Nguyễn Thị Tường Vy (Triết)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

Nguyễn Thị Tường Vy

QH22A
MSSV:2251220075
Câu 1: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nội dung
và hình thức
-Nội dung và hình thức sẽ thống nhất và gắn bó với nhau.
Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ
biện chứng.Trong đó nội dung sẽ quyết định hình
thức,còn hình thức sẽ tác động trả lại nội dung.
*Thể hiện ở các điểm sau:
+ Nội dung và hình thức là 2 phương diện cấu thành nên
mỗi sự vật,hiện tượng. Bất kì sự vật nào cũng có cả nội
dung và hình thức. Không có hình thức nào mà
khôngchứa nội dung và cũng không nội dung nào mà
không tồn tại trong một hình thức nhấtđịnh. Theo quan
điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì nội dung là
toàn bộ những mặt, những yếu tố, những quá trình hợp
thành cơ sở tồn tại và phát triển của sự vật. Cònhình
thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là
cách thức tổ chức kết cấu của nội dung. Điều đó có nghĩa
là các yếu tố vừa góp phần tạo nên nội dung, vừa tham
gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức. Vì vậy, nội
dung và hình thức không bao giờ tách rời nhau được.
+ Tuy nhiên, khi khẳng định nội dung và hình thức tồn tại
không tách rời nhau, không có nghĩa là chúng ta khẳng
định một nội dung bao giờ cũng chỉ gắn liền với một hình
thức nhất định, và một hình thức luôn luôn chỉ chứa
đựng một nội dung nhất định. Cùngmột nội dung trong
quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện,
ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện nhiều nội
dung khác nhau.
Ví dụ: Nội dung một quyển sách như thế nào thì mới
quyết định phải làm trang bìa như thế nào, nếu như nội
dung vui nhộn nhưng trang bìa có cách bố trí tiêu đề và
màu bìa là gam màu buồn thì không thể tạo sự hứng khởi
cho người đọc quyết định đọc quyển sách đó.
Ví dụ:
Một nội dung có thể biểu hiện qua nhiều hình thức.Nội
dung ca ngợi Thạch Sanh là người hiền lành,dũng
cảm,trung thực có thể biểu hiệnở nhiều lĩnh vực khác
nhau như truyện, nhạc, kịch,… + Một hình thức
có thể chứa đựng nhiều nội dung.Nội dung cô tấm là
người xinh đẹp,hiền hậu;với nội dung ông Trương Ba là
người lương thiện,ngay thẳng có thể được biểu hiện
trong cùng một hình thức đó là kịch.
+ Tuy nhiên, khi khẳng định nội dung và hình thức tồn tại
không tách rời nhau, không
có nghĩa là chúng ta khẳng định một nội dung bao giờ
cũng chỉ gắn liền với một hình
thức nhất định, và một hình thức luôn luôn chỉ chứa
đựng một nội dung nhất định. Cùng
một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều
hình thức thể hiện, ngược lại,
cùng một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác
nhau.
Ví dụ: Nội dung một quyển sách như thế nào thì mới
quyết định phải làm trang bìa
như thế nào, nếu như nội dung vui nhộn nhưng trang bìa
có cách bố trí tiêu đề và màu
bìa là gam màu buồn thì không thể tạo sự hứng khởi cho
người đọc quyết định đọc
quyển sách đó.
Ví dụ: + Một nội dung có thể biểu hiện qua nhiều hình
thức.
Nội dung ca ngợi Thạch Sanh là người hiền lành,dũng
cảm,trung thực có thể biểu hiện
ở nhiều lĩnh vực khác nhau như truyện, nhạc, kịch,…
+ Một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội
dung.
Nội dung cô tấm là người xinh đẹp,hiền hậu;với nội dung
ông Trương Ba là người
lương thiện,ngay thẳng có thể được biểu hiện trong cùng
một hình thức đó là kịch.
- Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong
quá trình vận động,phát triển của sự vật* Điều này thể
hiện ở chỗ là:
+ Nội dung sẽ có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi.Còn
hình thức tương đối bền vững,ổn định. Sự biến đổi phát
triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi phát
triển của nội dung,còn hình thức cũng biến đổi nhưng
chậm hơn,ít hơn so với nội dung.
+ Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt
đầu từ nội dung sẽ kéo theo sự biến đổi của hình thức
cho phù hợp với nó. Khi nội dung biến đổi thì hình thức
buộc phải thay đổi theo cho phù hợp với nội dung mới.
Ví dụ:
+ Nội dung mối quan hệ giữa anh A và chị B là quan hệ
bạn bè khi đó hình thức quan hệ giữa 2 người sẽ không
có giấy chứng nhận kết hôn. Cho đến khi anh A và chị
B kết hôn,thì nội dung quan hệ đã thay đổi,nên hình thức
quan hệ này buộc phải thay đổi theo ( có giấy chứng
nhận kết hôn)
+ Sự phát triển sự sống (nội dung) của con bướm trải qua
4 hình thức tồn tại nhất định:trứng, ấu trùng, nhộng và
trưởng thành.Vòng đời phát triển của loài bướm nhanh 3
hay chậm tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường,nguồn thức
ăn.Mỗi hình thức tồn tại phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của sự sống.
hay chậm tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường,nguồn thức
ăn.Mỗi hình thức tồn tại phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của sự sống.
- Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung
* Điều này thể hiện ở chỗ là:
+ Tuy nội dung giữ vai trò quyết định với hình thức
nhưng điều đó không có nghĩa là hình thức chỉ “ngoan
ngoãn” đi theo nội dung. Trái lại, hình thức luôn độc lập
nhất định và tác động tích cực trở lại nội dung:
Khi hình thức phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc
đẩy sự phát triển của nội dung. Ngược lại,nếu không phù
hợp, hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển nội
dung.
Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra
trong suốt quá trình phát triển của sự vật.
+ Lúc đầu, những biến đổi trong nội dung chưa ảnh
hưởng đến hệ thống mối liên hệ tương đối bền vững của
hình thức. Nhưng khi những biến đổi đó tiếp tục diễn ra
thì tới một lúc nào đó, hệ thống mối liên hệ tương đối
cứng nhắc đó trở nên chật hẹp và kìm hãm sự phát
triển của nội dung. Lúc này, hình thức không phù
hợp với nội dung nữa.
+ Tới một lúc nào đó, nội dung và hình thức xung đột
sâu sắc. Nội dung mới sẽ phá bỏ hình thức cũ, hình
thức mới sẽ hình thành. Trên cơ sở hình thức mới,
nội dung mới tiếp tục biến đổi, phát triển và chuyển sang
trạng thái mới về chất.
Ví dụ:
- Học có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức, không nhất
thiết theo hình thức truyền thống mà có thể dưới những
hình thức phù hợp, có thể làm tăng hiệu quả học tập
như:đóng kịch, trò chơi, tham quan, diễn đàn, …Một
môn học khi được học dưới hình thức trực tiếp sẽ có
hiệu quả hơn online.
-Nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho nhau
Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
còn biểu hiện ở sự chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Cái
trong điều kiện này hay quan hệ này là nội dung thì trong
điều kiện khác hay quan hệ khác là hình thức, và ngược
lại.
Ví dụ: Trong mối quan hệ với tác phẩm văn học thì việc
trang trí màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh trên bìa tác phẩm là
hình thức bên ngoài của tác phẩm, nhưng xét trong quan
hệ khác, việc trang trí màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh trên
bìa của một tác phẩm như thế nào lại là nội dung công
việc của người họa sỹ trình bày, vẽ bìa.
