Câu NLVH chuyên: Trong Hãy cầm lấy mà đọc, nhà nghiên cứu văn học Huỳnh Như Phương cho

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu NLVH chuyên: Trong Hãy cầm lấy mà đọc, nhà nghiên cứu văn học Huỳnh Như

Phương cho
rằng: Đọc là khám phá, sáng tạo lại tác phẩm và cũng đồng thời là khám phá, sáng tạo chính bản thân mình.
Em hiểu thế nào là khám phá, sáng tạo chính bản thân mình khi đọc tác phẩm văn học? Bằng những trải
nghiệm khi đọc tác phẩm văn học, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề này.

Gợi ý

I. Mở bài: Trang sách mở ra như hai bàn tay chai sần của mẹ. Trên đó là những cánh đồng hanh hao
hay mùa vàng óng ả, là phù sa màu mỡ tốt tươi ta cấy lên những hạt giống của nhân cách, lòng tốt
con người. Đó đâu chỉ là những trang sách mà là những trang đời khiến người đọc khám phá, sáng
tạo lại tác phẩm và cũng đồng thời là khám phá, sáng tạo chính bản thân mình ...

II. Thân bài

a. Giải thích và bàn luận

- Khi đọc tác phẩm văn học, người đọc khám phá, sáng tạo chính bản thân mình. Bởi vì, thông qua
những nhận thức về tác phẩm mà người đọc soi lại chính mình, từ đó cắt nghĩa được thêm nhiều
điều về bản thân, hình thành thêm những tình cảm trước đây chưa có, hay bồi đắp thêm trí tuệ và sự
hiểu biết cuộc sống, con người. Như vậy, bằng con đường tác động vào tình cảm, cảm xúc, tác phẩm
văn học tác động mạnh mẽ đến tư tưởng nhận thức, hành vi. Đọc sách không chỉ để hiểu tác phẩm
mà còn là để kiến tạo lại bản thân mình, làm giàu thêm đời sống tinh thần, hoàn thiện nhân cách. Nó
thanh lọc tâm hồn, mài sắc suy nghĩ, rèn luyện phẩm chất thay đổi hành vi, lối sống của mỗi chúng
ta.

- Thế nhưng, để mỗi lần đọc là một lần khám phá, sáng tạo chính bản thân thì tác phẩm phải có chiều
sâu nội dung, tầm cao triết lí. Nó thể hiện được những suy ngẫm sâu xa của tác giả về con người,
cuộc đời. Mặt khác, người đọc cũng phải có kiến thức, kĩ năng đọc, phải nghiền ngẫm, suy tư thì mới
có thể hiểu sâu sắc những thông điệp gửi đến từ tác phẩm.

b. Phân tích, chứng minh

- Những trải nghiệm khi đọc tác phẩm văn học đã giúp ta khám phá, sáng tạo chính bản thân mình.
Đọc Lão Hạc của Nam Cao, ta biết về xã hội xưa khi cái đói, cái nghèo khiến cho bản chất lương thiện
của con người bị che lấp đi” “như khi người ta đau chân, người ta chỉ nghĩ đến cái chân đau của
mình chứ không bao giờ nghĩ đến nỗi đau của người khác. Và lòng ta rộng mở hơn khi ngẫm ra triết
lí: Chao ôi! Đối với người quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc bần tiện,
xấu xa, bỉ ổi.. toàn những cớ để ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy ọ là những người đáng thương, không bao
giờ ta thương được. Tác phẩm đã mang đến cho ta niềm cảm phục những phẩm chất cao đẹp của
người nông dân xưa, khi càng trong tối tăm càng nổi bật lên một nhân cách, một tấm lòng của người
cha cao hơn đỉnh Thái Sơn.
- Bằng con đường tác động vào tình cảm, tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du tác động mạnh mẽ
đến tư tưởng nhận thức của mỗi chúng ta. Ta tự trả lời được câu hỏi nguyên nhân vì đâu mà đời
Kiều mười lăm năm lưu lạc đoạn trường. Ta thấu hiểu nỗi đau nhân tình thế thái và tiếng nói nhân
đạo, chan chứa tình yêu thương con người khi Nguyễn Du tìm ra những giá trị về nhân phẩm, tài
năng của Kiều để trân trọng ngợi ca. Chính những giá trị nhân văn cao đẹp đó đã thanh lọc tâm hồn,
làm sâu sắc hơn suy nghĩ, thay đổi cả hành vi nhận thức của chúng ta khi nhìn nhận, đánh giá con
người trong cuộc sống.

- Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đâu chỉ cho ta nhận thức về vẻ đẹp bức tranh làng quê yên bình,
xao xuyến lúc thu sang với dòng sông và bầu trời quê hương thay áo mới; bài thơ còn đánh thức
trong ta sự khám phá phát hiện về thế giới xung quanh bằng con mắt của tình yêu. Sự dẫn dắt của
văn chương từ một mùa thu Bắc Bộ với hương ổi nồng nàn đến tình cảm mến yêu một mùa hoa chò
nâu trong nắng gió Sài Gòn xoay tít... Chính sự nhen nhóm, khơi gợi cảm xúc ấy, ta cắt nghĩa được
thêm nhiều điều về bản thân, hình thành thêm những tình cảm trước đây chưa có hay làm sâu sắc
thêm những tình cảm mà ta vốn có trong lòng.

III. Kết bài

- Quả thực, câu nói: “Đọc là khám phá, sáng tạo lại tác phẩm và cũng đồng thời là khám phá, sáng
tạo chính bản thân mình” của Huỳnh Như Phương rất sâu sắc.

You might also like