Bài Tập Sơ Thẩm Có Đáp Án

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bài 1: A cho B thuê nhà 5 triệu đồng/tháng.

Trong quá trình thuê nhà, do đường ống


nước nhà vệ sinh hư hỏng mà A lại đang công tác ở nước ngoài nên B đã bỏ ra 3 triệu đồng
để tu sửa, nâng cấp công trình phụ. Sự việc này B đã thông báo và được sự đồng ý của A.
Tháng 5/2020, A khởi kiện B yêu cầu B trả 15 triệu đồng tiền thuê nhà 3 tháng. Sau khi
nhận được thông báo của tòa án, B có đơn yêu cầu buộc A trả lại 3 triệu mà B đã bỏ ra để
tu sửa, nâng cấp phòng trọ. Biết rằng: A đang cư trú tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội,
B đang cư trú tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, nhà trọ nằm tại Quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Xác định tư cách đương sự trong vụ án trên?
- Cơ sở pháp lý: Điều 68, 71 BLTTDS năm 2015.
- A là người khởi kiện vụ án dân sự, được giải thiết có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm
phạm nên được xác định là nguyên đơn.
- B là người bị nguyên đơn khởi kiện, được giả thiết đã xâm phạm đến quyền và lợi ích
hợp pháp của A nên được xác định là bị đơn. Sau khi toà án thụ lý, bị đơn B đưa ra yêu cầu
nguyên đơn A phải trả cho mình chi phí tu sửa, nâng cấp công trình phụ. Yêu cầu này có liên
quan đến yêu cầu của nguyên đơn và việc giải quyết yêu cầu này cùng với yêu cầu của nguyên
đơn giúp vụ án được giải quyết dứt điểm, triệt để, toàn diện hơn. Vì vậy, yêu cầu của B được xác
định là yêu cầu phản tố (dẫn đến bù trừ nghĩa vụ với nguyên đơn)
2. Có quan điểm cho rằng, A và B có quyền thỏa thuận tòa án Thành phố Hà Nội có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên. Hãy đánh giá về quan điểm này?
- Cơ sở pháp lý: Điều 26, 35, 39 BLTTDS năm 2015.
- Căn cứ theo Điều 26 có thể xác định quan hệ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của
toà án theo thủ tục tố tụng dân sự.
- Căn cứ theo Điều 35 có thể xác định quan hệ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của
toà án cấp huyện.
- Căn cứ theo Điều 39 có thể xác định thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ như sau:
+ Đối tượng của tranh chấp trên là việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng chứ không phải bất
động sản nên toà án nơi không có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
+ Nếu A và B có thoả thuận toà án quận Đống Đa có thẩm quyền giải quyết xung đột khi
có tranh chấp thì thẩm quyền thuộc về toà án quận Đống Đa (theo điểm b khoản 1 Điều 39
BLTTDS năm 2015, việc thoả thuận thẩm quyền của toà án chỉ phát sinh hiệu lực khi thoả mãn
đồng thời 2 điều kiện đó là: đương sự chỉ được thoả thuận toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên
đơn có thẩm quyền giải quyết và thoả thuận phải đúng thẩm quyền về cấp toà án)
+ Nếu A và B không có thoả thuận về thẩm quyền của toà án thì toà án nơi cư trú của bị
đơn có thẩm quyền giải quyết. Lúc này, thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc về toà án quận Thanh
Xuân.
3. Giả sử, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, A rút yêu cầu đòi tiền thuê nhà
nhưng B vẫn giữ nguyên yêu cầu thì Thẩm phán phải giải quyết như thế nào?
- Cơ sở pháp lý: Điều 5, khoản 2 Điều 217 BLTTDS năm 2015.
- Việc rút đơn khởi kiện là quyền tự định đoạt của nguyên đơn. Nguyên đơn có thể rút đơn
khởi kiện ở rất nhiều thời điểm của quá trình tố tụng. Ở bài này, nguyên đơn rút đơn khởi kiện
trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố thì Thẩm
phán phải giải quyết như sau:
+ Đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn A.
+ Thay đổi địa vị tố tụng: A trở thành bị đơn và B trở thành nguyên đơn.
+ Thẩm phán tiếp tục xem xét và giải quyết yêu cầu của B.
4. Giả sử, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, khi toà án tiến hành hoà giải, A và
B thoả thuận được với nhau rằng: B sẽ trả cho A 10 triệu đồng và B phải chịu án phí thì
Thẩm phán phải giải quyết như thế nào?
- Cơ sở pháp lý: Điều 5, 10, 212, 213 BLTTDS năm 2015.
- Tại phiên hoà giải, dưới sự tổ chức, điều hành, hướng dẫn của thẩm phán, nếu A và B
thoả thuận được với nhau về việc giải quyết tất cả quan hệ tranh chấp và án phí thì thẩm phán lập
biên bản hoà giải thành. Theo quy định tại Điều 212, A và B có thời gian 7 ngày để cân nhắc kĩ
lưỡng, thận trọng về quyết định thoả thuận của mình. Hết thời gian 7 ngày, nếu vụ án không có
các căn cứ đình chỉ hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án thì thẩm phán ra quyết định công nhận sự
thoả thuận của các đương sự.
5. Giả sử, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, A và B tự thoả thuận được với
nhau rằng B sẽ trả cho A 10 triệu đồng thì Thẩm phán phải giải quyết như thế nào?
- Cơ sở pháp lý: Điều 5, Điều 217 BLTTDS năm 2015.
- Nếu A và B thoả thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp, dẫn đến việc đương
