TRIẾT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 67

1

MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC


-Định nghĩa vật chất theo Lênin: Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không phụ thuộc vào cảm
giác. Do vậy, vật chất tồn tại khách quan
-Định nghĩa ý thức của triết học Mác-Lênin: Ý thức là một phạm trù song song
với phạm trù vật chất. Theo đó, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách
quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ
hữu cơ với vật chất

(a) Định nghĩa vật chất


- Vật chất là phạm trù triết học phức tạp và có nhiều quan niệm khác nhau về
nó. Theo Ph.Ăngghen: vật chất với tính cách là vật chất không có sự tồn tại cảm
tính, nghĩa là, cần phân biệt vật chất với tính cách là một phạm trù của triết học,
một sáng tạo của tư duy con người trong quá trình phản ánh hiện thực với các
sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới vật chất. Kế Thừa tư tưởng của
Ph.Ăngghen, Lênin đã đưa ra định nghĩa về phạm trù vật chất, trong đó bao hàm
các nội dung cơ bản sau

:Một là, vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc
vào ý thức.(Ví dụ, chẳng hạn trái đất, ngôi sao, không khí, ánh sáng...đều tồn tại
thật và không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Con người có tồn tại hay
không tồn tại, có biết hay không biết chúng thì chúng vẫn tồn tại tự thân chúng.)

Hai là, vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó tác
động lên giác quan của con người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.Ba là, ý thức
của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức
phản ảnh. Định nghĩa vật chất của Lênin đã góp phần đưa chủ nghĩa duy vật lên
một tầm cao mới, làm cơ sở khoa học xây dựng quan điểm duy vật biện chứng
trong lĩnh vực xã hội, đồng thời góp phần khắc phục sự khủng hoảng về mặt thế
giới quan trong đội ngũ các nhà triết học và khoa học tự nhiên lúc bấy giờ, qua
đó thúc đẩy họ tiếp tục đi sâu nghiên cứu vật chất, tìm ra ngày càng nhiều
những thuộc tính, kết cấu mới của vật chất, không ngừng làm phong phú tri
thức của con người về thế giới.
2

b) Các hình thức tồn tại của vật chất


- Vận động: là phương thức tồn tại của vật chất và là thuộc tính cố hữu của vật
chất. Vật chất và vận động không tách rời nhau, vật chất chỉ có thể tồn tại bằng
cách vận động và thông qua sự vận động mà biểu hiện. Bất cứ sự vật, hiện
tượng nào dù trong tự nhiên hay trong xã hội, là vật thể vô cùng lớn như các
ngôi sao, thiên hà,… hay vật thể vô cùng nhỏ như các hạt cơ bản,dù thuộc giới
vô sinh hay hữu sinh cũng đều tồn tại trong trạng thái vận động, biến đổi không
ngừng.

- Không gian và thời gian: là các hình thức tồn tại của vật chất. Không có vật
chất nào tồn tại bên ngoài không gian và thời gian cũng như không có không
gian, thời gian nào tồn tại bên ngoài vật chất.)

2. Ý thức
a) Nguồn gốc của ý thức
- Nguồn gốc tự nhiên: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý
thức là một thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà
chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc con người.
Ý thức không tự sinh ra trong bộ óc mà là kết quả phản ánh sự tác động của thế
giới bên ngoài vào bộ não người.
- Nguồn gốc xã hội: Ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc người
nhờ lao động,ngôn ngữ và những quan hệ xã hội. Nguồn gốc trực tiếp và quan
trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn
xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội.
b) Bản chất của ý thức
Theo quan điểm của Mác: “Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan. Ý thức là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan vào
trong bộ óc của con người.”
+ Trong mối quan hệ với sự vật, ý thức chỉ là hình ảnh phản ánh sự vật, chứ
không phải bản thân sự vật. Ý thức bao giờ cũng là ý thức của con người. Mỗi
con người đều tồn tại trong một xã hội nhất định. Ý thức phát triển tùy thuộc
vào sự phát triển của xã hội, vì vậy, ý thức bao giờ cũng có bản chất xã hội.
+ Đặc tính tích cực, sáng tạo của ý thức gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội.
Tính sáng tạo của ý thức thể hiện trước hết ở khả năng phản ánh chọn lọc của
3

nó. Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn, của đời sống xã hội nói chung, sự phản
ánh của ý thức bao giờ cũng tập trung vào những cái cơ bản chính yếu tùy theo
nhu cầu của chủ thể phản ánh. Ý thức có thể dự đoán,đoán trước được tương lai,
có thể tạo ra những ảo tưởng, hoang đường, những lý thuyết khoa học và lý
thuyết rất trừu tượng và có tính khái quát cao. Tuy nhiên, tính sáng tạo ra ý thức
là sự sáng tạo ra sự phản ánh, vì ý thức bao giờ cũng chỉ là sự phản ánh tồn tại

-Đầu tiên, vì vật chất quyết định ý thức nên nhận thức và hoạt động của tôi phải
xuất phát từ thực tế khách quan. Bản thân tôi phải nhận thức được các điều kiện
thực tiễn ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống của mình để tôn trọng và hành động
theo quy luật khách quan.
Ví dụ:
-Trong học tập, tôi cần phải xác định được nội quy trường học, giờ học, thời
khóa biểu, những yếu tố thực tế để có ý thức chấp hành đúng quy định, tham gia
các tiết học đầy đủ và hoàn thành các nhiệm vụ giảng viên đề ra.
- Với tư cách là một sinh viên, em nhận thức rõ về năng lực của mình, hoàn
cảnh gia đình, em luôn cố gắng, phấn đấu học tập không ngừng, phát huy những
điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và có niềm tin ở bản thân, hiểu rõ học để làm
gì, học như thế nào và xác định mục tiêu học tập. Từ đó có những phương pháp
học tập cụ thể, hiệu quả; luôn nỗ lực, kiên trì và thúc ép bản thân để hoàn thành
mục tiêu mình đề ra.
-Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tôi nhận thức được sự
nguy hiểm của dịch bệnh để thực hiện các phương pháp phòng tránh dịch, tuân
thủ quy tắc 5K, ở yên tại nhà để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng
đồng.

-Thứ hai, ý thức cũng có sự tác động trở lại với vật chất nên cần phải phát huy
tính năng động, sáng tạo của ý thức. Tôi phải chủ động tìm kiếm và trau dồi tri
thức cho bản thân mình, bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết cho bản thân,
không quá phụ thuộc vào người khác mà phải tự phát huy tính sáng tạo, suy
nghĩ mới lạ.
Ví dụ:
-Trước mỗi giờ học, tôi phải chủ động xem trước giáo trình của ngày hôm đó để
đánh dấu những chỗ mình vẫn chưa hiểu. Trong giờ học tôi thường xuyên tích
cực phát biểu và thảo luận để hiểu rõ hơn bài học. Sau giờ học tôi sẽ tìm thêm
4

bài tập và tài liệu để luyện tập thêm, trau dồi thêm kiến thức. Ngoài ra để cải
thiện kỹ năng mềm tôi cũng tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, các
phong trào của các tổ chức xã hội.
-Không chỉ bồi dưỡng kiến thức, tôi còn cố gắng rèn luyện đạo đức, phẩm chất
của mình qua việc đọc sách, tập yoga, tham gia các buổi trao đổi, thảo luận.

-Thứ ba, tôi phải tiếp thu chọn lọc các ý kiến mới, không để bản thân thụ động,
bảo thủ, không chủ quan trước mọi tình huống.
Ví dụ:
–Khi tham gia thảo luận nhóm, tôi sẽ lắng nghe và tiếp thu những điều hay mà
các thành viên góp ý cho mình để hoàn thành công việc theo kế hoạch. Hay khi
đăng ký học phần, tôi không chủ quan vào năng lực của mình mà đăng ký quá
nhiều môn tránh cho bản thân không kham nổi.
-Trong cuộc sống, trước khi đánh giá một người nào đó, tôi phải tiếp xúc với
người đó và lắng nghe những đánh giá của những người xung quanh về người
đó, không thể chủ quan “trông mặt mà bắt hình dong”, không thể chỉ dựa vào
cảm xúc cá nhân mà đánh giá người đó.

Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong sự nghiệp đổi mới của đất
nước ta
(Trước đại hội VI, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta đã phạm sai
lầm trong việc xác định mục tiêu và về xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cải
tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế. Chúng ta nóng vội muốn xoá bỏ ngay
nền kinh tế nhiều thành phần ,nền kinh tế thị trường để đi thẳng lên CNXH. Từ
đó nền kinh tế nước ta kéo dài sự trì trệ và chậm phát triển.Đại hội VI khẳng
định: “Đảng đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách
quan”. Khắc phục thiếu sót đó, đại hội VI đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất
nước, thừa nhận sự tồn tại khách quan nền sản xuất hàng hoá và thị trường,
chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
-Thực tiễn đã bắt chúng ta trả giá rất đắt cho sự chủ quan, nóng vội, đem thay
thế sự phân tích đánh giá khách quan bằng cách đánh giá tình hình theo cảm
tính chủ quan, áp đặt. Nhiệt tình cách mạng sẽ trở thành duy tâm, duy ý chí nếu
thiếu khoa học “Nhiệt tình cộng với ngu dốt bằng đại phá hoại”. Xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự nghiệp rất khó và phức tạp, có thể coi nó như một
công cuộc kháng chiến trường kỳ của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Những
5

diễn biến phức tạp của tình hình thế giới đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải kiên
trì,kiên định, luôn nâng cao trình độ, văn hoá, lý luận để thích ứng kịp thời với
tình hình thực tế biến đổi không ngừng. Phải biết đánh giá đúng tình hình, xem
xét, cân nhắc kỹ hoàn cảnh cụ thể, từ đó đi tới những quyết định tối ưu. Đồng
thời phải có tầm nhìn xa trong rộng, biết giải quyết một cách khoa học các
nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Có như thế mới tạo điều kiện cho nền kinh tế
Việt Nam cất cánh, để từ đó nâng cao hơn nữa vị trí Việt Nam trên chiến trường
quốc tế, góp phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới kinh tế đất nước)

NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Highlight + => “Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện
chứng của thế giới thành các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng
phương pháp luận khoa học”

Tính chất:
- ví dụ:
+Mối liên hệ ràng buộc và tương tác (theo lực hút - đẩy) giữa các vật thể
+Mối liên hệ ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa cung và cầu hàng hóa trên
thị trường
+Mối liên hệ phổ biến tác động qua lại trong giới tự nhiên vô cơ như nước chảy
đá mòn, gió thổi mây bay…
=> Các ví dụ trên đều chỉ ra những mối liên hệ khách quan, tồn tại độc lập và
không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người

Phổ biến:
+Mỗi cơ thể sống được coi là một hệ thống cấu trúc tạo nên khả năng tự trao đổi
chất với môi trường, nhờ đó mà nó tồn tại và phát triển.
+Mối liên hệ chặt chẽ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai
6

=> Như vậy, không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt
đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác

Phổ biến:
-Các loài cá, chim, thú đều có mối liên hệ với môi trường nước nhưng cá liên hệ
với môi trường nước là để hô hấp duy trì sự sống, không có môi trường nước thì
cá không thể tồn tại được còn các loài chim, thú liên hệ thì không thể sống trong
môi trường nước thường xuyên được.
-Cây xanh thì có cây cần nhiều nước, ánh sáng; cây cần ít nước, ít ánh sáng
Vận dụng:
-Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét một đối tượng cụ thể, cần đặt đối tượng
trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự tác động
giữa vật đó với các sự vật khác để phát hiện xu hướng thay đổi.
Ví dụ: Khi xem xét để chọn ra Sinh viên 5 tốt – một danh hiệu cao quý được
đưa vào hệ thống khen thưởng cấp Quốc gia dành cho các bạn sinh viên của
HCMUE được đánh giá dựa trên 5 yếu tố như sau: Học tập tốt, Thể lực tốt, Đạo
đức tốt, Hội nhập tốt, Tình nguyện tốt.
=> Giữa các tiêu chí có tác động qua lại lẫn nhau. Do vậy cần có cái nhìn bao
quát các tiêu chí này để từ đó có thể trao danh hiệu cao quý này cho sinh viên
đáp ứng tốt các tiêu chí trên

-Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng
đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, biết phân loại từng
mối liên hệ và xem xét có trọng tâm, làm nổi bật cái cơ bản nhất của sự vật,
hiện tượng
-Ví dụ: Khi đánh giá về công cuộc đổi mới của Việt Nam từ 1986 đến nay,
chúng ta phải đánh giá toàn diện dựa trên những thành tựu đạt được như kết cấu
hạ tầng – cơ sở vật chất, mức sống của người dân, hệ thống giáo dục – y tế,..)
cùng những mặt hạn chế (mặt trái của những yếu tố trên và đặc biệt là các vấn
đề liên quan đến tệ nạn xã hội)
=> Tuy nhiên thì rút ra thành tựu vẫn là cái cơ bản nhất. Trên cơ sở đó chúng ta
kết luận đổi mới là tất yếu khách quan, phải phân tích chỉ ra được nguyên nhân
dẫn tới các mặt còn hạn chế, nguyên nhân nào là cơ bản, chủ yếu -> Giải pháp
khắc phục những mặt hạn chế đó.
7

-Thứ ba, từ việc rút ra mối liên hệ bản chất của sự vật, ta lại đặt mối liên hệ bản
chất đó trong tổng thể các mối liên hệ của sự vật xem xét cụ thể trong từng giai
đoạn lịch sử cụ thể, tức là cần nghiên cứu những mối liên hệ của đối tượng
trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó.
-Ví dụ: Vẫn tiếp tục phân tích ví dụ trên, chúng ta đã chỉ ra những hạn chế như
tham ô, tham nhũng, lãng phí của cải; ma tuý, cờ bạc,… -> Chúng ta phải tìm
hiểu nguyên nhân dẫn đến các mặt hạn chế này -> Có cả nguyên nhân trực tiếp,
gián tiếp, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu (do đời sống kinh tế hiện
tại; do quan niệm truyền thống, đặc biệt là các chủ nghĩa cá nhân, thói tham
lam, ích kỷ…; hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ, một số cán bộ biến chất,
tham ô…) -> Có phân tích nguyên nhân cơ bản, trực tiếp, chủ yếu… dẫn đến
kết quả đó -> Đưa ra giải pháp phù hợp -> Dự Đoán về tương lai những hiện
tượng tiêu cực đó có thể bị xoá bỏ.

Thứ tư, cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung, nguỵ biện. Quan điểm
toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, chỉ nhìn thấy mặt này mà không
thấy mặt khác, hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét chung chung, không
thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật nguỵ biện và chủ nghĩa
chiết trung.
+Thuật nguỵ biện: coi cái cơ bản thành cái không cơ bản, không bản chất thành
bản chất hoặc ngược lại
+Chủ nghĩa chiết trung: kết hợp vô nguyên tắc các mối quan hệ
Ví dụ:
+Đánh giá một sự vật, chỉ nhìn một vài mặt, vài mối liên hệ đã vội vàng kết
luận bản chất sự vật (Phiến diện – Sai lầm) Chẳng hạn như đánh giá sự thành
công của một con người dựa vào số tài sản mà họ kiếm được là một cách nhìn
phiến diện.
+ Biến nguyên nhân cơ bản, chủ yếu thành thứ yếu và ngược lại (Nguỵ biện –
Sai lầm)Chẳng hạn như bản thân lười học, không chịu nỗ lực cố gắng trong học
tập nhưng khi kết quả học tập yếu kém lại đổ lỗi cho thầy cô, nhà trường…

Trước hết, phần lớn sinh viên đã tự nhận thức rõ ràng phải nhìn nhận sự vật,
hiện tượng từ nhiều mặt, trong nhiều mối liên hệ, tránh việc nhìn nhận phiến
diện, chủ quan để rồi kết luận về bản chất của sự vật, hiện tượng một cách mù
8

quáng, sai lầm. Các bạn sinh viên luôn có tinh thần tích cực rèn luyện cách nhìn
nhận, đánh giá tổng thể, toàn diện đối với những gì đang xảy ra xung quanh
cuộc sống của bản thân mình. Đối với bản thân, các bạn sinh viên luôn cố gắng
hiểu rõ con người mình, tìm ra những điều thực sự mong muốn, khát khao. Họ
đã biết hạn chế những tác động từ thế giới bên ngoài,không xem xét một cách
tràn lan, dàn đều để có thể tìm ra đâu là những mặt, những mối liên hệ gắn với
bản chất thật sự trong con người mình.

Đối với những người xung quanh, các bạn sinh viên đã biết suy nghĩ và nhìn
nhận sự việc từ góc độ của họ để từ đó có cái nhìn khách quan, thấu đáo hơn.
Trước các vấn đề nóng được chia sẻ rộng rãi và nhiều khi chưa được kiểm duyệt
thông tin trên mạng xã hội, sinh viên đã từng bước thận trọng hơn trong phát
ngôn, hành xử ở thế giới ảo này. Nhiều bạn rất bình tĩnh khi luôn lắng nghe ý
kiến từ những nguồn tin cậy, từ những người trong cuộc,…rồi mới có động thái
ủng hộ hoặc phản đối.

Khi trở thành sinh viên, được tiếp cận với xã hội nhiều hơn, được lắng nghe
nhiều câu chuyện về cuộc sống, không ít sinh viên đã có những chuyển biến sâu
sắc trong nhận thức. Những cô cậu sinh viên còn ham chơi, ham ngủ nghỉ, còn ỉ
lại vào gia đình ngày nào giờ đây cũng biết nhìn nhận sự vất vả, nhọc nhằn của
bố mẹ từ góc độ của một người lao động chân chính để lấy đó làm động lực học
tập thật tốt và thay đổi lối sống của bản thân

(đánh giá qua cái nhìn toàn diện) Chúng ta hiện nay đều là những tân sinh viên,
khi mới nhập học hầu như là không quen biết nhau. Khi nhìn thấy 1 bạn nào đấy
, chắc chắn chúng ta đều có những ấn tượng đầu tiên về ngoại hình , tính cách
của bạn đó. Nhưng nếu chỉ qua 1 vài lần gặp mặt mà chúng ta đã đánh giá bạn
là người xấu hoặc tốt , dễ tính hay khó tính. Cách đánh giá như vậy là phiến
diện , chủ quan trái với quan điểm toàn diện. Điều có thể làm cho chúng ta có
những quyết định sai lầm . Chẳng hạn như khi nhìn thấy một người có gương
mặt ưa nhìn , ăn nói nhỏ nhẹ đã vội vàng kết luận là người tốt và muốn làm
bạn , còn khi nhìn thấy một người ít nói , không hay cười thì cho là khó tính
không muốn kết bạn. Qua một thời gian kết bạn mới nhận ra người bạn mà
mình chọn có những đức tính không tốt như lợi dụng bạn bè, ích kỷ. Còn người
bạn ít nói kia thực ra rất tốt bụng , hay giúp đỡ bạn bè. Ấn tượng đầu tiên chỉ
quyết định đến quá trình giao tiếp về sau. Quan điểm toàn diện dạy cho ta biết
rằng khi xem xét, đánh giá một sự vật, hiện tượng phải xem xét đánh giá một
9

cách toàn diện , mọi mặt của vấn đề để hiểu được bản chất thật sự của sự vật
hiện tượng. Chúng ta không thể chỉ nhìn bề ngoài mà phán xét về phẩm chất,
đạo đức của người đó.Vẻ bề ngoài không nói lên được tất cả , có thể bạn đó có
gương mặt lạnh lùng nhưng tính bạn rất cởi mở, hòa đồng, dễ gần. Vì vậy muốn
đánh giá 1 con người cần phải có thời gian tiếp xúc lâu dài , nhìn nhận họ trên
mọi phương diện , ở từng thời điểm ,từng hoàn cảnh khác nhau.

Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho
phù hợp với từng con người. Đối với những người bề trên như ông ,bà ,bố ,mẹ,
thầy cô… thì chúng ta cần có thái độ cư xử lễ phép, tôn trọng họ. Đối với bạn
bè thì có những hành động , thái độ thoải mái, tự nhiên .Ngay cả quan hệ với
một con người nhất định ở những không gian khác nhau hoặc thời gian khác
nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông cha
đã kết luận: “đối nhân xử thế”. Ví dụ như khi xưa anh ta là người xấu ,tính cách
không tốt hay vụ lợi không nên giao tiếp chơi thân, nhưng hiện nay anh ta đã
sửa đổi tính cách tốt hơn biết quan tâm mọi người không như xưa , chúng ta cần
nhìn nhận anh ta khác đi , có thể cư xử khác trước, có thể giao tiếp , kết bạn với
anh ta.

Hay khi xem xét nguyên nhân của một vấn đề nào đó để giải quyết, chúng ta
cần xem xét chúng trong các mối liên hệ để xem nguyên nhân từ đâu để có cách
giải quyết, xử lý tốt (rút ra đúng bản chất ) . Khi ta học kém đi , điểm số giảm
cần tìm nguyên nhân do đâu khiến ta như vậy. Do lười học, không hiểu bài,
không làm bài tập hay không có thời gian học. Nếu tìm được nguyên nhân cụ
thể, chủ yếu , thì sẽ tìm được cách giải quyết đúng đắn.

học tập sách + ngoài, trường + thực hành


NẮM CÁI CƠ BẢN, BẢN CHẤT

THỨ 5+6:
Việc giải quyết vấn đề học tập cho sinh viên trong thời kỳ dịch bệnh phải được
nhìn nhận toàn diện và rút ra bản chất cốt lõi. Không thể khăng khăng cho rằng
đây chỉ là biện pháp chống dịch chứ không phải một phương thức học tập chính
gốc, dẫn đến lơ là việc học, lười biếng, mở lớp học lên rồi làm việc riêng, đến
10

lúc thành tích học tập đi xuống, lại đổ lỗi cho việc dịch bệnh khiến mình không
thể học được. Như vậy đã sa vào quan điểm ngụy biện.

Cũng không thể cho rằng đây chỉ là một biện pháp học tập mới mà không để ý
đến việc đây cũng là một biện pháp chống dịch COVID 19, dẫn đến tình trạng
tuân thủ việc học nhưng vi phạm quy tắc chống dịch, như hẹn bạn bè tụ tập để
học chung, hay đến những nơi như quán cafe, quán ăn để học tập, dẫn đến việc
dịch bệnh bùng phát và lây lan nhanh hơn. Như vậy đã sa vào quan điểm chiết
trung.

BẢN CHẤT LỊCH SỬ

Quan điểm lịch sử - cụ thể giúp ta biết rằng khi nhìn nhận một con người, không
nên chỉ xét đến họ trong một thời điểm nào đó, mà cần phải xét đến quá trình
thay đổi của họ theo hướng tiến bộ hơn, hay thụt lùi đi.Ví dụ như, trong quá
khứ, có một bạn có tính cách không tốt, thường xuyên giao du với những bạn
không tốt, tổ chức đi chơi… lúc đó ta không muốn chơi thân với bạn ấy, nhưng
sau này thì bạn ấy đã thay đổi, không còn giao du với những bạn xấu, không tụ
tập ăn chơi đàn đúm nữa, thì ta có thể nhìn nhận anh ta khác đi, cư xử khác
trước, có thể kết bạn với họ.Hay khi xem xét nguyên nhân của một vấn đề nào
đó để giải quyết, ta cần phải xem xét chúng trong các mối liên hệ để xem
nguyên nhân xuất phát từ đâu, từ đó chúng ta có cách giải quyết, xử lý tốt hơn.
Ví dụ như khi chúng ta không hoàn thành được công việc được giao, ta cần phải
tìm ra được nguyên nhân nào dẫn đến công việc không được hoàn thành. Nếu
tìm ra được nguyên nhân cụ thể, chủ yếu, thì sẽ tìm được cách giải quyết đúng
đắn

tHỨ 1 : Như việc chuyển sang đào tạo từ xa trực tuyến trong thời kỳ đại dịch trở
thành biện pháp ứng phó hàng đầu. COVID -19 cũng mang đến cơ hội phát triển
các giải pháp học tập linh hoạt hơn, những giải pháp sử dụng tốt hơn các chiến
lược học từ xa và đặc biệt là các giải pháp kỹ thuật số. Các giải pháp học tập
ngắn hạn có thể và đã được áp dụng.
11

(XAP XI THU 2) Nếu bản thân mỗi sinh viên không cố gắng thích nghi được
với việc học tập từ xa trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, thì tất yếu sẽ dẫn đến
việc thu nhận tri khó khăn và thậm chí sẽ hổng kiến thức trong suốt quá trình
học tập hoặc sẽ không thể đạt được điểm cao trong những kì thi quan trọng.

Nguyên lý phát triển:


Tính khách quan: Hạt lúa, hạt đậu khi có đủ các yếu tố đất, nước, ánh sáng, chất
dinh dưỡng dù không có con người thì vẫn phát triển

Tính phổ biến:


VD: + Tự nhiên: Tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến đổi của
môi trường (Người Châu Á sang Châu u định cư dần dần sẽ quen với cái lạnh
nơi đó)
+ Xã hội: Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến tới mức độ
ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người (Dân cư xã hội sau luôn có
mức sống cao hơn so với xã hội trước)
+ Tư duy: Khả năng nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc, đúng đắn hơn với tự
nhiên và xã hội (Trình độ hiểu biết của con người về khoa học công nghệ ngày
càng cao so với trước đây)

Tính đa dạng, phong phú:


Ví dụ: Trẻ em được nhận được sự dạy dỗ tốt từ gia đình và nhà trường thường
sẽ có sự phát triển theo chiều hướng tích cực hơn so với trẻ em kém may mắn

VẬN DỤNG
(Thứ 1) (ko ngừng học tập )
(Thứ 2) Trong quá trình học tập cần phải phân biệt rõ các mối liên hệ của bản
thân, những ưu điểm đang có và những hạn chế còn tồn tại và xây dựng phương
pháp tác động đúng đắn, kịp thời nhằm đem lại khả năng tiềm ẩn như năng
khiếu, sở thích, sự tiến bộ tích cực ... được phát triển hiệu quả nhất. Mỗi sinh
12

viên đều có những ưu điểm của ban thân khác nhau. Người có khả năng vẽ,
người có khả năng lập trình, người có khả năng ghi nhớ tốt, người có khả năng
thuyết trình ... thì người đó cần tập trung tạo điều kiện và phát huy, nâng cao
khả năng đó, cùng với việc học tập và tích lũy kiến thức chuyên môn.
(Thứ 4) covid, cách ly, học onl

(Thứ 5) Nhận diện và phê phán các quan điểm bảo thủ, cổ hủ, trì trệ, định kiến
trong nhận thức và hành động. Bệnh bảo thủ là trì trệ, là tình trạng ỷ lại, chậm
đổi mới, ngại thay đổi, dựa dẫm vào người khác thậm chí cản trở cái mới. Để
ngăn chặn các vấn đề này, sinh viên cần rèn luyện ý thức tự chủ, độc lập ham
học hỏi và sẵn sàng tiếp thu các tư tưởng, văn hóa, khoa học tiến bộ một cách có
chọn lọc phù hợp với văn hóa của dân tộc. Cần loại bỏ những phương pháp cũ,
những tư duy lạc học khi vận dụng vào quá trình học tập. Không phải lúc nào
lựa chọn của chúng ta cũng là đúng, sinh viên cần lắng nghe ý kiến của bạn bè,
thầy cô, cha mẹ, ... Không bác bỏ ngay lập tức, cần tôn trọng những ý kiến đó,
không áp đặt suy nghĩ của bản thân mình lên người khác. Việc bảo thủ, khăng
khăng giữ ý kiến của ban thân sẽ làm trì trệ, không mang lại kiến thức cho bản
thân hay giá trị của mình.
-Giáo dục mỗi ngày không ngừng thay đổi và đổi mới để phù hợp với nhu cầu
và tình hình của xã hội, sinh viên cần không ngừng học tập, cập nhập kiến thức,
tra cứu tài liệu, nâng cao kỹ năng mềm. Khi học tập một kiến thức mới thì sinh
viên cần dựa trên những kiến thức cũ mà mình đã tích lũy được, phân tích, so
sánh và tìm ra sự liên kết giữa chúng. Từ đó, việc tiếp thu kiến thức trong quá
trình học tập sẽ giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt nhanh chóng và tạo động lực
trong việc học tập.

QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT


VD: Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy
là1083C, nhiệt độ sôi là 2880C… những thuộc tính này nói lên những chất riêng
của đồng, để phân biệt nó với các kim loại khác (CHẤT)
VD (LƯỢNG): Có những lượng ta có thể đo đếm được chính xác như trọng
lượng cơ thể hay chiều cao của một con người, Số lượng người trong một lớp
học, vận tốc của ánh sáng…
13

Mối quan hệ:


Thứ nhất: Độ tồn tại của nước nguyên chất ở trạng thái lỏng từ 0C đến 100C,
0C và 100C là điểm nút để nước chuyển sang trạng thái rắn hoặc trạngthái khí
(bay hơi)

Bước nhảy 1: một cuộc cách mạng, một kỳ thi, một đám cưới,
Bước nhảy 2: Trong xã hội: Sự phát triển của lực lượng sản xuất (lượng đổi) tới
khi mâu thuẫn với quan hệ sản xuất lỗi thời (chất cũ) sẽ dẫn đến đấu tranh giai
cấp mà đỉnh cao là cách mạng xã hội (bước nhảy) làm cho xã hội cũ mất đi, xã
hội mới tiến bộ hơn ra đời

VẬN DỤNG
Thứ 3+4: Điều này có nghĩa, sinh viên cần lên một lộ trình hợp lý trên con
đường tiếp thu tri thức. Đi từ dễ đến khó, học từ căn bản đến nâng cao là điều
mà ai cũng biết,nhưng không phải ai cũng áp dụng. Việc bỏ bước trong tích lũy
sẽ dẫn đến sự không hoàn thiện về độ. Mỗi sinh viên có khả năng tiếp thu khác
nhau, cần biết tự lượng sự mình để phân bố sự tích lũy về lượng cho cân đối:
bắt đầu từ những việc dễ, nếu thành công sẽ tiếp thêm động lực để thực hiện
những mục tiêu cao hơn. Để làm được bài tập khó đều phải đi qua những bài tập
dễ, để đạt điểm cao thì phải đạt điểm từng cao nhỏ rồi cộng lại. Trước khi thực
chiến đề thì phải nắm trọn các dạng,chuyên đề của đề thi ấy. Trước khi viết tiểu
luận, cũng phải đi từng bước từ việc làm trang bìa, viết mở đầu, rồi mới lập dàn
ý và triển khai nội dung. Mọi thứ đều đi từ bỡ ngỡ đến quen thuộc, điều quan
trọng là phải có sự tuần tự và kỹ lưỡng. Khi thời cơ đến cũng là lúc đủ về lượng,
sinh viên có thể thực hiện bước nhảy một cách tự nhiên mà không do dự, gượng
ép.Khi tự tin thực hiện bước nhảy cũng là chống lại bệnh bảo thủ, trì trệ. Trong
học tập, khi đã có đủ lý thuyết cần thiết, công cụ giải quyết bài tập thì nên bắt
tay vào suy nghĩ hướng giải quyết cho bài tập. Khi tốt nghiệp sinh viên phải
hoàn thành nhiều yêu cầu về các chứng chỉ. Đối với các yêu cầu về Tin học hay
Ngoại Ngữ,sinh viên nên tranh thủ học sớm và thi sớm từ những năm đầu tiên ở
đại học, tránh chần chừ và trì hoãn

Thứ 5: Trong suốt 12 năm học, học sinh phải thực hiện nhiều bước nhảy khác
nhau. Trước hết là bước nhảy để chuyển từ một học sinh trung học lên học sinh
phổ thông và kỳ thi lên cấp 3 là điểm nút, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu
mới trong việc tích lũy lượng mới (tri thức mới) để thực hiện một bước nhảy vô
14

cùng quan trọng trong cuộc đời: vượt qua kì thi đại học để trở thành một sinh
viên. Sau khi thực hiện được bước nhảy trên, chất mới trong mỗi người được
hình thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ
cũng như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là sự chín chắn, trưởng thành
hơn so với một học sinh trung học hay một học sinh phổ thông

QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CAC MẶT ĐỐI LẬP

VD: MẠT ĐỐI LẬP-Hạt nhân proton (+) và điện tử electron (-)
VD: MẶT THỐNG NHẤT: Chuyển hóa giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể
sinh vật.
Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh:
-Ví dụ: Trong một lớp học, hoạt động đoàn kết và hoạt động cạnh tranh là các
mặt đối lập.Có những lúc hoạt động đoàn kết nổi trội hơn, nhưng có những lúc
hoạt động cạnh tranh lại nổi trội hơn. Như vậy hoạt động đoàn kết và hoạt động
cạnh tranh đang “đấu tranh” với nhau.
-Ví dụ: Trong mỗi con người đều có mặt đối lập theo tự nhiên như hoạt động ăn
và hoạt động bài tiết.Đối với sinh vật sẽ có mặt đồng hóa và dị hóa, đối lập
nhau.
-Sự thống nhất: Trong hoạt động kinh tế, mặt sản xuất và tiêu dùng phát triển
theonhững chiều hướng trái ngược nhau nhưng nếu không có sản xuất thì không
cósản phẩm để tiêu dùng; ngược lại, nếu không có tiêu dùng thì sản xuất mất lí
dođể tồn tại
-Sự đấu tranh: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến
đấutranh chuyển hoá lẫn nhau để hình thành quan hệ sản xuất mới là quan hệ
sảnxuất tư bản chủ nghĩa và lực lượng sản xuất mới cao hơn về trình độ.

Ý nghĩa (tham khảo)


Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập làm sáng tỏ nguồn gốc của
sự vận động, phát triển của các sự vật và có ý nghĩa phương phápluận trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn.
1. Để nhận thức đúng bản chất của sự vật và tìm ra phương hướng, giải pháp
đúng cho hoạt động thực tiễn, ta phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn
15

của sự vật.Muốn phát hiện ra mâu thuẫn phải tìm ra trong thể thống nhất những
mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau, tức là tìm ra những mặt đối lập và
tìm ra những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa những mặt đối lậpđó.
2. Phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn.Khi phân tích
mâu thuẫn, ta phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển củatừng mâu thuẫn.
Ta phải xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau củacác mâu thuẫn. Phải
xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan
hệ tác động qua lại giữa chúng.Chỉ có như vậy ta mới có thể hiểu đúng mâu
thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải
quyết mâu thuẫn.
3. Để thúc đẩy sự vật phát triển, ta phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn,
không được điều hòa mâu thuẫn

Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của
mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng giải quyết mâu
thuẫn. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín muồi.

Một mặt, ta phải chống thái độ chủ quan, nón vội.

Mặt khác, ta phải cực kỳ thúc đẩy các điều kiện khách quan để làm cho các điều
kiện giải quyết mâuthuẫn đi đến chín muồi.Mâu thuẫn khác nhau phải có
phương pháp giải quyết khác nhau. Do đó, ta phải tìm ra các hình thức giải
quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt, vừa phù hợp với từng loại mâu thuẫn, vừa
phù hợp với điều kiện cụ thể.

Vận dụng quy luật mâu thuẫn vào quá trình học tập của bản thân:

Học là một quá trình phát triển tri thức, tư duy và áp dụng chúng vào trong đời
sống thực tế. Vậy nên quá trình học cũng tồn tại sự thống nhất và đấu tranh giữa
các mặt đốilập để tạo nên những cái mới, những kiến thức nhằm phát triển năng
lực mỗi cá nhân. Và trong sự nghiệp học tập của mình, em đã vận dụng quy luật
này như sau:
*Thừa nhận và tôn trọng mâu thuẫn.
16

-Mâu thuẫn là những thuộc tính vốn có của sự vật, chúng ta cần phải luôn luôn
tìm hiểuđể phát hiện mâu thuẫn, từ đó nắm bắt bản chất và khuynh hướng phát
triển của các mặt đối lập.
-Đối với em, tôn trọng mâu thuẫn trong học tập chính là phải tìm hiểu đầy đủ
các thôngtin cần thiết để phục vụ cho quá trình học của mình. Chẳng hạn để
chuẩn bị trở thành một sinh viên năm nhất, em đã tìm hiểu đầy đủ chương trình
học của mình, xác định định hướng và mục tiêu của bản thân để chọn ra những
môn học phù hợp, vạch ra kế hoạch học tập, rèn luyện cho bốn năm đại học của
mình và thực hiện kế hoạch đó để đạt được đích đến mà bản thân đề ra.
*Không né tránh mâu thuẫn mà phải đối diện, khắc phục nó.
-Khi gặp bất cứ vấn đề nào, sợ hãi và lẩn trốn sẽ không giúp được gì cho chúng
ta, vậy nên ta không thể tránh né mâu thuẫn mà phải xem xét, phân tích cụ thể
nó để tìm ra phương án giải quyết. Từ đó ta mới có thể có thêm kinh nghiệm để
phát triển bản thân.
-Trong việc học cũng vậy, khi gặp một bài toán khó hoặc những bài tập không
thể giải được, em thường nỗ lực tìm tòi trên các trang mạng, các diễn đàn học
tập hoặc trực tiếp hỏi giảng viên, anh chị, bạn bè cách làm. Việc không từ bỏ
trước khó khăn giúp em có thể nâng cao vốn kiến thức, biết được mình nên làm
gì nếu gặp lại dạng bài đó và hình thành thói quen tìm tòi, học hỏi cho bản thân.
*Phải liên tục tìm tòi, đổi mới, sáng tạo trong tri thức.
-Mâu thuẫn là nguyên nhân làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời, sự tồn tại
của mâu thuẫn khiến chúng ta nhận thức được rằng kiến thức không bao giờ là
đủ. Khi ta giải quyết được một vấn đề cũ thì sẽ tiếp tục gặp được rất nhiều vấn
đề mới khác nên bắt buộc chúng ta phải luôn đổi mới, sáng tạo.
-Là một sinh viên trong xã hội hiện đại, em nhận thức được kho tàng kiến thức
không chỉ nằm trong những bài giảng của thầy cô, trong giáo trình mình học mà
còn liên quan đến rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Vậy nên em không cho
phép mình ngủ quên trên một vài kiến thức nhất định nào mà thay vào đó em
phải đi tìm tòi, học hỏi thêm những điều mới. Sau khi học xong trên lớp, em
phải xem lại bài hôm đó và tìm thêm những bài tập có liên quan để tiếp thu
thêm những điều không được dạy.
-Ngoài ra, việc thường xuyên đọc sách cũng khiến em mở mang đầu óc và nâng
cao tính sáng tạo của mình hơn.
-Bên cạnh việc học lý thuyết, em cũng nỗ lực trau dồi thêm kỹ năng mềm cho
bản thân để thích ứng kịp với xã hội đang ngày càng phát triển và hội nhập.Phải
tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống.
17

