Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 50

LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG

DỤNG

PHAN TRÍ KIÊN

Ngày 14 tháng 7 năm 2022

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 1 / 50
Chương 3. ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ

Thời lượng: 10 tiết.

1 Tổng thể và mẫu

2 Khái niệm về ước lượng tham số

3 Khoảng tin cậy cho trung bình

4 Ước lượng tỷ lệ tổng thể

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 2 / 50
3.1. Tổng thể và mẫu

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 3 / 50
3.1.1. Các khái niệm cơ bản

1. Tổng thể
Tổng thể (population) là tập hợp tất cả các đối tượng thuộc phạm vi
nghiên cứu.

Số phần tử của tổng thể kí hiệu N.

Nếu N hữu hạn thì ta nói tổng thể đó là hữu hạn; nếu N vô hạn thì
ta nói tổng thể đó là vô hạn.

Các đặc trưng của tổng thể gọi là các tham số.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 4 / 50
3.1.1. Các khái niệm cơ bản

2. Mẫu
Mẫu (sample) là một tập con của tổng thể.

Số phần tử của mẫu kí hiệu n và được gọi là kích thước mẫu (hay cỡ
mẫu).

Các đặc trưng của mẫu gọi là các thống kê.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 5 / 50
3.1.1. Các khái niệm cơ bản

3. Cách chọn mẫu


Chọn mẫu có hoàn lại: Lấy ngẫu nhiên một phần tử từ tổng thể, ghi
các thông tin cần thiết về phần tử đó rồi trả phần tử đó về tổng thể.

Chọn mẫu không hoàn lại: Lấy ngẫu nhiên một phần tử từ tổng thể,
ghi các thông tin cần thiết về phần tử đó và ta không trả phần tử đó
về tổng thể.

Khi N lớn thì có thể coi hai cách lấy mẫu trên là như nhau.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 6 / 50
3.1.1. Các khái niệm cơ bản

4. Số mẫu
Một tổng thể có N phần tử, ta cần chọn mẫu có kích thước n. Khi đó:
Nếu chọn có hoàn lại thì số mẫu có thể chọn là

Nn

Nếu chọn không hoàn lại thì số mẫu có thể chọn là


N!
CNn = .
n!(N − n)!

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 7 / 50
3.1.2. Các tham số đặc trưng của tổng thể

1. Trung bình tổng thể


Xét tổng thể kích thước N. Khi đó
N
1 X
µ= xi
N
i=1

được gọi là trung bình của tổng thể.

2. Phương sai tổng thể


Xét tổng thể N phần tử có trung bình µ. Khi đó
N N
1 X 1 X 2
σ2 = (xi − µ)2 = xi − Nµ2

N N
i=1 i=1

được gọi là phương sai tổng thể.


PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 8 / 50
3.1.2. Các tham số đặc trưng của tổng thể

3. Độ lệch chuẩn tổng thể


Đại lượng v

u
u1 XN
σ= 2
σ = t (xi − µ)2
N
i=1

được gọi là độ lệch chuẩn của tổng thể.

4. Tỷ lệ của tổng thể


Gọi M là số phần tử có tính chất P nào đó trong tổng thể có N phần
tử. Khi đó, tỷ số
M
p=
N
được gọi là tỷ lệ của tổng thể.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 9 / 50
3.1.3. Các tham số đặc trưng của mẫu

1. Trung bình mẫu


Xét mẫu với kích thước n. Đại lượng
n
1X
x= xi
n
i=1

được gọi là trung bình mẫu.

2. Phương sai mẫu


Xét mẫu kích thước n. Khi đó
n
1X
S2 = (xi − x)2 .
n
i=1

được gọi là phương sai mẫu.


PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 10 / 50
3.1.3. Các tham số đặc trưng của mẫu

3. Độ lệch chuẩn mẫu


Xét mẫu kích thước n. Khi đó
v
u n
√ u1 X
S= 2
S =t (xi − x)2
n
i=1

được gọi là độ lệch chuẩn mẫu.

4. Phương sai mẫu hiệu chỉnh


Xét mẫu kích thước n. Khi đó
n
1 X
s2 = (xi − x)2
n−1
i=1

được gọi là phương sai mẫu hiệu chỉnh.


PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 11 / 50
3.1.3. Các tham số đặc trưng của mẫu

5. Độ lệch chuẩn mẫu hiệu chỉnh


Xét mẫu kích thước n. Khi đó
v

u n
u 1 X
s= s =t2 (xi − x)2
n−1
i=1

được gọi là độ lệch chuẩn mẫu hiệu chỉnh.

