Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Nguyễ n Minh Giang. Ngoạ i giao văn hóa cua Ẩ n Độ vớ i Việ t Nam...

©2022 Tạ p chí Nghiên cứ u Ấ n Độ và Châu Á


Số 2 (111), tháng 2-2022
http:/ / vjias.vn/
ISSN: 0866-7314

Ngoạ i giao văn hóa củ a Ả n Độ vói Việ t Nam giai đoạ n 1991 - 2021
Nguyễ n M inh Giang'
Trư ờ ng Đạ i họ c Khoa họ c xã hộ i và Nhân vãn Thành phố Hồ Chi Minh
Ngày nhậ n bài: 04/08/2021, ngày gử i phán biệ n: 12/10/2021. ngày duyệ t đăng: 15/01/2022

r Ị *ừ sau chiế n tranh Lạ nh đế n nay, trong quan hệ vớ i Việ t Nam, Ẩ n Độ đã và đang thúc đẩ v chính
-L sách hư ớ ng Đông (nay là chính sách Hành độ ng phía Đông) ngày càng tích cự c dự a trên ba trụ
cộ t cơ bán cua ngoạ i giao văn hóa là liên kế t tôn giả o (Phậ t giáo), gia tăng xuấ t bả n phẩ m văn họ c và điệ n
anh và truyên bá nghệ thuậ t Yoga đèn công chúng Việ t Nam nhằ m tăng cư ờ ng sứ c mạ nh mề m củ a quố c gia
này. Ngoạ i giao văn hóa vớ i Việ t Nam giúp An Độ phát huy toi đa vai trò củ a mộ t cư ờ ng quố c ôn hòa. Bài
viế t tậ p trung làm rõ nhữ ng biêu hiệ n và quà trình triề n khai ngoạ i giao văn hóa cùa Ấ n Độ vớ i Việ t Nam
trong các lĩnh vự c giáo dụ c - nghệ thuậ t - tôn giáo (Phậ t giáo) - nhữ ng lình vự c đư ợ c xem là nề n táng đê
tăng cư ờ ng hiể u biế t cùa công chúng Việ t Nam về văn hóa Ấ n Độ cũng như thúc đẩ v mớ rộ ng sứ c mạ nh mề m
cùa An Độ ở Việ t Nam.
Từ khóa : An Độ , ngoạ i giao văn hóa, sứ c mạ nh mề m, Việ t Nam

Mở đầ u

The giớ i sau chiế n tranh Lạ nh đã chứ ng kiế n nhữ ng thay đôi căn bả n, sâu sắ c, trong đó có vấ n đề xây
dự ng và phát huy sứ c mạ nh mề m cua quố c gia. Joseph Nye đã đư a ra khái niệ m “ sứ c mạ nh mề m ” là khả
năng lôi cuố n chù thể khác tự nguyệ n quy thuậ n, hư ớ ng đế n mụ c đích mong muố n qua việ c thuyế t phụ c
hoặ c sứ c hấ p dầ n (Joseph Nye, 2011, p.84). Michael Deane tiế p tụ c phát triể n khái niệ m sứ c mạ nh mề m
là sứ c mạ nh cua sự lôi cuố n qua giá trị văn hóa hoặ c các biệ n pháp phi quân sự , phi đố i kháng (Michael
Deane, 2008).

Văn hóa có thê tạ o ra nhữ ng tư ơ ng đồ ng thúc đây hiẻ u biế t giữ a các dân tộ c như mộ t phư ơ ng thứ c tư ơ ng
tác hòa bình (Atash Sinha, 2017, pp. 1140-1141). Simeo Adebolu đã đư a ra khái niệ m “ ngoạ i giao văn hóa ”
là hình thứ c vậ n dụ ng văn hóa đặ c biệ t nhấ n mạ nh văn hóa như mộ t cơ sờ cua đố i thoạ i, hiể u biế t lẫ n nhau
đế vừ a làm tố t công tác ngoạ i giao vừ a bả o vệ và tòn vinh văn hóa (Simeo Adebolu, 2007). Điề u này đư ợ c
thự c hiệ n thông qua giao lư u tư tư ớ ng - nghệ thuậ t, tín ngư ỡ ng (Milton Cummings, 2003, p.l), góp phầ n hỗ
trợ nàng cao hiệ u qua cua ngoạ i giao chính trị và ngoạ i giao kinh tế , cả i thiệ n hợ p tác quố c tế . tạ o dự ng và
quả ng bá ngôn ngữ - văn hóa củ a quố c gia (Vũ Dư ơ ng Huân, 2009, tr.3 11). “ Trong lịch sừ , ngoạ i giao văn
hóa từ ng đư ợ c hiêu là chính sách củ a mộ t quố c gia nhằ m thúc đẩ y xuấ t khẩ u nhữ ng đặ c trư ng văn hóa củ a

■ minhgiang2797@gmail.com

Nghiên cứ u Án Độ và Châu Á. số 2 - 2022, tr.23-30 23


Nguyễ n Minh Giang. Ngoạ i giao văn hóa củ a Ân Độ vớ i Việ t Nam...

mình ” (Dư ơ ng Quố c Thanh, 2009, tr.45-56). Bấ t kỳ quố c gia nào cũng mong muôn văn hóa củ a họ đư ợ c lan
toa. Văn hóa An Độ đã liên tụ c chả y và lan tỏ a trong hàng nghìn năm. “ Sự ả nh hư ơ ng ấ y không chi theo
chiề u rộ ng cùa khỏ ng gian mà còn trong chiề u dài cũa thờ i gian vá trong chiề u sâu cùa lịch sứ văn hóa ” (Trân
Nam Tiế n, 2016, tr. 143). Việ c chú trọ ng khai thác các giá trị văn hóa trong hoạ t độ ng đố i ngoạ i đã trở thành
lợ i thế trong thúc đây sứ c mạ nh mề m cúa Àn Độ . Từ trong lịch sứ đế n nay, “ trong sáng như bầ u trờ i không
mộ t gem măv" là đặ c trư ng quan trọ ng nhấ t trong quan hệ giữ a Việ t Nam và Ân Độ (Geetesh Sharma, 2016,
p.9). Là quố c gia Đông Nam Á đầ u tiên thiế t lậ p quan hệ Đôi tác chiế n lư ợ c toàn diệ n vớ i An Độ , Việ t Nam
đã giúp quố c gia này hộ i nhậ p sâu hơ n và gia tâng anh hư ớ ng đố i trọ ng vớ i Trung Quố c ớ khu vự c Đông
Nam Á (Đồ Thanh Hà, 2018, tr. 134). Trong quan hệ Việ t Nam - An Độ , ngoạ i giao nhân dân luôn đư ợ c chú
trọ ng phát triên.

