Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 127

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM


KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÁO CÁO
THỰC HÀNH THIẾT KẾ VÀ KIỂM TRA
BAO BÌ THỰC PHẨM
GVHD: ĐỖ MAI NGUYÊN PHƯƠNG

Thành viên nhóm 1


Hà Thị Ngọc Hồng 2205210018
Đồng Văn Phúc 2205210065
Võ Thị Yến Trinh 2205210038
Nguyễn Huỳnh Thiên Phú 2205210064

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2022


Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................. 2
A. BÁO CÁO CÁ NHÂN ................................................................................... 5
HỌ VÀ TÊN: HÀ THỊ NGỌC HỒNG .............................................................5
BÀI 1: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ THỦY TINH ....................... 5
BÀI 3: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ NHIỀU LỚP ........................9
BÀI 4. THIẾT KẾ BAO BÌ THỰC PHẨM ................................................21
BÀI 6.KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ KIM LOẠI ......................... 24
HỌ VÀ TÊN: ĐỒNG VĂN PHÚC ................................................................. 32
BÀI 1: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ THỦY TINH .....................32
BÀI 3: KIỂM TRA BAO BÌ GHÉP NHIỀU LỚP ......................................36
BÀI 4: NHÃN HÀNG HÓA SẢN PHẨM ................................................. 47
BÀI 6: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ KIM LOẠI ........................ 49
HỌ VÀ TÊN: VÕ THỊ YẾN TRINH ............................................................. 56
BÀI 1: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ THỦY TINH .....................56
BÀI 3: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ NHIỀU LỚP ......................60
BÀI 4. THIẾT KẾ BAO BÌ THỰC PHẨM ................................................72
BÀI 6.KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ KIM LOẠI ......................... 75
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN HUỲNH THIÊN PHÚ .......................................... 83
BÀI 1: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ THỦY TINH .....................83
BÀI 3: KIỂM TRA BAO BÌ GHÉP NHIỀU LỚP ......................................87
BÀI 4. THIẾT KẾ BAO BÌ THỰC PHẨM+ THIẾT KẾ NHÃN THỰC
PHẨM .......................................................................................................... 99
BÀI 6: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ KIM LOẠI ...................... 101
B. BÁO CÁO NHÓM ..................................................................................... 106
BÀI 2: THAM QUAN SIÊU THỊ ............................................................. 106
BÀI 4. THIẾT KẾ NHÃN THỰC PHẨM ................................................114
BÀI 5. THAM QUAN CÔNG TY GREEN FOOD ................................. 115

1
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 . Hình ảnh chai RedBull .................................................................... 6


Hình 2 . Các loại khuyết tật chai Red Bull ....................................................7
Hình 3 Chai thủy tinh bị sốc nhiệt và bị bể ..................................................8
Hình 4 .Cấu tạo của bao bì nhiều lớp ............................................................ 9
Hình 5 . Nước nấu lên 60℃ ........................................................................14
Hình 6 . Kiểm tra màu của bao bì ...............................................................14
Hình 7 . Vị trí gắn ống hút ...........................................................................16
Hình 8 .Kiểm tra độ kín của bao bì ............................................................. 17
Hình 9 . Dùng kim tiêm vào giữa mối hàn ..................................................19
Hình 10 . Đường Strip ................................................................................ 19
Hình 11 . Các lớp của bao bì ....................................................................... 20
Hình 12 . Hình ảnh bao bì minh họa ........................................................... 21
Hình 13 .Thiết kế bao bì .............................................................................. 22
Hình 14 . Thiết kế bao bì ............................................................................. 23
Hình 15 . Cấu tạo mí ghép ...........................................................................25
Hình 16 .Hình ảnh lon STING .................................................................... 28
Hình 17 . Nước đạt nhiệt độ 60℃ ............................................................... 28
Hình 18 . Kiểm tra độ kín con STING ........................................................ 29
Hình 19 . Kiểm tra mí ghép ........................................................................ 30
Hình 20 . Hình ảnh chai Red Bull ............................................................... 33
Hình 21 . Các khuyết tật bao bì ................................................................... 34
Hình 22 . Kiểm tra độ sốt nhiệt chai thủy tinh ............................................ 35
Hình 23 .Cấu tạo của bao bì nhiều lớp ........................................................ 36
Hình 24 . Kích thước hộp sữa ......................................................................39
Hình 25 . Vị trí gắn ống hút .........................................................................40
Hình 26 . Kiểm tra chất lượng mực in .........................................................40
Hình 27 . Kiểm tra ghép mí ......................................................................... 41

2
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 28 . Đường Strip ................................................................................. 42


Hình 29 . Bao bì sữa .................................................................................... 42
Hình 30 . Thông tin sản phẩm ..................................................................... 43
Hình 31 . Nhiệt độ nước .............................................................................. 44
Hình 32 . Đo độ kín hộp sữa ........................................................................45
Hình 33 . Thiết kế bao bì ............................................................................. 47
Hình 34 . Thiết kế bao bì ............................................................................. 48
Hình 35 .Cấu tạo mí ghép ............................................................................50
Hình 36 . Hình ảnh lon Sting .......................................................................52
Hình 37 . Kiểm tra độ kín của lon ............................................................... 53
Hình 38 . Hình ảnh chai Red Bull ............................................................... 57
Hình 39 . Các lỗi khuyết tật chai ................................................................. 58
Hình 40 . Kiểm tra độ sốc nhiệt ...................................................................59
Hình 41 .Cấu tạo của bao bì nhiều lớp ........................................................ 60
Hình 42 .Hình ảnh bao bì hộp sữa ...............................................................64
Hình 43 . Hình ảnh của bịch sữa ................................................................. 65
Hình 44 . Kiểm tra vị trí găn sống hút .........................................................67
Hình 45 .Kiểm tra độ kín của bao bì ........................................................... 68
Hình 46 . Kiểm tra đường hàng ngang ....................................................... 69
Hình 47 . Đường Strip ................................................................................. 70
Hình 48 . Thiết kế bao bì ............................................................................. 74
Hình 49 .Cấu tạo mí ghép ............................................................................76
Hình 50 .Hình ảnh lon Sting ........................................................................79
Hình 51 . Kiểm tra độ kín ........................................................................... 80
Hình 52 . Kiểm tra mí ghép ......................................................................... 81
Hình 53 .Hình ảnh chai Red Bull ................................................................ 84
Hình 54 . Các lỗi khuyết tật .........................................................................86
Hình 55 . Chai thủy tinh sốc nhiệt ...............................................................86
Hình 56 . Các lớp bao bì ..............................................................................87

3
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 57 . Bao bì hộp sữa ............................................................................. 89


Hình 58 . Thể tích hộp sữa .......................................................................... 90
Hình 59 . Vị trí găn sống hút ....................................................................... 90
Hình 60 . Kích thước hộp sữa ......................................................................91
Hình 61 . Đo ampe kế .................................................................................. 92
Hình 62 . Đường Strip ................................................................................. 93
Hình 63 . Bao bì sữa bịch ............................................................................ 94
Hình 64 . Thông tin của sữa ........................................................................ 94
Hình 65 . Kích thước của sữa ...................................................................... 95
Hình 66 . Đo ampe kế .................................................................................. 96
Hình 67 . Đường hàn Strip .......................................................................... 98
Hình 68 . Các lớp bao bì ..............................................................................98
Hình 69 . Thiết kế bao bì ........................................................................... 100
Hình 70 . Kiểm tra độ kín của lon ............................................................. 102
Hình 71 . Kiểm tra mí ghép ....................................................................... 104
Hình 72 . Các sản phẩm của sữa TH True Milk ........................................106
Hình 73 .Thông tin nhãn hàng hóa ............................................................ 107
Hình 74 . Tên và địa chỉ sản xuất sữa ....................................................... 107
Hình 75 .Thành phần của sữa .................................................................... 108
Hình 76 .Hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo quản sữa .......................108
Hình 77 . Ngày sản xuất, hạn sử dụng .......................................................109
Hình 78 .Ký mã hiệu lô hàng .....................................................................109
Hình 79 .Bao bì Tetra Pak sữa TH TRUE MILK .................................... 110
Hình 80 .Bao bì Combibloc sữa TH TRUE MILK .................................110
Hình 81 . Bao bì sữa TH TRUE MILK kiểu nắp vặn .............................. 111
Hình 82 .Nhãn Sữa hạt mắc ca TH true NUT ........................................... 111
Hình 83 .Nhãn Sữa hạt và nghệ TH true MILK ........................................112
Hình 84 .Nhãn Sữa hạt và gấc TH true MILK .........................................112
Hình 85 .Nhãn Sữa hạt và gạo lức đỏ TH true MILK .............................. 112

4
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

A. BÁO CÁO CÁ NHÂN

HỌ VÀ TÊN: HÀ THỊ NGỌC HỒNG

MSSV: 2205210018

BÀI 1: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ THỦY TINH

1.1 Giới thiệu về bao bì thủy tinh:

Bao bì được làm từ thủy tinh được gọi là bao bì thủy tinh. Nguyên liệu sản xuất
thủy tinh được biết đến rộng rãi là cát silica ( cát thạch anh), loại cát này phải
sạch và không được lẫn tạp chất.

Ưu điểm và nhược điểm:

*Ưu điểm:

Có nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú

Có khả năng chịu được áp suất gây ra ở bên trong

Bảo quản tốt thực phẩm bên trong thủy tinh

Tái sử dụng dễ dàng mà không gây ô nhiễm cho môi trường

Có thể tái sử dụng nhiều lần nhưng phải có chế độ rửa theo tiêu chuẩn an toàn
vệ sinh thực phẩm

Trong suốt giúp bạn có thể nhìn thấy sản phẩm bên trong dễ dàng

Ít bị ăn mòn hóa học bởi môi trường kiềm hay axit.

*Nhược điểm:

Loại thủy tinh này dẫn nhiệt rất kém

Có thể bị vỡ nếu bị va chạm cơ học, hay bởi sự thay đổi nhiệt độ

Khối lượng nặng, có khi còn nặng hơn sản phẩm bên trong vì thế gây khó khăn
trong việc vận chuyển

Không thể in nhãn và bao bì mà chỉ có thể vẽ hay sơn logo thương hiệu lên trên.

5
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Nắp của bao bì thủy tinh:

Loại A: là loại có ren vặn để đóng nắp vào, những nắp tương ứng cũng sẽ có
cấu tạo ren,..

Loại B: có cấu tạo của thành miệng chai khá dày, sử dụng nút bấc để đậy kín
lại (nút bấc còn được gọi là gỗ bần). Bên ngoài miệng chai là một sợi dây thép
giúp cho nút bấc chịu được lực nén cao của CO2 bên trong chai.

Loại C: cấu tạo thành miệng chai dày và được thiết kế gờ. Loại này dùng nắp
mũ, có lót đệm bằng gỗ bấc hay cao su để bịt kín miệng chai, giúp chai của bạn
kín hoàn toàn.

1.2. Tiến hành thí nghiệm.

1.2.1 Kiểm tra miệng chai và xác định loại miệng chai:

Hình 1. Hình ảnh chai RedBull

̵ Nắp đậy che phủ miệng chai

6
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

̵ Miệng chai loại A có ren vặn để đóng nắp vào, nắp tương ứng cũng có cấu
tạo ren

̵ Miệng trong có kích thước 18,72 mm

̵ Miệng ngoài có kích thước 24,91 mm

1.2.2.Xác định loại khuyết tật và kiểm tra chất lượng các loại khuyết tật

Hình 2. Các loại khuyết tật chai Red Bull

Kiểm tra chất lượng các loại khuyết tật

Dùng kính lúp soi điểm khuyết tật (dạng bọt khí, khuyết tật dạng thủy tinh,
khuyết tật dạng tinh thể)

Khuyết tật dạng bọt khí: 10

Khuyết tật dạng tinh thể: 9

→ So với TCVN bao bì thủy tinh các dạng khuyết tật nằm ở mức cho phép

1.2.3 Xác định thể tích thật của bao bì

Thể tích thực :150 ml= ��ℎự�

7
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Vfull được xác định bằng cách đong nước vào chai thủy tinh gần sát miệng tiếp
đó sử dụng pipet nhỏ đến khi gần tràng.

Vfull = 177ml

Thể tích biểu kiến = Vfull − Vthực = 177 − 150 = 27ml

1.2.4 Xác định kích thước

Miệng chai: 24.90 mm

Cổ chai: 24.39 mm

Thân chai: 46.41 mm

Chiều cao chai: 137.18 mm

Chiều cao của nắp: 13,19 mm

Chiều dày miệng chai: 3.06mm

1.2.5.Kiểm tra độ sốc nhiệt bao bì thủy tinh

- Cho chai vào nồi nước rồi đun nước lên 100℃ đun 5 - 6 phút → △

90℃

- Sau đó gắp chai ra khỏi nồi cho vào thau nước đá -15℃ ngay lập tức

→ Chai có hiện tượng nứt và bể ngay lập tức.

Hình 3 Chai thủy tinh bị sốc nhiệt và bị bể

8
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

BÀI 3: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ NHIỀU LỚP

3.1. Tổng quan về bao bì nhiều lớp

3.1.1. Đặc điểm, tính chất vai trò của bao bì nhiều lớp

a. Đặc điểm

Bao bì ghép nhiều lớp là loại bao bì màng ghép rất nhẹ nhằm mục đích vô
trùng, đảm bảo chất lượng tươi, nguyên cho sản phẩm giàu dinh dưỡng và
vitamin từ nguồn nguyên liệu. Bao bì nhẹ, tiện ích cho sử dụng, chuyên chở,
phân phối và bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ thường với thời gian dài. Sản phẩm
bao bì chứa đựng thực phẩm đã chế biến, mỹ phẩm hoặc dược phẩm được yêu
cầu đảm bảo độ kín, chống bất kỳ sự xâm nhập nào từ môi trường ngoài vào
môi trường bên trong chứa đựng thực phẩm và cũng chống thấm bất kỳ thành
phần nào từ thực phẩm ra môi trường. Đồng thời còn có những yêu cầu khác
như có độ bền cơ kéo, độ bền chống va đập, trong suốt, sáng bóng và một số
tính chất khác như kháng dầu, dung môi, chống tĩnh điện, bền thời tiết, dễ in ấn
và có thể thanh trùng, tiệt trùng. Thực tế không có loại vật liệu nào có thể đồng
thời đáp ứng mọi tính chất cần thiết, vì thế cần thiết kết hợp nhiều loại vật liệu
bổ sung ưu điểm che lấp hoàn toàn khuyết điểm. Do đó, màng ghép nhiều lớp
được chế tạo và nhanh chóng chiếm ưu thế trong ngành bao bì thực phẩm.

