thì tu theo
Nigantha, lúc thì tu đạo sĩ, không nhất định theo mãi một con đường nào
thì gọi l| người tâm bất định.
Saddhammaṃ avijānato (Ngƣời không thông Chánh pháp): Người có

344
tâm bất định thì không ph}n tích được ba mươi bảy pháp trợ Bồ đề
(Sattatiṃsabodhipakkhiya).
Paññā na paripūrati (Không đầy đủ trí tuệ): Không có trí tuệ cao siêu
để hiểu biết, ph}n tích được các pháp trong cõi Dục, cõi Sắc< Nội dung
cõi Dục còn chưa biết cho đầy đủ, có đ}u m| hiểu biết tới cõi Sắc, rồi từ
cõi Sắc mà hiểu biết cho đầy đủ cõi Vô sắc và Siêu thế được.
Anavassutacittassa (Ngƣời hết tâm tham ái): L| người đã dứt trừ
được tham ái.
Ananvāhatacetaso (Không còn ý não hại): Là không có tâm muốn
dùng cây đ{nh đập, dầu đang tức giận, không có ý gì muốn đ{nh đập
làm thiệt hại ai.
Puññapāpapahīnassa (Phƣớc tội đều dứt trừ): Là dứt bỏ bốn đạo, gọi
là dứt phước, và diệt tận phiền não gọi là dứt tội.
Natthi jāgarato bhayaṃ (Giác tỉnh không sợ hãi): Đ}y l| nói trạng thái
giác tỉnh, vô úy của bậc Lậu tận, bậc đã gi{c tỉnh, thấy được năm ph{p
giác tỉnh là: Tín, tấn, niệm, định và tuệ, cho nên dầu thức hay ngủ cũng
không sợ phiền não là sự sợ hãi, những phiền não ng|y đã đoạn trừ bằng
bốn Th{nh đạo, không còn theo đuổi người nữa, nghĩa l| những phiền
não người đã đoạn trừ bằng Tu-đ|-hoàn đạo là ba kiết sử thân kiến, hoài
nghi và giới cấm thủ không còn trở lại theo người nữa, những phiền não
n|o người đã đoạn trừ bằng Tu Đ| H|m, A-na-hàm và A-la-hán đạo,
những phiền não ấy có bảy kiết sử, không còn trở lại đeo níu người ấy
nữa.

Một hôm các Tỳ-kheo lại bàn tán về Tỳ-kheo đi tu bảy lần và hoàn
tục bẩy lần, cũng vì tham dục xấu xa tại hại ghê gớm. Phật vào Pháp
đường ngồi xuống Phật tòa, nghe thế liền dạy:
- Quả vậy các Tỳ-kheo! Tham dục xấu xa rất là tai hại. Giả sử mấy
thứ tham dục ấy có hình dạng cụ thể để ta đem bỏ đ}u, thì một thế giới
cũng còn qu{ nhỏ, cõi trời Ðại Phạm cũng còn qu{ thấp, không chứa nổi
345
chúng. Ta không thể đắt chúng v|o đ}u cả. Ngay một người trí tuệ và
dòng dõi cao quý như Ta cũng bị chúng {p đảo nữa. Thử hỏi ai có thể tả
được ảnh hưởng của nó? Trong một tiền kiếp, chỉ vì một xị đậu giống và
cái cuốc cùn m| Ta đã đi tu v| ra đời sáu lần liên tiếp.
Các Tỳ-kheo hỏi:
- Chuyện đó xảy ra hồi nào, Bạch Thế Tôn?
- Các ông muốn nghe sao? Ðó là:
Chuyện quá khứ
Kuddāla Và Cái Cuốc

Ng|y xưa, thời Brahmadatta cai trị Bāranasī, có một người thiện trí
tên Kuddāla, có nghĩa l| "vị Thánh Cuốc"
Ông là một tu sĩ ngoại đạo đã sống tám tháng trong Himalaya. Một
đêm v|o mùa mưa, thấy mặt đất ẩm ướt ông nhớ đến ở nhà còn một chai
đậu giống. Sợ giống hư ông trở lại thế gian lấy cuốc dọn một miếng đất
nhỏ, tỉa đậu và rào chung quanh. Ðậu già, ông hái xuống, để một số
trong chai làm trái giống, phần còn lại thì ăn. Nhưng chẳng bao lâu ông
lại chán cuộc sống thế gian, vào núi tu suốt tám tháng. Cứ như thế, chỉ vì
chai đậu giống và cái cuốc cùn, ông đi tu đến bảy lần.
Lần thứ bảy, ông chợt nghiệm ra rằng chỉ vì cây cuốc cùn này mà
phải đi tu rồi lại hoàn tục mãi nên quyết định ném bỏ nó, luôn cả chai
đậu giống. Ông đến bờ sông Gangā buộc c{i chai đậu giống trong một
miếng vải buộc vào cán cuốc, tay nắm chạt đầu cuốc, nhắm mắt lại, quay
cuốc ba vòng trên đầu rồi ném xuống sông. Ông cố tình l|n như thế để
đừng thấy chỗ cuốc rơi, sợ sau n|y động tâm lại xuống sông vớt lên. Và
ông la lớn ba lần lớn:
- Ta đã chiến thắng! Ta đã chiến thắng!
Lúc bấy giờ vua Bāranasī vừa trở về sau cuộc dẹp loạn ở biên giới,
cắm trại bên bờ sông Gangā và xuống sông tắm. Chợt nghe tiếng Kuddāla
vang lên liền hỏi:

346
- Chỉ có ta vừa mới hạ được kẻ thù mới gọi là chiến thắng, còn ngươi
cũng xưng chiến thắng, nghĩa l| sao?
Kuddāla đ{p:
- Ng|i đã chiến thắng bọn giặc cướp ở bên ngoài. Chiến thắng của
Ngài có thể sẽ bị thua trở lại. Còn tôi đã chiến thắng một kẻ thù ở bên
trong, kẻ cướp tên là Tham Dục. Hắn sẽ không bao giờ thắng tôi được
nữa. Chiến thắng được hắn mới thực sự là chiến thắng.
Rồi ông đọc bài kệ sau:
“Na taṃ jitaṃ sādhu jitaṃ,
Yaṃ jitaṃ avajīyati;
Taṃ kho jitaṃ sādhu jitaṃ,
Yaṃ jitaṃ nāvajīyati”.
Chiến thắng không thực sự.
Khi bị thua trở lại.
Chiến thắng là thật sự.
Khi chẳng còn bị bại.

‚Giao tranh trên bãi chiến trƣờng,
Thắng rồi lại bại lẽ thƣờng xƣa nay.
Toàn thắng mới thật là hay,
Thắng không còn bại vì tay địch thù<‛.
Cùng lúc ấy, do nhìn sông Gangā v| qu{n tưởng về yếu tố nước, ông
đạt thần thông. Ông bay lên trời, ngồi kiết gi| trong hư không.
Nhà vua sau khi nghe bài thuyết của Bồ-tát Kuddāla liền đảnh lễ
Ng|i, xin được nhận l|m tu sĩ. Vua cùng to|n qu}n đông d|i khoảng một
dặm đường đều đi tu. Vua nước láng giềng nghe tin muốn đ{nh chiếm
vương quốc Bāranasī, nhưng khi thấy thành quách thịnh vượng đó trống
không, mới hiểu rằng một vị vua từ bỏ một kinh thành tráng lệ như thế
để đi tu chắc chắn là không phải muốn bị trói buộc. Vua bèn đảnh lễ Bồ-
t{t xin được đi tu với đo|n tùy tùng của mình. Cứ như thế bảy vị vua lần

347
lượt đi tu. Cùng với hội chúng đông đảo đó, Bồ-tát Kuddāla sống đời
Phạm hạnh và sanh lên cõi trời Ðại phạm.
Thế Tôn kết luận:
- Các Tỳ-kheo! Lúc đó Ta l| Kuddāla. Hãy học từ chuyện n|y để biết
tham dục nguy hiểm trầm trọng đến mức nào.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Cuốc cùn, hột giống tiếc mà chi?
Tạo nghiệp dây dƣa chẳng định kỳ?
Đất thịt sáu lần còn nghĩ đến,
Rừng thiêng bảy lƣợt mãi ra đi.
Tham sân tội lớn nên kinh cụ,
Tín, tấn căn sâu khá chủ trì.
Quyết thắng đƣợc mình là đại thắng,
Phục tâm hiền sĩ cũng tƣớng y.


6. Tỳ Kheo Và Thần Cây

(Āraddhavipassakabhikkhuvatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 40)

“Kumbhūpamaṃ kāyamimaṃ viditvā,


Nagarūpamaṃ cittamidaṃ ṭhapetvā;
Yodhetha māraṃ paññāyudhena,
Jitañca rakkhe anivesano siyā”.
“Biết thân như ngói gạch,
Giữ tâm như thành quách.
Dùng gươm trí đánh ma,
Thủ thắng mãi vô địch,

348
Mọi ô nhiễm đều xa”.
Thế Tôn đã dạy như thế khi ngụ tại Sāvatthī, liên quan đến các Tỳ-
kheo khai mở Minh-sát-tuệ.

Tại Sāvatthī có năm trăm Tỳ-kheo nhận từ Phật để mục thiền quán
hướng đến quả vị A-la-hán. Với ý định hết lòng hành thiền, họ đi xa một
trăm dặm đến một làng rộng lớn. Dân làng dâng chỗ ngồi, cúng cháo
ngon và các loại thức ăn kh{c, v| khi biết các Tỳ-kheo cần chỗ ở thích
hợp, liền mời thỉnh ở lại suốt ba th{ng, nghĩ rằng dưới sự chỉ dạy của các
Ngài họ sẽ có nơi vững v|ng để thọ Tam quy, Ngũ giới. Các Tỳ-kheo ưng
thuận v| được chỉ đến khu rừng lớn kế cận.
Kể từ đó những vị thần ác hạnh trong rừng lo lắng không d{m để vợ
con trèo lên cây trú ngụ. Họ tuột hết xuống đất, chưa biết tính sao, cứ
đo{n gi| đo{n non l| nếu các Tỳ-kheo ngồi dưới cội c}y đêm nay thì
sáng mai họ sẽ rời khỏi rừng. Nhưng ng|y kế, sau khi khất thực trong
làng các Tỳ-kheo lại trở về khu rừng cũ. Thần cây lại hy vọng nếu bây
giờ các Tỳ-kheo chưa đi thì ng|y mai có người thỉnh cúng chắc sẽ đi.
Nhưng ngày qua ngày chẳng có gì thay đổi, thần cây và vợ con rất khổ
sở vì phải ở dưới đất hết nửa tháng. Vì nghi các tỳ-kheo có thể sẽ ở lại
đến ba tháng, họ tính kế đuổi các Tỳ-kheo đi. Họ biến hóa cho các Tỳ-
kheo thấy những chiếc đầu không thân, những thân mình không đầu và
cho nghe tiếng yêu quái. Ðồng thời các Tỳ-kheo phiền não vì hắt hơi, ho
và những bệnh tật khác nữa, nên quyết định rời khu rừng trở về chỗ của
Phật. Sau khi đảnh lễ Phật, cung kính ngồi xuống một bên v| được Phật
hỏi, các Tỳ-kheo thưa:
- Bạch Thế Tôn, nhiều việc đ{ng sợ đã xuất hiện trước mặt chúng
con, chỗ đó thật khó ở, chúng con phải quyết định ra di.
Phật dạy:
- Các Tỳ-kheo, các ông nên trở về ở lại chính ngay chỗ đó mới tốt.
- Chúng con không dám, bạch Thế Tôn.
349
- Các Tỳ-kheo, lần đầu đến đó c{c ông không đem theo vũ khí. B}y
giờ các ông phải đem theo vũ khí.
- Vũ khí gì, bạch Thế Tôn?
- Ta sẽ cho.
V| Ng|i đọc toàn bộ kinh Từ Bi:
“Karaṇīyamatthakusalena
Yantaṃ santaṃ padaṃ abhisamecca
Sakko ujū ca suhujū ca
Suvaco cassa mudu anatimānīti...”.
‚Pháp hữu ích nên hành cần biết,
Đƣờng Niết-bàn nếu quyết ruổi dong.
Trí năng, chân chánh, phục tòng,
Thẳng ngay, mềm mỏng, không lòng cống cao...‛.
Bắt đầu l| người muốn tìm lợi ích tinh thần cho mình, tức là muốn
đạt đến cõi tịch tĩnh an lạc, cần phải lương thiện, chánh trực, hiền lành,
hoà nhã và không tự cao tự đại. Ngài dạy tiếp:
- Các Tỳ-kheo, hãy tụng đọc kinh này trong rừng, bên ngoài ngôi
tinh xá ẩn tu, thì các ông sẽ v|o được tinh xá.
Các Tỳ-kheo v}ng theo, đảnh lễ Thế tôn rồi ra đi. Ðến bên ngo|i nơi
ẩn tu, họ đồng loạt tụng bài kinh và vào chỗ cư ngụ. Kết quả, những vị
thần khắp khu rừng đều có cảm tình thân thiện với các Tỳ-kheo. Họ đến
gặp c{c Ng|i, xin cho đỡ y b{t, d}ng nước rửa tay chân, bố trí canh gác
bảo vệ khắp nơi v| cùng ngồi chung với các Tỳ-kheo. Không còn nghe
tiếng ma quái, tâm các Tỳ-kheo trở nên yên tĩnh. Tọa thiền dù đêm dù
ngày, các Tỳ-kheo đều cố gắng đạt Minh sát tuệ. Họ chuyên tâm thiền
quán về tính hoại diệt ngay trong thân mình: "Thân này mỏng manh,
không bền, như chiếc bình gốm." Cuối cùng các Tỳ-kheo khai mở Minh
sát tuệ.
Ðức Thế Tôn ngồi ở hương thất biết như thế liền dạy:

350
- Ðúng vậy, các Tỳ-kheo! Thân này mỏng manh không bền, giống
như chiếc bình gốm.
Rồi vẫn ngồi ở hương thất cách các Tỳ-kheo một trăm dặm, Ngài
phóng quang ảnh, hiện đến trước mặt các Tỳ-kheo, thân phát hào quang
sáu màu rực rỡ và dạy Pháp Cú:
“Kumbhūpamaṃ kāyamimaṃ viditvā,
Nagarūpamaṃ cittamidaṃ ṭhapetvā;
Yodhetha māraṃ paññāyudhena,
Jitañca rakkhe anivesano siyā”.
(40) Biết thân như đồ gốm,
Trú tâm như thành trì,
Chống ma với gươm trí,
Giữ chiến thắng không tham.

‚Thân này đã biết mỏng manh,
Nhƣ đồ gốm hay bể, thành giữ tâm.
Sẵn gƣơm trí tuệ đang cầm,
Khá mau đánh dẹp Ma quân vây thành.
Giữ phần thắng lợi về mình,
Chớ đừng đắm trƣớc, mê tình không nên‛.
Đức Phật đã thuyết pháp dạy các Tỳ-kheo như thế. Khi thời pháp
chấm dứt, cả năm trăm vị Tỳ-kheo chứng đắc A-la-hán quả với Tuệ phân
tích ngay tại chỗ ngồi bèn tán thán ca tụng kim th}n đấng Như Lai, đảnh
lễ Ngài rồi lui gót.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Tiếng Kumbhūpamaṃ trên đ}y, nghĩa l| s{nh như đồ gốm, là do tính


giòn yếu, dễ tan vỡ, không bền bỉ lâu dài. Cái khối tập hợp bởi ba mươi
hai thể trược, gọi là xác thân này đ}y, ta phải biết nó không bền bỉ gì hơn
một món đồ gốm, như chậu đất, như bình sành hay là ngói gạch.

351
Nagarūpamaṃ cittamidaṃ ṭhapetvā (giữ tâm nhƣ thành quách):
Thành trì thì mặt ngoài kiên cố, chung quanh phải có h|o s}u, lũy cao
phải có cửa cho chắc. Bên trong phải có ngăn nắp thứ tự, đường xe rộng
rãi, phải có ngã tư, như thế bọn cường khấu bên ngoài muốn v|o cướp
phá bên trong không thể được, đ|nh phải bỏ đi chẳng khác nào chúng
chạm phải núi đ{ vậy.
Con nhà gia giáo và bậc thiền minh cũng thế, sau khi điêu luyện tâm
Minh sát cho kiên cố như th|nh trì, vị này bế cửa thành tâm, đứng vững
trong thành.
Yodhetha māraṃ paññāyudhena (Dùng gƣơm trí đánh Ma): Bọn cướp
cầm đủ thứ khí giới, đồng, côn, xông đến hãm th|nh trì, ví như những
ma phiền não cần phải diệt tận hay khử trừ với khí giới làm bằng Minh
sát tuệ, Th{nh đạo tuệ và Bát nhã tuệ.
Jitañca rakkhe (thù thắng): Là giữ phần thắng là tuệ Minh sát vừa
mới phát sinh, đừng cho suy giảm, chọn chỗ ở thích hợp, thời tiết thích
hợp, thính pháp thích hợp... m| nương theo để h|nh cho đắc các bậc
thiền rồi xuất thiền, dùng tâm thanh tịnh phán xét, thấu rõ các pháp hữu
vi, gọi l| đem phần thắng lợi về mình.
Anivesano siyā (Mọi ô nhiễm đều xa): Là hãy dứt lìa sự luyến ái, trở
thành bậc vô nhiễm.
Cũng như một chiến tướng ở tiền tuyến, sau khi x}y đắc thành trì
kiên cố rồi mới giao tranh với địch qu}n đến lúc đói kh{t có thể cầm theo
hoặc buông bỏ vũ khí, tùy thích trở vào thành bế cửa nghỉ ngơi, ăn uống
xong rồi lại nai nịch mang theo vũ khí trở ra chiến đấu nữa. Tướng ấy
tuy tạm thủ quyền thắng lợi, nhưng cũng còn lo giữ sự thắng, bằng sự
phòng vệ, cho đến lúc đ{nh tan qu}n địch. Quả thật, nếu lúc chiến tướng
đang nghỉ ngơi vui chơi trong th|nh như vậy, m| địch quân chiếm phá
được thành thì cả quốc vương phải lọt về tay kẻ khác vậy.
Cũng như thế ấy, Tỳ-kheo mới đắc tuệ Minh sát, nhập thiền nhiều
lượt rồi mới xuất thiền thì có thể dùng tâm thanh tịnh gìn giữ sự giác ngộ

352
của các pháp hữu vi, thắng được phiền não Ma vương, nhờ đắc đạo cao
thượng. Nếu như vị này vui thích Thiền định, không xuất thiền dùng
tâm thanh tịnh m| qu{n đi qu{n lại cho thấu triệt các pháp hữu vi thì
không thể thấu triệt đạo quả. Vì vậy, chỉ nên gìn giữ pháp nào tâm cần
gìn giữ, không nên đắm trước mê say theo nó như sau khi định tâm
trong đề mục thiền rồi, không nên lưu luyến giữ mãi t}m nơi đó. C{c ông
hãy h|nh như vậy.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Nhờ kinh Bác ái của chƣ Thiên,
Ngũ bá Tỳ-kheo ở mới yên,
Hết bị tà ma gây bệnh sợ,
Còn nhờ giả quỷ hộ rừng thiền.
Đem tâm Minh sát xây thành trí,
Lấy kiến siêu nhân dẹp giặc phiền.
Bản ngã quán rời nhƣ ngói bở,
Thoát trần nhẹ bƣớc gót thiên nhiên.


7. Vì Bạo Ác Nổi Mụn Nhọt

(Pūtigattatissatheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 41)

“Aciraṃ vatayaṃ kāyo,


Paṭhaviṃ adhisessati;
Chuddho apetaviññāṇo,
Niratthaṃ’va kaliṅgaranti”.
“Không lâu đâu xác này,
Trên đất sẽ nằm ngay,

353
Với thức bị vứt bỏ,
Như gỗ mục hết xài”.
Ðức Phật dạy câu trên lúc ở Sāvatthī liên quan đến Trưởng lão
Pūtigatta Tissa.

Một chàng trai sống ở Sāvatthī, nghe Phật thuyết pháp liền hướng
tâm về đạo, xin được xuất gia v|o Tăng đo|n, khi th|nh Tỳ-kheo được
gọi l| Trưởng lão Tissa. Thời gian sau, mụn nhọt bỗng nổi lên khắp
người ông. Trước tiên là những mụt mủ không lớn hơn hột cải, rồi tăng
dần bằng hột đậu t}y, đậu Hà Lan, hạt táo,và bằng trái "vilva". Cuối cùng
mụn nhọt vỡ ra v| to|n th}n trưởng lão lở loét, vì thế Ngài có tên
là Pūtigatta tissa. Về sau xương Ng|i bắt đầu hư thối, không ai muốn săn
sóc Ngài. Y trong và ngoài của Ngài bị dính m{u khô nhìn như b{nh
lưới. Bạn cùng liêu không thể săn sóc nên để Ngài ra khỏi liêu, nằm dưới
đất chẳng ai giúp đỡ.
Ðức Phật không bao giờ quên quan sát thế gian mỗi ngày hai lần,
bình minh và chiều đến. Ngài nhìn từ chân trời đến hương thất không
thiếu sót, và thấy Trưởng lão Tissa. Biết rằng ông sắp chứng A-la-hán và
không còn ai nương tựa ngoài Phật, Thế Tôn từ hương thất đi một vòng
tinh x{ đến nhà bếp. Ngài rửa nồi nước đặt lên lò than v| đợi. Khi nước
đã nóng Ng|i đến nắm lấy ch}n giường Tissa.
Lúc đó c{c Tỳ-kheo thưa với Phật:
- Xin Thế Tôn đi trước, chúng con sẽ khiêng ông ta đến nhà bếp.
Thế Tôn bảo mang đến một cái chậu v| đổ nước nóng vào. Ngài bảo
các Tỳ-kheo cởi ngoại y của Tissa, giặt bằng nước nóng cho thật sạch rồi
phơi khô dưới ánh nắng. Sau đó, Ng|i dùng nước nóng lau mình, kỳ cọ
và tắm nắng. Tắm xong thì ngoại y của ông cũng vừa khô. Thế Tôn sai
mặc ngoại y cho ông và bảo lấy nội y giặt nước nóng và vừa khô. Khi
người ông đã khô r{o thì nội y cũng vừa khô. Ðược mặc y vàng làm nội y
và một cái khác làm ngoại y Tissa nằm xuống giường, thân khỏe khoắn

354
v| t}m an tĩnh. Thế Tôn đứng nơi đầu giường bảo ông:
- Tỳ-kheo, thần thức sắp rời ông, chẳng bao lâu thân ông sẽ thành vô
dụng như khúc gỗ nằm lăn trên đất.
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
“Aciraṃ vatayaṃ kāyo,
Paṭhaviṃ adhisessati;
Chuddho apetaviññāṇo,
Niratthaṃ’va kaliṅgaranti”.
(41) Không bao lâu thân này,
Sẽ nằm dài trên đất,
Bị vất bỏ, vô thức,
Như khúc cây vô dụng.

‚Thân này hẳn thật không bền,
Rồi đây nó sẽ nằm trên đất mồ.
Không hồn nhƣ gỗ mục khô,
Bị đem vứt bỏ vì vô dụng mà‛.

Cuối Bài kệ Trưởng lạo Pūtigatta Tissa chứng A-la-hán và nhập Niết-
bàn. Thế Tôn cho tiến hành lễ Trà-Tỳ, lấy xá-lợi và xây bảo tháp thờ
phụng.
Các Tỳ-kheo thắc mắc hỏi Thế Tôn:
- Bạch Thế tôn! Trưởng lão Tissa tái sanh về đ}u?
- Ông ta nhập Niết-bàn.
- Bạch thế tôn! một Tỳ-kheo sắp chứng A-la-hán tại sao thân còn
bệnh như thế, xương ung thối? Hành nghiệp kiếp trước của ông như thế
nào mà ông chứng được A-la-hán?
- Các Tỳ-kheo, mọi việc xảy ra đều do hành nghiệp kiếp trước.
- Ông ta đã l|m gì, thưa Thế Tôn?
355
- Các Ông hãy lắng nghe:
Chuyện quá khứ:
Người Bẫy Chim Bạo Ác.

Trong thời Phật Kassapa, trưởng lão Tissa l| người bẫy chim. Ông bắt
được rất nhiều chim, đa số mang vào hoàng cung hoặc mang đi b{n. Nếu
giết chim đi v| cất lại qu{ l}u không đem b{n thì thịt chim sẽ hư thối, và
để giữ chim khỏi bay mất ông thường bẻ xương ch}n v| xương c{nh của
chúng, dồn đống chúng lại một chỗ để đem ra b{n ng|y hôm sau. Nếu
bẫy được quá nhiều, ông cũng đ{nh chén v|i con.
Một hôm thức ăn nấu chín thơm phức vừa dọn lên, có một vị A-la-
hán dừng ch}n trước cửa nhà ông khất thực. Ông bỗng thấy lòng thanh
thản, thầm nghĩ mình đã giết hại và thịt nhiều sinh mạnh nên muốn
cúng dường Ng|i. V| ông đỡ bình bát, bỏ đầy những món ăn thơm, năm
vóc gieo xuống đất, đảnh lễ về thưa:
- Tôn giả! Xin cho con được vào quả vị cao nhất m| Ng|i đã chứng.
Trưởng lão hồi hướng công đức cho ông sẽ được như vậy.
Các Tỳ-kheo, do công đức đã l|m n|y, phước b{o đã đến với ông
như thế. Vì ông đã bẻ chân chim nên tứ chi ông bệnh hoạn v| xương ông
ung thối. Vì ông cúng dường thức ăn ngon cho A-la-hán nên ông chứng
quả A-la-hán.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Paṭhaviṃ adhisessati: Trong lúc bình sinh, thân này chỉ nằm trên
giường, nhưng rồi đ}y nó sẽ nằm trên đất trong bãi tha ma.
Chuddho: Bị vứt bỏ, ném quăng đi.
Apetaviññāṇo: Khi tâm thức xuất đi rồi thì cái thân trống rỗng,
không có hồn nằm trơ như khúc gỗ.
Niratthaṃ’va kaliṅgaranti: ‚Nhƣ khúc gỗ mục, vô dụng hết xài‛. Thật

356
thế, những người thợ gi|n trò, đi v|o rừng, nếu cần c}y ngay thì đốn cây
ngay, cần c}y cong thì đốn cây cong, xong rồi róc sạch vỏ, chỉ lấy gỗ tốt
còn gỗ xấu, mục, lùng lỗ, bị bọng, không có lõi thì vứt bỏ lại.
Những thợ giàn trò khác, vào thấy những khúc gỗ vứt bỏ này, không
ai thèm lấy dùng xài. Tuy nhiên, nếu muốn thì họ cũng lấy làm thanh
giường, gỗ chùi chân hoặc băng ngồi ngo|i vườn chẳng hạn. Chớ ba
mươi hai thể trược trong thân này không thể dùng l|m được chân
giường hay l|m được vật chi kh{c được. Khi tâm thức mất rồi, thân xác
này trở nên hoàn toàn vô dụng, y như c}y mục nát, chỉ chờ ngày bị dẹp
bỏ nằm trong bãi tha ma.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Nghiệp ác ngày xƣa đã tạo gây,
Báo Ngài Tissa khổ thân này.
Săn chim bẻ gãy chân cùng cánh,
Gãi ghẻ càu banh mủ lộn mày.
Thịt thúi xƣơng giòn nằm bại liệt,
Trò xa, bạn lánh sợ truyền lây.
Định tâm thính pháp rồi viên tịch,
Sớt bát tròn nhân quả cũng đầy.


8. Nanda Chăn Bò

(Nandagopālakavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 42)

“Diso disaṃ yaṃ taṃ kayirā,


Verī vā pana verinaṃ;
Micchāpaṇihitaṃ cittaṃ,

357
Pāpiyo naṃ tato kare’ti”.
“Cừu địch hại cừu địch,
Oan gia báo oan gia;
Không bằng tâm thiên lệch,
Khiến kẻ ấy đọa sa”.
Ðức Phật lúc ngụ tại Kosala đã dạy cho Nanda người chăn bò gi{o lý
này.

Trưởng giả Anathapiṇdika ở Sāvatthī có người chăn bò tên Nanda. Ông
giàu có, tài sản dư dả, nhiều thú vui. Người ta nói, giống như nh| ẩn sĩ
bện tóc Kennigan xuất gia l|m đạo sĩ. Nanda chăn bò v| quản lý tài sản
cho vua để giữ vững tài sản riêng của mình. Nhiều lần Nanda đem năm
sản phẩm lấy từ bò đến nhà ông Anathapiṇdika, gặp đức Ðạo sư, nghe
pháp và thỉnh Ðạo sư đến nhà riêng. Phật không nhận lời ngay mà chờ
đến khi trí huệ của Nanda chín muồi. Khi đó Phật cùng chúng Tỳ-kheo đi
khất thực. Ðến gần nhà Nanda, Ng|i v| chư Tăng ngồi xuống dưới một
cội cây.
Nanda đến đảnh lễ Thế tôn, chào hỏi thân tình và thỉnh Thế Tôn cho
phép ông cúng dường cả Tăng chúng trong bảy ngày với năm thực phẩm
chọn lọc từ bò. Ngày cuối tuần cúng dường, Thế Tôn hồi hướng công
đức cho ông và giảng thêm những bài pháp về bố thí cúng dường. Cuối
thời pháp, Nanda người chăn bò chứng quả Dự Lựu. Sau đó ông cầm
bình bát cho Thế Tôn, đưa tiễn một dặm đường, đến khi Phật bảo dừng
ông mới trở lui về nhà.
Trên đường đi, Nanda bị một thợ săn bắn tên chết. Các Tỳ-kheo trên
đường trở về, thấy vậy bèn đến gặp Thế Tôn thưa hỏi:
- Bạch Thế Tôn! Vì Ng|i đến đó, Nanda đã cúng dường nhiều thực
phẩm, tiễn Ngài một đoạn đường và bị giết khi trở về. Nếu Ngài không
đến đó thì ông ta không chết.
Phật đ{p:

358
- Này các Tỳ-kheo! Dù ta có đến hay không, dù Nanda có đi bốn
phương T{m hướng, ông ta cũng không tr{nh khỏi cái chết. Bởi vì một
khi giặc cướp hay kẻ thù không làm hại chúng sanh trong cõi đời này
được, thì chính c{i t}m hư hỏng, tà vạy của họ có thể hại họ được vậy.
Và Phật nói kệ sau:
“Diso disaṃ yaṃ taṃ kayirā,
Verī vā pana verinaṃ;
Micchāpaṇihitaṃ cittaṃ,
Pāpiyo naṃ tato kare’ti”.
(42) Kẻ thù hại kẻ thù,
Oan gia hại oan gia,
không bằng tâm hướng tà,
Gây ác cho tự thân

‚Kẻ thù hoặc kẻ oan gia,
Hại nhau, hại ấy vẫn là kém xa.
Cái hại của tâm niệm tà,
Khiến cho kẻ ấy đọa sa một mình‛.
Vì các Tỳ-kheo không hỏi Nanda đã l|m gì trong kiếp trước nên Phật
không nói đến.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Hai tiếng Diso disaṃ trên đ}y, có nghĩa l| kẻ cướp gặp kẻ cướp. Vì
nói tắt nên ngắt bớt chữ gặp (disvā).
Yaṃ taṃ kayirā: Nếu l|m điều n|o để hủy diệt đối thủ thì làm ngay
điều đó.
Verī vā pana verinaṃ: Câu này nghĩa l| mường tượng như như c}u
đầu. Ví như một kẻ cướp phản bội một kẻ cướp, làm thiệt hại đến vợ,
đồng ruộng, gia sản< của đồng bọn. Trong lúc đang g}y hại thù thì

359
đồng bọn bắt gặp quả tang, hoặc là gây thù oán vì một một lí do n|o đó,
buộc oan trái với một kẻ khác, khi gặp mặt kẻ ấy thì dùng những thủ
đoạn độc ác thô bạo để tàn hại y hoặc l| cưỡng bức vợ con của y, hoặc là
phá hoại ruộng vườn của y, hoặc là giết y chết.
Micchāpaṇihitaṃ cittaṃ: Tâm lệch lạc l| đặt vào chỗ sái quấy, là chỗ
ở trên con đường thập ác nghiệp (thân ba, khẩu bốn, ý ba).
Pāpiyo naṃ tato kareti: Vì có tâm tà vạy, kẻ ấy ngày càng làm tội lỗi
tiêm nhiễm, cho nên gọi là khiến cho kẻ ấy đọa sa vào vòng tội ác. Quả
thật, kẻ cướp hoặc kẻ thù hoặc l| đối phương của họ, trong kiếp này gây
khổ cho nhau, hoặc là tàn sát lẫn nhau là cùng.
Trái lại, nếu cái tâm tà vạy, tà kiến, bị đặt nằm trên lộ bất thiện
nghiệp trong kiếp này, thì nó đưa kẻ ấy đến chỗ diệt vong, hằng trăm
kiếp đọa sa vào bốn {c đạo, không cho cất đầu lên nổi.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Cúng Phật Trai Tăng đủ bảy ngày,
Nan Đà chết dữ cũng kỳ thay!
Mũi tên oan nghiệt, trăm ngƣời rõ,
Quả Thánh Tu Đà, mấy kẻ hay?
Tâm niệm khi lành, khi hiểm ác,
Thân sinh lúc sƣớng, lúc đọa đày.
Gieo chi giặt nấy, tùy duyên nghiệp,
Tội phƣớc là nhân tạo rủi may.


9. Vừa Là Cha Vừa Là Mẹ

(Soreyyattheravatthu)
KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 43)

“Na taṃ mātā pitā kayirā,

360
Aññe vāpi ca ñātakā;
Sammāpaṇihitaṃ cittaṃ,
Seyyaso naṃ tato kare’ti”.
“Không phải do cha mẹ,
Hoặc thân nhân làm thế.
Chính tâm niệm chánh chân,
Khiến người cao thượng hơn”.
Thế Tôn dạy câu trên khi ngài ngụ tại Jatavana trong Thành Sāvatthī,
cho vị chưởng khố, tức trưởng lão Soreyya. Chuyện bắt đầu tại thành
Soreyya và kết thúc ở Sāvatthī.

Khi bậc Chánh Ðẳng Giác ngụ tại Sāvatthī, thì ở thành Soreyya con
của vị chưởng khố tên Soreyya, ngồi trên xe kiệu với một người bạn thân
v| đ{m tùy tùng đông đảo, ra ngo|i th|nh đi tắm. Họ gặp trưởng lão
Mahā Kaccāyana (Đại Ca-diên-chiên)đang đắp đại y trước khi vào thành
khất thực. Thân thể vàng óng của trưởng lão đập vào mắt Soreyya khiến
anh không khỏi buột miệng: "Ồ! phải chi Trưởng lão này là vợ ta! Hoặc
giả vợ ta có nước da được như thế!" Ý muốn vừa dấy khởi thì anh biến
th|nh đ|n b|. Bối rối và hổ thẹn, anh bước xuống xe và vụt bỏ chạy.
Những người đi theo không biết việc gì xảy ra nhao nhao lên:
- Thế nghĩa l| gì? Thế nghĩa l| gì?
Soreyya mang thân phụ nữ bỏ đi về phía Takkasilā. Người bạn chung
xe kiếm anh khắp nơi không thấy. Tắm xong mọi người về nhà. Họ lắp
bắp trả lời với cha mẹ anh l| anh đã về trước. Ðến phiên cha mẹ anh đi
tìm khắp nơi vẫn không thấy, hai ông bà khóc lóc than van; cuối cùng
cho l| anh đã chết, họ l|m đ{m tang.
Soreyya, bấy giờ là phụ nữ gặp đo|n thương buôn cùng hướng
về Takkasilā, bèn theo s{t xe ông trưởng đo|n. Trong đo|n chú ý đến cô,
và thắc mắc không biết cô là con cái nhà ai. Cô bảo họ cứ đi xe còn cô đi
bộ theo. Ði hết một đoạn đường dài, cô lo lót họ với chiếc nhẫn làm quà

361
để xin một chỗ ngồi trên xe. Họ nghĩ, đến con trai chưởng khố thành
Sāvatthī chưa có vợ, và muốn l|m mai cho cô, mong được quà cáp hậu
hỹ. Thấy cô hợp tuổi mình v| qu{ đẹp, anh ta bằng lòng cưới cô.
(Ai cũng phải trải qua thân phận khi làm đàn ông, khi làm đàn bà. Nhƣ
ngài Ānanda, ngƣời đầy đủ đức tính toán hảo trong trăm ngàn kiếp, và là một
Ðại đệ tử, đã từng là thợ rèn ở một kiếp trong vòng luân hồi, phạm tội với vợ
ngƣời khác bị đọa địa ngục, và sau đó vì quả báo của hành động xấu chƣa hết,
Ngài phải trải qua mƣời bốn kiếp làm vợ ngƣời khác cộng thêm bảy kiếp nữa
mới dứt nghiệp. Mặt khác, không muốn làm đàn bà nữa, và lập nghiệp đƣợc tái
sanh làm đàn ông, sẽ đƣợc nhƣ ý. Ngoài ra, những đàn bà vợ cƣ xử tốt với
chồng sẽ tái sanh làm đàn ông. Nhƣng Soreyya đã dại dột mơ tƣởng tới Trƣởng
lão, nên ngay trong kiếp này đã biến thành đàn bà).
Cô Soreyya có thai v| sau mười tháng sanh một bé trai. Khi đứa bé
chập chững biết đi thì cô sanh đứa thứ hai. Như thế Soreyya trước là cha
hai đứa con sanh ở thành Soreyya, nay là mẹ hai đứa nữa sanh ở
thành Takkasilā, tất cả là bốn đứa. Một hôm con vị chưởng khố, bạn đồng
h|nh khi xưa của Soreyya, rời thành Soreyya với năm trăm xe đi đến
thành Takkasilā. Lúc đó cô Soreyya đứng nơi cửa sổ trên lầu cao nhất
trong l}u đ|i nhìn xuống đường nhận ra anh bạn, liền sai tỳ nữ mời vào
căn phòng lớn, tiếp đãi kính trọng như thường lệ.
Khách nói với chủ nhà:
- Thưa b|, tôi chưa hề biết b| nhưng b| đón tiếp tôi quá tốt. Bà biết
tôi sao?
Chủ nhà từ tốn:
- Phải ông ạ. Tôi biết ông rất rõ. Ông không còn ở trong thành
Soreyya à?
- V}ng, thưa b|.
Và bà chủ nhà hỏi thăm sức khỏe cha mẹ vợ con mình lúc trước.
Khách trả lời tất cả đều khỏe và chất vấn tiếp:

362
- Bà biết họ à?
- Vâng ông ạ, tôi biết họ rất rành. Và này ông, họ có một anh con trai,
hiện nay không biết ở đ}u?
Khách buồn bã kể lại chuyện đau lòng năm xưa, chủ thú thật:
- N|y ông, chính tôi l| anh ta đấy!
- Thôi đi b|! B| nói gì lạ thế? Anh ta là bạn thân của tôi, anh ta như
một thiên thần trẻ trung, là một người đ|n ông.
- Ấy thế đó! Nhưng tôi lại chính l| anh ta đấy, ho|n to|n đúng như
thế.
- Thế là thế nào?
- Ng|y đó, ông có nhớ l| đã trông thấy Trưởng Lão Mahā Kaccāyana
không?
- Vâng, tôi nhớ là có gặp Ngài.
- Bỗng dưng lúc đó tôi chợt nghĩ phải chi Trưởng lão là vợ mình
hoặc vợ mình có được nước da như Trưởng lão. Tức khắc tôi biến thành
đ|n b|. Tôi liền bỏ chạy một mạch đến xứ này.
- Ồ thật là tai hại! Tại sao anh không nói với tôi? M| anh đã s{m hối
không?
- Ng|i đang ở gần đ}y, ngay trong th|nh n|y.
- Ng|i đến đ}y ư? Tôi muốn cúng dường vật thực cho Trưởng lão.
- Tốt lắm, hãy chuẩn bị đầy đủ. Tôi sẽ thuyết phục Trưởng lão tha lỗi
cho anh.
Rồi người bạn ng|y xưa của Soreyya đến chỗ Trưởng lão, đảnh lễ
Ngài, cung kính ngồi một bên xin Trưởng lão nhận lời cúng dường ngày
mai. Ngài nhận lời. S{ng hôm sau Ng|i đến đứng trước cửa nhà. Con của
chưởng khố dâng Ngài chỗ ngồi và những thức ăn chọn lọc. Rồi ông dẫn
người đ|n b| đến phủ phục dưới chân Ngài kể lại tự sự v| xin được tha
thứ.

363
Trưởng lão hoan hỷ:
- Tốt lắm, hãy đứng lên. Ta tha thứ cho bà.
Trưởng lão vừa dứt câu, Soreyya lập tức biến trở lại th|nh đ|n ông.
Người chồng cũ của Soreyya trấn an anh:
- Bạn th}n! Vì anh đã l| mẹ trong khi tôi là cha của hai đứa bé này.
Chúng thật sự là con của cả hai chúng ta. Vậy chúng ta vẫn tiếp tục sống
lại đ}y. Ðừng khó chịu.
Soreyya:
- Này bạn, tôi trải qua hai lần chuyển hóa trong một đời người.
Trước tiên tôi l| đ|n ông, biến thành phụ nữ giờ trở lại l|m đ|n ông. Ban
đầu tôi là cha của hai đứa bé, mới đ}y l| mẹ của hai đứa nữa. Bạn đừng
nghĩ rằng sau khi đã trải qua hai lần chuyển hóa trong một kiếp sống, tôi
bằng lòng sống đời tại gia nữa. Tôi sẽ đi tu theo Trưởng lão của tôi. Bổn
phận của bạn l| nuôi dưỡng hai đứa bé này. Chớ xao lãng.
Nói xong Soreyya hôn hai đứa con, ôm vào lòng và trao lại cho người
cha, bước ra khỏi nhà, và trở th|nh tu sĩ theo Trưởng Lão. Trưởng lão
thuận cho anh v|o Tăng đo|n, nhận và cho anh làm tròn bổn phận, dẫn
anh cùng về thành Sāvatthī. Và anh trở th|nh Trưởng lão Soreyya.
D}n cư trong xứ nghe chuyện rất xúc động v| xôn xao, đến hỏi
Trưởng lão Soreyya có thật như thế không, và tình cảm d|nh cho hai đứa
con n|o hơn. Trưởng lão trả lời thương hai đứa gọi bằng mẹ hơn. Xong
trưởng lão rút lui khỏi đ{m đông. Khi ngồi thì ngồi một mình, khi đứng
thì đứng một mình. Sống độc cư như thế, Ngài quán chiếu về sự hoại
diệt, và chúng A-la-hán cùng những thần thông. Kể từ đó có ai hỏi Ngài
thương hai đứa bé n|o hơn thì Ng|i trả lời rằng không đặt tình cảm lên
đứa nào cả. Các Tỳ-kheo nghe vậy cho là Ngài nói dối, v| thưa chuyện
đến Phật. Phật trả lời:
- Các Tỳ-kheo! Ðệ tử ta không nó dối. T}m đệ tử Ta hoàn toàn chất
trực từ khi ông ta thấy đạo. Không có cha mẹ nào có thể mang đến lợi lạc
cho mình mà chỉ có t}m hướng về ch{nh đạo l|m được điều tốt đẹp.
364
Nói xong Phật nói Pháp Cú:
“Na taṃ mātā pitā kayirā,
Aññe vāpi ca ñātakā;
Sammāpaṇihitaṃ cittaṃ,
Seyyaso naṃ tato kare’ti”.
(43) Ðiều mẹ cha, bà con,
Không có thể làm được,
Tâm hướng chánh làm được,
Làm được tốt đẹp hơn.

‚Chẳng phải do cha mẹ sinh,
Hoặc thân thuộc khác tạo thành mà nên.
Đƣa ngƣời cao thƣợng hơn lên,
Chính tâm niệm hƣớng về bên thiện lành‛.
Khi thời pháp chấm dứt, nhiều vị Tỳ-kheo chứng đắc Thánh quả
nhất là Tu-đ|-hoàn quả. Kỳ dư thính chúng đều hưởng lợi ích.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Na taṃ: Việc ấy không phải do cha hay mẹ hoặc là những bà con họ


hàng nào khác làm nên cho họ được.
Sammāpaṇihitaṃ: Đặt đúng trên lộ Thập thiện nghiệp là bố thí, trì
giới, thiền định, tôn kính, phục vụ, hồi hướng công đức, tùy hỷ công
đức, thính pháp, thuyết ph{p nói đạo, chánh kiến.
Seyyaso naṃ tato kare’ti: Chính nhờ tâm niệm chánh của họ, làm
cho họ trở nên quý b{u, cao thượng hơn lên.
Thật thế, cha mẹ có thể đem t|i sản truyền lại cho con trai mình,
nhưng không thể khiến cho chúng sống hạnh phúc suốt đời được, như
song thân bà Visākhā là sở hữu chủ của một sản nghiệp đồ sộ dường ấy,
đã l|m cho b| t|i sản lớn, mong rằng bà sống suốt đời hạnh phúc, nhưng

365
cũng tùy theo sức mình mà thôi.
Không thể có cha mẹ nào có thể cho con mình cơ đồ của một bậc
chuyển lu}n vương bao trùm bốn châu thiên hạ. Đừng nói chi đến tài sản
của chư Thiên, hoặc là tài sản của bậc cao nhân là các mức thiền định,
hoặc là tài sản siêu thế l| c{c đạo quả. Thế mà, tâm niệm ch{nh đạo nằm
trên đường Thiện nghiệp có thể cho hành giả tất cả những sản nghiệp
phi thường ấy, cho nên nói do cái tâm niệm chánh của họ làm cho họ trở
nên quý b{u cao thượng hơn lên vậy.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Nam mà hóa nữ lại hoàn nam,
Hai gánh gia đình nghĩ hết ham!
Nghĩa vợ, tình chồng thôi đã chán,
Lòng cha, dạ mẹ chỉ thêm nhàm.
Dâm căn nguyện dứt, nƣơng thiền quán,
Giới bổn xin gìn, ngụ thảo am.
Soreyya đi về Sāvatthī,
Nhờ môn tàm quý đƣợc siêu phàm.


366
IV. Phẩm Hoa

(PUPPHAVAGGA)


1. Ðất Của Tâm

(Paṭhavīkathāpasuta pañcasatabhikkhuvatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 44 – 45)

“Ko imaṃ paṭhaviṃ vijessati,


Yamalokañca imaṃ sadevakaṃ;
Ko dhammapadaṃ sudesitaṃ,
Kusalo puppham’iva pacessati”.
“Ai thông suốt địa đại,
Diêm nhân thiên giới này.
Hiểu Pháp Cú khéo giải,
Như thợ tuyển hoa hay”.
“Sekho paṭhaviṃ vijessati,
Yamalokañca imaṃ sadevakaṃ;
Sekho dhammapadaṃ sudesitaṃ,
Kusalo puppham’iva pacessati”.
“Hữu học thông địa đại,
Diêm nhân thiên giới này.
Hiểu Pháp Cú khéo giải,
Như thợ tuyển hoa hay”.
Thế Tôn nói như trên khi ng|i ở Sāvatthī để dạy năm trăm Tỳ-kheo
đang phí thì giờ bàn luận về đất.

367
Một buổi chiều, các Tỳ-kheo trở về Jetavana sau cuộc hành trình khắp
xứ với đức Thế Tôn và tụ tập tại giảng đường. Họ bắt đầu bàn về dạng
đất khác nhau từ l|ng n|y đến làng nọ, tức là bằng phẳng và không bằng
phẳng, nhiều bùn, nhiều sỏi, đất sét đen, đất sét đỏ.
Ðức Phật đến, hỏi chuyện và dạy rằng:
- Các Tỳ-kheo! Đó l| đất ở bên ngoài. Các ông có bổn phận làm sạch
mảnh đất tâm bên trong.
Rồi ngài nói Pháp Cú:
(44) “Ko imaṃ paṭhaviṃ vijessati,
Yamalokañca imaṃ sadevakaṃ;
Ko dhammapadaṃ sudesitaṃ,
Kusalo puppham’iva pacessati”.
Ai chinh phục đất này,
Dạ-ma, thiên giới này,
Ai khéo giảng Pháp cú,
Như người khéo hái hoa?

‚Ai ngƣời thông suốt địa hình,
Diêm ma, nhân giới, thiên đình cũng thông.
Ai nhƣ thợ khéo tuyển bông,
Pháp Cú khéo giảng, hiểu thông thực hành‛.

(45) “Sekho paṭhaviṃ vijessati,
Yamalokañca imaṃ sadevakaṃ;
Sekho dhammapadaṃ sudesitaṃ,
Kusalo puppham’iva pacessati”.
Hữu học chinh phục đất,
Dạ-ma, Thiên giới này,
Hữu học giảng Pháp Cú,
Như người khéo hái hoa.

368

‚Hữu học thông suốt địa hình,
Diêm ma, nhân giới, thiên đình cũng thông.
Hữu học, thợ khéo tuyển bông,
Pháp Cú khéo giảng, hiểu thông thực hành‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trong bài kệ Phạn ngữ Imaṃ paṭhaviṃ nghĩa l| địa đại này ám chỉ
xác thân tứ đại của con người gồm có Danh và Sắc.
Ko vijessati: Ai sẽ thấu triệt, hiểu rành, tự do mình giác ngộ mà biết
được rốt ráo, làm cho thấu rõ chân lý.
Yamalokañca: Diêm ma giới, chỉ bốn khổ cảnh địa ngục, ngạ quỷ,
súc sinh, A-tu-la.
Imaṃ sadevakaṃ: Nhân, thiên giới, chỉ cho cõi người và sáu cõi trời
Dục giới là Tứ Đại Thiên, Đao Lợi, Dạ Ma, Đ}u Suất, Hóa Lạc và Tha
Hóa Tự Tại.
Hai câu kệ đầu nhập lại thành một câu hỏi.
Ko dhammapadaṃ sudesitaṃ: Ai hiểu Pháp Cú khéo giải. Những bài
kệ Pháp Cú do chính Đức Phật đã khéo thuyết giảng chính x{c, đúng
chân lý, gọi l| ba mươi bảy nhân phát sinh quả Bồ đề, ví như những đóa
hoa tươi tốt của người thợ khéo l|m tr|ng hoa để tuyển chọn. Ai mà
nhận ch}n được giá trị của chúng, sẽ thu thập, nghiền ngẫm, hiểu cho rốt
ráo, làm cho thấu rõ.
Hai câu kệ sau nhập lại cũng th|nh một câu hỏi.
Sekho (Hữu học): Là bậc đã chứng đắc Thánh quả, nhưng còn đang
học tập Tam học là Giới, Định, Tuệ, đầu tiên l| Sơ đạo, hay Dự Lưu đạo,
hoặc Nhập Lưu đạo. Hành giả chứng đạt bậc này, chỉ còn sinh lại nhiều
nhất là bảy lần, trước khi đắc A-la-hán đạo. Trong khoảng thời gian xuôi
ngược dòng Thánh vức, bậc hữu học luôn luôn trau dồi Giới, Định, Tuệ,

369
xa lìa tam độc, nhất là tham dục, tự mình thắng phục mình, nhận thức
chân xác và làm sao cho thấu rõ bản chất tự ngã, không còn mê đắm nữa.
Bậc Hữu học như thế, nhất định sẽ chứng nhập Niết-bàn chậm nhất là
sau bảy kiếp.
Như người thợ l|m tr|ng hoa, v|o vườn hoa chỉ lựa ròng những
bông hoa tươi đẹp rực rỡ, loại bỏ những nụ còn non, những cánh hoa
héo úa u tàn, bị s}u ăn lủng lỗ. Bậc Hữu học cũng khéo nhận thức trong
kinh Pháp Cú do Đức Phật đã thuyết giảng, những pháp vi tế thâm sâu
l| ba mươi bảy pháp trợ đạo Bồ đề mà thâu nhập, lãnh hội, thấu triệt và
làm cho thấu rõ.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Trên bƣớc quan hà khắp đó đây,
Năm trăm Đại đức gắng theo thầy.
Đôi phen lấn lƣớt đƣờng cao sỏi,
Lắm lúc xông pha lộ thấp lầy.
Mặt đất Tỳ-kheo xem đã rõ,
Dòng tâm sinh diệt quán chƣa hay.
Hồi quang phản chiếu trừ tam độc,
Pháp Cú tri hành, chứng Quả ngay.


2. Một Tỳ Kheo Chứng A-La-Hán

(Marīcikammaṭṭhānikattheravatthu)
KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 46)

“Pheṇūpamaṃ kāyamimaṃ viditvā,


Marīcidhammaṃ abhisambudhāno;
Chetvāna mārassa papupphakāni,
Adassanaṃ maccurājassa gacche”.

370
“Biết thân như bọt nước,
Giác thân như huyễn tượng.
Phá vòng hoa Ma quân,
Qua khỏi mắt tử thần”.
Ðức Phật dạy câu trên cho một Tỳ-Kheo đang qu{n chiếu về ảo ảnh
khi Ngài ngụ tại Sāvatthī.

Một Tỳ-kheo nhận đề tài thiền quán từ Phật, vào rừng để hành thiền.
Dù đã dốc hết sức lực phấn đấu vẫn chưa chứng quả A-la-hán, ông bèn
đến Thế Tôn xin để tài thiền quán khác thích hợp hơn.
Trên đường đi ông thấy ảo ảnh, và biết rằng vào mùa nắng ở xa ta
thường thấy những hình ảnh trông như thật, nhưng đến gần thì biến
mất, cuộc đời n|y cũng vậy, không thật vì có sanh có diệt. Và chú tâm
vào ảo ảnh ông Thiền qu{n. Trên đường về mệt mỏi, ông tắm trong
dòng Aciravatī, rồi ngồi dưới bóng cây trên bờ sông gần một th{c nước.
Ông nhìn những bọt nước to, nổi lên rồi vỡ toang do sức nước đập mạnh
v|o đ{. Ông nhận ra rằng cuộc đời cũng vậy, sinh rồi diệt, và ông lấy đó
l|m đề tài thiền quán.
Ðức Thế Tôn ngồi trong hương thất, thấy biết vị Tỳ-kheo như vậy
liền bảo:
- Này Tỳ-kheo, đúng vậy. Cuộc đời n|y cũng giống như bọt nước
hoặc ảo ảnh, có sinh và có diệt.
Và ngài nói Pháp cú:
“Pheṇūpamaṃ kāyamimaṃ viditvā,
Marīcidhammaṃ abhisambudhāno;
Chetvāna mārassa papupphakāni,
Adassanaṃ maccurājassa gacche”.
(46) Biết thân như bọt nước,
Ngộ thân là như huyễn,
Bẻ tên hoa của ma,

371
Thoát tầm mắt thần chết.

‚Biết thân bọt nƣớc đầu gành,
Giác thân huyễn hóa diệt sinh sự thƣờng.
Phá vòng hoa dục Ma vƣơng,
Qua mắt thần chết lên đƣờng thoát thân‛.
Khi bài kệ chấm dứt, Đại đức chứng A-la-hán quả với Tuệ phân tích,
bèn thốt lời t{n dương ca tụng Kim thân của Đức Phật. Đoạn đảnh lễ
Ngài rồi lui gót.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trong bài kệ Phạn ngữ này, Pheṇūpamaṃ nghĩa l| ví như bọt nước.
C{i nhóm ba mươi hai thể giả hiệp, gọi là xác thân này đ}y, nó yếu đuối,
mong manh, không trường tồn vĩnh viễn, thoạt sinh diệt từng sát na một,
xét ra không khác chi là bọt nước đầu gành.
Marīcidhammaṃ: Nghĩa l| ảo ảnh, phát sinh lên do các chất nóng
bốc hơi, mặt trời hè đứng ở xa trông thấy giống như cảnh thật ai cũng
phải lầm, nhưng khi đến gần thì thấy trống trơn, chẳng có chi hết. Cái giả
thân này nó giống như c{i huyễn, tạm bợ, thay đổi từng sát na, xem gần
thì nó giống như ảo ảnh vậy.
Abhisambudhāno: Nghĩa l| gi{c ngộ, thông suốt, hiểu rõ.
Mārassa papupphakāni: Là hãy tho{t đi, vượt qua khỏi tầm thấy
biết, tức là quyền hạn của tử thần, hãy đạt đến vô sinh bất tử l| Đại Niết-
bàn.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Dòng nƣớc trôi xuôi, bọt nổi phình,
Này thân huyễn hóa kiếp phù sinh<
Trăm năm nhớ lại nhƣ tàn mộng,
372
Một sớm rời đi đã biệt hình.
Tội ác gây nhiều vì ái dục,
Phƣớc lành tạo ít bởi vô minh.
Phải nhƣ Đại đức vô rừng vắng,
Gặp Phật tham thiền đắc Quả minh


3. Vua Viḍūḍabha (Lưu Ly) Trả Thù Họ Sakya

(Viḍūḍabhavatthu)
KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 47)

“Pupphāni h’eva pacinantaṃ,


Byāsattamanasaṃ naraṃ;
Suttaṃ gāmaṃ mahogho’va,
Maccu ādāya gacchati”.
“Kẻ đang mải hái hoa,
Tâm còn vọng tưởng xa.
Bị Tử thần bắt mất,
Như làng ngủ bị lụt”.
Thế Tôn dạy câu này ở Sāvatthī do câu chuyện vua Viḍūḍabha
(Vidūdabha) cùng binh lính bị lũ lụt cuốn chết.

Tại Sāvatthī có hoàng tử Pasenadi con vua Kosala, tại Vesāli có hoàng
tử Mahāli thuộc dòng Licchavī, tại Kusinārā (Câu-thi-na) có hoàng tử
Bandhuala con vua nước Mallas. Cả ba đều đến một vị thầy lỗi lạc ở
Takkasilā (thành Hoa Thị) để học tập. Tình cờ gặp nhau trong một quán
trọ ngoại thành, họ hỏi thăm nhau lý do đến đ}y, tên tuổi, dòng họ, và
sau đó họ kết bạn với nhau. Họ cùng học chung một thầy, chẳng bao lâu
sở đắc nhiều học thuật, họ rời thầy cùng lên đường về nhà.
Ông hoàng Pasenadi đã làm vua cha mãn nguyện với tài nghệ của

373
mình nên được truyền ngôi. Ông hoàng Mahāli thì tận tụy giáo hóa các
ông hoàng Licchavī đến nỗi mù mắt. C{c ông ho|ng đồng lòng cấp dưỡng
cho ông, và ông tiếp tục dạy năm trăm ông ho|ng Licchavī nhiều môn học
thuật khác nhau. Riêng ông hoàng Bandhuala thì bị các ông hoàng dòng
Mallas thách thức bảo chặt những bó tre gồm s{u mươi c}y tre, mỗi bó có
chèn thêm một thanh sắc vào giữa v| được treo lơ lửng trên không.
Bandhula nhảy cao t{m mươi cubits (khuỷu tay) dùng kiếm chém. Khi
chặt đến bó cuối, nghe tiếng sắt lách cách ông không biết tại sao, và khi
hiểu tự sự ông quăng kiếm bật khóc, trách bà con và bạn bè chẳng ai báo
cho ông biết, vì nếu biết, ông sẽ có cách chặt mà không làm cho miếng sắt
kêu. Xong ông thưa với cha mẹ ông xin giết hết các ông hoàng Mallas, và
sẽ thay họ cai trị dân. Cha mẹ ông ngăn cản với lý do l| vương quốc phải
được cha truyền con nối và dùng mọi cách thuyết phục ông bỏ ý định
này. Ông bèn bỏ đi đến Sāvatthī sống với bạn mình.
Vua Pasenadi nghe tin đón ông v|o th|nh với vinh dự đặc biệt, và tấn
phong chức thống lãnh qu}n đội. Bandhula cho mời cha mẹ đến và ngụ
luôn tại Sāvatthī.
Một hôm, vua Pasenadi đứng trên s}n thượng nhìn xuống đường,
thấy hàng ngàn Tỳ-kheo đi thọ thực về hướng nhà ông Anāthapiṇdika,
tiểu Anāthapiṇdika, Visākhā và Suppavāsā. Vua ngạc nhiên hỏi và khi biết
rằng mỗi ngày có hai ngàn Tỳ-kheo đến nhà ông Anāthapiṇdika, năm trăm
đến nhà ông Tiểu Anāthapiṇdika v| cũng khoảng số đó đến nhà của
Visākhā và Suppavāsā để nhận cúng đường thức ăn, thuốc men và nhiều
thứ kh{c, vua cũng muốn cúng dường nên đến tinh-xá thỉnh Phật và một
ngàn Tỳ-kheo đến hoàng cung thọ thực. Vua dâng cúng bảy ng|y v| đến
ngày cuối đảnh lễ và thỉnh Phật với năm trăm Tỳ-kheo tiếp tục thường
xuyên đến thọ thực. Vì chư Phật không bao giờ đến thọ thực thường
xuyên một chỗ, nên Thế Tôn cử trưởng lão Ānanda dẫn Tăng Chúng.
Trong bảy ng|y, nh| vua đích th}n sớt b{t cho chúng Tăng, không
cho phép ai làm thế. Ðến ngày thứ tám vua xao lãng bổn phận. Các Tỳ-
kheo đến cung vua thọ trai nghĩ rằng vua không hạ lệnh cho ai làm thế

374
nên không có ai lo chỗ ngồi và phục vụ chúng Tăng. Nhiều vị bỏ đi.
Ngày kế tiếp cũng vậy và thêm một số nữa ra đi. Ðến hôm sau nữa, các
Tỳ-kheo đi hết trừ Trưởng lão Ānanda.
Những người thực sự hằng sống với chánh kiến thì làm chủ được
mọi tình huống để giữ vững niềm tin cho thí chủ. Thế Tôn có hai đệ tử
tăng nòng cốt l| Trưởng lão Sāriputta và Moggallāna, hai ni nồng cốt
là Khemā và Uppalavaṇṇā(Liên Hoa Sắc), hai nam cư sĩ nồng cốt trưởng
giả Citta và Hatthaka Āḷavaka, hai nữ cư sĩ nồng cốt Veḷukaṇṭakī, mẹ của
ngài Nanda và Khujjutarā. Tóm lại, tất cả những môn đệ, bắt đầu với tám
vị này, những vị n|o đã lập nguyện, đã viên mãn Thập độ Ba-la-mật và
như thế là những bậc đại công đức. Trưởng lão Ānanda cũng vậy, đã lập
nguyện, đã viên mãn Thập độ suốt một trăm ng|n kiếp, v| đã l| một bậc
đại công đức. Do đó Ng|i không sờn lòng trước bất cứ cảnh n|o, v| đã ở
lại để giữ tín t}m cho nh| vua. Như vậy, chỉ một mình ngài Ānanda được
dâng chỗ ngồi v| cúng đường.
Mãn giờ thọ trai, vua đến và thấy thức ăn còn nguyên chưa đụng
đến, bèn hỏi lý do. Ðược biết các Tỳ-kheo đã về hết, ngoại trừ ngài
Ānanda, ông giận dữ thấy sự thiệt hại v| đến ngay Phật thưa:
- Bạch Thế tôn, con đã chuẩn bị cho năm trăm Tỳ-kheo mà hiện giờ
chỉ có một mình ngài Ānanda. Thức ăn còn nguyên không ai đụng đến,
mà không thấy bóng dáng các Tỳ-kheo tại hoàng cung. Xin Thế tôn cho
con biết lý do.
Ðức Phật không quy lỗi cho các Tỳ-kheo, chỉ trả lời:
- Ðại vương, đệ tử của Ta không tin cậy nơi Ðại vương. Ðó là lý do
họ không đến.
Rồi Phật dạy các Tỳ-kheo trong những điều kiện nào các Tỳ-kheo
không bắt buộc phải đến nhà thí chủ, v| điều kiện n|o thích đ{ng để các
Tỳ-kheo nên đến, trong b|i kinh như sau:
“Navahi bhikkhave aṅgehi samannāgataṃ kulaṃ anupagantvā ca
nālaṃ upagantuṃ upagantvā ca nālaṃ upanisīdituṃ. Katamehi navahi?

375
Na manāpena paccuṭṭhenti, na manāpena abhivādenti, manāpena
asanaṃ denti, santamassa pariguyhanti, bahukamhi thokaṃ denti,
paṇītamhi lūkhaṃ denti, asakkaccaṃ denti, no sakkaccaṃ, na
upanisīdanti dhammassavanāya, bhāsantassa na rañjiyanti. Imehi kho
bhikkhave navahi aṅgehi samannāgataṃ kulaṃ anupagantvā ca nālaṃ
upagantuṃ upagantvā ca nālaṃ upanisīdituṃ”. Navahi bhikkhave
aṅgehi samannāgataṃ kulaṃ anupagantvā ca alaṃ upangantuṃ
apagantvā vā alaṃ upanisīdituṃ”.
- Này các Tỳ-kheo, một gia đình thí chủ nếu có chín điểm không đủ tƣ cách
thì Tỳ-kheo không nên đến viếng. Nhƣ vậy, Tỳ-kheo không đến viếng gia đình
ấy vì họ không có bổn phận phải đến. Nếu họ có đến thăm thì cũng không có bổn
phận phải ngồi lại. Chín điểm ấy là gì? Ðó là:
1) Ngƣời trong gia đình không đứng lên đón các Tỳ-kheo một cách
vui vẻ.
2) Họ không chào mời các Tỳ-kheo một cách vui vẻ.
3) Họ không mời ngồi một cách vui vẻ.
4) Họ giấu giếm những gì họ có.
5) Có nhiều, cho ít.
6) Có thức ăn thƣợng hạng, cho thức ăn tồi tàn.
7) Thay vì cúng dƣờng một cách tôn kính, họ cúng dƣờng một cách
vô lễ.
8) Họ không ngồi nghe pháp.
9) Họ không nói chuyện với giọng hoan hỷ.
Ngƣợc lại, một gia đình có chín điểm đủ tƣ cách thì có quyền nhận sự thăm
viếng của các Tỳ-kheo. Các Tỳ-kheo chƣa đến gia đình ấy thì nên đến, đã đến rồi
thì nên ngồi. Chín điểm ấy là gì?
1) Họ đứng lên để gặp các Tỳ-kheo một cách vui vẻ.
2) Họ chào hỏi một cách vui vẻ.
3) Họ mời ngồi một cách vui vẻ.
4) Họ không giấu diếm những gì họ có.
5) Có nhiều, cho nhiều.

376
6) Có thức ăn thƣợng hạng, cho thức ăn thƣợng hạng.
7) Họ không cúng dƣờng một cách vô lễ. Họ cúng dƣờng một cách
tôn kính.
8) Họ ngồi nghe pháp.
9) Họ nói chuyện với giọng hoan hỷ.
Phật nói tiếp:
- Ðại vương, vì lý do n|y đệ tử của Ta thiếu lòng tin nơi ông, vì lý do
này họ đã không đến. Ngay cả những bậc minh triết thưở xưa ở nhằm
một nơi không an vui, tin tưởng, dù được phục vụ đầy đủ vẫn bị khổ sở
đến lâm trọng bệnh, phải bỏ đến một nơi lòng họ thấy an vui, tin cậy.
Vua hỏi chuyện xảy ra lúc nào, Thề Tôn kể lại:
Chuyện quá khứ:
3A. Kesava, Kappa, Nārada Và Vua Thành Bāranasī (Ba La
Nại).

Thưở xưa khi Brahmadatta cai trị xứ Bāranasī có một nhà vua
tên Kesava từ bỏ ngai v|ng, đi tu cùng với năm trăm tùy tùng sống đời ẩn
sĩ. Kappa, người giữ kho b{u cho vua cũng đi tu v| trở th|nh đệ tử của
vua. Kesava v| đo|n tùy tùng ở tám tháng trong xứ Himalaya. Mùa mưa,
họ đến thành Bāranasī tìm muối, giấm, và vào thành khất thực. Vua
Bāranasī h}n hoan đón họ, được Kesava hứa ở lại suốt bốn th{ng mưa.
Vua cất nh| trong vườn và sáng chiều lui tới phục vụ.
Những ẩn sĩ đệ tử của Kesava, ở đó được vài ngày thì rất bực mình vì
tiếng voi v| thú kh{c nên đến gặp Kesava cằn nhằn v| đòi đi về
Himalaya. Kesava không thuận vì đã hứa ở lại bốn th{ng mưa, nhưng họ
vẫn khăng khăng xin đi, viện cớ họ không được thầy họ cho biết trước.
Cuối cùng họ xin đến một nơi c{ch đ}y không xa, để có thể biết được tin
tức về thầy họ. Rồi họ đảnh lễ Kesava, lên đường, để lại một mình Kesava
ở lại trong cung vua. Không bao lâu Kappa cũng bất mãn. Dù vị thầy cố
gắng thuyết phục nhiều lần, Kappa cũng bỏ đi v| gặp lại những người
trước.
377
Vị thầy nhớ nghĩ liên miên đến c{c đệ tử của mình. Sau một thời
gian, ông nhuốm bệnh vì nội tâm bất an. Vua mời thầy thuốc nhưng
không thuyên giảm. Cuối cùng ẩn sĩ Kesava bảo vua nếu muốn cho ông
được khỏe thì đưa ông đến c{c đệ tử. Vua chấp thuận, đặt ẩn sĩ lên
giường, sai bốn quan đại thần dẫn đầu bởi Nārada khiêng ông đến nhóm
đệ tử, không quên dặn họ cho vua biết tin ẩn sĩ sống ra sao.
Kappa nghe tin đến gặp ông, v| c{c đệ tử cũng tụ tập lại, dâng thầy
nước nóng, nhiều loại trái cây. Ông khỏi bệnh chỉ trong vài ngày, thân
thể trở lại màu vàng chói.
Nārada hỏi ông:
“Manussindaṃ jahitvāna,
Sabbakāmasamiddhinaṃ;
Kathannu bhagavā kesi,
Kappassa ramasi assameti”.
Ngài bỏ vị vua giàu mạnh.
Sẵn lòng đáp đủ nhu cầu.
Ðến Kappa, chốn Rừng sâu.
Thiếu thốn, Ngài sao an ổn?
--------------------
‚Chốn thảo am đủ mùi dục lạc,
Sao Thế Tôn Quyền Phát bỏ đi.
Thảo am Lý Phát có chi,
Mà Ngài lƣu luyến làm gì cho cam?‛.

“Sādūni ramaṇīyāni,
Santi rukkhā manoramā;
Subhāsitāni kappassa,
Nārada ramayanti manti”.
- Cây cối đây xanh tươi, êm ả,
Làm lòng ta khoan khoái vô cùng.
Lời Kappa dịu ngọt, khiêm cung.
378
Ta mãn nguyện, Nārada ạ.
---------------------
‚Nārada này, chốn thảo am,
Là nơi ta thích, không nhàm chán đâu.
Cỏ cây đẹp mát rừng sâu,
Có trì Lý Phát bạn bầu sớm hôm‛.

“Sālīnaṃ odanaṃ bhutvā,
Sucimaṃsūpasecanaṃ;
Kathaṃ sāmākanivārā,
Aloṇā sādayanti tanti”.
- Gạo nàng hương nấu chung thịt ngọt.
Ngài từng quen vị tột đậm đà.
Nay kê cùng gạo lạt rừng già.
Mùi thanh đạm Ngài kham sao nổi?
-----------------------
‚Cơm Cà Ri thơm ngon trộn thịt,
Ngài quen dùng thỏa thích sẵn sàng.
Sá chi kê lạt tồi tàn,
Mà Ngài lƣu luyến buộc ràng nơi đây?‛.

“Asāduṃ yadi vā sāduṃ,
Appaṃ vā yadi vā bahuṃ;
Vissaṭṭho yattha bhuñjeyya,
Vissāsaparamā rasāti”.
- Vật thực cho dù ngon dù dở.
Ít oi hay là được phong nhiêu.
Tin tưởng nhau, vui sống thương yêu
Lòng tin tưởng, vị ngon nào sánh nổi?
-------------------
‚Dầu ngon dầu dở trối thây,

379
Dầu nhiều dầu ít, dạ này chẳng lo.
Chung vui bạn lữ thầy trò,
Ăn sao cũng đƣợc, miễn cho thâm tình‛.
Thế Tôn kết thúc bài học và hợp nhất.
- Vua lúc đó l| Moggallāna, Nārada là Sāriputta, đệ tử Kappa là Ānanda
và Ẩn sĩ l| Ta. Như thế, Ðại Vương, thưở xưa người trí cũng phải chịu
đựng sự đau đớn và cần đến nơi xứng đ{ng với lòng tin. Ðệ tử của Ta
không tin cậy ông, không còn nghi ngờ gì nữa.
(Hết chuyện quá khứ)
Nhà vua vì muốn mua chuộc lại lòng tin của Tăng đo|n nên nghĩ
c{ch l| cưới một cô gái thân tộc của Thế Tôn. Như thế các Sa-di và những
người tập tu sẽ đến cung vua, vì bây giờ là thân tộc với Thế Tôn.
Vua gửi sứ giả đến. Họ Thích bối rối không biết tính sao vì vua là kẻ
thù của họ, nếu từ chối sẽ bị vua phá hoại, hơn nữa vua lại không cùng
đẳng cấp.
Vua Mahānāma đề nghị gả con gái của mình tên Vāsabhakhattiyā, là
một con của một tỳ thiếp. Sứ giả về thuật lại. Vua hân hoan vì
biết Mahānāma là anh em chú bác với Thế Tôn. Vua cử sứ giả đi đón cô
gái, không quên dặn dò.
- Những ông hoàng thuộc giai cấp chiến sĩ n|y rất dối tr{, ngươi chỉ
đưa cô ta về khi chắc chắn cô ta cùng ngồi ăn với cha.
Mọi việc xong xuôi, v| sau đó Vāsabhakhattihà được tấn phong hoàng
hậu với năm trăm cung nữ theo hầu. Chẳng bao lâu bà sanh một hoàng
nam. Vua vui sướng sai người hầu đem tin đến cho Hoàng Thái hậu, tức
là bà nội vua để xin đặt tên. Thái thái hậu thốt lên:
- Trước khi sanh hoàng nam, hoàng hậu đã được lòng mọi người.
Bây giờ chắc vua càng phải "sủng ái" hoàng hậu hơn hết.
Nhưng người hầu này lãng tai, do anh ta nghe lầm chữ "Vallbhā" là
sũng {i th|nh " Viḍūḍabha " (tức Viḍūḍabha) nên về tâu với vua.

380
- Thái thái hậu bảo đặt tên cho hoàng tử là Viḍūḍabha.
Vua tu}n theo, vì nghĩ rằng đó l| một tên rất xưa trong ho|ng tộc.
Dù còn nhỏ, hoàng tử được ban chức cho thống lãnh qu}n đội vì vua tin
rằng như thế sẽ làm vui lòng Thế tôn.
Hoàng tử lúc bảy tuổi thấy các hoàng tử kh{c được bà ngoại tặng
voi, ngựa và nhiều quà khác, thèm thuồng hỏi mẹ sao mình không có.
Hoàng hậu đ|nh trả lời là ông bà ngoại thuộc dòng họ Thích ở xa lắm.
Lên mười sáu tuổi chàng lại nói với mẹ muốn đi thăm bên ngoại, bà lại
thối thác bảo xa lắm đi l|m gì, ch|ng đòi mãi, cuối cùng bà mẹ xiêu lòng
cho đi với đo|n tùy tùng đông đảo và một l{ thư dặn dò. Dù vậy, họ
Thích vẫn đối xử với chàng lạnh nhạt, họ cho các ông hoàng nhỏ về quê
hết nên không ai đến chào kính chàng. Họ giới thiệu với chàng cộc lốc:
- Ðây là ông ngoại bạn, đ}y l| chú bạn.
Ở lại vài ngày, hoàng tử Viḍūḍabha cùng đo|n tùy tùng lên đường trở
về. Một tỳ nữ lau chùi chỗ ngồi của chàng tại nhà nghỉ hoàng gia với
nước và sữa, đã nói giọng khinh bỉ:
- Ðây là chỗ ngồi của con trai nàng hầu Vāsabhakhattyā.
Một người lính bỏ quên thanh kiếm trở lại lấy, nghe hết lời cô tỳ nữ.
Ðiều tra và biết rằng Vāsabhakhattyā là con gái của một tỳ nữ
của Mahānāma, anh ta loan tin trong qu}n đội l|m n{o động mọi người.
Hoàng tử Viḍūḍabha biết chuyện thề rằng: "Bây giờ họ Thích lau chỗ ngồi
của ta bằng sữa với nước, khi ta l|m vua trong vương quốc của ta, ta sẽ
lau chỗ ngồi của ta bằng máu phun ra từ cổ họng họ."
Ðoàn quân về đến Sāvatthī thì tin tức cũng đến tai vua. Tức giận
dòng họ Thích, ông truất phế hoàng hậu và hoàng tử, giáng xuống làm
người hầu.
Vài ngày sau, Thế Tôn đến hoàng cung, vua bạch lại tự sự. Thế Tôn
khuyên vua:
- Ðại vương! Họ Thích làm thế không đúng. Muốn gả con cho vua

381
họ phải lựa người cùng đẳng cấp. Nhưng n|y Ðại vương! Ta cần nói
thêm cho ông rõ Vāsabhakhattyā là con gái của vị vua đã nhận lễ phong
vương thuộc giai cấp chiến sĩ, v| Vidūdabha cũng l| con của vua. Có quan
trọng gì gia đình người mẹ? Chỉ có gia đình người cha mới thật l| thước
đo địa vị xã hội. Minh quân thời xưa vẫn phong hoàng hậu cho một cô
g{i lượm củi nghèo nàn, và hoàng tử con của cô là vua xứ Bāranasī, một
thành rộng mười hai dặm, tên vua là Katthavāhana.
Rồi Thế Tôn kể chuyện bổn sanh Katthavāhana. Vua nghe pháp sanh
tâm hoan hỷ và phục hồi vương tước cho hoàng hậu và hoàng tử.
Tại Kusinārā, cô Mallikā con gái của ông Mallikā, và bà vợ của
Bandhula vị thống lãnh qu}n đội, đã từ lâu hiếm muộn không sinh
nở. Bandhula đuổi cô về nh|. Trước khi về cô vào Jetavana đảnh lễ Thế
Tôn v| đứng hầu. Thế Tôn hỏi thăm, cô kể lại v| được Ngài khuyên hãy
trở lại nhà chồng. Bandhula được nàng thuật lời dạy của đấng thập lực,
biết rằng Phật có lý do n|o đó nên chấp thuận.
Chẳng bao lâu Mallikā mang thai, và chợt thèm được tắm và uống
nước trong hồ sen ở Vesālī của các ông hoàng Licchavī thường dành cho
buổi lễ đăng quang. Bandhula chiều ý lấy cây cung mà một ng|n người
mới giương nổi, đặt vợ lên xe v| đ{nh xe từ Sāvatthī đến Vesālī, vào
thành bằng cổng dành cho ông hoàng Licchavī Mahāli. Nghe tiếng xe
của Bandhula, Mahāli đang ở trong ngôi nhà sát bên cổng, hiểu ngay là
các ông hoàng Licchavī sắp bị phiền nhiễu.
Hồ sen được canh gác kỹ lưỡng từ trong lẫn ngoài. Bên trên hồ có
giăng một lưới sắt, mắt nhỏ đến nỗi chim bay không lọt. Tướng lãnh
Bandhula ngang nhiên xuống xe, tấn công lính canh, đuổi họ chạy rồi xé
lưới sắt, xuống hồ sen cùng tắm với vợ. Xong ông ra khỏi thành, theo con
đường cũ trở về.
Lính canh b{o động cho các ông hoàng Licchavī. Họ phẫn nộ mang
năm trăm xe đuổi theo, quyết bắt cho kỳ được Bandhula và Mallikā.
Nhưng Mahāli ngăn lại vì sợ họ bị giết hết. Mặc, họ vẫn ra đi. Mahāli lại

382
cảnh cáo họ, hãy quay lại khi thấy xe của Bandhula lún xuống đất trên
trục xe, nếu họ vẫn chạy tiếp sẽ nghe tiếng sét nổ trước mặt, nếu họ
không quay lại sẽ thấy một lỗ hổng trên ách xe của họ, khi đó họ chớ nên
đi xa hơn. Mặc, họ vẫn đuổi theo không quay lại.
Mallikā trông thấy xe đuổi phía sau, báo với chồng, Bandhula dặn khi
tất cả xe xếp thành hàng chữ nhất thì cho biết. Lúc đó ông trao d}y
cương cho vợ rồi nâng cung lên, bánh xe của ông liền lún xuống đất đến
trục xe. Các ông hoàng vẫn đuổi theo. Ông búng dây cung, tiếng nổ vang
lên như sét đ{nh. Họ vẫn không quay lại. Ông bắn một mũi tên th|nh
một lỗ hổng trước mỗi xe, xuyên qua thắt lưng của năm trăm ông ho|ng
và chui xuống đất. Các ông hoàng Licchavī không biết l| mình đã bị bắn,
lại cố la to:
- Dừng lại! Dừng lại!
Và họ vẫn tiếp tục đuổi theo. Bandhula dừng xe nói:
- C{c anh to|n l| người chết. Ta không đ{nh nhau với người chết!
- Chúng ta l| người chết sao?
- Hãy nới lỏng thắt lưng của vị chỉ huy trưởng các anh!
Họ nới lỏng thắt lưng ông ho|ng kia. Ngay lúc ấy, ông ta ngả xuống
chết.
Bandhula nói:
- Tất cả các anh cùng chung cảnh ngộ. Hãy về nhà giải quyết mọi
việc cần thiết, dặn dò vợ con lần cuối, sau đó hãy cởi giáp.
Họ làm theo lời, và cuối cùng những ông hoàng ấy ngã ra chết hết.
Bandhula dẫn Mallikā về Sāvatthī.
Mallikā sinh đẻ tất cả mười sáu lần, lần nào cũng sinh đôi. Con của
b| đều dũng kiện, sức mạnh phi thường th|nh đạt nhiều học thuật. Mỗi
người có một ngàn tùy tùng. Mỗi khi theo cha đến hoàng cung, sân
ch{nh điện chật ních người của họ.

383
Có lần trong một vụ án lừa đảo, Bandhula xử lại vụ kiện sáng suốt và
công bằng, người chủ thật sự được quyền hợp pháp. Dân chúng hoan hô
và tán thán ông. Chuyện đến tai vua, các quan tòa bị cách chức, mọi
quyền h|nh được vua giao lại cho Bandhula. Thấy quyền lợi bị thiệt hại,
các quan tòa gây chia rẽ trong hoàng tộc bèn loan tin Bandhula muốn
chiếm ngai vàng. Vua tin lời họ, muốn trừ khử Bandhula nên mua chuộc
một số người, bảo họ nổi loạn ở biên giới và phái Bandhula đi dẹp loạn,
đồng thời ngầm sai một nhóm lính hùng mạnh đi theo ông để chặt đầu
ông v| ba mươi hai người con mang về. Kết quả xảy ra đúng như vua
mong muốn.
Ngày hôm ấy, Mallikā mời hai đại đệ tử của Phật cùng năm trăm Tỳ-
kheo đến nh| trai tăng. B| nhận thư b{o hung tin, xem xong thản nhiên
cất thư v|o túi {o, v| tiếp tục thết đãi tăng chúng như không có việc gì
xảy ra. Lúc bấy giờ các tỳ nữ đang d}ng thức ăn, sẩy tay làm bể hũ mật
trước mặt c{c Trưởng Lão. Ngài Sāriputta khuyên b| đừng quan t}m đến
đồ vật vì bản chất của chúng là bể nát. Mallikā rút bức thư trong túi ra
thưa:
- Con vừa nhận được tin chồng v| c{c con đều bị chặt đầu, lòng con
chẳng hề xao xuyến, huống hồ một c{i hũ bể, thưa tôn Giả?
Vị thống soát của niềm tin đọc bài kệ bắt đầu như sau: "Tuổi thọ
chúng sanh đ}y, bao l}u thật khó biết...".
“Animittamanaññātaṃ,
Maccānaṃ idha jīvitaṃ;
Kasirañca parittañca,
Tañca dukkhena saṃyuttanti”.
‚Sinh tử không kỳ hạn,
Tuổi thọ khó tiên đoán.
Đời tồi tệ nhỏ nhen,
Đầy khổ đau hoạn nạn‛.
Thuyết pháp xong Ngài đứng dậy trở về tinh xá, Mallikā gọi ba mươi

384
hai n|ng d}u đến khuyên nhủ:
- Chồng các con không có tội lỗi gì, chỉ lãnh quả báo nghiệp {c đời
trước. Ðừng đau buồn, đừng than khóc! Hãy yêu thương, đừng oán giận
nhà vua!
Gi{n điệp của vua nghe được, tâu lại, vua cảm động vô cùng, đến
gặp Mallikā xin bà và các con dâu tha thứ, và vua sẽ ban cho bà một ân
huệ. Bà nhận lời... Cúng giỗ cho chồng v| c{c con xong, b| đi tắm rồi đến
cung vua xin được ân huệ là trở về quê với các con dâu. Các con dâu về
nhà họ, còn bà về nhà mình ở Kusinārā. Vua ban chức thống lãnh quân
đội cho Dīghakārayana, một người cháu của Bandhula. Nhưng ông n|y đi
đ}u cũng mắng nhiếc vua l| đã giết chú của mình.
Kể từ ngày giết oan Bandhula, vua ăn năn đau khổ, lòng bất an và
chẳng còn niềm vui nào trong việc an dân trị nước. Thời gian đó đấng
Ðạo sư đang ngụ gần ngôi làng nhỏ Ulumpa của họ Thích. Vua cắm trại
c{ch đó không xa. Ông đến tinh x{ đảnh lễ Thế Tôn với số ít người hầu
th}n tín. Vua bước v|o hương thất một mình, sau khi giao năm thứ biểu
trưng vương vị cho Dīghakārayana(Kinh Dhammacetya đã kể như vậy).
Ông này nhận năm món ấy xong liền tôn hoàng tử Viḍūḍabha lên
ngôi, trở về Sāvatthī, chỉ để lại một con ngựa và một tỳ nữ.
Vua thăm hỏi Thế Tôn xong trở ra không thấy quân lính, hỏi tỳ nữ
biết tự sự, bèn định cùng với cháu bắt Viḍūḍabha. Ông đi Rājagaha, đến
cổng thành trời đã tối. Kiệt sức vì phơi mình ngo|i nắng gió, vua Pasenadi
nằm nghỉ trong một quán trọ và tắt thở ngay đêm ấy.
Trời hừng s{ng, người ta nghe tiếng đ|n b| than khóc:
- Vua của xứ Kosala hỡi! Ngài chỉ còn một mình, mất hết người che
chở rồi!
T}n vương th|nh Rājagaha được họ đến báo tin bèn cử hành tang lễ
trọng thể.
Nhớ lại thù xưa, vua Viḍūḍabha dẫn một đo|n qu}n ra khỏi thành cốt

385
giết cả dòng họ Thích. Thế Tôn quan sát thế gian vào buổi sáng, thấy
thân tộc sắp bị tiêu diệt, có ý muốn bảo vệ. Ng|i đi khất thực, trở về nằm
nghiêng bên phải như sư tử trong hương thất. Chiều, Ngài bay lên trời
và ngồi xuống một gốc c}y trơ trọi, ít bóng mát, trong vùng lân cận
Kapilavatthu. C{ch đó không xa, có một c}y đa thật to, bóng mát che rợp,
nằm ở bên biên giới của vương quốc Viḍūḍabha. Vua Viḍūḍabha ngạc
nhiên tại sao Thế Tôn không ngồi dưới bóng m{t c}y đa khi trời quá
nóng bức, bèn hỏi Thế Tôn v| được Ngài trả lời:
- Ðừng lo lắng! Ðại vương! Bóng m{t của thân bằng quyến thuộc là
Ta mát mẻ.
Vua biết ý Thế Tôn muốn che chở dòng họ nên đảnh lễ Ngài, quay
về Sāvatthī. Thế Tôn cũng đứng lên bay về Jatavana.
Lòng thù hận học Thích vẫn chưa nguôi ngoai, vua lại ra đi lần thứ
hai. Thấy Thế Tôn còn ở chỗ cũ, vua đ|nh quay về. Lần thứ ba cũng vậy.
Ðến lần thứ tư, Phật quán sát thấy rõ h|nh động quá khứ của dòng họ
Thích l| đã ném thuốc độc xuống sông; biết không thể ngăn chặn được
quả b{o nên Ng|i không đi đến gốc c}y trơ trọi nữa. Thế là vua
Viḍūḍabha với binh lực hùng hậu mặc tình tiến tới.
Thân tộc của Thế Tôn giữ giới nên không giết hại kẻ thù mình, họ
thà chết hơn đoạt mạng sống kẻ khác. Họ mặc gi{p lên đường chiến đấu,
hy vọng dùng tài ba của mình khiến kẻ địch bỏ chạy. Những xạ thủ tài
giỏi họ Thích khéo léo điều khiển mũi tên bắn xuyên qua khiên và kẽ hở
lỗ tai, mà không trúng ai cả. Vua Viḍūḍabha thấy tên bay không tin rằng
họ Thích giữ lời hứa không sát hại kẻ thù, nhưng khi đếm lại số người
của mình còn nguyên, ông mới hết nghi ngờ. Tuy vậy ông vẫn ra lệnh bộ
hạ giết hết họ Thích, trừ những người theo Thích Mahānamā.
Họ Thích đứng trên đất của mình, không còn biết cách xoay sở nào
khác nên một nhóm ngậm lá cỏ trong răng, nhóm kh{c cầm lau sậy chực
sẵn. Khi được hỏi có phải họ Thích Sākyas không, thì họ trả lời hoặc
không phải Sāka (rau) mà là cỏ, hoặc không phải Sāka (rau) mà là sậy.

386
Nhờ vậy, hai nhóm này thoát chết. Sau, những người cầm lau sậy có tên
là Thích-lau. Vì chữ sāka (rau) có }m tương tự chữ Sākiyas (Thích) nên họ
nói trớ để khỏi phạm giới vọng ngữ. Vua Viḍūḍabha chỉ tha những người
đi theo Mahānamā, ngoài ra trừ diệt hết họ Thích không chừa đứa trẻ nằm
nôi. Vua Viḍūḍabha đã g}y ra một dòng sông máu, lau chỗ ngồi của mình
bằng máu phun từ cổ họ Thích.
Vua trở về, bắt theo Mahānama. Ðến giờ ăn s{ng, vua muốn cùng ăn
với ông ngoại Mahānama. Giai cấp chiến sĩ th| chịu chết hơn cùng ăn với
con của nô lệ, vì vậy ông từ chối, nhưng lại sợ vua giết mình, tiến thoái
lưỡng nan đ|nh chọn tự kết liễu đời mình. Ông viện cớ tay chân lấm bẩn
xin đi tắm. Rồi ông xỏa tóc xuống, thắt gút ở đuôi, thóc ngón ch}n to lớn
của ông vào tóc, lao mình xuống nước. Do công đức của ông, long cung
bị nóng lên. Long vương ngạc nhiên bèn đến chỗ ông, đặt ông ngồi trên
v}y v| đưa ông đến long cung. Ông ở lại đó mười hai năm. Vua
Viḍūḍabha đợi mãi không thấy ông, cho lệnh rọi đèn xuống hồ tìm, khám
xét trong mớ quần áo của bộ hạ ông nhưng không thấy ông đ}u cả. Cho
rằng ông đã đi, vua Viḍūḍabha lên đường. Vua đến sông Aciravatī trong
đêm v| cắm trại ở lại. Ðoàn tùy tùng của vua một số nằm trên bờ trên cát
trong lòng sông cạn, một số nằm trên bờ đất cứng. Người nằm trên bờ
cát là những người không phạm tội {c đời trước, bị kiến cắn nên lội khỏi
bờ cát lên nằm trên bờ đất; còn những người nằm trên bờ đất là những
người phạm tội c{c đời trước, nên khiến lội xuống bờ cát trong lòng
sông. Ngay lúc ấy một cơn bão thổi đến, mưa trút xuống không ngớt. Lũ
lụt tràn ngập con sông, cuốn vua Viḍūḍabha v| đo|n tùy tùng xuống biển
làm mồi cho cá và rùa.
Dư luận xôn xao về việc họ Thích bị t|n s{t v| cho đó l| bất công.
Ðức Phật giải thích là không phải bất công nếu biết nghiệp quá khứ, vì
kiếp trước họ đã }m mưu ném thuốc độc xuống sông. Các Tỳ-kheo cũng
lại b|n t{n trong Ph{p đường, Phật liền dạy:
- Các Tỳ-kheo! Trong lúc các chúng sanh này lo thỏa mãn tham vọng
của họ, Diêm vương cắt ngắn mạng sống của họ và ném họ vào bốn biển

387
phiền não, giống như lũ lụt cuốn trôi ngôi l|ng đang say ngũ.
Và Ngài nói Pháp Cú:
“Pupphāni h’eva pacinantaṃ,
Byāsattamanasaṃ naraṃ,
Suttaṃ gāmaṃ mahogho’va,
Maccu ādāya gacchati”.
(47) Người nhặt các loại hoa,
Ý đắm say, tham nhiễm,
Bị thần chết mang đi,
Như lục trôi làng ngủ.

‚Kẻ mải hái hoa ngũ trần,
Tâm còn mê vọng, tử thần bắt đi.
Nhƣ làng xóm ngủ li bì,
Nửa đêm bị nƣớc cuốn đi thình lình‛.
Khi thời pháp chấm dứt, nhiều vị Tỳ-kheo chứng đắc Thánh quả,
nhất l| Sơ quả.
Đại chúng thính ph{p cũng đều hưởng được sự lợi ích.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trong bài kệ Phạn Ngữ, câu byāsattamanasaṃ nghĩa l|: T}m còn
lưu luyến đến chỗ đã đến, hoặc đến chỗ chưa đến cũng như thợ làm
tr|ng hoa, v|o hoa viên để h{i hoa, tuy còn đang h{i ở đ}y m| t}m đã
vọng tưởng đến chỗ kh{c, người ấy đưa t}m đi chu du khắp vườn hoa,
dự định hái hết chỗ này sang qua chỗ kia, vừa đi vừa hái hoa, vừa để tâm
lông bông như thế n|o, thì cũng như thế ấy, người say mê, đắm nhiễm
ngũ trần, khi chiếm hữu một bông hoa biết nói, có một nhan sắc ưa nhìn,
hoặc có thanh, hương, vị, xúc vừa lòng đẹp ý rồi, cũng còn hướng tới mơ
ước những bông hoa khác nữa, người ấy chưa hề biết đủ và còn thả tâm
hồn đi lông bông theo c{c bông hồng xa lạ. Cũng đồng một nghĩa như
388
trên, đối với người thế thì bông hoa ấy là bò, trâu, tôi tớ, trai gái, ruộng
vườn, làng, xứ, quận chẳng hạn, còn đối với bậc xuất gia thì là cốc liêu,
tịnh thất, y, bát chẳng hạn, đó l| những bông hoa có tên l| ngũ trần dục
lạc m| người mải mê thâu nhặt hết chỗ này đến chỗ kh{c, l| người tâm
còn vọng tưởng ngũ trần vậy.
Suttaṃ gāmaṃ (làng ngủ say), không phải l| đồ vật trong l|ng như
nhà cửa, v{ch phên< ngủ mà gọi là làng ngủ say, đ}y l| nói về những
chúng sinh như người và súc vật đang ngủ yên giấc lúc ban đêm, l|ng
ngủ bị tử thần l| nước dâng lên ngập lụt cả hai ba do tuần cả chiều dài
lẫn chiều sâu bị lôi cuốn đem đi.
Cũng như thế ấy, tử thần l| dòng nước lũ, lôi cuốn tất cả chúng sinh
trong làng không sót một ai, dầu l| đ|n ông hay đ|n b|, bò, tr}u, g|, vịt
chi cũng bị đưa ra biển làm mồi cho cá và rùa, thì sự tử vong cũng vậy,
nó bắt những kẻ đang mê vọng ngũ trần, cắt đứt mạng căn của mình, kẻ
ấy bị nhận chìm xuống biển tứ {c đạo.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Vì chút tƣ thù khởi chiến tranh,
Viḍūḍabha Vƣơng tạo nghiệp không lành.
Làn tên hữu ý dầu miễn tử,
Núi kiếm vô tình chẳng phóng sinh?
Máu đỏ loang hồng tòa khách sảnh,
Lòng son tô thắm đất Kìm Thành.
Diệt dòng giới vức vui chƣa trọn,
Bụng cá vùi thây chẳng hổ danh.


4. Người Tôn Vinh Chồng

(Patipūjikāvatthu)

389
KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 48)

“Pupphāni h’eva pacinantaṃ,


Byāsattamanasaṃ naraṃ;
Atittaṃ yeva kāmesu,
Antako kurute vasaṃ”.
“Kẻ đang mãi hái hoa,
Tâm còn vọng tưởng xa.
Tìm hưởng thú dục lạc,
Tử thần nhốt chẳng tha”.
Thế Tôn nói lên câu này lúc ở Sāvatthī, liên quan đến cô Patipūjikā,
tức l| người tôn vinh chồng.

Ở cõi trời ba mươi ba có một vị trời tên là Mālabhārī - người mang
vòng hoa - v|o vườn cảnh cùng với một ngàn thiên nữ. Một nửa số thiên
nữ trèo lên cây ném hoa xuống, một nửa ở dưới đất nhặt hoa rơi, trang
điểm cho vua trời. Một thiên nữ đang ngồi trên c|nh c}y thì qua đời,
thân biến mất như một {nh đèn tắt, và tái sanh trong một gia đình có địa
vị tại Sāvatthī. Cô nhớ lại tiền kiếp nên lớn lên thường d}ng cúng hương
hoa, để cầu nguyện được tái sanh về với người chồng kiếp trước.
Mười sáu tuổi cô được gả chồng. Bất cứ khi n|o cúng dường chư Tỳ-
kheo thức ăn theo phiếu rút thăm, thức ăn ng|y rằm v| ba mươi mỗi
tháng hay suốt mùa mưa, cô đều nguyện được trở về với người chồng
kiếp trước. Các Tỳ-kheo bảo cô luôn tích cực và bận rộn chỉ vì ước muốn
đó, v| gọi cô là Patipūjikā, người tôn vinh chồng. Cô thường phục vụ tại
hội đường, lo nước uống và chỗ ngồi cho các Tỳ-kheo. Mỗi khi có ai
muốn cúng dường thức ăn theo phiếu rút thăm, hoặc thức ăn ng|y rằm
v| ba mươi, họ đều đưa đến cho cô để d}ng lên Tăng chúng. Phục vụ
như thế, cô đã được năm mươi s{u thiện pháp cùng một lúc. Về đời sống
gia đình, cô lần lượt sanh được bốn người con.
Một hôm sau khi cúng dường v| đảnh lễ các Tỳ-kheo, nghe pháp và

390
thọ trì giới xong, đến chiều tối, cô thình lình mắc bệnh, qua đời và tái
sanh về với chồng trước. Suốt thời gian đó c{c thiên nữ vẫn đang nhặt
hoa trang điểm cho vua trời. Mālabhārī thấy cô hỏi thăm cô đi đ}u, cô kể
lại đầu đuôi v| sống buông lung thay vì bố thí cúng dường, và cứ luân
hồi vô số kiếp, không biết đến già và chết. Vua trời tội nghiệp và thay
cho thế gian, cứ sống say chết ngủ, không biết đến bao giờ mới thoát
khỏi phiền não đau khổ. (Một trăm năm cõi ngƣời bằng một ngày đêm cõi
trời. Ba mƣơi ngày đêm cõi trời thành một tháng, mƣời hai tháng là một năm và
một kiếp trời dài một ngàn năm trời, tức ba mƣơi sáu triệu năm ở cõi ngƣời).
Hôm sau các Tỳ-kheo v|o l|ng, đến hội đường không có ai chăm lo,
không chỗ ngồi, không nước uống v| được biết là Patipūjikā đã qua đời.
Tỳ-kheo nào chưa chứng Sơ quả, nhớ lại lần ân cần tiếp đãi của cô,
không cầm được nước mắt; còn những Tôn giả đã chứng A-la-hán thì
thấm thía pháp vị.
Các Tỳ-kheo sau giờ tiểu thực, thưa hỏi Thế Tôn về cô, v| được biết
cô đã t{i sanh về cõi trời ba mươi ba với người chồng trước đúng theo sở
nguyện. Họ ngậm ngùi cho kiếp người quá ngắn ngủi, mới sáng nay
dâng thức ăn cho Tăng chúng, chiều đã bệnh v| qua đời. Ðức Phật bèn
dạy:
- Này, các Tỳ-kheo! Thế gian này mạng sống của chúng sanh rất
ngắn ngủi. Do đó trong khi họ đang còn mong muốn danh lợi thế gian,
v| tham đắm dục lạc chưa thỏa mãn, thì tử thần đã {p đảo họ mang đi
trong tiếng khóc than.
Rồi Thế Tôn nói kệ:
“Pupphāni h’eva pacinantaṃ,
Byāsattamanasaṃ naraṃ;
Atittaṃ yeva kāmesu,
Antako kurute vasaṃ”.
(48) Người nhặt các loại hoa,
Ý đắm say tham nhiễm,

391
Các dục chưa thỏa mãn,
Ðã bị chết chinh phục.

‚Kẻ mải hái hoa vô tình,
Tâm còn vọng tƣởng chẳng gìn giữ thân.
Trong giờ thọ hƣởng ngũ trần,
Lòng còn nô lệ, tử thần chẳng xa‛.
Bài kệ chấm dứt, nhiều vị Tỳ-kheo chứng đắc Thánh quả, nhất là
Thánh quả Tu-đ|-hoàn, đại chúng thính ph{p đều được hưởng nhiều lợi
ích.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Pupphāni h’eva pacinantaṃ: Như người thợ l|m tr|ng hoa v|o vườn
hoa mải mê h{i hoa. Người ham mê ngũ trần mải mê góp nhặt những vật
dính liền v|o x{c th}n. X{c th}n v| c{c đồ vật dụng khác, gọi là hoa dục
lạc.
Byāsattamanasaṃ naraṃ: T}m lưu luyến đủ mọi cách, chỗ n|o chưa
đến thì khát khao mong mỏi, chỗ n|o đã đến rồi thì bị {i đắm say.
Atittaṃ yeva kāmesu: không bao giờ thỏa mãn trong sự tìm kiếm,
thọ hưởng tích trữ mọi thứ ngũ trần dục lạc.
Antako kurute vasaṃ: Bị lọt vào tay của Tử thần là sự chết, dầu cho
thở than khóc lóc gì cũng vô ích, thế n|o cũng bị nó bắt đem đi.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Một phút thiên đình lỡ sẩy chân,
Sự Phụ sa đọa xuống hồng trần.
Hái hoa còn nhớ khi đoàn tụ,
Làm phƣớc chƣa quên buổi hợp quần.
Sống chỉ nguyện siêu về cảnh cũ,
392
Thác không lo đoạn mất tình thân.
Giữa thời xuân sắc xinh nhƣ mộng,
Giã biệt chồng con dứt nợ trần.


5. Kosiya Keo Kiệt

(Macchariyakosiyaseṭṭhivatthu)
KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 49)

“Yathā pi bhamaro pupphaṃ,


Vaṇṇagandhaṃ aheṭhayaṃ;
Paleti rasam’ādāya,
Evaṃ gāme munī care”.
“Ví như ong lấy mật,
Không hại sắc và hương.
Vị Sa môn hành khất,
Vào làng lại trở ra”.
Khi ngụ tại Sāvatthī, Thế Tôn dạy c}u n|y, liên quan đến chưởng
khố Niggardly Kosiya.

Tại thành phố Jaggery, gần Rājagaha có chưởng khố Niggardly Kosiya
tài sản lên đến t{m trăm triệu đồng, nhưng chẳng bao giờ bố thí, dù chỉ
một giọt dầu nhỏ xíu đủ đọng trên đầu ngọn cỏ, thậm chí còn không
d{m ăn. Của cải nhiều như thế mà con trai, con gái và cả Tỳ-kheo, Bà-la-
môn đều không được hưởng cứ còn nguyên vẹn, giống như một hồ nước
bị ma ám.
Sáng sớm đức Phật xuất định Ðại bi Tam-muội, dùng Phật nhãn
quán sát hàng tín hữu của Ngài trong khắp vũ trụ, và thấy cách Ngài bốn
mươi lăm dặm có vị chưởng khố và bà vợ đủ duyên l|nh được hóa độ.
Ng|y trước đó, chưởng khố đến hoàng cung chầu vua. Trên đường

393
về ông thấy một người nhà quê gần chết đói, đang ăn c{i b{nh tròn đầy
ch{o chua. Ông ph{t đói bụng. Khi về nh|, ông nghĩ nếu nói ra chuyện
mình đói người kh{c cũng đói ăn theo, thì sẽ tốn biết bao, nào mè, mật
mía, đường thô và nhiều thứ khác, chi bằng im đi. Ông đi b{ch bộ, chịu
đựng cơn đói. H|ng giờ trôi qua, mặt ông tái mét, càng lúc càng xanh xao
vàng vọt, gân nổi khắp người. Cuối cùng hết chịu nổi, ông về phòng,
nằm vật xuống ôm chặt thanh giường. Tuy qu{ đau đớn vì đói, nhưng
nghĩ đến của cải bị tốn kém hao phí, ông chẳng dám hé môi.
Vợ ông đến thăm ông, xoa lưng hỏi han:
- Phu chủ, có việc gì vậy?
- Không.
- Nhà vua làm ông buồn bậc?
- Không.
- Nếu thế thì ... hay là ông cần gì, thèm gì?
Ông nhảy nhổm vì đúng ngay vết thương lòng. Nhưng lòng tiếc của
cũng bừng dậy khiến ông một lần nữa ôm bụng im lặng chịu trận.
Bà vợ, chắc nghĩ rằng mình đoán gần đúng nên năn nỉ tiếp:
- Phu chủ, nói cho tôi nghe đi! Ông thèm món gì?
Chưởng khố chịu hết nổi, thều thào chữ còn chữ mất:
- Ừ, tôi thèm một thứ.
- Thèm gì nào, phu chủ?
- Tôi muốn ăn một cái bánh chiên!
- Ồ! sao không nói sớm? Ông có nghèo túng gì đ}u! Tôi đủ sức bao
ăn hết cả thành Jaggery.
- Trời! Ai bảo bà lo cho thiên hạ vậy? Họ muốn ăn thì r{ng l|m ra
tiền mà mua chứ?
- Thế thì, tôi chỉ đãi b| con dọc đường này.

