Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

1.

Tính chất của thông tin làm giảm sự không chắc chắn, cải thiện khả năng đưa ra hoặc xác
nhận kì vọng là
ANS: tính thích hợp
2. Thứ tự hợp lý trong quy trình xử lý nghiệp vụ:
ANS: tạo ra dữ liệu đầu vào, lưu trữ dữ liệu, xử lý dữ liệu, thông tin đầu ra
3. Một hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp có các chức năng sau, NGOẠI TRỪ
ANS: đối phó với khủng hoảng tài chính
4. Yếu tố nào sau đây không phải là thành phần của hệ thống thông tin kế toán trong doanh
nghiệp
ANS: hệ thống chuẩn mực kế toán, hệ thống văn bản pháp quy về kế toán
5. Các tính chất sau đây là đặc tính của thông tin hữu ích, NGOẠI TRỪ
ANS: tính đơn giản
6. Giá trị của thông tin được xác định tốt nhất bởi:
ANS: lợi ích liên quan đến việc có được thông tin trừ đi chi phí tạo ra thông tin
7. Thông tin là:
ANS: dữ liệu được tổ chức và xử lý để có ý nghĩa với người sử dụng
8. Phát biểu nào sau đây là phù hợp nhất:
ANS: thông tin là kết quả của hệ thống thông tin kế toán
1. Sơ đồ dòng dữ liệu:
ANS: là mô tả bằng hình vẽ nguồn và điểm đến của dữ liệu cho thấy dòng dữa liệu trong một tổ
chức như thế nào
2. Khi chuẩn bị lưu đồ chứng từ, tên của các bộ phận tổ chức hoặc chức năng công việc sẽ
xuất hiện trong:
ANS: tiêu đề cột của lưu đồ
3. Trong DFD của quy trình thanh toán khách hàng, “các khoản phải thu được cập nhật” sẽ
xuất hiện ở trên hoặc trong
ANS: một hình tròn
4. Câu nào đúng liên quan lưu đồ chứng từ
ANS: một lưu đồ chứng từ đặc biệt hữu ích trong việc phân tích tính đầy đủ các thủ tục kiểm
soát nội bộ
5. Khi vẽ lưu đồ, phát biểu nào sau đây ĐÚNG:
ANS: ký hiệu xử lý luôn có đầu vào và đầu ra
6. Khi vẽ lữu đồ, phát biểu nào sau đây SAI:
ANS: lưu trữ thủ công, lưu trữ trên cơ sở dữ liệu, lưu trữ chứng từ được dùng chung kí hiệu
7. Câu nào đúng về việc sử dụng ký hiệu xử lý thủ công trong lưu đồ
ANS: sử dụng ký hiệu xử lý thủ công để chỉ ra một chứng từ được gửi đi
8. Khi vẽ sơ đồ dòng dữ liệu, phát biểu nào sau đây là SAI:
ANS: các mũi tên mô tả dòng dữ liệu luôn được đặt tên theo tên của chứng từ
1. Trong hoạt động mua hàng, các thực thể sau, thực thể nào được xem là đối tượng:
ANS: nhân viên
2. Công ty ABC kinh doanh máy tính, khách hàng là các tổ chức. Các hoạt động bán hàng
đều bán chịu và khách hàng phải đặt trước. Khách hàng có thể nhận hàng nhiều lần cho một lần
đặt mua hàng. Mối quan hệ giữa khách hàng và bán hàng là
ANS: số lượng tối thiểu 1 - 0; số lượng tối đa 1 - nhiều
3. Phát biểu nào sau đây về mô hình REA và sơ đồ REA là sai
ANS: mô hình REA không bao gồm các yếu tố kế toán truyền thống như hệ thống tài khoản, sổ
kế toán ….
