Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Thị trường chứng khoán nhà đầu tư cần biết

Phần 9 - Chủ đề 1
PHẦN 9: PHÂN TÍCH CƠ BẢN
Chủ đề 1: Giới thiệu về Phân tích cơ bản

Công ty X
Cải tiến sản phẩm
Phương thức đánh giá hiệu quả mới
Thay đổi nhân sự cấp cao
Mở rộng ngành nghề kd khác
Hoạt động trong ngành

Phân tích cơ bản là việc nghiên cứu các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến thu nhập và
cổ tức của công ty. Phân tích cơ bản nghiên cứu mối quan hệ giữa giá cổ phiếu với
tình hình tài chính và kết quả hoạt động của một công ty.
     Phân tích cơ bản cũng liên quan đến việc đánh giá chi tiết đối thủ cạnh tranh,
từng ngành hoặc nhóm ngành và rộng hơn là của cả nền kinh tế.
    Phân tích cơ bản nhằm đưa ra dự đoán tương lai bằng cách sử dụng các dữ liệu
chủ yếu trong quá khứ. Mục đích của phân tích cơ bản là để xác định giá trị nội tại
và tiềm năng tăng trưởng của công ty. Giá trị nội tại có thể so sánh với giá cổ phiếu
hiện tại. Nếu cổ phiếu đang giao dịch ở mức thấp hơn giá trị nội tại thì cổ phiếu đó
được xem như là một cơ hội tốt để đầu tư.
    Nhiều người dùng phân tích cơ bản nhằm lựa chọn công ty để đầu tư, và sử dụng
phân tích kỹ thuật để lựa chọn thời điểm ra quyết định mua hoặc bán cổ phiếu.
Phân tích công ty cụ thể
    Phân tích một công ty cụ thể bao gồm hai yếu tố:
Họp Đại hội đồng cổ đông
Cổ đông
- Kể một câu chuyện” - Công ty làm gì, triển vọng phát triển của nó?
- “Các con số” - tình hình tài chính của công ty, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết
quả kinh doanh và phân tích hệ số.
     Đáng tiếc là đối với các nhà đầu tư không chuyên, bảng cân đối kế toán và phân
tích hệ số là phần khó khăn nhất của phân tích cơ bản. Có rất nhiều con số mang tính
kỹ thuật được sử dụng. Tuy nhiên, bạn có thể làm cho nó đỡ phức tạp hơn bằng cách
sử dụng phương pháp phân tích phù hợp và luôn nhớ rằng đằng sau tất cả những con
số là một công ty thật được điều hành bởi những con người thật sản xuất ra hàng hóa
và dịch vụ thật, đây là phần mà chúng ta gọi là “câu chuyện về công ty”.
Báo cáo thường niên
Cổ đông

1
     Bạn không cần phải làm gì đối với những con số mà công ty nào cũng có, mà nên
dành thời gian nhiều hơn cho việc phát triển câu chuyện của công ty.
    Công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ phân tích bảng cân đối kế toán và các hệ
số (trong quá khứ và tương lai) thông qua dịch vụ môi giới trọn gói hoặc không trọn
gói
Bạn muốn tìm hiểu gì về một công ty?
    Trước khi thực hiện các tính toán đằng sau phân tích cơ bản, có một số câu hỏi cơ
bản mà bạn nên xem xét ngay từ đầu:

Thời gian
Tỷ suất lợi nhuận quá cao so với đối thủ cạnh tranh
Cơ hội tăng trưởng thông qua sáp nhập?
Lợi nhuận bền vững trong dài hạn?
Các đối thủ cạnh tranh:
Công ty X
Công ty Y
Công ty Z
Thấp
Tỷ suất lợi nhuận giảm? Kiểm soát chi phí bị thất thoát
Yếu tố hay sự kiện bên ngoài tác động?

Tăng trưởng của Công ty do đâu mà có?


