Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 228

Lý thuyết Mạch

Phần 1: Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập | EE2021

Nguyễn Bảo Huy


huy.nguyenbao@hust.edu.vn

Khoa Tự động hoá


Trường Điện - Điện tử
Đại học Bách Khoa Hà Nội

Hà Nội, 2022

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022
Thông tin về môn học

Thời lượng lên lớp: 3 tiết/tuần (lý thuyết + bài tập)


Thí nghiệm: liên hệ Trung tâm Thực hành
Một bài kiểm tra giữa kỳ
Một bài thi cuối kỳ (đề thi chung Điện - Tự động hoá)
Cấu trúc đề thi: 9 điểm (3 bài) + 1 điểm trình bày
Cộng điểm giữa kỳ (điểm giữa kỳ tối đa: 10 điểm)
Bài tập mô phỏng: cộng từ −2 đến 2 điểm (gian lận bị trừ điểm)
Làm bài tập về nhà, giải bài tập trên lớp, thảo luận trên lớp: cộng
từ 0 đến 2 điểm (làm bài sai, phát biểu sai không bị trừ điểm)
Nội quy lớp học
Không điểm danh; ra vào tuỳ ý, yên lặng (không xin phép)
Không làm ồn, không gây mất tập trung
Mỗi lần nhắc trật tự: trừ cả lớp 0.2 điểm vào điểm giữa kỳ

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 2 / 228
Để học tốt môn Lý thuyết Mạch

1. Làm bài tập


2. Làm bài tập
3. Nếu chưa làm bài tập xem lại hai điều trên
Nguồn bài tập
Các ví dụ trên lớp
Các bài tập về nhà
Các đề thi cũ
Các tài liệu tham khảo

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 3 / 228
Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Bình Thành, Nguyễn Trần Quân, Phạm Khắc Chương, Cơ


sở Kỹ thuật Điện – Tập II – Cơ sở Lý thuyết Mạch – Quyển I: Mô
hình mạch. Chế độ xác lập ở mạch tuyến tính, NXB Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, 1971.
2. Lê Văn Bảng, Giáo trình lý thuyết mạch điện, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2015.
3. Phạm Văn Bình, Đào Lê Thu Thảo, Nguyễn Hữu Phát, Lý thuyết
Mạch, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2022.
4. Charles K. Alexander, Matthew N. O. Sadiku, Fundamentals of
Electric Circuits, McGraw-Hill, 2021.
5. William H. Hayt, Jack E. Kemmerly, Steven M. Durbin,
Engineering Circuit Analysis, Eight Edition, McGraw-Hill, 2012.
6. Mahmood Nahvi, Joseph A. Edminister, Schaum’s Outline of
Electric Circuits, Seventh Edition, McGraw-Hill, 2018.
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 4 / 228
Cấu trúc môn học Lý thuyết Mạch

Lý thuyết Mạch 1
1. Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập
Lý thuyết Mạch 2
2. Mạch tuyến tính ở chế độ quá độ
3. Mạch phi tuyến (xác lập và quá độ)
4. Đường dây dài (xác lập và quá độ)

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 5 / 228
Lý thuyết Mạch 1: Mạch tuyến tính xác lập
1 Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff
2 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn một chiều
3 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập một chiều
4 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn điều hòa
5 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập điều hoà
6 Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa
7 Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm
8 Mạng hai cửa
9 Mạch có nhiều tần số và nguồn chu kỳ không điều hoà
10 Mạch điện ba pha
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 6 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff

Nội dung môn học


1 Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff
2 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn một chiều
3 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập một chiều
4 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn điều hòa
5 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập điều hoà
6 Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa
7 Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm
8 Mạng hai cửa
9 Mạch có nhiều tần số và nguồn chu kỳ không điều hoà
10 Mạch điện ba pha
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 7 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff

Nội dung chương

1 Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff


Môn Lý thuyết Mạch và phương pháp mô hình
Một số khái niệm và đại lượng cơ bản
Một số phần tử cơ bản của mạch điện
Các bài toán cơ bản trong mạch điện
Mô hình mạch điện
Một số định luật cơ bản trong mạch điện
Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 8 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Môn Lý thuyết Mạch và phương pháp mô hình

Nội dung chương

1 Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff


Môn Lý thuyết Mạch và phương pháp mô hình
Một số khái niệm và đại lượng cơ bản
Một số phần tử cơ bản của mạch điện
Các bài toán cơ bản trong mạch điện
Mô hình mạch điện
Một số định luật cơ bản trong mạch điện
Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 9 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Môn Lý thuyết Mạch và phương pháp mô hình

Vị trí của môn Lý thuyết Mạch

Kiến thức đại cương


Đại số tuyến tính
Giải tích hàm một biến
Phương trình vi phân
Vật lý đại cương (điện học)
Lý thuyết Mạch ⇔ Tín hiệu và hệ thống; LT điều khiển tự động
Kiến thức chuyên ngành
Điện tử tương tự
Máy điện
Điện tử công suất
Truyền động điện
Lưới điện
v.v.

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 10 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Môn Lý thuyết Mạch và phương pháp mô hình

Phương pháp mô hình

Bài toán Cách làm


Tìm dòng điện chạy qua Từ tính chất lý-hoá của pin ⇒ điện
bóng đèn tích trên hai điện cực ⇒ điện trường
trong không gian ⇒ điện tích chảy
trong dây dẫn và bóng đèn ⇒ dòng
điện chạy qua bóng đèn

Cách làm

I V
I=
Cách làm $ R
V R
Mua pin, bóng đèn, dây " Chú ý: Các
dẫn, và ampere kế ⇒ lắp giả thiết khi
mạch, đo dòng điện lập mô hình
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 11 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số khái niệm và đại lượng cơ bản

Nội dung chương

1 Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff


Môn Lý thuyết Mạch và phương pháp mô hình
Một số khái niệm và đại lượng cơ bản
Một số phần tử cơ bản của mạch điện
Các bài toán cơ bản trong mạch điện
Mô hình mạch điện
Một số định luật cơ bản trong mạch điện
Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 12 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số khái niệm và đại lượng cơ bản

Một số khái niệm và đại lượng cơ bản: Dòng điện

Dòng điện là sự biến thiên của điện tích theo thời gian
Điện tích đo bằng coulomb (C); Dòng điện đo bằng ampere (A)
dq
i=
dt
Chú ý quy ước chiều dòng điện
iab (t) = −iba (t)

a b
iab (t) iba (t)

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 13 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số khái niệm và đại lượng cơ bản

Một số khái niệm và đại lượng cơ bản: Điện áp


Điện áp (hiệu điện thế) giữa hai điểm là năng lượng cần sinh ra để
di chuyển một đơn vị điện tích từ điểm này đến điểm kia
Năng lượng đo bằng joule (J); Điện áp đo bằng volt (V)
dw
uab =
dq
Chú ý quy ước chiều mũi tên chỉ điện áp
uab (t) = −uba (t)

Công thức “tam giác” điện áp


b
b
ucb (t)
uab (t) uba (t)
uab (t) c vab (t) = uac (t) + ucb (t)
a
uac (t)
a
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 14 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số khái niệm và đại lượng cơ bản

Một số khái niệm và đại lượng cơ bản: Công suất


Công suất là sự biến thiên của năng lượng theo thời gian
Công suất đo bằng watt (W)
dw dw dq
p= ⇔p= · =u·i
dt dq dt
⇒ Công suất = điện áp × dòng điện
uab (t)
a b
iab (t)

Công suất tiêu thụ tức thời: p(t) = uab (t) · iab (t)
Công suất phát tức thời: −p(t) = uab (t) · iba (t)
" Chú ý quy ước chiều mũi tên dòng, áp và dấu của công suất
Công suất trung bình trong khoảng thời gian T :
1 T
Z
Ptb = p(t)dt
T 0
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 15 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số phần tử cơ bản của mạch điện

Nội dung chương

1 Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff


Môn Lý thuyết Mạch và phương pháp mô hình
Một số khái niệm và đại lượng cơ bản
Một số phần tử cơ bản của mạch điện
Các bài toán cơ bản trong mạch điện
Mô hình mạch điện
Một số định luật cơ bản trong mạch điện
Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 16 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số phần tử cơ bản của mạch điện

Một số phần tử cơ bản: Quan hệ đặc trưng

Môn Lý thuyết Mạch quan tâm chủ yếu đến 2 đại lượng cơ bản:
dòng điện và điện áp; gọi là cặp biến trạng thái
(Công suất là dẫn xuất của dòng và áp)
Mạch điện là một mạng kết nối các phần tử điện
Mỗi phần tử được đặc trưng bởi quan hệ của cặp biến trạng thái
dòng và áp trên nó
⇒ Gọi là quan hệ đặc trưng của phần tử
Thường có 2 dạng biểu diễn quan hệ đặc trưng của phần tử
1. i(t) = f (u(t)) hoặc u(t) = f (i(t))
2. i(t) = fi (t)
u(t) = fu (t)

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 17 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số phần tử cơ bản của mạch điện

Một số phần tử cơ bản: Phân loại các phần tử

Tích cực và thụ động


Phần tử tích cực có khả năng phát ra năng lượng
Ví dụ: các phần tử nguồn và khuếch đại thuật toán op-amp
Phần tử thụ động chỉ có thể tiêu thụ và/hoặc lưu trữ năng lượng
Ví dụ: điện trở, cuộn cảm, tụ điện

Tuyến tính và phi tuyến


Phần tử tuyến tính có quan hệ đặc trưng là phương trình (đại số
hoặc vi phân) tuyến tính
Mạch điện chỉ gồm các phần tử tuyến tính là mạch tuyến tính
Nhắc lại: tuyến tính là thoả mãn nguyên lý xếp chồng
Phần tử phi tuyến có quan hệ đặc trưng là phương trình phi tuyến
Mạch điện có ít nhất 1 phần tử phi tuyến là mạch phi tuyến
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 18 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số phần tử cơ bản của mạch điện

Phần tử nguồn
Nguồn điện là phần tử cấp năng lượng điện từ cho mạch

Các loại nguồn điện


Nguồn điện áp và nguồn dòng điện
Nguồn độc lập và nguồn phụ thuộc
⇒ 4 tổ hợp chính:
nguồn áp độc lập
nguồn dòng độc lập
nguồn áp phụ thuộc
nguồn dòng phụ thuộc
Nguồn phụ thuộc còn gọi là nguồn điều khiển được
Theo tín hiệu điều khiển, nguồn phụ thuộc chia thành các loại:
nguồn áp phụ thuộc áp
nguồn áp phụ thuộc dòng
nguồn dòng phụ thuộc áp
nguồn dòng phụ thuộc dòng

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 19 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số phần tử cơ bản của mạch điện

Nguồn áp độc lập


Nguồn áp độc lập là nguồn phát ra điện áp không phụ thuộc vào
dòng điện chạy qua nó
Ký hiệu:
e(t)
iab (t)
a b

uba (t)
Quan hệ đặc tính: uba (t) = e(t), ∀iab (t), ∀t
Diễn giải: điện áp của nguồn áp độc lập bằng sức điện động của
nguồn với mọi dòng điện chạy qua nó tại mọi thời điểm
" Chú ý:
Quy ước chiều các mũi tên điện áp ở trong và ngoài nguồn áp
Các tài liệu khác có thể có ký hiệu khác
Đây là mô hình nguồn áp lý tưởng, nguồn áp thực tế có thể được
mô hình hoá bằng nguồn áp lý tưởng và các phần tử khác
Trong mạch điện thực tế không bao giờ được ngắn mạch nguồn áp
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 20 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số phần tử cơ bản của mạch điện

Nguồn dòng độc lập


Nguồn dòng độc lập là nguồn phát ra dòng điện không phụ thuộc
vào điện áp trên nó
Ký hiệu:
j(t)
a
iab (t) >> b

uba (t)
Quan hệ đặc tính: iab (t) = j(t), ∀uba (t), ∀t
Diễn giải: dòng điện của nguồn dòng độc lập bằng bằng dòng do
nguồn phát ra với mọi điện áp đặt trên nó tại mọi thời điểm
" Chú ý:
Quy ước chiều các mũi tên dòng điện ở trong và ngoài nguồn dòng
Các tài liệu khác có thể có ký hiệu khác
Đây là mô hình nguồn dòng lý tưởng, nguồn dòng thực tế có thể
được mô hình hoá bằng nguồn dòng lý tưởng và các phần tử khác
Trong mạch điện thực tế không bao giờ được hở mạch nguồn dòng
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 21 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số phần tử cơ bản của mạch điện

Phần tử thụ động

Có 3 loại phần tử thụ động


1. Phần tử tiêu tán năng lượng
Tiêu tán hoàn toàn năng lượng tại mọi thời điểm
Không phát ra, không lưu trữ năng lượng
2. Phần tử tích luỹ năng lượng điện (kho điện)
Không tiêu tán năng lượng
Lưu trữ năng lượng dưới dạng điện tích
3. Phần tử tích luỹ năng lượng từ (kho từ)
Không tiêu tán năng lượng
Lưu trữ năng lượng dưới dạng từ thông

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 22 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số phần tử cơ bản của mạch điện

Điện trở
Điện trở là phần tử tiêu tán năng lượng; đơn vị là ohm (Ω)
⇒ Công suất tiêu thụ luôn không âm p(t) = uab (t) · iab (t) ≥ 0
⇒ Tồn tại một tỷ số dương giữa áp và dòng trên điện trở:
uab (t)
R= ⇔ uab (t) = R · iab (t), ∀iab (t), ∀t
iab (t)
R là hằng số ⇒ điện trở tuyến tính
R = R(i) hoặc R = R(u) là biến số ⇒ điện trở phi tuyến
iab (t) R(Ω)
a b
uab (t)
" Chú ý:
Quy ước chiều các mũi tên dòng, áp, và dấu của công suất tiêu thụ
Khái niệm điện dẫn là nghịch đảo của điện trở; đơn vị là siemens (S)
1
G= ⇔ iab (t) = G · uab (t)
R
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 23 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số phần tử cơ bản của mạch điện

Điện dung (tụ điện)


Tụ điện chứa năng lượng dưới dạng điện tích qab (t) tỷ lệ với điện
áp uab (t) qua hệ số C gọi là điện dung của tụ; đơn vị farad (F)
qab (t) = C · uab (t)
C(F)
iab (t)
a b

uab (t)

Từ quan hệ giữa dòng điện và điện tích dẫn ra quan hệ đặc trưng
của tụ điện:
dqab (t) d (C · uab (t))
iab (t) = ⇔ iab (t) =
dt dt
Nếu C là hằng số ⇒ tụ điện tuyến tính
duab (t)
iab (t) = C ·
dt
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 24 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số phần tử cơ bản của mạch điện

Điện cảm (cuộn dây)

Cuộn dây chứa năng lượng dưới dạng từ thông Ψab (t) tỷ lệ với
dòng điện iab (t) điện cảm L của cuộn dây; đơn vị henry (H)
Ψab (t) = L · iab (t)
iab (t) L(H)
a b
uab (t)

Biến thiên từ thông sinh ra sức điện động cảm ứng trong cuộn dây
⇒ quan hệ đặc trưng của cuộn dây:
dΨab (t) d (L · iab (t))
uab (t) = ⇔ uab (t) =
dt dt
Nếu L là hằng số ⇒ điện cảm tuyến tính
diab (t)
uab (t) = L ·
dt
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 25 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số phần tử cơ bản của mạch điện

Hỗ cảm giữa các cuộn dây

Nếu chỉ có từ thông trong 1 cuộn dây, hệ số L là điện cảm tự cảm


của cuộn dây đó
Nếu có từ 2 cuộn dây trở lên có từ thông móc vòng qua nhau, sẽ
có điện cảm hỗ cảm M giữa các cuộn dây

Từ thông móc vòng:


u1 (t) (
Ψ1 (t) = L1 · i1 (t) ± M · i2 (t)
a b
i1 (t) L1 (H) Ψ2 (t) = L2 · i2 (t) ± M · i1 (t)
c L2 M (H)
(H Tự cảm và hỗ cảm tuyến tính:
i2 (t) )
dΨ1 (t) di1 (t) di2 (t)

u2 (t) u1 (t) =
 = L1 · ±M ·
d dt dt dt
u (t) = dΨ2 (t) = L · di2 (t) ± M

·
di1 (t)
2 2
dt dt dt
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 26 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số phần tử cơ bản của mạch điện

