FILE 20190214 170542 Ti

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 70

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

TÌM HIỂU HỆ THỐNG PHANH

TRÊN DÒNG XE TOYOTA INNOVA 2017

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Huỳnh Phước Sơn

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Gia Hưng

MSSV: 17645082

Lớp: 17645SP2A

TP.Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP


Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Ô tô

Đề tài:

TÌM HIỂU HỆ THỐNG PHANH

TRÊN DÒNG XE TOYOTA INNOVA 2017

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Huỳnh Phước Sơn

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Gia Hưng

MSSV: 17645082

Lớp: 17645SP2A

TP.Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2018

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ
THUẬT TP. HCM
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


Tên đề tài: Tìm hiểu hệ thống phanh trên dòng xe Toyota Innova 2017
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Gia Hưng MSSV: 17645082 Hội đồng:…………
Ngành đào tạo: Công nghệ Kỹ thuật Ôtô.
I. NHẬN XÉT
1. Về hình thức trình bày & tính hợp lý của cấu trúc đề tài:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
2. Về nội dung (đánh giá chất lượng đề tài, ưu/khuyết điểm và giá trị thực tiễn)
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
III. ĐỀ NGHỊ VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Đề nghị (cho phép bảo vệ hay không): .. .................................................................
2. Điểm đánh giá (theo thang điểm 10): .... ..................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2018
Giảng viên
(Ký & ghi rõ họ tên)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
TP. HCM
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN


Tên đề tài: Tìm hiểu hệ thống phanh trên dòng xe Toyota Innova 2017
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Gia Hưng MSSV: 17645082
Ngành đào tạo: Công nghệ Kỹ thuật Ôtô.
I. NHẬN XÉT
1. Về hình thức trình bày & tính hợp lý của cấu trúc đề tài:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
2. Về nội dung (đánh giá chất lượng đề tài, ưu/khuyết điểm và giá trị thực tiễn)
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
III. ĐỀ NGHỊ VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Đề nghị (Cho phép bảo vệ hay không): . .................................................................
2. Điểm đánh giá (theo thang điểm 10): .... .................................................................
TP.HCM, ngày 17 tháng 12 năm 2018
Giảng viên phản biện
(Ký, ghi rõ họ tên)
LỜI CÁM ƠN

Đề tài “Tìm hiểu hệ thống phanh trên dòng xe Toyota Innova 2017” là nội dung em được
phân công để nghiên cứu và làm tiểu luận tốt nghiệp sau một năm rưỡi năm theo học chương
trình đại học, hệ vừa học vừa làm chuyên ngành cơ khí động lực tại trường đại học sư phạm
kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện tiểu luận này, lời đầu tiên em xin chân
thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Huỳnh Phước Sơn thuộc Khoa cơ khí động lực  – trường đại
học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, thầy đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em
trong suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thiện tiểu luận này. Ngoài ra em xin chân thành
cảm ơn các thầy, các cô khoa cơ khí động lực đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận
văn.

Nhân dịp này, em cũng xin cảm ơn tất cả các thầy, cô trường đại học sư phạm kỹ thuật thành
phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, tạo nhiều điều kiện và dành nhiều thời
gian quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2018


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Gia Hưng


MỤC LỤC

TỔNG QUAN 1
CHƯƠNG 1. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG PHANH
TRÊN DÒNG XE TOYOTA INNOVA 2017 2
1.1 Bầu trợ lực phanh và cụm xy lanh phanh chính 2
1.1.1 Bầu trợ lực phanh 3
1.1.2 Cụm xy lanh phanh chính 5
1.2. Hệ thống phanh trước 7
1.2.2. Nguyên lí hoạt động 9
1.3. Hệ thống phanh sau và phanh đậu xe 9
1.3.1. Hệ thống phanh sau 9
1.3.2. Hệ thống phanh đậu xe 11
1.4. Bộ chấp hành phanh 12
1.5. Các cảm biến và công tắc 14
1.6. Các hệ thống an toàn trang bị trên xe Toyota Innova 2017 17
1.6.1. Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) và phân phối lực phanh điện tử (EBD) 18
1.6.3. Hệ thống điều khiển lực kéo (TRC) 23
1.6.4. Hệ thống ổn định thân xe (VSC) 24
1.6.6. Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc 30
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG
PHANH TRÊN DÒNG XE TOYOTA INNOVA 2017 31
2.1. Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh xe Innova 2017 31
2.1.1. Kiểm tra hoạt động của bộ trợ lực phanh 31
2.1.2. Kiểm tra và điều chỉnh bàn đạp phanh 32
2.1.3. Kiểm tra và thay thế dầu phanh 35
2.1.5. Kiểm tra và bảo dưỡng phanh trước 37
2.1.6. Kiểm tra và bảo dưỡng phanh sau 40
2.1.7. Kiểm tra và điều chỉnh phanh đậu xe 41
2.2. Các hư hỏng ở hệ thống phanh trên xe Innova 2017 43
2.2.1. Các hư hỏng thông thường 43
2.2.2. Các hư hỏng ở hệ thống an toàn 45
KẾT LUẬN 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Hệ thống phanh trên xe Toyota Innova 2017 2


Hình 1.2 Bộ trợ lực phanh và cụm xy lanh phanh chính 3
Hình 1.3 Bộ trợ lực phanh chân không 4
Hình 1.4 Cụm xy lanh phanh chính với bình chứa dầu phanh 6
Hình 1.5 Xy lanh chính 6
Hình 1.6 Cụm phanh trước 8
Hình 1.7 Các chi tiết trong cụm phanh phía trước 8
Hình 1.8 Các chi tiết trong càng phanh đĩa 9
Hình 1.9 Cấu tạo hệ thống phanh sau 10
Hình 1.10 Các chi tiết trong xy lanh phanh phía sau 11
Hình 1.11 Hệ thống phanh đỗ trên xe Innova 2017 12
Hình 1.12 Bộ chấp hành phanh 13
Hình 1.13 Hình ảnh thực tế bộ chấp hành phanh trên xe Innova 2017 13
Hình 1 14 Sơ đồ bộ chấp hành phanh 14
Hình 1.15 Xung do cảm biến tốc độ cung cấp 15
Hình 1.16 Cảm biến tốc độ bánh xe phía trước và phía sau 15
Hình 1.17 Cảm biến góc xoay vô lăng 16
Hình 1.18 Cảm biến độ lệch (Yaw rate) 16
Hình 1.19 Công tắc VSC OFF 17
Hình 1.20 Sơ đồ tín hiệu input và output của các hệ thống an toàn 18
Hình 1.21 Chức năng của ABS 19
Hình 1.22 Minh họa chức năng của EBD 19
Hình 1.23 Minh họa chức năng của EBD 20
Hình 1.24 Ba chế độ tăng-giữ-giảm áp trong bộ chấp hành khi ABS và EBD hoạt động 20
Hình 1.25 So sánh giữa xe không có BA và xe có BA 21
Hình 1.26 Minh họa chức năng của phanh khẩn cấp 22
Hình 1.27 Hoạt động của bộ chấp hành khi phanh khẩn cấp hoạt động 22
Hình 1.28 Minh họa chức năng của TRC 23
Hình 1.29 Hoạt động của bộ chấp hành khi TRC hoạt động 24
Hình 1.30 Minh họa chức năng của VSC 25
Hình 1.31 Tình trạng trượt bánh trước 26
Hình 1.32 Tình trạng trượt bánh sau 26
Hình 1.33 Hoạt động của VSC khi xe có xu hướng bị trượt lúc rẽ phải 27
Hình 1.34 VSC điều khiển hạn chế trượt bánh trước 28
Hình 1.35 VSC điều khiển để hạn chế tình trạng trượt bánh sau 29
Hình 1.36 Minh họa chức năng của hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc 30
Hình 1.37 Kiểm tra sự kín khí của bộ trợ lực phanh 31
Hình 1.38 Kiểm tra hoạt động của trợ lực phanh 32
Hình 1.39 Kiểm tra chiều cao bàn đạp phanh 33
Hình 1.40 Điều chỉnh độ cao bàn đạp phanh 33
Hình 1.41 Hành trình tự do của bàn đạp 34
Hình 1.42 Kiểm tra khoảng cách dự trữ bàn đạp phanh 35
Hình 1.43 Dầu phanh sử dụng trên xe Toyota Innova 2017 35
Hình 1.44 Kiểm tra và điều chỉnh mức dầu phanh 36
Hình 1.45 Sơ đồ đường ống dẫn dầu trên xe Innova 2017 37
Hình 1.46 Kiểm tra độ dày má phanh 38
Hình 1.47 Kiểm tra độ dày đĩa phanh 39
Hình 1.48 Kiểm tra độ đảo đĩa phanh 39
Hình 1.49 Kiểm tra đường kính trong trống phanh 40
Hình 1.50 Kiểm tra độ dày guốc phanh 41
Hình 1.51 Kiểm tra tình trạng tiếp xúc của trống phanh và guốc phanh 41
Hình 1.52 Điều chỉnh hành trình cần phanh đậu xe 42
Hình 1.53 Điều chỉnh tăng đơ điều chỉnh phanh đậu xe 43
Hình 1.54 giắc DLC3 46
TỔNG QUAN
Kể từ khi ra mắt thị trường Việt Nam, Innova luôn là một trong những dòng xe đạt
doanh số cao nhất của Toyota Việt Nam. Innova luôn được Toyota cải tiến, trong đó hệ
thống phanh được đặc biệt chú ý phát triển. Sau khi trãi qua nhiều phiên bản, đến năm 2017
trên cả 3 phiên bản xe Innova (gồm phiên bản E, G và V) các hệ thống đều được cải tiến rất
nhiều, đặc biệt là hệ thống phanh được tích hợp nhiều tính năng an toàn như: hệ thống phanh
chống hãm cứng (ABS), hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD), hệ thống hỗ trợ phanh
khẩn cấp (BA), hệ thống điều khiển lực kéo (TRC), hệ thống điều khiển ổn định xe (VSC),
hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc (HAC). Nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống phanh
đối với xe là rất lớn, nhu cầu tìm hiểu và sửa chữa cao. Vì vậy trong tiểu luận này, dựa trên
những gì đã học và tài liệu về dòng xe Innova 2017 do Toyota Việt Nam cung cấp em sẽ xây
dựng một tài liệu về hệ thống phanh trên xe Innova 2017 để giúp những người làm công tác
chuyên môn có một tài liệu tham khảo. Nội dung sơ lược sẽ được phân tích trong tiểu luận
này bao gồm:

- Cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống phanh

- Các hệ thống an toàn như: ABS, EBD, TRC, VSC,…

- Cách kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh

Toyota Innova 2017


CHƯƠNG 1. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG PHANH
TRÊN DÒNG XE TOYOTA INNOVA 2017
Trên xe Toyota Innova 2017 được trang bị hệ thống phanh với hệ thống phanh đĩa có
khe thông gió được sử dụng trên các bánh trước, hệ thống phanh tang trống được sử dụng
trên các bánh sau và cơ cấu trợ lực phanh là trợ lực chân không. Ngoài ra còn được trang bị
nhiều tính năng an toàn như: hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ thống phân phối lực
phanh điện tử (EBD), hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp, hệ thống điều khiển lực kéo (TRC),
hệ thống điều khiển ổn định xe (VSC) và hệ thống điều khiển hỗ trợ khởi hành ngang dốc.

