Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 143

Chương I trình bày về các thuộc tính, chức năng, đặc điểm thiết kế và các

mối nguy hiểm trong môi trường địa đạo. Ngoài ra, chương này cũng đề cập đến
các hệ thống địa đạo khác nhau, với các thuật ngữ được sử dụng riêng biệt cho
môi trường tác chiến này.
Với việc sử dụng các hệ thống địa đạo, đối phương có thể bảo vệ các
phương tiện vật chất trọng yếu, xây dựng các kế hoạch bí mật và duy trì thế chủ
động trước các đối thủ có tiềm lực quân sự mạnh hơn. Đối phương sử dụng các
không gian và công trình này nhằm bảo đảm hoạt động chỉ huy và kiểm soát,
mạng lưới phòng thủ, bảo đảm hoạt động quân sự, sản xuất, dự trữ hoặc bảo vệ.
Việc liên tục xây dựng, củng cố địa đạo đã làm gia tăng hiệu quả sử dụng và mở
rộng phạm vi các địa đạo này. Tài liệu này sử dụng thuật ngữ “hệ thống địa đạo”
để đề cập đến bất kỳ không gian hoặc công trình nào được xây dựng dưới lòng
đất.
Biểu đồ trong Hình 1-1 trình bày về các thuộc tính của hệ thống địa đạo.
Khi đánh giá các hệ thống địa đạo, các đơn vị cần cung cấp càng nhiều thông tin
càng tốt. Những thông tin này có thể hữu ích để xác định các thuộc tính đã biết
hoặc chưa biết và giúp bố trí các các phương tiện phù hợp để thu thập thêm
thông tin.
Đối phương có thể sử dụng các hệ thống địa đạo cho các mục đích khác
ngoài thiết kế ban đầu của chúng. Khi đối phương sử dụng hệ thống địa đạo, có
05 loại chức năng chính, đó là.
Bao gồm tất các các hệ thống liên quan đến hoạt động chỉ huy, kiểm soát,
thông tin liên lạc, máy tính và tình báo (C4I) của đối phương.
Bao gồm các đường hầm để di chuyển giữa hai vị trí, các hệ thống được sử
dụng để tiến hành các hoạt động quân sự hoặc mạng lưới các boong-ke, đường hầm
và các vị trí chiến đấu phòng ngự được gia cố.
Bao gồm các địa điểm được sử dụng để sản xuất trang thiết bị, đạn dược
hoặc các phòng thí nghiệm của chính phủ.
Bao gồm các địa điểm được sử dụng để dự trữ các phương tiện vật chất.
Các kho dự trữ có thể được trang bị thiết bị kiểm soát khí hậu và thường được
bố trí gần một cơ sở nào đó. Bao gồm các công trình địa đạo được xây dựng để
bảo vệ dân thường và các quan chức chính phủ trước các cuộc tiến công quân
sự. Loại địa đạo này chỉ áp dụng đối với dân sự.
Các công trình ngầm nhà nước bao gồm các công trình phục vụ cho các
mục đích công cộng hoặc quân sự. Các mục đích quân sự bao gồm chỉ huy và
kiểm soát, sản xuất hoặc dự trữ trang thiết bị, vật chất quân sự, các hoạt động
như các điểm phóng tên lửa hoặc các vị trí phòng thủ, các cơ sở dự trữ vũ khí
sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân (CBRN).
Các công trình ngầm nhà nước gây ra nhiều thách thức lớn cho lực lượng
quân nhà. Các cơ sở này thường có quy mô lớn, có thể có nhiều gian phòng và
cửa thông, thường được bảo vệ bởi các loại vật cản. Việc tiếp cận và xâm nhập
các cơ sở này đòi hỏi một số lượng binh sỹ lớn và các khả năng mở cửa đặc biệt.
Các cơ sở được sử dụng để sản xuất và dự trữ các loại vật chất như đạn dược,
nhiên liệu và vũ khí hủy diệt hàng loạt cũng có thể gây ra các mối đe dọa
nghiêm trọng đối với các lực lượng tiến công.
Các cơ sở ngầm không phải của nhà nước bao gồm các cơ sở phục vụ cho
các hoạt động kinh doanh hợp pháp như kho bảo quản, du lịch và khai thác mỏ,
hoặc được sử dụng cho mục đích bất hợp pháp như buôn lậu, ẩn náu của các tổ
chức cực đoan.
Các cơ sở ngầm phục vụ cho các mục đích chiến thuật bao gồm các hang
động, các hệ thống đường hầm nông, boong-ke hoặc các công trình ngầm khác
hỗ trợ cho các hoạt động tác chiến chiến trường, nhằm che giấu và cơ động lực
lượng, dự trữ và vận chuyển vũ khí, chỉ huy và kiểm soát, bảo đảm y tế.
Các cơ sở ngầm phục vụ cho các mục đích chiến lược là các cơ sở hỗ trợ
cho mục tiêu chiến trường và quân sự quốc gia, bao gồm các hoạt động chỉ huy
và kiểm soát, dự trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt, dự trữ và cất giấu các phương
tiện vật chất quốc gia, chiến lược hoặc quân sự khác. Các đường hầm chiến
thuật nhỏ có thể trở thành một vấn đề chiến lược nếu như chúng vượt qua biên
giới một quốc gia.
Các mối nguy cơ phải được lưu ý và xử lý trước khi tiến hành các hoạt
động tác chiến địa đạo. Xử lý nguy cơ là quá trình xác định, đánh giá, kiểm soát
các nguy cơ và đưa ra các quyết định để bảo đảm cân bằng giữa nguy cơ và khả
năng hoàn thành nhiệm. Người chỉ huy đánh giá về các nguy cơ để bảo vệ lực
lượng và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tác chiến trong môi trường địa đạo cũng gây ra nguy hiểm như các hoạt
động tác chiến trên mặt đất. Có 05 loại thách thức trong môi trường địa đạo, đó
là.
Môi trường và không khí là yếu tố phức tạp và thay đổi liên tục nhất trong
05 loại thách thức và là mối nguy hiểm lớn nhất. Bất kỳ hoạt động nào của lực
lượng quân nhà ở dưới lòng đất cũng sẽ làm môi trường xung quanh xấu đi. Mọi
thứ từ các vụ nổ, hỏa lực cho đến khí CO 2 do binh sỹ thở ra, cũng có thể làm gia
tăng môi trường nguy hiểm. Không có hiểu biết và chuẩn bị kế hoạch hoạt động
trong môi trường này, lực lượng quân nhà có thể bị thương nghiêm trọng hoặc
tử vong trước khi chạm trán đối phương.
Không khí mà binh sỹ quân nhà hít thở là tổng hợp của các loại khí khác
nhau. Nhiều yếu tố kết hợp với nhau có thể dẫn đến chất lượng không khí kém
trong các hệ thống địa đạo, gây ra nguy hiểm lớn. Chất lượng không khí kém
trong các hệ thống địa đạo ít nhất sẽ làm binh sỹ căng thẳng, giảm sức chiến đấu
và hiệu quả chiến đấu. Binh sỹ phải cảnh giác với các dấu hiệu và điều kiện cho
thấy chất lượng không khí kém như hiện tượng thiếu ô-xy, sự xuất hiện của khí
độc hại hay các chất độc sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân.
Hít phải khói do nổ súng trong các hệ thống địa đạo có thể dẫn đến nhiều
mối nguy hiểm như giảm mật độ ô-xy, bỏng đường hô hấp trên và các vết
thương do hít phải khí độc lơ lửng trong khói.
Quá nhiều hay quá ít ô-xy trong môi trường địa đạo đều gây ra vấn đề.
Không khí chứa nhiều ô-xy (trên 23,5%) gây ra nguy cơ cháy nổ. Tuy nhiên,
hiện tượng thiếu ô-xy thường phổ biến hơn trong môi trường địa đạo. Không khí
2
được coi là thiếu ô-xy khi chỉ chứa 19,5% ô-xy (21% là mức bình thường). Ở
mức ô-xy chiếm 17%, con người có thể bắt đầu thở gấp và ở mức 15%, con
người cảm thấy chóng mặt và đau đầu. Con người trở nên mất nhận thức và có
thể chết nếu mức ô-xy dưới 9%. Ở các mức thấp này, con người phải sử dụng
thiết bị thở hoặc trở lại mặt đất.
Giám sát các loại khí tự nhiên ở mức trên và dưới ngưỡng nổ. Ở mức dưới
ngưỡng nổ hoặc cháy, sự hòa trộn khí tự nhiên có thiên hướng gây ra cháy.
Ngược lại, ở mức trên ngưỡng nổ hoặc cháy, thì có thiên hướng gây ra nổ. Ở
mức trong ngưỡng nổ hoặc cháy, việc xuất hiện một nguồn cháy có thể gây ra
nổ.
Khí CO là một khí không màu, không mùi và không vị tích tụ ở các vùng
trũng thấp và chiếm chỗ của khí ô-xy. Khí CO là sản phẩm phụ gây ra hiện
tượng cháy. Khí thải từ các phương tiện và các thiết bị phát điện cũng tạo ra khí
CO. Nó có thể phản ứng với máu và ngăn sự luân chuyển khí ô-xy. Các triệu
chứng khi gặp các mức CO nguy hiểm bao gồm đau đầu, chóng mặt và có thể
dẫn đến tử vong. Nổ súng trong không gian hạn hẹp có thể nhanh chóng đẩy khí
CO lên mức nguy hiểm.
Khí CO2 cũng là một khí không màu và không mùi. Nó thâm nhập vào
các hang sâu và chiếm chỗ của khí ô-xy theo nhiều cách khác nhau. Nước hấp
thụ, sau đó giải phóng khí CO 2 khi thấm qua đất. Hoạt động hô hấp của con
người và động vật cũng sinh ra khí CO2. Khí CO2 có thể lắng xuống ở các khu
vực không thông gió vì nó nặng hơn không khí. Sự xuất hiện tập trung khí CO 2
là rất nguy hiểm. Thậm chí, một mức thấp khí CO2 trong không khí (dưới 1%)
cũng gây mất tập trung, mất sức và lo âu đối với những ai hít phải. Việc hoạt
động ở nơi có mức khí CO2 cao (chiếm từ 10 - 15% trong không khí) chỉ trong
vòng vài phút sẽ gây bất tỉnh và nghẹt thở, trong khi ở các mức cao hơn có thể
gây tử vong trong vòng 01 phút. Chỉ cần tăng một lượng người nhỏ cũng có thể
tác động mạnh đối với mức khí CO2 trong không khí.
Khí H2S là khí không màu nhưng có mùi trứng thối khó chịu. Khí H 2S
thường được sinh ra từ quá trình phân hủy chất hữu cơ ở những môi trường
thiếu khí ô-xy như đầm lầy, cống rãnh. Khí H2S cũng xuất hiện trong khí ga từ
núi lửa, khí ga tự nhiên và một số nguồn nước giếng. Nó phản ứng với các en-
zym trong mạch máu làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp. Mức khí H 2S cao có
thể gây ra viêm phổi. Mức thấp hơn gây ra bỏng đường hô hấp và viêm kết mạc.
CH4 là khí không màu và không mùi, có thể gây ngạt. Quá trình phân hủy
các chất thải hữu cơ trong các môi trường ô-xy thấp như cống rãnh và địa đạo
làm sản sinh ra CH4, có thể gây ra cháy nổ.
Sự phân tầng hoặc phân lớp các khí ga trong một hệ thống địa đạo có thể
dẫn đến chất lượng không khí khác nhau giữa sàn và trần của địa đạo đó. Việc
nắm bắt sự khác nhau này là rất quan trọng khi giám sát các điều kiện không
khí.
Sự thông hơi phù hợp sẽ giúp ngăn chặn hầu hết các khí ga độc hại tập
trung nguy hiểm. Mặc dù có thể không có các phương tiện máy móc để thông

3
hơi trong các hệ thống địa đạo, nhưng có thể tiến hành các biện pháp sau để
tránh nguy cơ hít phải khí độc hại.
Giám sát khí ga (hoặc không khí) sẽ rất hữu ích trước khi thâm nhập một
đường hầm. Ví dụ, cài đặt các thiết bị giám sát trên một rô-bốt để phát hiện sự
hiện diện của các loại khí độc hại trước khi thâm nhập. Đây là các hoạt động dễ
thực hiện và duy trì, được sử dụng rộng rãi trong công tác cứu hỏa, khai thác mỏ
và cứu hộ môi trường. Chất lượng không khí kém có thể xuất hiện ở bất kỳ thời
điểm nào trong quá trình tác chiến địa đạo; vì vậy, cần sử dụng các thiết bị phát
hiện vào mọi thời điểm khi hoạt động dưới ngầm. Các kế hoạch kết hợp thiết bị
theo dõi chất lượng không khí với các quy trình tiêu chuẩn tác chiến địa đạo của
đơn vị cần bao gồm cả các quy trình huấn luyện, bảo dưỡng thiết bị.
Lửa là một nguy cơ nghiêm trọng trong môi trường tác chiến địa đạo. Lửa
nhanh chóng đốt cháy ô-xy, gây ra mối đe dọa trực tiếp đối với binh sỹ và các
thiết bị, có thể gây nổ nếu lửa bắt vào các chất dễ cháy như các vật liệu nổ hoặc
thùng nhiên liệu. Các đơn vị cần sẵn sàng dập lửa, sử dụng các phương pháp và
công cụ phù hợp; trong đó lưu ý rằng, mỗi kiểu cháy đòi hỏi một kiểu dập lửa
khác nhau.
Áp suất quá cao là cũng một mối nguy hiểm nổi bật trong môi trường địa
đạo. Áp suất quá cao được tạo ra từ việc sử dụng các chất nổ và vũ khí, có thể
cao hơn rất nhiều so với trên mặt đất và các hiệu ứng lan truyền là rất khác nhau.
Các sóng xung kích dội lại, cộng hưởng và tan biến; vì vậy, các đơn vị ở vị trí
gần sóng xung kích nhất có thể cảm nhận áp suất quá cao giống hoặc khác so
với các đơn vị ở xa hơn.
Thông tin liên lạc không dây thường rất hạn chế trong các cơ sở, từ địa đạo lên
mặt đất (và ngược lại) và thậm chí là mặt đất với mặt đất ở khu vực gần một địa
đạo do tiếng ồn lớn, sự hỗn loạn, độ sâu, âm thanh trong không gian hạn hẹp, ít
ánh sáng, cùng với địa hình mặt đất hạn chế. Thông tin liên lạc bị hạn chế, các
hệ thống định vị toàn cầu bị suy giảm chức năng, không gian hạn hẹp tại một
khu vực chưa nắm bắt được và các yếu tố môi trường khắc nghiệt khác khiến
cho hoạt động định hướng, chỉ huy và kiểm soát gặp rất nhiều khó khăn.
Môi trường địa đạo làm gia tăng tác động của các loại khói tự nhiên và
nhân tạo. Chúng có xu hướng tồn tại lâu hơn rất nhiều do mức độ lưu thông
không khí thấp trong địa đạo. Chúng có thể bao gồm khói và bụi từ các hoạt
động mở lối cơ động, di chuyển trang thiết bị, hoạt động địa chấn, các vụ cháy
nổ, nổ súng và một số nguồn khác. Chúng khiến khả năng quan sát và cảm nhận
môi trường xung quanh bị giảm nhanh chóng. Các đơn vị phải sẵn sàng để hoạt
động trong môi trường này, sử dụng đến các thiết bị cảm biến, tăng cường huấn
luyện và tập bài.
Nước có thể đặc biệt nguy hiểm trong một cơ sở ngầm. Các bẫy nước
được sử dụng để ngăn chặn khả năng xâm nhập lối vào các vị trí của cơ sở ngầm
và giảm tác động của các loại khí ga và chất gây nổ. Khi tìm cách vượt qua một
bẫy nước, việc lặn xuống là một mối nguy hiểm lớn. Binh sỹ có thể phải ngâm
vũ khí dưới nước, dẫn đến nguy cơ súng không hoạt động đúng cách khi nổi lên
ở phần bên kia của bẫy nước. Nước bị dẫn điện, dù do chủ ý hay vô ý, cũng có
4
thể làm binh sỹ bị giật điện. Vì vậy, binh sỹ cần sử dụng các thiết bị Volt kế để
kiểm tra trước khi lặn xuống.
Môi trường địa đạo cũng ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm theo phương nằm
ngang và thẳng đứng khác đối với hoạt động cơ động của binh sỹ như các sườn
dốc đứng, cầu thang, sàn nghiêng, hố, bẫy thú, các vật cản tự nhiên và nhân tạo
trên sàn và tường, cùng các mối nguy hiểm riêng biệt khác đối với từng môi
trường hoạt động cụ thể. Các mối nguy hiểm này có thể được ngụy trang và rất
khó để phát hiện trong điều kiện tối, ít ánh sáng và tầm nhìn hạn chế. Các đơn vị
cần đưa các mối nguy hiểm này vào các kế hoạch huấn luyện và các quy trình
đánh dấu của mình.
Ở một số khu vực, động vật hoang dã cũng là một mối lo ngại. Các đường
hầm có thể tồn tại các loài côn trùng, bò sát độc hoặc các loài gặm nhấm gây
bệnh.
Một số cơ sở có thể không được trang bị các ống thoát chất thải phù hợp
cho các chất thải sinh hoạt của con người. Hoạt động tại các cơ sở này có thể vô
tình khiến lực lượng quân nhà đối mặt với các vấn đề vệ sinh và nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, lực lượng quân nhà cũng có thể góp phần gia tăng các điều kiện này
nếu hoạt động tác chiến diễn ra trong thời gian dài.

Các phương tiện vật chất ở các cơ sở dự trữ lớn, các phòng thí nghiệm hay
điểm phóng tên lửa là đặc biệt nguy hiểm đối với lực lượng quân nhà để hoạt
động gần hoặc xử lý chúng. Các nhiên liệu róc-két, các chất hóa học và vật liệu
độc hại liên quan đến hóa học, sinh học và phóng xạ, đạn dược không chỉ góp
phần làm giảm chất lượng không khí, mà còn ngăn chặn hoặc hạn chế việc sử
dụng một số loại đạn và chất nổ nhất định bên trong các cơ sở này. Binh sỹ phải
cảnh giác tối đa khi nghi ngờ hoặc xác định được các vật liệu này bên trong một
cơ sở. Trong hầu hết các trường hợp, các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ với lực
lượng chuyên môn hay sử dụng các thiết bị chuyên dụng về sinh - hóa - phóng xạ
- hạt nhân để xử lý các tình huống này.
Các hệ thống địa đạo có nhiều tiêu chuẩn xây dựng khác nhau. Thậm chí,
trong cùng một quốc gia, các cơ sở ngầm cũng khác nhau về mức độ phức tạp và
an toàn. Binh sỹ phải cảnh giác khi mở lối vào hoặc sử dụng các loại vũ khí bên
trong một địa đạo để không vô ý gây sập công trình. Đối phương có thể cố tình
làm sập một số đoạn đường hầm để ngăn hoặc bẫy quân nhà. Đối phương có thể
dễ dàng làm sập các đường hầm nếu tình trạng kết cấu của hầm bị ảnh hưởng.
Đất có trọng lượng rất nặng. 01 feet3 (khoảng 0,03 m3) đất nặng khoảng
100 pound (45 kg), và 01 yard3 (khoảng 0,76 m3) khối đất nặng tới 2.700 pound
(1.215 kg). Nếu hầm bị sập, con người sẽ không thể chịu nổi sức nặng của khối
lượng này. Vì vậy, khi thâm nhập vào một hệ thống địa đạo và trong suốt quá
trình tác chiến, binh sỹ cần cảnh giác về tình trạng kết cấu của hầm. Điều này
đặc biệt đúng trong các tình huống chiến đấu mà chất nổ hoặc đạn đã làm suy
yếu kết cấu trợ lực của hầm. Các vết nứt mới hình thành ở khu vực gần lối vào
hầm có thể cho thấy một trong những vấn đề sau.

5
Đất, nước và chất lượng không khí có thể góp phần làm suy giảm kết cấu
của hầm. Khi xác định được một mối nguy hiểm về kết cấu, cần thông báo ngay
cho tất cả mọi binh sỹ. Đánh dấu và tránh vị trí nguy hiểm, nếu có thể, rời khỏi
vị trí đó. Khi cần có cột chống, cắt cử một lính công binh có hiểu biết về các kỹ
thuật ổn định kết cấu để củng cố độ an toàn của hầm.
Các binh sỹ tác chiến trong các địa đạo thường đối mặt với cảm giác bị cô
lập, bị cài bẫy và lo sợ bị giam giữ do nhiệt độ thay đổi, xác định phương hướng
trong một mê cung đường hầm lạ lẫm, thiếu ánh sáng tự nhiên, lưu thông không
khí và các yếu tố khác phổ biến ở các không gian địa đạo. Ngoài ra, các tín
ngưỡng, niềm tin tôn giáo, triết học, văn hóa và các kinh nghiệm trước đó về các
địa đạo cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của binh sỹ. Bóng tối và sự mất kết
nối với môi trường mặt đất làm ảnh hưởng đến khái niệm thời gian của mỗi cá
nhân. Thâm nhập một địa đạo lạ lẫm có thể làm giảm cảm giác an toàn của
người lính, ngay cả trước khi giáp mặt với hỏa lực trực tiếp của đối phương.
Các mối nguy hiểm về tâm lý này cần được cân nhắc đến khi lập, triển khai
kế hoạch và sau khi kết thúc các hoạt động tác chiến vì chúng làm ảnh hưởng đến
khả năng hoàn thành nhiệm vụ của một đơn vị và có thể gây ra những tác động
lâu dài. Huấn luyện binh sỹ có ý chí chiến đấu cao đòi hỏi phải huấn luyện tinh
thần, thúc đẩy sức khỏe tâm linh, cảm xúc và xây dựng các đơn vị tinh nhuệ. Binh
sỹ có ý chí chiến đấu cao sẽ làm giảm các mối nguy cơ và bảo toàn lực lượng khi
đối mặt với các tình huống phức tạp trong các điều kiện tồi tệ nhất.
Các hệ thống địa đạo gây ra một loạt thách thức riêng biệt, làm tăng nguy
cơ đối với các hoạt động tác chiến trong môi trường này. Không có hai hệ thống
địa đạo giống nhau; vì vậy, việc đánh giá, nắm bắt và giảm các mối nguy cơ đối
với mỗi loại hệ thống địa đạo của người chỉ huy là rất quan trọng. Việc người
chỉ huy không đánh giá và nắm bắt được các mối nguy cơ này khi đơn vị tiếp
cận địa đạo là nguyên nhân quan trọng nhất làm gia tăng nguy cơ, rủi ro khi tác
chiến trong địa đạo. Các đơn vị rất dễ đánh giá sai về số lượng phòng và hành
lang bên trong một địa đạo. Người chỉ huy phải nhận thức được những điều
chưa biết về hệ thống địa đạo và chuẩn bị bổ sung lực lượng khi cần thiết.
Các đường hầm nông, các bẫy mìn và các vị trí chiến đấu tạo thành mối
đe dọa nghiêm trọng từ đối phương. Cũng giống như lực lượng quân nhà, mọi
hành động của đối phương trong địa đạo đều có thể làm môi trường xung quanh
xấu đi. Hỏa lực, chất nổ và các hoạt động kiểm soát địa đạo của đối phương sẽ
tạo thành mối đe dọa đối với quân nhà.
Môi trường địa đạo cũng hạn chế tầm nhìn, khả năng cơ động, theo dấu và
thông tin liên lạc. Ví dụ, các thiết bị nhìn đêm, vốn giúp tăng cường ánh sáng
xung quanh, sẽ không thể “nhìn thấy” trong các điều kiện không có ánh sáng.
Thách thức này có thể làm giảm đáng kể nhịp độ tác chiến, cũng như gây khó
khăn cho công tác chuyển thương.
Môi trường địa đạo tạo điều kiện cho đối phương có thêm các lựa chọn
khi sử dụng các loại vũ khí thông dụng như mìn, bẫy mìn và các hỏa lực trực
tiếp. Đối phương có thể cài chất nổ trên hoặc bên trong cửa, tường hoặc trần địa
đạo. Ngoài bẫy mìn, đối phương có thể sử dụng chông để bẫy lực lượng quân
6
nhà. Các bẫy mìn có thể gây lở đá và sập tường hoặc trần, gây thương tích cho
lực lượng quân nhà. Vì vậy, các đơn vị phải sẵn sàng để phát hiện và xử lý các
mối nguy hiểm này.

Dựa vào công năng sử dụng và tầm quan trọng của các công trình địa đạo,
đối phương có thể tìm cách che giấu các hoạt động xây dựng các công trình này.
Việc xây dựng các đường hầm nhỏ có thể bắt đầu từ bên trong các tòa nhà sẵn
có, khiến cho việc xác định các công trình này trở nên khó khăn. Trong quá trình
xây dựng các cơ sở lớn hơn, lượng đất đá đào lên có thể được vận chuyển xa
khỏi cơ sở để ngụy trang là hoạt động khai thác mỏ hoặc để giảm khả năng đánh
giá kích thước thực tế của cơ sở đó. Một số chính quyền lợi dụng việc xây dựng
cơ sở hạ tầng dân sự nhằm che giấu việc xây dựng một đường hầm kết nối hoặc
song song với cơ sở ngầm của chính quyền.
Sau giai đoạn xây dựng ban đầu, các thiết bị có thể được di chuyển vào
trong đoạn hầm đã đào nhằm che giấu lối vào. Quan trọng hơn là, các nước đã
xây dựng nhiều hệ thống địa đạo từ nhiều thập kỷ trước; do đó, mọi dấu vết xây
dựng đã bị biến mất. Ngoài ra, đối phương có thể ngụy trang hoặc trồng các loại
cây xung quanh các lối vào, các lỗ thông hơi nhằm hòa lẫn các vị trí này với môi
trường xung quanh. Các đơn vị cần nhận thức rằng, nếu không nắm quyền kiểm
soát môi trường địa đạo, thì đối phương sẽ có thể tự do di chuyển, cơ động.
Hầu hết các công trình địa đạo đều kiểm soát lối vào với ít nhất 01 vật
cản. Các cơ sở ngầm thường sử dụng các vật cản bảo vệ và chiến thuật ở bên
ngoài. Các đơn vị phải vượt qua các vật cản này trước khi tiếp cận các lối vào.
Vật cản bao gồm các loại cửa, cổng, cửa sập được gia cố bản lề, các cơ chế khóa
bảo vệ để kiểm soát hoạt động ra vào. Các cấp độ và phương pháp tiếp cận địa
đạo được đề cập từ đoạn 1-37 đến 1-40 sẽ giúp xác định độ phức tạp của vật cản
và loại thiết bị mở cửa cần thiết để thâm nhập, căn cứ vào thiết kế xây dựng cửa,
cổng và vật cản.
Phân loại vật cản nhằm nhanh chóng xác định các loại vật liệu được sử
dụng để xây dựng các cửa, cổng và lối vào các công trình địa đạo. Nắm được
thông tin này sẽ giúp lực lượng quân nhà có thể chuẩn bị các trang thiết bị phù
hợp để mở cửa, lối vào địa đạo. Đoạn 1-38 đến 1-40 sẽ trình bày về 03 cấp độ
vật cản.
Cấp độ này bao gồm các vật cản dân dụng và thương mại, cùng với một
số thủ thuật che giấu (được ngụy trang bằng thảm trải sàn nhà, đồ đạc, tán lá,...).
Vật cản cấp độ 1 có những đặc điểm sau.
Các cửa bao gồm các lối vào trên tường, được xây dựng bằng nhiều vật
liệu khác nhau trong các công trình kiểu tòa nhà và các đường hầm. Các cửa này
không được trang bị thêm cơ chế bảo vệ nào khác.
Các vật cản được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có ruột rỗng hoặc đặc, với
các cơ chế khóa tiêu chuẩn, bản lề, tay cầm và chốt. Ngoài ra, chúng không
được trang bị thêm bất kỳ cơ chế bảo vệ đặc biệt nào để chống sự xâm nhập.
Có thể tiếp cận lối vào bằng cách sử dụng sức mạnh để khắc phục vật cản
hoặc tường bao quanh, sử dụng các thủ thuật xâm nhập cơ bản. Mặc dù có thể sử
7
dụng chất nổ và thiết bị nhiệt để mở lối vào, nhưng các thủ thuật này là không
cần thiết đối với vật cản cấp độ 1.
1-39. Cấp độ 2: Cấp độ 2 bao gồm các thủ thuật hiện đại để che giấu lối
vào (như sàn và tường giả) và các vật cản loại dân dụng và thương mại được gia
cố gấp đôi khả năng ngăn chặn ở một lối vào (cổng và cửa an ninh). Chúng được
sử dụng để hạn chế và kiểm soát lối tiếp cận với các khu vực công cộng, thường
liên quan đến các công ty dịch vụ công cộng, cơ quan thực thi pháp luật, các tòa
nhà chính phủ khác và các công ty tư nhân. Vật cản cấp độ 2 có các đặc điểm
sau:
- Các cửa có khung được gia cố và tường kiên cố (bê tông, gạch, thép...)
để tăng cường an ninh.
- Các vật cản sử dụng các cơ chế khóa với các then, chốt cửa được bọc
kim loại, các bản lề được chỉnh sửa (hàn, vít,...) để ngăn chặn sự phá hoại.
- Có thể tiếp cận lối vào bằng cách sử dụng sức mạnh để khắc phục vật
cản hoặc tường bao quanh, sử dụng các thiết bị cơ khí hiện đại hoặc các thủ
thuật sử dụng chất nổ và thiết bị nhiệt cơ bản.
1-40. Cấp độ 3: Cấp độ này sử dụng các loại cửa được thiết kế với các cấp
độ an ninh cao nhằm chống lại tác động của các vụ nổ như cửa chống bom mìn.
Các chính quyền sử dụng loại cửa này nhằm bảo vệ các cơ sở cấp quốc gia, có
thể là một cơ sở chỉ huy ngầm, một cơ sở thông tin liên lạc trọng yếu hay một cơ
sở triển khai chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt. Vật cản cấp độ 3 có các đặc
điểm sau:
- Kích thước cửa rất đa dạng, từ cỡ một con người đến cỡ một phương
tiện; các rào chắn cũng rất đa dạng về độ dày và mức độ gia cố. Nhìn chung, các
cửa được xây dựng với tường được gia cố kiên cố. Khung được thiết kế đặc biệt,
rất dày và nặng, với kết cấu kim loại cắm sâu vào tầng đá nền hoặc các bức
tường bê tông rất dày (xem Hình 1-2).
- Các lối vào ban đầu có thể có rất nhiều rào chắn. Các rào chắn có thể có
hoặc không có các hệ thống kiểm soát nhận dạng sinh học và điện tử (thẻ, mã
nhận dạng hoặc sinh trắc).
- Việc tiếp cận lối vào có thể đòi hỏi các thủ thuật và lực lượng đặc biệt,
trong đó bao gồm sử dụng các lượng nổ và các thiết bị nhiệt tiên tiến để cắt, phá
khóa.
* Ghi chú: Lực lượng công binh cần đánh giá toàn diện về các cửa cấp độ
3 trước khi phá chúng. Một thao tác sai trong công tác xử lý những loại cửa lớn
và phức tạp, có thể dẫn đến nguy cơ đối mặt với một rào chắn vĩnh viễn.

8
Hình 1-2. Các loại cửa cấp độ 3
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH ĐỊA ĐẠO ĐỐI VỚI KHẢ
NĂNG CƠ ĐỘNG
1-41. Các công trình địa đạo rất đa dạng về kích cỡ. Các lối tiếp cận và
các hành lang bên trong có thể nhỏ hẹp, gây hạn chế lớn đối với khả năng cơ
động hoặc có thể đủ lớn cho các xe tải chở các loại tên lửa đạn đạo di chuyển
qua. Các đường hầm, hành lang cơ động trong các công trình địa đạo được đánh
giá cấp độ dựa vào khả năng triển khai lực lượng như sau:
- Hạn chế: Binh sỹ cần bò hoặc đi theo hàng dọc, khả năng sử dụng các
trang bị bảo vệ cá nhân có thể bị ảnh hưởng. Ví dụ như các đường hầm thô sơ và
nông.
- Hạn chế một phần: Binh sỹ có thể đi thành 01 - 02 hàng với tất cả các
trang bị bảo vệ cá nhân. Ví dụ như các đường hầm phức tạp hoặc đường hầm
trong một cơ sở ngầm. Các cơ sở này có kích cỡ tương tự với những cơ sở bên
trong các tòa nhà đô thị.
- Không hạn chế: Có không gian rộng, bảo đảm cho ít nhất 02 người lính cơ
động chiến thuật cùng hàng. Một số cơ sở đủ rộng, lớn và cao để các phương tiện
di chuyển qua. Ví dụ như các cơ sở tên lửa đạn đạo hoặc các hầm chứa máy bay.

9
1-42. Nhiều cơ sở có các lối vào khác nhau, một số được thiết kế cho con
người, trong khi một số khác được thiết kế cho các phương tiện và trang thiết bị.
Có thể mở dễ dàng các lối vào nhỏ nhưng sẽ gặp khó khăn khi cơ động ở bên
trong. Vì vậy, cần đưa các vấn đề này vào kế hoạch tác chiến và đánh giá về các
mối đe dọa, nguy cơ có thể gặp phải.
PHÂN LOẠI CÁC HỆ THỐNG ĐỊA ĐẠO
1-43. Bảng 1-1 phân loại và miêu tả về từng hệ thống địa đạo cụ thể.
Bảng 1-1. Phân loại các hệ thống địa đạo

NHÓM 1 - CÁC ĐƯỜNG HẦM, HANG ĐỘNG TỰ NHIÊN


1-44. Nhóm 1 bao gồm các hệ thống thô sơ và phức tạp. Các hệ thống thô
sơ thiếu các cột chống (có tác dụng trợ lực, thường được làm bằng gỗ, gạch hoặc
bê tông chịu lực) nhằm ngăn chặn nguy cơ sập công trình (xem Hình 1-3). Một số
đường hầm chiến thuật, hang động tự nhiên tồn tại trong tầng đá rất rắn. Trong
khi một số khác có tính ổn định không cao, có thể sập dù chỉ với những rung động
rất nhỏ. Các hệ thống phức tạp có cột chống bất chấp địa chất xung quanh và
thường có các tiện nghi cơ bản như hệ thống thoát nước, điện và thông hơi.
1-45. Các đường hầm phức tạp thường được trang bị các tiện nghi, đặc
điểm sau:
- Các máy phát điện, đường dây điện và hệ thống ánh sáng.
- Các ống thông hơi.
- Các đường ống và bơm thoát nước.
- Kích thước cao, rộng và dài hơn rất nhiều.

10
Hình 1-3. Đường hầm thô sơ
NHÓM 2 - CÁC HỆ THỐNG NGẦM ĐÔ THỊ
1-46. Các hệ thống ngầm đô thị được chia làm 02 nhóm nhỏ: Cơ sở hạ
tầng và công trình dân dụng. Chúng gồm các tầng hầm, hầm trú ẩn và ga-ra, có
thể tương tự như các đường hầm phức tạp hoặc thường được gia cố thêm với kết
cấu trợ lực cầu kỳ. Các công trình dân dụng bao gồm các đường ngầm, cống
ngầm, cống thoát nước và đường hầm công cộng (xem Hình 1-4). Các công
trình dân dụng thường có kết cấu trợ lực cầu kỳ. Các hệ thống ngầm đô thị có
thể chịu được các cuộc tấn công quân sự nhờ vào độ sâu hoặc vào các loại vật
liệu xây dựng; tuy nhiên, chúng thường không được thiết kế cho mục đích này.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các hệ thống ngầm đô thị của thành phố
London/ Anh được sử dụng để bảo vệ người dân trước các cuộc ném bom của
Phát xít Đức.

11
Hình 1-4. Đường ngầm
NHÓM 3 - CÁC CƠ SỞ NGẦM
1-47. Các cơ sở ngầm là các công trình phức tạp, đặc biệt được thiết kế và
xây dựng để bảo đảm bí mật và an toàn tối đa. Chúng có nhiều kích thước, kỹ
thuật xây dựng và mục đích sử dụng khác nhau. Chúng có thể được thiết kế và
xây dựng nhằm phục vụ cho hoạt động chỉ huy và kiểm soát, các hoạt động quân
sự, dự trữ, sản xuất; các cơ sở bảo vệ là những thách thức chiến thuật lớn nhất
mà lực lượng quân nhà phải đối phó. Các lối vào của các cơ sở ngầm được thiết
kế với nhiều kích thước khác nhau. Một số lối vào các cơ sở ngầm được minh
họa trong Hình 1-5.
1-48. Các cơ sở ngầm được chia làm 02 nhóm nhỏ: Nông và sâu, dựa vào
độ sâu và khối lượng vật liệu (đất, cát, đá) bên trên chúng. Ngoài khả năng che
giấu, khối lượng lớn vật liệu bên trên các cơ sở ngầm này sẽ tăng cường khả
năng bảo vệ chúng trước sức công phá của các vụ nổ.
- Cơ sở ngầm nông: Có độ sâu dưới 20m. Ví dụ như các hầm xi-lô,
boong-ke, các cơ sở được xây dựng theo phương pháp đào và san lấp.
- Cơ sở ngầm sâu: Có độ sâu lớn hơn 20m. Ví dụ như các cơ sở bảo đảm
an ninh cho các quan chức chính phủ, các cơ sở quân sự, các cơ sở nghiên cứu
và sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt.
1-49. Các hệ thống địa đạo có thể bao gồm nhiều loại nhỏ khác nhau. Ví
dụ, một đường hầm thô sơ có thể tận dụng lối vào của một hang động tự nhiên
và được đào thành một đường hầm phức tạp, dẫn xuống một cơ sở ngầm ở dưới
sâu với một đường ngầm kết nối với một tuyến giao thông công cộng. Những cơ
sở này tồn tại trong thực tế và không dễ để xác định được chúng.

12
1-50. Các thuật ngữ miêu tả kích thước, độ sâu, hình dạng và mục đích sử
dụng của các cơ sở ngầm là rất đa dạng giữa các ngành, cơ quan và quốc gia. Các
tiêu chuẩn xây dựng cũng rất khác nhau, đặc biệt là giữa các nước phát triển và
kém phát triển. Khi lực lượng quân nhà lập kế hoạch tác chiến trong các hệ thống
địa đạo, người chỉ huy phải bảo đảm rằng, cấp dưới nắm chắc được các thuật ngữ,
cũng như các mối nguy cơ riêng biệt của môi trường tác chiến địa đạo.
1-51. Các cơ sở ngầm không nhất thiết phải bảo vệ các phương tiện vật
chất có giá trị chiến lược như vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nhiều quốc gia sử dụng
các cơ sở ngầm để bảo vệ các hệ thống pháo, róc-két tầm ngắn và phòng không.
Người dân sử dụng các cơ sở ngầm làm hầm trú ẩn.

Hình 1-5. Các lối dẫn vào các cơ sở ngầm


1-52. Các cơ sở ngầm có thể bao gồm các phòng chức năng sau:
- Bảo đảm năng lượng như các đường điện trên mặt đất, chôn dưới đất;
các máy biến thế; máy phát điện và pin.
- Bảo đảm thông tin liên lạc như hệ thống dây cáp quang, cáp đồng, các
ăng-ten chôn dưới đất, chảo vệ tinh, các mạng lưới thông tin liên lạc bên ngoài
và bên trong cơ sở ngầm.
- Bảo đảm cuộc sống và kiểm soát môi trường như máy sưởi, ống thông
hơi, điều hòa, các đường cấp nước hoặc các kho dự trữ, ống khói, máy làm lạnh,
13
ống nước thải, máy hút ẩm, máy hút khí CO 2, thiết bị lọc sinh - hóa - phóng xạ -
hạt nhân, thiết bị xử lý không khí.
- Bảo đảm giao thông vận tải - Các lối tiếp cận, phương tiện, tàu hỏa,
thang cuốn, thang máy.
1-53. Hầu hết các cơ sở ngầm phải có nhiều phòng chức năng khác nhau
để bảo đảm kết hợp nhiều chức năng hoạt động với nhau, bao gồm chỉ huy và
kiểm soát, các hoạt động quân sự, sản xuất, bảo vệ hoặc dự trữ.
1-54. Các cơ sở ngầm thường dựa vào các phòng chức năng để hoạt động.
Trong nhiều trường hợp, các cơ sở ngầm bị suy giảm các chức năng hoạt động
nếu các phòng chức năng quan trọng không được hoạt động đúng cách. Ví dụ,
cắt đường dây thông tin liên lạc xung quanh một cơ sở hoặc phá hủy các chảo vệ
tinh hoặc ăng-ten bên ngoài có thể làm tê liệt chức năng hoạt động của cơ sở đó.
Cắt đứt lối vào các cơ sở dữ trữ có thể làm suy giảm chức năng hoạt động của
chúng. Tấn công phòng chức năng bảo đảm cuộc sống và kiểm soát môi trường
bên ngoài cơ sở ngầm sẽ làm tê liệt chức năng của cơ sở đó. Nếu một cơ sở
ngầm có diện tích rộng, thì các phòng chức năng cũng có thể trở thành các lối
vào thay thế của cơ sở ngầm đó.
CÁC THUẬT NGỮ
1-55. Bảng 1-2 trình bày danh sách các thuật ngữ được các cơ quan chính
quyền và dân sự sử dụng để miêu tả các đặc tính của hệ thống địa đạo.
Bảng 1-2. Các đặc tính của hệ thống địa đạo
Thuật ngữ Định nghĩa
Lối vào Lối vào của một công trình ngầm theo phương nằm ngang
hoặc gần nằm ngang, có thể được sử dụng để di chuyển,
thông hơi hoặc thoát nước từ công trình.
Hốc Phần mở rộng hạn chế của đường hầm, được sử dụng để
cất giữ các trang thiết bị.
Rào chắn Bao gồm các cửa, cổng, cửa sập và khung cửa, được gia cố
bản lề và các cơ chế khóa để kiểm soát lối vào.
Cửa chống bom Cửa được thiết kế để chịu được tác động của các vụ nổ.
mìn
Van chống nổ Một loại van (thường được mở để thông hơi) có khả năng
tự động đóng khi có tác động của các vụ nổ. Ngoài ra, có
khả năng tự động đóng trước các loại vũ khí sinh - hóa -
phóng xạ - hạt nhân.
Bẫy bom Không gian để chứa hoặc làm chệch hướng tác động của
các vụ nổ.
Không gian hẹp Không gian nông, bị giới hạn xung quanh, không phù hợp
để con người cư trú lâu dài.
Sâu Một cơ sở được xây dựng ở độ sâu hơn 20m.
Đường hầm ngang Một đường hầm được xây dựng theo phương nằm ngang
hoặc gần nằm ngang trong một hệ thống địa đạo mà không

14
thông lên mặt đất ở cả hai phía.
Sạt lở Một khối lượng lớn đá hoặc vật liệu khác bị sập xuống
trong hầm.
Phạm vi Diện tích bề mặt bao gồm tất cả các thành phần của một hệ
thống địa đạo.
Hành lang Một lối đi ngầm (tự nhiên hoặc nhân tạo) theo phương nằm
ngang hoặc gần nằm ngang.
Công trình kiên cố Các công trình có khả năng chịu tác động của các loại vũ
khí. Ví dụ như đường cao tốc, đường tàu điện ngầm, một
số cây cầu và sân bay
Công trình được Các công trình được gia cố có chủ đích nhằm bảo đảm an
gia cố toàn trước tác động của các vụ nổ.
Không gian chính Không gian mà các chức năng của cơ sở được thực hiện.
Còn được gọi là khu vực chức năng
Lượng vật liệu che Khối lượng vật liệu đè lên trần của hệ thống địa đạo
phủ
Cửa Cấu trúc dẫn vào một cơ sở ngầm; miệng của một hang
động hoặc đường hầm
Nông Một cơ sở được xây dựng ở độ sâu dưới 20m
Hầm xi-lô Một kết cấu hình trụ theo phương thẳng đứng xuống sâu
dưới lòng đất, được sử dụng để bảo vệ các tên lửa.
Đường thông Một đường thông dài, nông và thường theo phương thẳng
đứng trong một hệ thống địa đạo; thường được sử dụng để
thông hơi, thoát nước hoặc vận chuyển người và phương
tiện vật chất
Đường hầm Một đường thông dưới ngầm theo phương nằm ngang hoặc
gần nằm ngang, có lối thoát cả hai phía.
Phòng chức năng Cơ sở hạ tầng hỗ trợ, cho phép một hệ thống địa đạo hoạt
động.
XÂY DỰNG KHÔNG GIAN VÀ KẾT CẤU ĐỊA ĐẠO
1-56. Việc xây dựng các công trình địa đạo rất đa dạng, phụ thuộc vào
loại hình và mức độ phức tạp của công trình, vào đối tượng xây dựng và địa chất
khu vực xây dựng.
ĐỊA ĐẠO TỰ NHIÊN
1-57. Các địa đạo như các hang động, xuất hiện một cách tự nhiên và
được hình thành qua thời gian với nhiều quá trình địa chất và môi trường khác
nhau. Chúng có thể được sử dụng cho các mục đích dân sự hoặc quân sự. Con
người đã sử dụng các hang động tự nhiên để che giấu lực lượng, dự trữ hậu cần
và lập kế hoạch cho các hoạt động. Các tổ chức, quân đội có thể nhanh chóng
cải tạo các không gian này thành các hệ thống địa đạo quân sự.
ĐỊA ĐẠO ĐÀO BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦ CÔNG

15
1-58. Các hệ thống địa đạo như ở Việt Nam, có thể được đào bằng các
công cụ thủ công trong nhiều tuần, tháng và thậm chí là nhiều năm. Các hệ
thống địa đạo này nông và có thể là các đoạn đường hầm ngắn hoặc dài, lớn và
phức tạp. Việc xây dựng các địa đạo này thường dễ tránh được sự phát hiện của
các phương tiện trinh sát vì không đòi hỏi các công cụ phức tạp và những người
thực hiện chỉ đào, bốc một lượng nhỏ đất đá.
1-59. Đối phương có thể xây dựng các hệ thống địa đạo này ở hầu hết các
loại hình môi trường khác nhau, bao gồm rừng, núi và đô thị (xem Hình 1-6 và
1-7). Các đường hầm này gây ra mối đe dọa cấp chiến thuật điển hình. Tuy
nhiên, các hệ thống đường hầm xuyên quốc gia có thể mang tầm chiến lược.
1-60. Trong quá trình xây dựng các hệ thống địa đạo, đối phương có thể
bố trí các bẫy nổ, vật liệu nổ và các đường hầm giả để ngăn cản các hoạt động
xâm nhập.
ĐỊA ĐẠO ĐƯỢC XÂY DỰNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀO VÀ SAN LẤP
1-61. Các cơ sở ngầm nông và các hệ thống địa đạo dân dụng như các
cống thoát nước được xây dựng theo phương pháp đào và san lấp. Các thợ xây
dựng sẽ đào, bốc đất tại một khu vực, xây dựng công trình, sau đó san lấp công
trình bằng chính số đất ở khu vực đó. Lối vào công trình này thường có các dốc
thoai thoải và có thể có các tường và trần bê tông dày và được gia cố. Các công
trình này giống như các công trình xây dựng lớn khác, có thể nhận biết thông
qua sự xuất hiện của các phương tiện lớn như máy ủi, máy xúc và xe tải chở đất.

Hình 1-6. Hệ thống đường hầm chiến thuật trong rừng

16
Hình 1-7. Hệ thống đường hầm chiến thuật trong đô thị
ĐỊA ĐẠO ĐƯỢC XÂY DỰNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀO ĐƯỜNG
HẦM
Các cơ sở và hệ thống dân dụng sâu dưới đất như đường ngầm thường
được đào bằng phương pháp khoan và nổ phá, hoặc bằng các giàn khoan, máy
cắt từng phần (road-header) và máy khoan hầm. Việc xây dựng một cơ sở ngầm
bằng phương pháp khoan và phá nổ cũng tương tự như đối với xây dựng các
hầm mỏ. Các thợ xây dựng sử dụng các máy khoan hầm và giàn khoan đối với
các công trình có mục đích sử dụng đặc biệt vì đây là những phương tiện có số
lượng ít và rất tốn kém để vận hành, sử dụng. Số đất được đào, bốc lên có thể
được mang tới địa điểm khác để ngăn đối phương đánh giá được kích thước của
đường hầm.
1-63. Các kỹ sư xây dựng thiết kế các cơ sở ngầm có khả năng chịu được
các cuộc tiến công quân sự. Họ có thể kết hợp nhiều đặc điểm thiết kế khác nhau
để thực hiện điều này. Hầu hết các cơ sở đều đặt không gian chính ở vị trí sâu
nhất có thể để bảo vệ chức năng của cơ sở. Để giảm tổn thất từ sóng xung kích
và các vụ không kích cho không gian chính, các cơ sở ngầm thường bố trí các
bẫy bom, lối rẽ và cửa chống bom mìn. Các công trình bên ngoài như các bờ bảo
hộ giúp giảm tác động của các vụ nổ đối với các cơ sở ngầm (xem Hình 1-8).

17
Hình 1-8. Các đặc điểm thiết kế của các cơ sở ngầm

18
CHƯƠNG II
Mối đe dọa

Khi Quân đội Mỹ chuẩn bị cho các cuộc xung đột quân sự trong tương lai,
các hệ thống địa đạo sẽ đóng vai trò lớn trong việc định hình các hoạt động tác
chiến của cả quân nhà lẫn đối phương. Điều này đặc biệt đúng đối với các cuộc
xung đột ở các trung tâm đô thị lớn và xung quanh các cơ sở ngầm được xây
dựng để dự trữ các tài sản cấp quốc gia.
PHÂN LOẠI CÁC MỐI ĐE DỌA VÀ CÁC MỤC TIÊU CỦA CHÚNG
2-1. Hiện nay, nhiều nước như Nga, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Iran
đang chủ động xây dựng các hệ thống địa đạo, nhằm hỗ trợ cho chiến lược quân
sự tổng thể của mình. Bắc Triều Tiên là một ví dụ. Nhiều khả năng Bắc Triều
Tiên đã bắt đầu xây dựng các hệ thống địa đạo từ những năm 1960, từ đó có
nhiều thời gian để tiến hành các hoạt động quân sự và nhà nước dưới ngầm, tạo
ra vô số các cơ sở ngầm và kết nối các hệ thống phòng ngự với nhau.
2-2. Các mối đe dọa phi nhà nước cũng có khả năng sử dụng các hệ thống
địa đạo; tuy nhiên, các mối đe dọa này thường không có khả năng xây dựng các
cơ sở quân sự theo phương thức của nhà nước. Lực lượng Hezbolla là một ví dụ
về mối đe dọa phi nhà nước sử dụng các hệ thống địa đạo. Lực lượng này đã tạo
ra một mạng lưới các đường hầm và boong-ke phức tạp trên khắp miền Nam
Lebanon như một yếu tố then chốt trong hệ thống phòng ngự của mình. Tổ chức
Hamas thiết lập các hệ thống đường hầm rất đa dạng về thiết kế và kích thước,
từ mạng lưới đường hầm liên kết phức tạp với nhiều lối vào và có nhiều chức
năng khác nhau, cho tới các đường hầm thô sơ với các chức năng hạn chế. Đây
là một vài ví dụ về các hệ thống địa đạo đang được sử dụng rộng rãi trên khắp
thế giới.
2-3. Trong nhiều thập niên, các lực lượng thù địch đã sử dụng các hệ
thống địa đạo để giành ưu thế so với đối thủ. Các ví dụ lịch sử về các mối đe dọa
đã khai thác môi trường địa đạo để giành ưu thế bao gồm từ Chiến tranh Việt
Nam cho đến Bắc Triều Tiên, Afghanistan và Hezbollah. Một lần nữa, các đối
thủ vốn bị coi là thua kém về công nghệ nhưng đã giành được các thắng lợi
thông qua việc sử dụng sáng tạo hệ thống địa đạo. Trong các hoạt động tác
chiến địa đạo, đơn vị tác chiến cấp lữ đoàn cần được chuẩn bị tốt để đối mặt và
đánh bại các mối đe dọa quy ước (hoặc truyền thống), phi quy ước và lai như
sau:
- Các mối đe dọa quy ước hoặc truyền thống: Các mối đe dọa quy ước là
các quốc gia triển khai các khả năng và lực lượng quân sự đã được biết đến vào
các hình thức cạnh tranh và xung đột quân sự thông thường. Quân đội Iran và
Quân đội Trung Quốc là các ví dụ về lực lượng quy ước.
- Các mối đe dọa phi quy ước: Các mối đe dọa phi quy ước là các đối thủ
sử dụng các phương thức và phương tiện phi quy ước, phi đối xứng để đối phó
với các ưu thế của Mỹ. Đối thủ yếu hơn thường sử dụng các phương thức phi
quy ước để tiêu hao sức mạnh tổng lực của Mỹ thông qua một cuộc xung đột,
chiến tranh kéo dài. Các phương thức phi quy ước bao gồm khủng bố, bạo loạn

19
và chiến tranh du kích. Ngoài ra, các biện pháp về kinh tế, chính trị, thông tin và
văn hóa cũng thường được tiến hành cùng lúc và thậm chí có thể trở thành các
phương tiện chủ chốt để tiến công phi quy ước đối với các ảnh hưởng của Mỹ.
Lực lượng Quân đội Cách mạng Columbia và tổ chức Al Qaeda là các ví dụ về
lực lượng phi quy ước.
- Các mối đe dọa lai: Các mối đe dọa lai là sự kết hợp đa dạng và linh
hoạt giữa các lực lượng quy ước, phi quy ước, khủng bố hoặc tội phạm để cùng
nhau giành được các lợi ích (xem tài liệu ADP 3-0).
2-4. Khi sử dụng môi trường địa đạo, bất kỳ mối đe dọa nào cũng thiết lập
các hoạt động theo hướng bảo vệ sức chiến đấu và kéo dài cuộc xung đột. Điều
này cho phép một đối phương yếu về công nghệ nhưng vẫn có thể đánh bại được
một đối thủ mạnh hơn bằng cách làm tiêu hao sinh lực đối thủ một cách từ từ.
Đối phương sử dụng hệ thống địa đạo với các mục tiêu chính sau:
- Kiểm soát lối tiếp cận (các lối vào bị hạn chế).
- Vô hiệu hóa ưu thế về mặt công nghệ (vô hiệu hóa các khả năng trinh
sát, các phương tiện thu thập thông tin và các hệ thống vũ khí tầm xa).
- Kiểm soát nhịp độ tác chiến (thông qua các chiến thuật nghi binh và cầm
cự. Ngoài ra, một khi quân nhà đột phá vào một hệ thống địa đạo, đối phương có
thể quyết định được thời điểm tấn công hay rút lui).
- Gây sát thương lớn.
- Buộc quân nhà phải tiến hành các hoạt động tác chiến phân tán lực
lượng (phá hủy hệ thống thông tin liên lạc, hạn chế tầm nhìn và ngăn chặn hỏa
lực tập trung).
- Gây bất ngờ.
CÁC KHÁI NIỆM CHUNG CỦA ĐỐI PHƯƠNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỊA
ĐẠO
2-5. Một quốc gia thù địch sẽ có các nguồn lực và thời gian để xây dựng
các cơ sở ngầm phục vụ cho chiến lược quân sự của mình. Mỗi cơ sở ngầm sẽ
phục vụ cho mỗi một mục đích cấp chiến thuật, chiến dịch và chiến lược khác
nhau trong chiến lược của quốc gia đó. Nắm bắt được các mục đích này sẽ giúp
đánh giá được thiết kế và chức năng của từng cơ sở ngầm. Mỗi quốc gia có
phương thức tác chiến và nguồn lực khác nhau, nên sẽ ưu tiên tập trung và phân
phối các nguồn lực đối với từng loại cơ sở ngầm. Các cơ sở ngầm thuộc Nhóm 3
được mô tả chi tiết hơn như sau:
- Các cơ sở ngầm cấp chiến lược: Được mọi quốc gia thù địch sử dụng để
bảo đảm an toàn cho các tài sản chiến lược như các cơ sở dự trữ và sản xuất vũ
khí hủy diệt hàng loạt, các cơ sở chỉ huy và kiểm soát trọng yếu…
- Các cơ sở ngầm cấp chiến dịch: Tập trung chủ yếu vào mục đích quân
sự như các trận địa pháo tầm xa của Bắc Triều Tiên và các điểm bố trí tên lửa
phòng thủ bờ biển của Trung Quốc.
- Các cơ sở ngầm cấp chiến thuật: Chủ yếu được biết đến ở Bắc Triều
Tiên nhằm bảo vệ các mục tiêu cấp chiến thuật dọc biên giới với Hàn Quốc.
2-6. Các mối đe dọa phi nhà nước tiếp tục lợi dụng và khai thác các hệ
thống địa đạo; tuy nhiên, các mối đe dọa này gặp hạn chế về năng lực để xây

20
dựng các cơ sở ngầm thuộc Nhóm 3. Chúng có thể tận dụng các đường hầm,
hang động tự nhiên (Nhóm 1) và các hệ thống địa đạo trong đô thị (Nhóm 2) vào
mục đích khác. Ví dụ như các hang động của lực lượng Taliban ở Afghanistan,
các đường hầm của lực lượng Hezbollah và các khu vực đô thị do tổ chức
Hamas kiểm soát.
CÁC CHIẾN THUẬT TÁC CHIẾN TRÊN MẶT ĐẤT KẾT HỢP VỚI CÁC
HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN ĐỊA ĐẠO CỦA ĐỐI PHƯƠNG
2-7. Một trận địa phòng ngự phức hợp là một trận địa sử dụng kết hợp các
loại địa hình phức tạp với các thủ thuật về công binh như ngụy trang, che giấu
và nghi binh nhằm bảo vệ đơn vị khỏi sự phát hiện và tiến công, cũng như ngăn
chặn khả năng bị đối phương chiếm giữ. Một trận địa phòng ngự phức hợp,
ngầm được định nghĩa là một trận địa được tăng cường những công trình phụ trợ
ngầm quan trọng. Các công trình ngầm này giúp tăng cường độ vững chắc của
trận địa phòng ngự và hạn chế khả năng thu thập thông tin của đối phương. So
với trận địa phòng ngự phức hợp, trận địa phòng ngự phức hợp, ngầm có các đặc
điểm chung và riêng bao gồm:
- Các hướng tiếp cận hạn chế vào vị trí chiến đấu phức hợp ngầm.
- Lực lượng phòng ngự dễ dàng quan sát các hướng tiếp cận vào vị trí
chiến đấu.
- Khả năng phòng ngự và bố trí hỏa lực 3600.
- Sử dụng các thủ thuật công binh như ngụy trang, che giấu, nghi binh và
các biện pháp chống cơ động nhằm ngăn chặn các cuộc tiến công của đối
phương.
- Các vị trí cất giữ hậu cần lớn.
- Bảo đảm khả năng ẩn nấp để tiến hành các cuộc tiến công và phản công
quy mô nhỏ.
- Khả năng sống sót cao hơn.
- Các cơ sở ngầm được ngụy trang, ngăn cản lực lượng quân nhà đánh giá
chính xác các thiệt hại và thu thập các thông tin khác từ đối phương.
2-8. Việc sử dụng một trận địa phòng ngự phức hợp, ngầm không làm
thay đổi chức năng và mục đích so với một trận địa phòng ngự phức hợp truyền
thống. Đối phương có thể bố trí lực lượng phòng ngự chính tại các trận địa
phòng ngự phức hợp, ngầm để thực hiện hoạt động phòng thủ khu vực. Đối
phương bố trí các vị trí chiến đấu ngầm có quy mô nhỏ ở các khu vực ngăn
chặn, trong khi bố trí một mạng lưới vị trí chiến đấu ngầm quy mô hơn ở khu
vực giao chiến nhằm tăng cường các vị trí yểm trợ, chi viện lẫn nhau. Các vị trí
này lợi dụng địa hình và các vật cản tinh vi để phòng ngự và đánh bại các đợt
tiến công của lực lượng quân nhà. Khi lực lượng quân nhà (vốn đã bị tiêu hao
sức mạnh chiến đấu do đương đầu với lực lượng ngăn chặn của đối phương) tiến
vào khu vực giao chiến, các biện pháp ngụy trang, che giấu và nghi binh sẽ giúp
đối phương nắm được các vị trí phòng ngự chính thực sự của lực lượng quân
nhà. Các vị trí mồi bẫy ngầm có thể được bố trí ở các khu vực ngăn chặn, giao
chiến và yểm trợ nhằm khiến chỉ huy quân nhà không thể xác định được vị trí và
thời điểm tập trung tối đa sức mạnh chiến đấu.