4. Công ty ABC kinh doanh máy tính, khách hàng là các tổ chức. Các hoạt động bán hàng
đều là bán chịu, doanh nghiệp xây dựng hạn mức tín dụng cho khách hàng. Khách hàng có thể
thanh toán bằng tiền nhiều lần cho một lần mua hàng và một lần thanh toán có thể trả cho nhiều
hóa đơn mua chịu trước đó. Mối quan hệ giữa sự kiện bán hàng và sự kiện thu tiền là
ANS: số lượng tối thiểu: 1 - 0; số lượng tối đa: nhiều - nhiều
5. Sơ đồ mô tả hình ảnh nội dung của cơ sở dữ liệu bằng cách thể hiện mối quan hệ giữa các
thực thể gọi là
ANS: sơ đồ quan hệ thực thể
6. Công ty ABC kinh doanh máy tính, khách hàng là các tổ chức. Các hoạt động bán hàng
đều là bán chịu và khách hàng phải đặt trước. Khách hàng có thể thanh toán tiền nhiều lần cho
một lần bán hàng và phải thanh toán hết mới được mua hàng lần tiếp theo. Mối quan hệ giữa sự
kiện bán hàng và sự kiện thu tiền là
ANS: số lượng tối thiểu 1 - 0; số lượng tối đa: 1 - nhiều
7. Các mô hình REA thường được trình bày dưới dạng sơ đồ nào
ANS: sơ đồ quan hệ thực thể
8. Công ty ABC kinh doanh máy tính, khách hàng là các tổ chức. Các hoạt động bán hàng
đều là bán chịu và khách hàng phải đặt hàng trước. Khách hàng có thể nhận hàng nhiều lần cho
một lần đặt mua hàng. Mối quan hệ giữa Hàng hóa và bán hàng là:
ANS: số lượng tối thiểu 1 - 0; số lượng tối đa nhiều - nhiều
9. Trong các hoạt động mua hàng, thực thể nào được xem là sự kiện:
ANS: đặt mua hàng
10. Công ty A chuyên bán tranh sơn mài cho khách du lịch. Công ty chỉ bán tranh gốc, mối
quan hệ giữa thực thể hàng hóa và bán hàng là:
ANS: lượng số tối đa: nhiều - 1; lượng số tối thiểu: 1 - 0
11. Trong hoạt động mua hàng, các thực thể sau, thực thể nào được xem là nguồn lực:
ANS: hàng hóa
12. Khi xây dựng sơ đồ quan hệ thực thể, 1 đối tượng mà đơn vị muốn thu thập dữ liệu và cung
cấp thông tin được gọi là (mới thêm vào)
ANS: thực thể
1. Theo khuôn mẫu ERM, để giải quyết vấn đề về luật pháp và các quy định, doanh nghiệp
cần phải xây dựng và xác định các mục tiêu
ANS: Mục tiêu tuân thủ
2. Tuấn là nhân viên của một công ty có chính sách nghiêm ngặt về việc sử dụng nguồn lực
của doanh nghiệp. Tuấn nhìn thấy Minh, Trưởng phòng hành chánh công ty, lấy giấy in và mực
mang về nhà. Tình huống này phản ánh yếu tố nào của môi trường nội bộ, theo khuôn mẫu ERM
ANS: sự trung thực và giá trị đạo đức
3. Trong một công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, khi ủy ban kiểm toán của công
ty có các thành viên bao gồm giám đốc tài chính, giám đốc ngân sách, kế toán trưởng, thì đây là
một vấn đề cần giải quyết thuộc về:
ANS: môi trường nội bộ. Thành viên Ủy ban kiểm toán phải thuộc hội đồng quản trị và độc lập
với doanh nghiệp
4. Theo khuôn mẫu ERM, nguyên tắc phân chia trách nhiệm đảm bảo một cá nhân không
được kiêm nhiệm các chức năng sau:
ANS: Bảo quản tài sản, xét duyệt nghiệp vụ và ghi chép
5. Trong doanh nghiệp đang triển khai dự án phát triển sản phẩm mới. Dự án này rất quan
trọng và ban giám đốc doanh nghiệp muốn hoàn thành trong thời gian 3 tháng. Giám đốc dự án
cho rằng với nguồn lực hiện tại, nếu mỗi nhân viên trong dự án làm gấp đôi thời gian, thì tối
thiểu 6 tháng mới có thể hoàn thành đạt chất lượng và mang lại hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên
BGĐ không muốn kéo dài thời gian, đồng thời thông báo nếu 3 tháng không xong sẽ kỷ luật GĐ
dự án.