Hình 1.1 Hệ thống phanh trên xe Toyota Innova 2017


1.1 Bầu trợ lực phanh và cụm xy lanh phanh chính
Trên xe Innova 2017 bộ trợ lực phanh và cụm xy lanh phanh chính được lắp ráp chung
với nhau thành một cụm do đây là hai bộ phận bổ trợ cho nhau khi hoạt động.

Thông số kỹ thuật
Loại Piston kép
Đường kính 22.22 mm (0.87 in.)
Xy lanh phanh chính
Nhà sản xuất ADVICS

Loại Đơn

Bộ trợ lực lái Kích cỡ 10 inch

Nhà sản xuất ADVICS

Hình 1.2 Bộ trợ lực phanh và cụm xy lanh phanh chính


1.1.1 Bầu trợ lực phanh

Bộ trợ lực phanh trên xe Innova 2017 là một cơ cấu sử dụng độ chênh lệch giữa chân
không của động cơ và áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh (tăng lực) tỷ lệ thuận với lực
ấn của bàn đạp để điều khiển các phanh. Bộ trợ lực phanh sử dụng chân không được tạo ra
từ đường ống nạp của động cơ (sau cánh bướm ga).

1.1.1.a. Cấu tạo


Hình 1.3 Bộ trợ lực phanh chân không
1- Ống nối với cửa bướm ga; 2- Thân trước; 3 - Màng trợ lực; 4 - Thân sau; 5 - Lò
xo hồi vị; 6 - Van chân không; 7 - Bulông M8; 8 - Phớt thân van; 9 - Màng chắn bụi; 10,13 -
Lò xo hồi vị; 11 - Lọc khí; 12 - Cần đẩy; 14 - Van điều khiển; 15 - Van không khí; 16 - Chốt
chặn van; A -Buồng áp suất không đổi; B - Buồng áp suất thay đổi;E - lỗ thông với khí trời;
K - Lỗ thông giữa A và B

1.1.1.b. Nguyên lí hoạt động

- Khi không tác động phanh:

Van không khí được nối với cần điều khiển van và bị lò xo phản hồi của van không khí
kéo về bên phải. Van điều chỉnh bị lò xo đẩy sang bên trái tiếp xúc với van không khí. Do
đó, không khí bên ngoài đi qua lưới lọc bị chặn lại không vào được buồng áp suất biến đổi.
Trong điều kiện này van chân không của thân van bị tách khỏi van điều chỉnh tạo ra một lối
thông giữa buồng A và lỗ B. Vì luôn luôn có chân không trong buồng áp suất không đổi nên
cũng có chân không trong buồng áp suất biến đổi vào thời điểm này. Vì vậy lò xo màng
ngăn đẩy piston sang bên phải.

- Khi đạp phanh:

Khi bàn đạp phanh, cần điều khiển van đẩy không khí làm nó dịch chuyển sang bên trái.
Lò xo van điều chỉnh cũng đẩy van không khí dịch chuyển sang bên trái cho đến khi nó tiếp
xúc với van chân không. Chuyển động này bịt kín lối thông giữa buồng A và B. Khi van
không khí tiếp tục dịch chuyển sang bên trái, nó càng rời xa van điều chỉnh, làm cho không
khí bên ngoài lọt vào buồng áp suất biến đổi qua lỗ E (sau khi qua lưới lọc không khí). Độ
chênh áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi làm cho pitông dịch
chuyển sang bên trái, làm cho đĩa phản lực đẩy cần đẩy bộ trợ lực về bên trái và làm tăng lực
phanh.
- Trạng thái giữ phanh:

Nếu đạp bàn phanh nửa chừng, cần điều khiển van và van không khí ngừng dịch chuyển
nhưng pitông vẫn tiếp tục di chuyển sang bên trái do độ chênh áp suất. Lò xo van điều khiển
làm cho van này vẫn tiếp xúc với van chân không, nhưng nó dịch chuyển theo pittông. Vì
van điều khiển dịch chuyển sang bên trái và tiếp xúc với van không khí, không khí bên ngoài
bị chặn không vào được buồng áp suất biến đổi nên áp suất trong buồng biến đổi vẫn ổn
định. Do đó, có một độ chênh áp suất không thay đổi giữa buồng áp suất không đổi và buồng
áp suất biến đổi. Vì vậy, piston ngừng dịch chuyển và duy trì lực phanh này.
- Trợ lực tối đa:

Nếu bàn đạp phanh xuống hết mức, van không khí sẽ dịch chuyển hoàn toàn ra khỏi van
điều khiển, buồng áp suất thay đổi được nạp đầy không khí từ bên ngoài,và độ chênh áp giữa
buồng áp suất thay đổi và buồng áp suất không đổi là lớn nhất. Điều này tạo ra tác dụng
cường hoá lớn nhất lên piston. Sau đó dù có thêm lực tác dụng lên bàn đạp phanh, tác dụng
cường hoá lên piston vẫn giữ nguyên, và lực bổ sung chỉ tác dụng lên cần đẩy bộ trợ lực và
truyền đến xilanh chính.

- Khi không có chân không:

Nếu vì lý do nào đó, chân không không tác động vào bộ trợ lực phanh, sẽ không có sự
chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất thay đổi (vì cả hai sẽ
được nạp đầy không khí từ bên ngoài). Khi bộ trợ lực phanh ở vị trí “off” (ngắt), pitông
được lò xo màng ngăn đẩy về bên phải. Tuy nhiên, khi đạp bàn đạp phanh, cần điều khiển
van tiến về bên trái và đẩy van không khí, đĩa phản hồi và cần đẩy bộ trợ lực. Điều này làm
cho pitông của xilanh chính tác động lực phanh lên phanh. Đồng thời van không khí đẩy vào
chốt chặn van lắp trong thân van. Do đó, các phanh vẫn duy trì hoạt động kể cả khi không có
chân không tác động vào bộ trợ lực phanh. Tuy nhiên, vì bộ trợ lực phanh không làm việc
nên sẽ cảm thấy bàn đạp phanh “nặng”.

1.1.2 Cụm xy lanh phanh chính

Cụm xy lanh phanh chính gồm xy lanh phanh chính và bình chứa dầu phanh. Xy lanh
phanh chính là loại piston kép. Bình chứa dầu xy lanh phanh chính được tích hợp với xy
lanh phanh chính để tiết kiệm không gian. Ngoài ra, nó còn có một công tắc cảnh báo mức
dầu phanh để phát hiện lượng dầu phanh. Khi mức dầu phanh bị sụt xuống, thì công tắc bật
sáng đèn cảnh báo phanh trên cụm đồng hồ táp lô.
Hình 1.4 Cụm xy lanh phanh chính với bình chứa dầu phanh
1 - Cụm bình chứa xy lanh phanh chính; 2 - Công tắc cảnh báo mức dầu phanh;
3 - Thân xy lanh phanh chính
1.1.2.a. Chức năng

Xy lanh chính có tác dụng chuyển đổi lực tác động từ bàn đạp phanh thành áp suất thủy
lực. Áp suất này truyền đến các xy lanh con ở các bánh xe, tác động điều khiển guốc phanh
hoặc má phanh ép sát vào trống hoặc đĩa phanh để hãm các bánh xe lại.

1.1.2.b. Cấu tạo

Hình 1.5 Xy lanh chính


Cấu tạo xy lanh chính trên xe Innova 2017 gổm: piston số 1, piston số 2, lò xo số 1 và 2,
2 cupben. Trong xy lanh chính có 2 piston và 2 cupben đặt nối tiếp nhau. Mỗi piston có một
bình dầu riêng và cửa vào, cửa bù.

1.1.2.c. Nguyên lí hoạt động

- Khi không đạp phanh: 


Cupben của piston số 1 và số 2 nằm giữa cửa vào và cửa bù làm cho xy lanh và bình dầu
thông nhau. Bulông hãm bố trí trong xy lanh chính để chống lại lực lò xo số 2, ngăn không
cho piston số 2 chuyển động sang phải.

- Khi đạp phanh:

 Piston số 1 dịch chuyển sang trái, cupben của nó bịt kín cửa bù, không cho dầu từ bình
vào cửa bù. Piston bị đẩy tiếp, nó làm tăng áp suất dầu trong xilanh. Áp suất này tác dụng
lên các xy lanh bánh sau. Đồng thời, áp suất tạo ra sẽ đẩy piston số 2 dịch chuyển sang trái,
áp suất dầu tạo ra tác dụng lên xy lanh bánh trước.

- Khi nhả bàn đạp phanh:

Lúc này, áp suất dầu từ các xy lanh bánh xe tác dụng ngược lại, đồng thời dưới tác dụng
của lực lò xo hồi vị số 2 sẽ đẩy các piston sang bên phải. Tuy nhiên, do dầu ở các xy lanh
bánh xe không hồi về xy lanh chính ngay lập tức, do đó dầu từ bình sẽ điền vào xy lanh
chính qua các lỗ. Khi các piston trở về trạng thái ban đầu, áp lực dầu trong xy lanh sẽ đẩy
dầu hồi về bình chứa thông qua các cửa bù. Kết quả, áp suất dầu trong xy lanh chính giảm
xuống.

1.2. Hệ thống phanh trước


Trên xe Innova 2017 được trang bị hệ thống phanh trước loại đĩa thông gió sử dụng một
piston phanh cho mỗi bên.

