Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 48

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG




BÀI TẬP NHÓM ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ


ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỐI VỚI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM, ĐẶC BIỆT DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH
COVID-19

MÔN HỌC: NGÂN HÀNG SỐ


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THẦY LÊ ĐỨC QUANG TÚ

Ngày 13 tháng 01 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Đánh giá
Mã số sinh
STT Họ và Tên Nội dung thực hiện mức độ
viên
tham gia
1 Nguyễn Thị Hoàng Giang K194040400 Mục II, IV 100%
2 Nguyễn Thị Ngọc Diễm K194040393 Mục I 100%
3 Nguyễn Thị Trúc Phương K194040427 Mục III 100%
4 Nguyễn Văn Trường K194040453 Mục II, Tổng hợp bài 100%
5 Nghiêm Thị Phi Yến K194040462 Mục IV 100%

2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................5
PHẦN 1. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID – 19 ĐỐI VỚI HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG VIỆT NAM................................................................................................................6
1. Tác động của COVID – 19 đến hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam...6
1.1. Các hoạt động nghiệp vụ.......................................................................................................6
1.2. Tình hình lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay.......................................................................7
1.3. Tình hình tín dụng tại các ngân hàng....................................................................................8
1.4. Tình hình nợ xấu.................................................................................................................10
1.5. Tình hình huy động vốn......................................................................................................12
2. Cơ hội tiềm năng của các ngân hàng sau đại dịch COVID – 19..........................................12
2.1. Chuyển dịch cơ cấu thu nhập để thích nghi........................................................................12
2.2. Tập trung tăng cường chuyển đổi số và đầu tư công nghệ..................................................13
PHẦN 2: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CAMEL ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG ĐẶC BIỆT TRONG DỊCH COVID – 19....................................................14
1. Phân tích mức độ an toàn vốn.................................................................................................15
1.1. Chỉ tiêu an toàn vốn (CAR).................................................................................................15
1.2. Tỉ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (TETA)........................................................................16
2. Phân tích chất lượng tài sản....................................................................................................17
2.1. Tỉ lệ nợ xấu (Non Performing Loan)...................................................................................17
2.2. Tỉ lệ bao phủ nợ xấu............................................................................................................19
2.3. Dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng các khoản cho vay (LLPTL).............................................19
3. Phân tích chất lượng quản lý (M – Management).................................................................21
3.1. Mức độ tuân thủ..................................................................................................................21
3.2. Tỉ lệ chi phí trên thu nhập (CIR).........................................................................................21
3.3. Tỉ lệ tăng trưởng CASA......................................................................................................23
4. Lợi nhuận (E – Earnings)........................................................................................................25
4.1. Tỉ suất sinh lợi trên bình quân vốn chủ sở hữu (ROE).......................................................25
4.2. Tỉ suất sinh lợi trên bình quân tổng tài sản (ROA).......................................................27
4.3. Biên lợi nhuân ròng (NIM).................................................................................................29
5. Thanh khoản (L – Liquidity)..................................................................................................31
5.1. Tỉ số dư nợ tín dụng trên tổng vốn huy động (LDR)..........................................................32
5.2. Tỉ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản (LATA)............................................................33
PHẦN 3: SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWOT ANALYSIS ĐỂ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHO
CHIẾN LƯỢC CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA NGÂN HÀNG.............................................................35

3
1. Giới thiệu mô hình SWOT.......................................................................................................35
2. Sử dụng mô hình SWOT để phân tích, đánh giá chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng
thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam VIB.............................................................................36
2.1. Điểm mạnh..........................................................................................................................36
2.2. Điểm yếu.............................................................................................................................39
2.3. Cơ hội..................................................................................................................................39
2.4. Thách thức...........................................................................................................................40
PHẦN 4: THIẾT LẬP TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CHUYỂN ĐỔI SỐ.................41
1. Chuyển đổi nhận thức số.........................................................................................................41
2. Kiến tạo thể chế số....................................................................................................................42
3. Đầu tư vào phát triển hạ tầng số.............................................................................................42
4. Hoạt động chuyển đổi số..........................................................................................................43
5. Thông tin và dữ liệu số.............................................................................................................43
6. An toàn thông tin mạng...........................................................................................................44
LỜI KẾT...........................................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................45

4
LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bước tiến đột phá của chuyển đổi số đã
thông minh hóa mọi lĩnh vực trong xã hội và giúp nền kinh tế các quốc gia ngày càng phát
triển. Ngày nay, chúng ta có lẽ không còn xa lạ với khái niệm “chuyển đổi số” nữa. Chuyển
đổi số ngày càng phổ biến rộng rãi hơn, đó là việc ứng dụng công nghệ vào các khía cạnh
của doanh nghiệp trong xã hội. Công nghệ hiện đại sẽ tối ưu hóa hiệu suất làm việc và tăng
hiệu quả hợp tác, mang lại nhiều giá trị cho khách hàng.

Ở lĩnh vực ngân hàng, chuyển đổi số là tích hợp số hóa và công nghệ số vào mọi lĩnh
vực trong ngân hàng. Ngân hàng số không chỉ đơn giản là ứng dụng công nghệ thông tin
vào ngân hàng mà còn là quy trình xây dựng một công ty công nghệ trong ngân hàng để giải
quyết các vấn đề của xã hội.

Đặc biệt hơn, dưới tác động của đại dịch COVID-19, công cuộc chuyển đổi số diễn ra
mạnh mẽ hơn và là chìa khóa để các nhà băng vượt qua thử thách. Tốc độ chuyển đổi số
diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, các ngân hàng ra mắt nhiều dự án chuyển đổi số, ứng
dụng mobile banking, các ngân hàng tự động, giải pháp thanh toán online đa nền tảng cho
doanh nghiệp hay các robot hỗ trợ giao dịch.

Sau đây, nhóm chúng em sẽ nghiên cứu về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số đối
với các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19
nhóm sẽ đi phân tích ảnh hưởng và các tác động của đại dịch COVID-19 đến hệ thống các
ngân hàng. Từ đó, nhóm tụi em chọn ra một ngân hàng cụ thể đó là Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Quốc Tế Việt Nam VIB và đánh giá tình hình hoạt động dựa trên phương pháp
CAMELS. Tiếp theo sau đó, chúng em sử dụng phân tích SWOT để phân tích, đánh giá
chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng và cuối cùng là thiết lập các tiêu chí và đưa ra
những khuyến nghị cho ngân hàng cải thiện hoạt động chuyển đổi số của mình.

5
PHẦN 1. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID – 19 ĐỐI VỚI HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Hệ thống ngân hàng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính của mỗi quốc
gia. Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại sẽ góp phần thúc đẩy sự ra đời
của các công cụ và sản phẩm tài chính vượt trội, phù hợp với nhu cầu của các chủ thể trong
nền kinh tế. Tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại giữ một vị trí quan trọng trong quá
trình giúp luân chuyển vốn của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Song, sự xuất hiện của đại dịch COVID – 19 đã và đang tạo nên những ảnh hưởng đáng kể
đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng.

Cuối năm 2019, Đại dịch SARS-CoV-2 lần đầu tiên xuất hiện tại thành phố Vũ Hán,
Trung Quốc, ngay sau đó, đại dịch đã nhanh chóng lây lan và gây ra những thiệt hai vô cùng
nặng nề cả về người lẫn kinh tế cho toàn thế giới.

Đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã trải qua 2 đợt bùng dịch, ghi nhận ca nhiễm
COVID – 19 đầu tiên ở Việt Nam vào đầu tháng 2 năm 2020 và nhanh chóng lây lan, nhưng
với sự chuẩn bị và lãnh đạo hiệu quả của Chính Phủ, 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2020, lệnh
cách ly toàn xã hội trên phạm vi toàn quốc được ban hành để ngăn chặn sự lây lan của dịch
và bảo đảm sức khỏe người dân. Hệ lụy của biện pháp này đó là sự đình trệ của nền kinh tế,
chính điều này đã gây nên ảnh hưởng rất lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn
với cả hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Đối với hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam, COVID – 19 đã mang lại nhiều
ảnh hưởng tiêu cực cho các ngân hàng, có thể kể đến một số khía cạnh các hoạt động chính
yếu của các ngân hàng thương mại như: các hoạt động giao dịch và tác nghiệp trực tiếp
hằng ngày; các hoạt động huy động vốn và tín dụng; lãi suất huy động vốn và cho vay; các
vấn đề về nợ xấu và lợi nhuận. Bên cạnh đó, COVID – 19 đã cho thấy những đặc điểm còn
thiếu xót trong công nghệ lẫn quản trị của các ngân hàng, giúp các ngân hàng đưa ra những
biện pháp để khắc phục và đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số để thích nghi với hoàn cảnh.
1. Tác động của COVID – 19 đến hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt
Nam
1.1. Các hoạt động nghiệp vụ

Từ khi COVID – 19 bắt đầu xuất hiện đã cho cả thế giới thấy sự đáng sợ của nó về cả
tốc độ lây lan và sự nguy hiểm đến tính mạng con người của loại virus này. Chính vì tốc độ
lây lan theo cấp số nhân cộng thêm cơ thế lây lan qua tiếp xúc và không khí đã ảnh hưởng
rất lớn đến nhữngoạt động nghiệp vụ hàng ngày của các ngân hàng. Từ hội sở đến chi nhánh
hay các phòng giao dịch đều bị ngừng trệ công việc, bởi chỉ cần một người nhiễm virus có
tiếp xúc hoặc làm việc tại đó thì cả chi nhánh hay cả ngân hàng đều có khả năng trở thành ổ
6
dịch. Và, chính những đình trệ đó đã kéo theo một loạt các hệ lụy khôn lường đến hệ thống
ngân hàng Việt Nam khi chuỗi các hoạt động của ngân hàng có thể bị gián đoạn, tâm lý làm
việc nhân viên bị ảnh hưởng, các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng như mở thẻ,
gửi tiết kiệm, mở tài khoản, cho vay và một số các dịch vụ thông thường được thực hiện tại
ngân hàng khác cũng bị dừng lại, gây nên những tổn thất nặng nề về cả nguồn nhân lực lẫn
tình hình tài chính của các ngân hàng trong thời kỳ này.
1.2. Tình hình lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay

Ngược thời gian quay về đợt bùng dịch COVID – 19 đầu tiên ở Việt Nam, ta có thể
thấy, đại dịch COVID đã làm cho không chỉ hệ thống ngân hàng mà cả nền kinh tế bị ảnh
hưởng nặng nề, các doanh nghiệp đồng loạt phải đóng cửa ngừng hoạt động, công nhân mất
việc làm, doanh nghiệp phải rút tiền ở ngân hàng để trả lương cho nhân viên, công nhân.
Trước tình hình đó Đảng, Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách để kịp thời xử lý các vấn
đề của nền kinh tế, trong đó có việc ban hành Kết luận số 77-KL/TW ngày 05/06/2020 của
Bộ Chính trị về “ Chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID – 19 để phục hồi và
phát triển kinh tế đất nước”. Theo báo cáo thường niên năm 2020 của NHNN, huy động vốn
của toàn hệ thống tăng 14,9% so với cuối năm 2019 (15,37%). Tỷ trọng huy động vốn của
nhóm NHTM tiếp tục giảm nhẹ trọng khi nhóm TCTD khác tăng. NHNN đã liên tiếp 3 lần
điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 1,5 – 2%/năm, đối với lãi
suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng giảm trần 0,6 - 1%/năm, đối với các khoản tiền gửi không kỳ
hạn hoặc có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 0.8%/năm xuống còn 0.5%/năm. Ngoài ra sẵn
sàng hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, giúp các TCTD có thể tiếp cận nguồn vốn trực tiếp
từ NHNN phòng trường hợp sụp đổ dây truyền.

Ở đợt bùng dịch COVID – 19 thứ 4 đầy đau thương trong năm 2021, theo báo cáo của
NHNN trong tháng 7 năm 2021, có 16 ngân hàng lớn chiếm gần 75% tổng dư nợ trong nền
kinh tế có thể kể đến như: Vietinbank, Agribankk, MBbank, Vietcombank, TpBank, BIDV,
VIB, SeaBank, ACB, LienViet postbank, Vpbank, Sacombank, HDBank, SHB, MSB,
Techcombank, đã thông qua hiệp hội ngân hàng và thống nhất giảm lãi suất cho vay đến
1%/năm trên dư nợ hiện hữu bằng đồng VND trong thời hạn 5 tháng đến tháng 12/2021 cho
khách hàng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID – 19. Ước tính tổng giá trị số tiền
lãi các ngân hàng giảm cho khách hàng là hơn 20 nghìn tỷ đồng và số tiền giảm lũy kế từ
ngày 15/7 đến 30/9 của 16 ngân hàng là khoảng 12.236 tỷ đồng, đạt 59,36% so với cam kết.
Riêng Agribank, Vietcombank, Vietinbank và BIDV vẫn tiếp tục gói hỗ trợ 4 nghìn tỷ đồng
để giảm lãi suất cho vay cho khách hàng và các chính sách giảm phí dịch vụ online. Đến
năm 2022, mặc dù đại dịch COVID – 19 đã phần nào được kiểm soát, nền kinh tế được kỳ
vọng sẽ lấy lại mức ổn định tăng trưởng so với thời kỳ giãn cách do ảnh hưởng của đại dịch,
song, từ đầu năm đến nay, nền kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung vẫn
đang chịu mức rủi ro lãi suất gia tăng do ảnh hưởng từ lạm phát tại Mỹ. Trong thời gian
7
qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành cũng như
điều chỉnh biên độ giao dịch tỷ giá giao ngay từ ±3% lên ±5%. Theo ông Nguyễn Đức Lệnh
– nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước TPHCM, việc điều chỉnh biên độ tỷ giá cũng
như lãi suất của NHNN là phù hợp với xu hướng hiện nay của thời đại và mục tiêu quan
trọng nhất của chính sách tiền tệ, theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, đó là: Ổn định
kinh tế vĩ mô, kìm giữ lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh lạm
phát tăng cao, kinh tế suy giảm tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới, đồng thời đồng đôla Mỹ
tăng giá mạnh, trong khi nhiều đồng tiền mạnh (euro, yên, bảng Anh và cả đồng nhân dân
tệ) mất giá so với USD. Đồng thời, điều này còn hạn chế thấp nhất những tác động ảnh
hưởng không tích cực từ bên ngoài đối với nền kinh tế đất nước, khi mức độ hội nhập kinh
tế và giao thương thương mại, xuất nhập khẩu và đầu tư của đất nước ngày càng sâu và rộng
như hiện nay, với độ mở nền kinh tế lớn. Song, tính đến giai đoạn cuối năm 2022, hàng loạt
các văn bản đến từ nhiều Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, TP về việc yêu cầu các ngân
hàng thương mại trên địa bàn nghiêm túc thực hiện đồng thuận lãi suất không quá
9,5%/năm ở tất cả kỳ hạn, bao gồm cả khoản khuyến mãi đã được ban hành. Sau yêu cầu từ
Hiệp hội Ngân hàng, mặt bằng lãi suất huy động theo niêm yết của nhiều ngân hàng đã giảm
về vùng 9,5%/năm. Như tại Saigonbank, mức lãi suất tối đa ngân hàng này áp dụng hiện
nay là 9,5%/năm với tiền gửi online kỳ hạn 13 tháng, trong khi trước đó là 10,5%/năm. Ở
các kỳ hạn khác, lãi suất huy động cũng giảm mạnh, xuống mức 9,4%/năm với 12 tháng;
9,3%/năm với 18 - 36 tháng và 9,2 - 9,3%/năm với các kỳ hạn 6 - 11 tháng. Tại OceanBank,
lãi suất huy động cao nhất đã giảm về 9,2%/năm, trong khi cuối tháng 11 là 10%/năm.
Nhiều ngân hàng khác cũng điều chỉnh lãi suất huy động tối đa về vùng 9,5%/năm. Tuy
nhiên, dù đã có cam kết đồng thuận nhưng "sóng ngầm" vẫn diễn ra do các ngân hàng vẫn
lách bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó phổ biến là "truyền miệng", không chụp màn
hình, không nhắn tin cho khách hàng nhưng có ngân hàng cho áp dụng lãi suất lên đến
13%/năm với số tiền gửi từ 5 tỉ đồng trở lên với nguồn tiền mới. Nhiều ngân hàng khác vẫn
cho nhân viên chào mức lãi suất 12,5 - 13%/năm với các kỳ hạn gửi từ 6 tháng. Có ngân
hàng còn chi thêm lãi suất theo kiểu "gửi bao nhiêu tỉ tặng bấy nhiêu triệu".
1.3. Tình hình tín dụng tại các ngân hàng