-Kiến thức luôn rất đa dạng và phong phú nên ta buộc ta phải dần bài trừ những
cái cũ, không còn phù hợp và tiếp thu cái mới. Thế nhưng, quá trình này không
thể diễn ra nóng vội và bảo thủ. Chúng ta không thể vội vã tiếp thu những điều
mới mà không chọn lọc cũng như không thể cứ khư khư làm theo những quy tắc
cũ, lỗi thời. Quy luậtmâu thuẫn cho chúng ta nhận thức rằng phải dựa trên
những cái cũ, duy trì những điều tốt của cái cũ để phát triển ra những cái mới và
làm việc một cách có trình tự, hệ thống.
-Để có thể bước chân được vào đại học là một quá trình em phải học tập tích lũy
kiến thức từ bậc tiểu học đến hết bậc trung học cơ sở, lấy cơ sở kiến thức của
lớp trước để tiếp thu những kiến thức mới của lớp sau.
-Là một sinh viên, em cần phải hiểu sự tương tác giữa các môn học trong ngành
học của mình, qua đó đánh giá và chọn lọc khối lượng kiến thức mà bản thân
cần tích lũy để thêm vào CV, loại bỏ những môn học không phù hợp với mục
đích của bản thân. Em cũng nhận thức được phải tích lũy kiến thức trong bốn
năm đại học một cách hợp lý, không học dồn khi không có khả năng mà phải
tìm ra phương pháp học tập đúng đắn để có thể ra trường với thành tích mong
muốn.
=> Như vậy, việc vận dụng nhuần nhuyễn quy luật mâu thuẫn vào đời sống nói
chung và việc học tập nói riêng là cực kì quan trọng đối với sinh viên. Điều đó
giúp em xác địnhđược năng lực bản thân, lập ra kế hoạch để hoàn thành mục
tiêu mình đặt ra. Để có thểngày càng phát triển bản thân và thành công trong
cuộc sống, em sẽ cố gắng áp dụng những điểm có lợi của quy luật thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Vận dụng vào công cuộc đổi mới Việt NAm hiện nay

Qua hơn 30 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực,
chủđộng, sáng tạo của nhân dân, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn.
Song, đểđưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên, chúng ta phải giải quyết rất
nhiều mâu thuẫnphức tạp:
1. Mâu thuẫn giữa việc giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng -
nhân tốquyết định thành công sự nghiệp đổi mới - với tình trạng một số mặt của
Đảngchưa thật ngang tầm trước đòi hỏi của tình hình.
18

Để đổi mới thành công, điều kiện tiên quyết là giữ vững và tăng cường vai trò
lãnhđạo của Đảng. Điều đó chỉ có được, duy trì được với tiền đề: Đảng phải
vững vàng vềchính trị - tư tưởng, mạnh về tổ chức và cán bộ, trong sạch về đạo
đức, lối sống; đứng ởtầm cao về trí tuệ; có phương thức lãnh đạo thực sự khoa
học. Theo BÁO CÁO CHÍNHTRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ĐẢNG KHÓA XII TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀNQUỐC LẦN THỨ XIII
CỦA ĐẢNG, chúng ta đã xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa có
nhiều tiến bộ, hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn; tổ chức bộ máy lập
pháp,hành pháp và tư pháp tiếp tục được hoàn thiện. Song, việc lãnh đạo, chỉ
đạo, tổ chứcquán triệt và thực hiện một số nghị quyết còn chậm, chưa quyết liệt,
chưa hiệu quả.Thực hiện các nguyên tắc xây dựng Đảng, nhất là nguyên tắc tập
trung dân chủ ở một sốtổ chức đảng còn chưa nghiêm, thậm chí vi phạm.Do đó,
chúng ta nên chú trọng đặcbiệt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cả về chính
trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức vàcán bộ; nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền
và sức chiến đấu của Đảng; thườngxuyên củng cố, tăng cường đoàn kết trong
Đảng và hệ thống chính trị; thực hiện nghiêmcác nguyên tắc trong công tác xây
dựng Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ.

2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế với sự bất cập của cơ
chế, chính sách khai thác nguồn lực hiện nay
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc,
bấtcập chưa được tháo gỡ. Năng lực xây dựng thể chế còn hạn chế; chất lượng
luật pháp vàchính sách còn thấp. Môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự
thông thoáng, minhbạch. Chưa tạo được đột phá trong huy động, phân bổ và sử
dụng có hiệu quả các nguồnlực phát triển.
- Do đó, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế
pháttriển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường..., tháo gỡ
kịp thời nhữngkhó khăn, vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo
động lực mới cho sựphát triển nhanh và bền vững đất nước.

QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH


VD: 1. Hạt thóc – Cây mạ – Cây lúa
• Hạt thóc cho ra đời cây mạ (đây là phủ định lần 1)
• Cây mạ cho ra đời cây lúa (đây là phủ định lần 2).
19

• Cây lúa cho ra bông thóc (thóc lại cho ra thóc nhưng lần này không phải là 1
hạt mà là nhiều hạt)
2. Một quả trứng là sự khẳng định ban đầu (trong điều kiện được ấp) => Phủ
định lần 1 tạo ra gà mái con => Phủ định lần 2 (gà mái con lớn lên) sinh ra
nhiều quả trứng.
• Như vậy sau hai lần phủ định sự vật dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên
cơ sở mới cao hơn là đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng
thông qua phủ định của phủ định
3. Liên hệ bản thân:
+ Luôn biết tìm tòi, trau dồi những kiến thức mới và biết phát triển, nâng cao,
thay đổi thành kiến thức của bản thân nhưng vẫn giữ cái cốt lõi của kiến thức cũ
+ Trong học tập thí nghiệm, cần khẳng định những cái sai, lỗi thời, và biết phải
biện, khẳng định những cái đúng đắn, phát triển, bao quát đưa ra được sản phẩm
tốt
VẬN DỤNG VÀO NƯỚC TA HIỆN NAY
Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng
phát triển của sự vật. quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao
giờ đi theo đường thẳng mà diễn ra quanh co, phức tạp trong đó bao gồm nhiều
chu kỳ khác nhau. Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước. Vì vậy,
quá trình đổi mới của nước ta cùng đều diễn ra theo chiều hướng đó. Nền kinh
tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự quản lý điều
tiết của nhà nước tạo tiền đề phủ định nền kinh tế tập trung, bao cấp đặt nền
móng cho xã hội phát triển cao hơn nó trong tương lai đó là xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên ở mỗi mô hình đều có đặc điểm riêng, do đó, chúng ta đã nhận thức
được vấn đề và đã có cách thức tác động phù hợp với sự phát triển của thực tiễn
đất nước, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và từng bước xóa bỏ đói
nghèo nhưng không vì thế mà chúng ta không trân trọng cái cũ.

Chúng ta đã biết giữ hình thức cải tạo nội dung, biết kế thừa và sử dụng đặc
trựng tiến bộ của nền kinh tế tập trung là tiền đề để phát triển nền kinh tế thị
trường trên cơ sở đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.chính vì vậy mới có kết
quả đáng mừng của 20 năm đổi mới.
20

Tuy nhiên để có thành công như hôm nay, trong hoạt động của chúng ta, cả hoạt
động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn chúng ta phải vận dụng tổng hợp
tất cả những quy luật một cách đầy đủ sâu sắc, năng động, sáng tạo phù hợp với
điều kiện cụ thể. Chỉ có như vậy hoạt động của chúng ta, kể cả hoạt động học
tập, mới có chất lượng và hiệu quả cao

THAM KHẢO
1. Cái mới nhất định sẽ xuất hiện từ cái cũ nhưng ta không được phủ sạch cãi
cũ.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, ta cần lưu ý rằng cái mới nhất định sẽ
thay thế cái cũ, cái tiến bộ nhất định sẽ chiến thắng cái lạc hậu. Cái mới ra đời
từ cái cũ, kế thừa tất cả những gì tích cực của cái cũ. Do đó, ta cần chống thái
độ phủ định sạch trơn cái cũ.
2. Chúng ta phải chủ động phát hiện, bồi dưỡng, thúc đẩy cái mới.

Trong thực tiễn, ta phải biết phát hiện và quý trọng cái mới, phải tin tưởng vào
tương lai phát triển của cái mới. Mặc dù cái mới lúc đầu còn yếu ớt, ít ỏi, ta
phảira sức ủng hộ, bồi dưỡng, phát huy cái mới, tạo điều kiện cho cái mới chiến
thắng cái cũ.

3. Phải khắc phục thái độ bảo thủ, loại bỏ những hủ tục trong xã hội.
Trong khi chống thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn quá khứ, chúng ta
cũng phải khắc phục thái độ bảo thủ, khư khư giữ lại những cái lỗi thời cản trở
sự phát triển của lịch sử.
Chúng ta phải nhận thức rõ những cái lỗi thời, ví dụ như những hủ tục cũ trong
việc cưới xin, tang lễ, hội hè, quan niệm có nếp có tẻ trong việc sinh con sẽ gây
ra nhiều tốn kém và nhiễu nhương.

Trong khi đấu tranh với cái cũ, chúng ta phải biết sàng lọc, gạn đục khơi trong,
giữ lấy những gì còn tích cực, có giá trị từ cái cũ, cải tạo cái cũ cho phù hợp
vớinhững điều kiện mới. Chúng ta phải chống thái độ “hư vô chủ nghĩa” trong
khi nhìn nhận, đánh giá quá khứ.Trong khi chống thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ
21

địnhsạch trơn quá khứ, chúng ta cũng phải khắc phục thái độ bảo thủ, khư khư
giữ lại những cái lỗi thời cản trở sự phát triển của lịch sử.

Chúng ta phải nhận thức rõ những cái lỗi thời, ví dụ như những hủ tục cũ trong
việc cưới xin, tang lễ, hội hè…, quan niệm “có nếp có tẻ” trong việc sinh con…
sẽ gây ra nhiều tốn kém và nhiễu nhương

THAM KHẢO: Quy luật PĐ của PĐ là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách
đúng đắn về xu hướng vận động phát triển của sự vật hiện tượng vì vậy cần
nắm bắt đk khách quan thuận lợi phát huy nhân tố chủ quan tích cực để tạo ra
cái mới phù hợp với yêu cầu của tiến bộ xã hội. Ngoài ra, cần khắc phục tư
tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều kìm hãm sự phát triển của cái mới, làm trái quy
luật PĐ của PĐ. Trong quá trình phủ định cái cũ phải tuân theo nguyên tắc kế
thừa có phê phán, kế thừa cái tích cực và loại bỏ cái tiêu cực chống lại quan
điểm phủ định siêu hình nhằm thúc đẩy sự vật,hiện tượng phát triển theo hướng
tiến bộ.
VD: Tất cả các dân tộc văn minh đều bắt đầu từ chế độ công hữu về ruộng đất.
Ở tất cả những dân tộc đã vượt qua một giai đoạn nguyên thuỷ nhất định thì tiến
trình phát triển của nông nghiệp, chế độ công hữu ấy trở thành một trở ngại sản
xuất. Chế độ công hữu bị huỷ bỏ, bị phủ định, biến thành chế độ tư hữu sau
những giai đoạnh trung gian hoặc dài hơn hoặc ngắn hơn. Nhưng ở một giai
đoạn phát triển cao hơn của nông nghiệp, đạt được nhờ bản thân chế độ tư
hữuvề ruộng đất, thì ngược lại, chính chế độ tư hữu về ruộng đất, lại trở thành
một trở ngại cho sản xuất, - như trường hợp chế độ chiễm hữu ruộng đất nhỏ
cũng như chế độ chiễm hữu ruộng đất lớn ngày nay. Do đó mà tất yếu phải nảy
ra yêu cầu : phủ định cả chế độ tư hữu về ruộng đất, biến nó trở lại thành chế độ
công hữu. Nhưng yêu cầu này không có nghĩa là khôi phục lại chế độcông hữu
nguyên thuỷ trước kia, mà là lập nên một hình thức cao hơn, phát triển hơn
nhiều của chế độ sở hữu chung, nó không những không trở thành một chướng
ngại cho sản xuất, mà trái lại, lần đầu tiên sẽ giải phóng cho sản xuất và cho
phép sản xuất có thể lợi dụng được đầy đủ những phát hiện về hoá học và
những sáng chế về cơ học hiện đại.

VẠN DỤNG HỌC TẬP


-Là một học sinh năm nhất, khi đến với môi trường học tập mới ở đại học, em
đượctiếp xúc với kiến thức mới, thầy cô mới, phương pháp giảng dạy mới. Ở
22

đại học, đòi hỏI sinh viên phải tự học, tự tìm tòi tham khảo tài liệu và hoạt động
nhóm. Trước những điềumới ấy, phương pháp học của một học sinh cấp 3 đã
trở nên không phù hợp. Đó cũngchính là lúc em xây dựng nên phương pháp học
tập mới cho bản thân.
-Thay vì giữ phương pháp học tập cũ thụ động: đợi giáo viên đọc kiến thức để
chépvào vở, học lí thuyết suông, thụ động trong việc phản biện, không tìm tòi
thêm kiến thứcngoài,... Em đã áp dụng phương pháp học mới phù hợp hơn: Chủ
động ghi lại ý chính củabài giảng, phát triển tư duy phản biện, chủ động đọc
thêm tài liệu ngoài,...
-Phương pháp học tập mới ra đời, thay thế phương pháp học tập cũ. Hay nói
cáchkhác, Phương pháp học tập mới phủ định phương pháp học tập cũ . Đó là
kết quả củaviệc giải quyết mâu thuẫn giữa phương pháp học tập cũ và môi
trường học tập mới.
-Tuy nhiên, phương pháp học tập mới không phủ định hoàn toàn phương pháp
họctập cũ. Cụ thể phương pháp học tập mới gạt bỏ những yếu tố thụ động của
pp học tậpcũ như: đợi giáo viên đọc bài cho chép vào vở, .. đồng thời giữ lại
những yếu tố tích cựccủa phương pháp cũ dưới dạng lọc bỏ, cải tạo phù hợp cái
mới như trình bày vở sạch đẹpnhưng khoa học và gọn gàng, xúc tích hơn; chăm
chỉ đọc sách nhưng thêm kĩ năng ghichú tài liệu, chọn lọc thông tin,.

VẬN DỤNG VÀO ĐẤT NUOC:


-Việc nghiên cứu quy luật phủ định của phủ định có vai trò hết sức quan trọng
đốivới con đường phát triển ở Việt Nam hiện nay. Dưới ngọn cờ lãnh đạo của
Đảng Cộng sảnViệt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, con đường pháttriển của Việt Nam không gì khác là độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tuynhiên, để có thể thực hiện thành công mục
tiêu này, chúng ta cần hiểu đúng về conđường của sự phát triển.
-Con đường của sự phát triển là con đường quanh co phức tạp, không phải
theođường thẳng mà theo đường xoáy ốc, có bao gồm cả sự tha hóa, những
bước rút ngắn vàbỏ qua. Con đường phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
không phải là con đườngthẳng, bằng phẳng mà theo đường xoáy ốc quanh co,
phức tạp
-Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, khó
khăn,nhiều thử thách. Đảng ta khẳng định, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta <làmột quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa
cái cũ và cái mớinhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên mọi lĩnh vực của đời sống
23

xã hội, nhất thiết phải trảiqua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát
triển, nhiều hình thức tổ chức kinhtế, xã hội đan xen= (6). Theo sự khái quát của
Đảng, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội làmột quá trình cách mạng sâu sắc,
triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới.Trong thời kỳ quá độ, ở nước
ta sẽ diễn ra sự biến đổi mang tính chất bản chất, căn bảnvà toàn diện ở tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội; và quá trình đó phải diễn ra lâu dàivới nhiều
bước phát triển. Đó là do, đất nước ta mới trải qua hai cuộc chiến tranh nênmọi
lĩnh vực của đời sống xã hội đều bị tàn phá, chưa qua thời kỳ phát triển tư bản
chủnghĩa nên hầu như chưa có những tiền đề thực tiễn cơ bản cho sự ra đời của
chủ nghĩaxã hội, hệ thống chủ nghĩa xã hội thế giới tan rã và phong trào xã hội
chủ nghĩa và côngnhân quốc tế đang ở thời kỳ thoái trào. Bên cạnh đó, các thế
lực thù địch luôn chốngphá, tìm cách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. Khi cái mới và
cái cũ còn hiện hữu đầy mâuthuẫn, quá trình đấu tranh giữa tiến bộ và lạc hậu,
giữa tư tưởng tập thể và tư tưởng cánhân ích kỷ, hẹp hòi, khi tiềm lực kinh tế
còn chưa đủ mạnh, những tiêu cực trong xã hộivà trong Đảng vẫn còn thì những
tồn tại, những khó khăn và thách thức này dẫn đến mộtcuộc khủng hoảng kinh
tế, xã hội kéo dài. Biểu hiện rõ nhất là sản xuất trì trệ, lạm pháttăng nhanh, công
ăn việc làm thiếu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, lòng tin củadân đối
với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành quản lý của Nhà nước giảm sút.
Đâychính là những bước lùi tương đối trong quá trình phát triển cũng như xây
dựng xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam. Nhận thức được những sai lầm và hạn chế
trong đường lối, chủtrương của mình, Đảng ta đã đưa ra đường lối đổi mới toàn
diện đất nước trong Đại hộiVI của Đảng (năm 1986). Đại hội này đã đánh dấu
bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựngchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đưa nước ta
thoát ra khỏi sự khủng hoảng, ngày càng pháttriển. Như vậy, thực tiễn lịch sử đã
chứng minh, con đường phát triển của Việt Nam làmột con đường dài, với nhiều
bước đi, nhiều giai đoạn, trong đó có cũng cả những bướclùi tương đối.
-Đến các Đại hội VIII, IX, X của Đảng, mặc dù có nhiều sự bổ sung và điều
chỉnh,nhưng nhìn chung, về cơ bản, Đảng ta đều nhất quán với Cương lĩnh xây
dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội VII thông
qua. Dù lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa nhưng nhìn vào thànhtựu to lớn sau 30 năm đổi mới, chúng ta thấy được
sự đúng đắn, hợp lý trong việc lựachọn con đường phát triển của Đảng ta.

THAM KHẢO
Trước hết, về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngành giáo dục và đào tạo.
24

Cần thiết phải xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có phẩm chất
chính trị và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo – chất lượng “trồng người”. Đội ngũ giáo viên phải có đạo đức
nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, có ý chí vươn lên, khả năng tiếp cận nhanh
được các phương pháp dạy học mới, hiện đại và có tinh thần mạnh dạn áp dụng
các phương pháp hiệu quả; chuyển dạy học thụ động sang dạy học tích cực, lấy
người học làm trung tâm; đổi mới nội dung và phương pháp dạy học; đổi mới
cơ chế quản lý.
Cán bộ quản lý: có trình độ, bản lĩnh, nhiệt tâm, thân thiện, có kinh nghiệm điều
hành và có ý chí vươn lên, sáng tạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, làm đầu
tàu cho đội ngũ sư phạm nhà trường. Có tinh thần mạnh dạn đổi mới, xây dựng
được các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Tiếp theo là về người học:
Đảng và Nhà nước ta xác định: giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà
nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bòi dưỡng
nhân tài và coi “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Mục tiêu của giáo dục là hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo
những người lao động có tay nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân
tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạng, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện công bằng xã hội trong học tập bằng cách coi học tập là quyền và
nghĩa vụ của công dân, cần ban hành chính sách về học bổng và học phí để
khuyến khích và giúp đỡ người học gặp hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo cho tất cả
mọi người đều được đi học, trường học không có sự phân biệt dân tộc, giàu –
nghèo, tôn giáo, tín ngưỡng, nam – nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội… Mọi
công dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập, để người giỏi được phát huy tài
năng.
Sau đó, về cơ sở vật chất – Kỹ thuật trong các cơ sở giáo dục xã hội hóa sự
nghiệp giáo dục là coi phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và của
toàn dân. Kêu gọi và huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư vào giáo dục,
đa dạng hóa các loại hình trường học và các hình thức giáo dục, xây dựng xã
hội học tập đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân.
Cuối cùng là, vai trò giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Nền giáo dục Việt Nam phát triển theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục
kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội và gia đình.
25

VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC


Cơ sở nhận thức
VD: Sự xuất hiện học thuyết Macxit vào những năm 40 của thế kỷ XIX cũng
BẮTNGUỒN từ hoạt động thực tiễn của các phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân chống lại giai cấp tư sản lúc bấy giờ.