- Công ty đạt được tăng trưởng là do nội tại hay thông qua việc sáp nhập?
- Doanh số công ty tăng trưởng thế nào so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành
và của các đối thủ cạnh tranh?
- Tỷ suất lợi nhuận của công ty như thế nào: Nó có tăng hay không? Nó có cao hơn
nhiều so với đối thủ cạnh tranh? Nếu có, liệu có đối thủ cạnh tranh mới nào có thể
xuất hiện làm giảm tỷ suất lợi nhuận này. Thu nhập thấp có thể là một dấu hiệu cho
thấy công ty nên kiểm soát các chi phí đang bị thất thoát hoặc các yếu tố bên ngoài
làm giảm tỷ suất lợi nhuận mà công ty không kiểm soát được.
- Lợi nhuận đạt được nằm trong hay ngoài xu hướng hoạt động chung của công ty?
- Lợi nhuận có ổn định trong dài hạn không?
- Cần có cái nhìn đa chiều về cùng sự việc. Ví dụ: nợ của một công ty tăng có thể là
một dấu hiệu tích cực nếu các khoản vay này để đầu tư sản xuất sản phẩm mới mang
lại hiệu quả kinh tế.
     Phần này không giúp bạn trở thành một kế toán viên hay nhân viên phân tích
chứng khoán. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ giúp cho các bạn biết về các loại BCTC (bạn
lấy những con số từ báo cáo này) và khái niệm về việc phân tích các hệ số tài chính.
Chúng tôi sẽ tập trung vào việc tính các hệ số tài chính phổ biến nhất, như tỷ suất
sinh lời cổ tức, hệ số PE và EPS.

2
     Chủ đề cuối của phần này chúng tôi sẽ giới thiệu Mẫu đánh giá cổ phiếu. Đây là
một mẫu biểu mà bạn có thể dùng để chọn lựa cổ phiếu của bạn. Mẫu biểu này được
xây dựng dựa trên những gì bạn có được từ những thông tin lấy từ các BCTN và
cách tính những hệ số cơ bản.

Thị trường chứng khoán nhà đầu tư cần biết


Phần 9 - Chủ đề 2
PHẦN 9: PHÂN TÍCH CƠ BẢN
Chủ đề 2. Báo cáo thường niên
Nguồn thông tin
     Trong phân tích cơ bản, nguồn thông tin chính mà tất cả các nhà phân tích cơ bản
sử dụng là BCTN của công ty. BCTN là một tài liệu toàn diện cung cấp chi tiết các
hoạt động trong năm liền trước và những kế hoạch của công ty trong những năm tiếp
theo.
Cấu trúc chính của BCTN gồm:
- Thông tin chung
- Tình hình hoạt động
- Báo cáo của Ban giám đốc
-  Báo cáo của HĐQT
- QTCT, và
- Các báo cáo tài chính
     BCTN được gửi cho tất cả các cổ đông của công ty. Trường hợp bạn không phải
là cổ đông nhưng vẫn muốn có một bản BCTN, bạn hãy truy cập vào website của
các công ty, mục quan hệ cổ đông.
     BCTN được phát hành định kỳ hàng năm, vào thời điểm mà giới chuyên môn gọi
là “mùa báo cáo”.
    Bạn có thể tìm thấy BCTC của công ty trong BCTN. Mục đích của BCTC là cung
cấp thông tin về vị thế tài chính, tình hình tài chính và những dòng tiền của một
công ty.
    BCTC cũng cho thấy kết quả hoạt động QTCT. Thông tin này được rất nhiều
người quan tâm và sử dụng, vì thế các công ty phải đáp ứng các chuẩn mực kế toán
theo quy định của pháp luật.
   BCTC cung cấp các thông tin về:
- Tài sản - những gì công ty sở hữu;
- Nợ phải trả - những gì công ty đi vay mượn;
- Vốn chủ sở hữu;
- Thu nhập và chi phí, bao gồm cả lãi và lỗ;
- Các thay đổi khác trong vốn chủ sở hữu;
- Lưu chuyển tiền.