Các nguồn phụ thuộc

Nguồn áp phụ thuộc áp Nguồn áp phụ thuộc dòng


uba (t) = e(t) uba (t) = e(t)

a b a b

e(t) = k · ucd (t) e(t) = k · icd (t)


c c
ucd (t)
icd (t)
d d

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 27 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số phần tử cơ bản của mạch điện

Các nguồn phụ thuộc

Nguồn dòng phụ thuộc áp Nguồn dòng phụ thuộc dòng

iab (t) = j(t) iab (t) = j(t)


a
>> b a
>> b

j(t) = k · ucd (t) j(t) = k · icd (t)


c c
ucd (t)
icd (t)
d d

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 28 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số phần tử cơ bản của mạch điện

Khuếch đại thuật toán (op-amp)

i− (t)
Operational amplifier a −
A→∞ c
Là một bộ khuếch đại tín i+ (t)
b +
hiệu có hệ số khuếch đại
rất lớn A ∼ 105 → 107
Thường dùng để triển khai
các phép toán như R
+ − × ÷ d/dt Op-amp lý tưởng
Quan hệ đặc trưng Hệ số khuếch đại A = ∞
(
i+ ≈ 0; i− ≈ 0
(
i+ = 0; i− = 0
φc (t) = A (φb (t) − φa (t)) φa (t) = φb (t)

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 29 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Các bài toán cơ bản trong mạch điện

Nội dung chương

1 Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff


Môn Lý thuyết Mạch và phương pháp mô hình
Một số khái niệm và đại lượng cơ bản
Một số phần tử cơ bản của mạch điện
Các bài toán cơ bản trong mạch điện
Mô hình mạch điện
Một số định luật cơ bản trong mạch điện
Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 30 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Các bài toán cơ bản trong mạch điện

Các bài toán cơ bản trong mạch điện

Bài toán phân tích (giải) mạch


Cho cấu trúc mạch điện
Cho giá trị các phần tử mạch
Tìm cặp biến trạng thái dòng i(t) và áp u(t) trên các phần tử, từ
đó tính ra công suất p(t)

Bài toán tổng hợp (thiết kế) mạch


Cho yêu cầu về dòng i(t), áp u(t), và công suất p(t)
Đề xuất cấu trúc mạch điện
Tìm giá trị các phần tử mạch

Môn Lý thuyết Mạch chủ yếu xét bài toán phân tích mạch.

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 31 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Mô hình mạch điện

Nội dung chương

1 Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff


Môn Lý thuyết Mạch và phương pháp mô hình
Một số khái niệm và đại lượng cơ bản
Một số phần tử cơ bản của mạch điện
Các bài toán cơ bản trong mạch điện
Mô hình mạch điện
Một số định luật cơ bản trong mạch điện
Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 32 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Mô hình mạch điện

Mô hình mạch điện


C3
i1 (t) R1 i3 (t) R5
A B i5 (t)
i2 (t)

>>
e1 (t) L2 j4 (t)

Cấu trúc hình học của mạch


Nút là điểm đấu nối của từ 2 phần tử trở lên. Bậc của nút là số
phần tử nối vào nút ấy. (Trường hợp là đầu của một phần tử
không nối với phần tử nào khác thì đó là nút bậc 1.) Trong Lý
thuyết Mạch thường chỉ quan tâm đến nút bậc 3 trở lên (tạm gọi
là nút bậc cao).
Nhánh là đường nối 2 nút bậc cao với nhau
Vòng là một đường đi qua các nhánh khép kín mạch điện
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 33 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Mô hình mạch điện

Mô hình mạch điện


C3
i1 (t) R1 i3 (t) R5
A B i5 (t)
i2 (t)

>>
e1 (t) L2 j4 (t)

Cấu trúc hình học của mạch


Cây là tập các nhánh nối tất cả các nút của mạch với nhau mà
không tạo thành vòng kín nào
Bù cây là các nhánh còn lại của mạch không thuộc cây đang xét
Vòng cơ bản là vòng tạo bởi một bù cây và các nhánh của cây
đang xét

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 34 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Mô hình mạch điện

Mô hình mạch điện

C3
i1 (t) R1 i3 (t) R5
A B i5 (t)
i2 (t)

>>
e1 (t) L2 j4 (t)

Một số khái niệm cơ bản


Dòng điện nhánh là dòng chảy qua các phần tử của nhánh
Điện thế nút là điện áp của nút đó so với một điểm nút trên
mạch điện được lấy quy ước làm mốc (điểm “đất”); điện thế của
điểm đất φđất = 0

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 35 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số định luật cơ bản trong mạch điện

Nội dung chương

1 Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff


Môn Lý thuyết Mạch và phương pháp mô hình
Một số khái niệm và đại lượng cơ bản
Một số phần tử cơ bản của mạch điện
Các bài toán cơ bản trong mạch điện
Mô hình mạch điện
Một số định luật cơ bản trong mạch điện
Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 36 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số định luật cơ bản trong mạch điện

Một số định luật cơ bản trong mạch điện

Định luật Kirchhoff 1


Với một nút bất kỳ: tổng đại số các dòng điện tại một nút bằng 0
Quy ước: dòng chảy vào mang dấu +, dòng chảy ra mang dấu −
X
ak · ik (t) = 0; dòng chảy vào: ak = 1; dòng chảy ra: ak = −1
Hoặc: tổng các dòng điện Xchảy vào mộtX nút bằng tổng các dòng
điện chảy ra khỏi nút đó: ivào (t) = ira (t)

i1 (t)
i4 (t)
i2 (t)
i5 (t)

i3 (t)

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 37 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số định luật cơ bản trong mạch điện

Một số định luật cơ bản trong mạch điện

Định luật Kirchhoff 1 mở rộng


Với một vùng mạch khép kín bất kỳ: tổng các dòng điện chảy vào
bằng tổng các dòng điện chảy ra khỏi vùng khép kín đó
X X
ivào (t) = ira (t)

i1 (t)

Vùng i4 (t)
i2 (t)
bất kỳ
i5 (t)

i3 (t)

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 38 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số định luật cơ bản trong mạch điện

Một số định luật cơ bản trong mạch điện

Định luật Kirchhoff 2


Với một vòng bất kỳ trong mạch: tổng đại số các điện áp trên
vòng bằng 0
Điện áp thuận chiều quy ước của vòng mang dấu +, điện áp ngược
chiều quy ước mang dấu −
X
ak · uk (t) = 0; cùng chiều: ak = 1; ngược chiều: ak = −1

b
u1 (t) u2 (t)

a c

u5 (t) u3 (t)
u4 (t)
e d
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 39 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số định luật cơ bản trong mạch điện

Một số định luật cơ bản trong mạch điện

Một số hệ quả của hai định luật Kirchhoff


Các phần tử mắc nối tiếp trên cùng một nhánh có cùng dòng điện
Các phần tử mắc song song có cùng điện áp
Không được mắc hai nguồn áp song song nhau
Không được mắc hai nguồn dòng nối tiếp nhau

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 40 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số định luật cơ bản trong mạch điện

Một số định luật cơ bản trong mạch điện

Định luật bảo toàn công suất


Tại mọi thời điểm, tổng công suất phát ra bằng tổng công suất
tiêu thụ
Trong mạch dưới đây
e1 (t)·i1 (t)+j4 (t)·u5 (t) = u1 (t)·i1 (t)+u2 (t)·i2 (t)+u3 (t)·i3 (t)+u5 (t)·i5 (t)
C3
i1 (t) R1 i3 (t) R5
A B i5 (t)
i2 (t)

>>
e1 (t) L2 j4 (t)

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 41 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Một số định luật cơ bản trong mạch điện

Một số định luật cơ bản trong mạch điện

Một số định luật và tính chất khác


Định luật bảo toàn từ thông trong cuộn dây
Định luật bảo toàn điện tích trong tụ điện
Tính chất xếp chồng của mạch tuyến tính

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 42 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện

Nội dung chương

1 Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff


Môn Lý thuyết Mạch và phương pháp mô hình
Một số khái niệm và đại lượng cơ bản
Một số phần tử cơ bản của mạch điện
Các bài toán cơ bản trong mạch điện
Mô hình mạch điện
Một số định luật cơ bản trong mạch điện
Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 43 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện

Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện

Biến và phương trình trong bài toán phân tích mạch


Biến cần tìm là dòng và áp trên các phần tử của mạch
Trên mỗi phần tử, biết dòng thì tính được áp và ngược lại
Trên mỗi nhánh, dòng điện các phần tử mắc nối tiếp bằng nhau
⇒ Có n nhánh chưa biết thì lập n phương trình để tìm n biến

Phương trình loại gì?


Mạch có d nút bậc cao và m vòng cơ bản không chứa nguồn dòng
⇒ d − 1 phương trình từ định luật K1
⇒ m phương trình từ định luật K2
Dễ thấy m = n − (d − 1) = n − d + 1

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 44 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện

Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện


C3
i1 (t) R1 i3 (t) R5
A B i5 (t)
i2 (t) Số pt cần lập: n = 4
Số pt K1: 3 − 1 = 2

>>
e1 (t) L2 j4 (t)
I II
Số pt K2: 4 − 2 = 2
C

Chọn C làm đất, viết các phương trình K1 cho nút A và nút B
i1 (t) − i2 (t) − i3 (t) = 0
i3 (t) + j4 (t) − i5 (t) = 0

Chọn vòng I và vòng II như hình, viết các phương trình K2


u1 (t) + u2 (t) − e1 (t) = 0
u3 (t) + u5 (t) − u2 (t) = 0

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 45 / 228
Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff

Bài tập

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 46 / 228
Mạch tuyến tính xác lập một chiều

Nội dung môn học


1 Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff
2 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn một chiều
3 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập một chiều
4 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn điều hòa
5 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập điều hoà
6 Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa
7 Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm
8 Mạng hai cửa
9 Mạch có nhiều tần số và nguồn chu kỳ không điều hoà
10 Mạch điện ba pha
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 47 / 228
Mạch tuyến tính xác lập một chiều

Nội dung chương

2 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn một chiều
Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện một chiều
Phương pháp dòng điện nhánh
Công suất trong mạch điện một chiều

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 48 / 228
Mạch tuyến tính xác lập một chiều Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện một chiều

Nội dung chương

2 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn một chiều
Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện một chiều
Phương pháp dòng điện nhánh
Công suất trong mạch điện một chiều

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 49 / 228
Mạch tuyến tính xác lập một chiều Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện một chiều

Các đại lượng trong mạch một chiều


Mạch điện một chiều là mạch có các nguồn là nguồn một chiều
Nguồn một chiều cấp ra điện áp hoặc dòng điện là hằng số
(Khái niệm tổng quát về nguồn một chiều là nguồn phát ra dòng
hoặc áp không đổi dấu. Trong phần này chỉ xét trường hợp riêng là
hằng số.)
⇒ Ở chế độ xác lập trong mạch điện một chiều, tất cả các đại lượng
dòng và áp đều là hằng số

u(t) = U = const
i(t) = I = const

⇒ Công suất trong mạch một chiều cũng là hằng số

p(t) = u(t) · i(t) = U · I = P = const


Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 50 / 228
Mạch tuyến tính xác lập một chiều Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện một chiều

Các phần tử trong mạch một chiều

Trong mạch điện một chiều các phần tử L và C suy biến

Xét quan hệ đặc trưng (phương trình đặc tính) của cuộn dây:
diL (t)
uL (t) = L · ; mạch một chiều iL (t) = IL = const
dt
⇒ uL (t) = 0 ⇔ ngắn mạch cuộn dây

Xét quan hệ đặc trưng của tụ điện:


duC (t)
iC (t) = C · ; mạch một chiều uC (t) = UC = const
dt
⇒ iC (t) = 0 ⇔ hở mạch tụ điện

⇒ Mạch điện một chiều tương đương mạch thuần trở

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 51 / 228
Mạch tuyến tính xác lập một chiều Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện một chiều

Hệ phương trình Kirchhoff của mạch một chiều

Ví dụ 2.1
I1 R1 I2 R2 I1 R1 I2 R2

U1 IC U2 U1 U2

E1 UC C UL L E1 UC

iL (t) = IL = I2 = I1
uC t) = UC = E1 − U1

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 52 / 228
Mạch tuyến tính xác lập một chiều Phương pháp dòng điện nhánh

Nội dung chương

2 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn một chiều
Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện một chiều
Phương pháp dòng điện nhánh
Công suất trong mạch điện một chiều

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 53 / 228
Mạch tuyến tính xác lập một chiều Phương pháp dòng điện nhánh

Phương pháp dòng điện nhánh

Các hệ phương trình K1 và K2 chứa các ẩn số gồm cả hai loại biến


trạng thái dòng và áp
Mạch gồm n nhánh có 2n ẩn (n dòng và n áp) ⇒ không thuận
tiện để giải trực tiếp
⇒ Nhu cầu giảm số ẩn và số phương trình

Phương pháp dòng điện nhánh


Biến cần tìm là dòng điện chảy trong các nhánh của mạch
⇒ Mạch có n nhánh chưa biết thì cần lập n phương trình để tìm n
dòng điện nhánh
Sau đó dùng định luật Ohm tính ra điện áp trên các nhánh và
phần tử

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 54 / 228
Mạch tuyến tính xác lập một chiều Phương pháp dòng điện nhánh

Phương pháp dòng điện nhánh

Cách làm
Xuất phát từ hệ phương trình Kirchhoff
Các phương trình K1 đã có biến là dòng điện chạy trong các
nhánh ⇒ giữ nguyên
Chuyển các điện áp trong các phương trình K2 thành mối quan hệ
của các dòng điện nhánh bằng định luật Ohm
⇒ Giải n phương trình n ẩn là các dòng điện nhánh ⇒ dùng định
luật Ohm tính ra điện áp trên các nhánh và phần tử

Tóm lại
Giữ nguyên K1 có dạng
P
I
Chuyển K2 từ dạng U thành dạng
P P
(I · R)
⇒ Giải ra I ⇒ tính ra U
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 55 / 228
Mạch tuyến tính xác lập một chiều Phương pháp dòng điện nhánh

Phương pháp dòng điện nhánh

Ví dụ 2.2
R1 R3 R5
I1 A I3 B I5

I2

>>
E1 R2 J4

I4
C

Số phương trình K1:


Số phương trình K2:
Chọn nút, chiều dòng điện, viết phương trình K1:
Chọn vòng, chiều điện áp, viết phương trình K2:

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 56 / 228
Mạch tuyến tính xác lập một chiều Phương pháp dòng điện nhánh

Phương pháp dòng điện nhánh

Ví dụ 2.2
R1 R3 R5
I1 A I3 B I5

I2

>>
E1 R2 J4
I II
I4
C

Hệ phương trình Kirchhoff Hệ phương trình dòng nhánh


I1 − I2 − I3 = 0 I1 − I2 − I3 = 0
I3 + J4 − I5 = 0 I3 − I5 = −J4
U1 + U2 − E1 = 0 R1 · I1 + R2 · I2 = E1
−U2 + U3 + U5 = 0 −R2 · I2 + R3 · I3 + R5 · I5 = 0
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 57 / 228
Mạch tuyến tính xác lập một chiều Phương pháp dòng điện nhánh

Phương pháp dòng điện nhánh

Ví dụ 2.2
R1 R3 R5
I1 A I3 B I5
Thay số:
I2
E1 = 15 V; R1 = 5 Ω;

>>
E1 R2 J4 R2 = 8 Ω; R3 = 6 Ω;
I4 J4 = 1 A; R5 = 10 Ω.
C

Hệ phương trình dòng nhánh Kết quả các dòng nhánh


I1 − I2 − I3 = 0 I1 = A
I3 − I5 = −1 I2 = A
5 · I1 + 8 · I2 = 15 I3 = A
−8 · I2 + 6 · I3 + 10 · I5 = 0 I5 = A
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 58 / 228
Mạch tuyến tính xác lập một chiều Phương pháp dòng điện nhánh