Động lực của nhận thức


VD: Xuất phát từ NHU CẦU thực tiễn con người CẦN phải “đo đạcdiện tích và
đo lường sức chứa của những cái bình, từ sự tính toán thời gian và sựchế tạo cơ
khí” MÀ toán học đã ra đời và phát triển. (Hãy cố gắng lấy Ví dụ khácnhau)

Mục đích của nhận thức


VD: Ngay cả những thành tựu mới đây nhất là khám phá và giải mã bản đồ
gienngười cũng ra đời từ chính thực tiễn, từ MỤC ĐÍCH chữa trị những căn
bệnh nan yvà từ MỤC ĐÍCH tìm hiểu, khai thác những tiềm năng bí ẩn của con
ngườ

Tiêu chuẩn của chân lý


VD: - Nhà bác học Galile tìm ra định luật về sức cản của không khí.
- Trái đất quay quanh mặt trời
- Không có gì quý hơn độc lập tự do

Ý nghĩa pp luận (Tham khảo)


Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta luôn quán triệt quan
điểm về thựctiễn. Quan điểm này yêu cầu:
- Phải quán triệt quan điểm thực tiễn: Việc nhận thức xuất phát từ thực tiễn.

Ví dụ: từ thực tiễn về sự đo đạc ruộng đất, đo lường vật thể mà con người bắt
đầu có tri thứcvề toán học và nếu không có những nhu cầu thực tiễn về sự cân
đo đong đếm, thực nghiệmthì sẽ không hình thành nên toán học, con người
26

không thể tự tạo ra các công thức, các địnhlực nếu những công thức, định luật
ấy không được kiểm nghiệm qua thực tiễn.
- Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn; học phải đi đôi với hành. Xa rời
thực tiễndẫn tới bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu.

Trong quá tình nghiên cứu, bên cạnh việc dựa theo lý thuyết và lý luận, ta cần
phải kiểmnghiệm chúng thông qua nghiên cứu thực tiễn, phải gắn liền với thực
hành.

Ví dụ: Nhà bác học Ga-li-lê là người rất coi trọng việc thực nghiệm, ông thường
dùng thựcnghiệm để chứng minh lập luận của mình. Một lần nọ, ông nghe
người ta dạy cho học sinhrằng “Các vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật
nhẹ” Ông liền phản đối. Sau đó, ông tiếnhành một thí nghiệm hai hòn đá có
khối lượng khác nhau từ trên cao xuống. Ông phát hiện rakhông khí có sức cản.
Và cùng hai hòn đá đó, ông thả hai hòn đá lúc nãy vào một ống dài bịrút hết
không khí thì quả nhiên tốc độ rơi của hai hòn đá bằng nhau. Nếu không tiến
hànhthực nghiệm trên, có lẽ rất nhiều người sẽ hiểu lầm rằng vật nặng lúc nào
cũng rơi nhanh hơnvật nhẹ. Nhưng thực ra không phải vậy, khi trong môi
trường chân không, định lý này hoàntoàn sai.

Vì vậy, việc thực hành phải luôn đi đôi với việc học, không được áp dụng lý
thuyết suông,tránh chủ quan, máy móc, giáo điều, vv…

- Không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, tuyệt đối hóa vai trò của thực
tiễn sẽrơi vào chủ nghĩa thực dụng.

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tương đối và cũng có tính tuyệt
đối. Tuyệtđối ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý,
thực tiễn có khả năngxác định cái đúng, bác bỏ cái sai. Nhưng bên cạnh đó, thực
tiễn cũng có tính tương đối. Nóthể hiện bằng việc ta không thể khẳng định được
cái đúng, bác bỏ cái sai một cách tức thì.Thêm vào đó, thực tiễn không đứng
yên một chỗ mà biến đổi và phát triển liên tục, nên nókhông cho phép người ta
hiểu biết bất kỳ một cái gì hóa thành chân lý vĩnh viễn.
27

Ví dụ: Các nền văn hóa tiền hiện đại đưa ra các quan điểm về Trái Đất, người
xưa cho rằngTrái Đất hình phẳng dẹt như một chiếc đĩa, được bao bọc uống
cong giống như cái bát củabầu trời. Đến thế kỷ thứ 4 TCN, nhà học giả Hy Lạp
Aristole sau khi quan sát bóng của quảcam theo nhiều hướng đã tổng kết rằng
trái đất có hình tròn. Nhưng vào những khoảng thờigian tiếp theo, nhiều quan
điểm về hình dạng của Trái Đất lại được đưa ra. Viện Hàn lâmkhoa học Paris
sau khi tiến hành đo các đường kinh tuyến, lại cho rằng Trái Đất tuôn dài ởhai
cực, nghĩa là giống với hình quả dưa. Sau đó, Newton và C. Huyghens cho rằng
Trái Đấthơi dẹt ở hai đầu và có hình dạng giống trái táo. Và hình dáng thực sự
của Trái Đất chỉ đượcxác định thực sự khi các vệ tinh được ra đời, ta kết luận
rằng Trái Đất thuôn dài ở cực Bắc vàdẹt ở cực Nam. Trái Đất không phải hình
tròn, cũng không phải hình elip, hình cầu haygiống một quả táo, quả dưa nào cả.
Do tính chất lồi lõm của nó trên bề mặt nên người tathống nhất hình dạng của
nó bằng một thuật ngữ “Geoid” hay còn gọi là “địa cầu”

Những kết luận về hình thù Trái Đất được đưa ra trong suốt tiến trình phát triển
về mặt khoahọc của con người, nếu xét ở thời điểm đó được xem như tuyệt đối.
Nhưng khi mọi thứ pháttriển, những chân lý đó không còn nữa mà thay vào đó
là những chân lý khác, được kiểmnghiệm một cách rõ ràng hơn. Đó chính là sự
tương đối của thực tiễn. Và có lẽ sau này,người ta sẽ đưa ra những dẫn chứng để
chứng minh về một hình dạng khác của Trái Đất,điều đó không thể biết trước
được.

Vì vậy, ta không nên tuyệt đối hóa thực tiễn, nó sẽ dẫn ta rơi vào chủ nghĩa thực
dụng.

THAM KHẢO: III. Một số ví dụ trong cuộc sống biểu hiện vai trò của thực tiễn
đối vớinhận thức:Ví dụ 1: Kính hiển vi, kính thiên văn, máy siêu âm, máy vi
tính đều được sảnxuất chế tạo trong hoạt động sản xuất vật chất – một hình thức
cơ bản của thựctiễn. Các thiết bị này đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà khoa học
để nghiên cứu vềcác hành tinh, vũ trụ, các ngành khoa học khác nhau. Nhờ
những thiết bị hỗ trợ nàymà con người đã nhận thức sự vật, hiện tượng đúng
đắn hơn, khái quát lý luận tốthơn. Trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức phát triển.
=> Như vậy việc sản xuất cácdụng cụ, thiết bị giúp con người nhận thức sự vật
một cách rõ ràng, chính xác hơnđã dựa trên cơ sở, động lực là hoạt động thực
tiễn: sản xuất vật chất, qua đó biểuhiện được vai trò của thực tiễn đối với nhận
thức: Thực tiễn là cơ sở, động lực củanhận thức.
28

Liên hệ vai trò của thực tiễn :


Trong đợt dịch Covid 19 lần thứ tư này tốc độ lây lan rất nhanh, đã lan rộng
ranhiều địa phương với quy mô lớn nhất từ trước đến nay và tiếp tục diễn biến
khólường. Đặc biệt, dịch đã ngấm sâu vào cộng đồng. Trong bối cảnh đó, thực
tiễntrong triết học Mác-Lênin cũng góp một phần sức trong việc chống lại đại
dịchCovid 19 .

Thực tiễn là động lực,cơ sở của nhận thức, con người tác động vào thực tiễn
bóbuộc nó lộ ra những đặc điểm,thuộc tính của mình để con người nhận thức.
Trongđại dịch covid-19 , khi tình hình dịch mới bùng phát ở mọi người trên thế
giới đềusống trong lo sợ, và khi thực tiễn là dịch covid lây lan qua đường hô
hấp đã cungcấp tài liệu cho con người chúng ta giúp chúng ta có tài liệu và tìm
ra cách phòngchống dịch bệnh như đeo khẩu trang , sử dụng dung dịch sát
khuẩn tay, tránh chạmtay vào mắt ,mũi, miệng,…. Và thực tiễn về việc lây lan
và phòng chống dịchcovid-19 đã đề ra những nhu cầu, nhiệm vụ,phương hướng
phát triển của conngười. Con người phải tìm cách để vừa phòng chống được
dịch bệnh, vừa phải tìmcách để đảm bảo vẫn phát triển kinh tế đất nước ổn định.
Và từ đó các loại vaccinphòng chống dịch bắt đầu được sáng chế và được đưa
vào sử dụng, cùng với đó làcác chỉ thị được đưa ra để chống dịch bệnh . Và thực
tiễn về việc lây lan nhanhchóng dịch covid-19 đã giúp con người có nhận thức
đúng đắn và hiểu được táchại cũng như lợi ích của phòng chống dịch bệnh. Vậy
thực tiễn covid 19 chính làcơ sở cho nhận thức con người nảy sinh ra những
phương thức để chống lại dịchbệnh để tồn tại và phát triển , cũng như covid-19
là động lực thúc đẩy con ngườiphải sáng tạo hơn nữa .Và nhu cầu phòng chống
dịch covid-19 mà con người sángtạo ra các loại vacxin.

Liên hệ vai trò của thực tiễn : Trong đợt dịch Covid 19 lần thứ tư này tốc độ lây
lan rất nhanh, đã lan rộng ranhiều địa phương với quy mô lớn nhất từ trước đến
nay và tiếp tục diễn biến khólường. Đặc biệt, dịch đã ngấm sâu vào cộng đồng.
Trong bối cảnh đó, thực tiễntrong triết học Mác-Lênin cũng góp một phần sức
trong việc chống lại đại dịchCovid 19 . Thực tiễn là động lực,cơ sở của nhận
thức, con người tác động vào thực tiễn bóbuộc nó lộ ra những đặc điểm,thuộc
tính của mình để con người nhận thức. Trongđại dịch covid-19 , khi tình hình
dịch mới bùng phát ở mọi người trên thế giới đềusống trong lo sợ, và khi thực
tiễn là dịch covid lây lan qua đường hô hấp đã cungcấp tài liệu cho con người
chúng ta giúp chúng ta có tài liệu và tìm ra cách phòngchống dịch bệnh như đeo
29

khẩu trang , sử dụng dung dịch sát khuẩn tay, tránh chạmtay vào mắt ,mũi,
miệng,…. Và thực tiễn về việc lây lan và phòng chống dịchcovid-19 đã đề ra
những nhu cầu, nhiệm vụ,phương hướng phát triển của conngười. Con người
phải tìm cách để vừa phòng chống được dịch bệnh, vừa phải tìmcách để đảm
bảo vẫn phát triển kinh tế đất nước ổn định. Và từ đó các loại vaccinphòng
chống dịch bắt đầu được sáng chế và được đưa vào sử dụng, cùng với đó làcác
chỉ thị được đưa ra để chống dịch bệnh . Và thực tiễn về việc lây lan
nhanhchóng dịch covid-19 đã giúp con người có nhận thức đúng đắn và hiểu
được táchại cũng như lợi ích của phòng chống dịch bệnh. Vậy thực tiễn covid
19 chính làcơ sở cho nhận thức con người nảy sinh ra những phương thức để
chống lại dịchbệnh để tồn tại và phát triển , cũng như covid-19 là động lực thúc
đẩy con ngườiphải sáng tạo hơn nữa .Và nhu cầu phòng chống dịch covid-19
mà con người sángtạo ra các loại vacxin.

Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Nghiên cứu vaccin Moderna để
phòngchống và chữa bệnh Covid-19. Suy cho cùng đây là một vaccin được sản
sinh ra đểphục vụ cho thực tiễn của nhận thức và như vậy không có tri thức nào
được sảnsinh ra mà không phục vụ cho thực tiễn . Thực tiễn là tiêu chuẩn của
chân lý vì thực tiễn vật chất hóa tri thức, hiện thựchóa tư thưởng để khẳng định
tính đúng sai của tri thức: nghe tin mọi người nói khitiêm vacxin sẽ làm mình
dễ bị ốm và đau chỗ tiêm thì mình muốn biết thực thếnhư thế nào thì mình phải
được tiêm vacxin đã rồi xem phản ứng trên người mìnhnhư thế nào( kiểm tra
chân lý bằng thực tiễn )

Đảng và Nhà nước ta vận dụng vai trò thực tiễn


Sự nghiệp đổi mới ở nước ta cung cấp một bài học to lớn về nhận thức. Đó là
bài họcvề quán triệt quan điểm thực tiễn – nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác
– Lênin,quan điểm cơ bản và hàng đầu của triết học Mác xít. Sự nghiệp đổi mới
với tính chấtmới mẻ và khó khăn của nó đòi hỏi phải có lý luận khoa học soi
sáng. Sự khám phá vềlý luận phải trở thành tiền đề và điều kiện cơ bản làm cơ
sở cho sự đổi mới trong hoạtđộng thức tiễn. Tuy nhiên, lý luận không bỗng
nhiên mà có và cũng không thể chờchuẩn bị xong xuôi về lý luận rồi mới tiến
hành đổi mới. Hơn nữa, thực tiễn lại là cơsở để nhận thức, của lý luận. Phải qua
thực tiễn rồi mới có kinh nghiệm, mới có cơ sởđề khái quát thành lý luận.

Vì vậy, quá trình đổi mới ở nước ta chính là quá trình vừa học vừa làm, vừa làm
vừatổng kết lý luận, đúc rút thành quan điểm, thành đường lối để rồi quay trở lại
30

quá trìnhđổi mới. Có những điều chúng ta phải mò mẫm trong thực tiễn, phải
trải qua thểnghiệm, phải làm rồi mới biết, thậm chí có nhiều điều phải chờ thực
tiễn. Ví dụ nhưvấn đề chống lạm phát, chống tham nhũng, vấn đề khoán trong
nông nghiệp, vấn đềphân phối sản phẩm… Trong quá trình đó, tất nhiên sẽ
không tránh khỏi việc phải trảgiá cho những khuyết điểm, lệch lạc nhất định.

Ở đây, việc bám sát thực tiễn, phát huy óc sáng tạo của cán bộ và nhân dân là
rất quantrọng. Trên cơ sở, phương hướng chiến lược đúng, hãy làm rồi thực tiễn
sẽ cho ta hiểurõ sự vật hơn nữa – đó là bài học không chỉ của sự nghiệp kháng
chiến chống ngoạixâm mà còn là bài học của sự nghiệp đổi mới vừa qua và hiện
nay.Trong khi đề cao vai trò của thực tiễn, Đảng ta không hề hạ thấp, không hề
coi nhẹ lýluận. Quá trình đổi mới là quá trình Đảng ta không ngừng nâng cao
trình độ lý luậncủa mình, cố gắng phát triển lý luận, đổi mới tư duy lý luận về
chủ nghĩa xã hội vàcon đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nó được thể
hiện qua năm bước chuyểncủa đổi mới tư duy phù hợp với sự vận động của thực
tiễn cuộc sống trong nhữnghoàn cảnh và điều kiện mới
1. Bước chuyển thứ nhất

Từ tư duy, dựa trên mô hình kinh tế hiện vật với sự tuyệt đối hóa sở hữu xã hội
(Nhànước và tập thể) với sự phát triển vượt trước của quan hệ sản xuất đối với
sự phát triểncủa lực lượng sản xuất dẫn tới hậu quả kìm hãm sự phát triển sản
xuất… sang tư duymới. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong
đó kinh tế nhà nước giữvai trò chủ đạo trong sự thống nhất biện chứng với tính
đa dạng các hình thức sở hữu,đa dạng các hình thức phân phối, lấy phân phối
theo lao động làm đặc trưng chủ yếunhằm thúc đẩy sản xuất phát triển.

Đây chính là bước chuyển căn bản mà có ý nghĩa sâu xa vì nó là tôn trọng quy
luậtkhách quan về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất; tuỳ
thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mà từng bước thiết lập quan
hệ sản xuất chophù hợp .

2. Bước chuyển thứ hai:Từ tư duy quản lý dựa trên mô hình một nền kinh tế chỉ
huy tập trung, kế hoạch hóatuyệt đối với cơ chế bao cấp và bình quân sang tư
duy quản lý mới thích ứng với nềnkinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành
theo cơ chế thị trường, có sự quản lý củaNhà nước theo định hướng Xã hội Chủ
nghĩa
31

3. Bước chuyển thứ ba:Đó là tiến hành đổi mới hệ thống chính trị, từ chế độ tập
trung quan liêu với phươngthức quản lý hành chính mệnh lệnh sang dân chủ hóa
các lĩnh vực của đời sống xã hội,thực hiện dân chủ toàn diện.

4. Bước chuyển thứ tư:Đổi mới quan niệm về sự hình thành và phát triển của
chủ nghĩa xã hội ở một nướcphải xuất phát từ chủ nghĩa Mác – Lê nin trong
điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể củanước đó. Và đây cũng chính là tính khách
quan, là cơ sở khách quan quy định nhậnthức và những tìm tòi sáng tạo của chủ
thể lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xãhội. Nó cũng đồng thời một lần
nữa làm sáng tỏ quan điểm thực tiễn chi phối sự hoạchđịnh đường lối chính
sách.

5. Bước chuyển thứ năm:


Đó là sự hình thành quan niệm mới của Đảng ta về Chủ nghĩa Xã hội những
nhận thứcmới về nhân tố con người.

Sức mạnh của chủ nghĩa Mác – Lê nin là ở chỗ trong khi khái quát thực tiễn
cáchmạng, lịch sử xã hội, nó vạch rõ quy luật khách quan của sự phát triển, dự
kiến nhữngkhuynh hướng cơ bản của sự tiến hóa xã hội. Trong giai đoạn hiện
nay của sự nghiệpxây dựng kinh tế xã hội đòi hỏi phải nắm vững và vận dụng
sáng tạo và góp phần pháttriển chủ nghĩa Mác – Lênin. Để khắc phục những
quan niệm lạc hậu trước đây cầnchúng ta phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý
luận, tổng kết có hệ thống sự nghiệpxây dựng chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh sự
nghiệp đổi mới. Có như vậy, lý luận mớithực hiện vai trò tích cực của mình đối
với thực tiễn.

