Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. 3
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ 3
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ........................................................ 5
1.1. LƯU LƯỢNG THIẾT KẾ ....................................................................... 5
1.2. THÀNH PHẦN , TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO ..................... 5
1.3. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ .............................................................. 6
1.3.1. Hố thu gom........................................................................................... 6
1.3.2. Bể điều hòa........................................................................................... 7
1.3.3. Bể keo tụ .............................................................................................. 7
1.3.4. Bể tạo bông .......................................................................................... 7
1.3.5. Bể lắng cấp 1 ( bể lắng hóa lý ) ........................................................... 7
1.3.6. Bể aerotank ( bể hiếu khí ) ................................................................... 7
1.3.7. Bể lắng 2( bể lắng sinh học ) ............................................................... 7
1.3.8. Bể khử trùng......................................................................................... 8
1.3.9. Bể chứa bùn ......................................................................................... 8
1.4. DANH SÁCH THIẾT BỊ ......................................................................... 8
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH VẬN HÀNH ............................................................. 9
2.1. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ...................................................................... 9
2.2. NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH TRẠM XỬ LÝ NƯỚC ......................... 11
2.3. QUY TRÌNH VẬN HÀNH .................................................................... 12
2.3.1. Kiểm tra và cài đặt các thông số vận hành......................................... 12
2.3.2. Vận hành hệ vi sinh............................................................................ 15
CHƯƠNG 3. HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ THIẾT BỊ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP ........................................................................................... 17
3.1. SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC .................... 17

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 1
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
3.1.1. Sự cố đối với hệ thống điều khiển ..................................................... 17
3.1.2. Sự cố đôi với công nghệ và cách xử lý .............................................. 18
3.2. BẢO TRÌ THIẾT BỊ............................................................................... 19
3.2.1. Bảo trì bơm chìm ............................................................................... 21
3.2.2. Bảo trì bơm định lượng ...................................................................... 22
3.2.3. Bảo trì máy thổi khí ........................................................................... 24
3.2.4. Bảo trì thiết bị khuấy.......................................................................... 28
3.2.5. Bảo trì phao mực nước ....................................................................... 28
CHƯƠNG 4. AN TOÀN VẬN HÀNH ............................................................... 28
4.1. AN TOÀN VỀ ĐIỆN ............................................................................. 28
4.1.1. Biện pháp cấp cứu .............................................................................. 29
4.2. AN TOÀN VỀ HÓA CHẤT .................................................................. 30
4.3. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TRÊN BỂ ................................................ 30
4.4. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI MÁY MÓC ..................................... 31
4.4.1. Máy thổi khí ....................................................................................... 31
4.4.2. Bơm chìm ........................................................................................... 32
CHƯƠNG 5. LƯU GIỮ SỐ LIỆU ...................................................................... 32
5.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC LƯU GIỮ SỐ LIỆU ............................... 32
5.2. CÁC THÔNG SỐ CẦN GHI CHÉP , LƯU GIỮ SỐ LIỆU .................. 32
5.3. CÁC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRONG CA TRỰC ......................... 33
5.3.1. Kiểm tra ban đầu ................................................................................ 33
5.3.2. Ghi chép kết quả , kiểm tra và bàn giao ............................................. 34

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 2
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường

DANH MỤC HÌNH

HÌNH 2.1. Hệ thống điều khiển .......................................................................... 13


HÌNH 2.2. Hệ thống điều khiển ........................................................................... 14

DANH MỤC BẢNG

BẢNG 1.1. Thành phần , tính chất nước thải đầu vào ........................................... 5
BẢNG 1.2. Danh sách thiết bị ............................................................................... 8
BẢNG 2.1. nguyên tắc hoạt động của từng thiết bị ............................................. 10
BẢNG 3.1. Sự cố tủ điều khiển thường gặp và cách khắc phục ......................... 17
BẢNG 3.2. Sự cố công nghệ thường gặp và cách giải quyết .............................. 18
BẢNG 3.3. Các sự cố bơm chìm thường gặp và cách khắc phục........................ 22
BẢNG 3.4. Các sự cố bơm định lượng và cách khắc phục ................................. 23
BẢNG 3.5. Các sự cố máy thổi khí thường gặp và khắc phục ............................ 26

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 3
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
LỜI NÓI ĐẦU

- Vì lý do an toàn, vui lòng đọc kỹ tài liệu hướng dẫn vận hành – bảo trì này và các tài
liệu đính kèm trước khi vận hành hệ thống.
- Thiết bị phải được hoạt động và bảo trì theo nguyên tắc cấu tạo của thiết bị, quy trình
vận hành, yêu cầu về bảo trì bảo dưỡng. Phải đọc kỹ hướng dẫn vận hành và cataloge
của nhà sản xuất trước khi vận hành và bảo trì bất kỳ bộ phận nào của thiết bị.
- Phải tuân thủ các điều kiện về an toàn khi thao tác với hóa chất.
- Chỉ những người ủy quyền mới được phép vận hành hệ thống.
Ghi chú:
(*) Tất cả các thiết bị được cung cấp đính kèm tài liệu/cataloge từ nhà sản xuất.
Tài liệu/ Cataloge này thể hiện chi tiết về cấu tạo của thiết bị, hướng dẫn vận hành, bảo
trì bảo dưỡng cho thiết bị.
Công ty không chịu trách nhiệm đối với những hư hỏng hay thiệt hại khi việc vận
hành hệ thống không đúng theo tài liệu hướng dẫn này.
Nội dung chi tiết của tài liệu hướng dẫn vận hành có thể thay đổi phụ thuộc vào
thực tế khi đưa hệ thống vào hoạt động.

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 4
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG

1.1. LƯU LƯỢNG THIẾT KẾ

Hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) cho nhà công ty trách nhiệm hữu hạn sản
phẩm giấy Go-pak được cải tạo xây dựng với công suất thiết kế 5 m3/ngày.đêm

1.2. THÀNH PHẦN , TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO

Nước thải công nghiệp phát sinh chỉ bao gồm nước thải phát sinh từ hoạt động in ấn
Chất lượng nước thải sau xử lý đạt Cột B QCVN 14:2008/BTNMT,với hệ số K = 1
Tính chất nước thải được mô tả trong bảng 1.1

BẢNG 1.1.Thành phần , tính chất nước thải đầu vào


STT THÔNG SỐ ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ QCVN
14:2008/BTNMT , CỘT
B
1 pH - 6-9 5.5-9
2 TSS Mg/l < 150 mg/l 100

3 BOD5 Mg/l < 500mg/l 50

4 COD Mg/l < 700mg/l 150


5 Amoni Mg/l < 30mg/l 10
6 Tổng nito Mg/l < 80mg/l 40
7 Tổng photpho Mg/l < 10mg/l 6
8 coliforms MNP/100ml < 104MNP/100ml 5000

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 5
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
1.3. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ

0Nước thải công


Hố thu gom
nghiệp in ấn

Sục khí Bể điều hòa

Bể keo tụ
Châm PAC,
NaOH
Châm
Polymer Bể tạo bông
`

Bể chứa bùn Bể lắng cấp 1

Bể sinh học hiếu khí


Bùn
tuần
hoàn
` Bể lắng cấp 2

Châm Bể khử trùng


Javel

1.3.1. Hố thu gom


Nước thải in ấn từ hoạt động sản xuất được thải bỏ rồi chảy về bể thu gom và sau
đó được bơm lên bể điều hòa.

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 6
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
1.3.2. Bể điều hòa
Bể điều hòa (bể hiện hữu) có nhiệm vụ điều hòa về lưu lượng và nồng độ các hợp
chất hữu cơ trong nước thải nhằm tránh gây quá tải cho vi sinh vật trong các bể phía sau.
Bể điều hòa làm giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình phía
sau, tránh hiện tượng quá tải. Nước thải từ bể điều hoà được bơm qua bể keo tụ

1.3.3. Bể keo tụ
Tại bể keo tụ, hóa chất keo tụ (PAC) được châm vào bể với liều lượng thích hợp
(được xác định thông qua kết quả Jartest) và được kiểm soát chặt chẽ bằng bơm định
lượng hóa chất. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong
bể, hóa chất keo tụ được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải, hình thành các bông
cặn nhỏ li ti khắp diện tích bể.

