Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC


PHẦN
MÔN:
TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP
Đề bài: Phương pháp tác động tâm lý đến bị can trong
hoạt động hỏi cung bị can – lý luận và thực tiễn.

HỌ TÊN: Triệu Ngọc Thuyết

MSSV: 461658

LỚP: N01.TL2

Hà Nội, 2022

Mụ c lụ
1
c
A.LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 3
B. NỘI DUNG......................................................................................................................... 4
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN............................................4
1. Khái niệm hỏi cung bị can...........................................................................................4
2. Đặc điểm tâm lý của hoạt động hỏi cung bị can..........................................................5
3. Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can........................................................5
4. Nguyên tắc và nhiệm vụ của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can...........5
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN
VÀ THỰC TIỄN.................................................................................................................. 6
1.Phương pháp truyền đạt thông tin................................................................................6
2. Phương pháp thuyết phục...........................................................................................8
3. Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi tư duy.............................................................10
4. Phương pháp ám thị gián tiếp...................................................................................13
5. Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển.............................................................14
III. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ ỨNG DỤNG CÓ HIỆU QUẢ PHIƠNG PHÁP
TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN.....................................15
1. Đánh giá các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can...........15
2. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp tác động tâm lý
trong hoạt động hỏi cung bị can....................................................................................16
C. KẾT LUẬN....................................................................................................................... 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................18

BẢNG TỪ VIẾT TẮT

BLTTHS: Bộ luật Tố tụng hình sự

BC: Bị can

ĐTV: Điều tra viên

2
A.LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động điều tra không chỉ đóng góp trực tiếp vào công cuộc đấu tranh
phòng chống, ngăn ngừa đẩy lùi tội phạm khi cung cấp các nguồn tài liệu, nội
dung, tình tiết và dấu vết, chứng cứ của vụ án mà dựa vào đó cơ quan tiến hành
tố tụng khác sẽ tiến hành đưa vụ án ra xét xử, truy cứu trách nhiệm hình sự
đúng người đúng tội, vừa tránh được oan sai vừa không bỏ lọt tội phạm. Trong
đó, để thực hiện hoạt động điều tra một cách có hiệu quả, đòi hỏi cán bộ điều tra
viên không những phải huy động khả năng, tích cực suy nghĩ mà còn tìm hiểu,
nắm bắt được đặc điểm tâm lí của các chủ thể tham gia từ đó đưa ra cách thức,
phương pháp tác động tâm lí sao cho phù hợp nhằm tìm ra sự thật khách quan
của vụ án.

Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra đặc biệt quan trọng trong công tác
điều tra vụ án hình sự. Thu được lời khai trung thực, đầy đủ, chính xác của bị
can sẽ giúp cho hoạt động điều tra chứng minh sự thật của vụ án được nhanh
chóng, thuận lợi. Tuy nhiên trên thực tế, không dễ để một bị can chịu khai và
khai trung thực về hành vi phạm tội của mình. Khi đó, việc áp dụng các phương
pháp tác động tâm lý nhằm tiếp cận sự thật khách quan về vụ án là cần thiết.

Xuất phát từ thực tiễn ấy, em xin chọn đề tài: “Phương pháp tác động tâm lý
đến bị can trong hoạt động hỏi cung bị can – lý luận và thực tiễn ". Dưới đây là bài
làm của em, do kiến thức còn hạn chế nên bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót. Em
mong quý thầy cô góp ý để bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành
cảm ơn!

3
B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN

1. Khái niệm hỏi cung bị can

Khi tiến hành giải quyết một vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải
tiến hành rất nhiều các hoạt động khác nhau. Trong đó, giai đoạn điều tra đóng
vai trò quan trọng nhằm tìm kiếm chứng cứ, chứng minh tội phạm, mà hoạt
động hỏi cung bị can là một biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng.

Hỏi cung bị can là biện pháp điều tra được tiến hành nhằm thu thập lời khai
của BC về các tình tiết có liên quan đến vụ án nhằm phục vụ công tác điều tra.
Chủ thể tiến hành hỏi cung BC là điều tra viên, việc hỏi cung BC được quy định
cụ thể tại Điều 183 BLTTHS 2015.

Hoạt động hỏi cung BC có mục đích thu thập tin tức, tài liệu về vụ án, giúp cơ
quan điều tra xác minh có hay không có sự kiện phạm tội, nếu có thì tính chất
và mức độ như thế nào.

Về mặt tâm lý, hỏi cung BC là việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý
đến tư duy, tình cảm, ý chí của BC trong khuôn khổ pháp luật thông qua giao
tiếp bằng ngôn ngữ và các phương tiện biểu cảm khác nhau như ánh mắt, cử
chỉ,... nhằm thu thập chứng cứ góp phần giải quyết vụ án hình sự.

