Thị Trường Chứng Khoán Nhà Đầu Tư Cần Biết Phần 7 Chỉ Số Thị Trường Và Các Nhóm Ngành Thị Trường

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Thị trường chứng khoán nhà đầu tư cần biết

Phần 7 - Chủ đề 1
PHẦN 7: CHỈ SÔ THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC NHÓM NGÀNH THỊ TRƯỜNG
Phần 1. Các chỉ số thị trường - thước đo thị trường
Chủ đề 1: Các chỉ số thị trường – thước đo thị trường
       Nếu bạn muốn tiếp cận với nhà môi giới và những thông tin thực sự hữu ích từ thị trường,
bạn cần phải hiểu ngôn ngữ TTCK.
Ví dụ bạn nghe những tin như:
       "Sau một khởi đầu chậm, ngày hôm nay khối lượng giao dịch tăng mạnh, chỉ số VN Index
tăng 7 điểm đạt mức 340 điểm. Trên thị trường thế giới, chỉ số Dow Jones của Mỹ tăng nhẹ đạt
mức 11,340 và chỉ số All Ords của Úc tăng 23 điểm đạt mức 5,200”.
     Điều này có nghĩa gì? Người nghe được cung cấp một dấu hiệu về xu hướng chung của cả
ba TTCK Việt Nam, Mỹ và Úc. “VN Index”, “All Ords” và “Dow Jones” là những chỉ số của
các thị trường này.
     Chỉ số được hiểu đơn giản là thước đo kết quả thị trường theo thời gian. Chỉ số TTCK là
thước đo sự thay đổi giá của 1 rổ cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu trong rổ sẽ phản ánh gần đúng
nhất chỉ số của toàn thị trường.

      Khái niệm chỉ số không chỉ được dùng trong TTCK. Ví dụ, chỉ số giá tiêu dùng CPI,
là thước đo sự thay đổi về giá của một rổ hàng hóa hay còn gọi là lạm phát.
 Chỉ số “VN Index”
     Chỉ số VN Index là chỉ số đại diện cho thước đo kết quả của TTCK Việt Nam tại một thời
điểm nhất định. Nó được tạo nên bởi giá của các cổ phiếu niêm yết trên HOSE.
    Chỉ số VN Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở tại ngày gốc
28/07/2000 – ngày đầu tiên TTCK chính thức đi vào hoạt động.
       Giá trị thị trường cơ sở để tính chỉ số được điều chỉnh trong các trường hợp niêm yết mới,
hủy niêm yết và các trường hợp có thay đổi về vốn niêm yết. Giá trị thị trường hiện hành được
xác định bằng số lượng cổ phiếu niêm yết hiện hành nhân với giá cổ phiếu hiện hành. Sự thay
đổi về giá của cổ phiếu sẽ ảnh hưởng đến chỉ số VN Index.
     Chỉ số VN Index không bao gồm giá trị của bất kỳ khoản cổ tức phải trả nào cho cổ đông và
vì vậy không phản ánh tổng thu nhập của đầu tư  trên TTCK trong suốt kỳ. Một số chỉ số của
các Thị trường trên thế giới như Úc, có tồn tại một chỉ số có thể gồm cả biến động giá và cổ
tức được gọi là chỉ số tích luỹ nhưng nó không được đăng thường xuyên trên phương tiện
truyền thông tài chính.
 Chỉ số “HNX Index”
     Chỉ số HNX Index được tạo nên bởi giá của các cổ phiếu niêm yết trên HNX (trước đây là
chỉ số HASTC Index) và được tính toán tương tự chỉ số VN-Index. Ngày chính thức mở cửa
phiên giao dịch đầu tiên của thị trường - ngày 14/7/2005 - được gọi là thời điểm gốc.
 Chỉ số “VN30”
     Trong khi chỉ số VN Index là một chỉ số được sử dụng nhiều năm để đo lường kết quả giao
dịch trên HOSE thì chỉ số VN30 lại là chỉ số mới được xây dựng và triển khai kể từ ngày
06/02/2012. Chỉ số này đáp ứng nhu cầu của các nhà quản lý đầu tư sao cho các danh mục đầu

1
tư theo quy mô và tính thanh khoản đạt chuẩn. Chỉ số VN30 là chỉ số giá của top 30 cổ phiếu
của công ty niêm yết trên HOSE có vốn hoá thị trường và tính thanh khoản cao nhất (chiếm
khoảng 80% tổng giá trị vốn hóa và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường).