1.3.4. Bể tạo bông


Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông. Dưới tác dụng của chất trợ
keo tụ (Polymer) và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti sẽ
chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn có kích thước và khối
lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng
ở bể lắng. Hỗn hợp nước và bông cặn ở bể keo tụ tạo bông tự chảy sang bể lắng.

1.3.5. Bể lắng cấp 1 ( bể lắng hóa lý )


Bể lắng được sử dụng để tách các bông cặn ra khỏi nước thải được tạo thành từ
quá trình keo tụ, tạo bông theo nguyên lý lắng trọng lực. Bùn lắng trong hố thu bùn sẽ
được bơm về bê thu bùn trong khi nước sau lắng sẽ tự chảy đến bể xử lý kế tiếp

1.3.6. Bể aerotank ( bể hiếu khí )


Bể có nhiệm vụ xử lý triệt để các chất hữu cơ còn lại trong nước. Trong bể bùn
hoạt tính diễn ra quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong
nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể có hệ thống sục khí trên
khắp diện tích bể nhằm cung cấp ôxy, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí
sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất
hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành
quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính..

1.3.7. Bể lắng 2( bể lắng sinh học )


Hỗn hợp nước và bùn hoạt tính hình thành từ bể sinh học hiếu khí được dẫn đến
Bể lắng 2. Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 7
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
trước khi đến các công trình xử lý tiếp theo, vì vậy Bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng và tách
bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Tại đây nước được đưa vào ống trung tâm đi xuống đáy
bể và đi ngược trở lên và được thu vào máng thu. Phần bùn được lắng xuống đáy bể.
Lượng bùn dư 1 phần sẽ được bơm tuần hoàn về bể hiếu khí, lượng bùn còn lại sẽ được
bơm vào bể thu gom bùn chờ xử lý.

1.3.8. Bể khử trùng


Nhờ hóa chất khử trùng (Javel) được châm vào nhằm tiêu diệt các vi khuẩn gây
bệnh như E.coli, coliform có trong nước thải nhằm đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải
ra môi trường theo quy định.

1.3.9. Bể chứa bùn


Nhằm chứa bùn thải từ các 2 bể lắng. Nước từ bể chứa bùn sẽ được thu về lại hố
thu gom.

1.4. DANH SÁCH THIẾT BỊ

BẢNG 1.2.Danh sách thiết bị

THÔNG SỐ KỸ
STT HẠNG MỤC / THIẾT BỊ ĐƠN VỊ SỐ LƯỢNG
THUẬT

1 BỂ THU GOM

Bơm hố thu - 1P/220V/50Hz cái 1

2 BỂ ĐIỀU HÒA

Bơm điều hòa - 1P/220V/50Hz cái 2

Máy sục khí chìm - 3P/380V/50Hz cái 1

3 BỂ KEO TỤ

Máy khuấy - 3P/380V/50Hz cái 1

Bơm định lượng - 1P/220V/50Hz cái 1

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 8
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
4 BỂ TẠO BÔNG

Máy khuấy - 3P/380V/50Hz cái 1

Bơm định lượng - 1P/220V/50Hz cái 1

5 BỂ LẮNG 1

Bơm chìm hút bùn - 1P/220V/50Hz cái 1

6 BỂ AEROTANK

Máy thổi khí - 3P/380V/50Hz cái 2

7 BỂ LẮNG 2

Bơm chìm tuần hoàn bùn - 1P/220V/50Hz cái 1

8 BỂ KHỬ TRÙNG

Bơm định lương - 1P/220V/50Hz cái 1

CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH VẬN HÀNH

2.1. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN

Trên tủ điều khiển có một số công tắc chính như sau:

 3 đèn báo pha


 1 CB tổng
 Mỗi thiết bị được cấp nguồn bởi 1 CB và 1 bộ khởi động từ
 Mỗi máy/thiết bị có 2 đèn báo trạng thái: Xanh  hoạt động , Vàng  báo lỗi
 Các máy có 2 chế độ hoạt động: tự động và bằng tay sử dụng công tắc ở 3 vị trí:
MAN – OFF – AUTO
 Khi có sự cố, tín hiệu được báo lên đèn tại vị trí các máy có sự cố.

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 9
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
 nguyên tắc hoạt động

BẢNG 2.1.nguyên tắc hoạt động của từng thiết bị


STT Diễn giải Đơn vị Số lượng Chế độ làm việc
1 BỂ THU GOM

Bơm hố - Chế độ: MAN/OFF/AUTO


bộ 1
thu - Auto: theo phao báo mức

2 BỂ ĐIỀU HÒA

Chế độ: MAN/OFF/AUTO


Bơm điều - Auto:Theo phao báo mức
bộ 2
hoà

Bơm định Chế độ: MAN/OFF/AUTO


Bộ 1
lượng - Auto: chạy theo phao điều hòa

3 BỂ KEO TỤ

Bơm Chế độ: MAN/OFF/AUTO


bộ 1
khuấy - Auto: chạy theo phao điều hòa

Bơm định Chế độ: MAN/OFF/AUTO


Bộ 1
lượng - Auto: chạy theo phao điều hòa

4 BỂ TẠO BÔNG

Bơm Chế độ: MAN/OFF/AUTO


bộ 1
khuấy - Auto: Chạy theo phao điều hòa

Bơm định Chế độ: MAN/OFF/AUTO


Bộ 1
lượng - Auto: chạy theo phao điều hòa

5 BỂ LẮNG 1
Bơm
Chế độ: MAN/OFF/AUTO
chìm hóa bộ 1
- Auto: Chạy theo timer

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 10
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
STT Diễn giải Đơn vị Số lượng Chế độ làm việc
6 BỂ AEROTANK

Bơm
Bộ Chế độ: MAN/OFF/AUTO
chìm sinh 1
- Auto: Chạy theo timer
học

7 BỂ LẮNG 2

Máy thổi Chế độ: MAN/OFF/AUTO


bộ 2
khí - Auto: Chạy theo timer

8 BỂ KHỬ TRÙNG

Bơm định Bộ Chế độ: MAN/OFF/AUTO


1
lượng - Auto: Chạy theo phao điều hòa.

2.2. NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH TRẠM XỬ LÝ NƯỚC

Đối với toàn hệ thống:


- Trước khi tiến hành vận hành trạm xử lý nước thải, phải kiểm tra toàn bộ hệ thống
xem có an toàn để hoạt động không: kiểm tra các thiết bị điện, kiểm tra mức nước thải,
kiểm tra các thiết bị khắc phục sự cố có đầy đủ không... mới tiến hành các thao tác khởi
động hệ thống.
- Trong quá trình vận hành, cán bộ vận hành nhất thiết phải tuân thủ đúng quy trình
vận hành đã được đào tạo. Vì khi vận hành sai sẽ gây ra sự cố dẫn đến hỏng thiết bị hay
dẫn đến nước sau xử lý không đạt quy chuẩn đề ra.
- Mọi sự cố xảy ra phải tìm cách khắc phục kịp thời. Nếu không thể tự khắc phục,
phải báo cáo cho quản đốc hoặc cho cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm xem xét và xử lý.
Đối với thiết bị:
- Phải đọc kỹ hướng dẫn vận hành thiết bị trước khi đưa thiết bị vào sử dụng. Thiết
bị trước khi khởi động phải được kiểm tra kỹ lưỡng về nguồn điện, về chế độ bôi trơn,
dầu mỡ... để đảm bảo tuyệt đối an toàn khi vận hành.

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 11
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
- Khi có sự cố, phải thực hiện ngay các thao tác trong sách hướng dẫn khắc phục sự
cố đối với từng thiết bị. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự cố và tìm biện pháp khắc phục
sửa chữa càng sớm càng tốt.
- Các hướng dẫn về dự đoán nguyên nhân gây ra sự cố và biện pháp khắc phục đều
được nói rõ trong sách hướng dẫn vận hành thiết bị của nhà sản xuất kèm theo.
- Mỗi một thiết bị phải có chế độ bảo dưỡng, bảo trì riêng. Phương pháp bảo dưỡng
đối với từng thiết bị được nêu từ trong sách hướng dẫn vận hành thiết bị của nhà sản xuất.