394
- Bà lại phung phí quá!
- Nếu thế thì mình mời trong nhà thôi!
- Tốn kém lắm!
- Ðể tôi nướng đủ cho vợ chồng con cái mình ăn thôi.
- Sao bà tính chi nhiều dữ vậy?
- Ðược rồi, chỉ có tôi với ông ăn nhe!
- B| cũng cần ăn sao?
- Ðược lắm, một mình ông thôi.
Ðể tránh cặp mắt nhiều người, ông dặn vợ để lại hạt gạo nguyên, chỉ
dùng hạt bể, lấy lò than, khuôn nướng bánh, một chút sữa với mật mía,
mật ong v| đướng thô, rồi leo lên tầng chót tòa nhà bảy tầng nướng
bánh, và ông sẽ ngồi ăn tại chỗ. Bà vợ chỉ biết vâng theo.
Sáng sớm, Thế Tôn bảo Trưởng lão Moggallāna đến thành Jaggery
trên tầng thứ bảy nh| chưởng khố để độ ông ta, dạy cho ông biết xả bỏ,
rồi đem cả hai ông bà về Jatavana cùng với bánh, sữa, mật, đường bằng
thần thông. Phật sẽ cùng năm trăm Tỳ-kheo ngồi trong tinh xá thọ thực
bánh chiên.
Chỉ trong khoảnh khắc, Trưởng lão đã đứng lơ lửng giữa trời, trước
cửa sổ lầu bảy, hào quang rực rỡ. Chưởng khố trông thấy Ng|i, run như
cầy sấy. Ông đã trốn lên tận đ}y cũng vì sợ có người đến khất thực. Vậy
mà ông bạn này lại lù lù hiện ra. Không biết rằng Trưởng lão muốn là
được, chưởng khố thở phì phò giận dữ, nghe như muối v| đường ném
vào lửa. Ông quát lên:
- Ông Tỳ-kheo! Ông muốn gì m| đứng lơ lửng trên không vậy? Ông
có tới tới lui lui cho đến khi vạch thành một con đường trên trời cũng
chẳng được gì đ}u!
Trưởng lão vẫn thản nhiên đi tới đi lui trước cửa sổ như trước.
Chưởng khố quát tiếp:

395
- Ông chờ đợi gì m| đi tới đi lui ho|i vậy? Ông có ngồi kiết gi| đi
nữa cũng chẳng được gì.
Trưởng lão bắt chân ngồi kiết già.
- Dù ông có đứng trên thành cửa sổ cũng thế thôi.
- Dù ông phun ra khói cũng thế thôi.
Chưởng khố nói thế n|o l| Trưởng lão l|m đúng y. Cho nên, cuối
cùng toàn bộ ngôi nhà khói phủ mù mịt. Chưởng khố cảm thấy như mắt
bị kim đ}m. Sợ cháy nhà, ông ráng nén không dám nói: "Dù ông có phun
ra lửa cũng thế thôi." Ông nghĩ thầm: "Ông thầy này b{m dai như keo.
Nếu không cho cái gì, ổng không chịu đi đ}u." Ông đ|nh bảo vợ làm một
cái bánh nhỏ để tống khứ trưởng lão. Bà lấy cục bột nhỏ bỏ vào nồi. Bột
phồng lên th|nh c{i b{nh to đầy tràn cả chảo. Ông vò đầu bứt tai:
- Trời! Bà lấy cục bột lớn quá!
Rồi đích th}n ông dích một cục bột nhỏ xíu trên đầu muỗng bỏ vào
nồi. Bột lại phình to hơn c{i trước. Cứ thế, c{i b{nh nướng sau to hơn c{i
trước. Cuối cùng rứt cái bánh ra khỏi rổ, nhưng tất cả dính lại với nhau.
Bà cầu cứu ông, nhưng cố hết sức ông cũng không t{ch ra được. Mồ hôi
tuôn khắp mình, ông hết thèm, liền bảo b| đưa hết rổ bánh cho Tỳ-kheo.
Trưởng lão thuyết pháp cho hai ông bà, nêu công hạnh của Tam bảo, bắt
đầu với câu "Sự bố thí là cách tế lễ chân chánh nhất". Ngài giải thích
phước báo của hạnh bố thí v| c{c công đức kh{c, rõ r|ng như mặt trăng
trong bầu trời.
Nghe xong ông phát tín tâm, mời Trưởng lão đến gần, ngồi xuống
giường thọ thực. Moggallāna bảo ông b| mang b{nh đến chỗ Thế Tôn
cúng dường. Ngài sẽ mang cả hai đi bằng thần thông. Ðầu cầu thang
trong l}u đ|i sẽ vẫn ở chỗ cũ nhưng ch}n cầu thang sẽ nằm ngay cổng
tinh xá Jatavana. Ngài sẽ mang hai ông b| đến Jatavana nhanh hơn l| đi từ
tầng lầu trên xuống tầng lầu dưới.
Chưởng khố đồng ý đề nghị ấy. Trưởng lão bèn để đầu cầu thang
yên chỗ cũ và ra lệnh:
396
- Chân thang hãy nằm tại cổng Jatavana.
Thang hiện ra y như thế. Hai vợ chồng Chưởng khố đến Jatavana bèn
đến trước Thế Tôn thưa đã đến giờ thọ trai. Thế Tôn v|o phòng ăn, ngồi
trên Phật tòa soạn sẵn cùng với Tăng đo|n v}y quanh. Chưởng khố dâng
nước khai mạc buổi cúng dường Phật v| chư Tăng. B| vợ đặt bánh vào
bình b{t Như Lai. Thế Tôn lấy vừa đủ dùng, các Tỳ-kheo dùng xong, cả
hai ông b| cũng ăn no, nhưng b{nh vẫn còn. Sau khi chia bánh cho toàn
thể Tỳ-kheo trong tinh xá và cho những người xin ăn đồ thừa, bánh vẫn
không giảm. Phật dạy đem b{nh ra đổ ngoài cổng Jatavana. Ðến ngày nay
chỗ đó có tên l| Hang B{nh.
Hai ông b| đến chỗ Thế Tôn, đứng kính cẩn một bên. Thế Tôn hồi
hướng công đức, dứt lời cả hai chứng quả Dự lưu. Rồi họ chào Phật, lên
cầu thang ở cổng Jatavana và về nhà. Từ đó về sau Chưởng khố dùng gia
sản t{m trăm triệu đồng dành riêng phục vụ cho Gi{o đo|n của Phật.
Chiều hôm sau, các Tỳ-kheo đến ph{p đường bàn tán thần thông
cùng oai lực của Moggallāna đã chiêu phục chưởng khố. Phật nghe qua
dạy:
- Này các Tỳ-kheo! Một Tỳ-kheo muốn giáo hóa một gia chủ không
làm hại đức tin, không làm hao của cải, không áp chế cũng không l|m họ
để giảng cho họ hiểu công hạnh của Phật, như con ong đậu trên hoa hút
mật. Con ta, Moggallāna, đúng l| một Tỳ-kheo như thế.
Ðể t{n th{n Trưởng lão Moggallāna, Phật nói Pháp cú:
“Yathā pi bhamaro pupphaṃ,
Vaṇṇagandhaṃ aheṭhayaṃ;
Paleti rasam’ādāya,
Evaṃ gāme munī care”.
(49) Như ong đến với hoa,
Không hại sắc và hương,
Che chở hoa, lấy nhụy,
Bậc thánh đi vào làng.

397

‚Ví nhƣ ong nọ tìm hoa,
Lấy xong chút mật rồi là bay đi.
Sắc hƣơng chẳng động làm chi,
Sa môn khất thực cũng y thế mà‛.
Ðức Phật nói tiếp về công hạnh của Ngài, và cho biết đ}y không
phải lần đầu mà trong kiếp trước Ng|i đã từng cải hóa chưởng khố
Niggardly khi thuyết giảng mối tương quan giữa hành nghiệp và quả báo.
Sau bài pháp này, Đức Thế Tôn còn thốt lời t{n dương }n đức cao
thượng của Đại đức nữa:
- Này chư Tỳ-kheo, không phải Moggallāna chỉ mới thu phục được
Trưởng giả trong kiếp này. Trong tiền kiếp Moggallāna cũng đã từng
huấn luyện ông ta, khiến ông ta hưởng được nghiệp quả liên quan rồi.
Để chứng minh cho việc này, Đức Phật giảng tích Illīsajātaka (Tích
Đoản Kiếm) và ngâm lên kệ rằng: (Jātaka 345)
“Ubho khañjā ubho kuṇī,
Ubho visamacakkhukā;
Ubhinnaṃ pīḷakā sīse,
Nāhaṃ jānāmi illīsanti”.
“Người què, người lại nhót chân,
Cả hai cặp mắt lé trân không nhìn.
Hai đầu lép cũng giống in,
Ai là đoản kiếm ta nhìn không ra?”.

Cả hai đều chân vòng kiềng
Cả hai cũng lại khập khiềng què luôn
Nốt ruồi, mắt lác đúc khuôn
Ta không thể nói ai là Illīsa.


398
Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trong bài kệ, Phạn ngữ bhamaro chỉ cho con ong mật bất cứ thứ nào.
Pupphaṃ: Trong vườn hoa, con ong vào ra hút mật, nhưng không
làm tổn hại hoa v| hương sắc của hoa.
Paleti: Sau khi hút lấy nhụy hoa vừa đủ no, con ong bay về tổ, nhả
ra để làm thành mật, nó bay lút vào một bọng cây trong rừng rậm nào
đó, nhỏ nhụy có lẫn bột phấn hoa ra lọc lấy chất tinh túy chế biến dần
thành mật ong nguyên chất. Trong khi bay đi đó khắp vườn hoa, không
bao giờ con ong làm thiệt hại hoa hay hương sắc của hoa, sau đó nó bay
đi, tất cả vườn hoa vẫn y nguyên như thường.
Evaṃ gāme munī careti: Cũng như thế, bậc xuất gia tịnh giả hữu học
hoặc vô học (asekha) đi trì bình khất thực trong làng xóm của người cư sĩ,
không bao giờ sự đi lại của các Ngài gây tổn hại đức tin hoặc tài sản của
các gia tộc khi v|o l|ng như thế, rồi trở ra, bậc tịnh giả hữu học trải Tăng
già lê (saṅghāṭi) ngồi nơi chỗ mát mẻ, có nước, ở ngo|i xóm, qu{n tưởng
vật thực đi b{t được như thịt của đứa con mình, l| người trốn trong rừng
bất đắc dĩ phải ăn để duy trì mạng sống, rồi mới thọ dụng, sau khi đi v|o
rừng như thế, vị ấy lấy nội t}m l|m đề mục tham thiền quan tưởng, đạt
được bốn đạo và bốn quả trở thành vị Thánh vô học, trú tâm vào Kiến lạc
pháp (Diṭṭhadhamma sukha) tức l| hưởng thụ tịnh lạc hiện tiền do nhờ giác
ngộ nội tâm.
Vị này cũng giống như con ong v|o rừng nhả nhụy làm hoa, biến
chế ra mật nguyên chất vậy. Bậc tịnh giả trong bài kệ này là chỉ bậc sa
môn A-la-hán như Đại đức Moggallāna.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Niggardly bá hộ kiết ai bằng?
Thèm bánh tàn ong định trốn ăn.
Cửa đóng then gài che mắt tục,

399
Lời qua tiếng lại tiễn chân Tăng.
Duyên may Phật độ thành Sơ quả.
Phƣớc tốt Sƣ trừ bớt bệnh căn.
Tự hậu chẳng quên thầy tiếp dẫn,
Tỳ-kheo Lậu Tận, bậc kỳ năng.


6. Ẩn Sĩ Lõa Thể Pāthika.

(Pāṭikājīvakavatthu)
KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 50)

“Na paresaṃ vilomāni,


Na paresaṃ katākataṃ;
Attano’va avekkheyya,
Katāni akatāni ca”.
“Đừng oán lời thô bỉ,
Việc người làm rồi chưa.
Hãy quán xét tự kỷ,
Việc mình làm xong chưa”.
Tại Sāvatthī Phật đã dạy c}u trên liên quan đến ẩn sĩ lõa thể Pāthika.

Vợ một gia chủ tại Sāvatthī lo cung cấp mọi nhu cầu cho ẩn sĩ lõa
thể Pāthika, xem ông như con đẻ của mình. B| được người láng giềng ca
tụng pháp nhũ của Phật nên muốn đến tinh x{ nghe Ph{p. Nhưng mấy
lần đến xin ẩn sĩ đều bị ông khuyên không nên đi. Vì vậy b| định sẽ mời
Thế Tôn đến tư gia để thuyết pháp.
Chiều hôm đó, b| cho cậu con trai đến tinh x{ để thỉnh Thế Tôn sáng
mai. Cậu bé đi ngang qua thất ẩn sĩ ch|o, bị ông ta bảo đừng đi. Cậu
không dám cãi lệnh mẹ sợ bị rầy. Ông ta bèn bảo cậu đừng chỉ cho Thế
Tôn đúng đường đi đến nhà mà chỉ giả bộ như nh| cậu ở gần đó. Rồi khi

400
về thì cậu phải chạy thật mau, l|m như định đi đường kh{c. Sau đó, hãy
đến gặp ẩn sĩ. Cậu bé vâng lời làm theo. Khi cậu thi hành mọi việc xong
xuôi và trở lại nhà ẩn sĩ, ông khen ngợi cậu bé và hứa hẹn sẽ cùng nhau
ăn phần d|nh cúng dường Phật.
S{ng tinh mơ ng|y hôm sau, ẩn sĩ đến nhà bà thí chủ, cùng với cậu
bé ngồi phòng bên trong. C{c người láng giềng trét phụ nhà với phân bò,
tô điểm bằng năm thứ hoa, có cả hoa Lāja, và soạn sẵn chỗ ngồi thượng
hạng cho Thế Tôn. (Những ngƣời chƣa thân cận với chƣ Phật không biết cách
sửa soạn Phật tòa. Chƣ Phật cũng không bao giờ cần đến một ngƣời dẫn đƣờng.
Khi chƣ Phật giác ngộ dƣới cội Bồ-đề, làm rúng động mƣời ngàn thế giới, mọi
con đƣờng đều trở nên rõ ràng đối với các Ngài: đƣờng xuống địa ngục, đƣờng
đến cõi súc sanh, cõi ngạ quỷ; lên cõi ngƣời, cõi trời; đến cõi bất tử, Niết-bàn.
Chƣ Phật không cần phải đƣợc chỉ đƣờng đến làng mạc, phố thị hay bất cứ chỗ
nào).
Do đó s{ng sớm đức Phật cầm b{t, đắp y đến thẳng nhà bà thí chủ.
Bà ra khỏi nhà một đoạn thật xa để đón Phật, năm vóc gieo xuống kính lễ
và theo Phật về nhà. Bà xối nước lên tay phải của Phật v| cúng dường
thức ăn hảo hạng cứng và mềm. B| đỡ lấy bát khi Thế Tôn thọ thực xong,
và thỉnh Ngài hồi hương công đức. Bà lắng nghe ph{p v| t{n th{n Như
lai:
- Hay thay! Hay thay!
Ẩn sĩ ngồi phía sau nghe thế nổi cáu, không nhận b| l| đệ tử mình
nữa, v| đứng dậy ra về, không quên hăm he:
- Ðồ phù thủy! Mi sẽ thiệt hại vì tán thán ông ta.
Sau đó ông ta dùng đủ lời lăng mạ vị tín nữ và Thế Tôn, Rồi bỏ đi.
Bàng hoàng vì những lời mắng chửi của ẩn sĩ lõa thể, bà tán tâm, không
thể chú ý nghe Thế Tôn thuyết pháp. Bà thú thật với Thế Tôn v| được
Ngài khuyên:
- Ðừng bận t}m đến lời của kẻ ngoại đạo, không cần chú ý đến một
người như thế. Chỉ nên nhìn lỗi mình; đã phạm hay chưa phạm.

401
Và nói Pháp cú:
“Na paresaṃ vilomāni,
Na paresaṃ katākataṃ;
Attano’va avekkheyya,
Katāni akatāni ca”.
(50) Không nên nhìn lỗi người,
Người làm hay không làm,
Nên nhìn tự chính mình,
Có làm hay không làm.

‚Lời thô bỉ gác ngoài tai,
Việc làm đắc thất của ai mặc tình?
Hãy lo quán xét việc mình,
Việc này việc nọ hoàn thành hay chƣa‛.
Bài kệ vừa dứt, bà tín nữ đắc chứng Tu-đ|-hoàn quả. Đại chúng
thính ph{p cũng đều hưởng được sự lợi ích.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trong bài kệ này, câu Phạn ngữ Na paresaṃ vilomāni nghĩa l|


không nên để ý đến những lời nói thô bỉ, độc ác, xuyên tạc của kẻ khác.
Na paresaṃ katākataṃ: Không nên nhìn xem việc đã l|m, hoặc
không làm của kẻ khác, chẳng hạn như thấy rằng: Ông thiện nam nọ kém
đức tin, không trong sạch, chưa hề bố thí tại nhà một vá thực phẩm nào,
không l|m phước Trai Tăng, không d}ng cúng tứ vật dụng< Hoặc là ở
nơi đó Tỳ-kheo nọ kém đức tin, không trong sạch, không hầu hạ thầy tế
độ, không phục vụ thầy tiếp dẫn, không làm tròn bổn phận đối với Tăng
mới đến, đối với Tăng sắp đi xa, với Th{nh Ph{p, nơi l|m lễ phát lộ,
trong trai đường, trong nhà tắm nước nóng< Vị ấy cũng không thực
hành hạnh đầu đ| n|o, không tinh tấn tham thiền h|nh đạo<
Attano’va avekkheyya: Tự kỷ hằng qu{n xét như vầy:
402
Kathambhūtassa me rattindivā vitīpatanti: Ng|y v| đêm qua mau thấm
tho{t ta đã l|m xong việc chi chưa? Người tại gia nên luôn luôn quán xét
như vậy, lại phải nhớ đến huấn từ này: “Con người gia gi{o có đức tin
xuất gia nhập đạo phải tự hỏi rằng: “Tam tướng l| Vô thường, Khổ não,
Vô ngã. Tại sao ta chưa dứt được bốn ách và chứng đắc Niết-bàn? Phải
nên quán việc đã l|m hoặc chưa l|m như thế”.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Bày mƣu thỉnh Phật chỉ sai đƣờng,
Tiểu Điệp ganh ngƣời đƣợc tán dƣơng.
Trƣớc ỷ làm con cao giọng mắng,
Sau do biết mẹ nặng tình thƣơng.
Mất phần thực lộc thà ly biệt,
Đƣợc quả Thanh Văn cũng đoạn trƣờng!
Hai lẽ chánh tà không hiệp một,
Kẻ còn ở lại, kẻ tha phƣơng.


7. Vua Và Vua Các Vua

(Chattapāṇi upasakavatthu)
KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 51-52)

“Yathā’pi ruciraṃ pupphaṃ,


Vaṇṇavantaṃ agandhakaṃ;
Evaṃ subhāsitā vācā,
Aphalā hoti akubbato”.
“Yathā’pi ruciraṃ pupphaṃ,
Vaṇṇvantaṃ sagandhakaṃ;
Evaṃ subhāsitā vācā,
Saphalā hoti sakubbato”.
“Như đóa hoa tươi đẹp,
403
Có sắc chẳng mùi thơm.
Như lời nói tuy đẹp,
Không hành chẳng quả đơm”.
“Như đóa hoa tươi đẹp,
Có sắc có mùi thơm.
Như lời nói đã đẹp,
Có hành quả chắc đơm”.
Thế Tôn dạy c}u n|y liên quan đến cư sĩ Chattapāni khi ngài ngụ tại
Sāvatthī.

Cư sĩ Chattapāni ở Sāvatthī làu thông Tam tạng Kinh điển v| đã
chứng Nhị quả. Một sáng sớm, tuân giữ Bát quan trai giới, đến đảnh lễ
Thế Tôn. Ðối với những vị chứng Nhị quả v| c{c Th{nh đệ tử của Phật,
vì đã thệ nguyện trước, không cần giữ giới Bát quan trai. Những vị ấy,
chỉ do công hạnh của đạo quả, sống đời thánh thiện, ăn ng|y chỉ một
bữa. Do đó, đức Thế Tôn nói: "Ðại Vương! Người thợ gốm Ghatikāra ăn
ngày chỉ một bữa, sống đời phạm hạnh, thì đã l| người đạo đức, chính
thực." Do đó, những vị đã chứng Nhị quả đương nhiên ăn ng|y một bữa
và sống đời thánh thiện.
Nhưng Chattapāni cũng vẫn giữ giới B{t quan trai. Ông đến đảnh lễ
Thế Tôn rồi cung kính ngồi xuống nghe pháp.
Lúc bấy giờ vua Pasenadi ở Kosala cũng đến để đảnh lễ Thế Tôn,
Chattapāni trông thấy tho{ng lo nghĩ không biết phải xử sự thế nào. Ông
đang ngồi với sự hiện diện của Phật, tức vua của các vua, thì không thể
đứng lên chào vua của một nước được. Thế rồi ông quyết định ngồi yên
không đứng dậy, dù vua Pasenadi có bất bình cũng đ|nh chịu. Quả
nhiên, vua đảnh lễ Thế Tôn xong cung kính ngồi một bên, mặt không
vui. Thế Tôn thấy vậy bèn bảo:
- Ðại vương, cư sĩ Chattapāni là bậc Thiện trí, hiểu biết giáo pháp và
thông thuộc Tam tạng kinh điển, bình thản cả lúc thành công hay thất

404
bại.
Vua nghe Ngài ca tụng đức hạnh của ông, lòng dịu lại hết giận.
Sau đó, một hôm, điểm t}m xong, vua đứng trên lầu hoàng cung
thấy Chattapāni đi qua s}n, tay cầm dù chân mang dép liền ra lệnh gọi
ông đến. Ông bỏ dù, cởi dép đến ch|o vua v| cung kính đứng một bên.
Vua hỏi ông:
- Tại sao ông bỏ dù và cởi dép?
Ông đ{p:
- Khi thần nghe Ðại Vương cho đòi v|o liền để dù và dép qua một
bên trước khi đến gặp Ngài.
- Thế thì, rõ ràng hôm nay ông mới biết ta là vua?
- Thần luôn luôn biết ngài là vua.
- Sao hôm trước gặp ta chỗ Thế Tôn, ông không đứng dậy?
- Ðại vương! Nếu đứng trước vua của các vua mà thần đứng dậy
chào vua một nước thì thiếu cung kính với đấng Thế Tôn. Vì vậy thần đã
không đứng dậy.
- Không sao, c{i gì đã qua hãy cho qua. Ta nghe nói ông thông thạo
những vấn đề liên quan đến đời n|y v| đời sau, và thông thuộc Tam
tạng kinh điển, vậy hãy đến cung cấm tụng đọc cho các cung phi.
- Thần không thể làm, Ðại vương!
- Tại sao vậy?
- Ho|ng cung l| nơi nghiêm mật. Ðúng hay sai đều nghiêm trọng,
tâu bệ hạ.
- Ðừng nói thế. Ngày hôm kia, khi gặp ta ông thấy không cần đứng
dậy chào mà. Ðừng l|m thương tổn vết thương thêm nữa.
- Ðại vương, nếu một gia chủ làm nhiệm vụ của một Tỳ-kheo thì là
phạm lỗi nặng. Xin thỉnh một Tỳ-kheo đến giảng kinh.

405
Vua chấp thuận, ra lệnh bãi hầu. Sau đó, vua sai sứ giả đến bạch với
Phật, xin Thế Tôn đến ho|ng cung thường xuyên với năm trăm Tỳ-kheo
để nói ph{p cho hai vương phi l| Mallikā và Vāsabhakhattyā. Vì như Phật
không bao giờ đến mãi một nơi n|o, nên Thế Tôn cử Trưởng lão Ānanda
đều đặn đến trùng tuyên giáo pháp cho hai bà. Mallikā học rất chăm chỉ,
ôn luyện nghiêm túc v| chú t}m đến lời giảng, còn Vāsabhakhattyā thì
không được như vậy. Ðược Thế Tôn hỏi thăm, Trưởng lão trình bày sự
học của hai bà. Phật dạy:
- Này Ānanda! Khi Ta thuyết pháp, ai không thành tâm lắng nghe,
học tập, ôn luyện và giảng giải được thì không chút gì lợi lạc, như bông
hoa có sắc m| không hương. Nhưng người nào nghe, học, lặp lại và
giảng giải được sẽ hưởng nhiều lợi lạc.
Rồi Thế Tôn đọc Pháp cú:
“Yathā’pi ruciraṃ pupphaṃ,
Vaṇṇavantaṃ agandhakaṃ;
Evaṃ subhāsitā vācā,
Aphalā hoti akubbato”.
(51) Như bông hoa đẹp tươi,
Có sắc mà không hương,
Cũng vậy, lòi khéo nói,
Không làm không kết quả.
------------------
‚Nhƣ hoa sắc đẹp có thừa,
Mùi thơm chẳng có thì chƣa quý gì?
Lời lành thuyết để mà chi?
Nếu không cố gắng thực thi việc lành‛.

“Yathā’pi ruciraṃ pupphaṃ,
Vaṇṇvantaṃ sagandhakaṃ;
Evaṃ subhāsitā vācā,
Saphalā hoti sakubbato”.
406
(52) Như bông hoa đẹp tươi,
Có sắc lại thêm hương,
Cũng vậy, lòi khéo nói,
Có làm, có kết quả.
--------------------
‚Nhƣ hoa tƣơi tốt trên cành,
Sắc hƣơng thắm đƣợm lịch thanh đủ mùi.
Lời lành nếu đã thuyết rồi,
Làm lành kết quả an vui thấy liền‛.
Khi Phật kết thúc bài giảng, nhiều người chứng sơ quả, Nhị quả và
Tam quả. Hội chúng cũng được nhiều lợi lạc.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trong bài kệ, Phạn ngữ ruciraṃ nghĩa l| s{ng sủa, đẹp đẽ, tươi tốt.
Vaṇṇavantaṃ: L| có đầy đủ màu sắc.
Agandhakaṃ: Là không có hương thơm, như nhiều loại hoa ở rừng
núi, trừ ra hoa lài, hoa sứ, hoa mẫu đơn.
Evaṃ subhāsitā vācā: Lời lành ở đ}y l| Phật ngôn trong Tam tạng
Pháp bảo, ví như lo|i hoa hữu sắc vô hương. Cũng như loại hoa vô
hương này nếu có giắt, đeo trên th}n mình cũng không thể tiết ra mùi
thơm được. Các câu Phật ngôn cũng thế, ai không kính cẩn nghe, không
kính cẩn thọ trì, tức l| không l|m điều đ{ng l|m thì không có mùi thinh
hương, thọ hương, h|nh hương, không có kết quả. Do đó, Phật dạy câu:
Lời lành thuyết để mà chi?
Nếu không cố gắng thực thi việc lành.
Sandhagankaṃ: L| có mùi thơm, không như tai nấm, hoa lục bình,
hoa rau muống... Cũng như thế ấy, ai mang, giắt những thứ hoa thơm
trên mình thì th}n mình xông ra mùi hương thơm tho dễ chịu, như người
thực hành theo Phật ngôn trong Tam tạng Pháp bảo, tức là kính cẩn

407
nghe, kính cẩn thọ trì, là làm việc nên làm thì sẽ gặt h{i được nhiều
phước báu vậy.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Chattapāṇi đa văn lại khéo hành,
Tại gia đắc quả đáng nêu danh.
Thấy vua, kính Phật không rời chỗ,
Trọng pháp, nhƣờng Tăng chẳng hợm mình.
Mallikā nhƣ hoa đủ sắc hƣơng,
Phật ngôn học tập hiểu tinh tƣờng.
Dày công kính cẩn hành không mỏi,
Đáng đƣợc đời sau mãi tán dƣơng!
Vāsabha thì chẳng dụng công,
Nhƣ hoa có sắc thiếu hƣơng nồng.
Uổng mang tên tuổi Hoàng gia Thích,
Pháp học, hành chi cũng bất thông...


8. Ðám Cưới Bà Tỳ Xá Khư.

(Visākhāvatthu)
KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 53)

“Yathā’pi puppharāsimhā,
Kayirā mālāguṇe bahū;
Evaṃ jātena maccena,
Kattabbaṃ kusalaṃ bahuṃ”.
“Như hoa từ một đống,
Kết được nhiều tràng hoa,
Từ thân người tạm sống,
Nhiều thiện sự sinh ra”.

408
Khi ngụ tại Pubbārāma, gần Sāvatthī, Thế Tôn dạy câu trên liên quan
đến bà Visākhā (Thiện Chi – Tỳ-xá-khƣ).

Visākhā sinh ra trong thành Bhaddiya, thuộc vương quốc Anga. Cha là
chưởng khố Dhanañjaya, con của chưởng khố Ram(Meṇḍako), và mẹ là
Sumanā Devī chánh thất. Năm b| lên bảy tuổi, Thế Tôn thấy người Bà-la-
môn Sela và tín hữu của ông đủ duyên lành nhập đạo nên đến thành này
cùng với đông đảo Tăng chúng. Lúc bấy giờ chưởng khố Ram đang giữ
chức chưởng khố của th|nh n|y, l| người đứng đầu năm nh}n vật có
phước đức lớn. (Ðó là chƣởng khố Ram, bà Candapadumā chánh thất của ông,
trƣởng nam Dhananajaya và vợ là Sumanā Devī, và gia nhân của chƣởng
khố Ram là Puṇṇa. Không riêng gì chƣởng khố Ram có gia sản kếch xù mà tại
vƣơng quốc của vua Bimbisāra cũng có năm ngƣời là Joṭika, Jaṭila, Ram,
Puṇṇaka, và Kākavalliya).
Chưởng khố Ram nghe tin đấng Thập lực đến liền bảo Visākhā:
- Hôm nay là ngày hạnh phúc của ông v| cũng l| hạnh phúc cho con.
Hãy dẫn năm trăm nữ gia nhân của con cưỡi năm trăm xe cùng năm
trăm nô lệ nữ đi khoảng xa đón đấng Thập lực.
Visākhā liền vâng lời ông nội.
Cô biết rõ điều gì nên l|m, điều gì không nên làm, vì thế cô cho xe đi
hết khoảng đường xe có thể đi được, rồi xuống xe đi bộ đến Thế Tôn,
đảnh lễ Ng|i v| đứng qua một bên. Hoan hỉ vì cung cách tiếp rước của
cô bé, Thế Tôn thuyết pháp cho cô, cuối bài pháp cô với năm trăm gia
nhân cùng chứng quả Dự lưu.
Chưởng khố Ram cũng đến chỗ Thế Tôn nghe ph{p v| cũng chứng
Sơ quả. Sau đó ông thỉnh Thế Tôn với Tăng đo|n đến nhà thọ thực, và
ông dâng cúng thực phẩm chọn lọc, cứng lẫn mềm, suốt hai tuần thật dồi
dào. Sau nửa tháng ở lại trong niềm hoan hỷ, Thế Tôn rời thành Bhadiya.
Thưở đó vua Bimbisāra và vua Pasenadi nước Kosala là anh em rể, vua
n|y cưới em của vua kia. Vua Kosala thấy trong nước mình không có
409
người nào giàu có vô tận như năm nh}n vật thế phiệt của Bimbisāra, nên
đến xin một nhân vật về xứ mình. Vua Bimbisāra từ chối, vua Kosala
quyết chí xin cho được, nếu không sẽ không về xứ. Túng thế Bimbisāra
họp bàn với các quan rồi hứa sẽ cử chưởng khố Dhananjaya.
Ðúng hẹn, chưởng khố Dhananjaya đi theo vua Pasenadi rời Sāvatthī
về Kosala, chỉ mất một đêm. Dừng trước một cảnh đẹp, v| khi được biết
nơi đó chỉ cách Sāvatthī bảy dặm và là xứ sở của vua Pasenadi, chưởng
khố xin vua ở lại đ}y. Vua chuẩn y, dựng thành quách tại đ}y cho ông,
đặt tên thành là Sāketa, có nghĩa l| th|nh có người đầu tiên ở vào chiều
tối.
Lúc đó ở Sāvatthī Chưởng khố Migāra được một mụn trai tên
Puṇṇavaddhana đến tuổi trưởng thành. Hai ông bà bảo con nên lập gia
đình, ban đầu anh tho{i th{c, sau đặt điều kiện vị hôn thê phải hội đủ
năm vẻ đẹp về tóc, thịt, xương, da, v| tuổi trẻ.
1. Phụ nữ đẹp con nhà trâm anh tóc phải giống nhƣ đuôi công lòa xòa
đến viền váy và cuốn cong. Ðó là vẻ đẹp của tóc.
2. Môi có màu đỏ tƣơi nhƣ màu bí và phải tròn đầy mềm mại, đó là vẻ
đẹp của thịt.
3. Răng phải trắng, đều không kẽ hở, sáng bóng nhƣ kim cƣơng hay
vỏ ốc xà cừ, đó là vẻ đẹp của xƣơng.
4. Làn da không xông ƣớp với gỗ đàn hƣơng, phấn hồng hay bất cứ
mỹ phẩm nào, vẫn mịn màng nhƣ vòng hoa huệ và trắng muốt nhƣ
hoa Canikāra, đó là vẻ đẹp của da.
5. Dù có sinh đẻ mƣời lần đi nữa cô ta trông nhƣ gái một con, đó là
vẻ đẹp của tuổi trẻ.)
Hai ông bà mời tám Bà-la-môn đến nhà dùng bữa, để nhờ họ tìm
một n|ng d}u như thế. Họ hứa v| đi tìm với tiền trợ cấp đ{ng kể, và một
vòng hoa bằng vàng trị giá một trăm ng|n đồng tiền để đeo v|o cổ cô
dâu. Họ sốt sắng tìm kiếm nhưng ho|i công, đ|nh trở về, trúng ngay
ngày lễ hội hằng năm. Ng|y đó c{c gia đình ng|y thường ít khi ra ngoài
410
sẽ dẫn gia nh}n, người hầu đi bộ đến tận bờ sông. Những cậu trai gia
thế, có địa vị và giàu có thuộc giai cấp chiến sĩ, sẽ đứng dọc đường, và
khi cô g{i đẹp nào lọt và mắt xanh và cùng giai cấp, họ sẽ ném vòng hoa
lên đầu nàng. Các ông Bà-la-môn cũng đến đó chờ đợi trong một gian
nh|. Lúc đó Visākhā độ mười lăm mười sáu tuổi, trang sức đầy mình với
năm trăm tỳ nữ hộ tống, đến bờ sông định xuống tắm. Bất ngờ cuồng
phong nổi lên và trời mưa. Năm trăm tỳ nữ chạy nhanh đến trú trong
gian nhà, còn Visākhā vẫn bước đi như bình thường. V|o đến gian nh| đồ
trang sức và quần {o n|ng ướt sũng.
Các ông Bà-la-môn thấy nàng hội đủ bốn vẻ đẹp. Họ tìm c{ch để
xem xét h|m răng của nàng. Vì thế họ kháo chuyện với nhau:
- Con gái tôi thật l| đoảng! Chồng nó chỉ hưởng được có thứ cháo
chua, không biết tôi nói có ngoa không!
Visākhā lên tiếng:
- C{c ông đang b|n việc gì thế?
- Nói về cô đấy.
- Về điểm gì?
- Tỳ nữ của cô chạy nhanh nên không bị ướt,còn cô vẫn chậm bước
nên ướt hết.
- Tôi khỏe hơn họ, vả lại tôi có lý do để chậm bước.
- Lý do gì?
- Có bốn hạng người không thể chạy bừa vì bất lợi cho họ.
- L| người nào?
Một vị vua vừa được xức dầu, trang sức đầy mình mà chạy trong
sân hoàng cung sẽ bất lợi vì bị thiên hạ chế giễu "Vua chúa gì mà chạy
lung tung như thường dân". Lại nữa con voi nghi lễ của vua sẽ rất khó
coi nếu chạy nhảy, nhưng nếu đi đứng oai vệ một cách tự nhiên thì thấy
đ|ng ho|ng. Một Tỳ-kheo sẽ mất oai nghi nếu chạy hoặc đi nhanh v| sẽ
bị phê phán. "Tỳ-kheo gì mà chạy đi chẳng khác gì kẻ phàm tục". Một
411
phụ nữ nếu chạy đi thì cũng sẽ bị chê bai "Nữ nhi mà chạy băng băng y
như đ|n ông". Ðó l| bốn hạng người không nên chạy bừa vì sẽ bất lợi
cho họ.
- Còn lý do n|o kh{c không thưa cô?
- Thưa quý ông, c{c bậc cha mẹ nuôi nấng con gái đều cố gìn giữ
nguyên vẹn tay ch}n. Chúng tôi như của quý để gả bán. Nếu chúng tôi
chạy nhảy vấp t| {o hay va đất đ{ bị té có thể gãy tay ch}n, lúc đó sẽ là
gánh nặng cho gia đình. Còn b}y giờ nếu áo quần ướt thì sẽ khô thôi. Vì
nghĩ như thế nên tôi không dám chạy.
Trong lúc Visākhā nói chuyện, các ông Bà-la-môn quan s{t h|m răng
của nàng, quả nhiên tuyệt đẹp chưa hề có. Họ ca tụng nàng:
- Thưa cô, chỉ có cô mới xứng đ{ng nhận lãnh tặng phẩm này.
Rồi họ đeo v|o cổ nàng chiếc vòng vàng. Cô nhận lời xin cưới của họ
vì được họ cho biết con của chưởng khố Migāra là Puṇṇavaddhana Cumāra
đồng giai cấp với cô. Dù đã đi bộ đến đ}y, nhưng từ khi cô nhận chiếc
vòng vàng rồi thì đi bộ không còn thích hợp nữa. Cô nhắn cha gửi cho cô
chiếc xe, nhưng ông cha lại cho năm trăm xe đến, rồi cô lên xe cùng với
đo|n tùy tùng. C{c ông B|-la-môn đi theo. Về nhà hai bên bàn bạc với
nhau. Gia sản bên Migāra khoảng bốn mươi triệu, không đ{ng chi so với
nhà Visākhā. Nhưng nghĩ đến được một người bảo hộ con gái mình, cha
nàng bằng lòng gả nàng. Và ông tiếp đãi c{c ông B|-la-môn thật chu đ{o
và thịnh soạn trong hai ngày.
Chưởng khố Migāra nghe các ông Bà-la-môn trở về thuật lại đầu
đuôi c}u chuyện, ông rất h|i lòng v| cũng muốn rước dâu nhanh chóng.
Ông báo tin cho sui gia biết là sẽ đến với vua Kosala v| đông đảo tùy
tùng. Chưởng khố Dhananjaya nhắn người trả lời: "Chúng tôi xin hân
hạnh tiếp đón ngay cả mười vị vua cũng được". Thế là Migāra đem tất cả
d}n chúng trong th|nh đi, trừ một số phải ở lại giữ nhà. Họ dừng lại
cách Sāketa nửa dặm, gửi tin đến Dhananjaya. Ông lập tức gửi quà quý
gi{ đến cho họ. Rồi ông hỏi ý kiến con gái là Visākhā:

412
- Cha chồng con đã đến rước dâu cùng với vua ở Kosala, nhà nào
d|nh để đón ông, nh| n|o cho vua ở, và nhà nào tiếp c{c vương tôn?
(Visākhā rất thông minh, tài trí sắc bén nhƣ góc cạnh viên kim cƣơng là do
cô đã phát lời thệ nguyện cũng nhƣ do bổn nguyện cô hằng ôm ấp trong một
trăm ngàn kiếp).
Cô sắp đặt mọi việc thật thỏa đ{ng, từ sửa soạn những căn nh| cho
cha chồng, vua, vương tôn v| đo|n tùy tùng trú ngụ, chí đến phân công
t{c cho đ{m gia nh}n phục vụ không những quan khách mà cả chuồng
ngựa, voi,... Ðể mọi người đều được hài lòng vui vẻ. Riêng phần mình,
cô được cha xuất kho cả ngàn miếng vàng ròng, rồi bạc, ngọc ru-bi, ngọc
trai, san hô v| kim cương, để đặt làm cho cô một món trang sức thật vĩ
đại và lộng lẫy.
Vài ngày sau, vua Kosala hỏi thăm chừng n|o rước dâu, cứ thế, ba
tháng trôi qua mà món trang sức cho cô dâu vẫn chưa l|m xong, bên
đ|ng g{i trả lời l| mùa mưa đến, vua không thể đi đ}u được trong vòng
bốn tháng và bổn phận của họ là sẵn sàng phục vụ những gì vua và quân
lính dùng. Từ đó, th|nh Sāketa như đang trong một kỳ lễ hội dài. Từ vua
cho đến người thấp kém nhất, ai cũng được trang sức hương hoa lộng
lẫy. Tuy nhiên bên đ|ng g{i gặp khó khăn vì thiếu củi đốt. Họ phải hạ
chuồng voi và những căn nh| xiêu vẹo trong th|nh để lấy gỗ làm củi.
Nhưng rồi cũng không đủ, v| đang trong mùa mưa nên c|ng khó kiếm
củi, họ phải mở cửa kho, lấy vải thô làm thành dây bấc nhúng vào dầu
để nấu nướng.
Bốn tháng trôi qua, món trang sức mới xong. Ðã chi hết bốn bình
kim cương (một bình chừng nửa lít), mười một bình ngọc trai, hai mươi
bình san hô, ba mươi ba bình ru-bi, và nhiều loại đ{ quý kh{c. Họ đã
dùng bạc làm dây xâu thay cho chỉ. Món nữ trang được kết từ đầu rủ
xuống chân. Những móc vàng, dây bạc được gắn, thắt vào những chỗ
kh{c nhau để giữ món trang sức dính chắc và thẳng đứng, một trên chóp
mỗi tai, một ngang giữa cổ, một ở một đầu gối, một ở mỗi khuỷu tay,
một ở rốn, và một ở thắt lưng. Trên nền món trang sức này, thợ chạm
413
một con công. Hai cánh của công mỗi bên gồm năm trăm sợi lông bằng
vàng ròng. Mỏ công bằng san hô, hai mắt bằng ngọc, cổ v| lông đuôi
cũng bằng ngọc. Gân nổi trên lông công bằng đ{ quý v| ch}n cũng vậy.
Khi nó được gắn lên đỉnh đầu của Visākhā, trông như một con chim công
đang đứng trên đỉnh núi xòe cánh múa; và tiếng của những gân của
ng|n lông rung lên nghe như nhạc trời hợp xướng, hoặc như b|i hợp tấu
của năm loại nhạc khí. Chỉ khi n|o đứng thật gần mới biết đó không phải
con công thật. Trị giá món trang sức n|y lên đến chín mươi triệu đồng và
tiền công hết cả trăm ng|n đồng.
(Vào thời Phật Kassapa, Visākhā đã cúng dƣờng cho hai mƣơi ngàn Tỳ-
kheo y và bát, cả kim chỉ và thuốc nhuộm, do phƣớc báo đó, ngày nay cô đƣợc
món trang sức vĩ đại này, tức phần thƣởng cho tín nữ. Ðối với thiện nam nếu
cúng y sẽ đƣợc y bát tạo bằng thần thông).
Ngoài ra Visākhā còn được của hồi môn gồm năm trăm xe chất đầy
tiền, năm trăm xe đầy hũ v|ng, năm trăm xe đầy hũ bạc, năm trăm xe
đầy hũ đồng, năm trăm xe vải vóc tơ lụa, năm trăm xe bơ, năm trăm xe
gạo trắng sạch v| năm trăm chiếc xe chở đầy nào cày, cuốc và các thứ
nông cụ kh{c. Chưa kể một ng|n năm trăm tỳ nữ trang sức sang trọng để
tắm, giặt, nấu ăn v| mặc đồ cho cô, tất cả đều ngồi trên năm trăm chiếc
xe. Chưởng khố muốn rằng con mình không thiếu một thứ gì khi về nhà
chồng.
Chưa vừa ý, ông còn cho thêm gia súc. Ông ra lệnh:
- C{c ngươi hãy đến bãi gia súc nhỏ, mở cổng ra. Xong, hãy đứng hai
bên làm thành một đường dài ba phần tư dặm và rộng tám sào (bốn
mươi mét). Cứ cách một phần tư dặm đường, để một cái trống. Ðừng
cho tr}u bò đứng ra khỏi giới hạn n|y. Khi c{c ngươi đến đứng đúng vị
trí, hãy đ{nh trống lên.
Họ làm theo lệnh. Rời khỏi bãi gia súc, họ tiến đến một phần tư dặm
liền đ{nh trống, rồi nửa dặm lại đ{nh trống, rồi đến ba phần tư dặm lại
đ{nh trống. Và họ đứng gác những lối ra hai bên. Khi họ xong thì trâu bò

414
đã đứng chen vai nhau trên khoảng đất dài ba phần tư dặm và ngang
t{m s|o. Lúc đó, chưởng khố ra lệnh đóng cửa chuồng trâu bò. Tuy
nhiên cô không chỉ hưởng số gia súc đó m| còn thêm s{u mươi ng|n bò
đực mạnh khỏe, s{u mươi ng|n bò sữa cái với bò con theo sau, đã sổng
chuồng chạy theo.
(Kiếp trƣớc, vào thời Phật Kassapa, Visākhā là Sanghadāsī, công chúa út
trong bảy công chúa con vua Kiki, cúng dƣờng năm phẩm vật từ bò cho hai
mƣơi ngàn Tỳ-kheo và Sa-di. Dù họ đã lấy tay che bát, cô vẫn sớt thêm, bảo
rằng thức ăn này vừa ngon miệng vừa mát lòng. Do quả báo này cô nhận thêm
số bò sổng chuồng.)
Tuy nhiên như thế bà vợ ông còn nhắc thêm sao ông không cho gia
nh}n theo để cô sai bảo. Thật ra ông không quên, chỉ vì ông muốn khi cô
lên xe rồi, ông sẽ cho những người tự nguyện đi theo, chớ không muốn
ép buộc họ. V|o ng|y trước khi đưa d}u, ông dạy cô mười điều nên nhớ
về nhà chồng:
1) Lửa trong nhà không nên mang ra ngoài.
2) Lửa bên ngoài không nên mang vào nhà.
3) Chỉ cho ngƣời nào nên cho.
4) Không cho ngƣời nào không nên cho.
5) Cho cả ngƣời đáng cho và không đáng cho.
6) Ngồi một cách vui vẻ.
7) Ăn một cách vui vẻ.
8) Ngủ một cách vui vẻ.
9) Giữ gìn lửa.
10) Thờ phụng thần thánh.
Mười điều n|y cũng lọt vào tai cha chồng cô, lúc đó đang ở phòng
bên cạnh.
Ðến ng|y đưa d}u, Chưởng khố Dhananjaya tập trung c{c phường
hội thủ công, và giữa đo|n người của nhà vua ông chỉ định tám gia chủ
giám hộ cô dâu, nếu nàng có bị buộc tội gì xin họ làm sáng tỏ sự việc.

415
Rồi cô dâu khoác lên món trang sức trị gi{ chín mươi triệu đồng, còn
nhận thêm năm trăm bốn mươi triệu để sắm hương phần tắm mình. Rồi
chưởng khố đỡ con gái lên xe hoa. Ông hộ tống cô qua mười bốn làng
quanh Sāketa, những l|ng chư hầu nộp lễ cống cho ông, cho đến
tận Anurādhapura. Dọc đường, ông cho rao lớn rằng: "Ai muốn đi theo
con ta thì đi." D}n mười bốn ngôi l|ng đều đi theo, mang theo hết không
còn một thứ gì để lại. Dhananjaya cũng tiễn đưa một đoạn đường, chào từ
giã và phó thác con gái cho Migāra và vua. Migāra thấy đ{m người theo
hầu qu{ đông như một đo|n qu}n, sợ không nuôi nổi liền ném đất và
vung gậy gộc đuổi về bớt, mặc lời phản đối của cô dâu Visākhā.
Cô vào cổng thành Sāvatthī, đứng trên xe hoa để dân chúng chiêm
ngưỡng món trang sức. Mọi người tấm tắc khen ngợi vẻ lộng lẫy rực rỡ,
nét đ|i c{c phong lưu của nàng. Ngay hôm ấy, dân chúng gửi mừng
nhiều quà tặng, nàng tặng lại hết cho c{c gia đình trong th|nh với lời lẽ
dịu dàng êm ái, thích hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh từng người, xem họ
như l| th}n quyến của mình. Một lần giữa đêm, n|ng đến thăm con ngựa
mới đẻ, có người hầu nam nữ cầm đuốc theo, để coi sóc cho ngựa mẹ
được tắm nước nóng và xức dầu.
Chưởng khố Migāra, để mừng ng|y cưới vợ cho con, đã mời năm
trăm ẩn sĩ lõa thể đến cúng dường, ông hoàn toàn không biết gì về Thế
Tôn lúc đó đang ngụ trong tinh xá gần đ}y. Ch{o ngon hảo hạng được
nấu trong những đồ dùng nhà bếp mới toanh. Ông gọi cô d}u đến chào
các ẩn sĩ m| ông gọi là những vị A-la-hán. Visākhā lúc bấy giờ đã chứng
quả Dự lưu v| l| Th{nh đệ tử của Phật, nghe đến danh hiệu A-la-hán,
nàng vô cùng hoan hỷ. Nhưng bước v|o phòng đãi ăn c{c ẩn sĩ v| nhìn
họ, nàng bảo họ thiếu tính khiêm cung và không biết sợ trọng tội, không
xứng với danh xưng A-la-hán. Nàng lên tiếng trách cha chồng và trở về
phòng. Trong khi các ẩn sĩ cũng tr{ch Migāra sao không tìm một nàng
dâu khác, mà lại chọn một đệ tử cư sĩ của ông Gotama. Nhận cô ta vào
nhà chẳng khác nào nhận đồ xúi quảy. Họ còn đòi ông tống khứ cô ta đi.
Ông không bằng lòng, trả lời với họ là "Ðàn bà họ ưng chi l|m nấy, xin

416
các ông bỏ qua cho." Rồi ông tiễn họ ra về, và ngồi xuống trên một chiếc
ghế sang trọng, ăn ch{o thượng vị với mật trong đĩa vàng.
Lúc đó có một Tỳ-kheo vào nhà khất thực. Visākhā đang quạt hầu cha
chồng, nghĩ rằng mình không nên báo cho cha biết có vị Tỳ-kheo khất
thực, vội đứng lên một bên cho ông trông thấy Trưởng lão, nhưng ông
quá ngu si có thấy nhưng l|m như không thấy, vẫn cắm cúi ăn. Visākhā
bảo Trưởng lão xin cứ đi vì cha chồng đang ăn ch{o thiu. Migāra tuy bất
bình các ẩn sĩ, nhưng nghe n|ng d}u nói thế, ông nổi giận bảo dẹp đĩa
cháo và ra lệnh đuổi Visākhā ra khỏi nhà. Vì gia nhân và tỳ nữ đều thuộc
về nàng nên không ai dám hé môi. Riêng cô thì trả lời cha chồng như sau:
- Thưa cha, lý do đó không đ{ng để con phải bị đuổi đi. Con không
phải là cô gái tầm thường ngo|i đường, ở một chỗ tắm n|o đó trên bờ
sông, được cha lượm về. Con gái nhà gia giáo, có cha mẹ đ|ng ho|ng,
không thể rời nhà chồng bởi lý do đó. Ngo|i ra cha con có giao con cho
tám gia chủ bảo hộ, và khi có lỗi lầm họ sẽ chịu trách nhiệm làm sáng tỏ
vấn đề. Xin cha cho mời tám gia chủ đến phân xử.
Họ được mời đến và cuộc đối thoại để xét xử Visākhā bắt đầu giữa họ
với cha chồng của cô.
Migāra bảo:
- Ngày đại lễ như thế, địa vị của tôi như vầy, mà cô ta lại bảo tôi ăn
cháo thiu. Các ông hãy buộc tội cô ta v| đuổi đi khỏi nhà này.
Các gia chủ hỏi:
- Có phải thế không, thưa cô?
- Lời tôi nói không đúng hẳn như thế. Số là có một Tỳ-kheo đi khất
thực dừng chân trước cửa nhà. Cha chồng tôi đang dùng ch{o ngon với
mật, hoàn toàn không thấy Trưởng lão. Tôi thiết nghĩ ông không tạo
được công đức mới hiện đời mà chỉ hưởng phước đức cũ của đời trước.
Do đó tôi đã nói với Tỳ-kheo l| ông đang ăn đồ cũ. Vậy tôi có lỗi gì?
Visākhā đã trả lời như trên. C{c gia chủ đều đồng ý l| n|ng nói đúng,

417
rồi họ hỏi lại Migāra:
- Tại sao ông lại giận nàng?
Ông đ{p:
- Tôi cũng đồng ý là cô ta không có lỗi trong việc n|y, nhưng tại sao
nửa đêm cô ta đi ra sau nh| có tớ trai, tớ gái theo sau?
Visākhā giải thích là vì con ngựa giống đẻ, cô không yên tâm nếu
ngồi nh|, nên đã ra chuồng ngựa xem nó được săn sóc ra sao. Lần này
n|ng cũng không có lỗi gì. Cha chồng lại buộc tội là ngày xuất giá cha
n|ng đã dạy bảo Mười điều có nhiều ẩn ý, tỷ như điều một là "không cho
đem lửa trong nhà ra ngoài", nếu vậy đối với láng giềng hai bên xin lửa
thì sao? Cô cũng giải thích rành rẽ ý của cha nàng dạy l| không nên đem
việc trong nhà nói ra bên ngoài. Rồi cô từ từ giải trình điều hai là "không
đem lửa ở ngo|i v|o trong nh|" có nghĩa l{ng giềng nếu nói xấu nhà
chồng cũng không nên về nhà học lại. Còn điều "Chỉ cho người nào nên
cho" nghĩa l| chỉ cho vay những ai trả lại. "Không cho người nào không
nên cho" nghĩa l| không cho vay những ai không trả. "Cho cả người đ{ng
cho" nghĩa l| đối với bà con thân hữu cần giúp đỡ, dù họ có đền đ{p hay
không thì vẫn cho. "Ngồi một cách vui vẻ" nghĩa l| khi cha, mẹ chồng
hoặc chồng ngồi thì phải đứng dậy, không được ngồi. "Ăn một cách vui
vẻ" tức l| người vợ không được ăn khi cha, mẹ chồng hoặc chồng chưa
ăn xong, phải hầu hạ cơm bưng nước rót xong xuôi mới được ăn. "Ngủ
một cách vui vẻ" tức l| người vợ không được đi ngủ trước cha, mẹ chồng
hoặc chồng, phải làm hết bổn phận lớn và nhỏ của mình đối với họ rồi
mới được đi ngủ. "Giữ gìn lửa" tức l| đối cha mẹ và chồng phải biết cung
kính vì họ giống như lửa nếu không cẩn thận thì lửa này sẽ thiêu đốt
mình. "Thờ phụng thần th{nh” nghĩa l| đối với cha mẹ và chồng trong
nhà như là thần thánh.
Khi dâu của mình là Visākhā bộc bạch ý nghĩa mười điều dạy bảo,
chưởng khố Migāra chỉ biết ngồi đó cúi đầu, không nói nên lời. Các gia
chủ bèn hỏi ông:

418
- Thưa chưởng khố, dâu của ông có phạm lỗi gì không?
Ông đ{p:
- Thưa c{c Ng|i, không.
- Tại sao cô không có lỗi m| ông tìm c{ch đuổi cô ta ra khỏi nhà?
Visākhā ngắt lời:
- Thưa c{c ông, ban đầu thật không đúng ph{p nếu tôi ra khỏi nhà
theo lệnh của cha chồng tôi, bởi vì khi tôi đi xa, cha tôi đã phó th{c tôi
cho các ông chịu trách nhiệm xem xét tôi có tội hay vô tội. Nhưng giờ
đ}y c{c ông đã chứng minh tôi vô tội, thì thật đúng ph{p để tôi ra đi.
Rồi Visākhā truyền lệnh cho gia nhân, tỳ nữ chuẩn bị xe cộ để lên
đường. Chưởng khố Migāra cầm các gia chủ ở lại và bảo nàng:
- Con d}u yêu quý, ta đã xử sự một cách ngu si, con hãy tha thứ cho
ta.
N|ng đ{p:
- Kính thưa cha, con tha thứ hết sạch cho cha. Nhưng con l| con
trong một gia đình có niềm tin kiên cố v|o đạo Phật, và chúng con không
thể sống m| không có Tăng đo|n. Nếu con được phép chăm lo cho
chúng Tăng theo sở nguyện, con sẽ ở lại.
- Con yêu quý, con có thể chăm lo cho chúng Tăng theo ý con muốn.
Visākhā chuyển lời thỉnh mời đấng Thập lực đến nh| cúng dường
vào ngày hôm sau. Các ẩn sĩ ngoại đạo nghe tin cũng đến và ngồi thành
vòng tròn quanh nh|. Trong lúc n|ng d}ng nước cho Như Lai, n|ng
nhắn tin cho cha chồng đến đích th}n phục vụ. Ông cũng muốn đi
nhưng bị các ẩn sĩ ngăn cản, nên phải trả lời rằng cô cứ phục vụ Như Lai.
Trong khi nàng dâng thức ăn v| đức Phật cùng Tăng chúng dùng xong,
nàng lại nhắn tin lần hai mời cha chồng đến nghe pháp. Ông thầm nghĩ
nếu lần n|y m| không đi thì thật l| không đúng phép, nhưng c{c ẩn sĩ
vẫn cản trở, và lần này bảo ông nếu muốn đến nghe Gotama nói pháp thì
phải ngồi ở ngoài màn. Rồi họ đi trước, kéo một tấm màn chung quanh.

419
Khi ấy, Thế Tôn bảo:
- Dù ông có ngồi bên kia tấm màn, hay bên kia bức tường, hay bên
kia quả núi, hay bên kia cả rặng núi bao quanh hết quả đất, Ta là Phật và
Phật âm sẽ đến tai ông.
Và Thế Tôn thuyết pháp tuần tự từ thấp lên cao, cất tiếng như m}y
mưa, như thể rung chuyển những cây táo hồng cổ thụ, như mưa trời rơi
xuống. Dù ai đứng trước, đứng sau hay ở cách xa tận cả năm Cakkavālas,
ngàn Cakkavālas, hoặc tận đỉnh tầng trời cao nhất đều cảm thấy như Ng|i
chỉ nhìn thấy mình, chỉ thuyết cho mỗi mình nghe. Chư Phật giống như
mặt trăng đối với chúng sanh, ai cũng thấy ngay trên đầu mình. Ðó là
quả báo do sự đại bố thí của Ngài khi chặt đầu, móc mắt, lóc thịt moi
tim. Ngài bố thí cả con trai là Jāli, con gái là Kanhājinā, vợ là Maddī làm tôi
tớ cho người.
Chưởng khố Migāra ngồi bên ngo|i m|n suy tư về lời pháp của Như
Lai, và chứng quả Dự lưu, ph{t lòng tin kiên cố vào Tam Bảo. Ông nâng
màn, tiến tới cô d}u, cúi đầu trước nàng, nhận nàng làm mẹ, từ đó n|ng
có tên là Mẹ của Migāra. Sau n|y có con n|ng đặt tên là Migāra. Khi ấy,
trưởng giả phủ phục xuống chân Thế Tôn, hôn chân Ngài và ba lần đọc
lên tên mình, rồi thưa:
- Bạch Thế Tôn, từ trước đến giờ con chưa hề hiểu phước báo to lớn
trong sự cúng dường Ng|i, nhưng giờ đ}y, nhờ con dâu mới được hiểu
v| đã tho{t hết đau khổ, phiền não. Khi con dâu con vào nhà con là nó
mang hạnh phúc đến, v| đã tế độ con. Rồi ông nói kệ:
“Sohaṃ ajjā pajānāmi,
Yattha dinnaṃ mahapphalaṃ;
Atthāya vata me bhaddā,
Sunisā gharamāgatāti”.
Rõ ràng hôm nay mới thấy
Phước báo vô biên thế ấy
Có từ nhân biết cúng dường

420
Quả nàng dâu thảo đã mang
Hạnh phúc cho nhà tôi vậy.

‚Hôm nay con biết rành,
Cúng Phật đại quả sinh,
Lợi ích con nhiều thật,
Nhờ cƣới đƣợc dâu lành‛.
Visākhā lại thỉnh Thế Tôn đến ngày hôm sau, và mẹ chồng nàng nhờ
thế chứng quả Dự lưu. Từ đó nh| chồng nàng rộng mở theo đạo Phật.
Muốn đền đ{p công lao n|ng, cha chồng n|ng định tặng nàng một
món trang khác nhẹ hơn để nàng có thể đeo cả ngày cả đêm, trong bốn
oai nghi đều thoải m{i, vì món đồ trang sức khổng lồ trước đ}y qu{ nặng
nề. Hoàn thành xong món nữ trang trị gi{ trăm ng|n tiền, ông thỉnh Thế
Tôn cùng Tăng chúng đến mở tiệc cúng dường. Ông bảo nàng phải tắm
trong mười sáu chậu nước hoa và khoác món trang sức mới đến đảnh lễ
Thế Tôn. Xong, Phật hồi hướng công đức và trở về tinh xá.
Từ đó n|ng thường cúng dường, làm nhiều công đức kh{c v| được
Tám thánh ân của Phật. Như mặt trăng lưỡi liềm tròn dần trên trời, nàng
cũng lớn dần với mười đứa con trai, mười đứa con gái, và mỗi đứa lại
sanh mười trai mười gái, cứ thế con, cháu, chắt dòng họ n|ng... lên đến
tám ngàn bốn trăm hai mươi người. Nàng thọ được một trăm hai mươi
tuổi, không có một sợi tóc bạc trên đầu, lúc n|o cũng trông như mười sáu
tuổi. Thấy n|ng trên đường đi đến tinh-xá với bầy con cháu, không thể
biết ai là Visākhā. Ai cũng muốn ngắm nhìn nàng thật lâu khi đi, đứng,
nằm, ngồi, vì trong bốn oai nghi dáng dấp n|ng đều trang nghiêm, đẹp
đẽ.
Ngoài những đức tính trên, nàng còn có sức mạnh bằng năm con
voi. Vua biết được định thử n|ng. Sau khi nghe ph{p xong, trên đường
nàng về từ tinh xá vua thả một con voi rượt bắt n|ng. Năm trăm tỳ nữ
theo hầu nàng, một số quá khiếp đảm đã chạy mất, số còn lại ôm quanh

421
n|ng. Cô suy nghĩ: Nếu bắt voi lại một cách mạnh bạo, nó sẽ chết. Do đó
nàng dùng hai ngón tay túm lấy vòi bắt nó trở lui. Voi không thể cự lại
sức mạnh của n|ng v| cũng không thể đứng vững, té ngã ngửa trên sân
hoàng cung. Dân chúng hoan hô nàng, và nàng về nhà an ổn với đo|n
tuỳ tùng.
Visākhā, mẹ tinh thần của chưởng khố Migāra, cùng đ{m con ch{u
chắt chẳng hề đau ốm, chẳng ai chết yểu. Người ta cho rằng nàng là
người mang phúc l|nh đến. Yến tiệc lễ lộc gì, dân trong thành Sāvatthī
đều vinh hạnh thỉnh mời n|ng trước tiên.
Trong một ngày lễ, như mọi người, nàng phục sức sang trọng với
món đồ trang sức vĩ đại của cha ruột tặng đến dự tiệc tại một nhà nọ,
xong đến tinh-xá nghe pháp. Dừng lại trước cửa tinh xá, nàng cởi món
trang sức khổng lồ đưa nữ tỳ cất v| đeo v|o món trang sức nhỏ của cha
chồng đến đảnh lễ Thế Tôn nghe pháp. Cuối b|i ph{p, n|ng đứng dậy
chào Phật. Tỳ nữ bỏ quên món trang sức lại, theo nàng ra ngoài.
Như thường lệ, Trưởng lão Ānanda sau buổi giảng nhìn trước ngó
sau xem có vật gì bỏ quên để cất rồi mới đi khỏi. Thấy món đồ trang sức
của Visākhā bỏ quên, Trưởng lão trình với Phật và nghe theo lời Phật,
Ngài treo nó cạnh cầu thang. Visākhā với Suppiyā đi vòng tinh x{ hỏi
thăm xem c{c Tỳ-kheo có cần thuốc men hay thứ gì kh{c. Người cần mật
mía, mật ong, kẻ thì cần dầu. Họ thường cầm b{t đến gặp hai tín nữ, và
hôm nay cũng thế. Suppiyā thấy một Tỳ-kheo bị bệnh, đến hỏi thăm v|
ông cho biết là cần nước xúp thịt. Ngày hôm sau không tìm ra thịt,
Suppiyā cắt thịt đùi của mình dâng cúng. Do lòng tin Phật, thân nàng liền
lành lặn như cũ.
Sau khi chăm sóc c{c Tỳ-kheo bệnh, các tân Tỳ-kheo và Sa-di, Visākhā
ra về bằng một cửa khác. Nàng bảo tỳ nữ đưa món trang sức. Tỳ nữ sực
nhớ đã để quên bèn trở lại chỗ cũ tìm. N|ng dặn cô ta nếu Trưởng lão
Ānanda đã cất thì đừng lấy lại, cứ xem như đã cúng dường cho Trưởng
lão. Nhưng nghĩ rằng ngài Ānanda sẽ không biết làm gì với món đồ ấy,
nàng lại bảo tỳ nữ trở lại lấy mang về để bán lấy tiền cúng dường phải
422
hơn. Món đồ được để lên xe đưa tới thợ kim ho|n định gi{ l| chín mươi
triệu một trăm ng|n tiền, nhưng không ai mua nổi. (Cả thế giới chỉ có ba
ngƣời đàn bà mặc món đồ trang sức đắt giá nhƣ thế, là nữ cƣ sĩ lỗi lạc Visākhā,
vợ vua Bandhula xứ Mallas, và Mallika con gái chƣởng khố Bāranasī).
Nàng bèn mua lại món trang sức, chở số tiền to lớn đến tinh xá dâng
lên Phật, v| thưa hỏi trong tứ sự cúng dường Phật cần loại gì. Phật bảo
cần xây một tăng đường tại cổng phía đông tinh x{. N|ng mua đất với
chín mươi triệu của món trang sức và bỏ thêm chín mươi triệu để xây
nhà.
Một hôm, Thế Tôn quan sát thế gian sáng sớm, thấy chàng Bhaddiya,
con của một chưởng khố ở thành Bhaddiya, đã được tái sinh từ cõi trời,
đủ duyên lành nhập đạo. Ng|i dùng điểm tâm tại nhà ông Anāthapiṇdika
rồi đi về hướng cổng bắc. Thông thường, sau khi độ ngọ tại nhà Visākhā,
Ng|i đi về bằng cổng nam và ngự về Jatavana; khi độ ngọ tại nhà
Anāthapiṇdika, Ng|i đi ra bằng cổng đông v| ngự về Pubbārāma. Do đó
khi dân chúng thấy Thế Tôn đi ra cổng bắc, biết rằng Ngài sắp du hành.
Nghe tin Thế Tôn lên đường, Visākhā đến đảnh lễ Ngài và thỉnh cầu
ở lại vì nàng cho xây nhà ở cúng dường Phật v| chư Tăng với tổn phí
bằng số ch}u b{u kia. Nhưng Thế Tôn không thể ở lại, và theo lời yêu
cầu của nàng, Ngài cho nàng chọn một Tỳ-kheo ở lại thay mặt theo dõi
việc xây cất. Mặc dù nàng rất kính mến Trưởng lão Ānanda, nhưng n|ng
chọn Tôn già Moggallāna vì nghĩ rằng Tôn giả có thần thông sẽ giúp đỡ
nhiều trong công việc. Phật truyền Tôn giả ở lại với năm trăm Tỳ-kheo.
Tôn giả có thần thông nên chỉ trong ng|y người ta có thể đem về gỗ và
đ{ c{ch đó khoảng năm mươi, s{u mươi dặm, không cần phải nặng
nhọc. Chỉ trong thời gian ngắn người ta đã dựng lên một tăng đường hai
tầng, với năm trăm phòng trên lầu. Thế Tôn du thuyết mất chín tháng, và
khi trở về Sāvatthī, công trình của Visākhā đã ho|n tất kể cả chiếc tháp
bằng v|ng ròng để chứa s{u mươi chậu nước. Nghe tin Thế Tôn trên
đường về Jatavana, n|ng đến gặp Ngài và thỉnh mời đến thăm tăng
đường mới x}y. Sau đó, n|ng thưa:

423
- Bạch Thế Tôn, xin người đưa chư Tăng đến đ}y an cư trong bốn
tháng tới. Con sẽ cho hoàn tất xong xuôi khu nhà ở của chư Tăng.
Thế Tôn hoàn hỷ chấp nhận. Từ đó, Ng|i cùng Tăng chúng được
n|ng cúng dường tại đó.
Một người bạn của Visākhā muốn cúng dường một tấm vải trị giá
một trăm ng|n tiền làm thảm lót cho tăng đường. Nàng chỉ cho cô ta
thấy cả hai tầng nhà gồm một ng|n phòng đều trải thảm hết, không có
tấm nào xấu kém hơn tấm của cô ta. Buồn bã vì thấy mình không được
công đức gì trong tăng đường, cô đi ra, dừng lại một nơi, òa khóc.
Trưởng lão Ānanda thấy thế hỏi thăm, v| chỉ cho cô chỗ thích hợp
nhất để trải thảm là chân cầu thang, nơi c{c Tỳ-kheo rửa chân xong sẽ
chùi lên đó trước khi bước vào tinh xá. Cô sẽ được nhiều phước đức.
Hình như Visākhā đã bỏ qua chỗ này.
Ngày cuối, say bốn th{ng cúng dường Tăng đo|n, Visākhā cúng vải
may y đến Tăng đo|n. Mỗi sa-di nhận vải y trị giá một ngàn tiền mỗi cái.
Cuối cùng cô cúng thuốc men cho chư Tăng, sớt đầy bát cho mỗi vị. Nếu
tính thêm chín mươi triệu mua đất v| chín mươi triệu xây cất tăng
đường, cộng chung l| hai trăm bảy mươi triệu. Không một phụ nữ nào
trên thế gian đã cúng dường nhiều như thế.
Ngày lễ khánh thành tinh xá, khi bóng chiều ngả dài, Visākhā đi vòng
quanh tòa nhà cùng với con, cháu và chắt. Thấy ước nguyện thời xa xưa
nay đã th|nh tựu, nàng cất cao tiếng thanh cao ng}m năm c}u kệ:
Khi nào ta dâng cúng
Ngôi nhà ở tiện nghi
Trét tô hồ, vữa thì
Ấy là lúc viên mãn
Lời ta thệ nguyện xƣa
Khi nào ta dâng cúng
Mọi thiết bị, tiện nghi
Ghế, giƣờng, thảm và gối

424
Lúc đó lòng ta mới
Vui vì thỏa nguyện xƣa
Khi nào ta dâng cúng
Vật thực theo phiếu phân
Nêm nếm ngon bội phần
Bằng xúp thịt tinh khiết
Ấy là lúc ta biết
Ðã toại lời nguyện dâng
Khi nào ta dâng cúng
Vải y Bāranasī
Vải mịn, vải sợi bông
Ƣớc nguyện hằng bao kiếp
Khi nào ta dâng cúng
Ðồ bổ dƣỡng, thuốc men
Bơ lỏng, bơ đặc, mật
Dầu ăn cùng đƣờng thô
Thế là ta hoàn tất
Viên mãn lời nguyện xƣa.

“Kadāhaṃ navapāsādaṃ,
Sudhāmattikalepanaṃ;
Vihāradānaṃ dassāmi,
Saṅkappo mayha pūrito”.
‚Chừng cất xong lâu đài,
Tô thạch cao trong ngoài,
Ta sẽ dâng chùa mới
Nguyện ta mãn từ nay‛.
“Kadāhaṃ mañcapīṭhañca,
Bhisibimbohanāni ca;
Senāsanabhaṇḍaṃ dassāmi,
Saṅkappo mayha pūrito”.

425
‚Chừng có giƣờng ghế dài,
Gối đủ thứ trong ngoài,
Ta sẽ dâng chỗ ngủ,
Nguyện ta mãn từ nay‛.
“Kadāhaṃ salākabhattaṃ,
Sucimaṃsūpasecanaṃ;
Bhojanadānaṃ dassāmi,
Saṅkappo mayha pūrito”.
‚Chừng rút thẻ sớt bát,
Cơm trắng trộn thịt nạc,
Ta sẽ cúng Trai Tăng,
Nguyện ta nay thành đạt‛.
“Kadāhaṃ kāsikavatthaṃ,
Khomakappāsikāni ca;
Cīvaradānaṃ dassāmi,
Saṅkappo mayha pūrito”.
‚Chừng có vải Ca Thi,
Vải mịn, vải sợi bông,
Ta sẽ cúng dƣờng y,
Nguyện nay ta hoàn mỹ‛.
“Kadāhaṃ sappinavanītaṃ,
Madhutelañca phāṇitam;
Bhesajjadānaṃ dassāmi,
Saṅkappo mayha pūrito”.
‚Chừng có sinh tô lạc,
Mật ong với đƣờng dầu,
Ta sẽ dâng giải khát,
Nay ta mãn nguyện cầu‛.
Các Tỳ-kheo nghe được cho rằng hoặc mật nàng rối loạn, hoặc loạn
trí, nên thưa với Phật. Thế Tôn đ{p:
- Này các Tỳ-kheo! Ðệ tử Ta không phải đang h{t. Vì ước nguyện

426
được thành tựu, lòng nàng vui mừng mới cất tiếng như thế để long trọng
nói lời thệ nguyện.
Các Tỳ-kheo hỏi tiếp:
- N|ng đã ước nguyện lúc n|o, thưa Thế Tôn?
Và Thế Tôn kể:
Chuyện quá khứ
8A. Lời Nguyện Của Visākhā

Các Tỳ-kheo, c{ch đ}y một trăm ngàn kiếp quá khứ, Phật
Padumuttara xuất hiện ở thế gian, thọ mạng của Ngài là một trăm ng|n
năm, có một trăm ng|n A-la-h{n đệ tử. Thành của Phật là Hamsavatī, cha
là Sunanda, mẹ là Sujātā Devì. Ðệ tử nữ cư sĩ l| đại thí chủ. Nữ cư sĩ đó
được Tám thánh ân từ Ng|i, v| như một người mẹ, lo cho Phật tứ sự
cúng dường, phục vụ từ s{ng đến chiều. Nữ cư sĩ được chuyện trò thân
mật với Phật v| được Phật quý trọng, một hôm đ{nh bạo hỏi Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, cô bạn tôi đối với Ngài là gì?
Phật đ{p:
- L| đại thí chủ của Ta.
- Bằng c{ch n|o cô ta được như vậy?
- Do lời nguyện trước đ}y trăm ng|n kiếp.
- Bạch Thế Tôn, một người có thể được địa vị ấy không, nếu phát
nguyện bây giờ?
- Có thể được.
- Vậy thì, bạch Thế Tôn, xin nhận cho con cúng dường Ngài với trăm
ngàn Tỳ-kheo trong bảy ngày.
Phật chấp thuận.
Ðến ngày cuối tuần cúng dường, cô ta đỡ lấy y bát của Thế Tôn,
đảnh lễ và quỳ dưới chân Ngài phát nguyện:

427
- Bạch Thế Tôn, con không tìm cầu cho mình một vương quyền nào
ở cõi trời, mà chỉ xin được Tám thánh ân của Phật, xin được như một
người mẹ hơn bao giờ hết lo tứ sự cúng dường cho Ngài.
Thế Tôn muốn biết xem hạnh nguyện của cô ta có được viên mãn
hay không, nên dùng Thiên nhãn nhìn về tương lai suốt một trăm ng|n
kiếp và bảo:
- Một trăm ng|n kiếp sau, một đức Phật tên Gotama sẽ xuất hiện ở
thế gian. Lúc đó ngươi l| đệ tử nữ cư sĩ tên Visākhā, sẽ được Tám thánh
ân từ Phật, sẽ được như một người mẹ đối với Phật, và sẽ l| cư sĩ nữ xuất
sắc nhất trong việc lo tứ sự cúng dường cho Ngài.
Như thế là chắc chắn trong tương lai, cô ta sẽ đạt được những điều
n|y. Cô ta đã l|m việc phước thiện trong suốt quãng đời còn lại của kiếp
ấy và tái sinh trên cõi trời. Sau khi qua lại cõi trời v| cõi người, nàng tái
sanh trong thời Phật Kassapa, là con gái út của vua Kiki xứ Kāsi. Cô lập gia
đình, sống bên nhà chồng, suốt thời gian rất l}u cúng dường và làm
nhiều việc công đức khác cùng với các chị.
Một hôm cô ta quỳ dưới chân Phật Kassapa và phát lời nguyền giống
như trước đ}y. Rồi cô ta cũng lu}n hồi từ cõi trời qua cõi người, và trong
kiếp n|y t{i sanh l|m con chưởng khố Dhananjaya, cháu nội của chưởng
khố Ram. Và trong kiếp n|y, cô đã tạo được nhiều đức qua các thiện sự
cho gi{o đo|n của Ta.
(Hết Chuyện Quá Khứ)
Và Thế Tôn giảng pháp cho các Tỳ-kheo:
- Này các Tỳ-kheo, giống như từ một đống hoa đủ loại, người khéo
léo sẽ kết nhiều kiểu vòng hoa, cũng như thế, tâm Visākhā hướng đến làm
các việc công đức bằng nhiều cách.
Và Ngài nói Pháp Cú:
“Yathā’pi puppharāsimhā,
Kayirā mālāguṇe bahū;

428
Evaṃ jātena maccena,
Kattabbaṃ kusalaṃ bahuṃ”.
(53) Như từ một đống hoa
Nhiều tràng hoa được làm
Cũng vậy, thân sanh tử,
Làm được nhiều thiện sự.

‚Nhƣ từ một đống hoa riêng,
Nhiều tràng hoa đƣợc thợ liên kết thành.
Từ thân ngƣời đƣợc phát sinh,
Biết bao nhiêu việc phƣớc lành cho ta‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trong bài kệ Phạn ngữ, tiếng Puppharāsimhā là nói do từ một đống


đủ các loại hoa.
Kayirā: Là có thể làm ra.
Mālāguṇe bahū: Là các hoa có cuống dính chung, được tách rời ra để
kết lại thành nhiều kiểu tràng hoa.
Maccena: Tất cả chúng sinh đều không thoát khỏi bàn tay tử thần. Ta
mong được sinh l|m con người khá nên tạo nhiều nghiệp l|nh như bố
thí, dâng y chẳng hạn.
Trong bài kệ, Đức Phật dùng tiếng đống hoa (Puppharāsī) cho ta thấy
là rất nhiều hoa, chất cả đống, quả nhiên nếu ít hoa thì thợ làm tràng hoa
thiện nghệ không kết thành nhiều tr|ng hoa được. Còn người không
thiện nghệ, dầu cho có nhiều hoa hay ít hoa cũng chẳng l|m được chi cả,
cho nên cần phải có nhiều hoa v| người thợ lành nghề mới có thể làm
nhiều tr|ng hoa được. Cũng như thế, một người có ít đức tin mà lại ít của
cải thì không thể l|m phước được. Người có đức tin dồi dào mà ít của cải
cũng khó l|m phước. Chỉ có người có đức tin nhiều, của cải dồi dào thì

429
người ấy mới có thể tạo được nhiều phước l|nh. V| người đầy đủ khả
năng như thế chính là bà Visākhā m| Đức Phật đã đề cập đến trong bài
kệ.
‚Nhƣ từ một đống hoa riêng,
Nhiều tràng hoa đƣợc thợ liên kết thành.
Từ thân ngƣời đƣợc phát sinh,
Biết bao nhiêu việc phƣớc lành do ta‛.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Tín nữ đứng đầu có Visākhā,
Đức tin sản nghiệp mấy ai bì,
Cất chùa hộ Phật nuôi Tăng chúng,
Thính pháp khuyên cha giữ giới quy.
Thƣở bé đã thành Sơ thánh quả,
Khi già chƣa mất nét xuân thì,
Con đàn cháu lũ đều khƣơng thọ,
Phƣớc lộc ba đời chẳng thể suy.


9. Câu Hỏi Của Trưởng Lão A Nan

(Ānandattherapañhavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 54-55)

“Na pupphagando paṭivātam eti,


Na candanaṃ tagaramallikā vā;
Satañ ca gandho paṭivātam eti,
Sabbā disā sappuriso pavāyati”.
“Candanaṃ tagaraṃ vā’pi,
Uppalaṃ atha vassikī;

430
Etesaṃ gandhajātānaṃ,
Sīlagandho anuttaro”.
‚Ngƣợc lại chiều gió thổi,
Hƣơng hoa không bay nổi,
Dầu là Đa già la,
Chiên đàn, Mạt lỵ hoa,
Chỉ có hƣơng Giới đức,
Khắp phƣơng trời bay xa‛.
‚Chiên Đàn, Đa già la,
Thanh liên, Vũ quý hoa,
Sánh các hƣơng hoa ấy,
Giới hƣơng vô thƣợng vậy‛.
Tại Sāvatthī Thế Tôn đã dạy câu Pháp Cú trên khi trả lời câu hỏi của
Trưởng lão Ānanda.

Một buổi chiều, trong khi đang ngồi tư duy qu{n tưởng, Trưởng lão
Ānanda chợt có nghĩ Thế Tôn hội đủ ba loại hương rất ưu việt l| hương
gỗ chiên đ|n, hương rễ c}y v| hương hoa. Cả ba thứ hương đều bay theo
chiều gió. Không biết có thứ hương n|o có thể bay ngược gió, hoặc vừa
bay thuận vừa bay nghịch gió? Tôn giả không muốn một mình moi óc
tìm hiểu, nên đến hỏi Thế Tôn, v| sau đó Ng|i được trả lời:
- Này Ānanda! Có thứ hương bay theo chiều gió v| cũng có thứ
hương bay nghịch gió. Này Ānanda! Tại bất cứ làng mạc, phố thị nào trên
thế gian n|y, ai cũng vậy, đ|n ông hay đ|n b|, quy y Tam bảo, giữ giới
không sát sanh, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói dối,
không uống rượu và các chất say, nếu người đó đức hạnh, sống đời tại
gia đoan ch{nh, t}m không tham nhiễm, người đó vị tha, rộng lượng,
hoan hỷ trong hạnh bố thí, biết lắng nghe lời cầu xin, hoan hỷ trong hạnh
cúng dường, thì mọi Tỳ-kheo v| đạo sĩ Bà-la-môn khắp nơi sẽ tán thán,
mọi thiên thần, thánh thần sẽ t{n th{n. V| như thế, này Ānanda, đó l| thứ
hương bay thuận và nghịch gió.
431
Thế Tôn nói Pháp Cú:
“Na pupphagando paṭivātam eti,
Na candanaṃ tagaramallikā vā;
Satañ ca gandho paṭivātam eti,
Sabbā disā sappuriso pavāyati”.
‚Ngƣợc chiều gió, các hƣơng hoa,
Chiên đàn, Mạt lỵ, Già la bặt đƣờng.
Ngƣợc chiều gió chỉ có hƣơng,
Của ngƣời Giới đức muôn phƣơng lan tràn‛.
“Candanaṃ tagaraṃ vā’pi,
Uppalaṃ atha vassikī;
Etesaṃ gandhajātānaṃ,
Sīlagandho anuttaro”.
‚Đa già la với Chiên đàn,
Thanh liên, Vũ quý, các hàng hoa vƣơng.
Dầu thơm cho mấy cũng nhƣờng,
Thứ hƣơng Giới đức là hƣơng tuyệt trần‛.

(54) Hương các loài hoa thơm,
Không ngược bay chiều gió.
Nhưng hương người đức hạnh,
Ngược gió khắp tung bay.
Chỉ có bậc chân nhân,
Tỏa khắp mọi phương trời.
(55) Hoa chiên-đàn, già-la,
Hoa sen, hoa vũ quý,
Giữa những hương hoa ấy,
Giới hương là vô thượng.
Khi thời pháp chấm dứt, nhiều Tỳ-kheo th|nh đạt chánh quả, nhất là
Tu-đ|-hoàn quả. Đại chúng cũng hưởng được sự lợi ích nhờ nghe pháp.


432
Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trong bài kệ Phạn ngữ, c}u đầu có nghĩa l| không có hương hoa n|o
bay ngược chiều gió, như trên cung trời Đao Lợi có cây Pāricchattaka-
rukkha, thân cao và tàng rộng h|ng trăm do tuần, hoa của nó phát ra ánh
s{ng rơi xa năm mươi do tuần, hương hoa lan xa h|ng trăm do tuần. Tuy
nhiên nó chỉ bay theo chiều gió m| thôi, còn ngược gió thì dầu gần như
nửa ngón tay nó cũng không thể bay được. Tất cả c{c hương hoa đều
không thể bay ngược chiều gió như thế cả.
Candanaṃ: Viết cho đủ là candanagandho nghĩa l| hương của Chiên
đ|n.
Tagaramallikā vā: Cũng đề cập đến hương của Đa gi| la, Mạt lỵ.
Quả thật, dầu cho hương của các thứ có tiếng l| thơm nhất, như l|
Chiên đ|n đỏ, Đa gi| la, Mạt lỵ hoa chẳng hạn, cũng chỉ bay xuôi chiều
gió chớ không bay ngược chiều gió bao giờ cả.
Satañ ca gandho: Chỉ có hương của người Giới đức l| hương của các
bậc Thanh Văn đệ tử Phật To|n Gi{c v| Độc Giác mới bay được ngược
gió. Tại sao vậy?
Sabbā disā sappuriso pavāyati: Tại vì tiếng thơm Giới đức của các
bậc Thanh Văn, những người Thánh thiện lan truyền đi khắp c{c phương
hướng, cho nên có thể nói l| mùi hương Giới đức bay ngược chiều gió.
Do đó, Đức Phật đã dùng từ ngữ Paṭivātameti.
Vassikī: l| Vũ quý, Vũ sinh, tức là loại hoa thơm như lan, huệ.
Etesaṃ: C}u chót có nghĩa l| nếu đem so s{nh có giống nào mùi
thơm như Chiên đ|n chẳng hạn, với những bậc Thánh thiện có Giới đức
l| mùi thơm thì Giới hương l| vô thượng, vô tỷ, vô song vậy (anuttaro
asadiso appaṭibhāgo).


Dòch Giaû Caån Ñeà


Đại đức Ānanda muốn biết rằng:
433
Hƣơng bay ngƣợc gió có cùng chăng?
Chiều tà tạm lánh nơi cô tịch,
Trở gót đi tìm Đức Vạn Năng.
Phật dạy: ‚Hƣơng sinh có thứ này,
Ngƣợc chiều gió thổi chẳng ngừng bay,
Là hƣơng Giới đức cao vô tỷ,
Hƣơng của trầm hoa chẳng sánh tày‛.


10. Đế-thích Cúng Dường Mahā Kassapa

(Mahākassapattherapiṇḍapātadānavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 56)

“Appamatto ayaṃ gandho,


Yā’yaṃ tagaracandanī;
Yo ca sīlavataṃ gandho,
Vāti devesu uttamo”.
‚Đa già la, Chiên đàn,
Hƣơng này ít giá trị,
Hƣơng Giới đức lan tràn,
Thấu rõ trời vô tỷ‛.
Thế Tôn dạy câu trên khi ngụ tại Veḷuvana, liên quan đến sự cúng
dường Trưởng lão Mahā Kassapa.

Một hôm Trưởng lão Mahā Kassapa xuất định sau bảy ngày nhập Diệt
tận định, đi ra ngo|i với ý định khất thực tuần tự nhà này qua nhà khác
trong thành Rājagaha. Lúc đó năm trăm thiên nữ gót son, vợ của vua trời
Đế-thích vừa thức dậy và chuẩn bị năm trăm phần cúng dường hết cả
cho Trưởng lão. Phẩm vật trên tay, họ chặn Trưởng lão giữa đường, xin:

434
- Thưa Tôn giả, xin Ngài nhận cúng dường cho chúng con ân triêm
công đức.
Trưởng lão:
- Tất cả chư vị hãy đi đi! Tôi định ban ân huệ cho người nghèo.
- Bạch Tôn giả, xin đừng hại chúng con, hãy ban phước cho chúng
con!
Nhưng Trưởng lão biết họ nên vẫn từ chối, và khi thấy họ không
chịu đi m| còn muốn tiếp tục cầu xin nữa, Ngài bảo:
- C{c ngươi không biết chỗ của mình. Hãy đi đi!
Rồi Ngài búng tay vào họ.
Nghe Trưởng lão búng tay, các thiên nữ mất bình tĩnh không d{m ở
lại, phải bay về cõi trời. Họ kể lại tự sự cho Đế-thích nghe. Ông hỏi:
- C{c ngươi đi trong hình dạng ra sao?
- Dạ, như thế n|y, c{c ngươi l|m sao cúng dường Trưởng lão được!
Chính Đế-thích cũng muốn cúng dường Trưởng lão. Ông biến thành
một người thợ dệt già lụm khụm, răng long, tóc bạc, lưng còng, th}n thể
tiều tụy. Ông biến thiên nữ Thiện Sanh thành một bà già. Rồi ông dùng
thần lực tạo một ngõ hẻm thợ dệt, và ngồi quay sợi. Lúc ấy, Trưởng lão
đang đi v|o th|nh, vẫn tâm niệm d|nh phước cho người nghèo. Thấy
con hẻm ở ngoại thành, Ngài nhìn quanh rồi chú ý đến hai ông bà già.
Ông già Đế-thích đang kéo chỉ và Thiện Sanh quấn chỉ v|o thoi. Trưởng
lão nghĩ rằng già cả lụm cụm thế đó m| phải làm việc tay chân thì chắc
không ai trong th|nh n|y nghèo hơn họ, chỉ cần một v{ cơm sớt cho Ngài
là Ngài có thể ban phước cho họ. Do đó Trưởng lão tiến đến.
Thấy bóng Trưởng lão, Đế-thích dặn Thiện Sanh l|m như không
trông thấy, cứ ngồi đó im lặng, rồi sẽ nói gạt để cúng dường ông. Trưởng
lão dừng trước cửa nhà, họ giả vờ không thấy, cứ tiếp tục làm việc. Một
lát, Đế-thích bỗng ngẩng lên bảo vợ:
- Hình như có Trưởng lão đang đứng trước cửa. Bà ra xem!
435
Thiện Sanh không chịu, bảo ông ra. Gặp Trưởng lão tên gì vì mắt
ông kèm nhèm trông không rõ. Xong lấy tay che tr{n, ông nhìn chăm chú
v| l|m như ngạc nhiên, la lên:
- Chao ôi! Chao ôi! Trưởng lão Mahā Kassapa! Lâu ngày quá xá Ngài
mới đến lều rách của chúng tôi. B| nó ơi, còn gì trong nh| không?
Thiện Sanh tỏ vẻ như đang bối rối, nhưng cũng vội đ{p:
- À, |. V}ng, cũng có đấy, ông à!
Đế-thích đỡ lấy bát của Trưởng lão thưa:
- Bạch Tôn giả, xin đừng để ý đến thức ăn ngon hay dở, mà cho
chúng con được }n phước.
Trưởng lão đưa b{t thầm nghĩ, dù họ cho ta một cọng rau hay một
nắm cám vụn, ta vẫn nhận v| ban phước cho họ. Đế-thích vào nhà sớt
cơm đầy b{t v| mang ra đặt vào tay Ngài.
Lập tức, phần cúng dường đó, được gia đủ loại nước sốt và cà ri, tỏa
mùi thơm ng{t cả thành Rājagaha. Trưởng lão thắc mắc sao trông ông lão
này yếu đuối thiếu thốn mà thức ăn lại dồi d|o như của Đế-thích. Nhìn
ra quả là trời Đế-thích, Ngài bảo:
- Ông đã l|m một việc sai lầm nghiêm trọng khi cướp đoạt của người
nghèo cơ hội tạo công đức. Vì bố thí cho ta hôm nay, bất cứ người nghèo
n|o cũng sẽ được địa vị tổng tư lệnh hay chưởng khố.
Đế-thích hỏi:
- Bạch Tôn giả, có người n|o nghèo hơn con chăng ?
- Sao ông lại nghèo, khi đang hưởng phú quý trên cung trời?
- Bạch Tôn giả, lý do như sau. Trước khi Phật xuất hiện ở thế gian
con đã tạo nhiều công đức. Khi Phật xuất hiện ở thế gian, có ba vị trời
cùng đẳng cấp với con, vì tạo nhiều công đức nên được nhiều oai lực hơn
con. Khi có mặt con đó, ba vị cần mở hội vui chơi l| họ cứ đem c{c tỳ nữ
xuống đường, còn con thì phải quay gót vào nhà. Oai lực của họ sáng
mạnh hơn con. Vậy, bạch Tôn giả, ai nghèo hơn con?
436
- Nếu đúng như thế thì từ đ}y đừng đ{nh lừa ta để cúng dường nữa.
- Con có được công đức hay không nếu lừa dối để cúng dường?
- Có, đạo hữu ạ.
- Nếu đúng thế, bạch Tôn giả, con có bổn phận phải tạo nhiều công
đức.
Nói xong Đế-thích ch|o Trưởng lão, đi nhiễu quanh Trưởng lão với
Thiện Sanh theo sau, rồi họ bay lên không, nói lên câu kệ:
“Aho dānaṃ paramadānaṃ kassape supatiṭṭhi tanti”.
Ôi cúng dƣờng, cúng dƣờng Ba-la-mật,
Ðã khéo dâng ngài Kassapa đƣợc rồi!
Trong kinh Udāna cũng có kể câu chuyện tương tự.
Ðến đoạn Đế-thích bay lên không và ngâm câu kệ, trong Udāna ghi
tiếp:
"Thế Tôn đứng trong tinh xá, nghe tiếng Đế-thích. Ông ta liền bảo đệ
tử:
- Các Tỳ-kheo, hãy xem vua trời Đế-thích. Ông ta vừa ngâm câu kệ,
v| đang bay trong hư không.
- Bạch Thế Tôn, ông ấy đã l|m chi?
- Ông ta đã đ{nh lừa được Kassapa con ta để cúng dường. Xong việc
rồi nên ông ta đang bay trên trời và ngâm nga một bài kệ.
- Bạch Thế Tôn, sao ông ấy biết nên cúng dường Trưởng lão?
- Các Tỳ-kheo, cả trời v| người đều mến người bố thí như con ta.
Nói xong, chính Thế Tôn cũng ng}m c}u kệ ấy."
Ngo|i ra, đoạn văn sau cũng được ghi trong kinh:
Với thiên nhãn thanh tịnh siêu vượt lo|i người, Thế Tôn nghe vua
trời Đế-thích, trong khi bay trên không, đã ba lần ngâm câu kệ này trên
trời:

437
Ôi cúng dƣờng, cúng dƣờng Ba-la-mật,
Ðã khéo dâng ngài Kassapa đƣợc rồi!
Khi ấy, Thế Tôn thấy thế liền nói kệ:
“Piṇḍapātikassa bhikkhuno
Attabharassa anaññaposino
Devā pihayanti tādino
Upasantassa sadā satīmatoti”.
Tỳ-kheo sống bằng khất thực
Tự mình nương tựa chính mình
Tịch lặng, chú tâm, hằng giác
Chư thiên tôn kính hoan nghinh.

‚Tỳ-kheo nguyện giữ hạnh trì bình,
Xin chẳng nuôi ai, đủ miệng mình,
Ngƣời vậy chƣ thiên hằng cảm mến,
Tâm thƣờng thanh thản, trí viên minh‛.
Nói kệ xong, Thế Tôn dạy:
- Các Tỳ-kheo, vua trời Đế-thích qua hương đức hạnh đã đến với con
ta để cúng dường.
Và Ngài nói Pháp Cú:
“Appamatto ayaṃ gandho,
Yā’yaṃ tagaracandanī;
Yo ca sīlavataṃ gandho,
Vāti devesu uttamo”.
(56) Ít giá trị hương này,
Hương già-la, chiên-đàn,
Chỉ hương người đức hạnh,
Tối thượng tỏa thiên giới.

‚Đa già la với Chiên đàn,

438
Hƣơng này chƣa mấy cao sang trên đời.
Hƣơng ngƣời Giới đức tuyệt vời,
Xông lên thấu các cõi trời cao siêu‛.
Khi thời Pháp chấm dứt, nhiều Tỳ-kheo chứng đắc Thánh quả, nhất
là Tu-đ|-hoàn quả, đại chúng thính ph{p đều hưởng được sự lợi ích.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trên đ}y, tiếng appamatto nghĩa l| nhỏ nhen, ít ỏi.


Yo ca sīlavantaṃ: Nghĩa l| Giới hương n|o của người Giới đức,
không phải ít giá trị như hương Đa gi| l|, như Chiên đ|n đó đ}u, m| nó
có sức bay lan thật xa vậy.
Vāti devesu uttamo: Nghĩa l| quý giá, cao cả không hương n|o bằng,
và tỏa rộng ra khắp cả c{c nơi, kể cả các cảnh giới của chư thiên v| nh}n
loại.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Ca Diếp Ma Ha định tế bần,
Độ nhằm Đế Thích giả cùng nhân,
Mới hay trời cũng tranh làm phƣớc,
Kẻo sống thua ngƣời thấy tủi thân.
Bằng tâm dối gạt giúp cho ngƣời,
Phƣớc cũng mƣời phân đủ trọn mƣời,
Chỉ tội chú nghèo chƣa biết mặt,
Hụt làm bá hộ một phen chơi.
Đi bát hằng ngày Phật vẫn khen,
Nhƣng mà chịu cực phải cho quen,
Bằng không sẽ thấy buồn trong ruột,
Bỏ hạnh Tỳ-kheo chẳng trống kèn.


439
11. Godhica Chứng Niết-bàn

(Godhikattheraparinibbānavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 57)

“Tesaṃ sampannasīlānaṃ,
Appamādavihārinaṃ;
Sammadaññā vimuttānaṃ,
Māro maggaṃ na vindati”.
“Những người đủ Giới đức,
Vững tâm không phóng dật,
Chánh trí thoát lao lung,
Ma chẳng thấy hành tung”.
Câu này Phật dạy khi ngụ tại Veḷuvana gần Rājagaha, liên quan đến
Trưởng lão Godhika chứng Niết-bàn.

Trong khi Trưởng lão này ngụ tại Hắc Thạch trên đỉnh núi Isigili,
chánh niệm, tinh tấn, kiến quyết, v| đã được tâm giải thoát do hành
thiền, thì Ngài bị ngã bệnh vì tinh cần thái quá và không thể trụ tâm vào
đề mục thiền được lâu. Lần thứ hai, lần thứ ba, v| đến sáu lần, Ngài vào
thiền định và lại bị trạo hối quấy nhiễu. Lần thứ bảy, Ngài trụ t}m được
rồi liền tự nghị: "Sáu lần ta đã bị bệnh làm cho tán tâm. Một người bị tán
t}m thì đời sau thật không biết ra sao. Ðã đến lúc phải dùng đến lưỡi dao
cạo."
Rồi ông lấy dao cạo đầu, xong nằm trên giường định cắt đứt cổ
họng. Ma vương biết ý định của Ngài, nghĩ rằng nếu Ng|i đạt được
Minh sát tuệ, sẽ chứng A-la-hán, nên muốn cản Ngài. Tự thấy lời mình
khó thuyết phục Ng|i, Ma vương muốn cầu cứu với Thế Tôn, nên biến
mình thành một người tầm thường đến gặp Phật và nói:
“Mahāvīra mahāpaññā,

440
Iddhiyā yasasā jala;
Sabbaverabhayātīta,
Pāde vandāmi cakkhuma.
Sāvako te mahāvīra,
Maraṇaṃ maraṇābhibhū;
Ākaṅkhati cetayati,
Taṃ nisedha jutindhara.
Kathaṃ hi bhagavā tuyhaṃ,
Sāvako sāsane rato;
Appattamānaso sekho,
Kālaṃ kayirā janesutāti.
Tasmiṃ khaṇe therena,
Satthaṃ āharitaṃ hoti”.
Hỡi đấng Ðại Hùng, bậc Ðại Trí Tuệ!
Rực rỡ thần lực, rực hào quang,
Ngƣời vƣợt thắng hận thù, sợ hãi.
Xin đảnh lễ bên chân Ngài, hỡi đấng Chánh Biến Tri!
Ðấng Ðại Hùng! Ðệ tử Ngài đã khắc phục sanh tử
Lại hƣớng về cái chết, đang rắp tâm.
Hãy cản ngăn, hãy thuyết giảng đạo thâm
Hãy thƣơng xót, hỡi ngƣời ban ánh sáng!
Ðức Thế Tôn, lừng lẫy tiếng tăm trong nhân loại!
Môn đệ Ngài, đang an vui trong giáo pháp,
Sao giờ lại muốn kết thúc đời,
Chƣa tròn ý nguyện, chƣa thuần thục?
Lược dịch 2:
‚Kính bạch Đức Đại Hùng Đại Trí,
Bậc uy danh lừng lẫy khắp nơi,
Bậc đã qua oán cụ biển đời,
Bậc Hữu Nhãn, tôi thời đảnh lễ.
Bậc Đại Hùng, trong hàng môn đệ,

441
Của Ngài từng áp chế tử thần,
Có Thanh Văn muốn lìa trần,
Bạch Thế Tôn tráng hệ, Ngài cần cản ngăn.
Trong đạo Ngài, Thanh Văn vui vẻ,
Bạch Thế Tôn, sao kẻ chán đời,
Không lo tu tập đến nơi,
Lại toan tự vẫn, Ngài thời biết cho.
Giây phút này tôi lo Đại đức,
Đã lấy dao để dứt mạng căn‛.
Ngay lúc đó Trưởng lão đưa lưỡi dao lên. Ðồng thời Thế Tôn cũng
nhận ra Ma vương, bèn nói kệ:
Ngƣời với tâm kiên định, hết còn khao khát sống.
Godhika diệt danh đƣợc dục tham, đã chứng đạt Niết-bàn.
Và Thế Tôn dẫn một số đông Tỳ-kheo vào tận nơi Trưởng lão đang
nằm, tay đã buông dao. Trong khi đó {c ma giống như một cột khói hay
một khối đen, chạy khắp phương hướng tìm thần thức của Trưởng lão.
Ác ma cứ thắc mắc không biết thần thức của Trưởng lão tụ tại đ}u. Thế
Tôn chỉ cho các Tỳ-kheo cột khói và khối đen, bảo:
- Này các Tỳ-kheo, đó l| {c ma đang đi tìm thần thức người thanh
niên hiền thiện, vì không biết nó an trụ tại đ}u. Nhưng n|y c{c Tỳ-kheo,
thần thức của Godhika không tụ. Bởi vì, này các Tỳ-kheo, người thanh
niên hiền thiện Godhika đã nhập Niết-bàn.
Ma vương không thể tìm thần thức của Trưởng lão, bèn giả trang
thành một ông hoàng, tay cầm c}y đ|n bằng gỗ Vilva màu vàng nhạt, đến
gặp Thế Tôn và hỏi:
Bốn phƣơng tám hƣớng tôi tìm kiếm,
Chẳng thấy Godhika, ngài ở đâu?
“Uddhaṃ adho ca tiriyaṃ,
Disā anudisā svahaṃ;
Anvesaṃ nādhigacchāmi,

442
Godhiko so kuhiṃ gatoti”.
Lược dịch:
‚Đƣờng lên xuống bằng ngang hay dọc,
Khắp hƣớng phƣơng, xó hóc gần xa,
Tôi tìm không gặp ông ta,
Chẳng hay Godhika đi qua cõi nào?‛.
Thế Tôn đ{p:
Ngƣời với tâm kiên định
Quyết chí, chuyên thiền định
Thiền duyệt bạn hằng vui
Ngày đêm đều tinh tấn
Ðâu còn lòng khát sống
Dẹp thắng hết ma quân
Chẳng còn nợ tái sanh
Hết mối manh tham ái
Godhika, Tỳ-kheo ấy
Ðã chứng đạt Niết-bàn.
Thế Tôn nói xong, Ma vương bèn đ{p lại bằng câu kệ:
Tràn ngập thất vọng
Quỷ buông đai đàn
Lòng buồn trĩu nặng
Hắn liền biến tan.
“Yo dhīro dhitisampanno,
Jhāyī jhānarato sadā;
Ahorattaṃ anuyuñjaṃ,
Jīvitaṃ anikāmayaṃ.
Jetvāna maccuno senaṃ,
Anāgantvā punabbhavaṃ;
Samūlaṃ taṇhaṃ abbhuyha,
Godhiko parinibbutoti”.

443
Lược dịch:
‚Ngƣời trí tuệ, hùng hào cƣơng nghị,
Hằng vui thiền, mến vị vui thiền,
Đêm ngày mải miết cần chuyên,
Không tham mạng sống cần chuyên dài dòng.
Thắng phục đƣợc binh ròng thần chết,
Đƣờng tái sinh đã hết bƣớc đi,
Ái dục bứng gốc còn chi,
Godhika đã nhập Vô Dƣ Niết-bàn.
Nghe vậy, Ác Ma đứng thở than tiếc rẻ:
Không vũng lầy, khỏi té xuống sâu,
Từ đây bất hạnh khổ sầu,
Dạ xoa vội biến đi đâu mất liền‛.
Và Thế Tôn bảo tiếp:
- Ác ma, ngươi có ý đồ gì mà tìm chỗ tụ của thần thức người thanh
niên hiền thiện? Một trăm hay một ng|n ngươi cũng không bao giờ tìm
được chỗ đó.
Xong Ngài nói Pháp Cú:
“Tesaṃ sampannasīlānaṃ,
Appamādavihārinaṃ;
Sammadaññā vimuttānaṃ,
Māro maggaṃ na vindati”.
(57) Giữa ai có giới hạnh,
An trú không phóng dật,
Chánh trí, chân giải thoát,
Ác ma không thấy đường.

‚Những ngƣời Giới đức đủ điều,
Vững tâm những ngả theo chiều buông lung,
Chánh trí giải thoát tột cùng,

444
Ma vƣơng có thấu hành tung bao giờ‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Tiếng tesaṃ trên đ}y chỉ những người đã Vô Dư Niết-bàn, tâm thức
chẳng còn trú vào chỗ nào nữa cả, y như Đại đức Godhika vậy.
Sampannasīlānaṃ: Nghĩa l| đầy đủ Giới đức.
Appamādavihārinaṃ: Nghĩa l| những người có tâm an vui, trú trong
sự chuyên cần, không phóng dật, tức là những người có pháp ghi nhớ
(gọi là Chánh niệm) đến sự lợi ích to lớn là Niết-bàn.
Sammadaññā vimuttānaṃ: Chánh trí giải thoát, là có trí hiểu biết về
nhân (hetu), pháp (naya), lý (kāraṇa) của sự giải thoát. Những người giải
thoát lại được dứt trừ phiền não theo năm ph{p:
Tadaṅgavimutti: Giải thoát tạm thời, do quán xét.
Vikkhambhanavimutti: Giải tho{t năm ph{p che lấp (pháp cái) của
thiền định, gọi là áp chế giải thoát.
Samucchedavimutti: Giải tho{t do đạo tuệ, gọi l| đoạn trừ giải thoát.
Paṭippassaddhivimutti: Giải tho{t do đắc quả.
Nissaraṇavimutti: Giải tho{t do Vô Dư Niết-bàn.
Māro maggaṃ na vindati: Đối với những bậc đại Lậu Tận như thế,
thì tất cả các chỗ của các Ngài đi trên con đường đạo, Ma vương chẳng
biết chẳng thấy, chẳng đến được giai đoạn nào cả.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Tâm chứng từng cao, kế sụt liền,
Bởi Ngài Godhika bệnh kinh niên,
Sáu phen sức đẩy không vào định,
Một nhát dao đƣa mới đắc thiền.
Quyết chí thân tàn thành quả Thánh,
445
Nguyện đi nƣớc lớn rạng danh hiền,
Ma vƣơng ngũ uẩn, Ma phiền não,
Hết biết đƣờng theo phải lặng yên.


