Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM




KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN TRÌNH BÀY MÔN:


Chủ nghĩa xã hội khoa học

ĐỀ TÀI 5:
VẤN ĐỀ LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KÌ QUÁ
ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN KHÁNH VÂN

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM 6

-THỰC HIỆN NĂM 2021-


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN TRÌNH BÀY MÔN:


Chủ nghĩa xã hội khoa học
ĐỀ TÀI 5:
VẤN ĐỀ LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KÌ QUÁ
ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN KHÁNH VÂN

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM 6

-THỰC HIỆN NĂM 2021-


Nhận xét của giảng viên Điểm

Danh sách nhóm 6


STT HỌ TÊN LỚP CÔNG VIỆC THỰC MỨC ĐỘ HOÀN KÝ TÊN
HIỆN THÀNH

1 Bùi Thế Phương An MRC01 -Hoàn thiện nội dung


phần III, soạn bài
powerpoint

2 KIC02 - Hoàn thiện nội dung


Phạm Quốc Anh
phần I.1, phần II.2,
thuyết trình bài
powpoint

3 KIC02 - Hoàn thiện nội dung


Lê Thanh Hằng
phần I.2, tổng hợp bài
tiểu luận.

4 KIC02 -Hoàn thiện nội dung


Phạm Thị Anh Thư
phần II.2, soạn bài
powpoint

5 KIC02 Hoàn thiện nội dung


Nguyễn Phúc Hưng
phần I.1 và I.2.

6 KIC02 - Hoàn thiện nội dung


Nguyễn Thị Minh Thư
phần II.1, tổng hợp bài
tiểu luận.

7 KIC02 - Hoàn thiện nội dung


Nguyễn Ngọc Bảo
Long
phần II.1, phần mở đầu
và thuyết trình
powpoint.

MỤC LỤC
PHẦN I: Chủ nghĩa của Mác- Lênin về tính tất yếu của giai cấp, tầng lớp.. 1
1. Tất yếu chính trị- xã hội của liên minh giai cấp, tầng lớp..............................1
2. Tất yếu kinh tế của liên minh giai cấp tầng lớp.............................................2
PHẦN II: Vấn đề liên minh giai cấp tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam......................................................................................3
1. Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam....................................................................................3
a. Nội dung kinh tế liên minh..........................................................................3
b. Nội dung chính trị của liên minh................................................................4
c. Nội dung văn hóa xã hội của liên minh.......................................................4
2. Phương hướng cơ bản để tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.......................................................5
PHẦN III: Kết luận.............................................................................................7