2.3. QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Quy trình vận hành hệ thống mô tả dưới đây được áp dụng sau khi hệ thống đã hoàn
tất giai đoạn khởi động, hệ vi sinh đã hoạt động ổn định và chất lượng nước thải sau xử lý
đã đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định.

2.3.1. Kiểm tra và cài đặt các thông số vận hành

2.3.1.1. Kiểm tra tủ điện


Kiểm tra trạng thái làm việc của các công tắc, CB. Tất cả các thiết bị phải ở trạng
-
thái sẵn sàng làm việc.
Lưu ý: Đối với những nhân viên không được giao nhiệm vụ vận hành, tuyệt đối
không điều chỉnh các công tắc trên tủ điện điều khiển.
 Vận hành tủ điều khiển
Bước 1 : Mở cửa tủ điều khiển (TĐK) trung tâm, kéo các công tắc trên các MCB
để chuyển tất cả các MCB sang vị trí ON (nếu trước đó chưa bật). Điều này cho phép
điện đã sẵn sàng ở các tiếp điểm vào tất cả các khởi động từ. Sau đó đóng cửa TĐK.

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 12
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường

CB tổng Timer hẹn giờ


tự động

CB thiết bị

Khởi động
từ , relay
nhiệt

HÌNH 2.1. Hệ thống điều khiển


Bước 2 : Vận hành Hệ thống
Vận hành ở chế độ tự động: Bật công tắc của thiết bị sang vị trí ‘’AUTO ‘’. Lúc này
các thiết bị sẽ được điều khiển bởi các phao và chương trình điều khiển.
Vận hành ở chế độ tay: Chế độ vận hành tay được sử dụng trong trường hợp thử
máy hoặc với chủ đích của người vận hành. Khi đó chỉ cần bật công tắc thiết bị sang
'‘MAN'’.

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 13
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường

Đèn báo pha

Đèn báo trạng


thái

Công tắc

HÌNH 2.2. Hệ thống điều khiển


 Lưu ý:
Trong khi vận hành các bơm ở chế độ tay, cần theo dõi mực nước, không để bị
cạn, có thể cháy bơm.
Dừng do sự cố: Khi hệ thống gặp sự cố chạm đất, CB tổng sẽ tự động ngắt. Trước
khi khởi động lại hệ thống cần phải kiểm tra và khắc phục thiết bị đã bị chạm.
Trong trường hợp dừng hệ thống bằng đóng CP tổng trong TĐK hoặc do cúp điện
thì khi khởi động lại nên bật tất cả các công tắc về vị trí ‘’OFF’’ và thực hiện lại quá trình
này từ bước 1. Điều này tránh các máy đồng loạt khởi động gây sụt áp hệ thống.

2.3.1.2. Kiểm tra hệ thống van và đường ống công nghệ


- Kiểm tra đường ống cấp khí và đường ống dẫn nước thải, nước cấp có bị rò rỉ, tắc
nghẽn hoặc vỡ không.
- Kiểm tra đường ống dẫn hóa chất, các van khóa đường ống dẫn hóa chất từ bồn
phải được mở, đầu hút bơm định lượng phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi hoạt động,
tránh kẹt bơm.
- Kiểm tra các van đã nằm đúng vị trí đóng/mở theo trạng thái hoạt động chưa.

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 14
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
- Kiểm tra các van trên đường ống đã đúng vị trí đóng/mở phù hợp với quy trình
vận hành hay chưa.
Lưu ý: Đối với những nhân viên không được giao nhiệm vụ vận hành, tuyệt đối
không tự ý đóng mở các van trên đường ống.

2.3.1.3. Kiểm tra máy móc thiết bị


Trước khi bật máy cũng như sau khi máy đã hoạt động cần kiểm tra tình trạng của
tất cả các thiết bị trong HTXLNT. Sau khi hệ thống hoạt động liên tục, ổn định cần kiểm
tra lại tình trạng của các thiết bị, máy móc sau mỗi ngày, chú ý những hiện tượng có thể
ảnh hưởng đến hoạt động của chúng.

2.3.1.4. Kiểm tra hóa chất sử dụng


- Kiểm tra mực hóa chất ở tất cả các bồn chứa. Đảm bảo mực nước tối thiểu để vận
hành không được nhỏ hơn 1/4 chiều cao bồn chứa, không được thấp hơn đầu ống hút của
bơm định lượng.
- Kiểm tra kho hóa chất để sắp xếp, lên kế hoạch đặt hàng để đảm bảo không thiếu
hóa chất vận hành.
- Ghi chép đầy đủ số lượng hóa chất sử dụng trong từng ca làm việc.
- Cài đặt mức lưu lượng cho các bơm định lượng hóa chất: Mức điều chỉnh công
suất cho bơm theo lưu lượng hóa chất cần thiết cấp vào nước thải trong mỗi giờ.

2.3.2. Vận hành hệ vi sinh


Người vận hành muốn vận hành hệ thống ổn định trước hết phải hiểu được bản chất
của việc xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính và xác định được các thông số chuẩn mực
của một hệ thống hoạt động tốt. Có 3 phạm vi chính mà người vận hành cần nắm rõ là:
- Những chất gì đi vào hệ thống?
- Môi trường cần duy trì trong bể sinh học ra sao?
- Những chất gì đi ra khỏi hệ thống?
Mỗi một phạm vi quan hệ hoặc tác động mật thiết tới 2 phạm vi kia. Để vận hành
thành công, người vận hành cần thiết phải duy trì sự quan sát và kiểm tra liên tục hàng
ngày.
Định kỳ lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu thông thường của nước thải đầu vào như: pH,
TSS, BOD, COD, tổng Nitơ, tổng Phốtpho, tổng dầu mỡ.
Khi lưu lượng và chất lượng nước thải tiếp nhận thay đổi, thì môi trường các bể xử
lý phía sau thay đổi theo. Nên nếu lưu lượng vào hoặc nồng độ chất ô nhiễm trong dòng

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 15
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
vào tăng đáng kể (quá 10%), cần phải điều chỉnh các thông số vận hành và kiểm soát lại
việc xả thải.
- Lưu lượng: Nếu lưu lượng vào hoặc nồng độ chất ô nhiễm trong dòng vào tăng
đáng kể, cần phải điều chỉnh các thông số vận hành. Lưu lượng được căn chỉnh bằng van
hồi tại bể điều hòa.
- BOD, COD: Kiểm tra nồng độ COD để kiểm soát các quá trình trong bể. Tỉ số
BOD/COD cho biết tỉ lệ các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học có trong nước thải. BOD
là thông số thể hiện lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hóa bằng vi sinh vật. Chỉ số COD
thể hiện toàn bộ chất hữu cơ bị oxy hóa thuần túy bằng tác nhân hóa học. Tỷ số
BOD/COD dùng kiểm soát nồng độ chất hữu cơ thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.
- Các chất dinh dưỡng: Nitơ, phốt pho là hai thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất
cho sự phát triển của vi sinh vật. Nitơ và phốt pho cần có số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng của các vi sinh vật. Tỷ lệ BOD:N:P trong bể cân bằng cần duy trì 100:5:1 là
đáp ứng tương đối đủ cho nhu cầu phát triển của các vi sinh vật. Bổ sung Nito và photpho
bằng phân ure và phân lân.
- pH: Quá trình xử lý sinh học hiếu khí hoạt động tốt ở pH = 7,0 - 7,5. Nếu pH thay
đổi thì cần phải bổ sung axit/xút để đưa pH của nước thải về môi trường thích hợp cho vi
sinh vật hoạt động. Sử dụng xút (NaoH), kiềm (NaHCO3) và axit (HCl) để điều chỉnh
pH.
- Nhiệt độ: Điều kiện tốt nhất là duy trì nhiệt độ của dòng nước thải trong khoảng
25 - 35oC
 Nước thải sau xử lý.
Nước thải dòng ra đầu tiên quan sát bằng mắt phải trong, ít chất rắn lơ lửng, sau đó
các kết quả phân tích phải đạt tiêu chuẩn cho phép. Khi hệ thống hoạt động tốt, hãy cố
gắng xác định nguyên nhân tại sao để cố gắng duy trì. Khi các vấn đề nảy sinh làm chất
lượng dòng ra xấu đi bắt đầu xuất hiện, cố gắng xác định tại sao và hiệu chỉnh tình trạng.
Nhớ rằng dòng vào và những điều kiện trong bể hiếu khí ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng dòng ra. Do vậy phải tìm ra nguyên nhân làm chất lượng dòng ra không đạt để điều
chỉnh. Khi tiến hành điều chỉnh chỉ nên điều chỉnh một thông số trong một thời gian,
không nên điều chỉnh nhiều thông số cùng một lúc. Nếu không sẽ không biết được sự
điều chỉnh nào mang lại hiệu quả, thậm chí có khi còn làm cho quá trình bùn hoạt tính bị
đảo lộn.
Định kỳ lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu trong nước thải sau xử lý.