6. Tỷ lệ mẫu
Gọi m là số phần tử có tính chất P nào đó trong mẫu có kích thước n.
Khi đó, tỷ số
m
f =
n
gọi là tỷ lệ mẫu.
PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 12 / 50
Luyện tập

Bài tập 1
Cho mẫu với các giá trị quan sát

2; 3; 5; 4; 8; 8; 9; 7; 6; 9; 10

Tính trung bình mẫu, phương sai mẫu, độ lệch chuẩn mẫu, phương sai
mẫu hiệu chỉnh và độ lệch chuẩn mẫu hiệu chỉnh.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 13 / 50
Luyện tập

Bài tập 2
Cho mẫu số liệu

xi 1 2 5 7 8 11 15 Tổng
Tần số fi 2 2 4 6 10 8 7 n=39

Tính trung bình mẫu, phương sai mẫu, độ lệch chuẩn mẫu, phương sai
mẫu hiệu chỉnh và độ lệch chuẩn mẫu hiệu chỉnh.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 14 / 50
Luyện tập

Bài tập 3
Cho mẫu số liệu

xi 2-4 4-6 6-8 8-10 10-12 12-14 Tổng


Tần số fi 3 5 7 6 4 2 n=27

Tính trung bình mẫu, phương sai mẫu, độ lệch chuẩn mẫu, phương sai
mẫu hiệu chỉnh và độ lệch chuẩn mẫu hiệu chỉnh.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 15 / 50
Luyện tập

Bài tập 4
Cho số mẫu số liệu về thu nhập (triệu đồng) của công nhân

Thu nhập 3-5 5-7 7-9 9-11 Tổng


Số người 7 12 6 5 n=30

Ta nói thu nhập từ 7 triệu đồng trở lên là thu nhập cao. Tính tỷ lệ thu nhập
cao.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 16 / 50
3.2. Khái niệm về ước lượng tham số

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 17 / 50
3.2.1. Khái niệm và phân loại

1. Khái niệm
Một tổng thể ta thường quan tâm đến các tham số: trung bình (µ);
phương sai (σ 2 ) và tỷ lệ tổng thể (p), ...
Các tham số nói trên chưa xác định được cụ thể bằng bao nhiêu. Do
vậy, ta cần xác định nó thông qua các thống kê cụ thể của mẫu. Việc
làm này gọi là ước lượng.
Ước lượng tham số là dựa vào các thống kê mẫu để dự đoán
các tham số của tổng thể.

2. Phân loại ước lượng


Có 2 loại ước lượng:
1. Ước lượng điểm.
2. Ước lượng khoảng.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 18 / 50
3.2.2. Ước lượng điểm

Sinh viên tự nghiên cứu

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 19 / 50
3.2.3. Ước lượng khoảng

Bài toán
Giả sử tham số θ của tổng thể chưa biết. Dựa vào mẫu ngẫu nhiên, hãy
tìm hai số θ1 và θ2 sao cho

P(θ1 < θ < θ2 ) = 1 − α khá lớn.

Khi đó:
(θ1 ; θ2 ): được gọi là khoảng tin cậy của ước lượng;
γ = 1 − α: được gọi là độ tin cậy;
α: được gọi là mức ý nghĩa.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 20 / 50
3.3. Khoảng tin cậy cho trung bình

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 21 / 50
3.3.1. Khi kích thước mẫu n ≥ 30

Bài toán
Giả sử một tổng thể có trung bình µ chưa biết. Từ mẫu ngẫu nhiên
(X1 , X2 , · · · , Xn ), hãy tìm khoảng tin cậy cho µ với độ tin cậy 1 − α cho
trước.

1. Phương pháp ước lượng


- Xét mẫu ngẫu nhiên (X1 , X2 , · · · , Xn ). Với n đủ lớn (n ≥ 30), theo
Định lí Giới hạn trung tâm thì trung bình mẫu
1
X = (X1 + X2 + · · · + Xn )
n
 σ2 
có phân phối xấp xỉ chuẩn N µ, .
n

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 22 / 50
3.3.1. Khi kích thước mẫu n ≥ 30

1. Phương pháp ước lượng (tt1)


- Dùng công thức chuẩn hóa, ta có

(X − µ) n
Z= ∼ N(0, 1).
σ
- Với độ tin cậy 1 − α cho trước, tìm α1 và α2 thỏa mãn α1 + α2 = α
sao cho
P(−zα1 < Z < zα2 ) = 1 − α.
- Một cách tương đương
 σ σ 
P X − √ zα2 < µ < X + √ zα1 = 1 − α.
n n