Đổi mới nhận thức lý luận và công tác lý luận là một quá trình phức tạp, đòi hỏi
phảiđấu tranh với tính bảo thủ và sức ỳ của những quan niệm lý luận cũ. đồng
thời, đấutranh với những tư tưởng, quan niệm cực đoan từ bỏ những nguyên tắc
cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, phủ định sạch trơn mọi giá trị, mọi thành
tựu của chủ nghĩa xãhội.
32

Tóm lại: Đổi mới tư duy chỉ đạo trong sự nghiệp đổi mới nói chung là một bộ
phậnkhông thể thiếu được của sự phát triển xã hội cũng như sự phát triển kinh
tế xã hộinước ta hiện nay. Điều đó còn cho thấy rằng chỉ có gắn lý luận với thực
tiễn mới cóthể hành động đúng đắn và phù hợp với quá trình đổi mới ở nước ta
hiện nay. Sựkhám phá về lý luận phải trở thành tiền đề và làm cơ sở cho sự đổi
mới trong hoạtđộng thực tiễn. Thực tiễn chính là động lực, là cơ sở của nhận
thức, lý luận. Vì vậycần khắc phục ngay những khiếm khuyết sai lầm song cũng
phải tìm ra giải pháp khắcphục để hạn chế sự sai sót và thiệt hại

LIÊN HỆ HỌC TẬP


-Khi xem xét sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sự vận động và phát triển.
-Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triỂn trong thực
tiễn.
-Phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triBn của sự vật,
hiệntượng.Phải tích cực hEc hỏi, tích lũy kiến thức, khoa hỌc và đB vận dụng
vào thực tiễn.
- Cần phải nắm rõ chương trình hEc và cũng phải thấy rõ khuynh hướng phát
triỂn của chuyên ngành theo hEc trong thời gian sau đó, yêu cầu của xã hội đối
với chuyên ngành đang hỌc tập, nghiên cứu là gì? Xã hội hiện tại và tương lai
đòi hỏi những gì, qua đó hoàn thiện bản thân, nâng cao tri thức cho phù hợp với
nhu cầu của xã hội
( KẾt luận) - Đổi mới nhận thức lý luận và công tác lý luận là một quá trình
phức tạp,đòi hỏi phải đấu tranh với tính bảo thủ và sức ỳ của những quan niệm
lý luận cũ.đồng thời, đấu tranh với những tư tưởng, quan niệm cực đoan từ bỏ
nhữngnguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, phủ định sạch trơn mEi
giá trị,moi thành tựu của chủ nghĩa xã hội.
-Đổi mới tư duy chỉ đạo trong sự nghiệp đổi mới nói chung là một bộ
phậnkhông thB thiếu được của sự phát triBn xã hội cũng như sự phát triBn kinh
tế xãhội nước ta hiện nay. Điều đó còn cho thấy rằng chỉ có gắn lý luận với thực
tiễnmới có thB hành động đúng đắn và phù hợp với quá trình đổi mới ở nước ta
hiệnnay. Sự khám phá về lý luận phải trở thành tiền đề và làm cơ sở cho sự đổi
mớitrong hoạt động thực tiễn. Thực tiễn chính là động lực, là cơ sở của nhận
thức, lýluận. Vì vậy cần khắc phục ngay những khiếm khuyết sai lầm song cũng
phảitìm ra giải pháp khắc phục đB hạn chế sự sai sót và thiệt hại.
33

VD vào công cuộc đổi mới


3. Sự vận dụng mối quan hệ này trong công cuộc đổi mới ở nước ta
Ở nước ta, trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định
hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta không chỉ quán triệt và vận dụng mối quan hệ
biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mà còn phải quán triệt
và vận dụng một cách khoa học và sáng tạo mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở
hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

Cơ sở hạ tầng kinh tế của nước ta hiện nay là một kết cấu kinh tế nhiều thành
phần với nhiều hình thức sở hữu đan xen lẫn nhau. Thừa nhận sự tồn tại của một
kết cấu kinh tế với nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế cùng tồn
như vậy là một tất yếu khách quan. Bởi lẽ, trình độ lực lượng sản xuất của
chúng còn thấp và chưa đồng đều. Song, đây lại là một nền kinh tế năng động,
phong phú.

Chính tính chất đan xen của kết cấu kinh tế ấy nó đặt ra nhu cầu khách quan là
kiến trúc thượng tầng cũngphải được đổi mới để đáp ứng đòi hỏi của cơ sở kinh
tế. Lẽ dĩ nhiên, khôngphải với nền kinh tế nhiều thành phần và nhiều hình thức
sở hữu khác nhau thì nhất thiết phải đa đảng và đa nguyên về chính trị, nhưng
nhất thiết phải đổi mới kiến trúc thượng tầng theo hướng: đổi mới tổ chức, đổi
mới bộ máy hành chính nhà nước, đổi mới con người, đổi mới phong cách lãnh
đạo, đa dạng hoá các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, mở rộng dân chủ (đặc biệt là
dân chủ cơ sở), tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc… nhằm tập trung sức
mạnh của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đổi mới kinh tế là cơ sở, tiền đề cho đổi mới chính trị. Song, muốn đổi mới
kinh tế phải đổi mới chính trị để tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới kinh tế. Đổi
mới kinh tế và đổi mới chính trị là hai quá trình gắn bó hữu cơ với nhau trên
tinh thần ổn định chính trị để đổi kinh tế một cách toàn diện và có hiệu quả
trong sự nghiệp đổi mới.

VẬN DỤNG HỌC TẬP


-Tích cực học hỏi, tích luỹ kiến thức, khoa học và để vận dụng vào thực tiễn
34

Cần phải nắm rõ chương trình học và cũng phải thấy rõ khuynh hướng phát
triểncủa chuyên ngành theo học trong thời gian sau đó, yêu cầu của xã hội đối
vớichuyên ngành đang học tập, nghiên cứu là gì? Xã hội hiện tại và tương lai
đòi hỏinhững gì, qua đó hoàn thiện bản thân, nâng cao tri thức cho phù hợp với
nhu cầucủa xã hội
-Phải nhìn tương lai như một chuỗi các gián đoạn, phải biết phân chia quá
trìnhphát triển của sự vật thành từng giai đoạn, từ đó học cách vượt qua các gián
đoạnvà có cách tác động phù hợp thúc đẩy sự phát triển đó trong hiện tại và
tương lai.
QUY LUẬT LLSX + QHSX
VD Ơ VN
1, Thời kì trước đổi mới (trước 1986)
Trước thời kì đổi mới nước ta nước ta có nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung quan liêu bao cấp và sự thể hiện quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát
triển của LLSX biểu hiện cụ thể:
+Nước ta đã thiết lập một chế độ công hữu về tư liệu sản xuất một cách ào
ạt, trong khi đó đang tạo địa bàn cho sự phát triển LLSX (vi phạm tính lịch sử
cụ thể).
+ Đồng thời, trong quá trình cải tạo nền sản xuất chỉ tập trung cải tạo
QHSX, chủ trương xây dựng QHSX tiến bộ mở đường cho LLSX phát triển (đi
ngược lại với quy luật QHSX phù hợp với phát triển của LLSX).
Thực tế vận dụng quy luật này cho thấy chúng ta đã quá coi trọng vai trò
của QHSX và cho rằng có thể đưa QHSX đi trước để mở đường, thúc đẩy
LLSX cùng phát triển. Việc áp dụng quan niệm ấy là hoàn toàn sai lầm, minh
chứng cho điều đó là LLSX trong thời gian qua thấp kém, QHSX được duy trì ở
trình độ quá cao. Từ đó làm mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển LLSX với hình
thức kinh tế - xã hội được áp đặt một cách chủ quan trên đất nước ta. Mâu thuẫn
đó đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế nước nhà: kinh tế chậm phát
triển, sản xuất trì trệ, tăng trưởng chỉ đạt 0,4% (trong khi chỉ tiêu đặt ra là 13-
14%), tình trạng thiếu lương thực diễn ra gay gắt, năm 1980 phải nhập khẩu
1,576 triệu tấn lương thực, ngân sách thiếu hụt, giá cả hàng năm tăng 20%, nhập
khẩu chiếm 4-5 phần xuất khẩu. Nhà nước thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế,
hàng tiêu dùng thiếu trầm trọng,..Qua đó, ta có thể thấy một thực tế của việc
làm trái quy luật đã gây ra hậu quả nặng nề cho nền kinh tế đất nước là rơi vào
tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Như vậy, QHSX không phù hợp với trình độ
LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.
35

2, Sự vận dụng quy luật này ở Việt Nam hiện nay


- Việc nghiên cứu nắm vững quy luật này có ý nghĩa hết sức to lớn trong
việc vận dụng vào ĐK cụ thể ở nước ta hiện nay.
- Trước thời kỳ đổi mới, nước ta đã mắc phải những lệch lạc, sai lầm, chủ
quan khi nhận thức và vận dụng quy luật này. Từ những lệch lạc trong nhận
thức đã dẫn đến những chỉ đạo sai lầm trong thực tiễn, từ đó dẫn đến Đảng, NN
đã ban hành những đường lối chính sách không phù hợp. Cụ thể:
+ Tiến hành xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về TLSX 1 cách ồ ạt, trong khi chế
độ đó đang tạo địa bàn cho sự phát triển LLSX
+ Xây dựng chế độ công hữu về TLSX 1 cách tràn lan, trong khi nước ta có
xuất phát điểm đi lên CNXH thấp. Chúng ta đã nóng vội, chủ quan, duy ý chí
khi chủ trương xây dựng sớm 1 nền kinh tế XHCN thuần nhất với 2 hình thức
sở hữu là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể trong lúc trình độ LLSX còn thấp
kém và phát triển không đồng đều (công cụ lao động còn lạc hậu, trình độ tổ
chức lao động XH, ứng dụng KHKT vào SX chưa cao, kinh nghiệm và kỹ năng
của người lao động, trình độ phân công lao động còn thấp, khả năng quản lý còn
yếu kém) mà đã xây dựng chế độ công hữu, quốc doanh hóa, tập thể hóa tư liệu
sản xuất và tổ chức sản xuất quy mô lớn, chế độ SX lớn XHCN (công nghiệp
nặng hiện đại, SX NN lớn...) vượt quá khả năng quản lý điều hành sản xuất của
người lãnh đạo và người lao động. Duy trì quá lâu và bất hợp lý cơ chế tập trung
bao cấp, tổ chức hệ thống phân phối theo chế độ tem phiếu, quản lý XH theo
kiểu tập trung. Tức là, chúng ta chỉ mới xác lập được chế độ sở hữu nhưng chưa
có hình thức tổ chức quản lý và cách thức phân phối phù hợp với chế độ sở hữu.
Chính những sai lầm chủ quan đó đã đẩy nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng
khủng hoảng, trì trệ trong thời gian dài.
- Thời kỳ đổi mới, ý thức được điều đó, căn cứ vào tình hình thực tế của đất
nước, nước ta chọn con đường XHCN bỏ qua chế độ TBCN từ một nước nông
nghiệp lạc hậu, thực trạng trình độ phát triển LLSX còn thấp kém và phát triển
không đồng đều, Đảng ta nhận thức được rằng quá trình xây dựng phát triển SX
XHCN là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp. Do đó Đảng và NN ta đã
đổi mới tư duy, nhất là tư duy về kinh tế, chủ trương chuyển từ 1 nền kinh tế
thuần nhất XHCN sang nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN,
tạo lập nhiều loại hình QHSX để khai thác, phát huy được mọi năng lực của
LLSX.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của ĐCS VN đã chỉ ra các thành phần
kinh tế hiện nay trong nền kinh tế ở nước ta gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập
36

thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế
hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế
nhiều thị trường theo định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát
triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để NN định hướng và điều tiết kinh tế,tạo
nên môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển.
Chính sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với
trình độ phát triển của LLSX trong thời kỳ đổi mới đã làm cho nền kinh tế nước
ta có những bước phát triển vượt bậc, nền kinh tế thoát khỏi tình trạng khủng
hoảng.
Đề xuất giải pháp để phát triển lực lượng sản xuất ở VN
Về giáo dục:
- Giáo dục là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của một quốc gia; người lao
động cần phải nâng cao trình độ trí tuệ, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, kinh
nghiệm của mình.
- Ngoài dạy các kiến thức cơ sở cần thiết, còn cần phổ cập kỹ năng tin học và
ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên, chú trọng phát triển các kỹ năng mềm như
giải quyết vấn đề, làm việc nhóm,...
b) Về khoa học – kỹ thuật:
+Lựa chọn hướng phát triển khoa học-công nghệ ưu tiên. Tuy nhiên, vấn đề đặt
ra là bước đi và thứ tự ưu tiên trong triển khai các chương trình công nghệ này.
Đồng thời, trong giai đoạn trước mắt, cần đặc biệt coi trọng phát triển và áp
dụng công nghệ thích hợp, có khả năng thu hút nhiều lao động.
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, thực hành trẻ có năng lực. Đây là khâu
quyết định triển vọng phát triển của nền khoa học, công nghệ nói riêng và của
Việt Nam nói chung.
+ Tạo dựng sự gắn kết có hiệu quả giữa hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa
học- công nghệ với các nhu cầu kinh tế-xã hội.Giải pháp cho việc xây
dựng ,phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN

c) Về quan hệ kinh tế đối ngoại:


Mở rộng quan hệ nhiều mặt ,song phương và đa phương với các nước và vùng
lãnh thổ ,các trung tâm chính trị ,kinh tế quốc tế lớn các tổ chức quốc tế và khu
vực theo các nguyên tắc tôn trọng độc lập ,chủ quyền và toàn vẹn lãnh
37

thổ ,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau ,không dùng vũ lực hoặc đe
doạ dùng vũ lực;bình đẳng và cùng có lợi ;giải quyết các bất đồng và tranh chấp
bằng thương lượng hoà bình;làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép,
áp đặt và cường quyền.

d) Về cơ sở hạ tầng:
Nâng cao kết cấu hạ tầng, khắc phục tình trạng thiếu tính đồng bộ và mất cân
đối giữa các vùng miền: giúp cho việc lưu thông hàng hóa, hiện đại hóa quá
trình sản xuất mà còn là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất và hội nhập quốc
tế, đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc…

e) Về quản lý, tổ chức sản xuất


-Quản lý dữ liệu: Phần mềm quản lý sản xuất quản lý dữ liệu một cách vô cùng
hiệu quả. Tất Cả các thông tin từ kho hàng, nhân công, quy trình sản xuất,..cũng
sẽ được quản lý rất khoa học nhờ phần mềm trên cùng một hệ thống. Cấp quản
lý chỉ cần truy cập vào hệ thống ở mọi lúc, mọi nơi cũng nắm bắt được tình hình
của doanh nghiệp.
- Tự động tính toán: Khi doanh nghiệp nhận đơn hàng, phần mềm dựa trên
những định mức được cài đặt sẵn sẽ tự động tính toán những thông số đầu vào
như cần bao nhiêu loại vật tư, số lượng các loại, số lượng nhân công, thời gian
sản xuất, chi phí,..Việc tính toán hoàn toàn tự động, hoàn toàn chính xác và
nhanh chóng, giảm đáng kể thời gian và nhân lực của việc tính toán thủ công,
tình huống sai sót,..

-Tự động thông báo tiến trình sản xuất: Với phần mềm quản lý sản xuất, bất cứ
khi nào, tại bất kì đâu cấp quản lý cũng có thể theo dõi tình hình sản xuất của
doanh nghiệp. Trong trường hợp, quản lý có quá nhiều công việc mà không thể
theo dõi thường xuyên được tình hình sản xuất, thì hệ thống cũng sẽ tự động
thông báo trong những trường hợp cần thiết như nguyên liệu cạn kiệt, cảnh báo
tồn kho, đơn hàng chậm deadline,..Tính năng này chính là cứu cánh cho công
ty, báo hiệu những nguy cấp, rủi ro để doanh nghiệp kịp thời xử lý.

- Báo cáo thống kê: Tại mỗi thời điểm, để giúp quản lý nhìn được tổng quan
tình hình, các số liệu sẽ được biểu diễn ở các dạng biểu đồ. Thông tin được hiện
38

ra rõ ràng, khoa học. Dữ liệu cũng sẽ được xuất ra ở các định dạng (excel,
word,..) nếu cần.

Thứ nhất là giải pháp cho vấn đề sở hữu đó là chế độ sở hữu công hữu về tư liệu
sản xuất chủ yếu từng được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi CNXH
được xây dựng xong về cơ bản .Phải từ thực tiễn tìm tòi ,thử nghiệm để xây
dựng chế độ sở hữu công cộng nói riêng và quan hệ sản xuất theo định hướng
XHCN mới nói chung với những bước đi vững chắc . Đường lối đổi mới của
Đảng đã đặt lại vai trò của sở hữu tư nhân trong công cuộc xây dựng
CNXH.Thay cho việc xoá bỏ ngay lập tức sở hữu tư nhân là việc sử dụng lâu
dài sở hữu tư nhân , hợp tác với các chế độ sở hữu khác để xây dựng CNXH .

Thứ hai là giải pháp cho vấn đề tổ chức quản lý . Nhà nước ta là nhà nước
XHCN ,quản lý nền kinh tế bằng pháp luật ,chiến lược quy hoạch,kế
hoạch ,chính sách ,sử dụng cơ chế thị trường áp dụng các hình thức kinh tế và
quản lý kinh tế của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất,giải phóng sức sản
xuất phát huy mặt tích cực ,hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị
trường,bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động

Vai trò của sinh viên trong việc nghiên cứu lực lượng sản xuất đối với việc học
tập, rèn luyện.
- Trong đó giáo dục đại học giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng và
phát triển trình độ nguồn nhân lực theo các lĩnh vực chuyên môn cho sinh viên.
Việc củng cố tư duy, nhận thức cho sinh viên các trường Đại học là một trong
những yếu tố cần thiết cho nền kinh tế tri thức, góp phần xây dựng và triển khai
mô hình “công dân học tập” trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần tự thúc đẩy năng lực của bản thân từ việc tự
tìm hiểu, hoàn thiện chuyên môn từ sự hướng dẫn của nhà trường.
-Thứ nhất, sinh viên cần từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, rõ
ràng. Sự vận động và phát triển của sự vật đều được diễn ra một cách từ từ có
quy luật, quá trình học tập cũng vậy. Trong hoạt động nhận thức và phát triển tri
thức, sinh viên phải biết từng bước tích lũy tri thức (lượng) làm biến đổi về kết
quả học tập (chất) theo quy luật.
-Thứ hai, việc tự học, tự tìm tòi nghiên cứu là một phần quan trọng tất yếu trong
việc hoàn thiện bản thân. Không nên quá ỷ lại vào thầy cô mà quên mất việc tự
mình phấn đấu, trau dồi những kỹ năng từ cơ bản tới chuyên môn. Người học
39

nên tự mình lựa chọn, tìm tòi những kiến thức để tự thoả mãn được nhu cầu tiếp
nhận thông tin từ khắp mọi nơi. Sinh viên có thể trau dồi thêm nhiều kỹ năng
như việc tìm kiếm, khai thác có hiệu quả những nguồn thông tin từ trên mạng,
sách báo; kỹ năng xử lí thông tin, sắp xếp, phán đoán những dữ liệu để chuyển
hóa thành năng lực thực tiễn trong đời sống. Bên cạnh đó, sinh viên cần biết
thêm nhiều kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạch định hoạt động,
….
-Thứ ba, rèn luyện ý thức, nhận thức của mỗi sinh viên. Ngày nay khi khoa học
phát triển, mỗi ngày đều có những kiến thức mới tiếp diễn, vậy nên tinh thần
cầu tiến, sẵn sàng học hỏi, mở mang là điều quan trọng mà mỗi công dân đều
cần có. Chúng ta cần biết cách tiếp thu những kinh nghiệm, tư tưởng, cách làm
mới, có thái độ tôn trọng kiến thức, tiếp nhận, hiểu biết những điều mới. Đây
tưởng chừng là một điều cơ bản song có một vài cá nhân vẫn chưa có thái độ
tôn trọng sản phẩm tri thức từ những người khác. Có thể kể đến tiêu biểu là sản
phẩm trò chơi Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông. Tuy là một sản phẩm có khả
năng phát triển nhưng không lâu sau đó đã bị gỡ từ chính chủ sau những lùm
xùm cáo buộc không đáng có. Việc không tích cực đón nhận sản phẩm tri thức
có thể gây nên sự trì trệ trong việc sản xuất, công dân không có tư tưởng mở
mang cũng như sức sáng tạo để tạo nên những sản phẩm chất lượng khác.