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 16
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
CHƯƠNG 3. HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ THIẾT BỊ VÀ CÁCH
KHẮC PHỤC CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP

3.1. SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Người vận hành hệ thống xử lý thường phát hiện các sự cố trong quá trình vận hành
thông qua trực giác, thính giác hoặc từ tín hiệu của các thiết bị,… Riêng các sự cố mang
tính kỹ thuật được căn cứ trên kết quả phân tích các chỉ tiêu trong nước thải. Các sự cố có
thể chia làm 2 nhóm: (1) Sự cố về công nghệ trong các giai đoạn xử lý; (2) Sự cố về máy
móc, thiết bị (được mô tả cụ thể trong phần bảo trì từng loại thiết bị)
Tùy theo loại sự cố mà đòi hỏi người giải quyết sự cố phải có kiến thức chuyên môn
có liên quan. Nếu sự cố thuộc nhóm 1 thì đòi hỏi người vận hành có kiến thức về các quá
trình xử lý sinh học, hóa học…; nếu sự cố thuộc nhóm 2 thì đòi hỏi người vận hành có
kiến thức về cơ, điện, điện tử.
Có rất nhiều sự cố xảy ra trong quá trình vận hành, dưới đây nêu ra một số sự cố
cùng với nguyên nhân và hướng khắc phục; người vận hành cần phải tham khảo thêm
trong các tài liệu thiết kế kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng các thiết bị/máy móc, cũng
như lập hồ sơ lưu trữ về hoạt động vận hành để khi có sự cố sẽ có cơ sở tìm nguyên nhân
và biện pháp khắc phục.

3.1.1. Sự cố đối với hệ thống điều khiển

BẢNG 3.1.Sự cố tủ điều khiển thường gặp và cách khắc phục

Sự cố Nguyên nhân Hướng khắc phục

Rơle nhiệt, CB, Do quá tải, quá nhiệt, ngắn mạch Thay thiết bị mới.
khởi động từ ở các thiết bị dẫn đến dòng cao
hỏng đột ngột gây hỏng rơ le nhiệt.

Do sự không ổn định của điện áp Kiểm tra và khắc phục.


cấp cho tủ điều khiển.

Cầu chì, rơ le Do sự không ổn định của điện áp Thay mới.


trung gian, đèn tín cấp cho tủ điều khiển.
hiệu bị hỏng

Tủ không tự động Thiết bị bảo vệ sụt áp, đảo pha đã Kiểm tra và thay mới.
ngắt khi sụt áp, bị hỏng.

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 17
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
mất pha hay đảo
pha

3.1.2. Sự cố đôi với công nghệ và cách xử lý

BẢNG 3.2.Sự cố công nghệ thường gặp và cách giải quyết

Sự cố Nguyên nhân Hướng khắc phục

Bể điều hòa

Mùi hôi Do lắng/bị yếm khí trong bể. Tăng cường khuấy/sục khí.
Giảm thời gian lưu nước

Có màu đen Do nước thải lưu lâu trong hố thu Cài đặt mức phao cho hợp lý
Do nguồn nước thải có màu đen Kiểm tra và có biện pháp quản

Bể sinh học

Nước thải sau Khả năng lắng của bùn kém Kiểm tra các điều kiện pH, oxi,
xử lý đục chất dinh dưỡng, tải lượng chất
hữu cơ, nhiệt độ có thích hợp
không

Tải lượng chất hữu cơ cao Giảm tải lượng chất hữu cơ đầu
vào

Thiếu chất dinh dưỡng Bổ sung chất dinh dưỡng

Thiếu oxi Tăng cường sục khí

pH không tối ưu Châm hóa chất axit/bazơ

Bọt trắng nổi Có quá ít bùn (thể tích bùn thấp) Giảm thể tích bùn dư bơm đi
trên mặt
Sự có mặt của những chất hoạt Kiểm tra nước thải đầu vào,
động bề mặt không phân hủy sinh kiểm soát các dòng thải phát
học. sinh chất hoạt động bề mặt.

Bùn có màu đen Có lượng oxi hòa tan (DO) thấp Tăng cường sục khí.
(yếm khí). Sục khí không đủ, tạo Kiểm tra thiết bị thổi khí
vùng chết.

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 18
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường

Bùn có chỉ số Lượng DO trong bể thấp Kiểm tra sự phân phối khí
thể tích bùn cao

Bùn đen trên bề Thời gian lưu bùn quá lâu Loại bỏ bùn thường xuyên
mặt

Đầu ra

Nước ra không Do hiệu quả xử lý của hệ thống Kiểm tra, phân tích, tìm nguyên
đạt tiêu chuẩn kém. nhân và khắc phục.

3.2. BẢO TRÌ THIẾT BỊ

Các thiết bị góp phần cấu thành một hệ thống xử lý nước thải hoàn thiện, nó đóng
góp lớn vào hiệu suất xử lý của hệ thống. Vì vậy công tác bảo trì là không được phép
xem nhẹ mà phải có kế hoạch cụ thể để thực hiện định kỳ và đều đặn, đảm bảo duy trì
hoạt động của hệ thống liên tục.
Quá trình thực hiện chia làm 3 giai đoạn chính:
 Giai đoạn I

Thường xuyên thực hiện giám sát, kiểm tra, vệ sinh và tiến hành đo đạc các thông
số xem có phù hợp với các chỉ số ghi trên nhãn máy hay không (02 lần/tuần) nhằm phát
hiện kịp thời các nguyên nhân có thể dẫn đến hư hỏng máy.
Các thông số gồm: dòng điện, điện áp, độ cách điện và độ ồn…
Độ ồn với các thiết bị được lắp chìm trong chất lỏng là 70 dB. Với các thiết bị được
lắp trên mặt thoáng thì độ ồn không vượt quá 80 dB.
Độ cách điện cho phép đối với các thiết bị dùng điện trong lưới điện hạ thế là 
01M.
Điện áp tăng cho phép không vượt quá 10% đối với điện áp ghi trên nhãn máy và
sụt áp không quá 2/100V.
Dòng điện không vượt quá dòng điện ghi trên nhãn máy.
Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các thiết bị máy để quá trình giải nhiệt và tản
nhiệt được tốt hơn.
 Giai đoạn II

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 19
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
Nếu máy đang ở trạng thái làm việc ổn định thì cứ định kỳ 01 tháng/lần hoặc 500 -
600 giờ làm việc phải tiến hành kiểm tra 01 lần để thay thế các chi tiết có thể bị ăn mòn
hoặc hư hỏng như phốt bơm, phốt chặn cát, phốt chặn dầu...
 Giai đoạn III

Nếu máy đang ở trạng thái làm việc ổn định thì định kỳ ít nhất 1 năm/lần hoặc 5000
- 7000 giờ làm việc phải tiến hành kiểm tra thiết bị nhằm tránh các hư hỏng nặng có thể
xảy ra dẫn đến thiết bị hư hỏng không thể khắc phục được. Các chi tiết cần thay thế bao
gồm:
- Dầu cách điện.

- Vòng bi.

- Phốt bơm.

- Các ron máy bị chai cứng (thông thường trong giai đoạn kiểm tra này, các ron
máy nên thay thế toàn bộ).