ANS: đây là vấn đề cần giải quyết thuộc về Triết lý quản lý và phong cách điều hành
6. Theo khuôn mẫu ERM, bước đầu tiên để đánh giá rủi ro là
ANS: xác định các sự kiện, các mối đe dọa, các rủi ro mà doanh nghiệp đối mặt
7. Công ty quy định, đến cuối kỳ kế toán, cần đối chiếu số liệu giữa kế toán Hàng tồn kho
và số liệu ghi chép của thủ kho. Đây là ví dụ của thủ tục kiểm soát
ANS: kiểm tra độc lập
8. Thủ tục nào sau đây KHÔNG phải là một trong những thủ tục kiểm tra độc lập
ANS: quy định kế toán tiền mặt không được làm công việc quản lý tiền mặt
9. Theo khuôn mẫu ERM, phản ứng nào không được xem là phản ứng rủi ro:
ANS: giám sát rủi ro
10. Công ty ABC kinh doanh bán lẽ thiết bị điện tử. Công ty cho phép nhân viên bán hàng
đồng ý cho khách hàng trả lại các món hàng đã mua trong ngày. Đây là một ví dụ của thủ tục
kiểm soát:
ANS: ủy quyền và xét duyệt
11. Theo khuôn mẫu ERM, quan điểm nào sau đây không phải là một nội dung của môi
trường nội bộ:
ANS: hạn chế tiếp cận với tài sản của đơn vị
12. Theo khuôn mẫu ERM, phát biểu nào sau đây liên quan đến sự kiện là SAI:
ANS: việc xác định các sự kiện chắc chắn xảy ra là dễ dàng
1. Hoạt động nào sau đây là một trong những hoạt động của quy trình xử lý lệnh bán hàng
trong chu trình doanh thu:
ANS: kiểm tra nợ phải thu của khách hàng
2. Trên hệ thống phần mềm kế toán, nhân viên kế toán nhập liệu nghiệp vụ bán chịu cho
một khách hàng, sau khi nhập liệu và cập nhật, số dư nợ phải thu vượt quá giới hạn tín dụng. Thủ
tục kiểm soát phù hợp trong trường hợp này là
ANS: xét duyệt tín dụng khi bán chịu và kiểm tra giới hạn nợ phải thu khi nhập liệu
3. Trên hệ thống phần mềm kế toán, khi nhập liệu nghiệp vụ thu tiền do khách hàng thanh
toán, doanh nghiệp theo dõi công nợ theo từng chứng từ, thủ tục kiểm soát quá trình nhập liệu
đối với dữ liệu “SỐ HÓA ĐƠN” là:
ANS: Kiểm tra hợp lệ
4. Để bảo đảm tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, trách nhiệm xét duyệt bán chịu thuộc về:
ANS: trưởng bộ phận tín dụng
5. Trên hệ thống phần mềm kế toán, khi nhập liệu nghiệp vụ thu tiền do khách hàng thanh
toán, doanh nghiệp theo dõi công nợ theo từng chứng từ, thủ tục kiểm soát quá trình nhập liệu
đối với dữ liệu “SỐ TIỀN THANH TOÁN” là
ANS: kiểm tra dữ liệu, kiểm tra dấu, kiểm tra giới hạn
6. Trong chu trình doanh thu, nhằm cung cấp thông tin cần thiết để quản lý nợ phải thu, cần
lập báo cáo:
ANS: báo cáo nợ phải thu theo thời hạn nợ (theo tuổi nợ)
7. Thủ tục kiểm soát nào sau đây cần được áp dụng nhằm hạn chế nguy cơ chấp nhận giảm
nợ phải thu khi phát sinh hàng bán bị trả lại nhưng doanh nghiệp không nhận được hàng?