Cấu tạo của bao bì nhiều lớp:

Hình 4.Cấu tạo của bao bì nhiều lớp

9
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

b. Phân loại bao bì ghép nhiều lớp theo vật liệu

+ Bao bì ghép nhiều lớp nhựa với nhau

+ Bao bì nhựa và các vật liệu khác: bao bì ghép nhựa và kim loại, bao bì nhựa
và giấy

+ Bao bì giấy và nhôm

3.1.2. Nguyên vật liệu

Nguyên liệu chuẩn bị

STT Nguyên liệu Quy cách Số lượng Ghi chú

1 Sữa tươi Vinamilk 220 ml 1

2 Sữa bịch Vinamilk 180 ml 1

Dụng Cụ

STT Dụng cụ Quy cách Số lượng Ghi chú

1 Cốc thủy tinh 500 ml 1

2 Kéo cắt 1

3 Kim tiêm y tế 3

4 Thước kẹp 1

5 Thước thẳng 50 cm 1

6 Bếp ga 1

10
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Bao bì

Kiểm tra thông tin nhãn hàng hóa

Kiểm tra chất lượng mực in

Kiểm tra thể tích hộp

Kiểm tra vị trí gắn ống hút

Kiểm tra độ kín bao bì

Kiểm tra đường hàn ngang và strip

Kết luận

11
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

3.2. Tiến hành thí nghiệm

a. Kiểm tra thông tin nhãn hàng hóa

Sữa tươi Vinamilk


Tên Sữa tươi Vinamilk tiệt trùng Socola
Thể tích 180ml
Các thông tin +Giá trị dinh dưỡng
trên bao bì
+Thành phần
+Hướng dẫn sử dụng
+Lượng dùng đề nghị
+Địa chỉ công ty
+Hướng dẫn bảo quản
+Hạn sử dung/ ngày sản xuất
+Tên công ty/ tên sản phẩm
+Số điện thoại
+Email, Website
+Mã vạch
+Mã QR CODE
+Logo công ty
+Số điện thoại chăm sóc khách hàng
+Thể tích thực
+Các câu slogan và các khuyến nghị

12
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Sữa bịch Vinamilk


Tên Sữa dinh dưỡng Vinamilk có
đường
Thể tích 220 ml
Các thông tin trên +Giá trị dinh dưỡng
bao bì
+Thành phần
+Hướng dẫn sử dụng
+Lượng dùng đề nghị
+Địa chỉ công ty
+Hướng dẫn bảo quản
+Hạn sử dung/ ngày sản xuất
+Tên công ty/ tên sản phẩm
+Số điện thoại
+Email, Website
+Mã vạch
+Mã QR CODE
+Logo công ty
+Số điện thoại chăm sóc khách
hàng
+Thể tích thực
+Các câu slogan và các khuyến
nghị
b. Kiểm tra chất lượng mực in

 Bao bì dạng hộp

- Nấu nước 60℃

13
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 5. Nước nấu lên 60℃

- Dùng bông gòn thấm nước 60℃ rồi chà lên bao bì, Mực in không thấm lên
cục bông → Chất lượng mực in tốt

Hình 6. Kiểm tra màu của bao bì

 Bao bì dạng bịch


Không có sự loang màu của chữ và hình ảnh trên bao bì
→ Chất lượng mực in tốt
c. Kiểm tra thể tích bao bì và thể tích thực sản phẩm

 Kiểm tra thể tích hộp sữa

- Thể tích sản phẩm: 180 ml

-Thể tích hộp:

14
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

+ Chiều rộng 35 mm

+ Chiều cao 125 mm

+ Chiều dài 50 mm

V= chiều dài×chiều rộng×chiều cao= 50×35×125=218750 mm3

→Thể tích hộp sữa: 218,75 ml

Thể tích của bao bì lớn hơn thể tích của sản phẩm

 Kiểm tra thể tích bịch sữa

- Thể tích sản phẩm: 220ml

- Thể tích bịch sữa:

+Chiều rộng: 10,2 cm

+ Chiều cao: 2 cm

+ Chiều dài: 15,5 cm

��� = chiều dài × chiều rộng × chiều cao = 15,5 × 10,2 × 2 = 316,2 cm3

→Thể tích bịch sữa: 316,2 ml

Thể tích của bao bì lớn hơn thể tích của sản phẩm

d. Kiểm tra vị trí gắn ống hút

Dùng tay bứt ống hút với lực kéo mạnh, sau khi bứt ống hút ra khỏi hộp sữa,
trên hộp sữa để lại một vết rách mỏng tuy nhiên không ảnh hưởng đến bao bì
và sản phẩm bên trong.

15
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 7. Vị trí gắn ống hút

e. Kiểm tra độ kín bao bì

- Dùng kéo cắt đôi hộp sữa chừa lại mặt có đường strip. Đổ hết sữa ra.

- Dùng nước rửa và lau khô đường cắt và bên trong 2 nửa hộp bao bì. Rót nước
vào 2/3 mỗi bên hộp , tránh nhiểu giọt xuống đường cắt.

- Đặt 2 nửa hộp vào thau có chứa nước, dùng tay giữ cho chúng không bị ngã,
mức nước bên ngoài hộp khoảng 2 – 3 cm. Lau khô đường cắt trước khi đo
điện.

- Đặt 2 điện cực của ampe kế vào 2 nửa hộp

- Nếu có sự rò rỉ bên trong bao bì hay có sự tổn thương đến lớp PE bên trong,
dựa vào sự đo điện ta sẽ phát hiện ra.

16
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 8.Kiểm tra độ kín của bao bì

=> Kết quả: Ampe kế chỉ số 0 do đó kết luận bao bì hộp sữa kín, không bị hở

f. Kiểm tra đường hàn ngang và strip

Kiểm tra đường hàn ngang của hộp sữa

+ Gỡ bung 4 góc hộp sữa, cắt đổ bỏ


sữa trong hộp và cắt rời vùng giấy
không có đường hàn.

+ Cắt tối đa 15 mm mỗi bên mép,


vuông góc đường hàn ngang.

+ Dùng tay tách mối hàn, cẩn thận


kéo mối hàn.

+ Mối hàn được kéo căng và tách ra


từ phía trong của mối hàn.

+ Đánh giá mối hàn: mối hàn kéo ra


vẫn còn nguyên vẹn, sự tách xảy ra ở
lớp giấy → mối hàn tốt.

Kiểm tra đường hàn ngang của bịch sữa

17
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

+Cắt đổ bỏ sữa trong bịch và cắt rời


vùng giấy không có đường hàn.

+ Cắt tối đa 15 mm mỗi bên mép,


vuông góc đường.

+ Dùng tay tách mối hàn, cẩn thận


kéo mối hàn.

+ Mối hàn được kéo căng và tách ra


từ phía trong của mối hàn.

+ Đánh giá mối hàn: mối hàn kéo ra


vẫn còn nguyên vẹn, sự tách xảy ra ở
lớp giấy → mối hàn tốt.

Kiểm tra đường strip

̵ Đường hàn strip được xem như thêm lớp polymer trên bao bì.

̵ Đường hàn phẳng, không nhăn, không gấp, bề rộng strip bằng nhau.

̵ Dùng ống tiêm bơm dung dịch màu đỏ từ 1 đầu của đường hàn nhóm thấy:
đường màu chạy thẳng, có bề rộng ≤ 1mm và không bị xì ra dọc theo
đường hàn

̵ => Đường hàn tốt

18
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 9. Dùng kim tiêm vào giữa mối hàn

Dùng tay kéo nhẹ strip 1 góc 45˚ so với cạnh dọc bao bì

=> Strip từ từ được kéo căng và tách rời khỏi lớp bao bì

Hình 10. Đường Strip

Đánh giá mối hàn: Khi tách rời strip, cả 2 lớp PE trong của bao bì tách ra cùng
với lớp strip để bày ra lớp nhôm trắng sáng và dính theo những lớp giấy trên
mặt lưng strip

=> Mối hàn tốt

So sánh bao bì hộp và bao bì bịch sữa Vinamilk.

19
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 11. Các lớp của bao bì

- Sữa tiệt trùng Vinamilk Socola (dạng hộp): có thể xé được 4 lớp: màng nhôm,
2 lớp Kraft, giấy in ấn( có thể nhìn thấy bên trong) lớp nhôm, nơi tiếp xúc với
sản phẩm có 1 lớp plastic.

- Sữa tiệt trùng Vinamilk (dạng bịch): có thể xé đươc hai lớp đó là giấy in và
màng nhôm( bên trong màng nhôm nơi tiếp xúc với sản phẩm có 1 lớp plastic
không thể xe được).

Theo quan sát bịch sữa không có lớp giấy Kraft

20
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

BÀI 4. THIẾT KẾ BAO BÌ THỰC PHẨM

4.1. Thiết kế bao bì thực phẩm

4.1.1.Tổng quan về thiết kế bao bì

Thiết kế bao bì – là sự kết hợp giữa nguyên liệu, cấu trúc, cách trình bày, hình
ảnh, màu sắc và những thành phần khác tạo ra sự thu hút thị giác cho mục đích
truyền thông mục tiêu và chiến lược marketing của một thương hiệu hay sản
phẩm.

Thiết kế bao bì - là sự kết hợp giữa nguyên liệu, cấu trúc, cách trình bày, hình
ảnh, màu sắc và những thành phần khác tạo ra sự thu hút thị giác cho mục đích
truyền thông mục tiêu và chiến lược marketing của một thương hiệu hay sản
phẩm..

Vai trò của bao bì ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng một
thương hiệu mạnh và nhất quán. Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và
giới thiệu sản phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách
hàng và việc quyết định lựa chọn mua hàng của họ. Để luôn là lựa chọn số một
của khách hàng trước những đối thủ cạnh tranh thì đâu là yếu tố chính trong
việc xây dựng những yếu tố thành công trong việc thiết kế bao bì .

Hình 12. Hình ảnh bao bì minh họa

21
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

4.1.2. Nguyên vật liệu

DỤNG CỤ

STT Tên công cụ Quy cách ĐVT Số lượng Ghi chú

1 Kéo cắt Cái 01

2 Thước thẳng 0,5m Cái 01

3 Màu tô Cái 01

4 Bút chì Cái 01

4.1.3.Tiến hành thí nghiệm

Phát thảo thiết kế bao bì hộp sữa trên tờ giấy A4

Hình 13.Thiết kế bao bì

22
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 14. Thiết kế bao bì

23
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

BÀI 6.KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ KIM LOẠI

6.1. Kiểm tra chất lượng bao bì kim loại

6.1.1. Giới thiệu bao bì kim loại

Phân loại lon hai mảnh và lon ba mảnh


- Lon hai mảnh: Có phần thân dính liền với đáy, nắp rời, ghép mí với thân theo
công nghệ kéo vuốt để tạo nên thân mỏng so với bề dày đáy. Do đó, lon hai
mảnh có thể dễ bị đâm thủng, móp méo biến dạng khi tác động cơ học. Lon hai
mảnh thường sử dụng chất liệu nhôm để sản xuất.
- Lon ba mảnh: Được áp dụng công nghệ chế tạo cho vật liệu thép, gồm có
phần thân, nắp và đáy được chế tạo riêng biệt. Sau đó, các thành phần này sẽ
ghép mí lại với nhau để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Các bộ phận thân, nắp,
đáy có độ dày như nhau vì thép cứng, không mềm dẻo, cũng không dễ cong
vuốt.
Ưu điểm và nhược điểm của bao bì kim loại

* Ưu điểm

- Bao bì nhôm nhẹ, thuận tiện cho vận chuyển.

- Đảm bảo độ kín vì thân nắp đáy đều có thể làm cùng một loại vật liệu nên
bao bì không bị lão hóa nhanh theo thời gian.

- Chống ánh sáng thường cũng như tia cực tím tác động vào thực phẩm.

- Bao bì kim loại có tính chịu nhiệt độ cao và khả năng truyền nhiệt tốt, do
đó các loại thực phẩm có thể được đóng hộp thanh trùng hoặc tiệt trùng với chế
độ thích hợp đảm bảo an toàn vệ sinh.

- Bao bì kim loại có bề mặt tráng thiếc tạo ánh sáng bóng, có thể được in và
tráng lớp vecni bảo vệ lớp in không bị trầy xước.

- Bao bì kim loại không tái sử dụng được.

- Qui trình sản xuất hộp và đóng hộp thực phẩm được tự động hóa hoàn
toàn.

24
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

* Nhược điểm

- Rất dễ bị oxy hóa nên phải tạo lớp mạ thiếc, do đó độ bền hóa học kém.

- Không thấy được sản phẩm bên trong.

- Giá thành thiết bị cho dây chuyền sản xuất bao bì cũng như dây chuyền
đóng gói bao bì vào loại khá cao.

- Chi phí tái chế cao.

Vật liệu cấu tạo lon hai mảnh và lon ba mảnh

Đối với lon hai mảnh vật liệu là: nhôm


Đối với lon ba mảnh vật liệu là: thép
Cấu tạo của mí ghép đôi
Mí ghép đôi là một mí kín được tạo bằng cách nối kết thân hộp và nắp hộp qua
2 giai đoạn cuộn ép.

Hình 15. Cấu tạo mí ghép

25
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

6.1.2. Nguyên vật liệu

Nguyên liệu chuẩn bị

STT Nguyên liệu Quy cách Số lượng Ghi chú

1 Nước ngọt Sting dâu 320 ml 1

Dụng Cụ

STT Dụng cụ Quy cách Số lượng Ghi chú

1 Cốc thủy tinh 500 ml 1

2 Kiềm cắt 1

3 Thước kẹp 1

4 Thước thẳng 50 cm 1

5 Bếp ga 1

6.2. Tiến hành thí nghiệm

6.2.1. Đánh giá cảm quan.

- Hộp kín hoàn toàn, không vết hở mối hàn, chỗ ghép mí không rạn nứt, hộp
không bị móp méo, không rỉ.

- Nắp đáy hộp không có biểu hiện phồng.

- Mực in đồng đều, rõ ràng không bị nhòe.

- In hạn sửa dụng rõ ràng, thẳng hàng, không bị lem.

- Tem nhãn sản phẩm phải thẳng, dán chặt vào thân hộp sản phẩm, không được
nhãn.

- Nhãn in rõ nét, đạt chuẩn, màu mực sáng, rõ ràng dễ nhận biết nhãn hiệu và
thương hiệu sản phẩm.

- Phần bao bì bên trong đạt chuẩn, không bị biến đổi màu sắc, không bị ăn mòn
hay móp méo.

