Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG

CÁC TUYẾN Ở DA

BS Nguyễn Thị Hồng Chuyên

Bộ môn Da liễu – ĐH Y dược TP.HCM

1
Mục tiêu học tập

1. Nắm được cấu tạo và chức năng của tuyến mồ hôi

2. Phân biệt được những điểm khác nhau giữa các loại tuyến mồ hôi

3. Nắm được cấu tạo và chức năng của tuyến bã

4. Kể được một số rối loạn thường gặp liên quan đến hoạt động của
các tuyến ở da.

2
Nội dung
1. Giới thiệu về cấu trúc của da

2. Giới thiệu về cấu trúc của đơn vị nang lông-tuyến bã và tuyến mồ hôi

3. Cấu trúc và chức năng của tuyến mồ hôi

4. Các rối loạn liên quan thường gặp liên quan đến tuyến mồ hôi

5. Cấu trúc và chức năng của tuyến bã

6. Các rối loạn liên quan thường gặp liên quan đến tuyến bã

3
CẤU TẠO CỦA DA

4
CẤU TẠO NANG LÔNG-TUYẾN BÃ VÀ TUYẾN MỒ HÔI

• Eccrine
• Apocrine
• Apoeccrine

(Sebaceous gland)

5
Tuyến mồ hôi
• Con người có từ 2-4 triệu tuyến mồ hôi phân bố khắp cơ thể, với tổng khối lượng tương đương 1 quả

thận (100gram).

• Hàng ngày tuyến mồ hôi ở 1 người bình thường và khoẻ mạnh có thể tiết ra đến 10 lít mồ hôi để đáp

ứng với tình trạng hoạt động thể lực.

• Ngoài việc bài tiết nước và điện giải, tuyến mồ hôi còn bài tiết cả các kim loại nặng, thuốc, hợp chất

hữu cơ và các đại phân tử (macromolecules).

• Hoạt động của tuyến mồ hôi giúp duy trì thân nhiệt, ngăn ngừa sự tăng thân nhiệt trong quá trình vận

động thể lực, stress do nhiệt. Suy yếu quá trình này dẫn đến kiệt sức do nhiệt, đột quị do nhiệt, tăng

thân nhiệt và tử vong.

• Tăng tiết mồ hôi khu trú hoặc toàn thể gây vấn đề trong hoạt động xã hội và nghề nghiệp.
6
ĐẶC ĐIỂM CỦA TUYẾN MỒ HÔI
ECCRINE APOCRINE APOECCRINE*
Toàn bộ cơ thể, nhiều nhất là lòng
Nách, sinh dục, quanh rốn, núm vú
VỊ TRÍ bàn tay và lòng bàn chân (1.5-4 Nách
và quầng vú
triệu ống tuyến)
• Ống tuyến dài, thon mỏng đổ
ra bề mặt da Ống dẫn ngắn, dày, đổ vào phần
HÌNH DẠNG Giống Eccrine gland duct
• Vùng chế tiết cuộn lại với lòng trên của ống nang lông
ống hẹp.
Những tế bào chế tiết sáng màu,
LOẠI TẾ BÀO Vùng chế tiết với những đoạn dãn
những tế bào tối màu và những tế Tế bào biểu bì và tế bào biểu mô cơ
Ở VÙNG CHẾ TIẾT rộng và những đoạn không dãn
bào biểu mô cơ

CHẤT DẪN TRUYỀN Không rõ/hoặc có thể liên quan đến


Sợi TK giao cảm/acetylcholine Sợi giao cảm/acetylcholine
TÍN HIỆU CHÍNH đồng vận beta adrenergic receptor

• Xuất hiện ngay lúc sinh ra.


• Có thể không xuất hiện trước
• Xuất hiện ngay lúc sinh ra. • To ra và thực hiện chức năng khi
khi dậy thì
PHÁT TRIỂN • Không liên hệ với nang lông – dậy thì do tác dụng của nội tiết
• Không liên hệ đến đơn vị nang
tuyến bã androgen.
lông tuyến bã
• Liên quan đến nang lông
Không rõ/Cảm xúc, giao tiếp khướu
CHỨC NĂNG Điều hoà nhiệt độ Không rõ/có thể điều nhiệt
giác?
* Được tìm thấy ở vài nghiên cứu trên da vùng nách bình thường 7
8
ECCRINE SWEAT GLAND

• Mồ hôi là dịch điện giải vô trùng chủ yếu chứa muối NaCl (sodium chloride), K (potassium)

và bicarbonate.