2. Đặc điểm tâm lý của hoạt động hỏi cung bị can

Hỏi cung BC là hoạt động giao tiếp tâm lý hai chiều giữa điều tra viên và BC.
Cơ sở của quá trình giao tiếp trong hỏi cung BC là sự trao đổi những thông tin
có liên quan đến vụ án đang tiến hành điều tra mà cả hai bên cùng quan tâm.
Trong đó, phía BC luôn đóng vai trò bị động, điều tra viên nắm vai trò chủ động
thông qua tác động, kích thích tâm lý đối với BC.

4
3. Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can

Trong hoạt động hỏi cung bị can, việc huy động các nhân tố cần thiết để tác
động tới bị can, giúp bị can vượt qua mọi trở ngại, khai báo đầy đủ, trung thực
hành vi phạm tội của mình là nhiệm vụ cơ bản của các điều tra viên - được gọi
là hoạt động tác động tâm lý bị can.

Tuy nhiên, tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can là một quá trình
mà ở đó các điều tra viên đã lên kế hoạch, sử dụng đồng bộ các phương pháp,
chiến thuật tác động tới bị can nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Do đó, nó
không phải là những hoạt động tự phát, đơn lẻ mà là một quá trình đồng bộ, có
sự phối hợp giữa các phương pháp và thủ thuật. Khi tiến hành tác động tâm lý
tới bị can, điều tra viên cần dựa vào hệ thống các kích thích và không có một
khuôn mẫu chung nào cho từng bị can.

Như vậy, tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can là hệ thống các tác
động theo kế hoạch của cơ quan điều tra đối với bị can nhằm làm chuyển biến
và dẫn đến thay đổi những hiện tượng tâm lý nào đó ở bị can, giúp bị can khai
báo trung thực, đầy đủ và chính xác về sự việc phạm tội.

4. Nguyên tắc và nhiệm vụ của tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị
can

Việc hỏi cung BC hướng đến mục đích chính là thu thập đầy đủ, chính xác,
khách quan lời khai của BC về toàn bộ sự thật của vụ án, hành vi phạm tội cũng
như các tin tức, tài liệu khác mà BC biết có ý nghĩa đối với công tác điều tra. Để
đạt được mục đích này, quá trình hỏi cung BC cần giải quyết những nhiệm vụ
sau:

Kích thích mong muốn cung cấp thông tin của BC, từ đó củng cố chứng cứ để
xác định được sự thật khách quan của vụ án, hành vi phạm tội của BC và đồng
phạm. Xác định, khai thác tư duy BC nhằm làm rõ quá trình hoạt động phạm
tội, thu thập những tài liệu để mở rộng hoạt động điều tra. Giúp BC nhớ lại các

5
sự kiện, làm rõ những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm, duy trì
trạng thái tâm lý tích cực, ngăn chặn các động cơ tiêu cực.

Quá trình hỏi cung bị can phải tuần thủ các nguyên tắc sau: (i) Phải tuân thủ
chặt chẽ các quy định của pháp luật; (ii) chú ý tới đặc điểm tâm lý của bị can;
(iii) đảm bảo tính tích cực tâm lý ở bị can; (iv) nội dung và phương pháp tác
động tâm lý phải phù hợp với từng bị can; (v) chú ý tới điều kiện, hoàn cảnh
tiến hành tác động tâm lý; (vi) điều tra viên phải là người có phẩm chất tư tưởng
chính trị vững vàng, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG
HỎI CUNG BỊ CAN VÀ THỰC TIỄN

Trong hoạt động hỏi cung bị can, điều tra viên thường sử dụng các phương
pháp tác động tâm lý sau:

1.Phương pháp truyền đạt thông tin

Truyền đạt thông tin là phương pháp được sử dụng rất nhiêu trong hoạt động
điều tra vụ án.

Phương pháp truyền đạt thông tin là phương pháp mà cán bộ điều tra tác động
đưa ra những thông tin có liên quan đến sự kiện phạm tội hay các vấn đề người
bị tác động đang quan tâm, nhằm tác động đến tư duy, tình cảm, ý chí… của họ.
Từ đó làm xuất hiện những cảm xúc hay làm thay đổi thái độ và hành vi của
người bị tác động để kiểm tra giả thuyết của cán bộ điều tra về những vấn đề
cần quan tâm của vụ án.

Những thông tin mà điều tra viên sử dụng tác động là những dấu vết, tài liệu,
đồ vật thu được ở hiện trường hoặc do người bị hại, người làm chứng và lời
khai báo của đồng phạm khác cung cấp. Khi sử dụng những thông tin này, ĐTV
cần chú ý quan sát nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói của BC để nhanh chóng phát
hiện những diễn biến thay đổi trạng thái tâm lý của họ.

6
Phương pháp truyền đạt thông tin được sử dụng trong các trường hợp sau:
Tăng sự hiểu biết, kiến thức cho BC, thay đổi hướng tư duy của BC khi họ cung
cấp những thông tin không đúng sự thật; khôi phục lại trí nhớ về những tình tiết
mà BC quên hoặc nhầm lẫn; làm thay đổi xúc cảm, tình cảm trạng thái tâm lý,
quan điểm, lập trường của BC. Trong trường hợp này, phương pháp truyền đạt
thông tin được sử dụng kèm với phương pháp thuyết phục. Việc điều tra viên
cung cấp một số thông tin nào đó làm BC mất tự tin, nghi ngờ lập trường của
mình nên dễ bị thuyết phục.