3
     Những thông tin này, cùng với các thông tin khác trong Bản thuyết minh BCTC,
hỗ trợ người đọc BCTC trong việc dự đoán dòng tiền tương lai của công ty.
Các yếu tố chính của một BCTC
     Một BCTC hoàn chỉnh bao gồm:
1. Bảng cân đối kế toán (thể hiện tài sản và các khoản nợ phải trả, vốn chủ sở hữu)
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (thể hiện doanh thu và chi phí)
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
4. Thuyết minh BCTC, bao gồm tóm tắt các chính sách kế toán quan trọng mà công
ty sử dụng và các thuyết minh khác.
     BCTC với hàng loạt bảng biểu và các hình thức thể hiện khác nhau trong BCTC
thực sự muốn nói lên điều gì? Nếu lần đầu tiên bạn nghiên cứu, nó có vẻ rắc rối.
Nhưng nếu bạn càng dành nhiều thời gian đọc các BCTC và nghiên cứu về các
nguyên tắc kế toán cơ bản được sử dụng trong các BCTC, bạn sẽ càng hiểu chúng dễ
dàng hơn.
    Bạn có thể dễ dàng xem những số liệu quan trọng như lợi nhuận ròng, các dòng
tiền và mức độ vay nợ của công ty. Nếu muốn xem các số liệu kỹ hơn, bạn hãy
nghiên cứu phần thuyết minh của các số liệu, nơi cho thấy rất nhiều điều thú vị
nhưng cũng rất dễ bị bỏ qua. Bạn cũng sẽ tìm thấy số liệu về lương bổng của những
nhà điều hành cao cấp, cũng như danh sách các cổ đông lớn nhất của công ty.
    Nếu bạn gặp 1 chút khó khăn trong việc tìm con số thì bạn hãy đọc báo cáo của
Ban giám đốc trong BCTN. Nó là sự tổng kết những thành tựu của năm trước và
thường sẽ định hướng cho tương lai.

Thị trường chứng khoán nhà đầu tư cần biết


Phần 9 - Chủ đề 3
PHẦN 9: PHÂN TÍCH CƠ BẢN
Chủ đề 3: Cổ tức trên mỗi cổ phiếu và tỷ suất sinh lời cổ tức
Giới thiệu về các hệ số tài chính
     Khi nghiên cứu các loại cổ phiếu để mua hoặc bán, bạn nên tận dụng báo cáo
phân tích chứng khoán. Những báo cáo này do các chuyên gia chuyên phân tích và
diễn giải các BCTN thực hiện. Họ tổng hợp các dữ liệu thô trong các BCTN và đưa
ra các dự đoán và tính toán các hệ số tài chính. Các nhà phân tích sử dụng các hệ số
tài chính để so sánh kết quả hoạt động của một công ty với những năm trước đó, với
kết quả hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, và với mức chung của toàn ngành.
     Việc phân tích hệ số cũng có những hạn chế nhất định khiến cho bạn không thể ra
quyết định kịp thời, ví dụ như: bạn có thể có quá nhiều dữ liệu, dữ liệu không hoàn
hảo, hoặc những dữ liệu này đã được phản ánh trong giá cổ phiếu của công ty.
     Bên cạnh những hạn chế này, việc xem bảng cân đối kế toán và các báo cáo phân
tích giúp cho bạn có được sự khách quan khi ra quyết định đầu tư cổ phiếu. Khách