21
2-9. Lực lượng đối phương có thể sử dụng các vị trí chiến đấu ngầm ở
nhiều môi trường khác nhau. Thời gian, nguồn lực và trình độ của lực lượng
công binh là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xây dựng các vị trí này của đối
phương. Đối phương thường bố trí các vị trí chiến đấu ngầm dọc theo các hướng
tiếp cận, địa hình trọng yếu hoặc địa hình đồng bằng nếu chúng không phải là
công trình được xây dựng với mục đích đặc biệt. Các đường ngầm kết nối với
nhau, cho phép đối phương rút lui, xâm nhập hoặc tấn công các lực lượng tiến
công và các đơn vị thông tin liên lạc của quân nhà. Ngoài ra, đối phương có thể
sử dụng các vị trí chiến đấu ngầm để tiến hành các hoạt động tiến công quy mô
lớn nhằm vào quân nhà, làm các vị trí ẩn nấp cho các lực lượng phía sau hoặc
vượt qua, bất ngờ tiến công cắt đứt liên lạc và ngăn chặn lực lượng quân nhà.
Các lực lượng bảo vệ trận địa phòng ngự phức hợp, ngầm của đối
phương
2-10. Chỉ huy một trận địa phòng ngự phức hợp của đối phương sẽ bố trí
các đơn vị cấp dưới thành các lực lượng khác nhau, căn cứ vào tổ chức nhiệm
vụ phòng ngự của chúng. Tên gọi của từng lực lượng cũng nói lên chức năng
của chúng trong tác chiến phòng ngự.
Lực lượng ngăn chặn
2-11. Trận địa phòng ngự phức hợp, ngầm thường bố trí một lực lượng
ngăn chặn nhằm phát hiện và cảnh báo sớm về lực lượng quân nhà cho lực lượng
phòng ngự chính của đối phương. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, lực lượng
ngăn chặn có thể bố trí các vọng gác và các tổ phục kích. Ngoài ra, lực lượng
ngăn chặn có thể triển khai hoạt động phục kích bờ biển và đóng vai trò là lực
lượng dự bị trong các hoạt động tác chiến ven bờ. Khi một trận địa phòng ngự
phức hợp, ngầm đang ở trạng thái phòng ngự, các lực lượng ngăn chặn có thể duy
trì tại các vị trí ẩn nấp để thực hiện nhiệm vụ trinh sát cho người chỉ huy. Lực
lượng ngăn chặn cũng có thể được trang bị các loại hỏa lực gián tiếp như súng cối
nhằm sẵn sàng cung cấp hỏa lực tức thì và quan trắc (observed fire).
Lực lượng phòng ngự chính
2-12. Lực lượng phòng ngự chính chịu trách nhiệm đánh bại lực lượng
tiến công của quân nhà bằng cách đưa lực lượng này vào các khu vực tiêu diệt
(nơi mà các hỏa lực và vật cản của đối phương gây ra tổn thất to lớn cho lực
lượng tiến công). Khi lực lượng tiến công của quân nhà bị cô lập ở các khu vực
tiêu diệt, lực lượng phòng ngự chính và các lực lượng khác của đối phương triển
khai tiến công bằng các loại hỏa lực trực tiếp và gian tiếp hoặc từ các vị trí bảo
đảm bằng hỏa lực. Đối phương có thể ra lệnh cho các lực lượng khác tiến công
để tiêu diệt lực lượng quân nhà đang bị cô lập. Đối phương sử dụng các loại hỏa
lực chi viện tầm gần để tiêu diệt lực lượng quân nhà đang tiếp cận và ở các khu
vực tiêu diệt, sử dụng các loại hỏa lực phản pháo (counterfire) nhằm vô hiệu hóa
hoặc tiêu diệt các loại hỏa lực gián tiếp của quân nhà đang yểm trợ cho lực
lượng tiến công vào hệ thống phòng ngự của đối phương. Nếu cần thiết, các loại
hỏa lực phòng ngự, gián tiếp có thể chi viện cho các loại hỏa lực trực tiếp nhằm
tiêu diệt lực lượng quân nhà đang cơ động tiếp cận vị trí chiến đấu của đối

22
phương. Ngoài ra, lực lượng phòng ngự chính cũng có thể hỗ trợ lực lượng chi
viện rút lui nếu có mệnh lệnh rút lui khỏi vị trí chiến đấu phức hợp, ngầm đó.
Lực lượng dự bị
2-13. Lực lượng dự bị được bố trí nhằm bảo đảm sự linh hoạt chiến thuật
cho người chỉ huy. Trong hoạt động chống trinh sát, lực lượng này có thể được
tăng cường cho các lực lượng ngăn chặn để cảnh giới phía trước lực lượng
phòng ngự chính. Tuy nhiên, lực lượng dự bị hiếm khi thực hiện nhiệm vụ này
vì sẽ làm lộ vị trí các lối dẫn vào địa đạo cho lực lượng quân nhà. Lực lượng dự
bị còn có thể được sử dụng vào các nhiệm vụ sau:
- Phản công.
- Chống xâm nhập (chặn và tiêu diệt lực lượng quân nhà xâm nhập vào
trận địa).
- Phòng ngự bờ biển.
- Yểm trợ các lực lượng đang giao chiến với quân nhà.
- Đóng vai trò là lực lượng nghi binh.
Lực lượng yểm trợ
2-14. Lực lượng yểm trợ có thể được bố trí ở bên trong hoặc bên ngoài
trận địa phòng ngự phức hợp, ngầm hoặc có thể kết hợp cả hai loại này. Lực
lượng yểm trợ chịu trách nhiệm hỗ trợ lực lượng phòng ngự chính thực hiện một
hay nhiều nhiệm vụ sau:
- Cầm chân.
- Chỉ huy và kiểm soát.
- Chi viện hỏa lực trực tiếp (như súng máy hạng nặng, tên lửa chống tăng,
súng không giật hoặc súng phóng lựu).
- Chi viện hỏa lực gián tiếp (súng cối hoặc pháo).
- Bảo đảm các hoạt động phi sát thương (như quấy rối, tâm lý chiến).
- Bảo đảm công binh.
Hoạt động chỉ huy và kiểm soát tại một trận địa phòng ngự phức hợp,
ngầm
2-15. Thông thường, hoạt động chỉ huy và kiểm soát tại một trận địa
phòng ngự phức hợp, ngầm sẽ khó khăn hơn so với tại trận địa phòng ngự thông
thường. Nhiệm vụ phân tán lực lượng quân nhà trên mặt đất và dưới địa đạo,
cùng một số thách thức liên quan đến môi trường khác có thể gây nguy hiểm cho
lực lượng phòng ngự của đối phương. Để bảo đảm an ninh và tránh bị phát hiện,
lực lượng phòng ngự của đối phương sử dụng các hệ thống thông tin liên lạc an
toàn nhất có thể như liên lạc viên và điện tín. Các lực lượng quy ước của đối
phương cần bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc với các cấp chỉ huy cao hơn và
để bảo đảm hoạt động chỉ huy hỏa lực hiệp đồng quân binh chủng.
LỰC LƯỢNG ĐỐI PHƯƠNG BẢO VỆ CÁC CƠ SỞ NGẦM CẤP CHIẾN
DỊCH VÀ CHIẾN LƯỢC
2-16. Thời gian và khả năng là các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế và
xây dựng các cơ sở ngầm của một quốc gia thù địch. Lực lượng công binh được
huấn luyện tốt, sử dụng các công nghệ hiện đại, đã thiết kế các cơ sở ngầm để
bảo vệ các tài sản, phương tiện vật chất cấp chiến dịch và chiến lược. Đối

23
phương có thể thiết kế các cơ sở ngầm này với nhiều mục đích khác nhau. Phần
lớn được xây dựng trên chiến trường nhằm phục vụ cho mục đích quân sự. Tuy
nhiên, đối phương cũng có thể xây dựng các cơ sở ngầm để hỗ trợ cho các nhà
máy dân sự. Các cơ sở ngầm quân sự được xây dựng nhằm bảo vệ các năng lực
và lực lượng phòng ngự của đối phương khỏi các cuộc tiến công quân sự. Mỗi
cơ sở này thường có một kế hoạch phòng thủ được chuẩn bị từ trước. Ngoài ra,
mỗi cơ sở này cũng có một cấp chỉ huy và lực lượng phù hợp với nhiệm vụ và
khả năng phòng thủ của cơ sở đó.
Các cơ sở ngầm cấp chiến dịch của đối phương
2-17. Nhiều lực lượng thù địch xây dựng các cơ sở ngầm nông, kết nối
với các hào, boong-ke và trận địa pháo để hỗ trợ cho lực lượng bộ binh. Các cơ
sở ngầm nông là các công trình địa đạo quân sự phổ biến nhất. Các công trình
này bố trí một số lối vào và có các biện pháp bảo đảm an ninh, đồng thời có thể
kết nối với các đường hầm sâu không bị tác động bởi các cuộc tiến công trên
mặt đất; vì vậy, cho phép lực lượng đối phương có thể cơ động nhanh chóng và
an toàn bên dưới hoặc xung quanh lực lượng tiến công của quân nhà. Nếu đối
phương có thời gian và khả năng để mở rộng địa đạo, thì có thể xây dựng các
trận địa bảo vệ hệ thống pháo hoặc các năng lực trọng yếu khác. Bắc Triều Tiên
sử dụng các trận địa được gia cố để bảo vệ hệ thống pháo dọc theo các vành đai
phòng thủ của nước này. Một trận địa pháo được gia cố là một trận địa chiến đấu
vững chắc của lực lượng pháo binh, có thể được xây dựng nhân tạo hoặc cải
hoán từ một hệ thống hang động tự nhiên. Các trận địa pháo này của Bắc Triều
Tiên được biết đến rộng rãi trên thế giới, nhưng tất cả các quốc gia thù địch
cũng đều có khả năng xây dựng các công trình tương tự một khi xảy ra xung đột
quân sự. Nhiều quốc gia cũng đã xây dựng các trận địa pháo tương tự như của
Bắc Triều Tiên. Các trận địa pháo này thường bố trí một trung tâm điều khiển
hỏa lực, kho đạn dược và các trại lính. Một trận địa pháo được gia cố có thể bố
trí các hào, đường hầm, cửa cường lực và các biện pháp phòng thủ bên trong để
đối phó với các cuộc tiến công mặt đất. Để bảo vệ khỏi các cuộc tiến công bằng
máy bay, các trận địa này có thể sử dụng các hệ thống phòng không được che
giấu trong các hệ thống thang nâng. Hình 2-1 và Hình 2-2 đưa ra các ví dụ về
hình dạng của một trận địa pháo được gia cố.

24
Hình 2-1. Toàn cảnh bên ngoài một trận địa pháo được gia cố

Hình 2-2. Toàn cảnh bên trong một trận địa pháo được gia cố
25
2-18. Đối phương cũng sử dụng các cơ sở ngầm cho mục đích phòng thủ
bờ biển và tăng cường năng lực hải quân. Đối phương sử dụng các cơ sở này để
bảo vệ tàu thuyền khỏi các cuộc tiến công đường không, cũng như để cất giữ
đạn dược và nhiên liệu. Lực lượng bảo vệ bờ biển của đối phương cũng có thể
xây dựng các cơ sở ngầm dọc theo bờ biển, bến cảng lớn và các căn cứ hải quân.
2-19. Các hình trên trình bày về mức độ phức tạp của một cơ sở ngầm
theo phương nằm ngang, nhưng không đề cập theo phương thẳng đứng. Hình 2-
3 minh họa theo phương thẳng đứng một ví dụ về cách thức sử dụng nhiều cửa
ra vào có thể nhanh chóng gia tăng mức độ phức tạp của một cơ sở ngầm.

Hình 2-3. Toàn cảnh (theo phương thẳng đứng) về mức độ


phức tạp có thể của một trận địa pháo được gia cố
Các cơ sở ngầm cấp chiến lược của đối phương
2-20. Các quốc gia thù địch có thể sử dụng các cơ sở ngầm để bảo vệ các
năng lực không quân như các sân bay với các đường băng và nhà chứa máy bay
ngầm nhằm tránh khỏi các cuộc tiến công đường không. Đối phương có thể triển
khai các hoạt động bảo đảm như sản xuất máy bay, nhiên liệu, dự trữ đạn dược,
sửa chữa và bảo dưỡng máy bay ở bên trong các cơ sở ngầm. Do yêu cầu về các
nguồn lực và thời gian xây dựng, nên chỉ có một số quốc gia thù địch có khả năng
xây dựng các cơ sở ngầm này. Do có thể chứa các phương tiện vật chất lớn, nên

26
các cơ sở này có kích thước lớn, với các đường hầm và cửa ra vào có chiều rộng
từ 40 - 45m, chiều cao từ 10 - 12m, tùy theo yêu cầu. Đặc biệt, các cửa ra vào là
các bức tường chống bom mìn có thể di động và các vật cản bằng bê tông để tăng
cường khả năng bảo vệ. Đối phương có thể bố trí các hệ thống ra-đa phòng không
và vũ khí trên các thang nâng, giúp bảo vệ các hệ thống này khi đang ở dưới lòng
đất, đồng thời có thể sử dụng chúng khi triển khai lên mặt đất.
2-21. Các quốc gia thù địch có khả năng xây dựng các nhà máy ở bên
trong các cơ sở ngầm để bảo vệ các hạ tầng thiết yếu đối với năng lực quân sự
của mình. Các cơ sở ngầm được sử dụng để bảo vệ và che giấu hoạt động một số
ngành công nghiệp chủ chốt của đối phương. Đối phương có thể xây dựng các
nhà máy dưới ngầm để sản xuất, bảo dưỡng và dự trữ vũ khí, đạn dược, nhiên
liệu trong thời gian dài, gây khó khăn cho việc làm suy yếu năng lực quân sự
của đối phương. Các cơ sở ngầm để che giấu các nhà máy sản xuất có một số
đặc điểm chức năng khác so với các cơ sở quân sự như:
- Có hạ tầng giao thông bảo đảm cho hoạt động của cơ sở.
- Có cơ sở hạ tầng dân sự ở khu vực lân cận.
- Có nhân viên dân sự làm việc tại cơ sở.
- Xuất hiện các mối nguy hiểm về chất độc công nghiệp.
- Có thể dự trữ hoặc sản xuất các nguyên, vật liệu liên quan đến sinh - hóa
- phóng xạ - hạt nhân.
2-22. Đối phương có thể sử dụng các cơ sở ngầm làm nơi triển khai hoạt
động chỉ huy và kiểm soát của giới lãnh đạo cấp cao. Những cơ sở này có khả
năng duy trì sự kết nối giữa chính phủ với các nơi khác, với cả các nhà lãnh đạo
quân sự lẫn dân sự. Đối phương thận trọng lựa chọn vị trí cho các cơ sở này, tiến
hành ngụy trang, che giấu, nghi binh và sử dụng các biện pháp an ninh khác.
Đối phương che giấu các lối dẫn vào các cơ sở ngầm này, trong đó bao gồm các
loại cửa bí mật bên trong các tòa nhà dân cư. Các cơ sở này có thể có phòng y tế
và được trang bị khả năng chống vũ khí sinh - hóa - bức xạ - hạt nhân.
CÁC CƠ SỞ NGẦM CỦA CÁC MỐI ĐE DỌA PHI NHÀ NƯỚC
2-23. Các mối đe dọa phi nhà nước đã sử dụng các hệ thống địa đạo để
giành ưu thế so với các lực lượng mạnh hơn. Lực lượng quân nhà có khả năng
phải đối phó với đối phương sử dụng địa đạo ở mọi môi trường như đô thị, rừng
núi, nông thôn…
2-24. Dưới đây là một ví dụ về những thách thức địa đạo mà Quân đội
Israel đã phải đối mặt vào năm 2006.
Cuộc chiến tranh Lebanon đã diễn ra trong nhiều năm. Năm 2000, sau
khi Lực lượng phòng vệ Israel rút lui khỏi miền Nam Lebanon, Phong trào
Hezbollah bắt đầu chuẩn bị phòng ngự theo kế hoạch, tiến hành xây dựng một
mạng lưới cơ sở hạ tầng quân sự phức tạp và bí mật ở khắp miền Nam Lebanon,
bao gồm các đường hầm, boong-ke, đài quan sát, các kho dự trữ róc-két, đạn
pháo, tên lửa chống tăng, súng cối, lương thực, nước và thuốc men.
Vào tháng 07.2006, Phong trào Hezbollah bắt đầu sử dụng hỏa lực gián
tiếp tiến công vào miền Bắc Israel để nghi binh, che giấu cuộc phục kích nhắm
vào một đoàn hộ tống của Lực lượng phòng vệ Israel. Cuộc phục kích thành
27
công và 02 lính Israel bị Phong trào Hezbollah bắt giữ. Hành động này dẫn đến
cuộc trả đũa quân sự của Israel, kéo khu vực vào một cuộc chiến tranh.
Các hoạt động tiến công ban đầu của Israel bao gồm sử dụng kết hợp
pháo binh và không quân nhằm thực hiện 02 mục tiêu: Phá hủy các bệ phóng
róc-két tầm xa của Phong trào Hezbollah và ngăn chặn Phong trào Hezbollah
tự do hành động và bắt cóc các binh lính Israel.
Để thực hiện các mục tiêu này, Lực lượng phòng vệ Israel đã nhắm mục
tiêu vào hệ thống giao thông đường bộ, các vị trí chỉ huy, vị trí đặt tên lửa tầm
xa và các mục tiêu quân sự khác của Phong trào Hezbollah. Tuy nhiên, bất chấp
các chiến dịch tiến công bằng pháo binh và không quân của Israel, Phong trào
Hezbollah vẫn liên tục bắn róc-két vào lãnh thổ Israel với mật độ khoảng 100
quả/ngày.
Nhằm ngăn chặn các cuộc tiến công dữ dội này và thể hiện là bên thắng
cuộc, Israel bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự trên bộ nhằm vào Phong trào
Hezbollah. Ở thời điểm này, Lực lượng phòng vệ Israel phải đối đầu với hệ
thống phòng ngự, kho vũ khí quy mô lớn, cùng kỹ chiến thuật tốt của chiến binh
Hezbollah. Như một binh sỹ Israel từng cho biết: “Theo thông tin tình báo
chúng tôi thu được, đối phương ở trong một túp lều với 03 khẩu AK-47. Tuy
nhiên, tại đó, chúng tôi lại tìm thấy một tấm cửa thép dẫn đến một mạng lưới
đường hầm với đầy các chiến binh Hezbollah được trang bị áo giáp chống đạn,
thiết bị nhìn đêm, thiết bị thông tin liên lạc và thậm chí là quân phục và trang
thiết bị của Israel”. Phong trào Hezbollah đã phòng ngự rất ấn tượng ở khắp
miền Nam Lebanon. Không chỉ sử dụng hiệu quả hệ thống địa đạo, Phong trào
Hezbollah còn lên kế hoạch cho các cuộc phục kích, chuẩn bị các con đường
tiếp tế bí mật, các bãi mìn và xây dựng các vị trí phòng ngự chiến thuật khác.
CÁC ĐẶC ĐIỂM PHÒNG NGỰ CỦA ĐỐI PHƯƠNG TRONG CÁC HỆ
THỐNG ĐỊA ĐẠO
2-25. Lực lượng đối phương nắm nhiều lợi thế khi phòng ngự trong các
hệ thống địa đạo. Loại hình địa đạo ảnh hưởng đến loại hình và số lượng lực
lượng phòng ngự, cũng như kế hoạch phòng ngự hệ thống địa đạo đó. Hệ thống
địa đạo được thiết kế nhằm phục vụ lực lượng phòng ngự của đối phương, giúp
đối phương:
- Dồn và kiểm soát hoạt động cơ động của lực lượng tiến công.
- Cầm chân và tiêu hao sức mạnh của lực lượng tiến công.
- Bảo đảm hoạt động theo dõi và kiểm soát tình hình lực lượng tiến công.
2-26. Các lối dẫn vào các đường hầm, hệ thống địa đạo và cơ sở ngầm của
đối phương có thể được trang bị nhiều biện pháp phòng ngự khác nhau, có thể là
các loại cửa chống bom mìn được che giấu đơn giản hoặc phức tạp. Hình 2-4
minh họa về cửa chống bom mìn bên ngoài và cửa bảo vệ bên trong. Lực lượng
đối phương sẽ tìm cách bảo vệ các cửa này khi bị tiến công.
2-27. Đối phương thiết kế các khu vực giao chiến có thể ngăn chặn và
giảm khả năng triển khai hỏa lực tập trung và sức cơ động của binh sỹ Mỹ. Các
lối rẽ gắt khiến tầm nhìn bị hạn chế, cùng các hành lang hẹp là một phương thức

28
để đối phương có thể đạt được mục tiêu này. Các khu vực giao chiến có thể cài
các thiết bị nổ và bẫy để gây thương vong lớn.
2-28. Binh sỹ Mỹ cũng có thể phải đối mặt với các loại vật cản ngăn cản
sức cơ động ở khắp nơi trong một cơ sở ngầm. Chỉ có các yếu tố về thời gian,
nguồn lực và sức sáng tạo mới hạn chế đối phương sử dụng các vật cản này. Đối
phương sử dụng các vật cản nước, mìn, đường hầm mồi bẫy và các camera để
giám sát lực lượng quân nhà di chuyển và kiểm soát tình hình của quân nhà.

Hình 2-4. Một số ví dụ về các đường hầm và vật cản của đối phương
2-29. Đối phương có thể sử dụng các chất độc hóa học, vốn không dễ bị
tiêu tan như ở trên mặt đất. Khi chuẩn bị sử dụng chất độc hóa học, đối phương
sẽ đưa ý định này vào trong kế hoạch phòng ngự tại một cơ sở ngầm cụ thể.
2-30. Chất lượng không khí sẽ khác nhau, phụ thuộc vào mức độ phức tạp
và loại hình hệ thống địa đạo. Các cơ sở ngầm sâu và phức tạp có thể có các hệ
thống thông hơi và có khả năng loại bỏ các khí ga tự nhiên trước khi chúng đạt
đến mức nguy hiểm. Các nhà máy có các hệ thống thông hơi khác nhau, phụ
thuộc vào mục đích sử dụng nhà máy đó (xem Hình 2-5). Các đường hầm và cơ
sở ngầm thô sơ có thể thiếu hệ thống thông hơi phù hợp, khiến sức mạnh của đối
phương bị giảm. Hệ thống thông hơi của tất cả các cơ sở ngầm đều được ngụy
trang, che giấu và nghi binh để ngăn chặn việc xác định chính xác vị trí của
chúng, do có thể xác định được chức năng và đặc điểm của một cơ sở ngầm
thông qua hệ thống thông hơi của cơ sở ngầm đó. Cần luôn chú ý đến chất lượng
không khí và bảo đảm các hệ thống xử lý không khí trong các giai đoạn tiến
công đối với các cơ sở ngầm thuộc Nhóm 2 và Nhóm 3.

29
Hình 2-5. Một số ví dụ về các hệ thống thông hơi

30
CHƯƠNG III
Các hoạt động tác chiến của lữ đoàn và tiểu đoàn bộ binh

Các hoạt động tác chiến địa đạo cần tập trung tối đa các yếu tố về thời
gian, lực lượng và các nguồn lực. Mặc dù vẫn áp dụng các chiến thuật và quy
trình lập kế hoạch như các hoạt động tác chiến khác, nhưng các đơn vị phải
lường trước các thách thức riêng biệt của môi trường tác chiến địa đạo. Việc
kiểm soát một cơ sở ngầm có thể khiến một đơn vị không thể duy trì đà tiến
quân trong quá trình cơ động tác chiến hiệp đồng quân binh chủng. Ngoài ra, đối
phương thường bảo vệ các cơ sở ngầm bằng các hệ thống phòng ngự bên ngoài,
đòi hỏi quân nhà phải đối phó để xâm nhập vào cơ sở ngầm đó.
HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN KHI TIẾP XÚC VỚI CÁC CƠ SỞ NGẦM
HOẶC HỆ THỐNG ĐỊA ĐẠO
3-1. Các hoạt động tác chiến địa đạo gây ra nhiều thách thức và nguy
hiểm lớn. Khi có thể, Quân đội Mỹ cần tránh xâm nhập và hoạt động trong môi
trường địa đạo. Các đơn vị cần áp dụng khung tìm kiếm, đánh giá, giảm tác
động và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ (sẽ được trình bày ở phần sau của chương
này) khi hoạt động trong các hệ thống địa đạo.
3-2. Kế hoạch tác chiến ưu việt là hạn chế các tác động của môi trường
địa đạo và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ban đầu của đơn vị. Có một số lựa chọn
để giảm tác động của môi trường địa đạo đối với khả năng hoàn thành nhiệm vụ
của đơn vị, bao gồm: Cơ động vượt qua, vô hiệu hóa, kiểm soát và cô lập. Ngoài
ra, người chỉ huy có thể tiến hành truy quét lực lượng đối phương trong một hệ
thống địa đạo. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành một cuộc
tiến công nhằm tiêu diệt một cơ sở ngầm, đặc biệt là một hệ thống địa đạo sâu
và lớn. Thông thường, các cấp chỉ huy cao hơn sẽ ra lệnh cho đơn vị cấp dưới
tiêu diệt một cơ sở ngầm. Người chỉ huy có thể quyết định sử dụng một hay
nhiều lựa chọn khác nhau, căn cứ vào tình huống chiến thuật cụ thể.
XÁC ĐỊNH CÁC HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN CỦA LỮ ĐOÀN VÀ TIỂU
ĐOÀN BỘ BINH
3-3. Các hoạt động tác chiến trong môi trường địa đạo đòi hỏi phải lập kế
hoạch chi tiết và kỹ lưỡng, trong đó đánh giá được các thách thức riêng biệt của
môi trường tác chiến này. Ngoài các mối nguy hiểm liên quan đến các hoạt động
tác chiến địa đạo, thì mục đích sử dụng địa đạo cũng gây ra nguy hiểm. Các cơ
sở ngầm có chứa các vật liệu sinh - hóa - bức xạ - hạt nhân có thể gây nguy hiểm
cho lực lượng quân nhà và dân thường. Ngoài ra, việc sử dụng bừa bãi các chất
nổ ở các địa điểm nhạy cảm có thể gây thiệt hại cho các bộ phận của cơ sở ngầm
như hệ thống thông hơi và làm mát, nguy cơ dẫn đến những hậu quả thảm khốc.
Trong quá trình tác chiến trong môi trường địa đạo, người chỉ huy cần đánh giá
được những ưu điểm và hạn chế của lực lượng quân nhà. Chỉ cần thiếu hụt về
lực lượng hoặc khả năng chuyên môn cũng có thể khiến đơn vị gặp nguy hiểm.
Ở các cơ sở ngầm có thể chứa vũ khí hủy diệt hàng loạt, các đơn vị cần lực
lượng chuyên môn để bảo đảm môi trường hoạt động an toàn. Mọi cấp chỉ huy

31
phải bảo đảm cấp dưới hiểu rõ ý định của người chỉ huy và các nguyên tắc giao
chiến trong môi trường này.
3-4. Nhiệm vụ của lữ đoàn và tiểu đoàn bộ binh tại các cơ sở ngầm khác
so với các cấp từ đại đội trở xuống ở một số khía cạnh (xem Chương IV về các
hoạt động tác chiến của đại đội và trung đội). Khía cạnh quan trọng nhất trong
số này là khả năng đồng bộ hóa cùng một lúc nhiều hoạt động khác nhau. Không
giống như đại đội và trung đội chỉ có một mục tiêu riêng lẻ, lữ đoàn và tiểu đoàn
bộ binh phải đồng bộ hóa các hoạt động tác chiến mặt đất và dưới ngầm kịp
thời, đúng vị trí và đúng mục đích. Nếu không giải quyết tốt vấn đề này thì có
thể dẫn đến khả năng mất tầm quan sát và thông tin liên lạc vô tuyến điện với
các đơn vị cấp dưới khi họ xâm nhập vào một hệ thống địa đạo.
3-5. Nằm trong đội hình của sư đoàn và quân đoàn, lữ đoàn bộ binh chịu
trách nhiệm định hình, thiết lập các điều kiện và đồng bộ hóa các hoạt động tác
chiến trên nhiều mặt trận khác nhau. Cùng với mặt trận tác chiến trên bộ và trên
không, lữ đoàn bộ binh có thể tận dụng không gian, không gian mạng và thậm
chí là cả mặt trận trên biển khi tiến hành các hoạt động tác chiến địa đạo. Can
nhiễu hệ thống thông tin liên lạc của đối phương, sử dụng các loại hỏa lực tăng
cường, thu thập thông tin tình báo và kiểm soát các hệ thống bảo đảm cuộc sống
là các cách thức mà các đơn vị có thể tận dụng từ các mặt trận này.
PHÂN LOẠI VÀ KHẢ NĂNG CỦA CÁC LỮ ĐOÀN BỘ BINH
3-6. Nếu được huấn luyện tốt và bố trí các nguồn lực phù hợp, tất cả các
lữ đoàn bộ binh đều có thể tiến hành các hoạt động tác chiến địa đạo ở những
cấp độ khác nhau. Sự khác biệt về trang thiết bị và lực lượng có thể mang lại ưu
thế hoặc gây ra bất lợi đối với từng loại lữ đoàn, phụ thuộc vào tình huống chiến
thuật xung quanh cơ sở ngầm hoặc hệ thống địa đạo. Tất cả các lữ đoàn đều có
khả năng tác chiến trong môi trường địa đạo ở những cấp độ khác nhau với lực
lượng, vũ khí trang bị có trong biên chế, nhưng cũng đòi hỏi phải có sự chi viện
đáng kể để xâm nhập, truy quét và chiếm giữ một cơ sở ngầm hoặc hệ thống địa
đạo (Tài liệu FM 3-96 trình bày chi tiết về các lữ đoàn bộ binh và khả năng
chiến đấu của từng lữ đoàn).
LỮ ĐOÀN BỘ BINH HẠNG NHẸ
3-7. Lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ phù hợp với các hoạt động tác chiến ở địa
hình hạn chế hơn so với các lữ đoàn khác. Lực lượng này là lựa chọn phù hợp
nhất để xâm nhập, truy quét và chiếm giữ các cơ sở ngầm ở các khu vực rừng
núi, đầm lầy,… Không được biên chế phương tiện cơ động khiến lữ đoàn bộ
binh hạng nhẹ trở thành đội hình tác chiến ít có khả năng nhất trong các lữ đoàn
bộ binh để đối phó với các hệ thống địa đạo mà vẫn duy trì được đà tiến quân.
Ngoài ra, lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ cũng cần được tăng cường các lực lượng
như vận tải, tháo gỡ vật liệu nổ (EOD), quân cảnh (MP), công binh và các đơn
vị tác chiến sinh - hóa - bức xạ - hạt nhân để chiếm giữ một cơ sở ngầm.
3-8. Lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ có các khả năng sau:
- Tiến hành các hoạt động dỡ quân tập trung quy mô nhỏ.
- Cơ động theo đội hình nhỏ bên trong các tòa nhà, công trình ngầm và
các khoảng không gian hạn chế.

32
- Tiến hành các hoạt động tiến công, cơ động và vận tải đường không.
- Sử dụng một tiểu đoàn thiết giáp bao gồm các binh sỹ tác chiến cơ giới
và phi cơ giới.
- Sử dụng các đại đội hỏa lực và súng cối để bảo đảm cơ động và chi viện
hỏa lực.
- Có khả năng về sinh - hóa - bức xạ - hạt nhân mà không cần đến các
phương tiện vận tải, cho phép bảo đảm an toàn về sinh - hóa - bức xạ - hạt nhân
trong tất cả các hệ thống địa đạo.
3-9. Lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ có các hạn chế sau:
- Hỏa lực, sức cơ động và khả năng bảo vệ bằng thiết giáp bị hạn chế.
- Khả năng tái triển khai nhanh lực lượng tác chiến đổ bộ từ xe thiết giáp
chở quân bị hạn chế.
- Không có xe thiết giáp tải thương trong biên chế.
- Các lựa chọn vị trí chỉ huy hạn chế do khả năng bảo đảm an ninh thấp.
- Không có khả năng vượt khoảng trống.
- Cự li thông tin liên lạc hạn chế (do chỉ có thể sử dụng các thiết bị cầm
tay).
- Các hệ thống thông tin số hạn chế, làm giảm khả năng nắm bắt tình
huống.
- Các phương tiện vận tải hạn chế để bảo đảm cơ động nhanh chóng.
LỮ ĐOÀN BỘ BINH CƠ GIỚI STRYKER
3-10. Lục quân Mỹ tổ chức, biên chế và trang bị cho lữ đoàn bộ binh cơ
giới Stryker nhằm tiến hành các hoạt động tác chiến quy mô nhỏ. Với 03 tiểu
đoàn bộ binh có khả năng cơ động cao, cùng các phương tiện trinh sát và bảo
đảm an ninh, giúp lữ đoàn bộ binh cơ giới Stryker rất phù hợp để xâm nhập và
tiêu diệt một cơ sở ngầm của đối phương. Lữ đoàn bộ binh cơ giới Stryker là đội
hình chiến đấu tối ưu nhất để tiến công, truy quét và chiếm giữ một cơ sở ngầm
hay hệ thống địa đạo ở những địa hình thích hợp đối với các hoạt động cơ động
bằng phương tiện. Tương tự như lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ, lữ đoàn bộ binh cơ
giới Stryker cũng cần được tăng cường lực lượng, phương tiện để chiếm giữ một
cơ sở ngầm.
3-11. Lữ đoàn bộ binh cơ giới Stryker có các khả năng sau:
- Khả năng cơ động vượt trội, đặc biệt là ở các khu vực có mạng lưới giao
thông chắc chắn.
- Có khả năng triển khai các xe chi viện hỏa lực và các trung đội tên lửa
chống tăng để đối phó với hệ thống phòng ngự bên ngoài và khu vực đột phá
hạn chế.
- Có khả năng kiểm soát tình hình kỹ thuật số xuống đến từng xe chiến đấu.
- Được biên chế hỏa lực súng cối ở cấp đại đội.
- Được biên chế các thiết bị quang học hiện đại để trinh sát cơ sở ngầm.
3-12. Lữ đoàn bộ binh cơ giới Stryker có các hạn chế sau:
- Khả năng bảo vệ thấp trước hỏa lực trực tiếp và gián tiếp.
- Khả năng cơ động bằng phương tiện bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở địa
hình hạn chế.
33
- Mức độ sử dụng hậu cần lớn, đặc biệt là Nhóm III, V và IX.
- Yêu cầu về cứu kéo phương tiện lớn.
LỮ ĐOÀN BỘ BINH CƠ GIỚI HẠNG NẶNG
3-13. Lục quân tổ chức, biên chế và trang bị cho lữ đoàn bộ binh cơ giới
hạng nặng nhằm tiến hành các hoạt động tác chiến binh chủng hợp thành. Khả
năng cơ động, hỏa lực, bảo đảm an ninh và với các đơn vị bảo đảm an ninh và
trinh sát có trong biên chế, giúp lữ đoàn bộ binh cơ giới hạng nặng giảm thiểu
rủi ro khi tác chiến trong một cơ sở ngầm hay một hệ thống địa đạo và có khả
năng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đối với một mục tiêu khác. Do khả năng triển
khai lực lượng bộ binh phi cơ giới hạn chế, khiến lữ đoàn bộ binh cơ giới hạng
nặng trở thành đội hình tác chiến ít có khả năng nhất trong các lữ đoàn bộ binh
để xâm nhập, truy quét và chiếm giữ một cơ sở ngầm. Bên cạnh các yêu cầu
tăng viện như các lữ đoàn bộ binh khác, lữ đoàn bộ binh cơ giới hạng nặng cùng
cần được tăng cường lực lượng bộ binh để truy quét và chiếm giữ một cơ sở
ngầm lớn.
3-14. Lữ đoàn bộ binh cơ giới hạng nặng có các khả năng sau:
- Cơ động chiến thuật, hỏa lực tự bảo vệ cao trong đội hình tác chiến binh
chủng hợp thành.
- Các xe thiết giáp giúp tăng khả năng sống sót khi tác chiến qua hệ thống
phòng ngự bên ngoài của cơ sở ngầm.
- Khả năng cơ động vượt trội tại các địa hình bằng phẳng và hơi phức tạp.
- Đạn pháo chính của xe tăng M1A2SEP có khả năng phá một số loại vật
cản nhất định và giảm khả năng chiến đấu của các vị trí phòng ngự bên ngoài
của cơ sở ngầm.
- Được biên chế các xe cứu kéo M88A2 có khả năng kéo đổ một số loại
cửa cản.
- Được biên chế các thiết bị quang học hiện đại để trinh sát cơ sở ngầm.
- Các tác động của đội hình xe tăng và xe thiết giáp đối với tâm lý của đối
phương.
- Khả năng kiểm soát tình hình kỹ thuật số xuống đến từng xe chiến đấu.
- Các khả năng về thiết giáp tải thương.
3-15. Lữ đoàn bộ binh cơ giới hạng nặng có các hạn chế sau:
- Lực lượng bộ binh phi cơ giới ít hơn so với các lữ đoàn khác.
- Khả năng cơ động bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở các địa hình phức tạp.
- Mức độ sử dụng hậu cần lớn, đặc biệt là ở nhóm III, V và IX.
- Yêu cầu về cứu kéo phương tiện lớn.
- Nguy cơ lớn từ tác động của các loại hỏa lực đối với lực lượng bạn
quân, dân thường và các cơ sở hạ tầng.
- Khả năng về sinh - hóa - bức xạ - hạt nhân bị cố định với phương tiện
vận tải, gây hạn chế ở những cơ sở ngầm nhỏ.
CÔNG TÁC PHỐI HỢP HIỆP ĐỒNG VỚI CẤP TRÊN LỮ ĐOÀN
3-16. Thông thường, các đơn vị tiến hành các hoạt động tác chiến địa đạo
trong khuôn khổ một nhiệm vụ, một hoạt động hay một chiến dịch có quy mô lớn
hơn, với phần lớn là các hoạt động tác chiến trên mặt đất. Do đại đội là lực lượng

34
tiến hành hầu hết các hoạt động tác chiến địa đạo, nên các tiểu đoàn và lữ đoàn
cần đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng này trong khi vẫn bảo đảm khả năng
chỉ huy và kiểm soát đối với các hoạt động giao chiến trên mặt đất và dưới ngầm
trong khu vực tác chiến. Khả năng thông tin liên lạc và định hướng bị giảm khi
hoạt động dưới địa đạo và thậm chí trên mặt đất do địa hình hạn chế xung quanh
các cơ sở ngầm, sẽ làm gia tăng các thách thức. Do đó, công tác chỉ huy và kiểm
soát dựa trên các nguyên tắc chỉ huy nhiệm vụ là cực kỳ quan trọng.
3-17. Đối với cấp trên lữ đoàn, việc đồng bộ hóa các hoạt động quy mô
lớn, quản lý các lực lượng chuyên môn với một lượng lớn các yêu cầu là thách
thức vô cùng lớn. Sự nhạy bén, đúng thời điểm và ưu tiên các hoạt động tác
chiến địa đạo có thể là một phần mang tầm chiến dịch hoặc thậm chí là chiến
lược trong một chiến dịch quân sự. Các hoạt động này có thể bao gồm nhiệm vụ
chống vũ khí hủy diệt hàng loạt, nên cần tập trung các lực lượng chuyên môn.
Tuy nhiên, nhiều lực lượng, phương tiện chuyên môn quan trọng lại thiếu nguồn
tiếp tế; vì vậy, cấp trên lữ đoàn cần quản lý quá trình sử dụng các lực lượng,
phương tiện này. Lực lượng này có thể bao gồm các chuyên gia kỹ thuật của
nước chủ nhà và quốc tế, đòi hỏi sự bảo vệ đặc biệt.
3-18. Bên cạnh yêu cầu về lực lượng, phương tiện chuyên môn, các hoạt
động tác chiến địa đạo còn đòi hỏi các yêu cầu về an ninh và hậu cần. Một
lượng nước lớn sẽ cần được sử dụng để tiêu tẩy độc. Các bình ô-xy, thiết bị thở
và thiết bị mở cửa chuyên dụng cần được bảo vệ và tiếp tế nhanh chóng; trong
khi đó, hầu hết các phương tiện, thiết bị này đều phải vận chuyển qua các địa
hình phức tạp và thù địch. Đối với cấp trên lữ đoàn, để giành thắng lợi trong các
hoạt động cận chiến, luôn luôn đòi hỏi các đơn vị đang hoạt động ở các khu vực
bảo đảm và củng cố sẵn sàng nhận nhiệm vụ tác chiến địa đạo. Nếu điều này
xảy ra, việc chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu là rất quan trọng. Đồng bộ hóa khả
năng bảo đảm an ninh, cơ động chiến thuật, bắt giữ tù binh và bảo đảm hậu cần
trong tác chiến địa đào phải được điều phối ở cấp trên lữ đoàn.
3-19. Các hệ thống địa đạo, đặc biệt là các cơ sở ngầm, có nhiều đặc điểm
chưa thể nhận biết. Do có thể tồn tại những tác động mang tính chiến lược của các
cơ sở này, cấp trên lữ đoàn cần xây dựng các kế hoạch thu thập thông tin để định
hướng cho các kế hoạch thu thập thông tin của các lữ đoàn cấp dưới. Kế hoạch
này không chỉ bao gồm việc thu thập và phân tích đồng bộ về mục tiêu, mà còn
bao gồm nhiều phương tiện thu thập thông tin khác nhau của cấp trên lữ đoàn.
3-20. Tất cả các yếu tố trên hình thành nên bản chất đa cấp độ của tác
chiến địa đạo. Quân đội Mỹ và các đồng minh càng nhanh chóng đồng bộ hóa
hoạt động tác chiến đa mặt trận và đa cấp này, thì càng nhanh chóng đánh bại
đối phương, giành thắng lợi cho chiến dịch.
QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN VÀ CÁC
NHIỆM VỤ CHIẾN THUẬT TRONG TÁC CHIẾN ĐỊA ĐẠO
3-21. Bảo đảm quy trình tiến hành các hoạt động tác chiến (Lập kế hoạch,
chuẩn bị, tiến hành và đánh giá) là yếu tố quan trọng trong tất cả các hoạt động
quân sự. Yếu tố này có thể sẽ gặp khó khăn hơn khi lập kế hoạch và tiến hành
các hoạt động tác chiến địa đạo. Các đặc điểm chưa nhận biết được của một cơ

35
sở ngầm khiến cho các sỹ quan tham mưu gặp khó khăn để hỗ trợ người chỉ huy
hoàn thiện quy trình tiến hành các hoạt động tác chiến. Do đó, việc xây dựng
một kế hoạch thu thập thông tin toàn diện là cần thiết để giảm yếu tố bất chắc
khi hoạt động trong một cơ sở ngầm hoặc một hệ thống địa đạo. Điều này cho
phép người chỉ huy và binh sỹ tập trung vào các khía cạnh chưa rõ ràng của hoạt
động tác chiến địa đạo (xem tài liệu ADP 5-0 để biết thêm thông tin về quy
trình tiến hành các hoạt động tác chiến).
3-22. Sỹ quan tham mưu lữ đoàn và tiểu đoàn phải phổ biến rõ ràng
nhiệm vụ và mục đích tác chiến trên mặt đất và dưới địa đạo tới các đơn vị cấp
dưới. Thiết lập khung nhiệm vụ bằng cách lựa chọn các nhiệm vụ chiến thuật
phù hợp là rất quan trọng để truyền đạt rõ ràng ý định của người chỉ huy tới các
đơn vị cấp dưới.
3-23. Phần còn lại của chương này tập trung vào các hệ thống địa đạo
thuộc Nhóm 3. Các đơn vị áp dụng các nguyên tắc tương tự đối với hệ thống địa
đạo thuộc Nhóm 1 và Nhóm 2 (xem Chương I để biết thêm thông tin về các
nhóm của hệ thống địa đạo).
HẠN CHẾ CÁC HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN TRONG CÁC CƠ SỞ
NGẦM
3-24. Xâm nhập và tác chiến trong môi trường địa đạo gặp rủi ro vô cùng
lớn và các đơn vị cần tránh các hoạt động tác chiến này bất cứ khi nào có thể.
Các lữ đoàn và tiểu đoàn cần nhanh chóng vô hiệu hóa các cơ sở ngầm, các lối
vào và tác động của chúng đối với hoạt động tác chiến của quân nhà khi xâm
nhập vào các cơ sở này để duy trì đà tiến quân và bảo toàn lực lượng.
LẬP KẾ HOẠCH TÁC CHIẾN TRONG CÁC CƠ SỞ NGẦM
3-25. Trong nhiều trường hợp, các đơn vị tiếp nhận nhiệm vụ không liên
quan đến các hoạt động tác chiến địa đạo. Tuy nhiên, trong khu vực tác chiến
của các đơn vị này, có thể tồn tại nhiều hệ thống địa đạo đã biết hoặc chưa được
biết đến. Vì vậy, cần xây dựng các kế hoạch nhánh để đối phó với nguy cơ giao
chiến với lực lượng đối phương trong các cơ sở ngầm, hệ thống địa đạo hay các
hệ thống phòng ngự mặt đất của chúng nhằm bảo đảm đà tiến quân và hoàn
thành nhiệm vụ ban đầu được giao.
Bố trí lực lượng chiến đấu
3-26. Các khu vực đã biết hoặc nghi ngờ có mật độ lớn các cơ sở ngầm
hay các loại địa đạo khác, gây ra nhiều thách thức cho lực lượng quân nhà. Một
trong những quyết định quan trọng nhất của người chỉ huy trong quá trình lập kế
hoạch tác chiến là cách thức bố trí lực lượng chiến đấu trong quá trình cơ động
nhằm bảo vệ lực lượng.
3-27. Các lối vào các cơ sở ngầm thường được ngụy trang và khó bị phát
hiện. Người chỉ huy và sỹ quan tham mưu phải xác định rằng, việc nắm vị trí
của tất cả các lối vào một cơ sở ngầm hoặc một hệ thống địa đạo là không thể.
Đối phương xảo quyệt có thể cho phép lực lượng quân nhà cơ động qua lối vào
trước khi tiến công nhằm vào các mục tiêu ít được bảo vệ như thành phần thông
tin liên lạc hay hậu cần. Đối phương sử dụng chiến thuật này nhằm gây khó
khăn cho các tính toán chiến thuật thông thường của quân nhà liên quan đến việc

36
xác định khu vực phía sau hay khu vực củng cố. Do đó, việc phân tán và tổ chức
các đơn vị chiến đấu của quân nhà là rất quan trọng để bảo đảm an ninh cho toàn
bộ lực lượng.
3-28. Các lữ đoàn thường bố trí các đơn vị chiến đấu ở phía trước, trong
khi cơ động vào trận địa với các loại hỏa lực, các phương tiện bảo vệ, chỉ huy,
kiểm soát và hậu cần ở phía sau đội hình. Trong môi trường tác chiến địa đạo,
cần bố trí các đơn vị chiến đấu khắp đội hình lực lượng để bảo đảm cân bằng an
ninh. Hình 3-1 minh họa về các cách thức bố trí đội hình khác nhau.

Hình 3-1. Cách thức bố trí đội hình trong các môi trường tác chiến khác nhau
3-29. Mục đích bố trí các đơn vị chiến đấu ở giữa hoặc phía sau đội hình
không phải để bảo vệ các đơn vị bảo đảm, mà để bảo đảm an ninh cho toàn bộ đội
hình quân nhà trước các mối đe dọa tiềm tàng từ các hướng tiếp cận khác nhau.
3-30. Mặc dù an ninh được bảo đảm hơn, nhưng việc phân tán các đơn vị
chiến đấu khắp đội hình trong quá trình cơ động sẽ gây khó khăn cho việc tổ
chức lại các đơn vị này về phía trước trong một cuộc tiến công nhằm hoàn thành
nhiệm vụ ban đầu được giao. Người chỉ huy và các sỹ quan tham mưu phải xác
định tuyến điều chỉnh (PL) hay giới hạn tương tự cho các đơn vị để điều chỉnh
đội hình sẵn sàng cho các hành động tiếp theo nhằm vào mục tiêu.
Chỉ đạo của người chỉ huy khi đơn vị tiếp xúc với cơ sở ngầm hoặc hệ
thống địa đạo

37
3-31. Người chỉ huy phải phổ biến rõ ràng các tiêu chuẩn giao chiến, tránh
giao chiến, cơ động vượt qua và xâm nhập một cơ sở ngầm hoặc một hệ thống địa
đạo đến các chỉ huy cấp dưới. Nếu các đơn vị cấp dưới quyết định tiến công một
cơ sở ngầm, một hệ thống địa đạo hoặc các hệ thống phòng ngự mặt đất của
chúng, thì sẽ gây nguy hiểm cho việc hoàn thành nhiệm vụ ban đầu của mình nếu
như không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là ví dụ về 04 loại tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn giao chiến: Sử dụng hỏa lực gián tiếp và liên quân tiến công
bất kỳ lối vào nào của cơ sở ngầm ngay khi xác định được lực lượng đối
phương. Chỉ sử dụng hỏa lực trực tiếp nếu như các hỏa lực của đối phương bắn
phá hiệu quả vào lực lượng quân nhà.
- Tiêu chuẩn tránh giao chiến: Tránh giao chiến nếu như phải có hơn một
đại đội chiến đấu mới tiêu diệt được lực lượng đối phương.
- Tiêu chuẩn cơ động vượt qua: Cơ động vượt qua và báo cáo vị trí tất cả
các lối vào của cơ sở ngầm không có dấu hiệu về hoạt động của đối phương.
- Tiêu chuẩn xâm nhập: Lực lượng quân nhà đột phá hoặc xâm nhập các
lối vào của cơ sở ngầm nếu như xác định được có các phương tiện, vũ khí của
đối phương nằm trong danh sách các mục tiêu có giá trị chiến thuật cao ở trong
cơ sở ngầm, hoặc tồn tại một mối đe dọa nghiêm trọng bên trong cơ sở ngầm,
đòi hỏi lực lượng quân nhà phải tiêu diệt, hoặc nếu như có chỉ thị của cấp trên.
3-32. Thiết lập tiêu chuẩn giao chiến, tránh giao chiến, cơ động vượt qua
và xâm nhập một cơ sở ngầm hoặc một hệ thống địa đạo giúp người chỉ huy
kiểm soát nhịp độ tác chiến trong quá trình cơ động đến mục tiêu đã xác định.
Duy trì nhịp độ tác chiến nhanh là yếu tố then chốt trong các hoạt động tác chiến
ở những vị trí mà việc tiến công cơ sở ngầm hoặc hệ thống địa đạo không phải
là mục tiêu chính của đơn vị. Những đơn vị không thể bảo đảm nhịp độ tác
chiến nhanh ở môi trường tác chiến này sẽ đối mặt với nguy cơ từ hỏa lực đối
phương và không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3-33. Người chỉ huy và các sỹ quan tham mưu phải giải quyết thấu đáo
khả năng phải xâm nhập vào một cơ sở ngầm, một hệ thống địa đạo hoặc các hệ
thống phòng ngự mặt đất của chúng khi tác chiến trong các môi trường này. Mặc
dù các hệ thống địa đạo và địa hình quanh chúng luôn khác nhau, nhưng việc áp
dụng các bước trinh sát, đánh giá, giảm tác động và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ
(được đề cập từ đoạn 3-34 đến 3-75) sẽ tạo ra một khung cơ bản để giải quyết
thách thức này.
TRINH SÁT
3-34. Lữ đoàn hoặc tiểu đoàn bộ binh tiến hành tiếp xúc ban đầu với một
cơ sở ngầm hoặc một hệ thống địa đạo bằng các thiết bị quang học hoặc thông
qua tiếp xúc với hỏa lực trực tiếp từ các hệ thống phòng ngự mặt đất của chúng.
Lý tưởng, lữ đoàn hoặc tiểu đoàn sử dụng một đơn vị trinh sát như tiểu đoàn
thiết giáp (cấp lữ đoàn) hoặc trung đội trinh sát (cấp tiểu đoàn) để trinh sát một
cơ sở ngầm hoặc một hệ thống địa đạo. Tuy nhiên, vẫn có khả năng không phát
hiện được các cơ sở ngầm hoặc các lối vào địa đạo được ngụy trang khéo léo
cho đến khi đối phương tiếp xúc với đội hình chính của đơn vị.

38
3-35. Nếu đơn vị tiếp xúc với hỏa lực trực tiếp từ một cơ sở ngầm, một hệ
thống địa đạo hoặc các hệ thống phòng ngự mặt đất của chúng, các đơn vị cấp
dưới cần triển khai các kỹ chiến thuật phù hợp như chống phục kích (gần) hoặc
phá hủy một boong-ke.
3-36. Nếu đơn vị chỉ bị đối phương tiếp xúc qua các thiết bị quang học,
người chỉ huy tiến hành hoạt động trinh sát tập trung nhằm thu thập càng nhiều
thông tin càng tốt về kích thước và quy mô của cơ sở ngầm hoặc hệ thống địa
đạo. Các thông tin cần thu thập bao gồm số lượng và vị trí các lối vào, hệ thống
thông hơi, hệ thống phòng ngự mặt đất, địa hình thuận lợi cho hoạt động cơ
động của lực lượng quân nhà. Ngoài ra, tìm kiếm các dấu hiệu trên các lối vào
cơ sở ngầm có thể cung cấp thông tin liệu cơ sở ngầm đó có được sử dụng cho
mục đích sinh - hóa - hạt nhân hay không.
ĐÁNH GIÁ
3-37. Dựa vào thông tin thu thập được trong quá trình trinh sát hoặc tiếp
xúc với lực lượng đối phương, người chỉ huy quyết định các phương thức tối ưu
để giảm tác động của cơ sở ngầm hoặc hệ thống địa đạo đó đối với lực lượng
quân nhà. Quyết định của người chỉ huy được đưa ra dựa trên kinh nghiệm và sự
đánh giá của họ, kết hợp với các tình huống chiến thuật cụ thể. Các yếu tố cần
xem xét khi ra quyết định bao gồm:
- Các tác động, ảnh hưởng tức thì và có khả năng xảy ra của cơ sở ngầm
hoặc hệ thống địa đạo đối với lực lượng quân nhà.
- Các tác động, ảnh hưởng của việc giảm tác động của cơ sở ngầm hoặc
hệ thống địa đạo đối với khả năng hoàn thành nhiệm vụ ban đầu của đơn vị.
- Các tác động, ảnh hưởng của việc không giảm được tác động của cơ sở
ngầm hoặc hệ thống địa đạo đối với nhiệm vụ của cấp trên.
- Các tác động, ảnh hưởng của cơ sở ngầm hoặc hệ thống địa đạo đối với
các lực lượng đi sau.
- Khung thời gian cho phép.
- Sức chiến đấu và các nguồn lực khác trong biên chế.
- Khả năng giao chiến quyết định của đơn vị ở hoặc ở gần cơ sở ngầm
hoặc hệ thống địa đạo.
- Khoảng thời gian dự kiến để giảm tác động của cơ sở ngầm hoặc hệ
thống địa đạo (tạm thời hoặc vĩnh viễn).
GIẢM TÁC ĐỘNG
3-38. Mục đích của việc giảm tác động của một cơ sở ngầm hoặc các lối
vào hệ thống địa đạo là nhằm giảm các tác động của đối phương đối với lực
lượng quân nhà, bảo toàn sức chiến đấu và duy trì đà tiến quân đến mục tiêu của
lực lượng quân nhà. Người chỉ huy chỉ huy đơn vị khắc phục các lối vào của cơ
sở ngầm hoặc hệ thống địa đạo bằng cách lựa chọn cơ động vượt qua, vô hiệu
hóa, kiểm soát, cô lập và truy quét. Các đơn vị triển khai các lựa chọn này một
cách độc lập hoặc kết hợp với nhau và có thể triển khai ở nhiều vị trí khác nhau
cùng một lúc, phụ thuộc vào các yếu tố “Nhiệm vụ; đối phương; thời gian cho
phép; lực lượng trong biên chế; địa hình và các mặt thuộc lĩnh vực dân sự cần
quan tâm” (METT-TC).