Số dư (Tỷ đồng) Tốc độ tăng (giảm) so với


cuối năm trước
2019 2020 2021 2019 2020 2021
Nông nghiệp, 716.259,43 775.708,1 825.079,08 7,39 8,3 6,36
lâm nghiệp và
thuỷ sản
Công nghiệp 2.360.289,48 2.586.945,4 2.869.770,98 10,66 9,6 10,93
và xây dựng 4
- Công 1.558.258,77 1.733.040,8 1.980.745,72 8,76 11,22 14,29
nghiệp 4
8
- Xây 802.030,71 853.904,6 889.025,27 14,54 6,47 4,11
dựng
Hoạt động 2.070.461,89 2.345.585,5 2.748.462,9 16,05 13,29 17,18
Thương mại, 3
Vận tải và
Viễn thông
- Thươn 1.848.649,97 2.104.242,6 2.480.235,59 17,87 17,87 17,87
g mại 1
- Vận tải 221.811,92 241.342,92 268.227,31 2,82 8,81 11,14
và viễn
thông
Các hoạt động 3.048.382,2 3.484.326,9 4.000.765,03 16,04 14,3 14,82
dịch vụ khác 3
TỔNG CỘNG 8.195.393 9.192.566 10.444.078 13,65 12,17 13,61
Bảng 1. Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng tính đến năm 2021
(Nguồn: NHNN)

Nhìn vào bảng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng trong 3 năm từ
2019 đến năm 2021, ta có thể thấy tuy vẫn có sự tăng trưởng tín dụng nhưng tốc độ giảm rõ
rệt trong 2 năm đầu từ 2019 đến 2020, song, tỷ lệ dư nợ tín dụng đã nhanh chóng ấy lại
được phong độ với mức tăng đáng kể trong năm 2021. Điều này đã cho thấy sự ảnh hưởng
rõ rệt của COVID – 19 đến hoạt động tín dụng, cụ thể: trong 2 năm 2019 và 2020 dư nợ
khối ngành hoạt động thương mại, vận tải và viễn thông vẫn tăng rất cao (tăng 16,05% trong
năm 2019 và 13,29% trong năm 2020) chiếm 25% tổng dư nợ trong nền kinh tế. Dư nợ của
nhóm ngành công nghiệp và xây dựng cũng tăng cao do đại dịch làm cho giá nguyên vật
liệu tăng cao (tăng 10,66% trong năm 2019 và 9,6% trong năm 2020) chiếm 28% tổng dư
nợ trong nền kinh tế. Hoạt động xuất khẩu của các nghành nông nghiệp. Dư nợ đối với khối
ngành nông, lâm, thủy sản (tăng 7,39% trong năm 2019 và 8,3% trong năm 2020) chiếm 9%
tổng dư nợ. Cuối cùng là nhóm ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất đó chính là nhóm ngành
dịch vụ, trong đó các ngành dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch, thể dục thể thao bị đình trệ
hoàn toàn, dư nợ của nhóm ngành này trong giai đoạn 2019 – 2020 cao nhất trong nền kinh
tế chiếm tới 38% tổng dư nợ. Khi đại dịch bùng nổ, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệm
trong nhiều nhóm ngành đều giảm sút, một phần vì không chọi nổi với lãi suất, một phần vì
ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn phải trả lương nhân công và nhiều chi phí
khác để cố gắng duy trì qua mùa dịch. Chính vì thế nhiều doanh nghiệp không đủ sức chống
chịu đã phải làm thủ tục giải thể rời khỏi thị trường.

Theo Tổng cục thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2021, mà đỉnh điểm là vào tháng 8 đã
có hơn 85 nghìn doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh có thời hạn và trung bình mỗi
tháng có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Các doanh nghiệp giải thể kéo
9
theo nhu cầu vay của khác hàng cá nhân cũng giảm, do thu nhập không ổn định hay bị cắt
đứt, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Để đối phó với điều đó Đảng và Nhà Nước đã có những ban hành chỉ đạo, kết hợp
chính sách tài khóa và tiền tệ để đưa ra các biện pháp hỗ trợ tín dụng cho người dân và các
doanh nghiệp với lãi suất cực thấp, đồng thời tạo điều kiện cho các TCTD tiếp cận nguồn
vốn dễ dàng và chi phí thấp. Kết quả để chống chọi với Covid-19 và đưa nền kinh tế phát
triển trở lại, mặt bằng lãi suất liên tục được hạ và năm 2021 ở mức lãi suất thấp nhất trong
19 năm, tuy vậy chiếc phao cứu sinh cũng không thể giúp tín dụng tăng trưởng so với trước
dịch.
1.4. Tình hình nợ xấu

Từ giữa năm 2021, Chính phủ ban hành lệnh giãn cách xã hội để bảo đảm an toàn cho
người dân trước đại dịch COVID nhưng điều đó đã khiến cho hàng loạt các hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề và nhiều doanh nghiệp buộc
phải ngừng hoạt động hoàn toàn công việc kinh doanh, khiến cho tỷ lệ nợ xấu ngày càng
tăng. Cụ thể theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,69% (cuối năm 2020) lên mức 1,73%
(tháng 6/2020) đến tháng 6/2021 tỷ lệ nợ xấu có tín hiệu lạc quan hơn.

Trong năm 2021, tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng đa số đều giảm so với cuối năm 2020.
Một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu rất thấp trong năm có thể kể đến như Techcombank,
MBbank, Vietcombank, BacBank, VIB. Dù tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm nhưng hầu hết
các ngân hàng đều thận trọng tăng mạnh trích lập dự phòng. Nhìn vào Techcombank và MB
có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn cả Vietcombank cho thấy các ngân hàng tư nhân cũng đang hết sức
thận trong và chú ý hơn trong việc quản trị rủi ro do COVID mang lại.

Các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao trong 6 tháng đầu năm 2021 như ABBank (2,3%),
PGBank (2,7%), Bản Việt (2,8%) và VPBank (3,4%). Điều đáng chú ý hơn tính đến quý II
năm 2021 nợ nhóm 4 và nợ nhóm 5 của một số ngân hàng lớn tăng mạnh như Vietinbank
tăng 103% và chiếm tới hơn 80% tổng nợ xấu, Vietcombank tăng 19% và chiếm 75% tổng
nợ xấu, MB tăng 145% chiếm 50% tổng nợ xấu. Điều đó đã cho thấy tác động của COVID
đến sức khỏe của nền kinh tế làm tăng các khoản nợ xấu có khả năng mất vốn trong các
ngân hàng. Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư Ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
(VNBA), cho biết nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục tăng đến cuối năm 2021
do quy dịnh tại Thông tư 03 của NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí,
giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID – 19.

Đến hết tháng 6 năm 2022, với bối cảnh Thông tư 14/2021 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ,
miễn giảm phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 hết
hiệu lực, song song với việc thu về lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng là diễn biến có phần đáng
10
lo ngại ở chất lượng tín dụng quý III và nửa cuối năm 2022 của các ngân hàng. Trong loạt
ngân hàng sớm công bố báo cáo tài chính quý III/2022, chỉ một số cái tên đã ghi nhận tỷ lệ
nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng giảm so với đầu năm. Điều này có thể kể đến như
HDBank có tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,65% hồi đầu năm về 1,54%, hay SeABank cũng giảm từ
mức 1,65% xuống 1,59%. Một ngân hàng tầm trung khác là BaoVietBank cũng có tỷ lệ nợ
xấu giảm từ 4,9% xuống 3,2%, MSB nợ xấu giảm từ 1,74% xuống 1,08%, Eximbank giảm
từ 1,96% xuống 1,9%. Techcombank cũng là một trong những đơn vị có tỷ lệ nợ xấu giảm,
từ mức 0,66% đầu năm xuống còn 0,65%. Dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách
hàng của các ngân hàng trên đều giảm, song nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tại một số
ngân hàng lại tăng. Tại SeABank, nợ nhóm 5 tăng 11,2%. Nợ nhóm 5 tại HDBank cũng
tăng tới 35%. Tỷ lệ tăng này tại Techcombank là 46%, tại MSB là 3%, Eximbank 21%...
Những ngân hàng còn lại gồm ABBank, TPBank, BacABank, Saigonbank, PGBank,
LienVietPostBank, Bản Việt, ACB, MB… ghi nhận nợ xấu tăng so với đầu năm. Trong đó,
chỉ PGBank có nợ nhóm 5 giảm nhẹ so với cùng kỳ, còn lại tất cả đều tăng. Trong đó, mức
tăng nợ nhóm 5 tại ngày 30/9 so với hồi đầu năm tại TPBank lên tới 124%, ACB 131%, MB
85%, VietBank 99,7%, Saigonbank 43%, LienVietPostBank 35,6%, ABBank 39%... Riêng
ACB lần đầu ghi nhận tỷ lệ nợ xấu vượt 1%, kể từ năm 2018. Nợ nhóm 5 cũng chiếm tỷ lệ
lớn trong tổng nợ xấu của các nhà băng. Tỷ lệ này tại BacABank 83,5%, PGBank 75%,
VietBank 74%, VietCapitalBank 68%, Saigonbank 65%, SeABank 66,4%, ABBank 63%,
TPBank 46,7%, MB 34%...Tuy nhiên, có thể lạc quan hơn một chút rằng các ngân hàng kể
trên nợ xấu vẫn duy trì ở mức 3% - ngưỡng được cho là quan trọng đánh giá chất lượng tài
sản ngân hàng. Thế nhưng, bên cạnh đó, trong số những ngân hàng sớm công bố báo cáo tài
chính, các đơn vị có tỷ lệ nợ xấu vượt 3%, gồm BaoVietBank (3,2%), VietBank (4,3%),
VPBank (5,01%). Đặc biệt tại NCB, tỷ lệ nợ xấu nhảy vọt lên 14,7%, tương ứng cứ 100
đồng thì có gần 15 đồng nợ xấu. Tại VPBank, tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức 4,47% hồi đầu năm.
Từ trước đó, giới chuyên gia tài chính ngân hàng từng nhiều lần cảnh báo tác động tồn dư
của dịch COVID-19 tới tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của người vay sẽ
gây áp lực lớn tới diễn biến nợ xấu tại các ngân hàng. Có một số khoản lẽ ra là nợ xấu,
nhưng lại được cơ cấu lại vào nợ đủ tiêu chuẩn, vốn là những khoản nợ lành mạnh, được
đánh giá có khả năng thu hồi nợ tốt. Điều này không những giúp ngân hàng "né" được nợ
xấu, thậm chí còn sinh ra lãi dự thu được hạch toán tạo nên lợi nhuận. Một nguyên nhân
khác khiến nợ xấu "nóng" lên là do tình hình kinh tế - chính trị diễn biến xấu, ảnh hưởng
đến khả năng kinh doanh cũng như trả nợ của các doanh nghiệp. Con số nợ xấu tăng, song
song đó việc trích lập dự phòng lên mức cao tương ứng. Trên báo cáo tài chính, hàng loạt
nhà băng đã tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong quý III so với cùng kỳ năm
trước, có thể kể đến Techcombank, VPBank, BacABank, HDBank, ABB, Eximbank… Một
số ngân hàng khác giảm chỉ tiêu này là TPBank, MSB, ACB, SeABank… thế nhưng, việc

11
tăng trích lập dự phòng rủi ro không giúp giảm nợ xấu mà chỉ giúp có thêm các ngân hàng
có thêm sức chịu đựng trước khủng hoảng nợ xấu.

Trong quý III vừa rồi, một số ngân hàng cũng đã tăng trích lập dự phòng làm lợi nhuận.
Tại Saigonbank, chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng tăng gần gấp đôi lên 20,8 tỷ đồng
cũng là một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận tăng thấp, ở mức 4%.
1.5. Tình hình huy động vốn

Về tình hình huy động với trong quý 3/2021, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM cho biết, huy động vốn của các ngân hàng đang
tăng chậm cho ảnh hưởng của đại dịch COVID.