Đề phương pháp này được sử dụng có hiệu quả, ĐTV cần chú ý đến các yêu
cầu sau đây:

Thứ nhất, nắm bắt tâm lý của bị can trước khi tác động. Đặc biệt là các động
cơ đang kìm hãm hành động khai báo của BC để lựa chọn những thông tin có
sức phá vỡ sự ổn định trạng thái tâm lý của BC, từ đó chuyển thái độ khai báo
của họ. Khi BC đang ở trạng thái liều lĩnh cao độ, phản ứng quyết liệt hay bi
quan thì không nên sử dụng phương pháp này mà nên nói chuyện bình thường,
kết hợp giải thích, thuyết phục.

Thứ hai, thông tin tác động phải đảm bảo tính chính xác và có liên quan trực
tiếp đến việc phạm tội và hành vi che giấu tội phạm của BC, buộc BC không thể
thờ ơ mà phải suy nghĩ hoặc chắc chắn sẽ gây được phản ứng ở BC khi cần
thiết. Tuyệt đối không dùng thông tin giả để tác động bởi sẽ gây ra sự nghi ngờ
từ phía BC.

Thứ ba, đảm bảo tính bất ngờ cả về nội dung thông tin và thời điểm tác động.
Yếu tổ bất ngờ có tác dụng gây cảm xúc bàng hoàng, sửng sốt, khiến BC phải
lựa chọn giữa khai báo thành khẩn hoặc gian dối, nhưng thường không có đủ
thời gian nên khi khai báo gian dõi, lời khai thường phi logic. Từ đó dễ phát
hiện sự mâu thuẫn với tinh tiết vụ án.

 Liên hệ thực tiễn:

7
Trong vụ án giết người, cướp tài sản ngày 2/4/2006 xảy ra tại cửa hàng Biti’s,
25 phố Chùa Bộc, Hà Nội. Trong quá trình hỏi cung, bị can Trương Ngọc Hoa
tỏ ra ngoan cố lì lợm. Chỉ đến khi chiếc điện thoại di động của anh Quảng ( nạn
nhân) được giơ trước mặt hắn, cùng hàng loạt chứng cứ trực tiếp khác hẳn mới
thừa nhận là kẻ giết anh Quảng rồi cướp tài sản.

2. Phương pháp thuyết phục

Phương pháp thuyết phục là dùng những lời lẽ để phân tích, giải thích cho
người bị tác động nhằm giúp họ nhận rõ đúng, sai, phải, trái, thiệt hơn, về các
vấn đề có liên quan tới họ. Từ đó làm cho họ thay đổi cách nhìn nhận và thay
đổi thái độ, đồng thờib hình thành cách nhìn mới, thái độ mới phù hợp với yêu
cầu của hoạt động hỏi cung. Phương pháp này được xác định là cơ bản và sử
dụng rộng rãi trong mọi trường hợp và mọi đối tượng. Đây là một trong số các
phương pháp được ĐTV đánh giá cao và thường xuyên sử dụng trong tác động
tâm lý.

Những yêu cầu khi sử dụng phương pháp thuyết phục:Cần tuân thủ các nguyên
tắc như tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác trung thực, khách quan; tạo
niềm tin; tôn trọng đặc điểm tâm lý; kích thích tâm lý tích cực của người bị tác
động; cán bộ điều tra phải có sự hiểu biết sâu rộng, có năng lực phân tích lý giải
với sự công minh, khách quan, tôn trọng bao dung độ lượng với đối tượng, đàng
hoàng đĩnh đạc, sẵn sàng lắng nghe và giải đáp các thông tin ngược của đối
tượng; phải phân tích đầy đủ các mặt lợi, hại, tốt xấu của các vấn đề, các tình
huống, các sự kiện; phải tính đến đặc điểm tâm lý, tính cách, khí chấ của người
bị tác động

Thuyết phục là một nghệ thuật. Do vậy, khi thuyết phục bị can cần tiến hành
các bước như sau: Tác động tạo uy tín với bị can, chiếm lòng tin của bị can với
Điều tra viên; Gieo mầm hoài nghi vào nhận thức, quan điểm của bị can; tế nhị
trình bày quan điểm của người thuyết phục; nêu ra những giải pháp có thể để bị

8
can suy nghĩ, lựa chọn. Điều tra viên khi tiến hành trên thực tế cần vận dụng
linh hoạt các bước, đảm bảo nguyên tắc “kiên trì” và “dần dần”1.