Cách giải

Viết thành dạng ma trận


    
1 −1 −1 0 I1 0
0
 0 1 −1  I2  −1
  =  
5 8 0 0 I3   15
0 −8 6 10 I5 0

Cách 1: Dùng MATLAB (hoặc các công cụ tương đương như Scilab)

Chỉ nên dùng để kiểm chứng


kết quả
Không nên lạm dụng vì dễ làm
suy yếu kỹ năng tính toán

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 59 / 228
Mạch tuyến tính xác lập một chiều Phương pháp dòng điện nhánh

Cách giải

Cách 2: Phương pháp Gauss (biến đổi sơ cấp về ma trận tam giác trên)
1 −1 −1 0 0 1 −1 −1 0 0
0 0 1 −1 −1 0 13 5 0 15
⇔ ⇔
5 8 0 0 15 0 0 1 −1 −1
0 −8 6 10 0 0 −8 6 10 0
1 −1 −1 0 0 1 −1 −1 0 0
0 13 5 0 15 0 13 5 0 15

0 0 9,0769 10 9,230 0 0 9,0769 10 9,230
0 0 1 −1 −1 0 0 0 −2,101 −2,0168
⇒ I5 = −2,0168 ÷ (−2,101) = 0,9597 A
I3 = (9,23 − 10 × 0,9597) ÷ 9,0769 = −0,0404 A
I2 = (15 − 5 × (−0,0404)) ÷ 13 = 1,1694 A
I1 = 1,1694 + (−0,0404) = 1,1290 A
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 60 / 228
Mạch tuyến tính xác lập một chiều Phương pháp dòng điện nhánh

Phương pháp dòng điện nhánh

Ví dụ 2.2
R1 R3 R5
I1 A I3 B I5
Thay số:
I2
E1 = 15 V; R1 = 5 Ω;

>>
E1 R2 J4 R2 = 8 Ω; R3 = 6 Ω;
I4 J4 = 1 A; R5 = 10 Ω.
C

Các dòng nhánh Các điện áp


I1 = 1,1290 A U1 = R1 · I1 = 5 × 1,1290 = 5,645 V
I2 = 1,1694 A U2 = R2 · I2 = 8 × 1,1694 = 9,3552 V
I3 = −0,0404 A U3 = R3 · I3 = 6 × −0,0404 = −0,2424 V
I5 = 0,9597 A U5 = R5 · I5 = 10 × 0,9597 = 9,597 V
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 61 / 228
Mạch tuyến tính xác lập một chiều Công suất trong mạch điện một chiều

Nội dung chương

2 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn một chiều
Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện một chiều
Phương pháp dòng điện nhánh
Công suất trong mạch điện một chiều

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 62 / 228
Mạch tuyến tính xác lập một chiều Công suất trong mạch điện một chiều

Công suất trong mạch điện một chiều

Ví dụ 2.2
R1 R3 R5
I1 A I3 B I5
Thay số:
I2
E1 = 15 V; R1 = 5 Ω;

>>
E1 R2 J4 R2 = 8 Ω; R3 = 6 Ω;
I4 J4 = 1 A; R5 = 10 Ω.
C

Công suất tiêu thụ trên các điện trở


Với mạch thuần trở P = U · I = R · I · I = R · I 2
⇒ PR1 = 6,3732 W; PRP
2 = 10,94 W; PR3 = 0,00979 W;
PR5 = 9,2102 W ⇒ P (thu) = 26,5332 W
Công suất phát trên các nguồn
PE1 (phát) = E1 · I1 = 16,935 W; PJ4 (phát) = J4 · U5 = 9,597 W
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 63 / 228
Mạch tuyến tính xác lập một chiều Công suất trong mạch điện một chiều

Công suất trong mạch điện một chiều


Các phần tử tiêu tán (điện trở) luôn tiêu thụ năng lượng
(P (thu) > 0)
Các phần tử kho điện (tụ điện) và kho từ (cuộn dây) không tiêu
thụ năng lượng mà chỉ phóng–nạp trao đổi năng lượng
⇒ Nếu trong mạch chỉ có 1 nguồn thì chắc chắn là nguồn phát
Nếu có nhiều nguồn thì có thể có cả nguồn phát và nguồn thu

Ví dụ 2.3
E2
I1

E1 = 15 V; E2 = 9 V;
R = 5 Ω; J1 = 1 A
E1 R
⇒ Tính công suất trên các
J1
phần tử
>>

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 64 / 228
Mạch tuyến tính xác lập một chiều

Bài tập

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 65 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều

Nội dung môn học


1 Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff
2 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn một chiều
3 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập một chiều
4 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn điều hòa
5 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập điều hoà
6 Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa
7 Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm
8 Mạng hai cửa
9 Mạch có nhiều tần số và nguồn chu kỳ không điều hoà
10 Mạch điện ba pha
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 66 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều

Nội dung chương

3 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập một chiều
Phương pháp dòng điện vòng
Phương pháp điện thế nút
Phương pháp tổng trở tương đương
Phương pháp xếp chồng

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 67 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều

Các phương pháp giải mạch tuyến tính xác lập

Phương pháp dòng điện nhánh


Dễ hiểu, dễ lập phương trình
Nhiều ẩn, nhiều phương trình ⇒ khó giải
⇒ Nhu cầu đơn giản hoá bài toán

Những cách tiếp cận làm đơn giản hoá bài toán
Đặt biến trung gian làm đơn giản hoá hệ phương trình
1. Phương pháp dòng điện vòng
2. Phương pháp điện thế nút
Biến đổi mạch điện làm đơn giản hoá cấu trúc mạch
3. Phương pháp tổng trở tương đương
4. Phương pháp xếp chồng

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 68 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp dòng điện vòng

Nội dung chương

3 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập một chiều
Phương pháp dòng điện vòng
Phương pháp điện thế nút
Phương pháp tổng trở tương đương
Phương pháp xếp chồng

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 69 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp dòng điện vòng

Phương pháp dòng điện vòng


Biến và phương trình

Thay vì giải trực tiếp các dòng điện nhánh thì đặt “ẩn phụ” (“đổi biến”)
là các dòng điện quy ước chảy trong các vòng cơ bản của mạch
⇒ Mạch có m = n − d + 1 vòng cơ bản không chứa nguồn dòng thì cần lập
m phương trình để tìm m dòng điện vòng
Với mỗi nguồn dòng cần có một vòng “xả” với dòng điện vòng bằng dòng
điện của nguồn dòng " Không “xả” qua nguồn dòng khác
⇒ Nguồn dòng độc lập không làm tăng số biến và số phương trình
Sau đó tính các dòng điện mỗi nhánh là tổ hợp các dòng vòng

Cách làm
Lập m phương trình từ định luật K2
Mỗi vòng cơ bản đặt quy ước một dòng điện vòng
Xác định vòng “xả” cho các nguồn dòng (nếu có)
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 70 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp dòng điện vòng

Phương pháp dòng điện vòng

Ví dụ 3.1 R1 R3 R5
I1 A I3 B I5
Mạch có 4 nhánh và 3 I2
nút → có 4 − 3 + 1 = 2
vòng cơ bản

>>
E1 IV 1 R2 IV 2 J4
J4
Quy ước 2 dòng điện
vòng và 1 vòng xả C
nguồn dòng

Hệ phương trình dòng nhánh ở các vòng theo Quan hệ dòng nhánh
định luật K2 và dòng vòng
Vòng 1 I1 = IV 1
R1 · I1 + R2 · I2 − E1 = 0 I2 = IV 1 − IV 2
Vòng 2 I3 = IV 2
−R2 · I2 + R3 · I3 + R5 · I5 = 0 I5 = IV 2 + J4

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 71 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp dòng điện vòng

Phương pháp dòng điện vòng


R1 R3 R5
Ví dụ 3.1 I1 A I3 B I5

I2
Thay số

>>
E1 = 15 V; R1 = 5 Ω; E1 IV 1 R2 IV 2 J4
J4
R2 = 8 Ω; R3 = 6 Ω;
J4 = 1 A; R5 = 10 Ω. C

⇒ Hệ phương trình dòng điện vòng


(R1 + R2 ) · IV 1 − R2 · IV 2 = E1
−R2 · IV 1 + (R2 + R3 + R5 ) · IV 2 = −R5 · J4

Thay số → giải phương trình → các dòng vòng → các dòng nhánh
13 · IV 1 − 8 · IV 2 = 15 IV 1 = A I1 = A; I2 = A;
⇒ ⇒
−8 · IV 1 + 24 · IV 2 = −10 IV 2 = A I3 = A; I5 = A.

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 72 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp dòng điện vòng

Cách giải

Dạng ma trận của hệ phương trình


    
13 −8 IV 1 15
=
−8 24 IV 2 −10

Cách 1: Dùng MATLAB hoặc Scilab (để kiểm tra chéo)


Cách 2: Biến đổi sơ cấp hoặc phương pháp Gauss

Cách 3: Dùng quy tắc Cramer


Hệ phương trình A · x = b Có nghiệm:
det Aj Aj : thay vector b vào cột
    
a11 a12 x1 b
= 1 xj = ;
a21 a22 x2 b2 det A thứ j của ma trận A
Với det A = a11 · a22 − a12 · a21

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 73 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp dòng điện vòng

Cách giải

Dạng ma trận của hệ phương trình


    
13 −8 IV 1 15
=
−8 24 IV 2 −10

Áp dụng quy tắc Cramer


15 −8
−10 24 15 · 24 − ((−8) · (−10))
IV 1 = = = 1,129 A
13 −8 13 · 24 − ((−8) · (−8))
−8 24

13 15
−8 −10 13 · (−10) − (15 · (−8))
IV 2 = = = −0.0403 A
13 −8 13 · 24 − ((−8) · (−8))
−8 24
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 74 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp dòng điện vòng

Phương pháp dòng điện vòng


Ví dụ 3.2
J1
R2
>> I2
J1 = 1 A; R2 = 5 Ω; R3 = 6 Ω; J4 = 1,5 A;
R5 = 4 Ω; E5 = 12 V; R6 = 8 Ω.

J1 R6
J4 Số nhánh cần tìm: 4

J4 Số nút: 4
R3 I6
>> ⇒ Số vòng cơ bản: 4 − 4 + 1 = 1
I3
IV
Số nguồn dòng độc lập: 2
I5 ⇒ Số vòng xả: 2
R5
E5

Phương trình dòng nhánh trên vòng cơ bản:


−R2 · I2 − R3 · I3 − R5 · I5 − R6 · I6 + E5 = 0
Thay các biến dòng nhánh bằng biến dòng vòng:
R2 · (−IV + J4 ) + R3 · (−IV + J1 ) − R5 · IV + R6 · (−IV + J1 + J4 ) = E5
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 75 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp dòng điện vòng

Phương pháp dòng điện vòng


Ví dụ 3.2
J1 J1 = 1 A; R2 = 5 Ω; R3 = 6 Ω; J4 = 1,5 A;
R2
>> I2
R5 = 4 Ω; E5 = 12 V; R6 = 8 Ω
Rút gọn phương trình dòng điện vòng
J4 (R2 + R3 + R5 + R6 ) · IV =
J1 R6
(R3 + R6 ) · J1 + (R2 + R6 ) · J4 − E5
J4
R3 I6
>> Thay số giải được ẩn dòng điện vòng
I3
IV 23 · IV = 21,5 ⇒ IV = 0,9348 A

I5
Từ đó tính ra các dòng điện nhánh,
E5
R5 điện áp, và công suất

" Có một số cách “tính nhẩm” có thể xem trong các tài liệu
" Tuy nhiên, “tính nhẩm” dễ bị nhầm lẫn nếu gặp các trường hợp “lạ”
⇒ cứ đi từ các phương trình Kirchhoff sẽ “an toàn” hơn.

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 76 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp điện thế nút

Nội dung chương

3 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập một chiều
Phương pháp dòng điện vòng
Phương pháp điện thế nút
Phương pháp tổng trở tương đương
Phương pháp xếp chồng

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 77 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp điện thế nút

Phương pháp điện thế nút

Biến và phương trình


Biến cần tìm là điện thế các nút của mạch
⇒ Mạch có d nút bậc cao cần lập d − 1 phương trình để tìm d − 1
điện thế nút
Sau đó từ điện thế nút tính ra các dòng nhánh và điện áp

Cách làm
Lấy một nút bất kỳ làm điểm đất có điện thế bằng 0
Lập d − 1 phương trình từ định luật K1

Đây là phương pháp cơ sở để giải các mạch chứa op-amp

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 78 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp điện thế nút

Phương pháp điện thế nút

Ví dụ 3.3 φA φB
R1 R3 R5
I1 A I3 B I5
Mạch có 3 nút → có
I2
3 − 1 = 2 phương
trình theo luật K1

>>
E1 R2 J4
Chọn điểm C làm đất
I4
Ẩn số là điện thế φA C φC = 0
và φB

⇒ Hệ phương trình điện thế nút


Hệ phương trình K1
−φA + E1 φA φA − φB
− − =0
Nút A: I1 − I2 − I3 = 0 R1 R2 R3
Nút B: I3 + J4 − I5 = 0 φA − φB φB
− = −J4
R3 R5

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 79 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp điện thế nút

Phương pháp điện thế nút

φA φB
Ví dụ 3.3 I1 R1
A I3 R3
B I5 R5

Thay số I2

E1 = 15 V; R1 = 5 Ω;

>>
E1 R2 J4
R2 = 8 Ω; R3 = 6 Ω;
I4
C φC = 0
J4 = 1 A; R5 = 10 Ω.

Rút gọn hệ phương trình điện thế nút Thay số


 
1 1 1 1 E1 0,4917 · φA − 0,1667 · φB = 3
+ + · φA − · φB =
R1 R2 R3 R3 R1 0,1667 · φA − 0,2667 · φB = −1
 
1 1 1 φA = 9,3548 V
· φA − + · φB = −J4 ⇒
R3 R3 R5 φB = 9,5967 V

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 80 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp điện thế nút

Phương pháp điện thế nút


R1 R3 R5
Ví dụ 3.4: Trường hợp I1 A I3 B I5

nguồn phụ thuộc I2

E1 = 15 V; R1 = 5 Ω;

>>
E1 R2 J4 = 0, 5 · UR1
R2 = 8 Ω; R3 = 6 Ω;
I4
C
R5 = 10 Ω.

⇒ Tiếp tục biến đổi giá trị nguồn phụ thuộc về các dòng điện nhánh độc lập

Hệ phương trình K1 ⇒ Hệ phương trình điện thế nút

Nút A: I1 − I2 − I3 = 0 −φA + E1 φA φA − φB
− − =0
R1 R2 R3
Nút B: I3 + J4 − I5 = 0
φA − φB −φA + E1 φB
⇔ I3 + 2,5 · I1 − I5 = 0 + 2,5 · − =0
R3 R1 R5
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 81 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp điện thế nút

Phương pháp điện thế nút

Ví dụ 3.5: Trường hợp siêu nút


Là trường hợp các nút trong mạch được nối với nhau bằng nguồn áp, không
có điện trở “đệm”
φA φB
R3 R5
I1 A I3 B I5

I2

>>
E1 R2 J4

I4
C φC = 0

✗ Giải như Ví dụ 3.3 rồi thay R1 = 0


→ hệ phương trình vô định → không giải được
✓ Điện thế φA = E1 → chỉ cần lập 1 phương trình để tìm điện thế φB
→ Siêu nút làm giảm số biến cần tìm

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 82 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp điện thế nút

Phương pháp điện thế nút

Ví dụ 3.6: Mạch có nhiều siêu nút


R1 R2
B

E5
A C

R3 D R4

E0

Lấy một nút làm gốc, ví dụ nút C ⇒ điện thế φA = E0


Hiệu điện thế BD: φB − φD = E5
Áp dụng định luật K1 mở rộng cho “vùng khép kín” BD
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 83 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp điện thế nút

Phương pháp điện thế nút

Ví dụ 3.7: Mạch có nhiều siêu nút với nguồn phụ thuộc


R2

UR2
E1 E7
B
R6
C E1 = 20 V; R2 = 3 Ω;
A D R3 = 1 Ω; R4 = 4 Ω;
J5 = 10 A; R6 = 6 Ω;
E7 = 3 · UR2 ; R8 = 2 Ω.
>>

R8 J5 R4 R3

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 84 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp tổng trở tương đương

Nội dung chương

3 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập một chiều
Phương pháp dòng điện vòng
Phương pháp điện thế nút
Phương pháp tổng trở tương đương
Phương pháp xếp chồng

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 85 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp tổng trở tương đương

Phương pháp tổng trở tương đương

Mạch nối tiếp: điện trở tương đương bằng điện trở tổng
R1 R2 Rn Rtđ
I ... I

U
U

Rtđ = R1 + R2 + . . . + Rn

Mạch song song: điện dẫn tương đương bằng điện dẫn tổng
R1

R2 Rtđ
I I

Gtđ = G1 + G2 + . . . + Gn
U
...