VẬN DỤNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC HẠ TẦNG


Cơ sở hạ tầng gồm : Nhà cửa, cầu cống, bệnh viện, đường xá, đường sắt, sân
bay, cảng biển v.v
Chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học, nhà
nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội v.v

Sự vận dụng của Đảng CSVN trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế xã
hội ở Việt Nam hiện nay:
40

Về CSHT:
- Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển
kinh tế tri thức là nhiệm vụ trọng tâm
+Tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế
của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức,phát triển mạnh
các ngành kinh tế và các sản phẩm kinh tế có giá trị tăng ca dựa nhiều vào tri
thức.
+ Đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn,
giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

- Đa dạng hoá các thành phần kinh tế, các kiểu QHSX gắn liền với các hình
thức sở hữu và bước đi thích hợp làm cho QHSX phù hợp với trình độ phát triển
của LLSX.
+ Phát triển kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế,trong đó
kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể
ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
+ Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước: Nhà nước làm tốt các
chức năng định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch,kế hoạch và
cơ chế; chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường. Thực hiện
quản lý Nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính
vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp…
+ Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ
bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh.
- Xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản
xuất xã hội, thực hiện công bằng ngày một tốt hơn. Thực hiện nhiều hình thức
phân phối, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo.
- Giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, độc lập dân tộc, quan
hệ kinh tế với nước ngoài.

Về KTTT:
- Nâng cao bản lĩnh và trình độ trí tuệ của Đảng:
41

+ Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh trong hoạt động của Đảng.
+ Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà
nước, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.
+ Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung phát triển lý luận, tiếp tục làm sáng
tỏ những vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của
nước ta
.- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
+ Xây dựng hệ thống chính trị XHCN vừa đảm bảo tính quốc tế, tính giai cấp,
tính dân tộc, tính nhân dân; trong đó quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân.
+ Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội
để quản lý mọi mặt của xã hội văn minh hiện đại.
+ Cải cách nền hành chính quốc gia, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Nhà
nước, phát huy dân chủ tăng cường pháp chế XHCN.
+ Phân định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của Đảng, chính quyền, các
ban ngành, các tổ chức quần chúng từ trung ương đến địa phương.
- Phát triển các lĩnh vực khoa học, giáo dục, công nghệ nhằm nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển văn hóa tiến bộ mang đậm bản
sắc dân tộc, giải quyết tốt vấn đề tiến bộ và công bằng xã hội.
- Tăng cường củng cố sức mạnh của lực lượng vũ trang, nâng cao cảnh giác
cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại nền kinh tế và lật đổ chế độ

Vai trò của nhà nước đối với csht

-Trong các yếu tố cấu thành nên kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò đặc
biệt quan trọng và có tác dụng to lớn đối với cơ sở hạ tầng vì, nó là một lượng
vật chất tập trung sức mạnh kinh tế và chính trị của giai cấp thống trị . Nhà
nước không chỉ dựa trên hệ tưởng, mà còn dựa trên những hình thức nhất định
của việc kiểm soát xã hội, sử dụng bạo lực, bao gồm các yếu tố vật chất: quân
đội, cảnh sát, toà án, nhà tù… để tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp
thống trị, củng cố địa vị của quan hệ sản xuất thống trị.
42

-Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp đối kháng đấu tranh với nhau giành chính
quyền về tay mình, cũng chính là tạo cho mình sức mạnh kinh tế. Sử dụng
quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị sẽ không ngừng mở rộng ảnh hưởng kinh
tế trên toàn xã hội. Kinh tế vững mạnh làm cho nhà nước được tăng cường. Nhà
nước được tăng cường lại tạo thêm phương tiện vật chất để củng cố vững chắc
hơn địa vị kinh tế và xã hội của giai cấp thống trị. cứ như thế, sự tác động qua
lại biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng đưa lại sự phát triển
hợp quy luật của kinh tế và chính trị. Ở đây, nhà nước là phương tiện vật chất,
có sức mạnh kinh tế, còn kinh tế là mục đích của chính trị, điều này được chứng
minh qua sự ra đời và sự tồn tại của nhà nước khác nhau.
VD: Điều hành của Đảng, nhà nước Việt Nam là ví dụ minh hoạ rõ nét cho sự
tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng. Cụ thể hơn,
trong phòng chống dịch CoVid19, Nhà nước đã chỉ đạo các chuyến bay giải cứu
người Việt tại nước ngoài về nước, điều trị các ca nhiễm bệnh. Bên cạnh đó,
thực hiện giãn cách, cách ly xã hội để phòng ngừa. Nhà nước còn ban hành
nhiều chỉ đạo về xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu vật tư ngành y tế, xuất khẩu
gạo...vv

Liên hệ với thực tế tình hình quá độ ở Việt Nam hiện nay
-Cơ sở hạ tầng trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam hiện nay bao gồm các kiểu
quan hệ sản xuất gắn liền với các hình thức sở hữu khác nhau.
-Các hình thức sở hữu đó tương ứng với các thành phần kinh tế khác nhau, thậm
chí đối lập nhau, nhưng cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế thống nhất theo
định hướng xã hội chủ nghĩa
- Ở Việt Nam hiện nay, các hình thức sở hữu cơ bản gồm sở hữu nhà nước (hay
sở hữu toàn dân, trong đó nhà nước là đại diện của nhân dân), sở hữu tập thể, sở
hữu tư nhân. Các thành phần kinh gồm kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể, hợp tác
xã; kinh tế tư nhân; kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài.
VD: Kinh tế nhà nước: Tiêu biểu là các tập đoàn Viettel, PVN, EVN, Vietnam
Airline, Vinamilk…
+Kinh tế tập thể, hợp tác xã: Tiêu biểu là các hợp tác xã nội nghiệp, công
nghiệp ở các địa phương.Kinh tế tư nhân: Tiêu biểu là các tập đoàn Vingroup,
FLC, Massan, Vietjet…
+Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Tiêu biểu là Toyota Vietnam, Huyndai
Vietnam…
43

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận
hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của nền kinh tế thị trường, đồng thời
bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đó là nền kinh tế hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư
Trong xây dựng kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước Việt
Nam khẳng định:Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng nhân là động lực quan
trọng của nền kinh tế, các thành phần kinh tế khác được khuyến khích phát triển
hết mọi tiềm năng
Trong xây dựng kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước Việt
Nam khẳng định:
Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng.
Xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa mang tính chất giai cấp công
nhân, do đội tiên phong của giai cấp công nhân là Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo, bảo đảm để nhân dân là người làm chủ xã hội.
Các tổ chức, bộ máy thuộc hệ thống chính trị như Đảng Cộng sản, Quốc hội,
Chính phủ, quân đội, công an, tòa án, ngân hàng… không tồn tại vì lợi ích của
riêng nó mà là để phục vụ nhân dân, thực hiện cho được phương châm mọi lợi
ích, quyền lực đều thuộc về nhân dân.
Cơ sở hạ tầng ở nước ta hiện nay nằm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
từ một nền kinh tế phát triển còn thấp kém. Đó là một cơ cấu kinh tế bao gồm
nhiều thành phần

VẬN DỤNG HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI


Hình thái kinh tế - xã hội: là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ
xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc
trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất
với một kiến trúc thượng tần tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản
xuất ấy. -
Cấu trúc hình thành kinh tế - xã hội bao gồm ba yếu tố là: lực lượng sản xuất,
quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng của xã hội. Trong đó:

+ Lực lượng sản xuất: là nền tảng vật chất của xã hội, tiêu chuẩn khách quan để
phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau, yếu tố xét đến cùng quyết định sự vận
động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội.
44

+ Quan hệ sản xuất: là quan hệ khách quan, cơ bản, chi phối và quyết định mọi
quan hệ xã hội, đồng thời là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các bản
chất các chế độ xã hội khác nhau. Quan hệ sản xuất vừa biểu hiện hình thức
kinh tế - xã hội của lực lượng sản xuất vừa biểu hiện hình thức kinh tế - xã hội
của lực lượng sản xuất, vừa biểu hiện cơ sở kinh tế (cơ sở hạ tầng) cho sự ra
đời, tồn tại kiến trúc thượng tầng của xã hội đó.
+ Kiến trúc thượng tầng: là sự thể hiện các mối quan hệ giữa người và người
trong lĩnh vực tinh thần, tiêu biểu cho bộ mặt tinh thần của đời sống xã hội.

VẬN DỤNG vào xd cnxh của VN


Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội đã được C.Mác vận dụng vào phân tích xã
hội tư bản, vạch ra các quy luật vận động, phát triển của xã hội đó và đã đi đến
dự báo về sự ra đời của hình thái kinh tế – xã hội cao hơn, hình thái cộng sản
chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội đã hình thành
phát triển từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga.

Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng ta
khẳng định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau. Đó là quy
luật phát triển của cách mạng Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách
mạng của Đảng. Việc Đảng ta luôn luôn kiên định con đường tiến lên chủ nghĩa
xã hội là phù hợp với xu hướng của thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta.

Tuy nhiên, từ thực tiễn, nhất là thực tiễn quá trình đổi mới, chúng ta ngày càng
nhận thức rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. “Con đường đi
lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến
trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà
nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và
công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện
đại.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi
về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp,
cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều
45

hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ”.

Vận dụng quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất. “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và
lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa“.

Theo quan điểm của Đảng ta, “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở
thành nền tảng vững chắc”.

Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa
phù hợp với xu hướng phát triển chung của nhân loại, vừa phù hợp với yêu cầu
phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta; với yêu cầu của quá trình xây dựng
nền kinh tế độc lập, tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Tính tất yếu, vai trò và nội dung của đấu tranh giai cấp

Liên hệ trách nhiệm sinh viên trong cuộc đấu tranh giai cấp ở VN hiện nay
Là sinh viên của Trường Đại học Sư phạm TPHCM nói riêng, của đất nước
CHXHCN VN nói chung, chúng ta mang trong mình trách nhiệm đối với cuộc
đấu tranh giai cấp của nước ta hiện nay. Vậy trách nhiệm đó là gì?
-Thứ nhất, mỗi sinh viên cần biết nhìn nhận khách quan và có nhận thức đúng
đắn tình hình đấu tranh giai cấp của nước ta. Bởi lẽ, các bạn muốn hành động
đúng thì các bạn phải nhận thức đúng.
+ Tuy nhiên nhiều sinh viên còn chưa hiểu sâu về chính trị, lập trường tư tưởng
chưa vững vàng, song khả năng phân tích và chọn lọc còn có những hạn chế nên
khi tiếp thu các thông tin mới, cũng như những luồng tư tưởng mới trong xã hội,
dễ dao động, dễ bị lôi kéo, dễ trở thành đối tượng mà các thế lực thù địch hướng
tới, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, nhằm mục tiêu chống phá cách
mạng trong hiện tại và tương lai. Trên thực tế, trong những ngày chuẩn bị bầu
46

cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm
kỳ 2016-2021, có sinh viên bị kích động đã lập các blog cá nhân đăng tải nội
dung cổ xúy cho các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, từ đó có các bình
luận xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
Nhà nước và toàn xã hội.
+ Thế nên, mỗi sinh viên chúng ta cần tự giác tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc đấu
tranh giai cấp ở Việt Nam qua việc nghiêm túc học tập các môn như: triết học
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước… ở giảng đường đại học. Kết hợp với quá trình học
tập là thảo luận, trao đổi với thầy cô, bạn bè để nhận thức tri thức khoa học cả
về lý luận và thực tiễn
+ Bên cạnh đó, sinh viên nên liên tục cập nhật các quan điểm mới của Đảng,
tình hình chính trị - xã hội trong và ngoài nước qua những kênh thông tin quốc
gia uy tín như báo chính phủ, tạp chí giáo dục, thời sự…
=> Và từ những nội dung, kiến thức đó, mà chúng ta nâng cao nhân sinh quan,
thế giới quan và đạo đức cộng sản: các giá trị truyền thống dân tộc, lý tưởng,
niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa để cuối cùng, chúng ta
có cái nhìn khách quan, chính xác về đấu tranh giai cấp ở VN, nhận ra cuộc đấu
tranh đang diễn ra rất gay go, phức tạp; các thế lực thù địch phản động không
ngừng chống phá; rằng đấu tranh giai cấp là tất yếu của đất nước, cũng như
tránh tình trạng nhận thức sai về đấu tranh giai cấp mà mất cảnh giác hay không
dám thay đổi; sau cùng là nhận ra trách nhiệm đối với mọi công dân nước Việt
Nam trong đó có cả sinh viên: phải học tập, rèn luyện, sáng tạo vì lợi ích của
chủ nghĩa xã hội và có những hành động cụ thể, đúng đắn đối với đấu tranh giai
cấp.

Thứ hai, như các bạn đã biết; học tập, rèn luyện, sáng tạo,nâng cao đạo đức vì
đất nước là trách nhiệm quan trọng nhất đối với một người sinh viên như chúng
ta. Sinh viên trường ĐH Sư phạm TPHCM nói riêng hay lớp trẻ ngày nay luôn
phải đặt việc học tập và rèn luyện lên hàng đầu bởi giáo dục luôn là quốc sách
hàng đầu để phát triển và xây dựng đất nước phát triển.
+ Tích cực học tập và phát triển tại nhà trường thông qua chương trình giáo dục
đã được nhà trường xây dựng để phù hợp với yêu cầu ngày nay của đất nước.
Tất cả các môn học tại nhà trường chắc chắn sẽ cung cấp lượng kiến thức mà
mỗi sinh viên cần để phát triển bản thân. Không nên hình thành thói quen chỉ
học tập và nghiên cứu các môn chuyên ngành mà quên mất tầm quan trọng của
47

môn chung. Học tập tích cực nhưng không có tính chọn lọc về phương pháp và
tài liệu học cũng làm lệch lạc tư duy và suy nghĩ của sinh viên.
+ Học tập phải đi chung với rèn luyện và sáng tạo, đặc biệt khi ta phải tiếp thu
với lượng kiến thức càng ngày càng nhiều như ngày nay thì phải rèn luyện mỗi
ngày mới có thể vận dụng một cách có hiệu quả lượng kiến thức đó. Kiến thức
tiếp thu được qua sách vở và nhà trường chỉ là trên lý thuyết, nếu ta không vận
dụng và thực hành vào thực tế đời sống thì kiến thức đó sẽ không mang lại hiệu
quả. Vậy, chúng ta phải tích cực tham gia các cuộc thi học thuật đối với các
môn chuyên ngành lẫn môn chung, cuộc thi nghiên cứu khoa học để vận dụng
kiến thức đã học thành những công trình khoa học - công nghệ, những bài luận
án, luận văn về giải pháp hay cách thức mới cải thiện một vấn đề nhỏ trong cuộc
sống. Từ đó, nhận ra điểm thiếu sót của bản thân mà sửa chữa, khắc phục, thay
đổi và ngày một hoàn thiện.
+ Học tập và rèn luyện phải đi chung với rèn luyện đạo đức và nhân cách. Việc
tu dưỡng phẩm chất đạo đức theo năm điều Bác dạy cũng là một phương pháp
học tập. Một con người hoàn mĩ phải hội tụ hai yếu tố tài năng và phẩm chất
đạo đức. Hình thành đạo đức tốt thông qua lòng yêu nước và có tinh thần học
tập phát triển đất nước giàu mạnh luôn phải được trau dồi mỗi ngày.

Sinh viên phải đặt việc học làm yếu tố trọng tâm, là trách nhiệm và nghĩa vụ để
xây dựng đất nước chống lại các thế lực thù địch, đấu tranh giai cấp gây cản trở
quá trình phát triển của nước ta. Tụt hậu về trí thức sẽ là trở ngại lớn, làm nước
ta rơi vào sự dòm ngó của các thế lực thù địch,uy hiếp đến nền độc lập của Việt
Nam ta. Vận dụng tốt kiến thức đã học vào quá trình công nghiệp hóa và hiện
đại hóa đất nước để thực hiện tốt cuộc công nghiệp 4.0 trong thời đại thế giới
phát triển mạnh công nghệ thông tin. Phải học tập và rèn luyện chân chính, học
bằng khả năng của mình. Bước vào thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì ai
nắm được tri thức thì mới có thể xây dựng đất nước, chèo lái chiếc thuyền số
phận của non sông Tổ quốc, đưa đất nước ta từng bước phát triển về mọi mặt,
ổn định xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, ngăn chặn được mọi âm mưu,
chống phá của kẻ thù, đưa cuộc đấu tranh giai cấp đi đến thành công là trở thành
một nước XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh. Và
nhiệm vụ của chúng ta phải học, học nữa, học mãi. Nhà nước luôn tạo mọi điều
kiện để chúng ta dễ dàng tiếp cận tri thức thì tương lai dân tộc mới sáng lạn, lấp
lánh hào quang.
48

Thứ ba, song song với việc học tập trở thành một người có tri thức đóng góp
cho sự phát triển của đất nước, sinh viên cũng cần có những hành động cụ thể
góp phần vào cuộc đấu tranh giai cấp của nước VN ta.
+ Đầu tiên, chúng ta phải tích cực hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh và Hội Sinh viên trong các học viện, đại học, cao đẳng. Chính những
nội dung phong phú, thiết thực, sinh động của hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên là điều kiện thuận lợi để chúng ta bồi đắp lập
trường tư tưởng chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo
đức và lối sống lành mạnh, giản dị, ý chí vươn lên trong cuộc sống cũng như
trong học tập, nghiên cứu khoa học, có uy tín và tích cực trong công tác Đoàn,
công tác Hội và gần gũi với quần chúng. Mà quan trọng hơn hết là chúng ta
sống và làm việc theo pháp luật, theo bản sắc văn hóa dân tộc; làm cho bản thân
thấm nhuần truyền thống dân tộc, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách
và pháp luật của Nhà nước, truyền thống của học viện, nhà trường; định hướng
đạo đức nghề nghiệp; từ đó ta sẽ trở nên kiên định với con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội mà Đảng, nhân dân và cả dân tộc Việt Nam lựa chọn.
+Bên cạnh đó, trên không gian mạng (thông qua các website, các diễn đàn trên
Internet, các nền tảng mạng xã hội), các thông tin được lan truyền với tốc độ
chóng mặt nên các thế lực thù địch luôn tìm cách tranh thủ chớp lấy thời cơ để
xuyên tạc, bịa đặt thông tin. Thế nên sinh viên chúng ta phải biết phát hiện,
nhận diện, xử lý, phân tích, dự báo tác hại của các thông tin xấu độc, góp phần
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái
của các thế lực thù địch, phản động trên không gian mạng. Đồng thời hết sức
cảnh giác trước những thông tin bịa đặt, xuyên tạc đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi sử dụng mạng xã hội và trang bị
các “kỹ năng mềm” trong ứng xử, thực hành trên môi trường mạng, để tùy từng
tình huống, vấn đề cụ thể mà sinh viên biết cách xử lý phù hợp, tránh vì vô tình
hay cố ý mà phát tán hay tiếp tay cho những thông tin, hành vi xấu.

Cuối cùng, ca dao có câu: Một cây là chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn
núi cao. Thật vậy,đoàn kết chính là nhân tố quan trọng trong cuộc đấu tranh giai
cấp. Có thể chúng ta xuất thân từ các giai tầng khác nhau của mọi miền đất
nước, với mức thu nhập của gia đình rất khác nhau nhưng chúng ta đều là sinh
viên của nước VN, đều mong muốn được sống trong một xã hội phát triển hạnh
phúc. Vậy, giữa sinh viên chúng ta phải tự xóa bỏ những định kiến về xuất thân,
hoàn cảnh gia đình của nhau mà giúp đỡ nhau trong học tập, nghiên cứu; trong
làm việc tạo ra lợi ích cho bản thân và xã hội; cùng xây dựng tình bạn tốt đẹp;
cùng tích cực tham gia thiết kế, truyền tải các thông tin, thông điệp thiết thực,
49

hấp dẫn về chủ nghĩa Mác - Lênin, về tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan
điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những tấm gương người
tốt việc tốt… tác động đến nhiều bạn trẻ hơn, đồng thời lan tỏa ra toàn xã hội.
=> Bằng những hành động nghĩa tình, chung sức đó, chúng ta có thể bắt đầu từ
vạch xuất phát cách xa nhau, điều kiện kinh tế khác nhau nhưng giờ, chúng ta
đang thu hẹp khoảng cách phân hóa giàu nghèo, phát huy hết mọi tiềm năng
trong bản thân chúng ta mà khai thác mọi tiềm lực của kinh tế, chính trị, xã hội,
kết quả là cùng nhau sánh bước trên con đường xây dựng một xã hội công bằng,
phát triển phồn vinh.Tóm lại, trách nhiệm của sinh viên chúng ta trong cuộc đấu
tranh giai cấp ở VN là không nhỏ, vì chúng ta là thế hệ tiếp theo nắm giữ chìa
khóa vận mệnh tương lai của đất nước. Thế nên, mỗi sinh viên phải tự rèn giũa
bản thân về cả nhận thức, tư tưởng lẫn hành động để trở thành người con đất
Việt luôn hướng về Tổ quốc, trung thành với Đảng và Nhà nước XHCN mà góp
phần đưa cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng thành công.