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 23 / 50
3.3.1. Khi kích thước mẫu n ≥ 30

1. Phương pháp ước lượng (tt2)


- Khoảng tin cậy cho trung bình có dạng
σ σ
X − √ zα2 < µ < X + √ zα1 .
n n

- Xét mẫu cụ thể (x1 , x2 , · · · , xn ), với độ tin cậy 1 − α ta được khoảng


ước lượng cho trung bình là
σ σ
x − √ zα2 < µ < x + √ zα1 ,
n n

trong đó
1
x= (x1 + x2 + · · · + xn ).
n

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 24 / 50
3.3.1. Khi kích thước mẫu n ≥ 30

2. Khoảng tin cậy đối xứng


α
Chọn α1 = α2 = , ta được khoảng tin cậy đối xứng cho trung bình là
2
σ σ
x − √ zα/2 < µ < x + √ zα/2 ,
n n

trong đó:
σ
µ = √ zα/2 : là sai số ước lượng;
n
1−α
Φ(zα/2 ) = , tra bảng Laplace.
2

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 25 / 50
3.3.1. Khi kích thước mẫu n ≥ 30

3. Khoảng tin cậy tối thiểu


Khi α1 = 0 và α2 = α, ta được khoảng tin cậy tối thiểu cho trung bình

σ
x − √ zα < µ < +∞,
n
trong đó:
Φ(zα ) = 0.5 − α, tra bảng Laplace.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 26 / 50
3.3.1. Khi kích thước mẫu n ≥ 30

4. Khoảng tin cậy tối đa


Khi α1 = α và α2 = 0, ta được khoảng tin cậy tối đa cho trung bình là
σ
−∞ < µ < x + √ zα ,
n

trong đó:
Φ(zα ) = 0.5 − α, tra bảng Laplace.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 27 / 50
3.3.1. Khi kích thước mẫu n ≥ 30

Chú ý
Trong trường hợp σ (độ lệch chuẩn tổng thể) chưa biết thì ta thay σ
bởi s (độ lệch chuẩn mẫu hiệu chỉnh).

Trường hợp mẫu nhỏ (n < 30) nhưng b.n.n. tổng thể X ∼ N(µ, σ 2 )
σ2 
thì trung bình mẫu X ∼ N µ, . Lúc này, ta tìm khoảng ước lượng
n
cho trung bình như trường hợp mẫu lớn (n ≥ 30).

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 28 / 50
3.3.1. Khi kích thước mẫu n ≥ 30

Ví dụ 1
Biết rằng trọng lượng cà phê đóng gói của một nhà máy có độ lệch tiêu
chuẩn σ = 2. Kiểm tra ngẫu nhiên 45 gói ta được trọng lượng trung bình
là x = 16.75g . Với độ tin cậy 0.95, hãy ước lượng:
(a) Trọng lượng trung bình mỗi gói.
(b) Trọng lượng trung bình tối đa mỗi gói.
(c) Để sai số ước lượng không quá 0.5g thì cần phải chọn kích thức
mẫu bao nhiêu?

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 29 / 50
3.3.1. Khi kích thước mẫu n ≥ 30

Ví dụ 2.
Điều tra mức thu nhập (triệu đồng/tháng) của 100 công nhân trong
một khu công nghiệp, ta được số liệu sau

Mức thu nhập 3−5 5−7 7−9 9 − 11 11 − 13 Tổng


Số công nhân 15 20 30 25 10 n = 100

(a) Hãy ước lượng khoảng thu nhập bình quân của công nhân trong khu
công nghiệp này với độ tin cậy 95%
(b) Hãy ước lượng mức thu nhập trung bình tối thiểu của công nhân
trong khu công nghiệp này với độ tin cậy 0.98.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 30 / 50
3.3.2. Khi kích thước mẫu n < 30

1. Phương pháp ước lượng


- Xét mẫu ngẫu nhiên (X1 , X2 , · · · , Xn ) có phương sai mẫu hiệu chỉnh
S 2 . Khi đó, √
(X − µ) n
T = ∼ T (n − 1),
S
1
trong đó X = (X1 + X2 + · · · + Xn ) và T (n − 1) là phân phối Student
n
với bậc tự do n − 1.
- Với độ tin cậy 1 − α cho trước, tìm α1 và α2 thỏa mãn α1 + α2 = α
sao cho
P(−tn−1,α1 < T < tn−1,α2 ) = 1 − α.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 31 / 50
3.3.2. Khi kích thước mẫu n < 30