39
3-39. Nhìn chung, người chỉ huy có nhiều lựa chọn khác nhau để giảm tác
động, ảnh hưởng của các hệ thống địa đạo. Tất cả các lựa chọn này đều bao gồm
việc báo cáo về vị trí của các lối vào có thể gây ảnh hưởng đối với các hoạt động
của lực lượng quân nhà và các lực lượng đi sau. Các lựa chọn tốn ít thời gian
hơn là cơ động vượt qua các lối vào, thiết lập một vị trí yểm hộ hoặc phá hủy
các cửa ra vào (bằng hỏa lực) có khả năng ảnh hưởng đến lực lượng quân nhà,
trong khi vẫn bảo đảm tiếp tục cơ động lực lượng về phía trước. Các lựa chọn
tốn thời gian hơn là tiến hành trinh sát một khu vực để xác định tất cả các lối
vào và các cơ sở hạ tầng phụ trợ mặt đất của một hệ thống địa đạo. Đơn vị tiếp
xúc với địa đạo có thể phá hủy các lối vào nhằm cô lập đối phương hoặc thiết
lập các vị trí yểm hộ để giảm các tác động, ảnh hưởng của hệ thống địa đạo đối
với lực lượng quân nhà trong khu vực. Cuối cùng, lựa chọn tốn thời gian và
nguồn lực nhất là xâm nhập và truy quét lực lượng đối phương ở trong hệ thống
địa đạo. Trong hầu hết các trường hợp, đây không phải là lựa chọn khả thi. Tuy
nhiên, nó cũng có thể cần thiết ở một số thời điểm; vì vậy, các đơn vị phải luôn
sẵn sàng triển khai các hoạt động tác chiến phức tạp khi nhận được mệnh lệnh
của cấp trên.
3-40. Người chỉ huy có 05 lựa chọn nhằm giảm các tác động, ảnh hưởng
của cơ sở ngầm hoặc hệ thống địa đạo, mỗi lựa chọn đòi hỏi một cấp độ thời
gian, nỗ lực và sức chiến đấu khác nhau. Hình 3-2 trình bày các cấp độ thời gian
và nguồn lực đối với mỗi lựa chọn. Người chỉ huy có thể triển khai các lựa chọn
này độc lập, liên hoàn, cùng một lúc hoặc chuyển từ lựa chọn này sang lựa chọn
khác, tùy thuộc vào từng tình huống chiến thuật. 05 lựa chọn bao gồm:
- Cơ động vượt qua.
- Vô hiệu hóa.
- Kiểm soát.
- Cô lập.
- Truy quét.
3-41. Khi quyết định thiết lập và duy trì một vị trí yểm hộ, người chỉ huy
phải so sánh tương quan giữa sức chiến đấu với các nguy cơ tiềm ẩn đối với lực
lượng quân nhà. Người chỉ huy cần xem xét các yêu cầu yểm hộ sau:
- Thiết lập vị trí yểm hộ có thể bao gồm việc bố trí một thành phần cấp
dưới thực hiện nhiệm vụ trinh sát hoặc giám sát.
- Người chỉ huy có thể chuyển giao nhiệm vụ yểm hộ cho các đơn vị khác
theo mệnh lệnh của cấp trên.

40
Hình 3-2. So sánh yêu cầu về thời gian, sức chiến đấu
và các nguồn lực giữa các lựa chọn
3-42. Việc giảm tác động, ảnh hưởng của các cơ sở ngầm hoặc hệ thống
địa đạo mà không thiết lập vị trí yểm hộ là không phù hợp do tồn tại các nguy cơ
tiềm ẩn đối với các lực lượng đi sau. Tuy nhiên, yêu cầu về bảo đảm đà tiến
quân và bảo toàn sức chiến đấu có thể dẫn đến kế hoạch tác chiến này. Người
chỉ huy và sỹ quan tham mưu phải báo cáo cấp trên về tất cả các lối vào hệ
thống địa đạo trong khu vực tác chiến, đặc biệt là những lối vào chưa thiết lập vị
trí yểm hộ.
Cơ động vượt qua
3-43. Cơ động vượt qua là một nhiệm vụ chiến thuật, trong đó người chỉ
huy chỉ huy đơn vị cơ động vượt qua một vật cản, một vị trí chiến đấu hoặc một
lực lượng của đối phương nhằm duy trì đà tiến quân, tránh giao chiến với lực
lượng đối phương (xem tài liệu FM 3-90-1).
3-44. Cơ động vượt qua một lối vào hệ thống địa đạo là lựa chọn đòi hỏi ít
nhất về sức chiến đấu và các nguồn lực khác, trong khi có thể là lựa chọn đòi hỏi
ít nhất hoặc không ít nhất về mặt thời gian. Thông thường, các đơn vị lựa chọn
cơ động vượt qua một lối dẫn vào hệ thống địa đạo khi người chỉ huy quyết định
rằng, việc duy trì nhịp độ và bảo toàn sức chiến đấu quan trọng hơn so với các
nguy cơ tiềm ẩn khi cơ động vượt qua.
3-45. Các đơn vị có thể tiến hành cơ động vượt qua bằng cách cơ động
vòng qua lối dẫn vào hệ thống địa đạo hoặc tiếp tục hướng cơ động ban đầu và
chuyển hướng trực tiếp qua hoặc sát cạnh lối vào hệ thống địa đạo.

41
Vô hiệu hóa
3-48. Vô hiệu hóa là một nhiệm vụ chiến thuật, khiến lực lượng và vũ khí
của đối phương không thể cản trở hoạt động tác chiến của quân nhà (FM 3-90-1).
3-49. Vô hiệu hóa một lối vào (hoặc các loại cửa đa lớp) thường không
tốn thời gian và nguồn lực bằng các lựa chọn khác. Người chỉ huy sử dụng lựa
chọn này khi các hoạt động của đối phương ở các lối vào hệ thống địa đạo gây
ảnh hưởng đến hoạt động cơ động của lực lượng quân nhà từ các khoảng cách
vượt quá tầm bắn các hệ thống vũ khí chính của quân nhà.
3-50. Khi vô hiệu hóa một lối vào, người chỉ huy cần tìm cách loại bỏ các
tác động, ảnh hưởng của lối vào đó đối với lực lượng quân nhà bằng cách tiêu
diệt lực lượng hoặc phương tiện vũ khí của đối phương. Các đơn vị thực hiện
điều này bằng cách sử dụng các loại hỏa lực gián tiếp hoặc hỏa lực liên quân.
Khi sử dụng các loại hỏa lực, không triển khai lực lượng quân nhà tiếp cận gần
với lối vào đó.
3-51. Người chỉ huy có thể vô hiệu hóa một lối vào bằng cách lấp đất
hoặc chặn lối vào đó. Chiến thuật này cho phép lực lượng quân nhà có thể tiếp
cận lối vào mà không phải đối mặt với quá nhiều mối nguy hiểm và cho phép
người chỉ huy kéo dài hiệu quả nhiệm vụ vô hiệu hóa đối phương mà không cần
xâm nhập hệ thống địa đạo. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, hoạt động vô hiệu hóa
đối phương có thể chỉ mang tính chất tạm thời, phụ thuộc vào khả năng bổ sung,
thay thế thương binh và các trang bị vũ khí bị hư hại của đối phương. Vì vậy,
cần duy trì giám sát các lối vào bị vô hiệu hóa ít nhất cho đến khi toàn bộ đơn vị
đã cơ động vượt qua.
3-52. Người chỉ huy có thể quyết định chuyển hoạt động vô hiệu hóa sang
kiểm soát hoặc cô lập khi đơn vị tiếp cận gần với các lối vào của hệ thống địa
đạo. Người chỉ huy đưa ra quyết định dựa vào khả năng đối phương nối lại các
hoạt động ở lối vào, kết hợp với các tiêu chí về giao chiến và tránh giao chiến đã
được xác định trước đó. Trong mọi trường hợp, các đơn vị cần báo cáo về sự tồn
tại và hiện trạng của các lối vào hệ thống địa đạo với cấp trên nhằm bảo đảm
bức tranh tổng thể chung cho hoạt động tác chiến.
Kiểm soát
3-53. Kiểm soát là một nhiệm vụ chiến thuật, trong đó đòi hỏi người chỉ
huy chỉ huy đơn vị duy trì tầm ảnh hưởng vật lý đối với một khu vực cụ thể
nhằm ngăn chặn đối phương sử dụng khu vực này hoặc tạo các điều kiện cần
thiết để lực lượng quân nhà giành thắng lợi trong các hoạt động tác chiến (FM3-
90-1).
3-54. Kiểm soát lối vào hệ thống địa đạo là một nhiệm vụ đòi hỏi tập
trung nhiều nguồn lực. Người chỉ huy có thể sử dụng lựa chọn này nếu như các
nỗ lực cô lập lối vào đều bị thất bại, hoặc hoạt động của đối phương ở một lối
vào nằm trong tầm bắn các hệ thống vũ khí chính của một đơn vị tác chiến, hoặc
người chỉ huy quyết định kiểm soát một lối vào do các tác động tiềm tàng của nó
đối với lực lượng quân nhà.
3-55. Để kiểm soát hiệu quả, người chỉ huy bố trí một đơn vị tác chiến ở
vùng lân cận của lối vào hệ thống địa đạo nhằm ngăn chặn lực lượng đối
42
phương sử dụng lối vào đó. Bố trí các lực lượng ở khoảng cách tối đa nhưng vẫn
có thể bảo đảm kiểm soát hiệu quả. Đơn vị tác chiến thiết lập một vị trí tiến công
bằng hỏa lực hoặc một vị trí bảo đảm bằng hỏa lực để kiểm soát lối vào. Đơn vị
cũng cần phá hủy hệ thống phòng ngự mặt đất của đối phương như các boong-
ke, hào hoặc lực lượng đối phương cơ động tiếp cận các vị trí tiến công bằng
hỏa lực hoặc bảo đảm bằng hỏa lực của quân nhà. Người chỉ huy đánh giá tiềm
lực của đối phương để quyết định giao chiến và có thể kìm chân lực lượng đối
phương trước khi ra lệnh cho một đơn vị cấp dưới kiểm soát một lối vào.
3-56. Cần lưu ý rằng, một đơn vị tác chiến chỉ có thể kiểm soát một lối
vào chừng nào đơn vị đó còn duy trì ở vị trí bảo đảm khả năng ngăn chặn đối
phương sử dụng nó. Người chỉ huy phải quyết định thời gian kiểm soát lối vào,
cũng như quyết định trách nhiệm chuyển giao kiểm soát giữa các đơn vị cấp
dưới với nhau, hoặc cho một đơn vị khác khi các lực lượng quân nhà tiếp tục cơ
động.
3-57. Lữ đoàn (hoặc tiểu đoàn) có thể đối mặt với nhiều lối vào hệ thống
địa đạo của đối phương cùng một lúc. Người chỉ huy cần đánh giá mức độ ảnh
hưởng của từng lối vào đối với khả năng cơ động của lực lượng quân nhà trước
khi quyết định số lượng lối vào cần kiểm soát.
Cô lập
3-58. Cô lập là một nhiệm vụ chiến thuật, đòi hỏi người chỉ huy chỉ huy
đơn vị ngăn chặn, bao vây lực lượng đối phương hoặc buộc chúng phải giao
chiến ở các vị trí do quân nhà lựa chọn, ngăn chặn chúng rút lui bất kỳ thành
phần lực lượng nào để triển khai ở vị trí khác (FM 3-90-1).
3-59. Cô lập lực lượng đối phương trong một hệ thống địa đạo có thể là
một nhiệm vụ phải tập trung các nguồn lực rất lớn. Người chỉ huy sử dụng lựa
chọn này khi các nỗ lực vô hiệu hóa hoặc kiểm soát tỏ ra không hiệu quả và khi
hoạt động của đối phương ở bên trong một hệ thống địa đạo gây ra mối nguy
hiểm lớn cho lực lượng quân nhà.
3-60. Khi sử dụng lựa chọn cô lập, các đơn vị tiến hành bịt kín các lối vào
và ngăn chặn đối phương sử dụng chúng một cách vĩnh viễn hoặc gần như vĩnh
viễn, ngăn chặn đối phương điều động các lực lượng ở bên trong đến các vị trí
khác. Các đơn vị thực hiện điều này bằng cách đánh sập các đường hầm với chất
nổ, hàn kín, bịt các lối vào bằng đất đá hoặc bằng các phương tiện, vật liệu khác.
Một hệ thống địa đạo bị cô lập khi nó bị bịt kín và lực lượng đối phương hay
quân nhà đều không thể tiếp tục sử dụng nó.
3-61. Lực lượng quân nhà bắt đầu hoạt động cô lập một hệ thống địa đạo
bằng một cuộc tiến công chớp nhoáng nhằm giảm khả năng kháng cự của đối
phương ở các lối vào và ở khu vực lân cận. Tương tự như lựa chọn kiểm soát,
lực lượng quân nhà cũng có thể phải phá hủy hệ thống phòng ngự mặt đất của
đối phương để tiếp cận với lối vào. Sau hoạt động giao chiến ban đầu, phải triển
khai hoạt động trinh sát khu vực nhằm xác định tất cả các lối vào và các trung
tâm chức năng của hệ thống địa đạo đó. Điều này cho phép đơn vị cô lập hiệu
quả hệ thống địa đạo và ngăn chặn đối phương ở bên trong địa đạo rút lui. Các

43
đơn vị cấp dưới cần tránh xâm nhập vào hệ thống địa đạo nếu như không bảo
đảm được về các tiêu chuẩn xâm nhập địa đạo.
3-62. Sau khi các đơn vị tác chiến của quân nhà đánh bại sự kháng cự của
đối phương ở lối vào, các đơn vị này sẽ thiết lập một hành lang bảo đảm an ninh
cho các đơn vị khác như công binh, các đơn vị tháo gỡ vật liệu nổ (EOD)…
Người chỉ huy cần yêu cầu các đơn vị cấp dưới rà soát các mối đe dọa về vật
liệu nổ, bẫy nổ. Các lực lượng chuyên môn triển khai bịt các lối vào và sẵn sàng
thực hiện cho đến khi thành công. Các lực lượng quân nhà duy trì hành lang bảo
đảm an ninh cho đến khi các lực lượng chuyên môn đã rút lui và việc kiểm tra
các lối vào đã hoàn thành để bảo đảm đối phương không thể tiếp tục sử dụng
chúng.
3-63. Lựa chọn cô lập đối phương đòi hỏi một khoảng thời gian dài hơn
nhiều so với các lựa chọn khác. Người chỉ huy cần cân nhắc đến các rủi ro khi
giao chiến quyết định với đối phương, các tác động có thể ảnh hưởng đến khả
năng hoàn thành nhiệm vụ của quân nhà và tiềm lực của đối phương, trước khi ra
lệnh cho các đơn vị cấp dưới tiến hành cô lập bất kỳ một hệ thống địa đạo nào.
Truy quét
3-64. Truy quét là một nhiệm vụ chiến thuật, đòi hỏi người chỉ huy chỉ
huy đơn vị tiêu diệt toàn bộ lực lượng đối phương và loại bỏ bất kỳ sự kháng cự
có tổ chức nào trong khu vực đảm trách (FM 3-90-1).
3-65. Truy quét lực lượng đối phương ở một cơ sở ngầm hoặc hệ thống
địa đạo là lựa chọn đòi hỏi thời gian và nguồn lực nhiều nhất. Khi người chỉ huy
xác định đơn vị cơ động qua một hệ thống địa đạo và quyết định truy quét lực
lượng đối phương, thì trong hầu hết mọi trường hợp, nhiệm vụ ban đầu của đơn
vị là không còn khả thi do bị chi phối bởi yếu tố thời gian. Trong trường hợp
này, hoạt động truy quét khác so với hoạt động chiếm giữ. Khi quyết định truy
quét lực lượng đối phương, người chỉ huy tập trung tiêu diệt và loại bỏ sự kháng
cự của đối phương và không có ý định chiếm giữ khu vực đó. Người chỉ huy có
thể ra lệnh phá hủy một lối vào, một cơ sở ngầm hoặc hệ thống địa đạo vì các lý
do sau:
- Theo mệnh lệnh của cấp trên.
- Xác định các phương tiện vật chất của đối phương nằm trong danh mục
các mục tiêu có giá trị chiến thuật cao đang ở bên trong cơ sở ngầm hoặc hệ
thống địa đạo.
- Chức năng và vị trí địa lý của cơ sở ngầm hoặc hệ thống địa đạo gây cản
trở cho quá trình cơ động của lực lượng quân nhà (như các trận địa pháo được
gia cố, các vị trí phòng không hoặc vị trí chống tăng cản trở hành lang cơ động
của lực lượng quân nhà).
3-66. Người chỉ huy cũng có thể cân nhắc truy quét một phần cơ sở ngầm
hoặc hệ thống địa đạo để tiết kiệm thời gian và bảo toàn sức chiến đấu. Xác định
các mục tiêu cụ thể cần tập trung và trong một số trường hợp nhất định, việc tiên
hành các hoạt động dưới ngầm đóng vai trò quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ
truy quét một phần. Một số ví dụ cụ thể như sau:

44
- “Truy quét đối phương đến đoạn giao cắt đường hầm đầu tiên, đánh giá,
sau đó đề xuất tiếp tục hoạt động truy quét hay rút lui, phụ thuộc vào mức độ
tiếp xúc với đối phương”.
- “Tập trung phá hủy tổ hợp pháo của đối phương. Tiến hành hoạt động
truy quét cho đến khi phá hủy 02 tổ hợp pháo, sau đó rút lui”.
- “Tập trung phá hủy vị trí pháo phòng không của đối phương. Tiến hành
hoạt động truy quét với chiều sâu 200m bên trong địa đạo. Báo cáo và đề xuất
với cấp trên nếu như chưa phá hủy được vị trí pháo phòng không của đối
phương”.
3-67. Dù truy quét, tiêu diệt lực lượng đối phương trong toàn bộ hay chỉ
một phần cơ sở ngầm, người chỉ huy cũng phải dồn sức chiến đấu cho hoạt động
đó. Từ đoạn 3-76 đến 3-225 trình bày chi tiết về các yêu cầu của hoạt động truy
quét. Các yêu cầu tối thiểu về sức chiến đấu bao gồm:
- Thiết lập một hành lang bên ngoài (với lực lượng an ninh) để bảo đảm
an ninh khu vực xung quanh lối vào địa đạo, đối phó với hoạt động phản công
của đối phương.
- Thiết lập 01 hành lang bên trong (với lực lượng tiến công) để ngăn chặn
đối phương rút lui theo các lối vào đã được hoặc chưa được xác định. Lực lượng
tiến công cũng cần bảo đảm khả năng đột phá qua vật cản trên lối vào địa đạo.
- Sử dụng một lực lượng làm nhiệm vụ truy quét xâm nhập vào cơ sở
ngầm hoặc hệ thống địa đạo để tiêu diệt lực lượng đối phương hay các mục tiêu
cụ thể khác.
- Sử dụng lực lượng chuyên môn như công binh, đơn vị trinh sát sinh -
hóa - bức xạ - hạt nhân, đơn vị xử lý vũ khí hạt nhân, chó nghiệp vụ, đơn vị tháo
gỡ vật liệu nổ và lực lượng phiên dịch.
- Tái bố trí các phương tiện, trang bị hậu cần và y tế để bảo đảm các yêu
cầu thiết yếu của các lực lượng tiến công và làm nhiệm vụ tiêu diệt.
3-68. Một lưu ý quan trọng khác khi quyết định truy quét lực lượng đối
phương ở một cơ sở ngầm hoặc hệ thống địa đạo là khả năng đáp ứng các trang
bị chuyên môn đặc biệt. Các nguồn lực như các thiết bị phá cửa ra vào, lá chắn
tên lửa đạn đạo, rô-bốt, thiết bị theo dõi chất lượng không khí, thiết bị phát hiện
và vô hiệu hóa vật liệu nổ đóng vai trò quan trọng để bảo đảm hoạt động tác
chiến địa đạo giành thắng lợi. Người chỉ huy phải đánh giá các nguồn lực hiện
có trong biên chế này và thời gian yêu cầu để vận chuyển chúng đến vị trí cần
triển khai, trước khi ra lệnh cho một đơn vị cấp dưới tiến hành truy quét lực
lượng đối phương ở một hệ thống địa đạo.
3-69. Người chỉ huy cần cân nhắc khả năng tiếp xúc với vật liệu hay vũ
khí hủy diệt hàng loạt ở bên trong một cơ sở ngầm hoặc hệ thống địa đạo nhằm
bảo vệ lực lượng. Người chỉ huy phải đánh giá mức độ bảo vệ mà đơn vị thực
hiện nhiệm vụ xâm nhập cơ sở ngầm cần chuẩn bị và mức độ rủi ro liên quan
trước khi ra lệnh cho đơn vị cấp dưới bắt đầu tiến hành nhiệm vụ truy quét.
3-70. Sự tồn tại của các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt cũng sẽ biến một cơ
sở ngầm hoặc hệ thống địa đạo trở thành một mục tiêu chiến dịch, thậm chí là
mục tiêu chiến lược quan trọng. Các đơn vị có nguy cơ đối mặt với các vật liệu
45
và vũ khí hủy diệt hàng loạt cần sẵn sàng giữ nguyên hiện trạng khu vực cho đến
khi lực lượng chuyên môn cơ động đến để đánh giá toàn diện và xử lý mối đe
dọa. Yêu cầu an ninh này có thể khiến đơn vị phải chuyển giao nhiệm vụ ban
đầu cho một lực lượng đi sau.
TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
3-71. Khi một đơn vị đã giảm được tác động của hệ thống địa đạo đối với
khả năng cơ động của lực lượng quân nhà, đơn vị đó sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm
vụ ban đầu được giao. Khi điều kiện chiến thuật cho phép, người chỉ huy chỉ
huy đơn vị thiết lập vị trí yểm hộ ở tất cả các lối vào địa đạo đã biết, bằng một
đơn vị chiến đấu hoặc bằng các hệ thống cảm biến. Người chỉ huy có thể xác
định mốc thời gian cụ thể để duy trì vị trí yểm hộ nhằm tránh hao phí sức chiến
đấu của quân nhà.
3-72. Người chỉ huy hoặc cơ quan tham mưu cũng có thể phối hợp với các
sở chỉ huy cấp trên chuyển giao nhiệm vụ yểm hộ ở các lối vào địa đạo cho một
lực lượng đi sau. Nhiệm vụ yểm hộ có thể được chuyển giao cho một đơn vị
chiến đấu khác (cấp lữ đoàn hoặc tiểu đoàn) hoặc các đơn vị khác như đại đội
quân cảnh.
3-73. Các đơn vị báo cáo về sự tồn tại và hiện trạng của tất cả các lối vào
địa đạo đã biết cho các sở chỉ huy cấp trên nhằm bảo đảm bức tranh tổng thể
chung cho các hoạt động tác chiến. Các thông tin tối thiểu cần báo cáo gồm:
- Vị trí của tất cả các lối vào đã biết.
- Các hoạt động của đối phương ở mỗi lối vào.
- Các hành động của lực lượng quân nhà để khắc phục các lối vào.
- Đánh giá thiệt hại chiến đấu.
- Hiện trạng của mỗi lối vào (có dấu hiệu hoạt động, không có dấu hiệu
hoạt động, bị bịt kín,…).
- Phương thức đánh dấu các lối vào (nếu sử dụng).
- Bất kỳ một lối vào nào mà lực lượng quân nhà cơ động vượt qua.
- Đánh giá tác động, ảnh hưởng của các lối vào còn lại đối với hoạt động
cơ động tiếp theo của lực lượng quân nhà.
3-74. Đơn vị tiến hành củng cố và tổ chức lại trước khi tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ ban đầu được giao. Yêu cầu về thời gian và nỗ lực chiến đấu là rất đa
dạng, phụ thuộc vào quy mô tiến hành hoạt động giảm tác động của cơ sở ngầm
hoặc hệ thống địa đạo và lựa chọn chiến thuật mà người chỉ huy quyết định sử
dụng. Tuy nhiên, ít nhất, các đơn vị cần làm những công tác sau:
- Phổ biến các chỉ thị, mệnh lệnh cho các đơn vị cấp dưới.
- Xác định chính xác hiện trạng về lực lượng, trang bị và các vũ khí chủ
chốt.
- Tiến hành hoạt động tải thương.
- Tiến hành tiếp tế hậu cần tối thiểu để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.
- Tiến hành các thay đổi về tổ chức nhiệm vụ theo yêu cầu.
3-75. Phần tiếp theo trình bày về lựa chọn cô lập đối phương của lữ đoàn
bộ binh cơ giới Stryker.
HOẠT ĐỘNG CÔ LẬP CƠ SỞ NGẦM CỦA ĐỐI PHƯƠNG

46
Lữ đoàn bộ binh cơ giới Stryker 3/52 là lữ đoàn bộ binh trực thuộc lực
lượng liên quân, có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến quy mô lớn ở
nhiều loại địa hình khác nhau. Tại Nhóm thời gian (DTG) XXX, sở chỉ huy lực
lượng liên quân chỉ thị lữ đoàn bộ binh cơ giới Stryker 3/52 tiến hành hoạt động
tạo thế, thực hành tiến công tiêu diệt lực lượng đối phương ở Mục tiêu Lincoln
để tạo điều kiện cho lữ đoàn bộ binh cơ giới hạng nặng 1/49, hướng tiến công
chủ yếu của lực lượng liên quân, tiến công Mục tiêu Devil. Cơ quan tham mưu
của lữ đoàn bộ binh cơ giới Stryker 3/52 bắt đầu thực hiện quy trình ra quyết
định quân sự và phổ biến các thông tin sau:
Tại Nhóm thời gian XXX, lữ đoàn bộ binh cơ giới Stryker 3/52 tiến công
tiêu diệt lực lượng đối phương ở Mục tiêu Lincoln nhằm tạo điều kiện cho
hướng tiến công chủ yếu của lực lượng liên quân (lữ đoàn bộ binh cơ giới hạng
nặng 1/49) tiến công Mục tiêu Devil.
Sở chỉ huy lực lượng liên quân tăng cường các lực lượng, phương tiện
nhằm hỗ trợ lữ đoàn 3/52 tiến công Mục tiêu Lincoln, gồm:
- Về kiểm soát hoạt động (OPCON):
+ Đại đội Quân cảnh 579.
+ Đại đội tháo gỡ vật liệu nổ 23.
+ Lực lượng tình báo đa năng 344.
- Về hoạt động bảo đảm gián tiếp:
+ Tiểu đoàn trinh sát tiến công A/1-65 (biên chế 06 trực thăng tiến công
AH-64).
Hình 3-3 trình bày về tổ chức biên chế của lữ đoàn bộ binh cơ giới
Stryker 3/52.
Sỹ quan tham mưu tình báo (S-2) của lữ đoàn bộ binh cơ giới Stryker
3/52 đánh giá rằng, Mục tiêu Lincoln là vị trí bố trí tổ hợp pháo 150mm, được
01 tiểu đoàn bộ binh bảo vệ (biên chế 01 đại đội bộ binh phi cơ giới và 01 đại
đội bộ binh cơ giới). Vị trí bố trí tổ hợp pháo 150mm đã được gia cố vững chắc,
có tầm bắn đến Mục tiêu Devil. Ngoài ra, đối phương còn sử dụng các cơ sở
ngầm và hệ thống địa đạo. Sỹ quan tham mưu tình báo nhận định rằng, khả năng
tiếp xúc với một cơ sở ngầm của đối phương là có thể xảy ra trong quá trình lực
lượng quân nhà cơ động đến Mục tiêu Lincoln. Hình 3-4 minh họa tình huống
chiến thuật ở khu vực tác chiến.

47
Hình 3-3. Tổ chức biên chế của lữ đoàn bộ binh cơ giới Stryker 3/52

Hình 3-4. Tình huống chiến thuật ở khu vực tác chiến

48
02 tiểu đoàn bộ binh của lữ đoàn bộ binh cơ giới Stryker 3/52 cơ động sát
nhau, 01 tiểu đoàn bộ binh cơ động theo lối mòn, trong khi tiểu đoàn thiết giáp
1-76 thực hiện nhiệm vụ cảnh giới cơ động ở sườn Đông trục tiến quân của lữ
đoàn. Theo đó, tiểu đoàn bộ binh 2-205 được xác định là hướng tiến công chủ
yếu của lữ đoàn, tiểu đoàn bộ binh 3-39 và 2-39 là các hướng tiến công thứ yếu
nhằm tiêu diệt lực lượng đối phương ở Mục tiêu Lincoln. Hình 3-5 minh họa về
ý định tác chiến của lữ đoàn bộ binh cơ giới Stryker 3/52.

Hình 3-5. Ý định tác chiến của lữ đoàn bộ binh cơ giới Stryker 3/52
Tại Nhóm thời gian XXX, tiểu đoàn bộ binh 3-39 và 2-39 vượt tuyến xuất
phát và bắt đầu cơ động dọc theo trục tiến quân Hammer. Tiểu đoàn thiết giáp 1-
76 thiết lập các tuyến cảnh giới đầu tiên. Tại Nhóm thời gian XXX, tiểu đoàn
thiết giáp 1-76 báo cáo quan sát thấy một trung đội bộ binh của đối phương. Tại
Nhóm thời gian XXX, tiểu đoàn bộ binh 2-39 báo cáo tiếp xúc hỏa lực trực tiếp
từ đội hình không xác định của đối phương ở phía Bắc tuyến điều chỉnh
Oklahoma. Sỹ quan tham mưu tình báo báo cáo, hình ảnh từ thiết bị bay không
người lái cho thấy sự tồn tại của 02 hệ thống thông hơi dọc theo trục tiến quân
Hammer, phía Nam tuyến điều chỉnh Iowa, cạnh tuyến đường Portland, có khả
năng tồn tại một cơ sở ngầm của đối phương. Hình 3-6 minh họa bức tranh cập
nhật hoạt động tác chiến của lữ đoàn bộ binh cơ giới Stryker 3/52.

49
Hình 3-6. Bức tranh cập nhật hoạt động tác chiến
của lữ đoàn bộ binh cơ giới Stryker 3/52
Tại Nhóm thời gian XXX, trung đội bộ binh cơ giới của đối phương (mà
tiểu đoàn thiết giáp 1-76 đang theo dõi) bị hỏa lực đường không tiêu diệt và tiểu
đoàn bộ binh 2-39 báo cáo, đã tiêu diệt 01 trung đội bộ binh phi cơ giới của đối
phương.
Tại Nhóm thời gian XXX, thiết bị bay không người lái của lữ đoàn bộ
binh cơ giới Stryker 3/52 bị pháo phòng không của đối phương phá hủy. Trước
khi bị phá hủy, hình ảnh từ UAS cho thấy tồn tại nhiều đai vật cản dọc tuyến
đường Portland. Hệ thống pháo phòng không của đối phương bị các máy bay
cánh cố định tiêu diệt.
Cơ quan tham mưu của lữ đoàn đánh giá, sự tồn tại của cơ sở ngầm có thể
cản trở lữ đoàn tiến công Mục tiêu Lincoln, đồng thời cũng có thể cản trở lữ
đoàn bộ binh cơ giới hạng nặng 1/49 triển khai hoạt động tác chiến quyết định
của lực lượng liên quân nhằm vào Mục tiêu Devil. Chỉ huy lữ đoàn bộ binh cơ
giới Stryker 3/52 đánh giá về thời gian và sức chiến đấu hiện có, ra lệnh cho các
đơn vị cấp dưới cô lập tất cả các lối vào địa đạo đã xác định được nhằm duy trì
đà tiến quân và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tác chiến của lữ đoàn
bộ binh cơ giới hạng nặng 1/49. Cơ sở ngầm của đối phương được định danh là
Mục tiêu Taft. Tiểu đoàn bộ binh 2-39 được chỉ định là một thành phần trong
lực lượng cảnh giới và có nhiệm vụ thiết lập hành lang an ninh bên ngoài ở phía
50
Tây tuyến điều chỉnh Nevada (nằm giữa tuyến điều chỉnh Arkansas và
Wisconsin) nhằm cô lập hoạt động cơ động của đối phương. Tiểu đoàn thiết
giáp 1-76 có nhiệm vụ cảnh giới dọc tuyến điều chỉnh Wisconsin nhằm thiết lập
một hành lang an ninh bên ngoài phía Bắc Mục tiêu Taft. Tiểu đoàn bộ binh 2-
205 (hướng tiến công chủ yếu) có nhiệm vụ tiến công và cô lập các lối vào tại
Mục tiêu Taft. Tiểu đoàn công binh lữ đoàn A/91 và tiểu đoàn bảo đảm lữ đoàn
2/B/52 đặt dưới sự kiểm soát hoạt động của tiểu đoàn bộ binh 2-205. Tiểu đoàn
pháo binh 3-16 có nhiệm vụ thiết lập 03 khu vực bố trí pháo binh dọc tuyến
đường Houston nhằm chế áp và tạo màn khói che mắt đối phương.
Tại Nhóm thời gian XXX, đại đội bộ binh C/3-39 tiêu diệt một trung đội
bộ binh cơ giới của đối phương trên tuyến đường Norfolk, cạnh tuyến điều chỉnh
Iowa và thiết lập các vị trí chốt chặn phía Đông tuyến điều chỉnh Virginia. Đại
đội bộ binh B/2-39 tiến công và tiêu diệt 02 tiểu đội bộ binh phi cơ giới và các
đơn vị tác chiến thiết lập các vị trí chốt chặn phía Tây tuyến điều chỉnh Nevada.
Tiểu đoàn thiết giáp 1-76 cơ động và thiết lập cảnh giới dọc tuyến điều chỉnh
Wisconsin. Tại Nhóm thời gian XXX, hành lang an ninh bên ngoài được thiết
lập. Hình 3-7 minh họa về việc thiết lập hành lang an ninh bên ngoài.

Hình 3-7. Lữ đoàn bộ binh cơ giới Stryker 3/52 thiết lập


hành lang an ninh bên ngoài

51
Việc tiểu đoàn thiết giáp 1-76 thiết lập cảnh giới là cơ sở để tiểu đoàn bộ
binh 2-205 bắt đầu cơ động hướng về phía cơ sở ngầm của đối phương (Mục
tiêu Taft). Đại đội B/2-205 là lực lượng đi trước. Tại Nhóm thời gian XXX, đại
đội B/2-205 thống kê và báo cáo về các vật cản đối với phương tiện cơ giới dọc
tuyến đường Portland. Đại đội B/2-205 cơ động vượt qua các vật cản nhằm duy
trì đà tiến quân, tiêu diệt 02 tiểu đội phi cơ giới của đối phương tại các vị trí
phòng ngự được gia cố, đồng thời thiết lập một vị trí bảo đảm bằng hỏa lực
nhằm tạo điều kiện để đại đội C/2-205 tiến công các vị trí phòng ngự chính của
đối phương. Đại đội A/2-205 đi sau và có nhiệm vụ khắc phục các vật cản còn
lại nhằm tạo điều kiện để các xe Stryker cơ động.
Tại Nhóm thời gian XXX, đại đội C/2-205 tiến công cô lập Mục tiêu Taft.
01 trung đội bộ binh của đối phương bị tiêu diệt và 06 tù binh bị bắt giữ. Trong
quá trình củng cố và bố trí lại đội hình, đại đội C/2-205 xác định được vị trí của
02 hệ thống thông hơi, một hệ thống có kích thước vừa cho con người qua, một
hệ thống có kích thước rộng để phương tiện nhỏ qua. Các tài liệu thu giữ được
từ đối phương cho thấy cơ sở ngầm được sử dụng để cất giữ các loại đạn không
xác định.
Chỉ huy đại đội C/2-205 báo cáo các thông tin này cho cấp trên và đề xuất
cử lực lượng công binh bịt kín cơ sở ngầm này. Chỉ huy tiểu đoàn bộ binh 2-205
ra lệnh cho đại đội B/2-205 bố trí lại đội hình để trinh sát hệ thống thông hơi lớn
hơn và cắt cử đại đội A/2-205 hộ tống lực lượng công binh tới Mục tiêu Taft và
thu hồi số tù binh. Ngoài ra, chỉ huy tiểu đoàn bộ binh 2-205 báo cáo các thông
tin về cơ sở ngầm cho chỉ huy lữ đoàn bộ binh cơ giới Stryker 3/52 và đề xuất
lực lượng quân cảnh hỗ trợ hoạt động bắt giữ tù binh, tiếp tế hậu cần Nhóm V để
bảo đảm cho các hoạt động chiến đấu tại Mục tiêu Lincoln. Hình 3-8 minh họa
hoạt động thiết lập hành lang an ninh bên trong và các điều kiện cần thiết nhằm
cô lập cơ sở ngầm của đối phương.

52
Hình 3-8. Hoạt động thiết lập hành lang an ninh bên trong
Tại Nhóm thời gian XXX, chỉ huy lực lượng liên quân ra lệnh cho lữ đoàn
bộ binh cơ giới Stryker 3/52 hoàn thành nhiệm vụ cô lập và thiết lập các bãi đáp
trực thăng nhằm bảo đảm cho hoạt động cơ động đường không của tiểu đoàn bộ
binh 2-327 (lực lượng dự bị). Ngoài ra, chỉ huy lực lượng liên quân cũng ra lệnh
cho lữ đoàn bộ binh cơ giới Stryker 3/52 tiếp nhận tiểu đoàn bộ binh 2-327 và
tiến hành bảo đảm tại chỗ nhằm duy trì giám sát liên tục cơ sở ngầm của đối
phương trong khi lữ đoàn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đối với Mục tiêu Lincoln.
Tại Nhóm thời gian XXX, đại đội B/2-39 báo cáo tiếp xúc hỏa lực gián
tiếp của đối phương. Ra-đa chỉ thị vị trí hỏa lực gián tiếp của đối phương xuất
phát ở vị trí cạnh Mục tiêu Lincoln. Sỹ quan tham mưu tác chiến (S-3) đề xuất
với chỉ huy lữ đoàn cho phép tiểu đoàn pháo binh 3-16 phản kích. Ngoài ra, sỹ

53
quan tham mưu tác chiến cũng đề xuất chỉ huy lực lượng liên quân triển khai
thiết bị bay không người lái giám sát vị trí hỏa lực gián tiếp của đối phương.
Tại Nhóm thời gian XXX, tiểu đoàn công binh lữ đoàn A/91 (thiếu) tiến
hành bịt kín các hệ thống thông hơi và lối vào cơ sở ngầm của đối phương bằng
đất đá và chất nổ. Chỉ huy tiểu đoàn công binh lữ đoàn A/91 (thiếu) báo cáo về
việc thực hiện bịt kín các lối vào lớn bằng đất đá hoặc chất nổ và đề xuất hàn kín
nhằm cô lập hoàn toàn các lối vào cơ sở ngầm. Tại Nhóm thời gian XXX, tiểu
đoàn bảo đảm lữ đoàn 2/B/52 duy trì các hoạt động hàn kín lối vào cuối cùng
của cơ sở ngầm. Hình 3-9 minh họa về hoạt động cô lập cơ sở ngầm của đối
phương.

Hình 3-9. Hoạt động cô lập cơ sở ngầm của đối phương

54
Tại Nhóm thời gian XXX, lữ đoàn bộ binh 2-327 báo cáo, các thành phần
đi trước của đơn vị đang cơ động đến bãi đáp trực thăng Falcon. Thời gian đến
dự kiến là 15 phút. Ngay khi lữ đoàn bộ binh 2-327 cơ động đến bãi đáp Falcon,
tiểu đoàn bộ binh 2-39 và tiểu đoàn thiết giáp 1-76 củng cố các vị trí chốt chặn
và bắt đầu kết thúc nhiệm vụ cảnh giới để tiếp tục cơ động. Tại Nhóm thời gian
XXX, lối vào cuối cùng của cơ sở ngầm đã được bịt kín và lữ đoàn bộ binh 2-
327 đã hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm tại chỗ. Chỉ huy lữ đoàn 3/52 ra lệnh cho
các đơn vị cấp dưới tiếp tục cơ động dọc theo trục tiến quân Hammer và duy trì
đội hình nhằm tránh trì hoãn nhiệm vụ tiến công Mục tiêu Lincoln.
TIẾN CÔNG MỘT CƠ SỞ NGẦM
3-76. Do tính chất phức tạp của cơ sở ngầm, các đơn vị cần tránh tiến
hành các hoạt động tác chiến địa đạo bất kỳ khi nào có thể. Tuy nhiên, cũng nảy
sinh các tình huống đòi hỏi phải tiến hành một cuộc tiến công nhằm chiếm giữ
một cơ sở ngầm. Tình huống này nảy sinh khi cơ sở ngầm đó cất giữ các phương
tiện, trang thiết bị quan trọng của đối phương, chẳng hạn như:
- Các cơ sở chỉ huy và kiểm soát cấp chiến lược hoặc quốc gia.
- Các cơ sở sản xuất và cất giữ các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.
- Các trung tâm phát triển công nghệ cao.
- Các cơ sở sản xuất hạt nhân.
- Các phòng thí nghiệm cấp quốc gia.
- Các cơ sở dự trữ chiến lược các nguồn cung ứng then chốt như xăng
dầu, đạn dược, lương thực hay ngoại tệ.
3-77. Sỹ quan tham mưu cấp lữ đoàn và tiểu đoàn phải có khả năng lập kế
hoạch, chuẩn bị tác chiến, thực hành tác chiến và đánh giá cuộc tiến công nhằm
vào một cơ sở ngầm của đối phương, bảo đảm thực hiện thắng lợi của các nhiệm
vụ quan trọng này.
LẬP KẾ HOẠCH
3-78. Lập kế hoạch tiến công một cơ sở ngầm là một mệnh lệnh đối với
các sỹ quan tham mưu cấp lữ đoàn và tiểu đoàn. Nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm tàng
tồn tại trong môi trường tác chiến địa đạo, cùng các yêu cầu về khả năng đồng
bộ hóa hoạt động tác chiến mặt đất và dưới ngầm cùng lúc, khiến cho môi
trường tác chiến này trở thành một thách thức vô cùng lớn. Vì vậy, các sỹ quan
tham mưu cần tập trung vào một số khía cạnh nhất định trong quy trình ra quyết
định quân sự (MDMP) đối với môi trường tác chiến địa đạo (xem tài liệu FM 6-
0 để biết thêm thông tin). Quy trình ra quyết định quân sự khi lập kế hoạch tác
chiến địa đạo bao gồm 07 bước cụ thể sau:
BƯỚC 1 - NHẬN NHIỆM VỤ
3-79. Người chỉ huy đưa ra quy trình ra quyết định quân sự khi nhận hoặc
tham gia nhiệm vụ tiến công cơ sở ngầm. Thông thường, lữ đoàn và tiểu đoàn bộ
binh tiến công một cơ sở ngầm theo mệnh lệnh của sở chỉ huy cấp trên. Người
chỉ huy cần đưa ra chỉ thị sơ bộ số 01 cho các đơn vị cấp dưới ngay sau khi nhận
nhiệm vụ từ cấp trên nhằm bảo đảm chuẩn bị đầy đủ về lực lượng và phương
tiện.
BƯỚC 2 - PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ

55
3-80. Phân tích nhiệm vụ là bước quan trọng khi lập kế hoạch tác chiến
địa đạo. Các phần sau đây sẽ trình bày về các lưu ý khi thực hiện bước này.
Phân tích kế hoạch hoặc mệnh lệnh của sở chỉ huy cấp trên
3-81. Người chỉ huy và sỹ quan tham mưu tiến hành phân tích toàn diện
kế hoạch hoặc mệnh lệnh của sở chỉ huy cấp trên; quyết định cách thức đơn vị
góp phần thực hiện nhiệm vụ, ý định của người chỉ huy và nguyên tắc tác chiến
của sở chỉ huy cấp trên. Người chỉ huy và sỹ quan tham mưu cần nắm được:
- Đối với sở chỉ huy cấp trên:
+ Ý định của chỉ huy.
+ Nhiệm vụ.
+ Nguyên tắc tác chiến.
+ Các lực lượng, phương tiện có trong biên chế.
+ Các mốc thời gian.
- Nhiệm vụ của các đơn vị bạn quân, các đơn vị bảo đảm và được bảo
đảm; mối quan hệ của các đơn vị này trong kế hoạch của sở chỉ huy cấp trên.
- Nhiệm vụ và mục tiêu của các đơn vị bạn quân trong các khu vực tác
chiến.
- Khu vực tác chiến của các đơn vị bạn quân.
Chuẩn bị tin tức tình báo sơ bộ về chiến trường
3-82. Chuẩn bị tin tức tình báo sơ bộ về chiến trường là quy trình phân
tích các khía cạnh của nhiệm vụ (đối phương, địa hình, thời tiết và các vấn đề
thuộc lĩnh vực dân sự) trong một khu vực quan tâm (AOI), nhằm xác định tác
động, ảnh hưởng của chúng đối với các hoạt động tác chiến. Chuẩn bị tin tức
tình báo sơ bộ về chiến trường giúp xác định các khoảng trống trong hiểu biết
của người chỉ huy về một môi trường tác chiến; xác định môi trường hoạt động
xung quanh và bên trong (nếu có thể) một cơ sở ngầm hoặc một hệ thống địa
đạo. Để phân tích nhiệm vụ, sỹ quan tình báo cùng các thành phần liên quan
khác sử dụng quy trình chuẩn bị tin tức tình báo sơ bộ về chiến trường để xác
định các phương án tác chiến có thể của đối phương (xem Chương II để biết
thêm thông tin về đối phương).
3-83. Sỹ quan tình báo rất ít khi có được tất cả các thông tin cần thiết về
một cơ sở ngầm khi lập kế hoạch tiến công cơ sở ngầm đó. Việc sử dụng kết hợp
các chiến thuật thu thập thông tin có thể giải quyết được các khoảng trống thông
tin quan trọng. Các sỹ quan tình báo tiến hành thu thập, phân tích và điều phối
tất cả thông tin về cơ sở ngầm nhằm hỗ trợ sỹ quan tham mưu và các đơn vị cấp
dưới lập phương án tác chiến.
3-84. Hình 3-10 đề cập đến phương pháp phác thảo cơ sở ngầm trên bản
đồ, không ảnh (aerial imagery) hoặc các báo cáo tham mưu khác.

56
Hình 3-10. Biểu đồ phác thảo về cơ sở ngầm
3-85. Bảng 3-1 xác định các trường dữ liệu liên quan đến các ký tự trong
Hình 3-10. Mỗi trường dữ liệu đều có các mã tương ứng để cung cấp thêm thông
tin (như được trình bày trong Bảng 3-2 và 3-3).
Bảng 3-1. Các trường dữ liệu về cơ sở ngầm
Ký tự Ý nghĩa ký tự Nội dung
S Phân loại công trình Mã phân loại công trình địa đạo
F Chức năng Mã xác định chức năng hoạt động của địa đạo
H Mối nguy hiểm Mã xác định mối nguy hiểm lớn nhất trong địa đạo
I Cơ sở hạ tầng Ký tự chữ cái xác định cơ sở hạ tầng bảo đảm đã biết
A Khả năng tiếp cận Mã xác định các phương tiện, trang thiết bị đột phá
cần thiết
M Khả năng cơ động Ký tự chữ cái xác định kích cỡ các lối vào hoặc hành
lang và các tác động của chúng đối với khả năng cơ
động của quân nhà
3-86. Bảng 3-2 đề cập đến các mã phân loại công trình địa đạo (trường dữ
liệu “S”). Xem Chương I để biết thêm thông tin về phân loại các công trình địa
đạo.
57
Bảng 3-2. Các mã phân loại công trình địa đạo
Phân loại Mã Ý nghĩa
Hang động hoặc CV Hang động hoặc hốc tự nhiên
đường hầm TUNR Đường hầm - loại thô sơ
TUNS Đường hầm - loại phức tạp
Công trình đô SUBS Công trình ngầm
thị hoặc dân sự CWK Các công trình dân sự, cống ngầm, đường ngầm
S
Cơ sở ngầm UGS Boong-ke hẹp dưới đất
DUG Cơ sở ngầm nằm sâu và được gia cố dưới đất
3-87. Bảng 3-3 đề cập đến các mã liên quan đến các thuộc tính của một cơ
sở ngầm hoặc một hệ thống địa đạo. Các thuộc tính bao gồm chức năng (trường
dữ liệu “F”), mối nguy hiểm (trường dữ liệu “H”), cơ sở hạ tầng (trường dữ liệu
“I”), khả năng tiếp cận (trường dữ liệu “A”) và khả năng cơ động (trường dữ
liệu “M”).
Bảng 3-3. Các mã liên quan đến các thuộc tính của địa đạo
Thuộc tính Mã Ý nghĩa
Chức năng (F) C2 Chỉ huy và kiểm soát
PRD Sản xuất
STOR Cất giữ
MOV Cơ động hoặc vận tải
Mối nguy hiểm (H) E Môi trường
P Lực lượng đối phương
M Chất độc hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt
Cơ sở hạ tầng (I) T Giao thông
V Thông hơi
P Năng lượng
W Nước sạch
D Cống thoát nước, chất thải
C Thông tin liên lạc
Khả năng tiếp cận (A) MECH Cơ giới
EXP Chất nổ
TH Nhiệt
HE Trang bị công binh hạng nặng
Khả năng cơ động (M) R Bị hạn chế
S Bị hạn chế một phần
U Không bị hạn chế, có thể bảo đảm cho các phương
tiện cơ động qua
3-88. Căn cứ vào các mã được sử dụng trong ví dụ của Hình 3-11, cơ sở
ngầm Đá đỏ (Red Rock) là một cơ sở ngầm nằm sâu dưới đất (phân loại công
trình), phục vụ cho mục đích (chức năng) chỉ huy và kiểm soát. Mối nguy hiểm
lớn nhất đối với Quân đội Mỹ là lực lượng đối phương (mối nguy hiểm). Cơ sở
cũng được trang bị các hệ thống thông hơi, năng lượng, nước sạch, xả nước thải
và thông tin liên lạc (cơ sở hạ tầng). Đơn vị sử dụng các thiết bị nhiệt để đột phá

58
lối vào (khả năng tiếp cận) và cơ sở ngầm bố trí kết hợp các hành lang bị hạn
chế và hạn chế một phần đối với lực lượng quân nhà (khả năng cơ động).
Đánh giá các nguồn lực có trong biên chế và xác định các hạn chế về
nguồn lực
3-89. Người chỉ huy và sỹ quan tham mưu đánh giá tổ chức biên chế của
đơn vị, xem xét các mối quan hệ chỉ huy và bảo đảm, hiện trạng (các khả năng
và hạn chế) của tất cả các đơn vị cấp dưới. Từ những phân tích này, sỹ quan
tham mưu quyết định liệu có đủ các lực lượng, phương tiện cần thiết để hoàn
thành tất cả các nhiệm vụ hay không.
3-90. Các hoạt động tác chiến địa đạo đặt ra các thách thức riêng biệt, đòi
hỏi các đơn vị phải đề xuất bổ sung các nguồn lực cần thiết lên chỉ huy tiểu đoàn
hoặc thậm chí là lữ đoàn. Phân tích nhiệm vụ, cùng với hướng dẫn phân bổ
nguồn lực sẽ hỗ trợ việc đề xuất các lực lượng, phương tiện cụ thể. Xem
Chương 6 để biết thêm thông tin về các đơn vị và khả năng của từng đơn vị. Các
ví dụ về các lực lượng, phương tiện có thể hỗ trợ các hoạt động tác chiến địa
đạo bao gồm:
- Đơn vị chó nghiệp vụ (phát hiện vật nổ và lực lượng đối phương).
- Đơn vị xử lý vật nổ (phát hiện, xác định vị trí, tiếp cận, xác định loại vật
nổ, vô hiệu hóa vũ khí hủy diệt hàng loạt và các chất nổ; được trang bị Rô-bốt).
- Công binh (khắc phục và dọn vật cản).
- Đơn vị phòng chống vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân (phát hiện,
phân loại và di chuyển vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc vật liệu nguy hiểm; tiêu
tẩy độc cho con người và vũ khí, trang bị).
- Các phương tiện thu thập thông tin và tác chiến không gian mạng (thu
thập và phân tích khu vực mục tiêu).
- Lực lượng quân cảnh (bảo đảm an ninh và phụ trách vấn đề tù binh).
- Các phương tiện vận tải tăng cường.
- Lực lượng tác chiến đặc biệt liên quân, các cơ quan liên ngành và các
lực lượng đa quốc gia.
3-91. Các ví dụ về trang thiết bị đặc biệt có thể được yêu cầu nhằm tiến
công một cơ sở ngầm, bao gồm:
- Rô-bốt.
- Các thiết bị cảm biến chất lượng không khí và vũ khí sinh - hóa - phóng
xạ - hạt nhân.
- Các khiên chắn đạn.
- Các thiết bị ánh sáng trắng và hồng ngoại.
- Các thiết bị khắc phục vật cản.
- Các thiết bị thông tin liên lạc bổ sung.
- Thiết bị thở độc lập (Self-contained breathing apparatus).
3-92. Sỹ quan tham mưu dành sự tập trung đặc biệt trong quá trình phân
tích nhiệm vụ nhằm đánh giá, so sánh các lực lượng, phương tiện đột phá có
trong biên chế với các yêu cầu thực tế. Các lực lượng, phương tiện đột phá có
thể bao gồm lực lượng được huấn luyện đặc biệt, các loại chất nổ hoặc thiết bị
đột phá, khắc phục vật cản như các mỏ cắt (cutting torch). Các đơn vị cơ động,
59
bảo đảm an ninh và tình báo phối hợp với nhau để đánh giá số lượng các vật cản
cần khắc phục tại các lối vào và ở bên trong cơ sở ngầm. Ngoài ra, các đơn vị
này cũng tính toán lực lượng, phương tiện cần thiết cho mỗi hoạt động khắc
phục vật cản. Sỹ quan chỉ huy tiến hành so sánh giữa các tính toán này với các
nguồn lực có trong biên chế và báo cáo kết quả lên người chỉ huy cấp trên thông
qua báo cáo phân tích nhiệm vụ.
3-93. Người chỉ huy hoặc sỹ quan tham mưu tác chiến (S-3) đề xuất tăng
cường các lực lượng, phương tiện đột phá vật cản lên sở chỉ huy cấp trên nếu số
lượng vật cản thực tế vượt quá nguồn lực có trong biên chế. Nếu phân tích cho
thấy, các nguồn lực có thể đáp ứng yêu cầu khắc phục các vật cản, sỹ quan tham
mưu xây dựng các yêu cầu thông tin bổ sung về lực lượng quân nhà nhằm kiểm
soát hiện trạng các lực lượng, phương tiện đột phá vật cản. Người chỉ huy và sỹ
quan tham mưu có thể thiết lập khung tiêu chuẩn để tạo cơ sở đề xuất tăng
cường lực lượng, phương tiện đột phá vật cản lên sở chỉ huy cấp trên, tránh xảy
ra tình huống ngoài kế hoạch, khi mà lực lượng quân nhà ở bên trong cơ sở
ngầm đối phương đã sử dụng tối đa nguồn lực và không có khả năng tiếp tục
thực hiện nhiệm vụ nếu không được tăng cường, bổ sung. Hình 3-11 minh họa
một ví dụ về biểu đồ chi viện quyết định để phản ánh điều trên.

Hình 3-11. Ví dụ về biểu đồ chi viện quyết định


đối với các lực lượng, phương tiện đột phá
Xác định các giới hạn và hạn chế
3-94. Người chỉ huy và sỹ quan tham mưu xác định các giới hạn về khả
năng chỉ huy của mình. Người chỉ huy có thể thiết lập các giới hạn dựa trên
nguồn lực có trong biên chế của đơn vị như số lượng Rô-bốt. Các đặc tính của
môi trường địa đạo (như có nhiều hướng tiếp cận vào một cơ sở ngầm) cũng tạo
ra các giới hạn. Vì vậy, sỹ quan tham mưu cần xác định các giới hạn và hạn chế
cụ thể mà cơ sở ngầm hoặc hệ thống địa đạo gây ra đối với đơn vị mình.
Các yếu tố cần xem xét khi lập kế hoạch tiến công một cơ sở ngầm

60
3-95. Môi trường địa đạo gây ra những thách thức riêng biệt so với ở các
môi trường tác chiến khác. Danh sách các yếu tố cần xem xét khi lập kế hoạch
tác chiến địa đạo, gồm:
- Về chỉ huy và kiểm soát:
+ Quản lý các lực lượng chuyên môn và khoảng thời gian kiểm soát.
+ Nhận thức tình huống dưới ngầm bị hạn chế.
+ Các phương thức thông tin liên lạc dưới ngầm lên mặt đất.
+ Bố trí các hệ thống chỉ huy và kiểm soát nhằm bảo đảm cho các hoạt
động tác chiến trên mặt đất và dưới địa đạo.
+ Các quy tắc giao chiến.
+ Các hoạt động nghi binh.
- Về cơ động và vận động:
+ Mốc thời gian thực hiện nhiệm vụ.
+ Mục tiêu là các trung tâm chức năng dưới ngầm.
+ Sự tồn tại của các cơ sở ngầm phức tạp (hệ thống cơ sở ngầm).
+ Khả năng lực lượng chiến đấu của đối phương cơ động khỏi cơ sở ngầm
để tác chiến trên mặt đất.
+ Khả năng đối phương tiến công từ một hướng bất ngờ (theo các lối vào
chưa bị phát hiện).
+ Tiêu chí xâm nhập hoặc tránh xâm nhập cơ sở ngầm.
+ Kích cỡ lối vào (cho con người hoặc phương tiện).
+ Vị trí vật cản xung quanh cơ sở ngầm.
+ Vị trí có thể của các vật cản bên trong cơ sở ngầm.
+ Số lượng và kích cỡ các lối vào cần đột phá.
+ Các yêu cầu đột phá nhằm tiêu diệt các hệ thống phòng ngự mặt đất.
+ Lực lượng, phương tiện cần thiết nhằm phát hiện, đánh dấu và vô hiệu
hóa các loại vật nổ.
+ Mức độ ưu tiên và vị trí bố trí các phương tiện, trang bị công binh.
+ Các lựa chọn xâm nhập khác (lỗ thông hơi hoặc các trung tâm chức
năng khác).
+ Các hoạt động tạo thế cần thiết.
+ Các khả năng đột phá có trong biên chế và số lượng dự tính các điểm
đột phá cần thiết.
+ Các yêu cầu về phát triển chiến đấu bên trong cơ sở ngầm.
+ Các kế hoạch đột xuất (cho các tình huống như thương vong lớn, sập
đường hầm, rút quân, nhiễm độc).
+ Tiêu chí dừng hoặc chuyển nhiệm vụ.
+ Các điểm giới hạn tối đa cho các đơn vị cấp dưới (trên mặt đất và dưới
địa đạo).
+ Các tác động và nguy cơ, rủi ro của các loại vũ khí (trên mặt đất và dưới
địa đạo).
+ Quyền hạn của lữ đoàn (hoặc tiểu đoàn) liên quan đến các hoạt động và
nhiệm vụ phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt.