Cụ thể theo NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, tổng huy động của các tổ chức tín
dụng trên địa bàn thành phố cuối quý III đạt hơn 3 triệu tỉ đồng, tăng 1,19% so với quý II.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến ngày 20/09/2021, huy động vốn của các
TCTD tăng 4,28% giảm nhiều so với mức tăng 7,48% vào cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân được nêu ra là do theo chỉ thị của Chính Phủ về giãn cách xã hội, nhiều
doanh nghiệp lớn nhỏ phải hạn chế quy mô hoạt động kinh doanh hoặc thậm chí dừng hoạt
động dẫn đến thiếu kinh phí để duy trì và trả lương nhân viên v.v Chính vì thế các doanh
nghiệp buộc phải rút các khoản tiền gửi từ ngân hàng để vượt qua giai đoạn bỉ cực này. Bên
cạnh đó việc cầu tín dụng và lãi suất huy động giảm làm giảm động lực cũng như gây nhiều
khó khăn cho ngân hàng. 1 nguyên nhân có thể kể đến là tâm lý tích trữ của cải trong mùa
COVID, người dân có xu hướng giữ tiền mặt hay vàng hơn là đem đi gửi tiết kiệm, phòng
trường hợp bất trắc xảy ra. Điều đó cũng làm thay đổi khẩu vị đầu tư khi lãi suất tiền gửi
giảm mọi người chuyển sang đầu tư vào vàng và bất động sản.
2. Cơ hội tiềm năng của các ngân hàng sau đại dịch COVID – 19

Đại dịch COVID – 19 mặc dù đa số đem lại những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống
NHTM không chỉ ở Việt Nam mà các nơi trên thế giới. Ngoài những mặt lớn như tín dụng,
huy động vốn, lãi suất, nợ xấu đã kể trên vẫn còn nhiều mặt khác trong hoạt động của các
ngân hàng bị ảnh hưởng. Nhưng chính vì thế các ngân hàng cần có cái nhìn tích cực hơn,
tìm ra điểm yếu để xây dựng lại và phát triển hơn nữa để có thể thích nghi với mọi điều kiện
thị trường.
2.1. Chuyển dịch cơ cấu thu nhập để thích nghi

Tình hình thị trường hiện nay, nếu cứ giữ nguyên các hoạt động đem lại thu nhập thiết
yếu như cũ, các ngân hàng sẽ sớm phải đối mặt với những rủi ro và lợi nhuận sẽ giảm là
điều chắn chắn. Chính vì thế cần có sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập từ các hoạt động tài
chính tín dụng sang các hoạt động tài chính phi tín dụng và đa dạng hóa rổ sản phẩm. Việc

12
dựa quá nhiều vào các hoạt động tín dụng sẽ dễ bị cuốn trôi theo thị trường khi có những tác
động tiêu cực xảy ra trong nền kinh tế, việc chuyển dần sang những hoạt động phi tín dụng
như bảo hiểm, trái phiếu, tư vấn đầu tư và các giải pháp kinh doanh, thu từ mở thẻ và hoạt
động banking online v.v sẽ giúp các ngân hàng có sự tăng trưởng ổn định và bền vững hơn
trong thời kỳ này.
2.2. Tập trung tăng cường chuyển đổi số và đầu tư công nghệ

Trong hoàn cảnh diễn biến của dịch bệnh phức tạp, khôn lường, tiêu chí hàng đầu trong
thời điểm trong và sau đại dịch như hiện nay chính là vẫn thực hiện những hoạt động
thường ngày mà không cần tiếp xúc hay gặp mặt, và công nghệ số ra đời với những tính
năng thanh toán mua sắm online đã giải quyết bài toán khó trong thời kỳ cả đại dịch lẫn kỷ
nguyên số hoá đang đồng thời tạo nên xu thế và là tiềm năng to lớn để các ngân hàng thay
đổi cách tiếp cận với khách hàng của mình.

Theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước chia sẻ,
kết quả khảo sát của NHNN vào tháng 09/2020 có 95% số ngân hàng đã và đang xây dựng
hoặc dự tính xây dựng chiến lược chuyển đổi số và trong đó có 39% ngân hàng đã phê
duyệt chiến lược này, 42% đang triển khai xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Đa số các
ngân hàng đều lựa chọn chuyển đổi số cả kênh giao tiếp khách hàng (Front-end) và nghiệp
vụ nội bộ (Back-end) hoặc số hóa toàn bộ. Việc áp dụng chuyển đổi số giúp các ngân hàng
có thể mở rộng rổ sản phẩm, tiếp cận dễ dàng với khách hàng, giảm mạnh chi phí quản lý,
văn phòng giấy tờ, tăng trải nghiệm cho khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ, giúp cải
thiện niềm tin bằng những công nghệ bảo mật như thanh toán không chạm qua mã QR, xác
thực sinh trắc học (vân tay, faceid), thậm chí có thể mua bán giao dịch cổ phiếu trái phiếu
đầu tư và mua sắm ngay trên các app banking online của các ngân hàng.

Dự kiến trong vòng 3 đến 5 năm tới, các ngân hàng chỉ sử dụng kỹ thuật số sẽ có mức
tăng trưởng doanh thu ít nhất 10%, trong khi những người cho vay thông thường sẽ có hơn
60% khách hàng sử dụng các kênh giao dịch kỹ thuật số.

Các ngân hàng quốc doanh tìm cách số hóa toàn bộ hệ thống của họ, trong khi các ngân
hàng nhỏ hơn đã xác định một số lĩnh vực nhất định để cải thiện chất lượng dịch vụ và trải
nghiệm của khách hàng.

Theo các chuyên gia, các ngân hàng vẫn phải đối mặt với những thách thức trong quá
trình chuyển đổi số liên quan đến các quy định về giao dịch điện tử, chia sẻ dữ liệu, an ninh
mạng và khung pháp lý chưa đầy đủ. Song, việc hoàn thiện một khung pháp lý toàn diện sẽ
cung cấp một bước đệm cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.

13
Việc chuẩn hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng rất quan trọng để tạo điều kiện kết nối và
tích hợp liền mạch giữa ngành ngân hàng và các ngành khác để tạo thành một hệ sinh thái
kỹ thuật số.

Do những hạn chế về giãn cách xã hội giữa đại dịch, thanh toán trực tuyến đã trở nên
tiện lợi hơn so với tiền mặt, và chỉ với chiếc điện thoại thông minh và ứng dụng ngân hàng,
người dùng có thể tiết kiệm, vay tiền, thanh toán hóa đơn điện, nước, truyền hình, internet,
mua phim và vé máy bay, đặt phòng khách sạn hoặc thậm chí mua rau hoặc thịt trực tuyến.
Theo thống kê từ Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam, cho thấy trong 5 tháng
đầu năm 2021, phòng thanh toán bù trừ tự động đã xử lý hơn 800 triệu giao dịch trị giá hơn
8 triệu tỷ đồng (347,7 tỷ USD), tăng 113% và 169%.

Khảo sát gần đây của Visa cũng cho thấy xu hướng sử dụng ví điện tử, thanh toán
không tiếp xúc qua thẻ, điện thoại thông minh và QR Code tăng mạnh. Tốc độ tăng trưởng
tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử quý I/2021 tăng gấp 5,5 lần so với quý IV.

Trên thế giới, tác động mạnh mẽ của đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình số hóa
Tại Việt Nam, phải khẳng định lượng tiền mặt trong lưu thông có xu hướng giảm trong thời
gian gần đây (tỷ lệ tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán giảm từ 14,21% vào
tháng 01/2019 xuống chỉ còn 10,21% đến tháng 08/2022). Kết quả này có sự đóng góp một
phần bởi những yêu cầu về giãn cách xã hội khi đại dịch COVID-19 bùng phát, còn lại
chính là nhờ định hướng và chỉ đạo nhất quán, mạnh mẽ của Chính phủ, NHNN về thúc đẩy
thanh toán không dùng tiền mặt, thể hiện qua đề án phát triển thanh toán không dùng tiền
mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ; Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân
hàng đến năm 2025 và định hướng năm 2030.

Nhìn chung chuyển đổi số vừa là cơ hội vừa là thách thức giúp các ngân hàng đưa ra
những sản phẩm sáng tạo đột phá để mở rộng mô hình kinh doanh phù hợp với thời đại
công nghệ và xu hướng của khách hàng.

PHẦN 2: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CAMEL ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẶC BIỆT TRONG DỊCH COVID – 19

Các yếu tố trong CAMELS gồm:

- Mức an toàn vốn (C)


- Chất lượng tài sản (A)
- Khả năng quản lý (M)
- Khả năng sinh lời (E)
- Khả năng thanh khoản (L)
- Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (S)
14
Để đánh giá Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam VIB, nhóm chúng tôi sử
dụng các chỉ tiêu như sau:

Các yếu tố Chỉ số đánh giá


CAR
C (Capital)
VCSH/Tổng tài sản (TETA)
Tỷ lệ nợ xấu (NPL)
A (Asset) Tỷ lệ bao phủ nợ xấu
Dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng các khoản cho vay (LLPTL)
Mức độ tuân thủ
M (Management) Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR)
CASA
Lợi nhuận trước thuế/Tổng VCSH bình quân (ROAE)
E (Earnings) Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản bình quân (ROAA)
Thu nhập lãi thuần/Tài sản sinh lãi (NIM)
Tài sản lưu động/Tổng tài sản (LATA)
L (Liquidity)
Dư nợ cho vay khách hàng/Tổng vốn lưu động (LDR)

1. Phân tích mức độ an toàn vốn


1.1. Chỉ tiêu an toàn vốn (CAR)

Tình hình thực hiện ba trụ cột của Basel II: VIB đã hoàn thành trụ cột 1 – Tỷ lệ an toàn
vốn và trụ cột 3 – Công bố thông tin theo yêu cầu của Thông tư 41/2016/TT-NHNN từ năm
2018, là 1 trong 2 ngân hang thương mại đầu tiên được NHNN cho phép áp dụng sớm hơn 1
năm so với ngày hiệu lực (từ 1/1/2019). Trong năm 2019, VIB đá tập trung hoàn thành nội
dung chính của trụ cột 2 của Basel II – Đánh giá nội bộ về mức đủ vốn (ICAAP) với sự hỗ
trợ tư vấn của PricewaterhouseCoopers (PWC). Tháng 12/2019, VIB là ngân hàng đầu tiên
công bố hoàn thành cả ba trụ cột của Basel II và thực hiện triển khai đánh giá ICAAP sớm
hơn 1 năm so với thời hạn yêu cầu của Thông tư 13/2018/TT-NHNN.

Trong đó, hệ số an toàn vốn (CAR) của VIB tính đến cuối năm 2021 là 11,7%, cao hơn
mức tiêu chuẩn 8% theo chuẩn Basel II và 9% đối với chuẩn NHNN. Từ 2019 – 2021, hệ số
CAR của VIB có sự gia tăng nhẹ từ 9,67% (2019) lên 11,7% (2021).

CA
R VIB Agribank OCB TPB VPB VCB TCB ACB MB BIDV
(%)
10.9
2019 9.67 7.30 11.70 10.69 11.09 9.34 15.50 10.12 8.74
1
15
11.0
2020 10.12 9.20 12.85 12.80 11.71 10.42 9.56 16.10 8.61
6
11.2
2021 11.70 10.20 12.34 13.40 14.27 9.31 15.00 11.20 8.97
3
Bảng 2. Hệ số an toàn vốn CAR của 10 ngân hàng giai đoạn 2019-2021
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả)
Hệ số an toàn vốn (CAR)
18.00

16.00

14.00

12.00

10.00

8.00

6.00

4.00

2.00

0.00
VIB Agribank OCB TPB VPB VCB TCB ACB MB BIDV

2019 2020 2021

Biểu đồ 1. Hệ số an toàn vốn CAR của 10 ngân hàng giai đoạn 2019-2021
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả)

Ta có thể thấy trong số các NHTM thì CAR của VIB xếp vị trí khá tốt, xếp thứ 5 trong
số 10 ngân hàng được so sánh. Điều này phần nào cho thấy chiến lược sử dụng vốn hiệu quả
của VIB. Ngân hàng này đang đảm bảo nguồn vốn tương xứng với mức độ rủi ro được ban
quản lý xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát. Mức vốn an toàn trong trạng thái bền
vững giúp cho ngân hàng có thể hợp lý hóa các chiến lược trong tình huống kinh tế căng
thẳng.

Ngoài ra, vào tháng 3/2022, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của VIB đã
thông qua phương án nâng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng, tăng 35,7% so với mức vốn
đang có. Việc tăng vốn điều lệ lần này sẽ tiếp tục giúp VIB củng cố thêm hệ số an toàn vốn
CAR, nâng cao năng lực doanh nghiệp và tăng khả năng đề kháng trước những khó khăn
của nền kinh tế hậu COVID – 19.
1.2. Tỉ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (TETA)

Từ 2019 đến 2021, Ngân hàng Quốc Tế có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản khá ổn
định, tăng nhẹ từ 7,28% (2019) lên 7,85% (2021). Mức độ tài chính của VIB cũng đang
được củng cố với quy mô tăng dần của ngân hàng thông qua các đợt phát hành cổ phiếu
trong năm 2022.
16
TP AC
TETA (%) VIB EIB OCB VPB VCB TCB MB BIDV
B B
2019 7.28 9.40 9.74 7.95 11.19 6.62 16.18 7.24 10.00 5.21
2020 7.35 10.48 11.43 8.12 12.60 7.09 16.97 7.97 10.00 5.25
2021 7.85 10.72 11.82 8.87 15.76 7.71 15.48 8.51 10.29 4.90
Bảng 3. Tỉ lệ VCSH/Tổng TS của 10 ngân hàng giai đoạn 2019 – 2021
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả)

Tỷ lệ VCSH/Tổng tài sản


18.00

16.00

14.00

12.00

10.00

8.00

6.00

4.00

2.00

0.00
VIB EIB OCB TPB VPB VCB TCB ACB MB BIDV

2019 2020 2021

Biểu đồ 2. Tỉ lệ VCSH/Tổng TS của 10 ngân hàng giai đoạn 2019 - 2021


(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả)

Theo biểu đồ, ta có thể thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản của VIB ở mức trung
bình so với các ngân hàng. Cao nhất là VPB với TETA là 15,76%, tiếp theo đó là TCB,
OCB, EIB là những ngân hàng có mức tăng vốn nhanh vài năm trở lại đây và thấp nhất là
BIDV với TETA chỉ ở mức 4,9%.