1 1 1 1
Rn
⇔ = + + ... +
Rtđ R1 R2 Rn

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 86 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp tổng trở tương đương

Phương pháp tổng trở tương đương

Công thức phân áp


Rk
R1 R2 Tổng quát Uk = Pn ·U
I i=1 Ri
U1 U2 Trường hợp 2 phần tử (phổ biến)
U R1 R2
U1 = · U ; U2 = ·U
R1 + R2 R1 + R2

Công thức chia dòng


I1 R1 Gk
Tổng quát Ik = Pn ·I
I i=1 Gi
I2 R2 Trường hợp 2 phần tử (phổ biến)
R2 R1
I1 = · I; I2 = ·I
U R1 + R2 R1 + R2
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 87 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp tổng trở tương đương

Phương pháp tổng trở tương đương


Biến đổi sao – tam giác

ia ia
a a

Ra
Rab Rca ≡
Rb Rc

b c b c

ib Rbc ic ib ic
Ra · Rb Rca · Rab
Rab = Ra + Rb + Ra =
Rc Rab + Rbc + Rca
Rb · Rc Rab · Rbc
Y → ∆ : Rbc = Rb + Rc + ∆ → Y : Rb =
Ra Rab + Rbc + Rca
Rc · Ra Rbc · Rca
Rca = Rc + Ra + Rc =
Rb Rab + Rbc + Rca
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 88 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp xếp chồng

Nội dung chương

3 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập một chiều
Phương pháp dòng điện vòng
Phương pháp điện thế nút
Phương pháp tổng trở tương đương
Phương pháp xếp chồng

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 89 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp xếp chồng

Phương pháp xếp chồng

Hệ tuyến tính là hệ thoả mãn nguyên lý xếp chồng


⇒ Có thể dùng nguyên lý xếp chồng để đơn giản hoá bài toán giải
mạch điện tuyến tính

Xếp chồng trong mạch điện tuyến tính có nhiều nguồn


Các đại lượng dòng và áp trong mạch là tổng đại số của các dòng
và áp do từng nguồn độc lập sinh ra trong khi các nguồn độc lập
khác đang “tắt”

Cách “tắt” (còn gọi là “triệt tiêu”) nguồn


Ngắn mạch nguồn áp độc lập
Hở mạch nguồn dòng độc lập
KHÔNG được tắt nguồn phụ thuộc

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 90 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp xếp chồng

Phương pháp xếp chồng

Ví dụ 3.8: Tính dòng I3 bằng phương pháp xếp chồng


R1 R3 R5
A I3 B

>>
E1 J2 R4 E5

Cách giải
I3 = I31 + I32 + I35
I31 là dòng qua R3 khi chỉ có nguồn E1 tác động, nguồn J2 và E5 tắt
I32 là dòng qua R3 khi chỉ có nguồn J2 tác động, nguồn E1 và E5 tắt
I35 là dòng qua R3 khi chỉ có nguồn E5 tác động, nguồn J2 và E1 tắt
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 91 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp xếp chồng

Phương pháp xếp chồng

Ví dụ 3.8: Tính dòng I3 bằng phương pháp xếp chồng


R1 R3 R5
A I3 B

>>
E1 J2 R4 E5

R1 R3 R5
A I31 B
Thành phần I31
R4 · R5
Rtđ = R1 + R3 +
E1 R4 R4 + R5
E1
I31 =
C Rtđ

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 92 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp xếp chồng

Phương pháp xếp chồng

Ví dụ 3.8: Tính dòng I3 bằng phương pháp xếp chồng


R1 R3 R5
A I3 B

>>
E1 J2 R4 E5

R1 R3 R5
A I32 B
Thành phần I32
R4 · R5
R345 = R3 +
>>

J2 R4 R4 + R5
R1
I32 = · J2
C R1 + R345

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 93 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp xếp chồng

Phương pháp xếp chồng

Ví dụ 3.8: Tính dòng I3 bằng phương pháp xếp chồng


R1 R3 R5
A I3 B

>>
E1 J2 R4 E5

R1 R3 R5
A I35 B
Thành phần I35
R4 · (R1 + R3 )
Rtđ = R5 +
R4 E5 R1 + R3 + R4
E5 R4
I32 = − ·
C Rtđ R1 + R3 + R4

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 94 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp xếp chồng

Phương pháp xếp chồng

Ví dụ 3.9: Xếp chồng mạch có nguồn phụ thuộc


R1 R3 R5
A I3 B

>>
>>
E1 J2 J4 E5

Cách giải
I3 = I31 + I32
I31 là dòng qua R3 khi chỉ có nguồn E1 tác động, nguồn J2 tắt
I32 là dòng qua R3 khi chỉ có nguồn J2 tác động, nguồn E1 tắt
" Không được tắt nguồn phụ thuộc J4
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 95 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp xếp chồng

Phương pháp xếp chồng

Ví dụ 3.9: Xếp chồng mạch có nguồn phụ thuộc


R1 R3 R5
A I3 B

>>
>>
E1 J2 J4 E5

R1 R3 R5
A I31 B Thành phần I31

Hở mạch nguồn J2
>>

E1 J4 E5
Tìm I31 bằng một
phương pháp giải mạch
C (ví dụ điện thế nút)

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 96 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều Phương pháp xếp chồng

Phương pháp xếp chồng

Ví dụ 3.9: Xếp chồng mạch có nguồn phụ thuộc


R1 R3 R5
A I3 B

>>
>>
E1 J2 J4 E5

R1 R3 R5
A I32 B Thành phần I32

Ngắn mạch nguồn E1


>>
>>

J2 J4 E5
Tìm I32 bằng một
phương pháp giải mạch
C (ví dụ dòng điện vòng)

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 97 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập một chiều

Bài tập

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 98 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà

Nội dung môn học


1 Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff
2 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn một chiều
3 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập một chiều
4 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn điều hòa
5 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập điều hoà
6 Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa
7 Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm
8 Mạng hai cửa
9 Mạch có nhiều tần số và nguồn chu kỳ không điều hoà
10 Mạch điện ba pha
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 99 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà

Nội dung chương

4 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn điều hòa
Đại lượng xoay chiều điều hòa
Phương trình đặc tính của các phần tử mạch xoay chiều điều hoà
Hệ phương trình Kirchhoff trong mạch xoay chiều điều hòa
Sử dụng số phức tính toán các đại lượng xoay chiều điều hòa
Ảnh phức của các phần tử mạch điện
Ảnh phức của mạch điện và hệ phương trình Kirchhoff

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 100 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Đại lượng xoay chiều điều hòa

Nội dung chương

4 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn điều hòa
Đại lượng xoay chiều điều hòa
Phương trình đặc tính của các phần tử mạch xoay chiều điều hoà
Hệ phương trình Kirchhoff trong mạch xoay chiều điều hòa
Sử dụng số phức tính toán các đại lượng xoay chiều điều hòa
Ảnh phức của các phần tử mạch điện
Ảnh phức của mạch điện và hệ phương trình Kirchhoff

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 101 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Đại lượng xoay chiều điều hòa

Đại lượng xoay chiều điều hoà


Đại lượng xoay chiều có giá trị tức thời đổi dấu theo thời gian
Nếu sự thay đổi đó lặp đi lặp lại theo chu kỳ T (tần số f = 1/T )
thì gọi là đại lượng biến thiên tuần hoàn
Nếu hàm tuần hoàn là sin hoặc cos thì gọi là hàm điều hoà

u(t) = U0 sin (ωt + φ) V U0 , I0 : Biên độ; φ: Góc pha;


i(t) = I0 sin (ωt + θ) A ω: Tần số góc; ω = 2πf = 2π/T

U0

ωt
π 2π
φ
u1 (t) = U0 sin (ωt)
−U0 u2 (t) = U0 sin (ωt + φ)

T Giá trị hiệu dụng U0 / 2
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 102 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Phương trình đặc tính các phần tử mạch điều hoà

Nội dung chương

4 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn điều hòa
Đại lượng xoay chiều điều hòa
Phương trình đặc tính của các phần tử mạch xoay chiều điều hoà
Hệ phương trình Kirchhoff trong mạch xoay chiều điều hòa
Sử dụng số phức tính toán các đại lượng xoay chiều điều hòa
Ảnh phức của các phần tử mạch điện
Ảnh phức của mạch điện và hệ phương trình Kirchhoff

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 103 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Phương trình đặc tính các phần tử mạch điều hoà

Phương trình đặc tính các phần tử mạch điều hoà

Nguồn áp
e(t)
iab (t)
a b

uba (t)

uba (t) = e(t) = E0 sin (ωt + φ), ∀iab (t), ∀t

Nguồn dòng
j(t)
a
iab (t) >> b

uba (t)

iab (t) = j(t) = J0 sin (ωt + θ), ∀uba (t), ∀t


Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 104 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Phương trình đặc tính các phần tử mạch điều hoà

Phương trình đặc tính các phần tử mạch điều hoà

Điện trở

iab (t) R(Ω)


a b
uab (t)

iab (t) = I0 sin (ωt + θ)


⇒ uab (t) = R · iab (t) = R · I0 sin (ωt + θ)

Điện dẫn
uab (t) = U0 sin (ωt + φ)
⇒ iab (t) = G · uab (t) = G · U0 sin (ωt + φ)

⇒ Dòng và áp trên điện trở (và điện dẫn) cùng tần số và cùng pha
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 105 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Phương trình đặc tính các phần tử mạch điều hoà

Phương trình đặc tính các phần tử mạch điều hoà

Điện dung (tụ điện)


C(F)
iab (t)
a b

uab (t)

uab (t) = U0 sin (ωt + φ)


duab (t) d
⇒ iab (t) = C · = C · (U0 sin (ωt + φ))
dt dt
= C · U0 · cos (ωt + φ) · ω = ωC · U0 sin (ωt + φ + 90◦ )

⇒ Dòng và áp trên tụ điện cùng tần số và vuông pha với nhau


Dòng điện qua tụ sớm pha 90◦ so với điện áp trên tụ
Điện áp trên tụ trễ pha 90◦ so với dòng điện qua tụ
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 106 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Phương trình đặc tính các phần tử mạch điều hoà

Phương trình đặc tính các phần tử mạch điều hoà

Điện cảm (cuộn dây)

iab (t) L(H)


a b
uab (t)

iab (t) = I0 sin (ωt + θ)


diab (t) d
⇒ uab (t) = L · = L · (I0 sin (ωt + θ))
dt dt
= L · I0 · cos (ωt + θ) · ω = ωL · I0 sin (ωt + θ + 90◦ )

⇒ Dòng và áp trên cuộn dây cùng tần số và vuông pha với nhau
Điện áp trên cuộn dây sớm pha 90◦ so với dòng điện
Dòng điện trên cuộn dây trễ pha 90◦ so với điện áp

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 107 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Phương trình đặc tính các phần tử mạch điều hoà

Phương trình đặc tính các phần tử mạch điều hoà

Hỗ cảm giữa các cuộn dây


u1 (t)
a b i1 (t) = I1 sin (ωt + θ1 )
i1 (t) L1 (H)
i2 (t) = I2 sin (ωt + θ2 )
c L2 M (H) di1 (t) di2 (t)
(H ⇒ u1 (t) = L1 · ±M ·
i2 (t) ) dt dt
di2 (t) di1 (t)
u2 (t) u2 (t) = L2 · ±M ·
d dt dt
⇒ u1 (t) = ωL1 · I1 sin (ωt + θ1 + 90◦ ) ± ωM · I2 sin (ωt + θ2 + 90◦ )
u2 (t) = ωL2 · I2 sin (ωt + θ2 + 90◦ ) ± ωM · I1 sin (ωt + θ1 + 90◦ )

⇒ Dòng và áp trên các cuộn hỗ cảm cùng tần số và lệch pha nhau
Góc lệch pha phụ thuộc vào chiều hỗ cảm và các giá trị θ1 và θ2
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 108 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Phương trình đặc tính các phần tử mạch điều hoà

Phương trình đặc tính các phần tử mạch điều hoà

Nguồn áp phụ thuộc áp Nguồn áp phụ thuộc dòng


uba (t) = e(t) uba (t) = e(t)

a b a b

e(t) = k · ucd (t) e(t) = k · icd (t)


c c
ucd (t)
icd (t)
d d

⇒ e(t) là hàm điều hoà ⇒ e(t) là hàm điều hoà


cùng tần số và cùng pha cùng tần số và cùng pha
với ucd (t) với icd (t)

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 109 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Phương trình đặc tính các phần tử mạch điều hoà

Phương trình đặc tính các phần tử mạch điều hoà

Nguồn dòng phụ thuộc áp Nguồn dòng phụ thuộc dòng

iab (t) = j(t) iab (t) = j(t)


a
>> b a
>> b

j(t) = k · ucd (t) j(t) = k · icd (t)


c c
ucd (t)
icd (t)
d d

⇒ j(t) hàm điều hoà ⇒ j(t) hàm điều hoà


cùng tần số và cùng pha cùng tần số và cùng pha
với ucd (t) với icd (t)

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 110 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Phương trình đặc tính các phần tử mạch điều hoà

Phương trình đặc tính các phần tử mạch điều hoà

Khuếch đại thuật toán i− (t)


(op-amp) a −
A→∞ c
Các đại lượng trong mạch i+ (t)
b +
đều là hàm điều hoà cùng
tần số
Góc pha giữa các đại lượng
phụ thuộc vào cấu trúc
mạch và giá trị các phần tử Op-amp lý tưởng
Quan hệ đặc trưng giữ Hệ số khuếch đại A = ∞
nguyên dạng tổng quát (
i+ = 0; i− = 0
(
i+ ≈ 0; i− ≈ 0 φa (t) = φb (t)
φc (t) = A (φb (t) − φa (t))

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 111 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Hệ phương trình Kirchhoff trong mạch điều hoà

Nội dung chương

4 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn điều hòa
Đại lượng xoay chiều điều hòa
Phương trình đặc tính của các phần tử mạch xoay chiều điều hoà
Hệ phương trình Kirchhoff trong mạch xoay chiều điều hòa
Sử dụng số phức tính toán các đại lượng xoay chiều điều hòa
Ảnh phức của các phần tử mạch điện
Ảnh phức của mạch điện và hệ phương trình Kirchhoff

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 112 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Hệ phương trình Kirchhoff trong mạch điều hoà

Hệ phương trình Kirchhoff trong mạch điều hoà

Hệ phương trình K1 và K2 được phát biểu tổng quát cho mọi dạng
của dòng và áp
⇒ K1 và K2 giữ nguyên dạng i(t) = 0 tại nút và u(t) = 0 trên
P P
vòng với u(t) và i(t) là các hàm điều hoà
" Tuy nhiên, tính toán trực tiếp các hàm điều hoà không đơn giản

Ví dụ 4.1: Tính điện áp u(t)

i( t) R(Ω) L(H)

u2 (t)
i(t) = 2 sin (5t + 20◦ )
u1 (t)
R = 6 Ω; L = 0,5 H
u(t)

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 113 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Hệ phương trình Kirchhoff trong mạch điều hoà