61
+ Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ cho các lực lượng chuyên môn của
cấp trên lữ đoàn, lực lượng tác chiến đặc biệt hoặc liên cơ quan.
- Về tình báo:
+ Mục đích sử dụng cơ sở ngầm.
+ Kết cấu hạ tầng của cơ sở ngầm.
+ Chức năng của cơ sở ngầm.
+ Các trung tâm chức năng quan trọng của cơ sở ngầm.
+ Sự tồn tại của các cơ sở ngầm giả, mồi bẫy.
+ Các ưu tiên phát triển chiến đấu bên trong cơ sở ngầm.
+ Các hệ thống phòng ngự bên ngoài hoặc các thành phần bảo đảm an
ninh cho cơ sở ngầm.
+ Các mối nguy hiểm đã biết hoặc nghi ngờ về vũ khí sinh - hóa - phóng
xạ - hạt nhân hay các chất độc hóa học công nghiệp.
+ Cơ sở hạ tầng dân sự lân cận.
+ Các phương tiện thu thập thông tin có trong biên chế để bảo đảm hoạt
động trinh sát cơ sở ngầm.
+ Các lối vào cơ sở ngầm.
+ Hạ tầng giao thông và các hướng tiếp cận khác vào cơ sở ngầm.
+ Địa hình trọng yếu bên trong cơ sở ngầm như vị trí bố trí thang máy và
cầu thang đi bộ.
+ Các mối nguy hiểm về môi trường và chất nổ tiềm ẩn.
- Các loại vũ khí:
+ Phá hủy hay cô lập chức năng của cơ sở ngầm.
+ Các trung tâm chức năng mà các loại hỏa lực có thể xác định làm mục
tiêu.
+ Các phương thức điều phối chi viện hỏa lực.
+ Danh sách mục tiêu giá trị cao và ma trận định hướng hoạt động tiến
công.
+ Tác động của bom đạn đối với các loại vũ khí sinh - hóa - phóng xạ -
hạt nhân hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt đã biết hoặc nghi ngờ.
+ Khoảng cách từ các cơ sở hạ tầng dân sự lân cận tới cơ sở ngầm.
+ Đánh giá tác động của hỏa lực hiệu quả vào cơ sở ngầm.
- Bảo vệ:
+ Các yêu cầu bắt giữ và áp giải tù binh.
+ Các hoạt động bảo đảm khả năng sống sót, đặc biệt là hoạt động theo
dõi chất lượng không khí.
+ Vị trí các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa.
+ Tránh bắn nhầm lực lượng quân nhà (trên mặt đất và dưới địa đạo).
+ Các khả năng phát hiện và phân loại vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt
nhân, các chất hóa học và vật liệu công nghiệp độc hại.
+ Khả năng hạn chế tác động của các vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt
nhân hoặc các chất hóa học và vật liệu công nghiệp độc hại.
+ Vị trí các hệ thống tiêu tẩy độc như các trạm tiêu tẩy độc khẩn cấp.

62
+ Hướng dẫn về các khoảng thời gian phơi nhiễm tối đa đối với các chất
hóa học và vật liệu công nghiệp độc hại, các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt,
phóng xạ, khói độc và các mối nguy hiểm khác dưới địa đạo.
+ Khả năng giám sát hoạt động tiêu tẩy độc đối với các loại vũ khí sinh -
hóa - phóng xạ - hạt nhân trước, trong và sau khi đột phá cửa mở.
+ Dọn các khu vực xuôi chiều gió nguy hiểm ở tất cả các điểm đột phá.
+ Giảm tác động của các mối nguy hiểm liên quan đến vật nổ, vật cản và
hỏa lực đối phương.
+ Các tác động của vật nổ và các loại vũ khí đối với các vật liệu sinh - hóa
- phóng xạ - hạt nhân. Ví dụ: Phá hủy hệ thống cung cấp điện của cơ sở ngầm có
thể làm tê liệt các hệ thống duy trì ổn định vật liệu sinh - hóa - phóng xạ - hạt
nhân. Các loại vật nổ và vũ khí cũng tác động đến môi trường hoạt động của các
lực lượng truy quét.
+ Các yêu cầu thông tin thiết yếu của người chỉ huy về đặc tính của các
loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.
- Hậu cần:
+ Kế hoạch bảo đảm hậu cần trên mặt đất và dưới địa đạo.
+ Phương thức bảo đảm hậu cần dưới địa đạo.
+ Yêu cầu phối thuộc các thiết bị chuyên dụng đặc biệt và các mốc thời
gian cung cấp ô-xy cho các thiết bị thở.
+ Thời gian tác chiến dự kiến và các yêu cầu bảo đảm hậu cần liên quan.
+ Khả năng tự bảo đảm hậu cần của các đơn vị cấp dưới (trên mặt đất và
dưới địa đạo).
+ Đặc điểm của địa hình xung quanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các
đơn vị vận tải hậu cần và tiếp tế đường không.
+ Mức độ ưu tiên và vị trí bố trí các phương tiện bảo đảm y tế.
+ Các yêu cầu bảo đảm hậu cần liên quan đến các hoạt động tiêu tẩy độc
hoặc phòng hóa.
+ Cung ứng y tế điều trị các trường hợp bị thương trong quá trình tác
chiến địa đạo như ngạt khí, nhiễm độc sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân, tâm lý…
Xác định các yếu tố thực tế và thiết lập các giả định chiến thuật
3-96. Xây dựng các kế hoạch và chỉ thị dựa trên các yếu tố thực tế và các
giả định chiến thuật. Người chỉ huy và sỹ quan tham mưu cần tổng hợp các yếu
tố thực tế và thiết lập các giả định chiến thuật khi lập phương án tác chiến.
3-97. Các giả định chiến thuật đưa ra các bổ sung quan trọng khi lập kế
hoạch tiến công một cơ sở ngầm. Trong hầu hết các trường hợp, khả năng nắm
bắt thông tin chính xác bên trong một cơ sở ngầm là vô cùng khó khăn. Các
thông tin như số lượng và kích cỡ các gian phòng, số lượng và chiều dài các
hành lang, các biện pháp bảo đảm an ninh bên trong… thường không có trong
quá trình lập kế hoạch. Vì vậy, các chỉ huy và sỹ quan tham mưu phải thiết lập
các giả định chiến thuật liên quan đến các hành động bên trong cơ sở ngầm khi
lập phương án tác chiến.
Quản lý rủi ro

63
3-98. Quản lý rủi ro là quy trình xác định, tiếp cận và kiểm soát các rủi ro
và đưa ra các quyết định nhằm cân nhắc giữa các rủi ro này với khả năng hoàn
thành nhiệm vụ được giao (xem tài liệu JP 3-0). Trong quá trình phân tích nhiệm
vụ, người chỉ huy và sỹ quan tham mưu xác định và đánh giá các rủi ro, tập
trung đặc biệt đến các rủi ro trong môi trường địa đạo, cách thức chúng ảnh
hưởng đến tiêu chí thực hiện nhiệm vụ, dừng nhiệm vụ và chuyển nhiệm vụ
(xem Chương I để biết thêm thông tin về các rủi ro trong môi trường địa đạo).
Trong quá trình lập phương án tác chiến, người chỉ huy và sỹ quan tham mưu đề
ra các biện pháp kiểm soát nhằm giảm tác động của các rủi ro này.
Các rủi ro khi khắc phục vật nổ trong môi trường địa đạo
3-99. Các rủi ro liên quan đến việc khắc phục vật nổ ở môi trường địa
đạo, thành thị cần được đặc biệt cân nhắc đến trong quá trình lập phương án tác
chiến. Khắc phục vật nổ bên trong địa đạo gây ra áp suất lớn hơn so với môi
trường bên ngoài. Các áp suất này cụ thể như sau:
- Áp suất cao là áp suất tạo ra từ sóng xung kích của một vụ nổ. Áp suất
này mang giá trị dương nếu cao hơn áp suất không khí và mang giá trị âm nếu
thấp hơn áp suất không khí.
- Áp suất tối đa là giá trị tối đa của áp suất tại một vị trí, thường đạt đỉnh
ngay khi sóng xung kích chạm đến vị trí đó.
3-100. Tất cả các loại áp suất này có thể gây nguy hiểm cho binh sỹ đang
hoạt động trong địa đạo. Kích cỡ lượng nổ, khoảng cách từ lượng nổ, kích cỡ và
vật liệu xây dựng địa đạo đều ảnh hưởng đến áp suất do lượng nổ tạo ra (xem
Phụ lục A để biết thêm thông tin về các loại chấn thương do chất nổ gây ra).
3-101. Khi sử dụng lượng nổ khắc phục vật cản bên trong cơ sở ngầm
hoặc hệ thống địa đạo, điểm dẫn nổ cần được bố trí bên ngoài và xa vị trí cửa ra
vào của địa đạo. Binh sỹ phải nâng cao cảnh giác ở các môi trường nhiều ô-xy
như trong một phòng thí nghiệm vì sẽ khiến ô-xy bị đốt cháy và gây hại cho
binh sỹ. Hình 3-12 minh họa tác động của hoạt động khắc phục vật nổ trong một
đường hầm có diện tích 3 x 3m so với một lượng nổ tương tự ở một môi trường
mở (các hệ thống cảm biến ghi dữ liệu cách điểm nổ 83m ở cả hai trường hợp).

Hình 3-12. Các tác động của sóng xung kích ở môi trường chật hẹp và ngoài trời
Xây dựng các yêu cầu thông tin thiết yếu sơ bộ của người chỉ huy và
các thành phần thông tin cần thiết về lực lượng quân nhà

64
3-102. Các yêu cầu thông tin thiết yếu sơ bộ của người chỉ huy, do người
chỉ huy tự xác định, là yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm việc ra quyết định kịp
thời. Các yêu cầu thông tin thiết yếu sơ bộ của người chỉ huy được chia làm 02
loại: Các yêu cầu tin tức tình báo ưu tiên và các yêu cầu thông tin về lực lượng
quân nhà.
3-103. Yêu cầu tin tức tình báo ưu tiên là yêu cầu thông tin mà chỉ huy và
sỹ quan tham mưu cần để nắm đối phương hoặc môi trường hoạt động. Ví dụ về
các thông tin hỗ trợ quá trình lập kế hoạch tiến công một cơ sở ngầm gồm:
- Kích cỡ của cơ sở ngầm.
- Vị trí của cơ sở ngầm.
- Chức năng của cơ sở ngầm.
- Số lượng và vị trí của các cửa ra vào và lỗ thông hơi.
- Các loại vật vản tại các cửa ra vào.
- Xác định cơ sở ngầm có khả năng tự cung ứng hay phụ thuộc vào bảo
đảm từ bên ngoài (điện, thông hơi, nước,…).
- Xác định cơ sở ngầm được xây dựng độc lập hay kết nối với các cơ sở
ngầm khác.
- Xác định loại địa hình hoặc đối phương có thể ảnh hưởng đến khu vực
mục tiêu.
- Xác định các hệ thống phòng ngự bên ngoài (bên trong nếu có thể) bảo
vệ cơ sở ngầm.
3-104. Yêu cầu thông tin về lực lượng quân nhà là thông tin mà người chỉ
huy và sỹ quan tham mưu cần để nắm tình hình lực lượng và các khả năng bảo
đảm của quân nhà. Trong hoạt động tác chiến địa đạo, yêu cầu thông tin về lực
lượng quân nhà thường tập trung vào khả năng và mức độ sẵn sàng chiến đấu
của các đơn vị chủ chốt như công binh, trinh sát sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân
và xử lý vật nổ (EOD).
Lập kế hoạch thu thập tin tức tình báo sơ bộ
3-105. Việc triển khai hoặc điều chỉnh càng sớm càng tốt các hoạt động
thu thập tin tức tình báo là yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm các yêu cầu thông
tin thiết yếu, từ đó góp phần lập phương án tác chiến hiệu quả. Xuất phát từ tính
chất phức tạp và khó lường của các cơ sở ngầm, sỹ quan tham mưu cần triển
khai tất cả các lực lượng, phương tiện mặt đất, đường không và điện tử để đáp
ứng các yêu cầu tin tức tình báo ưu tiên và lập phương án tác chiến (xem tài liệu
FM 3-55 để biết thêm thông tin về thu thập và đánh giá tin tức tình báo).
3-106. Các cơ sở ngầm và hệ thống địa đạo thường được ngụy trang và
khó bị phát hiện nếu như một đơn vị không được biên chế lực lượng, phương
tiện thu thập tin tức tình báo đặc biệt, vốn không được biên chế cho các lữ đoàn
bộ binh. Tuy nhiên, lữ đoàn và tiểu đoàn bộ binh có thể trinh sát phát hiện một
số dấu hiệu sau:
- Các lỗ thông hơi.
- Các cửa ra vào.
- Hơi nước.
- Các ăng-ten.
65
- Các đường mòn hoặc vết bánh xe “biến mất” trong một địa hình.
- Các công trình phụ trợ mặt đất hoặc các trung tâm chức năng (hệ thống
đường dây điện, kho dự trữ,…).
- Các vật liệu thừa (vật liệu đất đá bị di dời do đào hầm).
- Các điểm kiểm soát lối vào (các cửa).
- Các hệ thống phòng ngự mặt đất (boong-ke, vật cản, hàng rào,…).
- Lưới ngụy trang hoặc các vật liệu tương tự.
- Các tiếng động phát ra từ máy móc (các máy phát điện).
Chuẩn bị chủ đề và thông điệp sơ bộ
3-107. Các chủ đề và thông điệp góp phần hỗ trợ các hoạt động quân sự.
Trong một số trường hợp, các cơ sở ngầm có thể nằm gần hoặc ở bên trong một
khu vực dân cư. Sỹ quan phụ trách quan hệ công chúng và đơn vị bảo đảm thông
tin quân sự hỗ trợ các sỹ quan tham mưu tác chiến (S-3) cấp lữ đoàn và tiểu
đoàn thiết lập các chủ đề và thông điệp cần thiết để hỗ trợ hoạt động tiến công
cơ sở ngầm.
Chuẩn bị thuyết minh nhiệm vụ
3-108. Thuyết minh nhiệm vụ là một câu hoặc đoạn văn ngắn, trong đó
mô tả các nhiệm vụ trọng yếu, mục đích và hành động của đơn vị, chứa các
thành phần “ai, cái gì, khi nào, ở đâu và tại sao” (xem tài liệu JP 5-0). Các thành
phần “ai, ở đâu và khi nào” tương đối dễ trình bày, trong khi các thành phần “cái
gì và tại sao” khó trình bày hơn và có thể làm các đơn vị cấp dưới hiểu nhầm
nếu không được mô tả một cách rõ ràng.
3-109. Cần đưa ra các nhiệm vụ nhánh phù hợp khi chuẩn bị một thuyết
minh nhiệm vụ nhằm giúp xác định rõ thành phần “cái gì” cho các đơn vị cấp dưới.
3-110. Thành phần “tại sao” cho biết mục đích của nhiệm vụ - lý do đơn
vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Trình bày Phân tích nhiệm vụ
3-111. Trình bày Phân tích nhiệm vụ cung cấp cho người chỉ huy các kết
quả phân tích tình hình của sỹ quan tham mưu. Các giả định và tính toán chiến
thuật là đặc biệt quan trọng khi lập kế hoạch tiến công một cơ sở ngầm hay hệ
thống địa đạo. Những vấn đề này giúp người chỉ huy nắm bắt và hình dung ra
hoạt động tác chiến.
Xây dựng và phổ biến Hướng dẫn lập kế hoạch sơ bộ
3-112. Chỉ huy phổ biến hướng dẫn lập kế hoạch kèm theo ý định của
người chỉ huy. Hướng dẫn lập kế hoạch sơ bộ phác thảo hướng tiếp cận, trong
đó trình bày về các hành động mà lực lượng quân nhà phải thực hiện nhằm hoàn
thành nhiệm vụ được giao (xem tài liệu JP 5-0). Hướng dẫn này mô tả thời gian,
địa điểm và cách thức người chỉ huy định sử dụng sức mạnh chiến đấu nhằm
hoàn thành nhiệm vụ được giao theo đúng ý định của chỉ huy cấp trên.
3-113. Hướng dẫn lập kế hoạch tác chiến địa đạo bao gồm cách thức giải
quyết các yếu tố cụ thể của môi trường tác chiến địa đạo, ví dụ như các hoạt
động tác chiến tạo thế, các mức độ nguy hiểm có thể chấp nhận được (trên mặt
đất và dưới địa đạo), vị trí bố trí các lực lượng chuyên môn và hướng dẫn lập kế
hoạch đột xuất.
66
Chỉ thị sơ bộ số 02
3-114. Ngay sau khi người chỉ huy phổ biến hướng dẫn lập kế hoạch, sỹ
quan tham mưu cần phổ biến Chỉ thị sơ bộ số 02 cho các đơn vị cấp dưới và bảo
đảm. Chỉ thị này cần bảo đảm có ít nhất các yếu tố sau:
- Thuyết minh nhiệm vụ đã được thông qua.
- Ý định của người chỉ huy.
- Những thay đổi về tổ chức biên chế.
- Khu vực hoạt động của đơn vị.
- Các yêu cầu thông tin thiết yếu sơ bộ của người chỉ huy (CCIR) và các
thông tin cần thiết về lực lượng quân nhà.
- Hướng dẫn về rủi ro.
- Hướng dẫn về nghi binh quân sự.
- Kế hoạch thu thập tin tức tình báo sơ bộ.
- Các ưu tiên cụ thể.
- Các mốc thời gian tác chiến đã được cập nhật.
- Kế hoạch cơ động.
3-115. Việc phổ biến kịp thời Chỉ thị sơ bộ số 02 là chìa khóa để bắt đầu
thu thập tin tức tình báo, tổ chức lại đội hình, chuẩn bị lực lượng hoặc trang thiết
bị chuyên dụng và cho phép các đơn vị cấp dưới bắt đầu lập kế hoạch ở cấp
mình.
BƯỚC 3 - LẬP PHƯƠNG ÁN TÁC CHIẾN
3-116. Phương án tác chiến là biện pháp khả thi nhằm giải quyết một vấn
đề đã được xác định. Trong quá trình lập phương án tác chiến, các cơ quan lập
kế hoạch sử dụng thuyết minh nhiệm vụ, ý định của người chỉ huy, hướng dẫn
lập kế hoạch và các công cụ có được từ quá trình phân tích nhiệm vụ; lập các
phương án tác chiến khác nhau bằng cách kết hợp các yếu tố trong nghệ thuật
tác chiến.
3-117. Khi tiến công một cơ sở ngầm, cần lập kế hoạch chi tiết và kỹ
lưỡng cho cả các hoạt động tác chiến trên mặt đất lẫn dưới địa đạo. Người chỉ
huy lập kế hoạch cho các hoạt động tác chiến trên mặt đất trước, sau đó đến các
hoạt động tác chiến địa đạo. Các cơ quan lập kế hoạch phải cân nhắc chuỗi các
hoạt động cho phép nhanh chóng chuyển trạng thái từ các hoạt động tác chiến
trên mặt đất đơn thuần sang các hoạt động tác chiến trên mặt đất và dưới địa đạo
cùng lúc. Các giai đoạn của một cuộc tiến công vào một cơ sở ngầm cụ thể như
sau:
- Giai đoạn I - Trinh sát mục tiêu trên mặt đất. Giai đoạn I bắt đầu ngay
khi đơn vị nhận nhiệm vụ, bao gồm trinh sát cơ sở ngầm hoặc hệ thống địa đạo,
cũng như địa hình xung quanh chúng. Kế hoạch thu thập tin tức tình báo cần sử
dụng triệt để các lực lượng, phương tiện thu thập tin tức tình báo ở mọi chiều
không gian tác chiến (trên bộ, trên không, trên biển, không gian vũ trụ và không
gian mạng) nhằm nắm bắt môi trường hoạt động của đối phương trên mặt đất.
Các lực lượng, phương tiện này có thể kết nối với nhau nhằm thu thập tin tức
tình báo chi tiết hơn. Các mục tiêu trinh sát bao gồm các hướng tiếp cận của lực
lượng quân nhà, lực lượng đối phương, các hệ thống phòng ngự của đối phương,
67
các điểm có thể xâm nhập cơ sở ngầm hoặc hệ thống địa đạo như các cửa ra vào,
các lỗ thông hơi, các trung tâm chức năng,...
- Giai đoạn IIa - Cơ động tiếp cận và cô lập mục tiêu trên mặt đất. Giai
đoạn IIa bắt đầu khi các đơn vị vượt qua tuyến xuất phát và kết thúc sau khi đã
thiết lập được hành lang an ninh bên ngoài. Cần lưu ý rằng, các đơn vị thường
tiếp xúc với các lực lượng của đối phương trước khi tiếp cận được mục tiêu, vốn
thường là các hệ thống phòng ngự đã có sự chuẩn bị từ trước. Người chỉ huy và
sỹ quan tham mưu phải lường trước yêu cầu phải tiến hành một hoặc nhiều điểm
đột phá nhằm cho phép các đơn vị tiếp tục cơ động và thiết lập các vị trí chốt
chặn.
- Giai đoạn IIb - Củng cố và tổ chức lại lực lượng tại vị trí mục tiêu trên
mặt đất. Trong hầu hết các trường hợp, đơn vị phải tiến hành nhiều trận đánh
trên mặt đất để thiết lập hành lang an ninh bên ngoài. Mục đích của giai đoạn IIb
là cho phép chuyển thương, khôi phục, bổ sung các trang thiết bị bị hư hỏng
hoặc bị phá hủy và tiến hành các hoạt động cần thiết khác để tạo điều kiện cho
các hoạt động tác chiến địa đạo. Tổ chức biên chế của đơn vị có thể được điều
chỉnh trong giai đoạn này bằng cách điều chuyển các đơn vị chuyên môn như
công binh hoặc trung đội trinh sát sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân từ lực lượng
bảo đảm an ninh sang lực lượng tiến công. Ở giai đoạn này, lực lượng tiến công
tiến hành chiếm lĩnh vị trí tiến công.
- Giai đoạn IIIa - Xác định và cô lập lối vào cơ sở ngầm. Trong giai đoạn
IIIa, lực lượng tiến công tiến công tiêu diệt các hệ thống phòng ngự trên mặt đất
của đối phương và thiết lập hành lang an ninh bên trong. Lực lượng tiến công
tiếp cận tất cả các lối vào đã xác định được và lựa chọn một điểm đột phá. Chỉ
huy lực lượng tiến công xác định vị trí phù hợp và chuẩn bị tất cả các lực lượng,
trang bị chuyên môn, các hệ thống chỉ huy và kiểm soát trước khi chuyển sang
giai đoạn tiếp theo. Các lực lượng tác chiến trên mặt đất phải sẵn sàng đối phó
với đối phương phản công từ các hướng trên mặt đất hoặc từ các lối vào chưa
xác định được trong tất cả các giai đoạn.
- Giai đoạn IIIb - Đột phá và giữ vững vị trí đứng chân. Chỉ huy lực lượng
tiến công bảo đảm rằng, tất cả các điều kiện cần thiết đã sẵn sàng, các đề xuất đã
được chỉ huy lực lượng liên quân thông qua, sau đó triển khai đột phá lối vào.
Lực lượng tiến công cần sẵn sàng đột phá nhiều lần nếu như lần đột phá đầu tiên
bị thất bại hoặc nếu như tồn tại nhiều vật cản theo chiều sâu của điểm đột phá.
Lực lượng truy quét xâm nhập cơ sở ngầm hoặc hệ thống địa đạo theo lối đột
phá đã mở và thiết lập vị trí đứng chân. Sau đó, lực lượng truy quét cần đánh giá
chất lượng không khí và tình huống chiến thuật.
- Giai đoạn IIIc - Truy quét lực lượng đối phương trong cơ sở ngầm.
Trong giai đoạn này, lực lượng truy quét cơ động thận trọng trong cơ sở ngầm
hoặc hệ thống địa đạo. Chỉ huy lực lượng tiến công sẵn sàng tăng cường sức
mạnh chiến đấu cho lực lượng truy quét nếu như cơ sở ngầm hoặc hệ thống địa
đạo lớn hơn dự kiến. Các đơn vị tác chiến mặt đất tiếp tục củng cố các vị trí chốt
chặn như một phần của hành lang an ninh bên ngoài. Ngoài ra, cần tái bố trí các
phương tiện bảo đảm hậu cần nhằm hỗ trợ cho các hoạt động truy quét.
68
- Giai đoạn IV - Phát triển tiến công bên trong cơ sở ngầm. Phát triển tiến
công bên trong cơ sở ngầm nhằm thu thập tin tức tình báo. Nếu mục tiêu là một
cơ sở chứa vũ khí hủy diệt hàng loạt, thì cần sử dụng các lực lượng chuyên môn
như đơn vị phòng chống vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân. Các đơn vị
chiến đấu bảo đảm công tác an ninh, hậu cần, chỉ huy và kiểm soát cho hoạt phát
triển tiến công bên trong cơ sở ngầm. Giai đoạn này đòi hỏi nhu cầu cao về các
phương tiện vận tải. Bên cạnh các hoạt động tiếp tế định kỳ, các phương tiện
này còn vận chuyển các trang bị vũ khí thu giữ được, tù binh và các vũ khí sinh -
hóa - phóng xạ - hạt nhân.
- Giai đoạn V - Củng cố, tổ chức lại lực lượng và chuyển nhiệm vụ. Các
hoạt động củng cố và tổ chức lại lực lượng là cần thiết đối với tất cả các đơn vị
tham chiến. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến việc khôi phục và bổ sung cho
lực lượng truy quét. Trong giai đoạn này, các đơn vị tiến hành tiếp tế, bảo trì,
khôi phục và bảo đảm tốt về mặt con người và vũ khí trang bị chủ chốt. Sở chỉ
huy ra mệnh lệnh chỉ đạo các đơn vị cấp dưới. Các đơn vị thay đổi về tổ chức
biên chế trong giai đoạn này nhằm chuẩn bị cho các hoạt động tác chiến tiếp
theo; yêu cầu tiếp tế các trang bị vũ khí bị hư hỏng hoặc bị phá hủy.
* Ghi chú: Các giai đoạn được trình bày ở trên chỉ mang tính chất tham
khảo. Người chỉ huy và sỹ quan tham mưu cần tổ chức các hoạt động tác chiến
phù hợp với từng tình huống chiến thuật cụ thể.
Đánh giá tương quan sức mạnh chiến đấu
3-118. Sức mạnh chiến đấu là tổng hợp các khả năng sát thương, kiến
thiết và thông tin mà một đơn vị hoặc một đội hình có thể triển khai tại một thời
điểm. Để đánh giá tương quan sức mạnh chiến đấu, cơ quan lập kế hoạch so
sánh tương quan điểm mạnh của lực lượng quân nhà với điểm yếu của đối
phương và ngược lại đối với từng thành tố của sức mạnh chiến đấu. Liên quan
đến các hoạt động tác chiến địa đạo, cơ quan lập kế hoạch cũng cần chú ý đến
cách thức mà địa hình, không gian địa đạo tác động đến các lực lượng phòng
ngự hoặc tiến công.
Thiết lập các lựa chọn
3-119. Căn cứ vào chỉ đạo của người chỉ huy và các kết quả sơ bộ về
tương quan sức mạnh chiến đấu, sỹ quan tham mưu thiết lập các lựa chọn có thể.
Khi lập phương án tác chiến, sỹ quan tham mưu xác định các yêu cầu lý luận đối
với từng hoạt động tác chiến trên mặt đất và dưới địa đạo, bao gồm các nhiệm
vụ cho các đơn vị cấp dưới. Ví dụ: Cuộc đột phá đầu tiên đòi hỏi 01 lực lượng
đột phá, 01 lực lượng bảo đảm và 01 lực lượng tiến công.
3-120. Khi đã xác định được các yêu cầu cần thiết, sỹ quan tham mưu
thiết lập các hoạt động quyết định, tạo thế và bảo đảm đối với từng phương án
tác chiến (nếu áp dụng khung hoạt động tác chiến “quyết định - tạo thế - ổn định
tình hình”). Trước hết, thiết lập hoạt động quyết định, phù hợp với nguyên tắc
tác chiến của sở chỉ huy cấp trên.
3-121. Các cơ quan lập kế hoạch thiết lập các hoạt động tạo thế và ổn
định tình hình nhằm góp phần hoàn thành các nhiệm vụ tác chiến địa đạo. Cô
lập cơ sở ngầm, hỏa lực chuẩn bị, tiếp tế cho lực lượng tác chiến địa đạo và xử
69
lý tù binh là các ví dụ về hoạt động tạo thế và ổn định tình hình cần thiết trong
quá trình tiến công một cơ sở ngầm. Một số hoạt động tạo thế có thể vượt quá
khả năng của lữ đoàn. Do đó, sỹ quan tham mưu cần phối hợp với sở chỉ huy
cấp trên hoặc các sỹ quan liên lạc nhằm yêu cầu và hợp nhất các khả năng được
phối thuộc từ cấp trên lữ đoàn, lực lượng tác chiến đặc biệt và liên cơ quan với
nhau khi cần thiết (xem Chương VI để biết thêm thông tin về các lực lượng
không thuộc biên chế của lữ đoàn).
Bố trí lực lượng
3-122. Sau khi xác định các hoạt động quyết định và tạo thế, cũng như các
nhiệm vụ và mục đích liên quan của chúng, các cơ quan lập kế hoạch xác định
sức mạnh chiến đấu cần thiết để hoàn thành từng nhiệm vụ. Các cơ quan lập kế
hoạch bố trí lực lượng bắt đầu từ hoạt động quyết định, sau đó đến tất cả các
hoạt động tạo thế và ổn định tình hình. Trong bước này, các cơ quan lập kế
hoạch không chỉ định nhiệm vụ cho các đơn vị cụ thể, mà chỉ xác định đơn vị
nào là cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Việc bố trí sơ bộ chỉ tập trung xác định
tổng số các đơn vị cần sử dụng và các phương thức đối phó với đối phương.
Xây dựng nguyên tắc tác chiến chung
3-123. Nguyên tắc tác chiến chung thể hiện chính xác ý định của người
chỉ huy, tóm tắt đóng góp của tất cả các chức năng chiến đấu. Nó thể hiện ý
tưởng tổng quan về hiệp đồng quân binh chủng để hoàn thành nhiệm vụ được
giao. Khi xây dựng nguyên tắc tác chiến chung, các sỹ quan tham mưu cũng xác
định mối quan hệ với các thành phần liên quân, liên cơ quan, đa quốc gia hoặc
tác chiến đặc biệt trong phạm vi khu vực tác chiến.
3-124. Các cơ quan lập kế hoạch lựa chọn biện pháp kiểm soát các hoạt
động tác chiến trên mặt đất và dưới địa đạo của các đơn vị cấp dưới. Việc lập kế
hoạch cho các hoạt động tác chiến địa đạo có thể gặp nhiều khó khăn do có
nhiều đặc tính chưa biết đến trong môi trường địa đạo. Các cơ quan lập kế hoạch
phải lưu ý rằng một cơ sở ngầm có thể lớn và phức tạp hơn so với các đánh giá
sơ bộ của sỹ quan tham mưu. Chỉ huy và sỹ quan tham mưu phải linh hoạt bổ
sung hoặc thay đổi các biện pháp kiểm soát hoạt động tác chiến địa đạo.
3-125. Khi lập kế hoạch cho các lực lượng, phương tiện tác chiến chủ
chốt dưới địa đạo như các hệ thống chỉ huy và kiểm soát, các điểm cứu hộ và
các vị trí tiêu tẩy độc, sỹ quan tham mưu phải cân nhắc giữa các mối nguy cơ
phơi nhiễm sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân, cùng các nguy cơ, rủi ro khác với
lợi ích của việc nhanh chóng triển khai lực lượng truy quét. Việc kiểm soát lực
lượng và phương tiện chuyên môn trong hệ thống địa đạo đòi hỏi công tác lập kế
hoạch tỉ mỉ và thận trọng nhằm hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả cho lực lượng
truy quét, đồng thời giảm thiểu nguy cơ các lực lượng quân nhà tập trung tại một
vị trí trên mặt đất, có thể tạo cơ hội chiến thuật cho đối phương lợi dụng.
3-126. Các cơ quan lập kế hoạch ở cấp lữ đoàn và tiểu đoàn cân nhắc cách
thức luân chuyển các phương tiện chuyên môn ra vào một hệ thống địa đạo.
Không giống như các hoạt động tác chiến trên mặt đất, cơ động bên trong một
hệ thống địa đạo là vô cùng khó khăn. Khi bắt đầu triển khai các hoạt động truy
quét, thì các đường hầm hoặc hành lang liên quan đến điểm đột phá là các
70
hướng duy nhất để trở lại mặt đất. Hướng tiếp cận này phải phù hợp với các lực
lượng đi sau, chuyển thương, thông tin liên lạc và tiếp tế. Không thể đồng bộ
hoạt động cơ động lực lượng và phương tiện ra vào một hệ thống địa đạo có thể
gây tắc nghẽn lớn trong đường hầm và gây xung đột cho các đơn vị tác chiến.
3-127. Các yêu cầu bảo đảm nhiệm vụ như trang bị đột phá hạng nặng
hoặc thu thập tin tức tình báo đặc biệt, có thể đòi hỏi lữ đoàn phải chuyển giao
một số hoạt động cho cấp trên lữ đoàn, lực lượng tác chiến đặc biệt hoặc các đối
tác liên cơ quan. Các cơ quan lập kế hoạch chịu trách nhiệm điều phối và lập kế
hoạch cho các hoạt động chuyển giao này. Thứ tự cơ động, vị trí liên kết hoặc
chuyển giao, cùng các yêu cầu bảo đảm liên quan là các ví dụ về ưu tiên điều
phối các phương tiện bên ngoài.
Thiết lập các sở chỉ huy
3-128. Sau khi xác định nguyên tắc tác chiến chung, các cơ quan lập kế
hoạch thiết lập cơ cấu tổ chức bằng cách thiết lập các sở chỉ huy cho các nhóm
lực lượng, cân nhắc loại hình lực lượng và khả năng của sở chỉ huy nhằm kiểm
soát các đơn vị này. Các cơ quan lập kế hoạch tập trung đặc biệt vào cơ cấu tổ
chức các đơn vị chuyên môn chịu trách nhiệm chi viện cho các hoạt động tác
chiến địa đạo, bao gồm tổ đột phá, phòng chống vũ khí sinh - hóa - phóng xạ -
hạt nhân, chuyển thương và phát triển tiến công bên trong cơ sở ngầm.
3-129. Lập kế hoạch tiến công có chuẩn bị nhằm vào một cơ sở ngầm
hoặc một hệ thống địa đạo đòi hỏi một số lượng lớn các lực lượng chuyên môn
như lực lượng công binh của cấp trên lữ đoàn, lực lượng phòng chống vũ khí
sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân, xử lý vật nổ, chó nghiệp vụ, quân cảnh, phiên
dịch viên và trong một số trường hợp, bao gồm cả các đối tác liên cơ quan.
Người chỉ huy và sỹ quan tham mưu phải cân nhắc giữa các yêu cầu như bảo
đảm nhịp độ tác chiến, các vị trí quy định trong quá trình tác chiến… với nguy
cơ khi quyết định cách thức tổ chức nhiệm vụ cho một số lượng lớn các lực
lượng chuyên môn. Các thủ thuật được liệt kê sau đây là ví dụ về các phương
thức tổ chức nhiệm vụ nhằm hỗ trợ các yêu cầu đặc biệt của nhiệm vụ tác chiến
địa đạo:
- Chỉ định tất cả các lực lượng chuyên môn cho các tiểu đoàn: Theo
phương thức này, mỗi lực lượng chuyên môn được chỉ định nhằm hỗ trợ cho
một sở chỉ huy tiểu đoàn cụ thể. Ưu thế của phương thức này là mỗi lực lượng
chuyên môn đặt dưới quyền chỉ huy và chịu trách nhiệm báo cáo cho một sở chỉ
huy được chỉ định. Hạn chế của phương thức này là việc chuyển giao các lực
lượng chuyên môn để hỗ trợ các tiểu đoàn ở các khu vực khác nhau trên chiến
trường có thể bị trở nên cồng kềnh trong quá trình tác chiến.
- Đặt các lực lượng chuyên môn dưới sự kiểm soát của lữ đoàn: Phương
thức này duy trì quyền kiểm soát một số hoặc tất cả các lực lượng chuyên môn ở
cấp lữ đoàn. Ưu thế của phương thức này là các lực lượng chuyên môn chủ chốt
trực tiếp báo cáo sở chỉ huy lữ đoàn, cho phép nắm chắc tình huống. Hạn chế
của phương thức này là việc kiểm soát và triển khai các lực lượng chuyên môn
tạo thêm gánh nặng cho chỉ huy và sỹ quan tham mưu lữ đoàn.

71
- Lữ đoàn thiết lập sở chỉ huy cho một lực lượng chuyên môn: Phương
thức này cho phép thiết lập một sở chỉ huy tiểu đoàn (như tiểu đoàn công binh
trực thuộc lữ đoàn) nhằm kiểm soát bất kỳ một lực lượng chuyên môn nào
không được tổ chức nhiệm vụ cho các tiểu đoàn khác. Tiểu đoàn được chỉ định
chịu trách nhiệm bảo đảm khả năng cơ động, an ninh và hậu cần cho các lực
lượng chuyên môn này. Sở chỉ huy lực lượng chuyên môn cung cấp các khả
năng cần thiết theo chỉ đạo của sở chỉ huy lữ đoàn. Khi sử dụng phương thức
này, sở chỉ huy quản lý và cung cấp các khả năng cần thiết cho lực lượng
chuyên môn. Lữ đoàn bộ binh thường sử dụng phương thức này khi tiến hành
các hoạt động tác chiến tại các cơ sở ngầm lớn và phức tạp. Hạn chế của phương
thức này là tạo gánh nặng đáng kể cho tiểu đoàn được chỉ định làm sở chỉ huy
về mặt chỉ huy, kiểm soát và bảo đảm hậu cần.
3-130. Các hoạt động tác chiến địa đạo đòi hỏi cả yếu tố thể chất lẫn tinh
thần: Việc thường xuyên tác chiến trong một môi trường địa đạo có thể gây ra
tổn thương, thiệt hại cho binh sỹ và các đơn vị chiến đấu. Chỉ huy và sỹ quan
tham mưu cần xem xét các đơn vị nào gần đây vừa tiến hành các hoạt động tác
chiến địa đạo và điều chỉnh kịp thời khi chỉ định các đơn vị tiến hành nhiệm vụ
này.
Lập kế hoạch cho các tình huống bất ngờ
3-131. Một phần trong việc lập phương án tác chiến là tiến hành phân tích
các tình huống có thể phát sinh và các tác động, ảnh hưởng của chúng đối với
tổng thể hoạt động tác chiến. Cần chú ý rằng, không được lãng phí thời gian cho
phép để xem xét chi tiết mọi kết quả có thể xảy ra đối với một hoạt động tác
chiến được lập kế hoạch trước. Tính chất nguy hiểm và riêng biệt của môi
trường địa đạo đòi hỏi các cơ quan lập kế hoạch cần cân nhắc từng tình huống
cụ thể. Một số ví dụ về các tình huống bất ngờ trong môi trường tác chiến địa
đạo bao gồm:
- Các vật cản bất ngờ: Một số cơ sở ngầm bố trí 01 cửa thông gió (dễ dàng
khắc phục được), kế tiếp là 01 cửa an ninh, đòi hỏi phải sử dụng các lực lượng,
phương tiện chuyên môn để xử lý.
- Sập đường hầm.
- Di tản khẩn cấp khỏi cơ sở ngầm.
- Lực lượng đối phương lẫn với dân thường bên trong cơ sở ngầm và việc
áp dụng các quy tắc giao chiến liên quan.
- Tình huống có thương vong lớn.
- Rò rỉ vật liệu hoặc chất sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân độc hại.
- Bắt giữ tù binh.
- Đường hầm hoặc khu vực bị ngập.
- Mất thông tin liên lạc giữa mặt đất và dưới địa đạo.
3-132. Các cơ quan lập kế hoạch xây dựng tiêu chí chấm dứt hoặc chuyển
giao nhiệm vụ dựa trên chỉ dẫn của người chỉ huy về mức độ rủi ro có thể chấp
nhận được. Các tiêu chí này có thể xác định chấm dứt hoàn toàn nhiệm vụ hoặc
tiến hành chuyển thương cho đến khi các điều kiện bên trong cơ sở ngầm trở lại
mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Tiêu chí chấm dứt nhiệm vụ phổ biến nhất
72
(khi không sử dụng các trang thiết bị đặc biệt) là chất lượng không khí kém.
Ngoài ra, sập đường hầm, thương vong lớn hoặc rò rỉ chất sinh - hóa - phóng xạ
- hạt nhân là các tiêu chí phổ biến khác. Các cơ quan lập kế hoạch có thể thiết
lập nhiều tiêu chí cho một nhiệm vụ.
Lập kế hoạch cho tình huống tiếp xúc với các nguyên vật liệu sản
xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt
3-133. Trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ, các lực lượng
quân nhà có thể tiếp xúc với các nguyên vật liệu sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt,
khiến nhiệm vụ trở nên phức tạp. Các sỹ quan tham mưu phải nắm chắc các yêu
cầu bổ sung này và đưa chúng vào tất cả các phương án tác chiến của đơn vị mình.
3-134. Khi xâm nhập các cơ sở ngầm có khả năng tồn tại vũ khí hủy diệt
hàng loạt, người chỉ huy và sỹ quan tham mưu cần phổ biến rõ ràng ý định tác
chiến cho các đơn vị cấp dưới, đồng thời có thể ra lệnh thực hiện 03 hoạt động sau:
- Đánh giá về cơ sở ngầm: Đánh giá này phát hiện các loại vũ khí hủy diệt
hàng loạt và các nguyên vật liệu liên quan, các phương tiện và công nghệ vận
chuyển chúng. Đánh giá về cơ sở ngầm đòi hỏi thời gian và nguồn lực ít hơn so
với hoạt động mô tả và phát triển chiến đấu bên trong cơ sở ngầm.
- Mô tả về cơ sở ngầm: Là báo cáo hoàn chỉnh về lực lượng, trang bị và
thông tin phát hiện được trong quá trình phát triển chiến đấu bên trong cơ sở
ngầm. Đây là quá trình xử lý tỉ mỉ và đòi hỏi nhiều thời gian hơn so với đánh giá
về cơ sở ngầm.
- Phát triển chiến đấu bên trong cơ sở ngầm: Phát triển chiến đấu bên
trong cơ sở ngầm là nhiệm vụ đòi hỏi tập trung các yếu tố về thời gian, nguồn
lực và khả năng. Đây là một chuỗi các hoạt động phát hiện, thu thập, xử lý và
phân tích thông tin, lực lượng và nguyên vật liệu phát hiện được khi tiến hành
các hoạt động tác chiến. Phát triển chiến đấu bên trong cơ sở ngầm yêu cầu bổ
sung các lực lượng chuyên môn không thuộc biên chế của đơn vị nhằm khai thác
dữ liệu, thông tin và nguyên vật liệu thu được trong quá trình tác chiến.
3-135. Các sỹ quan tham mưu phải phân tích, nắm rõ các lực lượng
chuyên môn nhằm xác định liệu các nguồn lực bổ sung có đáp ứng được yêu cầu
phát triển chiến đấu bên trong cơ sở ngầm không. Các cơ quan lập kế hoạch
cũng phải xác định các mối quan hệ chỉ huy hay bảo đảm đối với mỗi lực lượng
chuyên môn, cũng như các điều kiện để điều chỉnh các mối quan hệ này.
3-136. Các cơ quan lập kế hoạch phải bảo đảm rằng, mọi phương án tác
chiến đều cho phép người chỉ huy hoàn thành các vấn đề sau:
- Thiết lập kiểm soát chặt chẽ tại các vị trí, khu vực nhạy cảm.
- Phối hợp với các lực lượng chuyên môn để thiết lập các chuỗi hành động
phù hợp cho hoạt động phát triển chiến đấu bên trong cơ sở ngầm.
- Giảm các nguy cơ cho lực lượng quân nhà sau khi chiếm cơ sở ngầm.
- Sử dụng các lực lượng chuyên môn cho hoạt động phát triển chiến đấu
bên trong cơ sở ngầm.
- Cung cấp hỗ trợ cần thiết cho lực lượng phát triển chiến đấu tại các vị
trí, khu vực nhạy cảm.

73
- Bảo đảm an ninh cho lực lượng đối phương bị bắt giữ, các tài liệu và dữ
liệu điện tử.
- Duy trì kiểm soát cơ sở ngầm cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ.
- Tiến hành các hoạt động thông tin và các kế hoạch xử lý tình huống bất
ngờ về công tác công luận.
3-137. Khi một đơn vị xác định một cơ sở ngầm có chứa vũ khí hủy diệt
hàng loạt, thì mối quan hệ chỉ huy và bảo đảm có thể thay đổi; tuy nhiên, chỉ
huy đơn vị chiến đấu cấp trên bảo lưu quyền kiểm soát toàn bộ các hoạt động tác
chiến. Chỉ huy đơn vị chiến đấu giám sát hoạt động đánh giá sơ bộ về cơ sở
ngầm đó, thực hiện chức năng chỉ huy và kiểm soát, bảo đảm an ninh, thông tin
liên lạc và bảo đảm hậu cần cho hoạt động phát triển chiến đấu bên trong cơ sở
ngầm. Người chỉ huy chịu trách nhiệm về việc thực hiện và kết quả nhiệm vụ
trước khi chuyển giao nhiệm vụ cho lực lượng đi sau. Bảng 3-4 trình bày về các
hoạt động phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong đó khớp các nhiệm vụ
và hoạt động liên quân đối với các đơn vị chiến đấu, lực lượng chuyên môn và
lực lượng đi sau.
Bảng 3-4. Hoạt động phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt
và nhiệm vụ của các đơn vị liên quan
Hoạt động phòng chống Nhiệm vụ của các Nhiệm vụ của các lực
Nhiệm vụ của
vũ khí hủy diệt hàng loạt đơn vị chiến đấu lượng chuyên môncác lực lượng đi
sau
- Chuẩn bị tin tức - Trinh sát - Nắm thuộc tính
tình báo về chiến - Tiếp cận - Dự báo
trường - Nắm đặc tính - Nhận diện đáng
- Thu thập thông - Nhận diện chiến tin cậy
tin trường
Nắm môi trường hoạt
- Trinh sát - Tác chiến dân sự
động
- Bảo đảm an ninh
- Quan sát - báo
cáo
- Nhận diện có cơ
sở
- Phối hợp Đồng bộ hóa Đồng bộ hóa
- Tăng cường
- Chi viện cho lực
lượng an ninh
Phối hợp và chi viện cho - Tác chiến hiệp
các đơn vị bạn quân đồng trên bộ
- Đồng bộ hóa
- Tiến hành các
hoạt động quân -
dân sự
Kiểm soát, Kiểm soát - Cơ động chuyển - Vô hiệu hóa
đánh bại, vào tiếp xúc - Cơ động lực lượng
vô hiệu - Tiến công - Trinh sát
hóa, phá - Thiết lập hành - Đánh giá
hủy lang an ninh và - Nắm thuộc tính
lùng sục

74
- Tiến hành các
hoạt động bảo đảm
an ninh
- Thay quân
- Đánh vòng
- Phòng thủ khu
vực
- Ngăn chặn
- Phát triển chiến - Nhận diện dựa trên - Tham vấn
đấu bên trong cơ sở thông tin thực tế chiến chuyên gia
ngầm trường
- Triển khai các - Dịch các loại tài liệu
Đánh bại
loại hỏa lực - Tác chiến dân sự
Vô hiệu hóa
- Chốt chặn lực
Phá hủy
lượng đối phương
- Bảo đảm an ninh
khu vực và tuyến
đường
- Hạn chế nguy cơ, - Giảm tác động đối - Bảo đảm hậu
rủi ro với lực lượng cần
- Bảo vệ lực lượng - Bảo vệ sức khỏe lực - Chi viện
- Phòng chống lượng - Phòng chống
CBRN - Bảo đảm y tế ICBRN-R
Bảo vệ lực lượng và quản
- Tiêu tẩy độc (sơ - Tiêu tẩy độc (toàn
lý hậu quả
bộ) diện)
- Phòng độc - Phòng chống CBRN
- Trinh sát tuyến - Phòng chống
đường cơ động ICBRN-R
- Bảo đảm hậu cần
Chú thích: CBRN – Sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân; ICBRN-R – Phòng chống vũ khí sinh -
hóa - phóng xạ - hạt nhân quốc tế
Chuẩn bị các thuyết minh và lược đồ phương án tác chiến
3-138. Sỹ quan tham mưu tác chiến (S-3) chuẩn bị các thuyết minh và
lược đồ công tác bảo đảm đối với từng phương án tác chiến. Phương án tác
chiến phác thảo rõ ràng cách thức đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao; thể
hiện cụ thể cách thức đơn vị áp dụng các học thuyết liên quân cho các hoạt động
tác chiến trên mặt đất và dưới địa đạo (nếu có thể). Lược đồ trình bày các khía
cạnh cơ động lực lượng, bao gồm việc vị trí của các đơn vị. Thuyết minh và
lược đồ phương án tác chiến xác định các yếu tố “ai, cái gì (các nhiệm vụ), thời
điểm, địa điểm và mục đích” của từng đơn vị trực thuộc.
BƯỚC 4 - PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁN TÁC CHIẾN
3-139. Phân tích phương án tác chiến tạo điều kiện để người chỉ huy và các
sỹ quan tham mưu xác định các khó khăn tiềm ẩn, các điểm xung đột và các kết
quả có thể xảy ra đối với từng phương án tác chiến. Công tác này có thể đòi hỏi
người chỉ huy và sỹ quan tham mưu phải đánh giá lại các phần của phương án tác
chiến nếu như xuất hiện sự không nhất quán. Người chỉ huy, sỹ quan tham mưu
và các cá nhân có liên quan khác (thuộc lực lượng liên quân, liên cơ quan, đa
quốc gia hoặc lực lượng tác chiến đặc biệt) có thể thay đổi phương án tác chiến

75
hoặc lập một phương án tác chiến mới sau khi đã xác định các vấn đề, nhiệm vụ,
yêu cầu bổ sung. Việc rà soát sẽ giúp hoàn thiện các phương án tác chiến.
Lập danh sách tất cả các lực lượng quân nhà
3-140. Người chỉ huy và sỹ quan tham mưu cần cân nhắc đến tất cả các
đơn vị thuộc cấp có thể tham gia vào hoạt động tác chiến, trong đó đặc biệt chú
ý đến các mối quan hệ bảo đảm (có thể bao gồm mối quan hệ phối hợp không
chính thức với các đối tác liên cơ quan). Danh sách các lực lượng quân nhà có
trong mọi phương án tác chiến.
Lập danh sách các giả định
3-141. Các đặc tính chưa nắm bắt được trong các hoạt động tác chiến địa
đạo đòi hỏi người chỉ huy và sỹ quan tham mưu phải đưa ra nhiều giả định khác
nhau. Các giả định được sử dụng nhằm đánh giá lại các mối nguy cơ, rủi ro đối
với hoạt động tác chiến.
Lập danh sách các hoạt động chính và các điểm quyết định
3-142. Một hoạt động chính là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Một điểm quyết định là điểm (về không gian và
thời gian) mà người chỉ huy hoặc sỹ quan tham mưu đưa ra một quyết định then
chốt liên quan đến một phương án tác chiến cụ thể (xem tài liệu JP 5-0).
3-143. Người chỉ huy và sỹ quan tham mưu phải xác định các hoạt động
chính và các điểm quyết định có thể làm thay đổi hoàn toàn phương án tác chiến
địa đạo. Tiến hành kiểm tra các kế hoạch nhánh trong quá trình rà soát phương
án tác chiến nhằm giải quyết các tình huống khác nhau có thể xảy ra dưới địa
đạo.
3-144. Danh sách dưới đây là các điểm quyết định mà người chỉ huy và sỹ
quan tham mưu cần cân nhắc trong quá trình lập kế hoạch tiến công một cơ sở
ngầm:
- Đột phá cửa ra vào địa đạo lần thứ hai nếu như hoạt động đột phá lần
thứ nhất thất bại.
- Đề xuất sử dụng các hoạt động tác chiến đặc biệt hoặc các lực lượng,
phương tiện liên cơ quan.
- Tiếp xúc với vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân hoặc các chất hóa
học và vật liệu công nghiệp độc hại ở bên trong cơ sở ngầm.
- Tiến hành hoạt động chuyển thương dưới địa đạo.
- Tăng cường lực lượng bên trong cơ sở ngầm.
- Cơ sở ngầm rộng và phức tạp hơn so với dự kiến.
Lựa chọn phương pháp mô phỏng phương án tác chiến
3-145. Có 03 phương pháp mô phỏng phương án tác chiến, gồm: Vành
đai (belt), tiếp cận theo chiều sâu (avenue-in-depth) và hình hộp (box). Cả 03
phương pháp này đều thích hợp đối với các hoạt động mô phỏng phương án tác
chiến trên mặt đất. Thông thường, phương pháp hình hộp được sử dụng phổ biến
nhất trong các hoạt động tác chiến địa đạo. Phương pháp này cho phép các sỹ
quan tham mưu tập trung vào các khu vực quan trọng đã biết hoặc nghi ngờ bên
trong cơ sở ngầm (xem tài liệu FM 6-0 để biết thêm thông tin về các phương
pháp mô phỏng phương án tác chiến).
76
Mô phỏng phương án tác chiến và đánh giá kết quả
3-146. Sỹ quan tham mưu đánh giá tất cả các lực lượng có thể ảnh hưởng
đến hoạt động tác chiến của quân nhà, bao gồm cả lực lượng đối phương ở bên
ngoài khu vực tác chiến. Đánh giá từng động thái của quân nhà để xác định các
lực lượng, phương tiện và hành động cần thiết để đánh bại đối phương tại điểm
tác chiến đó. Ngoài ra, sỹ quan tham mưu cần liên tục cân nhắc sử dụng các kế
hoạch nhánh và kế hoạch tình huống nhằm bảo đảm quân nhà đánh bại các hoạt
động phản công của đối phương hoặc đối phó với các phản ứng có thể xảy ra từ
dân thường.
3-147. Người chỉ huy và sỹ quan tham mưu xem xét các cách thức để
hoàn thành nhiệm vụ, bảo vệ lực lượng và định hình môi trường tác chiến.
Trong quá trình mô phỏng phương án tác chiến, các sỹ quan tham mưu đánh giá
nguy cơ đối với từng phương án tác chiến.
3-148. Việc mô phỏng hiệu quả một kế hoạch tiến công cơ sở ngầm xuất
phát từ việc người chỉ huy và sỹ quan tham mưu phát hiện, phân tích, phát triển
và xác định các tác động cụ thể.
3-149. Người chỉ huy và sỹ quan tham mưu chọn lọc hoặc điều chỉnh các
vấn đề sau:
- Các vị trí và mốc thời gian của các điểm quyết định ở cả trên và dưới
mặt đất.
- Bảng và biểu đồ về các hoạt động của đối phương ở cả trên và dưới mặt đất.
- Tổ chức nhiệm vụ, bao gồm các thay đổi dự kiến theo từng giai đoạn.
Điều này đặc biệt quan trọng nếu lực lượng tác chiến trên mặt đất chuyển quyền
kiểm soát cho lực lượng tác chiến địa đạo và ngược lại.
- Các biện pháp kiểm soát và sơ đồ tác chiến cập nhật, bảo đảm sự linh
hoạt đối với các khu vực địa đạo chưa nắm bắt được.
- Yêu cầu thông tin thiết yếu của người chỉ huy theo từng giai đoạn, cả
trong các hoạt động tác chiến trên và dưới mặt đất.
3-150. Người chỉ huy và sỹ quan tham mưu xác định các vấn đề sau:
- Địa hình quan trọng đã biết (trên mặt đất) hoặc giả định (dưới địa đạo).
- Các mốc thời gian và khu vực đối phương có thể sử dụng vũ khí hủy diệt
hàng loạt và các yêu cầu phòng chống vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân
đối với lực lượng quân nhà.
- Các mốc thời gian hoặc vị trí có thể triển khai lực lượng dự bị hoặc phản
ứng nhanh.
- Các phương án tác chiến có thể và nguy hiểm nhất của đối phương.
- Các vị trí chỉ huy và sở chỉ huy để kiểm soát và đồng bộ các hoạt động
tác chiến trên mặt đất và dưới địa đạo.
- Các tình huống then chốt trên và dưới mặt đất.
- Các yêu cầu bảo đảm đối với từng chức năng chiến đấu.
- Các mối nguy hiểm; đánh giá và lập các biện pháp kiểm soát chúng.
- Các yêu cầu phối hợp nhằm thống nhất và đồng bộ hoạt động của các
lực lượng liên quân, liên cơ quan, đa quốc gia và tác chiến đặc biệt với nhau.
3-151. Người chỉ huy và sỹ quan tham mưu thiết lập các yếu tố sau:
77
- Các điểm quyết định trong hoạt động tác chiến địa đạo.
- Bảng đồng bộ các hoạt động tác chiến trên và dưới mặt đất.
- Bảng và biểu đồ chi viện quyết định.
- Kế hoạch và sơ đồ thu thập tin tức tình báo.
- Chủ đề và thông điệp theo yêu cầu.
- Các kế hoạch và biện pháp kiểm soát hỏa lực, bảo vệ lực lượng và bảo
đảm hậu cần.
3-152. Người chỉ huy và sỹ quan tham mưu xác định các vấn đề sau:
- Các yêu cầu về nghi binh và tạo bất ngờ.
- Thời gian tập kết các lực lượng và bắt đầu tiến công đối phương.
- Các mốc thời gian cơ động và bảng bố trí các phương tiện chiến đấu chủ
yếu, bao gồm các điểm nút của hệ thống thông tin liên lạc và các lực lượng,
phương tiện chuyên môn trong tác chiến địa đạo.
- Tiêu chí dừng nhiệm vụ tác chiến địa đạo.
- Khoảng thời gian dự tính đối với toàn bộ hoạt động tác chiến và từng
tình huống then chốt.
- Tỉ lệ dự kiến lực lượng đối phương bị tiêu diệt trong toàn bộ hoạt động
tác chiến và từng tình huống then chốt.
- Mức độ hoàn thành tối thiểu các nhiệm vụ quan trọng của đơn vị.
- Các yêu cầu về mục tiêu trong tác chiến, bao gồm việc phát hiện hoặc
xác định các mục tiêu có giá trị chiến thuật cao và lập chỉ dẫn tiến công.
- Bố trí các phương tiện, trang bị vũ khí cho các chỉ huy cấp dưới để hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
- Yêu cầu về các phương tiện cần thiết để phát triển chiến đấu bên trong
cơ sở ngầm.
- Các yêu cầu về bắt giữ, áp giải, chăm sóc y tế và xử lý các vấn đề về tù
binh.
BƯỚC 5 - SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN TÁC CHIẾN
3-153. Các sỹ quan tham mưu bắt đầu so sánh các phương án tác chiến
bằng việc phân tích và đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của từng phương án
theo góc nhìn của từng người. Họ sẽ trình bày ý kiến của mình đối với những
phân tích và đánh giá của các sỹ quan tham mưu khác. Bằng cách sử dụng tiêu
chí đánh giá được chuẩn bị trước khi mô phỏng phương án tác chiến, sỹ quan
tham mưu phác thảo từng phương án tác chiến, nhấn mạnh đến các điểm mạnh
và điểm yếu của chúng. So sánh các điểm mạnh và điểm yếu của từng phương
án tác chiến sẽ giúp xác định được các ưu điểm và hạn chế của chúng đối với
các phương án khác.
3-154. Trong quá trình phân tích nhiệm vụ, người chỉ huy căn cứ vào tiêu
chí đánh giá và các phân tích và đánh giá của đội ngũ sỹ quan tham mưu. Người
chỉ huy cần cân nhắc nhiều hơn về các nguy cơ, rủi ro trong môi trường tác
chiến địa đạo và khả năng đồng bộ các hoạt động tác chiến trên mặt đất và dưới
địa đạo cùng lúc.
BƯỚC 6 - THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN TÁC CHIẾN