12. Sirigutta Và Garahadinna

(Garahadinnavatthu)
KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 58-59)

“Yathā saṅkāradhānasmiṃ
Ujjhitasmiṃ mahāpathe
Padumaṃ tattha jāyetha
Sucigandhaṃ manoramaṃ”.
“Evaṃ saṅkārabhūtesu
Andhabhūte puthujjane
Atirocati paññāya
Sammāsambuddhasāvako”.
“Như từ đống rác đen,
Vứt trên bờ đại lộ,
Mọc lên một đóa sen,
Sạch thơm ai cũng mộ”.
“Từ chúng sinh như rác,
Phàm tục và ngu si,
Sáng ngời với tuệ giác,
Đệ tử đấng Toàn Tri”.
Phật dạy c}u n|y liên quan đến Garahadinna, lúc ngụ tại Jatavana.

Ở Sāvatthī có hai người bạn, Sirigutta đệ tử cư sĩ của đức Phật và
Garahadinna môn đồ của ẩn sĩ lõa thể Nigantha. Các ẩn sĩ n|y thường này
thường bảo Garahadinna đến gặp Sirigutta hỏi những c}u như:

446
- Tại sao bạn đến thăm Sa-môn Gotama?
- Bạn trông mong gì nơi ông ta?
Và họ còn bảo Garahadinna đến khuyên Sirigutta thế này thế nọ, để
ông ta đến thăm v| cúng dường các ẩn sĩ?
Garahadinna vâng lời, và bất kỳ gặp Sirigutta ở đ}u, dù đang đứng
hoặc ngồi, đều hỏi như thế. Sirigutta, vẫn cố gắng giữ im lặng nhiều ngày
liên tiếp. Một hôm hết kiên nhẫn, ông đ{p lời:
- Này bạn, mỗi lần gặp tôi là bạn cứ hỏi như thế... Vậy thì bạn hãy trả
lời cho tôi biết các vị thầy cao quý của bạn biết được những gì?
- Ồ, bạn |. Không có điều gì mà các thầy tôi không biết. Các thầy tôi
biết hết từ quá khứ, hiện tại đến vị lai. Biết cả ý, lời v| h|nh động của
mọi người. Biết hết những chuyện sẽ xảy ra và những chuyện không xảy
ra.
- Bạn không có ý nói thế chứ?
- Tôi nói đúng thế.
- Nếu quả đúng như thế, bạn đã phạm một lỗi lớn, l| đã không cho
tôi biết từ trước các vị thầy cao quý của bạn có thần thông thần trí như
vậy. Hãy mời các vị ấy đến, nhân danh tôi.
Garahadinna đến các thầy ẩn sĩ, đảnh lễ và chuyển lời mời, họ vui
mừng bảo nhau:
- Việc chúng ta đã xong. Một khi Sirigutta đặt niềm tin nới chúng ta
thì lợi lạc khỏi chê.
Khu nhà ở của Siragutta rất rộng và giữa hai căn nh| có một khoảng
đất trống d|i. Anh ta cho đ|o hố nơi đó v| đổ đầy phân và bùn. Ở hai
đầu hố, anh ta chôn cọc xuống đất và lấy dây thừng cột vào cọc. Rồi anh
ta đặt ghế ngồi với hai ch}n trước trên mặt đất và hai chân sau trên dây
thừng. Ngay khi các ẩn sĩ ngoại đạo ngồi xuống sẽ bật ngửa ra sau, lộn
đầu xuống hố. Một khăn trải giường được phủ lên chỗ ngồi để che miệng
hố. Nhiều chậu bằng đất nung thật to được rửa sạch, miệng chậu phủ lá

447
v| khăn. Những chậu không đó được đặt phía sau nhà, bên ngoài bôi lên
n|o l| ch{o, cơm cục, mật, đường thô và bánh vụn.
Garahadinna đến ngay nhà bạn, hỏi thăm thức ăn đã nấu xong chưa,
chỗ ngồi đã chuẩn bị rồi chưa. Ðược bạn chỉ cho thấy các chậu to đầy
tr|n c| ra ngo|i, n|o ch{o, cơm, mật, đường thô và bánh cùng những chỗ
ngồi tươm tất, anh yên tâm ra về.
Garahadinna vừa đi khỏi thì năm trăm ẩn sĩ lõa thể đến. Sirigutta ra
khỏi nh| đón, v| năm vóc gieo xuống đảnh lễ họ, rối đứng trước mặt
chắp hai tay đưa cao tỏ dấu chào kính. Và anh ta nói thầm trong đầu với
các ẩn sĩ rằng nếu họ thông suốt hết quá khứ, hiện tại, vị lai thì xin đừng
vào nhà anh, vì anh không nấu nướng chuẩn bị gì đãi họ cả. Còn nếu họ
chẳng hề thông suốt gì cả mà cứ đi v|o nh| anh thì sẽ bị anh cho sụp hố
phân rồi cho họ ăn gậy. Nói thầm vậy xong, anh dặn gia nhân khi khách
sắp ngồi xuống ghế thì kéo tấm phủ ra khỏi dính bẩn.
Sirigutta mời các ẩn sĩ bước vào nhà. Họ định ngồi xuống ghế thì
đ{m gia nh}n bảo hãy khoan, mỗi người phải tìm đúng tên mình v|
đứng ngay tại đó, xong xuôi tất cả hãy ngồi một lượt. Sở dĩ phải l|m như
thế để không người nào bị té xuống hố trước một mình, và có thể báo
động cho người đã ổn định đúng chỗ ngồi, đ{m gia nh}n đồng thanh hô
to:
- Mời các Ngài ngồi xuống một lượt nhanh lên!
Thấy họ sắp ngồi, đ{m gia nh}n kéo mạnh tấm phủ, cùng một lúc
các ẩn sĩ ngồi xuống một lượt. Chân ghế đặt trên dây thừng liền chệch ra
ngoài, và họ bật ngửa ra sau đó, lộn đầu xuống hố bùn. Sirigutta đóng
cửa lại. Họ vừa ngoi lên khỏi đ{m bùn liền lãnh gậy gộc tới tấp xuống
lưng, kèm theo tiếng la hét:
- Nè, mấy ông biết hết quá khứ, hiện tại, vị lai!
Thấy trận đòn đủ cho các vị ẩn sĩ b|i học, Sirigutta truyền mở cửa
cho họ ra về. Họ ào ạt phóng chạy, nhưng khổ thay đường trơn trợt
vì Sirigutta đã cho phết nước vôi, nên họ té lăn bò c|ng. Lại thêm trận

448
đòn gậy gộc thứ hai. Họ vừa lết vừa than vãn:
- Sirigutta đã hại chúng ta!
Cuối cùng họ cũng đến được nh| người ủng hộ họ là Garahadinna.
Thấy hoàn cảnh bi đ{t của các ẩn sĩ, anh ta nổi giận nghĩ rằng bạn mình
đã hại mình; dù các vị thầy của mình đã đưa tay lên và lạy anh ta, họ
cũng hứng gậy gộc tơi bời. Anh ta đã l|m nhục các thầy cao quý của
mình, phước điền của mình, những vị có thể tùy thích ban phước cho cả
sáu cõi thiên giới. Anh ức lòng đi đến vua thưa bạn mình, đòi bồi thường
một món tiền là một ng|n đồng. Vua cho tr{t đòi Sirigutta, anh đến chầu,
xin vua cho điều tra trước khi xử phạt. Vua bằng lòng, và Sirigutta kể lại
từ đầu đến đuôi. Vua hỏi lại Garahadinna có phải đúng thế không, anh
xác nhận đúng. Vua buộc tội về phía Garahadinna vì đã chọn người quá
kém cỏi làm thầy, mà còn khoe với đệ tử của Thế Tôn là biết tất cả. Vua
còn phạt đòn c{c ẩn sĩ v| trục xuất họ.
Căm hận chưa nguôi, hai tuần liên tiếp Garahadinna không nói
chuyện với Sirigutta. Anh ta cũng nghĩ c{ch để làm nhục lại các Tỳ-kheo
thường lui tới nhà bạn mình. Anh l|m hòa trước với bạn v| hai người trở
lại đứng chung, ngồi chung như trước.
Một hôm Sirigutta gợi ý cho Garahadinna thỉnh Phật và các Tỳ-kheo
đến nh| cúng dường. Ðúng là dịp anh chờ đợi từ l}u, như thể Sirigutta
gãi đúng chỗ ngứa. Anh hỏi Thế Tôn hiểu biết đến đ}u. Sirigutta đ{p l|
không có điều gì ngoài tầm hiểu biết của Thế Tôn, từ quá khứ, hiện tại
đến vị lai, Ng|i đọc được tâm ý của chúng sanh dù kiểu n|o đi nữa. Thế
là anh bằng lòng nhờ Sirigutta mời thỉnh Thế Tôn cùng năm trăm Tăng
chúng đến nh| cúng dường.
Ðến chỗ Thế Tôn v| đảnh lễ Ngài xong, Sirigutta trình bày chuyện
xảy ra c{ch đ}y bảy ngày về các ẩn sĩ thường lui tới nhà bạn mình, nhân
đó không đoan chắc là bạn mình có ý định trả thù hay không, cũng như
lời mời thỉnh Thế Tôn không biết có phải thuần l| cúng dường hay
không. Nếu thấy ý đồ tốt, xin Thế Tôn nhận lời, nếu không xin từ chối.

449
Thế Tôn thấy rõ mưu định của Garahadinna và hậu quả ra sao, v| cũng
thấy bổn phận phải tế độ chàng trẻ tuổi hiền thiện này, nên Ngài nhận
lời.
Ðược tin Phật nhận lời, Garahadinna tiến h|nh ngay cho đ|o một cái
hầm to lớn giữa hai căn nh|. T{m chục xe chất đầy c}y keo được chở về
v| đổ xuống đầy hầm, sau đó đốt thành than, có cả ống bễ thổi gió vào
cho lửa cháy suốt đêm, đến khi đống cây keo biến thành một khối than
nóng rực. Trên miệng hầm anh ta thả những khúc gỗ chưa đẽo v| đậy lại
với một tấm thảm phết phân bò. Một bên miệng hầm được chừa làm lối
đi, có những cây nhỏ rất mong manh bắc qua lại. Anh ta thầm nghĩ họ
m| bước lên lối đi, khung cây yếu ớt này sẽ gãy sụp, và chắc là sẽ té nhào
xuống hầm than. Chậu đựng thức ăn cũng như chỗ ngồi cũng được soạn
sẵn như Sirigutta đã l|m trước đ}y.
Sáng sớm Sirigutta cũng đến nhà bạn mình xem xét, và nhận thấy
rằng mọi sự đều tốt. Khi ngoại đạo thỉnh Phật, người ta tụ tập rất đông.
Nhóm tà kiến sẽ bảo:
- Ta sẽ chứng kiến sự thất bại của đạo sĩ Gotama.
Phái chánh kiến lại nói:
- Hôm nay đấng Ðạo sư sẽ thuyết pháp rất hùng hồn, và chúng ta sẽ
thấy oai lực cũng như }n huệ của Phật.
Ngày hôm sau, Thế Tôn đến cùng năm trăm Tăng chúng,
Garahadinna cũng tiếp đón y như Sirigutta đã tiếp đón c{c ẩn sĩ lúc trước.
Sau khi nói thầm trong đầu những lời như Sirigutta đã nói thầm với các
ẩn sĩ, anh ta đỡ bình bát của Thế Tôn và thỉnh Ngài vào nhà, không quên
dặn Thế Tôn v|o trước một mình, khi nào Ngài ngồi xuống rồi những vị
khác mới v|o sau. Anh ta còn nghĩ thêm nếu những vị sau thấy Thế Tôn
v|o trước và rớt xuống hầm than, chắc sẽ không dám tới gần, như vậy
chỉ một mình Ngài bị bẽ mặt vì té xuống hầm. Anh ta tiến đến tận hầm
than rồi bước lùi phía sau một bước, và dừng lại cách một khoảng, bảo
Thế Tôn:

450
- Xin mời Ngài tiến bước, bạch Thế Tôn!
Thế Tôn bước đi, đặt chân ngay trên hầm than. Ngay lúc ấy tấm
thảm biến mất, và những đóa hoa sen to bằng bánh xe mọc lên tách hầm
than ra làm hai. Thế Tôn đặt ch}n lên đ|i sen, tiến thẳng tới và ngồi
xuống Phật tòa đã sắp sẵn do thần lực. Các Tỳ-kheo cũng đi theo v| ngồi
xuống. Lòng nôn nóng như bị lửa thiêu đốt Garahadinna tiến đến Thế Tôn
cầu xin:
- Bạch Thế Tôn, cho con quy ngưỡng.
Phật hỏi:
- Nghĩa l| sao?
- Không có ch{o, không có cơm hay thức ăn n|o trong nh| cho năm
trăm Tỳ-kheo. Con không biết phải làm sao?
- Nhưng ngươi đã l|m gì?
Anh ta kể lại mưu đồ làm hại Thế Tôn. Phật hỏi tiếp:
- Ngươi vừa mới chỉ cho Ta đ}y là chậu đựng cháo, rồi cơm v| c{c
thứ, không phải thế sao?
- Con đã nói dối, thưa Ng|i to|n l| chậu không.
- Không sao, hãy đến nhìn, đầy cháo và thức ăn kh{c trong chậu.
Kim khẩu Thế Tôn vừa thốt "cháo" thì tức khắc cháo đầy chậu, các
thức ăn kh{c cũng thế.
Thấy được sự mầu nhiệm, lòng Garahadinna tràn ngập vui sướng và
phát khởi tín tâm. Trong niềm tôn kính vô cùng, anh ta hết lòng phục vụ
Tăng chúng do Phật lãnh đạo. Thọ thực xong, anh ta đỡ lấy bát của Phật
và mong muốn ngài hồi hướng công đức. Phật thuận tình và nói rằng:
- Những chúng sanh n|y, vì không được tuệ nhãn nên không biết
công đức của Ta, của c{c đệ tử v| Gi{o đo|n Ta. Bởi vì không được tuệ
nhãn nên họ mù. Chỉ có người trí mới có mắt.
Và Ngài nói Pháp Cú:

451
“Yathā saṅkāradhānnasmiṃ,
Ujjhitasmiṃ mahāpathe;
Padumaṃ tattha jāyetha,
Sucigandhaṃ manoramaṃ”.
“Evaṃ saṅkārabhūtesu,
Andhabhūte puthujjane;
Atirocati paññāya,
Sammāsambuddhasāvako”.
(58) Như giữa đống rác nhớp,
Quăng bỏ trên đường lớn,
Chỗ ấy hoa sen nở,
Thơm sạch đẹp ý người.
(59) Cũng vậy giữa quần sanh,
Uế nhiễm mù, phàm tục,
Ðệ tử, bậc Chánh Giác,
Sáng ngời với tuệ trí.

‚Nhƣ từ đống rác bùn nhơ,
Vứt lên đại lộ không ngờ mọc ra,
Đóa sen thanh khiết nõn nà,
Mùi hƣơng thơm ngát, trẻ già cũng ham‛.
‚Từ nơi nhân chứng tục phàm,
Tối tăm mê muội nhƣ giam dƣới bùn
Thanh Văn của đấng Đại hùng,
Nêu cao đuốc tuệ, soi cùng thế gian‛.
Cuối câu kệ, t{m mươi ng|n người được Pháp nhãn thanh tịnh. Cả
Garahadinna và Sirigutta đều chứng quả Tu-đ|-hoàn, và cúng hết sự sản
cho Gi{o đo|n của Phật.
Ðức Phật rời tòa trở về tinh xá. Chiều đến các Tỳ-kheo bàn tán trong
Ph{p đường:
- Kỳ diệu thay công hạnh của chư Phật! Những đóa sen m| có thể
452
mọc vọt khỏi đống than cây keo nóng bỏng!
Thế Tôn đến, hỏi chuyện và cho các Tỳ-kheo biết:
- Này các Tỳ-kheo! Không phải bây giờ Ta là Phật mới có sự kỳ diệu
hoa sen nở từ đ{m than hồng. Khi sự giác ngộ của ta chưa viên mãn, Ta
chỉ là Phật vị lai, cũng đã có sự mầu nhiệm như thế.
Chư Tỳ-kheo muốn biết sự mầu nhiệm như thế nào nên thỉnh Phật
nói. Ngài kể chuyện quá khứ:
Tôi sẽ vui lòng vào địa ngục
Với chân trên, và đầu vục xuống hố sâu
Tôi sẽ không làm điều bất chính nào
Ðồ tín cúng đây, Ngài nhận!
Và Ðạo sư kể lại chi tiết Bổn sanh Khadīraṅgārajātaka
“Kāmaṃ patāmi nirayaṃ,
Uddaṃpādo avaṃsiro,
Nānariyaṃ karissāmi
Handa piṇḍaṃ paṭiggahā’ti”.
‚Ta sa địa ngục ngũ trần,
Thất điên bát đảo, giở chân chẳng rồi,
Ta quyết không nhƣ kẻ tồi,
Lấy cái ống nhổ làm nồi đựng cơm‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trong bài kệ, Phạn ngữ saṅkāradhānasmiṃ: Nghĩa l| trong đống rác
dơ.
Ujjhitasmiṃ mahāpathe: Nghĩa l| đồ bỏ trên đại lộ.
Sucigandhaṃ: tức là surabhigandhaṃ, nghĩa l| hương thơm ng|o
ngạt.
Manoramaṃ: l| có ý ưa thích nơi đó.

453
Saṅkārabhūtesu: nghĩa l| những chúng sinh cặn bã cũng như r{c
vậy.
Puthujjane: Là phàm phu ám chỉ cho những người còn bị phiền não
chi phối là phần đông nh}n loại trên thế gian.
B|i n|y Đức Phật dạy rằng: cũng như đống r{c dơ d{y vứt trên đại
lộ, tuy l| đ{ng kinh tởm, gớm ghê nhưng đóa hoa sen từ đó mọc lên, lại
thơm tho, thanh khiết, dầu cho quan quyền, vua chúa cũng ưa thích, mến
chuộng, ai cũng đẹp ý muốn cài, giắt nó lên đầu của mình. Cũng như
thế, đ{m chúng sinh phàm phu xuất thân từ nơi bần tiện như nơi đống
r{c, trong đại chúng vô trí tuệ, mù quáng có những người nhờ tuệ lực
của mình, thấy tội lỗi ngũ trần dục lạc v| phước báu của hạnh xuất gia,
bèn lìa nh| đi tu theo hạnh không nhà, cố gắng h|nh đạo theo Giới,
Định, Tuệ, Giải thoát tri kiến, trở nên bậc Tỳ-kheo lậu tận. Th{nh đệ tử
của Đức Chánh Biến Tri vượt qua khỏi đ{m chúng sinh phàm phu ngu
muội chói sáng rực rỡ.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Trách Thí đề cao phái ngoại môn,
Thủ Danh vì bạn phá ‚mê hồn‛,
Một nƣơng phẩn, đợi ngƣời thiếu trí,
Vài miếng đòn, đƣa kẻ đại ngôn.
Chẳng cọp sao ham kêu tiếng cọp,
Là chồn phải chịu ló đuôi chồn,
Từ đây thêm rạng đèn Chánh giác,
Đại chúng quy đầu Đức Thế Tôn.

Hết quyển 01

454
Quán Phi Ngã Cái Ta, Của Ta


Mực đen giấy trắng bôi nhòa,
Nói rằng đây chính là Ta cũng kỳ!...
Nhờ ngƣời ngắm lại xem đi,
‚Hình ai sao thấy giống y Sƣ già‛?!.
Mũi to tợ mũi kỳ đà,
Mắt sâu, tai vểnh nhƣ là tai trâu.
Má gồ, cằm lún phún râu,
Trán nhăn, không mũ trọc đầu là ai?...
Mặt này chẳng phải Nhƣ Lai,
Mà dòng họ Nguyễn Văn Tài thế nhân.
Phạm Thị Minh vốn mẫu thân,
Cả hai đều lánh dƣơng trần từ lâu.
Bảy mƣơi tuổi thọ dãi dầu,
Miệng cƣời móm gƣợng giải sầu chúng sanh.
Tỳ-kheo Nguyên Thủy - Pháp Minh,
Hăm mốt năm trƣớc phải hình vậy chăng?
Thân nào ta có thƣờng hằng,
Mấy ai đáy nƣớc mò trăng đƣợc nào?...
‚Chân nhân‛ bƣớc quá ngọn sào,
Kêu tên, nghe Dạ! Làm sao thấy ngƣời?
‚Cái ta nguy hiểm‛ lạ đời!
Mình khuyên mình chớ đổi dời, khổ sanh.
Cũng đừng háo lợi mê danh,
Thần kinh náo nức, thân hình ốm o!
Khỏi rừng Ái Dục nhẹ lo,
Nhất là Sắc dục, bẫy dò hiểm nguy.

455
Đẹp ngƣời, trắc nết, ích chi?
Hảo tâm, thiện trí, xấu gì cũng nên!
Tự mình nguyện vẽ mình lên,
Dƣới chua dịch giả sắp bên ảnh Ngài.
Phật Đà, Tăng Thống đặt bài,
‚Cái ta nguy hiểm‛, thì ai chẳng ngờ.
‚Lòng phàm chƣa hết bụi nhơ,
Mâu thuẫn để dựng cột cờ cống cao!‛.
Nhƣng mình đâu dám tự hào?
Bạn xin hình giả, lòng nào chẳng cho?
Thịt xƣơng còn hóa đất tro,
‚Chân dung‛ giấy mực, ra trò trống chi?...
Cạn lời, khó dứt thị phi,
Tâm ‚Không‛, chứng Hữu Dƣ Y Niết-bàn</
Cốc Bình Thủy, đến 05/12/Đinh Mão
23-01-1998 – Tỳ-kheo Pháp Minh

456
V. Phẩm Ngu

(BĀLAVAGGA)


1. Nhà Vua và Người Nghèo Có Vợ Ðẹp

(Aññatarapurisavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 60)

“Dīghā jāgarato ratti,


Dīghaṃ santassa yojanaṃ;
Dīgho bālānaṃ saṃsāro,
Saddhammaṃ avijānataṃ”.
“Đêm dài đối kẻ thức,
Dặm dài đối kẻ nhọc,
Đường sanh tử rất dài,
Đối kẻ dốt Chánh pháp”.
Ðức Phật dạy câu này khi ngụ tại Jatavana, liên quan đến vua
Pasenadi ở Kosala và một người.

Và một dịp lễ, vua Pasenadi ở Kosala cưỡi voi trắng Pundarika trang
hoàng lộng lẫy diễu hành khắp thành. Ðến lúc sắp giải tán, dân chúng bị
ném đất loạn xạ, đập bằng gậy lung tung, nhưng vẫn nghểnh cổ nhìn
xem. Nh| vua được phước báo như thế do bố thí, giữ giới và làm nhiều
công đức.
Trên tầng lầu chót một tòa nhà bảy tầng có thiếu phụ vợ một người
nghèo, mở cửa sổ nhìn vua, xong lui vào. Cô ta hiện ra trước mắt nhà

457
vua như vầng trăng rằm rồi lẫn v|o đ{m m}y. Qu{ say đắm, nhà vua
suýt té nhào khỏi lưng voi. Kết thúc thật nhanh cuộc diễu hành, vua trở
về hoàng cung hỏi viên quan thân tín có thấy thiếu phụ hay không, và ra
lệnh đòi ông chồng. Ông ta hiểu ngay mạng sống bị đe dọa là vì cô vợ,
nhưng không d{m cãi lệnh. Ông ta đến hầu vua, và bị sung v|o đội lính
hầu. Ông ta từ chối, xin trả tiền sưu nhưng không được.
Nhà vua muốn kết tội và giết ông ta để đoạt cô vợ. Phần ông ta vì sợ
chết, cũng hết lòng phục vụ nhà vua. Lửa {i nơi vua c|ng lúc c|ng tăng.
Vì không tìm thấy chút lỗi n|o, vua bèn sai ông ta tìm cho được đất đỏ
với bông súng m|u đỏ và màu xanh, nếu không có mang về kịp giờ vua
tắm sẽ bị tội chết.
Ông ta hốt hoảng về nhà, hối vợ cơm nước. Không kịp chờ cơm chín,
ông vội múc đại gạo vừa mới sôi, lõng bõng như ch{o, thêm một ít cà-ri
vào giỏ, vội v|ng lên đường. Khi ông vội v|ng đi như thế thì cơm cũng
vừa chín tới. Ông để riêng một phần cơm ngon v| bắt đầu ăn. Kịp có
khách ông ta mời ăn luôn phần đã để d|nh. Ăn xong ông ta vứt một nắm
cơm xuống hồ, súc miệng và lớn tiếng khấn nguyện long thần hồ này xin
cho ng|n phước báo do bố thí thức ăn cho người kh{ch v| trăm phước
báo do bố thí cơm gạo cho c{ dưới hồ, tất cả đều hồi hướng đến long
thần, v| hãy mang đến cho ông đất đỏ với bông súng màu trắng và xanh.
Ông lặp lại lời khẩn cầu đến ba lần.
Long vương ở đó nghe hết lời khấn, hóa th|nh ông lão đến gặp
người lính hầu, hỏi lại kỹ. Sau khi nghe người lính hầu nói lại ba lần hồi
hướng hết công đức bố thí, long vương bèn mang đất đỏ với bông súng
đến.
Nhà vua sợ người lính hầu hoàn thành sứ mạng, nên đã ra lệnh
đóng cửa và niêm phong rất sớm. Do đó tuy người lính đến kịp lúc, vẫn
không thể d}ng vua đất v| hoa được, dù đã xin lính g{c mở cửa. Ông
thất vọng, lòng ngổn ngang không biết tính sao.
Cuối cùng ông đặt tảng đất đỏ nơi ngạch cửa và treo bông súng lên

458
cánh cửa, la to:
- Hỡi mọi người trong thành, xin làm chứng tôi đã ho|n th|nh sứ
mạng vua giao phó. Vua đang tìm hết cách hại tôi một cách vô cớ.
Người lính hầu la lên ba lần như thế, bối rối không biết đi đ}u ẩn
trú; nghĩ đến chư Tăng gi|u lòng nh}n từ, liền đến tinh xá ngủ lại.
Nhà vua suốt đêm không thể nào chợp mắt được vì lửa {i thiêu đốt
tâm can. Vua chờ trời hé s{ng để giết người chồng v| mang người vợ về
cung. Ðang trằn trọc vua nghe được bốn âm thanh. Nguyên do là có bốn
người bị đọa v|o địa ngục rộng đến sáu chục dặm, bị nấu sôi sục như hạt
gạo nấu hầm trong nồi nung suốt ba chục năm, xuống tận đ{y địa ngục
và sau ba chục năm nữa trồi lên miệng địa ngục, nhìn lẫn nhau, muốn
đọc một câu kệ cũng không nổi, chỉ bập bẹ vài chữ, rồi lại rơi tõm v|o địa
ngục trở lại.
Vua nghe những âm thanh trên sau nửa đêm. Hốt hoảng và sợ hãi,
vua hoang mang không hiểu có phải mình đã tới số, hay chánh hậu tận
mạng, hay vương quốc tận diệt, và thức luôn đến sáng. Trời sáng rồi, vua
cho mời vị tư tế đến hỏi xem đó l| điềm báo gì qua bốn }m thanh đã
nghe là "Du, Sa, Na, So". Vị Bà-la-môn tư tế hoàn toàn không biết gì về ý
nghĩa, nhưng sợ lộ ra sự ngu dốt của mình sẽ mất hết lợi danh, nên đ{p
càn:
- Ồ! Trầm trọng lắm, tâu bệ hạ.
Vua hỏi dồn:
- Xin thầy nói rành mạch hơn!
- Có nghĩa l| bệ hạ sắp lìa đời.
Vua càng kinh hãi, ú ớ hỏi tiếp:
- Không có c{ch n|o ngăn được sao?
- Tâu bệ hạ, có. Xin Ng|i đừng sợ. Trong ba bộ Vệ-đ| chỉ rằng phải
tế lễ nhiều sinh vật thì có thể cứu mạng bệ hạ.
- Ta phải tìm thứ gì?
459
- Một trăm voi, một trăm ngựa, một trăm bò đực, một trăm bò c{i,
một trăm dê, một trăm lừa, một trăm ngựa giống, một trăm cừu, một
trăm g|, một trăm heo, một trăm con trai, một trăm con gái.
Sở dĩ vị Bà-la-môn đòi nhiều thứ như thế, vì chỉ nói tên thú rừng
không, sẽ mang tiếng là muốn ăn thịt, do đó ông ta cần thêm voi, ngựa
v| người. Vua muốn cứu mạng mình với bất kì gi{ n|o nên ưng thuận.
(Theo Tƣơng Ƣng bộ kinh, mỗi loài lên đến năm trăm. Dân chúng xót thƣơng la
khóc nghe nhƣ tiếng trái đất nứt vỡ).
Hoàng hậu Mallikā (Mạt-lợi) nghe tiếng kêu khóc inh ỏi, hỏi vua:
- Ðại vương, l|m sao m| c{c căn của Ngài hỗn loạn và mệt mỏi thế?
- Mallikā! Bà không biết một con rắn độc lọt vào tai ta sao?
Và vua kể lại mọi sự. Hoàng hậu bảo thẳng với vua:
- Bệ hạ quả là kẻ thiếu trí. Trong kho không thiếu chi các món ngon
vật lạ, bệ hạ cai trị cả hai vương quốc, nhưng thật sự bệ hạ lại là kẻ thiếu
trí.
Vua ngạc nhiên hỏi lại, v| được hoàng hậu giải thích:
- Có bao giờ bệ hạ nghe rằng phải hi sinh mạng người kh{c để cứu
sống mình không? Chỉ vì người Bà-la-môn ngu xuẩn kia đã nói xằng mà
xuýt chút nữa bệ hạ đẩy dân chúng vào bể khổ. Ðức Ðạo sư đang ngụ
trong tinh xá gần đ}y, bậc Thầy của trời v| người, bậc Thắng tri của tam
thế. Bệ hạ hãy đến thỉnh cầu Ngài chỉ giáo.
Nhà vua và hoàng hậu đến tinh xá gặp Phật. Ðược Phật hỏi vì việc gì
m| đến muộn, nhà vua vẫn còn ám ảnh về nỗi sợ chết không thốt nên lời,
chỉ đảnh lễ rồi đứng im đó, ho|ng hậu Mallikā thay lời trình b|y v| được
Phật dạy:
- Âm thanh vua nghe được là tiếng rên siết của kẻ xấu ác bị khổ
hình.
Vua tò mò hỏi:
- Bạch Thế Tôn, họ đã tạo nghiệp gì?
460
Phật kể lại:
Chuyện quá khứ
- Lò Ðịa Ngục

Vào thời xưa khi con người sống đến hai chục ngàn tuổi, Phật
Kassapa xuất hiện. Trên đường du hóa với hai mươi ng|n Tỳ-kheo lậu
tận, Phật đến thành Bāranasī. Dân trong thành từng nhóm hai, ba người
hoặc đông hơn, cúng dường thức ăn. Lúc đó có bốn người con của một
thương buôn gi|u có, sản nghiệp mỗi người lên đến bốn trăm triệu, và
rất hòa thuận với nhau. Một hôm họ bàn với nhau sao không cúng
dường, tạo công đức, giữ giới hạnh vì một vị Phật đang du hóa. Nhưng
không ai t{n đồng. Kẻ thì ưa chè chén say sưa, người thì đắm say trong
cơm thịt béo bở hoặc của ngon món lạ nấu nướng cầu kỳ. Có tên còn đòi
tung tiền mua chuộc vợ người v| cướp đoạt để tiêu khiển. Cả bọn tán
đồng ý kiến này và làm theo. Cứ như thế họ phạm tội tà dâm suốt hai
chục ng|n năm, đến lúc mạng chung bị đọa v|o địa ngục A-tỳ, bị khổ
hình đau đớn trong thời kỳ giữa hai vị Phật ra đời. Vì quả báo ác nghiệp
chưa tiêu, t{i sanh, họ lại bị đọa vào Thiết địa ngục lớn s{u mươi dặm.
Sau khi chìm xuống tận đ{y địa ngục ba chục ng|n năm, họ bị trồi lên
cũng ba chục ng|n năm. Mỗi người đều mong muốn đọc lên một câu kệ,
nhưng chỉ thốt được một vần đầu, rồi lại rơi v|o Thiết địa ngục.
(Hết Chuyện quá khứ)
Phật hỏi nhà vua:
- Bệ hạ nghe được chữ gì?
- Bạch Thế Tôn, chữ "Du".
Phật liền đọc hết câu kệ mà kẻ chịu tội muốn thốt lên. Sau đó, Ng|i
bảo vua nói tiếp các chữ còn lại, và bổ túc thành bốn bài kệ như sau:
“Dujjīvitamajīvimhā,
Yesanno na dadāmha se;
Vijjamānesu bhogesu,

461
Dīpaṃ nākamha attanoti”.
Du: Tạo ác nghiệp một đời,
Có của chẳng thi ân,
Tài sản dù ức triệu,
Không cứu nổi mạng thân.
Sa: Sáu chục ngàn năm dài,
Tạo tác bao nghiệp ác,
Ðịa ngục nung nấu sôi,
Biết bao giờ đƣợc thoát?
Na: Chẳng có ngày đƣợc thoát,
Thoát từ đâu có đƣợc?
Do xa xƣa mình đã,
Gây bao điều ô trƣợc.
So: Xin hứa chắc từ đây,
Nếu tái sanh làm ngƣời,
Quyết bố thí trì giới,
Làm việc thiện đời đời.

“Xưa ta sống nhuốc nhơ,
Chẳng bố thí bao giờ,
Tuy có nhiều tiền của,
Không tạo chỗ nương nhờ”.
Thế Tôn đọc và giải thích từng câu kệ. Vua nghe qua chuyển động cả
tâm can. Hiểu rằng tội tà dâm quả thật là nghiêm trọng, sẽ bị đọa địa
ngục trong thời kỳ giữa hai đức Phật, rồi qua Thiết địa ngục chịu khổ
hình thêm sáu chục ng|n năm chưa chắc đã mãn. Nhớ lại mình cũng sắp
phạm tội, vua tự hứa từ đ}y dứt hết lòng tham dục vợ người, v| thưa với
Phật:
- Bạch Thế Tôn, hôm nay con mới biết đêm d|i đối với kẻ thức.
“Saṭṭhivassasahassāni,
Paripuṇṇāni sabbaso;
462
Niraye paccamānānaṃ,
Kadā anto bhavissati”.
“Natthi anto kuto anto,
Na anto paṭidissati;
Tadā hi pakataṃ pāpaṃ,
M}m tuyhañca mārisā”.
“Sohaṃ nūna ito gantvā,
Yoniṃ laddhāna mānusiṃ;
Vadaññū sīlasampanno,
Kāhāmi kusalaṃ bahunti”.
‚Ta ở sáu muôn năm,
Tròn đủ, nếu không lầm,
Trong địa ngục thọ khổ,
Chừng nào hết bị cầm‛.
‚Không hết cũng không cùng,
Không thấy chỗ cáo chung,
Bởi xƣa ta tạo ác,
Tôi cùng với các ông‛.
‚Nếu tôi đƣợc thoát thân,
Đầu thai làm thế nhân,
Hiểu biết giữ đủ giới,
Tạo thiện pháp nhiều lần‛.
Người lính hầu của vua ngồi gần đó cũng thưa:
- Bạch Thế Tôn, hôm qua con mới biết đường dài cho kẻ mệt.
Thế Tôn nối kết hai câu trên vào Pháp Cú:
“Dīhā jāgarato ratti,
Dīghaṃ santassa yojanaṃ;
Dīgho bālānaṃ saṃsāro,
Saddhammaṃ avijānataṃ”.
(60) Ðêm dài cho kẻ thức,
Ðường dài cho kẻ mệt,

463
Luân hồi dài, kẻ ngu,
Không biết chân diệu pháp.

‚Đêm dài vì giấc chẳng an,
Dặm dài chìm nổi, lại càng thấy xa,
Đƣờng đời vạn nẻo quan hà,
Kẻ dốt Chánh pháp, chậm qua luân hồi‛.
Vua đảnh lễ Thế Tôn xong, trở về ra lệnh thả hết người và vật tế lễ.
Họ được rưới nước trên đầu, trở về nh| v| đồng thanh tán thán hoàng
hậu Mallikā, chúc b| được khang an trường thọ.
Buổi chiều chúng Tăng tụ họp trong Ph{p đường bàn tán về trí tuệ
của Mallikā. Ðức Phật đang ở trong hương thất nghe được liền vào Pháp
đường ngồi tòa b{u Như Lai v| kể:
Chuyện quá khứ
Vua Bāranasī Và Hoàng Hậu Dinnā

Xưa kia một hoàng tử đến khấn với vị thần c}y đa, nếu được thần
phù hộ lên ngôi báu sẽ lấy máu của một trăm vua v| ho|ng hậu xứ
Diêm-phù-đề này tế thần. Khi vua cha băng h|, ho|ng tử giữ lời hứa
chinh phục các vua khác, từng người một đủ một trăm vua v| ho|ng
hậu, đem đến gốc cây nọ định sẽ bắt uống thuốc độc cho chết, riêng
hoàng hậu Dinnā của vị vua trẻ tuổi nhất được tha mạng vì đang có
mang.
Thần cây sợ các hoàng tộc xứ Diêm-phù-đề bị tiêu diệt, và rễ c}y đa
bị ô nhiễm do lòng tin mù quáng của hoàng tử. Tự nghĩ sức mình không
đủ, thần cây liền cầu cứu các vị thần kh{c, nhưng đều bị từ chối. Thần
đến trời Cakkavāla, rồi Tứ thiên vương cũng không nhận lời. Cuối cùng
đến trời Đế-thích, thần mạnh miệng quy cho Đế-thích chịu trách nhiệm
về dòng máu hoàng tộc, do đó được Đế-thích, tuy không trực tiếp ngăn
chặn h|nh động của hoàng tử, nhưng b|y mưu cho thần. Thần sẽ khoác
{o cho|ng đêm, ra khỏi cây, giả bộ cho vua thấy là muốn đi xa để vua
464
cầm giữ lại. Lúc đó thần sẽ ra điều kiện cho vua là phải có mặt hoàng
hậu Dinnā của vua Uggasena mới đúng với lời hứa khi trước. Và bà ta sẽ
dạy giáo pháp cho nh| vua, đồng thời sẽ cứu mạng cho các vua và hoàng
hậu này.
Thế là hoàng hậu Dinnā được đưa đến. Bà chỉ tiến tới trước chồng
mình, vua Uggasena, đảnh lễ, dù rằng ông n|y đang ngồi ở vòng ngoài
của một trăm vua thua trận. Vua Bāranasī bị xúc phạm, tỏ thái độ bất
bình. Bà bèn nói:
- Tôi có bổn phận với bệ hạ không? Vị vua của tôi đ}y l| người ban
quyền lực cho tôi. Tại sao tôi có thể bỏ ông ta để đảnh lễ bệ hạ?
Thần c}y hoan hô b|, tung hoa trước mắt đ{m đông tụ họp:
- Hoàng hậu thật khéo nói!
Vua Bāranasī bảo:
- B| không đảnh lễ ta cũng được. Nhưng sao không đảnh lễ thần cây
đ}y? Ông ta có quyền lực nhiệm mầu, đã ban cho ta quyền thống trị và
uy lực của một vị vua.
- Tâu bệ hạ, bệ hạ đã chinh phục các vua này bằng tài sức của chính
mình. Thần cây chẳng hề đ{nh bại họ rồi đưa về cho bệ hạ.
Bà nói tiếp:
- Bệ hạ bảo thần cây có quyền lực nhiệm mầu, thế bên trái của thần
có một c}y đang bốc cháy, sao thần không dùng phép tắt lửa đi!
Thần cây lại tung hô b| như trước:
- Hoàng hậu thật khéo nói!
Hoàng hậu vừa nói vừa khóc v| cười. Vua cho bà mất trí.
Nhân đó b| kể lại:
Chuyện quá khứ
Người Ðàn Bà Giết Con Cừu

465
Thưở xưa tôi sinh v|o một gia đình gia gi{o. Bạn của chồng đến
chơi, tôi nhờ nữ tỳ mua thịt về nấu cơm đãi kh{ch. Cô ta tìm khắp chợ
không có. Vì thấy một con cừu nằm gần nhà, tôi cắt cổ làm thịt. Do ác
nghiệp đó tôi chết đi bị đ|y v|o địa ngục. Sau bao khổ hình, do quả báo
chưa hết, đầu tôi bị cắt nhiều lần bằng số lông cừu. Nếu vua giết hết
những người n|y để tế thần thì biết bao giờ mới hết khổ đau? Tôi đã
khóc vì nhớ đến nỗi khổ trước kia.
B| đọc kệ:
“Ekissā kaṇṭhaṃ chinditvā,
Lomagaṇanāya paccisaṃ;
Bahunnaṃ kaṇṭhe chetvāna,
Kathaṃ kāhasi khattiyāti”.
‚Thiếp chặt cổ một con dê cái,
Bằng số lông kiếp phải thọ hình,
Chặt cổ quá nhiều chúng sanh,
Làm sao thoát khổ tội tình, đại vƣơng?‛.

Do tội cắt cổ cừu,
Ðầu tôi phải rơi đổ,
Nhiều lần bằng số lông,
Của chú cừu khốn khổ.
Nếu vua định giết chết,
Chừng ấy số sinh linh,
Biết làm sao lƣờng hết,
Nỗi thống khổ điêu linh.
B| đã cười vì vui mừng tho{t được khổ ách đó.
Thần cây lại tán thán bà. Vua giật mình vì suýt nữa đã phạm tội ác
không biết bao giờ mời rửa sạch được. Vua ra lệnh thả hết c{c vua, đảnh
lễ những người lớn tuổi và chào kính những người trẻ hơn mình, xin mọi
người tha thứ cho mình, và cho họ trở về xứ sở.

466
(Hết Chuyện Quá Khứ)
Phật kể chuyện xong bảo chúng Tăng không phải bây giờ Mallikā
cứu mạng nhiều người mà trong kiếp trước b| cũng đã l|m như thế. Lúc
đó vua Bāranasī là vua Pasenadi, hoàng hậu Dinnā là Mallikā, và thần cây
là Thế Tôn. Phật dạy tiếp rằng đoạt mạng sống của chúng sanh là không
bao giờ đúng ph{p m| con chịu khổ {ch l}u d|i. Ng|i đọc kệ:
“Evañce sattā jāneyyuṃ,
Dukkhāyaṃ jātisambhavo;
Na pāṇo pāṇinaṃ haññe,
Pāṇaghātī hi socatīti”.
Người nếu biết khổ đau,
Bắt nguồn từ sự sống,
Không còn đoạt mạng sống
Của người, để chịu phiền.

‚Chúng sanh nên biết rành nhƣ thế,
Sanh mạng này chẳng dễ đƣợc đâu,
Đừng ham sát hại lẫn nhau,
Vì kẻ háo sát hằng đau khổ hoài‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:
Tiếng Dīghā trên đ}y nghĩa l| d|i. Thường thì một đêm có ba canh
(theo bên Ấn Độ thời xưa), nhưng đối với người thao thức cầm canh thì
thấy như l| đêm d|i gấp đôi gấp ba vậy.
Đêm không thấy d|i đối với người chỉ biết ăn no ngủ kỹ, mặt trời lên
cao m| còn lăn qua trở lại trên giường. Người đại lãn ăn đồ (mahākusito)
cao lương mỹ vị, nằm ngủ chỗ sang trọng, người thọ hưởng ngũ trần
cũng chẳng biết rằng đêm d|i.
H|nh giả tinh cần h|nh thiền suốt đêm, vị Ph{p sư thuyết ph{p v|
thính giả ngồi trong hội trường, người bị bệnh h|nh như nhức đầu, nhức

467
răng chẳng hạn, hoặc người thọ khổ vì bị thương như đứt tay ch}n, l| lữ
khách hành mới biết đêm d|i.
Yojanaṃ: L| do tuần, d|i bằng bốn dặm (độ mười s{u c}y số),
nhưng đối với kh{ch lữ h|nh mệt mỏi thì thấy như l| d|i gấp đôi, gấp ba
lận. Quả nhiên, kh{ch đi đường xa cả ng|y mệt nhừ, m| thấy h|nh trình
còn thăm thẳm, gặp ai cũng hỏi: “Thôn, xã ở phía trước, c{ch đ}y còn
bao xa?”, nghe đ{p: “Một do tuần”, kh{ch r{ng đi một l{t lại hỏi người
kh{c, người này cũng đ{p “Một do tuần”, kh{ch hỏi đi hỏi lại, hết người
này đến người kia, họ đều đ{p: “Một do tuần”. Kh{ch thấy ch{n ng{n
than rằng: “Cha! Một do tuần! Sao m| d|i như thế?”. V| người ấy thấy
d|i gấp đôi, gấp ba lúc bình thường.
Bālānaṃ: L| những kẻ ngu si, không biết đến sự lợi ích (tức l| Niết-
bàn) trong đời này v| kiếp sau, những kẻ ngu si không thể chấm dứt c{i
vòng lu}n hồi được. Những người n|o thông hiểu Ch{nh ph{p
(Sadhamma) nhất l| ba mươi bảy nh}n sanh Bồ Đề (Sattatiṃsa
Bodhipakkhiya) những người ấy mới tận cùng con đường sanh tử được,
còn đối với những không thực hành Ch{nh ph{p thì con đường này dài
vô tận. Vả lại, đặc tính của nó bao giờ cũng vậy, cho nên mới gọi l| d|i.
Đề cập đến nó, có Phật ngôn rằng: Anamataggoyaṃ bhikkhave saṃsāro
pubbā kotiṃ na paññāyatīti‛. – “Này các Tỳ-kheo! Đường lu}n hồi vốn vô
thủy, khởi điểm của nó không thể thấy được”.
Đối với những người ngu si không thể tận cùng con đường sanh tử,
thì thấy nó d|i hết sức d|i.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Thân nghèo có vợ sắc tƣơi xinh,
Báo hại chàng trai suýt lụy mình,
Trƣớng gấm hầu vua, e vạn tử,
Dặm đƣờng kiếm vật, khó toàn sanh.
Vào chùa tạm lánh cơn tai biến,

468
Gặp Phật liền tan mối hận tình,
Cố sát, tà dâm nghe đã rõ,
Ngàn đau, muôn khổ, tội nên kinh.


2. Một Sa-di Khó Dạy

(Mahākassapattherassa saddhivihārikavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 61)

“Carañce nādhigaccheyya,
Seyyaṃ sadisamattano;
Ekacariyaṃ daḷhaṃ kayirā,
Natthi bāle sahāyatā”,
“Nếu chẳng được chung đường,
Người hơn hoặc tương đương,
Thà quyết đi độc chiếc,
Kẻ ngu không chỗ nương”.
Ðức Phật dạy câu này tại Sāvatthī, liên quan đến đệ tử của Trưởng
lão Mahā Kassapa.

Trưởng lão lúc đó ngụ tại hang Pipphali, có hai Sa-di theo hầu. Một
người làm tròn bổn phận, người kia luôn lẩn tránh công việc, thậm chí
còn dành công trạng của bạn đồng môn. Tức là khi bạn mình đã chuẩn bị
nước tắm cho thầy xong, anh ta vội báo cho thầy để lập công. Anh bạn
thấy thế liền chơi khăm một vố. Khi bạn lười đi ngủ sau giờ cơm trưa,
anh đun nước tắm cho thầy xong đổ vào vại dựng ở nhà sau, chỉ chừa lại
một ít trong nồi đun. Thức dậy, bạn lười thấy nồi đun bốc hơi, đinh ninh
nước đã đun xong v| mang v|o phòng tắm liền chạy đi b{o thầy như
mọi lần.

469
Trưởng lão bước vào phòng tắm, chẳng thấy nước, chỉ cho bạn lười.
Hoảng hồn, anh vào nhà bếp cầm vá quậy trong nồi hơi thấy cạn queo.
Anh bực mình mắng bạn l| đồ đểu, v| lúng ta lúng túng đến chỗ tắm
ngo|i sông múc nước. Ðã thế trở về còn bị Trưởng lão gọi đến dạy bảo:
- Một Tỳ-kheo không được nói mình làm xong khi không phải chính
mình l|m. Khi ta bước vào thấy không có nước ngươi lại bực mình cầm
bình đi, một vị tăng không được h|nh động như thế.
Sa-di lười đó rất mực giận dữ, cho rằng chỉ vì mấy giọt nước mà thầy
la mắng mình như thế. Ngày hôm sau anh không thèm theo thầy đi khất
thực nữa. Trưởng lão phải đi với Sa-di kia. Khi cả hai đi xa, vị Sa-di man
tr{ đi đến nhà cư sĩ hay hộ cho Trưởng lão, bảo rằng Ngài khó ở, không
đi b{t được, v| xin cúng dường thức ăn. Cư sĩ l|m theo, anh ta nhận lấy
v| ăn hết một mình trên đường về tinh xá.
Hôm sau, Trưởng lão đến nh| cư sĩ, ông ta vui mừng thấy Ngài bình
phục và còn bảo là thức ăn do ông ta cúng dường. Trưởng lão không thốt
một lời, về tinh x{ răn đe Sa-di man trá:
- Ta biết h|nh động của ngươi hôm qua. Hạnh xấu này không phù
hợp với một người đã từ bỏ thế gian. Ngươi không được ăn thực phẩm
do gợi ý.
Sa-di lười bừng lên ác cảm đối với thầy mình. Anh nghĩ rằng chỉ vì
mấy giọt nước thầy mắng mình là nói dối, bây giờ chỉ một nắm cơm của
tín thí thầy cấm không cho ăn vì cho l| mình đã gợi ý mưu toan, thầy còn
cho huynh kia một bộ y; quả là thầy đối xử với mình quá tệ bạc, mình
phải trả thù mới được. Thế rồi hôm sau trong khi Trưởng lão đi khất
thực, ở lại tinh xá một mình, anh ta lấy gậy đập hết đồ dùng để ăn uống,
nổi lửa đốt lều cỏ của Trưởng lão, sau đó dùng búa đập nát tan những gì
không cháy hết. Mạng chung anh ta đọa v|o địa ngục A-Tỳ.
D}n chúng đều bàn tán chuyện trên. Có một vị tăng rời Rājagaha đến
Jatavana viếng Phật, được Phật hỏi thăm sức khỏe trưởng lão Mahā
Kassapa liền thuật lại tự sự. Phật giải thích không phải lần đầu anh ta nổi

470
giận vì bị khiển trách, mà trong tiền kiếp anh ta cũng đã từng l|m như
thế, và Phật kể:
Chuyện quá khứ
Con Khỉ Và Chim Singila

Thời xưa khi Brahmadatta cai trị Bāranasī, một con chim Sigila làm tổ
trên vùng Himalaya. Một hôm, v|o mùa mưa, một con khỉ đến đó run rẩy
vì lạnh. Chim thấy vậy bèn đọc kệ:
“Manussasseva te sīsaṃ,
Hatthapādā ca vānara;
Atha kena nu vaṇṇena,
Agārante na vijjatīti”.
Như người, này anh khỉ!
Anh có đầu, tay chân,
Lý do gì bào chữa,
Không làm nhà che thân?

‚Anh có đầu giống ngƣời,
Đủ tay chân, khỉ ơi,
Sao không làm nhà ở,
Để lang thang ngoài trời‛.
Khỉ nhận đúng như thế, nhưng biết không đủ trí khôn để cất nhà,
bèn nói:
“Manussasseva me sīsaṃ,
Hatthapādā ca siṅgila;
Yāhu seṭṭhā manussesu,
Sāme paññā na vijjatīti”.
“Ta có đầu giống người,
Đủ tay chân, sáo ơi!
Nhưng ta thiếu trí tuệ,
Phải thua kém người đời”.

471

Này chim Singila,
Ðầu và tay chân ta,
Tuy là giống ngƣời thật,
Nhƣng ngƣời thông minh thật,
Còn ta tìm không ra.
Chim nghe qua hiểu ngay kẻ như thế không thể nào ở trong nhà,
đ{p với giọng khinh bỉ:
“Anavaṭṭhitacittassa,
Lahucittassa dubbhino;
Niccaṃ addhuvasīlassa,
Sukhabhāvo na vijjati”.
“Người có tâm bất an,
Nóng nảy gây oan trái,
Thường bộp chộp, biếng lười,
Không vui vẻ hân hoan”.
“So karassānubāvaṃ tvaṃ,
Tvaṃ vītivattassu sīliyaṃ;
Sītavātaparittāṇaṃ,
Karassu kuṭikaṃ kapīti”.
“Tự nâng cao giá trị,
Thời giờ đừng lãng phí,
Anh nên cất cái chòi,
Gió rét có nơi nghỉ”.

Kẻ nào không kiên định,
Bộp chộp và gian dối,
Không giữ đƣợc giới hạnh,
Sẽ không đƣợc phúc lành.
Này anh bạn khỉ ơi,
Hãy cố gắng tới nơi,

472
Cố hết sức mình để
Từ bỏ những thói xƣa,
Xây một lều cho khỏi
Run lạnh vì gió mƣa.
Khỉ bị mắng nhiếc, bừng giận, phen này quyết ra tay cho chim biết
hạnh phúc là gì. Nó phá tan nát tổ chim tung ra gió. Chim tho{t được
bay mất khỉ tóm lấy tổ.
Rồi Thế Tôn hợp nhất những nhân vật trong Bổn Sanh:
- Khỉ lúc đó l| Sa-di đốt nhà, chim Singila là Mahā Kassapa. Này các
Tỳ-kheo, đ}y không phải là lần đầu Sa-di đốt nhà vì bất bình khi bị khiển
trách, trong tiền kiếp cũng đã l|m như thế. Kassapa, đệ tử Ta, nên sống
một mình hơn l| với kẻ cuồng dại.
Và Thế Tôn nói với Pháp Cú:
“Carañce nādhigaccheyya,
Seyyaṃ sadisamattano;
Ekacariyaṃ daḷhaṃ kayirā,
Nathi bāle sahāyatā”.
(61) Tìm không được bạn đường,
Hơn mình hay bằng mình,
Thà quyết sống một mình,
Không bè bạn kẻ ngu.

‚Ví nhƣ chẳng đƣợc kết đôi,
Với ngƣời cao hoặc bằng ngôi thứ mình,
Thà rằng quyết chí độc hành,
Kẻ ngu chẳng phải bạn lành thâm giao‛.
Khi thời ph{p chấm dứt, vị Tỳ-kheo kh{ch chứng đắc Tu-đ|-hoàn
quả. C{c vị kh{c cũng có nhiều vị chứng đắc Th{nh quả, nhất là Tu-đ|-
hoàn quả. Đại chúng thính ph{p đều hưởng được sự lợi ích.

473
Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Carañce: Trên đ}y nghĩa l| đi, chỉ một trong bốn oai nghi, được
dùng một c{ch vắn tắt, phải hiểu rộng ra l| “đi tìm bạn l|nh”.
Seyyaṃ sadisamattano: L| nếu không gặp được người n|o cao hơn
mình hoặc ngang h|ng mình về phương diện Giới, Định, Tuệ.
Ekacariyaṃ: Th| l| đi một mình. Quả thật vậy, kết bạn với người
cao thì Giới hạnh c|ng thêm tăng tiến, kết bạn với người bằng thì Giới
hạnh không suy giảm, còn kết bạn với kẻ kém hèn, khi ở chung, ăn
chung, l|m việc chung thì Giới hạnh lần lần bị thua sút. Có Phật ngôn
rằng: ‚Evarūpo puggalo na sevitabbo na bhajitabbo na payirupāsitabbo aññatra
anuddayā aññatra anukampāti‛. – ‚Kẻ nam tử nhƣ vậy ta không nên thân cận,
không nên giao du, không nên liên kết, trừ ra vì lòng thƣơng xót muốn tế độ‛.
Cho nên nếu vì lòng bi mẫn ta thấy rằng: Được nương theo ta, thanh niên
này sẽ tăng trưởng Giới hạnh. Rồi ta đối đãi tử tế m| không cầu mong sự
đền đ{p chút n|o, nếu ta l|m được như vậy thì rất tốt, bằng không được
như vậy th| ở một mình tốt hơn.
Daḷhaṃ kayirā: L| lời cô tịch một mình kiên cố, bền bỉ trú tâm trong
bốn oai nghi như l| bạn đồng cư. Tại sao vậy?
Natthi bāle sahāyatā: Không có tình bạn nơi kẻ ngu. Tiếng sahāyatā
(tình bạn) được dùng với nghĩa phần Tiểu giới, phần Trung giới, phần
Đại giới, mười đề luận (kathāvatthūni), mười ba chi ph{p Đầu đ|
(dhutaṅga), Ph{p Minh s{t, bốn Đạo, bốn Quả, ba c{i Minh (vijjā), sáu cái
thông (abhiñña). Những Giới đức trên đ}y không có nơi kẻ ngu si.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Đại đức Ma Ha Ca Diếp dạy kẻ ngu,
Không ơn thì chớ, lại sanh thù,
Mƣu cơ sắp sẵn liền thiêu cốc,
Thủ đoạn hành xong, vội rút dù.

474
Bạc nghĩa đã đành sa cảnh khổ,
Vòng tình còn chịu phí đời tu,
Kiếp xƣa là khỉ, nay ngƣời ngợm,
Xác đổi nhƣng mà trí vẫn ngu.


3. Kẻ Vận Rủi Trong Nhà

(Ānanseṭṭhivatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 62)

Puttā m’atthi dhanaṃ m’atthi,


Iti bālo vi haññati;
Attā hi attano natthi,
Kuto puttā kuto dhanaṃ”.
“Ta có con, có của,
Kẻ ngu cứ lo âu,
Bản thân không tự chủ,
Nào con đâu, của đâu”.
Thế Tôn đã dạy câu trên khi ở Sāvatthī, liên quan đến chưởng khố
Ānan.

3A. Chưởng Khố Keo Kiệt

Chưởng khố Ānan ở Sāvatthī, gia sản lên đến t{m trăm triệu, nhưng
lại l| nh| đại keo kiệt, cứ mỗi nửa tháng, ông triệu tập thân tộc và dạy
con trai là Mulasiri ba điều:
- Ðừng tưởng rằng t{m trăm triệu là món tiền lớn.
- Có được của chớ bao giờ cho ai.
- Luôn luôn ráng kiếm thêm nhiều nữa. Nếu hư hỏng tiền bạc để lọt

475
qua kẽ tay, tuy từng chút những chắc chắn, của cải sẽ bay mất.
Và kết luận:
“Añjanānaṃ khayaṃ disvā,
Upacikānañca ācayaṃ;
Madhūnañca samāhāraṃ,
Paṇḍito gharamāvaseti”.
Xem kìa hƣơng sắc phai dần,
Kiến tha về tổ, chuyên cần làm sao!
Ong kia hút mật siêng năng,
Ngƣời khôn chăm sóc kỷ cƣơng gia đình.
Lược dịch:
‚Thấy những giọt thuốc hƣ,
Mới góp chứa vào ổ,
Cơm với chút mật dƣ,
Hiền sĩ ngồi nhà độ‛.
Sau đó ít l}u, ông chỉ chỗ năm kho của cải cho con trai rồi qua đời, bị
ô danh vì tính keo kiệt. Ông đầu thai vào một gia đình tại một ngôi làng
có ngàn gia đình Chiên-đ|-la kế gần Sāvatthī.
Vua hay tin phong cho con trai thừa kế ông l|m chưởng khố.
3B. Kẻ Vận Rủi Trong Nhà

Ng|n gia đình n|y l|m thuê kiếm sống. Nhưng kể từ ngày bà mẹ
mang thai ông, họ không kiếm ra nổi, một đồng bạc cũng như một mẻ
gạo để nuôi thân. Họ xì xào với nhau:
- Còn đang l|m lụng m| đ|o ra không nổi một hột cơm, chắc phải có
một tên vận đen trong chúng ta.
Họ chia ra hai nhóm, điều tra cặn kẽ, lòi ra tên xấu số đó, v| đuổi mẹ
ông đi. Từ lúc mang thai ông, bà phải vất vả lắm mới sống lây lất qua
ngày, cuối cùng cũng sinh được bé trai. Tay, chân, mặt, mũi, miệng cậu
bé không nằm đúng chỗ nên trông cậu bé thật quái dị, y như một tên quỷ

476
đen đủi gớm ghiếc. Tuy vậy bà mẹ vẫn không bỏ rơi đứa con mang nặng
đẻ đau, tình mẹ bao la. Bà rất chật vật để nuôi con, nếu mang theo ra
đường thì chẳng nhận được gì, nếu để ở nh| thì còn được chút ít. Cậu bé
lớn lên, v| khi đến tuổi xin ăn được, b| đặt một miếng sành vào tay bảo:
- Mẹ con ta thật khốn đốn, cùng quẫn, mẹ không thể nuôi nổi con
nữa. Con hãy đi xin, trong th|nh người ta bố thí cho người nghèo và du
sĩ.
Cậu bé đi xin từng nhà. Cuối cùng đến nhà mà trong kiếp trước cậu
l| trưởng khố Ānan. Nhớ lại tiền kiếp, cậu bước thẳng vào trong, qua hết
ba phòng mà chẳng ai trông thấy. Ðến phòng thứ tư mấy đứa con nhỏ
của trưởng khố Mulasiri hoảng sợ bật khóc. Ð{m gia nh}n rượt đẩy cậu
ta, đ{nh đuổi đi:
- Cút đi! Qu{i vật hết nước nói!
Rồi xô cậu v|o đống rác.
Lúc bấy giờ Thế Tôn đi khất thực với Trưởng lão Ānanda, v| đến
đúng nh| ấy. Ðể trả lời câu hỏi của Trưởng lão, Thế Tôn kể sự tình.
Trưởng lão gọi Mulasiri đến, thế l| đ{m đông tụ tập quanh. Mulasiri
không nhìn ra ai khi Thế Tôn chỉ tên ăn m|y. Thế Tôn bảo:
- Ðó l| cha ngươi.
Mulasiri không tin. Phật bảo tên ăn m|y, tức chưởng khố Ānan, chỉ
chỗ năm kho của cải. Cậu ta chỉ đúng. Mulasiri tin chắc và qui y Phật.
Thế Tôn nói Ph{p Cú cho đúng:
“Puttā m’atthi dhanaṃ m’atthi,
Iti bālo vihaññati;
Attā hi attano natthi,
Kuto puttā kuto dhanaṃ”.
(62) Con tôi, tài sản tôi,
Người ngu sanh ưu não,
Tự ta, ta không có,
Con đâu, tài sản đâu?

477

‚Ngƣời ngu chấp ngã, tự hào,
Đây con, đây của, ta đào tạo ra,
Nhƣng không biết chính mình ta,
Còn không tự chủ, huống là của, con‛.
Thời ph{p vừa dứt, t{m muôn bốn ng|n chúng sanh gi{c ngộ Ch{nh
Ph{p. Đại chúng dự thính cũng được hưởng lợi ích.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Hai c}u đầu: Puttā m’atthi dhanaṃ m’atthi, iti bālo vihaññati:
Nghĩa l| ta có của, có con, kẻ ngu do lòng luyến {i con m| lo }u, phiền
muộn, khổ t}m, khổ vì sợ “con ta chết”, khổ vì “con ta đang chết”, khổ vì
“con ta sẽ chết”. Đối với của cải cũng vậy, th|nh ra s{u trường hợp phải
khổ t}m. Người có con, phải lo nuôi con hằng ng|y, lo ng|y đêm, lo trên
đường bộ, trên đường thủy, cố gắng c{ch n|o cũng không hết chuyện lo.
Người muốn có của cải phải lo bươn chải l|m ăn, buôn b{n, dầu hành
nghề gì cũng không khỏi lo.
Attā hi attano natthi: Tự mình còn l|m chủ không được, như bao
nhiêu nỗi khổ đã giải ở trên, mình không thể đổi trở th|nh vui sướng
được. Lúc l}m chung mình cũng không tự chủ được, nằm trên giường
thọ khổ, lúc hấp hối một mình, chẳng kh{c n|o bị m|n lưới lửa bao v}y
thiêu đốt, g}n cốt dường như tan n{t, rã rời, dầu cho có ai mở mắt nhìn
thấy c{i khổ lúc sắp bước sang cảnh giới kh{c, rồi nhìn lại kiếp hiện tại,
chăm sóc x{c th}n, mỗi ng|y tắm gội nó đôi ba lần, nuôi cơm ba lần,
trang điểm hương hoa đủ thứ cho nó suốt đời đi nữa, cũng không l|m
cho nó vị tình, nhớ ơn cấp dưỡng m| giảm bớt khổ cho ta được.
Bản th}n không còn phải của mình, vì mình không tự chủ tức l|
không l|m chủ được x{c th}n như đã giải rồi, thì Kuto puttā kuto
dhanaṃ n|o l| con, n|o l| của có thể l|m được gì để giảm khổ cho ta
được?

478
Như Trưởng giả Ānan chẳng hề bố thí cho ai chút gì, bao nhiêu l| t|i
sản gom góp giao lại cho con, m| con v| của có l|m chi được trong tiền
kiếp, lúc ông sắp l}m chung. Vì trong kiếp hiện tại, khi ông chịu hậu quả
khổ sở như vậy, m| con đ}u? Của đ}u? Sao không chia sớt sự khổ cho
ông, sao không chia vui cho ông?


Dòch Giaû Caån Ñeà


Bá hộ mãn đời bị tái sanh,
Làm tên xui xẻo cấp cùng đinh,
Từ trong bụng mẹ đà mang khổ,
Tận cửa nhà con vẫn thọ hình,
Mắt mũi dƣờng ma, ai chẳng gớm,
Hình dung tợ quỷ, cháu còn kinh,
Vâng lời Phật, chỉ hầm chôn của,
Mới đƣợc đoàn viên, phụ tử tình.


4. Kẻ Móc Túi

(Gaṇḍhibhedakacoravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 63)

“Yo bālo maññati bālyaṃ,


Paṇḍito vā’pi tena so;
Bālo ca paṇḍitamānī,
Sa ve bālo’ti vuccati”.
“Ngu mà tự biết ngu,
Người vậy ắt thành trí,
Ngu mà tưởng mình trí,
Thật đáng gọi là ngu”.

479
Thế Tôn dạy câu này ở Jatavana, do chuyện hai tên trộm không còn
thân thiết với nhau nữa.

Họ vốn thân nhau từ lâu, một hôm cùng với đ{m đông đến Jatavana
nghe pháp. Một người chú tâm nghe Phật thuyết và chứng quả Dự lưu.
Người kia rình cơ hội để giở trò, thấy một món đồ đ{ng gi{ năm
farthing (1 farthing bằng 1/4 xu) trong chéo áo một thính chúng, liền bợ
ngay. Như vậy tên trộm chuyên nghiệp vẫn có được bữa ăn nấu thường
ng|y trong nh|, còn người cải tà quy chánh thì bếp lạnh nồi không, lại
còn bị vợ chồng tên trộm kia nhạo b{ng chê cười:
- Anh khôn ngoan qu{, đến nỗi không còn tiền để nấu cơm m| ăn!
Biết rằng bạn đồng nghiệp cũ của mình là kẻ ngu, không phải là
người trí, anh ta cùng quyến thuộc đến Jatavana, gặp Thế Tôn kể chuyện.
Phật dạy anh Pháp Cú:
“Yo bālo maññati bālyaṃ,
Paṇḍito vā’pi tena so;
Bālo ca paṇḍitamānī,
Sa ve bālo’ti vuccati”.
(63) Người ngu nghĩ mình ngu,
Nhờ vậy thành có trí.
Người ngu tưởng có trí,
Thật xứng gọi trí ngu.

‚Ngu mà tự nghĩ mình khôn,
Thật là ngu đặc, không còn biết chi,
Ngu mà tự biết mình si,
Cũng là ngƣời trí, không suy nghĩ lầm‛.
Đức Phật vừa thuyết dứt bài pháp, những quyến thuộc của vị Thánh
Thinh Văn chứng đắc Tu-đ|-hoàn quả một lượt với h|ng đại chúng.

480
Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Câu Yo bālo maññati bālyaṃ nghĩa l|: Người nào ngu dốt kém trí
tuệ, tự mình có ý nghĩ rằng: “Ta l| kẻ ngu dốt” người đó tuy ngu nhưng
biết nhận thức đúng trạng thái ngu dốt của mình: Nghĩa l| do lẽ đó m|
người ấy (tena kāraṇena so puggalo) Paṇḍito vā’pi: Cũng bằng như bậc
hiền trí vậy. Quả nhiên, nhờ biết rằng: “Ta l| kẻ ngu” người ấy lân la
thân cận với bậc đ{ng th}n cận, là bậc hiền trí để tìm cách mở mang trí
tuệ. Nhờ cố gắng học hỏi, ghi nhớ những lời giáo huấn, hàng ngày ôn tập
c{c điều đã học, về sau sẽ thành bậc hiền trí hoặc l| cao hơn thầy mình.
Sa ve bālo’ti: Người n|o ngu m| có ý nghĩa rằng: “Ta l| người
quảng kiến đa văn, thuyết ph{p lưu lo{t, r|nh rẽ Tạng Luật, nguyện giữ
hạnh Đầu đ|, không có ai s{nh bằng”. Vì tự cho mình là bậc hiền trí nên
không tìm lân la thân cận với bậc hiền trí nào khác, không chịu học thêm
Tam Tạng, không chịu tiến hành các pháp thiền Chỉ Quán, thiên chấp
một cách ngu xuẩn. Đức Thế Tôn cho rằng: “Thật đ{ng gọi l| người
ngu”.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Hằng ngày móc túi để sanh nhai,
Nhà cửa trang hoàng chẳng kém ai,
Liếc mắt nhìn sang anh bạn khó,
Chê anh hữu trí, lại vô tài.
Bậc trí thà cam chịu cảnh nghèo,
Ai giàu phi nghĩa chẳng đua theo,
Cùng nhau dắt dẫn trên đƣờng chánh,
Dốc núi dầu cao cũng cứ trèo.


5. Trí Ngu

(Udāyitheravatthu)
481

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 64)

“Yāvajīvam’pi ce bālo,
Paṇḍitaṃ payirupāsati;
Na so dhammaṃ vijānāti,
Dabbī sūparasaṃ yathā”.
“Người ngu dầu suốt đời,
Thân cận bậc hiền minh,
Chẳng hiểu Pháp đến nơi,
Như muỗng đối vị canh”.
Thế Tôn đã dạy như thế tại Jatavana, do chuyện Trưởng lão Udāyi.

Khi các Ðại Trưởng lão rời Ph{p đường, Udāyi thường ngồi vào chỗ
của các vị ấy. Một hôm có v|i kh{ch tăng đến, thấy như thế cứ tưởng
Udāyi là một Ðại Trưởng lão. Họ hỏi ông vài câu về ngũ uẩn, và vài vấn
đề khác. Vỡ lẽ ra ông chẳng biết gì, họ khinh bỉ bảo nhau:
- Tỳ-kheo này là ai mà cùng sống trong tinh xá với Phật, nhưng lại
không biết đến cả ngũ uẩn, tứ đại v| căn trần?
Rồi họ thưa với Phật, Thế Tôn bèn dạy Pháp Cú:
“Yāvajīvam’pi ce bālo,
Paṇḍitaṃ payirupāsati;
Na so dhammaṃ vijānāti,
Dabbī sūparasaṃ yathā”.
(64) Người ngu dù trọn đời,
Thân cận người có trí,
Không biết được chánh pháp,
Như muỗng với vị canh.

‚Ngƣời ngu gần bậc cao thâm,

482
Suốt đời cũng chẳng nhập tâm pháp mầu.
Muỗng nào biết nếm vị đâu,
Dầu cho vẫn nhúng ngập đầu trong canh‛.
Đến cuối thời pháp, tâm của chư kh{ch Tăng giải thoát hết mọi lậu
hoặc.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Bālo: L| người ngu dốt mà không chịu học hỏi, thật đ{ng gọi là
người ngu. Theo như lời Đức Phật, dầu cho cả đời gần gũi, th}n cận bậc
trí tuệ cũng không thuộc được ít nhiều Phật ngôn trong tam Tạng, hoặc
là không phân biệt rành rẽ rằng: “Đ}y l| chỗ Tịnh cư, đ}y l| chỗ hành
đạo (ācāro), đ}y l| chỗ khất thực (gocaro). Điều này phạm giới, điều này
không phạm giới, việc này nên làm theo, việc này chẳng nên làm theo.
Việc này phải hành, việc này phải tự mình chứng nghiệm<”.
Dabbī sūparasaṃ yathā: Như muỗng đối với vị canh. Quả thật cái
muỗng nằm trong tô canh có nhiều gia vị, cho tới cạn hết tô canh đi nữa,
cũng không nếm được mùi vị của canh là mặn hay chua, hay là lạt, đắng,
hay l| cay< hoặc ngon hay dở như thế n|o thì người ngu dốt suốt đời ở
bên cạnh người trí cũng không biết được c{c ph{p đã giải ở trên, cũng
như thế ấy.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Sống gần bên Phật suốt đời ông,
Kinh Phật không rành, đạo chẳng thông,
Pháp tọa lên ngồi cao ngất ngƣởng,
Chƣ Tăng vấn nạn cứ chồng ngồng.
Phật ví ông nhƣ cái muỗng sành,
Hằng ngày vẫn tẩm, nhúng canh,
Nhƣng vì thiếu hẳn phần tri giác,

483
Mùi vị làm sao có thể sanh?


6. Từ Trụy Lạc Tới Ðức Hạnh

(Pāṭheyyakabhikkhuvatthu)
KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 65)

“Muhuttamapi ce viññū,
Paṇḍitaṃ payirupāsati;
Khippaṃ dhammaṃ vijānāti,
Jivhā sūparasaṃ yathā”.
“Người trí dầu một khắc,
Gần gũi bậc hiền minh,
Cũng hiểu pháp tức khắc,
Như lưỡi nếm vị canh”.
Ðức Phật dạy câu này tại Jatavana về ba mươi Tỳ-kheo Pātheyyaka.

Thế Tôn đã thuyết pháp lần đầu tiên cho họ trong rừng Kappāsika,
khi họ đang đi tìm người nữ.
Họ đều vâng theo lời của Phật: "Hãy đến, các Tỳ-kheo!" và nhận
được y bát từ thần thông. Ai cũng giữ được Mười ba phạm hạnh đầu đ|,
và sau một thời gian dài, họ trở về gặp Phật, nghe Phật thuyết về vô
sanh. Trước khi rời chỗ ngồi, họ chứng A-la-hán.
Các Tỳ-kheo b|n t{n trong Ph{p đường:
- Chẳng bao lâu mà các vị n|y đã đắc pháp!
Phật nghe được liền dạy:
- Các Tỳ-kheo! Ðây không phải là lần đầu ba mươi người bạn này
phạm tội, mà trong tiền kiếp đã có. Nhưng khi nghe Maha Tundila thuyết
pháp trong Bổn Sanh Tundila, họ được Pháp nhãn thanh tịnh và tuân giữ

484
Ngũ giới. Chỉ có công đức này mà họ chứng A-la-hán ngay tại chỗ ngồi.
Và Phật nói Pháp Cú:
“Muhuttamapi ce viññū,
Paṇḍitaṃ payirupāsati;
Khippaṃ dhammaṃ vijānāti,
Jivhā sūparasaṃ yathā”.
(65) Người trí, dầu một khắc,
Thân cận người có trí,
Biết ngay chân diệu pháp,
Như lưỡi với vị canh.
‚Ngƣời khôn gần bậc hiền minh,
Chỉ trong khoảnh khắc hiểu rành lý chân.
Lƣỡi kia chỉ nếm một lần,
Vị mùi canh đã biệt phân rõ ràng‛.
Khi thời pháp chấm dứt, rất nhiều Tỳ-kheo chứng đắc quả A-la-hán.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trong bài kệ Phạn ngữ Viññū l| người khôn, người trí, đồng nghĩa
với Paṇḍita. Người khôn đã có căn bản trí tuệ, khi được gần gũi với các
bậc trí tuệ khác, thì học hỏi rất mau lẹ, không bao l}u đã thông hiểu
Kinh, Luật, Luận, thọ trì đề mục Minh Sát, tinh tấn hành thiền chứng đắc
Đạo Quả. Cũng như người có lưỡi lành mạnh, sạch sẽ, khi muốn biết vị
của một món gì thì để nó lên trên lưỡi mà nếm, tức khắc biết ngay vị của
nó là ngọt, mặn hay thế n|o, thì người trí cũng mau biết pháp Siêu thế
như thế ấy.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Ba mƣơi vị trƣớc có tu rồi,
Nay chứng Vô Sanh tại chỗ ngồi,

485
Phƣớc đã tạo nhiều, duyên đã đủ,
Bằng không há dễ đƣợc cao ngôi.
Phật ví Thánh Tăng tựa lƣỡi lành,
Chỉ cần đƣợc nếm một lần canh,
Do nhờ có sẵn phần tri giác,
Mùi vị đƣơng nhiên phải phát sanh.


7. Một Người Cùi Bị Thử Thách Phủ Nhận


Niềm Tin

(Suppabuddhakuṭṭhivatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 66)

“Caranti bālā dummedhā,


Amitten’eva attanā;
Karontā pāpakaṃ kammaṃ,
Yaṃ hoti kaṭukapphalaṃ”.
“Kẻ vô trí, kẻ ngu,
Với kẻ nghịch cùng đi,
Là ác nghiệp đã tạo,
Để chịu quả đắng cay”.
Thế Tôn đã dạy như thế tại Veḷuvana do chuyện người cùi
Suppabuddha. Truyện n|y được kể trong kinh Udāna.

Người cùi Supabuddha ngồi vòng ngoài hội chúng nghe ph{p v| đắc
quả Dự lưu. Anh ta muốn trình với Thế Tôn pháp lạc của mình, nhưng
không d{m bước vào giữa hội chúng. Ðợi đến lúc mọi người đảnh lễ
Phật xong, đi theo Phật một quãng ngắn và quay về, anh mới trở lại tịnh
xá.

486
Trời Đế-thích thấy vậy muốn thử anh, liền bay đến, lơ lửng trên
không, bảo anh:
- Suppabuddha, anh nghèo hèn, khốn khổ. Ta sẽ cho anh vô số của cải
nếu anh chịu nói "Phật không phải là Phật, Pháp không phải là Pháp,
Tăng không phải l| Tăng. Ta đã ch{n ngấy Pháp, chán ngấy Tăng".
Anh cùi hỏi lại:
- Ông là ai?
- Ta là Đế-thích.
- Ðồ ngu, không biết xấu hổ, ông không xứng đ{ng nói chuyện với
ta. Ông bảo ta nghèo túng và khổ sở. Trái lại ta được an lạc với tài sản to
lớn: Tín tài, giới tài, tấn tài, tàm quý t|i, văn t|i, xả t|i, định huệ tài, cả
bảy kho báu này là của ta.
“Saddhādhanaṃ sīladhanaṃ,
Hirī ottappiyaṃ dhanaṃ;
Sutadhanañca cāgo ca,
Paññā ve sattamaṃ dhanaṃ.
Yassa ete dhanā atthi,
Itthiyā purisassa vā;
Adaliddoti taṃ āhu,
Amoghaṃ tassa jīvitaṃ”.
Ai có kho báu này,
Dù là nam hay nữ,
Không thể gọi nghèo khổ,
Ðời họ chẳng rỗng suông.

‚Tín, giới, tàm, quý, văn, thí, tuệ,
Bảy thứ tài sản kể trên đây,
Ai mà có đƣợc đủ đầy,
Dầu nam hay nữ, ngƣời này chẳng nên.
Lấy tiếng ‚vô sản‛ gọi tên,

487
Đời này chẳng phải hƣ hèn rỗng không‛.
Ðó là bảy kho b{u đ{ng quý, người có được thì đối với chư Phật và
Phật Ðộc Giác không phải là nghèo.
Đế-thích nghe xong, đến kể lại cho Thế Tôn, v| được Phật dạy là dù
tiền muôn bạc ức cũng không thể thuyết phục người cùi phủ nhận niềm
tin nơi Phật, Ph{p, Tăng.
V| người cùi Suppabuddha đến chỗ Phật, được Ng|i đón tiếp thân
tình. Anh trình với Phật pháp lạc có được, đứng lên rồi đi ra. Ði được
một quãng, anh bị con bê cái húc chết. Con bê này nguyên là Dạ-xoa tái
sanh làm bò trong một trăm kiếp, đã giết bốn chàng trai trẻ: người quyền
thế Pukkusati, Bahiya daruciriya, tên trộm ngoài vòng pháp luật
Tambadathika, v| người cùi Suppabuddha.
Chuyện quá khứ:
7A. Bốn Chàng Trai Và Cô Kỹ Nữ

Trong một tiền kiếp, bốn chàng trai này là con của một thương gia
giàu có, và Dạ-xoa là một cô kĩ nữ tuyệt đẹp. Một hôm nọ dẫn cô đến
vườn giải trí, hưởng lạc xong chiều đến, nghĩ rằng không ai ở đ}y ngo|i
họ, họ bàn nhau lấy lại một ngàn tiền đã trả, lột hết vàng giết cô ta rồi bỏ
đi. Cô kĩ nữ nghe được, và khi bị giết, cô thề sau này sẽ thành Dạ-xoa, sẽ
giết hại họ như họ đã giết hại cô. Và quả báo hiện ra y như thế.
Các Tỳ-kheo báo tin cho Phật về cái chết của người cùi, và hỏi Phật
kiếp sau anh ta sẽ như thế nào, vì sao anh ta bị bệnh cùi. Phật cho biết
anh ta đã chứng quả Dự lưu v| sanh trên cõi trời ba mươi ba v| Phật kể:
Chuyện quá khứ:
7B. Chàng Trai Láo Xược

Trong một tiền kiếp, gặp vị Phật Ðộc Giác Tagarasikhi, anh cùi đã
nhổ nước miếng vào Ngài vì cống cao ngã mạn. Anh ta phải chịu khổ
não rất lâu ở địa ngục, nhưng quả b{o chưa hết anh t{i sanh l|m người
cùi.
488
Phật giảng tiếp cho các Tỳ-kheo:
- Này các Tỳ-kheo! Mọi chúng sanh trên thế gian đều bị quả báo ác
nghiệt do hành nghiệp xấu ác.
Và Phật dạy thêm Pháp cú:
“Caranti bālā dummedhā,
Amitten’eva attanā;
Karontā pāpakaṃ kammaṃ,
Yaṃ hoti kaṭukapphalaṃ”.
(66) Người ngu si thiếu trí,
Tự ngã thành kẻ thù,
Làm các nghiệp không thiện,
Phải chịu quả đắng cay.

‚Ngƣời ngu, vô trí chung đƣờng,
Với kẻ thù địch mƣu toan hại mình,
Là nghiệp ác lúc bình sinh,
Hậu quả cay đắng tự mình mà ra‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Tiếng Caranti nghĩa l| đi, l| một trong bốn oai nghi, theo nghĩa
thông thường. Ở đ}y nghĩa l| tạo nghiệp bất thiện.
Bālā: Những kẻ ngu là những kẻ không biết được sự lợi ích lớn
trong kiếp này và kiếp sau.
Dummedhā: Những kẻ thiểu trí và vô trí tuệ.
Amitten’eva: Như l| những kẻ thù nghịch.
Kaṭukapphalaṃ: Là quả cay đắng, khổ sở cùng cực.


489
Dòch Giaû Caån Ñeà
Khoa học ngày nay nói bệnh phong,
Sanh ra vì bị nhiễm vi trùng,
Tích xƣa có chuyện chàng Thiện Giác,
Khạc nhổ lên thân Đức Đại Hùng.
Do mình tạo nghiệp quả mình mang,
Nghiệp ác không rời kẻ ác gian,
Chỉ đợi thời cơ là trổ quả,
Mới hay thù địch vẫn chung đàng.


8. Một Nông Dân Bị Kết Tội Oan

(Kassakavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 67)

“Na taṃ kammaṃ kataṃ sādhu,


Yaṃ katvā anutappati;
Yassa asumukho rodaṃ,
Vipākaṃ paṭisevati”.
“Nghiệp nào mà không hay
Làm xong hối tiếc ngay
Mặt đầy lệ than khóc
Chịu quả khổ đắng cay.”
C}u n|y đức Phật dạy tại Jatavana, liên quan đến một nông dân.

Anh nông d}n đang c|y trên miếng ruộng gần thành Sāvatthī. Thấy
Thế Tôn v| Trưởng lão Ānanda làm thị giả đi ngang, anh đảnh lễ và tiếp
tục cày. Thế Tôn không nói gì cả, Ng|i đến chỗ túi tiền rơi - trước đó.
Ngài quan sát thế gian thấy rõ túi tiền và mọi chuyện - chỉ cho Ānanda và

490
bảo:
- Hãy xem, Ānanda, một con rắn độc!
Ānanda thưa:
- Bạch Thế Tôn, con đã thấy, một con rắn độc chết người!
Anh nông d}n nghe được, liền đến chỗ rắn, khi Phật và Ānanda bỏ
đi, định sẽ giết rắn. Nhưng đến nơi thấy túi tiền, anh chợt hiểu chắc Thế
Tôn ám chỉ túi tiền là con rắn độc. Không cần biết đích x{c những gì bên
trong, anh đặt túi qua một bên, phủ đất lên và tiếp tục cày.
Trời sáng, nhà kia khám phá bị mất trộm, liền đuổi theo dấu bọn
trộm, đến c{nh đồng nơi chôn túi tiền, và thấy dấu chân anh nông dân.
Ð|o đất, nhặt túi tiền lên xong, họ mắng nhiếc anh:
- Anh đã trộm nh| người và giờ đ}y anh l|m bộ cày bừa, phải
không?
Sau khi nện anh ta một trận đích đ{ng rồi, họ bắt dẫn anh lên kiện
vua. Nghe qua sự tình vua ra lệnh xử tử. Quân lính trói thúc ké anh, kéo
ra ph{p trường, dọc đường còn đ{nh đập. Anh nông dân chỉ một bề lặp
đi lặp lại:
- Hãy xem, Ānanda, một con rắn độc!
- Bạch Thế Tôn, con đã thấy, một con rắn độc chết người!
Quân lính ngạc nhiên, hỏi anh ý nghĩa ra sao? Anh bảo sẽ giải thích
nếu gặp được vua. V| anh được như ý. Trước mặt vua, anh kể lại mọi sự
và xác nhận mình không phải kẻ trộm. Vua ngẫm nghĩ anh ta đã nêu
danh Thế Tôn, bậc cao tột trong thế gian làm chứng, thì thật không đúng
nếu kết tội, và vua quyết định dẫn anh đến gặp Phật để làm sáng tỏ vụ
này.
Sau khi bạch Phật, được Phật xác nhận câu chuyện xảy ra, cùng lời lẽ
Phật đã thốt quả y như lời anh nông dân, vua hiểu hết tự sự. Chẳng qua
là bọn trộm biết được một lối vào thành xuyên qua một suối nước bí mật.
Họ đã đ|o một đường hầm đến nh| người giàu kia, trộm một số lớn tiền

491
và vàng, rồi chạy thoát ra ngoài bằng con suối. Sau khi đ{nh lừa đồng
bọn, một tên dấu riêng một túi tiền một ng|n đồng vào áo. Hắn cũng
cùng đồng bọn đến c{nh đồng để chia của. Xong xuôi bọn chúng giải tán,
và túi tiền đó rớt lại mà hắn không hề hay biết. Vua bèn kết luận:
Bạch Thế Tôn, nếu anh nông dân không nói tên một bậc như Ngài để
làm chứng, chắc không khỏi chết. Anh đã tự cứu mạng do lặp lại lời của
Phật.
Ðại vương, Ta đã nói như thế đến khi đó. Một người trí sẽ không
h|nh động để phải hối hận.
Rồi Phật đọc Pháp Cú:
“Na taṃ kammaṃ kataṃ sādhu,
Yaṃ katvā anutappati;
(67) Nghiệp làm không chánh thiện,
Làm rồi sanh ăn năn,
Mặt nhuốm lệ, khóc than,
Lãnh chịu quả di thục.

‚Nghiệp nào là nghiệp ác tà,
Làm xong hối tiếc, lệ sa dầm dề,
Mặt mày nhăn nhó ủ ê,
Thọ ngay quả báo nặng nề đắng cay‛.
Khi dứt thời pháp, cận sự nam l| người nông phu đắc Tu-đ|-hoàn
quả. Những Tỳ-kheo hiện diện cũng có nhiều vị đắc Thánh quả, nhất là
quả Tu-đ|-hoàn.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Yaṃ katvā: Nghiệp nào mà khi làm xong, nó có thể đưa mình đến
khổ cảnh, như sa địa ngục chẳng hạn và mỗi khi nhớ đến thì ăn năn hối
tiếc, nghiệp ấy chớ khá làm, vì nó không tốt, không đẹp, không êm dịu

492
đ}u.
Yassa assumukho: Nghiệp ấy có hậu quả là sẽ khóc lóc than van với
bộ mặt đầm đìa nước mắt.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Nông phu lƣợm ví rớt bên đƣờng,
Vạ gió ai ngờ lại phải mang,
May có Đức Thầy làm chứng giúp,
Bằng không uổng kiếp, chịu hàm oan,
Bị lính đánh đòn chẳng thở than,
Tự mình mình biết thật vô can,
Ngƣời ngay mắc nạn cam lòng nhẫn,
Nhờ Phật từ bi mới mạng toàn.


9. Sumana - Người Làm Vườn

(Sumanamālākāravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 68)

“Tañca kammaṃ kataṃ sādhu,


Yaṃ katvā nānutappati;
Yassa patīto sumano,
Vipākaṃ paṭisevatīti”.
“Nghiệp nào là nghiệp lành,
Làm xong chẳng hối quá,
Tâm thỏa thích hân hoan,
Thọ hưởng ngay thiện quả”.
Phật dạy câu này ở Veḷuvana về người l|m vườn Sumana.

493
Mỗi ngày sáng sớm, người l|m vườn Sumana hay dâng lên vua
Bimbisāra tám bó hoa nhài và nhận tám tiền mỗi bó. Nhưng hôm đó, trên
đường mang hoa vào thành, anh thấy Ðức Phật đang khất thực với
chúng Tỳ-kheo đông đảo, phóng h|o quang s{u m|u, đầy hùng lực của
một vị Phật. Anh nhận thấy thân Phật như một khối ngọc quý, một khối
vàng ròng, với ba mươi hai tướng tốt v| t{m mươi vẻ đẹp của bậc đại
nhân. Lòng phân vân không biết làm sao phục vụ, chợt thấy bó hoa, liền
muốn dâng cúng Phật. Tuy biết rằng nhà vua có thể cầm tù, giết hay trục
xuất khỏi nước nếu không dâng hoa cho vua, anh vẫn muốn cúng cho
Phật. Anh nghĩ tiếp nếu d}ng hoa cho vua đi nữa, bất quá chỉ nhận tiền
đủ kéo dài mạng sống trong kiếp này, trong khi dâng cúng Thế Tôn sẽ
được an lạc, được cứu độ hằng triệu kiếp không kể xiết. Do đó, anh l|m
vườn dâng mạng sống của mình cho Phật.
Niềm tin kiên cố và lòng hoan hỷ, anh ta tung hoa lên. Ban đầu hai
bó lơ lửng trên đầu Phật như một bảo cái, hai bó tiếp bên phải, rồi phía
sau, rồi bên trái, rủ xuống như một tấm m|n. Như vậy tám bó hoa vây
bọc Thế Tôn bốn phía, cuống hoa hướng ra ngo|i v| c{nh hoa hướng vào
trong, trước mặt Phật như có cổng ch|o, v| chung quanh như những
phiến bạc. Hoa tuy l| lo|i vô tình, nhưng cư xử như có trí khôn, không
dạt về một bên, không rơi xuống, đi theo khi Phật cử động, đứng yên khi
Phật dừng lại. Hào quang tỏa ra h|ng trăm tia từ thân Phật, trước và sau,
phải và trái, và từ đỉnh đầu sáng rực. Không ai gặp Ngài mà bỏ đi. Họ
nhiễu bên phải ba vòng quanh Ngài, tụ hội đông như đ{m c}y cọ chạy
trước mặt Ngài. Cả th|nh n{o động, chín mươi triệu dân bên trong với
chín mươi triệu dân bên ngoài, không một người n|o, dù đ|n ông hay
đ|n b| không đến lễ với đồ cúng dường. Rống lên tiếng rống sư tử và
vẫy lên hàng ngàn mảnh vải, đ{m đông khổng lồ đã diễn h|nh trước mặt
Thế Tôn.
Ðể biểu dương h|nh động đ{ng quý của anh l|m vườn, Thế Tôn tiếp
tục đi qua th|nh một khoảng đường ba dặm theo nhịp trống định âm.
Toàn thân anh ta tràn ngập năm điều hoan hỷ. Theo Thế Tôn một khúc

494
đường, anh lọt vào vùng hào quang của Phật như thể lao vào biển son,
xưng t{n Phật, đảnh lễ Ngài, và xách giỏ không về nhà.
Anh ta kể chuyện cho vợ nghe. Vợ anh ta quá ngu si không tin sự
mầu nhiệm như thế, tru tréo lên mắng nhiếc chồng:
- Vua chúa thì cay nghiệt và tàn bạo. Bị chọc giận thế n|o cũng ra
lệnh chặt tay, chặt chân hay xử hình phạt khác. Ông l|m như thế thì bao
nhiêu trừng phạt sẽ trút xuống cho tôi!
Rồi mang con đến hoàng cung, cô gặp vua kể lể việc làm của chồng,
và tuyên bố cho cô biết là cô bỏ chồng.
Vua Bimbisāra là Thánh đệ tử của Phật. Ngay lần đầu gặp Phật, vua
đã chứng quả Dự lưu, niềm tin kiên cố và tâm an bình. Vua hiểu người
này quá ngu si, làm sao có thể tin một việc l|m công đức như thế và ông
giả vờ giận dữ quát lên:
- Mụ kia! Hắn đã d}ng hoa của ta cho Thế Tôn à! Mụ bỏ hắn là phải.
Ta sẽ xử sự với hắn. Dám cả gan dâng hoa của ta cho Thế Tôn. Nhờ nói
thế, vua đuổi được cô ta về, rồi đến gặp Phật ngay, đảnh lễ Ngài và cùng
đi. Phật biết t}m vua đang an bình, nên đi tiếp vào thành, kinh hành qua
đường phố theo nhịp trống định âm, và dừng trước cổng hoàng cung.
Vua đỡ bình bát và thỉnh Phật vào. Phật tỏ ý ngồi trên sân hoàng cung,
vua liền ra lệnh dựng cấp tốc một lều che và Phật ngự giữa lều với chúng
Tỳ-kheo chung quanh.
Tại sao Phật l|m như thế? Vì nếu vào hoàng cung, dân chúng sẽ
không thấy được Phật, do đó sẽ không biết được h|nh động thiện của
người l|m vườn (bởi vì chỉ chƣ Phật mới tuyên dƣơng rộng rãi đức hạnh của
ngƣời tốt. Còn ngƣời tầm thƣờng có kể lại cái tốt của ngƣời cũng chỉ để lộ lòng
đố kị).
Bốn cụm hoa vẫn còn lơ lửng bốn phía. Dân chúng phụng sự Phật,
còn nhà vua dâng lên Phật v| Tăng đo|n món ăn thượng vị. Thọ thực
xong, Phật hồi hướng công đức và với bốn cụm hoa bao quanh như trước
đ}y, Phật v| đ{m đông h}n hoan reo hò cùng về Tinh xá.

495
Vua tiễn Phật một đoạn đường rồi quay về gặp anh l|m vườn. Hỏi
thăm v| được anh kể lại lời đã nói với Phật khi xưng t{n Ng|i rằng vua
có thể giết hay đuổi anh ra khỏi nước, vua khen anh là một bậc đại nhân
v| thưởng tám voi, tám ngựa và tám gia nhân, tám nữ tỳ và tám bộ châu
báu lộng lẫy, t{m ng|n đồng tiền, tám cung nữ trong hậu cung trang
điểm đầy đồ trang sức, và tám làng chọn lọc.
Trưởng lão Ānanda nghe tiếng reo hò hân hoan suốt ngày từ sáng
sớm, thắc mắc không biết anh l|m vườn được phước báo gì, hỏi Phật và
được Phật đ{p:
- Này Ānanda! H|nh động của người l|m vườn không phải là việc
nhỏ. Anh ta đã giao mang sống cho Ta v| xưng t{n Ta. Vì đặt niềm tin
nơi Phật, anh ta sẽ không rơi v|o đường khổ suốt trăm ng|n kiếp, mà
còn được quả phúc ở cõi trời v| cõi người, và sẽ thành vị Phật Ðộc Giác
tên Sumana.
“Kappānaṃ satasahassaṃ,
Duggatiṃ na gamissati;
Ṭhatvā devamanussesu,
Phalaṃ etassa kammuno.
Pacchā paccekasambuddho,
Sumano nāma bhavissati”.
‚Trong hằng ngàn Kappa,
Khổ cảnh khỏi đọa sa,
Hƣởng nhân thiên phƣớc báu,
Do quả nghiệp vừa tạo,
Sau thành Phật Bích Chi,
Danh Hảo ý vẫn y‛.
Khi Thế Tôn về đến Tinh x{, bước v|o hương thất, hoa của Sumana
rơi trên tường cổng.
Buổi chiều, các Tỳ-kheo bàn tán tại Ph{p đường về anh l|m vườn.
Phật từ hương thất tiến đến, v|o Ph{p đường bằng một trong ba ngõ,

496
ngồi v|o tòa Như Lai, hỏi các Tỳ-kheo, nghe họ kể xong. Phật bảo:
- Ðúng vậy, các Tỳ-kheo! Chỉ nên làm việc gì đừng ân hận về sau,
mỗi khi nhớ lại chỉ thấy hoan hỷ.
Và Phật nói Pháp Cú:
“Tañca kammaṃ kataṃ sādhu,
Yaṃ katvā nānutappati;
Yassa patīto sumano,
Vipākaṃ paṭisevatīti”.
(68) Và nghiệp làm chánh thiện,
Làm rồi không ăn năn,
Hoan hỷ ý đẹp lòng,
Hưởng thọ quả dị thục.

‚Nghiệp nào là nghiệp tốt hay,
Làm xong chẳng chút mảy may hận phiền,
Nghiệp nào Hảo Ý vui yên,
Thọ ngay phƣớc báu tùy duyên hợp thời‛.
Thời pháp vừa chấm dứt, tám muôn bốn ng|n chúng sanh được tỏ
ngộ Chánh Pháp.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trong kệ ngôn Phạn ngữ trên đ}y, c}u thứ hai Yaṃ katvā ám chỉ
nghiệp nào mà khi khi làm xong ta không bị lương t}m cắn rứt hay đau
khổ, buồn phiền vì nó, mà trái lại ta còn được tái sanh về nhàn cảnh, mà
hưởng phước báu Nhân Thiên, hoặc hưởng quả Niết-bàn.
Yassa patīto sumano: Sau khi đắc Đạo hoặc hưởng quả của phước
báo, mỗi lần nhớ lại nghiệp cũ, t}m lại thỏa thích hoan hỷ, vui vẻ thêm
lên (trong câu này có hàm ý tên ông bán hoa là Sumano (Hảo Ý) là nhân
vật điển hình cho loại thiện nghiệp này vậy).

497
Vipākaṃ paṭisevatīti: Hễ Hảo Ý được thỏa mãn rồi, từ đó mới phát
sanh quả Dị thục của Thiện nghiệp trong kiếp quá khứ vậy.
Tañca kammaṃ kataṃ sādhu: Nghiệp ấy là nghiệp nên làm vì nó tốt
đẹp, trong sạch (đây là câu kết luận, nhƣng trong bài kệ này đƣợc đặt lên hàng
đầu, có lẽ vì Đức Thế Tôn muốn biểu dƣơng thiện nghiệp của ngƣời thợ bán hoa
Sumana để làm gƣơng cho mọi ngƣời bắt chƣớc vậy).


Dòch Giaû Caån Ñeà


Hảo Ý hâng hoa chẳng hận phiền,
Liều thân đại thí nguyện gieo duyên,
Phật cho hiển lộ phần công đức,
Vua khiến vinh thăng chỗ lợi quyền,
Hiện tại nghiệp lành sanh phƣớc lớn,
Tƣơng lai quả chánh đợi ngƣời hiền,
Ai ngờ bỏ cả mà đƣợc cả,
Mãn kiếp sanh nhàn sƣớng tợ tiên.


10. Upplavaṇṇā Bị Cưỡng Bức

(Uppalavaṇṇātherīvatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 69)

“Madhu’vā maññatī bālo,


Yāva pāpaṃ na paccati;
Yadā ca paccatī pāpaṃ,
Attha dukkhaṃ nigacchatīti”.
“Người ngu tưởng mật ngọt,
Khi ác quả chưa muồi,
Đến chừng quả thuần thục,

498
Phải chịu khổ không thôi”.
Nhân chuyện Uppalavaṇṇā, Thế Tôn đã dạy như trên tại Jatavana.

Uppalavaṇṇā, đã lập nguyện với Phật Padumuttara, sau khi tạo công
đức suốt một trăm ng|n kiếp từ loài trời đến lo|i người, mạng chung ở
cõi trời vào thời Phật hiện tại, và tái sinh tại Sāvatthī là con gái một
thương gia gi|u có. Nước da cô như m|u đ|i sen xanh nên có tên
là Uppalavaṇṇā, tức Uppalavaṇṇā. Ðến tuổi cập kê, tất cả c{c vương tôn
công tử các nước ở Diêm-phù-đề đến cầu hôn. Ông thương gia không
biết giải quyết cách nào bèn bảo con g{i đi tu. Đây là kiếp chót của cô
trước khi chứng Niết-bàn nên lời của cha, như dầu đã được tinh chế trăm
năm, rưới lên đầu cô. Do đó, cô bằng lòng. Ông chuẩn bị những món quà
đắt giá cho cô, và cô được nhận vào Ni đo|n.
Chẳng bao lâu, cô được giao việc mở v| đóng cửa Tăng đường. Thắp
đèn v| quét dọn xong, cô chăm chú nhìn ngọn đèn, chú t}m v|o yếu tố
của lửa, nhập định. Khi xuất định, cô chứng đắc A-la-hán và các thần
thông.
Sau đó cô h|nh hương khất thực trong xứ, trở về cô phải qua một
khu rừng rậm. Thời đó c{c ni cô không bị cấm ở trong rừng. Họ dựng
cho cô căn lều, đặt một giường và treo màn chung quanh. Ra khỏi rừng,
cô đến Sāvatthī khất thực rối trở về lều của mình. Lúc đó, một người Bà-
la-môn bà con với cô tên Nanda, đã đem lòng yêu cô từ khi cô còn ở thế
gian, nghe cô đi khất thực, liền vào rừng trước cô, trốn dưới trong lều.
Trở về lều, đóng cửa lại, cô lên gường ngồi, không thấy gì trong tối
vì cô mới ở ngoài sáng vào. Cô vừa mới lên giường thì tên trẻ tuổi từ
dưới gầm chui ra và leo lên. Cô la:
- Ðồ điên! Chớ hại ta!
Nhưng tên kia, dù cô đã kháng cự, đã cưỡng bức cô, và bỏ đi. Không
thể chịu nổi sự đồi bại của hắn, đất nứt ra nuốt hắn và hắn bị đọa v|o địa
ngục A-tỳ.
499
Cô kể cho các ni cô việc đã xảy ra. Các Tỳ-kheo nghe ni cô kể lại bạch
với Phật, v| được Phật dạy:
- Này các Tỳ-kheo! Kẻ ngu có thể là bất cứ ai, Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo
ni, cư sĩ nam hay nữ, phạm tội ác thấy vui thích, sung sướng hay khoái
lạc khi phạm tội, như thể được ăn mật, đường hay vị ngọt nào khác.
Và Phật đọc Pháp Cú:
“Madhu’vā maññatī bālo,
Yāva pāpaṃ na paccati;
Yadā ca paccatī pāpaṃ,
Attha (bālo) dukkhaṃ nigacchati”.
(69) Người ngu nghĩ là ngọt,
Khi ác chưa chín muồi,
Ác nghiệp chín muồi rồi,
Người ngu chịu khổ đau.

‚Khi quả ác nghiệp chƣa muồi,
Ngƣời ngu lầm tƣởng yên vui mật đƣờng,
Đến giờ quả chín nhƣ thƣờng,
Ngƣời ngu mới thấy chán chƣờng khổ đau‛.
Sau đó c{c Tỳ-kheo b|n t{n trong Ph{p đường:
- Ngay cả người đã tho{t khỏi dục lạc rồi vẫn ưa thích kho{i lạc tình
ái và thỏa mãn dục vọng. Tại sao không? Họ đ}u phải là cây Kolāpa hay ụ
kiến, m| l| con người bằng xương bằng thịt.
Phật nghe bèn dạy rằng:
- Này các Tỳ-kheo! Người đã giải thoát khỏi dục vọng, không ưa
thích khoái lạc tình {i cũng không thỏa mãn dục vọng. Như một giọt
nước rơi xuống lá sen, không thấm v|o l{, cũng không đọng trên lá,
nhưng lăn đi v| rơi xuống, như hạt cải không b{m v|o đầu mũi kim,
cũng không ở lại đó, m| lăn đi v| rơi xuống. Cũng vậy, tình yêu đôi lứa
không vướng bận tim người đã giải thoát khỏi dục lạc thế gian.
500
Và Phật đọc Pháp Cú trong phẩm Bà-la-môn:
“Vāra pokkharapatt’eva,
Āraggeriva sāsapo;
Yo na lippati kāmesu,
Tam ahaṃ brūmi brāhmaṇanti”.
(401) Như nước trên lá sen,
Như hạt cải đầu kim,
Người không nhiễm ái dục,
Ta gọi Bà-la-môn.
Lược dịch:
‚Nhƣ nƣớc giọt lá sen,
Hột cải gác đầu kim,
Ngƣời không nhiễm dục lạc,
Ta gọi Bà-la-môn‛.
Bấy giờ Phật mời vua Pasenadi đến bảo:
- Ðại vương, trong gi{o đo|n của Ta, thanh nữ và thanh niên gia
giáo rời bỏ quyến thuộc và tài sản, từ bỏ thế gian, vào ngụ trong rừng.
Ðối với giới nữ trong rừng có thể có những người t}m địa xấu, bị lửa dục
nung nấu, vô lễ và ngạo mạn với họ, cưỡng bức họ, làm uổng phí đời tu
của họ. Như thế cần xây dựng chỗ cư trú cho Ni chúng trong th|nh.
Vua tuân hành. Từ đó chư ni chỉ được ở trong thành.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn 69:

Madhu’vā: Câu kệ Pāli thứ nhất có ý nói việc làm tội lỗi của người
ngu vui sướng thỏa thích như l| ăn kẹo ngọt, như mật, như đường. Đ}y
l| trường hợp của thanh niên Nanda nghĩ tưởng sai quấy như vậy.
Yāva: Trong lúc m|<
Pāpaṃ na paccati: Quả ác dị thục chưa trổ, chưa chín trong kiếp này
hoặc trong những kiếp về sau thì người ngu vẫn còn tưởng như trên.