1. Nhũng hoạ t độ ng ngoạ i giao văn hóa củ a Ấ n Độ vói Việ t Nam giai đoạ n 1991 - 2021

1. 1. Nghệ thuậ t

Vớ i nề n văn hóa truyề n thố ng vô cùng sâu sắ c, An Độ có thê dề dàng hiệ n thự c hóa các chiế n lư ợ c ngoạ i
giao văn hóa (Ngô Xuân Binh, 20 1 9, tr. 1 1 0). Vở i tư cách là mộ t bộ phậ n củ a quyề n lự c mề m cua An Độ , từ
sau chiế n tranh Lạ nh đế n nay, ngoạ i giao văn hóa An Độ vớ i Việ t Nam đư ợ c triên khai qua quá trình xuấ t
khâu điệ n anh, quá trình phụ c hư ng các giá trị Phậ t giáo và quá trình truyề n bá nghệ thuậ t Yoga. Trong đó,
hệ thố ng sán phàm điệ n anh củ a An Độ đư ợ c đánh giá cao không kém hệ thố ng giáo dụ c cúa quôc gia này
trong việ c quàng bá hình ả nh đấ t nư ớ c và con ngư ờ i Ẩ n Độ tạ i Việ t Nam (Ngô Xuân Binh. 2019, tr. 113).
Cự u Thù tư ớ ng Manmohan Singh từ ng cho rang, đê khăng định tầ m anh hư ơ ng và vai trò quan trọ ng cùa Án
Độ trên thế giớ i, Ấ n Độ cầ n đặ c biệ t chú trọ ng phát triề n ngành công nghiệ p điệ n anh Bollywood (Phạ m
Quang Minh, Hồ Thị Diễ m Thanh, 2017).

Sau khi hai nư ớ c ký kế t Hiệ p định hợ p tác vãn hóa Việ t Nam - Án Độ năm 1976, An Độ đà cử mộ t số
đoàn nghệ thuậ t sang biế u diề n ở Việ t Nam. cũng như trao đôi các đoàn nghệ thuậ t, các đoàn ký giả - nhà
báo - vậ n độ ng viên thê thao, tổ chứ c chiế u phim An Độ và triể n lãm thông qua các mầ n lễ văn hóa đê nhân
dân Việ t Nam hiế u thêm về văn hóa Ấ n Độ . Giai đoạ n 1991- 1995, mồ i nãm vào các ngày Độ c lậ p, Quố c
khánh cua Ẩ n Độ , ngày ky niệ m hai nư ớ c thiế t lậ p quan hệ ngoạ i giao. An Độ đề u tô chứ c triên lãm ânh nghệ
thuậ t giớ i thiệ u vé đẹ p đât nư ớ c và con ngư ờ i An Độ . Các chuyên trao đôi đoàn nghệ thuậ t cua An Độ sang
biế u diễ n ở các thành phố lớ n cua Việ t Nam cũng đã làm tóa sáng các thành tự u nghệ thuậ t cua Ân Độ
(Nguyễ n Thị Phư ơ ng Hả o, 2005, tr.32-33). Trong giai đoạ n 1991 - 2011, nhiề u bộ phim An Độ đư ợ c chiế u
liên tiế p nhiề u suấ t vẫ n bị cháy vé. đã đư ợ c đầ u tư tô chứ c phù họ p vớ i thị hiế u củ a giớ i trẽ Việ t Nam như
Ba chàng ngố c. Triệ u phú khu ô chuộ t, Cậ u bé đặ c biệ t, Cô dâu 8 titói, Khàng thê lia xa, Am mini và tình
vêu. Moi tình kỳ lạ , Trái tim mỹ nhân, Mãi mãi bèn nhau, Tình yêu và định mệ nh, Vợ tôi lả cả nh sát. Định
mệ nh, Bí mậ t gia đình họ Khan, Lờ i nguyên sac đẹ p, Mài mài bên nhau. Mini đô ân giàu... (Ha, 2016). Các
bộ phim, bài hát, điệ u múa An Độ và các tài từ điệ n ả nh An Độ đã có ả nh hư ờ ng, tác độ ng mạ nh mẽ đẽ n
đông đao công chúng và thị hiế u, quan niệ m về cái đẹ p củ a ngư ờ i Việ t.

Nhằ m tăng cư ờ ng hơ n nữ a việ c hợ p tác, trao đôi văn hóa, An Độ cũng đà tô chứ c liên hoan phim Ân Độ
từ ngày 1 đế n ngày 19/3/2001 tạ i Đạ i sứ quán Ấ n Độ ở Việ t Nam, triể n lãm anh Di sán vein hóa Ăn Độ và
hành trình tiế n tớ i sự phồ n vinh trong thiên niên ky thứ ba nhàm giớ i thiệ u đấ t nư ớ c và con ngư ờ i An Độ .
Thòng qua các bộ phim truyên hình dài tậ p, thành công cùa nẽ n điệ n ả nh Bollywood cùa An Độ đư ợ c giớ i

Nghiên cứ u Án Độ và Châu Á. số 2 - 2022. tr.23-30 24


Nguyễ n Minh Giang. Ngoạ i giao văn hóa cùa Ẩ n Độ vớ i Việ t Nam...