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong thời kì quá độ, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi phức tạp, đa dạng theo
từng giai đoạn, làm xuất hiện các tầng lớp xã hội mới. Xuyên suốt cả quá trình
ấy, cơ cấu xã hội – giai cấp phát triển trong mối quan hệ vừa có sự mâu thuẫn,
vừa có liên minh, kéo gần lại khoảng cách giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã
hội, xóa dần những mối quan hệ bất hòa giữa công – nông – trí thức. Mặc dù là
giai cấp giữ vai trò chủ đạo, tiên phong trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới, nhưng nếu không biết hợp tác với các thế lực khác trong xã
hội, giai cấp công nhân sẽ luôn ‘đơn độc’ và cuộc cách mạng vô sản trở thành
‘bài đơn ca ai điếu’. Liên minh giai cấp là một trong những nội dung quan trọng
của lý luận Mác-xít về giai cấp và đấu tranh giai cấp; là một tất yếu khách quan
của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Thực tiễn các cuộc đấu tranh giai
cấp, dân tộc của nhân loại trong quá khứ đã chứng minh tính tất yếu của liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trong cuộc cách mạng dành
chính quyền cũng như công cuộc bảo vệ chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Ở Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh đã nói rõ: “Cách mạng Việt Nam phải
lấy liên minh công nông làm gốc; Liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của
Đảng là cốt lõi của khối đoàn kết toàn dân tộc; Để chiến thắng chủ nghĩa đế
quốc, giai cấp công nhân phải liên minh tất cả các giai cấp bị áp bức bóc lột và
nhân loại yêu chuộng hòa bình, công lý”.
PHẦN I: Chủ nghĩa của Mác- Lênin về tính tất yếu của giai cấp, tầng lớp.
Sau khi tổng kết thực tiễn và phong trào công nhân ở châu Âu (Anh, Pháp
giữa cuối thế kỷ XIX), C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa đến kết luận rằng những
cuộc cách mạng sắp tới chỉ thể đi đến thắng lợi nếu giai cấp nông dân ủng hộ
những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. C.Mác nhấn mạnh rằng chỉ có thể ở
trong trường hợp đó “cách mạng vô sản mới thực hiện được bản đồng ca mà nếu
không có nó thì trong tất cả các quốc gia nông dân, bản đơn ca của cách mạng
vô sản sẽ trở thành bài ca vô điếu”.
Trong thời kỳ đầu của thời kỳ quá độ, V.I.Lenin đã chỉ rõ, giai cấp công nhân
không chỉ liên minh với giai cấp công nhân mà còn với các tầng lớp lao động
khác như tiểu thương, tiểu tư sản, tiểu thủ, thợ thủ công, tri thức,… để tạo thành
sức mạnh hoàn thành nhiệm vụ chung. Tri thức có vai trò quan trọng trong khối
liên minh công – nông.
1. Tất yếu chính trị- xã hội của liên minh giai cấp, tầng lớp.
- Liên minh giai cấp, tầng lớp:
• Là quy luật phổ biến.
• Là động lực cho sự phát triển của xã hội có giai cấp.
- Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, liên minh giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động là điều kiện đảm bảo cho thắng
lợi của cuộc cách mạng. V.I Lênin chỉ rõ: “Nếu không liên minh với giai cấp
nông dân thì không thể có được chính quyền của giai cấp vô sản, không thể nghĩ
được đến việc duy trì chính quyền đó... Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là
duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể
giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước”.
- Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân, giai cấp nông
dân và tầng lớp lao động khác vừa là lực lượng sản xuất cơ bản, vừa là lực lượng
chính trị xã hội to lớn. Nếu thực hiện tốt khối liên minh giữa giai cấp công nhân,
nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, trong đó trước hết là với trí
thức thì không những xây dựng được cơ sở kinh tế vững mạnh mà chế độ chính
trị xã hội chủ nghĩa cũng ngày càng được củng cố vững chắc. Khẳng định vai trò
của trí thức trong khối liên minh, V.I Lênin viết: “ Trước sự liên minh của các
đại biểu khoa học, giai cấp vô sản và giới kỹ thuật, không một thế lực đen tối
nào đứng vững được”.

2. Tất yếu kinh tế của liên minh giai cấp tầng lớp.

1
- Liên minh giai cấp, tầng lớp yêu cầu:
• Khách quan của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế.
• Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho chủ nghĩa xã hội.
- Mỗi lĩnh vực của nền kinh tế chỉ phát triển sản xuất và tạo thành nền cơ cấu
kinh tế quốc dân thống nhất. Chính những biến đổi trong cơ cấu kinh tế này đã
và đang từng bước tăng cường khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp xã hội khác.
- Liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và trí thức xuất phát từ
nhu cầu và lợi ích kinh tế của họ nên các chủ thể của các lĩnh vực công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ, khoa họ và công nghệ,... tất yếu phải gắn bó, liên minh
chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện những nhu cầu và lợi ích kinh tế chung của
mình.
→Liên minh giai cấp, tầng lớp góp phần nâng cao lợi ích kinh tế.
- Bên cạnh sự thống nhất về lợi ích kinh tế cũng xuất hiện những mâu thuẫn
lợi ích ở nhiều mức độ khác nhau. Do đó, để đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất
của khối liên minh cần phát hiện những mâu thuẫn để có những giải pháp kịp
thời, phù hợp để giải quyết mẫu thuẫn nhằm tạo sự đồng thuận và tạo động lực
thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nước, đồng thời tăng cường khối liên minh
ngày càng bền chặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân.
- Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ, là sự liên minh kết hợp,
hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau,… giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội nhằm thực hiện
nhu cấu và lợi ích của các chủ thể trong khối liên minh, đồng thời tạo ra động
lực thực hiện thắng lợi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

PHẦN II: Vấn đề liên minh giai cấp tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.