1. Phương pháp ước lượng (tt1)


- Một cách tương đương
 S S 
P X − √ tn−1,α2 < µ < X + √ tn−1,α1 = 1 − α.
n n

- Khoảng tin cậy cho trung bình có dạng


S S
X − √ tn−1,α2 < µ < X + √ tn−1,α1 .
n n

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 32 / 50
3.3.2. Khi kích thước mẫu n < 30

1. Phương pháp ước lượng (tt1)


- Xét mẫu cụ thể (x1 , x2 , · · · , xn ) với phương sai mẫu hiệu chỉnh s và
trung bình mẫu
1
x = (x1 + x2 + · · · + xn ),
n
ta được khoảng tin cậy cho trung bình với độ tin cậy 1 − α là
s s
x − √ tn−1,α2 < µ < x + √ tn−1,α1 .
n n

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 33 / 50
3.3.2. Khi kích thước mẫu n < 30

2. Khoảng tin cậy đối xứng


α
Chọn α1 = α2 = , ta được khoảng tin cậy đối xứng cho µ là:
2
σ σ
x − √ tn−1,α/2 < µ < x + √ tn−1,α/2 ,
n n

trong đó:
s
µ = √ tn−1,α/2 : là sai số ước lượng;
n
tn−1,α/2 tra bảng Student.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 34 / 50
3.3.2. Khi kích thước mẫu n < 30

3. Khoảng tin cậy tối thiểu


Chọn α1 = 0 và α2 = α, ta được khoảng tin cậy tối thiểu cho µ là:
s
x − √ tn−1,α < µ < +∞,
n

trong đó:
tn−1,α tra bảng Student.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 35 / 50
3.3.2. Khi kích thước mẫu n < 30

4. Khoảng tin cậy tối đa


Chọn α1 = α và α2 = 0, ta được khoảng tin cậy tối đa cho µ là:
σ
−∞ < µ < x + √ tn−1,α ,
n

trong đó:
tn−1,α tra bảng Student.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 36 / 50
3.3.2. Khi kích thước mẫu n < 30

Ví dụ 3.
Cân thử 25 bao bột mì trong kho, ta thu được số liệu sau

Trọng lượng (kg) 18 19 20 21 22 Tổng


Số bao 3 5 7 6 4 n = 25

Hãy tìm khoảng tin cậy cho trọng lượng trung bình của các bao bột mì
trong kho với độ tin cậy 98%.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 37 / 50
3.4. Ước lượng tỷ lệ tổng thể

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 38 / 50
3.4.1. Bài toán và phương pháp ước lượng

1. Bài toán ước lượng tỷ lệ


Giả sử tỷ lệ các phần tử có tính chất P trong một tổng thể là p chưa
biết. Với độ tin cậy 1 − α cho trước, hãy tìm khoảng ước lượng cho p.

2. Phương pháp ước lượng tỷ lệ


- Giả sử (X1 , X2 , · · · , Xn ) là mẫu ngẫu nhiên có tỷ lệ mẫu là F . Khi n
đủ lớn (n ≥ 30), ta có

(F − p) n
Z=p ∼ N(0, 1).
F (1 − F )

- Với độ tin cậy 1 − α cho trước, ta tìm α1 và α2 thỏa mãn


α1 + α2 = α sao cho

P(−zα1 < Z < zα2 ) = 1 − α.


PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 39 / 50
3.4.1. Bài toán và phương pháp ước lượng

2. Phương pháp ước lượng tỷ lệ


- Một cách tương đương
r r !
F (1 − F ) F (1 − F )
P F − zα2 < p < F + z α1 = 1 − α.
n n

- Xét mẫu cụ thể (x1 , x2 , · · · , xn ) với tỷ lệ mẫu f thì khoảng tin cậy của
p có dạng
r r
f (1 − f ) f (1 − f )
f − z α2 < p < f + z α1 .
n n

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 40 / 50
3.4.2. Các khoảng tin cậy cho tỷ lệ

1. Khoảng tin cậy đối xứng


α
Khi α1 = α2 = thì ta được khoảng tin cậy đối xứng cho tỷ lệ là
2
r r
f (1 − f ) f (1 − f )
f − zα/2 < p < f + zα/2 ,
n n

trong đó:
r
f (1 − f )
p = zα/2 : là sai số ước lượng;
n
1−α
Φ(zα/2 ) = , tra bảng Laplace.
2