 Liên hệ thực tiễn:

Ví dụ cụ thể như vụ án Năm cam và đồng bọn. Trong đó Hải “bánh” là một
trong số những bị can. Trong những ngày đầu tiếp cận bị can, điều tra viên
không trực tiếp hỏi về án từ mà chỉ nói về gia đình bạn bè , vợ con mặc dù thời
gian điều tra theo quy định còn vài ngày. Khi hỏi về hình xăm người phụ nữ thì
Hải "bánh" tỏ ra giận dữ rồi chuyển sang xúc động. Được động viên, Hải "bánh"
bắt đầu thổ lộ về việc vợ hắn bỏ con gái. Chính vì vậy mà hắn rất thương con
nên nỗi sợ lớn nhất của Hải "bánh" là khai ra sự thật sẽ bị "dựa cột", mà đồng
nghĩa với việc đứa con gái sẽ "mồ côi" cả cha lẫn mẹ, đó là sự đau đớn và ân
hận lớn nhất đối với Hải "bánh"...Cả 3 buổi trưa, điều tra viên đều cho người
mua đồ ăn về phòng hỏi cung để cùng ăn trưa với Hải "bánh", cán bộ và bị can
cùng một khẩu phần, không phân biệt. Chiến thuật này đã tác động lớn đến tâm
lý của bị can Hải “bánh”, đồng thời điều tra viên vận động bị cáo khai ra sự thật
để được hưởng sự khoan hồng và chỉ có cách đó mới cứu hắn thoát chết. Sang
ngày thứ 5, Hải "bánh" bắt đầu khai nhỏ giọt về các mối quan hệ giữa Năm Cam
và Dung Hà. Sau mấy đêm suy nghĩ về việc khai hay không. Biết được diễn
biến tư tưởng của Hải "bánh", bước sang ngày thứ 6, ngày làm việc cuối cùng,
điều tra viên có nói với Hải “bánh” : “Sớm muộn gì chúng tôi cũng làm rõ hành
vi người của anh, nhưng đây là cơ hội cuối cùng mà chúng tôi dành cho anh,
anh nên thức tỉnh, nếu anh không biết tận dụng cơ hội này thì...". Hải "bánh"
như có niềm tin và trút được nỗi lo "dựa cột", hắn bắt đầu mở miệng khai báo
rành mạch về vụ án giết Dung Hà và "tập đoàn" tội ác do Năm Cam cầm đầu. Ở
đây điều tra viên đã thực hiện tốt phương pháp thuyết phục, từ tạo sự tin tưởng
của bị can cho tới việc giảm án nếu bị can hợp tác, điều này chính là mấu chốt
để giải quyết được vụ án này.

1
PGS.TS. Đặng Thị Vân, “Phương pháp thuyết phục trong hỏi cung bị can - lí luận và thực tiễn”, Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra
vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn: kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường / Bộ Tư pháp. Trường Đại học Luật Hà Nội.

9
3. Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi tư duy

Đây là phương pháp đặt ra một loạt câu hỏi chi tiết, những yêu cầu để khám
phá sự thiếu rõ ràng về một khối lượng lớn những thông tin của đối tượng đã
đưa ra lời khai man, khai gian về sự kiện.

Những yêu cầu khi sử dụng phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư
duy: tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật; đảm bảo tính tích cực tâm lý
ở bị can; nội dung của tác động tâm lý phải phù hợp với bị can; chú ý tới những
điều kiện, hoàn cảnh tiến hành tác động tâm lý; sử dụng nhiều câu hỏi khác
nhau: nghi vấn, phủ định, khẳng định; ngữ điệu và thái độ biểu đạt câu hỏi phải
phù hợp

Các trường hợp áp dụng phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy trong hoạt
động điều tra vụ án hình sự: khi người cung cấp lời khai quên một số tình tiết vụ
án;khi cần làm thay đổi thái độ, quan điểm, lập trường của đối tượng; khi người
bị tác động khai báo gian dối, tự tưởng tượng ra một mô hình tư duy về vụ án
không đúng sự thật.

Đặt và thay đổi vấn đề tư duy là một trong những phương pháp phổ biến,
được điều tra viên sử dụng rất triệt để trong những cuộc đấu trí cân não với các
bị can, đặc biệt là những bị can ngoan cố, cố tình che dấu tội phạm của mình 2.
Trong thực tiễn, phương pháp này được biểu hiện dưới ba hình thức:

Thứ nhất, điều tra viên đặt vấn đề bằng những câu hỏi cụ thể từ đó xác minh
tính đúng đắn trong những lời khai của bị can

 Liên hệ thực tiễn:

Ví dụ điển hình nhất đó chính là khi các bị can tự tạo cho mình những bằng
chứng ngoại phạm. Trong vụ việc của Đinh Công Tráng, đã có sự thông đồng
để thống nhất lời khai giữa bị can với vợ của mình. Bởi vậy, điều tra viên đã

2
PGS.TS. Đặng Thanh Nga, “Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy trong hỏi cung bị can - lí luận và thực tiễn”, Tác động tâm lý
trong hoạt động điều tra vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn: kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường / Bộ Tư pháp. Trường Đại học Luật Hà
Nội.