26
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

- Kết luận: Đạt yêu cầu về cảm quan

6.2.2. Kiểm tra thông tin nhãn hàng hóa

Có đầy đủ các thong tin bắc buộc, cùng với những thông tin mà nhà sản xuất
cho thêm vào để người tiêu dùn hiểu thêm về sản phẩm rõ hơn

-Các thông tin có trên lon nước ngọt

+ Tên sản phẩm

+ Logo

+ Tên thương hiệu

+ Thể tích thực

+ Hình ảnh màu sắc

+ Các câu slogan và các khuyến nghị

+ Tên công ty

+ Địa chỉ

+ Thông tin liên lạc như email, website. số điện thoại

+ Nơi sản xuất

+ Hướng dẫn bảo quản

+ Hướng dẫn sử dụng

+ Hạn sử dụng, ngày sản xuất

+ Mã vạch

+ Bảng giá trị dinh dưỡng

+ Thành phần

27
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 16.Hình ảnh lon STING

6.2.3. Kiểm tra chất lượng mực in

- Nấu nước 60℃

Hình 17. Nước đạt nhiệt độ 60℃

28
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

- Dùng bông gòn thấm nước rồi chà lên bao bì nhiều lần. Mực in không thấm
lên cục bông (không có dấu hiệu bay màu) → Chất lượng mực in tốt

6.2.4. Kiểm tra thể tích hộp

- Thể tích thực: 320 ml

- Thể tích đo được là 320 ml

Thể tích thực bằng với thể tích trên bao bì

6.2.5.Kiểm tra độ kín

Cho lon nước ngọt vào một chậu nước

Nếu có bọt khí thì lon bị hở, nếu không có biểu hiện gì thì lon hoàn toàn kín

Hình 18. Kiểm tra độ kín con STING

=> Kết luận: Độ kín lon đạt yêu cầu


6.2.6.Kiểm tra kích thước lon

- Bước 1: dùng thuớc kẹp pame để đo Seam Thick.

- Bước 2: tiếp theo đo chỉ tiêu Seam Length.

- Bước 3: Khui nắp lon và đổ sản phẩm ra cốc thủy tinh. Dùng kềm bẻ bỏ nắp
khui. Dùng kèm bấm một đường trên nắp lon sau đó gỡ bỏ phần nắp. Sau đó
bấm một đường ngay vành thân và đục để gỡ bỏ mí ghép.

29
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

- Bước 4: Đo lần lượt kích thước của End Hook và Body Hook.

- Mẫu thử: Lon 2 mảnh 330ml lùn.

+ Kích thước: Lon cao 11,4cm, đường kính 6,6cm

+ Thể tích: V chứa đựng = 330ml, V tràn viền = 380ml

- Kết luận: V chứa đựng ≠ V tràn miệng (320ml ≠ 380ml) vì sản phẩm có chứa
gas CO2 và sản phẩm có thể giản nở nhiệt trong quá trình vận chuyển và bảo
quản.

6.2.7. Kiểm tra mí ghép

- Cách thực hiện: Đo lần lượt các đường Seam thick và Seam length trước rồi
tiến hành cắt nắp lon nhôm để thực hiện đo End hook và Body hook. Mỗi mẫu
thử nghiệm tiến hành 4 lần đo lấy kết quả trung bình so với kích thước tiêu
chuẩn

Hình 19. Kiểm tra mí ghép

30
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Lon 2 mảnh Seam thick Seam length End hook Body hook
320ml cao

1.12 2.48 1.54 1.65


Kết quả

Kết luận Đạt chuẩn Đạt chuẩn Đạt chuẩn Đạt chuẩn

Nhận xét: Kích thước các mí ghép (seam thick, seam length, end hook, body
hook) của bao bì lon nhôm 2 mảnh 320ml cao đều đạt chuẩn.

31
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

HỌ VÀ TÊN: ĐỒNG VĂN PHÚC

MSSV: 2005210065

BÀI 1: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ THỦY TINH

I. Lý Thuyết

1. Các loại miệng chai thủy tinh

- Miệng chụp

- Miệng ren

- Miệng mũ

2. Ưu, nhược điểm bao bì thủy tinh

 Ưu điểm.

- Có khả năng chịu được áp suất gây ra ở bên trong.

- Bảo quản tốt thực phẩm bên trong thủy tinh.

- Tái sử dụng dễ dàng không gây ô nhiễm cho môi trường

- Có thể sử dụng nhiều lại nhưng phải có chế độ rửa theo tiêu chuẩn an toàn vệ
sinh thực phẩm.

 Nhược điểm.

- Dẫn nhiệt kém

- Có thể bị vỡ khi qua chạm cơ học, hay bởi sự thay đổi nhiệt độ

- Khối lượng nặng có khi nặng hơn sản phẩm bên trong vì thế gây khó khăn
trong việc vận chuyển.

- Không thể in nhãn và bao bì mà chỉ có thể vẽ hay sơn logo thương hiệu lên
trên.

3. Hiện tượng sốc nhiệt là gì

32
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

- Hiện tượng sốc nhiệt là khi rót nước nóng vào ly lớp thủy tinh bên trong và
ngoài chưa giãn nở đều, nhiệt độ vượt quá mức cho phép sẽ gây vỡ hoặc nứt

II. Thực Hành

2 . Kiểm tra chai (lọ) thủy tinh của nước tăng lực Redbull Thái Lan

Hình 20. Hình ảnh chai Red Bull

2.1 Kiểm tra miệng chai và xác định loại miệng chai.

̵ Nắp đậy che phủ miệng chai

̵ Miệng chai loại A có ren vặn để đóng nắp vào, nắp tương ứng cũng có cấu
tạo ren

̵ Miệng trong có kích thước 18,77 mm

̵ Miệng ngoài có kích thước 24,93 mm

2.2 Xác định kích thước.

- Kích thước của chai.

+ Nắp trên: 28,26 mm

+ Nắp dưới: 28,26 mm

+ Miệng chai: 24,72 mm

33
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

+ Cổ chai: 24,70 mm

+ Thân chai: 46,24 mm

+ Chiều cao: 137,42 mm

+ Chiều dày: 3.05 mm

2.3 Xác định thể tích.

Thể tích thực :150 ml= ��ℎự�

Vfull được xác định bằng cách đong nước vào chai thủy tinh gần sát miệng tiếp
đó sử dụng pipet nhỏ đến khi gần tràng.

Vfull = 177ml

Thể tích biểu kiến = Vfull − Vthực = 177 − 150 = 27ml

2.4 Kiểm tra điểm khuyết tật bao bì.

Hình 21. Các khuyết tật bao bì

- Dùng kính lúp soi những điểm khuyết tật ( khuyết tật dạng bọt khí, khuyết tật
dang tinh thể , khuyết tật dạng ) trên chai thủy tinh.

- Kết quả:

34
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

+ Khuyết tật dạng bọt khí: 11

+ Khuyết tật dạng tinh thể : 3

- So với TCVN bao bì thủy tinh các khuyết tật dạng bọt khí và khuyết tật dạng
tinh thể chấp nhận được.

2.5 Kiểm tra độ sóc nhiệt bao bì

- Cho chai vào nồi nước rồi đun nước lên 100℃ đun 5 - 6 phút → △ 90℃

- Sau đó gắp chai ra khỏi nồi cho vào thau nước đá ngay lập tức

→ Chai có hiện tượng nứt và bể ngay lập tức.

Hình 22. Kiểm tra độ sốt nhiệt chai thủy tinh

35
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

BÀI 3: KIỂM TRA BAO BÌ GHÉP NHIỀU LỚP

I. Lý Thuyết

1. Giới thiệu bao bì ghép nhiều lớp tetrapak.

- Bao bì Tetrapak là loại bao bì màng ghép rất nhẹ nhằm mục đích vô trùng,
đảm bảo chất lượng tuơi, nguyên cho sản phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin từ
nguồn nguyên liệu. Bao bì nhẹ, có tính bảo vệ môi trường, tiện ích cho sử dụng,
chuyên chở, phân phối và bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ thường với thời gian
dài.

- Bản chất của phương pháp này là tiệt trùng riêng lẻ thức uống dạng lỏng và
bao bì, sau đó rót định lượng dịch thực phẩm vào bao bì và hàn kín trong môi
trường vô trùng.

2. Cấu tạo của bao bì ghép nhiều lớp Tetrapak.

- Cấu tạo bao bì màng ghép tetrapak gồm 6 lớp khác nhau, trong đó 3 loại
nguyên liệu khác nhau gồm :

+ Giấy bìa

+ Polyethylene

+ Lá nhôm

Hình 23.Cấu tạo của bao bì nhiều lớp

36
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

3. Ưu và nhược điểm bao bì Tetrapak

 Ưu điểm

- Giảm tổn thất tối đa hàm lượng vitamin

- Đảm bảo sản phẩm không bị biến đổi màu

- Ở nhiệt độ thường thời gian bảo quản thực phẩm dài hơn so với các loại bao
bì khác.

- Ngăn cản sự tác động của ánh sáng và oxy

- Dễ dàng vận chuyển và sử dụng

- Đảm bảo cho sản phẩm vô trùng tuyệt đối

 Nhược điểm

- Không có khả năng chịu nhiệt độ cao nên không thể làm bao bì cho các sản
phẩm thực phẩm cần thanh trùng ở nhiệt độ cao.

- Bao bì Tetrapak chỉ áp dụng trên dây chuyền đóng gói vô khuẩn

4. Phương pháp đóng gói bao bì Tetrapak.

- Các lớp vật liệu giấy được in nhãn theo yêu cầu của xí nghiệp sản xuất, sau
đó được ghép với các lớp vật liệu khác và quấn thành từng cuộn có chiều rộng
bằng chu vi của thân trụ hộp.

- Trước khi chiết rót, cuộn nguyên liệu bao bì được tiệt trùng bằng dung dịch
H2O2 và được sấy khô trong phòng kín vô trùng và được đưa vào máy hàn dọc
thân hộp và ghép đáy. Sau đó dịch thực phẩm được chiết rót định lượng vào
hộp và bao bì được hàn ghép mí đầu, cắt rời, xếp góc.

- Hộp sản phẩm được dòng nước phun để làm sạch chất lỏng dính ở các mối
hàn đầu và đáy, sau đó được thổi không khí nóng để khô hộp.

II. Thực Hành

1. Tiến hành thí nghiệm

37
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

a. Kiểm tra thông tin nhãn hàng hóa

Sữa tươi Vinamilk


Tên Sữa tươi Vinamilk tiệt trùng Socola
Thể tích 180ml
Các thông tin +Giá trị dinh dưỡng
trên bao bì +Thành phần
+Hướng dẫn sử dụng
+Lượng dùng đề nghị
+Địa chỉ công ty
+Hướng dẫn bảo quản
+Hạn sử dung/ ngày sản xuất
+Tên công ty
+Số điện thoại
+Email, Website
+Mã vạch
+Mã QR CODE
+Logo công ty
+Số điện thoại chăm sóc khách hàng
+Thể tích thực
+Các câu slogan và các khuyến nghị

Sữa bịch Vinamilk


Tên Sữa dinh dưỡng Vinamilk có
đường
Thể tích 220 ml
Các thông tin trên +Giá trị dinh dưỡng
bao bì +Thành phần
+Hướng dẫn sử dụng
+Lượng dùng đề nghị
+Địa chỉ công ty
+Hướng dẫn bảo quản
+Hạn sử dung/ ngày sản xuất
+Tên công ty
+Số điện thoại
+Email, Website
+Mã vạch
+Mã QR CODE
+Logo công ty
+Số điện thoại chăm sóc khách
hàng
+Thể tích thực

38
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

b. Kiểm tra thể tích bao bì và thể tích thực sản phẩm

 Kiểm tra thể tích hộp sữa

- Thể tích sản phẩm: 180 ml

-Thể tích hộp:

+ Chiều rộng 35 mm

+ Chiều cao 125 mm

+ Chiều dài 50 mm

V= chiều dài×chiều rộng×chiều cao= 50×35×125=218750 mm3

→Thể tích hộp sữa: 218,75 ml

Hình 24. Kích thước hộp sữa

Thể tích của bao bì lớn hơn thể tích của sản phẩm

c. Vị trí gắng ống hút.

- Chính xác, đạt cảm quan, che các mối hàng hộp, không che thông tin sản
phẩm, độ kết dính của keo tốt.

39
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 25. Vị trí gắn ống hút

d. Chất lượng mực in.

- Chất lượng mực in tốt không bị mất màu mực ở nhiệt độ 60◦C.

Hình 26. Kiểm tra chất lượng mực in

2. Kiểm tra độ kín bằng Ampe kế.

 Các bước thực hiện:

1. Dùng kéo cắt đôi hộp sữa, chừa lại mặt có chứa đường hàn stip. Cẩn thận đổ
hết dịch ra ngoài.

2. Dùng nước rửa và lau khô đường cắt và hai phần bên trong của hộp sữa

3. Chủng bị một nồi nước

4. Rót nước vào 2 nửa hộp ở mức vừa phải cách mí cắt 1cm, tránh nhiễu giọt
thấm vào đường cắt.

5. Dùng Ampe kế một đầu để ở bên ngoài nồi nước, đầu còn lại để ở trong hộp
( lưu ý: không để đầu Ampe kế chạm đáy hộp).

6. Đặt 1 cực của ampe kế vào nửa hộp bên này và 1 đầu ampe kế vào nửa đầu
bên kia của hộp.

7. Tiến hành đo bằng Ampe kế, nếu Ampe kế hiển thị vạch 0 bao bì kín, ngược
lại bao bì không kín.

40
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

=> Kết quả: Ampe kế không hiển thị vạch do đó kết luận bao bì hộp sữa kín
Đạt

3. Kiểm tra các mí ghép.

- Dùng lực của tay tách nhẹ nhàng phầ mí ghép đáy

Hình 27. Kiểm tra ghép mí

- Khi tách rời stip, cả 2 lớp PE trong bao bì tách ra cùng với lớp stip. Mối hàn
kéo ra vẫn còn nguyên vẹn, thấy có lớp giấy bên trong, mối hàng tốt

4. Kiểm tra đường hàn stip

 Cách thực hiện:

- Đường hàn phẳng, không nhăn, không gấp, bề rộng stip bằng nhau.

- Dung ống tiêm bơm dung dịch màu từ dưới lên thì đường màu chạy thẳng,
không bị xì ra dọc thoe chiều đường hàn => đường hàn tốt.

- Dùng kéo cắt xéo qua đường hàn stip, cắt đôi một ít phần gốc nhọn rồi xé nhẹ
một lớp mỏng phía trên để thấy lớp giấy bên trong bao bì

41
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 28. Đường Strip

5. Kiểm tra bao bì Tetrapak sữa bịch Vinamilk

5.1 Kiểm tra thông tin nhãn hàng hóa.

a) Tên sản phẩm, tên thương hiệu, Logo công ty.

