Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tên: Nguyễn Thị Bích Như Lớp: L02 Mã số sinh viên: 2212473

CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH


I. Khái Niệm Hoạch Định:
1. Hoạch định: Là một trong những chức năng của nhà quản trị, xác định mục
tiêu tổ chức, thiết lập chiến lược để đạt được mục tiêu và xây dựng kế hoạch để
phối hợp các nguồn lực trong tổ chức.
2. Vai trò hoạch định:
-Giúp chỉ ra đường hướng cho mọi hoạt động của công ty từ cấp lãnh đạo đến
nhân viên, cho mọi nhân viên biết rõ công ty đang hướng đến mục tiêu nào.
-Giúp giảm thiểu những điều không chắc chắn, người quản trị có tầm nhìn,
quan sát những thay đổi này, từ đó có cách thức.
-Giảm thiểu những lãng phí, hoạch định tốt đề ra mục tiêu cụ thể.
-Tạo nên những chuẩn mực kiểm soát, việc đặt ra mục tiêu nhà quản trị trong
quá trình kiểm soát sẽ biết được rằng đạt được hay không, từ đó đánh giá hoạt
động doanh nghiệp.
3. Phân loại kế hoạch:
- Dựa vào tính chất: chiến lược, tác nghiệp.
- Dựa vào thời gian: dài hạn, ngắn hạn.
- Dựa vào mức độ riêng biệt: hướng dẫn, xác định.
- Dựa vào mức độ sử dụng: một lần, nhiều lần.
Goal (Mục tiêu): là kết quả đầu ra tương ứng tại một thời điểm nào đó.
Dựa vào mục tiêu phân loại kế hoạch:
 Dựa vào nội dung mục tiêu: tài chính và chiến lược.
 Dựa vào các đối tượng tiếp nhận: công bố ra bên ngoài và cụ thể.
 Dựa theo thời gian: ngắn, trung, dài hạn.
Mục tiêu thông minh: chi tiết và rõ ràng, cụ thể hóa bằng con số đo lường được,
cân nhắc khả năng đạt mục tiêu được không, có đủ nguồn lực để thực hiện, mục
tiêu thực tế không viễn vong, có thời gian hoàn thành cụ thể.
Chiến lược: là kế hoạch có mục tiêu, doanh nghiệp sẽ làm gì, cách thức thực hiện
như thế nào.
Plan(Kế hoạch): là một tài liệu thể hiện rõ mục tiêu mình đề ra đạt được bằng
cách nào.
4. Các loại thiết lập mục tiêu:
 Cách truyền thống: ở trên đề ra, giao xuống cho mọi người.
 Quản trị bằng mục tiêu: quản trị hiện đại là sự thống nhất của các thành
viên trong tổ chức để đánh giá công việc hiệu quả của họ. Thống nhất
giữa nhân viên và cấp cao, hình thức động viên nhân viên.
 8 bước thiết lập quản trị theo mục tiêu:
B1: Thiết lập mục tiêu chung và hình thành chiến lược.
B2: Những mục tiêu chính được phân bổ về phòng ban và lãnh
đạo phòng ban phân bổ cho từng cá nhân.
B3,4,5: Thiết lập kế hoạch hành động, xác định cách thức đạt
được mục tiêu, cụ thể hóa, đạt được sự thống nhất nhân viên và
cấp trên của mình.
B6: Áp dụng kế hoạch vào thực tiễn.
B7: Có sự đánh giá, phản hồi trong quá trình thực hiện.
B8: Có sự thưởng cho việc hoàn thành các mục tiêu.
Hoạc định chiến lược: là những việc được thực hiện bởi nhà quản trị ở cấp chiến
lược, gồm 4 chức năng: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát.
-Hoạch đinh chiến lược việc xác định mục tiêu dài hạn cơ bản của một doanh
nghiệp, lựa chọn đường lối cần thiết và phân bổ nguồn lực, để đạt được mục tiêu.
 6 bước thiết lập hoạch đinh chiến lược:
B1: Xác định mục tiêu, sứ mệnh, chiến lược hiện tại của tổ chức.
Trong đó chiến lược: là câu trả lời lý do công ty tồn tại, những
giá trị mang lại cho nhân viên, khách hàng, xã hội.
B2: Phân tích môi trường ngoài: cho biết cơ hội và thách thức.
B3: Phân tích môi trường bên trong: các yếu tố trong nội bộ
doanh nghiệp, cho biết điểm mạnh, điểm yếu.
B4: Hình thành chiến lược: Gồm chiến lược cấp công ty: tăng
tưởng, ổn đinh, làm mới, chiến lược cạnh tranh và chiến lược
chức năng.
B5: Thực thi chiến lược và B6: Đánh giá kết quả.
II. Bài Báo:
Tên bài báo: Doanh nghiệp nội thất Việt phục hồi chuỗi cung ứng, hoạch định chiến
lược sống chung với Covid-19
Tác giả: Phương Nga
Link: https://cafebiz.vn/doanh-nghiep-noi-that-viet-phuc-hoi-chuoi-cung-ung-hoach-
dinh-chien-luoc-song-chung-voi-covid-19-20211011092214285.chn
Nội dung: Dịch bệnh covid 19 diễn ra khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt nam có
những biến động. Trong đó có thị trường nội thất cũng chịu ảnh hưởng, các nhà doanh
nghiệp đã có các hoạch định chiến lược phục hồi công nghiệp nội thất, làm cho nội thất
Việt Nam có thể phục hồi nhanh chóng. Doanh nghiệp tìm kiếm các phương án thích
nghi với điều kiện covid xảy ra, giữ chân người lao động, tìm kiếm nguồn nguyên liệu,
ứng dụng máy móc nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì thế, việc hoạch định của nhà quản
trị khi xảy ra biến động là vô cùng cần thiết và quan trong đối với tổ chức.

You might also like