2
1. Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, việc tổ chức khối liên minh vững
mạnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để thực hiện những nội dung cơ bản của
liên minh.
a. Nội dung kinh tế liên minh.
- Nội dung kinh tế là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vật chất kĩ-
thuật vững chắc của liên minh trong thời kỳ quá độ. Nội dung kinh tế liên minh
ở nước ta trong thời kì quá độ được cụ thể hóa ở các điểm sau đây:
- Phải xác định thực trạng, tiềm năng kinh tế của cả nước và sự hợp tác quốc
tế, từ đó mà xác định dúng cơ cấu kinh tế gắn liền với nhu cầu kinh tế của công
nhân, nông dân, tri thức và của toàn thể xã hội. Đảng ta xác định cơ cấu kinh tế
chung của nước ta là: “Công –nông nghiệp-dịch vụ”. Trong điều kiện hiện nay,
Đảng ta còn xác định “từng bước phát triển kinh tế tri thức, từ đó mà tăng cường
liên minh công –nông-trí thức”
- Trên cơ sở kinh tế, các nhu cầu kinh tế phát triển dưới nhiều hình thức hợp
tác, liên kết, giao lưu…trong sản xuất, lưu thông phân phối giữa công nhân,
nông dân, trí thức, giữa các lĩnh vực công nhiệp-nông nghiệp-khoa học công
nghệ và dịch vụ khác, giữa các địa bàn, vùng miền dân cư trong cả nước; giữa
nước ta và nước khác.
- Từng bước hình thành quan hệ sản xuất CNXH trong quá trình thực hiện
liên minh. Việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải được thể hiện
qua việc đa dạng và đổi mới các hình thức hợp tác kinh tế, hợp tác xã, kinh tế hộ
gia đình, trang trại, dịch vụ ở nông thôn. Trong quá trình hình thành quan hệ sản
xuất phải trên cơ sở công hữu hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu, kinh tế nhà nước
vươn lên giữ vai trò chủ đạo, cùng kinh tế tập thể làm nền tảng cho nền kinh tế
cả nước, theo định hướng XHCN.
- Nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta còn thể hiện ở vai trò của Nhà
nước. Nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện liên minh. Vai
trò của Nhà nước đối với nông dân thể hiện qua chính sách khuyến nông. Các tổ
chức khuyến nông, các cơ sở kinh tế nhà nước có những chính sách hợp lí thể
hiện quan hệ của mình đối với nông dân, tạo điều kiện cho liên minh phát triển
nông nghiệp và nông thôn, không chỉ là một ngành kinh tế, một khu vực kinh tế
mà còn là một lĩnh vực mang ý nghĩa sinh thái xã hội. Đối với tri thức, nhà nước
cần phải đổi mới và hoàn chỉnh các luật, chính sách có liên quan trực tiếp đến sở
hữu trí tuệ như chính sách về phát triển khoa hoc công nghệ, giáo dục và đào
tạo, bảo vệ quyền tác giả, về báo chí, xuất bản, về văn học nghệ thuật…hướng