Thông số kỹ thuật

Kiểu càng phanh PE60 (30V16")


Loại Đĩa thông gió
Đường kính xi lanh bánh xe 60.325 mm
Kích cỡ đĩa phanh (Đường kính x Chiều dày) 296.0 mm x 30.0 mm (11.7 in. x 1.18 in.)
Hình 1.6 Cụm phanh trước
1- Càng phanh trước (Cụm xy lanh phanh đĩa); 2- Đĩa phanh trước;
3- Nắp chắn bụi phanh đĩa phía trước

1.2.1. Cấu tạo

Hình 1.7 Các chi tiết trong cụm phanh phía trước
1 - Đệm chống ồn phía trước số 1; 2 - Đĩa phanh trước; 3 - Cao su chắn bụi bạc phanh đĩa
phía trước; 4 - Giá bắt xy lanh phanh đĩa phía trước; 5 - Bạc trượt của xy lanh phanh đĩa
phía trước; 6 - Chốt trượt của xy lanh phanh đĩa phía trước; 7 - Má phanh đĩa phía trước; 8
- Miếng đỡ má phanh số 1; 9 - Chốt trượt của xy lanh phanh đĩa số 2 phía trước; 10 - Miếng
đỡ má phanh số 2; 11 - Miếng báo mòn má phanh; 12 - Lò xo chống ồn
Hình 1.8 Các chi tiết trong càng phanh đĩa
1 - Cao su chắn bụi xy lanh; 2 - Cụm xy lanh phanh đĩa; 3 - Nút xả khí; 4 - Nắp che nút xả
khí; 5 - piston phanh đĩa phía trước; 6 - Ống dẫn dầu; 7 - Gioăng piston; 8 - Chụp bụi
piston; 9 - Bu lông bắt ống dẫn dầu

1.2.2. Nguyên lí hoạt động


Phanh đĩa đẩy piston bằng áp suất thuỷ lực truyền qua đường dẫn dầu phanh từ xy lanh
chính làm cho các má phanh kẹp cả hai bên của đĩa phanhvà hãm các bánh xe dừng quay.
Do đĩa phanh và các má phanh cọ vào nhau sẽ phát sinh nhiệt khi ma sát. Tuy nhiên, vì đĩa
phanh có khe hở ở giữa hai mặt, giữa đĩa phanh và má phanh cũng có khe hở khi không
phanh, nên nhiệt do ma sát sinh ra dễ bị tiêu tán.

Ngoài ra phanh đĩa còn có khả năng tự điều chỉnh khe hở bằng cách trong lúc phanh
piston dịch chuyển, nó làm cho gioăng làm kín của piston thay đổi hình dạng. Khi nhả bàn
đạp phanh, gioăng làm kín của piston trở lại hình dạng ban đầu của nó, làm cho piston rời
khỏi má phanh. Do đó, dù má phanh đã mòn và piston đang di chuyển, khoảng di chuyển trở
lại của piston luôn luôn như nhau, vì vậy khe hở giữa má phanh và đĩa phanh được duy trì ở
một khoảng cách không đổi.

1.3. Hệ thống phanh sau và phanh đậu xe

1.3.1. Hệ thống phanh sau


Hệ thống phanh sau của xe Innova 2017 sử dụng loại phanh tang trống.

Thông số kỹ thuật
Loại Tang trống
Đường kính xi lanh bánh xe 23.81 mm (0.94 in.)
Đường kính trong của tang trống 254 mm
1.3.1.a. Cấu tạo

Hình 1.9 Cấu tạo hệ thống phanh sau


1 - Guốc phanh trước; 2 - Thanh giằng phanh đậu xe; 3 - Cần điều chỉnh tự động phanh
sau; 4 - Trống phanh; 5 - Cần guốc phanh đậu xe; 6 - Guốc phanh sau; 7 - Lò xo hồi vị; 8 -
Lò xo nén guốc phanh; 9 - Nút bịt lỗ kiểm tra má phanh; 10 - Nút bịt lỗ điều chỉnh guốc
phanh; 11 - Chốt; 12 - Đệm chữ C; 13 - Lò xo cần điều chỉnh tự động phanh sau; 14 -
Gioăng của trống phanh; 15 - Lò xo giữ guốc phanh; 16 - Nắp lò xo giữ guốc phanh
Hình 1.10 Các chi tiết trong xy lanh phanh phía sau
1 - Nút xả khí; 2 - Nắp che nút xả khí; 3 - Xy lanh phanh sau; 4 - Cupben xy lanh phanh; 5 -
Cao su che bụi piston phanh; 6 - Piston phanh; 7 - Lò xo nén piston; 8 - Dây dẫn dầu
phanh

1.3.1.b. Nguyên lí hoạt động

Phanh trống làm cho bánh xe ngừng quay bằng áp suất thuỷ lực truyền từ xy lanh chính
đến xy lanh phanh sau để ép guốc phanh vào trống phanh. Khi áp suất đến xy lanh phanh của
bánh xe không xuất hiện, lực của lò xo phản hồi đẩy guốc rời khỏi mặt trong của trống trở về
vị trí ban đầu của nó.

Bề mặt của guốc phanh sẽ mòn trong quá trình sử dụng. Phải điều chỉnh khe hở giữa
trống phanh và má phanh theo định kỳ để duy trì hành trình chính xác của bàn đạp phanh.
Trên xe Innova 2017 khe hở này được tự động điều chỉnh. Việc điều chỉnh tự động sẽ tiến
hành khi tác động phanh đậu xe hoặc trong khi phanh bằng cách dùng cần điều chỉnh xoay
cơ cấu điều chỉnh để điều chỉnh khe hở này.
1.3.2. Hệ thống phanh đậu xe
Hệ thống phanh đậu xe trên xe Innova 2017 sử dụng chung guốc phanh với hệ thống
phanh sau. Cần phanh đỗ kiểu cần phanh bố trí trên dầm giữa.
Hình 1.11 Hệ thống phanh đỗ trên xe Innova 2017
1 - Cáp phanh đỗ số 2; 2 - Cụm cáp phanh đỗ số 1; 3 - Cáp phanh đỗ số 3; 4 - Cụm
cần Phanh đỗ; 5 - Công tắc phanh đỗ; 6 - Cụm phanh sau

Khác với phanh chân, phanh đỗ được sử dụng khi xe đang dừng, giúp xe đứng yên
không bị trôi. Tuy chịu tải trọng ít hơn phanh chân nhưng thời gian sử dụng phanh đỗ lớn
hơn rất nhiều lần.

Khi kéo cần phanh tay, lực được truyền thông qua các cáp dẫn đến cơ cấu phanh tay
được gắn trong hệ thống phanh sau, lực sẽ tác dụng lên hai guốc phanh, đẩy hai guốc phanh
ép vào trống phanh làm cho xe đứng yên không bị trôi.

1.4. Bộ chấp hành phanh


1.4.1. Chức năng

Bộ chấp hành phanh đảm nhận việc đóng hoặc ngắt đường dầu đến các xy lanh phanh ở
từng bánh xe để điều chỉnh tốc độ thích hợp cho các bánh xe.

1.4.1. Cấu tạo

Cụm chấp hành phanh có cấu tạo gồm 2 van điện từ cắt xy lanh chính, 4 van điện từ giữ
áp suất, 4 van điện từ giảm áp suất, 2 bơm thủy lực và 2 khoang trữ dầu và cảm biến áp suất
xy lanh chính.
Hình 1.12 Bộ chấp hành phanh
1 - ECU kiểm soát trượt; 2 - Cụm chấp hành

Hình 1.13 Hình ảnh thực tế bộ chấp hành phanh trên xe Innova 2017
Hình 1. 14 Sơ đồ bộ chấp hành phanh
1 - Cảm biến áp suất của xi lanh phanh chính; 2 - Van điện từ cắt xy lanh phanh chính;
3 - Van điện từ giữ áp suất; 4 - Van điện từ giảm áp suất; 5 - Bơm; 6 - Bình chứa; 7 - Xi
lanh bánh xe trước trái; 8 - Xy lanh phanh trên bánh xe phía trước bên phải; 9 - Xy lanh
bánh xe sau trái; 10 - Xy lanh bánh xe sau phải; 11 - Tới xy lanh phanh chính

1.5. Các cảm biến và công tắc


Trên hệ thống phanh xe Innova 2017 có các cảm biến và công tắc sau:

- Cảm biến tốc độ bánh xe

- Cảm biến góc xoay vô lăng

- Cảm biến đo độ lệch

- Công tắc VSC OFF

1.5.1. Cảm biến tốc độ bánh xe

Cảm biến tốc độ kiểu chủ động sử dụng một IC cảm biến để phát hiện sự thay đổi của từ
trường khi đĩa tín hiệu của cảm biến quay, và cảm biến sẽ phát tín hiệu tới ECU kiểm soát
trượt dưới dạng các xung kỹ thuật số (tín hiệu tốc độ xe).
Để phát hiện tốc độ xe, người ta sử dụng tần số của xung phát ra. Vì cảm biến phát ra
xung, nó có thể phát hiện được tốc độ xe thậm chí khi xe gần như dừng hẳn.

Hình 1.15 Xung do cảm biến tốc độ cung cấp

Hình 1. 16 Cảm biến tốc độ bánh xe phía trước và phía sau

1 - Cảm biến tốc độ phía trước; 2- Rôto cảm biến

1.5.2. Cảm biến góc xoay vô lăng

Cảm biến góc xoay vô lăng sẽ theo dõi chiều và góc xoay của vô lăng. 2 cặp cảm biến
điện từ được tích hợp trong bộ chấp hành để theo dõi chuyển động quay của nam châm gắn
trong bánh răng cảm biến. Bộ chấp hành sẽ phát hiện sự thay đổi của trở từ trong khi bánh
răng cảm biến quay do vô lăng quay.
Hình 1.17 Cảm biến góc xoay vô lăng

1 - Bánh răng cảm biến; 2 - Cảm biến góc quay vô lăng

1.5.3. Cảm biến đo độ lệch

Cảm biến độ lệch và cảm biến gia tốc được tích hợp ở bên trong cảm biến túi khí.

Cảm biến độ lệch sẽ phát hiện sự thay đổi của điện dung do chuyển động quay theo trục
đứng của xe dưới dạng tốc độ góc của chuyển động quay.

Cảm biến giảm tốc sẽ phát hiện sự thay đổi của điện dung giữa điện cực di động và điện
cực cố định khi xe giảm tốc.

Hình 1.18 Cảm biến độ lệch (Yaw rate)


1.5.4. Công tắc VSC OFF
Có thể tắt hoạt động của hệ thống VSC và TRC bằng cách sử dụng nút tắt hệ thống
VSC. Trong khi lái xe vào lề đường hoặc lái xe trên đường nhiều bùn đất, có thể tắt chức
năng điều khiển công suất của động cơ để duy trì mô men dẫn động.