• Một số thành phần khác gồm có: antimicrobial peptides (e.g. dermcidin), proteolytic

enzymes, glucose, pyruvate, lactate, urea, ammonia, calcium, amino acids, epidermal

growth factor, cytokines and immunoglobulins. Một số hợp chất hữu cơ và kim loại nặng

cũng bài tiết qua mồ hôi.

• Chất lượng và số lượng của bài tiết mồ hôi rất thay đổi tuỳ theo yếu tố cảm xúc và kích

thích từ môi trường.

9
Kích thước của tuyến mồ hôi

10
Các rối loạn thường gặp liên quan đến Eccrine sweat glands

11
Các rối loạn thường gặp liên quan đến Eccrine sweat glands
• Tăng tiết mồ hôi nguyên phát (Primary Hyperhidrosis):

• Ảnh hưởng đến gần 6 triệu người trẻ tuổi trên toàn thế giới.

• Ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động hàng ngày và giảm giao tiếp xã hội.

• Do tăng hoạt động của tuyến đáp ứng với kích thích nhiệt hoặc thần kinh.

• Tăng tiết mồ hôi do yếu tố thần kinh hay gặp ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và nách.

• Không liên quan bất thường cấu trúc tuyến cũng như các bệnh lí tiềm ẩn đi kèm.

• Giảm tiết mồ hôi (Hypohydrosis): có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải (xơ cứng bì, thuốc kháng

cholinergic)

• Những rối loạn do tiết mồ hôi thường xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm rối loạn trung tâm điều

nhiệt tại não, thay đổi tại hạch giao cảm tuỷ sống, hoặc rối loạn tại synapse trên tuyến mồ hôi.

12
APOCRINE SWEAT GLANDS

• Chất tiết bình thường chứa rất ít dầu

• pH 5.0-6.5

• Không mùi và không màu

• Vô trùng

13
Các rối loạn thường gặp liên quan đến apocrine sweat glands

1. Mùi khó chịu (bromhidrosis):

• Thường gặp ở những bệnh nhân sau tuổi dậy thì.

• Mùa nóng ấm bệnh thường nặng hơn nhiều. Tình

trạng vệ sinh kém là yếu tố thuận lợi.

• Tiền sử gia đình có liên quan ở 1 số trường hợp.

• Mô bệnh học: tăng số lượng và hoạt động của tuyến.

14
Câu hỏi

15
Do vi khuẩn bề mặt phân huỷ gây thoái biến các sản phẩm bài tiết, đặc biệt vùng

nách và vùng sinh dục có nhiều vi khuẩn Gram dương (Corynebacterium).

16
Các rối loạn thường gặp liên quan đến
apocrine sweat glands

2. Chất tiết có màu (chromhidrosis):

• Là 1 tình trạng hiếm gặp, mạn tính đặc trưng bởi mồ hôi có màu.

• Vùng nách và mặt là những vùng thường gặp nhất. Thường sau
khi vận động mạnh hoặc xúc cảm.

• Nguyên nhân: do có lipofuscin trong chất tiết. Nguyên nhân của


việc xuất hiện chất này ở 1 số người hiện chưa rõ.

• Màu sắc: vàng, xanh lá, nâu hoặc đen.

• Điều trị dứt điểm và hiệu quả hiện chưa có.

17
Các rối loạn thường gặp liên quan đến
apocrine sweat glands
3. Tắc nghẽn: Apocrine miliaria (Fox-Fordyce disease)

• 90% là nữ

• Khởi phát sau tuổi dậy thì, từ 13 đến 35 tuổi.

• Nguyên nhân không rõ.

• Tiến triển mạn tính, rất ít ghi nhận có hiện tượng thoái lui, nếu cào

gãi nhiều có thể gây ra nhiễm trùng hoặc viêm nang lông.

18
TUYẾN BÃ NHỜN
• Holocrine: tế bào tiết bã tan rã và xuất tiết chất nhờn khi chúng di
chuyển vào lòng ống tuyến bã.

• Nhiều nhất là ở vùng mặt, da đầu, ngực trên và lưng trên

• Có 3 loại
• Vellus follicle
• Sebaceous follicle
• Terminal follicle

• Luôn đi kèm với nang lông, ngoại trừ:


• Mí mắt (Meibomian gland)
• Quầng vú phụ nữ (Montgomery tubercles)
• Da qui đầu (Tyson gland)
• Niêm mạc miệng và viền môi (Fordyce granule)

19
Chức năng của tuyến bã nhờn

• Chất bã nhờn bao gồm các axit béo tự do, sáp (wax), sterol esters, triglycerides và squalene.