Hệ phương trình Kirchhoff trong mạch điều hoà

Ví dụ 4.1: Tính điện áp u(t)

i( t) R(Ω) L(H)

u2 (t)
i(t) = 2 sin (5t + 20◦ )
u1 (t)
R = 6 Ω; L = 0,5 H
u(t)
Phương trình K2: u(t) = u1 (t) + u2 (t)
u1 (t) = R · i(t) = 12 sin (5t + 20◦ )
u2 (t) = ωL · Im sin (ωt + φ + 90◦ ) = 5 · 0,5 · 2 sin (5t + 110◦ )
⇒ u(t) = 12 sin (5t + 20◦ ) + 5 sin (5t + 110◦ )
√  
= 122 + 52 √1212 2 +52
sin (5t + 20 ◦) + √ 5
122 +52
cos (5t + 20 ◦)


= 122 + 52 sin (5t + 20◦ + 22,62◦ ) = 13 sin (5t + 42,62◦ ) V

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 114 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Dùng số phức tính toán các đại lượng điều hoà

Nội dung chương

4 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn điều hòa
Đại lượng xoay chiều điều hòa
Phương trình đặc tính của các phần tử mạch xoay chiều điều hoà
Hệ phương trình Kirchhoff trong mạch xoay chiều điều hòa
Sử dụng số phức tính toán các đại lượng xoay chiều điều hòa
Ảnh phức của các phần tử mạch điện
Ảnh phức của mạch điện và hệ phương trình Kirchhoff

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 115 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Dùng số phức tính toán các đại lượng điều hoà

Ý tưởng

Tính toán hàm lượng giác khó → chuyển sang dạng dễ tính hơn

Xét đại lượng xoay chiều f (t) = F0 sin (ωt + φ)


Nếu mọi đại lượng dòng và áp trong mạch đều là hàm điều hoà
⇒ Chỉ cần 3 tham số F0 , ω, và φ là đủ để biểu diễn f (t)

Nếu các nguồn trong mạch tuyến tính đều có cùng tần số
và xét thực tế rằng kỹ thuật điện coi trọng giá trị hiệu dụng

⇒ Chỉ cần 2 tham số F0 / 2 và φ là đủ để biểu diễn f (t)

⇒ Cần một vector có độ lớn F0 / 2 và góc φ

Theo ngôn ngữ đại số tuyến tính, không gian các đại lượng xoay chiều điều hoà
cùng tần số trong mạch điện và không gian các vector của trị hiệu dụng và góc pha
là hai không gian đẳng cấu.
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 116 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Dùng số phức tính toán các đại lượng điều hoà

Khái niệm phasor

u1 (t) = 12 sin (5t + 20◦ )


8 u2 (t) = 5 sin (5t + 110◦ )
Xét lại Ví dụ 4.1
u(t) = 13 sin (5t + 42, 62◦ )
i(t) = 2 sin (5t + 20◦ ) 6
R = 6 Ω; L = 0,5 H
4
i( t) R(Ω) L(H)

u1 (t) u2 (t)

u(t)
2 4 6 8

Thao tác vector hình học với các mạch phức tạp vẫn chưa tiện
⇒ dùng số phức (Steinmetz, 1893)

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 117 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Dùng số phức tính toán các đại lượng điều hoà

Nhắc lại về số phức

Số phức là sự mở rộng của tập số thực bằng cách thêm vào một
thành phần ảo
x=a+j·b

trong đó (a,b) là một cặp số thực và toán tử ảo j = −1
Số phức có 2 thành phần → có thể biểu diễn trên mặt phẳng phức
với trục thực Re và trục ảo Im
Im

x=a+j·b
j·b
a = Re(x)
b = Im(x)

a Re

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 118 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Dùng số phức tính toán các đại lượng điều hoà

Nhắc lại về số phức


Là một vector trên mặt phẳng phức → có thể viết dưới dạng
module và góc
x = r · ejφ
Module r ≥ 0
Quy ước chiều dương và giá trị của φ ngược chiều kim đồng hồ
tính từ trục Re
Quy ước miền xác định của φ: [−180◦ ,180◦ ]
Im

x = r · ejφ r = |x| = a2 + b2
 
b
r = |x| φ = arctan
a
φ Công thức Euler
Re ejφ = cos φ + j · sin φ

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 119 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Dùng số phức tính toán các đại lượng điều hoà

Ảnh phức của đại lượng điều hoà

Khái niệm ảnh phức


Gọi P là ánh xạ từ không gian các hàm điều hoà cùng tần số
trên miền thời gian sang không gian phasor trên miền phức
⇒ Ảnh phức của đại lượng f (t) = F0 sin (ωt + φ) là

F0 F0
Ḟ = P (f (t)) = √ ejφ = √ φ
2 2

" Có những định nghĩa ảnh phức theo biên độ và/hoặc hàm cos

Tính chất tuyến tính của ảnh phức


Cho hàm f (t) = a1 · f1 (t) + a2 · f2 (t) + . . . + aN · fN (t)
⇒ Ḟ = P (f (t)) = a1 · P (f1 (t)) + a2 · P (f2 (t)) + . . . + aN · P (fN (t))
= a1 · Ḟ1 + a2 · Ḟ2 + . . . + aN · ḞN
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 120 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Dùng số phức tính toán các đại lượng điều hoà

Ảnh phức của đại lượng điều hoà

Ảnh phức của phép tính đạo hàm


Cho hàm f (t) = F0 sin (ωt + φ)
d
⇒ f (t) = ω · F0 sin (ωt + φ + 90◦ )
dt
⇒ Ảnh phức của đạo hàm
ω · F0
 
d
P f (t) = P (ω · F0 sin (ωt + φ + 90◦ )) = √ φ + 90◦
dt 2
ω · F0 j(φ+90◦ ) F0 jφ F0
= √ e = jω √ e = jω √ φ
2 2 2
= jω · P (f (t))

⇒ Ảnh phức của đạo hàm bằng ảnh phức của hàm nhân với jω

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 121 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Dùng số phức tính toán các đại lượng điều hoà

Ảnh phức của đại lượng điều hoà

Ảnh phức của phép tính tích phân


Cho hàm f (t) = F0 sin (ωt + φ)
−1
Z
⇒ f (t)dt = F0 sin (ωt + φ + 90◦ )
ω
⇒ Ảnh phức của tích phân
−1 −F0
Z   

P f (t)dt = P F0 sin (ωt + φ + 90 ) = √ φ + 90◦
ω ω 2
−F0 j(φ+90◦ ) −j F0 jφ −j F0
= √ e = ·√ e = ·√ φ
ω 2 ω 2 ω 2
1
= · P (f (t))

⇒ Ảnh phức của tích phân bằng ảnh phức của hàm chia cho jω

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 122 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Dùng số phức tính toán các đại lượng điều hoà

Dùng ảnh phức tính toán các đại lượng điều hoà

Ví dụ 4.2
Cho các dòng điện i1 (t) = 2 sin (5t + 20◦ ) A;
i2 (t) = 3 sin (5t + 60◦ ) A; i3 (t) = 5 sin (5t − 15◦ ) A
Tính i4 (t) = i1 (t) + i2 (t) + i3 (t)
Phương pháp dùng ảnh phức
I˙4 = I˙1 + I˙2 + I˙3
2 3 5
= √ 20◦ + √ 60◦ + √ −15◦
2 2 2
= 5,972 13,61◦ A

⇒ i4 (t) = 5,972 2 sin (5t + 13,61◦ ) A

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 123 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Ảnh phức của các phần tử mạch điện

Nội dung chương

4 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn điều hòa
Đại lượng xoay chiều điều hòa
Phương trình đặc tính của các phần tử mạch xoay chiều điều hoà
Hệ phương trình Kirchhoff trong mạch xoay chiều điều hòa
Sử dụng số phức tính toán các đại lượng xoay chiều điều hòa
Ảnh phức của các phần tử mạch điện
Ảnh phức của mạch điện và hệ phương trình Kirchhoff

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 124 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Ảnh phức của các phần tử mạch điện

Nguồn áp độc lập

Nguồn áp độc lập trên miền thời gian


e(t)
iab (t)
a b

uba (t)
uba (t) = e(t) = E0 sin (ωt + φ), ∀iab (t), ∀t

Ảnh phức của nguồn áp độc lập



I˙ab
a b

U̇ba
U̇ba = Ė, ∀I˙ab
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 125 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Ảnh phức của các phần tử mạch điện

Nguồn dòng độc lập

Nguồn dòng độc lập trên miền thời gian


j(t)
a
iab (t) >> b

uba (t)
iab (t) = j(t) = J0 sin (ωt + θ), ∀uba (t), ∀t

Ảnh phức của nguồn dòng độc lập



I˙ab >>
a b

U̇ba
I˙ab = J,
˙ ∀U̇ba

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 126 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Ảnh phức của các phần tử mạch điện

Điện trở

Điện trở (và điện dẫn) trên miền thời gian

iab (t) R(Ω)


a b
uab (t)
uab (t) = R · iab (t); iab (t) = G · uab (t)

Ảnh phức của điện trở (và điện dẫn)

I˙ab R(Ω)
a b
U̇ab
U̇ab = R · I˙ab ; I˙ab = G · U̇ab ;

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 127 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Ảnh phức của các phần tử mạch điện

Điện dung (tụ điện)

Tụ điện trên miền thời gian


C(F)
iab (t)
a b

uab (t)
duab (t)
iab (t) = C · = ωC · U0 sin (ωt + φ + 90◦ )
dt

Ảnh phức của tụ điện


ZC (Ω)
I˙ab I˙ab = jωC · U̇ab
a b
1
⇔ U̇ab = · I˙ab = ZC · I˙ab
U̇ab jωC

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 128 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Ảnh phức của các phần tử mạch điện

Điện cảm (cuộn dây)

Điện cảm trên miền thời gian

iab (t) L(H)


a b
uab (t)
diab (t)
uab (t) = L · = ωL · I0 sin (ωt + θ + 90◦ )
dt

Ảnh phức của điện cảm

I˙ab ZL (Ω) U̇ab = jωL · I˙ab


a b
U̇ab = ZL · I˙ab

⇒ Khái niệm trở kháng phức ZC và ZL

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 129 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Ảnh phức của các phần tử mạch điện

Hỗ cảm giữa hai cuộn dây

Hỗ cảm trên miền thời gian Ảnh phức của hỗ cảm

u1 (t) U̇1
a b a b
i1 (t) L1 (H) I˙1 ZL1 (Ω)

c M (H) c ZL ZM (Ω)
L2 (Ω
(H 2
)
i2 (t) ) I˙2
u2 (t) U̇2
d d

di1 (t) di2 (t) U̇1 = jωL1 · I˙1 ± jωM · I˙2


u1 (t) = L1 · ±M ·
dt dt = ZL1 · I˙1 ± ZM · I˙2
di2 (t) di1 (t) U̇2 = jωL2 · I˙2 ± jωM · I˙1
u2 (t) = L2 · ±M ·
dt dt = ZL2 · I˙2 ± ZM · I˙1

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 130 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Ảnh phức của các phần tử mạch điện

Ảnh phức của các nguồn phụ thuộc

Nguồn áp phụ thuộc áp Nguồn áp phụ thuộc dòng


U̇ba = Ė U̇ba = Ė

a b a b

Ė = k · U̇cd Ė = k · I˙cd
c c
U̇cd
I˙cd
d d

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 131 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Ảnh phức của các phần tử mạch điện

Ảnh phức của các nguồn phụ thuộc

Nguồn dòng phụ thuộc áp Nguồn dòng phụ thuộc dòng

I˙ab = J˙ I˙ab = J˙
a
>> b a
>> b

J˙ = k · U̇cd J˙ = k · I˙cd
c c
U̇cd
I˙cd
d d

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 132 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Ảnh phức của các phần tử mạch điện

Ảnh phức của khuếch đại thuật toán op-amp

I˙−
a −
A→∞ c
I˙+
b +
Op-amp thực
Quan hệ đặc trưng giữ
nguyên dạng tổng quát
(
I˙+ ≈ 0; I˙− ≈ 0 Op-amp lý tưởng
φ̇c = A (φ̇b − φ̇a )
Hệ số khuếch đại A = ∞
(
I˙+ = 0; I˙− = 0
φ̇a = φ̇b

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 133 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Ảnh phức của mạch và hệ phương trình Kirchhoff

Nội dung chương

4 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn điều hòa
Đại lượng xoay chiều điều hòa
Phương trình đặc tính của các phần tử mạch xoay chiều điều hoà
Hệ phương trình Kirchhoff trong mạch xoay chiều điều hòa
Sử dụng số phức tính toán các đại lượng xoay chiều điều hòa
Ảnh phức của các phần tử mạch điện
Ảnh phức của mạch điện và hệ phương trình Kirchhoff

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 134 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Ảnh phức của mạch và hệ phương trình Kirchhoff

Ảnh phức của mạch điện

Mạch điện trên miền thời gian


C3
i1 (t) R1 A i3 (t) B i5 (t) R5
i2 (t)

>>
e1 (t) L2 j4 (t)

Ảnh phức của mạch điện


ZC3
I˙1 R1 I˙3 I˙5 R5
A B
I˙2
>>

Ė1 ZL2 J˙4

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 135 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Ảnh phức của mạch và hệ phương trình Kirchhoff

Ảnh phức của hệ phương trình Kirchhoff

Mạch điện trên miền thời gian


C3
i1 (t) R1 A i3 (t) B i5 (t) R5
i1 (t) − i2 (t) − i3 (t) = 0
i2 (t)
i3 (t) + j4 (t) − i5 (t) = 0
>>
e1 (t) L2 j4 (t)
uR1 (t) + uL2 (t) − e1 (t) = 0
C uC3 (t) + uR5 (t) − uL2 (t) = 0

Ảnh phức của mạch điện


ZC3
I˙1 R1 I˙3 I˙5 R5
A B
I˙1 − I˙2 − I˙3 = 0
I˙2
I˙3 + J˙4 − I˙5 = 0
>>

Ė1 ZL2 J˙4


U̇R1 + U̇L2 − Ė1 = 0
C U̇C3 + U̇R5 − U̇L2 = 0

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 136 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Ảnh phức của mạch và hệ phương trình Kirchhoff

Mạch điện một chiều và ảnh phức mạch điều hoà

Mạch điện một chiều


R1 R3 R5
I1 A I3 B I5
I1 − I2 − I3 = 0
I2
I3 + J4 − I5 = 0

>>
E1 R2 J4
UR1 + UR2 − E1 = 0
I4
C UR3 + UR5 − UR2 = 0

Ảnh phức của mạch điện xoay chiều điều hoà


ZC3
I˙1 R1 I˙3 I˙5 R5
A B
I˙1 − I˙2 − I˙3 = 0
I˙2
I˙3 + J˙4 − I˙5 = 0
>>

Ė1 ZL2 J˙4


U̇R1 + U̇L2 − Ė1 = 0
C U̇C3 + U̇R5 − U̇L2 = 0

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 137 / 228
Mạch tuyến tính xác lập điều hoà Bài tập

Bài tập

C3
A B
j1 (t) = 2 sin 50t A
j4 (t) = 3 sin (50t + 30◦ ) A
e7 (t) = 80 sin (50t − 45◦ ) V
>>
R2 R5
j4 (t) e8 (t) = 45 sin (50t + 90◦ ) V
R2 = 20 Ω; R5 = 16 Ω
>>

j1 (t) C D R6 = 24 Ω; C3 = 0,4 mF
R6
e7 (t) e8 (t) L7 = 0,6 H; L8 = 0,4 H
Tính các trở kháng
L7 L8 Viết các hệ phương trình
Kirchhoff
E

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 138 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà

Nội dung môn học


1 Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff
2 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn một chiều
3 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập một chiều
4 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn điều hòa
5 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập điều hoà
6 Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa
7 Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm
8 Mạng hai cửa
9 Mạch có nhiều tần số và nguồn chu kỳ không điều hoà
10 Mạch điện ba pha
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 139 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà

Nội dung chương

5 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập điều hoà
Phương pháp dòng điện nhánh
Phương pháp dòng điện vòng
Phương pháp điện thế nút
Phương pháp tổng trở tương đương
Phương pháp xếp chồng
Công suất trong mạch xoay chiều điều hoà

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 140 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Mở đầu