Hình 1.19 Công tắc VSC OFF


Hoạt động của công tắc VSC OFF:

Có thể chọn 3 chế độ bằng nút tắt hệ thống VSC (Chế độ thông thường, Chế độ tắt hệ
thống TRC và Chế độ tắt hệ thống VSC):

- Ấn nhanh nút tắt hệ thống VSC khi đang ở chế độ thông thường để chọn chế độ tắt
hệ thống TRC.
- Ấn và giữ nút tắt hệ thống VSC trong từ 3 giây trở lên với xe đang dừng để chọn
chế độ tắt hệ thống VSC nhằm vô hiệu hóa cả hệ thống TRC và VSC.
- Ấn nhanh nút tắt hệ thống VSC khi đang ở chế độ tắt hệ thống TRC hoặc chế độ tắt
hệ thống VSC, hoặc tắt khóa điện, để trở về chế độ thông thường. Đồng thời, khi
tăng tốc độ, thì chế độ tắt hệ thống TRC cũng sẽ trở về chế độ thông thường.

1.6. Các hệ thống an toàn trang bị trên xe Toyota Innova 2017


Các hệ thống an toàn được trang bị trên xe Toyota Innova 2017 gồm: hệ thống chống bó
cứng phanh (ABS), phân phối lực phanh điện tử (EBD), hỗ trợ phanh khẩn cấp (BA), điều
khiển lực kéo (TRC), ổn định thân xe điện tử (VSC), hỗ trợ khởi hành ngang dốc,...Các hệ
thống này giúp giảm thiểu tối đa những nguy cơ tai nạn và chấn thương khi lái xe. Để các hệ
thống này hoạt động, ECU sẽ nhận các tính hiệu từ các cảm biến gửi về (tín hiệu input) từ đó
so sánh với các thông số do nhà sản xuất thiết lập sẵn để cho phép kích hoạt hoặc không kích
hoạt các hệ thống an toàn thông qua hoạt động của bộ chấp hành phanh. Tùy vào từng điều
kiện nhất định mà ECU sẽ cho kích hoạt một hoặc nhiều hệ thống an toàn.

Hình 1.20 Sơ đồ tín hiệu input và output của các hệ thống an toàn
1.6.1. Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) và phân phối lực phanh điện tử (EBD)
1.6.1.a. Chức năng

- Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS)


Hệ thống ABS giúp cho các bánh xe không bị hãm cứng khi đạp mạnh chân phanh hoặc
khi phanh xe trên mặt đường trơn trượt. Nó cung cấp lực phanh chính xác khi xe trượt, để
đảm bảo sự ổn định xe và tính năng phanh tuyệt vời.
Hình 1.21 Chức năng của ABS
1 - Xe có ABS; 2 - Xe không có ABS; a - Đạp phanh
- Hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD)
Hệ thống EBD sẽ điều khiển lực phanh tác động lên các bánh sau theo sự thay đổi về
tình trạng của xe, như tình trạng chất tải tải hoặc tình trạng giảm tốc của xe, để đảm bảo hiệu
quả phanh tối ưu.

Hình 1.22 Minh họa chức năng của EBD


Khi người lái đạp phanh trong khi xe đang vào cua, chức năng này sẽ điều khiển lực
phanh tác động lên các bánh xe bên trái và bên phải theo điều kiện hoạt động thực tế của xe
tại thời điểm đó. Việc này sẽ đảm bảo độ ổn định và hiệu quả phanh của xe.
Hình 1.23 Minh họa chức năng của EBD
1.6.1.b. Nguyên lí hoạt động

Tuy khác nhau về ý nghĩa nhưng nguyên lí hoạt động của ABS và EBD cơ bản là tương
tự nhau. Dựa vào những tín hiệu nhận được từ 4 cảm biến tốc độ bánh xe, ECU điều khiển
trượt sẽ tính toán tốc độ của từng bánh và kiểm tra tình trạng trượt của bánh xe. Ứng với tình
trạng trượt, ECU điều khiển trượt điều khiển từng van điện từ trong bộ chấp hành phanh để
điều chỉnh áp suất dầu của mỗi xi lanh bánh xe theo 3 chế độ: Chế độ tăng áp, chế độ duy trì
áp suất và chế độ giảm áp suất, giúp bánh xe không bị trượt khi phanh.

Hình 1.24 Ba chế độ tăng-giữ-giảm áp trong bộ chấp hành khi ABS và EBD hoạt động
1 - Van điện từ giữ áp suất; 2 - Van điện từ giảm áp suất; 3 - Cổng A; 4 - Cổng B; a - Chế
độ tăng áp suất; b - Chế độ giữ áp suất; c - Chế độ giảm áp suất; d - Đến xilanh bánh xe;
e - Từ xy lanh bánh xe
1.6.2. Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp (BA)

1.6.2.a. Chức năng

Khi đạp phanh một cách đột ngột, lực phanh được tạo ra có giá trị nhỏ hơn so với lực
phanh trong điều kiện thường, lực phanh tại các bánh xe sẽ không đủ sẽ dẫn đến tình trạng
xe dừng quá điểm an toàn và va chạm là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, cần có một hệ
thống hỗ trợ để duy trì, cung cấp đủ lực phanh trong các trường hợp người lái đạp phanh
mạnh để đảm bảo an toàn cho người và xe.

Hình 1.25 So sánh giữa xe không có BA và xe có BA

1.6.2.b. Nguyên lí hoạt động

Khi người lái đạp phanh đột ngột, ECU kiểm soát trượt sẽ tính toán tốc độ và mức độ
đạp phanh dựa vào tín hiệu từ cảm biến áp suất xy lanh phanh chính và sau đó xác định chủ
đích của người lái có phải là muốn phanh gấp không. Nếu ECU kiểm soát trượt xác định
rằng người lái muốn phanh gấp, nó sẽ kích hoạt bộ chấp hành phanh để tăng áp suất dầu
phanh, và làm tăng lực phanh.
Hình 1.26 Minh họa chức năng của phanh khẩn cấp

Hình 1.27 Hoạt động của bộ chấp hành khi phanh khẩn cấp hoạt động
1 - Cảm biến áp suất của xi lanh phanh chính; 2 - Van điện từ cắt xy lanh phanh chính;
3 - Van điện từ giữ áp suất; 4 - Van điện từ giảm áp suất; 5 - Bơm; 6-Bình chứa; 7 - Xy lanh
bánh xe trước trái; 8 - Xy lanh phanh trên bánh xe phía trước bên phải; 9 - Xy lanh bánh xe
sau trái; 10 - Xy lanh bánh xe sau phải; a - Tới xy lanh phanh chính

1.6.3. Hệ thống điều khiển lực kéo (TRC)


1.6.3.a. Chức năng
Hệ thống TRC sẽ giúp cho các bánh xe dẫn động không bị trượt khi người lái đạp chân
ga quá mạnh khi khởi hành hoặc khi tăng tốc trên đường trơn trượt.

Hình 1.28 Minh họa chức năng của TRC


1.6.3.b. Nguyên lí hoạt động

Khi phát hiện sự trượt ở các bánh xe dẫn động, hệ thống TRC tạo ra lực phanh ở các
bánh xe trượt. Áp suất dầu do bơm tạo ra sẽ được điều chỉnh bởi van điện từ cắt xy lanh
phanh chính để đạt tới áp suất cần thiết. Do vậy các xy lanh phanh ở bánh xe dẫn động được
điều khiển ở chế độ tăng áp suất, giữ áp suất và giảm áp suất để kiểm soát mức độ trượt của
các bánh xe dẫn động. Van điện từ giữ áp và van điện từ giảm áp được bật và tắt theo hoạt
động của hệ thống ABS và EBD. Đồng thời với việc điều khiển lực phanh thủy lực trên các
bánh dẫn động, ECU kiểm soát trượt còn ra lệnh cho ECM để điều khiển công suất động cơ.
Việc này sẽ giúp tạo ra lực dẫn động phù hợp với các điều kiện lái xe để giúp đảm bảo khả
năng tăng tốc khi khởi hành phù hợp.
Hình 1.29 Hoạt động của bộ chấp hành khi TRC hoạt động
1 - Cảm biến áp suất của xi lanh phanh chính; 2 - Van điện từ cắt xy lanh phanh chính;
3 - Van điện từ giữ áp suất; 4 - Van điện từ giảm áp suất; 5 - Bơm; 6 - Bình chứa; 7 - Xy
lanh bánh xe trước trái; 8 - Xy lanh phanh trên bánh xe phía trước bên phải; 9 - Xy lanh
bánh xe sau trái; 10 - Xy lanh bánh xe sau phải; a - Tới xy lanh phanh chính

1.6.4. Hệ thống ổn định thân xe (VSC)


1.6.4.a. Chức năng
Sau đây là 2 ví dụ về các trường hợp bánh xe bị vượt quá giới hạn bám ngang của nó.
Hệ thống VSC được thiết kế để giúp kiểm soát hoạt động của xe, tranh hiện tượng thừa hoặc
thiếu lái bằng cách điều khiển công suất phát ra của động cơ và lực phanh trên từng bánh xe
khi xe đang ở một trong các tình huống sau:
Hình 1.30 Minh họa chức năng của VSC

a - Khi các bánh trước có độ bám đường kém hơn các bánh sau; b - Khi các bánh sau có độ
bám đường kém hơn các bánh trước

1.6.4.b. Nguyên lí hoạt động

Để xác định tình trạng của xe, các cảm biến sẽ phát hiện góc xoay vô lăng, tốc độ xe,
mức độ lệch hướng và gia tốc ngang của xe, sau đó các dữ liệu này sẽ được tính toán bởi
ECU kiểm soát trượt.

Tình trạng trượt bánh trước của xe được xác định dựa trên sự chênh lệch giữa mức độ
lệch hướng mục tiêu và mức độ lệch hướng thực tế của xe. Khi mức độ lệch hướng thực tế
của xe nhỏ hơn mức độ lệch hướng mục tiêu (mức độ lệch hướng mục tiêu được xác định
dựa trên tốc độ xe chạy và góc xoay vô lăng) nên xuất hiện khi người lái xoay vô lăng, điều
đó có nghĩa là xe đang được vào cua với góc cua lớn hơn quỹ tích di chuyển mục tiêu. Do
vậy ECU kiểm soát trượt sẽ xác định rằng bánh trước của xe có xu hướng bị trượt.
Hình 1.31 Tình trạng trượt bánh trước
a - Quỹ đạo chuyển động thực tế (Độ lệch thực tế); b - Quỹ đạo chuyển động dựa trên độ
lệch mục tiêu

Tình trạng trượt bánh sau của xe được xác định dựa trên góc trượt của xe và tốc độ góc
trượt (thời gian thay đổi góc trượt của xe). Khi góc trượt của xe là lớn và tốc độ góc trượt
cũng lớn, ECU kiểm soát trượt sẽ xác định rằng bánh sau của xe có xu hướng bị trượt.