thiệ u, trinh chiế u đế n công chúng Việ t Nam, nhữ ng loạ i hình văn hóa Àn Độ như ẩ m thự c, yoga, các điệ u
nháy nghệ thuậ t múa đư ơ ng đạ i, các nghi lề , lễ hộ i văn hóa truyề n thố ng lớ n ở Án Độ cũng dầ n giúp nhiề u
khán giả mọ i lứ a tuổ i biế t đế n, trớ nên phổ biế n và đư ợ c yêu thích ở Việ t Nam. Năm 2015, Liên hoan phim
Ấ n Độ lầ n thứ nhấ t tạ i Việ t Nam (Indian Film Festival) đư ợ c tố chứ c tạ i Đà Nằ ng, Hà Nộ i và Thành phố Hồ
Chí Minh, đồ ng thờ i vớ i Hộ i thả o Hợ p tác trong lĩnh vự c làm phim và vai trò xủ c tiễ n du lịch cũng đư ợ c tô
chứ c tạ i Hà Nộ i vớ i sự tham gia củ a 11 nhà sả n xuấ t và đạ o diề n đế n từ Àn Độ (Lê Văn Toan, 2017, tr. 118).
Kê từ khi đư ợ c thành lậ p, hàng tuầ n, Trung tâm Văn hóa Ấ n Độ tạ i Hà Nộ i đề u tố chứ c các sự kiệ n văn hóa.
Chi tinh từ tháng 1/2019 đế n tháng 8/2021 theo fanpage ICCR in Vietnam
( https://www.facebook.com/IndianCultureInVietnam/) cùa Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda (SVCC),
Đạ i sứ quán Án Độ . Hà Nộ i, Trung tâm đã tổ chứ c 29/146 sự kiệ n liên quan đế n tim hiể u Yoga cùng vớ i
28/146 sự kiệ n liên quan đế n các loạ i hình nghệ thuậ t dân gian, cồ điể n và đư ơ ng đạ i cùa Ấ n Độ , 26/146 sự
kiệ n liên quan đế n các tác phẩ m văn họ c và điệ n ả nh, 23/146 sự kiệ n liên quan đế n tiế ng Hindi, Ấ n Độ giáo
và chủ nghĩa dân tộ c An Độ , 17/146 sự kiệ n liên quan đên Phậ t giáo, 14/146 sự kiệ n liên quan đế n các ngày
lề , lễ hộ i, lễ kỷ niệ m cua Àn Độ . Trong đó, Yoga đã trơ thành phư ơ ng tiệ n tái khắ ng định truyề n thố ng triế t
họ c lâu đờ i củ a Án Độ , quả ng bá hình ả nh và sứ c hút củ a bả n sắ c văn hóa Àn Độ ra thế giớ i. (David Frawley,
2018).

Vào ngày 29/10/2014, tạ i cuộ c hộ i đàm vớ i Thu tư ớ ng Nguyễ n Tấ n Dũng, Thu tư ớ ng Narenda Modi
cùng kêu gọ i Việ t Nam ký kế t bàn thỏ a thuậ n hợ p tác phát sóng giữ a Prasar Bharti cùa Án Độ và Đài Tiế ng
nói Việ t Nam (Sadhavi Chauhan, 2014). Trong hai ngày 18 và 19/03/2016, Đạ i sứ quán Ấ n Độ tạ i Việ t Nam
đã phố i hợ p vớ i Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Tinh Vĩnh Phúc tổ chứ c Tuầ n phim Án Độ để công chiế u 4
bộ phim đặ c săc Nghị lự c, Ba chàng ngôc, Cậ u bé đặ c biệ t, Tinh dậ y nào Sid đê giớ i thiệ u công chúng tiêu
dùng nghệ thuậ t thứ bả y hiế u biế t hơ n về nhiề u ý nghĩa lịch sử , văn hóa, đấ t nư ớ c và con ngư ờ i Ấ n Độ , từ
đó góp phân cúng cố mố i quan hệ hữ u nghị truyề n thố ng và họ p tác toàn diệ n giữ a Việ t Nam và Án Độ . Nhờ
vậ y, các bộ phim đã nhậ n đư ợ c sự quan tâm và chào đón nồ ng nhiệ t củ a công chúng tiêu dùng nghệ thuậ t thứ
bày (Lê Vãn Toan, 2017, tr.334). Nề n công nghiệ p điệ n ả nh Án hồ trợ cho nề n âm nhạ c rấ t lớ n khi nhữ ng
bài nhạ c phim chiế m hơ n 70% thị phầ n âm nhạ c nư ớ c này (Hồ Ngọ c Diễ m Thanh, 2016, tr. 100-101). “ Độ
phồ biế n cùa Bollywood sẽ gia tăng tầ m anh hư ở ng củ a Ấ n Độ trên thế giớ i” (Manmohan Singh, 2008).

1.2. Giáo dụ c

Văn họ c đư ợ c xem như mộ t cây cầ u nố i các nề n văn hóa củ a các dân tộ c, là mộ t kênh giao lư u văn hóa
đư ợ c hai nư ớ c Việ t Nam và An Độ thự c hiệ n từ khá sớ m. Độ c giả Việ t Nam đã đư ợ c tiế p cậ n nhữ ng tác
phàm văn chư ơ ng đa dạ ng về thể loạ i cua Ấ n Độ , từ nhữ ng câu chuyệ n thầ n thoạ i, cố tích, sư thi, đế n thơ ca,
tiêu thuyêt: Sừ thi Ẩ n Độ (1979) do Cao Huy Đinh. Phạ m Thúy Ba dịch; Tâm tình hiề n dâng - The Gardener,
Rabindranath Tagore (1969) do Đỗ Khánh Hoan dịch; Truyệ n cô Ân Độ (1984) do Kim Hả i, Phi Loan dịch;
Nhữ ng truyệ n kê củ a Vê ta la - Truyệ n cô dân gian Án Độ (1986) do Nguyễ n Tấ n Đắ c dịch; Mahabharata:
Sứ thi Ẩ n Độ (2004) do Nguyễ n Quế Dư ơ ng chu biên dịch; Tuyể n tậ p truyệ n ngắ n hiệ n đạ i An Độ (1996),
Lư u Đứ c Trung dịch; Ramayana: Sử thi Ẩ n Độ (2000), Xuân Quý dịch; Họ p tuyên văn họ c Châu Á, tậ p 2:
Vãn họ c An Độ (2002), Lư u Đứ c Trung tuyên chọ n, giớ i thiệ u, Thân thoạ i An Độ (2004), Lê Thành dịch
(2009). Ngoài ra, mộ t số tác già tác phẩ m tiêu biế u cua văn chư ơ ng Án Độ đư ợ c đư a vào sách giáo khoa,
giáo trình, tài liệ u giang dạ y từ bậ c phổ thông ở Việ t Nam.