sự rút hết yêu cầu kiện thì thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
6. Giả sử, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, B chết vì tai nạn giao thông thì
Thẩm phán phải giải quyết như thế nào?
- Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 74, điểm a khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 và Điều
622 Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Quyền và nghĩa vụ mà bị đơn đang tranh chấp trong vụ án trên là loại quyền, nghĩa vụ về
tài sản có thể thừa kế (nghĩa là có thể chuyển giao cho người thừa kế thụ hưởng). Trong trường
hợp này, người thừa kế của bị đơn là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc giải
quyết tranh chấp. Vì vậy, thẩm phán phải tìm kiếm, xác định người thừa kế để đưa họ tham gia
tố tụng. Lúc này có thể xảy ra những tình huống sau:
+ Nếu có người thừa kế thì đưa người thừa kế tham gia tố tụng để kế thừa các quyền và
nghĩa vụ tố tụng của bị đơn nhằm tiếp nối vụ án đang giải quyết.
+ Nếu chưa có người thừa kế để kế thừa các quyền và nghĩa vụ tố tụng của bị đơn thì thẩm
phán tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Mục đích của việc tạm đình chỉ là có thời gian để tiếp tục xác
định, tìm kiếm người thừa kế.
+ Nếu thẩm phán xác định chắc chắn bị đơn chết không có người thừa kế thì phải đưa đại
diện của Nhà nước tham gia tố tụng. Bởi, Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rõ: người
chết có tài sản để lại mà không có người thừa kế thì tài sản đó thuộc về Nhà nước. Hiện nay,
pháp luật chưa quy định chủ thể nào có quyền đại diện cho Nhà nước tham gia tố tụng trong
trường hợp này.
7. Giả sử, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thẩm phán triệu tập hợp lệ nguyên
đơn lần thứ hai để đến lấy lời khai nhưng nguyên đơn vắng mặt không có đơn đề nghị xét
xử vắng mặt, không có người đại diện hợp pháp tham gia, không vì sự kiện bất khả kháng
và trở ngại khách quan thì Thẩm phán phải giải quyết như thế nào?
- Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 217 BLTTDS năm 2015.
- Nếu nguyên đơn được thẩm phán triệu tập hợp lệ lần 2 mà vắng mặt không có đơn đề
nghị xét xử vắng mặt, không có người đại diện hợp pháp tham gia, không vì sự kiện bất khả
kháng và trở ngại khách quan, đồng thời bị đơn rút yêu cầu phản tố thì thẩm phán ra quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án.
- Nếu nguyên đơn được thẩm phán triệu tập hợp lệ lần 2 mà vắng mặt không có đơn đề
nghị xét xử vắng mặt, không có người đại diện hợp pháp tham gia, không vì sự kiện bất khả
kháng và trở ngại khách quan nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập thì thẩm phán giải
quyết như sau:
+ Đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn A.
+ Thay đổi địa vị tố tụng: A trở thành bị đơn và B trở thành nguyên đơn.
+ Thẩm phán tiếp tục xem xét và giải quyết yêu cầu của B.
8. Toà án triệu tập hợp lệ đương sự đến tham gia phiên toà nhưng B vắng mặt thì Hội
đồng xét xử phải giải quyết như thế nào?
- Cơ sở pháp lý: Điều 227 BLTTDS năm 2015.
- Nếu bị đơn vắng mặt mà có người đại diện hợp pháp tham gia phiên toà hoặc đơn xin xét
xử vắng mặt thì hội đồng xét xử tiếp tục giải quyết vụ án.
- Nếu bị đơn vắng mặt lần 1 thì hội đồng xét xử hoãn phiên toà.
- Nếu bị đơn vắng mặt lần 2 vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì hội
đồng xét xử có thể hoãn phiên toà.
- Nếu bị đơn vắng mặt lần 2 không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì
hội đồng xét xử đình chỉ giải quyết vụ án với yêu cầu phản tố của bị đơn B.
9. Giả sử, tại phiên toà sơ thẩm, B đề nghị bổ sung yêu cầu với nội dung: “A phải bồi
thường cho B 20 triệu đồng vì khi A đến đòi nhà, 2 bên có mâu thuẫn và A đã cầm gậy
đánh B thương tích phải nhập viện” thì hội đồng xét xử giải quyết thế nào?
- Cơ sở pháp lý: Điều 5, 244 BLTTDS năm 2015
- Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện hoặc yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập là quyền
tự định đoạt của đương sự. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền này ở những thời điểm khác nhau
trong quá trình tố tụng phải tuân thủ các điều kiện cần thiết để bảo đảm vụ án được giải quyết
thuận lợi, công bằng, khách quan, đúng pháp luật. Yêu cầu của bị đơn trong trường hợp này đã
vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phải tố ban đầu. Yêu cầu của bị đơn lúc này đã làm
phát sinh một quan hệ pháp luật mới (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) mà thực tế, yêu cầu
này chưa được hoà giải và tiếp cận chứng cứ.
10. Giả sử, tại phiên toà sơ thẩm, A và B có trình bày với toà rằng hai bên đã thoả
thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp, theo đó B sẽ trả cho A 10 triệu đồng thì
hội đồng xét xử giải quyết như thế nào?
- Cơ sở pháp lý: Điều 246 BLTTDS năm 2015.
- Nếu xét thấy thấy thoả thuận của A và B là tự nguyện thì hội đồng xét xử công nhận sự
thoả thuận của đương sự.

You might also like