Chương 1-Khái Niệm Cơ Bản

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 47

MẠNG MÁY TÍNH

Giảng viên: Nguyễn Thế Lộc


Email: locnt@hnue.edu.vn

1
Thông tin môn học

 Tiên quyết của môn Mạng nâng cao (lớp BCD)


 Tài liệu chính: slide bài giảng
 Tài liệu tham khảo:
 Internet

 “Giáo trình mạng máy tính”, Nguyễn Thế Lộc,

Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2022


 Computer Network, 4
th (2003), 5th (2011), 6th

(2021) A.S. Tanenbaum

2
Đánh giá

 Điểm giữa kỳ:


 Điểm kiểm tra miệng trong giờ

 Bài test: không báo trước

 Thi cuối học phần: trắc nghiệm/vấn đáp

3
Chương I. Khái niệm cơ bản

4
1. Lợi ích của mạng

• Sinh hoạt: Email, chat, Livestream, hội nghị trực


tuyến (Teleconference), hội nghị truyền hình.
• Giáo dục: học liệu điện tử và E-learning
• Khoa học công nghệ: giúp các nhà nghiên cứu kết
nối với đối tác và với các nguồn dữ liệu
• Thương mại, tài chính: thương mại điện tử, E-
Payment, khắc phục những hạn chế của việc thanh
toán bằng tiền mặt
• Văn hóa nghệ thuật, giải trí và thể thao: kênh
truyền hình số, những kênh phim trực tuyến hay
bảo tàng kỹ thuật số
• …
5
1. Lợi ích của mạng

Lợi ích: chia sẻ tài nguyên mạng

Tài nguyên phần cứng:


 Các thiết bị ngoại vi
 CPU, RAM, thiết bị lưu
trữ
Tài nguyên phần mềm
 Dữ liệu
 Thông điệp
 Trình ứng dụng (mạng)

6
Những thiết bị được sử dụng/chia sẻ qua mạng

• Máy in, Laptop, smartphone,


smart TV, smart watch …
Công dụng:
• gửi và nhận tin nhắn thoại
• định vị tức thời
• gửi cảnh báo khi trẻ ra ngoài
vùng an toàn
• … 7
Những thiết bị được sử dụng/chia sẻ qua mạng

8
9
Chia sẻ dữ liệu và trình ứng dụng qua mạng

10
Chia sẻ dữ liệu và trình ứng dụng qua mạng

11
Hiện giờ có lĩnh vực/ngành nào hoàn toàn không sử
dụng mạng?

12
2. Mặt trái của mạng

Đi đôi với ích lợi là tác hại: các vấn đề xã hội


 Môi trường lây lan phần mềm độc hại

 Thư rác (spam)


 Hoạt động của tin tặc: đánh cắp thông tin cá nhân, truy cập trái
phép để phá hoại
 Hoạt động lừa đảo, tống tiền qua mạng
 Tuyên truyền bôi nhọ làm mất danh dự cá nhân hay tổ chức
 ...

13
Người dùng:
 Lười nhớ (search google), ngại động não suy nghĩ (lên mạng
hỏi)
 Nghiện Internet (game, mạng xã hội …)
 Bị ảnh hưởng bởi những văn hóa xấu độc trên mạng
 Bị bắt nạt qua mạng
 ...

14
3. Phân loại mạng
 Phân loại mạng theo phương thức truyền
 Broadcast (Quảng bá)
 Point-to-Point (Điểm nối điểm)
 Phân loại mạng theo quy mô
 PAN
 LAN
 MAN
 WAN
 Phân loại mạng theo lược đồ (topo)
 Bus
 Star
 Ring
 Phân loại mạng theo quan hệ giữa các máy trạm
 Client-Server
 Peer to Peer 15
3.1 Phân loại mạng theo phương
thức truyền

16
Broadcast (Quảng bá)

 Broadcast:
 các trạm dùng chung một kênh
 một trạm gửi tín hiệu lên thì tất cả nhận được
 Ví dụ:
 Loa phường
 phát sóng qua vệ tinh
 Topo Bus và Ring
 nếu cần gửi toàn thể cơ quan => phải dùng địa chỉ
Broadcast

17
Point-to-Point (Điểm nối điểm)

Point-to-Point: tín hiệu chỉ truyền giữa hai máy Phát-


Thu (Gửi - Nhận; Nguồn - Đích)
Ví dụ:
 Loa ống bơ

 Liên lạc qua Switch

18
3.2 Phân loại mạng theo quy mô

19
Phân loại theo quy mô
 Mạng cá nhân PAN (Personal Area Network): cho một người, phạm
vi trong tầm tay. Một user nhiều thiết bị.
 Mạng LAN (Local Area Network): trong phạm vi một văn phòng, một
cơ quan nhỏ, một tòa cao ốc. Số lượng máy trạm từ vài chục đến ba
bốn trăm máy, khoảng cách cỡ vài trăm mét tới vài ngàn mét.
 MAN (Metropolitan Area Network - mạng đô thị): hoạt động trong
phạm vi dưới 100 km. MAN kết nối nhiều mạng LAN
 WAN (Wide Area Network - mạng diện rộng): thường được hình thành
từ nhiều LAN, MAN; chia thành hai loại:
 WAN xí nghiệp (Enterprise WAN)

