Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

NHÓM 7

CHỦ ĐỀ: CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC
 Mở đầu của quá trình nhận thức gắn liền với thực tiễn, đó là giai đoạn
trực quan sinh động gắn với nhận thức cảm tính. Ở giai đoạn này, nhận thức
con người phản ánh trực tiếp khách thể thông qua các giác quan, được diễn ra
dưới ba hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng.
+ Cảm giác là hình thức đầu tiên, đơn giản nhất của quá trình nhận thức ở
giai đoạn cảm tính, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, hình thức
phản ánh tâm lí, sơ đẳng, đơn giản nhất. Cảm giác chia làm 2, cảm giác bên
ngoài: thị, thính, khứu, vị, mạc giác. Cảm giác bên trong: cảm giác vận động,
cảm giác thăng bằng, cảm giác nội tạng.
VD: Con người chúng ta có thể nếm được vị cay mặn của thức ăn.
+ Tri giác cũng là một hình thức nhận thức của giai đoạn trực quan sinh
động là kết quả của sự tác động trực tiếp của sự vận động đồng thời lên nhiều
giác quan con người. Nhưng tri giác vẫn là hình ảnh trực tiếp, cảm tính về sự
vật.
VD: Hình ảnh một ngôi nhà mà chúng ta đang nhìn thấy bao gồm những
cảm giác khác nhau về màu sắc kích thước.
+ Biểu tượng là hình thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật
do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật, là hình thức cao nhất, phức tạp
nhất của cảm tính. Biểu tượng tương đối hoàn chỉnh Biểu tượng chưa phải là
hình thức của nhận thức lý tính, nó như khâu trung gian chuyển từ nhận thức
cảm tính lên nhận thức lý tính.
VD: Khi nhắc đến quả cam ta nhớ ngay đến màu sắc, mùi vị, hình dạng
của quả cam vì ta đã tiếp xúc, đã ăn qua cam nên trí nhớ ta đã hình thành về
biểu tượng quả cam dù quả cam không ở trước mặt
Giai đoạn cao hơn giai đoạn nhận thức cảm tính, đó là nhận thức lý tính
(Tư duy trừu tượng). Ở giai đoạn này con người phản ánh sự vật một cách gián
tiếp, khái quát, đầy đủ hơn dưới các hình thức: khái niệm, phán đoán và suy lý.
+ Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy sáng tạo, phản ánh khái quát,
gián tiếp những đặc tính bản chất sự việc, hiện tượng bằng một hay một cụm
từ. Khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan
hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển. Khái
niệm tư duy trừu tượng có vai trò rất quan trọng trong nhận thức bởi vì nó là cơ
sở để hình thành các phán đoán và tư duy khoa học.
VD: Nếu như bé đang chơi và muốn lấy đồ chơi được treo ở vị trí trên cao
mà bé không thể với tới. Hôm trước bé đã thấy bố mẹ lấy vật trên cao bằng
cách dùng gậy khều xuống. Với khả năng suy nghĩ trừ tượng thì bé có thể thực
hiện tương tự. Tự lấy đồ chơi bằng các dùng gậy khều xuống Điều này dựa
trên sự tương đồng giữa hai trường hợp để tìm được cách giải quyết chính xác
nhanh chóng.
+ Phán đoán là hình thức liên hệ các khái niệm, phản ánh mối liên hệ
giữa các sự vật hiện tượng của thế giới trong ý thức con người. Biểu hiện dưới
hình thức ngôn ngữ thành một mệnh đề, gồm chủ từ S, vị từ P và hệ từ. Mỗi
phán đoán có thể là đúng hoặc sai, không có phán đoán nào không đúng cũng
không sai và không có phán đoán nào lại vừa đúng lại vừa sai. Phán đoán có 3
loại:phán đoán đơn nhất, phán đoán đặc thù, phán đoán phổ biến.
VD: Trái đất quay xung quanh mặt trời, mọi kim loại đều dẫn điện là
phán đoán đúng, vì phù hợp thực tế khách quan. Vịt đẻ ra con, Xuân Quỳnh là
tác giả bài thơ “Bánh trôi nước” là phán đoán sai, vì không phù hợp với thực
tế khách quan.
+ Suy lý (suy luận) là các phán đoán đã liên kết với nhau theo quy tắc:
phán đoán cuối cùng (kết luận) được suy ra từ những phán đoán đã biết làm tiền
đề. Có 2 loại suy lý là quy nạp là những tri thức về riêng từng đối tượng, khái
quát thành tri thức chung cho cả lớp đối tượng, là tư duy vận động từ cái đơn
nhất đến cái chung, diễn dịch là tri thức chung về cả lớp đối tượng, rút ra kết
luận là tri thức về riêng từng đối tượng hay bộ phận đối tượng, tức là tư duy vận
động từ cái chung đến cái ít hơn, đến cái đơn nhất (cái riêng). Suy lý là phương
thức quan trọng để tư duy của con người đi từ cái đã biết đến cái chưa biết một
cách gián tiếp, rút ngắn thời gian trong việc phát hiện tri thức mới.
VD: Nghiên cứu đặc điểm của từng cá thể lạc đà, từ đó rút ra kết luận về
đặc điểm chung của loài lạc đà nói chung. VD: Với những kiến thức chung về
loài hoa, ta đi tìm hiểu cụ thể về riêng hoa hồng
Nhận thức lý tính phải gắn liền với thực tiễn và được kiểm tra bởi thực tiễn.
Đây cũng là thực chất bước chuyển từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Thực
tiễn không chỉ là nguồn gốc, động lực mà còn là tiêu chuẩn của nhận thức
mà thực tiễn còn là tiêu chuẩn của chân lý.
+ Thực tiễn là cơ sở và động lực của nhận thức. Hoạt động thực tiễn
(trước hết là hoạt động sản xuất vật chất) là quá trình tác động của con người
vào hiện thực khách quan, thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể và
khách thể và đồng thời cũng biến đổi chính bản thân mình.
VD: Thành tựu mới đây nhất là khám phá và giải mã bản đồ gen người
cũng ra đời từ chính thực tiễn. Từ mục đích chữa trị căn bệnh nan y và mục
đích tìm hiểu, khai thác những tiềm năng bí ẩn của con người..
+Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức (chân lý). Thực tiễn xác nhận giá
trị của lý luận và vận dụng kết quả của lý luận vào trong hoạt động thực tiễn cải
tạo hiện thực khách quan. Thực tiễn có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận
thức được.Và mục đích cuối cùng của nhận thứ không chỉ giải thích thế giới mà
còn cải thiện thế giới. Do sự nhận thức ở giai đoạn này có chức năng thực tiễn.
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn khác nhau về
chất nhưng lại thống nhất với nhau, liên hệ, bổ sung cho nhau trong quá trình
nhận thức của con người. Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính,
không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Ngược lại, nhờ có
nhận thức lý tính mà con người mới đi sâu được bản chất của sự vật hiện tượng.