3
các hoạt động của tri thức vào việc phục vụ công-nông, gắn với cơ sở sản xuất
và đời sống toàn xã hội.
b. Nội dung chính trị của liên minh.
- Một là: Mục tiêu, lợi ích chính trị cơ bản nhất của giai cấp công nhân, giai
cấp nông dân, đội ngũ trí thức và của cả dân tộc ta là: độc lập dân tộc và CNXH.
Nhưng đạt được mục tiêu, lợi ích chính trị cơ bản đó khi giá trị tư tưởng cực
hiện liên minh lại không thể dung hòa lập trường chính trị của ba giai tầng mà
phải trên lập trường tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân. Bởi vì, chỉ có
phấn đấu thực hiện muc tiêu lí tưởng thì mới thực hiện được đồng thời cả nhu
cầu lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp công nhân, nông dân, trí thức và của dân
tộc là ĐLDT và CNXH.
- Hai là: Khối liên minh chiến lược này do đảng của giai cấp công nhân lãnh
đạo thì mới có đường lối chủ trương đúng đắn để thực hiện liên minh, thực hiện
quá trình giữ vững ĐLDT và xây dựng CNXH thành công. Do đó, ĐCS từ trung
ương tới cơ sở phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức lãnh đạo khối
liên minh và lãnh đạo xã hội là vấn đề có ý nghĩa như một nguyên tắc về chính
trị của liên minh. Trong thời kì quá độ lên CNXH, liên minh công nông trí thức
ở nước ta còn làm nòng cốt cho liên minh chính trị rộng lớn nhất là mặt trận tổ
quốc, là cơ sở để xây dựng nền dân chủ XHCN, đồng thời là nền tảng cho nhà
nước XHCN ngày càng được củng cố lớn mạnh để bảo vệ tổ chức và xây dựng
CNXH.
- Ba là: Nội dung chính trị của liên minh không tách rời nôi dung, phương
thức đổi mới hệ thống chính trị trên pham vi cả nước. Dưới góc độ của liên
minh, cần cụ thể hóa viêc đổi mới về nội dung tổ chức và phương thức hoạt
động của các tổ chức chính trị trong giai cấp công nhân, nông dân, trí thức. Nội
dung chính trị cấp thiết nhất hiện nay là triển khai thực hiện “quy chế dân chủ cơ
sở”, nhất là ở khu vực nông thôn.
c. Nội dung văn hóa xã hội của liên minh.
- Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Nội dung xã hội mang ý nghĩa kinh tế và chính trị cấp thiết trước mắt của
liên minh là tạo nhiều việc làm có hiệu quả, đồng thời kết hợp các giải pháp cứu
trợ, hỗ trợ để xóa đói, giảm nghèo cho công nhân, nông dân và trí thức.
- Đổi mới và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ xã
hội trong công nhân, nông dân, trí thức cũng là nội dung xã hội cần thiết, đồng
thời còn mang ý nghĩa giáo dục truyền thống, đạo lý, lối sống… cho toàn xã hội
và thế hệ mai sau.

4
- Nâng cao dân trí là nội dung cơ bản, lâu dài. Trước mắt tập trung vào việc
củng cố thành tựu xóa mù chữ, trước hết là đối với nông dân, nhất là ở miền núi.
Nâng cao kiến thức về khoa học công nghệ, về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội. Khắc phục các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu, các biểu hiện tiêu cực như
tham nhũng, quan liêu. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Gắn quy hoạch phát triển công nghiệp, khoa học công nghệ với quy hoạch
phát triển nông thôn, đô thị hóa, công nghiệp hóa nông thôn với kết cấu hạ tầng
ngày càng thuận lợi và hiện đại. Xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể
thao, các công trình phúc lợi công cộng 1 cách tương xứng, hợp lý ở các vùng
nông thôn, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
 Có như vậy, nội dung liên minh mới toàn diện và đạt mục tiêu của định
hướng XHCN và mới làm cho công- nông- trí thức cũng như các vùng,
miền, dân tộc xích lại gần nhau trên thực tế.
2. Phương hướng cơ bản để tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giải quyết tốt mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội tạo môi trường và
điều kiện thúc đẩy biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp theo hướng tích cực.
+ Cơ cấu xã hội muốn biến đổi theo hướng tích cực phải dựa trên cơ sở tăng
trưởng và phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Bởi vì chỉ có một nền kinh tế phát
triển năng động, hiệu quả, dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ hiện
đại mới có khả năng huy động các nguồn lực cho phát triển xã hội một cách
thường xuyên và bền vững.
+ Tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển văn hóa, đảm bảo tiến bộ, công bằng
xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường là cơ sở và điều kiện thuận lợi cho
những biến đổi tích cực của cơ cấu xã hội, đồng thời hạn chế những ảnh hưởng
tiêu cực của nó đến biến đổi cơ cấu xã hội, nhất là cơ cấu xã hội- giai cấp.
- Xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách xã hội tổng thể, đặc biệt là các
chính sách liên quan đến cơ cấu xã hội – giai cấp, nhằm tác động tạo sự biến đổi
tích cực cơ cấu xã hội.
+ Trong hệ thống chính sách xã hội, các chính sách liên quan đến cơ cấu xã
hội- giai cấp cần được đặt lên vị trí hàng đầu. Cần có sự quan tâm thích đáng và
phù hợp đối với mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
- Đoàn kết, tạo sự đồng thuận trong khối liên minh và toàn xã hội.
+ Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khối liên minh, của việc phát
huy vai trò của mọi thành phần trong cơ cấu xã hội- giai cấp, từ đó xây dựng chủ