Chú ý: Quá trình hoạt động, bảo dưỡng, bảo trì phải được ghi chép lại đầy đủ vào
bảng theo dõi thiết bị và lý lịch máy (ngày bảo trì, bảo dưỡng, số lần, đã thay phụ kiện gì
và ghi rõ các thông số kỹ thuật để lần bảo trì sau việc theo dõi sẽ dễ dàng hơn).
Để thực hiện công việc bảo trì an toàn phải tuân theo các tiến trình sau:
- Cử nhân viên có kinh nghiệm và thành thạo trong công việc thay thế và sửa
chữa các thiết bị điện cũng như các chi tiết về cơ khí của thiết bị tiêu thụ điện.

- Phải bảo đảm tuyệt đối là thiết bị đã được cách ly khỏi nguồn cung cấp điện.

- Đặt bảng báo hiệu để thông báo về việc sửa chữa.

- Nếu sửa chữa các thiết bị tại nơi có khả năng phát sinh nhiều khí độc và dễ phát
hỏa thì phải chú ý đến các vấn đề sau:

- Không được thực hiện việc bảo trì một mình.

- Làm thông thoáng nơi thao tác trước khi bắt đầu công việc.

- Chuẩn bị trước các thiết bị phòng cháy (bình cứu hoả…).

- Nếu việc sửa chữa đòi hỏi phải xuống hố, bể, thì phải trang bị dây an toàn và
các phương tiện thoát hiểm nhanh trong trường hợp khẩn cấp.

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 20
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
- Khi thực hiện bảo trì đối với các thiết bị lắp đặt trong nước hoặc chất lỏng
(không gây cháy nổ) phải tiến hành kéo chúng lên khỏi chất lỏng.

3.2.1. Bảo trì bơm chìm


 Trình tự thực hiện
- Cách ly thiết bị khỏi nguồn cung cấp điện.
- Đối với các thiết bị có trọng lượng  20 kg thì trực tiếp dùng tay kéo lên, đối
với các thiết bị lớn hơn 20 kg phải dùng pa lăng kéo lên. Nghiêm cấm không
được sử dụng cáp điện của bơm để kéo bơm lên.
- Mở buồng bơm vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra xem có vết xước do ma sát giữa cánh
bơm và buồng bơm không. Điều này chứng tỏ rằng hoặc buồng bơm bị vật
cứng chèn vào gây nên vết xước hoặc vòng bi đã bị hỏng làm lệch tâm phải
thay vòng bi mới.
- Đo độ cách điện giữa pha với pha, pha với thân thiết bị xem có bị chạm chập
không.
- Dùng một ly nhỏ trong suốt, lấy mẫu dầu cách điện (khoảng 50 ml) quan sát.
Nếu mẫu dầu có màu trắng đục điều này cho biết phốt đã bị hỏng vì nước xâm
nhập vào phải thay phốt và dầu cách điện. Nếu mẫu dầu có màu xám nhạt và
cặn lơ lửng, phải thay dầu cách điện. Tham khảo nhà sản xuất để chọn đúng loại
dầu cần thay thế.
- Khi thay thế các chi tiết như: Phốt, roon,… phải sử dụng đúng loại của chính
hãng. Trong trường hợp phải sử dụng các chi tiết không chính hãng phải bảo
đảm là các kích thước phải chuẩn xác, vật liệu có tính năng kỹ thuật tương
đương.
Chú ý: Khi đổ đầy dầu cách điện vào khoang chứa phải rút ra 20cc - 25cc để tạo
vùng đệm khí thích hợp khi dầu tăng thể tích do bị nóng lên. Ngoài ra cần phải kiểm tra
thêm về phần cơ để khắc phục luôn các hư hỏng như vòng bi, ổ trục, cánh quạt đẩy
nước, cánh bơm.
 Khi sử dụng bơm chìm cần lưu ý:
- Không dùng dây điện của bơm để kéo bơm
- Không cho bơm chạy khi không có nước
- Không cố sửa chữa phần điện trong bơm
- Không để bơm hoạt động trong thời gian dài khi phần motor không ngập nước

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 21
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
- Không lắp bơm trên nền không cứng vững
- Bơm chìm ít phải bảo dưỡng. Tuy nhiên, nếu làm vệ sinh và định kỳ kiểm tra sẽ
kéo dài thời gian sử dụng của bơm.

BẢNG 3.3.Các sự cố bơm chìm thường gặp và cách khắc phục

Sự cố Nguyên nhân Biện pháp

Bơm không khởi Chưa có điện Nối điện


động được hay vừa Bảng điều khiển Kiểm tra tủ điện điều khiển
hoạt động thì dừng Cánh bơm bị kẹt Kiểm tra bơm và làm sạch cánh
ngay.
Phao bị vướng Gỡ vướng, cố định lại và vệ sinh
phao

Lưu lượng không Bị nghẹt rác Bộ lọc rác dưới bơm


có. Chưa mở hết van. Mở van trước khi bơm hoạt động.
Lỗi do kết nối điện Nối điện lại

Đèn báo mức cao Lỗi dò mức của phao Kiểm tra phao
báo liên tục. Bơm lỗi (không chạy đủ Kiểm tra cường độ dòng điện
công suất)
Làm sạch buồng bơm.
Tắc nghẽn cánh

Bơm không liên Không có nước cho bơm Kiểm tra nếu van bị lỗi.
tục chạy.
Cánh bơm bị vướng vật lạ. Kiểm tra và mở van
Lỗi do điện Kiểm tra cường độ dòng điện.

Chuyển đổi hộp số Hệ thống khớp răng hư Kiểm tra lại và thay mới nếu cần
gây ồn Đặt không vững. Đặt lại

3.2.2. Bảo trì bơm định lượng


 Trình tự thực hiện
- Kiểm tra điện áp nguồn đầu vào của máy có bằng điện áp định mức của máy
không.

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 22
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
- Kiểm tra đầu hút và đầu đẩy có bị nghẹt không, điều này cho biết hóa chất sử
dụng có lẫn nhiều tạp chất, loại bỏ tạp chất trước khi sử dụng.

- Thường xuyên vệ sinh các đầu hút và đầu đẩy của máy vì những chỗ này cặn
bẩn hay bám vào làm nghẹt đầu bơm.

- Khi bơm không lên nước, kiểm tra đầu hút của máy có kín hay không nếu
không kín khí sẽ lọt vào làm không lên nước.

BẢNG 3.4.Các sự cố bơm định lượng và cách khắc phục

Sự cố Nguyên nhân Biện pháp

Máy bơm Không có nguồn điện Kiểm tra nguồn điện, cáp điện
không làm việc cung cấp đến.
(không quay)

Điện nguồn mất pha đưa Kiểm tra và khắc phục lại nguồn
vào motor. điện.
Cánh bơm bị chèn bởi các Tháo các vật bị chèn cứng ra khỏi
Máy bơm làm việc vật cứng. cánh bơm.
nhưng có tiếng kêu
Hộp giảm tốc bị thiếu dầu, Kiểm tra và bổ sung thêm, hoặc thay
gầm.
mỡ… nhớt mới.
Bị chèn các vật lạ có kích Kiểm tra vệ sinh sạch sẽ.
thước lớn vào buồng bơm

Ngược chiều quay. Đảo lại chiều quay.


Van đóng mở bị nghẹt, Kiểm tra phát hiện và khắc phục lại,
Máy bơm hoạt hoặc hư hỏng. nếu hư hỏng phải thay van mới.
động nhưng không
Đường ống bị tắc nghẽn. Kiểm tra phát hiện chỗ bị nghẹt và
lên nước.
Chưa mở van. khắc phục lại.
Mở van.

Bị nghẹt ở cánh bơm, van, Kiểm tra ,khắc phục lại.


đường ống. Tắt bơm ngay.
Lưu lượng bơm bị
Mực nước bị cạn . Kiểm tra nguồn điện và khắc phục.
giảm
Nguồn điện cung cấp
không đúng.