Nghiên cứ u Ả n Độ và Châu Á. số 2 - 2022, tr.23-30 25


Nguyễ n Minh Giang. Ngoạ i giao văn hóa củ a An Độ vớ i Việ t Nam...

Bả ng 1.1 Vàn họ c Ấ n Độ trong chư ơ ng trình môn Ngữ văn bậ c Trung họ c phổ thông

Lớ p Giai đoạ n 1991 - 1999 Giai đoạ n 1995 -1999 Giai đoạ n 2000 - 2016
Bộ cùa Hộ i
Bộ củ a Đạ i nghiên cứ u và
Giáo khoa phân ban Ngữ văn cơ Ngừ văn nâng
họ c sư phạ m giả ng dạ y văn
Khoa họ c xã hộ i bàn cao
Hà Nộ i họ c Thành phố
Hà Nộ i
Sư thi Sử thi Sử thi
10 Sừ thi Ramayana Sư thi Ramavana
Ramayana Ramayana Ramayana
Bài đọ c
Tagore thêm: Bài đọ c thêm:
Tagore bài Tagore
11 Nói vớ i chim Tagore Tagore
thơ 28 Bài thơ số 28
Chờ đợ i Bài thơ sô Bài thơ số 28
28
Bài đọ c
Bài đọ c thêm: Tagore
thêm:
Vô biên tâm hồ n Bài thơ so 31
Thuyề n giấ y
Bài đọ c
thêm: Bài đọ c thêm:
Thư ợ ng đe Tấ m vài liệ m
là lao độ ng
Bài đọ c
thêm: Tiêu
thuyế t
Godan

Nguồ n: Lê Văn Toan, 2017, tr.170

Đặ c biệ t, thi hào Rabindranath Tagore đã đư ợ c các nhà nghiên cứ u văn họ c Việ t Nam giớ i thiệ u và dịch
tác phẩ m ra tiế ng Việ t từ nhữ ng năm 20 củ a thế kỷ XX. Năm 1979, bộ sử thi Mahabharata đư ợ c dịch và giớ i
thiệ u ờ Việ t Nam cùng vớ i các tậ p thơ cùa Tagore, Truyệ n kê về Vetala, Panchatantra, Biên sữ a, Mùa tôm.
Đoàn cả i lư ơ ng Sông Hư ơ ng (Huế ) đã chuyể n thể tiể u thuyế t Mùa tòm thành kịch cả i lư ơ ng lấ y nhan đề Tình
vêu và nư ớ c mắ t. Tác phẩ m Mùa tôm đư ợ c Đoàn Cài lư ơ ng Trung ư ơ ng tiế p tụ c chuyên thê thành kịch cả i
lư ơ ng lấ y nhan đề Biể n tình cav đắ ng. Đoàn ca múa kịch Thái Binh, đoàn cái lư ơ ng Võ Thị Sáu cũng cho
Mùa tôm lên sân khấ u (Lê Văn Toan, 2017, tr.142-143). Đặ c biệ t, Àn Độ còn tô chứ c hộ i thả o “ Việ t Nam -
Ẩ n Độ trên đư ờ ng phát triề n" và ra mắ t bạ n đọ c Việ t Nam ba tậ p bàn dịch cuố n Phát hiệ n An Độ trong dịp
kỷ niệ m 100 năm ngày sinh cùa cố Thủ tư ớ ng Ấ n Độ Jawaharlal Nehru.

Giai đoạ n 1996 - 2001, Ấ n Độ thư ờ ng xuyên tố chứ c các chuyế n đi tham quan - trao đôi kinh nghiệ m,
cũng như gử i giáo viên Ân Độ sang Việ n Nghiên cứ u Quố c tế củ a Bộ Ngoạ i giao Việ t Nam đê giả ng dạ y
tiế ng Anh - Àn (Inglish) cho các nhà ngoạ i giao trẻ cua các trư ờ ng đạ i họ c, việ n nghiên cứ u; các nhà nghiên
cứ u Việ t Nam cũng đư ợ c đư a sang Ân Độ họ c tậ p, nghiên cứ u và đư ợ c khuyế n khích sư u tầ m, dịch thuậ t các
danh tác văn hóa, tôn giáo - văn hóa dân gian Án Độ . quá trinh giao lư u văn hóa Việ t Nam - An Độ . Chính

Nghiên cứ u Ấ n Độ và Châu Á. số 2 - 2022, tr.23-30 26


Nguyễ n Minh Giang. Ngoạ i giao văn hóa củ a Ăn Độ vớ i Việ t Nam...

phủ An Độ cũng đã cử mộ t giáo sư Đạ i họ c Jawaharlal Nehru tớ i giả ng dạ y tiêng Sankrit tạ i Đạ i họ c quôc


gia Hà Nộ i từ năm 2000 đế thúc đẩ y hơ n nữ a sự hiể u biế t củ a Việ t Nam về Ẩ n Độ (Nguyễ n Thị Phư ơ ng Hả o,
2005, tr.l 15-117).