78
3-155. Sau khi nghe báo cáo, người chỉ huy lựa chọn phương án tác chiến
và đưa ra chỉ dẫn lập kế hoạch cuối cùng. Chỉ dẫn này bao gồm ý định đã điều
chỉnh của người chỉ huy (nếu cần thiết) và các yêu cầu thông tin thiết yếu khác
của người chỉ huy nhằm bảo đảm cho hoạt động triển khai chiến đấu. Ngoài ra,
còn có các chỉ dẫn bổ sung về các ưu tiên cho chức năng chiến đấu, lập chỉ lệnh,
hợp luyện và chuẩn bị tác chiến. Chỉ dẫn này còn bao gồm các ưu tiên nguồn lực
nhằm bảo đảm quyền tự do hành động, bảo đảm hậu cần thông suốt cho cả hoạt
động tác chiến trên mặt đất và dưới địa đạo.
3-156. Người chỉ huy đưa các nguy cơ, rủi ro có thể chấp nhận được vào
chỉ dẫn lập kế hoạch cuối cùng. Chỉ dẫn này sử dụng các đánh giá của đội ngũ
sỹ quan tham mưu, cùng với kinh nghiệm của người chỉ huy để đánh giá về các
nguy cơ, rủi ro liên quan đến môi trường tác chiến địa đạo. Người chỉ huy phải
chỉ huy cấp trên chấp thuận đối với bất kỳ nguy cơ, rủi ro nào có thể gây nguy
hiểm đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cấp trên.
BƯỚC 7 - RA, PHỔ BIẾN CÁC CHỈ LỆNH CHIẾN ĐẤU
3-157. Sỹ quan tham mưu chuẩn bị chỉ lệnh hoặc kế hoạch bằng cách đưa
phương án tác chiến được lựa chọn thành một nguyên tắc tác chiến rõ ràng,
chính xác. Thuyết minh phương án tác chiến trở thành nguyên tắc tác chiến.
Lược đồ phương án tác chiến trở thành nền tảng cho các hoạt động tác chiến.
Nếu thời gian cho phép, sỹ quan tham mưu có thể mô phỏng một cách chi tiết
hơn phương án tác chiến được lựa chọn nhằm đồng bộ hoàn toàn hoạt động tác
chiến và hoàn chỉnh phương án tác chiến. Sỹ quan tham mưu sử dụng mẫu biểu
quy định để lập chỉ lệnh tác chiến.
CHUẨN BỊ TÁC CHIẾN
3-158. Người chỉ huy làm công tác chuẩn bị tác chiến cho các đơn vị cấp
dưới để tiến công một cơ sở ngầm theo nhiều cách khác nhau. Đồng bộ các hoạt
động tác chiến trên mặt đất và dưới địa đạo thông qua hợp luyện, vốn rất quan
trọng và mất nhiều thời gian và công sức nhất. Đưa các lực lượng chuyên môn
vào đội hình đơn vị, tiến hành kiểm tra trước chiến đấu, điều chỉnh quy trình chỉ
huy và kiểm soát cũng là các yếu tố quan trọng của công tác chuẩn bị tác chiến.
SỬ DỤNG CÁC ĐƠN VỊ CHUYÊN MÔN
3-159. Tiến công một cơ sở ngầm đòi hỏi các năng lực đặc biệt, thường
không được biên chế cho các lữ đoàn hoặc tiểu đoàn bộ binh. Một khi tiếp nhận,
người chỉ huy và sỹ quan tham mưu chịu trách nhiệm sử dụng các đơn vị chuyên
môn nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao. Các đơn vị xử lý vật nổ,
phòng chống vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân, công binh và các đơn vị
chuyên môn khác phải nắm chắc nhiệm vụ của mình theo nguyên tắc tác chiến, ý
định của người chỉ huy. Ngoài ra, các đơn vị này cũng phải nắm chắc các mối quan
hệ chỉ huy và bảo đảm cụ thể. Khi chuyển giao vai trò bảo đảm từ một đơn này
sang đơn vị khác, họ phải bảo đảm quy trình hoạt động tiêu chuẩn (SOP). Một số
lượng lớn các đơn vị chuyên môn tham gia vào các hoạt động tác chiến địa đạo có
thể nhanh chóng làm người chỉ huy mất khả năng kiểm soát; vì vậy, cần cân nhắc
và tính toán mức độ kiểm soát khi sử dụng các đơn vị chuyên môn. Các sỹ quan
tham mưu chịu trách nhiệm nắm bắt yêu cầu của các đơn vị chuyên môn như an

79
ninh, trang thiết bị hoặc các nguồn lực khác nhằm bảo đảm chức năng chiến trường
của các đơn vị này. Việc nắm bắt này được thực hiện thông qua hoạt động phối hợp
và hợp luyện kỹ lưỡng trước khi thực hiện nhiệm vụ.
3-160. Việc nắm bắt vị trí hoặc chức năng cụ thể của một cơ sở ngầm có
thể đòi hỏi sự tham gia của các lực lượng liên quan, liên cơ quan, đa quốc gia
hoặc tác chiến đặc biệt. Các đơn vị đề xuất các năng lực chuyên môn với cấp
trên lữ đoàn. Khi các đơn vị tiếp nhận lực lượng chuyên môn này, các sỹ quan
tham mưu tiến hành phối hợp và sử dụng các lực lượng chuyên môn này như
tiến hành đồng bộ các hoạt động tác chiến trên mặt đất và dưới địa đạo.
CÔNG TÁC KIỂM TRA TRƯỚC KHI CHIẾN ĐẤU
3-161. Chỉ huy các cấp thực hiện công tác kiểm tra trước chiến đấu đối
với tất cả các đơn vị nhằm bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu. Người chỉ huy
tiến hành hoặc chỉ đạo công tác kiểm tra trước khi chiến đấu của các trang thiết
bị chuyên dụng nhằm chuẩn bị tiến công một cơ sở ngầm. Các trang thiết bị bảo
đảm cho hoạt động tác chiến địa đạo có thể bao gồm:
- Thiết bị đột phá.
- Các khiên chắn đạn.
- Các thiết bị ánh sáng (ánh sáng nhìn thấy được và ánh sáng hồng ngoại).
- Thiết bị nhìn đêm và chiếu sáng.
- Các trang bị thông tin liên lạc chính và dự phòng.
- Thiết bị thở.
- Thiết bị bảo vệ và tiêu tẩy độc sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân.
- Các thiết bị cảm biến không khí, sinh - hóa - phóng xạ -hạt nhân và các
thiết bị cảm biến khác.
- Các loại thang.
- Dây thừng.
- Các bộ dụng cụ bản đồ và đánh dấu.
- Thiết bị phát hiện vật nổ.
HỢP LUYỆN
3-162. Các bài hợp luyện là một phần quan trọng của quá trình chuẩn bị
tác chiến. Các đặc tính chưa biết đến của môi trường tác chiến địa đạo khiến cho
hoạt động hợp luyện trở thành phần quan trọng nhất của quá trình chuẩn bị tiến
công một cơ sở ngầm. Người chỉ huy cần phối hợp chặt chẽ các trang thiết bị
chuyên dụng trong các bài hợp luyện. Các hành động và yếu tố quan trọng mà
người chỉ huy, sỹ quan tham mưu cần xem xét trong các bài hợp luyện gồm:
- Các hành động khi tiếp xúc với đối phương, cả trên mặt đất và bên trong
cơ sở ngầm.
- Hoạt động cô lập cơ sở ngầm.
- Đột phá.
- Phát hiện, đánh dấu và xử lý vật nổ.
- Các nguy cơ, rủi ro liên quan đến tác động của các loại vũ khí (trên mặt
đất và dưới địa đạo).
- Hành động đối phó khi đối phương phản công.

80
- Các thay đổi về tổ chức nhiệm vụ, đặc biệt là đối với các đơn vị quan
trọng.
- Các yêu cầu và phương thức báo cáo (bao gồm hoạt động xác định vị trí
trên bản đồ của cơ sở ngầm).
- Hoạt động phát triển chiến đấu bên trong cơ sở ngầm.
- Quy trình bắt giữ và xử lý vấn đề tù binh.
- Hoạt động chuyển thương từ trong cơ sở ngầm lên mặt đất.
- Các hoạt động đột xuất như:
+ Sập đường hầm.
+ Tiêu chí dừng hoặc chuyển nhiệm vụ.
+ Mất năng lực chuyên môn quan trọng.
+ Xuất hiện vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân hoặc chất hóa học
công nghiệp độc hại.
+ Thương vong lớn.
+ Giải cứu lực lượng.
CHỈ HUY VÀ KIỂM SOÁT
3-163. Các quy trình chỉ huy và kiểm soát, cùng các tính toán cập nhật
của đội ngũ sỹ quan tham mưu diễn ra liên tục trong suốt quá trình diễn ra hoạt
động tác chiến. Sỹ quan tham mưu liên tục tổng hợp và phân tích thông tin nhằm
hỗ trợ người chỉ huy ra quyết định. Ngoài ra, sỹ quan tham mưu tiến hành phổ
biến bất kỳ cập nhật hoặc thay đổi nào cho các đơn vị cấp dưới thông qua các
chỉ lệnh khác nhau.
Triển khai kế hoạch thu thập tin tức tình báo và phổ biến các chỉ lệnh
3-164. Triển khai kế hoạch thu thập tin tức tình báo càng sớm càng tốt, lý
tưởng nhất là sau khi kết thúc bước 2 của quá trình phân tích nhiệm vụ. Sỹ quan
tham mưu liên tục quản lý và định hướng lại một cách chủ động cho các lực
lượng, phương tiện trinh sát trong suốt quá trình chuẩn bị tác chiến nhằm đáp
ứng các yêu cầu ưu tiên về tin tức tình báo. Phân tích thông tin mới, cập nhật kế
hoạch và phổ biến tới các đơn vị cấp dưới thông qua các chỉ lệnh khác nhau theo
yêu cầu. Các khía cạnh tập trung cập nhật bao gồm:
- Các thay đổi về lực lượng đối phương gần cơ sở ngầm.
- Các lối vào, lỗ thông hơi, vật cản hoặc rào chắn mới phát hiện.
- Sự tồn tại của vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân hoặc các vật liệu
độc hại.
- Các thay đổi về kế hoạch chiến đấu.
- Các thay đổi về tổ chức nhiệm vụ.
- Các thay đổi về các nguồn lực cần thiết.
Chuyển từ kế hoạch sang hoạt động thực tế
3-165. Một trong những hoạt động cuối cùng trong quá trình chuẩn bị tác
chiến là chuyển giao trách nhiệm đồng bộ hoạt động chiến đấu từ kế hoạch sang
hoạt động thực tế cho các sỹ quan tham mưu cấp dưới. Các cơ quan lập kế
hoạch tiến hành trình bày kế hoạch chuyển giao chi tiết nhằm bảo đảm các sỹ
quan tham mưu cấp dưới nắm bắt được các vấn đề sau:
- Nhiệm vụ và ý định của người chỉ huy.
81
- Nguyên tắc tác chiến (trên mặt đất và dưới địa đạo).
- Các biện pháp kiểm soát bằng sơ đồ.
- Các điểm tập trung hỏa lực và các điều kiện cần thiết.
- Tổ chức nhiệm vụ của các đơn vị chuyên môn.
- Các điểm quyết định và các điểm quyết định dự kiến dưới địa đạo.
- Các hoạt động thu thập tin tức tình báo tiếp theo.
- Các tình huống bất ngờ.
THỰC HÀNH TÁC CHIẾN
3-166. Người chỉ huy triển khai hoạt động tiến công nhằm vào một cơ sở
ngầm bằng cách đồng bộ toàn bộ các chức năng và môi trường chiến đấu đúng
nơi, đúng lúc và đúng mục đích trên mặt đất và dưới địa đạo. Điểm mấu chốt là
bảo đảm sự linh hoạt nhằm đối phó với các thách thức và tình huống bất ngờ có
thể xảy ra trong quá trình tiến công và bảo đảm sự kiên trì về mặt chiến thuật khi
cần thiết.
3-167. Mức độ phức tạp của cuộc tiến công nhằm vào một cơ sở ngầm
hoặc một hệ thống địa đạo đòi hỏi phải xác định chính xác vị trí, vai trò của
những người chỉ huy. Những vị trí này đóng vai trò quan trọng trong suốt quá
trình tiến công một cơ sở ngầm. Theo chức năng, các vị trí chỉ huy bao gồm:
- Chỉ huy lực lượng tác chiến: Là người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ
nhiệm vụ nói chung, đối với cả các hoạt động mặt đất lẫn dưới địa đạo. Thông
thường là chỉ huy lữ đoàn hoặc tiểu đoàn bộ binh.
- Chỉ huy lực lượng bảo đảm an ninh: Là người chịu trách nhiệm bảo đảm
an ninh đối với tất cả hoặc một phần hành lang an ninh bên ngoài. Một lực
lượng tác chiến có thể có nhiều chỉ huy lực lượng bảo đảm an ninh, chịu trách
nhiệm báo cáo lên chỉ huy lực lượng tác chiến. Ví dụ, mỗi chỉ huy tiểu đoàn
chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh một phần hành lang an ninh bên ngoài của lữ
đoàn, sẽ đóng vai trò là một chỉ huy lực lượng bảo đảm an ninh.
- Chỉ huy lực lượng tiến công: Là người chịu trách nhiệm thiết lập hành
lang an ninh bên trong, đột phá và truy quét lực lượng đối phương trong cơ sở
ngầm.
- Chỉ huy lực lượng truy quét: Là chỉ huy lực lượng tác chiến địa đạo,
chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các hoạt động truy quét, đánh dấu, lập sơ đồ về
cơ sở ngầm. Lực lượng truy quét là một đơn vị cấp dưới của lực lượng tiến
công. Chỉ huy lực lượng truy quét tiếp nhận chỉ thị và báo cáo lên chỉ huy lực
lượng tiến công.
TRINH SÁT MỤC TIÊU
3-168. Sỹ quan tham mưu tác chiến (S-3) và sỹ quan tham mưu tình báo
(S-2) tiếp tục sử dụng các lực lượng, phương tiện thu thập tin tức tình báo như
tiểu đoàn trinh sát thiết giáp, trung đội trinh sát (thuộc tiểu đoàn), hệ thống
không người lái, trinh sát kỹ thuật và máy bay cánh cố định nhằm tăng cường độ
tin cậy của các thông tin về cơ sở ngầm và địa hình xung quanh. Các sỹ quan
tham mưu báo cáo các thông tin mới thu thập được lên chỉ huy lực lượng tác
chiến, từ đó có thể dẫn đến sự thay đổi về nguyên tắc tác chiến. Các thông tin
quan trọng bao gồm việc phát hiện các lối vào, lỗ thông hơi hoặc trung tâm chức

82
năng mới, các hệ thống phòng ngự hoặc vật cản trên mặt đất của cơ sở ngầm,
hay sự hiện diện của lực lượng đối phương ở vị trí có khả năng phản công. Mức
độ tập trung thu thập tin tức tình báo có thể được chuyển đổi sau khi hành lang
an ninh bên trong được thiết lập.
CƠ ĐỘNG VÀO TIẾP XÚC VÀ CÔ LẬP MỤC TIÊU
3-169. Hoạt động cơ động vào tiếp xúc mục tiêu bắt đầu khi đơn vị đã
hoàn thành công tác chuẩn bị tác chiến và vượt qua tuyến xuất phát. Đơn vị tiến
hành cô lập mục tiêu bằng cách thiết lập các hành lang an ninh bên ngoài và bên
trong, bố trí tất cả các lực lượng, phương tiện bảo đảm nhằm thiết lập các điều
kiện cần thiết để bắt đầu tiến công mục tiêu.
Thiết lập hành lang an ninh bên ngoài
3-170. Sau khi vượt qua tuyến xuất phát, các lực lượng bảo đảm an ninh
cơ động về phía cơ sở ngầm, vận dụng các đội hình và kỹ thuật cơ động theo
quy định. Các lực lượng này đã được chuẩn bị cho tình huống tiếp xúc với đối
phương trước khi cơ động đến tuyến triển khai; chịu trách nhiệm thiết lập hành
lang an ninh bên ngoài và các vị trí chốt chặn, đồng thời thường là lực lượng đầu
tiên tiếp xúc với các lực lượng chiến đấu hoặc các vị trí phòng ngự (như các
bong-ke và hào chiến đấu) của đối phương.
3-171. Khi một đơn vị tiếp xúc với đối phương, đơn vị đó áp dụng các kỹ
chiến thuật chiến đấu phù hợp, phối hợp với các loại hỏa lực gián tiếp, các
phương tiện đường không và lực lượng công binh ở những vị trí có thể. Nếu tiếp
xúc với một hệ thống các vị trí phòng ngự bố trí các vật cản hỗ trợ để bảo vệ cơ
sở ngầm, thì có thể cần tiến hành một hoặc nhiều hoạt động đột phá liên quân.
3-172. Các lực lượng bảo đảm an ninh tiếp tục cơ động cho đến khi vào
các vị trí chốt chặn đã được xác định. Các lực lượng này bố trí các đơn vị trinh
sát và cảnh giới như tiểu đoàn trinh sát thiết giáp hoặc trung đội trinh sát (thuộc
tiểu đoàn) dọc hành lang an ninh bên ngoài hoặc bố trí cho một nhiệm vụ bảo
đảm an ninh riêng. Các đơn vị cấp dưới báo cáo khi chiếm lĩnh được các vị trí
chốt chặn và ngay lập tức củng cố các vị trí này trong khả năng của mình nhằm
chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống đối phương phản công. Đơn vị hoàn thành
nhiệm vụ thiết lập hành lang an ninh bên ngoài khi tất cả các vị trí chốt chặn đã
được thiết lập.
Thiết lập hành lang an ninh bên trong
3-173. Lực lượng tiến công chịu trách nhiệm thiết lập hành lang an ninh
bên trong cơ sở ngầm. Lực lượng tiến công cơ động vào vị trí chiến đấu trong
khi các lực lượng bảo đảm an ninh cơ động vào các vị trí chốt chặn hoặc sau khi
các lực lượng này thiết lập hành lang an ninh bên ngoài. Chỉ huy lực lượng tiến
công có thể lựa chọn nhiều vị trí tiến công khác nhau dựa trên các vị trí thực địa
và sự phân bố các lối vào và lỗ thông hơi đã biết của cơ sở ngầm đó.
3-174. Khi đã ở (các) vị trí tiến công, chỉ huy lực lượng tiến công tiến
hành kiểm tra lần cuối đối với các đơn vị cấp dưới, nhằm bảo đảm rằng, tất cả
các đơn vị cấp dưới đã xác định được các vị trí tiến công bằng hỏa lực hoặc chi
viện bằng hỏa lực của mình, đồng thời bảo đảm mọi lực lượng, phương tiện đã
sẵn sàng để thiết lập hành lang an ninh bên trong. Tùy thuộc vào mục đích sử
83
dụng cơ sở ngầm, lực lượng tiến công có thể được tăng cường các thành phần
liên cơ quan, đa quốc gia hoặc tác chiến đặc biệt.
3-175. Chỉ huy lực lượng tiến công báo cáo lên chỉ huy lực lượng tác
chiến khi tất cả các điều kiện cần thiết đã được thiết lập, đề xuất cho phép thiết
lập hành lang an ninh bên trong và triển khai theo chỉ thị của chỉ huy lực lượng
tác chiến. Lực lượng tiến công cơ động vào các vị trí tiến công bằng hỏa lực
hoặc chi viện bằng hỏa lực, đồng thời hướng sự tập trung vào các lối vào và lỗ
thông hơi đã biết. Các thành phần thuộc lực lượng tiến công tiến hành chế áp
hoặc tiêu diệt các hệ thống phòng ngự còn lại trên mặt đất của đối phương. Hành
lang an ninh bên trong được thiết lập khi tất cả các thành phần của lực lượng
tiến công đã chiếm lĩnh được các vị trí tiến công bằng hỏa lực hoặc chi viện
bằng hỏa lực, đồng thời sẵn sàng tiến hành nhiệm vụ chiến thuật hoặc đột phá
vào cơ sở ngầm đó.
3-176. Sở chỉ huy cấp trên có thể giao nhiệm vụ cho các đơn vị của lực
lượng tiến công nhằm vào các trung tâm chức năng để cản trở các chức năng
bảo đảm đời sống như điện hoặc thông hơi bên trong một cơ sở ngầm. Chỉ huy
lực lượng tác chiến cần cân nhắc giữa ưu thế của hoạt động gây áp lực đối với
đối phương ở bên trong cơ sở ngầm với nguy cơ gây ra các mối nguy hiểm cho
lực lượng quân nhà xâm nhập vào cơ sở ngầm đó từ việc cản trở các hệ thống
bảo đảm đời sống và có thể cả các hệ thống giữ ổn định các vũ khí sinh - hóa -
phóng xạ - hạt nhân.
Bố trí các lực lượng, phương tiện quan trọng
3-177. Sở chỉ huy lực lượng tác chiến thiết lập các điều kiện tiến công
một cơ sở ngầm bằng cách chỉ đạo việc bố trí các lực lượng, phương tiện quan
trọng cùng lúc hoặc sau khi thiết lập hành lang an ninh bên trong. Trước khi
triển khai các hoạt động tác chiến địa đạo, các đơn vị như đơn vị phòng chống
vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân, công binh, quân y, đơn vị cấp trên lữ
đoàn, tác chiến đặc biệt hoặc liên cơ quan đã ở các vị trí quy định. Các lực lượng
này có thể cơ động độc lập hoặc cùng với một sở chỉ huy tổ chức nhiệm vụ.
CÁC HÀNH ĐỘNG TẠI VỊ TRÍ MỤC TIÊU
3-178. Các hành động tại vị trí mục tiêu trong một hoạt động tiến công cơ
sở ngầm tối thiểu cần bao gồm: Hoạt động truy quét, khai thác và xử lý vấn đề
tù binh. Thông thường, đơn vị tiến công cần tiến hành một hoặc nhiều hoạt động
đột phá để tiếp cận được cơ sở ngầm.
Lựa chọn chiêu hàng đối phương
3-179. Chỉ huy lực lượng tiến công có thể lựa chọn hoặc được chỉ đạo tiến
hành hoạt động chiêu hàng đối phương trước khi tìm cách đột phá một cơ sở
ngầm như một phương thức bảo vệ lực lượng. Chiến thuật này nhằm giảm nguy
cơ, rủi ro cho lực lượng quân nhà, tránh phải xâm nhập vào cơ sở ngầm, giảm
nguy cơ tiếp xúc với vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân hoặc các vật liệu
độc hại (nếu tồn tại). Sử dụng các đơn vị bảo đảm thông tin quân sự và phiên
dịch viên để hỗ trợ chiêu hàng đối phương.
3-180. Không có gì bảo đảm rằng cơ sở ngầm đã hết lực lượng đối
phương, thậm chí ngay cả khi đối phương phản hồi với lời chiêu hàng và rời ra
84
ngoài cơ sở ngầm. Một đối phương nham hiểm có thể giữ lại một số đơn vị ở
bên trong cơ sở ngầm nhằm phục kích các lực lượng quân nhà. Chỉ huy lực
lượng tiến công vẫn cần sẵn sàng ra lệnh cho lực lượng truy quét xâm nhập và
truy quét lực lượng đối phương ở bên trong cơ sở ngầm, ngay cả khi đối phương
đầu hàng và thông báo không còn lực lượng nào ở bên trong cơ sở ngầm.
3-181. Chỉ huy lực lượng tác chiến có thể quyết định mục tiêu và gây cản
trở các hệ thống bảo đảm đời sống của cơ sở ngầm (như hệ thống điện hoặc
thông hơi) như một biện pháp gây áp lực đối với đối phương bên trong cơ sở
ngầm. Khi điều kiện cho phép, cần tránh gây cản trở vĩnh viễn hệ thống bảo đảm
đời sống của cơ sở ngầm. Chỉ huy lực lượng tiến công cần nối lại hoạt động của
các hệ thống bảo đảm đời sống của cơ sở ngầm trước khi đột phá trong trường
hợp hoạt động chiêu hàng đối phương không hiệu quả. Điều này giúp giảm thiểu
các điều kiện môi trường nguy hiểm đối với lực lượng quân nhà ở bên trong cơ
sở ngầm đó.
Đột phá và giữ vững vị trí đứng chân
3-182. Chỉ huy lực lượng tiến công chuẩn bị đột phá nếu như không thực
hiện hoạt động chiêu hàng đối phương hoặc hoạt động này không có hiệu quả.
Việc tiến hành kiểm tra lần cuối các điều kiện chiến đấu của tất cả các tổ truy
quét (đột phá, tiến công và bảo đảm) là rất quan trọng trước khi tiến hành đột
phá. Chỉ huy lực lượng tiến công và chỉ huy các đơn vị cấp dưới cần bảo đảm
các lực lượng và vũ khí, trang bị sau được bố trí một cách phù hợp và sẵn sàng
trước khi tiến hành đột phá:
- Các khu vực tập kết lực lượng.
- Các tổ đột phá.
- Các loại bộc phá.
- Các đơn vị tiến công.
- Các khiên chắn đạn.
- Đạn dược xon khí (hay còn gọi là đạn dược nhiên liệu không khí).
- Các Rô-bốt.
- Các thiết bị cảm biến chất lượng không khí.
- Các công cụ lập sơ đồ và đánh dấu.
- Các đơn vị và thiết bị cảm biến sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân.
- Trạm tiêu tẩy độc khẩn cấp cho người.
- Các đơn vị xử lý vật nổ.
- Thiết bị nhìn đêm, phát sáng và cảm biến khác.
- Sở chỉ huy.
- Điểm tập kết tù binh chiến tranh.
- Điểm tập kết dân thường.
3-183. Các đơn vị không thiết lập các vị trí quan trọng như sở chỉ huy,
điểm tập kết thương binh, khu vực tập kết lực lượng một cách trực tiếp ở bên
ngoài hoặc trên trục của lối vào mục tiêu. Trong trường hợp xảy ra vụ nổ hoặc
rò rỉ vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân bên trong cơ sở ngầm, thì các tác
động như sóng xung kích hoặc chất độc hại sẽ theo đường này thoát ra ngoài.
Các đơn vị phải cân nhắc hướng gió phổ biến khi thiết lập các vị trí quan trọng
85
này vì lý do trên. Hình 3-13 minh họa một đơn vị thiết lập các vị trí quan trọng
bên ngoài trục của lối vào, đồng thời đã cân nhắc đến yếu tố hướng gió.

Hình 3-13. Bố trí các vị trí quan trọng bên ngoài trục của lối vào mục tiêu
3-184. Sử dụng thuốc nổ có thể giúp phá hủy các kho đạn dược và chất nổ
của đối phương bên trong cơ sở ngầm. Khi sử dụng thuốc nổ bên trong cơ sở
ngầm, có thể xảy ra hiện tượng đá bay (flyrock event), có thể đẩy các tảng đá và
một lượng lớn đất cát phía trên mặt đất đi rất xa.
3-185. Các vật cản chưa biết đến tại lối vào gây khó khăn cho các tổ đột
phá để xác định kích cỡ và vị trí đặt lượng nổ. Một kỹ thuật nhằm xác định kết
cấu cửa ra vào là bắn 01 viên đạn (như đạn cỡ 25mm trang bị cho xe thiết giáp
bộ binh M2 Bradley) vào vị trí góc bên trái hoặc bên phải phía dưới cánh cửa.
Các tổ đột phá xem xét vị trí bắn để xác định kết cấu vật liệu xây dựng cửa (thép
đơn thuần, thép trộn bê tông,…) và độ dày của cánh cửa. Tuy nhiên, khi tiến
hành xem xét các vị trí bắn, lực lượng tiến công phải chú ý các tác động nguy
hiểm của urani nghèo. Các loại đạn có lượng nổ lớn như đạn chống tăng, tên lửa
dẫn đường… có thể gây hư hại cấu trúc của các đường hầm. Vì vậy, nếu có thể,
các đơn vị cần tránh sử dụng các loại đạn này.
3-186. Lực lượng tiến công sẵn sàng tiến hành nhiều đợt đột phá nhằm
tiếp cận được với cơ sở ngầm. Nhiều cơ sở ngầm bố trí nhiều cửa ra vào khác

86
nào ở mỗi lối vào nhằm kiểm soát khả năng tiếp cận. Cửa bên ngoài thường có
trọng lượng nhẹ và dễ dàng vô hiệu hóa. Trong khi đó, các cửa an ninh bên
trong được thiết kế chắc chắn trước các nỗ lực phá hoại; vì vậy, có thể cần đến
một phương thức đột phá khác so với cửa bên ngoài (Xem Chương VI để biết
thêm thông tin về hoạt động đột phá).
3-187. Chỉ huy lực lượng tiến công quyết định sử dụng một hay nhiều
hoạt động đột phá vào một cơ sở ngầm. Nếu lựa chọn đột phá ở nhiều vị trí khác
nhau, chỉ huy lực lượng tiến công cũng phải quyết định đột phá lần lượt hay
cùng lúc, cân nhắc các ưu điểm và nhược điểm của từng phương thức để ra
quyết định.
3-188. Tiến hành đột phá ở một lối vào sẽ ít tốn nguồn lực và lực lượng
hơn so với đột phá ở nhiều lối vào, đồng thời dễ dàng hơn cho người chỉ huy để
kiểm soát hoạt động. Nhược điểm của phương thức này là lực lượng đối phương
sẽ có thể tập trung các lực lượng, phương tiện phòng ngự vào một hướng tiếp
cận duy nhất. Khi tiến hành đột phá ở một lối vào, lực lượng truy quét kết hợp
đột phá và truy quét ở vị trí lối vào đó.
3-189. Tiến hành đột phá ở nhiều lối vào có thể tạo ưu thế cho các lực
lượng quân nhà, khiến lực lượng đối phương rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.
Sử dụng phương thức này như một phương thức nghi binh có thể là chìa khóa
giành thắng lợi của một đơn vị. Đột phá ở nhiều lối vào có thể khiến đối phương
tin rằng, chúng phải chiến đấu ở nhiều hướng khác nhau. Ngoài ra, đột phá ở
nhiều lối vào sẽ giúp chỉ huy lực lượng tiến công có nhiều lựa chọn nếu như đối
phương phản kháng mạnh hơn dự kiến trên hướng tiến công chủ yếu. Nhược
điểm của phương thức này là tiêu tốn lực lượng và các nguồn lực. Đồng thời,
cũng gây khó khăn cho chỉ huy lực lượng tiến công để kiểm soát toàn bộ lực
lượng, làm tăng nguy cơ đánh nhầm lẫn nhau.
3-190. Chỉ huy cần triển khai các biện pháp kiểm soát khi tiến hành đột
phá ở nhiều lối vào cùng lúc. Khi sử dụng phương thức này, chỉ 01 tổ đột phá
tiếp tục cơ động về phía trước sau khi đã giữ vững vị trí đứng chân (đột phá và
truy quét). Tất cả các tổ đột phá khác giữ vững vị trí đứng chân nhưng không
tiếp tục cơ động về phía trước (đột phá và giữ vững vị trí đứng chân). Điều này
giúp giảm nguy cơ đánh nhầm lẫn nhau giữa các tổ truy quét đối phương từ các
hướng khác nhau trong một hệ thống địa đạo chưa nắm bắt được.
3-191. Nếu lực lượng quân nhà nghi ngờ cơ sở ngầm chứa vũ khí hủy diệt
hàng loạt hoặc các vật liệu liên quan, thì tiến hành hoạt động trinh sát sinh - hóa
- phóng xạ - hạt nhân trước khi đột phá. Lực lượng tiến công cần sử dụng các
đơn vị chuyên môn để kiểm tra sự tồn tại của vũ khí hủy diệt hàng loạt trước khi
hoặc ngay sau khi tiến hành đột phá. Hoạt động kiểm tra này cần được tiến hành
liên tục trong suốt quá trình truy quét đối phương bên trong cơ sở ngầm.
3-192. Chỉ huy lực lượng tiến công ra lệnh đột phá lối vào cơ sở ngầm sau
khi đã thiết lập được các điều kiện cần thiết. Các tổ truy quét xâm nhập cơ sở
ngầm nhằm giữ vững vị trí đứng chân và kịp thời đối phó với lực lượng đối
phương. Chỉ huy lực lượng truy quét cần bảo đảm các đơn vị tiến công không bị
triển khai quá mức và gây nguy hiểm cho vị trí đứng chân. Vị trí đứng chân
87
được giữ vững khi mà lực lượng ban đầu của đối phương bị tiêu diệt, chất lượng
không khí bảo đảm và khu vực đã được dò và xử lý hết các loại vật nổ.
3-193. Chỉ huy lực lượng tiến công duy trì liên lạc với tất cả các đơn vị ở
hành lang an ninh bên trong. Lực lượng đối phương có thể thoát ra khỏi cơ sở
ngầm qua các lối vào khác sau khi lực lượng quân nhà tiến hành đợt đột phá đầu
tiên. Các đơn vị ở hành lang an ninh bên trong tiến hành giao chiến hoặc bắt giữ
lực lượng đối phương tuân theo các quy tắc giao chiến.
Truy quét đối phương trong cơ sở ngầm
3-194. Khi đã giữ vững vị trí đứng chân ban đầu, chỉ huy lực lượng tiến
công ra lệnh cho chỉ huy lực lượng truy quét tiến hành truy quét đối phương bên
trong cơ sở ngầm. Các tổ truy quét tiến hành đánh giá sơ bộ về chất lượng không
khí và nếu điều kiện cho phép, sử dụng các Rô-bốt để giảm nguy cơ lực lượng
quân nhà tiếp xúc với lực lượng đối phương, các bẫy nổ và các mối nguy cơ, rủi
ro về môi trường khác. Các tổ truy quét cần liên tục đánh giá chất lượng không
khí và khả năng nhiễm vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân. Các đơn vị này
tiến hành truy quét đối phương bên trong cơ sở ngầm một cách thận trọng, đánh
dấu các hành lang và điểm giao cắt trong quá trình cơ động nhằm bảo đảm rút
lui nhanh chóng khỏi cơ sở ngầm khi cần thiết (xem Chương IV và V để biết
thêm thông tin về các phương thức truy quét bên trong một cơ sở ngầm).
3-195. Chỉ huy lực lượng truy quét giám sát lực lượng một cách thận
trọng nhằm tránh hiện tượng quá tải. Ở khía cạnh nào đó, người chỉ huy cần sử
dụng các lực lượng chi viện trước khi lực lượng truy quét quá tải. Khu vực lực
lượng truy quét có thể kiểm soát là rất đa dạng, phụ thuộc vào mức độ phản
kháng của đối phương, số lượng các điểm giao cắt, kích cỡ không gian bên
trong,... Chỉ huy lực lượng truy quét đề xuất chỉ huy lực lượng tiến công chi viện
lực lượng nếu như quy mô cơ sở ngầm vượt quá khả năng của đơn vị. Chỉ huy
lực lượng tiến công cân nhắc các vấn đề liên quan đến khả năng kiểm soát khi ra
quyết định chi viện sức mạnh chiến đấu cho lực lượng truy quét hay chỉ định
một chỉ huy cấp cao hơn để kiểm soát hoạt động truy quét mở rộng.
3-196. Cơ sở ngầm có thể rộng và phức tạp hơn nhiều so với dự kiến ban
đầu, làm gia tăng yêu cầu về số lượng lực lượng truy quét cần thiết. Tình huống
có thể phức tạp hơn khi mà lực lượng tiến công có nhiều đơn vị cấp dưới ở bên
trong cơ sở ngầm cùng lúc và đều cần có sự hiện diện của người chỉ huy lực
lượng tiến công nhằm duy trì khả năng chỉ huy và kiểm soát. Ví dụ như, trong
một hoạt động tác chiến cấp tiểu đoàn, người đại đội trưởng (chỉ huy lực lượng
tiến công) có thể bố trí 02 trung đội (lực lượng truy quét) bên trong một cơ sở
ngầm.
3-197. Mức độ sức mạnh chiến đấu cần thiết để truy quét đối phương bên
trong cơ sở ngầm, cùng với việc đổi vị trí một chỉ huy chủ chốt có thể là điểm
quyết định đối với chỉ huy lực lượng tác chiến. Khi có lệnh, chỉ huy lực lượng
tiến công cơ động vào bên trong cơ sở ngầm, chỉ huy lực lượng tác chiến cân
nhắc tái bố trí sức mạnh chiến đấu từ hành lang an ninh bên ngoài hoặc đề xuất
chỉ huy cấp trên chi viện lực lượng. Hình 3-14 minh họa việc ra một quyết định

88
và bảng chi viện quyết định này trong một cuộc tiến công cơ sở ngầm cấp tiểu
đoàn.

Hình 3-14. Bảng chi viện quyết định nhằm điều chỉnh sức mạnh chiến đấu
3-198. Cả chỉ huy lực lượng tiến công lẫn chỉ huy lực lượng truy quét cần
giám sát chặt chẽ hiện trạng của các lực lượng, phương tiện đột phá như lực
lượng chuyên môn, các thiết bị nổ và thiết bị đột phá. Chỉ huy lực lượng tiến
công cung cấp các đánh giá định kỳ cho chỉ huy lực lượng tác chiến liên quan
đến khả năng đột phá và đề xuất chi viện các lực lượng, phương tiện đột phá nếu
như các điểm đột phá còn lại vượt quá nguồn lực có trong biên chế của đơn vị.
3-199. Chỉ huy lực lượng truy quét tìm cách xác định vị trí phòng kiểm
soát, điều hành cơ sở ngầm và báo cáo chỉ huy lực lượng tiến công nếu xác định
thành công. Phụ thuộc vào mức độ phức tạp của cơ sở ngầm, các đơn vị có thể
sử dụng các phòng kiểm soát, điều hành để mở các lối vào, tắt hoặc bật các hệ
thống bảo đảm đời sống. Ngoài ra, các đơn vị cũng có thể tắt hoặc bật hệ thống
truyền thông đại chúng hoặc truyền hình. Chỉ huy lực lượng tiến công cân nhắc
các hệ thống cần kiểm soát bên trong cơ sở ngầm để chỉ đạo chỉ huy lực lượng
truy quét tiếp cận với các hệ thống này.
3-200. Chỉ huy lực lượng tiến công và lực lượng truy quét cần lường
trước các hoạt động thông tin liên lạc bị gián đoạn và chậm giữa các đơn vị trên
mặt đất và dưới địa đạo. Hoạt động này cần thêm các nguồn lực (liên lạc viên,
đường dây liên lạc hoặc các điểm tiếp phát) khi lực lượng truy quét cơ động sâu
vào bên trong cơ sở ngầm.
3-201. Chỉ huy lực lượng tác chiến và lực lượng tiến công cần bảo đảm
tính kiên trì trong suốt các hoạt động truy quét đối phương bên trong cơ sở
ngầm. Tiến hành truy quét bên trong các cơ sở ngầm hoặc hệ thống địa đạo một
cách thận trọng. Các vấn đề như chất lượng không khí kém hoặc tầm nhìn hạn
chế do khói bụi có thể đòi hỏi lực lượng truy quét rút lui và chờ đợi cho đến khi
các điều kiện này được cải thiện.

89
3-202. Tùy thuộc vào chức năng của cơ sở ngầm, lực lượng truy quét có
thể đối mặt với vũ khí hủy diệt hàng loạt và các nguyên vật liệu liên quan. Vì
vậy, binh sỹ thuộc lực lượng này cần nắm chắc nhất có thể các nhãn mác tiêu
chuẩn quốc tế đối với các vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân. Chỉ huy lực
lượng truy quét đề xuất sử dụng các lực lượng, phương tiện trinh sát sinh - hóa -
phóng xạ - hạt nhân khi nghi ngờ tiếp xúc với các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt,
nếu như không áp dụng quy trình nào khác. Ngoài ra, chỉ huy lực lượng tiến
công cân nhắc tái bố trí các lực lượng, phương tiện tiêu tẩy độc dựa trên dự báo
về nguy cơ, rủi ro của tình huống chiến thuật.
3-203. Khi lực lượng truy quét tiếp xúc với vũ khí hủy diệt hàng loạt, cần
báo cáo với cấp trên lữ đoàn. Lực lượng phòng chống vũ khí sinh - hóa - phóng
xạ - hạt nhân tiến hành đánh giá đặc tính của cơ sở ngầm và đưa ra biện pháp
đối phó quy mô nhỏ với vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nếu cơ sở ngầm có quy mô
lớn hơn so với khả năng của các lực lượng chuyên môn, đơn vị có thể chuyển
giao một phần hoạt động cho cấp trên lữ đoàn, lực lượng tác chiến đặc biệt hoặc
liên cơ quan để xử lý và vận chuyển an toàn khỏi cơ sở ngầm. Các đơn vị đồng
bộ và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động chuyển giao cho các đơn vị chuyên môn
ở bên ngoài cơ sở ngầm nhằm tránh làm gián đoạn hoạt động tác chiến quy mô
lớn. Các yêu cầu bảo đảm cho các lực lượng, phương tiện không trực thuộc biên
chế có thể đòi hỏi phải tái bố trí và phân bổ các đơn vị tác chiến cấp lữ đoàn
hoặc các nguồn lực (Xem tài liệu ATP 3-90.40 để biết thêm thông tin về hoạt
động đối phó với vũ khí hủy diệt hàng loạt).
3-204. Chỉ huy lực lượng truy quét ra lệnh cho các đơn vị cấp dưới lập sơ
đồ về cơ sở ngầm khi điều kiện chiến thuật cho phép (Xem chương V để nắm
các kỹ thuật thiết lập sơ đồ). Sau khi đã hoàn thành, chỉ huy lực lượng truy quét
cung cấp một sơ đồ hoàn chỉnh về cơ sở ngầm cho sở chỉ huy lực lượng tiến
công.
3-205. Chỉ huy lực lượng tác chiến và lực lượng cảnh giới có thể phải đối
phó với các cuộc phản công của đối phương trong khi lực lượng tiến công vẫn
còn bố trí các tổ truy quét bên trong cơ sở ngầm. Chỉ huy lực lượng tác chiến
cần cân nhắc giữa khả năng đánh bại cuộc phản công của đối phương và tầm
quan trọng của các nhiệm vụ còn lại bên trong cơ sở ngầm khi quyết định có rút
lực lượng truy quét hay không. Chỉ huy lực lượng tác chiến tái bố trí các hệ
thống chỉ huy và kiểm soát theo yêu cầu và có thể đề xuất sở chỉ huy cấp trên
chi viện để đánh bại cuộc phản công của đối phương.
3-206. Chỉ huy lực lượng tiến công giám sát chặt chẽ tình trạng hoạt động
của lực lượng truy quét liên quan đến các yêu cầu về hậu cần. Các đơn vị tiêu
thụ một lượng lớn về nước, đạn dược, thuốc men và trang thiết bị chuyên dụng
khi truy quét bên trong cơ sở ngầm. Việc tiếp tế số lượng lớn các vật chất bảo
đảm này cho cả hoạt động tác chiến trên mặt đất lẫn dưới địa đạo gây ra nhiều
thách thức cho các lực lượng, phương tiện tiếp tế của lực lượng tác chiến. Phó
chỉ huy trưởng hoặc sỹ quan phụ trách các hoạt động bảo đảm của lực lượng tác
chiến sắp xếp ưu tiên các lực lượng, phương tiện tiếp tế và phân phối bảo đảm
cho lực lượng tiến công khi có yêu cầu.
90
3-207. Phó chỉ huy trưởng của lực lượng tiến công phối hợp với sỹ quan
tham mưu tác chiến (S-3) để ưu tiên và đồng bộ các hoạt động tiếp tế vào bên
trong cơ sở ngầm. Việc đồng bộ các hoạt động ra và vào cho các đơn vị chiến
đấu, tiếp tế và chuyển thương là rất quan trọng nhằm tránh gây tắc nghẽn tuyến
đường giao thông duy nhất (đường hầm) ở lối vào đã đột phá được.
Các hoạt động liên quan đến vấn đề tù binh
3-208. Nhiệm vụ truy quét bên trong cơ sở ngầm thường dẫn đến việc bắt
giữ tù binh (đôi lúc với số lượng lớn), có thể gây ảnh hưởng đến đà tiến quân
của một đơn vị nếu không được xử lý đúng đắn. Chỉ huy lực lượng truy quét ra
lệnh áp giải các tù binh ra bên ngoài cơ sở ngầm và chuyển giao quyền kiểm
soát cho sở chỉ huy lực lượng tiến công ngay khi điều kiện chiến thuật cho phép.
Nếu điều kiện cho phép, cần cách ly tù binh và dân thường ở những điểm tập kết
khác nhau. Chỉ huy lực lượng tiến công đánh giá và xác định có cần bổ sung lực
lượng để giám sát hoặc điều trị y tế cho tù binh hay không.
3-209. Tù binh có thể có những thông tin có ích liên quan đến kết cấu,
mục đích và các hệ thống phòng ngự của cơ sở ngầm. Chỉ huy lực lượng tiến
công tiến hành khai thác thông tin từ tù binh càng sớm càng tốt. Nếu được biên
chế trong đơn vị, có thể triển khai lực lượng quân cảnh hoặc tình báo quân sự
tham gia hoạt động này. Sau khi đã hoàn thành việc khai thác thông tin sơ bộ, áp
giải các tù binh lên sở chỉ huy lực lượng tác chiến để tiếp tục hoạt động này.
Điều này có thể đòi hỏi phó chỉ huy trưởng, sỹ quan chỉ huy các hoạt động bảo
đảm hoặc sỹ quan tham mưu hậu cần (S-4) của lực lượng tác chiến phải sắp xếp
ưu tiên lại các phương tiện vận chuyển của lực lượng tác chiến. Xem tài liệu FM
3-63 để biết thêm thông tin về các hoạt động liên quan đến vấn đề tù binh.
Phát triển chiến đấu bên trong cơ sở ngầm
3-210. Khi đã hoàn thành nhiệm vụ truy quét, chỉ huy lực lượng tiến công
bắt đầu ra lệnh cho đơn vị phát triển chiến đấu bên trong cơ sở ngầm. Các
phương tiện có thể vận chuyển các vũ khí, trang bị thu giữ được nếu như có lối
vào đủ lớn. Khí carbon monoxit (CO) thải ra từ các phương tiện có thể làm gia
tăng nhanh chóng mức độ nguy hiểm nếu như hệ thống thông hơi của cơ sở
ngầm không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả để thoát lượng khí thải
này. Chỉ huy lực lượng tiến công tiến hành đánh giá nguy cơ, rủi ro và xác định
khả năng sử dụng phương tiện vận chuyển. Một khu vực tập kết tạm thời bên
ngoài cơ sở ngầm được thiết lập nhằm hỗ trợ tổ chức và vận chuyển các vũ khí,
trang bị thu giữ được đến sở chỉ huy cấp trên.
3-211. Một số loại nguyên vật liệu bên trong cơ sở ngầm đòi hỏi phải có
lực lượng chuyên môn để nhận dạng. Chỉ huy lực lượng tác chiến cân nhắc điều
động lực lượng tình báo quân sự, trinh sát kỹ thuật, xử lý vật nổ và sinh - hóa -
phóng xạ - hạt nhân để hỗ trợ nhận dạng và phân loại các nguyên vật liệu nhạy
cảm. Ngoài ra, có thể điều động lực lượng phiên dịch để nhận dạng các loại tài
liệu và vật chất khác bên trong cơ sở ngầm. Phát triển chiến đấu bên trong các
cơ sở ngầm được sử dụng để chứa vũ khí hủy diệt hàng loạt có thể đòi hỏi sự
tham gia của lực lượng liên cơ quan, đa quốc gia hoặc tác chiến đặc biệt.

91
3-212. Trong quá trình phát triển chiến đấu bên trong cơ sở ngầm, sở chỉ
huy chính của lực lượng tác chiến ra chỉ thị sơ bộ đối với tất cả các đơn vị cấp
dưới nhằm chuẩn bị quá trình chuyển giao. Các hướng dẫn đối với các đơn vị
cấp dưới cần có tối thiểu các yếu tố sau:
- Khung thời gian hoạt động đã được cập nhật.
- Các thay đổi về các biện pháp kiểm soát.
- Các thay đổi về nhiệm vụ hoặc kế hoạch chiến đấu.
- Các thay đổi về tổ chức nhiệm vụ.
- Các thay đổi về ưu tiên hỏa lực.
- Các hoạt động củng cố và tổ chức lại lực lượng theo yêu cầu.
HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ, TỔ CHỨC LẠI VÀ CHUYỂN NHIỆM VỤ
3-213. Sở chỉ huy cấp trên có thể ra lệnh cho lực lượng tác chiến duy trì
cảnh giới cơ sở ngầm hoặc tiến hành chuyển nhiệm vụ. Nếu chuyển nhiệm vụ,
lực lượng tác chiến tiến hành các hoạt động củng cố và tổ chức lại cần thiết để
sẵn sàng cơ động khỏi cơ sở ngầm đó.
3-214. Nếu duy trì hoạt động tại cơ sở ngầm, phó chỉ huy trưởng của lực
lượng tác chiến giám sát tất cả các hoạt động củng cố và tổ chức lại lực lượng.
Các vấn đề quan trọng cần quan tâm bao gồm hoạt động chuyển thương, các
nhóm hậu cần thiết yếu và mức độ sẵn sàng của các phương tiện và hệ thống vũ
khí chủ chốt. Ngoài ra, cần chú ý đến hoạt động khôi phục lực lượng truy quét
và các lực lượng khác hoạt động bên trong cơ sở ngầm. Các hoạt động tiêu tẩy
độc sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân cũng có thể được yêu cầu.
3-215. Phó chỉ huy trưởng của lực lượng tác chiến phối hợp với sỹ quan
phụ trách các hoạt động bảo đảm hoặc sỹ quan tham mưu hậu cần (S-4) để quản
lý các phương tiện vận tải tại các khu vực tác chiến. Các ưu tiên sử dụng phương
tiện vận tải bao gồm tiếp tế cho lực lượng quân nhà, vận chuyển các vật chất thu
giữ được cho sở chỉ huy cấp trên và áp giải tù binh.
3-216. Tất cả các đơn vị cấp dưới tiến hành cắt cử hoặc tiếp nhận các
thành phần khi có yêu cầu trong quá trình củng cố và tổ chức lại lực lượng nhằm
hỗ trợ cho các thay đổi về tổ chức nhiệm vụ. Lực lượng tác chiến có thể cơ động
rời khỏi cơ sở ngầm sau khi đã hoàn thành việc điều chỉnh tổ chức nhiệm vụ
hoặc duy trì hoạt động cảnh giới cơ sở ngầm đó.
3-217. Phần tiếp theo mô tả một cuộc tiến công cơ sở ngầm của lữ đoàn
bộ binh, gồm: Lập kế hoạch, trinh sát, cảnh giới, truy quét và phát triển chiến
đấu bên trong cơ sở ngầm.
TRIỂN KHAI TIẾN CÔNG MỘT CƠ SỞ NGẦM
Lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ 3/88 trực thuộc lực lượng liên quân, có khả
năng tiến hành các hoạt động tác chiến quy mô lớn ở nhiều loại địa hình khác
nhau. Tại Nhóm thời gian (DTG) XXX, sở chỉ huy lực lượng liên quân xác định
lữ đoàn 3/88 làm hướng tiến công chủ yếu và ra lệnh cho lữ đoàn 3/88 tiến công
nhằm chiếm Mục tiêu Eagles, một cơ sở ngầm nghi ngờ có chứa vũ khí sinh -
hóa - phóng xạ - hạt nhân. Sỹ quan tham mưu của lữ đoàn 3/88 bắt đầu thực hiện
quy trình ra quyết định quân sự và phổ biến các thông tin sau:

92
Lữ đoàn 3/88 tiến công chiếm Mục tiêu Eagles không muộn hơn Nhóm
thời gian XXX để ngăn chặn khả năng sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt của đối
phương.
Sở chỉ huy lực lượng liên quân tăng cường các lực lượng, phương tiện
nhằm hỗ trợ lữ đoàn 3/88 tiến công Mục tiêu Eagles, gồm:
- Về kiểm soát hoạt động (OPCON):
+ 01 trung đội quân cảnh.
+ 01 đại đội công binh (Sapper).
+ 01 đại đội vận tải (các xe chiến thuật hạng trung và các xe nâng hàng).
+ 02 trung đội phòng thủ tên lửa (Avenger).
- Về kiểm soát chiến thuật:
+ 03 đội xử lý vật nổ.
+ 01 trung đội hóa học (tiêu tẩy độc).
- Về bảo đảm trực tiếp:
+ 02 trực thăng vận tải hạng nặng CH-47.
+ 08 trực thăng hạng nhẹ UH-60.
+ 06 trực thăng tấn công AH-64.
Tiểu đoàn bộ binh 2-53 được xác định là lực lượng tiến công và là hướng
tiến công chủ yếu của lữ đoàn. Tiểu đoàn bộ binh 1-53 và 3-53 đóng vai trò là
lực lượng cảnh giới, thiết lập hành lang an ninh bên ngoài ở phía Đông và Tây
của Mục tiêu Eagles. Tiểu đoàn thiết giáp 2-72 thiết lập cảnh giới ở phía Bắc
tuyến điều chỉnh Steel như là một phần của hành lang an ninh bên ngoài. Hình
3-15 trình bày về tổ chức biên chế của lữ đoàn 3/88.

93
Hình 3-15. Tổ chức biên chế của lữ đoàn bộ binh 3/88
Sỹ quan tham mưu tình báo (S-2) của lữ đoàn 3/88 đánh giá đối phương
đang phòng ngự tại Mục tiêu Eagles, biên chế 01 tiểu đoàn bộ binh (thiếu), 01 tổ
hợp pháo 152mm và 01 trung đội pháo phòng không. Hình 3-16 minh họa tình
huống chiến thuật tại khu vực tác chiến.