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 23
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
Điện áp thấp dưới qui Tắt máy, khắc phục lại tình trạng
định. điện áp.
Máy bơm làm việc Độ cách điện của bơm Sấy nâng cao độ cách điện.
với dòng điện vượt
giảm quá qui định,  Phát hiện chỗ hư hỏng về cơ để khắc
quá giá trị ghi trên
01M. phục.
nhãn máy
Bị sự cố về cơ khí: bánh
răng, vòng bi,…

3.2.3. Bảo trì máy thổi khí


 Kiểm tra một số điểm cơ bản trước khi vận hành
- Kiểm tra toàn bộ các bulong, đai ốc xem có bị lỏng ra không. Thông thường
trong khoảng thời gian hoạt động dài ngày các bulong có xu hướng bị nới lỏng
do sự rung động của máy.
- Kiểm tra vòng quay, pulley xem nó có được trơn tru nhẹ nhàng không.
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn ở hộp chứa dầu đã đúng và phù hợp chưa.
- Kiểm tra đường ống và việc đóng mở của các van có hoạt động tốt chưa.
- Kiểm tra bộ lọc khí đầu vào, nếu bị đóng nhiều bụi bẩn phải vệ sinh sạch bằng
xà phòng, sau đó làm khô bằng hơi khí nén.
- Kiểm tra dây coroa phải đảm bảo thẳng, dùng thước lá áp sát cạnh của nó vào
thành ngoài của 2 pulley để kiểm tra chính xác rằng các dây coroa đã được lắp
đúng và chính xác. Độ võng của dây coroa là 5 - 10 mm tính từ khoảng cách
giữa 2 pulley khi dùng tay để đè xuống.
 Trình tự thực hiện
- Cách ly thiết bị khỏi nguồn cung cấp điện.

- Đo độ cách điện và sự liên hệ giữa các pha để xem motor còn tốt không. Nếu độ
cách điện giảm thì phải tẩm sấy lại.

- Tháo cate và dây curoa.

- Dùng tay quay pulley đầu gió xem máy làm việc trơn, nhẹ hay không, có tiếng
kêu không.

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 24
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
- Nếu có tiếng kêu phải tháo đầu gió để kiểm tra và khắc phục. Việc tháo đầu gió
phải được chuyên viên có tay nghề cao thực hiện.

- Vệ sinh sạch sẽ bộ lọc khí đầu vào.

- Kiểm tra bánh răng truyền động xem có bị đổi màu (màu kim loại sau khi bị
nung đỏ), điều này thể hiện bánh răng đã phải làm việc trong điều kiện thiếu
dầu bôi trơn, đây là nguyên nhân chính dẫn đến hư hỏng bánh răng.

 Nhớt máy
Khi máy hoạt động liên tục với thời gian 2400 giờ hoặc ít nhất 03 tháng/lần phải
tiến hành thay nhớt. Loại nhớt được dùng cho máy thổi khí phải đúng theo tài liệu từ nhà
sản xuất.

 Tra mỡ bạc đạn


Khi máy hoạt động liên tục với thời gian 2400 giờ hoặc ít nhất 03 tháng/lần phải
tiến hành tra mỡ bò. Loại mỡ được dùng cho máy thổi khí phải đúng theo tài liệu từ nhà
sản xuất.

 An toàn khi bảo trì máy thổi khí


- An toàn khi vệ sinh Bộ lọc khí của máy thổi khí

 Trước khi vệ sinh bộ lọc khí của máy thổi khí phải tắt máy hoặc tốt nhất nên tắt
toàn bộ hệ thống thổi khí. Không được vận hành hệ thống thổi khí trong khi
đang vệ sinh bộ lọc khí.

 Sử dụng trang bị bảo hộ lao động: găng tay, kính, khẩu trang khi vệ sinh bộ lọc
khí.

- An toàn khi vận hành và bảo dưỡng máy thổi khí

 Trước khi khởi động bất kỳ máy thổi khí nào, phải chắc rằng tất cả van vào và
ra đã được mở thông suốt toàn hệ thống.

 Luôn phải đeo nút tai chống ồn khi làm việc gần máy thổi khí đang hoạt động.

 Ngắt nguồn điện chính và treo bảng báo “Thiết bị đang sửa chữa” tại vị trí cần
thiết.

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 25
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
 Phải tắt máy trước đó ít nhất 30 phút để hạ nhiệt độ của máy xuống.

Xem thêm tài liệu hướng dẫn bảo trì thiết bị và các hướng dẫn của nhà sản xuất.
Thực hiện đúng quy trình theo hướng dẫn.

BẢNG 3.5.Các sự cố máy thổi khí thường gặp và khắc phục


Sự cố Nguyên nhân Biện pháp

Máy thổi khí Không có nguồn điện cung Kiểm tra nguồn điện, cáp điện
không làm việc cấp đến. Liên hệ với kỹ thuật viên để sửa
(không quay) Sụt áp chữa
Motor hoặc dây dẫn điện bị Liên hệ với kỹ thuật viên để sửa
hỏng chữa
Vật thể lạ bên trong vỏ máy Loại bỏ vật thể ra khỏi máy
Trượt dây đai Điều chỉnh lại độ căng của dây
Hỏng dây đai đai (thay thế dây đai nếu dây đai
Nổ cầu chì bị nhiễm bẩn bởi dầu,…)

Rotor bị dính lại Thay thế dây đai

Rotor bị gỉ sét Xác định rõ nguyên nhân và thay


thế lại cầu chì
Quay rotor chầm chậm bằng tay
Liên hệ với kỹ thuật viên để sửa
chữa

Máy làm việc Điện nguồn mất pha đưa vào Kiểm tra và khắc phục lại nguồn
nhưng có tiếng motor. điện.
kêu gầm. Bị chèn các vật cứng cánh Tháo các vật bị chèn cứng ra khỏi
quạt khí cánh quạt khí
Vòng bi khô dầu mỡ hoặc Châm dầu mỡ cho vòng bi hoặc
vòng bi bị hư. thay mới.
Bánh răng bị mòn Thay thế bánh răng
Áp suất khí đầu ra cực kì cao Hạ bớt áp suất khí đầu ra
Trượt dây đai Điều chỉnh lại độ căng dây đai
Rotor va chạm với các phần Liên hệ với kỹ thuật viên để sửa
khác chữa

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 26
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
Van an toàn hoạt động Điều chỉnh lại van an toàn
Tấm bảo vệ dây đai chạm vào Điều chỉnh lại tấm bảo vệ
puli

Nhiệt độ quá cao Thừa dầu bôi trơn Giảm bớt dầu bôi trơn
Nhiệt độ môi trường quá cao Giảm nhiệt độ bằng quạt thông
Dây đai căng quá mức gió…
Áp suất dòng khí ra quá cao Điều chỉnh lại độ căng dây đai
Giảm tải khí đầu ra

Máy hoạt động Ngược chiều quay. Đảo lại chiều quay.
nhưng không có Van đóng mở bị nghẹt, hoặc Kiểm tra phát hiện và khắc phục
khí thoát ra hư hỏng. lại, nếu hư hỏng phải thay van
Đường ống bị tắc nghẽn. mới.
Chưa mở van. Kiểm tra phát hiện chỗ bị nghẹt
và khắc phục lại.
Mở van.

Lưu lượng khí bị Bị tắc nghẽn van, đường ống. Kiểm tra, khắc phục lại.
giảm Nguồn điện cung cấp không Kiểm tra nguồn điện và khắc
đúng. phục.
Bộ phận lọc khí bị tắc nghẽn Tháo và rửa sạch bằng xà phòng
Trượt dây đai hoặc dung dịch đặc biệt, làm khô
Tốc độ vòng quay giảm bằng khí nén.

Nối ống không phù hợp Điều chỉnh lại độ căng dây đai

Van cổng mới được mở 1 Kiểm tra motor và nguồn điện


phần Tìm nguyên nhân và chỉnh đường
ống cho phù hợp
Mở van cổng

Máy làm việc với Điện áp thấp dưới qui định. Tắt máy, khắc phục lại tình trạng
dòng điện vượt Độ cách điện của motor giảm điện áp.
quá giá trị ghi trên quá qui định,  01M. Làm khô nâng cao độ cách điện.
nhãn máy
Bị sự cố về cơ khí: bánh răng,
vòng bi. Phát hiện chỗ hư hỏng về cơ để

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 27
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
Dây coroa quá căng hoặc bị khắc phục.
lệch. Cân chỉnh lại đúng vào vị trí và
có độ võng 5-10mm

3.2.4. Bảo trì thiết bị khuấy


Thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch bảo trì để đảm bảo quá trình vận hành máy
được an toàn hơn. Lịch bảo trì dưới đây đề nghị thời gian kiểm tra và bảo trì máy.
- Kiểm tra và đo lường nếu cần thiết.
- Thay thế tất cả các chi tiết bị mài mòn.
- Kiểm tra tất cả các vít vặn.
- Kiểm tra độ rít
- Kiểm tra hoạt động bộ khởi động.
- Kiểm tra hoạt động của thiết bị kiểm soát.
- Kiểm tra chiều quay.
- Kiểm tra cách điện.
- Kiểm tra và vệ sinh chung quanh phốt.

