Uniform Circular Motion

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Câu lạc bộ USTH Learning Support trân trọng giới thiệu.

UNIFORM CIRCULAR MOTION DOCUMENT


(Tài liệu bởi Quý Đức và Bình An – Gen 13)
Mục lục
Giới thiệu 2
Ôn tập 3
1. Cách thay đổi vector vận tốc 3
2. Chuyển động tròn đều: là chuyển động mà có gia tốc LUÔN vuông góc với vận tốc, dẫn đến độ lớn
của vận tốc không đổi nhưng hướng của nó thay đổi liên tục, từ đó tạo thành quỹ đạo chuyển động là
hình tròn với bán kính R. 3
Bài tập 4

1
Câu lạc bộ USTH Learning Support trân trọng giới thiệu.

Giới thiệu
Xin chào mọi người, mình là Quý Đức - Gen 13 ICT, thuộc ban Math - Phys của USTH Learing
Support. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho mọi người.
Về Fundamental Physics I thì nó gồm hai phần cơ bản nhất của vật lý cổ điển là Mechanics
(Cơ học) và Thermodynamics (Nhiệt động lực học).
Trong Mechanics có một phần là Uniform Circular Motion (Chuyển động tròn đều) nhìn
chung thì không khó nhưng dễ nhầm lẫn nên tài liệu này được sinh ra với mục đích giúp mọi
người không nhầm nữa.
Mỗi người thì có một cách học khác nhau, có thể nhiều người chỉ ngồi nghe thầy cô giảng là
đủ, một số khác thì lại thích tìm thêm sách và tài liệu để đọc. Thậm chí có những người gặp
rất nhiều khó khăn khi học môn này vì chưa nắm được phương pháp học hiệu quả. Tuy nhiên
dù bạn là đối tượng nào thì mình cũng khá khuyến khích các bạn đọc thêm quyển này vì nó
khá sát so với giáo trình của mình học.
● Fundamentals of Physics 10th Edition by David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker:
https://drive.google.com/file/d/1ImSmu0hXJmLGYbZLB1zBlkxNsTtwPppi/view
Về cách đọc:
● Mỗi cuối chương trong sách đều có phần Review & Summary, các bạn nên đọc qua phần
này trước để có cái nhìn tổng thể về mỗi phần và xem thử mình cần nắm được những của
phần này.
● Sau đó thì quay lại đọc lý thuyết cũng như cách người ta xây dựng công thức. Như vậy thì
các bạn sẽ hiểu rõ về công thức, ký hiệu và cách áp dụng của nó hơn (cái này rất quan
trọng luôn).
● Cuối cùng là đến phần Sample Problem để giúp bạn kiểm tra xem bạn đã hiểu lý thuyết
cũng như cách áp dụng công thức chưa, thử tự làm trước rồi hẵng đọc giải để nhớ lâu
hơn, khi mình làm sai và biết mình sai ở đâu thì nhớ lâu lắm. Ngoài ra phần này cũng giúp
bạn cân tất cả mọi thể loại bài trong Tutor, có khi bạn sẽ trở thành một thợ săn bonus thì
sao?
● Ngoài ra khuyến khích đọc sách trước khi đến lớp nhé, lý do là mình đã hiểu về phần đấy
từ trước rồi nên là có thể smurf trong Lecture và Tutor và cái các bạn focus trong buổi
học sẽ là những kiến thức mình còn thiếu and/or không hiểu khi đọc sách. Thầy cô trường
mình thì cực thân thiện và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của các bạn (miễn là nó không
ngáo quá hoặc một vấn đề gì đấy chẳng liên quan đến bài).
Một vấn đề khác đó là Toán trong Vật Lý, nhấn mạnh là Vật Lý không phải Toán, Toán chỉ là
công cụ để giải cũng như là chứng minh các định luật Vật Lý vì vậy một bài Lý bao giờ cũng
có hai phần là phần Lý để phân tích hiện tượng sau đó là đến phần dùng Toán để giải. Do đó
các bạn nên có một nền tảng toán chắc chắn khi học Lý (đặc biệt là Calculus vì dùng rất
nhiều).
À nhớ xem lại silde của thầy cô nhé, thi gì ở trong đấy hết đấy =)) Chúc mn thi tốt!