Hình 1.32 Tình trạng trượt bánh sau

a - Hướng chuyển động của trọng tâm xe; b - Chuyển động của xe
Khi ECU kiểm soát trượt xác định rằng xe có xu hướng bị trượt bánh trước hoặc bánh
sau, nó sẽ giảm công suất động cơ và phanh bánh trước hoặc bánh sau để điều khiển chuyển
động đổi hướng của xe. Hoạt động cơ bản của hệ thống VSC được mô tả dưới đây. Tuy
nhiên, phương pháp điều khiển sẽ khác nhau tùy thuộc vào đặc tính của xe và điều kiện lái
xe.

Khi ECU kiểm soát trượt xác định rằng xe có xu hướng bị trượt bánh trước, nó sẽ có
biện pháp đối phó tương ứng với mức độ của xu hướng đó. ECU kiểm soát trượt sẽ điều
khiển công suất động cơ và phanh cả hai các bánh sau và một bánh trước ở phía ngoài của
khúc cua để hạn chế xu hướng trượt của bánh trước.

Khi ECU kiểm soát trượt xác định rằng xe có xu hướng bị trượt bánh sau, nó sẽ có biện
pháp đối phó tương ứng với mức độ của xu hướng đó. ECU kiểm soát trượt sẽ điều khiển
phanh bánh trước ở phía ngoài của khúc cua, và tạo ra một chuyển động ra phía ngoài của
lực quán tính xe để hạn chế xu hướng trượt của bánh sau. Cùng với sự giảm tốc của xe do
tác động của lực phanh, xe sẽ đạt được độ ổn định cần thiết. Trong một số trường hợp, ECU
kiểm soát trượt sẽ phanh cả các bánh sau nếu cần thiết.

A B
Hình 1.33 Hoạt động của VSC khi xe có xu hướng bị trượt lúc rẽ phải
A - Khi xe có xu hướng trượt bánh trước; B - Khi xe có xu hướng trượt bánh sau

1.6.4.c. Hoạt động của bộ chấp hành khi VSC hoạt động:
Hệ thống VSC sẽ sử dụng các van điện từ để điều khiển áp suất thủy lực sinh ra từ
bơm và cấp vào xy lanh phanh trên các bánh xe theo 3 chế độ: tăng áp suất, giữ áp suất và
giảm áp suất. Kết quả là xu hướng trượt bánh trước hoặc bánh sau của xe được kiểm soát.

Khi điều khiển hạn chế trượt bánh trước, bánh trước phía ngoài vòng cua và các bánh
sau sẽ được phanh lại. Đồng thời, tùy thuộc vào việc người lái có đạp phanh hay không và
tùy thuộc vào tình trạng của xe, có một số trường hợp một số bánh xe sẽ không được
phanh lại mặc dù đắng nhẽ nó phải được phanh. Sơ đồ sau cho biết mạch thủy lực ở chế
độ tăng áp, khi nó kiểm soát tình trạng trượt của bánh trước trong khi xe đang được đánh
lái sang phải. Ở các chế độ hoạt động khác, van giữ áp và van giảm áp sẽ được bật hoặc tắt
tùy thuộc vào hoạt động của hệ thống ABS và EBD.

Hình 1.34 VSC điều khiển hạn chế trượt bánh trước
1 - Cảm biến áp suất của xi lanh phanh chính; 2 - Van điện từ cắt xy lanh phanh chính;
3 - Van điện từ giữ áp suất; 4 - Van điện từ giảm áp suất; 5 - Bơm; 6-Bình chứa; 7 - Xy lanh
bánh xe trước trái; 8 - Xy lanh phanh trên bánh xe phía trước bên phải; 9 - Xy lanh bánh xe
sau trái; 10 - Xy lanh bánh xe sau phải; a - Tới xy lanh phanh chính
Khi điều khiển để hạn chế tình trạng trượt của bánh sau, bánh xe phía trước bên ngoài
khúc cua sẽ được phanh lại. Đồng thời, tùy thuộc vào việc người lái có đạp phanh hay không
và tùy thuộc vào tình trạng của xe, có một số trường hợp một số bánh xe sẽ không được
phanh lại mặc dù đắng nhẽ nó phải được phanh. Sơ đồ sau cho biết mạch thủy lực ở chế độ
tăng áp, khi nó kiểm soát tình trạng trượt của bánh sau trong khi xe đang được đánh lái sang
phải. Ở các chế độ hoạt động khác, van giữ áp và van giảm áp sẽ được bật hoặc tắt tùy thuộc
vào hoạt động của hệ thống ABS và EBD.

Hình 1.35 VSC điều khiển để hạn chế tình trạng trượt bánh sau
1 - Cảm biến áp suất của xi lanh phanh chính; 2 - Van điện từ cắt xy lanh phanh chính;
3 - Van điện từ giữ áp suất; 4 - Van điện từ giảm áp suất; 5 - Bơm; 6-Bình chứa; 7 - Xy lanh
bánh xe trước trái; 8 - Xy lanh phanh trên bánh xe phía trước bên phải; 9 - Xy lanh bánh xe
sau trái; 10 - Xy lanh bánh xe sau phải; a - Tới xy lanh phanh chính

1.6.6. Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc


Khi khởi hành xe trên đường dốc hoặc trên đường dốc trơn, xe có thể bị trôi về phía sau
khi người lái nhả chân phanh và chuyển sang chân ga, làm cho xe khó khởi hành được. Để
tránh tình trạng này, chức năng điều khiển hỗ trợ khởi hành ngang dốc sẽ tạm thời (trong tối
đa 2 giây) phanh tất cả các bánh xe để tránh làm cho xe bị trôi về phía sau.

Nếu không có chức năng điều khiển hỗ trợ khởi hành ngang dốc, người lái phải nhả chân
phanh và chuyển sang chân ga một cách nhanh chóng và chính xác. Với chức năng khiển hỗ
trợ khởi hành ngang dốc, người lái có thể khởi hành xe một cách dễ dàng và có thể điều
khiển chân ga và chân phanh một cách thoải mái vì chức năng này sẽ hỗ trợ không cho xe bị
trôi về phía sau.

Hình 1.36 Minh họa chức năng của hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc

CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG
PHANH TRÊN DÒNG XE TOYOTA INNOVA 2017
2.1. Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh xe Innova 2017
Để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt của xe thì việc kiểm tra tình trạng hoạt động và bảo
dưỡng cho hệ thống phanh cần được thực hiện thường xuyên. Các hạng mục thường xuyên
cần kiểm tra, bảo dưỡng trên hệ thống phanh xe Innova 2017 bao gồm:

- Trợ lực phanh


- Bàn đạp phanh
- Mức dầu phanh
- Đường ống dẫn dầu
- Phanh trước
- Phanh sau
- phanh đỗ

2.1.1. Kiểm tra hoạt động của bộ trợ lực phanh


- Kiểm tra sự kín khí

Hình 1.37 Kiểm tra sự kín khí của bộ trợ lực phanh
a - Đúng; b - Sai

Khởi động động cơ và tắt máy sau 1 hoặc 2 phút. Đạp chậm bàn đạp phanh vài lần. Nếu
có thể đạp phanh xuống sát sàn xe ở lần đầu tiên, nhưng sang lần 2 hoặc 3 không thể đạp
được xuống sâu hơn nữa, thì bộ trợ lực phanh đã kín khí.

Đạp phanh khi động cơ đang nổ máy và sau đó tắt máy trong khi đạp giữ bàn đạp phanh.
Nếu khoảng cách dự trữ của bàn đạp phanh không thay đổi trong khi giữ bàn đạp trong 30
giây, bộ trợ lực đã kín khí.

- Kiểm tra hoạt động


Đạp phanh vài lần với khoá điện ở vị trí OFF và kiểm tra rằng khoảng cách dự trữ của
bàn đạp phanh không thay đổi khi ấn giữ chân phanh. Hãy đạp và giữ chân phanh, và sau đó
khởi động động cơ. Nếu bàn đạp tụt xuống dưới một ít, thì phanh hoạt động bình thường.

Hình 1.38 Kiểm tra hoạt động của trợ lực phanh
2.1.2. Kiểm tra và điều chỉnh bàn đạp phanh
Để đảm bảo hệ thống phanh hoạt động ổn định thì cần phải kiểm tra và điều chỉnh bàn
đạp phanh sao cho đạt các yêu cầu sau: Chiều cao bàn đạp phanh nằm trong tiêu chuẩn, hành
trình tự do bàn đạp phanh nằm trong tiêu chuẩn, khoảng cách dự trữ bàn đạp phanh trong
tiêu chuẩn cho phép.

2.1.2.a. Kiểm tra và điều chỉnh chiều cao bàn đạp phanh

Trên xe Innova 2017 độ cao tiêu chuẩn của bàn đạp tính từ mặt sàn là từ 167.7 mm đến
177.7 mm.

Hình 1.39 Kiểm tra chiều cao bàn đạp phanh


1- Miếng lót bàn đạp phanh; a - Chiều cao bàn đạp phanh; b - Bề mặt đo của sàn xe
Nếu kiểm tra chiều cao của chân phanh không như tiêu chuẩn, hãy điều chỉnh chiều cao
của chân phanh theo quy trình sau:

- Tháo công tắc đèn phanh


- Nới lỏng đai ốc hãm chạc chữ U của cần đẩy.
- Điều chỉnh độ cao bàn đạp bằng cách vặn cần đẩy. Độ cao tiêu chuẩn của bàn đạp
tính từ mặt sàn: 167.7 đến 177.7 mm
- Xiết chặt đai ốc hãm theo lực siết tiêu chuẩn. Mômen xiết: 26 N*m (265 kgf*cm, 19
ft.*lbf)

Hình 1.40 Điều chỉnh độ cao bàn đạp phanh


1 - Cụm công tắc đèn phanh; 2 - Đai ốc hãm; a - Chiều cao bàn đạp phanh;
b - Tấm sàn xe
2.1.2.b. Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp phanh

Để kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh, cần cho khởi động động cơ rồi tắt máy.
Sau khi tắt máy. Hãy đạp phanh một vài lần cho đến khi hết lượng chân không trong bộ trợ
lực. Sau đó nhả bàn đạp. Nhấn bàn đạp cho đến khi cảm nhận được có lực cản.

Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp bằng cách đo khoảng cách giữa vị trí ở bước trước
đó và vị trí nhả bàn đạp. Hành trình tự do của bàn đạp: 1.0 đến 6.0 mm.
Hình 1.41 Hành trình tự do của bàn đạp
a - Hành trình tự do của bàn đạp

2.1.2.c. Kiểm tra khoảng cách dự trữ bàn đạp phanh

Để kiểm tra khoảng cách dự trữ bàn đạp phanh cần nhả cần phanh tay. Khởi động động
cơ. Sau đó đạp bàn đạp và kiểm tra khoảng cách dự trữ của bàn đạp.