94
Hình 3-16. Tình huống chiến thuật tại khu vực tác chiến
Lữ đoàn 3/88 tiến hành thu thập tin tức tình báo thông qua quy trình ra
quyết định quân sự. Tiểu đoàn thiết giáp 2-72 có nhiệm vụ trinh sát khu vực tới
tuyến điều chỉnh Steel và trinh sát khu vực Mục tiêu Eagles, xác định các bãi
đáp ở phía Tây tuyến điều chỉnh Iron và cung cấp lực lượng thám báo cho tiểu
đoàn 2-53 trên tuyến đường Portland. Các thiết bị không người lái của lữ đoàn
3/88 bảo đảm trực tiếp cho tiểu đoàn thiết giáp 2-72 ở giai đoạn hoạt động này.
Tại Nhóm thời gian XXX, tiểu đoàn thiết giáp 2-72 vượt tuyến xuất phát
với 03 đại đội cơ động sát nhau và 01 thiết bị bay giám sát Mục tiêu Eagles. Vào
Nhóm thời gian XXX, tiểu đoàn thiết giáp 2-72 bắt đầu trinh sát khu vực Mục
tiêu Eagles và tiến hành các hoạt động sau:
- Xác định tuyến đường Portland không có sự hiện diện của lực lượng đối
phương cho đến điểm giao nhau với tuyến điều chỉnh Tin.
- Tiến công và hất cẳng lực lượng đối phương tại điểm giao nhau giữa
tuyến đường Boston và New York.
- Tiến công và tiêu diệt 01 trung đội bộ binh của đối phương ở phía Tây
tuyến điều chỉnh Iron.
- Xác định một bãi đáp trực thăng phù hợp ở phía Tây tuyến điều chỉnh
Iron.
Tại Nhóm thời gian XXX, 01 thiết bị bay không người lái bị pháo phòng
không của đối phương phá hủy ở vị trí tiếp giáp với Mục tiêu Eagles. Hệ thống
pháo phòng không của đối phương bị các máy bay cánh cố định tiêu diệt. Tiểu
đoàn thiết giáp 2-72 bố trí lực lượng thám báo trên tuyến đường Portland tại

95
tuyến điều chỉnh Tin, xác định vị trí 03 lối vào cơ sở ngầm, đồng thời thiết lập
cảnh giới các vị trí này ở phía Bắc tuyến điều chỉnh Steel.
Tại Nhóm thời gian XXX, lữ đoàn 3/88 cơ động đến Mục tiêu Eagles.
Tiểu đoàn 3-53 hành quân bộ 10km và bắt đầu chiếm lĩnh các vị trí chốt chặn ở
phía Đông tuyến điều chỉnh Brass. Đại đội bộ binh B/3-53 tiến công và tiêu diệt
lực lượng đối phương trên tuyến đường Boston, phía Nam tuyến điều chỉnh
Steel.
Tại Nhóm thời gian XXX, tiểu đoàn 1-53 tiến hành cuộc tiến công đường
không với 01 đại đội và sở chỉ huy chiến thuật tiểu đoàn. Hệ thống pháo 155mm
của đại đội pháo binh C/2-312 tiến hành chế áp hệ thống phòng không của đối
phương và yểm trợ trực tiếp cho tiểu đoàn 1-53 cho đến khi tiểu đoàn 1-53 hoàn
thành nhiệm vụ tiến công đường không. Tại Nhóm thời gian XXX, tiểu đoàn 1-
53 đổ bộ xong lực lượng tại vị trí bãi đáp trực thăng và cơ động chiếm lĩnh các
vị trí chốt chặn. Đại đội A/1-53 tiến công và tiêu diệt 02 tiểu đội bộ binh của đối
phương ở phía Nam tuyến điều chỉnh Steel và thiết lập hành lang an ninh bên
ngoài tại Nhóm thời gian XXX. Hình 3-17 minh họa hoạt động thiết lập hành
lang an ninh bên ngoài.

Hình 3-17. Lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ 3/88 thiết lập


hành lang an ninh bên ngoài
Đại đội thứ hai của tiểu đoàn 1-53 cơ động vào vị trí là cơ sở để tiểu đoàn
2-53 (lực lượng tiến công) bắt đầu cơ động cơ giới hướng về phía Mục tiêu
Eagles. Tiểu đoàn 2-53 bắt đầu cơ động đại đội đầu tiên hướng lên phía Bắc
tuyến đường Portland và tiến hành hội quân với lực lượng thám báo của tiểu

96
đoàn thiết giáp 2-72 ở vị trí tiếp giáp tuyến điều chỉnh Tin. Đại đội cuối cùng
của tiểu đoàn 2-53 cơ động vào vị trí tại Nhóm thời gian XXX. Chỉ huy tiểu
đoàn 2-53 tiếp nhận các thông tin được cập nhật từ lực lượng thám báo của tiểu
đoàn thiết giáp 2-72 và ra lệnh cho các đại đội trực thuộc chiếm lĩnh các vị trí
tiến công.
Hai đại đội A và B của tiểu đoàn 2-53 tiến công và tiêu diệt nhiều tiểu đội
bộ binh của đối phương trong quá trình cơ động vào vị trí tiến công. Vào Nhóm
thời gian XXX, tất cả 03 đại đội của tiểu đoàn 2-53 đã chiếm lĩnh các vị trí tiến
công và thiết lập các vị trí tiến công bằng hỏa lực. Tất cả các lối vào cơ sở ngầm
đều được xác định là đóng. Đại đội C/2-53 (lực lượng truy quét) quan sát thấy
01 boong-ke ngay bên ngoài lối vào ở phía Nam cơ sở ngầm (điểm đột phá). Sở
chỉ huy chiến thuật của tiểu đoàn 2-53 cùng với các lực lượng, phương tiện được
phối thuộc cơ động thiết lập vị trí tại khu vực tiếp giáp với vị trí của đại đội C.
Lữ đoàn 3/88 bắt đầu bố trí các phương tiện bảo đảm quan trọng cùng
thời điểm tiểu đoàn 2-53 cơ động đến các vị trí tiến công. Tiểu đoàn pháo binh
2-312 lần lượt chiếm lĩnh các vị trí bố trí hệ thống pháo 1, 2 và 3. Tiểu đoàn
công binh 88 được bố trí cùng vị trí với sở chỉ huy chính của lữ đoàn 3/88,
chuẩn bị sẵn sàng các trung đội công binh để hỗ trợ lực lượng tiến công khi có
yêu cầu. Tiểu đoàn bảo đảm 488 bố trí 01 đơn vị bảo đảm phía trước tại vị trí
tiếp giáp với sở chỉ huy chính của lữ đoàn 3/88, sẵn sàng bảo đảm nước, rô-bốt,
trang thiết bị sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân, chất nổ và các phương tiện y tế
(chuyển thương và điều trị y tế). Sở chỉ huy chiến thuật của lữ đoàn 3/88 bố trí
01 trung đội hóa học (tiêu tẩy độc), 01 trung đội pháo phòng không và lực lượng
dự bị (trung đội 2/D/1-53) ở phía Bắc tuyến điều chỉnh Tin. Các thiết bị không
người lái và hỏa lực còn lại chuyển hướng để chi viện cho các lực lượng cảnh
giới thiết lập hành lang an ninh bên ngoài. Hình 3-18 minh họa vị trí bố trí của
lữ đoàn 3/88 trước khi đột phá Mục tiêu Eagles.

Hình 3-18. Hoạt động thiết lập hành lang an ninh bên trong
và bố trí lực lượng, phương tiện bảo đảm

97
Chỉ huy lữ đoàn 3/88 (chỉ huy lực lượng tác chiến) xác định rằng, tất cả
các điều kiện cần thiết đã được thiết lập, đồng thời ra lệnh cho chỉ huy tiểu đoàn
2-53 tiến hành đột phá lối vào ở phía Nam cơ sở ngầm. Đại đội C/2-53 (lực
lượng truy quét) phá hủy boong-ke bên ngoài lối vào ở phía Nam cơ sở ngầm,
được đại đội D/2-53 chi viện và bắt đầu cơ động vào vị trí quy định. Đại đội
C/2-53 nhanh chóng thiết lập sở chỉ huy đại đội, điểm tập kết thương binh, khu
vực tập kết lực lượng ở bên ngoài trục của lối vào mục tiêu trong khi các tổ đột
phá và tiến công của lực lượng truy quét cơ động vào vị trí quy định.
Tại Nhóm thời gian XXX, lực lượng công binh trực thuộc tiểu đoàn công
binh lữ đoàn A/88 bắt đầu đột phá và các tiểu đội trực thuộc trung đội 2/C/2-53
xâm nhập cơ sở ngầm nhằm giữ vững vị trí đứng chân. Sau khi lực lượng truy
quét đã xâm nhập được vào cơ sở ngầm, phát hiện cánh cửa thứ hai (cửa an
ninh) cách cánh cửa thứ nhất 20m. Lực lượng công binh tiến hành đột phá đợt
hai, mất nhiều công sức hơn. Sau khi đã vượt qua cửa an ninh, chỉ huy lực lượng
truy quét báo cáo rằng, đã tiêu diệt sự kháng cự đầu tiên của đối phương, vị trí
đứng chân được giữ vững, cơ sở ngầm có mạng lưới điện và chất lượng không
khí ở mức chấp nhận được. Đại đội trưởng C/2-53 ra lệnh cho lực lượng truy
quét tiếp tục truy quét bên trong cơ sở ngầm.
Ngay sau khi vị trí đứng chân ban đầu đã được giữ vững, đại đội A/2-53
quan sát thấy lối vào ở phía Tây Bắc cơ sở ngầm mở và khoảng 30 tên địch bắt
đầu thoát ra ngoài cơ sở ngầm. Đại đội trưởng A/2-53 xác định rằng, không có
lực lượng dân sự và ra lệnh cho đại đội tiến công địch, bắt giữ 04 tù binh và bắt
đầu chữa trị y tế cho tù binh.
Chỉ huy lực lượng truy quét báo cáo Đại đội trưởng C/2-53 rằng, đã xác
định được vị trí phòng điều hành của cơ sở ngầm. Sử dụng phiên dịch viên giúp
lực lượng truy quét xác định được cách thức vận hành và mở cánh cửa cho
phương tiện qua ở lối vào phía Nam cơ sở ngầm. Chỉ huy lực lượng truy quét
cũng báo cáo phát hiện ít nhất 20 tên địch trên hệ thống truyền hình mạch kín,
đề xuất chi viện Trung đội 2 để hoàn thành nhiệm vụ truy quét. Đại đội trưởng
C/2-53 ra chỉ thị sơ bộ đối với một trong các trung đội đang ở bên ngoài cơ sở
ngầm, đồng thời báo cáo chỉ huy tiểu đoàn 2-53.
Tại Nhóm thời gian XXX, sở chỉ huy chính của lữ đoàn 3/88 tiếp nhận
gần như một lúc các báo cáo tiếp xúc đối phương từ tiểu đoàn thiết giáp 2-72 và
tiểu đoàn 3-53. Tiểu đoàn thiết giáp 2-72 báo cáo tiếp xúc với 01 đại đội bộ binh
phi cơ giới gần sườn phía Đông của đội hình cảnh giới. Tiểu đoàn 3-53 tiếp xúc
với ít nhất 01 đại đội bộ binh cơ giới trên tuyến đường Boston. Cả hai đơn vị
đều báo cáo bị hứng chịu hỏa lực gián tiếp mạnh và gây thương vong lớn. Hình
3-19 minh họa hoạt động tiếp xúc với đối phương (đối phương phản công).

98
Hình 3-19. Đối phương phản công
Chỉ huy lữ đoàn 3/88 nhận định đây là các hoạt động phản công của đối
phương, cân nhắc khả năng tiểu đoàn 2-53 nhanh chóng rút lui khỏi Mục tiêu
Eagles và ra lệnh thực hiện các hành động sau: “Điều chỉnh hỏa lực chi viện cho
tiểu đoàn thiết giáp 2-72. Điều 02 trực thăng AH-64 chi viện trực tiếp cho tiểu
đoàn 3-53. Đến khi các trực thăng AH-64 phải tiếp đạn, vũ khí, ra lệnh cho các
máy bay chi viện hỏa lực không quân tầm gần (02 máy bay chiến đấu F-16) chi
viện cho tiểu đoàn 3-53. Sử dụng lực lượng dự bị (trung đội 2/D/1-53), đặt dưới
quyền kiểm soát chiến thuật của tiểu đoàn 3-53. Ra chỉ thị sơ bộ cho tiểu đoàn
bảo đảm trực thuộc lữ đoàn sẵn sàng tiếp nhận và điều trị thương binh”.
Chỉ huy lữ đoàn 3/88 đánh giá rằng, lữ đoàn sẽ gặp khó khăn để đánh bại
đợt phản công khác của đối phương và đề xuất chi viện thêm lực lượng, phương
tiện lên sỹ quan tham mưu tác chiến của lực lượng liên quân. Lực lượng liên
quân ngay lập tức phối thuộc 02 máy bay A-10 và 01 đại đội bộ binh cơ giới
Stryker cho lữ đoàn 3/88. Dự kiến đại đội bộ binh cơ giới Stryker sẽ tiếp cận
Mục tiêu Eagles trong vòng từ 03 - 04 giờ.
Tại Nhóm thời gian XXX, chỉ huy lực lượng truy quét báo cáo Đại đội
trưởng C/2-53 rằng, 14 gian phòng bên trong cơ sở ngầm đã được kiểm tra xong,
nhưng vẫn còn nhiều phòng chưa kiểm tra được, đơn vị có 06 binh sỹ bị thương,
đề xuất tăng cường lực lượng để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ truy quét bên trong
cơ sở ngầm. Đại đội trưởng C/2-53 báo cáo chỉ huy tiểu đoàn 2-53 rằng, khả
năng của lực lượng truy quét đã đến giới hạn tối đa và đề xuất cho phép cá nhân
99
Đại đội trưởng C/2-53 chỉ huy Trung đội 2 xâm nhập vào bên trong cơ sở ngầm.
Chỉ huy tiểu đoàn 2-53 đồng ý với đề xuất và chỉ định Đại đội trưởng C/2-53
làm chỉ huy lực lượng truy quét.
Đại đội trưởng C/2-53 cơ động vào bên trong cơ sở ngầm cùng với 01
lính thông tin và 01 trung đội bộ binh; tiếp nhận thông tin cập nhật và ra lệnh
cho trung đội bộ binh tiếp tục truy quét Mục tiêu Eagles. Thượng sỹ nhất của đại
đội C/2-53 giám sát hoạt động chuyển thương và phối hợp với Đại đội phó, vốn
đang đứng đầu sở chỉ huy đại đội ở bên ngoài cơ sở ngầm.
Lực lượng truy quét tiếp tục gặp sự kháng cự của đối phương khi truy
quét các phần còn lại của cơ sở ngầm và có thêm 08 binh sỹ bị thương. Sau khi
đánh bại tất cả các sự kháng cự của đối phương, chỉ huy lực lượng truy quét
(Đại đội trưởng C/2-53) phát hiện một cánh cửa nặng hơn rất nhiều so với các
cánh cửa khác ở bên trong cơ sở ngầm. Sau khi kiểm tra các sơ đồ thu giữ được
ở phòng điều hành, chỉ huy lực lượng truy quét nghi ngờ rằng vũ khí hủy diệt
hàng loạt được cất giấu đằng sau cánh cửa và quyết định không sử dụng thuốc
nổ để phá cửa.
Chỉ huy lực lượng truy quét sử dụng liên lạc viên để báo cáo cho chỉ huy
tiểu đoàn 2-53 về cánh cửa bất thường, đồng thời đề xuất chi viện lực lượng
công binh và các trang thiết bị cơ khí để phá cửa. Chỉ huy lực lượng tiến công
đồng ý với đề xuất của chỉ huy lực lượng truy quét và ra lệnh cho tiểu đoàn công
binh lữ đoàn A/88 tăng cường lực lượng và trang thiết bị theo đề xuất.
Cùng thời điểm tiến hành truy quét tại Mục tiêu Eagles, tiểu đoàn bảo
đảm lữ đoàn 488 bắt đầu tái bố trí các lực lượng, phương tiện tăng cường từ khu
vực bảo đảm lữ đoàn (BSA) cho thành phần bảo đảm phía trước nhằm bảo đảm
hoạt động tác chiến hiệu quả hơn. Ưu tiên hàng đầu là thiết lập vị trí bảo đảm
phía trước, có các xe cứu hộ phương tiện và bảo đảm các nhóm hậu cần tiếp tế,
bổ sung. Sau khi đã chiếm giữ Mục tiêu Eagles, việc lữ đoàn 3/88 có tiếp tục giữ
vững vị trí đứng chân tại Mục tiêu hay không là điểm quyết định đối với chỉ huy
tiểu đoàn bảo đảm trực thuộc lữ đoàn để di chuyển phần còn lại của khu vực bảo
đảm lữ đoàn về phía trước.
Tiểu đoàn công binh lữ đoàn A/88 khẳng định rằng, hệ thống thông hơi
của cơ sở ngầm vẫn hoạt động và tiến hành phá cửa bằng các thiết bị cơ khí. Sau
khi phá cửa, phát hiện gian phòng chứa các loại đạn pháo nghi ngờ có chứa vũ
khí hóa học. Đại đội trưởng C/2-53 ra lệnh tiếp tục giám sát các thiết bị cảm
biến phát hiện vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân và đề xuất chỉ huy lực
lượng tiến công chi viện lực lượng trinh sát vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt
nhân và xử lý vật nổ.
Trung đội trinh sát vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân trực thuộc tiểu
đoàn công binh lữ đoàn 88 xâm nhập vào gian phòng và xác định các loại đạn
pháo này chứa vũ khí hóa học nhưng chưa có dấu hiện tồn tại trong không khí.
Một trong các đội xử lý vật nổ được phối thuộc kiểm tra mức độ hư hại và các
thiết bị chống tháo gỡ của các đạn pháo. Chỉ huy đội xử lý vật nổ cũng kết luận
rằng, các đạn pháo có chứa vũ khí hóa học nhưng tất cả đều chưa bị hư hại.

100
Sở chỉ huy chiến thuật của lữ đoàn 3/88 báo cáo hiện trạng các đạn pháo
chứa vũ khí sinh học lên chỉ huy lực lượng liên quân và Mục tiêu Eagles đang
được giữ vững. Sỹ quan điều hành hoạt động tác chiến của lực lượng liên quân
ra lệnh cho lữ đoàn 3/88 sẵn sàng tiếp nhận lực lượng liên cơ quan để bảo đảm
xử lý, thu hồi và vận chuyển an toàn các vũ khí hóa học khi có yêu cầu. Tại
Nhóm thời gian XXX, đại đội bộ binh cơ giới A/3-26 cơ động đến vị trí và ngay
lập tức được chỉ định làm lực lượng dự bị của lữ đoàn.
Chỉ huy tiểu đoàn 2-53 ra lệnh cho lực lượng truy quét bắt đầu phát triển
chiến đấu ở Mục tiêu Eagles, đồng thời đề xuất đại đội vận tải hỗ trợ để áp giải
32 tù binh và vận chuyển các vũ khí, trang bị thu giữ được tại cơ sở ngầm. Cuối
cùng, chỉ huy tiểu đoàn 2-53 ra lệnh cho chỉ huy lực lượng truy quét hoàn thiện
sơ đồ chi tiết của cơ sở ngầm. Sơ đồ này được chuyển đến sở chỉ huy lữ đoàn
3/88 để phân tích và chuyển giao cho lực lượng liên quân.
Sở chỉ huy lực lượng liên quân ra lệnh cho lữ đoàn 3/88 duy trì cảnh giới
tại Mục tiêu Eagles thêm 72 tiếng để phát triển chiến đấu và kiểm tra bên trong
cơ sở ngầm, cũng như tạo điều kiện để lực lượng liên cơ quan kiểm tra các vũ
khí hóa học. Trên cơ sở này, lữ đoàn 3/88 bắt đầu củng cố và tổ chức lại lực
lượng, đồng thời di chuyển phần còn lại của khu vực bảo đảm lữ đoàn về phía
trước. Lữ đoàn tiếp tục kiểm soát đại đội bộ binh cơ giới A/3-26 cho đến khi
được lệnh rời khỏi Mục tiêu Eagles.
ĐÁNH GIÁ
3-218. Chỉ huy các cấp tiến hành đánh giá liên tục trong suốt quá trình
triển khai chiến đấu. Các đánh giá về lực lượng quân nhà và đối phương cũng
cần được chú trọng trong các quá trình chuyển nhiệm vụ khi mà các đơn vị
chuẩn bị cho các hoạt động tác chiến tiếp theo.
ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG QUÂN NHÀ
3-219. Chỉ huy các cấp cần nắm chính xác hiện trạng của đơn vị. Số
lượng binh sỹ bị thương, các vũ khí, trang bị quan trọng và các mức độ tiếp tế
hậu cần là các yếu tố rất quan trọng để nắm hiện trạng của đơn vị và xác định
sức mạnh chiến đấu trong tương lai. Đặc biệt, chỉ huy và sỹ quan tham mưu cần
nắm được hiện trạng các thiết bị chuyên dụng sử dụng trong tác chiến địa đạo
như rô-bốt hoặc khiên chắn đạn…
3-220. Các chỉ huy cũng tiến hành đánh giá chính thức hoặc không chính
thức về kết quả thực hiện nhiệm vụ đối với các đơn vị cấp dưới. Chỉ huy cùng
với các chỉ huy cấp dưới đánh giá hoạt động của đơn vị mình, bao gồm hoạt
động đột phá, cơ động bên trong cơ sở ngầm, chuyển thương, hậu cần và cập
nhật quy trình hoạt động tiêu chuẩn khi điều kiện cho phép.
ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG ĐỐI PHƯƠNG
3-221. Các chỉ huy và sỹ quan tham mưu đánh giá lực lượng đối phương
để nắm được chiến thuật và phương thức phòng ngự cơ sở ngầm của đối
phương. Sỹ quan tham mưu tin tức tình báo của lực lượng tác chiến đánh giá về
các vũ khí, trang bị thu giữ được trong cơ sở ngầm để phục vụ mục đích phân
tích. Các chuyên gia phân tích tin tức tình báo phối hợp với các phiên dịch viên
hoặc nhà ngôn ngữ học để kiểm tra, phân tích các loại bảng mã, sơ đồ, kế hoạch

101
và các tài liệu khác thu giữ được trong cơ sở ngầm. Ngoài ra, có thể cần sử dụng
các chuyên gia kỹ thuật không thuộc biên chế của lực lượng tác chiến để kiểm
tra, đánh giá một số vật chất như vũ khí hủy diệt hàng loạt.
3-222. Các đơn vị tình báo sử dụng các bản báo cáo, sơ đồ và các tài liệu
khác do lực lượng tiến công xây dựng để đánh giá về cơ sở ngầm của đối
phương. Các nhân viên phân tích có thể sử dụng kỹ thuật về sơ đồ cơ sở ngầm
đã được trình bày ở phần trên làm công cụ để tiến hành hoạt động đánh giá này.
Các sỹ quan tham mưu của lực lượng tác chiến đệ trình các phân tích và đánh
giá lên sở chỉ huy cấp trên.
3-223. Các chỉ huy và sỹ quan tham mưu lưu và tham khảo các đánh giá
của mình khi lập kế hoạch cho các hoạt động tác chiến địa đạo trong tương lai.
Họ đưa ra các cảnh báo dựa phần lớn vào các đánh giá này khi mà các cơ sở
ngầm rất khó để nắm bắt được.

102
CHƯƠNG IV
Các hoạt động tác chiến địa đạo của đại đội và trung đội bộ binh

Các chỉ huy phải lập kế hoạch và điều phối các hoạt động tác chiến địa
đạo một cách thận trọng. Việc lập kế hoạch chi tiết sẽ tạo điều kiện để hoạt động
tác chiến giành thắng lợi và ngược lại. Đại đội trưởng và các đơn vị cấp nhỏ hơn
sử dụng quy trình chỉ huy đơn vị làm cơ sở để xây dựng các kế hoạch, chỉ lệnh,
các biện pháp kiểm soát nhằm giảm các nguy cơ, rủi ro liên quan đến các hoạt
động tác chiến địa đạo. Người chỉ huy cần bảo đảm cấp dưới nắm chắc được ý
định của mình. Việc nắm chắc ý định của người chỉ huy sẽ bảo đảm cho kế
hoạch tác chiến thành công.
PHẠM VI TÁC CHIẾN CỦA ĐẠI ĐỘI VÀ TRUNG ĐỘI
4-1. Các đặc điểm tác chiến của đại đội và trung đội trong môi trường tác
chiến địa đạo là sự không chắc chắn, mơ hồ và không rõ ràng. Việc mất khả
năng định hướng, cùng với mối đe dọa khó đoán định từ đối phương dường như
là những điều kiện vượt quá khả năng của binh sỹ và người chỉ huy. Ngoài ra,
tác chiến địa đạo gây khó khăn cho các đơn vị này để giúp sở chỉ huy cấp trên
nắm bắt tình hình thông qua hoạt động theo dõi và thiết lập sơ đồ chi tiết về cơ
sở ngầm. Chỉ huy các đơn vị này có thể phải hạn chế sử dụng các hệ thống vũ
khí hoặc thuốc nổ để tránh làm hư hại các hệ thống quan trọng của cơ sở ngầm
như hệ thống thông hơi, điện hoặc thiết bị kiểm soát các mục tiêu có giá trị
chiến thuật cao hoặc nhạy cảm. Người chỉ huy cần bảo đảm các chỉ huy cấp
dưới đã được huấn luyện kỹ lưỡng, nắm chắc ý định của cấp trên, có khả năng ra
các quyết định cần thiết một cách kịp thời, đồng thời được biên chế các lực
lượng chuyên môn để giành thắng lợi trong môi trường khó khăn này.
4-2. Khi lập kế hoạch cho các hoạt động tác chiến trong các khu vực có
hoặc nghi ngờ có cơ sở ngầm, các chỉ huy nhấn mạnh yêu cầu về cảnh giới. Các
kế hoạch của đơn vị cần tính đến các đặc điểm của khu vực độc lập (không tiếp
giáp) với các hoạt động tác chiến để các đơn vị cấp dưới thiết lập và duy trì cảnh
giới. Việc nắm bắt đối phương có thể xuất hiện từ các lối vào chưa được phát
hiện là một lưu ý quan trọng về cảnh giới đối với mọi binh sỹ. Các chỉ huy
thường có thiên hướng tập trung các lực lượng quân nhà về phía các mối đe dọa
đã biết. Tuy nhiên, trong khu vực mà đối phương gần như hoạt động bên dưới
lòng đất, khả năng gây bất ngờ và gây thương vong thông qua các hoạt động tác
chiến địa đạo có thể khiến người chỉ huy phải có một cách tiếp cận khác.
4-3. Khi đối phương hoạt động trong môi trường địa đạo, các đại đội và
trung đội đều cần chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ chiến thuật ở cùng cấp độ
thuần thục như nhau, kể cả trên hay dưới lòng đất. Để thực hiện được điều này,
đòi hỏi mức độ đáng kể trong công tác lập kế hoạch, hợp luyện và kỷ luật trong
thực hiện nhiệm vụ. Các đường hầm và cơ sở ngầm gây ra vô số các thách thức,
bao gồm các bẫy nổ ở các lối vào, khả năng thông hơi kém và thiếu ô-xy, các
thiết bị nổ tự chế có nguy cơ làm sập các đường hầm hay các loại vũ khí sinh -
hóa - phóng xạ - hạt nhân.
CÁC NHIỆM VỤ CHIẾN THUẬT CỦA ĐẠI ĐỘI VÀ TRUNG ĐỘI

103
4-4. Trong các hoạt động tác chiến địa đạo, các đại đội và trung đội có 03
nhiệm vụ chiến thuật chính, đó là: Đột phá, cơ động vượt qua và truy quét.
Chương này sẽ trình bày về các nhiệm vụ chiến thuật này.
4-5. Khi đề cập đến các nhiệm vụ chiến thuật, người chỉ huy phải trình
bày rõ ràng về nội dung và mục đích của nhiệm vụ đó. Người chỉ huy và cấp
dưới phải nắm chắc nội dung và mục đích của hoạt động tác chiến. Người chỉ
huy phải trình bày rõ ràng về nhiệm vụ chiến thuật, cũng như mục đích của
nhiệm vụ đó nhằm giúp cấp dưới hiểu rõ về nhiệm vụ. Việc trình bày rõ ràng về
nhiệm vụ và ý định của người chỉ huy giúp cho cấp dưới tự tin khi xử lý các tình
huống không rõ ràng và phức tạp khi tác chiến địa đạo.
Đột phá
4-6. Đột phá là một nhiệm vụ chiến thuật, trong đó đơn vị sử dụng tất cả
các phương tiện có trong biên chế để phá vỡ hoặc thiết lập tuyến cơ động xuyên
qua hệ thống phòng ngự, vật cản, bãi mìn hoặc công sự của đối phương (xem tài
liệu FM 3-90-1). Đại đội và trung đội có thể tiến hành nhiều hoạt động đột phá
khi tác chiến địa đạo. Các hoạt động này thường xuất hiện ở lối vào của cơ sở
ngầm và sau đó là tại các điểm tiếp theo bên trong cơ sở ngầm. Các phương thức
đột phá bao gồm đột phá bằng cơ khí, đạn, nhiệt và nổ. Chương VI sẽ trình bày
chi tiết về các phương thức này.
4-7. Các yếu tố, tình huống và lưu ý liên quan đến hoạt động đột phá là rất
khác nhau giữa mặt đất và dưới địa đạo. Khi hoạt động trên mặt đất, các đơn vị
có nhiều lựa chọn hơn để tiến hành đột phá, bao gồm sử dụng vũ khí hạng nặng,
sử dụng phương tiện để kéo, đẩy cửa an ninh, hoặc sử dụng mỏ cắt của một
phương tiện cứu kéo để cắt cửa. Trong khi đó, hoạt động đột phá cơ sở ngầm
gặp nhiều thách thức, hạn chế riêng biệt, trong đó thách thức lớn nhất là từ các
loại chất nổ. Các thách thức, hạn chế khác bao gồm thiếu phương tiện hỗ trợ và
các yếu tố về môi trường đã được đề cập trong Chương I.
Cơ động vượt qua
4-8. Cơ động vượt qua là nhiệm vụ chiến thuật, trong đó người chỉ huy ra
lệnh cho đơn vị cơ động cơ động vượt qua vật cản, vị trí chiến đấu hoặc lực
lượng của đối phương để duy trì đà tiến quân, tránh giao chiến với lực lượng đối
phương (xem tài liệu FM 3-90-1). Khi có thể, cơ động vượt qua một cơ sở ngầm
hoặc một hệ thống địa đạo là lý tưởng nhất do các yếu tố về thời gian và nguồn
lực cần thiết để tiến công, truy quét hoặc chiếm giữ các mục tiêu này. Người chỉ
huy thiết lập các tiêu chí về cơ động vượt qua để hỗ trợ cho ý định của mình.
Truy quét
4-9. Truy quét là một nhiệm vụ chiến thuật, trong đó đòi hỏi người chỉ
huy truy quét toàn bộ lực lượng của đối phương và hạn chế sự kháng cự có tổ
chức bên trong một khu vực được chỉ định (xem tài liệu 3-90-1). Truy quét là
một nhiệm vụ cần tập trung lực lượng và nguồn lực, đặc biệt là trong môi trường
địa đạo. Tùy thuộc vào kích cỡ của cơ sở ngầm, các đại đội và trung đội có thể
hoàn thành nhiệm vụ này bằng lực lượng có trong biên chế. Ngoài ra, có thể đề
xuất sở chỉ huy cấp trên chi viện lực lượng để hoàn thành nhiệm vụ.
CÁC NHIỆM VỤ CHIẾN THUẬT KHÁC

104
4-10. Ngoài các nhiệm vụ chiến thuật trên, chỉ huy và sỹ quan tham mưu
có thể giao 07 nhiệm vụ cho các đại đội và trung đội nếu lực lượng này được
phối thuộc các lực lượng, phương tiện cần thiết. Tuy nhiên, tác chiến địa đạo
thường yêu cầu có các lực lượng chi viện. 07 nhiệm vụ bao gồm:
- Cầm chân.
- Bao vây và lùng sục.
- Tiêu diệt.
- Ngăn chặn.
- Cô lập.
- Vô hiệu hóa.
- Chiếm giữ.
4-11. Các nguyên tắc và phương thức được đề cập trong chương này được
áp dụng đối với cả 03 nhóm của hệ thống địa đạo đã được trình bày trong
Chương I. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của hệ thống địa đạo, chương này
chủ yếu đề cập đến hệ thống địa đạo thuộc Nhóm 3. Các chỉ huy cần điều chỉnh
hướng tiếp cận đã lựa chọn dựa trên sự phân loại, kích cỡ và mức độ phức tạp
của môi trường địa đạo đối với đơn vị chuẩn bị tiếp xúc với cơ sở ngầm đó.
HẠN CHẾ TIẾP XÚC VỚI CƠ SỞ NGẦM
4-12. Do tính chất nguy hiểm của môi trường địa đạo, binh sỹ phải tránh
xâm nhập và tác chiến bên trong môi trường này bất cứ khi nào có thể. Khi xác
định các đơn vị cấp dưới có thể tiếp xúc với các hệ thống địa đạo, người chỉ huy
phải chỉ đạo cụ thể, trong đó nêu rõ ý định, tiêu chí xâm nhập và mức độ rủi ro
có thể chấp nhận được. Các đơn vị áp dụng 04 bước sau khi tiếp xúc với hệ
thống địa đạo: Lùng sục, đánh giá, giảm tác động và tiếp tục thực hiện nhiệm
vụ. Có 05 phương thức hoặc nhiệm vụ phổ biến nhất để các đơn vị hạn chế tác
động của một hệ thống địa đạo, đó là: Cơ động vượt qua, vô hiệu hóa, kiểm soát,
cô lập và truy quét. Các phần tiếp theo sẽ trình bày chi tiết về sự chỉ đạo của
người chỉ huy và các bước cần thực hiện khi tiếp xúc với các hệ thống địa đạo.
CHỈ ĐẠO CỦA NGƯỜI CHỈ HUY
4-13. Đại đội trưởng đưa ra chỉ đạo rõ ràng cho các chỉ huy cấp dưới khi
xác định có khả năng tiếp xúc với một cơ sở ngầm, trong đó bao gồm các tiêu
chí về giao chiến, tránh giao chiến, cơ động vượt qua và xâm nhập. Cụ thể:
- Tiêu chí giao chiến: Đưa ra các điều kiện cụ thể khi nào một đơn vị cấp
dưới có thể giao chiến với lực lượng đối phương.
- Tiêu chí tránh giao chiến: Đưa ra các điều kiện cụ thể khi nào một đơn
vị cấp dưới cần tránh giao chiến với đối phương, giúp chỉ huy các đơn vị cấp
dưới tránh nguy cơ đối mặt với lực lượng vượt trội của đối phương.
- Tiêu chí cơ động vượt qua: Đưa ra các điều kiện cụ thể khi cần tránh
giao chiến quyết định với lực lượng đối phương, thường vì yếu tố thời gian.
- Tiêu chí xâm nhập: Đưa ra các yêu cầu sơ bộ cho các đơn vị cấp dưới để
xâm nhập một hệ thống địa đạo mà không cần có chỉ thị trực tiếp từ cấp trên.
Các tiêu chí này cần rất chi tiết về phạm vi và rõ ràng để bảo đảm rằng, chỉ huy
các đơn vị cấp dưới không tạo ra các tình huống buộc đơn vị cấp trên phải tham

105
chiến mà chưa có sự chuẩn bị trước, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các
nhiệm vụ khác.
4-14. Các tác động về tinh thần và thể chất quy định giới hạn thời gian
hoạt động trong các môi trường địa đạo. Chỉ huy phải lập kế hoạch giám sát các
tác động về tinh thần và thể chất đối với các binh sỹ như nhịp thở, tuần hoàn
máu, lả nhiệt và mất nước. Chỉ huy cần lập kế hoạch kiểm tra độ minh mẫn, tỉnh
táo của binh sỹ và báo cáo kết quả lên chỉ huy cấp trên. Trong các môi trường có
thể tồn tại vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân, binh sỹ phải mang đeo các
trang bị bảo vệ, thì cần tiến hành các bước nghiêm ngặt để phòng các hiện tượng
lả nhiệt và mất nước. Ngoài ra, các môi trường này cũng gây căng thẳng tột độ
về tinh thần cho các binh sỹ. Vấn đề này sẽ được đề cập thêm ở Chương VII và
Phụ lục A.
4-15. Các môi trường địa đạo có thể khiến lực lượng quân nhà dễ bị tổn
thương trước hỏa lực trực tiếp của đối phương. Người chỉ huy phải hạn chế khả
năng bị bộc lộ này thông qua việc lập kế hoạch, trình bày kế hoạch và hợp luyện
cẩn thận để tất cả binh sỹ nắm chắc được nhiệm vụ của mình. Giảm bộc lộ trong
quá trình cơ động qua các cửa an ninh, hành lang và lối mở cần được huấn luyện
một cách thuần thục. Để tránh bộc lộ trước hỏa lực của đối phương hoặc trong
quá trình tạm dừng, chỉ huy cần áp dụng các chiến thuật che chắn có thể. Lựa
chọn tốt nhất là cơ động đội hình trở lại khu vực đã truy quét xong gần nhất.
Mặc dù phải hy sinh lợi thế về địa hình, nhưng là lựa chọn khôn ngoan nhất để
hạn chế bộc lộ lực lượng.
4-16. Trong quá trình chờ sự chỉ đạo của cấp trên, chờ lính liên lạc hoặc
quyết định một phương án chiến đấu, các binh sỹ thường bị bộc lộ, khiến cho
đối phương có thể xác định và đối phó. Trong điều kiện thời gian cho phép, việc
lập kế hoạch cần tính đến các tình huống bất ngờ và các hoạt động đối phó có
thể của đối phương. Người chỉ huy và binh sỹ cần lường trước được các thách
thức trong môi trường địa đạo, căn cứ vào ý định của chỉ huy cấp trên trong các
giai đoạn đầu của hoạt động tác chiến. Việc báo cáo tình huống và các chỉ đạo
bổ sung của chỉ huy cấp trên có thể bị chậm trễ hoặc gián đoạn trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ tác chiến địa đạo.
LÙNG SỤC
4-17. Các đại đội tiếp xúc ban đầu với một cơ sở ngầm thông qua tiếp xúc
hỏa lực trực tiếp của đối phương hoặc thông qua quan sát bằng mắt thường các
lối vào hoặc các hệ thống thông hơi. Loại tiếp xúc sẽ chỉ định cách tiếp cận mà
đơn vị sẽ thực hiện. Các đơn vị tiếp xúc hỏa lực trực tiếp của đối phương báo
cáo và tiến hành các chiến thuật tác chiến phù hợp nhằm hạn chế mối đe dọa,
đồng thời vẫn duy trì khả năng tự do cơ động. Các đơn vị cơ động gần một hệ
thống địa đạo luôn xác định đang trong tầm quan sát của lực lượng đối phương
bên trong cơ sở ngầm đó. Chúng sẽ sử dụng các phương thức khác nhau để tăng
cường cảnh giác và lực lượng quân nhà khó có thể đối phó với điều này.
4-18. Các đơn vị trong tầm quan sát bằng mắt thường với một cơ sở ngầm
thiết lập 01 vị trí yểm hộ và tiến hành các bước cần thiết để ngăn lực lượng đối
phương cô lập mình. Bằng cách này, người chỉ huy sẽ bảo đảm tính linh hoạt để
106
tiến hành dừng chân chiến thuật, báo cáo với sở chỉ huy cấp trên và quyết định
xem cơ sở này thuộc loại nào đã được đề cập ở trên. Đại đội tiến hành trinh sát
khu vực để nắm thêm thông tin về cơ sở ngầm như đã được đề cập trong
Chương III. Thông tin thu thập được sẽ phục vụ cho chỉ huy cấp trên đánh giá
và ra quyết định về cách thức đối phó với cơ sở ngầm đó.
4-19. Trong quá trình trinh sát khu vực, các đơn vị tìm kiếm các dấu hiệu
về vị trí các lối vào, bao gồm:
- Đường mòn dẫn tới các bụi cây nhỏ.
- Các cây bị chặt, gãy.
- Các cành cây to được buộc chặt trên ngọn cây để che giấu vị trí cơ sở
ngầm khỏi tầm quan sát của các máy bay.
- Vị trí đất lún trong hoặc xung quanh một bụi cây.
- Các lỗ thông hơi.
- Khói.
- Âm thanh từ các máy phát điện.
- Các loại cây cỏ bị chết hoặc úa màu.
- Vị trí đất bị đổi màu.
ĐÁNH GIÁ
4-20. Người chỉ huy tiến hành đánh giá dựa trên các thông tin thu thập
được trong quá trình trinh sát. Các đánh giá này sẽ làm cơ sở để đơn vị tiến hành
các hoạt động để giảm tác động của cơ sở ngầm. Đại đội trưởng đưa ra đề xuất
dựa trên các yếu tố sau:
- Khả năng của các đơn vị trong biên chế và được phối thuộc.
- Các lực lượng chuyên môn cần thiết để giảm tác động của cơ sở ngầm.
- Các tiêu chí về giao chiến, tránh giao chiến, cơ động vượt qua và xâm
nhập.
- Các tác động và nguy cơ, rủi ro đối với nhiệm vụ được giao ban đầu.
GIẢM TÁC ĐỘNG
4-21. Thông thường, chỉ huy lữ đoàn hoặc tiểu đoàn có 05 lựa chọn để
giảm tác động của một cơ sở ngầm (như đã được trình bày ở Chương III): Cơ
động vượt qua, vô hiệu hóa, kiểm soát, cô lập và truy quét. Các tiêu chí được trình
bày ở phần trên và ý định chiến đấu của sở chỉ huy cấp trên quyết định việc sử
dụng lựa chọn nào. Các đại đội phải sẵn sàng nhận các nhiệm vụ liên quan đến
từng lựa chọn này. Xem Chương III để biết thông tin chi tiết về các lựa chọn này.
Cơ động vượt qua
4-22. Các đại đội và trung đội có thể cơ động vượt qua cơ sở ngầm của
đối phương mà không cần lực lượng chi viện. Đối với lựa chọn này, các đại đội
có thể nhận nhiệm vụ thiết lập các vị trí tiến công bằng hỏa lực hoặc bảo đảm
bằng hỏa lực để cô lập các lối vào cụ thể, ngăn chặn đối phương quấy rối đội
hình chính của lực lượng quân nhà. Lực lượng chốt chặn này có nhiệm vụ bảo
đảm đối phương không thể cản trở khả năng tự do cơ động của lực lượng quân
nhà cơ động vượt qua. Khi đội hình chính đã cơ động qua khu vực, lực lượng
chốt chặn có thể tiến hành bàn giao nhiệm vụ cho lực lượng đi sau hoặc phá vỡ
tiếp xúc với đối phương và cung cấp các báo cáo cập nhật cho sở chỉ huy cấp

107
trên. Nếu lựa chọn cơ động vượt qua không hiệu quả, đại đội đề xuất lên sở chỉ
huy cấp trên để vô hiệu hóa hoặc kiểm soát cơ sở ngầm của đối phương.
4-23. Mặc dù không nên, nhưng các đại đội cũng có thể cơ động vượt qua
một hệ thống địa đạo mà không cần thiết lập một vị trí yểm hộ. Người chỉ huy
đưa ra quyết định này dựa trên yêu cầu duy trì đà tiến quân hướng về các mục
tiêu đã được xác định trước đó. Sở chỉ huy cấp trên thiết lập tiêu chí đối với lựa
chọn này. Khi một đơn vị chiến đấu đáp ứng được tiêu chí cơ động vượt qua,
người chỉ huy báo cáo vị trí lối vào cơ sở ngầm và tiếp tục chỉ huy đơn vị thực
hiện nhiệm vụ được giao ban đầu.
Vô hiệu hóa
4-24. Vô hiệu hóa là một nhiệm vụ chiến thuật, khiến lực lượng và vũ khí
của đối phương không thể cản trở hoạt động tác chiến của quân nhà (FM 3-90-
1). Khi được giao nhiệm vụ này, các đại đội có thể được chỉ định thiết lập các vị
trí yểm hộ và chốt chặn đối với tất cả các lối vào cơ sở ngầm đã biết. Sử dụng
hỏa lực trực tiếp, gián tiếp và liên quân để bảo đảm lực lượng đối phương trong
cơ sở ngầm không có khả năng gây ảnh hưởng đối với đội hình chính của quân
nhà khi cơ động đến mục tiêu được giao ban đầu. Thiết lập các vị trí chốt chặn
trên hướng tiếp cận có thể của đối phương nhằm ngăn chặn đối phương gây ảnh
hưởng đối với khả năng cơ động đến vị trí mục tiêu của đội hình chính. Nếu lựa
chọn vô hiệu hóa không hiệu quả, đại đội cần đề xuất chuyển sang lựa chọn
kiểm soát hoặc cô lập.
Kiểm soát
4-25. Lựa chọn kiểm soát đặt các đơn vị vào các vị trí tiến công bằng hỏa
lực hoặc bảo đảm bằng hỏa lực xung quanh từng lối vào đã biết. Các đại đội có
nhiệm vụ chiếm giữ và bảo đảm an ninh đối với từng lối vào này. Ngoài ra, các
đại đội cần đề xuất cấp trên chi viện các lực lượng, phương tiện đột phá do yêu
cầu phải đánh bại các hệ thống phòng ngự mặt đất trong quá trình cơ động đến
các lối vào. Nếu lựa chọn kiểm soát không hiệu quả, đại đội cần đề xuất chuyển
sang lựa chọn cô lập hoặc truy quét.
Cô lập
4-26. Lựa chọn cô lập tập trung vào việc vô hiệu hóa chức năng của các
lối vào (bằng cách hàn kín) nhằm bao vây đối phương và ngăn chặn chúng rút
lui và tổ chức lực lượng ở vị trí khác. Đại đội có thể được chi viện các lực lượng
chuyên môn để hỗ trợ hàn kín các lối vào và lỗ thông hơi. Người chỉ huy tổ chức
nhiệm vụ cho đại đội thành 01 lực lượng cảnh giới (chịu trách nhiệm thiết lập 01
hành lang an ninh) và 01 lực lượng chuyên môn (chịu trách nhiệm hàn kín từng
lối vào và lỗ thông hơi đã biết). Ngoài ra, người chỉ huy có thể thiết lập nhiều
lực lượng để cô lập các lối vào và lỗ thông hơi nhiều lớp. Người chỉ huy giám
sát chặt chẽ quy trình thực hiện nhiệm vụ, cũng như nhịp độ tác chiến, bảo đảm
đồng bộ hoạt động của tất cả các lực lượng này.
4-27. Lực lượng cảnh giới thiết lập các vị trí bảo đảm bằng hỏa lực hoặc
chốt chặn hướng vào các lối vào hoặc lỗ thông hơi một lớp hoặc nhiều lớp. Lực
lượng chuyên môn tiến hành hàn kín các lối vào và lỗ thông hơi này nhằm cô
lập từng vị trí chiến đấu của đối phương.
108
4-28. Lực lượng chuyên môn sử dụng thuốc nổ để đánh sập lối vào, chặn
các lối vào bằng đất đá hoặc sử dụng các mối hàn để hàn kín các lối vào và lỗ
thông hơi đã biết, làm vô hiệu hóa chức năng của chúng. Người chỉ huy kiểm tra
từng vị trí nhằm bảo đảm vị trí đó đã được hàn kín và cô lập thành công.
4-29. Khi từng vị trí đã được hàn kín, lực lượng chuyên môn tiến hành rút
lui, sau đó đến lực lượng cảnh giới. Cả hai lực lượng này báo cáo về tiến độ thực
hiện nhiệm vụ và tiếp tục cơ động đến vị trí tiếp theo. Một khi đã hàn kín tất cả
các vị trí đã biết, lực lượng cảnh giới tiến hành trinh sát bổ sung để xác định rõ
hiệu quả cô lập đối phương bên trong cơ sở ngầm. Nếu lựa chọn cô lập không
hiệu quả hoặc không phù hợp, lực lượng cảnh giới phải cân nhắc một lực chọn
cần tập trung thời gian và nguồn lực hơn để giảm tác động của cơ sở ngầm.
Truy quét
4-30. Trong 05 lựa chọn, lựa chọn truy quét là lựa chọn đòi hỏi thời gian
và nguồn lực nhiều nhất. Các phần tiếp theo của chương này sẽ đề cập đến việc
lập kế hoạch và triển khai hoạt động truy quét có thời gian chuẩn bị. Khi tiến
hành một hoạt động truy quét có thời gian chuẩn bị ngắn, các đại đội cũng cần
tuân theo các yếu tố lập kế hoạch tương tự, nhưng với khung thời gian chặt chẽ
hơn.
4-31. Các đơn vị có khả năng tiến hành hoạt động truy quét một phần dựa
trên tiêu chí xâm nhập và tránh giao chiến mà sở chỉ huy cấp trên thiết lập. Nếu
đáp ứng tiêu chí xâm nhập, đơn vị có thể xâm nhập vào cơ sở ngầm. Người chỉ
huy và các chỉ huy cấp dưới cần bảo đảm không đưa sở chỉ huy cấp trên tham
gia vào một hoạt động tác chiến mà không phối hợp và chuẩn bị trước.
TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
4-32. Sau khi giảm tác động của một hệ thống địa đạo hoặc các lối vào
của chúng, đại đội tiến hành củng cố và tổ chức lại lực lượng. Đồng thời, cập
nhật tình hình cho sở chỉ huy cấp trên, bao gồm tất cả các thông tin thu thập
được về cơ sở ngầm như kích cỡ dự tính, số lượng lối vào và lỗ thông hơi. Các
thông tin này cũng được cung cấp cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ yểm hộ. Đại
đội báo cáo các yêu cầu cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ được giao ban đầu,
bao gồm các điều chỉnh về thời gian và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của đơn
vị hiện nay.
4-33. Dưới đây là một ví dụ về các vấn đề đã được đề cập ở trên. Ví dụ
tập trung vào lựa chọn cô lập để giảm tác động của một cơ sở ngầm.
Khi lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ 4/21 đang cơ động chuyển vào tiếp xúc
giữa tuyến điều chỉnh Florida và Montana, tiểu đoàn thiết giáp 7/84 báo cáo phát
hiện các dấu hiệu tồn tại của một cơ sở ngầm. Cơ sở ngầm này có thể là nơi bảo
đảm thông tin liên lạc và cất giữ vật chất của đối phương. Lực lượng đối phương
vào khoảng 01 trung đội bộ binh, được biên chế thành 03 tiểu đội: 01 tiểu đội
cảnh giới, 01 tiểu đội tuần tra và 01 tiểu đội thông tin liên lạc.
Tiểu đoàn 5/235 đang cơ động ở phía Bắc dọc trục tiến quân Lion với đại
đội A ở phía trước. Trong quá trình cơ động, trung đội đi đầu tiếp xúc với hỏa
lực rời rạc và kết thúc nhanh chóng của đối phương. Đại đội tiến hành phân tán
lực lượng, sau đó nối lại hoạt động cơ động và sử dụng chiến thuật yểm hộ cơ
109
động. Khi tiểu đội đi đầu của trung đội đầu tiên hoàn thành ranh giới thứ hai, thì
bị tiếp xúc với hỏa lực súng máy hạng nặng từ một vị trí được gia cố. Trung đội
đầu tiên sử dụng hỏa lực chế áp hiệu quả, tạo điều kiện cho tiểu đội đi đầu phá
vỡ tiếp xúc. Trong quá trình chuẩn bị nhiệm vụ, sỹ quan tham mưu tình báo (S-
2) cập nhật các dấu hiệu của cơ sở ngầm, bao gồm các vị trí phòng ngự cơ động
và vị trí bố trí súng máy cố định, hình thành nên hệ thống phòng ngự bên ngoài
của cơ sở ngầm. Đại đội trưởng tạm dừng đội hình và tiến hành tự trinh sát để
khẳng định sự tồn tại của cơ sở ngầm. Đại đội trưởng phát hiện 01 vị trí súng
máy được gia cố và 01 lối vào cách vị trí súng máy khoảng 20m về phía Bắc.
Lối vào đủ lớn cho con người ra vào và được xây dựng bằng kim loại. Không có
dấu hiệu nào về chất hóa học hoặc vật liệu nguy hiểm ở bên trong cơ sở ngầm.
Đối phương bố trí hàng rào dây thép gai xung quanh lối vào và vị trí súng máy.
Tiếp tục trinh sát bằng các thiết bị phát hiện nhiệt cho thấy 02 lỗ thông hơi cách
lối vào 50m về phía Tây (xem Hình 4-1).

Hình 4-1. Tình huống chiến thuật


Đại đội trưởng đánh giá tất cả các thông tin thu thập được và đề xuất chỉ
huy tiểu đoàn giảm tác động của cơ sở ngầm bằng cách cô lập các lối vào. Chỉ
huy tiểu đoàn nhất trí với Đại đội trưởng và ra lệnh cho đại đội bắt đầu chuẩn bị
các công tác cần thiết. Đại đội trưởng đề xuất chi viên các lực lượng, phương
tiện công binh để hàn kín cơ sở ngầm. Tiểu đoàn trưởng nhất trí với đề xuất.
Trong quá trình trinh sát, Đại đội trưởng bố trí một lực lượng cảnh giới (gồm 01
trung đội trưởng và 01 tiểu đội trực thuộc trung đội đó), sau đó quay trở lại vị trí
dừng chân của đại đội.

110
Khi đã quay trở lại vị trí dừng chân của đại đội, Đại đội trưởng xác định
các nhiệm vụ chính sau:
- Tiến hành khắc phục vật cản dây thép gai.
- Phá hủy boong-ke.
- Hàn kín tất cả các lối vào.
- Kiểm tra các mối hàn ở các lối vào.
- Điều phối hoạt động cơ động giữa các lối vào.
- Tiến hành bàn giao chiến đấu.
Đại đội trưởng điều chỉnh tổ chức nhiệm vụ của đại đội thành 03 lực
lượng: 01 lực lượng yểm trợ có nhiệm vụ ngăn chặn đối phương gây ảnh hưởng
đến hoạt động đột phá, 01 lực lượng đột phá có nhiệm vụ đột phá và khắc phục
vật cản, 01 lực lượng tiến công có nhiệm vụ phát triển tiến công và tiến công
mục tiêu boong-ke. Lực lượng yểm trợ bao gồm Trung đội 1 và tiểu đội súng
cối, có nhiệm vụ chế áp và ngăn chặn đối phương gây ảnh hưởng đến khu vực
khắc phục vật cản, đồng thời kiểm soát hỏa lực tạo màn khói. Trung đội bảo
đảm ưu tiên các hỏa lực pháo binh trong suốt quá trình khắc phục vật cản. Lực
lượng đột phá là Trung đội 2, có nhiệm vụ khắc phục và đánh dấu làn vượt qua
vật cản, tiến hành cảnh giới mặt gần và mặt xa của vật cản, đồng thời yểm trợ
lực lượng tiến công. Lực lượng tiến công là Trung đội 3, có nhiệm vụ phá hủy
boong-ke và tăng cường hỏa lực cho lực lượng yểm trợ.
Đại đội trưởng giao nhiệm vụ cho lực lượng còn lại của Trung đội 1 thiết
lập vị trí bảo đảm bằng hỏa lực 1A và điều chuyển súng cối đến vị trí quy định,
Trung đội 2 thiết lập vị trí bảo đảm bằng hỏa lực 2A và Trung đội 3 thiết lập 01
điểm tập kết tại mục tiêu tiến công ở phía Nam vị trí của Trung đội 2. Khi tất cả
các đơn vị cấp dưới báo cáo đã vào vị trí, Đại đội trưởng tiến hành đột phá, sử
dụng khói để che điểm đột phá. Cùng thời điểm đó, vị trí bảo đảm bằng hỏa lực
1A bắt đầu chế áp vị trí súng máy của đối phương với hỏa lực trực tiếp và hỏa
lực súng cối, tạo điều kiện cho Trung đội 2 cơ động về phía trước để chiếm lĩnh
điểm đột phá. Sau đó, Trung đội 2 tiến hành khắc phục vật cản dây thép gai,
thiết lập và đánh dấu một hành lang cơ động để tạo điều kiện cho Trung đội 3
bắt đầu tiến công mặt kia của mục tiêu.
Trung đội 3 cơ động từ vị trí tập kết tại mục tiêu tiến công qua hành lang
cơ động vào vị trí tiến công bằng hỏa lực. Khi Trung đội 3 đã vào vị trí, Trung
đội 1 chuyển làn hỏa lực trực tiếp và gián tiếp. Trung đội 3 bắt đầu tiến công và
phá hủy boong-ke. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trung đội củng cố, tổ chức lại
lực lượng và bắt đầu truy quét phần còn lại của mục tiêu (Xem Hình 4-2).

111
Hình 4-2. Cô lập các lối vào cơ sở ngầm
Sau khi đã phá hủy boong-ke, đại đội điều chỉnh tổ chức nhiệm vụ thành
02 lực lượng: 01 lực lượng cảnh giới có nhiệm vụ cảnh giới các lối vào và lỗ
thông hơi, 01 lực lượng chuyên môn có nhiệm vụ cô lập các lối vào và lỗ thông
hơi. Lực lượng cảnh giới được biên chế Trung đội 1 và thứ ba, cùng đơn vị súng
cối trực thuộc đại đội, có nhiệm vụ truy quét đối phương tại mục tiêu và cản trở
khả năng tự do cơ động của đối phương, tạo điều kiện cho lực lượng chuyên
môn cơ động áp sát các lối vào và lỗ thông hơi. Lực lượng chuyên môn là Trung
đội 2, có nhiệm vụ ngăn chặn đối phương thoát ra bên ngoài cơ sở ngầm. Trong
khi đó, Trung đội trưởng Trung đội 1 tiếp tục trinh sát nhằm xác định các vị trí
tiến công bằng hỏa lực đối với từng lối vào. Trung đội trưởng Trung đội 1 quyết
định lần lượt hàn kín các lối vào nhằm bảo đảm khả năng kiểm soát cao nhất.
Trung đội 2 tiến hành cảnh giới và duy trì cảnh giác trước các loại hỏa lực gián
tiếp, trực tiếp và bẫy nổ của đối phương.
Sau khi điều chỉnh tổ chức nhiệm vụ, đại đội chuyển từ nhiệm vụ phá hủy
boong-ke trở lại nhiệm vụ ban đầu là cô lập cơ sở ngầm. Trung đội 2 thiết lập
một điểm hội quân trong quá trình chờ các lực lượng, phương tiện công binh
chuyển đổi từ nhiệm vụ được giao ban đầu. Trung đội 1 duy trì giám sát mục
tiêu. Trung đội 3 truy quét khu vực bên trong hàng rào dây thép gai, xác định và
bố trí các lực lượng cảnh giới ở tất cả các lối vào và lỗ thông hơi phát hiện được.
Trong quá trình truy quét, Trung đội 3 phát hiện thêm 02 lối vào. Sau khi hoàn
thành nhiệm vụ truy quét, Trung đội 3 thiết lập các vị trí bảo đảm bằng hỏa lực
3A, 3B và 3C để cô lập đối phương. Tiểu đội công binh trực thuộc tiểu đoàn

112
công binh tiến hành hội quân với Trung đội 2 và làm công tác chuẩn bị nhanh
chóng (Xem Hình 4-3).