Chính phủ Ân Độ cũng đã dành nhiề u suấ t họ c bổ ng bậ c đạ i họ c, thạ c sĩ, tiế n sĩ cho họ c viên ư u tú củ a
Việ t Nam trong khuôn khổ chư ơ ng trình Họ p tác Sông Hằ ng Sông Mekong (MGC), và chư ơ ng trình Trao
đôi giáo dụ c (EEP) cùa Hộ i đồ ng Giao lư u văn hóa Án Độ (ICCR). Ngoài ra ICCR còn có Chư ơ ng trình Trao
đổ i Văn hóa ICCR (CEP) Chư ơ ng trình Họ c bổ ng Văn hóa (GCSS), và Chư ơ ng trinh Họ c bố ng Văn hóa Ấ n
Độ (SSIC) dành cho các chuyên ngành văn hóa Ấ n Độ như Họ c bố ng Ustad Ghulam Mustafa Khan về âm
nhạ c, Họ c bong Pandit Bhimsen Joshi về lĩnh vự c âm nhạ c Án Độ , chư ơ ng trình họ c bồ ng tiế ng Hindi đư ợ c
trao bở i cơ quan Sansthan, các khóa họ c đào tạ o ngắ n hạ n đư ợ c tố chứ c thư ờ ng niên bở i các đơ n vị đào tạ o
công lậ p cua An Độ , dành cho các cán bộ nhà nư ớ c và chuyên gia trong lĩnh vự c sàn khấ u, nghệ thuậ t biể u
diễ n, điêu khắ c, ngôn ngừ , âm thự c Ấ n Độ , khóa họ c Nghệ thuậ t số ng củ a Đứ c Phậ t (18-22/01/2021), khóa
họ c Nhữ ng câu nói và lờ i dạ y củ a Đứ c Phậ t (15-19/02/2021), khóa họ c Hành trinh đế n tự do củ a Đứ c Phậ t
(15-19/03/2021). Theo báo cáo chư ơ ng trình hoạ t độ ng Phậ t sự nhiệ m kỳ VIII, thành tự u nố i bậ t sau 40 năm
củ a công tác đào tạ o là việ c hơ n 500 Tăng Ni sinh đã đư ợ c Giáo hộ i chủ độ ng giớ i thiệ u đi du họ c tạ i Ấ n Độ ,
Đài Loan, Trung Quố c, Hàn Quố c, Australia, Hoa Kỳ, Nhậ t Bả n, Mianmar, Thái Lan, Srilanka. Trong đó,
gân 300 Tăng Ni sinh đã tố t nghiệ p trình độ Thạ c sĩ, Tiế n sĩ về nư ớ c phụ c vụ công tác Giáo hộ i các cấ p (Năng
Lư ợ ng, 2021). Sau khi gầ n 200 tăng ni sinh Việ t Nam đã bay từ New Delhi về Việ t Nam vào ngày 19/5/2021,
ở Đạ i họ c Gautam Buddha còn 20 tăng ni sinh Việ t Nam, ở các trư ờ ng Dehi, Nagarjuna, Subharti, Bodhgaya
còn khoả ng hơ n 10 ngư ờ i mồ i trư ờ ng. Đây là nguồ n nhân lự c quan trọ ng củ a hệ thố ng đào tạ o Giáo dụ c Phậ t
giáo trong thờ i hiệ n đạ i (Chánh Quán, 2021).

1.3. Tôn giáo (Phậ t giáo)

Các quố c gia có số tín đồ Phậ t giáo lớ n nhấ t the giớ i đề u nằ m ở Đông Á (Johsnson, Grim, 2018, p.28).
“ Qua nhiề u thê kỷ , Phậ t giáo đỏ ng vai trò cố t lõi trong bả n sắ c văn hóa, giữ vai trò quan trọ ng chư a tùng có
trên khắ p châu Á, đặ c biệ t trên phư ơ ng diệ n kế t nố i tâm linh giữ a các quố c gia vớ i sứ c ánh hư ở ng lâu dài”
(Stobdan, 2016). Chính vai trò cố t lõi trong ban sắ c châu Á đã giúp việ c đây mạ nh hình anh là quê hư ơ ng
Phậ t giáo, làm cho Phậ t giáo trở thành mả nh ghép quan trọ ng, công cụ hữ u hiệ u giúp Ân Độ kế t nố i vớ i khu
vự c, góp phầ n nâng cao tầ m ả nh hư ở ng cùa Àn Độ ở phía Đông (Lê Nguyề n Hài Vân, 2019, tr.592). “ Sự
hiệ n diệ n trên toàn châu Á cùng vai trò quan trọ ng củ a Phậ t giáo trong bả n sắ c quố c gia củ a nhiề u nư ớ c trong
khu vự c, kế t hợ p vớ i hình ánh mộ t tôn giáo hòa bình làm cho nó trờ thành mộ t nguồ n lự c lý tư ở ng cho ngoạ i
giao văn hóa, xây dự ng hình ành cư ờ ng quố c ôn hòa ” (Kishwar, 2018).

Theo báo cáo củ a Văn phòng Du lịch Án Độ tạ i Singapore, Ẩ n Độ đón khoả ng 10,56 triệ u lư ợ t khách
nư ớ c ngoài vào năm 2018, tăng 5,2% so vớ i năm 2017, trong đó có 31.427 khách đế n từ Việ t Nam vào năm
2018 vớ i mứ c tăng 32,21% so vớ i cùng kỳ năm 2017 (Đang Cộ ng san Việ t Nam, 2019). Việ t Nam vớ i Ẩ n
Độ cũng đã ký kế t mộ t biên bả n ghi nhớ về bả o tồ n và phụ c hồ i di sả n văn hóa thế giớ i Mỳ Sơ n. Trên cơ sớ
Phậ t giáo là mộ t trong ba tôn giáo lớ n cùa Việ t Nam, Việ t Nam và Àn Độ đã ký biên ban ghi nhớ về việ c
thành lậ p Đạ i họ c Nalanda tạ i Việ t Nam như mộ t biêu tư ợ ng cùa di sả n Phậ t giáo mà Việ t Nam và Án Độ
cùng chia sẻ ( Vnexpress, 2014). Trong chuyế n thăm Việ t Nam chỉ kéo dài mộ t ngày, Thu tư ớ ng Modi vẫ n
dành thờ i gian thăm chùa Quán Sứ , Hà Nộ i, gợ i đế n nhữ ng tiế p xúc về vãn hóa giữ a Việ t Nam và Ấ n Độ từ
hơ n 2.000 năm trư ớ c: “ Phậ t giáo đế n Việ t Nam từ Ân Độ và nhữ ng di tích cua các ngôi đề n Châm Hindu tạ i
Việ t Nam là minh chứ ng cho sự kế t nố i này. Việ t Nam có mộ t vị trí đặ c biệ t trong trái tim nhữ ng ngư ờ i thuộ c
Nghiên cứ u Ân Độ vá Châu Á. số 2 - 2022, tr.23-30 27
Nguyễ n Minh Giang. Ngoạ i giao văn hóa củ a An Độ vớ i Việ t Nam...