4
quan có nghĩa là loại bỏ yếu tố cảm xúc trong khi ra quyết định. Khách quan là một
trong những lợi thế quan trọng để theo đuổi một chiến lược đầu tư.
     Một bí quyết cơ bản để đầu tư thành công đó là luôn gắn liền hoạt động của công
ty với giá cổ phiếu. Bằng việc tính toán dữ liệu “trên một cổ phiếu”, chúng ta có thể
so sánh thu nhập, công nợ và “sức khỏe” của công ty với giá cổ phiếu. Các nhà phân
tích tài chính sử dụng rất nhiều hệ số khác nhau để định giá cổ phiếu công ty. Trong
chủ đề này, chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu hai hệ số quan trọng được các nhà đầu tư
sử dụng: cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS) và tỷ suất sinh lời cổ tức.
Cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS)
    Đây là số tiền mà công ty lấy từ lợi nhuận ròng chia cho cổ đông, và được thể
hiện ra thành thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Công ty có thể lựa chọn trả toàn bộ lợi
nhuận ròng, một phần hay không trả. Nó tùy thuộc vào việc công ty ưu tiên sử dụng
số tiền này tài trợ cho mục tiêu tăng tưởng hay để thanh toán nợ.
DPS (đồng/CP) =
    Một nhà phân tích chuyên nghiệp không đơn thuần xem xét việc công ty có thanh
toán cổ tức đều đặn hàng năm và xác định đó là khoản đầu tư “an toàn”, cổ phiếu
nào là cổ phiếu “Blue chip”. Điều cần xem xét là  nguồn chi trả cổ tức lấy từ lợi
nhuận đạt được trong năm hiện tại hay lấy từ lợi nhuận giữ lại của những năm trước.
    Bạn có thể kiểm tra điều này thông qua xác định hệ số thanh toán lợi nhuận hoặc
tỷ lệ cổ tức/lợi nhuận để thấy được tỷ lệ lợi nhuận được sử dụng thanh toán cổ tức.
Chỉ số nghịch đảo của chỉ số trên là tỷ lệ lợi nhuận/cổ tức. Nếu chỉ số này cho kết
quả nhỏ hơn 1 tức là dòng cổ tức thanh toán được lấy từ nguồn lợi nhuận giữ lại.
    Đôi khi việc sử dụng toàn bộ lợi nhuận để thanh toán cổ tức cũng không phải là
điều tốt. Ví dụ trong trường hợp một công ty có triển vọng kinh doanh đạt tỷ suất lợi
nhuận cao nên dùng lợi nhuận để mở rộng quy mô sản xuất hoặc thâu tóm các công
ty khác thay vì trả cổ tức.
   Trong các trường hợp khác, nếu công ty có nguồn tiền mặt lớn, công ty có thể đưa
ra mức trả cổ tức đặc biệt cao hoặc tiến hành mua cổ phiếu quỹ (mua lại cổ phiếu
đang lưu hành).
Tỷ suất sinh lời cổ tức
Tỷ suất sinh lời cổ tức (%) =
    Tỷ suất sinh lời cổ tức là tỷ lệ phần trăm của cổ tức khi so với giá cổ phiếu. Đây
là tỷ lệ có thể dùng để so sánh thu nhập phát sinh từ một khoản đầu tư đối với các
khoản đầu tư khác.
    Tỷ suất cổ tức cao thì hấp dẫn nhưng chúng là kết quả trong quá khứ, chứ không
phải kết quả trong tương lai. Tỷ suất sinh lời cổ tức cũng có thể chịu ảnh hưởng của
biến động giá cổ phiếu.
    Điều quan trọng là kiểm tra mức độ miễn giảm thuế cổ tức và tỷ lệ dự kiến cho
năm kế tiếp.