501
Yadā: Đến chừng hưởng ác quả, đã l|m bằng cách thế này thế nọ,
đến thời trổ quả chín muồi hoặc trong kiếp này hoặc trong kiếp sau thì
kẻ ác phải chịu khổ thọ hình như ở hỏa ngục chẳng hạn.
Attha (bālo) dukkhaṃ nigacchati: Khi ấy kẻ ngu đi đến khổ cảnh, là
phải bị khổ, bị thọ khổ như vậy.
Bài kệ này nghĩa lỹ rõ rệt, phù hợp với phẩm Bà-la-môn, nên về sau
được sắp chung vào phẩm ấy.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Thanh liên sắc quý mấy ai bì,
Chẳng thích làm dâu, thích đắp y,
Lửa đỏ thiền tâm hơn nữ tử,
Rừng xanh phạm hạnh quá nam nhi,
Từ hôn đã cắt duyên trần tục,
Đắc quả còn mang nợ thiếu thì<
Hỷ lạc nài hoa, say mật ngọt,
Ngờ đâu đất sụp, dạo A Tỳ.


11. Ðạo Sĩ Lõa Thể Jambuka

(Jambūkājīvakavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 70)

“Māse māse kusaggena,


Bālo bhuñjeyya bhojanaṃ;
Na so saṅkhātadhammānaṃ,
Kāḷaṃ agghati soḷasiṃ”.
“Tháng tháng chi dùng cơm,
Vít bằng đầu cỏ thơm,

502
Người ngu không bì kịp
Một phần mười sáu pháp,
Người chứng đắc lý chân”.
Phật dạy như thế tại Veḷuvana liên quan đến đạo sĩ lõa thể Jambuka.

Chuyện quá khứ
11A. Vị Tăng Ganh Tỵ

Xa xưa, thời Phật Ca Diếp, một cư sĩ tại làng nọ cất thất cho một
trưởng lão tu và cung cấp tứ vật dụng suốt thời gian n|y, Trưởng lão đều
đặn đến thọ thực tại nh| cư sĩ. Bấy giờ có một Tỳ-kheo đã dứt hết dục
lậu, đi khất thực dừng trước nh| cư sĩ. Anh ta vui mừng mời vào, và
cung kính dâng Ngài thức ăn hảo hạng và một chiếc y rộng:
- Thưa Tôn giả, xin Ngài nhuộm y n|y v| đắp làm hạ y.
Rồi nói thêm:
- Tóc Ngài mọc dài, con sẽ tìm thợ cắt tóc cho Ngài, lúc trở về sẽ mua
cho Ngài một c{i giường.
Vị kh{ch tăng trước thấy cư sĩ niềm nở đón tiếp vị mới đến, lòng bất
mãn, ganh ghét. Không chịu nổi sự ưu {i của vị cư sĩ đối với vị mới, buổi
chiều, ông lại ngay chỗ Trưởng lão nằm trên giường, nhiếc móc v| lăng
mạ bốn điều:
- N|y kh{ch huynh! Huynh nên ăn ph}n hơn l| phần cơm trong nh|
cư sĩ n|y. Huynh nên nhổ tóc mình với c{i lược bằng cây thốt nốt hơn l|
để thợ cạo do cư sĩ mời về. Huynh đừng mặc quần áo thì tốt hơn l| đắp
hạ y do cư sĩ cúng. Huynh nằm dưới đất tốt hơn l| nằm trên giường của
cư sĩ cúng.
Trưởng lão không để ý đến lời lăng mạ, thầm mong người bạn ngu
si này không bị tổn hại, và Ngài dậy sáng sớm đi nơi khác tùy thích.
Vị tăng đến trước cũng dậy sáng sớm, dọn dẹp thất như thường lệ

503
rồi đi khất thực. Nghĩ rằng Trưởng lão vẫn còn ngủ, ông đ{nh thức bằng
cách gõ chuông bằng móng tay, rồi đi v|o l|ng.
Cư sĩ chuẩn bị xong thức ăn đợi hai vị tăng đến. Chỉ thấy vị trước,
anh ta hỏi:
- Thưa Tôn giả, Trưởng lão đến đ}u rồi?
Vị tăng cũng ngạc nhiên hỏi lại:
- Ðạo hữu hỏi chi lạ? Trưởng lão đến nh| anh hôm qua đó, ngay khi
về thất đã v|o phòng trong nằm ngủ. Dù tôi dậy rất sớm, ông ta cũng
chẳng nghe thấy chổi quét, tiếng súc rửa bình nước uống và tiếng gõ
chuông của tôi.
Cư sĩ không thể tin một vị Trưởng lão khả kính, th{i độ trang
nghiêm lại có thể ngủ đến giờ n|y, nghĩ rằng chắc vị tăng trước thấy
mình quan t}m đến vị Trưởng lão nên đã nói gì với Ngài rồi. Cư sĩ, rất
khôn khéo, vẫn một mực cung kính phục vụ vị tăng, d}ng thức ăn. Xong
bữa anh cẩn thận rửa bát rồi đựng đầy thức ăn ngon với nước súp
thượng vị, nhờ vị tăng chuyển cúng dường giùm Trưởng lão nếu có gặp
Ngài. Vị tăng nhận bình b{t nghĩ rằng Trưỡng lão dùng thức ăn ngon
như thế sẽ thích ở đ}y luôn, nên dọc đường ông ta ném bỏ thức ăn hết.
Ông ta cũng đến chỗ ngủ Trưởng lão nhưng không thấy Ngài.
Vì phạm h|nh động xấu, định lực tu tập suốt hai mươi ng|n năm
mất hiệu quả bảo vệ, nên ông mạng chung bị đọa xuống ngục A-tỳ, chịu
đau khổ cùng cực trong thời kỳ giữa hai đức Phật. Vào thời Phật hiện tại,
ông tái sanh tại Rājagaha trong một gia đình thức ăn uống sung túc.
Chuyện hiện tại
11B. Ðạo Sĩ Lõa Thể Jambuka

Từ khi biết cậu bé không chịu nằm giường, không ăn thức ăn m| chỉ
ăn ph}n của mình, cha mẹ cậu nghĩ rằng chắc còn nhỏ quá nên không
biết gì. Nhưng lớn lên, cậu cũng không chịu mặc quần áo, nằm dưới đất
v| ăn ph}n của mình. Cha mẹ biết cậu không quen sống trong nhà, có lẽ

504
hợp với c{c đạo sĩ lõa thể Ajivakas, nên mang cậu đến xin họ thu nhận
v|o gi{o đo|n. Họ đồng ý, đặt cậu xuống một cái hố lút sâu tận cổ, kê
v{n qua xương đòn g{nh của cậu rồi ngồi trên đó nhổ tóc cậu với lược
thốt nốt.
Hôm sau, theo lời mời của cha mẹ cậu, c{c đạo sĩ Ajīvakas vào làng
bảo cậu đi theo, nhưng cậu từ chối. Năm lần bảy lượt thúc giục, cậu vẫn
từ chối. C{c đạo sĩ gửi thức ăn về, cậu cũng từ chối không ăn. Ng|y qua
ngày cậu vẫn không nghe lời họ. Một hôm, khi c{c đạo sĩ v|o l|ng, hai
đạo sĩ trong nhóm giả vờ đi theo rồi quay lại núp rình và bắt gặp cậu
xuống hố xí lượm phân nặn từng cục bốc ăn. C{c đạo sĩ nghe kể lại kinh
quá bảo nhau:
- Trời đất việc làm của hắn quả là sỉ nhục! Nếu đệ tử của Sa-môn
Gotama biết được, sẽ đồn xấu l| c{c đạo sĩ Ajīvakas tu tập bằng c{ch ăn
ph}n. Người này không thể ở với chúng ta được.
Rồi họ đuổi Jambuka khỏi gi{o đo|n. Ban đêm cậu đến hố xí công
cộng, chỗ lõm của một tảng đ{ phẳng, ăn ph}n. D}n chúng đi cầu thấy
cậu đứng lò cò trên tảng đ{, co một ch}n đặt trên đầu gối, mở miệng
rộng, mặt xoay về hướng gió, ngạc nhiên hỏi. Cậu đ{p:
- Ta l| người hớp gió không ăn gì hết.
- Nhưng sao Ng|i lại đứng một chân?
- Ta nghiêm trì khổ hạnh, nếu đứng hai chân mặt đất sẽ rúng động.
Ta đứng một chân co một ch}n đặt trên đầu gối cả đời, không bao giờ
nằm.
Hầu như ai cũng tin lời cậu. D}n hai nước Anga và Magadha rất cảm
động và thán phục, họ mang vô số thức ăn đến cho cậu, nhưng cậu
không muốn nhận bất cứ thứ gì, và bảo họ:
Ta chỉ ăn gió, không ăn món kh{c. Nếu không, khổ hạnh của ta sẽ
chấm dứt.
Dân làng một mực khẩn khoản cậu nhận, nhiều lần từ chối không

505
được, cậu phải để v|o đầu lưỡi một chút ngọn cỏ Kusa chấm với mật, bơ.
mật mía, rồi đuổi họ đi:
- Rồi đó, c{c người hãy đi đi! C{c người đã được hạnh phúc và cứu
độ theo đúng nguyện vọng.
Cứ thế Jambuka sống năm mươi lăm năm, lõa thể, ăn ph}n, nhổ tóc
và nằm dưới đất.
Phật quan sát thế gian thấy Jambuka đủ duyên lành chứng A-la-hán
cùng các thần thông, t{m mươi tư ng|n chúng sanh sẽ được Pháp nhãn
thanh tịnh và số đông kh{c sẽ được cứu độ. Do đó hôm sau Phật vào
Rājagaha khất thực và chiều đến thăm Jambuka. Các vị trời biết được,
dùng thần lực l|m mưa xuống rửa sạch nơi Jambuka đang ở. Tất cả năm
trận mưa kh{c nhau rơi trên tảng đ{ ấy.
Ðến nơi Phật gây một tiếng động nhẹ và gọi:
- Jambuka!
Ðạo sĩ cứ nghĩ một tên xấu ác nào gọi mình nên hỏi lại cộc lốc:
- Ai đó?
Phật đ{p:
- Một Tỳ-kheo.
- Ngài muốn gì, Ðại Sa-môn?
- Cho ta ở lại đ}y chỉ một đêm.
- Ðây không có chỗ nào có thể ở được, Ðại Sa-môn!
- Jambuka, đừng nói thế. Cho Ta ở chỉ một đêm thôi! - Sa-môn tìm
đo|n thể Sa-môn, người tìm đo|n thể người, thú vật tìm đo|n thể thú
vật.
- Nhưng Ng|i l| một Sa-môn?
- Vậy thì bình đựng nước, muỗng gỗ, pháp cụ của Ng|i đ}u?
- Mọi thứ n|y Ta đều thường dùng, nhưng vì cồng kềnh khó đem
theo từ chỗ n|y đến chỗ nọ, nên Ta sẽ lấy tại đ}y v| đem theo khi rời nơi
506
đ}y.
Jambuka bậc dọc, hỏi gằn lại:
- Vậy khi rời đ}y, Ng|i định đem theo |?
- Ðừng lo, Jambuka! Hãy chỉ cho Ta chỗ nào ở được.
Jambuka vẫn một mực:
- Dạ không chỗ nào ở được, Ðại Sa-môn!
Thấy một hang núi rất gần, Phật hướng về đó hỏi:
- Có ai ở trong đó không?
- Thưa không, Ðại Sa-môn.
- Vậy Ta ở đó.
- Dạ hợp với Ngài, Ðại Sa-môn.
Và Phật soạn tòa nằm trong hang núi và nằm nghỉ. Canh một Tứ
Thiên Vương đến hầu hạ Phật, chiếu ánh sáng rực rỡ tứ phía. Jambuka
trông thấy ngạc nhiên không hiểu ánh sáng gì. Canh hai vua trời Đế-
thích phục vụ Thế Tôn. Jambuka thắc mắc không biết là ai. Canh ba và
canh cuối là Đại phạm thiên, với một ngón tay chiếu sáng một Cakkavāla,
hai ngón tay chiếu sáng hai Cakkavāla, v| mười ngón tay chiếu sáng toàn
thể khu rừng. Jambuka không biết là ai.
Sáng sớm hôm sau, cậu đến gặp Phật, chào thân thiện, cung kính
đứng một bên và hỏi về những vị đã trông thấy khi đêm. Ðược biết đó l|
những vị trời đến hầu hạ Phật, và Phật là bậc tối thượng hơn họ,
Jambuka bèn thốt lên:
- Ngài là một bậc tuyệt diệu, Ðại Sa-môn! Tôi ở đ}y suốt năm mươi
lăm năm m| không một ai đến hầu hạ tôi, thời gian này tôi sống nhờ gió,
đứng ròng rã m| không ai đến phục vụ mình.
Thế Tôn bảo:
- Jambuka, ngươi đã liên tiếp lừa dối đ{m đông ngu ngốc ở thế gian
này, và bây giờ cố lừa dối Ta. Trong năm mươi lăm năm, thật sự có phải

507
ngươi ăn ph}n, lõa thể, ngủ dưới đất và nhổ tóc với lược thốt nốt không?
Nhưng ngươi đã gạt gẫm thế gian bảo rằng hớp gió, đứng một chân,
không ngồi, không nằm. Bây giờ lại đang l{o khoét với Ta. Ðó l| vì tư
kiến thấp hèn, sai lầm m| ngươi đã chấp nhặt trong tiền kiếp, khiến mấy
chục năm ngươi đã ăn ph}n, nằm dưới đất, lõa thể, nhổ tóc với c}y lược
thốt nốt. Chính đến bây giờ ngươi cũng còn chấp v|o tư kiến thấp hèn
sai lầm.
- Nhưng, Ðại Sa-môn, tôi đã l|m gì trong tiền kiếp?
Trong khi Thế Tôn kể lại chuyện xấu ác kiếp trước, Jambuka rất xúc
động và lòng cảm thấy khiêm hạ, sợ hãi tội lỗi to tát, cậu phủ phục trên
đất. Thế Tôn ném một l{ y để cho cậu khoát vào mình. Cậu chào Thế Tôn
và kính cẩn ngồi một bên. Kể xong chuyện tiền kiếp, Phật thuyết pháp,
và cuối bài pháp cậu chứng A-la-hán cùng với thần thông. Cậu rời chỗ
ngồi, đảnh lễ Thế Tôn v| xin được nhận v|o Tăng đo|n.
Trước đ}y do nhục mạ một Trưởng lão đã chứng A-la-hán với bốn
điều, Jambuka bị đọa địa ngục A-tỳ, đau khổ cùng tột, cho đến khi đại địa
nâng cao một dặm ba phần tư. Nhưng quả báo của hành vi xấu {c chưa
hết nên phải sống tủi nhục suốt năm mươi lăm năm. B}y giờ quả báo ác
chấm dứt thì phước báo do công phu thiền định suốt hai mươi ng|n năm
phục hồi, do đó Phật đã dang tay về phía Jambuka nói:
- Hãy đến, Tỳ-kheo! Hãy sống đời phạm hạnh!
Ngay đó t{nh tướng một cư sĩ biến mất, ông đường đường là một
Trưởng lão sau mươi tuổi, đầy đủ tám món cần dùng.
Ng|y đó d}n chúng hai nước Anga và Magadha đến cúng dường
Trưởng lão Jambuka nhiều phẩm vật. Thấy Thế Tôn họ so sánh với
Jambuka, và thắc mắc không biết ai lớn hơn. Phật đo{n biết ý nghĩ của họ
liền bảo Jambuka giải nghĩa giùm. Trưởng lão thưa:
- Bạch Thế Tôn! Ðây là việc con cần làm nhất.
Lập tức ông nhập Tứ thiền rồi xuất. Bay trên không cao bằng một
cây thốt nốt, ông la lên:
508
- Bạch Thế Tôn, đấng Vô Thượng là Ðạo sư của con, con l| đệ tử của
Ngài.
Rồi ông xuống đất đảnh lễ Thế Tôn, xong lại bay lên cao bằng hai
cây thốt nốt, bằng ba c}y, cho đến bảy cây thốt nốt, xác nhận mình l| đệ
tử của Thế Tôn rồi đ{p xuống.
Ð{m đông thấy thế hết sức ca ngợi thần lực của chư Phật. Thế Tôn
bảo họ rằng:
- Hàng chục năm ẩn sĩ n|y đã sống ở đ}y, để trên đầu lưỡi mút ngọn
cỏ Kusa với thức ăn do c{c người mang đến, bảo rằng mình đã l|m tròn
bổn phận một ẩn sĩ khổ hạnh. Nhưng dù cho b}y giờ ông kiêng ăn để tỏ
lòng ăn năn hối hận, công phu khổ hạnh này không bằng một phần mười
s{u ý tưởng đ{ng khen đã thúc đẩy ông ăn kiêng.
V|i Ng|i đọc Pháp Cú:
“Māse māse kusaggena,
Bālo bhuñjeyya bhojanaṃ;
Na so saṅkhātadhammānaṃ,
Kāḷaṃ agghati soḷasinti”.
(70) Tháng tháng với ngọn cỏ,
Người ngu có ăn uống,
Không bằng phần mười sáu,
Người hiểu pháp hữu vi.

‚Ngƣời ngu tháng tháng nhƣ nhau,
Ăn chút vật thực bằng đầu cỏ thơm.
So với ngƣời chứng đắc pháp chân,
Một phần mƣời sáu không hơn đƣợc mà‛.
Khi Đức Phật chấm dứt pháp thoại, có đến bốn muôn tám ngàn
chúng sanh giác ngộ chân lý.


509
Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Theo nghĩa lý b|i kệ trên, người ngu (bālo) không thông hiểu chánh
ph{p, đã xuất gia tu theo tà giáo ngoại đạo, không tôn trọng giới luật
chẳng hạn. Cho nên mới nghĩ rằng: “Ta tu khổ hạnh cho đến mức rốt
r{o”. Thế rồi tháng này th{ng kh{c, người ấy chỉ thọ thực chút ít bằng
đầu ngọn cỏ thơm, nhưng dầu ép x{c như thế cả một trăm năm, công
phu của người ấy cũng không có gi{ trị bằng một phần mười sáu của
người chứng đắc chân lý.
Pháp Giác ngộ tức là pháp tri kiến (ñātadhammo), pháp Quán xét
(tūlitadhammo), ở tầng dưới có pháp Giác ngộ của bậc Tu-đ|-hoàn, còn ở
tầng trên có pháp của bậc Lậu Tận, là pháp bậc Th{nh nh}n, m| người
ngu không thể bì kịp một phần mười sáu của bậc ấy.
Nếu đem so s{nh: T{c ý (cetanā) của những người ngu ráng hành
khổ hạnh như vậy suốt cả một trăm năm, với tác ý của bậc Giác ngộ chân
lý chịu nhịn một bữa ăn để cho tâm mình khỏi tắc trách, hối hận thì tác ý
trước tuy có l}u d|i, nhưng gi{ trị cũng chẳng bằng một phần mười sáu
của tác ý sau vậy.
Vả lại, nếu đem quả phước do tác ý của người chứng ngộ chân lý mà
chia ra l|m mười sáu phần nhỏ nữa, thì một phần nhỏ của quả phước
này cũng còn to lớn gấp bội công phu khổ hạnh của người ngu kia.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Hành khổ mong cho thoát khổ sầu,
Tu theo tà kiến, khổ thêm lâu,
Ăn dơ, lấy bụi thay quần áo,
Ngủ đất, dùng cây nạo tóc râu,
Quả ác trổ quả ngày cuối chót,
Căn lành nhớ lại hạnh ban đầu,
Ngồi nghe Phật thuyết kinh tuần tự,
Hào cẩu Tỳ-kheo đắc đạo mầu.
510


12. Quỷ Rắn Và Quỷ Quạ

(Ahipetavatthu)
KỆ NGÔN : (PHÁP CÚ SỐ 71)

“Na hi pāpaṃ kataṃ kammaṃ,


Sajju khīraṃ’va muccati;
Ḍahantaṃ bālamanveti,
Bhasmācchanno’va pāvako”.
“Nghiệp ác như sữa bò,
Mới vắt chưa nổi dậy,
Như lửa ngún dưới tro,
Ngầm theo đốt kẻ quấy”.
Thế Tôn dạy câu trên tại Veḷuvana về chuyện một quỷ rắn.

Một ngày nọ, giữa hàng ngàn ẩn sĩ bện tóc, Tôn giả Trưởng
lão Lakkhana và Tôn giả Trưởng lão Ðại Moggallāna từ đỉnh núi Linh
Thứu xuống thành Rājagaha định khất thực. Thấy một con quỷ rắn,
Trưởng lão Moggallāna mỉm cười. Trưởng lão Lakkhana ngạc nhiên hỏi, và
được Ng|i đ{p chờ đến trước Thế Tôn sẽ trả lời. Ðến lúc đó Ngài mới
cho biết là thấy một con quỷ rắn, đầu giống đầu người, khúc dưới giống
rắn, nên gọi là quỷ rắn. Th}n nó d|i hai mươi lăm dặm. Lửa bốc từ đầu
đến đuôi, từ đuôi đến đầu. Lửa từ đầu đốt hai bên thân, lửa từ hai bên
th}n đốt cả người. Nguời ta nói có hai con quỷ th}n d|i hai mươi lăm
dặm, còn các quỷ khác thân chỉ dài ba phần tư dặm. Hai con quỷ này
Tôn giả Moggallāna đều thấy.
Một lần khác, Ngài Moggallāna thấy con quỷ quạ chịu khổ sở trên
đỉnh ngọn Linh Thứu, Ngài hỏi h|nh động quá khứ của nó:
“Pañcayojanikā jivhā,
Sīsante navayojanaṃ;
511
Kāyo accuggato tuyhaṃ,
Pañcavīsatiyojanaṃ;
Kinnu kammaṃ karitvāna,
Pattosi dukkhamīdissanti”.
Lƣỡi mi dài năm dặm,
Ðầu chín, thân hai lăm.
Mi đã làm những gì,
Ðể chịu khổ dƣờng ấy?
Lược dịch 2:
‚Với lƣỡi năm do tuần,
Đầu ngƣời chín do tuần,
Mình ngƣời dài thƣờn thƣợt,
Hai mƣơi lăm do tuần,
Do nghiệp gì kiếp trƣớc,
Ngƣời thọ khổ hiện thân?‛.
Quỷ đ{p:
“Ahaṃ bhante Moggallāna
Kassapassa mahesino
Saṅghassābhihaṭaṃ bhattaṃ
Āharesiṃ yathicchakanti”.
Tôn giả Moggallāna,
Tôi luôn luôn chực sẵn,
Trong thời Phật-Kassapa,
Ðoạt thức ăn chúng Tăng.
Lược dịch:
‚Bạch Đại đức Mục Kiền Liên
Thời Ca Diếp đại hiền,
Lúc Tăng chƣa thọ bát,
Con ăn vụng trƣớc tiên‛.


512
Chuyện quá khứ
12A. Con Quỷ Quạ

Thưa Tôn giả, thời Phật-Kassapa, dân làng thấy một nhóm Tỳ-kheo
vào làng khất thực, đón tiếp ân cần, dâng chỗ ngồi trong nhà nghỉ, cúng
cháo, thức ăn cứng, rửa chân và xức dầu cho các Tỳ-kheo. Trong khi chờ
đến giờ sớt bát, họ ngồi nghe pháp. Hết thời pháp, họ sớt nhiều thức ăn
ngon từ nhiều nhà đem đến, trao lại cho chúng Tăng.
Lúc đó, tôi l| một con quạ đậu trên đòn dông nh| nghỉ, thấy thế, tôi
ngậm ba miếng thức ăn trong bình b{t của một d}n l|ng v| ăn hết. Thức
ăn đó không thuộc về chúng Tăng, không cúng v| trao đến chúng Tăng,
chỉ đơn thuần là phần chúng Tăng ăn còn dư m| d}n l|ng mang về nhà
để ăn. Ðó l| tội lỗi của tôi ở kiếp trước. Quả báo là khi mạng chung tôi bị
đọa v|o địa ngục A-tỳ, v| sau đó vì quả b{o chưa hết, tôi tái sanh lên
đỉnh Linh Thứu làm quỷ quạ.
(Hết Chuyện Quỷ Quạ)
Trưởng lão lặp lại:
- Tôi mỉm cười vì thấy con quỷ rắn.
Ðức Phật liền rời tòa đứng lên xác nhận lời của Trưởng lão
Moggallāna l| đúng. Chính Phật cũng gặp con quỷ ấy vào ngày Thành
Ðạo, nhưng vì lòng từ bi đối với người khác, Phật không nói ra bởi lẽ
không tin lời Phật họ sẽ bị bất lợi. Các Tỳ-kheo nghe thế, xin Phật kể lại
chuyện của quỷ ở kiếp trước.
Chuyện quá khứ
12B. Quỷ Rắn

Xa xưa, d}n chúng dựng một lều cỏ bên bờ sông Bāranasī cho vị Phật
Ðộc Gi{c. Ng|i thường vào thành khất thực, và dân trong thành thì sáng
và chiều mang hương hoa đến hầu Ngài. Họ hay giẫm lên đ{m ruộng
của một nông dân. Anh ta cố ngăn cản họ, nhiều lần không được, v| nghĩ
rằng chỉ tại vì có lều của Phật Ðộc Gi{c, nên anh ta đập bể vò đựng thức
513
ăn, nước uống, xong nổi lửa đốt lều cỏ, khi Ngài đã v|o th|nh khất thực.
Trở về thấy lều ra tro, Ng|i ra đi tùy thích. D}n trong th|nh mang
hương hoa đến cúng như thường lệ, thấy lều đã ch{y, thắc mắc không
biết tôn sư của họ đi đ}u. Anh nông d}n, cũng đứng trong đ{m đông,
thú nhận l| mình đã đốt lều cỏ. Ð{m đông la lên bắt anh ta. Tất cả chỉ vì
tên ác ôn này mà họ mất đi đặc }n được gặp một vị Phật Ðộc Gi{c. Do đó
họ lấy gậy đ{nh đập anh, lượm đ{ ném anh đến chết và anh bị đọa vào
địa ngục A tỳ. Ðến khi đại địa nâng cao một dặm, anh ra khỏi ngục,
nhưng vì {c b{o chưa hết, anh sanh làm quỷ rắn ở đỉnh Linh Thứu.
(Hết Chuyện Quỷ Rắn)
Từ chuyện đó, Thế Tôn dạy:
- Này các Tỳ-kheo, h|nh động xấu ác giống như sữa. Sữa không thể
đông ngay khi vừa mới chảy ra, thì h|nh động xấu {c cũng không thể
chín muồi ngay lập tức. Nhưng một khi đã chín muồi thì khổ đau như
thế đấy.
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
“Na hi pāpaṃ kataṃ kammaṃ,
Sajju khīraṃ’va muccati;
Ḍahantaṃ bālamanveti,
Bhasmācchanno’va pāvakoti”.
(71) Nghiệp ác đã được làm,
Như sữa, không đông ngay,
Cháy ngầm theo kẻ ngu,
Như lửa tro che đậy.

‚Nghiệp ác vừa mới làm ra,
Nhƣ sữa mới nặn khó mà đông ngay.
Tro tàn lửa ngún còn đây,
Ngầm theo kẻ ác, hằng ngày đốt thiêu‛.
Khi thời pháp chấm dứt, nhiều vị Tỳ-kheo chứng đắc Thánh quả,
514
nhất là Tu-đ|-hoàn quả.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Sajju khīraṃ: Sữa tươi mới nặn, là sữa từ trong vú bò cái mới nặn ra.
Muccati: Là chín mùi, biến chất, nổi dậy. Sữa bò để lâu mới biến chất
thành chua hoặc có đóng v{ng trên mặt, hoặc đông đặc lại, chớ lúc mới
vừa nặn ra nó chưa bị mất tính chất sữa tươi của nó. Cho nên người làm
sanh tô, lạc, đề hồ cần phải ủ sữa và chờ đợi một thời gian mới có kết
quả.
Nghiệp {c cũng vậy, khi mới vừa l|m nó chưa trổ quả liền ngay lúc
ấy. Nếu quả ác thuần thục ngay thì không có ai dám tạo ác nghiệp cả.
Những kẻ làm ác sở dĩ còn sống an nhiên do nhờ nghiệp lành quá khứ
còn duy trì Ngũ uẩn hiện tại. Nhưng sau khi Ngũ uẩn phân ly, nghiệp
quả thuần thục, những người ấy sẽ sa đọa vào khổ cảnh ác thú chẳng sai.
Ḍahantaṃ bālamanveti: Ngầm theo đốt kẻ ngu.
Bhasmācchannova pāvako: Như lửa than âm ỉ trong tro. Thật thế,
than lửa bị vùi lấp dưới tro nóng thì không cháy lên ngọn, vì có tro che.
Nhưng ai vô ý c|o lớp tro mặt m| đụng nhằm lửa than thì sẽ bị phỏng da
mặt, cháy tay ngay và sẽ có cảm giác nóng dữ dội như lửa cháy xém tới
trong óc.
Cũng như thế, sau khi tạo nghiệp ác, kẻ ngu bị nghiệp theo đốt mãi
mãi, nhất là bị sa hỏa ngục trong kiếp thứ hai hoặc kiếp thứ ba chẳng
hạn.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Gặp Phật mà không tạo phƣớc gì,
Còn gây tội ác rõ ngu si,
Ruộng kia trống trải, ngăn ngƣời đến,
Đƣờng nọ liền trơn, cấm chúng đi.
515
Vọng chấp tƣ điền, đồ địa chất,
Hỏa thiêu thảo xá, cảnh Liên trì,
Nay làm ngạ quỉ mình nhƣ rắn,
Thọ khổ trƣờng miên khó thoát ly.


13. Quỷ Búa Tạ

(Saṭṭhīkūṭapetavatthu)

KÊ NGÔN: (Pháp cú số 72)

“Yāvadeva anatthāya
Ñattaṁ bālassa jāyati
Hanti bālassa sukkaṃsaṃ
Muddhamasa vipātayanti”.
“Trí danh và tai hại
Đồng đến với kẻ dại
Phá thiện pháp để dành,
Đập đầu y tan hoại”.
Nhân chuyện quỷ búa tạ, Thế Tôn đã dạy câu trên tại Veḷuvana.

Giống như truyện trước, Trưởng lão Moggallāna, từ đỉnh núi Linh
Thứu xuống, sau khi đã đến chào Thế Tôn và cung kính ngồi một bên,
mới cho Trưởng lão Lakkhana biết tại sao Ngài mỉm cười:
- Này huynh, tôi thấy một con quỷ cao ba phần tư dặm. Có s{u mươi
ngàn búa tạ ch{y đỏ nóng rực vung lên và giáng xuống liên tục trên đỉnh
đầu nó. Chặt xong đầu này thì mọc đầu khác. Tôi mỉm cười vì trong kiếp
n|y chưa hề thấy một chúng sanh như thế.
Trong Petavatthu có một bài kệ, cùng với các bài kệ khác, nói về con
quỷ này:

516
“Saṭṭhī kūtasahassāni,
Paripuṇṇāni sabbaso;
Sīse tuyhaṃ nipatanti
Obhindanteva matthakanti”.
Sáu mươi ngàn búa tạ,
Khắp mọi phương mọi nơi,
Nhắm ngay đầu ngươi chặt,
Lìa cổ, đầu liền rơi.
Lược dịch :
‚Sáu muôn búa sắt,
Đều đủ một loạt,
Rớt xuống đầu ngƣời
Đập cho nó nát‛.
Thế Tôn nghe chuyện, bảo:
- Các Tỳ-kheo! Ta cũng thấy chúng sanh đó khi ngồi trên tòa Chánh
Gi{c, nhưng vì lòng từ bi đối với người khác, Ta không nói ra, bởi lẽ
không tin lời Ta họ sẽ bị bất lợi.
Các Tỳ-kheo nghe thế, xin Phật kể chuyện làm của quỷ ở kiếp trước.
Chuyện quá khứ
Người Ném Ðá Và Ðệ Tử

Ng|y xưa, có một người què thạo nghề ném đ{ sống ở Bāranasī. Ông
thường ngồi trước cổng th|nh dưới gốc c}y đa, ném đ{ v|o l{ c}y cắt
thành nhiều hình ngộ nghĩnh. Trẻ con trong thành thích ông làm cho
chúng voi, ngựa. Bù lại chúng thưởng cho ông thức ăn cứng và mềm.
Một hôm nh| vua đi đến vườn giải trí, ngang qua c}y đa. Bọn trẻ bỏ chạy
hết, để một mình ông què giữa đ{m chồi cây. Vua dừng chân lúc mặt trời
đứng bóng v| bước đi giữa đ{m rễ cây, mình vua phủ đầy bóng râm
từng lằn sọc dọc sọc ngang. Vua ngạc nhiên, nhìn lên, thấy l{ c}y đa bị
cắt theo hình voi, ngựa. Ðược biết đó l| công trình của ông què, vua gọi
ông đến bảo:
517
- Ta có một viên Tư tế ba hoa quá chừng. Chuyện không có gì hắn
cũng bô lô ba la thật mệt. Ngươi có thể ném một hũ ph}n dê v|o mồm
hắn không?
Ông què thưa:
- Tôi l|m được, Đại vương! Xin cho ph}n dê, còn Đại vương thì ngồi
trước màn với ông Tư tế. Tôi ngồi sau và biết phải làm thế nào.
Nh| vua l|m theo ý ông: dùng mũi dao khoét lỗ trên bức màn, và bất
cứ lúc nào vị Tư tế mở miệng, ông đều ném vào một viên phân dê xuyên
qua lỗ khoét. Hết hũ ph}n dê, ông què lay m|n ra hiệu cho vua. Vị Tư tế
Bà-la-môn được vua khuyến c{o l| đã nuốt hết nguyên hũ ph}n dê, nên
từ đó về sau không dám mở miệng nói với vua. Nhờ tài khéo mà ông què
được vua ban cho tám món quà và bốn ngôi l|ng to đẹp ở Ðông, Tây,
Nam, Bắc th|nh. Quan đại thần của vua, cố vấn về triều chính và thần
thánh cho vua, biết được bèn làm kệ:
“Sādhu kho sippakannāma,
Api yādisakīdisaṃ;
Passa khañjappahārena
Laddhā gāmā catuddisāti”.
Khéo léo, tuyệt diệu thật!
Nhưng tốt hay là xấu,
Hãy xem, người què ném
Ðược làng ở bốn bên.

‚Nếu tập luyện cho tinh,
Nghề nào cũng là vinh,
Nhƣ anh què bắn sạn,
Đƣợc làng bốn phƣơng thành ‛.
Quan đại thần lúc đó chính l| Thế Tôn.
Thấy người què thành công và thịnh vượng như thế, một tên kia đến
xin học nghề. Ban đầu ông què từ chối. Tên kia vẫn quyết t}m theo đuổi,

518
nên chịu khó lau rửa ch}n tay cho người què thời gian l}u để lấy lòng.
Quả vậy, người què truyền nghề cho hắn. Dạy xong ông hỏi hắn định
làm gì. Hắn thành thật cho biết sẽ đ{nh một con bò hay một người nào
đó rồi giết đi. Ông què lưu ý hắn về tiền phạt, một trăm tiền đối với con
bò và một ngàn tiền đối với mạng người. Và ông khuyên hắn nên tìm ai
không có cha mẹ để khỏi nộp phạt.
Hắn vâng lời, lên đường với túm đ{ trong nếp áo. Thấy một con bò
cái, biết là nó có chồng nên hắn không bắn. Thấy một người, hiểu anh ta
có cha mẹ nên cũng bỏ qua. Rồi hắn gặp một vị Phật Ðộc Giác tên
Sunetta đang đi vào thành khất thực và biết rằng người này không cha
không mẹ, hắn thử tài khéo của mình bằng cách bắn vào tai của vị Phật
Ðộc Gi{c. Hòn đ{ xuyên qua tai tr{i khiến Ng|i đau nhức không thể đi
khất thực tiếp tục. Do đó, Ngài bay lên trời trở về lều cỏ gần thành và
nhập Niết-bàn. Dân làng không thấy Ngài liền đến lều cỏ và than khóc
trước nhục thân của Ng|i. Tên ném đ{ cũng nhập bọn với dân làng, thấy
thế liền thú nhận l| chính mình đã bắn Ngài. Dân làng hô lên bắt tên ác
nh}n v| đ{nh hắn chết ngay tại đó. Hắn bị đọa v|o địa ngục A tỳ cho
đến khi đại đia d}ng cao một dặm. Vì nghiệp xấu {c chưa hết nên sau đó
hắn tái sanh làm quỷ búa tạ trên đỉnh Linh Thứu.
Thế Tôn kể chuyện xong liền dạy:
- Này các Tỳ-kheo! Nếu một người ngu có tài khéo hay quyền lực sẽ
rất tai hại, vì chính hắn làm khổ hắn.
Và Phật đọc Pháp Cú:
“Yāvadeva anatthāya
Ñattaṃ bālassa jāyati
Hanti bālassa sukkaṃsaṃ,
Muddhamassa vipātayanti”.
(72) Tự nó chịu bất hạnh,
Khi danh đền kẻ ngu.
Vận may bị tổn hại,

519
Ðầu nó bị nát tan.

‚Ngƣời ngu đƣợc trí danh nhiều,
Tài cao để khiến tự chiêu tội tình,
Làm tiêu thiện pháp để dành,
Đầu y cũng phá tan tành chẳng sai‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn :

Yādaveda: là tiếng liên từ hay tiếp tục từ (nipāto), có ý nghĩ l| vô


lượng vô biên (avaddipanicchedana).
Ñattaṃ: là trạng thái của người có kiến thức, có danh tiếng, người
nào có nghề nghiệp hay nghiệp giỏi hoặc có quyền cao chức trọng thì bao
giờ cũng được tiền của danh vọng, từ trong gia đình cho đến ngoài xã
hội. Ai ai cũng nghe biết đến thân thế của họ một cách rõ ràng. Tiếng
Ñattaṃ cũng h|m cả hai ý nghĩa như trên.
Đối với người ngu, hễ t|i năng, chức nghiệp hoặc là của tiền quyền
thế phát sanh lên lúc nào thì tai họa cũng đồng thời phát sanh lên lúc ấy.
Bởi vì y ỷ vào trí danh ấy mà tự chiêu lấy tội vào thân.
Hanti: phá hủy, tiêu diệt.
Sukkaṃsaṃ: là thiện ph{p để dành, tức l| phước tích trữ do nghiệp
lành quá khứ.
Quả nhiên, trong lúc trí danh bắt đầu phát sanh lên cho kẻ ngu, thì
vốn thiện ph{p để dành từ trước của y cũng bắt đầu suy sụp, tiêu hoại.
Muddhaṃ: l| c{i đầu hay c}n não, nghĩa bóng l| trí tuệ.
Vipātayaṁ: là tiêu diệt, ph{ tan, đập vỡ ra. Quả nhiên người ngu bị
trí danh phá tan vỡ thiện pháp của họ, phá tan vỡ luôn cái gọi là trí tuệ,
đầu não của họ nữa.


520
Dòch Giaû Caån Ñeà
Ngƣời ngu đƣợc thế dám làm ngang,
Gặp bậc chân tu bắn giết càn,
Sạn nhỏ một viên vào tai Phật,
Búa to muôn cái đập đầu chàng.
Phô danh chƣa thấy danh thêm rạng,
Tạo khổ nào hay khổ lại mang,
Hỏa ngục thiêu còn dƣ sót lại,
Làm thân ngạ quỷ đỉnh Linh Sơn.


14. Citta Và Sudhamma

(Sudhammattheravatthu)

KỆ NGÔN : (Pháp cú số 73-74)

“Asataṁ bhāvanamiccheya,
Purekkhārañ ca bhikkhusu;
Āvāsesu ca issariyaṃ,
Pūjā parakulesu ca”.
“Ham danh không tương xứng,
Chức vị Tỳ-kheo trưởng,
Quyền hành tại chùa chiền,
Lễ vật ngoại nhân chúng ”.
“Mam’eva kata maññantu,
Gihī pabbajitā ubho;
Mam’eva ativasā assu,
Kiccākiccesu kismici;
Iti bālassa saṅkappo,
Icchā māno ca vaḍḍhati”.
Mỗi việc chính ta làm,

521
Tăng tục cả hai ban,
Phải tùy ta sắp đặt,
Từng chi tiết nhỏ nhặt,
Người ngu chỉ bao hàm,
Càng ngã mạn tham lam”.
Ở Jatavana, Thế Tôn đã dạy c}u trên liên quan đến Trưởng lão
Sudhamma. Truyện bắt đầu từ Macchikāsanda và kết thúc tại Sāvatthī.

Trưởng giả Citta ở thành Macchikāsanda, hài lòng vì cung cách của
Trưởng lão Mahānāma trong nhóm năm vị Tỳ-kheo đang đi khất thực,
nên nhận bình bát và mời Ngài vào nhà dâng cúng thức ăn. Cuối bữa ăn
ông nghe pháp và chứng quả Dự lưu. Có niềm tin vững chắc, ông xối
nước vào tay phải của vị Trưởng lão, dâng cúng cả khu rừng Ambatāka
với vườn giải trí trong đó, l|m tinh x{ cho Tăng đo|n. Ngay khi ông nói
"Gi{o đo|n của Phật được thành lập vững chắc", đại địa chấn động đến
mé biển. Sau đó tinh x{ mới được xây dựng thật nguy nga, mở rộng cửa
đón tiếp các Tỳ-kheo từ bốn phương.
Hai Ðại đệ tử của Phật nghe đồn đức tính của Citta nên đến
Macchikāsanda để tỏ lòng quý trọng ông. Citta nghe tin liền đi nửa dặm
đường ch|o đón, đưa hai Ng|i về tinh xá, mời vào, làm tròn bổn phận
với khách, và xin vị "Thống soái của niềm tin" cho ông nghe pháp. Tuy
hành trình mệt nhọc, Ng|i cũng nhận thuyết bài kinh ngắn, và Citta
chứng Nhị quả. Ông đảnh lễ hai vị Ðại đệ tử và mời ng|y hôm sau đến
nhà thọ thực với một ngàn Tỳ-kheo đi theo. Xong ông đến mời vị tăng
thường trú tại Macchikāsanda l| Trưởng lão Sudhamma. Bất bình vì bị mời
sau, Trưởng lão từ chối dù Citta cố nài nỉ. Sáng sớm hôm sau, trong lúc
gia chủ Citta chuẩn bị phẩm vật tốt l|nh thì Trưởng Lão cũng kho{c y ôm
b{t đến, không phải làm thực kh{ch m| để xem gia chủ cúng dường ra
sao. Dù gia chủ hết lòng mời ngồi, Trưởng lão vẫn đứng yên, bảo sắp sửa
đi khất thực. Quan sát hết phẩm vật chuẩn bị cho hai Ðại đệ tử, Trưởng
lão tìm cách quấy rối gia chủ, nói rằng:
522
- Này gia chủ, món ăn của ông tuyệt diệu đấy, nhưng còn thiếu một
món.
- Món gì, thưa Tôn giả?
- Bánh mè!
Gia chủ nổi nóng khiển trách khiến Trưởng lão cũng nổi giận:
- Ðây là chỗ ở của ông, tôi sẽ đi.
Ba lần gia chủ cố thuyết phục ông ở lại, nhưng Trưởng lão quyết tâm
ra đi, v| đến Thế Tôn thuật lại lời lẽ của Citta và của ông.
Phật bảo:
- Ông l| người thấp hèn, đã lăng mạ một thiện tín.
Thế Tôn chỉ quy lỗi về phía Trưởng lão và bắt ông đến gia chủ xin
lỗi. Ông vâng lời, trở lại nhà gia chủ xin lỗi, nhưng gia chủ không chịu
tha thứ. Bất mãn vì thất bại, Trưởng lão trở về chỗ Thế Tôn. Phật biết
rằng thế nào gia chủ cũng tha thứ, nhưng vì hiểu tính Trưởng lão rất
bướng bỉnh v| kiêu căng, nên Ng|i không nói ra, cứ để ông đi ba mươi
dặm mà xin lỗi. Trưởng lão trở về, lòng kiêu căng giảm xuống. Rồi Phật
mới cho một Tỳ-kheo cùng đi xin lỗi gia chủ, dạy rằng:
- Người tu không nên nhượng bộ tính kiêu căng v| tật xấu của mình,
khi cho rằng "Chỗ ở này của ta, tu viện này của ta, cư sĩ nam n|y của ta,
cư sĩ nữ này của ta". Nếu nghĩ thế, tật xấu, tính kiêu mạn và tham dục
khác sẽ tăng trưởng.
Và Phật đọc Pháp Cú:
“Asataṁ bhāvanamiccheya,
Purekkhārañ ca bhikkhusu;
Āvāsesu ca issariyaṃ,
Pūjā parakulesu ca”.
“Mam’eva kata maññantu,
Gihī pabbajitā ubho;
Mam’eva ativasā assu,

523
Kiccākiccesu kismici;
Iti bālassa saṅkappo,
Icchā māno ca vaḍḍhati”.
(73) Ưa danh không tương xứng,
Muốn ngồi trước Tỳ-kheo,
Ưa quyền tại tinh xá,
Muốn mọi người lễ kính.
(74) "Mong cả hai tăng tục,
Nghĩ rằng chính ta làm,
Trong mọi việc lớn nhỏ,
Phải theo mệnh lệnh ta".
Người ngu nghĩ như vậy,
Dục và mạn tăng trưởng.

‚Ham danh không tƣơng xứng,
Chức vị Tỳ-kheo trƣởng,
Quyền hành tại chùa chiền,
Lễ vật ngoại nhân chúng‛.
Mỗi việc chính ta làm,
Tăng tục cả hai ban,
Phải tùy ta sắp đặt,
Từng chi tiết nhỏ nhặt,
Ngƣời ngu chỉ bao hàm,
Càng ngã mạn tham lam‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn :

Asantaṃ...: (Là danh không xứng): nghĩa l| Tỳ-kheo ngu dốt lại ham
muốn danh vọng mà mình không xứng đ{ng vì mình không có t|i đức,
ví dụ mình không có chánh tín mà tuyên bố: Tôi l| người có chánh tín và
muốn cho ai nấy cũng nhìn nhận mình l| người có chánh tín. Do tà dục

524
người ngu nói ra những lời như vậy, chẳng hạn mình l| người tà tín, phá
giới ít kiến văn, không thích độc cư, biếng nhác, tâm bất định, trí tuệ
kém, chưa dứt trừ lậu hoặc mà vẫn tuyên bố: “Hãy biết rằng tôi l| người
ai cũng t{n dương: Đ}y l| bậc chánh tín, bậc giới đức, bậc đa văn, bậc
độc cư, bậc tinh tấn, bậc có tâm thanh tịnh, có đầy đủ trí tuệ, là bậc Lậu
Tận”. Như vậy gọi là ham danh không xứng đ{ng.
Purekkhāraṃ: chức vị Tỳ-kheo trưởng (dẫn đầu cả nhóm), nghĩa l|
ham muốn chỗ ngồi trên trước cả đo|n Tỳ-kheo trong chùa, để Tăng
chúng hộ tống mình và bẩm bạch hỏi han mọi công việc.
Āvāsesu: (Quyền hành tại chùa, nơi đạo tràng): Là chỗ ngụ của Tăng
chúng, như giữa vườn chùa có chỗ ngồi cao sang thì mình dành riêng
cho các Tỳ-kheo bạn mới bạn cũ của mình. Chính mình chiếm địa điểm
quý báu nhất. Còn đối với các khách Tăng thì chỉ định chỗ ngụ dơ bẩn,
bất tiện, ở bên ranh vườn chùa và chỗ có phi nhân giữ gìn. Như vậy là
muốn chiếm độc quyền về chỗ ngụ trong chùa.
Pūjā parakulesu ca: (Lễ vật ngoại dâng cúng): Tỳ-kheo có tâm tham tứ
vật dụng của tín thí cúng dường, muốn rằng: “Ch|, phải chi họ dâng lên
một mình ta, chớ dâng cho ai khác hết”.
Mam’eva kata maññantu, gihī pabbajitā ubho: (Mọi việc chính ta làm,
Tăng tục cả hai ban): Người ngu hằng tư duy tự lập công trạng như vầy:
Tất cả hai bên cư sĩ v| xuất gia phải biết rằng: Bất cứ việc chi lớn nhỏ
trong chùa từ việc quét tước, sắp đặt trong chỗ Tăng ph{t lộ cho đến việc
kiến thiết những cơ sở mới đều do Đại đức của ta đứng ra chỉ huy mới
thành tựu, mới kết quả mỹ mãn.
Mam’eva ativasā assu, kiccākiccesu kismici: (Phải tùy theo sắp đặt,
từng chi tiết nhỏ nhặt). Người ngu tư duy như vậy: Tất cả hai h|ng cư sĩ
và xuất gia đều nhờ quyền lực ảnh hưởng của ta mới có được nào là xe
cộ, bò bê, dao mác, búa rìu. Dầu là việc nhỏ nhen như nấu ch{o ăn s{ng,
tất cả mọi công việc lớn nhỏ phải l|m c{ch n|o đều phải hỏi lại ta để ta
định đoạt.

525
Iti bālassa saṅkappo, icchā māno ca vaḍḍhati (Ngƣời ngu nghĩ nhƣ
vậy, càng ngã mạn tham lam): Khi t| tư duy đã ph{t sanh lên như vậy thì
không bao giờ có được Tuệ minh s{t hay l| Đạo quả tăng tiến được nữa.
Trái lại, ái dục (taṇhā) sẽ dấy lên theo sáu cửa v| đồng tăng trưởng với
tâm ngã mạn như to|n thể nước thủy triều dâng lên trong dục hải.

Nghe Phật quở, Trưởng lão Sudhamma cúi lạy Thế Tôn, từ chỗ ngồi
đứng lên, đi nhiễu bên phải, v| cùng đi tới vị Tăng đồng h|nh đến nhà
gia chủ. Gia chủ Citta tha thứ cho ông v| đến lượt mình xin tha thứ.
Trưởng lão miên mật tuân giữ lời khiển trách của Phật, và chỉ trong vài
ngày chứng A-la-hán cùng các thần thông.
Cư sĩ Citta nghĩ rằng chưa gặp Thế Tôn đã chứng quả Dự lưu, rồi
Nhị quả, vì vậy ông muốn đến gặp Thế Tôn. Ông ra lệnh thắng yên
cương năm trăm xe bò chất đầy mè, gạo, mật, đường, y phục, ngọa cụ và
những phẩm vật khác. Ðồng thời nhắn với Tăng chúng. Ni chúng, cư sĩ
nam, cư sĩ nữ, ai muốn gặp Phật hãy đến, sẽ không thiếu thứ chi cho mọi
người, dù thức ăn hay bất cứ món gì. Tăng, Ni và nam nữ cư sĩ, mỗi
nhóm năm trăm người. Họ v| đo|n tùy tùng của riêng ông có ba ngàn
người tất cả, không ai thiếu nước xúp, gạo hay thứ gì khác suốt cuộc
h|nh trình ba mươi dặm, vì Citta chuẩn bị lương thực dư giả. Các vị trời
biết ông lên đường, đặt tại mỗi dặm đường trạm phục vụ đại chúng, có
cháo, thức ăn cứng, nước uống và những nhu cầu khác, không thiếu bất
cứ món gì. Ði với tốc độ một dặm một ng|y, được chư thiên phục
vụ, Citta v| đo|n đến Sāvatthī trong một tháng. Với năm trăm xe bò đầy
ắp như đã kể, chư thiên v| người đều mang quà tặng đến, và ông chia sẻ.
Thế Tôn biết trước nên bảo Ānanda:
- Ānanda, khi bóng chiều ngả xuống, Trưởng giả Citta sẽ đến với năm
trăm xe bò v| đảnh lễ Ta.
- Bạch Thế Tôn, có phép mầu nào xảy ra không?
- Hoa trời sẽ rơi xuống như mưa, liên tục cho đến khi phủ ngập đến

526
gối một vùng đất rộng tám karīsa.
Dân chúng trong thành truyền miệng nhau tin này. Họ dành chỗ
đứng ở hai bên đường để không mất đặt }n được thấy công đức của
Citta.
Gần đến tinh x{, năm trăm Tỳ-kheo, đi trước dẫn đường. Riêng các
nữ cư sĩ tiếng tăm được Trưởng giả mới đi phía sau, còn ông với năm
trăm cư sĩ nam đi trước. Trưởng giả Citta đi v|o con đường của chư Phật,
nhìn nơi n|o thì nơi đó rúng động. Dân chúng xì xào chắc đó l| Trưởng
giả Citta. Ông lọt vào vùng hào quang sáu màu của Phật, đến gần, gieo
mình xuống sát mắt cá chân Phật v| đảnh lễ Ng|i. Ngay lúc đó, một trận
mưa hoa rơi xuống đúng theo dự đo{n của Thế Tôn, giữa muôn ngàn
tiếng hoan hô vang dội.
Citta ở lại với Thế Tôn một tháng. Ông dâng chỗ ngồi cho Tăng
chúng trong tinh xá và nhiều tặng phẩm, lo chỗ ở v| chăm sóc những vị
đã cùng đi với ông. Không có một ngày n|o ông đụng đến những thứ
trong xe bò của mình, vì mọi thứ cúng dường đều lấy từ quà của trời,
người mang đến. Cuối cùng ông phải thưa chuyện với Thế Tôn làm sao
trút hết tặng phẩm trong xe bò ra để ông trở về nhà lấy phẩm vật của
mình dâng cúng. Phật bảo Ānanda dọn chỗ trống giao cho ông. Thế là
ông hớn hở trở về nhà với năm trăm xe bò không, cùng ba ng|n người đi
theo, trời người đứng lên đồng thanh cất tiếng:
- Tôn ông lại lên đường với xe không!
Nhưng dứt câu họ liền chất đầy bảy b{u lên xe. Như vậy khi Citta
trở về, ông lo cho mọi người cũng chỉ với tặng phẩm trời người dành cho
ông.
Trưởng lão Ānanda thắc mắc hỏi Phật:
- Bạch Thế Tôn! Trưởng giả Citta đi suốt một th{ng trường từ nhà
đến tinh xá, ở lại tinh xá một tháng, trong thời gian đó mọi thời cúng
dường chỉ dùng phẩm vật trời người d|nh cho ông. Nay lên đường về
nhà với xe không, trời người lại chất đầy quả, và ông lo cho mọi người

527
cũng chỉ với tặng phẩm đó. Như vậy có phải chỉ vì ông đến viếng Thế
Tôn m| ông được tôn trọng như thế? Hay bất cứ nơi n|o kh{c cũng thế?
Phật đ{p:
- Này Ānanda! Dù đến viếng Ta hay nơi n|o kh{c ông đều nhận được
như thế. Vì cư sĩ n|y đủ niềm tin và giới hạnh, nên ở đ}u cũng được quý
trọng.
Và Ngài nói kệ sau, trong phẩm Tạp Lục: (Pakiṇṇaka vagga).
“Saddho sīlena sampanno,
Yaso bhogasamappito;
Yaṃ yaṃ padesaṃ bhajati
Tattha tattheva pūjitoti”.
(303) Tín tâm, sống giới hạnh
Ðủ danh xưng, tài sản,
Chỗ nào người ấy đến,
Chỗ ấy được cung kính.

‚Bậc chánh tín, giới hạnh,
Hữu danh, tài sản Thánh,
Dầu đến ở xứ nào,
Cũng đƣợc ngƣời tôn kính‛.

Chuyện quá khứ
14A. Việc Làm Của Citta Ở Kiếp Trước.

Và Phật kể tiếp:
Citta đã từng phát nguyện dưới ch}n đức Phật Padumuttara. Trải qua
một trăm ng|n kiếp luân hồi giữa trời v| người, ông tái sanh làm thợ săn
thời đức Phật Kassapa. Một ng|y mưa, khi đã lớn khôn, ông đi săn trong
rừng với ngọn giáo. Thấy một Tỳ-kheo ngồi trong hang với thượng y kéo
trùm đầu, nghĩ rằng Ng|i đang h|nh thiền và cần thức ăn, ông chạy về

528
nhà lấy cơm d}ng cúng. Gặp vài Tỳ-kheo kh{c đang khất thực, ông cũng
sớt b{t. Trên đường trở lại hang, ông hái thêm nhiều loại hoa chất vào
giỏ mang đến vị Tỳ-kheo đang ngồi, thưa:
- Bạch Tôn giả! Xin ban ơn cho con!
Ông lấy bình bát, sớt đầy thức ăn rồi đặt vào tay Ngài, xong dâng
hoa lễ kính và phát nguyện:
- Với thức ăn chọn lọc v| hoa thơm n|y, lòng con rất đỗi vui mừng.
Xin cho con cũng được vui mừng như vậy bất cứ chỗ nào tái sanh sau
này, với nhiều quà tặng v| mưa năm thứ hoa trên đầu.
Ông đã l|m nhiều việc công đức trong đời, sau khi chết sanh lên cõi
trời, chỗ của ông hoa trời mưa xuống ngập đỉnh gối. Kiếp hiện tại, ngày
ông sanh ra v| ng|y ông đến đ}y, mưa hoa rơi xuống ông với nhiều tặng
phẩm, bảy báu thì chất đầy xe. Ðó l| do phước báo việc làm trong tiền
kiếp.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Vì chút si mê muốn đứng đầu,
Trụ trì Thiện Pháp nặng lo âu,
Danh cao chẳng trọn, công đành bỏ,
Chức lớn không toàn lại miễn thâu.
Trách kẻ hữu tâm lời nhã nhặn,
Quên mình vô ý tánh câu mâu,
Nhờ kinh Pháp Cú, thầy khuyên dứt,
Diệt ngã hành thâm đắc đạo mầu.


15. Sa Di Bảy Tuổi Ðược Lòng Mọi Người

(Vanavāsitissattheravatthu)


529
KỆ NGÔN : (Pháp cú số 75)

“Aññā hi lābhūpanisā,
Añña nibbānagāminī;
Evametaṃ abhiññāya,
Bhikkhu buddhassa sāvako;
Sakkāraṁ nābhinandeyya,
Vivekam anubrūhayeti”.
“Đường theo lợi thế khác,
Đường đến Niết-bàn khác,
Như vậy hiểu biết rành,
Tỳ-kheo, đệ tử Phật,
Chớ vui theo lợi danh,
Hãy chuyên tu giải thoát”.
Thế Tôn đã dạy như thế ở Jatavana do chuyện Trưởng lão Vanavāsi
Tissa.

Chuyện quá khứ
15A. Bà-La-Môn Nghèo

Chuyện bắt đầu tại Rājagaha, nơi sinh sống của Bà-la-môn Mahāsena,
bạn của Bà-la-môn Vangata (cha của Ngài Sāriputta). Trưởng lão Sāriputta
một hôm đi khất thực, thương hại Mahāsena nên dừng ch}n trước cửa
nhà ông. Ông biết Ng|i đến khất thực, nhưng vì nghèo túng, không có gì
để cho, ông lánh mặt. Ngày khác, Trưởng lão lại đến, ông cũng trốn, chỉ
mong có được món chi cúng cho Ngài. Chẳng bao l}u ông được toại
nguyện.
Số là, trong một buổi tụng đọc, ông nhận được một bát cháo và một
mảnh vải nhỏ. Nhớ đến Trưởng lão, ông muốn cúng cho Ng|i. Trưởng
lão đang thiền định, xả thiền và thấy Bà-la-môn, bèn kho{c y ôm b{t, đến
nhà thì thấy ông đang đứng đó. Ông B|-la-môn hài lòng, tiến đến đảnh
lễ, chào mừng thân mật, mời vào trong nhà rồi lấy bát cháo của mình trút
530
vào bát của Trưởng lão. Ngài chỉ nhận phân nửa cháo và lấy tay che bát
lại. Nhưng ông khẩn khoản:
- Tôn giả! Ðây là một chút ch{o, hãy ban cho tôi phước lại đời sau
chớ không phải đời này. Tôi muốn cúng hết, không chừa lại.
Trưởng lão nhận hết ch{o, ăn ngay tại chỗ. Ðợi Ngài dùng xong, Bà-
la-môn dâng miếng vải nói:
- Tôn giả! Tôi cũng xin đạt được ch}n ph{p như Ng|i.
Trưởng lão hứa khả:
- Sẽ được vậy, Bà-la-môn!
Rồi Ng|i đứng lên, trở về Jatavana. Trường hợp người Bà-la-môn
đúng y như c}u "Cúng dường dù đang nghèo túng đều l|m t}m người
an vui vượt bậc". Sau đó ông cảm thấy rất đỗi hoan hỷ, đầy ân tình với
Trưởng lão.
Chuyện hiện tại
15B. Sa-Di Tissa

Chỉ vì cảm tình với Trưởng lão, chết đi ông B|-la-môn đầu thai vào
bụng vợ một thí chủ của một gia đình Trưởng giả sống ở Sāvatthī. Ngày
khi biết mình mang thai, bà vợ cho chồng biết, v| được săn sóc chu đ{o,
tránh những thức ăn qu{ nóng, qu{ lạnh hay qu{ chua. B| ước được mời
đến nh| năm trăm Tỳ-kheo do Trưởng lão Sāriputta dẫn đầu, dâng chỗ
ngồi, cúng cháo sữa v| cơm liên tục; ngoài ra chính bà sẽ được khoác y
vàng, ôm bát vàng, ngồi vòng ngoài hội chúng, v| được chia ăn phần
cơm dư thừa của số đông Tỳ-kheo như thế. (Ðó là dấu hiệu con bà sinh ra
sẽ thành Tỳ-kheo trong Tăng đoàn dƣới sự lãnh đạo của Phật).
B| được như ý. Sau mười tháng bà sinh một bé trai. Trước và sau khi
sanh, thỉnh thoảng bà lại cúng dường năm trăm Tỳ-kheo do ngài
Sāriputta dẫn đầu với cháo mật, sữa v| cơm. (Có lẽ vì kiếp trƣớc đứa bé là
Bà-la-môn cúng dƣờng cháo).
Buổi cúng dường vào ngày sanh nhật đứa bé, gia đình mặc cho nó y
531
phục đẹp đẽ sau khi tắm nó từ sáng sớm, đặt nó v|o giường thật lộng lẫy
v| đắp lên mình chiếc mền trị giá một trăm ng|n đồng.
Thấy Trưởng lão, đứa bé bảo là thầy mình, nhờ thầy m| được vinh
dự như thế n|y. V| khi người ta ẵm nó lên đi thọ giới, nó lôi theo chiếc
mền, ý muốn d}ng cúng Trưởng lão. Mọi người không hiểu, kéo tay nó
ra, nó khóc thét, họ đ|nh để yên. Khi cúi lạy Trưởng lão nó mới chịu
buông tay cho mền rớt xuống ch}n Ng|i. Gia đình hiểu ý thưa:
- Tôn giả! Xin nhận quà dâng của đứa bé và truyền giới cho tôi tớ
Ngài, kẻ đã lễ kính Ngài với chiếc mền đ{ng gi{ một trăm ng|n đồng.
Trưởng lão hỏi:
- Ðứa bé tên gì?
- Xin lấy phần sau tên của Ngài.
- Vậy nó tên Tissa.
Upatissa chính là tên của Trưởng lão thưở xưa còn ở nhà.
Mẹ cậu bé quyết định không xen v|o ước nguyện của con. Vào
những ngày lễ tiếp theo, như ng|y chia phần ăn, xỏ lỗ tai, nhận y phục
và cạo tóc, mẹ cậu vẫn tiếp tục cúng dường năm trăm Tỳ-kheo do
Sāriputta dẫn đầu, với cháo mật, sữa và gạo.
Ðược bảy tuổi, cậu bé bảo mẹ muốn đi tu với Trưởng lão. Bà mẹ
hoan hỷ, mời Ng|i đến nh| thưa ý định của cậu bé và xin phép dẫn cậu
bé đến tinh xá chiều hôm đó. V| b| đã đến tinh xá với nhiều phẩm vật
dâng cúng, rồi giao con trai cho Trưởng lão. Ngài dạy câu:
- Tissa, đời tu sĩ l| một đời gian nan, muốn ấm thì bị lạnh, muốn mát
thì bị nóng, ai đi tu cũng phải nhọc nhằn, còn con thì mảnh khảnh.
- Bạch Tôn giả! Con có thể làm bất cứ việc gì Ngài sai bảo.
- Tốt lắm!
Ngài dạy cậu thiền quán về năm yếu tố đầu của thân, chú tâm vào
sự bất tịnh của thân, và cho cậu xuất gia.

532
(Nguyên pháp thiền quán gồm sự tự học thuộc ba mƣơi hai yếu tố của thân,
ai không thuộc nổi thì học năm yếu tố đầu. Chƣ Phật hành trì đủ pháp quán
không thay đổi, nhƣng có rất nhiều Tỳ-kheo, ni và cƣ sĩ nam, cƣ sĩ nữ đã chứng
A-la-hán khi chỉ thiền quán về tóc và các phần tử khác. Những Tỳ-kheo chƣa có
kinh nghiệm thƣờng làm cho các vị thú hƣớng A-la-hán không đắc đƣợc quả vị
A-la-hán. Vì lý do đó Trƣởng lão chỉ dạy cậu bé một phần của pháp thiền quán
trƣớc khi thu nhận vào tăng đoàn, và sau đó truyền mƣời giới cho cậu).
Ðể mừng con được nhận v|o Tăng đo|n, cha mẹ Tissa ở lại tinh xá
bảy ng|y v| d}ng cúng tăng chúng chỉ cháo mật, sữa và gạo, không món
nào khác. Các Tỳ-kheo xầm xì không thể n|o ăn liên tục thứ cháo mật,
sữa và gạo. Chiều thứ bảy cha mẹ Tissa ra về, và ngày thứ tám cậu tân
Sa-di đi theo c{c Tỳ-kheo khất thực.
Dân trong thành Sāvatthī biết tin, chờ Sa-di để dâng cúng. Họ lấy
năm trăm miếng vải may nệm lót bát và sớt năm trăm b{t cúng dường
khi gặp Sa-di trên đường. Ngày hôm sau họ đến khuôn viên tinh x{ cũng
cúng dường giống như thế. Vậy là Sa-di nhận một ngàn bình bát với nệm
lót, chú dâng tất cả lên Tăng chúng. (Ðây là phƣớc báo do kiếp trƣớc chú Bà-
la-môn cúng mảnh vải). Vì vậy các Tỳ-kheo gọi chú là Pindapātadāyaka
Tissa, tức thí chủ của Tissa.
Lại một hôm, trời lạnh, chú đi quanh tinh x{, thấy các Tỳ-kheo đang
sưởi ấm chỗ này, chỗ nọ, cả trong phòng giữ lửa. Chú ngạc nhiên hỏi
thăm sao không quấn mền mà phải sưởi như thế. Các Tỳ-kheo cho biết
Tissa nhiều công đức có thể kiếm ra mền, còn họ thì không. Chú bèn cho
loan tin khắp tinh xá ai cần mền thì đi theo chú để nhận, cũng chẳng cần
suy nghĩ lấy mền ở đ}u ra cho c{c Tỳ-kheo. Một ngàn vị đã theo chú đi
từng nhà ngoại thành, và nhận được năm trăm mền. V|o th|nh người ta
mang mền vải cho chú từ bốn phía. Một chủ tiệm có năm trăm mền trải
trước mặt, một người đi ngang thấy bèn khuyên ông giấu đi. Chủ tiệm
hỏi kỹ lại:
- Chú Sa-di nhận mền ra sao? Như qu| tặng hay thế nào?

533
- Như qu| tặng.
- Nếu thế thì tôi muốn cho thì cho, còn không thì thôi. Anh đi đi.
Người kia đi rồi, chủ tiệm vẫn không hết băn khoăn: "Có của để
ngay tầm mắt người, nếu không cho cũng đ{ng hổ thẹn, nhưng nếu cất
đi chắc cũng không bị tr{ch móc. Trong năm trăm mền này có hai cái trị
giá một trăm ng|n đồng đ{ng cho ta giấu cất". Thế là chủ tiệm xếp giấu
cất. Chú Sa-di dẫn một ngàn Tỳ-kheo đến ngay tiệm. Ông chủ thấy chú
sanh lòng quý mến, thầm nhủ "Ta cho cả tr{i tim ta còn được, huống hồ
mấy cái mền". Thế là ông lôi luôn hai cái mền tốt để hết dưới chân chú,
đảnh lễ v| thưa:
- Tôn giả! Xin cho tôi được chia phần ch}n ph{p m| Ng|i đã thấy.
Sa-di Tissa hứa khả cho ông.
Vậy là chú nhận tất cả một ngàn chiếc mền và giao hết cho Tăng
đo|n. Do đó c{c Tỳ-kheo gọi chú là Kambaladāyaka Tissa, người tặng mền.
(Ngày đặt tên, chú bé tặng Trƣởng lão một cái mền, lên bảy tuổi thành Sa-
di nhận đƣợc một ngàn cái. Chỉ có Tăng đoàn của Phật mới từ một món cúng
dƣờng nhỏ đƣa đến quả phúc lớn nhƣ thế).
Ở Jatavana họ hàng của Tissa thường đến thăm hỏi. Chú thấy mình
khó tu, nên đảnh lễ Thế Tôn xin đề tài thiền quán, rồi lấy y bát rời tinh
x{, đi xa khoảng hai mươi dặm.
Dọc đường Tissa gặp một ông lão tại cổng làng, nhờ ông chỉ đường,
chú đến trú tại một tu viện d|nh cho tăng sĩ ẩn cư trong rừng. Ông lão, vì
mến mộ chú, dặn ngày mai vào làng khất thực, rồi quay về báo cho dân
làng biết, họ gọi chú là Vanavāsika Tissa, tức người ở rừng. Tissa vào làng
được dân chúng mang phẩm vật tới cúng dường v| đảnh lễ, ai cũng
đứng lại mải ngắm chú không muốn về. Họ cúi lạy dưới chân chú thỉnh
cầu ở lại trong ba tháng, họ sẽ quy y Tam bảo, giữ năm giới và thực hành
bổn phận Tám ngày chay. Chú nhận lời, chúc họ hạnh phúc và hết phiền
não. Chú đều đặn đến đó khất thực, qua hai tháng chú chứng A-la-hán
cùng các thần thông.
534
Bây giờ Giới sư của chú l| Trưởng lão Sāriputta sau mùa nhập hạ
vừa làm lễ Tự tứ xong, đảnh lễ Thế Tôn v| xin đi thăm Tissa. Phật chuẩn
y. Tôn giả cho Trưởng lão Moggallāna hay. Thế là cả hai, mỗi vị dẫn đầu
năm trăm Tỳ-kheo cùng lên đường. Tất cả các vị Ðại đệ tử kh{c như
Mahā Kassapa, Anuruddha, Upali, Puṇṇa.., tổng cộng tất cả là một ngàn
năm trăm Tỳ-kheo.
Họ đến ngay ngôi l|ng đó, hỏi thăm. Một cư sĩ nhìn ra t{m mươi vị
Ðại đệ tử, đầu tiên là vị "Thống soái của niềm tin" là Ngài Sāriputta. Họ
vui mừng bảo nhau mang n|o giường, ghế, ngọa cụ, đèn v| dầu. Rồi xếp
h|ng sau c{c Trưởng lão, họ cùng vào tu viện ẩn cư. Sa-di Tissa nhận ra
Tăng đo|n, đỡ lấy y bát của vài vị Ðại trưởng lão và làm bổn phận
thường lệ với các Ngài.
Xếp đặt chỗ cho c{c Trưởng lão và cất y bát xong thì trời tối.
Sāriputta bảo c{c cư sĩ về nghỉ. Họ xin được nghe pháp vì từ lâu không
nghe. Trưởng lão bảo Tissa thuyết. Họ đồng thanh bảo Tissa không biết
nói gì trừ hai câu cầu "Cầu quý vị được hạnh phúc! Cầu quý vị hết phiền
não!" Trưởng lão bèn hỏi lại chú:
- Sa-di! Làm thế n|o người ta có thể được hạnh phúc? Có thể hết
phiền não? Hãy giải thích.
Chú thưa:
- Dạ, vâng!
Rồi cầm quạt đủ màu, chú lên pháp tòa thuyết giảng nghĩa lý kinh
điển từ cạn đến s}u, l| con đường đưa đến mức tối cao là quả vị A-la-
h{n, như cơn mưa r|o rơi xuống không ngớt trên bốn châu, giảng rõ ý
nghĩa của c{c b|i kinh trong năm bộ Nikaya, và phân tích những thuộc
tánh của con người như đức Phật đã trình b|y, đó l| Năm uẩn, Tứ đại,
Căn v| Trần. Chú nói tiếp:
- Chư Tôn giả! H|nh như thế sẽ trở thành A-la-h{n được hạnh phúc!
Hành như thế sẽ trở thành A-la-hán hết phiền não. Ai không thoát khỏi
phiền não sẽ hệ lụy với những thứ kh{c, đau khổ ở địa ngục và ở chỗ

535
khác.
Trưởng lão khen ngợi:
- Tốt lắm, Sa-di! Ông đã giải thích kinh điển rất hay, giờ hãy ca
ngâm!
Sa-di vâng lời.
Bình minh hôm sau, các thí chủ của Sa-di chia ra hai nhóm. Kẻ thì
chê bai:
- Thật chưa thấy ai xử tệ như ông n|y. L|m sao m| ông ta thuyết
ph{p được như thế, khi ở tu viện đ}y đã l}u như ở với cha mẹ mà chẳng
đọc một câu pháp nào cho thính chúng có mặt nơi đ}y.
Người thì khen tặng:
- Chúng ta quả có phước, tuy chưa biết phân biệt giữa thiện và ác,
nhưng biết phục vụ một vị thánh thiện như thế, để bây giờ nghe được
pháp từ kim khẩu của Ngài.
Thế Tôn quan sát thế gian thấy thí chủ của Trưởng lão Vanavāsì
Tissa chia thành hai nhóm bực bội và hoan hỷ như thế, người bực bội sẽ
bị đọa địa ngục, nên Ngài muốn đến đó để họ hòa thuận với đệ tử của
Phật, v| như thế sẽ thoát khỏi phiền não.
D}n l|ng trước đó đã dựng một lều, chuẩn bị cháo, gạo.., xếp chỗ
ngồi và chờ Tăng chúng nơi Tissa đến khất thực.
Ðến giờ đi khất thực, chư Tỳ-kheo hỏi Tissa có đi cùng không. Tissa
xin đi sau, khi đến giờ thích hợp. Ðoàn Tỳ-kheo liền đắp y, mang bát lên
đường vào làng. Ðức Thế Tôn đắp y tại Jatavana và trong chớp mắt xuất
hiện, dẫn đầu trước Tăng chúng. D}n l|ng mừng rỡ reo lớn khi thấy đức
Phật xuất hiện. Họ sung sướng dâng tòa ngồi cho Tăng chúng với Phật
ngồi ở trước v| cúng dường cháo với thức ăn cứng. Sa-di v|o l|ng trước
khi Phật cùng Tăng đo|n dùng bữa xong. Họ cung kính dâng thức ăn.
Sa-di lấy đủ phần cần dùng rồi đến Thế Tôn dâng bình bát, Phật nhận
bình b{t đưa qua Trưởng lão Sāriputta, bảo:

536
- Hãy xem, Sāriputta, đ}y l| bình b{t của Sa-di ông.
Trưởng lão nhận bình bát, trao trả Sa-di bảo:
- Hãy ngồi vào chỗ thường lệ và thọ thực đi!
Dân làng hầu hạ Phật với Tăng chúng xong, Phật hồi hướng theo lời
họ thỉnh cầu:
- Phước may cho c{c ngươi, vì Sa-di đến nh| m| c{c ngươi được đặc
ân gặp Sāriputta, Moggallāna, Kassapa... Tám mươi Ðại đệ tử. Cũng chỉ vì
Sa-di n|y m| Ta đến đ}y. C{c ngươi thật đại phước đã trông thấy Phật!
D}n l|ng cũng nhận thấy họ thật may mắn được hân hạnh thấy một
Sa-di được chư Phật v| chúng Tăng chiếu cố đến thế, được cúng dường
vị Sa-di ấy như thế. Do đó, những người trước đ}y bực bội liền sanh tâm
hoan hỷ, những người đã hoan hỷ thì càng hoan hỷ hơn. Cuối lời hồi
hướng nhiều người chứng quả Dự lưu, Nhị quả và Tam quả. Rồi Thế
Tôn từ chỗ ngồi đứng lên, ra về. Dân làng tiễn Phật một đoạn đường.
Dọc đường, đi bên cạnh Sa-di, Thế Tôn hỏi tên những nơi trước đ}y
ông già cư sĩ chỉ cho chú. Sau cùng, mọi người đến chỗ chú đã ở. Phật leo
lên đỉnh một ngọn núi và nhìn thấy đại dương, liền hỏi chú:
- Tissa! Khi chú đứng trên đỉnh núi v| nhìn theo hướng này, chú thấy
gì?
- Bạch Thế Tôn, con thấy đại dương.
- Chú nghĩ gì khi nhìn đại dương?
- Bạch Thế Tôn con nghĩ rằng, nước mắt con đã khóc vì phiền muộn
còn nhiều hơn nước bốn đại dương.
- Khéo nói lắm, Tissa! Ðúng thế, nước mắt chú đã khóc khi phiền
muộn còn nhiều hơn nước bốn đại dương.
Nói xong Thế Tôn đọc kệ:
“Cātusu samuddesū jalaṃ parittakaṃ,
Tato bahuṃ assujalaṃ anappakaṃ;

537
Dukkhena phuṭṭhassa narassa socato
Kiṃ kāraṇā samma tvaṃ pamajjasī’ti”.
Nước bốn biển vẫn còn ít ỏi,
So lệ người muôn thưở đổ tuôn,
Vì buồn rầu, đau khổ điên cuồng,
Sao thế bạn, buông lung chi mãi?

‚Nƣớc trong bốn biển có bao nhiêu,
Nƣớc mắt so ra mới thật nhiều,
Khắp cõi nhân gian đầy khổ lụy,
Sao còn lơ đễnh thả xuôi chiều‛.
Và Ngài hỏi tiếp:
- Tissa, chú ở đ}u?
- Trong hang núi này, bạch Thế Tôn.
- Chú nghĩ gì khi ở đ}y?
- Bạch Thế Tôn, con nghĩ rằng, không biết bao nhiêu lần con đã chết
và xác nằm trên đất này.
- Hay lắm! Hay lắm! Tissa, đúng vậy. Không có chỗ nào mà không có
chúng sanh nằm xuống và chết đi.
Rồi Thế Tôn đọc chuyện Bổn Sanh Upasalhaka, trong quyển hai như
sau:
“Upasāḷhakanāmānaṃ,
Sahassāni catuddasa;
Asmiṃ padese daḍḍhāni,
Natthi loke anāmataṃ.
Yamhi saccañca dhammo ca,
Ahiṃsā saṃyamo damo;
Etadariyā sevanti,
Etaṃ loke anāmatanti”.

538
Mười bốn ngàn xác thiêu ở đây,
Của thổ dân Upasālhakas,
Không chỗ nào, không có người chết.
Ở đâu có đạo pháp chánh chân,
Thì chúng sanh không bị não hại,
Người người tự tri túc, điều phục,
Chỗ thánh nhân vui sống an nhàn,
Cõi bất tử, vắng mặt thần chết.

‚Một muôn lại với bốn ngàn,
Thổ dân đã rụi xƣơng tàn nơi đây.
Không bao giờ cõi tạm này,
Có nơi bất diệt cho thây phàm trần.
Nơi nào Đạo pháp chánh chân,
Vô não thu thúc, tâm thân tự điều.
Là nơi chƣ Thánh tiêu diêu,
Nơi ấy bất diệt, nghịch chiều thế gian‛.
(Thƣờng tình ai cũng chết. Vì chỗ nào cũng có ngƣời chết, nên không ai
chết rồi mà nằm chỗ chƣa có ngƣời đã chết cả. Chỉ có Trƣởng lão Ānanda là
trƣờng hợp đặc biệt. Khi Ngài đƣợc một trăm hai mƣơi tuổi, quan sát thọ mạng
của mình, thấy giờ xả thân sắp đến, Ngài tuyên bố: "Bảy ngày nữa ta sẽ chết".
Dân cƣ hai bờ sông Rohinì, ngƣời bờ bên này, kẻ bờ bên kia đều giành bờ của
mình cho Trƣởng lão tịch. Muốn tránh sự gây gổ giữa hai bên vì mình, Ngài
xác nhận dân hai bờ đều là ân nhân của Ngài. Ðúng ngày, Ngài ngồi kiết già
khoảng giữa sông, cao hơn mặt nƣớc bảy cây thốt nốt, thuyết pháp cho dân hai
bên bờ nghe xong bảo họ rằng thân Ngài sẽ tách ra làm hai, một nửa rơi trên bờ
này, nửa kia rơi trên bờ kia. Rồi Ngài nhập định trên yếu tố lửa. Lập tức những
ngọn lửa từ thân Ngài bùng cháy, tách thân ra làm hai mỗi nửa rơi một bên bờ.
Tiếng khóc than của dân chúng nhƣ đại địa nứt ra. Họ đau xót còn hơn lúc Phật
nhập diệt. Suốt bốn tháng họ than tiếc: "Chừng nào vị từng mang y bát đức
Ðạo sƣ hãy còn, ta tƣởng chừng nhƣ đức Ðạo sƣ cũng còn. Nhƣng nay Ngài đã

539
ra đi!" ).
Phật lại hỏi sa-di tiếp:
- Tissa, nghe tiếng cọp beo hay dã thú khác, chú có sợ không?
- Con không sợ, bạch Thế Tôn! Trái lại, nghe tiếng dã thú, tình yêu
núi rừng trỗi dậy trong con.
V| chú đọc s{u mươi b|i kệ về rừng.
Thế Tôn sắp đi, hỏi chú muốn đi theo hay quay lại. Chú trả lời tùy
theo ý thầy của chú. Ngài Sāriputta hiểu ý đệ tử, bảo chú hãy ở lại nếu
muốn. Sa-di bèn đảnh lễ Thế Tôn, Tăng đo|n v| quay gót. Thế Tôn trở về
Jatavana.
Tại Ph{p đường có tiếng bàn tán về Sa-di Tissa, từ khi sanh ra, đã
cúng dường, đi tu rồi nhận thức ăn, b{t với nệm lót, mền. Ở đ}y nhiều
lợi dưỡng, nhưng chú từ bỏ hết, vào rừng, chẳng đem theo bất cứ món
ăn n|o được mang đến. Tissa thật đã l|m một điều khó khăn! Thế Tôn
đến, nghe thế bèn dạy:
- Ðúng vậy, các Tỳ-kheo! Có một con đường dẫn đến lợi dưỡng, một
con đường dẫn đến Niết-bàn. Có bốn hình phạt mở cửa cho Tỳ-kheo nào
sống trong rừng và hành những phạm hạnh khác cốt để được lợi dưỡng.
Những Tỳ-kheo n|o đi trên đường dẫn đến Niết-bàn, bỏ hết danh tiếng
và lợi dưỡng có được, vào rừng phấn đấu, tu tập sẽ chứng quả A-la-hán.
Và Phật đọc Pháp Cú:
“Aññā hi lābhūpanisā,
Aññā nibbānagāminī;
Evametaṃ abhiññāya,
Bhikkhu buddhassa sāvako;
Sakkāraṃ nābhinandeyya,
Vivekamanubrūhayeti”.
(75) Khác thay duyên thế lợi,
Khác thay đường Niết-bàn.

540
Tỳ-kheo, đệ tử Phật,
Hãy như vậy thắng tri.
Chớ ưa thích cung kính,
Hãy tu hạnh viễn ly.

‚Một đƣờng hƣởng lộc thế gian,
Một đƣờng tu chứng Niết-bàn vô sanh.
Tỳ-kheo Phật tử phải rành,
Chớ nên tham đắm lợi danh thế quyền.
Đạo mầu ráng để tâm chuyên,
Đi đƣờng giải thoát bình yên lâu dài‛.
Đức Phật vừa dứt thời pháp, có nhiều Tỳ-kheo chứng đắc Thánh
quả, nhất là quả Tu-đ|-hoàn.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Aññā hi lābhūpanisā, aññā nibbānagāminī: (Đƣờng theo thế lợi khác,


đƣờng đến Niết-bàn khác). Quả nhiên, muốn có lợi lộc phát sanh, vị Tỳ-
kheo phải gây tạo một vài nghiệp bất thiện, tà vạy, nhất là thân tà hạnh
(kāyavaṅka), nhờ vậy mới kiếm được lợi lộc. Thật thế, như phần cơm b{t
chẳng hạn, nếu có giơ tay ra thẳng cánh, không chịu cong quẹo thì bàn
tay sẽ ngay ra để xuống chỉ có đụng được mà thôi. Còn như chụm tay lại
đưa xuống, đến khi giở lên thì có thể bốc lấy cục cơm m| đem lên được.
Chính khi nào làm việc tà vạy, nhất là thân tà hạnh như thế mà lễ lộc
ph{t sanh, thì con đường tu hành này chỉ thiên về danh lợi thế gian,
không hợp theo lẽ đạo (adhammika), còn dính mắc trong vòng tái sanh
luân hồi. Lợi lộc phát sanh hợp theo lẽ đạo là khi nào vị Tỳ-kheo chỉ
hướng theo y bát, nghiêm trì giới luật, cư ngụ trong rừng< Tỳ-kheo là
hành giả đi trên đường đến Niết-bàn phải dứt bỏ tất cả tà hạnh do thân
khẩu là nhiều nhất, không đui phải l|m như đui, không c}m phải làm
như c}m, không điếc phải l|m như điếc, không nên lường gạt tráo trở,

541
giả dối điêu ngoa.
Evametaṃ abhiññāya bhikkhu buddhassa sāvako: (Nhƣ vậy hiểu biết
rành, Tỳ-kheo đệ tử Phật). Sau khi hiểu biết rành rẽ con đường đưa đến
Niết-bàn v| con đường theo thế lợi kh{c nhau như vậy, Tỳ-kheo là Thinh
Văn đệ tử Phật, đã gi{c ngộ được đ}u l| ch{nh ph{p, đ}u l| phi ph{p.
Sakkāraṃ nābhinandeyya, vivekamanubrūhayeti: (Chớ vui theo lợi
danh, hãy chuyên tu giải thoát). Đ}y l| huấn từ dạy thêm vị Tỳ-kheo,
không nên vui theo tứ vật dụng và sự lễ b{i phi ph{p, nhưng nếu lễ vật
ấy hợp ph{p thì cũng đừng từ chối. Hãy thực hành tịnh pháp (viveka)
nhất là thân thanh tịnh, ở đ}y có nghĩa l| th}n sống độc cư (kāyassa
ekābhāva). Tâm thanh tịnh (upadhiviveka) tức là Niết-bàn. Người có thân
thanh tịnh l| người xa lánh chỗ đông đảo, bè ph{i. Người có tâm thanh
tịnh l| người xa lánh việc chất chứa phiền não. Người có thủ thanh tịnh
l| người xa l{nh được tất cả các pháp hữu vi. Thân thanh tịnh là duyên
sanh tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh là duyên sanh thủ thanh tịnh.
Cũng có thể giải rằng: Người có thân thanh tịnh (kāyaviveko) l| người
thỏa thích trong sự xuất gia h|nh đạo, một mình ở chỗ hẻo lánh quạnh
hiu; người có tâm thanh tịnh (attaviveko) l| người đã đạt đến mức thánh
thiện tối cao về mặt tinh thần; v| người có thủ thanh tịnh (upadhiviveko)
l| người đã chấm dứt cái vòng luân hồi, không còn bị pháp hữu vi
(saṅkhāra) chi phối để phải t{i sanh l|m người lại nữa.
Tỳ-kheo nên ráng xúc tiến thực h|nh tròn đủ ba pháp thanh tịnh trên
đ}y luôn luôn.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Đề Xá Sa di bảy tuổi đầu,
Tu rừng giác ngộ lý cao sâu,
Sƣờn non thấy tiệp màu xƣơng trắng,
Nƣớc biển xem thua suối lệ sầu.
Lễ lộc hơn ngƣời thêm khổ lụy,

542
Tài danh quán chúng nặng lo âu,
Con đƣờng thế lợi nhiêu khê lắm,
Thà sống an vui với đạo mầu.


543
544
VI. Phẩm Hiền Trí

(PAṆḌITAVAGGA)


1. Một Người Ðược Kho Báu Tinh Thần

(Rādhattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 76)

“Nidhīnaṃ’vapavattāra,
Yaṃ passe vajjadassinaṃ;
Niggayhavādiṃ medhāviṃ,
Tādisaṃ paṇḍitaṃ bhaje;
Tādisaṃ bhajamānassa,
Seyyo hoti na pāpiyoti”.
“Được hiền nhân thánh thiện,
Chỉ bày lối thô thiển,
Nên hoan hỷ kết tình,
Tôn như bậc cao minh.
Chỉ đường ta kiếm lại,
Hầm chôn giấu của cải,
Thân hiền lợi ích nhiều,
Chẳng có chi tai hại”.
Giáo lý này Thế Tôn dạy tại Jatavana, liên quan đến Tôn giả Rādha.

Trước khi trở thành Sa-môn, Rādha là một Bà-la-môn nghèo ở
Sāvatthī. Quyết định đi tu, anh đến tinh x{, l|m đủ các việc: cắt cỏ, quét

545
phòng, x{ch nước rửa mặt. Các Tỳ-kheo đối xử với anh tử tế, nhưng
không chịu nhận anh v|o Tăng đo|n. Kết quả là anh ngày càng ốm đi.
Một sáng nọ, Thế Tôn quan sát thế gian, thấy người Bà-la-môn có thể
chứng quả A-la-hán. Ngài giả vờ dạo quanh tinh x{, đến chỗ Bà-la-môn
hỏi:
- Bà-la-môn, anh làm gì ở đ}y?
- Bạch Thế Tôn, con làm mọi việc lớn nhỏ cho các Tỳ-kheo.
- Anh có được đối xử tử tế không?
- Bạch Thế Tôn, có. Con được ăn thức ăn đầy đủ, nhưng quý thầy
không cho con xuất gia.
Phật liền nhóm họp các Tỳ-kheo hỏi:
- Này, các Tỳ-kheo! Có ai nhớ một việc làm nào của Bà-la-môn kia
không?
Trưởng lão Sāriputta thưa:
- Bạch Thế Tôn, khi con khất thực ở thành Rājagaha, anh ta cúng cho
con một muỗng đầy thức ăn của chính anh ta. Con nhớ rõ nghĩa cử đó.
- Này Sāriputta, một người đã l|m một việc như thế, không xứng
đ{ng tho{t khỏi phiền não sao?
- Thưa v}ng, con sẽ thu nhận anh ta v|o Tăng đo|n.
Sau khi gia nhập Tăng chúng, anh ta được một chỗ ngồi trong trai
đường ở vòng ngoài. Cháo và những thức ăn kh{c l}u ng|y khiến anh
cũng ph{t ch{n.
Trưởng lão Sāriputta cho anh ta đi khất thực chung, thường xuyên
răn nhắc, chỉ giáo:
- Con phải l|m điều n|y, không nên l|m điều nọ.
Vị Tỳ-kheo cung kính tu}n theo, h|nh đúng như lời dạy, đến nỗi chỉ
trong ít ngày chứng A-la-h{n. Trưởng lão cùng ông đến chỗ Thế Tôn,
đảnh lễ và ngồi xuống. Phật đón tiếp thân thiện, hỏi:

546
- Sāriputta! Ðệ tử ông có dễ dạy không?
- Vâng, Thế Tôn! Thầy dễ dạy, bất cứ lỗi gì con chỉ, thầy không hề
chống trái.
- Sāriputta, nếu ông có đệ tử như Tỳ-kheo này, ông sẽ nhận có bao
nhiêu người?
- Con sẽ nhận hết, bạch Thế Tôn.
Các Tỳ-kheo b|n t{n trong Ph{p đường:
- Trưởng lão Sāriputta l| người có lòng biết ơn. Một Bà-la-môn nghèo
chỉ cúng cho ông một muỗng thức ăn, cũng biết ơn v| cho xuất gia làm
đệ tử. Lại nữa Tôn giả Rādha, người chịu khó nghe lời răn nhắc, đã có
được một vị thầy kiên nhẫn chỉ dạy.
Phật nghe vậy bèn bảo:
- Các Tỳ-kheo! Ðây không phải là lần đầu Sāriputta tỏ lòng biết ơn.
Trong một tiền kiếp ông ấy đã từng như thế. V| đức Phật kể chuyện bổn
sanh Alīnacitta như sau:
“Alīnacittaṃ nissāya,
Pahaṭṭhā mahatī camū;
Kosalaṃ senāsantuṭṭhaṃ,
Jīvaggāhaṃ agāhayi.
Evaṃ nissaya sampanno,
Bhikkhu āraddhavīriyo;
Bhāvayaṃ kusalaṃ dhammaṃ,
Yogakkhemassa pattiyā;
Pāpuṇe anupubbena,
Sabbasaṃyojanakkhayanti. ”
Alīnacitta, kẻ cường địch phải thảm bại,
Alīnacitta bắt sống vua nước Kosala, người bất mãn quân mình.
Cũng vậy, Tỳ-kheo tinh tấn, theo hướng dẫn đúng tu h|nh,
Nhờ tu tập phạm hạnh, Niết-b|n đã đạt đến,

547
Khi chín muồi nhân duyên thời tiết,
Sẽ cởi tháo hết mọi buộc ràng.
‚Nhờ phấn chấn tâm dẫn đầu,
Đại binh hoan hỷ phục thâu sơn hà.
Sanh cầm vua Kiêu Tát La,
Phá tan quân địch bắt hòa chúa tôi.
Cũng vậy phấn chấn tâm rồi,
Tỳ-kheo tinh tấn trau dồi thiện duyên,
Chăm lo trì giới tham thiền,
Niết-bàn tịch tịnh chứng liền chẳng sai.
Phật bảo tiếp:
- Thưở ấy, Trưởng lão Sāriputta l| con voi đơn độc, đã tặng con bạch
tượng con cho đ{m thợ mộc, để đền ơn chữa ch}n đau.
Và Phật nhắc đến Tôn giả Rādha:
- Các Tỳ-kheo! Khi một Tỳ-kheo được chỉ lỗi, vị ấy nên tuân hành
giới luật như Rādha. Và khi bị khiển trách, không nên bất bình. Lý đ{ng
còn phải xem người khiển tr{ch mình như người chỉ cho kho báu.
Rồi Ngài nói Pháp Cú:
“Nidhīnaṃ’va pavattāraṃ,
Yaṃ passe vajjadassinaṃ;
Niggayhavādiṃ medhāviṃ,
Tādisaṃ paṇḍitaṃ bhaje;
Tādisaṃ bhajamānassa,
Seyyo hoti na pāpiyoti.”
(76) Nếu thấy bậc hiền trí,
Chỉ lỗi và khiển trách,
Như chỉ chỗ chôn vàng,
Hãy thân cận người trí!
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt hơn, không xấu.

548
Dịch:
‚Gặp ngƣời hiền trí giải bày,
Những điều lầm lỗi sửa sai cho mình.
Hãy nên cùng họ kết tình,
Xem họ nhƣ bậc cao minh chỉ đàng.
Cho ta tìm thấy kho tàng,
Gần hiền vô hại, lợi càng gia tăng‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Trong Pāḷi, tiếng Nidhīnaṃ nghĩa l|: Những kho tàng bí mật, hay là
những chỗ n|o m| người đã đ|o lên chôn giấu của cải, thường là những
chỗ đựng đầy vàng, bạc chẳng hạn.
Pavattāraṃ: Người chỉ lối không kh{c n|o người có lòng từ mẫn
muốn tế độ những kẻ khốn cùng khỏi cảnh vất vả lầm than, bèn kêu:
“Hãy lại đ}y, ta sẽ chỉ cho c{c người một lối sống an vui”, rồi dắt họ đến
tận chỗ chôn của để dành, lấy tay chỉ và bảo họ: “Hãy lấy của này và
sống an vui đi”.
Vajjadassinaṃ: (Ngƣời cho thấy lỗi). Có hai hạng Tỳ-kheo ưa vạch lỗi
của người khác. Một là hạng Tỳ-kheo tiểu tâm tìm lỗi lầm sơ suất của Tỳ-
kheo bạn, để lên mặt khiển tr{ch người ở giữa Tăng chúng. Hai l| hạng
Tỳ-kheo có tâm bi mẫn, muốn tế độ người tăm tối dốt nát, muốn dắt y đi
lần đến chỗ sáng suốt, thông minh, giúp cho tăng trưởng về mặt trí đức,
cho nên mỗi việc lầm lỗi của y đều vạch ra cho y nhìn thấy để sửa chữa,
ngõ hầu tiến lên bậc trên, trở nên con người đạo hạnh gương mẫu, tiếng
Vajjadassinaṃ trong bài kệ chỉ hạng Tỳ-kheo thứ hai này vậy.
Quả thật, ví như một người khốn cùng, gặp được người chỉ bảo:
“Hãy lấy của này đi!”. Dầu cho người ấy có dọa nạt, đ{nh đập anh ta
chăng nữa, anh ta cũng không nóng giận mà còn vui thích là khác khi mà
mắt anh ta nhận thấy được chỗ chôn vàng.
Cũng vậy, Tỳ-kheo nào nhận thấy điều sơ suất lỗi lầm của mình bị
549
vạch ra, không nên tỏ vẻ nóng giận trong khi được chỉ dạy. Trái lại, phải
hết lòng hoan hỷ và phải yêu cầu như vầy: “Bạch Ng|i, ơn Ng|i chỉ bảo
thật rất trọng đại, xin Ngài hãy nhận làm Thầy Tiếp dẫn hoặc Thầy Tế độ
của con mãi mãi, để ban thêm nhiều huấn từ gi{o hóa cho con”.
Niggayhavādī: (Là ngƣời phản đối, khiển trách).
Như có một số Thầy Tế độ (Hòa thƣợng) hoặc Thầy Tiếp dẫn (Yết Ma)
nhìn thấy c{c đệ tử sơ suất phạm lỗi, nhưng không d{m nói ra vì cho
rằng: “Ông này chăm lo hầu hạ ta đ|ng ho|ng tử tế, phục vụ ta được
nhiều việc, nhất l| d}ng nước rửa mặt, nếu ta vạch lỗi ông ta sợ e ông ta
sẽ không hầu hạ ta nữa, như thế thì ta sẽ bị thiệt thòi”. Tỳ-kheo nghĩ như
vậy không đ{ng gọi là Niggayhavādī. Vị ấy dung túng tội lỗi, như người
xả г{с trong gi{o ph{p này vậy.
Còn vị thầy nào thấy đệ tử mình phạm lỗi như thế, mà chỉ dạy, nhắc
nhở giới luật, có khi đe dọa đòi đuổi, bắt chịu hình phạt hoặc không cho
ở trong chùa thì mới đ{ng gọi là Niggayhavādī. Cũng như c}u kim ngôn
của Đức Chánh Biến Tri có dạy rằng: “Này Ānanda, việc đ{ng phản đối
thì Như Lai khiển trách, cấm ngăn. Này Ānanda, việc đ{ng ủng hộ thì
Như Lai khích lệ, thúc đẩy”. (Niggayha niggayhāhaṃ, Ānanda, vakkhāmi;
paggayha paggayhāhaṃ Ānanda vakkhāmi. Yo sāro soṭhassatīti).
Medhāviṃ: Bậc này có đầy đủ trí tuệ đã nếm được hương vị của
Pháp Bảo.
Tādisaṃ: Nên giao hảo, nương nhờ, học hỏi với bậc hiền trí như thế.
Quả thật, vị đệ tử m| nương nhờ học hỏi với thầy như vậy thì thu
hoạch được nhiều lợi ích, không bao giờ phải chịu thiệt thòi, hoặc tăng
thêm những điều quấy ác tai hại.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Dầu ơn nhỏ mọn cũng không quên,
Đợi lúc lâm nguy mới đáp đền,

550
Ngƣời trí tùy cơ mà ứng biến,
Giúp cho bạn cũ đƣợc làm nên.
Giữ tánh nhu hòa diệt nết sân,
Một lòng cầu tiến, học chuyên cần,
Càng mau thấy lỗi càng mau sửa,
Thầy đó, trò đây, thảy Thánh nhân.


2. Những Tỳ Kheo Ương Ngạnh

(Assajipunabbasukavathu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 77)

“Ovādeyyānusāseyya,
Asabbhā ca nivāraye;
Sataṃ hi so piyo hoti,
Asataṃ hoti appiyoti”.
“Những người hay khyên giải,
Cản ngăn điều chẳng phải,
Người sáng trí kính yêu
Kẻ tối thì trái lại”.
Thế Tôn dạy câu này tại Jatavana, liên quan đến các Tỳ-kheo
Assajipunabbasuka. Nhưng chuyện bắt đầu từ Kìtāgiri.

Các Tỳ-kheo này là học trò hai vị Ðại đệ tử, nhưng lại xấu ác và
không biết hổ thẹn. Thời gian ở Kìtāgiri, họ trồng v| sai người trồng cây
cảnh và phạm đủ mọi hạnh xấu. Họ quấy rầy gia đình, đòi c{c thứ cần
dùng. Họ làm cho các Tỳ-kheo thanh tịnh trong tinh xá khó chịu.
Nghe được, Thế Tôn quyết định tẩn xuất họ khỏi Tăng đo|n. Ng|i
cho gọi hai Ðại đệ tử đến với đồ chúng dạy:

551
- Hãy tẩn xuất kẻ không vâng lời. Nhưng khuyên răn v| dạy dỗ
những người biết vâng lời. Người hay khuyên răn v| dạy dỗ bị kẻ ít trí
ghét bỏ, nhưng được người có trí kính mến.
Và Phật đọc Pháp Cú:
“Ovādeyyānusāseyya,
Asabbhā ca nivāraye;
Sataṃ hi so piyo hoti,
Asataṃ hoti appiyoti”.
(77) Những người hay khuyên dạy,
Ngăn người khác làm ác,
Ðược người hiền kính thương,
Bị người ác không thích.

‚Ngƣời hay dạy dỗ khuyên răn,
Thấy ai phạm lỗi can ngăn tức thì.
Ngƣời sáng trí kính yêu vì,
Kẻ tối, trái lại sân si oán thù‛.
Hai Ðại đệ tử Sāriputta và Moggallāna khuyên răn v| dạy dỗ các Tỳ-
kheo. Một số vâng lời sửa đổi cố tật, một số hoàn tục, còn số khác bị trục
xuất khỏi Tăng đo|n.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Tiếng Ovādeyya trên đ}y nghĩa l| chỉ dạy về điều lỗi n|o đã hoặc
đang phạm. Còn tiếng anusāseyya là chỉ dạy khuyên răn về điều lỗi nào
chưa phạm nhưng có thể phạm trong tương lai, v| l|m hạ phẩm giá của
người phạm lỗi.
Dạy dỗ người cách trực tiếp, lúc giáp mặt gọi là ovadati, còn dạy dỗ
gián tiếp hoặc bằng thơ, hoặc bằng lời nói nhắn thì gọi là anusāsati.
Dạy dỗ chỉ một lần cũng gọi là ovadati, còn dạy dỗ theo cách dạy đi

552
dạy lại nhiều lần nối tiếp thì dạy những lần sau gọi là anusāsati.
Câu kệ đầu là nói về sự chỉ dạy bằng cả hai c{ch như đã giải trên.
Asabbhā có nghĩa l| ngăn cấm các bất thiện pháp và khuyến khích
các thiện pháp.
Sataṃ: người s{ng trí như thế, hằng được các bậc đại nhân, nhất là
chư Phật mến yêu.
Asataṃ: những người chưa gi{c ngộ chân lý giải thoát, xuất gia chỉ
có mục đích kiếm ăn để nuôi thân sống m| thôi cho nên đối với người
dạy dỗ khuyên răn họ, họ trả lời trắng trợn như muốn xỉa xói vào mặt:
“Sư không phải là Thầy Tế độ, không phải là Thầy Tiếp dẫn của chúng
tôi, tại sao Sư lại muốn dạy chúng tôi?”; kẻ tối mê không ưa m| còn ghét
người dạy dỗ như thế.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Phẩm giá nhà sƣ chẳng giữ gìn,
Làm điều tà hạnh để mƣu sinh,
Biết nghe lời dạy còn yêu Phật,
Ngoan cố thì theo hẳn thế tình...


3. Trưởng Lão Chanda

(Channattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 78)

“Na bhaje pāpake mitte,


Na bhaje purisādhame;
Bhajetha mitte kalyāṇe,
Bhajetha purisuttameti”.

553
“Đừng thân cận bạn ác,
Đừng thân kẻ tiểu nhân,
Tìm bạn lành, hợp tác,
Gặp quân tử cầu thân”.
Tại Jatavana, Thế Tôn dạy c}u trên vì Trưởng lão Chanda(Xa-nặc).

Có lần Trưởng lão Chanda nhục mạ hai Ðại đệ tử:
- Từ ngày cùng Thế Tôn đại xả ly, tôi chẳng thấy có ai khác, thế mà
nay hai Trưởng lão này lại rêu rao "Ta là Sāriputta, ta là Moggallāna,
chúng ta là hai Ðại đệ tử".
Nghe các Tỳ-kheo kể lại lời của Chanda, Thế Tôn cho mời ông đến
khiển trách. Ông im lặng được một hồi, nhưng sau đó tiếp tục chê bai hai
Trưởng lão. Thế Tôn lại gọi và khiển trách ông lần thứ hai, lần thứ ba:
- Chanda, hai Ðại đệ tử là bạn tốt của ông, là bậc thượng nhân. Hãy
làm bạn với những người tốt như thế, và chỉ học tập họ.
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
“Na bhaje pāpake mitte,
Na bhaje purisādhame;
Bhajetha mitte kalyāṇe,
Bhajetha purisuttameti”.
(78) Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân,
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thượng nhân.