- Đúng vị trí, màu mực rõ ràng

Hình 29. Bao bì sữa

42
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

b) Thông tin sản phẩm.

Hình 30. Thông tin sản phẩm

c ) Thể tích

 Kiểm tra thể tích bịch sữa

- Thể tích sản phẩm: 220ml

- Thể tích bịch sữa:

+Chiều rộng: 10,2 cm

+ Chiều cao: 2 cm

+ Chiều dài: 15,5 cm

��� = chiều dài × chiều rộng × chiều cao = 15,5 × 10,2 × 2 = 316,2 cm3

→Thể tích bịch sữa: 316,2 ml

43
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

d) Chất lượng mực in

Mực in tốt không mất màu mực ở nhiệt độ 60 C

Hình 31. Nhiệt độ nước

5.2 Kiểm tra độ kín bằng Ampe kế.

 Các bước thực hiện:

1. Dùng kéo cắt đôi bịch sữa, chừa lại mặt có chứa đường hàn stip. Cẩn thận
đổ hết dịch ra ngoài.

2. Dùng nước rửa và lau khô đường cắt và hai phần bên trong của bịch sữa

3. Chủng bị một nồi nước

4. Rót nước vào 2 nửa bịch ở mức vừa phải cách mí cắt 1cm, tránh nhiễu giọt
thấm vào đường cắt.

5. Dùng Ampe kế một đầu để ở bên ngoài nồi nước, đầu còn lại để ở trong bịch
( lưu ý: không để đầu Ampe kế chạm đáy hộp).

6. Đặt 1 cực của ampe kế vào nửa bịch bên này và 1 đầu ampe kế vào nửa đầu
bên kia của bịch

7. Tiến hành đo bằng Ampe kế, nếu Ampe kế hiển thị vạch 0 bao bì kín, ngược
lại bao bì không kín.

=> Kết quả: Ampe kế không hiển thị vạch do đó kết luận bao bì hộp sữa kín
Đạt

44
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 32. Đo độ kín hộp sữa

5.3. Kiểm tra các mí ghép.

 Các bước thực hiện:

1. Chuẩn bị một bịch sữa đã cắt ở vị trí thân bịch, không được cẳt ở vị trí đầu
và cuối bịch.

2. Dùng lực xé 2 vị trí đầu và cuối bịch sữa. Sau khi thực hiện nếu lớp LDPE bị
rách ra hoàn toàn thì kết luận lớp hàn kín và ngược lại nếu lớp LDPE vẫn còn
nguyên vẹn thì kết luận lớp LDPE không kín.

Khi tách rời stip, cả 2 lớp PE trong bao bì tách ra cùng vói lớp stipMối hàn kéo
ra vẫn còn nguyên vẹn, thấy có lớp giấy bên trong, mối hàn tốt.

5.4 Kiểm tra đường hàn stip

 Cách thực hiện:

45
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

1. Chuẩn bị hộp sữa đã cắt ở vị trí hai bên thân hộp sữa, lưu ý không cắt vị trí
đầu và cuối mí ghép hộp sữa.

2. Dùng lực xé mí hộp.

3. Cắt hai góc mí hộp hình tam giác

4. Dùng kim bơm mực vào đường hàn stip mực không lem sang hai bên thì
kết luận đường hàn stip đạt yêu cầu và ngược lại.

Kết quả kiểm tra: Đường hàn stip đạt, mực không lem Đạt

6. So sánh bao bì hộp và bao bì bịch Vinamilk.

- Sữa tiệt trùng Vinamilk ít đường (dạng hộp): lớp trong là lớp nhựa_ lớp
giấy_lớp nhựa_lớp mực in (in trên giấy)

- Sữa tiệt trùng Vinamilk ít đường (dạng bịch): lớp trong là lớp nhựa_lớp mực
in (in trên giấy). Bao bì hộp dày và nhiều lớp hơn bao bì bịch

46
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

BÀI 4: NHÃN HÀNG HÓA SẢN PHẨM

I. Lý Thuyết

1.1 Định nghĩa bao bì thực phẩm

- Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán.

1.2 Định nghĩa về nhãn hàng hóa

- Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vữ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình
ảnh được dán in . đúc, chạm, khắc trực tiệp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm
của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì
thương phẩm hàng hóa.

1.3 Các nội dung ghi nhãn bắt buộc

- Tên hàng hóa

- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa

- Xuất xứ hàng hóa

II. Thực Hành

2.1. Thiết kế nhãn thực phẩm

Hình 33. Thiết kế bao bì

47
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 34. Thiết kế bao bì

48
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

BÀI 6: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ KIM LOẠI

I. Kiểm tra chất lượng bao bì kim loại

1. Giới thiệu bao bì kim loại

Phân loại lon hai mảnh và lon ba mảnh


- Lon hai mảnh: Có phần thân dính liền với đáy, nắp rời, ghép mí với thân theo
công nghệ kéo vuốt để tạo nên thân mỏng so với bề dày đáy. Do đó, lon hai
mảnh có thể dễ bị đâm thủng, móp méo biến dạng khi tác động cơ học. Lon hai
mảnh thường sử dụng chất liệu nhôm để sản xuất.
- Lon ba mảnh: Được áp dụng công nghệ chế tạo cho vật liệu thép, gồm có
phần thân, nắp và đáy được chế tạo riêng biệt. Sau đó, các thành phần này sẽ
ghép mí lại với nhau để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Các bộ phận thân, nắp,
đáy có độ dày như nhau vì thép cứng, không mềm dẻo, cũng không dễ cong
vuốt.
Ưu điểm và nhược điểm của bao bì kim loại

* Ưu điểm

- Bao bì nhôm nhẹ, thuận tiện cho vận chuyển.

- Đảm bảo độ kín vì thân nắp đáy đều có thể làm cùng một loại vật liệu nên
bao bì không bị lão hóa nhanh theo thời gian.

- Chống ánh sáng thường cũng như tia cực tím tác động vào thực phẩm.

- Bao bì kim loại có tính chịu nhiệt độ cao và khả năng truyền nhiệt tốt, do
đó các loại thực phẩm có thể được đóng hộp thanh trùng hoặc tiệt trùng với chế
độ thích hợp đảm bảo an toàn vệ sinh.

- Bao bì kim loại có bề mặt tráng thiếc tạo ánh sáng bóng, có thể được in và
tráng lớp vecni bảo vệ lớp in không bị trầy xước.

- Bao bì kim loại không tái sử dụng được.

- Qui trình sản xuất hộp và đóng hộp thực phẩm được tự động hóa hoàn
toàn.

49
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

* Nhược điểm

- Rất dễ bị oxy hóa nên phải tạo lớp mạ thiếc, do đó độ bền hóa học kém.

- Không thấy được sản phẩm bên trong.

- Giá thành thiết bị cho dây chuyền sản xuất bao bì cũng như dây chuyền
đóng gói bao bì vào loại khá cao.

- Chi phí tái chế cao.

Vật liệu cấu tạo lon hai mảnh và lon ba mảnh

Đối với lon hai mảnh vật liệu là: nhôm


Đối với lon ba mảnh vật liệu là: thép
Cấu tạo của mí ghép đôi
Mí ghép đôi là một mí kín được tạo bằng cách nối kết thân hộp và nắp hộp qua
2 giai đoạn cuộn ép.

Hình 35.Cấu tạo mí ghép


1.2. Nguyên vật liệu

Nguyên liệu chuẩn bị


STT Nguyên liệu Quy cách Số lượng Ghi chú
1 Nước ngọt Sting dâu 320 ml 1

50
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Dụng Cụ
STT Dụng cụ Quy cách Số lượng Ghi chú
1 Cốc thủy tinh 500 ml 1
2 Kiềm cắt 1
3 Thước kẹp 1
4 Thước thẳng 50 cm 1
5 Bếp ga 1
II. Tiến hành thí nghiệm

1. Đánh giá cảm quan.

- Hộp kín hoàn toàn, không vết hở mối hàn, chỗ ghép mí không rạn nứt, hộp
không bị móp méo, không rỉ.

- Nắp đáy hộp không có biểu hiện phồng.

- Mực in đồng đều, rõ ràng không bị nhòe.

- In hạn sửa dụng rõ ràng, thẳng hàng, không bị lem.

- Tem nhãn sản phẩm phải thẳng, dán chặt vào thân hộp sản phẩm, không được
nhãn.

- Nhãn in rõ nét, đạt chuẩn, màu mực sáng, rõ ràng dễ nhận biết nhãn hiệu và
thương hiệu sản phẩm.

- Phần bao bì bên trong đạt chuẩn, không bị biến đổi màu sắc, không bị ăn mòn
hay móp méo.

- Kết luận: Đạt yêu cầu về cảm quan

2. Kiểm tra thông tin nhãn hàng hóa

Có đầy đủ các thong tin bắc buộc, cùng với những thông tin mà nhà sản xuất
cho thêm vào để người tiêu dùn hiểu thêm về sản phẩm rõ hơn

-Các thông tin có trên lon nước ngọt

+ Logo

51
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

+ Tên thương hiệu

+ Thể tích thực

+ Hình ảnh, màu sắc

+ Hình ảnh màu sắc

+ Các câu slogan và các khuyến nghị

+ Tên công ty

+ Địa chỉ

+ Thông tin liên lạc như email, website. số điện thoại

+ Nơi sản xuất

+ Hướng dẫn bảo quản

+ Hướng dẫn sử dụng

+ Hạn sử dụng, ngày sản xuất

+ Mã vạch

+ Bảng giá trị dinh dưỡng

+ Thành phần

Hình 36. Hình ảnh lon Sting

52
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

3. Kiểm tra chất lượng mực in

- Nấu nước 60℃

- Dùng bông gòn thấm nước rồi chà lên bao bì nhiều lần. Mực in không thấm
lên cục bông (không có dấu hiệu bay màu) → Chất lượng mực in tốt

4. Kiểm tra thể tích hộp

- Thể tích thực: 320 ml

5.Kiểm tra độ kín

Cho lon nước ngọt vào một chậu nước

Nếu có bọt khí thì lon bị hở, nếu không có biểu hiện gì thì lon hoàn toàn kín

Hình 37. Kiểm tra độ kín của lon

53
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

=> Kết luận: Độ kín lon đạt yêu cầu


6. Kiểm tra kích thước lon

- Bước 1: dùng thuớc kẹp pame để đo Seam Thick.

- Bước 2: tiếp theo đo chỉ tiêu Seam Length.

- Bước 3: Khui nắp lon và đổ sản phẩm ra cốc thủy tinh. Dùng kềm bẻ bỏ nắp
khui. Dùng kèm bấm một đường trên nắp lon sau đó gỡ bỏ phần nắp. Sau đó
bấm một đường ngay vành thân và đục để gỡ bỏ mí ghép.

- Bước 4: Đo lần lượt kích thước của End Hook và Body Hook.

- Mẫu thử: Lon 2 mảnh 330ml lùn.

+ Kích thước: Lon cao 11,4cm, đường kính 6,6cm

+ Thể tích: V chứa đựng = 330ml, V tràn viền = 380ml

- Kết luận: V chứa đựng ≠ V tràn miệng (320ml ≠ 380ml) vì sản phẩm có chứa
gas CO2 và sản phẩm có thể giản nở nhiệt trong quá trình vận chuyển và bảo
quản.

7. Kiểm tra mí ghép

- Cách thực hiện: Đo lần lượt các đường Seam thick và Seam length trước rồi
tiến hành cắt nắp lon nhôm để thực hiện đo End hook và Body hook. Mỗi mẫu
thử nghiệm tiến hành 4 lần đo lấy kết quả trung bình so với kích thước tiêu
chuẩn

54
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Lon 2 mảnh Seam thick Seam length End hook Body hook
330ml lùn

1.12 2.47 1.54 1.65


Kết quả
trung bình
1.13 2.52 1.61 1.64

Kết luận Đạt chuẩn Đạt chuẩn Đạt chuẩn Đạt chuẩn

Nhận xét: Kích thước các mí ghép (seam thick, seam length, end hook, body
hook) của bao bì lon nhôm 2 mảnh 330ml cao đều đạt chuẩn.

55
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

HỌ VÀ TÊN: VÕ THỊ YẾN TRINH

MSSV: 2205210038

BÀI 1: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ THỦY TINH

1.1 Giới thiệu về bao bì thủy tinh:

Bao bì được làm từ thủy tinh được gọi là bao bì thủy tinh. Nguyên liệu sản xuất
thủy tinh được biết đến rộng rãi là cát silica ( cát thạch anh), loại cát này phải
sạch và không được lẫn tạp chất.

Ưu điểm và nhược điểm:

*Ưu điểm:

Có nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú

Có khả năng chịu được áp suất gây ra ở bên trong

Bảo quản tốt thực phẩm bên trong thủy tinh

Tái sử dụng dễ dàng mà không gây ô nhiễm cho môi trường

Có thể tái sử dụng nhiều lần nhưng phải có chế độ rửa theo tiêu chuẩn an toàn
vệ sinh thực phẩm

Trong suốt giúp bạn có thể nhìn thấy sản phẩm bên trong dễ dàng

Ít bị ăn mòn hóa học bởi môi trường kiềm hay axit.

*Nhược điểm:

Loại thủy tinh này dẫn nhiệt rất kém

Có thể bị vỡ nếu bị va chạm cơ học, hay bởi sự thay đổi nhiệt độ

Khối lượng nặng, có khi còn nặng hơn sản phẩm bên trong vì thế gây khó khăn
trong việc vận chuyển

Không thể in nhãn và bao bì mà chỉ có thể vẽ hay sơn logo thương hiệu lên trên.

Nắp của bao bì thủy tinh:

56
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Loại A: là loại có ren vặn để đóng nắp vào, những nắp tương ứng cũng sẽ có
cấu tạo ren,..

Loại B: có cấu tạo của thành miệng chai khá dày, sử dụng nút bấc để đậy kín
lại (nút bấc còn được gọi là gỗ bần). Bên ngoài miệng chai là một sợi dây thép
giúp cho nút bấc chịu được lực nén cao của CO2 bên trong chai.

Loại C: cấu tạo thành miệng chai dày và được thiết kế gờ. Loại này dùng nắp
mũ, có lót đệm bằng gỗ bấc hay cao su để bịt kín miệng chai, giúp chai của bạn
kín hoàn toàn.