Giải mạch trên miền phức

Phương trình đại số


Phương trình đặc tính tuyến tính trên miền phức
trên miền thời gian
U0
u (t) = U0 sin (ωt + ϕ) U̇ = √ ϕ
2
i (t) = I0 sin (ωt + θ) Ảnh phức I 0
I˙ = √ θ
diL (t) 2
uL (t) = L
dt
U̇L = jωLIL = ZL I˙L
˙
duC (t)
iC (t) = C 1 ˙
dt U̇C = IC = ZC I˙C
jωC

+ − ×÷ + − ×÷

Lời giải trên miền thời gian Lời giải trên miền phức
Ảnh ngược
u (t) ; i (t) U̇ ; I˙
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 141 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp dòng điện nhánh

Nội dung chương

5 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập điều hoà
Phương pháp dòng điện nhánh
Phương pháp dòng điện vòng
Phương pháp điện thế nút
Phương pháp tổng trở tương đương
Phương pháp xếp chồng
Công suất trong mạch xoay chiều điều hoà

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 142 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp dòng điện nhánh

Phương pháp dòng điện nhánh


˙
Ví dụ 5.1 >> J
I˙1 Z1 I˙3 Z3 I˙5
A B
5 nhánh → 5 phương trình 5 ẩn
Ė5
I˙2 I˙4
3 nút → lập 3 − 1 = 2 phương
trình K1 và 5 − 2 = 3 phương I Z2 II Z4 III
trình K2 Ė1 Z5

C
Hệ phương trình Kirchhoff
Hệ phương trình dòng điện nhánh
Nút A: I˙1 − I˙2 − I˙3 + J˙ = 0
Nút B: I˙3 − I˙4 − I˙5 − J˙ = 0 A: I˙1 − I˙2 − I˙3 + J˙ = 0
B: I˙3 − I˙4 − I˙5 − J˙ = 0
Vòng I: U̇Z1 + U̇Z2 − Ė1 = 0
I: I˙1 Z1 + I˙2 Z2 − Ė1 = 0
Vòng II: −U̇Z2 + U̇Z3 + U̇Z4 = 0
II: −I˙2 Z2 + I˙3 Z3 + I˙4 Z4 = 0
Vòng III: −U̇Z4 + U̇Z5 − Ė5 = 0 III: −I˙4 Z4 + I˙5 Z5 − Ė5 = 0
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 143 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp dòng điện nhánh

Phương pháp dòng điện nhánh

Ví dụ 5.2
Tính các dòng điện bằng phương pháp dòng điện nhánh

e1 (t) = 12 2 sin (10t + 20◦ ) V;
R1 = 5 Ω; L2 = 0,3 H;
C3 = 0,02 F; R5 = 8 Ω;

j4 (t) = 2 sin (10t − 15◦ ) A.
C3
i1 (t) R1 A i3 (t) B i5 (t) R5
i2 (t)

>>
e1 (t) L2 j4 (t)

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 144 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp dòng điện nhánh

Phương pháp dòng điện nhánh

Ví dụ 5.2: chuyển sang miền phức


ZC3
I˙1 R1 A I˙3 B I˙5 R5

Ė1 = 12 20 V;
I˙2
R1 = 5 Ω; ZL2 = j3 Ω;
J˙4

>>
ZC3 = −j5 Ω; R5 = 8 Ω; Ė1 ZL2
I II
J˙4 = 1 −15◦ A.
C

Hệ phương trình Kirchhoff Hệ phương trình dòng điện nhánh

I˙1 − I˙2 − I˙3 = 0 I˙1 − I˙2 − I˙3 = 0


I˙3 − I˙5 + J˙ = 0 I˙3 − I˙5 + J˙ = 0
U̇R1 + U̇L2 − Ė1 = 0 R1 I˙1 + ZL2 I˙2 − Ė1 = 0
U̇C3 + U̇R5 − U̇L2 = 0 ZC I˙3 + R5 I˙5 − ZL I˙2 = 0
3 2

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 145 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp dòng điện nhánh

Phương pháp dòng điện nhánh

Dạng ma trận của hệ phương trình


Thay I˙1 = I˙2 + I˙3 và I˙5 = I˙3 + J˙ vào vòng I và II
I˙2
    
R1 + ZL2 R1 Ė1
=
−ZL2 R5 + ZC3 I˙3 −R5 J˙

I˙2 12 20◦
    
5 + j3 5
⇔ =
−j3 8 − j5 I˙3 −8 −15◦
Giải bằng phương pháp Gauss hoặc Cramer

I˙1 = 1,6405 −22,25◦ ⇒ i1 (t) = 1,6405 2 sin (10t − 22,25◦ ) A

I˙2 = 2,6988 −27,07◦ ⇒ i1 (t) = 2,6988 2 sin (10t − 27,07◦ ) A

I˙3 = 1,0730 145,55◦ ⇒ i1 (t) = 1,0730 2 sin (10t + 145,55◦ ) A

I˙5 = 0,3575 76,88◦ ⇒ i1 (t) = 0,3575 2 sin (10t + 76,88◦ ) A
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 146 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp dòng điện vòng

Nội dung chương

5 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập điều hoà
Phương pháp dòng điện nhánh
Phương pháp dòng điện vòng
Phương pháp điện thế nút
Phương pháp tổng trở tương đương
Phương pháp xếp chồng
Công suất trong mạch xoay chiều điều hoà

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 147 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp dòng điện vòng

Phương pháp dòng điện vòng


˙
>> J
Ví dụ 5.3 J˙
I˙1 Z1 I˙3 Z3 I˙5
Mạch có 5 nhánh và 3 nút → có A B
Ė5
5 − 3 + 1 = 3 vòng độc lập I˙2 I˙4

Quy ước 3 dòng điện vòng và I˙V 1 Z2 I˙V 2 Z4 I˙V 3


vòng xả nguồn dòng Z5
Ė1
C
Hệ phương trình dòng nhánh ở các
vòng theo định luật K2
Vòng 1: I˙1 Z1 + I˙2 Z2 − Ė1 = 0 Quan hệ dòng nhánh và dòng vòng
Vòng 2: −I˙2 Z2 + I˙3 Z3 + I˙4 Z4 = 0 I˙1 = I˙V 1 ; I˙2 = I˙V 1 − I˙V 2
Vòng 3: −I˙4 Z4 + I˙5 Z5 − Ė5 = 0 I˙3 = I˙V 2 + J; ˙ I˙4 = I˙V 2 − I˙V 3
I˙5 = I˙V 3

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 148 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp dòng điện vòng

Phương pháp dòng điện vòng

⇒ Hệ phương trình dòng điện vòng dạng ma trận


  ˙   
Z1 + Z2 −Z2 0 IV 1 Ė1
 −Z2 Z2 + Z3 + Z4 −Z4  I˙V 2  = −Z3 J˙
0 −Z4 Z4 + Z5 I˙V 3 Ė5

Bổ túc: Quy tắc Sarrus tính định thức 3 × 3

Với ma trận A3×3 ⇒ Định thức của ma trận


a11 a12 a13 a11 a12 − det A = a11 a22 a33 + a12 a23 a31
a21 a22 a23 a21 a22 + a13 a21 a32 − a31 a22 a13
a31 a32 a33 a31 a32 + − a32 a23 a11 − a33 a21 a12

" Quy tắc này KHÔNG đúng với các định thức bậc ≥ 4

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 149 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp dòng điện vòng

Phương pháp dòng điện vòng

Ví dụ 5.4
Giải mạch bằng phương pháp dòng điện vòng
ZC3
I˙1 R1 I˙3 I˙5 R5
◦ A B
Ė1 = 12 20 V;
I˙2
R1 = 5 Ω; ZL2 = j3 Ω;

>>
ZC3 = −j5 Ω; R5 = 8 Ω; Ė1 I˙V 1 ZL2 I˙V 2 J˙4 J˙
J˙4 = 1 −15◦ A.
C

Hệ phương trình dòng nhánh ở các


Quan hệ dòng nhánh và dòng vòng
vòng theo định luật K2
I˙1 = I˙V 1 ; I˙2 = I˙V 1 − I˙V 2
R1 I˙1 + ZL2 I˙2 − Ė1 = 0
I˙3 = I˙V 2 ; I˙5 = I˙V 2 + J˙
ZC3 I˙3 + R5 I˙5 − ZL2 I˙2 = 0

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 150 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp dòng điện vòng

Phương pháp dòng điện vòng

Hệ phương trình dòng điện vòng dạng ma trận


I˙V 1
    
R1 + ZL2 −ZL2 Ė1
=
−ZL2 ZL2 + ZC3 + R5 I˙V 2 −R5 J˙

I˙V 1 12 20◦
    
5 + j3 −j3
⇔ =
−j3 8 − j2 I˙V 2 −8 −15◦
Giải hệ bằng các phương pháp đại số
I˙V 1 = 1,6403 −22,25◦ A
I˙V 2 = 1,0730 145,55◦ A
⇒ Tính ra các dòng điện nhánh và các đại lượng khác

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 151 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp điện thế nút

Nội dung chương

5 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập điều hoà
Phương pháp dòng điện nhánh
Phương pháp dòng điện vòng
Phương pháp điện thế nút
Phương pháp tổng trở tương đương
Phương pháp xếp chồng
Công suất trong mạch xoay chiều điều hoà

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 152 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp điện thế nút

Phương pháp điện thế nút


˙
Ví dụ 5.5 >> J
φ̇A φ̇B
Mạch có 3 nút → 3 − 1 = 2 I˙1 Z1
A I˙3 Z3
B I˙5
phương trình theo luật K1 I˙2 I˙4
Ė5

Chọn điểm C làm đất


Z2 Z4
Ẩn số là điện thế φ̇A và φ̇B Ė1 Z5

C
Hệ phương trình K1
Nút A: I˙1 − I˙2 − I˙3 + J˙ = 0
Hệ phương trình điện thế nút
U̇Z1 U̇Z2 U̇Z3
⇔ − − = −J˙ −φ̇A + Ė1 φ̇A φ̇A − φ̇B
Z1 Z2 Z3 − − = −J˙
Nút B: I˙3 − I˙4 − I˙5 − J˙ = 0 Z1 Z2 Z3
φ̇A − φ̇B φ̇B φ̇B + Ė5

U̇Z3

U̇Z4

U̇Z5
= J˙ − − = J˙
Z3 Z4 Z5 Z3 Z4 Z5

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 153 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp điện thế nút

Phương pháp điện thế nút


Ví dụ 5.6
Giải mạch dưới đây bằng phương pháp điện thế nút
ZC3
I˙1 R1 I˙3 I˙5 R5
◦ A B
Ė1 = 12 20 V;
I˙2
R1 = 5 Ω; ZL2 = j3 Ω;

>>
ZC3 = −j5 Ω; R5 = 8 Ω; Ė1 ZL2 J˙4

J˙4 = 1 −15◦ A.
C

Hệ phương trình điện thế nút


Hệ phương trình K1
−φ̇A + Ė1 φ̇A φ̇A − φ̇B
− − =0
I˙1 − I˙2 − I˙3 = 0 R1 ZL2 ZC3
I˙3 − I˙5 + J˙4 = 0 φ̇A − φ̇B φ̇B
− + J˙4 = 0
ZC3 R5
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 154 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp điện thế nút

Phương pháp điện thế nút

Hệ phương trình điện thế nút dạng ma trận


   
1 1 1 1   Ė1
+ + −  φ̇A
 R1 ZL2 Z C3 Z C3     R 1 
 
  = 
1 1 1  φ̇B 
J˙4

− +
Z C3 R5 ZC3
 
1 1 1 1    
 5 + j3 + −j5 − φ̇ 2,4 20 ◦
⇔ −j5   A  = 


 1 1 1 
φ̇B 1 −15 ◦
− +
−j5 8 −j5
Giải hệ bằng các phương pháp đại số
φ̇A = 8,0964 62,93◦ V
φ̇B = 2,8603 76,88◦ V

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 155 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp điện thế nút

Phương pháp điện thế nút

Xét mạch khuếch đại thuật Op-amp lý tưởng


toán op-amp Dòng vào lý tưởng bằng 0
R2 ⇒ I˙+ = 0; I˙− = 0

uout Hệ số khuếch đại lý tưởng bằng ∞

R1 ⇒ φ̇+ = φ̇−
uin C

+ I˙R1 − I˙R2 − I˙C = 0


U̇in U̇out U̇out
⇔ + + =0
R1 R2 ZC
1
Bài tập: R1
⇔ U̇out = − U̇in
Nhìn lời giải, nhận xét tính 1
+ jωC
chất của mạch. R2
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 156 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp tổng trở tương đương

Nội dung chương

5 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập điều hoà
Phương pháp dòng điện nhánh
Phương pháp dòng điện vòng
Phương pháp điện thế nút
Phương pháp tổng trở tương đương
Phương pháp xếp chồng
Công suất trong mạch xoay chiều điều hoà

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 157 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp tổng trở tương đương

Phương pháp tổng trở tương đương

Mạch nối tiếp: trở kháng tương đương bằng trở kháng tổng
Z1 Z2 Zn Ztđ
I˙ ... I˙


Ztđ = Z1 + Z2 + . . . + Zn

Mạch song song: dẫn nạp tương đương bằng dẫn napkj tổng
Z1

Z2 Ztđ
I˙ I˙

Ytđ = Y1 + G2 + . . . + Yn

...

1 1 1 1
Zn
⇔ = + + ... +
Ztđ Z1 Z2 Zn


Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 158 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp tổng trở tương đương

Phương pháp tổng trở tương đương

Công thức phân áp


Zk
Z1 Z2 Tổng quát U̇k = Pn · U̇

i=1 Zi
U̇1 U̇2 Trường hợp 2 phần tử (phổ biến)
U̇ Z1 Z2
U̇1 = · U̇ ; U̇2 = · U̇
Z1 + Z2 Z1 + Z2

Công thức chia dòng


Z1
I˙1 Yk
Tổng quát I˙k = Pn · I˙
I˙ i=1 Yi
I˙2 Z2 Trường hợp 2 phần tử (phổ biến)
Z2 Z1
I˙1 = ˙ I˙2 =
· I; · I˙
U̇ Z1 + Z2 Z1 + Z2
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 159 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp tổng trở tương đương

Phương pháp tổng trở tương đương


Biến đổi sao – tam giác

I˙a I˙a
a a

Za
Zab Zca ≡
Zb Zc

b c b c

I˙b Zbc I˙c I˙b I˙c


Za · Zb Zca · Zab
Zab = Za + Zb + Za =
Zc Zab + Zbc + Zca
Zb · Zc Zab · Zbc
Y → ∆ : Zbc = Zb + Zc + ∆ → Y : Zb =
Za Zab + Zbc + Zca
Zc · Za Zbc · Zca
Zca = Zc + Za + Zc =
Zb Zab + Zbc + Zca
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 160 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp xếp chồng

Nội dung chương

5 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập điều hoà
Phương pháp dòng điện nhánh
Phương pháp dòng điện vòng
Phương pháp điện thế nút
Phương pháp tổng trở tương đương
Phương pháp xếp chồng
Công suất trong mạch xoay chiều điều hoà

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 161 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp xếp chồng

Phương pháp xếp chồng

Ví dụ 5.7: Tính dòng I˙3 bằng phương pháp xếp chồng


Z1 I˙3 Z3 Z5
A B

>>
Ė1 J˙2 Z4 Ė5

Cách giải

I˙3 = I˙31 + I˙32 + I˙35


I˙31 là dòng qua Z3 khi chỉ có nguồn Ė1 tác động, nguồn J˙2 và Ė5 tắt
I˙32 là dòng qua Z3 khi chỉ có nguồn J˙2 tác động, nguồn Ė1 và Ė5 tắt
I˙35 là dòng qua Z3 khi chỉ có nguồn Ė5 tác động, nguồn J˙2 và Ė1 tắt
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 162 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp xếp chồng

Phương pháp xếp chồng

Ví dụ 5.7: Tính dòng I˙3 bằng phương pháp xếp chồng


Z1 I˙3 Z3 Z5
A B

>>
Ė1 J˙2 Z4 Ė5

Z1 I˙31 Z3 Z5
A B
Thành phần I˙31
Z4 · Z5
Ztđ = Z1 + Z3 +
Ė1 Z4 Z4 + Z5
Ė1
I˙31 =
C Ztđ