10
tách riêng hai vợ chồng bị cáo để thu thập chứng cứ. Với vợ của Tráng, đã có sự
thay đổi lời khai nhằm che giấu tội trạng của chồng mình. Ý thức được điều
này, điều tra viên đã đặt hàng loạt những câu hỏi cụ thể xoay quanh tiết tiết thời
gian bị cáo Tráng có mặt tại nhà. Chính những câu hỏi liên tiếp, dồn dập đã làm
cho vợ Tráng có biểu hiện lo lắng và có những lời khai không thống nhất với
nhau3. Chính việc này là căn cứ xác minh những lời khai của y là sai sự thật.
Hay phổ biến hơn, trong nhiều vụ án, các điều tra viên xoáy sâu vào những lời
khai man của đối tượng. Giả dụ, khi đối tương khai tối đó, đối tượng ở nhà và
xem tivi, điều tra viên có thể hỏi cụ thể, đó là chương trình truyền hình trên
kênh nào, nội dung ra sao. Từ đó, nếu là lời khai gian sẽ bộc lỗ ra những điểm
hông đúng với thức tế, buộc đối tượng phải có những thay đổi trong nhận thức,
cúi đầu nhận tội.

Thứ hai: ĐTV đưa ra câu hỏi mà khi trả lời những câu hỏi đó buộc BC phải
liên tưởng đến sự kiện phạm tội hoặc hành vi che giấu tội phạm của mình. Từ
đó, BC cũng hiểu được rằng cơ quan điều tra đã biết hết về hành vi phạm tội của
mình nên cần phải từ bỏ ý định gian dối mà khai báo thành khẩn.

 Liên hệ thực tiễn:

Điển hình cho cách thức này là vụ việc liên quan đến Khánh “trắng”. Dương
Văn Khánh hay còn gọi là Khánh “trắng” – một tên xã hội đen khét tiếng những
năm cuối 1990 với hoạt động bảo kê chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Vụ việc liên
quan đến cái chết của Nguyễn Đức Thắng tại số nhà 44 Hàng Chiếu là một sự
kiện rúng động lúc bấy giờ, đồng thời là một cuộc đầu trí căng não giữ điều tra
viên với ông trùm bảo kê. Khánh “trắng” lúc này luôn khẳng định mình vô tội
và đổ lỗi toàn bộ cho đàn em. Tuy nhiên bằng những chứng cứ và lời khai của
nhân chứng cũng như biểu hiện tâm lí của Khánh, điều tra viên đi đến kết luận
khẳng định, y là người trực tiếp giết Thắng. Một trong những chứng cứ của lập
luận trên chính là kết quả giám định vết đâm trên người Thắng là do một người
3
Trà My (2020), “Vụ giết người tàn khố giữa đêm mưa” (kì cuối), Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, https://congan.com.vn/vu-an/vu-
giet-nguoi-tan-khoc-giua-dem-mua_89304.html, truy cập lần cuối ngày 01/09/2022.

11
thuận tay trái. Trong khi Khánh “trắng” là một người thuận tay trái, tuy nhiên
trong suốt quá trình điều tra y luôn nhận và cố gắng hành động như một người
thuận tay phải. Bởi vậy, điều tra viên đã có một kế hoạch để vạch trần y. Biết y
là một người nghiện thuốc lá nặng song trong quá trình điều tra y không được
hút thuốc. Thấy vậy, tại một buổi hoi cung, khi y bước vào, cán bộ điều tra
châm một điếu thuốc trước mặt Khánh và hỏi hắn “Có thèm không?”. Y trả lời
“Thèm!”. Lúc này cán bộ liền vút một điều thuốc ra và theo bản năng, Khánh
bắt lấy bằng tay trái. Điề tra viên liên hỏi “Thuận tay trái à?” và Khánh chị
lặng người đáp “Cán bộ biết rôi mà còn hỏi”4. Đây là một tình tiết quan trọng
để giải đáp hung thủ của vụ án.

Thứ ba: ĐTV đưa ra những câu hỏi khác với sự chuẩn bị của BC, khiến BC
lúng túng không thể sử dụng những câu trả lời giả tạo đã được chuẩn bị trước để
ứng phó.

 Liên hệ thực tiễn:

Vụ thảm sát gia đình 6 người tại Bình Phước: Ngày đầu tiên khi bị cơ quan
điều tra triệu tập về từ đám tang của các nạn nhân, Nguyễn Hải Dương tỉnh
queo, nhất quyết không khai. ĐTV phủ đầu: “Trông thư sinh thế kia mà sao lại
dám sát hại tận 6 người trong gia đình?”. Dương trả lời ngay: “Chú cứ nói đùa,
cháu cắt tiết một con gà còn không được sao dám giết người”. Tuy nhiên, lúc
ấy, nhìn vào ánh mắt chỉ một phút luống cuống của Dương, với kinh nghiệm
nhiều năm làm án, các ĐTV biết rằng họ đang đi đúng hướng. Từ đó, các ĐTV
tiếp tục thu thập, khai thác chứng cứ, buộc Dương thừa nhận hành vi phạm tội.