‚Đừng thân cận bạn ác ngu,
Đừng gần gũi kẻ thất phu tục tằn.
Chỉ nên kết nghĩa kim bằng,
Với bậc hiền đức, trí năng hơn đời.‛

554
Nhưng Trưởng lão Chanda, tuy nghe Phật dạy như thế, vẫn tiếp tục
chê bai nhục mạ hai Trưởng lão như trước. Các Tỳ-kheo lại bạch với Phật
v| được Ngài dạy như sau:
- Các Tỳ-kheo! Bao lâu Ta còn sống, các ông sẽ không dạy nổi
Chanda. Tuy nhiên, sau khi Ta nhập diệt, các ông sẽ thành công.
Khi Thế Tôn sắp nhập Niết-bàn, Tôn giả Ānanda hỏi Phật phải đối xử
với Trưởng lão Chanda thế nào? Thế Tôn dạy phải mặc tẩn (Brahma-
danda). Ānanda đã y lời Thế Tôn, gọi Chanda đến tuyên bố như thế. Ông
lo âu buồn bã, cảm thấy thất thế, chớ không lên mặt như ba lần trước.
Ông la lên:
- Tôn giả, xin đừng hại con!
Từ đó ông hết lòng chu toàn bổn phận, chẳng bao lâu chứng quả A-
la-hán và các thần thông.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Bài kệ trên đ}y có ý khuyên c{c Tỳ-kheo không nên giao thiệp với
hai hạng bạn ác: Một là bọn người truy hoan trong các bất thiện pháp,
nhất là thân tà hạnh (kāyaduccaritā) như h|nh động trộm cướp chẳng hạn.
Và hai là hạng đê tiện thấp hèn trong số hai mươi mốt hạng người không
nên thân cận. Trái lại, những người lành, thuộc hạng trượng phu quân tử
thì nên tìm đến mà cầu thân giao kết.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Thép còn bị lửa đốt mềm thay,
Sa Nặc đành thua một phép này,
Phật tại, phạm hình chƣa đúng lúc,
Nhân sanh, nghiệp quả phải chờ ngày.
Vố đòn tâm lý, sao mà nặng,
Bài học ƣa sầu, nghĩ cũng hay,

555
Cái bệnh cống cao vừa trị dứt,
Thì ngôi La Hán đã phô bày.


4. Trưởng Lão Ðại Kappina

(Mahākappinattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 79)

“Dhammapīti sukhaṃ seti,


Vippasannena cetasā;
Ariyappavedite dhamme,
Sadā ramati paṇditoti”.
“Các pháp hỷ thảnh thơi,
Với tâm tư thuần khiết,
Nghe pháp Thánh nhân thuyết,
Người trí mãi vui chơi”.
Thế Tôn đã dạy câu trên tại Jatavana, liên quan đến Tôn giả Maha
Kappina.

Chuyện quá khứ
4A. Thợ Dệt Và Gai Chủ

Xưa kia, Tôn giả Maha Kappina đã ph{t nguyện dưới chân Phật
Padumuttara. Trải qua nhiều kiếp luân hồi, sau cùng Ngài xin làm thợ dệt
chánh tại một làng dệt gần Bāranasī. Lúc đó có một ngàn vị Phật Ðộc Giác
đã ở tám tháng trong Himalaya, xuống núi đến vùng lân cận Bāranasī để
trú qua bốn th{ng mưa, v| t{m vị được ph{i đến yết kiến vua để xin chỗ
ở. Vua đang bận rộn chuẩn bị lễ Hạ Ðiền, nên trả lời thẳng thừng là
không rảnh để lo, hẹn các vị trở lại vào ngày mốt, xong quay lưng về
cung, không mời ngay cả một bữa ăn. C{c vị bèn quyết định qua làng

556
khác.
Tình cờ vợ người thợ dệt ch{nh đi đến Bāranasī, gặp các vị, đảnh lễ
và hỏi thăm:
- Chư Tôn giả! Có việc gì mà các vị đến phi thời như thế?
Khi biết rõ mọi việc, và vốn thông minh, thành tín, bà liền mời các vị
thọ trai v|o ng|y mai. Dù sau đó biết các vị Phật lên đến một ngàn, bà
vẫn đo{n chắc với các vị là làng này có một ngàn thợ dệt, và mỗi người
sẽ lo cho một vị, thực phẩm lẫn chỗ ở. Ðược các vị hứa khả, bà tức tốc về
làng báo tin, rồi cho dựng rạp, sắp chỗ ngồi, chuẩn bị c{c món ăn thượng
vị chờ đón. Cuối bữa ăn, b| cùng tất cả phụ nữ l|ng đảnh lễ các vị và
thưa thỉnh họ ở lại ba th{ng. Ðược nhận lời, b| động viên dân làng, mỗi
nhà một người xách búa, rìu, vào rừng đốn c}y để dựng lều cỏ và lá. Mỗi
nhà dựng một lều, có chỗ ở ban ngày và chỗ nghỉ ban đêm, tất cả một
ng|n c{i. V| d}n l|ng đã cung ứng đầy đủ mọi nhu cầu của các vị trong
ba th{ng mưa. Ðến ngày cuối, bà thuyết phục mỗi nhà cúng cho vị Phật
đã nhập hạ trong lều của mình một bộ y đ{ng gi{ một ng|n đồng. Hết
mùa an cư, c{c vị Phật hồi hướng và ra đi.
Do công đức này, dân làng dệt tái sanh làm một nhóm chư thiên ở
cõi trời ba mươi ba. Hưởng hết phước báo cõi Trời, họ tái sanh làm
những gia chủ ở Bāranasī dưới thời Phật Kassapa. Thợ dệt chánh là con
trai một tộc trưởng, vợ anh ta cũng l| con g{i một tộc trưởng. Các cô lập
gia đình với c{c ông trước kia là chồng mình.
Ngày nọ, nghe tin Thế Tôn thuyết pháp, các gia chủ đưa vợ cùng
đến tinh xá. Vừa vào cổng thì mưa trút xuống. Những người có họ hàng
với Sa-di hay Tỳ-kheo trong tinh xá thì vào thất các vị ấy trú. Còn đ{m
gia chủ này chịu trận vì không có thân nhân.
Gia chủ trưởng cằn nhằn với người của mình:
- Thật là kỳ cục! Những người đ|ng ho|ng đứng đắn như chúng ta
đ}y l}m v|o ho|n cảnh như thế này, thật đ{ng xấu hổ!.
Và ông khuyên mọi người hùn tiền lại xây một tinh xá cho Phật. Gia
557
chủ trưởng cúng một ng|n đồng, gia chủ khác mỗi người năm trăm, c{c
bà vợ mỗi người hai trăm năm mười đồng. Vì công trình quá quy mô, với
một ngàn ngọn tháp bao quanh, nên nửa chừng hụt tiền họ phải đóng
thêm một nửa số tiền nữa. Tinh xá hoàn tất, họ làm lễ khánh thành, cúng
dường Phật v| Tăng chúng suốt bảy ngày và tất cả hai mươi ng|n Tỳ-
kheo mỗi vị một bộ y.
Riêng vợ của gia chủ trưởng cũng đóng góp như mọi người và với
khôn ngoan b| ph{t t}m cúng dường thêm cho Phật một bộ y màu hoa
Anoja trị giá một ng|n đồng với một bó hoa Anoja, b| xin được đẹp và có
tên như hoa Anoja ở kiếp sau. Phật hứa khả. Sau khi mạng chung, mọi
người đều sanh thiên.
Chuyện hiện tại
4B. Vua Kappina Và Hoàng Hậu Anoja

Từ cõi trời, gia chủ trưởng tái sinh vào hoàng tộc xứ Kukkutavatī, tức
vua Kappina. Những người kh{c đều làm quan trong triều. Vợ của ông
thì tái sanh vào hoàng cung xứ Maddā trong thành Sāgala. Nước da bà y
như m|u hoa Anoja nên có tên là Anoja. Khi đến tuổi thành hôn, bà trở
thành vợ vua Kappina, hoàng hậu Anoja. Các phụ nữ kh{c cũng sanh v|o
nhà các quan, mọi người đều hưởng vinh hoa phú quý, y như vua, cũng
cưỡi voi hoặc ngồi xe ngựa, cũng trang phục lộng lẫy, vì đời trước họ và
vua đều cùng l|m phước y như nhau.
Nh| vua có năm con ngựa: Vāla, Puppha, Vālavāhana, Pupphavāhana và
Supatta. Con Supatta dành cho vua và bốn con kia cho những người đưa
tin. Một sáng, vua hạ lệnh cho họ phóng ra bốn cửa thành tìm khắp trong
hai, ba dặm xem có Phật, Ph{p, Tăng không. Họ trở về không tin tức gì.
Ngày kia, vua cùng các cận thần cưỡi ngựa dạo hoa viên, thấy năm
trăm thương nh}n d{ng mệt mỏi đang tiến vào thành. Vua cho vời họ lại
hỏi thăm, biết đ}u nghe được tin lành. Họ từ thành Sāvatthī đến, cách
đ}y một trăm hai mươi dặm đường, v| điều làm cho vua run lên với
năm cảm xúc vui mừng là họ b{o tin đấng Giác Ngộ, đức Phật đã ra đời.

558
Ngập ngừng một lát, vì không tự chế ngự nổi, vua lắp bắp hỏi lại cho
chắc:
- Ðạo hữu, quý vị nói gì?
- Ðức Phật đã ra đời.
Lần thứ hai, rồi lần thứ ba vua nghe như thế, và tặng cho họ một
trăm ng|n đồng, xong hỏi tiếp còn tin gì nữa không?
- Thưa Ðại vương, Gi{o ph{p đã ra đời.
Cũng như lần trước, vua ngập ngừng vì không chế ngự được cảm
xúc của mình, hỏi lại lần thứ hai, lần thứ ba, rồi cho một trăm ng|n đồng
nữa. V| khi được nghe Tăng đo|n đã ra đời, họ lại được vua ban thêm
một trăm ng|n đồng nữa.
Vua nhìn lại một nghìn cận thần của mình, hỏi:
- Ðạo hữu, hạnh phúc của quý vị là gì?
Họ hỏi lại vua:
- Còn hạnh phúc của Đại vương l| gì?
- Phật đã ra đời, Ph{p đã ra đời, Tăng đã ra đời. Ta không trở về
cung điện nữa, vì Ðạo sư, ta sẽ đi tu theo Ng|i.
Họ đồng thanh thưa:
- Tâu Đại vương, chúng tôi cũng xuất gia như Ng|i.
Vua viết thông điệp trên một đĩa v|ng, trao cho đ{m thương nh}n v|
bảo họ:
- Hoàng hậu Anoja sẽ cho c{c ngươi ba trăm ng|n đồng ngay khi
nhận thông điệp n|y "Vương quyền nay giao trọn cho hoàng hậu, hãy an
hưởng phú quý vinh hoa". Và nếu hoàng hậu hỏi ta ở đ}u thì cho biết ta
đã lên đường xuất gia theo Ðạo sư.
Các cận thần cũng gửi thư về cho vợ tương tự như thế. Và vua tôi
hơn một ng|n người ra đi.
Sáng sớm hôm ấy, Phật quán sát thế gian biết rõ sự việc như trên, và
559
còn thấy trước là họ sẽ chứng A-la-hán với các thần thông, nên Ng|i đến
gặp họ. Giống như một Chuyển Lu}n th{nh vương đến gặp thôn trưởng
nhỏ, đức Phật đắp y ôm b{t, lên đường đi suốt hai trăm dặm, đến ngồi
bên bờ sông Candabhāgā, dưới một gốc đa và phóng hào quang sáu màu.
Trên đường đi, nh| vua v| c{c quan gặp một con sông tên Aravacchā sâu
một dặm, rộng hai dặm, không có thuyền bè gì. Nếu cứ đi tìm thuyền bè
thì già chết theo sau. Và với quyết tâm từ bỏ thế gian vì Tam Bảo, vua
nguyện thần lực của Tam Bảo sẽ cho nước sông không còn l| nước nữa.
Rồi vua hướng về đức Phật, chú tâm:
- Ng|i l| đấng Giác Ngộ, Thế Tôn, bậc Chánh Biến Tri.
Trong khi chú t}m như vậy, vua v| c{c quan trên lưng ng|n ngựa
phi trên mặt sông như trên đ{ phẳng, không bị ướt dù chỉ đầu móng
chân.
Qua sông rồi, vua tiếp tục gặp con sông khác tên là Nĩlavāhanā, sâu
nửa dặm, rộng nửa dặm. Mọi việc diễn ra y như trước, chỉ khác là lần
này vua chú tâm vào Pháp Bảo:
- Giáo pháp do Thế Tôn thuyết vi diệu thay!
Ðến con sông thứ ba là Candabhāgā sâu một dặm, rộng một dặm. Lần
n|y vua chú t}m v|o Tăng Bảo:
- Tăng đo|n của Thế Tôn tối chân chánh thay!
Qua sông rồi vua tiếp tục hành trình thì trông thấy hào quang sáu
màu từ thân Phật phóng ra. C|nh, th}n, l{ c}y đa đều như bằng vàng.
Vua nghĩ rằng ánh sáng này không phải của mặt trời, mặt trăng, rồng,
thần Garuda (Kim xí điểu), mà vì vua quyết đi xuất gia theo Thế Tôn nên
đã được đức Phật thấy biết. Vua lập tức xuống ngựa, nghiêng mình về
phía h|o quang, đến chỗ Thế Tôn. Vua bước vào Phật quang như bị ngập
trong biển son, đảnh lễ Thế Tôn rồi cùng một ngàn cận thần cung kính
ngồi một bên.
Thế Tôn theo thứ lớp thuyết pháp. Cuối thời pháp, vua và các quan
chứng quả Dự lưu, cùng đứng lên xin gia nhập Tăng đo|n. Phật quán
560
sát, biết rằng những vị này trước đ}y cúng một ngàn y cho một ngàn vị
Phật Ðộc Giác, và trong thời Phật Kassapa cũng cúng hai mươi ng|n bộ y
cho hai mươi ng|n Tỳ-kheo. Như vậy họ sẽ được y bát do thần lực. Phật
liền duỗi tay phải ra và nói:
- Hãy đến, chư Tỳ-kheo! Hãy sống đời phạm hạnh, đoạn tận phiền
não.
Ngay đó họ đều được tám món cần dùng, th|nh c{c Trưởng lão trăm
tuổi. Họ bay lên không, đ{p xuống đất đảnh lễ Ðạo sư v| ngồi xuống.
Về phần c{c thương nh}n đến hoàng cung, gặp hoàng hậu đưa đĩa
vàng. Họ thuật chuyện lại. Và khi họ lặp lại tin Phật, rồi Pháp, rồi Tăng
ra đời, cũng y như vua, ho|ng hậu chấn động cả thân tâm; mỗi tin như
thế b| thưởng cho họ ba trăm ng|n đồng. Sau cùng nghe vua và các quan
đều xuất gia thành Tỳ-kheo, hoàng hậu triệu tập phu nhân các quan, kể
lại chuyện, và mọi người đồng hỏi hoàng hậu:
- Họ có nhắn gì không, thưa ho|ng hậu?
- Họ giao toàn bộ tài sản, địa vị cho các bạn tự do an hưởng.
- Nhưng ho|ng hậu định như thế nào?
- Nhà vua biết phú quý vinh hoa sẽ dẫn đến đau khổ, thì ta cũng
vậy. Ai lại quỳ xuống liếm nước bọt của vua nhổ ra. Ta không cần vinh
hoa phú quý, ta cũng sẽ lên đường theo đấng Ðạo sư.
- Vậy chúng tôi cũng theo lệnh bà và xuất gia.
Và hoàng hậu ra lệnh chuẩn bị một ngàn xe ngựa rồi cùng các phu
nh}n lên đường. Cũng như vua trước đ}y, b| đến con sông đầu tiên, thắc
mắc không biết làm sao, chỉ thị tìm dấu chân ngựa của vua, nhưng
không thấy gì hết. Nghĩ rằng chắc vua tuyên bố "Vì Tam Bảo mà từ bỏ
thế gian" và nhờ đó qua sông, ho|ng hậu cũng nguyện y như vậy, và chú
tâm về Tam Bảo lực, bà hạ lệnh cho một ngàn xe ngựa tiến lên qua sông
như phi trên tảng đ{ phẳng. Cả đo|n v| luôn cả v|nh xe đều không ướt.
Cũng thế, bà qua hai con sông còn lại.

561
Biết bà sắp đến, Thế Tôn biến hóa khiến các Tỳ-kheo vô hình, không
ai thấy các Ngài ngồi quanh Phật, hoàng hậu đến gần trông thấy hào
quang chiếu s{ng, b| cũng nghĩ như vua trước đó. Gặp Thế Tôn b| đảnh
lễ, cung kính đứng một bên thưa hỏi:
- Bạch Thế Tôn! Con nghĩ Maha Kappina đã đến đ}y v| thưa với Thế
Tôn từ bỏ thế gian vì đấng Ðạo sư. Hiện nay vua ở đ}u xin chỉ cho chúng
con.
Phật bảo:
- Hãy ngồi xuống! Các con sẽ gặp ông ta ngay đ}y.
Các bà rất vui mừng, vì nghĩ rằng ngồi đó sẽ thấy được chồng mình.
Và họ ngồi xuống.
Thế Tôn thuyết pháp theo thứ lớp. Cuối bài pháp, hoàng hậu và
đo|n tùy tùng đều chứng quả Dự lưu. Trưởng lão Maha Kappina và tùy
tùng nghe Phật thuyết pháp cho các bà liền chứng A-la-hán cùng các
thần thông. Lúc đó Thế Tôn chỉ các Tỳ-kheo cho các bà. Sở dĩ Thế Tôn
không chỉ các Tỳ-kheo ngay vì e rằng các bà thấy chồng mình đắp y vào,
đầu trọc, sanh tâm phiền muộn không thể chứng được đạo quả. Khi
niềm tin c{c b| đã vững chắc, Phật mới chỉ cho thấy các Tỳ-kheo lúc đó l|
bậc A-la-h{n. V| c{c b| đã sụp lạy trước các vị tân A-la-h{n, thưa:
- Chư Tôn giả! Các Ngài bây giờ đã đạt đến cứu cánh của đời tu.
Rồi họ đảnh lễ Thế Tôn, cung kính đứng một bên v| xin được gia
nhập Tăng đo|n. V|i Tỳ-kheo nghĩ rằng Thế Tôn sẽ giao cho Tỳ-kheo Ni
Uppalavaṇṇā nhưng Thế Tôn lại bảo họ đến Sāvatthī, vào tinh xá của Tỳ-
kheo ni. Họ đi bộ suốt một trăm hai mươi dặm, nơi n|o cũng được dân
chúng đối xử tử tế và tôn kính. Họ được nhận vào Ni chúng và chứng A-
la-hán. Thế Tôn dẫn một ngàn Tỳ-kheo bay lên không về Jatavana.
Tại Jatavana, Tôn giả Maha Kappina đến chỗ ở ban ngày và chỗ ngủ
ban đêm thốt lên:
- Ôi hạnh phúc thay! Ôi hạnh phúc thay!

562
Các Tỳ-kheo nghe được báo cho Thế Tôn, nghĩ rằng chắc ông nói vì
hạnh phúc quyền thế khi còn làm vua. Thế Tôn gọi Ng|i đến hỏi tại sao
lại nói về hạnh phúc của tình yêu và quyền thế. Ngài thản nhiên trả lời
rằng chắc Thế Tôn thừa biết Ngài có thốt những lời như thế hay không.
Thế Tôn liền bảo các Tỳ-kheo:
- Này các Tỳ-kheo! Ðệ tử Ta nói như thế không phải liên quan đến
quyền lực. Ông ấy đang uống nước pháp và hạnh phúc trong chánh
pháp. Niềm hoan hỷ của ông ấy liên quan đến Niết-bàn bất tử.
Và Phật đọc Pháp Cú:
“Dhammapīti sukhaṃ seti,
Vippasannena cetasā;
Ariyappavedite dhamme,
Sadā ramati paṇḍitoti”.
(79) Pháp hỷ đem an lạc,
Với tâm tư thuần tịnh,
Người trí thường hoan hỷ,
Với pháp bậc thánh thuyết.

‚Ngƣời đắc pháp hỷ thảnh thơi,
Với tâm khiết tịnh, sống đời thanh cao.
Ngƣời trí mãi mãi hân hoan,
Lắng nghe Pháp Phật bảo ban giáo truyền‛.
Thời pháp vừa dứt có nhiều vị chứng đắc Thánh quả, nhất là Tu-đ|-
hoàn quả.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Tiếng dhammapīti trên đ}y nghĩa l| người được no vui nhờ pháp, ví
như đứa bé được mẹ cho bú sữa là pháp vậy. Gọi là Pháp (dhammo) này,
không thể uống, húp hay bú như ch{o, sữa đựng trong chén, b{t... người
tu hành nhờ đề mục niệm mà chứng được chín pháp Siêu Thế
563
(Lokuttaranavadhamma), giác ngộ bằng trực giác chân lý Tứ Diệu Đế, nhất
là Khổ Đế. Gọi l| người uống được pháp, tức l| đắc Pháp hỷ vậy.
Sukhaṃ seti: Sống an vui luôn luôn trong bốn oai nghi, cả trong lúc
thức và trong lúc nghỉ.
Vippasannena: Với tâm khiết tịnh không nhiễm ô, không phiền não.
Ariyappavedite: Được các bậc Th{nh nh}n như Đức Phật... thuyết
giảng rành rẽ về các nhân sanh quả Bồ Đề (Bodhipakkhiyadhamma), Tứ
niệm xứ...
Sadā ramati: Người đắc pháp hỷ như thế, tâm hằng thanh tịnh,
thuần khiết. Có đầy đủ trí tuệ sáng suốt thì luôn luôn hoan hỷ thảnh
thơi, vui một niềm vui thoát tục.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Ai bằng Đại đức Kiếp Tân Na,
Ngàn dặm xuyên sơn kiếm Phật Đà,
Từ ngôi nguyện sống đời tu sĩ,
Bỏ vợ hầu nƣơng hạnh xuất gia.
Giữa chốn thanh bần vui biết mấy,
Nghe tên Chánh Pháp sƣớng thay là,
Của tiền danh vọng cần chi nữa,
Một quả vô sanh quá đủ mà.


5. Sa-Di Pandita

(Paṇḍitasāmaṇeravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 80)

“Udakaṃ hi nayanti nettikā,

564
Usukārā namayanti tejanaṃ;
Dāruṃ namayanti tacchakā,
Attānaṃ damayanti paṇḍitāti.”
“Người dẫn thủy dẫn nước,
Thợ làm tên nắn tên,
Thợ mộc uốn gỗ ướt,
Trí giả tự điều tâm”.
Do chuyện Sa-di Pandita, Thế Tôn đã dạy như trên tại Jatavana.

Chuyện quá khứ
5A. Đế-thích Và Người Nghèo

Thưở Phật Kassapa còn tại thế, Tăng đo|n gồm hai mươi ngàn Tỳ-
kheo đã lậu tận. Một hôm Phật hướng dẫn họ đến Bāranasī. Dân chúng
nghe tin, họp từng nhóm tám hoặc mười người cúng dường. Sau khi thọ
thực Phật hồi hướng công đức:
- N|y c{c cư sĩ, trong thế gian này, có những người chính mình bố
thí nhưng không khuyên người khác bố thí, như vậy họ được giàu có
nhưng không có gia nh}n. Có người khuyên người khác bố thí nhưng
chính mình thì không, như vậy họ có gia nh}n nhưng không có của cải.
Cũng có người chính mình không bố thí v| cũng chẳng khuyên người
khác bố thí, như vậy họ chẳng có của cải, cũng chẳng có gia nhân, sống
như người ăn cơm thừa canh cặn. Còn một hạng người nữa vừa tự mình
bố thí, vừa khuyên người khác bố thí, họ được cả hai phước báu về của
cải và gia nhân.
Lúc bấy giờ có một người trí đứng gần đó nghe thế phát tâm cúng
dường Phật và cả hai mươi ngàn Tỳ-kheo. Ðược Phật nhận lời thọ thực
v|o ng|y mai, ông v|o l|ng loan b{o đến mọi người. Và với sự cổ động
của ông, người xin cúng cho mười vị, kẻ hai mươi vị, một trăm vị, năm
trăm vị. Ông ấy ghi số vào lá bối. Trong thành có một người rất nghèo,
người ta gọi ông là "Ông hoàng nghèo" Mahāduggata, v| ông cũng được

565
mời cúng dường. Ông chỉ biết trả lời:
- Trời! Tôi m| l|m được gì cho các Tỳ-kheo? Các Tỳ-kheo cần người
giàu cúng cho họ, còn tôi, một mẻ gạo để nấu cháo cho ngày mai còn
không đủ, thì có đ}u cho c{c Tỳ-kheo chứ?
Ông kia cố gắng giải thích thêm:
- Ông Mahāduggata ơi! Trong th|nh n|y nhiều người sống xa hoa, ăn
uống những món đắt tiền, lụa là gấm vóc phủ thân, trang sức kiêu kỳ,
giường êm nệm ấm. Nhưng ông kiếm không lấp đầy bao tử. Có phải là
ông chưa từng cho ai cái gì?
- Tôi cũng nghĩ thế, ông ạ!
- Vậy tại sao bây giờ ông không tạo công đức đi? Ông còn trẻ, mạnh
khỏe, sao không bố thí cúng dường theo khả năng mình?
Xúc động, ông hoàng nghèo bảo ghi tên mình lá cúng cho một Tỳ-
kheo. Nhưng ông kia cho rằng chỉ có một Tỳ-kheo thì viết lên lá làm chi,
nên quên mất.
Ông hoàng nghèo về nhà cho vợ hay, và cả hai đồng lòng đi l|m
thuê để lo cúng dường. Ông đến một thương gia gi|u, người đãi ba trăm
Tỳ-kheo, được giao cho việc bửa củi. Ông thắt d}y lưng chặt và làm hết
sức mình. Thương gia nhận thấy ông làm việc thật phi thường, ngạc
nhiên hỏi, và khi biết được vì ông muốn có thức ăn để cúng dường,
thương gia th{n phục.
Bà vợ thì được vợ thương gia giao cho giã gạo. Bà giã xong, giần,
sàng một c{ch h}n hoan vui sướng như đang khiêu vũ. V| khi được biết
lý do cũng l| để có thức ăn cúng dường, vợ thương gia cũng rất thán
phục.
Xong việc, phần ông nhận được bốn đấu gạo tiền công, và gấp bốn
lần nữa do thương gia tốt bụng biếu thêm. Phần b| thì được một chén
mật, một hũ sữa đặc, một tô gia vị và một đấu gạo. Vui mừng vì thấy
mình đủ vật dụng cúng dường, họ dậy thật sớm chuẩn bị. Bà bảo ông đi

566
tìm lá cà ri, ra chợ không có, ông phải đi dọc bờ sông nhặt lá, ca hát vui
vẻ, nghĩ bụng "Hôm nay, ta sẽ hân hạnh được cúng dường các Tỳ-kheo!".
Một người câu cá gần đấy nghe tiếng ca h{t đến hỏi thăm, v| cho anh
thêm cá.
Thế Tôn quan sát thế gian, biết chuyện tên các Tỳ-kheo được cúng
dường đều viết trên lá, trừ vị của ông nghèo bị bỏ sót. Vậy không có Tỳ-
kheo n|o cho ông cúng dường sao? Ðương nhiên l| phải có, đó l| Thế
Tôn. Khi ông về nhà chuẩn bị nấu nướng thì ngai của Đế-thích nóng lên.
Biết có chuyện, và biết rằng Phật d|nh phước cho ông hoàng nghèo, Đế-
thích hóa hình đến nhà ông xin nấu giúp. Ông nghèo không có tiền trả
công nên Đế-thích chỉ l|m công đức, giành quyền nấu cơm v| ch{o, v|
bảo ông nghèo đi tìm vị Tỳ-kheo của ông. Người vận động đưa c{c Tỳ-
kheo có tên trên l{ đến từng nh|, đến ông nghèo thì trả lời là quên mất.
Ông như bị dao đ}m v|o bụng, đấm ngực khóc xin cho được một Tỳ-
kheo. Dân chúng nghe kể, phiền tr{ch người vận động, làm anh ta bối rối
không biết tính thế nào cho ổn, chợt nhớ đến Thế Tôn, vội bảo ông nghèo
đến tinh xá thỉnh Phật:
- Rất đông vua chúa, đại thần đang đợi trước hương thất, muốn
thỉnh Phật m| chưa được. Phật rất thương người nghèo, anh cứ nói rõ và
xin ban phước, chắc chắn sẽ được.
Ông nghèo l|m theo, đến ngay hương thất. Phật mở cửa, đưa bình
bát cho ông. Mọi người trông thấy đều há hốc miệng, trong khi lòng ông
hớn hở như được làm Chuyển Lu}n th{nh vương. Họ không d{m đoạt
bình bát của Phật trong tay ông, nhưng dụ cho ông tiền. Ông đều từ chối
hết.
Nhà vua biết tiền bạc không cám dỗ được ông nghèo, nên không ai
lấy được bình bát của Phật đã trao ông ta nhưng vua vẫn cho là ông ta
cúng dường chẳng đ{ng bao nhiêu, nên định bụng đến giờ ông ta dâng
thức ăn, sẽ đưa Thế Tôn về cung cúng dường. Do đó vua đi theo Phật.
Tại nhà ông hoàng nghèo, Đế-thích đã nấu xong ch{o, cơm, c| ri v|

567
những món khác, soạn sẵn chỗ ngồi cho Thế Tôn và ngồi chờ. Ông nghèo
đưa Thế Tôn đến nhà và mời vào. Nhà cửa ông thấp lè tè, phải cúi đầu
mới v|o được. Nhưng đối với chư Phật thì chẳng bao giờ phải cúi đầu,
mặt đất phải hạ thấp xuống, hoặc nhà phải nâng cao. Ðây là phước báo
do sự bố thí của chư Phật, và khi các Ngài về thì mọi sự lại như cũ. Do đó
Phật vào nhà vừa vặn, ngồi xuống ghế đã soạn. Lúc đó vua bảo
Mahāduggata hãy mở cho thấy những thứ gì dọn cho Thế Tôn. Mở đồ đậy
ra thì n|o ch{o, cơm v| những thứ khác, hương thơm ng|o ngạt bay
khắp cả th|nh. Vua đ|nh đảnh lễ Thế Tôn, thú thật ý định của mình, và
xin ra đi vì sợ làm cho thí chủ khó chịu. Đế-thích d}ng món ăn lên Thế
Tôn và phục vụ Phật tận tụy. Thọ thực xong, Thế Tôn hồi hướng công
đức v| đứng lên ra về. Đế-thích ra hiệu cho ông nghèo đỡ bình bát của
Thế Tôn v| đi theo Phật.
Đế-thích quay về nhà ông nghèo, ngừng trước cửa và nhìn lên trời.
Lập tức bảy b{u mưa xuống, đổ đầy lu v| hũ chỉ trong nhà ông nghèo
mà thôi. Trẻ nhỏ phải bế ra ngoài vì không còn chỗ trống để ở.
Mahāduggata trở về, thấy vậy biết rằng đó l| phước báo do sự cúng
dường. Ông lên cung vua xin giao hết tài sản, phải một ngàn xe mới chở
đủ. Tất cả đều chất đống trước sân hoàng cung, cao bằng cây thốt nốt.
Vua chỉ cho dân chúng thấy, và hỏi họ có ai sở hữu bằng ngần này
không. Họ nhìn nhận không ai bằng ông nghèo, v| đồng lòng cử cho ông
l|m chưởng khố. Vua chỉ chỗ căn nh| vị chưởng khố trước đã ở, bảo ông
dọn sạch cây cỏ để xây nhà cho ông. Khi nền nhà dọn sạch và bằng
phẳng, lòi ra nhiều bình vàng bạc châu báu chạm nhau leng keng. Vua
được báo, xác nhận:
- Lần trước, bảy báu từ trời mưa xuống đầy nhà là do sự cúng dường
chư Phật thật sự toàn hảo. Lần này châu báu hiện ra cũng do công đức
của ông. Vậy chỉ mình ông được hưởng.
Cất nhà xong, Mahāduggata cúng dường Phật v| Tăng chúng bảy
ngày. Sau khi mạng chung, ông sanh thiên. Hưởng hết phước lạc cõi trời
suốt thời gian giữa hai vị Phật, ông tái sanh thời Phật hiện tại vào nhà

568
một thương gia gi|u có ở Sāvatthī, một cận sự của Trưởng lão Sāriputta.
Chuyện hiện tại
5B. Pandita, Sa Di Bảy Tuổi

Khi mang thai ông hoàng nghèo, bà mẹ mơ ước được dâng cúng
năm trăm Tỳ-kheo do Trưởng lão Sāriputta dẫn đầu, đồng thời đắp y
vàng, ngồi vòng ngoài hội chúng và nhận thức ăn thừa của Tỳ-kheo. Ước
mơ được thành tựu, bà cúng dường Tăng chúng bảy lần nữa. (Tƣơng tự
nhƣ truyện Tissa).
Ðến ng|y đặt tên, b| xin Trưởng lão truyền giới cho đứa bé. Ðược bà
cho biết trong nhà này ai khờ khạo, điếc c}m đều trở nên khôn ngoan từ
ng|y b| mang thai đứa bé, do đó Ng|i đặt tên là Pandita Dāraka, nhà hiền
trí.
Lên bảy chú muốn đi tu. V| y hệt Tissa chú được mẹ xin Trưởng lão
dẫn đến tinh xá, rồi được Trưởng lão cạo tóc dạy thiền qu{n trên năm
yếu tố đầu tiên của th}n, đồng thời chú cũng được thu nhận v|o Tăng
đo|n. Cha mẹ Tissa ở lại bảy ng|y cúng dường trong tinh xá rồi mới đi
về.
Ngày thứ t{m Trưởng lão dẫn chú vào làng, trễ hơn c{c Tỳ-kheo, vì
Trưởng lão còn phải đi quanh khắp tinh xá dọn dẹp, quét tước, đổ đầy
nước uống v| nước rửa mặt, sửa lại giường ghế cho đúng chỗ, cũng như
đồ đạc vứt ném bừa bãi mất trật tự. Vì Ngài không muốn cho ngoại đạo
vào tinh xá có dịp chê bai: "Hãy xem thói tật của đệ tử ẩn sĩ Gotama kìa!"
Chú bé chưa biết c{ch đắp y ôm bát nên phải theo sát thầy, sau khi đã
được thầy chỉ dạy.
Trên đường đi, chú thấy một rãnh nước dẫn vào ruộng, thắc mắc hỏi
thầy. Thầy giải thích đó l| vật vô tri nhưng con người có thể điều khiển,
dẫn dắt đến bất cứ nơi n|o theo ý muốn. Chú lại băn khoăn: Thế sao con
người có trí lại không kiểm so{t, điều phục t}m mình để chứng quả A-la-
hán?

569
Ði thêm một quãng nữa, chú thấy người l|m tên đang hơ mũi tên v|
gậy trên lửa và nheo mắt để uốn thẳng. Chú lại hỏi thầy v| cũng băn
khoăn sao những mũi tên vô tri có thể uốn thẳng được bằng c{ch hơ lửa,
trong khi con người có trí lại không thể kiểm so{t v| điều phục tâm mình
để đạt quả A-la-hán?
Ði xa thêm một chút, chú thấy thợ mộc đang đeo căm, v|nh trục và
những phần khác của b{nh xe. Chú cũng thắc mắc y như trước: Nếu ta
có thể lấy những mảnh gỗ vô tình này làm thành bánh xe chạy theo ý
mình, thì tại sao ta cũng có trí nhưng không điều phục t}m ý để đạt đến
quả vị A-la-hán.
Do đó chú thưa với Trưởng lão xin Ngài nhận lại y bát của Ngài vì
chú muốn trở về. Trưởng lão không cho phép mình tự nghĩ "Chú nhỏ Sa-
di này mới v|o tăng đo|n m| đã nói năng như thể ta là ông Phật nhỏ
hơn". Ngược lại, Ngài tùy thuận nhận lại y bát của mình, v| còn đưa chìa
khóa thất vì sợ chú ở ngoài trời nguy hiểm. Chú còn dặn thầy nếu mang
thức ăn về cho chú, chỉ xin thứ chú ưa thích, nếu do công đức của Ngài
không được thì sẽ nhờ công đức của chú.
Chú Sa-di Pandita vâng lời thầy mở cửa thất thầy vào tọa thiền, quán
về th}n, điều phục tâm ý. Ngai Đế-thích bỗng nói lên, Ngài hiểu rõ mọi
chuyện, bèn muốn đến đó giúp đỡ nên ra lệnh:
- Tứ Thiên Vương, hãy đuổi chim đang l|m tổ trong vườn tinh xá, và
gác bốn góc!
- Thần mặt trăng hãy giữ mặt trăng lại!
- Thần mặt trời hãy giữ mặt trời lại!
Rồi Đế-thích hiện hình người đi đến chỗ treo sợi dây mở v| đóng
cửa, đứng gác. Không một tiếng động nào trong tinh xá trừ tiếng l{ rơi.
Tâm chú Sa-di an tĩnh, v| chỉ trong khoảng bữa ăn, chú điều phục được
tâm ý và chứng Tam quả.
Trong lúc đó, Trưởng lão đến nhà thí chủ Ngài biết rõ là rất kính
mến Ng|i để khất thực. Họ dâng thức ăn đúng món chú Sa-di thích và
570
xin Ngài thọ thực xong sẽ mang thức ăn về cho Sa-di. Trưởng lão nghĩ đệ
tử mình chắc đói lắm, nên độ xong vội vàng về tinh xá.
Sáng sớm, Thế Tôn dùng điểm t}m xong đến tinh xá. Ngài thấy hết
diễn biến về Sa-di Pandita, v| cũng biết là chú sẽ chứng A-la-h{n trước
bữa ăn. Như thế, nếu Trưởng lão về đến tinh x{ đưa thức ăn, sẽ gây trở
ngại trong lúc chú đang thiền quán. Vì vậy, Thế Tôn đến chờ Trưởng lão
tại thất, và hỏi Ngài bốn câu:
- Sāriputta, ông mang gì thế?
- Bạch Thế Tôn, thức ăn.
- Thức ăn mang lại cái gì?
- Bạch Thế Tôn cảm thọ.
- Cảm thọ mang lại cái gì?
- Sắc chất, bạch Thế Tôn.
- Sắc chất mang lại cái gì?
- Bạch Thế Tôn, xúc.
Ý nghĩa như thế này: Một người đói được ăn, thức ăn sẽ làm hết đói
và mang thọ lạc. Từ thọ lạc thân sẽ đẹp, tốt thêm, nên nói rằng từ thọ
sinh sắc. Ðược sắc thân như thế, người đó sanh t}m hoan hỉ, do đó khi
ngồi hoặc nằm đều được xúc hoan hỉ.
Trong thời gian bốn câu hỏi v| đ{p liên tục thì chú Sa-di chứng A-la-
hán cùng các thần thông. Thế Tôn lúc đó mới bảo Trưởng lão đưa thức
ăn cho Sa-di. Trưởng lão vâng lệnh đến thất gõ cửa. Chú bước ra bưng
lấy bình b{t để qua một bên, cầm quạt lá cọ quạt cho Trưởng lão. Ðược
thầy bảo ăn, chú mới ăn. Thế là chú bé bảy tuổi, đã l| Sa-môn vào ngày
thứ t{m, như một bông huệ nở tươi m{t, ngồi xuống thực hành các pháp
quán chiếu tự tâm, rồi thọ thực.
Rửa và cất bát xong, hai vị thần trả tự do cho mặt trời và mặt trăng.
Tứ thiên vương thôi không g{c bốn góc, Đế-thích cũng ngưng g{c cửa,
và mặt trời đang giữa trưa bỗng lặn mất.
571
Các Tỳ-kheo bàn tán:
- Bóng đêm bất thường trùm xuống, mặt trời lặn giữa trưa, chú Sa-di
mới vừa ăn s{ng xong, vậy là sao nhỉ?
Phật đến, nghe họ kể lại, đ{p rằng:
- Ðúng vậy, các Tỳ-kheo! Khi chú Sa-di cố gắng đạt quả A-la-hán thì
các vị thần giữ mặt trời, mặt trăng lại, đứng gác bốn góc tinh xá hay gác
tại cửa; chính Ta, dù là Phật cũng không thể nghỉ ngơi, nên phải đến với
đệ tử của Ta; người trí thấy người trị thủy dẫn nước, thợ làm tên uốn tên,
thợ mộc đẽo gỗ, đã thiền qu{n trên c{c đề mục đó, v| tự thắng mình
chứng A-la-hán.
Và Phật đọc Pháp Cú:
“Udakam hi nayanti nettikā,
Usukārā namayanti tejanam;
Dārum namayanti tacchakā,
Attānam damayanti paṇḍitāti.”
(80) Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn gỗ,
Bậc trí nhiếp tự thân.

‚Ngƣời tƣới nƣớc vào điền,
Thợ làm cung nắn ngay liền mũi tên.
Thợ mộc uốn gỗ cần chuyên.
Trí giả điều chế tâm viên của mình.‛

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Kệ ngôn thứ nhất đề cập đến những người thợ dẫn nước (nettikā), sau
khi ban chỗ đất gò xuống thấp, đắp chỗ trũng cho bằng, làm thành
mương, lạch lộ thiên, hoặc đặt ống bằng cây có bọng, xong rồi có thể theo

572
ý muốn, họ dẫn nước đến chỗ cần dùng.
Tejanam: C}y tên để bắt vào cung, nỏ để bắn. Kệ ngôn này ý nói:
Những người thợ dẫn nước tùy theo sở thích, thợ l|m tên cũng vậy, sau
khi hơ nóng c}y tên rồi, họ uốn nắn cho nó ngay thẳng, và thợ mộc nữa,
muốn làm thành những căm xe< họ đẽo gọt rồi sửa cho ngay ngắn, hoặc
uốn cong nó được theo sở thích.
Bậc trí giả, sau khi quán niệm bấy nhiêu đề mục trên đ}y, đã l|m
phát khởi Tu-đ|-hoàn đạo t}m< Rồi điều chế tự ngã mà đắc A-la-hán
luôn liền theo đó.
Dầu với vật vô tâm hay hữu tâm, hành giả đều phải hạ thủ công phu
mới đạt đến chỗ diệu dụng được.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Sa di Trí giả đã căn lành,
Nửa bƣớc theo thầy, tuệ giác sanh,
Thấy vật vô hình, ngƣời biến chế,
Lo thân hữu phƣớc, tự điều hành.
Phật trời hội giúp tâm không sụt,
Nhật nguyệt ngừng cho quả kịp sanh,
Nguyện cũ mãn rồi trong kiếp chót,
Niết-bàn bảy tuổi đã nên danh.


6. Vững Vàng Như Ðá Tảng

(Lakuṇṭakabhaddiyattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 81)

“Selo yathā ekaghano,


Vātena na samīrati;
573
Evaṃ nindāpasaṃsāsu,
Na samiñjanti paṇḍitāti”.
“Như tảng đá không động,
Gió thổi chẳng bạt đi,
Trí giả tâm không động,
Mặc tiếng đời thị phi”.
Tại Jatavana, Thế Tôn đã dạy như thế, liên quan đến Trưởng lão
Lakuntaka Bhaddiya.

Các Sa-di và những người kh{c chưa biết Trưởng lão nên thường
kéo tóc, nắm tai, bẹo mũi, hỏi đố:
- Chú ơi! Chú không mỏi mệt vì đạo à? Ðạo làm chú vui thích
không?
Trưởng lão không bực bội, cũng không mích lòng. C{c Tỳ-kheo thấy
vậy xì xào với nhau, Thế Tôn nghe được liền bảo:
- Ðúng thế các Tỳ-kheo! Người trừ hết lậu hoặc, không giận dữ hay
bực bội, nhưng bình thản, không lay động như tảng đ{ kiên cố.
V| đọc Pháp Cú:
“Selo yathā ekaghano,
Vātena na samīrati;
Evaṃ nindāpasaṃsāsu,
Na samiñjanti paṇḍitāti”.
(81) Như đá tảng kiên cố,
Không gió nào lay động,
Cũng vậy, giữa khen chê,
Người trí không giao động.

‚Ví nhƣ đá núi Tây đình,
Giông nào lay chuyển, rung rinh bao giờ.

574
Tâm ngƣời đại trí trơ trơ,
Chê khen cũng mặc, lặng lờ nhƣ không‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Tiếng Nindāpasaṃsāsu trên đ}y, nghĩa l| những lời chê khen, tức là
hai pháp thế gian (lokadhammā), bao gồm tất cả những tiếng đời thị phi,
mai mỉa. Còn l| ph|m phu, ai cũng phải chịu ảnh hưởng tai hại của tám
pháp thế gian: Được lợi (lābho), mất lợi (alābho), được danh (yaso), mất
danh (ayaso), được khen (pasaṃsā), bị chê (ninda), hạnh phúc (sukha) và
đau khổ (dukkha). Tám pháp này như gió trốt lôi cuốn, xoay vần làm cho
tâm chúng sanh phải điên đảo luôn luôn.
Quả thật, cũng như tảng đ{ đặc, không tầm bọng, không hề bị gió
bốn phương lay động, xê dịch, lúc lắc, các bậc trí giả dầu còn ở trong
vòng tám pháp thế gian, vẫn không hề bị phiền phức. Tâm các bậc ấy
không lay động, biến đổi vì ảnh hưởng của sự não hại hay là bất thân
thiện.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Tƣớng tuy lùn bé khó tự hào,
Đại đức Bạt Đà chẳng núng nao,
Mặc kệ rờ đầu cùng bóp mũi,
Dầu ai hạ thấp hoặc đề cao.
Vô sanh Thánh cảnh đà đi tới,
Tục lạy phàm phong hết lọt vào,
Tâm trí kiên cƣờng nhƣ núi đá,
Ngoài da bạn lữ biết đâu nào.


575
7. Yên Lặng Sau Cơn Bão

(Kāṇāmātāvatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 82)

“Yathāpi rahado gambhīro,


Vippasanno anāvilo;
Evaṃ dhammāni sutvāna,
Vippasīdanti paṇḍitāti”.
“Như lòng sâu biển hồ,
Yên lặng không nhiễm ô,
Khi đã nghe Chánh pháp,
Tâm trí giả thanh tịnh”.
Thế Tôn đã dạy như thế tại Jatavana, liên quan đến mẹ của Kānā.

Mẹ của Kānā, một tín nữ đã chứng quả Dự lưu, gả con gái cho một
người ở làng khác. Kānā có dịp về thăm mẹ được ít ngày thì chồng cô
nhắn về. Cô chào mẹ, được mẹ cầm lại, bảo rằng:
- Con đã ở đ}y mấy hôm rồi, sao nay lại về tay không?
Rồi b| l|m b{nh, ý cho cô có ít qu| c{p đối với nhà chồng. Lúc đó có
một Tỳ-kheo đến khất thực. Bà mời ngồi v| cúng dường đầy bát. Vị ấy ra
đi kể lại cho người khác nghe. Rồi người thứ hai, thứ ba, thứ tư đến khất
thực, cả bốn người đều được cúng dường bánh, nên hết bánh. Kānā phải
ở lại. Chồng cô nhắn hai, ba lần, v| cũng vì lý do đó cô không về được.
Chồng cô không chờ nữa, lấy vợ khác. Nghe tin, Kānā cho rằng các Tỳ-
kheo đã hại hạnh phúc của cô, do đó cô chửi bới, nhục mạ mọi Tỳ-kheo
cô thấy. Các Tỳ-kheo không d{m đi qua nh| cô nữa. Thế Tôn biết chuyện
liền đến đó. B| mẹ mời ngồi v| cúng dường cháo và thức ăn cứng. Rồi
Thế Tôn hỏi thăm Kānā, bảo gọi đến và hỏi:
- Kānā, tại sao thấy Ta con lại phiền não và khóc lóc?
576
Bà mẹ kể cho Thế Tôn biết việc n|ng đã l|m. Phật quay về phía cô,
hỏi tiếp:
- Kānā, Ta nghe rằng đệ tử Ta tới nhà con khất thực và mẹ con cho họ
bánh, vậy họ có lỗi gì?
Cô sụt sùi đ{p:
- Các Tỳ-kheo ấy không có lỗi, bạch Thế Tôn, chỉ có con có lỗi.
Rồi cô đảnh lễ Thế Tôn xin được tha thứ. Phật thuyết pháp cho cô và
cô chứng quả Dự lưu. Thế Tôn trở về tinh xá, vua trông thấy khi Ng|i đi
ngang qua ho|ng cung, nên xin được đảnh lễ. Vua hỏi thăm về Kānā va
sau đó hỏi Phật:
- Bạch Thế Tôn, Ngài có l|m ngưng được sự nhiếc móc của cô ta đối
với các Tỳ-kheo hay không?
Phật đ{p:
- Ðược, Ðại vương! Cô ta đã hết nhiếc móc, v| đã l|m chủ tài sản
xuất thế gian.
- Bạch Thế Tôn, tốt lắm. Vậy con sẽ cho cô ta tài sản thế gian.
Ðảnh lễ Thế Tôn xong, vua quay về cung, gửi cho cô một kiệu lớn,
cho cô trang điểm lộng lẫy, nhận cô làm công chúa và thông báo kén phò
mã. Một đại quý tộc cưới cô. Từ đó cô đặt người tại bốn cửa và cho phục
vụ tất cả các Tỳ-kheo và Tỳ-kheo Ni. Cô còn muốn kiếm nhiều Sa-môn
hơn nữa để phục vụ cúng dường nhưng không có. Thực phẩm cúng
dường thì dồi dào, cả cứng lẫn mềm, luôn luôn có sẵn tại nhà và tuôn ra
cửa như một trận lụt lớn.
Các Tỳ-kheo lại bàn tán tại Ph{p đường về cô. Thế Tôn đến, nghe họ
kể lại, bèn đ{p:
- Các Tỳ-kheo! Ðây không phải lần đầu mà trong tiền kiếp bốn
Trưởng lão ấy cũng đã l|m phiền Kānā. Cũng không phải lần đầu Ta
thuyết phục cô ta mà trong tiền kiếp cũng đã như thế.
Các Tỳ-kheo xin Phật kể lại chuyện quá khứ, Thế Tôn bèn kể chuyện
577
Bổn Sanh Babbu
“Yattheko labhatī babbu,
Dutiyo tattha jāyati;
Tatiyo ca catuttho ca,
Idante babbukā bilanti.”
Một con mèo tìm đƣợc,
Con thứ hai xuất hiện.
Con thứ ba, thứ tƣ,
Hang này chúng tìm đến.

‚Khi nào thấy một chú mèo,
Thì một chú nữa hiện theo chẳng từ,
Rồi chú ba và chú tƣ,
Hang này mèo nọ hình nhƣ thích tìm‛.
Bốn con mèo lúc đó l| bốn Tỳ-kheo. Con chuột là Kānā v| người thợ
châu báu là Thế Tôn. Và Ngài nói Pháp Cú:
“Yathāpi rahado gambhīro,
Vippasanno anāvilo;
Evaṃ dhammāni sutvāna,
Vippasīdanti paṇḍitāti”.
(82) Như hồ nước sâu thẳm,
Trong sáng, không khuấy đục.
Cũng vậy nghe chánh pháp,
Người trí hưởng tịnh lạc.

‚Hiền nhân nghe pháp vừa xong,
Tâm liền thanh tịnh, sạch trong nƣớc hồ.
Nƣớc sâu, gƣơng phẳng lặng tờ,
Trong veo sáng suốt, chẳng nhơ bụi hồng‛.


578
Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Danh từ Rahado trên đ}y nghĩa l| hồ, nhưng l| hồ sâu rộng lắm.
Dầu cho bốn bộ binh (qu}n, xa, mã, tượng) xuống hết dưới hồ đó, nước
hồ cũng không tr|n d}ng lên. Như vậy thì chỉ có đại trùng dương
(nīlamahāsamuddo), bề sâu tám muôn ngàn do tuần mới xứng với tên
Rahado. Quả thật, từ dưới đ{y hồ của nó ở chỗ s}u độ t{m mươi bốn ngàn
do tuần (cattāḷīsayojanasahassa), nước chao động vì cá, khoảng giữa độ sâu
bốn ngàn do tuần thì nước đứng yên, còn ngang phía trên mặt nước chao
động vì gió. Chỗ yên lặng ấy có thể gọi là hồ sâu thẳm vậy
(gambhīrarahado).
Evaṃ dhammāni (nghe ph{p) đ}y chỉ cho những thời pháp thuyết:
Theo định nghĩa trên, cũng như hồ sâu không bị xáo trộn, thì nước của
nó trong sạch, yên tịnh, lặng trang như thế n|o; cũng như thế ấy, sau khi
nghe thời pháp của Ta thuyết, do nơi Tu-đ|-hoàn đạo... bậc trí giả đạt
đến tâm thanh tịnh, xa lìa phiền não chứng đắc A-la-hán quả.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Đợi bánh, Cà Na bị mất chồng,
Tức mình, đổ tội bốn Sƣ ông,
Nhờ nghe Pháp Phật, tâm liền tịnh,
Hƣởng lộc trời ban giữa bệ rồng.
Trƣớc lỡ buông lời nhiếc lão Tăng,
Sao lo bù đắp lại cho bằng,
Mỗi ngày công chúa lo làm phƣớc,
Chờ mãi hoài công, nghĩ chán chăng?


8. Một Lũ Lang Thang.

(Pañcasatabhikkhuvatthu)

579

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 83)

“Sabbattha ve sappurisā cajanti,


Na kāmakāmā lapayanti santo;
Sukhena phuṭṭhā atha vā dukkhena,
Na uccāvacaṃ paṇḍitā dassayanti”.
“Trượng phu lìa mọi Pháp,
Không bàn đến dục lạc,
Trí giả gặp khổ vui,
Không lo nghĩ cao thấp.
Do chuyện năm trăm Tỳ-kheo, Thế Tôn đã dạy như trên tại Jatavana.
Truyện bắt đầu ở Veranjā.

Thế Tôn nhận lời mời của Bà-la-môn Veranjā đến Veranjā nhập hạ với
năm trăm Tỳ-kheo. Nhưng B|-la-môn bị Ma vương mê hoặc đến nỗi
không hề nghĩ đến Phật, dù chỉ một ng|y. Hơn nữa tại đ}y lại xảy ra nạn
đói. C{c Tỳ-kheo ra ngoài khất thực nhưng không nhận được gì v| đói
lả. Các nhà buôn ngựa sau đó có cho họ lúa ngựa. Trưởng lão Moggallāna
thấy họ đói qu{, xin phép đến Uttarakuru khất thực nhưng Thế Tôn
không cho. Tuy thế các Tỳ-kheo không hề lo }u đến lương thực một ngày
nào, mà chỉ lo tu để diệt trừ tham ái dục lậu.
Sau ba tháng, Thế Tôn báo cho Bà-la-môn Ng|i ra đi, ông lễ kính
Phật v| được quy y. Xong, Phật và các Tỳ-kheo trở về Jatavana. Dân
Sāvatthī d}ng đầy đủ thức ăn ch|o mừng Ngài trở về.
Thưở đó do lòng tốt của các Tỳ-kheo m| năm trăm ăn m|y sống
trong vòng r|o tinh x{. Ăn xong thức ăn thừa của các Tỳ-kheo rồi họ nằm
lăn ra ngủ. Thức dậy, họ chạy ra bờ sông la hét, nhảy nhót, vật lộn đùa
giỡn. Khi ở bên trong hang, ở bên ngoài tinh xá, họ đều chẳng được tích
sự gì, chỉ có bê bối.
Trong Ph{p đường, các Tỳ-kheo bàn tán, có vẻ không bằng lòng. Lúc
580
gặp nạn đói ở Veranjā họ đ}y có lôi thôi, nhưng b}y giờ ăn uống đủ thứ
họ lại buông lung phóng túng, đủ kiểu tai hại. Còn các Tỳ-kheo thì ở
Veranjā và ở đ}y đều sống yên bình, v| tĩnh lặng.
Thế Tôn v|o Ph{p đường hỏi các Tỳ-kheo, nghe kể lại, bèn bảo:
- Trong những kiếp trước họ cũng h|nh động như thế. Họ vốn là
năm trăm con lừa uống cặn nước nho thừa của năm trăm ngựa giống
Sindh, nước đó đã pha thêm với nước lã rồi lọc qua một c{i khăn, một thứ
nước tồi tàn, nhạt nhẽo không còn mùi vị gì. Uống xong, chúng say sưa,
la hí vang rân.
“Vālodakaṃ apparasaṃ nihīnaṃ,
Pitvā mado jāyati gadrabhānaṃ;
Imañca pitvāna rasaṃ paṇītaṃ,
Mado na sañjāyati sindhavānaṃ.
Appampivitvāna nihīnajacco,
So majjatī tena janinda phuṭṭho;
Dhorayhasīlī ca kulamhi jāto,
Na majjatī aggarasaṃ pivitvā’ti”.
Một miếng rƣợu nhạt thừa,
Làm lừa say nghiêng ngửa.
Ngựa Sindh chẳng chuếch choáng,
Dù uống rƣợu tốt ngon.
Tây đại vƣơng, cũng thế!
Ngƣời ngu dễ dàng say,
Ngƣời trí luôn điềm đạm,
Rƣợu ngon chẳng chuyển lay.
Lược dịch:
‚ ‘Tịnh thủy’ lạt lẽo thấp hèn,
Bầy lừa uống bị ma men nhập vào.
Rƣợu nho ngon ngọt thanh cao,
Ngựa tuấn uống, chẳng khi nào biết say.
Tâu quốc vƣơng, kẻ không hay,
581
Nhắp chút ít rƣợu là say tức thì.
Con nhà dòng dõi lễ nghi,
Không say, dù uống rƣợu gì quý ngon‛.
Và Thế Tôn nói tiếp:
- Như thế, này các Tỳ-kheo! Người hiền từ bỏ tham dục xấu ác, và
không giao động dù vui hay buồn.
Rồi Ng|i đọc Pháp Cú:
“Sabbattha ve sappurisā cajanti,
Na kāmakāmā lapayanti santo;
Sukhena phuṭṭhā atha vā dukkhena,
Na uccāvacaṃ paṇḍitā dassayanti”.
(83) Người hiền bỏ tất cả,
Người lành không bàn dục,
Dầu cảm thọ lạc khổ,
Bậc trí không vui buồn.

‚Trƣợng phu chẳng chút bận lòng,
Đến điều tham dục không nên luận bàn.
Trí giả, tâm đã tịnh an,
Gặp cảnh sƣớng khổ, chẳng màng nói ra‛.
Cuối thời pháp, có nhiều vị Tỳ-kheo chứng đắc quả Tu-đ|-hoàn...

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Tiếng Sabbattha (khắp nơi) trên đ}y {m chỉ tất cả mọi pháp, nhất là
khắp tất cả mọi thành phần của Ngũ uẩn (thân và tâm).
Sappurisā (Trượng phu) là những nam nhân tốt (Sappurisā), tức là
những bậc hiền nhân quân tử.
Vajanta (lìa bỏ), đ}y l| dứt bỏ được ái dục (chandarāga) do nhờ
chứng đắc A-la-hán đạo tuệ (Arahattamaggaññāṇa).

582
Na kāmakāmā: không b|n đến động cơ của dục lạc (kāmayantā) nhân
của dục lạc (kāmahetu), lý do của dục lạc (kāmakāraṇā).
Santo: Bậc an tịnh như chư Phật... thì không tự mình nói hoặc bảo kẻ
khác nói đến nhân dục lạc... Quả vậy, những vị Tỳ-kheo nào lúc đi trì
bình khất thực, đến đứng chỗ mình ưa thích rồi mở lời rằng: “Này ông
thiện nam, vợ con ông mạnh giỏi không?”; hoặc “ông có việc chi phiền
phức chớ?”. Tỳ-kheo nói chuyện vô ích phù phiếm, như chuyện vua
quan, trộm cướp... chừng ba bốn c}u như vậy, là lapayanti (nói phiếm).
Khi gia chủ nghe rồi, đ{p lại: “Bạch Ngài, cả nh| con đều được an vui,
không có điều chi phiền phức. Bây giờ, chúng con dư dả vật thực, xin
thỉnh Ngài ở lại đ}y”. Tỳ-kheo nói ướm để được thỉnh mời như vậy, gọi
là lapayanti. Bậc Tịnh giả không nói theo hai c{ch trên đ}y.
Dầu tiếp xúc với cảnh vui hay cảnh khổ, dầu bị tám pháp thế gian
đụng chạm đến các Ngài, bậc Trí giả cũng không to tiếng, lộ vẻ bất bình
khen tốt, chê xấu, hãnh diện hay hổ thẹn chi cả.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Tịnh giả dầu trong cảnh ngộ nào,
Cũng là trầm mặc chẳng xôn xao,
Khi vui, lúc khổ, tâm thƣờng trụ
Bữa đƣợc, ngày thua, trí vẫn cao.
Lan Nhã đã qua mùa đói kém,
Jatavana còn gặp nhóm tầm phào,
Thói đời no đủ sanh nhiều chuyện,
Theo Phật ăn dƣ lại tự hào.


9. Chồng Và Vợ

(Dhammikattheravatthu)

583
KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 84)

“Na attahetu na parassahetu,


Na puttamicche na dhanaṃ na raṭṭhaṃ;
Na iccheyya adhammena samiddhimattano,
Sa sīlavā paññavā dhammiko siyā”.
Không mong con, của, xứ,
Không mong được không thành,
Rằng lời, mất, danh dự,
Thế mới gọi hợp pháp,
Giới đức và trí tuệ”.
Thế Tôn đã dạy câu này tại Jatavana, liên quan đến Trưởng lão
Dhammika.

Tại Sāvatthī, một cư sĩ sống đời chánh trực, muốn đi tu, một hôm
thân mật báo cho vợ biết. Bà vợ xin chồng đợi sinh con xong. Ðợi đến khi
đứa bé biết đi, ông lại nói nữa. Bà vợ lại bảo đợi nó trưởng thành. Ðối với
ông, cho phép hay không, không thành vấn đề vì lòng ông đã giải thoát
đau khổ của chính mình.
Rồi ông xuất gia, thành Sa-môn. Nhận đề tài thiền quán, ông nỗ lực
tu tập v| đạt được tuyệt đích của đời tu. Ông trở về Sāvatthī, tìm gia đình
và thuyết ph{p cho con. Anh ta đi tu v| cũng chứng A-la-hán. Bà vợ thấy
ở nhà không còn ai nữa, nên cũng ph{t t}m đi tu, v| cũng chẳng bao lâu
chứng A-la-hán.
Tại ph{p đường các Tỳ-kheo thảo luận, v| được Phật dạy:
- Các Tỳ-kheo! Người trí không trông mong th|nh đạt dù cho mình
hay cho người kh{c. Người chân chánh chỉ tìm đường nương tựa vào
giáo pháp.
Và nói Pháp Cú:
“Na attahetu na parassahetu,

584
Na puttamicche na dhanaṃ na raṭṭhaṃ;
Na iccheyya adhammena samiddhimattano,
Sa sīlavā paññavā dhammiko siyā.”
‚Không vì mình, vì ngƣời, không cầu con, ruộng, tiền, không mƣu thần,
chƣớc quỷ, chỉ sống thuần đức hạnh, chánh trí, hợp chánh pháp‛. Ngƣời trí
không làm điêu tà, Không vị thiên hạ, hoặc là riêng ai. Không nên, bằng việc
quấy sai, cầu mong vƣơng quốc, con trai, sự giàu. Không nên tha thiết mong
cầu, dùng phƣơng bất chánh ngõ hầu thành công. Đƣợc vậy mới thật đáng
phong, đạo đức, trí tuệ, có lòng thẳng ngay‛.
(84) Không vì mình, vì người.
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu,
Với việc làm phi pháp.
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ, đúng pháp.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Na attahetu: Bậc xứng danh là trí giả (paṇḍita) thì không thiên vị vì
mình hoặc vì người khác mà làm việc quấy ác.
Na puttamicche: làm quấy ác, mà dầu nghiệp.
Bậc trí giả không cầu mong được con, tài sản, xứ bằng việc có mong
muốn đi nữa, cũng không vì vậy mà tạo thêm ác
Samiddhim attano: Dầu việc chi có lợi ích đến mình, bậc trí cũng
không muốn được bằng phi pháp, cho nên không làm ác vì lý do lợi ích
vậy.
Sa sīlavā: Bậc quân tử, trượng phu như vậy chính là bậc có đức
hạnh, có trí tuệ và sống hợp Chánh pháp. Ngoài ra không có ai khác.


585
Dòch Giaû Caån Ñeà
Lý đạo thông rồi, quyết xuất gia,
Xá chi con, vợ, xá chi nhà,
Trƣớc lo giải thoát cho riêng mình,
Sau tính châu toàn trọn cả ba.
Bậc trí trƣớc sau hành đúng đắn,
Ngƣời ngu cao thấp nói sai ngoa,
Mắt trần khó biết phân tà chánh,
Hợp Pháp Tỳ-kheo, La Hán mà.


10. Ít Người Ðến Bờ Kia

(Dhammassavanavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 85-86)

“Appakā te manussesu,
Ye janā pāragāmino;
Athāyaṃ itarā pajā,
Tīramevānudhāvati”.
“Ye ca kho sammadakkhāte,
Dhamme dhammānuvattino;
Te janā pāramessanti,
Maccudheyyaṃ suduttaraṃ”.
“Giữa nhân loại ít người,
Bờ kia đạt đến nơi,
Có nhiều người còn lại,
Chạy theo bờ này mãi”.
“Nương theo Pháp khéo dạy,
Những ai chân hành trì,
Vượt biển dục nan giải,

586
Sẽ đạt đến bờ kia”.
Thế Tôn đã dạy như thế khi ngụ tại Jatavana, liên quan đến vấn đề
nghe pháp.

D}n cư tại một con đường ở Sāvatthī rủ nhau đi cúng dường, và
quyết định ở lại suốt đêm nghe ph{p, nhưng họ không thể nghe cả đêm
được. V|i người đã bị dục tình chi phối v| đã bỏ về nhà, một số thì lo
hờn lo giận, những người khác thì hôn trầm dã dượi, ngồi ngủ gà ngủ
gật, không một giọt pháp nào lọt vào tai.
Các Tỳ-kheo bàn tán về chuyện trên trong ph{p đường. Thế Tôn
nghe được liền dạy:
- Các Tỳ-kheo! Chúng sanh trong thế gian hầu hết đều dính mắc vào
tam độc. Rất ít người qua được bờ bên kia.
Và Ngài đọc Pháp Cú:
“Appakā te manussesu,
Ye janā pāragāmino;
Athāyaṃ itarā pajā,
Tīramevānudhāvati”.
“Ye ca kho sammadakkhāte,
Dhamme dhammānuvattino;
Te janā pāramessanti,
Maccudheyyaṃ suduttaraṃ”.
(85) Ít người giữa nhân loại
Ðến được bờ bên kia.
Còn số người ở lại
Xuôi ngược chạy bờ này.
(86) Những ai hành trì pháp
Theo chánh pháp khéo dạy
Sẽ đến bờ bên kia
Vượt ma lực khó thoát.

587

‚Ít ngƣời giữa nhân loại,
Đến đƣợc bờ bên kia,
Số lớn ngƣời còn lại,
Xuôi ngƣợc bờ bên này‛.
‚Những ai chân chánh hành trì,
Theo chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đạt đến bờ kia,
Vƣợt ma giới khó thoát‛.
86. ‚Nội trong đám nhân quần,
Bờ kia đạt đến một vài mà thôi,
Còn thì vơ vẩn bồi hồi,
Bao nhiêu ngƣời khác tại nơi bờ này.
Những ngƣời nghe đƣợc pháp hay
Ráng hành cho đúng lời thầy chẳng sai,
Bờ kia sẽ đạt đến ngay,
Biển trần lao ắt có ngày vƣợt qua‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Appakā: Số ít, không có nhiều.


Pāragāmino: Đ{o bỉ ngạn, qua đến bờ kia l| đến Niết-bàn.
Athāyaṃ itarā pajā: Số người còn lại, là phần đông nh}n loại vì thân
kiến, tức là thành kiến ngã chấp, cứ bám chặt vào danh sắc, nên cứ chạy
theo bờ bên này.
Sammadakkhāte: Được chỉ dạy đúng đắn, khéo thuyết giảng.
Dhamme: Trong c{c ph{p đã thuyết.
Dhammānuvattino: Ph{p m| được nghe thuyết rồi, theo đó thực
hành cho đầy đủ, để chứng đạt đạo quả.
Pāramessanti: Những người như thế sẽ đạt đến bờ kia, tức là Niết-

588
bàn.
Maccudheyyaṃ: Trong vòng tử thần, ám chỉ cõi trần, nơi m| chúng
sanh bị cái gọi là phiền não Ma vương (Kilesamārasaṅkhāta) bao vây.
Suduttaraṃ: Những ai thực h|nh đầy đủ theo pháp đã nghe thì
thoát qua khỏi vòng vây của Ma vương rất khó vượt qua v| đạt đến bờ
kia là Niết-bàn.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Rủ nhau làm phƣớc, thức nghe kinh,
Niệm đầu tiên quả thật lành,
Ma dục xen vào, về nghỉ lẹ,
Lửa sân nổi giận, bỏ đi nhanh.
Lắm anh ngủ gật, gần nhƣ chết,
Nhiều chị hôn trầm, tựa mới sanh,
Vƣợt biển khổ qua bờ giải thoát,
Xƣa nay rất hiếm bậc viên thành.


11. Từ Bỏ Ðen Tối

(Āgantukabhikkhuvatthu)

KỆ NGÔN (Pháp Cú câu 87 – 88 - 89)

87. “Kaṇhaṃ dhammaṃ vippahāya,


Sukkaṃ bhāvetha paṇḍito;
Okā anokamāgamma,
Viveke yattha dūramaṃ”.
88. “Tatrābhiratimiccheyya,
Hitvā kāme akiñcano;
Pariyodapeyya attānaṃ,

589
Cittakilesehi paṇḍito”.
89. “Yesaṃ sambodhiyaṅgesu,
Sammā cittaṃ subhāvitaṃ;
Ādānapaṭinissagge,
Anupādāya ye ratā;
Khīṇāsavā jutimanto,
Te loke parinibbutā”.
“Người trí bỏ hắc pháp,
Tu tập theo bạch pháp,
Xuất gia sống không nhà,
Một mình ở nơi xa”.
“Người trí gột rửa sạch,
Cấu uế ở nội tâm,
Lìa dục không ô nhiễm,
Hãy cầu vui Niết-bàn”.
“Những người giữ chánh tâm,
Tu giác chi bảy pháp,
Xa lìa mọi thủ chấp,
Không ái nhiễm hỷ hoan,
Sẽ sanh không lậu hoặc,
Hiện sắp chứng Niết-bàn”.
Câu này Thế Tôn dạy tại Jatavana, liên quan đến năm mươi Tỳ-kheo
đến thăm.

Năm mươi Tỳ-kheo đã nhập hạ tại nước Kosala xong, giải hạ đến
viếng Thế Tôn. Họ đảnh lễ Ngài và cung kính ngồi một bên.
Thế Tôn lắng nghe kinh nghiệm hành trì của họ và dạy họ Pháp Cú:
87. “Kaṇhaṃ dhammaṃ vippahāya,
Sukkaṃ bhāvetha paṇḍito;
Okā anokamāgamma,
Viveke yattha dūramaṃ”.
590
(87) Kẻ trí bỏ pháp đen
Tụ tập theo pháp trắng
Bỏ nhà, sống không nhà,
Sống viễn ly khó lạc.
88. “Tatrābhiratimiccheyya,
Hitvā kāme akiñcano;
Pariyodapeyya attānaṃ,
Cittakilesehi paṇḍito”.
(88) Hãy cầu vui Niết-bàn
Bỏ dục, không sở hữu,
Kẻ trí tự rửa sạch
Cấu uế từ nội tâm.
89. “Yesaṃ sambodhiyaṅgesu,
Sammā cittaṃ subhāvitaṃ;
Ādānapaṭinissagge,
Anupādāya ye ratā;
Khīṇāsavā jutimanto,
Te loke parinibbutā”.
(89) Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc, sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.

87.
‚Ngƣời trí hắc pháp bỏ ra,
Tu tập bạch pháp lìa xa gia đình,
Xuất ly, tự sống một mình,
Y theo giới đức, lộ trình Sa môn‛.
88.

591
‚Ngƣời trí phải gội sạch trơn,
Những điều cấu uế, não phiền trong tâm.
Thú vui Chánh Pháp nên tầm,
Xa lìa ngũ dục, nhập tâm Niết-bàn‛.
89.
‚Không còn cố thủ chấp nê,
Rời tâm ái dục, diệt bề trăm lao,
Để thành sáng suốt thanh cao,
Niết-bàn ắt sẽ chứng vào hiện nay‛.
87.
‚Kẻ trí bỏ hắc pháp,
Tu tập theo bạch pháp,
Bỏ nhà sống không nhà,
Độc thân rất khó hƣởng‛.
‚Hãy cầu vui Niết-bàn,
Bỏ dục không nhiễm uế,
Kẻ trí tự rửa sạch,
Mọi cấu uế nội tâm‛.
‚Những ai thƣờng chánh tâm,
Tu tập pháp Giác chi,
Xa lìa mọi chấp trƣớc,
Hoan hỷ không nhiễm ái,
Sẽ sống không lậu hoặc,
Sáng chói, chứng Niết-bàn,
Ngay trong đời hiện tại‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Kaṇhaṃ dhammaṃ: Sau khi rời bỏ hắc pháp, là pháp bất thiện, nhất
là thân ác hạnh.
Sukkaṃ bhāvetha: Người trí xuất gia tu lên Tỳ-kheo rồi, từ đó nên

592
h|nh cho đắc La H{n đạo, tu tập bạch pháp, nhất là thân thiện hạnh, làm
sao?
Okā anokamāgamma: Оkаṃ đ}y chỉ cho chỗ ngụ, l| gia đình.
Апоkаṃ: L| vô gia đình, cốt bước lên con đường đến Niết-bàn.
Tatrābhiratimiccheyya: Ám chỉ trạng thái vô gia cư, cô tịch, Niết-
bàn. Người tu tập thất giác chi nên thỏa thích trong trạng th{i đó.
Hitvā kāme: L| đã rời xa vật dục và phiền não dục, không còn bị ô
nhiễm, tâm tịch tịnh an vui.
Cittakilesehi: Năm ph{p c{i hãy tự mình gột rửa, tẩy sạch.
Sambodhiyaṅgesu: Chỉ Thất giác chi.
Sammā cittaṃ subhāvitaṃ: Đ|o luyện phát triển chánh tâm cho
càng tăng trưởng, ưu tú.
Ādānapaṭinissagge: Ādāna là bám níu, cầm nắm, nay từ bỏ sự bám
níu. Cả bốn cái thủ đều dứt bỏ hết thì được hoan hỷ.
Jutimanto: Bậc có oai lực, nhờ ánh sáng của A-la-hán đạo tuệ lúc tan
rã Ngũ uẩn sẽ Vô dư Niết-bàn vì đã gi{c ngộ lý pháp.
Te loke: Những người trong thế gian l| Ngũ uẩn này, sau khi Niết-
bàn. Từ khi đắc quả A-la-hán, về sau đã liệng bỏ cả vòng Ngũ uẩn với sự
diệt tận cuối cùng bằng Vô dư Niết-bàn. Người đã Niết-bàn l| người
không còn chấp thủ thứ gì cả, giống như c}y đèn tắt vậy.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Năm trăm Tăng khách Kiều Tát La,
Về đến Vƣơng Xá lễ Phật Đà,
Ngài đã ban truyền ba pháp kế,
Dạy khuyên bậc trí hạnh không nhà.
Một nên độc chiếc hành phạm hạnh,
Hai phải trừng thanh ngũ dục ra,

593
Ba ráng tu theo bảy nhánh giác,
Niết-bàn quả vị sẽ không xa.


594
VII. Phẩm A-La-Hán



1. Ðấng Như Lai Không Ðau Khổ

(Jīvakapañhavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 90)

“Gataddhino visokassa,
Vippamuttassa sabbadhi;
Sabbagandhappahīnassa,
Pariḷāho na vijjati”.
“Đến đích không ưu phiền,
Giải thoát ngoài tất cả;
Trừ diệt mọi buộc ràng,
Không còn lửa tham ái”.
Do câu hỏi của Jīvaka, Thế Tôn đã dạy như trên ở rừng xoài Jīvaka.

Devadatta hợp lực với vua Ajātasattu }m mưu giết Phật. Ông lên
ngọn Linh-thứu lăn một tảng đ{ xuống, va vào vách núi, vỡ ra một mảnh
bắn vào chân Thế Tôn làm chảy máu. Các Tỳ-kheo đưa Ng|i đến
Maddakucchi, v| sau đó đến rừng xoài theo ý Ngài muốn. Jīvaka hay tin
liền đến tức thì, đắp thuốc v| băng vết thương. Vì có bệnh nh}n đang
chờ trong th|nh, ông xin đi ngay, hẹn sẽ trở về th{o băng. Nhưng khi trở
về cổng th|nh đã đóng, ông lo lắng vì nếu không th{o băng đúng giờ,
Thế Tôn sẽ chịu đau nhức dữ dội. Ngay khi đó Phật biết được ý nghĩ của
ông liền bảo Ānanda th{o băng. Vết sẹo biến mất tức khắc như vỏ cây bị
bóc ra. Sáng sớm Jīvaka về đến, nôn nóng hỏi thăm Phật có thấy đau đớn
595
không, v| được trả lời:
- Jīvaka, Như Lai đã dập tắt mọi phiền não ngay khi lên ngôi Chánh
Giác.
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
“Gataddhino visokassa,
Vippamuttassa sabbadhi;
Sabbagandhappahīnassa,
Pariḷāho na vijjati”.
(90) Ðích đã đến, không sầu,
Giải thoát ngoài tất cả,
Ðoạn trừ mọi buộc ràng,
Vị ấy không nhiệt não.

Không còn lo sợ mảy may,
Khi đã cắt đứt mọi dây buộc ràng;
Ngƣời đã giải thoát hoàn toàn,
Là ngƣời thoát khỏi con đƣờng tử sanh‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Gataddhino: người đã ho|n tất cuộc hành trình, tức l| đã chứng đắc
đạo quả A-la-hán. Có hai lộ trình là lộ trình băng qua cõi hoang vu
(Kāntaraddhā) và lộ trình đi quanh một vòng luân hồi (Vaṭṭaddhā).
Trong hai lộ trình đó, người lữ hành (Addhiko) đang đi trên lộ trình
băng qua cõi hoang vu l| chưa đạt đến mục đích đã nhắm, một khi đạt
đến mục đích l| Niết-bàn rồi, thì gọi l| đã ho|n tất cuộc hành trình
(Gataddhā). Những chúng sanh còn dính mắc trong vòng luân hồi cứ luẩn
quẩn trong đó, thì còn l| những người lữ hành mãi mãi (Addhikā). Bởi thế
cho nên phải tận cùng vòng luân hồi, các bậc Thánh Nhân nhất là Tu-đ|-
hoàn là những người lữ h|nh đã tận cùng vòng luân hồi, là những bậc
Lậu tận, đã được gọi là những người đến đích (Gataddhā). Đó nghĩa l|
596
tiếng Gataddhino.
Visokassa: không ưu phiền (Soka) l| đã dứt hết mọi nỗi khổ lo âu,
phiền muộn có căn bản là vòng luân hồi.
Vippamuttassa sabbadhi: đã giải thoát hết tất cả l| đã giải thoát
Pháp Hữu vi nhất l| Ngũ uẩn.
Sabbagandhappahīnassa: đã trừ bỏ mọi trói buộc l| đã dứt cả bốn
loại trói buộc (Gantha): Abhijjā (Tham xan), Vyāpāda (Oán hận),
Sīlabbatāparāmāsa (Giới cấm thủ) và idaṃ saccābhinivesa (Kiến thủ).
Pariḷāho na vijjati: Có hai loại nồng nhiệt: một của thân và một của
t}m. Đối với bậc Lậu tận, khi bị ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài, nhất
là sự lạnh, sự nóng thì chỉ có thân nhiệt sanh lên mà thôi.
Câu hỏi của ngự y Jīvaka liên hệ với thân nhiệt này, còn Đức Phật là
bậc Ph{p Vương chuyên môn thuyết pháp, giảng đạo, nên nhân dịp này,
Ngài thuyết pháp đề cập đến ảnh hưởng của tâm nhiệt (Cetasikapariḷāho)1:
“Này đạo hữu Jīvaka, nói theo Ch}n Đế (Paramattha) thì đối với bậc Lậu
tận như vậy, không có sự nồng nhiệt”.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Ngự Y Kỳ Bá hỏi Phật rằng:
‚Ngài thấy trong ngƣời có nóng chăng?‛.
Phật đáp: ‚Từ khi Ta đại Ngộ,
Trong Ta lửa dục đã trừ căn‛.
Ý Ngài ám chỉ đến Tâm không,
Phiền não đâu còn cháy phía trong,
Nhƣng phía ngoài thân, sao khỏi khổ,
Giập chân, nát thịt, máu ròng ròng.
Nghiệp mới tuy là đã dứt rồi,
Nhƣng bao quả cũ vẫn còn nhồi,
‚Hứa thân hữu khổ là Chân lý!‛.

597
Dầu Phật hay ai, cũng thế thôi!


2. Thoát Khỏi Trói Buộc

(Mahākassapattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 91)

“Uyyuñjanti satīmanto,
Na nikete ramanti te;
Haṃsā’va pallalaṃ hitvā,
Okamokaṃ jahanti te”.
“Tự sách tấn, Chánh niệm.
Không thích cư xá nào;
Như ngỗng trời rời ao,
Bỏ sau mọi trú ẩn”.
Thế Tôn đã dạy c}u trên, liên quan đến Trưởng lão Mahā Kassapa tại
Veḷuvana.

Mãn hạ tại Rājagaha, Thế Tôn loan tin cho các Tỳ-kheo biết sau nửa
tháng sẽ khất thực, có nghĩa l| c{c Tỳ-kheo sẽ đi tr{ng rửa bình bát,
nhuộm y và sẽ thong dong lên đường khất thực.
Trong khi đó thì Trưởng lão Mahā Kassapa lại đi giặt y. Các Tỳ-kheo
thấy thế có vẻ dè bỉu, vì một trăm t{m mươi d}n trong th|nh n|y nếu
không là bà con thì cũng l| thí chủ của Trưởng lão, dễ gì Ngài từ chối sự
cúng dường của họ, và dù Ngài có theo Thế Tôn lên đường cũng chẳng
đi xa hơn hang Māpamāda. (Có tên nhƣ thế khi Phật du hành đến hang này,
thƣờng bảo các Tỳ-kheo "Các ông có thể trở về, chớ có buông lung").
Quả vậy, đức Phật thấy không thể để tinh xá trống không, nhất là
vào dịp lễ lạc hay rủi có tai {ch, nên đã bảo Trưởng lão mang đệ tử quay

598
trở về. Các Tỳ-kheo lại xầm xì:
- N|y chư huynh đệ có thấy không? Chúng ta chẳng đo{n l| Kassapa
giặt y, không theo Thế Tôn sao? Thật quả như rằng!
Việc đến tai Thế Tôn và Phật dạy:
- Này các Tỳ-kheo! Các ông nói Kassapa bị trói buộc vào thân quyến
và tứ sự cúng dường, trong khi sự thật ông trở về là vì vâng lệnh ta.
Trong tiền kiếp ông đã ph{t nguyện sẽ như mặt trăng tho{t khỏi mọi sự
trói buộc, v| ông cũng nguyện đến gần các thí chủ. Kassapa không hệ lụy
v|o đ|n-na hoặc của tín thí. Nhân chuyện Kassapa, ta thuyết cho mọi
người con đường Ðạo như đường đi của mặt trăng, Ðạo của những bậc
Tuyển Chọn cao quý.
Theo lời yêu cầu của các Tỳ-kheo, Phật kể lại chuyện quá khứ một
trăm ng|n năm kiếp trước, thời Phật Padumuttara (trong Trưởng lão Tăng
kệ). Và Phật xác nhận Kassapa, đệ tử của Phật, không dính mắc v|o người
cúng dường, của cúng dường, tinh x{ cũng như tịnh thất; như con ngỗng
chúa xuống hồ bơi lội tự tại trong đó.
Và Phật nói Pháp Cú:
“Uyyuñjanti satīmanto,
Na nikete ramanti te;
Haṃsā’va pallalaṃ hitvā,
Okamokaṃ jahanti te”.
(91) Tự sách tấn, chánh niệm,
Không thích cư xá nào,
Như ngỗng trời rời ao.
Bỏ sau mọi trú ẩn.

‚Đại Hùng, Chánh niệm viên thành,
Tâm không ƣa thích đắm chìm tại gia,
Ví nhƣ lìa bỏ ao nhà,
Thiên nga chẳng chút thiết tha bận lòng‛.

599

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Uyyuñjanti satīmanto: các bậc Lậu tận đã đạt đến mức Chánh niệm
tròn đủ, luôn luôn dũng mãnh Tinh tấn h|nh đạo, nhất là phát triển các
}n đức của mình bằng pháp hành Thiền định và Minh sát. Sau khi nhập
thiền và xuất thiền thì cố gắng suy xét qu{n tưởng.
Na nikete ramanti te: đối với các bậc ấy thì không có sự vui thích,
quyến luyến chỗ ngụ.
Haṃsā’va: như con chim hạc, có nơi dịch là chim thiên nga. Sở dĩ
chim này được nêu ra làm thí dụ sánh với bậc Lậu tận, là vì giống chim
trời, sau khi đ{p xuống một ao hồ, kiếm ăn no đủ rồi, ra đi không mang
theo vật thực của mình. Nó không nghĩ nước của ta, hoa sen xanh của ta,
hoa sen hồng của ta, cỏ của ta,... Nó không thèm muốn, không chấp nắm
chút gì trong ao hồ ấy cả. Nó bỏ lại tất cả xứ ấy mà bay lên không trung
ra đi thảnh thơi vui thú. C{c bậc Lậu tận cũng thế, dầu một chút chi của
chùa, quyến thuộc... c{c Ng|i cũng không luyến tiếc.
Sau khi an cư, đến giờ lên đường, các Ngài từ bỏ chỗ ngụ m| đi như
không, không bao giờ thèm muốn nhớ tiếc: Chùa của ta, đạo trường của
ta, người hộ pháp của ta...
Okamokaṃ: ao nước, chỗ trú ẩn, tất cả đều bỏ lại hết.


Dòch Giaû Caån Ñeà


‚Ra đi hành đạo lại quay về!‛.
Tăng chúng phàm phu giở giọng chê:
‚Trƣởng lão Ma Ha ham vật dụng!‛.
Ngờ đâu, Ngài đã hết si mê!
Phật ví Ngài giống nhƣ thiên nga,
Ra đi nào tiếc nƣớc ao nhà!
Trời cao, gió lộng, chim bay mãi,

600
La Hán không còn chấp ‚Của ta!‛.


3. Một Tỳ Kheo Trữ Thức Ăn

(Belaṭṭhasīsattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 92)

“Yesaṃ sannicayo natthi,


Ye pariññātabhojanā;
Suññato animitto ca,
Vimokkho yassa gocaro;
Ākāseva sakuntānaṃ,
Gati tesaṃ durannayāti”.
“Tài sản không chất chứa,
Ăn uống biết liễu tri,
Tự tại trong hành xứ,
Không, Vô tướng, Giải thoát
Như chim giữa hư không,
Hướng chúng đi khó tìm”.
Khi ngụ ở Jatavana, Thế Tôn đã dạy như trên, liên quan đến Tôn
giả Belatthisīsa.

Tôn giả Trưởng lão này thấy việc khất thực hằng ngày phiền toái.
Sau khi đi một vòng khất thực trong làng, ông thọ thực, rồi lại đi khất
thực tiếp qua con đường khác, nhận cơm không có nước xốt hay cà-ri,
mang về tinh xá cất để dành. Các Tỳ-kheo biết được phàn nàn với Thế
Tôn. Phật bèn công bố luật cấm chư tăng tích trữ thức ăn. Nhưng vì
Trưởng lão đã phạm lỗi trước khi chế luật nên vô tội. Nh}n đó Phật đọc
Pháp Cú:

601
“Yesaṃ sannicayo natthi,
Ye pariññātabhojanā;
Suññato animitto ca,
Vimokkho yassa gocaro;
Ākāseva sakuntānaṃ,
Gati tesaṃ durannayāti”.
(92) Tài sản không chất chứa,
Ăn uống biết liễu tri,
Tự tại trong hành xứ,
"Không, vô tướng, giải thoát,
Như chim giữa hư không,
Hướng chúng đi khó tìm".

‚Những bậc đắc Lậu tận thông,
Của tiền chẳng để dự phòng mà chi.
Uống ăn quán tƣởng theo thì,
Trên đƣờng giải thoát lại đi an nhàn.
Cõi Không, Vô Tƣớng, Niết-bàn,
Là nơi trống vắng chim ngàn bay cao‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Sannicayo: Sự tích trữ có hai thứ: Tích trữ nghiệp (Kammasannicayo)


và tích trữ vật dụng (Paccayasannicayo). Sự tích trữ các thiện hay bất thiện
nghiệp, gọi là tích trữ nghiệp, sự tích trữ bốn món vật dụng để ăn, mặc, ở
và trị bệnh gọi là tích trữ vật dụng. Trong ngôi chùa nói trên đ}y, l| một
khối đường cục, bốn phần sữa chua và một đấu gạo của vị Tỳ-kheo cất
giữ để dành còn không có, huống chi nhiều hơn nữa, đó l| nói về tích trữ
vật dụng. Đối với các bậc A-la-hán, cả hai thứ tích trữ trên đều không có.
Pariññātabhojanā: biết rõ vật thực, có ba thứ biết rõ gồm chung
trong đó:

602
Ñātapariññā: là sự biết rõ thường thức, chẳng hạn như biết rõ cháo là
cháo bởi trạng thái của nó.
Tīraṇapariññā: sự biết rõ đặc biệt do suy xét đến nhân phát sanh vật
thực ô trọc tưởng (Āhārepaṭikūlasaññā).
Pahānaparinnā: Sự biết rõ dứt bỏ, nhờ có Trí tuệ cao thượng không
còn tham dục đối với c{c món ăn thức uống.
Suññato animitto ca: Không, Vô tướng ở đ}y có luôn cả vô dục giải
thoát. Cảnh giới Niết-bàn l| nơi có ba t{nh c{ch: Không, Vô tướng và Vô
dục giải thoát này. Nơi đó không có những tâm tham, sân, si nên gọi là
Không (Suññaṃ), đã giải thoát cả tam độc đến mức rỗng không nên gọi là
Không giải thoát (Suññatovimokkha), không còn hình tướng của Tam độc
nên gọi l| Vô tướng (Animitta), đã giải tho{t đến mức không còn hình
tướng của Tam độc nên gọi l| Vô Tướng Giải Thoát (Animitto vimokkho),
không có sự thèm muốn dục lạc nên gọi là Vô dục (Appaṇhita), đã giải
thoát hết cả mọi tình dục, nên gọi là Vô Dục Giải Thoát (Appaṇihito
Vimokkho). Các bậc đã đắc Đạo quả, lấy Niết-bàn làm cảnh giới, trú tâm
trong đối tượng đó m| được giải thoát cả ba mặt nói trên đ}y.
Gataṃ tesaṃ durannayā: Lộ trình của các vị ấy không thể vẽ lại
được. Cũng như đ|n chim bay trên hư không, không có lưu lại dấu chân,
ta không thấy lối đi của chúng, nên không thể vẽ lại được. Các bậc Lậu
tận cũng thế, các Ngài không có hai thứ tích trữ về nghiệp và vật dụng,
lại có ba thứ biết rõ về vật thực ăn uống, các Ngài lấy Niết-bàn Không,
Vô tướng và Vô dục giải thoát làm cảnh giới.
Đối với các Ngài, ba cõi (Tam giới), bốn loài (Tứ sanh), năm đường
luân hồi (Ngũ lộ), bảy nơi nh|n cảnh (Satta viññāṇaṭṭhitiyo), chín cõi Tịnh
cư (Navasattāvāsa), tất cả l| năm đường lối t{i sanh c{c Ng|i đã vượt qua,
lộ trình c{c Ng|i đi không thể biết được, cũng không b|y vẽ cho ai biết
được.


603
Dòch Giaû Caån Ñeà
Trƣởng lão Be-lat-thi-sī-sa
Ham ngồi Thiền quá, chứa cơm khô,
Nghỉ chân ít bữa, mong vào Định,
Tăng chúng xì xào, Định chẳng vô<
Phật chẳng chê sƣ hám lợi quyền,
Nhƣng ban Giới cấm chứa cơm tiền,
Ngƣời tu đi bát ăn từng bữa,
La hán không còn trữ Nghiệp duyên.


4. Tỳ Kheo Và Nữ Thần

(Anuruddhattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 93)

“Yassāsavā parikkhīṇā,
Āhāre ca anissito;
Suññato animitto ca,
Vimokkho yassa gocaro;
Ākāseva sakuntānaṃ,
Padantassa durannayaṃ”.
“Ai lậu hoặc đoạn sạch,
Ăn uống không tham đắm,
Tự tại trong hành xứ,
“Không, Vô tướng, Giải thoát”.
Như chim giữa hư không,
Dấu chân thật khó tìm”.
Nhân chuyện Trưởng lão Anuruddha, Thế Tôn đã dạy câu trên tại
Veḷuvana.

604

Ba kiếp trước Trưởng lão có người vợ nay tái sanh vào cõi trời Ba
mươi ba l| nữ thần Jālinì. Khi thấy Trưởng lão bới đống rác tìm vải để
thay chiếc y rách, nữ thần lấy ba tấm vải trời d|i mười ba cubit, rộng bốn
cubit, vùi v|o đống rác, chỉ để lộ ra mép vải viền m| thôi. Trưởng lão
thấy được, lôi ra và thầm nhủ đ}y l| một đống r{c đặc biệt.
Vào ngày may y, Thế Tôn đến tinh xá với năm trăm Tỳ-kheo. Ngài
ngồi xuống v| t{m mươi đệ tử cùng ngồi tiến hành việc may y. Kassapa
ngồi may phần chân, Sāriputta ở giữa, Ānanda phần đầu. Tăng chúng kéo
chỉ, Thế Tôn xỏ kim và Moggallāna tới lui cung cấp mọi thứ cần dùng.
Nữ thần vào làng khuyến khích d}n cư cúng dường cháo và các thức
ăn kh{c. Trong bữa ăn Moggallāna dâng những miếng táo hồng thật to,
nhưng năm trăm Tỳ-kheo không ai ăn nổi. Đế-thích vẽ một vòng quanh
chỗ may y, mặt đất như nhuộm sữa, các Tỳ-kheo dùng xong mà thức ăn
vẫn còn hằng đống. Họ phàn nàn với nhau:
- Tăng chúng chẳng bao nhiêu mà sao thức ăn qu{ nhiều? Chắc là
Anuruddha muốn phô trương th}n thuộc và thí chủ của mình!
Thế Tôn hỏi, v| được họ kể lại, bèn dạy:
- Các Tỳ-kheo! Anuruddha đệ tử Ta không làm vậy đ}u. Người thoát
khỏi tham dục không phí thì giờ bàn về lợi dưỡng, thực phẩm cúng
dường n|y đều do thần lực của thiên nữ.
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
“Yassāsavā parikkhīṇā,
Āhāre ca anissito;
Suññato animitto ca,
Vimokkho yassa gocaro;
Ākāseva sakuntānaṃ,
Padantassa durannayaṃ”.
(93) Ai lậu hoặc đoạn sạch,
Ăn uống không tham đắm,

605
Tự tại trong hành xứ,
Không, vô tướng, giải thoát,
Như chim giữa hư không,
Dấu chân thật khó tìm.

‚Không tham ăn uống chút nào,
Bậc đã giải thoát trần lao hoàn toàn.
Cõi Không, Vô tƣớng, Niết-bàn,
Là nơi trống vắng chim ngàn lại bay.
Khoảng trời vô tận bao la,
Dấu chim bay mãi biết là về đâu?‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Yassāsavā: Cả bốn lậu hoặc đã dứt sạch nơi người nào, bốn thứ lậu
là Kāmāsava, bhavāsava, diṭṭhāsava, avijjāsava (Dục, Hữu, Kiến và Vô minh
lậu).
Āhāre ca anissito: không bám vào vật thực vì không nương theo sự
thèm khát, tà kiến đối với vật thực.
Padantassa durannayaṃ: dấu ch}n khó noi theo, ví như những con
chim đang bay trên hư không vậy, đã biết dùng ch}n bước khỏi chỗ này,
đã hết vỗ cánh tại chỗ này, ta không thể biết được đ}u l| đầu, đ}u l| cặp
cánh. Một Tỳ-kheo không bám víu vào vật thực cũng thế, ta không thể
biết vị ấy đi theo lối nào, xuống Địa ngục hay thọ sanh làm thú chẳng
hạn.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Nậu La Đà lƣợm vải trời,
Do ngƣời vợ cũ giả buông rơi...
Phật, Tăng nhóm lại may y mới,

606
Thiện tín đem cơm cháo thỉnh mời.
Bánh trái, cơm canh quá thặng dƣ,
Cũng làm bất mãn lắm nhà Sƣ,
Phật rằng: La hán tâm không bận,
Lo nghĩ cơm tiền vật dụng tƣ...


5. Đế-thích Lễ Kính Một Tỳ Kheo

(Mahākaccāyanattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 94)

“Yass’indriyāni samathaṅgatāni,
Assā yathā sārathinā sudantā;
Pahīnamānassa anāsavassa,
Devā’pi tassa pihayanti tādino”.
“Ai nhiếp phục các căn,
Như đánh xe điều ngự,
Mạn trừ, Lậu hoặc dứt,
Người vậy, Chư Thiên mến”.
Thế Tôn đã dạy câu trên tại Pubbārāma, liên quan đến Trưởng lão
Mahā Kaccāyana (Đại Ca-chiên-diên).

Xưa, nh}n dịp bế mạc lễ hội, Thế Tôn ngự tại tầng trệt tòa l}u đ|i
của mẹ Migāra, hội chúng cư sĩ tiếng tăm v}y quanh. Trưởng lão Mahā
Kaccāyana thưở đó ngụ tại Avanti. Dù đường sá xa xôi, Ngài vẫn thường
đến nghe ph{p, do đó c{c Ðại Trưởng lão vẫn dành một chỗ cho Ngài.
Thiên chủ Đế-thích cũng đến dự cùng chư thiên từ hai cõi trời, lễ
kính Thế Tôn với thiên hương v| thiên hoa. Không thấy Mahā Kaccāyana,
ông lo lắng tìm kiếm. Ngay lúc ấy Trưởng lão xuất hiện và ngồi vào chỗ

607
dành sẵn. Đế-thích trông thấy, ôm chặt mắt cá chân của Trưởng lão,
mừng rỡ:
- Ôi! Trưởng lão tôn quý đã đến! Con chỉ mong có bấy nhiêu đó thôi!
Rồi vua trời xoa chân Ngài với hai tay, lễ kính với hương hoa, cúi lạy
v| cung kính đứng một bên.
Các Tỳ-kheo bực mình vì thấy Đế-thích thiên vị, không tôn kính các
Trưởng lão khác. Thế Tôn nghe họ nói, bèn dạy:
- Này các Tỳ-kheo! Các Tỳ-kheo như l| đệ tử, Ta là Mahā Kaccāyana,
hộ trì c{c căn nên được trời v| người đều tôn kính.
Và Phật đọc Pháp Cú:
“Yass’indriyāni samathaṅgatāni,
Assā yathā sārathinā sudantā;
Pahīnamānassa anāsavassa,
Devā’pi tassa pihayanti tādino”.
(94) Ai nhiếp phục các căn,
Như đánh xe điều ngự,
Mạn trừ, lậu hoặc dứt,
Người vậy, chư thiên mến.

‚Đúng bậc La Hán dồi trau,
Các căn tịch tịnh, làu làu, sạch trong.
Nhƣ ngƣời cƣỡi đƣợc ngựa hồng,
Phiền não, ngã mạn nơi lòng lặng yên.
Nhân loại cho đến chƣ thiên,
Thảy đều ái mộ nể kiêng đức lành.‛

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Yassa... : Tỳ-kheo n|o khéo điều ngự lục căn, như người kỵ mã khéo
huấn luyện ngựa, cho đến mức tịch tịnh thuần hóa.

608
Pahīnamānassa: Tỳ-kheo ấy dứt bỏ được chín cách ngã mạn
(navavidham mānaṃ), là:
1. Seyyassa seyyohamasmīti māno: người cao thượng cho mình cao
thượng hơn người.
2. Seyyassa sadīsohamasmīti māno: người cao thượng cho mình bằng
người hay ngang h|ng người.
3. Seyyassa hīnohamasmīti māno: người cao thượng cho mình đê hèn
hơn người.
4. Sadisassa seyyohamasmīti māno: người ngang hàng với người nhưng
cho mình l| cao thượng hơn người.
5. Sadisassa sadisohamasmīti māno: người ngang hàng với người
nhưng ỷ mình bằng người.
6. Sadisassa hīnohamasmīti māno: người ngang hàng với người nhưng
cho mình thấp hèn hơn người.
7. Hīnassa seyyohamasmīti māno: người thấp hèn hơn người lại cho
mình là cao thượng hơn người.
8. Hīnassa sadisohamasmīti māno: người thấp hèn hơn người lại cho
mình bằng người.
9. Hīnassa hīnohamasmīti māno: người thấp hèn hơn người cũng lại
cho mình đê hèn hơn người.
Anāsavassa: không còn bốn thứ Lậu hoặc.
Tādino: người có khả năng như vậy thì được chư thiên ước mong,
nhân loại chờ đợi để trông thấy mặt.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Trƣởng lão Ma Ha Ca Chiên Diên,
Đến sau mà cũng đƣợc chƣ thiên,
Cúng dƣờng lễ bái nhƣ là Phật,

609
Làm các sƣ phàm thấy đảo điên.
Phật dạy: Tỳ-kheo tánh dịu hiền,
Lục căn thanh tịnh, đáng siêu nhiên,
Tâm không Ngã mạn, không Tà kiến,
Ắt đƣợc lòng yêu của Nhân thiên.


6. Tưởng Mình Bị Khi Dễ

(Sāriputtattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 95)

“Paṭhavīsamo no virujjhati,
Indakhīlūpamo tādi subbato;
Rahado’va apetakaddamo,
Saṃsārā na bhavanti tādino”.
“Như đất không hiềm hận,
Như cột trụ, kiên trì,
Như hồ, không bùn nhơ,
Không luân hồi, vị ấy”.
Ở Jatavana, Thế Tôn đã dạy câu trên từ chuyện Trưởng lão Sāriputta.

Vào cuối một mùa mưa, Trưởng lão Sāriputta lên đường khất thực
với c{c đệ tử sau khi đảnh lễ Thế Tôn; nhiều Tỳ-kheo kh{c cũng ch|o từ
giã Trưởng lão. Ngài gọi và họ các Tỳ-kheo quen biết, một vị Tỳ-kheo
cũng mong được Trưởng lão gọi tên, nhưng tiếc thay Ngài không chú ý
tới ông giữa số Tỳ-kheo đông đảo, ông sanh lòng căm ghét Trưởng lão.
Thêm v|o đó viền y của Trưởng lão chạm phải khi đi qua chỗ ông ngồi
làm ông tăng thêm niềm căm hận. Trưởng lão vừa ra khỏi cổng tinh xá,
ông đến ngày Thế Tôn bạch:

610
- Bạch Thế Tôn! Tôn giả Sāriputta vì nghĩ mình l| Ðại đệ tử của Phật
đã đ{nh con một cú muốn sút lỗ tai, rồi không thèm xin lỗi, lên đường
khất thực.
Thế Tôn gọi Trưởng lão đến Moggallāna và Ānanda nghĩ rằng Thế
Tôn chưa hiểu sự tình v| dĩ nhiên Sāriputta sẽ rống tiếng rống của sư tử.
Cả hai quyết định nhóm chúng. Sẵn chìa khóa, họ mở cửa liêu kêu
gọi một số đông c{c Tỳ-kheo. Trưởng lão Sāriputta đến, cùng với các Tỳ-
kheo còn lại đảnh lễ Thế Tôn và cung kính ngồi một bên. Khi Thế Tôn
hỏi, thay vì xác nhận tôi không đ{nh, Trưởng lão kể lại công hạnh của
mình:
- Bạch Thế Tôn, nếu có Tỳ-kheo nào không quán thân, xin nghe
những điều con nói và lấy đó l|m bạn đồng h|nh, mang theo trên đường
đi khất thực.
Rồi Ngài tiếp:
- Bạch Thế Tôn! Người ta liệng những vật sạch trên đất v| cũng liệng
những vật dơ trên đất.
Rồi Ng|i so s{nh t}m định tĩnh của Ng|i như đất, như bò bị cưa
sừng, như thanh niên Chiên-đ|-la, như nước, lửa, gió, giẻ lau; thân chịu
áp bức như bị rắn và thây chết áp bức, xem th}n như cục thịt mỡ.
Khi Trưởng lão mô tả công hạnh của Ngài qua chín lối so s{nh, đại
địa rúng động chín lần liên tiếp đến tận mé biển. Khi Ngài so mình với
giẻ lau, hạng Chiên-đ|-la, cục thịt mỡ, những Tỳ-kheo chưa chứng Sơ
quả không cầm được nước mắt, những vị chứng A-la-hán thì tràn trề
pháp vị.
Vị Tỳ-kheo vu cáo sai trái nghe kể công hạnh của Trưởng lão, ăn năn
vô cùng. Ông ta phục xuống chân Phật thú tội, nhận rằng mình đã c{o
gian. Phật liền khuyên Trưởng lão hãy tha thứ cho kẻ gian dối n|y để
đầu ông ta khỏi bể làm bảy mảnh. Trưởng lão cúi mình trước ông ta rồi
chấp tay cung kính bạch Phật:

611
- Bạch Thế Tôn, con sẵn lòng tha lỗi cho Tôn giả Tỳ-kheo này. Và xin
Tôn giả cũng tha thứ cho con, nếu con có làm ông phiền lòng.
Các Tỳ-kheo t{n th{n lòng độ lượng quá tuyệt của Sāriputta. Thế Tôn
nghe được liền bảo:
- Không thể có chuyện sân hận v| thù ghét đối với Sāriputta và
những người như ông ấy. Tâm của Sāriputta giống như đại địa, giống
như ngưỡng cửa, như hồ nước lặng.
Nói xong Phật đọc Pháp Cú:
“Paṭhavīsamo no virujjhati,
Indakhīlūpamo tādi subbato;
Rahado’va apetakaddamo,
Saṃsārā na bhavanti tādino”.
(95) Như đất, không hiềm hận,
Như cột trụ, kiên trì,
Như hồ, không bùn nhơ,
Không luân hồi, vị ấy.