Nhấn bàn đạp với một lực 490 N (50 kgf, 110 lbf).

Đo khoảng cách giữa bàn đạp và thảm trải sàn như hình vẽ. Nếu khoảng cách không như
tiêu chuẩn, hãy chẩn đoán hệ thống phanh. Khoảng cách dự trữ của bàn đạp phanh: 88.0 mm
(3.46 in.)

Hình 1.42 Kiểm tra khoảng cách dự trữ bàn đạp phanh
2.1.3. Kiểm tra và thay thế dầu phanh
Dầu phanh trên xe Toyota Innova 2017 sử dụng loại: SAE J1703 hay FMVSS số 116
DOT 3. Mức dầu phanh phải luôn được điều chỉnh tới vạch MAX, kiểm tra mức dầu và đổ
thêm dầu phanh nếu cần.

Hình 1.43 Dầu phanh sử dụng trên xe Toyota Innova 2017

Hình 1.44 Kiểm tra và điều chỉnh mức dầu phanh


Ngoài ra dầu phanh sẽ được thay thế định kì mỗi 40000 km. Sau đây là quy trình thay
dầu phanh cho xe Innova 2017:
- Tháo nắp lỗ nạp của bình chứa xy lanh phanh chính.
- Bổ sung dầu phanh để mức dầu phanh nằm giữa mức MIN và MAX của bình chứa
trong khi xả khí cho các phanh.
- Nới nút xả khí của xy lanh phanh đĩa phía trước bên phải.
- Liên tục đạp phanh và xả khí ra khỏi nút xả khí của xy lanh phanh đĩa phía trước bên
phải.
- Sau khi xả hết khí, hãy xiết chặt nút xả khí trong khi đạp giữ chân phanh. Mômen
xiết: 8.3 N*m (85 kgf*cm, 73 in.*lbf).
- Tiến hành xả khí cho xy lanh phanh đĩa phía trước bên trái bằng quy trình tương tự
cho bên phải.
- Nới nút xả khí của xy lanh phanh đĩa phía sau bên phải.
- Liên tục đạp phanh và xả khí ra khỏi nút xả khí của xy lanh phanh đĩa phía sau bên
phải.
- Sau khi xả hết khí, hãy xiết chặt nút xả khí trong khi đạp giữ chân phanh. Mômen
xiết: 11 N*m (112 kgf*cm, 8 ft.*lbf)
- Xả khí ra khỏi nút xả khí của xy lanh phanh đĩa phía sau bên phải bằng quy trình
tương tự cho bên phải.
- Kiểm tra tình trạng rò rỉ dầu phanh.
- Kiểm tra mức dầu phanh trong bình.
● Lưu ý:
- Không tháo bộ lọc ra khỏi bình chứa xylanh phanh chính và đổ dầu phanh mới vào để
tránh lắng đọng chất bẩn trong hệ thống phanh. Các chất bẩn như cặn bẩn hoặc dầu
thô có thể làm hỏng hệ thống phanh.
- Bổ sung thêm dầu phanh sao cho mức dầu phanh trong bình chứa không tụt xuống
dưới vạch MIN.
2.1.4. Kiểm tra tình trạng đường ống dẫn dầu
Vì đường ống phanh là một trong những chi tiết quan trọng liên quan đến an toàn của
xe, do đó sẽ phải tháo và kiểm tra các bộ phận nếu thấy có rò rỉ dầu phanh. Nếu tìm thấy bất
cứ điều gì bất thường, hãy thay mới bộ phận đó.
Hình 1.45 Sơ đồ đường ống dẫn dầu trên xe Innova 2017
2.1.5. Kiểm tra và bảo dưỡng phanh trước
Công việc kiểm tra và bảo dưỡng phanh trước sẽ được thực hiện mỗi 10000 km, công
việc gồm các hạng mục sau:

- Kiểm tra xy lanh phanh và piston


- Kiểm tra độ dày má phanh
- Kiểm tra tấm đỡ má phanh đĩa
- Kiểm tra độ dày đĩa phanh
- Kiểm tra độ đảo đĩa phanh
2.1.5.a. Kiểm tra xy lanh phanh và piston

Kiểm tra lỗ xy lanh và piston xem có bị gỉ hoặc bị xước không. Nếu cần thiết, hãy thay
xy lanh phanh đĩa và piston.

2.1.5.b. Kiểm tra độ dày má phanh

Dùng một thước, đo độ dày của má phanh. Độ dày tiêu chuẩn: 10.0 mm, dộ dày nhỏ
nhất: 1.0 mm. Nếu độ dày má phanh bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất, hãy thay má phanh.
Hình 1.46 Kiểm tra độ dày má phanh
2.1.5.c. Kiểm tra tấm đỡ má phanh đĩa

Kiểm tra 4 miếng đỡ. Nếu cần, hãy thay các miếng đỡ.

Sử dụng dung dịch vệ sinh phanh để vệ sinh các miếng đỡ má phanh và bề mặt tiếp xúc
của miếng đỡ với giá đỡ xy lanh. Hãy kiểm tra tình trạng biến dạng, nứt, gỉ hoặc xem có dị
vật bám vào không, vì chúng có thể gây khó khăn khi tháo.

Sử dụng dung dịch vệ sinh phanh để vệ sinh vị trí tiếp xúc của giá bắt phanh với miếng
đỡ của má phanh. Sau khi lắp miếng đỡ má phanh vào giá bắt, hãy kiểm tra mức độ lỏng và
độ biến dạng.

Sau khi lắp má phanh, hãy kiểm tra xem miếng đỡ của má phanh có dễ bị tuột ra không
(do lực hãm của miếng đỡ của mã phanh không đủ).

2.1.5.d. Kiểm tra độ dày đĩa phanh

Dùng panme, đo độ dày của đĩa phanh trước. Độ dày tiêu chuẩn: 30.0 mm (1.181 in.).
Độ dày nhỏ nhất: 27.0 mm. Nếu độ dày đĩa phanh nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất, hãy thay đĩa
phanh trước.
Hình 1.47 Kiểm tra độ dày đĩa phanh
2.1.5.e. Kiểm tra độ đảo đĩa phanh

Lắp đĩa phanh trước bằng 5 đai ốc moay ơ theo lực siết tiêu chuẩn. Mômen xiết: 110
N*m (1122 kgf*cm, 81 ft.*lbf). Dùng đồng hồ so, đo độ đảo đĩa phanh tại điểm cách mép
ngoài của đĩa phanh trước là 10 mm. Độ đảo đĩa phanh lớn nhất: 0.05 mm (0.00197 in.).
Nếu độ đảo lớn hơn giá trị lớn nhất, thì thay đổi vị trí lắp của đĩa phanh để độ đảo là
nhỏ nhất. Nếu độ đảo vượt giá trị lớn nhất khi vị trí lắp thay đổi, hãy mài đĩa phanh. Nếu độ
dày đĩa phanh nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất, hãy thay đĩa phanh trước.

Hình 1.48 Kiểm tra độ đảo đĩa phanh


2.1.6. Kiểm tra và bảo dưỡng phanh sau
Công việc kiểm tra và bảo dưỡng phanh sau sẽ được thực hiện mỗi 20000 km, công việc
gồm các hạng mục sau:
- Kiểm tra xy lanh phanh và piston
- Kiểm tra đường kính trong trống phanh
- Kiểm tra độ dày guốc phanh
- Kiểm tra tình trạng tiếp xúc của trống phanh và guốc phanh
2.1.6.a. Kiểm tra xy lanh phanh và piston

Hãy kiểm tra lòng trong xy lanh bánh xe và piston xem có rỉ sét và dấu vết. Nếu cần
thiết, thì thay thế xy lanh phanh đĩa phía sau hoặc piston.

2.1.6.b. Kiểm tra đường kính trong trống phanh

Dùng đồng hồ đo trống phanh hoặc loại tương đương, đo đường kính trong của trống
phanh sau. Đường kính trong tiêu chuẩn: 254.0 mm (10.000 in.). Đường kính trong lớn nhất:
256.0 mm (10.079 in.). Nếu đường kính trong lớn hơn giá trị lớn nhất, hãy thay trống phanh
sau.

Hình 1.49 Kiểm tra đường kính trong trống phanh


2.1.6.c. Kiểm tra độ dày guốc phanh

Dùng thước để đo độ dày ma sát của guốc phanh. Độ dày tiêu chuẩn: 5.1 mm (0.201 in.)
Độ dày nhỏ nhất: 1.0 mm. Nếu độ dày của lớp ma sát nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất hoặc nó bị
mòn không đều, hãy thay guốc phanh.
Hình 1.50 Kiểm tra độ dày guốc phanh
2.1.6.d. Kiểm tra tình trạng tiếp xúc của trống phanh và guốc phanh

Bôi phấn lên mặt trong của trống phanh, sau đó quay mài guốc phanh vào trống phanh.
Nếu tình trạng tiếp xúc giữa trống phanh và guốc phanh không chính xác, hãy điều chỉnh lại
guốc phanh bằng máy mài guốc phanh hoặc thay cả cụm guốc phanh.

Hình 1.51 Kiểm tra tình trạng tiếp xúc của trống phanh và guốc phanh
2.1.7. Kiểm tra và điều chỉnh phanh đậu xe
2.1.7.a. Kiểm tra
Kéo chậm cần phanh để gài hết hành trình phanh đậu xe và đếm số tiếng kêu tách. Hành
trình của cần phanh đậu xe khi kéo với lực 200 N (20 kgf):7 đến 9 tiếng tách.
2.1.7.b. Điều chỉnh
Có hai cách để điều chỉnh hành trình phanh là: Điều chỉnh hành trình ở cần phanh và
điều chỉnh tăng đơ.
- Điều chỉnh hành trình cần phanh:
+ Nhả hoàn toàn cần phanh

+ Nới lỏng đai ốc hãm.

+ Vặn đai ốc điều chỉnh cho đến khi hành trình cần phanh là chính xác. Hành trình của
cần phanh khi kéo với lực 200 N (20 kgf): 7 đến 9 tiếng tách

+ Xiết chặt đai ốc hãm. Mômen xiết: 5.2 N*m (53 kgf*cm, 46 in.*lbf)

Hình 1.52 Điều chỉnh hành trình cần phanh đậu xe


1 - Đai ốc hãm; 2 - Đai ốc điều chỉnh
- Điều chỉnh tăng đơ điều chỉnh phanh đậu xe:

+ Nới lỏng đai ốc hãm và xoay cóc quay điều chỉnh phanh cho đến khi hành trình cần
phanh được chính xác. Hành trình của cần phanh khi kéo với lực 200 N (20 kgf): 7 đến 9
tiếng tách.