4. Phương pháp ám thị gián tiếp

Nó là phương pháp tác động tâm lý được thực hiện bằng cách cán bộ điều tra
đưa ra những câu hỏi và thông tin về sự kiện nào đó không liên quan trực tiếp
đến vụ án, hành vi phạm tội nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với cuộc sống riêng

4
Hòa Thủy (2015), “Đại tá CSHS tiết lộ bí mật “vũ khí” hạ gục trùm giang hồ Khánh “trắng”, Tạp chí Công an nhân dân online,
https://cand.com.vn/Phap-luat/Bai-7-Khoa-tay-trum-giang-ho-Khanh-trang-i360671/.

12
tư của người bị tác động, nhằm làm cho họ tự hiểu rằng những vấn đề đó mà
chủ thể tác động đã biết thì chắc những vấn đề khác về vụ án, về hành vi của
mình chắc chắn cơ quan điều tra cũng đã hoặc sẽ biết. Từ đó, người bị tác động
phải suy nghĩ, cân nhắc và thay đổi thái độ của mình

Những yêu cầu khi sử dụng phương pháp ám thị gián tiếp: sự kiện đưa ra phải
thuộc về bí mật đời tư quan hệ, những vấn đề không có trong hồ sơ nhân sự,
trong quan hệ công khai (có thể sử dụng những tiền án, tiền sự đã xảy ra, những
biệt hiệu gắn với nhân thân...); cần sử dụng phương pháp ở đầu buổi xét hỏi,
điều tra vì khi đó người bị điều tra còn chưa có nhiều thông tin, chưa biết cán bộ
điều tra biết gì về mình và biết đến đâu; thông tin phải chính xác và đánh vào
điểm yếu tâm lý của đối phương; không sử dụng thông tin sự kiện mới, hoặc
đụng chạm tới tín ngưỡng.

 Liên hệ thực tiễn:

Vụ tổ chức đánh bạc và đánh bạc trái phép của Ngô Bá Khá năm 2019: Ngô
Bá Khá là nhân vật “nổi tiếng” trên mạng xã hội. Năm 2019, khi bị triệu tập lên
trụ sở Công an tỉnh Bắc Ninh, Khá không thừa nhận hành vi tổ chức đánh bạc.
Trong lần lấy lời khai đầu tiên, ĐTV không hỏi trực tiếp về hành vi phạm tội mà
đưa ra một loạt câu hỏi về việc làm video clip mang chủ đề đánh bạc của Khá.
Một lần lấy lời khai khác, ĐTV hỏi về việc xây nhà cho mẹ của Khá, sau đó là
nhiều câu hỏi khác về nguồn tiền Khá kiếm được để có thể xây nhà. Sau nhiều
lần tác động tâm lý bằng phương pháp ám thị gián tiếp kết hợp thuyết phục Khá
thành khẩn khai báo để nhận được chính sách khoan hồng của pháp luật, Khá
cuối cùng cũng đã chịu nhận tội.

5. Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển

Hoạt động này là quá trình giao tiếp giữa điều tra viên với bị can hay với
người làm chứng. Vì những yếu tố tâm lí của bị can hay người làm chứng có thể
sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của quá tình này, từ đó mà có tác động đến kết quả

13
của cả một vụ án. Bởi vậy, vấn đề điêu khiển tâm lí của những người liên quan
đóng vai trò quan trọng.

Trong thức tế, phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển được ứng dụng
nhiều trong hoạt động điều tra. Ví dụ điển hình là cho các nhân chứng và bị can
đối thoại trực tiếp dưới sự giám sát. Lúc này, sự giao tiếp của các bên có thể sẽ
loại bỏ những mâu thuẫn trong lời khai. Ngoài ra, việc điều khiển tâm lí có thể
được điều tra viên tác động đến đối tượng bằng cách đưa cho họ chứng kiến lại
công cụ gây án hoặc đến lại hiện trường hay gặp mặt gia đình nạn nhân. Chính
những tác động tâm lí có điều khiển này sẽ thay đổi những suy nghĩ của đối
tượng nhằm giúp đối tượng hợp tác hơn với cơ quan điều tra. Hoặc cách khác,
trong nhiều vụ việc, bên cạnh sự cứng rắn trong việc hỏi cung, cũng cần có
những sự mềm mỏng, thấu hiểu đến từ điều tra viên đối với bị can 5. Những câu
hỏi ân cần sẽ tạo được sự tin tưởng trong tâm lí của đối tượng, điều này có thể
cảm hóa được tinh thần ngoan cố, chối đối của y. Hơn nữa, với việc lấy lời khai
của người làm chứng, điều tra viên cũng thường xuyên sử dụng phương pháp
này nhằm ổn định tâm lí của họ, tạo sự tin tưởng để họ có thể hợp tác (như
tuyên bố bảo vệ gia đình của người làm chứng trước nguy cơ có thể bị trả
thù…).