5
trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với từng đối tượng để tạo động lực và tạo
sự đồng thuận xã hội.
- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy
mạnh phát triển khoa học và công nghệ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để
phát huy vai trò của các chủ thể trong khối liên minh.
+ Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội. Tiếp tục
đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; xây dựng nông thôn mới; phát triển tri thức,
nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của các ngành, lĩnh vực là phương thức
căn bản và quan trọng để thực hiện và tăng cường liên minh giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ở Việt Nam hiện nay.
- Đổi mới hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội nhằm tăng cường khối liên minh và xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân.
+ Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tăng cường
liên minh giai cấp, tầng lớp và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát triển
bền vững đất nước.
+ Nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà nước theo hướng tinh giản, hiệu
quả, xây dựng Nhà nước phục vụ, kiến tạo phát triển nhằm tạo môi trường và
điều kiện thuận lợi cho cac thành viên trong xã hội được phát triển một cách
công bằng trước pháp luật. Mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước phải nhằm
phục vụ, bảo vệ và vì lợi ích căn bản chính đáng của các giai cấp, tầng lớp trong
xã hội.

PHẦN III: KẾT LUẬN


Liên minh giai cấp là yêu cầu khách quan của các cuộc đấu tranh giai cấp
trong lịch sử. Trên cơ sở lợi ích, các giai cấp có thể liên minh với nhau vì mục
tiêu chung. Sự liên minh giữa các giai cấp có thể chỉ mang tính sách lược, tình
thế, tạm thời; nhưng cũng có thể là liên minh chiến lược, dựa trên cơ sở lợi ích
căn bản, lâu dài trong suốt cả quá trình đấu tranh giai cấp. Tóm lại, trong giai
đoạn cách mạng mới, nếu ta còn coi nhẹ việc đổi mới nhận thức vấn đề liên

6
minh giai cấp nói chung và liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và tầng lớp trí thức nói riêng, thì không thể giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn
được đặt ra trong giai đoạn cách mạng hiện nay, và có thể gây ảnh hưởng tới sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của nhân dân ta.
 Ý nghĩa nghiên cứu:
Trên cơ sở hệ thống hóa những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về liên minh giai cấp, tiểu luận nghiên cứu về vấn đề liên
minh giai cấp trong quá trình phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp nói chung,
sau đó rút ra cái phổ biến và đặc trưng của liên minh giai cấp trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường khối liên minh giai cấp công nhân, nông dân, trí thức trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tư liệu tham khảo

1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học thuộc Khoa Khoa học xã hội tổ chức
biên soạn cuốn : “ Tài liệu Hướng dẫn ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa
học”.
2. Trang Web: https://123doc.net/document/1095770-noi-dung-co-ban-cua-
lien-minh-giua-cong-nhan-voi-nong-dan-va-tri-thuc-trong-thoi-ki-qua-do-
len-cnxh-o-viet-nam.htm
3. Trang Web : https://sites.google.com/site/drcongcuu/cau-25

7
4. Trang Web: https://loigiaihay.com/lien-minh-giua-giai-cap-cong-nhan-voi-
giai-cap-nong-dan-va-cac-tang-lop-lao-dong-khac-trong-cach-mang-xa-hoi-
chu-nghia-c126a20312.html#ixzz6tyhSMqjF
5. TrangWeb:http://dlib.ptit.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?
subfolder=15/06/54/
&doc=150654166190414580594420756360868595703&bitsid=648ab9c0-
c2fb-4ce5-8705-5b6e24bf6bd8&uid=
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb CTQG, H.2016,tr 124.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 199.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. (Bổ sung và phát triển năm 2011, Nhà xuất bản Sự
Thật, Hà Nội, 2011)

You might also like