Nhóm chúng em nhận định mức độ tự chủ tài chính của VIB khá ổn nhưng khả năng bù
đắp các tổn thất lớn bằng vốn chủ sở hữu chưa cao. Tuy nhiên, nếu tiếp tục duy trì đà phát
triển trong đòn bẩy như hiện tại có thể giúp VIB đảm bảo an toàn trước rủi ro hoạt động
trong tương lai và đồng thời phát triển bền vững.
2. Phân tích chất lượng tài sản
2.1. Tỉ lệ nợ xấu (Non Performing Loan)

Năm 2019, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 185 nghìn tỷ đồng. Dư nợ tín dụng đạt
133 nghìn tỷ đồng, tổng huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá đạt 140
17
nghìn tỷ đồng. Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm từ 2,2% đầu năm
xuống còn 1,7%. Tỷ lệ an toàn vốn Basel II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN tại ngày
31/12 đạt 9,7%.

Năm 2019, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 185 nghìn tỷ đồng. Dư nợ tín dụng đạt
133 nghìn tỷ đồng, tổng huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá đạt 140
nghìn tỷ đồng. Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm từ 2,2% đầu năm
xuống còn 1,74% và không có nợ VAMC. Tỷ lệ an toàn vốn Basel II theo Thông tư
41/2016/TT-NHNN tại ngày 31/12 đạt 9,7%.

Năm 2020, dư nợ tăng trưởng tốt, với quy mô tổng dư nợ đạt 171 nghìn tỷ đồng. VIB là
ngân hàng có tỷ lệ dư nợ bán lẻ cao nhất, chiếm 84% tổng dư nợ, với rủi ro tập trung thấp
và trên 95% dư nợ bán lẻ đều có tài sản đảm bảo. Nợ xấu giảm mạnh xuống 1,46% trong
bối cảnh không còn dư nợ tại VAMC từ năm 2018.

Năm 2021, tỷ lệ nợ xấu tăng 19% so với năm 2020 nhưng vẫn nằm trong tỷ lệ cho phép
dưới 3% theo quy định. Ngoài ra, các chỉ số khác đều tăng so với năm 2020 và toàn bộ đều
đạt kế hoạch mà đại hội đồng cổ đông đã đề ra.

NPL TP VC
VIB EIB OCB VPB TCB ACB MB BIDV
(%) B B
1.7
2019 1.74 1.84 1.29 3.42 0.79 1.33 0.54 1.16 1.75
1
2.5
2020 1.46 1.69 1.18 3.41 0.62 0.47 0.59 1.09 1.76
2
1.9
2021 1.75 0.97 0.82 5.02 0.63 0.60 0.77 0.90 0.82
4
Bảng 4. Tỉ lệ nợ xấu (NPL) của 10 ngân hàng giai đoạn 2019 - 2021
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả)

18
Tỷ lệ nợ xấu (NPL)
6.00

5.00

4.00

3.00

2.00

1.00

0.00
VIB EIB OCB TPB VPB VCB TCB ACB MB BIDV

2019 2020 2021

Biểu đồ 3. Tỉ lệ nợ xấu của 10 ngân hàng giai đoạn 2019 - 2021


(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả)

Ta có thể thấy hầu hết ngân hàng thương mại đều kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn
(dưới 3%). Quan sát đồ thị ta thấy VPB luôn có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong 10 ngân hàng vì
VPB nổi tiếng với khẩu vị rủi ro cao khi phát triển mạnh FECredit trong vài năm trở lại đây.
Tuy nhiên trong bối cảnh đại dịch COVID-19 thì VPB rất dễ gặp nguy hiểm khi cho vay với
hình thức này. Còn về VIB nhìn chung có tỷ lệ nợ xấu khá cao so với các ngân hàng nhưng
vẫn đảm bảo giữ ở mức an toàn dưới 3%.
2.2. Tỉ lệ bao phủ nợ xấu

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu được dùng để đánh giá khả năng phòng thủ của ngân hàng trước
những rủi ro liên quan đến nợ xấu. Vì vậy ngân hàng nào có tỷ lệ bao phủ nợ xấu càng cao
thì rủi ro càng thấp và số dự phòng này có thể được hoàn nhập khi ngân hàng thu hồi được
nợ xấu.

19
Hình 1. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của các ngân hàng cuối tháng 9/2022
(Nguồn: Cafef)

Mặc dù lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhưng chất lượng tài sản là điểm VIB cần chú ý khi
tỷ lệ nợ xấu trong quý II/2022 đã tăng lên mức 2,45%. Trong khi đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu
chỉ ở mức 54%, ở mức khá thấp trong các ngân hàng khi chỉ hơn được 6 ngân hàng. Nguyên
nhân do VIB chưa đẩy mạnh bộ đệm dự phòng rủi ro sau đại dịch nên tỷ lệ bao phủ nợ xấu
vẫn chỉ ở mức 54%. Tỷ lệ bao phủ thấp sẽ khiến cho VIB sẽ phải đối mặt với nhiểu rủi ro
phát sinh đột ngột, cũng như khả năng ứng phó với các cú sốc kém khi nền trong kinh tế
trong tương lai sẽ rất khó đoán.
2.3. Dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng các khoản cho vay (LLPTL)

Trong bối cảnh nguy cơ nợ xấu tiếp tục tăng mạnh, VIB cùng nhiều ngân hàng đã mạnh
tay trích lập dự phòng rủi ro cho vay, tăng khả năng đối phó với dịch COVID – 19.

Trong năm 2021, VIB đã mạnh tay để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng gần 1.600 tỷ
đồng, tăng 69% so với năm trước. Dù vậy, ngân hàng vẫn ghi nhận lãi trước và sau thuế
tăng 38% so với năm trước, lần lượt đạt hơn 8.011 tỷ đồng và gần 6.409 tỷ đồng. Với kết
quả đạt được, VIB đã hoàn thành vượt 7% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

LLPTL VIB TCB VCB ACB MB BIDV VPB TPB OCB EIB
20
1.00 1.26 1.42 0.94 1.28 1.59 1.26 1.02 0.95
2019 1.31%
% % % % % % % % %
1.03 0.80 2.29 0.95 1.46 1.55 1.59 1.05 1.27
2020 1.57%
% % % % % % % % %
1.19 1.09 2.70 1.62 2.41 2.78 1.25 1.09 1.19
2021 2.15%
% % % % % % % % %
Bảng 5. Tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng các khoản cho vay (LLPTL) của 10 ngân hàng
giai đoạn 2019-2021
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả)

Lỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLPTL)


3.00%

2.50%

2.00%

1.50%

1.00%

0.50%

0.00%
VIB TCB VCB ACB MB BIDV VPB TPB OCB EIB

2019 2020 2021

Biểu đồ 4. Tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng các khoản cho vay của 10 ngân hàng giai
đoạn 2019-2021
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả)

Như ta đã thấy tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng cho vay của VIB đều tăng trong giai
đoạn 3 năm gần đây. Từ năm 2019 trở đi thì tỉ lệ này đều lớn hơn 1, chứng tỏ ngân hàng
luôn đánh giá các khoản vay tiềm ẩn rủi ro để phân loại và trích lập dự phòng cao hơn so
với tuổi nợ của khoản vay, đảm bảo luôn đủ tiềm lực tài chính để xóa nợ khi cần thiết.

Việt Nam đã trở lại sản xuất kinh doanh bình thường sau đại dịch nhưng những tác
động của COVID-19 lên nền kinh tế nước ta ở 2022 vẫn còn rất lớn, hậu quả là nhiều doanh
nghiệp đóng cửa, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng tăng cao nên việc tăng nguồn lực
dự phòng cho các rủi ro của ngân hàng càng trở nên cấp thiết.

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy VCB, VPB với quy mô tài sản lớn nên đã tăng mạnh
việc trích lập dự phòng, tăng tỉ lệ này lên xấp xỉ 2,7% và dẫn đầu trong 10 ngân hàng được
so sánh. Lãnh đạo Vietcombank cho biết nhà băng này sẽ là đơn vị đầu tiên hoàn thành trích
21
lập nợ tái cơ cấu mà không cần tới 3 năm như Thông tư 03. Đây cũng là ngân hàng có tỷ lệ
bao nợ xấu lớn nhất với 402%. Tiếp đến là các ngân hàng MB, BIDV cũng là các ngân hàng
tăng mạnh tỉ lệ trích lập dự phóng, cho thấy các ngân hàng đang thận trọng hơn với nợ xấu
và tìm cách đảm bảo đủ tiềm lực tài chính để xóa nợ khi cần thiết.
3. Phân tích chất lượng quản lý (M – Management)
3.1. Mức độ tuân thủ

Theo Basel II (Thông tư 41/2016/TT-NHNN): hệ số an toàn vốn (CAR) tính đến quý
cuối năm 2021 của VIB ở mức 11,7%, vượt trội đáng kể so với mức tối thiểu 8% theo chuẩn
Basel II.

Theo Basel III: dù Basel II là yêu cầu cao nhất của cơ quan quản lý tại Việt Nam hiện
nay nhưng nhiều ngân hàng cũng đã bắt tay vào việc triển khai Basel III với nhiều tiêu chí
khắt khe hơn. Được biết, Basel III nhằm bổ sung, khắc phục những hạn chế của Basel II,
chủ yếu là về quản trị thanh khoản, giúp ngân hàng chống chịu trước các rủi ro và ngăn
ngừa tổn thất hệ thống. Các ngân hàng từng tiên phong trong Basel II cũng tiếp tục dẫn đầu
triển khai Basel III và VIB cũng đã triển khai áp dụng các chỉ số quản trị rủi ro theo chuẩn
mực Basel III từ 2020.

Bên cạnh các hiệp ước Basel, các nhà băng cũng tiến tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế
khác như Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS. Trong đó, VIB và Techcombank là
hai ngân hàng đã tiên phong hoàn thành báo cáo tài chính năm 2020 theo chuẩn mực này
trong nửa đầu năm 2021. TPBank cũng công bố hoàn thành các yêu cầu IFRS 9 vào cuối
tháng 9 vừa qua.

Việc triển khai tuân thủ các chuẩn mực quan trọng trên giúp ngân hàng nâng cao hơn
nữa năng lực quản trị rủi ro, đồng thời đưa ra các chiến lược kinh doanh bền vững.
3.2. Tỉ lệ chi phí trên thu nhập (CIR)

Nhờ vào chiến lược kinh doanh đúng đắn, VIB có được kết quả hoạt động kinh doanh
đáng mong đợi trong năm 2021. Với vai trò là người đại diện tiên phòng đi đầu trong lĩnh
vực ngân hàng số. Ngân hàng đang kiểm soát tốt mức chi phí, chi rất ít cho các hoạt động
kinh doanh nhưng lợi ích lại tăng trưởng nhiều hơn trước. Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công
bố kết quả kinh doanh năm 2021 với lợi nhuận vượt 8.000 tỷ đồng, tăng trưởng 38% so với
năm trước, tiếp tục nằm trong top đầu ngành về hiệu quả hoạt động với tỷ lệ ROE đạt 31%.
Một phần nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt này là do VIB đang kiểm soát khá tốt chi phí, chi
ít trong hoạt động kinh doanh nhưng lợi ích mang lại tăng nhiều hơn năm trước.

22
CIR của VIB giai đoạn 2019-2021
44.00

42.16
42.00

40.00 39.81

38.00

36.00 35.47

34.00

32.00
2019 2020 2021

Biểu đồ 5. CIR của VIB giai đoạn 2019 - 2021


(Nguồn: BCTC của VIB)

Từ tháng 2019 tới tháng 2021, CIR của VIB có xu hướng giảm từ 42,16% (2019) xuống
còn 35,47% (2021). với việc đẩy mạnh áp dụng các sáng kiến số hóa từ bán hàng đến vận
hành và không ngừng tối ưu hóa chi phí hoạt động, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) cả năm
2021 của VIB giảm mạnh về mức 35,47%. Tập trung đẩy mạnh số hóa, đặc biệt là trong giai
đoạn dịch, VIB giúp người dùng có thể thực hiện giao dịch trực tuyến từ bất cứ đâu để mở
thẻ, mở tài khoản, gửi tiết kiệm, thực hiện các khoản vay và dễ dàng tiếp cận với các giải
pháp bảo hiểm. Đặc biệt, VIB đã tiên phong ứng dụng thành công Big data và AI để số hóa
100% quy trình duyệt cấp thẻ tín dụng, giúp khách hàng đăng ký và nhận ngay thẻ tín dụng
với hạn mức đến 200 triệu đồng chỉ trong 30 phút, hoàn toàn trực tuyến, không phải đến
ngân hàng, không cần gặp nhân viên, không chứng minh thu nhập. Gần đây nhất, vào cuối
tháng 09/2021, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển
khai chiến lược điện toán đa đám mây (multi-cloud), đẩy mạnh kết hợp ưu thế của các đối
tác công nghệ hàng đầu thế giới vào sản phẩm dịch vụ và nâng cao trải nghiệm cho người
dùng Việt. Sự năng động, sáng tạo và thích ứng linh hoạt, cùng chiến lược tiên phong số
hóa đã giúp VIB duy trì tăng trưởng ngay cả trong giai đoạn giãn cách, và hồi phục mạnh
mẽ, nhanh chóng bứt phá sau làn sóng thứ tư của đại dịch.