Vận dụng vào cuộc sống sinh viên:
Sinh viên là lớp người đang trưởng thành về nhân cách,
tiếp thu tri thức nhằm chuẩn bị hành trang nghề nghiệp
cần thiết để trở thành lực lượng lao động hiện đại trong
tương lai.Trong quá trình học tập và rèn luyện, sinh viên
không chỉ trao dồi cho bản thân về mặt hình thức mà còn
phải hoàn thiện nội dung. Đừng chỉ xem nặng về mặt
hình thức hay chỉ làm đẹp về mặt hình thức mà lơ là, xem
nhẹ nội dung. Hoặc chỉ biết cố gắng xây dựng nội dung
cho thật hay mà không quan tâm hình thức. Nội dung
và hình thức phải luôn luôn song hành, không thể tách
rời.
+ Sinh viên đừng giành hết thời gian chỉ để học
những lý thuyết xuông mà nên biết vận dụng, áp dụng nó
vào trong cuộc sống; Ngoài ra còn phải biết trao dồi, rèn
luyện những kỹ năng mềm như khả năng thuyết trình,
thuyết phục, xử lý tình huống…
Và cũng đừng chỉ rèn luyện kỹ năng mềm mà không biết
và hiểu bản chất thật của nó.
Nếu một sinh viên biết cân bằng, biết hòa quyện giữa lý
thuyết, thực hành và các kỹ năng mềm cũng chính là “nội
dung và hình thức” thì chắc chắn rằng việc đó sẽ giúp
ích bạn rất nhiều trong việc hoàn thiện bản thân. Một
người chỉ biết mỗi lý thuyết và một người rất biết nói
nhưng toàn những lời sáo rỗng do anh ta không nắm
hiểu được nội dung, bản chất của sự việc chắc chắn
không thể bằng một người nắm rõ lý thuyết
và biết thể hiện nó ra, tạo ra những giá trị thực cho
những lý thuyết họ có.
+ Học tập và rèn luyện là để mở mang hiểu biết, để
trau dồi kĩ năng,và ngược lại .
Để có kiến thức, hiểu biết sinh viên về lĩnh vực mình học
bằng cách tìm hiểu qua thầy cô, trên mạng tài liệu có liên
quan, huy động chất xám . Rèn luyện là phải tham gia
các hoạt động xã hội, cần sức khỏe.
+ Học ngành gì sẽ học những môn liên quan đến lĩnh
vực đó. Rèn luyện phải hợp lệ mới được cộng điểm. Học
tập và rèn luyện không chỉ có một phương pháp mà
trong quá trình đó ta phải luôn thay đổi tìm được cho
mình phương pháp hiệu quả nhất, như vậy cả kí năng và
rèn luyện đều được cải thiện.
+ Trong cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay, mỗi
chúng ta mà đặc biệt là sinh viên cần có sự cân bằng giữa
nội dung và hình thức, có như thế thì mỗi chúng ta sẽ
hoàn thiện hơn. Trong đời sống xã hội ta hiện nay,đã
xuất hiện một căn bệnh đáng lo ngại ,đó là căn bệnh hình
thức. Dấu hiệu của bệnh hình thức là chỉ chú trọng tạo
nên cái hình thức hào nhoáng, lộng lẫy bên ngoài để che
đậy nội dung bên trong nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng
thấp hoặc không có gì. Bệnh hình thức là sự bất cập,
thậm chí đối ngược giữa giá trị thực và thông tin được
thông báo. Căn bệnh hình thức là là làm những việc
không đáng làm, không nên làm; là đáng làm bé nhưng
lại làm to; là nói hay, nói tốt nhưng làm thì dở, là cố ý
đánh lừa cộng đồng về bản chất của sự việc. Căn bệnh
hình thức cố tình tạo nên các giá trị ảo, phẩm chất ảo để
đánh lừa xã hội. Hình thức là cần thiết, nhưng hình thức
phải phù hợp với nội dung. Tục ngữ có câu:“Tốt gỗ hơn
tốt nước sơn” là để dạy người ta phải biết coi trọng bản
chất của vấn đề.
