Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II


Môn: Ngữ văn 7
H
S
P
HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT
NGUYỄN TẤT THÀNH
Năm học 2019 – 2020

A. PHẦN VĂN BẢN


HS ôn tập các văn bản sau:
- Tục ngữ
+ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
+ Tục ngữ về con người và xã hội
- Văn bản nghị luận
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
+ Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)
- Truyện ngắn: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)

I. Yêu cầu về kiến thức


Với các văn bản trên, HS cần nắm được các kiến thức như sau:
STT Tên tác phẩm Yêu cầu về kiến thức cần nắm chắc, biết bàn luận
1 Tục ngữ về HS trình bày được:
thiên nhiên và - Nội dung các câu tục ngữ: những kinh nghiệm quý báu trong
lao động sản việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản
xuất xuất của ông cha.
- Nghệ thuật: lối nói ngắn gọn, có nhịp điệu, giàu hình ảnh.
2 Tục ngữ về HS trình bày được:
con người và - Nội dung các câu tục ngữ: những bài học bổ ích về phẩm chất
xã hội con người; về học tập, tu dưỡng và cách ứng xử của con người
trong cuộc sống.
- Nghệ thuật: lối nói ngắn gọn, có nhịp điệu, giàu hình ảnh so
sánh, ẩn dụ.
3 Tinh thần yêu - Nội dung: HS cần trình bày được:
nước của nhân + Lòng yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta.
dân ta + Biểu hiện của lòng yêu nước, đặc biệt là trong đấu tranh
ngoại xâm và bảo vệ độc lập dân tộc.
+ Nhiệm vụ của chúng ta để thể hiện và phát huy tinh thần yêu
nước.
- Nghệ thuật: HS cần xác định được bố cục, chỉ ra cách lập luận
và dẫn chứng của văn bản.
4 Đức tính giản - Nội dung: HS cần trình bày được biểu hiện đức tính giản dị
dị của Bác Hồ của Bác Hồ (trong đời sống, trong quan hệ với mọi người,
trong lời nói và bài viết).
- Nghệ thuật: HS cần chỉ ra được nghệ thuật nghị luận của văn
1
bản, đó là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng; chứng
minh kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
5 Sống chết mặc - Nội dung: HS cần trình bày được:
bay + Hình ảnh nhân vật quan phụ mẫu (lối sống xa hoa, ham chơi
bời, thờ ơ, vô trách nhiệm, hách dịch, tàn nhẫn, táng tận lương
tâm).
+ Hoàn cảnh nghìn sầu muôn thảm của nhân dân do thiên tai và
cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây ra.
+ Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
- Nghệ thuật: HS cần chỉ rõ và nêu được tác dụng của:
+ Phép tương phản và tăng cấp
+ Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện
II. Các dạng bài tập
Trả lời câu hỏi đọc - hiểu về tác giả, tác phẩm:
1. Xác định nguồn gốc đoạn trích/văn bản: tên tác giả, tên tác phẩm, thể loại…
2. Giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
3. Cảm nhận về nhân vật
4. Cảm nhận các chi tiết nghệ thuật, hình ảnh đặc sắc trong tác phẩm
5. Liên hệ nội dung của văn bản với thực tế đời sống

B. PHẦN TIẾNG VIỆT


STT Nội dung ôn tập Kiến thức cần nhớ Bài tập luyện tập
1 Rút gọn câu - Khái niệm
- Mục đích
2 Câu đặc biệt - Khái niệm
- Tác dụng
3 Thêm trạng ngữ cho câu - Ý nghĩa
- Công dụng
4 Chuyển đổi câu chủ - Khái niệm câu chủ động và
động thành câu bị động câu bị động Làm các dạng BT
- Cách chuyển đổi câu chủ trong SGK và SBT
động thành câu bị động
5 Liệt kê - Khái niệm
- Các kiểu liệt kê
- Tác dụng
6 Dấu câu: dấu chấm Công dụng
lửng, dấu chấm phẩy,
dấu gạch ngang

C. PHẦN TẬP LÀM VĂN


2
I. Yêu cầu về kiến thức
HS cần nắm vững những kiến thức về kiểu bài nghị luận chứng minh (khái niệm,
đặc điểm, cách làm bài văn nghị luận chứng minh).
II. Các dạng bài tập
- Trả lời câu hỏi
- Viết bài văn chứng minh một nhận định, một câu tục ngữ.

D. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA VÀ MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO


I. Cấu trúc đề kiểm tra
- Có 2 phần:
+ Phần 1: Kiểm tra kiến thức về Tiếng Việt, văn bản, kĩ năng đọc hiểu văn bản.
+ Phần 2: Viết bài Tập làm văn
- Thời gian làm bài: 90 phút
II. Một số đề tham khảo
Đề 1
Phần I (4 điểm).
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
[…] Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong,
Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân
dân hiểu được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta
cũng như của thời đại là giản dị:"Không có gì quí hơn độc lập, tự do","Nước Việt Nam
là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không
bao giờ thay đổi"...Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và
bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ
nghĩa anh hùng cách mạng.[…]
(Sách Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai? Văn bản đó được viết theo
phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu
hơn về đức tính giản dị của Hồ Chủ tịch?
Câu 3. Chỉ ra trạng ngữ có trong câu in đậm và nêu công dụng của trạng ngữ đó.
Câu 4. Em đã học tập được những gì ở Hồ Chủ tịch qua văn bản đã xác định ở câu 1?
Phần II (6 điểm)
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên
kim.

Đề 2
Phần 1. (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
[…] “Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh
3
vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa mọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang
trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực
người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to”.[…]
(Sống chết mặc bay, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
1. Văn bản Sống chết mặc bay được viết theo thể loại nào? Ai là tác giả?
2. Xác định và cho biết tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn trích.
3. Đọc đoạn trích trên, em cảm nhận như thế nào về nhân vật quan?
4. Khi nghe tiếng kêu vang trời dậy đất, mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn
điềm nhiên. Nếu là người dân trong truyện, ở hoàn cảnh đó, em mong đợi nhân vật quan
làm gì?
Phần II (5 điểm)
Bác Hồ đã từng nói:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
Em hiểu lời dạy trên của Bác như thế nào? Hãy chứng minh tính đúng đắn của lời
dạy đó.

Chúc em ôn tập và kiểm tra tốt!

You might also like