23
CIR của các ngân hàng
60.00

50.00

40.00

30.00

20.00

10.00

0.00
VIB Agribank OCB TPB VPB VCB TCB ACB MB BIDV

2019 2020 2021

Biểu đồ 6. CIR của 10 ngân hàng giai đoạn 2019 - 2021


(Nguồn: BCTC của các ngân hàng)

CIR của các ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm nhưng các ngân hàng đều giữ ở
mức ổn định xấp xỉ 30%. CIR giảm do nguyên nhân từ 2 chiều là các ngân hàng tối ưu được
chi phí hoạt động đồng thời tăng doanh thu qua các năm hoặc tỷ lệ tăng doanh thu lớn hơn
tỷ lệ tăng chi phí hoạt động. VIB là ngân hàng có mức CIR bằng với mức trung bình ngành
ngân hàng năm 2021 (36,2%). Về cơ bản, một tỷ lệ CIR càng thấp chứng tỏ ngân hàng hoạt
động năng suất, có thể tạo ra một đồng doanh thu với mức chi phí thấp hơn. Gần đây, CIR
nhiều ngân hàng ở Việt Nam có khuynh hướng liên tục giảm, phản ánh hướng tích cực hơn
trong công nghệ chuyển đổi số, tăng chất lượng nhân sự và giảm thiểu các chi phí đầu tư
theo mô hình ngân hàng truyền thống của quá khứ.
3.3. Tỉ lệ tăng trưởng CASA

Tỷ lệ CASA càng cao càng chứng tỏ giá trị nền tảng mà mỗi ngân hàng thiết lập được
trong chiến lược ngân hàng bán lẻ, thay vì chỉ dựa vào hoạt động cho vay truyền thống, các
ngân hàng còn bán chéo các sản phẩm, dịch vụ, Tỷ lệ này cũng được xem là một điển hình
trong chiến lược nâng cao ngân hàng hiện đại, theo tốc độ đổi thay phương thức thanh toán
trong nền kinh tế và chuyển đổi số bởi nó phản ánh hiệu quả của việc cung cấp các dịch vụ
tài chính ngân hàng toàn diện.

24
CASA của VIB qua các năm
18.00
16.00
16.00

14.00
11.82 12.00
12.00

10.00

8.00

6.00

4.00

2.00

0.00
2019 2020 2021

Biểu đồ 7. Tỉ lệ tăng trưởng CASA của VIB giai đoạn 2019 - 2021

(Nguồn:BCTC của VIB)

Từ năm 2019 đến năm 2020, tỷ lệ tăng trưởng CASA tăng nhẹ từ 11,82% lên 12%. Sau
đó vào năm 2021, CASA của ngân hàng tăng mạnh lên mức 16%. Nguyên nhân của sự tăng
trưởng CASA là vì tình hình dịch bệnh (2020-2021) phức tạp khiến lãi suất huy động giảm,
từ đó nâng cao thu nhập từ tín dụng và lợi nhuận các ngân hàng tăng cao. Ngoài ra Digital
banking của VIB đạt tăng trưởng về số lượng đăng ký lên đến 130% năm 2020 phần nào
phản ánh được tốc độ tăng trưởng CASA.

CASA tăng trưởng mạnh chính là kết quả cho sự thành công trong các hoạt động huy
động nguồn vốn rẻ và sự khẳng định mạnh mẽ của VIB trong phân khúc khách hàng chuyên
biệt.

25
CASA của các ngân hàng
60.00

50.00

40.00

30.00

20.00

10.00

0.00
VIB Agribank OCB TPB VPB VCB TCB ACB MB BIDV

2019 2020 2021

Biểu đồ 8. CASA của các ngân hàng


(Nguồn: BCTC của các ngân hàng)

CASA cũng được xem là một điển hình trong chiến lược nâng cao ngân hàng hiện đại,
theo tốc độ đổi thay phương thức thanh toán trong nền kinh tế và chuyển đổi số bởi nó phản
ánh hiệu quả của việc cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng toàn diện. Qua biểu đồ trên
ta thấy được trong 2 năm 2019, 2020, VCB, TCB và MB bám đuổi nhau với tỷ lệ CASA
xấp xỉ 30% thì đến 2021 đã có sự bứt phá rõ rệt ở TCB và MB với lần lượt CASA là 50,5%
và 49%. Các ngân hàng khác cũng có sự gia tăng CASA đáng kể trong năm 2021 vì dịch
COVID-19 đã làm thay đổi phương thức thanh toán từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh
toán trực tuyến.
4. Lợi nhuận (E – Earnings)

Đây là chỉ tiêu đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận của một tổ chức tài chính nhằm huy
động vốn tài trợ tương ứng để mở rộng, khẳng định vị thế cạnh tranh của mình. Có ba chỉ số
để xác định được tiêu chí trên, đó là:

Tỷ suất sinh lợi trên bình quân vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận trên bình quân tổng tài sản (ROA)

Biên lợi nhuận ròng (NIM)


4.1. Tỉ suất sinh lợi trên bình quân vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận cho cổ đông thường. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so

26
sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ
phiếu của công ty nào.

Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có
nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác
lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.

Lợi nhuậnròng dành cho cổ đông thường


𝑅𝑂𝐸 = x100%
Vốn cổ phần thường

Biểu đồ 9. ROE của VIB giai đoạn 2016 - 2021

(Nguồn: BCTC của VIB)

Từ năm 2016 – 2021, tỷ số ROE của ngân hàng có sự tăng mạnh qua các năm dù trong
3 năm 2018, 2019 và 2020 đã bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19. VIB có thể
duy trì lợi nhuận cao khi dịch bệnh bùng phát là vì trong hoạt động kinh doanh, VIB là ngân
hàng có tốc độ tăng trưởng bán lẻ cao và chất lượng. Dự nợ cho vay khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp siêu nhỏ tại 31/12 đạt gần 110 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 46% so với đầu
năm, chiếm 82% tổng dư nợ toàn hàng. VIB còn là ngân hàng số 1 về thị phần cho vay mua
ô tô tại Việt Nam trong 3 năm qua với thị phần chiếm 24%. Trong năm 2019, VIB vươn lên
đứng số 1 về doanh số bảo hiểm Bancasurance trên toàn quốc. Dù phát triển thị trường cho
vay rất cao và trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát nên tồn tại rất nhiều rủi ro nhưng tỷ lệ nợ
xấu của ngân hàng giảm từ 2,2% đầu năm xuống còn 1,7% và không có nợ VAMC. Tỷ lệ an
toàn vốn Basel II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN tại ngày 31/12 đạt 9,7%. Hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng đang tăng trưởng và ổn định thể hiện qua tỷ lệ ROE tăng dần qua

27
các năm. Đây là một trong những mục tiêu được nhà điều hành lẫn nhà đầu tư quan tâm vì
lợi nhuận cao sẽ giúp các ngân hàng bảo toàn vốn, tăng thị phần và thu hút đầu tư.

RO VPBan Agriban
VCB TCB VIB ACB MBB BIDV TPB OCB
E k k
201 25.8 18.2 27.1 24.6 26.1 25.4
21.13 12.66 21.47 21.42
9 8 3 1 4 1 4
202 21.0 18.0 29.5 24.3 23.5 24.4
18.36 8.9 21.92 23.28
0 9 3 7 1 4 3
202 21.5 22.6
22.0 31.0 24.0 23.49 13.1 20.0 22.0 15.72
1 9 1
Bảng 6. ROE của 10 ngân hàng giai đoạn 2019 – 2021
(Nguồn: BCTC của các ngân hàng)

35.00

30.00

25.00

20.00
2019
2020
15.00 2021

10.00

5.00

0.00
VCB TCB VIB ACB MBB BIDV VPBank TPB OCB Agribank

Biểu đồ 10. ROE của 10 ngân hàng giai đoạn 2019 – 2021

(Nguồn: BCTC của các ngân hàng)

ROE là công cụ đánh giá một đồng vốn của cổ đông bỏ ra sẽ sinh ra bao nhiêu đồng lãi.
Tỉ lệ ROE cao chứng tỏ công ty sử dụng tốt đồng vốn của cổ đông. Trong các ngân hàng thì
BIDV có chỉ số ROE thấp nhất. có ROE khá cao so với mặt bằng chung bởi khả năng sinh
lời dành cho các cổ đông của các Ngân hàng thương mại luôn được quan tâm. ROE cao
chứng tỏ vị trí của VIB trong mắt các nhà đầu tư khá tốt.
4.2. Tỉ suất sinh lợi trên bình quân tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Hiệu quả của
việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt
vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
28
Lợi nhuậndành cho cổ đông thường
ROA = x 100%
Tổngtài sản

ROA của VIB từ 2019 đến 09/2021


2.5
2.4
2.4

2.3

2.2 2.16 ROA

2.1
2.02
2

1.9

1.8
2019 2020 44440
Biểu đồ 11. ROA của VIB từ 2019 đến tháng 9/2021
(Nguồn: BCTC của VIB)

Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2021 chỉ số ROA đã tăng 0,24% so với 2020 và nhìn chung
từ giai đoạn 2019 cho đến bây giờ thì tỷ lệ ROA tăng trưởng bền vững và khá khả quan.
ROA tăng là kết thúc năm 2021, lợi nhuận trước thuế của VIB vượt 8.000 tỷ đồng, tăng
38% so với năm 2020. Trong đó, tổng thu nhập hoạt động của VIB đạt gần 15.000 tỷ đồng,
tăng 33% so với năm trước. Tại ngày 31/12/2021, tổng tài sản VIB ghi nhận gần 310.000 tỷ
đồng, tăng 27% so với đầu năm. Dù tổng tài sản cũng tăng nhưng lợi nhuận tăng nhiều hơn
dẫn đến ROA đã tăng.

ROA VCB TCB VIB ACB MBB BIDV VPBank TPB OCB Agribank
2019 1,38 2,70 2,02 1,69 2,02 0,60 4,04 2,06 2,37 1,97
2020 1,10 2,20 2,16 1,30 1,50 0,40 1,90 1,40 1,60 1,50
2021 1,10 2,80 2,4 1,60 1,70 0,50 2,10 1,50 1,90 0,69
Bảng 7. ROA của 10 ngân hàng giai đoạn 2019 – 2021
(Nguồn: BCTC của các ngân hàng)

29
4.50

4.00

3.50

3.00

2.50 2019
2.00 2020
2021
1.50

1.00

0.50

0.00
VCB TCB VIB ACB MBB BIDV VPBank TPB OCB Agribank
Biểu đồ 12. ROA của 10 ngân hàng giai đoạn 2019 - 2021
(Nguồn: BCTC của các ngân hàng)

Theo báo cáo tài chinh hợp nhất quý III của các ngân hàng trong nước, tỷ suất lợi nhuận
trên tài sản của hầu hết ngân hàng đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, ROA bình
quân toàn hệ thống tăng từ 0,8% trong 9 tháng 2020 lên 1% cùng kỳ 2021. Chỉ số ROA thể
hiện 1 đồng vốn doanh nghiệp đầu tư vào tài sản sẽ đem về bao nhiêu lợi nhuận. ROA càng
cao càng thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng tốt. 9 tháng đầu năm, vẫn
đang là ngân hàng khai thác tài sản hiệu quả nhất nhóm khảo sát khi ghi nhận tăng trưởng
vượt trội khi chỉ số ROA tăng 0,6 điểm %. Tiếp theo đó là VPBank và OCB với ROA 9
tháng lần lượt là 2,1% và 1,9%. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến 30/9,
tổng tài sản có toàn hệ thống đạt 15 triệu tỷ đồng, tăng hơn 7,5% so với con số đầu năm. Về
khả năng sinh lời, tính đến cuối quý II/2021, ROA của nhóm NHTM Nhà nước ở mức
0,55%. Tại nhóm NHTM cổ phần, ROA là 0,87%.
4.3. Biên lợi nhuân ròng (NIM)

Hệ số NIM (Net Interest Margin) là sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi
phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch
lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu.

Thunhập lãi thuần


NIM =
Tài sản sinhlãi

30
NIM của VIB giai đoạn 2019 - 2021
4.5
4.4
4.4
4.3
4.2
NIM
4.1 4.04
4 3.94
3.9
3.8
3.7
2019 2020 2021
Biểu đồ 13. NIM của VIB giai đoạn 2019 - 2021
(Nguồn: BCTC của VIB)

Hệ số NIM tăng dần khi bắt đầu xuất hiện dịch bệnh COVID-19. Tính tới tháng 9/2021
ngân hàng có hệ số tăng 0.26% so với năm 2020, nguyên nhân nhờ vào sự tăng trưởng của
thu nhập lãi cho vay khách hàng, bên cạnh đó là chi phí huy động vốn khá thấp. Tổng tín
dụng Q4/2021 tăng 19% so với cùng kỳ (tăng 8,3% so với quý trước) đạt hơn 200 nghìn tỷ
đồng; chủ yếu nhờ cho vay khách hàng cá nhân (tăng 24% so với cùng kỳ). Hiện cho vay
khách hàng cá nhân chiếm gần 90% tổng dư nợ tại thời điểm cuối Q4/2021 (tăng từ 86,2%
tại thời điểm cuối Q3/2021), mức cao nhất trong các NHTM HSC khuyến nghị.

Về mặt huy động, tổng vốn huy động tăng 27% so với cùng kỳ đạt 280 nghìn tỷ đồng,
nhờ tiền gửi khách hàng và trái phiếu thương mại tăng. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tại thời
điểm cuối Q4/2021 đã tăng lên mức cao kỷ lục là 16% từ 13,7% tại thời điểm cuối Q3/2021
và 12,2% tại thời điểm cuối năm 2020.

Tỷ lệ NIM tăng mạnh lên 4,4% trong năm 2021 nhờ chi phí huy động giảm giảm mạnh
hơn lợi suất gộp . Ngoài việc chi phí huy động giảm (trên toàn hệ thống), tỷ lệ NIM của
VIB cải thiện còn nhờ tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân và tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn
tăng. Theo đó, thu nhập lãi thuần năm 2021 tăng trưởng mạnh 39% lên 11,8 nghìn tỷ đồng,
cao hơn 6% so với dự báo của HSC.

NIM VCB TCB VIB ACB MB BID VPBan TPB OC Agribank


B V k B
2019 3,10 4,45 3,94 3,56 4,90 2,63 9,41 4,11 3,92 3,20
31
2020 2,92 5,00 4,04 3,69 4,75 2,45 8,71 4,47 3,88 2,70
2021 3,16 5,63 4,40 4,00 5,07 2,80 9,00 6,80 3,83 2,80
Bảng 8. NIM của 10 ngân hàng giai đoạn 2019 - 2021
(Nguồn: BCTC của các ngân hàng)

10.00
9.00
8.00
7.00
6.00
2019
5.00
2020
4.00 2021
3.00
2.00
1.00
0.00
VCB TCB VIB ACB MBB BIDV VPBank TPB OCB Agribank
Biểu đồ 14. NIM của 10 ngân hàng giai đoạn 2019 - 2021

(Nguồn: BCTC của các ngân hàng)

Xu hướng cải thiện NIM sẽ không đồng đều giữa các ngân hàng, do mức độ biến động
của mỗi ngân hàng đối với cạnh tranh trong huy động tiền gửi và nhu cầu huy động vốn rất
khác nhau. Do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch bệnh vẫn kéo dài, VNDIRECT kỳ vọng
Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt hiện hành cho đến năm
2022. Nhờ vậy, các ngân hàng sẽ tiếp tục hưởng lợi từ chi phí vốn thấp.