       Chỉ số VN30 được tính toán dựa trên phương pháp giá trị vốn hoá thị trường có điều
chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng – gọi là tỷ lệ free-float.
     Tại Úc có chỉ số S&P/ASX 200 bao gồm S&P/ASX 100 cộng thêm 100 cổ phiếu. Nó là cơ
sở để xây dựng nên chỉ số về quỹ ETF: SPI 200 và SPDR S&P/ASX 200.
 Chỉ số “HNX30”
        HNX30 là chỉ số giá của Top 30 cổ phiếu niêm yết trên HNX được lựa chọn dựa vào tính
thanh khoản. Chỉ số HNX30 áp dụng phương pháp tính giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh
tỷ lệ tự do chuyển nhượng (free float) và sử dụng kỹ thuật giới hạn tỷ trọng vốn hóa 15% để
xác định tỷ lệ vốn hóa tối đa (là tỷ lệ lớn nhất mà giá trị thị trường của một cổ phiếu được tính
trong tổng thể giá trị thị trường của chỉ số).
 Chỉ số “Upcom Index”
      Cũng tương tự như cách tính chỉ số HNX Index và VN Index, chỉ số UpCom Index được
tính toán theo phương pháp so sánh tổng giá trị thị trường hiện tại với tổng giá trị thị
trường của các cổ phiếu tại thời điểm gốc. Như vậy, tại ngày giao dịch đầu tiên UpCom Index
có chỉ số gốc là 100. Những ngày giao dịch tiếp theo chỉ số thị trường được so sánh với chỉ số
gốc 100 để thể hiện sự biến động về giá của toàn bộ thị trường. Với cách tính chỉ số theo tổng
giá trị thị trường, các cổ phiếu có khối lượng đăng ký giao dịch lớn sẽ chiếm tỷ trọng tham gia
lớn vào biến động của chỉ số.
 Các chỉ số quốc tế
     Các chỉ số được dùng làm tiêu chuẩn trên TTCK của toàn thế giới, được biết đến nhiều nhất
là chỉ số Dow Jones, một chỉ số giá cổ phiếu dùng để đo lường giá của những công ty niêm yết
hàng đầu tại SGDCK New York.
      Cũng giống như Việt Nam và Úc, Chỉ số Dax 30 của SGDCK Đức (gồm 30 loại cổ phiếu
blue-chip) khác với các chỉ số khác ở chỗ nó là chỉ số tích luỹ (bao gồm cổ tức) trong khi các
chỉ số khác là chỉ số giá, nghĩa là các chỉ số này không gồm cổ tức. Mỗi quốc gia có chỉ số tiêu
chuẩn riêng để do lường kết quả TTCK. Xem bảng bên dưới để biết tên một vài chỉ số của các
nước.

Thị trường chứng khoán nhà đầu tư cần biết


Phần 7 - Chủ đề 2
PHẦN 7: CHỈ SÔ THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC NHÓM NGÀNH THỊ TRƯỜNG
Chủ đề 2. các nhóm ngành trên thị trường
 
Ở nhiều nước trên thế giới, người ta phân chia các công ty niêm yết theo nhóm ngành nghề
kinh doanh để tiện cho các nhà đầu tư trong quá trình phân tích, cân nhắc để đầu tư vào thị
trường.
Tham khảo việc phân loại các công ty niêm yết trên ASX theo nhóm ngành như sau:
Để phân loại trên 2000 công ty niêm yết trên ASX, có thể phân loại theo nhiều cách.

2
Các công ty có thể được phân loại thứ tự theo quy mô, mức độ vốn hoá lớn hoặc nhỏ. Mức vốn
hoá của thị trường được tính bằng giá nhân với số lượng cổ phiếu công ty đã phát hành.
Các công ty có thể được phân loại theo kết quả hoạt động và biến động giá.
Các công ty cũng có thể được phân loại theo sự phân nhóm trong một ngành lớn như nhóm
ngành công ty công nghiệp và nhóm ngành công ty tài nguyên.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, cho đến thời điểm này chưa có sự phân loại chính thức các nhóm
ngành trên thị trường để xây dựng chỉ số ngành.
Kết luận
- Chỉ số được dùng như là thước đo của sự thay đổi về giá trị;
- Đối với TTCK, có nhiều loại chỉ số khác nhau để đo lường sự thay đổi giá trị của một nhóm
cổ phiếu;
- Các chỉ số TTCK được dùng để so sánh giữa diễn biến giá hiện tại của một nhóm các cổ
phiếu với diễn biến giá trong quá khứ của nhóm cổ phiếu đó và với nhóm cổ phiếu khác.

You might also like