ANS: chứng từ giảm nợ phải thu chỉ được lập dựa trên chứng từ nhập lại kho hàng bán bị trả lại,
đồng thời phải được đối chiếu trước khi xét duyệt
8. Hoạt động nào sau đây sẽ có khả năng bị ảnh hưởng và thay đổi đáng kể trong điều kiện
tác động của tiến bộ công nghệ thông tin:
ANS: lập và gửi hóa đơn bán hàng cho khách hàng
9. Chứng từ nào được lập để tiến hành hoạt động xuất kho giao hàng cho khách hàng
ANS: bảng kê chi tiết đóng gói hàng
10. Nhằm hạn chế nguy cơ bán chịu cho khách hàng có các khoản nợ phải thu đã quá hạn
thanh toán, thủ tục kiểm soát nào sau đây là hữu hiệu?
ANS: cập nhật nợ phải thu và cung cấp thông tin nợ phải thu theo tuổi nợ. Khi xét duyệt tín
dụng, trưởng bộ phận tín dụng kiểm tra thời hạn nợ và giới hạn nợ
11. Nhằm hạn chế nguy cơ nhân viên bốc dỡ trộm cắp hàng hóa, sau đó giải trình hàng tồn
kho bị ghi chép sai, thủ tục kiểm soát nào sau đây là hữu hiệu?
ANS: phân chia trách nhiệm giữa thủ kho và nhân viên bốc dỡ, ghi chép độc lập khi nhập xuất
kho
12. Mục tiêu chính của chu trình doanh thu là:
ANS: cung cấp sản phẩm đúng đến đúng địa điểm vào đúng thời gian quy định với mức giá đúng
theo thỏa thuận
1. Một đơn vị bị tấn công mạng, hệ thống của đơn vị đó bị ngưng hoạt động trong 24 giờ.
Sau khi khôi phục hệ thống, đơn vị chỉ phục hồi được dữ liệu trước vụ tấn công 3 tháng. Đây là
ví dụ về điểm yếu kiểm soát hệ thống thông tin liên quan đến
ANS: kiểm soát tính khả dụng
2. Thủ tục kiểm soát nhằm xác minh danh tính của người dùng truy cập vào hệ thống được
gọi là
ANS: kiểm soát xác thực
3. Nội dung nào là KHÔNG hữu hiệu khi xây dựng chính sách kiểm soát bảo mật thông tin?
ANS: sao lưu dữ liệu lên máy chủ điện toán đám mây
4. Nhằm ngăn chặn nguy cơ bị lộ thông tin, thủ tục kiểm soát nào sau đây được xem là ÍT
hữu hiệu nhất
ANS: thiết lập hệ thống sao lưu dữ liệu tự động
5. Thủ tục kiểm soát nhập liệu nhằm đảm bảo giá trị của dữ liệu nhập không vượt quá giá trị
được xác định trước gọi là:
ANS: kiểm tra giới hạn
6. Nhằm đảm bảo thu nhập đầy đủ các dữ liệu cần thiết khi nhập liệu, cần có thủ tục kiểm
soát nhập liệu sau
ANS: kiểm tra tính đầy đủ của dữ liệu nhập khi danh mục, hoặc khi nhập liệu nghiệp vụ kinh tế
7. Sau khi lệnh bán hàng được lập, được duyệt; nhân viên bán hàng nhập liệu vào hệ thống.
Bộ phận giao nhận hàng căn cứ dữ liệu này để in Phiếu xuất kho. Tuy nhiên, khi phát hiện một
mặt hàng không có để giao, nhân viên giao hàng đã sửa lại dữ liệu, thay thế bằng một mặt hàng
khác tương tự. Để hạn chế hành vi này cần phải
ANS: kiểm soát xác thực, kiểm soát phân quyền đối với nhân viên giao nhận, kiểm soát tính hợp
lệ mã hàng, kiểm soát giới hạn số lượng hàng bán
8. Các doanh nghiệp cần kiểm soát riêng tư, bao gồm bảo mật cho các thông tin cá nhân của
nhân viên, khách hàng, … Thủ tục kiểm soát hữu hiệu nhằm kiểm soát quyền riêng tư là
ANS: kiểm soát xác thực, kiểm soát phân quyền, mã hóa dữ liệu, thay đổi dữ liệu thực (data
masking programs)
9. Báo cáo hàng tồn kho định kì, có những mặt hàng tồn kho có số lượng là số âm sau khi
xuất kho. Nhằm hạn chế sai sót này, cần thực hiện thủ tục kiểm soát nào?