3.2.5. Bảo trì phao mực nước


Hằng ngày kiểm tra và vệ sinh phao đo mức nước nhằm tránh trường hợp báo tín
hiệu sai lệch vì bị dính vật lạ hay bị bẩn.

CHƯƠNG 4. AN TOÀN VẬN HÀNH

4.1. AN TOÀN VỀ ĐIỆN

- Công nhân vận hành cần phải nắm vững các biện pháp an toàn, cách xử lý sự cố
và phương pháp cấp cứu tai nạn điện giật.
- Cần thường xuyên tiến hành kiểm tra sự an toàn của các thiết bị điện, các dây dẫn,
ổ cắm, các lớp bảo vệ chống tiếp xúc, kiểm tra điện rò. Sửa chữa, bổ sung và thay thế hệ
thống đường dây và thiết bị điện khi cần thiết.

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 28
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
- Trước khi tiến hành sửa chữa đường dây hay thiết bị điện phải cắt điện một phần
hay toàn bộ khu vực có liên quan. Khi sửa chữa phải tuyệt đối tuân thủ các quy định an
toàn điện và có trang bị an toàn thích hợp (thử điện trước khi sửa chữa bằng bút thử điện,
đeo găng tay, đi ủng cách điện…), dùng vật liệu cách điện để che chắn các bộ phận thiết
bị xung quanh có khả năng dẫn điện.
- Khi cắt điện để sửa chữa phải có người canh cầu dao hoặc có biển báo hiệu “cấm
đóng điện, có người làm việc” để đề phòng những người khác vô tình đóng cầu dao.
- Tránh để các vật có khả năng gây cháy nổ và nước bắn vào trong tủ điện điều
khiển.
- Khi có sự cố cháy, nổ, chập điện thì người vận hành phải lập tức nhấn nút
POWER OFF trên mặt tủ điện hoặc nút dừng khẩn cấp EMERGENCY để ngừng ngay
hoạt động.

4.1.1. Biện pháp cấp cứu


 Nguyên tắc
- Khi xảy ra tai nạn điện giật, việc đầu tiên là phải nhanh chóng cắt dòng điện qua
cơ thể nạn nhân.
- Phải đảm bảo an toàn cho người đến cứu, vì nếu không người đến cứu dễ bị điện
giật lây đồng thời nạn nhân còn bị nguy hiểm nặng hơn. Do đó, khi có người bị điện giật,
người đến cứu phải hết sức bình tĩnh và thực hiện đúng các thao tác cần thiết, không tiếp
xúc trực tiếp với nạn nhân mà phải thông qua các vật cách điện.
 Những việc cụ thể phải được thực hiện ngay
- Cắt điện khu vực xảy ra tai nạn (ngắt cầu dao, rút phích cắm điện, rút cầu chì…).
- Tách nạn nhân ra khỏi dòng điện: dùng vật liệu cách điện (sào, gỗ, thanh nhựa…
khô) gạt dây điện hoặc thiết bị điện ra khỏi nạn nhân.
- Dùng chăn, đệm, bạt nilông (tất cả đều phải khô) để đẩy nạn nhân ra khỏi vật
mang điện.
- Nếu nạn nhân còn tỉnh táo cần giữ nạn nhân nghỉ ngơi, không cho đi lại hoạt động
ngay, vì do triệu chứng sốc thần kinh nên có thể một lúc sau nạn nhân mới chuyển dần
sang trạng thái mê sảng, tê liệt.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh nhưng còn thở, tim còn đập thì đặt nạn nhân nằm nghỉ nơi
thoáng, đầu để hơi thấp để tránh thiếu máu não, giữ ấm cơ thể nạn nhân và tránh gió lùa.
Cởi các dây buộc, nút, cúc áo và hạn chế cử động của các cơ ngực, bụng. Có thể cho ngửi
amoniac loãng để nạn nhân mau tỉnh. Tuyệt đối không vảy nước lên mặt nạn nhân vì có

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 29
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
thể gây xung huyết não do lạnh đột ngột. Theo dõi nạn nhân để nếu cần thiết thì tiến hành
hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim kịp thời.
- Nếu nạn nhân đã ngừng thở nhưng tim còn đập thì phải tiến hành hô hấp nhân tạo
ngay. Nếu tim nạn nhân ngừng đập thì tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Sau khi có
dấu hiệu tim đập lại cần tiếp tục hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim khoảng 5 - 10 phút rồi gọi
bác sĩ hoặc đưa tới bệnh viện gần nhất.

4.2. AN TOÀN VỀ HÓA CHẤT

- Phải có đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động khi pha chế hóa chất.
- Phải thực hiện đúng các bước chỉ dẫn khi pha chế hóa chất.
- Tránh để hóa chất tiếp xúc với nước trong quá trình lưu trữ và bảo quản.
- Khi đưa hóa chất vào thùng pha chế, nên đổ từ từ và từng tí một. Tránh bụi hóa
chất bay lên và khả năng văng phẩy dung dịch hoá chất.
- Tránh để dung dịch axit tiếp xúc với nước. Vì axit đậm đặc khi gặp nước sẽ sinh
nhiệt, làm biến dạng thùng chứa, tràn axit dẫn đến ăn mòn các thiết bị.
- Dùng nước sạch vệ sinh khu vực pha chế hóa chất.
- Hóa chất cần phải được đặt nơi khô ráo, thoáng, không tiếp xúc trực tiếp với ánh
sáng mặt trời. Cần đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng trong quá trình lưu trữ cũng như pha
chế. Chỉ có những người có trách nhiệm mới được phép pha chế hóa chất.

4.3. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TRÊN BỂ

 Khi làm việc quanh các bể, các quy định về an toàn lao động phải tuyệt đối chấp
hành:
- Đi giày, ủng có khả năng chống trượt.
- Giữ gìn sạch sẽ khu vực xử lý: dầu mỡ, rác, giẻ lau…
- Không để rơi dụng cụ, thiết bị và vật liệu có thể gây ảnh hưởng tới quá trình, làm
hỏng các thiết bị đặt chìm trong các bể.
- Phải thực hiện các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với các thiết bị điện.
- Khu vực xử lý phải có đủ ánh sáng để làm việc vào buổi tối, đặc biệt là lúc có sự
cố xảy ra.
 Khi làm việc tại nơi có khả năng phát sinh nhiều khí độc và dễ phát hoả thì phải
chú ý đến các vấn đề sau:
- Không được thực hiện việc bảo trì một mình.

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 30
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
- Làm thông thoáng hố bơm hoặc bể trước khi bắt đầu công việc.
Chuẩn bị trước các thiết bị phòng cháy chữa cháy (bình cứu hoả…).