Do đó, trong bối cảnh cạnh tranh tiền gửi không gay gắt lắm và thanh khoản dồi dào
như hiện nay, các ngân hàng có khả năng mở rộng cho vay cá nhân vì sẽ được hưởng lợi
suất tài sản tốt hơn.
5. Thanh khoản (L – Liquidity)

Tính thanh khoản được xem như khả năng tức thời để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và
giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Ngân hàng cần dự trữ thanh khoản để chi trả
những chi phí thường xuyên như lãi tiền gửi. Mặc dù khả năng dự trữ thanh khoản kém
chưa hẳn sẽ dẫn đến sự sụp đổ của môt ngân hàng, nhưng chắn chắc ngân hàng phải bỏ ra
một khoản chi phí lớn để ứng phó với những cú sốc về thanh khoản. Điều đó làm cho lợi
nhuận của ngân hàng giảm đáng kể.

32
Mức độ thanh khoản được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

Tỉ số dư nợ tín dụng trên tổng vốn huy động (LDR)

Tỉ số thanh khoản tài sản trên tổng tài sản (LATA)


5.1. Tỉ số dư nợ tín dụng trên tổng vốn huy động (LDR)

LDR là một trong các chỉ số quan trọng dùng để đánh giá mức độ an toàn của các ngân
hàng. Nếu LDR cao thì ngân hàng sẽ có khả năng sinh lời cao, tuy nhiên cũng có nhiều sự
đánh đổi như rủi ro thanh khoản cao hơn. Tín dụng là tài sản sinh lời chính của ngân hàng
những lại rất kém linh hoạt so với các tài sản khác. Ngân hàng có LDR tăng thì có thể giảm
được nguy cơ rút tiền gửi đột ngột của các cá nhân, doanh nghiệp, ...

Cho vay khách hàng


LDR =
Tổng vốn huy động

Trong đó: (Tổng vốn huy động = Tiền gửi không kì hạn + Tiền gửi có kì hạn + Phát hành

giấy tờ có giá – Tiền gửi vốn chuyên dụng – Tiền ký quỹ)

LDR của VIB giai đoạn 2019 - 2021


80

78 77.48
76.57
76

74 LDR

72 71
70

68

66
2019 2020 2021
Biểu đồ 15. LDR của VIB giai đoạn 2019 - 2021
(Nguồn: BCTC của VIB)

Trong ba năm 2019 – 2021, tỷ lệ LDR có giảm đều qua từng năm và vẫn năm trong
mức giới hạn cho phép theo mức độ an toàn của các chuyên gia kinh tế là từ 80 – 90%. Năm
2021 VIB đạt mức tăng trưởng tin dụng 19,1% cao hơn mức tăng trung bình ngành là
13,6%. Tiền gửi không kỳ hạn ghi dấu ấn với mức tăng 54% đóng góp 16% cho tổng tiền
gửi của khách hàng. Tỷ lệ LDR giảm đồng nghĩa với việc nguồn tiền gửi của khách hàng
33
tăng lên khá nhiều do sự e ngại rủi ro trong thời kỳ đại dịch diễn ra nên việc gửi tiền vào
ngân hàng được xem là phương thức tiết kiệm đầu tư sinh lời ít rủi ro và an toàn nhất. Như
vậy ta có thể thấy mặc dù tỷ lệ tăng trưởng tín dụng khá cao nhưng tỷ lệ LDR của VIB vẫn
giảm vì mức tăng của tổng vốn huy động nhiều hơn.

Agriban
LDR VCB TCB VIB ACB MBB BIDV VPB TPB OCB
k
65,8 77,4 77,1 100,3 64,6 87,9
2019 99,80 91,80 79,76 64,53
4 8 3 0 6 0
70,0 100,0 76,5 78,0 100,0 64,8 86,2
2020 99,90 82,43 74,74
9 0 7 2 0 9 0
75,5 110,4 71,0 77,9 65,0 84,0
2021 98,00 98,10 81,68 75,00
0 0 0 0 2 0
Bảng 9. LDR của 10 ngân hàng giai đoạn 2019 - 2021
(Nguồn: BCTC của các ngân hàng)
120.00

100.00

80.00

2019
60.00
2020
2021
40.00

20.00

0.00
VCB TCB VIB ACB MBB BIDV VPBank TPB OCB Agribank
Biểu đồ 16. LDR của các ngân hàng giai đoạn 2019 - 2021
(Nguồn: BCTC của các ngân hàng)

Chỉ số LDR của các ngân hàng đa số là giảm nhẹ so với 2020, trong số các tài sản sinh
lời của ngân hàng thì tín dụng là loại tài sản kém linh hoạt nhất. Do đó, nếu tỷ lệ LDR tăng
thì thanh khoản của ngân hàng cũng sẽ giảm. Trong năm 2021, chỉ VIB có tỷ lệ LDR là
giảm mạnh nhất. Có4 ngân khác có tỷ lệ LDR trên 80%, hơn một nửa số ngân hàng có tỷ lệ
dưới 80%. LDR của VIB vẫn ở mức an toàn so với mặt bằng chung và dự đoán sẽ còn tăng
trưởng mạnh sau đại dịch nhờ ưu thế về chuyển đổi số.

34
5.2. Tỉ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản (LATA)

Tỷ số này cho biết chính xác con số về dòng tiền thanh khoản được ngân hàng giao
dịch, đầu tư, tích lũy giúp nhà đầu tư và người dân cảm thấy an tâm trong khả năng rút vốn,
trả lãi của ngân hàng.

Tài sản thanh khoản


LATA =
Tổng tài sản

Trong đó: (Tài sản thanh khoản = Tiền mặt, vàng bạc, đá quý + Tiền gửi tại NHNN + Tiền
gửi và cho vay các TCTD + Chứng khoán đầu tư sẵn sàng bán)

LATA của VIB giai đoạn 2019-2021


0.35
0.34
0.34
0.33
0.32
0.32
0.31 LATA

0.3
0.29
0.29
0.28
0.27
0.26
2019 2020 2021
Biểu đồ 17. LATA của VIB giai đoạn 2019 - 2021
(Nguồn: BCTC của VIB)
Trong giai đoạn 2019 đến 2021 đã có sự dao động lớn của phần trăm tài sản thanh
khoản. Nguyên nhân là do sự sụt giảm của hoạt động cho vay và gửi tại các TCTD. Ngân
hàng cũng ghi nhận khoản tiền gửi do người dân gửi vào cũng đã sụt giảm và đây là tác
động của dịch Covid-19. Mức độ lãi suất của ngân hàng cũng dao động nhiều, không thể
đáp ứng đủ hai điều kiện là nhu cầu khách hàng và tăng trưởng kinh tế cho ngành ngân hàng
nên tỷ số LATA lên xuống bất thường.

LATA VCB TCB VIB ACB MBB BIDV VPB TPB OCB Agribank
2019 0,27 0,45 0,34 0,26 0,36 0,22 0,24 0,33 0,30 0,49

35
2020 0,27 0,35 0,29 0,16 0,33 0,19 0,27 0,39 0,19 0,46
2021 0,24 0,31 0,32 0,16 0,31 0,19 0,24 0,38 0,29 0,39
Bảng 10. LATA của 10 ngân hàng giai đoạn 2019 – 2021
(Nguồn: BCTC của các ngân hàng)
0.60

0.50

0.40

2019
0.30
2020
2021
0.20

0.10

0.00
VCB TCB VIB ACB MBB BIDV VPBank TPB OCB Agribank
Biểu đồ 18. LATA của 10 ngân hàng giai đoạn 2019 – 2021
(Nguồn: BCTC của các ngân hàng)

Tỷ số LATA của 10 ngân hàng cho thấy được VIB có tỷ lệ tăng trưởng LATA không
đều nhưng vẫn có sự cải thiện qua từng năm. Vào thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp,
ngân hàng cần cung cấp đủ vốn nhanh chóng phục vụ khách hàng để đảm bảo nhu cầu tiêu
dùng và kinh doanh và các ngân hàng đều gấp gáp xoay sở để có nguồn vốn đáp ứng khách
hàng. VIB đã làm tốt nhiệm vụ thanh khoản của mình trong điều kiện kinh tế khó khăn.

Nhìn chung, xét về khả năng thanh khoản thì VIB vẫn đang làm rất tốt vai trò của mình
so với các ngân hàng khác dù chịu tác động mạnh mẽ của dịch bệnh khiến nền kinh tế trì trệ.
VIB cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên ứng dụng công tác BASEL III trong công
tác quản trị rủi ro thanh khoản qua việc tính toán tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng (NSFR), tỷ lệ
dự trữ thanh khoản (LCR) năm 2015. Trọng tâm chính của VIB đó là nâng cấp hệ thống
quản trị rủi ro thanh khoản một cách ngắn gọn, chặt chẽ, đảm bảo tỷ lệ an toàn hoạt động
theo quy định Ngân hàng nhà nước và bám sát chuẩn mực an toàn quốc tế.

36
PHẦN 3: SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWOT ANALYSIS ĐỂ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
CHO CHIẾN LƯỢC CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA NGÂN HÀNG
1. Giới thiệu mô hình SWOT

Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của
một doanh nghiệp, bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định
mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm
soát chiến lược.

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm
mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một
mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Sử dụng mô hình SWOT để phân tích, đánh giá chiến lược chuyển đổi số của ngân
hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam VIB
2.1. Điểm mạnh

Định hướng chiến lược

Tại Hội nghị Ngân hàng Sáng tạo khu vực Trung Đông lần thứ 5 ở Dubai, VIb định
hướng “trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam”, VIB tập
trung vào nghiệp vụ ngân hàng điện tụ và tiên phong cung cấp sản phẩm hiện đại và tiện ích
đến với khách hàng (Đại diện Ngân hàng Quốc tế VIB- Giám đốc sáng tạo Warren
Cammack, 2015). Từ nhiều năm trước, VIB đã xác đinh định hướng tập tung vào mảng kinh
doanh bán lẻ và chuyển đổi số nhằm mục tiêu dẫn đầu làn sóng chuyển đổi số trong lĩnh vực
ngân hàng mà đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Theo đó, VIB xác định chiến
lược chuyển đổi số gồm 3 trụ cột chính: ngân hàng số, số hóa và dữ liệu (Bà Phạm Thu Hà
– Giám đốc Trung tâm Chiến lược và Giải pháp Ngân hàng số VIB, 2022). Đối với ngân
hàng số, VIB xác định đây là môi trường “trải nghiệp tương tác số” tuyệt vời, nơi phát triển
các sản phẩm, dịch vụ, và tính năng mà chỉ có nền tảng số mang lại. Về số hóa, VIB tập
trung vào 2 khía cạnh: tinh giản trên cơ sở đảm bảo đủ chuẩn mực để tự động hóa các quy
trình, ứng dụng công nghệ để vận hành tự động các sản phẩm, dịch vụ. Về dữ liệu, VIB tập
trung chuẩn hóa và quản lý dữ liệu theo xu hường MDM và CDP, đồng thời sử dụng các
công nghệ hiện đại như Big Dât Analytic hay Machine Learning để phân tích và khai thác
dữ liệu về khách hàng nhằm cải thiện hiệu xuất kinh doanh và vận hành.

Ngoài ra, khác với các ngân hàng triển khai kinh doanh ngân hàng số ngoài hoạt động
của ngân hàng lõi như Nam A Bank triển khai Hệ sinh thái số ONEBANK, VIB lựa chọn
định hướng chuyển đổi số phát triển năng lực nội tại của ngân hàng. Với chiến lược này,
Ngân hàng sẽ tận dụng được nguồn lực từ ngân hàng truyền thống, vừa tiết kiệm chi phí
phát triển một hệ sinh thái riêng.

37
Nhờ việc định hướng chuyển đổi số từ sớm, VIB có chiến lược phát triển và sớm chuẩn
bị công tác chuyển đổi số  ngân hàng.VIB hiện đang là một trong những ngân hàng dẫn đầu
các thành tựu trong quá trình chuyển đổi số.

Về nền tảng công nghệ

Với định hướng mục tiêu dẫn đầu làn sống số hóa ngàng ngân hàng, Ngân hàng Quốc tế
- VIB đã sớm đầu từ vào nền tảng công nghệ. Cụ thể, ngày từ năm 2012, để chuẩn bị cho
công cuộc chuyển đổi số, VIB đã áp dụng mô hình kiens trúc dịch vụ SOA (mấu thiết kế
được cung cấp cho các ứng dụng thông qua giao thức.Đến năm 2014, tức 02 năm sau, khi
công nghệ di động phát triển một cách nhanh chóng, đã làm thay đổi hành vi người tiêu
dùng, VIB trở thành ngân hàng tiên phong khi ra mắt ứng dụng ngân hàng di động MyVIB
trên thị trường.Ở thời điểm ra mắt, MyVIB được đánh giá là vượt trội hơn so với các nền
tảng ngân hàng điện tử thông thường vì nó cung cấp các dịch vụ tăng giá trị cho người
dùng. Năm 2015, VIB là một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng thủ tục số hóa mở tài
khoản ngân hàng trực tuyến. Cùng với sự tiếp tục cải thiện ứng dụng ngân hàng di dộng
MyVIB, năm 2018, Ngân hàng Quốc tế tiến hành chuyển đổi trang web ngân hàng trở thành
một nên tảng bản hàng và với giao diện mễ, tích hợp nhiều công cụ tính toán thông minh, dễ
tiếp cận hơn với người tiêu dùng. Năm 2019, VIB trở thành ngân hàng tiên phong áp dụng
công nghệ mới Robotics và chatbot. Vào năm 2020, VIB là ngân hàng đầu tiên trên thị
trường ứng dụng AI và Big Data vào quy định phát hảnh thẻ tín dụng, đồng thời áp dụng
eKYC vào mở tài khoản e-banking.