‚La Hán giũ sạch Tam hành,
Tâm nhƣ bình địa chí thành cố kiên.
Nhƣ cột trấn của chƣ thiên,
Nhƣ ao sâu thẳm, lặng yên, không bùn.
Nên vòng sanh tử cuối cùng,
Khởi từ vô thủy cáo chung nơi ngƣời‛.
Cuối thời Pháp, chín ngàn vị Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán với Tuệ Phân
Tích.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Paṭhavīsamo: Này các Tỳ-kheo, ví như trên mặt đất người ta vứt bỏ
những vật sạch sẽ l| hương thơm, tr|ng hoa chẳng hạn, người ta vứt bỏ

612
những vật dơ bẩn như phẩn, nước tiểu chẳng hạn, như ở ngoài cổng
thành là chỗ đổ rác vậy.
Indakhīla: Lại ví như trụ đ{ bị lũ trẻ con đến tiểu lên, hoặc đập sứt
mẻ, khi khác lại được người kh{c đến cúng dường d}ng hương hoa, lễ
vật. Cả mặt đất và cây trụ đ{ cũng không vui mừng hay phẫn nộ. Bậc Tỳ-
kheo Lậu tận cũng như thế, t}m không dao động vì Tám pháp thế gian,
do có tư c{ch tốt đẹp m| nên người có hạnh kiểm tốt, không quan tâm
nghĩ rằng: “Những người này tôn trọng cúng dường ta bằng tứ vật dụng,
còn những người này không tôn trọng cúng dường ta”. Dầu ai tôn trọng
hay không tôn trọng, bậc ấy cũng không hề nổi giận, hoặc chống cự lại,
chẳng khác mặt đất và cây trụ đ{ đó vậy.
Rahado’va: Ví như ao hồ nước trong veo vì không lẫn bùn, bậc Lậu
tận có tâm thanh tịnh, không lẫn bùn nhơ l| phiền não tham ái, sân hận,
si mê.
Tādino: Đối với vị thánh thiện như vậy, con đường luân hồi siêu
sanh nhàn cảnh hay đọa vào bốn khổ cảnh không thể có.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Pháp chủ mà còn bị cáo gian,
Ngƣời ngay đâu lẽ chịu hàm oan?
Phân minh tự ví mình nhƣ đất:
Hàm chứa bao dung chẳng thở than!
Phật dạy: Tâm ngƣời đã hết sân,
Là tâm La Hán, bậc Siêu nhân,
Vững nhƣ trụ đá trên Thiên giới,
Sạch tợ trùng dƣơng, chẳng nhuốm trần.


613
7. Mất Một Mắt

(Kosambivāsītissattherasāmaṇeravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 96)

“Santaṃ tassa nanaṃ hoti,


Santā vācā ca kamma ca;
Sammadaññā vimuttassa,
Upasantassa tādino”.
“Người tâm ý an tịnh,
Lời an, nghiệp cũng an,
Chánh trí, Chân giải thoát,
Tịnh lạc là vị ấy”.
Tại Jatavana, Phật đã dạy c}u trên liên quan đến một Sa-di của
Trưởng lão Tissa.

Một thanh niên vọng tộc ở Kosambi xuất gia thành Sa-môn trong giáo
đo|n của Phật. Làm xong bổn phận, ông được danh xưng Trưởng lão
Kosambivāsi Tissa. Thí chủ của ông cúng dường ba y với mật, đường, đặt
dưới chân. Ông hỏi:
- Gì thế, cư sĩ?
Họ thưa:
- Bạch Tôn giả, Ng|i đã ở đ}y với chúng con suốt mùa mưa, ai cũng
như thế đều được cúng dường. Xin hãy nhận, Tôn giả!
- Ðừng quan t}m, cư sĩ. Tôi không cần dùng. Tôi không có Sa-di để
làm những việc tạp dịch cho tôi, đạo hữu ạ.
- Bạch Tôn giả, nếu thế con trai con sẽ làm Sa-di cho Ngài.
Trưởng lão vui lòng nhận phẩm vật. Cư sĩ đem đứa con lên bảy tuổi
giao phó cho Trưởng lão xin được nhận v|o Tăng đo|n. Trưởng lão cạo

614
tóc cho chú, dạy thiền qu{n trên năm yếu tố đầu của thân, và nhận chú
v|o Tăng đo|n. Ngay khi lưỡi dao chạm vào tóc, chú chứng A-la-hán
cùng những thần thông.
Trưởng lão ở lại đó nửa tháng, rồi sai Sa-di lấy những món cần
dùng, lên đường thăm Thế Tôn. Trên đường đi ông ghé v|o một tinh xá.
Chú Sa-di lo kiếm chỗ cho Trưởng lão nghỉ, sửa soạn sắp xếp xong thì
trời tối, chú không thể kiếm chỗ cho mình. Thấy đệ tử chưa có chỗ,
Trưởng lão cho chú vào phòng ngủ tiện hơn l| ngủ bên ngo|i, nơi dùng
cho khách. Bấy giờ Trưởng lão chưa chúng quả Dự lưu, nằm xuống ông
ngủ ngay. Riêng chú Sa-di phải ngồi kiết già gần giường thầy suốt đêm,
tính đến hôm nay là ngày thứ ba chú ở chung phòng với thầy nên không
dám nằm xuống ngủ, vì sợ phạm lỗi ngủ chung.
S{ng ra Trưởng lão thức dậy cầm quạt để sẵn trên giường, đập đầu
lá cọ trên chiếu của chú Sa-di rồi ném quạt bảo:
- Sa-di, dậy đi!
Cán quạt trúng vào mắt l|m đui luôn mắt chú. Chú vẫn bình tĩnh
thưa hỏi lại:
- Thưa Tôn giả, Ngài dạy gì?
- Dậy đi ra!
Chú vẫn im lặng, ôm mắt đi ra. Ðến giờ làm bổn phận chú không hé
môi nói con mắt của mình bị đui, cũng không ngồi lại, một tay che mắt,
một tay cầm chổi, chú quét cầu tiêu, phòng tắm, rồi tiếp tục múc nước
rửa mặt, quét phòng cho thầy. Nhưng khi đưa tăm cho thầy, chú đưa
một tay. Trưởng lão quở:
- Chú tiểu n|y chưa được dạy đ|ng ho|ng. Có Sa-di n|o đưa tăm cho
thầy m| đưa một tay không?
- Bạch Tôn giả, con biết rõ phải làm sao cho đúng, nhưng một tay
con không được tự do.
- Có việc gì thế, Sa-di?

615
Chú kể lại sự việc, Trưởng lão nghe xong qu{ ư xúc động, thấy mình
đã g}y một việc rất tệ hại.
Ông bảo chú:
- Tha lỗi cho tôi, chú bé tuyệt vời! Tôi không được biết. Hãy cho tôi
được nương tựa!
V| ông cung kính đảnh lễ Sa-di mới lên bảy. Chú thưa:
- Không phải vì muốn được như thế m| con nói ra, thưa Tôn giả.
Con nói ra để Ngài khỏi phải lo lắng. Ngài không có lỗi trong việc này,
kể cả con nữa. Chỉ có luân hồi gây ra tội lỗi này. Vì con muốn Ngài khỏi
phải ăn năn, nên con đã không nói sự thật với Ngài ngay từ đầu.
Chú cố gắng khuyên giải Trưởng lão nhưng không được. Quá ân
hận, Trưởng lão lấy những món tùy thân của Sa-di rồi đến gặp Thế Tôn.
Phật đang ngồi trên tòa thấy Trưởng lão tiến đến, hỏi:
- Tỳ-kheo, mọi việc tốt đẹp chứ? Chắc ông không có gì phiền phức?
Trưởng lão thưa:
- Bạch Thế Tôn, đối với con không có gì phiền h|, nhưng ở đ}y có
chú tiểu đức hạnh tuyệt vời, con chưa từng thấy.
V| Trưởng lão thuật chuyện cho Phật nghe.
Phật bảo:
- Tỳ-kheo! Người thoát khỏi dục lậu không còn sân giận hận thù bất
cứ ai, trái lại t}m ý đều an tịnh.
Và Ngài nói Pháp Cú:
“Santaṃ tassa nanaṃ hoti,
Santā vācā ca kamma ca;
Sammadaññā vimuttassa,
Upasantassa tādino”.
(96) Người tâm ý an tịnh,
Lời an, nghiệp cũng an,

616
Chánh trí, chân giải thoát,
Tịnh lạc là vị ấy.

‚La Hán thƣờng đƣợc thảnh thơi,
Nhờ có Chánh trí thoát nơi bụi hồng.
Thân nghiệp, khẩu nghiệp sạch trong,
Nghiệp vắng lặng, không không, hoài hoài‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Santaṃ: Tâm ý (Mano) của vị thánh Lậu tận an tịnh (santa có chỗ còn
dịch là trầm tĩnh), vì không có tham, s}n, si. Trong khi t}m đang yên lặng
th{i bình như vậy, thì các khẩu ác nghiệp, nhất là vọng ngữ không có và
các thân ác nghiệp, nhất l| s{t sanh cũng không có, cho nên thân khẩu
thường an tịnh luôn.
Sammadaññā vimuttassa: Bằng c{ch suy tư biết rõ nguyên nhân là
Ý, hễ Ý đã giải thoát thì cả năm căn kia l| Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt và Thân
cũng được giải thoát, nên gọi là Chánh trí giải thoát.
Upasantassa: Tâm thường an tịnh vì trong đó tham, s}n, si đều vắng
lặng.
Tādino: Người như thế ấy.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Trƣởng lão nào hay đệ tử mình,
Cạo đầu liền đắc quả Vô sinh!
Ngủ chung, sáng thọt trò hƣ mắt,
Trò tỉnh, còn Sƣ lại cảm kinh.
Sƣ chắp tay xin sám hối trò,
Trò khuyên: Ngài chớ khá buồn lo,
Không ai tội cả, toàn do nghiệp,

617
Quả đến, cần chi phải đắn đo?
Phật dạy: ‚Ngƣời tam nghiệp trọn lành,
Sadi bảy tuổi, Đạo viên thành!‛.
Sƣ nghe, Ngã mạn tiêu tan hết,
Cũng đắc nhƣ trò, Quả tối linh.


8. Không Tin Vào Ai Khác

(Sāriputtattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 97)

“Assaddho akataññū ca,


Sandhicchedho ca yo naro;
Hatāvakāso vantāso,
Sa ve uttamaporiso”.
“Không tin”, hiểu Vô vi,
Người cắt mọi hệ lụy.
Cơ hội tận, xả ly,
Vị ấy thật tối thượng”.
Thế Tôn đã dạy câu này tại Jatavana, về Trưởng lão Sāriputta.

Một hôm ba mươi tu sĩ ở rừng đến gặp Phật, đảnh lễ và ngồi xuống.
Phật nhận thấy họ đủ duyên lành chứng A-la-hán, hỏi Sāriputta:
- Sāriputta! Ông có tin rằng tín lực khi được khai mở và phát triển, sẽ
đưa đến bất tử không?
Trưởng lão đ{p:
- Con không hành trì dựa theo niềm tin vào Thế Tôn, cho rằng tín lực
khi được khai mở và phát triển sẽ đưa đến Bất tử và thành tựu Bất tử.
Nhưng dĩ nhiên, bạch Thế Tôn, ai chưa biết về Bất tử hoặc chưa thấy,

618
chưa nhận ra được, chưa thấu hiểu, chưa nắm Bất tử bằng trí lực, những
người như thế cần phải hành trì dựa theo niềm tin v|o người kh{c, nghĩa
là với tín lực, khi được khai mở và phát triển sẽ đưa đến Bất tử và thành
tựu Bất tử.
Các Tỳ-kheo nghe thế bảo nhau:
- Trưởng lão Sāriputta chưa thực sự dứt sạch tà kiến. Ðến bây giờ
Ngài còn phủ nhận niềm tin v|o đấng Toàn Giác.
Phật nghe vậy dạy rằng:
- Các Tỳ-kheo! Tại sao các ông nói thế? Khi Ta hỏi Sāriputta: "Ông có
tin rằng không khai triển ngũ lực, không khai triển định huệ, có thể
chứng đạt đạo quả chăng?" V| ông ta đã trả lời: "Như thế không thể
chứng được đạo quả". Rồi Ta hỏi: "Ông có tin phước báo do bố thí và
thiện nghiệp chăng? Ông không tin v|o công hạnh của chư Phật và
những phước đức kh{c sao?" Nhưng thực tế Sāriputta không hành trì dựa
theo niềm tin v|o người khác mà chính ông tự chứng đạt đạo quả bằng
huệ lực có từ thiền định. Do đó ông ta không thể bị khiển trách.
Và Phật nói Pháp Cú:
“Assaddho akataññū ca,
Sandhicchedho ca yo naro;
Hatāvakāso vantāso,
Sa ve uttamaporiso.”
(97) Không tin vào ai khác,
Thấu triệt lý vô vi,
Nhân tái sanh cắt đứt,
Thiện ác đều không màng,
Ðã xả ly tham ái,
Vị ấy thật tối thượng.

‚La Hán chẳng cần tin ai,
Vì đã chứng Đạo không hai thoát trần.

619
Dứt trừ vĩnh viễn nguyên nhân,
Cùng quả ràng buộc tự thân luân hồi.
Lòng tham dục cũng lìa rồi,
Bậc vô thƣợng sĩ cao ngôi, chính ngƣời.‛

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Assaddho: vô tín hay bất tín, là tự mình chứng biết, không tin lời nói
của người khác (một cách mù quáng).
Akataññū: hiểu l| Vô vi, đ}y l| làm cho thấu rõ Niết-bàn là Pháp
không có nhân tạo ra. (Akataññū cũng có nghĩa l| vô ơn).
Sandhicchedho: người đã cắt đứt mọi ràng buộc là cắt đứt những
kiết sử trói buộc trong vòng Luân hồi.
Hatāvakāso: người đã đoạn tuyệt cả phước và tội, l| người đã tận
trừ những cơ hội để tạo nghiệp thiện và bất thiện.
Vantāso: người đã dứt hết sự tham muốn, vì đã l|m xong phận sự
bằng bốn Th{nh đạo.
Người đủ tư c{ch như vậy, quả thật l| người cao thượng, đắc Pháp
cao thượng nhất trong số những người giác ngộ Pháp siêu thế.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Muốn độ ngƣời cao, Phật hỏi cao,
Phàm phu nghe ngóng tựa chiêm bao,
Nghĩ rằng: Pháp Chủ theo tà kiến,
Dám nói: Không tin Phật chút nào!...
Dƣới thấp cần tin tƣởng Phật Đà,
Lên cao, La hán: ‚Chỉ tin ta!‛.
Tự mình thấu triệt luân hồi khổ,
Cởi bỏ mƣời dây kiết sử ra.

620


9. Trưởng Lão Revata Trong Rừng Heo

(Khadiravaniyarevatattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 98)

“Gāme vā yadi vā’raññe,


Ninne vā yadi vā thale;
Yatthārahanto viharanti,
Taṃ bhūmiṃ rāmaṇeyyakaṃ”.
“Làng mạc hay núi rừng,
Thung lũng hay đồi cao,
La Hán trú chỗ nào,
Đất ấy thật khả ái”.
Câu này Thế Tôn dạy tại Jatavana, liên quan đến Trưởng lão
Khadiravaniya Revata.

9A. Revata Ði Tu

Khi Tôn giả Sāriputta từ bỏ gia t|i t{m trăm bảy mươi triệu trở thành
Tỳ-kheo, ba người chị của Ngài là Cālā, Upacālā và Sīsūpacālā cùng với hai
em trai Canda và Upasena đều đi tu, chỉ còn em út là Revata, tức Revata ở
nh|. Nghĩ rằng nếu chú út Revata cũng đi tu nốt thì tất cả gia tài này sẽ
tiêu tan, gia đình sụp đổ, nên bà mẹ định cưới vợ cho chú dù hãy còn
nhỏ. Trưởng lão Sāriputta có lẽ đo{n biết trước nên có căn dặn các Tỳ-
kheo khi Revata xin đi tu thì chấp nhận ngay, vì cha mẹ còn giữ tà kiến
không thể xin phép họ, Trưởng lão là cha mẹ của Revata.
Revata lên bảy thì được mẹ sửa soạn cưới vợ là một cô gái nhà lành.
Ng|y cưới đã định, với trang phục đẹp đẽ và trang sức đắt tiền, chú cùng
đo|n tùy tùng đến nhà gái. Thân tộc hai họ đặt vào tay cô dâu chú rể một

621
bình nước, chúc mừng và bảo cô dâu:
- Chúc cô được như b| nhé! Chú cô sống l}u như b| nhé!
Revata thắc mắc không hiểu "bà" là ai, và giống bà là sao. Họ chỉ một
bà lão trên một trăm hai mươi tuổi rụng hết răng v| tóc bạc, mặt mũi
nhăn nhúm, nốt ruồi đầy mình, lưng cong như nóc nh| hình chóp uốn.
Chú hỏi lại cho chắc:
- Nhưng vợ tôi có ng|y cũng giống như thế à?
- Ðúng vậy, nếu cô ta sống dai.
Revata nghĩ thầm: "Vợ ta kiều diễm như thế, gi| đi thì xấu xí như
vậy, chắc là anh Upatissa cũng thấy sự biến đổi này, chắc là ta phải bỏ
chạy đi tu thôi!".
Thế là Revata quyết định ngay. Cùng cô dâu lên kiệu đi một đoạn
đường, chú bảo kiệu ngừng xuống cho chú đi vệ sinh. Chú chạy vội vào
một bụi cây, ở đó một lúc, xong trở lại lên kiệu. Lần thứ hai rồi lần thứ
ba, họ hàng riết rồi chẳng ai thèm để ý nữa. Lần cuối, họ cứ đi trước
không thèm chờ chú. Revata trốn tho{t v| đến chỗ ba mươi Tỳ-kheo đang
sống gần đó, đảnh lễ họ thưa xin được nhận v|o Tăng đo|n. Họ thấy chú
trang sức qu{ đẹp, không biết là con vua hay con quan nên ngần ngừ.
Chú khẩn khoản:
- Chư Tôn giả không nhận ra con sao? Con là em út của Upatissa.
Họ ngơ ng{c hỏi:
- Upatissa là ai?
- Chư Tôn giả, phải rồi. Các Tỳ-kheo gọi anh con là Sāriputta nên
không biết tên Upatissa.
- Chú là em út của Sāriputta à? Vậy thì đến đ}y! Anh chú đã giao phó
cho chúng tôi việc này.
Rồi họ tháo bỏ ch}u b{u trên người chú, nhận chú v|o Tăng đo|n v|
nhắn tin đến Trưởng lão. Ng|i đến gặp Phật v| xin đi thăm em, lần thứ
nhất và lần thứ hai đức Phật đều chưa cho phép m| hẹn sẽ cùng đi thăm
622
các Tôn giả sau.
Sa-di Revata đang sợ rằng ở đ}y b| con sẽ kéo đến bắt về nhà, nên
chú xin các Tỳ-kheo dạy đề mục thiền qu{n hướng đến quả vị A-la-hán,
rồi từ giã các Tỳ-kheo, đắp y ôm b{t lên đường khất thực.
Hành trình suốt ba mươi dặm, chú đến khu rừng keo, ở lại đó hết
mùa mưa, v| chứng A-la-hán cùng các thần thông trước khi mãn hạ.
9B. Ðức Phật Thăm Revata(Ly-Bà-Ða).

Sau lễ Tự Tứ, Trưởng lão Sāriputta lại đến xin Phật cho đi thăm em,
lần n|y được chấp thuận. Phật cùng lên đường với năm trăm Tỳ-kheo.
Ðược một đoạn ngắn, đến ngã ba, Trưởng lão Ānanda bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, có hai đường đi đến chỗ Revata. Một đường an toàn
d|i s{u mươi dặm, có người ở, v| đường kia thẳng tắp, d|i ba mươi dặm,
có ác thần quấy nhiễu. Chúng ta sẽ đi lối nào?
Phật hỏi lại:
- Này, Ānanda! Có Sīvali đi với chúng ta không?
- Dạ có, bạch Thế Tôn!
- Thế thì hãy đi đường thẳng.
Thay vì nói "Ta bảo đảm các ông sẽ được cung cấp súp v| cơm, hãy
đi đường ngắn", Phật lại bảo đi đường thẳng nếu có Sīvali, vì Ngài biết
các Tỳ-kheo sẽ được cúng dường do phước báo từ một thiện nghiệp.
Ngay khi Thế Tôn đặt ch}n lên đường, thần rừng bảo nhau sẽ lễ
kính Sīvali. Họ dựng nhà nghỉ ở mỗi dặm trên suốt con đường. Các Tỳ-
kheo chưa đi xa hơn một dặm thì họ đã dậy sớm lấy súp, cơm v| những
thức ăn kh{c từ trời đến tìm Trưởng lão Sīvali. Trưởng lão dâng lên Phật
cùng chúng Tăng những món họ cúng dường cho Ng|i. Như thế Phật
cùng Tăng chúng h|nh trình suốt ba mươi dặm vừa xa vừa khó khăn, v|
hưởng đủ phước b{o d|nh cho Trưởng lão Sīvali.
Biết Thế Tôn đến, Trưởng lão Revata đã dựng ngay một hương thất

623
cho Phật bằng thần lực, năm trăm nh| ở có th{p, năm trăm lối đi có m{i
che v| năm trăm chỗ ở đêm v| ng|y cho c{c Tỳ-kheo. Thế Tôn ở đ}y trọn
một th{ng như kh{ch của Trưởng lão Revata, hưởng phước báo từ công
đức của một mình Trưởng lão Sīvali.
Có hai Tỳ-kheo gi| cũng đến đó, thấy thế thắc mắc, làm sao Revata có
thể hành thiền khi bận rộn với biết bao công trình xây dựng mới này. Họ
cho rằng Thế Tôn đã tỏ ra thiên vị em út của Sāriputta.
Thế Tôn sáng sớm quan sát thế gian, thấy hai Tỳ-kheo này cùng với
ý nghĩ của họ. Vì thế ngày họ ra khỏi rừng, Phật khiến họ quên mang
theo đồ đựng dầu, bình nước và giày. Họ vừa ra khỏi cổng tinh xá, Phật
thi triển thần thông. Lập tức hai Tỳ-kheo đó kêu lên:
- Tôi để quên cái này, quên cái nọ.
- Chết! Tôi cũng vậy.
Cả hai trở lại chỗ cũ tìm kiếm quanh quất. Gai keo đ}m quẹt chân
cẳng họ mà chẳng thấy đồ đạc để đ}u, cuối cùng họ bắt gặp treo trên
cành cây keo.
Thế Tôn v| Tăng chúng ở đó thêm một tháng nữa, cũng hưởng
phước báo từ công đức của Sīvali, rồi đến ngụ ở Pubbārāma. Hai Tỳ-kheo
già kia sáng sớm rửa mặt xong đến nhà thí chủ Visākhā khất thực. Họ
được mời ngồi, ăn súp với thức ăn cứng. Visākhā hỏi thăm họ:
- Chư Tôn giả có theo Thế Tôn đến chỗ Trưởng lão Revata không?
- Có, cư sĩ!
- Chư Tôn giả, chỗ của Trưởng lão là một chỗ tuyệt đẹp.
- Tuyệt đẹp gì đ}u! L| một rừng to|n l| c}y keo đầy gai trắng cư sĩ ạ.
Chỉ thích hợp với ẩn sĩ.
Sau đó có hai Tỳ-kheo trẻ đến gõ cửa. Cư sĩ cũng d}ng lên họ thức
ăn cứng với súp rồi hỏi lại câu trên.
Họ đ{p:

624
- Cư sĩ, thật không thể mô tả bằng lời. Chỗ ở của Trưởng lão giống
như cung điện thiên đường Sudhammā được tạo bằng thần lực.
Kẻ trước người sau nói khác nhau. Visākhā suy ra chắc Thế Tôn thi
triển thần thông đúng như sự việc đã xảy ra. Tuy thông minh đo{n biết
như thế, bà vẫn chờ để hỏi Thế Tôn.
Thế Tôn v| Tăng đo|n đến nhà Visākhā, ngồi xuống chỗ đã được dọn
sẵn. Bà kính cẩn phục vụ. Cuối bữa ăn b| đảnh lễ Thế Tôn, thưa hỏi:
- Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo đi theo Ng|i có người bảo rằng chỗ ở của
Trưởng lão Revata là một khu rừng keo gai góc. Người khác lại nói đó l|
chỗ tuyệt đẹp, vậy là thế nào?
Phật đ{p:
- Cư sĩ, dù đó l| một ngôi làng hay một khu rừng, hay bất cứ nơi n|o
A-la-hán ngụ, chỗ ấy đều tuyệt diệu.
Và Ngài nói Pháp Cú:
“Gāme vā yadi vā’raññe,
Ninne vā yadi vā thale;
Yatthārahanto viharanti,
Taṃ bhūmiṃ rāmaṇeyyakaṃ”.
(98) Làng mạc hay núi rừng,
Thung lũng hay đồi cao,
La-hán trú chỗ nào,
Ðất ấy thật khả ái.

‚Dầu ở rừng núi chơi vơi,
Xóm làng, gò trũng hay nơi đất bằng.
Chỗ nào có La hán Tăng,
Thì quanh vùng đó cảnh hằng an vui‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

625
Dầu ở xóm làng, các vị A-la-hán không đƣợc thân biệt lập, nhƣng cũng
đƣợc tâm tịch tịnh. Đối với các Ngài những cảnh tƣợng đẹp ngang chƣ thiên
cũng không thể làm xao động tâm các Ngài. Bởi thế, cho dù ở nơi làng mạc hoặc
nơi nào khác, chẳng hạn nhƣ rừng núi hay bất cứ nơi đâu, các bậc A-la-hán tịnh
cƣ, thì nơi đó phong cảnh phải ngoạn mục, đất đai phải an vui.

Một lần khác, các Tỳ-kheo bàn tán với nhau không hiểu tại sao
Trưởng lão Sāvali ở trong bụng mẹ bảy năm, bảy tháng, bảy ngày. Tại sao
Ngài phải đọa địa ngục? Làm thế n|o Ng|i đạt đến tuyệt đỉnh danh lợi?
Phật nghe thế liền thuật lại:
Chuyện quá khứ
9C. Cúng Mật Và Bao Vây Thành.

Này các Tỳ-kheo! C{ch đ}y chín mươi mốt kiếp, đức Phật Vipassī ra
đời. Nhân chuyến du hành khất thực trong xứ, Ngài trở về thành của vua
cha. D}n chúng được loan tin đóng góp thêm với vua để cúng dường
Phật cùng Tăng đo|n. Xong bổn phận rồi, họ muốn cúng dường riêng và
nhiều hơn, nên mời Thế Tôn, luôn cả vua, vào ngày hôm sau. Thấy phẩm
vật dồi dào, vua muốn cúng hơn nên vua mời Thế Tôn ngày kế tiếp. Hai
bên thi nhau giành phần hơn, nhưng d}n không hơn nổi vua, vua không
hơn nổi dân. Ðến lần thứ sáu dân chúng quyết định ngày mai sẽ cúng
dường sao cho vua không thể nói là thiếu món này, món nọ được. Mật
đã có rất nhiều để nấu ăn, nhưng không có mật tươi. Họ phải sai người
ra bốn cửa thành, mỗi người mang một ng|n đồng, kiếm mua.
Bấy giờ có một người d}n quê, trên đường vào thành gặp thôn
trưởng, thấy một tổ ong trên cây. Ðuổi ong đi, anh cắt nhánh cây lấy mật,
định sẽ biếu thôn trưởng. Người tìm mật thấy anh liền gạ hỏi mua. Anh
không bán. Anh kia nằn nỉ trả giá mãi, từ một xu lên dần. Anh dân quê
nghĩ bụng ông này chắc có tiền nên càng neo giá, cuối cùng lên đến một
ng|n đồng thì anh chịu b{n, nhưng cũng không quên nói thêm một câu:
- Này ông bạn, ông có điên hay không biết cách xài mật? Mật này

626
không đ{ng gi{ một giác (bằng một phần tư xu) m| ông trả đến một
ng|n đồng nghĩa l| sao?
Anh kia giải thích:
- Ðúng vậy. Nhưng vì tôi cần mật n|y để cúng dường đức Phật
Vipassī với s{u mươi t{m ng|n Tỳ-kheo.
- Nếu vậy tôi sẽ không bán với giá nào cả. Nếu tôi nhận được công
đức cúng dường tôi sẽ trao không cho ông.
Anh kia mang mật trở về và thuật chuyện, dân chúng tin sâu vào sự
bố thí cúng dường nên đều đồng ý dành một phần công đức cho anh nhà
quê. Ðến ng|y trai tăng, Phật v| Tăng chúng được dâng chỗ ngồi, súp và
thức ăn cứng. Một bình b{t đựng đầy mật được mang đến. Anh dân quê
cũng mang một chai sữa dâng, rót vào bình, trộn với mật và dâng lên
Phật v| Tăng chúng. Tất cả các Tỳ-kheo đều nhận đủ phần mình mà vẫn
còn dư mật (vì có thần lực trong đó).
Do làm một việc thiện nhỏ như thế, anh dân quê tái sanh vào cõi
trời. Sau một thời gian dài anh sanh làm hoàng tử xứ Bāranasī, nối ngôi
khi vua cha băng h|. T}n vương đăng quang xong, quyết định đ{nh
chiếm thành của nước láng giềng.
Vua bao vây thành, bắn tin với dân chúng hoặc chiến đấu hoặc trao
vương quốc. Họ không chiến đấu cũng không trao vương quốc, mà cố
thủ. Họ ra vào bằng cổng nhỏ, kiếm củi, nước.v.v.. Vua gác ở bốn cổng
chánh và bao vây thành suốt bảy năm, bảy tháng. Mẹ vua biết chuyện
bảo vua ra lệnh đóng hết cổng nhỏ và phong tỏa kín mít. Vua vâng lệnh,
dân chúng không thể ra khỏi th|nh được nữa, và vào ngày thứ bảy họ
giết vua d}ng th|nh v| vương quốc. Vì phạm tội này, mạng chung vua bị
đọa v|o địa ngục A-tỳ đau đớn cho đến khi mặt đất được nâng cao lên
một dặm. Vì đóng hết cổng nhỏ nên hết kiếp đó ông đầu thai vào bụng
mẹ, ở đó suốt bảy năm, bảy tháng, nằm ngang tử cung bảy ng|y. Như
thế, các Tỳ-kheo, qua việc bao vây thành, Sīvali phải chịu khổ ở địa ngục
và nằm lâu trong thai mẹ; nhưng vì công đức cúng dường mật tươi ông

627
được lợi dưỡng tột đỉnh.
Lại một ngày khác, các Tỳ-kheo bàn tán về lợi lộc to lớn cũng như
công đức vượt bậc của Sa-di Revata do dựng năm trăm nh| có tháp nhọn
cho năm trăm Tỳ-kheo. Thế Tôn nghe qua bèn dạy:
- Các Tỳ-kheo! Ðệ tử Ta không còn bị dính mắc vào thiện và ác, ông
đã từ bỏ cả hai.
Và đức Phật đọc Pháp Cú trong phẩm Bà-la-môn:
Yo’dha puññañ ca pāpañ ca,
Ubho saṅgaṃ upaccagā;
Asokaṃ virajaṃ suddhaṃ,
Tam ahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
‚Ở đây, ngƣời đã vƣợt khỏi cả hai điều thiện và ác, và các ràng buộc, ngƣời
không ƣu phiền, không ô nhiễm và thanh tịnh, ngƣời ấy Nhƣ Lai gọi là Bà-la-
môn‛.
(412) Người sống ở đời này,
Không nhiễm cả thiện ác,
Không sầu, sạch không bụi,
Ta gọi Bà-la-môn.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Ai ngờ cậu bé Ly Bà Đa
Đắc quả sau vài ba tháng xuất gia,
Nhập hạ trong rừng Keo hẻo lánh,
Phật thăm, không quản ngại đƣờng xa.
La Hán an cƣ ở chỗ nào,
Dù là thung lũng hoặc đồi cao,
Xóm làng, đồi núi đều ngoạn mục,
Thánh cảnh, trời ngƣời thảy ƣớc ao.


628
10. Một Kỹ Nữ Cám Dỗ Một Tỳ Kheo

(Aññatara-itthivatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 99)

“Ramaṇīyāni araññāni,
Yattha na ramatī jano,
Vītarāgā ramissanti,
Na te kāmagavesino”.
“Khả ái thay núi rừng,
Chỗ người phàm không ưa,
Vị ly tham ưa thích,
Vì không tìm dục lạc”.
Câu này Thế Tôn dạy ở Jatavana, liên quan đến một phụ nữ.

Một Tỳ-kheo nọ nhận đề mục thiền qu{n nơi Thế Tôn, ôm bình bát
lên đường khất thực. Ng|i đi v|o một lạc viên đổ n{t để hành thiền. Lúc
bấy giờ có một kỹ nữ hẹn hò với một người đ|n ông. Chờ mãi không
gặp, thất vọng n|ng đi lang thang v| cũng đến lạc viên. Ngó quanh quất
không thấy ai ngoài một Tỳ-kheo đang ngồi kiết già, nàng quyến rũ ông
bằng cách cởi bỏ xiêm y trước mặt ông rồi mặc vào nhiều lần, xõa tóc ra
rồi lại cuốn lên, vỗ tay v| cười. Trưởng lão bị kích động, toàn thân Ngài
nhộn nhạo, lòng hoang mang, tự hỏi không biết thế n|y nghĩa l| sao.
Thế Tôn quán sát thấy hết mọi việc. Vẫn ngồi trong hương thất, Ngài
bảo:
- Các Tỳ-kheo! Chẳng thích thú gì chỗ sống của những người chạy
theo dục lạc. Nhưng chỗ những người thoát khỏi dục lạc thì thật là thích
thú.
Nói xong, Phật phóng quang hiện th}n trước vị Tỳ-kheo, dạy Pháp
Cú:
629
“Ramaṇīyāni aranññāni,
Yattha na ramatī jano;
Vītarāgā ramissanti,
Na te kāmagavesino.”
(99) Khả ái thay núi rừng,
Chỗ người phàm không ưa,
Vị ly tham ưa thích,
Vì không tìm dục lạc.

‚Lâm tuyền hẻo lảnh xa xôi,
Cảnh La Hán thích, ngƣời đời chẳng ƣa.
Dục lạc cảnh La Hán chừa,
Mặc cho kẻ thế thích ƣa, tầm cầu‛.
Cuối bài kệ, Tỳ-kheo chứng A-la-hán cùng các thần thông ngay khi
đang ngồi.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Araññāni: Những cánh rừng đ{ng gọi là khả ái, là những khu rừng
non có cây trồng từng khóm, trổ đầy hoa đủ màu sắc, cảnh trí tuyệt đẹp
lại có đủ nước trong mát bốn mùa.
Yatthā ti: Trong những khu rừng nói trên, theo nghĩa rộng như rừng
sen (Padumavana) thì giống ruồi không ưa thích, ở chốn xóm làng thì
người đi tìm dục lạc không ưa thích.
Vītarāgā: Các bậc Lậu tận đã xa l{nh tình dục, ưa thích với cảnh núi
rừng, giống như những con ong nó ưa thích cảnh rừng sen trên đ}y vậy.
Tại sao?
Na te kāmagavesino: Tại vì các bậc ấy không phải là những người đi
tìm dục lạc.


630
Dòch Giaû Caån Ñeà
Vƣờn cây cổ thụ ít ngƣời qua,
Hành giả ngồi thiền, bắt Kiết già.
Cô ả đợi mèo, lâu chẳng thấy,
Cợt trêu Trƣởng lão hạnh Đầu Đà!
Phật biết nhà Sƣ phát cảm kinh,
Dạy rằng: Dục lạc, đời ƣa thích,
La Hán không theo lối thế tình.


631
632
VIII. Phẩm Ngàn

(SAHASSAVAGGA)


1. Tên Ðao Phủ

(Tambadāṭhikacoraghātakavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 100)

“Sahassamapi ce vācā,
Anatthapadasañhitā(1),
Ekaṃ atthapadaṃ seyyo,
Yaṃ sutvā upasammati”.
“Dầu nói ngàn ngàn lời
Nhưng không gì lợi ích
Tốt hơn một câu nghĩa
Nghe xong, được tịnh lạc”.
Thế Tôn đã dạy câu trên tại Veḷuvana, về chuyện tên đao phủ răng
đồng.

Một bọn bốn trăm chín mươi chín tên cướp sống bằng nghề cướp
bóc các thôn làng và những nghề bạo động khác. Bấy giờ, có một gã răng
m|u đồng, da ng}m đen, mình đầy sẹo, đến xin nhập bọn với chúng.
Chúa đảng nhìn gã thấy tánh tình tàn bạo qu{ đỗi, có thể ăn thịt mẹ và
uống máu cha, nên từ chối. Dù thế gã vẫn tìm cách nịnh để mua chuộc
cảm tình một lân la hầu cận, kết quả gã được thâu nhận.
Ðến một lúc n|o đó hết thời, bọn cướp bị dân chúng hợp lực với lính

633
nhà vua bắt được, đưa hết ra tòa. Quan tòa ra lệnh chặt đầu bọn chúng
bằng rìu. Dân chúng bối rối không tìm ra người bằng lòng l|m đao phủ.
Cuối cùng họ bảo tên chúa đảng nếu chịu giết hết bọn sẽ được tha mạng
v| còn được thưởng nhiều. Nhưng đã từng chung sống với nhau, hắn
cũng không nỡ. Họ hỏi đến tên răng đồng, da ng}m đen, mình sẹo nọ, gã
đồng ý. Rồi gã giết hết cả bọn, được tha mạng v| lãnh thưởng.
Cũng thế họ đem năm trăm tên cướp trong xứ từ phía nam đến xét
xử, và kết án tử hình. Không tìm được đao phủ, họ nhớ đến gã, tìm đến,
gã bằng lòng. Họ cho gã l| người xuất sắc v| phong l|m đao phủ thường
trực. Sau đó họ đem năm trăm kẻ cướp từ phương Tây, rồi từ phương
Bắc đến, và gã giết hết tổng cộng hai ng|n người từ bốn hướng. Từ đó
mỗi ngày gã giết một hay hai người. Trong suốt năm mươi lăm năm, gã
hành nghề đao phủ công cộng.
Về già, gã không thể chặt đầu người một nhát, mà phải hai đến ba
nh{t, g}y thêm đau đớn vô ích cho nạn nhân; vì thế dân chúng muốn
kiếm người khác và cho gã nghỉ việc, tức về sau gã sẽ mất bốn bổng lộc
là quần {o cũ, ch{o sữa nấu từ bơ tươi, hoa nh|i v| dầu thơm để trang
điểm. Do đó ng|y bị bãi chức, gã ra lệnh nấu cháo sữa sẵn, rồi ra bờ sông
tắm. Xong, gã mặc quần {o cũ, đeo vòng hoa nh|i, xức dầu thơm v|o tay
chân, về nhà ngồi xuống thì cháo sữa đặt trước mặt với nước rửa tay.
V|o lúc đó Trưởng lão Sāriputta xả thiền, nhìn trước lối sẽ đi khất
thực, thấy cháo sữa trong nh| tên đao phủ cũ, Ng|i biết rằng người đặc
biệt này sẽ đối xử tử tế, do đó ông sẽ được phước báo lớn. Thấy Trưởng
lão khoác y ôm b{t đứng trước cửa nhà, ông sanh tâm hoan hỷ, v| nghĩ
đến biết bao mạng người chết dưới lưỡi đao của mình, ông phát tâm
cúng dường. Ông cất tô ch{o đặt trước mặt mình, bước ra đảnh lễ và mời
Trưởng lão vào nhà ngồi, trút ch{o v|o bình b{t, rưới mật tươi lên, v|
đứng quạt một bên. Ðã lâu không nếm cháo sữa, ông thèm ghê gớm.
Trưởng lão đọc được ý ông bèn bảo ông hãy ăn đi. Ông đưa quạt cho
người khác quạt Trưởng lão, còn ông thì ăn ch{o. Trưởng lão bảo người
quạt hãy qua quạt cho ông đao phủ cũ. Thế l| có người quạt hầu, ông ăn

634
một bữa cháo no bụng rồi lấy quạt lại, quạt cho Trưởng lão. Ngài thọ
thực xong, ông đỡ lấy bình b{t, v| Trưởng lão bắt đầu hồi hướng công
đức. Nhưng ông chẳng thể để t}m nghe được, vì lâu nay làm việc tàn bạo
giết hại nhiều người, giờ đ}y nhớ lại tâm trí quá rối loạn, ông không chú
t}m được. Do đó Trưởng lão tìm lời khéo để giúp ông:
- Ông làm việc tự ý mình hay theo lệnh người khác?
- Vua sai con làm, bạch Tôn giả.
- Nếu thế, ông đ}u có lỗi gì, cư sĩ.
Ông hoang mang, vì theo lời Trưởng lão ông không có lỗi gì. Ông
xin Trưởng lão nói tiếp bài hồi hướng. Tâm ông trở nên tĩnh lặng, nhẫn
lực được khai mở ông tiến đến quả Dự lưu.
Trưởng lão ra về, ông tiễn Ngài một đoạn đường. Trên đường về
ông bị quỷ Dạ-xoa dưới lốt con bò cái húc chết. Ông tái sanh vào cõi trời
Ðâu Suất.
Các Tỳ-kheo b|n t{n trong Ph{p đường về tên đao phủ, và thắc mắc
không biết ông ta sanh về đ}u. Phật đến, nghe thấy liền dạy:
- Các Tỳ-kheo! Ông ta sanh lên cõi trời Ðâu Suất. Ông ta đã được đại
thiện tri thức thuyết pháp cho, nhờ đó ông mở mang tri kiến, nên được
sanh thiên.
Xong, Phật nói kệ:
Subhāsitaṃ suṇitvāna,
Nagare coraghātako;
Anulomakhantiṃ laddhāna,
Modati tivivaṅgatoti”.
Sau khi đƣợc nghe lời kinh khéo giảng, ông đao phủ thủ trong thành phố,
chứng đƣợc Pháp nhãn hợp thời, hoan hỷ mà đi về Thiên giới.
Người đao phủ trong thành,
Nghe những lời khéo nói,
Ðược nhẫn và sau đó,

635
Lên cõi trời hưởng vui.
Các Tỳ-kheo vẫn còn ngạc nhiên, hỏi tiếp:
- Bạch Thế Tôn, trong lời hồi hướng thật ra đ}u có năng lực gì ghê
gớm. Vả lại, người n|y đã lầm lỗi rất nhiều, làm sao ông ta chứng đạt với
ít lời như thế?
Thế Tôn đ{p:
- Các Tỳ-kheo, đừng đo lường giáo pháp của Ta nhiều hay ít lời. Một
c}u đầy đủ đạo lý vẫn có công đức siêu việt.
Và Ngài nói Pháp Cú:
“Sahassamapi ce vācā,
Anatthapadasañhitā,
Ekaṃ atthapadaṃ seyyo,
Yaṃ sutvā upasammati”.
(100) Dầu nói năng ngàn lời,
Nhưng không gì lợi ích
Tốt hơn một câu nghĩa
Nghe xong, được tịnh lạc.

‚Dầu cho nói đến ngàn câu
Toàn lời vô nghĩa thì đâu ích gì?
Thà lời chí lý, thích nghi,
Một câu nghe cũng đoạn ly khổ sầu‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Sahassamapi: Dầu cả ngàn lời nói ra, nếu tính số nhiều từ một ngàn
đến hai ngàn lời nói như vậy, mà toàn là lời nói vô ích, chẳng hạn như lời
nói giải về vũ trụ, về núi non, về rừng rú< Những câu nói vô ích vì
không phải là những c}u nói l| đuốc soi đường đi Niết-bàn, thì dầu có
nói bao nhiêu cũng chỉ dẫn đến nơi tội ác.

636
Ekaṃ atthapadaṃ: Một lời nói hữu ích, như c}u: “Người có thân,
niệm thân trược thì đắc Tam Minh, l| đã l|m xong lời dạy của chư Phật”.
Khi được nghe một câu hữu ích rồi, thính giả làm cho lắng dịu các pháp
bất thiện nhất là tình dục, bằng chứng của sự hữu ích ấy là làm cho các
Pháp sáng tỏ các pháp liên hệ với Niết-bàn như Ngũ uẩn (Khandha), Tứ
đại (Dhātu), Thập nhị xứ (Āyatana), Ngũ quyền (Indriya), Ngũ lực (Bala),
Thất giác chi (Bhojjhanga), Tứ niệm xứ (Saṭipatthāna). Thà chỉ một lời nói
như thế, nghe xong cũng được an vui.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Làm nghề chém cổ cƣớp nhiều năm,
Kẻ ác còn dƣ chút thiện tâm,
Thấy Pháp Chủ vừa ra Đại định,
Cúng dƣờng cháo sữa một phần mâm.
Nhờ duyên bố thí đầy đủ chi,
Sơ quả chứng liền, dứt ngại nghi,
Đâu Suất đƣợc về an hƣởng phƣớc,
Mặc cho bò húc rã thây thi...


2. Sự Chuyển Hóa Của Bāhiya Dārucīriya

(Bāhiyadārucīriyattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 101)

“Sahassamapi ce gāthā,
Anatthapadasañhitā,
Ekaṃ gāthāpadaṃ seyyo,
Yaṃ sutvā upasammati”.
“Dầu nói ngàn câu kệ

637
Nhưng không gì lợi ích
Tốt hơn nói một câu
Nghe xong, được tịnh lạc”.
Câu này Thế Tôn đã dạy khi ngụ tại Jatavana, liên quan đến Trưởng
lão Bāhiya Dārucīriya.

Một nhóm người ra biển, không may thuyền bị thủng. Ai cũng l|m
mồi cho cá, trừ một người vớ được miếng ván, cố hết sức lội vào bờ, gần
cảng Suppāraka. Mất hết y phục, ông quấn vỏ cây quanh mình, luôn cả
nh{nh non, v| được một gia chủ cho một mảnh s|nh, ông đến cảng
Suppāraka. Người ta cho ông súp, ch{o v| c{c món ăn kh{c. Họ tôn kính
ông, cho đó l| một vị A-la-hán. Nếu mặc vải tốt chắc không được danh
lợi như thế, nên ông vẫn che thân với vỏ cây. Nhiều người thường chào
mừng gọi ông là A-la-h{n, nên ông nghĩ có lẽ mình thật là một trong
những A-la-hán trên thế gian n|y, hay ít ra cũng đang thú hướng đến
quả vị A-la-h{n. Ông đã l|m động tâm một vị trời thời xưa l| th}n tộc
của ông.
Chuyện Quá Khứ
2A. Ngoài Ðề

Thân tộc này, tức là người đã h|nh thiền với ông trong kiếp trước.
Vào thời Phật Kassapa lúc đạo pháp suy vi, có bảy Tỳ-kheo buồn tiếc về
đức hạnh lui sụt của các tân Tỳ-kheo, Sa-di và những người khác, bảo
nhau:
- Trong lúc giáo pháp còn, chúng ta hãy tự độ mình thật chắc chắn.
Rồi sau khi lễ đền vàng, họ vào rừng, gặp ngọn núi, họ tuyên bố ai
còn đắm trước đời sống thế gian hãy trở lại, ai hết ràng buộc hãy lên núi.
Họ đặt thang và mọi người đều lên núi, xong họ đ{ cho thang ngã
xuống, và dốc sức thiền định. Chỉ sau một đêm thôi, Trưởng lão dẫn đầu
chứng A-la-hán.

638
Ðại Trưởng lão này nhai một cuống trầu ở hồ A-nậu-đạt, súc miệng
v| đem thức ăn lấy từ Bắc C}u Lô Ch}u đến nói với các Tỳ-kheo kia:
- Chư huynh đệ! Hãy nhai cuống trầu này, súc miệng và dùng thức
ăn n|y.
Nhưng họ từ chối, viện lý do chỉ dùng thức ăn do chính mình mang
về sau khi đã chứng A-la-h{n như Ðại Trưởng lão. Vào ngày thứ hai, Ðệ
nhị Trưởng lão chứng Tam quả, v| cũng đem thức ăn đến mời, nhưng họ
từ chối, vì không lẽ đã khước từ thức ăn của Ðại Trưởng lão mà bây giờ
nhận thức ăn của Ðệ nhị Trưởng lão.
Sau đó, Ðại Trưởng lão nhập Niết-bàn, Ðệ nhị Trưởng lão sanh về
cõi Phạm thiên, còn năm vị kia không khai mở được Minh-sát-tuệ, héo
mòn dần, qua đời vào ngày thứ bảy v| được sanh thiên. Ðến thời Phật
hiện đời, họ sanh vào những gia đình kh{c nhau. Một người là vua
Pukkusātì, người là Kumāra Kassapa, người là Dārucīriya, người khác là
Dabba Malla, và một người là Tỳ-kheo Sabhiya. "Vị thân quyến trước đ}y"
ám chỉ vị Tỳ-kheo đã sanh v|o cõi Phạm thiên.
2B. Ðoạn Kết Sự Chuyển Hóa Của Bāhiya Dārucīraya

Vị Phạm thiên thấy bạn mình là Bāhiya đang theo t| kiến, có thể bị
trầm luân rất nguy hiểm, nên tìm c{ch kích động ông ta:
- Này Bāhiya, anh không phải là A-la-h{n, cũng chưa thú hướng đến
quả vị A-la-h{n, v| con đường anh đang theo cũng không đưa đến quả
vị A-la-hán.
Bāhiya rất hoang mang không biết mình ra sao, liền hỏi:
- Thiên nhân! Có lẽ có A-la-hán hay những vị thú hướng A-la-hán
trên thế gian hiện nay?
- Bāhiya, hướng Bắc có một thành tên Sāvatthī, có đức Thế Tôn, bậc
A-la-hán của những A-la-hán, bậc Chánh Ðẳng Gi{c đang thuyết pháp
đưa đến quả vị A-la-hán.
Lúc đó đang đêm, t}m tư Bāhiya xao động mãnh liệt, ông tức tốc

639
rời Suppāraka lên đường đi Sāvatthī suốt đêm, đi hết một trăm hai mươi
dặm, nhờ thần lực của vị phạm thiên (có chỗ bảo của Phật). Bāhiya đến
nơi thì Phật đã v|o th|nh khất thực. Thọ thực xong, ông thấy các Tỳ-
kheo đi kinh hành ngoài trời liền hỏi thăm Thế Tôn. Biết ông đến từ rất
xa, các Tỳ-kheo khuyên ông ngồi xuống rửa chân, xức dầu và nghỉ ngơi,
khi Thế Tôn trở về ông sẽ gặp Ngài. Ông không thể chờ đợi, toàn thân
run lên, ông bảo các Tỳ-kheo:
- Bạch Tôn giả! Tôi không biết khi nào Thế Tôn có thể qua đời, hay
tôi sẽ qua đời. Tôi vừa vượt qua một đoạn đường dài một trăm hai mươi
dặm chỉ trong một đêm, không dừng lại cũng không d{m ngồi xuống
nghỉ bất kỳ ở đ}u. Ngay khi gặp Thế Tôn tôi sẽ nghỉ ngơi.
Ông vào Sāvatthī gặp Thế Tôn đang khất thực, dáng dấp vô cùng
trang nghiêm của một vị Phật. Bao lâu nay, bây giờ ông mới gặp được
Ngài Gotama, đấng Toàn Giác. Và tại chỗ ông vừa mới thấy Phật, ông
cung kính cúi mình tiến đến gần Phật v| đảnh lễ Ngài ở giữa đường, ôm
mắt c{ ch}n Ng|i v| thưa:
- Xin đức Thế Tôn thuyết ph{p cho con, đấng An Lạc hãy thuyết
ph{p cho con, để con được lợi lạc l}u d|i v| được giải thoát an lạc.
Phật đuổi ông đi bảo:
- Ông đã đến phi thời, Bāhiya! Ta đang v|o nh| người khất thực.
Bāhiya lòng vẫn nôn nóng thưa tiếp:
- Bạch Thế Tôn, trước đ}y con đã không chịu nhận thức ăn vật chất,
v| con đã mãi trôi lăn trong vòng lu}n hồi. Con không biết khi nào Thế
Tôn hay con sẽ qua đời, xin thuyết pháp cho con.
Lần thứ hai, Thế Tôn từ chối. (Thấy đƣợc Phật ông quá vui mừng, và
tâm còn kích động, ngoài ra thân cũng còn mệt, do đó nếu có giảng pháp, Phật
chắc ông sẽ khó lĩnh hội). Lần thứ ba, Thế Tôn vẫn đứng ở giữa đường,
dạy:
- Vậy thì, Bāhiya, ông phải học thế này: "Trong cái thấy chỉ có cái bị

640
thấy, trong cái nghe chỉ có cái bị nghe, trong c{i nghĩ chỉ có cái bị nghĩ,
trong cái hiểu chỉ có cái bị hiểu"; do đó, n|y Bāhiya, ông không ở đ}y.
Này Bāhiya, vì ông không ở đ}y, do đó ông không ở đời n|y, cũng chẳng
ở đời sau, không ở cả hai đời. Chỉ có thế mới chấm dứt đau khổ.
Diṭṭhi diṭṭhamattaṃ bhavissati;
Sute sutamattaṃ bhavissati,
Mute mutamattaṃ bhavissati,
Viññāṇe viññātamattaṃ bhavissati”.
‚Trong Kiến, Văn, Giác, Tri
Chỉ có Kiến, Văn, Giác, Tri mà thôi‛.
Ngay khi Bāhiya nghe xong bài pháp, ông dứt trừ lậu hoặc, chứng A-
la-hán cùng các thần thông. Liền đó ông xin Phật được nhận v|o Tăng
đo|n. Phật hỏi ông có y b{t chưa, ông đ{p chưa có. Phật bảo hãy tự tìm
lấy, rồi Ng|i quay đi.
Trong hai mươi ng|n năm h|nh thiền, Bāhiya chưa hề cúng dường y
bát cho một Tỳ-kheo nào, trái lại ông thường nói một Tỳ-kheo phải tự lo
lấy vật dụng cho mình, kể cả thức ăn, không nên nhờ ai khác. Thế Tôn
biết thế, v| cũng biết vì thế ông sẽ không nhận được y bát từ thần lực, do
đó Ng|i không nhận ông v|o Tăng đo|n với c}u: "Hãy đến, Tỳ-kheo"
như thường lệ.
Bāhiya đang đi tìm y b{t thì quỷ Dạ-xoa dưới lốt con bò c{i đến húc
ông chết. Khất thực xong, Thế Tôn với chúng Tăng đến nơi thấy xác ông
nằm sóng so|i trên đống rác. Ngài liền bảo các Tỳ-kheo lấy c{ng đang
dựng tại cửa nhà nọ, khiêng xác ra khỏi th|nh, thiêu v| đắp đất chôn.
Làm xong họ về tinh x{ thưa lại với Phật và hỏi về đời sau của ông. Phật
cho biết ông đã nhập Niết-bàn, và trong c{c đệ tử cư sĩ v| xuất gia,
Bāhiya l| đệ nhất về học tập Phật pháp mau chóng. Các Tỳ-kheo hỏi tiếp:
- Bạch Thế Tôn, Bāhiya đã chứng A-la-hán khi nào?
- Các Tỳ-kheo, chính là vào lúc nghe Ta thuyết pháp.
- Nhưng bạch Thế Tôn, Ngài thuyết pháp cho ông ta lúc nào?

641
- Khi Ta đang đi khất thực, đứng ở giữa đường.
- Một bài pháp quá ngắn ở giữa đường như thế, Bạch Thế Tôn, ông
ta khai mở được Minh sát tuệ với ít lời như thế sao?
- Các Tỳ-kheo! Chớ đo lường pháp của ta là ít là nhiều. Nói ngàn câu
kệ không hiệu quả, cũng không bằng chỉ một c}u đầy đủ đạo lý.
Và Phật đọc Pháp Cú:
“Sahassamapi ce gāthā,
Anatthapadasañhitā,
Ekaṃ gāthāpadaṃ seyyo,
Yaṃ sutvā upasammati”.
(101) Dầu nói ngàn câu kệ,
Nhưng không gì lợi ích,
Tốt hơn nói một câu,
Nghe xong, được tịnh lạc.

‚Dầu cho tụng đến ngàn câu.
Toàn kệ vô nghĩa thì đâu ích gì?
Thà kệ chí lý, thích nghi,
Một câu nghe cũng đoạn ly khổ sầu‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Ekaṃ gāthāpadaṃ: một câu kệ như: Appamādo amataṃ padaṃ (Cần


chuyên là lộ trường tồn< Yathā matāti (Kẻ buông lung sống lâm chung
khác nào) một câu kệ như thế thì quý hơn.
Phần còn lại lý giải như c}u kệ trước.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Ngoại đạo đón đƣờng hỏi Phật Đà‛

642
‚Pháp nào tu chứng Tuệ cao xa?‛
Phật rằng: ‚Trong Kiến, Văn, Tri, Giác,
Hãy giữ tâm Không, chớ chấp ta!‛
Ba Hí Dá liền chứng Vô sanh,
Nhờ duyên tiền kiếp đã tu hành.
Bị bò húc chết, thây nằm đó,
Khó biết tâm ông, Đạo quả thành!
Phật dạy chƣ Tăng hãy trà tỳ,
Thiêu ông ngoại đạo đủ uy nghi,
Nhƣ A-la-hán Thinh Văn vậy,
Đó thật Tỳ-kheo thiếu bát y!


3. Cô Gái Lấy Tên Cướp

(Kuṇḍalakesittherīvatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 102-103)

“Yo ca gāthāsataṃ bhāse,


Anatthapadasañhitā;
Ekaṃ dhammapadaṃ seyyo,
Yaṃ sutvā upasammati”.
“Yo sahassaṃ sahassena,
Saṅgāme manuse jine;
Ekañca jeyyamattānaṃ,
Sa ve saṅgāmajuttamo”.
“Dầu nói trăm câu kệ
Nhưng không gì lời ích,
Tốt hơn một câu Pháp,
Nghe xong, được tịnh lạc”.
“Dầu tại bãi chiến trường,

643
Thắng ngàn ngàn quân địch,
Tự thắng mình tốt hơn,
Thật chiến thắng tối thượng”.
Phật dạy câu này tại Jatavana, liên quan đến Kundalakesì

Một thương gia gi|u có tại Rājagaha, có duy nhất một cô con gái
mười sáu tuổi tuyệt đẹp và khả ái. Cha mẹ cho cô ở trên tầng chót tòa lâu
đ|i bảy tầng, trong một phòng lộng lẫy, với một nàng hầu.
Một hôm, một chàng trai gia thế bị bắt vì tội trộm. Người ta trói ké
tay anh ra sau lưng, dẫn ra ph{p trường, và tại ngã tư họ hành hạ anh
với biết bao lời mắng nhiếc. Con g{i thương gia nghe đ{m đông la hét,
chạy ra ngoài nhìn xuống thấy tên trộm bỗng đem lòng yêu thương,
tương tư đến nỗi bỏ ăn nằm liệt giường. Mẹ cô hỏi thăm, biết chuyện nên
khuyên con g{i đừng dại dột như thế, bà sẽ tìm người môn đăng hộ đối
gả chồng cho cô. Nhưng cô không chịu, thề chết nếu không lấy được tên
trộm này. Bà bèn kể cho chồng nghe, nhưng ông cha cũng không dỗ
d|nh con g{i được, túng thế đem một ng|n đồng tới quan lo lót để chuộc
mạng tên trộm. Quan nhận tiền thả hắn ra, giết người khác rồi tâu lên
vua tên trộm đã bị xử tử.
Thương gia gả con gái cho tên trộm. Cô dâu mới muốn chiếm trọn
vẹn tình cảm của đức lang quân nên chìu chuộng hết sức, trang điểm đẹp
đẽ, nấu nướng ngon lành. Tuy thế tên trộm vẫn nuôi ý đồ bất lương: giết
vợ lấy châu báu, vào quán nhậu. Anh cho đó l| diệu kế duy nhất, nên lên
giường bỏ ăn. Cô vợ hốt hoảng hỏi thăm chồng:
- Anh đau l|m sao?
- Không sao, em ạ.
- Hay cha mẹ làm anh phiền?
- Không đ}u, em ạ.
- Vậy thì chuyện gì?

644
- Em ạ! Ngày tôi bị trói dẫn đi tôi đã nguyện dâng một phẩm vật lên
vị thần ở trên "Bờ Vực Của Kẻ Trộm" xin cứu mạng. Và nhờ thần lực của
Ng|i m| tôi được cưới em làm vợ. Tôi bối rối không biết làm sao giữ trọn
lời thề này.
- Xin anh đừng lo. Em sẽ lo phẩm vật, anh cần gì?
- Cháo ngon, nêm với mật, v| năm loại hoa trong đó phải có hoa lāja.
- Vâng, em sẽ lo đủ.
Rồi để thân quyến ở nhà, hai vợ chồng cùng đ{m gia nh}n lên
đường vui vẻ, tươi cười với cả gia tài quý báu trên mình cô vợ, đúng như
ý ông chồng. Ðến chân núi tên trộm cho đ{m tùy tùng ở lại, bảo vợ mang
phẩm vật, rồi anh nắm tay trèo lên đỉnh núi "Vực Kẻ Trộm" (bên này có
thể trèo lên nhƣng bên kia là vách đá dốc ngƣợc, bọn trộm từ đỉnh bị xô xuống
vực nát thây trƣớc khi đến đáy, nên có tên nhƣ thế).
Ðứng trên đỉnh núi, cô bảo chồng dâng lễ vật. Tên trộm lặng thinh.
Cô lại hỏi tại sao hắn không nói. Cuối cùng hắn phải thú thật là gạt cô lên
đ}y để giết cô lấy châu báu. Khủng khiếp vì sợ chết, cô năn nỉ hắn tha
mạng:
- Cả ch}u b{u v| th}n em đ}y đều không thuộc anh hay sao? Anh
được lợi gì mà phải giết em? Hãy tha chết cho em. Kể từ đ}y xin coi em
như mẹ của anh, hay cho em làm kẻ hầu hạ cũng được.
Rồi cô đọc bài kệ:
“Ime suvaṇṇakeyūrā,
Sabbe veḷuriyā mayā
Sabbañca gaṇha bhaddante,
Mamaṃ dāsiñca sāvayāti”.
‚Những xuyến vàng này, tất cả đều cẩn bằng ngọc bích, anh hãy lấy hết đi.
Anh ơi, anh hãy gọi em là nữ nô lệ của anh‛.
Hãy lấy vòng vàng này,
Ðược gắn những ngọc quý.

645
Lấy hết và tự nhiên,
Xem tôi như tỳ nữ.
Tên trộm vẫn không chịu, vì sợ cô ta về sẽ kể lại hết với cha mẹ. Hắn
cũng đ{p bằng kệ:
“Mā bāḷhaṃ paridevesi,
Khippaṃ bhaṇḍakaṃ bandhāhi;
Na tuyhaṃ jītvitaṃ atthi,
Sabbaṃ gaṇhāmi bhaṇḍakanti”.
‚Nàng đừng khóc than chi nhiều, hãy mau mau bó buộc các đồ tƣ trang.
Tuổi thọ của nàng đã hết, ta sẽ lấy tất cả tƣ trang của nàng‛.
Ðừng than vãn quá nhiều,
Gói của cải mau lên!
Mi không còn sống thêm,
Của cải mi ta lấy!
Cô thấy rõ hắn tàn bạo quá mức, nghĩ rằng trí tuệ không phải dùng
để nấu lên ăn, m| để giúp người ta có thể tính to{n trước h|nh động của
mình. Vì vậy cô tìm c{ch đối phó với hắn. Cô bảo nhờ cô mà hắn được
cứu mạng, nên xin hắn cho cô là ân nhân của hắn, được đảnh lễ hắn. Rồi
cô đi nhiễu quanh hắn ba vòng, rồi để hắn đứng ở vị trí bên phải của cô,
đảnh lễ hắn bốn phía, xong kể lể:
- Ðây là lần cuối cùng em trông thấy anh, và từ đ}y anh cũng không
còn thấy em nữa!
Cô ôm hôn hắn trước mặt rồi ôm từ sau lưng, v| từ phía sau nhắm
lúc hắn quên đề phòng đứng ngay miệng vực, một tay cô đẩy trên vai
hắn, tay kia đẩy ngang thắt lưng, cô xô hắn xuống vực, tan xương n{t
thịt trước khi tới đ{y. Vị thần tại đó hoan hô cô với bài kệ:
“Na so sabbesu ṭhānesu,
Puriso hoti paṇḍito;
Itthīpi paṇḍitā hoti,
Tattha tattha vicakhaṇāti”.

646
‚Không phải đàn ông luôn luôn là bậc hiền trí ở khắp mọi nơi, phụ nữ đôi
khi ở đây đó cũng tỏ ra là bậc hiền trí nữa‛.
Trí tuệ không phải luôn luôn,
Chỉ dành cho bọn đàn ông.
Ðàn bà đôi khi cũng vậy,
Tỏ ra khôn khéo vô cùng.
Nếu về nhà, cha mẹ hỏi, chẳng lẽ không khai thật, miệng lưỡi hai
người chắc chắn không tha ta: "Ðã tốn một ng|n đồng chuộc mạng tên
vô lại, sao mi lại giết hắn?". Và nếu ta nói thật lý do vì hắn muốn giết ta
trước, chưa chắc hai người đã tin. Gia đình ôi sao ch{n qu{!" Nghĩ như
thế cô ném hết châu báu, vào rừng đến chỗ ẩn dật của các nữ tu, chào
cung kính xin được vào Ni chúng.
Th|nh ni cô, v| sau khi được giải thích hai lối tu: thiền quán trên
mười đề mục hoặc tụng niệm một ngàn tín pháp, cô chọn cách thứ hai.
Thấy cô thuần thục, chư ni bảo cô đi khắp vùng Diêm Phù Ðề tìm thiện
hữu tri thức có thể đối ph{p được với cô. Ðặt một nh{nh đ|o trong tay
cô, họ dặn dò:
- Ði đi, đạo hữu! Gặp cư sĩ đối đ{p được chi hãy xin hầu hạ; gặp Tỳ-
kheo đối đ{p được, chị hãy xin gia nhập Tăng đo|n.
Mang tên ni cô Hồng Táo, cô du hành mọi nơi, đặt câu hỏi với bất cứ
ai gặp được, không ai đối đ{p lại. Cô nổi danh đến nỗi nghe tin cô đến,
người ta bỏ chạy hết. Trước khi vào thành hay vào làng khất thực, cô
gom một đống c{t trước cổng chánh, trồng nhánh đ|o(8) lên và thách
thức ai đối đ{p được hãy giẫm lên nh{nh đ|o n|y. Không ai d{m qua
chỗ ấy, nh{nh c}y n|y héo, cô tìm nh{nh kh{c tươi hơn, cứ du h|nh như
thế, cô đến Sāvatthī. Trẻ con xúm quanh nh{nh c}y cô đã trồng như
thường lệ xem việc gì đã xảy ra, vừa đúng lúc Trưởng lão Sāriputta thọ
thực xong bước ra khỏi thành. Ngài ngạc nhiên hỏi lũ trẻ, biết chuyện,

8
Một số bản khác viết l| “c|nh liễu”.

647
Ngài bảo chúng hãy giẫm lên nh{nh c}y. Ban đầu chúng sợ không dám;
nhưng được Trưởng lão bảo đảm sẽ trả lời câu hỏi, chúng nhào lên
nhánh cây hò hét, đ{ sụp đống cát.
Ði khất thực xong trở về, thấy thế cô trách mắng lũ trẻ:
- Ta không định đối đ{p với chúng mày, sao chúng mày phá phách
như thế?
Chúng đ{p l| l|m theo lời Trưởng lão. Ðược Ngài xác nhận, cô xin
vấn đ{p v| cũng được Ngài nhận lời.
Chiều xuống, cô đến chỗ Trưởng lão đặt câu hỏi. Cả thành xôn xao
muốn đi nghe. Họ cùng đi với cô, cúi ch|o Trưởng lão và cung kính ngồi
một bên. Cô hỏi Ngài một ng|n đề mục về tín pháp, Ngài trả lời đúng
hết. Và Ngài hỏi lại:
- Cô chỉ hỏi có bấy nhiêu thôi à? Còn câu nào khác không?
- Dạ đã hết, thưa Tôn giả!
- Cô đã hỏi tôi nhiều câu, bây giờ tôi hỏi lại cô một câu thôi!
- Xin tôn giả cứ hỏi.
- Cái gì là Một?(9)
Cô rất muốn trả lời nhưng không trả lời được, bèn hỏi lại Tôn giả.
Ng|i đ{p:
- Ðó là câu hỏi của Phật.
- Vậy xin nói cho con biết, thưa Tôn giả.
- Nếu cô v|o Tăng đo|n, ta sẽ cho biết câu trả lời.
Cô bằng lòng xin nhập v|o Tăng đo|n, Trưởng lão nhắn ni chúng lo
mọi việc. Sau khi l|m đầy đủ bổn phận, cô được đặt tên là Kundalakesì, và

9
Một pháp là vật thực. Tất cả chúng sanh trong ba cõi s{u đường đều tồn tại nhờ vật
thực. Giải thích thêm: Vật thực cõi dục giới là vật chất, thô hay tế. Vật thực cõi sắc giới, vô
sắc giới là hỷ, lạc, xả, nhất tâm.

648
chỉ vài ngày chứng A-la-hán cùng các thần thông.
Trong Ph{p đường các Tỳ-kheo bàn tán về chuyện của cô, cho rằng
cô chỉ nghe chút ít pháp rồi được nhận v|o Tăng đo|n, hơn nữa cô đã
đến đ}y sau khi chiến đấu dữ dội với một tên trộm v| đ{nh bại hắn. Phật
đi đến nghe được, bèn bảo:
- Các Tỳ-kheo, đừng đo lường giáo pháp ta nói là ít hay nhiều. Với
một trăm c}u vô nghĩa thì chẳng có công đức gì so với một c}u có đạo lý.
Chiến thắng nhiều tên trộm chẳng đ{ng gì so với chiến thắng tên trộm
Dục lạc của chính mình. Ðó mới thực sự là chiến thắng.
Và Phật đọc Pháp Cú:
102. “Yo ca gāthāsataṃ bhāse,
Anatthapadasañhitā;
Ekaṃ dhammapadaṃ seyyo,
Yaṃ sutvā upasammati”.
103. “Yo sahassaṃ sahassena,
Saṅgāme manuse jine;
Ekañca jeyyamattānaṃ,
Sa ve saṅgāmajuttamo”.
(102) Dầu nói trăm câu kệ,
Nhưng không gì lợi ích.
Tốt hơn một câu pháp,
Nghe xong, được tịnh lạc.
(103) Dầu tại bãi chiến trường,
Thắng ngàn ngàn quân dịch,
Tự thắng mình tốt hơn,
Thật chiến thắng tối thượng.

‚Dầu cho tụng đến trăm câu,
Toàn kệ vô nghĩa thì đâu ích gì?
Thà kệ Pháp Cú thích nghi,

649
Một câu nghe cũng đoạn ly khổ sầu‛.
‚Chiến trƣờng quyết liệt hơn thua,
Thắng ngƣời ngàn trận cũng chƣa thật tài,
Thắng mình mới đáng gọi hay,
Chiến công oanh liệt ấy ai dám bì‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Gāthāsataṃ: người tụng kệ cho nhiều đếm cho đủ số một trăm c}u.
Anatthapadasaṃhitā: nhưng to|n l| những câu vô ích, chẳng hạn
như giải về màu sắc bầu trời.
Dhammapadaṃ: Pháp cú là câu nào có đầy đủ nghĩa lý, có lợi ích
thiết thực. Ngoại đạo du sĩ cũng có bốn câu Pháp Cú, thế nào là bốn?
Du sĩ là ngƣời không tham.
Du sĩ là ngƣời không tác hại.
Du sĩ là ngƣời có sự ghi nhớ (có Chánh niệm).
Du sĩ là ngƣời có Chánh Định.
So với Pháp Cú của ngoại đạo như vậy thì một câu kệ Pháp Cú còn
quý hơn!
Yo sahassaṃ sahassena: người nào một mình cầm binh khí ra chiến
đấu với một ngàn ngàn (một triệu) người, chỉ trong một trận giao tranh
mà thắng được cả triệu người, dầu có đem sự thắng lợi về, cũng chưa
đ{ng gọi l| người thắng trận tối thượng.
Ekañca jeyya m'attānaṃ: trái lại, người nào luôn cả ng|y đêm, ở
mọi chỗ, lúc n|o cũng t}m t}m niệm niệm, ghi nhớ đề mục Chỉ Quán, tự
mình thắng được những phiền não tham, sân, si trong nội tâm.
Sa ve saṅgāmajuttamo: người này quả thật l| người chiến thắng tối
thượng, quý báu, lập được chiến công oanh liệt nhất.


650
Dòch Giaû Caån Ñeà
Thiếu nữ làm eo để cƣới chồng,
Vì thƣơng kẻ cƣớp bị lao lung,
Ngờ đâu, ngựa vẫn quen đƣờng cũ,
Hắn chẳng mang ơn, lại trở lòng.
Dụ đƣợc nàng lên đỉnh núi cao,
Hắn toan giết, đoạt của, bôn đào,
Nàng khôn, giả cách xin tha mạng,
Lừa thế, xô tên phản bội nhào!...
Giết chồng đâu lẽ trở về nhà?
Sƣơng phụ băng rừng đi xuất gia,
Học đƣợc một ngàn câu hỏi đố,
‚Diêm Phù‛ nổi tiếng khắp Ta bà.
Pháp chủ hỏi nàng: ‚Một là gì?‛.
Nàng thƣa, xin nhập đạo bên Ni,
Về sau đắc quả A-la-hán,
Tăng chúng phàm phu có chỗ nghi,
Phật dạy: Kệ vô nghĩa tụng nhiều,
Trăm câu lợi ích chẳng bao nhiêu!
Sao bằng một kệ nghe vừa dứt,
Tâm đƣợc an bình, Khổ não tiêu...
Thắng ngàn quân địch giữa sa trƣờng,
Chẳng phải anh hùng Phật tán dƣơng,
Chỉ có thắng mình là đại thắng,
Chiến công oanh liệt ấy ai đƣơng?...


4. Ðược Và Mất

(Anatthapucchakabrāhmaṇavatthu)


651
KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 104-105)

“Attā have jitaṃ seyyo,


Yā cāyaṃ itarā pajā;
Attadantassa posassa,
Niccaṃ saññatacārino”.
“Neva devo na gandhabbo,
Na māro saha brahmunā;
Jitaṃ apajitaṃ kariyā,
Tathārūpassa jantuno”.
“Tự thắng, tốt đẹp hơn,
Hơn chiến thắng người khác,
Người khéo điều phục mình,
Thường sống tự chế ngự”.
“Dầu Thiên Thần, Thát Bà,
Dầu Ma Vương, Phạm Thiên,
Không ai chiến thắng nổi,
Người tự thắng như vậy”.
Câu này Phật dạy khi ngụ tại Jatavana, liên quan đến một Bà-la-môn
đã hỏi về được và mất.

Một Bà-la-môn, thắc mắc chắc là Thế Tôn chỉ biết có được chứ không
biết mất. V| ông ta đi hỏi Phật, được Phật trả lời:
- Bà-la-môn! Ta biết cả hai được và mất.
- Vậy thì xin Ngài nói cho con về mất.
Phật nói kệ sau:
“Ussūraseyyaṃ ālasyaṃ,
Caṇḍikkaṃ dīghasotthiyaṃ;
Ekassaddhānagamanaṃ,
Paradārūpaseyanaṃ;
Etaṃ brāhamaṇa sevassu,
652
Anatthaṃ te bhavissatīti”.
‚Ngủ nƣớng sau khi mặt trời đã mọc, rã rƣợi, biếng nhác, hung bạo mà
hƣởng phƣớc lâu dài. Hành trình theo một tà đạo, bám theo sắc đẹp của vợ
ngƣời khác. Này Bà-la-môn, nƣơng theo các Pháp ấy, thì thầy sẽ không đƣợc lợi
ích‛.
Những thứ không ích lợi
Gồm: thứ nhất, ngủ muộn,
Biếng lười chiếm thứ hai,
Thứ ba, ánh trăng soi,
Thứ tư giàu sang mãi,
Thứ năm, hay đi lại,
Sáu, vụng trộm vợ người.
Chạy theo những việc ấy,
Hỡi này, Bà-la-môn,
Ngươi sẽ được những thứ,
Không ích lợi cho mình.
Bà-la-môn nghe xong ca ngợi Thế Tôn:
- Hay thay! Hay thay! Ðấng Ðạo sư của mọi người! Bậc lãnh đạo của
mọi người! Ngài thật biết cả hai được và mất.
- Thật thế Bà-la-môn! Không ai biết r|nh hơn ta về mất.
Rồi Thế Tôn xét xem làm cách nào chuyển hóa được ông Bà-la-môn,
Ngài hỏi:
- Bà-la-môn, ông sống bằng nghề gì?
- Bằng nghề cờ bạc, ngài Gotama ạ.
- Thế ai được, ông hay người kia?
- Khi thì con, khi thì người kia.
- Bà-la-môn, chiến thắng kẻ khác là một việc tầm thường, chiến
thắng như thế đ}u có lợi lạc gì. Nhưng người nào thắng lướt Dục lạc và
tự thắng mình, thì chiến thắng như thế lợi lạc hơn, không ai có thể đ{nh

653
bại mình.
Và Phật đọc Pháp Cú:
“Attā have jitaṃ seyyo,
Yā cāyaṃ itarā pajā;
Attadantassa posassa,
Niccaṃ saññatacārino”.
“Neva devo na gandhabbo,
Na māro saha brahmunā;
Jitaṃ apajitaṃ kariyā,
Tathārūpassa jantuno”.
(104) Tự thắng, tốt đẹp hơn,
Hơn chiến thắng người khác.
Người khéo điều phục mình,
Thường sống tự chế ngự.
(105) Dầu thiên thần, Thát bà,
Dầu Ma vương, Phạm thiên,
Không ai chiến thắng nổi,
Người tự thắng như vậy.

‚Tự mình hãy thắng mình đi,
Hơn thắng kẻ khác làm chi bên ngoài!
Ngƣời sống tự chế lâu dài,
Là ngƣời khôn khéo, có tài tu thân‛.
‚Dầu Càn thát bà, Thiên thần,
Ma vƣơng, Đại phạm, mấy tầng trời cao;
Cũng không đánh bại đƣợc nào,
Ngƣời đã tự thắng, anh hào ai đang‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Have: là tiếng bất biến phân từ trong văn phạm Pāḷi.

654
Jitaṃ: người tự thắng bằng cách thắng phục phiền não thì quý hơn
(tiếng n|y đã đổi từ nữ tánh ra nam tánh).
Yā cā’yaṃ itarā pajā: ngoài sự thắng ấy ra, ai thắng phục người
khác trong sòng đổ bát, hoặc dùng thế lực kim tiền, hoặc lực lượng vũ
trang mà chiến thắng kẻ địch, thì sự thắng phục cũng không quý hơn sự
tự thắng. Do đó th| l| mình tự thắng còn hơn thắng những kẻ khác vậy.
Attadantassa: tự chế
Tathārūpassa jantuno: như trên đã nói, chúng sanh n|o l| người tự
chế ngự, đã dứt trừ được phiền não, l| người luôn luôn có sự ghi nhớ
biết mình thì thân, khẩu, ý của người được vô nhiễm. Hạng người có ý
chí chế ngự được th}n t}m như thế thì dầu l| chư thiên, C|n th{t b|, Ma
vương cho đến các phạm thiên có ý muốn thử th{ch: “Ta sẽ đ{nh bại
người ấy, ta sẽ khiến cho phiền não ph{t sanh lên để cho người bỏ hết
Thiền định, Đạo quả”.
Dầu cố gắng như thế nào, chẳng hạn như thắng được bằng tài sản về
mọi mặt, rồi thắng được bằng phương tiện nào khác nữa, người đ{nh bại
kẻ kh{c như vậy cũng không thể đ{nh bại người tự thắng bao giờ.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Đức Phật giải rành việc đƣợc thua:
Đƣợc điều bất lợi chớ tranh đua!
Dậy trƣa, ngủ nƣớng, thua là đƣợc,
Quyến rũ vợ ngƣời, đƣợc cũng thua!
Cờ bạc, đƣợc thua ấy sự thƣờng,
Không gì vinh hạnh đáng phô trƣơng!
Tự mình thắng đƣợc mình mới quý,
Tự thắng thì ai dám cự đƣơng?...


655
5. Chú Của Xá Lợi Phất

(Sāriputtattherassa mātulabrāhmaṇa vatthu)



KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 106)

“Māse māse sahassena,


Yo yajetha sataṃ samaṃ;
Ekañca bhāvitattānaṃ,
Muhuttamapi pūjaye;
Sā yeva pūjanā seyyo
Yañce vassasataṃ hutaṃ”.
“Tháng tháng bỏ ngàn vàng,
Tế tự cả trăm năm,
Chẳng bằng trong giây lát,
Cúng dường bậc tự tu,
Cúng dường vậy tốt hơn,
Hơn trăm năm tế tự”.
Thế Tôn dạy câu này khi ngụ tại Veḷuvana, liên quan đến chú của
Sāriputta.

Một hôm Trưởng lão Sāriputta đến thăm chú, Ng|i hỏi:
- Bà-la-môn, ông có bao giờ làm việc thiện chưa?
Ông chú đ{p:
- Dạ có, thưa Tôn giả! Mỗi tháng tôi cúng một ng|n đồng.
- Cho ai vậy?
- C{c đạo sĩ lõa thể, thưa Tôn giả.
- Ðể mong được gì?
- Ðể lên cõi Phạm thiên.

656
- Ai bảo ông thế?
- C{c đạo sĩ, c{c thầy tôi.
- Này Bà-la-môn, cả ông và thầy ông đều không biết con đường đưa
đến cõi Phạm thiên. Chỉ có Phật mới biết con đường đó. Hãy đi với tôi,
tôi sẽ thỉnh Phật chỉ cho ông.
V| Trưởng lão dẫn chú đến gặp Phật. Thưa thỉnh xong được Phật
dạy:
- Bà-la-môn, dù ông bố thí như thế này trong một trăm năm cũng
không bằng phước báo của một người có lòng tin, dù trong giây lát biết
tôn trọng đệ tử của Ta, hay cúng dường đệ tử Ta dù chỉ một muỗng cơm.
Và Phật nói Pháp Cú:
“Māse māse sahassena,
Yo yajetha sataṃ samaṃ,
Ekañca bhāvitattānaṃ,
Muhuttamapi pūjaye”.
Sā yeva pūjanā seyyo
Yañce vassasataṃ hutaṃ”.
(106) Tháng tháng bỏ ngàn vàng,
Tế tự cả trăm năm,
Chẳng bằng trong giây lát,
Cúng dường bậc tự tu.
Cúng dường vậy tốt hơn,
Cả trăm năm tế tự.

‚Mỗi tháng bỏ ra ngàn vàng,
Sắm sanh tế tự đến hàng trăm năm.
Không bằng giây phút ân cần,
Cúng dƣờng đến bậc chánh chân tu hành.
Cúng dƣờng đúng cách, phƣớc lành,
Còn hơn tế vật hi sanh mãn đời‛.

657

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Sahassena: Bỏ ra ngàn vàng.


Yo yajetha sataṃ samaṃ: Người mà hàng tháng xuất ra hàng ngàn
đồng để bố thí cho quần chúng ở thời gian suốt cả trăm năm.
Ekañca bhāvitattānaṃ: Người nào chỉ một lúc cúng dường đến bậc
ch}n tu đã tiến hóa, thấp nhất là bậc Tu-đ|-hoàn và cao nhất là bậc Lậu
tận đến đứng trước cửa nhà, một v{ cơm canh, hoặc vật thực để nuôi
mạng sống, hoặc một lá y choàng nhỏ thì còn tốt hơn người khác lo việc
tế tự quỷ thần cả trăm năm. Sự cúng dường như vậy thì cao cả, quý báu
nhất.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Pháp chủ cầu mong độ cậu mình,
Thoát vòng tà kiến với vô minh,
Dẫn ông đến Phật, nhờ Phật thuyết,
Chánh pháp cho ông khởi đức tin.
Phật dạy: Dầu ông cúng lửa thần,
Trăm năm lo lắng thật chuyên cần,
Không bằng một phút giây sùng kính,
Các bậc Thanh Văn tu chánh chân!


6. Cháu Của Xá Lợi Phất

(Sāriputtattherassa bhāgineyyavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 107)

“Yo ca vassasataṃ jantu,

658
Aggiṃ paricave vane;
Ekañca bhāvitattānaṃ,
Muhuttamapi pūjaye”.
Sā yeva pūjanā seyyo,
Yañce vassasataṃ hutaṃ”.
“Dầu trải một trăm năm,
Thờ lửa tại rừng sâu,
Chẳng bằng trong giây lát,
Cúng dường bậc tự tu,
Cúng dường vậy tốt hơn,
Hơn trăm năm tế tự”.
Khi ngụ tại Veḷuvana, Phật đã dạy câu trên vì chuyện cháu của
Trưởng lão Sāriputta.

Trưởng lão cũng đến người cháu hỏi thăm có từng làm việc thiện
không. Hằng tháng anh ta giết một con thú để tế lửa, vì tin rằng sẽ được
lên cõi Phạm thiên như thầy anh ta bảo. Trưởng lão cũng khuyên anh
đến gặp và thỉnh Phật dạy cho. Phật thuyết như sau:
- Bà-la-môn, dù ông thờ lửa một trăm năm như thế, công đức cũng
chưa bằng giá trị lễ kính đệ tử Ta trong một khoảnh khắc.
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
“Yo ca vassasataṃ jantu,
Aggiṃ paricave vane,
Ekañca bhāvitattānaṃ,
Muhuttamapi pūjaye”.
Sā yeva pūjanā seyyo
Yañce vassasataṃ hutaṃ”.
(107) Dầu trải một trăm năm,
Thờ lửa tại rừng sâu,
Chẳng bằng trong giây lát,

659
Cúng dường bậc tự tu.
Cúng dường vậy tốt hơn,
Hơn trăm năm tế tự.

‚Trăm năm trọn một kiếp ngƣời,
Rừng sâu thờ lửa, chẳng lơi ngày nào.
Không bằng giây phút cần lao,
Cúng dƣờng những bậc tu nào chánh chân.
Cúng dƣờng chân tu một lần,
Còn hơn tế tự lửa thần trăm năm‛.
Cuối thời Pháp, thầy Bà-la-môn đắc Tu-đ|-hoàn quả. Nhiều người
kh{c cũng đắc Thánh quả, nhất là quả vị Tu-đ|-hoàn.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Jantu: Chúng sanh.


Aggiṃ paricare vane: Dầu cho tránh khỏi mọi chướng ngại, vào rừng
lo tế tự lửa thần ở đó<
Phần sau nên giải thích y nhƣ bài kệ trƣớc.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Pháp chủ cũng mong độ cháu mình,
Sát sanh hàng tháng cúng thần linh,
Dẫn chàng đến Phật, nhờ Phật thuyết,
Chánh Pháp, cho chàng tránh ác lai,
Phật dạy: Dầu con cúng lửa thần,
Trăm năm lo lắng thật chuyên cần,
Không bằng với đức tin chân chánh,
Cúng bậc Thanh Văn chỉ một lần!

660
7. Bạn Của Xá Lợi Phất

(Sāriputtattherassa sahāyakabrāhmaṇa vatthu)



KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 108)

“Yaṅkiñci yiṭṭhañca hutañca loke,


Saṃvaccharaṃ yajetha puññapekkho;
Sabbampi taṃ na catubhāgameti,
Abhivādanā ujugatesuseyyo”.
“Suốt năm cúng tế vật,
Để cầu phước ở đời,
Không bằng một phần tư,
Kính lễ bậc chánh trực”.
Ðó là câu Phật dạy tại Veḷuvana, liên quan đến bạn của Trưởng lão
Sāriputta.

Trưởng lão cũng đến hỏi bạn mình như đối với chú và cháu của
mình trước đ}y. Việc thiện của anh bạn từng làm là mổ vật tế lễ để được
sanh thiên. Ng|i cũng khuyên v| dẫn bạn đến gặp Phật, thưa thỉnh và
được chỉ dạy như sau:
- Bà-la-môn, dù ông có dâng tế vật một năm, cũng không công đức
bằng một phần tư công đức của một thiện tín bố thí cho dân chúng, hay
người biết tôn kính đệ tử Ta.
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
“Yaṅkiñci yiṭṭhañca hutañca loke,
Saṃvaccharaṃ yajetha puññapekkho;
Sabbampi taṃ na catubhāgameti,
Abhivādanā ujugatesuseyyo”.
(108) Suốt năm cúng tế vật,
Ðể cầu phước ở đời,

661
Không bằng một phần tư,
Kính lễ bậc chánh trực.

‚Cúng dƣờng, bố thí suốt năm,
Công đức chẳng đƣợc cao thâm nhƣ là.
Một phần tƣ đƣợc trích ra,
Từ phƣớc kính lễ các nhà chánh chân‛.
Cuối thời Pháp, thầy Bà-la-môn bạn của Trưởng lão Sāriputta đắc
quả Tu-đ|-hoàn. Nhiều người kh{c cũng đắc Thánh quả, nhất là Tu-đ|-
hoàn quả.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Yaṃ kiñci: Tiếng nói chung bao gồm tất cả mọi việc bố thí không dư
sót.
Yiṭṭhaṃ: Sự bố thí trọng đại, nhất là trong những ngày lễ.
Hutaṃ: Vật bố thí m| người tích trữ rồi đem ra hậu đãi kh{ch quý,
do có đức tin nơi nghiệp quả mà bố thí.
Saṃvaccharaṃ yajetha: Sự bố thí với đầy đủ chi tiết kể trên, suốt
trong năm trường như vậy, nhưng chỉ bố thí đến quần chúng thế gian,
mặc dầu khắp cõi Ta bà.
Puññapekkho: Muốn được phước báu.
Ujugatesu: Những bậc đã đi trên Th{nh đạo, từ bậc thấp nhất là các
vị Tu-đ|-hoàn, đến bậc cao nhất là A-la-hán. Đối với những bậc đã nói
trên đ}y, ai có t{c ý thiện (Kusalacetanā) do đã ph{t t}m tịnh tín
(Pasannena cittena) muốn cúi mình lễ bái, thì quả phước cao quý gấp bốn
lần tất cả mọi việc bố thí thông thường, bởi thế cho nên nói: “Việc kính lễ
bậc chánh trực thì quý hơn”.


662
Dòch Giaû Caån Ñeà
Pháp chủ còn mong độ bạn thân,
Sát sanh trọng thể cúng thiên thần,
Dẫn chàng đến Phật, nhờ Phật thuyết,
Chánh pháp, cho chàng biết quả, nhân!
Phật dạy, lửa thần, cúng cả năm,
Sát sanh trọng thể chẳng ăn nhằm,
Vì không sánh đƣợc phần tƣ phƣớc,
Bố thí bần dân, cúng Thánh Tăng.


8. Chàng Trai Tăng Tuổi Thọ

(Āyuvaḍḍhanakumāravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 109)

“Abhivādanasīlissa,
Niccaṃ vuḍḍhāpacāyino;
Cattāro dhammā vaḍḍhanti,
Āyu vaṇṇo sukhaṃ balaṃ”.
“Thường tôn trọng, kính lễ,
Bậc kỳ lão trưởng thượng,
Bốn Pháp được tăng trưởng:
Thọ, sắc, lạc, sức mạnh”.
Phật dạy câu này khi ngụ tại Arannakutikā gần Dīghalambika, liên
quan đến chàng trai Dighāyu.

Có hai Bà-la-môn sống ở thành Dīghālambika, tu theo ngoại đạo và
khổ hạnh suốt bốn mươi t{m năm. Một người sợ giòng giống bị diệt
vong nên hoàn tục. Ông b{n công đức của mình cho người khác, và với

663
một trăm tr}u bò, một trăm đồng, cưới vợ sống đời gia chủ. Chẳng bao
l}u ông được mụn con trai. Tu sĩ kia, bạn cũ của ông, đi nơi kh{c, một
hôm trở về thăm. Họ chào mừng lẫn nhau. Tu sĩ chúc cả hai vợ chồng
sống l}u, nhưng khi đứa bé được trình diện thì tu sĩ lặng thinh. Ông cha
thắc mắc v| được tu sĩ giải thích có một tai họa đang chờ đứa bé, và nó sẽ
chết trong bảy ngày. Cả hai ông bà hoảng hốt không biết tính sao. Tu sĩ
khuyên nên đến cầu cứu với Sa-môn Gotama. Họ ngần ngừ vì sợ mang
tiếng bỏ những ẩn sĩ của mình, nhưng lòng thương con mãnh liệt khiến
họ rồi cũng đến Thế Tôn. Họ đến chào Thế Tôn, được Phật chúc sống
l}u, nhưng đến phiên đứa bé Phật cũng lặng thinh, cùng lý do như tu sĩ
đã nói. Ông cha thỉnh cầu Phật ngăn đừng cho tai họa cướp mất đứa bé.
Phật dạy:
- Nếu ông dựng trước cửa nhà một cái lều, đặt một ghế ở giữa, sắp
t{m hay mười sáu chỗ ngồi vòng quanh cho đệ tử của Ta; và nếu ông cho
tụng những bài kinh cầu an v| ngăn ngừa tai họa suốt bảy ngày liên tục,
thì con ông sẽ tr{nh được hiểm họa.
Bà-la-môn l|m đúng theo lời Phật, và các Tỳ-kheo đã đọc tụng đúng
bảy ng|y đêm liên tiếp. Ðến ngày thứ bảy Thế Tôn đến, chư thiên c{c cõi
cũng tụ hội. Có một quỷ Dạ-xoa phụng sự cho Vessavana tên là
Avarudhaka suốt mười hai năm, được ân huệ là bảy ngày nữa sẽ nhận
được đứa bé, đi đến đứng đợi. Nhưng có mặt Thế Tôn và thiên thần đầy
quyền lực, các vị khác yếu hơn đều phải thối lui mười hai dặm nhường
chỗ, cả Avarudhaka cũng thế.
Phật đọc kinh cầu an suốt đêm, kết quả sau bảy ngày Dạ-xoa không
bắt được đứa bé. Bình minh ngày thứ t{m, đứa bé được đặt trước Thế
Tôn và được chúc sống l}u, đến một trăm hai mươi tuổi theo lời Phật, do
đó có tên l| "Ch|ng trai tăng tuổi thọ" Ayuvaddhana. Lớn lên chú có năm
trăm đệ tử cư sĩ đi theo.
Một hôm các Tỳ-kheo thảo luận trong Ph{p đường về Ayuvaddhana,
và không hiểu tại sao mạng sống của chúng sanh được gia tăng ở thế
gian này. Phật nghe được liền bảo:
664
- Các Tỳ-kheo! Không phải chỉ có tuổi thọ mà thôi. Ở thế gian này
chúng sanh biết tôn kính và lễ trọng những vị đạo đức, sẽ được tăng
trưởng bốn pháp, thoát khỏi nguy hiểm và sống an toàn suốt đời.
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
“Abhivādanasīlissa,
Niccaṃ vuḍḍhāpacāyino;
Cattāro dhammā vaḍḍhanti,
Āyu vaṇṇo sukhaṃ balaṃ”.
(109) Thường tôn trọng, kính lễ,
Bậc kỳ lão trưởng thượng,
Bốn pháp được tăng trưởng,
Thọ, sắc, lạc, sức mạnh.

‚Hoan hỷ lễ bái, kính nhƣờng,
Các bậc Trƣởng lão thì thƣờng gia tăng.
Bốn điều phƣớc báo cội căn:
Sống lâu, đẹp đẽ, bình an, hùng cƣờng‛(1).
Cuối thời Pháp, cậu bé Dīghāyu cùng với năm trăm cận sự nam đều
đắc quả Tu-đ|-hoàn. Nhiều người kh{c cũng chứng đạt quả vị Dự Lưu.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Abhivādanasīlissa: Việc luôn luôn cung kính, lễ bái tỏ vẻ tôn trọng.


Vuḍḍhāpacāyino: Người tại gia đối với bậc đã xuất gia, dầu là các
Sadi trẻ tuổi v| l| người xuất gia đối với bậc thọ Cụ túc giới, hoặc lớn
tuổi hạ, đạo cao đức cả hơn mình, m| có t}m cung kính đảnh lễ, hoặc
thường xuyên cúng dường.
Cattāro dhammā: Tăng tuổi thọ, là khi tới tuổi thọ mãn thì được gia
tăng, triển hạn. Mấy ph{p kia cũng tăng thêm như vậy. Quả nhiên, như
người n|o đến năm mươi tuổi thọ mới mãn số, nhưng trọn đời làm việc

665
thiện thì dầu ở tuổi hai mươi lăm có gặp đại nạn gì xảy đến, người ấy
cũng giải trừ được nhờ kính lễ bậc trưởng thượng. Do đó, người đó
không bị giảm thọ, chết yểu.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Bảy ngày nghỉ phép đã trôi qua,
Lỡ dịp báo thù khiến Dạ xoa,
Phải chịu rút lui, nên cậu bé,
Đƣợc thêm tuổi thọ, phƣớc toàn gia.
Phật dạy: Không riêng tuổi thọ tăng,
An vui, sắc đẹp với quyền năng,
Đồng thời thêm mãi nơi ngƣời biết,
Lễ bái cúng dƣờng bậc lão Tăng.


9. Sa-Di Samkicca

(Saṅkiccasāmaṇeravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 110)

“Yo ca vassasataṃ jīve,


Dussīlo asamāhito;
Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo,
Sīlavantassa jhāyino”.
“Dầu sống một trăm năm,
Ác giới, không Thiền định,
Tốt hơn sống một ngày,
Trì giới, tu Thiền định”.
Do chuyện Sa-di Samkicca, Thế Tôn đã dạy câu trên khi ngụ tại
Jatavana.

666

Có ba mươi vị vọng tộc sống ở Sāvatthī nghe Phật thuyết pháp, quy
phục v| đi tu. Sau năm năm l|m tròn bổn phận, họ đến gặp Phật nghe
dạy về pháp học và pháp thiền. Vì lớn tuổi mới xuất gia, họ không thể
theo nổi pháp học, mà muốn tu tập thiền qu{n, v| được Phật giao đề
mục thiền qu{n hướng đến quả vị A-la-hán, họ xin vào rừng ẩn tu. Phật
biết trước họ sẽ bị nguy hiểm vì một người ăn thịt vụng, nhưng nếu có
Sa-di Samkicca đi theo thì sẽ được an ổn, v| đạt đến cứu cánh của đời tu.
Samkicca là Sa-di của Trưởng lão Sāriputta chỉ mới bảy tuổi. Mẹ chú
thuộc gia đình gi|u có ở Sāvatthī. Khi mang thai chú, bà lâm bệnh chết
đột ngột. Từ giàn hỏa toàn thân bà cháy hết, còn đứa bé chưa sinh không
ch{y. Nhưng khi dùng cây khiên đứa bé ra khỏi giàn hỏa, chú bé bị các
c}y đó đ}m v|o thịt hai ba chỗ, một mũi đ}m trúng v|o con ngươi chú,
rồi chú lại bị ném v|o đống than, thịt chú cháy hết. Nhưng trên đống
than đó lại xuất hiện một chú bé như một tượng v|ng đang ngồi trên đ|i
sen. Ðây là kiếp cuối của chú trước khi chứng Niết-b|n, v| vì chưa th|nh
tựu quả vị A-la-hán nên không gì có thể hoại diệt chú, ngay cả núi Tu Di
rơi xuống.
Ngày kế, họ đến dập tắt lửa, ngạc nhiên thấy chú còn sống. Họ đem
chú về làng thỉnh ý thầy Bà-la-môn; và biết được nếu chú sống đời gia
chủ, thân quyến sẽ không nghèo suốt bảy đời, nếu đi tu sẽ có năm trăm
người tùy tùng. Vì mắt bị gậy (Samku) đ}m, họ đặt tên chú là Samkicca.
Lên bảy tuổi, chú nghe bè bạn nói về thân thế của mình, hỏi lại bà
con quả đúng như thế, chú quyết định đi tu. B| con cũng đã có ý đó khi
nghe lời thầy Bà-la-môn, nên hoan hỷ dẫn chú đến giao cho Trưởng lão
Sāriputta xin nhận chú v|o Tăng đo|n. Trưởng lão ưng thuận và dạy chú
thiền qu{n trên năm yếu tố đầu tiên của thân. Ngay lúc dao cạo vừa
chạm tóc, chú chứng A-la-hán. Ðó là chuyện Sa-di Samkicca.
Do đó khi ba mươi vị vọng tộc xin vào rừng, Phật bảo hãy đến gặp
Trưởng lão Sāriputta. Suy xét sự việc. Ngài hiểu ý Phật nên bảo họ để Sa-

667
di Samkicca đi theo. Ban đầu họ từ chối vì nghĩ rằng không cần đến đứa
bé bảy tuổi, nhưng được Trưởng lão giải thích chính họ mới l| chướng
ngại của Sa-di v| đó l| ý của Phật, họ bằng lòng.
Ba mươi mốt người từ giã Trưởng lão rời tinh xá. Họ du hành từ nơi
n|y đến nơi kh{c v| sau một trăm hai mươi dặm đường họ đến một làng
có ng|n gia đình cư trú. D}n cư thấy họ hoan hỷ, hết lòng phục vụ
những thứ cần dùng. Ðược biết họ đi tìm nơi thích hợp để tu, dân chúng
quỳ lạy dưới chân xin họ ở lại đ}y hết mùa mưa, họ sẽ giữ năm giới và
làm tròn bổn phận ngày chay. Ðược nhận lời, dân chúng sửa soạn chỗ ở
ban ng|y v| ban đêm, lối đi có m{i che v| lều cỏ. Họ chia bổn phận hàng
ngày cho nhiều nhóm. Ai cũng l|m phần mình không quá sức, tận tình
phục vụ những thứ cần dùng.
Ðầu mùa mưa c{c Trưởng lão thỏa thuận như sau:
- Chư huynh đệ! Chúng ta đã nhận đề mục thiền quán từ Ðức Phật
và muốn nhận được ân huệ của chư Phật không l|m gì kh{c hơn l| tinh
tấn tu tập. Cửa khổ não vẫn đang mở rộng trước mặt; do đó chỉ trừ sáng
sớm đi khất thực, buổi tối hầu hạ Ðại Trưởng lão, các giờ khác không
được tụ họp từ hai người trở lên. Ai có đau ốm, hãy đ{nh chuông, chúng
ta sẽ đến lo thuốc men. Từ bây giờ trở đi bất luận ng|y đêm, chúng ta
hãy chú tâm chuyên cần v|o đề mục thiền quán.
Rồi mọi người trở về chỗ của mình.
Lúc đó có một người nghèo sống nhờ v|o đứa ch{u g{i, nhưng nó
hất hủi nên ông phải đi tìm đứa ch{u kh{c nương n{u. Ông đến chỗ các
Tỳ-kheo đang ngồi trên bãi cát thọ thực sau khi khất thực trong làng về
và kính cẩn đứng một bên. Các Tỳ-kheo hỏi thăm, thương hại ông và
chia phần cơm trộn với xúp và cà ri trên một chiếc lá. (Ðúng theo luật là
khi có ngƣời đến vào giờ cơm, nếu không có món ngon nhất thì chia món đang
ăn dù ít nhiều cũng đƣợc). Ăn xong ông hỏi thăm v| khi biết các Tỳ-kheo
không nhận lời mời ăn của ai cả m| đi khất thực hàng ngày trong khi
ông phải làm quần quật cả ng|y m| chưa bao giờ được ăn như thế, do đó

668
ông có ý định đi theo c{c Tỳ-kheo hầu hạ.
Hai tháng trôi qua, vì tận tụy làm việc, ông được cảm tình của các
Tỳ-kheo. Muốn thăm ch{u, nhưng sợ các Tỳ-kheo không cho, ông bỏ
trốn.
Ông đến một khu rừng có năm trăm tên cướp đã sống ở đó. Chúng
cầu nguyện với thần sống ở đó, nếu có ai vào trong rừng sẽ giết để tế
thần. Và chúng gặp ngay ông lão, vây bắt, trói lại thật chặt rồi chất củi,
đốt lửa, vót cọc gỗ nhọn. Ông lão ngạc nhiên hỏi, hóa ra chúng chuẩn bị
làm thịt ông để tế thần. Sợ chết khủng khiếp, ông quên hết lòng tốt của
các Tỳ-kheo đối với ông mà chỉ làm mọi c{ch để cứu mạng mình. Do đó
ông chỉ cho bọn cướp chỗ ở của ba mươi mốt Tỳ-kheo để chúng bắt làm
vật tế thần, chắc chắn thần sẽ vui mừng hơn. Còn ông thì gi| cả, chỉ ăn
đồ thừa. Bọn cướp nghe ông nói có lý, bèn bảo ông dẫn đường đến tinh
xá. Ðến nơi chẳng thấy ai, ông lão bảo thủ lãnh đ{nh chuông, thế là các
Tỳ-kheo tụ đến và ngồi xuống ghế đ{ thẳng hàng đặt sẵn ở đó. Ðại
Trưởng lão của hội chúng thấy bọn cướp liền hỏi ai đ{nh chuông v| lý
do gì. Chúng bảo cần một Tỳ-kheo để tế thần. Ðại Trưởng lão lấy quyền
huynh trưởng quyết định rằng ông sẽ đi nạp mạng, đừng để số phận của
tất cả phải chết, hãy ở lại tu tập. Nhưng Ðệ nhị Trưởng lão cũng lên
tiếng. Bổn phận của huynh trưởng người thứ hai phải gánh lấy, tức là tôi
sẽ ra đi, những người ở lại phải chuyên tâm chánh niệm.
Cứ thế cả ba mươi Tỳ-kheo xếp h|ng đòi đi, dù không cùng cha
cùng mẹ nhưng đã tho{t khỏi mọi trói buộc nên ai cũng muốn hy sinh
mình vì người khác.
Sa-di Samkicca nghe các Tỳ-kheo nói như thế cũng quyết định xin đi,
nhưng c{c Tỳ-kheo không cho vì sợ Trưởng lão Sāriputta trách cứ sao nỡ
giao đệ tử của Ngài cho bọn cướp. Tuy thế Sa-di vẫn nhất quyết bảo rằng
chính vì lý do n|y m| Trưởng lão thầy mình bảo đi theo c{c Tỳ-kheo, và
chú còn xin được tha thứ nếu có lầm lỗi điều chi. Rồi chú Sa-di ra đi, c{c
Tỳ-kheo mắt đẫm lệ, lòng xốn xang. Ðại Trưởng lão bảo bọn cướp khi
sửa soạn lửa, cọc nhọn, trải l{, đừng để cho chú thấy kẻo sợ. Bọn chúng
669
mang chú Sa-di đi, đến chỗ hành lễ. Khi mọi việc đã xong chú ngồi
xuống, nhập định. Tên thủ lãnh vung kiếm chém xuống vai chú. Nhưng
lưỡi kiếm cong l|m hai, lưỡi chạm lưỡi. Tên cướp uốn thẳng lưỡi kiếm
chém nhát nữa. Lần n|y lưỡi kiếm bị mẻ nứt từ c{n đến mũi như một lá
cỏ.
Tên thủ lãnh giật mình thấy sự kỳ diệu. "Thanh kiếm n|y trước đ}y
chém trụ đ{ hay gốc keo như chém chồi non, nay bị cong và nứt. Một vật
vô hình như thanh kiếm mà còn biết đức hạnh của thiếu niên này, huống
hồ một người có lý trí l| ta". Nghĩ thế nên hắn quăng kiếm, phủ phục
xuống chân Sa-di thưa:
- Tôn giả! Chúng tôi đã ở trong rừng này, dù cả ng|n người mà thấy
chúng tôi từ xa, ai cũng đều run rẩy, còn hai hay ba người thì chẳng dám
thốt một lời. Nhưng Ngài chẳng mảy may run sợ. Khuôn mặt Ngài rạng
ngời như v|ng ròng trong lò hay đóa hoa Kanikāra nở to, vì sao thế?
Và hắn lặp lại câu hỏi bằng bài kệ:
“Tāso te natthi na bhayaṃ,
Bhiyyo vaṇṇo pasīdati;
Kasmā na paridevesi,
Evarūpe mahabbhayeti”.
‚Ngài không run cũng không sợ, hơn thế nữa sắc mặt Ngài trong sáng. Tại
sao Ngài không than khóc, trƣớc sự kinh sợ to lớn nhƣ vậy?‛.
Ngài không run, không sợ.
Hơn nữa, thật an tĩnh.
Tại sao Ngài không khóc,
Lúc khủng khiếp như vậy?
Sa-di xuất định, thuyết pháp cho bọn cướp:
- Này thủ lãnh! Người nào thoát khỏi dục lậu thì xem cuộc đời như
gánh nặng trên đầu, và nếu bị hoại diệt, chỉ có vui chứ không sợ.
Và chú nói kệ tiếp:

670
“Natthi cetasikaṃ dukkhaṃ,
Anapekkhassa gāmaṇi;
Atikkhanto bhayaṃ sabbaṃ,
Khīṇasaṃyojano isi.
Khīṇā assa bhavanetti,
Diṭṭhā dhammā yathā tathā;
Nibbhayaṃ maranaṃ honti,
Bhāravoropananaṃ yathāti”.
‚Này đảng trƣởng, không có sự khổ tâm đối với bậc vô dục, nhà đạo sĩ đã
dứt trừ mọi kiết sử, là đã vƣợt qua tất cả sự lo sợ. Nếu nhƣ con mắt hữu đƣợc
phá vỡ hợp pháp, ngay trong hiện kiếp thì sự chết là sự vô úy, giống nhƣ sự trút
bỏ gánh nặng ấy vậy?‛.
Này thủ lãnh!
Người thoát khỏi tham dục
Sẽ không còn khổ nữa.
Này, người chứng kiến!
Kẻ đã thoát buộc ràng,
Sẽ chẳng còn sợ chi.
Nhân luân hồi tử sanh,
Nếu đời này diệt được,
Chết không còn đáng sợ,
Như gánh nặng quẳng đi.
Tên thủ lãnh lắng nghe Sa-di xong, nhìn năm trăm tên cướp hỏi
chúng có ý định gì. Chúng hỏi lại hắn, hắn đ{p:
- Ta quá ngạc nhiên về sự kỳ diệu này, và giờ đ}y không còn muốn
sống đời gia đình nữa. Ta sẽ đi tu với Sa-di.
Cả bọn nhao nhao lên đòi đi tu theo, v| chúng cúi mình trước Sa-di
xin gia nhập Tăng đo|n. Dùng gươm, tên, chúng cạo đầu, cắt vạt áo, và
nhuộm với đất nâu. Sa-di bảo chúng khoác y vàng và truyền mười giới
cho. Rồi thầy trò ra đi đến c{c Trưởng lão để các Ngài yên tâm hành

671
thiền. Quả thế, trông thấy chú, các Ngài nhẹ nhõm chào mừng. Chú xin
phép dẫn c{c t}n tu sĩ đến gặp Phật và thầy của chú. Trưởng lão Sāriputta
và cả Phật đều hỏi thăm năm trăm đệ tử của Sa-di. Và Phật bảo họ:
- Này các Tỳ-kheo, dù chỉ sống một ngày an trụ trong đức hạnh như
c{c ông đang sống, còn hơn sống trăm năm đắm sâu trong tội {c cướp
bóc.
Xong, Ng|i đọc Pháp Cú:
“Yo ca vassasataṃ jīve,
Dussīlo asamāhito;
Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo,
Sīlavantassa jhāyino”.
(110) Dầu sống một trăm năm,
Ác giới, không thiền định,
Tốt hơn sống một ngày,
Trì giới, tu thiền định.