+ Xiết chặt đai ốc hãm. Mômen xiết: 5.0 N*m (51 kgf*cm, 44 in.*lbf).
Hình 1.53 Điều chỉnh tăng đơ điều chỉnh phanh đậu xe
1 - Đai ốc hãm; 2 - Tăng đơ điều chỉnh phanh

2.2. Các hư hỏng ở hệ thống phanh trên xe Innova 2017

2.2.1. Các hư hỏng thông thường


Bảng các hư hỏng và khu vực nghi nghờ

Triệu chứng Khu vực nghi ngờ


Rò rỉ dầu trong hệ thống phanh
Có khí trong đường ống phanh (xe có VSC)
Có khí trong đường ống phanh (xe không có VSC)
Bàn đạp thấp hoặc bị
Cúppen píttông phanh đĩa phía trước (Bị mòn hoặc hỏng)
hẫng
Khe hở guốc phanh sau (cần phải điều chỉnh)

Xi lanh phanh chính (hỏng)


Cần đẩy của bộ trợ lực phanh (cần phải điều chỉnh)
Hành trình tự do của bàn đạp phanh (Nhỏ nhất)

Hành trình của cần đẩy guốc phanh (cần phải điều chỉnh)
Bó phanh
Dây phanh đỗ số 1 (kẹt)

Dây phanh đỗ số 2 (kẹt)


Dây phanh đỗ số 3 (kẹt)
Khe hở guốc phanh sau (cần phải điều chỉnh)
Má phanh đĩa phía trước (Bị nứt hoặc biến dạng)
Phần má phanh phía sau (Bị nứt hoặc chai cứng)
Píttông phanh trước trước (kẹt hoặc bị chai cứng)
Xi lanh bánh xe phía sau (kẹt hoặc bị chai cứng) (xe cầu
sau chủ động)
Lò xo căng hoặc lò xo hồi của guốc phanh sau (Hỏng)
Cần đẩy của bộ trợ lực phanh (cần phải điều chỉnh)
Rò rỉ chân không trong hệ thống trợ lực
Xi lanh phanh chính (hỏng)
Píttông phanh trước trước (kẹt hoặc bị chai cứng)
Xi lanh bánh xe phía sau (kẹt hoặc bị chai cứng) (xe cầu
sau chủ động)
Lệch phanh
Má phanh đĩa phía trước (Dính dầu, nứt hoặc biến dạng)

Má phanh phía sau (Dính dầu, nứt hoặc bị chai cứng)


Đĩa phanh trước (bị xước)
Rò rỉ dầu trong hệ thống phanh
Có khí trong đường ống phanh (xe có VSC)
Có khí trong đường ống phanh (xe không có VSC)
Má phanh đĩa phía trước (Mòn, bị nứt hoặc bị méo, dính
dầu hoặc bị chai cứng)
Đạp chắc bàn đạp
Má phanh phía sau (Mòn, bị nứt hoặc bị méo, dính dầu
phanh nhưng phanh
hoặc bị chai cứng)
vẫn không đạt hiệu quả
Khe hở guốc phanh sau (cần phải điều chỉnh)
Đĩa phanh trước (bị xước)
Cần đẩy của bộ trợ lực phanh (cần phải điều chỉnh)
Rò rỉ chân không trong hệ thống trợ lực

Má phanh đĩa phía trước (nứt, méo, bẩn hoặc chai cứng)

Má phanh sau (Nứt, bị méo, bụi bẩn hoặc bị chai cứng)

Bu lông bắt phanh trước


Tiếng ồn từ phanh
Đĩa phanh trước (bị xước)
Lò xo căng hoặc lò xo hồi của guốc phanh sau (Hỏng)
Đệm chống ồn phanh đĩa phía trước (hỏng)
Lò xo giữ guốc phanh (Hỏng)

2.2.2. Các hư hỏng ở hệ thống an toàn

Nếu ECU điều khiển trượt (bộ chấp hành phanh) phát hiện lỗi ở các hệ thống an toàn,
đèn cảnh báo ABS và đèn cảnh báo phanh và/hoặc đèn chỉ báo trượt sẽ sáng lên để thông
báo cho người lái biết.

Để kiểm tra các mã lỗi DTC, hãy nối máy chẩn đoán GTS với giắc DLC3 trên xe. Có thể
dùng máy chẩn đoán để xoá mã lỗi, kích hoạt các bộ chấp hành và kiểm tra dữ liệu lưu tức
thời và danh mục dữ liệu. ECU điều khiển trượt (bộ chấp hành phanh) sẽ ghi lại các mã lỗi
khi ECU phát hiện thấy có lỗi trong ECU hoặc trong các mạch của ECU.

Hiện nay để kiểm tra và xóa các lỗi ở các hệ thống an toàn có hai cách là: Dùng máy
chẩn đoán Global Techstream (GTS) và dùng dây điện để kiểm tra thông qua giắc DLC3.

2.2.2.a. Khi dùng GTS

Các bước để kiểm tra mã lỗi khi dùng máy chẩn đoán GTS:

- Tắt khoá điện OFF.


- Nối máy chẩn đoán GTS với giắc DLC3.
- Bật khoá điện ON.
- Bật máy chẩn đoán GTS.
- Hãy đọc các mã DTC theo hướng dẫn trên màn hình máy chẩn đoán. Vào các menu
sau: Chassis / ABS/VSC/TRC / Trouble Codes.
- Kiểm tra chi tiết của các mã lỗi.
- Xóa mã lỗi.
Các bước để xóa mã lỗi khi dùng máy chẩn đoán GTS:

- Tắt khoá điện OFF.


- Nối máy chẩn đoán GTS với giắc DLC3.
- Bật khoá điện ON.
- Bật máy chẩn đoán GTS.
- Sử dụng GTS để xóa các mã. Vào các menu sau: Chassis / ABS/VSC/TRC /
Trouble Codes.
- Xóa các mã lỗi theo như hướng dẫn trên màn hình GTS.
2.2.2.b. Khi dùng dây điện kiểm tra thông qua giắc DLC3

Các bước kiểm tra mã lỗi:

- Dùng dây điện nối tắt các cực 13 (TC) và 4 (CG) của giắc DLC3.
- Bật khoá điện ON.
- Quan sát kiểu nháy của đèn cảnh báo ABS để xác định mã lỗi.
- Đếm số lần nháy của đèn cảnh báo ABS.
- Kiểm tra chi tiết của các mã lỗi.
- Sau khi hoàn tất việc kiểm tra, hãy tháo các cực TC và CG của giắc DLC3 để tắt
màn hình hiển thị.

Hình 1.54 giắc DLC3


a – Mặt trước của giắc

GỢI Ý:

- Khi hệ thống hoạt động bình thường, các đèn sẽ nháy liên tục với tần số bật 0,25
giây, sau đó tắt 0,25 giây.
- Khi mã lỗi xuất hiện, các đèn sẽ phát ra tín hiệu mã lỗi với chu kỳ 4 giây (ví dụ, mã
lỗi 21 được phát ra dưới dạng đèn nháy 2 lần, nghỉ trong 1.5 giây rồi nháy thêm 1 lần
nữa).
- Khi có từ 2 mã lỗi trở lên, các đèn sẽ nháy mã với tần số 2.5 giây, và sau khi tất cả
các mã đã được phát ra, đèn sẽ ngừng nháy trong 4 giây sau đó lặp lại quy trình nháy.
- Khi có nhiều mã lỗi đồng thời, các mã này sẽ được phát ra với nguyên tắc số của
mã lỗi nhỏ hơn sẽ phát ra trước.

Các bước xóa mã lỗi:

- Dùng dây điện nối tắt các cực 13 (TC) và 4 (CG) của giắc DLC3.
- Bật khoá điện ON. Hãy xoá các mã lỗi được lưu trong ECU bằng cách đạp chân
phanh 8 lần trở lên trong vòng 5 giây.
- Kiểm tra rằng đèn báo chỉ ra mã hệ thống bình thường.
- Tháo dây điện ra khỏi các cực của giắc DLC3.
GỢI Ý:
- Không thể xoá các mã lỗi bằng cách ngắt cực ắc quy hoặc cầu chì IG1 SỐ 3.
Các tín hiệu của đèn cảnh báo tương đương với máy GTS

Mã lỗi ABS

Tín hiệu của đèn cảnh báo Màn hình GTS


11 C146E
12 C146F
C142B
13
C146C
14 C146D
21 C1468
22 C1469
23 C146A
24 C146B
25 C1225
C1401
31
C1405
C1402
32
C1406
C1403
33
C1407
C1404
34
C1408
35 C1413
36 C1414
37 C1337
38 C1415
39 C1416
C120B
41 C1241
C1417
C1232
43
C1243
C1419
44
C1442
45 C1245
C1421
C1422
C1423
46
C1424
C142A
C1449
C1425
49
C1426
C1427
51
C1428
59 C1203
94 U0073
95 U0124
97 C1381
98 C1336

Mã lỗi của VSC


Tín hiệu của đèn cảnh báo Màn hình GTS
31 C1432
C1433
C1434
C1435
34 C1436
C1443
36 C1210
51 C1201
63 U0126
C1437
65
U0100
C1290
66 C1439
C1445
98 C1440

Bảng các mã lỗi ở hệ thống điều khiển


Số mã lỗi Hạng mục phát hiện
C1203 Mạch liên lạc của ECM bị lỗi
C1241 Lỗi điện áp nguồn cấp thấp
Tín hiệu ra của cảm biến tốc độ trước phải thấp (mã lỗi ở chế độ Test
C1271
Mode)
Tín hiệu ra của cảm biến tốc độ trước trái thấp (mã lỗi ở chế độ Test
C1272
Mode)
Tín hiệu ra của cảm biến tốc độ sau phải thấp (mã lỗi ở chế độ Test
C1273
Mode)
Tín hiệu ra của cảm biến tốc độ sau trái thấp (mã lỗi ở chế độ Test
C1274
Mode)
Tín hiệu ra của cảm biến tốc độ trước phải thay đổi bất thường (mã lỗi
C1275
ở chế độ Test Mode)
Tín hiệu ra của cảm biến tốc độ trước trái thay đổi bất thường (mã lỗi
C1276
ở chế độ Test Mode)
Tín hiệu ra của cảm biến tốc độ sau phải thay đổi bất thường (mã lỗi ở
C1277
chế độ Test Mode)
Tín hiệu ra của cảm biến tốc độ sau trái thay đổi bất thường (mã lỗi ở
C1278
chế độ Test Mode)
C1337 Đường kính lốp không đều
C1401 Cảm biến tốc độ phía trước bên phải bị lỗi
C1402 Cảm biến tốc độ phía trước bên trái bị lỗi
C1403 Cảm biến tốc độ phía sau bên phải bị lỗi
C1404 Cảm biến tốc độ phía sau bên trái bị lỗi
C1405 Mạch cảm biến tốc độ phía trước bên phải bị hở hoặc ngắn mạch