 WAN công cộng (Internet)

20
VPN (Virtual Private Network - Mạng riêng ảo)

 Là một dạng đặc biệt của mạng LAN: không lắp


đường truyền riêng mà sử dụng Internet. Để bảo
mật, VPN được mã hóa bởi những giao thức
(protocol) như IPSec.
 Cho phép truy cập từ xa tới mạng LAN của cơ quan:
nhân viên đi công tác.
 Cho phép các chi nhánh kết nối với nhau và với trụ
sở chính
 Giúp người dùng truy cập vào các website bị hạn chế
về mặt địa lý, chẳng hạn trang web chỉ cho phép truy
cập nội bộ tại quốc gia đó

21
Giao thức (Protocol)

Các thành phần của mạng muốn kết nối và trao đổi với
nhau thì phải sử dụng cùng một Giao thức :
 Phương thức mã hóa dữ liệu và các mức tín hiệu

 Cấu trúc gói tin

 Cách xử lý lỗi, cách thực hiện những thao tác xử lý

gói tin trên đường truyền


 …

22
Ví dụ về MAN: MAN-E (Metro Ethernet)

Kiến trúc MAN-E của VNPT Hà Nội


(2016)
 4 Core Switch Cisco 7609 nối với
nhau thành vòng Ring 10Gbps
và nối xuống 16 Access Switch
đặt tại các trạm của Công ty
điện thoại 1 và 2 bằng kết nối 1
Gbps.
 Giữa Core Switch và Access Switch là miền MPLS.
 16 Access Switch được nối đến lớp mạng truy cập để cung cấp
dịch vụ cho khách hàng
 Nâng cấp tiếp theo: Ring 50Gbps, kết nối 10Gbps tới các Access
Switch. Miền MPLS-TE

23
Ví dụ về MAN

23/12/2019, chính phủ Nga tuyên bố đã thử nghiệm thành


công việc ngắt hoàn toàn kết nối Internet giữa nước này với
Internet toàn cầu.
Thử nghiệm đã được tiến hành trong nhiều ngày với sự tham
gia của các cơ quan chính phủ, những nhà cung cấp dịch vụ
và công ty Internet địa phương của Nga nhằm đánh giá liệu
mạng nội bộ RuNet của Nga có thể hoạt động ổn định mà
không cần truy cập vào hệ thống DNS toàn cầu và Internet
bên ngoài hay không.
Với lưu lượng khổng lồ ở Nga, RuNet đã trở thành mạng nội
bộ lớn nhất thế giới.
Theo ZDNet tiết lộ, chính phủ Nga đã thử nghiệm và mô
phỏng một số giả thiết có thể xảy ra, bao gồm một cuộc tấn
công mạng khẩn cấp từ những thế lực thù địch nước ngoài.
24
3.3 Phân loại mạng theo lược đồ

25
Phân loại theo Lược đồ mạng (Topo)

Thuật ngữ tiếng Anh Tiếng Việt:


 Topo  Cấu hình mạng,

 Physical layout  Kiến trúc mạng,

 Network design  Lược đồ mạng,

 Network Diagram  Cấu trúc liên kết mạng ...

 Network Map ...

26
Phân loại theo Lược đồ mạng (Topo)
 Kênh truyền: vô tuyến, hữu tuyến
 Hữu tuyến: Bus , Star, Ring

27
Topo

Ngoài ra còn một vài topo khác, hiếm dùng.

Mesh Topology Hierarchical Topology


(Tree)

28
Topo

 Cấu trúc hình học trong việc bố trí các


phần tử của mạng
 Cách sắp xếp bố trí các máy trạm, dây cáp
và các thiết bị mạng cũng như cách nối
chúng với nhau về mặt hình học

29
Bus

Một đường cáp duy nhất kết nối các máy trạm với nhau

30
Bus

Hiện tượng Đụng độ (Collision): trên cùng một đường


truyền có 2 tín hiệu => cùng bị hủy
 Khả năng chịu lỗi kém: Cáp đứt tại 1 vị trí => toàn

mạng mất kết nối


 Khó bảo trì: khó tìm ra chỗ cáp đứt, trong lúc sửa thì
mạng không hoạt động
 Phải dừng mạng khi mở rộng/thu hẹp

 Đã lỗi thời từ lâu

31
Star

Tất cả các máy trạm đều nối vào thiết bị


đấu nối trung tâm (Hub, Switch)

Cáp backbone

32
Topo Star

Khả năng chịu lỗi: một đoạn cáp nhánh đứt => chỉ máy tương ứng
bị ngắt kết nối => dễ bảo trì.
Mạng vẫn hoạt động trong khi bảo trì/nâng cấp
Nếu Switch hỏng?