1.2. Tiến hành thí nghiệm.

1.2.1 Kiểm tra miệng chai và xác định loại miệng chai:

Hình 38. Hình ảnh chai Red Bull

̵ Nắp đậy che phủ miệng chai

̵ Miệng chai loại A có ren vặn để đóng nắp vào, nắp tương ứng cũng có cấu
tạo ren

̵ Miệng trong có kích thước 18,70 mm

57
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

̵ Miệng ngoài có kích thước 24,89 mm

1.2.2.Xác định loại khuyết tật và kiểm tra chất lượng các loại khuyết tật

Hình 39. Các lỗi khuyết tật chai

Kiểm tra chất lượng các loại khuyết tật

Dùng kính lúp soi điểm khuyết tật (dạng bọt khí, khuyết tật dạng thủy tinh,
khuyết tật dạng tinh thể)

Khuyết tật dạng bọt khí: 8

Khuyết tật dạng tinh thể: 6

→ So với TCVN bao bì thủy tinh các dạng khuyết tật nằm ở mức cho phép

1.2.3 Xác định thể tích thật của bao bì

Thể tích thực :150 ml= ��ℎự�

Vfull được xác định bằng cách đong nước vào chai thủy tinh gần sát miệng tiếp
đó sử dụng pipet nhỏ đến khi gần tràng.

Vfull = 178ml

Thể tích biểu kiến = Vfull − Vthực = 178 − 150 = 28ml

1.2.4 Xác định kích thước

58
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Miệng chai: 24.6mm

Cổ chai: 24.6mm

Thân chai: 46.31mm

Nắp trên : 28.16mm

Nắp dưới: 28.24mm

Chiều cao: 137.18 mm

Chiều dày: 3.05mm

1.2.5.Kiểm tra độ sốc nhiệt bao bì

- Cho chai vào nồi nước rồi đun nước lên 100℃ đun 5 - 6 phút → △

90℃

- Sau đó gắp chai ra khỏi nồi cho vào thau nước đá ngay lập tức

→ Chai có hiện tượng nứt và bể ngay lập tức.

Hình 40. Kiểm tra độ sốc nhiệt

59
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

BÀI 3: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ NHIỀU LỚP

3.1. Tổng quan về bao bì nhiều lớp

3.1.1. Đặc điểm, tính chất vai trò của bao bì nhiều lớp

a. Đặc điểm

Bao bì ghép nhiều lớp là loại bao bì màng ghép rất nhẹ nhằm mục đích vô
trùng, đảm bảo chất lượng tươi, nguyên cho sản phẩm giàu dinh dưỡng và
vitamin từ nguồn nguyên liệu. Bao bì nhẹ, tiện ích cho sử dụng, chuyên chở,
phân phối và bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ thường với thời gian dài. Sản phẩm
bao bì chứa đựng thực phẩm đã chế biến, mỹ phẩm hoặc dược phẩm được yêu
cầu đảm bảo độ kín, chống bất kỳ sự xâm nhập nào từ môi trường ngoài vào
môi trường bên trong chứa đựng thực phẩm và cũng chống thấm bất kỳ thành
phần nào từ thực phẩm ra môi trường. Đồng thời còn có những yêu cầu khác
như có độ bền cơ kéo, độ bền chống va đập, trong suốt, sáng bóng và một số
tính chất khác như kháng dầu, dung môi, chống tĩnh điện, bền thời tiết, dễ in ấn
và có thể thanh trùng, tiệt trùng. Thực tế không có loại vật liệu nào có thể đồng
thời đáp ứng mọi tính chất cần thiết, vì thế cần thiết kết hợp nhiều loại vật liệu
bổ sung ưu điểm che lấp hoàn toàn khuyết điểm. Do đó, màng ghép nhiều lớp
được chế tạo và nhanh chóng chiếm ưu thế trong ngành bao bì thực phẩm.

Cấu tạo của bao bì nhiều lớp:

Hình 41.Cấu tạo của bao bì nhiều lớp

60
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

b. Phân loại bao bì ghép nhiều lớp theo vật liệu

+ Bao bì ghép nhiều lớp nhựa với nhau

+ Bao bì nhựa và các vật liệu khác: bao bì ghép nhựa và kim loại, bao bì nhựa
và giấy

+ Bao bì giấy và nhôm

3.1.2. Nguyên vật liệu

Nguyên liệu chuẩn bị

STT Nguyên liệu Quy cách Số lượng Ghi chú

1 Sữa tươi Vinamilk 220 ml 1

2 Sữa bịch Vinamilk 180 ml 1

Dụng Cụ

STT Dụng cụ Quy cách Số lượng Ghi chú

1 Cốc thủy tinh 500 ml 1

2 Kéo cắt 1

3 Kim tiêm y tế 3

4 Thước kẹp 1

5 Thước thẳng 50 cm 1

6 Bếp ga 1

61
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Bao bì

Kiểm tra thông tin nhãn hàng hóa

Kiểm tra chất lượng mực in

Kiểm tra thể tích hộp

Kiểm tra vị trí gắn ống hút

Kiểm tra độ kín bao bì

Kiểm tra đường hàn ngang và strip

Kết luận

62
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

3.2. Tiến hành thí nghiệm

a. Kiểm tra thông tin nhãn hàng hóa

Sữa tươi Vinamilk tiệt trùng

Thể tích:180ml

Các thông tin trên bao bì

+Giá trị dinh dưỡng


+Thành phần
+Hướng dẫn sử dụng
+Lượng dùng đề nghị
+Địa chỉ công ty
+Hướng dẫn bảo quản
+Hạn sử dung/ ngày sản xuất
+Tên công ty
+Số điện thoại
+Email, Website
+Mã vạch
+Mã QR CODE
+Logo công ty
+Số điện thoại chăm sóc khách hàng
+Thể tích thực
+Các câu slogan và các khuyến nghị

63
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 42.Hình ảnh bao bì hộp sữa

Sữa bịch Vinamilk

Sữa dinh dưỡng Vinamilk có đường

Thể tích:220ml

Các thông tin trên bao bì:

+Giá trị dinh dưỡng


+Thành phần
+Hướng dẫn sử dụng
+Lượng dùng đề nghị
+Địa chỉ công ty
+Hướng dẫn bảo quản
+Hạn sử dung/ ngày sản xuất
+Tên công ty
+Số điện thoại
+Email, Website
+Mã vạch
+Mã QR CODE
+Logo công ty

64
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

+Số điện thoại chăm sóc khách hàng


+Thể tích thực

Hình 43. Hình ảnh của bịch sữa


b. Kiểm tra chất lượng mực in

- Nấu nước 60℃

- Dùng bông gòn thấm nước rồi chà lên bao bì, Mực in không thấm lên cục
bông → Chất lượng mực in tốt

65
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

c. Kiểm tra thể tích bao bì và thể tích thực sản phẩm

 Kiểm tra thể tích hộp sữa

- Thể tích sản phẩm: 180 ml

-Thể tích hộp:

+ Chiều rộng 34,5 mm

+ Chiều cao 125 mm

+ Chiều dài 50,5 mm

V= chiều dài×chiều rộng×chiều cao= 50,5×34,5×125=217.781,25mm3

→Thể tích hộp sữa: 217,78 ml

Thể tích của bao bì lớn hơn thể tích của sản phẩm

 Kiểm tra thể tích bịch sữa

- Thể tích sản phẩm: 220ml

- Thể tích bịch sữa:

+Chiều rộng: 10,2 cm

+ Chiều cao: 2 cm

+ Chiều dài: 15,5 cm

66
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

��� = chiều dài × chiều rộng × chiều cao = 15,5 × 10,2 × 2 = 316,2 cm3

→Thể tích bịch sữa: 316,2 ml

Thể tích của bao bì lớn hơn thể tích của sản phẩm

d. Kiểm tra vị trí gắn ống hút

Dùng tay bứt ống hút với lực kéo mạnh

Sau khi bứt ống hút ra khỏi hộp sữa, trên hộp sữa để lại một vết rách mỏng tuy
nhiên không ảnh hưởng đến bao bì và sản phẩm bên trong.

Hình 44. Kiểm tra vị trí găn sống hút

e. Kiểm tra độ kín bao bì

- Nếu có sự rò rỉ bên trong bao bì hay có sự tổn thương đến lớp PE bên trong,
dựa vào sự đo điện ta sẽ phát hiện ra.

67
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

- Kéo cắt đôi hộp sữa chừa lại mặt có đường strip. Đổ hết sữa ra.

- Dùng nước rửa và lau khô đường cắt và bên trong 2 nửa hộp bao bì. Rót nước
vào 2 nửa hộp ở mức vừa phải, tránh nhiểu giọt xuống đường cắt.

- Đặt 2 nửa hộp vào thau có chứa nước, dùng tay giữ cho chúng không bị ngã,
mức nước bên ngoài hộp khoảng 2 – 3 cm. Lau khô đường cắt trước khi đo
điện.

- Đặt 1 cực của ampe kế vào trong hộp và cực còn lại đặt bên ngoài hộp (thau
chứa).

Hình 45.Kiểm tra độ kín của bao bì

=> Kết quả: Ampe kế không hiển thị vạch do đó kết luận bao bì hộp sữa
kín Đạt

f. Kiểm tra đường hàn ngang và strip

Kiểm tra đường hàn ngang của hộp sữa

+ Gỡ bung 4 góc hộp sữa, cắt đổ bỏ sữa trong hộp và cắt rời vùng giấy
không có đường hàn TS.

+ Cắt tối đa 15 mm mỗi bên mép, vuông góc đường TS.

68
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

+ Dùng tay tách mối hàn, cẩn thận kéo mối hàn từ 1 đầu của TS cho đến cuối
TS.

+ Mối hàn TS được kéo căng và tách ra từ phía trong của mối hàn.

+ Đánh giá mối hàn: mối hàn kéo ra vẫn còn nguyên vẹn, sự tách xảy ra ở
lớp giấy → mối hàn tốt.

Hình 46. Kiểm tra đường hàng ngang

Kiểm tra đường hàn ngang của bịch sữa

+Cắt đổ bỏ sữa trong bịch và cắt rời vùng giấy không có đường hàn TS.

+ Cắt tối đa 15 mm mỗi bên mép, vuông góc đường TS.

+ Dùng tay tách mối hàn, cẩn thận kéo mối hàn từ 1 đầu của TS cho đến cuối
TS

+ Mối hàn TS được kéo căng và tách ra từ phía trong của mối hàn.

+ Đánh giá mối hàn: mối hàn kéo ra vẫn còn nguyên vẹn, sự tách xảy ra ở
lớp giấy → mối hàn tốt.

69
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Kiểm tra đường strip SA, LS

̵ Đường hàn strip được xem như thêm lớp polymer trên bao bì.

̵ Đường hàn phẳng, không nhăn, không gấp, bề rộng strip SA và LS bằng
nhau.

̵ Dùng ống tiêm bơm dung dịch màu đỏ từ 1 đầu của đường hàn nhóm thấy:
đường màu chạy thẳng, có bề rộng ≤ 1mm và không bị xì ra dọc theo
đường hàn

̵ => Đường hàn tốt

Hình 47. Đường Strip

70
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Dùng kéo cắt dọc đường strip giữa SA và LS.

Dùng kéo cắt chéo 1 đầu bao bì đến mép SA/LS dừng lại.

Dùng tay kéo nhẹ strip của SA/LSchéo 1 góc 45˚ so với cạnh dọc bao bì

=> Strip từ từ được kéo căng và tách rời khỏi lớp bao bì

Đánh giá mối hàn: Khi tách rời strip, cả 2 lớp PE trong của bao bì tách ra cùng
với lớp strip để bày ra lớp nhôm trắng sáng và dính theo những lớp giấy trên
mặt lưng strip

=> Mối hàn tốt

71
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

BÀI 4. THIẾT KẾ BAO BÌ THỰC PHẨM

4.1. Thiết kế bao bì thực phẩm

4.1.1.Tổng quan về thiết kế bao bì

Thiết kế bao bì – là sự kết hợp giữa nguyên liệu, cấu trúc, cách trình bày, hình
ảnh, màu sắc và những thành phần khác tạo ra sự thu hút thị giác cho mục đích
truyền thông mục tiêu và chiến lược marketing của một thương hiệu hay sản
phẩm.

Thiết kế bao bì - là sự kết hợp giữa nguyên liệu, cấu trúc, cách trình bày, hình
ảnh, màu sắc và những thành phần khác tạo ra sự thu hút thị giác cho mục đích
truyền thông mục tiêu và chiến lược marketing của một thương hiệu hay sản
phẩm..

Vai trò của bao bì ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng một
thương hiệu mạnh và nhất quán. Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và
giới thiệu sản phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách
hàng và việc quyết định lựa chọn mua hàng của họ. Để luôn là lựa chọn số một
của khách hàng trước những đối thủ cạnh tranh thì đâu là yếu tố chính trong
việc xây dựng những yếu tố thành công trong việc thiết kế bao bì Dựa trên cơ
sở những nhân tố tác động đến khách hàng khi lựa chọn và so sánh những sản
phẩm cùng loại chúng ta hãy tham khảo 8 yếu tố cơ bản trong việc lựa chọn
thiết kế một bao bì đẹp, đó là:

4.1.2. Nguyên vật liệu

DỤNG CỤ

STT Tên công cụ Quy cách ĐVT Số lượng Ghi chú

1 Kéo cắt Cái 01

2 Thước thẳng 0,5m Cái 01

3 Màu tô Cái 01

72
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

4 Bút chì Cái 01

4.1.3.Tiến hành thí nghiệm

Phát thảo thiết kế bao bì hộp sữa trên tờ giấy A4

73
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 48. Thiết kế bao bì

74
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

BÀI 6.KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ KIM LOẠI

6.1. Kiểm tra chất lượng bao bì kim loại

6.1.1. Giới thiệu bao bì kim loại

Phân loại lon hai mảnh và lon ba mảnh


- Lon hai mảnh: Có phần thân dính liền với đáy, nắp rời, ghép mí với thân theo
công nghệ kéo vuốt để tạo nên thân mỏng so với bề dày đáy. Do đó, lon hai
mảnh có thể dễ bị đâm thủng, móp méo biến dạng khi tác động cơ học. Lon hai
mảnh thường sử dụng chất liệu nhôm để sản xuất.
- Lon ba mảnh: Được áp dụng công nghệ chế tạo cho vật liệu thép, gồm có
phần thân, nắp và đáy được chế tạo riêng biệt. Sau đó, các thành phần này sẽ
ghép mí lại với nhau để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Các bộ phận thân, nắp,
đáy có độ dày như nhau vì thép cứng, không mềm dẻo, cũng không dễ cong
vuốt.
Ưu điểm và nhược điểm của bao bì kim loại

* Ưu điểm

- Bao bì nhôm nhẹ, thuận tiện cho vận chuyển.

- Đảm bảo độ kín vì thân nắp đáy đều có thể làm cùng một loại vật liệu nên
bao bì không bị lão hóa nhanh theo thời gian.

- Chống ánh sáng thường cũng như tia cực tím tác động vào thực phẩm.