Vận dụng lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của C.Mác để giải quyết vấn
đề này ở nước ta hiện nay
Vận dụng lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của C.Mác để giải quyết vấn
đề này ở nước ta hiện nay cần quán triệt một số vấn đề có ý nghĩa phương pháp
luận sau:
Một là, phải bám sát điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay. Đấu tranh giai cấp là một quá trình phức tạp trong sự vận động của
lịch sử - xã hội, một xu thế tất yếu, khách quan của xã hội có giai cấp. Quá trình
này không phụ thuộc vào việc người ta có quan niệm như thế nào về nó. Mà
muốn đưa ra những kết luận khái quát đúng đắn về nó, cần phải nghiên cứu
những sự kiện lịch sử cụ thể, phân tích sự vận động của các sự kiện lịch sử đó
một cách tỉ mỉ, chi tiết với một thái độ khách quan, biện chứng. Những phân
tích của C.Mác về các sự kiện lịch sử ở Pháp những năm 1848 - 1850, 1851 và
1871 đã chứng tỏ điều đó.
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế
nhiều thành phần nhằm tạo điều kiện để mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội
có thể phát huy hết tiềm năng của mình, góp phần làm cho dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong bối cảnh đó, có quan điểm cho
rằng, không nên đặt vấn đề đấu tranh giai cấp vì nó sẽ dẫn đến phân tán lực
lượng, chia rẽ lực lượng. Đây là một quan điểm không đúng, vì sự tồn tại của
các thành phần kinh tế tức là còn sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có nghĩa là
còn tồn tại các giai cấp trong xã hội, do vậy không thể loại bỏ đấu tranh giai
50

cấp. Đấu tranh giai cấp cũng là một tất yếu khách quan trong mọi xã hội có giai
cấp. Sẽ là ảo tưởng nếu cho rằng: xã hội Việt Nam hiện nay không còn sự khác
biệt giai cấp, không còn mâu thuẫn giai cấp, không còn đấu tranh giai cấp.
Nhưng, cũng sẽ là sai lầm nếu phân chia các giai cấp trong xã hội Việt Nam
hiện nay thành hai lực lượng đối kháng về mặt lợi ích. Việc nhận thức đúng đắn
tính chất, nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay sẽ giúp chúng
ta xử lý một cách khoa học mối quan hệ xã hội - giai cấp, đưa sự nghiệp đổi mới
tới thắng lợi.
Hai là, Việt Nam là nước đã giành được chính quyền về tay giai cấp công nhân
và sau khi có chính quyền, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân vẫn phải tiếp
tục trong điều kiện mới, với tính chất gay go, phức tạp, có mặt ngày càng gay
gắt hơn. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân cũng thay đổi, từ mục tiêu
tất cả để giành chính quyền chuyển sang mục tiêu cơ bản và chủ yếu là phát
triển kinh tế nhằm giữ vững thành quả cách mạng. Do vậy, thực chất cuộc đấu
tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay là phát triển lực lượng sản xuất đạt tới trình
độ cao, đồng thời từng bước xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với
trình độ mới của lực lượng sản xuất. Bởi theo C.Mác, nguyên nhân sâu xa của
đấu tranh giai cấp là mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất không phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Nguyên nhân sâu xa ra đời giai cấp cũng là do sự phát triển của lực lượng sản
xuất và yêu cầu khách quan đầu tiên để xã hội không còn tồn tại giai cấp, xóa
bỏ giai cấp cũng là do lực lượng sản xuất phát triển tới trình độ rất cao. Trong
khi Việt Nam hiện nay đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một xuất phát điểm
thấp, tuy đã qua vài thập kỷ xây dựng, phát triển kinh tế nhưng trình độ lực
lượng sản xuất vẫn còn thấp kém và phát triển không đồng đều giữa các vùng,
miền. Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt là phát triển lực lượng sản xuất đạt tới trình
độ cao. Bên cạnh đó, cần lựa chọn hình thức quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ đa dạng, phức tạp của Việt Nam hiện nay.
Ba là, trong cơ cấu giai cấp - xã hội ở Việt Nam hiện nay, ngoài giai cấp công
nhân, nông dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác, còn
có bộ phận tư sản, tiểu tư sản, các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội.
Với kết cấu giai cấp đó, tất yếu nảy sinh mâu thuẫn giữa lợi ích của những
người lao động làm thuê với tầng lớp tư sản và mâu thuẫn giữa sự phát triển tự
giác (có mục đích, có điều khiển) theo con đường xã hội chủ nghĩa với khuynh
hướng tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản. Trong điều kiện đó, chính quyền giai cấp
vô sản phải tiếp tục sử dụng phương pháp cách mạng không ngừng, sử dụng
chuyên chính vô sản của mình để đập tan mọi âm mưu của các thế lực thù địch,
đồng thời định hướng chính trị cho phù hợp với mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà
51

Đảng và Nhân dân ta đã chọn. Hay nói cách khác, cần sử dụng tổng hợp, linh
hoạt các hình thức đấu tranh, trong đó có hoà bình và bạo lực, giáo dục thuyết
phục với pháp chế và hành chính. Sử dụng hình thức đấu tranh nào tuỳ thuộc
vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Đặc biệt, điều kiện mới hiện nay, không được
cường điệu cuộc đấu tranh giai cấp, dẫn đến sự rụt rè, không dám đổi mới; đồng
thời, không được coi nhẹ, xem thường đấu tranh giai cấp, dẫn đến mơ hồ, mất
cảnh giác.
Muốn đạt được mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, muốn đảm bảo
thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, thì giai cấp công
nhân Việt Nam phải xây dựng, củng cố và phát huy được khối liên minh giữa
giai cấp công nhân - nông dân và tầng lớp trí thức. Phải củng cố và tăng cường
được sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đặc biệt, giai cấp công nhân phải nắm vững công cụ chuyên chính của mình,
tức là phải xây dựng nhà nuớc xã hội chủ nghĩa vững mạnh, trở thành một công
cụ trấn áp các thế lực đi ngược lại lợi ích của nhân dân./.

QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI

Vai trò quyết định


( thứ 2) VD: Ý thức xã hội giữa con người thời xưa và thời nay: Thời xưa,
người dân bị các chính quyền phong kiến đàn áp,bóc lột,có cuộc sống ghen
ghét,đố kị lẫn nhau.Thời nay,do cuộc sống yên ổn hơn,nên mọi người sống hoà
bình,vui vẻ,hòa thuận với nhau hơn.

Tính độc lập


(thứ 1) Hôn nhân đa thê, hôn nhân giữa những người có cùng quan hệ huyết
thống trong phạm vi ba đời, tục cướp vợ (Vợ chồng A Phủ...), phong tục "nối
dây", chế độ phụ hệ/mẫu hệ
(thứ hai) VD: vào nửa đầu thế kỷ XIX, C. Mác đã đưa ra học thuyết về hình thái
kinh tế - xã hội dự báo được sự phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao,
từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác là một quá
trình lịch sử - tự nhiên.
52

(thứ ba) Chủ nghĩa cộng sản phát triển từ chủ nghĩa duy vật Pháp; triết học Đức
(triết học Hêghen) là nền tảng cho chủ nghĩa xã hội khoa học Đức-chủ nghĩaxã
hội duy nhất khoa học tồn tại từ trước đến nay.
( thứ 5) Trong các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn
trong đời sống tinh thần của xã hội, sang thời Lê (Hậu Lê), nho giáo giành được
vị trí thống trị và chi phối đời sống tinh thần của chế độ phong kiến..
Sự vận dụng trong việc xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng ý thức xã hội mới là vấn đề bức
thiết. Xây dựng ý thức xã hội mới là sự nghiệp của toàn dân, đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng, trên cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng ý thức xã hội mới đáp ứng nhu
cầu phát triển đất nước trên cả hai mặt đời sống tinh thần và đời sống vật chất
trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, kèm theo là chống những biểu hiện cản trở
sự nghiệp xây dựng đó (ví dụ của những biểu hiện cản trở như: dao động về lý
tưởng, mục tiêu và con đường phát triển của dân tộc; phủ nhận thành quả cách
mạng và giá trị truyền thống của dân tộc...)

Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta, một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá, phát
huy vai trò tác động tích cực của đời sống tinh thần xã hội đối với quá trình phát
triển kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; mặt khác phải tránh tái
phạm sai lầm chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng văn hoá, xây dựng con
người mới. Cần thấy rằng chỉ có thể thực sự tạo dựng được đời sống tinh thần
của xã hội xã hội chủ nghĩa trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt vật
chất tiểu nông truyền thống và xác lập, phát triển được một phương thức sản
xuất mới trên cơ sở thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá.

Tính kế thừa của ý thức xã hội có ý nghĩa rất to lớn đối với sự nghiệp xây dựng
nền văn hóa tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa. V.I Lênin nhấn mạnh rằng,
văn hóa xã hội chủ nghĩa cần phải phát huy những thành tựu và truyền thống tốt
đẹp nhất của nhân loại từ cổ chí kim trên cơ sở thế giới quan Mác -xít. Nắm
vững nguyên lý về tính kế thừa của ý thức xã hội có một ý nghĩa quan trọng đối
với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng.
Trong kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, Đảng ta khẳng định:
“Phát triển văn hóa dân tộc đi đôi với mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài,
53

vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa
thế giới.”

Liên hệ sinh viên trong học tập


- Trong quá trình học tập và tích lũy kiến thức, cần hiểu được sự cân bằng giữa
“học” và “làm”, hai hành động này luôn bổ sung cho nhau. “Học” là quá trình
tiếp thu kiến thức từ sách vở, lý thuyết, thầy cô, bạn bè, còn “làm” là vận dụng
vào thực tế những gì đã học để khơi dậy khả năng sáng tạo của bản thân.
- Vì vậy giữa “học” và “làm” có mối quan hệ rất chặt chẽ. Chúng ta cần hiểu
rằng thực hành vừa là mục tiêu vừa là phương pháp học tập. Việc học tập trở
nên vô ích một khi chúng ta đã lĩnh hội được kiến thức mà không áp dụng vào
thực tế. Vì vậy, việc học hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm chỉ là cơ sở để
mọi người vận dụng vào thực tế, thực hành trong đời sống thực tế.
- Không chỉ vậy, mỗi sinh viên đều phải tu dưỡng đạo đức, trau dồi nhân phẩm
như Bác đã từng dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà
không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Tài và đức là những phẩm chất khác
nhau nhưng luôn luôn gắn bó mật thiết không thể tách rời. Có tài mà không có
đức là người vô dụng, bởi tài năng đó không phục vụ cái chung mà chỉ mưu cầu
lợi ích cho một cá nhân thì cũng trở thành vô giá trị. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ
cho nhau thì con người mới trở nên toàn diện, mới đạt hiệu quả lao động cao và
mới có ích cho xã hội. Giá trị một con người được xem xét chính bởi tác dụng
của cá nhân đó trong mối quan hệ với đồng loại. Đối với những người bề trên
như cha, mẹ ,ông, bà, thầy, cô… ta cần có thái độ kính trọng, cư xử lễ phép còn
với những người ngang hàng như bạn bè ta nên tôn trọng, đối xử chân thành…
-Cuối cùng, là một sinh viên trường Đại học SPTHCM, là người đang trong quá
trình tu dưỡng, phát triển cả về thể lực, trí lực, em sẽ cố gắng vận dụng thật tốt
những nguyên lý được học vào đời sống cá nhân để không ngừng hoàn thiện
bản thân, rèn luyện cả tài và đức để trở thành một công dân tốt, sẵn sàng cống
hiến cho nước nhà.

tham khảo
-Ý thức xã hội là sự phản ánh và do tồn tại xã hội quyết định, do đó, để xây
dựng ý thức xã hội mới Việt Nam, trước hết cần phải tiếp tục đẩy mạnh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là
54

nhằm tạo nền tảng vật chất cho sự hình thành và phát triển của ý thức xã hội
mới.
-Từ năm 1986, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới, xóa bỏ chế độ
bao cấp và chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chặng đường hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam Đến nay
là một quá trình đầy thử thách, khó khăn. Những thành công đạt được có ý
nghĩa lịch sử, tạo tiền đề và động lực để Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập
quốc tế sâu rộng và phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn. Hội nhập quốc tế là một
quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con
người với nhau. Ngày nay, quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng
nhanh hơn, mạnh hơn dưới sự tác động của nhiều nhân tố,trong đó kinh tế thị
trường và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ là động lực hàng
đầu. Hội nhập quốc tế đã, đang là một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động
sâu sắc đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Trong quá trình toàn
cầu hoá, mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể tồn tại và phát triển khi hòa mình
trong cộng đồng thế giới, trở thành một mắt xích trong sợi dây chuyền của nền
kinh tế thế giới.
-Chúng ta có thể thấy rằng, giới trẻ, trong đó có sinh viên, những người sinh ra
và lớn lên trong thời kỳ đổi mới, là đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến
đổi vô cùng nhanh chóng của đất nước ta và thế giới. Họ trước hết mang đầy đủ
những đặc điểm chung của con người. Nhưng bên cạnh đó, họ còn mang những
đặc điểm riêng: trẻ, có tri thức, dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm với các vấn đề
chính trị xã hội. Với những đặc điểm đó, nên toàn cầu hóa đã tác động không
nhỏ tới đối tượng này.
-Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá vị trí vai trò quan trọng của thanh niên
trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đảng xác định thanh niên là
chủ nhân hiện tại và tương lai của đất nước, là đội quân xung kích cách mạng
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế,
phấn đấu đưa nước ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để
Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại là điều
kiện, môi trường thuận lợi để thanh niên thể hiện tài năng sức trẻ, cống hiến cho
đất nước. Với đường lối đúng đắn của Đảng, đất nước tiếp tục ổn định, vị thế
không ngừng tăng lên đã tạo cơ hội lớn cho thanh niên học tập,tiếp cận văn
minh nhân loại, nâng cao tri thức nhất là những thành tựu khoa học - công
nghệ.Vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.Thanh niên Việt Nam ngày nay mang trên vai trọng trách lịch sử, đó là
phải trở thành lực lượng có trí tuệ và có tay nghề cao, có đạo đức và lối sống
55

trong sáng, có sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần cường tráng để đưa Việt
Nam“sánh vai với những cường quốc năm châu” như mong muốn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Thanh niên đang tự khẳng định mình là thế hệ vượt lên hơn so
vớicác thế hệ thanh niên đi trước và đang dần dần xóa bỏ ranh giới tụt hậu để
sánh vai ngang bằng với thanh niên các nước trên giới.
- Để làm được điều đó, thanh niên Việt Nam cần có 3 nhóm phẩm chất là:Trình
độ chuyên môn và tay nghề cao, đạo đức và lối sống trong sáng, sức khỏe thể
chất và sức khỏe tâm thần cường tráng mới đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp, hóa hiện đại hóa, thời kỳ kinh tế tri thức,thời kỳ hội
nhập quốc tế. Những tiêu chí và phẩm chất trên đòi hỏi bản thân thanh niên phải
tự học, tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự tin, tự chịu trách nhiệm để trở thành nguồn
lao động chất lượng cao, trở thành người thừa kế trung thành sự nghiệp của
Đảng và dân tộc.

- Thứ nhất, thanh niên phải tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ lý luận
chính trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng trong sáng. Bối cảnh trong nước và quốc
tế đang tác động lên tất cả các đối tượng thanh niên, tác động một cách toàn
diện lên tư tưởng, tình cảm, lối sống, nhu cầu của từng thanh niên. Do Đó,
thanh niên phải rèn luyện để có lập trường tư tưởng vững vàng, có lòng yêu
nước, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội, có đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh; tích cực tham gia vào các
cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà nước và bảo vệ cương lĩnh, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống lại âm mưu “Diễn
biến hòa bình” của các thế lực thù địch và các tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham
nhũng…-

-Thứ hai, thanh niên cần tích cực học tập và tự học tập để nâng cao trình độ văn
hóa, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật và tay nghề. Trong thời kỳ phát triển kinh
tế - xã hội trong nước và hội nhập quốc tế, thanh niên nước ta cần nâng cao
trình độ học vấn, tay nghề khả năng thực tế, kỹ năng lao động để thích ứng với
thị trường lao động trong nước và thị trường lao động quốc tế. Thanh Niên phải
tích cực tham gia xây dựng xã hội học tập với phương châm: người thanh niên
nào cũng phải học ở đâu, làm gì, thời gian nào cũng phải học,người thanh niên
nào cũng phải xác định tham gia học tập thường xuyên, suốt đời là quyền và
nghĩa vụ của bản thân.
- Thứ ba, thanh niên phải tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước. Mặt
Trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Thanh niên phải tích cực
56

tham gia bảo vệ và xây dựng hệ thống chính trị ở các cấp vững mạnh và tham
gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững chắc. Các đối tượng thanh
niên tự nguyện, tự giác tham gia vào các hội của thanh niên, phấn đấu trở thành
đoàn viên, đảng viên của Đảng và hội viên của các quần chúng nhân dân.
- Thứ tư, thanh niên phải tích cực tham gia vào việc xây dựng môi trường xã
hội lành mạnh và môi trường sinh thái trong lành, sạch đẹp. Tích cực tham gia
phòng chống ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và ứng phó với biến đổi
khí hậu toàn cầu.
- Thứ năm, thanh niên phải xung kích đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế -
xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Tích cực tham gia các chương trình, dự án
của địa phương; tự nguyện, tự giác tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham
gia các hoạt động bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội.
- Thứ sáu, thanh niên cần chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc
tế;tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu; tham gia vào công tác ngoại giao
nhân dân để nâng tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế; chủ động
và tham gia có hiệu quả vào giải quyết các vấn đề toàn cầu như: giữ gìn hòa
bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng
phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và
đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo.
- Cách mạng nước ta đang chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém
phát triển. Mục tiêu đó đã và đang đặt ra những yêu cầu, trọng trách lớn lao đối
với thế hệ trẻ hôm nay. Để kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng vẻ vang của
Đảng và dân tộc ta, mỗi thanh niên Việt Nam hãy ra sức học tập,trau dồi lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; ra sức thi đua lao động và rèn luyện
để hình thành một thế hệ thanh niên tân tiến, xứng tầm đồi hỏi của đất nước và
thời đại.