Theo Phó Tổng Giám đốc VIB, ngân hàng đang tích cực tìm kiếm và nghiên cứu các
giải pháp công nghệ phù hợp với kiến trúc doanh nghiệp của ngân hàng và không gây ra quá
nhiều sự thay đổi trong hê thống hoạt động của ngân hàng. Đồng thời ông cũng chia sẻ, thay
vì đổ nhiều tiền vào công nghệ mới, VIB sẽ tập trung đầu tư vào việc năng cấp và tối ưu hóa
hệ thống hiện hữu của mình, song song với đó đầu tư vào các công nghệ kỹ thuật phù hợp.
VIB mong muốn trong tương lai gần cũng sẽ tập trung vào việc mở rộng hợp tác với Fintech
để cung cấp giải pháp kỹ thuật số linh hoạt và sáng tạo bên cạnh với hợp tác với các công ty
công nghệ đẳng cấp thế giới như IBM, Oracle, Microsoft Ciso.

Hiện nay, Ngân hàng Quốc tế đã thành lập một Trung tâm chuyển đổi số độc tập nhằm
tập trung nhân sự có trình độ, năng lực và kinh nghiệm trong việc xây dụng và phát triển và
vận hà các sản phẩm kinh danh, nền tảng công nghệ số và quản lý dữ tiệu hoạt động độc lập
trong việc nghiên cứu và phát triển và ứng dụng các giải pháp giúp khách hàng tiếp cận dịch
vụ.

Với việc đầu tư sớm cho nền tảng công nghệ để chuyển đổi số, nên VIB liên tục trở
thành một trong những ngân hàng tiên phong trong quá trình chuyển đổi số. VIB trở thành
38
ngân hàng liên tiếp nhận 4 giải về ngân hàng số do Tạp chí Tài chính quốc tế Asset vinh
danh.

VIB đang hợp tác với nhiều công nghệ thông tinh đẳng cấp thế giới như Oracle, IMB,
Mircosoft, Ciso, …

Về sản phẩm

Tháng 11/2020, VIB chính thức ra mắt giải pháp ngân hàng đăng ký tài khoản online
với sự hỗ trợ của công nghệ định danh trực tuyến (eKYC). Với phương thức này, khách
hàng có thể dễ dàng thực hiện ở bất cứ đâu thay vì phải ra quầy giao dịch khi có nhu cầu mở
tài khoản, thực hiện nhanh chóng trong 1 phúc để hoàn thành đăng ký tài khoản. Hiện nay
phương pháp đăng ký online còn áp dụng cho cả việc đăng ký mở thẻ tín dụng và tài khoản
tiết kiệm.

Ngân hàng di động MyVIB là một trong những tự hào của VIB trong quá tình chuyển
đổi số. Năm 2014, MyVIB được phát hành được đánh giá là mang những tính năng vượt
trội so với hệ thống ngân hàng điện tử đương thời. Trên ứng dụng của MyVIB khách hàng
có thể thực hiện việc mở tài khoản thanh toán hoàn toản online, gửi tiết kiệm, theo dõi
thông tin các tài khoản tài chính tại hệ thống ngân hàng, …Đến giữa năm 2022, VIB phát
hành ứng dụng ngân hàng di động MyVIB 2.0 với sự cải thiện và nâng cấp so với phiên bản
cũ. “Việc ra mắt MyVIB 2.0 với những công nghệ mới lần đầu tiên được tích hợp trên ứng
dụng ngân hàng di động tại Việt Nam là bước đột phá của chúng tôi trong đón đầu xu
hướng công nghệ tiên tiến trên thế giới và ứng dụng vào sản phẩm – dịch vụ ngân hàng.
Điều này góp phần khẳng định vị thế ngân hàng hàng đầu về ứng dụng công nghệ của VIB
và quan trọng hơn là mang lại cho người dùng những trải nghiệm tài chính khác biệt, an
toàn và ổn định vượt bậc”, bà Phạm Thu Hà – Giám đốc Trung tâm chiến lược Ngân hàng
số VIB cho biết. Theo đó, với phiên bản 2.0, ứng dụng này là ngân hàng số đầu tiên được
tích hợp công nghệ Thực tế tăng cường (AR) và Cloud-native. Với phiên bản MyVIB, Ngân
hàng Quốc tế cũng nâng cấp các tinh năng hỗ trợ để người dùng giao dịch thuận tiện. Ngoài
ra với phiên bản này, MyVIB 2.0 còn có giải pháp AI Voice banking với khả năng xử lý
ngôn ngữ tự nhiên giúp người sử dụng dễ dàng thực hiện lệnh giao dịch mà không cần chạm
tay. Nhờ quá trình liên tục nghiên cứu đổi mới, ngân hàng di động của VIB có sự tăng
trưởng về số lượng người dùng và lượng giao dịch trong những năm qua. VIB là ngân hàng
có tỉ trọng giao dịch qua ứng dụng Ngân hàng cao top đầu vối tỉ lệ 91%. Số lượng khách
hàng đăng ký dịch vụ tăng 130% so trong năm 2021 và số lượng giao dịch gấp đôi qua các
năm (Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, 2022). MyVIB cũng là ứng dụng ngân hàng số
được tạp chí The Asset vinh danh “Ứng dụng Ngân hàng di động tốt nhất Việt Nam”.

39
Ngoài ứng dụng di động, trang web trực tuyến của VIB cũng được ngân hàng đầu tư
nghiên cứu, cải thiện để phù hợp với nhu cầu người sử dụng. Tùy theo từng thời kỳ mà
website được thay đổi giao diện để trở nên gần gũi hơn với người sử dụng.

Việc bảo mật thông tin khách hàng cũng được VIB quan tâm và đầu tư thôgn các việc
áp dụng các công nghệ bảo mật hiện đại như: nhận diên gương mặt, bảo mật vân tay sinh
trắc học, ...

Về khách hàng

Trong chiến lược chuyển đổi số, khách hàng là một yếu tốt hết sức quan trọng. Vì khi
chuyển đổi số thì hầu hết các dịch vụ của khách hàng sẽ được thực hiện trên nền tảng
online, vậy nên để chuyển đổi số thành công khách hàng là một trong những yếu tố phải
được “số hóa” đầu tiên. Tệp khách hàng chính của ngân hàng hiện tại ở độ tuổi 25-45 tuổi.
Hiện tại ngân hàng VIb có hơn 3 triệu khách hàng. VIB đề ra mục tiêu tăng trưởng là tăng
gấp 3 lần trong 5 năm với phần lớn danh mục khách hàng thuộc nhóm GenZ và Milenial.
Điều này là hợp lý vì đây là nhóm khách hàng có sự nhanh nhạy với những xu hướng mới,
trong đó là có chuyển đổi số. Đây là nhóm khách hàng đã sớm làm quen với việc hoạt động
trên nền tảng online và khả năng thích ứng môi trường rất nhanh.

Ngoài ra trong giao dịch với khách hàng, nhân viên VIB cũng được đào tạo việc hướng
dẫn khách hàng sủ dụng các tiện ích online của ngân hàng bao gồm phần mềm, website, thủ
tục đăng ký online, … định hướng khách hàng chuyển sang giao dịch phi tiền mặt hơn là
các thủ tục giao dịch truyền thống.
2.2. Điểm yếu

Đang trong quá trình nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu phòng ban

Thành lập từ năm 1988, cùng với thành công nổi trội nhiều năm qua, VIB là ngân hàng
có kinh nghiệm hoạt động trong màng bán lẻ, và đây cũng là mảng bán lẻ. Tuy nhiên, cho
đến thời điểm hiện tại VIB chưa có cơ cấu hoạt động thực sự ổn định. Trong những năm
gần đây, VIB đã thành lập nhiều chi nhánh trên toàn quốc. Song song với đó, lãnh đạo VIB
cũng tiến hành các hoạt động thử nghiệm hiệu quả kinh doanh thông qua sát nhập các đội,
phòng, ban trong khối kinh doanh hoặc ngược lại. Công việc của đội ngũ nhân viên ít nhiều
bị ảnh hưởng, đồng thời cũng làm chậm lại công tác đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho
công cuộc chuyển đổi số của ngân hàng.

Cơ cấu tổ chức phức tạp và cồng kềnh gây cản trở cho quá trình chuyển đổi số trong vận
hành ngân hàng.

40
Không chì riên VIB, mà đối với các ngân hàng thương mại có thâm niên hoạt động đã
quen với cách thức hoạt động vận hành như truyền thống. Vận hành truyền thống đã hoạt
động trong một thời gian dài, vì vậy quá trình chuyển đổi số chỉ có thể diễn ra từng bước
một để vừa đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng.
2.3. Cơ hội

Sư bùng phát của đại dịch covid 19 – rút ngắn qua trình thay đổi thói quen khách hàng

Theo số liệu từ Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong 5 tháng đầu năm
2021, số lượng giao dịch qua thiết bị di động đạt 472 triệu giao dịch, với giá trị 4,9 triệu tỷ
đọng, tăng tương ứng 178% và 177% so với năm 2020. Tại VIB số lượng giao dịch cũng
tăng 120%, số lượng khách hàng sử dụng đạt đến 80%, số tiền huy động qua ứng dụng tăng
100%. Đại dịch Covid- 19 diễn ra, trong điều kiện cách ly hạn chế tiếp xúc, thúc đẩy các
hoạt động mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến hơn. Trong điều kiện này, nhu cầu chi trả
giao dịch trực tiếp không được đáp ứng, khách hàng bắt buộc phải thực hiện các giao dịch
hằng ngày trực tuyến. Việc sử dụng lâu dài, khách hàng dần hình thành thói quen sử các
hình thưc thanh toán không tiếp xúc. Và từ đây hình thanh nhu cầu nhiều hơn nữa của khách
hàng đối với các dịch vụ ngân hàng số. Trở thành động lực thúc đẩy các ngân hàng tiến
hành chuyển đổi số.

Chưa có quy định pháp lý cho sự phát triển của các công ty Fintech

Trong quá trình chuyển đối số của ngân hàng Fintech có thể xem là một đối thủ cạnh
tranh tiềm ẩn. Các dịch vụ của công ty Fintech những năm gần đây có sự phát triển mạnh
mẽ. Tuy nhiên, hiện tại Viêt Nam vẫn chưa có điều kiện pháp lý chắt chẽ dành cho công ty
Fintech, điều này làm hạn chế phạm vi, lĩnh vực hoạt động của công ty Fintech. Đồng thời
cũng khó tạo nên độ uy tín của công ty Fintech trong lòng người dùng so với các ngân hàng.
Tại thị trường Việt Nam, mối giữa Fintech và các ngân hàng truyền thống như VIB, VIB
nhận định đây là mối quan hệ cạnh tranh cũng phát triển. Đồng thời sự phát triển của
Fintech đang tạo lực cho các ngân hàng truyền thống, thúc đẩy các ngân hàng đẩy nhanh
quá trình chuyển đổi số.

Sự quan tâm và hỗ trợ của Ngân hàng

Những năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực hỗ trợ đẩy mạnh chuyển đổi số trong
hoạt động ngân hàng bằng nhiều giải pháp rất thiết thực như nghiên cứu xây dựng hành lang
pháp lý tạo thuận lợi cho việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số. Một ví dụ cụ
thể là Định danh khách hàng bằng phương pháp định danh điện từ eKYC. Thực tế, eKYC
đã được triển khai tại nhiều nước, góp phần tạo nên những thành công đột phá cho các ngân
hàng trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Nhận thấy được tiềm năng eKYC trong

41
việc hỗ trợ dịch vụ tài chính, Chính Phủ đã ban hành thông tư số 16/2020/TT-NHNN với
các quy định về mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử (eKYC).
Việc VIB áp dụng eKYC và dịch vụ mở tài khoản giúp các ngân hàng có thể mở rộng tập
khách hàng, và ngược lại, khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng.
2.4. Thách thức

Thứ nhất: Chuyển đổi số là chuyển từ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số.
Trong đó, tư duy giữa ngân hàng số và ngân hàng truyền thống rất khác biệt. Ngân hàng số
lấy trải nghiệm khách hàng làm trung tâm, sự giản tiện là cốt lõi còn ngân hàng truyền
thống lấy sản phẩm làm trung tâm. Việc thay đổi văn hoá và tư duy là thách thức lớn nhất
của VIB.

Thứ hai: Trình độ chuyên môn của nhân viên, khi mà thời đại số hoá cần những kỹ
năng mới như tư duy thiết kế (Design thinking), phương pháp làm việc nhanh, tinh gọn
(Agile), kiến thức về các công nghệ mới như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân
tạo, học máy.

Thách thức cuối cùng đến từ yếu tố công nghệ. Thách thức ở đây là vừa duy trì các hệ
thống cũ, vừa phát triển các hệ thống mới trong một bản quy hoạch kiến trúc công nghệ
tổng thể, tích hợp hài hòa giữa các hệ thống cũ mới, giữa các hệ thống nội bộ của ngân hàng
và các đối tác bên ngoài như Fintech, thương mại điện tử.

PHẦN 4: THIẾT LẬP TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC CHUYỂN ĐỔI SỐ

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của thời đại, công nghệ số phát triển đã tác động
mạnh mẽ đến các ngân hàng, làm chuyển dịch mô hình kinh doanh truyền thống sang mô
hình ngân hàng số. Để đánh giá được mức độ chuyển đổi số một cách công bằng nhất, Bộ
Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định 922 phê duyệt đề án “Xác định Bộ chỉ số đánh
giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia” vào ngày 20/05/2022. Căn cứ vào quyết định
trên thì nhóm em đã thiết lập một số tiêu chí sau để đánh giá chiến lược chuyển đổi số của
VIB:
1. Chuyển đổi nhận thức số

VIB từ lâu đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc chuyển đổi số và là một trong những ngân
hàng tiên phong chuyển đổi số, nhờ vậy VIB đã vươn lên top dẫn đầu trong thời gian qua.

VIB là 1 trong ngân hàng số hàng đầu tại Việt Nam, đem lại những trải nghiệm ưu việt
cho khách hàng nhờ áp dụng thành công công nghệ eKYC (định danh khách hàng điện tử)
cho phép khách hàng đăng ký tài khoản thành công và thực hiện các giao dịch được ngay
chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet, ngoài ra VIB cũng là ngân hàng
42
tiên phong ứng dụng công nghệ Big Data, AI, điện toán đám mây, nhờ vậy đã cải thiện
được tốc độ thanh toán trực tuyến ngắn kỷ lục trên thị trường.