- Bao bì kim loại có tính chịu nhiệt độ cao và khả năng truyền nhiệt tốt, do
đó các loại thực phẩm có thể được đóng hộp thanh trùng hoặc tiệt trùng với chế
độ thích hợp đảm bảo an toàn vệ sinh.

- Bao bì kim loại có bề mặt tráng thiếc tạo ánh sáng bóng, có thể được in và
tráng lớp vecni bảo vệ lớp in không bị trầy xước.

- Bao bì kim loại không tái sử dụng được.

- Qui trình sản xuất hộp và đóng hộp thực phẩm được tự động hóa hoàn
toàn.

75
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

* Nhược điểm

- Rất dễ bị oxy hóa nên phải tạo lớp mạ thiếc, do đó độ bền hóa học kém.

- Không thấy được sản phẩm bên trong.

- Giá thành thiết bị cho dây chuyền sản xuất bao bì cũng như dây chuyền
đóng gói bao bì vào loại khá cao.

- Chi phí tái chế cao.

Vật liệu cấu tạo lon hai mảnh và lon ba mảnh

Đối với lon hai mảnh vật liệu là: nhôm


Đối với lon ba mảnh vật liệu là: thép
Cấu tạo của mí ghép đôi
Mí ghép đôi là một mí kín được tạo bằng cách nối kết thân hộp và nắp hộp qua
2 giai đoạn cuộn ép.

Hình 49.Cấu tạo mí ghép

76
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

6.1.2. Nguyên vật liệu

Nguyên liệu chuẩn bị

STT Nguyên liệu Quy cách Số lượng Ghi chú

1 Nước ngọt Sting dâu 320 ml 1

Dụng Cụ

STT Dụng cụ Quy cách Số lượng Ghi chú

1 Cốc thủy tinh 500 ml 1

2 Kiềm cắt 1

3 Thước kẹp 1

4 Thước thẳng 50 cm 1

5 Bếp ga 1

6.2. Tiến hành thí nghiệm

6.2.1. Đánh giá cảm quan.

- Hộp kín hoàn toàn, không vết hở mối hàn, chỗ ghép mí không rạn nứt, hộp
không bị móp méo, không rỉ.

- Nắp đáy hộp không có biểu hiện phồng.

- Mực in đồng đều, rõ ràng không bị nhòe.

- In hạn sửa dụng rõ ràng, thẳng hàng, không bị lem.

- Tem nhãn sản phẩm phải thẳng, dán chặt vào thân hộp sản phẩm, không được
nhãn.

- Nhãn in rõ nét, đạt chuẩn, màu mực sáng, rõ ràng dễ nhận biết nhãn hiệu và
thương hiệu sản phẩm.

77
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

- Phần bao bì bên trong đạt chuẩn, không bị biến đổi màu sắc, không bị ăn mòn
hay móp méo.

- Kết luận: Đạt yêu cầu về cảm quan

6.2.2. Kiểm tra thông tin nhãn hàng hóa

Có đầy đủ các thong tin bắc buộc, cùng với những thông tin mà nhà sản xuất
cho thêm vào để người tiêu dùn hiểu thêm về sản phẩm rõ hơn

-Các thông tin có trên lon nước ngọt

+ Logo

+ Tên thương hiệu

+ Thể tích thực

+ Hình ảnh, màu sắc

+ Hình ảnh màu sắc

+ Các câu slogan và các khuyến nghị

+ Tên công ty

+ Địa chỉ

+ Thông tin liên lạc như email, website. số điện thoại

+ Nơi sản xuất

+ Hướng dẫn bảo quản

+ Hướng dẫn sử dụng

+ Hạn sử dụng, ngày sản xuất

+ Mã vạch

+ Bảng giá trị dinh dưỡng

+ Thành phần

78
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 50.Hình ảnh lon Sting

6.2.3. Kiểm tra chất lượng mực in

- Nấu nước 60℃

- Dùng bông gòn thấm nước rồi chà lên bao bì nhiều lần. Mực in không thấm
lên cục bông (không có dấu hiệu bay màu) → Chất lượng mực in tốt

6.2.4. Kiểm tra thể tích hộp

- Thể tích thực: 320 ml

79
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

6.2.5.Kiểm tra độ kín

Cho lon nước ngọt vào một chậu nước

Nếu có bọt khí thì lon bị hở, nếu không có biểu hiện gì thì lon hoàn toàn kín

Hình 51. Kiểm tra độ kín

=> Kết luận: Độ kín lon đạt yêu cầu


6.2.6.Kiểm tra kích thước lon

- Bước 1: dùng thuớc kẹp pame để đo Seam Thick.

- Bước 2: tiếp theo đo chỉ tiêu Seam Length.

- Bước 3: Khui nắp lon và đổ sản phẩm ra cốc thủy tinh. Dùng kềm bẻ bỏ nắp
khui. Dùng kèm bấm một đường trên nắp lon sau đó gỡ bỏ phần nắp. Sau đó
bấm một đường ngay vành thân và đục để gỡ bỏ mí ghép.

- Bước 4: Đo lần lượt kích thước của End Hook và Body Hook.

- Mẫu thử: Lon 2 mảnh 330ml lùn.

+ Kích thước: Lon cao 11,4cm, đường kính 6,6cm

+ Thể tích: V chứa đựng = 330ml, V tràn viền = 380ml

80
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

- Kết luận: V chứa đựng ≠ V tràn miệng (320ml ≠ 380ml) vì sản phẩm có chứa
gas CO2 và sản phẩm có thể giản nở nhiệt trong quá trình vận chuyển và bảo
quản.

6.2.7. Kiểm tra mí ghép

- Cách thực hiện: Đo lần lượt các đường Seam thick và Seam length trước rồi
tiến hành cắt nắp lon nhôm để thực hiện đo End hook và Body hook. Mỗi mẫu
thử nghiệm tiến hành 4 lần đo lấy kết quả trung bình so với kích thước tiêu
chuẩn

Hình 52. Kiểm tra mí ghép

Lon 2 mảnh Seam thick Seam length End hook Body hook
330ml lùn

1.12 2.47 1.54 1.65


Kết quả
trung bình
1.13 2.52 1.61 1.64

81
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Kết luận Đạt chuẩn Đạt chuẩn Đạt chuẩn Đạt chuẩn

Nhận xét: Kích thước các mí ghép (seam thick, seam length, end hook, body
hook) của bao bì lon nhôm 2 mảnh 330ml cao đều đạt chuẩn.

82
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN HUỲNH THIÊN PHÚ

MSSV:2205210064

BÀI 1: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ THỦY TINH

I. Lý Thuyết

1. Các loại miệng chai thủy tinh

- Miệng chụp

- Miệng ren

- Miệng mũ

2. Ưu, nhược điểm bao bì thủy tinh

 Ưu điểm.

- Có khả năng chịu được áp suất gây ra ở bên trong.

- Bảo quản tốt thực phẩm bên trong thủy tinh.

- Tái sử dụng dễ dàng không gây ô nhiễm cho môi trường

- Có thể sử dụng nhiều lại nhưng phải có chế độ rửa theo tiêu chuẩn an toàn vệ
sinh thực phẩm.

 Nhược điểm.

- Dẫn nhiệt kém

- Có thể bị vỡ khi qua chạm cơ học, hay bởi sự thay đổi nhiệt độ

- Khối lượng nặng có khi nặng hơn sản phẩm bên trong vì thế gây khó khăn
trong việc vận chuyển.

- Không thể in nhãn và bao bì mà chỉ có thể vẽ hay sơn logo thương hiệu lên
trên.

3. Hiện tượng sốc nhiệt là gì

83
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

- Hiện tượng sốc nhiệt là khi rót nước nóng vào ly lớp thủy tinh bên trong và
ngoài chưa giãn nở đều, nhiệt độ vượt quá mức cho phép sẽ gây vỡ hoặc nứt

II. Thực Hành

2 . Kiểm tra chai (lọ) thủy tinh của nước tăng lực Redbull Thái Lan

Hình 53.Hình ảnh chai Red Bull

2.1 Kiểm tra miệng chai và xác định loại miệng chai.

84
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

̵ Miệng chai loại A có ren vặn để đóng nắp vào, nắp tương ứng cũng có cấu
tạo ren

̵ Miệng trong có kích thước 18,77 mm

̵ Miệng ngoài có kích thước 24,98 mm

2.2 Xác định kích thước.

- Kích thước của chai.

+ Nắp trên: 28,26 mm

+ Nắp dưới: 28,26 mm

+ Miệng chai: 24,72 mm

+ Cổ chai: 24,70 mm

+ Thân chai: 46,24 mm

+ Chiều cao: 137,42 mm

+ Chiều dày: 3.05 mm

2.3 Xác định thể tích.

Thể tích thực :150 ml= ��ℎự�

Vfull được xác định bằng cách đong nước vào chai thủy tinh gần sát miệng tiếp
đó sử dụng pipet nhỏ đến khi gần tràng.

Vfull = 180ml

Thể tích biểu kiến = Vfull − Vthực = 180 − 150 = 30 ml

2.6 Kiểm tra điểm khuyết tật bao bì.

85
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 54. Các lỗi khuyết tật

- Dùng kính lúp soi những điểm khuyết tật ( khuyết tật dạng bọt khí, khuyết tật
dang tinh thể , khuyết tật dạng ) trên chai thủy tinh.

- Kết quả:

+ Khuyết tật dạng bọt khí: 11

+ Khuyết tật dạng tinh thể : 3

- So với TCVN bao bì thủy tinh các khuyết tật dạng bọt khí và khuyết tật dạng
tinh thể chấp nhận được.

2.7 Kiểm tra độ sóc nhiệt bao bì

- Hiện tượng sốc nhiệt là khi rót nước nóng vào ly lớp thủy tinh bên trong và
ngoài chưa giãn nở đều, nhiệt độ vượt quá mức cho phép sẽ gây vỡ hoặc nứ

Hình 55. Chai thủy tinh sốc nhiệt

86
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

BÀI 3: KIỂM TRA BAO BÌ GHÉP NHIỀU LỚP

I. Lý Thuyết

1. Giới thiệu bao bì ghép nhiều lớp tetrapak.

- Bao bì Tetrapak là loại bao bì màng ghép rất nhẹ nhằm mục đích vô trùng,
đảm bảo chất lượng tuơi, nguyên cho sản phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin từ
nguồn nguyên liệu. Bao bì nhẹ, có tính bảo vệ môi trường, tiện ích cho sử dụng,
chuyên chở, phân phối và bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ thường với thời gian
dài.

- Bản chất của phương pháp này là tiệt trùng riêng lẻ thức uống dạng lỏng và
bao bì, sau đó rót định lượng dịch thực phẩm vào bao bì và hàn kín trong môi
trường vô trùng.

2. Cấu tạo của bao bì ghép nhiều lớp Tetrapak.

- Cấu tạo bao bì màng ghép tetrapak gồm 6 lớp khác nhau, trong đó 3 loại
nguyên liệu khác nhau gồm :

+ Giấy bìa

+ Polyethylene

+ Lá nhôm

Hình 56. Các lớp bao bì

87
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

3. Ưu và nhược điểm bao bì Tetrapak

 Ưu điểm

- Giảm tổn thất tối đa hàm lượng vitamin

- Đảm bảo sản phẩm không bị biến đổi màu

- Ở nhiệt độ thường thời gian bảo quản thực phẩm dài hơn so với các loại bao
bì khác.

- Ngăn cản sự tác động của ánh sáng và oxy

- Dễ dàng vận chuyển và sử dụng

- Đảm bảo cho sản phẩm vô trùng tuyệt đối

 Nhược điểm

- Không có khả năng chịu nhiệt độ cao nên không thể làm bao bì cho các sản
phẩm thực phẩm cần thanh trùng ở nhiệt độ cao.

- Bao bì Tetrapak chỉ áp dụng trên dây chuyền đóng gói vô khuẩn

4. Phương pháp đóng gói bao bì Tetrapak.

- Các lớp vật liệu giấy được in nhãn theo yêu cầu của xí nghiệp sản xuất, sau
đó được ghép với các lớp vật liệu khác và quấn thành từng cuộn có chiều rộng
bằng chu vi của thân trụ hộp.

- Trước khi chiết rót, cuộn nguyên liệu bao bì được tiệt trùng bằng dung dịch
H2O2 và được sấy khô trong phòng kín vô trùng và được đưa vào máy hàn dọc
thân hộp và ghép đáy. Sau đó dịch thực phẩm được chiết rót định lượng vào
hộp và bao bì được hàn ghép mí đầu, cắt rời, xếp góc.

- Hộp sản phẩm được dòng nước phun để làm sạch chất lỏng dính ở các mối
hàn đầu và đáy, sau đó được thổi không khí nóng để khô hộp.

II. Thực Hành

2. Kiểm tra bao bì Tetrapak sữa hộp Vinamilk.

88
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

2.1 Kiểm tra thông tin nhãn hàng hóa.

a) Tên sản phẩm, tên thương hiệu, Logo công ty

- Đúng vị trí, màu mực rõ ràng

Hình 57. Bao bì hộp sữa

b) Thông tin sản phẩm

- Thông tin sản phẩm đầy đủ

89
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

c) Thể tích hộp sữa.

Hình 58. Thể tích hộp sữa

d) Vị trí gắng ống hút.

- Chính xác, đạt cảm quan, che các mối hàng hộp, không che thông tin sản
phẩm, độ kết dính của keo tốt.

Hình 59. Vị trí găn sống hút

e) Chất lượng mực in.

90
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

- Chất lượng mực in tốt không bị mất màu mực ở nhiệt độ 60◦C.

f) Kích thước sản phẩm.

- Thể tích sản phẩm: 180 ml

-Thể tích hộp:

+ Chiều rộng 34,5 mm

+ Chiều cao 125 mm

+ Chiều dài 50,5 mm

V= chiều dài×chiều rộng×chiều cao= 50,5×34,5×125=217.781,25mm3

→Thể tích hộp sữa: 217,78 ml

Thể tích của bao bì lớn hơn thể tích của sản phẩm

Hình 60. Kích thước hộp sữa

2.2 Kiểm tra độ kín bằng Ampe kế.

 Các bước thực hiện:

91
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

1. Dùng kéo cắt đôi hộp sữa, chừa lại mặt có chứa đường hàn stip. Cẩn thận đổ
hết dịch ra ngoài.

2. Dùng nước rửa và lau khô đường cắt và hai phần bên trong của hộp sữa

3. Chủng bị một nồi nước

4. Rót nước vào 2 nửa hộp ở mức vừa phải cách mí cắt 1cm, tránh nhiễu giọt
thấm vào đường cắt.

5. Dùng Ampe kế một đầu để ở bên ngoài nồi nước, đầu còn lại để ở trong hộp
( lưu ý: không để đầu Ampe kế chạm đáy hộp).

6. Đặt 1 cực của ampe kế vào nửa hộp bên này và 1 đầu ampe kế vào nửa đầu
bên kia của hộp.