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 163 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp xếp chồng

Phương pháp xếp chồng

Ví dụ 5.7: Tính dòng I˙3 bằng phương pháp xếp chồng


Z1 I˙3 Z3 Z5
A B

>>
Ė1 J˙2 Z4 Ė5

Z1 I˙32 Z3 Z5
A B
Thành phần I˙32
Z4 · Z5
Z345 = Z3 +
>>

J˙2 Z4 Z4 + Z5
Z1
I˙32 = · J˙2
C Z1 + Z345

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 164 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Phương pháp xếp chồng

Phương pháp xếp chồng

Ví dụ 5.7: Tính dòng I˙3 bằng phương pháp xếp chồng


Z1 I˙3 Z3 Z5
A B

>>
Ė1 J˙2 Z4 Ė5

Z1 I˙32 Z3 Z5
A B
Thành phần I˙35
Z4 · (Z1 + Z3 )
Ztđ = Z5 +
Z4 Ė5 Z1 + Z3 + Z4
Ė5 Z4
I˙32 =− ·
C Ztđ Z1 + Z3 + Z4

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 165 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Công suất trong mạch xoay chiều điều hoà

Nội dung chương

5 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập điều hoà
Phương pháp dòng điện nhánh
Phương pháp dòng điện vòng
Phương pháp điện thế nút
Phương pháp tổng trở tương đương
Phương pháp xếp chồng
Công suất trong mạch xoay chiều điều hoà

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 166 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Công suất trong mạch xoay chiều điều hoà

Khái niệm công suất tức thời


uab (t)
a b
iab (t)

Công suất tiêu thụ tức thời: p(t) = uab (t) · iab (t)
Khi dòng và áp là các hàm điều hoà
uab (t) = U0 sin (ωt + φ)
iab (t) = I0 sin (ωt + θ)
⇒ p(t) = U0 I0 sin (ωt + φ) sin (ωt + θ)
U0 I0
= [cos (φ − θ) − cos (2ωt + φ + θ)]
2
U0 I0 U0 I 0
= cos (φ − θ) − cos (2ωt + φ + θ)
| 2 {z } | 2 {z }
Thành phần không đổi Thành phần biến thiên

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 167 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Công suất trong mạch xoay chiều điều hoà

Khái niệm công suất trung bình


Công suất trung bình P là giá trị trung bình của công suất tức thời p(t)
1 T
Z
P = p(t) · dt
T 0
 
Z T
1  U0 I0 U0 I0 
=  cos (φ − θ) − cos (2ωt + φ + θ)
 dt
T 0 
| 2 {z } | 2 {z }
Thành phần không đổi Thành phần biến thiên

U0 I0
= cos (φ − θ)
2
U0 I0
= √ · √ · cos (φ − θ)
2 2
⇒ Công suất trung bình trên điện trở bằng tích của giá trị hiệu dụng của
dòng và áp (luôn ≥ 0)
⇒ Công suất trung bình trên cuộn dây và tụ điện = 0
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 168 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Công suất trong mạch xoay chiều điều hoà

Khái niệm công suất trung bình


Tính công suất trung bình từ ảnh phức của dòng và áp
U0
uab (t) = U0 sin (ωt + φ) → U̇ = √ φ
2
I0 I0
iab (t) = I0 sin (ωt + θ) → I˙ = √ θ → I˙∗ = √ −θ
2 2
U0 I0
⇒ U̇ · I˙∗ = φ−θ
2
U0 I0
= (cos (φ − θ) − j sin (φ − θ))
2
U0 I0 U0 I0
= √ · √ cos (φ − θ) − j · √ · √ sin (φ − θ)
2 2 2 2
 
⇒ P = Re U̇ · I˙∗ (W) → còn gọi là công suất thực (hoặc CS tác dụng)

x∗ : số phức liên hợp của x

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 169 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Công suất trong mạch xoay chiều điều hoà

Mở rộng khái niệm công suất


Cách nhìn trên miền ảnh phức cho phép ta mở rộng khái niệm công suất

Công suất biểu kiến S

Là công suất “nhìn thấy” khi nhân giá trị hiệu dụng của dòng và áp
U0 I0
S = √ · √ (VA)
2 2
 
⇒ S là module của U̇ · I˙∗ ; đơn vị là volt-ampere (KHÔNG phải watt)

Công suất phản kháng Q

Công suất thực P luôn nhỏ hơn công suất biểu kiến S
 
⇒ Còn một thành phần nữa là phần ảo của tích U̇ · I˙∗
 
⇒ Q = Im U̇ · I˙∗ (VAR) (volt-ampere-reactive)

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 170 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Công suất trong mạch xoay chiều điều hoà

Mở rộng khái niệm công suất

Công suất phức


 
Ṡ = U̇ · I˙∗
⇒ Chứa phần thực là công suất tác dụng và phần ảo là công suất
phản kháng Ṡ = P + j · Q; đơn vị là VA
⇒ Công suất p
biểu kiến là module của công suất phức
S = |Ṡ| = P 2 + Q2

Hệ số công suất
Là tỷ lệ giữa công suất thực và công suất biểu kiến
P
pf = = cos (φ − θ)
S
Thường gọi tắt là hệ số cos φ

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 171 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Công suất trong mạch xoay chiều điều hoà

Tổng hợp các khái niệm công suất

Trường hợp tải thuần trở: dòng và áp cùng pha


φ = θ → Hệ số công suất cos (φ − θ) = 1
Công suất tức thời
Công suất tác dụng
Công suất phản kháng
Công suất biểu kiến

ωt
π 2π

Dòng điện
Điện áp

π 2π

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 172 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Công suất trong mạch xoay chiều điều hoà

Tổng hợp các khái niệm công suất

Trường hợp tải thuần cảm: dòng trễ pha 90◦ so với áp
φ − θ = 90◦ → Hệ số công suất cos (φ − θ) = 0
Công suất tức thời
Công suất tác dụng
Công suất phản kháng
ωt Công suất biểu kiến
π 2π

Dòng điện
Điện áp

π 2π

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 173 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Công suất trong mạch xoay chiều điều hoà

Tổng hợp các khái niệm công suất

Trường hợp tải thuần dung: áp trễ pha 90◦ so với dòng
φ − θ = −90◦ → Hệ số công suất cos (φ − θ) = 0
Công suất tức thời
Công suất tác dụng
Công suất phản kháng
ωt Công suất biểu kiến
π 2π

Dòng điện
Điện áp

π 2π

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 174 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Công suất trong mạch xoay chiều điều hoà

Tổng hợp các khái niệm công suất

Trường hợp tải có tính cảm kháng: dòng trễ pha so với áp
φ > θ → Hệ số công suất cos (φ − θ) < 1
Công suất tức thời
Công suất tác dụng
Công suất phản kháng
Công suất biểu kiến

ωt
π 2π

Dòng điện
Điện áp

π 2π

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 175 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà Công suất trong mạch xoay chiều điều hoà

Tổng hợp các khái niệm công suất

Trường hợp tải có tính dung kháng: áp trễ pha so với dòng
φ < θ → Hệ số công suất cos (φ − θ) < 1
Công suất tức thời
Công suất tác dụng
Công suất phản kháng
Công suất biểu kiến
ωt
π 2π

Dòng điện
Điện áp

π 2π

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 176 / 228
Các phương pháp giải mạch xác lập điều hoà

Bài tập

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 177 / 228
Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa

Nội dung môn học


1 Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff
2 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn một chiều
3 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập một chiều
4 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn điều hòa
5 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập điều hoà
6 Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa
7 Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm
8 Mạng hai cửa
9 Mạch có nhiều tần số và nguồn chu kỳ không điều hoà
10 Mạch điện ba pha
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 178 / 228
Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa

Nội dung chương

6 Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa


Phương pháp biến đổi nguồn tương đương
Định lý Thévenin–Norton cho mô hình mạng một cửa
Bài toán hoà hợp tải

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 179 / 228
Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa Phương pháp biến đổi nguồn tương đương

Nội dung chương

6 Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa


Phương pháp biến đổi nguồn tương đương
Định lý Thévenin–Norton cho mô hình mạng một cửa
Bài toán hoà hợp tải

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 180 / 228
Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa Phương pháp biến đổi nguồn tương đương

Mô hình nguồn áp và nguồn dòng thực tế

Nguồn áp một chiều lý tưởng Nguồn áp một chiều thực tế


I R
a I
a

E U E U

b b

U =E U =E−R·I

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 181 / 228
Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa Phương pháp biến đổi nguồn tương đương

Mô hình nguồn áp và nguồn dòng thực tế

Nguồn áp điều hoà lý tưởng Nguồn áp điều hoà thực tế


I˙ Z
a I˙
a

Ė U̇ Ė U̇

b b

U̇ = Ė U̇ = Ė − Z · I˙

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 182 / 228
Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa Phương pháp biến đổi nguồn tương đương

Mô hình nguồn áp và nguồn dòng thực tế

Nguồn dòng một chiều lý tưởng Nguồn dòng một chiều thực tế
I
I a
a

>>
J R U
>>

J U

b
b
U
I=J I=J− ⇔U =R·J −R·I
R

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 183 / 228
Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa Phương pháp biến đổi nguồn tương đương

Mô hình nguồn áp và nguồn dòng thực tế

Nguồn dòng điều hoà thực tế


Nguồn dòng điều hoà lý tưởng

I˙ a
a

>>
J˙ Z U̇
>>

J˙ U̇

b
b

I˙ = J˙ I˙ = J˙ − ⇔ U̇ = Z · J˙ − Z · I˙
Z

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 184 / 228
Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa Phương pháp biến đổi nguồn tương đương

Biến đổi nguồn tương đương

Nguồn áp một chiều thực tế Nguồn dòng một chiều thực tế


R I
I a
a

>>
E U J R U

b b

U =E−R·I U =R·J −R·I

E
⇒ Nếu E = R · J ⇔ J = thì hai mô hình tương đương nhau
R

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 185 / 228
Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa Phương pháp biến đổi nguồn tương đương

Biến đổi nguồn tương đương


Nguồn áp điều hoà thực tế Nguồn dòng điều hoà thực tế
Z I˙
I˙ a
a

>>
Ė U̇ J˙ Z U̇

b b

U̇ = Ė − Z · I˙ U̇ = Z · J˙ − Z · I˙


⇒ Nếu Ė = Z · J˙ ⇔ J˙ = thì hai mô hình tương đương nhau
Z
⇒ Phương pháp biến đổi nguồn tương đương
Nếu trong mạch có mô hình nguồn áp và/hoặc nguồn dòng thực tế thì
có thể biến đổi nguồn tương đương để đơn giản hoá cấu trúc mạch.
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 186 / 228
Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa Phương pháp biến đổi nguồn tương đương

Biến đổi nguồn tương đương

Một số chú ý
Công thức biến đổi nguồn của mạch một chiều và mạch điều hoà
trên miền phức có dạng tương đương ⇒ trong bài giảng có thể chỉ
đề cập một dạng
Có thể áp dụng biến đổi nguồn cho nguồn phụ thuộc, với điều kiện
E Ė
thoả mãn E = R · J ⇔ J = hoặc Ė = Z · J˙ ⇔ J˙ =
R Z
Z
I˙ I˙
a a

Ė U̇ ⇐⇒ J˙ >> Z U̇

b b

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 187 / 228
Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa Phương pháp biến đổi nguồn tương đương

Biến đổi nguồn tương đương

Một số chú ý
Biến đổi nguồn tương đương làm thay đổi cấu trúc mạch
⇒ không biến đổi phần tử chứa dòng và áp cần tìm
Chiều của nguồn dòng, nguồn áp, các dòng và áp tương đương

Ví dụ 6.1: Tính I1 bằng phương pháp biến đổi nguồn


60 V
10 Ω

I1

>>
>>

4A 20 Ω 30 Ω 0, 4 · I1

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 188 / 228
Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa Định lý Thévenin–Norton cho mô hình mạng một cửa

Nội dung chương

6 Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa


Phương pháp biến đổi nguồn tương đương
Định lý Thévenin–Norton cho mô hình mạng một cửa
Bài toán hoà hợp tải

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 189 / 228
Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa Định lý Thévenin–Norton cho mô hình mạng một cửa

Định lý Thévenin–Norton cho mô hình mạng một cửa


R RTh
I I I
a a a

Mạch
tuyến tính

>>
E U ⇐⇒ ETh U ⇐⇒ JN RN U
có nguồn
một chiều

b b b

Z ZTh
I˙ I˙ I˙
a a a

Mạch
tuyến tính

>>
Ė U̇ ⇐⇒ ĖTh U̇ ⇐⇒ J˙N ZN U̇
có nguồn
điều hoà

b b b

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 190 / 228
Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa Định lý Thévenin–Norton cho mô hình mạng một cửa

Xác định các tham số Thévenin–Norton


R RTh
I I I
a a a

Mạch
tuyến tính

>>
E U ⇐⇒ ETh U ⇐⇒ JN RN U
có nguồn
một chiều

b b b

Nguồn áp tương đương bằng điện áp hở mạch ETh = Uhở mạch


Nguồn dòng tương đương bằng dòng điện ngắn mạch JN = Ingắn mạch
Điện trở RTh = RN có thể xác định bằng 2 cách:
ETh Ehở mạch
1. RTh = RN = =
IN Ingắn mạch
2. RTh = RN = Rtđ khi triệt tiêu các nguồn độc lập trong mạch
Hoàn toàn tương tự với mạch điều hoà
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 191 / 228
Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa Định lý Thévenin–Norton cho mô hình mạng một cửa

Xác định các tham số Thévenin–Norton

Ví dụ 6.2
Xác định mô hình mạng một cửa tương đương Thévenin trên 2
nút A và B
Xác định mô hình mạng một cửa tương đương Norton trên 2 nút
A và B
Dùng định lý Thévenin–Norton tính I3

A B

I1 R1 I3 R3 I5 R5
E1 = 15 V; R1 = 5 Ω;
I2
R2 = 8 Ω; R3 = 6 Ω;
>>

E1 R2 J4 J4 = 1 A; R5 = 10 Ω.
I4
C

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 192 / 228
Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa Bài toán hoà hợp tải

Nội dung chương

6 Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa


Phương pháp biến đổi nguồn tương đương
Định lý Thévenin–Norton cho mô hình mạng một cửa
Bài toán hoà hợp tải

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 193 / 228
Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa Bài toán hoà hợp tải

Bài toán hoà hợp tải

Phát biểu bài toán


Xác định giá trị của tải để công suất thu được từ mạch nguồn là
lớn nhất
R R

Mạch Mạch
tuyến tính Pmax tuyến tính Pmax
E =⇒ Rtải E =⇒ Ztải
có nguồn có nguồn
một chiều điều hoà

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 194 / 228
Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa Bài toán hoà hợp tải

Bài toán hoà hợp tải

Cách giải: Dùng định lý Thévenin–Norton


R RTh
I

Mạch
tuyến tính Pmax
E =⇒ Rtải ⇐⇒ ETh U Rtải
có nguồn
một chiều

2
Rtải · ETh 2
ETh
ETh
I= ⇔ P = Rtải · I 2 = ≤
RTh + Rtải (RTh + Rtải )2 4RTh
P lớn nhất khi dấu “=” xảy ra với Rtải = RTh
Chứng minh với mô hình mạng một cửa Norton?