ANS: kiểm tra kiểu dữ liệu, kiểm tra dấu và kiểm tra giới hạn khi nhập số lượng xuất kho
10. Nội dung nào là không hữu hiệu khi xây dựng chính sách kiểm soát bảo mật thông tin
ANS: sao lưu dữ liệu trên dự toán đám mây
11. Một doanh nghiệp quy định nhân viên của mình không được tự ý cài đặt phần mềm lên
máy tính xách tay doanh nghiệp cấp phát cho nhân viên đó. Chính sách này nhằm hạn chế các
nguy cơ liên quan đến
ANS: an ninh thông tin, bảo mật, quyền riêng tư
12. Việc xác minh người dùng hợp pháp đăng nhập vào hệ thống thông tin kế toán được gọi

ANS: kiểm soát Xác thực
13. Thứ tự hợp lý của các hoạt động trong chu kỳ an ninh như sau:
ANS:
1. Đánh giá rủi ro & lựa chọn một phản ứng rủi ro (giảm thiểu/ chấp nhận/ chia sẻ/ né tránh)
2. Phát triển & truyền thông các chính sách an ninh thông tin
3. Mua & triển khai các giải pháp an ninh
4. Giám sát để đánh giá sự hữu hiệu của chương trình an ninh thông tin
1. Sắp xếp các hoạt động trong chu trình chi phí theo thứ tự phù hợp
• Đặt mua hàng hóa và dịch vụ
• Nhận hàng
• Chấp nhận hóa đơn
• Thanh toán cho người bán
2. Đơn đặt hàng đặc biệt (đơn đặt hàng theo lô – blanket purchase order) là chứng từ được
lập khi
ANS: doanh nghiệp mua hàng của cùng một nhà cung cấp nhiều lần trong năm với mức giá cố
định
3. Sau khi kết thúc hoạt động đặt mua NVL, hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nào cần được lập
ANS: đơn đặt hàng mua
4. Chứng từ nào được sử dụng để thiết lập cam kết / hoặc đồng ý mua hàng hóa dịch vụ đối
với nhà cung cấp
ANS: đơn đặt hàng mua
5. Nhằm hạn chế nguy cơ thiếu hàng hoặc dư thừa hàng hóa, trong chu trình chi phí doanh
nghiệp cần áp dụng thủ tục kiểm soát
ANS: áp dụng phương pháp / hệ thống kê khai thường xuyên hàng tồn kho; định kỳ tiến hành
kiểm kê kho
6. Nhằm hạn chế việc mua những mặt hàng doanh nghiệp không cần hoặc không có nhu
cầu, cần thực hiện thủ tục kiểm soát
ANS: xem xét, đánh giá, xét duyệt và chuẩn y phiếu yêu cầu mua hàng
7. Trong hoạt động đặt mua hàng hóa, dịch vụ, NVL có các nguy cơ / rủi ro sau:
- Mua hàng chất lượng kém
- Mua hàng giá cao
- Mua các mặt hàng không cần thiết
- Nhà cung cấp hối lộ nhân viên mua hàng
- Không đủ hàng hoặc thừa hàng tồn kho
- Mua hàng từ nhà cung cấp không hợp lệ, chưa được duyệt
- Mua hàng từ nhà cung cấp không đáng tin cậy
8. Trong các thủ tục kiểm soát sau, thủ tục nào KHÔNG phù hợp trong việc kiểm soát nguy
cơ mua hàng với giá cao
ANS: quy định luân chuyển nhân viên bộ phận mua hàng
9. Trong hoạt động nhận hàng, có thể xảy ra các nguy cơ, các rủi ro sau
- Kiểm đếm sai khi nhận hàng
- Nhận những mặt hàng doanh nghiệp không đặt mua
- Hàng hóa bị trộm cắp khi giao nhận nhập kho
- Nhận hàng kém phẩm chất
10. Thủ tục kiểm soát nào là KHÔNG phù hợp để hạn chê nguy cơ mất hàng hóa khi giao