‚Sống trăm năm, tuổi thọ trƣờng,
Mà không giữ Giới, không nƣơng pháp Thiền,
Không bằng sống một ngày nguyên,
Trì Giới trong sạch, tu Thiền nhất tâm‛.

Sau thời gian làm tròn bổn phận, Sa-di Samkicca thành Tỳ-kheo.
Ðược mười năm, chú độ con của người chị làm Sa-di tên Atimuttaka. Ðến
đúng tuổi chú Sa-di được Trưởng lão Samkicca gửi về nhà hỏi lại cha mẹ
tuổi chính x{c. Trên đường đi chú bị năm trăm tên cướp bắt định tế thần.
Chú thuyết pháp cải hóa chúng, v| được chúng thả ra với điều kiện
không được nói với ai về sự có mặt của chúng. Sa-di giữ lời hứa, nên khi
thấy cha mẹ đi ngược chiều về phía bọn cướp chú vẫn nín thinh. Cha mẹ
chú bị ngược đãi trong tay bọn cướp, khóc lóc tr{ch móc chú đã thông
đồng với bọn cướp, nên không thông tin cho biết trước. Bọn cướp nghe

672
được lời trách móc, biết chú bé đã giữ lời hứa, nên phát lòng tin, xin
được gia nhập Tăng đo|n. Giống như thầy của chú trước kia, chú thu
nhận hết và dẫn đến Trưởng lão Samkicca rồi đến gặp Thế Tôn. Phật nghe
chuyện bèn dạy c}u Ph{p Cú như trên (110).
“Yo ca vassasataṃ jīve,
Dussīlo asamāhito;
Ekāhaṃ jīvitam seyyo,
Sīlavantassa jhāyino”.
Do câu chuyện trên đ}y, sự tích Chú giải câu Kệ Ph{p Cú n|y cũng
được gọi là tích Sadi Adhimuttaka (Siêu Thoát).

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Dussīlo: Đồng nghĩa với Nissīlo là không có hạnh kiểm, phá giới.
Sīlavantassa: Người phá giới dù sống cả trăm năm nếu so với người
Trì giới, tu hai pháp Thiền Chỉ Quán, chỉ sống trong một ngày, hoặc là
trong gi}y l{t thì người sau này vẫn quý b{u cao thượng hơn.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Sadi Đòn Xóc pháp cao cƣờng,
Gƣơm chém trơ trơ, cƣớp phải nhƣờng,
Bảy tuổi đã làm thầy tiếp dẫn,
Giúp năm trăm cƣớp đƣợc hoàn lƣơng,
Đã cứu ba mƣơi Trƣởng lão già,
Khỏi tay cƣớp giết ở rừng xa,
Thảy đều đắc quả A-la-hán,
Ông dắt cƣớp về lễ Phật Đà.
Phật dạy các thầy mới xuất gia:
Một ngày đạo hạnh, có Thiền na,
Còn hơn trăm tuổi không tự chế,

673
Tội lỗi nhƣ thời gian đã qua<


10. Tỳ Kheo Và Kẻ Cướp

(Khāṇukoṇḍaññattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 111)

“Yo ca vassasataṃ jīve,


Duppañño asamāhito;
Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo,
Paññavantassa jhāyino”.
“Ai sống một trăm năm,
Ác tuệ, không Thiền định,
Tốt hơn sống một ngày,
Có tuệ, tu Thiền định”.
Phật đã dạy câu trên tại Jatavana, liên quan đến Trưởng lão Khānu
Kondanna.

Trưởng lão này nhận đề mục thiền quán từ Thế Tôn, vào rừng ẩn tu
và chứng A-la-hán. Muốn trình với Phật sở chứng của mình, Ngài rời
rừng trở về. Ðường dài mệt mỏi, Ngài ngồi trên một tảng đ{ nhập định.
Bấy giờ một bọn cướp năm trăm tên đang đ{nh ph{ một ngôi làng. Chiến
lợi phẩm được gói trong nhiều bao tùy theo sức mỗi người. V| chúng đội
lên đầu đi xa. Mệt qu{ chúng đến nghỉ tại một mỏm đ{. Lầm tưởng
Trưởng lão là cội c}y, chúng đặt các bao quanh Ngài, có một bao kê ngay
đỉnh đầu, rồi lăn xuống ngủ.
Hừng đông chúng thức dậy ôm bao bị lên, thấy Trưởng lão tưởng là
ác thần nên vụt bỏ chạy. Trưởng lão vội kêu họ lại:
- Cư sĩ, đừng sợ. Tôi là Sa-môn.

674
Họ đồng thanh thưa:
- Xin tha lỗi cho chúng con, Tôn giả. Chúng con lầm Ngài với một
gốc cây.
Riêng tên chúa đảng lên tiếng đi tu theo Trưởng lão. Và cả bọn đều
đồng lòng, y như chuyện Sa-di Samkicca. Trưởng lão chấp thuận, và từ đó
người ta gọi Ngài là Kondanna Gốc Cây, Khānu Kondanna.
Ngài dẫn họ đến Thế Tôn, v| được Phật dạy:
- Các Tỳ-kheo, dù chỉ sống một ngày có tu tập trí qu{n còn hơn sống
trăm năm tạo nghiệp điên cuồng như thế.
Xong Phật đọc Pháp Cú:
“Yo ca vassasataṃ jīve,
Duppañño asamāhito;
Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo,
Paññavantassa jhāyino”.
(111) Ai sống một trăm năm,
Ác tuệ, không thiền định,
Tốt hơn sống một ngày,
Có tuệ, tu thiền định.

‚Dầu cho sống cả trăm năm,
Thiếu Trí tuệ, chẳng hành thâm pháp Thiền.
Không bằng sống một ngày nguyên,
Là có Trí tuệ, tu Thiền nhất tâm‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Duppañño: đồng nghĩa với Nippañño là Vô Trí tuệ.


Paññavantassa: sáng suốt, có Trí tuệ.
Phần còn lại đồng nghĩa với bài kệ trƣớc.

675


Dòch Giaû Caån Ñeà


Trƣởng lão nhập Thiền nhƣ gốc cây,
Nửa đêm, bọn cƣớp chạy vào đây,
Máng đồ lên đó, lăn ra ngủ,
Sáng dậy, kêu nhau sám hối thầy!
Bỏ nghề cƣờng đạo, xuất gia liền,
Tất cả theo thầy học đạo Thiền,
Thầy trƣớc, trò sau về viếng Phật,
Cùng nhau dấn bƣớc đến Jatavana.
Phật dạy các thầy mới xuất gia:
Một ngày có Tuệ, có Thiền na,
Còn hơn trăm tuổi không Thiền, Tuệ,
Phóng đãng nhƣ thời gian đã qua!


11. Lưỡi Dao Cạo

(Sappadāsattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 112)

“Yo ca vassasataṃ jīve,


Kusīto hīnavīriyo;
Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo,
Viriyaṃ ārabhato(1) daḷhaṃ”.
“Ai sống một trăm năm,
Lười nhác không Tinh tấn,
Tốt hơn sống một ngày,
Tinh tấn tận sức mình”.
Tại Jatavana, Phật đã dạy như thế, liên quan đến Trưởng lão

676
Sappadāsa.

Tại Sāvatthī, một chàng trai gia thế nghe Phật thuyết ph{p, đi tu v|
được nhận v|o Tăng đo|n. Sau một thời gian bất mãn, chàng tìm cách tự
s{t vì nghĩ rằng thà chết hơn l|m một tu sĩ.
Một hôm, sáng sớm, các Tỳ-kheo đến tinh xá sau khi thọ thực, thấy
một con rắn trong Ph{p đường, nằm ở lò sưởi, liền bỏ v|o bình, đậy lại
mang ra ngoài tinh xá. Tỳ-kheo bất mãn thấy thế liền giành mang ném
bình đựng rắn, cốt cho rắn cắn để chết. Ông đến một chỗ vắng ngồi
xuống, thọc tay vào bình quậy tới quậy lui nhưng nó không cắn. Thậm
chí ông mở miệng rắn, chọc ngón tay v|o nó cũng không cắn, ông ném
nó đi cho đó l| rắn hiền, không phải là rắn độc. Và ông kể lại cho các Tỳ-
kheo ở nh| y như thế. Họ không chịu là rắn hiền vì nó phùng mang, rít
lên, bắt nó phát mệt. Nhưng khi ông ta bảo là nó không chịu cắn dù làm
mọi cách, họ im luôn.
Tỳ-kheo bất mãn vốn l| người hớt tóc cho cả tinh xá. Một hôm ông
đến tinh xá cầm theo hai, ba dao cạo. Một để trên sàn, một cạo tóc. Lần
đó ông nghĩ sẽ lấy dao cắt đứt họng tự tử. Rồi ông tựa cổ lên một cành
c}y, dí lưỡi dao vào khí quản. Trong tư thế đó, ông phản quán về th{i độ
cư xử của mình trong thời gian làm bổn phận của một Sa-di, và nhận
rằng hạnh kiểm của mình tốt đẹp như mặt trăng s{ng trong hay ch}u
ngọc chiếu sáng. Ông vui mừng khắp toàn thân. Nén vui, ông khai triển
Minh-sát-tuệ và chứng A-la-hán cùng các thần thông. Ông buông dao
cạo và trở vào tinh xá. Gặp các Tỳ-kheo khác hỏi chuyện, ông thưa thật,
và kết luận thay vì cứa cổ với dao cạo, ông đã cứa bỏ tham dục với dao
trí tuệ. Các Tỳ-kheo không tin, thưa chuyện với Thế Tôn. Phật nghe kể,
bảo:
- Các Tỳ-kheo! Người đã tho{t khỏi tham dục thì không thể dứt
mạng sống của chính mình.
Họ hỏi Phật tiếp:

677
- Bạch Thế Tôn! Ngài bảo người n|y đã trừ hết tham dục, tại sao đã
có khả năng chứng A-la-hán mà còn bất mãn? Sao ông có đủ khả năng
chứng quả? Sao ông không bị rắn cắn?
- Các Tỳ-kheo! Chuyện đơn giản là con rắn đó l| nô lệ của ông ta ở
kiếp trước, nên không dám cắn chủ.
Và Ngài kể lại vắn tắt nguyên nh}n. Do đó Tỳ-kheo này có tên là
Sappadāsa (Người có rắn làm nô lệ).
Chuyện quá khứ
11A. Bất Mãn Và Tham Ðắm

Vào thời Phật Kassapa, một chàng trai thế phiệt nghe Phật thuyết
ph{p đi tu. Hết thời gian làm tròn bổn phận, ông bất mãn. Tỳ-kheo bạn
khuyên bảo và kể đời sống gia đình bất lợi như thế nào. Ông nghe theo
và tiếp tục tu.
Một hôm, ngồi trên bờ hồ rửa pháp cụ bụi bám suốt thời gian ông
bất mãn, ông nói với Tỳ-kheo bạn định sẽ cho pháp cụ khi có ý định
hoàn tục. Ông kia nghe thế nổi lòng tham nên giở giọng ta th{n đời sống
xuất gia: "Sống làm chi mà cầm bình b{t ăn m|y từ nhà này sang nhà
khác, còn bị cấm chuyện trò với vợ con! Vả lại nếu anh bạn có ở lại hay ra
khỏi Tăng đo|n thì cũng chẳng hề hấn ai!" Thế rồi ông này ca tụng thêm
đời sống gia đình. Tỳ-kheo trước đ}y bất mãn bây giờ trở lại bất mãn.
Nhưng chợt nghĩ tại sao ông bạn mình trước đ}y ta th{n đời sống gia
đình, b}y giờ lại ca tụng. Và ông cũng chợt hiểu là ông bạn thèm muốn
pháp cụ của mình.
(Hết Chuyện Quá Khứ)
- Như thế, này các Tỳ-kheo! Một Tỳ-kheo vì đã bất mãn thời Phật
Kassapa nên bất mãn thời hiện tại, và vì thiền định suốt hai mươi ng|n
năm nên b}y giờ đủ duyên lành chứng A-la-hán.
Các Tỳ-kheo nghe xong, hỏi Phật tiếp một câu nữa:
- Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo này bảo đã chứng A-la-h{n ngay khi lưỡi

678
dao chạm cổ họng. Có thể nào chứng quả thời gian ngắn như thế không?
Phật bảo:
- Ðúng vậy, các Tỳ-kheo. Một Tỳ-kheo phấn đấu hết sức mình có thể
chứng quả khi nhấc ch}n lên, khi đặt chân xuống đất, hoặc cả ngay khi
bàn chân chạm đất. Vì một người phấn đấu hết sức mình dù chỉ một
khắc còn hơn l| sống lười biếng cả trăm năm.
Và Phật đọc Pháp Cú:
“Yo ca vassasataṃ jīve,
Kusīto hīnavīriyo;
Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo,
Viriyaṃ ārabhato daḷhaṃ”.
(112) Ai sống một trăm năm,
Lười nhác, không tinh tấn,
Tốt hơn sống một ngày,
Tinh tấn tận sức mình.

‚Dầu cho sống cả trăm năm,
Mà lƣời biếng, chẳng tận tâm tu hành.
Không bằng sống một ngày lành,
Luôn luôn tinh tấn, nhiệt thành nhất tâm.‛

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Kusīto: Người miệt m|i truy hoan, chú t}m đi tìm dục lạc (bằng ba
cái tầm: Tīhi vitakkehi).
Hīnavīriyo: Đồng nghĩa với Nibbīriyo là không Tinh tấn.
Viriyaṃ arabhato daḷhaṃ: Đ}y l| đề cập đến sự tinh tấn, có thể đưa
hành giả chứng Niết-bàn, bằng hai pháp Thiền Chỉ và Quán.
Các câu khác còn lại đồng nghĩa như trước.

679
Dòch Giaû Caån Ñeà
Trƣởng lão Sappadāsa quá chán đời,
Thò tay chọc rắn cắn mình chơi,
Rắn quen chủ cũ, không thèm cắn,
Ngài thả cho đi, bảo: Rắn lƣời!
Lại lƣợm con dao, dựa nhánh cây,
Nguyện rằng: ‚Cắt cổ với dao này,
Não phiền sẽ sạch, không dƣ sót,
Mạng sống cũng đành dứt tại đây!‛.
Nhƣng khi quán xét Giới mình xong,
Trƣởng lão đắc ngay Lậu tận thông,
Tăng chúng hỏi Ngài: ‚Sao chẳng chết?‛
Ngài rằng: ‚Nhờ chứng đƣợc Tâm không!‛
Tăng chúng hoài nghi hỏi Phật đà,
Phật rằng: Chỉ sống một ngày qua,
Chuyên cần Tinh tấn còn hơn sống,
Suốt cả trăm năm giải đãi mà!


12. Patācārā Bị Mất Cả Gia Ðình

(Paṭācārātherīvatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 113)

“Yo ca vassasataṃ jīve,


Apassaṃ udayabhayaṃ;
Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo,
Passato udayabhayaṃ”.
“Ai sống một trăm năm,
Không thấy Pháp Sinh Diệt,
Tốt hơn sống một ngày,

680
Thấy được Pháp Sinh Diệt”.
Phật dạy như thế tại Jatavana, do chuyện Tỳ-kheo-ni Patācārā.

Bà là con gái một gia đình gi|u có ở Sāvatthī, gia sản lên đến bốn
trăm triệu. Nhan sắc bà tuyệt đẹp, mười sáu tuổi được cha mẹ cho ở tầng
chót tòa nhà bảy tầng, canh gác cẩn thận. Tuy vậy bà vẫn thông gian với
gia đồng của mình. Cha mẹ đã hứa gả cho một ch|ng trai đồng giai cấp
v| ng|y cưới gần kề, bà bảo tên gia đồng rằng hắn sẽ không bao giờ có
được qu| c{p để đến thăm b| ở bên chồng, do đó hắn hãy tìm cách mang
b| đi khỏi nơi n|y, nếu thật sự thương yêu b|. V| họ đồng ý trốn đi. Ðến
ngày hẹn, bà dậy sớm, ăn mặc dơ bẩn, tóc tai rối bù, còn bết thêm bụi đỏ
vào mình, cầm bình đựng nước, giả bộ ra ngoài kiếm nước để đến chỗ
hẹn. Rồi cả hai đi thật xa đến một làng nọ sinh sống. Chồng trồng trọt
gom củi và lá trong rừng. Vợ x{ch nước, giã gạo, nấu ăn, l|m việc nội trợ.
Bà lãnh quả báo của tội lỗi mình.
Khi có mang, bà muốn về nhà cha mẹ sinh nở để được giúp đỡ
nhưng anh chồng không chịu, sợ họ bắt tội và hành hạ mình. B| đòi
nhiều lần vẫn không được, nên khi chồng vào rừng, bà gửi nhà cho hàng
xóm rồi về nhà cha mẹ. Anh chồng trở về hay được, liền tức tốc đi tìm bà
trở lại. Nhưng đến một nơi b| chuyển bụng sinh được một bé trai. Cả hai
lại trở về nhà. Lần sau có mang, b| cũng bỏ về nhà cha mẹ như trước.
Anh chồng tìm theo cũng đi tìm bà trở lại. Và trên đường đi bất ngờ một
cơn bão lớn thổi tới. Mưa như trút, sấm sét không ngừng. Ðúng lúc đó b|
chuyển bụng. Anh chồng tìm được bà, rồi liền cầm rìu tìm cách che chòi
cho bà lâm bồn. Thấy bụi cây trên ụ mối, anh ta vừa chặt xuống thì rắn
độc trườn ra cắn chết, th}n nóng như lửa, thịt tím ngắt.
Patācārā đau bụng dữ dội, chờ mãi không thấy chồng trở lại. Rồi bà
sanh đứa thứ hai. Cả hai đứa không chịu nổi gió mưa, khóc thét lên. B|
chỉ có cách áp chúng vào ngực, úp mình xuống chịu trận như thế suốt
đêm. To|n th}n như không còn chút m{u, thịt như chiếc lá vàng úa.

681
Hừng đông hôm sau, b| lên đường, tay ôm đứa mới sinh đỏ hỏn
trong lòng, tay kia đưa cho đứa lớn nắm. Ba mẹ con thất thểu đi theo
đường anh chồng đã đi, v| thấy anh nằm chết gần ụ mối. Bà than khóc ai
oán rồi đi tiếp. Ðến bờ sông Aciravatī nước dâng cao, nhiều chỗ đến thắt
lưng. B| qu{ yếu không thể lội qua với hai đứa con. Ðể đứa lớn bên này,
b| đem đứa nhỏ qua sông, bẻ một nhánh cây trải đặt nó lên, rồi quay trở
lại. Vừa bơi vừa nhìn ngoái lại, đến giữa dòng thấy một con diều hâu sà
xuống quắp đứa bé mới sinh. Bà hốt hoảng xua tay hét lên: "Bay đi, bay
đi!". Nhưng nó không nghe vì qu{ xa, v| chộp đứa bé bay mất. Bên này
đứa con lớn thấy mẹ quơ tay tưởng gọi mình, cũng bò xuống sông, bị
nước cuốn mất. Chồng bị chết, một đứa thì bị chim tha, một đứa thì nước
cuốn, bà rên rỉ như thế v| đi tiếp đến Sāvatthī. Gặp một người từ trong
th|nh đi ra, b| hỏi thăm về gia đình mình. Ông kia biết nhưng hình như
không muốn nói đến. Bà cứ hỏi riết buộc ông phải nói sự thật l| gia đình
đó cả nhà bị cháy sập đè chết hết bởi cơn bão đêm qua. Hàng xóm và
thân nhân vừa thiêu họ xong, khói còn bốc lên trên giàn hỏa từ xa vẫn
trông thấy. Bà nghe xong nổi điên ngay, y phục tuột hết mà không hay
biết gì. Bà trần truồng như thưở mới sinh, lang thang khóc lóc thở than:
“Ubho puttā kālakatā,
Panthe mayhaṃ pati mato;
Mātā pitā ca bhātā cā,
Ekacitakamhi ḍayhareti”.
Hai con ta đã chết,
Chồng ta chết giữa đường.
Cha mẹ và anh cũng,
Ðược thiêu trên lửa hừng.

‚Chết rồi hai đứa con thơ,
Giữa đƣờng chồng chết, bơ vơ một mình.
Mẹ, cha, em ở gia đình,
Lửa thiêu mất xác bóng hình còn đâu‛.

682
Ai thấy b| cũng đều la lên: "Ðồ điên, đồ điên!" Kẻ ném rác, kẻ tung
bụi vào bà.
Lúc ấy, Thế Tôn ngụ ở tinh xá Jatavana, đang thuyết pháp giữa hàng
môn đệ. Ngài trông thấy bà từ xa và biết b| đã viên mãn một trăm ng|n
kiếp, tròn lời nguyện v| đạt đến cứu cánh.
(Thời Phật Padumuttara, bà đã thấy một Tỳ-kheo-ni đƣợc tuyên bố là đệ
nhất thông hiểu giáo pháp, đƣợc Phật mở cửa trời Đế-thích cho vào Lạc Viên. Vì
thế bà phát nguyện xin đƣợc một vị Phật công nhận là Tỳ-kheo Ni đệ nhất
thông hiểu giáo pháp. Phật Padumuttara nhìn tƣơng lai biết bà sẽ đƣợc nhƣ
nguyện, nên thọ ký vào thời Phật Gotama bà tên là Patācārā sẽ đƣợc đúng nhƣ
lời nguyện).
Do đó Thế Tôn khiến b| đến tinh xá. Các Tỳ-kheo la lên bảo nhau
đừng để b| điên v|o. Nhưng Phật bảo cứ để b| đến, rồi nói với bà:
- Này chị, hãy tỉnh trí!
Nhờ thần lực của Phật, bà lập tức khôi phục t}m trí. Ngay đó b|
nhận ra y phục mất hết, cảm thấy xấu hổ và sợ tội, bà vội úp mình xuống
đất. Một người ném cho bà y khoác. Mặc xong, bà phủ phục dưới chân
Phật thưa:
- Bạch Thế Tôn, con xin quy y Ng|i, nương tựa Ngài. Con có một
đứa con bị diều tha, một đứa bị nước cuốn. Chồng con chết, cha mẹ anh
em cũng chết.
Phật bảo:
- Patācārā, đừng phiền muộn. Ngươi đã đến với người có thể l| nơi
ẩn trú, nơi che chở, nơi nương tựa cho ngươi. Những điều ngươi kể đều
đúng cả. Cho đến ngày nay, qua biết bao nhiêu vòng luân hồi, ngươi đã
khóc vì mất con, mất người th}n, nước mắt rơi nhiều hơn nước bốn biển.
Và Ngài nói kệ sau:
“Catūsu samuddesu jalaṃ parittakaṃ,
Tato bahuṃ assujalaṃ anappakaṃ;

683
Dukkhena phuṭṭhassa nārassa socato,
Kiṃkāranā amma tuvaṃ pamajjasīti”.
Nước bốn biển ít hơn
So với nước mắt đổ
Do sợ và quẫn trí,
Tại sao còn phóng dật?

‚Nƣớc trong bốn biển có bao nhiêu?
Nƣớc mắt so ra mới thật nhiều!
Trong cõi nhân gian đây khổ lụy,
Sao con lơ đễnh thả xuôi chiều???‛
Thế Tôn giảng về luân hồi từ vô thủy. Ngài nói tới đ}u, đau buồn
của bà giảm tới đó. Ng|i nói tiếp:
- Patācārā, đối với một người trên đường qua bên kia thế giới thì
không có con cái, bạn bè hay thân quyến n|o l|m nơi trú ẩn hay nương
tựa. Ngươi có thể trông đợi họ được bao lâu trong cuộc đời n|y? Người
trí phải biết thanh lọc đạo hạnh của mình, v| như thế sẽ thanh lọc con
đường dẫn đến Niết-bàn.
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
“Na santi puttā tāṇāya,
Na pitā nāpi bandhavā;
Antakenādhipannassa,
Natthi ñātīsu tāṇatā.
Etamatthavasaṃ natvā,
Paṇḍito sīlasaṃvuto;
Nibbānagamanaṃ maggaṃ,
Khippameva visodhayeti”.
Đến giờ phút lâm chung, không có sự bảo vệ từ nơi con cái, hoặc từ nơi cha
mẹ, vợ chồng, cũng không có sự bảo vệ từ nơi thân quyến. Hiểu biết chân lý này
rồi, bậc Hiền trí hãy thu thúc trong Giới luật, sớm lo quét sạch con đƣờng Đạo

684
quả Niết-bàn.
(288) Một khi tử thần đến,
Không có con che chở,
Không cha, không bà con,
Không thân thích che chở.
(289) Biết rõ ý nghĩa này,
Bậc trí lo trì giới,
Mau lẹ làm thanh tịnh,
Con đường đến Niết-bàn.
Cuối bài kệ Patācārā chứng quả Dự lưu, v| tham dục trong tâm
nhiều như bụi đại địa, cháy tiêu hết. Nhiều người kh{c cũng chứng quả
Tư-đ|-hàm và A-na-hàm. Bà xin Phật gia nhập Tăng đo|n, được nhận và
gửi tới Ni chúng. B| đã l|m tròn bổn phận, và vì tánh tình vui vẻ nên
được tên là Patācārā.
Một hôm, b| múc nước đầy bình và xối rửa ch}n. Nước chảy ra đất
thấm xuống hết. Lần thứ hai nước chảy xa hơn rồi cũng thấm hết. Lần
thứ ba xa hơn nữa rồi cũng thấm hết. Bà lấy đó l|m đề mục thiền quán.
Tức l| nước đổ lần đầu giống như chúng sanh qua đời lúc tuổi nhỏ. Lần
thứ hai khi tuổi thanh xuân, và lần thứ ba lúc đã già.
Thế Tôn ngồi trong hương thất, phóng quang ảnh đến trước mặt bà
bảo:
- Patācārā, sống một ngày hay trong chốc lát mà thấy được sự sanh
diệt của ngũ uẩn còn hơn l| sống trăm năm chẳng thấy gì hết.
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
“Yo ca vassasataṃ jīve,
Apassaṃ udayabbayaṃ;
Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo,
Passato udayabbayaṃ”.
(113) Ai sống một trăm năm,
Không thấy pháp sanh diệt,

685
Tốt hơn sống một ngày,
Thấy được pháp sanh diệt.

‚Dấu cho sống cả trăm năm,
Không thấy sanh diệt, thân tâm Vô thƣờng.
Không bằng sống một ngày trƣờng,
Mà đƣợc thấy Pháp Vô thƣờng diệt sanh‛.
Cuối bài kệ, bà chứng A-la-hán cùng các thần thông.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Apassaṃ udayabbayaṃ: Không thấy hai mươi lăm tướng sanh và


hai mươi lăm tướng diệt cùa Ngũ uẩn, gọi là không thấy Pháp Sanh Diệt
của Ngũ uẩn(10)
Passato udayabbayaṃ: Người thấy được Pháp Sanh Diệt thì dầu có
sống một ng|y cũng còn quý hơn vạn người.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Rửa chân, dội nƣớc đủ ba lần,
Sa Đọa tự mình đạt lý chân:
Tuổi thọ quần sanh nhƣ thế cả,
Ngắn dài, tùy thuộc ở nguyên nhân!
Phật dạy:
Một ngày mà thấy Pháp Hành,

10
Ngũ Uẩn l| sắc, thọ, tưởng, h|nh, thức có tất cả l| năm mươi tướng Sanh Diệt, chia
ra th|nh mỗi thứ l| hai mươi lăm tướng Sanh v| hai mươi lăm tướng Diệt. Mỗi Uẩn có
mười tướng Sanh Diệt m| thôi, đó l|: 1. Vô thường (Aniccam); 2. Tan rã (Palokaṃ); 3. Rung
động (Caraṃ); 4. Tiêu diệt (Pabhagu); 5. Không bền (Addhuvaṃ); 6. Thay đổi tự nhiên
(Viparinamadhammaṃ); 7. Mềm yếu (Asaraṃ); 8. Hư hoại (Vibhavaṃ); 9. Hữu vi (Saṅkhataṃ);
10. Có sự chết l| thường (Maraṇadhammaṃ) (Những chữ gạch dưới l| tưởng Diệt).

686
Vô thƣờng biến đổi, thật mong manh,
Còn hơn sống thọ trên trăm tuổi,
Mà chẳng suốt thông lẽ diệt sanh.


13. Kisā Gotamī - Hạt Cải Trị Bệnh Cho Ðứa


Con Ðã Chết.

(Kisāgotamīvatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 114)

“Yo ca vassasataṃ jīve,


Apassaṃ amataṃ padaṃ;
Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo,
Passato amataṃ padanti”.
“Ai sống một trăm năm,
Không thấy Câu Bất tử,
Tốt hơn sống một ngày,
Thấy được Câu Bất tử”.
Thế Tôn đã dạy câu trên tại Jatavana, liên quan đến bà Kisā Gotamī.

13A. Kisā Gotamī Kết Hôn Với Con Một Thương Gia Giàu Có

Có một thương gia t|i sản lên đến bốn trăm triệu sống ở Sāvatthī.
Thình lình của cải biến hết th|nh than. Ông qu{ đau khổ, bỏ ăn, nằm liệt
giường. Một người bạn đến thăm hỏi chuyện khuyên ông đừng buồn,
mà hãy trải chiếu trong cửa hàng, chất than lên và ngồi đó b{n. Ông bạn
nói tiếp:
- Sẽ có người đến nói: "Hầu hết nhà buôn thì bán quần áo, vải vóc,
dầu, mật mía; còn ông ngồi đ}y b{n than". Ông sẽ đ{p: "Nếu tôi không
bán thứ gì thuộc về tôi, thì tôi làm gì chứ?". Nhưng rồi lại có người nói:

687
"Hầu hết nhà buôn thì bán quần áo, vải vóc, dầu, mật, mật mía, còn ông
thì ngồi đ}y b{n v|ng". Ông sẽ hỏi: "V|ng đ}u?". Người đó đ{p: "Kìa!".
Ông bảo: "Lấy tôi xem!". Người đó sẽ đưa cho ông một nắm than, ông
nên cầm lấy, bụm kín trong hai tay, rồi úm ba la! Nó sẽ biến thành vàng.
Nếu đó l| một cô g{i thì cưới cho con trai ông, nếu là chàng trai thì gả
con gái cho hắn. Rồi ông giao bốn trăm triệu cho cô dâu hay chàng rể đó,
họ sẽ nuôi sống ông.
Thương gia thấy ý kiến hay nên nghe theo. Mọi việc xảy ra đúng
như lời ông bạn đã nói. V| đó l| một cô gái con nhà nghèo tên là Gotamī,
nhưng vì qu{ ốm nên thường gọi là Kisā Gotamī. Cô l|m d}u nh| thương
gia, mười tháng sau sanh một bé trai, nhưng đứa bé qua đời khi mới biết
đi.
13B. Kisā Gotamī Tìm Hạt Cải Trị Bệnh Cho Ðứa Con Ðã
Chết.

Kisā Gotamī chưa bao giờ thấy cái chết. Do đó khi người ta mang đứa
bé đi thiêu, b| ngăn cản không cho, và bế con trên tay đi từ nh| n|y đến
nhà khác kiếm thuốc cứu con. Người ta bảo l| b| điên rồ vì không ai đi
tìm thuốc cứu chữa cho đứa bé đã chết. Nhưng b| vẫn đi vì nghĩ rằng thế
n|o cũng tìm được thuốc chữa cho con bà.
Một bậc trí giả thấy bà và hiểu hoàn cảnh, bảo b| đến gặp đức Phật.
B| đảnh lễ Thế Tôn, đứng một bên v| thưa hỏi:
- Bạch Thế Tôn, có thật như người ta đã nói, Ng|i biết thuốc chữa
cho con của con không?
Phật đ{p:
- Phải, ta biết.
- Con phải kiếm những gì?
- Một nhóm hạt cải trắng.
- Con sẽ đi tìm, nhưng biết nhà ai có?
- Nhà nào không có con trai, con gái hay bất cứ ai chết.
688
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Bà bế con v|o l|ng, đến từng nhà hỏi xin hạt cải. Họ đưa cho b|,
nhưng khi hỏi nhà có ai chết không, thì được biết người sống thì ít, người
chết thì nhiều, b| đ|nh trả hạt cải. Ði đến chiều cũng không nh| n|o có
hạt cải đúng theo ý Phật. Bà chợt hiểu không phải chỉ mình bà mất con,
m| trong l|ng n|y người chết nhiều hơn người sống. Lòng b| trước đ}y
yếu mềm vì tình mẹ, nay cứng cỏi hẳn lên. B| mang đứa bé vào rừng, đặt
xuống đất rồi đi gặp Thế Tôn, đảnh lễ Ng|i v| đứng một bên.
Thế Tôn hỏi:
- Ngươi có được hạt cải không?
B| đ{p:
- Thưa không, bạch Thế Tôn! L|ng n|o người chết cũng nhiều hơn
người sống.
- Thật hão huyền nếu ngươi nghĩ rằng chỉ mình ngươi mất con. Ai
cũng chịu định luật vô thường đó, đó l|: "Thần chết, như một dòng nước
lũ, quét sạch mọi chúng sanh ra biển hoại diệt, trong khi lòng tham đắm
của họ chưa thỏa".
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
“Taṃ puttapasusammattaṃ,
Byāsattamanasaṃ naraṃ;
Suttaṃ gāmaṃ mahogho’va,
Maccu ādāya gacchati”.
(287) Người tâm ý đắm say,
Con cái và súc vật,
Tử thần bắt người ấy,
Như lụt trôi làng ngủ.

‚Ngƣời tâm ý đắm say,
Con cái và súc vật,

689
Tử thần bắt ngƣời ấy,
Nhƣ lụt trôi làng ngủ‛.
Cuối bài kệ, Kisā Gotamī chứng quả Dự lưu. Nhiều người kh{c cũng
chứng quả Dư Lưu, Nhị và Tam quả. Bà xin gia nhập Tăng đo|n, được
Thế Tôn chấp thuận và giao cho Ni chúng. Sau thời gian làm tròn bổn
phận, b| được tên là ni cô Kisā Gotamī.
Một hôm thắp đèn trong giảng đường bố-t{t, b| chăm chú nhìn ngọn
lửa. Vài ngọn lóe sáng, vài ngọn chập chờn tắt. Bà lấy đó l|m đề mục
thiền quán: Chúng sanh trên thế gian cũng như ngọn đèn, chợt sáng chợt
tắt, chỉ khi đạt Niết-bàn mới chấm dứt.
Thế Tôn ngồi trong hương phất phóng quang ảnh đến trước mặt bà
dạy:
- Chúng sanh như ngọn lửa, chợt sáng chợt tắt. Người n|o đến Niết-
bàn mới chấm dứt. Do đó dù chỉ sống trong khoảnh khắc mà chứng
Niết-b|n, còn hơn sống trăm năm không thấy biết Niết-bàn.
Và Phật đọc Pháp Cú:
“Yo ca vassasataṃ jīve,
Apassaṃ amataṃ padaṃ;
Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo,
Passato amataṃ padanti”.
(114) Ai sống một trăm năm,
Không thấy câu bất tử,
Tốt hơn sống một ngày,
Thấy được câu bất tử.

‚Sống trăm tuổi thọ lão thành,
Không thấy Bất tử, Vô sanh pháp mầu;
Chẳng bằng sống một ngày lâu,
Mà đƣợc chứng ngộ pháp mầu Vô sanh‛.
Cuối bài kệ, Kisā Gotamī chứng A-la-hán cùng các thần thông.
690

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Amataṃ padaṃ: con đường bất tử ám chỉ Niết-bàn Vô dư, nơi không
có sự già, đau, chết1.
Những tiếng khác cũng đồng nghĩa với mấy bài kệ trƣớc.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Kiều Đàm Ốm thắp nến ‚Si ma‛,
Đèn nến chập chờn gặp gió qua!
Ngọn lửa xuống lên hay tắt phụt,
Khác chi mạng sống của ngƣời ta?
Phật dạy: Dầu trăm tuổi thọ trƣờng,
Không thông Khổ não với Vô thƣờng,
Chẳng bằng chỉ sống một ngày ngắn,
Bất tử Vô sanh đƣợc tỏ tƣờng.


14. Góa Phụ Bahuputtikā Và Những Ðứa Con


Bất Hiếu.

(Bahuputtikattherīvatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 115)

“Ai sống một trăm năm,


Không thấy Pháp tối thượng,
Tốt hơn sống một ngày,
Thấy được Pháp tối thượng”.
Tại Jatavana, do Bahuputtikā, Thế Tôn đã dạy câu trên.


691
Một gia chủ Sāvatthī có bảy con trai và bảy con gái, tất cả đều lập gia
đình v| được hạnh phúc. Về sau người cha chết, bà mẹ là một cư sĩ nổi
tiếng tiếp tục trông nom tài sản chồng. Các con trai bà muốn thừa hưởng
gia tài, nên bảo với mẹ là không lẽ họ không nuôi bà nổi sao mà cần phải
ôm giữ của cải? Họ nói nhiều lần, b| nghe cũng có lý nên chia gia t|i ra
làm hai và cho hết các con.
V|i ng|y sau, cô d}u trưởng nói với mẹ chồng:
- Rõ ràng là chỉ có nhà này là mẹ tuyệt vời của chúng con thăm
viếng. L|m như con trưởng được thừa hưởng đến hai phần gia tài không
bằng!
Mấy cô d}u kh{c cũng hùa nhau nói xỉa nói xói như thế. Rồi đến con
gái, từ đứa lớn đến đứa út cũng y khuôn. Bị đối xử tàn tệ như thế, bà
không muốn sống với các con nữa, m| định xuất gia. B| đến ni viện xin
được gia nhập Tăng đo|n. Sau thời gian làm tròn bổn phận, b| được đặt
tên là ni cô Bahuputtikā.
Trong lúc làm việc lớn nhỏ do các Tỳ-kheo giao phó, b| thường tự
nhắc mình l| đi tu khi đã lớn tuổi, do đó, phải tinh tấn, chánh niệm, ngồi
thiền suốt đêm. Dưới nền đất thấp, bà vịn tay vào cột lần bước và thiền
qu{n. Khi đi kinh h|nh sợ đêm tối đụng đầu vào gốc cây hay các vật
khác, bà vịn c}y bước đi v| thiền quán, quyết tâm tuân theo pháp Phật
dạy, tư v| tu.
Phật ngồi trong hương thất, phóng quang ảnh đến trước mặt bà, nói:
- Bahuputtikā, dù sống trăm năm không nghe ph{p Ta dạy và thiền
qu{n, cũng không bằng sống một ngày thấy được pháp tối thượng.
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
“Yo ca vassasataṃ jīve,
Apassaṃ dhammamuttamaṃ;
Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo,
Passato dhammamuttamanti”.
(115) Ai sống một trăm năm,

692
Không thấy pháp tối thượng,
Tốt hơn sống một ngày,
Thấy được pháp tối thượng.

‚Sống trăm tuổi thọ lão thành,
Không thấy tối thƣợng Vô sanh pháp mầu,
Chẳng bằng sống một ngày lâu,
Thấy Pháp tối thƣợng nhiệm mầu Vô sanh‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Dhammamuttamaṃ: pháp tối thượng gồm có chín Pháp Thánh, gọi


là Siêu Thế Pháp (Lokuttaradhamma), là bốn Đạo, bốn Quả và Niết-bàn.
Tên Pāḷi gọi là Uttama dhammo: người không thấy Pháp này, dầu sống
một trăm năm, so với người thấy Pháp, thông hiểu Pháp này, chỉ sống
trong một ngày, hoặc trong một s{t na, thì người sau này vẫn hơn.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Bất nghĩa, con dâu bỏ mẹ già,
Buồn lòng, góa phụ phải ly gia,
Ban ngày, phận sự lo tròn đủ,
Tối đến, hành thâm Pháp Phật Đà<
Thấy rồi, siêu pháp cũng còn hay,
Hơn ngƣời sống đến trăm năm chẵn,
Mà vẫn chƣa thông Diệu Đế này!


693
694
IX. Phẩm Ác

(PĀPAVAGGA)


1. Bà-la-môn Tiểu Nhất Y

(Cūḷekasāṭakabrāhmaṇavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 116)

“Abhittharetha kalyāṇe,
Pāpā cittaṃ nivāraye;
Dandhaṃ hi karoto puññaṃ,
Pāpasmiṃ ramatī mano”.
“Hãy gấp làm điều lành,
Ngăn tâm làm điều ác,
Ai chậm làm việc lành,
Ý ưa thích việc ác”.
Thế Tôn dạy câu trên khi ngụ tại Jatavana, liên quan đến Bà-la-môn
Tiểu Nhất Y (Culla Ekasātaka).

Bà-la-môn Ðại Nhất Y (Mahā Ekasātaka) thời Phật Tỳ-bà-thi (Vipassi)
kiếp hiện tại tái sanh ở Sāvatthī tên Culla Ekasātaka. Ông chỉ có độc một
nội y, vợ ông cũng vậy, và cả hai xài chung một ngoại y. Như vậy khi Bà-
la-môn hoặc vợ ra khỏi cửa thì người kia phải ở nhà. Một hôm người ta
loan báo có thuyết pháp tại tinh xá. Cả hai thỏa thuận đi nghe ph{p: b|
ban ng|y còn ông ban đêm. Ngồi trước mặt Thế Tôn, toàn thân ông hoan
hỷ uống từng giọt pháp, vì thế ông ph{t t}m cúng dường. Nhưng nếu

695
d}ng y n|y đến Thế Tôn thì không còn ngoại y nào cho cả hai người.
Một ngàn niệm ích kỷ không dâng y nổi lên bên trong, thì có một
niệm sùng tín lại muốn dâng y. Hai bên tranh chấp lẫn nhau mãi cho đến
khi canh một trôi qua và canh hai lại đến. Và rồi ông vẫn chưa d}ng y lên
Thế Tôn. Ðến canh cuối, Bà-la-môn nghĩ rằng hai canh đã trôi qua, nếu
cứ giằng co mãi và nếu niệm vị kỷ gia tăng mạnh mẽ thì sẽ không nhấc
đầu ra khỏi bốn đường khổ. Do đó ông quyết cúng dường. Lấy y đặt
dưới chân Thế Tôn, ông kêu to ba lần: "Ta đã chiến thắng".
Vua Pasenadi xứ Kosala tình cờ cũng dự thính, nghe thế ngạc nhiên,
bảo quân lính hỏi chuyện, rồi thưởng cho ông một cặp y, Bà-la-môn lại
cũng d}ng y n|y cho Thế Tôn. Vua lại tặng ông gấp đôi, tức là lần thứ
nhất hai bộ y, rồi bốn bộ, tám bộ, cuối cùng mười sáu bộ. Bà-la-môn dâng
hết cho Như Lai. Nh| vua lại tặng ba mươi hai bộ còn lại. Dù Bà-la-môn
có dâng hết những gì ông có đến một trăm lần, vua cũng vẫn đ{p ứng
tương xứng (Trong một tiền kiếp Mahā Ekasātaka giữ hai bộ trong sáu mƣơi
bốn bộ nhận đƣợc).
Vua thấy Bà-la-môn làm một việc rất khó làm, nên ra lệnh tìm hai cái
mền trong phòng thiết triều mang tặng ông, mền đó trị gi{ đến một ngàn
đồng. Bà-la-môn tự thấy mình không xứng đ{ng đắp, nhưng mền đó
thích hợp với gi{o đo|n của Phật, nên ông lấy làm màn, một tấm treo
trong hương thất để che giường của Thế Tôn, và một tấm treo trong nhà
mình để che nơi c{c Tỳ-kheo thường đến thọ thực.
Buổi tối, vua đến thăm Thế Tôn, nhận ra mền, hỏi Phật, thì ra là
Culla Ekasātaka cúng dường. Như vậy khi vua có niềm tin và hạnh phúc
với niềm tin đó, thì người Bà-la-môn n|y cũng thế, sau đó vua tặng cho
ông bốn voi, bốn ngựa, bốn ng|n đồng, bốn phụ nữ, bốn tỳ nữ và bốn
ngôi làng tốt nhất.
Các Tỳ-kheo b|n t{n trong Ph{p đường:
- Ồ! Việc làm của Culla Ekasātaka thật lạ lùng! Ông đã nhận được thật
nhanh quà tặng mỗi thứ bốn cái! Ngay khi ông làm việc thiện, phước báo

696
đến liền.
Thế Tôn đến hỏi, và nghe kể xong, Ngài bảo:
- Các Tỳ-kheo! Nếu Culla Ekasātaka cúng dường cho Ta v|o canh đầu,
ông đã nhận quà tặng mỗi thứ mười sáu cái. Nếu vào canh giữa, ông đã
nhận mỗi thứ t{m c{i. Nhưng vì để trễ đến canh cuối, nên ông chỉ nhận
mỗi thứ bốn cái. Ai làm việc thiện đừng chần chờ, mà phải làm tức khắc.
Một việc công đức làm chậm trễ đem lại phước b{o cũng chậm trễ.
Do đó ta phải làm việc thiện ngay khi có sự thôi thúc trong lòng.
Nói xong, Ng|i đọc Pháp Cú:
“Abhittharetha kalyāṇe,
Pāpā cittaṃ nivāraye;
Dandhaṃ hi karoto puññaṃ,
Pāpasmiṃ ramatī mano”.
‚Hãy gấp làm việc lành, chế chỉ tâm tội ác. Hễ biếng nhác làm việc lành giờ
phút nào Thì tâm ƣa chuyện ác giờ phút ấy‛.
(116) Hãy gấp làm điều lành,
Ngăn tâm làm điều ác.
Ai chậm làm việc lành,
Ý ưa thích việc ác.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Abhittharetha: Hãy cấp tốc làm theo, gấp rút thật mau lẹ l|m điều
lành. Quả thật đối với người cư sĩ tại gia, khi tâm khởi lên: “Ta sẽ làm
điều lành, chẳng hạn như rút thẻ để b{t”, thì họ nên hối hả giành lấy thẻ
trước, kẻo hết thẻ thì không còn dịp n|o kh{c được để bát. Còn bậc xuất
gia hoặc người có phận sự phải l|m như phục vụ thầy Tế độ chẳng hạn,
sợ không xin được dịp n|o kh{c nên cũng gấp rút giành phần trước về
mình.
Pāpā cittaṃ: Tất cả các việc ác từ thân, ngữ, ý nhất là thân ác hạnh,

697
khi tâm bất thiện khởi lên, muốn tạo nghiệp ác do cửa nào thì phải ngăn
chặn ngay tại cửa ấy tất cả.
Dandhaṃ hi karoto: Người nào cứ đắn đo “Ta sẽ bố thí, ta sẽ làm
phước, nhưng không biết ta có thành tựu hay không”, rồi trì hoãn việc
l|m phước, giống như con người đi trên con đường lầy lội, giống như
ông Mahā Ekasātaka đã để cho hàng ngàn tâm bỏn xẻn có dịp khởi lên, lúc
ấy, t}m người vui thích trong việc ác. Trái lại, trong khi làm việc lành thì
vui thích trong việc lành, nhờ đó m| khỏi sa đọa xuống trong cảnh ác
quấy.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Canh đầu, canh giữa, đến canh ba,
Mới cởi áo choàng cúng Phật Đà.
Thỏa thích la to: ‚Ta đã thắng!‛
Làm vua đẹp ý, thƣởng ông ta.
Nhờ đó, kẻ nghèo bỗng hóa giàu,
Chƣ Tăng bèn nói: ‚Thật là mau!‛
Nhƣng theo Phật dạy thì hơi chậm,
Chỉ hƣởng những phần phƣớc nhỏ sau.
Phật khuyên nên gấp rút làm lành,
Chớ để bơ thờ, ác ý sanh,
Cứ một ý lành, ngàn ý ác,
Khó lòng toàn thắng đƣợc cho nhanh!


2. Một Tỳ Kheo Bất Mãn

(Seyyasakattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 117)

698
“Pāpañce puriso kayirā,
Na naṃ kayirā punappunaṃ;
Na tamhi chandaṃ kayirātha,
Dukkho pāpassa uccayo”.
“Nếu người làm điều ác,
Chớ tiếp tục làm thêm,
Chớ ước muốn điều ác,
Chứa ác, tất chịu khổ”.
Khi ngụ tại Jatavana. Thế Tôn đã dạy câu trên do chuyện Trưởng
lão Seyyasaka.

Trưởng lão Seyyasaka là Tỳ-kheo bạn của Trưởng lão Lāludāyi. Ông
bất mãn với giới luật đời tu, và kể cho bạn ông, người đã xúi giục ông vi
phạm giới luật đầu tiên của Tăng gi|. Sau đó ông thường bất mãn và cứ
phạm giới như thế. Phật nghe được gọi ông đến hỏi, ông nhìn nhận, và
Ng|i đã răn dạy:
- Người tham dục! Tại sao ông phạm lỗi trầm trọng như thế? Tư c{ch
của ông đ}u được phép như thế!
Sau đó Ng|i bắt ông phải tuân hành giới luật, và nhắc ông rằng:
- H|nh động như thế chắc chắn dẫn đến đau khổ, cả đời n|y v| đời
sau.
Xong, Phật đọc Pháp Cú:
“Pāpañce puriso kayirā,
Na naṃ kayirā punappunaṃ;
Na tamhi chandaṃ kayirātha,
Dukkho pāpassa uccayo”.
(117) Nếu người làm điều ác,
Chớ tiếp tục làm thêm.
Chớ ước muốn điều ác,
Chứa ác tất chịu khổ.

699

‚Nếu đã lỡ làm ác,
Chớ nên thƣờng làm hoài,
Chớ vui làm việc ác,
Hễ chứa ác, ắt thọ khổ đau‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Nếu người mới làm ác một lần đầu mà biết suy xét ngay rằng: “Việc
này không đẹp, thô bạo lắm!”, rồi quyết định không tái phạm thì lần sau
dục vọng có nổi lên người ấy cũng dẹp bỏ, không làm việc quấy ấy nữa.
Vì sao? Vì sự chất chứa tích trữ l|m cho {c c|ng ng|y c|ng tăng trưởng
khiến cho con người thọ khổ trong hiện kiếp v| đưa người vào khổ cảnh
trong kiếp vị lai.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Lửa dục hừng lên, khó nén cầm,
Nhà sƣ cố gắng tự dằn tâm,
Nhƣng nghe thầy dạy dùng phƣơng tiện,
Nên bắt chƣớc thầy phạm thủ dâm.
Chƣ Tăng vào mách Phật việc này,
Phật gọi Tỳ-kheo đến quở rầy,
Rồi bắt ghi liền trong Giới Bổn,
Tăng Tàn số một kể từ đây.
Phật nhắc: Không nên lặp lại hoài,
Mọi điều quấy ác hoặc đơn sai.
Sợ e phải bị luân hồi khổ,
Giờ phút lâm chung, khó trở tay.


700
3. Thiên Nữ Với Tỳ Kheo

(Lājadevadhītāvatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 118)

“Puññañce puriso kayirā,


Kayirāthenaṃ punappunaṃ;
Tamhi chandaṃ kayirātha,
Sukho puññassa uccayo”.
“Nếu người làm điều thiện,
Nên tiếp tục làm thêm,
Hãy ước muốn điều thiện,
Chứa thiện, được an lạc”.
Thế Tôn đã dạy câu trên tại Jatavana, liên quan đến tiên nữ Lājā. Câu
chuyện bắt đầu ở Rājagaha.

Khi Tôn giả Mahā Kassapa ngụ ở hang Tiêu, Ngài nhập định bảy
ngày, rồi xuất định. Quan sát bằng thiên nhãn những nơi sắp đi khất
thực, Ngài trông thấy một phụ nữ canh giữ c{nh đồng đang rang những
bông lúa vừa gom được, và biết người này có niềm tin, khôn ngoan và
tháo vát, sẽ giúp đỡ Ngài và sẽ được phước báo nhiều.
Rồi Ng|i đắp y, ôm b{t đến đứng gần ruộng lúa. Bà thấy Ngài, phát
tín tâm, toàn thân hoan hỷ, và nhanh nhẹn đi lấy gạo rang, trút vào bình
b{t, xong đảnh lễ Ng|i v| ước nguyện:
- Bạch Tôn giả! Xin cho con được tham dự v|o gi{o ph{p m| Ng|i đã
thấy.
Trưởng lão hứa khả. Tín nữ chào Ngài và trở về, lòng cứ nghĩ đến sự
cúng dường cho Ng|i. Nhưng khi tín nữ bước trên đường dọc theo
ruộng lúa, đến chỗ có con rắn độc trước đ}y không cắn được Trưởng lão
vì y vàng phủ kín chân, nó bò ra và cắn bà té sấp xuống đất, v| b| đã
701
chết trong tín tâm. Bà tái sinh lên cõi trời Ba mươi ba như người ngủ thức
dậy, trong một thiên cung bằng vàng rộng ba mươi ba dặm, vóc dáng
cao bằng ba phần tư dặm, mặc một thiên y d|i mười hai dặm làm nội y
và một thiên y bằng như thế làm ngoại y, với một ngàn thiên nữ tùy
tùng. Cổng chính thiên cung trang hoàng, có treo một bình v|ng đầy hạt
lúa bằng v|ng do công đức kiếp trước dâng gạo rang cho Trưởng lão
Mahā Kassapa, v| cũng thấy mình không chuyên cần. Do đó b| muốn
phục dịch việc lớn nhỏ đối với Trưởng lão để được cứu độ chắc chắn.
Sáng sớm, b| đến phòng Trưởng lão quét dọn sạch sẽ với chổi vàng
v| đồ hốt rác bằng vàng, rồi đi lấy nước uống. Trưởng lão thấy thế cứ
tưởng mấy người cận sự hay Sa-di làm. Vào ngày thứ hai, rồi ngày thứ
ba thiên nữ cũng l|m thế. Trưởng lão nhìn qua lỗ khóa khi nghe tiếng
quét, thấy thân sáng chói của bà, ngạc nhiên hỏi:
- Ai đang quét đó?
B| đ{p:
- Chính con đ}y, Tôn giả! Nữ cư sĩ của Ngài, thiên nữ Lājā.
- Tôi không có nữ cư sĩ tên đó.
Bà kể lại mọi sự. Tôn giả không bằng lòng, bảo b| đi đi. B| năn nỉ:
- Tôn giả, đừng xua đuổi con. Xin cho phép con hầu hạ Ng|i để chắc
chắn được cứu độ.
Trưởng lão vẫn cương quyết:
- Thiên nữ, hãy đi ngay! E rằng về sau c{c Ph{p sư được cầm quạt
ngũ sắc và ngồi xuống, sẽ có lý do để nói có một thiên nữ đến hầu hạ và
lấy nước cho Trưởng lão Mahā Kassapa. Ðừng đến đ}y nữa hãy đi nơi
khác!
Thiên nữ vẫn một mực nài nỉ. Thấy bà không chịu nghe lời mình,
Ngài bảo:
- Cô chẳng biết chỗ của mình.
Và Ngài búng ngón tay tỏ vẻ khinh bỉ. Thiên nữ không dám ở lại,
702
bay lên không, vòng tay cất tiếng:
- Tôn giả! Ðừng hủy bỏ thành quả của con, hãy để con được cứu độ.
Rồi đứng yên giữa trời than khóc.
Thế Tôn ngồi ở hương thất tại Jatavana nghe được, liền phóng quang
ảnh đến trước mặt thiên nữ bảo:
- Thiên nữ! Mahā Kassapa, đệ tử Ta, quả có bổn phận phải tự chế.
Nhưng ai muốn tạo công đức phải quyết t}m xem đó l| việc cần thiết, và
thừa nhận tạo công đức là bổn phận duy nhất của mình. Thật vậy, đời
n|y v| đời sau chỉ có việc thiện đem đến hạnh phúc.
Rồi Ng|i đọc Pháp Cú:
“Puññañce puriso kayirā,
Kayirāthenaṃ punappunaṃ;
Tamhi chandaṃ kayirātha,
Sukho puññassa uccayo”.
(118) Nếu người làm điều thiện,
Nên tiếp tục làm thêm.
Hãy ước muốn điều thiện,
Chứa thiện, được an lạc.

‚Nếu đã làm việc lành,
Hãy nên thƣờng làm mãi,
Nên vui làm việc lành,
Hễ chứa lành nhất định thọ lạc‛.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Puññaṃ: Nếu một người l|m phước tự nhủ: “Ta đã l|m phước được
một lần rồi, thì không nên lấy đó l|m tự mãn m| hãy r{ng l|m phước
nhiều lần nữa. Ngay trong lúc l|m phước hãy siêng năng, sốt sắng thỏa
thích trong việc phước của mình l|m”.

703
Sukho puññassa uccayo: Quả nhiên người tích trữ phước, phước
c|ng tăng trưởng, đưa người đến nơi an vui, hạnh phúc ngay trong đời
này và những đời sau.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Để bát vừa xong, kế chết liền,
Lên trời, hƣởng phƣớc lộc chƣ thiên,
Biết mình đƣợc phƣớc do làm phƣớc,
Thiếu nữ càng ham hƣởng phƣớc điền!
Nhƣng Ngài Ca Diếp chẳng ƣng cho,
Thiên nữ hộ Ngài việc nhỏ to,
Lại đuổi cô đi, cô phát khóc,
Phật nghe, bèn dạy: Chớ buồn lo!
Điều lành, nên gắng lập thêm hoài,
Phƣớc báu về sau hƣởng mới dai!
Nếu cả một đời tu phƣớc nghiệp,
Lâm chung nào sợ khổ lâu dài!


4. Anāthapiṇdika Và Nữ Thần

(Anāthapiṇḍikaseṭṭhivatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 119-120)

“Pāpopi passati bhadraṃ,


Yāva pāpaṃ na paccati;
Yadā ca paccati pāpaṃ,
Atha (pāpo) pāpāni passati”.
“Bhadropi passati pāpaṃ,
Yva bhadraṃ na paccati;

704
Yadā ca paccati bhadraṃ,
Atha (bhadro) bhadrāni passati”.
“Người ác thấy là hiền,
Khi ác chưa chín muồi,
Khi ác nghiệp chín muồi,
Người ác mới thấy ác”.
“Người thiện thấy là ác,
Khi thiện chưa chín muồi,
Khi thiện được chín muồi,
Người hiền thấy là thiện”.
Câu này Thế Tôn dạy ở Jatavana, liên quan đến Anāthapiṇdika.

Trưởng giả Anāthapiṇdika đã chi hết năm trăm bốn mươi triệu của cải
cho Tăng đo|n của Phật tại tinh xá Jatavana, một ngày ba lần đến hầu hạ
Thế Tôn. Nghĩ rằng những người tập sự và Sa-di hay để ý ông sẽ mang
gì cúng dường, nên không bao giờ ông đến tinh xá tay không. Sáng sớm,
ông thường đem ch{o. Sau giờ thọ thực, ông mang bơ tươi v| thuốc men.
Buổi chiều mang hương, hoa, cao (mỡ bôi) và y phục.
Dần dần ông nghèo đi, vì ngo|i phần cúng dường ông đã cho c{c
nh| buôn mượn một trăm t{m mươi triệu, chưa kể một trăm t{m mươi
triệu d|nh cho gia đình chôn giấu tại bờ sông đã trôi ra biển lúc đất lở.
Tuy thế ông vẫn cúng dường chúng Tăng như trước, dù thức ăn không
được ngon lành nữa.
Một hôm Thế Tôn hỏi ông:
- Gia chủ vẫn mang vật thực từ nh| đến cúng dường Tăng chúng
chứ?
Ông thưa:
- Vâng, bạch Thế Tôn. Nhưng thức ăn chỉ có cháo chua, vừa ít vừa
dở.

705
- Gia chủ đừng nên buồn phiền khi nghĩ rằng đã d}ng lên Thế Tôn
thức ăn tồi. Nếu ý định thanh tịnh thì món gì d}ng lên chư Phật và
những vị khác không thể gọi là xấu tệ được. Ông đã d}ng cúng lên t{m
bậc Th{nh. Trước đ}y trong thời Velāma. Ta đã quấy động to|n nước Ấn
Ðộ với rất nhiều phẩm vật, nhưng không khuyên được ai thọ Tam quy.
Khó m| tìm được người xứng đ{ng để d}ng cúng. Do đó đừng phiền
muộn khi nghĩ rằng món dâng của ông dở tệ.
Nói xong, Thế Tôn đọc kinh Velāma.
Khi Thế Tôn v| c{c Th{nh đệ tử bước vào nhà ông Anāthapiṇdika, nữ
thần ngụ trên cổng không thể ở lại đó, vì sức mạnh thiện đức của các
Ng|i. Cô định sẽ xúi giục gia chủ đừng trung thành với c{c Ng|i, để các
Ngài không vào nhà nữa. Lúc tài sản của ông đang cực thịnh, nữ thần dù
có nói ông cũng không nghe, bây giờ nghèo ông sẽ sẵn s|ng để ý đến lời
cô. Do đó ban đêm cô đến phòng Trưởng giả tự giới thiệu và khuyên ông
phải nghĩ đến tương lai; ông đã phung phí biết bao tài sản cho Gi{o đo|n
của Phật, bây giờ nghèo rồi ông vẫn cúng dường, nếu ông vẫn tiếp tục
như thế mãi thì chẳng bao lâu ông sẽ không còn một hột cơm lót lòng,
hay một mảnh vải che thân. Cô còn lên giọng kẻ cả dạy thêm:
- Sa-môn Gotama có ích lợi gì cho ông? Ðừng dại dột phung phí nữa,
hãy để tâm vào chuyện l|m ăn v| tạo cơ nghiệp.
Trưởng giả ngồi im lắng nghe hết, rồi mới bảo:
- Ð}y l| điều m| cô đến khuyên tôi có phải không? Thế thì, hãy cút
đi! Dù cố thuyết trăm, ng|n lần như thế cô cũng chẳng lay chuyển được
tôi. Cô đã nói với tôi những điều không đ{ng nói. Sẽ không có lý do gì
nữa để cô phải ở trong nhà tôi nữa? Hãy ra khỏi nhà tôi tức khắc!
Nữ thần không thể không tuân theo lời nói của một cư sĩ đã chứng
quả Dự-lưu, nên lập tức đem con ra khỏi nhà ông.
Nhưng sau đó cô không thể tìm ra chỗ n|o kh{c để ở. Cô đến vị trời
cai quản thành kể tội lỗi của mình, xin ông đến nh| Trưởng giả thuyết
phục ông tha thứ và cho cô ở lại. Nhưng vị trời từ chối, vì cô đã nói điều

706
không đ{ng nói. Cô đến cõi trời Tứ Thiên Vương, nhưng họ cũng từ chối
với cùng một lý do. Rồi cô cầu cứu với thiên chủ Đế-thích. Ngài bày cho
cô khoác y phục của quản gia Trưởng giả, ghi danh sách tài sản của ông
đã ph}n t{n, tức là một trăm t{m mươi triệu cho nh| buôn mượn, một
trăm t{m mươi triệu bị cuốn ra biển và một trăm t{m mươi triệu không
ai giữ ở nơi n|y nơi nọ, và dùng thần lực đòi v| gom lại, xong chất vào
kho trống của ông. L|m như vậy để chuộc lỗi, v| sau đó xin ông may ra
thì ông sẽ tha thứ cho cô. Nữ thần vâng theo. Công việc hoàn thành, cô
đứng trên không chiếu hào quang xuống phòng Trưởng giả trình bày các
việc đã l|m, và xin ông cho cô chỗ ở, vì hiện nay cô không tìm được nơi
nào, nên rất là vất vả mệt nhọc.
Anāthapiṇdika dẫn cô đến bậc Toàn Giác, bảo kể lại mọi sự. Nữ thần
úp mặt trước Thế Tôn thưa:
- Bạch Thế Tôn! Vì điên rồ con không nhận ra công đức to lớn của
Ngài, v| đã nói lời xấu ác, xin tha thứ cho con.
Như thế nữ thần đã xin lỗi Thế Tôn lẫn Trưởng giả, v| được Thế Tôn
khuyên nhủ:
- Ngay trong đời này, Anāthapiṇdika! Một kẻ làm ác vẫn cảm thấy tốt
lành chừng n|o h|nh động ác của họ chưa chín muồi. Nhưng ngay khi
h|nh động ác chín muồi, họ sẽ chỉ thấy xấu. Cũng thế, một người lành
thấy việc xấu dữ bao lâu việc thiện của mình chưa chín muồi, nhưng
ngay khi h|nh động thiện chín muồi, họ chỉ thấy tốt lành.
Nói xong Ng|i đọc Pháp Cú:
“Pāpopi passati bhadraṃ,
Yāva pāpaṃ na paccati;
Yadā ca paccati pāpaṃ,
Atha (pāpo) pāpāni passati”.
“Bhadropi passati pāpaṃ,
Yva bhadraṃ na paccati;
Yadā ca paccati bhadraṃ,

707
Atha (bhadro) bhadrāni passati”.
‚Khi nghiệp ác chƣa thành thục, kẻ ác cho là vui, đến khi nghiệp ác thành
thục, kẻ ác mới hay là ác‛.
‚Khi nghiệp lành chƣa thành thục, ngƣời lành cho là khổ, đến khi nghiệp
lành thành thục, ngƣời lành mới biết là lành‛.
(119) Người ác thấy là hiền,
Khi ác chưa chín muồi.
Khi ác nghiệp chín muồi,
Người ác mới thấy ác.
(120) Người hiền thấy là ác,
Khi thiện chưa chín muồi.
Khi thiện nghiệp chín muồi,
Người hiền thấy là thiện.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Pāpo: Kẻ nào liên can với nghiệp ác, nhất là thân ác hạnh... Kẻ ấy từ
trước do các thiện hạnh m| được quả an vui, bắt đầu làm ác thì vẫn còn
thấy vui.
Yāva pāpaṃ na paccati: Khi mà ác nghiệp chưa trổ quả Dị thục
(Vipāka) trong hiện kiếp hoặc trong kiếp vị lai, kẻ ác còn thấy vui. Đến
chừng ác nghiệp trổ quả, chừng ấy trong hiện kiếp thì phải chịu nhiều
hình phạt khổ sai. Còn trong kiếp vị lai thì thọ khổ trong bốn {c đạo, lúc
bấy giờ kẻ ác mới thấy là ác.
Bài kệ thứ hai: Kẻ nào liên can với nghiệp thiện, nhất là thân thiện
hạnh... Kẻ ấy từ trước do các ác hạnh mà tái sanh thọ khổ, khi bắt đầu
làm việc thiện vẫn còn thấy ác. Khi mà thiện nghiệp chưa chín muồi, thì
nó chưa trổ quả thiện trong hiện kiếp hoặc trong kiếp vị lai. Đến khi
nghiệp lành trổ quả, chừng ấy trong hiện kiếp kẻ làm thiện được sự an
vui, nhất l| được nhiều lợi lộc và trong kiếp vị lai được hưởng phước
báu an vui của cõi trời. Lúc bấy giờ kẻ làm thiện mới thấy là thiện.
708


Dòch Giaû Caån Ñeà


Bá hộ khi nghèo vẫn cúng Tăng,
Khiến cô Thiên nữ đến khuyên răn,
Không nghe, còn đuổi cô đi lẹ,
Bế cả con thơ, hết nói năng!
Đế Thích khuyên cô lập đại công,
Quy hoàn tài sản chủ nhân ông,
Rồi xin sám hối, về ngôi cũ.
Thiên nữ vâng lời, mọi việc xong.
Ông dắt cô đi lễ Phật Đà,
Phật khuyên: Ngƣời Trí lánh điều tà,
Ác lai, ác báo, nhiều khi chậm,
Hậu quả bao giờ cũng xấu xa.
Ngƣời trí cần nên hiểu chánh chân,
Việc lành tuy thấy khó làm hơn,
Nhƣng mà hậu quả là vui thú,
Dầu hiện thời đây gặp tủi hờn.


5. Tỳ Kheo Không Giữ Gìn Tốt Ðồ Dùng

(Asaññataparikkhāravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 121)

“Māvamaññetha pāpassa,
Na mattaṃ āgamissati;
Udabindunipātena,
Udakumbhopi pūrati;
Pūrati bālo pāpassa,
Thokathokampi ācinaṃ”.
709
“Chớ chê khinh điều ác,
Cho rằng “chưa đến mình”
Như nước nhỏ từng giọt,
Rồi bình cũng đầy tràn.
Người ngu chứa đầy ác,
Do chất chứa dần dần”.
Thế Tôn đã dạy câu tên khi ngụ tại Jatavana, liên quan đến một Tỳ-
kheo không giữ gìn tốt đồ dùng.

Tỳ-kheo này hay vất đồ dùng ra ngoài trời như l| giường, ghế, ... bị
nắng mưa hay mối mọt ăn mòn, chẳng bao lâu rã ra từng mảnh. Các
huynh đệ nhắc nhở ông sao không cất giữ bảo quản, ông thản nhiên bảo
đó l| lỗi nhẹ, không đ{ng mất công suy nghĩ v| giận dữ. Rồi ông cứ thế
làm mãi. Các Tỳ-kheo bạch Phật. Ông được Phật kêu lên hỏi, và trả lời
như cũ, tức l| coi thường việc mình làm.
Thế Tôn bèn dạy:
- Các Tỳ-kheo, đừng bao giờ h|nh động như thế. Ðừng bao giờ xem
một việc làm xấu là việc nhỏ. Mà nói rằng đó chỉ là việc nhỏ. Vì khi bình
nước mở miệng v| mưa rơi xuống, chắc chắn một giọt nước không thể
l|m đầy được, nhưng khi mưa mãi mưa ho|i nước sẽ đầy tới miệng. Như
thế, từng chút một, người phạm lỗi tích lũy một đống tội lớn.
Và Phật đọc Pháp Cú:
“Māvamaññetha pāpassa,
Na mattaṃ(1) āgamissati;
Udabindunipātena,
Udakumbhopi pūrati;
Pūrati bālo pāpassa,
Thokathokampi(2) ācinaṃ”.
‚Chớ khinh điều ác nhỏ, cho rằng: chẳng đƣa lại quả báo cho mình. Phải biết
giọt nƣớc nhỏ từng giọt, lâu ngày cũng làm đầy bình. Kẻ ngu phu sở dĩ đầy tội

710
ác, bởi chứa dồn từ khi ít mà nên‛.
(121) Chớ chê khinh điều ác,
Cho rằng "chưa đến mình"
Như nước nhỏ từng giọt,
Rồi bình cũng đầy tràn.
Người ngu đầy tội ác,
Do chất chứa dần dần.

Cuối bài pháp, nhiều người chứng quả Dự-lưu, Nhị quả và Tam quả.
Rồi Phật tuyên giới:
- Ai không đem giường ngoài trời vào mà nói rằng đó chỉ là việc nhỏ
sẽ phạm tội.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Māvamaññetha: Đừng khi dễ (Avajāreyya). Có nhiều bản chép


Mappamaññetha (Mā appa maññati) chớ tưởng ít.
Pāpassa pāpaṃ: Điều ác (Vibbatti assa) ở đ}y không phải cách thứ tư
hay thứ sáu, mà ở đối cách thứ hai.
Na mattaṃ āgamissati: Việc ác của tôi làm nhỏ nhen lắm, chừng nào
nó mới trổ quả? Đừng coi thường việc ác nhỏ như thế.
Udakumbhopi: Bất kỳ thứ đồ gốm n|o như c{i bình, c{i chậu m| để
ngo|i mưa không đậy nắp, giọt mưa cứ nhỏ mãi vào, lần lần nó cũng
phải đầy. Kẻ {c cũng vậy, cứ tiếp tục l|m điều ác nhỏ, lần lần nghiệp ác
dồn dập cũng tăng trưởng th|nh điều ác lớn.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Giƣờng chiếu của Tăng cứ mƣợn xài,
Khi đi bỏ cả ở bên ngoài,

711
Tăng khuyên, viện cớ rằng lỗi nhỏ,
Chẳng đáng lƣu tâm nhắc nhở hoài!
Phật dạy: Đừng khinh lỗi nhỏ nhen,
Phạm đi phạm lại riết thành quen,
Giọt mƣa tuy nhỏ, bình tuy lớn,
Nhỏ mãi đầy bình, việc ác tăng!


6. Chưởng Khố Chân Mèo

(Biḷālapādakaseṭṭhivatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 122)

“Māvamaññetha puññassa,
Na mantaṃ āgamissati;
Udabindunipātena,
Udakumbhopi pūrati;
Dhīro pūrati puññassa,
Thokathokampi ācinaṃ”.
“Chớ chê khinh điều thiện,
Cho rằng: “chưa đến mình”
Như nước nhỏ từng giọt,
Rồi bình cũng đầy tràn.
Người trí chứa đầy thiện,
Do chất chứa dần dần”.
Do chuyện chưởng khố Bilalapādaka(Chân Mèo) , Thế Tôn dạy câu
trên khi ngụ tại Jatavana.

Ng|y xưa, d}n chúng ở Sāvatthī họp từng nhóm cúng dường Tăng
đo|n của Phật. Khi hồi hướng công đức, Thế Tôn bảo:

712
- C{c cư sĩ, trên thế gian này ai bố thí nhưng không khuyến khích
người khác bố thí, ở kiếp sau sẽ có phước báo về tài sản, nhưng không có
phước b{o được nhiều người theo. Nếu không tự mình bố thí mà chỉ
khuyên người khác bố thí, thì sẽ có phước b{o được nhiều người theo,
nhưng không có t|i sản. Không tự mình bố thí v| cũng không khuyên
người bố thí, thì sẽ không có phước báo nào hết. Nhưng người vừa tự
mình bố thí vừa khuyên người khác bố thí, sẽ nhận được cả hai phước
báo về tài sản và tùy tùng.
Một người trí đứng nghe Phật thuyết như thế liền phát tâm cúng
dường, và thỉnh Thế Tôn đến thọ thực tại nhà ngày mai với hết thảy Tỳ-
kheo. Ðược hứa khả, cư sĩ v|o l|ng, đi khắp nơi kêu gọi cúng dường
cháo và thức ăn kh{c; mỗi người sẽ lo cho một số Tỳ-kheo tùy sức,
nhưng sẽ nấu chung một chỗ và dâng cúng chung.
Một chưởng khố thấy cư sĩ đến tiệm mình, cho rằng thay vì anh ta
mời số ít Tỳ-kheo theo sức mình, lại cố mời đông đủ rồi khuyên cả làng
cúng dường, nên nổi giận, tuy vậy ông vẫn bảo mang bình tới. Rồi ông
lấy một nhúm gạo trong ba ngón tay đưa cho cư sĩ, cũng thế mỗi thứ đậu
ông cho một chút. Do đó sau n|y ông có tên l| Ch}n Mèo (Bilalapādaka).
V| khi cho bơ v| đường ông đặt cái rổ trong bình của cư sĩ, chừa lại một
góc trống để ông nhỏ từng giọt một, và chỉ cho rất ít. Cư sĩ đặt phần của
ông riêng với người kh{c. Chưởng khố sanh nghi nên sai tiểu đồng đi
theo cư sĩ. Chú thấy cư sĩ vừa bỏ hai, ba hột gạo vào cháo và bánh, chia
những hột đậu, vài giọt dầu v| c{c viên đường vào tất cả bình, vừa
nguyện cho chưởng khố được nhiều phước báo. Chú về kể lại y như thế,
nhưng nghe xong chưởng khố vẫn còn hậm hực, định bụng nếu bị cư sĩ
đó khiển trách giữa hội chúng, sẽ đ{nh v| giết ông ta ngay khi nghe nêu
tên mình trên môi.
Ngày kế chưởng khố giấu con dao trong nếp y v| đến đứng ở trai
đường chờ cư sĩ đưa Tăng đo|n của Phật và. Tiếng thưa thỉnh của cư sĩ
vang lên:
- Bạch Thế Tôn! Do con gợi ý, tất cả những người n|y cúng dường
713
lên Phật gạo và các phẩm vật khác theo khả năng từng người. Nguyện
cho tất cả mọi người đều được nhiều phước báo.
Chưởng khố nghe được, trong lòng cảm thấy hổ thẹn, nghĩ rằng nếu
không xin lỗi một người tốt như thế, hình phạt của vua sẽ rơi xuống đất.
Vì thế, ông phủ phục dưới ch}n cư sĩ kể lại tự sự, v| xin được tha thứ,
Thế Tôn thấy thế, hỏi người tổ chức cúng dường, biết chuyện và dạy lại
như sau:
- N|y đệ tử! Ðừng bao giờ xem một việc thiện là việc nhỏ, và bảo
rằng đó l| việc mọn. Người trí tạo công đức, trong một thời gian sẽ được
đầy đủ công đức, như một bình nước mở miệng đựng đầy nước.
Nói xong, Phật đọc Pháp Cú:
“Māvamaññetha puññassa,
Na mantaṃ āgamissati;
Udabindunipātena,
Udakumbhopi pūrati;
Dhīro pūrati puññassa,
Thokathokampi ācinaṃ”.
Chớ khinh điều lành nhỏ, cho rằng: chẳng đƣa lại quả báo cho ta, phải biết
giọt nƣớc nhỏ, lâu ngày cũng làm đầy bình. Kẻ trí sở dĩ chứa toàn thiện, là do
tích chứa dồn từng chút ít mà nên.
(122) Chớ khinh chê điều thiện,
Cho rằng "chưa đến mình".
Như nước nhỏ từng giọt,
Rồi bình cũng đầy tràn.
Người trí đầy thiện đức,
Do chất chứa dần dần.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Người Hiền trí sau khi l|m phước, không nên coi thường, xem khinh

714
việc phước đã l|m như nói: “Việc phước của ta đã l|m nhỏ nhen, không
đ{ng kể, sẽ không có quả báo. Nghiệp nhỏ như thế sẽ không thấy ta,
hoặc ta sẽ không thấy nó ở đ}u, chừng nào quả ấy mới chín...”. Cũng
như giọt mưa cứ nhỏ liên tục v|o c{i bình không đậy nắp, được để ngoài
trời thì nước sẽ đầy tràn cái bình ấy, bậc Hiền nhân Trí giả làm từng chút,
từng chút một, làm phước l}u ng|y cũng tích trữ đầy phước báu vậy.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Bá hộ nhà giàu, chẳng khác nghèo,
Nổi danh là ‚Thí chủ Chân mèo‛,
Tức mình muốn giết ngƣời hùn phƣớc,
Sám hối rồi, sau bỏ tính keo.
Phật dạy: Đừng khinh thiện nhỏ nhen,
Làm đi làm lại riết thành quen,
Giọt mƣa tuy nhỏ, bình tuy lớn,
Nhỏ mãi đầy bình, việc chẳng hèn!


7. Thương Gia Ðại Phú

(Mahādhanavāṇijavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 123)

“Vāṇijova bhayaṃ maggaṃ,


Appasattho mahaddhano;
Visaṃ jīvitukāmova,
Pāpāni parivajjaye”.
“Ít bạn đường, nhiều tiền,
Người buôn tránh đường hiểm,
Muốn sống, tránh thuốc độc,

715
Hãy tránh ác như vậy”.
Phật đã dạy câu này ở Jatavana, liên quan đến thương gia Ðại Phú.

Chuẩn bị cho một chuyến buôn xa, thương gia Ðại Phú chất hàng
hóa đầy năm trăm cỗ xe, v| trước khi đi, nhắc các Tỳ-kheo ai muốn đi
cùng sẽ không phải lo thiếu thức ăn dọc đường. Năm trăm Tỳ-kheo lên
đường với ông.
Trước đ}y có năm trăm tên cướp toan đột nhập vào nhà Ðại Phú,
nhưng thất bại. Bây giờ chúng nghe tin ông đi buôn, nên v|o ẩn trong
rừng đón đường. Trước khi băng rừng, ông dừng chân ở một làng nọ,
nghỉ lại ba ngày, sắp đặt bò, xe và mọi thứ. Trong thời gian đó ông vẫn
cung ứng đủ cho các Tỳ-kheo như thường lệ. Bọn cướp muốn chắc ăn,
cho bộ hạ đi v|o l|ng th{m thính. Tên n|y dò la tin tức nơi bạn của hắn
về ng|y thương gia lên đường, nhưng hắn cũng dại dột khai ra bọn cướp
đang chờ trong rừng. Người bạn này có lòng từ nên khuyên thương gia
chớ đi tiếp. Ông bèn quyết định đi vòng v| trở về nhà. Tên bộ hạ trở vào
l|ng v| điều tra tiếp, biết thế bèn báo bọn cướp kéo nhau ra khỏi rừng,
đón ở một điểm theo hướng ngược lại. Thương gia cũng biết thế, nên
cuối cùng ở lại. Ông đến cho các Tỳ-kheo hay, và các Tỳ-kheo ở lại hay
không tùy ý.
Các Tỳ-kheo quyết định trở về Sāvatthī. Họ đến đảnh lễ Thế Tôn,
cung kính ngồi một bên thưa chuyện, Thế Tôn nghe qua bèn dạy:
- Các Tỳ-kheo! Thương gia Ðại Phú tr{nh con đường vì bọn cướp
nằm chờ ông ta. Cũng vậy, các Tỳ-kheo phải tr{nh điều ác, nhìn ba cõi
như con đường bị cướp bao vây.
Và Phật nói Pháp Cú:
“Vāṇijova bhayaṃ maggaṃ,
Appasattho mahaddhano;
Visaṃ jīvitukāmova,
Pāpāni parivajjaye”.

716
‚Nhƣ ngƣời đi buôn mang nhiều của báu mà thiếu bạn đồng hành, tránh
xa con đƣờng nguy hiểm làm sao, nhƣ kẻ tham sống tránh xa thuốc độc thế nào,
thì các ngƣời phải tránh xa điều ác thế đó‛.
(123) Ít bạn đường, nhiều tiền,
Người buôn tránh đường hiểm.
Muốn sống tránh thuốc độc,
Cũng vậy, hãy tránh ác.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Bhayaṃ: Ở đ}y có nghĩa l| đ{ng sợ (Bhāyitabbaṃ), nguy hiểm, vì có


nhiều kẻ cướp chặn đường.
Như người thương kh{ch có nhiều của cải, nhưng ít người vầy đo|n
cùng đi, né tr{nh con đường nguy hiểm, như người ham sống né tránh
thuốc độc thế nào thì Tỳ-kheo là bậc Hiền trí phải né tr{nh c{c điều ác,
không nên dễ duôi cũng như thế ấy.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Phú thƣơng đi bán thỉnh Tăng theo,
Làm phƣớc mong qua chỗ hiểm nghèo,
Bị cƣớp chặn đƣờng lui tới hết,
Thỉnh Tăng quay lại, tạm gieo neo!
Tăng trở về thăm Đức Phật,
Ngài rằng: Cần nhất phải suy tƣ,
Lánh xa điều ác, nhƣ ngừa độc,
Nhƣ phú thƣơng ngừa cƣớp ẩn cƣ.


8. Người Thợ Săn Bắn Mê Muội

(Kukkuṭamittanesādavatthu)

717

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 124)

“Pāṇimhi ce vaṇo nāssa,


Hareyya pāṇinā visaṃ;
Nābbaṇaṃ visamanveti,
Natthi pāpaṃ akubbato”.
“Bàn tay không thương tích,
Có thể cầm thuốc độc,
Không thương tích, tránh độc,
Không làm, không có ác”.
Khi ngụ tại Veḷuvana, Thế Tôn dạy câu trên do chuyện thợ săn
Kukkutamitta.

Một cô gái con nhà giàu ở Rājagaha đến tuổi cập kê, được cha mẹ cho
ở một phòng trên tầng chót tòa nhà bảy tầng với một tỳ nữ hầu hạ. Buổi
chiều đứng ngay cửa sổ nhìn xuống đường, thấy người thợ săn cô bị
tiếng sét ái tình. Thợ săn sống bằng nghề giết nai với năm trăm bẫy và
năm ng|n gi{o. Anh vừa giết năm trăm nai chất lên xe, và ngồi trên đầu
xe v|o th|nh để bán thịt.
Cô gái, theo tiếng gọi con tim, đưa qu| sai tỳ nữ mang tặng thợ săn,
và hỏi ngày anh trở lại đ}y. Biết được ngày và chỗ, sáng sớm hôm sau, cô
gói quần áo và nữ trang, mặc y phục tồi tàn, rời khỏi nhà với một số gia
nh}n v| bình nước trên tay, như thể định đi đến bờ sống, nhưng thật sự
đến chỗ thợ săn sẽ đi qua v| đứng chờ. Anh thợ săn cũng đ{nh xe ra rất
sớm. Cô thụt lại sau và theo anh. Chợt thấy cô gái anh ngạc nhiên hỏi:
- Cô l| người lạ, không phải con gái những người tôi quen biết, xin
đừng theo tôi nữa!
- Anh không mời nhưng tôi tự ý đến, xin im lặng v| đ{nh xe đi!
Anh bảo cô về đi nhưng cô vẫn không nghe, còn nói thêm khi dịp

718
may đến đừng để vuột mất. Người thợ săn biết chắc là cô gái cố tình theo
đuổi mình nên đỡ cô lên xe và tiếp tục cuộc hành trình. Cha mẹ cô tìm
khắp nơi nhưng không thấy, cho l| cô đã chết, họ làm tang lễ long trọng.
Về sống với thợ săn, cô sanh bảy người con trai. Chúng khôn lớn, cô
có thêm bảy nàng dâu.
Sáng sớm, Thế Tôn quan sát thế gian thấy thợ săn cùng con trai con
dâu hiện ra và biết mười lăm người n|y đủ duyên lành chứng quả Nhập
lưu nên Ng|i ôm b{t đến chỗ thợ săn giăng lưới. Hôm đó không có một
con thú n|o sa lưới. Phật để lại dấu chân tại một cái bẫy rồi đi đến một
gốc cây ngồi xuống. Thợ săn đến, kiểm soát tất cả lưới từ đầu đến cuối,
không được con thú nào. Thấy dấu chân Phật, anh cho l| có người thả
thú trong bẫy ra. Anh nổi giận, và khi thấy Phật ngồi dưới gốc cây, anh
đinh ninh đó l| người phá hoại anh, nên giương cung nhắm bắn. Phật
cho phép anh giương cung nhưng không cho phép anh bắn tức là anh
đứng yên trong tư thế đó, không hạ tay cung, v| cũng không lấy tên ra
khỏi dây cung, miệng chảy nước miếng, mệt mỏi đến kiệt sức, như thể
xương bị gãy lìa.
Ðám con trai anh về nh|, đợi lâu không thấy anh, v| được mẹ nhắc
thêm, nên mang cung tên đi tìm. Ðến nơi thấy cha mình đứng bất động,
cho rằng người đứng đối diện là kẻ thù của cha, lập tức chúng giương
cung. Thần lực của Phật cũng l|m chúng chôn ch}n tại chỗ, không nhúc
nhích. Rồi đến phiên bà mẹ cùng c{c con d}u lên đường đi tìm. Thấy
chồng con đều đứng bất động, đang nhắm bắn ai đó, b| tìm hiểu, thì ra
họ nhắm bắn Thế Tôn. B| dang hai tay đưa lên trời, vội kêu lên:
- Ðừng giết cha ta! Ðừng giết cha ta!
Anh thợ săn nghe thấy thế hoảng hồn, nghĩ mình qu{ độc ác, lầm lỡ
định bắn cha vợ. Mấy đứa con trai cũng }n hận vì tính bắn ông ngoại
mình. Rồi cả cha con lòng bỗng dịu lại, trở nên thân thiện. Phật biết nên
cho họ hạ cung tên, cùng lúc tiếng con gái phú gia bảo ném cung tên đi.
Rồi tất cả cúi mình trước Thế Tôn xin thứ lỗi, xong cung kính ngồi xuống

719
một bên.
Thế Tôn thuyết pháp tuần tự cho họ. Cuối bài pháp, anh thợ săn,
cùng bảy con trai và bảy con d}u đều chứng quả Dự-lưu.
Sau đó Thế Tôn đi khất thực, thọ thực xong Ngài trở về tinh xá.
Trưởng lão Ānanda ch|o đón v| hỏi thăm Phật. Ngài cho biết thợ săn
cùng c{c con đều phát nguyện tin Tam Bảo, niềm tin bất thối chuyển và
đã từ bỏ sát sanh, riêng bà vợ đã chứng quả Dự-lưu trước, khi còn ở nhà
cha mẹ.
Các Tỳ-kheo bàn tán chuyện này và thắc mắc bà vợ đã chứng quả
Dự-lưu rồi mới lấy thợ săn, rồi còn đưa cung, tên, dao, lưới... cho chồng
đi s{t sanh. Người đã chứng quả Dự-lưu rồi sao còn sát sanh? Phật đến,
nghe thế bèn dạy:
- Các Tỳ-kheo! Dĩ nhiên người chứng quả Dự-lưu thì không s{t sanh.
Vợ của thợ săn khi l|m thế chỉ nghĩ v}ng lệnh chồng, chứ không hề nghĩ
sẽ đưa những thứ đó cho chồng đi s{t sanh. Nếu tay một người không bị
thương thì dù có cầm thuốc độc trong tay, thuốc độc cũng không hại họ.
Ðúng vậy, người không nuôi tư tưởng lầm lỗi và không làm ác, có thể
lấy cung hay các thứ tương tự đưa cho người khác mà vẫn vô tội.
Và Phật nói Pháp Cú:
“Pāṇimhi ce vaṇo nāssa,
Hareyya pāṇinā visaṃ;
Nābbaṇaṃ visamanveti,
Natthi pāpaṃ akubbato”.
‚Với bàn tay không thƣơng tích, có thể nắm thuốc độc mà không bị nhiễm
độc, với ngƣời không làm ác thì không bao giờ bị ác‛.
(124) Bàn tay không thương tích,
Có thể cầm thuốc độc.
Không thương tích, tránh độc,
Không làm, không có ác.

720
Vào một dịp khác, các Tỳ-kheo thảo luận, không hiểu vì sao thợ săn
cùng các con chứng quả Dự-lưu, v| tại sao anh tái sinh làm thợ săn. Phật
nghe được bèn kể:
Chuyện quá khứ
8A. Chưởng Khố Thành Và Chưởng Khố Làng

Này các Tỳ-kheo! Ng|y xưa người ta x}y th{p để thờ xá lợi Phật
Kassapa. Họ lấy chất "Orpiment", vàng và "Arsenic" nghiền thành bột làm
hồ, với dầu mè l|m nước. Rồi họ chặt những viên gạch l|m hai đặt xen
kẽ với những tảng v|ng cho tường phía trong. Tường ngoài gồm những
tảng vàng rắn chắc, mỗi tảng trị giá một trăm ng|n đồng. Khi th{p được
x}y lên đến chiều cao đựng thánh tích, họ kêu gọi đóng góp một số tiền
lớn. Một chưởng khố trong l|ng l| người đầu tiên cúng mười triệu vàng
cho hòm đựng thánh tích. Dân chúng xầm xì rằng chưởng khố thành phố
quả đã cúng tiền để xây tháp lộng lẫy nguy nga như thế, nhưng không
muốn đóng tiền nhiều để l|m người đứng đầu, do đó chưởng khố ở làng
th|nh người đứng đầu với số tiền mười triệu n|y. Chưởng khố thành
phố nghe thế liền cúng hai mươi triệu. Chưởng khố làng leo thang ba
mươi triệu. Cứ thế hai bên thi đua nhau tăng tiền nộp cúng, cuối cùng
chưởng khố th|nh d}ng t{m mươi triệu. Chưởng khố l|ng lúc đó có chín
mươi triệu, trong khi tài sản của chưởng khố th|nh đến bốn trăm triệu
nên không thể tranh lại. Do đó ông quyết định không những dâng hết tài
sản mà cả chính ông, với vợ, bảy con trai và bảy con dâu làm nô lệ cho
tháp này. Dân chúng đồng ý là tiền có thể kiếm được nhưng người này
cùng vợ con tất cả l| mười s{u người, đã tự hiến mình, rất là hãn hữu
nên để ông đứng đầu.
Tuy danh nghĩa l| nô lệ cho th{p nhưng d}n chúng vẫn để họ tự do
và chỉ có họ được coi sóc tháp. Mạng chung, họ tái sanh cõi trời và ở đó
suốt thời gian giữa hai đức Phật. Thời Phật hiện tại người vợ sanh làm
con gái phú gia. Thợ săn chính l| chồng cũ của cô. Do đó khi gặp lại tình
cảm trước kia phát sinh:

721
“Pubbe va sannivāsena,
Paccuppannahitena vā;
Evantaṃ jāyate реmaṃ,
Uppalaṃ va yathodaketi.”
Do liên hệ từ trƣớc, hay lợi thế hiện tiền, tình yêu lại nảy sanh, nhƣ đóa
sen trong nƣớc. Cả con trai và con dâu đều gặp lại kiếp này.
‚Xƣa từng chung chạ vào ra,
Giờ nay tái ngộ, lòng nào chẳng lay.
Men tình vừa nhấp đã say,
Bèo kia gặp nƣớc càng ngày càng tăng‛.
Do công đức coi sóc ngôi tháp kiếp trước mà hiện đời được chứng
quả Dự lưu.
(Hết Chuyện Quá Khứ)

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Nāssa: không có.


Hareyya: có thể cầm lấy.
Vì sao? Vì không có thương tích thì thuốc độc không thể ngấm vào
cơ thể tác hại được. Quả thật, bàn tay không bị thương, thuốc độc không
thể ngấm, cũng vậy, người không có tác ý bất thiện tính làm việc ác, thì
dầu có cầm cung tên, khí giới trao ra cũng không bị quả báo ác hại. Cũng
như b|n tay không vết tích, không bị nhiễm độc, tâm không có ý ác
không bị ác theo dõi.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Sơ quả lấy chồng gã thợ săn,
Bởi duyên chung sống ở tiền căn,
Hằng ngày phụ tiếp chồng hành ác,

722
Tăng hỏi: ‚Nhƣ nàng có tội chăng?‛
Phật dạy: Nàng không có ác tâm,
Thì không thể tạo nghiệp sai lầm!
Thuốc kia dầu độc, không phƣơng hại,
Ngƣời có bàn tay chẳng vết cầm.


9. Thợ Săn Bị Bầy Chó Của Mình Nuốt Sống

(Kokasunakhaluddakavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 125)

“Yo appaduṭṭhassa narassa dussati,


Suddhassa posassa anaṅgaṇassa;
Tameva bālaṃ pacceti pāpaṃ,
Sukhumo rajo paṭivātaṃva khitto”.
“Hại người không ác tâm,
Người thanh tịnh, không uế,
Tội ác đến kẻ ngu,
Như ngược gió tung bụi”.
Thế Tôn dạy câu này ở Jatavana liên quan đến thợ săn Koka.

Sáng sớm, thợ săn Koka vào rừng với cung tên và bầy chó săn theo
sau. Hắn trông thấy bên lề đường một Tỳ-kheo đang v|o l|ng khất thực.
Hắn bực bội vì cho rằng gặp một kẻ xúi quẩy. Không biết có phải vì thế
không, mà anh ta sục sạo trong rừng cả ngày chẳng được con thú nào.
Còn Trưởng lão khất thực và thọ thực xong trở về tinh xá. Cả hai gặp
nhau, và thợ săn vẫn còn tức tối, lùa chó đến cắn Trưởng lão dù Ngài
van xin hắn. Ngài vội vã trèo lên cây, bầy chó v}y quanh dưới gốc. Thợ
săn cay cú nói với theo:

723
- Ðừng tưởng thoát khỏi nanh vuốt của ta nhé!
Rồi hắn lấy mũi tên đ}m v|o b|n ch}n Trưởng lão. Ngài van xin
nhưng hắn mặc kệ, cứ đ}m hết nhát này tới nh{t kia, cho đến khi bàn
ch}n Ng|i n{t bét. Ng|i kéo ch}n đó lên v| thò ch}n kia xuống. Hắn lại
đ}m tiếp. Ngài lại kéo chân kia lên. Ng|i qu{ đau nhức, như thể ngồi
trên ngọn đuốc, đến nỗi không còn chú ý đến chuyện gì hết, chiếc y
ngo|i rơi xuống mà Ngài chẳng hay, và chiếc y chụp xuống đầu thợ săn
trùm đến chân.
Bầy chó tưởng đó l| Trưởng lão rớt trên cây xuống, chúng luồn dưới
chiếc y kéo ra nhai sống anh thợ săn đến trơ xương. Chui ra khỏi đống y,
chúng đứng đợi. Trưởng lão bẻ một cành cây khô ném xuống. Thấy
Trưởng lão chúng mới biết l| đã ăn thịt chủ mình, liền cong lưng chạy tót
vào rừng.
Trưởng lão bất an khi thấy anh thợ săn mất mạng vì chiếc y của
mình. Ngài trở về kể đầu đuôi c}u chuyện cho Thế Tôn, và hỏi Phật
không biết mình vô tội hay có còn l| tu sĩ không. Thế Tôn trả lời:
- Tỳ-kheo! Sự vô tội của ông vẫn nguyên vẹn, ông vẫn là một tu sĩ.
Người nào xúc phạm đến người vô tội sẽ bị diệt vong. Ðây không phải là
lần đầu, mà trong tiền kiếp tên thợ săn cũng đã từng phạm tội như thế.
Và Phật kể lại:
Chuyện quá khứ
9A. Y Sĩ Ðộc, Bầy Trẻ Và Con Rắn Ðộc

Xa xưa, một y sĩ đi quanh l|ng kiếm việc làm, tìm không ra việc mà
qu{ đói, ông chợt có ý định cho rắn độc cắn đ{m trẻ con đang chơi quanh
cổng, để có cơ hội chữa vết thương cho chúng m| kiếm cơm. Ông bỏ con
rắn vào một lỗ c}y, cho thò đầu ra ngoài, dụ mấy đứa nhỏ rằng đó l| con
chim Sālikā hãy lại bắt m| chơi. Một đứa trẻ chạy tới nắm cổ rắn kéo ra
khỏi lỗ. Ngay khi thấy con rắn trong tay, nó hét lên v| ném lên đầu y sĩ
đang đứng gần đấy. Rắn quấn quanh vai ông, và ông chết vì bị rắn cắn.

724
Thế Tôn kết luận:
- Như vậy trong một tiền kiếp, chính thợ săn Koka n|y đã xúc phạm
người vô tội và bị diệt vong.
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
“Yo appaduṭṭhassa narassa dussati,
Suddhassa posassa anaṅgaṇassa;
Tameva bālaṃ pacceti pāpaṃ,
Sukhumo rajo paṭivātaṃva khitto”.
‚Đem ác ý xâm phạm đến ngƣời không tà vạy, thanh tịnh vô nhiễm, tội ác
sẽ trở lại kẻ ấy, nhƣ ngƣợc gió tung bụi.
(125) Hại người không ác tâm,
Người thanh tịnh, không uế.
Tội ác đến kẻ ngu,
Như ngược gió tung bụi.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Appaduṭṭhassa: Không tội {c đối với tự thân hoặc đối với tất cả
chúng sanh.
Narassa: Chúng sanh.
Dussati: Phạm lỗi, phạm hình luật.
Suddhassa: Vô tội, không phạm lỗi.
Posassa: Một lời kh{c để chỉ định chúng sinh như tiếng Narassa ở
trên.
Anaṅgaṇassa: Vô nhiễm, không phiền não, cấu uế.
Pacceti = Paṭeti: Ngược trở lại.
Paṭivātaṃ: Cũng như một người đứng phía dưới gió mà muốn tung
bụi lên phía trên gió, thì tự nhiên bụi tung ra sẽ bay ngược trở lại rơi lên
người đó. Khi người nào làm hại một người vô tội chẳng hạn như đ{nh

725
bằng tay, thì tự nhiên người ngu ác ấy trong hiện kiếp hoặc kiếp vị lại
phải thọ khổ, như bị thiêu đốt trong hỏa ngục. Đó l| quả dị thục của
nghiệp {c đã l|m đối với người vô tội, dội ngược lại người làm ác vậy.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Sáng dắt chó đi, gặp ông sƣ,
Thợ săn tà kiến tự lo âu,
Đến trƣa, chẳng đƣợc con chi cả,
Về gặp ông sƣ, quyết trả thù.
Xít chó rƣợt theo kẻ tu hành,
Sƣ trèo cây nọ để đào sanh,
Bị tên trúng gót, buông y xuống,
Chó chụp thợ săn, xé nát banh.
Vì mình vô ý hại thợ săn,
Hỏi Phật: Nhƣ con có tội chăng?
Phật bảo: Vô tâm thì chẳng tội,
Thợ săn chết bởi hắn làm nhăng!


10. Thợ Kim Hoàn, Tỳ Kheo Và Con Ngỗng

(Maṇikārakulūpakatissattheravatthu)

KỆ NGÔN (Pháp Cú câu 126)

“Gabbhameke uppajjanti,
Nirayaṃ pāpakammino;
Saggaṃ sugatino yanti,
Parinibbanti anāsavā”.
“Một số sinh bào thai,
Kẻ ác sinh Địa ngục,

726
Người thiện lên cõi trời,
Vô lậu chứng Niết-bàn”.
Phật đã dạy như thế khi ngụ tại Jatavana, liên quan đến Trưởng lão
Tissa, người thường đến thợ kim hoàn khất thực.