 Liên hệ thực tiễn:

Vụ án giết cháu bé 9 tuổi tại Hải Dương: Ngày 05/12/2016, phòng Cảnh sát
Hình sự Công an tỉnh Hải Dương, nhận được tin báo, ông Đặng Văn Vững phát
hiện ra cháu nội là Đặng Văn Khang bị kẻ xấu dùng dao chém chết tại chỗ. Quá
trình điều tra, xác định hung thủ gây án là Lương Trọng Th. — đối tượng có
nhân thân rất xấu. Tuy nhiên ngay khi bị cơ quan điều tra triệu tập, Th. đã có
thái độ chống đối. Khi xác minh lấy lời khai, đối tượng Thăng bị bệnh động
kinh nên cứ hỏi là sủi bọt mép, co giật, nằm bất động và không làm việc được.
Có lúc, hắn lại chửi bới, lăng mạ trinh sát, phóng uế ngay tại nơi đang làm việc.
5
Trần Thị Thanh (2020), “Tác động tâm lí của điều tra viên trong hoạt động điều ta vụ án mua bán người”, Tạp chí Khoa học kiểm sát,
Chuyên đề số 2 – 2020.

14
Lợi dụng bệnh tật, đối tượng có những lời nói và hành động xúc phạm cán bộ
làm nhiệm vụ. ĐTV nhiều lần đưa đối tượng vào cơ sở tâm thần kinh, hay phối
hợp với bệnh viện Tâm thần của tỉnh để kiểm tra và chăm sóc sức khỏe cho hắn.
Đến khi Th. đủ điều kiện sức khỏe mới lấy lời khai, xét hỏi đối tượng. Cùng với
việc vận động, thuyết phục mẹ đẻ của Th. đồng ý hợp tác, và kết quả điều trị
của bệnh viện khẳng định, bệnh của Th. chỉ ảnh hưởng một phần chứ không mất
hồn tồn nhận thức. Bằng những chứng cứ không thể chối cãi, Ban Chuyên án
buộc đối tượng Th. khai nhận hành vi.

III. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ ỨNG DỤNG CÓ HIỆU


QUẢ PHIƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỎI
CUNG BỊ CAN

1. Đánh giá các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị
can
Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can có vai trò
và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động điều tra vụ án hình sự. Mỗi
phương pháp đều có chức năng, mục đích riêng nhưng tựu chung lại đều góp
phần giải quyết các vấn đề trong hoạt động điều tra vụ án hình sự. Đối với các
ví dụ được nêu ra đã áp dụng có hiệu quả các phương pháp tác động tâm lý
trong hoạt động điều tra.

Tuy nhiên, trong thực tiễn, đã xuất hiện nhiều trường hợp án oan sai do
nguyên nhân từ công tác điều tra, trong đó có những trường hợp áp dụng sai các
nguyên tắc của cac phương pháp tác động tâm lí. Trên thực tế, song song với
việc áp dụng các phương pháp tác động tâm lý hiệu quả của ĐTV, vẫn còn tồn
đọng một số thành phần ĐTV không tuân thủ và thực hiện tác động tâm lý mà
có các hành vi tiêu cực như mớm cung, ép cung, dùng nhục hình, nhận hối lộ...

Ví dụ như năm 2014, trong quá trình Tòa án nhân dân đưa vụ án Nguyễn Thị
Nguyệt Nga cùng đồng phạm về tội mua bán trái phép chất ma tủy ra xét xử, bị
cảo này tố cáo việc bị dùng nhục hình, trên người có nhiều vết thâm tím. Cơ

15
quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm
giam hai cựu điều tra viên thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.

2. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp tác động
tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can
Thứ nhất, trước khi tiến hành hoạt động hỏi cung bị can, ĐTV phải báo cáo cụ
thể, chi tiết nội dung của vụ án, các chứng cứ của vụ án và chuẩn bị xây dựng
nội dung, kế hoạch xét hỏi trước khi tiến hành hỏi cung như: xác định vấn đề
cần làm rõ trong quá trình hỏi cung, những vấn đề phải chứng minh trong vụ án
hình sự như các tình tiết mà bị can biết liên quan đến vụ án, có thể là các tình
tiết xác định các yếu tố cấu thành tội phạm, tình tiết về nhân thân người phạm
tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can,...

Thứ hai, khi tiến hành hỏi cung ĐTV cần phải nhạy bén và sử dụng linh hoạt
các phương pháp tác động tâm lý khác nhau trong từng vụ án khác nhau nhằm
nắm bắt được tâm lý của bị can từ đó sử dụng những phương pháp tác động
hiệu quả. Điều tra viên cũng có thể sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin
nhằm giúp định hình được hướng điều tra, tạo độ chính xác trong lời khai, phục
vụ hiệu quả trong công tác tác động tâm lý6. 

Thứ ba, khi hỏi cung bị can ĐTV luôn phải giữa thái độ phải kiên quyết, thận
trọng, khách quan và cần bình tĩnh lắng nghe lời trình bày của bị can; sau đó,
trên cơ sở tài liệu, chứng cứ đã có để đưa ra những câu hỏi làm rõ điều kiện,
hoàn cảnh bị can phạm tội; yêu cầu bị can đưa ra những căn cứ để chứng minh
cho lời khai của bị can là có cơ sở.