nhận nhập kho trong hoạt động nhận hàng của chu trình chi phí
ANS: đối chiếu giữa phiếu yêu cầu mua hàng và phiếu nhập kho
11. Nhằm hạn chế nguy cơ nhận những mặt hàng doanh nghiệp không đặt mua, thủ tục kiểm
soát nào sau đây là hữu hiệu nhất
ANS: yêu cầu đối chiếu với đơn đặt hàng đã được phê duyệt trước khi nhận hàng
12. Chứng từ nào sau đây KHÔNG sử dụng trong hoạt động nhận hàng của chu trình chi phí
ANS: hóa đơn của nhà cung cấp
13. Trong chu trình chi phí, trước khi chấp nhận thanh toán hóa đơn mua hàng, kế toán cần
phải
ANS: đối chiếu hóa đơn mua hàng, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho
14. Khi nhập liệu nghiệp vụ mua chịu trong chu trình chi phí, hóa đơn có ngày chiết khấu lầ
10/09/2019; ngày đến hạn thanh toán là 30/09/2019. Tuy nhiên kế toán nhập nhầm ngày đến hạn
thanh toán là 10/09 và ngày chiết khấu là ngày 30/09. Để hạn chế sai sót này, thủ tục kiểm soát
cần có là
ANS: kiểm tra tính hợp lý của ngày chiết khấu và ngày đến hạn thanh toán
15. Nhằm hạn chế nguy cơ nhân viên kế toán nhập liệu các hóa đơn mua hàng không có thực,
thủ tục kiểm soát nào sau đây hữu hiệu?
ANS: kiểm soát truy cập, nhân viên kế toán không có quyền thêm nhà cung cấp mới vào danh
mục trên phần mềm
16. Chứng từ nào cần được lập khi trả lại hàng mua:
ANS: biên bản trả hàng, chứng từ điều chỉnh nợ phải trả
17. Một nhân viên kế toán nhập liệu một hóa đơn giả vào hệ thống, sau đó lập đề nghị thanh
toán bằng tiền mặt cho hóa đơn này và nhờ người đóng giả nhà cung cấp đến nhận tiền. Thủ tục
kiểm soát nào sau đây là không phù hợp?
ANS: sắp xếp hóa đơn mua hàng theo ngày đến hạn thanh toán
18. Thủ tục kiểm soát nào sau đây là phù hợp trong việc hạn chế nguy cơ nhập liệu số tiền
thanh toán lớn hơn số tiền nợ phải trả cho người bán
ANS: kiểm tra kiểu dữ liệu và kiểm tra giới hạn nhập số tiền thanh toán cho người bán
19. Nhằm đảm bảo không thanh toán trùng lắp một hóa đơn mua hàng, cần thực hiện thủ tục
kiểm soát sau:
ANS: đóng dấu đã thanh toán lên toàn bộ chứng từ thanh toán
20. Để hạn chế nguy cơ thanh toán cho những mặt hàng doanh nghiệp không nhận được, thủ
tục kiểm soát nào sau đây KHÔNG phù hợp
ANS: thiết lập chính sách chỉ thanh toán cho các chứng từ gốc có chữ ký và xác nhận của nhà
cung cấp
21. Đơn đặt hàng là chứng từ do bộ phận mua hàng lập và
ANS: được duyệt bởi trưởng bộ phận mua hàng và bộ phận tài chính - tín dụng
22. Khi dự báo bán hàng đang tin cậy, phương pháp xác định nhu cầu mua hàng nào sau đây
thường được sử dụng
ANS: MRP
23. Một nhân viên mua hàng đã đặt mua nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp. Nhà cung cấp
này là doanh nghiệp do nhân viên mua hàng đó thành lập và sở hữu. Để hạn chế trường hợp này,
thủ tục kiểm soát nào sau đây KHÔNG phù hợp?