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 41 / 50
3.4.2. Các khoảng tin cậy cho tỷ lệ

2. Khoảng tin cậy tối thiểu


Khi α1 = 0 và α2 = α thì ta được khoảng tin cậy tối thiểu cho tỷ lệ là
r
f (1 − f )
f − zα < p < +∞,
n

trong đó:
Φ(zα ) = 0.5 − α, tra bảng Laplace.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 42 / 50
3.4.2. Các khoảng tin cậy cho tỷ lệ

3. Khoảng tin cậy tối đa


Khi α1 = α và α2 = 0 thì ta được khoảng tin cậy tối đa cho tỷ lệ là
r
f (1 − f )
−∞ < p < f + zα ,
n

trong đó:
Φ(zα ) = 0.5 − α, tra bảng Laplace.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 43 / 50
3.4.2. Các khoảng tin cậy cho tỷ lệ

Ví dụ 1.
Từ một lô thuốc tây ta kiểm tra 150 ống thấy có 12 ống bị kết tủa.
(a) Với độ tin cậy 95%, tìm khoảng tin cậy đối xứng cho tỷ lệ thuốc bị
kết tủa.
(b) Với mức ý nghĩa 5%, hãy ước lượng tỷ lệ thuốc bị kết tủa tối đa của
lô thuốc này.
(c) Biết rằng lô thuốc tây có 15000 ống. Với mức ý nghĩa 0.02, hãy ước
lượng số thuốc tây bị kết tủa?

Ví dụ 2.
Để ước lượng lượng cá trong hồ, người ta bắt lên 1000 con, đánh dấu
xong trả xuống hồ lại. Sau đó, người ta bắt lên 300 con và thấy có 45 con
có đánh dấu. Dựa vào các thông tin trên, hãy ước lượng lượng cá trong hồ
với độ tin cậy 95%.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 44 / 50
Luyện tập

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 45 / 50
Luyện tập

Bài tập 7
Cân thử 100 trái dưa hấu của một vựa trái cây, ta có trọng lượng trung
bình là 4.7kg với độ lệch chuẩn mẫu là s = 0.5.
(a) Hãy ước lượng khoảng trọng lượng trung bình của các trái dưa
trong vựa này với độ tin cậy 98%.
(b) Với độ tin cậy 0.95, trọng lượng trung bình các trái dưa trong vựa
tối thiểu là bao nhiêu?

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 46 / 50
Luyện tập

Bài tập 8
Để ước lượng chiều cao trung bình của sinh viên người ta chọn ngẫu
nhiên 80 sinh viên, đo chiều cao của họ và thu được số liệu sau:
C. cao (cm) 150 − 155 155 − 160 160 − 165 165 − 170 170 − 175
Số SV 8 14 28 18 12

Hãy ước lượng khoảng chiều cao trung bình của sinh viên với độ tin cậy 95%.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 47 / 50
Luyện tập

Bài tập 9
Kiểm tra ngẫu nhiên trọng lượng của 27 bao thức ăn gia súc trong kho
hàng, ta được số liệu sau

Trọng lượng (kg) 19.7 19.8 19.9 2.0 2.1 2.2


Số bao 2 4 7 6 5 3

Hãy ước lượng khoảng trọng lượng trung bình của các bao thức ăn gia
súc trong kho với độ tin cậy 98%.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 48 / 50
Luyện tập

Bài tập 10
Để ước lượng trọng lượng trung bình của cá chép trong hồ nuôi, người
ta kéo một mẽ lưới, cân các con cá bắt được và thu được các thông tin sau
Trọng lượng (kg) 0.7 0.8 0.9 1.0 1.1
Số cá 1 3 5 4 2

Hãy ước lượng khoảng trọng lượng trung bình cá chép trong hồ với độ tin cậy
95%.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 49 / 50
Luyện tập

Bài tập 11
Lấy ngẫu nhiên 300 hộp sữa từ một kho để kiểm tra thì thấy có 20 hộp
bị hỏng. Hãy ước lượng khoảng tỷ lệ phế phẩm của kho sữa này với mức ý
nghĩa 5%.

Bài tập 12
Kiểm tra ngẫu nhiên 100 sản phẩm từ một kho hàng ta thấy có 11 sản
phẩm không đạt chất lượng. Hãy ước lượng tỷ lệ sản phẩm không đạt chất
lượng trong kho với độ tin cậy 95%.

PHAN TRÍ KIÊN Trường ĐH Tài chính-Marketing Ngày 14 tháng 7 năm 2022 50 / 50

You might also like