+ Câu nói “của cho không bằng cách cho” cũng có liên
quan đến mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, sinh
viên cần phải học hỏi và rèn luyện nhân cách của mình
thông qua câu nói này. Của cho là cái thuộc sở hữu của
mình chuyển sang thành của người khác mà không đổi
lấy gì cả, cách cho là cách thức cho cái thuộc sở hữu của
mình chuyển sang thành của người khác. Ở đây của cho
là nội dung còn cách cho là hình thức. Ngày xưa có câu
“của cho không bằng cách cho” với hàm ý nhắc nhở cần
quan tâmtới cách thức cho, tặng ai đó một món quà gì
đó. “Của cho đã rất giá trị” cách cho lịch sự ,trân trọng và
nhã nhặn giúp mối quan hệ giữa người cho và nhận lại
càng tốt hơn. Cho ai cái gì đó là việc làm ý nghĩa thế
nhưng nếu không xuất phát từ tấm lòng thì nó không hề
đẹp. Thực tế là vậy,cách tặng quà cách thức cho quà còn
quan trọng hơn giá trị của quà tặng. Bởi vậy không cần
món quà là một thứ gì đó xa xỉ,chỉ cần biết cách cho quà
làm vui lòng người khác cũng là một nghệ thuật giao tiếp
mà chúng ta cần phải học tập.
Câu 2: Nội dung của cặp phạm trù bản chất và hiện
tượng:
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:
Bản chất là cái bên trong chỉ được biểu hiện thông qua
hiện tượng. Hay nói cách khác, hiện tượng luôn thể hiện
một bản chất nhất định. Như vậy, không có bản chất tồn
tại thuần túy tách rời hiện tượng, cũng như không có
hiện tượng lại không biểu hiện của một bản chất nào. Lê
– nin khẳng định: “Bản chất hiện ra, hiện tương tường là
có tính bản chất”.
Chính vì vậy, bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay
đổi theo. Chúng sẽ luôn tồn tại cùng nhau, nếu bản chất
cũ mất đi thì các hiện tượng do nó sinh ra cũng mất theo.
Ngược lại, khi bản chất mới xuất hiện thì nó lại sản sinh
ra các hiện tượng phù hợp với nó.
– Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng:
Sự đối lập của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng được
thể hiện thông qua các yếu tố sau:
+ Bản chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái
riêng biệt phong phú và đa dạng.
+ Bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài.
+ Bản chất là cái tương đói ổn định, còn hiện tượng là cái
thường xuyên biến đổi.

Giải thích ý nghĩa phương pháp luận:


– Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đầy đủ về sự vật,
phải đi sâu tìm bản chất, không dừng ở hiện tượng, bởi
bản chất là cái ở bên trong hiện tượng.
– Khi kết luận về bản chất của sự vật, cần tránh những
nhận định chủ quan, tùy tiện. Vì bản chất tồn tại một
cách khách quan ở ngay trong bản thân sự vật nên chỉ có
thể tìm ra bản chất sự vật ở bên trong sự vật ấy chứ
không phải ở bên ngoài nó.
– Bản chất không tồn tại thuần túy ngoài hiện tượng, do
đó, tìm bản chất phải thông qua tìm hiểu các hiện tượng
bên ngoài. Cần lưu ý, trong quá trình nhận thức bản chất
của sự vật phải xem xét nhiều hiện tượng khác nhau từ
nhiều góc độ khác nhau.
– Đặc biệt, để cái tạo sự vật phải thay đổi bản chất của
nó chứ không chỉ thay đổi hiện tượng. Bởi thay đổi được
bản chất thì hiện tượng sẽ thay đổi theo. Có thể thấy,
đây là một quá trình vô cùng phức tạp, do đó cần kiên
nhẫn, không chủ quan, nóng vội.

You might also like