2
Câu lạc bộ USTH Learning Support trân trọng giới thiệu.

Ôn tập
1. Cách thay đổi vector vận tốc
Vận tốc hay Velocity là một đại lượng Vector, tức là nó bao gồm hướng và độ lớn. Do
đó để thay đổi vận tốc chúng ta cần phải thay đổi hoặc hướng hoặc độ lớn hoặc cả hai
thứ đó.
● Độ lớn: gia tốc cùng phương với vận tốc (quỹ đạo thẳng)

● Hướng: gia tốc LUÔN vuông góc với vận tốc (quỹ đạo tròn)

● Thay đổi cả hai: tổng hợp 2 cái trên (quỹ đạo cong)

2. Chuyển động tròn đều: là chuyển động mà có gia tốc LUÔN vuông góc với vận tốc, dẫn đến
độ lớn của vận tốc không đổi nhưng hướng của nó thay đổi liên tục, từ đó tạo thành quỹ đạo
chuyển động là hình tròn với bán kính R.
● Gia tốc trong chuyển động tròn đều gọi là gia tốc hướng tâm (Centripetal
Acceleration)
𝑑𝑣 𝑣2
𝑎= = 𝑣𝜔 = = 𝜔2 𝑅
𝑑𝑡 𝑅
● Lực hướng tâm (Centripetal Force): đã có gia tốc thì chắc chắn là phải có lực
nào đấy sinh ra gia tốc, và đó là lực hướng tâm
𝑚𝑣 2
𝐹 = 𝑚𝑎 = 𝑚𝑣𝜔 = = 𝑚𝜔2 𝑅
𝑅
● Phân biệt tốc độ dài v và tốc độ góc 𝝎

3
Câu lạc bộ USTH Learning Support trân trọng giới thiệu.

𝒅𝑺
𝒗= (𝒎/𝒔), v luôn vuông góc với bán kính tại tiếp điểm của quỹ đạo (tức
𝒅𝒕
là phương của nó thay đổi liên tục)

𝒅𝜶
𝝎= (𝒓𝒂𝒅/𝒔) ,hiểu đơn giản là tốc độ góc quét được theo đơn vị thời gian
𝒅𝒕

Liên hệ: 𝒗 = 𝝎𝑹

● Chu kỳ T: thời gian nhỏ nhất để vật đi dc 1 vòng


𝟐𝝅
𝑻=
𝝎
● Tần số f: số vòng mà vật đi được trong một giây
𝟏 𝝎
𝒇= =
𝑻 𝟐𝝅
Bài tập
Problem (1): A 5-kg object moves around a circular track with a radius of 18 cm with a
constant speed of 6 m/s. Find:
(a) The magnitude and direction of the acceleration of the object.
(b) The net force acting upon the object causing this acceleration.
Solution:
𝑣2 62 𝑚
(a) 𝑎 = = 0.18 = 50 (𝑠2 )
𝑅
𝑚𝑣 2
(b) 𝐹 = 𝑚𝑎 = = 5 × 50 = 250 (𝑁)
𝑅

Problem (2): A particle moves in a uniform circular motion with a radius of 3 cm. The net
force radially acting on the object is 30 N. If the mass of the object is 6 kg,
(a) What is centripetal acceleration?
(b) What is the particle's linear speed?
(c) What is the acceleration if the radius is doubled without changing the particle's
speed?
(d) What is the acceleration if the angular velocity is doubled without changing the
circle's path?
Solution:
30 𝑚
(a) 𝐹 = 𝑚𝑎 ⇒ 𝑎 = = 5 (𝑠 2 )
6
𝑣2 𝑚
(b) 𝑎 = ⇒ 𝑣 = √5 × 0.03 = 0.15 ( 𝑠 )
𝑅
𝑣2 1 𝑎′ 𝑅 𝑎 𝑚
(c) 𝑎 = ⇒ 𝑎 ∝ 𝑅 (𝑎 𝑡ỉ 𝑙ệ 𝑛𝑔ℎị𝑐ℎ 𝑣ớ𝑖 𝑅) ⇒ = 2𝑅 ⇒ 𝑎′ = 2 = 2.5 (𝑠2 )
𝑅 𝑎
5 𝑟𝑎𝑑
(d) 𝑎 = 𝜔2 𝑅 ⇒ 𝜔 = √0.03 ( )
𝑠

You might also like