ANS: yêu cầu nhân viên mua hàng báo cáo thường xuyên về các lợi ích tài chính từ các nhà cung
cấp
24. Thủ tục kiểm soát nào là KHÔNG phù hợp để hạn chế nguy cơ mất hàng hóa khi giao
nhận nhập kho trong hoạt động nhận hàng của chu trình chi phí?
ANS: đối chiếu giữa phiếu yêu cầu mua và phiếu nhập kho
25. Nhằm hành chế nguy cơ nhận những mặt hàng doanh nghiệp không đặt mua, thủ tục
kiểm soát nào sau đây là hữu hiệu nhất?
ANS: yêu cầu đối chiếu với đơn đặt hàng đã được phê duyệt trước khi nhận hàng
26. Khi nhập liệu nghiệp vụ mua chịu vào phần mềm kế toán, nhân viên kế toán quên không
nhập mã số nhà cung cấp. Thủ tục kiểm soát để hạn chế sai sót này là
ANS: kiểm tra tính đầy đủ và kiểm tra tính hợp lệ của mã số nhà cung cấp
27. Trong chu trình chi phí, thủ tục kiểm soát nào thường KHÔNG được thực hiện ở bộ phận
kế toán phải trả
ANS: kiểm đếm và lưu trữ các đơn đặt hàng mua và phiếu nhập kho
28. Trên bảng kiểm kê chi tiết nợ phải trả cho nhà cung cấp theo từng chứng từ được in ra từ
phần mềm kế toán, có những hóa đơn mua hàng với số tiền phải trả là số âm. Để hạn chế sai sót
này cần phải
ANS: kiểm tra kiểu dữ liệu và kiểm tra dấu khi nhập số liệu thanh toán
29. Trong chu trình chi phí, có các hệ thống xử lý hóa đơn để theo dõi công nợ sau:
ANS: hệ thống không sử dụng bảng kê chứng từ thanh toán, hệ thống sử dụng chứng từ thanh
toán
30. Nguy cơ thanh toán cho những mặt hàng mà doanh nghiệp không nhận được là nguy cơ
trong hoạt động nào sau đây
ANS: thanh toán cho nhà cung cấp
31. Việc sử dụng thẻ tín dụng mua hàng theo ủy quyền (procurement card) nhằm hạn chế
nguy cơ nào?
ANS: thanh toán cho các dịch vụ mà doanh nghiệp không nhận được
32. Khi thanh toán tiền cho nhà cung cấp, tất cả các hoạt động sau đây cần thực hiện, ngoại trừ:
(từ đây trở xuống mới thêm vào)
ANS: Hàng hoá, dịch vụ đã được sử dụng đúng mục đích
33. Sắp xếp các hoạt động trong quá trình đặt mua NVL …: lựa chọn nhà cung cấp
ANS: xác định nhu cầu mua
34. Khi lựa chọn nhà cung cấp, thường căn cứ vào:
ANS: Giá cả, chất lượng hàng hóa dịch vụ, điều kiện giao nhận hàng hóa dịch vụ
35. Nhằm hạn chế nguy cơ nhân viên bộ phận nhận hàng trộm cắp hàng mua, sau đó báo cáo
hàng đã đc chuyển trực tiếp sang phân xưởng sản xuất, thủ tục kiểm soát nào hữu hiệu nhất
ANS: Phân chia trách nhiệm giữa bp giao nhận và bp kho, yêu cầu kiểm đếm, ghi nhận và ký xác
nhận khi giao nhận hàng
36. Khi đặt mua dịch vụ, không cần lập đề nghị mua hàng hóa, dịch vụ
ANS: Sai, đề nghị mua hàng hóa dv lập cho mọi trường hợp trong hoạt động mua hàng hóa, dv
trong chu trình chi phí
37. Doanh nghiệp không thanh toán trong thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán 2%, do đó
k nhận được khoản chiết khấu thanh toán 2% trên hóa đơn. Để hạn chế rủi ro này cần
ANS: Sắp xếp hóa đơn mua hàng theo thứ tự ngày chiết khấu và lập dự toán thanh toán

You might also like