thế hệ tôi. Sự dũng câm củ a ngư ờ i Việ t trong cuộ c đấ u tranh giành độ c lậ p từ nề n độ c lậ p cai trị thự c dân
thự c sự khơ i nguồ n cả m hứ ng cho chúng tôi” (Prime Minister's Office India, 2016). Thông qua Trung tâm
Văn hóa Ấ n Độ , quá trình phụ c hư ng các giá trị Phậ t giáo Ấ n Độ cũng đư ợ c tồ chứ c để làm số ng dậ y nhữ ng
kế t nố i văn hóa Phậ t giáo giữ a Việ t Nam và An Độ như ngày Lê hộ i Phậ t giáo An Độ (ngày 16-19/03/2017)
tạ i chùa Tây Phư ơ ng (Vĩnh Phúc, Việ t Nam) (Ngô Xuân Binh, 2019, tr.l 14). Năm 2014, tông thố ng Àn Độ
Pranab Mukherjee đã có chuyế n tham quan di tích lịch sư cây bồ đề do nguyên Tông thố ng Àn Độ Prasad
trao tặ ng Chu tịch Hồ Chí Minh năm 1959, đồ ng thờ i khẳ ng định đây là biế u tư ợ ng kế t nố i văn hóa truyề n
thố ng lâu đờ i giữ a hai nư ớ c, là mò neo văn hóa quan trọ ng tạ o nên và tiêp tụ c củ ng cô mạ nh mẽ môi liên kêt
hữ u nghị giữ a hai nư ớ c ngày càng phát triể n và lan tỏ a. Năm 2019, tạ i đạ i lề Phậ t đả n Liên Hợ p Quố c - Vesak
2019, Phó tông thố ng Án Độ Vekailah Naidu cũng đã phát biể u khai mạ c vớ i bài chia sé chu đề “ Cách tiế p
cậ n cúa Phậ t giáo về lãnh đạ o toàn cầ u và trách nhiệ m cùng chia se vì sự phát triế n bề n vừ ng củ a xã hộ i".
(Xây dự ng đả ng, 2019) Năm 2021, Đạ i sứ quán An Độ tạ i Việ t Nam và Ban trị sự Trung ư ơ ng giáo hộ i Phậ t
giáo Việ t Nam đã chu trì phố i họ p đồ ng tổ chứ c cuộ c thi tra lờ i câu hỏ i trắ c nghiệ m vớ i nộ i dung về kiế n
thứ c Phậ t giáo, cuộ c đờ i Đứ c Phậ t trên ứ ng dụ ng ví điệ n từ MoMo và các trang thông tin chính thố ng củ a
Giáo hộ i Phậ t giáo Việ t Nam như giacngo.vn. Phậ t Sự Online, Truyề n hình An Viên và mạ ng xã hộ i Phậ t
giáo Butta (Đình Hiệ p. 2021).

2. Nhậ n xét
Nhìn chung, từ sau Chiế n tranh Lạ nh đế n nay, ngoạ i giao văn hóa củ a Àn Độ vớ i Việ t Nam đư ợ c thúc
đẩ y liên tụ c như mộ t bộ phậ n quan trọ ng củ a chính sách hư ớ ng Đông (nay là chính sách Hành độ ng phía
Đông) nhằ m gia tăng ả nh hư ờ ng sứ c mạ nh mề m cua An Độ ơ Đông Nam Á thòng qua lự c lư ợ ng chù yế u là
các nhà nghiên cứ u, nhà văn, nhà thơ , nghệ sĩ biể u diễ n, các nhà tu hành thông qua trụ cộ t cơ bán là lĩnh vự c
giáo dụ c, tôn giáo và sân khấ u nghệ thuậ t.

Mặ c dù kho tàng văn hóa Ẩ n Độ hế t sứ c đồ sộ , như ng nhữ ng ấ n phẩ m giớ i thiệ u nhữ ng thành tự u vãn
minh, lịch sử . văn họ c dân gian Ân Độ đư ợ c chuyể n ngừ sang tiế ng Việ t còn khiêm tố n so vớ i khố i lư ợ ng
các tác phẩ m đư ợ c chuyể n ngữ từ Hán văn, Pháp văn và Anh văn cả về số lư ợ ng lẫ n chấ t lư ợ ng. Các ấ n phâm
đư ợ c chuyể n ngừ chư a thể đem đế n cái nhìn bao quát về An Độ tù lịch sừ , văn hóa đế n kinh tế - chính trị
hiệ n tạ i, do đó, chư a thế tăng cư ờ ng hiể u biế t củ a công chúng Việ t Nam về đờ i số ng sinh hoạ t văn họ c nghệ
thuậ t, đờ i số ng dân gian cũng như thị mư ờ ng, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệ p Ấ n Độ . Vớ i tư cách
là sợ i dây kế t nố i truyề n thố ng lâu đờ i nhấ t giữ a Ẩ n Độ và Đông Nam Á, Phậ t giáo đã và đang đư ợ c duy tri
và thúc đầ y liên tụ c trên các phư ơ ng diệ n đa dạ ng, phong phú như họ c bổ ng đào tạ o tu tậ p Phậ t giáo, hộ i thả o
khoa họ c, chùm con đư ờ ng du lịch di sả n đế n các thánh tích Phậ t giáo ờ ca hai nư ớ c. Chính nhữ ng hoạ t độ ng
ngoạ i giao Phậ t giáo cũng đã góp phầ n giúp Àn Độ liên kế t chặ t chẽ hơ n vớ i Đông Á, tiế p xúc và can dự hiệ u
qua hơ n vào khu vự c (Thanh An. 2014). Thông qua việ c nhấ n mạ nh các liên kế t văn hóa, Àn Độ đã kế t nố i
thành công vớ i các nư ớ c Đông Nam Á, từ đó tạ o ánh hư ờ ng vư ợ t trộ i hơ n so vớ i Trung Quố c (Ajaya Kumar
Das, 2013). Đồ ng thờ i, chính nhờ việ c biế t tậ n dụ ng phát huy các yế u tố vãn hóa truyề n thố ng, An Độ đã dầ n
đư ợ c đư a lên vị trí hàng đầ u trên trư ờ ng quố c tế , góp phầ n quan trọ ng vào việ c đả m bả o an ninh và thu hút
đầ u tư thư ơ ng mạ i ớ khu vự c Đông Nam Á (Trầ n Nam Tiế n, 2020, tr.32).