Trưởng lão n|y đã thọ thực tại nhà một người thợ kim hoàn hình
như suốt mười hai năm. Ông b| chủ nhà phục vụ Ngài một cách tận tình,
xem đó như bổn phận của bậc cha mẹ.
Một hôm đang ngồi chặt thịt, có Trưởng lão ngồi đối diện, thợ kim
hoàn nhận một viên ngọc của vua Pasenadi gửi đến bảo chùi sạch, dùi lỗ
xong trả vua. Tay dính máu ông vẫn cầm lấy viên ngọc bỏ vào hộp rồi
vào phòng trong rửa tay. Ông có nuôi một con ngỗng trong nhà, rất cưng
quý. Ngửi thấy mùi máu nó cho viên ngọc là miếng thịt nên nuốt chửng
trước mắt Trưởng lão. Thợ kim hòan quay trở lại không thấy viên ngọc
đ}u hỏi vợ con, nhưng không ai biết. Ông nghi cho Trưởng lão đã lấy. Bà
vợ không đồng ý vì đã bao năm lui tới, Trưởng lão chưa hề sai sót.
Nhưng ông bối rối quá, không biết l|m sao nên cũng phải hỏi Trưởng
lão, và xin Ngài trả lại viên ngọc. Trưởng lão xác nhận mình không lấy,
nhưng lúc đó chỉ có hai người, nên thợ kim hoàn cứ đinh ninh ngo|i
Trưởng lão không ai có thể lấy viên ngọc được. Vì trị giá viên ngọc quá
lớn, mọi người trong nhà dù có làm nô lệ cũng không trả nổi, nên ông
quyết định tra tấn Trưởng lão. Ông lấy y quấn quanh đầu Ngài và lấy
gậy đập v|o đầu Ngài. Máu tuôn xối xả từ đầu, tai, mũi v| mắt của Ngài.
Ðau qu{ Ng|i ngã lăn xuống đất. Con ngỗng đ{nh hơi m{u, đến sát
Trưởng lão liếm máu. Thợ kim ho|n trong cơn tức giận, thấy thế đ{ con
ngỗng lăn ra chết. Trưởng lão thấy vậy bảo nới y quanh đầu Ngài ra, hỏi
thăm con ngỗng ra sao, và khi biết chắc nó đã chết, Ngài mới cho biết
chính con ngỗng đã nuốt viên ngọc. Nếu con ngỗng không chết, thà ông
chết hơn l| nói sự thật. Mổ bụng ngỗng ra, thấy viên ngọc, thợ kim hoàn
bủn rủn ch}n tay, tim ông đập loạn lên, ông gieo mình xuống chân
Trưởng lão van xin:
727
- Hãy tha thứ cho con, Tôn giả. Vì vô minh con đã l|m như thế.
Trưởng lão bình thản đ{p:
- Cư sĩ, tất cả không phải tại ông, cũng không phải tại tôi, chỉ có luân
hồi chịu trách nhiệm việc này. Tôi tha thứ cho ông.
- Bạch Tôn giả, nếu thật sự Ngài tha thứ cho con, một lần nữa con xin
Ng|i hãy thường xuyên đến nhà và nhận cúng dường từ chính tay con.
- Cư sĩ, từ nay trở đi tôi sẽ không bước chân vào nhà của bất cứ ai.
Tôi nguyện như thế, vì v|o nh| người đã g}y hậu quả như đã thấy. Từ
nay trở đi, khi n|o tôi còn đi được trên đôi ch}n, tôi chỉ nhận thức ăn
trước cửa nhà mà thôi.
Trưởng lão đã quyết giữ Phạm hạnh. Và Ngài nói kệ sau:
“Paccati munino bhattaṃ,
Thokaṃ thokaṃ kule kule;
Piṇḍikāya carissāmi,
Atthi jaṅghabalaṃ mamā’ti”.
‚Cơm đã nấu để cho ngƣời tịnh sĩ, mỗi nhà một ít, nhà này nhà kia; ta sẽ đi
trì bình khất thực, vì chân ta có sức khỏe!‛.
Thức ăn nấu cho ngƣời trí,
Một chút ở đó, ở đây,
Từ nhà nọ đến nhà kia,
Ta đi nhận vật tín thí,
Trên khắp mọi miền ta qua,
Khi còn đôi chân bền bỉ.
Chẳng bao l}u Trưởng lão nhập Niết-bàn vì trận đòn của thợ kim
hoàn. Con ngỗng tái sanh vào bụng vợ thợ kim hoàn. Ông bị đọa xuống
địa ngục còn bà sanh lên cõi trời.
Các Tỳ-kheo hỏi Thế Tôn về kiếp sau của họ, v| được Phật cho biết:
- Các Tỳ-kheo! Chúng sanh trên thế gian, một số nhập thai lại, người
{c đọa địa ngục, người thiện lên cõi trời, còn người hết lậu hoặc thì vào

728
Niết-bàn.
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
Gabbhameke uppajjanti,
Nirayaṃ pāpakammino;
Saggaṃ sugatino yanti,
Parinibbanti anāsavā”.
Một số sinh ra từ bào thai, kẻ ác thì đọa vào địa ngục, ngƣời chính trực thì
sinh lên chƣ thiên, nhƣng cõi Niết-bàn chỉ dành riêng cho những ai đã diệt sạch
nghiệp sanh tử.
(126) Một số sanh bào thai,
Kẻ ác sanh địa ngục,
Người thiện lên cõi trời,
Vô lậu chứng Niết-bàn.
Cuối thời Pháp, nhiều vị Tỳ-kheo chứng đắc Thánh quả, nhất là Tu-
đ|-hoàn quả.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Gabbhaṃ: Ở đ}y chỉ b|o thai người.


Ba câu kệ sau nghĩa lý đã rõ rệt.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Nói thật thì e phạm sát sanh,
Nhẫn từ, Trƣởng lão cứ làm thinh,
Chủ nhà sợ mất kim cƣơng quý,
Tra khảo nhà sƣ, chẳng niệm tình.
Ngỗng chết, sƣ liền đƣợc giải oan,
Nhƣng Tâm nhàm chán việc trần gian,
Từ nay nhất nguyện xa gia chủ,
Thọ Pháp Đầu Đà, đến Niết-bàn.
729


11. Ba Nhóm Tỳ Kheo

(Tayojanavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 127)

“Na antalikkhe na samuddamajjhe,


Na pabbatānaṃ viraraṃ pavissa;
Na vijjate so jagatippadeso,
Yatraṭṭhito mucceyya pāpakammā”.
“Không trên trời, giữa biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn được quả ác nghiệp”.
Phật đã dạy như thế tại Jatavana, liên quan đến ba nhóm người.

Chuyện hiện tại
11A. Con Quạ Bị Cháy

Một số Tỳ-kheo đến thăm Thế Tôn xong, rời tinh xá, vào làng khất
thực. Dân làng lấy bát, phân phối chỗ ngồi trong nhà nghỉ và trong khi
chờ dâng cúng, họ nghe pháp. Bỗng một ngọn lửa phụt ch{y dưới nồi
cơm đang nêm xốt và cà-ri, bắt lên mái tranh. Một nắm tranh ch{y đỏ
bung ra khỏi m{i, bay lơ lửng trên không. Một con quạ bay qua đ}m cổ
vào nắm tranh ấy bị đốt ch{y đến dòn rụm và rớt xuống đất. Mọi việc
xảy ra trước mặt các Tỳ-kheo, thật khủng khiếp. Họ đồng lòng đến hỏi
Thế Tôn xem kiếp trước con quạ đã l|m.
Chuyện hiện tại
11B. Người Ðàn Bà Bị Ném Xuống Biển

730
Một nhóm Tỳ-kheo thứ hai đi thăm Thế Tôn trên một chiếc thuyền.
Ra giữa biển thuyền bỗng đứng lại không nhúc nhích. Hành khách nghi
có một tên xúi quẩy nên rút thăm xem l| ai. Thăm rơi trúng vợ thuyền
trưởng là một thiếu phụ trẻ đẹp. Họ đồng ý rút thăm lại, lần thứ hai rồi
lần thứ ba cũng l| vợ thuyền trưởng. Hành khách nhìn thẳng mặt ông
hỏi ông bây giờ tính sao? Ông ra lệnh ném cô vợ xuống biển. Cô thét lên
kinh hãi vì quá sợ chết. Thuyền trưởng bèn bảo tháo hết nữ trang, rồi vì
không đủ can đảm chứng kiến cô vùng vẫy trên mặt biển, ông bảo cột
bình cát vào cổ xong hãy ném. Khi thân cô chạm mặt nước, c{ v| rùa bơi
đến rỉa thịt cô. Ngoài Thế Tôn không ai biết được kiếp trước cô đã l| gì,
vì thế các Tỳ-kheo trên thuyền định sẽ hỏi Thế Tôn khi lên bờ.
Chuyện hiện tại
11C. Các Tỳ Kheo Bị Giam Trong Hang

Có bảy Tỳ-kheo lên đường đi gặp Thế Tôn. Họ đến tinh xá nọ vào
buổi chiều. Lúc đó có bảy chiếc giường trong một thạch thất, và họ ngủ
trong đó. Ðêm khuya, một hòn đ{ lớn bằng ngôi chùa lăn từ dốc bên kia
xuống và bít lối vào hang. Các Tỳ-kheo tại đó cùng với dân trong bảy
làng hợp lực hết mình cùng với Tỳ-kheo bên trong đẩy hòn đ{ đi, nhưng
không nổi. Suốt bảy ng|y người bị nhốt đói meo; đến ngày thứ bảy,
thình lình hòn đ{ tự động lăn khỏi miệng hang. C{c kh{ch tăng được trả
tự do, họ chờ gặp Phật để hỏi nguyên nhân.
Trên đường đi, họ gặp hai nhóm Tỳ-kheo trước v| chung đường đến
gặp Phật, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Tuần tự mỗi nhóm xin
Phật giải thích v| được nghe Phật kể:
Chuyện quá khứ
11D. Ðốt Cháy Một Con Bò

- Này các Tỳ-kheo! Thưở xưa con quạ là một nông dân ở Bāranasī.
Anh cố hết sức điều khiển con bò nhưng nó đi một chút lại nằm xuống,
dù bị đ{nh. Anh nổi giận mắng nó:

731
- Tốt lắm! Từ phút này, mày sẽ nằm lại đ}y cho vừa lòng mày.
Anh lấy rơm quấn hết thân con bò rồi mồi lửa. Bò bị ch{y đến dòn
và chết ngay. Do h|nh động {c đó, anh ta chịu đau đớn trong địa ngục
rất l}u, sau đó vì nghiệp b{o chưa hết phải bảy lần liên tiếp làm thân quạ
bị đốt cháy.
Chuyện quá khứ
11E. Dìm Chết Một Con Chó

Người đ|n b| n|y đã chịu đau đớn giống hệt một lần b| đã g}y cho
kẻ kh{c. Xưa, b| l| vợ một gia chủ ở Bāranasī. Bà tự tay làm mọi việc
trong nhà, từ lấy nước, giã gạo, nấu nướng, với một con chó ngồi một
bên. Ra ngo|i đồng gom lúa hay vào rừng nhặt củi, con chó cũng đi theo.
Ðám thanh niên thấy thế chọc ghẹo bà:
- A! Ðây là thợ săn đi với con chó. Hôm nay chúng ta sẽ có thịt ăn
đấy!
Bực mình, b| đ{nh chó, ném đ{ đất v| đuổi nó đi. Nhưng chạy đi
một quãng, nó quay trở lại theo bà. (Trong kiếp trƣớc, con chó là chồng bà,
do đó tình cảm của nó đối với bà vẫn còn).
Bà rất tức giận, nhưng vẫn tiếp tục làm việc. Gom lúa đủ dùng, lượm
một sợi dây cột vào chéo áo, bà về nhà, con chó vẫn lẽo đẽo theo sau. Lo
bữa ăn cho chồng xong, bà lấy cái bình không ra hồ nước. Ðổ c{t đầy
bình, bà nhìn quanh và nghe tiếng chó sủa bên cạnh. Chó chạy đến,
ngoắc đuôi mừng rỡ vì tưởng bà sẽ vui vẻ với nó. Bà nắm chặt cổ nó
buộc vào một đầu d}y, còn đầu kia cột bình nước, quăng xuống hồ. Con
chó bị bình kéo xuống nước chết ngay. H|nh động ác chín muồi, bà ta bị
đọa rất lâu ở địa ngục. Sau đó nghiệp b{o chưa hết, nên trong một trăm
kiếp liên tiếp bà bị cột cổ vào bình cát ném xuống biển chết chìm.
Chuyện quá khứ
11F. Giam Cầm Một Con Cắc Kè

Cũng thế, này các Tỳ-kheo! Các ông phải chịu đau đớn y như lần đã
732
g}y cho người kh{c. Xưa, bảy chú mục đồng ở Bāranasī chăn một bầy gia
súc từng đợt bảy ngày. Gặp một con cắc kè khổng lồ, mấy chú đuổi theo,
nhưng nó đã nhanh ch}n chui v|o ụ mối có bảy lỗ.
Mấy chú đ|nh chịu thua, nhưng họ sẽ trở lại. Ngày mai mấy chú trở
lại ụ mối, mỗi người lấy cây chà nhét bít mỗi lỗ, xong lùa bò đi nơi kh{c.
Bảy ngày sau, nhớ đến con cắc kè, bảy chú mục đồng trở lại ụ mối moi
lấy cây chà ra, cắc kè bò ra ngoài chẳng kể sống chết, chỉ còn da bọc
xương, run lẩy bẩy. Bảy chú thương tình bảo nhau đừng giết nó, và còn
vuốt lưng chúc nó đi bình an. Do đó tuy bảy chú không rơi v|o địa ngục,
nhưng mười bốn kiếp liên tiếp thiếu thức ăn trong bảy ngày liền. Các Tỳ-
kheo, các ông là bảy mục đồng ấy, v| đó chính l| h|nh động xấu ác mà
c{c ông đã l|m.
(Hết Chuyện Quá Khứ)
Như thế Phật đã trả lời câu hỏi của ba nhóm Tỳ-kheo, giải thích cả
ba chuyện đã xảy ra. Một Tỳ-kheo vẫn còn thắc mắc, hỏi:
- Bạch Thế Tôn, một người làm ác không thể nào tránh hậu quả bằng
cách bay lên không, lao xuống nước, hay trốn vào hang núi sao?
Phật đ{p:
- Này các Tỳ-kheo! Không thể tìm ra nơi n|o để trốn tránh, dù trên
không, dưới biển hay trong lòng đất. Không nơi n|o trên thế gian này có
thể thoát khỏi hậu quả của việc làm ác.
Và Ngài nói Pháp Cú:
“Na antalikkhe na samuddamajjhe,
Na pabbatānaṃ vivaraṃ pavissa;
Na vijjate so jagatippadeso,
Yatraṭṭhito mucceyya pāpakammāti”.
(127) Không trên trời, giữa biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn được quả ác nghiệt.

733

Chẳng phải bay lên không trung,
Chẳng phải lặn xuống đáy biển,
Chẳng phải chui vào hang sâu núi thẳm,
Dù tìm khắp thế gian này, chẳng có nơi nào
Trốn khỏi ác nghiệp đã gây.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Dầu cho ai có giỏi nói: “Bằng phương thế này ta sẽ tránh khỏi quả
của ác nghiệp”, rồi bay lên ngồi trên không, hoặc lặn xuống đ{y biển sâu
đến tám muôn bốn ngàn do tuần, hoặc vào ngồi trong hang núi, người
ấy cũng không bao giờ thoát khỏi quả của ác nghiệp. Khắp bốn phương
t{m hướng trên mặt đất này, không có một chỗ đứng an toàn nhỏ bằng
mảy lông để tránh khỏi quả của ác nghiệp được.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Ba nhóm Tỳ-kheo về lễ Phật,
Tƣờng trình mọi việc thấy vừa qua:
Một con quạ tự bay vào lửa,
Thiếu phụ bị thần biển chẳng tha.
Bảy vị Tỳ-kheo bị bảy ngày,
Nhốt trong hang núi, lạ lùng thay!
Cầu xin Phật giải Nhân tiền nghiệp,
Phật bảo: ‚Các thầy lắng nghe đây!‛
Con quạ trƣớc là một dân cày,
Đốt bò chứng chẳng nƣơng tay.
Ngày xƣa, thiếu phụ dìm con chó,
Xuống một ao hồ, chết rã thây.
Bảy đứa chăn trâu, nhốt kỳ đà,
Bảy ngày đói khát, mới buông tha,

734
Nhân nào quả nấy không sai chạy,
Chẳng có nơi đâu khỏi Nghiệp mà!


12. Suppabbuddha Lăng Nhục Ðạo Sư

(Suppabuddhasakyavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 128)

“Na antalikkhe na samuddamajjhe,


Na pabbatānaṃ viraraṃ pavissa;
Na vijjate(1) so jagatippadeso,
Yatraṭṭhitaṃ(1) nappasaheyya maccu”.
“Không trên trời, giữa biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn khỏi tay thần chết”.
Phật đã dạy câu trên khi ngụ tại tinh xá Nigrodha liên quan đến vua
Thiện Giác (Suppabbuddha) họ Thích.

Vua Thiện Giác họ Thích không bằng lòng Thế Tôn vì Ng|i đã bỏ
con g{i ông đi tu. Rồi con trai ông được nhận v|o Tăng đo|n khiến ông
hận thù thêm. Ông rắp t}m ngăn cản Thế Tôn đi đến nơi mời Ngài thọ
thực. Một hôm ông ngồi giữa đường, uống rượu mạnh, đón Phật để cản
đường. Ðược loan tin Phật v| Tăng chúng sắp đến, ông thản nhiên bảo:
- Hãy bảo ông cứ đi đường ông. Ông không lớn hơn ta, ta sẽ không
tr{nh đường.
Thế Tôn bị từ chối nhường đường nên quay trở về. Thiện Giác sai bộ
hạ do thám xem Thế Tôn có nói gì không. Khi quay về, Trưởng lão
Ānanda hỏi Phật tại sao Ngài mỉm cười v| được Phật giải thích là vì vua

735
Thiện Gi{c đã phạm lỗi nặng khi không chịu tr{nh đường cho một vị
Phật đi qua, bảy ngày nữa nơi tầng trệt cung điện, ngay chân cầu thang,
vua sẽ bị đất nuốt. Tên bộ hạ nghe được liền về báo lên vua. Thiện Giác
vẫn còn căm hận nên quyết chứng minh Thế Tôn l| người nói dối.
Vua cho mang hết các thứ cần dùng lên tầng cao nhất trong cung
điện bảy tầng, sai dẹp cầu thang qua một bên v| đóng cửa lại cài thanh
ngang thật chắc, và có hai lực sĩ g{c ở mỗi cửa. Vua dặn họ:
- Nếu ta có quên đi xuống, hãy làm ta trở lui.
Rồi vua vào ở trong căn phòng lộng lẫy trên tầng lầu thứ bảy. Thế
Tôn nghe ông làm thế, bảo:
- Các Tỳ-kheo! Vua Thiện Giác sẽ không được như ý trên tầng lầu
chót của cung điện. Dù ông ta bay lên trời, ngồi trong thuyền ra biển, hay
vào trong lòng núi, lời của chư Phật cũng không thể nào sai chạy. Chắc
chắn ông ta sẽ bị đất nuốt như Ta đã nói.
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
“Na antalikkhe na samuddamajjhe,
Na pabbatānaṃ vivaraṃ pavissa;
Na vijjate so jagatippadeso,
Yatraṭṭhitaṃ nappasaheyya maccu”.
‚Chẳng phải bay lên không trung, chẳng phải lặn xuống đáy bể sâu, chẳng
phải chui vào hang sâu núi thẳm, dù tìm khắp thế gian nay, chẳng có nơi nào
trốn khỏi Tử thần‛.
(128) Không trên trời, giữa biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn khỏi tay thần chết.
Bảy ngày sau, kể từ khi Thế Tôn bị cản đường, con ngựa chiến của
vua bị xổng chuồng ở tầng trệt chạy chung quanh v| đ{ v|o tường này
rồi đ{ v|o tường kh{c. Vua đang ở tầng cao nhất nghe n{o động liền hỏi
v| được trả lời tức thì. Ðến khi ngựa thấy vua, nó dịu xuống ngay. Vua
736
muốn bắt nó nên đứng dậy ra phía cửa. Ðúng lúc ấy cửa tự động mở,
thang trở về chỗ cũ, lực sĩ g{c cửa túm cổ ông ta ném xuống. Cũng y như
thế cánh cửa của bảy tầng lầu tự động mở, các cầu thang trở về chỗ cũ,
và lực sĩ g{c cửa nắm cổ ông ném xuống. Khi vua chạm đến tầng trệt, đại
địa nứt ra nuốt sống ông ta và ông bị đọa v|o địa ngục A-tỳ.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn

Nappasaheyya maccu: Khắp trên mặt địa cầu, không có một chỗ nào,
dầu nhỏ bằng sợi tóc mà ta có thể nói: “Đứng tại đ}y tử thần sẽ không áp
đảo mình được”.
Ba câu trên đồng nghĩa với các câu ở bài kệ trƣớc.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Đức vua giận Phật bỏ con mình,
Bắc ghế ra ngồi giữa lộ trình,
Cản Phật không cho qua lấy bát,
Phật cƣời, quay lại, chỉ làm thinh!
Trƣởng lão A Nan Đa bạch rằng:
‚Ngài cƣời có ý nghĩa chi chăng?‛
‚Đến ngày thứ bảy thì vua chết,
Đất sụp, chôn Ngài dƣới cuối thang‛.
Quả nhiên Đức Phật nói không sai!
Tránh đƣợc tử thần chẳng có ai,
Dƣới biển, trên trời, trong động đá,
Không nơi ẩn nấp sống dằng dai.


737
738
X. Phẩm Hình Phạt

(DAṆḌAVAGGA)


1. Lục Quần Tỳ Kheo

(Chabbaggiyabhikkhuvatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 129)

“Sabbe tasanti daṇḍassa,


Sabbe bhāyanti maccuno;
Attānaṃ upamaṃ katvā,
Na haneyya na ghātaye”.
“Mọi người sợ hình phạt,
Mọi người sợ tử vong,
Lấy mình làm ví dụ,
Không giết, không bảo giết”.
Thế Tôn đã dạy như thế tại Jatavana, liên quan đến lục quần Tỳ-kheo.

Mười bảy vị Tỳ-kheo vừa sửa soạn xong chỗ ở thì nhóm Lục quần
Tỳ-kheo tới bảo:
- Chúng ta lớn hơn, chỗ này thuộc về chúng ta.
Mười bảy vị kia không chịu vì sửa soạn trước nhất. Lục quần Tỳ-
kheo liền đ{nh c{c Tỳ-kheo huynh đệ của mình. Khủng khiếp vì sợ chết,
họ g|o đến bể phổi. Thế Tôn nghe tiếng la thét hỏi chuyện, rồi Ngài ban
hành giới luật về việc hành hung:
- Các Tỳ-kheo! Từ nay trở đi, một Tỳ-kheo không được hành hung.
739
Ai l|m điều này là phạm tội.
Và Ngài dạy tiếp:
- Này các Tỳ-kheo! Ta phải nhớ rằng cũng như ta, người khác run
rẩy trước gậy gộc và sợ chết. Do đó chớ đ{nh hay giết người.
Phật đọc Pháp Cú:
“Sabbe tasanti daṇḍassa,
Sabbe bhāyanti maccuno;
Attānaṃ upamaṃ katvā,
Na haneyya na ghātaye”.
‚Ai ai cũng sợ gƣơm đao, ai ai cũng sợ sự chết; vậy nên lấy lòng mình suy
lòng ngƣời, chớ giết, chớ bảo giết‛.
(129) Mọi người sợ hình phạt,
Mọi người sợ tử vong.
Lấy mình làm ví dụ,
Không giết, không bảo giết.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Sabbe tasanti: Tất cả chúng sanh đều sợ ăn đòn, sợ đao trượng


phạm đến mình.
Maccuno: Sợ tử thần, tức là sợ chết. Hai câu kệ đầu nói phổ cập đến
tất cả mọi người, không bỏ sót một ai, là nói theo lối thông thường.
Quả nhiên, ví như Đức vua cho người đi cổ động (đ{nh trống)
truyền rao dân chúng tập họp, trừ ra quan Tể tướng, kỳ dư tất cả đều
phải tập họp vì sợ hình phạt của nhà vua. Tuy nhiên, cũng có bốn hạng
là bậc Lậu Tận, voi thuần chủng, ngựa thuần chủng và bò mộng không bị
khép trong số tất cả những người rung động vì sợ chết.
Bậc Lậu Tận đã dứt bỏ Thân kiến, không thấy chúng sanh nào không
chết cho nên không sợ chết. Còn ba hạng kia, tuy còn Thân kiến nhưng
tự tin nơi sức khỏe của mình, không thấy có chúng sanh n|o l| tay đối
740
thủ cho nên cũng không sợ.
Na haneyya na ghātaye: Hãy tự xét: “mình thế nào thì những chúng
sanh khác cũng giống vậy”, không nên giết, không nên xúi giết kẻ khác.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Mới dọn cốc rồi, chƣa ở yên,
Lục sƣ chợt đến, đuổi đi liền,
Các sƣ Thập Thất không tuân lệnh,
Bị đánh, la ầm tợ lũ điên,
Phật biết, ban hành Luật cấm ngăn,
Tỳ-kheo không đƣợc đánh chƣ Tăng!
Ngƣời ngƣời sợ chết, e đao trƣợng,
Phải cử sát sanh, giữ Đạo hằng!


2. Lục Quần Tỳ Kheo

(Chabbaggiyabhikkhuvatthu)

KỆ NGÔN (Pháp Cú câu 130)

“Sabbe tasanti daṇḍassa,


Sabbesaṃ jīvitaṃ piyaṃ;
Attānaṃ upamaṃ katvā,
Na haneyya na ghātaye”.
“Mọi người sợ hình phạt,
Mọi người thương sống còn;
Lấy mình làm ví dụ,
Không giết, không bảo giết”.
Thế Tôn đã dạy như thế tại Jatavana, vì nhóm Lục quần Tỳ-kheo.

741
Câu chuyện cũng tương tự như trên. Khi Lục quần Tỳ-kheo tấn công
nhóm mười bảy Tỳ-kheo, nhóm sau có cử chỉ đe dọa. Thế Tôn cũng nghe
tiếng gào thét, kêu đến hỏi, và ban hành giới luật:
- Các Tỳ-kheo! Từ nay trở đi, không Tỳ-kheo n|o được l|m như thế.
Ai l|m điều này là phạm tội.
Và Ngài dạy tiếp:
- Này các Tỳ-kheo! Một Tỳ-kheo phải biết, cũng như ta người khác
cũng run sợ trước gậy gộc, v| cũng như ta người kh{c cũng ham sống.
Nhớ nghĩ điều n|y trong t}m, không được đ{nh hay giết người khác.
Phật đọc Pháp Cú:
“Sabbe tasanti daṇḍassa,
Sabbesaṃ jīvitaṃ piyaṃ;
Attānaṃ upamaṃ katvā,
Na haneyya na ghātaye.”
‚Ai ai cũng sợ gƣơm đao, ai ai cũng thích đƣợc sống còn; vậy nên lấy lòng
mình suy lòng ngƣời, chớ giết, chớ bảo giết‛.
(130) Mọi người sợ hình phạt,
Mọi người ưa sống còn.
Lấy mình làm ví dụ,
Không giết, không bảo giết.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Sabbesaṃ jīvitaṃ piyaṃ: Trừ bậc Lậu Tận, tất cả chúng sanh còn lại
đều yêu quý đời sống. Đối với việc sống chết ở đời, bậc Lậu Tận cũng chỉ
có tâm Xả (Upekkhā), là thản nhiên mà thôi.
Ba câu kệ kia thì nghĩa nhƣ trƣớc.


742
Dòch Giaû Caån Ñeà
Lục Sƣ đã bị cấm đánh rồi.
Nên chỉ giơ tay dọa nạt thôi,
Nhóm Thập Thất Sƣ còn khiếp sợ,
La ầm nhƣ bị bỏng dầu sôi.
Phật cấm Tỳ-kheo dọa nạt nhau,
Ngƣời ngƣời thích sống, sợ gƣơm đao,
Không nên bảo giết, không nên giết,
Ai cũng nhƣ ai, có khác nào?


3. Một Bầy Trẻ

(Sambahulakumārakavatthu)

KỆ NGÔN (Pháp Cú câu 131-132)

“Sukhāmāni bhūtāni,
Yo daṇḍena vihiṃsati;
Attano sukhamesāno,
Pecca so na labhate sukhaṃ”.
“Sukhākāmāni bhūtāni,
Yo daṇḍena na hiṃsati;
Attano sukhamesāno,
Pecca so labhate sukhaṃ”.
“Chúng sanh cầu an lạc,
Ai dùng trượng hại người,
Để tìm lạc cho mình,
Đời sau không được lạc”.
“Chúng sanh cầu an lạc,
Không dùng trượng hại người,
Để tìm lạc cho mình,

743
Đời sau được hưởng lạc”.
Do chuyện bầy trẻ con, Thế Tôn đã dạy câu trên tại Jatavana.

Nh}n đi v|o Sāvatthī khất thực, Thế Tôn thấy một đ{m trẻ lấy gậy
đ{nh rắn. Ngài hỏi vì sao, chúng bảo vì sợ rắn cắn. Phật liền dạy:
- Nếu c{c con đ{nh rắn n|y vì nghĩ rằng như thế sẽ bảo vệ được
hạnh phúc của mình, hậu quả l| sau n|y t{i sanh v|o c{c nơi kh{c nhau
các con sẽ không được hạnh phúc. Ai tìm hạnh phúc cho mình thì không
đ{nh đập kẻ khác.
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
“Sukhakāmāni bhūtāni,
Yo daṇḍena vihiṃsati;
Attano sukhamesāno,
Pecca so na labhate sukhaṃ”.
Ngƣời nào cầu hạnh phúc cho mình mà lại lấy đao gậy phá hại hạnh phúc
kẻ khác, thì sẽ không đƣợc hạnh phúc.
(131) Chúng sanh cầu an lạc,
Ai dùng trượng hại người,
Ðể an lạc cho mình,
Ðời sau không an lạc.

“Sukhakāmāni bhūtāni,
Yo daṇḍena na hiṃsati;
Attano sukhamesāno,
Pecca so labhate sukhaṃ”.
Ngƣời nào cầu hạnh phúc cho mình mà không lấy đao gậy phá hại hạnh
phúc kẻ khác, thì sẽ đƣợc hạnh phúc.
(132) Chúng sanh cầu an lạc,
Không dùng trượng hại người,

744
Ðể an lạc cho mình,
Ðời sau được an lạc.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Yo daṇḍena: Người nào làm khó, phá hoại kẻ khác bằng gậy, hoặc
bằng đất cục, đ{ chẳng hạn.
Pecca so na labhate sukhaṃ: Sanh ở cảnh giới khác, dầu là hạnh
người ấy sẽ không được hưởng hạnh phúc khi tái phúc cõi nhân thiên
hoặc hạnh phúc tối cao ở Niết-bàn cũng không có.
Pecca so labhate sukhaṃ: (ở kệ thứ hai): Người ấy khi tái sanh ở
cảnh giới khác sẽ hưởng được một trong ba hạnh phúc đã kể trên.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Lũ trẻ cầm cây đập hổ mang,
Bất ngờ gặp Đức Phật đi ngang,
Ngài dừng chân hỏi: ‚Vì sao đập?‛,
Trẻ đáp: ‚Vì e nó cắn càn...‛.
Phật dạy: Khi cầu hạnh phúc mình,
Mà dùng đao trƣợng hại sanh linh,
Đời sau mất phƣớc, luân hồi khổ,
Vô hại, đời sau mới phúc vinh!


4. Tỳ Kheo Và Con Ma

(Koṇḍadhānattheravatthu)

KỆ NGÔN (Pháp Cú câu 133-134)

“Māvoca pharusaṃ kañci,

745
Vuttā paṭivadeyyu taṃ;
Dukkhā hi sārambhakathā,
Paṭidaṇḍā phuseyyu taṃ”.
“Sace neresi attānaṃ,
Kaṃso upahato yathā;
Esa pattosi nibbānaṃ,
Sārambho te na vijjati”.
“Chớ nói lời ác độc,
Nói ác, bị nói lại,
Khổ thay lời phẫn nộ,
Đao trượng phản chạm người”.
“Nếu tự mình yên lặng,
Như chiếc chuông bị bể,
Ngươi đã chứng Niết-bàn,
Ngươi không còn phẫn nộ”.
Vì Trưởng lão Kundadhāna mà Thế Tôn dạy câu trên khi ngụ tại
Jatavana.

Từ khi Kundadhāna trở thành Tỳ-kheo, bất cứ Ng|i đi đ}u cũng có
một phụ nữ đi theo. Trưởng lão không thấy, nhưng mọi người kh{c đều
thấy. Vào làng khất thực, d}n chúng cũng d}ng Ng|i một phần trước, và
sau đó phần thứ hai cho cô kia.
Chuyện quá khứ
4A. Thiên Nữ Hiện Hình Phụ Nữ

Thời Phật Kassapa, có hai Tỳ-kheo bạn rất th}n nhau như hai anh em
ruột. Thời Phật Dīghāyu, năm n|y qua th{ng nọ, các Tỳ-kheo đều gặp
nhau vào ngày Bố-tát. Hai Tỳ-kheo ấy đều đến giảng đường Bố-tát một
lượt.
Một thiên nữ ở cõi trời Ba mươi ba thấy vậy bỗng có ý định tách họ
ra. Ý tưởng điên rồ vừa sinh trong lòng thì một vị t{ch ra đi vệ sinh.

746
Thiên nữ liền hóa thành một phụ nữ đi v|o bụi cây với vị đó, rồi cùng đi
ra, một tay vuốt lại búi tóc, tay kia sửa y phục. Chính vị đó thì không
thấy, nhưng vị đứng chờ thì thấy. Khi đã biết thế, cô liền biến mất. Vì thế
Tỳ-kheo bạn vừa đứng vào chỗ mình thì vị đang đứng nghiêm sắc mặt
bảo:
- N|y huynh, huynh đã phạm giới dâm.
- Trời, tôi đ}u có l|m việc đó!
- Không à? Thế cô n|o đi sau huynh đó, vừa đi vừa sửa quần áo.
Trưởng lão như bị sét đ{nh, Ng|i lắp bắp:
- Này huynh, chớ hại tôi, tôi không hề l|m như thế!
- Ðiều gì tôi thấy, tôi thấy bằng chính mắt tôi. Ðừng mong tôi tin
huynh!
Rồi ông bẻ đầu gậy đi chỗ khác.
Trong giảng đường Bố-tát, ông không chịu Bố-tát chung với bạn
mình. Thiên nữ thấy thế, biết mình đã phạm lỗi lầm nghiêm trọng, cô
liền thú thật:
- Tôn giả! Vị Trưởng lão thật sự không phạm giới. Tôi l|m như thế
chỉ cốt thử ông ta. Xin hãy bố-tát chung với ông ta như thường lệ.
Thấy thiên nữ đứng trên hư không nói như thế, Tỳ-kheo này tin
theo, chịu bố-t{t chung, nhưng không còn th}n thiện với bạn cũ nữa.
Mạng chung, hai Trưởng lão tái sanh theo thiện nghiệp của họ.Còn
thiên nữ bị đọa v|o địa ngục A-tỳ, chịu hình phạt suốt thời kỳ giữa hai
đức Phật. Thời Phật hiện tại, cô sanh l|m đ|n ông, xuất gia thành Tỳ-
kheo, và làm tròn bổn phận của mình. Từ ng|y đi tu, luôn luôn có một
nữ nh}n đi theo, do đó có tên l| Kundadhāna.
(Hết Chuyện Quá Khứ)
Các Tỳ-kheo thấy thế bảo Trưởng giả Anāthapiṇdika đuổi vị ấy ra
khỏi tinh x{ để khỏi mang tiếng. Nhưng Trưởng giả bảo để Phật giải

747
quyết. Các Tỳ-kheo bảo bà Visākhā y như thế, v| b| cũng trả lời y như
Trưởng giả. Họ không h|i lòng hai cư sĩ n|y, nên kể cho vua nghe và yêu
cầu vua đuổi vị ấy ra khỏi vương quốc. Vua bằng lòng, v| đến tinh xá,
đứng ngay lối v|o phòng Trưởng lão. Trưởng lão nghe ồn, bước ra, vua
thấy bóng một phụ nữ đứng sau. Khi Trưởng lão vào phòng ngồi xuống,
vua không đảnh lễ vị ấy, nhưng cũng không thấy cô đó nữa. Vua nhìn
phía trong cửa, dưới giường phòng, thì cô lại hiện ra phía sau. Vua kết
luận đó l| một bóng ma, v| thưa với Trưởng lão:
- Tôn giả, có hình bóng bất tịnh theo sau, sẽ không có ai cúng cho
Ngài. Xin thỉnh Ng|i đến hoàng cung, tôi sẽ cung cấp tứ sự.
Các Tỳ-kheo bất mãn, bảo vua là tệ {c, còn Trưởng lão l| đồi bại, và
bây giờ lại thành con hoang của vua. Trưởng lão, trước giờ không hề đối
đ{p, b}y giờ trả đũa, bảo các Tỳ-kheo l| đồi bại, là con hoang của vua, là
giao thiệp với phụ nữ. Các Tỳ-kheo bèn đi thưa Thế Tôn. Phật gọi lại hỏi
và dạy:
- Các Tỳ-kheo thấy một nữ nhân theo sau ông, và họ nói những gì
mà họ thấy. Nhưng còn ông, tại sao ông nói những gì ông không thấy?
Chắc chắn vì tà kiến trong một tiền kiếp mà sự kiện này xảy đến với ông,
bây giờ tại sao ông lại có th{i độ sai lầm nữa?
Các Tỳ-kheo lại hỏi Trưởng lão đó đã l|m gì trong tiền kiếp, Phật
thuật lại các nghiệp của ông và kết luận:
- Tỳ-kheo chính vì ác nghiệp mà ông phải rơi v|o cảnh ngộ đ{ng
buồn n|y, ông không nên có th{i độ sai lầm nữa. Ðừng trả treo với các
Tỳ-kheo. Ðừng nói một lời n|o, như chuông đồng bể miệng không phát
ra tiếng. Như thế ông có thể đạt đến Niết-bàn.
Và Phật đọc Pháp Cú:
“Māvoca pharusaṃ kañci,
Vuttā paṭivadeyyu taṃ;
Dukkhā hi sārambhakathā,
Paṭidaṇḍā phuseyyu taṃ”.

748
“Sace neresi attānaṃ
Kaṃso upahato yathā;
Esa pattosi nibbānaṃ,
Sārambho te na vijjati”.
‚Chớ nên nói lời thô ác. Khi ngƣơi dùng lời thô ác nói với ngƣời khác,
ngƣời khác cũng dùng lời thô ác nói với ngƣơi. Thƣơng thay, những lời nóng
giận thô ác chỉ làm cho ngƣơi đau đớn khó chịu nhƣ đao gậy mà thôi!‛.
(133) Chớ nói lời ác độc
Nói ác, bị nói lại,
Khổ thay lời phẫn nộ,
Ðao trượng phản chạm người.
(134) Nếu tự mình yên lặng,
Như quả chuông bể miệng,
Người đã chứng Niết-bàn.
Sẽ không còn phẫn nộ.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Nếu ngươi mặc nhiên như c{i đồng la bể, trước những người đem
lời thô {c cãi vã đến cho mình, tức l| ngươi đã tự tại đi trên con đường
Niết-bàn, người kia chẳng làm sao tìm sự tranh cãi với ngươi được nữa”.
Kañcī: Đừng nói lời thô ác với một người nào cả.
Vuttā: Ngươi nói kẻ khác phá Giới thế nào, kẻ ấy cũng nói trả lại
ngươi thế ấy.
Sārambhakathā: Những lời thô {c để tranh lấn áp chế nhau là khổ.
Paṭidaṇḍā: Các thứ hình phạt, nhất là hành phạt th}n, người dùng
đ{nh đập kẻ kh{c như thế n|o, thì chính ngươi phải bị chúng rơi lên đầu
hành phạt người trả lại.
Sace neresi: Nếu ngươi có thể giữ mình yên lặng.
Kaṃso upahato yathā: Hãy l|m như c{i đồng la, cái cồng đã bể

749
miệng, nó không phát ra tiếng được như ngươi đã bảo dùng tay chân
hoặc đao trượng m| đ{nh đập kẻ khác.
Esa patto’si: Nếu ngươi có thể giữ mình như thế, ph{p H|nh được
kiện toàn rồi, bây giờ ngươi không dễ duôi, tức l| ngươi đã đắc Niết-bàn
vậy.
Sārambho te na vijjati: Được như thế thì những lời nói qua nói lại
của chư Tăng, nói ngươi ph{ giới v| ngươi nói chư Tăng ph{ giới là
những lời thô ác thái quá, không có và sẽ không bao giờ có nữa.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Bóng ngƣời phụ nữ bám sau thầy,
Ai biết là do nghiệp báo gây,
Trong kiếp chƣ thiên, vì vọng niệm,
Thử xem tình bạn chắc không đây?...
Chẳng Nhẫn để mà trả quả xƣa,
Lời qua tiếng lại cứ dây dƣa,
Phật khêu nhớ lại nhân tiền kiếp,
Đắc quả Vô sanh, ác khẩu chừa!
Khác nào chuông bể, hết âm vang,
Ngƣời giữ tâm yên, chứng Niết-bàn,
Không nói lời thô, không uất hận,
Đâu còn hình phạt, khổ nhân gian.


5. Visākhā Và Quyến Thuộc Giữ Bát Quan Trai

(Uposathaka-itthīnaṃ vatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 135)

“Yathā daṇḍena gopālo,

750
Gāvo pājeti gocaraṃ;
Evaṃ jarā ca maccu ca,
Āyuṃ pājenti pāṇinaṃ”.
“Với gậy người chăn bò,
Lùa bò ra bãi cỏ,
Cũng vậy, già và chết,
Lùa người đến mạng chung”.
Thế Tôn dạy câu trên khi ngụ tại Pubbārāma, liên quan đến Visākhā và
các nữ cư sĩ của bà trong ngày thọ bát quan trai.

Tại Sāvatthī, ng|y đại lễ trai giới, năm trăm phụ nữ tuân giữ giới luật
trai giới v| đến tinh xá. Visākhā hỏi trong họ vì mục đích gì m| giữ giới
luật.
Người già nhất trả lời:
- Chúng tôi mong phước báo cõi trên.
Người trung niên:
- Ðể thoát khỏi quyền lực của chồng.
Người trẻ:
- Chúng tôi muốn có con.
Thiếu nữ mới lớn:
- Chúng tôi muốn có chồng.
Visākhā dẫn tất cả đến gặp Phật kể lại các câu trả lời, v| được Phật
dạy:
- Visākhā! Chúng sanh trong thế gian đều bị sanh, già, bệnh, chết,
giống như mục đồng cầm gậy trong tay. Sanh đuổi họ đến gi|, gi| đuổi
họ đến bệnh, và bệnh đuổi họ đến chết. Bốn khổ n|y như rìu cắt ngắn
đời sống. Tuy thế, chẳng ai muốn đừng t{i sanh. T{i sanh l| mong ước
của mọi người.

751
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
“Yathā daṇḍena gopālo,
Gāvo pājeti gocaraṃ;
Evaṃ jarā ca maccuca,
Āyuṃ pājenti pāṇinaṃ”.
Nhƣ với chiếc gậy, ngƣời chăn trâu xua trâu ra đồng, sự già chết cũng thế,
thƣờng xua chúng sanh đến tử vong.
(135) Với gậy người chăn bò,
Lùa bò ra bãi cỏ.
Cũng vậy già và chết
Lùa người đến mạng chung.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Pājeti: Người chăn bò khôn khéo dùng gậy ngăn chặn không cho
bầy bò xâm phạm chỗ đất có trồng hoa m|u, lùa chúng đi tới chỗ đồng
trống có nhiều cỏ v| nước uống.
Āyuṃ pājenti: Cắt đứt, làm hao mòn mạng căn. Quả vậy, lão và tử ví
như đồng cỏ. Nơi đ}y, bao giờ sự sanh cũng đưa mạng căn của chúng
sanh đến sự già, sự gi| đưa đến sự bệnh và sự bệnh đưa đến sự chết. Đến
mức này sự tử vong, như tử thần cầm chiếc búa bén chặt đứt mạng căn.
Đ}y l| c{ch nói ví dụ để đối chiếu.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Năm trăm tín nữ, bạn Visākhā,
Nữ giới Bát quan, nguyện phƣớc gì?
Các cụ già mong: Khi tạ thế,
Lên trời hƣởng lộc, sống quang huy!
Các bà đứng tuổi sợ chồng chung:
‚Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng!‛

752
Thiếu phụ ƣớc sanh trai trƣởng tử,
Để làm nữ chủ tại gia trung.
Thiếu nữ thì mơ đƣợc tấm chồng,
Con nhà tử tế, khỏi long đong<
Không ai nguyện thoát luân hồi khổ,
Mong khỏi sanh, già, bệnh, tử vong<.


6. Ngạ Quỷ Hình Trăn

(Ajagarapetavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 136)

Atha pāpāni kammāni,


Karaṃ bālo na bujjhati;
Sehi kammehi dummedho,
Aggidaḍḍhova tappati”.
“Người ngu làm điều ác,
Không ý thức việc làm,
Do tự nghiệp, người ngu,
Bị nung nấu như lửa”.
Do chuyện ngạ quỷ có hình trăn, Thế Tôn dạy câu trên ở tinh xá
Veḷuvana.

Từ đỉnh Linh Thứu, Trưởng lão Ðại Moggallāna và Lakkhana xuống
thành Rājagaha khất thực. Dọc đường, Moggallāna dùng thiên nhãn thấy
một ngạ quỷ trong tướng hình trăn d|i hai mươi lăm dặm, bị lửa thiêu
đốt khắp mình mẩy. Ngài mỉm cười, vị kia hỏi lý do, Ngài bảo đợi đến
gặp Phật sẽ nói. V| trước mặt Phật, Ngài giải thích vì từ trước đến giờ
chưa hề trông thấy ngạ quỷ như thế, nên Ngài mỉm cười. Phật cũng x{c
nhận:
753
- Các Tỳ-kheo, đệ tử Ta có thiên nhãn v| đã sử dụng. Chính Ta đã
thấy ngạ quỷ n|y khi lên ngôi Ch{nh Gi{c, nhưng Ta không nói ra vì
người không tin lời Ta sẽ có hại cho họ. Nay đã có Moggallāna chứng
kiến, Ta mới nói.
Và theo lời yêu cầu của các Tỳ-kheo, Ngài kể:
Chuyện quá khứ
6A. Chưởng Khố Sumangala và Kẻ Trộm

Thời Phật Kassapa, chưởng khố Sumangala đem v|ng trải một khoảng
đất rộng hai mươi Usabha, tức bằng số tiền xây một tinh xá, kể cả chi phí
tổ chức lễ kh{nh th|nh tinh x{ đó.
Một sáng sớm, trên đường đi đảnh lễ Thế Tôn, ông bắt gặp một tên
trộm đang núp ở nhà nghỉ cổng thành, chân bê bết bùn, áo trùm khỏi
đầu.
Ông biết hắn đã rình suốt đêm đ}u đ}y. Tên trộm bị phát hiện, đem
lòng căm thù ông. Hắn đốt ruộng ông bảy lần, đốt nhà bảy lần, chặt chân
bò bảy lần. Chưa hả giận, hắn đ{nh bạn với gia nhân của ông để hỏi xem
ông quý trọng cái gì nhất. Ðược biết đó l| hương thất, hắn đợi Thế Tôn
vào thành khất thực, liền đập bể bình đựng nước với thức ăn rồi nổi lửa
đốt.
Nghe tiếng kêu hương thất bị ch{y, chưởng khố chạy tới nhưng đã
muộn. Không mảy may buồn tiếc, ông còn hân hoan vỗ tay thật to.
Người ta ngạc nhiên hỏi, thì ông giải thích vì sẽ có dịp cúng tiền để xây
dựng lại hương thất. Tên trộm nghe thế, cho rằng không thể đ{nh bại
ông, trừ khi giết ông chết. Trong bảy ng|y đó ông cúng dường Tăng
chúng, và ngày cuối, ông đảnh lễ Phật thưa:
- Bạch Thế Tôn, con biết rằng có một người n|o đó bảy lần đốt
ruộng, bảy lần đốt nhà, bảy lần chặt ch}n bò, v| cũng chính người ấy đốt
hương thất. Con xin nhường phước b{o đầu tiên của lần cúng dường này
đến người ấy.

754
Tên trộm núp đ}u đó, nghe được, lòng cảm thấy hổ thẹn vì tội lỗi
lớn lao của mình, và lo âu vua sẽ giáng hình phạt xuống đầu. Do đó hắn
phủ phục dưới ch}n chưởng khố xin tha thứ. Chưởng khố hỏi chuyện
hắn từ đầu tới đuôi, v| cũng xin lỗi hắn vì lỡ thốt ra lời nghi kỵ trong
đêm bắt gặp hắn núp. Và cả hai bên tha thứ lẫn nhau. Tên trộm còn xin
cho hai vợ chồng hắn làm nô lệ cho chưởng khố, nhưng ông không nhận
và bảo hắn đi đi.
(Hết Chuyện Quá Khứ)
Và Thế Tôn kết luận:
- Do tạo nghiệp {c như thế, khi mạng chung tên trộm bị đọa v|o địa
ngục A-tỳ, chịu hình phạt ở đó rất lâu, nhưng quả b{o chưa hết, hắn phải
chịu đau khổ trên đỉnh Linh Thứu. Các Tỳ-kheo! Khi l|m điều ác, kẻ ngu
không biết việc ác của mình. Nhưng về sau, hắn sẽ bị thiêu đốt do
nghiệp {c đã tạo, như rừng bị lửa cháy.
Và Ngài nói Pháp Cú:
Atha pāpāni kammāni,
Karaṃ bālo na bujjhati;
Sehi kammehi dummedho,
Aggidaḍḍhova tappati”.
Kẻ ngu tạo các ác nghiệp vẫn không tự biết có quả báo gì chăng? Ngƣời
ngu tự tạo ra nghiệp để chịu khổ, chẳng khác nào tự lấy lửa đốt mình.
(136) Người ngu làm điều ác,
Không ý thức việc làm.
Do tự nghiệp, người ngu
Bị nung nấu như lửa.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Atha pāpāni: Không phải hoàn toàn do sân hận m| người ngu làm
việc ác, chính trong lúc làm ác họ cũng không biết mình tạo ác nghiệp.

755
Không có người nào trong lúc làm ác mà không biết “Ta l|m {c”. Đ}y chỉ
nói l| người làm ác không biết đến hậu quả của cái nghiệp này sẽ thế nào
thôi.
Sehi: Do những nghiệp là của riêng họ.
Dummedho: Người vô trí bị sa Địa ngục, bị lửa thiêu đốt.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Vì câu nói trống bị căm thù,
Bá hộ không hờn giận kẻ ngu,
Đốt ruộng, đốt nhà, mong báo oán,
Đốt luôn hƣơng thất bậc chân tu.
Lại đem hồi hƣớng phƣớc đầu tiên,
Cho kẻ giúp mình tạo phƣớc duyên,
Rốt cuộc kẻ gian ra sám hối,
Dứt ngay oan trái kiếp hiện tiền.
Kẻ trộm về sau đọa A Tỳ,
Rồi làm ngạ quỷ, bởi ngu si
Không lƣờng hậu quả hành vi ác,
Thậm thƣợt mình tran, kéo lết đi.


7. Mahā Moggallāna nhập Niết-bàn

(MahāMoggallānattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 137 – 138 – 139 - 140)

137. “Yo daṇḍena adaṇḍesu,


Appaduṭṭhesu dussati;
Dasannamaññataraṃ ṭhānaṃ,
Khippameva nigacchati”.

756
138. “Vedanaṃ pharusaṃ jāniṃ,
Sarīrassa ca bhedanaṃ;
Garukaṃ vāpi ābādhaṃ,
Cittakkhepaṃ va pāpuṇe”.
139. “Rājato vā upasaggaṃ,
Abbhakkhānaṃ va dāruṇaṃ;
Parikkhayaṃ va ñātīnaṃ,
Bhogānaṃ va pabhaṅgunaṃ”.
140. “Atha vāssa agārāni,
Aggi ḍahati pāvako;
Kāyassa bhedā duppañño,
Nirayaṃ so upapajjati”.
137. “Dùng trượng phạt không trượng,
Làm ác người không ác,
Trong mười loại khổ đau,
Chịu gấp một loại khổ”.
138. “Hoặc khổ thọ khốc liệt,
Thân thể bị thương vong,
Hoặc thọ bệnh kịch liệt,
Hay loạn ý tán tâm”.
139. “Hoặc tai họa từ vua,
Hay bị vu trọng tội,
Bà con phải ly tán,
Tài sản bị nát tan”.
140. “Hoặc phòng ốc nhà cửa,
Bị hỏa tai thiêu đốt,
Khi thân hoại mạng chung,
Ác tuệ sanh Địa ngục”.
Thế Tôn đã dạy câu trên tại Veḷuvana, liên quan đến Mahā
Moggallāna.


757
Các ngoại đạo bàn tán với nhau không hiểu tại sao Sa-môn Gotama
được nhiều phẩm vật cúng dường đến thế. Một người nói mình biết lý
do. Ðược như thế là Moggallāna, vì Moggallāna lên cõi trời hỏi chư thiên
đã tạo công đức gì, rồi trở về thế gian kể cho mọi người do l|m điều này,
điều nọ... rồi ông xuống địa ngục hỏi các tội nhân tại sao làm thế v| cũng
trở về thế gian kể lại do phạm tội như thế, như thế. Dân gian tin lời ông,
nên đem nhiều phẩm vật đến cúng dường. Bây giờ nếu giết ông đi, thì số
phẩm vật đó sẽ về tay các ngoại đạo.
Họ đồng thanh cho là ý kiến hay. Sau đó họ quyên góp các thí chủ
được một ng|n đồng, kiếm được một v|i tên du đãng cướp bóc, thuê
chúng đến động Hắc Thạch giết Trưởng lão. Chúng đến ngay nơi Ng|i ở,
bao vây. Ngài chui qua lỗ khóa trốn thoát. Chúng trở lại và bao vây nữa,
Ngài chọc thủng m{i nh| bay lên hư không. Suốt hai tháng, bọn du đãng
l|m đủ c{ch, nhưng vẫn thất bại. Ðến tháng thứ ba, thấy quả báo do
nghiệp {c đã tạo trong tiền kiếp đã đến, Ngài không cố gắng tho{t đi
nữa. Cuối cùng bọn du đãng bắt được Ngài. Chúng xé tay chân Ngài giã
xương n{t ra như hạt gạo, quăng hết vào bụi rậm rồi bỏ đi.
Trưởng lão muốn đảnh lễ Thế Tôn trước khi nhập Niết-bàn, nên tự
quấn mình bằng định lực làm thân cứng lại, v| bay lên không, đến gặp
Phật, đảnh lễ v| thưa:
- Bạch Thế Tôn, con sắp nhập Niết-bàn.
Phật hỏi:
- Tại đ}u?
- Tại Hắc Thạch, bạch Thế Tôn!
- Vậy thì hãy tụng ph{p cho Ta nghe trước khi đi, vì từ nay Ta sẽ
không còn thấy lại đệ tử của Ta nữa.
Moggallāna vâng lời. Trước tiên Ngài bay lên không, biến hóa thần
thông như Trưởng lão Sāriputta đã l|m trước khi nhập Niết-bàn.
Tin bọn du đãng giết Moggallāna bay khắp miền Diêm-phù-đề. Vua

758
Ajātasattu tức tốc phái do thám tìm thủ phạm. Bọn chúng đang nhậu nhẹt
trong một qu{n rượu. Ðứa này nện lưng đứa kia khiến nó té xuống đất.
Rồi hai đứa chửi lộn:
- Tại sao m|y đ{nh lên lưng tao? L|m tao té?
- M|y l| đồ ăn trộm, du thử du thực. Mày là kẻ đầu tiên đ{nh Ðại
Moggallāna.
- Sao mày biết tao đ{nh?
Rồi nhiều tiếng nói hỗn độn:
- Chính tao đ{nh nè!
- Chính tao đ{nh nè!
Do thám của vua bắt hết cả bọn. Về triều chúng khai c{c đạo sĩ lõa
thể chủ mưu. Vua bắt năm trăm đạo sĩ chung với năm trăm tên trộm bỏ
xuống hố s}u đến thắt lưng đã đ|o sẵn trước đ{m ruộng của hoàng
cung, cho phủ rơm khắp mình chúng, đốt đến cháy dòn, xong cho cày sắt
cày ra từng mảnh.
Các Tỳ-kheo b|n t{n trong Ph{p đường là Ðại Trưởng lão không
xứng để chịu chết như vậy. Phật giải thích đó l| {c nghiệp trong tiền
kiếp. Và Ngài kể:
Chuyện quá khứ
7A . Ðứa Con Giết Cha Mẹ

Ng|y xưa, có một chàng trai rất có hiếu. Mọi việc trong nh| như giã
gạo, nấu ăn... một tay anh làm hết, chí đến săn sóc cha mẹ anh cũng hết
sức chu đ{o. Thấy con quá vất vả, hai ông b| định cưới d}u để đỡ đần
phần nào. Anh lắc đầu nguây nguẩy, chỉ muốn chính tay mình hầu hạ
cha mẹ m| thôi. Nhưng hai ông b| cương quyết cưới vợ cho con, cuối
cùng một cô gái trẻ được rước về nhà. Cô ta hầu hạ cha mẹ chồng chỉ
được v|i ng|y, sau đó bắt đầu nói nặng nhẹ. Cô cứ cằn nhằn với chồng là
không thể ở nổi nhà này nữa. Ðợi anh đi vắng, cô lấy đất cục, váng cháo
rải khắp nhà. Anh chồng về thấy nhà cửa tùm lum như thế, hỏi cô. Ðược
759
dịp cô tru tréo:
- Cha mẹ già mù lòa của anh l|m đấy! Cứ vứt bừa, vứt bãi ra thế! Tôi
dọn muốn đứt hơi! Khổ thân tôi, làm sao mà tôi sống cho nổi!
Cô cứ than van, rên rỉ mãi, khiến anh chồng bực mình. Trước đ}y l|
người đ|ng ho|ng, có hiếu, nay hết thương cha mẹ, v| còn tìm c{ch đối
xử {c đối với họ.
Anh gạt cha mẹ lên xe đi thăm b| con. V|o đến rừng sâu, anh trao
d}y cương cho cha, bảo chỗ này bọn cướp hay rình rập, anh phải xuống
xe, nhưng con bò đã r|nh đường, không lo. Anh đi xa một quãng thì la
hét ầm ĩ, c|ng lúc c|ng to, như thể bọn cướp sắp tấn công tới nơi. Hai
ông bà nhìn quanh nhìn quất cũng chỉ thấy một m|n đen tối, nhưng
thương con, chỉ nghĩ đến hạnh phúc của nó, nên vội bảo:
- Con ơi! Cha mẹ già rồi, đừng lo nữa, mà hãy tự cứu lấy mình.
Nhưng anh vẫn mặc kệ, giả làm bọn cướp hét đ{nh v| giết hai ông
bà, vứt thi thể trong rừng. Xong trở về nhà.
(Hết Chuyện Quá Khứ)
Thế Tôn kết luận:
- Các Tỳ-kheo! Moggallāna đã phạm trọng tội như thế. Ông chịu đau
khổ vô số trăm ng|n năm ở địa ngục. Sau đó, vì {c b{o chưa hết, nên một
trăm kiếp liên tiếp bị đ{nh chết thân xác xé tan từng mảnh. Do đó
Moggallāna phải chịu chết như thế tương ứng với ác nghiệp kiếp trước.
Cũng vậy năm trăm đạo sĩ lõa thể v| năm trăm tên cướp đã tấn công
người không gây hấn với chúng, phải chịu chết tương ứng với tội lỗi đó.
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
(137) “Yo daṇḍena adaṇḍesu,
Appaduṭṭhesu dussati;
Dasannamaññataraṃ ṭhānaṃ,
Khippameva nigacchati”.
Dùng trượng phạt kẻ không trượng,

760
Làm ác người không ác,
Trong mười loại khổ đau,
Chịu gấp một loại khổ.
(138) “Vedanaṃ pharusaṃ jāniṃ,
Sarīrassa ca bhedanaṃ;
Garukaṃ vāpi ābādhaṃ,
Cittakkhepaṃ va pāpuṇe”.
Hoặc khổ thọ khốc liệt,
Thân thể bị thương vong,
Hoặc thọ bệnh kịch liệt,
Hay loạn ý tán tâm.
(139) “Rājato vā upasaggaṃ,
Abbhakkhānaṃ va dāruṇaṃ;
Parikkhayaṃ va ñātīnaṃ,
Bhogānaṃ va pabhaṅgunaṃ”.
Hoặc tai họa từ vua,
Hay bị vu trọng tội,
Bà con phải ly tán,
Tài sản bị nát tan.
(140) “Atha vāssa agārāni,
Aggi ḍahati pāvako;
Kāyassa bhedā duppañño,
Nirayaṃ so upapajjati”.
Hoặc phòng ốc nhà cửa,
Bị hỏa tai thiêu đốt,
Khi thân hoại mạng chung,
Kẻ ác sanh địa ngục.
Nếu lấy đao gậy hại ngƣời toàn thiện, toàn nhân(1) lập tức kẻ kia phải thọ
lấy đau khổ trong mƣời điều này: tiền tài bị tiêu mất, thân thể bị bại hoại, hoặc
bị trọng bệnh bức bách, hoặc bị tán tâm loạn ý, hoặc bị vua quan áp bách, hoặc bị
vu trọng tội, hoặc bị quyến thuộc ly tán, hoặc bị tài sản tan nát, hoặc phòng ốc

761
nhà cửa bị giặc thiêu đốt và sau khi chết bị đọa vào Địa ngục.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Adaṇḍesu: Những bậc Vô Lậu đã xa lìa những việc làm hại, nhất là
những hình phạt thân xác (Kāyadaṇḍādivirahitesu).
Appaduṭṭhesu: Những người vô hại là không tự hại mình hoặc người
khác.
Dasannamaññataraṃ ṭhānaṃ: Một trong mười hai nguyên do gây ra
sự khổ não.
Vedanaṃ: Cảm thọ khốc liệt như bệnh nhức đầu.
Jāniṃ: Sự mất mát của cải đã kiếm được một cách hết sức khó khăn.
Bhedanaṃ: Thân thể bị ph}n t{ch, như bị chặt tay chẳng hạn.
Garukaṃ: Thọ bệnh trầm trọng đến nỗi què chân, chột mắt, bại liệt,
tật nguyền, cùi phong, lở lói chẳng hạn.
Cittakkhepaṃ: Mất trí, điên cuồng.
Upasaggaṃ: Sự nguy hiểm từ Đức vua chẳng hạn, như bị tước hết
danh giá, cách chức tướng lãnh<
Abbhakkhānaṃ: Sự vu cáo tội dữ dằn như người chưa thấy, chưa
nghe, chưa nghĩ gì cả mà bị vu cáo là phạm tội đ|o tường, khoét vách,
phạm tội đối với nhà vua v.v.
Parikkhayaṃ va ñātīnaṃ: Sự mất những người thân thuộc mà mình
có thể nương cậy.
Pabhaṅgunaṃ: Sự tan vỡ, sự thối n{t. Như trong nh| người ấy có lúa
thì lúa bị thối nát, có vàng thì vàng bị biến thành than, có trân châu thì
trân châu trở thành hột bông gòn, những đồng tiền vàng (Kahāpaṇā) hóa
ra những mảnh chén vụn gi{ đ{ng hai đến bốn đồng bạt (Pāda).
Aggi ḍahati: Cứ hằng năm bị hỏa hoạn hai, ba lần ở một nơi n|o đó.
Bằng không thì bị lửa thiên lôi giáng xuống, hoặc tự mình gây nên hỏa
762
hoạn.
Nirayaṃ: Trong kiếp hiện tại bị một trong mười điều khổ này rồi,
qua những kiếp sau, mỗi kiếp còn phải chịu khổ thêm nữa, nên mới nói
là sanh ở địa ngục.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Ngoại đạo xuất ra số lớn tiền,
Mƣớn ngƣời theo giết Mục Kiền Liên,
Quả muồi, Trƣởng lão cam lòng chịu,
Để cƣớp bằm mình trả nghiệp duyên.
Vì xƣa lỡ giết mẹ cha già,
Nghe vợ thành gây nghiệp xấu xa!
Nay có Thần thông hoàn xác cũ,
Bay về cáo biệt Đức Phật Đà.
Giết ngƣời vô tội, bậc Vô sanh,
Nghiệp sát trổ liền quả rất nhanh!
Bọn cƣớp chết cùm cùng ngoại đạo,
Lửa hồng thiêu xác rã từng manh.


8. Tỳ Kheo Lắm Của

(Bahubhaṇḍikabhikkhuvatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 141)

“Na naggacariyā na jaṭā na paṅkā,


Nānāsakā taṇḍilasāyikā vā;
Rajo jallaṃ ukkuṭikappadhānaṃ,
Sodhenti maccaṃ avitiṇṇa-kaṅkhaṃ”.
“Không phải sống lõa thể,

763
Bện tóc, tro trét mình,
Tuyệt thực, lăn trên đất,
Sống nhớp, siêng ngồi xổm,
Làm con người được sạch,
Nếu không trừ nghi hoặc”.
Thế Tôn đã dạy câu trên tại Jatavana, liên quan đến một Tỳ-kheo
nhiều của cải.

Nhân bà vợ qua đời, một gia chủ ở Sāvatthī từ bỏ thế gian, thành Tỳ-
kheo. Ông xây một thất riêng, một nhà bếp và một nh| kho, trong đó ông
chứa đầy n|o bơ, n|o mật, đủ các thứ. Dù đã l| Tỳ-kheo, ông vẫn có nô lệ
riêng. Họ nấu cho ông ăn theo sở thích, và ông chỉ ăn những món đó m|
thôi. Ông cũng còn nhiều nhu cầu, như một bộ y ban đêm v| bộ khác qua
ngày. Ông ở sát bên tinh xá. Một hôm đang phơi y v| ngọa cụ, các Tỳ-
kheo trông thấy ông có quá nhiều đồ đạc, bèn dẫn ông đến với Thế Tôn.
Thế Tôn hỏi lại ông cho rõ:
- Tỳ-kheo, họ báo cáo về ông có đúng không?
Ông đ{p:
- Vâng, bạch Thế Tôn, đúng vậy!
- Tỳ-kheo, Ta đã dạy rất rõ là nên tri túc thiểu dục, sao ông chất chứa
nhiều của cải như vậy?
Giận dữ vì chút xíu đó, ông la lên:
- Rồi, tôi sẽ đi khắp nơi như thế n|y đ}y.
Vừa nói ông vừa quăng thượng y, chỉ mặc nội y đứng giữa hội
chúng.
Thế Tôn vẫn kham nhẫn khuyên tiếp:
- Này Tỳ-kheo, trong tiền kiếp khi làm thủy tinh ông đã giữ được
tính khiêm cung và biết sợ tội chết trong suốt mười hai năm. Tại sao bây

764
giờ ông hư đốn thế? Ðã từ bỏ thế gian thành một Tỳ-kheo theo một vị
Phật tôn quý như thế, sao ông cởi y, quên tính khiêm cung và không biết
sợ tội nữa?
Tỳ-kheo như chợt tỉnh, ông khiêm cung trở lại, biết sợ tội chết, quấn
y, đảnh lễ Phật và cung kính ngồi xuống một bên.
Theo lời thỉnh cầu của các Tỳ-kheo, Phật kể lại:
Chuyện quá khứ
8A. Mahimsāsa Và Hai Hoàng Tử Mặt Trăng, Mặt Trời

Thật xa xưa, thưở Phật còn là Bồ-tát, Ngài làm hoàng tử của chánh
hậu Bāranasī, tên là Mahimsāsa. Về sau Ngài có thêm một người em nữa là
hoàng tử Mặt Trăng (Canda). Chánh hậu qua đời, vua cưới vợ khác, và có
thêm một hoàng tử Mặt Trời (Suriya). Vua sung sướng nên muốn ban
một ân huệ. Hoàng hậu sau n|y đợi con lớn rồi mới nhắc lại ân huệ đó l|
xin vương quốc cho con. Vua từ chối vì thấy hai hoàng tử anh đi khắp
nơi, nơi n|o cũng chói lọi như ngọn lửa. Nhưng sợ bà trả thù, vua bảo
hai con vào rừng, khi vua chết mới trở về lên ngôi. Họ từ giã phụ vương
ra đi. Qua s}n ho|ng cung, ho|ng tử Mặt Trời thấy và biết chuyện, bèn đi
theo. Cả ba đến Himalaya. Bồ-tát rời đường mòn, ngồi dưới gốc cây bảo
Mặt Trời đến hồ tắm, uống nước xong múc nước đựng trong lá sen mang
về. Hồ này do một thủy quái Vessavana trông nom, và hắn được phép ăn
thịt ai bước xuống hồ, trừ người n|o nói được bậc thánh là gì.
Hoàng tử Mặt Trời bước xuống hồ, bị thủy quái hỏi, đ{p rằng mặt
trăng v| mặt trời là bậc thánh. Không đúng, nên ch|ng bị hắn bắt nhốt
trong động. Thấy lâu, Bồ-tát sai hoàng tử Mặt Trăng đi xuống hồ, chàng
trả lời, bốn phương l| bậc th{nh, cũng không đúng nên bị bắt giam trong
động. Bồ-tát lần n|y đích th}n đi. Biết hồ này có thủy quái, Ngài không
xuống, mà cung kiếm trên tay đứng chờ. Thủy quái thấy thế hóa thành
tiều phu đến dụ Ngài:
- Bạn ơi! Bạn đi đường chắc mệt mỏi. Sao không xuống hồ tắm, uống
nước v| ăn ngó sen, rồi kết vòng hoa?
765
Ngài biết ngay hắn là một Dạ-xoa, hỏi chuyện và hắn nhìn nhận là
đã bắt hai hoàng tử em, vì cả hai không chỉ được ai là bậc thánh. Bồ-tát
bảo là sẽ nói cho hắn biết nếu được hắn tắm rửa. Dạ-xoa khoái chí liền
tắm cho Ng|i, múc nước uống, trang điểm cho Ngài với đồ trang sức quý
b{u, v| đỡ Ngài lên tòa ngồi giữa lều trang hoàng lộng lẫy. Hắn ngồi
xuống chân Ngài và lắng nghe.
Bồ-tát nói kệ sau:
“Hiri ottappasampannā,
Sukkadhammasampannā;
Santo sappurisā loke,
Devadhammāti vuccareti”.
Người khiêm nhường, sợ tội,
Ðược phú tính công bằng,
Chánh trực và hiền thiện,
Ðược gọi là thánh nhân.

‚Đầy đủ Tàm và Quý,
Chuyên tâm về Bạch pháp,
An tịnh bậc chân nhân,
Ở đời gọi Thiên pháp‛.
Dạ-xoa nghe xong, ph{t tín t}m nơi Bồ-tát, và xin trả một người em
cho Ngài. Ngài chọn hoàng tử út tức Mặt Trời. Hắn không chịu, vì như
thế Ngài bỏ em lớn lấy em nhỏ l|m đảo ngược tôn ti trật tự, tức Ngài biết
th{nh nh}n nhưng không h|nh hạnh thánh nhân. Bồ-tát phải giải thích
đầu đuôi c}u chuyện. Nếu để Mặt Trời bị ăn thịt, sau này trở về nhận
vương quốc, không ai tin Ngài mà còn bị nguyền rủa. Dạ-xoa rất thán
phục nên giao hết hai em cho Bồ Tát. Ngài truyền ngũ giới cho hắn, và
tiếp tục sống trong rừng với phẩm vật do hắn cung cấp.
Vua cha băng h|, Ng|i trở về Bāranasī lên ngôi, phong Mặt Trăng
l|m phó vương, Mặt Trời l|m đại nguyên soái, và xây dựng một chỗ tiện

766
nghi cho Dạ-xoa. Hắn được lo đầy đủ.
(Hết Chuyện Quá Khứ)
Thế Tôn thuyết xong, Ngài hợp nhất các nhân vật trong Bổn sanh
như sau:
- Dạ-xoa là Tỳ-kheo nhiều của cải, hoàng tử Mặt Trăng l| Sāriputta,
Mặt Trời là Ānanda, và Mahimsāsa chính là Ta. Và Ngài nói tiếp:
- Tỳ-kheo! Như thế trong một tiền kiếp ông đã tìm hiểu bậc thánh là
sao, có tính khiêm tốn và biết sợ chết. Nhưng vừa rồi, ông h|nh động sai
tr{i, khi đứng trước mặt Ta giữa tứ chúng, với th{i độ kỳ cục cho rằng
mình thiểu dục, Một Tỳ-kheo là Tỳ-kheo không phải đã ném bỏ y quanh
mình.
Và Phật đọc Pháp Cú:
“Na naggacariyā na jaṭā na paṅkā,
Nānāsakā taṇḍilasāyikā vā;
Rajo jallaṃ ukkuṭikappadhānaṃ,
Sodhenti maccaṃ avitiṇṇakaṅkhaṃ”.
Chẳng phải đi chân không, chẳng phải để tóc xù, chẳng phải thoa tro đất
vào mình, chẳng phải tuyệt thực, chẳng phải nằm trên đất, chẳng phải để thân
hình nhớp nhúa, cũng chẳng phải ngồi xổm mà ngƣời ta có thể trở nên thanh
tịnh, nếu không dứt trừ nghi hoặc.
(141) Không phải sống lõa thể,
Bện tóc, tro trét mình,
Tuyệt thực, lăn trên đất,
Sống nhớp, siêng ngồi xổm,
Mà con người được sạch,
Nếu không trừ nghi hoặc.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Nānāsakā (Na anāsakā): Không phải l| người nhịn ăn, bỏ cơm

767
(tuyệt thực).
Taṇḍilasāyikā: Nằm ngủ trên đất.
Rajojallaṃ: Bụi dơ, ngoại đạo lõa thể hay lấy bùn thoa khắp mình
để cho bụi đóng dơ d{y.
Ukkuṭikappadhānaṃ: Cố ráng sức ngồi chồm hổm, theo một lối đặc
biệt để hành hạ xác thân.
Theo c{ch trên đ}y, người n|o nghĩ rằng: Ta sẽ đạt đến chỗ thanh
tịnh, thoát khỏi thế gian hữu hạn, rồi thọ trì tu tập theo bất cứ một cách
nào trong các lối khổ hạnh của ngoại đạo, nhất là sống lõa thể, thì người
ấy chỉ phát triển toàn diện cái Tà kiến và nhọc nhằn vô ích mà thôi.
Không bao giờ những pháp ấy là những pháp lợi ích, nên trọ trì như Bát
Ch{nh Đạo, vì chúng không dứt trừ được hoài nghi, lẽ cố nhiên, không
tẩy sạch phiền não được.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Tỳ-kheo Trƣởng giả thích tiện nghi,
Vật thực dồi dào, đủ thứ y,
Tăng trách: Sƣ sao không Thiểu dục?
Phật khuyên thầy giữ Hạnh Xả ly!
Nổi giận, Sƣ quăng bỏ y ngoài,
Mình trần, đứng nói: ‚Sẽ đi ngay!‛.
Phật rằng: ‚Tàm Quý xƣa đâu vậy?‛.
Sƣ nhặt y lên, mặc khỏa vai.
Nguyên do kiếp trƣớc trấn ao thần,
Tàm Quý luôn luôn có tại thân,
Nay tự cho mình là Thiểu dục,
Cởi y nhƣ thế chỉ vì sân!
Phật dạy: Không dứt trừ hoặc nghi,
Ở truồng, bện tóc, nhịn ăn chi,
Nằm lăn trên đất, hay ngồi xổm,

768
Chẳng thể thành tâm đến Vô vi.


9. Santati, Quan Ðại Thần Của Vua

(Santatimahāmattavatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 142)

“Alaṅkato cepi samañ careyya,


Santo danto niyato brahmacārī;
Sabbesu bhūtesu nidhāya daṇḍaṃ,
So brāhmaṇo so samaṇo sa bhikkhu”.
“Ai sống tự trang sức,
Nhưng an tịnh, nhiếp phục,
Sống kiên trì, Phạm hạnh,
Không hại mọi sinh linh,
Vị ấy là Phạm chí,
Hay Sa môn, Khất sĩ”.
Thế Tôn đã dạy như thế tại Jatavana, do chuyện quan đại thần
tên Santati.

Ði dẹp giặc ở biên giới về, Santati được vua Pasenadi xứ Kosala giao
vương quốc cho ông nhiếp chính trong bảy ngày và một cung nữ để múa
hát. Suốt bảy ng|y đó, ông miệt m|i rượu chè, và ngày cuối ông trang
điểm lộng lẫy leo lên bạch tượng để đi đến hồ tắm. Ngang qua cổng
thành thấy Thế Tôn đang v|o th|nh khất thực, ông vẫn ngồi trên lưng
voi, cúi ch|o Ng|i v| đi tiếp.
Thấy Phật mỉm cười, Ānanda hỏi v| được Phật cho biết:
- Ānanda, hãy nhìn quan đại thần của vua trang điểm lộng lẫy, sẽ đến
chỗ Ta, và nghe xong cuối bài kệ sẽ chứng A-la-hán. Rồi ông ta ngồi lơ

769
lửng cách mặt đất tám cây thốt nốt và nhập Niết-bàn.
Ð{m người ở đó nghe được chia ra làm hai phe. Phe tà kiến cho rằng
Sa-môn Gotama ưa gì nói nấy, làm gì có chuyện tên say rượu bí tỉ, trang
sức đầy mình, sẽ nghe pháp và nhập Niết-bàn. Quả là dối trá. Phe Phật
tử thì tán thán thần lực của Phật thật kỳ diệu, và họ sẽ được đặc ân nhìn
thấy sự vẻ vang của Phật và của Santati.
Xuống hồ, Santati bơi lội cả buổi, rồi vào lạc viên uống rượu, có cung
nữ biểu diễn. Ðể có th}n hình duyên d{ng, cô ta đã nhịn đói bảy ngày và
trong khi trổ hết tài khéo của mình, bao tử và trái tim bỗng đau quặn lên
như bị dao cắt. Cô chết liền, mắt và miệng còn mở. Santati chỉ kịp lắp
bắp:
- Cô nương, coi chừng!
Thì cô ta đã ngừng thở; Santati sầu não qu{ đỗi. Trong khoảnh khắc,
rượu chảy trong máu ông từ cả tuần nay như biến mất, giống như nước
để trên than hồng. Ông biết không ai ngoài Thế Tôn có thể dập tắt nỗi
buồn của mình, nên đến gặp Phật, đảnh lễ, kể lại v| xin được nương tựa.
Thế Tôn an ủi ông:
- Ông đã đến đúng người có thể làm tiêu tan sầu khổ cho ông. Biết
bao nhiêu lần người đ|n b| n|y đã chết như thế, v| ông đã bao phen
khóc n|ng, nước mắt còn nhiều hơn bốn biển.
V| Ng|i đọc kệ sau:
“Yaṃ pubbe taṃ visosehi,
Pacchā te māhu kiñcanaṃ;
Majjhe ce no gahessasi,
Upasanto carisasīti”.
Việc gì đã trôi qua,
Tốt nhất là buông bỏ.
Và ở trước mặt ngươi,
Không có gì ở đó.
Nếu không nắm bắt gì,

770
Giữa tương lai, quá khứ,
Sẽ bước trong an bình,
Không còn gì khổ sở.

‚Dĩ vãng từ trƣớc quên đi,
Hậu lai chƣa đến, can chi mà hòng?
Hiện tại cứ để Tâm không,
Vô cầu, Vô chấp, bền lòng an vui‛.
Vừa kết thúc bài kệ, Santati chứng quả A-la-hán cùng các thần thông.
Quan sát thọ mạng mình, ông biết chẳng còn sống được bao nhiêu, nên
xin Thế Tôn nhập Niết-b|n. Dù đã biết việc làm của ông trong tiền kiếp,
Phật vẫn bảo ông kể lại cốt cho nhóm ngoại đạo, đang chờ sự thật sẽ xảy
ra khác với tiên đo{n của Thế Tôn, và nhóm Phật tử muốn thấy công đức
quá khứ của ông, được nghe:
- Vậy thì, Santati, hãy thuật lại chuyện quá khứ, nhưng đừng đứng
dưới đất, mà bay lên trời, cao bằng bảy cây thốt nốt.
Santati vâng lời. Ông đảnh lễ đức Phật, bay lên trời, đ{p xuống đảnh
lễ Phật một lần nữa, rồi bay lên trên, ngồi kiết già kể:
Chuyện Quá Khứ
9A. Người Thuyết Pháp Và Nhà Vua

C{ch đ}y chín mươi chín kiếp, thời Phật Vipassī (Tỳ-bà-thi) tôi sanh ở
Bandhumatī. Băn khoăn không biết làm thế n|o để trừ được tham ái và
phiền não cho người khác, bỗng gặp các nhà thuyết pháp, tôi quyết định
sẽ làm việc đó m| thôi. Tôi khuyến khích mọi người làm việc công đức.
Chính tôi cũng vậy, vào ngày Bát quan trai, tôi giữ giới, bố thí và nghe
ph{p. Tôi đi khắp nơi rao giảng: "Không có châu báu nào có thể sánh với
Tam Bảo là Phật, Ph{p v| Tăng. Hãy cung kính Tam Bảo!". Vua
Bandhumatī, cha của Phật, gọi tôi lại hỏi thăm, v| khi biết việc tôi làm
Ngài hỏi tôi thường dùng phương tiện gì để đi lại. Nghe tôi thưa thường
vẫn đi ch}n đất, Ngài choàng cho tôi một chuỗi hoa, y như chuỗi ngọc và
771
cho tôi một con ngựa. Sau đó, vua gọi tôi lại lần thứ hai để hỏi thăm. Biết
tôi vẫn đi thuyết pháp, vua cho một xe có bốn ngựa thuần chủng Sindh
kéo. Hỏi thăm lần thứ ba, vua tặng nguyên tài sản lớn, một bộ châu báu
lộng lẫy và cả một con voi. Ðeo hết châu báu và ngồi trên lưng voi, suốt
t{m mươi ng|n năm thuyết pháp khắp nơi, tạo công đức, thân tỏa mùi
thơm chiên đ|n, miệng mùi lá sen.
(Hết Chuyện Quá Khứ)
Kể xong, Santati, vẫn ngồi kiết-già trên trời, nhập Hỏa quang tam-
muội, và từ đó nhập Niết-bàn. Lửa thiêu hết thân, xá-lợi rơi từ từ xuống
như hoa nh|i, Thế Tôn cho trải một tấm thảm trắng để hứng và sai cất
tháp tại ngã tư đường để thờ. Dân chúng tôn kính xá lợi này sẽ có nhiều
công đức.
Các Tỳ-kheo bàn tán về Santati, và không biết nên gọi ông là ẩn sĩ
hay Bà-la-môn. Phật nghe được trả lời:
- Các Tỳ-kheo! Ðệ tử Ta thật đ{ng gọi là ẩn sĩ, v| cũng đ{ng gọi là
Bà-la-môn.
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
“Alaṅkato cepi samañ careyya,
Santo danto niyato brahmacārī;
Sabbesu bhūtesu nidhāya daṇḍaṃ,
So brāhmaṇo so samaṇo sa bhikkhu”.
Ngƣời nào nghiêm giữ thân tâm, chế ngự khắc phục ráo riết, thƣờng tu
Phạm hạnh, không dùng dao gậy gia hại sinh linh, thì chính ngƣời ấy là Bà-la-
môn, là Sa môn, là Tỳ-kheo vậy.
(142) Ai sống tự trang sức,
Nhưng an tịnh, nhiếp phục,
Sống kiên trì phạm hạnh,
Không hại mọi sinh linh,
Vị ấy là Phạm Chí,
Hay Sa môn, khất sĩ.

772

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Alaṅkato: Người mặc y phục tốt đẹp v| đeo đồ trang sức lộng lẫy.
Theo lý này thì một người phục sức, trang điểm lộng lẫy, nhưng nếu có
nếp sống bình thản, an tịnh dục vọng, nhiếp phục Lục căn, Đạo quả kiên
cố, Phạm hạnh tròn đủ (Saṭṭhacariyāya), đã buông bỏ đao trượng (dao,
gậy), không còn làm hại một chúng sanh nào khác nữa, người như thế
gọi là Bà-la-môn cũng phải vì đã xa lìa {c ph{p, gọi là Sa môn cũng phải
vì đã bình định các ác pháp, mà gọi là Tỳ-kheo cũng phải vì đã đoạn
tuyệt với các phiền não.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Ân sủng Vua ban đủ bảy ngày,
Ngũ trần toại hƣởng mặc vui say,
Bỗng nhiên nhận thấy Vô thƣờng, Khổ,
Giấc mộng kê vàng, thức tỉnh ngay!
Tình yêu vũ nữ quá đậm đà,
Nàng chết, lòng ông thật xót xa,
Phật dạy: Vì nàng, ông đổ lệ,
Nƣớc trong bốn biển chẳng nhiều qua!
Chƣ Tăng thắc mắc hỏi nhau rằng:
La Hán đại thần mặc xuê xang,
Tịch diệt giữa trời, ta phải gọi:
Bà-la-môn, Ẩn sĩ hay chăng?
Phật dạy: Ngƣời ăn mặc rất sang,
Nhƣng tâm an tịnh, chế ngự căn,
Kiên trì sống cuộc đời Phạm hạnh,
Đáng gọi Bà-la-môn, bậc Thánh Tăng.


773
10. Tỳ Kheo Và Bộ Ðồ Rách

(Pilotikatissattheravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 143-144)

“Hirinisedho puriso,
Koci lokasmi vijjati;
Yo niddaṃ apabodheti,
Asso bhadro kasāmiva”.
“Asso yathā bhadro kasāniviṭṭho,
Ātāpino saṃvegino bhavātha;
Saddhāya sīlena ca vīriyena ca,
Samādhinā dhammavinicchayena ca;
Sampannavijjācaraṇā patissatā,
Pahassatha dukkhamidaṃ anappakaṃ”.
“Thật khó tìm ở đời,
Người biết thẹn, tự chế,
Biết tránh né chỉ trích,
Như ngựa hiền tránh roi”.
“Như ngựa hiền chạm roi,
Với Tín, Giới, Tinh tấn,
Thiền định cùng Trạch pháp.
Minh hạnh đủ,Chánh niệm,
Đoạn khổ này vô lượng”.
Khi ngụ tại Jatavana. Thế Tôn đã dạy c}u trên vì Trưởng lão Pilotika.

Ngày nọ, Trưởng lão Ānanda gặp một chàng trai lang thang, áo quần
r{ch bươm, tay cầm miểng sành. Ngài kêu lại hỏi sao không đi tu có phải
kh{ hơn sống như thế. Chàng trai hỏi tới:
- Tôn giả, ai cho con đi tu?

774
Ng|i đ{p:
- Ta sẽ độ ngươi.
Rồi Ngài cho anh ta theo, tự tay tắm rửa cho anh, giao anh một đề
mục thiền quán và xuất gia cho anh. Tấm vải trước đ}y anh quấn làm nội
y được phơi trên c|nh c}y. Ðược nhận v|o Tăng đo|n, anh l|m tròn bổn
phận v| hưởng đầy đủ phẩm vật d|nh cho chư Phật, v| đi khắp nơi với
những y đ{ng gi{.
Sau một thời gian, anh phát phì và bất mãn, nghĩ rằng chẳng lợi ích
gì m| đi lang thang với bộ đồ của đ|n na tín thí, tốt hơn l| mặc bộ đồ cũ
khi xưa. Rồi anh đến cành cây tìm lại tấm vải, tự mắng nhiếc mình l| đồ
vô liêm sỉ, ngu ngốc, trơ trẽn, bỏ đi }n huệ được mặc y phục tốt l|nh để
đi đắp lên người tấm giẻ rách này với miếng s|nh, xin ăn đầu đường xó
chợ. Giữ ý n|y l|m đề mục thiền quán, anh tự khiển trách mình, và tâm
trở nên an tịnh. Anh cất tấm vải, trở về tinh xá. Vài ngày sau anh lại bất
mãn, và tự tr{ch như lần trước. Ðến lần thứ ba cũng vậy. Các Tỳ-kheo
thấy anh tới lui như thế, hỏi thăm, anh đ{p l| đến thầy anh. Và cứ thiền
quán trên tấm vải cũ r{ch, anh tự điều phục. Chẳng bao lâu anh chứng
A-la-hán. Các Tỳ-kheo lại hỏi anh sao không lui tới thầy nữa, anh cho
biết:
- Chư huynh, khi còn dính mắc vào thế gian, tôi đến một vị thầy.
Nhưng b}y giờ tôi đã cắt đứt hết trói buộc với thế gian, tôi không cần
đến ông ta nữa.
Các Tỳ-kheo báo với Phật, cho l| Trưởng lão Pilotika nói dối. Phật
liền dạy:
- Các Tỳ-kheo, con Ta nói thật đấy, ông ấy đã tự điều phục và chứng
A-la-hán.
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
“Hirinisedho puriso,
Koci lokasmi vijjati;
Yo niddaṃ apabodheti,

775
Asso bhadro kasāmiva”.
“Asso yathā bhadro kasāniviṭṭho,
Ātāpino saṃvegino bhavātha;
Saddhāya sīlena ca vīriyena ca,
Samādhinā dhammavinicchayena ca;
Sampannavijjācaraṇā patissatā,
Pahassatha dukkhamidaṃ anappakaṃ”.
143-144. Biết lấy điều hổ thẹn để tự cấm ngăn mình, thế gian ít ngƣời làm
đƣợc. Nhƣng ngƣời đã làm đƣợc, họ đã khéo hổ thẹn nhƣ ngựa hay khéo tránh
roi da.
Các ngƣời hãy nỗ lực sám hối nhƣ ngựa đã hay còn thêm roi. Hãy ghi nhớ
lấy Chánh tín, Tịnh Giới, Tinh tiến, Tam Ma Địa (Thiền định), Trí phân biệt
Chánh Pháp và Minh hạnh túc, để tiêu diệt vô lƣợng thống khổ.
(143) Thật khó tìm ở đời,
Người biết thẹn, tự chế,
Biết né tránh, chỉ trích,
Như ngựa hiền tránh roi.
(144) Như ngựa hiền chạm roi,
Hãy nhiệt tâm hăng hái,
Với tín, giới, tinh tấn,
Thiền định cùng trạch pháp,
Minh hạnh đủ, chánh niệm,
Ðoạn dứt vô lượng khổ.
Ở đ}y thầy A Xà Lê là bộ đồ cũ v{ m| vị Tỳ-kheo đã xả bỏ những
tâm luyến tiếc vì muốn hoàn tục .

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Hirinisedho: Người biết hổ thẹn, tự ngăn cấm những ý tưởng bất


thiện, không cho sanh lên trong tâm mình.
Koci lokasmiṃ: Những người như vậy thật khó tìm gặp tron đời,
776
khó có được trong thế gian.
Yo niddaṃ: Người nào không dễ duôi hành Sa môn Pháp, biết tránh
lời chê tr{ch, không để sanh lên đến mình, nên không biết (Apabodheti)
đến sự hổ thẹn.
Kasāmiva: Như ngựa hay khéo tr{nh roi da, không để phạm đến
mình, người khéo tránh sự chê trách, thật khó gặp gỡ vậy.
Bài kệ thứ hai giảng vắn tắt như vầy: “Này các Tỳ-kheo, như ngựa
hay mà sanh chứng phóng dật, người ta phải dùng đến roi da. Ta đ}y
cũng đ{nh bằng một thứ roi da kh{c để phấn khích các thầy. Như vậy
các thầy hãy có nhiệt tâm, hãy có kinh cảm, có đủ cả hai loại: Đức tin
phàm và Thánh, tứ thanh tịnh Giới, Thân ý Tinh cần, Tám bậc Thiền,
Thiền diệt, do có Trí phân biệt lý và phi lý, và do có Trạch pháp rồi đắc
Tam Minh hoặc Bát Minh với Mười lăm c{i Hạnh, gọi là Minh Hạnh Túc,
với Chánh Niệm hiện tại, hãy tiêu trừ cái khổ vô lượng trong vòng luân
hồi này đi!”.


Dòch Giaû Caån Ñeà


Tỳ-kheo biết thẹn, tự chế mình,
Mỗi lúc tâm phiền não phát sinh,
Ra chỗ cây treo đồ cũ rách,
Quán về thống khổ kẻ cùng đinh.
Lần lần, tâm chứng cảnh an vui,
Nẻo đến cây rừng vắng tới lui,
Tăng thấy khác thƣờng, kêu hỏi thử,
Sƣ rằng: ‚Thầy hết nhắc thời thôi!‛
Tăng trách Sƣ khoe Đạo quả linh,
Phật rằng: ‚Ai khéo biết cảm kinh,
Ngựa hay, chẳng đợi gì roi đánh,
Tín, Tấn, Niệm thƣờng, Định, Huệ sinh‛.


777
11. Sa-Di Sukha

(Sukhasāmaṇeravatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú số 145)

“Udakaṃ hi nayanti nettikā,


Usukārā namayanti tejanaṃ;
Dāruṃ namayanti tacchakā,
Attānaṃ damayanti subbatā”.
“Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn ván,
Bậc tự điều, điều thân”.
Thế Tôn đã dạy như thế tại Jatavana, liên quan đến Sa-di Sukha.

Chuyện quá khứ
11A. Trưởng Khố Gandha, Người Lao Ðộng Bhattabhatika Và
Phật Ðộc Giác

Gandha là con của vị ch{nh chưởng khố thành Bāranasī. Cha chết, vua
gọi anh đến an ủi, và cho kế vị cha l|m chưởng khố. Từ đó người ta gọi
anh l| chưởng khố Gandha.
Viên quản gia, một hôm mở cửa kho, chỉ cho anh tất cả tài sản tiền từ
cha, ông nội và những người trước. Anh thắc mắc sao họ không đem
theo sau khi chết, v| được giải thích mọi người chỉ đem theo mình việc
làm dù thiện hay ác. Từ đó anh suy luận rằng sẽ ăn x|i cho hết, trước khi
ra đi. Anh bỏ ra một trăm ng|n đồng xây một nhà tắm bằng pha lê, một
trăm ng|n l|m một ghế ngồi bằng pha lê để ngồi sau khi tắm, một trăm
ngàn làm một c{i b{t đựng thức ăn của anh, một trăm ng|n l|m một mái
che trên phòng ăn, một trăm ng|n l|m một c{i đĩa lót b{t mạ đồng, một
trăm ng|n x}y một cửa sổ lộng lẫy trong nhà. Bữa ăn s{ng một ngàn, bữa
778
ăn chiều một ngàn, bữa ăn trưa ng|y trăng tròn một trăm ng|n. V|o
những ng|y ăn tiệc như thế, anh chi một trăm ng|n cho việc trang hoàng
trong th|nh, sai người đ{nh trống hô to:
- Mọi người hãy đi xem c{ch ăn của chưởng khố Gandha.
Dân chúng tụ tập đến, mang cả giường chõng. Và Gandha sử dụng
hết mọi thứ mới tạo: tắm trong bồn với mười s{u bình nước hoa, mở
chiếc cửa sổ lộng lẫy rồi ngồi trên sập trình diện cho mọi người ngắm.
Người hầu dọn thức ăn trong chiếc b{t quý gi{, để trên chiếc đĩa lót mạ
đồng v| đặt trước mặt anh. Rồi anh ăn, uống với nguyên một đo|n vũ
công bao quanh.
Một anh nhà quê chở củi lên thành. Ðể tiết kiệm anh đến nh| người
bạn ở nhờ, nhân dịp đó anh được bạn dẫn đi xem c{ch ăn của trưởng
khố Gandha. Ngửi mùi thức ăn thơm phức, anh nhà quê thèm quá nhờ
bạn mình xin giùm. Chưởng khố không cho, anh bạn xin nữa, và cho biết
không ăn được thèm quá sẽ chết. Mặc, chưởng khố từ chối. Nhiều lần xin
qu{, chưởng khố bắt buộc phải lên tiếng:
- Này ông, mỗi miếng cơm đ{ng giá một trăm tới hai trăm đồng đó.
Ai đòi cũng cho thì ta lấy gì ăn?
Anh bạn vẫn cù nhây:
- Ông chủ! Người nh| quê không được miếng cơm của ông sẽ chết,
xin ông cứu mạng hắn.
- Không được! À, nhưng m|, để ta xem! Nếu thật thế, hãy bảo hắn
làm cho ta ba năm ta sẽ cho hắn b{t cơm.
Anh nh| quê đồng ý, và làm mọi công việc rất trung thành, dù ở nhà
ở rừng, dù ng|y dù đêm. D}n trong th|nh gọi anh l|: "Người kiếm thức
ăn, Bhattabhatika". Mãn hạn, viên quản gia đến báo cho ông chủ biết,
không quên khen ngợi anh nh| quê. Chưởng khố ra lệnh cho anh hai
ng|n đồng cho bữa ăn tối, một ng|n đồng cho bữa ăn s{ng, tất cả là ba
ng|n đồng, và bảo mọi người trong nhà, trừ cô vợ yêu là Cintāmanī, ngày
hôm ấy hầu hạ ông ta, xem như l| ông chủ. Anh được tắm trong phòng
779
tắm pha lê, ngồi ghế pha lê sau khi tắm, mặc y phục chưởng khố...
rồi Gandha sai người đ{nh trống rao rằng Bhattabhatika làm thuê cho
chưởng khố Gandha để nhận một b{t cơm, hãy đến xem sự lộng lẫy huy
hoàng trong bữa ăn b{t cơm ấy của anh ta. Chỗ n|o anh nhìn đến đều
rúng động, xung quanh anh vũ nữ đứng phục vụ v| gia nh}n bưng cơm
đặt trước mặt.
Khi anh rửa tay thì một vị Phật Ðộc Gi{c đắp y, ôm bát, bay trên
không, v| đặt chân xuống giữa hội chúng, đứng trước mặt anh. Trước đó
trên núi Gandhamādana, xuất định sau bảy ng|y, Ng|i đã thấy là anh có
niềm tin, chịu ban ơn v| sẽ được nhiều phước báo. Bhattabhattika hiểu
rằng vì trước kia không bố thí nên phải làm thuê suốt ba năm để nhận
b{t cơm, b{t cơm n|y đủ cho một ngày và một đêm, nhưng nếu dâng cho
bậc tôn quý này anh sẽ được nuôi vô số kiếp. Và anh nén sự thèm khát
không ăn một miếng cơm n|o, m| cầm b{t đến chỗ Phật, đảnh lễ Ngài và
trút vào bình bát của Ng|i. Ðược phân nửa, Ngài lấy tay che b{t, nhưng
anh khẩn khoản xin Ngài nhận hết để anh được phước, không những đời
n|y m| còn đời sau, v| được dự phần v|o đạo ph{p m| Ng|i đã thấy.
Phật hứa khả:
- Mọi ước muốn của ông sẽ được toại nguyện như được ngọc như ý,
lời cầu xin sẽ thành tựu như được trăng tròn.
Rồi Ngài ngâm kệ ngôn rằng:
“Icchitaṃ patthitaṃ tuyhaṃ,
Khippameva samijjhatu;
Sabbe pūrentu saṅkappā,
Cando paṇṇaraso yathā”.
“Cầu cho bao nhiêu phước đã ước nguyền,
Của Tín thí mau kết quả nhãn tiền,
Bao nhiêu tư duy đạt thành viên mãn,
Như tối rằm trăng sáng khắp miền”.
“Icchitaṃ patthitaṃ tuyhaṃ,

780
Khippameva samijjhatu;
Sabbe pūrentu saṅkappā,
Maṇi jotiraso yathāti”.
“Cầu cho bao nhiêu phước đã ước nguyền,
Của Tín thí mau kết quả nhãn tiền,
Bao nhiêu tư duy đạt thành viên mãn,
Như được Ma Ni ngọc ước chân truyền”.
Và Ngài hồi hướng công đức cho anh. Ðể cho dân chúng chiêm
ngưỡng, Ngài bay lên trời đến núi Gandhamādana, và chia thức ăn cho
năm trăm vị Phật Ðộc Giác, mỗi vị nhận đủ phần mình.
Chưởng khố Gandha nghe tin, lòng tràn ngập niềm tin, tán thán anh
nh| quê đã l|m một việc khó khăn biết bao là bố thí; trong khi Gandha
hưởng thụ qu{ đỗi mà chẳng cho ai bất cứ món gì. Chưởng khố mời anh
ta đến, cho một ng|n đồng và xin anh ta chia phần phước đức sau khi bố
thí số tiền ấy. Anh nhà quê bằng lòng, v| chưởng khố lại chia gia tài của
mình ra làm hai, cho anh ta phân nửa.
(Có bốn loại sở đắc:
- Về của cải(Vathusampadā): Nhƣ một bậc A-la-hán hay vị chứng Tam quả
sau khi xuất định đáng nhận đƣợc của cải.
- Về tứ vật dụng(Paccayasampadā): Do sống liêm chánh và công bằng.
- Về trí tuệ(Cetanāsampadā): Trí tuệ có đƣợc từ tri thức kết hợp với hỷ thọ,
do bố thí cúng dƣờng trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai.
- Về thần thông(Guṇātirekasampadā): Sau thời gian thiền định, nhƣ vị Phật
Ðộc Giác đã thi triển).
Nghe chuyện Bhattabhatika, vua mời anh đến, ban cho một ngàn
đồng để đổi bình bát của anh, cho anh nhiều của cải và phong làm
chưởng khố. Hai chưởng khố Bhattabhatika và Ganda kết bạn với nhau, ăn
cùng mâm, ngủ cùng giường. Mạng chung, Bhattabhatika sanh thiên,
hưởng phước suốt thời gian giữa hai đức Phật, thời Phật hiện tại tái sanh
vào nhà một thí chủ của Trưởng lão Sāriputta ở Sāvatthī.
781
Chuyện hiện tại:
11B- Sa-Di Sukha

Bà mẹ được săn sóc kỹ lưỡng khi đứa bé còn ở trong bụng. Ðúng
theo ý nguyện, b| cúng dường thức ăn đầy gia vị cho Trưởng lão
Sāriputta v| năm trăm Tỳ-kheo của Ng|i, được khoác y vàng, ôm bát
vàng, và ngồi vòng ngoài hội chúng, v| được chia phần thức ăn còn lại
của chúng Tăng. B| sinh một bé trai. Ng|y đặt tên con b| thưa với
Trưởng lão chọn tên và truyền giới cho chú. Trong nh| không ai đau ốm
từ khi chú còn trong bụng mẹ, nên bà mẹ yêu cầu Ng|i đặt tên chú
là Sukha Kumāra, tức hạnh phúc, và Ngài truyền giới cho chú. Vào ngày
đãi tiệc nhân dịp xỏ lỗ tai cậu bé và những dịp lễ kh{c, b| thường dâng
phẩm vật lên chư tăng. Lên bảy tuổi chú muốn đi tu, b| bằng lòng. Bà
thưa với Trưởng lão trước, v| sau đó mặc y phục đẹp đẽ cho chú, và dẫn
đến tinh x{ giao phó cho Trưởng lão. Ngài cho biết đời tu sĩ lắm gian nan
cực khổ, chú khứng chịu, lãnh một đề tài thiền qu{n v| được gia nhập
Tăng đo|n. Cha mẹ chú ở lại tinh xá, suốt bảy ng|y cúng dường thức ăn
trăm vị lên Tăng chúng, chiều tối thì trở về nhà. Ngày thứ t{m Tăng
chúng lên đường khất thực, Trưởng lão còn quá nhiều việc phải làm
khắp tinh x{ nên đi sau với chú.
Dọc đường, chú thấy những đường nước v.v... giống như Sa-di
Pandita, v| được Trưởng lão giải thích giống như Sa-di Pandita. Rồi Sukha
đưa y b{t cho thầy xin trở về tinh x{. Ðược thầy giao cho chìa khóa, chú
vào phòng thầy tọa thiền và thấu triệt bản tính của thân
Công hạnh của chú làm ngai Đế-thích nóng lên. Ông quan sát, thấy
sự việc như thế nên muốn giúp chú. Ông mời Tứ Thiên Vương đến vườn
tinh x{ đuổi bầy chim ồn ào rồi gác lối vào bốn phía. Ông cũng ra lệnh
cho mặt trời và mặt trăng đứng yên v| chính ông đứng g{c nơi cổng
chính. Tinh xá hoàn toàn yên lặng. Sukha tập trung mãnh liệt, chú khai
mở Minh-sát-tuệ và chứng Tam quả. Còn Trưởng lão khất thực xong rồi
vội vã trở về tinh xá. Thế Tôn trong hương thất thấy biết hết, v| cũng biết

782
trước Sa-di Sukha sẽ chứng A-la-hán, nên Ngài rời hương thất đến trước
cổng đón Trưởng lão đặt bốn câu hỏi để kéo dài thời gian cho Sa-di kịp
chứng quả. Trưởng lão trả lời xong câu cuối thì Sa-di cũng vừa chứng
quả. Lúc đó Phật mới cho phép Trưởng lão mang thức ăn cho đệ tử. Và
Tứ Thiên Vương cùng Đế-thích rời chỗ gác, mặt trời mặt trăng di chuyển
bình thường. Các Tỳ-kheo bảo nhau sao hôm nay buổi sáng quá lâu, buổi
chiều giờ mới đến, và Sa-di mới thọ thực xong. Phật liền giải thích và kết
luận:
- Sa-di Sukha thấy người đang dẫn thủy nhập điền, thợ l|m tên đang
uốn tên, thợ mộc đẽo bánh xe v.v... tự điều phục được th}n t}m v| đắc
quả A-la-hán.
V| Ng|i đọc Pháp Cú:
“Udakaṃ hi nayanti nettikā,
Usukārā namayanti tejanaṃ;
Dāruṃ namayanti tacchakā;
Attānaṃ damayanti subbatā”.
Ngƣời tƣới nƣớc lo dẫn nƣớc, thợ làm tên lo uốn tên, thợ mộc lo nẩy mực
của cây, ngƣời làm lành thì tự lo chế ngự.
(145) Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên uốn tên,
Người thợ mộc uốn ván,
Bậc trí biết tự điều.

Chú Thích Ý Nghĩa Kệ Ngôn:

Subbatā: Nên huấn dụ nhắc nhở bằng lời êm dịu chân chánh cho
mình được an vui. Kỳ dư to|n b|i kệ này giống như b|i Kệ Pháp Cú câu
80 đã giải rồi.


783
Dòch Giaû Caån Ñeà
Ba năm làm mƣớn chẳng nài công,
Một bữa cơm sang mãi ƣớc mong,
Gặp Phật, thắng liền tâm ái dục,
Nhịn ăn, sớt bát, nguyện Viên thông.
Do quả phƣớc xƣa khiến kiếp này,
Sadi Hạnh Phúc đủ duyên may,
Đi đƣờng thấy vật ngƣời điều chế,
Về cốc hành Thiền sửa ý ngay!
Đế Thích rời ngôi xuống, đứng canh,
Chƣ Thiên túc trực khắp chung quanh,
Phật cầm Pháp Chủ khoan kêu cửa,
Nhật nguyệt ngừng chờ quả chót sanh.
Phật, Thầy, Thiên địa, thảy chung lo,
Hỗ trợ Sadi có phƣớc to,
Độ ngọ xong rồi, trời mới xế,
Chƣ Tăng phàm tục, biết đâu dò?...


784
Kinh Saùch Aán Toáng
785

You might also like