C1406 Mạch cảm biến tốc độ phía trước bên trái bị hở hoặc ngắn mạch
C1407 Mạch cảm biến tốc độ phía sau bên phải bị hở hoặc ngắn mạch
C1408 Mạch cảm biến tốc độ phía sau bên trái bị hở hoặc ngắn mạch
C1413 Tín hiệu ra của cảm biến tốc độ phía trước bên phải bị lỗi
C1414 Tín hiệu ra của cảm biến tốc độ phía trước bên trái bị lỗi
C1415 Tín hiệu ra của cảm biến tốc độ phía sau bên phải bị lỗi
C1416 Tín hiệu ra của cảm biến tốc độ phía sau bên trái bị lỗi
C1417 Lỗi điện áp nguồn cao
C1425 Mạch công tắc đèn phanh bị hở mạch
C1427 Môtơ bị lỗi
C1428 Mạch điện của môtơ bị lỗi
C1468 Mạch van điện từ SFR
C1469 Mạch van điện từ SFL
C146A Mạch van điện từ SRR
C146B Mạch van điện từ SRL
C146C Mạch rơle môtơ ABS bị hở
C146D Mạch rơle môtơ ABS bị ngắn mạch
C146E Mạch rơle điện từ ABS bị hở mạch
C146F Mạch rơle điện từ ABS bị ngắn mạch
U0073 Đường truyền liên lạc của mođun điều khiển tắt OFF
Bảng các hư hỏng và khu vực nghi nghờ của các hệ thống an toàn

Triệu chứng Khu vực nghi ngờ


Kiểm tra mã lỗi và chắc chắn rằng mã hệ thống bình
thường xuất hiện.

Mạch nguồn (sự cố điện áp cung cấp thấp)

Mạch nguồn (sự cố điện áp cung cấp cao)


Mạch cảm biến tốc độ phía trước (hỏng chức năng so
sánh)
Mạch cảm biến tốc độ phía trước (hở hay ngắn mạch)
ABS, BA và/hoặc EBD Mạch cảm biến tốc độ phía trước (lỗi đầu ra)
không hoạt động
Mạch cảm biến tốc độ phía sau (hỏng chức năng so sánh)
Mạch cảm biến tốc độ phía sau (hở hay ngắn mạch)
Mạch cảm biến tốc độ phía sau (lỗi đầu ra)
Kiểm tra rằng ECU điều khiển trượt (bộ chấp hành phanh)
bằng Techstream. (Kiểm tra hoạt động của ECU điều
khiển trượt (bộ chấp hành phanh) bằng chức năng Thử
kích hoạt.) Nếu có bất thường, hãy kiểm tra rò rì mạch
thủy lực.
Nếu triệu chứng vẫn xảy ra sau khi đã kiểm tra các mạch
trong các khu vực nghi ngờ nói trên và đã kết luận là bình
thường, hãy thay thế bộ chấp hành phanh (ECU điều khiển
trượt).
Kiểm tra mã lỗi và chắc chắn rằng mã hệ thống bình
thường xuất hiện.
Mạch cảm biến tốc độ phía trước (hỏng chức năng so
sánh)
Mạch cảm biến tốc độ phía trước (hở hay ngắn mạch)
ABS, BA và/hoặc EBD
Mạch cảm biến tốc độ phía trước (lỗi đầu ra)
không hoạt động hiệu quả
Mạch cảm biến tốc độ phía sau (hỏng chức năng so sánh)
Mạch cảm biến tốc độ phía sau (hở hay ngắn mạch)
Mạch cảm biến tốc độ phía sau (lỗi đầu ra)
Mạch công tắc đèn phanh
Kiểm tra rằng ECU điều khiển trượt (bộ chấp hành phanh)
bằng Techstream. (Kiểm tra hoạt động của ECU điều
khiển trượt (bộ chấp hành phanh) bằng chức năng Thử
kích hoạt.) Nếu có bất thường, hãy kiểm tra rò rì mạch
thủy lực.
Nếu triệu chứng vẫn xảy ra sau khi đã kiểm tra các mạch
trong các khu vực nghi ngờ nói trên và đã kết luận là bình
thường, hãy thay thế bộ chấp hành phanh (ECU điều khiển
trượt).

Kiểm tra mã lỗi và chắc chắn rằng mã hệ thống bình


thường xuất hiện.
Không thể kiểm tra mã lỗi Mạch cực TC và CG
của cảm biến ABS được Nếu triệu chứng vẫn xảy ra ngay sau khi kiểm tra mạch kể
trên nằm trong khu vực nghi ngờ và không có vấn đề bất
thường, hãy thay ECU điều khiển trượt (bộ chấp hành
phanh).
Đèn cảnh báo ABS hoạt Mạch đèn cảnh báo ABS
động bất thường (Sáng
không tắt) ECU điều khiển trượt (Bộ chấp hành phanh)
Đèn cảnh báo ABS hoạt Mạch đèn cảnh báo ABS
động bất thường (Đèn
không sáng) ECU điều khiển trượt (Bộ chấp hành phanh)
Đèn cảnh báo phanh hoạt Mạch đèn cảnh báo phanh
động bất thường (Đèn sáng
không tắt) ECU điều khiển trượt (Bộ chấp hành phanh)
Đèn cảnh báo phanh hoạt Mạch đèn cảnh báo phanh
động bất thường (Đèn
không sáng) ECU điều khiển trượt (Bộ chấp hành phanh)
Kiểm tra mã lỗi và chắc chắn rằng mã hệ thống bình
thường xuất hiện.
Mạch nguồn (sự cố điện áp cung cấp thấp)
Mạch nguồn (sự cố điện áp cung cấp cao)
Hệ thống VSC và/hoặc Kiểm tra tình trạng rò rỉ mạch thuỷ lực.
TRC không hoạt động Mạch cảm biến tốc độ phía trước (hỏng chức năng so
sánh)
Mạch cảm biến tốc độ phía trước (hở hay ngắn mạch)
Mạch cảm biến tốc độ phía trước (lỗi đầu ra)
Mạch cảm biến tốc độ phía sau (hỏng chức năng so sánh)
Mạch cảm biến tốc độ phía sau (hở hay ngắn mạch)
Mạch cảm biến tốc độ phía sau (lỗi đầu ra)
Mạch cảm biến độ lệch và tăng tốc (ECU túi khí) (lỗi dữ
liệu điểm không)
Mạch cảm biến độ lệch và tăng tốc (ECU túi khí) (lỗi
nguồn cấp)
Mạch cảm biến tăng tốc (ECU túi khí) (lỗi so sánh)
Mạch cảm biến độ lệch (ECU túi khí) (lỗi so sánh)
Mạch cảm biến độ lệch và tăng tốc (ECU túi khí) (lỗi kẹt
hoặc tín hiệu phát ra)
Mạch cảm biến độ lệch và tăng tốc (ECU túi khí) (lỗi bên
trong)
Mạch cảm biến góc xoay vô lăng (cụm cáp xoắn) (lỗi dữ
liệu điểm không)
Mạch cảm biến vô lăng (cụm cáp xoắn) (lỗi cài đặt ban
ban đầu điểm không hoặc lỗi hiệu chỉnh)
Mạch cảm biến góc xoay vô lăng (cụm cáp xoắn) (lỗi
nguồn cấp)
Mạch cảm biến góc xoay vô lăng (cụm cáp xoắn) (lỗi tín
hiệu phát)
Mạch cảm biến góc xoay vô lăng (cụm cáp xoắn) (lỗi bên
trong)
Nếu triệu chứng vẫn xảy ra sau khi đã kiểm tra các mạch
trong các khu vực nghi ngờ nói trên và đã kết luận là bình
thường, hãy thay thế bộ chấp hành phanh (ECU điều khiển
trượt).
Kiểm tra mã lỗi và chắc chắn rằng mã hệ thống bình
thường xuất hiện.
Việc kiểm tra mã lỗi của Mạch cực TC và CG
cảm biến VSC không thực Nếu các triệu chứng vẫn xảy ra ngay sau khi kiểm tra
hiện được mạch kể trên nằm trong khu vực nghi ngờ và không có vấn
đề bất thường, hãy thay ECU điều khiển trượt (bộ chấp
hành phanh).

Công tắc VSC OFF hoạt Mạch công tắc VSC OFF
động bất thường ECU điều khiển trượt (Bộ chấp hành phanh)
Đèn chỉ báo trượt hoạt Mạch đèn chỉ báo trượt
động bất thường (Đèn sáng
ECU điều khiển trượt (Bộ chấp hành phanh)
không tắt)

Đèn chỉ báo trượt hoạt Mạch đèn chỉ báo trượt
động bất thường (Đèn
không sáng) ECU điều khiển trượt (Bộ chấp hành phanh)
Không thể hoàn thành việc Mạch cực TS và CG
kiểm tra cảm biến ECU điều khiển trượt (Bộ chấp hành phanh)

KẾT LUẬN

Sau quá trình phân tích và nghiên cứu về cấu tạo, nguyên lí hoạt động, các hệ thống
ABS, EDB, VSC,...,phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sữa chữa của hệ thống phanh trên
dòng xe Toyota Innova 2017. Tiểu luận này đã nêu lên được tầm quan trọng của hệ thống
phanh trên dòng xe Toyota Innova 2017 nói riêng và ô tô ngày nay nói chung, đồng thời
giúp em xây dựng được một tài liệu để giúp người làm công tác chuyên môn có thể tham
khảo. Em mong muốn trong thời gian sau, những người có chuyên môn, có nhu cầu tìm hiểu
rõ hơn sẽ tiếp tục phần tiểu luận này để tìm hiểu sâu hơn về chẩn đoán, khắc phục các lỗi ở
hệ thống an toàn trên dòng xe Toyota Innova 2017, một trong những phần ở tiểu luận này
còn chưa tìm hiểu rõ. Do trong qua trình làm tiểu luận này, sự hiểu biết và kiến thức của em
còn nhiều hạn chế, em kính mong quý thầy, quý cô cho em xin những đánh giá, nhận xét về
phần tiểu luận để em có thể hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cám ơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cấu tạo và sửa chữa chung dành cho dòng xe Toyota Innova 2017 do Toyota
Việt Nam cung cấp.

You might also like