Nghiên cứ u Ấ n Độ và Châu Á. số 2 - 2022, tr.23-30 28


Nguyễ n Minh Giang. Ngoạ i giao văn hóa cùa Ân Độ vớ i Việ t Nam...

Kế t luậ n

Ngoạ i giao văn hóa không chi góp phầ n bao tồ n và phát huy các giá trị văn hóa truyề n thố ng Ả n Độ mà
còn góp phầ n khuyế n khích, đề cao sự đa dạ ng văn hóa củ a Àn Độ , là độ ng lự c thúc đẩ y quá trình củ ng cố
vị thế và hình ả nh quố c gia trong tiế n trinh xây dự ng và phát triể n bề n vữ ng, mang lạ i cơ hộ i cho Ấ n Độ phụ c
hồ i nhữ ng dâu ấ n văn hóa Ầ n Độ trong tiề m thứ c, cơ tả ng văn hóa ban địa củ a nề n văn hóa Việ t Nam.

Nhữ ng hoạ t độ ng ngoạ i giao văn hóa cũng góp phầ n cùng cố niề m tin chính trị, thúc đấ y tăng cư ờ ng
hợ p tác trên các lĩnh vự c kinh tế - chính trị trong bố i cả nh Àn Độ ngày càng muố n gia tăng ả nh hư ở ng, củ ng
cố vị thế và cân bàng quyề n lự c vớ i Trung Quố c ở Đông Nam Á. Trong đó, Việ t Nam là mộ t chỗ dự a kế t nố i
đáng tin cậ y cho Àn Độ đế thúc đây quan hệ vớ i các nư ớ c Đông Nam Á - các nư ớ c vố n có mố i liên hệ văn
hóa truyề n thông lâu đờ i vớ i Àn Độ , đồ ng thờ i là nhữ ng nề n kinh tế năng độ ng hàng đầ u hiệ n nay. Nhữ ng
kinh nghiệ m từ việ c phát huy ngoạ i giao văn hóa cùa Ấ n Độ là bài họ c quý Việ t Nam cầ n tham kháo. Việ t
Nam có thê phát huy nhữ ng giá trị văn hóa truyề n thố ng trong quá trình hộ i nhậ p quố c tế - phát triể n bề n
vữ ng. Nhữ ng giá trị văn hóa lịch sử cua dân tộ c như các làn điệ u quan họ , nhã nhạ c cung đình Huế , dờ n ca
tài từ , tinh thầ n hòa nhậ p không hòa tan, triế t lý nhậ p thế củ a thiề n phái Trúc Lâm, có thể đư ợ c phát huy cao
hơ n đê đáp ứ ng nhiệ m vụ xây dự ng và bả o vệ tô quố c trong bố i cả nh mớ i.

Tài liệ u tham khả o


1. Ajaya Kumar Das (2013). Soft and hard power in India ’s strategy toward Southeast Asia. India Review,
Vol 12, No.3.
2. Atash Sinha (2007). Indian foreign policy: challenges and opportunities. Academic Foundation Press, New
York, pp.1140-1141.
3. Chánh Quán (15/7/2020). Tăng Ni sinh VNỚ An Độ an toàn trong dịch Covid-19. https://giacngo.vn/tang-
ni-sinh-vn-o-an-do-an-toan-trong-dich-covid-19-post52353.html. Ngày truy cậ p 29/06/2021.
4. David Frawley (2018). India ’s soft power and cultural diplomacy: the role of Yoga and dharmic traditions.
India's Foreign Policy, Minister of External Affairs, New Delhi.
5. Đáng Cộ ng sả n Việ t Nam (26/8/2019). Ham 30000 khách du lịch đế n Ẩ n Độ mỗ i năm.
https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/hon-3000-khach-du-lich-den-an-do-moi-nam-5330 1 4.html. Ngày truy cậ p
29/06/2021.
6. Đình Hiệ p (2021). Giả o hộ i Phậ t giáo Việ t Nam phát độ ng cuộ c thi trắ c nghiêm kiế n thứ c Phậ t giáo.
http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Van-hoa/1017432/giao-hoi-phat-giao-viet-nam-phat-dong-cuoc-thi-trac-
nghiem-kien-thuc-phat-giao. Ngày truy cậ p 29/06/2021.
7. Đỗ Thanh Hà (2018). Quan hệ Việ t Nam - Ẩ n Độ (2001 - 2012). Luậ n án Tiế n sĩ, Lịch sứ Việ t Nam, Trư ờ ng
Đạ i họ c Khoa họ c xã hộ i Nhân vãn, Đạ i họ c Quố c gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Dư ơ ng Quố c Thanh (2009). Yeu tố văn hóa trong quan hệ quố c tế hiệ n đạ i. Nghiên cứ u quố c tế , số 76,
tr.45-56.
9. Geetesh Sharma (2016). Chiế n tranh giái phóng Việ t Nam: vai trò củ a Calcutta. Nxb. Lý luậ n Chính trị,
Hà Nộ i, tr.9.
10. Ha, L. T. (2016). Vì sao phim truyề n hình Ẩ n Độ dễ dàng áp đào các kênh truyề n hình Việ t?.
http://dantri.com.vn/van-hoa/vi-sao-phim-truyen-hinh-an-do-de-dang-ap-daocac-kenh-truyen-hinh-viet-
20160629144048323.htm . Ngày truy cậ p 29/06/2021.
11. Hồ Ngọ c Diễ m Thanh (2016). “ Ngoạ i giao vãn hóa cùa Àn Độ trong nhữ ng năm đầ u thế kỷ XXI nhìn từ
sứ c mạ nh mề m ” . Khoa họ c Đạ i họ c sư phạ m Thành phố Hồ Chi Minh, số 86, tr.97-109.
Nghiên cứ u Án Độ và Châu Á. số 2 - 2022, tr.23-30 29
Nguyễ n Minh Giang. Ngoạ i giao văn hóa củ a Án Độ vớ i Việ t Nam...