 Trong thực tiễn, cần tránh cường điệu, tuyệt đối hóa vai trò của nhận
thức cảm tính, hạ thấp và phủ nhận vai trò của nhận thức lý tính như vậy sẽ rơi
vào chủ nghĩa duy cảm. Đồng thời, cần phải trán cường điệu thái quá vai trò của
nận thức cảm tính, của cảm giác rơi vào chủ nghĩa duy lý.
 Chính điều đó đã tạo nên sự thống nhất của trục quan sinh động, tư duy
trừu tượng và thực tiễn. Cho nên nó đã tạo nên một vòng khâu của quá trình
nhận thức được bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn. Trong đó:
 Thực tiễn vừa là cơ sở vừa là khâu kết thúc và đồng thời có vai
trò kiểm tra tính chân thực các kết quả nhận thức. Quá trình nhận hức thông
qua các vòng khâu nhận thức này để ngày càng tiến sâu hơn vào bản chất sự
vật, hiện tượng.
 Kết thức vòng khâu này cũng đồng thời là sự bắt đầu của một
vòng khâu mới của sự nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Mỗi nấc thang
mà con người đạt được trong quá trình nhận thức, đều là kết quả của cả nhận
thức cảm tính và cả nhận thức lý tính, được thực hiện trên cơ sở của hoạt động
thực tiễn.
 Đó là mâu thuẫn giữa chưa biết và biết, giữa biết ít và biết nhiều, giữa
chân lý và sai lầm... Cứ mỗi khi mâu thuẫn được giải quyết thì nhận thức của
con người lại tiến gần tới chân lý hơn.
Thông qua giai đoạn nhận thức này làm ta suy nghĩ nhiều hơn về nhận
thức của thế hệ trẻ nói chung và thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng. Và vấn đề được
đặt ra là thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để nâng cao ý thức tự học, không để mặt
trái của Internet, công nghệ lôi kéo, phân tán, ảnh hưởng, đến thời gian, năng
suất, kết quả học tập, lao động.
 Thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để nâng cao ý thức học tập?
 Một là, phải luôn có tư tưởng, ý thức “hướng học” và “hiếu học”
 Hai là, phải luôn giữ tinh thần, ý chí và nghị lực học tập.
 Ba là, cần tự học một cách chủ động, sáng tạo chứ không mang tính đối
phó hay chạy theo thành tích..
 Bốn là, việc tự học cũng cần có tư duy, có lựa chọn.
 Năm là, ngoài tự học các kiến thức chuyên môn thì cần trang bị cho bản
thân các kiến thức nên tảng về chính trị, văn hóa, xã hội
 Sáu là, học cần đi đôi với hành.
 Bảy là, việc học tập và tự học là một quá trình, là “học tập suốt đời” theo
tấm gương của bác.
 Tám là, học tập, tự học hỏi, tự rèn luyện với mục đích cuối cùng để thành
công, để phục vụ cho bản thân, gia đình và cao hơn cả là quê hương đất
nước.
 Chín là, cần có phương pháp, công cụ học tập đúng đắn.
 Mười là, không để mặt trái của mạng Internet, công nghệ lôi kéo, phân
tán, ảnh hưởng đến thời gian, năng suất, kết quả học tập, lao động.
Ngoài ra giới trẻ cũng cần học hỏi, hoàn thiện bản thân về ngôn ngữ,
phong cách giao tiếp, kỹ năng ứng xử với xung quanh, tránh việc quá lạm dụng
giao tiếp trên mạng, giao tiếp qua môi trường ảo, sử dụng từ tắt, tiếng lóng
trong “chat chit” mà bỏ qua hệ thống từ ngữ chuẩn mực, bỏ qua việc giao lưu
xã hội thực tế, tường tác với người thật việc thật.

You might also like