7. Tiến hành đo bằng Ampe kế, nếu Ampe kế hiển thị vạch 0 bao bì kín, ngược
lại bao bì không kín.

Hình 61. Đo ampe kế

=> Kết quả: Ampe kế không hiển thị vạch do đó kết luận bao bì hộp sữa kín
Đạt

2.3 Kiểm tra các mí ghép.

- Dùng lực của tay tách nhẹ nhàng phầ mí ghép đáy

92
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

- Khi tách rời stip, cả 2 lớp PE trong bao bì tách ra cùng với lớp stip. Mối hàn
kéo ra vẫn còn nguyên vẹn, thấy có lớp giấy bên trong, mối hàng tốt

2.3 Kiểm tra đường hàn stip

 Cách thực hiện:

- Đường hàn phẳng, không nhăn, không gấp, bề rộng stip bằng nhau.

- Dung ống tiêm bơm dung dịch màu từ dưới lên thì đường màu chạy thẳng,
không bị xì ra dọc thoe chiều đường hàn => đường hàn tốt.

- Dùng kéo cắt xéo qua đường hàn stip, cắt đôi một ít phần gốc nhọn rồi xé nhẹ
một lớp mỏng phía trên để thấy lớp giấy bên trong bao bì

Hình 62. Đường Strip

3. Kiểm tra bao bì Tetrapak sữa bịch Vinamilk

3.1 Kiểm tra thông tin nhãn hàng hóa.

93
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

a) Tên sản phẩm, tên thương hiệu, Logo công ty.

- Đúng vị trí, màu mực rõ ràng

Hình 63. Bao bì sữa bịch

b) Thông tin sản phẩm.

Hình 64. Thông tin của sữa

c ) Thể tích

Thể tích của sản phẩm 220 ml

d) Chất lượng mực in

Mực in tốt không mất màu mực ở nhiệt độ 60 C

94
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

e) Kích thước bịch sữa

- Thể tích sản phẩm: 220ml

- Thể tích bịch sữa:

+Chiều rộng: 10,2 cm

+ Chiều cao: 2 cm

+ Chiều dài: 15,5 cm

��� = chiều dài × chiều rộng × chiều cao = 15,5 × 10,2 × 2 = 316,2 cm3

→Thể tích bịch sữa: 316,2 ml

Hình 65. Kích thước của sữa

3.2 Kiểm tra độ kín bằng Ampe kế.

95
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

 Các bước thực hiện:

1. Dùng kéo cắt đôi bịch sữa, chừa lại mặt có chứa đường hàn stip. Cẩn thận
đổ hết dịch ra ngoài.

2. Dùng nước rửa và lau khô đường cắt và hai phần bên trong của bịch sữa

3. Chủng bị một nồi nước

4. Rót nước vào 2 nửa bịch ở mức vừa phải cách mí cắt 1cm, tránh nhiễu giọt
thấm vào đường cắt.

5. Dùng Ampe kế một đầu để ở bên ngoài nồi nước, đầu còn lại để ở trong bịch
( lưu ý: không để đầu Ampe kế chạm đáy hộp).

6. Đặt 1 cực của ampe kế vào nửa bịch bên này và 1 đầu ampe kế vào nửa đầu
bên kia của bịch

7. Tiến hành đo bằng Ampe kế, nếu Ampe kế hiển thị vạch 0 bao bì kín, ngược
lại bao bì không kín.

=> Kết quả: Ampe kế không hiển thị vạch do đó kết luận bao bì hộp sữa kín
Đạt

Hình 66. Đo ampe kế

3.3.Kiểm tra các mí ghép.

96
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

 Các bước thực hiện:

1. Chuẩn bị một bịch sữa đã cắt ở vị trí thân bịch, không được cẳt ở vị trí đầu
và cuối bịch.

2. Dùng lực xé 2 vị trí đầu và cuối bịch sữa. Sau khi thực hiện nếu lớp LDPE bị
rách ra hoàn toàn thì kết luận lớp hàn kín và ngược lại nếu lớp LDPE vẫn còn
nguyên vẹn thì kết luận lớp LDPE không kín.

Khi tách rời stip, cả 2 lớp PE trong bao bì tách ra cùng vói lớp stipMối hàn kéo
ra vẫn còn nguyên vẹn, thấy có lớp giấy bên trong, mối hàn tốt.

3.4 Kiểm tra đường hàn stip

 Cách thực hiện:

1. Chuẩn bị hộp sữa đã cắt ở vị trí hai bên thân hộp sữa, lưu ý không cắt vị trí
đầu và cuối mí ghép hộp sữa.

2. Dùng lực xé mí hộp.

3. Cắt hai góc mí hộp hình tam giác

4. Dùng kim bơm mực vào đường hàn stip mực không lem sang hai bên thì kết
luận đường hàn stip đạt yêu cầu và ngược lại.

Kết quả kiểm tra: Đường hàn stip đạt, mực không lem Đạt

97
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 67. Đường hàn Strip

3. So sánh bao bì hộp và bao bì bịch Vinamilk.

Hình 68. Các lớp bao bì

- Sữa tiệt trùng Vinamilk ít đường (dạng hộp): lớp trong là lớp nhựa_ lớp
giấy_lớp nhựa_lớp mực in (in trên giấy)

- Sữa tiệt trùng Vinamilk ít đường (dạng bịch): lớp trong là lớp nhựa_lớp mực
in (in trên giấy). Bao bì hộp dày và nhiều lớp hơn bao bì bịch

98
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

BÀI 4. THIẾT KẾ BAO BÌ THỰC PHẨM+ THIẾT KẾ NHÃN THỰC


PHẨM

4.1. Thiết kế bao bì thực phẩm

4.1.1.Tổng quan về thiết kế bao bì

Thiết kế bao bì – là sự kết hợp giữa nguyên liệu, cấu trúc, cách trình bày, hình
ảnh, màu sắc và những thành phần khác tạo ra sự thu hút thị giác cho mục đích
truyền thông mục tiêu và chiến lược marketing của một thương hiệu hay sản
phẩm.

Thiết kế bao bì - là sự kết hợp giữa nguyên liệu, cấu trúc, cách trình bày, hình
ảnh, màu sắc và những thành phần khác tạo ra sự thu hút thị giác cho mục đích
truyền thông mục tiêu và chiến lược marketing của một thương hiệu hay sản
phẩm..

Vai trò của bao bì ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng một
thương hiệu mạnh và nhất quán. Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và
giới thiệu sản phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách
hàng và việc quyết định lựa chọn mua hàng của họ. Để luôn là lựa chọn số một
của khách hàng trước những đối thủ cạnh tranh thì đâu là yếu tố chính trong
việc xây dựng những yếu tố thành công trong việc thiết kế bao bì Dựa trên cơ
sở những nhân tố tác động đến khách hàng khi lựa chọn và so sánh những sản
phẩm cùng loại chúng ta hãy tham khảo 8 yếu tố cơ bản trong việc lựa chọn
thiết kế một bao bì đẹp

4.1.2. Nguyên vật liệu

DỤNG CỤ
STT Tên công cụ Quy cách ĐVT Số lượng Ghi chú
1 Kéo cắt Cái 01
2 Thước thẳng 0,5m Cái 01
3 Màu tô Cái 01
4 Bút chì Cái 01
4.1.3.Tiến hành thí nghiệm

99
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Phát thảo thiết kế bao bì hộp sữa trên tờ giấy A4

Hình 69. Thiết kế bao bì

100
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

BÀI 6: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ KIM LOẠI

I. Lý Thuyết.

1. Cấu tạo kim loại 2 mảnh và 3 mảnh ?

- Lon 2 mảnh chỉ có 1 đường ghép mí giữa thân và nắp, vật liệu chế tạo lon 2
mảnh phải mềm dẻo.

- Lon 3 mảnh gồm thân, đáy và nắp. Thân hộp được chế tạo từ 1 miếng thép
chữ nhật, cuộn lại thành hình trụ và được hàn mí thân; nắp và đáy được chế tạo
riêng, được ghép mí với thân.

2. Vật liệu cấu tạo lon 2 mảnh và lon 3 mảnh ?


- 2 mảnh làm được làm bằng Al

- 3 mảnh được làm bằng thép

3. Ưu điểm và nhược điểm của lon

 Ưu điểm.
+ Không bị ảnh hưởng bởi sốc nhiệt, có thể gia nhiệt, làm lạnh nhanh
mứt có thể
+ Độ bền cơ học cao
+ Đảm bảo độ kín không thấm ướt
+ Chốnh ánh sáng thường, tia cực tím
+ Khá nhẹ nhôm thuận lợi cho vận chuyển
+ Chiệu nhiệt độ cao và truyền nhiệt cao, do dó thực phẩm các loại có
thể đống hợp, thanh trùng hoặc tiệt trùng
 Nhược điểm.
+ Độ bền hóa học kém, hay bị rỉ và bị ăn mòn
+ Không nhìn thấy được sản phẩm bên trong
+ Nặng ( thép,sắt ) và đắt hơn bao bì có thể thay thế nó là plastic
+ Tái sử dụng bị hạn chế

II – Thực hành.

101
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

2. Đánh giá cảm quan.

- Hộp kín hoàn toàn, không vết hở mối hàn, chỗ ghép mí không rạn nứt, hộp
không bị móp méo, không rỉ.

- Nắp đáy hộp không có biểu hiện phồng.

- Mực in đồng đều, rõ ràng không bị nhòe.

- In hạn sửa dụng rõ ràng, thẳng hàng, không bị lem.

- Tem nhãn sản phẩm phải thẳng, dán chặt vào thân hộp sản phẩm, không được
nhãn.

- Nhãn in rõ nét, đạt chuẩn, màu mực sáng, rõ ràng dễ nhận biết nhãn hiệu và
thương hiệu sản phẩm.

- Phần bao bì bên trong đạt chuẩn, không bị biến đổi màu sắc, không bị ăn mòn
hay móp méo.

- Kết luận: Đạt yêu cầu về cảm quan

2. Kiểm tra độ kín.

- Kiểm tra độ kín bằng ngâm nước : Đặt lon vào chậu nước nếu:

+ Có hiện tượng sủi bọt khí: Độ kín lon không đạt.

+ Không có hiện tượng sủi bọt khí: Độ kín lon đạt.

Hình 70. Kiểm tra độ kín của lon

102
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

=> Kết luận: Độ kín lon đạt yêu cầu

3. Kiểm tra kích thước lon

- Bước 1: dùng thuớc kẹp pame để đo Seam Thick.

- Bước 2: tiếp theo đo chỉ tiêu Seam Length.

- Bước 3: Khui nắp lon và đổ sản phẩm ra cốc thủy tinh. Dùng kềm bẻ bỏ nắp
khui. Dùng kèm bấm một đường trên nắp lon sau đó gỡ bỏ phần nắp. Sau đó
bấm một đường ngay vành thân và đục để gỡ bỏ mí ghép.

- Bước 4: Đo lần lượt kích thước của End Hook và Body Hook.

- Mẫu thử: Lon 2 mảnh 330ml lùn.

+ Kích thước: Lon cao 11,4cm, đường kính 6,6cm

+ Thể tích: V chứa đựng = 330ml, V tràn viền = 380ml

- Kết luận: V chứa đựng ≠ V tràn miệng (320ml ≠ 380ml) vì sản phẩm có chứa
gas CO2 và sản phẩm có thể giản nở nhiệt trong quá trình vận chuyển và bảo
quản.

4. Kiểm tra độ ăn mon của hộp thiết

- Bên trong hộp thịt không xuất hiện các hiện tượng lạ như ánh tím, đen, vệt
trắng sau khi đã trút hết thịt và sốt ra khỏi lon. Bên trong lon chỉ có ánh vàng
đặc trưng của vật liệu kim loại.

- Kết luận: Bao bì lon kim loại đạt tiêu chuẩn, không bị ăn mòn sau khi trải qua
các quy trình chế biến và bảo quản.

5. Kiểm tra mí ghép

- Cách thực hiện: Đo lần lượt các đường Seam thick và Seam length trước rồi
tiến hành cắt nắp lon nhôm để thực hiện đo End hook và Body hook. Mỗi mẫu
thử nghiệm tiến hành 4 lần đo lấy kết quả trung bình so với kích thước tiêu
chuẩn

103
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 71. Kiểm tra mí ghép

Lon 2 mảnh Seam thick Seam length End hook Body hook
330ml lùn

1.12 2.47 1.54 1.65

104
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Kết quả
trung bình
1.13 2.52 1.61 1.64

Kết luận Đạt chuẩn Đạt chuẩn Đạt chuẩn Đạt chuẩn

Nhận xét: Kích thước các mí ghép (seam thick, seam length, end hook, body
hook) của bao bì lon nhôm 2 mảnh 330ml cao đều đạt chuẩn.

105
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

B. BÁO CÁO NHÓM

BÀI 2: THAM QUAN SIÊU THỊ


2.1. Lựa chọn sản phẩm
- Sản phẩm được lựa chọn: TH True Milk
- Lý do lựa chọn sản phẩm:
+ Sữa TH True Milk là loại sữa được nhiều người ưa chuộng không chỉ
đối với trẻ em mà còn cả người lớn.
+ Sữa TH True Milk còn là một loại sản phẩm được đựng trong nhiều loại
bao bì khác nhau, với những mẫu mã, màu sắc, hình ảnh bắt mắt, hấp dẫn khiến
cho mọi người chú ý và muốn thưởng thức ngay.