12. Johnson Todd & Grim Brian (2018). Yearbook of International Religious Demography 2018. Nxb. Brill
Leiden, Boston, p.28.
13. Joseph Nye (2011). The future of power. Public Affairs Press, New York. p.84.
14. Kishwar (2018). The Rising Role of Buddhism in India's Soft Power Strategy.
https://www.orfonline.org/research/the-rising-role-of-buddhism-in-indias-soft-power-strategy. Ngày truy cậ p
29/06/2021.
15. Lê Nguyễ n Hả i Vân (2019). Chính sách ngoạ i giao Phậ t giáo củ a Ấ n Độ : lợ i thế và thách thứ c. Trong
Nguyề n Hòa (chù biên), Nghiên cứ u và giáng dạ y ngoạ i ngữ - ngôn ngữ - quố c tế họ c tạ i Việ t Nam, Nxb. Đạ i họ c
quố c gia Hà Nộ i, Hà Nộ i, tr.589-598.
16. Lê Vãn Toan (2017). Niệ t Nam - Ẩ n Độ : 45 năm quan hệ ngoạ i giao và 10 năm đố i tác chiế n lư ợ c. Nxb.
Lý luậ n chính trị, Hà Nộ i, tr. 118, 142, 143, 170, 334.
17. Lư u Đứ c Trung (2009). Họ c phầ n Văn họ c Ân Độ - Đỏ ng Nam Ả . http://Lib.husc.edu.vn . Ngày truy cậ p
29/06/2021.
18. Manmohan Singh (2008). PM ’s address to 1FS Probationary officers.
http://archivepmo.ntc. in/drammamohansingh/speech-details.php?nodeid=666 . Ngày truy cậ p 29/06/2021.
19. Michael Deane (2008). Soft power.
http://www.jhuapl.edu/ourwork/nsa/workshop_files/soft_power_ga.pdf. Ngày truy cậ p 29/06/2021.
20. Milton Cummings (2003). Cultural diplomacy and the U.S. Government: a survey. Center for Arts and
Culture Press, Washington, p. 1.
21. Ngô Xuân Bình (2019). Sứ c mạ nh mề m cua Án Độ và tác độ ng tớ i quan hệ Việ t Nam - Àn Độ trong bố i
cành mớ i. Nhãn lự c khoa họ c xã hộ i. số 1/2019, tr. 109-115.
22. Nguyễ n Thị Phư ơ ng Hả o (2005). Quan hệ Việ t Nam - Ẩ n Độ 1991-2001. Luậ n văn Thạ c sĩ, Lịch sứ Việ t
Nam, Trư ờ ng Đạ i họ c Khoa họ c xã hộ i và Nhân văn, Đạ i họ c quố c gia Thành phố Hồ Chí Minh.
23. Phạ m Quang Minh, Hồ Thị Diễ m Thanh (2017). Góp phầ n nhậ n diệ n sứ c mạ nh mề m củ a Ấ n Độ . Trong
Lê Văn Toan (chù biên), Sứ c mạ nh mề m Việ t Nam trong bổ i canh khu vự c hóa, toàn cầ u hóa, Nxb. Lý luậ n Chinh
trị, Hà Nộ i.
24. Sadhavi Chauhan (2014). Selling Brand India in Vietnam, https://thediplomat.com/2014/ll/seliing-
brand-india-in-vietnam . Ngày truy cậ p 29/06/2021
25. Simeo Adebolu (2007). Cultural diplomacy: introduction to an essential part of diplomatic relations.
http://intemationalaffairs.suitel01.com/article.cfm/cultural_diplomacy . Ngày truy cậ p 29/06/2021
26. Stobdan, p. (2016). Asia ’s Buddhist Connectivity and India's Role, https://idsa.in/issuebrief/asias-
buddhist-connectivity-and-indias-role . Ngày truy cậ p 29/06/2021.
27. Thanh An (2014). Ngoạ i giao Phậ t giả o trong chính sách hư ớ ng Đông cua An Độ .
http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=77&Newsid=3325 16 . Ngày truy cậ p 29/06/2021.
28. Trầ n Nam Tiế n (2016). An Độ vớ i Đông Nam Á trong bố i canh quố c tế mớ i. Nxb. Văn hóa văn nghệ ,
Thành phố Hồ Chi Minh, tr. 143.
29. Vnexpress (2014). Tuyên bố chung Việ t Nam - An Độ . https://vnexpress.net/tuyen-bo-chung-viet-nam-
an-do-3099722.html. Ngày truy cậ p 29/06/2021.
30. Vũ Dư ơ ng Huân (2009). Ngoạ i giao và công tác ngoạ i giao. Nxb. Chính trị quố c gia, Hà Nộ i, tr.3 11.
31. Xây dự ng đang (12/05/2019). Khai mạ c trọ ng thê Đạ i lễ Phậ t đan Liên hiệ p quố c - Vesak 2019.
http://www.xaydungdang.org.vn/Home/thoisu/2019/12835/Khai-mac-trong-the-Dai-le-Phat-dan-Lien-hiep-
quoc.aspx . Ngày truy cậ p 29/06/2021

Nghiên cứ u Ấ n Độ và Châu Á. số 2 - 2022, tr.23-30 30

You might also like