33
Hub, Switch

 Hub: 1 gói tin gửi tới Hub sẽ được phát lại ra tất cả
các cổng, không phân biệt cổng nào  tăng xung
đột, giảm hiệu suất mạng.
 Switch: ghi nhớ địa chỉ MAC của những thiết bị kết
nối với các cổng, chỉ phát lại gói tin tới cổng có thiết
bị chờ nhận  hạn chế xung đột.

34
Ring

Các máy trạm kết nối với nhau thành vòng tròn, tín hiệu
truyền Broadcast theo một chiều.
Công nghệ Token Ring (chuẩn IEEE 802.5 của IBM) sử
dụng 2 lược đồ:
 Lược đồ logic: Token Passing (chuyển thẻ bài)

 Lược đồ vật lý: Star

35
Token Passing

 Có duy nhất một token luân chuyển theo một chiều.


 Trạm nào nhận được token thì được quyền phát dữ
liệu trong một thời hạn nhất định => hoàn toàn loại
trừ hiện tượng xung đột

36
Lược đồ vật lý

37
MAU (Multi station Access Unit) của topo vật lý

38
Ring

 Lược đồ vật lý là Star  có những ưu điểm như topo


Star (dễ mở rộng, dễ bảo trì)
 Tương đối ổn định khi số máy trạm lớn
 Hiện vẫn còn được sử dụng ở một số nơi, ví dụ như
chuẩn FDDI dùng cáp quang và truyền tín hiệu theo
phương pháp chuyển thẻ bài (Token Passing)

39
3.4 Phân loại mạng theo quan
hệ giữa các máy trạm

40
Mạng theo mô hình Khách-Chủ (Client-Server)

Máy chủ (server) hoạt động 24/7 để nhận và xử lý


yêu cầu dịch vụ từ các máy khách (client).
Ví dụ: server của các trang web thương mại điện
tử luôn thường trực để xử lý những yêu cầu xem
hàng, đặt mua hàng được gửi từ client của khách
hàng
Còn gọi là Kiến trúc Khách-Chủ

41
Mạng theo mô hình Ngang hàng (Peer to Peer - P2P)

 Không có sự hiện diện của server


 2 ứng dụng mạng giao tiếp trực tiếp giữa 2 PC của
người dùng mà không thông qua server
 Phần mềm ứng dụng chạy trên mô hình Ngang hàng
không thuộc sở hữu của nhà cung cấp dịch vụ nào
 Những người dùng giao tiếp với nhau một cách
ngang hàng vì thế kiến ​trúc được gọi là ngang hàng
 Ví dụ: ứng dụng chia sẻ tệp BitTorrent

42
4. Mô hình mạng

Lợi ích của mô hình mạng:


 Vào thời sơ khai của ngành mạng, công nghệ bị kìm
hãm vì thiếu sự cạnh tranh
 Những năm 80, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO

(International Organization of Standard) ban hành


Mô hình OSI (Open Systems Interconnection
reference model)
 Hãng sản xuất nào tuân theo chuẩn (do đó sẽ tương
thích với sản phẩm của hãng khác) thì sẽ được thị
trường chấp nhận

43
Nguyên lý phân tầng

 Để làm giảm độ phức tạp cho việc thiết kế mạng


 Mỗi thành phần của mạng, chẳng hạn như một máy
trạm, được xem như một cấu trúc gồm nhiều tầng
(layer)

44
Nguyên lý phân tầng
 Mục đích của mỗi tầng là cung cấp dịch
vụ cho tầng trên. Khi tầng trên gửi yêu
cầu xuống, tầng dưới giải quyết được
một phần, phần còn lại được chuyển tiếp
xuống các tầng bên dưới.
 Mỗi tầng đều cố gắng trở nên "trong
suốt" đối với các tầng bên trên
 Nhờ sự "trong suốt" của các tầng dưới,
mỗi tầng đều hoạt động như thể đang
giao tiếp trực tiếp với tầng đối tác cùng
mức ở bên kia đường truyền.
 Giao tiếp giữa 2 tầng đồng mức tuân
theo giao thức (protocol) ở tầng đó
 Thực sự thì giao tiếp xảy ra giữa một
tầng và tầng ngay bên dưới nó. Dòng dữ
liệu từ mỗi tầng không đi thẳng sang
tầng đồng mức mà đi xuống tầng dưới
45
Mô hình TCP/IP
Robert E. Kahn và Vinton Cerf giới thiệu lần đầu vào năm 1974,
đặt tên theo hai giao thức TCP và IP:
 Ứng dụng (Application)

 Giao vận (Transport)


 Internet
 Liên kết mạng (Link, tên khác là Network Access)

OSI TCP/IP
Application
Presentation Application
Session
Transport Transport
Network Internet
Data Link
Link
Physical
46
Trong giáo trình này

 Tầng Ứng dụng (Application layer) = Ứng dụng


(Application) + Trình bày (Presentation) + Phiên
(Session) của mô hình OSI
Các tầng còn lại tương đương với tầng cùng tên của mô
hình OSI
 Tầng Giao vận (Transport layer)

 Tầng Mạng (Network layer)

 Tầng Liên kết dữ liệu (Data link layer)

 Tầng Vật lý (Physical layer)

47

You might also like