Thứ tư, cần kiểm sát việc tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
(BLTTHS) về thẩm quyền và thời hạn điều tra của Cơ quan điều tra. Kịp thời
yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra khi

6
Lê Hồng Thanh (2022), “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Cơ quan điều tra VKSND tối cao đáp ứng yêu cầu cải
cách tư pháp”, Cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao, https://vksndtc.gov.vn/cong-tac-kiem-sat/nang-cao-chat-luong-dao-
tao-boi-duong-doi-ngu-can--d10-t10202.html, truy cập lần cuối ngày.

16
cần thiết, xử lý nghiêm minh Điều tra viên, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật
trong hoạt động hỏi cung.

Thứ năm, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cùng
cấp, giữa cơ quan tiến hành tố tụng cấp dưới với cấp trên trong công tác giải
quyết các vụ án hình sự; nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ
Điều tra viên nhất là đối với việc thu thập, chuyển hóa chứng cứ. ĐTV phải nắm
vững được quy định về quyền và nghĩa vụ của bị can khi tham gia hoạt động tố
tụng hình sự. Đồng thời phải đổi mới nhận thức về bị can, phải tôn trọng và có
biện pháp bảo đảm quyền của họ.

Trên đây là một số gợi ý về giải pháp nhằm ứng dụng có hiệu quả các phương
pháp tác động tâm lý trong hoạt động điều tra vụ án hình sự. 

C. KẾT LUẬN
Xã hội ngày càng phát triển. Phải khẳng định rằng sự phát triển ấy đem lại rất
nhiều yếu tố tích cực đối với con người. Mặc dù vậy, mặt trái tồn tại song song
với những điều tốt đẹp là các biểu hiện tiêu cực trong đời sống. Trong đó, tội
phạm là một hiện tượng tồn tại phổ biến và gây ra rất nhiều tác động xấu đối với
cả cộng đồng. Chính vì vậy nên hoạt động phòng chống, đấu tranh, đẩy lùi tội
phạm nói chung luôn là một trong những mối quan tâm được đặt lên hàng đầu
của toàn xã hội.

Kiên quyết đấu tranh đẩy lùi tội phạm nhưng cũng cần đảm bảo giải quyết các
vụ án khách quan, toàn diện, chặt chẽ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật;
góp phần hạn chế những thiếu sót vi phạm của điều tra viên trong quá trình điều
tra vụ án hình sự.

Để đảm bảo sự khách quan trong điều tra các vụ án, trong quá trình hỏi cung
bị can cần phải được lên kế hoạch, có dự đoán từ trước và được thực hiện bằng
những phương pháp nhất định. Việc ứng dụng các phương pháp tác động tâm lý

17
trong hoạt động hỏi cung hiệu quả sẽ giúp cơ quan điều tra thu thập, mở rộng và
khai thác chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến vụ án hình sự một cách
nhanh chóng nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Văn bản pháp luật
 Bộ luật Hình sự 2015
 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
2. Sách, giáo trình
 Đặng Thanh Nga (chủ biên), Giáo trình tâm lí học tư pháp, Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội, 2022.
 Trương Công Am (2000), Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra vụ án hình sự,
NXB. CAND.
 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp trường: Tác động
tâm lý trong hoạt động điều tra vụ án hình sự - Lý luận và thực tiễn. 
3. Bài viết, báo, tạp chí, link tham khảo
 Trà My (2020), “Vụ giết người tàn khố giữa đêm mưa” (kì cuối), Báo Công an Thành
phố Hồ Chí Minh, https://congan.com.vn/vu-an/vu-giet-nguoi-tan-khoc-giua-dem-
mua_89304.html.
 Hòa Thủy (2015), “Đại tá CSHS tiết lộ bí mật “vũ khí” hạ gục trùm giang hồ Khánh
“trắng”, Tạp chí Công an nhân dân online, https://cand.com.vn/Phap-luat/Bai-7-
Khoa-tay-trum-giang-ho-Khanh-trang-i360671/, truy cập lần cuối ngày 01/09/2022.
 Trần Thị Thanh (2020), “Tác động tâm lí của điều tra viên trong hoạt động điều ta vụ
án mua bán người”, Tạp chí Khoa học kiểm sát, Chuyên đề số 2 – 2020
 Lê Hồng Thanh (2022), “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Cơ
quan điều tra VKSND tối cao đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Cổng thông tin điện
tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
 https://vksndtc.gov.vn/cong-tac-kiem-sat/nang-cao-chat-luong-dao-tao-boi-duong-
doi-ngu-can--d10-t10202.html.

 https://123docz.net/document/10479249-phan-tich-cac-phuong-phap-tac-dong-tam-
ly-den-bi-can-trong-hoat-dong-hoi-cung-thong-qua-vu-an-cu-the.htm

18
 https://text.123docz.net/document/266491-tac-dong-tam-ly-trong-hoat-dong-hoi-
cung-bi-can.htm

19

You might also like