5
Thị trường chứng khoán nhà đầu tư cần biết
Phần 9 - Chủ đề 4
PHẦN 9: PHÂN TÍCH CƠ BẢN
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu và hệ số PE
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)
     Thu nhập trên mỗi cổ phiếu là phần lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đã phát hành. Nó
cho thấy mức tăng trưởng thu nhập từ năm này sang năm tiếp theo và mức thu nhập
tương đối để trả cổ tức. Nó cũng cần thiết để tính toán hệ số PE. EPS được tính bằng
cách lấy lợi nhuận ròng (nếu có) chia cho số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành.
EPS (đồng/CP) = LN ròng sau thuế (NPAT)
                     Số CP đang lưu hành
     Hệ số EPS được xem xét riêng gần như không có ý nghĩa. Công ty không chỉ
dùng lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức mà còn để thanh toán các khoản không định
kỳ. Điều quan trọng là nhà phân tích quan tâm vào lợi nhuận sau thuế trước khi
thanh toán các khoản không định kỳ. Các khoản thanh toán này được được xem như
“khoản bất thường”.
    Sau khi xác định được EPS của năm hiện tại, hãy xem xét nó có xu hướng tăng
hay giảm, và có được từ hoạt động hàng ngày hay là từ một trong những hoạt động
bất thường của công ty? Nếu EPS bằng với năm ngoái thì phải xem có đợt phát hành
cổ phiếu bổ sung hay không?
    Ghi nhớ bản thân EPS không được coi là một yếu tố “chất lượng”. Trong thị
trường con gấu, nhà phân tích cần xem xét kỹ hơn vào chất lượng của thu nhập và
không tính đến các thu nhập tài chính bất thường.
    (Thị trường con gấu: thuật ngữ dùng để chỉ thị trường đang đi xuống, trái nghĩa
với thị trường con bò tót)
Hệ số giá thu nhập – hệ số PE
     Hệ số PE được tính bằng giá cổ phiếu chia cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS).
Hệ số PE (lần) =  
     Hệ số PE cho biết giá cổ phiếu cao hơn thu nhập từ cổ phiếu bao nhiêu lần. Hay
nói cách khác, hệ số PE cho thấy nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao
nhiêu.
     Hệ số PE phản ánh quan điểm của thị trường về tiềm năng thu nhập của công ty.
     Hệ số PE thấp cho thấy thị trường xác định công ty không tăng trưởng hoặc sẽ có
xu hướng lợi nhuận giảm, trong khi chỉ số PE cao gợi ý rằng thị trường đánh giá
công ty có tiềm năng tăng trưởng cao và có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn
trong các năm tới.
     Hãy so sánh hệ số PE của công ty bạn đang tìm hiểu với các công ty khác trong
cùng nhóm ngành và toàn thị trường.

6
Thị trường chứng khoán nhà đầu tư cần biết
Phần 9 - Chủ đề 5
PHẦN 9: PHÂN TÍCH CƠ BẢN
Mẫu đánh giá cổ phiếu
 Chúng tôi đã cung cấp tài liệu để bạn sử dụng trong phân tích cơ bản. Chúng tôi gọi
nó là Mẫu đánh giá cổ phiếu. Về bản chất nó cũng giống như một bản kiểm tra sức
khỏe công ty và cung cấp cho bạn phương pháp làm việc, qua đó giúp bạn đưa ra
quyết định đầu tư.
 Hãy ghi nhớ: mẫu biểu này chỉ là 1 sự gợi ý, chứ không phải là 1 phương pháp đảm
bảo đầu tư thành công. Đây đơn giản là sự trợ giúp để góp phần cho sự thành công
của bạn.
Kết luận
- Khi bạn mua cổ phiếu bạn trở thành chủ sở hữu của công ty;
- Để quyết định trở thành chủ sở hữu của công ty, điều quan trọng là bạn hiểu được
công ty hoạt động như thế nào và triển vọng ra sao;
- Để tìm hiểu công ty bạn có thể đọc BCTN, là một trong những ấn phẩm quan trọng
được phát hành ra thị trường;
- Phân tích một BCTN cho bạn khả năng xây dựng một bức tranh về kết quả hoạt
động trong 12 tháng qua và triển vọng trong tương lai của một công ty;
- Để so sánh BCTN và triển vọng của các công ty khác nhau, ta thường dùng hệ số
tài chính, bao gồm cổ tức trên cổ phiếu, tỷ suất cổ tức, chỉ số PE và thu nhập trên
mỗi cổ phiếu.

Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo Chứng khoán - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

You might also like