• Chất nhờn giúp da và lông mềm và chống mất nước.

• Tuyến bã sản xuất chất nhờn và có nhiều chức năng sinh học, bao gồm chức năng nội tiết và

điều hoà miễn dịch.

• Sản xuất chất bã nhờn là dấu hiệu nhạy cảm chỉ điểm cho hoạt động nội tiết liên quan đến

androgen, tăng trong giai đoạn dậy thì và giảm đi sau khi trưởng thành (đặc biệt là phụ nữ sau

mãn kinh)

20
Chức năng của tuyến bã nhờn

• Nang lông tuyến bã là vùng giàu các


thảm vi sinh vật thường trú:
• Malassezia spp.

• Staphylococcus epidermidis

• Propionibacterium sp

• Chất bã nhờn có khả năng ức chế sự


phát triển của vi sinh vật trên da.

21
Rối loạn liên quan đến tuyến bã nhờn
• Hoạt động của tuyến bã nhờn chịu tác động của yếu tố di truyền và nội tiết.

• Tốc độ tiết bã nhờn:

• Bình thường: 1mg/10cm2 mỗi 3 giờ

• Giảm tiết nhờn: < 0.5 mg/10cm2 mỗi 3 giờ

• Tăng tiết nhờn: 1.5-4 mg/10cm2 mỗi 3 giờ

• Viêm da tiết bã: tăng sản xuất chất nhờn

• Mụn: tuyến bã to hơn và bài tiết nhiều chất nhờn hơn.

• Viêm da cơ địa: giảm sản xuất chất nhờn

22
Mụn trứng cá (Acne vulgaris)
• Là rối loạn liên quan đến đơn vị nang lông-tuyến bã (pilosebaceous unit) thường gặp nhất.

• Thường gặp ở lứa tuổi dậy thì.

• Lâm sàng: cồi mụn, mụn mủ, sẩn, nốt ở mặt, ngực và lưng.

• 4 yếu tố cấu thành sinh bệnh học:

1. Tăng sản thượng bì vùng nang lông

2. Tăng tiết chất bã

3. Viêm

4. Hiện diện và hoạt động của Propionibacterium acnes.

• Điều trị: kết hợp thuốc thoa tại chỗ và thuốc uống toàn thân (kháng sinh, retinoids, nội tiết tố liệu pháp)

23
Câu hỏi

• Theo sự hiểu biết của bạn, hãy

giải thích tại sao mụn trứng

cá thường phân bố ở vùng

mặt, vai, lưng, ngực?

24
Sinh bệnh học của mụn

25
Thương tổn lâm sàng

26
Kết luận
• Các tuyến ở da bao gồm tuyến mồ hôi và tuyến bã đóng vai trò quan trọng
trong quá trình sinh học của cơ thể.

• Tuyến mồ hôi giúp điều hoà thân nhiệt.

• Tuyến bã nhờn giúp da mềm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, có vai trò
trong nội tiết và điều hoà miễn dịch.

• Các rối loạn liên quan đến các tuyến của da tuy không nguy hiểm nhưng có thể
gây ra những xáo trộn về hoạt động hàng ngày và hạn chế giao tiếp xã hội.

27
Tài liệu tham khảo
1. Chương 2 “Structure and function of the Skin” trong sách “Rook’s textbook of dermatology”, 9th edition.

2. Chương 81 “Biology of eccrine, apocrine, apoeccrine sweat glands” trong sách “Fitzpatrick’s Textbook of
Dermatology” 7th edition, trang 713-719.

3. Chương 82 “Disorders of the eccrine sweat glands and sweating” trong sách “Fitzpatrick’s Textbook of Dermatology”
7th edition, trang 719-730.

4. Chương 83 “Disorders of apocrine sweat glands” trong sách “Fitzpatrick’s Textbook of Dermatology” 7th edition, trang
731-738.

5. Chương 77 “Biology of sebaceous glands” trong sách “Fitzpatrick’s Textbook of Dermatology” 7th edition, trang 687-
690.

6. Chương 83 “Acne vulgaris and acneiform eruptions” trong sách “Fitzpatrick’s Textbook of Dermatology” 7th edition,
trang 690-702.

28

You might also like