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 195 / 228
Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa Bài toán hoà hợp tải

Bài toán hoà hợp tải

Cách giải: Dùng định lý Thévenin–Norton


R ZTh

Mạch
tuyến tính Pmax
E =⇒ Ztải ⇐⇒ ĖTh U̇ Ztải
có nguồn
điều hoà

ĖTh
I˙ = ˙2
⇔ P = Re(Ztải ) · |I|
ZTh + Ztải
Re(Ztải ) · |ĖTh |2 |ĖTh |2
= ≤
(Re(ZTh ) + Re(Ztải ))2 + (Im(ZTh ) + Im(Ztải ))2 4 Re(ZTh )
P lớn nhất khi dấu “=” xảy ra với Ztải = ZTh

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 196 / 228
Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa Bài toán hoà hợp tải

Bài toán hoà hợp tải

Ví dụ 6.3
Tính tải hoà hợp cần lắp vào hai nút A và B để đạt công suất
truyền cực đại
A B
ZC3
Ė1 = 12 20◦ V; I˙1 R1 I˙3 I˙5 R5

R1 = 5 Ω; ZL2 = j3 Ω; I˙2
ZC3 = −j5 Ω; R5 = 8 Ω;

>>
Ė1 ZL2 J˙4
J˙4 = 1 −15◦ A.
C

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 197 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm

Nội dung môn học


1 Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff
2 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn một chiều
3 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập một chiều
4 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn điều hòa
5 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập điều hoà
6 Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa
7 Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm
8 Mạng hai cửa
9 Mạch có nhiều tần số và nguồn chu kỳ không điều hoà
10 Mạch điện ba pha
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 198 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm

Nội dung chương

7 Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm


Hiện tượng hỗ cảm
Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm
Công suất hỗ cảm
Mạng một cửa có chứa hỗ cảm

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 199 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Hiện tượng hỗ cảm

Nội dung chương

7 Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm


Hiện tượng hỗ cảm
Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm
Công suất hỗ cảm
Mạng một cửa có chứa hỗ cảm

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 200 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Hiện tượng hỗ cảm

Hỗ cảm giữa hai cuộn dây

Hỗ cảm trên miền thời gian Ảnh phức của hỗ cảm

u1 (t) U̇1
a b a b
i1 (t) L1 (H) I˙1 ZL1 (Ω)

c M (H) c ZL ZM (Ω)
L2 (Ω
(H 2
)
i2 (t) ) I˙2
u2 (t) U̇2
d d

di1 (t) di2 (t) U̇1 = jωL1 · I˙1 ± jωM · I˙2


u1 (t) = L1 · ±M ·
dt dt = ZL1 · I˙1 ± ZM · I˙2
di2 (t) di1 (t) U̇2 = jωL2 · I˙2 ± jωM · I˙1
u2 (t) = L2 · ±M ·
dt dt = ZL2 · I˙2 ± ZM · I˙1

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 201 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Hiện tượng hỗ cảm

Dấu của sức điện động hỗ cảm

Quy tắc xác định dấu của thành phần hỗ cảm


Nếu chiều của 2 dòng điện cùng đi vào hoặc cùng đi ra khỏi dấu
chấm quy ước cực tính thì thành phần hỗ cảm M cùng dấu với
thành phần tự cảm L của cuộn dây đang xét
Nếu chiều của 1 dòng điện đi vào và 1 dòng điện đi ra khỏi dấu
chấm quy ước cực tính thì thành phần hỗ cảm M trái dấu với
thành phần tự cảm L của cuộn dây đang xét
U̇1
U̇1
a b a b
I˙1 ZL1 I˙1 ZL1
c ZM c I˙2
Cùng dấu ZL Trái dấu ZL
ZM
I˙2 2 2

U̇2
d U̇2 d

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 202 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Hiện tượng hỗ cảm

Mô hình hỗ cảm dùng nguồn áp phụ thuộc dòng

Hỗ cảm cùng dấu: Ví dụ 1

Mô hình tương đương


Hỗ cảm
U̇1
U̇1
a b
I˙1 ZL1 a b
I˙1 ZL1
c ZM ZM · I˙2
ZL
I˙2 2

U̇2
U̇2 c
d

U̇1 = ZL1 · I˙1 + ZM · I˙2 ZM


· I˙1 I˙2 ZL
U̇2 = ZL2 · I˙2 + ZM · I˙1 2
d

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 203 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Hiện tượng hỗ cảm

Mô hình hỗ cảm dùng nguồn áp phụ thuộc dòng

Hỗ cảm cùng dấu: Ví dụ 2

Hỗ cảm Mô hình tương đương


U̇1 U̇1

a b
I˙1 ZL1 a b
I˙1 ZL1
c I˙2 ZM ZM · I˙2
ZL
2

U̇2
c
U̇2 d
I˙2
ZM
U̇1 = ZL1 · I˙1 + ZM · I˙2 · I˙1
ZL d
U̇2 = ZL2 · I˙2 + ZM · I˙1 2

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 204 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Hiện tượng hỗ cảm

Mô hình hỗ cảm dùng nguồn áp phụ thuộc dòng

Hỗ cảm trái dấu: Ví dụ 1

Hỗ cảm
Mô hình tương đương
U̇1
U̇1
a b a b
I˙1 ZL1 I˙1 ZL1
ZM · I˙2
c I˙2 ZM
ZL
2
U̇2
c
U̇2 d
ZM
· I˙1 I˙2
U̇1 = ZL1 · I˙1 − ZM · I˙2 ZL
2
d
U̇2 = ZL2 · I˙2 − ZM · I˙1

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 205 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Hiện tượng hỗ cảm

Mô hình hỗ cảm dùng nguồn áp phụ thuộc dòng

Hỗ cảm trái dấu: Ví dụ 2

Mô hình tương đương


Hỗ cảm
U̇1
U̇1
a b
I˙1 ZL1 a b
ZM I˙1 ZL1
c ZM · I˙2
ZL
I˙2 2

U̇2
U̇2 c
d

U̇1 = ZL1 · I˙1 − ZM · I˙2 ZM


· I˙1 I˙2
U̇2 = ZL2 · I˙2 − ZM · I˙1 ZL d
2

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 206 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm

Nội dung chương

7 Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm


Hiện tượng hỗ cảm
Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm
Công suất hỗ cảm
Mạng một cửa có chứa hỗ cảm

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 207 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm

Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm

Các bước giải mạch có hỗ cảm


1. Xác định dấu của hỗ cảm
2. Chuyển mạch có hỗ cảm thành mô hình tương đương
3. Giải mạch bằng các phương pháp đã biết

Một số chú ý
" Do mạch hỗ cảm có tính chất tương đương các nguồn áp phụ
thuộc dòng nên một số phương pháp sẽ bị ảnh hưởng
Tổng trở tương đương: không tính trực tiếp được
Công thức phân áp và phân dòng: không dùng trực tiếp được
Phương pháp điện thế nút không thuận tiện cho nhánh có hỗ cảm

Dòng điện nhánh và dòng điện vòng có thể dùng bình thường
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 208 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm

Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm

Ví dụ 7.1
Cho mạch điện máy biến áp. Tính dòng và áp trên các cuộn dây.
Z1 I˙1 I˙2
Ė1 = 12 0◦ V;
ZM
Z1 = 5 + j3 (Ω);
ZL1 = j8 (Ω);
ZL2 = j6 (Ω); Ė1 ZL1 ZL2 Z2
ZM = j6 (Ω);
Z2 = 5 − j2 (Ω)

Xác định dấu hỗ cảm: sức điện động hỗ cảm (thành phần M )
ngược dấu sức điện động tự cảm (thành phần L)

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 209 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm

Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm

Ví dụ 7.1
Chuyển sang mô hình tương đương CCVS
Z1 I˙1 I˙2
Ė1 = 12 0◦ V;
Z1 = 5 + j3 (Ω);
ZL1 ZL2
ZL1 = j8 (Ω);
ZL2 = j6 (Ω); Ė1 Z2
ZM = j6 (Ω);
Z2 = 5 − j2 (Ω) ZM · I˙2 ZM · I˙1

Số nhánh: 2
Số nút bậc cao: 0
⇒ Số vòng: 2
Mạch này có số nhánh bằng số vòng
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 210 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm

Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm

Ví dụ 7.1
Z1 I˙1 I˙2
Ė1 = 12 0◦ V;
Z1 = 5 + j3 (Ω);
ZL1 ZL2
ZL1 = j8 (Ω);
ZL2 = j6 (Ω); Ė1 Z2
ZM = j6 (Ω);
Z2 = 5 − j2 (Ω) ZM · I˙2 ZM · I˙1

Hệ phương trình dòng vòng (nhánh) Thay số


(Z1 + ZL1 ) I˙1 − ZM I˙2 = Ė1 (5 + j11) I˙1 −j6I˙2 = 12 0◦
−ZM I˙1 + (Z2 + ZL ) I˙2 = 0
2
−j6I˙1 + (5 + j4) I˙2 = 0

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 211 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm

Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm

Ví dụ 7.1
Z1 I˙1 I˙2
Ė1 = 12 0◦ V;
Z1 = 5 + j3 (Ω);
ZL1 ZL2
ZL1 = j8 (Ω);
ZL2 = j6 (Ω); Ė1 Z2
ZM = j6 (Ω);
Z2 = 5 − j2 (Ω) ZM · I˙2 ZM · I˙1

Các dòng điện Điện áp trên các cuộn dây


I˙1 = 0,9992 −38,57◦ (A) U̇L1 = ZL1 I˙1 − ZM I˙2 = 6,2728 7,06◦ (V)
I˙2 = 0,9363 12,77◦ (A) U̇L = ZL I˙2 − ZM I˙1 = 5,0419 170,97◦ (V)
2 2

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 212 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm

Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm

Ví dụ 7.2
Z1 I˙1 ZL1 I˙3
Ė1 = 12 0◦ V;
Z1 = 5 + j3 (Ω); I˙2
ZL1 = j8 (Ω); ZM
ZL2 = j6 (Ω); Ė1 ZL2 Z3
ZM = j6 (Ω);
Z3 = 5 − j2 (Ω)

Xác định dấu hỗ cảm: sức điện động hỗ cảm (thành phần M ) cùng
dấu sức điện động tự cảm (thành phần L)

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 213 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm

Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm

Ví dụ 7.2
Chuyển sang mô hình tương đương CCVS
Z1 I˙1 ZL1 I˙3
Ė1 = 12 0◦ V;
Z1 = 5 + j3 (Ω);
ZM · I˙2 ZL2
ZL1 = j8 (Ω);
ZL2 = j6 (Ω); Ė1 I˙2 Z3
ZM = j6 (Ω);
ZM · I˙1
Z3 = 5 − j2 (Ω)

Hệ phương trình dòng vòng


(Z1 + ZL1 + ZL2 + 2ZM )I˙V 1 − (ZL2 + ZM )I˙V 2 = Ė1
−(ZL + ZM )I˙V 1 + (Z3 + ZL )I˙V 2 = 0
2 2

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 214 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm

Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm

Ví dụ 7.2
Chuyển sang mô hình tương đương CCVS
Z1 I˙1 ZL1 I˙3
Ė1 = 12 0◦ V;
Z1 = 5 + j3 (Ω);
ZM · I˙2 ZL2
ZL1 = j8 (Ω);
ZL2 = j6 (Ω); Ė1 I˙2 Z3
ZM = j6 (Ω);
ZM · I˙1
Z3 = 5 − j2 (Ω)

Thay số ⇒ Các dòng điện vòng


(5 + j29) I˙V 1 − j12I˙V 2 = 12 0◦ I˙V 1 = 0,4434 −33,53◦ (A)
−j12I˙V 1 + (5 + j4) I˙V 2 = 0 I˙V 2 = 0,8309 17,81◦ (A)
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 215 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Công suất hỗ cảm

Nội dung chương

7 Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm


Hiện tượng hỗ cảm
Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm
Công suất hỗ cảm
Mạng một cửa có chứa hỗ cảm

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 216 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Công suất hỗ cảm

Công suất hỗ cảm

Quay lại Ví dụ 7.1


Z1 I˙1 I˙2
I˙1 = 0,9992 −38,57◦ (A) ZM
I˙2 = 0,9363 12,77◦ (A)
U̇L1 = 6,2728 7,06◦ (V) Ė1 ZL1 ZL2 Z2

U̇L2 = 5,0419 170,97◦ (V)

Nhận xét: Dòng điện và điện áp trên các cuộn dây không vuông pha

⇒ Tồn tại công suất “tiêu thụ” trên các cuộn dây hỗ cảm
 
˙ ˙
PL1 = |U̇1 | · |I1 | · cos U̇1 − I1 = 4,3828 (W)
 
PL2 = |U̇2 | · |I˙2 | · cos U̇2 − I˙2 = −4,3828 (W)

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 217 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Công suất hỗ cảm

Công suất hỗ cảm

Quay lại Ví dụ 7.1


Z1 I˙1 I˙2
ZM
PL1 = 4,3828 (W)
PL2 = −4,3828 (W) Ė1 ZL1 ZL2 Z2
PZ2 = −PL2

⇒ Nhận xét
Tổng công suất tiêu thụ trên 2 cuộn dây PL1 + PL2 = 0
Bản chất công suất hỗ cảm là sự truyền năng lượng dưới dạng từ
trường giữa các cuộn dây ở các vị trí khác nhau trong mạch điện
Cuộn có P > 0 là cuộn sơ cấp; cuộn có P < 0 là cuộn thứ cấp
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 218 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Mạng một cửa có chứa hỗ cảm

Nội dung chương

7 Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm


Hiện tượng hỗ cảm
Các phương pháp giải mạch có hỗ cảm
Công suất hỗ cảm
Mạng một cửa có chứa hỗ cảm

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 219 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Mạng một cửa có chứa hỗ cảm

Mạng một cửa có chứa hỗ cảm

Mạch tuyến tính có hỗ cảm vẫn là mạch tuyến tính ⇒ các định lý
Thévenin–Norton vẫn đúng
Các nhánh chứa hỗ cảm được chuyển thành sơ đồ tương đương
chứa nguồn phụ thuộc
⇒ Khi tính tổng trở tương đương cần tính “gián tiếp” bằng 1 trong 2
cách (ra cùng kết quả):
U̇hở ĖTh
1. Ztđ = =
I˙ngắn J˙N
2. Lắp thêm nguồn trên cửa (hoặc tính hàm truyền của áp và dòng

trên cửa): Ztđ = cửa
I˙cửa

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 220 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Mạng một cửa có chứa hỗ cảm

Mạng một cửa có chứa hỗ cảm

Ví dụ 7.3
Tìm Z2 để đạt hoà hợp tải trên cửa AB

I˙1 ZL1 ZM ZL2 I˙2


A

Ė1 Z3 Z2

I˙3
B

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 221 / 228
Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm Mạng một cửa có chứa hỗ cảm

Mạng một cửa có chứa hỗ cảm

⇒ Mô hình tương đương dùng nguồn phụ thuộc


ZM · I˙2 ZM · I˙1
I˙1 ZL1 I˙2 ZL2
A

Ė1 Z3

I˙3
B
Tính U̇hở
Tính I˙ ngắn
U̇hở
Tính Ztđ = ⇒ Hoà hợp tải khi Z2 = Ztđ


ngắn

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 222 / 228
Mạng hai cửa

Nội dung môn học


1 Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff
2 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn một chiều
3 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập một chiều
4 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn điều hòa
5 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập điều hoà
6 Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa
7 Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm
8 Mạng hai cửa
9 Mạch có nhiều tần số và nguồn chu kỳ không điều hoà
10 Mạch điện ba pha
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 223 / 228
Mạng hai cửa

Nội dung chương

8 Mạng hai cửa

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 224 / 228
Mạch có nhiều tần số và nguồn chu kỳ không điều hoà

Nội dung môn học


1 Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff
2 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn một chiều
3 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập một chiều
4 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn điều hòa
5 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập điều hoà
6 Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa
7 Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm
8 Mạng hai cửa
9 Mạch có nhiều tần số và nguồn chu kỳ không điều hoà
10 Mạch điện ba pha
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 225 / 228
Mạch có nhiều tần số và nguồn chu kỳ không điều hoà

Nội dung chương

9 Mạch có nhiều tần số và nguồn chu kỳ không điều hoà

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 226 / 228
Mạch điện ba pha

Nội dung môn học


1 Khái niệm về mô hình mạch Kirchhoff
2 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn một chiều
3 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập một chiều
4 Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập với nguồn điều hòa
5 Các phương pháp giải mạch tuyến tính ở chế độ xác lập điều hoà
6 Định lý Thévenin–Norton và mạng một cửa
7 Hỗ cảm và phương pháp giải mạch có hỗ cảm
8 Mạng hai cửa
9 Mạch có nhiều tần số và nguồn chu kỳ không điều hoà
10 Mạch điện ba pha
Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 227 / 228
Mạch điện ba pha

Nội dung chương

10 Mạch điện ba pha

Nguyễn Bảo Huy (HUST) Mạch tuyến tính xác lập | EE2021 Hà Nội, 2022 228 / 228

You might also like