Hình 4-3. Hoạt động cô lập cơ sở ngầm


Trung đội 2 cơ động từ vị trí bảo đảm bằng hỏa lực 2A sang vị trí lỗ thông
hơi xa nhất ở phía Tây. Trung đội 2 lập kế hoạch hàn kín cơ sở ngầm từ phía
Tây sang Đông. Tiểu đội công binh làm sập lỗ thông hơi bằng thuốc nổ.
Khi Trung đội 2 bắt đầu cơ động sang vị trí lỗ thông hơi tiếp theo, đại đội
bị hỏa lực súng cối của đối phương tiến công. Đại đội sử dụng hỏa lực gián tiếp
để phản công và 01 binh sỹ thuộc Trung đội 2 bị thương. Trung đội 3 tiến hành
hoạt động chuyển thương về điểm tập kết thương binh của đại đội trong khi
Trung đội 2 chuẩn bị đặt thuốc nổ vào vị trí lỗ thông hơi. Đại đội trưởng nhận
thấy đối phương không thể gây ảnh hưởng cho Trung đội 2 và ra lệnh cho binh
sỹ duy trì phân tán tối đa để tránh hỏa lực gián tiếp của đối phương mà vẫn hoàn
thành được nhiệm vụ. Đại đội trưởng cân nhắc khả năng lực lượng đối phương
bên trong đường hầm có thể gọi hỏa lực dội vào vị trí của họ và quyết định điều
chuyển Trung đội 1 sang một vị trí yểm hộ ở phía Bắc của cơ sở ngầm nhằm
quan sát phát hiện các lối vào chưa biết, phòng trường hợp đối phương có thể
quan sát hoặc đào thoát từ một lối vào bí mật khác.
Trung đội 2 đặt thuốc nổ để lấp lối vào xa nhất ở phía Tây. Tiểu đội công
binh sử dụng các trang thiết bị để đẩy lượng đất đá sập xuống nhằm chặn lối
vào. Sau đó, cơ động sang lối vào xa nhất ở phía Đông và thực hiện tương tự.
Tiếp theo, tiến hành báo cáo kết quả cô lập các lối vào của cơ sở ngầm lên cấp
trên (Xem Hình 4-4).

113
Hình 4-3. Hoạt động cô lập cơ sở ngầm
Khi tiểu đội công binh đã hoàn thành nhiệm vụ, đại đội bộ binh dự bị của
lữ đoàn cơ động đến với một đội trinh sát công binh để tiếp quản nhiệm vụ tại vị
trí cơ sở ngầm. Trung đội 3 tiến hành truy quét khu vực nhằm bảo đảm không
còn lối vào nào chưa bị phát hiện, sau đó rút lui khỏi mục tiêu, theo sau là Trung
đội 2. Từng trung đội quay trở lại điểm tập kết tại mục tiêu tiến công của đơn vị
mình, trong khi tiểu đội công binh ở lại để bảo đảm cho đại đội bộ binh dự bị và
đội trinh sát công binh. Đại đội trưởng tiến hành ban giao toàn diện cho Đại đội
trưởng dự bị, bao gồm các thông tin như vị trí chính xác, kết cấu và chủng loại
của các lối vào và lỗ thông hơi, phương pháp bịt kín, hoạt động của đối phương
khi quân nhà bịt kín lối vào, phương pháp mở lại lối vào và các vị trí yểm hộ.
Đại đội trưởng báo cáo kết quả hoàn thành nhiệm vụ bịt kín lối vào cơ sở ngầm
lên sở chỉ huy tiểu đoàn và nối lại hoạt động cơ động chuyển vào tiếp xúc ban
đầu.
QUY TRÌNH TÁC CHIẾN
4-34. Lập kế hoạch là một nghệ thuật nắm tình hình, xác định được kết
quả mong muốn trong tương lai và xác định các phương thức hữu hiệu để đạt
được kết quả đó. Công tác lập kế hoạch bắt đầu bằng việc phân tích và đánh giá
về nhiệm vụ, cũng như môi trường hoạt động, trong đó tập trung đánh giá về
tình hình đối phương. Lập kế hoạch là hoạt động nắm chắc, xác định rõ các vấn
đề và phác thảo được các điều kiện cần thiết để đạt được kết quả mong muốn.
Căn cứ vào sự chỉ đạo của chỉ huy cấp trên, công tác lập kế hoạch có thể phác
thảo một hoặc nhiều phương án chiến đấu phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ
được giao. Khi người chỉ huy lựa chọn một kế hoạch, kế hoạch đó sẽ tiếp tục
được điều chỉnh trong quá trình chuẩn bị và tiến hành các hoạt động chiến đấu.
114
Người chỉ huy dựa vào trực giác, kinh nghiệm và sự tham mưu của các chỉ huy
cấp dưới để đồng bộ các hoạt động chiến đấu khi điều kiện cho phép.
4-35. Quy trình tác chiến gồm 04 hoạt động: Lập kế hoạch, chuẩn bị tác
chiến, thực hành tác chiến và đánh giá, cụ thể như sau:
- Lập kế hoạch là hoạt động xây dựng một phương án chiến đấu khả thi,
kịp thời và sát với ý định của chỉ huy cấp trên.
- Chuẩn bị tác chiến là các hoạt động chuẩn bị của các đơn vị nhằm nâng
cao khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Thực hành tác chiến là hoạt động triển khai kế hoạch thành hành động
bằng cách sử dụng sức mạnh chiến đấu để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Đánh giá là hoạt động giám sát và đánh giá liên tục về tình hình hiện
thời.
CÁC BƯỚC TRONG QUY TRÌNH CHỈ HUY ĐƠN VỊ
4-36. Quy trình chỉ huy đơn vị là một quy trình linh hoạt, được chỉ huy
các đơn vị cấp nhỏ (cấp đại đội trở xuống) sử dụng để phân tích nhiệm vụ, lập
kế hoạch và chuẩn bị tác chiến. Quy trình này cho phép người chỉ huy phát huy
tối đa thời gian lập kế hoạch cho phép, đồng thời lập kế hoạch hiệu quả và chuẩn
bị sẵn sàng để thực hiện nhiệm vụ được giao. Quy trình chỉ huy đơn vị gồm 08
bước; trong đó, thứ tự các bước không cứng nhắc, mà người chỉ huy có thể linh
hoạt điều chỉnh thứ tự các bước để phù hợp với nhiệm vụ, tình huống và điều
kiện thời gian cho phép. Người chỉ huy có thể lựa chọn hoàn thành một số bước
cùng lúc và tiếp tục tiến hành các bước còn lại trong quá trình thực hiện một
nhiệm vụ. 08 bước trong quy trình chỉ huy đơn vị gồm:
- Bước 1: Nhận nhiệm vụ.
- Bước 2: Ra chỉ thị sơ bộ.
- Bước 3: Lập kế hoạch sơ bộ.
- Bước 4: Bắt đầu cơ động.
- Bước 5: Tiến hành trinh sát.
- Bước 6: Hoàn thiện kế hoạch.
- Bước 7: Ra mệnh lệnh chiến đấu.
- Bước 8: Giám sát và điều chỉnh kế hoạch.
4-37. Thông thường, 03 bước đầu tiên được tiến hành theo thứ tự. Tuy
nhiên, căn cứ vào tình hình, các binh sỹ có thể thay đổi thứ tự các bước tiếp
theo. Một số bước trong quy trình có thể lặp lại một số lần. Trong khi đó, bước
cuối cùng (Giám sát và điều chỉnh kế hoạch) diễn ra trong suốt quá trình thực
hiện nhiệm vụ. Các đơn vị có thể áp dụng các bước này cùng lúc hoặc theo một
trình tự khác so với trình tự ở trên. Các thông tin tiếp theo liên quan đến quy
trình chỉ huy đơn vị sẽ được điều chỉnh nhằm phù hợp với môi trường tác chiến
địa đạo. Tiến hành tất cả các bước này là rất cần thiết.
LẬP KẾ HOẠCH TÁC CHIẾN
4-38. Đại đội trưởng và trung đội sử dụng quy trình chỉ huy đơn vị khi lập
kế hoạch và chuẩn bị cho các hoạt động tác chiến địa đạo. Lập kế hoạch cho
hoạt động tác chiến địa đạo bắt đầu bằng một trong hai cách. Cách thứ nhất là
tiếp nhận nhiệm vụ từ sở chỉ huy cấp trên. Cách thứ hai là khi đơn vị tiếp xúc

115
với một hệ thống địa đạo khi đang thực hiện nhiệm vụ khác. Khi đơn vị tiếp xúc
bất ngờ với một hệ thống địa đạo, cần lập kế hoạch nhanh chóng trên cơ sở sử
dụng khung lập kế hoạch tương tự. Phần tiếp theo sẽ trình bày về quy trình lập
kế hoạch có thời gian chuẩn bị của đơn vị cấp đại đội, trong đó sử dụng quy
trình chỉ huy đơn vị để thực hiện nhiệm vụ tiến công và truy quét đối phương
trong một cơ sở ngầm.
NHẬN NHIỆM VỤ
4-39. Đại đội trưởng bắt đầu quy trình chỉ huy đơn vị khi tiếp nhận chỉ thị
sơ bộ hoặc mệnh lệnh chiến đấu của sở chỉ huy cấp trên để truy quét đối phương
tại một cơ sở ngầm. Đại đội trưởng đánh giá tình hình, xác định khoảng thời
gian lập kế hoạch và làm công tác chuẩn bị tác chiến. Đánh giá sơ bộ bao gồm
việc xác định các lực lượng, phương tiện chuyên môn cần thiết mà không có
trong biên chế của đại đội. Đặc biệt, sau khi nhận mệnh lệnh chiến đấu, Đại đội
trưởng báo cáo lại cho chỉ huy cấp trên nhằm bảo đảm họ đã nắm chắc ý định và
nguyên tắc tác chiến của chỉ huy cấp trên.
RA CHỈ THỊ SƠ BỘ
4-40. Ngay sau khi hoàn thành đánh giá sơ bộ và khung thời gian thực
hiện nhiệm vụ, Đại đội trưởng ra một chỉ thị sơ bộ cho các đơn vị cấp dưới, càng
chi tiết càng tốt, nhưng tối thiểu cần có các thông tin sau:
- Vị trí dự kiến của cơ sở ngầm.
- Tổ chức nhiệm vụ sơ bộ, vị trí của các lực lượng được phối thuộc và
khoảng thời gian và vị trí hội quân dự kiến.
- Các ưu tiên trong công tác chuẩn bị tác chiến để xâm nhập cơ sở ngầm.
- Các yêu cầu về lực lượng chuyên môn, bao gồm lực lượng đột phá, truy
quét và bảo đảm.
- Thời gian và địa điểm Đại đội trưởng ra mệnh lệnh chiến đấu.
LẬP KẾ HOẠCH TÁC CHIẾN SƠ BỘ
4-41. Sau khi ra chỉ thị sơ bộ, Đại đội trưởng lập kế hoạch tác chiến sơ bộ.
Bước này bao gồm phân tích nhiệm vụ, lập các phương án chiến đấu, phân tích
các phương án chiến đấu, so sánh và lựa chọn phương án chiến đấu. Dưới đây là
một ví dụ về việc lập các giai đoạn thực hiện nhiệm vụ truy quét đối phương ở
cơ sở ngầm:
- Giai đoạn I - Trinh sát mục tiêu trên mặt đất.
- Giai đoạn IIa - Cơ động tiếp cận và cô lập mục tiêu trên mặt đất.
- Giai đoạn IIb - Củng cố và tổ chức lại lực lượng tại vị trí mục tiêu trên
mặt đất.
- Giai đoạn IIIa - Xác định vị trí và cô lập điểm đột phá.
- Giai đoạn IIIb - Đột phá và giữ vững vị trí đứng chân.
- Giai đoạn IIIc - Truy quét đối phương trong cơ sở ngầm.
- Giai đoạn IV - Phát triển chiến đấu bên trong cơ sở ngầm.
- Giai đoạn V - Củng cố, tổ chức lại lực lượng và chuyển nhiệm vụ.
4-42. Như đã trình bày ở phần trước, việc có các sơ đồ, bản đồ về cơ sở
ngầm góp phần rất lớn vào việc nắm tình hình, lập kế hoạch và theo dõi hoạt
động chiến đấu tại sở chỉ huy, cũng như hoạt động trên thực địa. Đại đội trưởng

116
cần lập kế hoạch sử dụng các sơ đồ, bản đồ đã có và nếu cần thiết, lập các sơ đồ,
bản đồ mới trên thực địa, tùy thuộc vào lực lượng, phương tiện chuyên môn có
trong biên chế và các yêu cầu nhiệm vụ. Nếu có thể lập các sơ đồ, bản đồ mới
trên thực địa, Đại đội trưởng có kế hoạch để chuyển các sơ đồ, bản đồ này về sở
chỉ huy đại đội và sở chỉ huy cấp trên. Ngoài ra, Đại đội trưởng cần đề xuất sở
chỉ huy cấp trên cung cấp các loại bản đồ và bản vẽ thiết kế các công trình xây
dựng.
Phân tích nhiệm vụ
4-43. Hoạt động phân tích nhiệm vụ bắt đầu bằng việc đánh giá sơ bộ,
vốn được thực hiện trong suốt bước 1. Đánh giá này kết hợp chặt chẽ với các
yếu tố “Nhiệm vụ; đối phương; thời gian cho phép; lực lượng có trong biên chế;
địa hình và các mặt thuộc lĩnh vực dân sự cần quan tâm” (METT-TC). Phân tích
nhiệm vụ trong các hoạt động tác chiến địa đạo tập trung vào các yếu tố địa hình
và thời tiết, lực lượng có trong biên chế và thời gian cho phép.
Phân tích về địa hình và thời tiết
4-44. Người chỉ huy tiến hành phân tích 05 khía cạnh quân sự của yếu tố
địa hình: Khả năng quan sát và xạ giới, hướng tiếp cận, địa hình then chốt, vật
cản, khả năng che đỡ và che khuất. Do tính chất của môi trường địa đạo, người
chỉ huy có thể chỉ đánh giá được địa hình bên ngoài và xung quanh hệ thống địa
đạo.
4-45. Người chỉ huy lập kế hoạch vẽ sơ đồ các điểm tập kết bên ngoài để
tạo điều kiện cho các hành động bên trong cơ sở ngầm. Bản vẽ bao gồm khu vực
sở chỉ huy, điểm tập kết thương binh, điểm tập kết tù binh, điểm tập kết dân sự,
khu vực mang đeo trang bị và khu vực cứu thương. Các vị trí này không được
bố trí trên trục của lối vào cơ sở ngầm để tránh bị ảnh hưởng bởi khối đất đá sập
xuống lối vào, cũng như lực lượng đối phương ở bên trong cơ sở ngầm.
4-46. Các đơn vị cần điều chỉnh các kỹ thuật vận động để phù hợp với
điều kiện hạn chế của môi trường địa đạo. Nhìn chung, các kỹ thuật vận động
trong môi trường địa đạo cũng tương tự như ở các tòa nhà trong môi trường đô
thị. Tuy nhiên, trong các hành lang hẹp, các trung đội có thể chỉ được cơ động
theo đội hình hàng dọc. Trong các hành lang này, có thể điều chỉnh để thu hẹp
khoảng cách giữa các binh sỹ nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các khiên chắn
đạn, sử dụng rô-bốt để chiếm lĩnh không gian và thời gian, và nếu có thể, thiết
lập các vị trí yểm hộ.
* Ghi chú: Các binh sỹ đi đầu sử dụng các khiên chắn đạn trong quá trình
cơ động dọc theo một hành lang dài và hẹp. Các khiên này có thể được sử dụng
trong các tình huống khác, nhưng không nên trang bị cho tất cả các binh sỹ
trong đội hình vì có thể gây cản trở để truy quét nhanh chóng các gian phòng và
hành lang lớn hơn bên trong hệ thống địa đạo.
4-47. Người chỉ huy đưa ra các phỏng đoán và thiết lập các yêu cầu thông
tin do thiếu các thông tin cần thiết về cơ sở ngầm. Người chỉ huy thiết lập các
yêu cầu thông tin nhằm khẳng định hoặc loại bỏ các phỏng đoán được đưa ra
trong quá trình lập kế hoạch. Ngoài ra, người chỉ huy cũng thiết lập các yêu cầu
thông tin thiết yếu để ra quyết định trong hoạt động tác chiến. Các yêu cầu thông
117
tin này không chỉ góp phần làm rõ tình hình, mà còn giúp giải đáp các yêu cầu
tin tức tình báo của chỉ huy cấp trên. Người chỉ huy phải nắm chắc kế hoạch thu
thập tin tức tình báo của sở chỉ huy cấp trên, cũng như nhiệm vụ của đơn vị
mình.
4-48. Bên cạnh khẳng định các phỏng đoán, người chỉ huy thiết lập các
yêu cầu thông tin để hỗ trợ lực lượng truy quét và tăng cường nắm bắt thông tin
về hệ thống địa đạo. Ví dụ như các thông tin về vị trí phòng điều hành để kiểm
soát hoạt động của các lối vào, vị trí phòng kiểm soát toàn bộ hoạt động của cơ
sở ngầm, các sơ đồ hoặc các tài liệu liên quan khác để xác định vị trí các hệ
thống chủ chốt hoặc chức năng của hệ thống địa đạo, các dấu hiệu nguy hiểm
hoặc cảnh báo.
4-49. Thông tin liên lạc giữa các binh sỹ trên mặt đất và dưới địa đạo có
thể bị gián đoạn và rời rạc. Thông tin liên lạc vô tuyến hoạt động kém hiệu quả
dưới địa đạo và đơn vị có thể đối mặt với nhiều thách thức để tìm cách liên lạc
trong môi trường địa đạo. Các môi trường địa đạo thường cản trở việc sử dụng
các loại thông tin liên lạc vô tuyến. Nguyên nhân của hiện tượng này có nhiều
nhưng chủ yếu là sự suy giảm tín hiệu do ảnh hưởng của các đường hầm, hành
lang, các tầng hầm và tường đối với tín hiệu vô tuyến. Ngay cả khi có tín hiệu,
tầm hoạt động của tín hiệu cũng bị hạn chế. Trong nhiều trường hợp, binh sỹ
hoạt động trong hệ thống địa đạo không thể liên lạc với trên mặt đất hoặc thậm
chí không thể nói chuyện với nhau. Để cải thiện chất lượng thông tin liên lạc,
các đơn vị có thể áp dụng một số lựa chọn sau:
- Các binh sỹ có thể tận dụng các đường dây và vật dụng kim loại (như
các đường ống và rào sắt) để kết nối thông tin liên lạc giữa mặt đất và địa đạo.
- Điện thoại có dây cũng là một lựa chọn, nhưng có thể hạn chế khả năng
cơ động và ít linh hoạt hơn so với các loại thông tin liên lạc vô tuyến.
- Đường dây thông tin liên lạc: Nếu điều kiện cho phép, đơn vị có thể
chạy đường dây thông tin liên lạc tới các điểm điều phối và sử dụng các điện
thoại chiến trường (như TA-312 hoặc TA-1 với tang cuộn DR-8) để liên lạc với
mặt đất. Tuy nhiên, đơn vị có thể gặp khó khăn để duy trì đường dây thông tin
liên lạc WD-1.
- Các trạm tiếp sóng: Nếu có các trạm tiếp sóng, hoặc nếu đơn vị có các
thiết bị tiếp sóng vô tuyến thì có thể sử dụng chúng. Nếu cần thiết, có thể cử một
đội đến một vị trí cụ thể để thực hiện chức năng của một trạm tiếp sóng.
- Liên lạc tiếp sức: Cách thức tốt nhất để duy trì thông tin liên lạc là sử
dụng liên lạc viên và đôi khi được sử dụng để bổ sung cho một hệ thống thông
tin liên lạc có dây. Tùy thuộc vào quy mô của cơ sở ngầm để chuyển thông tin
liên lạc từ điểm kiểm soát này đến điểm kiểm soát khác.
- Các ký tín ám hiệu bằng tay và vũ khí: Các cơ sở ngầm có thể rất ồn ào
và việc sử dụng các trang bị bảo vệ khiến việc thông tin liên lạc bằng giọng nói
gặp nhiều khó khăn. Do đó, có thể sử dụng các ký tín ám hiệu bằng tay và vũ
khí để tăng cường khả năng liên lạc với nhau.
Phân tích về lực lượng có trong biên chế và được bảo đảm

118
4-50. Phân tích về lực lượng có trong biên chế và được bảo đảm là khía
cạnh quan trọng nhất của hoạt động phân tích nhiệm vụ, bao gồm hiện trạng của
các đơn vị cấp dưới, các lực lượng chuyên môn được phối thuộc và các trang bị
vũ khí đặc biệt cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4-51. Người chỉ huy phải đánh giá hiện trạng của các đơn vị cấp dưới, bao
gồm ý chí chiến đấu, kinh nghiệm, mức độ huấn luyện của binh sỹ, các điểm
mạnh và điểm yếu của chỉ huy các đơn vị cấp dưới. Các yếu tố này sẽ giúp
người chỉ huy thuận lợi hơn trong quá trình lập phương án chiến đấu.
4-52. Các lực lượng chuyên môn là yếu tố cần thiết để bảo đảm cho các
hoạt động truy quét giành thắng lợi, xuất phát từ các thách thức riêng biệt đã
được xác định trong quá tình phân tích địa hình và thời tiết. Ví dụ về các lực
lượng chuyên môn gồm:
- Lực lượng phòng chống vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân.
- Lực lượng công binh.
- Lực lượng xử lý vật nổ.
- Quân cảnh.
- Các tổ chó nghiệp vụ.
4-53. Trang bị vũ khí cá nhân cho các binh sỹ tác chiến địa đạo nhằm đáp
ứng các yêu cầu của nhiệm vụ. Chương V và VI trình bày về vũ khí, trang bị cho
từng binh sỹ và lực lượng tác chiến địa đạo. Kết quả của hoạt động phân tích
này sẽ quyết định liệu người chỉ huy có tất cả các lực lượng và vũ khí, trang bị
cần thiết hay không để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Phân tích về khung thời gian cho phép
4-54. Hoạt động phân tích này bắt đầu bằng các khung thời gian mà sở chỉ
huy cấp trên vạch ra và được thiết lập trong suốt bước 1. Bước này bao gồm khả
năng dự báo của người chỉ huy về thời gian và không gian thực hiện các nhiệm
vụ của các đơn vị cấp dưới và lực lượng chuyên môn, cũng như các hành động
của đối phương. Ngoài ra, bước này cũng bao gồm tất cả các mốc thời gian quan
trọng và thời gian tiến hành hợp luyện trước khi thực hiện nhiệm vụ.
Lập phương án chiến đấu
4-55. Các đánh giá trong quá trình phân tích nhiệm vụ sẽ được đưa vào để
lập phương án chiến đấu. Các đánh giá này giúp người chỉ huy có thể lập 02 - 03
phương án chiến đấu khác nhau nhưng vẫn tuân thủ theo ý định của chỉ huy cấp
trên. Để lập mỗi phương án chiến đấu, người chỉ huy bắt đầu với các kết quả đã
xác định, sau đó quay trở lại điểm xuất phát ban đầu của kế hoạch. Các nhiệm
vụ cần thực hiện gồm:
- Thiết lập các vị trí tiến công bằng hỏa lực và bảo đảm bằng hỏa lực.
- Tiến hành trinh sát.
- Thiết lập vị trí chốt chặn.
- Tiến hành hoạt động chiêu hàng đối phương.
- Tiến hành đột phá.
- Tiến hành các hoạt động liên quan đến vấn đề tù binh.
- Thiết lập và vận hành các điểm tập kết thương binh.
- Tiến hành các hoạt động của sở chỉ huy.
119
- Tiến hành phát triển chiến đấu bên trong cơ sở ngầm.
- Tiến hành cơ động về phía trước hoặc phía sau.
- Tiến hành các hoạt động tiếp tế.
Phân tích về tương quan sức mạnh chiến đấu
4-56. Người chỉ huy xác định đơn vị có đủ sức mạnh chiến đấu để đánh
bại lực lượng đối phương hay không bằng cách so sánh tương quan sức mạnh
chiến đấu giữa hai bên, trong đó bao gồm khả năng tập trung lực lượng của quân
nhà và đối phương bên trong không gian chật hẹp của cơ sở ngầm. Đây là hoạt
động đặc biệt khó khăn do thiếu thông tin; vì vậy, người chỉ huy cần đưa ra các
dự báo khi phân tích về sức mạnh chiến đấu. Người chỉ huy tiến hành phân tích
tương quan lực lượng so với nhiệm vụ được giao để xác định có đủ sức mạnh
chiến đấu hay không và tính toán thời điểm cần đề xuất sở chỉ huy cấp trên chi
viện các lực lượng đi sau.
Đưa ra các lựa chọn
4-57. Người chỉ huy tính toán nhiều phương án khác nhau để hoàn thành
nhiệm vụ được giao, xác định các yêu cầu về lý luận đối với nhiệm vụ, bao gồm
các nhiệm vụ chiến thuật cho đơn vị cấp dưới. Lý luận giúp người chỉ huy có
khung hiểu biết cơ bản để lập các phương án chiến đấu.
4-58. Tiếp theo, người chỉ huy xác định các bước cần thiết để đạt được
các kết quả cụ thể, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các bước này giúp người
chỉ huy xác định các nhiệm vụ cần thiết và mức độ sức mạnh chiến đấu cần triển
khai tại một điểm quyết định. Sau khi xác định các nhiệm vụ, người chỉ huy xác
định mục đích của từng nhiệm vụ. Trong mỗi nhiệm vụ thường có một nhiệm vụ
nhánh chính. Nhiệm vụ nhánh này đóng vai trò then chốt, trong khi các nhiệm
vụ nhánh khác đóng vai trò hỗ trợ.
Thiết lập nguyên tắc tác chiến sơ bộ
4-59. Nguyên tắc tác chiến sơ bộ cho thấy cách thức người chỉ huy hình
dung diễn biến hoạt động tác chiến từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Nguyên tắc
chỉ ra thứ tự từng nhiệm vụ để cho thấy sự phù hợp của mỗi nhiệm vụ đối với
phương án chiến đấu tổng thể. Việc lập kế hoạch cho các hoạt động tác chiến địa
đạo gặp nhiều thách thức do thiếu thông tin liên quan đến kích cỡ và quy mô của
hệ thống địa đạo. Người chỉ huy cần linh hoạt trong công tác lập kế hoạch để có
thể đưa ra các điều chỉnh kịp thời khi thực hiện nhiệm vụ. Cuối cùng, người chỉ
huy đưa ra các biện pháp kiểm soát bằng sơ đồ để minh họa nguyên tắc tác
chiến, giảm nguy cơ, rủi ro đánh nhầm quân nhà và đồng bộ các nhiệm vụ nhánh
với nhau.
Quy định trách nhiệm
4-60. Người chỉ huy quy định cho các đơn vị cấp dưới các trách nhiệm đã
được xác định trong nguyên tắc tác chiến, tạo nền tảng cho tổ chức nhiệm vụ
của đơn vị. Việc tổ chức nhiệm vụ hợp lý sẽ tạo điều kiện để lập kế hoạch cho
các hoạt động tác chiến địa đạo, cho phép các đơn vị cấp dưới thay đổi tổ chức
nhiệm vụ trong các giai đoạn ưu tiên khác nhau. Căn cứ vào lượng thông tin
chưa nắm bắt được, người chỉ huy cần lập các kế hoạch cho nhiều hoạt động
chuyển đổi tổ chức nhiệm vụ khác nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
120
Điển hình, các hoạt động chuyển đổi tổ chức nhiệm vụ này xuất hiện trong quá
trình tác chiến tới mục tiêu, tiến hành đột phá và truy quét bên trong cơ sở ngầm.
4-61. Mức độ phức tạp khi tiến công một cơ sở ngầm hoặc một hệ thống
địa đạo đòi hỏi sự chỉ đạo, hướng dẫn liên tục của các chỉ huy trong đơn vị. Các
vị trí này đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình tiến công một hệ thống địa
đạo. Chương III đã trình bày về các vị trí chỉ huy này. Các vị trí chỉ huy được đề
cập cụ thể như sau:
- Chỉ huy lực lượng tác chiến: Là người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ
nhiệm vụ nói chung, đối với cả các hoạt động mặt đất lẫn dưới địa đạo. Thông
thường là chỉ huy lữ đoàn hoặc tiểu đoàn bộ binh.
- Chỉ huy lực lượng bảo đảm an ninh: Là người chịu trách nhiệm bảo đảm
an ninh đối với tất cả hoặc một phần hành lang an ninh bên ngoài. Một lực
lượng tác chiến có thể có nhiều chỉ huy lực lượng bảo đảm an ninh, chịu trách
nhiệm báo cáo lên chỉ huy lực lượng tác chiến. Ví dụ, mỗi chỉ huy tiểu đoàn
chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh một phần hành lang an ninh bên ngoài của lữ
đoàn, sẽ đóng vai trò là một chỉ huy lực lượng bảo đảm an ninh.
- Chỉ huy lực lượng tiến công: Là người chịu trách nhiệm thiết lập hành
lang an ninh bên trong, đột phá và truy quét lực lượng đối phương bên trong cơ
sở ngầm.
- Chỉ huy lực lượng truy quét: Là chỉ huy lực lượng tác chiến địa đạo,
chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các hoạt động truy quét, đánh dấu, lập sơ đồ về
cơ sở ngầm. Lực lượng truy quét là một đơn vị cấp dưới của lực lượng tiến
công. Chỉ huy lực lượng truy quét tiếp nhận chỉ thị và báo cáo lên chỉ huy lực
lượng tiến công.
Lập kế hoạch cho các tình huống bất ngờ
4-62. Lập kế hoạch cho các tình huống bất ngờ là một phần trong lập
phương án chiến đấu. Mức độ toàn diện của kế hoạch này do điều kiện thời gian
chi phối và cần đề cập đến tất cả các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
- Trong quá trình đột phá, các tình huống bất ngờ bao gồm:
+ Lực lượng đối phương xuất hiện tại điểm đột phá.
+ Các lối vào mở trong quá trình tìm cách đột phá qua.
+ Đột phá thất bại.
+ Lối vào bị hư hại sau khi đột phá.
+ Tiếp xúc với hỏa lực đối phương tại điểm đột phá (từ bên trong, bên
ngoài và gián tiếp).
+ Các mối nguy hiểm từ thuốc nổ ở bên trong và xung quanh điểm đột
phá.
- Ở bên trong hệ thống địa đạo, các tình huống bất ngờ bao gồm:
+ Nhiễm vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân.
+ Binh sỹ bị giam cầm trong một không gian chật hẹp.
+ Thương vong lớn.
+ Các mối nguy hiểm từ chất nổ.
+ Hỏa lực bên trong đường hầm.
+ Đường hầm bị ngập nước.
121
+ Mất liên lạc với lực lượng tác chiến địa đạo.
+ Lượng không khí thấp hoặc chất lượng không khí giảm sút.
+ Binh sỹ bị mất tích.
+ Sập đường hầm.
+ Các hoạt động liên quan đến vấn đề tù binh, bao gồm cả nhân viên dân
sự và quân sự của đối phương.
Chuẩn bị thuyết minh và lược đồ phương án chiến đấu
4-63. Mỗi phương án chiến đấu mà người chỉ huy xây dựng đều có một
thuyết minh tương ứng. Thuyết minh phương án chiến đấu đề cập đến tất cả các
hành động cụ thể để bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao từ khi bắt
đầu cho đến khi kết thúc.
PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN CHIẾN ĐẤU
4-64. Đối với mỗi phương án chiến đấu, người chỉ huy dự kiến hoạt động
tác chiến từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Sau đó, tiến hành so sánh từng
phương án với phương án chiến đấu khả thi nhất của đối phương. Phương án
chiến đấu khả thi nhất của đối phương là những hành động đối phương có thể
triển khai nhất để đối phó với các hành động của lực lượng quân nhà. Người chỉ
huy xây dựng chuỗi các hành động nhằm xác định xem hành động nào có thể sai
và quyết định nào mà người chỉ huy phải đưa ra để đạt được kết quả mong
muốn. Các điểm quyết định này là những điểm mà người chỉ huy có thể thay đổi
phương án chiến đấu, dựa vào các thông tin mới cập nhật hoặc hành động bất
ngờ của đối phương. Mỗi điểm quyết định có các chỉ báo ảnh hưởng đến quyết
định, thường gắn chặt với yêu cầu thông tin thiết yếu của người chỉ huy. Ví dụ
về các điểm quyết định gồm:
- Thiết bị cảm biến phóng xạ phát hiện mức phóng xạ cao từ bên trong cơ
sở ngầm tại điểm đột phá.
- Lực lượng truy quét còn 70% sức mạnh chiến đấu để giữ các vị trí chiến
thuật (các điểm kiểm soát) và cần chi viện lực lượng để tiếp tục cơ động về phía
trước.
- Lực lượng truy quét phát hiện một cửa an ninh cấp độ 3 ở bên trong cơ
sở ngầm, vượt quá khả năng của đơn vị để đột phá qua.
SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CHIẾN ĐẤU
4-65. Chỉ huy các cấp so sánh các thuận lợi, bất lợi, điểm mạnh và điểm
yếu của từng phương án chiến đấu; quyết định lựa chọn phương án nào dựa trên
các so sánh này, cùng với sự điều chỉnh của người chỉ huy. Họ sẽ cân nhắc các
yếu tố sau:
- Tiến độ hoàn thành nhiệm vụ.
- Các nguy cơ, rủi ro lường trước đối với nhiệm vụ, lực lượng và trang bị.
- Thông tin thu thập được trong quá trình trinh sát sơ bộ.
- Khả năng của đơn vị cấp dưới, các lực lượng chuyên môn và kinh
nghiệm chiến đấu.
- Bố trí lực lượng cho các hoạt động tác chiến trong tương lai.
BẮT ĐẦU CƠ ĐỘNG

122
4-66. Chỉ huy các cấp tiến hành cơ động theo mệnh lệnh của sở chỉ huy
cấp trên hoặc sau khi đã thu thập được thông tin cần thiết và không thể tiếp tục
thực hiện nhiệm vụ nếu không cơ động.
TRINH SÁT
4-67. Trinh sát là một mắt xích quan trọng trong quy trình chỉ huy đơn vị.
Hoạt động trinh sát cho phép người chỉ huy nắm bắt địa hình xung quanh mục
tiêu và các vị trí dự kiến bố trí lực lượng cảnh giới và khu vực tập kết. Hoạt
động này nhằm giúp khẳng định hoặc loại bỏ các yêu cầu thông tin được đưa ra
trong quá trình phân tích nhiệm vụ và các nhiệm vụ được sở chỉ huy cấp trên
giao cho. Đại đội tự tổ chức hoạt động trinh sát hoặc thông qua một đơn vị khác
như trung đội trinh sát trực thuộc tiểu đoàn hoặc thiết bị bay không người lái.
HOÀN THIỆN PHƯƠNG ÁN CHIẾN ĐẤU
4-68. Các chỉ huy sử dụng các kết quả trinh sát để hoàn thiện phương án
chiến đấu đã lựa chọn. Sau đó, sử dụng phương án này để ra mệnh lệnh chiến
đấu (xem Tài liệu FM 6-0). Các chỉ huy hoàn thiện tất cả các sơ đồ chiến thuật,
các yêu cầu bảo đảm hậu cần và công tác phối hợp cuối cùng với các đơn vị hoạt
động tiếp giáp và sở chỉ huy cấp trên.
RA MỆNH LỆNH CHIẾN ĐẤU
4-69. Các chỉ huy cần tập trung tất cả chỉ huy của các đơn vị cấp dưới, kể
cả chỉ huy của các lực lượng chuyên môn để quán triệt mệnh lệnh chiến đấu, bảo
đảm tất cả các đơn vị cấp dưới nắm chắc được mệnh lệnh. Mệnh lệnh chiến đấu
bao gồm tất cả các sơ đồ chiến thuật cần thiết. Các chỉ huy sử dụng sa bàn, bản
vẽ chi tết, bản đồ và các tài liệu khác để minh họa khu vực hoạt động và tình
huống chiến thuật đề ra. Khi ra mệnh lệnh chiến đấu, các chỉ huy bố trí địa điểm
và thời gian nghe trình bày cho chỉ huy các đơn vị cấp dưới nhằm bảo đảm họ
nắm chắc các vấn đề sau:
- Ý định của người chỉ huy, nhiệm vụ và nguyên tắc tác chiến.
- Các nhiệm vụ được giao và mục đích của các nhiệm vụ đó.
- Các mối quan hệ giữa nhiệm vụ của đơn vị đó và các đơn vị khác trong
hoạt động tác chiến chung.
4-70. Các chỉ huy thường xác định giới hạn tiến quân bằng cách đưa ra
các biện pháp kiểm soát liên quan đến yếu tố địa hình. Sở chỉ huy cấp trên cũng
có thể thiết lập giới hạn tiến quân, bên cạnh các tiêu chí về giao chiến, tránh giao
chiến và xâm nhập. Trong suốt quá trình tác chiến địa đạo, các chỉ huy phải cân
nhắc đến yếu tố thời gian và không gian, khả năng chiến đấu khi xác định giới
hạn tiến quân, giao chiến, tránh giao chiến, cơ động vượt qua và xâm nhập.
4-71. Một số cơ sở ngầm có thể có kích cỡ và quy mô rất rộng lớn. Trong
một số trường hợp, các đường hầm và hành lang bên trong cơ sở ngầm có thể
kéo dài nhiều ki-lô-mét. Các chỉ huy cần lập một kế hoạch cho các tình huống
đột xuất này và phối hợp hiệp đồng với sở chỉ huy cấp trên.
4-72. Các hoạt động tác chiến địa đạo đòi hỏi phải tập trung nhiều thời
gian và sức mạnh chiến đấu. Các vấn đề về an ninh ngăn cản việc cơ động
nhanh chóng và đòi hỏi phải bố trí các lực lượng cảnh giới để thiết lập các điểm
kiểm soát ở mỗi đoạn hầm giao cắt, từ đó làm tiêu hao nhanh chóng sức mạnh

123
chiến đấu của các đơn vị. Các chỉ huy cần thiết lập mức độ và tiêu chí tối thiểu
về khả năng tiếp tục hoạt động bên trong cơ sở ngầm, đồng thời báo cáo hiện
trạng sức mạnh chiến đấu lên sở chỉ huy cấp trên trước khi đạt đến điểm giới
hạn tối đa.
4-73. Các hoạt động tác chiến địa đạo thường không chia theo các tuyến
khác nhau. Các đơn vị có thể nhanh chóng phân tán đội hình. Các chỉ huy phải
lường trước và đưa các khó khăn, thách thức trong công tác chỉ huy và kiểm soát
vào kế hoạch, đồng thời lập kế hoạch thông tin liên lạc cho tình huống bất ngờ.
Các chỉ huy phải đưa ra các tiêu chí và chỉ dẫn cho chỉ huy các lực lượng truy
quét để họ nắm chắc và xác định được thời điểm đơn vị mình đạt đến điểm giới
hạn tối đa. Việc xác định điểm giới hạn tối đa (điểm mà lực lượng truy quét
không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mà không có lực lượng chi viện) sớm sẽ
giúp chỉ huy lực lượng tiến công có thời gian để bố trí các lực lượng chi viện
cho hoạt động tác chiến và duy trì đà tiến quân của đơn vị.
GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN CHIẾN ĐẤU
4-74. Các chỉ huy tiến hành giám sát công tác chuẩn bị tác chiến của các
đơn vị cấp dưới. Hoạt động giám sát cho phép các chỉ huy điều chỉnh phương án
chiến đấu và bổ sung các hướng dẫn nhằm bảo đảm chỉ huy các đơn vị cấp dưới
nắm chắc nguyên tắc tác chiến.
CHUẨN BỊ TÁC CHIẾN
4-75. Chuẩn bị tác chiến là các hoạt động nhằm cải thiện khả năng thực
hiện nhiệm vụ được giao của các đơn vị (xem tài liệu ADP 5-0). Chuẩn bị tác
chiến cho một nhiệm vụ tác chiến địa đạo cũng quan trọng như công tác lập kế
hoạch, do thiếu nhiều thông tin về hệ thống địa đạo. Công tác chuẩn bị tác chiến
cho phép người chỉ huy trao quyền cho các đơn vị cấp dưới để đưa ra các quyết
định đúng đắn, ảnh hưởng đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao. Công tác
này bao gồm hoạt động phối thuộc các lực lượng chuyên môn vào biên chế của
đơn vị, kiểm tra trước khi chiến đấu, hợp luyện và chuẩn bị hậu cần.
HOẠT ĐỘNG PHỐI THUỘC CÁC LỰC LƯỢNG CHUYÊN MÔN VÀO
BIÊN CHẾ CỦA ĐƠN VỊ
4-76. Các lực lượng chuyên môn tham gia vào tất cả các khía cạnh của
công tác chuẩn bị tác chiến và hợp luyện nhằm bảo đảm khả năng tích hợp hoàn
chỉnh vào kế hoạch chiến đấu của đơn vị phối thuộc. Các lực lượng chuyên môn
cần nắm chắc nhiệm vụ, ý định của người chỉ huy và nhiệm vụ của mình. Các
chỉ huy trao đổi về quy trình hoạt động tiêu chuẩn, các nhiệm vụ và mục đích
của các nhiệm vụ đó, cùng các kỹ thuật thông tin liên lạc của đơn vị. Khi hội
quân với đơn vị phối thuộc, các lực lượng chuyên môn phải trao đổi về các năng
lực, hạn chế và các thông tin liên quan khác để bảo đảm chỉ huy đơn vị phối
thuộc nắm chắc, từ đó lập kế hoạch và sử dụng năng lực của các lực lượng này
một cách phù hợp. Bên cạnh việc tham gia các bài hợp luyện của đơn vị phối
thuộc, các lực lượng chuyên môn cũng cần đưa ra các đánh giá sau khi hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
KIỂM TRA TRƯỚC KHI CHIẾN ĐẤU

124
4-77. Công tác kiểm tra trước khi chiến đấu đóng vai trò quan trọng đối
với việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao. Chỉ huy các cấp cần bảo đảm
binh sỹ đã sẵn sàng để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Công tác kiểm tra
trước khi chiến đấu là một phần của quy trình chỉ huy đơn vị nhằm khắc phục
các hạn chế, sơ suất có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của binh sỹ và kết quả
thực hiện nhiệm vụ được giao. Công tác kiểm tra này bao gồm cả kiểm tra các
vũ khí, trang bị chuyên dụng cho hoạt động tác chiến địa đạo.
HỢP LUYỆN
4-78. Hợp luyện là công tác phối hợp tác chiến để bảo đảm các đơn vị sẵn
sàng thực hiện nhiệm vụ được giao. Hoạt động này đóng vai trò quan trọng
nhằm bảo đảm thực hiện tốt công tác chuẩn bị tác chiến, phối hợp hiệp đồng một
cách toàn diện và nắm chắc kế hoạch và ý định của người chỉ huy. Chỉ huy các
cấp không bao giờ được đánh giá thấp vai trò của hoạt động hợp luyện. Khi điều
kiện cho phép, các đơn vị tiến hành hợp luyện trong môi trường tác chiến dự
kiến sẽ tiến hành. Trong quá trình hợp luyện, các chỉ huy kết hợp chặt chẽ các
vũ khí, trang bị chuyên dụng và tối thiểu cần hợp luyện các hoạt động tác chiến
tại vị trí mục tiêu và các điểm dự kiến tiếp xúc với đối phương. Danh sách các
hoạt động hợp luyện cần chú ý gồm:
- Đột phá các điểm trên mặt đất và dưới địa đạo, bao gồm các hành động
khi đột phá thành công, thất bại hoặc gây hư hại đáng kể kết cấu hạ tầng xung
quanh lối vào.
- Các hành động khi tiếp xúc hỏa lực trực tiếp của đối phương.
- Các hành động bên trong cơ sở ngầm (cơ động, truy quét và theo dõi
chất lượng không khí).
- Quy trình mang đeo trang bị bảo vệ, thiết bị thở độc lập và máy thở lọc
không khí.
- Quy trình xâm nhập đối với các lối vào bị đóng, kiểm tra khả năng có
độc trước khi xâm nhập, liên tục giám sát và kiểm tra các mối nguy hiểm từ vũ
khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân và đánh giá chất lượng không khí.
- Thiết lập điểm kiểm soát.
- Quy trình chuyển thương bên trong cơ sở ngầm.
- Lập sơ đồ và đánh dấu cơ sở ngầm.
- Các hành động khi đơn vị sắp đạt tới giới hạn tối đa, nhưng vẫn còn
nhiều đoạn đường hầm phải truy quét.
- Lùng sục, đánh dấu và vô hiệu hóa các mối nguy hiểm từ chất nổ.
- Tiêu chí và quy trình di tản khẩn cấp.
- Bảo đảm tiếp tế cho các đơn vị bên trong cơ sở ngầm, bao gồm hoạt
động vận chuyển tiếp tế trong các không gian chật hẹp.
- Các hoạt động liên quan đến vấn đề tù binh (dân sự và quân sự).
- Hoạt động phòng chống vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân.
4-79. Một trong các cách thức tốt nhất để kiểm tra trước khi chiến đấu
một cách hoàn chỉnh và toàn diện là gắn với các hoạt động hợp luyện nghiêm
túc. Các hoạt động hợp luyện này được thực hiện với tốc độ chiến đấu và vũ khí,
trang bị hoàn chỉnh như trên thực địa, cho phép người chỉ huy nắm chắc được
125
thời gian khi tiến hành trên khu vực tác chiến. Trước khi tiến hành các hoạt động
tác chiến ban đêm, các đơn vị cũng tiến hành các bài hợp luyện vào ban đêm.
Quy trình kiểm tra trước khi chiến đấu bao gồm khả năng nắm bắt nhiệm vụ và
mục đích của nhiệm vụ ở các binh sỹ, ý định của người chỉ huy, vai trò, trách
nhiệm của binh sỹ trong phương án chiến đấu. Ngoài ra, các binh sỹ cũng được
cập nhật các tinh tức tình báo mới nhất, quy tắc giao chiến, quy trình chuyển
thương và y tế, cùng các yêu cầu bảo đảm hậu cần.
4-80. Các đơn vị có nhiều lựa chọn khác nhau để mô phỏng môi trường
tác chiến địa đạo nếu như không có không gian tương tự trước khi thực hiện
nhiệm vụ. Một trong những lựa chọn là tận dụng các công trình ở gần khu vực
tập kết. Nếu sử dụng lựa chọn này, các đơn vị cần tạo ra các điều kiện đêm tối
hoặc mô phỏng càng giống môi trường tác chiến địa đạo càng tốt.
4-81. Người chỉ huy sử dụng các bài hợp luyện nhằm đạt được các yếu tố
sau:
- Tăng cường khả năng huấn luyện và tính hiệu quả đối với các nhiệm vụ
quan trọng.
- Tìm ra các điểm hạn chế trong phương án chiến đấu, điều chỉnh và bổ
sung kế hoạch hoặc lập thêm các kế hoạch nhánh.
- Phối hợp hiệp đồng giữa các đơn vị cấp dưới và lực lượng chuyên môn.
- Xác định các yêu cầu phối hợp hiệp đồng giữa các đơn vị cấp dưới và
đơn vị ở khu vực tiếp giáp.
- Tăng cường khả năng nắm bắt của binh sỹ về nguyên tắc tác chiến, kế
hoạch sử dụng hỏa lực trực tiếp, các tình huống bất ngờ, các hành động cần thiết
khi gặp các tình huống khác nhau trong quá trình tác chiến.
- Bảo đảm chỉ huy các đơn vị cấp dưới sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi
vắng mặt chỉ huy cấp trên.
CHUẨN BỊ HẬU CẦN
4-82. Đại đội phó, thượng sỹ nhất đại đội, thượng sỹ trung đội và thượng
sỹ phụ trách công tác hậu cần tập trung cho hoạt động tiếp tế, bảo đảm hậu cần
hoặc các vũ khí, trang bị chuyên dụng để hỗ trợ cho các hoạt động tác chiến địa
đạo. Trong đó, một số vũ khí, trang bị cần được biên chế cho các đơn vị cấp
dưới để sử dụng trong các bài hợp luyện. Đại đội phó điều phối hoạt động bảo
đảm hậu cần từ khu vực tập kết đến khu vực tập kết lực lượng.
THỰC HÀNH TÁC CHIẾN
4-83. Thực hành tác chiến là hoạt động biến kế hoạch thành hành động cụ
thể, sử dụng sức mạnh chiến đấu để hoàn thành nhiệm vụ được giao và điều
chỉnh các hoạt động tác chiến căn cứ vào những thay đổi về tình huống. Khi
thực hành tác chiến, Đại đội trưởng và các chỉ huy cấp dưới sử dụng sức mạnh
chiến đấu để giành thế chủ động, chiếm lĩnh và giữ vững một vị trí chiếm ưu
thế. Trong môi trường tác chiến địa đạo, Đại đội trưởng cần trao quyền tối đa
cho các chỉ huy cấp dưới để tận dụng ưu thế của các tình huống và đáp ứng ý
định tác chiến của Đại đội trưởng. Đánh giá hoạt động tác chiến sẽ cho phép
người chỉ huy xác định các tình huống bất ngờ và đưa ra các điều chỉnh nhằm
tránh các mối nguy cơ, rủi ro, bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được

126
giao. Dưới đây là một ví dụ về các giai đoạn tiến hành nhiệm vụ truy quét đối
phương bên trong cơ sở ngầm:
- Giai đoạn I - Trinh sát mục tiêu trên mặt đất.
- Giai đoạn IIa - Cơ động tiếp cận và cô lập mục tiêu trên mặt đất.
- Giai đoạn IIb - Củng cố và tổ chức lại lực lượng tại vị trí mục tiêu trên
mặt đất.
- Giai đoạn IIIa - Xác định vị trí và cô lập điểm đột phá.
- Giai đoạn IIIb - Đột phá và giữ vững vị trí đứng chân.
- Giai đoạn IIIc - Truy quét đối phương bên trong cơ sở ngầm.
- Giai đoạn IV - Phát triển chiến đấu bên trong cơ sở ngầm.
- Giai đoạn V - Củng cố, tổ chức lại lực lượng và chuyển nhiệm vụ.
GIAI ĐOẠN I - TRINH SÁT MỤC TIÊU TRÊN MẶT ĐẤT
4-84. Các chỉ huy cân nhắc các ưu thế của việc tự mình trinh sát so với
các tin tức tình báo mà sở chỉ huy cấp trên cung cấp. Các chỉ huy cần đề xuất sở
chỉ huy cấp trên cung cấp các bản đồ, sơ đồ về các công trình nhân tạo. Họ tìm
cách trả lời các yêu cầu về tin tức tình báo, từ đó có thể xác định hoặc loại bỏ
các giả định chiến thuật trong các kế hoạch sơ bộ. Các đơn vị có thể tiến hành
trinh sát theo nhiều cách khác nhau. Một cách hữu hiệu là tổ chức trinh sát cùng
với chỉ huy các đơn vị cấp dưới. Lực lượng này cần bảo đảm đủ quân số để giám
sát mục tiêu nhưng cũng phải đủ nhỏ để tránh bị phát hiện khi cơ động; có thể
quay trở lại vị trí dừng chân của đại đội hoặc hội quân tại một điểm hội quân
quy định trước. Tại nhiều thời điểm, sở chỉ huy cấp trên có thể chỉ định trung
đội trinh sát hoặc các lực lượng khác tiến hành trinh sát nhằm hỗ trợ cho đại đội.
4-85. Các đơn vị trinh sát xác định hoặc loại bỏ khả năng tồn tại của các
hệ thống địa đạo. Các dấu hiệu về sự tồn tại của hệ thống địa đạo bao gồm các lỗ
thông hơi, hào nước, sự rung lắc dưới lòng đất, các âm thanh đào bới và âm
thanh máy móc. Các thiết bị nhìn tầm nhiệt có thể hỗ trợ xác định một số dấu
hiệu này.
4-86. Ngoài ra, còn một số dấu hiệu khác về sự tồn tại của hệ thống địa
đạo như cử chỉ, hành động của con người, địa hình xung quanh…
GIAI ĐOẠN IIA - CƠ ĐỘNG TIẾP CẬN VÀ CÔ LẬP MỤC TIÊU TRÊN
MẶT ĐẤT
4-87. Cơ động tiếp cận mục tiêu gồm 02 hành động. Hành động thứ nhất
là lực lượng cảnh giới tiến công mục tiêu trên mặt đất để tiêu diệt lực lượng đối
phương và xác định tất cả các lối vào hệ thống địa đạo. Hành động thứ hai là lực
lượng cảnh giới thiết lập hành lang an ninh bên ngoài để cô lập mục tiêu. Căn cứ
vào quy mô hoạt động tác chiến, các chỉ huy có thể nhận các nhiệm vụ liên quan
đến hai hành động này.
Tiến công mục tiêu trên mặt đất
4-88. Lực lượng cảnh giới vượt tuyến xuất phát và cơ động tiếp cận vị trí
quy định để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Lực lượng này lợi dụng các hình
thức cơ động để chuyển vào tiếp xúc với đối phương, sử dụng đơn vị cấp nhỏ
nhất để duy trì tiếp xúc với lực lượng cảnh giới bên ngoài hệ thống địa đạo. Lực
lượng cảnh giới kết hợp lực lượng chiến đấu với các hỏa lực yểm trợ (gián tiếp,

127
máy bay cánh cố định và trực thăng) để loại bỏ tất cả các mối đe dọa. Khi tiến
quân, lực lượng cảnh giới xác định vị trí của các lối vào đã biết hoặc nghi ngờ,
và chuyển các thông tin này cho lực lượng tiến công. Sau khi đã loại bỏ lực
lượng đối phương ở bên ngoài mục tiêu, lực lượng cảnh giới chuyển sang thiết
lập hành lang an ninh bên ngoài.
Thiết lập hành lang an ninh bên ngoài
4-89. Lực lượng cảnh giới nhanh chóng cơ động và thiết lập các vị trí chốt
chặn đã quy định để ngăn cản đối phương quấy rối lực lượng tiến công của quân
nhà.
4-90. Trung đội trưởng bảo đảm rằng, mọi binh sỹ nắm chắc nhiệm vụ và
chức trách của bản thân để chiếm lĩnh vị trí chốt chặn. Khi đã chiếm lĩnh được
vị trí, các chỉ huy tiến hành thiết lập các xạ giới đan xen nhau và khống chế lối
vào, lỗ thông hơi và các địa hình xung quanh hệ thống địa đạo. Các chỉ huy cần
ngay lập tức điều chỉnh các thiếu sót tại vị trí chốt chặn (xem tài liệu ATP 3-
21.8 để biết thêm thông tin về các vị trí chốt chặn). Sau khi đã hoàn thành,
Trung đội trưởng cập nhật tình hình mới nhất cho sở chỉ huy đại đội.
4-91. Sở chỉ huy đại đội tiếp nhận tất cả các báo cáo, cập nhật tình hình
của các đơn vị cấp dưới, bao gồm thông tin cập nhật về vị trí, thế bố trí của các
đơn vị này. Đại đội trưởng đánh giá các vị trí này nhằm bảo đảm đạt được mục
tiêu đề ra. Lực lượng cảnh giới tiếp tục thực hiện các chức năng cần thiết để bảo
đảm cô lập tối đa mục tiêu đã xác định, tạo điều kiện cho lực lượng tiến công
thiết lập thành công các điểm hội quân và điểm vượt qua.
GIAI ĐOẠN IIB - CỦNG CỐ VÀ TỔ CHỨC LẠI LỰC LƯỢNG TẠI VỊ TRÍ
MỤC TIÊU TRÊN MẶT ĐẤT
4-92. Bên cạnh các nhiệm vụ củng cố và tổ chức lại lực lượng thông
thường, các đơn vị phải tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, phòng
trường hợp còn các lối vào bí mật khác, cho phép đối phương thực hiện các cuộc
tấn công bất ngờ. Ngoài ra, khi thiết lập cảnh giới, đơn vị cũng cần bố trí một
lực lượng giám sát phía bên trong khu vực mục tiêu.
4-93. Các báo cáo thông tin liên lạc cần bao gồm hiện trạng của đơn vị,
tình huống trên thực địa và thời gian dự kiến đơn vị sẵn sàng chuyển sang giai
đoạn tiếp theo của hoạt động tác chiến địa đạo. Ngoài ra, cũng cần báo cáo ngay
lập tức các thiếu hụt về vũ khí, trang bị hay các bảo đảm hậu cần thiết yếu cho
sở chỉ huy cấp trên.
4-94. Tiến hành hoạt động điều phối và tiếp tế dựa trên các yêu cầu giai
đoạn tiếp theo của nhiệm vụ. Ví dụ như bổ sung đạn dược cho các vị trí giám sát
và các lực lượng truy quét, các trang bị chuyên dụng cho lực lượng đột phá. Khi
điều hành hoạt động chuyển thương, các chỉ huy cần cân nhắc đến tác động, ảnh
hưởng của các binh sỹ bị thương vong đối với kế hoạch chiến thuật đã đề ra, đặc
biệt là việc mất mát các vị trí chỉ huy chủ chốt. Tiến hành áp giải và thẩm vấn tù
binh càng sớm càng tốt để thu thập thông tin về hệ thống địa đạo.
GIAI ĐOẠN IIIA - XÁC ĐỊNH VÀ CÔ LẬP ĐIỂM ĐỘT PHÁ
4-95. Để xác định một điểm đột phá phù hợp, các chỉ huy tiến hành 03
bước, gồm: Trinh sát, phân tích điểm đột phá và cô lập mục tiêu.