4.4. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI MÁY MÓC

4.4.1. Máy thổi khí


 Khi vệ sinh bộ lọc máy thổi khí
- Trước khi vệ sinh bộ lọc khí của máy thổi khí phải tắt máy hoặc tốt nhất nên tắt
toàn bộ hệ thống thổi khí (tắt máy thổi khí trong vòng 30 - 60 phút sẽ không làm ảnh
hưởng bất lợi cho quá trình bùn hoạt tính).
- Không bao giờ cố gắng vận hành hệ thống thổi khí trong khi đang vệ sinh bộ lọc
khí. Bởi vì, máy thổi khí hoạt động trong lúc đang cố chuyển dịch hoặc lắp đặt bộ lọc khí,
vật chất bên ngoài có thể bị hút vào buồng lọc và đưa vào thiết bị thổi khí như vậy sẽ gây
tác hại cho máy thổi khí và thậm chí còn nguy hiểm cho người đang bảo dưỡng máy.
- Đi găng tay khi chuyển dịch hoặc lắp ráp bộ lọc khí để bảo vệ tay không bị xước.
Đeo kính, đeo khẩu trang bảo hộ khi vệ sinh bộ lọc khí vì rất bụi.
 Khi vận hành và bảo dưỡng máy thổi khí
- Trước khi khởi động bất kỳ máy thổi khí nào, phải chắc rằng tất cả van vào, ra đã
được mở thông suốt toàn hệ thống.
- Loại bỏ tất cả các vật chất khỏi máy thổi khí. Tất cả các công nhân vận hành phải
vệ sinh sạch máy thổi khí trước khi khởi động.
- Luôn phải đeo nút tai chống ồn khi làm việc gần máy thổi khí đang hoạt động.
- Bất cứ khi nào một máy thổi khí tắt đi để bảo dưỡng và sửa chữa thì phải chắc
rằng nguồn điện chính đã được ngắt, đóng cửa lại và dán nhãn chú ý.
- Khi bảo dưỡng máy cần phải tắt máy trước đó ít nhất là 30 phút để nhiệt độ của
máy hạ xuống vì máy hoạt động sẽ rất nóng có thể gây bỏng.
- Nếu có trục trặc về điện của mô tơ chỉ có các thợ điện có chuyên môn mới được
phép sửa chữa và khắc phục sự cố.
 Khi làm việc với hệ thống phân phối khí
Khu vực bể hiếu khí được cho là nơi nguy hiểm và cần phải cảnh báo.
- Nếu bể thông khí trong tình trạng không có nước mà ngã xuống bạn có thể bị chấn
thương. Do đó, công nhân phải được bảo vệ bằng dây đai an toàn, dây đai được gắn với
phần cầu thang có kết cấu vững chắc sẽ giữ cho người treo lơ lửng trong trường hợp
chẳng may bị ngã.

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 31
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
- Khi bể thông khí đầy nước bạn có thể gặp rủi ro nếu bị ngã xuống nước bởi bể sâu
và sục khí rất mạnh. Khi làm việc với hệ thống ống phân phối khí phải có ít nhất hai
người có mặt và một trong số 2 người phải mặc áo phao cứu hộ hoặc có phao cứu hộ
hoặc đeo dây đai an toàn gắn vào cầu thang phụ thuộc vào tình trạng của bể đầy hay hết
nước.

4.4.2. Bơm chìm


- Trước khi khởi động bất kỳ bơm nào, phải chắc rằng tất cả van vào và ra đã được
mở thông suốt toàn hệ thống.
- Loại bỏ tất cả các vật rắn có thể bị cuốn vào đầu hút của bơm. Tất cả các công
nhân vận hành phải vệ sinh sạch các bể chứa trước khi khởi động.
- Bất cứ khi nào một bơm nào tắt đi để bảo dưỡng và sửa chữa thì phải chắc rằng
nguồn điện cấp cho bơm đã được ngắt và dán nhãn chú ý tại vị trí phòng điều hành.
- Nếu có trục trặc về điện của mô tơ chỉ có các thợ điện có chuyên môn mới được
phép sửa chữa và khắc phục sự cố.

CHƯƠNG 5. LƯU GIỮ SỐ LIỆU

5.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC LƯU GIỮ SỐ LIỆU

Nhân viên vận hành phải ghi nhận các số liệu về lưu lượng và nồng độ nước thải
tiếp nhận, các kết quả thí nghiệm, tình trạng máy móc thiết bị và những hiện tượng quan
sát được bằng cảm quan. Những số liệu này sẽ giúp cho nhân viên vận hành tìm ra quy
luật vận hành hệ thống ổn định nhất. Đặc biệt giúp cho nhân viên vận hành phát hiện sớm
những vấn đề nảy sinh phá vỡ sự ổn định của hệ thống, từ đó có phương án điều chỉnh
kịp thời.

5.2. CÁC THÔNG SỐ CẦN GHI CHÉP , LƯU GIỮ SỐ LIỆU

- pH tại các bể
- SV30 : thể tích bùn lắng sau 30 phút
- Tình trạng thiết bị, máy móc: ghi lại tình trạng tất cả thiết bị, máy móc sau mỗi ca,
các sự cố về các thiết bị.

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 32
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
- Lượng hóa chất sử dụng: theo dõi lượng hóa chất sử dụng trong 1 ngày để kiểm
soát lượng hóa chất tiêu thụ, chuẩn bị hóa chất sẵn sàng cho quá trình hoạt động của trạm
và tính toán chi phí vận hành hàng tháng.
 Một số thông số cần chú ý:
- Mùi, màu.
- Bể hiếu khí: mức độ chảy xoáy, màu sắc và lượng váng bọt trên bề mặt.
- Quá trình lắng: độ trong và đục của dòng ra, loại chất rắn trên bề mặt và trong
nước thải sau xử lý
- Bùn hoạt tính hồi lưu: màu sắc và mùi.
- Độ trong của nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường.
- Thời gian hoạt động của thiết bị: ghi chép thời gian hoạt động của các thiết bị có
thiết bị dự phòng để điều chỉnh hoạt động hợp lý, tránh tình trạng thiết bị hoạt động liên
tục làm giảm tuổi thọ.
Quá trình vận hành hệ thống không chỉ gồm có việc theo dõi và bảo dưỡng thiết bị
mà còn theo dõi tình trạng hoạt động của hệ thống một cách thường xuyên (đặc biệt là
theo dõi tình trạng bùn hoạt tính) để xác định khi nào cần điều chỉnh để bù vào những
thay đổi mà có thể ảnh hưởng tới chất lượng dòng ra. Hăy nhớ rằng việc quan sát nhìn,
ngửi và tiếp xúc sẽ cho bạn những dấu hiệu đầu tiên về những vấn đề đang nảy sinh và
chỉ cho bạn những hành động điều chỉnh thích hợp.

5.3. CÁC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRONG CA TRỰC

Phần này sẽ chỉ cho người vận hành cần phải làm gì trong một ca làm việc của
mình. Để nước thải sau xử lý có chất lượng tốt, đồng đều, thì tất cả những người vận
hành theo ca kíp đều tuân theo một kế hoạch như nhau.

5.3.1. Kiểm tra ban đầu

5.3.1.1. Xem xét nhật ký


- Có gì bất thường xảy ra không?
- Kiểm tra lại tình trạng của bơm bùn hồi lưu và bơm bùn thải.
- Mức DO trong bể thiếu, hiếu khí như thế nào? Duy trì DO trong bể lớn hơn 2mg/l trong
bể hiếu khí và dưới 1mg/l đối với bể thiếu khí.
- Kiểm tra pH tại các bể.

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 33
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật môi trường
5.3.1.2. Kiểm tra bằng trực quan quá trình bùn hoạt tính
 Bể hiếu khí
- Có bất cứ bọt nào nổi trên bề mặt không? Nếu có, bọt đó màu trắng, đen và độ dày của
lớp bọt như thế nào?
- Bể có được khuấy trộn đều không?
- Màu bùn trong bể: vàng, đen, trắng đục?
- Mùi: tanh hay thối?
 Quá trình lắng
- Nước trong? Đục?
- Có nhiều bùn nổi trên bề mặt không?
- Đệm bùn (thể tích bùn lắng) trong sau lắng cao hay thấp? Nếu đệm bùn cao, thì phải
kiểm tra để đảm bảo bơm bùn làm việc bình thường. Nếu bơm bùn làm việc bình thường
thì phải kiểm tra chế độ làm việc của bơm bùn và bơm hồi lưu để đặt lại thời gian xả bùn
và hồi lưu bùn cho phù hợp.

5.3.1.3. Chất lượng dòng ra: dòng ra cần sạch và không có chất lơ lửng, độ trong
đạt yêu cầu.

5.3.2. Ghi chép kết quả , kiểm tra và bàn giao


Ghi chép lại kết quả quan sát được và kết quả phân tích thí nghiệm. Khi giao ca
phải bàn giao lại cho người trực ca sau một cách cụ thể. Đặc biệt nếu phát hiện ra điều gì
bất thường trong ca trực của mình phải báo cho người trực ca sau tiếp tục theo dõi và có
biện pháp xử lý.
------------------------------------HẾT-------------------------------------------

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH sản phẩm giấy Go-pak
Page 34

You might also like