Hình 72. Các sản phẩm của sữa TH True Milk

106
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

2.2. Phân tích nhãn hàng hóa

Hình 73.Thông tin nhãn hàng hóa


- Tên hàng hóa: Sữa TH True Milk có đường.
- Tên và địa chỉ của tổ chức, các nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa:
Công ty cổ phần sữa TH , Xã Nghĩa Sơn Huyện Nghĩa Đàn Tỉnh Nghệ An,
Việt Nam

Hình 74. Tên và địa chỉ sản xuất sữa

107
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 75.Thành phần của sữa

- Hướng dẫn sử dụng:


- Hướng dẫn bảo quản: bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng
trực tiếp

Hình 76.Hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo quản sữa

- Ngày sản xuất và hạn sử dụng

108
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 77. Ngày sản xuất, hạn sử dụng

Hình 78.Ký mã hiệu lô hàng


2.3. Phân tích ưu và nhược điểm của bao bì
2.3.1. Ưu điểm
- Giảm tổn thất tối đa hàm lượng vitamin
- Đảm bảo cho sản phẩm không bị biến đổi màu, mùi
- Ở nhiệt độ thường thời gian bảo quản thực phẩm dài hơn so với các loại bao
bì khác
- Ngăn cản sự tác động của ánh sáng và oxy
- Dễ dàng vận chuyển và sử dụng
- Có thể tái chế nên giảm thiểu được ô nhiễm môi trường
- Đảm bảo cho sản phẩm được vô trùng tuyệt đối
2.3.2. Nhược điểm
- Không có khả năng chịu nhiệt độ cao nên không thể làm bao bì cho các sản
phẩm thực phẩm cần thanh trùng ở nhiệt đọ cao.
- Bao bì Tetrapak chỉ áp dụng trên dây chuyền đóng gói vô khuẩn.
2.4. Các loại bao bì được sử dụng để đóng gói
Tất cả bao bì của TH TRUE MILK đều được đóng gói trong bao bì giấy tiệt
trùng 6 lớp giúp ngăn cản ánh sáng và vi khuẩn có hại xâm nhập.
Trước đây TH TRUE MILK sử dụng bao bì của Tetra Pak Thụy Điển nhà cung
cấp bao bì UHT số 1 thế giới, do nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, để đảm bảo
nguồn cung cấp bao bì cho nhà máy. TH TRUE MILK đã sử dụng thêm bao bì
Combibloc Đức cũng là một trong nhà cung cấp công nghệ bao bì hàng đầu, vì

109
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

vậy TH TRUE MILK xuất hiện hai hình thức khác nhau đến từ hai loại bao bì
Tetra Pka và Combibloc.
- Việc xuất hiện 6 lớp từ hai loại bao bì Tetra Pak và Combibloc giúp ngăn cản
ánh sáng và vi khuẩn có hại xâm nhập, tránh làm cho sản phẩm biến chất, giữ
tối đa chất dinh dưỡng và hương vị tự nhiên sản phẩm, nhờ vậy có thể bảo quản
sản phẩm sữa được lâu hơn 6 tháng trong nhiệt độ thường mà không cần sử
dụng đến chất bảo quản.
 Các loại bao bì đóng gói sữa TH TRUE MILK
 Bao bì loại Tetra Pak
- Vỏ hộp được xếp thành 6 lớp khác nhau, từ 3 loại nguyên liệu, và tráng nhựa
bên ngoài cùng.
- Chúng gồm có những lớp giấy bìa và nhựa (75%), polyethylene (20%) và lớp
lá nhôm siêu mỏng (5%).
- Vỏ hộp giấy cũng sử dụng lớp nhôm để giúp tồn trữ sản phẩm ở nhiệt độ bình
thường trong thời gian dài. Đây là một lớp nhôm mỏng mà độ dày chỉ
0,0063 mm, tức là mỏng gấp 10 lần so với độ dày của một sợi tóc. Sáu lớp của
bao bì giấy được thiết kế để mỗi lớp đều có những tác dụng nhất định trong
việc bảo vệ thực phẩm.

Hình 79.Bao bì Tetra Pak sữa TH TRUE MILK


 Bao bì sữa Combibloc

Hình 80.Bao bì Combibloc sữa TH TRUE MILK

110
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

 Bao sữa TH TRUE MILK kiểu nắp vặn

Hình 81. Bao bì sữa TH TRUE MILK kiểu nắp vặn


2.5. Một số nhãn hàng hóa của sữa TH TRUE MILK

Hình 82.Nhãn Sữa hạt mắc ca TH true NUT

111
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình 83.Nhãn Sữa hạt và nghệ TH true MILK

Hình 84.Nhãn Sữa hạt và gấc TH true MILK

Hình 85.Nhãn Sữa hạt và gạo lức đỏ TH true MILK

112
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

2.6. Kết luận


Trên thị trường có nhiều loại sữa khác nhau của những thương hiệu nổi tiếng.
Nhưng nhìn chung các công ty đều sử dụng cùng loại bao bì, là bao bì Tetra
Pka và Combibloc. đóng gói sản phẩm do những ưu điểm của nó mang lại. Hầu
như trên nhãn hàng hóa của các loại sữa đều có các thông tin như tên sản phẩm,
tên thương hiệu, tên và địa chỉ sản xuất, thành phần, hướng dẫn sử dụng, hướng
dẫn bảo quản, ngày sản xuất, hạn sử dụng, mã sản phẩm,… là những thông tin
bắt buộc cần phải có trên một bao bì sản phẩm. Một số bao bì được trang trí với
những hình ảnh liên quan đến sản phẩm, quy trình sản xuất… rất nổi bật và là
điểm thú vị mà chúng ta cần học hỏi để tạo nên một bao bì mang thương hiệu
của mình.
HẾT

113
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

BÀI 4. THIẾT KẾ NHÃN THỰC PHẨM

114
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

BÀI 5. THAM QUAN CÔNG TY GREEN FOOD

5.1. Giới thiệu về công ty GREEN FOOD

GREEN FOOD không ngừng nổ lực để trở thành người cộng sự, người bạn
đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp thực phẩm cả trong & ngoài
nước. Với nền tảng hợp tác cùng các chuyên gia kỹ thuật uy tín, chúng tôi đã
và đang cùng nhau thực hiện nghiên cứu – thử nghiệm, phát triển để tạo ra các
sản phẩm trên nền công nghệ hiện đại phù hợp với xu hướng doanh nghiệp Việt.
Đồng thời còn tham gia tư vấn để tháo gỡ những khó khăn mà doanh nghiệp
đang gặp phải về trang thiết bị, máy móc, diện tích nhà xưởng, giá thành, …

Hình: Các giá trị cốt lỗi của GREEN FOOD

Hài long của khách hàng: Green Food luôn lắng nghe để thấu hiểu, luôn coi
trọng khách hàng, lấy khách hàng là trung tâm, đặt lợi ích và mong muốn của
khách hàng lên hàng đầu. Lấy sự hài lòng của khách hàng là thước đo của sự
thành công. Cùng nhau hợp tác, cùng nhau phát triển.

115
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Đổi mới: Green Food luôn nổ lực nghiên cứu - thử nghiệm để tạo ra các sản
phẩm mới theo công nghệ hiện đại phù hợp với người tiêu dùng tại Việt Nam
và thị trường quốc tế.
Đoàn kết: Green Food hiểu được tầm quan trọng của sự đoàn kết, vì thế trong
sự nghiệp phát triển toàn thể CB - CNV của công ty luôn xem đó là động lực –
tài sản cho sự phát triển bền vững và lâu bền.
Minh bạch: Sự minh bạch được thể hiện từ nhận thức tới hành động của mỗi
con người trong tập thể Green Food. Chúng tôi làm việc theo chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp, tuân thủ theo pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế; luôn minh bạch
mọi thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Trách nhiệm: Mỗi nhân viên trong Green Food luôn ý thức được trách nhiệm
của mình đối với công việc - tập thể - khách hàng và đối với xã hội. Với tinh
thần trách nhiệm cao nhất và mong muốn hoàn thành công việc ở mức tốt nhất
cho mọi khách hàng.
Chất lượng: Cung cấp các sản phẩm có chất lượng và an toàn cho người tiêu
dùng với mức giá hợp lý, cạnh tranh.
5.2. Quy trình sản xuất nước giải khát của công ty

116
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

5.2.1. Thuyết minh quy trình

a. Xử lý nguyên liệu

Cách tiến hành: rửa bằng phương pháp thủ công, rửa từ 2 3 lần, thời gian
rửa không được kéo dài.

Mục đích:

117
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

- Loại các tạp chất là một trong những mối nguy ảnh hưởng đến nguyên
liệu.

- Loại các tạp chất giúp kiểm soát vi sinh vật, các thành phần hóa học của
nguyên liệu từ đó kiểm soát kiểm soát được các phản ứng sinh hóa trong
nguyên liệu, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động xấu đến hiệu quả sản xuất
cũng như chất lượng sản phẩm.

- Các biến đổi nguyên liệu:

Vật lý: hiện tượng tổn thương cơ học đối với bề mặt nguyên liệu. Khi tổn
thương xảy ra, thời gian bảo quản đối với nguyên liệu sẽ giảm đi. Do đó,
nguyên liệu sau khi làm sạch nên đưa vào quy trình sản xuất ngay, hạn chế hiện
tượng tái nhiễm.

Sinh học: Loại bỏ bớt vi sinh vật ế các biến đổi do tổn thương cơ học trong
quá trình rửa gây ra.

Thiết bị thực hiện: thau/ chậu rửa nguyên liệu.

Yêu cầu:

 Nước rửa phải có phẩm chất tốt, đạt tiêu chuẩn nước theo quy định hiện
hành.

 Nguyên liệu sau khi rửa phải sạch, không bị dập nát.

 Nguyên liệu phải ít bị tổn hao chất dinh dưỡng càng tốt.

 Thiết bị rửa phải đảm bảo sạch.

b. Để ráo nguyên liệu sau khi rửa

Mục đích: Giảm đi tối đa lượng nước rửa.

Các biến đổi nguyên liệu: Biến đổi không nhiều.

Yêu cầu: Nguyên liệu sau khi để ráo phải khô ráo, không còn nước rửa bám
vào.

118
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

c. Hòa tan và phối trộn

Mục đích: tạo sự đồng nhất hỗn hợp chuẩn bị cho quá trình nấu. Hòa tan
phụ gia với nước RO tạo thành dịch chuẩn bị cho quá trình phối trộn với syrup.

Các biến đổi nguyên liệu: thay đổi trạng thái và đồng nhất dung dịch.

Thiết bị thực hiện: nồi hòa tan phụ gia.

Yêu cầu: dung dịch phải được hòa tan hoàn tàn.

d. Chiết rót – đóng chai

Khử trùng:

− Nắp được nhập về, trước khi vào dây chuyền đóng chai luôn được ngâm với
dung dịch khử trùng với tỷ lệ nước pha sẵn.

− Chiết rót

+ Chiết rót sản phẩm ở 85oC, khai thác triệt để áp suất chai.

+ Thiết bị thực hiện: Thiết bị chiết rót và đóng nắp.

e. Làm nguội

Mục đích: thay đổi nhiệt độ đột ngột để ổn định cấu trúc sản phẩm.

Yêu cầu: nước làm nguội phải đảm bảo tiêu chuẩn nước sản xuất, sử dụng
hệ thống thiết bị làm lạnh để giảm thời gian làm nguội.

Tiến hành: sau khi thanh trùng, sản phẩm được chuyển qua đường hầm làm
nguội (≤ 300℃) với vận tốc băng chuyền được cài đặt sẵn, ra khỏi hầm thi sản
phẩm được chuyển vào kho lưu trữ theo dõi.

f. Tạo treo + co nhãn

Mục đích:

 Xác định, nhận biết sản phẩm.

 Cung cấp các thông tin của sản phẩm đến khách hàng.

119
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Yêu cầu: nhãn sau khi co phải đều, đẹp, không bị méo.

Tiến hành:

 Chai sau khi được lồng nhãn sẽ được đi qua khu vực co nhãn theo dây
chuyền.

 Quan sát cảm quan nhãn sau khi co.

 Nếu nhãn bị méo, co không sát, không đều thì tiến hành loại ra và co lại.

g. Co lốc + đóng thùng

Quy cách: 6 thùng/lốc; 4 lốc/thùng.

Mục đích: thuận tiện cho quá trình vận chuyển.

Yêu cầu: lốc sau khi co không bị méo, màng co đều. Thùng carton sạch, có
đầy đủ các thông tin công ty.

Tiến hành: 6 chai sẽ được lồng vào lốc, sau đó lốc sẽ đi qua khu vực co lốc
theo băng chuyền. Quan sát cảm quan lốc sau khi co, nếu bị méo, không đều thì
tiến hành loại ra và co lại.

h. Một số thành phẩm của công ty

120
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình. Sản phẩm bán chạy nhất của công ty

Hình. Một số sản phẩm của công ty

5.2.2.Kiểm tra chất lượng bao bì chai nhựa

Có hai kích cỡ cổ chai: Ø28 và Ø38

Kiểm tra sản phẩm: nắp chai sau đó đến cổ chai cuối cùng cảm quan sản phẩm
(có nhiễm tạp chất vào hay không).

Một số hình ảnh lỗi bao bì chai Pet:

121
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình: Lỗi nắp chai

Hình: Chai bị cà cổ

122
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình: Chai bị bể ren

5.2.3.. Kiểm tra chất lượng bao bì kim loại

a. Các kích cỡ lon kim loại

− Lon 250ml cao

− Lon 320ml cao

− Lon 330ml lùn

− Lon 250ml lùn

− Lon 500ml

b. Kiểm tra bao bì lon kim loại

− Cảm quan: lon không bị biến dạng, không bị mềm, không phồng nắp.

123
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Hình: Lon dư mí ghép

Hình.Mí ghép bị bung

− Thông số ghép nắp

Bảng 4.1. Thông số tiêu chuẩn mí ghép (mm)

Seam thick Seam length End Thook Body thook

Lon 250 cao 1.17 1.27 2.45 2.75 1.4 1.85 1.4 1.85

Lon 320 cao 1.1 1.2 2.45 2.75 1.45 1.85 1.45 1.85

Lon 330 lùn 1.1 1.2 2.45 2.75 1.45 1.85 1.45 1.85

Lon 250 lùn 1.1 1.2 2.45 2.75 1.45 1.85 1.45 1.85

124
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Tiến hành kiểm tra lon kim loại: cầm lon lên để ngón trỏ lên độ dày mí,
đặt ngón cái vào độ dài mí, tay còn lại quay tròn lon. Ngón trỏ và ngón cái
kiểm tra xem độ dày và độ dài mí có bị nhám hay không. Mắt sẽ quan sát từ
trên đến dưới lon để kiểm lon có bị trầy, bị xước hay không. Kiểm tra hạn sử
dụng xem lon còn hạn sử dụng hay không.

− Đo các thông số ghép mí

Seam thick (độ ép – độ dày của mí): đặt thước đo tạo với lon nghiêng một
góc 5 độ, kéo thước đo ra và đo, đọc kết quả.

Seam lenght (độ dài mí): đặt thước đo song song với lon và đặt thước đo
vào độ dài mí và kéo thước ra đo, đọc kết quả.

End Hook (miếng hàng gắn kết nắp và lon): khui nắp lon ra và đổ hết sản
phẩm ra bên ngoài, dùng kiềm cắt phần ghép mí của nắp và kéo nắp ra khỏi lon,
dùng kềm bấm vào thành lon và đập nhẹ miếng hàng gắn kết nắp và lon ra và
tiến hành đo, đọc kết quả.

Body Hook (độ dài mép miệng lon sau khi gỡ End Hook): Sau khi gỡ End
Hook ra và tiến hành dùng thước đo độ dài nằm trên miệng lon và đọc kết quả.

125
Thực hành thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

126

You might also like