128
Trinh sát điểm đột phá
4-96. Đầu tiên, đơn vị phải tiến hành trinh sát toàn diện khu vực. Sau khi
thiết lập cảnh giới, người chỉ huy chia khu vực thành các vùng nhỏ cho các đơn
vị cấp dưới, phổ biến các dấu hiệu (đã được đề cập từ phần 4-12 đến 4-37) mà
các binh sỹ cần tìm kiếm. Mặc dù các lỗ thông hơi, lối vào, cửa an ninh không
thể chỉ ra quy mô của hệ thống địa đạo, nhưng chúng là những thông tin sơ bộ
để xây dựng một sơ đồ, bản đồ thăm dò về hệ thống địa đạo đó.
4-97. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trinh sát, lực lượng tiến công thiết lập
các vị trí tiến công bằng hỏa lực hoặc bảo đảm bằng hỏa lực ở mỗi điểm đột phá,
hỗ trợ cô lập các điểm đột phá, ngăn chặn đối phương quấy rối lực lượng quân
nhà từ các lối vào khác. Chỉ huy của các vị trí này tiến hành các hành động
tương tự như khi thiết lập hành lang an ninh bên ngoài.
Phân tích điểm đột phá
4-98. Các chỉ huy quyết định điểm đột phá phù hợp nhất bằng cách đánh
giá một số các yếu tố nhất định. Nếu lựa chọn một điểm đột phá không phù hợp
thì có thể làm trì hoãn nhịp độ tác chiến và tạo điều kiện cho đối phương có thời
gian và không gian để đối phó với lực lượng quân nhà.
4-99. Lựa chọn một điểm đột phá duy nhất là biện pháp khả thi. Ngoài ra,
có thể cân nhắc các điều kiện về địa hình để lựa chọn một số điểm đột phá khác,
phòng trường hợp hoạt động đột phá tại điểm thứ nhất thất bại.
4-100. Các chỉ huy cũng cần cân nhắc khu vực địa hình xung quanh điểm
đột phá. Ví dụ, đột phá một lối vào ở sườn một vách đá có thể gây khó khăn cho
việc thiết lập các điểm tập kết thương binh, khu vực tập kết lực lượng và sở chỉ
huy nằm ngoài trục của điểm đột phá. Lưu ý đến khả năng tiếp cận của các
phương tiện khi đột phá vào một cơ sở ngầm mà có thể đòi hỏi phải di chuyển
một số lượng lớn các vũ khí, trang bị (như cơ sở ngầm chứa vũ khí hủy diệt
hàng loạt).
Thiết lập hành lang an ninh bên trong
4-101. Người chỉ huy xác định điểm đột phá tại lối vào đã biết. Các tổ đột
phá và tiến công trực thuộc lực lượng tiến công tiếp tục cơ động vào các vị trí
tiến công bằng hỏa lực. Trong quá trình cơ động, các đơn vị này có thể tiếp xúc
với lực lượng đối phương còn sót lại mà lực lượng cảnh giới chưa cô lập được.
Trước khi xuất phát, các đơn vị này tiến hành công tác kiểm tra lần cuối nhằm
bảo đảm sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao, đó là thiết lập hành lang an
ninh bên trong và cô lập điểm đột phá.
Các hành động ban đầu tại Mục tiêu
4-102. Trước khi tiến hành đột phá cơ sở ngầm, chỉ huy lực lượng tiến
công quyết định liệu hoạt động chiêu hàng đối phương có phù hợp hay không.
Đối phương đầu hàng luôn là cách thức tốt nhất để hạn chế nguy cơ, rủi ro đối
với lực lượng, vũ khí, trang bị của quân nhà, cũng như là đối với chính cơ sở
ngầm đó. Hoạt động chiêu hàng sẽ cho đối phương cơ hội để đầu hàng và rời ra
bên ngoài cơ sở ngầm. Nếu cách thức này không hiệu quả, chỉ huy lực lượng
tiến công đề xuất lên chỉ huy lực lượng tác chiến để tiến hành đột phá. Hoạt
động chiêu hàng đối phương có thể được duy trì trong quá trình đột phá. Dù lựa
129
chọn đột phá hay chiêu hàng đối phương, thì mọi hành động cần tập trung vô
hiệu hóa đối phương sử dụng cơ sở ngầm để bảo vệ lực lượng và che giấu khả
năng cơ động.
Chiêu hàng đối phương
4-103. Phương thức chiêu hàng đối phương ra khỏi một hệ thống địa đạo
trước khi quân nhà sử dụng vũ lực để xâm nhập cũng gần tương tự như trước khi
quân nhà xâm nhập vào một tòa nhà hoặc một ngôi làng nhỏ. Phương thức này
cho phép đối phương và lực lượng dân sự có cơ hội rời ra bên ngoài hệ thống địa
đạo hoặc đầu hàng trước khi quân nhà tiến công. Điều này giúp bảo vệ tối đa lực
lượng, bổ sung thông tin vào kế hoạch tác chiến và có thể cung cấp các chỉ dẫn
đến các mục tiêu tiếp theo. Có thể sử dụng các loa gắn trên rô-bốt để hỗ trợ
chiêu hàng đối phương. Ngoài ra, có thể sử dụng các lực lượng bảo đảm thông
tin quân sự, tình báo quân sự và phiên dịch viên để hỗ trợ cho phương thức này.
4-104. Nếu chỉ huy lực lượng tác chiến quyết định cắt đứt các hệ thống
bảo đảm đời sống của cơ sở ngầm, thì các lực lượng chuyên môn bắt đầu bịt kín
tất cả các lối vào và lỗ thông hơi. Điều này có thể buộc lực lượng bên trong cơ
sở ngầm phải di rời ra khỏi cơ sở ngầm hoặc đầu hàng, giúp giảm đáng kể nguy
cơ, rủi ro đối với lực lượng quân nhà. Lý tưởng nhất là lực lượng quân nhà có
thể bảo đảm phục hồi được các hệ thống bảo đảm đời sống của cơ sở ngầm
trước khi xâm nhập vào cơ sở ngầm đó.
4-105. Trong suốt quá trình truy quét, lực lượng truy quét có thể gặp các
tình huống cần cắt đứt hệ thống bảo đảm đời sống của một khu vực nhất định.
Việc kiểm soát được phòng điều hành của cơ sở ngầm sẽ tạo thuận lợi để sử
dụng phương thức này. Các tình huống có thể gồm gây cản trở cho các khu vực
đằng sau các cánh cửa chống nổ, các nhánh lớn của đường hầm hay các tổ hợp
phòng phức tạp.
Bước 1: Bao vây
4-106. Bảo đảm giám sát tất cả các lối vào, lỗ thông hơi và các lối thoát
hiểm đã biết. Lực lượng cảnh giới và các đơn vị trực thuộc lực lượng tiến công
tại các vị trí chốt chặn và lực lượng bảo đảm bằng hỏa lực chịu trách nhiệm thực
hiện hoạt động giám sát này.
4-107. Hệ thống điện năng đóng vai trò quan trọng đối với cơ sở ngầm.
Trong khi việc cắt đứt nguồn điện năng có thể là một phương thức để buộc đối
phương phải di tản khỏi cơ sở ngầm, thì cũng cần lưu ý rằng, hệ thống điện năng
cũng có thể được sử dụng để vận hành các hệ thống kiểm soát môi trường nhằm
duy trì độ ổn định của vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân và các mối nguy
hiểm khác. Ngoài ra, hệ thống điện năng cũng được sử dụng để vận hành các hệ
thống thông hơi, giúp giảm nhu cầu sử dụng các trang bị bảo vệ trong quá trình
tác chiến địa đạo.
Bước 2: Chiêu hàng đối phương
4-108. Sử dụng loa phóng thanh hoặc người dân bản xứ để liên lạc với các
đối tượng ở bên trong các đường hầm, yêu cầu tất cả di rời ra khỏi cơ sở ngầm.
Trong quá trình này, tiến hành lục soát và bắt giữ tất cả các cá nhân có thể gây
nguy hiểm cho lực lượng quân nhà. Ngoài ra, có thể sử dụng rô-bốt để mở rộng
130
khoảng cách liên lạc với các đối tượng bên trong cơ sở ngầm, giúp giảm nguy
cơ, rủi ro đối với lực lượng quân nhà.
Bước 3: Xử lý vấn đề tù binh
4-109. Khi bắt giữ tù binh, cần áp dụng các kỹ thuật lục soát, giữ im lặng,
cách ly, áp giải, bảo vệ và gắn số tù binh để bảo đảm binh sỹ không bị gây hại
và tù binh được khống chế một cách đúng đắn cho đến khi được chuyển giao.
Để thu thập thông tin kịp thời, cần sử dụng các kỹ thuật thẩm vấn để thu thập
các thông tin có giá trị về các mối nguy hiểm, các bẫy nổ và các lực lượng khác
bên trong các đường hầm, công trình hoặc cơ sở ngầm. Các thông tin này đóng
vai trò rất quan trọng để hạn chế các mối nguy cơ, rủi ro đối với binh sỹ và góp
phần đưa ra quyết định về cách thức truy quét tại mục tiêu.
Bước 4: Truy quét tại mục tiêu
4-110. Cần lưu ý rằng, không phải tất cả mọi đối tượng sẽ đều di rời ra
khỏi cơ sở ngầm và bất kỳ đối tượng nào còn sót lại bên trong cơ sở ngầm đều
có thể sẵn sàng kháng cự. Trong trường hợp này, có thể yêu cầu hoặc dẫn một tù
binh có cấp hàm cao đi theo lực lượng quân nhà xâm nhập vào bên trong cơ sở
ngầm. Nếu sử dụng biện pháp này, các binh sỹ phải bảo đảm an toàn tính mạng
cho tù binh. Tù binh này có thể giúp đơn vị xác định các vị trí điều hành, kiểm
soát cơ sở ngầm. Tuy nhiên, cần chú ý đến các hành vi của tù binh để tránh bị
đánh lừa, tiến hành cơ động một cách chậm rãi và thận trọng.
GIAI ĐOẠN IIIB - ĐỘT PHÁ VÀ GIỮ VỮNG VỊ TRÍ ĐỨNG CHÂN
4-111. Nếu hoạt động chiêu hàng đối phương không khả thi hoặc thất bại,
giai đoạn đột phá bắt đầu khi chỉ huy lực lượng tiến công đã báo cáo chỉ huy cấp
trên về việc thiết lập hành lang an ninh bên trong và sẵn sàng để tiến hành đột
phá. Đột phá và giữ vững vị trí đứng chân bao gồm 03 hành động. Đầu tiên là
chiếm lĩnh các vị trí đứng chân bên ngoài cơ sở ngầm. Thứ hai là tiến hành đột
phá một phần cơ sở ngầm. Cuối cùng là giành quyền kiểm soát lối vào cơ sở
ngầm, thiết lập vị trí đứng chân bên trong, đồng thời kiểm tra chất lượng không
khí bên trong cơ sở ngầm.
Chiếm lĩnh các vị trí đứng chân bên ngoài
4-112. Lực lượng tiến công khắc phục các vật cản cản trở hướng tiếp cận
lối vào cơ sở ngầm, thiết lập khu vực tập kết bên ngoài cơ sở ngầm và bắt đầu
bố trí các đơn vị trong khu vực tập kết lực lượng, hoàn thành các công tác chuẩn
bị để xâm nhập cơ sở ngầm. Chỉ huy lực lượng tiến công và các chỉ huy cấp
dưới bảo đảm các vị trí, lực lượng, vũ khí trang bị dưới đây đã sẵn sàng trước
khi tiến hành đột phá cơ sở ngầm:
- Các vị trí gồm: Các khu vực tập kết lực lượng và vị trí chốt, sở chỉ huy,
khu vực tập kết thương binh, khu vực tập kết tù binh và lực lượng dân sự.
- Các vũ khí trang bị gồm: Thuốc nổ, khiên chắn đạn, vũ khí nhiệt áp, rô-
bốt và thiết bị cảm biến không khí.
- Các lực lượng gồm: Các lực lượng phòng chống vũ khí sinh - hóa -
phóng xạ - hạt nhân và xử lý vật nổ.
4-113. Không thiết lập các chốt, điểm tập kết hoặc khu vực tập kết lực
lượng trực tiếp ở bên ngoài hoặc trên trục chính của điểm đột phá. Các hiện
131
tượng như tiếng nổ, sóng xung kích, đá bay và chất độc có thể rò rỉ ra bên ngoài
cơ sở ngầm. Ngoài ra, cần cân nhắc hướng gió khi thiết lập các chốt này như đã
đề cập ở phần trước.
Đột phá
4-114. Đột phá là hoạt động có hệ thống và có kế hoạch để thiết lập một
làn cơ động qua một bãi mìn hoặc một hệ thống vật cản. Khi tiến hành đột phá
một cơ sở ngầm, các chỉ huy cần xác định điểm đột phá ở những vị trí phòng
ngự yếu nhất hoặc dễ dàng tiếp cận nhất. Một trong các chiến thuật, đó là xác
định các lối vào dành cho con người. Thông thường, các lối vào này sẽ dễ dàng
đột phá hơn do kích cỡ và cấu trúc của chúng. Khi đã xác định được điểm đột
phá, chỉ huy lực lượng tiến công tiến hành phân tích địa hình xung quanh điểm
đột phá, từ đó xác định vị trí bố trí sở chỉ huy; các điểm tập kết thương binh, tù
binh và lực lượng dân sự; trạm tiêu tẩy độc khẩn cấp và khu vực tập kết lực
lượng cho các lực lượng chuyên môn và đi sau. Bố trí các vị trí này bên ngoài
trục chính của lối vào và ngược gió nhằm hạn chế tác động của sóng xung kích,
các đợt đột phá tiếp theo ở bên trong cơ sở ngầm hoặc ngăn chặn lực lượng đối
phương thoát ra khỏi cơ sở ngầm.
4-115. Khi hoàn thành đánh giá, chỉ huy lực lượng tiến công chỉ huy các
đơn vị cấp dưới cơ động vào các vị trí quy định và tổ chức nhiệm vụ đối với
từng đơn vị, chia thành các lực lượng bảo đảm, đột phá và tiến công, cụ thể:
- Lực lượng bảo đảm có nhiệm vụ ngăn chặn đối phương cản trở hoạt
động đột phá và khu vực xung quanh lối vào mà quân nhà lựa chọn để xâm
nhập. Chỉ huy đơn vị bảo đảm chỉ huy đơn vị cơ động vào vị trí quy định, lợi
dụng địa hình địa vật để cơ động, bảo vệ tối đa lực lượng trong quá trình chiếm
lĩnh các vị trí. Các chỉ huy xác định các xạ giới đan xen nhau và khống chế khu
vực địa hình quy định; bổ sung ngay lập tức các thiếu hụt tại vị trí bảo đảm bằng
hỏa lực và báo cáo sở chỉ huy cấp trên sau khi đã hoàn thành các công tác chuẩn
bị.
- Lực lượng đột phá bao gồm các đơn vị cảnh giới và khắc phục vật cản:
+ Đơn vị cảnh giới chế áp hoặc tiêu diệt bất kỳ lực lượng đối phương nào
xuất hiện gần điểm đột phá.
+ Tổ khắc phục vật cản tiến hành khắc phục vật cản, sử dụng các phương
thức cơ khí, đạn, nhiệt hoặc nổ. Các trang bị có trong biên chế và mức độ kiên
cố của vật cản sẽ quyết định phương thức khắc phục vật cản nào được sử dụng.
- Lực lượng tiến công bao gồm các tổ truy quét, có nhiệm vụ xâm nhập
vào bên trong cơ sở ngầm để thiết lập vị trí đứng chân. Mục đích chính của lực
lượng tiến công là tiến công qua điểm đột phá, chiếm lĩnh địa hình ở mặt bên kia
của điểm đột phá và tiêu diệt bất kỳ lực lượng đối phương nào ở khu vực tiếp
giáp với điểm đột phá.
* Ghi chú: Không nhầm lẫn các lực lượng tiến hành đột phá ở trên với các
lực lượng trong hoạt động tác chiến quy mô lớn hơn như lực lượng cảnh giới,
đột phá và truy quét.
4-116. Lực lượng đột phá và lực lượng tiến công cơ động vào vị trí tiến
công bằng hỏa lực, bảo đảm bằng hỏa lực hoặc vị trí tiến công, sử dụng các kỹ
132
thuật cơ động đã được đề cập ở trên. Các đơn vị này cần sẵn sàng giao chiến với
lực lượng đối phương xuất hiện tại điểm đột phá. Chỉ huy của các đơn vị cần
tiến hành công tác kiểm tra lần cuối để bảo đảm các vũ khí, trang bị cần thiết đã
sẵn sàng. Sau đó, báo cáo chỉ huy lực lượng tiến công rằng các điều kiện cần
thiết để đột phá đã sẵn sàng. Chỉ huy lực lượng tiến công nên tạm dừng đội hình
để đánh giá các thông tin và xác định các tiêu chí đột phá đã được đáp ứng đầy
đủ hay chưa. Chỉ huy lực lượng đột phá gặp và đề xuất chỉ huy lực lượng tiến
công chấp thuận cho tiến hành đột phá và khắc phục vật cản.
4-117. Khi đã được chấp thuận, tổ khắc phục vật cản cơ động tiếp cận
điểm đột phá, sử dụng phương thức cơ khí, đạn, nhiệt hoặc nổ để mở cửa mở,
bảo đảm đủ rộng để binh sỹ cơ động qua, cụ thể như sau:
- Phương thức đột phá cơ khí là các kỹ thuật như sử dụng xích gắn trên
một phương tiện để kéo đổ cửa ra vào hoặc sử dụng trang thiết bị cơ khí để phá
cửa ra vào.
- Phương thức đột phá bằng đạn là sử dụng súng để phá khóa hoặc then
cài, sử dụng các loại đạn, tên lửa chống tăng để phá cửa. Khi sử dụng các loại
đạn có sức công phá lớn, cần đề phòng trước các hiệu ứng không theo ý định
ban đầu, có thể gây phức tạp cho hoạt động đột phá.
- Phương thức đột phá nhiệt là sử dụng các mối hàn hoặc thiết bị cắt
plasma để cắt, nung chảy một phần cửa ra vào.
- Phương thức đột phá nổ là sử dụng các lượng nổ để phá cửa ra vào.
Đánh giá hoạt động đột phá
4-118. Sau khi đột phá thành công, các đơn vị phải đề cao cảnh giác khi
xâm nhập vào bên trong cơ sở ngầm. Ngoài khả năng đối phương kháng cự, thì
hoạt động đột phá có thể làm ảnh hưởng đến kết cấu của đường hầm, đối
phương có thể sử dụng thuốc nổ hoặc các bẫy nổ bên trong cơ sở ngầm, hoặc
chất lượng không khí xuống dưới mức có thể chấp nhận được. Các chỉ huy phải
lưu ý các vấn đề này khi lập kế hoạch xâm nhập vào bên trong cơ sở ngầm.
4-119. Khi sử dụng thuốc nổ để đột phá, thì cần đánh giá mức độ ảnh
hưởng đối với kết cấu bên trong cơ sở ngầm. Các hệ thống địa đạo càng thô sơ,
thì càng dễ bị ảnh hưởng trước các tác động của thuốc nổ (hệ thống địa đạo
thuộc Nhóm 1 dễ bị ảnh hưởng hơn so với Nhóm 2, 3). Đối với các kết cấu công
trình đã bị hư hại, có thể phải sử dụng đến các trụ chống và các công cụ hỗ trợ
khác trước khi xâm nhập vào bên trong. Việc đề xuất cung cấp các trụ chống
thuộc Nhóm IV trong kế hoạch tác chiến sẽ tạo điều kiện để lực lượng quân nhà
duy trì đà tiến quân.
4-120. Sau khi đột phá thành công, tổ khắc phục vật cản cơ động trở lại
điểm đột phá, sử dụng thiết bị theo dõi chất lượng không khí ở mặt bên kia của
điểm đột phá có phù hợp để các binh sỹ xâm nhập hay không, trong đó bao gồm
kiểm tra khả năng nhiễm độc sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân. Nếu điểm đột phá
đủ lớn, lực lượng truy quét có thể sử dụng rô-bốt để trinh sát mặt bên kia của
điểm đột phá. Sau đó, lực lượng tiến công cơ động và giữ vững vị trí ở mặt bên
kia, kiểm tra ngay lập tức khả năng tồn tại của các loại bẫy nổ và mìn vướng nổ.
Lực lượng tiến công có thể phải đối mặt với các cửa ra vào khác. Nếu tiếp xúc
133
với đối phương, lực lượng tiến công áp dụng các kỹ chiến thuật chiến đấu trên
chiến trường và tiêu diệt đối phương, nhưng tránh giao chiến trực diện với một
cuộc phục kích hoặc tấn công nghi binh của đối phương. Nhiệm vụ của lực
lượng tiến công tại điểm này là giữ vững mặt bên kia của điểm đột phá, tạo điều
kiện để tổ khắc phục vật cản có thể phá cửa ra vào, mở đường cho các lực lượng
đi sau xâm nhập vào cơ sở ngầm.
4-121. Các hoạt động mà việc đưa ra các quyết định đòi hỏi phải có sự
vào cuộc của chỉ huy lực lượng tiến công bao gồm:
- Hoạt động đột phá thất bại trong việc tạo ra điểm xâm nhập vào cơ sở
ngầm. Dựa vào các thông tin do các chỉ huy cấp dưới và lực lượng chuyên môn,
Đại đội trưởng chỉ đạo chỉ huy lực lượng tiến công lựa chọn một phương thức
khác hoặc một điểm đột phá khác. Khi chỉ huy lực lượng tiến công đưa ra quyết
định, các chỉ huy cấp dưới tiến hành các hành động phù hợp với quyết định đó.
- Hoạt động đột phá thành công nhưng gây ảnh hưởng đến kết cấu cửa ra
vào cơ sở ngầm. Điều này làm giảm đáng kể khả năng xâm nhập cơ sở ngầm của
lực lượng quân nhà, tốc độ xâm nhập và rút lui của lực lượng truy quét, lẫn khả
năng chuyển thương. Chỉ huy lực lượng đột phá đề xuất với chỉ huy lực lượng
tiến công lựa chọn một điểm đột phá khác, chấp nhận các nguy cơ, rủi ro liên
quan đến kết cấu công trình bị yếu hoặc đề xuất cung cấp các vật liệu để chống
đỡ cửa ra vào.
Giành lối vào và thiết lập vị trí đứng chân bên trong cơ sở ngầm
4-122. Sau khi đã phá được cửa ra vào bên ngoài cơ sở ngầm, lực lượng
đột phá bắt đầu chuẩn bị phá lớp cửa an ninh bên trong. Lực lượng tiến công rút
lui khỏi lối vào và cơ động vào vị trí bảo đảm khả năng che đỡ khỏi sức ép của
các vụ nổ và chuẩn bị sẵn sàng cho nhiệm vụ tiếp theo. Đơn vị cảnh giới tiếp tục
phối hợp với tổ khắc phục vật cản nhằm bảo đảm đơn vị này có sự hỗ trợ cần
thiết để hoàn thành công tác chuẩn bị. Tổ khắc phục vật cản khảo sát lớp cửa an
ninh và lựa chọn phương thức đột phá phù hợp để thu được kết quả mong muốn.
Nếu lựa chọn phương thức đột phá bằng đạn hoặc thuốc nổ, lực lượng đột phá
(gồm đơn vị cảnh giới và khắc phục vật cản) tiến hành rút lui khỏi cơ sở ngầm,
báo cáo Đại đội trưởng rằng, đơn vị đã sẵn sàng cho nhiệm vụ đột phá thứ hai.
Khi đã được Đại đội trưởng chấp thuận, các đơn vị cảnh giới và khắc phục vật
cản cơ động trở lại điểm đột phá. Tổ khắc phục vật cản kiểm tra chất lượng
không khí ở mặt bên kia của điểm đột phá. Sau đó, các đơn vị này tiến hành các
hành động tương tự như đã trình bày ở trên.
4-123. Đơn vị tiến công tiếp cận mặt bên kia của điểm đột phá và thiết lập
vị trí đứng chân. Sau khi đơn vị tiến công đã giữ vững vị trí đứng chân, tổ khắc
phục vật cản hoàn thành nhiệm vụ khắc phục hàng rào vật cản. Các tổ đột phá
tiến hành các bước tương tự nếu như hoạt động đột phá thất bại.
4-124. Hoạt động đột phá thành công và lực lượng tiến công đã giữ vững
vị trí đứng chân ở bên trong đoạn hầm đầu tiên của cơ sở ngầm. Nếu không tiếp
xúc với đối phương, Đại đội trưởng nên tạm dừng đội hình và đánh giá tình hình
tại thời điểm đó. Chỉ huy lực lượng tiến công báo cáo với chỉ huy lực lượng tác
chiến rằng, đại đội đã đột phá thành công, giữ vững vị trí đứng chân ở bên trong
134
cơ sở ngầm và bố trí các đơn vị cần thiết để bảo đảm hoạt động truy quét thành
công.
* Ghi chú: Tại điểm này, lực lượng bên trong cơ sở ngầm sẽ được gọi là
lực lượng truy quét. Chỉ huy lực lượng này được gọi là chỉ huy lực lượng truy
quét.
GIAI ĐOẠN IIIC - TRUY QUÉT MỤC TIÊU
4-125. Khi chỉ huy lực lượng tiến công chấp thuận tiến hành hoạt động
truy quét, Đại đội trưởng đưa ra các chỉ đạo rõ ràng cho chỉ huy lực lượng truy
quét. Đại đội thiết lập một điểm kiểm soát tại lối vào của cơ sở ngầm. Điểm
kiểm soát này kiểm soát số lượng binh sỹ bên trong cơ sở ngầm, hoạt động di
chuyển các vũ khí, trang bị và bảo đảm hậu cần, số lượng binh sỹ bị thương
vong được đưa ra khỏi cơ sở ngầm…
4-126. Sau khi lực lượng truy quét đã xâm nhập vào bên trong cơ sở
ngầm, chỉ huy lực lượng này chịu trách nhiệm đối với toàn bộ lực lượng ở bên
trong cơ sở ngầm. Khi lực lượng truy quét phân tán, thông tin liên lạc giữa chỉ
huy lực lượng truy quét và chỉ huy các đơn vị cấp dưới trở thành một thách thức.
Chỉ huy lực lượng truy quét chỉ huy đơn vị chế áp đối phương để duy trì nhịp độ
tác chiến, nhưng không quá nhanh vì có thể gây ra những sai lầm lớn. Lực lượng
truy quét có thể gặp các tình huống sau:
- Các đường hầm, gian phòng với nhiều kích cỡ và chức năng khác nhau.
- Các đoạn giao cắt giao thông như ngã ba, ngã tư.
- Các loại vật cản bên trong cần được khắc phục.
- Khả năng của lực lượng truy quét đạt đến điểm giới hạn tối đa, đòi hỏi
phải chi viện lực lượng.
- Các địa hình phức tạp như các lối cầu thang, dốc, lối đi hẹp…
4-127. Trong suốt hoạt động truy quét, có nhiều phương thức khác nhau
để quản lý các lực lượng chuyên môn như công binh hay trinh sát vũ khí sinh -
hóa - phóng xạ - hạt nhân. Đại đội trưởng có thể lựa chọn phương thức tập trung
hoặc phi tập trung để quản lý các lực lượng này. Mỗi lựa chọn có điểm mạnh và
điểm hạn chế khác nhau. Các chỉ huy phải cân nhắc các điểm hạn chế khi quyết
định sử dụng phương thức nào. Theo phương thức kiểm soát tập trung, các lực
lượng chuyên môn được bố trí ở khu vực tập kết lực lượng ở bên ngoài cơ sở
ngầm và chỉ được triển khai để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Sau khi hoàn
thành nhiệm vụ, lực lượng này sẽ cơ động trở lại khu vực tập kết lực lượng.
Phương thức này giúp bảo vệ các lực lượng chuyên môn khỏi các mối nguy cơ,
rủi ro không cần thiết; tuy nhiên, thời gian phản ứng sẽ lâu hơn. Theo phương
thức phi tập trung, chỉ huy lực lượng truy quét bố trí các lực lượng chuyên môn
tại điểm kiểm soát gần nhất. Điều này giúp các lực lượng chuyên môn có thể
phản ứng nhanh hơn, nhưng sẽ tiêu tốn nhiều nguồn lực hơn và phải chấp nhận
các nguy cơ, rủi ro ở bên trong cơ sở ngầm.
Các phương tiện không người lái dưới lòng đất
4-128. Khi có điều kiện, lực lượng truy quét có thể sử dụng phương tiện
không người lái dưới lòng đất hoặc rô-bốt để thực hiện các nhiệm vụ. Chúng sẽ
mang lại sự cơ động cho lực lượng truy quét để thu thập thông tin và bảo vệ lực
135
lượng. Phương tiện không người lái dưới lòng đất có thể hỗ trợ lực lượng truy
quét bằng cách tiến hành trinh sát ảnh, lập sơ đồ, phát hiện khí ô-xy và chất hóa
học.
4-129. Phương tiện không người lái dưới lòng đất có thể được sử dụng để
trinh sát và phát hiện các vật cản, các hệ thống bẫy,… nhằm bảo vệ lực lượng
truy quét. Ngoài ra, nếu được trang bị công nghệ video, phương tiện không
người lái dưới lòng đất sẽ giúp phát hiện sớm lực lượng đối phương. Nhờ đó,
lực lượng truy quét có thể nắm được tình hình trước khi tiếp xúc với đối
phương.
4-130. Các phương tiện không người lái dưới lòng đất cũng có thể cung
cấp dữ liệu hỗ trợ việc lập sơ đồ, bản đồ cơ sở ngầm. Khi được trang bị các thiết
bị phát hiện bằng la-de, chúng có thể đo đạc chính xác kích cỡ của các hành
lang, gian phòng và đường hầm. Điều này sẽ hỗ trợ tốt hơn cho các hoạt động
truy quét và phát triển chiến đấu bên trong cơ sở ngầm.
4-131. Vấn đề lớn nhất đối với các lực lượng truy quét ở bên trong một cơ
sở ngầm là khả năng bị thiếu ô-xy, chất lượng không khí kém và sự tồn tại của
các chất độc hóa học hoặc nguyên, vật liệu nguy hiểm khác. Nếu có thể, trang bị
cho phương tiện không người lái dưới lòng đất các thiết bị cảm biến không khí
để phát hiện liệu chất lượng không khí có bảo đảm cho lực lượng truy quét tiến
sâu vào bên trong cơ sở ngầm hay không. Ngoài ra, cũng có thể trang bị các
thiết bị phát hiện vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân.
Các gian phòng và đường hầm
4-132. Nếu lực lượng truy quét nắm được các đường hầm và gian phòng,
thì có thể áp dụng các kỹ chiến thuật chiến đấu phù hợp đối với từng tình huống
đặt ra. Lực lượng truy quét tiếp tục tìm kiếm các dấu hiệu về chức năng của cơ
sở ngầm, bao gồm các bản đồ, hệ thống đèn điện, hệ thống sưởi và nước sạch,…
Các thông tin về cơ sở ngầm đóng vai trò quan trọng để sở chỉ huy cấp trên phân
loại cơ sở ngầm đó. Khi lực lượng truy quét cơ động, các chỉ huy cần đánh dấu
các đường hầm, gian phòng để tiến hành lập sơ đồ, bản đồ và thiết lập các điểm
khảo chiếu trong trường hợp di tản khẩn cấp. Các đơn vị cần sử dụng một hệ
thống đánh dấu trong quy trình hoạt động tiêu chuẩn (SOP) của đơn vị. Các kỹ
thuật đánh dấu này bao gồm việc sử dụng các ánh sáng hóa học hoặc các dải dây
dọc theo hành lang để bảo đảm binh sỹ có thể xác định phương hướng thoát ra
bên ngoài cơ sở ngầm; sử dụng sơn phun để đánh dấu các gian phòng đã kiểm
tra, đánh dấu hướng di chuyển và đặt tên cho các đường hầm.
Các đoạn giao cắt giao thông
4-133. Chỉ huy lực lượng truy quét thiết lập điểm kiểm soát tại mỗi đoạn
giao cắt giao thông nhằm cho phép chỉ huy lực lượng truy quét lần theo dấu của
từng tổ truy quét. Lực lượng truy quét cần tiến hành truy quét theo từng hướng,
trong khi vẫn duy trì các điểm kiểm soát và chỉ từ bỏ một điểm kiểm soát nếu
như toàn bộ đơn vị phải di tản khỏi cơ sở ngầm. Các điểm này hỗ trợ hoạt động
kiểm soát, nắm tình hình, hỗ trợ chuyển tiếp các báo cáo, bảo đảm an ninh và là
các điểm kiểm tra chất lượng không khí trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bên
trong cơ sở ngầm.
136
Đột phá bên trong cơ sở ngầm
4-134. Khi lực lượng truy quét tiếp xúc với một vật cản cần khắc phục, thì
chỉ huy lực lượng truy quét đề xuất điều một tổ khắc phục vật cản đến và đánh
giá về điểm đột phá đó. Mặc dù cần khẩn trương, nhưng các đơn vị không được
nóng vội khi đột phá ở các vị trí này. Nếu như lực lượng truy quét không được
trang bị thiết bị thở độc lập và máy thở lọc không khí, thì tổ khắc phục vật cản
cần tránh sử dụng phương thức đột phá nhiệt do các tác động về mặt không khí.
Nếu tổ khắc phục vật cản quyết định sử dụng phương thức đột phá nổ, thì lực
lượng truy quét bố trí một tổ truy quét ở lại với tổ khắc phục vật cản để bảo đảm
an ninh và yểm trợ cho đơn vị này thoát ra khỏi cơ sở ngầm khi các lượng nổ đã
được đặt xong. Khi sử dụng thuốc nổ bên trong cơ sở ngầm, các chỉ huy cũng
phải cân nhắc đến nguy cơ các trang thiết bị nhạy cảm của cơ sở ngầm đó bị ảnh
hưởng. Hệ thống điện của cơ sở ngầm bị hư hại có thể sẽ gây ảnh hưởng đến các
hệ thống thông hơi hoặc các hệ thống quan trọng khác của cơ sở ngầm. Sau khi
chỉ huy lực lượng truy quét đã xác định rằng, tất cả các đơn vị đã ở bên ngoài
phạm vi tác động, ảnh hưởng của thuốc nổ, thì lực lượng đột phá bắt đầu thực
hiện nhiệm vụ. Tất cả các đơn vị cần chờ đợi cho đến khi chất lượng không khí
trở lại mức chấp nhận được. Lực lượng truy quét cơ động trở lại điểm đột phá và
kiểm tra chất lượng không khí ở mặt bên kia của điểm đột phá. Sau đó, điều một
tổ truy quét vượt qua điểm đột phá và thiết lập cảnh giới ở mặt bên kia. Tổ khắc
phục vật cản tiến hành khắc phục phần còn lại của vật cản.
4-135. Các bước ra quyết định cũng tương tự như phần trên nếu như hoạt
động đột phá thất bại hoặc tổ khắc phục vật cản không thể hoàn thành nhiệm vụ.
Lực lượng truy quét tiến hành tất cả các bước này mỗi khi thực hiện nhiệm vụ
đột phá. Bỏ qua hoặc xem nhẹ bất kỳ bước nào cũng có thể khiến lực lượng bị
phơi nhiễm đối với các nguyên, vật liệu liên quan đến vũ khí sinh - hóa - phóng
xạ - hạt nhân hoặc gây ra những thương vong không cần thiết. Chương VI trình
bày các lưu ý bổ sung khi thực hiện nhiệm vụ đột phá.
Đề xuất chi viện lực lượng
4-136. Chỉ huy lực lượng tiến công và lực lượng truy quét tiếp tục giám
sát tiến độ truy quét và quân số bên trong cơ sở ngầm. Hai lực lượng duy trì liên
lạc với nhau để chỉ huy lực lượng tiến công dự tính được thời điểm cần đề xuất
chi viện lực lượng. Khi lực lượng truy quét không thể tiếp tục truy quét mà
không được chi viện lực lượng, chỉ huy lực lượng truy quét báo cáo với chỉ huy
lực lượng tiến công, trong đó báo cáo về hiện trạng và vị trí của đơn vị hiện tại.
Lực lượng truy quét duy trì phòng ngự trong quá trình chờ chi viện.
4-137. Đơn vị bố trí lực lượng chi viện tại khu vực tập kết lực lượng cho
đến khi có lệnh cơ động vào bên trong cơ sở ngầm. Vị trí bố trí lực lượng phải
bảo đảm tiếp cận nhanh chóng với điểm xâm nhập đã được thiết lập và có khả
năng phản ứng với bất kỳ cuộc phản công nào của đối phương, đồng thời hạn
chế khả năng sát thương của đối phương bằng hỏa lực gián tiếp hay vũ khí sinh -
hóa - phóng xạ - hạt nhân. Không được coi lực lượng này là lực lượng dự bị vì
họ luôn ở trong trạng thái sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ truy quét.

137
4-138. Chỉ huy lực lượng tiến công tiếp tục chi viện lực lượng cho chỉ huy
lực lượng truy quét cho đến khi đạt đến giới hạn tối đa. Tại thời điểm này, chỉ
huy lực lượng tiến công thực hiện các hành động sau. Đầu tiên, chỉ huy lực
lượng tiến công chỉ đạo chỉ huy lực lượng truy quét giành lại quyền kiểm soát
toàn bộ lực lượng trong biên chế ban đầu. Thứ hai, chỉ đạo chỉ huy lực lượng
truy quét tiến hành cơ động vượt qua cùng với đơn vị xâm nhập cơ sở ngầm với
Đại đội trưởng. Thứ ba, chuyển giao toàn bộ trách nhiệm ở bên ngoài cơ sở
ngầm cho phó chỉ huy trưởng của lực lượng tiến công (Đại đội phó). Thứ tư, tiến
hành trao đổi với chỉ huy lực lượng tác chiến nhằm bảo đảm đại đội vẫn thực
hiện nhiệm vụ theo ý định của chỉ huy cấp trên. Cuối cùng, chỉ đạo chỉ huy lực
lượng truy quét ban đầu bàn giao quyền chỉ huy tất cả các lực lượng chuyên
môn, các trang bị chuyên dụng và lực lượng được phối thuộc cho Đại đội trưởng
khi họ xâm nhập vào bên trong cơ sở ngầm.
4-139. Tại điểm này, Đại đội trưởng (lúc ban đầu là chỉ huy lực lượng tiến
công) trở thành chỉ huy lực lượng truy quét, chỉ huy toàn bộ lực lượng bên trong
cơ sở ngầm. Nếu trách nhiệm của phó chỉ huy trưởng của lực lượng tiến công
quá lớn, chỉ huy lực lượng tác chiến có thể chỉ định thêm một sỹ quan cấp cao
làm chỉ huy lực lượng tiến công.
Truy quét các lối cầu thang và lối đi hẹp
4-140. Lực lượng truy quét có thể bắt gặp các lối cầu thang khi tiến hành
các hoạt động truy quét. Cần coi các vị trí này là địa hình then chốt bên trong cơ
sở ngầm. Các vị trí này cho phép lực lượng đối phương nhanh chóng tăng cường
khả năng phòng ngự hoặc phản công bên trong cơ sở ngầm. Địa hình then chốt
cũng có thể là các lối đi hẹp mang lại ưu thế về quân sự. Khi điều kiện cho phép,
lực lượng truy quét giám sát các vị trí này nhằm ngăn chặn đối phương sử dụng
chúng. Mặc dù biện pháp này có hiệu quả nhưng đòi hỏi một lực lượng truy quét
lớn. Tối thiểu, chỉ huy lực lượng truy quét cần bố trí một đơn vị cảnh giới ở từng
lối cầu thang khi đơn vị đang tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Khi lực lượng truy
quét tiếp cận một lối cầu thang, chỉ huy lực lượng truy quét cần đánh giá tình
hình nhằm bảo đảm đây là một phần khu vực mà đơn vị đang truy quét và không
liên quan đến các vị trí khác. Chỉ huy lực lượng truy quét chỉ nên tiến hành truy
quét tại lối cầu thang sau khi xác định rằng, không còn vị trí nào phải truy quét
trong khu vực hiện tại và đơn vị đã sẵn sàng cơ động lên tầng tiếp theo của cơ sở
ngầm.
LẬP SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ VÀ THEO DẤU
4-141. Sở chỉ huy lực lượng tiến công duy trì cập nhật tiến độ hoạt động
truy quét. Để hỗ trợ yêu cầu này, chỉ huy lực lượng truy quét thường xuyên báo
cáo thông tin cập nhật cho sở chỉ huy, trong đó đề cập đến tổng quân số, vị trí bố
trí và một sơ đồ phác thảo khu vực đơn vị đã truy quét.
4-142. Các chỉ huy tìm kiếm các sơ đồ, bản đồ trong cơ sở ngầm. Nếu
phát hiện được, chuyển giao các sơ đồ, bản đồ cho sở chỉ huy và sở chỉ huy cấp
trên để hỗ trợ theo dấu và quản lý các lực lượng đi sau. Chỉ huy các cấp cần xác
định độ chính xác của các sơ đồ, bản đồ. Nếu không phát hiện được, các chỉ huy
tiến hành lập sơ đồ, bản đồ trong quá trình cơ động bên trong cơ sở ngầm. Các
138
sơ đồ, bản đồ này sẽ liên tục được cập nhật, hoàn thiện khi hoạt động truy quét
được tiếp tục thực hiện, bao gồm các đường hầm, gian phòng và đoạn giao cắt
giao thông mà lực lượng truy quét cơ động qua. Mỗi vị trí này cần được đánh
dấu, tuân thủ theo quy trình hoạt động tiêu chuẩn (SOP) của đơn vị và bảo đảm
các binh sỹ có thể nhanh chóng nhận diện được vị trí đứng chân hiện tại của
mình (Chương V và VI sẽ đề cập đến hoạt động lập sơ đồ, bản đồ và theo dấu).
CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ THƯƠNG BINH VÀ CHUYỂN THƯƠNG
4-143. Trong môi trường địa đạo, cần tiến hành hoạt động chuyển thương
một cách hiệu quả nhất nhằm bảo vệ tính mạng của các thương binh, cũng như
lực lượng làm nhiệm vụ chuyển thương. Khi lực lượng truy quét có binh sỹ bị
thương, thì cần tiêu diệt mối đe dọa hoặc rút lui các đơn vị khỏi mối đe dọa
trước khi tiến hành chăm sóc, điều trị cho thương binh. Các hoạt động điều trị,
cứu hộ, sơ cứu cá nhân được áp dụng tuân theo quy trình hoạt động tiêu chuẩn
(SOP). Khi hoạt động chuyển thương đã sẵn sàng, lực lượng truy quét di chuyển
thương binh qua từng điểm kiểm soát đến lối vào cơ sở ngầm hoặc thiết lập
điểm tập kết thương binh ở bên trong cơ sở ngầm. Ban đầu, lực lượng truy quét
thiết lập điểm tập kết thương binh ở gian phòng đã được kiểm tra đầu tiên. Ở các
cơ sở ngầm lớn, điểm tập kết được triển khai về phía trước trong quá trình hoạt
động tác chiến đang tiếp diễn. Trong suốt quá trình này, lực lượng truy quét tiến
hành bảo vệ thương binh và không làm trầm trọng thêm các vết thương; báo cáo
tình trạng thương binh cho chỉ huy lực lượng truy quét và chỉ huy lực lượng tiến
công nhằm bảo đảm chỉ huy nắm được tình hình lực lượng.
4-144. Trước thời điểm xâm nhập vào một cơ sở ngầm, cần bố trí một
điểm tập kết để sẵn sàng tiếp nhận thương binh, bảo đảm điều trị nhanh nhất có
thể. Bên cạnh hợp luyện các phương án điều trị quân y thông thường, trước khi
tiến hành hoạt động tác chiến địa đạo, các đơn vị cũng cần tiến hành hợp luyện
phương án điều trị các vết thương có thể xuất hiện trong tác chiến địa đạo như
chấn thương do áp lực.
TIẾP TẾ CHO LỰC LƯỢNG BÊN TRONG CƠ SỞ NGẦM
4-145. Chỉ huy, phó chỉ huy và thượng sỹ nhất của lực lượng tiến công lập
kế hoạch tiếp tế cho các hoạt động tác chiến địa đạo một cách cụ thể và thực tế.
Kế hoạch này phải tính đến các yêu cầu bảo đảm cho lực lượng chuyên môn và
các yêu cầu cần thiết để tác chiến trong môi trường này. Các lực lượng chuyên
môn đề xuất các yêu cầu bảo đảm với chỉ huy lực lượng tiến công, chỉ huy lực
lượng truy quét và các sỹ quan cấp trên có liên quan khi được phối thuộc cho
một lực lượng.
4-146. Các yêu cầu tiếp tế cần được cân nhắc thận trọng. Thông thường,
các đơn vị bố trí các lực lượng nhất định để vận chuyển hàng tiếp tế đến các
điểm tiếp tế cần thiết. Vị trí tiếp tế thường được bố trí ở trong gian phòng đã
được truy quét đầu tiên. Ngoài ra, việc báo cáo chính xác mức độ tiêu hao sẽ tạo
điều kiện cho quá trình vận chuyển các hàng tiếp tế nhanh chóng và hiệu quả
hơn. Các đơn vị cần nhanh chóng tiếp tế các vũ khí, trang thiết bị cần thiết để
duy trì nhịp độ tác chiến. Việc chuẩn bị trước các vũ khí, trang bị vật chất là một
trong các biện pháp để thực hiện điều này. Ví dụ, lắp đạn vào các hộp tiếp đạn

139
và đổ nước vào các bi đông thay vì chỉ vận chuyển các thùng đạn và thùng nước
vào bên trong cơ sở ngầm.
VẤN ĐỀ TÙ BINH
4-147. Xử lý vấn đề tù binh là một hoạt động tập trung nhiều nguồn lực,
đòi hỏi công tác huấn luyện, chỉ đạo và giám sát cụ thể. Các lực lượng phải điều
trị và đối xử nhân đạo đối với tù binh. Quân đội Mỹ không bao giờ tra tấn,
ngược đãi hoặc đặt tù binh vào vị trí nguy hiểm. Không bao giờ có trường hợp
bất đắc dĩ để vi phạm luật tác chiến bộ binh. Khi lực lượng truy quét bắt giữ các
tù binh hoặc lực lượng dân sự của đối phương, cần ngay lập tức áp giải ra khỏi
cơ sở ngầm. Sau đó, bàn giao tù binh, cùng các vũ khí, trang bị thu giữ được cho
đơn vị có trách nhiệm của lực lượng tiến công hoặc lực lượng cảnh giới khác
theo chỉ đạo của chỉ huy cấp trên. Ngoài ra, cần tiến hành các kỹ thuật lục soát,
giữ im lặng, cách ly, áp giải, bảo vệ và gắn số tù binh. Sau khi đã lục soát xong,
tiến hành áp giải tù binh đến điểm tập kết tù binh hoặc tập kết dân sự, đồng thời
gắn số theo Mẫu 2745 (Đánh số Tù binh Chiến tranh). Ngoài ra, gắn số tất cả
các vũ khí, trang thiết bị thu giữ được, vật dụng cá nhân có liên quan đến từng tù
binh theo Mẫu 2745. Sau khi đã gắn số xong, tiến hành trao trả các vật dụng cá
nhân và đồ phòng hộ vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân cho các tù binh.
Xác định những tù binh có thông tin về cơ sở ngầm, phục vụ cho sỹ quan tham
mưu tình báo (S-2) tiến hành thẩm vấn. Điều này giúp đơn vị nắm rõ hơn về cơ
sở ngầm. Phó chỉ huy và thượng sỹ nhất của lực lượng tiến công điều phối các
phương tiện vận tải để áp giải tù binh đến khu vực an toàn. Lực lượng chịu trách
nhiệm về tù binh phải bảo đảm an toàn cho các tù binh, cùng các vũ khí, trang bị
của họ trong suốt thời gian đảm nhận nhiệm vụ này (Xem tài liệu ATP 3-21.8 để
biết thêm thông tin về hoạt động bắt giữ tù binh).
CÁC TÌNH HUỐNG BẤT NGỜ
4-148. Chỉ huy các đơn vị cấp nhỏ cần dự tính được những thay đổi trong
kế hoạch của mình khi hoạt động truy quét tiếp diễn. Các chỉ huy lập kế hoạch
về các tình huống bất ngờ dựa trên những phân tích về hành động của đối
phương. Các phần tiếp theo sẽ trình bày về một số ví dụ.
Đột phá
4-149. Tình huống bất ngờ đầu tiên là lực lượng đột phá tiếp xúc với hỏa
lực trực tiếp của đối phương tại điểm đột phá, có thể diễn ra trên mặt đất hoặc
dưới địa đạo. Đơn vị cảnh giới cần tiêu diệt lực lượng đối phương trước khi tổ
khắc phục vật cản triển khai đến điểm đột phá. Sau khi đột phá thành công, chỉ
huy lực lượng đột phá cần đánh giá liệu đơn vị có khả năng tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ hay không.
4-150. Tình huống bất ngờ thứ hai là lối vào mở ra khi lực lượng quân
nhà đang tìm cách đột phá. Trong trường hợp này, tổ khắc phục vật cản cần
nhanh chóng rút lui để đơn vị cảnh giới hoặc đơn vị tiến công có thể chiếm thế
chủ động và khai thác lợi thế cửa mở trước khi đối phương kịp tận dụng lợi thế
này.
Trong quá trình truy quét

140
4-151. Tình huống thứ ba là xảy ra sự cố sinh - hóa - phóng xạ - hạt nhân.
Lực lượng truy quét trong khu vực bị ảnh hưởng cần mang đeo trang bị phòng
hộ và thực hiện quy trình chiến đấu số 10: Đối phó với một cuộc tấn công hóa
học (Xem tài liệu ATP 3-21.8). Chỉ huy lực lượng truy quét cần báo cáo tình
huống cho sở chỉ huy lực lượng tiến công; rút lui lực lượng khỏi khu vực bị ảnh
hưởng và thực hiện phương án chiến đấu phù hợp với tình hình. Ví dụ như triển
khai lực lượng chuyên môn để thiết lập điểm tiêu tẩy độc càng xa về phía trước
càng tốt. Điều này sẽ giúp giảm tối đa phạm vi khu vực bị ảnh hưởng. Hoặc ra
lệnh các đơn vị di tản khỏi cơ sở ngầm theo lối thoát ra ngoài. Điều này giúp lực
lượng truy quét thoát khỏi mối nguy hiểm trực diện, đồng thời giúp lực lượng
tiến công có thêm thời gian để tiêu tẩy độc toàn diện cho các binh sỹ bị ảnh
hưởng và tiến hành các bước cần thiết để sẵn sàng xâm nhập trở lại cơ sở ngầm.
Sau khi đã tiêu tẩy độc xong, chỉ huy lực lượng tiến công cần thảo luận với chỉ
huy lực lượng tác chiến để có thể nhận được sự chỉ đạo và các nguồn lực cần
thiết.
4-152. Tình huống thứ tư là xuất hiện lửa bên trong cơ sở ngầm. Lửa là
một mối đe dọa vì chúng nhanh chóng đốt cháy tất cả ô-xy trong khu vực bị ảnh
hưởng và thay thế bằng các loại khí độc. Lực lượng truy quét cần di tản lực
lượng khỏi khu vực bị ảnh hưởng cho đến khi đến được vị trí mà khí độc không
còn đe dọa đến các binh sỹ; cập nhật tình hình cho sở chỉ huy và thiết lập cảnh
giới cho đến khi chất lượng không khí trở lại mức chấp nhận được và nối lại
hoạt động truy quét ban đầu.
4-153. Tình huống thứ năm là sập đường hầm. Khi đối mặt với tình huống
này, đầu tiên, chỉ huy lực lượng tiến công và lực lượng truy quét cần đánh giá
tình hình, kết cấu đường hầm và số lượng binh sỹ bên trong cơ sở ngầm. Tiếp
theo, cần di tản tất cả các binh sỹ bị thương để tiến hành điều trị, bao gồm cả các
cá nhân ở mặt bên kia của đoạn bị sập (nếu có thể). Chỉ huy lực lượng truy quét
cần liên lạc với chỉ huy lực lượng tiến công và đề xuất chi viện các lực lượng,
phương tiện để hỗ trợ khắc phục, mở rộng hoặc mở hoạt động đột phá khác để
cứu các binh sỹ bị mắc kẹt. Ngoài ra, lực lượng truy quét cũng cần kiểm tra chất
lượng không khí nhằm bảo đảm an toàn cho lực lượng. Nếu chất lượng không
khí không bảo đảm, lực lượng truy quét phải di tản nhằm tránh làm trầm trọng
thêm vấn đề. Các hành động khi xảy ra tình huống này cần được thông tin, phối
hợp chặt chẽ với chỉ huy lực lượng tiến công.
CÁC LỰC LƯỢNG ĐI SAU
4-154. Lực lượng truy quét tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi đã
truy quét được toàn bộ cơ sở ngầm hoặc đề xuất chi viện lực lượng để tiếp tục
thực hiện nhiệm vụ. Như đã đề cập ở phần trên, cần bố trí các điểm quy định để
chỉ huy lực lượng truy quét liên lạc với chỉ huy lực lượng tiến công nhằm cập
nhật tình hình và đưa ra các đề xuất. Việc giữ liên lạc này được duy trì thường
xuyên cho đến khi chỉ huy lực lượng tiến công hoặc lực lượng truy quét xác định
rằng, đơn vị đã truy quét được toàn bộ cơ sở ngầm hoặc đã đạt đến điểm giới
hạn tối đa và cần đề xuất chi viện lực lượng.

141
4-155. Nếu chỉ huy lực lượng tiến công quyết định chi viện lực lượng cho
hoạt động truy quét, thì chỉ huy lực lượng truy quét chuẩn bị tiến hành hoạt động
cơ động vượt qua, trong đó thiết lập làn cơ động vượt qua phía trước, bảo đảm
cho đơn vị vượt qua luôn sẵn sàng nối lại hoạt động tác chiến. Khi thiết lập làn
cơ động này, cần chú ý một số điểm như sau: Thứ nhất, cần bảo đảm điểm thoát
ra bên ngoài cơ sở ngầm có thể kiểm soát được số lượng người ra vào. Thứ hai,
thống kê tất cả các trang bị chuyên dụng (như khiên chống đạn, rô-bốt và các
thiết bị cảm biến) mà đơn vị đang đứng chân chuyển giao cho đơn vị cơ động
vượt qua, bảo đảm cho lực lượng cơ động vượt qua có thể tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ truy quét sau khi làn cơ động vượt qua được thiết lập. Việc chuyển
giao trang bị cần được thực hiện tại một điểm kiểm soát. Thứ ba, cần bảo đảm
các lực lượng chuyên môn có thể ăn khớp với sự chỉ huy của đơn vị cơ động
vượt qua. Cuối cùng, tiến hành các quy trình đánh dấu (theo quy trình hoạt động
tiêu chuẩn) và cập nhật sơ đồ, bản đồ về cơ sở ngầm.
4-156. Thông thường, khu vực tập kết lực lượng được quy định là điểm
thiết lập liên lạc. Lối thoát ra hoặc điểm kiểm soát bên trong cơ sở ngầm là điểm
cơ động vượt qua. Điểm phía trước xa nhất của tổ truy quét là làn bàn giao chiến
trường (Xem tài liệu FM 3-90-2 để biết thêm thông tin về các làn cơ động vượt
qua).
GIAI ĐOẠN IV - PHÁT TRIỂN CHIẾN ĐẤU BÊN TRONG CƠ SỞ NGẦM
4-157. Phát triển chiến đấu bên trong cơ sở ngầm bao gồm các hoạt động
phát triển chiến đấu về mặt chiến thuật và kỹ thuật. Phát triển chiến đấu bên trong
cơ sở ngầm đòi hỏi các khả năng ở nhiều cấp độ khác nhau, phục thuộc vào sự cần
thiết, vị trí, mức độ an ninh, huấn luyện và khả năng chuyên môn, gồm:
- Các kỹ thuật lùng sục.
- Kỹ thuật sinh trắc.
- Điều tra số.
- Khai thác tài liệu và truyền thông.
4-158. Trong môi trường địa đạo, phát triển chiến đấu bên trong cơ sở
ngầm đóng vai trò quan trọng để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao bằng
cách giúp đơn vị xác định được chức năng và khả năng của cơ sở ngầm đó; đồng
thời giúp xác định các vị trí có thể mang lại ưu thế cho lực lượng truy quét như
phòng điều hành cơ sở ngầm (giúp lực lượng truy quét nắm quyền kiểm soát hệ
thống an ninh, thông tin liên lạc và điện năng của cơ sở ngầm). Lực lượng truy
quét xác định các bảng điều khiển để xâm nhập cơ sở ngầm hoặc các khu vực an
ninh của đối phương. Phát triển chiến đấu bên trong cơ sở ngầm giúp xác định
các gian phòng mà lực lượng truy quét muốn bảo đảm an toàn mà không cần
tiếp cận, bao gồm các khu vực có thể có chứa vũ khí sinh - hóa - phóng xạ - hạt
nhân. Sau khi đã xác định được thông tin này, lực lượng truy quét phải báo cáo
với sở chỉ huy lực lượng tiến công, từ đó báo cáo với sỹ quan tham mưu của lực
lượng tác chiến để định hướng cách thức xử lý tiếp theo. Thông tin này sẽ quyết
định các yêu cầu về thông tin, các chỉ dấu và điểm quyết định ở cấp chỉ huy lực
lượng tiến công và lực lượng tác chiến. Ví dụ như khi xác định một dấu hiệu

142
cảnh báo về kho dự trữ hạt nhân, từ đó đòi hỏi phải chi viện các lực lượng,
phương tiện chuyên môn.
4-159. Các thông tin thu thập được trong quá trình phát triển chiến đấu
bên trong cơ sở ngầm hỗ trợ cho các hoạt động và mục tiêu tác chiến tiếp theo,
đồng thời giúp bảo toàn lực lượng (xem tài liệu ATP 3-90.15 để biết thêm thông
tin về hoạt động này).

143

You might also like