Việc mở tài khoản hay thực hiện giao dịch của khách hàng không hề bị giới hạn về mặt
thời gian, mà khách hàng cũng không cần trực tiếp đến quầy giao dịch, không tiếp xúc với
giao dịch viên và không cần hoàn thành và nộp hồ sơ giấy, điều này giúp cho tỷ lệ giao dịch
qua kênh ngân hàng số của VIB tăng trưởng vượt bậc với mức tăng trưởng hơn 100% so với
năm 2021 và đạt tỷ lệ 93% giao dịch trên kênh ngân hàng số.

Việc đi đầu trong chuyển đổi là một lợi thế để VIB có chiến lược phát triển lâu dài, bền
vững. Trong khi các ngân hàng khác vẫn đang nghiên cứu và dần chuyển đổi thì VIB đã có
những bước tiến lớn hơn, không ngừng phát triển về dịch vụ để đáp ứng về nhu cầu ngày
càng nhiều hơn của khách hàng.
2. Kiến tạo thể chế số

Để có được sự thành công trong chuyển đổi số của ngày hôm nay, VIB đã đầu tư rất
nhiều vào nguồn nhân lực, bởi nguồn nhân lực tốt, đủ trình độ sẽ là nòng cốt và tạo được
bước đà phát triển cho ngân hàng. Tại VIB, ngoài đào tạo chuyên môn và kỹ năng nghiệp
vụ do các chuyên gia nội bộ thực hiện thì VIB còn liên kết với các đối tác hàng đầu về công
nghệ để nâng cao năng lực và trình độ cho nguồn nhân lực về công nghệ. Trước đây, để đáp
ứng nhân lực cho việc thực hiện công nghệ về điện toán đám mây, VIB đã hợp tác với
Amazon Web Services (AWS), công ty con của Amazon, nhà cung cấp hàng đầu thế giới về
giải pháp điện toán đám mây (Cloud) để triển khai các chương trình chia sẻ thông tin, đào
tạo tăng cường kiến thức chuyên môn về điện toán đám mây cũng như các giải pháp quản lý
và khai thác dữ liệu.

Trong công tác vận hành nội bộ, VIB sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, máy học, tự động
hóa xuyên suốt để giảm thiểu thời gian và chi phí vận hành. Ngân hàng đã số hóa toàn bộ
các quy trình vận hành, xây dựng trợ lý ảo tích hợp trong Smartphone, tổng đài viên ảo để
phục vụ khách hàng,... Đối với các nhân sự được thay thế, ngân hàng chuyển sang đào tạo
lại để thế vào các công việc mà công nghệ và AI không thể làm được.

Việc áp dụng công nghệ đã giúp VIB phục vụ được một số lượng rất lớn khách hàng,
tăng mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ và mở rộng được phân khúc thị trường
tăng doanh thu. Cho đến tháng 9 năm 2022, VIB đã kiểm soát tốt được chi phí hoạt động,
chỉ khoảng 4.600 tỷ đồng, với mức tăng là 12%, thấp hơn nhiều so với mức tăng doanh thu
là 39% so với cùng kỳ, có thể thấy các hoạt động của VIB đã được tối ưu hóa hơn.

43
Với kết quả đạt được từ việc đầu tư cho ngân hàng số, đào tạo nguồn nhân lực cũng như
kiểm soát và tối ưu hóa chi phí hoạt động, VIB đã tăng 46% lợi nhuận trước thuế so với
năm 2021.
3. Đầu tư vào phát triển hạ tầng số

Các giao dịch của VIB trên các ứng dụng MyVIB2.0 cực kì nhanh chỉ tính trên đơn vị
giây (s), rút ngắn được thời gian giao dịch lên đến 40% so với giao dịch truyền thống. VIB
còn ưu đãi miễn phí hầu hết các giao dịch, mở rộng và phát triển thêm các dịch vụ như rút
tiền bằng vân tay, QR Code, thẻ, giấy tờ cá nhân… với hạn mức gấp nhiều lần các ngân
hàng thông thường. Ngoài ra, tốc độ phê duyệt và phát hành thẻ tín dụng cũng đạt mức kỷ
lục khi chỉ mất khoảng 15 đến 30 phút, chỉ bằng 1/500 tốc độ trung bình trên thị trường.

Với công nghệ eKYC ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện, cũng như sự phát triển
sử dụng công nghệ BigData, AI, điện toán đám mây, MyVIB2.0 của VIB đã nhận giải
thưởng từ The Asset lần thứ 5 và là năm thứ 8 liên tiếp ứng dụng này được các hãng truyền
thông quốc tế lớn như The Banker, The Asset, Global Finance Review vinh danh bằng các
giải thưởng uy tín.

Việc không ngừng phát triển công nghệ số và luôn luôn đổi mới nhằm đảm bảo tối ưu
hóa trải nghiệm của khách hàng đã giúp VIB trở thành một trong những ngân hàng đáp ứng
được những nhu cầu của khách hàng với rất nhiều công nghệ số được áp dụng một cách
thông minh, hiệu quả và nhanh chóng. Trong năm 2022 và các năm tiếp theo, VIB sẽ tiếp
tục đầu tư mạnh mẽ vào các hệ thống công nghệ nền tảng, đưa các sản phẩm số của ngân
hàng trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng cho các nhu cầu tài chính.
4. Hoạt động chuyển đổi số

Các ngân hàng khác cũng đang chuyển đổi số bằng những sản phẩm nổi trội như VCB
Digibank của Vietcombank hay Biz MBBank của MBBank, ...Dù là người tiên phong đi
trước nhưng VIB ngày càng có nhiều các đối thủ cạnh tranh trong cuộc chiến mà công nghệ
đóng vai trò chủ chốt. Vì vậy, đòi hỏi ngân hàng phải luôn đổi mới công nghệ, không ngừng
cải tiến để tạo ra thêm nhiều sản phẩm số mới, hiệu quả hơn.

Để phát triển số hoá, VIB tập trung vào 2 khía cạnh. Thứ nhất là tinh giản trên cơ sở
đảm bảo đầy đủ chuẩn mực để tự động hóa quy trình kinh doanh, vận hành. Thứ hai là ứng
dụng công nghệ để vận hành tự động sản phẩm, dịch vụ trên các hệ thống từ nội bộ đến
phục vụ khách hàng, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. VIB luôn đề cao trải nghiệm của
khách hàng nên không ngừng phát triển những sản phẩm, dịch vụ độc đáo, điển hình là trải
nghiệm thực tế tăng cường (AR) trên ứng dụng ngân hàng số MyVIB 2.0. Cùng là thực hiện
giao dịch ngân hàng, nhưng trải nghiệm qua AR với các vật thể ảo do smartphone tạo ra,

44
phủ lên quang cảnh thực sẽ biến các giao dịch tài chính trở nên thú vị và độc đáo hơn. Đặc
biệt, chỉ người dùng MyVIB 2.0 mới có những trải nghiệm đó.
5. Thông tin và dữ liệu số

Thông tin và nguồn dữ liệu từ khách hàng là vô cùng quan trọng đối với mỗi ngân hàng.
Chính vì vậy việc lưu trữ và quản trị dữ liệu rất cần thiết.

Một nguồn dữ liệu cần phải đạt được 4 tiêu chuẩn. Dữ liệu phải đảm bảo được tính có
sẵn: được lưu trữ, duy trì truy cập thuận tiện nhất. Tính khả dụng: dữ liệu cần được định
dạng phù hợp với mục tiêu sử dụng. Bên cạnh đó, dữ liệu cần có tính toàn vẹn: quản lý thích
hợp và tính bảo mật nghiêm ngặt.

Để đáp ứng được các tiêu chuẩn này VIB tập trung vào hai nhiệm vụ. Một là chuẩn hóa
và quản lý dữ liệu theo những xu hướng mới nhất như MDM (Master Data Management) và
CDP (Customer Data Platform - Nền tảng dữ liệu khách hàng). Hai là phân tích và khai thác
dữ liệu bằng các công nghệ hiện đại như Big Data Analytic hay Machine Learning nhằm
hiểu rõ hơn về khách hàng và cải thiện hiệu suất kinh doanh và vận hành.
6. An toàn thông tin mạng

An toàn, an tâm khi giao dịch và vấn đề bảo mật là một trong những yếu tố được quan
tâm để khách hàng lựa chọn ngân hàng sử dụng.

VIB luôn đảm bảo thực hiện đúng những tiêu chuẩn quản trị quốc tế để đảm bảo môi
trường dịch vụ luôn an toàn, giúp khách hàng an tâm khi giao dịch.

Khả năng bảo mật của ngân hàng số MyVIB2.0 là tuyệt đối và được ngân hàng giám sát
chặt chẽ, nhờ nhiều lớp bảo mật như mã OTP, mật khẩu, Face ID, vân tay, ... Và hệ thống
bảo mật của VIB luôn được cập nhật, thông tin mã hóa để đảm bảo hệ thống ngân hàng số
được vận hành an toàn, tốc độ, mức độ bảo mật thông tin khách hàng ngày càng được nâng
cao.

Không ngừng đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới cần đáp ứng tính thực tiễn,
nhu cầu khách hàng và phải khả thi trong áp dụng, triển khai. Tiếp tục xác định chuyển đổi
số là mục tiêu phát triển lâu dài của ngân hàng, tiếp tục duy trì vị thế là ngân hàng số hàng
đầu Việt Nam.

TÓM LẠI

Với những tiêu chí đánh giá trên VIB đã hoàn thành thành công với những con số ấn
tượng dù cho nền kinh tế đã bị ảnh hưởng bởi Covid 19. Nếu chỉ cần thiếu một trong các

45
tiêu chí đó thì khó có thể tạo nên danh tiếng của một ông lớn VIB như hiện tại. Từ đó, có
thể đánh giá việc chuyển đổi số của VIB là rất thành công.

Có thể thấy VIB ngày càng cải tiến, áp dụng chuyển đổi số vào các sản phẩm, công tác
vận hành nội bộ của mình để mang lại những trải nghiệm hài lòng nhất dành cho khách
hàng, tăng năng suất làm việc và tiết kiệm được rất nhiều thời gian. VIB đã gây được dấu ấn
đối với khách hàng cũng như các đối thủ cạnh tranh.

Năm 2021 VIB vừa được Tạp chí hàng đầu thế giới về lĩnh vực Tài chính Ngân hàng
The Banker vinh danh với giải thưởng “Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Ngân hàng số”
(hạng mục Ứng dụng trên điện thoại di động).

LỜI KẾT

Qua những phân tích và đánh giá trên có thể thấy được tầm quan trọng của công nghệ
4.0 và việc chuyển đổi số là một bước đi cần thiết trong các ngành nói chung và ngành ngân
hàng nói riêng. Sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 và tốc độ phát triển nhanh chóng của
công nghệ đã khiến chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc chuyển đổi số nhanh
chóng. Không thể phủ nhận được những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại kết nối nhanh
chóng và hiệu quả trên toàn thế giới. Chuyển đổi số không còn là lựa chọn, nó là một yếu tố
bắt buộc để các doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh trong môi trường thống trị bởi công
nghệ.

Cuộc chạy đua ngân hàng số đã và đang diễn ra rất sôi nổi. Đây là bước đệm để giúp
các ngân hàng nâng cao giá trị cạnh tranh của mình lên. Việc “số hóa” giúp ngân hàng giải
quyết các công việc, xử lý lượng số liệu khủng một cách nhanh chóng, hiệu quả vừa tiết
kiệm được thời gian, chi phí vận hành, tối giản được các quy trình, tối ưu được các nguồn
lực và có chiến lược hoạt động kinh doanh tốt hơn bởi khả năng kết nối và lưu trữ vô hạn
của quá trình số hóa mà không cần nguồn lực có sẵn. Đặc biệt, trong môi trường phát triển
có cơ hội như ở Việt Nam thì việc chuyển đổi này càng có nhiều lợi thế hơn.

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) đã chứng minh được điều này bằng việc
nắm bắt được xu hướng chuyển đổi số nhanh chóng và áp dụng công nghệ tiên tiến vào các
công việc của ngân hàng đã đưa VIB trở thành ngân hàng số đầu tiên và hàng đầu Việt
Nam. Bằng những công nghệ mới và đi đầu thị trường nên VIB đã chiếm lĩnh được khá
nhiều thị phần giao dịch cũng như lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng. Trong
nhiều năm áp dụng chuyển đổi số thành công thì VIB đã và đang tiếp tục khẳng định mình
với số lượng đông đảo khách hàng cũng như các đối thủ cạnh tranh với lượng doanh thu và
những con số giao dịch ấn tượng. Nhưng chuyển đổi số là một quá trình dài với nhiều thách
thức gian nan, đòi hỏi ngân hàng phải luôn học hỏi công nghệ mới để theo kịp và áp dụng

46
hiệu quả vào mô hình hoạt động của mình. Vì vậy, đòi hỏi VIB phải luôn cải tiến, nâng cấp
công nghệ để hoàn thiện sản phẩm tốt hơn tạo ra những trải nghiệm tối ưu cho khách hàng
và phát triển bền vững trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. VIB: Báo cáo nhanh: KQKD Q4/2021 hồi phục và vượt dự báo
https://cophieu86.com/vibbao-cao-nhanh-kqkd-q4-2021-hoi-phuc-va-vuot-du-bao/
2. Cuối năm 2021, khả năng tăng trưởng NIM các ngân hàng sẽ chậm lại. (2021). Truy
xuất từ https://doanhnhantrevietnam.vn
3. Báo cáo tài chính qua các năm của các ngân hàng.
4. Báo cáo thường niên của 10 ngân hàng VIB, Vietcombank, Techcombank, ACB,
BIDV, VPB, TPB, OCB, Agribank năm 2019 – 2021.
5. Website chính thức của 10 ngân hàng.
6. (2019). Thông tư 22/2019/TT-NHNN Quy định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn
trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Truy xuất từ
thuvienphapluat.vn
7. (2022). Hậu Lộc. Ngân hàng VIB chính thức tăng vốn điều lệ lên hơn 21.000 tỷ
đồng. Truy xuất từ tuoitrethudo.com.vn
8. (2022). Trần Thúy. Nợ xấu 27 ngân hàng tăng hơn 28%, đã có 10 thành viên dự
phòng vượt đối ứng. Trích xuất từ cafef.vn

47
48

You might also like