LIÊN HỆ VIỆT NAM


a) Tình hình Việt Nam hiện nay
-Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế với nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Một
Mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa, phát huy tác động tích cực
của đời sống tinh thần xã hội đối với quá trình phát triển kinh tế vào công
nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước; mặt khác phải tránh tái phạm sai lầm chủ
quan trong việc xây dựng văn hóa, con người mới. Cụ thể, Công cuộc đổi mới,
57

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã thúc đẩy phát
triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển
nhanh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực từ nông lâm ngư nghiệp sang
công nghiệp và dịch vụ.
- Những tác động tiêu cực của toàn cầu hoá đã và đang làm chao đảo nhiều giá
trị tinh thần nói chung, nhân cách con người nói riêng. Đặc biệt, một số giá trị
đạo đức tốt đẹp, thiêng liêng… vốn có vị trí quan trọng trong hệ giá trị văn hoá
truyền thống của dân tộc Việt Nam đang có nguy cơ bị mai một và bào mòn.
Trong quá trình điều chỉnh theo cơ chế thị trường, dễ dẫn đến cuộc cạnh tranh,
ganh đua làm giàu bằng mọi thủ đoạn, làm phá vỡ những giá trị văn hóa.
-VD: Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra lối sống hưởng thụ, xa hoa, lãng phí và cũng
hình thành nên tâm lí sính ngoại của người dân.
- Không chỉ vậy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là nhân tố đặc biệt quan
trọng, quy định sự phát triển, vận hành xã hội trong thế kỷ 21. Đặc trưng nổi bật
của cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp công nghiệp trong các lĩnh vực
khác nhau, nhờ đó xóabỏ dần các ranh giới và có tác động sâu sắc đến đời sống
kinh tế, chính trị, xã hộicùng rất nhiều những thành tựu.
- Nhưng bên cạnh đó, vấn đề chính trị, tôn giáo còn nhiều bất cập, xuất hiện
cảnhững hệ tư tưởng lệch lạc.
-VD: Tình trạng tham gia biểu tình, chống đối gây bất ổn chính trị trong nước.
- Đặc biệt, giới trẻ ở Việt Nam đang gặp phải những vấn đề mà không phải ai
cũng có thể tự nhận ra
+ Thứ nhất, thế hệ trẻ ngày nay có sự tiếp xúc, học hỏi từ nhiều nền văn hóa. Do
đó,táo bạo, dám nghĩ dám làm là kim chỉ nam cho những ý tưởng của họ. Cũng
từđó, một bộ phận bước đầu đạt được thành công đã ngủ quên trên chiến
thắng,không tiếp tục học tập thế hệ đi trước.
+ Thứ hai, việc giáo dục tư tưởng đạo đức hoặc chưa được coi trọng trọng
đúngmức, hoặc quá cứng nhắc nên người trẻ còn chưa được trang bị đầy đủ lý
luận vềmặt tư tưởng khi bước ra hội nhập với thế giới.

b) Xây dựng ý thức xã hội ở Việt NamTừ những tình hình nói trên của Việt
Nam, nhóm chúng em đã nghiên cứu và tìm hiểu đượcmột vài biện pháp để Xây
dựng ý thức xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạngcông nghiệp 4.0.
Có thể thể nói, xây dựng ý thức xã hội là quá trình lâu dài, phức tạp, để cóhiệu
quả, trước hết chúng ta cần:
58

+Đẩy mạnh công cuộc xây dựng đời sống kinh tế mới, văn hoá mới, con
ngườimới. Khi nghiên cứu sự vận động của lịch sử qua các thời kỳ, C.Mác và
Ph.Ăngghenđã khái quát: “Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại
của họ; trái lại, tồntại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”. Ý thức xã hội
mới luôn bị chi phối bởiđiều kiện sinh hoạt vật chất, điều kiện kinh tế của xã hội
mới. Vì vậy, xây dựng ý thứcxã hội mới phải bắt đầu từ việc xây dựng đời sống
vật chất của xã hội mới.
+Không ngừng hoàn thiện ý thức xã hội mới theo hướng khoa học, cách
mạng,tiến bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội mới, con người mới. Chúng ta
cần đẩymạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, kịp thời làm sáng tỏ những
vấn đề lý luậnđồng thời cần chú trọng vấn đề kế thừa và đổi mới những giá trị
truyền thống của dântộc. Đó không chỉ là sự gìn giữ, bảo lưu các giá trị truyền
thống, mà còn tiếp thu cóchọn lọc các giá trị tinh thần được du nhập từ bên
ngoài
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phát huy vai trò của các
phươngtiện thông tin đại chúng trong quá trình tuyên truyền, giáo dục ý thức xã
hộimới. Tăng cường vai trò của báo chí, của các phương tiện thông tin đại
chúng kháctrong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước, định hướng dưluận theo chiều hướng tích cực, đồng thời phê phán những
quan điểm sai trái, luậnđiệu phản động.
+Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, mở rộng dân chủ, khơi dậy tính chủ
động,tự giác của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. + Đảng ta cũng
khẳng định, trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốctế, phải
đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa vàphát
huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu
tinhhoa các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam.

Con người và bản chất con người\


a. Khái niệm con người
Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện
chững giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.

Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của con người


59

Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con
người là giới tự nhiên,do đó trước hết con người có bản tính tự nhiên. Nghiên
cứu, khám phá khoa học về cấu tạo tự nhiên và nguồn gốc tự nhiên của con
người là cơ sở khoa học để con người hiểu biết về chính bản thân mình, tiến đến
làm chủ bản thân trong mọi hành vi hoạt động sáng tạo ra lịch sử.

Bản tính tự nhiên của con người thể hiện trên hai giác độ sau đây:
Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên,
cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng sự phát triển của chủ
nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đacuyn về sự
tiến hóa của các loài.

Thứ hai, con người là bộ phận của giới tự nhiên do đó những biến đổi của giới
tự nhiên và tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên
quy định sự tồn tại của con người và xã hội loài người, nó là môi trường trao đổi
vật chất giữa con người với giới tự nhiên; ngược lại, sự biến đổi và hoạt động
của con người luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên và làm biến đổi môi
trường tự nhiên.

Tuy nhiên, con người cũng không đồng nhất với các tồn tại khác của giới tự
nhiên, nó có đặc tính xãhội. Bản tính xã hội của con người là bản tính đặc thù
của nó trong quan hệ với các tồn tại khác củagiới tự nhiên. Bản tính xã hội của
con người thể hiện ở các mặt sau:

Một là, nguồn gốc hình thành con người không chỉ là quá trình tiến hóa của giới
tự nhiên mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động
mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành
người.

Hai là, sự tồn tại và phát triển của con người luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã
hội và các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng biến đổi và
ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân lại trở thành tiền đề cho sự phát triển xã
hội.
60

Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất
của nó, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo
nên khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử
của chính mình. Vì vậy, để lý giải bản tính sáng tạo của con người cần kết hợp
chặt chẽ cả hai phương diện tự nhiên và xã hội nhằm tránh rơi vào phiến diện,
không triệt để, dẫn đến những sai lầm trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

b. Bản chất của con người


Theo C.Mác, “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của
cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa
những quan hệ xã hội”(C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr.11).

Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiều quan điểm khác nhau và bản chất,
“bản tính người” của con người song về cơ bản những quan niệm đó đều mang
tính phiến diện, trừu tượng và duy tâm thần bí, tuyệt đối hóa phương diện tự
nhiên của con người, xem nhẹ việc lý giải con người từ phương diện lịch sử xã
hội.

Quan điểm của C.Mác đã khắc phục được hạn chế của quan điểm duy vật siêu
hình về con người, trong khi thừa nhận bản tính tự nhiên của con người còn lý
giải con người từ giác độ các quan hệ lịch sử xã hội, từ đó phát hiện ra bản tính
xã hội của nó, hơn nữa chính bản tính xã hội của con người là phương diện bản
chất nhất của con người, là cái phân biệt con người với các tồn tại khác của giới
tự nhiên.

Năng lực sáng tạo lịch sử của con người và các điều kiện phát huy năng lực
sáng tạo của con người:

Con người làm ra lịch sử của chính mình. Theo quan điểm duy vật biện chứng
về bản chất xã hội của con người thì sự hình thành và phát triển của con người
cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó là xuất phát từ sự hình thành và
phát triển của những quan hệ xã hội của nó trong lịch sử., khi những quan hệ
này thay đổi thì cũng có sự thay đổi về bản chất của con người. Vì vậy, sự giải
phóng bản chất con người cần phải hướng vào sự giải phóng những quan hệ
61

kinh tế, chính trị, xã hội của nó, thông qua đó mà phát huy khả năng sáng tạo
lịch sử của con người.

Không có con người phi lịch sử mà trái lại luôn gắn với điều kiện hoàn cảnh
lịch sử nhất định. Con người là sản phẩm của lịch sử, lịch sử sáng tạo ra con
người trong chừng mực nào thì con người lại sáng tạo ra lịch sử trong chừng
mực đó. Đây là biện chứng của mối quan hệ giữa con người – chủ thể của lịch
sử với chính lịch sử do nó tạo ra và đồng thời lại bị quy định bởi chính lịch sử
đó.

Với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt động thực tiễn tác động vào
giới tự nhiên, cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu của mình thì đồng thời con
người cũng sáng tạo ra lịch sử của chính nó, thực hiện sự phát triển của lịch sử
đó.

Ý nghĩa phương pháp luận:


Từ quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người, có thể rút ra ý
nghĩa phương pháp luận quan trọng sau đây:
-Một là, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người phải căn cứ cả
vào phương diện tự nhiên và phương diện xã hội, trong đó vấn đề có tính quyết
định là phương diện bản tính xã hội của nó, từ những quan hệ kinh tế xã hội của
nó.
-Hai là, động lực cơ bản của tiến bộ và phát triển của xã hội là năng lực sáng tạo
lịch sử của con người, vì vậy phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người là
phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã
hội.
-Ba là, sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch
sử của nó phải hướng vào việc giải phóng những quan hệ kinh tế xã hội. Trên cơ
sở đó có thể khẳng định giá trị căn bản nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là
ở mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế xã hội áp bức, bóc lột nhằm giải
phóng con người, phát huy cao nhất năng lực sáng tạo của con người,đưa con
người tới sự phát triển tự do và toàn diện.
62

Vận dụng quan điểm Các Mác về bản chất con người trong chiến lược phát triển
con người ở nước ta

Các Mác là lãnh tụ cách mạng vĩ đại và nhà khoa học thiên tài của thế giới.
Người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử và kinh tế chính trị học khoa học, là lãnh tụ và người
thầy của giai cấp công nhân quốc tế. Người đã để lại cho nhân loại một kho tàng
tư tưởng quý báu, trong đó có tư tưởng về bản chất con người. Quan điểm này
đã góp phần quan trọng trong chiếc lược phát triển con người ở nước ta hiện
nay.
Trong Bản luận cương nổi tiếng về L. Phoi ơ bắc, Các Mác viết “Trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”[1].
Luận điểm trên của chủ nghĩa Mác về bản chất con người đã khắc phục được
những hạn chế trong quan niệm về con người của chủ nghĩa duy vật siêu hình
và chủ nghĩa duy tâm, đồng thời đã đặt nền tảng cho quan điểm duy vật lịch sử
trong việc xem xét con người. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Mác đã xem
xét vấn đề bản chất con người từ hoạt động thực tiễn, từ quan hệ hiện thực của
con người. Như vậy, quan điểm của C.Mác đã cho chúng ta một phương pháp
luận khoa học trong việc nhìn nhận, đánh giá con người trong tổng hoà các quan
hệ xã hội hiện thực. Khẳng định vai trò của con người, C.Mác viết: “Xã hội sản
xuất ra con người với tính cách như thế nào thì nó sản xuất ra xã hội như thế
ấy”[2]. Kế thừa tư tưởng của C. Mác, Lênin cũng khẳng định vai trò quyết định
của con người: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là người công
nhân, người lao động”[3]. Tư tưởng cơ bản về con người của các nhà kinh điển
nêu trên đến Hồ Chí Minh được phát triển thành luận điểm: “Muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”[4]. Đó cũng là
những luận điểm có tính nền tảng của chiến lược con người trong sự nghiệp đổi
mới hiện nay.
Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã nhận
thức một cách đúng đắn về chiến lược phát triển con người và khẳng định bằng
Nghị quyết, chủ trương và chính sách thật sự coi trọng con người, coi con người
là nhân tố có tính quyết định để xây dựng thành công xã hội mới. Đảng ta rất
chú trọng đến việc phát huy nhân tố con người và coi đây là mục tiêu động lực
của toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Từ Đại hội VI – Đại hội đổi mới, Đảng ta đã
chú trọng đến quyền làm chủ của nhân dân lao động “thực chất là tôn trọng con
người, phát huy sức sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, hướng sự sáng tạo đó
vào sự nghiệp xây dựng xã hội mới”[5], đào tạo con người phát triển cao về trí
tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là
63

động lực mạnh mẽ nhất để xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội. Trong văn kiện Đại hội lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: “Đẩy
mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, coi đó là quốc
sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người – động lực trực tiếp của sự phát
triển”[6]. Với Đại hội VIII của Đảng, đất nước chuyển hẳn sang thời kỳ phát
triển mới. Những thành tựu to lớn, nhiều mặt của hơn 10 năm đổi mới đất nước
không chỉ đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội mà còn tạo nên
những điều kiện và tiền đề cần thiết để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Tư tưởng chủ đạo của chiến lược phát triển con người của Đại hội
VIII là thực hiện “chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động
lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội”[7]. Vấn đề con người và chiến lược phát triển con người
đã được Đại hội VIII của Đảng cụ thể hoá thành các quốc sách lớn thích ứng
với những yêu cầu mới của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó
là các chính sách nhằm phát huy nguồn lực con người và thực hiện công bằng
xã hội. Mục đích cao nhất của hệ thống chính sách này nhằm phát triển trí tuệ
của người Việt Nam, nguồn vốn quyết định nhất, quý giá nhất của chúng ta
trong sự nghiệp đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khi
công cuộc đổi mới đất nước đang đi dần vào chiều sâu và phải giải quyết những
nhiệm vụ hết sức to lớn và phức tạp thì Đảng ta chủ trương bằng mọi giá phải
“khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của
người Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu bằng
khoa học và công nghệ”[8].
Các chủ trương chính sách nhằm phát huy nhân tố con người theo tinh thần Đại
hội IX là xuất phát từ quan điểm cho rằng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử,
là chủ nhân thực sự của xã hội, là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế, văn hoá xã
hội và mục tiêu của toàn bộ sự nghiệp cách mạng là phục vụ nhân dân. Quan
điểm đúng đắn đó được thể hiện ở chủ trương “phát triển giáo dục đào tạo là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát
triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”[9]. Tiếp nối tinh thần Đại
hội IX, Đại hội X, XI, XII khẳng định: mọi hoạt động văn hoá nhằm xây dựng
con người Việt Nam phát triển toàn diện… văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy
con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc,
phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
“Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành mục tiêu của
chiến lược phát triển”[10].
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, tiềm năng sáng tạo to lớn của con người
Việt Nam đã và đang được phát huy mạnh mẽ, chúng ta hoàn toàn có thể tin
64

tưởng rằng, với những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng như là
những quan điểm và chủ trương đúng đắn của Đảng về chiến lược phát triển con
người thời kỳ đổi mới, tiềm năng sáng tạo to lớn của con người Việt Nam đang
ngày càng được khơi dậy, được nhân lên và phát triển, tạo ra nguồn lực nội sinh
quyết định sự phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều này
càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta hiện nay, khi mà nguồn lực
tài chính và vật chất còn nhiều hạn hẹp và trong thời đại kinh tế trí thức hiện
nay, nguồn lực con người với tiềm năng và năng lực sáng tạo vô cùng phong
phú đang ngày càng trở thành nguồn gốc quan trọng nhất của sự giàu có và phát
triển toàn diện đất nước./.
2. Sự vận dụng ở nước ta hiện nay.
Do nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề con người đặc biệt là
vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện
nay. Đảng ta đã và đang xây dựng và phát triển đất nước toàn diện về nhiều mặt
đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, nó phụ thuộc rất nhiều vào nhiều chiến lược con
người: Cần đào tạo con người một cách có chiều sâu lấy tư tương và chủ nghĩa
Mác - Lênin làm nền tảng, cũng như trên thế giới ở nước ta chiến lược con
người nó có một ý nghĩa hết sức quan trọng và để phát triển đúng hướng chiến
lược đó cần có một chính sách phát triển con người, không để con người đi lệch
tư tưởng.
Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn dân, đưa loài người
tới một kỷ nguyên mới, mở ra nhiều khả năng để tìm ra những con đường tối ưu
đi tới tương lai con đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con người
trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong đời sống xã hội
thực tiễn cơ sở vận dụng khoa học và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về con
người tại hội nghị lần thứ tư của ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII đề ra
nghị quyết và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn
diện với tư cách là "Động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội". Đó là "con người phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng về thể chất phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Nghị
quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định "Nâng
cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là
nhân tố quyết định thắng lợi cuả công cuộc đổi mới đất nước". Thực tiễn đã
chứng tỏ xã hội ta hiện nay tình trạng mất hài hoà về mặt bản thể của mỗi cá
nhân là chủ yếu, là tất cả bản thể cá nhân phát triển toàn diện và hài hoà về đạo
đức, trí tuệ, thể lực là mục tiêu xây dựng con người trong chủ nghĩa xã hội
nhưng mục tiêu cơ bản và quan trọng hơn cả là vấn đề con người phải trở thành
nhân tố quyết định lịch sử xã hội và lịch sử của chính mình.
65

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch rõ hướng đi đúng cho con đường đi lên
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, thực tế cho thấy cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh,
chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam đã làm nên thắng lợi cách mạng giải
phòng dân tộc (1945), thống nhất đất nước (1975) thực hiện ý chí độc lập tự do
con người việt Nam điều mà bao nhiêu học thuyết trước Mác không thể áp dụng
được, chính chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm thay đổi, trở thành hệ tư tưởng chính
thống của toàn xã hội, thay đổi nhanh chóng đời sống tinh thần đại đa số nhân
dân Việt Nam. Thực tiễn hoạt động cách mạng xã chội chủ nghĩa vừa nhanh
chóng nâng cao trình độ nhận thức toàn diện. Bằng hệ thống giáo dục với các
hình thức đào tạo đa dạng, với các hình thức khoa học thấm nhuần tinh thần cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đã hình thành kế tiếp nhau những lớp người lao
động mới ngày càng có tư tưởng, trình độ chung, chuyên môn cao ngày nay
chúng ta đã có một đội ngũ cán bộ văn hoá khoa học công nghệ với trình độ lý
luận và quản lý tốt đồng đều trong cả nước.
Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ đạt những
thành tựu vượt bậc, thì sự phát triển con người không chỉ là sản phẩm của hệ tư
tưởng Mác xít vì ngay khi chủ nghĩa Mác mà các trị của các tư tưởng các tôn
giáo, các hệ tư tưởng và văn hoá bản địa đã có sức sống riêng của nó. Chủ nghĩa
Mác - Lênin thâm nhập, nó như một hệ tư tưởng khoa học vượt hẳn lên cái nền
văn hoá bản địa, nhưng nó cũng chịu sự chi phối tác động đan xen của các yếu
tố sai - đúng, yếu - mạnh, mới - cũ, v.v.. Các yếu tố tích cực đã thúc đẩy, còn
các yếu tố tiêu cực thì kìm hãm sự phát triển con người.
Do đó, Đảng ta cũng đã có những đổi mới rõ rệt, sự phát triển hàng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo sự phân tầng
xã hội, việc mở rộng dân chủ đối thoại trong sinh hoạt chính trị của đất nước,
việc mở cửa và phát triển giao lưu quốc tế về các mặt kinh tế, văn hoá và chính
trị, trên thế giớ. Sự biến đổi nhanh chóng của tình hình chính trị quốc tế, sự phát
triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ… Điều đó đòi hỏi
chúng ta phải biết vận dụng chủ nghĩa Mác một cách khoa học, hợp lý và sáng
tạo để đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội mới nếu muốn tồn tại và vươn lên
một tầm cao mới.
Mối quan hệ vật chất ý thức- 1
Nguyên lý phép biện chứng duy vật-5
Lượng chất- 12
Mặt đối lập- 14
PD củA PD -18
66

Thực tiễn đối với nhận thức-25


QHSX-LLSX: 34
CSHT-KTHT: 40
HTKTXH-43
Đấu tranh giai cấp: 45
Xã hội-ý thức xã hội: 51
Con người và bản chất con người- 59
67

You might also like